+ All Categories
Home > Documents > Bản tin Logistics...hiệu ra thị trường thế giới với dự án đầu tư 2,7 tỉ...

Bản tin Logistics...hiệu ra thị trường thế giới với dự án đầu tư 2,7 tỉ...

Date post: 22-Sep-2020
Category:
Upload: others
View: 1 times
Download: 0 times
Share this document with a friend
18
SỐ 74 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 03 - 2020 1. Tđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định Pháp lut 4. Tiêu điểm tháng 03/2020 5. Hoạt động ca Gemadept 6. Gii pháp qun trLogistics 7. Xu hướng thtrường 8. Câu chuyn Logistics 9. Skin Logistics tháng ti
Transcript
Page 1: Bản tin Logistics...hiệu ra thị trường thế giới với dự án đầu tư 2,7 tỉ đôla tại Nga. Các sản phẩm sữa của Tập đoàn TH đã có mặt tại

SỐ 74

BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 03 - 2020

1. Từ điển Logistics

2. Khách hàng Logistics

3. Quy định – Pháp luật

4. Tiêu điểm tháng 03/2020

5. Hoạt động của Gemadept

6. Giải pháp quản trị Logistics

7. Xu hướng thị trường

8. Câu chuyện Logistics

9. Sự kiện Logistics tháng tới

Page 2: Bản tin Logistics...hiệu ra thị trường thế giới với dự án đầu tư 2,7 tỉ đôla tại Nga. Các sản phẩm sữa của Tập đoàn TH đã có mặt tại

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 1

TÍNH LINH HOẠT (FLEXIBILITY) TRONG QUẢN TRỊ LOGISTICS

Dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế toàn cầu, nó quét mạnh qua tất các các chuỗi cung ứng. Cơn bão suy thoái có thể sẽ diễn ra, sẽ quét sạch nguồn tiền mặt và tín dụng, làm tăng thêm sự khó khăn và tăng bội phần áp lực giảm tồn kho, hủy đơn hàng, thu hồi tiền mặt nhanh hơn.

Với những diễn biến chưa từng có tiền lệ, dịch Covid – 19 sẽ tàn phá cách mà chúng ta vẫn thường hoạch định chuỗi cung ứng truyền thống: các quy trình quyết định mức sản xuất, mức nguyên vật liệu, năng lực vận tải, và các nhân tố quan trọng khác bằng cách dự báo trên mô thức nhu cầu trong quá khứ. Tuy nhiên, cách làm này đã không còn đúng nữa. Vậy chiến lược nào là phù hợp nhất? Rõ ràng, chúng ta cần linh hoạt hơn, đừng cứng nhắc với kế hoạch mà chúng ta đặt ra cách đây vài tháng vì kinh doanh lúc này không còn là “chuyện thường ngày ở huyện” vì nó đang thay đổi rất nhanh, từng phút, từng giây.

Định nghĩa

Tính linh hoạt trong quản trị Logistics đề cập tới khả năng của một công ty trong việc điều phối các nguồn lực để đáp ứng các yêu cầu về dịch vụ đặc biệt của khách hàng.

Ý nghĩa của tính linh hoạt trong quản trị Logistics

- Trong các hoạt động phân phối, sự linh hoạt có thể giúp khắc phục sự thất bại trong cung ứng dịch vụ hoặc dùng để thỏa mãn tốt hơn những đòi hỏi đặc biệt nào đó của khách hàng. Ví dụ:

Khi xuất một mặt hàng quan trọng nhằm phục vụ cho một khách hàng quan trọng, công ty có thể linh động sử dụng phương tiện vận chuyển có tốc độ cao. Với khả năng hoạt động linh hoạt như vậy những thất bại trong cung ứng dịch vụ có thể được hạn chế.

Phương án thông thường của công ty trong phục vụ khách có thể là vận chuyển trực tiếp một khối lượng hàng chất đầy phương tiện từ nơi sản xuất tới kho của khách hàng. Nhưng đôi khi khách hàng yêu cầu giao hàng trực tiếp tại kho người sử dụng, công ty có thể phải chấp nhận chuyên chở nhiều loại sản phẩm hỗn hợp từ kho hàng.

- Tính linh hoạt trong quản trị Logistics sẽ cho phép thỏa mãn khách hàng một cách cao hơn vì đây cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng cung ứng dịch vụ.

Trong suy thoái, hãy luôn linh hoạt

- Cần kết hợp 3 tiêu chuẩn về: tốc độ cung ứng dịch vụ, sự chính xác của vòng quay đơn đặt hàng và tính linh hoạt để đo lường chính xác khả năng cung ứng dịch vụ do các hoạt động Logistics tạo ra.

- Tốc độ cung ứng là quan trọng nhưng sự phù hợp theo thời gian và linh hoạt còn quan trọng hơn.

- Cần dự kiến các phương án phân phối linh hoạt hoặc có khả năng thay thế lẫn nhau nhằm bù đắp cho tình huống bất ngờ hoặc nhằm đáp ứng các nhu cầu đặc biệt của khách hàng.

- Thiết lập một “phòng phản ứng nhanh” cho chuỗi cung ứng để đưa ra quyết định nhanh nhất, thống nhất giữa các phòng ban. Phòng này phải bao gồm lãnh đạo của các bộ phận mua hàng, sản xuất, logistics và bán hàng, và được liên tục cập nhật các thông tin tin cậy nhất

- Các kế hoạch chuỗi cung ứng phải rút ngắn lại hàng tuần, thậm chí hàng ngày với sự tham gia của nhà cung cấp và các khách hàng

- Tạm quên những giải pháp CNTT, các quy trình phức tạp, rối rắm và tốn kém

- Cần có những thay đổi – tái đàm phán hợp đồng, tổ chức lại hoạt động sản xuất và mạng lưới phân phối, đưa ra các chương trình nâng cao năng suất và hiệu năng một cách quyết liệt để giảm chi phí.

Back

TỪ ĐIỂN LOGISTICS 1

Page 3: Bản tin Logistics...hiệu ra thị trường thế giới với dự án đầu tư 2,7 tỉ đôla tại Nga. Các sản phẩm sữa của Tập đoàn TH đã có mặt tại

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2

TH TRUE MILK – HÀNH TRÌNH GHI LẠI DẤU ẤN TRÊN BẢN ĐỒ SỮA VIỆT

Thành lập vào năm 2008, với tôn chỉ “Sữa tươi sạch là con đường duy nhất”, cùng với tâm huyết và khát khao vì tầm vóc Việt lớn mạnh, TH đã tách khỏi con đường chung mà các doanh nghiệp sữa khác đang đi để sản xuất các sản phẩm hoàn toàn từ sữa tươi sạch nguyên chất.

Chiến lược phát triển bài bản

Ngay từ ngày đầu thành lập, TH đã xác định sẽ phát triển các sản phẩm đáp ứng chỉ tiêu chất lượng quốc tế về an toàn thực phẩm đối với sữa tươi và các sản phẩm chế biến từ sữa. Để thực hiện chiến lược đầy tham vọng này, TH đã tập trung xây dựng và phát triển trang trại bò sữa hiện đại quy mô công nghiệp lớn nhất Đông Nam Á nhằm tự chủ nguồn nguyên liệu chất lượng cao.

Bên cạnh đó, TH cũng đầu tư công nghệ cao trong chọn lọc giống bò sữa để xây dựng đàn bò sữa HF năng suất cao tầm cỡ quốc tế cùng với hệ thống vắt sữa hiện đại nhất được áp dụng. Đàn bò cao sản nhập từ Mỹ được chọn lọc rất cẩn thận, sữa tươi thu hoạch từ bò sữa TH được đưa thẳng vào đường ống lạnh dẫn tới xe bồn lạnh và di chuyển về nhà máy; không một giây nào dòng sữa tươi sạch TH tiếp xúc với không khí bên ngoài, đảm bảo độ tinh khiết của sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên.

Hiện tượng TH True Milk

Năm 2018, Tập đoàn TH đã cán mốc doanh thu hơn 7.000 tỷ đồng, vượt nhanh hơn, dẫn đầu trong phân khúc sữa tươi, thể hiện sức bật mạnh mẽ của thương hiệu sữa TH True MILK. Sự xuất hiện của TH cũng mang đến thay đổi tích cực trên thị trường sữa Việt Nam. Chỉ sau 10 năm, số lượng bò sữa trong nước tăng lên đáng kể, giúp giảm con số sữa bột nhập khẩu về pha lại từ 92% của năm 2008 xuống còn hơn 60% ở thời điểm hiện tại.

Sau “hiện tượng” TH true MILK, trên thị trường Việt Nam đã xuất hiện cuộc cạnh tranh thi đua “làm sữa tươi thật”, giúp phát triển nhanh chóng ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam.

Sẵn sàng cho những thách thức mới

Tiên phong khai mở nhiều thị trường mới, cách làm mới, với nỗ lực không ngừng nghỉ cùng kế hoạch, chiến lược bài bản, TH đã đưa những sản phẩm vì sức khỏe cộng đồng, chất lượng quốc tế, mang niềm tự hào thương hiệu Việt ra thế giới. Sự kiện ngày 22/10/2019, TH True Milk đã trở thành thương hiệu sữa tươi đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Tập đoàn TH còn mở rộng thương hiệu ra thị trường thế giới với dự án đầu tư 2,7 tỉ đôla tại Nga. Các sản phẩm sữa của Tập đoàn TH đã có mặt tại nhiều quốc gia trong khu vực ASEAN (Cambodia, Philippines…).

