+ All Categories
Home > Documents > BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2014 -...

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2014 -...

Date post: 30-Aug-2019
Category:
Upload: others
View: 1 times
Download: 0 times
Share this document with a friend
98
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2014 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
Transcript

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2014

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2014

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

Công nghệ sinh học

Công nghệ thông tin

Công nghệ vũ trụ

Giáo sư

Hợp tác quốc tế

Khoa học và Công nghệ

Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Kinh tế - Xã hội

National Foudation for Science and Technology Development

Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia

Nghiên cứu cơ bản

Nghiên cứu sinh

Non-governmental Organization

Tổ chức phi chính phủ

Nhà xuất bản

Official Development Assistance

Viện trợ phát triển chính thức

Phó giáo sư

Phòng Thí nghiệm trọng điểm

Thạc sỹ

Tiến sỹ

Tiến sỹ khoa học

Trung tâm Vệ tinh Quốc gia

CNSH

CNTT

CNVT

GS

HTQT

KHCN

KHCNVN

KT-XH

NAFOSTED

NCCB

NCS

NGO

NXB

ODA

PGS

PTNTĐ

ThS

TS

TSKH

TTVTQG

DANH MỤC VIẾT TẮT

GIỚI THIỆU CHUNG 4

THÔNG ĐIỆP CỦA CHỦ TỊCH VIỆN 4

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC 7

MỘT SỐ KẾT QUẢ NỔI BẬT NĂM 2014 12

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ƯU TIÊN 16

NGHIÊN CỨU CƠ BẢN 16

HƯỚNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - ĐIỆN TỬ - TỰ ĐỘNG HÓA VÀ CÔNG NGHỆ VŨ TRỤ 22

HƯỚNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC 32

HƯỚNG KHOA HỌC VẬT LIỆU 38

HƯỚNG ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC 42

HƯỚNG KHOA HỌC TRÁI ĐẤT 44

HƯỚNG CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG VÀ NĂNG LƯỢNG 49

HƯỚNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BIỂN 51

HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ 54

HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO 64

HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ 66

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TIỀM LỰC NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 74

PHÒNG THÍ NGHIỆM TRỌNG ĐIỂM QUỐC GIA 76

CÔNG TÁC THÔNG TIN, XUẤT BẢN VÀ BẢO TÀNG 78

PHƯƠNG HƯỚNG KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH 2015 90

CON SỐ THỐNG KÊ 92

MỤC LỤC

2014 - một năm đầy sôi động với nền Khoa học và Công nghệ

Việt Nam. Luật KHCN sửa đổi 2013 chính thức đưa vào hoạt động từ 01/01/2014 thể chế hóa những quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển KHCN. Lần đầu tiên, chúng ta có ngày KHCN Việt Nam nhằm tôn vinh các nhà nghiên cứu, các thành tựu cũng như tuyên truyền phổ biến tri thức khoa học. Chiến lược phát triển Viện Hàn lâm KHCNVN đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã bước sang năm thứ 4, đang dần định hình và hé mở những bước đi mới đầy triển vọng.

Với vai trò là cơ quan KHCN lớn nhất cả nước, Viện Hàn lâm KHCNVN đã tiến những bước vững chắc trong năm 2014, phát triển toàn diện cả về chất và lượng: ưu tiên nguồn lực vào thực hiện các chương trình công nghệ cao; tập trung phát triển KHCN gắn liền với thực tiễn; khuyến khích đăng ký sở hữu trí tuệ; tăng cường hợp tác quốc tế...

Trong năm nay, các nhiệm vụ quan trọng do Thủ tướng Chính phủ giao và các nhiệm vụ trong các chương trình KHCN trọng điểm của Nhà nước đều đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Đó là: Chương trình Khoa học và

công nghệ phục vụ phát triển KT - XH vùng Tây Nguyên (Chương trình Tây Nguyên 3), Chương trình Khoa học Công nghệ Vũ trụ, Dự án xây dựng Trung tâm vũ trụ Việt Nam, Dự án Sưu tầm bộ mẫu vật quốc gia và quy hoạch hệ thống bảo tàng, Nhiệm vụ Tăng cường mạng lưới quan sát động đất phục vụ báo tin động đất và cảnh báo sóng thần ở Việt Nam, Dự án Vệ tinh nhỏ quan sát trái đất VNREDSat-1.

Khẳng định thế mạnh trong nghiên cứu cơ bản, thành tích công bố quốc tế của Viện Hàn lâm KHCNVN có bước phát triển mạnh, tăng 21,7% so với năm 2013, trong đó số lượng các bài báo đạt tiêu chuẩn ISI tăng 20,2%. Nhiều công trình được đăng trên các tạp chí có hệ số ảnh hưởng cao (Impact factor). Số lượng đề tài nghiên cứu cơ bản được NAFOSTED phê duyệt cũng tăng 14% so với năm trước. Chú trọng đầu tư cho nghiên cứu cơ bản, Viện Hàn lâm

THÔNG ĐIỆP CỦA CHỦ TỊCH VIỆN

Chức năng - nhiệm vụViện Hàn lâm KHCNVN là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ; cung cấp luận cứ khoa học cho công tác quản lý khoa học, công nghệ và xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH; đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao theo quy định của pháp luật.

4 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

GIỚI THIỆU CHUNG

KHCNVN đã thành lập 3 trung tâm tiên tiến giai đoạn 2013-2016 trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và tương ứng là các chuyên ngành khoa học có thế mạnh.

Đẩy mạnh công tác triển khai ứng dụng, các kết quả KHCN có ý nghĩa thực tiễn cao đã được chuyển giao qui mô rộng trên 40 tỉnh, thành phố. Đặc biệt, phát huy thế mạnh về đội ngũ cán bộ khoa học trình độ cao, Viện Hàn lâm đã được Chính phủ giao thực hiện nhiều nhiệm vụ thẩm định các dự án quan trọng của nền kinh tế như dự án nhà máy thuỷ điện sông Tranh 2, kiến tạo khu vực nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

Công tác triển khai thực hiện các dự án đầu tư đều đúng mục tiêu, bám sát dự án đã được phê duyệt, đảm bảo các quy định của nhà nước. Các dự án hoàn thành đã được bàn giao đưa ngay vào sử dụng, phát huy hiệu quả. Năm 2014, Viện Hàn lâm đã và tiếp tục được Chính phủ giao thực hiện 3 dự án ODA lớn, quan trọng nhằm xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng và tiềm lực công nghệ trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ.

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Học viện KHCN tại Viện Hàn lâm KHCNVN và việc khẩn trương đưa Học viện đi vào hoạt động trong năm 2015 sẽ nhanh chóng góp sức trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ cho Viện Hàn lâm

KHCNVN mà còn cho các đơn vị khác trong cả nước. Các chính sách hỗ trợ cán bộ khoa học trẻ của Viện Hàn lâm KHCNVN tiếp tục được triển khai nhằm hỗ trợ các cán bộ khoa học trẻ đang công tác, cũng như thu hút các nhà khoa học xuất sắc đến làm việc.

Với sự hội nhập chủ động và mang tính chiến lược, Viện Hàn lâm tăng cường và mở rộng mạng lưới hợp tác quốc tế trong khu vực và thế giới. Bên cạnh việc củng cố và xây dựng quan hệ bền vững, hiệu quả với các đối tác lâu năm, Viện Hàn lâm tiếp tục có thêm nhiều đối tác mới, đa dạng hóa hình thức và lĩnh vực hợp tác như vũ trụ, năng lượng, tư vấn đầu tư, đào tạo chất lượng cao.

Năm 2014 khép lại, tạo tiền đề cho năm 2015 với nhiều sự kiện trọng đại: năm cuối của kế hoạch 5 năm 2011-2015; kỷ niệm 40 năm thành lập Viện Hàn lâm KHCNVN; năm toàn Đảng bộ triển khai thực hiện Đại hội Chi bộ, Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12.

Giáo sư, Viện sỹ Châu Văn MinhChủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Tầm nhìn Phát triển Viện Hàn lâm KHCNVN trở thành một trung tâm nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hàng đầu cả nước, với tiềm lực khoa học và công nghệ đạt trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới, phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển đất nước và hội nhập kinh tế.

5BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

GIỚI THIỆU CHUNG

BAN LÃNH ĐẠO

Chủ tịch Viện: Giáo sư, Viện sĩ Châu Văn Minh

Phó Chủ tịch Viện: Giáo sư, Tiến sĩ khoa học

Nguyễn Đình Công

Phó Chủ tịch Viện: Giáo sư, Tiến sĩ khoa học

Dương Ngọc Hải

Phó Chủ tịch Viện: Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Phan Văn Kiệm

>4000Cán bộ nhân viên

2642 Cán bộ biên chế

198 Giáo sư, Phó Giáo sư

751 Tiến sĩ, Tiến sĩ Khoa học

846 Thạc sĩ

NHÂN LỰC

6 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

GIỚI THIỆU CHUNG

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

BAN LÃNH ĐẠO Các Hội đồng Khoa học ngành

Ban Tổ chức - Cán bộ Ban Kế hoạch - Tài chính Ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ Ban Hợp tác quốc tế Ban Kiểm tra Văn phòng (có Văn phòng đại diện tại Tp. HCM)

Học viện Khoa học và Công nghệ Trung tâm Thông tin - Tƣ liệu Nhà xuất bản Khoa học TN&CN Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam Trung tâm Tin học và Tính toán Trung tâm Phát triển công nghệ cao Chi nhánh: Trung tâm Phát triển CN Tây Bắc Chi nhánh: Trung tâm PT&ƯDCN Môi trường Trung tâm Đào tạo, Tƣ vấn và CGCN

CÁC ĐƠN VỊ NGHIÊN CỨU

Viện Toán học Viện Cơ học Viện Công nghệ thông tin Viện Cơ học và Tin học ứng dụng Viện Vật lý Viện Khoa học vật liệu Viện Khoa học vật liệu ứng dụng Viện Kỹ thuật nhiệt đới Viện Công nghệ vũ trụ Trung tâm Vệ tinh Quốc gia Chi nhánh: Trung tâm ƯDCNVT Miền Nam Viện Khoa học năng lƣợng Viện Công nghệ môi trƣờng Chi nhánh: Trung tâm CNMT tại Tp HCM Chi nhánh: Trung tâm CNMT tại Đà Nẵng Viện Hóa học Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên Viện Hóa sinh biển Viện Công nghệ hóa học Viện Công nghệ sinh học Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Viện Sinh học nhiệt đới Viện Địa lý Viện Địa chất Viện Vật lý địa cầu Viện Địa chất và Địa vật lý biển Viện Hải dƣơng học Viện Tài nguyên và Môi trƣờng biển Viện NC & ƢD công nghệ Nha Trang Viện Nghiên cứu khoa học Tây nguyên

Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học Viện Vật lý Tp.HCM Viện Nghiên cứu hệ gen Viện Sinh thái học Miền Nam Viện Địa lý tài nguyên Tp. HCM

Viện Nghiên cứu khoa học Miền Trung Chi nhánh: Trung tâm NCKH Quảng Trị

Công ty TNHH MTV Newtatco Hà Nội

CÁC ĐƠN VỊ CHỨC NĂNG, HÀNH CHÍNH

CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

CÁC ĐƠN VỊ TỰ TRANG TRẢI KINH PHÍ

DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC

Các đơn vị do Viện Hàn lâm KHCNVN thành lập

Các đơn vị do Chính phủ thành lập

Viện Công nghệ viễn thông Trung tâm phát triển kỹ thuật và công nghệ Liên hiệp KHSXCNC Viễn Thông - Tin học Liên hiệp KHSX Công nghệ mới

7BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

GIỚI THIỆU CHUNG

NĂM 2014 QUA CÁC CON SỐ

478Nhiệm vụ, đề tài, dự án KHCN các cấp khác nhau, với tổng kinh phí thực hiện trên 327.5 tỷ đồng. Số lượng đề tài, nhiệm vụ tăng gần 11,4% và kinh phí tăng 6,0% so với năm 2013 (không bao gồm các dự án ODA và NGO)

315 Đề tài nghiên cứu cơ bản (chiếm gần 1/3 tổng số đề tài cả nước) từ NAFOSTED, trong đó có 65 đề tài mở mới

22 Dự án ODA (4) và dự án NGO (18) với tổng kinh phí 336,8 tỷ đồng

2.074Công trình khoa học công bố, trong đó số bài báo quốc tế là 803 bài tăng 21,7% so với năm 2013. Đặc biệt số công bố trên các tạp chí Quốc tế uy tín đạt tiêu chuẩn ISI (SCI và SCI-E) là 523 tăng 20,2% cao hơn so với năm 2013, nhiều công trình đăng trên các tạp chí có chỉ số ảnh hưởng cao

13 Bằng sáng chế và giải pháp hữu ích

76 Loài thực vật, động vật mới được các chuyên gia của Viện Hàn lâm phát hiện

100 Gần 100 đầu sách mới được NXB Khoa học Tự nhiên & Công nghệ xuất bản

475 Nghiên cứu sinh được đào tạo tại 19 đơn vị nghiên cứu cùng với 342 học viên cao học

134 Đài trạm trại thuộc 15 viện nghiên cứu chuyên ngành, phân bố tại 35 tỉnh, thành phố đặc trưng cho hầu hết các vùng địa lý của Việt Nam

778Hợp đồng KHCN với tổng kinh phí là 349,54 tỷ đồng, trong đó có 598 hợp đồng kinh tế với các đơn vị bên ngoài với tổng kinh phí hơn 217,6 tỷ đồng

8 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

GIỚI THIỆU CHUNG

MỘT SỐ SỰ KIỆN 2014

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Giáo sư Châu Văn Minh -

Chủ tịch Viện Hàn lâm KHCNVN kiểm tra dây truyền công nghệ

sản xuất thép và vật liệu không nung từ bùn đỏ tại Tây Nguyên

PGS. TS. Nguyễn Bá Ân, Viện Vật lý (đứng giữa) được trao tặng giải thưởng Tạ Quang Bửu lần đầu tiên trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản

VS Vladimir Gusakov Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Belarus trao bằng Viện sĩ cho GS. Châu Văn Minh

9BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

GIỚI THIỆU CHUNG

Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam đến thăm và làm việc với Viện Hàn lâm KHCNVN (26/8/2014)

Đồng chí Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban KHCNMT của Quốc hội đến thăm và làm việc với Viện Hàn lâm

KHCNVN (22/8/2014)

TS. Phạm Hồng Quang, Giám đốc Trung tâm Tin học và Tính toán được vinh danh là 1 trong 20 cá nhân đạt giải thưởng CIO/CSO Đông Nam Á tiêu biểu năm 2014

10 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

GIỚI THIỆU CHUNG

Lễ ký kết hợp tác phát triển khoa học và công nghệ giữa Viện Hàn lâm KHCNVN và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Viện Hàn lâm KHCNVN làm việc với đoàn Ban Kinh tế Trung ương (19/6/2014)

11BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

GIỚI THIỆU CHUNG

MỘT SỐ KẾT QUẢ NỔI BẬT NĂM 2014

Phát triển hệ thống giám sát môi trường trên nền tảng điện toán đám mây qua mạng viễn thông WIMAX 4G. Hệ thống giám sát môi trường được xây dựng trên nền tảng của công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing). Với sự kết hợp giữa các công nghệ GIS, WiMAX 4G và SCADAR trong công nghiệp, hệ thống bao gồm phần mềm giám sát điều khiển cài đặt trên máy chủ trung tâm và các trạm đo môi trường đặt cố định hoặc di động trong môi trường sản xuất.

Mô hình hệ thống giám sát môi trường trên nền tảng điện toán đám mây qua mạng viễn thông WIMAX 4G

Chế tạo thành công phổ kế phản xạ có khả năng tác nghiệp, lắp đặt tự động trên máy bay không người lái UAV để đo phổ phản xạ cũng như xây dựng cơ sở dữ liệu phổ phản xạ của các đối tượng tự nhiên, phục vụ rất đắc lực cho các nghiên cứu khoa học về viễn thám.

Phổ kế phản xạ lắp đặt trên máy bay không người lái UAV

12 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

GIỚI THIỆU CHUNG

Kết quả xác định các SNP khi sử dụng sequencing thế hệ mới (NGS)

Công tác giám định ADN hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin nhằm mục đích tri ân các gia đình liệt sỹ đã hy sinh xương máu cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc.

Phát hiện 76 loài thực vật, động vật mới

Loài Billolivia longipetiolata do Viện Hàn lâm KHCNVN tìm ra năm 2014

Giải pháp cung cấp nước sinh hoạt cho Thành phố Trà Vinh, cải tạo thành công công trình điều tiết nước ngọt.

Sản phẩm hệ thống cấp nước sạch tại xã Ba Điền, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, góp phần giảm thiểu nguy cơ bệnh viêm da dày sừng lòng bàn tay, bàn chân ở địa phương.

13BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

GIỚI THIỆU CHUNG

Nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất thép từ bùn đỏ trong quá trình sản xuất aluminum tại Tây Nguyên. Sản phẩm thép thu được có thể chế tạo các loại thép cacbon hoặc thép hợp kim đạt tiêu chuẩn Việt Nam. Kết quả này có ý nghĩa quan trọng góp phần bảo vệ môi trường và phát triển ngành công nghiệp chế biến và khai thác bauxit tại Tây Nguyên theo hướng phát triển bền vững.

Chuyển giao cho Công ty Cổ phần khoáng sản Tây Bắc quy trình công nghệ thủy luyện mới cho phép chế biến quặng đồng sunfua thành các sản phẩm kim loại đồng điện phân hoặc tinh thể sunfat đồng chất lượng cao; hoàn thiện dây chuyền công nghệ, chuẩn bị thiết kế và bàn giao dây chuyền chế biến quặng sunfua đồng công suất 6000 tấn sunfat đồng/năm tại mỏ đồng Sao Tua.

Cơ sở dữ liệu 100 kịch bản sóng thần tính sẵn phát sinh trên vùng nguồn Máng biển sâu Manila phục vụ công tác báo tin động đất và cảnh báo sóng thần ở Việt Nam; được sử dụng tại Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu phục vụ trực tiếp cho công tác cảnh báo sóng thần ở Việt Nam

Mẫu bùn đỏ sau khi thiêu kết Mẫu thép thành phẩmMẫu tinh quặng sắt (T-Fe 62,1%)

Sản phẩm atacamite màu xanh sáng từ tinh quặng sunfua đồng Sao Tua Sơn La

Giao diện hiển thị độ cao sóng từ một kịch bản sóng thần

14 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

GIỚI THIỆU CHUNG

Xây dựng bản đồ cấu trúc móng Biển Đông trên cơ sở phân tích hiệu ứng trọng lực móng phản ánh một cách tốt nhất bình đồ cấu trúc Biển Đông, các địa khối, miền vỏ đại dương, miền vỏ lục địa và các miền có vỏ chuyển tiếp (vỏ lục địa bị thoái hóa, vát mỏng mạnh mẽ). Bản đồ là một cơ sở quan trọng cho việc xây dựng các bản đồ cấu trúc, kiến tạo, bản đồ phân vùng kiến tạo, bản đồ các bể trầm tích Đệ Tam, bản đồ tiềm năng dầu khí, cũng như các bản đồ phục vụ công tác xác định ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam phục vụ an ninh, chủ quyền Quốc gia.

Giải pháp phòng tránh dòng Rip (Rip current) tại các bãi tắm Khánh Hòa (Nha Trang), cho phép dự báo vị trí, thời kỳ xuất hiện và mức nguy hiểm của dòng Rip để triển khai các hệ thống cảnh báo, cứu hộ bờ biển tại các bãi tắm.

Đề xuất vị trí triển khai các chòi cứu hộ, phao, biển cảnh báo dòng Rip tại bãi tắm Hòn Chồng, Nha Trang

Mặt cắt tổng quát vỏ Trái Đất ngang qua Biển Đông

15BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

GIỚI THIỆU CHUNG

NGHIÊN CỨU CƠ BẢNNCCB trong lĩnh vực khoa

học tự nhiên và công nghệ tiếp tục là thế mạnh của Viện Hàn lâm KHCNVN. Trong giai đoạn 2010-2014, Viện Hàn lâm đã được tài trợ tổng cộng 315 đề tài NCCB từ NAFOSTED, chiếm khoảng 1/3 tổng số cả nước. Số lượng công trình của Viện Hàn lâm công bố năm 2014 là 2.074, giảm 9,7% so với năm 2013 nhưng số lượng bài báo quốc tế lại tăng, tổng số bài báo quốc tế năm 2014 là 803 bài tăng 21,7% so với năm 2013. Đặc biệt số công bố trên các tạp chí Quốc tế uy tín đạt tiêu chuẩn ISI (SCI và SCI-E) là 523 tăng 20,2% cao hơn so với năm 2013, trong đó có nhiều công trình đăng trên các tạp chí có chỉ số ảnh hưởng cao. Năm 2014, trong tổng số gần 100 đầu sách do NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ xuất bản, có tới 35 sách chuyên khảo do các nhà khoa học của Viện Hàn lâm là tác giả.

Nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực toán học

GS.TSKH. Lê Tuấn HoaViện trưởng Viện Toán học

Tại Viện Hàn lâm, toán học được nghiên cứu chủ yếu tại Viện Toán học, Viện CNTT và Viện Cơ học. Ngoài ra, toán học còn được ng-hiên cứu như là công cụ hiệu quả cho nhiều lĩnh vực tại: Viện Vật lý, Viện Khoa học Vật liệu và

Viện Công nghệ sinh học.

Tuy nhiên, Viện Toán học vẫn là nơi nghiên cứu tập trung. Nguồn nhân lực của Viện Toán những năm qua không có nhiều biến động. Điều đặc biệt trong năm 2014, viện có một cộng tác viên là TS. Ch. Crespelle từ ENS Lyon (Pháp) đến viện làm việc với phòng Cơ sở toán học của tin học.

509550

601660

803

2010 2011 2012 2013 2014

Tổng số bài báo quốc tế năm 2014: 803 bài

336 334401

435

523

2010 2011 2012 2013 2014

Tổng số bài báo thuộc danh sách SCI, SCI-E năm 2014: 523 bài

1066 1062 1097

1638

1271

2010 2011 2012 2013 2014

Tổng số bài báo trong nước năm 2014: 1271 bài

Kết quả công bố trong 5 năm gần nhất của Viện Hàn lâm

16 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHCN ƯU TIÊN

Nhờ hợp tác quốc tế mạnh mẽ, trong các năm qua viện đã cử được nhiều cán bộ trẻ đi đào tạo ở nước ngoài. Cụ thể, 10 năm qua có 14 người bảo vệ tiến sĩ và 14 thạc sỹ đã trở về nước. Trong đó, việc hợp tác với Pháp là sâu rộng nhất, số người từ Pháp về tương ứng là 5 tiến sĩ và 10 thạc sĩ.

Trong năm 2014, Viện Toán học đã công bố 58 bài báo khoa học và 1 sách chuyên khảo do NXB Viện Hàn lâm KHCNVN xuất bản. Trong số đó có 23 bài SCI, 24 bài SCI-E và 11 bài quốc tế ISSN (gồm cả 6 bài thuộc hai tạp chí Acta Mathematica Vietnam-ica (AMV) và Vietnam Journal of Mathemat-ics (VJM) xuất bản phối hợp với NXB Springer). Như vậy, số bài báo ISI công bố tại Viện Toán chiếm khoảng 15% so với số bài báo về toán trong toàn quốc, và chiếm khoảng 9% so với tổng số bài ISI của Viện Hàn lâm. Thành tích nghiện nổi trội nhất trong năm là hướng nghiên cứu tối ưu và điều khiển với 3 bài SCI, 9 bài SCI-E, 1 bài quốc tế. Tiếp

đến là hướng nghiên cứu về đại số: 7 bài SCI, 1 bài SCI-E. Các cá nhân nghiên cứu tiêu biểu (từ 3 bài trở lên) có thể kể đến là: Nguyễn Đình Công, Lê Dũng Mưu, Vũ Ngọc Phát, Ngô Đắc Tân, Nguyễn Quốc Thắng, Nguyễn Đông Yên.

Viện Toán học hiện đang thực hiện 26 đề tài được tài trợ bởi NAFOSTED, trong đó có 19 đề tài đã được quỹ nghiệm thu.

Nhờ kết quả nghiên cứu tốt, một số nhà toán học của Viện Toán học được mời làm biên

Năm 2012 2013 2014

Viện Hàn lâm KHCNVN cấp 11 045 10 656 11 217

NAFOSTED 1 529 12 347 4 879

Học phí 210 553 660

Khác 500 0 0

Tổng số 13 284 22 556 16 756

Kinh phí (triệu đồng)

GS A. Szmeredi – Giải thưởng Toán học Abel (thứ 2 từ trái) thăm và giảng bài tại Viện Toán

Năm 2012 2013 2014

Tổng số (biên chế + hợp đồng + cộng tác viên)

96 (61 + 35) 96 (68 + 28) 100 (77 + 18 + 5)

Cán bộ nghiên cứu 79 (55 + 24) 79 (62 + 17) 84 (69 + 9 + 5) GS 17 (14 + 3) 20 (16 + 4) 20 (15 + 3 + 2) PGS 13 (13 + 0) 11 (11 + 0) 15 (12 + 0 + 3) TSKH 18 (15 + 3) 20 (16 + 4) 21 (16 + 3 + 2) TS 30 (30 + 0) 34 (33 + 1) 35 (33 + 0 + 2) Cán bộ văn phòng 17 (6 + 11) 17 (6 + 11) 17 (8 + 9)

Nhân lực Viện Toán học

17BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHCN ƯU TIÊN

tập viên của tạp chí quốc tế. Không kể đến hai tạp chí xuất bản tại Viện Hàn lâm kết hợp với NXB Springer, thì các nhà toán học được mời làm biên tập viên cho các tạp chí khác bao gồm: Đinh Nho Hào (4 tạp chí), Vũ Ngọc Phát (3), Hoàng Xuân Phú (2), Hoàng Tụy (3), Nguyễn Đông Yên (2). Rất nhiều cán bộ của Viện làm phản biện cho các tạp chí khác nhau trên thế giới.

