+ All Categories
Home > Documents > LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC -...

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC -...

Date post: 06-Sep-2019
Category:
Upload: others
View: 3 times
Download: 0 times
Share this document with a friend
230
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VŨ THỊ THANH HƯƠNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THẢM THỰC VẬT THOÁI HÓA VÀ MỘT SỐ MÔ HÌNH RỪNG TRỒNG Ở THÀNH PHCẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC THÁI NGUYÊN - 2016
Transcript
Page 1: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VŨ THỊ THANH HƯƠNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THẢM THỰC VẬT THOÁI HÓA VÀ MỘT SỐ MÔ HÌNH RỪNG TRỒNG Ở THÀNH PHỐ

CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

THÁI NGUYÊN - 2016

Page 2: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VŨ THỊ THANH HƯƠNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THẢM THỰC VẬT THOÁI HÓA VÀ MỘT SỐ MÔ HÌNH RỪNG TRỒNG Ở THÀNH PHỐ

CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Sinh thái học Mã số: 62.42.01.20

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS.NGUYỄN THẾ HƯNG 2. TS. LÊ ĐỒNG TẤN

THÁI NGUYÊN - 2016

Page 3: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng rôi. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận án này là trung thực, và không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2016

Tác giả luận án

Vũ Thị Thanh Hương

Page 4: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Nguyễn Thế Hưng và

TS. Lê Đồng Tấn đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ để tôi có thể hoàn

thành công trình nghiên cứu này.

Tôi xin cảm ơn Ban Đào tạo - Đại học Thái Nguyên, Ban Giám hiệu, Ban

chủ nhiệm khoa Sinh học và Phòng Sau đại học - Trường Đại học Sư phạm (Đại

học Thái Nguyên), đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án này.

Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, các bạn đồng

nghiệp, những người luôn động viên, khuyến khích và giúp đỡ về mọi mặt để tôi có

thể hoàn thành công việc học tập, nghiên cứu của mình.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2016

Tác giả luận án

Vũ Thị Thanh Hương

Page 5: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii MỤC LỤC ............................................................................................................. iii DANH MỤC VIẾT TẮT ..................................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. viii DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... x

MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1

1. Lý do chọn đề tài................................................................................................ 1 2. Những điểm mới của luận án ............................................................................ 3 3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của luận án ............................................. 3 4. Luận điểm bảo vệ............................................................................................... 4 5. Giải thuyết khoa học .......................................................................................... 4

6. Cấu trúc của luận án...................................................................................................4 Chương 1................................................................................................................ 5

TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................................... 5

1.1. Các công trình nghiên cứu về thảm thực vật ................................................. 5

1.1.1. Phân loại thảm thực vật ........................................................................... 5

1.1.2. Nghiên cứu thành phần và cấu trúc của thảm thực vật ........................... 7

1.1.3. Các công trình nghiên cứu về tái sinh, phục hồi rừng ............................. 9

1.2. Các công trình nghiên cứu về sinh khối, năng suất khả năng tích lũy cacbon của thảm thực vật ................................................................................... 11

1.2.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................ 11

1.2.2. Lược sử phương pháp đánh giá khả năng tích lũy cacbon của thảm

thực vật ................................................................................................................. 11

1.2.3. Kết quả đánh giá khả năng tích lũy cacbon của thảm thực vật ............. 13

1.3. Các công trình nghiên cứu về đất đai .......................................................... 17

1.3.1. Nghiên cứu đặc tính vật lý, hóa học của đất đồi núi thoái hóa .............. 17

1.3.2. Nghiên cứu về tác động của thảm thực vật đối với đất ........................... 18

1.3.3. Nghiên cứu về bảo vệ đất và chống xói mòn đất .................................... 19

1.4. Các công trình nghiên cứu về trồng rừng .................................................... 22

Page 6: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

iv

1.4.1. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản về trồng rừng ................................... 22

1.4.2. Nghiên cứu các giải pháp kinh doanh và kỹ thuật trồng rừng .............. 23

1.4.3. Các công trình nghiên cứu vấn đề điều tra, quy hoạch rừng trồng ....... 25

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 27

Chương 2.............................................................................................................. 29

MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 29

2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................. 29

2.2. Mục tiêu cụ thể.............................................................................................. 29

2.3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 29

2.3.1. Các kiểu thảm thực vật tự nhiên thoái hóa ............................................... 29

2.3.2. Một số loại rừng trồng ............................................................................. 30

2.5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 31

2.5.1. Cách tiếp cận ........................................................................................... 31

2.5.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 32

Chương 3.............................................................................................................. 41

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU ............................. 41

3. 1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 41

3.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................. 41

3.1.2. Địa hình .................................................................................................. 42

3.1.3. Khí hậu - thuỷ văn .................................................................................. 43

3.1.4. Địa chất - thổ nhưỡng ............................................................................ 45

3.1.5. Tài nguyên thiên nhiên........................................................................... 47

3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Cẩm Phả ................................................ 48

3.2.1. Dân số, dân tộc và phân bố dân cư......................................................... 48

3.2.2. Đặc điểm kinh tế và xã hội ..................................................................... 49

3.3. Đánh giá điều kiện thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Cẩm Phả trong việc bảo tồn, phát triển thảm thực vật ......... 50

3.3.1.Thuận lợi .................................................................................................. 51

3.3.2. Khó khăn ................................................................................................. 52

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 55

Chương 4.............................................................................................................. 56

Page 7: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

v

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................. 56

4.1. Thành phần thực vật trong các kiểu thảm thực vật thoái hóa ................... 56

4.1.1. Phân tích đặc trưng về thành phần loài thực vật trong mỗi kiểu

thảm thực vật ........................................................................................................ 60

4.1.2. Đánh giá mức độ giống nhau về thành phần loài thực vật giữa các

kiểu thảm thực vật ................................................................................................ 65

4.2. Đặc trưng về dạng sống thực vật (Life form) trong các thảm thực vật ...... 67

4.2.1. Rừng IIA (Rừng non phục hồi tự nhiên sau nương rẫy ở phường Mông

Dương) .................................................................................................................. 69

4.2.2. Thảm thực vật cây bụi IC ........................................................................ 70

4.2.3. Thảm thực vật cây bụi IA ........................................................................ 70

4.2.4. Thảm cỏ cao ........................................................................................... 71

4.3. Cấu trúc của các kiểu thảm thực vật ........................................................... 73

4.3.1. Cấu trúc theo chiều thẳng đứng ............................................................. 73

4.3.2. Cấu trúc theo mặt phẳng ngang ............................................................. 85

4.4. Khả năng tái sinh của các loài cây gỗ trong các thảm thực vật tự nhiên ...... 88

4.4.1. Mật độ cây gỗ tái sinh ............................................................................ 89

4.4.2. Tổ thành loài trong lớp tái sinh tự nhiên .................................................. 91

4.5. Đặc tính lý hóa của đất trong các thảm thực vật tự nhiên và rừng trồng ..... 93

4.5.1. Độ dày tầng đất và khối lượng thảm mục trong đất .................................. 94

4.5.2. Tính chất vật lý của đất ............................................................................ 95

4.5.3.Yếu tố độ chua.......................................................................................... 98

4.5.4. Đặc tính hóa học .................................................................................. 100

4.6. Khả năng phòng hộ và bảo vệ môi trường của các thảm thực vật .............. 110

4.6.1. Khả năng giữ nước trong đất của các thảm thực vật ............................... 111

4.6.2. Khả năng chống xói mòn đất của các thảm thực vật ............................... 114

4.6.3. Khả năng tích lũy cacbon trong các thảm thực vật tự nhiên ................... 119

4.6.4. Khả năng tích lũy cacbon trong sinh khối phần trên mặt đất ở một số

loại rừng trồng ..................................................................................................... 128

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................... 146

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................... 147

Page 8: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

vi

Kết luận .............................................................................................................. 147

Khuyến nghị ....................................................................................................... 148

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ........................ 150

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN........................................................................... 150

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 151

PHỤ LỤC ........................................................................................................... 167

Page 9: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

vii

DANH MỤC VIẾT TẮT

TT Viết tắt Viết đầy đủ

1 CDM Clean Development Mechanism

2 GDP Gross Domestic Product

3 JIFPRO Japan International Forestry of Promotion

4 IPCC Intergovernmental Panel on Climate Change

5 ICRAF International Center for Research in Agroforestry

6 UBND Ủy ban nhân dân

7 UNFCCC United Nations Framework Convention on Climate Change

8 UNESCO United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization

Page 10: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Địa điểm, nguồn gốc của các kiểu thảm thực vật ở thành phố Cẩm Phả,

tỉnh Quảng Ninh .......................................................................................... 30

Bảng 4.1: Sự phân bố của các loài, các chi, các họ thực vật trong các thảm thực

vật tự nhiên ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh .................................. 56

Bảng 4.2: Sự phân bố của các taxon thực vật trong các thảm thực vật ở thành phố

Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh .......................................................................... 57

Bảng 4.3: Sự phân bố các taxon thuộc lớp Hai lá mầm (MAGNOLIOPSIDA) và

lớp Một lá mầm (LILIOPSIDA) trong ngành Hạt kín (Angiospermae) ..... 57

Bảng 4.4: Số loài trong các họ thực vật ở thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh ......... 58

Bảng 4.5: Sự phân bố số họ và số loài thực vật trong các thảm thực vật ở thành

phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ................................................................... 58

Bảng 4.6: Số loài trong các họ thực vật trong thảm thực vật rừng IIA.......................... 61

Bảng 4.7: Số loài trong các họ thực vật trong thảm thực vật cây bụi IC ....................... 62

Bảng 4.8: Số loài trong các họ thực vật trong thảm thực vật cây bụi IA ....................... 63

Bảng 4.9: Số loài trong các họ thực vật trong thảm cỏ cao ........................................... 63

Bảng 4.10: Sự phân bố các kiểu dạng sống thực vật trong các kiểu thảm thực vật

thoái hóa ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ...................................... 68

Bảng 4.11: Kiểu phân bố trên mặt đất của các loài cây gỗ trong các thảm thực vật

ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ...................................................... 86

Bảng 4.12: Sự phân bố cây gỗ tái sinh trong các ô nghiên cứu của thảm thực vật

rừng IIA và thảm cây bụi IC ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ..... 90

Bảng 4.13: Hàm lượng mùn, độ xốp, dung trọng và độ ẩm của đất (ở độ sâu 0 -

30cm) trong các kiểu thảm thực vật ở thành phố Cẩm Phả ......................... 97

Bảng 4.14: Hàm lượng mùn và các chất tổng số trong đất (độ sâu 0 - 30cm) của

các thảm thực vật ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ...................... 101

Bảng 4.15: Hàm lượng các chất dễ tiêu, các cation trao đổi và độ pH trong đất(độ

sâu 0- 30cm) dưới các kiểu thảm thực vật ở thành phố Cẩm Phả ............. 107

Bảng 4.16: Cường độ xói mòn đất trong các thảm thực vật ở thành phố Cẩm Phả,

tỉnh Quảng Ninh ........................................................................................ 115

Page 11: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

ix

Bảng 4.17: Sinh khối tươi của các thảm thực vật thoái hóa ........................................ 122

Bảng 4.18: Sinh khối khô của các thảm thực vật thoái hóa ......................................... 123

Bảng 4.19: Lượng cacbon được tích lũy trong sinh khối thảm thực vật cây bụi và

thảm cỏ cao ................................................................................................ 125

Bảng 4.20: Cấu trúc sinh khối tươi cây cá thể Keo tai tượng trong rừng trồng........... 132

Bảng 4.21: Cấu trúc sinh khối tươi trong lâm phần rừng trồng Keo tai tượng ............ 135

Bảng 4.22: Sinh khối của cây bụi, thảm tươi và vật rơi rụng trong lâm phần rừng

trồng Keo tai tượng .................................................................................... 136

Bảng 4.23: Sinh khối khô trong lâm phần rừng trồng Keo tai tượng ở các độ tuổi

khác nhau (tấn/ha) ...................................................................................... 138

Bảng 4.24: Lượng cacbon tích lũy trong sinh khối rừng trồng Keo tai tượng ............ 139

Bảng 4.25: Lượng giảm phát thải CO2 trong quá trình tạo ra sinh khối rừng trồng

Keo tai tượng ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ............................. 140

Bảng 4.26: Cấu trúc sinh khối tươi cây cá thể Bạch đàn và Thông trong rừng trồng ... 143

Bảng 4.27: Cấu trúc sinh khối tươi trong lâm phần rừng trồng Bạch đàn, Thông ...... 143

Bảng 4.28: Sinh khối khô của Bạch đàn và Thông trong lâm phần ............................ 144

Bảng 4.29: Sinh khối của cây bụi, thảm tươi và vật rơi rụng trong lâm phần rừng

trồng Bạch đàn, Thông .............................................................................. 144

Bảng 4.30: Sinh khối khô trong lâm phần rừng trồng Bạch đàn, Thông ..................... 145

Bảng 4.31: Lượng giảm phát thải CO2 trong quá trình tạo ra sinh khối rừng trồng

Bạch đàn, Thông ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ....................... 145

Page 12: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

x

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Sơ đồ bố trí các tuyến điều tra ................................................................ 33

Hình 2.2: Cách bố trí ô dạng bản trong các ô tiêu chuẩn ........................................ 34

Hình 2.3: Cách bố trí các điểm lấy mẫu đất trong ô tiêu chuẩn .............................. 36

Hình 2.4: Sơ đồ các bước xác định khả năng tích lũy CO2 của thảm thực vật và

xây dựng đường cacbon cơ sở ............................................................. 38

Hình 3.1: Vị trí địa lý thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ..................................... 42

Hình 4.1: Sự phân bố số họ và số loài thực vật trong các thảm thực vật ở thành

phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ........................................................... 59

Hình 4.2: Các họ giàu loài nhất trong mỗi kiểu thảm thực vậtở thành phố Cẩm

Phả, tỉnh Quảng Ninh .......................................................................... 60

Hình 4.3: Thành phần dạng sống của các kiểu thảm thực vật thoái hóa ở thành

phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ........................................................... 69

Hình 4.4: Xu hướng biến đổi về tỷ lệ các nhóm dạng sống trong các thảm thực

vật ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ........................................ 73

Hình 4.5: Số cây gỗ tái sinh trong các ô nghiên cứu của thảm thực vật rừng

IIA và thảm cây bụi IC ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh........ 90

Hình 4.6: Mối tương quan giữa hàm lượng mùn, độ xốp, dung trọng và độ ẩm

trong đất các thảm thực vật ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ....... 98

Hình 4.7: Khối lượng thảm mục và khả năng hút nước của thảm mục trong các

thảm thực vật ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ....................... 112

Hình 4.8: Khả năng trữ nước của thảm mục trong các thảm thực vật ở thành phố

Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ................................................................ 113

Hình 4.9: Khă năng giữ nước của thảm thực vật ở thành phố Cẩm Phả (tấn/ha) ... 113

Hình 4.10: Phân loại cường độ xói mòn đất trong các thảm thực vật ở thành

phố Cẩm Phả, Quảng Ninh ................................................................ 116

Hình 4.11: Sinh khối tươi và sinh khối khô trung bình của các thảm thực vật

thoái hóa ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (tấn/ha) ................ 124

Hình 4.12: Cấu trúc lượng cacbon tích lũy trong sinh khối thảm thực vật ở

thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ............................................... 127

Page 13: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

xi

Hình 4.13: Đường cacbon cơ sở của các thảm thực vật thoái hóa ở thành phố

Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ............................................................... 128

Hình 4.14: Cấu trúc sinh khối tươi của cây cá thể Keo tai tượng trong rừng

trồng Keo tai tượng ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ............. 130

Hình 4.15: Sinh khối khô cây bụi, thảm tươi và vật rơi rụng trong rừng trồng

Keo tai tượng ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ...................... 136

Hình 4.16: Lượng giảm phát thải CO2 trong quá trình tạo ra sinh khối rừng trồng

Keo tai tượng ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh....................... 141

Page 14: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong giai đoạn hiện nay, loài người đang phải đối mặt với những tác động nhiều mặt của biến đổi khí hậu và nước biển dâng (cơ sở hạ tầng bị phá hủy, dịch bệnh, đói nghèo, mất nơi ở, thiếu đất canh tác, suy giảm hệ sinh thái và đa dạng sinh học...). Nguyên nhân trực tiếp của biến đổi khí hậu là do phát thải quá mức các khí nhà kính, đặc biệt là CO2. Lợi ích về mặt môi trường do rừng đem lại là rất lớn. Đặc biệt, thảm thực vật rừng có khả năng tích lũy một lượng lớn cacbon trong khí quyển. Vì thế sự tồn tại của thảm thực vật rừng có vai trò đáng kể trong việc chống lại hiện tượng ấm lên toàn cầu. Tuy nhiên, một trong những vấn đề bức xúc của nhân loại trong bối cảnh biến đổi khí hậu là diện tích rừng càng ngày càng bị thu hẹp. Bên cạnh đó, việc quản lý bền vững tài nguyên rừng vẫn là thách thức không nhỏ. Sự suy thoái về tài nguyên rừng (cả về diện tích và chất lượng) đang được coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu và suy thoái môi trường nghiêm trọng.

Ứng phó với biến đổi khí hậu được xác định gồm hai hợp phần:Thích ứng (Adaptation) và Giảm nhẹ (Mitigation). Nghị định thư Kyoto với cơ chế phát triển sạch CDM (Clean Development Mechanism) đã mở ra cơ hội cho các nước đang phát triển trong việc tiếp nhận đầu tư từ các nước phát triển để thực hiện các dự án lớn về Lâm nghiệp. Vì vậy, việc nghiên cứu đặc điểm và khả năng phòng hộ của thảm thực vật (tự nhiên và nhân tạo) là một hướng nghiên cứu mới cần được quan tâm và phát triển.

Những vấn đề môi trường cấp bách ở tỉnh Quảng Ninh là sự suy thoái rừng và tài nguyên sinh vật rừng, suy thoái đất và suy giảm chất lượng nước. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái này là do diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp.

Trong Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của UBND tỉnh Quảng Ninh[147] đã chỉ rõ:

- “Khoảng 80% diện tích đất của tỉnh là đồi núi. Đất nông nghiệp chiếm 75,4% tổng diện tích đất nhưng phần lớn lại là đất rừng.

Page 15: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

2

- Theo “Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam”, nhiệt độ trung bình ở Quảng Ninh có thể tăng thêm 0,70C so với nhiệt độ trung bình trong giai đoạn 1980 - 1999. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ có những tác động trái chiều đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội và môi trường.

- Phần lớn các dự án trồng rừng chỉ tập trung trồng các loại cây tăng trưởng nhanh như cây keo và bạch đàn”.

Trước thực tế đó, UBND tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng Định hướng cơ bản trong việc quản lý môi trường, với các mục tiêu cụ thể: (+) Tăng hiệu suất sử dụng tài nguyên và giảm phát thải khí nhà kính; (+)Bảo tồn đa dạng sinh học; (+) Giảm tác động do phá rừng; (+) Thực hiện quản lý rừng bền vững trên phạm vi toàn tỉnh; (+) Cơ cấu nền kinh tế từng bước dịch chuyển từ các hoạt động “nâu” sang “xanh”.

Ở tỉnh Quảng Ninh, thành phố Cẩm Phả không chỉ thuộc địa bàn miền núi, mà còn là khu công nghiệp lớn, nên vấn đề môi trường và phát triển bền vững càng là một thách thức lớn. Do nhiều nguyên nhân, hiện nay thảm thực vật thoái hóa ở Thành phố chiếm toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp, chúng thuộc các kiểu thảm và các trạng thái khác nhau, được sử dụng với nhiều phương thức và cho những hiệu quả rất khác nhau về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

Trong Quyết định số 458/QĐ - UBND ngày 04 tháng 02 năm 2008, UBND tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thị xã Cẩm Phả đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 [146] như sau: (+) Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với cải thiện môi trường sinh thái bền vững; (+) Trồng rừng và khoanh nuôi bảo vệ vốn rừng theo hướng xã hội hóa lâm nghiệp…

Tuy nhiên, cho đến nay, ngoài công trình của Nguyễn Thế Hưng, Hoàng Hải Âu (2010)[1] tập trung nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của các loài cây gỗ trong các thảm thực vật cây bụi được hình thành từ quá trình khai thác than ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, thì không có công trình nào khác nghiên cứu về đặc điểm của thảm thực vật thoái hóa và các loại rừng trồng ở vùng nghiên cứu. Đặc biệt, việc nghiên cứu khả năng phục hồi, khả năng phòng hộ của các thảm thực vật (khả năng chống xói mòn, bảo vệ nguồn nước và khả năng tích

Page 16: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

3

lũy cacbon) và đề xuất các giải pháp bảo tồn phát triển các thảm thực vật tự nhiên đang bị bỏ ngỏ.

Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài "Nghiên cứu đặc điểm của thảm thực vật thoái hóa và một số mô hình trồng rừng ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh", nhằm đưa ra những đóng góp về mặt khoa học cho việc định hướng cho việc sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả các kiểu thảm thực vật này cả về mặt kinh tế xã hội và môi trường.

2. Những điểm mới của luận án

Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu đặc điểm của thảm thực vật thoái hóa và một số loại rừng trồng ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh một cách hệ thống, với nội dung phong phú, toàn diện (Đặc điểm hình thái cấu trúc, đặc điểm hệ thực vật, đặc tính lý, hóa của đất, khả năng phục hồi của các kiểu thảm thực vật).

Luận án đưa ra dẫn liệu nghiên cứu đầu tiên về khả năng phòng hộ và bảo vệ môi trường (khả năng bảo vệ đất, chống xói mòn, khả năng trữ nước và khả năng tích lũy cacbon) của các kiểu thảm thực vật tự nhiên và một số loại rừng trồng ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của luận án

3.1. Ý nghĩa khoa học

Luận án đã xác định những đặc trưng cơ bản của các kiểu thảm thực vật thoái hóa và các loại rừng trồng ở vùng nghiên cứu (hình thái, cấu trúc, sự phân bố của các taxon, thành phần kiểu dạng sống và đặc tính lý, hóa học của đất).

Luận án đưa ra những dẫn liệu khoa học chứng minh mối quan hệ mật thiết giữa mức độ thoái hóa của thảm thực vật tự nhiên và rừng trồng với yếu tố khác (đặc tính lý hoá của đất, khả năng bảo vệ đất, chống xói mòn, khả năng giữ nước và khả năng tích lũy cacbon của thảm thực vật...).

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Luận án đã đánh giá được mức độ thoái hóa của thảm thực vật tự nhiên ở vùng nghiên cứu dựa trên các tiêu chí cơ bản.

Luận án đã xây dựng được đường cacbon cơ sở cho thảm thực vật cây bụi và thảm cỏ cao. Đây là căn cứ quan trọng để quyết định đầu tư trồng rừng/tái trồng

Page 17: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

4

rừng theo cơ chế phát triển sạch (CDM). Đối với các loại rừng trồng, luận án đã xây dựng được mối quan hệ giữa khả năng tích lũy cacbon với một số nhân tố điều tra cơ bản (loài cây trồng, mật độ, tuổi, các chỉ tiêu sinh trưởng…).

Luận án đề xuất được một số giải pháp sử dụng hợp lý, bảo tồn và phát triển các thảm thực vật thoái hóa trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

Kết quả nghiên cứu của luận án là căn cứ quan trọng cho việc quyết định phương thức sử dụng hợp lý thảm thực vật ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh một cách bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường.

4. Luận điểm bảo vệ

Với nguồn gốc và mức độ thoái hóa khác nhau, các kiểu thảm thực vật thoái hóa ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh có sự phân hóa về đặc điểm hình thái cấu trúc, thành phần loài, thành phần kiểu dạng sống, khả năng tái sinh và đặc tính lý, hóa của đất.

Khả năng bảo vệ môi trường của các kiểu thảm thực vật thoái hóa và các loại rừng trồng ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh phụ thuộc vào nhiều yếu tố (độ che phủ, cấu trúc tầng tán của thảm thực vật, mật độ, tuổi, loài cây trồng…).

5. Giải thuyết khoa học

Trên cơ sở các đặc điểm về cấu trúc, hình thái, thành phần loài, thành phần kiểu dạng sống, khả năng phục hồi, đặc tính lý, hóa học của đất và khả năng bảo vệ

môi trường của các kiểu thảm thực vật ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, có

thể đề xuất được các giải pháp hợp lý để bảo tồn, phát triển các thảm thực vật một cách bền vững.

6. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo, luận án

gồm 3 chương. Chương 1: Tổng quan tài liệu (Tr. 5 - 28); Chương 2: Mục tiêu, đối

tượng và phương pháp nghiên cứu (Tr. 29 - 40); Chương 3: Điều kiện tự nhiên, xã

hội vùng nghiên cứu (Tr. 41 - 56); Chương 4: Kết quả nghiên cứu (Tr. 57 - 148).

Không kể Tài liệu tham khảo, phần chính văn của luận án có 150 trang, với 32

bảng, biểu và 21 hình. Phần Phụ lục có 51 trang, với 10 hình, ảnh và 22 bảng số liệu.

Page 18: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

5

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Các công trình nghiên cứu về thảm thực vật

1.1.1. Phân loại thảm thực vật

1.1.1.1. Trên thế giới

Trên thế giới, một số tác giả không những phủ nhận sự tồn tại của các quần hợp thực vật mà phủ nhận luôn cả sự tồn tại của những loại hình thảm thực vật khác nhau. Trái với quan điểm trên, phần lớn các nhà nghiên cứu lại nhất trí thảm thực vật bao gồm các đơn vị cụ thể. Cho đến nay, trên thế giới và Việt Nam có nhiều hệ thống phân loại thảm thực vật đã được công bố, mỗi hệ thống lại được dựa trên các yếu tố chủ đạo khác nhau và với các nguyên tắc phân loại thảm thực vật khác nhau.

Shimper (1918) đưa ra hệ thống phân loại thảm thực vật dựa trên dạng sống của các cá thể thực vật chiếm ưu thế (theo Thái Văn Trừng (1978)[139]. Aubreville (1963) căn cứ vào độ tàn che trên mặt đất của tầng ưu thế sinh thái để phân biệt các kiểu thảm thực vật (theo Nguyễn Thế Hưng, 2003)[60]. Champion (1936) phân biệt các đai thảm thực vật lớn theo nhiệt độ (Nhiệt đới, Á nhiệt đới, Ôn đới và Núi cao). Cách phân loại này hiện nay vẫn được sử dụng phổ biến. Sucasốp đã xây dựng nên trường phái phân loại kiểu thảm thực vật dựa vào những đặc điểm tổng hợp. Theo đó, yếu tố đầu tiên cần phải chú ý là địa hình, sau đó là thực bì và thổ nhưỡng. Ở Phần Lan, Caiande chủ trương phân loại rừng dựa vào thực vật thảm tươi (theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004)[121]. Theo ông, thảm tươi là chỉ tiêu tốt nhất về tính đồng nhất sinh học của môi trường kể cả tính đồng nhất về hiệu quả của thực vật rừng. Tuy nhiên, điều này đã không hoàn toàn đúng, vì thực tế thảm tươi có khả năng chỉ thị, nhưng không có khả năng chỉ thị cho tất cả điều kiện lập địa.

Như trên đã nói, hệ thống phân loại thảm thực vật trên thế giới khá đa dạng, phong phú. Ngoài một số các cách phân loại thảm thực vật như trên, các hệ thống phân loại thảm thực vật chủ yếu trên thế giới tuân theo một số nguyên tắc phân loại cơ bản:

Nguyên tắc phân loại “Lấy thành phần thực vật làm yếu tố chủ đạo” được đặt trên nền móng bởi Ragmar, Hult (1881), Schoroeter và Brockmann - Jerosch (1916), về sau được Braun - Blanquet (1928) kế thừa, phát triển và đã xây dựng thành hệ thống phân loại các thảm thực vật với đơn vị cơ bản là Quần hợp

Page 19: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

6

(Association) (theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004)[121].

Nguyên tắc phân loại “Lấy đặc điểm ngoại mạo làm yếu tố chủ đạo”, không căn cứ vào thành phần thực vật, mà chủ yếu căn cứ vào cấu trúc ngoại mạo của thảm thực vật để phân loại. Vì vậy, trong một đơn vị phân loại thảm thực vật có thể có nhiều quần xã thực vật có thành phần thực vật rất xa nhau về hệ thống phát sinh nhưng lại có sự tương đồng về ngoại mạo. Đơn vị phân loại cơ bản của các hệ thống phân loại theo nguyên tắc này là Quần hệ (Formation) hay là Kiểu thảm thực vật, Kiểu quần lạc thực vật. Theo nguyên tắc này, Bear (1944) đã đưa ra một hệ thống 3 cấp là: Quần hợp, Quần hệ và Loạt quần hệ. Còn Forber (1958) đưa ra hệ thống phân loại chung cho thảm thực vật rừng nhiệt đới (Lớp quần hệ, Quần hệ và Phân quần hệ)(theo Nguyễn Thế Hưng, 2003)[60].

Nguyên tắc phân loại “Dựa trên sự phân bố không gian” có điểm xuất phát là: “Thảm thực vật và không gian phân bố của nó có mối quan hệ nhân quả”. Vì vậy, việc nghiên cứu từng đơn vị của thảm thực vật và giải thích nguyên nhân phân bố chúng phải được bắt đầu từ các đơn vị cơ sở của thảm thực vật (các quần xã, quần thể thực vật) (theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004)[124].

Nguyên tắc phân loại “Lấy yếu tố phát sinh quần thể thực vật làm yếu tố chủ đạo” lại lấy các yếu tố liên quan trực tiếp đến sự hình thành thảm thực vật như Khí hậu - Thủy văn, Địa lý - Địa hình, Địa chất - Thổ nhưỡng, Sinh vật (chủ yếu là thực vật) và Con người làm yếu tố chủ đạo. Mỗi bậc phân loại đều gắn liền với các yếu tố phát sinh. Ở Thụy Điển, có trường phái Phát sinh học (phân loại rừng dựa theo 2 nhân tố là độ ẩm và độ phì của đất) (theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004)[121].

UNESCO (1973)[167] đưa ra một khung phân loại chung cho thảm thực vật trên Trái Đất. Tiêu chuẩn cơ bản của hệ thống phân loại này cũng là cấu trúc, ngoại mạo. Hệ thống phân loại này gồm các thứ bậc: Lớp quần hệ (Formation class) - Lớp phụ quần hệ (Formation subclass) - Nhóm quần hệ(Fomation group) - Quần hệ (Formation) - Quần hệ phụ (Sub formation) - Các đơn vị nhỏ hơn (Funder subdivision).Theo nguyên tắc này,UNESCO (1973) đã cho công bố Khung phân loại thảm thực vật thế giới bao gồm 5 lớp quần hệ.

1.1.1.2. Ở Việt Nam

So với thế giới, thì các công trình phân loại thảm thực vật ở Việt Nam xuất

Page 20: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

7

hiện khá muộn.

Loeschau (1962) đề ra 3 tiêu chuẩn để phân chia loại hình thảm thực vật ở Việt Nam là thành phần loài cây, đặc tính sinh thái và hình thái cấu trúc (theo Thái Văn Trừng)[139]. Cách phân chia này dễ áp dụng nên được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, thực chất của cách phân loại này chỉ căn cứ vào mức độ thoái hóa khác nhau nên không phân biệt rừng thứ sinh, rừng nguyên sinh và các giai đoạn diễn thế của thảm thực vật.

Trần Ngũ Phương (1970)[91] xây dựng Bảng phân loại rừng miền Bắc nước ta, trong đó đã chú ý đến việc nghiên cứu qui luật diễn thế thứ sinh, diễn biến độ phì, các tính chất vật lý, hóa học và dinh dưỡng đất qua các giai đoạn phát triển của rừng.

Thái Văn Trừng (1978)[139] dựa trên quan điểm Sinh thái phát sinh đã xây dựng Bảng phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam. Trong đó, nguyên lý cơ bản duy nhất quyết định sự phân hoá những phân loại trong thảm thực vật là nguyên lý sinh thái phát sinh học, với 5 nhóm nhân tố phát sinh: Địa lý - địa hình; khí hậu - thuỷ văn; đá mẹ - thổ nhưỡng; khu hệ thực vật; sinh vật và con người. Đơn vị phân loại cơ sở là Kiểu thảm thực vật (Vegetation type).

Sau này cũng có nhiều tác giả nghiên cứu, phân loại thảm thực vật ở nước ta với các nguyên tắc, tiêu chí và phương pháp khác nhau: Dựa trên khung phân loại của UNESCO (1973): Phan Kế Lộc (1985), Vũ Anh Tài và cộng sự (2007, 2008)[110], Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự [122]; Phân chia thảm thực vật theo chức năng phòng hộ: Võ Đại Hải (1996)[42]; Phân chia thảm thực vật bằng phương pháp viễn thám GIS: Trần Văn Thụy (1996)[128]; Căn cứ vào trạng thái trữ lượng của rừng (Trần Văn Con (2007)[20], Bùi Đoàn và cộng sự (2001)[37]; Phân chia các kiểu thảm thực vật theo cấu trúc và nguồn gốc: Nguyễn Thế Hưng (2003)[60]. Đặc biệt, với hệ sinh thái kém bền vững, Trần Đình Lý (2006)[73] đã giới thiệu các quần hệ, kiểu thảm thực vật chính, vấn đề khai thác tiềm năng gò đồi 6 tỉnh Bắc Trung Bộ.

1.1.2. Nghiên cứu thành phần và cấu trúc của thảm thực vật

1.1.2.1. Trên thế giới

Trên thế giới, việc nghiên cứu cấu trúc thảm thực vật với sự phong phú về số lượng công trình cũng như sự đa dạng về nội dung và phương pháp nghiên cứu.

Page 21: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

8

Các tác giả tập trung nghiên cứu các nội dung chủ yếu sau: Nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện địa lý khác nhau đến sự phân bố các kiểu rừng và đặc trưng cấu trúc của chúng (Van Steenis, 1956; Webb, 1956); nghiên cứu rừng mưa nhiệt đới (Richards, 1952; Vidal, 1960; Catinot, 1965); nghiên cứu mô hình hóa các quá trình sinh trưởng, cấp đất, sản lượng rừng (Meyer và Stevenson, 1943); nghiên cứu cấu trúc đường kính (Schumacher và Carle, 1960) và thiết lập những phổ hiện tượng học (Rollet, 1971; Belly, 1973; Larcher, 1978, Shalưt, 1950)(theo Nguyễn Thế Hưng)[60].

Về phương pháp, rất nhiều tác giả (Braun - Blanquet, Pavilliard, 1922; Uranov, 1935, 1960; Hult, 1985; Drude, 1913; Iarochenko, 1961; Hanson, 1958; Simpson, 1949; Sorensen, 1948; Jaccard, 1902...) đưa ra những thang tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá các chỉ tiêu về cấu trúc của các thảm thực vật như các chỉ tiêu về mật độ, độ nhiều (Abundance), độ che phủ (Coverage), độ đầy (Thickness), chỉ số ưu thế (Dominance Index), sức sống (Vitality), chỉ số giống nhau (Similarity), sự quần tụ (Aggregation)... (theo Nguyễn Thế Hưng, 2003)[60].

1.1.2.2. Ở Việt Nam

Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về thảm thực vật cũng rất đa dạng về nội dung: (+) Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng, xây dựng bản đồ thảm thực vật: Nguyễn Bá Thụ (1995)[127], Nguyễn Đức Tú và cộng sự (2001)[141]; (+)Đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật và nguồn tài nguyên thực vật: Phạm Hồng Ban, Đỗ Ngọc Đài (2012)[4], Đậu Bá Thìn (2013)[119]; (+) Xác định các yếu tố cấu thành hệ thực vật về mặt địa lí: Nguyễn Nghĩa Thìn (2006)[124], Nguyễn Bá Thụ (1995)[127], Phùng Ngọc Lan và cộng sự (1996)[68]; (+) Xác định một số loài thực vật quý hiếm cần bảo tồn (đặc biệt là những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng), xác định các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học và tìm ra biện pháp bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học: Nguyễn Nghĩa Thìn (2004)[120], Đậu Bá Thìn (2013)[119], Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn (2004)[123], Đỗ Ngọc Đài và Phan Thị Thúy Hà (2008)[29]; (+) Nghiên cứu cấu trúc thảm thực vật, hệ thực vật của các Vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên: Huỳnh Văn Kéo (2001)[63], Phùng Ngọc Lan và cộng sự (1996)[68], Nguyễn Đức Tú và cộng sự (2001)[141], Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn (2004)[123], Nguyễn Nghĩa Thìn (2004)[120], Đỗ Ngọc Đài và Phan Thị Thúy Hà (2008)[29], Nguyễn Chí Thành (2004)[116]; (+) Phân tích cấu trúc quần hợp cây

Page 22: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

9

gỗ rừng tự nhiên và mô phỏng các quá trình biến động cấu trúc: Nguyễn Văn Sinh (2004)[108], Bùi Chính Nghĩa (2012)[80]; (+) Đánh giá sự tăng trưởng của thảm thực vật rừng: Trần Hữu Viên, Nguyễn Minh Thanh (2012)[148]; (+) Đánh giá khả năng thích ứng của các loài cây bản địa từ rừng tự nhiên trồng trên lập địa rừng trồng: Nguyễn Quốc Trị (2006)[136]…

Ở tỉnh Quảng Ninh, các công trình nghiên cứu thảm thực vật và hệ thực vật ở đây còn ít về số lượng, kém phong phú về nội dung, hạn chế về mặt hệ thống và thiếu tính cập nhật.

Trong quá trình nghiên cứu tính đa dạng thực vật ở rừng đặc dụng Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh, Phùng Văn Phê và cộng sự (2008)[85] đã được ghi nhận được 711 loài, xác định các loài thực vật được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (1996), trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ, cần được ưu tiên bảo tồn. Nguyễn Thế Hưng (2003)[60] phân tích thành phần loài, thành phần kiểu dạng sống trong các trạng thái thảm thực vật ở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.

1.1.3. Các công trình nghiên cứu về tái sinh, phục hồi rừng

Tái sinh rừng (Forest Regeneration) là sự tái tạo của lớp cây con dưới tán rừng. Đó không chỉ là quá trình phục hồi lại thành phần cơ bản của rừng (chủ yếu là tầng cây gỗ), mà là quá trình đảm bảo cho sự tồn tại liên tục của một hệ sinh thái rừng.

Phục hồi rừng là quá trình biến đổi tuần tự theo hướng đi lên của các kiểu thảm thực vật để hình thành một hệ sinh thái rừng tương đối ổn định. Thực chất, đây là một quá trình sinh địa phức tạp gồm nhiều giai đoạn và kết thúc bằng sự xuất hiện một thảm thực vật cây gỗ bắt đầu khép tán khi đạt được các tiêu chí về thành phần chính, mật độ, độ tàn che và yêu cầu về diện tích[15].

Cho đến nay, trên thế giới và trong nước có rất nhiều công trình nghiên cứu về quá trình tái sinh, phục hồi rừng.

1.1.3.1. Trên thế giới

Trên thế giới, các công trình nghiên cứu tái sinh rừng tiêu biểu là những công trình nghiên cứu về rừng nhiệt đới của J.Van Steenis (1956), Aubreville (1938), P.W Richards (1933), Bowt (1946), Sun (1960) và Role (1969)(theo

Page 23: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

10

Nguyễn Thế Hưng, 2003)[60]. Trong công trình "Rừng mưa nhiệt đới", Richards P.W (1964)[100], đã nhận định rằng, tất cả các quần xã thực vật sinh ra từ rừng mưa nhiệt đới qua quá trình diễn thế thứ sinh, nếu được bảo vệ thì sau một thời gian qua các giai đoạn trung gian, chúng đều có thể phục hồi trở lại thành rừng cao đỉnh. V.Xannikov (1967) nhận thấy, tầng cỏ quyết và cây bụi có ảnh hưởng xấu đến cây con tái sinh của các loài cây gỗ. H.Lamprecht (1989) căn cứ nhu cầu sử dụng ánh sáng của các loài cây, đã phân chia cây rừng nhiệt đới thành nhóm cây ưa sáng, nhóm cây bán chịu bóng và nhóm cây chịu bóng (theo Lê Ngọc Công, 2004)[22].

1.1.3.2. Ở Việt Nam

Ở nước ta, quá trình nghiên cứu tái sinh rừng nhiệt đới được tiến hành từ những năm 60 của Thế kỷ XX. Từ năm 1962 - 1967, Viện Điều tra và Quy hoạch rừng đã thực hiện chuyên đề: “Tái sinh tự nhiên rừng” tại một số khu vực rừng trọng điểm thuộc tỉnh Quảng Ninh, Yên Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình...

Khi nghiên cứu quá trình tái sinh, phục hồi rừng ở nước ta, một số nội dung nghiên cứu được quan tâm đặc biệt: (+)Nghiên cứu vai trò của điều kiện ngoại cảnh đến các giai đoạn phát triển của cây gỗ tái sinh: Thái Văn Trừng (1978)[139], Nguyễn Ngọc Lung (1994);(+) Xác định hệ số tổ thành loài của lớp tái sinh: Vũ Tiến Hinh (1991), Lê Mộng Chân (1994), Hoàng Thị Hạnh và cộng sự (2008)[48]; (+) Xây dựng biện pháp phục hồi lại rừng trên đất đồi núi trọc: Lâm Phúc Cố (1996)[21] hoặc đưa ra những vấn đề kỹ thuật lâm sinh nhằm nâng cao năng suất rừng tự nhiên: Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2001)[105], Nguyễn Anh Dũng (2011)[24]; (+) Đánh giá khả năng phục hồi rừng sau canh tác nương rẫy: Lâm Phúc Cố (1996)[21], Trần Văn Con, Ngô Đình Quế, Phạm Ngọc Thường (2004)[19], Đinh Hữu Khánh (2006)[64], Võ Đại Hải và cộng sự (2004)[43];(+)Giới thiệu một số mô hình khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên: Vương Văn Quỳnh, Võ Đại Hải (2012)[99]. Trong đó, có tác giả còn phân tích vai trò của hộ gia đình trong việc xây dựng và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn: Hoàng Liên Sơn (2012)[109] và (+) Xây dựng Bảng đánh giá tái sinh cho các trạng thái rừng: Trần Xuân Thiệp (1995)(theo Nguyễn Thế Hưng)[60].

Gần đây, có một số tác giả đã nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tái sinh tự nhiên của các loài cây gỗ trong thảm thực vật ở một số địa phương

Page 24: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

11

phía Bắc Việt Nam: Lê Đồng Tấn (1999)[113] nghiên cứu quá trình phục hồi tự nhiên một số thảm thực vật sau nương rẫy tại Sơn La; Lê Ngọc Công (2004)[22] nghiên cứu về quá trình phục hồi rừng bằng khoanh nuôi trên một số thảm thực vật ở Thái Nguyên; Ma Thị Ngọc Mai (2007)[74] nghiên cứu quá trình diễn thế đi lên của thảm thực vật ở trạm Đa dạng sinh học Mê Linh (Vĩnh Phúc); Từ Thị Lan Hương (2010)[61] nghiên cứu xu hướng và xác định các giai đoạn trong quá trình phục hồi thảm thực vật ở tỉnh Quảng Ninh. Ngoài ra, còn rất nhiều tác giả khác cũng tham gia nghiên cứu tái sinh, phục hồi rừng: Đinh Hữu Khánh (1999)[64] nghiên cứu cơ sở khoa học xác định và phân loại đối tượng khoanh nuôi phục hồi rừng ở một số tỉnh Nam Trung Bộ, Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thư (1995)[72] nghiên cứu quá trình phục hồi rừng vùng gò đồi Việt Nam; Nguyễn Thế Hưng (2003)[60] nghiên cứu quá trình phục hồi rừng ở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh...

1.2. Các công trình nghiên cứu về sinh khối, năng suất khả năng tích lũy cacbon của thảm thực vật

1.2.1. Một số khái niệm cơ bản

Năng suất tổng số của hệ sinh thái, của thảm thực vật được xác định bởi tốc độ đồng hóa năng lượng ánh sáng của sinh vật sản xuất (chủ yếu là cây xanh) trong quá trình quang hợp hoặc hóa tổng hợp.

Năng suất tuyệt đối là tốc độ tích lũy chất hữu cơ trong mô thực vật trừ đi chất hữu cơ được thực vật sử dụng để hô hấp. Đại lượng đó cũng được gọi là “Kết quả quang hợp” hoặc “Đồng hóa nguyên”, “Năng suất sơ cấp nguyên”.

Năng suất tuyệt đối là lượng chất hữu cơ tích luỹ trong cơ thể thực vật trong một đơn vị thời gian trên một đơn vị diện tích, lượng vật chất này mới thực sự có ý nghĩa đối với đời sống con người.

1.2.2. Lược sử phương pháp đánh giá khả năng tích lũy cacbon của thảm thực vật

Khi xem xét các phương pháp nghiên cứu Whitaker, R.H (1961,1966)[168] Marks, P.L (1971)[162] cho rằng “Số đo năng suất chính là số đo về tăng trưởng, tích luỹ sinh khối ở cơ thể thực vật trong quần xã”.

Woodwell, G.M (1965) và Whitaker, R.H (1968)[169] đã đề ra phương pháp “Thu hoạch” để nghiên cứu năng suất tuyệt đối.

Page 25: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

12

Newbould, P.I. (1967)[163] đề nghị phương pháp “Cây mẫu” trong các ô tiêu chuẩn để nghiên cứu sinh khối và năng suất của thảm thực vật. Phương pháp này đã được chương trình quốc tế “IBP” thống nhất áp dụng.

Khi nghiên cứu về khả năng tích lũy cacbon của thảm thực vật, thì phương pháp xác định sinh khối có tính chính xác cao. Tuy nhiên, tuỳ từng tác giả với những điều kiện khác nhau mà sử dụng các phương pháp xác định sinh khối khác nhau:

- Đánh giá sinh khối thông qua viễn thám.

- Sử dụng phương pháp dioxit cacbon để xác định sinh khối: Sinh khối được đánh giá bằng cách xác định tốc độ đồng hoá CO2. Chẳng hạn, định lượng sự thay đổi của lượng CO2 theo mặt thẳng đứng của tán rừng bằng phương pháp phân tích hiệp phương sai dòng xoáy (dự đoán lượng cacbon đi vào và đi ra khỏi hệ sinh thái rừng theo định kỳ trên cơ sở những căn cứ về tốc độ gió, hướng gió, nhiệt độ và số liệu CO2 theo mặt phẳng đứng.

- Sử dụng phương pháp “Chlorophyll” để xác định sinh khối. Trong đó, hàm lượng Chlorophyll trên một đơn vị diện tích mặt đất là một chỉ tiêu biểu thị khả năng của hệ sinh thái hấp thụ các tia bức xạ hoạt động quang tổng hợp.

Sinh khối của thảm thực vật có thể được xác định nhanh chóng dựa vào nhiều yếu tố: (+) Xác định mối liên hệ giữa sinh khối với kích thước của từng bộ phận cây theo dạng hàm toán học nào đó (Whitaker, 1966)[169]; (+) Sử dụng phương pháp Oxygen định lượng oxygen tạo ra trong quá trình quang hợp. Trên cơ sở đó, xác định được năng suất và sinh khối thảm thực vật; (+) Dự báo khối lượng Biomass khô của rừng/đơn vị diện tích (tấn/ha). Từ đó tính trực tiếp lượng CO2 hấp thụ hoặc tính khối lượng cacbon (C) (phương pháp của GS.Y.Morikawa mà tổ chức JIFPRO áp dụng)[96]; (+) Nghiên cứu sự khác nhau về sinh khối của các loại rừng, với các độ tuổi, điều kiện lập địa hoặc trong các vùng sinh thái khác nhau; (+) Sử dụng biểu quá trình sinh trưởng và biểu Biomass để tính toán sinh khối rừng: Nguyễn Ngọc Lung và Nguyễn Tường Vân (2004)[70].

Xét trong tổng sinh khối rừng, thì sinh khối cây bụi và tầng cây dưới tán của rừng đóng góp một phần quan trọng. Người ta sử dụng nhiều phương pháp xác định sinh khối cho cây bụi và cây tầng dưới trong hệ sinh thái rừng: (1) lấy mẫu toàn bộ cây; (2) phương pháp kẻ theo đường; (3) phương pháp mục trắc; (4) phương pháp

Page 26: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

13

lấy mẫu kép sử dụng tương quan. Trong các phương pháp này, thì phương pháp lấy mẫu toàn bộ cây thường được áp dụng (theo Vũ Tấn Phương, 2006)[92][93].

1.2.3. Kết quả đánh giá khả năng tích lũy cacbon của thảm thực vật

Sinh khối và năng suất thảm thực vật trên thế giới là những vấn đề đã được rất nhiều tác giả trên thế giới quan tâm nghiên cứu từ khá lâu. Tuy nhiên, sang Thế kỷ XX, nhờ áp dụng các thành tựu khoa học như hoá phân tích, hoá thực vật và đặc biệt là vận dụng nguyên lý tuần hoàn vật chất trong thiên nhiên, các nhà khoa học đã thu được những thành tựu đáng kể: Lieth, H. (1964)[161] đã thể hiện năng suất sinh học trên toàn thế giới bằng bản đồ năng suất. Với sự ra đời của chương trình Sinh học quốc tế “IBP” (1964) và chương trình Sinh quyển con người “MAB” (1971) đã tác động mạnh mẽ tới việc nghiên cứu sinh khối. Trong giai đoạn này, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các đối tượng đồng cỏ, savan, rừng rụng lá, rừng mưa thường xanh: Dajoz (1971) tính toán năng suất sơ cấp của một số hệ sinh thái chủ yếu (rừng nhiệt đới thứ sinh ở Yangambi, savana châu Phi, đồng cỏ tự nhiên ở Fustuca, ở vùng ôn đới và sinh khối (Biomass) của Savana cỏ cao Andropogon, của rừng thứ sinh ở Ghana (theo Dương Hữu Thời, 1992)[126]; IPCC (2003)[160] xác định tổng lượng hấp thụ dự trữ cacbon của rừng trên toàn thế giới (trong đất và thảm thực vật) và tỷ lệ hấp thu CO2 trong sinh khối ở vùng cực bắc, ở vùng ôn đới và ở các vùng nhiệt đới (IPCC, 2000)[159]. Brown (1997)[154], cũng xác định chỉ tiêu này với giá trị tương tự (khoảng 830 PgC); Malhi, Baldocchi (1999) đánh giá lượng phát thải cacbon dự trữ trong sinh quyển (Trong đó, sự phát thải từ các hoạt động của con người tạo ra 7,1 ± 1,1 Gt cacbon/năm đi vào khí quyển). Theo IPCC, trong hai thập kỷ tới, ước tính tổng mức phát thải khí nhà kính của các nước đang phát triển sẽ vượt tổng mức phát thải của các nước phát triển (theo Võ Đại Hải (2009)[46].

Việc xác định sinh khối và khả năng tích lũy cacbon của thảm thực vật rừng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Theo Rodel D. Lasco (2002)[165], mặc dù rừng chỉ che phủ khoảng 21% diện tích bề mặt của Trái Đất, nhưng sinh khối thực vật chiếm đến 75% so với tổng sinh khối thực vật trên cạn và 37% lượng tăng trưởng sinh khối hàng năm. Bên cạnh đó, Steemann Nielsen, E (1954)[166], Fleming, R.H. (1957)[157] đã tổng kết quá trình nghiên cứu về sinh khối rừng.

Việc nghiên cứu khả năng tích lũy cacbon của thảm thực vật rừng nhiệt đới,

Page 27: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

14

có các hướng nghiên cứu chủ yếu sau đây: (+) Xác định lượng cacbon dự trữ trong thảm thực vật và trong đất: Brown (1996)[153], IPCC (2000)[159], Pregitzer và Euskirchen (2004)[164]; (+) Đánh giá giá trị hấp thụ CO2 của các khu rừng tự nhiên nhiệt đới: Theo Camillie Bann và Bruce Aylward (1994)[155], chỉ tiêu này ở rừng Amazon khoảng 1625 USD/ha/năm; (+) Xác định năng suất chất khô thuần: Duyiho cho biết, hệ sinh thái rừng nhiệt đới có từ 10 - 50 tấn/ha/năm, sinh khối chất khô từ 60 - 800 tấn/ha/năm (theo Lê Hồng Phúc (1994)[88], Rodel D. Lasco (2002)[165] khẳng định, rừng nhiệt đới có ý nghĩa rất to lớn trong việc hạn chế quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu, vì lượng cacbon tích luỹ của rừng chiếm 47% tổng lượng cacbon trên Trái Đất.

Rừng nhiệt đới châu Á cũng là đối tượng được nhiều người nghiên cứu về khả năng tích lũy cacbon, với nội dung phong phú: Thông qua việc tính toán, các tác giả cho thấy, lượng cacbon trung bình trong rừng nhiệt đới Châu Á rất lớn: Brown và cộng sự (1980) xác định có khoảng 144 tấn/ha trong phần sinh khối và 148 tấn/ha trong lớp đất mặt (độ sâu 1m), còn Houghton R.A (1991) đã chứng minh lượng cacbon trong rừng nhiệt đới châu Á là 40 - 250 tấn/ha, trong đó 50 - 120 tấn/ha ở phần thực vật và đất (theo Phạm Xuân Hoàn, 2005)[54]. Tương tự, ICRAF (2001)[158] đã xác định được lượng cacbon trung bình trong sinh khối phần trên mặt đất của rừng nhiệt đới châu Á từ 25 - 300 tấn/ha, còn kết quả nghiên cứu của Brown (1991) cho thấy, rừng nhiệt đới Đông Nam Á có lượng sinh khối trên mặt đất từ 50 - 430 tấn/ha (tương đương 25 - 215 tấn C/ha) và trước khi có tác động của con người thì các trị số tương ứng là 350 - 400 tấn/ha (tương đương 175 - 200 tấn C/ha).

Nhiều công trình nghiên cứu về khả năng tích luỹ cacbon của các thảm thực vật ở một số quốc gia: Trong công trình World forest biomass and primary production data, Cannell, M.G.R. (1981)[156] tập hợp 600 công trình đã được xuất bản về sinh khối khô của hơn 1.200 lâm phần thuộc 46 nước trên thế giới; Lasco R. (1999)[165] nghiên cứu rừng tự nhiên thứ sinh và rừng già tại Philippines; Noordwijk (2000) nghiên cứu các hệ nông lâm kết hợp và thâm canh cây lâu năm tại Indonesia (theo Fleming, R.H. (1957)[157]. Trong đó, một số tác giả nghiên cứu ảnh hưởng khai thác thảm thực vật tới lượng cacbon. Theo Putz F.E. & Pinard M.A (1993), bằng việc áp dụng phương thức khai thác giảm thiểu (RIL) ở Sabah (Malaysia), lượng cacbon trong lâm phần sau khai thác theo RIL cao hơn lâm phần

Page 28: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

15

khai thác theo phương thức thông thường đến 88 tấn/ha (theo Phạm Xuân Hoàn (2005)[54]. Rodel D. Lasco (2002)[165] cho rằng, lượng sinh khối và cacbon của rừng nhiệt đới châu Á bị giảm khoảng 22 - 67% sau khai thác. Tỷ lệ lượng cacbon bị mất so với rừng thành thục trước khai thác ở Philippin là 50%, ở Indonesia là 38 - 75%. Tại Indonesia, các đồn điền cọ dầu và cà phê có lượng cacbon hấp thụ thấp hơn rừng tự nhiên từ 6% - 31%, còn các hệ canh tác nông lâm kết hợp và rừng trồng mức chênh lệch này là 4 - 27% (theo Phạm Xuân Hoàn, 2005)[54]. Brown, S. (1997)[154] định lượng cacbon thất thoát đối với rừng nhiệt đới khi chuyển đổi mục đích sản xuất (Lượng cacbon hấp thụ được sẽ giảm từ 1/3 đến 1/4 khi rừng chuyển đổi sang canh tác nông nghiệp). Brown, S. (1996)[153] đã ước lượng tổng lượng cacbon mà rừng trồng trên thế giới có thể hấp thu tối đa trong vòng 5 năm (1995 - 2000) là khoảng 60 - 87 Gt.

Việt Nam là một trong những quốc gia tham gia vào Nghị định thư Kyoto sớm nhất (Phê chuẩn Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) ngày 16/11/1994 và Nghị định thư Kyoto vào ngày 25/9/2002). Hiện nay có một số dự án đang được xây dựng, triển khai ở Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường)[138].

Kể từ khi Cơ chế phát triển sạch (CDM) được thông qua và thực sự trở thành một cơ hội mới cho ngành Lâm nghiệp, thì việc nghiên cứu về sinh khối rừng bắt đầu nhận được sự quan tâm đặc biệt, đã đem lại những kết quả rất có ý nghĩa trong việc đánh giá về khả năng tích lũy cacbon của các thảm thực vật: Xây dựng tiêu chí cho các Dự án CDM tại Việt Nam và dự án Đánh giá tiềm năng hấp thụ CO2 của các thảm thực vật khác nhau (Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam)[138], Ngô Đình Quế (2005)[95].

Trên cơ sở các phương pháp tiếp cận về sinh khối rừng, các nhà sinh thái học đã nghiên cứu khả năng hấp thụ cacbon cho các đối tượng khác nhau và đã thu được các kết quả nhất định. Trong đó, khả năng hấp thụ cacbon của rừng tự nhiên rất được quan tâm nghiên cứu: Hoàng Xuân Tý (2004)[145], Nguyễn Hoàng Trí (1986)[135], Đặng Trung Tấn (2001)[112], Viên Ngọc Nam, Lê Hoàng Long (2012)[79].

Do sự suy thoái rừng đang là vấn đề cấp bách trong thời hiện đại. Vì vậy, cũng như trên thế giới, các công trình nghiên cứu về sự biến động cacbon sau khi

Page 29: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

16

khai thác rừng ở Việt Nam khá lớn: Phạm Xuân Hoàn (2005)[54] nghiên cứu sự biến động cacbon sau nương rẫy, Nguyễn Viết Xuân (2012)[151] định lượng trữ lượng các bon của hệ thống sử dụng đất nông lâm kết hợp.

Ở Việt Nam, có khá nhiều công trình nghiên cứu về năng suất, sinh khối và khả năng tích lũy cacbon của các loại rừng trồng. Võ Đại Hải và cộng sự (2009)[45],[46] đã xác định được năng suất sinh khối và khả năng hấp thụ cacbon của một số dạng rừng trồng ở Việt Nam (Thông mã vĩ, Thông nhựa, Keo lai, Bạch đàn urophylla, Mỡ, Keo lá tràm; Đặng Thịnh Triều (2010)[137] nghiên cứu khả năng cố định cacbon của rừng trồng Thông mã vĩ và Thông nhựa; Hà Văn Tuế (1994)[142] nghiên cứu năng suất, sinh khối một số quần xã rừng trồng nguyên liệu giấy; Ngô Đình Quế và cộng sự (2008)[96], đã đưa ra dẫn liệu về năng suất, trữ lượng và lượng CO2 hấp thụ trong sinh khối rừng trồng Keo lai; Ngô Đình Quế (2008)[96] tính toán lượng cacbon thực tế thu được qua việc trồng Keo lai, Quế, Thông, Keo lá tràm theo dự án CDM; Vũ Tấn Phương (2006)[93] đánh giá khả năng hấp thụ cây cá lẻ Keo tai tượng và Bạch đàn urophylla; Nguyễn Văn Dũng (2005)[26] xác định tổng sinh khối tươi của rừng trồng Thông mã vĩ và Keo lá tràm...

Để xác định nhanh lượng cacbon tích luỹ của rừng, các nhà sinh thái học Việt Nam thường thiết lập mối quan hệ giữa lượng cacbon tích luỹ của rừng với các nhân tố điều tra cơ bản: (+) Xây dựng bảng tính sẵn lượng sinh khối của cây cá thể (Đặng Thịnh Triều, 2010)[137];(+) Xây dựng bảng tra lượng cacbon cố định của cây cá thể theo D1.3 và Hvn theo cấp đất (Đặng Thịnh Triều, 2010)[137]); (+)Thiết lập các phương trình tương quan giữa sinh khối và lượng cacbon hấp thụ, lượng cacbon hấp thụ trên mặt đất và dưới mặt đất theo các cấp đất khác nhau (Võ Đại Hải và cộng sự, 2009)[45],[46]; Tìm ra quy luật quan hệ giữa các chỉ tiêu sinh khối với các chỉ tiêu biểu thị kích thước của cây, để xác định được quan hệ về mặt toán học giữa sinh khối tươi và sinh khối khô các bộ phận (Lê Hồng Phúc, 1996)[89], Hoàng Văn Dưỡng, 2000)[28], Đỗ Văn Nhân và cộng sự (2012)[82]; (+)Xây dựng phương trình biểu diễn mối quan hệ này cho từng loài (Nguyễn Văn Dũng, 2005)[26], Ngô Đình Quế (2005)[95], Vũ Tấn Phương (2006)[92]…); (+)Lập phương trình tương quan hồi quy tuyến tính giữa yếu tố lượng CO2 hấp thụ hàng năm với năng suất gỗ và năng suất sinh học (Ngô Đình Quế, 2005)[95]; (+)Xây dựng bảng tính toán sẵn lượng cacbon tích luỹ của các trạng thái rừng

Page 30: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

17

trồng theo mật độ, Dg và HL (Nguyễn Văn Dũng, 2005[26], Hoàng Văn Dưỡng, 2000)[28]); (+) Xác định được hệ số chuyển đổi từ sinh khối khô sang CO2 (Nguyễn Ngọc Lung, Nguyễn Tường Vân)[70]…

1.3. Các công trình nghiên cứu về đất đai

1.3.1. Nghiên cứu đặc tính vật lý, hóa học của đất đồi núi thoái hóa

Có rất nhiều công trình của các tác giả nước ngoài nghiên cứu về đặc tính lý hóa học của đất và ảnh hưởng qua lại giữa thảm thực vật và đất. Tiêu biểu là các công trình của Richards (1948, 1954), Zon C.V (1954 - 1971), Pagel (1962), Rodin (1965, 1967), Remezov (1959), Rodin và Bazilevic (1967), Saly R. (1985), Kelley (1948),Vin (1974)(theo Nguyễn Thế Hưng, 2003)[60].

Thoái hóa đất là các quá trình thay đổi các tính chất hóa lý và sinh học của đất dẫn đến giảm khả năng của đất trong việc thực hiện các chức năng[87]. Sự thoái hóa đất là sự giảm dần độ phì đất trong qua trìnhcanh tác dẫn đến giảm sức sản xuất của đất và năng suất cây trồng thấp[86]. Phần lớn diện tích đất đồi núi ở Việt Nam bị thoái hóa, nên đất đồi núi là đối tượng nghiên cứu rộng rãi, với các nội dung phong phú: (+) Phân tích tiềm năng và trở ngại trong việc sử dụng các loại đất chính vùng đồi núi: Hoàng Xuân Tý (1994)[143], Nguyễn Thế Đặng và cộng sự (2003)[31], Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên (1999)[106]; (+) Nghiên cứu nhóm đất feralit đỏ vàng hoặc feralit vàng đỏ trên các loại đất trầm tích điển hình và macma chua, phân bố rộng rãi nhất ở vùng đồi núi: Nguyễn Ngọc Bình (1996)[6]; (+) Nghiên cứu thành phần cơ giới và các đặc tính vật lý: Lê Huy Bá

(2007)[3], Hoàng Xuân Tý (1988)[144]; (+) Nghiên cứu về đặc điểm giữ nước của

tán cây và vật rơi rụng, cũng như khả năng thấm nước của đất của các thảm thực vật: Đỗ Hoàng Chung (2012)[18], Phạm Văn Điển (2012)[32],[33], Nguyễn Thị Thúy Hường, Phùng Văn Khoa (2012)[62]; (+) Nghiên cứu sự biến đổi của đất sau chu kỳ du canh (thành phần đoàn lạp, hàm lượng các chất, thành phần sesquioxyt R2O3): Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên (1999)[106]; (+) Nghiên cứu hiệu lực của lân và đề xuất việc chọn dạng phân lân và liều lượng bón lân thích hợp có hiệu quả đối với các loại cây trồng: Nguyễn Ngọc Nông (1995)[83]; (+)Nghiên cứu tính hoãn xung của đất trước việc bón vôi: Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên, 1999)[106]; (+) Nghiên cứu về quản lý và phục hồi đất dốc thoái hóa ở Việt Nam: Thái Phiên và Nguyễn Tử Siêm (1996)[86]; Trước tốc độ sa mạc hóa

Page 31: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

18

diễn ra rất mạnh, mỗi năm trên thế giới có 3,2 triệu ha đất hóa sa mạc. Tính đến năm 2000 sa mạc sẽ chiếm hơn 1/3 lục địa Trái Đất[2]. Vì vậy, có một số công trình (+) đánh giá quá trình sa mạc hóa nhiệt đới: Lê Huy Bá, Lâm Minh Triết (2005)[2], Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên (1999)[106]. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau khai hoang 35 - 40 năm, chất hữu cơ chỉ còn lại 40 - 60% so với đất rừng ban đầu, chỉ số pHKCl giảm đi từ 0,5 đến trên 1 đơn vị[106], tiềm năng sản xuất của đất khô hạn hay bán khô hạn giảm xuống trên 10%[2].

1.3.2. Nghiên cứu về tác động của thảm thực vật đối với đất

Việc nghiên cứu sự tác động qua lại giữa thảm thực vật với môi trường đất có ý nghĩa quan trọng. Kết quả của các nghiên cứu này giúp cho việc điều chỉnh các hoạt động khai thác, sử dụng và phát triển thảm thực vật ở từng địa phương trong việc nâng cao năng suất sinh học, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường.

Những nghiên cứu cơ bản về tác động của thảm thực vật đối với đất

Theo Ngô Đình Quế và cộng sự (2006)[97], ở Việt Nam hiện nay, do thiếu các nghiên cứu cơ bản về ảnh hưởng của rừng về các yếu tố môi trường, nên các dự án chương trình trồng rừng nước ta từ trước tới nay rất thiếu cơ sở cho việc chọn cơ cấu cây trồng và các phương thức kinh doanh lâm nghiệp, nên chưa phát huy được chức năng phòng hộ và cải thiện môi trường.

Thông qua việc đưa ra các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá đất trồng rừng, giới thiệu cách tổ chức thực hiện đất phục vụ trồng rừng, Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2005)[103] đã xây dựng được Cẩm nang đánh giá đất phục vụ trồng rừng rất có ý nghĩa trong việc sử dụng đất phục vụ trồng rừng một cách hiệu quả và đúng mục đích.

Đánh giá vai trò của rừng trồng trong cải tạo môi trường ở lưu vực Sông Bồ, tỉnh Thừa Thiên - Huế, Dương Viết Tình (2008)[132] cho thấy, các mô hình rừng trồng có thể bổ sung vào đất một lượng chất hữu cơ hoai mục khoảng từ 6,79 - 18,6 tấn/ha/5 năm.

Võ Đại Hải, Ngô Đình Quế (2006)[44] sử dụng mô hình SWAT (Soil and Water Assessment Tools) để phân tích và xử lý số liệu đánh giá tác động của rừng đến dòng chảy và xói mòn đất trên một số lưu vực sông miền Trung và Tây Nguyên.