CJ Gemadept Logistics – nhà cung cung cấp giải pháp chuỗi cung ứng toàn diện hàng đầu Việt Nam đồng thời là đối tác chiến lược của TH tự tin sẽ tiếp tục mang đến những phương án và giải pháp cung ứng vượt trội song hành cùng kế hoạch phát triển của TH True Milk trên chặng đường phát triển mới.

Back

KHÁCH HÀNG LOGISTICS 2

Page 4: Bản tin Logistics...hiệu ra thị trường thế giới với dự án đầu tư 2,7 tỉ đôla tại Nga. Các sản phẩm sữa của Tập đoàn TH đã có mặt tại

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3

CÁC CHÍNH SÁCH, VĂN BẢN HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TRONG DỊCH COVID-19

Tiếp tục triển khai phòng, chống dịch COVID-19

Ngày 18/03/2020, Thứ trưởng Lê Anh Tuấn đã ký Văn bản hỏa tốc số 2406/BGVT-VT gửi Cục HKVN về việc tiếp tục thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 102/TB-VPCP ngày 17/03/2020 của Văn phòng Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19.

Nhằm tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid - 19, Bộ GTVT giao Cục Hàng không Việt Nam thông báo đến các hãng hàng không bay từ Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Đông tạm thời dừng vận chuyển hành khách đến Việt Nam nhằm giảm tối đa việc lây nhiễm dịch bệnh Covid-19

Tàu biển bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 có thể được hoãn đăng kiểm

Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, tàu biển hoạt động tuyến quốc tế có thể được trì hoãn, kéo dài thời hạn đăng kiểm, đánh giá an toàn hệ thống. việc trì hoãn thời gian kiểm tra, đánh giá tàu biển quốc tế được thực hiện theo hướng dẫn của Tokyo - MOU (Tổ chức hợp tác kiểm tra cảng biển nhà nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương) liên quan đến sự tác động của bùng phát dịch Covid-19. Các thành viên của Tokyo - MOU đã đồng ý áp dụng hướng dẫn giải quyết hài hòa các trường hợp tàu bị tác động thực tế do dịch Covid-19 (chẳng hạn như kéo dài thời gian phục vụ trên tàu của thuyền viên, trì hoãn thời gian kiểm tra, đánh giá tàu...).

Thời gian ân hạn đối với việc trì hoãn kiểm tra, đánh giá tàu nên không quá 3 tháng, theo các quy định có liên quan của các công ước.

Gia hạn nộp thuế, miễn tiền chậm nộp do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19

Ngày 03/03/2020, Tổng Cục Thuế ký công văn số 897/TCT-QLN gởi Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai việc thực hiện gia hạn nộp thuế, miễn tiền chậm nộp cho người nộp thuế theo các quy định của Luật Quản lý thuế hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo đó hướng dẫn:

Đối với việc gia hạn nộp thuế

- Trường hợp được gia hạn nộp thuế: theo khoản 1 Điều 31 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính (văn bản hợp nhất 14/VBHN-BTC ngày 15/5/2017);

- Hồ sơ, thủ tục đề nghị gia hạn nộp thuế: theo khoản 3 Điều 31 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính;

- Thẩm quyền gia hạn nộp thuế: theo điểm a khoản 5 Điều 31 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính

Đối với việc miễn tiền chậm nộp thuế

- Trường hợp được miễn tiền châm nộp thuế: theo Khoản 1 Điều 35 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính;

- Hồ sơ đề nghị miền tiền chậm nộp: theo Khoản 3 Điều 35 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính;

- Thẩm quyền miễn tiền chậm nộp: theo Khoản 4 Điều 35 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính.

Công văn có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/03/2020.

PHÁP LUẬT – QUY ĐỊNH 3

Page 5: Bản tin Logistics...hiệu ra thị trường thế giới với dự án đầu tư 2,7 tỉ đôla tại Nga. Các sản phẩm sữa của Tập đoàn TH đã có mặt tại

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4

LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY

Ngày 04/03/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 336/QĐ-TTg Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04/03/2020.

QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN LIÊN QUAN ĐẾN THUYỀN VIÊN VÀ ĐỊNH BIÊN AN TOÀN TỐI THIỂU CỦA TÀU BIỂN VIỆT NAM

Ngày 21/02/2020, Bộ GTVT ban hành Thông tư số 03/2020/TT-BGTVT ban hành Quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam, bãi bỏ Thông tư số 37/2016/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT trước đó.

Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 15/04/2020.

CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI TRONG LĨNH VỰC HÀNG HẢI

Ngày 13/03/2020, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công đã ký ban hành Quyết định số 375/QĐ-BGTVT công bố thủ tục hành chính được sửa đổi trong lĩnh vực hàng hải thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục và nội dung thủ tục hành chính được sửa đổi trong lĩnh vực hàng hải thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/04/2020.

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Ngày 06/03/2020, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 13/2020/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 quy định về kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; kiểm soát hàng giả và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/04/2020.

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VIỆC ĐÀO TẠO THUYỀN VIÊN, NGƯỜI LÁI PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

Ngày 11/03/2020, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư số 06/2020/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BGTVT ngày 20/7/2017 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định nội dung, chương trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.

Theo đó quy định cụ thể: Sửa đổi, bổ sung Điều 3 về chương trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa; sửa đổi, bổ sung Điều 5 về chương trình bồi dưỡng, cấp chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa đồng thời sửa đổi các phụ lục đính kèm.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/05/2020.

DỰ THẢO BÃI BỎ KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS KHỎI DANH MỤC KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa hoàn thiện Báo cáo Dự án Luật Đầu tư (sửa đổi) trên cơ sở tiếp thu ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và ý kiến của các đại biểu Quốc hội.

Theo Dự thảo Luật lần này, cơ quan soạn thảo đề xuất bãi bỏ 12 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, đồng thời sửa đổi 19 ngành, nghề và bổ sung 6 ngành, nghề để phù hợp với yêu cầu, thực tiễn quản lý nhà nước đối với các ngành, nghề này và bảo đảm tính thống nhất với các luật có liên quan. Theo đó, kinh doanh dịch vụ logistics được loại khỏi Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Back

Page 6: Bản tin Logistics...hiệu ra thị trường thế giới với dự án đầu tư 2,7 tỉ đôla tại Nga. Các sản phẩm sữa của Tập đoàn TH đã có mặt tại

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 5

TIN KINH TẾ

Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô trong nước tháng 02 năm 2020:

- CPI tháng 02: giảm 0,17% so với tháng 01/2020, bình quân 2 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước tăng 5,4%.

- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 74 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ, trong đó:

Kim ngạch xuất khẩu đạt 36,9 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ

Kim ngạch nhập khẩu đạt 37,1 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ.

Dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm trong năm 2020

Ngày 23/03/2020, giữa bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, viện Tài chính Quốc tế (IIF) đã công bố dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm 1,5% trong năm 2020; trong đó, tăng trưởng kinh tế tại các thị trường phát triển giảm 3,3%, trong khi các thị trường mới nổi sẽ chỉ tăng trưởng 1,1%.

Báo cáo của IIF cũng cho thấy Mỹ và Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đã rơi vào suy thoái khi hai khu vực này tăng trưởng âm trong quý I/2020 và mức độ suy giảm lớn hơn trong quý II/2020. Trong cả năm nay, tăng trưởng kinh tế Mỹ và Eurozone được dự báo suy giảm lần lượt 2,8% và 4,7%.

NGÀNH HÀNG KHÔNG

Hàng không toàn cầu Quý I/2020 sụt giảm lớn

Dịch Covid-19 dự báo sẽ lấy đi 5 tỷ USD của ngành hàng không toàn cầu quý I/2020. Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế thuộc Liên hợp quốc (ICAO) cảnh báo rằng, virus Covid-19 sẽ có tác động lớn hơn đến ngành hàng không so với dịch SARS năm 2003. Theo ICAO:

- Về số chuyến bay: đã có 50 hãng hàng không cắt giảm đáng kể hoạt động, 70 hãng khác đã hủy hoàn toàn tất cả các chuyến bay quốc tế đến và đi từ Trung Quốc đại lục.

- Về công suất: 80% công suất hàng không giảm do khách du lịch đến và đi từ Trung Quốc và 40% công suất giảm bởi các hãng hàng không Trung Quốc.

- Về doanh thu: ngành hàng không toàn cầu ước giảm từ 4 - 5 tỷ USD xuất phát từ việc giảm khoảng 40% tổng công suất hành khách trong quý 1/2020, tương ứng gần 20 triệu hành khách.

Nhiều hãng hàng không lớn có nguy cơ phá sản nếu dịch Covid-19 kéo dài

Ngành hàng không đang đối mặt với những vấn đề hết sức nan giải. Dự báo cuối tháng 5/2020, hầu hết các hãng hàng không trên thế giới sẽ lâm vào tình trạng phá sản hoặc nhẹ hơn là phải vay nợ nếu không có sự hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ. Theo đó, tất cả đều chuẩn bị các kế hoạch để có thể sống sót qua đợt khủng hoảng này bao gồm cắt giảm chi phí quyết liệt, cắt giảm chuyến bay… Ba liên minh hàng không toàn cầu, Oneworld, SkyTeam và Star Alliance – đại diện cho gần 60 hãng vận tải chiếm 50% công suất toàn thế giới – đã lên tiếng kêu gọi Chính phủ, sân bay và các bên liên quan khác giúp đỡ để vượt qua thời điểm khó khăn này.