Năm 2014 đã tổ chức nghiệm thu, đánh giá việc thực hiện đề án nâng cao chất lượng hai tạp chí toán là AMV và VJM. Mặc dù chưa đạt mong muốn là được vào danh sách ISI, nhờ đề án mà chất lượng hai tạp chí tăng lên rõ rệt. Cả hai tạp chí đã được liệt kê trong SCOPUS các năm trước đó. Mục tiếu tiếp theo là duy trì xu hướng phát triển đó để có thể được đưa vào ISI trong thời gian sớm nhất.

Nói về nghiên cứu toán ở các viện khác, trước hết phải nói đến Viện Công nghệ thông tin. Theo thống kê, Viện Công nghệ thông tin có 8 bài báo đạt chuẩn ISI, được đăng trong tạp chí giới thiệu chung về Toán: MathSciNet của Hội Toán học Mỹ. Tương tự, trong số 22 bài ISI của Viện Cơ học, có 6 bài đã được liệt kê trong MathSciNet, và có 2 bài của Viện Vật lý đã được liệt kê trong MathSciNet. Con số này có thể sẽ cao hơn nữa, bởi sự liệt kê thường có độ trễ. Tuy những con số này còn chưa cao so với vai trò của toán học

trong các nghiên cứu cơ bản, nhưng những con số đó cộng với việc ứng dụng toán học trong nhiều công bố khác (không thể liệt kê hết trong MathSciNet) đã chứng tỏ khả năng cộng tác trên lĩnh vực toán học và các ứng dụng của nó giữa các viện trong Viện Hàn lâm với Viện Toán. Trong những năm tới Viện Toán học sẽ cố gắng xây dựng hợp tác nghiên cứu và ứng dụng toán học với các đơn vị khác trong Viện Hàn lâm.

Một hoạt động nhân ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam lần thứ nhất

18 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHCN ƯU TIÊN

Nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực vật lýPGS.TS. Lê Hồng KhiêmViện trưởng Viện Vật lý

Khẳng định vị trí quan trọng trong nền vật lý Việt Nam, năm 2014, hướng vật lý của Viện Hàn lâm KHCNVN tiếp tục tập trung vào các vấn đề khoa học cơ bản, phát triển ứng dụng mang tính chọn lọc, tiếp cận những thành tựu hiện đại của vật lý thế giới. Các hướng chính bao gồm: vật lý lý thuyết và tính toán, vật lý hạt nhân, quang học và điện tử lượng tử.

Giai đoạn 2010-2014, hướng vật lý có 78 đề tài nghiên cứu cơ bản từ NAFOSTED trong tổng số 315 đề tài của toàn viện.

Lĩnh vực nghiên cứu vật lý lý thuyết và vật lý tính toán

Vật lý lý thuyết và tính toán luôn là hướng nghiên cứu mạnh, dẫn đầu về số lượng và chất lượng các công bố khoa học so với các ngành khoa học khác. Tiếp tục phát huy truyền thống, các năm 2014, các hướng nghiên cứu được ưu tiên bao gồm:

• Hiện tượng luận trong vật lý hạt cơ bản và vũ trụ học: các lý thuyết vượt ngoài mô hình chuẩn, đối xứng Gauge phi-Abel, siêu đối xứng, thống nhất Gauge-Higgs, thêm chiều;

• Tương quan điện tử trong các chất điện môi topo và tới hạn lượng tử;

• Nghiên cứu lý thuyết về thông tin lượng tử;

• Các tính chất truyền dẫn của graphene và các linh kiện điện tử nano dựa trên graphene;

• Vật lý các phân tử sinh học và các hệ sinh học phức hợp;

• Nghiên cứu mô hình lý thuyết và một số ứng dụng của các linh kiện nano, hệ lượng tử, vật lý y sinh và vật lý kinh tế.

Trong năm 2014, PGS.TS. Nguyễn Bá Ân đã được trao tặng giải thưởng Tạ Quang Bửu trong lĩnh vực khoa học tự nhiên với công trình “Đồng viễn tạo trạng thái lượng tử thông qua các trạng thái W và kiểu W” thuộc lĩnh vực thông tin lượng tử được xuất bản trên tạp chí Optics Communications vào năm 2010.

Hợp tác quốc tế

KEK - Tổ chức Nghiên cứu máy gia tốc năng lượng cao, Nhật Bản

Viện Quang học Ứng dụng - Viện Hàn lâm Khoa học Ucraina

Viện Vật lý - Viện Hàn lâm Khoa học Belarus

Trung tâm Quốc gia về Khoa học lý thuyết, Đài Loan

Trường Quốc tế về nghiên cứu nâng cao (SISSA), Ý

Viện Kỹ thuật Laser - Đại học Osaka, Nhật Bản

Viện Nghiên cứu bức xạ Synchrotron, Thái Lan.

Phòng Thí nghiệm Radar khí quyển, Viện Nghiên cứu sinh quyển bền vững (RISH), Đại học Kyoto, Nhật bản

Trung tâm Nghiên cứu Địa không gian, SRI International, Hoa kỳ

Hội nghị khoa học quan trọng:

Hội nghị toàn quốc lần thứ 8 về quang học, quang phổ và các ứng dụng;

Hội nghị quốc tế về lượng tử ánh sáng và ứng dụng;

Hội nghị quốc gia lần thứ 38 về vật lý lý thuyết;

Hội thảo quốc tế lần thứ 2 về vật lý lý thuyết và tính toán.

19BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHCN ƯU TIÊN

Lĩnh vực vật lý hạt nhân

Tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ dựa trên sự hợp tác sâu rộng với các trung tâm quốc tế như Dubna (Nga), Orsay (Pháp), Pohang (Nam Triều Tiên), RIKEN, ĐHTH Osaka, ĐHTH Tokyo (Nhật Bản), lĩnh vực vật lý hạt nhân tập trung vào những hướng sau:

• Nghiên cứu phản ứng quang hạt nhân dùng các máy gia tốc;

• Nghiên cứu phản ứng hạt nhân và trao đổi điện tích dùng các máy gia tốc;

• Nghiên cứu cấu trúc của các hạt nhân không bền dùng các máy gia tốc.

Lĩnh vực quang lượng tử

Lĩnh vực quang lượng tử tiếp tục đánh dấu những mốc phát triển mới, hứu hẹn nhiều thành tựu cả về NCCB và ứng dụng, các đề tài nghiên cứu liên quan đến:

• Quang lượng tử nano ứng dụng cho y-sinh;

• Nghiên cứu tương tác của các phân tử sinh học dùng vật liệu nano như là các chất đánh dấu sinh học dùng để đoán nhận và điều trị ung thư;

• Nghiên cứu tương tác giữa các hạt nano vàng và chất nhuộm hữu cơ;

• Chế tạo và ứng dụng laser siêu nhanh;

• Nghiên cứu vật lý và công nghệ các laser rắn.

Lĩnh vực vật lý kỹ thuật

Đẩy mạnh hoạt động NCCB định hướng ứng dụng, các hướng nghiên cứu trong lĩnh vực vật lý kỹ thuật phải kể đến:

• Kỹ thuật viễn thám sử dụng quang phổ laser;

• Vật lý plasma và ứng dụng;

• Ứng dụng laser công suất cao trong y học;

• Thiết bị điện tử chuyên dụng cho đo đạc, điều khiển tự động hóa và điện mặt trời nối lưới;

• Ứng dụng sóng HF trong truyền sóng vô tuyến tại khu vực phía Nam, cấu trúc plasma xích đạo, thời tiết không gian;

• Sử dụng số liệu vệ tinh, GIS để nghiên cứu, khảo sát biến động và đặc trưng động học ven bờ sông/ bờ biển, lập bản đồ sinh khối, bản đồ nhiệt độ mặt đất…

Gắn kết các nghiên cứu lý thuyết với nghiên cứu thực nghiệm và nghiên ứng dụng, lĩnh vực vật lý kỹ thuật đã đưa ra nhiều sản phẩm hữu ích vào thực tiễn sản xuất, thích ứng tốt với nhu cầu thị trường, được đối tác đánh giá cao. Một số đề tài, sản phẩm tiêu biểu:

20 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHCN ƯU TIÊN

Năm 2014, nhiều kết quả nghiên cứu quan trọng thuộc lĩnh vực vật lý đã được công bố. Trong tổng số gần 90 bài báo được đăng trong và ngoài nước, có tới 65 bài báo khoa học trong các tạp chí SCI và SCI-E

Năm 2015 và một số năm tiếp theo Viện Vật lý tăng cường nghiên cứu theo hai hướng ưu tiên sau đây trong số các hướng nghiên cứu truyền thống của viện:

1) Nghiên cứu các phản ứng hạt nhân gây bởi các chùm electron, gamma, proton, neutron và ion nặng để làm cơ sở cho việc phát triển công nghệ hạt nhân ở nước ta.

2) Nghiên cứu quang lượng tử và quang tử định hướng ứng dụng vào thực tiễn nhằm phục vụ phát triển sinh-y học, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phát triển năng lượng xanh và kiểm soát ô nhiễm môi trường.

Máy Plasma Jet có khả năng diệt khuẩn mà không làm hại đến mô xung quanh và hơn thế nữa nó còn kích thích tái tạo mô. Thiết bị có thể tiêu diệt vi khuẩn trong vòng 10 giây đồng thời cải thiện quá trình tái tạo mô, vì vậy có thể giảm thời gian điều trị xuống rất nhiều.

LIDAR (light detection and ranging) là kỹ thuật viễn thám sử dụng quang phổ laser hiện đang

được ứng dụng rộng rãi vào nhiều lĩnh vực. Nhóm nghiên cứu LIDAR tại Viện Vật lý đã phát triển thành công

một hệ LIDAR hai bước sóng, nhỏ gọn và dễ sử dụng, phục vụ công tác

nghiên cứu khí quyển.

21BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHCN ƯU TIÊN

Công nghệ thông tin

Hệ thống VoIP an toàn dựa trên nền tảng di động

Sản phẩm phần mềm do Viện CNTT, Viện Hàn lâm KHCNVN phát triển bao gồm: hệ thống phần mềm server quản lý, đăng ký các cuộc gọi; phần mềm client được phát triển

trên nền tảng hệ điều hành Android: thực hiện cuộc gọi thông qua nền IP qua các mạng WiFi, 3G, WiMax 4G; cho phép chat, gửi ảnh, truyền file. Sản phẩm phần mềm đã được đăng ký trên Google Play. Hệ thống hỗ trợ mã hóa mạnh AES 256 trên nền giao thức SSL/TLS, SRTP. Đảm bảo an toàn, bảo mật và mã hóa dữ liệu/thông tin trên môi trường mạng.

HƯỚNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - ĐIỆN TỬ - TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHỆ VŨ TRỤ

GS.TSKH. Dương Ngọc Hải - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHCNVN, Chủ tịch Hội đồng KH ngành CNTT-ĐT-TĐH&CNVT

Mô hình hệ thống phần mềm quản lý đăng ký cuộc gọi

 

Tín hiệu điều khiển

Dữ liệu đa phương tiện

Mã hóa bảo mật dữ liệu VoIP dựa trên giao thức vận chuyển thời gian thực an toàn SRTP (Secure Real-time Transport Protocol), cung cấp sự toàn vẹn, tính xác thực, sự bảo vệ riêng tư tới lưu thông RTP và tới điều khiển lưu thông cho RTP, RTCP. Với mô hình hệ thống VoIP an toàn, các cuộc gọi mVoIP đều được mã hóa, đảm bảo an toàn dữ liệu thoại, không bị nghe lén hay theo dõi.

22 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHCN ƯU TIÊN

Phát triển phần mềm chẩn đoán trạng thái liên kết các công trình DKI với nền móng

Đã phát triển thành công phần mềm đóng gói DKI-diasoft. Phần mềm do Viện Cơ học, Viện Hàn lâm KHCNVN xây dựng có các khả năng: quản lí các thông tin về thiết kế, chế tạo, lắp đặt, bảo dưỡng sửa chữa gia cố, địa chất, địa hình,… các công trình DKI; quản lí dữ liệu đo dao động; đánh giá, phân tích trạng thái và phân tích dự báo khuynh hướng dao động của các công trình; chẩn đoán trạng thái liên kết tại các cọc chân đế dựa trên tín hiệu dao động.

Phát triển hệ thống thông tin, hệ thống truyền dữ liệu trên nền tảng công nghệ mạng cảm biến không dây Zigbee

Xây dựng thuật toán tự tổ chức và xác định nguồn thông tin nhằm nâng cao tốc độ, tính chính xác của thông tin đo, góp phần giải quyết bài toán dự báo mức độ cảnh báo của thông tin đo trên khu vực diện rộng trong thực tiễn một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn. Đã đề xuất thuật toán mở rộng dựa trên airtime cho mạng Zigbee đảm bảo thông lượng mạng đạt cực đại và các hệ số của thuật toán airtime giúp cân bằng tải và công bằng giữa các nhánh mạng Zigbee. Kết quả mô phỏng đã chỉ ra rằng, thông lượng cho các nhánh mạng là cân bằng tải, qua đó giúp làm giảm SINR trong mạng cũng như giảm sự mất mát trong truyền dẫn.

Phần mềm chẩn đoán trạng thái liên kết của các công trình DKI

Mô hình kết nối mạng cảm biến Zigbee

23BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHCN ƯU TIÊN

Điện tử

Thiết bị chẩn đoán lỗi ô tô G-Scanner

Năm 2014, Phòng thí nghiệm Điện tử và tự động hóa, Viện Vật lý tập trung vào nghiên cứu, thiết kế và chế tạo những thiết bị điện tử để tự động hóa những lĩnh vực điều khiển và sản xuất khác nhau. Mới đây các cán bộ nghiên cứu của viện đã thiết kế và chế tạo những thiết bị công nghệ cao phục vụ cho việc sửa chữa ô tô và xe máy đời mới. Một trong những thiết bị đã thiết kế, chế tạo và đưa ra thị trường là thiết bị quét ô tô và xe máy. Đây là hệ thiết bị cho phép đoán nhận lỗi của ô tô và xe máy một cách nhanh chóng và hoàn toàn tự động. Việc ghép thiết bị vào xe ô tô hoặc xe máy rất dễ dàng, nhanh chóng và dễ học. Người dùng chỉ việc lựa chọn nút cắm đúng để ghép nối thiết bị với xe ô tô hoặc xe máy và sau đó nhấn nút quét để thiết bị quét dò tìm lỗi của ô tô và xe máy cần kiểm tra. Có thể nói rằng Viện Vật lý là nhà chế tạo duy nhất của cả nước có các thiết bị kiểm tra loại này.

Thiết bị kiểm tra kim phun cà bơm cao áp động cơ diezen

Một sản phẩm khác cũng mới được phát triển là thiết bị kiểm tra kim phun cà bơm cao áp động cơ diezen CRT001. Thiết bị này được thiết kế và sản xuất bởi nhóm cán bộ thuộc Phòng Thí nghiệm điện tử và tự động hóa của Viện Vật lý. Thiết bị này rất cần cho các xưởng sửa chữa ô tô và cho các khóa học giảng dạy hướng nghiệp. Thiết bị được dùng cho các mục đích sau: kiểm tra kim phun và bơm cao áp cho động cơ diesel của các hãng sản xuất như: Bosch, Denso, Delphi và Siemens; phát các xung tín hiệu điều khiển cho phép người thợ kiểm tra, đánh giá chất lượng kim phun nhiên liệu trên cơ sở các thông số như: lượng phun nhiên liệu, lượng hồi dầu về, chất lượng phun nhiên liệu, độ kín của kim phun,…; mô phỏng các tín hiệu điều khiển áp suất để kiểm tra bơm cao áp (bơm cao áp CP1 và CP3 của Bosch).

Thiết bị chẩn đoán lỗi ô tô G-Scanner

Thiết bị kiểm tra kim phun cà bơm cao áp động cơ diezen CRT001

24 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHCN ƯU TIÊN

Máy chủ trung tâm có nhiệm vụ lưu trữ, phân tích, xử lý nhằm đưa ra các cảnh báo cho người điều hành khi các thông số này vượt ngưỡng an toàn cho phép. Hệ thống phần mềm ở trung tâm giám sát điều khiển sẽ hiển thị trực quan các vị trí trạm đo và từng điểm đo trên nền bản đồ số với đầy đủ thông tin của các thông số đo theo thời gian thực, đồng thời hiển thị màn hình cảnh báo các điểm đo đang có thông số vượt ngưỡng an toàn. Hệ thống Scadar có thể

điều khiển một số thiết bị (như trạm bơm) để điều chỉnh thông số này (độ ẩm) về trạng thái thích hợp.

Ngoài ý nghĩa ứng dụng, sản phẩm có ý nghĩa về mặt khoa học là đã tích hợp được nhiều công nghệ mới, hiện đại như điện toán đám mây, WiMAX 4G áp dụng với Scadar trong công nghiệp, để đem lại sản phẩm hiệu quả trong thực tế. Sản phẩm đã đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích.

Tự động hóa

Hệ thống giám sát môi trường trên nền tảng điện toán đám mây qua mạng viễn thông WIMAX 4G

Hệ thống giám sát môi trường do Viện Công nghệ thông tin, Viện Hàn lâm KHCNVN phát triển, được xây dựng trên nền tảng của công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing). Với sự kết hợp giữa công nghệ GIS, WiMAX 4G và SCADAR trong công nghiệp, hệ thống bao gồm: phần mềm giám sát điều khiển cài đặt trên máy chủ trung tâm và các

trạm đo môi trường đặt cố định hoặc di động. Hệ thống sẽ giúp các nhà quản lý giám sát các thông số đo trong đất, khí, nước một cách trực quan, liên tục, đồng thời điều khiển một số thiết bị để điều chỉnh các thông số này ở trạng thái thích hợp cho nuôi trồng, sản xuất trên bất kỳ thiết bị di động nào (PC, laptop, tablet, smartphone) chỉ cần một trình duyệt web thông dụng (Internet Explorer, FireFox, Chrome) và một kết nối internet. Nhờ công nghệ điện toán đám mây việc triển khai, nâng cấp và bảo trì hệ thống sẽ được đồng bộ cho tất cả các đơn vị đã triển khai ngay lập tức mà không cần phải thực hiện cho từng đơn vị như theo cách truyền thống trước đây.

Các thông số đo như nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ khí CO, CO2, độ PH đất… được các trạm đo môi trường thu nhận qua các cảm biến cùng với vị trí qua hệ thống định vị GPS sẽ được gửi liên tục lên máy chủ trung tâm.

Mô hình hệ thống phần mềm

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHCN ƯU TIÊN

25

Thiết kế và phát triển hệ thống đo đạc profile vận tốc dòng chảy chất lỏng dựa trên hiệu ứng Doppler của sóng trên âm

Đã phát triển thành công tại Viện Cơ học, Viện Hàn lâm KHCNVN hệ thống đo đạc profile vận tốc tức thời dòng chảy chất lỏng (UVP). Thông qua đề tài, hợp tác nghiên cứu quốc tế (với Viện Công nghệ Tokyo, Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga…) đã được đẩy mạnh. Sản phẩm nghiên cứu của đề tài trực tiếp hỗ trợ các nghiên cứu thực nghiệm cơ học chất lỏng.

Giao diện trung tâm giám sát điều khiển

Hệ thống đo đạc profile vận tốc tức thời dòng chảy chất lỏng UVP đo đạc dòng chảy trong đường ống

26 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHCN ƯU TIÊN

Công nghệ vũ trụ

Xây dựng cơ sở hạ tầng cho công nghệ vũ trụ

Tháng 10/2014 sau 25 tháng khởi công dự án TTVTQG tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc đã hoàn thành công tác chuẩn bị mặt bằng và sẵn sàng cho việc xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật từ năm 2015. Nhiều hạng mục thuộc dự án thành phần xây dựng cơ sở vật chất đang trong giai đoạn thiết kế như Trung tâm Hỗ trợ phát triển nhân lực và chuyển giao công nghệ vũ trụ tại 18 Hoàng Quốc Việt, đài thiên văn tại Hòn Chồng, Nha Trang, Trung tâm Ứng dụng công nghệ vũ trụ tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Hệ LIDAR

Mới đây Trung tâm Vật lý Kỹ thuật, Viện Vật lý đã hoàn thành xây dựng hệ LIDAR phục vụ nghiên cứu vật lý khí quyển. LIDAR là công nghệ đo xa bằng cách chiếu chùm laser vào đối tượng cần nghiên cứu và phân tích các bức xạ phản xạ lại. Hệ LIDAR này đã được các cán bộ của Trung tâm Vật lý Kỹ thuật sử dụng liên tục để nghiên cứu khí quyển và khí tượng. Hệ thiết bị này cũng được dùng cho công tác đào tạo sinh viên trên đại học về vật lý kỹ thuật. Trong năm 2014, hệ LIDAR này đã được dùng để khảo sát phân bố mật độ phân tử và nhiệt độ các tầng mây ở khu vực Hà Nội. Phân giải không gian đạt được là 120 mét và phân giải thời gian là 1 giờ. Độ cao của tằng mây nằm trong khoảng từ 20 đến 57 km. Từ các tín hiệu lidar sau khi đã hiệu chỉnh khoảng cách, đã thu được phân bố mật độ phân tử khí quyển. Phân bố nhiệt độ được rút ra từ phân bố mật độ phân tử với giả thiết cân bằng khí động học và quy luật của khí lý tưởng.

Hệ LIDAR do Viện Vật lý thiết kế và chế tạo

Hoàn thành dự án thành phần chuẩn bị mặt bằng Trung tâm Vũ trụ Việt Nam

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn cán bộ Trung tâm Vệ tinh Quốc gia tại Trung tâm Vũ trụ Tsukuba, Nhật Bản

27BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHCN ƯU TIÊN

Đã phối hợp đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành CNVT tại 2 trường: Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội; Đại học Công nghệ (ĐHQG Hà Nội).

Hội thảo quốc tế Ứng dụng Công nghệ Vệ tinh – Tiềm năng ứng dụng của Viễn thám và hình ảnh thông minh (IMINT)

Chương trình đào tạo Công nghệ vệ tinh cơ bản

Đây là một hợp phần quan trọng cho việc phát triển nhân lực của dự án xây dựng TTVTQG - đã được triển khai rất hiệu quả. Hiện có 22 cán bộ TTVTQG đang học thạc sỹ tại Nhật Bản theo chương trình này. Tháng 12/2014, hội thảo chuyên đề lần thứ 1 về thiết kế, chế tạo và thử nghiệm vệ tinh MicroDragon đã được tổ chức thành công tại Tokyo, Nhật Bản. Đây là hoạt động rất quan trọng trong quá trình học tập và thực hành thiết kế, tích hợp và thử nghiệm một vệ tinh MicroDragon của các cán bộ TTVTQG dưới sự hướng dẫn và giám sát của các giáo sư Nhật Bản. Đây cũng là một phần cốt lõi và điểm đặc biệt trong chương trình đào tạo vệ tinh cơ bản của dự án.

Khóa học chuyên đề Việt – Pháp lần thứ 15 “Giám sát môi trường từ không gian”

Tổ chức thành công nhiều hội thảo, lớp học quốc tế về công nghệ vũ trụ như Hội thảo quốc tế Ứng dụng công nghệ vệ tinh – tiềm năng ứng dụng của viễn thám và hình ảnh thông minh (IMINT), khóa học chuyên đề Việt – Pháp lần thứ 15 “Giám sát môi trường từ không gian”.

28 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHCN ƯU TIÊN

Chương trình KHCN vũ trụ

Trong năm 2014, chương trình KHCN vũ trụ đã có 26 đề tài được phê duyệt, với tổng kinh phí 101.1 tỷ đồng. Trong đó 13 đề tài thực hiện trong các năm 2013-2015 và 13 đề tài thực hiện trong các năm 2014-2015. Một số kết quả nghiên cứu đã được công bố trong Hội nghị khoa học “Công nghệ vũ trụ và ứng dụng” do chương trình KHCN vũ trụ tổ chức, diễn ra vào ngày 19/12/2014 tại Viện Hàn lâm KHCNVN, theo đó đã thu được một số kết quả nổi bật như sau:

• Về hướng ứng dụng công nghệ vũ trụ, các đề tài đã triển khai công tác thực địa tại nhiều khu vực trong cả nước, đồng thời thu thập ảnh vệ tinh qua từng thời kỳ (với nhiều nguồn ảnh khác nhau, trong đó có ảnh VNREDSat-1). Với các đề tài ứng dụng viễn thám phục vụ quốc phòng an ninh, giám sát các biến động khu vực biên giới và lãnh thổ Việt Nam, việc thu thập và đánh giá các biến động trên đường bờ đã đạt nhiều kết quả, đề tài đã cung cấp nhiều thông tin và tư liệu có giá trị phục vụ quốc phòng, an ninh. Với các đề tài ứng dụng công nghệ vũ trụ phục vụ KT-XH, giám sát và đánh giá các tai biến thiên nhiên, giám sát hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, dự báo mùa màng, đã triển khai công tác thực địa, thu thập và xử lý dữ liệu, bước

đầu thu nhiều kết quả như thành lập các bản đồ đất nông nghiệp trong từng thời kỳ, bản đồ trượt lở đất, quá trình sinh trưởng cây cà phê…;

• Về hướng công nghệ vệ tinh và trạm mặt đất, các đề tài đã thu được một số kết quả như: đề xuất kiến trúc hệ thống cung cấp dịch vụ sử dụng định vị vệ tinh độ chính xác cỡ cm thời gian thực, hệ thống cung cấp thông tin cải chính và các kết quả so sánh định vị với thông tin cải chính từ GIS, nghiên cứu phát triển giải pháp truyền thông giữa trạm tham chiếu và bộ thu định vị, bước đầu xây dựng mô hình trạm thu di động gắn sensor từ trường có độ nhạy cao ứng dụng trên tàu biển;

• Về hướng tên lửa đẩy: đã hoàn thành xây dựng cơ sở lý thuyết mô hình tên lửa đẩy vệ tinh nhỏ (TV-1), thiết lập nhiệm vụ kỹ thuật của thiết bị động cơ, lựa chọn sơ đồ kết cấu-phối trí và tính toán các đặc trưng làm việc của động cơ, thiết kế chế tạo thân cánh, hệ thống tách và chuyển động lái của TV-1, thiết kế chế tạo hệ thống điện của tên lửa. Bên cạnh đó, việc triển khai thí nghiệm tại khu Hòa Lạc cũng đã được thực hiện.