Nghiên cứu tác động của thảm cây trồng đến đặc tính lý, hóa học của đất

Page 32: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

19

Theo công trình Ảnh hưởng của một số loại rừng đến môi trường ở Việt Nam, Ngô Đình Quế (2008)[96], đã tổng quan các vấn đề nghiên cứu có liên quan. Theo ông, ở Việt Nam các nghiên cứu của Trertov (1974), Hoàng Xuân Tý (1973), Nguyễn Ngọc Bình (1980), Đỗ Đình Sâm (1983) đã chứng minh rằng, khi phá rừng tự nhiên để trồng thuần loại Mỡ (Mangletia glauca), Bồ đề (Styrax tonkinensis), Luồng và Tre diễn (Dendrocalamus sp.) sự thoái hóa lý tính và chất hữu cơ là rõ rệt.

Khi tiến hành đánh giá tác động môi trường của một số loại rừng trồng ở Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên, Ngô Đình Quế và cộng sự (2006)[97], đã xây dựng được Bảng dự thảo tiêu chuẩn đánh giá tác động môi trường của rừng trồng vùng Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.

Có một số công trình nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của rừng trồng các loài cụ thể tới môi trường đất và đề xuất các giải pháp kĩ thuật lâm sinh phù hợp nhằm nâng cao năng suất của rừng và bền vững môi trường: Phạm Ngọc Mậu (2008)[75] xác định một số cơ sở đánh giá ảnh hưởng của rừng trồng Bạch đàn và Keo tai tượng ở trung tâm Bắc Bộ; Bùi Thị Huế (1996)[58]; M. E. D. Poore, C. Fries (1988)[94]; Xác định điều kiện đất trồng rừng Bồ đề (Styrax tonkinensis) làm nguyên liệu giấy sợi và nghiên cứu ảnh hưởng của rừng Bồ đề trồng thuần loại đến độ phì đất (Hoàng Xuân Tý, 1988)[144]; Nghiên cứu ảnh hưởng của trồng chè lâu năm tới một số tính chất lý học của đất (Đặng Văn Minh, 2003)[76]…

1.3.3. Nghiên cứu về bảo vệ đất và chống xói mòn đất

Trên thế giới có rất nhiều tác giả công bố công trình nghiên cứu khoa học về tác hại của xói mòn và các biện pháp chống xói mòn: Vương Vĩnh An (1962), Xobolev S.S. (1961), Zaslapski M. N (1966), Đocusaev B. B. (1949), Kottưsev P.A. (1937), Timiriazev K.A. (1948), Lê Văn Tư (1997), Sheng T.C. (1992), Browing (1947)(theo Nguyễn Thế Hưng, 2003)[60]. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc, trong lưu vực sông Hoàng Hà lượng N, P, K từ diện tích gieo trồng bị rửa trôi gấp 100 lần lượng được bón vào. Trong điều kiện tự nhiên cần 300 năm để hình thành một lớp đất dày 25 mm (Lê Huy Bá, Lâm Minh Triết, 2005)[2]. Trong tác phẩm Xói mòn đất và biện pháp chống, P.X. Zakharôp (1981)[152] đề cập đến các dạng xói mòn đất, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của quá trình xói mòn đất. Ông cũng đã đưa ra những biện pháp chống xói mòn hiệu quả (kỹ thuật nông nghiệp, cải tạo rừng, kỹ thuật thuỷ văn...). Đặc biệt, Wischmeier W. H

Page 33: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

20

và Smith D.D (1958) xây dựng phương trình định lượng xói mòn - "Phương trình mất đất phổ dụng" (Universal Soil Loss Equation - USLE) (theo Nguyễn Thế Hưng, 2003)[60]. Cho đến nay, phương trình này đang được thừa nhận và áp dụng ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam:A = R.K.LS.C.P. Trong đó, A: Lượng đất mất (tấn/arc) 1 arc = 0,405 ha; K: Hệ số xói mòn của đất; R: Hệ số xói mòn do mưa; L: Hệ số chiều dài sườn dốc; S: Hệ số độ dốc (LS: Hệ số địa hình); C: Hệ số lớp phủ thực vật; P: Hệ số bảo vệ đất của con người.

Ở nước ta, nơi không có thảm phủ, mất đi 1cm đất mặt/ha/năm (tương đương với 100m3 đất mặt hoặc bằng 200 tấn), nghĩa là mất đi 6 tấn mùn và 300kg N, mỗi năm trôi ra biển 250 triệu tấn phù sa. Do xói mòn, nhiều vùng đã trở thành đất trống đồi trọc, đá ong hóa, thậm chí trở thành đất trơ sỏi đá. Ở Việt Nam, có khoảng 6 - 7 triệu ha đất trống đồi trọc đã và đang bị xói mòn nghiêm trọng (theo Lê Huy Bá, 2007)[3].

Trước những tác động to lớn của xói mòn, ở nước ta có những nội dung nghiên cứu chủ yếu sau đây: (+) Dự đoán xói mòn theo phương trình Wischmeier W. H - Smith D.D.: Nguyễn Ngọc Lung, Võ Đại Hải (1997)[69], Võ Đại Hải (1996)[42] hoặc sử dụng mô hình dự báo xói mòn đất và dòng chảy PLER - Predict Localize Erosion and Runoff (Đây là mô hình xói mòn vật lý được xây dựng từ mô hình toán học GUESS - Griffith University Erosion Sedimentation System và sử dụng ngôn ngữ PCRaster để viết thuật toán chạy mô hình theo pha động của xói mòn: Đỗ Duy Phái và cộng sự (2006)[84]; (+) Đánh giá hiện trạng xói mòn bằng việc thiết lập bản đồ độ dốc, bản đồ hướng dòng chảy, bản đồ hệ số sinh thái, bản đồ hệ số lớp phủ, bản đồ hệ số xói mòn đất (K) và tính toán hệ số mưa để xây dựng bản đồ xói mòn: Lương Văn Thanh (2006)[115], Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (2002)[87]. Đặc biệt, Nguyễn Quang Mỹ đã đưa ra sơ đồ phân vùng trong toàn quốc, trong đó các vùng miền núi nước ta đều có lượng xói mòn cao, dao động từ 100 - 500 tấn/ha/năm (theo Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm, 2002)[87]; (+) Nghiên cứu mối tương quan giữa lượng đất mất do xói mòn và năng suất cây trồng: Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (2002)[87]; (+) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xói mòn: Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (2002)[87] xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến cường độ xói mòn đất ở miền núi; Nguyễn Ngọc Lung, Võ Đại Hải (1997)[69] phân tích vai trò của từng nhân tố ảnh hưởng đến xói mòn; Phạm Văn Điển (2006)[32], Lê Quang Vinh (1996)[149] xác định mối liên quan mật thiết

Page 34: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

21

giữa thảm thực vật, đất và nước; Lê Huy Bá, Lâm Minh Triết (2005)[2] xác định mối quan hệ của yếu tố địa hình và cường độ xói mòn đất (Kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu tăng dốc lên 40 thì dòng chảy tăng lên 2 lần, khối lượng vật chất bị cuốn trôi tăng lên đến 64 lần); (+) Trong việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng, thì tác động của lớp phủ thực vật đến khả năng gây xói mòn đất được đặc biệt quan tâm: Phạm Văn Điển (2006)[32] đề xuất tiêu chuẩn đánh giá thảm thực vật phòng hộ nguồn nước; Võ Đại Hải (2012)[47] giới thiệu kỹ thuật xây dựng và các mô hình rừng phòng hộ đầu nguồn; Lê Quang Vinh (1996)[149] đề xuất các biện pháp tái tạo lại thảm thực vật trên lưu vực; Nguyễn Ngọc Lung, Võ Đại Hải (1997)[69] đưa ra các giải pháp xây dựng rừng phòng hộ nguồn nước, canh tác nông lâm nghiệp chống xói mòn trên đất dốc; Nguyễn Văn Phổ (1972) đã xác định lưu lượng dòng chảy trong các hệ sinh thái rừng và hệ sinh thái không có rừng (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004)[123]; Võ Đại Hải (1996)[42] nghiên cứu các dạng cấu trúc hợp lý cho rừng phòng hộ đầu nguồn. Đặc biệt, khi nghiên cứu về tác động của lớp phủ thực vật đến khả năng gây xói mòn đất, Vũ Thanh Te và cộng sự (2005)[114] đã xác định cụ thể từng giá trị về chỉ tiêu cho nhân tố lớp phủ thực vật: Tác dụng che phủ vòm lá và chiều cao của chúng (CI), tác dụng với tốc độ thấm của đất (CII) và tác dụng của bộ rễ (CIII)…Kết quả nghiên cứu cho thấy, lớp phủ thực vật càng dày, thì khả năng làm chậm dòng chảy sườn càng tăng (7- 41 lần).

Bên cạnh việc nghiên cứu tác động của xói mòn và các biện pháp hạn chế tác động của xói mòn, thì các biện pháp ngăn cản quá trình suy thoái khác của đất cũng được nhiều nhà khoa học lưu ý: Vũ Thành (1980)[117] nghiên cứu tác dụng bảo vệ, tích lũy mùn, đạm, cải tạo thành phần mùn đất ở vùng đồi; Nguyễn Văn Tiễn, Trần Ngọc Ngoạn, Đặng Thị Ngoan (1995)[131] phân tích đặc điểm vùng đất đồi núi, vai trò của cây cốt khí trong việc làm hàng rào bảo vệ đất, xây dựng quy trình canh tác trên đất đồi núi và kỹ thuật trồng một số loại cây trên đất dốc; Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên (2002)[107] giới thiệu các phương thức sử dụng cây phủ đất, giới thiệu các loại cây phủ đất chủ yếu trong nông nghiệp; Phạm Quang Hà và cộng sự (2001)[41] nghiên cứu hiệu quả của biện pháp băng cây phân xanh bảo vệ đất dốc; Phạm Tiến Hoàng (2003)[55] nghiên cứu mật độ vi sinh vật đất và một số loài thực vật có khả năng cải tạo đất đồi bị thoái hóa sau nhiều năm trồng Bạch đàn; Bùi Quang Toản (1991)[134] đã xác định được một số tính chất nông học của

Page 35: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

22

đất nương rẫy và xây dựng các phương thức sử dụng đất hợp lý và các hệ thống gieo trồng thích hợp.

Bùi Đoàn (2001)[38] đã tổng kết những kinh nghiệm sử dụng, cải tạo đất dốc của nhân dân và xây dựng được mô hình điểm về canh tác bền vững trên đất dốc.

Cho đến nay, ngoại trừ Bản đồ và thuyết minh bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Quảng Ninh đã có từ năm 1972[71], thì các công trình nghiên cứu đất đai ở tỉnh Quảng Ninh không đáng kể: Ngô Nhật Tiến (1965)[129] đã nghiên cứu đặc tính và phân loại đất ở Lâm trường Yên Lập. Ông đã phân loại đất ở khu vực nghiên cứu thành 4 nhóm chủ yếu (Nhóm đất vùng núi cao; Nhóm đất vùng núi thấp và đồi; Nhóm đất bãi bằng ven suối và Nhóm đất mặn ven biển); Phạm Huy Lương, Trần Chính Nghĩa (1972)[71] đã xây dựng Bản đồ và thuyết minh bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Quảng Ninh. Các tác giả cho rằng, các yếu tố hình thành đất khác nhau rõ rệt ở đồng bằng và vùng núi; Khi nghiên cứu đặc điểm một số loại đất rừng ở tỉnh Quảng Ninh về mặt khóang vật, Ngô Nhật Tiến (1988)[130], đã đề nghị cần tích cực bảo vệ rừng, hạn chế sự tạo thành nhiều Kaolinit gây thoái hóa cho đất ở khu vực nghiên cứu.

Nguyễn Thế Hưng (2003)[60] nghiên cứu một số đặc tính lý, hóa học và vi sinh vật học của đất trong một số kiểu thảm thực vật ở huyện Hoành Bồ.

1.4. Các công trình nghiên cứu về trồng rừng

Ở Việt Nam, có khá nhiều mô hình trồng rừng, với các quy mô và các loài cây khác nhau, trên các điều kiện khác nhau về địa chất, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng. Ở một số địa phương, có một số loài cây trồng đã trở thành đặc sản quý, có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh các mô hình trồng rừng khá đơn giản. Cho đến nay, trên nền thảm thực vật thoái hóa ở vùng nghiên cứu chủ yếu được trồng các loài Keo, Bạch đàn và Thông. Vì vậy, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu các mô hình trồng rừng ở Việt Nam tương tự với các mô hình trồng rừng phổ biến ở vùng nghiên cứu.

1.4.1. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản về trồng rừng

Trước thực trạng suy thoái thảm thực vật tự nhiên, phần lớn diện tích thảm thực vật thoái hóa ở nước ta được sử dụng để trồng rừng. Trong những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu cơ bản cho công tác trồng rừng. Những nghiên cứu này, như là các định hướng cho việc quy hoạch, đánh giá và phương thức sử

Page 36: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

23

dụng đất lâm nghiệp vào việc trồng rừng hiệu quả cả về kinh tế, xã hội và môi trường: (+) Phân tích những quan điểm, nhận thức cũng như những vấn đề đặt ra trong lâm học nhiệt đới hiện nay hoặc xác định mục tiêu, các hoạt động của nền lâm nghiệp xã hội: Phạm Xuân Hoàn và cộng sự (2004)[53], Phùng Ngọc Lan và cộng sự (1995)[67]; (+) Nghiên cứu hiện trạng và vấn đề trồng rừng ở Việt Nam. Đặc biệt,những tồn tại trong công tác trồng rừng ở nước ta, trong đó có những khoảng trống về kỹ thuật và chính sách trồng rừng phòng hộ ở Việt Nam: Hội thảo Tăng cường chương trình trồng rừng ở Việt Nam (tháng 12 năm 1994)[8], Võ Đại Hải (2012)[47]; (+) Tập hợp các kết quả nghiên cứu khoa học về những vấn đề nghiên cứu liên quan đến các loại rừng trồng, công nghiệp rừng, đặc sản rừng và kinh tế lâm nghiệp: Trần Ngũ Phương và cộng sự (1995)[90]; (+) Đưa ra một số đặc thù mang tính quy luật của chế độ sinh khí hậu Việt Nam có giá trị thực tiễn trong lĩnh vực sinh khí hậu ứng dụng trong nghề trồng rừng: Lâm Công Định (1992)[35]; (+) Xây dựng tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá đất lâm nghiệp phục vụ trồng rừng: Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2006)[104]…

Riêng đối với các vùng đồi núi ở nước ta, các công trình nghiên cứu tập trung vào giải quyết những vấn đề cụ thể hơn: (+) Đề cập đến vấn đề sử dụng bền vững đất đồi núi ở Việt Nam và các phương pháp nghiên cứu đất đồi núi: Đặng Văn Minh và cộng sự (2011)[77]; (+) Nghiên cứu mô hình một số trang trại và đặt ra một số vấn đề về kinh tế trang trại vùng đồi núi ở nước ta: Trần Đức (1998)[39]; (+)Phân loại các mô hình nông lâm kết hợp trên đất dốc: Nguyễn Ngọc Bình, Phạm Đức Tuấn (2005)[7]; (+) Đưa ra những tiêu chuẩn xác định mô hình kinh tế, môi trường và những giải pháp định lượng đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống: Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thư (1995)[72]; (+) Đề xuất phương hướng mục tiêu và các giải pháp kinh tế chủ yếu trong việc khai thác, sử dụng hợp lý đất đồi núi trọc: Nguyễn Văn Thịnh (1996)[125];

1.4.2. Nghiên cứu các giải pháp kinh doanh và kỹ thuật trồng rừng

Ở nước ta, đối tượng trồng rừng là đất trống đồi núi trọc, đất cát và bãi bồi ven biển. Đặc điểm đất đai quyết định rất lớn tới việc chọn cây trồng, sinh trưởng của rừng và cuối cùng là sự thành bại của công tác trồng rừng (Đỗ Đình Sâm và cộng sự, 2005)[103]. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các giải pháp kinh doanh và kỹ thuật trồng rừng thường được tập trung vào các hưỡng cơ bản như sau: (+) Giới

Page 37: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

24

thiệu một số loài cây gỗ bản địa có giá trị cao để trồng rừng phòng hộ và rừng sản xuất: Trần Hợp, Hoàng Quảng Hà (1997)[57] hoặc đưa ra cách lựa chọn các loại cây để trồng rừng, với các khâu kỹ thuật cơ bản: Cục Trồng rừng - Tổng cục Lâm nghiệp (1970)[23], Nguyễn Bá Chất và cộng sự (2002)[16]; (+) Giới thiệu kỹ thuật trồng từng loại cây trong danh mục các loài cây chủ yếu để trồng rừng sản xuất: Cục Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2005)[12]; (+) Giới thiệu một số mô hình sản xuất lâm nghiệp, nhân giống và trồng rừng thâm canh: Trần Đình Đàm và cộng sự (1995)[30]; (+) Nghiên cứu việc lai tạo những cây có năng suất cao: Vụ Khoa học kỹ thuật - Bộ Lâm nghiệp (1987)[150]. Thực tế có nhiều địa phương đã tổ chức trồng rừng trên quy mô lớn, nhưng đã thất bại, vì vậy việc nghiên cứu tính thích nghi của các loài cây trồng với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu có ý nghĩa quan trọng: Huỳnh Đức Nhân và cộng sự (2007)[81] đã xác định được các loài có triển vọng, các loài khó có khả năng thích hợp và các loài không thể tồn tại được trong các lập địa, còn Nguyễn Dương Tài (1994)[111] lại phân tích khả năng thích ứng của cây con trong vườn ươm và trong điều kiện tự nhiên.

Đối với đất đồi núi, các giải pháp kinh doanh và kỹ thuật trồng rừng đã được cụ thể hóa theo từng vùng lãnh thổ, từng địa phương: (+) Xác định những đặc điểm chính của đất vùng đồi núi, tình hình khí hậu từng vùng và hướng dẫn thời vụ gieo trồng từng địa phương: Lâm Công Định (1963)[34]; (+) Xác định đối tượng, cơ sở khoa học và các mô hình cải tạo rừng theo băng: Nguyễn Văn Trương (1987)[140]; Đặc biệt, các giải pháp kinh doanh và kỹ thuật trồng rừng đã được cụ thể hóa theo từng loài cây: Trần Duy Rương (2013)[101], Đoàn Hoài Nam (2007)[78] đưa ra các biện pháp kĩ thuật trồng rừng thâm canh Keo lai (Acacia mangium x A. auriculiformis); Nguyễn Quang Dương (2009)[27] xác định một số biện pháp kỹ thuật xúc tiến và nuôi dưỡng rừng Keo tai tượng (Acacia mangium); Nguyễn Công Hoan (2014)[52] đề xuất biện pháp kỹ thuật trong kinh doanh rừng trồng Tếch (Tectona grandis); Trần Thị Thu Hằng (2004)[50] nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng rừng Bạch đàn (Ecalyptus camaldulensis); Lâm Công Định (1996)[36] giới thiệu phương pháp và kỹ thuật trồng rừng Mỡ…Ngoài ra, việc đề xuất các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng cũng được đề cập: Phùng Ngọc Lan và cộng sự (1995)[67].

Page 38: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

25

1.4.3. Các công trình nghiên cứu vấn đề điều tra, quy hoạch rừng trồng

Đối với rừng trồng, bên cạnh việc nghiên cứu các giải pháp kinh doanh và

kỹ thuật trồng rừng, ở nước ta còn có khá nhiều công trình nghiên cứu về điều tra,

quy hoạch rừng trồng. Vấn đề này không chỉ căn cứ vào việc nghiên cứu đặc điểm

của cây trồng (loài, tuổi, đặc điểm sinh thái học…), mà còn phải căn cứ vào điều

kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu và các yếu tố khác (điều kiện chăm sóc, điều

kiện lập địa…). Có thể hệ thống hóa một số hướng nghiên cứu cụ thể như sau:

(+)Giới thiệu các phương pháp dự đoán sản lượng rừng trồng nói chung: Vũ Tiến

Hinh, Trần Văn Con (2012)[51] hoặc xây dựng phương pháp dự báo những biến

động của sinh trưởng và phân hóa cây rừng cụ thể: Trần Thị Tuyết Hằng

(1999)[49] phát hiện tính nhịp điệu của sinh trưởng và phân hóa cây rừng trong

các lâm phần Thông đuôi ngựa (Pinus Hassoniana), phục vụ kinh doanh; (+) Xây

dựng biểu điều tra của các loài cây trồng rừng (Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ

Nông nghiệp và PTNT, 2003)[11]. Tuy nhiên, biểu điều tra của một số loài cây

trồng rừng chưa hoàn chỉnh hoặc chỉ xây dựng biểu cho vùng hẹp. Vì vậy, việc

nghiên cứu quy luật tăng trưởng, sinh trưởng cá thể và quần thể từng loài trên các

cấp đất chính có ý nghĩa quan trọng: Lê Hồng Phúc (1996)[89] nghiên cứu quy

luật tăng trưởng, sinh trưởng cá thể và quần thể, năng suất rừng trồng Thông ba lá

(Pinus kesiya); Hoàng Văn Dưỡng (2001)[28] nghiên cứu cấu trúc và sản lượng

làm cơ sở ứng dụng trong điều tra rừng và nuôi dưỡng rừng Keo lá tràm (Acacia

auriculiformis); Phạm Xuân Quý (2011)[98] xác định tiêu chuẩn cây chặt và cây

chừa trong nuôi dưỡng và khai thác rừng Tràm (Melaleuca cajuputi); Trịnh Đức

Huy (1988)[59] nghiên cứu những công cụ dự đoán trữ lượng rừng và năng suất

gỗ ở rừng Bồ đề (Styrax tonkinensis); (+) Xây dựng mô hình tĩnh và động cho một

số quy luật kết cấu cơ bản trong điều tra, quy hoạch, điều chế, kinh doanh rừng:

Phạm Ngọc Giao (1996)[40] đóng góp phương pháp mô phỏng động thái kết cấu

lâm phần Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana); (+) Quy hoạch đất đai bền vững

và mô hình rừng phù hợp cho từng vùng nghiên cứu: Trần Thị Thu Hằng

(2004)[50] đã tiến hành quy hoạch mô hình rừng phù hợp trên đất phèn vùng tứ

giác Long Xuyên - Kiên Giang; (+) Xây dựng mô hình lý thuyết chuyển hoá rừng

Page 39: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

26

trồng: Nguyễn Hữu Thiện (2012)[118] nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc thực

hiện chuyển hoá rừng trồng Mỡ (Manglietia glauca) và Sa mộc (Cunninghamia

lanceolata) từ cung cấp gỗ nhỏ sang cung cấp gỗ lớn; (+) Giải quyết một số vấn đề

về kinh tế trang trại vùng đồi núi ở nước ta như: đất đai, vốn và tín dụng, lao

động và máy móc…: Trần Đức (1998)[39] xây dựng một số mô hình kinh tế trang

trại vùng đồi núi; Trần Thị Thu Hằng (2004)[50] quy hoạch mô hình rừng Bạch

đàn (Ecalyptus camaldulensis) trên đất phèn vùng tứ giác Long Xuyên…

Page 40: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

27

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Có nhiều tác giả phân chia thảm thực vật vùng nhiệt đới châu Á, Đông Dương và Việt Nam như Chevalier (1918), Maurand (1943), Dương Hàm Hy (1956), Vidal (1958), Schmid (1962)... Riêng nước ta, có 4 hệ thống phân loại thảm thực vật được sử dụng nhiều nhất. Đó là, hệ thống phân loại thảm thực vật của Loeschau (1962), Trần Ngũ Phương (1970), Thái Văn Trừng (1969 - 1978) và UNESCO (1973).

Ngoại trừ một số công trình nghiên cứu tiêu biểu của Trần Xuân Thiệp (1997, 1998) Dương Hữu Thời (1974), Nguyễn Đăng Khôi (1973, Hoàng Chung (1980), Nguyễn Thế Hưng (2003), Lê Ngọc Công (2004)..., cho đến nay, có rất ít tác giả tiến hành phân chia thảm thực vật thoái hoá ở nước ta. Những công trình nghiên cứu về thảm thực vật này không chỉ ít về số lượng mà nội dung nghiên cứu cũng khá tản mạn, thiếu hệ thống, chưa tương xứng với tỷ lệ về diện tích của thảm thực vât cây bụi so với cả nước. Ở tỉnh Quảng Ninh, các công trình nghiên cứu thảm thực vật và hệ thực vật ở đây còn ít về số lượng, kém phong phú về nội dung và hạn chế về mặt hệ thống và thiếu tính cập nhật.

Trong các công trình nghiên cứu về tái sinh, phục hồi rừng, phần lớn các tác giả cho rằng, bên cạnh các yếu tố môi trường, thì phải nắm chắc các quy luật tự nhiên tác động lên thảm thực vật, qua đó xác định các điều kiện cần và đủ để tác động của con người đi đúng hướng (xúc tiến tái sinh tự nhiên).

Có rất nhiều phương pháp đánh giá khả năng tích lũy cacbon của thảm thực vật. Các phương pháp này được dựa trên các cách tiếp cận khác nhau và sự lựa chọn các phương pháp này tùy thuộc rất lớn vào điều kiện thực tế. Trong đó, phương pháp dựa trên xác định sinh khối thường được sử dụng và đảm bảo độ chính xác khá cao. Kết quả nghiên cứu về sinh khối, năng suất và khả năng tích lũy cacbon của các kiểu thảm thực vật trên thế giới, của các thảm thực vật rừng (trong đó có thảm thực vật rừng nhiệt đới và rừng nhiệt đới châu Á) cho thấy, việc chuyển đổi đất rừng thành các loại hình sử dụng đất khác có tác động mạnh mẽ đến chu trình cacbon. Đặc biệt, sự suy thoái rừng nhiệt đới là một nguyên nhân quan trọng làm giảm khả năng tích lũy cacbon của thảm thực vật, dẫn đến tăng lượng CO2 trong khí quyển.

Page 41: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

28

Thoái hóa đất là các quá trình thay đổi các tính chất hóa lý và sinh học của đất dẫn đến giảm khả năng của đất trong việc thực hiện các chức năng. Bên cạnh việc nghiên cứu tác động của xói mòn và các biện pháp hạn chế tác động của xói mòn, thì các biện pháp ngăn cản quá trình suy thoái khác của đất đồi núi cũng được quan tâm.

Những công trình nghiên cứu cơ bản cho công tác trồng rừng được coi là các định hướng cho việc quy hoạch, đánh giá và phương thức sử dụng đất lâm nghiệp vào việc trồng rừng hiệu quả cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Riêng đối với các vùng đồi núi ở nước ta, các công trình nghiên cứu tập trung vào giải quyết những vấn đề cụ thể hơn (theo vùng lãnh thổ, theo địa phương và theo từng loài cây trồng).

Page 42: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

29

Chương 2

MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu, xác định hiện trạng, những đặc trưng cơ bản của thảm thực vật thoái hóa và một số loại rừng trồng ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, làm cơ sở cho việc sử dụng, bảo vệ và phát triển thảm thực vật, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Đánh giá được hiện trạng thảm thực vật thoái hóa ở vùng nghiên cứu thông qua việc phân tích một số đặc trưng cơ bản: Hình thái, cấu trúc, thành phần thực vật (thành phần loài và thành phần kiểu dạng sống), khả năng tái sinh của thảm thực vật, đặc tính lý, hóa của đất.

Đánh giá được vai trò phòng hộ và bảo vệ môi trường (khả năng giữ nước, khả năng bảo vệ đất, chống xói mòn, khả năng tích lũy cacbon) của các kiểu thảm thực vật tự nhiên và một số loại rừng trồng ở vùng nghiên cứu.

Đề xuất được một số giải pháp sử dụng, bảo vệ và phát triển thảm thực vật tự nhiên, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.

2.3. Đối tượng nghiên cứu

Việc phân chia các kiểu thảm thực vật vùng nghiên cứu được căn cứ vào Quyết định số 46/2007/QĐ-BNN, ngày 28 tháng 5 năm 2007, Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng[14] và Thông tư số 34/2009/TT - BNNPTNT, ngày 10 tháng 06 năm 2009, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quy định về tiêu chí xác định rừng và hệ thống phân loại rừng[15] (Phụ lục 1).

Đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định như sau:

2.3.1. Các kiểu thảm thực vật tự nhiên thoái hóa

Trong đề tài này, “Thảm thực vật thoái hóa” được xác định là các thảm thực vật tự nhiên có nguồn gốc từ kiểu thảm thực vật rừng. Do nhiều nguyên nhân khác nhau (canh tác nương rẫy, khai thác quá mức tài nguyên rừng...), ở vùng nghiên

Page 43: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

30

cứu, các thảm thực vật này được hình thành do kết quả diễn thế của thảm thực vật rừng. Đây chính là các kiểu thảm thực vật thứ sinh nhân tác[139].

Các kiểu thảm thực vật này khác nhau về đặc điểm hình thái, cấu trúc, thành phần loài, nguồn gốc và mức độ thoái hóa) ở vùng nghiên cứu (Bảng 2.1).

- Rừng IIA (phường Mông Dương) là rừng non tái sinh, phục hồi sau nưong rẫy, là rừng thứ sinh trữ lượng thấp.

- Thảm cây bụi IC là thảm thực vật cây bụi, có cây gỗ mọc rải rác có nguồn gốc sau khai thác (phường Quang Hanh) hoặc sau nương rẫy (phường Mông Dương)

- Thảm cây bụi IA: Thành phần chủ yếu là cây bụi, không có cây gỗ tái sinh có nguồn gốc sau khai thác (phường Quang Hanh, phường Cẩm Phú), sau nương rẫy (phường Mông Dương):

- Thảm cỏ cao cây họ Lúa (xã Dương Huy): Thành phần chủ yếu là các loài thực vật thân cao thuộc họ Lúa (Poaceae), có nguồn gốc sau canh tác nương rẫy.

Ngoại trừ Rừng IIA, các kiểu thảm thực vật khác (Thảm cây bụi IC, thảm cây bụi IA và thảm cỏ cao) đều được xếp vào kiểu thảm “không có trữ lượng gỗ”.

Bảng 2.1: Địa điểm, nguồn gốc của các kiểu thảm thực vật thoái hóa

ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

TT Thảm thực vật Địa điểm Nguồn gốc

1 Rừng IIA Phường Mông Dương Sau canh tác nương rẫy

2 Thảm cây bụi IC Phường Quang Hanh Sau khai thác

3 Thảm cây bụi IC Phường Mông Dương Sau canh tác nương rẫy

4 Thảm cây bụi IA Phường Quang Hanh Sau khai thác

5 Thảm cây bụi IA Phường Cẩm Phú Sau khai thác

6 Thảm cây bụi IA Phường Mông Dương Sau canh tác nương rẫy

7 Thảm cỏ cao Xã Dương Huy Sau canh tác nương rẫy

2.3.2. Một số loại rừng trồng

Page 44: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

31

Rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium), Bạch đàn (Eucalyptus camaldulensis), Thông (Pinus caribaea var. hondurensis và Pinus elliottii) trên nền thảm cây bụi ở vùng nghiên cứu. Địa điểm nghiên cứu và các thông tin khác của các loại rừng trồng được trình bày ở Phụ lục 3.

2.4. Nội dung nghiên cứu

1. Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng thảm thực vật thoái hóa ở thành phố Cẩm

Phả, tỉnh Quảng Ninh.

2. Nghiên cứu, đánh giá tính đa dạng theo các bậc taxon và đa dạng về dạng

sống thực vật (life form) trong các thảm thực vật thoái hóa và rừng trồng ở thành

phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

3. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, cấu trúc của các thảm thực vật thoái hóa

và một số loại rừng trồng ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

4. Đánh giá khả năng tái sinh và xu hướng phục hồi rừng của các kiểu thảm

thực vật tự nhiên ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh thông qua một số chỉ tiêu

(mật độ, tổ thành và tính ưu thế của các loài cây gỗ tái sinh).

5. Nghiên cứu đặc tính lý, hóa học của đất và xác định xu hướng biến đổi

một số chỉ tiêu cơ bản của đất trong các thảm thực vật thoái hóa và rừng trồng.

6. Đánh giá khả năng phòng hộ và bảo vệ môi trường của các kiểu thảm thực

vật tự nhiên và rừng trồng (khả năng giữ nước, khả năng bảo vệ đất, chống xói mòn,

khả năng tích lũy cacbon). Xây dựng đường cacbon cơ sở cho thảm thực vật cây bụi

và thảm cỏ cao ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

7. Đề xuất phương hướng sử dụng và biện pháp trong việc bảo tồn và phát

triển thảm thực vật tự nhiên ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

2.5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

2.5.1. Cách tiếp cận

2.5.1.1. Tiếp cận tổng hợp

- Nghiên cứu, đánh giá và phân loại thảm thực vật phải dựa trên nhiều tiêu

chí khác nhau: đặc điểm hình thái, cấu trúc thảm thực vật (Vegetation); đặc điểm hệ

Page 45: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

32

thực vật (Flora); đặc điểm đất đai và khả năng phòng hộ của thảm thực vật…). Vì

các nhân tố sinh thái có tác dụng tổng hợp và tác động đồng thời lên sinh vật, nên

khi nghiên cứu thảm thực vật, phải đặt các nhân tố đó trong mối quan hệ hữu cơ với

nhau. Giữa các nhân tố đó có quan hệ qua lại mật thiết với nhau và cùng tham gia

tạo nên một tổng hợp sinh thái đặc biệt.

- Hệ sinh thái thảm thực vật tự nhiên và hệ sinh thái rừng trồng được đánh giá “Tốt” không chỉ căn cứ vào năng suất, sinh khối của nó, mà còn phải căn cứ vào tính bền vững của thảm thực vật. Thể hiện ở một số đặc điểm:

+ Các yếu tố cấu tạo nên hệ sinh thái phải ít thay đổi, tương đối bền vững.

+ Giữ được sự cân bằng động giữa các yếu tố tạo nên hệ thống.

+ Đảm bảo tính thích nghi, tính đàn hồi và tính đa dạng của hệ thống.

- Các loại hình sử dụng đất (LUT) lâm nghiệp bền vững ở vùng nghiên cứu không đánh giá một cách phiến diện, mà phải được đánh giá cả về kinh tế, xã hội và môi trường:

+ Bền vững về mặt kinh tế: Các loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, ổn định.

+ Bền vững về mặt môi trường: Các LUT có khả năng bảo vệ được đất đai, ngăn chặn được thoái hóa đất và phải giữ gìn được môi trường.

+ Bền vững về mặt xã hội: Thu hút được nguồn lực, đảm bảo đời sống cho nhân dân địa phương.

2.5.1.2. Tiếp cận hệ thống

Cần phải coi thảm thực vật (tự nhiên và nhân tạo) như là một hệ thống. Cơ cấu trong hệ thống luôn là yếu tố động, không phải bất biến. Khi một thành phần của hệ thống bị tác động, sẽ làm thay đổi các thành khác của hệ thống.

2.5.2. Phương pháp nghiên cứu

2.5.2.1. Phương pháp điều tra thứ cấp

Điều tra một số thông tin từ các cơ quan chức năng (UBND tỉnh Quảng Ninh, UBND thành phố Cẩm Phả, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Cẩm Phả…)

Phỏng vấn các chủ rừng trồng về những thông tin cần thiết: Tuổi rừng,

Page 46: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

33

nguồn gốc thảm thực vật, mật độ trồng cây ban đầu, phương thức chăm sóc và bảo vệ rừng… tại khu vực nghiên cứu.

2.5.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực vật

a) Phương pháp điều tra theo tuyến

Xác định vị trí của các thảm thực vật trong không gian bằng máy định vị GPS.

Phương pháp điều tra theo tuyến: Lập các tuyến đi cắt ngang qua mỗi quần xã thực vật (Community) để điều tra thành phần loài, thu thập các mẫu vật cần thiết và chọn vị trí đặt ô tiêu chuẩn (Hình 2.1). Bề rộng thu mẫu thực vật trong mỗi tuyến là 2m. Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi thiết lập 18 tuyến điều tra (Rừng IIA: 04; Thảm cây bụi: 12; Thảm cỏ cao: 02)

Hình 2.1: Sơ đồ bố trí các tuyến điều tra

Bố trí các tuyến điều tra song song, cách nhau từ 50 đến 100m (Tùy thuộc vào địa hình). Các chỉ tiêu điều tra theo tuyến cũng tương tự như với ô tiêu chuẩn.

b) Phương pháp ô tiêu chuẩn

Một số số liệu điều tra Sinh thái học không thể tiến hành dựa vào việc điều tra toàn bộ trên diện tích lớn mà chỉ có thể thực hiện được bằng cách rút mẫu đại diện (từ các ô nghiên cứu). Trong các chỉ tiêu lâm học, thì chỉ tiêu về mật độ, sinh khối (thể tích, khối lượng), tổng tiết diện ngang có thể quy từ ô mẫu về đơn vị lớn hơn (hecta). Tuy nhiên, số loài sinh vật tồn tại trên một đơn vị lớn hơn, thì lại không thể quy từ diện tích ô mẫu được. Vì vậy, để phân tích tố thành loài trên đơn vị diện tích lớn, phải xác định được diện tích tối thiểu của ô mẫu sao cho đại diện được tổng thể nghiên cứu. Diện tích ô mẫu tối thiểu để có thể đại diện được cho tổng thể

Chú thích:

Đường đồng mức

Tuyến điều tra

Page 47: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

34

phụ thuộc vào đặc trưng về thành phần loài của thảm thực vật.

Trong mỗi quần xã thực vật (Community) được nghiên cứu, đặt 3 ô tiêu chuẩn có kích thước 20 x 20m (đối với rừng IIA) và có kích thước 10 x 10m (đối với thảm cây bụi và thảm cỏ cao) để điều tra thành phần cây gỗ. Các ô tiêu chuẩn phải mang tính đại diện, đặc trưng mỗi kiểu thảm thực vật về cấu trúc, hình thái, điều kiện địa hình (hướng phơi, độ dốc...).

Trong mỗi ô tiêu chuẩn, đặt các ô dạng bản có diện tích 4m2 để điều tra cây gỗ tái sinh, cây bụi, thảm tươi. Số lượng ô dạng bản trong mỗi ô tiêu chuẩn tuỳ thuộc vào kích thước của ô tiêu chuẩn (5 ô dạng bản trong một ô tiêu chuẩn diện tích 100m2, 9 ô dạng bản trong một ô tiêu chuẩn diện tích 400m2) (Hình 2.2)

Tại các ô dạng bản, đo đếm toàn bộ cây gỗ tái sinh (có chiều cao trên 20cm, nhưng D1.3< 6cm).Việc đánh giá khả năng tái sinh tự nhiên của các loài cây gỗ được căn cứ trên các chỉ tiêu về mật độ và tổ thành của chúng.

Mật độ cây gỗ, cây bụi được đánh giá theo số cá thể trên đơn vị diện tích, còn mật độ thảm tươi được đánh giá theo phân cấp của Drude (1913)(theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2004)[121].

S = 100m2 S = 400m2

Thảm cây bụi, thảm cỏ cao Rừng IIA

Hình 2.2: Cách bố trí ô dạng bản trong các ô tiêu chuẩn

Trong mỗi tuyến điều tra và ô nghiên cứu, nghiên cứu về cấu trúc thảm thực vật, điều tra về thành phần loài, kiểu dạng sống thực vật (life form), số lượng cây, chiều cao, độ che phủ và cấu trúc không gian của thảm thực vật.

* Mật độ cây (cây/ha) được tính theo công thức:

N/ha = nS× 10.000. Trong đó, n: Số lượng cây, S: Diện tích ô điều tra

Đối với cây gỗ, còn được điều tra thêm về một số chỉ tiêu sinh trưởng (chiều

Page 48: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

35

cao vút ngọn (Hvn), đường kính ngang ngực (D1.3), chiều cao dưới cành (Hdc), đường kính tán (Dt) và Hệ số tổ thành.

Hệ số tổ thành

1

10i m

ii

H nn

Trong đó, H : Hệ số tổ thành; ni : Số cây của

một loài; m: Tổng số loài trong quần xã.

Chiều cao cây gỗ được đo chiều cao trực tiếp bằng sào có vạch chia khoảng

cách. Đường kính D1.3 được đo bằng thước kẹp với độ chính xác 0,1cm. Đường kính

tán cây gỗ được đo bằng thước dây và sào trên hình chiếu thẳng đứng của tán lá.

Ở mỗi kiểu thảm thực vật thoái hóa (thảm cây bụi IC, IA và thảm cỏ cao), lập ô

định vị (theo các năm 2012, 2013, 2014 và 2015) để nghiên cứu sự biến đổi về sinh khối

của thảm thực vật. Tiến hành thu sinh khối trong các ô định vị vào cùng thời điểm, với

2 lần trong năm (tháng 6 và tháng 12) để xác định sinh khối trung bình. Các ô định vị

được chọn phải giống nhau và điển hình cho cấu trúc thảm thực vật. Các loài cây thu

được trong khu vực nghiên cứu được xác định tên chủ yếu dựa vào các tài liệu của

Nguyễn Tiến Bân (1997): “Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín

(Magnoliophyta, Angiospermae) ở Việt Nam”[5]; của Phạm Hoàng Hộ (1991, 1992,

1993): “Cây cỏ Việt Nam”[56] và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

(2000, 2005):“Tên cây rừng Việt Nam”[10]. Thu các mẫu thực vật và làm tiêu bản

tạm thời khi chưa xác định được tên loài ngoài thực địa. Mẫu thực vật chủ yếu được

thu thập vào năm 2012.

Tên các loài thực vật trong bảng danh lục được sắp xếp theo thứ tự chữ cái

trong bảng chữ cái Latinh.

Chỉ số tương đồng (Index of similarity) giữa các thảm thực vật được tính

theo công thức: SI = 2C/ (A + B). Trong đó, C: Số loài xuất hiện ở cả hai kiểu

thảm/ quần xã. A: Số loài của kiểu thảm /quần xã thứ nhất. B: Số loài của kiểu

thảm / quần xã thứ hai.

2.5.2.3. Phương pháp nghiên cứu đặc tính lý hoá của đất

a) Ngoài thực địa

Page 49: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

36

Xác định độ dày tầng đất (bằng việc đào phẫu diện), độ dày thảm mục

và mô tả các đặc điểm ngoại mạo của đất trong mỗi kiểu thảm thực vật (màu sắc,

kết von, rãnh do xói mòn…).

Lấy mẫu đất

Các phẫu diện được bố trí trong các ô tiêu chuẩn, trong đó có các yếu tố

tương đối điển hình (về độ che phủ, cấu trúc không gian, địa hình, thổ nhưỡng). Các

mẫu đất được thu vào tháng 11 - 12. Tùy theo diện tích ô tiêu chuẩn, bố trí các điểm

lấy mẫu (5 - 10 điểm) phân bố tương đối đều trên ô tiêu chuẩn (Hình 2.3).

Mặc dù các kiểu thảm thực vật có các độ dày khác nhau, trong đó thảm cây bụi

IA có độ dày tầng đất rất mỏng, nên để so sánh, đất dưới các kiểu thảm thực vật đều

được lấy theo mức độ sâu (0 - 10cm, 10 - 20 cm, 20 - 30cm).

Hình 2.3: Cách bố trí các điểm lấy mẫu đất trong ô tiêu chuẩn

Xác định khối lượng thảm mục

Khối lượng thảm mục được xác định ở trạng thái tự nhiên bằng cách cân trực tiếp ngay ngoài thực địa (đo trong các ô vuông có kích thước 1 x 1m và được nhắc lại 10 lần), được bố trí trong OTC theo các bước sau:

- Xác định vị trí ô lấy mẫu thảm mục (kích thước 1m x 1m) trong ô tiêu chuẩn.

- Thu thập toàn bộ thảm mục trong ô vuông: gồm các vật chất hữu cơ chết tồn tại trên mặt đất hoặc vật chất đã bị phân hủy, không rõ nguồn gốc (Gỗ chết với đường kính nhỏ hơn 10 cm, thì vẫn được xếp vào thảm mục).

- Xác định toàn bộ khối lượng của thảm mục bằng cân ngay tại thực địa (Lưu giữ thông tin vào phiếu điều tra thực địa).

Page 50: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

37

- Trộn đều các mẫu thảm mục trong các khung thu thập mẫu với nhau. Sau đó, lấy 1kg mẫu hỗn hợp để xác định sinh khối khô (Các mẫu được đựng trong túi PE, được ghi đầy đủ thông tin trước khi sấy khô tại phòng thí nghiệm.

Khối lượng thảm mục được xác định vào những ngày không mưa (trong mùa mưa và mùa khô), xác định khối lượng bằng cân có độ chính xác 0,01kg.

Bố trí thí nghiệm xác định cường độ xói mòn đất

Trong mỗi ô định vị, đóng 10 thước kẻ nhựa (tiết diện 1x1 cm, dài 20 cm, trên có vạch chia độ dài đến mm) để chừa 2 cm ở trên mặt đất. Sau 1 năm, xác định chiều dày lớp đất bị bào mòn.

b) Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

Phân tích các chỉ tiêu lý, hóa học của đất

Việc phân tích các chỉ tiêu lý, hóa học của đất được tiến hành tại Phòng Phân tích - Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), theo các phương pháp sau đây: Độ ẩm (W%) (Sấy khô đất ở 1050C trong 12 giờ, cân lại đến khi trọng lượng không đổi); pHH20, pHKCl (pH-mét); Mùn (Phương pháp Tiurin); Đạm tổng số (Phương pháp Kjeldahl); Lân tổng số (Phương pháp so màu); Lân dễ tiêu (Phương pháp Oniani); Kaly tổng số, Kali dễ tiêu (Phương pháp quang kế ngọn lửa); Canxi, Magiê (Phương pháp Complexon); CEC (Phương pháp Amoni - axetat); Dung trọng (Phương pháp ống đóng); Độ xốp (Phương pháp trọng lượng).

Tính toán lượng nước trong 1ha đất, với độ sâu h (m), dung trọng = a (g/cm3) và độ ẩm W = b (%)

- Khối lượng đất khô (tính theo g) trong 1m3 = a x 106 (g/ m3)

- Khối lượng đất khô (tính theo tấn) trong 1m3 = a (tấn/ m3)

- Thể tích đất trong 1 ha, với độ sâu h (m) = 104 x h (m3)

- Khối lượng đất khô trong 1 ha đất, với độ sâu h (m) = 104 x h x a (tấn)

- Lượng nước trong 1 ha đất, với độ sâu h (m) = [104 x h x a x b]/100 (tấn).

Xác định cường độ xói mòn: A = 104 x h (m) x D (tấn/ha) (Nguyễn Thế Hưng, 2003)[60].

Page 51: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

38

Trong đó, A: Khối lượng đất bị bào mòn trên 1ha đất (tấn/ha); D: Dung trọng (g/cm3); h: Bề dày đất bị bào mòn (m); W: Độ ẩm (%).

Các số liệu được tính toán bằng phần mềm Excell.

2.5.2.4. Phương pháp đánh giá khả năng tích lũy CO2 của thảm thực vật

a) Cách tiếp cận

Sinh khối và lượng cacbon được tích lũy của thảm thực vật là phần vật chất hữu cơ đã được tổng hợp bởi các loài thực vật (cây gỗ, cây bụi, thảm tươi), vật rơi rụng và phần vật chất hữu cơ ở trong đất. Tuy nhiên, thảm thực vật cây bụi và thảm cỏ cao gồm nhiều loài thực vật khác nhau, với kích thước và cấu trúc sinh khối rất khác nhau. Do đó, tiếp cận theo cách xác định sinh khối chung của các loài trong thảm thực vật, mà không xác định sinh khối của từng loài cụ thể.

Các bước cơ bản trong việc xây dựng đường cacbon cơ sở cho thảm thực vật được thể hiện ở Hình 2.4.

Hình 2.4: Sơ đồ các bước xác định khả năng tích lũy CO2 của thảm thực vật và xây dựng đường cacbon cơ sở

b) Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa

Cách bố trí ô tiêu chuẩn

Trong mỗi ô tiêu chuẩn (100m2) thiết lập 09 ô dạng bản có kích thước 4m2 (2m × 2m). Trong mỗi ô dạng bản xác định sinh khối tươi của cây bụi và thảm tươi.

Lấy mẫu để xác định sinh khối tươi của thảm tươi, cây bụi + cây gỗ nhỏ, thảm mục

Sấy mẫu để xác định sinh khối khô

Xác định lượng cacbon và khả năng tích lũy CO2 trong thảm thực vật

Xây dựng đường cacbon cơ sở (Đối với thảm thực vật cây bụi và thảm cỏ cao)

Thu thập tài liệu,thông tin đã có

Khảo sát, lựa chọn địa điểm nghiên cứu

Lập ô nghiên cứu (ÔTC, ô dạng bản)

Page 52: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

39

Phương pháp đo đếm sinh khối

Xác định sinh khối tươi: Đối với những cây gỗ (D1.3 > 6cm), tiến hành đo đếm để xác định cây tiêu chuẩn. Xác định sinh khối cây tiêu chuẩn theo các bộ phận (thân, cành; lá). Trên cơ sở đó, xác định sinh khối cây gỗ trên một ha. Tại mỗi ô dạng bản, chặt toàn bộ cây bụi, cây gỗ nhỏ và thảm tươi ở vị trí sát mặt đất. Tách riêng từng bộ phận của cây bụi và cây gỗ nhỏ (thân, cành và lá) và các loài cỏ ngay tại thực địa để xác định sinh khối tươi. Thảm mục được thu trong các ô dạng bản 1m2 (1m x 1m).

Sinh khối dưới mặt đất của lâm phần là khối lượng phần rễ của cây. Rễ cây chiếm một phần quan trọng trong tổng sinh khối thảm thực vật.

Bố trí các hố đào trong các ô dạng bản để xác định sinh khối rễ. Thu nhặt toàn bộ rễ cây trong hố đào. Kích thước hố đào tùy vào từng kiểu thảm thực vật (Thảm cây bụi : 50cm x 50cm x 100cm; Thảm cỏ cao: 30cm x 50cm x 60 cm. Loại bỏ đất đá trong rễ cây thu nhặt, rửa sạch để khô. Các mẫu thu được được xác định sinh khối bằng cân có độ chính xác 0,1 gam.

c) Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

Việc xác định tỷ lệ sinh khối tươi / sinh khối khô (%) và hàm lượng cacbon (%) trong sinh khối khô được tiến hảnh tại Phòng Phân tích - Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), theo các phương pháp và quy trình sau đây:

Xác định sinh khối khô: Lấy ngẫu nhiên khoảng 10% khối lượng của từng bộ phận thân, cành, lá (đối với cây gỗ), cỏ và thảm mục ngoài thực địa đem sấy ở nhiệt độ 1050C, sau đó tiến hành cân nhiều lần đến khi trọng lượng không thay đổi.

Công thức tính toán sinh khối khô của mẫu nghiên cứu

Dựa trên khối lượng khô kiệt, độ ẩm của từng mẫu bộ phận sẽ được xác định theo công thức: MC (%) = {(FW - DW)/FW}×100. Trong đó:

+ MC là độ ẩm của mẫu phân tích (%)

+ FW là khối lượng tươi của mẫu

+ DW là khối lượng khô kiệt của mẫu.

Sinh khối khô của từng bộ phận lá, thân + cành, cỏ và thảm mục sẽ được tính

Page 53: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

40

toán theo công thức sau (quy ra tấn/ha):

Sinh khối khô của lá: TDM(l) = TFW(l) × (1- MC(l))

Sinh khối khô của thân, cành: TDM(tc)= TFW(tc) × (1-MC(tc))

Sinh khối khô của cỏ: TDM(c) = TFW(c) × (1 - MC(c))

Sinh khối khô của thảm mục: TDM(tm) = TFW(tm) × (1-MC(tm))

Trong đó: TFW(l), TFW(tc), TFW(c), TFW(tm) là tổng sinh khối tươi của lá,

thân cành, cỏ và thảm mục; MC(l), MC(tc), MC(c), MC(tm) là độ ẩm (%) của lá, thân

cành, cỏ và thảm mục.

Tổng sinh khối khô của thảm thực vật: TDB (tấn/ha) = TDM(l) + TDM(tc) +

TDM(c) + TDM(tm)

Hàm lượng cacbon của cây bụi thảm tươi sẽ là tổng của hàm lượng

cacbon ở các bộ phận: lá, thân + cành, rễ (cây bụi, cây gỗ nhỏ), cỏ và thảm mục:

CS = (TDM(l) + TDM(tc) +TDM (c) + TDM (tm)) × 0,5 (tấn C/ha). Trong đó: 0,5 là hệ

số mặc định được thừa nhận bởi Uỷ ban Quốc tế về biến đổi khí hậu (IPCC,

2005)(Vũ Tấn Phương, 2006)[93].

Xây dựng đường cacbon cơ sở: Đường cacbon cơ sở được xây dựng trên

các dữ liệu về sinh khối và khả năng tích lũy cacbon của thảm thực vật cây bụi và

thảm cỏ cao theo các năm. Các số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel

và phần mềm thống kê SPSS.

Page 54: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

41

Chương 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU

3. 1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Quảng Ninh nằm phía Đông Bắc nước Việt Nam, có tọa độ địa lý: 20o42’-21o40’ vĩ độ Bắc, 106o25’-108o25’ kinh độ Đông; diện tích khoảng 611.081,3 ha. Quảng Ninh có trên 120 km đường biên giới. Phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc; phía Tây - Tây Bắc giáp Hải Dương, Bắc Giang, Lạng Sơn; phía Nam giáp với thành phố Hải Phòng; phía Đông giáp biển (Quảng Ninh có đường bờ biển dài khoảng 250km).

Tổng dân số toàn tỉnh Quảng Ninh khoảng 1,1 triệu người, với mật độ dân số trung bình 180 người/km2. Tỉnh Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính (4 thành phố và 8 huyện). Thành phố Hạ Long là trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội của Tỉnh, thành phố Cẩm Phả là một khu công nghiệp lớn nhất của Tỉnh.

Cẩm Phả là một thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh, ở vùng Đông Bắc Bộ của Việt Nam. Ngày 21 tháng 02 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 04/NQ-CP, thành lập thành phố Cẩm Phả trực thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Cẩm Phả nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 200 km về phía Đông Bắc, cách thành phố Hạ Long 30 km, cách cửa khẩu quốc tế Móng Cái 150 km về phía Đông theo quốc lộ 18A. Thành phố Cẩm Phả được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 20058’10’’ - 21013’25’’ vĩ độ Bắc, từ 107010’00’’ - 107024’50” kinh độ Đông, nằm dọc theo vịnh Hạ Long, phía Bắc giáp huyện Ba Chẽ và huyện Tiên Yên, phía Đông giáp huyện Vân Đồn, phía Nam giáp vịnh Bái Tử Long và phía Tây giáp thành phố Hạ Long và huyện Hoành Bồ (Hình 3.1).

Cẩm Phả có diện tích tự nhiên 486,45 km², địa hình chủ yếu đồi núi. Đồi núi chiếm 55,4% diện tích (Trong đó, núi đá chiếm tới 2590ha. Núi cao nhất là ở Quang Hanh: núi Đèo Bụt 452m, núi Khe Sím hơn 400m), vùng trung du 16,29%, đồng bằng 15,01% và vùng biển chiếm 13,3% diện tích. Ngoài biển là hàng trăm hòn đảo nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi. Thành phố Cẩm Phả có nhiều lợi thế trong việc phát triển kinh tế - xã hội (có quốc lộ 18A chạy qua và có cảng biển, nên có nhiều điều kiện thuận lợi trong quan hệ thương mại với các địa phương trong toàn quốc.

Page 55: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

42

Đặc biệt, cảng than Cửa Ông có quan hệ với nhiều nước trên thế giới).

Hình 3.1: Vị trí địa lý thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Thành phố Cẩm Phả có 16 đơn vị hành chính, gồm 13 phường: Quang Hanh, Cẩm Thạch, Cẩm Thuỷ, Cẩm Trung, Cẩm Thành, Cẩm Tây, Cẩm Bình, Cẩm Ðông, Cẩm Sơn, Cẩm Phú, Cẩm Thịnh, Cửa Ông, Mông Dương và 3 xã: Dương Huy, Cộng Hoà, Cẩm Hải (Phụ lục 5).

3.1.2. Địa hình

Thành phố Cẩm Phả có địa hình tương đối đa dạng. Cẩm Phả vừa có đồi núi vừa có đồng bằng ven biển. Diện tích đồi núi của thành phố Cẩm Phả chiếm tới 2/3 tổng diện tích toàn thành phố, trong đó, núi đá chiếm tới 2.590 ha (núi cao nhất là Đèo Bụt có độ cao 452m, núi Khe Sím có độ cao hơn 400m). Vùng địa hình đồi núi thấp bao gồm các dãy núi nằm về phía Bắc của Thành phố có độ cao trung bình từ 200 đến 400m, độ dốc trung bình khá lớn (từ 15 - 250), phần lớn các dãy núi có hướng Đông Bắc - Tây Nam, Đông - Tây và một số dải theo hướng Bắc - Nam. Xen kẽ giữa các dãy núi, có một số thung thũng tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ, có thể sử dụng để phát triển nông nghiệp (chủ yếu ở xã Dương Huy, xã Cộng Hoà

Page 56: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

43

và phường Mông Dương).

Vùng đồng bằng ven biển của thành phố Cẩm Phả có địa hình tương đối bằng phẳng, chạy song song với quốc lộ 18A. Mặc dù diện tích vùng đồng bằng ven biển ở đây không lớn, nhưng là nơi tập trung đông dân cư và là điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp, dịch vụ và mở rộng các khu đô thị mới ra phía biển.

3.1.3. Khí hậu - thuỷ văn

3.1.3.1. Khí hậu

Thành phố Cẩm Phả nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu biển, với những đặc trưng như sau:

Nhiệt độ không khí trung bình năm của thành phố Cẩm Phả là 230C, nhiệt độ trong mùa hè không quá cao (nhiệt độ trung bình dao động từ 26,8 -28,20C), nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt tới 36,60C vào tháng 7. Do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nên về mùa đông thời tiết khá lạnh (nhiệt độ trung bình dao động từ 16 -210C), nhiệt độ tối thấp tuyệt đối đạt 5,50C vào tháng 12.

Độ ẩm không khí ở thành phố Cẩm Phả khá cao (Độ ẩm không khí tương đối trung bình hàng năm là 84,6%). Vào khoảng tháng 3, tháng 4 hàng năm, độ ẩm không khí cao nhất (khoảng 88%), còn vào khoảng tháng 11 và tháng 12, độ ẩm không khí thấp nhất (khoảng 78%). Thành phố Cẩm Phả có địa hình phức tạp, nên độ ẩm không khí còn phụ thuộc vào độ cao, địa hình và sự phân hóa theo mùa. Nhìn chung, vùng đồi núi phía Bắc có độ ẩm không khí thấp hơn so với vùng ven biển, mùa mưa có độ ẩm không khí cao hơn so với mùa khô.

Lượng mưa trung bình hàng năm ở thành phố Cẩm Phả khoảng 2307 mm/năm. Lượng mưa lớn nhất có thể đạt tới 3076 mm (năm 1966), tuy nhiên, cũng có năm, ở thành phố Cẩm Phả, có lượng mưa rất thấp (lượng mưa năm 1976 là 1314 mm/năm). Lượng mưa phân bố không đều trong năm, phân hoá theo mùa, tạo ra hai mùa trái ngược nhau:

+ Mùa mưa nhiều: Từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa chiếm 86% tổng lượng mưa cả năm, thường tháng 7 là tháng có lượng mưa lớn nhất (467 mm).

+ Mùa mưa ít: Kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Thời kỳ này có lượng mưa nhỏ (chiếm khoảng 14% tổng lượng mưa cả năm). Tháng có lượng mưa

Page 57: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

44

ít nhất là tháng 12 (23,7 mm).

Vào mùa Đông, ở thành phố Cẩm Phả thường có sương mù.

Do đặc điểm của địa hình khu vực bị chia cắt mạnh, các sông suối ngắn và dốc, diện tích lưu vực hẹp. Vì thế về mùa mưa thường có lũ lụt gây thiệt hại cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, thời gian lũ trung bình là 2 ngày, có khi kéo dài tới 5 - 6 ngày.

Ở Cẩm Phả, số giờ nắng trung bình dao động từ 1600 - 1700 h/năm. Tháng 6-8 là những tháng nóng nhất, với số giờ nắng trung bình trên 150 giờ / tháng. Trong khi đó, tháng 2 và tháng 3 là những tháng có giờ nắng ít nhất trong năm.

Thành phố Cẩm Phả thường bị chi phối bởi 2 loại gió chính là gió Đông - Bắc và gió Đông - Nam:

+ Gió Đông - Bắc: Thịnh hành từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tốc độ gió từ 2 - 4 m/s. Gió mùa Đông - Bắc thường tràn về theo từng đợt (thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày/ đợt), tốc độ gió trong những đợt gió mùa Đông - Bắc thường đạt ở cấp 6 - 7. Gió mùa Đông - Bắc gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất, sinh hoạt và sức khỏe con người, vì gây nên thời tiết lạnh, giá rét.

+ Gió Đông - Nam: Thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 9, tốc độ nhỏ (trung bình cấp 2 đến cấp 3). Gió Đông - Nam thổi từ vịnh vào đất liền, mang theo nhiều hơi nước tạo nên không khí mát mẻ.

Ở thành phố Cẩm Phả, vào mùa mưa (đặc biệt là tháng 7, 8) thường hay có bão, gây ra mưa lớn. Mưa, bão lớn không chỉ gây thiệt hại lớn về tài sản, hoa màu và đời sống sinh hoạt của nhân dân trong vùng, mà còn gây ra những tai biến về môi trường (lũ lụt, sụt lở đất đá…).

3.1.3.2. Thủy văn

Trên địa bàn thành phố Cẩm Phả có hệ thống sông suối phân bố khá dày, do địa hình khu vực bị chia cắt mạnh, các sông suối thường ngắn và dốc. Có 3 con sông chính chảy qua Thành phố, lớn nhất là sông Diễn Vọng.

Sông Diễn Vọng dài hơn 14 km bắt nguồn từ sườn phía Đông của cánh cung Đông Triều - Móng Cái thuộc vùng núi cao xã Dương Huy, chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, đổ ra vịnh Hạ Long. Những năm gần đây, do việc khai thác than lộ

Page 58: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

45

thiên nên ảnh hưởng đến lưu lượng và chất lượng nước trên sông. Lưu lượng nước trung bình năm chỉ đạt 2,91 m3/s, lưu lượng cực đại là 532 m3/s, lưu lượng cực tiểu 0,04 m3/s, tổng dòng chảy trung bình năm là 0,151 km3.

Sông Mông Dương và sông Đồng Mỏ đều bắt nguồn từ dãy Bằng Dải, chảy theo hướng Nam và hướng Đông rồi đổ ra biển. Khác với sông Diễn Vọng, hai con sông này có lưu lượng nhỏ. Hiện nay, cả sông Mông Dương và sông Đồng Mỏ đều có nhiều đoạn bị đất đá vùi lấp làm cho lòng sông ngày càng cao thêm, ảnh hưởng xấu đến việc thoát nước trong Thành phố.

Nhìn chung, trên địa bàn thành phố Cẩm Phả có ít ao hồ và suối nhỏ, nên có nhiều hạn chế trong việc cung cấp nước cho sản xuất sinh hoạt và thoát nước vào mùa mưa lũ.

Cẩm Phả là thành phố ven biển của tỉnh Quảng Ninh, phía Nam tiếp giáp vịnh Bái Tử Long, nên hạn chế đáng kể tốc độ gió khi có bão. Thuỷ triều ở đây thuộc chế độ nhật triều thuần nhất, biên độ 0,7m - 4,1m (Trung bình là 2 - 3m).

3.1.4. Địa chất - thổ nhưỡng

Theo kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, thành phố Cẩm Phả được hình thành qua nhiều kỷ địa chất. Chiếm phần lớn diện tích Thành phố là các loại đá mẹ thuộc nhóm đá trầm tích cơ học: Sa thạch, Phiến thạch sét, Diệp thạch mica, Diệp thạch than… Phần phía Bắc của Thành phố tồn tại các loại đá mẹ thuộc nhóm macma axit: riolit, quaczit…, một phần phía Tây và vịnh Bái Tử Long tồn tại các loại đá trầm tích hóa học như đá vôi.

Đất đai của thành phố Cẩm Phả khá đa dạng phong phú. Có thể chia làm các nhóm đất chính như sau:

+ Đất feralit trên núi (độ cao 175 - 700m):

Nhóm đất này chủ yếu phân bố dọc theo phía bắc đường quốc lộ 18A, chủ yếu trên các dãy đồi núi có độ cao từ 175 - 700m, với độ dốc khá lớn (thường trên 250). Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, với nhiều màu sắc khác nhau. Hàm lượng đạm, lân, kali dễ tiêu ở mức từ nghèo đến trung bình. Đất phát triển trên các loại đá trầm tích và mácma axít với diện tích 19.107,5 ha. Thảm thực vật phủ trên nhóm đất này, chủ yếu là thảm cây bụi (có nguồn gốc từ thảm thực vật rừng tự nhiên). Loại đất này tập trung nhiều ở xã Quang Hanh, Dương

Page 59: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

46

Huy, Cộng Hoà và phường Mông Dương.

+ Đất feralit điển hình nhiệt đới ẩm (25 - 175m)

Nhóm đất feralit điển hình nhiệt đới ẩm được hình thành trên các loại đá sa thạch, dăm cuội kết, thường có địa hình dốc thoải, đồi núi thấp. Nhóm đất này phân bố khá phổ biến ở hầu hết các phường, xã của Thành phố, chủ yếu ở phía bắc đường 18A và có với diện tích 10399,22 ha. Đặc tính của nhóm đất này là nghèo dinh dưỡng, thành phần cơ giới nhẹ, khả năng giữ nước kém, độ chua lớn, sự phân huỷ chất hữu cơ diễn ra nhanh. Thảm thực vật ở đây thường là Cỏ tranh (Imperata cylindrica) và các loài cây bụi.

+ Đất lúa nước vùng đồi núi:

• Đất feralit biến đổi do trồng lúa có diện tích không lớn (341,8 ha), được phân bố ở xã Dương Huy, xã Cộng Hoà, phường Mông Dương và phường Quang Hanh.

• Đất dốc tụ trồng lúa: Loại đất này có diện tích khoảng 118,2 ha, thường ở các chân đồi núi, được hình thành do xói mòn, tập trung nhiều ở xã Dương Huy, xã Cộng Hoà, phường Quang Hanh và phường Mông Dương.

+ Đất đồng bằng ven biển:

• Đất cát biển: Loại đất này phân bố rải rác ở các xã, phường ven biển (phía Nam quốc lộ 18A), với diện tích 1485,0 ha.

• Đất chua mặn: Loại đất này có diện tích khoảng 571,72 ha, phân bố ở phía Nam quốc lộ 18A (chủ yếu ở phường Quang Hanh, xã Cẩm Hải và xã Cộng Hoà). Đất có tốc độ phân giải chất hữu cơ nhanh, ở những nơi ruộng trũng ngập nước, thường có quá trình glây hoá phát triển mạnh, thành phần cơ giới thịt trung bình, hàm lượng đạm, lân, kali tổng số ở mức trung bình.