Chuyển đổi vận tải hành khách hàng không sang vận tải hàng hóa

Dịch cúm Covid-19 đã định hình lại mảng vận tải hàng hóa hàng không toàn cầu khi các hãng vận tải hành khách và doanh nghiệp mặt đất vật lộn để bảo đảm dòng luân chuyển các thiết bị dụng cụ y tế, linh kiện công nghiệp và các sản phẩm tiêu dùng. Một vài hãng hàng không như Delta Airlines, Korean Airlines và Qantas Airways đã đưa vào khai thác trở lại các máy bay chở khách để phục vụ việc vận chuyển hàng hóa, theo đó khoang hành khách sẽ rỗng và hàng hóa toàn bộ được chứa trong khoang hàng. Deutsche Lufthansa AG đã cắt 95% các chuyến bay hành khách nhưng vẫn vận hành các đội bay vận tải. Hãng này dự kiến sẽ sử dụng thêm các máy bay chở khách cho mục đích vận tải hàng hóa trong thời gian tới.

TIÊU ĐIỂM THÁNG 03/2020

/2017

/2017

4

Page 7: Bản tin Logistics...hiệu ra thị trường thế giới với dự án đầu tư 2,7 tỉ đôla tại Nga. Các sản phẩm sữa của Tập đoàn TH đã có mặt tại

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 6

Các hãng hàng không Việt Nam chính thức tạm ngưng các chuyến bay quốc tế

Vietnam Airlines, từ 25/03/2020 đến hết tháng 04/2020, hãng sẽ tập trung hoạt động khai thác trên các đường bay nội địa.

Jetstar Pacific tạm đóng hết các đường bay quốc tế từ nay tới 30/04/2020.

Bamboo Airways dừng đường bay quốc tế duy nhất đến Hàn Quốc và hoãn mở các đường bay quốc tế mới.

Vietjet Air đã tạm dừng các đường bay quốc tế đến khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, chỉ mở bán chặng Hà Nội đến Tokyo và ngược lại nhưng phải hết tháng 3, cụ thể là vào ngày 31/03, 02/04 và 04/04/2020.

Dự án mở rộng nhà ga T3 – Tân Sơn Nhất được xếp vào danh mục cấp bách cần hoàn thành vào năm 2022

Trong bối cảnh sân bay Long Thành dự kiến tới năm 2025 mới đi vào hoạt động, cần phải giải quyết tình trạng quá tải cho Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, tăng công suất lên 50 triệu hành khách/năm, Bộ GTVT đã đề nghị Chính phủ đưa dự án nhà ga T3 Tân Sơn Nhất (quy mô 20 triệu khách/năm) vào danh mục dự án cấp bách. Bộ GTVT kiến nghị giao cho TCT Cảng hàng không Việt Nam (ACV) thực hiện bằng vốn đầu tư của doanh nghiệp, không sử dụng nguồn ngân sách.

NGÀNH CẢNG BIỂN

Sản lượng container thông qua các cảng Trung Quốc giảm 10.6% trong 2TĐN 2020

Bộ GTVT Trung Quốc vừa công bố sản lượng thông qua các cảng trong 2TĐN 2020 cho thấy sự sụt giảm sản lượng ở một vài cảng, đặc biệt là đối với lượng hàng container. Trong 2TĐN 2020, sản lượng hàng hóa qua các cảng Trung Quốc đạt 1.87 tỷ tấn, sản lượng container đạt 34.48 triệu Teu, lần lượt giảm 6% và 10.6% so với cùng kỳ.

Sản lượng hàng hóa thông qua cảng Việt Nam tăng 10% trong 2TĐN 2020

Theo Cục HHVN, tổng sản lượng container thông qua cảng biển 2TĐN 2020 đạt 95,7 triệu tấn, tăng trưởng 10%, trong đó hàng container đạt khoảng 3,1 triệu Teu, tăng 14% so với cùng kỳ, trong đó:

Khu vực cảng biển có sản lượng tăng trưởng:

o Khu vực Vũng Tàu: hàng container đạt hơn 869.000 Teus, tăng 24% so với cùng kỳ. Một số bến cảng tại cụm Cái Mép - Thị Vải như: CMIT, SSIT, TCIT, TCTT… khai thác hàng container từ Việt Nam đi trực tiếp châu Âu nên 2TĐN 2019, lượng hàng hóa chưa bị tác động nhiều bởi dịch Covid-19.

o Khu vực Quảng Ninh: Dù lượng tàu biển chở hàng hóa đến tỉnh Quảng Ninh giảm nhiều do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng tổng lượng hàng hóa lại tăng gần 15% so với cùng kỳ.

Khu vực cảng biển có sản lượng giảm: một số khu vực có khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển giảm mạnh như: Quảng Nam giảm 72%, khu vực cảng An Giang, Nam Định giảm từ 33-36%, khu vực TP. HCM giảm 18% so với cùng kỳ năm trước.

Gấp rút khơi thông 15 tuyến luồng hàng hải

Theo kế hoạch được Bộ GTVT phê duyệt, 7 luồng hàng hải sẽ tiếp tục được duy tu, nạo vét trong năm 2020 và 8 tuyến khác sẽ được duy tu trong giai đoạn 2020 - 2021.

Về tiến độ thực hiện các dự án duy tu năm 2020 tại khu vực phía Nam, công trình nạo vét duy tu luồng hàng hải Vũng Tàu - Thị Vải và Rạch Giá đã được phê duyệt kế hoạch khởi công trong tháng 7/2020 và hoàn thành trong tháng 9/2020, công trình tại sông Hậu sẽ được khởi công tháng 11/2020 và hoàn thành vào tháng 4/2021.

Tại phía Bắc, 6 tuyến luồng tại Hải Phòng (đoạn Lạch Huyện), Cửa Hội - Bến Thủy, Đà Nẵng, Nghi Sơn, Cửa Lò, Vũng Áng sẽ kéo dài thời gian thực hiện sang năm 2021.

Page 8: Bản tin Logistics...hiệu ra thị trường thế giới với dự án đầu tư 2,7 tỉ đôla tại Nga. Các sản phẩm sữa của Tập đoàn TH đã có mặt tại

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 7

Vinalines thiệt hại nghìn tỷ vì dịch COVID-19

Diễn biến của dịch Covid-19 khiến các mảng kinh doanh chính là cảng biển và vận tải biển của Vinalines điêu đứng khi sản lượng hàng hóa sụt giảm nghiêm trọng, giá cước vận chuyển cũng lao dốc. Theo thống kê, sản lượng hàng hóa qua cảng Cam Ranh trong 2TĐN 2020 đã giảm từ 3 - 5% so với cùng kỳ, từ 500.000 tấn xuống khoảng gần 470.000 tấn do số lượng vận chuyển đá từ Trung Quốc về Việt Nam bị sụt giảm mạnh. Công ty đang dự kiến tăng lỗ trong 6 tháng khoảng 82 tỷ đồng so với kế hoạch.

Bổ sung ICD Long Biên vào quy hoạch cảng cạn

Ngày 23/02/2020, Bộ GTVT đã có văn bản gửi TP Hà Nội và các cơ quan liên quan, chấp thuận chủ trương bổ sung Trung tâm Logistics Hateco (ICD Long Biên) vào quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn (ICD) Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Như vậy, đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 8 cảng cạn và 16 điểm thông quan hàng hóa (có chức năng như cảng cạn); trong đó, khu vực miền bắc có 7 ICD và 7 điểm thông quan nội địa, miền nam có 1 ICD và 9 điểm thông quan nội địa; miền Trung chưa có ICD nào.

Khai trương dự án cảng thủy nội địa Lokaport tại Hải Dương

Ngày 25/02/2020, dự án Cảng thuỷ nội địa Hoàng Anh - Lokaport do CTCP Đầu tư và Quản lý Cảng Lokaport và CTCP vận tải thủy Tân Cảng hợp tác đầu tư đã được khai trương tại Phường Cẩm Thượng, Thành phố Hải Dương – Tỉnh Hải Dương. Trong cùng ngày, dự án đã đón chuyến sà lan đầu tiên cập cảng khai thác nhập/ xuất 150 Teus tập trung phục vụ vận chuyển hàng hóa nội địa và hàng hoá xuất nhập khẩu từ các tỉnh miền Bắc như Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nội,

Hải Dương, Hưng Yên… đến cảng Hải Phòng và ngược lại.

Dự án có tổng diện tích 6,8 ha. Hiện tại, giá cước tại Cảng Hoàng Anh – Lokaport sẽ có mức cạnh

tranh, thấp hơn ít nhất từ 20 đến 30% so với giá cước vận chuyển bằng đường bộ, đồng thời ưu đãi thêm 10% cước phí tại cảng khi đặt đơn hàng vận chuyển qua ứng dụng Lokaloop.