Có 33 bài báo được đăng trên các tạp chí trong vào ngoài nước, trong đó 8 bài báo quốc tế và 1 bài SCI.

Vệ tinh VNREDSat-1

Cho đến hết tháng 11/2014, qua hơn 18 tháng vận hành, hệ thống vệ tinh VNREDSat-1 đã được cán bộ Trung tâm Điều khiển và Khai thác vệ tinh nhỏ thuộc Viện Công nghệ vũ trụ trực tiếp vận hành hàng ngày an toàn, hiệu quả. Số lượng ảnh mà VNRED-Sat-1 đã chụp được lên đến 28.664 cảnh ảnh (14.360 MS và 14.304 PAN), trong đó có trên 14.000 cảnh ảnh chụp trên lãnh thổ Việt Nam (khoảng 7000 PAN & 7000 MS). Các dữ liệu vệ tinh này đã phục vụ hiệu quả các

Ảnh VNREDSat-1 lũ lụt và sạt lở đất ở Phillipines, tỉnh Leyte, 10/12/2014

29BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHCN ƯU TIÊN

nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng. Đặc biệt, các cán bộ Trung tâm Điều khiển và Khai thác vệ tinh nhỏ, vệ tinh VNREDSat-1 đã tham gia tích cực vào hợp tác quốc tế của Viện Hàn lâm KHCNVN với UNESCAP. Đã hợp tác với UNESCAP chia sẻ dữ liệu ảnh vệ tinh trong phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, cụ thể:

• Khi có dự báo các cơn bão Rammasun (7/2014), Kalmaegi (9/2014), Sinlaku (11/2014) có khả năng đổ bộ vào Việt Nam, Viện CNVT đã thông báo cho Thư ký của UNESCAP kêu gọi các nước thành viên cung cấp ảnh vệ tinh, chủ yếu là ảnh Radar cho Việt Nam. Qua đó, đã nhận được nhiều cảnh ảnh từ các cơ quan vũ trụ như: UNOSAT/UNITAR, ROSCOSMOS, ISRO, THEOS, RADARSAT. Viện đã xử lý các ảnh này và cung cấp cho Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai của Bộ NN&PTNT;

• Khi các nước trong khu vực bị ảnh hưởng của thiên tai, theo kêu gọi của Thư ký UNESCAP, Viện CNVT đã đặt lịch chụp ảnh VNREDSat-1 tại các vùng xảy ra thiên tai và cung cấp cho UNESCAP để chuyển tới các nước thành viên bị thiên tai: ngày 15/8/2014, theo thông báo của UNESCAP, Viện CNVT đã lập lịch chụp và cung cấp thành công 02 ảnh vệ tinh VNREDSat-1 rõ nét, phân giải cao về trận lũ lụt lịch sử tại Ấn Độ và Pakistan. Ngày 23/10/2014, đã chụp và cung cấp 01 ảnh vệ tinh VNREDSat-1 cho Ấn Độ về trận lốc xoáy “HUDHUD” gây ra lũ bùn tại vùng Visakhapatnam làm thiệt hại lớn về người và tài sản. Ngày 10/12/2014, đã chụp và cung cấp 01 ảnh vệ tinh VNREDSat-1 về vùng lũ, sạt lở đất tại Philippines (cơn bão Hagupit - N.5 ngày 07/12/2014).

Một số hoạt động nghiên cứu khoa học khác

Sau hơn 3 tháng hoạt động trên quỹ đạo và thường xuyên phát tín hiệu về trái đất, 00h18 phút ngày 1/3/2014 (giờ UTC+7), PicoDragon vệ tinh siêu nhỏ đầu tiên do Việt Nam chế tạo đã quay trở lại bầu khí quyển và bốc cháy sau khi hoàn thành nhiệm vụ. PicoDragon đánh dấu sự thành công bước đầu trong lộ trình phát triển vệ tinh của TTVTQG, Viện Hàn lâm KHCNVN.

Năm 2014, TTVTQG đã chủ trì, tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học và ứng dụng như: 2 đề tài thuộc Chương trình Khoa học công nghệ Vũ trụ; 1 đề tài thuộc Chương trình KC.08.28/11-15; 1 đề tài thuộc Chương trình Tây Nguyên 3; 1 đề tài nghiên cứu cơ bản thuộc NAFOSTED; 2 hợp đồng dịch vụ khoa học và 8 đề tài nghiên cứu cấp cơ sở. Các kết quả điển hình là hoàn thành thiết kế hệ thống mô phỏng phân hệ ADCS; thiết kế hoàn chỉnh tên lửa mô hình; xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ xói lở bờ biển Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000; các bản đồ chuyên đề, tỷ lệ 1:1.000.000; nghiên cứu sử dụng ảnh viễn thám trong đánh giá thiệt hại của bão đổ bộ vào khu vực ven biển Trung bộ Việt Nam; xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý Tây Nguyên, đánh giá hiện trạng và biến động lớp phủ rừng Tây Nguyên sử dụng ảnh viễn thám độ phân giải cao đa thời gian bằng phương pháp bán tự động…

Mô hình hệ thống mô phỏng phân hệ xác định và điều khiển tư thế ADCS

30 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHCN ƯU TIÊN

Bắt đầu từ tháng 9/2013, Viện Cơ học triển khai Đề tài “Nghiên cứu và phát triển phần mềm tích hợp để tính toán và mô phỏng dao động, độ bền, ổn định và nhiệt của kết cấu trong thiết kế và chế tạo vệ tinh nhỏ trên quỹ đạo thấp” nhằm nghiên cứu, phát hiện tính chất dao động, tính chất ổn định, đánh giá độ bền của kết cấu vệ tinh dưới tác động của các yếu tố nhiệt và kích động ngoài. Các tính chất này sẽ giúp tìm ra các biện pháp giảm dao động, giảm thiểu các yếu tố có hại tác động lên vệ tinh, tăng cường tính ổn định và độ bền.

Tên lửa mô hình

Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ quản lý giám sát lớp phủ rừng Tây Nguyên

Trường ứng suất

Trường biến dạng

31BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHCN ƯU TIÊN

Các nhiệm vụ kết thúc năm 2013

Hội đồng khoa học của Viện Hàn lâm KHCNVN đã đánh giá nghiệm thu 5 đề tài kết thúc trong năm 2013. Kết quả có 1 đề tài nghiệm thu đạt mức xuất sắc và 4 đề tài đạt mức khá. Cụ thể kết quả như sau:

Đề tài “Nghiên cứu sàng lọc các enzyme bền nhiệt từ các khu hệ vi sinh vật của các nguồn nước nóng bằng kỹ thuật metagenomic” do PGS. TS. Trần Đình Mấn, Viện CNSH làm chủ nhiệm. Đề tài đã thành công trong việc sử dụng kỹ thuật metagenomic để phân lập các enzyme

bền nhiệt mới (amylase và protease) từ vi sinh vật ưa nhiệt ở các nguồn suối nước nóng không thông qua nuôi cấy;

Đề tài “Nghiên cứu tạo kháng nguyên tái tổ hợp và thử nghiệm gây miễn dịch phòng bệnh lợn tai xanh tại Việt Nam” do TS. Nguyễn Thị Minh Huyền, Viện CNSH làm chủ nhiệm. Đề tài đã thành công trong việc tạo protein tái tổ hợp của virus gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS) Việt Nam có khả năng kích thích tạo kháng thể miễn dịch và đáp ứng miễn dịch tốt trên động vật thí nghiệm;

HƯỚNG CÔNG NGHỆ SINH HỌCGS. TS. Trương Nam HảiChủ tịch Hội đồng khoa học ngành Công nghệ sinh học

Sơ đồ hệ gen của vi rút gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS)

32 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHCN ƯU TIÊN

Mô hình cơ chế kháng viêm của GR

Đề tài “Xây dựng hoàn thiện mô hình sàng lọc hoạt tính kháng viêm mới thông qua các thụ thể glucocorticoid và họ toll-like trên tế bào macrophage của động vật thực nghiệm” do TS. Nguyễn Thị Mai Phương, Viện CNSH làm chủ nhiệm. Đề tài đã thành công trong việc xây dựng mô hình nghiên cứu và sàng lọc các chất chống viêm, có hiệu quả, có độ chính xác cao, đạt trình độ quốc tế. Thông qua mô hình đã sàng lọc được chất kháng viêm từ dịch chiết từ rễ cây Bách Bộ (Stemano tuberosa Lour) có khả năng ức chế sự tổng hợp các cytokin tiền viêm mạnh nhất. Kết quả đã nhận được chất methyl ferulate từ

cây Bách bộ với độ sạch đạt gần 99%. Đây là lần đầu tiên chất kháng viêm methyl ferulate được tách chiết từ cây Bách Bộ và chứng minh khả năng ức chế của nó đối với các cytokin tiền viêm TNF-α, IL-6, IFN-γ, ức chế sự phosphoryl hoá của các protein p-38, JNK thuộc con đường tín hiệu MAPK, ức chế sự biểu hiện của COX-2, ức chế sinh NO;

Ảnh hưởng của đất phèn trên cây lúa. a-Lúa trồng trên đất bình thường, b-Lúa trồng trên đất phèn.

Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng hạt nano Fe-Al LDH (layered double hydroxides) để làm giảm tác hại của phèn trên cây lúa” do ThS. Nguyễn Thị Như Quỳnh, Viện Sinh học Nhiệt đới làm chủ nhiệm. Đề tài đã tạo ra và ứng dụng được sản phẩm chứa hạt nano Fe/Al LDH trong việc làm tăng khả năng chịu phèn của giống lúa cao sản hoặc chất lượng tốt (những giống lúa không có khả năng chịu phèn) trồng trên đất phèn. Chế phẩm này đã giúp cho lúa có khả năng sinh trưởng được trong điều kiện đất phèn và cho năng suất cao hơn so với đối chứng;

33BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHCN ƯU TIÊN

Các nhiệm vụ kết thúc trong năm 2014

Hướng CNSH có 5 nhiệm vụ kết thúc trong năm 2014, trong đó có 2 nhiệm vụ đã nghiệm thu cấp Viện Hàn lâm và đạt mức khá, 2 nhiệm vụ đang chuẩn bị hồ sơ để nghiệm thu và 1 nhiệm vụ xin gia hạn đến tháng 6/2015 để chờ công bố quốc tế. Cụ thể như sau:

• Đề tài “Nghiên cứu biểu hiện protein tái tổ hợp tạo vị ngọt miraculin trong cây cà chua chuyển gen” do PGS. TS. Chu Hoàng Hà, Viện CNSH làm chủ nhiệm với mục tiêu tạo cây cà chua chuyển gen có khả năng sản xuất protein tái tổ hợp tạo vị ngọt miraculin tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm và công nghiệp dược;

• Đề tài “Nghiên cứu chế tạo hạt nano mang kháng nguyên có khả năng gây đáp ứng miễn dịch” do PGS.TS. Lê Quang Huấn, Viện CNSH làm chủ nhiệm. Đề tài đã thành công trong việc tạo được hạt nano mang kháng nguyên đặc trưng ung thư tuyến tiền liệt (EPCA-2 và HER-2) có khả năng gây đáp ứng miễn dịch trên động vật thí nghiệm. Kết quả này là những cơ sở đầu tiên trong việc nghiên cứu phát triển và ứng dụng kháng nguyên EPCA-2 để chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt trong tương lai. Đề tài đã nghiệm thu cấp Viện Hàn lâm ngày 15/1/2015 và được Hội đồng đánh giá đạt mức khá;

Vùng trồng hành và cải ngọt tại xã An Hải, Ninh Phước, Ninh Thuận

Đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng di truyền của các Baculovirus gây nhiễm sâu hại phổ biến trên rau ở khu vực phía nam Việt Nam” do TS. Nguyễn Thị Phương Thảo, Viện Sinh học Nhiệt đới làm chủ nhiệm. Đề tài đã thu thập được 35 mẫu Baculovirus trên sâu hại rau ở miền Nam Việt Nam và xác định được mối quan hệ di truyền của chúng bằng phương pháp sinh học phân tử;

34 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHCN ƯU TIÊN

• Đề tài “Nghiên cứu tạo chủng Baculo-virus tái tổ hợp mang gen kháng nguyên virus cúm phục vụ mục tiêu sản xuất chế phẩm miễn dịch thế hệ mới” do TS. Đồng Văn Quyền, Viện CNSH làm chủ nhiệm với mục tiêu xây dựng qui trình công nghệ tạo Baculovirus tái tổ hợp mang gen kháng nguyên virus cúm và đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch của chúng;

• Đề tài “Nghiên cứu xác định các đột biến gen nhằm phục vụ chẩn đoán bệnh khiếm thính di truyền bẩm sinh ở trẻ em” do PGS. TS. Nông Văn Hải, Viện Nghiên cứu hệ gen làm chủ nhiệm với mục tiêu xác định các đột biến điểm/SNPs ở một số gen có liên quan đến bệnh khiếm thính bẩm sinh di truyền ở trẻ em nhằm xây dựng phương pháp phát hiện và chẩn đoán sớm bệnh khiếm thính bẩm sinh. Đề tài được gia hạn đến 6/2015 để chờ công bố quốc tế.

pPaspg/SacI chèn vào genome P. pastoris

DC 1 2 3 M 6 7

A

1 2 3 6 7 M DC

B

← 35 ← 35 ← 45 ← 45

kDa kDa

SDS-PAGE protein ngoại bào (A) và nội bào (B) của các dòng nấm men biểu hiện (1, 2, 3, 6, 7 tương ứng với các dòng S1, S2, S3, S6, S7; DC: Đối chứng; M: Marker)

• Đề tài “Nghiên cứu qui trình sản xuất L-asparaginase tái tổ hợp, thử nghiệm diệt các dòng tế bào ung thư và định hướng dùng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư máu do PGS. TS. Quyền Đình Thi, Viện CNSH làm chủ nhiệm. Đề tài đã thành công trong việc tạo chủng E. coli có khả năng tổng hợp cao L-asparaginase (đạt 60% trên protein tổng số của tế bào) và xây dựng quy trình công nghệ sản xuất enzym này ở quy mô phòng thí nghiệm. Protein nhận

được đạt độ sạch 99% và có hoạt tính sinh học. Đề tài có 1 công bố quốc tế (ISNN), 1 bài trong tạp chí Y học và 3 báo cáo tại hội nghị quốc tế. Kết quả đề tài đã được nghiệm thu cấp Viện Hàn lâm ngày 19/1/2015 và được hội đồng đánh giá đạt mức khá;

35BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHCN ƯU TIÊN

• Đề tài “Nghiên cứu đa hình gen/protein matrix metalloproteinase-9 (MMP-9) và đánh giá khả năng ứng dụng trong chẩn đoán sớm hội chứng mạch vành cấp (ACS)” do TS. Lê Thị Bích Thảo, Viện CNSH làm chủ nhiệm. Mục tiêu của đề tài là đánh giá mối liên quan giữa hàm lượng MMP-9 trong huyết thanh người bệnh hội chứng mạch vành cấp với sự có mặt của các alen trong vùng promoter gen MMP-9 và khả năng ứng dụng protein MMP-9 như một biomarker trong dự đoán khả năng/nguy cơ mắc hội chứng mạch vành cấp;

• Đề tài “Nghiên cứu tác động của chế phẩm nấm rễ VH1 lên năng suất rễ (củ), hàm lượng imperatorin của cây Bạch chỉ (Angelica dahurica)” do TS. Trần Thị Như Hằng, Viện Hoá học các hợp chất tự nhiên làm chủ nhiệm. Mục tiêu của đề tài là xác định được tác động của chế phẩm nấm rễ VH1 lên năng suất củ (rễ), hàm lượng imperatorin của cây thuốc Bạch chỉ (Angelica dahurica (Fisch. ex Hoffm.) Benth. et Hook. f.);

• Đề tài “Nghiên cứu tạo kháng nguyên tái tổ hợp của virus gây bệnh cúm (H7N9) trong cây thuốc lá (Nicotiana sp.) bằng phương pháp agroinfiltration phục vụ cho mục đích tạo vacx-in thế hệ mới” do TS. Phạm Bích Ngọc, Viện

CNSH làm chủ nhiệm. Mục tiêu của đề tài là tổng hợp gen mã hóa kháng nguyên HA của virus cúm H7N9; thiết kế cấu trúc vector biểu hiện mang gen kháng nguyên HA, vector hỗ trợ biểu hiện gen và tạo chủng Agrobacterium tương ứng; hoàn thiện quy trình biểu hiện tạm thời HA ở thuốc lá; tinh sạch kháng nguyên HA tái tổ hợp và đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch của kháng nguyên HA;

• Đề tài “Tinh chế và thử nghiệm ứng dụng kháng nguyên tiết/bài xuất của giun đũa Toxocara canis trên chó vào chẩn đoán huyết thanh nhiễm Toxocara canis trên chó và người” do TS. Nguyễn Hữu Hùng, Viện Sinh học nhiệt đới làm chủ nhiệm. Mục tiêu của đề tài là xây dựng được phương pháp chẩn đoán người và chó bị nhiễm Toxocara canis thông qua kháng nguyên trong dịch tiết xuất của giun đũa Toxocara canis;

• Đề tài “Tạo và tinh sạch D-lactate dehydrogenase tái tổ hợp, có tác dụng giải phóng D-lactate” do TS. Nguyễn Kim Thoa, Viện CNSH làm chủ nhiệm. Mục tiêu của đề tài là tạo và thu nhận D-lactate dehydrogenase tái tổ hợp tinh sạch nhằm đánh giá tác dụng chuyển hóa D-lactate và tính an toàn của D-lactate dehydrogenase in vitro và in vivo.

Các nhiệm vụ thực hiện trong giai đoạn 2014-2015

Đây là các đề tài đang thực hiện các nội dung nghiên cứu của năm thứ nhất. Cụ thể là các đề tài sau:

36 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHCN ƯU TIÊN

• Đề tài “Nghiên cứu sự thay đổi biểu hiện gen aryl hydrocarbon receptor (Ahr) ở mức độ phiên mã của người nhiễm dioxin tại Việt Nam và đánh giá mối liên quan của gen Ahr với bệnh lý do dioxin gây ra”, mã số VAST02.01/15-16 do TS. Nguyễn Trung Nam, Viện Công nghệ sinh học làm chủ nhiệm. Mục tiêu của đề tài là xây dựng được phương pháp xác định sự biểu hiện ở mức độ phiên mã của Ahr trong máu của người nhiễm dioxin; xác định mối liên quan tiềm năng giữa thay đổi biểu hiện của Ahr và một số bệnh lý trên những người nhiễm dioxin.

• Đề tài “Giải trình tự toàn bộ hệ gen biểu hiện (exome) ở bệnh nhân tự kỷ Việt Nam”, mã số VAST02.02/15-16 do TS.Nguyễn Huy Hoàng, Viện Nghiên cứu hệ gen làm chủ nhiệm. Mục tiêu của đề tài là giải trình tự và phân tích hệ gen biểu hiện (exome) của trẻ em tự kỷ; xác định các biến dị di truyền liên quan đến bệnh tự kỷ ở người Việt Nam.

• Đề tài “Nghiên cứu tạo cây đậu tương chuyển gen có khả năng sản xuất astaxan-thin và b carotene chuyên biệt ở hạt”, mã số VAST02.03/15-16 do TS. Phan Tường Lộc, Viện Sinh học nhiệt đới làm chủ nhiệm. Mục tiêu của đề tài là tạo được dòng đậu tương Glycine max (L.) mang gen tạo astaxanthin và b carotene;

đánh giá được khả năng tạo astaxanthin và b carotene ở cây đậu tương chuyển gen tạo được.

• Đề tài “Nghiên cứu tạo kháng thể đơn chuỗi tái tổ hợp nhận biết đặc hiệu kháng nguyên nhóm máu”, mã số VAST02.04/15-16 do TS. Lê Thị Thu Hồng, Viện Công nghệ sinh học làm chủ nhiệm. Mục tiêu của đề tài là tạo được quy trình sản xuất kháng thể đơn chuỗi tái tổ hợp nhận biết đặc hiệu kháng nguyên nhóm máu; sản xuất được kháng thể đơn chuỗi tái tổ hợp có khả năng nhận biết đặc hiệu kháng nguyên nhóm máu.

• Đề tài “Nghiên cứu xác định tần suất đột biến trên tổ hợp gene BCR/ABL1 gây kháng thuốc Imatinib ở bệnh nhân Lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt bằng phương pháp giải trình tự gen phiên mã”, mã số VAST02.05/15-16 do TS. Nguyễn Cường, Viện Công nghệ sinh học làm chủ nhiệm. Mục tiêu của đề tài là phân tích, thống kê các đột biến kháng thuốc trên tổ hợp gen BCR/ABL1 ở 180-200 bệnh nhân Lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt, xác định tần suất các đột biến kháng thuốc ở các bệnh nhân Lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt, không lui bệnh về mặt di truyền với mục đích phát hiện các đột biến đặc thù với người Việt Nam để sử dụng làm chỉ thị phát hiện chính xác bệnh.

Các nhiệm vụ mới cho năm 2015

Năm 2014 Hội đồng ngành CNSH của Viện Hàn lâm đã xác định được 5 nhiệm vụ mới cho năm 2015. Một trong những tiêu chí quan trọng khi xem xét lựa chọn các nhiệm vụ mới là phải đáp ứng được mục tiêu phát triển công nghệ nền của công nghệ sinh học, có khả năng phát triển thành các nhiệm vụ nghiên cứu lớn hơn trong giai đoạn tiếp theo. Ngoài ra yếu tố vùng miền cũng được cân nhắc khi xem xét các đề xuất từ các nhà khoa học. Kết quả Hội đồng đã chọn được các nhiệm vụ sau:

Các nhiệm vụ khác

Ngoài các nhiệm vụ theo hướng CNSH do Viện Hàn lâm KHCNVN quản lý, năm 2014 Bộ KHCN đã phê duyệt cụm 5 đề tài cấp nhà nước theo hướng ứng dụng metagenomics trong khai thác các protein, enzyme và các chất có hoạt tính sinh học từ các hệ sinh thái đặc thù ở Việt Nam. Đây là một hướng nghiên cứu hoàn toàn mới ở Việt Nam theo hướng các công nghệ OMICS.

37BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHCN ƯU TIÊN

Trong lĩnh vực công nghệ vật liệu kim loại đã đạt được các kết quả nổi bật sau:

Nghiên cứu công nghệ sản xuất thép từ bùn đỏ trong quá trình sản xuất aluminum tại Tây Nguyên (Viện Hóa học)

Bùn đỏ ở dạng thải ướt được tách bằng kĩ thuật lọc áp suất cao nhằm tách phần lớn dung dịch ra khỏi bùn đỏ. Phần dung dịch sau khi tách bao gồm xút và aluminat dư được tái sử dụng lại trong chu trình Bayer. Bùn đỏ khô sau khi tách được nghiền mịn và trộn với than, dolomit theo tỉ lệ bùn đỏ: than: vôi: dolomit (100:7:12:6) về khối lượng, sau đó được tạo cầu và chuyển lên dây chuyền thiêu kết sử dụng khí hóa than dư của lò cao luyện gang có hàm lượng CO 21%. Thời gian thiêu kết là 20 phút, nhiệt độ thiêu kết là 9000C. Mẫu bùn đỏ sau thiêu kết được nghiền và tuyển từ để thu hồi tinh quặng sắt, tinh quặng sắt sau khi thu hồi từ bùn đỏ có hàm lượng T-Fe 62,1% được sử dụng để sản xuất sắt xốp. Mẫu sắt xốp thu được có hàm lượng T-Fe 90% trong đó tỷ lệ sắt kim loại trên tổng sắt chiếm 83,4%. Mẫu phôi thép được luyện từ sắt xốp đạt tiêu chuẩn Việt Nam và Nhật Bản. Mẫu phôi thép được phân tích bởi Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường, đạt tiêu chuẩn mác thép CT5.

Quy trình công nghệ đã được chấp nhận đơn hợp lệ để cấp bằng độc quyền sáng chế.

HƯỚNG KHOA HỌC VẬT LIỆUGiáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu - Chủ tịch Hội đồng khoa học ngành Khoa học vật liệu

Khoa học và công nghệ nano, công nghệ vật liệu kim loại là hai hướng nghiên cứu lớn của ngành khoa học vật liệu. Theo cả hai hướng này, trong năm 2014 các đơn vị của Viện Hàn lâm KHCNVN đã đạt được các kết quả nổi bật.

Bùn đỏ khô

Hệ thống thiêu kết công nghiệp

38 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHCN ƯU TIÊN

Mẫu bùn đỏ sau khi thiêu kết

Mẫu tinh quặng Sắt (T-Fe 62,1%

Mẫu sắt xốp (T-Fe 90%)

Quy trình luyện thép

Mẫu thép thành phẩm

39BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHCN ƯU TIÊN

Nghiên cứu công nghệ chế biến quặng sun-fua đồng thành sunfat đồng (Viện Khoa học vật liệu)

Đã xây dựng dây chuyền công nghệ bán công nghiệp với công nghệ ưu việt hơn hẳn so với công nghệ nhập ngoại đang có ở nước ta. Đã được chấp nhận đơn xin cấp bằng độc quyền sáng chế (Viện Khoa học vật liệu).

Nghiên cứu chế tạo hợp kim cứng (Viện Khoa học vật liệu)

Đã chế tạo thành công hợp kim cứng hệ WC-Ni có tỷ trọng 14,7kg/dm3 bằng phương pháp ép nóng đẳng tĩnh, được ứng dụng trong công nghiệp đạt hiệu quả cao.

Nghiên cứu vật liệu carbon cấu trúc nano (Viện Khoa học vật liệu)

Đã thiết lập qui trình chế tạo hai loại ống nano carbon (CNTs) trên đế Si/SiO2, một loại định hướng vuông góc và một loại siêu dài (cỡ mm-cm) định hướng nằm ngang đối với mặt phẳng đế. Đã chế tạo Al/CNTs nanocomposite bằng kỹ thuật ép nóng đẳng tĩnh. Vật liệu Al/CNT có tỷ trọng thấp, cơ tính tốt và hệ số dẫn nhiệt thấp, có tiềm năng ứng dụng làm vật liệu tản nhiệt cho các linh kiện điện tử công suất lớn. Đây là bước phát triển mới của kết quả nghiên cứu chế tạo In/CNTs nanocomposite và chế tạo kết cấu tản nhiệt cho các linh kiện điện tử công suất lớn bằng In/CNTs nanocomposite, đã đăng ký từ năm 2011 và mới được Cục sở hữu trí tuệ cấp Bằng độc quyền sáng chế số 12663 ngày 21 tháng 4 năm 2014.