• Đất ngập mặn ven biển: Loại đất này có diện tích khoảng 1035,2 ha, phân

bố chủ yếu ở ven biển (phường Quang Hanh, xã Cẩm Hải, xã Cộng Hoà và phường

Mông Dương)

Đất nông nghiệp của thành phố Cẩm Phả có diện tích 1.196ha, đất lâm

nghiệp khá rộng (13.504ha). Trước kia, rừng tự nhiên ở Cẩm Phả có nhiều lâm sản,

nhưng hiện nay rừng đã bị suy giảm cả về diện tích và chất lượng, thay vào đó là

Page 60: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

47

thảm cây bụi và các loại rừng trồng.

3.1.5. Tài nguyên thiên nhiên

3. 1.5.1. Tài nguyên nước

Thành phố Cẩm Phả có hệ thống sông suối khá dày đặc, trong đó có 3 con

sông lớn là sông Diễn Vọng, sông Mông Dương và sông Đồng Mỏ (Sông Diễn

Vọng với lưu lượng nước trung bình năm đạt 2,91 m3/s, lưu lượng cực đại là 532

m3/s), còn lại phần lớn là sông suối nhỏ. Ngoài ra, trên địa bàn Thành phố có 28 hồ,

đập lớn nhỏ phục vụ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của quá trình khai thác rừng, khai thác than, nên

nguồn nước mặt bị suy giảm về cả số lượng và chất lượng.

3.1.5.2. Tài nguyên rừng

Theo kết quả điều tra tài nguyên rừng tỉnh Quảng Ninh (1983), thị xã Cẩm

Phả (nay là thành phố Cẩm Phả) có rừng tự nhiên khá phong phú, trữ lượng bình

quân rừng gỗ có thể đạt 66m3/ha, với các loài cây gỗ chủ yếu là Lim xanh, Hà nu,

các loại Sồi, Dẻ, Cồng sữa, Ngát, Chẹo, Sau sau, Táu mật, Hoàng linh, Dung...

Ngoài ra, còn có rừng hỗn giao với tre nứa (chủ yếu là các loại Sồi, Dẻ, Chẹo,

Hoàng linh, Dung….) và rừng tre nứa (Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn tỉnh Quảng Ninh, 2017).

Hiện nay, troàn thành phố Cẩm Phả có 13.504ha đất lâm nghiệp. Tuy nhiên,

do nhiều nguyên nhân (khai thác gỗ, củi, canh tác nương rẫy, chuyển đổi mục đích

sử dụng đất lâm nghiệp, đặc biệt là quá trình khai thác than…), nên phần lớn diện

tích đất lâm nghiệp là thảm cây bụi và rừng trồng. Diện tích đất lâm nghiệp chủ yếu

ở phường Quang Hanh, phường Mông Dương, phường Cửa Ông, xã Dương Huy, xã

Cộng Hoà và xã Cẩm Hải.

Ở thành phố Cẩm Phả, diện tích rừng trồng chiểm khoảng 5339,54 ha, bao gồm rừng trồng có trữ lượng (1409,80 ha), rừng trồng chưa có trữ lượng (3928,74 ha) và diện tích đất ươm cây giống (1,00 ha).

Tính trung bình mỗi năm thành phố Cẩm Phả khai thác khoảng 3500 - 4000m3 gỗ tròn, 8000 - 9000 sters củi, hơn 400000 cây tre các loại.

Page 61: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

48

3.1.5.3. Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản lớn nhất ở Cẩm Phả là than đá. Tổng tiềm năng ước tính trên 3 tỷ tấn, trữ lượng có thể khai thác 2,5 tỷ tấn (trong tổng số 8,4 tỷ tấn trữ lượng than Quảng Ninh). Than đá phân bố tập trung dọc theo quốc lộ 18A về phía Bắc. Ngoài than, antimon ở Khe Chim - Dương Huy, đá vôi ở Quang Hanh, nước khoáng ở Quang Hanh đều là những tài nguyên quý.

Hiện tại đang có nhiều đơn vị đang khai thác (kể cả lộ thiên và hầm lò), lớn nhất là Công ty than Đèo Nai, công ty than Mông Dương, công ty than Thống Nhất, Công ty than Cọc 6, Công ty than Cao Sơn, Công ty than Quang Hanh, Công ty than Khe Tam, Công ty than Khe Chàm... và các công ty thuộc Tổng Công ty Đông Bắc (chủ yếu trên địa bàn các phường Cẩm Phú, Cẩm Thạch, Mông Dương, Quang Hanh, Cẩm Sơn, Cẩm Tây và xã Dương Huy).

- Đá vôi: Vùng núi đá vôi ở Cẩm Phả là nguồn nguyên liệu dồi dào cho việc phát triển các ngành sản xuất xi măng, nhiệt điện và vật liệu xây dựng. Đá vôi phân bố chủ yếu ở phường Quang Hanh (gồm nhiều dãy núi đá vôi liên tiếp).

Thành phố Cẩm Phả có nghề khai thác hải sản với hơn 50 km bờ biển, nhưng chủ yếu là đánh bắt trong bờ, sản lượng thấp.

Ngoài ra, thành phố Cẩm Phả có nguồn tài nguyên nước khoáng, có thể phát triển khai thác với qui mô lớn, tập trung ở phường Cẩm Thuỷ và phường Quang Hanh), tài nguyên đất sét (ở xã Cộng Hoà, phường Quang Hanh) làm nguyên liệu cho nhà máy xi măng Cẩm Phả và sản xuất gạch ngói với quy mô nhỏ.

3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Cẩm Phả

3.2.1. Dân số, dân tộc và phân bố dân cư

Theo số liệu thống kế đến ngày 30/7/2010, thành phố Cẩm Phả có số dân

số 176.005 người, với mật độ dân số trung bình khoảng 517 người/km2. Tuy nhiên,

dân số phân bố không đều giữa các phường, xã.

Trong cơ cấu dân tộc, hầu hết là người Kinh (95,2%), người Sán Dìu là dân

tộc thiểu số chiếm tỷ lệ khá cao (3,9%). Các dân tộc khác có số lượng người không

đáng kể (Dao, Sán Chỉ, Hoa, Tày…). Dân số Cẩm Phả phần lớn là công nhân ngành

than, có gốc từ các địa phương khác của vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Page 62: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

49

Toàn thành phố Cẩm Phả có 89040 người trong độ tuổi lao động chiếm 53%

dân số, đây là nguồn nhân lực lớn của Thành phố. Trong đó, lao động có việc làm

83.697 người (chiếm 94% lao động). Tỷ lệ lao động ngành Nông - Lâm - Ngư

nghiệp rất thấp (6678 người, chiếm 7,5 % tổng số lao động). Trong khi đó, tỷ lệ lao

động các ngành khác rất lớn (82.362 người, chiếm 92,5 % tổng số lao động).

3.2.2. Đặc điểm kinh tế và xã hội

3.2.2.1. Thực trạng kinh tế

Công nghiệp khai thác chế biến than, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, chế

tạo thiết bị điện, máy mỏ, xe tải nặng, công nghiệp đóng tàu, thương mại dịch

vụ, du lịch... là những tiềm năng về phát triển kinh tế của thành phố Cẩm Phả. Năm

2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố trên 14%, thu ngân sách của Thành

phố là 751 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.300 USD.

Cẩm Phả là một thành phố công nghiệp. Càng ngày, cơ cấu kinh tế của

Thành phố được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa (lĩnh vực công nghiệp,

xây dựng chiếm 73%, lĩnh vực dịch vụ - du lịch chiếm 25,5%, còn lĩnh vực nông -

lâm - thủy sản chỉ chiếm 1,5%). Trong lĩnh vực công nghiệp, thì công nghiệp khai

thác than chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu kinh tế..

Trong những năm qua, thành phố Cẩm Phả đã phát huy được thế mạnh của

vùng đất giàu tài nguyên khoáng sản và tài nguyên rừng, biển và vị trí địa lý để phát

triển kinh tế. Từ 2005 đến 2007, tốc độ phát triển kinh tế đạt khá (14,7%), nếu tính

chung cho cả giai đoạn 2005 - 2010, tốc độ phát triển kinh tế đạt trên 12%.

Ngoài sản lượng khai thác than đạt 28 triệu tấn, trên địa bàn Thành phố đã

sản xuất được 2,7 triệu tấn xi măng và clinker cùng 620.000 tấn đá các loại.

3.2.2.2. Thực trạng xã hội và cơ sở hạ tầng

Hệ thống giao thông vận tải:

Thành phố Cẩm Phả có cả đường thủy và đường bộ. Quốc lộ 18A từ thành

phố Hạ Long qua đèo Bụt chạy suốt lòng Thành phố đến cực đông là cầu Ba

Chẽ (65 km) và đường nội thành kéo dài từ phường Quang Hanh tới phường Cửa

Ông là tuyến đường song song trục giao thông chính của Cẩm Phả. Đường 326 (còn

Page 63: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

50

gọi là đường 18B) kéo dài từ Ngã Hai đến Mông Dương chạy ở phía Tây (dài

25 km) chủ yếu dùng cho lâm nghiệp và vận tải mỏ. Cẩm Phả có cảng Cửa Ông

phục vụ các tàu lớn chủ yếu là tàu than và các bến tàu nhỏ phục vụ cho du lịch,

thăm quan vịnh Bái Tử Long. Ngoài cảng Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả còn có cảng

nổi Hòn Nét là cảng nước sâu và một số cảng nhỏ chuyên dùng cho ngành than, có

bến tàu Cẩm Phả và bến tàu Cửa Ông vận chuyển khách đi thành phố Hạ Long, thành

phố Hải Phòng, huyện Tiên Yên và thành phố Móng Cái.

Các mặt xã hội khác

Ở thành phố Cẩm Phả, công tác y tế, dân số, gia đình và trẻ em luôn được

quan tâm chăm lo đạt kết quả tích cực, an sinh xã hội được đảm bảo.

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo có bước phát triển tiến bộ, chất lượng dạy và

học được nâng lên.

Thành phố Cẩm Phả sử dụng lưới điện quốc gia bằng tuyến 110 KV ở phía

Bắc, qua các trạm biến áp.

Hệ thống cấp nước sạch ở Cẩm Phả khá tốt. Hiện nay, hệ thống này đang được cải tạo nâng cấp để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân với công suất 60.000 m3/ngày đêm.

Cẩm Phả có hệ sinh thái tự nhiên biển với nhiều cảnh quan có giá trị bảo tồn thiên nhiên, giá trị thẩm mỹ cao là động lực cho phát triển du lịch của Thành phố nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung.

Cẩm Phả là thành phố với nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, với nhiều danh thắng (Đền Cửa Ông, động Hang Hanh, khu đảo Vũng Đục, đảo Nêm, đảo Rều…) là những địa chỉ tham quan rất hấp dẫn.

3.3. Đánh giá điều kiện thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Cẩm Phả trong việc bảo tồn, phát triển thảm thực vật

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, tích cực hoặc tiêu cực, tác động đến nhiều phương diện tới thảm thực vật tự nhiên và tới quá trình phục hồi thảm thực vật rừng tự nhiên ở đây. Có thể đánh giá, phân tích về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở

Page 64: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

51

thành phố Cẩm Phả với những thuận lợi và khó khăn như sau.

3.3.1.Thuận lợi

Toàn thành phố Cẩm Phả có 14.615,98 ha đất có rừng. Trong đó, rừng tự nhiên chiếm tỷ lệ lớn về diện tích (khoảng 9276,44 ha, chiếm tới 63,4% tổng diện tích đất có rừng toàn Thành phố). Thành phố Cẩm Phả có địa hình tương đối đa dạng. Tất cả những đặc điểm này là những điều kiện thuận lợi cho việc phục hồi, phát triển thảm thực vật thoái hóa và công tác trồng rừng.

Ở thành phố Cẩm Phả có các loại đất phát triển trên đá mẹ thuộc nhóm Sa thạch, Phiến thạch sét, Diệp thạch mica, Diệp thạch than) là điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi cho sự phát triển thảm thực vật tự nhiên đa dạng, phong phú.

Thành phố Cẩm Phả nằm trong vùng núi thấp của tỉnh Quảng Ninh, có địa hình tương đối đa dạng, với địa hình chủ yếu đồi núi (đất đồi núi chiếm 55,4% diện tích toàn Thành phố). Trong đó, vùng địa hình đồi núi thấp với độ cao trung bình từ 200 đến 400m, chiếm diện tích lớn. Những điều kiện về đất đai, địa hình như vậy là một thuận lợi lớn cho sự phát triển phong phú của các loại thảm thực vật tự nhiên và nhiều loại rừng trồng.

Được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 20058’10’’ - 21013’25’’ vĩ độ Bắc, từ 107010’00’’ - 107024’50” kinh độ Đông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu biển, thuận lợi cho sự phát triển của thảm thực vật nhiệt đới. Cụ thể:

Nhiệt độ không khí trung bình năm của thành phố Cẩm Phả là 230C, nhiệt độ trong mùa hè không quá cao (nhiệt độ trung bình dao động từ 26,8 - 28,20C).

Thành phố Cẩm Phả có lượng mưa tương đối lớn (Lượng mưa trung bình năm khoảng 2307 mm/ năm). Do lượng mưa lớn, nên ở đây có độ ẩm không khí khá cao (Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm là 84,6%, có những tháng trong năm, độ ẩm không khí có thể đạt 88%).

Nhìn chung, khí hậu của thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh khá ôn hòa, phù hợp cho phát triển nông - lâm nghiệp.

Ngoài ra, sự phát triển không ngừng của sự nghiệp giáo dục - đào tạo, việc phổ biến các chủ trương, chính sách một cách có hiệu quả (Trong đó có việc truyền thông

Page 65: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

52

các chính sách về bảo tồn và phát triển thảm thực vật, bảo tồn đa dạng sinh học), cũng như các lợi thế khác trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố là những thuận lợi rất lớn trong việc nâng cao chất lượng và độ che phủ của thảm thực vật.

Với lượng bức xạ ánh sáng Mặt Trời lớn (số giờ nắng trung bình dao động từ 1600 - 1700 h/năm), thành phố Cẩm Phả rất thích hợp cho sự phát triển của thảm thực vật tự nhiên và nhiều loại cây trồng nông - lâm nghiệp.

Do tiếp giáp với vịnh Bái Tử Long về phía Nam (vịnh Bái Tử Long có rất nhiều núi đá vôi, tạo thành bức tường thành chống bão), nên thành phố Cẩm Phả ít chịu ảnh hưởng của bão như các nơi khác trong tỉnh Quảng Ninh.

Ngoài ra, ở thành phố Cẩm Phả còn gió Đông - Nam thổi từ vịnh vào đất liền, mang theo nhiều hơi nước tạo nên không khí mát mẻ, thích hợp cho sự phát triển của hệ thực vật tự nhiên và hệ thống cây trồng.

Một yếu tố làm giảm đáng kể tốc độ suy giảm của thảm thực vật rừng là sự phát triển kinh tế nói chung và bước chuyển biến về thâm canh, tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tăng năng suất và chất lượng.

Bên cạnh việc thành phố Cẩm Phả có hệ sinh thái tự nhiên, với nhiều cảnh quan có giá trị bảo tồn thiên nhiên, giá trị thẩm mỹ cao (là động lực cho phát triển du lịch của Thành phố), thì thành phố Cẩm Phả còn có nhiều lợi thế trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Điều này đã làm giảm gánh nặng về mặt kinh tế cho sự phát triển của ngành Lâm nghiệp. Ngoài ra, ngành Lâm nghiệp cũng được hỗ trợ một cách có hiệu quả cho việc bảo vệ và phục hồi thảm thực vật, cũng như công tác trồng rừng.

Trong những năm gần đây, nhân dân thành phố Cẩm Phả thực hiện tốt các chương trình trong công tác phủ xanh đất trống đồi núi trọc, công tác bảo vệ và phục hồi rừng (Tính đến năm 2013, độ che phủ rừng tự nhiên đạt 63,4%; diện tích rừng trồng đạt khoảng 5339,54 ha).

3.3.2. Khó khăn

Tài nguyên lớn nhất ở Cẩm Phả là than đá. Vì vậy, thành phố Cẩm Phả, hiện tại đang có nhiều công ty, tập đoàn kinh tế lớn đang khai thác than (kể cả lộ thiên và hầm lò). Do ảnh hưởng của quá trình khai thác than, nên thảm thực vật bị tàn phá nghiêm trọng, nguồn nước mặt bị suy giảm về cả số lượng và chất lượng.

Page 66: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

53

Nhìn chung, trên địa bàn thành phố Cẩm Phả có ít ao hồ và suối nhỏ, nên có nhiều hạn chế trong việc thoát nước vào mùa mưa lũ.

Ở thành phố Cẩm Phả, nhóm đất chiếm diện tích lớn là nhóm đất feralit điển hình nhiệt đới ẩm (độ cao 25 - 175m), thường nghèo dinh dưỡng, thành phần cơ giới nhẹ, khả năng giữ nước kém, hàm lượng đạm, lân, kali dễ tiêu ở mức từ nghèo đến trung bình, độ chua lớn, sự phân huỷ chất hữu cơ diễn ra nhanh. Còn nhóm đất feralit trên núi (độ cao 175 - 700m) thường độ dốc khá lớn (trên 250), là yếu tố hạn chế sự phân bố của nhiều loài thực vật.

Địa hình thành phố Cẩm Phả bị chia cắt mạnh, các sông suối ngắn và dốc, diện tích lưu vực hẹp, tăng cường cường độ và hậu quả của lũ lụt, gây thiệt hại đáng kể cho thảm thực vật tự nhiên và nhân tạo.

Ở Cẩm Phả, về mùa mưa thường có lũ lụt (đặc biệt là tháng 7, 8) thường hay có bão, gây ra mưa lớn. Đây là đặc điểm bất lợi, không chỉ gây thiệt hại cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, mà còn là tác nhân xấu đối với việc bảo vệ đất, bảo vệ rừng. Điều đó, không chỉ khiến cho thành phố Cẩm Phả có nhiều hạn chế trong việc cung cấp nước cho sản xuất sinh hoạt, mà còn có hạn chế lớn trong việc thoát nước vào mùa mưa lũ, đặc biệt trong bối cảnh rừng phòng hộ đầu nguồn bị suy giảm cả về diện tích và chất lượng và các biểu hiện cực đoan của biến đổi khí hậu.

Càng ngày, cơ cấu kinh tế của thành phố Cẩm Phả được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa (lĩnh vực nông lâm nghiệp chiếm 1,5%). Tỷ lệ lao động ngành Nông nghiệp rất thấp (chiếm 7,5 % tổng số lao động) cũng là một khó khăn không nhỏ trong việc nâng cao đời sống cho những người làm công tác bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng.

Trước kia, Cẩm Phả là một địa phương của tỉnh Quảng Ninh có diện tích rừng rất phong phú, có giá trị phòng hộ cao, có nhiều loài gỗ quý (đặc biệt, là Lim, Dổi, Sến, Táu, các loài Dẻ...). Do nhiều nguyên nhân (khai thác quá mức tài nguyên rừng và sinh vật rừng, chăn thả gia súc, canh tác nương rẫy, chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp, đặc biệt là quá trình khai thác than...), nên rừng ở thành phố Cẩm Phả bị suy giảm nhanh chóng cả về diện tích và chất lượng.

Hiện nay, ở thành phố Cẩm Phả tồn tại nhiều kiểu thảm thực vật có mức độ thoái hóa rất cao, chủ yếu là thảm cây bụi (có nguồn gốc từ thảm thực vật rừng tự nhiên). Kèm theo đó là quá trình suy thoái đất, không chỉ khiến cho việc phục hồi

Page 67: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

54

rừng rất khó khăn, mà quá trình hoàn nguyên môi trường cũng rất tốn kém và kém hiệu quả. Sự suy thoái thảm thực vật ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh được xác định là khó khăn quan trọng nhất.

Ngoài ra, do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nên về mùa đông, ở đây thời tiết khá lạnh (nhiệt độ trung bình 16 - 210C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối đạt 5,50C vào tháng 12).

Ở Cẩm Phả, khí hậu có sự phân hóa theo mùa khá rõ, tạo ra hai mùa trái ngược nhau, không chỉ gây thiệt hại lớn cho thảm thực vật, mà còn gây ra những tai biến về môi trường (lũ lụt, sụt lở đất đá…):

+ Lượng mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 (chiếm 86% tổng lượng mưa cả năm). Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lại có lượng mưa nhỏ (khoảng 14% tổng lượng mưa cả năm).

+ Vào khoảng tháng 7 - 8 hàng năm, thường hay có bão, gây ra mưa lớn,

+ Vào khoảng tháng 11 - 12, độ ẩm không khí xuống khá thấp (78%).

+ Vào tháng 2 và tháng 3, là những tháng có giờ nắng ít nhất trong năm.

Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác không chỉ dẫn đến sự suy thoái thảm thực vật ở thành phố Cẩm Phả cả về diện tích và chất lượng. Những nguyên này cũng là những trở ngại đáng kể cho quá trình bảo tồn và phát triển thảm thực vật tự nhiên: Trình độ phát triển kinh tế - xã hội và mức sống của người dân ở một số xã miền núi còn thấp; Cơ sở hạ tầng và mạng lưới đường giao thông các xã này cũng còn bất cập; Trên toàn Thành phố, sự phát triển kinh tế cũng không đồng đều (phần lớn các xã có tốc độ kinh tế phát triển chậm). Tất cả những tồn tại đó đã dẫn đến hệ lụy tất yếu là việc khai thác thảm thực vật tự nhiên còn diễn ra hàng ngày, rất khó ngăn chặn (Tính trung bình mỗi năm thành phố Cẩm Phả khai thác khoảng 3500 - 4000m3 gỗ tròn, 8000 - 9000 sters củi, hơn 400000 cây tre các loại).

Page 68: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

55

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

1. Trong quá khứ, ở thành phố Cẩm Phả còn giàu nguồn tài nguyên rừng và sinh vật rừng. Đó là những thuận lợi lớn về mặt sinh thái học cho quá trình bảo vệ và quy hoạch phát triển diện tích và chất lượng rừng. Tuy nhiên, hiện nay rừng tự nhiên ở Cẩm Phả đã bị suy giảm cả về diện tích và chất lượng.

2. Với diện tích đất lâm nghiệp khá lớn, thành phố Cẩm Phả giàu tiềm năng để phát triển Lâm nghiệp. Đặc biệt, sự phong phú về tài nguyên khí hậu, tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật rừng sẽ tạo điều kiện cho thành phố Cẩm Phả bảo tồn, phục hồi các thảm thực vật tự nhiên và phát triển đa dạng các loại rừng trồng.

3. Do ảnh hưởng của quá trình khai thác rừng, khai thác than, nên nguồn nước mặt bị suy giảm về cả số lượng và chất lượng. Vì vậy, sự phát triển của thảm thực vật tự nhiên (đặc biệt là quá trình tái sinh tự nhiên của các loài cây gỗ) và sự phát triển của các loại rừng trồng có nhiều bất lợi, đặc biệt trong những tháng có lượng mưa thấp.

4. Nhìn chung, ở thành phố Cẩm Phả mặc dù còn tồn tại kiểu thảm thực vật rừng tự nhiên, nhưng chủ yếu là rừng gỗ non chưa có trữ lượng. Rừng trồng phần lớn là rừng gỗ trụ mỏ và phòng hộ đầu nguồn.

5. Thành phố Cẩm Phả có cả đường thủy và đường bộ. Điều đó đem lại nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, đó cũng là điều khó khăn cho việc quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nói chung và bảo vệ rừng nói riêng.

6. Tác động tiêu cực nhiều mặt của quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên (đặc biệt là tài nguyên khoáng sản và tài nguyên rừng) ở thành phố Cẩm Phả đã dẫn đến hình thành nhiều kiểu thảm thực vật có mức độ thoái hoá rất cao, chiếm diện tích đáng kể (thảm thực vật cây bụi, thảm cỏ lau lách...). Quá trình diễn thế theo chiều hướng đi xuống này đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc về môi trường, đặc biệt trong xu hướng biến đổi khí hậu (lũ lụt, xói mòn, trượt lở đất đá, thoái hoá đất, giảm độ đa dạng sinh học…). Vì vậy, việc bảo vệ và phát triển diện tích và chất lượng rừng ở thành phố Cẩm Phả có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Page 69: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

56

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Thành phần thực vật trong các kiểu thảm thực vật thoái hóa

Các giải pháp bảo tồn, hoạch định chính sách và kế hoạch phát triển sử dụng bền vững tài nguyên thực vật phải được dựa trên cơ sở dữ liệu thông qua việc nghiên cứu đánh giá tài nguyên đa dạng sinh học.

Để đánh giá mức độ thoái hóa của thảm thực vật tự nhiên, chúng tôi nghiên cứu và phân tích đặc điểm về thành phần loài thực vật trong các kiểu thảm thực vật, với mức độ thoái hóa khác nhau.

Trong các thảm thực vật tự nhiên thoái hóa (rừng IIA, thảm cây bụi IC, thảm cây bụi IA và thảm cỏ cao) đã thống kê được 281 loài, thuộc 216 chi và 78 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch: Ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Hạt trần (Gymnospermae) và ngành Hạt kín (Angiospermae) (Phụ lục 6). Tuy nhiên, giữa các kiểu thảm thực vật có sự khác nhau nhiều về số loài, số chi, số họ và tỷ lệ (%) các bậc taxon này so với hệ thực vật ở vùng nghiên cứu (Bảng 4.1).

Bảng 4.1: Sự phân bố của các loài, các chi, các họ thực vật trong các kiểu thảm

thực vật thoái hóa ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

TT Kiểu thảm

thực vật Địa điểm

Họ Chi Loài

Số họ Tỷ lệ (%) Số chi Tỷ lệ

(%) Số loài

Tỷ lệ (%)

1 Rừng IIA Mông Dương 49 62,82 96 44,44 114 40,57

2 Thảm cây bụi IC Quang Hanh 55 70,51 103 47,69 123 43,77

3 Thảm cây bụi IC Mông Dương 57 73,08 118 54,63 145 51,60

4 Thảm cây bụi IA Quang Hanh 45 57,69 96 44,44 115 40,93

5 Thảm cây bụi IA Cẩm Phú 43 55,29 87 40,28 112 39,87

6 Thảm cây bụi IA Mông Dương 41 52,56 75 34,72 82 29,18

7 Thảm cỏ cao Dương Huy 34 43,59 84 38,89 94 33,45

Page 70: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

57

Số loài trong các kiểu thảm thực vật có sự biến động khá lớn (82 - 145 loài). Trong đó, thảm cây bụi IC có số loài cao nhất (Thảm cây bụi IC ở phường Quang Hanh: 123 loài, ở phường Mông Dương: 145 loài), tiếp đó là rừng IIA (114 loài), thảm cây bụi IA có số loài thấp hơn (Thảm cây bụi IA ở phường Quang Hanh: 115 loài, ở phường Cẩm Phú: 112 loài, ở phường Mông Dương: 82 loài), còn thảm cỏ cao (phường Dương Huy) có số loài thấp nhất (94 loài) (Bảng4.1).

Trong các ngành thực vật, thì ngành Hạt kín (Angiospermae) có số loài, số chi và số họ lớn nhất (261 loài, 201 chi, 67 họ). Mặc dù xếp ngay sau ngành Hạt kín (Angiospermae), nhưng ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có số bậc taxon rất thấp (18 loài,13 chi, 9 họ). Trong khi đó, ngành Hạt trần (Gymnospermae) và Thông đất (Lycopodiophyta) chỉ có 01 loài (chiếm 0,36% tổng số loài)(Bảng 4.2).

Bảng 4.2: Sự phân bố của các taxon thực vật trong các kiểu thảm thực vật

ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Ngành Họ Chi Loài

Số họ % Số chi % Số loài %

Lycopodiophyta 1 1,29 1 0,46 1 0,36

Polypodiophyta 9 11,54 13 6,02 18 6,41

Gymnospermae 1 1,29 1 0,46 1 0,36

Angiospermae 67 85,89 201 93,06 261 92,87

Cộng 78 100 216 100 281 100

Trong ngành Hạt kín (Angiospermae), lớp Hai lá mầm (Magnoliopsida) vượt trội so với lớp Một lá mầm (Liliopsida) về số họ, số chi và số loài (Bảng 4.3).

Bảng 4.3: Sự phân bố các taxon thuộc lớp Hai lá mầm (MAGNOLIOPSIDA) và lớp Một lá mầm (LILIOPSIDA) trong ngành Hạt kín (Angiospermae)

Lớp Họ Chi Loài

Số họ % Số chi % Số loài % Magnoliopsida 59 88,06 43 21,39 204 78,16

Liliopsida 8 11,94 158 78,61 57 21,84 Cộng 67 100 201 100 261 100

Page 71: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

58

Trong các thảm thực vật, sự phân bố của các loài trong mỗi họ rất biến động.

Họ nhiều loài nhất có tới 34 loài (Họ Lúa - Poaceae). Có hai họ có từ 20 loài trở lên:

họ Cúc (Asteraceae): 20 loài, họ Đậu (Fabaceae): 21 loài. Ba họ có từ 10 loài trở

lên: họ Cói (Cyperaceae): 11 loài, họ Cà phê (Rubiaceae): 15 loài, họ Thầu dầu

(Euphorbiaceae): 19 loài. Các họ khác có từ 1 - 9 loài (Bảng 4.4).

Bảng 4.4: Số loài trong các họ thực vật ở thành phố Cẩm Phả,

tỉnh Quảng Ninh

Số loài/họ 1 2 3 4 5 7 9 11 15 19 20 21 34 Cộng

Số họ tương ứng 36 9 14 8 2 2 1 1 1 1 1 1 1 78

Số loài 36 18 42 32 10 14 9 11 15 19 20 21 34 281

Trong Sinh thái học, số loài và số họ thực vật trong từng kiểu thảm cũng là

một đặc trưng quan trọng. Thảm cây bụi IC có số loài và số họ cao nhất (185 loài,

63 họ), tiếp đến là thảm cây bụi IA (161 loài, 57 họ), thảm thực vật rừng IIA có 114

loài, 49 họ, còn thảm cỏ cao có số loài và số họ thấp nhất (94 loài, 34 họ) (Bảng 4.5)

Bảng 4.5: Sự phân bố số họ và số loài thực vật trong các thảm thực vật

ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

TT Thảm thực vật Họ Loài

Số họ Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%)

1 Rừng IIA 49 62,82 114 40,57

2 Thảm cây bụi IC 63 80,77 185 65,84

3 Thảm cây bụi IA 57 73,08 160 57,30

4 Thảm cỏ cao 34 43,59 94 33,45

Page 72: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

59

Hình 4.1: Sự phân bố số họ và số loài thực vật trong các thảm thực vật

ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Nhìn chung, trong các thảm thực vật thoái hóa ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh

Quảng Ninh, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Lúa (Poaceae), họ Đậu (Fabaceae),

họ Cúc (Asteraceae), họ Cà phê (Rubiaceae) và họ Cói (Cyperaceae) là những họ có

số loài nhiều nhất (Phụ lục7). Tuy nhiên, sự phân bố các loài trong mỗi họ lại có sự

khác biệt giữa các thảm thực vật. Đối với rừng IIA, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có

số loài lớn nhất (11 loài). Ngược lại, ở tất cả các thảm thực vật có mức độ thoái hóa

cao hơn (Thảm cây bụi IC, IA và thảm cỏ cao), thì họ Lúa (Poaceae) lại có số loài

lớn nhất (18 - 26 loài), với phần lớn là cây thân thảo.

Như vậy, mặc dù nằm trong vùng nhiệt đới núi thấp, nhưng hệ thực vật ở

thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh không chỉ bao gồm những loài thực vật nhiệt

đới, mà là tổ hợp cảc loài nhiệt đới và á nhiệt đới (các loài thuộc chi Castanopsis và

Lithocarpus trong họ Dẻ - Fagaceae). Hiện tượng này bị chi phối bởi các yếu tố địa

lý. Theo Thái Văn Trừng (1962), ở đây có các luồng di cư từ Đông Nam Trung

Quốc, từ Hymalaya (qua Vân Nam) và từ Indonexia [139].

0

50

100

150

200

Rừng II A Thảm cây bui IC

Thảm cây bụi IA

Thảm cỏ cao

4963 57

34

114

185161

94Số

lượn

g

HọLoài

Page 73: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

60

Hình 4.2: Các họ giàu loài nhất trong mỗi kiểu thảm thực vật

ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Ghi chú: Eup - Euphorbiaceae; Poa - Poaceae; Rub - Rubiaceae; Lau - Lauraceae; Fab- Fabaceae; Fag - Fagaceae; Ann - Annonaceae; Ast - Asteraceae; Cyp - Cyperaceae; Ver - Verbenaceae

4.1.1. Phân tích đặc trưng về thành phần loài thực vật trong mỗi kiểu thảm thực vật

4.1.1.1. Thảm thực vật rừng IIA (phường Mông Dương)

Rừng IIA khá phong phú về các bậc taxon (114 loài, thuộc 96 chi và 49 họ). Nhìn chung, ở rừng IIA, đất còn khá tốt, chưa bị thoái hóa nhiều: độ ẩm đất và các chất dinh dưỡng chưa bị giảm sút lớn, nên thành phần cây gỗ còn khá phong phú.Tuy nhiên, tán rừng có nhiều khoảng trống, tạo điều kiện cho nhiều loài ưa sáng xuất hiện (Vốn dĩ những loài này thường không có ở rừng kín thường xanh nhiệt đới), đặc biệt là những cây thảo ưa sáng như các loài thuộc họ Lúa (Poaceae): Chè vè (Miscanthus floridulus), Cỏ hoa (Oplismenus compositus), Cỏ lá tre (Centotheca lappacea), Chít (Thysanolaena maxima), họ Cúc (Asteraceae): Hy thiêm (Siegesbeckia orientalis), Cỏ lào (Eupatorium odoratum),... hay những loài trong họ Cói (Cyperacea): Cói hoa xanh (Cyperus compressus), Hypolytrum sp., Scleria sp....

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

Rừng IIA Thảm cây bụi IC Thảm cây bụi IA Thảm cỏ cao

Số lo

àiVer

Cyp

Ast

Ann

Fag

Fab

Lau

Rub

Poa

Eup

Page 74: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

61

Họ có nhiều loài nhất là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 11 loài, tiếp đến là họ Lúa (Poaceae) có 8 loài, họ Cà phê (Rubiaceae) và họ Long não (Lauraceae) có 7 loài, họ Đậu (Fabaceae) có 6 loài, họ Dẻ (Fagaceae) có 5 loài. Các họ khác có số loài dao động từ 1 đến 4 loài (2 họ có 4 loài, 4 họ có 3 loài, 13 họ có 2 loài và 24 họ có 1 loài) (Bảng 4.6, Hình 4.2).

Bảng 4.6: Số loài trong các họ thực vật trong thảm thực vật rừng IIA

Số loài trong 1 họ 1 2 3 4 5 6 7 8 11 Tổng

Số họ tương ứng 24 13 4 2 1 1 2 1 1 49 họ

Số loài 24 26 12 8 5 6 14 8 11 114 loài

Xét về thành phần loài thực vật, rừng IIA có tổ thành loài khá phức tạp, không rõ tính ưu thế. Tuy nhiên, những loài cây gỗ thường gặp phần lớn là những loài ưa sáng, mọc nhanh, ít có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế: Bọ nẹt (Alchornea rugosa), Chòi mòi (Antidesma ghaesambilla), Thàu táu (Aporosamicrocalyx), Me rừng (Phyllanthus emblica)…

Như chúng ta đã biết, một phần bức xạ Mặt Trời được cây rừng hấp thu sử dụng trong quá trình quang hợp (chủ yếu là các tia đỏ và tia xanh tím), một phần phản xạ lại trong khí quyển và một phần lọt vào bên trong quần xã. Trong hệ sinh thái rừng IIA, nếu như ở trên tầng cây cao chủ yếu là ánh sáng trực xạ, cường độ ánh sáng mạnh, thì ở gần mặt đất, chủ yếu là ánh sáng tán xạ, cường độ thấp. Điều đó đã dẫn tới việc xuất hiện một gradien về cường độ ánh sáng giữa tầng cây gỗ cao nhất và dưới tán rừng. Do đó, khác với thảm cây bụi, thành phần thực vật rừng IIA đã xuất hiện thêm một nhóm sinh thái khác, đó là các loài thực vật chịu bóng…

4.1.1.2. Thảm thực vật cây bụi IC

Ở thảm cây bụi IC thống kê được 185 loài và 63 họ. Những họ có số loài cao được xếp theo thứ tự như sau: họ Lúa (Poaceae) - 21 loài → họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) - 15 loài → họ Đậu (Fabaceae) - 14 loài → họ Cà phê (Rubiaceae)-9 loài → họ Long não (Lauraceae) - 8 loài → họ Na (Annonaceae), họ Cúc (Asteraceae) và họ Dẻ (Fagaceae) - 5 loài (Bảng 4.7, Hình 4.2).

Page 75: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

62

Bảng 4.7: Số loài trong các họ thực vật trong thảm thực vật cây bụi IC

Số loài/họ 1 2 3 4 5 8 9 14 15 21 Cộng

Số họ tương ứng 26 15 9 5 3 1 1 1 1 1 63

Số loài 26 30 27 20 15 8 9 14 15 21 185

Thảm cây bụi IC ở phường Quang Hanh và phường Mông Dương không khác nhau nhiều về sự phân bố các loài trong các họ và thành phần loài cây gỗ. Nhìn chung, cả hai thảm thực vật này đều có mật độ cây gỗ thấp, chủ yếu là những cây gỗ ưa sáng, mọc nhanh, sống tạm cư có kích thước nhỏ, giá trị sử dụng gỗ và giá trị kinh tế thấp.

4.1.1.3.Thảm thực vật cây bụi IA

Thảm cây bụi IA có thể có nguồn gốc sau nương rẫy (ở phường Mông Dương) có thể có nguồn gốc sau khai thác rừng quá mức (ở phường Quang Hanh, phường Cẩm Phú) và phần lớn do ảnh hưởng của quá trình khai thác than (xã Dương Huy, phường Mông Dương, phường Quang Hanh, phường Cẩm Phú…). Tuy nhiên, mức độ chênh lệch về thành phần loài trong các quần xã (Community) thuộc thảm cây bụi (Vegetation) IA không lớn và các quần xã thuộc kiểu thảm cây bụi IA đều có đặc điểm cơ bản giống nhau:

Tất cả các quần xã thuộc kiểu thảm cây bụi IA đều có độ che phủ rất thấp (khoảng 30 - 40%). Đất bị xói mòn mạnh, trơ sỏi đá, độ dầy tầng đất không quá 40 cm, không tồn tại tầng mùn và tầng thảm mục, hàm lượng mùn thấp (ở độ sâu 0 - 30cm, hàm lượng mùn trung bình 1,33 - 1,35%), nhiệt độ không khí và nhiệt độ đất rất cao, độ ẩm đất thấp (mẫu đất có độ ẩm cao nhất cũng chỉ đạt 27,6%), đất có nhiều kết von, độ chua lớn (pHKCl không quá 4,02). Vì vậy, nhiều loài cây gỗ không thể tồn tại ở thảm cây bụi IA do thiếu những điều kiện thuận lợi về chế độ tiểu khí hậu và thổ nhưỡng.

Trong các họ giàu loài nhất trong thảm cây bụi IA, thì có tới 7 họ giàu có từ 5 loài trở lên: họ Lúa (Poaceae) - 26 loài, họ Đậu (Fabaceae) - 15 loài, họ Cúc (Asteraceae) - 14 loài, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) - 11 loài, họ Cà phê (Rubiaceae) - 9 loài, họ Cói (Cyperaceae) - 7 loài, họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) và họ Long não (Lauraceae) - 5 loài. Ngoài ra, có 5 họ có 3 loài, có 10 họ có 2 loài và 34 họ chỉ có 1 loài (Bảng 4.8, Hình 4.2)

Page 76: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

63

Bảng 4.8: Số loài trong các họ thực vật trong thảm thực vật cây bụi IA

Số loài trong 1 họ 1 2 3 5 7 9 11 14 15 26 Cộng

Số họ tương ứng 34 10 5 2 1 1 1 1 1 1 57 họ

Số loài 34 20 15 10 7 9 11 14 15 26 161 loài

4.1.1.4. Thảm cỏ cao

Trong tổng số 34 họ thực vật (94 loài), thì thảm cỏ cao có 6 họ có số loài từ 5 loài trở lên. Trong đó, họ Lúa (Poaceae) có 18 loài, họ Cúc (Asteraceae) có 11 loài. Các họ khác có từ 5 đến 8 loài (Bảng 4.9, Hình 4.2).

Bảng 4.9: Số loài trong các họ thực vật trong thảm cỏ cao

Số loài trong 1 họ 1 2 3 4 5 6 8 11 18 Cộng

Số họ tương ứng 19 7 1 1 1 2 1 1 1 34 họ

Số loài 19 14 3 4 5 12 8 11 18 94 loài

Phần lớn các loài trong kiểu thảm thực vật này là thực vật thân thảo thuộc họ Cúc (Asteraceae): Chỉ thiên (Elephantopus scaber), Hy thiêm thảo (Siegesbeckia orientalis), Bù xích (Ageratum conyzoides)…; thuộc họ Cói (Cyperaceae): Cói hoa xanh (Cyperus compressus), Cói cạnh (Mariscus compactus), Cỏ quăm (Fimbristylis sp.)… và thuộc họ Lúa (Poaceae): Cỏ chân nhện (Dactyloctenium violescens), Cỏ sâu róm (Setaria sphacelata), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ chỉ (Eriachne pallescens)…Trong các họ kể trên, ngoại trừ một số loài có chiều cao lớn như Tre dóc (Bambusa sp.), Chè vè (Miscanthus floridulus), Sậy (Neyraudia arundinacea), Lau (Saccharumarundinaceum), Chít (Thysanolaena maxima), còn lại phần lớn các loài có chiều cao thấp: Cỏ hoa tre (Apluda mutica), Cỏ lá tre (Centotheca lappacea), Cỏ trứng ếch (Digitaria longiflora), Cỏ chân nhện (Dactyloctenium violescens)…

Nhìn chung, thảm thực vật tự nhiên thoái hóa ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh

Quảng Ninh khá phong phú về thành phần các bậc taxon. Tuy nhiên, trong các kiểu

thảm thực vật này, rất nghèo về thành phần cây gỗ (chỉ có một số loài cây gỗ có

kích thước nhỏ, kém phát triển, còn phần lớn là cây bụi nhỏ ưa sáng, cây thảo hạn

sinh mọc khá thưa thớt).

Page 77: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

64

Số loài thực vật trong mỗi thảm thực vật không phản ánh mức độ thoái hóa

của thảm thực vật. Chẳng hạn, trong các thảm thực vật, thì rừng IIA có mức độ thoái

hóa thấp nhất, nhưng không phải có số loài cao nhất (114 loài), mà số loài cao nhất

thuộc về thảm cây bụi IC (123 - 145 loài).

Các kiểu thảm thực vật ở vùng nghiên cứu có sự phân hóa sâu sắc về mặt sinh

thái do tác động của con người với các phương thức và mức độ khác nhau. Vì vậy,

mặc dù không có sự khác biệt đáng kể về vị trí địa lý, điều kiện địa chất, địa hình, chế

độ khí hậu và các điều kiện tự nhiên khác, nhưng giữa các kiểu thảm thực vật lại có

sự khác biệt lớn về thành phần loài, mức độ ưu thế của các loài thực vật, tỷ lệ của

các loài cây gỗ, tỷ lệ của các loài thuộc các nhóm sinh thái khác nhau và những

họ giàu loài nhất...

Trong điều kiện môi trường bị suy thoái mạnh, phần lớn các loài thực vật

trong các thảm thực vật thoái hóa ở vùng nghiên cứu là những loài ưa sáng, hạn

sinh, có khả năng sống trên đất có độ chua cao, khô cằn và nghèo dinh dưỡng. Đặc

biệt, trong kiểu thảm cây bụi IA và thảm cỏ cao, một số loài không chỉ là những loài

ưu thế, mà còn là những loài đặc trưng hay những loài chỉ thị. Ví dụ: Trong thảm cỏ

cao, có loài Chè vè (Miscanthus floridulus), Chít (Thysanolaena maxima), Guột

(Dicranopteris linearis)… Trong thảm cây bụi IA, có các loài: Sim (Rhodomyrtus

tomentosa), Mua (Melastoma candidum), Mua bà (M.sanguineum), Thanh hao

(Baeckea frutescens), Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinensis), Găng (Canthium

horridum), Dạ cẩm (Hydyotis capitellata)...

Trong rừng IIA, vừa có nhóm loài ưu thế (dominance) có số lượng lớn, sức

cải tạo môi trường lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã như các loài

cây gỗ thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Long não (Lauraceae) và một số ít

loài trong họ Cà phê (Rubiaceae), họ Đậu (Fabaceae); vừa có nhóm loài thứ yếu

(minor) có vai trò thay thế cho nhóm loài ưu thế khi nhóm này bị suy vong trong

quá trình phát triển của quần xã như các loài trong họ Na (Annonaceae), họ Trám

(Burseraceae), họ Bứa (Clussiaceae).

Trong quá trình phục hồi rừng từ thảm thực vật cây bụi, độ che phủ của thảm

Page 78: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

65

thực vật tăng lên, điều kiện thổ nhưỡng và chế độ tiểu khí hậu đã được cải thiện (độ ẩm đất và độ ẩm không khí tăng, nhiệt độ đất và nhiệt độ không khí giảm, độ phì tăng lên do đất được bổ sung chất hữu cơ từ vật rơi rụng và hạn chế tác dụng của xói mòn bề mặt), các loài cây gỗ đã thay thế dần một số loài không còn thích nghi trong môi trường mới (đặc biệt là các loài cây bụi và cây thân thảo ưa sáng): Hy thiêm thảo (Siegesbeckia orientalis) (họ Cúc - Asteraceae), Bù cu vẽ (Breynia fruticosa), Bọt ếch (Glochidion velutinum) (họ Thầu dầu - Euphorbiaceae), Thóc lép (Desmodium gangeticum) (họ Đậu - Fabaceae)…

Ngược lại, khi thảm thực vật bị khai thác và tác động qúa mức trở thành thảm cây bụi IA và thảm cỏ cao, chế độ tiểu khí hậu và thổ nhưỡng thay đổi theo chiều hướng tiêu cực, cũng dẫn đến đào thải gần như tất cả các loài cây gỗ và các loài thực vật chịu bóng khác, đặc biệt là các loài cây thân thảo: Vầu (Bambusa nutans), Tre dóc (Bambusa sp.), Cỏ lá tre (Centotheca lappacea)(họ Lúa - Poaceae), Dương xỉ (Dryopteris sp.) (họ Dương xỉ - Dryopteridaceae), Quyển bá (Selaginella sp.), Mũi chông (Abacopteris triphylla) (họ Dớn - Thelypteridaceae), vì vậy số loài và số họ thực vật có sự suy giảm nhanh chóng.

4.1.2. Đánh giá mức độ giống nhau về thành phần loài thực vật giữa các kiểu thảm thực vật

Bên cạnh các chỉ tiêu Cấu trúc hệ thống (Systematic structure) phản ánh đặc điểm đặc trưng của mỗi kiểu thảm, người ta còn sử dụng Chỉ số tương đồng (Index of similarity) để đánh giá mức độ giống nhau giữa các quần xã hoặc kiểu thảm thực vật.

Với bốn kiểu thảm thực vật thoái hóa ở vùng nghiên cứu (Rừng IIA, Thảm cây bụi IC, Thảm cây bụi IA và Thảm cỏ cao), số kiểu tổ hợp để xác định mức độ giống nhau giữa các kiểu thảm thực vật 4! / (4 - 2)! 2! = 6.

Số liệu để tính toán Chỉ số tương đồng SI (Index of similarity):

+ Số lượng loài thực vật trong mỗi kiểu thảm thực vật (Rừng IIA: 114 loài; Thảm cây bụi IC:185 loài; Thảm cây bụi IA:160 loài; Thảm cỏ cao: 94 loài).

+ Số loài giống nhau giữa hai kiểu thảm thực vật (Rừng IIA và Thảm cây bụi IC: 90 loài; Rừng IIA và Thảm cây bụi IA: 45 loài; Rừng IIA và Thảm cỏ cao: 27 loài;Thảm cây bụi IC và Thảm cây bụi IA: 98 loài; Thảm cây bụi IC và Thảm cỏ cao: 52 loài; Thảm cây bụi IA và Thảm cỏ cao: 73 loài)(Phụ lục 9)

Page 79: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

66

Kết quả đánh giá mức độ tương đồng về hệ thực vật giữa 6 tổ hợp của 4 kiểu thảm thực vật ở vùng nghiên cứu (Phụ lục 8) cho thấy:

Giữa Rừng IIA và Thảm cây bụi IC có Chỉ số tương đồng lớn nhất (0,6020). Hai kiểu thảm thực vật này có tới 90 loài thực vật giống nhau (chiếm 78,94 % số loài trong Rừng IIA và 48,65 % số loài trong Thảm cây bụi IC). Tiếp đó là Chỉ số tương đồng hệ thực vật của Thảm cây bụi IA và Thảm cỏ cao (0,5748) và Chỉ số tương đồng về hệ thực vật ở Thảm cây bụi IC và Thảm cây bụi IA (0,5681).

Mặc dù Rừng IIA và Thảm cây bụi IC thuộc hai kiểu thảm khác nhau, nhưng có khá nhiều loài chung, bởi vì Thảm cây bụi IC là giai đoạn trung gian chuyển tiếp lên kiểu thảm Rừng IIA, trong hệ thực vật có nhiều loài cây gỗ nhỏ ưa sáng, mọc nhanh. Thảm cây bụi IA và Thảm cỏ cao đều là các kiểu thảm có mức độ thoái hóa rất cao. Hệ thực vật trong hai kiểu thảm thực vật này chủ yếu gồm các loài cây thân thảo trong họ Cúc (Asteraceae), họ Cói (Cyperaceae), các loài cây bụi trong họ Cà phê (Rubiaceae), họ Mua (Melastomaceae) và rất nhiều các loài thuộc họ Lúa (Poaceae). Vì vậy, Thảm cây bụi IA và Thảm cỏ cao cũng có hệ số tương đồng khá cao (0,5748).

Thảm cây bụi IC và Thảm cây bụi IA đều thuộc cùng một kiểu thảm (thảm cây bụi), chỉ khác nhau về mức độ thoái hóa. Vì vậy, hệ thực vật của chúng có nhiều điểm chung, với Chỉ số tương đồng 0,5681. Chiếm tỷ lệ lớn trong thành phần loài là các loài cây bụi, cây thảo và một ít loài cây gỗ ưa sáng, mọc nhanh như các loài trong họ Cà phê (Rubiaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) và một số loài trong họ Đậu (Fabaceae).

Trong các tổ hợp thảm thực vật được nghiên cứu, Chỉ số tương đồng hệ thực vật thấp thuộc về các tổ hợp: Rừng IIA - Thảm cây bụi IA (SI = 0,3285), Rừng IIA - Thảm cỏ cao (SI = 0,2596) và Thảm cây bụi IC - Thảm cỏ cao (SI = 0,3728). Điều đó có nghĩa là, giữa các thảm thực vật này, số loài thực vật giống nhau ít hơn so với các tổ hợp thảm thực vật khác (Rừng IIA - Thảm cây bụi IC; Thảm cây bụi IC - Thảm cây bụi IA và Thảm cây bụi IA - Thảm cỏ cao).

Như vậy, các thảm thực vật thoái hóa ở vùng nghiên cứu không chỉ khác nhau về số loài và các bậc taxon khác, khác nhau về các chỉ tiêu cấu trúc hệ thống (Systematic structure) (hệ số họ, hệ số chi, số loài trung bình của một họ), mà còn

Page 80: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

67

khác nhau về tính ưu thế của các loài thực vật. Ở thảm thực vật rừng, các loài cây gỗ ưa sáng, mọc nhanh, có kích thước nhỏ thường chiếm ưu thế. Ở các thảm thực vật có mức độ thoái hóa cao hơn (Thảm cây bụi IC, Thảm cây bụi IA), đặc biệt là thảm cây bụi IA, thành phần thực vật lại chủ yếu là các loài cây bụi thân thấp, có kích thức nhỏ và các loài cây thân thảo hạn sinh thường có số lượng nhiều, mật độ cao. Riêng thảm cỏ cao, bên cạnh một số loài cây gỗ nhỏ và cây bụi mọc rải rác, thì trong thành phần loài thực vật chủ yếu là các cây thân thảo ưa sáng, tập trung nhiều ở họ Cói (Cyperaceae) và họ Lúa (Poaceae).

Cách đây khoảng 20 năm, thành phố Cẩm phả, tỉnh Quảng Ninh không chỉ đa dạng về các kiểu thảm thực vật, mà còn rất phong phú về thành phần loài thực vật, với nhiều loài thực vật có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là các loài đặc hữu như Lim xanh (Erythrophloeum fordii), Giổi (Michelia mediocris) và nhiều loài trong họ Dẻ (Fagaceae)(Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh). Tuy nhiên, do tác động nhiều mặt của con người (canh tác nương rẫy, khai thác khoáng sản, chăn thả gia súc, khai thác quá mức tài nguyên rừng…), thảm thực vật ở đây đã diễn thế theo chiều hướng hình thành các kiểu thảm thực vật có mức độ thoái hóa rất cao, tài nguyên thực vật bị suy giảm. Sự suy giảm này không chỉ biểu hiện ở sự suy giảm về mật độ cây gỗ trong các thảm thực vật thoái hóa, mà còn thể hiện rất rõ trong thành phần loài cây gỗ (chủ yếu là các loài ưa sáng, có kích thước nhỏ, chất lượng gỗ thấp).

4.2. Đặc trưng về dạng sống thực vật (Life form) trong các thảm thực vật

Khi phân tích bản chất sinh thái của thảm thực vật, người ta thường dùng hệ thống phân chia dạng sống của Raunkiaer (1934)(theo Lê Ngọc Công, 2004)[22]. Cơ sở quan trọng nhất để sắp xếp các nhóm dạng sống là xem loài đó tồn tại dưới dạng sống nào (chỉ là hạt nghỉ hay còn có cả chồi; vị trí của chồi so với mặt đất và khả năng bảo vệ chồi) vào thời kỳ bất lợi trong năm. Thang phân loại của Raunkiaer (1934) gồm 5 nhóm dạng sống cơ bản (Phụ lục 10).

Khi áp dụng thang phân loại này để phân chia dạng sống thực vật, chúng tôi có bổ sung thêm nhóm phụ Cây chồi trên đất, sống ký sinh và bán ký sinh. Parasites - Hemiparasites Phanerophytes (Pp) vào nhóm Cây có chồi trên đất Phanerophytes (Ph) mà Phùng Ngọc Lan và cộng sự (1996)[68], Nguyễn Bá Thụ (1995)[127] đã áp dụng.

Page 81: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

68

Các kiểu thảm thực vật thoái hóa ở vùng nghiên cứu có 5 nhóm và 10 kiểu dạng sống (Không có kiểu dạng sống Epiphytes phanerophytes - Ep). Nhóm Cây chồi trên đất (Ph) có 159 loài chiếm tỷ lệ về số loài cao nhất (56,58%). Các nhóm dạng sống còn lại chỉ có 122 loài (43,42%). Trong đó, nhóm Cây chồi sát đất (Ch) có loài 25 (8,90%), nhóm Cây chồi nửa ẩn - (H) có 43 loài (15,30%), nhóm Cây chồi ẩn (Cr) có 21 loài (7,47%) và nhóm Cây hàng năm (Th) có 33 loài (11,74%) (Bảng 4.10).

Bảng 4.10: Sự phân bố các kiểu dạng sống thực vật trong các kiểu thảm thực vật thoái hóa ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Dạng sống Ph

Ch H Cr Th Cộng MM Mi Na Lp PhH Pp

Ngành Thông đất 1 1

Ngành Dương xỉ 2 12 4 18

Ngành Hạt trần 1 1

Ngành Hạt kín

Hai lá mầm

42 43 33 35 1 22 5 4 19 204

Một lá mầm

1 1 2 2 1 25 13 14 57

Cộng 42 43 34 36 2 1 23 30 17 33 261

Tổng số loài 42 43 34 37 2 1 25 43 21 33

281 159 25 43 21 33

Tỷ lệ (%) 56,58 8,90 15,30 7,47 11,74 100

Về mặt hệ thống học, ngoại trừ ít loài thuộc các nhóm dạng sống Cây chồi sát đất (Ch), Cây chồi nửa ẩn (H), Cây chồi ẩn (Cr), Cây hàng năm (Th), trong một số họ thuộc ngành Hạt kín (Angiospermae) như các loài trong họ Cúc (Asteraceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Hoa môi (Lamiaceae), còn phần lớn các nhóm dạng sống này trong lớp Một lá mầm (Monocotyledonaea) của ngành Hạt kín (Angiospermae), và các họ trong ngành Hạt trần (Gymnospermae), ngành Thông đất (Lycopodiophyta). Ngược lại, nhóm dạng sống Cây chồi trên đất (Ph) lại có nhiều

Page 82: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

69

loài trong lớp Hai lá mầm (Magnoliopsida) của ngành Hạt kín (Angiospermae) (Bảng 4.10).

Với 5 nhóm dạng sống cơ bản và các kiểu dạng sống trong các thảm thực vật được nghiên cứu (Bảng 4.10), có thể lập được phổ dạng sống (Spectre Biologiques) trong các thảm thực vật thoái hóa ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh như sau: 56,58 Ph + 8,90 Ch +15,30 H +7,47 Cr + 11,74 Th.

Qua việc xây dựng phổ dạng sống, có thể nhận thấy đặc trưng của các thảm thực vật thoái hóa ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Hình 4.3)

Hình 4.3: Thành phần dạng sống của các kiểu thảm thực vật thoái hóa ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Số loài và tỷ lệ (%) các kiểu dạng sống trong từng quần xã (Community) thuộc các kiểu thảm thực vật (Vegetation) khác nhau ở vùng nghiên cứu được thống kê ở Phụ lục 11 và Phụ lục 12.

Nhìn chung, các quần xã thực vật thuộc một kiểu thảm thực vật không có sự khác biệt nhiều về thành phần và tỷ lệ các kiểu dạng sống.

4.2.1. Rừng IIA (Rừng non phục hồi tự nhiên sau nương rẫy ở phường Mông Dương)

Nhìn chung, rừng IIA khá đa dạng về kiểu dạng sống. Nhóm dạng sống Cây chồi trên đất (Ph) có tỷ lệ cao nhất (85 loài, chiếm 74,56%). Trong nhóm này, kiểu dạng sống Cây lớn có chồi trên đất (MM) có tỷ lệ không lớn (36 loài; 31,58%). Đó

0

50

100

150

200

Ph Ch H Cr Th

159

2543

2133

Số lo

ài

Nhóm dạng sống

Page 83: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

70

là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng của rừng còn thấp. Trong giai đoạn đầu của quá trình phục hồi rừng, bên cạnh số loài cây gỗ có kích thước nhỏ ưa sáng sống tạm cư có tỷ lệ lớn, thì còn tồn tại khá nhiều loài cây bụi, nên kiểu dạng sống Cây thấp có chồi trên đất (Na) chiếm tỷ lệ đáng kể (8 loài; 7,0%)(Phụ lục 11).

4.2.2. Thảm thực vật cây bụi IC

So với rừng IIA, các dạng sống Cây lớn và vừa có chồi trên đất (MM), Cây

nhỏ có chồi trên đất (Mi) có tỷ lệ giảm đáng kể: Cây lớn và vừa có chồi trên đất

(MM) chiếm 17,8%, Cây nhỏ có chồi trên đất (Mi) chiếm 20,5%. Kiểu dạng sống

Cây thấp có chồi trên đất (Na) có tỷ lệ khá cao (chiếm 13,5%), kiểu dạng sống này

chủ yếu là các loài cây bụi: Tổ kén (Helicteres hirsuta), Trứng ếch (Callicarpa candicans), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua (Melastoma candidum, M.

sanguineum), Đơn nem (Maesa perlaria)... Trong khi kiểu dạng sống này trong

thảm thực vật rừng IIA chỉ có 7,0% (Phụ lục 11, 12).

Vì sống ở môi trường chưa có điều kiện tiểu khí hậu và thổ những thuận lợi

như trong rừng IIA, nên tỷ lệ các nhóm dạng sống Cây chồi sát đất (Ch), Cây chồi

nửa ẩn (H), Cây chồi ẩn (Cr) và Cây một năm (Th) chiếm tỷ lệ khá cao (33,5%),

trong khi, trong rừng IIA các dạng sống này chỉ chiếm 25,5%). Bên cạnh đó, kiểu

dạng sống Cây một năm (Th) (các loài phần lớn trong họ Lúa - Poaceae, họ Cói -

Cyperaceae, họ Cúc - Asteraceae) cũng còn chiếm tỷ lệ khá cao (6,5%). Đây cũng

là một minh chứng cho sự xuống cấp về chất lượng của thảm thực vật cây bụi IC so

với rừng IIA.

4.2.3. Thảm thực vật cây bụi IA

Cả hai kiểu dạng sống Cây lớn và vừa có chồi trên đất (MM), Cây nhỏ có chồi trên đất (Mi) ở thảm cây bụi IA có tỷ lệ thấp nhất (18,6%). Ngược lại, kiểu

dạng sống Cây thấp có chồi trên đất (Na) chiếm tỷ lệ cao (14,3%). Thuộc kiểu dạng

sống này chủ yếu là các loài cây bụi. Ngoài ra, trong thảm thực vật IA, các loài

thuộc các kiểu dạng sống Cây chồi sát đất (Ch), Cây chồi ẩn (Cr), Cây chồi nửa ẩn

(H) và Cây một năm (Th) chiếm tỷ lệ hơn một nửa (54,1%). Đây chính là các kiểu

dạng sống giúp các loài thích nghi với điều kiện bất lợi trong năm. Bốn nhóm dạng

sống này trong thảm cây bụi IC là 33,5%, còn trong rừng IIA chỉ là 25,5%.

Page 84: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

71

4.2.4. Thảm cỏ cao

Khác với các thảm thực vật khác, ở thảm cỏ cao không chỉ có các loài thuộc kiểu dạng sống Cây lớn và vừa có chồi trên đất (MM), mà ngay cả kiểu dạng sống Cây nhỏ có chồi trên đất (Mi) cũng có sự suy giảm về số loài và tỷ lệ phần trăm: Cây lớn và vừa có chồi trên đất (MM) có 4 loài, chiếm 4,3%; Cây nhỏ có chồi trên đất (Mi) có 9 loài, chiếm 9,8%.

Phần lớn các loài trong thảm cỏ cao là những loài thuộc thảo thuộc họ Lúa (Poaceae), họ Cói (Cyperaceae), họ Cúc (Asteraceae) và họ Hoa môi (Lamiaceae) họ Dương xỉ (Dryopteridaceae), nên tỷ lệ các nhóm dạng sống Cây chồi sát đất (Ch), Cây chồi nửa ẩn (H), Cây chồi ẩn (Cr) chiếm tỷ lệ cao (57 loài, chiếm 38,2%). Đặc biệt, nhóm dạng sống Cây một năm (Th), chiếm tỷ lệ cao nhất trong các kiểu thảm (21 loài, chiếm 22,3%).

Mặc dù thành phần các nhóm và các kiểu dạng sống trong các thảm thực vật khác nhau không có sự khác biệt. Tuy nhiên, tỷ lệ các kiểu dạng sống lại có sự khác biệt rất lớn giữa các thảm thực vật.

- Mỗi thảm thực vật có những kiểu dạng sống đặc trưng chiếm ưu thế: Rừng IIA có tỷ lệ các nhóm dạng sống Cây chồi sát đất (Ch), Cây chồi ẩn (Cr), Cây chồi nửa ẩn (H) và Cây một năm (Th) chiếm tỷ lệ thấp (29 loài, chiếm tỷ lệ 25,5%). Trong khi đó, trong thảm cây bụi IC các nhóm dạng sống này có 62 loài (33,51%), còn trong thảm cây bụi IA có 87 loài (47,02%), trong thảm cỏ cao có 57 loài (chiểm 60,63%). Sự khác biệt về tỷ lệ phần trăm về số loài trong các thảm thực vật ở đây là do sự phân hóa về điều kiện môi trường trong các thảm thực vật:

- Sự khác biệt về tỷ lệ thành phần các kiểu dạng sống trong các kiểu thảm thực vật có tính quy luật và là một minh chứng rõ ràng cho sự thay đổi về thành phần loài trong quá trình diễn thế của thảm thực vật:

+ Kiểu dạng sống Cây chồi trên đất, sống bì sinh (Ep) không gặp trong bất kì thảm thực vật nào.

+ Kiểu dạng sống Cây chồi trên đất, thân thảo (PhH) chỉ có ở rừng IIA và thảm cây bụi IC, trong thảm thực vật cây bụi IA và thảm cỏ cao không có kiểu dạng sống này.

Page 85: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

72

+ Trong nhóm dạng sống Cây có chồi trên đất - Phanerophytes (Ph), kiểu dạng sống Cây lớn và vừa có chồi trên đất (MM) có tỷ lệ giảm nhanh theo mức độ suy giảm về độ che phủ và cấu trúc của thảm thực vật. Kiểu dạng sống này ở rừng IIA có 36 loài (31,6%), ở thảm cây bụi IC có 33 loài (17,8%), ở thảm cây bụi IA có 11 loài (6,8%), còn ở thảm cỏ cao chỉ gặp 4 loài (4,3%).

+ Kiểu dạng sống Cây nhỏ có chối trên đất (Mi) có tỷ lệ rất thấp ở thảm cây bụi IA (11,8%), thảm cỏ cao (9,8%), nhưng có tỷ lệ khá cao ở thảm cây bụi IC (20,5%) và rừng IIA (26,3%).

+ Vì kiểu dạng sống Cây thấp có chồi trên đất (Na) chủ yếu gồm các loài cây bụi, nên kiểu dạng sống này ở rừng IIA chiếm tỷ lệ không cao như ở thảm cây bụi và thảm cỏ cao (rừng IIA có 7,0%, thảm cây bụi và thảm cỏ cao từ 13,5 đến 16,0% số loài thuộc kiểu dạng sống này).

+ Bên cạnh đó, kiểu dạng sống Cây chồi trên đất, leo quấn (Lp) cũng có tỷ lệ khá cao ở thảm cây bụi (12,4 - 13,5%). Tuy nhiên, ở các kiểu thảm thực vật khác, kiểu dạng sống này có số loài thấp (rừng IIA: 7, 9%, thảm cỏ cao: 7,5%).

+ Kiểu dạng sống Cây có chồi trên đất sống ký sinh và bán ký sinh (Pp), chỉ có 01 loài Tơ xanh (Cassytha filiformis) và chỉ có mặt trong thảm thực vật cây bụi và thảm cỏ cao.

- Theo mức độ thoái hóa của thảm thực vật, các nhóm dạng sống Cây chồi sát đất (Ch), Cây chồi nửa ẩn (H), Cây chồi ẩn (Cr) và Cây một năm (Th) có xu hướng biến động không lớn giữa rừng IIA và thảm cây bụi IC (Rừng IIA: 25,5%; Thảm cây bụi IC: 33,5%). Điều đó phản ánh mức độ khác biệt về điều kiện môi trường trong hai kiểu thảm thực vật này là không rõ rệt. Tuy nhiên, tỷ lệ các nhóm dạng sống này lại có sự khác biệt rất rõ giữa thảm thực vật rừng IIA, thảm cây bụi IC so với thảm cây bụi IA và thảm cỏ cao (Thảm cây bụi IA: 54,1%; Thảm cỏ cao: 60,5%). Đặc biệt, sự biến động của nhóm dạng sống Cây một năm (Th) biểu thị rất rõ sự suy thoái về chế độ tiểu khí hậu và thổ nhưỡng (Rừng IIA: 0%, Thảm cây bụi IC: 6,5%, Thảm cây bụi IA: 16,2%, Thảm cỏ cao: 22,3%).