Khởi công dự án khu bến cảng Mỹ Thủy

Ngày 27/02/2020, tại xã Hải An, huyện Hải Lăng, Quảng Trị, CTCP Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thủy đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng Khu bến cảng Mỹ Thủy.

Dự án có tổng mức đầu tư 14.234 tỷ đồng, trong đó, vốn góp của nhà đầu tư là 2.143 tỷ đồng, vốn huy động từ nguồn khác là 12.091 tỷ đồng. Dự án được đầu tư theo 3 giai đoạn, gồm: giai đoạn 1 (từ 2018 - 2025) đầu tư 4 bến với vốn đầu tư gần 5.000 tỷ đồng; giai đoạn 2 (từ 2026 – 2031) đầu tư 3 bến với số vốn gần 5.000 tỷ đồng; giai đoạn 3 (từ 2032 - 2036) đầu tư 3 bến với số vốn trên 4.300 tỷ đồng. Dự án có thời gian thực hiện 50 năm kể từ ngày quyết định chủ trương đầu tư, với năng lực có thể tiếp nhận tàu có tải trọng 100.000 tấn.

5 cảng thủy nội địa của khu cảng Trường Thọ hoạt động đến năm 2022

Ngày 27/02/2020, văn phòng UBND TP.HCM cho biết, theo đề xuất của Sở GTVT, UBND TP.HCM đã chấp thuận chủ trương cho 5 cảng thủy nội địa của khu cảng Trường Thọ, gồm: Trường Thọ, Transimex - Sài Gòn, Tây Nam, Phúc Long và kho vận Miền Nam kéo dài thời gian hoạt động đến hết năm 2022 trong khi chờ cụm cảng trung chuyển ICD mới tại phường Long Bình, quận 9 xây dựng hoàn thành, phục vụ di dời khu cảng Trường Thọ.

UBND TP.HCM cũng chấp thuận kiến nghị Bộ GTVT về tăng quy mô diện tích 54,2ha và công suất khai thác đến năm 2020 là 2,177 triệu Teu, đến năm 2025 là 3,019 triệu Teu, từ năm 2028 trở đi là 3,323 triệu Teu của cụm cảng trung chuyển ICD mới tại phường Long Bình, quận 9. Đồng thời, điều chỉnh quy hoạch năng lực thông qua hàng hóa cảng cạn Long Bình trong quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được duyệt.

Page 9: Bản tin Logistics...hiệu ra thị trường thế giới với dự án đầu tư 2,7 tỉ đôla tại Nga. Các sản phẩm sữa của Tập đoàn TH đã có mặt tại

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 8

Khởi động dự án đầu tư hai bến container 3, 4 cảng Lạch Huyện

Ngày 08/03/2020, CTCP Cảng Hải Phòng đã ký kết hợp đồng gói thầu tư vấn giai đoạn chuẩn bị đầu tư (CB2) thuộc dự án đầu tư các bến container số 3 và số 4 Cảng Lạch Huyện, Hải Phòng. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 6.946 tỷ đồng. Dự án sẽ được khởi công xây dựng từ năm 2020 và hoàn thành vào năm 2025. Trong đó, bến số 3 dự kiến sẽ được đưa vào khai thác từ năm 2022.

NGÀNH VẬN TẢI BIỂN

Thị trường thuê tàu

Thị trường thuê tàu vẫn còn bận rộn vì nhu cầu vận chuyển container vẫn mạnh mẽ mặc dù tác động liên tục của Covid-19 đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong khoảng cuối tháng 02 – đầu tháng 03, thị trường khá sôi động ở một vài phân khúc khi số lượng các con tàu trong giai đoạn sửa chữa đang gia tăng ở hầu hết các phân khúc. Tuy số lượng các nhà máy quay lại làm việc tăng cao nhưng vẫn chưa đủ để tác động đến lượng công suất dư thừa – hiện đang khá ổn định hoặc tăng nhẹ ở các phân khúc.

Ngành vận tải container dự kiến sẽ được hưởng lợi từ sự phục hồi, điều này có thể trở thành điều may mắn cho các hãng vận tải container, trong bối cảnh giá nhiên liệu đang ở mức thấp kỷ lục. Tuy nhiên, nhu cầu từ nước ngoài có thể bị cắt giảm nếu các nền kinh tế bị bế tắc bởi sự lây lan liên tục của virus như chúng ta đang thấy. Khi đó, nhu cầu vận chuyển container bị trì trệ sẽ trở thành sự thực.

Thị trường feeder châu Âu

Hai đơn vị vận hành feeder Unifeeder và X-Press Feeders đã bắt đầu giảm công suất do việc nhiều chuyến tàu không có hàng giữa châu Á – châu Âu đã bắt đầu ảnh hưởng khi chỉ có vài chuyến tàu khởi hành từ Trung Quốc đến châu Âu kể từ khi dịch cúm Covid-19 bùng phát.

Những con tàu rời cảng Trung Quốc trong tháng 02 đến châu Âu thường có rất ít hàng, kéo theo nhu cầu đối với dịch vụ feeder giảm đi. Công suất bị cắt giảm thông qua việc trả tàu thuê cho chủ tàu và ngừng tạm thời (hoặc kết hợp) các dịch vụ.

Dự báo giá dầu thô sẽ đạt 30 USD/thùng trong quý 2/2020

Đầu tháng 03 vừa qua, IEA và OPEC vừa ra cảnh báo chung, cho biết việc giá dầu thô sụt giảm mạnh có thế khiển thu nhập từ kinh doanh dầu thô và khí đốt của các nước đang phát triển có thể giảm đến 85% trong năm 2020.Trong báo cáo nghiên cứu mới nhất của ngân hàng đầu tư Goldman Sachs, việc các quốc gia khai thác dầu thô chủ lực trong khối OPEC giảm công suất khai thác có thể đẩy giá dầu thô Brent trong quý 2/2020 lên mức trung bình 30 USD/thùng. Đồng thời, nếu Hoa Kỳ can thiệp thị trường dầu mỏ thì giá dầu thô sẽ được củng cố trong thời gian tới.

Diễn biến giá dầu WTI từ lúc dịch Covid-19 bùng phát đến 20/03/2020

Page 10: Bản tin Logistics...hiệu ra thị trường thế giới với dự án đầu tư 2,7 tỉ đôla tại Nga. Các sản phẩm sữa của Tập đoàn TH đã có mặt tại

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 9

Cảnh báo “điểm nóng” cướp biển tại Đông Nam Á

Theo Trung tâm Chia sẻ thông tin của Thỏa thuận Hợp tác khu vực về chống cướp biển và cướp có vũ trang nhằm vào tại Châu Á (ReCAAP ISC), ở khu vực châu Á đã có 82 vụ cướp biển được báo cáo trong năm 2019, tăng 8% so với năm 2018. Trong đó, có 3 vụ ở Trung Quốc, 5 vụ ở Ấn Độ, 74 vụ còn lại ở các nước Đông Nam Á.

Công suất trên tuyến kết nối Far East – USWC sẽ bị cắt giảm trong năm nay

Tổng công suất trên các tuyến kết nối Far East – USWC sẽ bị giảm lại trong năm nay, với 05 chuỗi dịch vụ bị loại bỏ trong tháng 03 và tháng 04. Đồng thời sẽ có 2 tuyến dịch vụ mới được giới thiệu thông qua việc thay đổi thành viên của các liên minh hàng hải – bắt đầu từ ngày 01/04, và một vài tuyến hiện hữu sẽ tăng công suất vận tải. Alphaliner dự báo tổng công suất tuần sẽ giảm khoảng 7,000 Teu trong tháng 05, thấp hơn 2.3% so với cùng kỳ.

Maersk hoãn công bố kế hoạch EBITDA 2020 do sự bất ổn của dịch cúm Covid-19

Hãng AP Moller – Maersk đã hoãn việc công bố kế hoạch tài chính cho năm 2020 do dịch cúm Covid-19. Sau khi công bố kết quả kinh doanh Q1/2020, Maersk cho biết dù các hoạt động kinh doanh vẫn tiếp diễn bình thường, nhưng do việc không chắc chắn trong triển vọng kinh doanh, tập đoàn này đã quyết định hoãn kế hoạch công bố mục tiêu EBITDA năm 2020 cho đến khi thị trường có những tín hiệu rõ ràng hơn về xu hướng phát triển và triển vọng tài chính.

PIL đẩy nhanh kế hoạch thanh lý tài sản

Trong vài tuần qua, hãng vận tải Singapore PIL đã đẩy nhanh việc thanh lý tài sản nhằm tăng nguồn tiền cho hoạt động vận tải. Trong nỗ lực giảm thiểu thiệt hại, hãng vận tải cũng đồng thời chuẩn bị rút lui khỏi một vài tuyến vận tải xuyên Thái Bình Dương trong cuối tháng 03.

PIL thông báo đã chuyển nhượng cổ phần tại Pacific Direct Line (PDL), đơn vị vận hành 5 tàu 520 – 940 Teu trên các quần đảo nam Thái Bình Dương. Hãng cũng được cho là đã bán 4 tàu 11,923 Teu cho Seaspan với giá 367 triệu đôla tiền mặt (tương đương 91.75 triệu đôla cho mỗi chiếc) và sẽ được bàn giao vào tháng 03 và tháng 04 theo một thỏa thuận thuê dài hạn. Ngoài ra, PIL đã bán 2 tàu khác tải trọng 11,923 Teu cho Wan Hai với tổng giá trị là 186.8 triệu đôla.