Nghiên cứu chế tạo TiNTs và NTs (Viện Khoa học vật liệu)

Lần đầu tiên ở Việt Nam đã chế tạo thành công ống kim loại Ti sắp xếp rất thẳng hàng và thiết lập được quy trình công nghệ chế tạo vật liệu có phẩm chất tối đa. Sau khi ủ ở nhiệt độ 4000C trong không khí 1 giờ các miếng kim loại Ti trở thành ống titania với cấu trúc anatase, ủ nhiệt tiếp ở 6000C thu được ống titania với cấu trúc rutile. Kết quả của đề tài mở ra triển vọng nâng cao phẩm chất các linh kiện quang tử và quang xúc tác.

Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ nano đã thu được các kết quả nổi bật sau đây:

Nghiên cứu chế tạo hạt nano Fe3O4 bạc bởi polyme nhạy cảm với nhiệt độ định hướng ứng dụng y sinh (Viện Khoa học vật liệu)

Đã thiết lập được quy trình chế tạo hạt nano Fe3O4 bạc bởi polyme poly NA và nghiên cứu sự đốt nóng các hạt này bởi từ trường. Vật liệu cấu trúc nano chế tạo được có khả năng được sử dụng trong việc điều trị bằng phương pháp dùng từ trường để đốt các tế bào cần tiêu hủy hoặc dùng từ trường điều khiển sự vận chuyển thuốc trong cơ thể.

Nghiên cứu chế tạo thiết bị cảm biến quang tử để đo nồng độ các dung môi hữu cơ và chất diệt cỏ hòa tan trong nước (Viện Khoa học vật liệu)

Đã nghiên cứu xác định được cấu trúc tối ưu của thiết bị cảm biến quang tử chỉ sử dụng các phương pháp vật lý để xác định nồng độ các dung môi hữu cơ và chất diệt cỏ hòa tan trong môi trường nước với độ nhạy cao. Nguyên lý hoạt động của thiết bị dựa trên sự kết hợp giữa nhiệt độ, tốc độ dòng khí thổi qua dung dịch và bước sóng cộng hưởng của cảm biến. Ánh sáng phản xạ từ cảm biến được phân tích bằng thiết bị đo quang phổ. Ngưỡng phát hiện là 0,2% với methanol và 0,4% với ethanol.

40 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHCN ƯU TIÊN

Nghiên cứu sử dụng ống nano cacbon (CNTs) để nâng cao chất lượng sơn chống ăn mòn kim loại (Viện Kỹ thuật nhiệt đới)

Đã chế tạo sơn chứa CNTs oxy hóa, sơn chứa CNTs/Fe3O4, sơn chứa CNTs biến tính bằng silan, sơn hấp thụ các chất kìm chế ăn mòn chứa CNTs với các tính năng hơn hẳn sơn đối chứng không chứa CNTs: độ bền va đập lớn hơn 200kg.cm, độ bám dính lớn hơn 2.5 N/mm2, độ bền uốn 1 mm, thời gian chịu mù muối đạt 1000 giờ.

Nghiên cứu các hạt nano huỳnh quang để đánh dấu các đối tượng sinh y học (Viện Vật lý)

Đã chế tạo và ứng dụng hạt nano vàng có phổ hấp thụ hẹp với đỉnh tại 370nm và phổ huỳnh quang trong vùng 510-560 nm, hạt nano đa lớp đa chức năng Fe3O4/ SiO2/ FITC/ hạt nano lõi vỏ silica/ bạc và silica/ vàng để sử dụng trong kỹ thuật tán xạ Raman tăng cường (SERS).

Sơ đồ hệ thống làm sạch không khí bằng công nghệ nano

1. Hướng của dòng khí

2. Màng lọc có lớp phủ nano bạc

3. Màng lọc tĩnh điện

4. Màng lọc quang xúc tác

5. Quạt

6. Bộ lọc bằng carbon hoạt tính

Chế tạo và thử nghiệm sử dụng thiết bị làm sạch không khí bằng công nghệ nano (Viện Công nghệ môi trường)

Đã hợp tác với Viện Hóa lý, Viện Hàn lâm Khoa học Nga chế tạo thành công và đưa vào sử dụng trong bệnh viện tại Việt Nam thiết bị làm sạch không khí bằng cách sử dụng các hạt nano quang xúc tác TiO2 để phân hủy các khí độc hại kết hợp với các màng được phủ các hạt nano bạc để khử trùng.

Thiết bị có năng suất 250m3/giờ, diệt được 99% vi khuẩn và nấm sau khi không khí đi qua thiết bị. Trong phòng kín với thể tích 10m3 thiết bị phân hủy 91,6% butanol sau 55 phút, 80% acetone sau 100 phút, 70,1% diethyl ether sau 120 phút.

41BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHCN ƯU TIÊN

Các đề tài trong Chương trình Tây Nguyên 3 được tập trung nghiên cứu và nghiệm thu trong năm 2014. Có hai đề tài kết thúc năm 2014 do Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật chủ trì:

• “Điều tra hệ sinh thái rừng Khộp và hệ sinh thái rừng lá rộng thường xanh ở Tây Nguyên và đề xuất giải pháp bảo tồn”;

• “Nghiên cứu điều tra cây thuốc trong các bài thuốc dân tộc tại Tây Nguyên và các biện pháp bảo tồn”.

Kết quả của đề tài: Xây dựng được phần mềm tra cứu đa dạng sinh học Tây Nguyên, công bố nhiều loài mới cho khoa học ở Việt Nam. Lựa chọn được một số cây thuốc đặc hiệu để nghiên cứu hoá học và tác dụng sinh học. Lập danh lục các loài cây thuốc Tây Nguyên có bổ sung, sửa chữa. Lên danh sách các bài thuốc dân tộc đã sử dụng ở Tây Nguyên.

Một số hình ảnh loài mới cho khoa học được phát hiện 2014:

HƯỚNG ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌCGS.TSKH. Trần Văn Sung - Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học

ngành Đa dạng sinh học và các chất có hoạt tính sinh học

Cyrtodactylus cucdongensis Nguyen Q.T,

Munronia petiolata Cuong T.N, 2014

Đã phát hiện được 2 loài thực vật mới thuộc họ Mộc Lan (Magnoliaceae) đặt tên là Magnolia lamdongensis V.T. Tran, N.V. Duy & N.H. Xia, và Magnolia tiepii V.T. Tien, N.V. Duy & V.D. Luong, được chấp nhận và đăng trên các tạp chí quốc tế.

42 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHCN ƯU TIÊN

Tiếp tục nghiên cứu phân lập các hợp chất từ sinh vật biển và thực vật trên cạn, xác định được cấu trúc hoá học và thăm dò hoạt tính sinh học của chúng.

Có hàng chục hợp chất mới được tách, tinh chế và xác định cấu trúc hoá học cũng như nghiên cứu hoạt tính sinh học. Tiêu biểu là các hợp chất diterpensid có khung cembranoid từ loài san hô mềm (Lobophytum crassum) có hoạt tính ức chế tế bào ung thư tương đối tốt ở mức µM (Viện HSB).

Đăng ký được 3 phát minh sáng chế và 3 thực phẩm chức năng. Công bố hàng chục bài báo quốc tế trong hệ thống SCI và SCI –E (Viện Hoá HCTN).

Hợp chất mới Cleistantoxin phát hiện từ quả cây Cách hoa Đông dương (Cleistanthus indochinensis), hợp chất này cho hoạt tính ức chế rất mạnh trên 4 dòng tế bào ung thư thử nghiệm là KB, MCF7, MCF7R và HT29 với các giá trị IC50 trong khoảng 14–36nM. Đặc biệt

hợp chất này ức chế chọn lọc dòng tế bào ung thư vú kháng thuốc (MCF7R:IC5014nM) khi so sánh với dòng ung thư vú thường (MCF7: IC50 36 nM) (Viện HSB).

Cleistantoxin

Đã tiến hành tổng hợp hữu cơ tinh vi một số chất có hoạt tính sinh học cao được phân lập từ sinh vật biển. Các dẫn xuất của hemiasterlin tách chiết từ loài hải miên có hoạt tính kháng tế bào ung thư người ở mức nanomol đã được tổng hợp và nghiên cứu hoạt tính (Viện Hoá học). Dưới đây là một số ví dụ:

ONH

OH

ON

NH

O

12c (IC50KB= 1.9nM, Hep_G2=1.9nM)

ONH

OH

ON

NH

O

O

12b (IC50KB= 1.7nM, Hep_G2=1.9 nM)

ONH

OH

ON

NH

O

Br

12a (IC50KB= 1.7nM, Hep_G2=1.8nM)

43BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHCN ƯU TIÊN

Hợp tác quốc tế:

Trong năm 2014, tiếp tục triển khai một số thỏa thuận hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học với: Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông Quốc gia Nhật Bản (Space Environment Group National Institute of Information and Communications Technology (NICT)) về quan sát mặt đất và đào tạo cán bộ; Trung tâm Nghiên cứu môi trường vũ trụ, Trường Đại học Kyushu, Nhật Bản (Space Environment Research Center, Kyushu University) về các liên kết Quyển Mặt trời - Từ quyển - Tầng điện ly – Khí quyển qua việc quan sát hệ dòng Sq toàn cầu; Đại học Tổng hợp Nagoya, Nhật Bản về những trận lũ lịch sử từ trầm tích hồ ở Việt Nam để giảm thiểu những thiệt hại do thiên tai lũ lụt gây ra trong khu vực Đông Nam Á; Viện Khoa học trái đất Đài Loan (Institute of Earth Sciences - Academia Sinica) nghiên cứu nguy hiểm động đất và cấu trúc vỏ trái đất lãnh thổ miền Bắc, Việt Nam; Viện Lý thuyết dự báo động đất và Toán địa vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học Nga nghiên cứu động đất và dự báo độ nguy hiểm động đất; Viện Địa chất – Địa vật lý (phân viện Siberi, Viện Hàn lâm Khoa học Nga) về khoáng sản quý hiếm (vàng, indi) ở Việt Nam…

Một số đề tài đã và đang được triển khai có kết quả tốt: phân tích chế độ địa chấn khu vực Đông Nam Á trên cơ sở các tài liệu địa chấn của hệ thống quan sát khu vực; nghiên cứu và cải thiện môi trường nước ngầm bị ô nhiễm arsen ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam; nghiên cứu những trận lũ lịch sử từ trầm tích hồ ở Việt Nam để giảm thiểu những thiệt hại do thiên tai lũ lụt gây ra cho vùng Đông Nam Á…

HƯỚNG KHOA HỌC TRÁI ĐẤTPGS.TSKH. Trần Trọng HòaChủ tịch Hội đồng Khoa học ngành Khoa học trái đất

Một số thông tin chung:Báo cáo hoạt động khoa học năm 2014 ngành khoa học trái đất bao gồm kết quả thực hiện các nhiệm vụ KHCN của các viện Địa chất, Địa lý, Vật lý địa cầu, Địa lý tài nguyên Thành phố Hồ Chí Minh, và một số nghiên cứu triển khai ở các viện khác thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN.

Đề tài KHCN các cấp:Trong năm 2014, hướng khoa học trái đất đã hoàn thành 14 đề tài KHCN cấp nhà nước, trong đó: 1 đề tài độc lập; 1 đề tài hợp tác quốc tế theo Nghị định thư; 6 đề tài trong các chương trình KHCN trọng điểm; 4 đề tài do NAFOSTED tài trợ, trong đó có 2 đề tài/ nhiệm vụ đột xuất; 3 đề tài điều tra cơ bản và 1 đề tài thuộc Chương trình Sự nghiệp bảo vệ môi trường.

Đã hoàn thành 15 đề tài/nhiệm vụ cấp Viện Hàn lâm KHCNVN trong đó: 1 đề tài trọng điểm; 5 đề tài thuộc hướng ưu tiên khoa học trái đất; 1 đề tài độc lập; 2 nhiệm vụ Chủ tịch Viện Hàn lâm KHCNVN giao; 5 đề tài hợp tác với các cơ quan trung ương và địa phương.

Ngoài ra, các viện chuyên ngành thuộc lĩnh vực khoa học trái đất đã hoàn thành 59 đề tài cấp cơ sở, 22 đề tài hỗ trợ cán bộ trẻ; hoàn thành 60 hợp đồng KHCN.

Khối khoa học trái đất tiếp tục triển khai: 34 đề tài KHCN cấp nhà nước, trong đó: 2 đề tài độc lập; 13 đề tài trong các chương trình KHCN trọng điểm (KC08, TN3, Vũ trụ), 13 đề tài do NAFOSTED tài trợ (NCCB, NCCB định hướng ứng dụng, đề tài đột xuất); 2 đề tài điều tra cơ bản; 1 đề tài trong Chương trình Sự nghiệp bảo vệ môi trường. Ngoài ra, nhiều hợp đồng KHCN cũng đang được tiếp tục và sẽ kết thúc trong năm 2015.

44 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHCN ƯU TIÊN

Lũ lụt, hạn hán

Trên cơ sở điều tra, đánh giá hiện trạng hạn hán và lũ lụt ở Tây Nguyên, phân tích các yếu tố mặt đệm, hoạt động KT-XH, tác động của các công trình thủy lợi, thủy điện có xét đến biến đổi khí hậu, đã xây dựng các kịch bản (dự báo) về hạn hán, theo đó, theo kịch bản biến đổi khí hậu trung bình B2, so với thời lỳ 1980 -1999 mức tăng cấp độ hạn khoảng 0,3 - 0,7 cấp vào năm 2020; 1,2 - 1,9 cấp vào năm 2050 và 2,3 - 3,5 cấp vào năm 2100. Đáng lưu ý, mức tăng cấp độ hạn nhiều nhất ở vùng rất ít hạn hiện tại như Bảo Lộc. Các kết quả dự báo hạn hán và ngập lụt cho các tỉnh Tây Nguyên là cơ sở khoa học cho việc định hướng quy hoạch phát triển KT-XH ở địa phương. Các giải pháp tổng thể cũng như mô hình hạn chế tác động tiêu cực của chúng đã được đề xuất;

Lần đầu tiên ở Việt Nam, vấn đề hạn KT-XH được triển khai ở hạ du sông Hồng sau các công trình thủy điện Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà. Đã tiến hành đánh giá tác động của chúng đến KT-XH và môi trường, dự báo nguy cơ hạn KT-XH ở khu vực và đề xuất các giải pháp giảm thiểu thiệt hại.

Công bố:

Trong năm 2014, các viện chuyên ngành thuộc lĩnh vực khoa học trái đất đã công bố 19 bài báo quốc tế thuộc danh mục SCI và SCIE, trong đó có những tạp chí có chỉ số ảnh hưởng (IF) khá cao; 19 bài báo trên tạp chí khoa học nước ngoài có mã số ISSN; xuất bản 4 sách chuyên khảo; tổ chức nhiều hội nghị - hội thảo khoa học toàn quốc và quốc tế.

Các kết quả nổi bật:

Lĩnh vực nghiên cứu phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai:

Tai biến địa chất

Trên cơ sở điều tra, nghiên cứu nguyên nhân, phân tích đa chỉ tiêu với sự hỗ trợ của công nghệ GIS đã xây dựng được các bộ bản đồ: hiện trạng và dự báo nguy cơ cho 4 dạng tai biến địa chất và bản đồ phân vùng nguy cơ tai biến địa chất tổng hợp cho toàn khu vực Tây Nguyên ở tỷ lệ 1:250.000. Các giải pháp khoa học công nghệ (công trình và phi công trình) cho việc phòng tránh, chống giảm và nhẹ thiệt hại tai biến địa chất đã được đề xuất. Các kết quả này là cơ sở khoa học cần thiết và hữu ích cho việc quản lý thiên tai, định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ cũng như hướng dẫn phòng tránh tai biến địa chất, giảm thiểu thiệt hại. Cá biệt, đề tài TN3/T04 đã khẩn trương nghiên cứu đánh giá hiện tượng nứt sụt đất xảy ra ở Di Linh và Bảo Lộc (Lâm Đồng) đe dọa nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất của địa phương, kịp thời cung cấp cơ sở khoa học cho các cơ quan quản lý ổn định tâm lý của dân cư nơi xảy ra tai biến địa chất này.

Bản đồ thoái hóa

đất hiện tại Tây Nguyên

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHCN ƯU TIÊN

Nghiên cứu hoạt động động đất

Duy trì hoạt động 10 trạm động đất khu vực thủy điện Sông Tranh 2 ở Bắc Trà My và lân cận, cập nhật số liệu động đất; triển khai các nghiên cứu cấu trúc vỏ trái đất, đứt gãy hoạt động, mức độ dịch chuyển vỏ trái đất bằng đo GPS phục vụ đánh giá độ nguy hiểm động đất.

Tiếp tục triển khai có hiệu quả nhiệm vụ báo tin động đất và cảnh báo sóng thần với cơ sở dữ liệu 100 kịch bản sóng thần tính sẵn phát sinh trên vùng nguồn Máng biển sâu Manila phục vụ công tác báo tin động đất và cảnh báo sóng thần ở Việt Nam.

Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên khoáng sản

Lần đầu tiên ở Việt Nam, nghiên cứu đánh giá vị thế tài nguyên khoáng sản vùng Tây Nguyên được triển khai trên cơ sở phân tích các chi phí, lợi ích cũng như các yếu tố kinh tế xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng. Kết quả đánh giá cho từng loại khoáng sản và cho tổ hợp nguồn tài nguyên khoáng là cơ sở khoa học mang tính định lượng quan trọng cho việc định hướng phát triển công nghiệp khai khoáng của Tây Nguyên trong giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030;

Lần đầu tiên ở Việt Nam đã xác định được triển vọng và đánh giá sơ bộ tài nguyên dự báo In và các nguyên tố đi kèm khác (Se, Te, Ta, Nb,...) trong các kiểu tụ khoáng thiếc trên 4 khu vực: Pia Oắc; Tam Đảo; Quỳ Hợp và Lâm Đồng; nghiên cứu xây dựng các quy trình công nghệ và thực hiện thành công việc tách chiết thu hồi In từ quá trình luyện quặng sản xuất thiếc. Kết quả này là cơ sở cho việc xác lập thêm nguồn tài nguyên khoáng sản mới (In) và triển vọng thu hồi làm tăng thêm giá trị của các mỏ quặng thiếc trên lãnh thổ Việt Nam.

Tài nguyên năng lượng

Lần đầu tiên, xác định được các thông số cần thiết của một bồn địa nhiệt ở khu vực Quảng Bình phục vụ cho việc định hướng khai thác sử dụng có hiệu quả năng lượng địa nhiệt. Thiết kế, lắp đặt và vận hành thành công hệ thiết bị quan trắc nhiệt đất và điều hòa không khí bằng công nghệ bơm nhiệt đất.

Tài nguyên đất

Với cách tiếp cận mới và áp dụng các phương pháp nghiên cứu mới, đã xác định được 5 quá trình tự nhiên dẫn đến thoái hóa đất và xây dựng được bộ bản đồ thoái hóa đất ở Tây Nguyên với hai dạng: thoái hóa đất tiềm năng và thoái hóa đất hiện tại. Đã đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của thoái hóa đất, tạo cơ sở cho việc phát triển nền nông nghiệp bền vững của Tây Nguyên. Vấn đề hoang mạc hóa còn được triển khai nghiên cứu với việc ứng dụng mô hình đánh giá và dự báo nhạy cảm hoang mạc hóa cho các vùng ven biển miền Trung như Bình Thuận (Đề tài hợp tác quốc tế theo nghị định thư với Ấn Độ).

Tài nguyên nước

Kết quả phân tích tác động của yếu tố khí hậu, các yếu tố mặt đệm, các công trình thủy lợi, thủy điện, các mâu thuẫn trong việc khai thác và sử dụng nguồn nước và các kịch bản biến đổi khí hậu, đã đề xuất triển khai các giải pháp lưu giữ nguồn nước để sử dụng vào mùa khô và các giải pháp quy hoạch, phát triển nguồn nước, đồng thời giải quyết các mâu thuẫn trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước ở Tây Nguyên

46 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHCN ƯU TIÊN

Nghiên cứu tổng hợp điều kiện tự nhiên, KT-XH và môi trường

Trên cơ sở phân tích tổng hợp các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, môi trường, đã tiến hành xác lập bốn vùng kinh tế sinh thái theo hướng phát triển bền vững cho các tỉnh Tây Nguyên. Kết quả này có triển vọng phát triển rộng rãi;

Đã xây dựng được bộ (danh sách) các chỉ tiêu đánh giá và giám sát phát triển bền vững địa bàn Tây Nguyên, gồm 77 chỉ tiêu cho cấp vùng, 70 chỉ tiêu cấp tỉnh và 49 chỉ tiêu cấp huyện. Bộ chỉ tiêu xây dựng đo tổng thể quá trình phát triển bền vững Tây Nguyên gồm 13 chủ đề (lĩnh vực kinh tế 3 chủ đề, xã hội 5 chủ đề và môi trường 5 chủ đề), phù hợp với thông lệ quốc tế, quốc gia và đặc thù của các tỉnh Tây Nguyên.

Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ

Đã xây dựng các WEB-GIS phục vụ công tác quản lý hạn hán ở tỉnh Ninh Thuận (đề tài NĐT hợp tác với Ấn Độ), quản lý tài nguyên khoáng sản Tây Nguyên, phần mềm cảnh báo nguy cơ cháy rừng ở Phú Yên (đề tài hợp tác với địa phương);

Lần đầu tiên ở Việt Nam đã thiết lập được quy trình xử lý số liệu hỗn hợp GPS/GLONASS độ chính xác cao và có triển vọng ứng dụng tốt trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh đã có thỏa thuận giữa Nga và Việt Nam trong việc thiết lập các trạm quan trắc vệ tinh GLONASS ở Việt Nam);

Ứng dụng có hiệu quả công nghệ GPS vệ tinh trong nghiên cứu chuyển dịch vỏ trái đất phục vụ các nghiên cứu địa động lực hiện đại; xử lý dữ liệu rada vệ tinh trong nghiên cứu thành lập bản đồ lún bề mặt đất khu vực thành phố Hà Nội.

Mô hình điều hòa không khí nhiệt đất được lắp đặt tại Viện Địa chất

1 – Vòng nước ngoài nhà (trong lỗ khoan); 2- Bơm nhiệt, các chi tiết và ống dẫn nối với vòng nước ngoài nhà và vòng nước trong nhà (bên trong ở bên phải cuối mũi tên); 3- Phòng điều hòa không khí (bên trong ở bên phải cuối

mũi tên); GHP07B – Bơm nhiệt; FCU – Dàn lạnh và điều khiển nhiệt độ.

Phương hướng hoạt động năm 2015:

Hoàn thành các đề tài KHCN các cấp, trong đó có các vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về khoa học và ứng dụng thực tiễn:

• Nghiên cứu xây dựng và xuất bản bộ bản đồ các tai biến thiên nhiên phần đất liền Việt Nam.

• Nghiên cứu đánh giá một số nguồn địa nhiệt triển vọng và có điều kiện khai thác cho phát triển năng lượng ở Việt Nam;

47BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHCN ƯU TIÊN

• Nghiên cứu đánh giá loại hình vàng hạt mịn và siêu mịn trong các kiểu quặng hóa khác nhau khu vực Đông Bắc Việt Nam và đề xuất giải pháp công nghệ thu hồi thích hợp không gây ô nhiễm môi trường;

• Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp dự báo lún mặt đất thành phố Hà Nội bằng kỹ thuật ra-đa giao thoa;

• Nghiên cứu ứng dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1 và tương đương trong điều tra, dự báo và đánh giá các tai biến địa chất các công trình hồ thuỷ điện và đường gôn thông các tỉnh khu vực Tây Bắc;

• Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS và Atlas điện tử tổng hợp vùng Tây Nguyên;

• Nghiên cứu tác động địa chấn kiến tạo đến sự ổn định công trình thủy điện Sông Tranh 2 khu vực Bắc Trà My (Quảng Nam).

• Tổ chức các hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế hướng tới kỷ niệm 40 ngày thành lập Viện Hàn lâm KHCNVN và Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất. Bản đồ cấu trúc móng Biển Đông trên cơ sở phân tích hiệu ứng

trọng lực móng

• Tăng cường công bố kết quả khoa học, đặc biệt là công bố trên các tạp chí quốc tế ISI, các tạp chí đã và đang được nâng cấp của Viện Hàn lâm KHCNVN; hoàn thành một số sách chuyên khảo đã đăng ký và được phê duyệt.

Mặt cắt tổng quát vỏ Trái Đất ngang qua Biển Đông.

48 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHCN ƯU TIÊN

HƯỚNG CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG VÀ NĂNG LƯỢNG

Giáo sư, Viện sỹ. Đặng Vũ Minh Chủ tịch Hội đồng khoa học ngành

Công nghệ môi trường và năng lượng

Tình hình hoạt động năm 2014

Trong năm 2014, hướng công nghệ môi trường và năng lượng thực hiện 9 đề tài, với tổng kinh phí là 2.050 triệu đồng, trong đó 05 đề tài chuyển tiếp chiếm 1.250 triệu đồng và 04 đề tài mới là 800 triệu đồng. Các đề tài đã được các đơn vị chủ trì triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch.

Năm nay, các đề tài của hướng tập trung vào nghiên cứu công nghệ xử lý chất thải, xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học - màng, xử lý khí thải, điều tra đánh giá ô nhiễm các lưu vực sông; khảo sát, đánh giá tình trạng và nguồn gốc các chất ô nhiễm nước sông Hồng vùng thượng nguồn Việt Nam bằng các phương pháp phân tích tiên tiến; đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến chất lượng nước khu vực thượng du lưu vực sông Cầu thuộc 2 tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên… đề ra những giải pháp bảo vệ môi trường; nghiên cứu bộ tiêu chuẩn kỹ thuật hoà lưới điện quốc gia của các trạm điện sử dụng năng lượng tái tạo, nghiên cứu ứng dụng năng lượng mặt trời, năng lượng sóng biển...