- Một số kiểu dạng sống có sự biến động mạnh nhất theo mức độ thoái hóa của thảm thực vật:

+ Tỷ lệ kiểu dạng sống Cây lớn và vừa có chồi trên đất (Megaphanerophytes

Page 86: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

73

và Mesophanerophytes - MM) và Cây nhỏ có chồi trên đất (Microphanerophytes - Mi) có xu hướng giảm.

+ Ngược lại, tỷ lệ kiểu dạng sống Cây thấp có chồi trên đất (Namophanerophytes - Na) và Cây một năm (Theophytes - Th) có xu hướng tăng (Phụ lục 11, 12, Hình 4.4).

Hình 4.4: Tỷ lệ các nhóm dạng sống trong các thảm thực vật ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

4.3. Cấu trúc của các kiểu thảm thực vật

4.3.1. Cấu trúc theo chiều thẳng đứng

Cấu trúc và động thái biến đổi của hệ sinh thái rừng là cơ sở để quản lý rừng bền vững. Vì vậy, việc nghiên cứu cấu trúc thảm thực vật có ý nghĩa rất quan trọng.

Trong nghiên cứu cấu trúc thảm thực vật, chúng tôi xác định một số chỉ tiêu cơ bản: Độ che phủ (Coverage) là dấu hiệu gián tiếp rất quan trọng, nêu lên đặc trưng của thảm thực vật, được tính theo tỷ lệ phần trăm mức độ che phủ của tán lá trên mặt đất (%). Độ phong phú (Độ nhiều - Abundance) được dựa trên các kết quả tính trực tiếp số lượng cá thể các loài trên một đơn vị diện tích (cây/ha), hoặc tính theo thang mật độ (Drude, 1913). Chỉ tiêu tần số (Frequency) và các hình thức phân bố của các loài thực vật trong không gian (theo chiều thẳng đứng và theo chiều nằm ngang). Ngoài ra, còn nghiên cứu sự tương quan về tỷ lệ về số lượng giữa các loài

0

10

20

30

40

50

60

70

Rừng IIA Thảm cây bụi IC Thảm cây bụi IA Thảm cỏ cao

(%)Th Na Mi MM

Page 87: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

74

khác nhau trong thảm thực vật (tổ thành loài) và sức sống (Vitality) của chúng.

4.3.1.1. Rừng IIA (Rừng phục hồi tự nhiên sau nương rẫy ở phường Mông Dương)

Đất rừng có màu nâu xám, khá tơi xốp. Độ dốc khoảng 200. Tầng cành khô lá rụng dày 2 - 3cm, phủ gần kín diện tích mặt đất.

Thảm thực vật có độ che phủ chung 70% và có cấu trúc 4 tầng. Trong đó,

tầng ưu thế sinh thái là tầng cây gỗ. Các loài cây gỗ có chiều cao trung bình =

6,5m và đường kính trung bình 1.3 = 9,8cm.

Tầng cây gỗ trên cùng có độ che phủ đạt 30 - 35%, gồm những cây gỗ có chiều cao phổ biến từ 17 - 19 m. Đường kính của các loài cây gỗ ít dao động (trên dưới 12cm) như Lim xẹt (Peltophorum dasyrrachis), Mán đỉa (Pithecellobium clypearia) (Họ Đậu Fabaceae), Trâm (Syzygium brachyatum) (Họ Sim Myrtaceae), Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinesis) (Họ Bứa Clusiaceae), Bông bạc (Vernonia arborea) (Họ Cúc Asteraceae), Mò (Cryptocarya sp.), Màng tang (Litsea cubeba) (Họ Long não Lauraceae).

Tầng cây gỗ nhỏ có chiều cao 8 - 10 m, gồm những loài cây gỗ ưa sáng tạm cư như Đom đóm (Alchornea tiliaefolia), Lá nến (Macaranga denticulata), Ba soi (Mallotus barbatus), Bùm bụp (Mallotus apelta), Sòi (Sapium sp.)… có kích thước trung bình và nhỏ, thảm thực vật rừng IIA còn bao gồm cả những loài ưa sáng định cư và một số loài Tre dóc (Bambusa sp.), Vầu (Bambusa nutans) mọc rải rác.

Tầng cây bụi có chiều cao 2,5 -3,0 m, với độ che phủ 25 - 30%. Các loài cây bụi có chiều cao phổ biến 1,5 – 2,0 m. Các loài cây bụi có độ gặp cao là Mua (Melastoma candidum), Mua bà (M.sanguineum), Hoa dẻ (Desmos cochinchinensis), Cò ke (Grewia paniculata), Đồng tiền (Desmodium elegans), Mắt trâu (D. styracifolium), Bươm bướm (Mussaenda sp.), Đơn nem (Maesa perlaria)…

Tầng cỏ quyết có chiều cao từ 60 - 70 cm nhưng khá thưa thớt, thường gặp các loài thuộc họ Quyển bá (Selaginllaceae), họ Dớn (Thelypteridaceae), họ Chân xỉ (Pteridaceae), họ Guột (Gleicheniaceae) và họ Culi (Dicksoniaceae). Tuy nhiên, ít gặp các loài thực vật ưa bóng đặc trưng cho rừng ẩm nhiệt đới như các loài thuộc lớp Một lá mầm (Monocotyledonaea) trong họ Ráy (Araceae), họ Gừng (Zingiberaceae), họ Dong riềng (Marantaceae), họ Hương lâu (Phormiaceae), mà

H

D

Page 88: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

75

thường gặp nhiều các loài trong họ Lúa (Poaceae), họ Cói (Cyperceae), họ Cúc (Asteraceae) và họ Thài lài (Commelinaceae), chúng không phải các loài thân thảo ưa bóng, sống trong điều kiện môi trường ẩm ướt.

4.3.1.2. Thảm cây bụi IC (có nguồn gốc sau khai thác) ở phường Quang Hanh

Thảm thực vật có nguồn gốc sau khai thác, hiện đang được Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khe Sim thuộc Tổng Công ty Đông Bắc (Bộ Quốc phòng) quản lý, bảo vệ. Thảm thực vật phát triển trên nền đất có độ dốc 210. Đất có màu vàng nhạt, bề mặt có xuất hiện rãnh nông do xói mòn, nhưng tầng đất còn dày (> 50 cm), đất không có đá lộ, rất ít kết von. Thảm thực vật có độ che phủ khoảng 60%, có cấu trúc 3 tầng.

Tầng cây gỗ gồm những loài cây gỗ có chiều cao đến 5,0 - 6,5 m, tạo ra độ che phủ 25%, với chiều cao trung bình 5,50m và đường kính trung bình 8,10cm. Bên cạnh một số ít loài có tiềm năng kích thước lớn thuộc họ Dẻ (Fagaceae): Castanopsis armata, C.tessellata, Lithocarpus elegans…, còn phần lớn các loài cây gỗ trong tầng này là những loài có kích thước nhỏ hay trung bình như Muối (Rhus javanica), Sơn (Toxicodendron succedanea) (Anacardiaceae), Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinensis), Mò (Cryptocarya sp.), Màng tang (Litsea cubeba) (Lauraceae), Răng cưa (Carallia lancaefolia) (Rhizophoraceae); Nhựa ruồi (Ilex triflora) (Aquifoliaceae); Lọng bàng (Dillenia heterosepala) (Dilleniaceae); Trâm (Syzygium brachyatum) (Myrtaceae); Lá nến (Macaranga denticulata), Ba soi (Mallotus barbatus) (Euphorbiaceae), Chẹo (Engelhardtia roxburghiana) (Juglandaceae); Mán đỉa (Pithecellobium clypearia) (Fabaceae); Găng (Canthium horridum), Gạc hươu (Wendlandia glabrata)(Rubiaceae); Thàu táu (Aporosa microcalyx)...

Tầng cây bụi có chiều cao từ 2,5 - 3 m, với độ che phủ khoảng 30%. Trong các loài cây bụi, các loài các độ nhiều và độ gặp cao là Đồng tiền (Desmodium elegans), Thóc lép (Desmodium triquetrum) (Fabaceae); Bọt ếch (Glochidion velutinum) (Euphorbiaceae); Mua (Melastoma candidum), Mua bà (M.sanguineum) (Melastomaceae); Tu hú (Callicarpa longifolia); Trứng ếch (C. candicans)(Verbenaceae); Chua ngút (Embelia laeta), Đơn nem (Maesa perlaria)(Myrsinaceae); Dó (Rhamnoneuron balansae) (Thymeleaceae); Cò ke

Page 89: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

76

(Grewia paniculata) (Tiliaceae); Vú bò (Ficus heterophyllus) (Moraceae); Bươm bướm (Mussaenda sp.) (Rubiaceae)…Những loài cỏ có thân cao trong thảm thực vật này mọc rải rác, trong họ Lúa (Poaceae): Chè vè (Miscanthus floridulus), Chít (Thysanolaena maxima), Lau (Saccharum arundinaceum) và họ Cúc (Asteraceae): Cỏ lào (Eupatorium odoratum), nhưng có mật độ thấp.

Tầng cỏ quyết gồm các loài cây thảo khá phong phú. Phần lớn các loài cây thảo có chiều cao từ 50 - 100 cm. Các loài thường gặp: Guột (Dicranopteris linearis) (Gleicheniaceae), Thông đất (Lycopodium cernuum) (Lycopodiaceae); Tóc thần (Adiantum capillus - veneris), Vót (A. flabellulatum) (Adiantaceae); Cỏ đầu rìu (Floscopa glabratus), Thài lài (Commelina nudiflora) (Commelinaceae); Cỏ cung (Cyrtococcum patens), Cỏ lá tre (Centotheca lappaceae), Cỏ chỉ (Digitaria longiflora), Cỏ tranh (Imperata cylindrica) (Poaceae). Một số ít loài khác thuộc họ Chân xỉ (Dryopteridaceae), họ Dớn (Thelypteridaceae).

Thực vật ngoại tầng trong thảm thực vật này khá phong phú, thuộc nhiều họ khác nhau: Bìm bìm (Ipomoea pileata), Bạc thau (Argyreia capitata) (Convolvulaceae), Bòng bong (Lygodium conforme, L. flexuosum, L. microphyllum) (Lygodiaceae); Hà thủ ô (Streptocaulon juventas) (Asclepiadaceae); Cậm cang (Smilax lanceaefolia), Thổ phục linh (S. glabra) (Smilacaceae), Dây răng ngựa (Kadsura roxburghiana) (Schisandraceae), Dây đòn gánh (Gouania leptostachya) (Rhamnaceae).

4.3.1.3. Thảm cây bụi IC (có nguồn gốc sau canh tác nương rẫy ở phường Mông Dương)

Thảm thực vật phát triển trên nền đất khá mịn, không có đá lộ, độ dốc 220. Tầng cành khô lá rụng dày khoảng 2cm. Tầng đất còn dày trên 50cm. Cũng như thảm thực vật IC ở phường Quang Hanh, thảm thực vật này có độ che phủ chung khá cao (60%), sự phân tầng cũng không rõ ràng.

Tầng cây gỗ có độ cao 5,5 - 6,5 m, với độ che phủ khoảng 25%. Cây gỗ trong tầng này chủ yếu gồm các loài tiên phong, ưa sáng, mọc nhanh có kích thước nhỏ: Ba soi (Mallotus barbatus), Bùm bụp (M. apelta), Sau sau (Liquidambar formosana), Lá nến (Macaranga denticulata), Đom đóm (Alchornea rugosa), Bông bạc (Vernonia arborea), Hu đay (Trema orientalis), Me rừng (Phyllanthus emblica), Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinensis), Gạc hươu (Wendlandia glabrata),

Page 90: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

77

Thàu táu (Aporosa microcalyx)... Cây gỗ có chiều cao trung bình H = 5,29 m,

đường kính trung bình D 1.3 = 7,62 cm.

Tầng cây bụi có chiều cao đến 2,5 - 3m, độ che phủ khoảng 35%, thường gặp: Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Thanh hao (Baeckea frutescens) (họ Sim - Myrtaceae), Mua (Melastoma candidum), Mua bà (M. sanguineum) (họ Mua - Melastomaceae), Bọt ếch (Glochidion velutinum), Bù cu vẽ (Breynia fruticosa) (họ Thầu dầu - Euphorbiaceae), Kim tiền thảo (Desmodium styracifolium), Đồng tiền (D. elegans, D. pulchellum), Thóc lép (D. triquetrum)(họ Đậu - Fabaceae), Hoa dẻ (Desmos cochinchinensis), Na chuỗi hạt (Dasymaschalon rostaum) (họ Na- Annonaceae), Ké hoa đào (Urena lobata), Ké hoa vàng (Sida rhombifolia) (họ Bông - Malvaceae), Mâm xôi (Rubus alcaefolius), Ngấy (R. cochinchinensis) (họ Hoa hồng - Rosaceae), Ruột gà (Clematis chinensis), Dây ông lão (C. loureiriana) (họ Mao lương -Ranunculaceae), Đơn đỏ (Ixora coccinea), Bươm bướm (Mussaenda cambodiana) (họ Cà phê - Rubiaceae), Cò ke (Grewia sp.)(họ Đay Tiliaceae) và Trôm (Sterculia sp.) (họ

Trôm -Sterculiaceae)… Bên cạnh đó, còn có một số loài có chiều cao trên 150cm, thường mọc thành cụm: Cỏ lào (Eupatorium odoratum) (Họ Cúc - Asteraceae), Chè vè (Miscanthus floridulus), Chít (Thysanolaena maxima)(Họ Lúa - Poaceae).

Tầng cỏ quyết có số loài rất phong phú nhưng mọc thưa thớt, có chiều cao 50 - 80cm, phần lớn các loài trong họ Lúa (Poaceae): Cỏ lá tre (Centotheca lappacea), Cỏ lông lợn (Lophopogon intermedius), Cỏ rác (Microstegium ciliatum), Cỏ sâu róm (Setaria viridis), Cỏ chỉ (Eriachne pallescens), Cyrtococcum patens; họ Cúc (Asteraceae): Hy thiêm thảo (Siegesbeckia orientalis), Rau má lá rau muống (Emilia sonchifolia), Chỉ thiên (Elephantopus scaber), Bù xích (Ageratum conyzoides); họ Cói (Cyperaceae): Cói hoa xanh (Cyperus compressus), Scleria sp., Kyllinga brevifolia...và các loài khác thuộc nhóm thực vật không hạt: Adiantum caudatum, Dryopteris sp., Pteris multifida, Rẻ quạt (Belamcandra chinensis)...

Khác với rừng IIA, ở thảm cây bụi IC, dây leo thân gỗ không chỉ có ít loài, mà còn ít về số lượng cá thể, chủ yếu gồm các loài dây leo thân thảo thuộc họ Khoai lang (Convolvulaceae): Bạc thau (Argyreia acuta); Bìm bìm (Ipomoea pileata, I. angustifolia), họ Kim cang (Smilacaceae): Thổ phục linh (Smilax glabra), Cậm cang (S.lanceafolia, S. synandra, Smilax sp.) và họ Bòng bong (Lygodiaceae): Bòng bong

Page 91: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

78

(Lygodium microphyllum, L. flexuosum, L. conforme).

4.3.1.4. Thảm cây bụi IA (có nguồn gốc sau khai thác) ở phường Quang Hanh

Thảm thực vật cây bụi được hình thành sau khai thác ở phường Quang Hanh. Đất khá khô, bạc màu, nhiều đá lộ và nghèo dinh dưỡng.

Độ che phủ chung của thực vật rất thấp (khoảng 40%), với cấu trúc không gian đơn giản (chỉ có một tầng cây bụi và tầng cỏ), cây gỗ có mặt rải rác, với mật độ rất thấp (trung bình 123 cây/ha), không đủ để tạo thành tầng riêng biệt. Các loài cây gỗ tạo ra độ che phủ khoảng 20%. Cây gỗ chủ yếu là các loài ưa sáng, hạn sinh, có kích thước nhỏ (chiều cao phổ biến từ 3,0 - 3,5m, đường kính phổ biến từ 6,2 - 6,5cm. Các loài có độ gặp lớn: Me rừng (Phyllanthus emblica), Thàu táu (Aporosa microcalyx), Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinensis), Hoắc quang (Wendlandia paniculata), Sau sau (Liquidambar formosana),...

Tầng cây bụi có chiều cao 2,0 - 2,5 m, độ che phủ 30%. Một số loài cây bụi vừa có số lượng cá thể nhiều, vừa có tần số gặp cao: Mua (Melastoma candidum, M. sanguineum), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Đơn đỏ (Ixora coccinea), Ké (Sida rhombifolia, Urena lobata), Trinh nữ (Mimosa pudica), Bù cu vẽ (Breynia fruticosa), Thóc lép (Desmodium triquetrum), Mâm xôi (Rubus alceaefolius)...Ngoài ra, trong tầng này còn tồn tại một vài loài cây thân thảo có chiều cao tới 2,0 - 2,5m, thường mọc thành cụm rải rác: Cỏ lào (Eupatorium odoratum) (Họ Cúc - Asteraceae), Chè vè (Miscanthus floridulus), Chít (Thysanolaena maxima), Lau (Saccharum arundinaceum) (Họ Lúa - Poaceae).

Tầng cỏ quyết gồm phần lớn các loài thực vật thân thảo có chiều cao đến 60 – 80 cm như Cỏ chỉ (Eriachne pallescens); Cỏ rác (Microstegium ciliatum), Cỏ lá tre (Oplismenus sp., Centotheca lappacea), Hương bài (Vetiveria zizanioides), Cỏ chân nhện (Digitaria violescens, D. timorensis), Cỏ may (Chrysopogon aciculatus)(Họ Lúa -Poaceae), Rau má lá rau muống (Emilia sonchifolia), Chỉ thiên (Elephantopus scaber), Hy thiêm thảo (Siegesbeckia orientalis) (Họ Cúc - Asteraceae); Nhân trần (Acrocephalus indicus), Cứt lợn (Anisomeles indica) (Họ Hoa môi - Lamiaceae); Cói ba gân (Scleria biflora), Cyperus sp. (Họ Cói - Cyperaceae), Lạc tiên (Passiflora foetida) (Họ Lạc tiên - Passifloraceae)...

So với thảm thực vật IC và thảm thực vật rừng IIA, thảm thực vật này có

Page 92: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

79

nhiều khác biệt: Do đất bị thoái hóa mạnh, thảm thực này không tồn tại các loài thực vật thuộc thảo ưa ẩm, chịu bóng trong họ Ráy (Araceae), họ Gừng (Zingiberaceae), họ Dong riềng (Marantaceae)….Ngược lại, trong thảm thực vật này tồn tại nhiều loài thuộc thảo ưa sáng trong họ Lúa (Poaceae): Cỏ sâu róm (Setaria viridis, S. sphacelata), Cỏ củ (Lophatherum glacile), Cỏ rác (Microstegium ciliatum); họ Cói (Cyperaceae): Cỏ bạc đầu (Kyllinga odorata). Thực vật ngoại tầng không có dây leo thân gỗ mà chỉ gặp các loài dây leo thân thảo có kích thước nhỏ với chiều cao chỉ vào khoảng 2 - 3m trong họ Kim cang (Smilacaceae): Thổ phục linh (Smilax glabra), Cậm cang (S.lancaefolia), Khúc khắc (Heterosmilax gaudichaudiana); họ Khoai lang (Convolvulaceae): Bìm bìm (Ipomoea pileata, I. anguslifolia), Bạc thau (Argyreia capitata); họ Cà phê (Rubiaceae): Dạ cẩm (Hedyotis capitellata) và họ Bòng bong (Lygodiaceae): Bòng bong (Lygodium conforme, L. microphyllum, L. flexuosum).

4.3.1.5. Thảm câybụi IA (có nguồn gốc sau khai thác) ở phường Cẩm Phú

Thảm thực vật này có nguồn gốc từ thảm thực vật rừng do khai thác quá mức tài nguyên rừng để đáp ứng nhu cầu về gỗ, củi của người dân. Thảm thực vật nằm trên nền đất có độ dốc 210.tại phường Cẩm Phú. Đất có sự biểu hiện thoái hóa mạnh, nhiều chỗ trơ sỏi đá, sinh khối cành khô lá rụng rất thấp, lớp thảm mục không liên tục, tầng mùn rất mỏng, có dấu hiệu xói mòn mạnh (xuất hiện nhiều rãnh sâu do dòng chảy trên bề mặt đất), tồn tại nhiều kết von trên tầng mặt.

Độ che phủ chung của thảm thực vật khoảng 35%, với cấu trúc một tầng cây bụi và tầng cỏ quyết. Cây gỗ có mặt rải rác, với mật độ rất thấp, không tạo thành tầng (trung bình 225 cây/ ha), độ tàn che 0,1 - 0,15. Chiều cao phổ biến của cây gỗ là 3,0 - 3,5 m, đường kính phổ biến là 6,0 - 6,5 cm, thường gặp loài Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinensis), Gạc hươu (Wendlandia glabrata), Me rừng (Phyllanthus emblica), Tổ kén (Helicteres hirsuta) và Mò (Cryptocarya sp.)....

Tầng cây bụi có chiều cao 2,0 - 2,5m, với các loài cây bụi có mật độ lớn (trung bình 5300 cây/ ha), nhưng cũng chỉ tạo ra độ che phủ khoảng 30%, với một số loài có mức độ ưu thế cao: Mua (Melastoma candidum, M. sanguineum), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Trinh nữ (Mimosa pudica), Thóc lép (Desmodium triquetrum), Bù cu vẽ (Breynia fruticosa), Đơn đỏ (Ixora coccinea) và một số loài

Page 93: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

80

thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Nho (Vitaceae), họ Bông (Malvaceae).. Bên cạnh các loài cây bụi, cũng có một số loài cỏ có chiều cao 1,5 – 2,0 m mọc thưa thớt thuộc họ Cúc (Asteraceae), họ Lúa (Poaceae) như Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Chè vè (Miscanthus floridulus), Chít (Thysanolaena maxima), Lau (Saccharum arundinaceum)...

Tầng cỏ quyết có chiều cao khoảng 70 – 90 cm, hầu hết là các loài ưa sáng, hạn sinh thuộc họ Cúc (Asteraceae), họ Lúa (Poaceae), họ Cói (Cyperaceae): Chỉ thiên (Elephantopus scaber), Hy thiêm thảo (Siegesbeckia orientalis), Cỏ chân nhện (Digitaria violescens, D.timorensis), Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Cỏ rác (Microtegium ciliatum).... Nhiều loài cây thân thảo khá phổ biến ở rừng IIA, nhưng không thấy ở thảm thực vật này như các loài trong họ họ Thài lài (Commelinaceae), họ Gừng (Zingiberaceae) hay họ Lúa: Vầu (Bambusa nutans), Tre dóc (Bambusa sp.)...

Mặc dù, trong thảm thự vật này, các loài dây leo khá phong phú nhưng không có dây leo thân gỗ, các loài dây leo thường gặp: các loài Cậm cang (Smilax lanceafolia, S. perfoliata) thuộc họ Kim cang (Smilacaceae), các loài Bìm bìm (Ipomoea pileata, I. anguslifolia), Bạc thau (Argyreia capitata) thuộc họ Khoai lang (Convolvulaceae), Hà thủ ô (Streptocaulon juventas) thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae), Sắn dây rừng (Pueraria montana), Đậu dại (Mucuna sp.) trong họ Đậu (Fabaceae):...

4.3.1.6. Thảm cây bụi IA (có nguồn gốc sau canh tác nương rẫy) ở phường Mông Dương

Trong thảm thực vật này, độ che phủ chung của thực vật rất thấp (khoảng 40%). Cây gỗ có mặt rải rác, với mật độ rất thấp (trung bình 331cây/ha), không tạo thành tầng, chủ yếu là các loài ưa sáng, hạn sinh, có kích thước nhỏ: Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinensis), Me rừng (Phyllanthus emblica), Thàu táu (Aporosa microcalyx), hoắc quang (Wendlandia paniculata), Sau sau (Liquidambar formosana),...Thảm thực vật có cấu trúc 2 tầng.

Tầng cây bụi có chiều cao 2,0 - 2,5 m, với độ che phủ 30%. Một số loài cây bụi thường gặp: Mua (Melastoma candidum, M. sanguineum), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mâm xôi (Rubus alceaefolius), Đơn đỏ (Ixora coccinea), Ké (Sida rhombifolia, Urena lobata), Trinh nữ (Mimosa pudica), Bù cu vẽ (Breynia

Page 94: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

81

fruticosa), Thóc lép (Desmodium triquetrum),,...

Tầng cỏ quyết trong thảm thực vật này mọc khá thưa thớt, phần lớn chúng có chiều cao đến 70 - 80 cm như Cỏ rác (Microstegium ciliatum), Cỏ lá tre (Oplismenus sp., Centotheca lappacea), Cỏ chỉ (Eriachne pallescens); Hương bài (Vetiveria zizanioides), Cỏ chân nhện (Digitaria violescens, D. timorensis), Cỏ may (Chrysopogon aciculatus) (Họ Lúa - Poaceae), Rau má lá rau muống (Emilia sonchifolia), Chỉ thiên (Elephantopus scaber), Hy thiêm thảo (Siegesbeckia orientalis) (Họ Cúc - Asteraceae); Nhân trần (Acrocephalus indicus), Cói ba gân (Scleria biflora), Cyperus sp. (Họ Cói - Cyperaceae), Lạc tiên (Passiflora foetida) (Họ Lạc tiên - Passifloraceae)...

4.3.1.7. Thảm cỏ cao (có nguồn gốc sau canh tác nương rẫy) ở xã Dương Huy

Ở thành phố Cẩm Phả, thảm cỏ có diện tích rất nhỏ. Trong đó, chủ yếu là các thảm cỏ cao cây họ Lúa (Poaceae). Các thảm cỏ thấp (thường có chiều cao không quá 1,0m) thường chỉ tạo thành diện tích nhỏ, không thể đặc trưng cho một kiểu thảm thực vật.

Thảm cỏ cao dạng lúa ở xã Dương Huy, thành phố Cẩm Phả có độ che phủ chung 100%, được hình thành trực tiếp từ thảm cây bụi, có nguồn gốc sau quá trình canh tác nương rẫy (thảm thực vật không được bảo vệ, tiếp tục bị khai thác củi và bị đốt nhiều lần). Thảm thực vật phát triển trên nền đất thoái hóa khá mạnh: đất khô, độ dốc 200. Ngoại mạo của thảm cỏ cao thay đổi khá rõ theo mùa (thảm cỏ cao phát triển tốt và có sinh khối lớn vào mùa mưa, còn vào mùa đông, nhiều loài thân thảo kết thúc việc ra hoa và bắt đầu tàn lụi). Hiện tại, thảm cỏ này được phát triển tự nhiên, không chịu sự can thiệp của con người. Thảm cỏ có chiều cao đến 2,5m, với cấu trúc 2 tầng.

Tầng trên cùng gồm những loài có chiều cao đến 2,5m. Đây là tầng ưu thế sinh thái, chủ yếu gồm các loài thực vật thuộc thảo họ Lúa: Chè vè (Miscanthus floridulus), Lau (Saccharum arundinaceum), Chít (Thysanolaena maxima). Đôi khi, các loài này mọc xen với một số loài cây gỗ ưa sáng, mọc nhanh: Ba bét (Mallotus paniculatus), Ba soi (Macarnga deticulata), Bời lời (Litsea verticllata, L. umbellata), Màng tang (Litsea cubeba).

Page 95: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

82

Tầng dưới có độ cao đến 80 - 100 cm, bao gồm các loài thân thảo chiếm ưu thế như Cỏ lào (Chromolaena odorata), Cỏ tranh (Imperata cylindrica) và một số loài cây bụi hoặc cây gỗ tái sinh thuộc họ Cà phê (Rubiaceae), họ Long não (Lauraceae) và họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Bông (Malvaceae), họ Mua (Melastomaceae) mọc rải rác, với độ che phủ không quá 30%: Găng (Randia sp.), Bộp lông (Actinodaphne pilosa), Bời lời (Litsea glutinosa), Bọ nẹt (Alchornea rugosa), Màng tang (Litsea cubeba), Thàu táu (Aporosa microcalyx), Ké hoa vàng (Sida rhombifolia), Mua (Melastoma candidum, M. sanguineum),…Khác với tầng trên, các loài thuộc thảo trong tầng này có độ che phủ và mật độ rất thấp. Thường gặp các loài trong họ Guột (Gleicheniaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Lúa (Poaceae) và họ Cói (Cyperaceae): Guột (Dicranopteris linearis), Hy thiêm thảo (Siegesbeckia orientalis), Cỏ vừng (Urochloa reptans), Cỏ sâu róm (Setaria sphacelata), Cói hoa xanh (Cyperus compressus), Cói cạnh (Mariscus compactus)…

Trong thảm cỏ cao, thực vật ngoại tầng chỉ gồm một số ít loài thuộc thảo: Bòng bong (Lygodium flexuosum, L. microphyllum ), Sắn dây rừng (Pueraria montana), Bìm bìm (Ipomoeapileata), Tơ xanh (Cassytha filiformis)…

4.3.1.8. Rừng trồng trên nền thảm cây bụi

Xét về chi tiết, nhiều lâm phần rừng trồng có thể khác nhau về thành phần thực vật và thổ nhưỡng, nhưng các lâm phần này có cùng mục đích và các loài cây trồng đều được trồng trên nền thảm cây bụi có mức độ thoái hóa cao, nên về cơ bản các loại rừng trồng ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh có cấu trúc giống nhau. Thảm thực vật có hai tầng rõ rệt.

Tầng cây gỗ (cây trồng) có độ che phủ của thảm thực vật và kích thước các loài cây trồng (chiều cao và đường kính) tùy thuộc vào loài cây trồng và tuổi của lâm phần. Ở những rừng trồng Keo, Bạch đàn 1 - 2 tuổi, độ che phủ của các loài cây trồng chỉ vào khoảng 20%. Tuy nhiên, ở những rừng Keo 6 - 7 tuổi, độ che phủ của cây trồng có thể đạt 60%.

Tầng cây bụi có chiều cao 2,0 - 2,5 m, với độ che phủ và chiều cao khá biến động (ở một số rừng trồng, người ta tiến hành loại bỏ bớt cây bụi, dây leo để giúp cây trồng phát triển tốt). Các loài thường gặp: Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Trinh nữ (Mimosa pudica), Thóc lép (Desmodium triquetrum), Bù cu vẽ (Breynia

Page 96: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

83

fruticosa), Đơn đỏ (Ixora coccinea), Mua (Melastoma candidum, M. sanguineum)... Trong tầng này, còn có một số loài mọc thành cụm như các loài cỏ cao họ Lúa (Poaceae): Chít (Thysanolaena maxima), Lau (Saccharum arundinaceum), Chè vè (Miscanthus floridulus) hay họ Cúc – Asteraceae: Cỏ lào (Eupatorium odoratum).

Các loài thuộc thảo khác có chiều cao khoảng 70 - 80 cm, không tạo thành tầng, gồm những loài ưa sáng, hạn sinh thuộc họ Cúc (Asteraceae), họ Cói (Cyperaceae), họ Lúa (Poaceae): Hy thiêm thảo (Siegesbeckia orientalis), Chỉ thiên (Elephantopus scaber), Cỏ chân nhện (Digitaria violescens, D.timorensis), Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Cỏ rác (Microtegium ciliatum)...

Số lượng các loài dây leo khá phong phú: Cậm cang (Smilax lanceafolia, S. perfoliata) (họ Kim cang - Smilacaceae), các loài Bìm bìm (Ipomoea pileata, I. anguslifolia), Bạc thau (Argyreia capitata) (họ Khoai lang - Convolvulaceae), Hà thủ ô (Streptocaulon juventas) (họ Thiên lý - Asclepiadaceae), Sắn dây rừng (Pueraria montana), Đậu dại (Mucuna sp.) (họ Đậu - Fabaceae).

Đối chiếu với tiêu chuẩn khoanh nuôi phục hồi rừng đối với rừng sản xuất theo Quyết định số 46/2007/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT[14] và theo Điều 7, Mục 2b, Quy phạm phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ban hành ngày 4 tháng 11 năm 1998 (QPN 21 - 98)[9], thì có thể nhận định rằng, rừng IIA ở phường Mông Dương về cơ bản đã đạt được tiêu chuẩn thành rừng.

Khác với cấu trúc của kiểu thảm cây bụi, rừng IIA đã bắt đầu có sự phân hóa tầng rõ rệt (xuất hiện tầng ưu thế sinh thái), gồm phần lớn là các loài cây gỗ tiên phong ưa sáng.

Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2004)[121], đặc điểm tái sinh ở hệ sinh thái rừng thứ sinh nước ta thường có tổ thành loài cây phong phú, do nguồn giống tích lũy trong đất và do khả năng phát tán hạt giống có hiệu quả. Tuy nhiên, trong thảm thực vật ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, hiện tượng nảy mầm “đồng thời” (do rừng IIA có nguồn gốc từ việc canh tác nương rẫy) tạo ra một thế hệ hệ sinh thái rừng tiên phong có thành phần loài đơn giản, tương đối đều tuổi. Ngoài ra, ở rừng IIA, các loài cây gỗ ưa bóng (thường là các loài có giá trị kinh tế cao) còn chiếm tỷ lệ khá thấp.

Page 97: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

84

Trong rừng IIA và các thảm cây bụi IC, còn xuất hiện một số loài cây gỗ như các loài Dẻ (Castanopsis armata, C. tessellata, Lithocarpus sp.), Xoan đào (Pygeum arborea), thậm chí có cả Lim (Erythrophloeum fordii). Tuy nhiên, phần lớn các chỉ tiêu lâm học của thảm thực vật IIA và thảm thực vật cây bụi IC còn có sự chênh lệch khá xa rừng tự nhiên. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu này còn thể hiện tính ổn định của thảm thực vật chưa cao.

Ngoại trừ rừng IIA tạo ra “hoàn cảnh rừng” (độ che phủ lớn, ngăn cản sự

chiếu sáng trực tiếp, làm tăng độ ẩm, giảm nhiệt độ trong rừng) và có khả năng

phòng hộ tương đối tốt (hạn chế xói mòn, rửa trôi, làm tăng độ phì nhiêu cho đất),

còn các kiểu thảm thực vật khác ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (đặc biệt là

kiểu thảm thực vật IA) có độ che phủ thấp, với cấu trúc không gian rất đơn giản.

Mặc dù ở các địa điểm nghiên cứu cách nhau khá xa, nhưng các thảm thực

vật cây bụi IA có những đặc điểm giống nhau:

- Tầng đất mỏng (thường chỉ dày 30 cm), đất khô cằn, nhiều kết von. Những

điều kiện này đã hạn chế sự phát triển của nhiều loài cây gỗ và cây bụi, mà thường chỉ

tồn tại các loài ưa sáng, hạn sinh có khả năng sống trên môi trường đất thoái hóa cao.

- Thảm thực vật cây bụi IA có số loài cây gỗ rất thấp, các loài cây gỗ thường

gặp trong họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Long não (Lauraceae), các loài cây bụi

lại tập trung nhiều ở họ Đậu (Fabaceae), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), họ Mua

(Melastomaceae). Ngược lại, tuy mọc thưa thớt, độ che phủ thấp, nhưng thực vật

thân thảo ở thảm thực vật này lại số loài khá phong phú.

- Theo mức độ thoái hóa của thảm thực vật và sự xuống cấp của các yếu tố

của môi trường, thì mức độ ưu thế của các loài thực vật càng rõ. Trong những loài

ưu thế của thảm thực vật cây bụi IA, có một số loài chỉ thị cho đặc điểm môi trường

đất chua, khô cằn và nghèo dinh dưỡng: Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Thanh hao

(Baeckea frutescens), Mua (Melastoma candidum), Mua bà (M. sanguineum), Thóc

lép (Desmodium triquetrum)…Như vậy, dấu hiệu thoái hóa trong thảm cây bụi IA

không chỉ thể hiện về các chỉ tiêu của đất đai, mà còn biểu hiện ở các chỉ tiêu về chế

độ tiểu khí hậu, nên các loài thực vật sống ở đây có những khả năng thích nghi đặc

biệt với những thời gian bất lợi trong năm: Các kiểu dạng sống Cây một năm

Page 98: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

85

(Theophytes), Cây chồi nửa ẩn (Hemicriptophytes), Cây chồi ẩn (Criptophytes)...

- Nhìn chung, các thảm thực vật cây bụi IA có các điều kiện khá đồng nhất,

nên các số liệu điều tra trong các ô nghiên cứu không có sự khác biệt đáng kể (mật

độ, cấu trúc, sinh khối, thành phần loài…).

4.3.2. Cấu trúc theo mặt phẳng ngang

4.3.2.1. Kiểu phân bố trên mặt đất của cây gỗ trong một số kiểu thảm thực vật

Trong quá trình diễn thế của các quần xã thực vật, luôn kèm theo sự thay đổi

về cấu trúc không gian (theo chiều thẳng đứng và theo mặt phẳng ngang). Kiểu

phân bố của các cá thể thực vật trong thảm thực vật là một trong những đặc

trưng quan trọng. Trong đề tài này, chúng tôi xác định sự thay đổi về cấu trúc

không gian theo chiều nằm ngang của các loài cây gỗ trong một số kiểu thảm thực

vật. Việc nghiên cứu kiểu phân bố của các loài cây gỗ có thể xác định được mức độ

gay gắt trong cạnh tranh sinh học cùng loài và khác loài giữa các cá thể trong quần

xã. Bởi vì, sự phân bố này liên quan mật thiết đến sự phân bố về nguồn sống trong

hệ sinh thái (không gian sống, ánh sáng, chế độ nước và chất dinh dưỡng trong

đất…).

Xác định kiểu phân bố trên mặt đất của cây gỗ trong các thảm thực vật bằng

việc sử dụng phương pháp kiểm tra mức độ sai khác giữa số trung bình khoảng cách

từ một cây được chọn ngẫu nhiên đến các cây gần nhất với trị số bình quân lý thuyết

(theo Nguyễn Thế Hưng)[60]. Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng tiêu chuẩn U

của phân bố chuẩn để đánh giá:U = 26136,0

n).5,0.x(

Nếu U 1,96: phân bố ngẫu nhiên, U > 1,96: phân bố cách đều; U < - 1,96:

phân bố cụm.

Trong đó, n: Số khoảng cách giữa 2 cây; x: Trị số trung bình giữa các lần đo;

λ : Mật độ cây gỗ trên một m2 (cây/m2) = 10000

(Ncây/ha)

Trong các thảm thực vật, cây gỗ có hai kiểu phân bố trên mặt phẳng ngang:

Page 99: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

86

Phân bố ngẫu nhiên và phân bố cụm. Cây gỗ trong thảm thực vật rừng IIA, trong

thảm cây bụi IA và trong thảm cỏ cao được phân bố ngẫu nhiên, còn trong thảm cây

bụi IC, chúng có kiểu phân bố cụm (Bảng 4.11). Kết quả tính toán được trình bày cụ

thể ở Phụ lục 13.

Bảng 4.11: Kiểu phân bố trên mặt đất của các loài cây gỗ trong các thảm thực vật ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

TT Thảm thực vật Mật độ (cây/ha)

U Kiểu phân bố

của cây gỗ

1 Rừng IIA (Mông Dương) 819 1,9299 Ngẫu nhiên

2 Thảm cây bụi IC (Quang Hanh) 703 -1,9568 Cụm

3 Thảm cây bụi IC (Mông Dương) 691 -1,9802 Cụm

4 Thảm cây bụi IA (Quang Hanh) 123 1,2941 Ngẫu nhiên

5 Thảm cây bụi IA (Cẩm Phú) 225 0,7427 Ngẫu nhiên

6 Thảm cây bụi IA (Mông Dương) 331 1,9269 Ngẫu nhiên

7 Thảm cỏ cao (Dương Huy) 211 1,9257 Ngẫu nhiên

4.3.2.2.Phân tích sự biến đổi về cấu trúc của các thảm thực vật trong quá trình diễn thế

Về lý thuyết, thảm thực vật cây bụi thứ sinh nhân tác có thể diễn thế theo các chiều hướng khác nhau (Diễn thế đi lên: phục hồi rừng. Diễn thế suy thoái: Hình thành thảm thực vật có mức độ thoái hóa cao hơn, có thể không trở lại được trạng thái ban đầu).

Mặc dù thảm thực vật cây bụi IC ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh có nhiều loài cây gỗ tiên phong ưa sáng sống tạm cư như Lá nến (Macaranga denticulata), Ba soi (Mallotus barbatus), Bùm bụp (Mallotus apelta), Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinensis), Thàu táu (Aporosa microcalyx)..., nhưng các loài cây bụi có mật độ cao, tạo thành tầng ưu thế sinh thái. Trong khi cây gỗ có mật độ thấp, độ tàn che không vượt quá 0,3. Các loài thực vật thân thảo chủ yếu là các loài ưa sáng trong họ Lúa (Poaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Cói (Cyperaeae), chưa thấy xuất hiện các

Page 100: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

87

loài thân thảo ưa bóng.

Xét về thành phần thực vật, rừng IIA có thành phần loài cây gỗ chưa cao, tính ưu thế của một số loài, đặc biệt các loài ưa sáng, mọc nhanh thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Cà phê (Rubiaceae) còn thể hiện rõ. Tuy nhiên, thành phần loài cây gỗ ở rừng IIA phong phú hơn thảm thực vật cây bụi IC (phường Quang Hanh và phường Mông Dương) (Phụ lục 6). Ngoài ra, ở rừng IIA đã xuất hiện một số loài thực vật chịu bóng có kích thước trung bình và nhỏ như Bứa (Garcinia oblongifolia), Răng cưa (Carallia laceafolia)... hoặc những loài có tiềm năng kích thước lớn như Bông bạc (Vernonia arborea), Sòi (Sapium Sebiferum), Lim xẹt (Peltophorum dasyrrachis), Dẻ gai (Castanopsis armata), Dẻ cau (Lithocarpus fenestratus)…Sự phân bố của cây gỗ khá đều trên mặt phẳng ngang.

Xét về cấu trúc không gian, so với thảm cây bụi IC, rừng IIA không chỉ có

cấu trúc phức tạp hơn (4 tầng), mà còn khác biệt về một số đặc điểm thuộc về tiêu

chí quan trọng trong phân loại thảm thực vật: độ che phủ cao hơn, tầng ưu thế sinh

thái thuộc về tầng cây gỗ.

Ở thảm cây bụi IC (có nguồn gốc sau khai thác, sau canh tác nương rẫy), độ che

phủ của thảm thực vật chỉ khoảng 60 - 65 %, cây gỗ có kích thước và mật độ không

lớn, nên chưa có sự cạnh tranh gay gắt về không gian dinh dưỡng (ánh sáng và chất

dinh dưỡng trong đất), giữa các cá thể các loài cây gỗ chủ yếu là quan hệ hỗ trợ, cây gỗ

có kiểu phân bố cụm. Tuy nhiên, khi có sự thay đổi về kiểu thảm thực vật theo chiều

hướng tích cực (hình thành rừng IIA), thì tất yếu xảy ra hiện tượng tỉa thưa tự nhiên,

làm cho sự phân bố cấu trúc của cây gỗ đã có sự thay đổi (kiểu phân bố cụm chuyển

sang kiểu phân bố ngẫu nhiên).

Ở thành phố Cẩm Phả, khi rừng tự nhiên bị con người tàn phá liên tục,

với cường độ lớn, sẽ hình thành những thảm thực vật có mức độ thoái hóa rất

cao (thảm thực vật cây bụi IA và thảm cỏ cao). Do cường độ ánh sáng mạnh,

nhiệt độ cao đã làm tăng cường độ hô hấp và giảm cường độ quang hợp, nên

mật độ các loài cây gỗ không chỉ bị giảm sút, mà kiểu phân bố của chúng cũng

có sự thay đổi (Bảng 4.11).

Page 101: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

88

Do mức độ thoái hóa cao, khả năng phục hồi kém, thảm thực vật cây bụi IA

không chỉ giữ nguyên hình thái, cấu trúc, thành phần loài cây gỗ cũng không có sự

thay đổi, mà còn duy trì luôn cả kiểu phân bố trên mặt phẳng ngang (kiểu phân bố

ngẫu nhiên).

Như vậy, mức độ thoái hoá của thảm thực vật ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh

Quảng Ninh được thể hiện rất rõ qua hình thái, cấu trúc của thảm thực vật:

- Nếu như rừng IIA và thảm cây bụi IC có độ che phủ khá cao, cấu trúc không gian theo chiều thẳng đứng khá phức tạp, thì thảm cây bụi IA, thảm cỏ cao và các loại rừng trồng có độ che phủ rất thấp (40 - 60%), với cấu trúc không gian theo chiều thẳng đứng rất đơn giản (2 tầng).

- Thảm thực vật rừng IIA có tầng ưu thế sinh thái là tầng cây gỗ, còn ở các thảm thực vật khác, tầng ưu thế sinh thái là tầng cây bụi hoặc các loài thuộc thảo, các loài cây gỗ có mật độ thấp, độ tàn che không vượt quá 0,3. Trong các thảm thực vật cây bụi, thảm cỏ cao và các loại rừng trồng chủ yếu là các loài cây gỗ tiên phong ưa sáng, mọc nhanh, có kích thước nhỏ và trung bình, tính ưu thế cao, có khả năng sống ở nơi có ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao, trên đất chua, nghèo dinh dưỡng, với những đặc điểm thích nghi đặc biệt (thích nghi về hình thái, cấu tạo, về sinh lý và về chu trình sống…).

4.4. Khả năng tái sinh của các loài cây gỗ trong các thảm thực vật tự nhiên

Trong Sinh thái học và Lâm học, việc nghiên cứu khả năng tái sinh của các thảm thực vật có ý nghĩa quan trọng. Đối với các thảm thực vật có xu hướng diễn thế thành hệ sinh thái rừng, việc nghiên cứu tái sinh của các loài cây gỗ thực chất là nghiên cứu quá trình diễn thế của quần xã. Do đó, các chỉ tiêu nghiên cứu tái sinh được coi là “thước đo tiềm lực phục hồi rừng”.

Xét cho cùng, các loài cây gỗ đều có thể tái sinh, nếu trong môi trường hội tụ đủ các yếu tố sau: (+) Điều kiện đất đai, tiểu khí hậu phù hợp với biên độ thích nghi sinh thái của loài; (+) Có nguồn gieo giống (hạt giống từ cây mẹ tại chỗ hoặc được phát tán nhờ gió, nhờ nước, nhờ sinh vật hoặc tái sinh chồi từ gốc cây mẹ). Loài cây gỗ nào thỏa mãn được cả các yêu cầu trên, sẽ xuất hiện trong thế hệ cây tái sinh. Tuy nhiên, để cây gỗ tái sinh có thể sinh trưởng và tồn tại trong tổ thành cây gỗ là cả một quá trình thích nghi và đấu tranh sinh tồn để có thể chiếm lĩnh không gian dinh dưỡng. Trong các

Page 102: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

89

nhân tố sinh thái, thì độ tàn che của thảm thực vật là nhân tố quan trọng trong việc hình thành tiểu hoàn cảnh rừng, nó có ảnh hưởng sinh trưởng và phát triển của các thành phần sinh vật, đặc biệt là tập đoàn cây tái sinh.

Ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, ngoại trừ rừng IIA và thảm cây bụi IC, còn các thảm thực vật khác, cây gỗ có mật độ không đáng kể. Chúng tôi không đặt ra việc nghiên cứu khả năng tái sinh của các loài cây gỗ dưới tán rừng trồng vì mục đích và các hoạt động trồng rừng ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh không hướng tới phát triển thảm thực vật tự nhiên. Ngoài ra, ở rừng trồng, cây bụi và cây gỗ tái sinh thường xuyên bị tác động bởi con người khi quá trình xử lý thực bì. Vì vậy, đề tài chỉ quan tâm đến khả năng tái sinh tự nhiên của rừng IIA và thảm cây bụi IC, với một số chỉ tiêu quan trọng nhất (mật độ cây tái sinh, tổ thành loài cây tái sinh).

4.4.1. Mật độ cây gỗ tái sinh

Khi nghiên cứu quá trình phục hồi rừng nói riêng và xu hướng diễn thế của thảm thực vật nói chung, thì mật độ cây gỗ tái sinh được coi là chỉ tiêu quan trọng bậc nhất.

Rừng IIA và thảm thực vật cây bụi IC ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh thuộc hai kiểu thảm thực vật có mức độ thoái hóa khác nhau, nhưng mật độ cây gỗ tái sinh ở hai kiểu thảm thực vật này có sự khác nhau không nhiều. Mật độ trung bình của cây gỗ tái sinh ở rừng IIA là 5217 cây/ha, ở thảm thực vật cây bụi IC là 4267 - 4867 cây/ha (Phụ lục 14).

Nhìn chung, mật độ cây gỗ tái sinh ở rừng IIA và thảm cây bụi IC ở thành phố Cẩm Phả không quá cao và không qúa thấp (Kết quả nghiên cứu của Trần Đình Lý: Rừng nghèo kiệt ở đảo Kế Bào (tỉnh Quảng Ninh), cây tái sinh có mật độ 3640 cây/ha. Kết quả nghiên cứu của Lê Trọng Cúc, Phạm Hồng Ban: Thảm thực vật sau nương rẫy ở huyện Con Cuông (Nghệ An) có từ 502 - 522 cây tái sinh/ha. Còn theo Hà Văn Tuế: Mật độ cây tái sinh trong thảm thực vật trên đất sau nương rẫy tại Kon Hà Nừng (Tây Nguyên) có thể đạt tới 18.780 cây/ha) (theo Nguyễn Thế Hưng, 2003)[60].

Sự ít biến động này không chỉ thể hiện ở mật độ trung bình, mà còn thể hiện ở các chỉ tiêu cực trị (mật độ cây tái sinh thấp nhất và cao nhất trong các ô nghiên cứu)(Phụ lục 14). Ở rừng IIA, ô có số cây tái sinh trong 5 ô dạng bản (nằm

Page 103: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

90

trong ô tiêu chuẩn) nhiều nhất là 14 cây (tương ứng 7000 cây/ha), ô có số cây ít nhất là 6 cây (tương ứng 3000 cây/ha). Ở thảm cây bụi IC (phường Quang Hanh), ô có số cây nhiều nhất là 13 cây (tương ứng 6500 cây/ha), ô có số cây ít nhất là 6 cây (tương ứng 3000 cây/ha). Ở thảm cây bụi IC (phường Mông Dương), ô có số cây nhiều nhất là 13 cây (tương ứng 6500 cây/ha), ô có số cây ít nhất là 5 cây (tương ứng 2500 cây/ha) (Bảng 4.12, Hình 4.5).

Bảng 4.12: Sự phân bố cây gỗ tái sinh trong các ô nghiên cứu của thảm thực vật rừng IIA và thảm cây bụi IC ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Thảm thực vật Số cây tái sinh / OTC (gồm 5 ô dạng bản 4m2)

Tổng số ô 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

Rừng IIA

1 1 2 4 8 6 4 2 2 30

Thảm cây bụi IC (Quang Hanh)

1 2 4 7 6 5 3 2

30

Thảm cây bụi IC (Mông Dương) 1 2 4 10 6 3 2 1 1

30

Hình 4.5: Số cây gỗ tái sinh trong các ô nghiên cứu của thảm thực vật rừng IIA và thảm cây bụi IC ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Điều đáng nói là, thảm cây bụi IC và thảm cây bụi IA ở phường Quang Hanh

có chung nguồn gốc từ thảm thực vật rừng, vị trí cạnh nhau, đều có điều kiện thuận

0

2

4

6

8

10

12

5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

Số ô

Số cây gỗ tái sinh/ô

Rừng II A

Thảm cây bụi IC (QH)

Thảm cây bụi IC (MD)

Page 104: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

91

lợi về nguồn gieo giống, nhưng mức độ tác động và sự bảo vệ của con người khác

nhau, dẫn đến điều kiện thổ nhưỡng và chế độ tiểu khí hậu có sự khác biệt lớn, nên

sự phân hóa về khả năng tái sinh của các thảm thực vật này rất lớn.

4.4.2. Tổ thành loài trong lớp tái sinh tự nhiên

Như trên đã nói, việc xác định mật độ cây tái sinh trong quá trình nghiên cứu khả năng phục hồi rừng của thảm thực vật là rất cần thiết. Tuy nhiên, xu hướng và tốc độ diễn thế chỉ có thể xác định được thông qua việc nghiên cứu tổ thành loài thực vật.

Khác với thảm cây bụi IC, cây gỗ tái sinh ở rừng IIA ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh không chỉ có mật độ lớn hơn, mà còn có thành phần loài phức tạp hơn. Nếu như ở thảm cây bụi IC, phần lớn cây gỗ tái sinh tiên phong tạm thời, ưa sáng, gỗ có phẩm chất kém, cây có kích thước nhỏ và trung bình chiếm mật độ cao: Ba soi (Mallotus barbatus), Lá nến (Macaranga denticulata), Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinensis), Thàu táu (Aporosa microcalyx), Chẹo (Engelhardtia roxburghiana), Trâm (Syzygium brachyatum)…, thì ở rừng IIA có thành phần nhóm sinh thái khá đa dạng, có cả các loài có nhu cầu ánh sáng không lớn như Lọng bàng (Dillenia heterosepala), Lim xẹt (Pelthophorum pterocarpum), Trám trắng (Canarium album), các loài trong họ Dẻ - Fagaceae (Castanopsis armata, Lithocarpus corneus) và có cả các loài ưa sáng như Sau sau (Liquidambar formosana), Lá nến (Macaranga denticulata), Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinensis), Thàu táu (Aporosa microcalyx), Ba soi (Mallotus barbatus)... So với thảm cây bụi IC, rừng IIA có các điều kiện sinh thái cơ bản (thổ nhưỡng và tiểu khí hậu) đã được cải thiện, vì vậy tỷ lệ những loài cây gỗ ưa sáng, mọc nhanh có kích thước nhỏ giảm đáng kể, thay vào đó là các loài cây gỗ có kích thước trung bình và kích thước lớn, tính chịu bóng tăng lên.

Tổ thành loài trong lớp tái sinh ở rừng IIA (phường Mông Dương) được xác định (theo hệ số 10) như sau:

18 loài: 1,8 Bùm bụp +1,5 Lọng bàng + 1,4 Thàu táu + 1,2 Chẹo + 0,6 Dẻ đỏ + 0,6 Thành ngạnh + 0,5 Dẻ cau + 0,5 Me rừng + 1,9 các loài khác.

Đối với thảm thực vật cây bụi IC, một số loài cây gỗ tái sinh điển hình cho giai đoạn tiên phong của quá trình phục hồi như Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinensis), Chẹo (Engelhardtia roxburghiana), Trâm (Syzygium brachyatum),

Page 105: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

92

Thàu táu (Aporosa microcalyx), Ba soi (Mallotus barbatus), Lá nến (Macaranga denticulata) có mật độ lớn và chiếm ưu thế. Trong thảm cây bụi IC sau khai thác (phường Quang Hanh) và sau canh tác nương rẫy (phường Mông Dương), cây gỗ tái sinh phần lớn vẫn là cây tiên phong ưa sáng:

Tổ thành loài trong lớp tái sinh ở thảm cây bụi IC (phường Quang Hanh):

13 loài: 1,9 Thành ngạnh + 1,8 Chẹo + 1,6 Thàu táu + 1,3 Màng tang + 0,9 Ba soi + 0,5 Me rừng + 2,0 các loài khác.

Tổ thành loài trong lớp tái sinh ở thảm cây bụi IC (phường Mông Dương):

11 loài: 2,2 Chẹo + 1,7 Thành ngạnh +1,3 Lá nến + 1,9 Me rừng + 1,1 Màng tang + 1,8 các loài khác.

Khả năng tái sinh của các loài cây gỗ trong các thảm thực vật thoái hóa ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh không chỉ có liên quan mật thiết đến độ che phủ và cấu trúc của thảm thực vật, tổ thành loài trong tầng cây cao, mà còn có sự liên quan đến phương thức tác động của con người, điều kiện thổ nhưỡng và chế độ tiểu khí hậu.

Nhìn chung, thảm thực vật rừng IIA và thảm thực vật cây bụi IC ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh có khả năng tái sinh khá tốt. Bên cạnh điều kiện về cấu trúc và thành phần thảm thực vật, thì điều kiện về thổ nhưỡng (đất chưa bị thoái hoá mạnh) là những yếu tố quan trọng cho lớp tái sinh tự nhiên có đủ cả về số lượng đảm bảo cho quá trình khoanh nuôi phục hồi rừng. Tuy nhiên, trong quá khứ, hệ thực vật (Flora) ở thành phố Cẩm Phả khá phong phú và đa dạng, với nhiều loại gỗ quí như Lim (Erythrophloeum fordii), Giổi (Michelia mediocris), nhưng trong rừng IIA và thảm thực vật cây bụi không xuất hiện hoặc ít xuất hiện những loài này. Có lẽ do hệ sinh thái rừng đã bị phá hủy nặng nề, nguồn gieo giống thiếu hụt.

Trong các thảm thực vật được nghiên cứu, mật độ cây tái sinh (cây/ha) tăng dần theo trật tự: Thảm thực vật cây bụi IC (phường Mông Dương) - Thảm thực vật cây bụi IC (phường Quang Hanh) - Rừng IIA (phường Mông Dương).

Các thảm thực vật này có sự biến động không quá lớn về mật độ cây gỗ tái sinh, nhưng lại có sự khác biệt nhiều về tổ thành cây gỗ tái sinh: Ở thảm thực vật cây bụi IC, cây gỗ tái sinh điển hình cho giai đoạn tiên phong của quá trình phục hồi

Page 106: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

93

rừng, phần lớn là cây gỗ ưa sáng, mọc nhanh, thể hiện tính ưu thế cao: Các loài trong họ Cà phê (Rubiaceae), họ Long não (Lautaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), thì ở rừng IIA, cây gỗ tái sinh thuộc nhiều nhóm sinh thái khác nhau: gồm cả các loài ưa sáng: các loài thuộc họ Long não (Lauraceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) và cả các loài có nhu cầu ánh sáng không lớn: các loài thuộc họ Đậu (Fabaceae), họ Dẻ (Fagaceae). Đây chính là sự chuyển biến tích cực trong quá trình phục hồi rừng. Mặc dù vậy, trong những loài có khả năng tái sinh tốt, phần lớn vẫn là những loài cây gỗ ưa sáng, có kích thước nhỏ, ít có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng gỗ. Điều đó chứng tỏ rằng, rừng IIA ở đây cần có thời gian dài để trở thành các “kiểu rừng khí hậu” ban đầu có tính đa dạng cao, với nhiều loài cây gỗ có giá trị.

Do vậy, để thúc đẩy quá trình diễn thế đi lên của thảm thực vật, cần tiến hành xúc tiến nhanh các bước diễn thế tự nhiên, nhằm rút ngắn quá trình phục hồi rừng.

4.5. Đặc tính lý hóa của đất trong các thảm thực vật tự nhiên và rừng trồng

Nếu muốn nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa các thành phần tạo nên thảm thực vật, thì việc nghiên cứu đất đai là điều không thể thiếu được. Bởi vì, các nhân tố đất đai có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của các sinh vật sống trong hệ sinh thái.

Đất đai, không chỉ bao gồm đất với ý nghĩa thổ nhưỡng đơn thuần, mà còn bao gồm cả các yếu tố tự nhiên khác có liên quan (đặc điểm địa hình, độ dốc, hướng phơi, thảm thực vật và phương thức sử dụng của con người…). Chính vì vậy, các yếu tố thuộc “đất đai" phải bao gồm tất cả các thuộc tính có ảnh hưởng nhất định đến tính năng và hiện trạng sử dụng đất.

Đất trong thảm thực vật thoái hóa ở vùng nghiên cứu khá mỏng, nên chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu đặc tính hóa, lý của đất ở lớp 0 - 30 cm. Lớp đất này có vai trò cực kỳ quan trọng trong vòng tuần hoàn sinh học (toàn bộ hoạt động của vi sinh vật, động vật, thực vật và hoạt động canh tác của con người đều diễn ra ở lớp đất này).

Độ phì là một nhân tố tổng hợp được quyết định bởi nhiều nhân tố khác: đá mẹ, độ ẩm, tỷ trọng, thành phần cơ giới, cấu tượng, độ thoáng khí, độ dày tầng đất, đặc điểm vật lý, hóa học, hoạt động của vi sinh vật trong đất v.v… Độ phì có ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống của hệ sinh thái rừng. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu

Page 107: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

94

đất trong các thảm thực vật thoái hóa ở Quảng Ninh với nhiều chỉ tiêu.

Để có cơ sở đánh giá hiệu quả về môi trường của thảm thực vật tự nhiên và rừng trồng, chúng tôi tiến hành phân tích ảnh hưởng của các thảm thực vật này đến độ phì đất.

4.5.1. Độ dày tầng đất và khối lượng thảm mục trong đất

Độ dày tầng đất là một yếu tố quan trọng góp phần quyết định sự phát triển của thảm thực vật (đặc biệt là năng suất thảm thực vật). Tầng đất càng dày, sự tích lũy chất dinh dưỡng trong đất càng cao và càng đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng, phát triển. Độ dày tầng đất có liên quan rất lớn đến độ đá lẫn kết von và tầng kết cứng trong đất. Nếu tầng đất sâu nhưng tầng kết cứng ở nông thì cây sinh trưởng rất kém, rễ cây khó chui qua để hút chất dinh dưỡng ở dưới sâu.

Đất trong các thảm thực vật có sự phân hóa khá rõ về độ dày (Độ dày trung bình: Rừng IIA: >100cm; Thảm cây bụi IC: 50 - 100 cm; Thảm cây bụi IA: 30 - 40 cm; Thảm cỏ cao và rừng trồng: 40 - 60cm (Phụ lục 15). Tuy nhiên, ở chân đồi diễn ra quá trình tích tụ vật chất do xói mòn và nước ngầm, nên tầng đất thường dày hơn 10cm. Ngược lại, trên các sườn dốc, tầng đất thường mỏng hơn khoảng 10cm, có ít kết von và không có đá ong do sự bào mòn xảy ra mạnh.

Laterit hóa là quá trình rửa trôi và tích tụ tuyệt đối các cation, Fe2+, Fe3+, Al3+, Mn6+. Thực ra, các cation này đã có sẵn trong tầng mặt, nhưng ở môi trường đất nhiệt đới, do tác động đồng thời của mưa, dòng nước thấm và nước ngầm, chúng có cơ hội tập trung lại một chỗ trong đất với mật độ cao. Các nhóm mang điện âm (như hạt keo sét hoặc oxyt sắt) hoặc một tác nhân khác hấp phụ cation này và có tác dụng kết dính giữa các cation đó để tạo nên những liên kết bền vững. Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, độ ẩm giảm thấp, các liên kết này mất nước, sẽ tạo nên những oxit kim loại rất cứng. Trừ rừng IIA, còn các thảm thực vật khác ở khu vực nghiên cứu rất thuận lợi cho việc laterit hóa, đặc biệt khi độ che phủ của thảm thực vật giảm xuống quá thấp.

Đất ở thảm cây bụi IA và rừng trồng có nhiều kết von, quá trình thoái hóa môi trường đất được biểu hiện rõ rệt: tính chất cơ lý tính của đất bị giảm sút, khả năng giữ ẩm rất kém, khả năng xói mòn tăng mạnh hơn, đất trở nên nghèo dinh dưỡng.

Về mặt Sinh thái học, thảm mục trong hệ sinh thái rừng có nhiều tác dụng: có vai trò quan trọng trong việc điều hòa nguồn nước, chống xói mòn, lũ lụt. Ngoài

Page 108: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

95

ra, thảm mục có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của hệ sinh thái rừng, đặc biệt là khả năng tái sinh của cây gỗ.

Tổng lượng rơi rụng và tốc độ phân hủy thảm mục phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố (điều kiện khí hậu, mật độ và thành phần vi sinh vật, thành phần loài cây, loại rừng và tuổi rừng…). Ngược lại, rừng cũng ảnh hưởng lớn đến tổng lượng rơi rụng (tùy thuộc vào kiểu rừng, tuổi rừng…). Khối lượng vật rơi rụng trung bình ở rừng IIA là 11,20 tấn/ha, ở thảm cây bụi IC từ 9,10 - 9,20 tấn/ha, ở thảm cỏ cao và các loại rừng trồng từ 6,80 - 7,70 tấn/ha. Chỉ tiêu này ở thảm cây bụi IA không quá 5tấn/ha. Độ dày thảm mục cũng rất biến động (Thảm cây bụi IA: 1,0cm; Rừng IIA: 5,0cm) (Phụ lục 15)

4.5.2. Tính chất vật lý của đất

Tính chất lý tính (đặc biệt là chế độ nước) là nhân tố chủ yếu hạn chế năng suất rừng trồng. Theo Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên (1999)[106], thì thoái hóa vật lý ở Việt Nam được xếp sau xói mòn do nước, do gió và thoái hóa hóa học, nhưng đối với sản xuất nông nghiệp, nhiều khi là trở ngại hàng đầu. Vì vậy, việc nghiên cứu đặc tính vật lý của đất trong các thảm thực vật ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh có ý nghĩa quan trọng.

4.5.2.1.Dung trọng

Dung trọng là một chỉ tiêu vật lý rất quan trọng của đất. Phải căn cứ vào dung trọng, mới có thể tính được trữ lượng và sự biến động của nước và các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, dung trọng là chỉ tiêu gián tiếp phản ánh độ tơi xốp, hàm lượng của các chất hữu cơ trong đất và các tính chất khác của thảm thực vật và đất (sự phát triển của rễ cây, tốc độ thấm nước, sự di chuyển của nước và khí trong đất...).

Dung trọng các mẫu đất được phân tích có sự dao động khá lớn (từ 0,88 g/cm3 - 1,47g/cm3). Trong toàn phẫu diện (0 - 30cm), dung trọng trung bình của đất trong các thảm thực vật khá cao (1,20 g/cm3) và có biên độ dao động rất lớn đối với các đối tượng (0,96 - 1,38 g/cm3). Ở độ sâu 0 - 30 cm, dung trọng của đất trong các thảm cây bụi trong khoảng 1,06 - 1,29 g/cm3, trong thảm cỏ cao là 1,19 g/cm3, trong các loại rừng trồng là 1,16 - 1,35 g/cm3. Sự chênh lệch về dung trọng giữa thảm cây bụi IA và rừng IIA và ở thành phố Cẩm Phả rất lớn (0,31 - 0,39 g/cm3). Trong đó, dung trọng đất của rừng IIA thấp nhất (0,96 g/cm3), của thảm cây bụi IA cao nhất (1,21 - 1,29g/cm3)(Phụ lục 16).

Page 109: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

96

Ở tất cả các thảm thực vật, dung trọng đất đều tăng lên theo chiều sâu phẫu diện rất rõ rệt (Phụ lục 16).

Việc tác động đến thảm thực vật quá mức đã làm tăng dung trọng của đất và làm giảm khả năng cung cấp nước cho thực vật. Vì vậy, trong thảm cây bụi và các loại rừng trồng, thành phần thực vật chủ yếu là các loài cây bụi, cây thảo hạn sinh, với bộ rễ phát triển ở tầng mặt.