Cập nhật thông tin về các tuyến dịch vụ

CNC và TS Lines giới thiệu tuyến dịch vụ tuần kết nối Trung Quốc và miền nam Việt Nam

Giữa tháng 03/2020, APL (thuộc CMA CGM) và TS Lines đã giới thiệu tuyến hợp tác trên khu vực Intra – Asia kết nối Trung Quốc – miền nam Việt Nam. Tuyến mới được quảng bá dưới tên North China Express 2 – NCX2 bởi cả 2 hãng vận tải, đồng thời APL sẽ quảng bá dịch vụ thông qua dịch vụ Intra – Asia của CNC (APL – CNC).

NCX2 sẽ đi qua các cảng: Xingang, Dalian, Qingdao, Shanghai, Hongkong, Shekou, Hồ Chí Minh (Cát Lái), Hongkong, Xingang. Thời gian di chuyển trong vòng 3 tuần, khai thác 3 tàu tải trọng 2800 Teu.

OOCL giới thiệu tuyến dịch vụ kết nối trực tiếp Hàn Quốc – miền nam Trung Quốc – miền Bắc Việt Nam

Trong tháng 04/2020, OOCL sẽ giới thiệu tuyến dịch vụ kết nối trực tiếp Hàn Quốc, miền nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam dưới tên Korea Hai Phong Express, KMTC và HMM sẽ giới thiệu dịch vụ với tên HPX trong khi OOCL sẽ quảng bá dịch vụ này với tên Korea Việt Nam Express VKX.

Tuyến HPX sẽ đi qua Inchon, Busan, HongKong, Hải Phòng, Qinzhou, Xiamen, Inchon (OOCL sẽ không tham gia cập cảng Qinzhou và Xiamen). Thời gian di chuyển trong vòng 02 tuần, khai thác 02 tàu tải trọng 1100 – 1600 Teu. OOCL dự định sẽ bắt đầu dịch vụ vào ngày 05/04 từ Inchon với tàu 1162 Teu – MTT SENARI.

Page 11: Bản tin Logistics...hiệu ra thị trường thế giới với dự án đầu tư 2,7 tỉ đôla tại Nga. Các sản phẩm sữa của Tập đoàn TH đã có mặt tại

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 10

IAL giới thiệu tuyến vận tải riêng trên khu vực Thái Lan

Trong tháng 03/2020, Interasia Lines (IAL) sẽ tăng cường sự hiện diện trên thị trường Thái Lan với dịch vụ tuần mới hợp tác với Wan Hai Lines kết nối nam Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan. Dịch vụ này được quảng bá với ký hiệu CV6 bởi cả hai hãng tàu. CV6 sẽ kết nối HongKong, Nansha, Shekou, Hồ Chí Minh (Cát Lái), Bangkok, Laem Chabang, HongKong.

ONE thông báo thay đổi trên dịch vụ kết nối Nhật Bản – Đông Á

Từ tháng 04/2020, Ocean Network Express (ONE) sẽ triển khai tuyến dịch vụ kết nối Nhật Bản – Đông Á. Hầu hết các dịch vụ sẽ giữ nguyên và 3 tuyến dịch vụ sẽ được thay thế. ONE sẽ tiếp tục cung cấp tổng cộng 12 tuyến dịch vụ kết nối Nhật Bản với các nước Đông Á, bao gồm 7 tuyến được đảm nhận bởi ONE và 5 tuyến được vận hành thông qua các thỏa thuận vận chuyển.

Các tuyến có sự thay đổi bao gồm:

1. Japan Straits Malaysia – JSM sẽ bao gồm Đài Loan với việc cập cảng trực tiếp tại Keelung và có sự thay đổi về thứ tự các cảng Nhật Bản. Việc cập cảng tại Cái Mép sẽ được chuyển trở lại JTV1 sau khi có sự hoán đổi địa điểm tạm thời vào tháng 12/2019.

2. Thứ tự cập cảng tại Nhật Bản theo hải trình tuyến Japan Thailand Vietnam 1 – JTV1 sẽ được đổi lại như sau: (1) Yokohama, (2) Tokyo, (3) Shimizu nhằm đẩy nhanh thời gian transit từ Laem Chabang – Thái Lan và Cái Mép – Việt Nam đến Yokohama và Tokyo.

3. ONE sẽ không còn cập cảng trực tiếp vào Moji, theo đó cảng này sẽ bị loại khỏi hải trình JVH với chuyến cuối cùng cập cảng dự kiến vào ngày 29/03/2020 với tàu NORDMASS 1774 Teu.

NGÀNH LOGISTICS

Vận tải hàng hóa tháng 02/2020

Vận tải hàng hóa tháng 02/2020 đạt 143,4 triệu tấn, giảm 6,9% so với tháng trước và luân chuyển 27,3 tỷ tấn.km, giảm 6,8%. Tính chung 2 tháng, vận tải hàng hóa đạt 297,3 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó:

Đường bộ đạt 232,1 triệu tấn, tăng 7,1%

Đường thủy nội địa đạt 50,8 triệu tấn, tăng 2,9%

Đường biển đạt 13,7 triệu tấn, tăng 2,1%

Đường hàng không đạt 58,1 nghìn tấn, tăng 5,1%

Đường sắt đạt 662,5 nghìn tấn, giảm 6,8%

Logistics tắc nghẽn, khôi phục sản xuất tại Trung Quốc diễn ra chậm

Bất chấp rủi ro dịch bệnh, Trung Quốc đẩy nhanh quá trình tái khởi động nền kinh tế. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp nước này đang vật lộn với khó khăn tiêu thụ hàng hoá hoặc tiếp cận nguồn nguyên liệu sản xuất vì các vấn đề logistics. Khoảng 80% số doanh nghiệp logistics tại Trung Quốc cho biết “chịu thiệt hại nghiêm trọng” vì dịch virus Covid-19, theo khảo sát của NDRC (Uỷ ban cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc). Số liệu mới nhất của Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc cho biết các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại nước này mới khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh ở mức 52%. Theo đánh giá mới nhất của tập đoàn tài chính Morgan Stanley, mới chỉ có 66% nhân công quay lại làm việc tại các thành phố cấp 1 và cấp 2 của Trung Quốc. Mức tiêu thụ than của 6 nhà máy nhiệt điện than chính tại Trung Quốc hiện mới chỉ đạt mức 70% so với thời điểm trước khi dịch virus Covid-19 bùng phát, điều này phản ánh các hoạt động sản xuất tại Trung Quốc vẫn chưa khôi phục nhanh như kỳ vọng.

Back

Page 12: Bản tin Logistics...hiệu ra thị trường thế giới với dự án đầu tư 2,7 tỉ đôla tại Nga. Các sản phẩm sữa của Tập đoàn TH đã có mặt tại

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 11

TINH THẦN “VƯỢT TRỞ NGẠI” LÀM NÊN ĐIỂM SÁNG CỦA GEMADEPT TRONG 2TĐN 2020

Tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 đã và đang tác động nghiêm trọng đến mọi mặt, mọi thành phần kinh tế. Việt Nam nói chung và Gemadept nói riêng đã không tránh khỏi các ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh. Tuy nhiên, với sự nỗ lực và linh hoạt trong quản trị và triển khai các phương án kinh doanh, kết quả đạt được của Gemadept trong 2 tháng đầu năm 2020 rất đáng khích lệ.

Sản lượng thông qua tại các cảng của Gemadept tại khu vực miền Bắc duy trì khá ổn định, trong khi đó, khu vực miền Trung và miền Nam là những điểm sáng ấn tượng với tốc độ tăng trưởng đáng kể. Nổi bật nhất là đơn vị Cảng quốc tế Gemadept Dung Quất với sản lượng hàng thông quan đạt gần 240 nghìn tấn, tăng 8.76% so với cùng kỳ 2 tháng đầu năm 2019 khi bối cảnh sản lượng tại các cảng lân cận có sự sụt giảm đáng kể.

Về hoạt động Logistics, khi nhu cầu lưu kho tăng mạnh đối với các mặt hàng nông, thủy, hải sản do ảnh hưởng của dịch Covid-19, mảng kinh doanh kho lạnh của Gemadept đang khá thuận lợi khi sở hữu hệ thống kho lạnh hiện đại với quy mô lớn nhất Đông Nam Á. Công suất sử dụng kho đã đạt trên 96% và lợi nhuận trước thuế tháng 2 của đơn vị đã vượt 63% kế hoạch đề ra.

Song song với những kết quả đạt được, đối với các dự án đang triển khai, Gemadept cùng các nhà thầu thi công đang nỗ lực chạy đua cùng thời gian để đảm bảo tiến độ triển khai. Là dự án trọng điểm của Tập đoàn trong 2020, Cảng nước sâu Gemalink đang bước vào quá trình hoàn thiện các hạ tầng và thiết bị phục vụ cho hoạt động của cảng trong tương lai. Hiện các thiết bị xếp dỡ chính của dự án như cẩu giàn STS đang trong giai đoạn lắp ráp tại xưởng, đảm bảo giao hàng và lắp đặt tại cảng theo đúng lộ trình đặt ra. Song song đó, tiến độ thi công trên công trình cũng đang được ráo riết triển khai để đảm bảo khi cảng đi vào vận hành ổn định vào quý 4/2020 cũng là lúc dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, dự án sẽ sẵn sàng cho mọi nhu cầu vận chuyển gia tăng nhanh chóng.