Ngoài ra, dự án “Xây dựng hệ thống nước sạch tại xã Ba Điền, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi” do Viện Công nghệ môi trường chủ trì đã xây dựng được hệ thống cấp nước sinh hoạt cho xã Ba Điền, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi công suất 120 m3/ngày đêm. Hệ thống được thiết kế trên

nguyên lý tự chảy, không sử dụng điện do tận dụng được độ cao của địa hình, vận hành đơn giản, đã hoàn thành và bàn giao cho địa phương vào năm 2014. Kết quả thực hiện của dự án đã góp phần giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh về hội chứng “Viêm da dày sừng lòng bàn tay, bàn chân” dự án được Hội đồng nghiệm thu đánh giá ở mức xuất sắc.

Đề tài cấp nhà nước: “Nghiên cứu công nghệ sử dụng khí thải đốt than để sản xuất sinh khối vi tảo có giá trị dinh dưỡng” do Viện Công nghệ môi trường chủ trì đã được hội đồng tư vấn khoa học nghiệm thu đánh giá cao về ý nghĩa khoa học, thực tiễn. Đề tài đã nghiên cứu và phát triển các modul công nghệ phù hợp bao gồm: tách CO2, xử lý khí độc đồng hành trong khí thải đốt than, cấp khí CO2 hiệu quả cho bể tảo. Không những góp phần bảo vệ môi trường tại các nhà máy sử dụng than làm nhiên liệu chính, giảm thiểu khí gây hiệu ứng nhà kính, đề tài còn góp phần làm giảm giá thành nuôi tảo. Việc sử dụng CO2 thu từ nguồn khí thải đốt than để sản xuất vi tảo giàu dinh dưỡng là hướng khoa học công nghệ mới, góp phần cải thiện môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế.

Hệ thống bể lọc nước tại xã Ba Điền

49BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHCN ƯU TIÊN

Ngoài ra việc thực hiện thành công đề tài “Nghiên cứu Công nghệ sản xuất thép từ bùn đỏ trong quá trình sản xuất aluminum tại Thái Nguyên” đã có ý nghĩa quan trọng góp phần bảo vệ môi trường và phát triển ngành công nghệ chế biến và khai thác bauxit tại Thái Nguyên theo hướng phát triển bền vững.

Kế hoạch thực hiện năm 2015

Trong năm 2015 hướng công nghệ môi trường và năng lượng sẽ thực hiện 09 đề tài với tổng kinh phí 3.100 triệu đồng trong đó có 4 đề tài chuyển tiếp kinh phí 1.600 triệu đồng và mở mới 5 đề tài 1.500 triệu đồng, các đề tài mở mới năm 2015 bao gồm:

• Nghiên cứu chế tạo và sử dụng một số vật liệu nano để xử lý nhanh vi tảo gây hiện tượng “nở hoa” trong thủy vực nước ngọt;

• Nghiên cứu tạo bùn hạt hiếu khí xử lý theo mẻ (SBR) để xử lý nước thải làng nghề

• Nghiên cứu xử lý nước ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật bằng quá trình oxy hóa điện hóa kết hợp với thiết bị phản ứng sinh học- màng MBR;

• Nghiên cứu công nghệ thu hồi N (amoni) và P (photphat) trong nước tiểu dưới dạng kết tủa Struvite để làm phân bón nhả chậm;

• Nghiên cứu phương pháp và thiết kế thiết bị lọc hài tích cực trên lưới điện.

Toàn cảnh hệ thống HMĐXLKT đốt than, xử lý, thu gom, làm sạch khí và nuôi tảo tại Cổ Nhuế và Thạch Bàn

1 - Lò đốt than 2 - Xyclon khử bụi 3- Hộp xúc tác –hấp phụ 4 – Tháp hấp thụ

5 - Thiết bị nạp CO2 cao áp 6 – Tủ điều khiển 7 - Bể nuôi Spirrulina

50 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHCN ƯU TIÊN

Các đề tài đã nghiệm thu đều đạt được mục tiêu đề ra với những sản phẩm có giá trị khoa học và thực tiễn. Sau đây là một số kết quả nổi bật:

• Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm kiến tạo khu vực nước sâu Tây và Tây Nam trũng sâu Biển Đông” do TS. Trần Tuấn Dũng, Viện Địa chất và Địa vật lý biển chủ nhiệm, đã xây dựng được bộ bản đồ chuyên đề:

- 1 bản đồ cấu trúc kiến tạo, tỷ lệ 1:500.000;

- 1 bản đồ phân bố bazan núi lửa, tỷ lệ 1:500.000;

- 1 bản đồ phân vùng dự báo tiềm năng khoáng sản, tỷ lệ 1:500.000;

- 11 mặt cắt tổng hợp địa chất-địa vật lý đặc trưng, tỷ lệ 1:250.000.

Đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu xếp loại “xuất sắc cho những kết quả đã đạt được.

• Đề tài “Nghiên cứu đa dạng sinh học và các chất có hoạt tính sinh học của Hải Miên (Porifera) tại đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị” do TS. Trần Mỹ Linh, Viện Hóa sinh biển chủ nhiệm: đã thành lập được sơ đồ phân bố hải miên ở 5 mặt cắt xung quanh đảo Cồn Cỏ dựa trên cơ sở nền của bản đồ khu bảo tồn đảo Cồn Cỏ tỷ lệ 1:50.000; thành lập được bộ mẫu tiêu bản cố định trong cồn 96% (kèm hồ sơ mẫu) của 15 mẫu hải miên thu thập tại khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ (lưu giữ tại Phòng Tài nguyên sinh vật, Viện Hóa sinh biển); hình thành bộ cơ sở dữ liệu về DNA chỉ thị để đánh giá đa dạng di truyền và chủng loại hải miên gồm các cặp mồi thiết kế đặc hiệu hải miên và các trình tự nucleotide của các chỉ thị rRNA 28S và 18S xác định từ 15 mẫu hải miên nghiên cứu; đã phân lập được 1 hợp chất mới (Aragusterol I) từ loài hải miên Xestospongia testudinaria. Đề tài đã gửi đăng 01 bài báo trên tạp chí quốc tế thuộc danh mục SCI, 3 bài báo đăng tại hội nghị, tạp chí chuyên ngành trong nước và cung cấp số liệu cho 1 học viên cao học.

HƯỚNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BIỂNPGS.TSKH. Nguyễn Văn Cư

Chủ tịch Hội đồng khoa học ngành Khoa học và công nghệ biển

Các đề tài đã nghiệm thu

Trong năm 2014, Hội đồng khoa học ngành KHCN biển đã tiến hành nghiệm thu cấp Viện Hàn lâm KHCNVN 5 đề tài thuộc hướng đã kết thúc năm 2013, 1 đề tài kết thúc năm 2012 và 1 đề tài kết thúc năm 2011. Trong các đề tài đã nghiệm thu cấp Viện Hàn lâm KHCNVN, có 1 đề tài đã được hội đồng nghiệm thu đánh giá xếp loại “xuất sắc”, 4 đề tài được xếp loại “khá” và 2 đề tài được xếp loại “trung bình”. Đã trình Chủ tịch Viện Hàn lâm KHCNVN ra quyết định phê duyệt nghiệm thu kết quả của 5/7 đề tài.

51BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHCN ƯU TIÊN

Năm 2014, hướng khoa học và công nghệ biển có 5 đề tài được triển khai với tổng kinh phí 1.250 triệu đồng. Các đề tài này đã kết thúc vào cuối năm 2014, chuẩn bị nghiệm thu và đã đạt được một số kết quả chính:

• Đề tài “Tiến hóa trầm tích đới ven bờ khu vực Tuy Hòa - Nha Trang trong mối liên quan với biến đổi khí hậu và dao động mực nước kỷ Đệ tứ”, đã xác định được mối liên quan giữa quá trình trầm tích đới ven bờ khu vực Tuy Hòa - Nha Trang với biến đổi khí hậu và dao động mực nước biển kỷ Đệ tứ. Xây dựng được bản đồ địa mạo đới ven bờ theo nguyên tắc hình thái – nguồn gốc tỷ lệ 1:100.000, đánh giá được xu thế biến động môi trường trầm tích khu vực nghiên cứu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng hiện nay nhằm đề xuất các giải pháp phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại, bảo vệ công trình dân sinh kinh tế khu vực nghiên cứu;

• Đề tài “Điều tra, nghiên cứu xây dựng hồ sơ cho 50 đảo (có diện tích >1km2) trong hệ thống đảo ven bờ Bắc Bộ về vị thế, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và các dạng tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế biển và đảm bảo an ninh quốc phòng”, đã hoàn thành 50 bộ hồ sơ cho từng đảo; là cơ sở để phát triển kinh tế, giữ vững chủ quyền biển đảo;

• Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp nâng cao khả năng tự làm sạch chất ô nhiễm nitơ của vi khuẩn nitrat hóa và phản nitrat hóa bản địa trong đầm nuôi thủy sản nước lợ ven biển phía Bắc Việt Nam”, đã xác định được đặc điểm sinh học của các chủng vi khuẩn nitrate hoá và phản nitrate hoá trong một số đầm nuôi thủy sản nước lợ ở ven biển phía Bắc Việt Nam; đã nghiên cứu, thiết kế hệ thống lọc sinh học để thử nghiệm hiệu quả của hệ thống lọc sinh học và các chế phẩm sinh học vào nuôi tôm sú;

• Đề tài “Nghiên cứu đặc tính sinh học một số vi khuẩn cộng sinh trên hải miên (Sponge) vùng biển Hải Vân, Sơn Trà (Đà Nẵng) đã định danh được 5 mẫu hải miên bằng kỹ thuật SHPT đã đánh giá được mức độ đa dạng và đặc tính sinh học của vi khuẩn cộng sinh trên hải miên, phát hiện các chủng có hoạt tính kháng vi sinh vật gây bệnh;

Sơ đồ khảo sát sự phân bố hải miên tại biển Đảo Cồn Cỏ. II, III, V, VI và VIII: ký hiệu 5 mặt cắt khảo sát có độ bắt gặp hải miên cao

Các đề tài kết thúc năm 2014 chuẩn bị nghiệm thu

52 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHCN ƯU TIÊN

Bản đồ dự báo tiềm năng khoáng sản khu vực nước sâu Tây và Tây Nam trũng sâu Biển Đông (thu nhỏ từ tỷ lệ 1:500.000)

• Đề tài “Nhân giống nhân tạo và nuôi trồng thử nghiệm một số loài rong mơ -Sargassum tại các vùng ven biển”, đã đưa ra quy trình sản xuất giống rong mơ bằng bào tử; đã nghiên cứu 5 loại mô hình (dàn phao nổi, dây căng trên nền đáy cát, trồng trên nền đáy, tán cây) ở biển, cho thấy mô hình dây đơn (longline) là hiệu quả nhất trong các loại mô hình nuôi trồng thương phẩm và nuôi trồng trên đáy san hô là tốt nhất trong mô hình phục hồi nguồn lợi rong mơ cho các bãi rong bị suy thoái.

Năm 2014, hướng có 6 đề tài được triển khai với tổng kinh phí 1.100 triệu đồng đã đạt được một số kết quả tiêu biểu sau:

Đề tài “Đánh giá hệ thống thiết bị khảo sát, quan trắc biển ở Việt Nam và xây dựng định hướng chiến lược phát triển cho Viện Hàn lâm KHCNVN”, đã điều tra, thống kê hiện trạng việc sử dụng khai thác các thiết bị hiện có phục vụ đo đạc khảo sát môi trường biển, động lực học biển, hóa sinh biển, địa chất địa vật lý biển… ở Việt Nam nói chung và Viện Hàn lâm KHCNVN nói riêng;

Đề tài mã số “Nghiên cứu điều kiện địa kỹ thuật vùng ven biển Phú Yên - Khánh Hòa trong xây dựng các công trình ngầm”, đã triển khai chuyến khảo sát sơ bộ tại Phú Yên, Khánh Hòa; hoàn thành 7 chuyên đề nghiên cứu.

Các đề tài chuyển tiếp

53BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHCN ƯU TIÊN

Năm 2014, Viện Hàn lâm KHCNVN đã phát triển, hoàn thiện giới thiệu, chuyển giao, cung cấp nhiều quy trình công nghệ, sản phẩm KHCN cho thị trường. Ký thỏa thuận hợp tác KHCN với các tỉnh bộ ngành, đáp ứng nhu cầu ứng dụng KHCN cũng như thúc đẩy phát triển KT-XH.

Các đơn vị năm 2014 đã thực hiện trên 778 Hợp đồng KHCN với tổng kinh phí là 349,6 tỷ đồng, trong đó có 598 hợp đồng kinh tế với các đơn vị bên ngoài với tổng kinh phí hơn 217.6 tỷ đồng và kinh phí 2014 là 121.5 tỉ đồng. Số lượng hợp đồng có nguồn gốc ngân sách là 180 với tổng kinh phí hơn 132,2 tỷ đồng và kinh phí 2014 là 45,1 tỉ đồng.

Công tác quản lý phát triển đề tài ứng dụng, dự án sản xuất thử nghiệm

• Quản lý đề tài hợp tác với các bộ,

ngành, địa phương: 11 đề tài chuyển tiếp (thực hiện năm 2013-2014), mở mới 15 đề tài (thực hiện năm 2014-2015), tiếp tục xây dựng kế hoạch mở mới (2015-2016).

• Quản lý các dự án sản xuất thử nghiệm gồm: 7 dự án chuyển tiếp (thực hiện năm 2013-2014), mở mới 3 dự án (thực hiện năm 2014-2015).

• Nghiệm thu đề tài dự án kết thúc năm 2013: Đã nghiệm thu: 6/9 đề tài kết thúc năm 2013; 3 đề tài chuẩn bị nghiệm thu; Đã nghiệm thu: 4/4 dự án kết thúc năm 2013.

• Các bộ ngành và địa phương triển khai đề tài gồm: Điện Biên, Lào Cai, Phú Thọ, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Trị, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Trà Vinh, Bến Tre, Đồng Nai, Cao Bằng, Lâm Đồng, Tuyên Quang, Hà Giang và Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An và các doanh nghiệp.

• Đã thực hiện các đợt kiểm tra đề tài dự án do Ban quản lý, tổng số 16 nhiệm vụ đã được kiểm tra tiến độ thực hiện, thanh quyết toán.

Công tác phối hợp tác với các bộ, ngành, địa phương

• Tổ chức các đoàn làm việc và ký kết thoả thuận hợp tác KHCN với: UBND tỉnh Hà Giang, UBND tỉnh Khánh Hòa, UBND tỉnh Bắc Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đang chuẩn bị cho kí kết hợp tác với Bộ Quốc phòng. Làm việc với đoàn công tác Bộ Công an về khả năng hợp tác KHCN giữa 2 cơ quan.

• Tổ chức các buổi làm việc các cấp Lãnh đạo Viện Hàn lâm, cấp Ban với các địa phương về nhu cầu ứng dụng KHCN góp phần phát triển kinh tế xã hội cho các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Điện Biên, Cao Bằng, Lai Châu, Quảng Ninh, Hải Phòng, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Bắc Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Đồng Nai, Đồng Tháp, Lâm Đồng.

Dựa trên mối quan hệ bền vững giữa Viện Hàn lâm và các tỉnh, thành phố, năm 2014 đã có 18 tỉnh, thành phố và 3 Bộ ngành đã kí kết hợp tác Viện. Nhìn chung các đề tài hợp tác địa dự phương, các dự án sản xuất thử nghiệm là những nhiệm vụ cấp bách, xuất phát từ nhu cầu thực tế của bộ ngành địa phương, của doanh nghiệp và của nhu cầu từ thực tế. Các đề tài hợp tác, án sản xuất thử nghiệm là phương pháp tiếp cận nhanh và có hiệu quả, có tỷ lệ ứng dụng cao để đưa kết quả khoa học, kết quả nghiên cứu đến với sản xuất và đời sống. Thông qua khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn, Viện Hàn lâm ngày càng khẳng vai trò và định vị thế đối với các địa phương.

54 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG & TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ

Lễ ký kết hợp tác phát triển KHCN giữa UBND tỉnh Hà Giang và Viện Hàn lâm KHCNVN

Xúc tiến thương mại hoá kết quả nghiên cứu - sở hữu trí tuệ

• Viện Hàn lâm KHCNVN và Bộ KHCN phối hợp tổ chức trưng bày các sản phẩm nổi bật trong ngày KHCN Việt Nam với nhiều hoạt động quảng bá như mở cửa phòng thí nghiệm, trưng bày triển lãm hơn 300 sản phẩm KHCN, thu hút hàng nghìn lượt người tham gia.

• Tham gia Biotechmart 2014, từ ngày 21 đến 24/10/2014.

• Tham gia dự án “Đổi mới sáng tạo

hướng tới người thu nhập thấp” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì.

• Thường xuyên cập nhật danh mục “Sản phẩm thương mại hóa” trên trang thông tin điện tử của Viện Hàn lâm.

• Tổ chức buổi Tập huấn về Sở hữu trí tuệ và xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế và giải pháp hữu ích, tại Đồ Sơn, Hải Phòng

• Năm 2014, Viện Hàn lâm được cấp 13 bằng sở hữu trí tuệ và phát minh sáng chế.

Tập huấn Sở hữu trí tuệ và xác lập quyền sở hữu công nghiệp với sáng chế và giải pháp hữu ích (28-29/8/2014)

HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG & TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ

55BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

Các kết quả điển hình đã được ứng dụng vào thực tế:

• Đề tài “Điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn và thủy hải văn phục vụ lựa chọn các giải pháp công nghệ đập ngăn mặn hợp lý trên các sông chính của tỉnh Thái Bình” đã chuyển giao kết quả nghiên cứu mức độ nhiễm mặn tại Thái Bình và chuyển giao quy trình, giải pháp công nghệ, quy trình vận hành cống, kênh thoát nước phòng chống giảm thiểu tác dụng của quá trính nhiễm \mặn các vùng ven biển tỉnh Thái Bình.

• Đề tài “Triển khai thiết bị sử dụng vật liệu nano loại bỏ asen trong nước ngầm tại các hộ gia đình tỉnh Hà Tĩnh” đã triển khai chế tạo và lắp đặt 150 thiết bị sử dụng vật liệu kích thước nanomet để hấp phụ As trong nước sinh hoạt bị ô nhiễm công suất 50 lít/h tại các hộ gia đình ở các huyện Đức Thọ, Lộc Hà, Hương Sơn, Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh). Tính đến nay (sau 6 - 12 tháng được đưa vào sử dụng), các thiết bị hoạt động tốt, cung cấp nước sạch (hàm lượng asen <0,01 mg/l) đạt Quy chuẩn vệ sinh ăn uống QCVN 01:2009/BYT.

• Đề tài “Nghiên cứu sản xuất và sử dụng một số chế phẩm sinh học nhằm nâng cao năng suất cây hồ tiêu ở Quảng Trị” đã xây dựng quy trình sản xuất chế phẩm sinh học từ chitosan và đăng ký nhãn hiệu chất Kích thích sinh trưởng cây Hồ Tiêu KTST - HT.01. Sản phẩm có màu nâu vàng sáng, thời gian sử dụng 6 tháng. Các chế phẩm được khảo nghiệm trên quy mô diện hẹp và diện rộng đối với cây hồ tiêu tại Quảng Trị cho thấy công thức kết hợp xử lý chế phẩm vi sinh vật và chế phẩm sinh học Chitosan đạt hiệu quả cao nhất. Hiệu lực phòng trừ của các chế phẩm đối với tỷ lệ bệnh đạt từ 22,49% đến trên 72,45%. Hiệu lực phòng trừ của các chế phẩm đối với chỉ số bệnh đạt từ 30,98% đến trên 79,25%.

• Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng dung dịch khử trùng SUPOWA và cung cấp thiết bị xử lý môi trường chăn nuôi tập trung tại tỉnh Quảng Nam” đã lắp đặt 3 thiết bị SUPOWA 301/h tại 3 trại gà chăn nuôi tập trung của Đại Lộc với quy mô mỗi gia trại/trang trại lên đến hàng chục ngàn con. Hai thiết bị SUPOWA 30 l/h cũng được lắp đặt tại 2 trạm y tế xã tại Hiệp Đức, được các địa phương đánh giá cao, có khả năng nhân rộng trong thực tế và xử lý môi trường chăn nuôi, môi trường y tế hiệu quả.

Chó Berger sinh ra do thụ tinh nhân tạo nhờ tinh pha loãng và tinh đông lạnh cọng rạ bảo quản ở -196o

• Các Dự án: “Hoàn thiện công nghệ chế tạo sơn cách điện cấp F trên cơ sở nhựa EPOXY biến tính dầu thực vật”; “Cải tiến quy trình sản xuất phèn Sunfat Nhôm từ Cao Lanh Phú Thọ nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng cao lanh và tận thu chất thải”; “Hoàn thiện công nghệ chế tạo một số sản phẩm cao su kỹ thuật cho ngành hàng hải và thủy lợi” đều đạt kết quả đúng so với nội dung phê duyệt. Khi kết thúc dự án, kết quả được doanh nghiệp tiếp nhận và đưa vào sản xuất ngay. Dự án “Hoàn thiện và ứng dụng công nghệ bảo tồn tinh dịch, thụ tinh nhân tạo chó” để phát triển đàn chó nghiệp vụ có chất lượng cao phục vụ công tác an ninh, quốc phòng;

56 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG & TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ

• Đề tài “Xây dựng hồ sơ dự trữ sinh quyển thế giới VQG Biduop - Núi Bà (Lâm Đồng)” đã kịp hoàn chỉnh để tỉnh Lâm Đồng trình tổ chức quốc tế xem xét.

• Đề tài “Thiết kế, chế tạo thiết bị xử lý nước ngầm nhiễm phèn phục vụ cung cấp nước sạch cho nhân dân vùng sâu xã Châu Điền huyện Cầu kè, tỉnh Trà Vinh”, kịp thời cung cấp nước sạch cho người dân khu vực và có khả năng nhân rộng qui mô.

• Tiếp tục xây dựng, triển khai Dự án Phòng thí nghiệm Hóa dược: đã được phê duyệt và đang triển khai xây dựng phần xưởng Pilot tại Phường Thạnh Lộc, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.

• Xây dựng hợp tác với các đối tác tại Úc để chuyển giao công nghệ lọc nước ngọt từ nước biển. Tổ chức thẩm định khoa học đề cương Dự án lọc nước ngọt từ nước biển, có sự tham gia của 3 đối tác tại Úc (Trung tâm nghiên cứu xuất sắc lọc nước biển; Viện SCIRO và đại học UTS, Sydney), trung tâm nghiên cứu lọc nước biển Singapore và có sự tham gia của Đại sứ quán Việt Nam tại Úc. Tiếp tục xúc tiến thủ tục tìm kiếm kinh phí tài trợ bằng nguồn ODA từ nguồn Chính phủ Úc và Chính phủ Việt Nam.

Mẫu máy bay không người lái do Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học chế tạo

• Dự án Máy bay không người lái (UAV): với sự tham gia của 2 đơn vị là Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học và Viện Nghiên cứu không gian, đang triển khai chế tạo một số mẫu máy bay không người lái. Chuẩn bị cho kế hoạch bay thử nghiệm ra quần đảo Trường Sa.

HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG & TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ

57BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

Đặc điểm sinh học của heo rừng đực trưởng thành ở Tây Nguyên

MỘT SỐ HìNH ẢNH SẢN PHẩM ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ

Quá trình thay đổi màu sắc bộ lông của heo rừng Tây Nguyên

58 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG & TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ

Những vườn cây trồng thử nghiệm ở Tây Nguyên sử dụng các loại phân nhả chậm do Viện Hàn lâm KHCNVN nghiên cứu

Vườn chè trong quá trình thử nghiệm

Vườn khảo nghiệm cây bắp

Vườn thử nghiệm cây bông

Vườn khảo nghiệm cây cà phê vụ 1

HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG & TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ

59BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

Thực phẩm chức năng AROSTIN Thực phẩm chức năng BIOGLUCUMIN

Tinh chất nghệ thiên nhiênSAGARMIN

60 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG & TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ

Nuôi nhân mô phôi vô tính bằng bioreactor sục khí

Nuôi nhân rễ bất định trong bioreactor sục khí

Nuôi nhân rễ tơ trong bioreactor sục khí

(a) {b) (c)

(d) {e) (f)

Hình ảnh minh họa các bước chuyển gen vào cam quýt: a) Chồi trên gốc ghép); b-e: Mẫu trên môi trường nuôi cấy; f) Cây con trên giá thể TN2 trong nhà lưới

HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG & TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ

61BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

Thiết bị xác định khả năng tự làm sạch của vật liệu xúc tác quang

theo tiêu chuẩn TCVN 8556:2010 (ISO 27448:2009)

Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo hệ thống mô phỏng xác định và điều khiển tư thế vệ tinh quan sát trái đất có độ chính xác cao

Lõi đạn xuyên pháo 85 bằng hợp kim WC-Ni – sản phẩm của Hợp phần dự án KHCN trọng điểm cấp Viện Hàn lâm KHCNVN: Nghiên cứu công nghệ chế tạo một số chủng loại hợp kim vonfram ứng dụng làm lõi đạn xuyên động năng trong quân sự

62 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG & TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ

Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin phục vụ quản lý giám sát lớp phủ rừng Tây Nguyên bằng công nghệ viễn thám đa độ

phân giải, đa thời gian

Một số sản phẩm của Hợp phần dự án KHCN trọng điểm cấp Viện Hàn

lâm KHCNVN: Nghiên cứu phát triển công nghệ chế tạo vật liệu tổ hợp bền, nhẹ, ứng dụng trong sản

xuất các thiết bị, dụng cụ đặc chủng trang bị cho người lính

Thiết kế và chế tạo tên lửa mô hình” nhánh của đề tài “Tiếp cận kỹ thuật phóng tên lửa đẩy tầm thấp bằng mô

hình vật lý dựa trên cơ sở mẫu tên lửa thử nghiệm TV-01”

HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG & TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ

63BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

• Số lượng nghiên cứu sinh là 475 tăng 4% so với năm 2013 và số học viên cao học là 342 giảm 3% so với năm 2013 do một số loại hình đào tạo kết thúc, trên 70 NCS bảo vệ luận án tiến sĩ và đã hoàn thành biên soạn 24 giáo trình chuyên đề đạo tạo tiến sĩ.