4.5.2.2.Độ xốp

Trong các chỉ tiêu vật lý của đất, thì độ xốp là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất. Bởi vì, độ phì của đất phụ thuộc rất nhiều vào độ xốp. Ngoài việc điều hòa tốt chế độ nhiệt, ẩm trong đất, thì đất tơi xốp còn có ý nghĩa trong việc vận chuyển của nước, không khí, vi khuẩn, rễ cây và các động vật trong đất.

Các mẫu đất được phân tích có sự thay đổi lớn về độ xốp. Mẫu đất có độ xốp nhỏ nhất là 40,50% (ở độ sâu 20 - 30cm của thảm cây bụi IA và rừng trồng Keo, rừng trồng Bạch đàn), mẫu đất có độ xốp lớn nhất là 64,40% (Ở độ sâu 0 - 10cm, trong đất rừng IIA) (Phụ lục 16).

Xét trong toàn phẫu diện, độ xốp của đất trong rừng IIA, thảm cây bụi IC và thảm cỏ cao khá cao (Rừng IIA: 63,97%; Thảm cây bụi IC: 54,27 - 54,63%; Thảm cỏ cao: 54,77%). Trong khi đó, độ xốp của đất trong thảm cây bụi IA và các loại rừng trồng thấp và không có sự khác nhau đáng kể (45,60 - 47,13%)(Phụ lục 16).

Ngoài ra, ở rừng IIA, sự chênh lệch về độ xốp giữa tầng mặt (0 - 10cm) và tầng dưới cùng (20 - 30cm) không lớn (1,2%), còn các thảm thực vật tự nhiên khác và rừng trồng có sự khác biệt đáng kể (thường lớn hơn 5%).

Tất cả các điểm nghiên cứu đều thể hiện xu hướng chung: độ xốp giảm dần theo chiều sâu của phẫu diện. Việc giảm độ xốp theo chiều sâu phẫu diện và việc các thảm thực vật thoái hóa ở vùng nghiên cứu có độ xốp thấp vì trong đất, tầng đất mặt có tỷ lệ sét vật lý thấp hơn tầng dưới, nếu đất bị rửa trôi và mất chất hữu cơ, mất cấu trúc sẽ làm cho độ xốp giảm xuống, dung trọng và độ chặt tăng lên.

4.5.2.3. Độ ẩm

Nước (H2O) có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống sinh vật nói chung và thực vật nói riêng. Trước hết, nước là nguồn nguyên liệu của quá trình quang hợp của thực vật, là dung môi để hoà tan các chất dinh dưỡng trong đất và các

Page 110: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

97

chất trong cây. Độ phì của đất trước hết được thể hiện là khả năng cung cấp nước và các chất dinh dưỡng cho thực vật ở lượng đòi hỏi tối ưu. Ngoài ra, nếu trong đất có một lượng nước đầy đủ, sẽ đảm bảo một chế độ nhiệt hợp lý có lợi cho cây cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của động vật và vi sinh vật đất...

Giá trị trung bình về độ ẩm của các mẫu đất là 24,23%. Tuy nhiên, độ ẩm của các mẫu đất có sự chênh lệch rất lớn. Ở độ sâu 0 - 10 cm, đất của rừng trống Bạch đàn có độ ẩm thấp nhất (12,30%), ở độ sâu 20 -30 cm, đất của rừng IIA có độ ẩm cao nhất (36,50%).

Tính chung cho toàn phẫu diện, độ ẩm của đất ở thảm cây bụi IA ở phường Mông Dương thấp nhất (16,77%), của rừng IIA cao nhất (35,70%). Độ ẩm đất của thảm cỏ cao là 22,07%. Trong khi độ ẩm đất của kiểu thảm cây bụi có sự biến động lớn (Thảm cây bụi IC: 27,63 - 32,03%; Thảm cây bụi IA: 16,77- 22,50). Các loại rừng trồng đều có độ ẩm rất thấp: Độ ẩm của đất rừng Keo (7 tuổi), đất rừng Bạch đàn (7 tuổi) và đất trồng Thông (14 tuổi) lần lượt là 24,20%,19,20%, và 19,83% (Phụ lục 16).

Các số liệu về độ ẩm đất trong các thảm thực vật cho thấy: (+) Độ ẩm đất có mối liên quan chặt chẽ với mức độ thoái hoá của thảm thực vật. Nhìn chung, thảm thực vật càng thoái hoá, độ ẩm tầng đất mặt (0- 10 cm) càng thấp, thì mức độ khác biệt về độ ẩm giữa tầng mặt các tầng dưới càng lớn và độ ẩm trong toàn phẫu diện càng thấp. (+) Dung trọng có quan hệ chặt chẽ với độ xốp và hàm lượng mùn. Theo chiều hướng thoái hoá của thảm thực vật, thì dung trọng tăng, hàm lượng mùn và độ xốp giảm (Bảng 4.13, Hình 4.6).

Bảng 4.13: Hàm lượng mùn, độ xốp, dung trọng và độ ẩm của đất (ở độ sâu 0 - 30cm) trong các kiểu thảm thực vật ở thành phố Cẩm Phả

TT Thảm thực vật Mùn (%)

Độ xốp (%)

Dung trọng (g/cm3)

Độ ẩm (%)

1 Rừng IIA (Mông Dương) 3,39 63,97 0,90 35,70

2 Thảm cây bụi IC (Quang Hanh) 3,38 54,27 1,06 34,03 3 Thảm cây bụi IC(Mông Dương) 2,48 54,63 1,19 27,63

4 Thảm cây bụi IA (Quang Hanh) 1,79 47,13 1,21 22,00

5 Thảm cây bụi IA (Cẩm Phú) 1,35 46,53 1,29 22,50

Page 111: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

98

TT Thảm thực vật Mùn (%)

Độ xốp (%)

Dung trọng (g/cm3)

Độ ẩm (%)

6 Thảm cây bụi IA (Mông Dương) 1,33 45,70 1,25 16,10

7 Thảm cỏ cao (Dương Huy) 2,41 54,77 1,19 22,07 8 Rừng trồng Keo (7 tuổi) 1,98 45,93 1,16 24,20

9 Rừng trồng Bạch đàn (7 tuổi) 1,56 45,60 1,38 19,20

10 Rừng trồng Thông (14 tuổi) 1,79 47,47 1,35 19,83

Trung bình 2,15 50,60 1,20 24,33

Hình 4.6: Mối tương quan giữa hàm lượng mùn, độ xốp, dung trọng và độ ẩm

trong đất các thảm thực vật ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

4.5.3.Yếu tố độ chua

Phản ứng của dung dịch đất được xác định chủ yếu bằng chỉ tiêu độ pH. Độ pH trong dung dịch đất không chỉ có ảnh hưởng một cách trực tiếp đến đời sống sinh vật sống trong đất (thực vật, động vật và vi sinh vật), mà còn có ảnh hưởng gián tiếp đến các chỉ tiêu khác (khả năng hòa tan chất dinh dưỡng vào dung dịch đất, khả năng đệm của dung dịch đất…).

4.5.3.1.2H OpH

Chỉ số2H OpH trung bình của đất (độ sâu 0 - 30cm) ở vùng nghiên cứu là 4,81.

Page 112: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

99

Tuy nhiên, giữa các thảm thực vật, chỉ tiêu này cũng có sự biến động. Đất ở thảm cây bụi IA (phường Mông Dương)(ở độ sâu 0 - 10cm) có độ pHH2O thấp nhất (4,53). Ở độ sâu 20- 30cm, đất ở thảm cây bụi IC (phường Mông Dương) và đất rừng trồng Thông (14 tuổi) ở phường Mông Dương có độ pHH2O lớn nhất (4,99). Chỉ số pHH2O ở đất rừng IIA là 4,86, ở thảm cây bụi và thảm cỏ cao là 4,71 - 4,96 và ở các loại rừng trồng là 4,63 - 4,96. Theo chiều sâu phẫu diện, pHH2O có sự biến động nhỏ và không rõ qui luật. Nếu tính trong toàn phẫu diện (0 -30cm), thì sự khác biệt về pHH2O trong các thảm thực vật ở đây cũng không nhiều như sự khác biệt của các yếu tố vật lý, hóa học khác (Phụ lục 17).

4.5.3.2. pHKCl

Cũng giống như chỉ pHH2O, trong các mẫu đất được phân tích, pHKCl có giá trị khá thấp và có sự biến động không lớn. Đất ở thảm cây bụi IC ở phường Mông Dương (độ sâu 20 - 30 cm) có pHKCl cao nhất (4,72), còn mẫu đất của thảm cây bụi IA ở phường Quang Hanh (độ sâu 0 - 10 cm) có chỉ số pHKCl thấp nhất (3,89)(Phụ lục 17).

Trong toàn phẫu diện, pHKCl đất ở vùng nghiên cứu có giá trị trung bình 4,18. Trong đó, đất của thảm cây bụi IA ở phường Cẩm Phú có pHKCl thấp nhất (3,95), còn đất của thảm cây bụi IC ở phường Mông Dương có pHKCl cao nhất (4,56). Tuy nhiên, phần lớn đất trong các thảm thực vật có pHKCl trung bình trong khoảng 4,0 - 4,2 (Ở độ sâu 0 - 30cm, pHKCl trong đất rừng IIA là 4,24; trong thảm cây bụi IC là 4,33 - 4,56; trong thảm cỏ cao là 4,28; trong thảm cây bụi IA là 3,95 - 4,02; trong các loại rừng trồng là 3,93 - 4,24)(Phụ lục 17).

Thường, trong cùng một mẫu đất, chỉ số pHKCl luôn luôn nhỏ hơn chỉ số về

2H OpH . Các chỉ số về 2H OpH thường lớn hơn chỉ số pHKCl từ 0,4 - 0,6 đơn vị.

Chỉ số pHKCl tăng theo chiều sâu phẫu diện (thường từ 0,1- 0,2 đơn vị), có lẽ do quá trình rửa trôi các cation kim loại kiềm và kiềm thổ. Tuy nhiên, xu hướng biến động không thật rõ ràng

Có nhiều nguyên nhân làm cho đất ở tất cả các điểm nghiên cứu có chỉ số

2H OpH và pH KCl thấp. Bên cạnh sự tham gia của nguồn axit nhân sinh có trong nước

mưa (Thành phố Cẩm Phả là khu công nghiệp lớn) và axit hữu cơ trong mùn, còn có nguyên nhân của đá mẹ axit (đất ferarit thường có độ chua khá cao). Ngoài ra, ở những thảm thực vật có mức độ thoái hoá cao và lượng chất hữu cơ thấp (thảm thực vật

Page 113: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

100

cây bụi IA, các loại rừng trồng) axit khoáng chiếm ưu thế hơn so với axit hữu cơ, nên nhôm linh động sẽ không ở dạng phức kim loại - hữu cơ hoà tan, mà ở dạng Al3+ gây chua cho đất.

Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (nhiệt độ và độ ẩm cao), quá trình phong hóa, quá trình feralit tích lũy tương đối Fe và Al, quá trình rửa trôi các kim loại kiềm và kiềm thổ xảy ra mạnh mẽ, nên đất thường có độ chua rất lớn.

Ngoài ra, nhôm trong đất tồn tại ở hai dạng cơ bản là aluminosilicat và nhôm hydroxyt. Nếu đất có phản ứng chua mạnh (pH thấp), phần lớn nhôm được chuyển thành dạng hòa tan ở dạng cation hoặc hydroxyt: [misel keo]Al Al3+. Do thủy phân

các hợp chất Al3+, dẫn đến tăng nồng độ H+ trong dung dịch. Còn trong đất chua vừa, nhôm lại tồn tại chủ yếu ở dạng Al (OH)2+ và Al (OH)2

+, mà chúng không tồn tại ở dạng Al3+. Vì vậy, chúng dễ dàng giải phóng H+ vào dung dịch đất, sẽ làm cho đất càng chua thêm.

4.5.4. Đặc tính hóa học

4.5.4.1. Mùn và các chất tổng số (đạm, lân, kali tổng số)

Nguồn dinh dưỡng cung cấp cho thực vật trong các thảm thực vật bao gồm: Nguồn dinh dưỡng từ vật rơi rụng từ cành khô, lá rụng; Nguồn dinh dưỡng từ vật liệu hữu cơ để lại sau khai thác hoặc sau canh tác nương rẫy; Nguồn dinh dưỡng (ở dạng dễ tiêu và khó tiêu) có sẵn trong đất.

a. Mùn

Mùn là hợp chất hữu cơ cao phân tử, bao gồm nhiều đơn phân khác nhau (gồm nhiều mạch vòng, mạch nhánh, các nhóm định chức). Trong các chất hữu cơ trong đất, thì mùn được coi là là hợp chất hữu cơ quan trọng nhất. Trước hết, mùn là là kho dự trữ chất dinh dưỡng, khi bị khoáng hóa, mùn tạo ra sản phẩm là các chất khoáng (NH4, NO3…) cung cấp chất khoáng cho thực vật. Bên cạnh việc mùn có tác dụng kích thích đối với sự phát triển của hệ rễ thực vật, mùn còn có ảnh hưởng rõ rệt đến tính chất vật lý của đất (thành phần cơ giới, khả năng trữ nước, dung trọng, tỷ trọng, độ xốp…). Đất giàu mùn, thì thành phần khí, nước, nhiệt độ, vi sinh vật trong đất được cải thiện theo chiều hướng có lợi. Ngoài ra, mùn còn có tính đệm 2 chiều làm cho pH của dung dịch đất ít thay đổi.

Page 114: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

101

Các thảm thực vật đều có tầng mùn, với độ dày khác nhau (Rừng IIA: 8 - 10cm, thảm cây bụi IC: 6 - 8cm, thảm cỏ cao: 7 - 10cm, thảm cây bụi IA: 0 - 2cm, các loại rừng trồng: 3-5cm (Phụ lục 15).

Hàm lượng mùn và các chất tổng số trong đất của các thảm thực vật được thống kê ở Phụ lục 17.

Ở độ sâu 0 - 30cm, giá trị trung bình của hàm lượng mùn ở tất cả các thảm thực vật là 2,15%. Nhìn chung, đất trong các kiểu thảm thực vật có hàm lượng mùn thấp và khá dao động (1,33% -3,39%) (Phụ lục 17). Chỉ tiêu này không chỉ phản ánh mức độ tích luỹ mùn, mà còn phản ánh quá trình xói mòn làm mất chất dinh dưỡng trong đất của các thảm thực vật.

Bảng 4.14: Hàm lượng mùn và các chất tổng số trong đất (độ sâu 0 - 30cm) của các thảm thực vật ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

TT Thảm thực vật Mùn (%)

Các chất tổng số (%)

N P2O5 K2O

1 Rừng IIA (Mông Dương) 3,39 0,26 0,09 1,15

2 Thảm cây bụi IC (Quang Hanh) 3,38 0,25 0,11 1,06

3 Thảm cây bụi IC(Mông Dương) 2,48 0,18 0,08 1,02

4 Thảm cây bụi IA (Quang Hanh) 1,79 0,13 0,07 0,38

5 Thảm cây bụi IA (Cẩm Phú) 1,35 0,14 0,06 0,26

6 Thảm cây bụi IA (Mông Dương) 1,33 0,09 0,04 0,39

7 Thảm cỏ cao (Dương Huy) 2,41 0,24 0,08 0,38

8 Rừng trồng Keo (7 tuổi) 1,98 0,21 0,07 0,36

9 Rừng trồng Bạch đàn (7 tuổi) 1,56 0,17 0.06 0.09

10 Rừng trồng Thông (14 tuổi) 1,79 0,18 0,06 0,36

Trung bình 2,15 0,19 0,07 0,55

Trong hệ sinh thái rừng, thì thảm mục là kho chứa các chất dinh dưỡng khoáng, là nguyên liệu cơ bản để hình thành mùn. Tuy nhiên, các thảm thực vật thoái hóa ở vùng nghiên cứu đều có sinh khối thấp, vật rơi rụng ít, tầng thảm mục mỏng hoặc không có tầng thảm mục, tốc độ phân huỷ chất hữu cơ diễn ra rất mạnh trong điều kiện nhiệt độ rất cao (Phụ lục 15). Bởi vì, ở môi trường háo khí và khô quá mức không tạo

Page 115: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

102

được mùn vì quá trình tổng hợp axit mùn từ các hợp chất trung gian có phân tử lượng nhỏ hơn sẽ khó được thực hiện (theo Nguyễn Thế Hưng, 2003)[60].

Ngoài ra, các thảm thực vật đều có độ che phủ rất thấp, nên chịu tác động mạnh mẽ của xói mòn, làm suy giảm hàm lượng mùn trong đất.

Hàm lượng mùn giảm theo độ sâu rất rõ rệt, vì tầng trên được bổ sung chất hữu cơ thường xuyên từ vật rơi rụng và các tàn dư chất hữu cơ khác (xác và sản phẩm bài tiết của động vật) trên mặt đất.

Như chúng ta đã biết, thực vật chỉ có thể lấy đạm ở dạng đạm vô cơ (NH4+ và

NO3- ) được chuyển hóa từ đạm hữu cơ nhờ vi sinh vật trong đất. Theo Đỗ Đình

Sâm (1984)[102], trong đất chua và nghèo kiềm, quá trình chuyển hóa đạm amôn (tạo ra NH4

+) chiếm ưu thế, còn quá trình nitrat hóa (tạo ra NO3-) rất yếu. Khi độ ẩm

giảm, nhiệt độ cao, quá trình nitrat hóa diễn ra chậm, hầu như bị ngừng trệ. Thảm thực vật thoái hóa ở thành phố Cẩm Phả (đặc biệt là thảm cây bụi IA, thảm cỏ cao và rừng trồng), chế độ tiểu khí hậu có sự thay đổi theo chiều hướng bất lợi (nhiệt độ không khí và nhiệt độ đất tăng, độ ẩm không khí và độ ẩm đất giảm), nên việc cung cấp đạm cho cây càng khó khăn (không chỉ vì đất có hàm lượng đạm thấp, mà còn vì quá trình nitrat hóa bị ức chế).

b. Các chất tổng số

Việc nghiên cứu hàm lượng tổng số của các chất trong đất rất có ý nghĩa. Mặc dù hàm lượng tổng số của các chất không biểu thị trực tiếp khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, nhưng lại biểu thị độ phì tiềm tàng của đất, tức là khả năng của đất có thể huy động chất dinh dưỡng cho cây trong điều kiện thích hợp.

Đạm tổng số (N%)

Trong các chỉ tiêu về thành phần hóa học của đất, thì đạm tổng số là một trong những chỉ tiêu quan trọng. Thường, người ta chỉ định lượng đạm tổng số, mà ít khi định lượng đạm dễ tiêu, bởi vì trong đất đạm khoáng chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Có khoảng 99% đạm tổng số tồn tại ở hợp chất hữu cơ thực vật không sử dụng được, chỉ có 1% đạm ở dạng khoáng (N2O, NO, NO-

2, NO-3, NH+

4,…) (theo Nguyễn Thế Hưng, 2000)[60].

Cũng như hàm lượng mùn, đạm tổng số trong các mẫu đất được phân tích có biên độ dao động rất lớn (0,04 - 0,34%). Ở độ sâu 0 - 30cm, hàm lượng đạm tổng số

Page 116: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

103

trung bình trong các thảm thực vật là 0,19% (Phụ lục17). Nhìn chung, hàm lượng đạm tổng số trong đất rất biến động (0,09 - 0,26%). Tuy nhiên, phần lớn các mẫu đất có hàm lượng đạm tổng số (N%) giới hạn trong khoảng 0,1 - 0,2% (Phụ lục 17).

Trong mỗi phẫu diện, đạm tổng số đều có xu hướng giảm theo chiều sâu rất rõ rệt. Ở tầng trên cùng (0 - 10cm), đất trong các thảm thực vật có lượng đạm tổng số khá cao (0,15 - 0,34%). Ở độ sâu 10 - 20 cm, hàm lượng đạm tổng số là 0,09 - 0,25 %, còn ở độ sâu 20 - 30 cm, hàm lượng đạm tổng số chỉ còn 0,72 - 2,96% (Phụ lục 17).

So với thảm cây bụi IA và rừng trồng, rừng IIA và thảm thực vật IC có độ che phủ lớn hơn, cấu trúc không gian phức tạp hơn năng suất sinh học cao hơn và chế độ tiểu khí hậu thuận lợi hơn. Điều này vừa tạo điều kiện cho sự phát triển của các nhóm vi sinh vật làm giàu đạm cho đất, vừa hạn chế sự mất đạm do tác dụng của quá trình rửa trôi, xói mòn xảy ra trong điều kiện đất dốc và có mưa lớn.

Với độ che phủ và năng suất sinh học thấp, thì thảm cây bụi IA và các loại rừng trồng đều có chế độ tiểu khí hậu khô nóng, nên quá trình khoáng hoá (Mineralization process) diễn ra mạnh, đất lại bị xói mòn, rửa trôi với cường độ lớn, nên có hàm lượng đạm tổng số rất thấp (0,09 - 0,21%). Ngoài ra, đất có độ chua lớn (Ở độ sâu 0 - 30 cm, pH H2O không vượt quá 4,96; pHKCl không vượt quá 4,56) (Phụ lục 17) đã làm giảm số lượng vi khuẩn hoặc khiến chúng ngừng hoạt động. Theo Nguyễn Thế Hưng (2003)[60], Azotobacter ngừng hoạt động khi pH < 5,0; phản ứng tối thích với cây họ Đậu (Fabaceae) khi pH = 6,5 và với phần lớn Rhizobium là pH = 5,5 - 7,5.

Lân tổng số

Lân tổng số cũng là một chỉ tiêu quan trọng về độ phì của đất, phốt pho (P) được coi là một nguyên tố dinh dưỡng quan trọng: có trong thành phần của hợp chất hữu cơ chủ yếu (axit nucleic, photpholipit, protein...), tham gia tích cực trong quá trình chuyển hoá năng lượng (Thành phần của ATP - Adenozin Triphotphat).

Nhìn chung, hàm lượng lân tổng số trong đất của các thảm thực vật ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đều thấp và biến động mạnh. Hàm lượng lân tổng số trong mẫu giàu lân tổng số nhất (0,12%), nhiều gấp 3 lần trong mẫu đất nghèo lân tổng số nhất (0,04%).

Page 117: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

104

Ở độ sâu 0 - 30cm, hàm lượng lân tổng số (P2O5%) trong đất rừng IIA là 0,09%, ở các thảm cây bụi là 0,04 - 0,11%, ở thảm cỏ cao là 0,08%, còn ở các loại rừng trồng là 0,06 - 0,07%. Trong khi giá trị trung bình chung cho mọi phẫu diện là 0,07% (Phụ lục 17).

Như chúng ta đã biết, lân tổng số chủ yếu trong thành phần của mùn, nên đất trong các các thảm thực vật ở thành phố Cẩm Phả nghèo mùn, thì cũng nghèo lân. Phần lớn các mẫu có hàm lượng lân tổng số trong khoảng 0,06 - 0,08%. Theo Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên (1999)[106], do hình thành trong vùng nhiệt đới nóng và ẩm, đất Việt Nam bị phong hóa sâu sắc, tỷ lệ SiO2/R2O3 thấp, dự trữ lân trong đất không cao, biến động trong khoảng 0,03 đến 0,25%. Các tác giả cũng cho rằng, đá mẹ và mẫu chất là yếu tố quyết định dự trữ lân. Các đất trên đá bazan và trầm tích siêu kiềm có hàm lượng lân tổng số cao, trong khi đất phát triển trên đá mẹ axit có hàm lượng lân thấp.

Nhìn chung, qui luật biến đổi về hàm lượng lân tổng số trong đất của các thảm thực vật thoái hóa ở vùng nghiên cứu là giảm theo chiều sâu của phẫu diện. Tuy nhiên, sự thay đổi của hàm lượng lân tổng số cũng không lớn như sự biến đổi của mùn và đạm tổng số.

Kali tổng số

Hàm lượng kali tổng số trong các mẫu đất được phân tích có sự biến động khá lớn (0,08 -1,17 %). Nếu xét ở độ sâu 0 - 30cm, thì hàm lượng kali tổng số trung bình là 0,55%. Rừng IIA có hàm lượng kali tổng số cao nhất (1,15%), thảm cây bụi IC có hàm lượng 1,02 -1,06%, thảm cây bụi IA có hàm lượng thấp (0,26 - 0,39 %). Đất của các loại rừng trồng hàm lượng kali tổng số dao động từ 0,09 - 0,36%. Trong khi, chỉ tiêu này ở đất của thảm cỏ cao là 0,38% (Phụ lục 17).

Khác với kết quả nghiên cứu của Trần Cẩm Vân, Bùi Thị Ngọc Dung (1998), kali tổng số trong đất giảm theo chiều sâu phẫu diện (theo Nguyễn Thế Hưng, 2003)[60], trong các thảm thực vật ở Quảng Ninh, nhìn chung hàm lượng kali tổng số tăng theo chiều sâu phẫu diện. Theo chúng tôi, ngoài việc kali là nguyên tố kim loại kiềm có hóa trị I, khả năng kali bị giữ lại bởi các phức hệ hấp thu của đất rất yếu, nên rất dễ bị rửa trôi, thì đất vùng đồi núi ở thành phố Cẩm Phả lại khá chua (Ở độ sâu 0 - 30cm, pHKCl không vượt quá 4,56), nên khả năng bị rửa trôi của kali lại càng được tăng cường. Bên cạnh đó, do tác động của xói mòn, nên lượng kali bị mất đi cũng

Page 118: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

105

đáng kể. Vì vậy, trong đất rừng trồng và thảm cây bụi IA có mức độ thoái hóa cao đều có hàm lượng kali tổng số thấp.

c. Các chất ở dạng dễ tiêu

Trong môi trường đất, có hai quá trình trái ngược nhau: Nếu như mùn hóa (Humusification process) là quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ những sản phẩm trung gian, thì khoáng hóa (Mineralization process) là quá trình phân giải chất hữu cơ đến sản phẩm đơn giản cuối cùng (các chất khoáng, H2O, thậm chí cả các chất khí dễ hấp thụ cho thực vật và vi sinh vật trong đất). Điều kiện môi trường không chỉ quyết định đến thành phần sản phẩm, mà còn ảnh hưởng đến tốc độ của quá trình chuyển hóa (theo Nguyễn Thế Hưng, 2003)[60]. Vì vậy, nếu như các chất tổng số biểu thị độ phì tiềm tàng của đất, thì các chất ở dạng dễ tiêu lại phản ánh độ phì nhiêu hữu hiệu (biểu thị khả năng hiện thực của đất cung cấp nước, thức ăn và những điều kiện sống khác cho cây). Vì vậy, khác với các chất dạng tổng số, hàm lượng dễ tiêu biểu thị phần chất dinh dưỡng trong đất mà cây có thể sử dụng.

Lân dễ tiêu

Lân tổng số không phản ánh chính xác chỉ tiêu độ phì về lân, bởi vì phần lớn lân trong đất ở dạng khó tiêu đối với cây. Vì vậy, việc định lượng và đánh giá hàm lượng lân dễ tiêu trong đất có ý nghĩa quan trọng. Trước hết, lân dễ tiêu không chỉ đóng vai trò cung cấp nguyên tố phốt pho (P) cho cây, mà nó còn có vai trò rất lớn trong việc biến đổi độ chua của đất (ảnh hưởng đến việc hoà tan phốt phát khó tan trong đất). Nếu trên đất chua chứa nhiều nhôm di động nhưng nếu lại giàu lân dễ tiêu thì hợp chất khó tan Ca3(PO4)2 được hoà tan mạnh và làm giảm độ chua. Ngoài ra, lân hữu cơ bị khoáng hoá tạo thành các hợp chất dễ tan, chúng bị đất hấp phụ và vi sinh vật sử dụng nên đất ở đây càng trở nên nghèo lân hoà tan (theo Nguyễn Thế Hưng (2003)[60].

Đất của các thảm thực vật ở vùng nghiên cứu có hàm lượng lân dễ tiêu không lớn. Mẫu đất ở độ sâu 0 - 10 cm của rừng IIA là mẫu đất giàu lân dễ tiêu nhất (2,02 mg/100g). Hàm lượng này bằng 331,15% so với mẫu nghèo lân dễ tiêu nhất (Thảm cây bụi IA ở phường Mông Dương, ở độ sâu 20 - 30 cm: 0,61 mg/100g).

Ở độ sâu 0 - 30cm, hàm lượng trung bình của lân dễ tiêu trong các mẫu đất dao động từ 0,66 - 1,96 mg/100g (Trong đất rừng IIA là 1,96 mg/100g, trong thảm cây bụi IC là 1,81 -1,88 mg/100g, trong thảm cây bụi IA là 0,66 - 0,87 mg/100g, trong thảm cỏ cao là 1,66 mg/100g, trong rừng trồng từ 1,04 - 1,78mg/100g)(Bảng 4.15).

Page 119: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

106

Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với nhận định của Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên (1999)[106]: Trong các nguyên tố dinh dưỡng tạo lập sinh khối, thúc đẩy sinh trưởng và thành tạo năng suất cây trồng có lẽ không có nguyên tố nào biến động mạnh về lượng, phức tạp về động thái và tính trạng hấp thu như lân.

Theo Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên (1999)[106] các đất đồi núi có phản ứng chua, nghèo Ca2+, Mg2+, độ bão hòa bazơ thấp, nên dạng phốt phát hòa tan trong nước không có, dạng hòa tan trong dung môi NH4Cl rất thấp, photphat canxi chiếm tỷ lệ nhỏ. Lân tồn tại chủ yếu ở dạng phot phát Fe và Al khó hòa tan, trong đó dạng cố kết không thể hòa tan chiếm tỷ lệ cao, có thể đạt tới 60% ở các đất giầu sesquioxyt. Trong đất chua, nồng độ ion photphat bị chi phối trước hết bởi các cation Fe3+ và Al3+ tự do, khi đất đồi núi có pH < 4, thì hầu như không còn phát hiện thấy H2PO4

- và HPO42- nữa.

Cũng theo Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (2002)[87], chất hữu cơ giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc giảm khả năng cố định lân. Vì vậy, ở những đất nghèo lân, cần phải bổ sung liên tục nguồn hữu cơ cho đất. Tuy nhiên, việc cung cấp lân cho cây chỉ mới là điều kiện cần, điều quan trọng nữa là phải duy trì cho được các nhóm phôt phat ở trạng thái dễ tiêu hoặc sẵn sàng giải phóng cung cấp cho cây.

Kali dễ tiêu

Kali dễ tiêu trong đất có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thực vật, bởi vì ka li là một trong những nguyên tố thiết yếu.

Cũng như hàm lượng kali tổng số, biên độ dao động của kali dễ tiêu trong các mẫu đất được phân tích rất lớn. Đất trong thảm cây bụi IA phường Mông Dương, ở độ sâu 20 - 30 cm có hàm lượng kali dễ tiêu thấp nhất (1,47 mg/100g đất), mẫu đất có hàm lượng kali dễ tiêu cao nhất thuộc về đất rừng IIA, ở độ sâu 0 - 10 cm (4,28 mg/ 100g đất)(Phụ lục 17).

Hàm lượng kali dễ tiêu trong đất có mối quan hệ khá chặt chẽ với mức độ thoái hóa của thảm thực vật. Ở độ sâu phẫu diện 0 - 30cm, hàm lượng kali dễ tiêu trung bình trong đất rừng IIA lớn nhất (4,19 mg/100g đất), trong đất thảm cỏ cao là 2,94 mg/100g đất, trong đất các loại rừng trồng từ 2,70 - 3,26 mg/100g đất, trong các thảm cây bụi IA rất thấp (1,54 - 2,49 mg/100g đất) (Bảng 4.15).

Theo chiều sâu phẫu diện, hàm lượng kali dễ tiêu có sự thay đổi khá lớn. Nhìn chung, hàm lượng ka li dễ tiêu giảm theo độ sâu phẫu diện. Tuy nhiên, trong từng phẫu diện, sự biến đổi về hàm lượng kali dễ tiêu giữa các tầng lại rất phức tạp (Phụ lục 17).

Page 120: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

107

d.Các cation trao đổi Các cation trao đổi Ca++ và Mg++

Sự dao động của hàm lượng Ca++và Mg++ trong các mẫu đất khá lớn. Mẫu có hàm lượng Ca++ thấp nhất là 0,60 meq/100g đất, mẫu có hàm lượng cao nhất là 2,06 meq/100g. Trong khi đó, biên độ dao động của hàm lượng Mg++ từ 0,16 - 1,06 meq/100g đất (Phụ lục 17).Trong mỗi mẫu đất, hàm lượng Ca++ đều lớn hơn hàm lượng Mg++ (Ca++/Mg++> 1).

Nhìn chung, đất trong các thảm thực vật ở vùng nghiên cứu có hàm lượng các cation Ca++ và Mg++ không cao. Tổng hàm lượng Ca++ và Mg++ trong đất (ở độ sâu 0 - 30 cm) tất cả các thảm thực vật không vượt quá 2,86 meq/100g đất (Bảng 4.15).

Các thảm thực vật có độ che phủ thấp, vùng nghiên cứu lại có lượng mưa lớn (Trung bình 2307 mm/năm), trong khi các hợp chất của canxi và magiê chủ yếu là các hợp chất dễ hòa tan, nên nếu canxi và magiê không được hấp thu (bởi thực vật hoặc đất) thì sẽ bị cuốn theo nước mất đi. Ngoài ra, trong mùn chứa nhiều Ca++ và Mg++, đất ở đây có hàm lượng mùn thấp, nên có hàm lượng không cao.

Mặc dù hàm lượng của Ca++ và Mg++ có mối quan hệ khá rõ với mức độ thoái hóa của thảm thực vật, liên quan chặt chẽ với hàm lượng mùn và dung tích hấp thu, nhưng theo chiều sâu phẫu diện, sự biến động về hàm lượng Ca++ và Mg++ đều không rõ quy luật (Phụ lục 17).

Bảng 4.15: Hàm lượng các chất dễ tiêu, các cation trao đổi và độ pH trong đất (độ sâu 0- 30cm) dưới các kiểu thảm thực vật ở thành phố Cẩm Phả

TT Thảm thực vật Chất dễ tiêu pH Cation trao đổi

(P2O) (K2O) 2H OpH pHHCl Ca++ Mg++ Ca+++ Mg++ CEC

1 Rừng IIA (Mông Dương) 1,96 4,19 4,86 4.24 1,82 0,89 2,71 17,93

2 Thảm cây bụi IC (Quang Hanh) 1,88 3,75 4,96 4,33 1,89 0,97 2,86 18,20

3 Thảm cây bụi IC (Mông Dương) 1,81 3,65 4,95 4,56 1,60 0,83 2,43 13,57

4 Thảm cây bụi IA (Quang Hanh) 0,87 2,49 4,69 4,02 0,95 0,44 1,39 10,90

5 Thảm cây bụi IA (Cẩm Phú) 0,66 1,95 4,68 3,95 0,78 0,39 1,17 10,30

6 Thảm cây bụi IA 0,66 1,54 4,62 4,02 0,78 0,28 1,06 6,97

Page 121: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

108

TT Thảm thực vật Chất dễ tiêu pH Cation trao đổi

(P2O) (K2O) 2H OpH pHHCl Ca++ Mg++ Ca+++ Mg++ CEC

(Mông Dương)

7 Rừng trồng Keo (7 tuổi) 1,21 3,26 4,90 4,24 0,93 0,76 1,69 10,00

8 Rừng Bạch đàn (7 tuổi) 1,04 3,17 4,63 3,93 0,98 0,61 1,59 8,27

9 Rừng trồng Thông (14 tuổi) 1,78 2,70 4,96 4,23 1,04 0,65 1,69 9,80

10 Thảm cỏ cao (Dương Huy) 1,66 2,94 4,87 4,28 1,29 0,76 2,05 13,8

Trung bình 1,35 2,96 1,21 4,81 4,18 0,65 1,86 11,98 Khả năng hấp phụ, trao đổi cation (Cation Exchange Capacity - CEC)

Chỉ số CEC của các mẫu đất ở vùng nghiên cứu có sự dao động rất lớn: Đất của thảm cây bụi IA ở phường Mông Dương (độ sâu 20 - 30 cm), có chỉ số CEC thấp nhất (6,2 meq /100g đất). Đất của rừng IIA ở phường Mông Dương (độ sâu 0 - 10 cm) có chỉ số CEC cao nhất (20,3 meq /100g đất) (Phụ lục 17).

Nhìn chung, khả năng hấp thụ và trao đổi cation của đất trong các thảm thực vật ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh thấp: Ở độ sâu 0 - 30cm, CEC không vượt quá 18,20 meq/100g đất (CEC trung bình trong đất rừng IIA là 17,93 meq/100g đất, trong thảm cây bụi IC là 13,57 - 18,20 meq/100g đất, trong các thảm thực vật cây bụi IA là 6,97- 10,9 meq/100g đất, trong thảm cỏ cao là 13,8 meq/100g đất, trong các loại rừng trồng là 8,27 - 10,00 meq/100g đất).

Trong các thảm thực vật, đều có sự suy giảm CEC theo chiều sâu phẫu diện (Phụ lục 17)

Lượng rơi rụng đóng góp vào hệ hữu cơ trong đất. Vì vậy, rừng IIA và thảm cây bụi IC có độ tàn che khá lớn, có tác dụng hạn chế xói mòn, hạn chế rửa trôi kim loại kiềm và kiềm thổ, giảm hàm lượng Al và Fe trong đất, tăng khả năng hấp thu, trao đổi các cation. So với rừng IIA, thảm cây bụi và các loại rừng trồng có sự suy giảm của chỉ số CEC rất mạnh. Bởi vì, các thảm thực vật này có hàm lượng và chất lượng cacbon hữu cơ thấp (do vật rơi rụng ít, tầng thảm mục mỏng, do quá trình phân giải chất hữu cơ mạnh và do quá trình rửa trôi sét trong phẫu diện). Chính vì vậy, việc hoàn trả lại chất xanh cho đất đối với các loại rừng trồng có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ và cải thiện độ phì cho đất.

Page 122: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

109

Ngoài ra, theo Nguyễn Khang, Đào Châu Thu (1998), đất đồi núi có quá trình feralit mạnh, keo sét chủ yếu là kaolinite và oxyde tự do, đất bị thoái hóa mạnh, khoáng sét bị phá hủy, hàm lượng alumino oxyde và sét được tích luỹ, thì CEC thấp và phụ thuộc nhiều vào pH cũng như hàm lượng và chất lượng mùn trong đất (theo Nguyễn Thế Hưng)[60].

Trong cùng một phẫu diện, tầng mặt (0 - 10cm) giàu mùn bao giờ cũng có CEC cao hơn các tầng dưới.

Ở thành phố Cẩm Phả, do ảnh hưởng của khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều cùng với sự suy giảm độ che phủ của thảm thực vật cây bụi và rừng trồng trên đất dốc, nên đã tạo ra một quá trình xói mòn rất mạnh, làm bóc đi tầng đất mặt tơi xốp, mất cấu trúc đất và giảm sức thấm nước. Thoái hóa vật lý của đất là hệ quả tất yếu của xói mòn, chất dinh dưỡng trong các thảm thực vật cũng bị giảm sút đáng kể:

- Thảm thực vật làm giảm quá trình bốc thoát hơi vật lý, duy trì độ ẩm thường xuyên cho đất. Trong thảm thực vật có mức độ thoái hóa cao, lớp đất mặt bị suy thoái nhanh chóng về lý tính. Về mùa khô, độ ẩm không khí thấp, nên nước trong đất bị bốc hơi rất mạnh, lượng Fe2O3 bị kết tủa tạo nên nhiều kết von.

- Trong bất cứ một thảm thực vật rừng ổn định nào, thì mối quan hệ giữa thực vật rừng và đất là mối quan hệ trao đổi chất và năng lượng bền vững,trong một thế cân bằng động. Tuy nhiên, các kiểu thảm thực vật ở vùng nghiên cứu có mức độ thoái hóa cao, nên sự cân bằng rất mỏng manh, rất dễ bị thoái hoá khi sử dụng không hợp lý. Nếu chỉ so sánh với rừng non phục hồi (Rừng IIA ở phường Mông Dương), thì đất trong các thảm cây bụi và thảm cỏ cao có độ phì giảm sút nhanh chóng. Trong các thảm thực vật này, tỷ lệ mùn thấp, độ ẩm đất thấp, dung trọng cao, nên đã ảnh hưởng xấu đến độ phì của đất và sự sinh trưởng, phát triển của thực vật.

- So với hệ sinh thái tự nhiên, năng suất của hệ sinh thái nông nghiệp được nâng lên đến mức tối đa theo yêu cầu của người sử dụng đất. Ngoài ra, hệ sinh thái nông nghiệp thường xuyên bị mất một phần vật chất, không hoàn trả lại cho đất. Trong khi, hệ sinh thái tự nhiên trả lại gần như nguyên vẹn vật chất hữu cơ qua chu trình sinh địa hóa. Đối với các thảm thực vật thoái hóa ở vùng nghiên cứu, nguyên nhân suy thoái đất không chỉ vì phương thức khai thác, sử dụng của con người (canh tác nương rẫy và khai thác kiệt làm mất đi lượng chất hữu cơ trong sinh khối thực vật, không được hoàn trả cho đất), mà còn vì khả năng bảo vệ đất, chống xói mòn

Page 123: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

110

của các thảm thực vật cây bụi đã bị suy giảm mạnh.

Tương tự các thảm thực vật cây bụi IA, đối với các loại rừng trồng (trên nền thảm cây bụi), thảm thực vật có độ che phủ thấp, cấu trúc không gian đơn giản, khối lượng vật rơi rụng thấp có thể coi là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thoái hóa đất. Ngoài ra, chế độ tiểu khí hậu không chỉ khắc nghiệt, mà còn thể hiện tính bất thường, khiến đất đai quá nghèo kiệt do xói mòn, rửa trôi, thậm chí trơ sỏi đá.

4.6. Khả năng phòng hộ và bảo vệ môi trường của các thảm thực vật

Tác động của biến đổi khí hậu càng trở nên khốc liệt đối với những vùng lãnh thổ dễ bị tổn thương (khả năng thích ứng của điều kiện tự nhiên và xã hội thấp).

Thành phố Cẩm Phả có lượng mưa lớn (trung bình 2307 mm/năm). Ngoài ra, thành phố Cẩm Phả được đánh giá là địa phương điển hình về sự xuống cấp của môi trường do suy thoái thảm thực vật. Trong các tác động tiêu cực của con người, thì các hoạt động phá rừng, làm suy thoái thảm thực vật (cả về diện tích và chất lượng) để khai thác than là một trong những nguyên nhân lớn khiến cho độ che phủ của thực bì thấp (phần lớn diện tích đất lâm nghiệp ở thành phố Cẩm Phả là thảm cây bụi và rừng trồng), đất đai bị thoái hóa mạnh (đất feralit có nhiều kết von, độ ẩm thấp, dung trọng cao, nghèo dinh dưỡng…). Các tác động tiêu cực này đã gây nên các tai biến môi trường (lũ lụt, xói mòn, suy giảm nguồn nước và sạt lở đất đá). Đặc biệt, đợt lũ lụt tháng 7 năm 2015 vừa qua đã để lại cho địa phương sự thiệt hại lớn về người và nhiều mặt khác (thương mại, du lịch, giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, sản xuất nông lâm nghiệp và khai thác khoáng sản) (Phụ lục 26).

Tuy nhiên, ở thành phố Cẩm Phả lại thiếu những cơ sở khoa học dựa trên các nghiên cứu thực địa, làm căn cứ cho việc đề ra các chính sách và biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong đó, việc phòng hộ một cách bền vững của thảm thực vật (đặc biệt là việc bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn, hạn chế lũ lụt) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì vậy, bên cạnh việc nghiên cứu một số đặc điểm cơ bản của thảm thực vật thoái hóa ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (cấu trúc không gian, hệ thực vật, đặc tính lý, hóa học của đất...), chúng tôi còn nghiên cứu khả năng phòng hộ, bảo vệ môi trường (khả năng tích lũy cacbon, đặc biệt là khả năng chống xói mòn và khả năng giữ nước) của các thảm thực vật ở đây.

Các dẫn liệu khoa học này làm cơ sở cho việc các nhà quản lý ở địa phương đề ra các chính sách, các gíải pháp giúp tăng cường khả năng phòng hộ của thảm

Page 124: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

111

thực vật để ứng phó với biến đổi khí hậu trước những tác động tiêu cực ngày càng lớn và tính cực đoan ngày càng cao.

4.6.1. Khả năng giữ nước trong đất của các thảm thực vật

Độ ẩm của đất (W%) phản ánh tỷ lệ về khối lượng của nước trong đất theo tỷ lệ phần trăm. Tuy nhiên, chỉ tiêu này không thể hiện được lượng nước thực tế có trong đất, vì dung trọng của đất trong các thảm thực vật không giống nhau. Vì vậy, lượng nước thực tế trong đất cần được đánh giá bằng thể tích hay khối lượng của nó trong đất.

Tính toán lượng nước trong 1ha đất, với độ sâu h (m), dung trọng = a (g/cm3) và độ ẩm W = b (%).

Kết quả tính toán lượng nước thực tế cho thấy, lượng nước thực tế trong tầng đất dày 30 cm của các thảm thực vật (tính theo khối lượng nước) rất khác nhau và có quan hệ rất chặt chẽ với mức độ thoái hoá của thảm thực vật.

Ở độ sâu 0 - 30 cm, với dung trọng trung bình 0,96 g/cm3 và độ ẩm trung bình 35,70%, đất rừng IIA chứa 1029,24 tấn nước/ha; với dung trọng đất trung bình 1,19 g/cm3 và độ ẩm trung bình 32,03%, đất thảm cây bụi IC (phường Quang Hanh) chứa lượng nước tương đương với rừng IIA (1032,29 tấn /ha); đất thảm cây bụi IC (phường Mông Dương) cũng chứa 992,47 tấn nước /ha (dung trọng: 1,19g/cm3, độ ẩm: 27,63%). Tuy nhiên, ở những thảm thực vật có mức độ thoái hóa cao như thảm cây bụi IA hay các loại rừng trồng, độ che phủ của thảm thực vật thấp, nhiệt độ không khí và nhiệt độ đất cao, độ ẩm không khí thấp, bề mặt thoáng lớn, nên quá trình bốc hơi vật lý rất lớn (Phụ lục 18).

Ngoài ra, độ ẩm của đất không chỉ phụ thuộc vào tính chất vật lý và cấu tượng của đất (độ xốp và dung trọng, thành phần cơ giới), mà còn phụ thuộc rất lớn vào đặc tính hóa học của đất (đặc biệt là hàm lượng chất hữu cơ và mùn trong đất). Vì vậy, ở thảm cây bụi, đặc biệt là thảm cây bụi IA, đất có độ ẩm thấp vì khả năng trữ nước của đất đã bị giảm sút nghiêm trọng do sự suy giảm của hàm lượng mùn và độ xốp (trên diện tích 1 ha, ở độ sâu 0 - 30 cm, đất của thảm cây bụi IA chỉ có thể chứa được 627,60 - 876,57 tấn/ha, đất của thảm cỏ cao và các loại rừng trồng có thể chứa được lượng nước là 784,76 - 855,42 tấn /ha)(Phụ lục 18).

Ngoài những đặc điểm về tính chất lý hoá của đất, mức độ che phủ và cấu trúc của các thảm thực vật, cũng như điều kiện tiểu khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng,

Page 125: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

112

độ ẩm), thì khả năng giữ ẩm của thảm thực vật còn phụ thuộc rất lớn vào khối lượng và tính chất của thảm mục (Phụ lục 19).

So với các kiểu thảm thực vật khác ở vùng nghiên cứu, rừng IIA không chỉ có khối lượng thảm mục lớn nhất (11,20 tấn/ha)(Phụ lục 15), mà khả năng hút nước của thảm mục cũng cao nhất (thảm mục có thể hút được 352,53% lượng nước so với khối lượng khô của nó). Các chỉ tiêu này khá thấp ở thảm cây bụi và rừng trồng, đặc biệt là thảm cây bụi IA (Ở thảm cây bụi IA, khối lượng thảm mục ở trạng thái tự nhiên từ 3,2 - 4,8 tấn/ha, khả năng hút nước của thảm mục so với khối lượng khô từ 143,46 - 149,97%) (Hình 4.7).

Hình 4.7: Khối lượng thảm mục và khả năng hút nước của thảm mục trong các thảm thực vật ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Hình 4.8 biểu diễn khả năng trữ nước thực tế của thảm mục trong một số thảm thực vật tự nhiên (Thảm thực vật rừng IIA, Thảm thực vật cây bụi IC, Thảm thực vật cây bụi IA, thảm cỏ cao) và một số loại rừng trồng (Keo, Bạch đàn, Thông) ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

Khả năng giữ nước của thảm thực vật được đánh giá thông qua tổng lượng nước trong đất và lượng nước được thảm mục hút. Kết quả tính toán cho thấy, khả

0

50

100

150

200

250

300

350

400

0

2

4

6

8

10

12

IIA (MD) IC (QH) IC (MD) IA (QH) IA (CP) IA (MD) Thảm cỏ cao

Rừng Keo

Rừng BĐ Rừng Thông

Khả

năn

g hú

t nướ

c củ

a th

ảm m

ục (%

)

Khố

i lượ

ng th

ảm m

ục (T

/ha)

KL thảm mục

Khả năng hút nước của thảm mục

Page 126: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

113

năng giữ nước của các thảm thực vật rất khác nhau (Rừng IIA: 1037,97 tấn /ha, thảm cây bụi IC: 999,50 - 1039,38 tấn /ha, thảm cây bụi IA và các loại rừng trồng: 629,52 - 879,16 tấn /ha) (Phụ lục 20, Hình 4.9)

Hình 4.8: Khả năng trữ nước của thảm mục trong các thảm thực vật ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Hình 4.9: Khă năng giữ nước của thảm thực vật ở thành phố Cẩm Phả (tấn/ha)

8.63

7.01 7.02

2.88 2.561.88

4.914.26 4.35 4.7

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

IIA (MD) IC (QH) IC (MD) IA (QH) IA (CP) IA (MD) Thảm cỏ cao

Rừng Keo Rừng BĐ Rưng Thông

tấn/

ha

1037.97 1039.38999.5

804.68879.16

629.52

789.72859.74

715.63827.38

0

200

400

600

800

1000

1200

IIA(MD)

IC(QH)

IC(MD)

IA1(QH)

IA1(CP)

IA1(MD)

Thảm cỏ (DH)

Rừng Keo

Rừng BĐ

Rưng Thông

Page 127: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

114

Thảm thực vật và đất có mối quan hệ qua lại, không thể tách rời. Ở thảm thực vật IA và các loại rừng trồng, thành phần loài và cấu trúc của thảm thực vật phản ánh rất rõ tính chất khô cằn của đất. Trong những thảm thực vật này, những loài thực vật ưu thế chủ yếu là những loài hạn sinh, với những đặc điểm thích nghi cả về hình thái, giải phẫu, cả về chu kỳ sống trong năm (Chẳng hạn, thực vật thường có lá nhỏ, tầng cutin phát triển mạnh, lá có lông bao phủ và là cây hàng năm…).

`Trong hệ sinh thái rừng, tồn tại 2 loại dòng chảy: dòng chảy trên mặt đất và dòng chảy trong lòng đất. Hệ sinh thái rừng có tác dụng làm giảm lượng nước và tốc độ dòng chảy trên mặt đất. Khi nước mưa xuống đến đất, một phần được thảm mục hấp thu. Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2004)[121], thảm mục có khả năng hút nước rất lớn, bằng 100 - 900% trọng lượng khô của bản thân nó. Thảm mục nếu được phân giải càng tốt thì sức hút nước của nó càng cao. 4.6.2. Khả năng chống xói mòn đất của các thảm thực vật

Xói mòn đất là do năng lượng dòng chảy, mưa hoặc năng lượng của gió làm cuốn trôi hoặc làm bay đi các phần tử đất, thậm chí cả một lớp đất. Có hai nguyên nhân dẫn đến xói mòn (do nước và do gió). Quá trình xói mòn dẫn đến thoái hóa môi trường đất.

Theo Đỗ Duy Phái và cộng sự (2006)[84], xói mòn do nước là một dạng của xói mòn gia tốc, trong đó bao gồm hai pha: Pha tĩnh và pha động. Hai pha này có quan hệ chặt chẽ với nhau, nguyên nhân của pha này sẽ là kết quả của pha kia và ngược lại. Mức độ xói mòn sẽ phụ thuộc nhiều vào pha động, trong đó diễn ra ba quá trình: Bóc tách các hạt đất ra khỏi bề mặt đất, vận chuyển đi nơi khác và lắng đọng chúng.

Qua việc xác định chiều dày đất bị bào mòn (mm/năm), có thể xác định được cường độ xói mòn đất trong các thảm thực vật tự nhiên và các loại rừng trồng. Cường độ xói mòn đất ở vùng nghiên cứu được đánh giá qua chỉ tiêu thể tích đất bị cuốn trôi (m3/ha/năm) và khối lượng đất bị bào mòn (tấn/ha/năm).

Khối lượng đất bị bào mòn và thể tích đất bị cuốn trôi do tác động của xói mòn trong các thảm thực vật thoái hóa ở vùng nghiên cứu rất lớn (28,10 - 159,90 m3/ha/năm; 25,29 - 198,28 tấn/ha/năm). Trong đó, thảm cây bụi IA có cường độ xói mòn cao nhất (142,60 đến 159,90 m3/ha/năm; 166,61 đến 198,28 tấn/ha/năm). Các loại rừng trồng có cường độ xói mòn khá cao (65,30 đến 88,20 m3/ha/năm; 66,61 đến 107,60 tấn/ha/năm). Thảm cây bụi IC và thảm cỏ cao có cường độ xói

Page 128: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

115

mòn thấp hơn (48,30 đến 68,40 m3/ha/năm; 42,99 đến 75,92 tấn/ha/năm), còn rừng IIA có cường độ xói mòn thấp nhất (28,10 m3/ha/năm; 25,29 tấn/ha/năm)(Bảng 4.16)

Trong thảm thực vật, tầng thảm mục là những vật chướng ngại làm giảm lượng nước, làm yếu tốc độ dòng chảy trên mặt đất. Trong đất rừng, hệ rễ cây rừng phong phú và hang hốc động vật làm gia tăng lượng nước thấm vào đất. Vì vậy, hệ sinh thái rừng có khả năng chuyển hóa một phần dòng nước chảy trên mặt đất thành dòng chảy trong lòng đất, tăng cường khả năng hạn chế lũ lụt, nuôi dưỡng nguồn nước và chống xói mòn bảo vệ đất đai.

Bảng 4.16: Cường độ xói mòn đất trong các thảm thực vật ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

TT Thảm thực vật

Chiều dày đất bị bào

mòn (mm/năm)

Thể tích đất bị cuối trôi

(m3/ha/năm)

Dung trọng

(g/cm3)

Khối lượng đất bị bào

mòn (tấn/ha/năm)

1 Rừng IIA (Mông Dương)

2,81 28,10 0,90 25,29

2 Thảm cây bụi IC (Quang Hanh)

4,83 48,30 0,89 42,99

3 Thảm cây bụi IC (Mông Dương)

6,84 68,40 1,11 75,92

4 Thảm cây bụi IA (Quang Hanh)

15,01 150,10 1,11 166,61

5 Thảm cây bụi IA (Cẩm Phú)

14,26 142,60 1,23 175,40

6 Thảm cây bụi IA (Mông Dương)

15,99 159,90 1,24 198,28

7 Thảm cỏ cao (Dương Huy)

5,84 58,40 1,18 68,91

8 Rừng trồng Keo (7 tuổi)

6,53 65,30 1,02 66,61

9 Rừng trồng Bạch đàn (7 tuổi)

8,82 88,20 1,22 107,60

10 Rừng trồng Thông (14 tuổi)

7,01

70,10 1,21 84,82

Page 129: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

116

Cường độ xói mòn đất trong các thảm thực vật được nghiên cứu ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh từ 28,10 đến 159,90 m3/ha/năm (tương đương với 25,29 đến 199,88 tấn/ha/năm). Nếu căn cứ vào thang phân loại cường độ xói mòn đất Việt Nam (theo Lê Văn Khoa (1997)[65], thì cường độ xói mòn đất trong các thảm thực vật ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh được xếp vào 4 mức độ (Trung bình, Khá, Mạnh và Rất mạnh)(Phụ lục 21, Hình 4.10).

Chú thích:

Trung bình Khá Mạnh Rất mạnh

Hình 4.10: Phân loại cường độ xói mòn đất trong các thảm thực vật ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Bùi Thị Huế (1994) cho rằng, trong điều kiện nhiệt đới tốc độ hình thành đất xấp xỉ 0,8mm/năm. Nếu chiều dày đất bị xói mòn lớn hơn 0,8mm/năm thì đất sẽ bị thoái hóa (theo Nguyễn Thế Hưng)[60]. Như vậy, các thảm thực vật ở thành phố Cẩm Phả có cường độ xói mòn đất đã vượt xa ngưỡng cho phép (Bảng 4.16).

Mặc dù chỉ là rừng non phục hồi, có độ che phủ không lớn và cấu trúc tầng tán đơn giản, nhưng thảm thực vật rừng IIA có khả năng chống xói mòn khá tốt. Khác với nơi đất trống, ở nơi có rừng, không phải toàn bộ lượng nước mưa đều rơi trực tiếp xuống đất và khi rơi xuống đất, tốc độ rơi của nước mưa giảm đi rõ rệt.

25.2942.99

75.92

166.61175.4

198.28

68.91 66.61

107.6

84.82

0

50

100

150

200

250

IIA(MD)

IC(QH)

IC(MD)

IA(QH)

IA(CP)

IA(MD)

Thảm cỏ (DH)

Rừng Keo

Rừng BĐ

Rừng Thông

Khố

i lượ

ng đ

ất b

ị bào

mòn

(tấn

/ha/

năm

)

Page 130: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

117

Bởi vì, thảm thực vật có tác dụng ngăn cản không cho hạt mưa rơi tác động trực tiếp vào lớp đất mặt, giảm tác dụng phá hoại kết cấu tầng đất do mưa. Bên cạnh việc tán lá cây có khả năng giữ lại một lượng nước mưa nhất định, thì tại những sườn dốc còn rừng, do vật rơi rụng, do sự hoạt động của bộ rễ cây, tầng đất mặt tồn tại một lớp mùn có khả năng thấm và giữ nước rất cao, vì vậy lượng dòng chảy trên bề mặt và tốc độ nước chảy giảm đi rõ rệt, khả năng bào mòn cũng giảm theo. Đó là chưa kể hệ rễ thực vật còn có ý nghĩa trong việc giữ chặt đất, tăng hệ số ma sát của đất, tăng cường khả năng thấm nước vào đất, làm hạn chế xói mòn bề mặt.

Trái lại, thảm cây bụi IA và các loại rừng trồng có độ che phủ thấp, cấu trúc đơn giản, hàm lượng mùn và chất hữu cơ thấp, độ xốp nhỏ, không có tầng thảm mục hoặc tầng thảm mục rất mỏng, đất có kết cấu rời rạc, lẫn kết von. Điều đó đã hạn chế khả năng chống xói mòn của thảm thực vật. Ngoài những nguyên nhân kể trên, các loại rừng trồng ở vùng nghiên cứu có cường độ xói mòn đất cao còn do việc loại bỏ cây bụi thảm tươi trong quá trình chăm sóc cây trồng. Vì vậy, khi chăm sóc rừng trồng, không nên hạ thấp độ che phủ xuống quá thấp, đồng thời phải có biện pháp chống xói mòn hiệu quả.

Nếu như vùng xung yếu được xác định là vùng có nguy cơ xảy ra những sự cố về môi trường như trượt lở đất, xói mòn đất, lũ lụt… dưới tác động của các nhân tố tự nhiên và xã hội, thì phần lớn các địa điểm nghiên cứu đều có thể xếp vào vùng xung yếu, bởi vì khả năng bảo vệ đất, chống xói mòn của thảm thực vật rất kém.

Nhìn chung, ở khu vực nghiên cứu, đất có môi trường chua, đã thúc đẩy hiện tượng phân tán, do đó làm giảm khả năng chống xói mòn của đất. Hàm lượng Ca2+

Ma2+ trao đổi rất nghèo, chứng tỏ quá trình rửa trôi đã diễn ra mạnh mẽ, giảm sự đông tụ keo đất làm cho khả năng chống xói mòn của đất càng kém đi. Trong điều kiện độ che phủ của thực bì giảm, trong đất chứa ít nước, nguồn nước mặt suy thoái. Vì vậy, vào những ngày khô nóng, mặt đất bị nung nóng mạnh mẽ bởi bức xạ Mặt Trời, làm cho kết cấu đất vốn đã kém bền vững lại càng dễ bị phá hủy. Điều đó cũng có thể lý giải cho việc cường độ xói mòn lớn và hiện tượng lũ lụt thường xảy ra ở thành phố Cẩm Phả trong những ngày có mưa lớn, kéo dài.

Mô hình cấu trúc hợp lý của rừng phòng hộ là mô hình cấu trúc rừng đáp ứng được yêu cầu phòng hộ, điều tiết nước và chống xói mòn. Tuy nhiên, thảm thực vật tự nhiên ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh có mức độ thoái hóa khá cao (đặc

Page 131: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

118

biệt là thảm thực vật cây bụi IA). Vì vậy, khả năng bảo vệ nguôn nước, chống xói mòn của các thảm thực vật này rất kém, đã kéo theo các biểu hiện khác về sự thoái hóa của đất và của thảm thực vật.

Đất đồi núi ở vùng nghiên cứu còn lại tầng thảm mục và tầng mùn rất mỏng (Phụ lục 15), thậm chí ở thảm cây bụi IA, có nơi không có cả hai tầng này. Lớp thảm mục bị mất đi do xói mòn, nên không còn tác dụng bảo vệ tầng mặt. Việc canh tác đất đồi không hợp lý, đất sẽ bị mất cấu trúc, trở nên chặt, giảm tính thấm, giảm sức chứa ẩm đồng ruộng, làm tăng nguy cơ khô hạn. Đặc biệt là, tốc độ thấm nước giảm nhanh, làm tăng cường sự mất nước (theo con đường vật lý) trên bề mặt.

Việc bảo vệ đất dốc vùng phòng hộ đầu nguồn có ý nghĩa quan trọng. Nhằm ứng phó một cách hiệu quả với biến đổi khí hậu, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh cần thực hiện một số giải pháp cơ bản:

- Xây dựng các chính sách xã hội ưu tiên phục hồi rừng từ các thảm thực vật có mức độ thoái hóa chưa cao (Thảm cây bụi IC).

- Trong công tác xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn, ngoài việc chú ý nâng cao độ che phủ của thảm thực vật, cần phải chú ý đến việc nâng cao chất lượng thảm thực vật, đặc biệt là ở khu vực xung yếu.

- Cần tránh việc chặt trắng hàng loạt các loại rừng trồng cây lấy gỗ khi kết thúc luân kì khai thác, tránh gây ra tai biến về môi trường (lũ lụt, trượt lở đất đá, lũ quét…) như trong đợt tháng 7 năm 2015 vừa qua.

- Mặc dù thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh có diện tích trồng Bạch đàn không lớn, nhưng cũng cần hạn chế hơn nữa sự phát triển rừng trồng loài cây này vì Bạch đàn là loài cây chịu hạn, nhưng lại cần nhiều nước, đất dưới rừng bạch đần có tốc độ phân giải chất hữu cơ chậm, rễ Bạch đàn ăn nông, nên khả năng phòng hộ rất kém.

- Hạn chế trồng rừng thuần loài trên đất có độ dốc từ 200 trở lên; Trong quá trình trồng rừng, không nên làm giảm độ che phủ của thực vật xuống quá thấp và có biện pháp chống xói mòn kịp thời.

- Cần hạn chế cường độ xói mòn của đất bằng việc khống chế tác hại của các yếu tố địa hình (L,S) và yếu tố do mưa (R), tăng thêm khả năng bảo vệ đất (yếu tố K). Như vậy, không chỉ cần có thảm thực vật, mà còn cần phải tăng cường khả năng

Page 132: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

119

bảo vệ đất chống xói mòn của thảm thực vật (yếu tố C). Đối với rừng trồng, ngoài tác dụng điều hòa được nhiệt độ đất (do hạn chế được ánh sáng trực xạ xuống mặt đất), làm giảm khả năng thoát hơi nước bề mặt của đất, tăng khả năng giữ ẩm cho đất, thì việc che phủ đất (đặc biệt, che phủ bằng cây phân xanh) sẽ bổ sung một lượng chất hữu cơ đáng kể cho đất, góp phần cải thiện đặc tính lý, hóa của đất và hạn chế khả năng xói mòn đất do nước.

4.6.3. Khả năng tích lũy cacbon trong các thảm thực vật tự nhiên

Đối với các dự án CDM, để có các quyết định đầu tư đúng đắn trong các điều kiện cụ thể, thì cần phải tiến hành phân tích hiệu quả kinh tế và môi trường trước khi tiến hành một dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch. Một trong những yêu cầu nghiêm ngặt là phải xác định được đường cacbon cơ sở.

Ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, tồn tại nhiều thảm thực vật có mức độ thoái hóa cao. Người ta đang sử dụng các thảm thực vật này với mục đích và phương thức rất khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu để xây dựng đường cacbon cơ sở cho các thảm thực vật thoái hóa ở đây.

Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi xác định trữ lượng cacbon được tích lũy trong sinh khối các thảm thực vật thoái hóa và xây dựng đường cacbon cơ sở cho các kiểu thảm thực vật này ở thành phố Cẩm phả, tỉnh Quảng Ninh.

Cân bằng cacbon của bất kỳ thảm thực vật nào đều được xác định từ sự chênh lệch giữa sự thu nhập và chi phí. Lượng thu nhập là lượng cacbon có thể được liên kết trong các sản phẩm của quá trình quang hợp trong một đơn vị thời gian. Năng suất tổng số NT của các thực vật trên cạn được xác định từ năng suất tuyệt đối Nt và lượng chất hữu cơ bị tiêu hao do hô hấp của quần xã thực vật: NT = Nt + H. Vì vậy, không thể đo đếm được giá trị này ở ngoài điều kiện phòng thí nghiệm.

Cacbon tích lũy được (Năng suất tuyệt đối) được sử dụng cho việc tổng hợp các chất hữu cơ. Tuy nhiên, các chất này bị mất đi ở dạng rơi rụng (Rr), bị mất đi bởi các sinh vật tiêu thụ St (động vật, sinh vật ký sinh, cộng sinh) và các chất đồng hóa mất đi ở dạng nước do rễ tiết ra. Phần tăng trưởng tuyệt đối còn lại làm tăng khối lượng thực vật trên một đơn vị diện tích đất. Đó là sự thay đổi trữ lượng chất khô hàng năm trong quần xã thực vật: Nt = ΔsK + Rr + St

Chiều hướng tích lũy cacbon của thảm thực vật phụ thuộc chủ yếu vào mức

Page 133: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

120

độ biến động của trữ lượng cacbon giữa một bên là sự tích lũy thông qua quá trình sinh trưởng và một bên là sự rò rỉ (leakage) do nhiều nguyên nhân (đốt nương làm rẫy, khai thác chất đốt và chăn thả gia súc…)

Sinh khối của thảm thực vật là phần vật chất hữu cơ đã được tổng hợp bởi các loài thực vật (ở cả phần trên mặt đất và dưới mặt đất), thảm mục và vật rơi rụng.