Những mảng sáng đầu năm trên bức tranh kinh tế có phần ảm đạm theo dự báo của các chuyên gia đã phần nào cho thấy sức mạnh và ý chí của tinh thần Vượt Trở Ngại của Tập thể Gemadept, là bước đệm niềm tin để từng cá nhân, từng tập thể đơn vị với tâm thế chủ động sẽ cùng Ban lãnh đạo đưa con tàu Gemadept vượt cơn bão Covid-19 và hoàn thành mục tiêu kinh doanh 2020.

Toàn cảnh đại công trường Dự án cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam - Gemalink

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY LOGISTICS HOẠT ĐỘNG CỦA GEMADEPT 5

Page 13: Bản tin Logistics...hiệu ra thị trường thế giới với dự án đầu tư 2,7 tỉ đôla tại Nga. Các sản phẩm sữa của Tập đoàn TH đã có mặt tại

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 12

GEMADEPT – CHUẨN BỊ ỨNG PHÓ TRÊN MỌI MẶT TRẬN PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19

Dịch bệnh Covid - 19 hiện nay đang có những diễn biến hết sức phức tạp và trở thành mối lo ngại lớn không chỉ ở Việt Nam mà toàn thế giới. Trước tình hình này, ngoài việc tuân thủ các yêu cầu, chỉ dẫn của các cơ quan kiểm soát bệnh tật quốc gia, ban chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh Covid- 19 của Tập đoàn đã luôn bám sát và chỉ đạo khẩn trương các kịch bản và phương án để kịp thời ứng phó đại dịch toàn cầu này. Công tác chăm sóc khách hàng được đặc biệt chú trọng triển khai xuyên suốt hơn bao giờ hết cùng với sự chia sẻ, đồng hành cũng như mọi nỗ lực nhằm đảm bảo thực hiện cam kết cung cấp chất lượng dịch vụ luôn ở mức cao nhất.

Đối với Head Office, công tác đảm bảo về truyền thông, công nghệ thông tin, được đặt lên hàng đầu. Về truyền thông, các cập nhật tình hình, biện pháp chống dịch tại các phòng ban, đơn vị được báo cáo thường xuyên lên ban lãnh đạo. Đồng thời Tập đoàn thông tin kịp thời nhằm ngăn chặn, hạn chế thông tin sai lệch, gây hoang mang cho CBNV. Khuyến khích CBNV tổ chức các cuộc họp online, trao đổi với khách hàng thông qua các phương tiện điện tử, hạn chế gặp mặt trực tiếp nếu không thực sự cần thiết. Về công nghệ thông tin, ngoài việc đảm bảo duy trì server hoạt động ổn định 24/7 thì Phòng Công nghệ thông tin phải sắp xếp, bố trí nhân sự IT ổn định phục vụ yêu cầu xử lý, kết nối thông tin mạng. Ngoài ra, trong trường hợp văn phòng Head Office bị cách ly, phương án thuê các địa điểm khác để đảm bảo điều kiện làm việc cũng là một nội dung được quan tâm.

Đối với các đơn vị sản xuất, nơi các hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn được thực hiện hàng ngày thì các biện pháp đảm bảo sức khỏe cho CBNV tiếp tục được phát huy. Lãnh đạo các đơn vị phải xây dựng các phương án chống dịch phù hợp với đơn vị và báo cáo ban lãnh đạo nếu có trường hợp lây nhiễm xảy ra.

Trước những khó khăn, thách thức của đại dịch toàn cầu, lãnh đạo và nhân viên Gemadept vẫn đang nỗ lực hết sức để đảm bảo chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như an toàn sức khỏe. Yuval Noah Harari – tác giả c– tác giả Hararin viên Gemadept vi có tc giả Ha “Cơn bão này rồi sẽ qua đi nhưng những lựa chọn bây giờ có thể sẽ thay đổi cuộc sống của chúng ta trong tương lai.”, mỗi hành động và lựa chọn tại thời điểm hiện tại sẽ quyết định tương lai của mỗi cá nhân, mỗi đơn vị và mỗi doanh nghiệp. Với tinh thần ấy, Tập đoàn Gemadept tin tưởng rằng cùng với những biện pháp quyết liệt trên mọi mặt trận, Gemadept sẽ không chỉ góp phần cùng cộng đồng chung tay đẩy lùi dịch bệnh mà sẽ sải bước vững chắc như cánh chim đầu đàn trên mặt trận sản xuất kinh doanh.

Công tác kiểm tra thân nhiệt, phun khử trùng… được thực hiện thường xuyên tại các Đơn vị

Back

Page 14: Bản tin Logistics...hiệu ra thị trường thế giới với dự án đầu tư 2,7 tỉ đôla tại Nga. Các sản phẩm sữa của Tập đoàn TH đã có mặt tại

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 13

XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG GIAI ĐOẠN KHỦNG HOẢNG

Trước sức tác động khủng khiếp của dịch bệnh Covid-19 hiện nay, nền kinh tế ở hầu hết các nước đều đang bị xáo trộn mạnh, các doanh nghiệp lâm vào cảnh khó khăn. Hoàn cảnh này đang buộc các doanh nghiệp phải có chiến lược mới để ứng phó hiệu quả với khủng hoảng. Một số giải pháp đã được chuyên gia về chuỗi cung ứng James B. Rice, Phó giám đốc MIT Center, đưa ra để doanh nghiệp tham khảo về xây dựng chiến lược chuỗi cung ứng phù hợp trong giai đoạn này.

Thứ nhất, hãy bắt đầu với nguồn nhân lực.

Chú ý phúc lợi của nhân viên bởi con người là nguồn lực tối quan trọng. Các công ty đã phục hồi nhanh nhất sau cơn bão Katrina ở Mỹ năm 2005 là những công ty theo dõi tất cả nhân viên của họ đã phân tán trên khắp miền Đông Nam nước này. Procter & Gamble thậm chí tạo ra một làng nhân viên trên vùng đất cao với nhà ở, thực phẩm và tiền ứng trước cho nhân viên và gia đình họ. Với việc hỗ trợ và bảo vệ nhân viên trong khủng hoảng, doanh nghiệp sẽ nhận lại được sự trung thành và cống hiến từ nguồn lực này. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nên tìm phương án hỗ trợ người lao động trong giai đoạn khủng hoảng. "Nhân viên chia se" là biện pháp sáng tạo của doanh nghiệp Trung Quốc ứng phó dịch Covid-19, vừa đáp ứng nhu cầu về nhân lực của siêu thị, doanh nghiệp Logistics, giải quyết khó khăn của các nhà hàng dừng hoạt động, vừa đảm bảo thu nhập cho nhân viên.

Thứ hai, duy trì một sự hoài nghi cần thiết.

Thông tin chính xác là điều khó khăn trong giai đoạn đầu của các thảm họa mới nổi, đặc biệt là khi các chính phủ đang nỗ lực để giữ cho xã hội không rơi vào tình trạng hoảng loạn. Cũng vì vậy mà các báo cáo về tác động thường có xu hướng lạc quan.

Thứ ba, chạy các kịch bản dự phòng để đánh giá khả năng tác động không lường trước.

Lấy trường hợp khủng hoảng vì dịch Covid-19 hiện nay, có thể thấy ảnh hưởng của Trung Quốc rất rộng đến mức gây những hệ lụy đáng kể lên các doanh nghiệp có tham gia vào chuỗi cung ứng của nó. Trong trường hợp này cần thực hiện các phương án dự phòng để vượt qua khủng hoảng.

Thứ tư, tạo ra một trung tâm hoạt động khẩn cấp - EOC (Emergency Operations Center).

Hầu hết các tổ chức ngày nay đều thấy được lợi ích của một trung tâm hoạt động khẩn cấp (EOC). Nhưng để chúng trở nên hiệu quả hơn, doanh nghiệp nên xây dựng các EOC ở cấp đơn vị nhà máy, với các kế hoạch hành động được xác định trước để liên lạc và phối hợp giữa các phòng ban trong doanh nghiệp một cách nhanh nhất. Vai trò các bộ phận chức năng, các giao thức cho truyền thông và ra quyết định, cũng như các kế hoạch hành động khẩn cấp liên quan đến khách hàng và nhà cung cấp nên được xác lập rõ ràng.

Thứ năm, biết hết các nhà cung cấp quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh.

Doanh nghiệp cần thiết lập sơ đồ mạng lưới các nhà cung cấp từ “thượng nguồn” đến các tầng trực tiếp mà doanh nghiệp đang giao dịch. Bài học thực tế từ những cuộc khủng hoảng trước đây đã chỉ ra rằng các công ty không làm điều này ít có khả năng ứng biến tốt khi khủng hoảng nổ ra. Cũng nên lưu ý, nếu chuỗi cung ứng của doanh nghiệp quá phụ thuộc vào một nhà cung ứng thì rủi ro sẽ càng cao.

Thứ sáu, xem xét lại cách thiết kế chuỗi cung ứng.