Viện Hàn lâm KHCNVN là cơ quan KHCN đầu ngành của cả nước, có vị trí quan trọng trong phát triển KHCN của Quốc gia. Các viện nghiên cứu có cơ sở đào tạo sau đại học đều thực hiện nghiêm túc theo qui chế đào tạo của viện chuyên ngành và Bộ Giáo dục và Đào tạo trong các khâu xét tuyển, thi tuyển, qui trình đào tạo và cấp bằng. Công tác đào tạo của Viện Hàn lâm luôn gắn liền với nghiên cứu khoa học. Các NCS và thạc sĩ sau khi tốt nghiệp đều đáp ứng tốt những đòi hỏi của thực tiễn.

Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ trình độ học vấn cao

hàng đầu trong cả nước:

678 674

714

741751

2010 2011 2012 2013 2014

Số lượng TS và TSKH năm 2014: 751

Công tác đào tạo sau đại học

64 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

Viện Hàn lâm có 4 Viện nghiên cứu: Toán, Vật lý, Địa lý và Khoa học vật liệu được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho triển khai thực hiện đào tạo NCS theo đề án 911 “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học cao đẳng giai đoạn 2010-2020”, tổng số NCS được tuyển theo đề án này trong năm 2014 là 24 người, nâng tổng số NCS đang đào tạo lên 45 người.

Ngoài ra Viện Hàn lâm còn có nhiều chương trình đào tạo thạc sĩ liên kết với các trường ĐH Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), Đại học Thái Nguyên, Đại học Cần Thơ... Các viện chuyên ngành cũng thường xuyên hợp tác với các trường đại học ở nước ngoài tổ chức hội thảo đào tạo nhằm học hỏi kinh nghiệm và nâng cao chất lượng đào tạo.

Ngày 22/9/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1691/QĐ-TTg thành lập Học viện Khoa học và Công nghệ trực thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN. Học viện thành lập trên cơ sở 19 viện nghiên cứu chuyên ngành có cơ sở đào tạo và được tổ chức lại thành 11 khoa, trong đó các hoạt động đào tạo vẫn nằm ở các viện nghiên cứu chuyên ngành, công tác quản lý, điều hành chung do Học viện thực hiện.

Học viện đang hoàn thiện cơ cấu tổ chức và qui chế hoạt động để có thể thực hiện công tác tuyển sinh vào năm 2015. Sự ra đời của Học viện sẽ đưa hoạt động đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ của Viện Hàn lâm KHCNVN lên một tầm cao và có tính chiến lược mới, góp phần quan trọng trong việc phát triển nhanh nguồn nhân lực khoa học và các chuyên gia đầu ngành về khoa học tự nhiên và công nghệ trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công chức, viên chức luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Viện Hàn lâm. Trong năm 2014, Viện Hàn lâm đã cử nhiều cán bộ tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về các lĩnh vực khác nhau như sau:

• Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị:

- Làm thủ tục cử 10 cán bộ tham gia dự tuyển đi học lớp cao cấp lý luận chính trị - hành chính hệ không tập trung (2014-2016) do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh làm đầu mối tổ chức;

- Hoàn thành các thủ tục cử 2 cán bộ tham gia dự tuyển đi học lớp cao cấp lý luận chính trị - hành chính hệ tập trung (2014-2015) do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh làm đầu mối tổ chức;

- Hoàn thành các thủ tục cử 3 cán bộ tham gia dự tuyển đi học lớp cao cấp lý luận chính trị hệ không tập trung khu vực phía Nam.

• Đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý nhà nước và kỹ năng nghiệp vụ cho công chức, viên chức:

- Cử 1 cán bộ đi học lớp Quản lý nhà nước chương trình chuyên viên cao cấp tại Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, Bộ Nội vụ và cử nhiều cán bộ đi học các lớp tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn.

HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

65BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

Năm 2014, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều diễn biến rất phức tạp nhưng công tác hợp tác quốc tế của Viện Hàn lâm KHCNVN luôn được chú trọng đẩy mạnh hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế của Viện Hàn lâm trong khu vực và thế giới, Viện Hàn lâm đã phối hợp với các Viện Hàn Lâm trên thế giới tổ chức được nhiều hội thảo lớn, quy tụ các nhà khoa học với chuyên ngành khác nhau từ nhiều quốc gia trên thế giới đến Việt Nam.

Trong năm 2014, Viện Hàn lâm cũng đã đón nhiều đoàn khách trên thế giới đến thăm và làm việc, đặc biệt là đoàn Bộ KHCN Lào, đoàn Viện Hàn lâm Khoa học Belarus, đoàn Viện Hàn lâm Khoa học Bulgari, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp …

Sec

Tây Ban Nha

Mỹ

Pháp

New Zealand

Argentina

Đức

Nhật

Canada

Cuba

Hàn Quốc

Ucraina

Ba Lan

Nga

Đài Loan

Belarus Belarus

Italy

Úc

Hungary

Trung Quốc Bulgari

Lào

Bỉ

Các đối tác quốc tế chính của Viện Hàn lâm KHCNVN

66 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ

Năm 2014, là năm các Viện chuyên ngành trực thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN cũng đón nhiều đoàn khoa học các nước đến làm việc, tham dự hội nghị, hội thảo khoa học. Phần đông số khách đến làm việc với các Viện và đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN với mục đích tham gia các hội nghị, hội thảo quốc tế và thực hiện các dự án hợp tác quốc tế nghiên cứu chung.

Các đề án và nhiệm vụ HTQT quan trọng

ĐỀ ÁN ODA

Trung tâm Vệ tinh Quốc gia.

TTVTQG đã tiếp nhận, quản lý và thực hiện dự án xây dựng Trung tâm Vũ trụ Việt Nam với tổng vốn vay ODA của Nhật Bản 46,595 tỷ Yên và vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước là 1.774 tỷ VNĐ. Hiện tại, dự án đang được triển khai theo đúng kế hoạch. Các công tác quản lý dự án đang được thực hiện tuân thủ đúng các quy định của Việt Nam và Hiệp định đã ký giữa hai chính phủ.

Các nhiệm vụ HTQT cấp Viện Hàn lâm KHCNVN và các dự án HTQT khác

Trong năm 2014, Viện Hàn lâm KHCNVN có 2 nhiệm vụ chuyển tiếp giai đoạn 2013-2015, 23 nhiệm vụ mở mới giai đoạn 2013-2014, trong đó có 20 nhiệm vụ đã được Viện Hàn lâm KHCNVN thẩm định và phê duyệt, 3 nhiệm vụ hợp tác với Viện Hàn lâm Khoa học Nga đang trong quá trình phê duyệt.

Bên cạnh việc quản lý việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương cấp Viện Hàn lâm KHCNVN, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Chủ tịch Viện Hàn lâm KHCNVN, Ban HTQT đã phối hợp với các Viện chuyên ngành xây dựng các chương trình dự án trình Chính phủ:

Các đoàn quan trọng của Viện Hàn lâm KHCNVN đi công tác nước ngoài và các đoàn nước ngoài vào làm việc với Viện Hàn lâm KHCNVN

Đoàn ra: Viện Hàn lâm KHCNVN đã tổ chức 18 đoàn sang làm việc tại các nước Bungari, Belarus, Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Thụy Điển, Italy, Nhật Bản. Các chuyến đi tập trung vào việc phát triển hợp tác nghiên cứu với các đối tác truyền thống và phát triển các đối tác mới, tham gia thảo luận, trao đổi kinh nghiệm tại các diễn đàn khoa học của khu vực và thế giới trong các lĩnh vực khoa học và quản lý khoa học, tập trung vào khai thác các thế mạnh của đối tác, tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của phía bạn, triển khai các nội dung đã được ký kết và thỏa thuận đồng thời tăng cường sự hợp tác trong đào tạo cán bộ nghiên cứu có chất lượng, tham khảo các mô hình tổ chức quản lý khoa học công nghệ cũng như thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn, đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội.

Đoàn vào: Năm 2014, Viện Hàn lâm KHCNVN đã tổ chức đón tiếp 48 đoàn khách quốc tế từ các tổ chức nghiên cứu, tổ chức quản lý khoa học, các công ty từ nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Angola, Nhật Bản Hàn Quốc, Pháp, Bulgari, Nga, Belarus… Một số đoàn quan trọng như: Đoàn Bộ Khoa học và Công nghệ Lào, Viện Hàn lâm Khoa học Bungari, Viện Hàn lâm Khoa học Belarus, Trung tâm Nghiên cứu khoa học Quốc gia Pháp. Các chuyến thăm nhằm tăng cường sự hợp tác giữa các cấp, trao đổi những mục tiêu đã đạt được của quá trình hợp tác, định hướng những hoạt động hợp tác tiếp theo, trao đổi chuyên môn trực tiếp giữa các nhà khoa học trong các lĩnh vực nghiên cứu cùng quan tâm, tăng cường sự hiểu biết sâu hơn về Việt Nam, về Viện Hàn lâm KHCNVN.

HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ

67BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

Các văn bản ký kết về Hợp tác quốc tế

Bên cạnh thực hiện các hoạt động trong các văn bản HTQT đã được ký kết, năm 2013, Viện Hàn lâm KHCNVN đã tổ chức ký mới 6 bản ghi nhớ gồm 3 thỏa thuận hợp tác và 2 phòng thí nghiệm quốc tế liên kết về khoa học công nghệ, 1 thỏa thuận về tài trợ cho các dự án nghiên cứu song phương, với các đối tác Pháp, Đức, Ấn Độ, Mỹ, Bulgari. Các Viện nghiên cứu trực thuộc Viện Hàn lâm cũng tiến hành ký kết 30 văn bản (về các lĩnh vực sinh học, công nghệ sinh học, hóa học, Khoa học địa chất và Hải dương học, công nghệ vũ trụ, vật lý).

Các hội nghị, hội thảo và lớp học quốc tế của Viện Hàn lâm KHCNVN

Năm 2014, Viện Hàn lâm KHCNVN đã tổ chức 27 hội nghị hội thảo và lớp học quốc tế. Các hội nghị, hội thảo, lớp học quốc tế tập trung vào các lĩnh vực: công nghệ vũ trụ, khoa học trái đất, công nghệ na-nô, công nghệ môi trường, công nghệ sinh học, sinh thái, vật lý, công nghệ thông tin, năng lượng tái tạo, phòng chống thiên tai, hoá học, hải dương học... Thông qua các hội nghị, hội thảo, lớp học quốc tế, nhiều nhà khoa học nổi tiếng đến từ: Mỹ, Pháp, Đức, Nga, Belarus, Bungari, Nhật Bản, Hàn Quốc các nước ASEAN, Ấn Độ.... đã đến tham dự và trình bày tại hội thảo. Đây là cơ hội tốt để các nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài hiểu về nhau hơn, các nhà khoa học trẻ Việt Nam được trực tiếp giao lưu học hỏi góp phần nâng cao trình độ, năng lực nghiên cứu.

+ Phối hợp với Viện Địa chất và Địa vật lý biển xây dựng dự án ”Xây dựng hệ thống trao đổi thông tin dữ liệu biển và nối mạng tại Việt Nam” trình Thủ tướng Chính phủ.

+ Phối hợp với Viện Hải dương học và các viện chuyên ngành trực thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN xây dựng đề cương hội nhập quốc tế về Hải dương học do Chính phủ giao;

+ Phối hợp với FEBRAS và Viện Công nghệ ứng dụng Nha Trang xây dựng dự án đưa tầu BOGOROV vào thường trực tại Việt Nam;

+ Phối hợp với các Viện Địa chất, Địa lý, Trung tâm chuyển giao công nghệ cao... và Viện Khoa học Quốc gia Lào xây dựng Đề án ”Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ cho Viện KHQG Lào” trình Chính phủ. Dự án đã được phê duyệt và cấp kinh phí thực hiện từ năm 2015;

+ Phối hợp với Đại học Osaka (Nhật Bản) và Viện Công nghệ môi trường xây dựng đề cương dự án ”Phát triển mô hình và công nghệ sinh thái nhằm thích ứng và giảm thiểu những biến đổi trong môi trường nước tại Đồng bằng sông Cửu Long”;

+ Xây dựng đề cương các dự án hội nhập quốc tế về hải dương học, công nghệ thông tin, khoa học vật liệu, năng lượng, công nghệ sinh học, công nghệ vũ trụ, vật lý hạt nhân;

+ Xây dựng dự án “Nghiên cứu so sánh tiến hóa trầm tích giai đoạn Holocenne châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Trường Giang”, trình Chính phủ phê duyệt.

68 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ

Niên liễm

Nhằm duy trì và thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế, tăng cường hội nhập quốc tế đa phương đối với các tổ chức khoa học công nghệ quốc tế, năm 2014 Viện đã dành một khoản kinh phí lớn để đóng niên liễn tham gia các tổ chức Dubna, AUF, APCTP, AASA, IUGG, PSA và CONFRANSIE. Trên cơ sở tham gia niên liễm, Viện cũng đã cử được 3 đại diện của VAST tham gia các cuộc họp thường niên tại Dubna, PSA, AUF, IIASA… Viện đã cử đại diện toàn quyền tham gia các phiên họp Hội đồng toàn quyền tại Dubna. Trong năm 2014, hoạt động của Viện Hàn lâm KHCNVN tại Viện Liên hợp Nghiên cứu Hạt nhân Dubna có những bước triển khai mạnh hơn, thể hiện qua số cán bộ của Việt Nam làm việc tại Viện Liên hợp Nghiên cứu Hạt nhân Dubna đă tăng so với các năm trước.

18 Đoàn của Viện sang làm việc tại các nước

48 Đoàn khách quốc tế từ các tổ chức nghiên cứu, tổ chức quản lý khoa học, các công ty từ nhiều nước trên thế giới

6 Biên bản ghi nhớ bao gồm: 3 thỏa thuận hợp tác, 2 phòng thí nghiệm quốc tế liên kết về KHCN, 1 thỏa thuận tài trợ dự án song phương

30 Văn bản lý kết của các viện nghiên cứu với đối tác quốc tế trong nhiều lĩnh vực

27 Hội nghị hội thảo và lớp học quốc tế

3 Nhà khoa học nước ngoài được khen thưởng do có nhiều đóng góp vào sự nghiệp nghiên cứu và đào tạo cho Viện Hàn lâm.

Khen thưởng

Viện Hàn lâm KHCNVN tổ chức khen thưởng kịp thời cho 3 nhà khoa học nước ngoài có nhiều đóng góp vào sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học cho Viện Hàn lâm KHCNVN như tặng bằng “Tiến sĩ danh dự” cho GS. VS. Chizhik Sergei Antonovich, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Belarus và các nhà khoa học khác.

Chủ tịch Châu Văn Minh trao Bằng Tiến sĩ danh dự của Viện Hàn lâm KHCNVN cho VS. Chizhik S. A. Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Belarus

HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ

69BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

Một số sự kiện HTQT lớn năm 2014

• Đoàn Bộ KHCN Lào do GS. TS. Bovi-engkham VONGDARA, Bộ trưởng Bộ KHCN Lào đến thăm và làm việc với Viện Hàn lâm KHCNVN để tổng kết lại những dung hợp tác đã được 2 bên ký kết và đề xuất những hợp tác trong giai đoạn tiếp theo.

• Nhằm triển khai thực hiện bản ghi nhớ được ký kết giữa Viện Hàn Lâm KHCNVN và Viện Hàn lâm Khoa học Bulgari dưới sự chứng kiến của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, đồng thời hướng tới kỷ niệm 65 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Bulgari, Viện Hàn lâm KHCNVN đã tổ chức thành công hội thảo về KHCN tại Hạ Long, quy tụ hơn 100 nhà khoa học đóng góp nhiều bài trình bày có giá trị và mở ra được sự hợp tác mới cho các đơn vị nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN và các đơn vị thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Bulgari.

• Vào tháng 11/2014, Giáo sư Châu Văn Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm KHCNVN được bầu là Viện sỹ của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Belarus (trong số hơn 20 nhà khoa học Belarus và thế giới chỉ bầu được 3 người) dựa trên các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực hóa học là một sự công nhận của thế giới về giá trị của các công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân và tập thể nhà khoa học Việt Nam, đặc biệt tại Viện Hàn lâm KHCNVN.

• Hội nghị Khoa học Quốc tế IOC/WESTRAC lần thứ IX với chủ đề “Một đại dương lành mạnh vì thinh vượng ở Tây Thái Bình Dương: những thách thức về khoa học và giải pháp” được tổ chức nhân dịp 25 năm thành lập IOCWESTRAC thu hút gần 600 đại biểu, trong đó có hơn 500 đại biểu quốc tế đến từ 21 quốc gia.

Phó Chủ tịch Công ty ThalesAlenia Space (Pháp) đến thăm và làm việc tại Viện Hàn lâm KHCNVN(06/11/2014)

70 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ

Định hướng HTQT năm 2015

• Hội nhập quốc tế về KHCN của Việt Nam nói chung, của Viện Hàn lâm KHCNVN nói riêng trong những năm gần đây đã có những bước tiến đáng kể. Quan hệ hợp tác về KHCN với các nước và các tổ chức quốc tế đang ngày càng được củng cố và phát triển. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế chung, các mối quan hệ hợp tác quốc tế về KHCN được điều chỉnh theo hướng đa dạng và đa phương hoá vì vậy, năm 2015, Viện tiếp tục chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng và góp phần tích cực nâng cao vị thế của Viện trong khu vực và trên trường quốc tế, tập trung vào xây dưng và triển khai các chương trình hội nhập quốc tế về hải dương học, hàng không vũ trụ; đa dạng sinh học, môi trường, biến đổi khí hậu, năng lượng mới; công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật lý, hạt nhân và vật liệu mới;

• Trong những năm qua, việc thực hiện các nhiệm vụ HTQT cấp Viện Hàn lâm KHCNVN đã đóng góp đáng kể vào những thành tựu KHCN của Viện, thông qua các nhiệm vụ HTQT đã góp phần đào tạo nhiều cán bộ khoa học trẻ cho Viện, nhiều cán bộ khoa học có điều kiện giao tiếp, trao đổi kết quả nghiên cứu với các nhà khoa học nước ngoài, nhiều công trình đươc phối hợp với đối tác để công bố trên các tạp chí quốc tế. Để phát huy những kết quả đạt được

trong những năm tới đây Viện tiếp tục duy trì, đẩy mạnh các đề tài, nhiệm vụ HTQT cấp Viện Hàn lâm KHCNVN với các đối tác hiện có và mở rộng triển khai các nhiệm vụ song phương với các đối tác mới;

• Phối hợp với các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN và các ban chức năng thực hiện các nhiệm vụ HTQT của Viện Hàn lâm KHCNVN, đặc biệt là việc xây dựng các chương trình, dự án lớn, liên ngành với các đối tác nước ngoài (như Lào, Phân viện Viễn Đông Viện Hàn lâm Khoa học Nga...) để tìm kiếm tài trợ từ các nguồn kinh phí trong nước và nước ngoài nhằm tranh thủ tối đa các nguồn viện trợ; tăng cường hợp tác với Viện Hàn Lâm khoa học Nga, Viện Hàn lâm khoa học Quốc gia Belarus, Trung tâm nghiên cứu khoa học Quốc gia Pháp (CNRS), Tổ chức JICA, JSPS Nhật Bản, Viện KHCN Hàn Quốc (KIST), Quỹ Nghiên cứu Quốc gia Hàn Quốc (NRF), Cơ quan Hàng không vũ trụ quốc gia Hoa Kỳ (NASA)... về những lĩnh vực khoa học công nghệ trọng điểm;

• Tăng cường công tác quản lý thống nhất và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN một cách chuyên nghiệp và vững chắc; củng cố, tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác quốc tế đáp ứng tốt các nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong tình hình mới.

Đoàn đại biểu Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) đến thăm và làm việc với Viện Hàn lâm KHCNVN (27/5/2014)

HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ

71BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

Đoàn đại biểu khoa học và công nghệ nước Cộng hoà Angola đến thăm và làm việc tại Viện Hàn lâm KHCNVN (19/11/2014

Đoàn chuyên gia Ngân hàng Thế giới (World Bank) làm việc với Viện Hàn lâm

KHCNVN (03/12/2014)

72 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến Lễ Ký Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ đối tác giữa Viện Hàn lâm KHCNVN và Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (10/10/2014)

Phó Chủ tịch Phan Văn Kiệm tiếp Đoàn đại biểu Viện

Hàn lâm khoa học Nga do ông Skryabin Igor Giám đốc

Công ty Cổ phần Mozhaisky dẫn đầu (19/12/2014)

Đoàn Viện Hàn lâm KHCNVN làm việc tại Viện Hàn lâm

Khoa học Quốc gia Belarus (11-15/11/2014)

HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ

73BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

Giao kế hoạch năm 2014

Năm 2014, các dự án đầu tư đều triển khai đúng mục tiêu, nội dung đã được phê duyệt, đảm bảo các duy định về quản lý đầu tư, xây dựng của nhà nước và các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ ngân sách nhà nước.

Kinh phí được cấp là 251 tỷ đồng, trong đó vốn chuẩn bị đầu tư 1 tỷ đồng, vốn thực hiện dự án 250 tỷ (nguồn NSNN) và 162,5 tỷ vốn Trái phiếu Chính phủ cho Dự án Trung tâm vũ trụ Việt Nam, viện đã giao 100% kế hoạch vốn cho các dự án, theo đúng Quyết định Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao...

Vốn cho 3 dự án kết thúc: 16,22 tỷ đồng; thu hồi vốn ứng trước của Dự án Khu Đào tạo và dịch vụ: 30 tỷ đồng; vốn đối ứng 3 dự ODA về vệ tinh nhỏ quan sát trái đất: 25 tỷ đồng; vốn khởi công mới 3 dự án: 64,5 tỷ đồng; vốn cho 6 dự án chuyển tiếp: 114,28 tỷ đồng.

Kết quả thực hiện:

• Đã bàn giao và đưa vào sử dụng 2 công trình: Toà nhà Đào tạo và dịch vụ (10 tầng, tổng diện tích sàn 8.500 m2) và Cơ sở Viện Kỹ thuật nhiệt đới (6 tầng, tổng diện tích sàn 3.280 m2) theo đúng kế hoạch và đúng mục tiêu, nội dung và không vượt tổng mức của dự án đã được phê duyệt.

• 3 dự án mở mới năm 2014 (Hệ thiết bị gen; Khu Sáng tạo công nghệ Hòn Chồng; Khu Ươm tạo công nghệ) đều hoàn thành đấu thầu gói thầu chính, ký hợp đồng thực hiện và đã khởi công tháng 7/2014, đảm bảo đúng quy định đối với các dự án mở mới.

• Các dự án chuyển tiếp (7 dự án): đang triển khai thực hiện theo kế hoạch, trong đó cơ sở viện Công nghệ vũ trụ - Hóa sinh biển đã hoàn thành phần thô, bắt đầu giai đoạn hoàn thiện; Cơ sở Viện Khoa học vật liệu ứng dụng: đã

Tòa nhà Đào tạo -Dịch vụ

hoàn thành toàn bộ phần bê tông khung, sàn, đang xây bao, đạt 70% khối lượng; Cơ sở Viện Tài nguyên và Môi trường biển tại Đồ Sơn (Hải Phòng) đã nhận bàn giao đất (11 ha), đang tiến hành san nền và thi công một số hạng mục theo dự án giai đoạn I đã phê duyệt.

CÔNG TÁC SỬA CHỮA, XÂY DỰNG NHỎ

Kinh phí thực hiện năm 2014 là 25 tỷ đồng, đã phân bổ cho 10 dự án chuyển tiếp đồng thời kết thúc là 18,692 tỷ đồng, 14 cho các hạng mục mới là 6,308 tỷ đồng.

Viện Kỹ thuật nhiệt đới

74 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TIỀM LỰC NGHIÊN CỨU & CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Một số kết quả nổi bật:

• Về cơ bản đã hoàn thành phá dỡ, giải phóng mặt bằng và cải tạo cảnh quan chung Khu Nghĩa Đô của Viện Hàn lâm; kịp thời hoàn thành giải phóng bàn giao mặt bằng để triển khai các dự án tại Khu Nghĩa Đô: Dự án Khu Ươm tạo công nghệ; Khu Trung tâm hỗ trợ phát triển nhân lực và chuyển giao công nghệ vũ trụ (dự kiến khởi công đầu quý I/2015); hoàn thành giải phóng mặt bằng Khu Bảo tàng động vật và xây dựng cảnh quan ngoại thất Tòa nhà Trung tâm, tạo bộ mặt khang trang, hiện đại cho Khu làm việc (trụ sở) của Viện Hàn lâm KHCNVN;

• Cải tạo, nâng cấp công suất hệ thống trạm biến áp điện khu vực Nghĩa Đô, góp phần hoàn chỉnh quy hoạch hệ thống điện của Khu Nghĩa Đô và trực tiếp cung cấp điện đảm bảo hoạt động của Tòa nhà Trung tâm mới đưa vào hoạt động;

• Hoàn thành xây dựng, bàn giao Xưởng cơ - điện tử 1250 m2 hiện đại của Viện Hàn lâm KHCNVN tại Khu Triển khai công nghệ Cổ Nhuế;

• Hoàn thành dự án cải tạo nhà 3 tầng Viện Hải dương học tại Nha Trang, dự án hoàn thành đã khắc phục được tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của tòa nhà và tạo bộ mặt khang trang cho Viện Hải dương học và lưu giữ được tính lịch sử của công trình từ thời Pháp để lại.

Ngoài ra đã góp phần quan trọng bước đầu giải quyết cơ sở làm việc cho Trung tâm KHCN Tây Bắc tại Phú Thọ (đã được được giao ~2900 m2 đất và đang thi công xây dựng nhà làm việc); Trung tâm KHCN Quảng Trị (được giao 5498 m2 và đang thi công xây dựng nhà làm việc).