Thảm thực vật cây bụi và thảm cỏ cao gồm nhiều loài thực vật khác nhau, với cấu trúc sinh khối rất khác nhau, cây gỗ thường có kích thước nhỏ. Do đó, sinh khối của thực vật được xác định chung, mà không xác định riêng từng loài cụ thể. Sinh khối những loài cây gỗ có đường kính từ 6,0 cm trở lên được tính cho sinh khối thảm thực vật trên cơ sở xác định mật độ trung bình của chúng.

4.6.3.1. Sinh khối của các thảm thực vật

Việc xác định sinh khối tươi của thảm thực vật được thực hiện ngay trên thực địa trong các ô tiêu chuẩn. Sinh khối tươi phần trên mặt đất của thảm thực vật được chia thành sinh khối tươi cây bụi và cây gỗ nhỏ (thân, cành, lá), sinh khối tươi của cỏ và sinh khối thảm mục ở trạng thái tự nhiên. Sinh khối tươi phần dưới mặt đất của thảm thực vật chính là sinh khối tươi rễ của thực vật. Sự phân chia cũng tương tự đối với sinh khối khô của thảm thực vật.

Sinh khối tươi của thảm thực vật

Tính trung bình các năm, trong các thảm thực vật, sinh khối tươi ở thảm cây bụi IC lớn nhất (78,70 tấn/ha), ở thảm cây bụi IA thấp nhất (34,07 tấn/ha), còn ở thảm cỏ cao là 62,51 tấn/ha (Bảng 4.17, Hình 4.11).

Sự khác biệt sinh khối tươi ở các thảm thực vật còn thể hiện trong cấu trúc sinh khối. Ở thảm cây bụi IC: Sinh khối tươi ở bộ phận thân, cành của cây gỗ, cây bụi có tỷ lệ lớn nhất (37,04%), tiếp đó là rễ (30,52%), thảm mục (12,63 %), lá (11,61%). Sinh khối tươi của cỏ có tỷ lệ thấp nhất (8,20%). Ở thảm cây bụi IA: Sinh khối tươi tập trung nhiều ở rễ (35,81%), tiếp đó là thân, cành cây gỗ, cây bụi (29,20%), lá (13,35%), thảm mục (13,21%). Sinh khối tươi của cỏ có tỷ lệ thấp nhất (8,42%). Ở thảm cỏ cao: sinh khối tươi của cỏ lớn nhất (41,29%), của lá cây gỗ, cây bụi thấp nhất (3,87%). Trong khi đó, sinh khối tươi của rễ là 33,56%, của thảm mục là 12,32%, của thân, cành cây gỗ, cây bụi là 8,96% (Bảng 4.17).

Page 134: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

121

Tỷ lệ sinh khối tươi dưới mặt đất/ sinh khối tươi trên mặt đất trong các kiểu

thảm thực vật không giống nhau (Thảm cây bụi IC: 44,40%; Thảm cây bụi IA:

55,79%, Thảm cỏ cao: 50,63%) (Bảng 4.17).

Sinh khối khô của thảm thực vật

Các bộ phận cấu thành sinh khối thảm thực vật có tỷ lệ trung bình sinh khối

khô/sinh khối tươi (SKK/SKT) không giống nhau. Trong đó, tỷ lệ này ở lá và cỏ

thấp nhất, ở rễ và thân, cành cao hơn, ở thảm mục cao nhất (Tính trung bình, Lá:

30,34 - 36,66%, Cỏ: 34,00 - 42,74%, Rễ: 41,08 - 45,57%, Thân, cành: 43,10 -

53,08%, Thảm mục: 55,62 - 58,25%). Tương tự, tỷ lệ sinh khối khô dưới mặt đất/

sinh khối khô trên mặt đất mang tính đặc trưng cho mỗi kiểu thảm thực vật (Thảm

cây bụi IC: 40,48%; Thảm cây bụi IA:58,28%, Thảm cỏ cao:50,00%)(Bảng 4.18).

Page 135: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

122

Bảng 4.17: Sinh khối tươi của các thảm thực vật thoái hóa

Thời gian

Trên mặt đất (TMĐ) Dưới mặt đất (DMĐ)

DMĐ/ TMĐ (%)

Tổng sinh khối tươi (tấn /ha)

Thân, cành (cây gỗ, cây bụi)

Lá (cây gỗ, cây bụi) Cỏ Thảm mục Cộng Rễ

Tấn/ha Tỷ lệ (%) Tấn/ha Tỷ lệ (%) Tấn/ha Tỷ lệ

(%) Tấn/ha Tỷ lệ (%) Tấn/ha Tỷ lệ

(%) Tấn/ha Tỷ lệ (%)

Thảm cây bụi IC 2012 23,91 35,54 6,27 9,32 6,50 9,66 9,20 13,67 45,88 68,19 21,40 31,81 46,64 67,28 2013 25,90 34,51 8,34 11,11 6,30 8,40 9,90 13,19 50,44 67,22 24,60 32,78 48,77 75,04 2014 30,60 37,34 9,94 12,13 6,90 8,42 9,60 11,72 57,04 69,61 24,90 30,39 43,65 81,94 2015 36,20 39,98 11,99 13,24 6,09 6,73 11,07 12,23 65,35 72,18 25,19 27,82 38,55 90,54 TB 29,15 37,04 9,14 11,61 6,45 8,20 9,94 12,63 54,68 69,48 24,02 30,52 44,40 78,70

Thảm cây bụi IA 2012 9,95 29,14 4,74 13,88 2,78 8,14 4,40 12,89 21,87 64,06 12,27 35,94 56,10 34,14 2013 9,97 29,42 4,59 13,54 2,81 8,29 4,41 13,01 21,78 64,27 12,11 35,73 55,60 33,89 2014 10,02 29,38 4,41 12,93 3,08 9,03 4,50 13,19 22,01 64,53 12,10 35,47 54,98 34,11 2015 9,86 28,88 4,46 13,06 2,81 8,23 4,69 13,74 21,82 63,91 12,32 36,09 56,46 34,14 TB 9,95 29,20 4,55 13,35 2,87 8,42 4,50 13,21 21,87 64,19 12,20 35,81 55,79 34,07

Thảm cỏ cao 2012 5,09 8,65 1,57 2,67 25,02 42,51 6,80 11,55 38,48 65,39 20,37 34,61 52,94 58,85 2013 5,13 8,32 2,34 3,79 25,55 41,42 7,40 12,00 40,42 65,52 21,27 34,48 52,62 61,69 2014 6,03 9,32 2,84 4,39 26,14 40,40 7,90 12,21 42,91 66,32 21,79 33,68 50,78 64,70 2015 6,15 9,49 2,94 4,54 26,54 40,96 8,70 13,43 44,33 68,41 20,47 31,59 46,18 64,80 TB 5,60 8,96 2,42 3,87 25,81 41,29 7,70 12,32 41,53 66,44 20,98 33,56 50,63 62,51

Chú thích: TB - Trung bình; DMĐ: Dưới mặt đất; TMĐ: Trên mặt đất

Page 136: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

123

Bảng 4.18: Sinh khối khô của các thảm thực vật thoái hóa

Trên mặt đất (TMĐ) Dưới mặt đất (DMĐ) SKK

DMĐ/ SKK TMĐ (%)

Thân, cành (cây gỗ, cây bụi)

Lá (cây gỗ, cây bụi) Cỏ Thảm mục Cộng Rễ

SKT (T/ha)

SKK/ SKT (%)

SKK (T/ha)

SKT (T/ha)

SKK/ SKT (%)

SKK (T/ha)

SKT (T/ha)

SKK/ SKT (%)

SKK (T/ha)

SKT (T/ha)

SKK/ SKT (%)

SKK (T/ha)

SKT (T/ha)

SKK (T/ha)

SKT (T/ha)

SKK/ SKT (%)

SKK (T/ha)

Thảm cây bụi IC 2012 23,91 46,30 11,07 6,27 33,49 2,10 6,50 34,00 2,21 9,20 55,11 5,07 45,88 20,45 21,40 43,88 9,39 45,92 2013 25,90 56,14 14,54 8,34 27,94 2,33 6,30 34,92 2,20 9,90 51,92 5,14 50,44 24,21 24,60 41,99 10,33 42,67 2014 30,60 54,90 16,80 9,94 26,66 2,65 6,90 33,91 2,34 9,60 55,00 5,28 57,04 27,07 24,90 44,94 11,19 41,34 2015 36,20 54,97 19,90 11,99 33,28 3,99 6,09 33,17 2,02 11,07 60,43 6,69 65,35 32,60 25,19 45,02 11,34 34,79 TB 29,15 53,08 15,58 9,14 30,34 2,77 6,45 34,00 2,19 9,94 55,62 5,55 54,68 26,09 24,02 43,96 10,56 40,48

Thảm cây bụi IA 2012 9,95 43,02 4,28 4,74 32,07 1,52 2,78 41,37 1,15 4,40 57,73 2,54 21,87 9,49 12,27 45,40 5,57 58,69 2013 9,97 43,03 4,29 4,59 34,12 1,57 2,81 42,10 1,18 4,41 56,69 2,50 21,78 9,54 12,11 45,33 5,49 57,54 2014 10,02 43,28 4,34 4,41 34,46 1,52 3,08 43,16 1,33 4,50 54,44 2,45 22,01 9,64 12,10 45,86 5,55 57,59 2015 9,66 43,08 4,16 4,46 34,10 1,52 2,81 44,33 1,25 4,69 54,70 2,57 21,62 9,49 12,32 45,70 5,63 59,30 TB 9,95 43,10 4,27 4,55 33,69 1,53 2,87 42,74 1,23 4,50 55,89 2,51 21,87 9,54 12,20 45,57 5,56 58,28

Thảm cỏ cao 2012 5,09 43,81 2,23 1,57 34,39 0,54 25,02 34,89 8,73 6,80 59,56 4,05 38,48 15,55 20,37 39,42 8,03 51,64 2013 5,13 49,90 2,56 2,34 35,47 0,83 25,55 36,48 9,32 7,40 58,65 4,34 40,42 17,05 21,27 38,88 8,27 48,50 2014 6,03 48,65 2,93 2,84 40,14 1,14 26,14 35,20 9,20 7,90 57,22 4,52 42,91 17,79 21,79 39,93 8,70 48,89 2015 6,15 43,69 2,69 2,94 36,61 0,93 26,54 36,22 9,61 8,70 57,59 5,01 44,33 18,24 20,47 46,11 9,30 50,99 TB 5,60 46,51 2,60 2,42 36,66 0,86 25,81 35,70 9,22 7,70 58,25 4,48 41,53 17,16 20,98 41,08 8,58 50,00

Chú thích: SST - Sinh khối tươi; SSK - Sinh khối khô; TB - Trung bình; T - Tấn; DMĐ - Dưới mặt đất; TMĐ - Trên mặt đất

Page 137: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

124

Tính trung bình các năm, các thảm thực vật có sự phân hóa về khả năng tích lũy sinh khối khô (Thảm cây bụi IC: 36,65 tấn/ha; Thảm cây bụi IA: 15,10 tấn/ha; Thảm cỏ cao: 25,74 tấn/ha) (Bảng 4.19, Hình 4.11).

Bảng 4.19 cho thấy, tính trung bình theo năm, cấu trúc sinh khối khô của các thảm thực vật như sau:

- Thảm cây bụi IC: Thân, cành: 15,58 tấn /ha; Lá: 2,77 tấn /ha; Cỏ: 2,19 tấn/ha; Thảm mục: 5,55 tấn /ha; và Rễ: 10,56 tấn /ha.

- Thảm cây bụi IA: Thân, cành: 4,27 tấn /ha; Lá: 1,53 tấn /ha; Cỏ: 1,23 tấn /ha; Thảm mục: 2,51 tấn /ha; và Rễ: 5,56 tấn /ha.

- Thảm cỏ cao: Thân, cành (cây gỗ, cây bụi): 2,60 tấn /ha; Lá (cây gỗ, cây bụi): 0,86 tấn /ha; Cỏ: 9,22 tấn /ha; Thảm mục: 4,48 tấn /ha và Rễ: 8,58 tấn /ha.

Hình 4.11: Sinh khối tươi và sinh khối khô trung bình của các thảm thực vật

thoái hóa ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (tấn/ha)

4.6.3.2. Sự biến đổi của sinh khối thảm thực vật trong quá trình diễn thế

Thảm cây bụi IC

Trong quá trình diễn thế, sinh khối tươi và sinh khối khô của thảm thực vật cây bụi IC đều có sự tăng liên tục theo thời gian rất rõ rệt. Tuy nhiên, cây gỗ (là thành phần tăng sinh khối chủ yếu) có mật độ không cao, kích thước còn nhỏ, nên lượng tăng trưởng hằng năm của thảm thực vật IC không lớn. (Năm 2012: Sinh khối tươi 67,28 tấn/ha; sinh khối khô 29,84 tấn/ha; Năm 2013: Sinh khối tươi 75,04 tấn/ha; sinh khối khô 34,54 tấn/ha; Năm 2014: Sinh khối tươi 81,94 tấn/ha; sinh khối khô 38,26 tấn/ha; Năm 2015: Sinh khối tươi 90,54 tấn/ha; sinh khối khô 43,94 tấn/ha) (Bảng 4.17, 4.19).

78.7

34.07

62.51

36.65

15.1

25.74

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

Thảm cây bụi IC Thảm cây bụi IA Thảm cỏ cao

tấn

/ha

Sinh khối tươi

Sinh khối khô

Page 138: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

125

Bảng 4.19: Lượng cacbon được tích lũy trong sinh khối thảm thực vật cây bụi và thảm cỏ cao

Thời gian

Trên mặt đất Dưới mặt đất Tổng cộng Thân, cành

(cây gỗ, cây bụi) Lá

(cây gỗ, cây bụi) Cỏ Thảm mục Cộng Rễ

SKK (T/ha)

Lượng Cacbon tích lũy (T/ha)

SKK (T/ha)

Lượng Cacbon tích lũy (T/ha)

SKK (T/ha)

Lượng Cacbon tích lũy (T/ha)

SKK (T/ha)

Lượng Cacbon tích lũy (T/ha)

SKK (T/ha)

Lượng Cacbon tích lũy (T/ha)

SKK (T/ha)

Lượng Cacbon tích lũy (T/ha)

SKK (T/ha)

Lượng Cacbon tích lũy (T/ha)

Thảm cây bụi IC 2012 11,07 5,54 2,10 1,05 2,21 1,11 5,07 2,54 20,45 10,23 9,39 4,70 29,84 14,92 2013 14,54 7,27 2,33 1,17 2,20 1,10 5,14 2,57 24,21 12,11 10,33 5,17 34,54 17,27 2014 16,80 8,40 2,65 1,33 2,34 1,17 5,28 2,64 27,07 13,54 11,19 5,60 38,26 19,13 2015 19,90 9,95 3,99 2,00 2,02 1,01 6,69 3,35 32,60 16,30 11,34 5,67 43,94 21,97 TB 15,58 7,79 2,77 1,39 2,19 1,10 5,55 2,78 26,09 13,05 10,56 5,28 36,65 18,33

Thảm cây bụi IA 2012 4,28 2,14 1,52 0,76 1,15 0,58 2,54 1,27 9,49 4,75 5,57 2,79 15,06 7,53 2013 4,29 2,15 1,57 0,78 1,18 0,59 2,50 1,25 9,54 4,77 5,49 2,74 15,03 7,51 2014 4,34 2,17 1,52 0,76 1,33 0,66 2,45 1,23 9,64 4,82 5,55 2,77 15,18 7,59 2015 4,16 2,08 1,52 0,76 1,25 0,62 2,57 1,28 9,49 4,75 5,63 2,82 15,12 7,56 TB 4,27 2,14 1,53 0,77 1,23 0,62 2,51 1,26 9,54 4,77 5,56 2,78 15,10 7,55

Thảm cỏ cao 2012 2,23 1,12 0,54 0,27 8,73 4,37 4,05 2,03 15,55 7,78 8,03 4,02 23,58 11,79 2013 2,56 1,28 0,83 0,42 9,32 4,66 4,34 2,17 17,05 8,53 8,27 4,14 25,32 12,66 2014 2,93 1,47 1,14 0,57 9,20 4,60 4,52 2,26 17,79 8,90 8,70 4,35 26,49 13,25 2015 2,69 1,34 0,93 0,47 9,61 4,81 5,01 2,51 18,24 9,12 9,30 4,65 27,54 13,77 TB 2,60 1,30 0,86 0,43 9,22 4,61 4,48 2,24 17,16 8,58 8,58 4,29 25,74 12,87

Chú thích: TB - Trung bình; SKK - Sinh khối khô; T/ha - Tấn/ha; DMĐ - Dưới mặt đất; TMĐ - Trên mặt đất

Page 139: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

126

Thảm cây bụi IA

Theo thời gian, sinh khối tươi và sinh khối khô của thảm cây bụi IA không có sự thay đổi đáng kể. Từ năm 2012 đến 2015, tổng sinh khối tươi lần lượt là: 34,14 tấn/ha → 33,89 tấn /ha → 34,11tấn /ha → 34,14 tấn /ha (Bảng 4.17); Tổng sinh khối khô lần lượt là: 15,06 tấn /ha → 15,03 tấn/ha → 15,18 tấn /ha → 15,12 tấn /ha) (Bảng 4.19). Như vậy, đối với thảm cây bụi IA, sự tích lũy sinh khối trong thảm thực vật cây bụi đã cân bằng với sự rò rỉ, bởi vì và trong điều kiện đất thoái hóa mạnh (tầng đất mỏng, đất khô, chua và nghèo dinh dưỡng), thảm thực vật có cường độ quang hợp thấp. Bên cạnh đó, với điều kiện khí hậu nhiệt đới và tiểu khí hậu bất lợi (nhiệt độ cao, ánh sáng trực xạ mạnh), nên cường độ hô hấp của thảm thực vật lại rất lớn.

Thảm cỏ cao

Trong khoảng thời gian 4 năm (từ năm 2012 - 2015), thảm cỏ cao có sự tăng lên về sinh khối, nhưng không nhiều, càng về sau tốc độ tăng sinh khối càng chậm lại (Sinh khối tươi: 58,85 tấn/ha (năm 2012) → 61,69 tấn/ha (năm 2013) → 64,70 tấn/ha (năm 2014) → 64,80 tấn/ha (năm 2015) (Bảng 4.17). Sinh khối khô: 23,58 tấn/ha (năm 2012) → 25,32 tấn/ha (năm 2013) → 26,49 tấn/ha (năm 2014) → 27,54 tấn/ha (năm 2015)(Bảng 4.19).

4.6.3.3. Xây dựng đường cacbon cơ sở cho các thảm thực vật tự nhiên

Lượng cacbon tích lũy trong sinh khối thảm thực vật được xác định dựa trên sinh khối khô của các bộ phận. Trong các thảm thực vật ở vùng nghiên cứu, khả năng tích lũy cacbon trung bình trong sinh khối của thảm cây bụi IC lớn nhất (18,33 tấn/ha), tiếp theo là thảm cỏ cao (12,87 tấn/ha), thấp nhất ở thảm cây bụi IA (7,55 tấn/ha) (Bảng 4.19).

Tính trung bình qua các năm, giữa các thảm thực vật có sự khác nhau về cấu trúc lượng cacbon tích lũy trong sinh khối thảm thực vật:

+ Thảm cây bụi IC: Thân, cành: 7,79 tấn/ha, Lá: 1,39 tấn/ha, Cỏ: 1,10 tấn/ha, Thảm mục: 2,78 tấn/ha, Rễ: 5,28 tấn/ha.

+ Thảm cây bụi IA: Thân, cành: 2,14 tấn/ha, Lá: 0,77 tấn/ha, Cỏ: 0,62 tấn/ha, Thảm mục: 1,26 tấn/ha, Rễ: 2,78 tấn/ha.

+ Thảm cỏ cao: Thân: 1,30 tấn/ha, Lá: 0,43 tấn/ha, Cỏ: 4,61 tấn/ha, Thảm mục: 2,24 tấn/ha, Rễ: 4,29 tấn/ha) (Bảng 4.19, Hình 4.12)

Page 140: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

127

Hình 4.12: Cấu trúc lượng cacbon tích lũy trong sinh khối thảm thực vật ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Đường cacbon cơ sở là một trong những căn cứ để quyết định đầu tư trồng

rừng/tái trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (CDM). Dữ liệu xây dựng đường

cacbon cơ sở gồm lượng cacbon được tích lũy trong sinh khối của các thảm thực vật

trong quá trình diễn thế. Từ số liệu ở Bảng 4.19, có thể mô hình hóa sự phân bố

lượng cacbon theo thời gian đối với mỗi thảm thực vật.

Theo thời gian, lượng cacbon được tích lũy trong sinh khối của thảm thực vật

cây bụi IC tăng dần. Từ năm 2012 đến năm 2015, lượng cacbon được tích lũy trong

thảm thực vật cây bụi IC tăng thêm 7,05 tấn/ha (Năm 2012: 14,92; tấn/ha; Năm

2015: 21,97 tấn/ha) (Bảng 4.19).

Cũng như thảm cây bụi IC, thảm cỏ cao cũng có sự tăng lượng cacbon

được tích lũy trong sinh khối. Tuy nhiên, quá trình tích lũy này không nhiều. Xét

về sinh khối, trị số ΔSK (ΔSK là lượng sinh khối tăng thêm theo thời gian) ở thảm

thực vật này lúc đầu khá cao, sau đó giảm dần (Từ năm 2012 - 2013: ΔSK = 0,87

tấn/ha. Từ năm 2013 - 2014: ΔSK = 0,59 tấn/ha. Từ năm 2014 - 2015: ΔSK = 0,52

tấn/ha) (Bảng 4.19). Ở đây, sự giảm độ tăng trưởng về sinh khối không phải gây

nên do sự mất mát tăng lên mà do năng suất sơ cấp tuyệt đối giảm dần trong quá

trình phát triển của thảm thực vật. Điều đó có nghĩa là, sản phẩm được tạo ra

trong quá trình quang hợp của thảm cỏ cao chỉ thừa chút ít cho sự tiêu phí một

0

2

4

6

8

10

12

14

16

18

20

Thảm cây bụi IC Thảm cây bui I A Thảm cỏ cao

(%)

RễThảm mụcCỏLáThân, cành

Page 141: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

128

khối lượng khổng lồ trong quá trình hô hấp của thực vật.

Riêng thảm thực vật cây bụi IA lượng cacbon tích lũy trong sinh khối khá ổn định (Năm 2012: 7,53 tấn/ha; Năm 2013: 7,51 tấn/ha; Năm 2014: 7,59 tấn/ha; Năm 2015: 7,56 tấn/ha). Như trên đã nói, chiều hướng tích lũy cacbon của thảm thực vật phụ thuộc vào sự tích lũy và sự rò rỉ (leakage). Như vậy, ở thảm cây bụi IA, lượng cacbon rò rỉ tương đương với trữ lượng mà thảm thực vật tích lũy được, nên đường cacbon cơ sở có xu hướng nằm ngang với trục hoành (Hình 4.13).

Hình 4.13: Đường cacbon cơ sở của các thảm thực vật thoái hóa ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Như vậy, sinh khối của các thảm thực vật IC, IA và thảm cỏ cao ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh có sự khác biệt đáng kể. Đối với thảm thực vật thoái hóa ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, cần được khai thác, sử dụng theo định hướng sau: (i) Duy trì quá trình diễn thế phục hồi rừng tự nhiên đối với thảm cây bụi IC. (ii) Cần trồng khảo nghiệm để lựa chọn loài, giống cây trồng có khả năng thích nghi cao để trồng trên thảm cỏ cao và thảm thực vật cây bụi IA. (iii) Nếu chưa đủ nguồn tài chính và nhân lực, thì trước mắt có thể bảo vệ thảm cỏ cao để tận dụng khả năng tích lũy cacbon và khả năng phòng hộ của thảm thực vật (Bảo vệ đất khỏi thoái hóa, hạn chế xói mòn, rửa trôi).

4.6.4. Khả năng tích lũy cacbon trong sinh khối phần trên mặt đất ở một số loại rừng trồng

4.6.4.1. Khả năng tích lũy cacbon trong sinh khối phần trên mặt đất ở rừng trồng Keo tai tượng

0

5

10

15

20

25

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

tấn/

ha

Thảm cây bụi IcThảm cây bụi IaThảm cỏ

Page 142: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

129

Trong những năm gần đây, Keo tai tượng (Acacia mangium) đã được trồng phổ biến ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Đây cũng là loài cây được lựa chọn cho trồng rừng sản xuất ở các vùng sinh thái nước ta theo Quyết định 16/2005/QĐ-BNN ngày 15/3/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất theo 9 vùngsinh thái lâm nghiệp[13].

Mặc dù các loại rừng trồng được nghiên cứu ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh là rừng thuần loài, cùng tuổi nhưng các cây trồng có kích thước về đường kính và chiều cao rất khác nhau, nên việc nghiên cứu sinh khối, lượng cacbon hấp thụ cho từng cá thể là không thể thực hiện được. Do đó, chúng tôi nghiên cứu theo cách tiếp cận theo cây tiêu chuẩn, với phương pháp nghiên cứu chung cho mọi loại rừng trồng là thu thập số liệu ngoài thực tế và kết hợp với việc phân tích trong phòng thí nghiệm.

Các bước tiến hành nghiên cứu được thể hiện trong sơ đồ ở Hình 2.4

a.Sinh khối tươi lâm phần rừng trồng Keo tai tượng

Sinh khối tươi cây cá thể Keo tai tượng

Nhìn chung, cấu trúc sinh khối các bộ phận Keo tai tượng và sinh khối tươi cây cá thể Keo tai tượng ở các độ tuổi có sự biến động lớn (Bảng 4.20).

Sinh khối tươi của cây cá thể Keo tai tượng có xu hướng tăng theo tuổi rất rõ rệt (Tuổi 1: 3,35 kg/cây → Tuổi 2: 19,57 kg/cây → Tuổi 3: 37,98 kg/cây → Tuổi 4: 58,69 kg/cây → Tuổi 5: 95,58 kg/cây → Tuổi 6: 96,05 kg/cây → Tuổi 7: 123,39kg/cây) (Bảng 4.20).

Ở mọi cấp tuổi, sinh khối tươi đều tập trung chủ yếu ở thân cây. Sinh khối thân chiếm tỷ lệ trung bình từ 35,82% - 75,68% sinh khối cây cá thể. Sau đó, đến các bộ phân khác (Cành: 14,94% - 32,13%; Lá: 8,31 - 41,79%)( Bảng 4.20).

Quy luật chung là sinh khối tươi tất cả các bộ phận của cây đều tăng lên theo thời gian (từ tuổi 1 đến tuổi 7). Tuy nhiên, tốc độ tăng sinh khối ở các bộ phận rất khác nhau. Chẳng hạn, sinh khối thân trung bình ở tuổi 7 là 93,30 kg, gấp 77,75 lần so với ở tuổi 1 (1,20 kg). Sinh khối cành trung bình ở tuổi 7 là 19,54 kg, gấp 26,05 lần so với ở tuổi 1 (0,75 kg). Trong khi đó, sinh khối lá trung bình ở tuổi 7 là 10,55 kg, chỉ gấp 7,54 lần so với ở tuổi 1 (1,40 kg) (Bảng 4.20).

Page 143: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

130

Sự biến động của tỷ lệ sinh khối tươi các bộ phận so với sinh khối cây cá thể cũng khá phức tạp. Cùng với sự tăng của sinh khối cây, thì sinh khối tươi của thân cây cá thể có xu hướng tăng khá nhanh khi cây chuyển từ tuổi 1 lên tuổi 4 (từ 35,82% lên 65,10%), từ tuổi 4 đến tuổi 7, sự tăng tỷ lệ sinh khối tươi thân có xu hướng chậm lại (65,10% đến 75,62%). Ngược lại, tỷ lệ sinh khối tươi lá lại có xu hướng giảm. Đặc biệt, tỷ lệ này giảm rất nhanh khi cây chuyển từ tuổi 1 lên tuổi 2 (từ 41,79% xuống 24,88%). Khác với sự biến động về tỷ lệ sinh khối tươi thân và lá, tỷ lệ sinh khối tươi của cành không rõ quy luật (Tuổi 1: 22,39% → Tuổi 2: 28,86% → Tuổi 3: 23,14% → Tuổi 4: 21,21% → Tuổi 5: 20,91% → Tuổi 6: 15,86% → Tuổi 7: 15,84%)(Bảng 4.20, Hình 4.14)

Hình 4.14: Cấu trúc sinh khối tươi của cây cá thể Keo tai tượng trong rừng

trồng Keo tai tượng ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Sinh khối tươi cây bụi, thảm tươi trong rừng trồng Keo tai tượng.

Tổng sinh khối tươi cây bụi, thảm tươi trong rừng trồng Keo tai tượng ở các

độ tuổi khác nhau có sự dao động không lớn (1,75 - 5,93 tấn/ha). Ngoài ra, chỉ tiêu

này không phụ thuộc chặt chẽ vào tuổi rừng, mà phụ thuộc nhiều vào mức độ tác

động của con người (Bảng 4.21).

Sinh khối tươi vật rơi rụng trong rừng trồng Keo tai tượng.

Sinh khối tươi của vật rơi rụng trong rừng trồng Keo tai tượng từ 1 - 7 tuổi ở

thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đạt trung bình 8,65 tấn/ha, nhưng có sự dao

động khá lớn (Từ 4,11- 17,99 tấn/ha). Mặc dù sinh khối tươi của vật rơi rụng tăng

0%10%20%30%40%50%60%70%80%90%

100%

Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 Tuổi 5 Tuổi 6 Tuổi 7

Cành

Thân

Page 144: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

131

theo tuổi rừng, nhưng tỷ lệ sinh khối tươi vật rơi rụng (tính theo %) không hoàn

toàn tỷ lệ thuận với tuổi rừng như sinh khối cây cá thể Keo tai tượng, vì sinh khối

tươi vật rơi rụng còn phụ thuộc nhiều vào biện pháp kĩ thuật chăm sóc của con

người (dọn thực bì và việc sử dụng vật rơi rụng trong lâm phần): Tuổi 1: 23,51%;

Tuổi 2:10,89%; Tuổi 3: 6,33%; Tuổi 4:5,33%; Tuổi 5: 5,08%; Tuổi 6:6,27%; Tuổi

7: 8,47% (Bảng 4.21).

Page 145: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

132

Bảng 4.20: Cấu trúc sinh khối tươi phần trên mặt đất cây cá thể Keo tai tượng trong rừng trồng

Tuổi Địa điểm Mật độ D1.3 Hvn Thân Cành Lá Tổng

SK cây Tổng SK

tươi KL

(%) KL

(%) KL

(%) (kg) (T/ha) (Kg) (Kg) (Kg)

1 Mông Dương 2000 DO= 3 1,2 1,20 35,82 0,75 22,39 1,40 41,79 3,35 6,70

2

Quang Hanh 1800 4 7,2 10,25 47,10 5,19 23,85 6,32 29,05 21,76 39,17 Quang Hanh 1800 5 7,1 9,57 46,78 6,26 30,59 4,63 22,63 20,46 36,83 Quang Hanh 1800 4 6,7 7,40 44,89 5,30 32,13 3,79 22,98 16,49 29,69 Trung bình 1800 4,33 7,00 9,08 46,26 5,58 28,86 4,91 24,88 19,57 35,23

3 Mông Dương 1650 4 4,5 21,14 55,66 8,79 23,14 8,05 21,19 37,98 62,67

4

Quang Hanh 1650 6 9,1 35,00 62,39 13,07 23,30 8,03 14,31 56,10 92,57 Cửa Ông 1650 8 10,2 40,68 66,62 11,67 19,11 8,71 14,27 61,06 100,75

Mông Dương 1650 8 8,3 39,05 66,30 12,49 21,21 7,36 12,50 58,90 97,18 Trung bình 1650 7,33 9,20 38,24 65,10 12,41 21,21 8,03 13,69 58,69 96,83

5 Quang Hanh 1500 8 11,1 67,42 67,58 19,74 19,79 12,60 12,63 99,76 149,63 Mông Dương 1500 11 10,2 60,10 65,76 20,13 22,02 11,17 12,22 91,40 137,10 Trung bình 1500 9,5 10,65 63,76 66,67 19,94 20,91 11,89 12,43 95,58 143,37

6

Quang Hanh 1450 10 12,3 66,91 72,53 15,87 17,20 9,47 10,27 92,25 133,76 Cửa Ông 1450 12 14,1 69,50 73,18 14,19 14,94 11,28 11,88 94,97 137,71

Mông Dương 1450 13 13,1 73,29 72,61 15,59 15,45 12,05 11,94 100,93 146,35 Trung bình 1450 11,67 13,17 69,90 72,78 15,22 15,86 10,93 11,36 96,05 139,27

7 Quang Hanh 1200 13 14,2 87,58 75,68 18,53 16,01 9,62 8,31 115,73 138,88 Quang Hanh 1200 14 15,2 99,02 75,57 20,54 15,67 11,48 8,76 131,04 157,25 Trung bình 1200 13,50 14,70 93,30 75,62 19,54 15,84 10,55 8,54 123,39 148,07

Page 146: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

133

Tổng sinh khối tươi phần trên mặt đất trong toàn lâm phần Keo tai tượng

Xác định cấu trúc sinh khối tươi phần trên mặt đất của toàn lâm phần Keo

tai tượng ở vùng nghiên cứu trên cơ sở các số liệu về sinh khối tươi của Keo tai

tượng, sinh khối tươi cây bụi, thảm tươi và sinh khối tươi của vật rơi rụng.

Tính trung bình từ tuổi 1 đến tuổi 7, thì sinh khối tươi tập trung chủ yếu ở

sinh khối Keo tai tượng (81,60%). Tiếp đến là sinh khối vật rơi rụng (11,15%). Cây

bụi, thảm tươi có sinh khối thấp nhất (7,24%). Tuy nhiên, theo các độ tuổi khác

nhau, tỷ lệ về cấu trúc sinh khối của lâm phần lại có sự biến động rất phức tạp

(Bảng 4.21).

Tính trung bình, tổng sinh khối tươi trong lâm phần Keo tai tượng có xu

hướng tăng nhanh theo tuổi (Tuổi 1:15,16 tấn/ha → Tuổi 2: 44,16 tấn/ha → Tuổi 3:

71,54 tấn/ha → Tuổi 4: 106,60 tấn/ha → Tuổi 5: 154,86 tấn/ha → Tuổi 6: 155,45

tấn/ha → Tuổi 7: 170, 88 tấn/ha) (Bảng 4.21).

b. Sinh khối khô phần trên mặt đất lâm phần rừng trồng Keo tai tượng

Sinh khối khô cây cá thể Keo tai tượng.

Nhìn chung, tỷ lệ % sinh khối tươi so với sinh khối khô của cây Keo tai

tượng tăng theo độ tuổi. Tuy nhiên, sự thay đổi này không thật lớn (42,98 - 49,77%)

(Phụ lục 22).

Trong quá trình sinh trưởng, sinh khối khô Keo tai tượng tăng khá nhanh ở

giai đoạn đầu (Tuổi 1: 2,88 tấn/ha; Tuổi 2:15,34 tấn/ha; Tuổi 3: 28,38 tấn/ha; Tuổi

4: 44,27 tấn/ha; Tuổi 5: 68,21 tấn/ha), sau đó tốc độ tăng sinh khối chậm lại (Tuổi

6: 67,56 tấn/ha; Tuổi 7: 71,61 tấn/ha) (Phụ lục 22).

Sinh khối khô của cây bụi, thảm tươi và vật rơi rụng trong lâm phần

rừng trồng Keo tai tượng

Cũng như sinh khối tươi, do can thiệp của con người, nên sự biến động của

sinh khối khô trung bình của cây bụi, thảm tươi trong rừng trồng Keo tai tượng

không rõ quy luật (Tuổi 1:1,97 tấn/ha; Tuổi 2:1,55 tấn/ha; Tuổi 3: 1,55tấn/ha; Tuổi

Page 147: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

134

4:1,38 tấn/ha; Tuổi 5:1,00 tấn/ha; Tuổi 6:2,07 tấn/ha; Tuổi 7:2,71 tấn/ha). Tuy

nhiên, sinh khối khô trung bình của vật rơi rụng lại tăng theo quá trình sinh trưởng

và phát triển của Keo tai tượng (Tuổi 1: 2,23 tấn/ha; Tuổi 2: 2,80 tấn/ha; Tuổi 3:

3,03 tấn/ha; Tuổi 4: 3,61 tấn/ha; Tuổi 5: 5,03 tấn/ha; Tuổi 6: 6,70 tấn/ha; Tuổi 7:

9,68 tấn/ha). Trong rừng trồng Keo tai tượng, sinh khối khô của vật rơi rụng đều có

khối lượng lớn hơn sinh khố khô cây bụi, thảm tươi)(Bảng 4.22, Hình 4.15).

Page 148: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

135

Bảng 4.21: Cấu trúc sinh khối tươi phần trên mặt đất trong lâm phần rừng trồng Keo tai tượng

Tuổi Địa điểm SK tươi Keo tai tượng SK tươi cây bụi, thảm tươi SK tươi vật rơi rụng Tổng SK tươi phần trên

mặt đất toàn lâm phần Keo tai tượng (tấn/ha) (tấn/ha) Tỷ lệ (%) (tấn/ha) Tỷ lệ (%) (tấn/ha) Tỷ lệ (%)

1 Mông Dương 6,70 44,20 4,35 28,69 4,11 27,11 15,16

2

Quang Hanh 39,17 82,79 2,15 4,54 5,99 12,66 47,31 Quang Hanh 36,83 77,23 5,84 12,25 5,02 10,53 47,69 Quang Hanh 29,69 79,19 1,92 5,12 5,88 15,68 37,49 Trung bình 35,23 79,77 3,30 7,48 5,63 12,75 44,16

3 Mông Dương 62,67 87,60 3,15 4,40 5,72 8,00 71,54

4

Quang Hanh 92,57 90,87 1,75 1,72 7,55 7,41 101,87 Cửa Ông 100,75 90,29 3,92 3,51 6,92 6,20 111,59 Mông Dương 97,18 91,38 2,98 2,80 6,19 5,82 106,35 Trung bình 96,83 90,84 2,88 2,70 6,89 6,46 106,60

5 Quang Hanh 149,63 92,68 2,06 1,28 9,75 6,04 161,44 Mông Dương 137,10 92,46 2,17 1,46 9,01 6,08 148,28 Trung bình 143,37 92,58 2,12 1,37 9,38 6,06 154,86

6

Quang Hanh 133,76 89,67 4,06 2,72 11,35 7,61 149,17 Cửa Ông 137,71 90,35 4,34 2,85 10,37 6,80 152,42 Mông Dương 146,35 88,83 4,28 2,60 14,12 8,57 164,75 Trung bình 139,27 89,60 4,23 2,72 11,95 7,69 155,45

7 Quang Hanh 138,88 85,54 5,49 3,38 17,99 11,08 162,36 Quang Hanh 157,25 87,65 5,93 3,31 16,22 9,04 179,40 Trung bình 148,07 86,65 5,71 3,34 17,11 10,01 170,88

Trung bình chung 90,31 81,60 3,68 7,24 8,68 11,15 102,66 Ghi chú: SK - Sinh khối

Page 149: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

136

Bảng 4.22: Sinh khối của cây bụi, thảm tươi và vật rơi rụng trong lâm phần

rừng trồng Keo tai tượng

Tuổi Địa điểm Cây bụi, thảm tươi Vật rơi rụng

SK tươi (tấn/ha)

SK khô / SK tươi (%)

SK khô (tấn/ha)

SK tươi (tấn/ha)

SK khô / SK tươi (%)

SK khô (tấn/ha)

1 Mông Dương 4,35 45,21 1,97 4,11 54,22 2,23

2

Quang Hanh 2,15 44,11 0,95 5,99 55,11 3,30 Quang Hanh 5,84 47,62 2,78 5,02 46,99 2,36 Quang Hanh 1,92 47,33 0,91 5,88 47,34 2,78 Trung bình 3,30 46,35 1,55 5,63 49,81 2,80

3 Mông Dương 3,15 49,34 1,55 5,72 52,99 3,03

4

Quang Hanh 1,75 49,66 0,87 7,55 50,01 3,78 Cửa Ông 3,92 46,32 1,82 6,92 49,99 3,46

Mông Dương 2,98 47,41 1,41 6,19 57,11 3,54 Trung bình 2,88 47,80 1,38 6,89 52,37 3,61

5 Quang Hanh 2,06 48,11 0,99 9,75 54,12 5,28 Mông Dương 2,17 46,11 1,00 9,01 53,18 4,79 Trung bình 2,12 47,11 1,00 9,38 53,65 5,03

6

Quang Hanh 4,06 46,44 1,89 11,35 56,11 6,37 Cửa Ông 4,34 51,12 2,22 10,37 55,88 5,79

Mông Dương 4,28 49,12 2,10 14,12 56,22 7,94 Trung bình 4,23 48,89 2,07 11,95 56,07 6,70

7 Quang Hanh 5,49 48,42 2,66 17,99 56,13 10,1 Quang Hanh 5,93 46,65 2,77 16,22 57,11 9,26 Trung bình 5,71 47,54 2,71 17,11 56,62 9,68

Hình 4.15: Sinh khối khô cây bụi, thảm tươi và vật rơi rụng trong rừng trồng

Keo tai tượng ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

0123456789

10

1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi 5 tuổi 6 tuổi 7 tuổi

tấn/

ha

SK khô cây bụi, thảm tươiSK khô vật rơi rụng

Page 150: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

137

Sinh khối khô phần trên mặt đất trong toàn lâm phần rừng trồng Keo

tai tượng.

Tương tự sinh khối tươi, sinh khối khô phần trên mặt đất rừng trồng Keo tai

tượng cũng có cấu trúc tương tự (bao gồm sinh khối khô của Keo tai tượng, sinh

khối khô cây bụi, thảm tươi và sinh khối vật rơi rụng). Sinh khối khô của các thành

phần này trong lâm phần Keo tai tượng được định lượng nhờ vào việc xác định tỷ lệ

phần trăm (%) giữa sinh khối khô và sinh khối tươi của chúng.

Trong rừng trồng Keo tai tượng, theo sự tăng độ tuổi, sinh khối khô phần

trên mặt đất của Keo tai tượng biến động mạnh nhất (từ 2,88 đến 71,61 tấn/ha)

(Phụ lục 22). Sinh khối khô cây bụi, thảm tươi biến động từ 0,87 dến 2,77

tấn/ha. Sinh khối khô vật rơi rụng biến động từ 2,23 đến 9,68 tấn/ha (Bảng

4.22). Trên cơ sở đó có thể xác định sinh khối khô phần trên mặt đất toàn lâm

phần rừng trồng Keo tai tượng (7,08 - 84,00 tấn/ha) (Bảng 4.23)

c. Khả năng tích lũy cacbon trong sinh khối phần trên mặt đất rừng trồng

Keo tai tượng.

Để tính toán lượng cacbon tích lũy trong sinh khối, người ta có thể sử dụng một

hệ số nhất định để quy đổi, hệ số này được IPCC khuyến cáo áp dụng là 0,44 (44%).

Tuy nhiên, trong thực tế, hệ số này phụ thuộc vào nhiều điều kiện,đặc biệt có sự thay

đổi theo loài, theo tuổi cây và theo từng bộ phận của cây.

Lượng cacbon tích lũy trong sinh khối phần trên mặt đất rừng trồng Keo tai

tượng được tính toán từ lượng cacbon được tích lũy ở quần thể Keo tai tượng, ở cây

bụi thảm tươi và ở vật rơi rụng trong lâm phần.

Hàm lượng cacbon trung bình trong sinh khối Keo tai tượng từ 48,52 -

51,96%, trong thảm tươi cây bụi từ 45,30 - 52,76% và trong vật rơi rụng từ 46,20 -

53,84%. Nhìn chung, chỉ tiêu này có sự biến động không lớn và không rõ quy luật

(Phụ lục 23, Phụ lục 24).

Căn cứ vào sinh khối khô và hàm lượng cacbon trung bình (C%) trong cây

Page 151: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

138

Keo tai tượng, trong cây bụi thảm tươi và trong vật rơi rụng, có thể xác định được

lượng cacbon tích lũy trong sinh khối phần trên mặt đất rừng trồng Keo tai tượng ở

các độ tuổi khác nhau.

Bảng 4.23:Sinh khối khô phần trên mặt đất trong lâm phần

rừng trồng Keo tai tượng ở các độ tuổi khác nhau (tấn/ha)

Tuổi Địa điểm

SK khô Keo tai tượng

SK khô cây bụi, thảm tươi

SK khô vật rơi rụng

Tổng SK khô phần trên mặt đất lâm phần Keo tai tượng

(tấn/ha) Tấn/ha

Tỷ lệ (%)

Tấn/ha Tỷ lệ (%)

Tấn/ha Tỷ lệ (%)

1 Mông Dương 2,88 40,68 1,97 27,82 2,23 31,50 7,08

2

Quang Hanh 16,84 79,84 0,95 4,51 3,30 15,65 21,09 Quang Hanh 16,12 75,82 2,78 13,08 2,36 11,10 21,26 Quang Hanh 13,06 77,97 0,91 5,43 2,78 16,60 16,75 Trung bình 15,34 77,88 1,55 7,67 2,81 14,45 19,70

3 Mông Dương 28,38 86,11 1,55 4,70 3,03 9,19 32,96

4

Quang Hanh 42,46 90,13 0,87 1,85 3,78 8,02 47,11 Cửa Ông 45,95 89,69 1,82 3,55 3,46 6,75 51,23 Mông Dương 44,38 89,97 1,41 2,86 3,54 7,18 49,33 Trung bình 44,27 89,93 1,37 2,75 3,59 7,32 49,23

5 Quang Hanh 71,54 91,94 0,99 1,27 5,28 6,79 77,81 Mông Dương 64,89 91,81 1,00 1,41 4,79 6,78 70,68 Trung bình 68,21 91,87 1,00 1,34 5,04 6,78 74,24

6

Quang Hanh 61,37 88,14 1,89 2,71 6,37 9,15 69,63 Cửa Ông 68,48 89,53 2,22 2,90 5,79 7,57 76,49 Mông Dương 72,84 87,89 2,10 2,53 7,94 9,58 82,88 Trung bình 67,56 88,52 2,07 2,72 6,70 8,77 76,33

7 Quang Hanh 68,45 84,29 2,66 3,28 10,10 12,44 81,21 Quang Hanh 74,76 86,14 2,77 3,19 9,26 10,67 86,79 Trung bình 71,61 85,21 2,72 3,23 9,68 11,55 84,00

Theo thời gian, cùng với sự tăng trưởng về sinh khối, quá trình tích lũy

cacbon ở phần trên mặt đất của lâm phần rừng trồng Keo tai tượng cũng tăng dần

(Tuổi 1: 3,49 tấn/ha; Tuổi 2: 9,93 tấn/ha; Tuổi 3: 16,52 tấn/ha; Tuổi 4: 24,55 tấn/ha;

Tuổi 5: 37,29 tấn/ha; Tuổi 6: 38,59 tấn/ha; Tuổi 7: 41,36 tấn/ha) (Bảng 4.24).

Page 152: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

139

Bảng 4.24: Lượng cacbon tích lũy trong sinh khối phần trên mặt đất rừng

trồng Keo tai tượng

Tuổi Địa điểm

Keo tai tượng Cây bụi, thảm tươi Vật rơi rụng Tổng lượng

cacbon

tích lũy

Pk (tấn/ha)

C (%) Lượng cacbon (tấn/ha)

Pk (tấn/ha)

C (%) Lượng cacbon (tấn/ha)

Pk (tấn/ha)

C (%)

Lượng

cacbon

(tấn/ha)

1 Mông

Dương 2,88 50,30 1,45 1,97 50,75 1,00 2,23 46,73 1,04 3,49

2

Quang

Hanh 16,84 49,73 8,37 0,95 48,19 0,46 3,30 47,15 1,56 10,39

Quang

Hanh 16,12 50,06 8,07 2,78 49,73 1,38 2,36 51,03 1,20 10,65

Quang

Hanh 13,06 51,83 6,77 0,91 52,15 0,47 2,78 53,84 1,50 8,74

Trung bình 15,34 50,54 7,74 1,55 50,02 0,77 2,81 50,67 1,42 9,93

3 Mông

Dương 28,38 49,82 14,14 1,55 52,56 0,81 3,03 51,76 1,57 16,52

4

Quang

Hanh 42,46 50,97 21,64 0,87 51,02 0,44 3,78 46,30 1,75 23,83

Cửa Ông 45,95 49,89 22,92 1,82 49,31 0,90 3,46 46,20 1,60 25,42

Mông

Dương 44,38 49,55 21,99 1,41 52,20 0,74 3,54 46,98 1,66 24,39

Trung bình 44,27 50,14 22,18 1,37 50,84 0,69 3,59 46,49 1,67 24,55

5

Quang

Hanh 71,54 49,46 35,38 0,99 51,75 0,51 5,28 51,76 2,73 38,62

Mông

Dương 64,89 50,72 32,91 1,00 52,76 0,53 4,79 52,46 2,51 35,95

Trung bình 68,21 50,09 34,15 1,00 52,26 0,52 5,04 52,11 2,62 37,29

6

Quang

Hanh 61,37 51,73 31,74 1,89 45,30 0,86 6,37 51,35 3,27 35,87

Cửa Ông 68,48 48,52 33,23 2,22 46,20 1,03 5,79 50,29 2,91 37,17

Mông Dương

72,84 51,96 37,85 2,10 47,98 1,01 7,94 48,76 3,87 42,73

Trung bình 67,56 50,74 34,27 2,07 46,49 0,97 6,70 50,13 3,35 38,59

7

Quang

Hanh 69,63 50,10 34,88 2,66 48,01 1,28 10,10 49,01 4,95 41,11

Quang

Hanh 70,01 50,36 35,26 2,77 51,20 1,42 9,26 53,20 4,93 41,61

Trung bình 69,82 50,23 35,07 2,72 49,61 1,35 9,68 51,11 4,94 41,36

Page 153: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

140

d. Lượng giảm phát thải khí CO2 do quá trình tích lũy sinh khối phần trên

mặt đất trong rừng trồng Keo tai tượng.

Thực vật tổng hợp chất hữu cơ từ nguyên liệu là chất vô cơ (CO2, H2O và

khoáng). Tuy nhiên, phần lớn chất hữu cơ bị phân giải trong quá trình hô hấp để tạo

thành CO2và H2O, một lượng nhỏ chất hữu cơ được tích lũy lại trong sinh khối của

thực vật (cây gỗ, cây bụi thảm tươi và vật rơi rụng). Vì vậy, căn cứ vào hàm lượng

cacbon được tích lũy trong sinh khối trong rừng trồng Keo tai tượng, có thể xác

định được lượng giảm phát thải CO2 ra khí quyển trên cơ sở phương trình quang

hợp (6 CO2 + 6 H2O → C6H1206 + 6 O2). Ta có, A = (44 x a)/12

Trong đó: 44/12 là hệ số quy đổi C → CO2

A: Lượng giảm phát thải CO2

a: Lượng cacbon được tích lũy.

Như vậy, đối với rừng trồng Keo tai tượng ở thành phố Cẩm Phả, lượng giảm

phát thải CO2 tăng khá nhanh theo tuổi rừng (Tuổi 1: 12,80 tấn/ha; Tuổi 7: 151,65

tấn/ha)(Bảng 4.25, Hình 4.16).

Bảng 4.25: Lượng giảm phát thải CO2 trong quá trình tạo ra sinh khối phần trên

mặt đất rừng trồng Keo tai tượng ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Tuổi rừng

Tổng lượng C được tích lũy

trong phần trên mặt đất (tấn/ha)

Lượng giảm phát thải

CO2 (tấn/ha)

Tuổi rừng

Tổng lượng C được tích lũy trong phần trên mặt đất

(tấn/ha)

Lượng giảm phát thải CO2

(tấn/ha)

1 3,49 12,80 5 37,29 136,73

2 9,93 36,41 6 38,59 141,50

3 16,52 60,57 7 41,36 151,65

4 24,55 90,02 TB 24,53 89,95

Page 154: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

141

Hình 4.16: Lượng giảm phát thải CO2 trong quá trình tạo ra sinh khối phần trên mặt đất rừng trồng Keo tai tượng ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

4.6.4.2. Khả năng tích lũy cacbon trong sinh khối phần trên mặt đất ở rừng trồng Bạch đàn, Thông

Diện tích rừng trồng ở thành phố Cẩm Phả tuy lớn, nhưng kém phong phú. Ngoài Keo tai tượng, thì các loại rừng trồng khác có diện tích không đáng kể và không đủ các độ tuổi khác nhau. Vì vậy, đề tài của chúng tôi chủ yếu tập trung nghiên cứu khả năng tích lũy cacbon ở rừng trồng Keo tai tượng, còn việc nghiên cứu khả năng tích lũy cacbon ở rừng trồng Bạch đàn, Thông với ý nghĩa so sánh, đối chứng.

Quy trình nghiên cứu khả năng tích lũy cacbon ở rừng trồng Bạch đàn, Thông được tiến hành giống như ở rừng trồng Keo tai tượng.

a. Sinh khối tươi phần trên mặt đất trong lâm phần rừng trồng Bạch đàn, Thông

Giống như rừng trồng Keo, sinh khối tươi Bạch đàn và Thông đều tập trung chủ yếu ở thân cây (Bạch đàn: 51,65 - 86,52%. Thông: 65,66 - 66,21%). Tuy nhiên, sinh khối tươi của cây cá thể Bạch đàn và Thông khá thấp (Bạch đàn 1 tuổi: 1,82 tấn/ha; Bạch đàn 7 tuổi: 54,07 tấn/ha; Thông 14 tuổi: 60,86 - 63,96 tấn/ha) (Bảng 4.26).

Tổng sinh khối tươi phần trên mặt đất của của toàn lâm phần Bạch đàn và Thông khá thấp: Bạch đàn 1 tuổi: 11,86 tấn/ha; Bạch đàn 7 tuổi: 90,54 tấn/ha; Thông 14 tuổi: 97,49 - 101,27 tấn/ha)(Bảng 4.27).

0

20

40

60

80

100

120

140

160

1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi 5 tuổi 6 tuổi 7 tuổi

12.8

36.41

60.57

90.02

136.73 141.5151.65

tấn/

ha

Page 155: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

142

b. Sinh khối khô phần trên mặt đất trong lâm phần rừng trồng Bạch đàn,

Thông

Sinh khối khô phần trên mặt đất của Bạch đàn và Thông trong lâm phần và của

cây bụi, thảm tươi và vật rơi rụng trong lâm phần rừng trồng được thống kê ở Bảng 4.28

và Bảng 4.29

Page 156: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

143

Bảng 4.26: Cấu trúc sinh khối tươi phần trên mặt đất cây cá thể Bạch đàn và Thông trong rừng trồng

Tuổi Địa điểm Mật độ D1.3 Hvn

Thân Cành Lá SK cây (Kg)

Tổng SK phần trên mặt đất

(t/ha)

SK (Kg) (%) SK

(Kg) (%) SK (Kg) (%)

Bạch đàn

1 Cửa Ông 2000 1,5 2 0,94 51,65 0,28 15,38 0,6 32,97 1,82 3,64

7 Mông Dương 1400 14 14 46,78 86,52 4,67 8,64 2,62 4,85 54,07 75,70 Thông

14 Mông Dương 1400 21,7 14 39,96 65,66 16,45 27,03 4,45 7,31 60,86 85,20

14 Mông Dương 1400 12,4 11 42,35 66,21 17,21 26,91 4,4 6,88 63,96 89,54

Bảng 4.27: Cấu trúc sinh khối tươi phần trên mặt đất trong lâm phần rừng trồng Bạch đàn, Thông

Tuổi Địa điểm SK tươi Bạch đàn SK tươi cây bụi, thảm tươi SK tươi vật rơi rụng Tổng SK tươi phần

trên mặt đất toàn lâm phần (tấn/ha) (tấn/ha) Tỷ lệ (%) (tấn/ha) Tỷ lệ (%) (tấn/ha) Tỷ lệ (%)

Bạch đàn 1 Cửa Ông 3,64 30,69 3,11 26,22 5,11 43,09 11,86 7 Mông Dương 75,70 83,61 5,12 5,66 9,72 10,74 90,54

Thông 14 Mông Dương 85,20 84,13 7,05 6,96 8,73 8,62 101,27 14 Mông Dương 89,54 91,85 7,95 8,15 9,02 9,25 97,49

Page 157: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

144

Bạch đàn 1 tuổi có tỷ lệ sinh khối khô so với toàn lâm phần thấp (31,29%), còn ở các rừng Bạch đàn và Thông khác, tỷ lệ này khá cao (83,07 - 84,86%)(Bảng 4.30).

Tổng sinh khối khô phần trên mặt đất trong lâm phần rừng Bạch đàn và Thông thấp hơn so với rừng trồng Keo (Bạch đàn 1 tuổi: 6,08 tấn/ha; Bạch đàn 7 tuổi: 46,74 tấn/ha; Thông 14 tuổi: 52,30 - 55,23 tấn/ha) (Bảng 4.30). Trong khi đó, tổng sinh khối khô phần trên mặt đất trong lâm phần rừng Keo tai tượng 7 tuổi là 84,00 tấn/ha (Bảng 4.23).

Bảng 4.28: Sinh khối khô phần trên mặt đất của Bạch đàn và Thông trong lâm phần

Tuổi Địa điểm SK tươi (tấn/ha)

SK khô / SK tươi (%)

SK khô (tấn/ha)

Bạch đàn 1 Cửa Ông 3,64 52,29 1,90

7 Mông Dương 75,70 51,29 38,83

Thông 14 Mông Dương 85,20 52,09 44,38

14 Mông Dương 89,54 51,97 46,53

Bảng 4.29: Sinh khối phần trên mặt đất của cây bụi, thảm tươi và vật rơi rụng trong lâm phần rừng trồng Bạch đàn, Thông

Tuổi Địa điểm

Cây bụi, thảm tươi Vật rơi rụng

SK tươi (tấn/ha)

SK khô / SK tươi

(%)

SK khô (tấn/ha)

SK tươi (tấn/ha)

SK khô / SK tươi

(%)

SK khô (tấn/ha)

Bạch đàn 1 Cửa Ông 3,11 45,21 1,41 5,11 54,22 2,77 7 Mông Dương 5,12 53,94 2,76 9,72 52,99 5,15

Thông 14 Mông Dương 7,05 45,21 3,19 8,73 54,22 4,73 14 Mông Dương 7,95 49,34 3,92 9,02 52,99 4.78

Page 158: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

145

Bảng 4.30: Sinh khối khô phần trên mặt đất trong lâm phần rừng trồng Bạch đàn, Thông

Tuổi

Địa điểm

SK khô cây trồng

SK khô cây bụi, thảm

tươi

SK khô vật rơi rụng

Tổng SK khô phần trên mặt đất lâm phần

(tấn/ha) Tấn /ha

Tỷ lệ (%)

Tấn /ha

Tỷ lệ (%)

Tấn /ha

Tỷ lệ (%)

Bạch đàn 1 Cửa Ông 1,90 31,29 1,41 23,18 2,77 45,53 6,08

7 Mông Dương 38,83 83,07 2,76 5,91 5,15 11,02 46,74

Thông 14 Mông Dương 44,38 84,86 3,19 6,10 4,73 9,04 52,30

14 Mông Dương 46,53 84,25 3,92 7,10 4,78 8,65 55,23

c. Khả năng tích lũy cacbon trong sinh khối rừng trồng Bạch đàn, Thông.

Tỷ lệ cacbon trong sinh khối phần trên mặt đất Bạch đàn, Thông không có sự biến động đáng kể (50,46 - 50,76%) (Phụ lục 24).

Lượng cacbon trung bình trong sinh khối phần trên mặt đất toàn lâm phần Bạch đàn 1 tuổi là 2,98 tấn/ha, Bạch đàn 7 tuổi là 23,76 tấn/ha, Thông 14 tuổi từ 26,37 - 28,14 tấn/ha (Phụ lục 25). Qua đó có thể xác định được khả năng giảm phát thải CO2 đối với rừng trồng Bạch đàn và Thông (Bạch đàn 1 tuổi: 10,93 tấn/ha; Bạch đàn 7 tuổi: 87,12 18 tấn/ha; Thông 14 tuổi: 96,69 - 103,18 tấn/ha (Bảng 4.31).

Bảng 4.31: Lượng giảm phát thải CO2 trong quá trình tạo ra sinh khối phần trên mặt đất rừng trồng Bạch đàn, Thông ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Tuổi rừng Tên cây trồng

Tổng lượng C được tích lũy

trong rừng trồng (tấn/ha)

Lượng giảm phát thải CO2 (tấn/ha)

Bạch đàn 1 Eucalyptus camaldulensis 2,98 10,93

7 Eucalyptus camaldulensis 23,76 87,12

Thông 14 Pinus caribaea var. hondurensis 26,37 96,69

14 Pinus elliottii 28,14 103,18

Page 159: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

146

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương 4 tập trung trình bày kết quả nghiên cứu chủ yếu của luận án. Đặc biệt là các kết quả nghiên cứu về các đặc điểm của thảm thực vật thoái hóa và rừng trồng trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng ninh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đặc điểm và mức độ thoái hoá của thảm thực vật được thể hiện rất rõ qua nhiều chỉ tiêu nghiên cứu:

- Thành phần taxon và thành phần kiểu dạng sống thực vật: Trong các thảm thực vật thoái hóa (rừng IIA, thảm cây bụi IC, thảm cây bụi IA và thảm cỏ cao) có sự phân hóa về thành phần các bậc taxon, thành phần kiểu dạng sống thực vật và mức độ ưu thế của các loài.

- Hình thái, cấu trúc của thảm thực vật: Trong các kiểu thảm thực vật, rừng IIA là thảm thực vật duy nhất có cấu trúc 4 tầng rõ rệt. Trong đó, tầng ưu thế sinh thái là tầng cây gỗ. Tuy nhiên, các loài tiên phong ưa sáng chiếm tỷ lệ cao.

- Khả năng tái sinh của thảm thực vật: Nhìn chung, rừng IIA và thảm thực vật cây bụi IC ở vùng nghiên cứu có khả năng tái sinh khá tốt.

- Đặc tính lí, hóa học của đất: Bên cạnh việc thoái hóa vật lí (độ ẩm, độ xốp thấp, dung trọng cao..), thì việc suy giảm chất dinh dưỡng trong đất (các chất tổng số và các chất dễ tiêu) của các thảm thực vật thoái hóa cũng biểu hiện rõ rệt (đặc biệt là thảm cây bụi IA và các loại rừng trồng).

- Khả năng giữ nước, bảo vệ đất, chống xói mòn: Ngoại trừ rừng IIA, các thảm thực vật khác có khả năng phòng hộ rất kém. Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng gây suy giảm nguồn nước, lũ lụt, xói mòn, trượt lở đất đá và các tai biến khác về môi trường ở Thành phố.

- Cấu trúc sinh khối và khả năng tích lũy cacbon: Thảm thực vật cây bụi và thảm cỏ cao có sự khác biệt lớn về sinh khối, cấu trúc sinh khối và sự biến động của sinh khối theo thời gian. Với các loại rừng trồng, sinh khối phụ thuộc vào nhiều yếu tố (loài cây trồng, tuổi, mật độ, các chỉ tiêu sinh trưởng và tác động của con người đến thực bì).

Page 160: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

147

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kết luận

1. Ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh tồn tại các kiểu thảm thực vật tự nhiên, với mức độ thoái hóa khác nhau: Rừng IIA, Thảm cây bụi (IC, IA) và Thảm cỏ cao. Trong các thảm thực vật này đã phát hiện được 281 loài, thuộc 216 chi và 78 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch: Ngành Hạt kín (Angiospermae), ngành Hạt trần (Gymnospermae), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành Thông đất (Lycopodiophyta). Thảm thực vật vùng nghiên cứu khá phong phú về thành phần các bậc taxon. Trong đó, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Lúa (Poaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Cà phê (Rubiaceae) và họ Cói (Cyperaceae) là những họ có số loài nhiều nhất. Tuy nhiên, trong các kiểu thảm thực vật này, rất nghèo về thành phần cây gỗ.

Giữa các thảm thực vật có sự khác biệt lớn về thành phần, mức độ ưu thế của các loài, tỷ lệ của các loài cây gỗ, tỷ lệ của các loài thuộc các nhóm sinh thái khác nhau và những họ giàu loài nhất...(Rừng IIA giàu loài cây gỗ, biểu hiện tính đa ưu thế. Trong khi các thảm thực vật khác, tính ưu thế thể hiện rất rõ ở một số ít loài có đặc điểm thích nghi với các điều kiện sống bất lợi về thời tiết, khí hậu và thổ nhưỡng. Tuy nhiên, do mới ở giai đoạn đầu của quá trình phục hồi rừng, nên rừng IIA có những loài cây gỗ có chất lượng gỗ không cao.

2. Thảm thực vật ở vùng nghiên cứu có phổ dạng sống như sau: 56,58 Ph + 8,90 Ch +15,30 H +7,47 Cr + 11,74 Th. Theo mức độ thoái hóa của thảm thực vật, tỷ lệ các kiểu dạng sống có sự biến đổi theo quy luật: (i) Tỷ lệ kiểu dạng sống Cây lớn và vừa có chồi trên đất (Megaphanerophytes và Mesophanerophytes - MM) và Cây nhỏ có chồi trên đất (Microphanerophytes - Mi) có xu hướng giảm. (ii) Tỷ lệ kiểu dạng sống Cây thấp có chồi trên đất (Namophanerophytes - Na) và Cây một năm (Theophytes - Th) có xu hướng tăng.

3. Do sự khác nhau về nguồn gốc, phương thức và cường độ tác động của con người, các thảm thực vật thoái hóa và các loại rừng trồng có sự khác biệt về hình thái, cấu trúc. Ngoại trừ rừng IIA có độ che phủ 70%, có sự phân hóa tầng rõ rệt, với tầng ưu thế sinh thái là tầng cây gỗ, các kiểu thảm thực vật tự nhiên khác có độ che phủ thấp, với cấu trúc không gian khá đơn giản.

Page 161: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

148

4. Nhìn chung, rừng IIA và thảm cây bụi IC có khả năng tái sinh khá tốt, với số loài cây gỗ khá phong phú, lớp tái sinh tự nhiên có đủ cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo cho quá trình khoanh nuôi phục hồi rừng. Tuy nhiên, các thảm thực vật này có sự khác biệt nhiều về tổ thành cây gỗ tái sinh: Thảm cây bụi IC: cây gỗ tái sinh điển hình cho giai đoạn tiên phong của quá trình phục hồi rừng (phần lớn là cây gỗ ưa sáng, mọc nhanh, thể hiện tính ưu thế cao). Rừng IIA: cây gỗ tái sinh thuộc nhiều nhóm sinh thái khác nhau, thể hiện rõ sự chuyển biến tích cực trong quá trình phục hồi rừng.