Nhiều công ty lớn trên thế giới đã thiết kế chuỗi cung ứng của họ dựa trên giả định rằng nguyên liệu chảy tự do trên toàn cầu, điều này cho phép họ tìm nguồn sản xuất và phân phối sản phẩm tại những nơi có chi phí thấp nhất. Nhưng vừa qua nhiều sự biến động đã diễn ra, từ Brexit đến chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và bây giờ là cuộc khủng hoảng dịch Covid-19 đã thách thức tính phù hợp của giả định này. Cụ thể, đại dịch toàn cầu Covid-19 đã làm lộ ra lỗ hổng của việc có quá nhiều nguồn cung cấp nằm ở một điểm. Thế giới cần có một loại thiết kế mới theo cách các công ty nhanh chóng cấu hình lại chuỗi cung ứng của họ để phản ứng hiệu quả với các chính sách thương mại cũng như tác động của đại dịch toàn cầu.

Thật khó để có thể lường trước sự xuất hiện và tác động của các cuộc khủng hoảng toàn cầu như sự bùng phát của dịch Covid-19. Tuy nhiên, các công ty có thể giảm thiểu tác động của chúng bằng chủ động xây dựng chiến lược cho việc phát triển chuỗi cung ứng toàn cầu có tính toán đến những kịch bản xấu nhất có thể xảy ra. Chính những chiến lược phù hợp cho chuỗi cung ứng sẽ là nền tảng vững chắc giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng và phát triển bền vững.

QUẢN TRỊ LOGISTICS 6

Page 15: Bản tin Logistics...hiệu ra thị trường thế giới với dự án đầu tư 2,7 tỉ đôla tại Nga. Các sản phẩm sữa của Tập đoàn TH đã có mặt tại

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 14

10 LƯU Ý KHI CHUẨN BỊ ĐỐI PHÓ VỚI ĐẠI DỊCH

Dịch cúm Covid-19 khiến nhiều tổ chức phân vân về mức độ hiệu quả của hệ thống giảm thiểu rủi ro của mình. Hãng tư vấn Gartner đã đưa 10 vấn đề cần xem xét khi lên kế hoạch ứng phó với Covid-19:

1. Thiết lập khung quy trình ứng phó với đại dịch

Thành lập một nhóm bao gồm các đại diện đến từ các bộ phận chức năng quan trọng của doanh nghiệp, nhóm này sẽ báo cáo trực tiếp đến quản lý điều hành cao nhất. Ưu tiên hàng đầu của nhóm này là đánh giá tầm quan trọng của các hoạt động kinh doanh trong công ty và sắp xếp chúng theo từng phân nhóm để xây dựng biện pháp ứng phó hoặc phương án phục hồi

2. Theo dõi tình hình để xác định sự thay đổi về mức độ nghiêm trọng

Nhiều nguồn thông tin có thể giúp bạn theo dõi tỷ lệ lây lan và mức độ nghiêm trọng của nó. Trong trường hợp Covid-19, nhiều tổ chức dựa vào thông tin được công bố bởi Tổ chức Y tế Thế giới WHO

3. Rà soát tác động tài chính và nguồn tiền mặt

Đảm bảo việc điều chỉnh dự báo doanh thu và truyền thông đến nhà đầu tư cũng như nhà cung cấp về các vấn đề tài chính có khả năng xảy ra. Việc đảm bảo doanh nghiệp có đủ nguồn vốn lưu động để vượt qua cơn bão là hết sức quan trọng. Nên xem xét nâng mức độ thường xuyên trong việc kiểm tra vốn lưu động, đồng thời tìm kiếm các khoản vay, nguồn hỗ trợ từ Chính phủ nhằm củng cố dòng tiền.

4. Tăng cường các phương án đảm bảo vệ sinh nơi làm việc và cả vệ sinh cá nhân

Cần phải đảm bảo văn phòng làm việc của công ty thực hiện theo đúng các quy định cập nhật về nơi làm việc. Hơn nữa, cần thiết lập phương án xử lý đối với các cá nhân trở về từ vùng dịch và tăng cường các hoạt động vệ sinh tại doanh nghiệp của bạn.

5. Rà soát chính sách và quy định về nhân sự

Theo dõi sát sao tỷ lệ vắng mặt tại công ty để nhận biết các dấu hiệu của vấn đề nếu có. Nhận diện các nhân viên quan trọng và bảo đảm doanh nghiệp vẫn có thể vận hành suôn sẻ nếu họ vắng mặt. Cần chuẩn bị cho phương án nếu tỷ lệ vắng mặt vào khoảng 40%. Cần nhạy bén với sự thay đổi trong mức độ cam kết của nhân viên cũng như các phương án về nơi làm việc, từ đó xem xét tăng số ngày nghỉ ốm hoặc thiết lập kế hoạch làm việc từ xa.

6. Thiết lập chương trình truyền thông về đại dịch

Cần chỉ định một cá nhân đại diện cho doanh nghiệp để phát ngôn vào tình huống cần thiết. Cần thiết lập chương trình truyền thông với các thông điệp và kịch bản được phê chuẩn trước để truyền tải đến các bên liên quan như nhân viên, khách hàng, đối tác trong chuối cung ứng, các bên liên quan khác.

7. Rà soát tác động đối với hoạt động kinh doanh

Nên chia nhỏ công đoạn lớn này theo mảng kinh doanh hoặc khu vực địa lý để đánh giá. Hiểu biết về thực tế diễn ra tại từng khu vực kinh doanh là điều thực sự cần thiết, và điều này cũng bao gồm hiểu biết về bên thứ 3 và rủi ro của chính họ. Các câu hỏi chính bao gồm: liệu giao thông vận tải có thể được thực hiện? Liệu kì nghỉ có kéo dài? Khu vực nào tiếp tục hoạt động và buộc phải tạm dừng?

8. Rà soát hoạt động IT và các phương án

Cần tìm kiếm phương án quản lý trung tâm dữ liệu từ xa và dữ liệu đám mây cho các hệ thống quan trọng. Kích hoạt các phương án làm việc từ xa và nghiên cứu các phương án cuộc gọi hội thoại và trò chuyện, sắp xếp lại các công việc chưa cần thiết và ưu tiên các ứng dụng chủ chốt.

9. Sử dụng một kịch bản để đối phó và nhận diện các kẽ hở trong kế hoạch phản ứng

Kiểm tra vai trò, trách nhiệm, các phương án phục hồi và quy trình thông qua kịch bản đã chuẩn bị trước, nhận diện kẻ hở trong khả năng phục hồi và nguồn tài nguyên cần thiết. Đánh giá liệu các thành viên của nhóm phản ứng đã thực hiện theo đúng trách nhiệm được phân công và khả năng hợp tác của họ. Từ đó đội ngũ quản trị khủng hoảng có thể đánh giá hiệu quả của kế hoạch.

10. Đánh giá sau hành động

Xác định 3 bài học kinh nghiệm hoặc những yếu tố chính đã quan sát được khi phân tích hiệu quả của kế hoạch đối phó với đại dịch đối với đơn vị và các khu vực. Liệt kê và ưu tiên các hành động theo dõi ngắn hạn và dài hạn của bạn và lên lịch các kế hoạch trong tương lai hoặc báo cáo kết quả.

Back

Page 16: Bản tin Logistics...hiệu ra thị trường thế giới với dự án đầu tư 2,7 tỉ đôla tại Nga. Các sản phẩm sữa của Tập đoàn TH đã có mặt tại

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 15

LOGISTICS CỦA TƯƠNG LAI: KHI VẬN TẢI, THIẾT BỊ GIAO THÔNG THÔNG MINH ĐÁP ỨNG TRÁCH NHIỆM MÔI TRƯỜNG

Hiện nay các chính phủ trên thế giới đã bắt đầu các chương trình nghị sự về vấn đề môi trường, giới kinh doanh buộc phải đáp ứng và thích nghi với các yêu cầu đó. Theo đó, lĩnh vực vận tải và Logistics sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu này thông qua các giải pháp vận chuyển thông minh hơn.

Thực hiện vận tải thông minh và bền vững

Ngành vận tải hàng không thế giới liên tục nâng cấp thiết bị vận tải được trang bị công nghệ tân tiến và công suất ngày càng lớn, đi kèm với đó là khả năng tiết kiệm nhiên liệu và giảm phát thải. Tuy nhiên, có lẽ thú vị hơn cả là khả năng thay đổi tuyến đường, được hỗ trợ bởi các sáng chế smart transportation trên đất liền. Xe tải điện đã đạt được một cột mốc quan trọng khi các công nghệ mới nhất đã trở nên khả thi về mặt thương mại. Đây là một bước ngoặt lớn cho tương lai của giao thông vận tải và tất cả các ngành công nghiệp liên quan.

Nhưng điện khí hóa phương tiện vận tải chỉ là một bước nhỏ trên con đường cải tiến. Những sáng kiến đi kèm với xe chạy bằng pin mang lại cơ hội đáng kể cho lĩnh vực logistics. Các phương tiện tự động ước tính có khả năng tăng năng suất bằng cách giảm tải cho các tài xế lên tới 225 giờ mỗi năm. Đối với các doanh nghiệp logistics, điều này sẽ giúp giảm bớt những thách thức do thiếu hụt lái xe ngày càng tăng, trong khi đối với các tài xế hiện tại, họ có thể có được các kỹ năng mới liên quan đến việc quản lý mạng xe được kết nối và tự động (CAM).