CÔNG TÁC TĂNG CƯỜNG TRANG THIẾT BỊ

Năm 2014, Viện Hàn lâm KHCNVN dành khoản kinh phí 62.000,5 triệu đồng đầu tư tăng cường trang thiết bị nghiên cứu, gồm các khoản sau:

• Các dự án trọng điểm cấp Viện Hàn lâm mở mới, với tổng kinh phí cấp năm 2014 là 30.000 triệu đồng;

• Các dự án đầu tư trang thiết bị chuyển tiếp, tổng kinh phí cấp năm 2014 là 22.203,1 triệu đồng;

• Các dự án đầu tư trang thiết bị mới với tổng kinh phí cấp năm 2014 là 3.150 triệu đồng;

• Thiết bị lẻ: 5.427,4 triệu đồng;

• Hỗ trợ cho các thiết bị lớn dùng chung: 1.220 triệu đồng.

Các dự án tăng cường trang thiết bị năm 2014 đã được triển khai đúng kế hoạch, công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu thực hiện đúng quy định. Các dự án được các đơn vị lựa chọn phù hợp với mục tiêu sử dụng, cần thiết cho hoạt động chuyên môn. Tất cả các dự án khi nghiệm thu đều được hội đồng đánh giá đạt hiệu quả cao, đạt mục tiêu của dự án, các thiết bị hoạt động tốt, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học. Số dự án đã hoàn thành việc đấu thầu mua sắm năm 2014 là 17/19 với kinh phí giải ngân đạt trên 90%.

Phương hướng chính Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản năm 2015Kinh phí từ ngân sách Nhà nước: 339,5 tỷ đồng gồm vốn chuẩn bị đầu tư 1 tỷ đồng, vốn thực hiện

dự án 338,5 tỷ đồng, phân bổ như sau:

• Kinh phí đối ứng 2 dự án ODA (xây dựng Khu mốc ảnh chuẩn cho Vệ tinh VNREDSat-1 và Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam): 20,5 tỷ đồng, chưa tính vốn từ nguồn trái phiếu Chính phủ;

• Kinh phí dự án mở mới 7 dự án: 103,5 tỷ đồng;

• Kinh phí cho các dự án kết thúc – chuyển tiếp (9 dự án): 204,5 tỷ đồng;

• Kinh phí thanh toán khối lượng đã hoàn thành của dự án Khu Đào tạo (đã bàn giao đưa vào hoạt động): 30,5 tỷ đồng.;

Kinh phí trái phiếu Chính phủ: 285 tỷ đồng cho Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam 270 tỷ đồng.

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TIỀM LỰC NGHIÊN CỨU & CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

75BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

Các PTNTĐ tại Viện Hàn lâm KHCNVN luôn đảm bảo thực hiện chức năng là phòng thí nghiệm mở, nơi triển khai thực hiện nhiều đề tài, nhiệm vụ các cấp. Các PTNTĐ đã thực hiện đúng các nhiệm vụ theo ngân sách được giao, quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân sách và tài sản nhà nước, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chức năng của các PTNTĐ và viện chủ trì.

Nhìn chung các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu KHCN đang thực hiện và triển khai tại các PTNTĐ theo đúng kế hoạch được giao. Các thiết bị của PTNTĐ đã được khai thác một cách có hiệu quả. Một số thiết bị được hoạt động với tần suất rất cao như hiển vi điện tử quét (FE-SEM), hệ nhiễu xạ tia X, hệ tán xạ Raman, và một số hệ thống thiết bị đo phục vụ nghiên cứu tính chất quang của vật liệu (hệ đo huỳnh quang hấp thụ)... Một số thiết bị khai thác với tần suất thấp đang được chú ý thúc đẩy khai thác, phục vụ nghiên cứu và hợp tác nghiên cứu.

PTNTĐ Công nghệ gen

PTNTĐ Công nghệ gen triển khai thực hiện 1 đề tài độc lập cấp nhà nước giao trực tiếp “Nghiên cứu sản xuất Interleukin-3 và Interleukin-11 tái tổ hợp chất lượng cao dùng trong y học (điều trị)” (2012-2015), kinh phí năm 2014: 1.500 triệu đồng. Chủ nhiệm: GS. TS. Trương Nam Hải, Viện Công nghệ Sinh học là đơn vị chủ trì. Kết quả đạt được: đã biểu hiện được gen mã hóa IL-3, IL-11 của người ở dạng

tan trong E. coli, IL-11 được biểu hiện dưới dạng dung hợp với SUMO. SUMO-IL-11 đã được tinh sạch thành công bằng cột sắc ký ái lực và được cắt hiệu quả bằng SENP2. Sau khi cắt bỏ protein dung hợp SUMO, IL-11 đã được thu hồi thành công với độ sạch đạt trên 99%. Đề tài đang tiến hành tinh sạch lượng lớn IL-11 cho việc đánh giá hoạt tính trên các loại tế bào phụ thuộc và giải trình tự 15 amino acid đầu N.

Một số nhiệm vụ thường xuyên khác:

• Biểu hiện được kháng nguyên GP5 khi sử dụng đồng thời 2 vector hỗ trợ biểu hiện gen pMoN65305/2b CMV và pMON65305/Hc-Pro PRSV;

• Xây dựng được cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học trong quần thể vi sinh vật và so sánh được mức độ đa dạng di truyền của hệ vi sinh vật vùng rễ cây dó bầu tại các điểm thu mẫu;

3 Đề tài độc lập cấp Nhà nước do Bộ KHCN giao trực tiếp

14 Đề tài chuyển tiếp theo chức năng của PTNTĐ

76 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

PHÒNG THÍ NGHIỆM TRỌNG ĐIỂM QUỐC GIA

• Nhận dạng được 335 mảnh peptides cấu thành 124 proteins khác nhau gồm cả keratine và một số protein tạp bằng sắc ký lỏng nano đa chiều kết nối trực tuyến hệ thống khối phổ với nguồn ion Nanospray;

• Phân loại các nhóm protein trong nước tiểu theo chức năng và nhận định các protein có liên quan đến thải ghép thận cấp tính bằng các phần mềm tin sinh học.

PTNTĐ Vật liệu và Linh kiện điện tử

PTNTĐ Vật liệu và Linh kiện điện tử triển khai thực hiện 1 đề tài độc lập cấp nhà nước giao trực tiếp “Nghiên cứu công nghệ chế tạo module laser diode công suất và thiết bị laser diode dùng trong điều trị bệnh” (04/2011-06/2014), kinh phí là 1.750 triệu đồng. Chủ nhiệm PGS. TS. Vũ Doãn Miên, Viện Khoa học vật liệu chủ trì thực hiện. Kết quả đạt được:

• Đã đưa 2 thiết bị laser diode trên vào ứng dụng thử nghiệm từ tháng 7 năm 2013 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Viện Bỏng Lê Hữu Trác;

• Đã thử nghiệm thiết bị để chữa trị viêm khớp, viêm nhiễm cho một số bệnh nhân ở Bệnh viện 108 và thử nghiệm chữa bỏng cho 20 con thỏ ở Viện Bỏng. Bước đầu có hiệu quả chữa trị bệnh.

Một số nhiệm vụ thường xuyên khác:

• Đã chế tạo thành công và khảo sát tính chất quang điện của ống nano ZnO ứng dụng cho linh kiện năng lượng, tích hợp trên đế plastic;

• Đã nghiên cứu tác động của dung dịch thuốc trừ sâu với các nồng độ khác nhau lên độ dịch chuyển bước sóng cộng hưởng của cảm biến;

• Xây dựng được đường chuẩn của các dung dịch thuốc trừ sâu với nồng độ khác nhau;

• Đã chế tạo được bột nam châm MnBi có tỷ phần pha sắt từ - 80%wt, chế tạo nam châm hybrid (100-x) NdFeB/xMnBi, với x = 0 -100.

PTNTĐ Công nghệ Tế bào thực vật phía Nam

PTNTĐ Tế bào thực vật phía Nam triển khai thực hiện 1 đề tài độc lập cấp nhà nước giao trực tiếp “Nghiên cứu xây dựng công nghệ sản xuất sinh khối tế bào và rễ Sâm Ngọc Linh in vitro” (2012-2015), kinh phí cấp năm 2014 là 200 triệu đồng. Chủ nhiệm TS. Nguyễn Hữu Hổ, Viện Sinh học nhiệt đới là đơn vị chủ trì. Kết quả đạt được:

• Đã tạo được rễ bất định từ chồi/cụm chồi nuôi cấy in vitro;

• Tạo được rễ bất định từ phôi vô tính (sau giai đoạn cắt bỏ rễ trụ);

• Nuôi nhân được rễ bất định trên môi trường thạch, môi trường lỏng (bình tam giác), trong bioreactor sục khí (3 lít, 5 lít và 10 lít);

• Nuôi nhân được mô phôi trong môi trường lỏng (bình tam giác), trong bioreactor sục khí (3 lít, 5 lít và 10 lít);

• Nuôi nhân được rễ tơ trên môi trường thạch (đĩa petri), trong môi trường lỏng (bình tam giác), trong bioreactor sục khí (3 lít, 5 lít và 10 lít);

• Nuôi nhân rễ bất định, rễ tơ trong bioreactor bán ngập chìm;

• Bước đầu xác định hàm lượng hợp chất thứ cấp saponin trong mô phôi, trong rễ bất định và trong rễ tơ.

PHÒNG THÍ NGHIỆM TRỌNG ĐIỂM QUỐC GIA

77BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

CÔNG TÁC THÔNG TIN - TRUYỀN THÔNG

Hoạt động của trang thông tin điện tử

Trang thông tin điện tử là kênh thông tin chính thức của Viện Hàn lâm KHCNVN trên nternet, là nguồn tin chính thức để các cơ quan truyền thông, thông tấn tham khảo thông tin khi đưa tin về các sự kiện liên quan đến Viện Hàn lâm.

Trang thông tin điện tử tiếng Việt

Tính đến hết tháng 11/2014, số lượng truy cập trang tiếng Việt là 10.379.841 lượt (so với 6.470.517 lượt của năm 2013, tăng hơn 3.909.324 lượt), phản ánh được mức độ quan tâm ngày càng lớn của độc giả đối với Viện Hàn lâm KHCNVN và khẳng định vị trí của website Viện Hàn lâm với các trang thông tin khoa học khác. Ước tính đến hết năm 2014, tổng lượng truy cập vào trang thông tin điện tử của Viện Hàn lâm đạt con số 11.000.000 lượt.

Tính theo tỷ trọng thì tin hoạt động của viện được cập nhật nhiều nhất, tiếp theo là tin khoa học trong nước (khai thác các đề tài của viện), cụ thể như sau:

Thống kê lượng tin bài đăng trên trang thông tin điện tử của Viện năm 2014:

Tin bài Tổng số bài Tỉ lệ

Tin hoạt động Tin hoạt động của Viện Hàn lâm KHCNVN 60 19,35%

Tin liên quan đến các đơn vị trực thuộc 32 10,32%

Tin tổ chức cán bộ 19 6,13%

Tin ứng dụng và triển khai công nghệ 27 8,71%

Tin hợp tác quốc tế 25 8,06%

Thông báo 33 10,65%

Bản tin VNREDSat-1 14 4,52%

Tin khoa học Tin khoa học trong nước (100 % khai thác từ các nhà khoa học trong VAST)

83 26,77%

Tin khoa học quốc tế 17 5,48%

Tổng số 310 100%

78 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

CÔNG TÁC THÔNG TIN, XUẤT BẢN & BẢO TÀNG

Biểu đồ tăng trưởng lượng truy cập trang thông tin điện tử tiếng Việt trong

những năm gần đây

Giao diện trang thông tin điện

tử Viện Hàn lâm KHCNVN

CÔNG TÁC THÔNG TIN, XUẤT BẢN & BẢO TÀNG

79BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

Trang thông tin điện tử tiếng Anh

• Số lượng truy cập: tính đến hết tháng 11/2014 là khoảng 1.036.976 (so với tháng 01/2013 là 572.614 lượt, tăng 464.362 lượt – tăng tương ứng với 81%).

• Số lượt truy cập hàng tháng: khoảng hơn 38.000 lượt/tháng (năm 2013 là 23.236 lượt/tháng).

• Số lượt truy cập hàng ngày: khoảng hơn 1.200 lượt/ngày (năm 2013 là 774 lượt /ngày).

• Số lượng bài viết tính tới thời điểm tháng 11/2014 là 270 bài, cập nhật mới 41 bài, ước tính đến hết tháng 01/2014 số bài cập nhật

mới đạt 51 bài và số lượng bài tăng 280 bài. Toàn bộ là tin tức KHCN và hoạt động của Viện Hàn lâm.

Hoạt động thư viện điện tử

Thực hiện nhiệm vụ đấu thầu và ký hợp đồng mua tạp chí KHCN nước ngoài giai đoạn 2014 - 2016 theo hình thức mua trực tiếp của nhà xuất bản nước ngoài. Hoàn thành việc giao nhận và đưa vào sử dụng tạp chí năm 2014.

Hoạt động của thư viện số luôn được đảm bảo liên tục. Đã chuyển đổi user-ID sang username và cấp mới quyền truy cập thư viện số cho 2189 cán bộ nghiên cứu thuộc 35 viện nghiên cứu chuyên ngành thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN.

0

20000

40000

60000

80000

100000

120000

2010 2011 2012 2013 2014

ScienceDirectSpringerlinkACSAPSAIPIOPScience

Biểu đồ tăng trưởng sử dụng các nguồn tin thông qua số lượng bài báo được tải về

80 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

CÔNG TÁC THÔNG TIN, XUẤT BẢN & BẢO TÀNG

Hoạt động thông tin-tuyên truyền

Tích cực triển khai các hoạt động chụp ảnh phục vụ hội nghị, hội thảo... phát tin, bài kịp thời, phản ánh các hoạt động của Viện Hàn lâm trên các phương tiện thông tin đại chúng khi có yêu cầu và cung cấp nhiều thông tin ảnh cho trang thông tin điện tử của Viện Hàn lâm.

Hoạt động thông tin khoa học và sở hữu trí tuệ

Cập nhập dữ liệu trên phần mềm Scidoc với số biểu ghi: 253 biểu ghi tiếng Anh. Hiện tại cơ sở dữ liệu có 10.228 biểu ghi tiếng Anh và 22.907 biểu ghi tiếng Việt. Đây là cơ sở dữ liệu tập hợp các bài báo của cán bộ khoa học thuộc Viện Hàn lâm đăng trong các tạp chí trong và ngoài nước, sách, các tuyển tập báo cáo hội thảo, hội nghị. Dữ liệu này được đưa lên trên website của Trung tâm Thông tin tư liệu.

• Hướng dẫn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả và quyền liên quan, nhãn hiệu hàng hoá, chỉ dẫn địa lý;

• Hỗ trợ tư vấn và giải đáp các vướng mắc về sở hữu công nghiệp;

• Hướng dẫn sử dụng thông tin sáng chế trong các hoạt động R&D;

• Cung cấp thông tin về các giải pháp kỹ thuật, các sáng chế theo các hướng nghiên cứu trọng điểm.

Hoạt động Nghiên cứu Lịch

Cung cấp Bảng số liệu lịch năm 2015 cho Cục Xuất bản và 12 NXB với đầy đủ cơ sở khoa học và pháp lý.

HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢNThông tin và truyền bá các kết quả nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ dưới dạng các xuất bản phẩm như: các tạp chí khoa học, các bộ sách chuyên khảo, tham khảo, bộ giáo trình đào tạo đại học và sau đại học... là một trong các hoạt động KHCN quan trọng của Viện Hàn lâm KHCNVN. Hằng năm, với đội ngũ các nhà khoa học trình độ cao chủ trì nhiều đề tài trọng điểm cấp Nhà nước, các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN đã có hàng trăm cuốn sách được xuất bản, hàng nghìn bài báo được đăng trong 12 tạp chí khoa học chuyên ngành, hàng trăm bài báo được đăng trong các tạp chí quốc tế với chất lượng khoa học ngày càng được khẳng định.

Xuất bản các tạp chí KHCN

Hiện nay, Viện Hàn lâm đang xuất bản 12 tạp chí Khoa học chuyên ngành. Đây là các tạp chí Quốc gia có uy tín đã được Nhà nước công nhận và cấp giấy phép hoạt động. Nhiều tạp chí được nâng cấp từ xuất bản tiếng Việt sang xuất bản tiếng Anh như Tạp chí Toán học, Tạp chí Cơ học, Tạp chí Vật lý, Tạp chí Advances, Tạp chí Acta. Các tạp chí khác cũng được đầu tư nâng cấp chất lượng cả về nội dung và hình thức, dung lượng, tần số xuất bản trong năm để tiệm cận dần đến chuẩn khu vực và chuẩn quốc tế trong thời gian không xa. Chính sự nâng cấp này, phần nào đáp ứng nhu cầu công bố các công trình, kết quả nghiên cứu khoa học của các tác giả trong nước và quốc tế.

Hội đồng biên tập các tạp chí được tổ chức theo hướng tinh gọn và có sự tham gia của nhiều nhà khoa học đầu ngành trong nước và quốc tế. Một số tạp chí như Tạp chí Toán học, Tạp chí Acta, Tạp chí Advances số nhà khoa học nước ngoài tham gia chiếm trên 50% trong tổng số các thành viên của Hội đồng biên tập.

CÔNG TÁC THÔNG TIN, XUẤT BẢN & BẢO TÀNG

81BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

Sau một thời gian nâng cấp chất lượng theo đề án đã được phê duyệt và được các nhà xuất bản quốc tế như SPRINGER và IOP xuất bản theo các tiêu chuẩn quốc tế. Ba tạp chí: Advances in Natural Sciences: Nanoscience and Nano technology, Acta Mathematica Vietnammica, tạp chí Vietnam Journal of Mathematics đã đạt chuẩn khu vực (chuẩn SCOPUS). Có tạp chí lượng truy cập hàng trăm ngàn lượt truy cập như tạp chí Advances in Natural Sciences: Nanoscience and Nanotechnology trong năm 2014 có khoảng 140.000 lượt truy cập (Có bài trong một tháng đã có đến gần 500 lượt truy cập, trung bình 286 lượt/bài) và được nhiều khách hàng quan tâm đặt mua ở dạng ấn phẩm. Các tạp chí còn lại đang thực hiện Đề án phấn đấu đến năm 2018 có 6/9 tạp chí tiếp theo đạt chuẩn SCOPUS.

Xuất bản các ấn phẩm khoa học dưới dạng sách.

Bên cạnh việc xuất bản định kỳ các tạp chí khoa học, Viện Hàn lâm KHCNVN hàng năm cũng dành một khoản kinh phí đáng kể cho việc xuất bản các ấn phẩm dưới dạng sách. Tiếp tục xuất bản bộ sách chuyên khảo. Bộ sách được chia theo 4 lĩnh vực:

• Các chuyên khảo thuộc lĩnh vực công nghệ và phát triển công nghệ;

• Các chuyên khảo thuộc lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên và môi trường Việt Nam;

• Các chuyên khảo thuộc lĩnh vực biển và công nghệ Biển;

• Các bộ sách giáo trình đào tạo đại học và sau đại học.

Theo kế hoạch trung bình một năm bộ sách sẽ xuất bản khoảng 5 - 10 đầu sách, riêng năm 2014 đã xuất bản được 8 cuốn chuyên khảo nâng tổng số đầu sách trong bộ sách chuyên khảo lên 75 cuốn.

Tiếp tục xuất bản bộ sách về Biển - Đảo Việt Nam. Đây đã xuất bản được 35 đầu sách về các lĩnh vực liên quan đến biển và hải đảo Việt Nam, đây là bộ sách có giá trị khoa học cao và rất có giá trị trong việc phổ cập và nâng cao dân trí về lĩnh vực biển góp phần thực hiện chiến lược biển Quốc gia đến năm 2020.

Trong năm 2014 đã triển khai đăng ký kế hoạch xuất bản được 32 đợt gồm 130 đầu sách,

82 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

CÔNG TÁC THÔNG TIN, XUẤT BẢN & BẢO TÀNG

cấp quyết định xuất bản cho các xuất bản phẩm đủ tiêu chuẩn theo các tiêu chí phù hợp với tôn chỉ mục đích của NXB được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Trong năm 2014 không để xảy ra bất kỳ sai sót nào khi xuất bản các ấn phẩm.

Tháng 7/2014 NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ đã gia nhập Hiệp hội các NXB quốc tế và được cấp chí số DOI cho các xuất bản phẩm của NXB. Đây là cơ hội tốt để các sách và tạp chí của NXB khi được gắn chỉ số DOI sẽ nâng cao giá trị và tính hội nhập quốc tế

NXB tiếp tục tham gia Giải thưởng Sách Việt Nam hàng năm nhiều cuốn sách đã đạt giải: “Động đất sóng thần”, tác giả GS.TS. Bùi Công Quế và “Atlas Côn trùng Việt Nam”, tác giả TS. Nguyễn Xuân Thành, cùng đạt giải bạc; “Địa mạo Việt Nam” của GS. Lê Đức An và TS. Uông Đình Khanh đạt giải đồng; “Nhận dạng các loài chim Việt Nam” của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng đạt giải khuyến khích về sách hay.

Hợp tác quốc tế

Ngày 1/11 - 5/11/2014 Tạp chí Cơ học đã tiếp GS. VS. Pol Spanos, Đại học Rice, Mỹ, tổng biên tập của 2 tạp chí quốc tế về cơ học sang làm việc với Tạp chí.

Tạp chí Hoá học đã tiếp 2 đoàn khách nước ngoài: Ngày 7/11/2014 làm việc với GS. Kotohiro Nomura, Đại học Kyoto Nhật Bản; Ngày 10/11/2014 làm việc với GS. Nguyễn Minh Thọ, Đại học KU Leuven, Vương Quốc Bỉ.

Định hướng cho công tác xuất bản cho năm 2015 và những năm tiếp theo

Duy trì xuất bản 12 tạp chí chuyên ngành với chất lượng ngày càng nâng cao cả về nội dung và hình thức, chất lượng in ấn.

• Tiếp tục thực hiện thoả thuận đã ký với nhà xuất bản Springer và nhà Xuất bản IOP về việc xuất bản 3 tạp chí là Tạp chí Toán học, Tạp chí Acta và Tạp chí Advances theo chuẩn quốc tế tiến tới đạt chuẩn ISI;

• Thực hiện đề án đã được phê duyệt 9 tạp chí nâng cấp đạt chuẩn khu vực vào năm 2018;

• Tiếp tục xuất bản các chuyên khảo trong bộ sách chuyên khảo theo các thế mạnh của Viện Hàn lâm KHCNVN;

• Tham gia vào xuất bản các sách theo đơn đặt hàng của Nhà nước trong tủ sách Quốc gia, đặc biệt là các lĩnh vực mà Viện có thế mạnh như bộ sách về biển đảo, tài nguyên và môi trường, nghiên cứu cơ bản.

CÔNG TÁC THÔNG TIN, XUẤT BẢN & BẢO TÀNG

83BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

30 nhiệm vụ, dự án và đề tài các cấp10 đề tài cấp cơ sở5 đề tài thuộc NAFOSTED3 đề tài thuộc Chương trình Tây Nguyên 32 đề tài độc lập trẻ1 đề tài 7 hướng ưu tiên1 đề tài hợp tác quốc tế cấp Viện Hàn lâm KHCNVN1 nhiệm vụ Nghị định thư cấp Nhà nước5 dự án thành phần thuộc dự án “Xây dựng Bộ sưu tập mẫu vật quốc gia về Thiên nhiên Việt Nam”2 nhiệm vụ Chính phủ giao.

HOẠT ĐỘNG BẢO TÀNG

BẢO TÀNG THIÊN NHIÊN VIỆT NAM

Mô hình tổ hợp công trình Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam

84 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

CÔNG TÁC THÔNG TIN, XUẤT BẢN & BẢO TÀNG

Công trình công bố và giải thưởng

Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đứng thứ 3 trong Viện Hàn lâm về tỷ lệ số bài báo SCI và SCI-E/ số cán bộ và thứ 8 về tổng số bài báo đã công bố với 69 công trình công bố trong đó có 46 bài báo nước ngoài (8 bài trong tạp chí thuộc danh sách SCI - trong đó có 1 bài đăng trên tạp chí SCIENCE), 19 bài trong tạp chí thuộc danh sách SCI-Expanded, 19 bài thuộc các tạp chí ISSN, 23 bài trong các tạp chí quốc gia (8 bài trong tạp chí quốc gia do Viện Hàn lâm KHCNVN xuất bản, 15 bài trên các tạp chí/proceedings khác). Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam cũng đã có 1 cán bộ được giải thưởng dành cho chuyên gia mới của Hiệp hội vải sợi Hoa Kỳ trao tặng.

Kết quả hợp tác quốc tế và đào tạo

Về kết quả hoạt động hợp tác quốc tế, đến nay Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã ký 1 bản thỏa thuận, 25 bản ghi nhớ và 01 điều khoản hợp tác với các tổ chức nước ngoài với các Viện nghiên cứu, các bảo tàng và các tổ chức nước ngoài. Năm 2014 đã đón tiếp được 10 đoàn vào, làm thủ tục cho 21 cán bộ của Bảo tàng đi công tác và học tập tại nước ngoài. Hiện nay, bảo tàng có 6 cán bộ đang được đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài.

Hoạt động phòng trưng bày tiến hóa sinh giới

Tháng 5/2014, Phòng trưng bày tiến hóa sinh giới đã khai trương và đi vào hoạt động, cho đến tháng 12/2014 đã đón tiếp hơn 25.000 lượt khách thăm quan. Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam cũng đã tổ chức các buổi tham quan học tập đặc biệt cho các em học sinh thuộc các trường Tiểu học Thực nghiệm Hà Nội, PTTH Nguyễn Tất Thành, Đoàn Thị Điểm, PTTH Hà nội - Amsterdam... tại Phòng trưng bày Tiến hóa sinh giới.

CÔNG TÁC THÔNG TIN, XUẤT BẢN & BẢO TÀNG

85BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

ThS Lưu Đàm Ngọc Anh (ngoài cùng bên phải), Bảo tàng TNVN, một trong năm chuyên gia mới của Hiệp hội vải sợi Mỹ được nhận giải thưởng tại Los Angeles, Hoa Kỳ (12/9/2014)

Thực hiện kế hoạch số 46/KH-BVHTTDL ngày 19 /5/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về chủ động ứng phó của ngành văn hóa, thể thao và du lịch trước việc Trung Quốc ngang nhiên đặt giàn khoan nước sâu thăm dò dầu khí trong vùng biển Việt Nam, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã tổ chức lấy chữ ký ủng hộ biển đảo quê hương Việt Nam tại Bảo tàng (từ tháng 8 đến tháng 11/2014.