5. Đất trong các thảm thực vật ở thành phố Cẩm Phả biểu hiện quá trình feralit hóa mạnh (đặc biệt Thảm cây bụi IA và các loại rừng trồng). Các chỉ tiêu cơ bản của đất trong các thảm thực vật có sự biến động khá lớn: Dung trọng (0,96 -1,38 g/cm3), Độ xốp (45,60 - 63,97%), Độ ẩm (16,77- 35,70%), pHH2O (4,63 - 4,96), pHkcl (3,95- 4,56), Mùn (1,33 -3,39 %), Đạm tổng số (0,09 - 0,26%), Lân tổng số (0,04 - 0,11%), Lân dễ tiêu (0,66 - 1,96 mg/100g), Hàm lượng Ca++ và Mg++(1,06 - 2,86 meq/100g đất), CEC (6,97 - 17,93 meq/100g đất).

6. Trừ rừng IIA có giá trị phòng hộ, bảo vệ môi trường khá tốt, còn phần lớn các thảm thực vật (đặc biệt là thảm cây bụi IA và các loại rừng trồng) có khả năng phòng hộ và bảo vệ môi trường rất kém:

- Trong các thảm thực vật có sự phân hóa về khả năng trữ nước (629,52 - 1039,38 tấn /ha), về cường độ xói mòn đất (25,29 - 198,28 tấn/ha/năm) và khả năng tích lũy cacbon (Lượng cacbon trung bình được tích lũy : Thảm thực vật cây bụi IC: 18,33 tấn/ha; Thảm cây bụi IA: 7,55 tấn/ha; Thảm cỏ cao: 12,87 tấn/ha).

- Đối với rừng trồng Keo tai tượng, lượng cacbon được tích lũy trong sinh khối tăng khá nhanh theo độ tuổi (Tuổi 1: 3,98 tấn/ha, Tuổi 2: 11,63 tấn/ha, Tuổi 3: 20,95 tấn/ha, Tuổi 4: 29,73 tấn/ha, Tuổi 5: 44,70 tấn/ha, Tuổi 6: 47,04 tấn/ha, Tuổi 7: 50,02 tấn/ha). So với rừng Keo tai tượng, rừng trồng Bạch đàn và Thông có sinh khối và khả năng tích lũy cacbon khá thấp.

Khuyến nghị

1.Thành phố Cẩm Phả cần thực hiện một số biện pháp trong việc bảo vệ và phát triển thảm thực vật, bảo vệ môi trường:

- Bên cạnh việc chú ý nâng cao độ che phủ của thảm thực vật, cần phải chú ý

Page 162: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

149

đến việc nâng cao chất lượng thảm thực vật, đặc biệt là ở khu vực xung yếu.

- Hạn chế trồng rừng thuần loài trên đất có độ dốc từ 20O trở lên. Trong quá trình trồng rừng, không nên làm giảm độ che phủ của thực vật xuống quá thấp và có biện pháp chống xói mòn hiệu quả (khống chế tác hại của các yếu tố địa hình, tăng thêm khả năng bảo vệ của đất và tăng cường khả năng chống xói mòn của thảm thực vật).

- Cần khai thác, sử dụng thảm thực vật theo định hướng sau: (i) Duy trì quá trình diễn thế phục hồi rừng tự nhiên đối với thảm cây bụi IC; (ii) Cần trồng khảo nghiệm để lựa chọn loài, giống cây trồng có khả năng thích nghi cao để trồng trên thảm cỏ cao và thảm thực vật cây bụi IA; (iii) Nếu chưa đủ nguồn tài chính và nhân lực, thì trước mắt có thể bảo vệ thảm cỏ cao để tận dụng khả năng tích lũy cacbon và khả năng phòng hộ của thảm thực vật (Bảo vệ đất khỏi thoái hóa, hạn chế xói mòn, rửa trôi)

2. Đất lâm nghiệp ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh phần lớn là thảm thực vật thoái hóa. Địa phương cần có chính sách nhằm hỗ trợ người dân trong việc khoanh nuôi phục hồi rừng từ các thảm thực vật chưa bị thoái hóa cao (Thảm cây bụi IC), ngăn cản quá trình thoái hoá của thảm thực vật xuống mức thấp nhất (Thảm cây bụi IA, Thảm cỏ cao).

3. Cần tiếp tục triển khai hướng nghiên cứu ở các vùng khác của tỉnh Quảng Ninh, làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách chung trong toàn tỉnh về quản lý, cũng như các biện pháp lâm sinh nhằm bảo vệ và phát triển thảm thực vật một cách hợp quy luật, khả thi và hiệu quả.

Page 163: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

150

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1) Vũ Thị Thanh Hương, Nông Bảo Anh (2014), “Thành phần loài cây gỗ trong thảm

thực vật thoái hóa ở tỉnh Quảng Ninh”, Tạp chí Rừng và môi trường (66), Trang 26 -

29.

2) Nguyễn Thế Hưng, Vũ Thị Thanh Hương (2015), “Một số đặc tính hóa học đất trong

các thảm thực vật thoái hóa ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh”, Tạp chí Nông

nghiệp & Phát triển nông thôn (12), Tr. 67 - 71.

3) Nguyễn Thế Hưng, Vũ Thị Thanh Hương, (2015), “Một số đặc tính vật lý đất trong

các thảm thực vật thoái hóa ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh”, Tạp chí Nông

nghiệp & Phát triển nông thôn (17), Tr. 29- 33

4) Vũ Thị Thanh Hương, Nguyễn Thế Hưng (2015), “Một số đặc tính của đất trong thảm

thực vật tự nhiên và rừng trồng ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh”, Báo cáo khoa

học về sinh thái và tài nguyên sinh vật, Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 6, Viện

Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Tr. 1429 - 1434.

5) Vũ Thị Thanh Hương (2016), “Thành phần loài thực vật trong các trạng thái thảm thực

vật thoái hóa ở Cẩm Phả, tỉnh Quảng ninh”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn, số 15 (Kì 1, tháng 8), Tr.150 - 154.

6) Vũ Thị Thanh Hương, Nguyễn Thế Hưng (2016), “Xây dựng đường cacbon cơ sở cho

thảm thực vật thoái hóa ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh”, Tạp chí Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn, Số 16/2016 (Kì 2 tháng 8), Tr. 139 - 144

7) 7) Vũ Thị Thanh Hương (2016), “Thành phần kiểu dạng sống thực vật trong các thảm

thực vật thoái hóa ở TP Cẩm phả, tỉnh Quảng Ninh”, Tạp chí Rừng và Môi trường, Số 78,

Tr. 20 - 23.

8) Nguyễn Thế Hưng, Vũ Thị Thanh Hương (2016), “Establishing a carbon stock baseline

for degraded vegetation in Cam Pha city, Quang Ninh province”, Journal of Vietnamese

Environment Proceedings of the 3rd DAAD Alumnin Workshop Environment and natural

Resources, Hanoi, Vietnam, 146 - 150.

Page 164: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

151

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Hoàng Thị Hải Âu, Nguyễn Thế Hưng (2010), “Cấu trúc của thảm thực vật thoái hoá do tác động của quá trình khai thác than ở thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Số (9), Tr.84 - 88.

2. Lê Huy Bá, Lâm Minh Triết (2005), Sinh thái môi trường ứng dụng, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

3. Lê Huy Bá (2007), Sinh thái môi trường đất, Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

4. Phạm Hồng Ban, Đỗ Ngọc Đài (2012), “Nguồn tài nguyên cây làm thuốc dưới tán rừng khoanh nuôi của đồng bào Thái xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kì 1, Tháng 6, Tr. 75 - 91.

5. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín (Magnoliophyta, Angiospermae) ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Nguyễn Ngọc Bình (1996), Đất rừng Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Tr. 41 - 48.

7. Nguyễn Ngọc Bình, Phạm Đức Tuấn (2005), Kỹ thuật canh tác nông lâm kết hợp ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Bộ Lâm nghiệp Việt Nam (1995), Tài liệu Hội thảo tăng cường chương trình trồng rừng ở Việt Nam, Thừa thiên - Huế, Việt Nam 20-22 tháng 12 năm 1994, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1998), Quyết định số: 175/1998/QĐ/BNN-KHCN, ngày 4 tháng 11 năm 1998, Ban hành quy phạm Phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung (QPN 21 - 98).

10. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000, 2005), Tên cây rừng Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Bộ Nông nghiệp và PTNT - Vụ Khoa học Công nghệ (2003), Điều tra kinh doanh rừng trồng của 14 loài cây chủ yếu: Ban hành kèm quyết định số 433/QĐ-BNN-KHCN ngày 18 tháng 2 năm 2003. Tiêu chuẩn ngành 04-TCN-66-2003, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

Page 165: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

152

12. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Cục Lâm nghiệp (2005), Danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất theo 9 vùng sinh thái lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp.

13. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Quyết định 16/2005/QĐ-BNN ngày 15/3/2005 về việc Ban hành danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất theo 9 vùng sinh thái lâm nghiệp.

14. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), Quyết định số 46/2007/QĐ-BNN, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng.

15. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT, ngày10 tháng 06 năm 2009, Quy định về tiêu chí xác định rừng và hệ thống phân loại rừng.

16. Nguyễn Bá Chất, Phạm Ngọc Cơ, Bùi Đoàn (2002), Sử dụng cây bản địa vào trồng rừng ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

17. Hoàng Chung (1980), Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam, Công trình nghiên cứu khoa học, ĐH Sư phạm Việt Bắc, Thái Nguyên.

18. Đỗ Hoàng Chung (2012), Nghiên cứu năng suất lượng rơi và khả năng hoàn trả chất dinh dưỡng cho đất của rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên tại trạm đa dạng sinh học Mê Linh, Luận án Tiến sĩ Sinh học.

19. Trần Văn Con, Ngô Đình Quế, Phạm Ngọc Thường (2004), Canh tác nương rẫy và phục hồi rừng sau nương rẫy ở Việt Nam, Nxb Nghệ An.

20. Trần Văn Con (2007), “Cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chí rừng tự nhiên nghèo kiệt được phép cải tạo”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kì 1, Tháng 3, Tr. 49 - 54.

21. Lâm Phúc Cố (1996), Nghiên cứu một số biện pháp xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn sông Đà tại lâm trường Púng Luông - Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp.

22. Lê Ngọc Công (2004), Nghiên cứu quá trình hồi rừng bằng khoanh nuôi trên một số thảm thực vật ở Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ Sinh học.

Page 166: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

153

23. Cục trồng rừng. Tổng cục Lâm nghiệp (1970), Sổ tay kỹ thuật trồng cây gây rừng, Nxb Nông thôn, Hà Nội.

24. Nguyễn Anh Dũng (2011), Nghiên cứu bổ sung một số giải pháp kỹ thuật và kinh tế - xã hội phục hồi rừng phòng hộ xung yếu ven hồ sông Đà tỉnh Hòa Bình, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp.

25. Nguyễn Lân Dũng (1984), Vi sinh vật đất và sự chuyển hoá các hợp chất cacbon, nitơ, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

26. Nguyễn Văn Dũng (2005), Nghiên cứu sinh khối và lượng cacbon tích lũy của một số trạng thái rừng trồng tại Núi Luốt, Đề tài nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

27. Nguyễn Quang Dương (2009), Nghiên cứu một số cơ sở khoa học xúc tiến tái sinh tự nhiên keo tai tượng (Acacia mangium willd) tại các tỉnh miền núi phía Bắc, Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp.

28. Hoàng Văn Dưỡng (2000), Nghiên cứu cấu trúc và sản lượng làm cơ sở ứng dụng trong điều tra rừng và nuôi dưỡng rừng Keo lá tràm (Acacia auriculiformis A.Cunn ex Benth) tại một số tỉnh khu vực miền Trung Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp.

29. Đỗ Ngọc Đài, Phan Thị Thúy Hà (2008), “Đánh giá tính đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch vùng đệm vườn quốc gia Vũ Quang - Hà Tĩnh”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Số 5, tháng 5, Tr. 105 - 108.

30. Trần Đình Đàm, Ngô Quang Đê, Phạm Xuân Hoàn (1995), Kiến thức lâm nghiệp xã hội, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

31. Nguyễn Thế Đặng, Đào Châu Thu, Đặng Văn Minh (2003), Đất đồi núi Việt Nam, Sách chuyên khảo cho sau đại học ngành trồng trọt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

32. Phạm Văn Điển (2006), Nghiên cứu khả năng giữ nước của một số thảm thực vật ở vùng phòng hộ hồ thuỷ điện tỉnh Hoà Bình, Luận án Phó tiến sĩ Nông nghiệp.

33. Phạm Văn Điển (2012), “Đặc trưng giữ nước của tán cây và vật rơi rụng ở vùng hồ thủy điện tỉnh Hòa Bình”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Số chuyên đề 50 năm khoa Lâm học - Trường Đại học Lâm nghiệp phát triển và hội nhập, Tr. 43 - 44 và 47.

Page 167: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

154

34. Lâm Công Định (1963), Trồng rừng đồi núi, Nxb Nông thôn, Hà Nội.

35. Lâm Công Định (1992), Sinh khí hậu ứng dụng trong lâm nghiệp ở Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

36. Lâm Công Định (1996), Trồng rừng gỗ cho công nghiệp, Nxb Nông thôn, Hà Nội.

37. Bùi Đoàn và cộng sự (2001), “Nghiên cứu bổ sung phân chia trạng thái và các biện pháp khôi phục rừng ở Long Đại, Quảng Bình”, Kết quả nghiên cứu về trồng rừng và phục hồi rừng tự nhiên, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

38. Bùi Đoàn (2001), “Một số kết quả nghiên cứu về canh tác bền vững phòng hộ đầu nguồn Hà Giang”, Hội thảo đào tạo nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ cho phát triển bền vững trên đất dốc Việt Nam (Tổ chức tại Hà Nội, tháng 4/ 2001), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

39. Trần Đức (1998), Mô hình kinh tế trang trại vùng đồi núi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

40. Phạm Ngọc Giao (1996), Mô phỏng động thái một số quy luật kết cấu lâm phần và ứng dụng của chúng trong điều tra - kinh doanh rừng thông đuôi ngựa (Pinus massoniana Lamb) vùng Đông bắc - Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp, Hà Nội.

41. Phạm Quang Hà, Thái Phiên, Đậu Cao Lộc (2001), “Hiệu quả của biện pháp băng cây phân xanh bảo vệ đất dốc trong mối quan hệ đất - cây”, Hội thảo đào tạo nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ cho phát triển bền vững trên đất dốc Việt Nam (Tổ chức tại Hà Nội, tháng 4/ 2001), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

42. Võ Đại Hải (1996), Nghiên cứu các dạng cấu trúc hợp lý cho rừng phòng hộ đầu nguồn ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp.

43. Võ Đại Hải (Chủ biên) (2004), Canh tác nương rẫy và phục hồi rừng sau nương rẫy ở Việt Nam, Nxb Nghệ An.

44. Võ Đại Hải, Ngô Đình Quế (2006), “Đánh giá tác động của rừng đến dòng chảy và xói mòn đất trên một số lưu vực song miền Trung và Tây Nguyên”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kì 1, Tháng 10, Tr. 57- 61.

Page 168: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

155

45. Võ Đại Hải (2007), “Kết quả nghiên cứu sinh khối cây cá lẻ mỡ trồng thuần loài vùng Trung tâm Bắc Bộ Việt Nam”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Số 14, Tháng 7, Tr. 37 - 43.

46. Võ Đại Hải (Chủ biên)(2009), Năng suất sinh khối và khả năng hấp thụ carbon của một số dạng rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp.

47. Võ Đại Hải (Chủ biên) (2012), Xây dựng rừng phòng hộ, Nxb Văn hoá dân tộc.

48. Hoàng Thị Hạnh, Đỗ Ngọc Đài, Phạm Hồng Ban, Nguyễn Đình phương (2008), “Nghiên cứu đa dạng hệ thực vật tái sinh tự nhiên sau nương rẫy vùng đệm vườn Quốc gia Bến En - Thanh Hóa”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Số 1, Tr. 106 - 109.

49. Trần Thị Tuyết Hằng (1999), Nghiên cứu nhịp điệu sinh trưởng đường kính thông đuôi ngựa (Pinus Hassoniana) dưới ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu nhằm phục vụ cho kinh doanh rừng trồng tại lâm trường Tam Đảo - Vĩnh Phúc, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp.

50. Trần Thị Thu Hằng (2004), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật gây trồng và bước đầu đánh giá hiệu quả trồng rừng bạch đàn (Ecalyptus camaldulensis) trên đất phèn vùng tứ giác Long Xuyên - Kiên Giang, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp.

51. Vũ Tiến Hinh, Trần Văn Con (2012), Sản lượng rừng - Giáo trình dùng cho sau đại học, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

52. Nguyễn Công Hoan (2014), Nghiên cứu sinh trưởng và cấu trúc làm cơ sở khoa học đề xuất biện pháp kỹ thuật góp phần kinh doanh rừng trồng Tếch (Tectona grandis L. f.) tại Sơn La, Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp.

53. Phạm Xuân Hoàn, Triệu Văn Hùng, Phạm Văn Điền (2004), Một số vấn đề trong lâm học nhiệt đới - Sách chuyên khảo dành cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

54. Phạm Xuân Hoàn (2005), Cơ chế phát triển sạch và cơ hội thương mại carbon trong Lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

55. Phạm Tiến Hoàng (2003), “Nghiên cứu ứng dụng biện pháp sinh học để cải tạo đất đồi bị thoái hóa sau nhiều năm trồng cây bạch đàn”, Tạp chí Khoa học

Page 169: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

156

đất, Số 17, Tr. 158 - 166.

56. Phạm Hoàng Hộ (1991-1993), Cây cỏ Việt Nam, Quyển I - III, Montreal, Canada.

57. Trần Hợp, Hoàng Quảng Hà (1997), Một trăm loài cây bản địa: Gỗ có giá trị cao ở miền Nam Việt Nam để trồng rừng phòng hộ và rừng sản xuất, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

58. Bùi Thị Huế (1996), Nghiên cứu ảnh hưởng của rừng trồng bạch đàn (E.Camaldulensis Dehnh, E.uropphylla S.T.Bkale) đến một số tính chất vùng đồi núi thấp miền Bắc Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp.

59. Trịnh Đức Huy (1988), Dự đoán trữ lượng rừng và năng suất gỗ của đất trồng rừng bồ đề (Styrax tonkinensis pierre) thuần loại đều tuổi vùng trung tâm ẩm Bắc Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ Nông nghiệp.

60. Nguyễn Thế Hưng (2003), Nghiên cứu đặc điểm và xu hướng phục hồi của thảm thực vật cây bụi ở huyện Hoành Bồ, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, Luận án Tiến sĩ Sinh học.

61. Từ Thị Lan Hương (2010), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái thảm cỏ biển ven bờ Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên - Huế, Kiên Giang và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý, Luận án Tiến sĩ Sinh học.

62. Nguyễn Thị Thúy Hường, Phùng Văn Khoa (2012), “Nghiên cứu khả năng thấm nước của đất tại một số mô hình sử dụng đất ở Lương Sơn - Hòa Bình”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kỳ 1, tháng 7, Tr. 87 - 95.

63. Huỳnh Văn Kéo (2001), Vườn quốc gia Bạch Mã, Nxb Thuận Hoá, Thừa Thiên - Huế.

64. Đinh Hữu Khánh (2006), Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định và phân loại đối tượng khoanh nuôi phục hồi rừng ở một số tỉnh Nam Trung Bộ, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp.

65. Lê Văn Khoa và cộng sự (1997), “Bước đầu áp dụng kỹ thuật viễn thám và thông tin địa lý (GIS) trong thành lập bản đồ xói mòn đất”, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 8 (6), Tr.53 - 62.

66. Lê Văn Khoa, Nguyễn Thị Thùy Trang (2012), “Đặc tính vật lý và khả năng

Page 170: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

157

giữ nước của đất phong hóa tại chỗ huyện Tri Rôn, tỉnh An Giang”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kỳ 2, tháng 6, Tr. 38 - 43.

67. Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Luyện, Phan Thanh Ngọ (1995), Kiến thức lâm nghiệp xã hội, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

68. Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Bá Thụ (1996), Tính đa dạng thực vật ở Cúc Phương, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

69. Nguyễn Ngọc Lung, Võ Đại Hải (1997), Kết quả bước đầu nghiên cứu tác dụng phòng hộ nguồn nước của một số thảm thực vật chính và các nguyên tắc xây dựng rừng phòng hộ nguồn nước, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

70. Nguyễn Ngọc Lung, Nguyễn Tường Vân (2004), “Thử nghiệm tính toán giá trị bằng tiền của rừng trồng trong cơ chế phát triển sạch”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (12), tr. 1747-1749.

71. Phạm Huy Lương, Trân Chính Nghĩa (1972), Thuyết minh bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Quảng Ninh, UBND tỉnh Quảng Ninh.

72. Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thư (1995), “Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc đề xuất mô hình phát triển kinh tế môi trường cho vùng gò đồi Việt Nam”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu sinh thái và tài nguyên sinh vật (1990 - 1992), Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Tr. 99 - 107).

73. Trần Đình Lý (2006), Hệ sinh thái gò đồi các tỉnh Bắc Trung Bộ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

74. Ma Thị Ngọc Mai (2007), Nghiên cứu quá trình diễn thế đi lên của thảm thực vật ở trạm Đa dạng sinh học Mê Linh (Vĩnh Phúc) và vùng phụ cận, Luận án Tiến sĩ Sinh học.

75. Phạm Ngọc Mậu (2008), Nghiên cứu ảnh hưởng của rừng trồng công nghiệp bạch đàn (Eucalyptus urophylla S.T. Blake) và Keo tai tượng (Accia mangium Wild) đến một số yếu tố môi trường đất tại vùng trung tâm Bắc Bộ, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp.

76. Đặng Văn Minh (2003), “Nghiên cứu ảnh hưởng của trồng chè lâu năm tới một số tính chất lý học của đất”, Tạp chí Khoa học đất, Tr. 48- 52.

77. Đặng Văn Minh, Ngô Đình Quế, Nguyễn Thế Đặng (2011), Giáo trình đất lâm nghiệp: Giáo trình đào tạo sau đại học, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

Page 171: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

158

78. Đoàn Hoài Nam (2007), Nghiên cứu một số cơ sở khoa học để trồng rừng Keo tai tượng (Acacia mangium x A. auriculiformis) có hiệu quả cao tại một số vùng trọng điểm ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp.

79. Viên Ngọc Nam, Lê Hoàng Long (2012), “Nghiên cứu lượng cacbon tích tụ của rừng tràm (Melaleuca cajuputi) tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kỳ 2, Tháng 11, Tr. 93 - 97.

80. Bùi Chính Nghĩa (2012), Nghiên cứu cấu trúc và động thái rừng tự nhiên phục hồi vùng Tây Bắc, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

81. Huỳnh Đức Nhân, Nguyễn Quang Đức, Nguyễn Thị Tươi (2007), “Sinh trưởng của 10 loài cây gỗ lớn trồng thí nghiệm tại huyện Hàm Yên - Tuyên Quang và Tam Đảo - Vĩnh Phúc”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 12 + 13, tháng 6.

82. Đỗ Văn Nhân, Nguyễn Phú Hùng (2012), “Xác định phương trình tính toán lượng cacbon trên mặt đất cho chò xót, cóc đá, giổi nhung, sến đất, chò đen, vạng chứng thuộc rừng tự nhiên lá rộng thường xanh nhiệt đới tại tỉnh Gia Lai”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kỳ 1, tháng 9, Tr. 91- 98.

83. Nguyễn Ngọc Nông (1995), Nghiên cứu hiệu lực của lân đối với lúa trên đất dốc tụ tỉnh Bắc Thái, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp.

84. Đỗ Duy Phái, Trần Đức Toàn, Nguyễn Công Vinh, Dadier Orange (2006), “Diễn biến xói mòn đất và dự báo xói mòn trên quy mô lưu vực”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kỳ 2, Tháng 10, Tr.58 - 65.

85. Phùng Văn Phê, Trần Minh Hợi, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Thị Hân (2008), “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật góp phần bảo tồn chúng ở rừng đặc dụng Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Số 3, tháng 3, Tr. 53 - 56.

86. Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (1996), “Quản lý và phục hồi đất dốc thoái hóa ở Việt Nam”, Hội thảo về lâm nghiệp và nông lâm kết hợp trên đất dốc ở Miền Bắc Việt Nam, ngày 24 - 28/6, Vĩnh Phú, FAO, Tr. 35 - 39.

87. Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (2002), Sử dụng bền vững đất miền núi và vùng cao ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

Page 172: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

159

88. Lê Hồng Phúc (1994), “Nghiên cứu về năng suất rừng”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (12).

89. Lê Hồng Phúc (1996), Đánh giá sinh trưởng, tăng trưởng, sinh khối năng suất rừng trồng thông ba lá (Pinus kesiya Royle ex Gordon) vùng Đà lạt, Lâm Đồng, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp.

90. Trần Ngũ Phương, Đồng Sỹ Hiền, Thái Văn Trừng (1995), Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam (1961-1995), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

91. Trần Ngũ Phương (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

92. Vũ Tấn Phương (2006), “Nghiên cứu trữ lượng carbon thảm tươi và cây bụi - Cơ sở để xác định đường carbon cơ sở trong dự án trồng rừng/tái trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (8), Tr. 81-84.

93. Vũ Tấn Phương (2006), Nghiên cứu lượng giá trị môi trường và dịch vụ môi trường của một số loại rừng chủ yếu ở Việt Nam, Báo cáo sơ kết đề tài, Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

94. M. E. D. Poore, C. Fries (1988), Hệ quả sinh thái cây bạch đàn (Phạm Đình Sơn dịch), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

95. Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương (2005), Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí và chỉ tiêu trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam, Tóm tắt báo cáo tổng kết đề tài, Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

96. Ngô Đình Quế (2008), Ảnh hưởng của một số loại rừng đến môi trường ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

97. Ngô Đình Quế, Nguyễn Đức Minh, Nguyễn Thu Hương, Đinh Thanh Giang, Nguyễn Thanh Tùng, Tạ Thu Hòa (2006), “Đánh giá tác động môi trường của một số loại rừng trồng ở Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, kỳ 1 + 2, tháng 2.

98. Phạm Xuân Quý (2011), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của rừng tràm (Melaleuca cajuputi) trồng ở đồng bằng sông Cửu Long, Luận án Tiến sĩ

Page 173: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

160

Nông nghiệp.

99. Vương Văn Quỳnh, Võ Đại Hải (2012), Một số mô hình và kinh nghiệm trong phục hồi rừng tự nhiên bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

100. Richards P.W.(1970), Rừng mưa nhiệt đới, 2 (Vương Tấn Nhị dịch). Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

101. Trần Duy Rương (2013), Đánh giá hiệu quả của rừng trồng Keo tai tượng ở một số vùng sinh thái tại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp.

102. Đỗ Đình Sâm (1984), “Độ phì đất rừng và vấn đề thâm canh rừng trồng”, Tạp chí Lâm nghiệp, (12), Tr. 21 - 26.

103. Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương (2005), Cẩm nang đánh giá đất phục vụ trồng rừng, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

104. Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương (2006), Hệ thống đánh giá đất lâm nghiệp Việt Nam = Forestland evaluation systems in Vietnam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

105. Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Đinh Văn Quang (2001), Kết quả nghiên cứu về trồng rừng và phục hồi rừng tự nhiên, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

106. Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên (1999), Đất đồi núi Việt Nam thoái hóa và phục hồi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

107. Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên (2002), Cây phủ đất ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

108. Nguyễn Văn Sinh (2004), Phân tích và mô phỏng biến động cấu trúc quần hợp cây gỗ rừng với chương trình “F - Structure A & S”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Số 10, Tr. 1423 - 1425.

109. Hoàng Liên Sơn (2012), Nghiên cứu đánh giá việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh và kinh tế xã hội trong phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn của hộ gia đình tại vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình, Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp.

110. Vũ Anh Tài, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Nghĩa Thìn (2008), “Thảm thực vật tự nhiên ở Vườn Quốc gia Hoàng Liên theo khung phân loại của UNESCO”, Tạp

Page 174: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

161

chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Số 6, Tr. 87 - 90.

111. Nguyễn Dương Tài (1994), Bước đầu khảo nghiệm xuất xứ bạch đàn Eucalyptus urophylla S.T.Blake tại vùng nguyên liệu giấy trung tâm Bắc Bộ Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp.

112. Đặng Trung Tấn (2001), Nghiên cứu sinh khối rừng Đước (Rhizophoza apiculata) tại hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu, Nxb Cà Mau

113. Lê Đồng Tấn (1999), Nghiên cứu quá trình phục hồi tự nhiên một số quần xã thực vật sau nương rẫy tại Sơn La phục vụ cho việc khoanh nuôi, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

114. Vũ Thanh Te, Trần Quốc Thưởng, Phạm Anh Tuấn, (2005), “Nghiên cứu tác động của lớp phủ thực vật đến khả năng gây xói mòn đất và vận chuyển bùn cát trên lưu vực sông Lèn”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kì 1, tháng 8, Tr. 71 - 73.

115. Lương Văn Thanh (2006), “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng xói mòn trên lưu vực hồ Trị An”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kỳ 2, Tháng 12, Tr. 62 - 66 và 90.

116. Nguyễn Chí Thành (Chủ biên), (2004), Tài nguyên động, thực vật rừng vườn quốc gia Côn Đảo, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

117. Vũ Thành (1980), Ảnh hưởng việc sử dụng các nguồn chất hữu cơ đến chất mùn và năng suất dứa ở đất feralit vàng đỏ trên sa - phiến thạch, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Nông học.

118. Nguyễn Hữu Thiện (2012), Chuyển hoá rừng trồng Mỡ (Manglietia glauca dandy) và Sa mộc (Cunninghamia lanceolata hook) sản xuất gỗ nhỏ thành rừng trồng cung cấp gỗ lớn ở miền Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp.

119. Đậu Bá Thìn (2013), Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Thanh Hóa, Luận án Tiến sĩ Sinh học.

120. Nguyễn Nghĩa Thìn (2004), “Phân tích đa dạng lớp phủ thảm thực vật ở Vườn Quốc gia Hoàng Liên”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Số 9, Tr. 1278 - 1279.

121. Nguyễn Nghĩa Thìn (2004), Hệ Sinh thái rừng nhiệt đới, Nxb Đại học Quốc

Page 175: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

162

gia Hà Nội.

122. Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Anh Đức, Vũ Anh Tài (2007), “Các kiểu thảm thực vật ở khu bảo tồn thiên nhiên Khau Ca, tỉnh Hà Giang”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kì 2, Tháng 4, Tr. 51- 54.

123. Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn (2004), Đa dạng thực vật vườn Quốc gia Pù Mát - Diversity of Plants at Pu Mat National Park, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

124. Nguyễn Nghĩa Thìn (chủ biên), (2006), Đa dạng thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang tỉnh Tuyên Quang = Biodiversity of Plants at Na Hang nature, Tuyen Quang province, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

125. Nguyễn Văn Thịnh (1996), Các giải pháp kinh tế chủ yếu để khai thác sử dụng hợp lý đất đồi núi trọc ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Kinh tế.

126. Dưỡng Hữu Thời (1992), Cơ sở sinh thái học, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

127. Nguyễn Bá Thụ (1995), Nghiên cứu tính đa dạng thực vật ở vườn quốc gia Cúc Phương, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp.

128. Trần Văn Thụy (1996), Thành lập bản đồ thảm thực vật tỷ lệ trung bình của tỉnh Thanh Hóa bằng phương pháp viễn thám, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Sinh học.

129. Ngô Nhật Tiến (1965), “Đặc tính các loại đất ở lâm trường Yên Lập”, Tạp chí Lâm nghiệp, (5), Tr 11 - 12.

130. Ngô Nhật Tiến (1988), Đặc tính một số loại đất rừng ở tỉnh Quảng Ninh về mặt khoáng vật, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Nông nghiệp.

131. Nguyễn Văn Tiễn (Chủ biên), Trần Ngọc Ngoạn, Đặng Thị Ngoan (1995), Các biện pháp canh tác trên đất dốc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

132. Dương Viết Tình (2008), Đánh giá vai trò của rừng trồng trong cải tạo môi trường ở lưu vực Sông Bồ, tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn (10).

Page 176: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

163

133. Dương Viết Tình (2009), “Đánh giá đa dạng loài thực vật ở đất rừng trồng phòng hộ đầu nguồn sông Bố, tỉnh Thừa Thiên - Huế”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Số 5, Tr. 93 - 98.

134. Bùi Quang Toản (1991), Một số vấn đề về đất nương rẫy ở Tây Bắc và phương hướng sử dụng, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Nông nghiệp.

135. Nguyễn Hoàng Trí (1986), Góp phần nghiên cứu sinh khối và năng suất quần xã Đước Đôi (Rhizophora apiculata Bl) ở Cà Mau, Minh Hải, Luận án Phó tiến sĩ, Đại học Sư phạm, Hà Nội.

136. Nguyễn Quốc Trị (2006), “Những nghiên cứu mới về hệ thực vật ở vườn quốc gia Hoàng Liên”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kỳ 1, tháng 4, Tr. 90 - 92.

137. Đặng Thịnh Triều (2010), Nghiên cứu khả năng cố định carbon của rừng trồng Thông mã vĩ và Thông nhựa làm cơ sở xác định giá trị môi trường rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ nông nghiệp.

138. Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng và HWWA (2005), Nghị định thư Kyoto, Cơ chế phát triển sạch và vận hội mới, Hà Nội.

139. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội.

140. Nguyễn Văn Trương (1987), Thâm canh rừng trồng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

141. Nguyễn Đức Tú, Lê Trọng Trải, Lê Văn Chẩm (2001), Khảo sát nhanh Khu Bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Lai Châu, Việt Nam = A rapid field of Muong Nhe nature reserve, Lai Chau province, Vietnam, Tổ chức Bảo tồn Chim Quốc tế - Cộng đồng Châu Âu -Viện Điều tra Quy hoạch Rừng.

142. Hà Văn Tuế (1994), Nghiên cứu cấu trúc và năng suất của một số quần xã rừng trồng nguyên liệu giấy tại vùng trung du Vĩnh Phú, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Sinh học.

143. Hoàng Xuân Tý (1994), Tổng luận phân tích đánh giá tiềm năng sản xuất đất trống đồi núi trọc và xác định phương hướng sử dụng hợp lý, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

144. Hoàng Xuân Tý (1988), Điều kiện đất trồng rừng bồ đề (styrax tonkinensis pierre) làm nguyên liệu giấy sợi và ảnh hưởng của rừng bồ đề trồng thuần loại

Page 177: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

164

đến độ phì đất, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp.

145. Hoàng Xuân Tý (2004), “Tiềm năng các dự án CDM trong Lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất (LULUCF)”, Hội thảo chuyên đề thực hiện cơ chế phát triển sạch (CDM) trong lĩnh vực Lâm nghiệp, Văn phòng dự án CD4CDM - Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

146. UBND tỉnh Quảng Ninh (2008), Quyết định số 458/QĐ - UBND ngày 04 tháng 02 năm 2008, về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thị xã Cẩm Phả đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

147. UBND tỉnh Quảng Ninh (2013), Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

148. Trần Hữu Viên, Nguyễn Minh Thanh (2012), “Nghiên cứu tăng trưởng thảm thực vật rừng tự nhiên lá rộng thường xanh giai đoạn 2006 - 2010 phục vụ điều chế rừng tại Lục Nam - Bắc Giang”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kỳ 2, tháng 6, Tr. 105 - 110.

149. Lê Quang Vinh (1996), Nghiên cứu ảnh hưởng của thảm phủ lưu vực đến tính chất nước hồ chứa vùng trung du miền Bắc Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp.

150. Vụ Khoa học kỹ thuật. Bộ Lâm nghiệp (1987), Một số mô hình nông - lâm kết hợp ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

151. Nguyễn Viết Xuân (2012), “Đánh giá trữ lượng cacbon trong các hệ thống nông lâm kết hợp ở vùng đệm Vườn Quốc gia Ba Bể”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kỳ 1, Tháng 10, Tr. 91 - 97.

152. P.X. Zakharôp (1981), Xói mòn đất và biện pháp chống (Ngô Quốc Trân dịch), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

Tiếng nước ngoài

153. Brown S. (1996), Present and potential roles of forest in the global climate change debate. FAO Unasylva.

154. Brown S. (1997), Estimating biomass and biomass change of tropical forests: a primer. FAO forestry.

155. Camillie Bann and Bruce Aylward (1994), The economic evaluation of tropical forest land use option: A review of methodology and applications,

Page 178: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

165

iied, UK, pp.157.

156. Cannell M.G.R. (1981), World forest Biomass and Primary Production Data. Academic Press Inc (London), pp.391.

157. Fleming R.H. (1957), “General features of the Oceans”, In: Treatise on Marine Ecology and Paleoecology, J.W. Hedgepeth, et Vol. 2. Ecology, Geologycal Society of American Mem 67 (1): pp.87-108.

158. ICRAF (2001), Carbon stocks of tropical land use system as part of the global C balance: Effects of forest conservation and options for clean development activities. Borgor, Indonesia.

159. IPCC (2000), Land Use, Land Use Change, and forestry, Cambridge University Press.

160. IPCC (2003), Good Practice Guidance for Land Use, Land-Use Change and Forestry, Intergovermental Panel on Climate Change.

161. Lieth H. (1964), Versuch einer kartog raphischen Dartellung der produktivitat der pfla zendecke auf der Erde, Geographisches Taschenbuch, Wiesbaden. Max steuner Verlag. pp.72-80.

162. Marks P.L. (1970), The role of prunus pensyl vanica L. in the rapid revegetation of disturbed sites, Ph.D thesis. New haven: Yale University, pp.119.

163. Newbould P.I. (1967), Method for estimating the primary production of forest, International Biological programme Handbook 2, Oxford and Edinburgh Black Well. pp.62.

164. Pregitzer K. S., Euskirchen E. (2004), Carbon cycling and Storage in World forests: biome patterns related to forest age.

165. Rodel D. Lasco (2002), Forest carbon budgets in Southeast Asia following harvesting and land cover change, Report to Asia Pacific Regional workshop pn Forest for Povety Reduction: opportunity with CDM, Environmental Servieces and Biodiversity, Seoul, South Korea.

166. Steemann N. E. (1954), On organic production in the Oceans. J. Cns Perm. Int. Explor. Mer. 19: pp.309 - 328.

167. UNESCO (1973), International classification and mapping of vegetation, Paris.

Page 179: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

166

168. Whittaker R.H. (1966), Forest diamension and production in the Great Smoky Mountains, Ecology 47: pp.103-121.

169. Whittaker R.H., Woodweel G.M. (1968), Diamension and production relations of tree and Sturb in the Brook haven forest, J. Scol. New York USA: pp.1-25.

Website

170. http://www.quangninh.gov.vn/viVN/huyenthi/txcampha/Trang/Chuy%C3%AAn%20m%E1%BB%A5c%20t%E1%BB%95ng%20quan.aspx?cid=1

171. http://www.quangninh.gov.vn/vi-VN/Trang/defaultHome.aspx

Page 180: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

167

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

Tiêu chí phân loại thảm thực vật của Bộ Nông nghiệp và PTNT

Quyết định số 46/2007/QĐ-BNN, ngày 28 tháng 5 năm 2007 1. Rừng trồng: đã khép tán, mật độ cây trồng phân bố tương đối đồng đều trên toàn diện

tích, chiều cao bình quân (Hbq) lớn hơn hoặc bằng 2m, đường kính gốc bình quân (D0) lớn hơn hoặc bằng 2cm, diện tích các đám trống nhỏ hơn hoặc bằng 1000m2/ha.

2. Rừng khoanh nuôi (Rừng cây gỗ) a) Đối với rừng phòng hộ, đặc dụng: Sau thời gian khoanh nuôi có ít nhất 400 cây gỗ

mục đích/ha, độ che phủ của cây bụi, thảm tươi và cây gỗ lớn hơn hoặc bằng 50% , tổng diện tích các đám trống nhỏ hơn hoặc bằng 1000m2/ha.

b) Đối với rừng sản xuất: Sau thời gian khoanh nuôi có ít nhất 500 cây gỗ mục đích/ha, phân bố tương đối đều trên toàn diện tích, chiều cao trung bình lớn hơn hoặc bằng 4m, tổng diện tích các đám trống nhỏ hơn hoặc bằng 1000m2/ha.

Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT, ngày10 tháng 06 năm 2009 Điều 3.Tiêu chí xác định rừng Một đối tượng được xác định là rừng nếu đạt được cả 3 tiêu chí sau: 1. Là một hệ sinh thái, trong đó thành phần chính là các loài cây lâu năm thân gỗ, cau

dừa có chiều cao vút ngọn từ 5,0 mét trở lên 2. Độ tàn che của tán cây là thành phần chính của rừng phải từ 0,1 trở lên. 3. Diện tích liền khoảnh tối thiểu từ 0,5 ha trở lên, nếu là dải cây rừng phải có chiều

rộng tối thiểu 20 mét và có từ 3 hàng cây trở lên. Điều 5. Phân loại rừng theo nguồn gốc hình thành 2. Rừng trồng: là rừng được hình thành do con người trồng, bao gồm: a) Rừng trồng mới trên đất chưa có rừng; b) Rừng trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có; c) Rừng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác. Theo thời gian sinh trưởng, rừng trồng được phân theo cấp tuổi, tùy từng loại cây trồng,

khoảng thời gian quy định cho mỗi cấp tuổi khác nhau. d) Rừng nghèo: trữ lượng cây đứng từ 10 đến 100 m3/ha; đ) Rừng chưa có trữ lượng: rừng gỗ đường kính bình quân < 8 cm, trữ lượng cây đứng

dưới 10 m3/ha. Điều 9. Đất chưa có rừng 2. Đất trống có cây gỗ tái sinh: là đất chưa có rừng quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp,

thực vật che phủ gồm cây bụi, trảng cỏ, lau lách và cây gỗ tái sinh có chiều cao 0,5 m trở lên đạt tối thiểu 500 cây/ha.

3. Đất trống không có cây gỗ tái sinh: là đất chưa có rừng, quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp gồm đất trống trọc, đất có cây bụi, trảng cỏ, lau lách, chuối rừng, chít, chè vè v.v…

Page 181: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

168

Phụ lục 2

Phiếu điều tra theo tuyến và theo ô tiêu chuẩn

Địa điểm nghiên cứu: ................................................................................................

Mã tuyến điều tra:.....................................................................................................

Mã ô tiêu chuẩn / Ô dạng bản: ...................................................................................

Kiểu thảm thực vật: ...................................................................................................

Đặc điểm địa hình (Độ cao: …………….. Độ dốc: .................................................. )

Mô tả hình thái, cấu trúc thảm thực vật: .....................................................................

Ngày điều tra:

TT Ký

hiệu

Tên loài

Chiều

cao

Đường

kính

Độ

che

phủ

(%)

Độ

nhiều Vật hậu Tên Việt

Nam

Tên khoa

học

1

2

3

Page 182: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

169

Phụ lục 3

Thông tin về các loại rừng trồng được nghiên cứu ở thành phố Cẩm Phả

tỉnh Quảng Ninh

Địa điểm/ Kí hiệu rừng trồng

Tọa độ Loài cây

Năm trồng

Mật độ (cây/ha)

Nhân tố điều tra

X Y D1.3 (cm) Hvn (m)

Của Ông CO 1 - Eu 458526 2325448 Bach đàn 2014 2000 1.5 2

CO 2 - Aca 458200 2326179 Keo 2011 1650 8 10,2 CO 3 - Aca 458302 2326100 Keo 2009 1450 12 14,1

Quang Hanh QH 4 - Aca 444638 2323890 Keo 2013 1800 4 7,2 QH 5 - Aca 444404 2325219 Keo 2013 1800 5 7,1 QH 6 - Aca 442152 2323348 Keo 2013 1800 4 6,7 QH 7 - Aca 441617 2323557 Keo 2011 1650 6 9,1 QH 8 - Aca 441655 2323603 Keo 2010 1500 8 11,1 QH 9 - Aca 444302 2325464 Keo 2009 1450 10 12,3

QH 10 - Aca 444398 2325143 Keo 2008 1200 13 14,2 QH 11 - Aca 444212 2324417 Keo 2008 1200 14 15,2 Mông Dương MD 12 - Aca 456260 2332800 Keo 2014 2000 Do = 3 1,2 MD 13 - Aca 454823 2332248,2 Keo 2013 1900 Do = 3 2,2 MD 14 - Aca 451835,7 2333361 Keo 2012 1650 4 4,5 MD 15 - Aca 450396 2341713 Keo 2011 1650 8 8,3 MD 16 - Aca 448576,3 2337757,1 Keo 2010 1500 11 10,2 MD 17 - Aca 450028,2 2335600 Keo 2009 1450 13 13,1 MD 18 - Eu 0455109 2333177 Bạch đàn 2008 1400 14 14

MD 19 - Pi/Ca. 04 54445 2334159 Thông 2001 1400 21.7 14 MD 20 - Pi /Ell. 0454323 2334044 Thông 2001 1400 12.4 11

Ghi chú:

- Tọa độ: Đo bằng GPS cầm tay, hệ tọa độ: VN 2000, Kinh tuyễn trục: 107O45’, múi

chiếu: 3O

- Kí hiệu rừng trồng: Địa điểm (Viết tắt) Số TT - Tên loài / thứ cây trồng. Trong đó,

CO: Cửa Ông; QH: Quang Hanh; MD: Mông Dương; Aca: Keo tai tượng (Acacia

mangium); Eu: Bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis); Pi/Ca: Thông Caribê (Pinus

caribaea var. hondurensis); Pi/Ell: Thông Eliôti (Pinus elliottii). (Ví dụ: MD 16 - Aca).

Page 183: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

170

Phụ lục 4 Tổng hợp số liệu nghiên cứu các đặc trưng của thảm thực vật ở thành phố

Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Vật liệu, phương

tiện nghiên cứu Đối tượng Đơn vị Số lượng

1 Tuyến điều tra

OTC 400m2 Rừng IIA Tuyến 04

OTC 100m2 Thảm cây bụi Tuyến 12

OTC 100m2 Thảm cỏ cao Tuyến 02

2 Ô tiêu chuẩn

OTC 400m2 Rừng IIA Ô 03

OTC 100m2 Thảm cây bụi, thảm cỏ cao Ô 18

OTC 100m2 Rừng trồng Ô 45

Ô dạng bản

ODB 4m2 Rừng IIA Ô 27

ODB 4m2 Thảm cây bụi, thảm cỏ cao Ô 90

ODB 4m2 Rừng trồng Ô 225

3 Số mẫu đất hỗn hợp được phân tích (sau khi trộn các mẫu riêng biệt)

Rừng IIA Mẫu 3

Thảm cây bụi, thảm cỏ cao Mẫu 18

Rừng trồng Mẫu 9

4 Số mẫu hỗn hợp dùng để xác định sinh khối và phân tích hàm lượng

cacbon

Rừng IIA Mẫu 0

Thảm cây bụi, thảm cỏ cao Mẫu 20

Rừng trồng Mẫu 20

5 Số mẫu thảm mục hỗn hợp được phân tích

Rừng IIA Mẫu 3

Thảm cây bụi, thảm cỏ cao Mẫu 18

Rừng trồng Mẫu 9

Page 184: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

171

Phụ lục 5: Các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Cẩm Phả

tỉnh Quảng Ninh

TT Phường (xã) Diện tích (ha) Dân số (Người)

1 Phường Quang Hanh 5135 17427

2 Phường Cẩm Thuỷ 268 12049

3 Phường Cẩm Thành 125 9484

4 Phường Cẩm Bình 138 8423

5 Phường Cẩm Sơn 1015 17079

6 Phường Cẩm Thịnh 587 9759

7 Phường Mông Dương 11446 15566

8 Xã Cộng Hoà 5088 3184

9 Phường Cẩm Thạch 431 12999

10 Phường Cẩm Trung 507 14744

11 Phường Cẩm Tây 488 7426

12 Phường Cẩm Ðông 695 10483

13 Phường Cẩm Phú 853 15840

14 Phường Cửa Ông 1096 17008

15 Xã Cẩm Hải 1464 1327

16 Xã Dương Huy 4677 3207

Page 185: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

172

Phụ lục 6

Thành phần loài và thành phần kiểu dạng sống của các kiểu thảm thực vật ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

TT TÊN KHOA HỌC TÊN VIỆT NAM DẠNG SỐNG

Rừng IIA

(Mông Dương)

Thảm cây bụi Thảm cỏ cao

(Dương Huy)

I C (Quang Hanh)

I C (Mông Dương)

IA (Quang Hanh)

IA (Cẩm Phú)

IA (Mông Dương)

I) ANGIOSPERMEA NGÀNH HẠT KÍN DICOTYLEDONES LỚP HAI LÁ MẦM

1. ALTINGIACEAE HỌ TÔ HẠP 1.1. Liquidambar formosana L. Sau sau MM MM MM MM MM MM MM

2. AMARANTHACEAE HỌ RAU DỀN

2.1. Achyranthes aspera L. Cỏ xước H H 2.2. A. bidentataBlume Ngưu tất H 2.3. Amaranthus spinosus L. Dền gai Th Th Th

3. ANACARDIACEAE HỌ XOÀI

3.1. Rhus javanica L. Muối Mi Mi Mi Mi Mi Mi 3.2.Toxicodendron succedanea (L.) Moldenke Sơn Mi Mi Mi

4. ANNONACEAE HỌ NA 4.1. Artabotrys hexapetala (L.f).) Bhand. Móng rồng Lp Lp Lp 4.2. Dasymaschalon rostratum Merr. et Chun Na chuỗi hạt Mi Mi Mi Mi 4.3. Desmos cochinchinensis Lour. Hoa dẻ Lp Lp Lp 4.4. Desmos sp. Hoa dẻ Lp Lp Lp Lp 4.5. Miliusa campanulata Pierre Na hồng Mi Mi Mi Mi 4.6. Polyalthia sp. Ran MM MM

4.7. Uvaria macrophylla Roxb. Bù dẻ Lp

Lp

5. APIACEAE HỌ HOA TÁN 5.1. Centella asiatica (L.) Urb. Rau má H H

6. APOCYNACEAE HỌ TRÚC ĐÀO

6.1. Rouwolfia sp. Ba gạc Mi Mi

Mi Mi Mi

6.2. Strophanthus divaricatus (Lour.) Hook. et Arn. Sừng dê Mi Mi Mi Mi 6.3. Wrightia annamensis Eberh. et Dub. Lòng mức Mi Mi Mi

Page 186: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

173

TT TÊN KHOA HỌC TÊN VIỆT NAM DẠNG SỐNG

Rừng IIA

(Mông Dương)

Thảm cây bụi Thảm cỏ cao

(Dương Huy)

I C (Quang Hanh)

I C (Mông Dương)

IA (Quang Hanh)

IA (Cẩm Phú)

IA (Mông Dương)

7. AQUIFOLIACEAE HỌ NHỰA. RUỒI 7.1. Ilex triflora Blume Nhựa ruồi Mi Mi

8. ASCLEPIADACEAE HỌ THIÊN LÝ

8,1. Streptocaulon juventas (Lour.) Merr. Hà thủ ô Ch Ch Ch Ch Ch 9. ASTERACEAE HỌ CÚC 9.1. Ageratum conyzoides L. Bù xích Th Th

9.2. Blumea balsamifera (L.) DC. Đại bi Ch

Ch Ch

9.3. Cirsium japonicum Fisch. ex DC. Đại kế Ch Ch

9.4. C. Lineare (Thunb.) Schultz. - Bip. Tiểu kế Ch Ch Ch 9.5. Crepis japonica (L.) Benth. Cúc dại Th Th Th

9.6. Eclipta alba (L.) Hassk. Nhọ nồi Th

Th

9.7. Elephantopus scaber L. Chỉ thiên H H H H H

9.8. Emialia sonchifolia (L.) DC. Rau má lá rau muống Th Th Th Th Th Th

9.9. Eupatorium fortunei Turcz. Mần tưới Ch Ch 9.10. E.odoratum L. Cỏ lào Ch Ch Ch Ch Ch Ch Ch Ch

9.11. Gynura barbareaefolia Gagnep. Bầu đất Cr Cr

9.12. G.crepidioides Benth. Rau tàu bay Cr

Cr

9.13. G. pseudo - china (L.) DC. Thổ tam thất Cr Cr

9.14. Lactuca indica L.Mant. Bồ công anh Th Th

9.15. Siegesbeckia orientalis L. Hy thiêm thảo Th Th Th Th Th Th

9.16. Spilanthus acmella (L.) Murr. Cúc áo Th

Th Th

9.17. Vernonia andersoni Clarke Dây chè Lp Lp Lp 9.18. V. arborea Ham. Bông bạc MM MM MM MM MM MM MM 9.19. V. cinerea (L.) Less. Bạch đầu ông Th Th 9.20. Xanthium strumarium L. Ké đầu ngựa Th Th Th Th

10. BIGNONIACEAE HỌ CHÙM ỚT 10.1. Oroxylum indicum (L.) Benth. ex Kurz. Núc nác MM MM

11. BORAGINACEAE HỌ VÒI VOI 11.1. Heliotropium indicum L. Vòi voi Th Th Th

Page 187: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

174

TT TÊN KHOA HỌC TÊN VIỆT NAM DẠNG SỐNG

Rừng IIA

(Mông Dương)

Thảm cây bụi Thảm cỏ cao

(Dương Huy)

I C (Quang Hanh)

I C (Mông Dương)

IA (Quang Hanh)

IA (Cẩm Phú)

IA (Mông Dương)

12. BURSERACEAE HỌ TRÁM 12.1. Canarium album (Lour.) Raeusch. Trám trắng MM MM MM MM

13. CAPRIFOLIACEAE HỌ KIM NGÂN

13.1. Sambucus sp. Cơm cháy Na Na 13.2. Viburnum lutescens Blume Răng cưa Mi Mi Mi

14. CHENOPODIACEAE HỌ RAU MUỐI

14.1. Chenopodium album L. Rau muối Th

Th

15. CLUSSIACEAE HỌ BỨA 15.1.Crotoxylum cochinchinensis (Lour.) Blume Thành ngạnh Mi Mi Mi Mi Mi Mi Mi Mi

15.2. Garcia oblongifolia Benth. ex Champ. Bứa Mi Mi Mi 16. COMBRETACEAE HỌ BÀNG

16.1. Quisqualis indica L. Dây giun Lp Lp Lp

17. CONNARACEAE HỌ DÂY KHẾ 17.1. Rourea microphylla Planch. Dây khế Na Na Na Na Na

18. CONVOLVULACEAE HỌ KHOAI LANG 18.1. Argyreia capitata (Vahl.) Choisy Bạc thau Lp Lp

18.2. Ipomoea anguslifolia Jacq. Bìm bìm Lp

Lp Lp Lp Lp

18.3. I. pileata Roxb. Bìm bìm lông Lp Lp Lp

18.4. Merremia vitifolia (Burm. f.) Hall.f. Bìm lá nho Lp Lp Lp

18.5. Operculina turpethum (L.) S. Manso Dây chìa vôi Lp Lp 19. CUCURBITACEAE HỌ BẦU BÍ

19.1. Coccinia sp. Dây mảnh bát Ch Ch

20. DILLENIACEAE HỌ SỔ 20.1. Dillenia heterosepala Fin. et Gagnep. Lọng bàng MM MM MM MM

20.2. D. indica L. Sổ MM MM MM 20.3. Tetracera scandens (L.) Merr. Dây chìu Lp Lp Lp Lp Lp Lp Lp Lp

21. DIPTEROCARPACEAE HỌ DẦU 21.1. Vatica fleuryana Tardieu Táu muối MM MM

22. ELAEOCARPACEAE HỌ CÔM

Page 188: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

175

TT TÊN KHOA HỌC TÊN VIỆT NAM DẠNG SỐNG

Rừng IIA

(Mông Dương)

Thảm cây bụi Thảm cỏ cao

(Dương Huy)

I C (Quang Hanh)

I C (Mông Dương)

IA (Quang Hanh)

IA (Cẩm Phú)

IA (Mông Dương)

22.1. Elaeocarpus dubius A.DC. ex Roxb. Côm tầng MM MM MM MM 23. EUPHORBIACEAE HỌ THẦU DẦU

23.1. Alchornea rugosa (Lour.) Muell. -Arg. Bọ nẹt Mi Mi Mi Mi Mi Mi

Mi

23.2. A. tiliaefolia Muell. - Arg. Đom đóm Mi Mi Mi Mi Mi Mi Mi 23.3. Antidesma ghaesambilla Gaertn. Chòi mòi Mi Mi Mi 23.4. Aporosa microcalyx Hassk. Thàu táu Mi Mi Mi Mi Mi Mi Mi Mi

23.5. Bischoffia javanica Blume Nhội MM MM

23.6. Breynia fruticosa (L.) Hook. f. Bù cu vẽ Mi Mi Mi Mi Mi Mi

23.7. Bridelia monoica (Lour.) Merr. Đởm Mi Mi Mi 23.8. Croton joufra Roxb. Vạng MM MM

23.9. C.tiglium L. Ba đậu Mi

Mi

23.10. Endospermum chinense Benth. Vạng trứng MM MM 23.11. Euphorbia hirta L. Cỏ sữa lá lớn Th Th

23.12. Glochidion velutinum Wight Bọt ếch Na Na Na Na Na Na Na

23.13. Macaranga denticulata Muell. - Arg. Lá nến MM MM MM MM MM MM MM 23.14. Mallotus apelta (Lour.) Muell. - Arg. Bùm bụp Mi Mi Mi Mi Mi Mi Mi

23.15. M. barbatus Muell. - Arg. Ba soi Mi Mi Mi Mi Mi Mi

23.16. Phyllanthus emblica L. Me rừng Mi Mi Mi Mi Mi Mi 23.17. Ph. reticulatus Poir. Phèn đen Na Na Na 23.18. Sapium discolor (Champ.) Muell. - Arg. Sòi tía Mi Mi Mi Mi

23.19. S. Sebiferum (L.) Roxb. Sòi MM

MM

MM

24. FABACEAE HỌ ĐẬU 24.1. Abrus precatorius L. Dây cam thảo Lp Lp 24.2. Bowringia callicarpa Champ. ex Benth. Bánh nem Lp Lp Lp 24.3. Casia tora L. Thảo quyết minh Th Th Th 24.4. Crotalaria bracteata Roxb. ex DC. Lục lạc Th Th Th Th

24.5. Crotalaria sp. Muồng Na Na Na 24.6. Desmodium elegans (Lour.) Benth. Đồng tiền Ch Ch Ch Ch 24.7. D.gangeticum (L.) DC. Thóc lép Ch Ch Ch Ch Ch

Page 189: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

176

TT TÊN KHOA HỌC TÊN VIỆT NAM DẠNG SỐNG

Rừng IIA

(Mông Dương)

Thảm cây bụi Thảm cỏ cao

(Dương Huy)

I C (Quang Hanh)

I C (Mông Dương)

IA (Quang Hanh)

IA (Cẩm Phú)

IA (Mông Dương)

24.8. D. styracifolium (Osb.) Merr. Kim tiền thảo Ch Ch Ch Ch 24.9. D. triquetrum (L.) DC. Thóc lép Ch Ch Ch Ch Ch Ch

24.10. Desmodium sp. Đồng tiền Ch

Ch

Ch

24.11. Erythrophloeum fordii Oliv. Lim MM MM MM 24.12. Mimosa pudica L. Xấu hổ Ch Ch Ch Ch

24.13. Mucuna sp. Đậu dại Lp Lp Lp Lp

24.14. Ormosia sp. 1 Ràng ràng MM MM

24.15. Ormosia sp. 2 Ràng ràng xanh MM MM 24.16. Peltophorum dasyrrachis (Miq.) Kurz. Lim xẹt MM MM MM MM MM MM

24.17. Pithecellobium clypearia (Jack) Benth. Mán đỉa MM MM MM MM

24.18. Pithecellobium sp. Mán đỉa trâu MM MM

MM

24.19. Pueraria montana (Lour.) Merr. Sắn dây rừng Lp Lp Lp Lp Lp Lp

24.20. Tephrosia purpurea (L.) Pers. Cốt khí Ch Ch Ch 24.21. Uraria lagopodioides (L.) Desv. ex DC. Đuôi chồn H H H

25. FAGACEAE HỌ DẺ 25.1. Castanopsis armata (Roxb.) Spach Dẻ gai MM MM MM MM MM MM

25.2. C. tessellata Hickel et A. Camus Sồi gai MM MM MM

25.3. Lithocarpus corneus (Lour.) Rehd. Dẻ sừng MM MM MM 25.4. L. elegans (Blume) Hatus ex Soepadmo Dẻ đỏ MM MM MM MM 25.5. L. fenestratus (Roxb.) Rehd. Dẻ cau MM MM MM MM MM MM

26. JUGLANDACEAE HỌ HỒ ĐÀO

26.1. Engelhardtia roxburghiana Wall. Chẹo MM MM MM MM MM MM MM

26.2. E. spicata Blume Chẹo bông MM MM 27. LAMIACEAE HỌ HOA MÔI

27.1. Acrocephalus indicus (Burm. f.) Kuntze Nhân trần Th Th Th Th 27.2. Leucas zeilanica (L.) R. Br. Vừng đất Ch Ch

28. LAURACEAE HỌ LONG NÃO 28.1. Actinodaphne pilosa (Lour.) Merr. Bộp lông MM MM MM MM MM MM

28.2. Cassytha filiformis L. Tơ xanh Pp Pp Pp Pp Pp Pp

Page 190: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

177

TT TÊN KHOA HỌC TÊN VIỆT NAM DẠNG SỐNG

Rừng IIA

(Mông Dương)

Thảm cây bụi Thảm cỏ cao

(Dương Huy)

I C (Quang Hanh)

I C (Mông Dương)

IA (Quang Hanh)

IA (Cẩm Phú)

IA (Mông Dương)

28.3. Cryptocarya leticellata Lecomte Nanh chuột Mi Mi Mi Mi 28.4. Cryptocarya sp. Mò Mi Mi Mi Mi Mi Mi

28.5. Litsea cubeba (Lour.) Pers. Màng tang MM MM MM MM MM MM MM

28.6. L. glutinosa (Lour.) C. B. Robins Bời lời nhớt Mi Mi Mi Mi Mi Mi

28.7. Machilus odoratissima C. G. D. Nees Kháo MM MM MM 28.8. M. velutina Champ. ex Benth. Re hương Mi Mi

28.9. Phoebe tavogana (Meiss.) Hook. f. Kháo MM MM MM

29. MALVACEAE HỌ BÔNG 29.1. Abelmoschus moschatus (L.) Medik. Bông vàng Na Na

29.2. Abutilon indicum (Torner) Sweet Cối xay Ch Ch Ch

29.3. Sida rhombifolia L. Ké hoa vàng Na

Na Na Na

Na

29.4. Urena lobata L. Kéo hoa đào Na Na Na Na Na 30. MELASTOMACEAE HỌ MUA

30.1. Melastoma candidum D. Don Mua Na Na Na Na Na Na Na Na

30.2. M. Sanguineum Sims Mua bà Na Na Na Na Na Na Na Na

30.3. Memecylon edule Roxb. Sầm Mi Mi Mi

30.4. Sonerila sp. Mua bò Na

Na Na

31. MENISPERMACEAE HỌ TIẾT DÊ 31.1. Cissampelos pareira L. Tiết dê Lp Lp 31.2. Stephania Japonica (Thunb.) Miers Lõi tiền Lp Lp Lp Lp

31.3. Tinospora sp. Dây đau xương Lp Lp

32. MORACEAE HỌ DÂU TẰM 32.1. Broussonetia papyrifera (L.) Vent. Dướng Mi Mi Mi 32.2. Ficus heterophyllus L.f. Vú bò Na Na Na Na Na Na

32.3. F. hispida L. Ngái Mi Mi 33. MYRICACEAE HỌ THANH MAI

33.1. Myrica rubra (Lour.) Sieb. et Zucc. Thanh mai Na Na Na Na 34. MYRISTICACEAE HỌ MÁU CHÓ

34.1. Knema corticosa Lour. Máu chó MM MM MM

Page 191: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

178

TT TÊN KHOA HỌC TÊN VIỆT NAM DẠNG SỐNG

Rừng IIA

(Mông Dương)

Thảm cây bụi Thảm cỏ cao

(Dương Huy)

I C (Quang Hanh)

I C (Mông Dương)

IA (Quang Hanh)

IA (Cẩm Phú)

IA (Mông Dương)

35. MYRSINACEAE HỌ ĐƠN NEM 35.1. Ardisia crenata Roxb. Trọng đũa Na Na

35.2. Embelia laeta (L.) Mez. Ngút Lp

Lp

35.3. Maesa perlaria (Lour.)Merr. Đơn nem Na Na Na Na 36. MYRTACEAE HỌ SIM

36.1. Baeckea frutescens L. Thanh hao Na Na Na Na

36.2. Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk. Sim Na Na Na Na Na Na

Na

36.3. Sygygium sp. Trâm MM MM MM MM 36.4. Sygygium cuminii (L.) Skeels Vối rừng MM MM

37. PASSIFLORACEAE HỌ LẠC TIÊN

37.1. Passiflora foetida L. Lạc tiên Ch

Ch Ch

Ch 38. PLANTAGINACEAE HỌ MÃ ĐỀ

38.1. Plantago major L. Mã đề Cr Cr 39. RANUNCULACEAE HỌ MAO LƯƠNG

39.1. Clematis chinensis Osbeck Ruột gà Na Na Na Na Na Na

39.2. C. smilacifolia Dây ông lão Ch Ch Ch Ch Ch Ch Ch 40. RHAMNACEAE HỌ TÁO

40.1. Berchemia lineata (L.) A. DC. Dây rút rế Lp Lp Lp Lp 40.2. Gouania leptostachya DC. Dây đòn gánh Lp Lp Lp Lp 40.3. Ventilago leiocarpa Benth. Dây cốt khí Lp Lp Lp

41. RHIZOPHORACEAE HỌ ĐƯỚC

41.1. Carallia lanceaefolia Roxb. Răng cưa Mi Mi Mi 42. ROSACEAE HỌ HOA HỒNG

42.1. Pygeum arborea (Blume Kalkm. Xoan đào MM MM MM 42.2. Rubus alceaefolius Poir. Mâm xôi Lp Lp Lp Lp Lp

42.3. R. cochinchinensis Tratt. Ngấy Lp Lp 42.4. R. leucanthus Hance Ngấy trắng Lp Lp

43. RUBIACEAE HỌ CÀ PHÊ 43.1. Canthium horridum Blume Găng bọc Mi Mi

Page 192: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

179

TT TÊN KHOA HỌC TÊN VIỆT NAM DẠNG SỐNG

Rừng IIA

(Mông Dương)

Thảm cây bụi Thảm cỏ cao

(Dương Huy)

I C (Quang Hanh)

I C (Mông Dương)

IA (Quang Hanh)

IA (Cẩm Phú)

IA (Mông Dương)

43.2. C. Parvifolium Roxb. Găng cơm Mi Mi Mi 43.3. Dentella repens J. R. et J. G. A. Froster Màn màn Ch Ch

43.4. Geophila sp. Rau má núi Th

Th

Th

43.5. Hedyotis capitellata Wall. ex G. Don Dạ cẩm Lp Lp Lp Lp Lp Lp Lp

43.6. Hedyotis corymbosa (L.) Lamk. Lưỡi rắn Na Na Na 43.7. Ixora coccinea L. Đơn đỏ Na Na Na Na Na Na

43.8. Morinda officinalis How Ba kích Lp

Lp

43.9. M. umbellata L. Nhàu tán Lp Lp Lp 43.10. Mussaenda sp Bươm bướm Lp Lp Lp Lp Lp 43.11. Pavetta indica L. Cẳng gà Na Na Na