Giao thông thông minh, tư duy thông minh

Mỗi thành phố có đặc điểm khác nhau, và các đơn vị hoạch định đô thị cần xem xét kết hợp tốt nhất các giải pháp thông minh theo từng trường hợp. Sự tắc nghẽn sẽ là một vấn đề quan trọng cần được cân nhắc – xe điện được kết nối sẽ di chuyển theo cách nào để giảm khí thải và đưa phương tiện ra đường như thế nào trong giờ cao điểm, nhưng liệu cải tiến thông minh nào khác có thể được sử dụng?

Các cơ quan hoạch định kiến trúc đô thị và các doanh nghiệp logistics nên xem xét kết hợp các giải pháp giao thông khác như đường sắt, sử dụng xe máy điện để giao hàng trong trung tâm thành phố

Các vấn đề về tính bền vững và môi trường thực sự quan trọng và cấp bách hơn chúng ta nghĩ, nhưng vận tải thông minh là giải pháp hiệu quả góp phần thay đổi đáng kể điều này. Trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển nhưng để đảm bảo chúng ta không đánh mất động lực thay đổi, chính phủ và ngành cần phối hợp chặt chẽ để đảm bảo các chính sách hỗ trợ phù hợp - đầu tư, quy định, luật pháp và việc thử nghiệm cân được lên kế hoạch để giúp ngành logistics phát triển.

Back

XU HƯỚNG LOGISTICS 7

Page 17: Bản tin Logistics...hiệu ra thị trường thế giới với dự án đầu tư 2,7 tỉ đôla tại Nga. Các sản phẩm sữa của Tập đoàn TH đã có mặt tại

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 16

QUYẾT ĐỊNH CỦA JACK MA TRONG THỜI ĐIỂM DỊCH SARS BÙNG PHÁT

Trong lúc dịch Covid-19 đang lây lan chóng mặt trên toàn thế giới, gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế và hoạt động kinh doanh toàn cầu, có một câu chuyện được gợi nhắc lại là sự nổi lên của Alibaba giữa đại dịch SARS 2003. Câu chuyện này đã cho thấy cách mà những người làm kinh doanh có thể thích nghi với những điều kiện thị trường tồi tệ nhất.

Chắc hẳn nhiều người vẫn còn nhớ rằng trên 8.000 người đã bị nhiễm SARS vào năm 2003 và gần 800 trường hợp thiệt mạng. Trường học, nhà máy, cửa hàng đều phải đóng cửa, nhiều thành phố ở Trung Quốc bỗng chốc biến thành những "thành phố ma" vì người dân không dám ra đường. Hiện tại, dù tỷ lệ tử vong do Covid-19 thấp hơn nhiều so với SARS nhưng số ca nhiễm Covid-19 đã cao hơn gấp nhiều lần so với SARS và đang tiếp tục tăng hơn nữa. Nhưng, trong khủng hoảng luôn luôn nảy sinh ra những cơ hội. Câu nói này đặc biệt đúng với tỷ phú Jack Ma và đế chế Alibaba.

Alibaba tăng trưởng giữa tâm bão SARS 2003 …

Ở thời điểm đó, Alibaba mới hoạt động được 4 năm và họ chỉ đang tập trung vào mảng thương mại điện tử B2B tức là doanh nghiệp tới doanh nghiệp. Alibaba đóng vai trò trung gian kết nối các khách hàng là doanh nghiệp Mỹ với nhà cung cấp Trung Quốc. Khi ấy, rất nhiều nước trên thế giới đã ban hành những cảnh báo về du lịch tới Trung Quốc chính vì vậy nhu cầu mua sắm trực tuyến trên nền tảng của Alibaba tăng đột biến.

Bắt đầu vào tháng 3/2003, mảng B2B của Alibaba đã có thêm 4.000 thành viên mới và 9.000 sản phẩm đăng lên mỗi ngày, tức là tăng gấp 3 - 5 lần so với thời kỳ trước khi dịch SARS diễn ra. Các nhà cung cấp Trung Quốc cũng không còn lựa chọn nào khác, họ buộc phải đầu tư nhiều hơn cho tiếp thị trực tuyến trên nền tảng của Alibaba. Mảng kinh doanh của Alibaba đã tăng 50% vào năm đó và doanh thu mỗi ngày lên tới 10 triệu NDT.

… đối đầu với eBay khi đang bị cách ly vì dịch SARS

Chứng kiến thành công với mô hình nền tảng B2B, bước đột phá nhất của Jack Ma cùng Alibaba lúc bấy giờ phải kể đến sự ra đời của trang thương mại điện tử Taobao. Ý tưởng của Jack Ma khi ấy là tạo ra một nền tảng thương mại điện tử bán lẻ cá nhân bởi ông nhận thức sâu sắc rằng bán lẻ trực tuyến sẽ trở thành thứ mà mọi người cần, và Alibaba cần phải cho ra đời một sản phẩm đáp ứng nhu cầu đó.

Thời điểm ấy, eBay đã hoạt động ở Trung Quốc được một khoảng thời gian và mọi người đều tin rằng Alibaba không thể đấu lại được với gã khổng lồ Mỹ. Tuy nhiên bỏ ngoài tai tất cả những lời đó, Jack Ma đã bí mật họp bàn với 6 người khác về việc cho ra mắt sản phẩm mới.

Ngoài những nhân viên bị cách ly, một đội Nghiên cứu phát triển của Alibaba đã làm việc riêng cùng nhau. Và thế là, tháng 6/2003, Taobao ra đời, do vẫn bị cách ly nên Jack Ma nâng ly rượu và gửi lời chúc mừng trong ngày ra mắt tại nhà.

Kể từ đó, Taobao đã bùng nổ trở thành trang thương mại điện tử hàng đầu thế giới với trên 700 triệu người dùng tính tới cuối tháng 12/2019, tăng từ mức 693 triệu người vào cuối tháng 9/2019. Tổng giá trị hàng hóa giao dịch qua website này trong năm 2017 lên tới 428 tỷ USD.

Chấp nhận thách thức và Dám thay đổi

Nói về thử thách vượt qua đại dịch SARS năm 2003, Jack Ma không cho rằng đó vừa là thách thức vừa là cơ hội. Quan điểm của ông là: "Trong thời kỳ SARS, đừng ai nghĩ đây là một cơ hội, mà nên nghĩ về những rắc rối mà mọi người đang gặp phải và làm thế nào chúng ta có thể giúp đỡ mọi người". Đó cũng chính là ý tưởng giúp ông thành lập nên Taobao và đưa nó đến thành công.

Thời gian này cũng vậy, bất kỳ ai làm chủ doanh nghiệp cũng đang trải qua giai đoạn đặc biệt khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Lời khuyên của Jack Ma là mọi người cần tìm ra một hướng đi mới và thay đổi những thứ hiện tại. "Hãy suy ngẫm về những gì bạn thật sự muốn, những gì bạn có và những gì bạn cần từ bỏ hoặc giữ lại" (Jack Ma).

Back

CÂU CHUYỆN LOGISTICS 8

Page 18: Bản tin Logistics...hiệu ra thị trường thế giới với dự án đầu tư 2,7 tỉ đôla tại Nga. Các sản phẩm sữa của Tập đoàn TH đã có mặt tại

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 17

CHƯƠNG TRÌNH TRÊN VTV9: VIETNAM LOGISTICS

Thời gian phát sóng:

- Phát sóng lần đầu vào lúc 10g00 sáng Chủ nhật

- Phát lại vào lúc 11h10’ thứ Hai 8h00 và sáng thứ Tư tuần kế tiếp

Kênh phát sóng: VTV9

Nhà sản xuất: Đài truyền hình Việt Nam

CHƯƠNG TRÌNH VỀ LOGISTICS TRÊN INFOTV- LOGISTICS VIỆT NAM

Thời gian phát sóng: 20h30 - 20h45 tối thứ Sáu và phát lại lúc 10h30 thứ Bảy hàng tuần

Kênh phát sóng: kênh InfoTV

Nhà sản xuất: VietNam Logistics Media phối hợp InfoTV

VIETNAM SUPPLY CHAIN SYMPOSIUM | XPO 2020

Đơn vị tổ chức: Vietnam Supply Chain

Thời gian: 16-17/04/2020

Địa điểm: Tp. Hồ Chí Minh

ASIA WAREHOUSING SHOW

Đơn vị tổ chức: Manch Exhibitions (Thailand) Co. Ltd.

Thời gian: 27 – 29 /05/2020

Địa điểm: BITEC Bangkok International Trade & Exhibition Centre

HỘI NGHỊ HẠ TẦNG VÀ GIAO THÔNG THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ IV

Đơn vị tổ chức: Brisca Consulting

Thời gian: 29 – 30/06/2020

Địa điểm: Hilton Hanoi Opera

HỘI NGHỊ WORLD CARGO SYMPOSIUM WCS LẦN THỨ 14

Đơn vị tổ chức: Turkish Cargo

Thời gian: 09 – 11/03/2021

Địa điểm: Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Back

SỰ KIỆN LOGISTICS TRONG CÁC THÁNG TỚI 9

“Start by doing what’s necessary, then what’s possible; and suddenly you are doing the

impossible.”

- Francis of Assisi -


Recommended