Trong thời gian lấy chữ ký, đã có hàng nghìn khách cán bộ các bộ ngành, chuyên gia gia quốc tế, Đại sứ quán, du khách ký vào bản đồ Việt Nam, như các đoàn đại biểu Quốc hội, Ban Kinh tế Trung Ương, Đại sứ quán Úc, Italia, các nhà khoa học từ Nhật Bản, Hoa Kỳ, Úc, Phần Lan…

Hoạt động của Phòng Trưng bày tiến hóa sinh giới

Bản đồ lưu chữ ký của khách tham quan ủng hộ

biển đảo Việt Nam

86 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

CÔNG TÁC THÔNG TIN, XUẤT BẢN & BẢO TÀNG

Thu thập mẫu vật cho Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam

Riêng năm 2014: đã tổ chức 18 đợt tiếp nhận mẫu vật sinh vật từ 5 cơ quan chức năng và người dân trong nước, số lượng mẫu là 203

xác động vật (bao gồm cả tắc kè và rắn ngâm trong rượu) trong đó có nhiều mẫu quý như bò tót, hổ, sư tử, gấu Ngựa, cá Mặt trăng… đã tiếp nhận được 50 khúc ngà voi, 62 vỏ sò Tai Tượng, 175 kg san hô đen.

Và 5 đợt tiếp nhận mẫu vật địa chất với 41 mẫu (bao gồm 1 mẫu cổ sinh và 40 mẫu đá) trong đó có 2 mẫu tectit (thiên thạch) và 4 mẫu đá quý có giá trị khoa học và thẩm mỹ cao .

Một số mẫu cổ sinh và mẫu đá tìm thấy năm 2014

CÔNG TÁC THÔNG TIN, XUẤT BẢN & BẢO TÀNG

20 cá thể Sò tai tượng khỏng lồ được Bảo tàng TNVN nhân bàn giao từ Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

(11/4/2014)

Cá thể bò tót đã chết từ huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chuyển về Bảo tàng TNVN

để được chế tác (27/05/2014)

Nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể hệ thống bảo tàng thiên nhiên của Việt Nam

Theo dõi tiến độ thực hiện quy hoạch và thực hiện nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật các dự án thành viên. Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã tổ chức thành công hội thảo “Hội thảo khoa học về hợp tác phối hợp trong hoạt động bảo tàng giữa các đơn vị thành viên”.

Dự án “Xây dựng Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam” cũng đang tiến hành giai đoạn chuẩn bị đầu tư, hiện nay vị trí xây dựng Dự án đã được quy hoạch và đang làm thủ tục cấp phép quy hoạch 1/500 tại khu đô thị Sinh Thái Quốc Oai, trên diện tích 32 ha.

88 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

CÔNG TÁC THÔNG TIN, XUẤT BẢN & BẢO TÀNG

Phương hướng hoạt động năm 2015

• Tiếp tục thực hiện 12 đề tài dự án chuyển tiếp và mở mới, hoàn thiện các dự án xây dựng cở sở vật chất và trang thiết bị.

• Tổ chức tiếp đón các đoàn vào và làm thủ tục cho các đoàn ra, thực hiện kế hoạch đào tạo là hoàn thành chương trình đào tạo cho 2 tiến sĩ tại Nhật, 1 thạc sĩ tại Úc, tiếp tục đào tạo 1 tiến sĩ tại Nga, 1 tiến sĩ tại Đức và 1 tiến sĩ tại Trung Quốc.

• Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của “Phòng trưng bày Tiến hóa sinh giới”, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, truyền thông quảng bá về Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam.

• Tăng cường và đẩy mạnh tiềm lực nghiên cứu khoa học, phân tích, giám định, chế

tác và thu thập bảo quản mẫu vật. Đẩy mạnh hoạt động của dự án “Xây dựng Bộ sưu tập mẫu vật quốc gia về thiên nhiên Việt Nam”, bước đầu tiến hành triển công tác thu thập mẫu vật cho Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam.

• Triển khai Dự án “Xây dựng Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam”.

• Triển khai Chuẩn bị đầu tư Dự án “Xây dựng Trung tâm giáo dục thiên nhiên và thử nghiệm khoa học và công nghệ miền Trung”.

CÔNG TÁC BẢO TÀNG HẢI DƯƠNG HỌC NHA TRANG

• Bảo quản 15000 lọ mẫu và 10 bể kính lớn; giám định mẫu trai Tai tượng cho Phòng CS-CA Bình Định; Thu thập và tiêu bản mẫu cá Mặt trăng (dài 2,5m, nặng 700 kg), mẫu cá heo (dài 2,4m), cá mập, cá chình, cá đuối, mực, tôm…Bổ sung 2 tủ trưng bày mẫu sinh vật biển và địa chất biển ở khu trưng bày tài nguyên biển đảo Hoàng Sa - Trường Sa, số hóa 2769 số Rte (Số sưu tập mẫu vật).

• Từ 1-11/2014: Phòng Truyền thông và Giáo dục môi trường đã đón tiếp và phục vụ cho khách đến tham quan và học tập, số lượng cụ thể, số lượng khách tới thăm quan: 320.000 lượt.

CÔNG TÁC BẢO TÀNG TẠI ĐỒ SƠN CủA VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN

• Công tác bảo tàng Dự án “Mở rộng, nâng cấp bảo tàng hải dương học và phát triển cơ sở nghiên cứu của Viện Tài nguyên và Môi trường biển tại Đồ Sơn – giai đoạn 1”. Năm 2014, lãnh đạo viện và ban quản lý dự án, ban ngành chức năng đã tháo gỡ vướng mắc giải phóng mặt bằng và nhận bàn giao 9,8ha/12ha đất dự án; tiếp tục thi công san lấp mặt bằng; đào ao nuôi thực nghiệm và xây kè ao; xây dựng và trình duyệt thuyết minh điều chỉnh dự án giai đoạn 1 kéo dài đến hết 2015.

CÔNG TÁC THÔNG TIN, XUẤT BẢN & BẢO TÀNG

89BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

Phương hướng và kế hoạch năm 2015

Năm 2015 là năm cuối của kế hoạch 5 năm 2011-2015; là năm Viện Hàn lâm KHCNVN kỷ niệm 40 năm thành lập; là năm toàn Đảng bộ triển khai thực hiện Đại hội Chi bộ, Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12, trên cơ sở tình hình thực tế và nguồn lực của Viện, một số định hướng lớn trong kế hoạch năm 2015 của Viện Hàn lâm như sau:

• Tiếp tục bám sát quy hoạch phát triển Viện Hàn lâm KHCNVN đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt, căn cứ vào nguồn lực cán bộ, kinh phí đã được nhà nước cấp năm 2015, tiến hành triển khai hiệu quả công tác nghiên cứu và phát triển KHCN;

• Phấn đấu thực hiện tốt kế hoạch năm 2015, hoàn thành xuất sắc kế hoạch giai đoạn 2011-2015, tạo tiền đề vững chức cho những năm tới, đặc biệt là đáp ứng đòi hỏi của đất nước cho giai đoạn phát triển mới 2016-2020;

• Tăng cường mạnh mẽ số lượng và chất lượng các công bố quốc tế đạt chuẩn quốc tế. Nâng cao chất lượng sản phẩm các nhiệm vụ KHCN. Tăng cường công tác ươm tạo công nghệ, ứng dụng KHCN vào sản xuất và đời sống, sở hữu trí tuệ. Tăng cường công tác thông tin xuất bản, nâng cao chất lượng các tạp chí KHCN của Viện hàn lâm. Đẩy mạnh công tác đào tạo, đưa Học Viện KHCN vào hoạt động có hiệu quả cao;

• Tiếp tục tích cực triển khai thực hiện tốt các dự án lớn về vệ tinh, vũ trụ, dự án mạng trạm động đất - cảnh báo sóng thần, dự án sưu tập bộ mẫu vật quốc gia về thiên nhiên Việt Nam, chương trình Tây nguyên 3, chương trình KHCN

Vũ trụ. Tích cực đẩy nhanh tiến độ xây dựng Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam tại khu đất 32 ha đã được cấp tại Quốc Oai, dự án xây dựng Khu công nghệ cao của Viện Hàn lâm KHCNVN tại Hoà Lạc. Triển khai thực hiện 3 dự án thí điểm về các trung tâm tiên tiến của Viện Hàn lâm.

• Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ KHCN trọng điểm cấp Viện Hàn lâm đã được các bộ ngành ủng hộ và cấp kinh phí thực hiện, xây dựng các nhiệm vụ KHCN trọng điểm cho thời gian tới. Tập trung thực hiện tốt các dự án trọng điểm về tăng cường trang thiết bị nghiên cứu của Viện Hàn lâm đã được các bộ ngành quan tâm, ủng hộ. Đưa các dự án vào khai thác, sử dụng có hiệu quả cao.

• Triển khai thực hiện tốt các dự án đầu tư xây dựng cơ bản chuyển tiếp thực hiện từ 2014 và các dự án mở mới năm 2015; tiếp tục chỉnh trang cơ sở vật chất nhằm tạo ra bộ mặt mới tương xứng với một cơ quan khoa học đầu ngành quốc gia. Tập trung xây dựng và từng bước triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư trung hạn 2016-2020.

• Tiếp tục triển khai thực hiện tốt chương trình cán bộ trẻ, triển khai đúng tiến độ dự án xây dựng khu ươm tạo công nghệ của Viện Hàn lâm để trong vài năm tới tạo điều kiện về chỗ ở cho các cán bộ trẻ của Viện.

• Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện dự toán ngân sách, việc triển khai thực hiện các đề tài, dự án KHCN các cấp, các dự án đầu thư xây dựng cơ bản, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các trang thiết bị và diện tích làm việc của từng đơn vị trong toàn Viện; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành báo cáo quyết toán ở các đơn vị.

90 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

PHƯƠNG HƯỚNG KẾ HOẠCH & DỰ TOÁN NGÂN SÁCH 2015

Dự toán chi ngân sách Nhà nước năm 2015Đơn vị: triệu đồng

Nội dung Năm 2015I. Chi đầu tư phát triển (XDCB) 339.500II. Chi thường xuyên 849.4101- Chi sự nghiệp khoa học công nghệ 820.240* Kinh phí nhiệm vụ cấp Nhà nước 130.620* Kinh phí nhiệm vụ cấp Bộ 689.620Trong đó quỹ tiền lương (Bao gồm tiền lương, các khoản đóng góp theo lương, độc hại hệ số và độc hại hiện vật)

187.730

2- Chi sự nghiệp giáo dục-đào tạo 6.7303. Chi sự nghiệp kinh tế 5.5004. Chi sự nghiệp môi trường (Bao gồm cả Chương trình nước sạch)

4.290

5. Chi sự nghiệp văn hoá 12.650Tổng cộng 1.188.910

(*) Kinh phí trên không bao gồm: các đề tài thuộc chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước KC, Quĩ NCCB NAFOSTED,

các dự án hỗ trợ không hoàn lại ODA/NGOs...(**) KP cấp Bộ năm 2015 cho các nhiệm vụ trọng điểm, tăng

cường năng lực PTNTĐ là 248.800 triệu đồng.

68,99%

28,56%

0,57%1,06%0,36%

0,46%

Cơ cấu kinh phí được cấp năm 2015 của Viện Hàn lâm

Sự nghiệp khoa học: 820,24 tỷ đồng, chiếm 68,99% tổng kinh phíĐầu tư phát triển: 339,50 tỷ đồng, chiếm 28,56% tổng kinh phíSự nghiệp đào tạo: 6,73 tỷ đồng, chiếm 0,57% tổng kinh phíSự nghiệp văn hoá: 12,65 tỷ đồng, chiếm 1,06% tổng kinh phíSự nghiệp môi trường: 4,29 tỷ đồng, chiếm 0,36% tổng kinh phíSự nghiệp kinh tế: 5,50 tỷ đồng, chiếm 0,46% tổng kinh phí

Thủ tướng Chính phủ và Bộ tài chính đã có quyết định giao dự toán ngân sách Nhà nước năm 2015 của Viện Hàn lâm là 1.189 tỉ đồng, trong đó kinh phí đầu tư phát triển là 339,5 tỷ đồng; kinh phí nhiệm vụ cấp nhà nước là 130,6 tỷ đồng; kinh phí hoạt động cấp bộ là 689,6 tỷ đồng.

Viện Hàn lâm KHCNVN đã tiến hành làm việc với các đơn vị trực thuộc về kế hoạch 2015, đã chuẩn bị phương án phân bổ kinh phí 2015 và trình các bộ ngành về phương án phân bố kinh phí trước 31/12/2014 theo quy định.

Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2015

Tháng 8/2014, Viện Hàn lâm KHCNVN đã hoàn thành kế hoạch năm 2015 và bảo vệ chi tiết với các cơ quan quản lý nhà nước, được đánh giá là kịp thời và đáp ứng yêu cầu với chất lượng tốt. Dự toán chi tiết kinh phí đợt 1 ngân sách Nhà nước năm 2015 của Viện Hàn lâm KHCNVN.

PHƯƠNG HƯỚNG KẾ HOẠCH & DỰ TOÁN NGÂN SÁCH 2015

91BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

Số lượng đề tài NCCB của Viện Hàn lâm KHCNVN giai đoạn 2010-2014

TT Lĩnh vực tài trợTổng số đề tài NCCB mở mới hàng năm

của Viện Hàn lâm KHCNVN2010 2011 2012 2013 2014 Tổng số

1 Toán học 1 24 1 2 17 452 Khoa học thông tin và máy tính 0 3 2 2 2 93 Vật lý 12 23 12 15 16 784 Hoá học 19 10 17 15 11 725 Khoa học Trái đất 8 5 2 3 5 236 Khoa học sự sống 17 16 33

- Sinh học nông nghiệp 11 12 10 33- Y Sinh 3 5 2 10

7 Cơ học 2 4 1 3 2 12Tổng số 59 85 49 57 65 315

* Nguồn: NAFOSTED. Số lượng đề tài dựa trên danh mục đề tài mở mới được phê duyệt theo năm.

Kinh phí đào tạo sau đại học năm 2014Đơn vị tính: triệu đồng

TT Tên đơn vị

Số lượng Kinh phí

NCSCao học

Số giáo trình

NCSCao học

Số giáo trình

Chi khác

Tổng

A B 1 2 3 4 5 6 7 8=4+..+71 Viện Toán học 19 84 1 129,4 258 15 402,42 Viện Công nghệ TT 43 2 292,8 0 30 322,83 Viện Cơ học 17 15 2 115,8 45 20 20 200,84 Viện Khoa học vật liệu 46 1 313,3 0 15 50 378,35 Viện Vật lý 23 98 1 156,6 294 15 35 500,66 Viện Hoá học 74 18 1 503,9 54 15 572,97 Viện Hoá học CHCTN 20 2 136,2 0 30 166,28 Viện CN sinh học 59 1 401,8 0 15 416,89 Viện ST&TN Sinh vật 43 125 1 292,8 375 15 682,810 Viện Địa lý 26 2 177,1 0 30 30 237,111 Viện Địa chất 8 2 54,7 0 30 20 104,712 Viện Vật lý địa cầu 1 0 0 15 15 3013 Viện Cơ học và THUD 6 2 1 41,4 6 15 62,414 Viện CN hoá học 13 2 88,5 0 30 12 130,515 Viện Sinh học nhiệt đới 18 122,6 0 0 122,616 Viện Hải dương học 6 41,4 0 0 41,417 Viện Kỹ thuật nhiệt đới 30 2 204,3 0 30 10 244,318 Viện CN môi trường 14 2 95,3 0 30 125,319 Viện Hoá sinh biển 10 68,1 0 0 20 88,1Tổng cộng 475 342 24 3236 1032 350 212 4830

92 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

CON SỐ THỐNG KÊ

Thống kê kết quả công bố các công trình khoa học, sở hữu trí tuệ của các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN năm 2014(*)

(Sắp xếp theo thứ tự giảm dần của Tổng số bài báo theo chuẩn SCI và SCI-E)

TT Tên đơn vị

Bài báo chuẩn quốc tế Bài báo trong nướcSách

chuyên khảo

Phát minh sáng chế

Giải pháp hữu ích

Tổng số

SCI SCI-EVAST

1ISSN/ ISBN

Tổng số

VAST 2

Khác

1 Viện ST&TN Sinh vật 115 25 44 46 51 19 32 12 Viện Khoa học vật liệu 96 56 13 16 11 98 58 40 13 Viện Vật lý 73 48 5 2 18 59 30 29 14 Viện Toán học 58 23 24 6 5 15 Viện Hoá sinh biển 47 22 21 4 42 27 15 16 Viện Công nghệ sinh học 61 14 20 1 26 144 85 59 2 47 Viện Hóa học 37 16 13 3 5 62 33 29 1 48 Bảo tàng Thiên nhiên VN 46 8 19 19 23 8 159 Viện Hóa học các HCTN 33 15 9 9 50 21 29 3 1 110 Viện Cơ học 32 9 13 10 60 7 53 211 Viện Hải dương học 24 13 5 1 5 63 13 50 112 Viện Công nghệ môi trường 33 7 4 3 19 43 9 34 513 Viện Kỹ thuật nhiệt đới 11 7 3 1 43 35 8 2 114 Viện Công nghệ hóa học 10 4 5 1 14 12 215 Viện Sinh thái học Miền Nam 12 2 6 4 1 116 Viện Nghiên cứu hệ gen 10 4 4 2 18 17 117 Viện KH vật liệu ứng dụng 13 6 2 2 3 15 9 6 118 Viện NC&UDCN Nha Trang 9 7 1 1 32 16 1619 Viện Công nghệ thông tin 21 2 6 13 23 6 1720 Viện Địa chất 10 4 3 3 29 14 15 221 Viện Sinh học nhiệt đới 17 1 4 12 50 29 21 122 Viện Vật lý địa cầu 7 2 3 2 18 6 12 123 Viện Địa lý TN TP.HCM 5 3 1 1 11 2 9 124 Viện Vật lý TP.HCM 6 3 1 2 5 1 425 Viện NCKH Miền Trung 5 3 2 15 4 1126 Viện NCKH Tây Nguyên 4 1 2 1 57 34 23 127 Viện Tài nguyên & MT Biển 4 1 2 1 123 55 68 428 Viện Địa lý 16 2 1 13 66 13 5329 Trung tâm Phát triển CN cao 4 1 1 1 1 5 1 430 Viện Vật lý UD&TBKH 1 1 6 631 Trung tâm Vệ tinh quốc gia 2 1 132 Viện Công nghệ vũ trụ 1 1 5 1 433 Viện Địa chất & ĐVL Biển 10 1 9 35 23 1234 Viện Cơ học & Tin học UD 2 2 32 12 2035 Viện Khoa học năng lượng 2 236 Nhà xuất bản KHTN&CN 6 6 13Tổng công trình đơn vị báo cáo 945 352 244T 35 314 1287 635 652 47 6 11Tổng sau thẩm định (**) 803 298 225 34 246 1271 574 697 35 3 10

(*) Số liệu thống kê từ 01/12/2013-30/11/2014; (**) Tính một lần cho các công trình phối hợp chung giữa các đơn vị; (***) VAST 1: 03 tạp chí đạt chuẩn quốc tế (Advanced in Natural Sciences: Nanoscience and Nanotechnology, Vietnam Journal of Mathematics, Acta Mathematica Vietnamica); (****) VAST 2: 09 tạp chí còn lại của Viện Hàn lâm KHCNVN.

CON SỐ THỐNG KÊ

93BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

Tổng hợp các hợp đồng KHCN thực hiện năm 2014 (*)

Đơn vị: triệu đồng

Tên đơn vị

Hợp đồng có nguồn gốc NSNN

Hợp đồng ngoài Tổng cộng

Số HĐ

Tổng kinh phí

KP năm 2014

Số HĐ

Tổng kinh phí

KP năm 2014

Số HĐ

Tổng kinh phí

KP năm 2014

1 Viện CN môi trường 12 8.714 4.093 301 45.559 45.559 313 54.273 49.652 2 Trung tâm PTCN cao 3 1.482 528 3 15.111 15.111 6 16.593 15.639 3 Viện Vật lý 24 25.892 10.567 33 2.138 2.138 57 28.030 12.705 4 Viện Khoa học vật liệu 9 14.175 4.559 18 8.234 7.367 27 22.409 11.926 5 Viện Hóa học các HCTN 8 1.750 1.750 24 9.632 9.319 32 11.382 11.069 6 Viện Hóa học 6 3.550 1.678 21 13.370 9.225 27 16.920 10.903 7 Viện KH năng lượng 7 6.061 845 61 65.463 8.908 68 71.524 9.753 8 Viện Địa chất 11 10.631 3.026 15 18.453 5.294 26 29.084 8.320 9 Viện Cơ học 7 6.693 2.791 13 2.272 2.272 20 8.965 5.063 10 Viện Công nghệ sinh học 19 6.057 2.832 2 745 745 21 6.802 3.577 11 Viện Cơ học và THUD 1 1.132 280 13 2.758 2.758 14 3.890 3.038 12 Viện Địa lý TN TP.HCM 5 4.329 831 8 3.720 1.873 13 8.049 2.704 13 Viện CN thông tin 7 17.190 2.372 9 3.010 326 16 20.200 2.698 14 Viện CN hóa học 4 2.125 665 8 2.874 1.691 12 4.999 2.356 15 Viện ST học Miền Nam 2 164 113 8 10.449 2.143 10 10.613 2.256 16 Viện Hải dương học 5 2.412 605 6 1.212 1.212 11 3.624 1.817 17 Viện Địa lý 7 1.992 1.521 6 384 219 13 2.376 1.740 18 Viện NCƯDCN Nha Trang 8 3.102 503 6 1.217 1.217 14 4.319 1.720 19 Viện Nghiên cứu hệ gen 7 4.829 1.689 7 4.829 1.689 20 Viện Kỹ thuật nhiệt đới 1 18 18 21 1.399 1.399 22 1.417 1.417 21 Viện TN&MT biển 6 1.519 645 4 1.302 651 10 2.821 1.296 22 Viện ST&TN sinh vật 3 2.845 1.080 3 2.845 1.080 23 Viện Hóa sinh biển 5 2.719 857 5 2.719 857 24 Viện Vật lý địa cầu 1 100 7 4.769 780 8 4.869 780 25 Viện KHVL ứng dụng 3 2.132 728 3 2.132 728 26 Trung tâm Vệ tinh QG 1 765 40 2 946 500 3 1.711 540 27 Viện Sinh học nhiệt đới 8 539 399 2 13 13 10 552 412 28 Viện NCKH Tây Nguyên 1 508 370 1 508 370 29 Viện ĐC&ĐVL biển 1 550 236 1 550 236 30 Viện NCKH Miền Trung 1 164 164 3 30 30 4 194 194 31 Viện Vật lý TP. HCM 1 380 1 380 380 Tổng cộng 180 132.007 45.057 598 217.572 121.478 778 349.579 166.535

(*) Tổng hợp số liệu từ báo cáo của các đơn vị (tính từ 30/11/2013-30/11/2014)

94 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

CON SỐ THỐNG KÊ

Bảng tổng hợp số lượng các công bố khoa học, sáng chế, giải pháp hữu ích giai đoạn 2010-2014

TT Nội dung 2010 2011 2012 2013 2014 (*)

A Tổng số các công trình khoa học (1+2+3+4+5) 1.575 1.612 1.698 2.298 2.074

B Số lượng bài báo đạt chuẩn quốc tế (1+2+3+4) 509 550 601 660 803

C Số lượng bài báo trong các tạp chí thuộc danh sách SCI, SCI-E (1+2)

336 334 401 435 523

1 Số lượng bài báo trong tạp chí thuộc danh sách SCI 247 209 258 282 298

2 Số lượng bài báo trong tạp chí thuộc danh sách SCI-E 89 125 143 153 225

3 Số lượng bài báo trong tạp chí có mã số quốc tế ISSN/ISBN 173 216 200 225 246

4 Số lượng bài báo đăng trên 3 tạp chí đạt chuẩn quốc tế của Viện Hàn lâm KHCNVN (VAST 1)

34

5 Số lượng bài báo trên các tạp chí quốc gia 1.066 1.062 1.097 1.638 1.271

6 Số lượng bằng phát minh sáng chế 9 7 7 7 3

7 Số lượng giải pháp hữu ích 1 4 5 6 10

(*) Số liệu thống kê cho năm 2014 tính từ 01/12/2013 - 30/11/2014

Thống kê lượng tin bài đăng trên trang thông tin điện tử của Viện năm 2014

Tin bài Tổng số bài Tỉ lệ

Tin hoạt động

Tin hoạt động của Viện Hàn lâm KHCNVN 60 19,35%

Tin liên quan đến các đơn vị trực thuộc 32 10,32%

Tin tổ chức cán bộ 19 6,13%

Tin ứng dụng và triển khai công nghệ 27 8,71%

Tin hợp tác quốc tế 25 8,06%

Thông báo 33 10,65%

Bản tin VNREDSat-1 14 4,52%

Tin khoa học

Tin khoa học trong nước (100 % khai thác từ các nhà khoa học trong VAST)

83 26,77%

Tin khoa học quốc tế 17 5,48%

Tổng số 310 100%

CON SỐ THỐNG KÊ

95BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 VIỆN HÀN LÂM KHCNVN

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2014VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ:Nhà A11 Viện Hàn lâm KHCNVN18 Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà NộiTel: (84-4) 3 7564 373; Fax: (84-4) 3 7564 344; Email: [email protected]: http://www.vast.ac.vn

Chịu trách nhiệm biên tập và xuất bản: Trung tâm Thông tin - Tư liệu

In tại Công ty Cổ phần KH&CN Hoàng Quốc ViệtĐịa chỉ: 18 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2014VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ:Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam18 Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà NộiTel: (84-4) 3 7564 335; Fax: (84-4) 3 8363 122Website: http://www.vast.ac.vn


Recommended