43.12. Psychotria sp. Lẩu Na Na

43.13. Randia sp. Găng Mi Mi Mi Mi

43.14. Wendlandia glabrata DC. Gạc hươu Mi Mi Mi Mi Mi Mi Mi 43.15. W.paniculata (Roxb.) A. DC. Hoắc quang Mi Mi Mi Mi Mi Mi

44. RUTACEAE HỌ CAM 44.1. Euodia lepta (Spreng.) Merr. Ba chạc Mi Mi Mi Mi

44.2. Glycosmis pentaphylla Correa Bưởi bung Mi Mi

Mi Mi Mi

44.3. Micromelum falcatum Tanaka Ớt rừng Mi Mi 44.4. M. Hirsutum Oliv. Mắt trâu Mi Mi

45. SAPINDACEAE HỌ NHÃN

45.1. Cardiospermum halicacabum L. Tầm phỏng Th

Th Th Th

46. SAPOTACEAE HỌ HỒNG XIÊM 46.1. Eberhardtia tonkinensis Lecomte Mắc niễng MM MM MM MM

47. SHISANDRACEAE HỌ NGŨ VỊ 47.1. Kadsura roxburghiana Arn. Dây răng ngựa Lp Lp

48. SCROPHULARIACEAE HỌ MÕM CHÓ 48.1. Scoparia dulcis L. Cam thảo nam Ch Ch

49. SIMAROUBACEAE HỌ THANH THẤT 49.1. Brucea Javanica (L.) Merr. Cứt chuột Na Na Na Na

Page 193: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

180

TT TÊN KHOA HỌC TÊN VIỆT NAM DẠNG SỐNG

Rừng IIA

(Mông Dương)

Thảm cây bụi Thảm cỏ cao

(Dương Huy)

I C (Quang Hanh)

I C (Mông Dương)

IA (Quang Hanh)

IA (Cẩm Phú)

IA (Mông Dương)

50. SOLANACEAE HỌ CÀ 50.1. Solanum torvum Swartz Cà dại Na Na Na Na

51. STERCULIACEAE HỌ TRÔM

51.1. Helicteres hirsuta Lour. Tổ kén Na Na Na Na Na Na Na

51.2. Pterospermum heterophyllum Hance Lòng mang MM MM 51.3. Sterculia sp. Trôm Na Na

52. SYMPLOCACEAE HỌ DUNG

52.1. Symplocos chinensis Desv. ex Merr. Dung lá táo Na Na 52.2. S. laurina (Retz.) Wall. ex Rehder Dung sạn MM MM 52.3. Symplocos sp. Dung MM MM

53. THEACEAE HỌ CHÈ

53.1. Schima wallichii (DC.) Korth. Vối thuốc MM MM MM 54. THYMELEACEAE HỌ TRẦM

54.1. Rhamnoneuron balansae Gilg. Dó Na Na Na 54.2. Wikstroemia indica (L.) C. A. Mey. Niệt gió Na Na Na Na

55. TILIACEAE HỌ CÒ KE

55.1. Colona sp. Cọ mai Mi

Mi

55.2. Grewia paniculata Roxb. Cò ke Mi Mi Mi Mi 55.3. Microcos sp. Mé Mi Mi Mi Mi

56. ULMACEAE HỌ NGÁT

56.1. Gironniera subaequalis Planch. Ngát MM MM MM MM

56.2. Trema orientalis (L.) Blume Hu đay MM MM MM MM 57. URTICACEAE HỌ GAI

57.1.Pouzolzia zeylanica (L.) Benn. et Brown Bộ mắm Ch Ch Ch Ch Ch 58. VERBENACEAE HỌ CỎ ROI NGỰA

58.1. Callicarpa candicans (Burm. f.) Hochr. Trứng ếch Na Na Na 58.2. Callicarpa sp. Tu hú Mi Mi Mi Mi 58.3. Clerodendron cyrtophyllum turcz. Bọ mẩy Na Na Na Na 58.4. C. fragrans Vent. Mò trắng Na Na Na Na

Page 194: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

181

TT TÊN KHOA HỌC TÊN VIỆT NAM DẠNG SỐNG

Rừng IIA

(Mông Dương)

Thảm cây bụi Thảm cỏ cao

(Dương Huy)

I C (Quang Hanh)

I C (Mông Dương)

IA (Quang Hanh)

IA (Cẩm Phú)

IA (Mông Dương)

58.5. C. Kaempferi (Jacq.) Sieb. Mò đỏ Na Na Na Na

58.6. Stachytarpheta jamaicensis (L.) Vahl. Đuôi chuột Th Th Th Th Th

58.7. Verbena officinalis L. Cỏ roi ngựa Ch

Ch Ch Ch Ch

59. VITACEAE HỌ NHO 59.1. Cissus modeccoides Planch. Dây chìa vôi Lp Lp

59.2. Parthenocissus landuk Gagnep. Dây lông chim Lp Lp Lp

59.3. Tetrastigma planicaule Gagnep. Dây quai ba lô Lp Lp

59.4. Vitis sp. Nho dại Lp Lp Lp MONOCOTYLEDONEAE LỚP MỘT LÁ MẦM

60. ARECACEAE HỌ CAU DỪA

60.1. Calamus rudentum Lour. Song Lp Lp Lp Lp

60.2. Caryota sp. Đùng đình Na Na 61. COMMELINACEAE HỌ THÀI LÀI

61.1. Commelina benghalensis L. Cỏ đầu rìu H H 61.2. C. nudiflora L. Thài lài H H H 61.3. Floscopa glabratus (Kunth.) Hassk. Cỏ đầu rìu H H

62. CYPERACEAE HỌ CÓI

62.1. Cyperus compressus L. Cói hoa xanh H H H H

62.2. C. rotundus L. Củ gấu Cr Cr Cr Cr Cr

62.3. Fimbristylis monostachya (L.) Hassk. Cỏ đầu ruồi Th Th Th

62.4. Fimbristylis sp. Cỏ quăm Th

Th

Th

62.5. Hypolytrum sp. Cr Cr Cr Cr

62.6. Killinga brevifolia Rottb. Cỏ đầu tròn H H H H

62.7. K. monocephala Rottb. Cỏ bạc đầu H H H 62.8. Mariscus compactus (Retz.) Druce Cói cạnh Th Th Th

62.9. M. cyperoides (L.) Urban Cói dù Cr Cr

62.10. Scleria bifdora Roxb. Có 3 gần Cr Cr Cr Cr Cr

62.11. Scleria sp. Cói 3 gần Cr Cr Cr Cr Cr 63. IRIDACEAE HỌ LA DƠN

Page 195: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

182

TT TÊN KHOA HỌC TÊN VIỆT NAM DẠNG SỐNG

Rừng IIA

(Mông Dương)

Thảm cây bụi Thảm cỏ cao

(Dương Huy)

I C (Quang Hanh)

I C (Mông Dương)

IA (Quang Hanh)

IA (Cẩm Phú)

IA (Mông Dương)

63.1. Belamcanda chinensis (L.) DC. Rẻ quạt Cr Cr Cr 64. PHORMIACEAE HỌ HƯƠNG LÂU

64.1. Dianella ensifolia (L.) DC. Hương lâu H

H H

65. POACEAE HỌ HÒA THẢO

65.1. Apluda mutica L. Cỏ hoa tre H H H H H H

65.2. Bambusa nutans Wall. ex Munro Vầu PhH PhH PhH PhH

65.3. Bambusa sp. Tre dóc PhH PhH

PhH

65.4. Bothriochloa sp. H H 65.5. Centotheca lappacea (L.) Desv. Cỏ lá tre H H H H H 65.6. Chrysopogon aciculatus (Retz.) Trin. Cỏ may H H H H H

65.7. Cynodon dactylon (L.) Pers. Cỏ gà H

H

H

65.8. Cyrtococcum patens (L.) A. Camus Cỏ cung H H H 65.9. Dactyloctenium aegyptium (L.) Willd. Cỏ chân vịt Th Th Th

65.10. Digitaria longiflora (Retz.) Pers. Cỏ trứng ếch H H H H 65.11. D. timorensis (Kuth) Bal. Cỏ chân nhện Th Th Th Th Th 65.12. D. violescens Link. Cỏ chân nhện Th Th Th Th Th

65.13. Eleusine indica (L.) Gaertn. Mần trầu Th

Th

65.14. Eriachne pallescens R. Br. Cỏ chỉ Th Th Th

65.15. Hemarthria compressa (L.f.) R. Br. Cỏ giày H H H H 65.16. Imperata cylindrica (L.) P. Beauv. Cỏ tranh Cr Cr Cr Cr Cr Cr Cr

65.17. Leptochloa chinensis (L.) Nees Cỏ đuôi phượng Th

Th

Th

65.18. Lophatherum gracile A. T. Brongn. Cỏ củ H H H H 65.19. Lophopogon intermedius A. Camus Cỏ lông lợn H H H H 65.20. Microstegium ciliatum (Trin.) A. Camus Cỏ rác Th Th Th Th

65.21. M. vagans (Nees) Merr. Cỏ rác Th Th Th Th

65.22. Miscanthus floridulus (Labill.) Warb. ex Shum. et Lauterb. Chè vè Cr Cr Cr Cr Cr Cr Cr Cr

65.23. Neyraudia arundinacea (L.) Henr. Sậy H H H 65.24. Oplismenus sp. Cỏ hoa H H H H

Page 196: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

183

TT TÊN KHOA HỌC TÊN VIỆT NAM DẠNG SỐNG

Rừng IIA

(Mông Dương)

Thảm cây bụi Thảm cỏ cao

(Dương Huy)

I C (Quang Hanh)

I C (Mông Dương)

IA (Quang Hanh)

IA (Cẩm Phú)

IA (Mông Dương)

65.25. Panicum brerifolium L. Cỏ chao H H H 65.26. P.repens L. Cỏ gừng H H

65.27. Saccharum arundinaceum Retz. Lau H

H H H H

65.28. Setaria sphacelata (Schum.) Stapf et Hubb. ex M.B.Mess Cỏ sâu róm H H H H H

65.29. S. viridis (L.) P. Beauv. Cỏ sâu róm Th Th

65.30. Schizachyrium sp.

Th

Th

Th

65.31. Themeda sp. Cỏ đễ Ch Ch 65.32. Thysanolaena maxima (Roxb.) Kuntze Chít H H H H H H H H

65.33. Urochloa reptans (L.) Stapf Cỏ vừng Th Th Th

65.34. Vetiveria zizanioides (L.) Nash Hương bài H

H H H H

66. SMILACACEAE HỌ KIM CANG

66.1. Heterosmilax gaudichaudiana (Kunth) Maxim. Khúc khắc Cr Cr Cr Cr

66.2. Smilax glabra Roxb. Thổ phục linh Cr Cr Cr Cr Cr Cr 66.3. S. lanceaefolia Roxb. Cậm cang Cr Cr Cr Cr Cr Cr Cr Cr

66.4. S. perfoliata Lour. Cậm cang Cr Cr Cr Cr Cr Cr 67. STEMONACEAE HỌ BÁCH BỘ

67.1. Stemona tuberosa Lour. Dây ba mươi Cr Cr Cr II) GYMNOSPERMAE NGÀNH HẠT TRẦN

68. GNETACEAE HỌ DÂY GẮM

68.1. Gnetum montanum Markgr. Dây gắm Lp

Lp

III) POLYPODIOPHYTA NGÀNH DƯƠNG XỈ 69. ADIANTACEAE HỌ TÓC VỆ NỮ

69.1. Adiantum capillus - veneris L. Tóc thần H H H H

69.2. A. caudatum L. Rớn đen H

H H

69.3. A. flabellulatum L. Vót H H H 70. BLECHNACEAE HỌ QUYẾT LÁ DỪA

70.1. Blechnum orientale L. Quyết lá dừa Ch Ch 71. DIKSONIACEAE HỌ CU LI

Page 197: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

184

TT TÊN KHOA HỌC TÊN VIỆT NAM DẠNG SỐNG

Rừng IIA

(Mông Dương)

Thảm cây bụi Thảm cỏ cao

(Dương Huy)

I C (Quang Hanh)

I C (Mông Dương)

IA (Quang Hanh)

IA (Cẩm Phú)

IA (Mông Dương)

71.1. Cibotium barometz Smith Cu li Ch Ch Ch 72. DRYOPTERIDACEAE HỌ DƯƠNG XỈ

72.1. Cyclosorus parasiticus (L.)Farw Rau dớn H

H

72.2. Dryopteris filix - mas (L.) Schott Dương xỉ H H H 72.3. Dryopteris sp. Dương xỉ H H H H H

73. GLEICHENIACEAE HỌ GUỘT

73.1. Dicranopteris linearis (Burm.) Underw. Guột Cr Cr Cr Cr Cr Cr

Cr 74. LYGODIACEAE HỌ BÒNG BONG

74.1. Lygodium conforme C. Chr. Bòng bong lá lớn Cr Cr Cr Cr Cr Cr 74.2. L. flexuosum (L.) Swartz. Bồng bồng Cr Cr Cr Cr Cr Cr

74.3. L. microphyllum (Cav.) R. Br. Bòng bong lá nhỏ Cr Cr Cr Cr Cr Cr Cr Cr

75. PTERIDACEAE HỌ CHÂN XỈ 75.1. Pteris sp. Cỏ luồng H H H H

76. SELAGINELLACEAE HỌ QUYỂN BÁ 76.1. Selaginella sp. Quyển bá H H

77. THELYPTERIDACEAE HỌ DỚN

77.1.Abacopteris triphylla (Sw.) Ching Mũi chông H

H

77.2. Christella sp. Ráng H H 77.3. Cyclosorus sp. Dương xỉ H H H H H H

77.3. Thelypteris tonkinensis Ching Dớn H H H

IV) LYCOPODIOPHYTA NGÀNH THÔNG ĐẤT

78. LYCOPODIACEAE HỌ THẠCH TÙNG 78.1. Lycopodium cernuum L. Thông đất H H H H H Cộng 114 123 145 115 111 82 94

Page 198: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

185

Phụ lục 7

Những họ giàu loài nhất (từ 5 loài trở lên) trong các kiểu thảm thực vật

ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

TT

Rừng IIA Thảm cây bụi IC Thảm cây bụi IA Thảm cỏ cao

Tên họ Số

loài Tên họ

Số

loài Tên họ

Số

loài Tên họ

Số

loài

1 Euphorbiaceae 11 Poaceae 21 Poaceae 26 Poaceae 18

2 Poaceae 08 Euphorbiacea 15 Fabaceae 15 Asteraceae 11

3 Rubiaceae 07 Fabaceae 14 Asteraceae 14 Cyperaceae 08

4 Lauraceae 07 Rubiaceae 09 Euphorbiacea 11 Fabaceae 06

5 Fabaceae 06 Lauraceae 08 Rubiaceae 09 Euphorbiacea 06

6 Fagaceae 05 Annonaceae 05 Cyperaceae 07 Rubiaceae 05

7 Asteraceae 05 Lauraceae 05

8 Fagaceae 05 Verbenaceae 05

Cộng 44 82 92 54

Phụ lục 8

Chỉ số tương đồng (Sorensen’s Index - SI) giữa các kiểu thảm thực vật

ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Thảm thực vật Rừng IIA

(114 loài)

Thảm cây bụi IC

(185 loài)

Thảm cây bụi IA

(160 loài)

Thảm cỏ cao

(94 loài)

Rừng IIA (114 loài)

0,6020 0,3285 0,2596

Thảm cây bụi Ic (185 loài)

0,6020 0,5681 0,3728

Thảm cây bụi IA (160 loài)

0,3285 0,5681 0,5748

Thảm cỏ cao (94 loài)

0,2596 0,3728 0,5748

Page 199: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

186

Phụ lục 9

Các loài thực vật giống nhau trong tổ hợp 2 hai kiểu thảm thực vật ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Tên khoa học Tên Việt nam

Thảm thực vật Tổ hợp hai kiểu thảm thực vật có loài giống nhau

Rừng IIA

Thảm cây bụi

IC

Thảm cây bụi

IA

Thảm cỏ cao

IIA - IC IIA - IA

IIA - Thảm cỏ

cao IC- IA

IC - Thảm cỏ cao

IA - Thảm cỏ cao

I) ANGIOSPERMEA NGÀNH HẠT KÍN

DICOTYLEDONES LỚP HAI LÁ MẦM

ALTINGIACEAE HỌ TÔ HẠP

1.1. Liquidambar formosana L. Sau sau MM MM MM MM x x x X x x AMARANTHACEAE HỌ RAU DỀN

2.1. Achyranthes aspera L. Cỏ xước

H

2.2. A. bidentata Blume Ngưu tất

H

2.3. Amaranthus spinosus L. Dền gai

Th

ANACARDIACEAE HỌ XOÀI

3.1. Rhus javanica L. Muối Mi Mi Mi

x x

X

3.2. Toxicodendron succedanea (L.) Moldenke Sơn Mi Mi

x

ANNONACEAE HỌ NA

4.1. Artabotrys hexapetala (L.f).) Bhand. Móng rồng

Lp Lp

X

4.2. Dasymaschalon rostratum Merr. et Chun Na chuỗi hạt Mi Mi

x

4.3. Desmos cochinchinensis Lour. Hoa dẻ

Lp

4.4. Desmos sp. Hoa dẻ Lp

Lp

x

4.5. Miliusa campanulata Pierre Na hồng Mi Mi

x

4.6. Polyalthia sp. Ran MM

4.7. Uvaria macrophylla Roxb. Bù dẻ

Lp

APIACEAE HỌ HOA TÁN

5.1. Centella asiatica (L.) Urb. Rau má

H

APOCYNACEAE HỌ TRÚC ĐÀO

6.1. Rouwolfia sp. Ba gạc Mi Mi Mi Mi x x x X x x

Page 200: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

187

Tên khoa học Tên Việt nam

Thảm thực vật Tổ hợp hai kiểu thảm thực vật có loài giống nhau

Rừng IIA

Thảm cây bụi

IC

Thảm cây bụi

IA

Thảm cỏ cao

IIA - IC IIA - IA

IIA - Thảm cỏ

cao IC- IA

IC - Thảm cỏ cao

IA - Thảm cỏ cao

6.2. Strophanthus divaricatus (Lour.) Hook. et Arn. Sừng dê Mi Mi

x

6.3. Wrightia annamensis Eberh. et Dub. Lòng mức

Mi

AQUIFOLIACEAE HỌ NHỰA. RUỒI

7.1. Ilex triflora Blume Nhựa ruồi Mi

ASCLEPIADACEAE HỌ THIÊN LÝ

8,1. Streptocaulon juventas (Lour.) Merr. Hà thủ ô

Ch Ch

x ASTERACEAE HỌ CÚC

9.1. Ageratum conyzoides L. Bù xích

Th

9.2. Blumea balsamifera (L.) DC. Đại bi

Ch

9.3. Cirsium japonicum Fisch. ex DC. Đại kế

Ch

9.4. C. Lineare (Thunb.) Schultz. - Bip. Tiểu kế

Ch

9.5. Crepis japonica (L.) Benth. Cúc dại

Th Th

x

9.6. Eclipta alba (L.) Hassk. Nhọ nồi

Th

9.7. Elephantopus scaber L. Chỉ thiên

H H

x 9.8. Emialia sonchifolia (L.) DC. Rau má lá rau muống

Th Th Th

X x x

9.9. Eupatorium fortunei Turcz. Mần tưới

Ch

9.10. E.odoratum L. Cỏ lào Ch Ch Ch Ch x x x X x x 9.11. Gynura barbareaefolia Gagnep. Bầu đất

Cr

9.12. G.crepidioides Benth. Rau tàu bay

Cr

9.13. G. pseudo - china (L.) DC. Thổ tam thất

Cr

9.14. Lactuca indica L.Mant. Bồ công anh

Th

9.15. Siegesbeckia orientalis L. Hy thiêm thảo

Th Th Th

X x x

9.16. Spilanthus acmella (L.) Murr. Cúc áo

Th

9.17. Vernonia andersoni Clarke Dây chè

Lp

9.18. V. arborea Ham. Bông bạc MM MM MM

x x

X

9.19. V. cinerea (L.) Less. Bạch đầu ông

Th

9.20. Xanthium strumarium L. Ké đầu ngựa

Th Th

x

Page 201: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

188

Tên khoa học Tên Việt nam

Thảm thực vật Tổ hợp hai kiểu thảm thực vật có loài giống nhau

Rừng IIA

Thảm cây bụi

IC

Thảm cây bụi

IA

Thảm cỏ cao

IIA - IC IIA - IA

IIA - Thảm cỏ

cao IC- IA

IC - Thảm cỏ cao

IA - Thảm cỏ cao

BIGNONIACEAE HỌ CHÙM ỚT

10.1. Oroxylum indicum (L.) Benth. ex Kurz. Núc nác

MM

BORAGINACEAE HỌ VÒI VOI

11.1. Heliotropium indicum L. Vòi voi

Th Th

x BURSERACEAE HỌ TRÁM

12.1. Canarium album (Lour.) Raeusch. Trám trắng MM MM

x

CAPRIFOLIACEAE HỌ KIM NGÂN

13.1. Sambucus sp. Cơm cháy Na

13.2. Viburnum lutescens Blume Răng cưa

Mi

CHENOPODIACEAE HỌ RAU MUỐI

14.1. Chenopodium album L. Rau muối

Th

CLUSSIACEAE HỌ BỨA

15.1. Crotoxylum cochinchinensis (Lour.) Blume Thành ngạnh Mi Mi Mi Mi x x x X x x 15.2. Garcia oblongifolia Benth. ex Champ. Bứa Mi Mi

x

COMBRETACEAE HỌ BÀNG

16.1. Quisqualis indica L. Dây giun

Lp Lp

X

CONNARACEAE HỌ DÂY KHẾ

17.1. Rourea microphylla Planch. Dây khế

Na Na Na

X x x

CONVOLVULACEAE HỌ KHOAI LANG

18.1. Argyreia capitata (Vahl.) Choisy Bạc thau

Lp

18.2. Ipomoea anguslifolia Jacq. Bìm bìm

Lp Lp

X

18.3. I. pileata Roxb. Bìm bìm lông

Lp

Lp

x

18.4. Merremia vitifolia (Burm. f.) Hall.f. Bìm lá nho

Lp Lp

x 18.5. Operculina turpethum (L.) S. Manso Dây chìa vôi

Lp

CUCURBITACEAE HỌ BẦU BÍ

19.1. Coccinia sp. Dây mảnh bát

Ch

DILLENIACEAE HỌ SỔ

Page 202: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

189

Tên khoa học Tên Việt nam

Thảm thực vật Tổ hợp hai kiểu thảm thực vật có loài giống nhau

Rừng IIA

Thảm cây bụi

IC

Thảm cây bụi

IA

Thảm cỏ cao

IIA - IC IIA - IA

IIA - Thảm cỏ

cao IC- IA

IC - Thảm cỏ cao

IA - Thảm cỏ cao

20.1. Dillenia heterosepala Fin. et Gagnep. Lọng bàng MM MM

x

20.2. D. indica L. Sổ MM MM

x

20.3. Tetracera scandens (L.) Merr. Dây chìu Lp Lp Lp Lp x x x X x x DIPTEROCARPACEAE HỌ DẦU

21.1. Vatica fleuryana Tardieu Táu muối MM

ELAEOCARPACEAE HỌ CÔM

22.1. Elaeocarpus dubius A.DC. ex Roxb. Côm tầng MM MM

x

EUPHORBIACEAE HỌ THẦU DẦU

23.1. Alchornea rugosa (Lour.) Muell. -Arg. Bọ nẹt Mi Mi Mi Mi x x x X x x 23.2. A. tiliaefolia Muell. - Arg. Đom đóm Mi Mi Mi

x x

X

23.3. Antidesma ghaesambilla Gaertn. Chòi mòi Mi Mi

x

23.4. Aporosa microcalyx Hassk. Thàu táu Mi Mi Mi Mi x x x X x x 23.5. Bischoffia javanica Blume Nhội MM

23.6. Breynia fruticosa (L.) Hook. f. Bù cu vẽ

Mi Mi Mi

X x x

23.7. Bridelia monoica (Lour.) Merr. Đởm

Mi

23.8. Croton joufra Roxb. Vạng MM

23.9. C.tiglium L. Ba đậu

Mi

23.10. Endospermum chinense Benth. Vạng trứng MM

23.11. Euphorbia hirta L. Cỏ sữa lá lớn

Th

23.12. Glochidion velutinum Wight Bọt ếch

Na Na Na

X x x 23.13. Macaranga denticulata Muell. - Arg. Lá nến MM MM MM

x x

X

23.14. Mallotus apelta (Lour.) Muell. - Arg. Bùm bụp Mi Mi Mi

x x

X

23.15. M. barbatus Muell. - Arg. Ba soi Mi Mi Mi

x x

X

23.16. Phyllanthus emblica L. Me rừng

Mi Mi

X

23.17. Ph. reticulatus Poir. Phèn đen

Na Na

X

23.18. Sapium discolor (Champ.) Muell. - Arg. Sòi tía Mi Mi

Mi x

x

x

23.19. S. Sebiferum (L.) Roxb. Sòi

MM MM

X

Page 203: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

190

Tên khoa học Tên Việt nam

Thảm thực vật Tổ hợp hai kiểu thảm thực vật có loài giống nhau

Rừng IIA

Thảm cây bụi

IC

Thảm cây bụi

IA

Thảm cỏ cao

IIA - IC IIA - IA

IIA - Thảm cỏ

cao IC- IA

IC - Thảm cỏ cao

IA - Thảm cỏ cao

FABACEAE HỌ ĐẬU

24.1. Abrus precatorius L. Dây cam thảo

Lp

24.2. Bowringia callicarpa Champ. ex Benth. Bánh nem

Lp Lp

X

24.3. Casia tora L. Thảo quyết minh

Th

24.4. Crotalaria bracteata Roxb. ex DC. Lục lạc

Th Th Th

X x x 24.5. Crotalaria sp. Muồng

Na Na

X

24.6. Desmodium elegans (Lour.) Benth. Đồng tiền Ch Ch

x

24.7. D.gangeticum (L.) DC. Thóc lép

Ch Ch

X

24.8. D. styracifolium (Osb.) Merr. Kim tiền thảo

Ch

24.9. D. triquetrum (L.) DC. Thóc lép

Ch Ch Ch

X x x

24.10. Desmodium sp. Đồng tiền

Ch Ch

X

24.11. Erythrophloeum fordii Oliv. Lim MM MM

x

24.12. Mimosa pudica L. Xấu hổ

Ch Ch

x 24.13. Mucuna sp. Đậu dại

Lp

24.14. Ormosia sp. 1 Ràng ràng MM

24.15. Ormosia sp. 2 Ràng ràng xanh

MM

24.16. Peltophorum dasyrrachis (Miq.) Kurz. Lim xẹt MM MM MM MM x x x X x x 24.17. Pithecellobium clypearia (Jack) Benth. Mán đỉa MM MM

x

24.18. Pithecellobium sp. Mán đỉa trâu MM MM

x

24.19. Pueraria montana (Lour.) Merr. Sắn dây rừng

Lp Lp Lp

X x x

24.20. Tephrosia purpurea (L.) Pers. Cốt khí

Ch Ch

X

24.21. Uraria lagopodioides (L.) Desv. ex DC. Đuôi chồn

H H

x FAGACEAE HỌ DẺ

25.1. Castanopsis armata (Roxb.) Spach Dẻ gai MM MM MM

x x

X

25.2. C. tessellata Hickel et A. Camus Sồi gai MM MM

x

25.3. Lithocarpus corneus (Lour.) Rehd. Dẻ sừng MM MM

x

25.4. L. elegans (Blume) Hatus ex Soepadmo Dẻ đỏ MM MM

x

Page 204: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

191

Tên khoa học Tên Việt nam

Thảm thực vật Tổ hợp hai kiểu thảm thực vật có loài giống nhau

Rừng IIA

Thảm cây bụi

IC

Thảm cây bụi

IA

Thảm cỏ cao

IIA - IC IIA - IA

IIA - Thảm cỏ

cao IC- IA

IC - Thảm cỏ cao

IA - Thảm cỏ cao

25.5. L. fenestratus (Roxb.) Rehd. Dẻ cau MM MM MM

x x

X

JUGLANDACEAE HỌ HỒ ĐÀO

26.1. Engelhardtia roxburghiana Wall. Chẹo MM MM MM MM x x x X x x 26.2. E. spicata Blume Chẹo bông

MM

LAMIACEAE HỌ HOA MÔI

27.1. Acrocephalus indicus (Burm. f.) Kuntze Nhân trần

Th

27.2. Leucas zeilanica (L.) R. Br. Vừng đất

Ch

LAURACEAE HỌ LONG NÃO

28.1. Actinodaphne pilosa (Lour.) Merr. Bộp lông MM MM MM MM x x x X x x 28.2. Cassytha filiformis L. Tơ xanh

Pp Pp Pp

X x x

28.3. Cryptocarya leticellata Lecomte Nanh chuột Mi Mi

x

28.4. Cryptocarya sp. Mò Mi Mi Mi

x x

X

28.5. Litsea cubeba (Lour.) Pers. Màng tang MM MM MM

x x

X

28.6. L. glutinosa (Lour.) C. B. Robins Bời lời nhớt

Mi Mi Mi

X x x 28.7. Machilus odoratissima C. G. D. Nees Kháo MM MM

x

28.8. M. velutina Champ. ex Benth. Re hương Mi

28.9. Phoebe tavogana (Meiss.) Hook. f. Kháo MM MM

x

MALVACEAE HỌ BÔNG

29.1. Abelmoschus moschatus (L.) Medik. Bông vàng

Na

29.2. Abutilon indicum (Torner) Sweet Cối xay

Ch

29.3. Sida rhombifolia L. Ké hoa vàng

Na Na Na

X x x

29.4. Urena lobata L. Kéo hoa đào

Na Na

X

MELASTOMACEAE HỌ MUA

30.1. Melastoma candidum D. Don Mua Na Na Na Na x x x X x x 30.2. M. Sanguineum Sims Mua bà Na Na Na Na x x x X x x 30.3. Memecylon edule Roxb. Sầm

Mi Mi

X

30.4. Sonerila sp. Mua bò

Na

Page 205: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

192

Tên khoa học Tên Việt nam

Thảm thực vật Tổ hợp hai kiểu thảm thực vật có loài giống nhau

Rừng IIA

Thảm cây bụi

IC

Thảm cây bụi

IA

Thảm cỏ cao

IIA - IC IIA - IA

IIA - Thảm cỏ

cao IC- IA

IC - Thảm cỏ cao

IA - Thảm cỏ cao

MENISPERMACEAE HỌ TIẾT DÊ

31.1. Cissampelos pareira L. Tiết dê

Lp

31.2. Stephania Japonica (Thunb.) Miers Lõi tiền

Lp Lp

X

31.3. Tinospora sp. Dây đau xương Lp

MORACEAE HỌ DÂU TẰM

32.1. Broussonetia papyrifera (L.) Vent. Dướng Mi Mi

x

32.2. Ficus heterophyllus L.f. Vú bò

Na Na Na

X x x 32.3. F. hispida L. Ngái

Mi

MYRICACEAE HỌ THANH MAI

33.1. Myrica rubra (Lour.) Sieb. et Zucc. Thanh mai

Na

MYRISTICACEAE HỌ MÁU CHÓ

34.1. Knema corticosa Lour. Máu chó MM MM

x

MYRSINACEAE HỌ ĐƠN NEM

35.1. Ardisia crenata Roxb. Trọng đũa

Na

35.2. Embelia laeta (L.) Mez. Ngút

Lp

35.3. Maesa perlaria (Lour.)Merr. Đơn nem

Na Na

X

MYRTACEAE HỌ SIM

36.1. Baeckea frutescens L. Thanh hao

Na Na

x

36.2. Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk. Sim Na Na Na Na x x x X x x 36.3. Sygygium sp. Trâm MM MM

x

36.4. Sygygium cuminii (L.) Skeels Vối rừng MM

PASSIFLORACEAE HỌ LẠC TIÊN

37.1. Passiflora foetida L. Lạc tiên

Ch Ch

x

PLANTAGINACEAE HỌ MÃ ĐỀ

38.1. Plantago major L. Mã đề

Cr

RANUNCULACEAE HỌ MAO LƯƠNG

39.1. Clematis chinensis Osbeck Ruột gà Na Na Na Na x x x X x x

Page 206: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

193

Tên khoa học Tên Việt nam

Thảm thực vật Tổ hợp hai kiểu thảm thực vật có loài giống nhau

Rừng IIA

Thảm cây bụi

IC

Thảm cây bụi

IA

Thảm cỏ cao

IIA - IC IIA - IA

IIA - Thảm cỏ

cao IC- IA

IC - Thảm cỏ cao

IA - Thảm cỏ cao

39.2. C. smilacifolia Dây ông lão Ch Ch Ch Ch x x x X x x RHAMNACEAE HỌ TÁO

40.1. Berchemia lineata (L.) A. DC. Dây rút rế Lp Lp

x

40.2. Gouania leptostachya DC. Dây đòn gánh Lp Lp

x

40.3. Ventilago leiocarpa Benth. Dây cốt khí

Lp Lp

X

RHIZOPHORACEAE HỌ ĐƯỚC

41.1. Carallia lanceaefolia Roxb. Răng cưa Mi Mi

x

ROSACEAE HỌ HOA HỒNG

42.1. Pygeum arborea (Blume Kalkm. Xoan đào MM MM

x

42.2. Rubus alceaefolius Poir. Mâm xôi

Lp Lp

x

42.3. R. cochinchinensis Tratt. Ngấy

Lp

42.4. R. leucanthus Hance Ngấy trắng

Lp

RUBIACEAE HỌ CÀ PHÊ

43.1. Canthium horridum Blume Găng bọc Mi

43.2. C. Parvifolium Roxb. Găng cơm Mi Mi

x

43.3. Dentella repens J. R. et J. G. A. Froster Màn màn

Ch

43.4. Geophila sp. Rau má núi

Th Th

x 43.5. Hedyotis capitellata Wall. ex G. Don Dạ cẩm

Lp Lp Lp

X x x

43.6. Hedyotis corymbosa (L.) Lamk. Lưỡi rắn

Na

43.7. Ixora coccinea L. Đơn đỏ

Na Na Na

X x x 43.8. Morinda officinalis How Ba kích

Lp

43.9. M. umbellata L. Nhàu tán

Lp Lp

X

43.10. Mussaenda sp Bươm bướm Lp Lp Lp

x x

X

43.11. Pavetta indica L. Cẳng gà Na Na

x

43.12. Psychotria sp. Lẩu Na

43.13. Randia sp. Găng

Mi Mi

x

43.14. Wendlandia glabrata DC. Gạc hươu Mi Mi Mi

x x

X

Page 207: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

194

Tên khoa học Tên Việt nam

Thảm thực vật Tổ hợp hai kiểu thảm thực vật có loài giống nhau

Rừng IIA

Thảm cây bụi

IC

Thảm cây bụi

IA

Thảm cỏ cao

IIA - IC IIA - IA

IIA - Thảm cỏ

cao IC- IA

IC - Thảm cỏ cao

IA - Thảm cỏ cao

43.15. W.paniculata (Roxb.) A. DC. Hoắc quang Mi Mi Mi

x x

X

RUTACEAE HỌ CAM

44.1. Euodia lepta (Spreng.) Merr. Ba chạc Mi Mi Mi

x x

X

44.2. Glycosmis pentaphylla Correa Bưởi bung Mi Mi Mi Mi x x x X x x 44.3. Micromelum falcatum Tanaka Ớt rừng

Mi

44.4. M. Hirsutum Oliv. Mắt trâu Mi

SAPINDACEAE HỌ NHÃN

45.1. Cardiospermum halicacabum L. Tầm phỏng

Th Th

X

SAPOTACEAE HỌ HỒNG XIÊM

46.1. Eberhardtia tonkinensis Lecomte Mắc niễng MM MM

x

SHISANDRACEAE HỌ NGŨ VỊ

47.1. Kadsura roxburghiana Arn. Dây răng ngựa

Lp

SCROPHULARIACEAE HỌ MÕM CHÓ

48.1. Scoparia dulcis L. Cam thảo nam

Ch

SIMAROUBACEAE HỌ THANH THẤT

49.1. Brucea Javanica (L.) Merr. Cứt chuột

Na Na

X

SOLANACEAE HỌ CÀ

50.1. Solanum torvum Swartz Cà dại

Na Na

x

STERCULIACEAE HỌ TRÔM

51.1. Helicteres hirsuta Lour. Tổ kén

Na Na Na

X x x 51.2. Pterospermum heterophyllum Hance Lòng mang MM

51.3. Sterculia sp. Trôm

Na

SYMPLOCACEAE HỌ DUNG

52.1. Symplocos chinensis Desv. ex Merr. Dung lá táo

Na

52.2. S. laurina (Retz.) Wall. ex Rehder Dung sạn

MM

52.3. Symplocos sp. Dung MM

THEACEAE HỌ CHÈ

Page 208: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

195

Tên khoa học Tên Việt nam

Thảm thực vật Tổ hợp hai kiểu thảm thực vật có loài giống nhau

Rừng IIA

Thảm cây bụi

IC

Thảm cây bụi

IA

Thảm cỏ cao

IIA - IC IIA - IA

IIA - Thảm cỏ

cao IC- IA

IC - Thảm cỏ cao

IA - Thảm cỏ cao

53.1. Schima wallichii (DC.) Korth. Vối thuốc MM MM

x

THYMELEACEAE HỌ TRẦM

54.1. Rhamnoneuron balansae Gilg. Dó

Na

54.2. Wikstroemia indica (L.) C. A. Mey. Niệt gió

Na Na

X

TILIACEAE HỌ CÒ KE

55.1. Colona sp. Cọ mai

Mi

55.2. Grewia paniculata Roxb. Cò ke Mi Mi

x

55.3. Microcos sp. Mé

Mi Mi

X

ULMACEAE HỌ NGÁT

56.1. Gironniera subaequalis Planch. Ngát MM MM

x

56.2. Trema orientalis (L.) Blume Hu đay

MM MM

X

URTICACEAE HỌ GAI

57.1. Pouzolzia zeylanica (L.) Benn. et Brown Bộ mắm

Ch Ch

x VERBENACEAE HỌ CỎ ROI NGỰA

58.1. Callicarpa candicans (Burm. f.) Hochr. Trứng ếch Na Na

x

58.2. Callicarpa sp. Tu hú Mi Mi

x

58.3. Clerodendron cyrtophyllum turcz. Bọ mẩy

Na Na

X

58.4. C. fragrans Vent. Mò trắng

Na Na

x

58.5. C. Kaempferi (Jacq.) Sieb. Mò đỏ

Na Na

x 58.6. Stachytarpheta jamaicensis (L.) Vahl. Đuôi chuột

Th Th Th

X x x

58.7. Verbena officinalis L. Cỏ roi ngựa

Ch Ch

x VITACEAE HỌ NHO

59.1. Cissus modeccoides Planch. Dây chìa vôi

Lp

59.2. Parthenocissus landuk Gagnep. Dây lông chim Lp Lp

x

59.3. Tetrastigma planicaule Gagnep. Dây quai ba lô Lp

59.4. Vitis sp. Nho dại

Lp

MONOCOTYLEDONEAE LỚP MỘT LÁ MẦM

Page 209: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

196

Tên khoa học Tên Việt nam

Thảm thực vật Tổ hợp hai kiểu thảm thực vật có loài giống nhau

Rừng IIA

Thảm cây bụi

IC

Thảm cây bụi

IA

Thảm cỏ cao

IIA - IC IIA - IA

IIA - Thảm cỏ

cao IC- IA

IC - Thảm cỏ cao

IA - Thảm cỏ cao

ARECACEAE HỌ CAU DỪA

60.1. Calamus rudentum Lour. Song Lp Lp

x

60.2. Caryota sp. Đùng đình

Na

COMMELINACEAE HỌ THÀI LÀI

61.1. Commelina benghalensis L. Cỏ đầu rìu

H

61.2. C. nudiflora L. Thài lài H H

x

61.3. Floscopa glabratus (Kunth.) Hassk. Cỏ đầu rìu H

CYPERACEAE HỌ CÓI

62.1. Cyperus compressus L. Cói hoa xanh H

H H

x x

x 62.2. C. rotundus L. Củ gấu

Cr Cr

x

62.3. Fimbristylis monostachya (L.) Hassk. Cỏ đầu ruồi

Th

62.4. Fimbristylis sp. Cỏ quăm

Th

Th

x

62.5. Hypolytrum sp.

Cr

Cr

x

62.6. Killinga brevifolia Rottb. Cỏ đầu tròn

H H H

X x x 62.7. K. monocephala Rottb. Cỏ bạc đầu

H

62.8. Mariscus compactus (Retz.) Druce Cói cạnh

Th

Th

x

62.9. M. cyperoides (L.) Urban Cói dù

Cr

62.10. Scleria bifdora Roxb. Có 3 gần

Cr Cr

x

62.11. Scleria sp. Cói 3 gần Cr

Cr

x

IRIDACEAE HỌ LA DƠN

63.1. Belamcanda chinensis (L.) DC. Rẻ quạt

Cr Cr

X

PHORMIACEAE HỌ HƯƠNG LÂU

64.1. Dianella ensifolia (L.) DC. Hương lâu

H

POACEAE HỌ HÒA THẢO

65.1. Apluda mutica L. Cỏ hoa tre H H H H x x x X x x 65.2. Bambusa nutans Wall. ex Munro Vầu PhH PhH

x

65.3. Bambusa sp. Tre dóc PhH

PhH

x

Page 210: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

197

Tên khoa học Tên Việt nam

Thảm thực vật Tổ hợp hai kiểu thảm thực vật có loài giống nhau

Rừng IIA

Thảm cây bụi

IC

Thảm cây bụi

IA

Thảm cỏ cao

IIA - IC IIA - IA

IIA - Thảm cỏ

cao IC- IA

IC - Thảm cỏ cao

IA - Thảm cỏ cao

65.4. Bothriochloa sp.

H

65.5. Centotheca lappacea (L.) Desv. Cỏ lá tre H H H

x x

X

65.6. Chrysopogon aciculatus (Retz.) Trin. Cỏ may

H H

x 65.7. Cynodon dactylon (L.) Pers. Cỏ gà

H H

x

65.8. Cyrtococcum patens (L.) A. Camus Cỏ cung H H

x

65.9. Dactyloctenium aegyptium (L.) Willd. Cỏ chân vịt

Th Th

x 65.10. Digitaria longiflora (Retz.) Pers. Cỏ trứng ếch

H H

X

65.11. D. timorensis (Kuth) Bal. Cỏ chân nhện

Th Th

X

65.12. D. violescens Link. Cỏ chân nhện

Th Th Th

X x x

65.13. Eleusine indica (L.) Gaertn. Mần trầu

Th

65.14. Eriachne pallescens R. Br. Cỏ chỉ

Th Th

x 65.15. Hemarthria compressa (L.f.) R. Br. Cỏ giày

H H

X

65.16. Imperata cylindrica (L.) P. Beauv. Cỏ tranh

Cr Cr Cr

X x x

65.17. Leptochloa chinensis (L.) Nees Cỏ đuôi phượng

Th Th

x 65.18. Lophatherum gracile A. T. Brongn. Cỏ củ

H

65.19. Lophopogon intermedius A. Camus Cỏ lông lợn

H H

X

65.20. Microstegium ciliatum (Trin.) A. Camus Cỏ rác

Th Th Th

X x x

65.21. M. vagans (Nees) Merr. Cỏ rác

Th Th

x 65.22. Miscanthus floridulus (Labill.) Warb. ex Shum. et Lauterb.

Chè vè Cr Cr Cr Cr x x x X x x

65.23. Neyraudia arundinacea (L.) Henr. Sậy

H H

X

65.24. Oplismenus sp. Cỏ hoa H H

x

65.25. Panicum brerifolium L. Cỏ chao

H H

X

65.26. P.repens L. Cỏ gừng

H

65.27. Saccharum arundinaceum Retz. Lau

H H

x 65.28. Setaria sphacelata (Schum.) Stapf et Hubb. ex M.B.Mess

Cỏ sâu róm

H H H

X x x

Page 211: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

198

Tên khoa học Tên Việt nam

Thảm thực vật Tổ hợp hai kiểu thảm thực vật có loài giống nhau

Rừng IIA

Thảm cây bụi

IC

Thảm cây bụi

IA

Thảm cỏ cao

IIA - IC IIA - IA

IIA - Thảm cỏ

cao IC- IA

IC - Thảm cỏ cao

IA - Thảm cỏ cao

65.29. S. viridis (L.) P. Beauv. Cỏ sâu róm

Th

65.30. Schizachyrium sp.

Th Th

X

65.31. Themeda sp. Cỏ đễ

Ch

65.32. Thysanolaena maxima (Roxb.) Kuntze Chít H H H H x x x X x x 65.33. Urochloa reptans (L.) Stapf Cỏ vừng

Th

Th

x

65.34. Vetiveria zizanioides (L.) Nash Hương bài

H H

X

SMILACACEAE HỌ KIM CANG

66.1. Heterosmilax gaudichaudiana (Kunth) Maxim. Khúc khắc Cr Cr

Cr x

x

x

66.2. Smilax glabra Roxb. Thổ phục linh Cr Cr Cr

x x

X

66.3. S. lanceaefolia Roxb. Cậm cang Cr Cr Cr Cr x x x X x x 66.4. S. perfoliata Lour. Cậm cang Cr Cr Cr

x x

X

STEMONACEAE HỌ BÁCH BỘ

67.1. Stemona tuberosa Lour. Dây ba mươi Cr Cr

x

II) GYMNOSPERMAE NGÀNH HẠT TRẦN

GNETACEAE HỌ DÂY GẮM

68.1. Gnetum montanum Markgr. Dây gắm

Lp

III) POLYPODIOPHYTA NGÀNH DƯƠNG XỈ

ADIANTACEAE HỌ TÓC VỆ NỮ

69.1. Adiantum capillus - veneris L. Tóc thần

H

69.2. A. caudatum L. Rớn đen

H

69.3. A. flabellulatum L. Vót H H

x

BLECHNACEAE HỌ QUYẾT LÁ DỪA

70.1. Blechnum orientale L. Quyết lá dừa

Ch

DIKSONIACEAE HỌ CU LI

71.1. Cibotium barometz Smith Cu li Ch Ch

x

DRYOPTERIDACEAE HỌ DƯƠNG XỈ

72.1. Cyclosorus parasiticus (L.)Farw Rau dớn

H

Page 212: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

199

Tên khoa học Tên Việt nam

Thảm thực vật Tổ hợp hai kiểu thảm thực vật có loài giống nhau

Rừng IIA

Thảm cây bụi

IC

Thảm cây bụi

IA

Thảm cỏ cao

IIA - IC IIA - IA

IIA - Thảm cỏ

cao IC- IA

IC - Thảm cỏ cao

IA - Thảm cỏ cao

72.2. Dryopteris filix - mas (L.) Schott Dương xỉ H H

x

72.3. Dryopteris sp. Dương xỉ H H H

x x

X

GLEICHENIACEAE HỌ GUỘT

73.1. Dicranopteris linearis (Burm.) Underw. Guột Cr Cr Cr Cr x x x X x x LYGODIACEAE HỌ BÒNG BONG

74.1. Lygodium conforme C. Chr. Bòng bong lá lớn Cr Cr Cr

x x

X

74.2. L. flexuosum (L.) Swartz. Bồng bồng

Cr Cr Cr

X x x

74.3. L. microphyllum (Cav.) R. Br. Bòng bong lá nhỏ Cr Cr Cr Cr x x x X x x PTERIDACEAE HỌ CHÂN XỈ

75.1. Pteris sp. Cỏ luồng H H

x

SELAGINELLACEAE HỌ QUYỂN BÁ

76.1. Selaginella sp.1 Quyển bá H

THELYPTERIDACEAE HỌ DỚN

77.1.Abacopteris triphylla (Sw.) Ching Mũi chông

H

77.2. Christella sp. Ráng H

77.3. Cyclosorus sp. Dương xỉ H H H H x x x X x x 77.3. Thelypteris tonkinensis Ching Dớn

H H

X

IV) LYCOPODIOPHYTA NGÀNH THÔNG ĐẤT

LYCOPODIACEAE HỌ THẠCH TÙNG

78.1. Lycopodium cernuum L. Thông đất

H H

X

Cộng

114 185 160 94 90 45 27 98 52 73

Page 213: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

200

Phụ lục 10

Sơ đồ các nhóm và các kiểu dạng sống theo thang phân loại của Raunkiaer (1934)

Dạng sống (Life Form)

Hemicriptophytes (H)

Cây chồi nửa ẩn

Theophytes (Th)

Cây một năm

Phanerophytes (Ph)

Cây có chồi trên đất

Chamephytes (Ch)

Cây chồi sát đất

Criptophytes (Cr)

Cây chồi ẩn

Megaphanerophytes - Mesophanerophytes

(MM) Cây lớn và vừa có chồi

trên đất

Microphanerophytes (Mi)

Cây nhỏ có chồi trên đất

Namophanerophytes (Na)

Cây thấp có chồi trên đất

Lianesphanerophytes (Lp)

Cây có chồi trên đất, leo quấn

Phanerophytes herbates (PhH)

Cây có chồi trên đất, thân thảo.

Epiphytes phanerophytes (Ep) Cây có chồi trên đất,

sống bì sinh.

Page 214: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

201

Phụ lục 11 Số loài và tỷ lệ (%) các kiểu dạng sống thực vật trong từng quần xã

TT Thảm thực vật

pH Ch H Cr Th Tổng MM Mi Na Lp PhH Pp Cộng 1 Rừng IIA

(Mông Dương) Số loài 36 30 8 9 2 0 85 4 15 10 0 114

(%) 31,58 26,32 7,02 7,89 1,75 0,00 74,56 3,51 13,16 8,77 0,00 100 2 Thảm cây bụi IC

(Quang Hanh) Số loài 28 28 12 15 1 0 84 7 19 10 3 123

(%) 22,76 22,76 9,76 12,20 0,81 0,00 68,29 5,69 15,45 8,13 2,44 100 3 Thảm cây bụi IC

(Mông Dương) Số loài 22 32 23 18 1 1 97 8 20 11 9 145

(%) 15,17 22,07 15,86 12,41 0,69 0,69 66,90 5,52 13,79 7,59 6,21 100 4 Thảm cây bụi IA

(Quang Hanh) Số loài 9 15 21 13 0 1 59 13 16 13 14 115

(%) 7,83 13,04 18,26 11,30 0,00 0,87 51,30 11,30 13,91 11,30 12,17 100 5 Thảm cây bụi IA

(Cẩm Phú) Số loài 7 14 18 10 0 1 50 14 16 14 17 111

(%) 6,31 12,61 16,22 9,01 0,00 0,90 45,05 12,61 14,41 12,61 15,32 100 6 Thảm cây bụi IA

(Mông Dương) Số loài 6 11 10 12 0 1 40 10 11 9 12 82

(%) 7,32 13,41 12,20 14,63 0,00 1,22 48,78 12,20 13,41 10,98 14,63 100 7 Thảm cỏ cao

(Dương Huy) Số loài 4 9 15 7 1 1 37 10 13 13 21 94

(%) 4,26 9,57 15,96 7,45 1,06 1,06 39,36 10,64 13,83 13,83 22,34 100

Phụ lục 12 Số loài và tỷ lệ (%) các kiểu dạng sống trong mỗi kiểu thảm thực vật

Số TT Thảm thực vật Ph Ch H Cr Th Tổng MM Mi Na Lp PhH Pp Cộng

1 Rừng IIA Số loài 36 30 8 9 2 0 85 4 15 10 0 114 (%) 31,58 26,32 7,02 7,89 1,75 0,00 74,56 3,51 13,16 8,77 0,00 100

2 Thảm cây bụi IC Số loài 33 38 25 25 1 1 123 10 27 13 0,00 173 (%) 19,08 21,97 14,45 14,45 0,58 0,58 71,10 5,78 15,61 7,51 0,00 100

3 Thảm cây bụi IA Số loài 11 19 23 20 0 1 74 19 26 15 26 160 (%) 6,88 11,88 14,38 12,50 0,00 0,63 46,25 11,88 16,25 9,38 16,25 100

4 Thảm cỏ cao Số loài 4 9 15 7 1 1 37 10 13 13 21 94 (%) 4,26 9,57 15,96 7,45 1,06 1,06 39,36 10,64 13,83 13,83 22,34 100,00

Page 215: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

202

Phụ lục 13

Kết quả xác định kiểu phân bố trên mặt đất của các loài cây gỗ

trong các thảm thực vật theo tiêu chuẩn U

TT Thảm thực vật Khoảng cách từ các cây được

chọn đến cây ngẫu nhiên

Khoảng

cách

TB

Mật độ

(cây/m2) U Kiểu

phân bố x1 x2 x3 x4 x5 x6 xtb λ

1 Rừng IIA (Mông Dương)

1,70 3,90 2,80 2,50 2,70 1,20 2,4667 0,0819 1,9299 Ngẫu nhiên

2 Thảm cây bụi Ic (Quang Hanh)

1,10 1,12 1,20 1,20 0,99 0,91 1,0867 0,0703 -1,9858 Cụm

3 Thảm cây bụi Ic (Mông Dương)

1,12 0,91 1,30 1,15 1,10 1,01 1,0983 0,0691 -1,9802 Cụm

4 Thảm cây bụi IA (Quang Hanh)

7,11 6,11 6,12 5,01 4,06 6,11 5,7533 0,0123 1,2941 Ngẫu nhiên

5 Thảm cây bụi IA (Cẩm Phú)

6,04 2,80 3,10 4,11 4,00 3,12 3,8617 0,0225 0,7427 Ngẫu nhiên

6 Thảm cây bụi IA (Mông Dương)

4,07 5,01 3,02 2,08 5,05 4,04 3,8783 0,0331 1,9269 Ngẫu nhiên

7 Thảm cỏ cao (Dương Huy)

5,03 4,11 6,07 1,90 5,01 7,02 4,8567 0,0211 1,9257 Ngẫu nhiên

Page 216: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

203

Phụ lục 14

Thống kê mật độ cây gỗ tái sinh trong các thảm thực vật rừng IIA

và thảm cây bụi IC

TT IIA (Mông Dương) IC (Quang Hanh) IC (Mông Dương)

Cây/ ô dạng bản

cây/ha Cây/ ô dạng

bản cây/ha

Cây/ ô dạng bản

cây/ha

1 11 5500 10 5000 7 3500 2 12 6000 10 5000 8 4000 3 13 6500 9 4500 11 5500 4 9 4500 8 4000 9 4500 5 9 4500 9 4500 12 6000 6 11 5500 9 4500 9 4500 7 10 5000 9 4500 9 4500 8 9 4500 13 6500 13 6500 9 11 5500 6 3000 9 4500 10 11 5500 11 5500 8 4000 11 11 5500 9 4500 8 4000 12 10 5000 12 6000 8 4000 13 12 6000 12 6000 8 4000 14 11 5500 13 6500 5 2500 15 12 6000 8 4000 11 5500 16 8 4000 7 3500 6 3000 17 9 4500 9 4500 7 3500 18 10 5000 11 5500 8 4000 19 10 5000 11 5500 7 3500 20 6 3000 11 5500 10 5000 21 10 5000 9 4500 9 4500 22 14 7000 12 6000 10 5000 23 10 5000 10 5000 8 4000 24 12 6000 10 5000 8 4000 25 13 6500 8 4000 9 4500 26 8 4000 7 3500 7 3500 27 10 5000 10 5000 8 4000 28 14 7000 11 5500 6 3000 29 10 5000 8 4000 8 4000 30 7 3500 10 5000 10 5000

Trung bình

10,433 5217 9,733 4867 8,533 4267

Page 217: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

204

Phụ lục 15

Một số đặc điểm về thảm mục và phẫu diện đất trong các thảm thực vật

Chỉ tiêu

Thảm thực vật tự nhiên Rừng trồng

TB

Rừng

IIA

(Mông

Dương)

Thảm cây bụi IC Thảm cây bụi IA Thảm cỏ

cao

(Dương

Huy)

Quang

Hanh

Mông

Dương

Quang

Hanh

Cẩm

Phú Mông

Dương Keo

Bạch

đàn Thông

Khối lượng vật rơi rụng (tấn/ha) 11,20 9,10 9,20 4,80 4,40 3,20 6,80 7,70 7,10 7,70 7,12

Độ dày TB lớp thảm mục (cm) 5,00 3,50 3,50 1,00 1,00 1,00 3,00 2,00 1,50 2,50 2,45

Tỷ lệ phân hủy (%) 70,20 67,20 60,10 18,40 10,00 15,00 70,50 37,40 35,50 40,30 42,46

Độ dày tầng đất (cm) >100 80 - 100 50 - 80 30 - 40 30 - 40 30 - 40 50 - 60 40 - 60 40 - 60 50 - 60 Độ dày tầng mùn (cm) 8 - 10 6 - 8 6 - 8 0 - 2 0 - 2 0 - 2 7 - 10 3 - 4 3 - 4 4- 5

Page 218: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

205

Phụ lục 16

Một số chỉ tiêu vật lý của đất trong các thảm thực vật

Chỉ tiêu Độ sâu

Thảm thực vật tự nhiên Rừng trồng

Trung bình

Rừng IIA

(Mông Dương)

Thảm cây bụi

IC (Quang Hanh)

Thảm cây bụi

IC (Mông

Dương)

Thảm cây bụi

IA (Quang Hanh)

Thảm cây bụi IA (Cẩm Phú)

Thảm cây bụi IA (Mông Dương)

Thảm cỏ cao

(Dương Huy)

Rừng trồng Keo

Rừng trồng Bạch đàn

Rừng trồng Thông

Tỷ trọng

0 - 10 2,06 2,08 2,22 2,28 2,73 2,83 2,25 2,36 2,36 2,31 2,35 10 - 20 2,01 2,11 2,26 2,32 2,77 2,88 2,28 2,35 2,41 2,37 2,38 20 - 30 2,10 2,17 2,32 2,39 2,81 2,91 2,34 2,41 2,46 2,45 2,44

TB 2,06 2,12 2,27 2,33 2,77 2,87 2,29 2,37 2,41 2,38 2,39

Độ ẩm

0 - 10 34,30 27,30 25,20 23,30 16,50 14,50 21,40 19,10 12,30 16,40 21,03 10 - 20 36,50 33,20 27,30 16,20 23,40 16,40 23,50 24,20 22,20 20,50 24,34 20 - 30 36,30 35,60 30,40 26,50 27,60 19,40 21,30 29,30 23,10 23,60 27,31

TB 35,70 32,03 27,63 22,00 22,50 16,77 22,07 24,20 19,20 20,17 24,23

Dung trọng

0 - 10 0,90 0,89 1,11 1,11 1,23 1,24 1,18 1,02 1,22 1,21 1,11 10 - 20 0,90 1,08 1,23 1,21 1,31 1,24 1,15 1,18 1,45 1,41 1,22 20 - 30 1,08 1,21 1,24 1,31 1,33 1,26 1,23 1,28 1,47 1,42 1,28

TB 0,96 1,06 1,19 1,21 1,29 1,25 1,19 1,16 1,38 1,35 1,20

Độ xốp

0 - 10 64,40 58,30 57,20 50,30 49,70 49,20 57,40 49,70 49,10 49,20 53,45 10 - 20 64,30 56,40 55,30 46,50 49,40 47,30 55,60 47,60 47,20 47,50 51,71 20 - 30 63,20 48,10 51,40 44,60 40,50 40,60 51,30 40,50 40,50 45,70 46,64

TB 63,97 54,27 54,63 47,13 46,53 45,70 54,77 45,93 45,60 47,47 50,60

Page 219: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

206

Phụ lục 17

Một số chỉ tiêu hóa học của đất trong các thảm thực vật

Chỉ tiêu Độ sâu

Thảm thực vật tự nhiên Rừng trồng Trung bình Rừng

IIA

Thảm cây bụi IC (QH)

Thảm cây bụi IC (MD)

Thảm cây bụi IA (QH)

Thảm cây bụi IA (C.Phú)

Thảm cây bụi IA (MD)

Thảm cỏ cao (DH)

Rừng trồng Keo

Rừng trồng B.đàn

Rừng trồng

Thông

pHH20

0 - 10 4,72 4,93 4,92 4,58 4,65 4,53 4,76 4,86 4,62 4,98 4,76 10 - 20 4,93 4,97 4,93 4,76 4,63 4,61 4,92 4,91 4,64 4,92 4,82 20 - 30 4,93 4,98 4,99 4,74 4,77 4,71 4,92 4,93 4,62 4,99 4,86

TB 4,86 4,96 4,95 4,69 4,68 4,62 4,87 4,90 4,63 4,96 4,81

pHKCl

0 - 10 4,08 4,28 4,38 3,89 3,90 3,88 4,06 4,09 3,89 4,22 4,07 10 - 20 4,32 4,33 4,58 4,09 3,90 3,98 4,29 4,29 3,89 4,23 4,19 20 - 30 4,32 4,39 4,72 4,09 4,06 4,20 4,49 4,33 4,01 4, 35 4,29

TB 4,24 4,33 4,56 4,02 3,95 4,02 4,28 4,24 3,93 4,23 4,18

Mùn

0 - 10 3,75 3,78 3,21 2,01 1,85 1,73 2,82 2,22 2,25 2,09 2,57 10 - 20 3,45 3,55 2,09 1,83 1,35 1,54 2,21 1,98 1,25 1,73 2,10 20 - 30 2,96 2,82 2,14 1,53 0,85 0,72 2,21 1,73 1,18 1,54 1,77

TB 3,39 3,38 2,48 1,79 1,35 1,33 2,41 1,98 1,56 1,79 2,15

N (%)

0 - 10 0,34 0,29 0,23 0,17 0,19 0,15 0,28 0,31 0,25 0,24 0,25 10 - 20 0,25 0,25 0,18 0,11 0,15 0,09 0,21 0,21 0,16 0,17 0,18 20 - 30 0,19 0,22 0,12 0,12 0,08 0,04 0,22 0,11 0,09 0,12 0,13

TB 0,26 0,25 0,18 0,13 0,14 0,09 0,24 0,21 0,17 0,18 0,19

P (%)

0 - 10 0,10 0,12 0,09 0,08 0,06 0,04 0,09 0,08 0,06 0,07 0,08 10 - 20 0,09 0,11 0,08 0,07 0,06 0,05 0,07 0,07 0,07 0,06 0,07 20 - 30 0,09 0,09 0,07 0,06 0,07 0,04 0,07 0,07 0,05 0,06 0,07

TB 0,09 0,11 0,08 0,07 0,06 0,04 0,08 0,07 0,06 0,06 0,07

K (%)

0 - 10 1,17 1,07 1,06 0,45 0,35 0,15 0,42 0,37 0,09 0,39 0,55 10 - 20 1,12 1,05 1,03 0,35 0,28 0,09 0,35 0,35 0,08 0,35 0,51 20 - 30 1,15 1,05 0,98 0,35 0,15 0,92 0,37 0,37 0,09 0,35 0,58

TB 1,15 1,06 1,02 0,38 0,26 0,39 0,38 0,36 0,09 0,36 0,55

Page 220: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

207

Chỉ tiêu Độ sâu

Thảm thực vật tự nhiên Rừng trồng Trung bình Rừng

IIA

Thảm cây bụi IC (QH)

Thảm cây bụi IC (MD)

Thảm cây bụi IA (QH)

Thảm cây bụi IA (C.Phú)

Thảm cây bụi IA (MD)

Thảm cỏ cao (DH)

Rừng trồng Keo

Rừng trồng B.đàn

Rừng trồng

Thông

Pdt

0 - 10 2,02 1,97 1,99 1,01 0,75 0,74 1,75 1,28 1,12 1,83 1,45 10 - 20 1,96 1,86 1,72 0,86 0,61 0,62 1,69 1,22 1,05 1,79 1,34 20 - 30 1,89 1,81 1,72 0,73 0,62 0,61 1,53 1,12 0,95 1,71 1,27

TB 1,96 1,88 1,81 0,87 0,66 0,66 1,66 1,21 1,04 1,78 1,35

Kdt

0 - 10 4,28 3,77 3,67 2,99 2,11 1,62 3,02 3,29 3,17 2,79 3,07 10 - 20 4,18 3,78 3,63 2,68 2,01 1,52 3,02 3,28 3,08 2,76 2,99 20 - 30 4,11 3,71 3,64 1,81 1,72 1,47 2,79 3,22 3,27 2,56 2,83

TB 4,19 3,75 3,65 2,49 1,95 1,54 2,94 3,26 3,17 2,70 2,96

Ca (ldl)

0 - 10 2.00 2.06 1.86 1.13 0.98 0.98 1.55 1.13 1.12 1.28 1.41 10 - 20 1,86 1,89 1,62 0,98 0,75 0,75 1,29 0,98 0,98 1,10 1,22 20 - 30 1,61 1,72 1,32 0,75 0,62 0,60 1,02 0,69 0,85 0,74 0,99

TB 1,82 1,89 1,60 0,95 0,78 0,78 1,29 0,93 0,98 1,04 1,21

Mg (ldl)

0 - 10 0,90 0,98 0,90 0,62 0,54 0,42 0,80 0,86 0,72 0,59 0,73 10 - 20 0,90 1,06 0,86 0,44 0,36 0,26 0,71 0,79 0,54 0,72 0,66 20 - 30 0,86 0,86 0,72 0,26 0,28 0,16 0,76 0,64 0,56 0,64 0,57

TB 0,89 0,97 0,83 0,44 0,39 0,28 0,76 0,76 0,61 0,65 0,65

Cal + Mg (ldl)

0 - 10 2,90 3,04 2,76 1,75 1,52 1,40 2,35 1,99 1,84 1,87 2,14 10 - 20 2,76 2,95 2,48 1,42 1,11 1,01 2,00 1,77 1,52 1,82 1,88 20 - 30 2,47 2,58 2,04 1,01 0,90 0,76 1,78 1,33 1,41 1,38 1,56

TB 2,71 2,86 2,43 1,39 1,17 1,06 2,05 1,69 1,59 1,69 1,86

CEC

0 - 10 20,30 19,90 15,80 12,20 10,80 7,80 14,40 10,50 9,80 11,10 13,26 10 - 20 18,30 18,40 13,50 10,65 10,20 6,90 14,20 9,80 7,90 9,40 11,93 20 - 30 15,20 16,30 11,40 9,87 9,80 6,20 12,80 9,80 7,10 8,90 10,74

TB 17,93 18,20 13,57 10,91 10,27 6,97 13,80 10,03 8,27 9,80 11,98

Ghi chú: QH - Quang Hanh, C. Phú - Cẩm Phú, MD - Mông Dương, DH - Dương Huy

Page 221: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

208

Phụ lục 18

Lượng nước chứa trong đất (độ sâu 0 - 30 cm) trong một số kiểu thảm thực vật

TT Thảm thực vật Độ sâu (cm)

Dung trọng (g/cm3)

Độ ẩm (%)

Khối lượng đất khô (tấn/ha)

Lượng nước trong đất (tấn/ha)

1 Rừng IIA

0 - 10 0,90 34,30 900 308,70 10 - 20 0,90 36,50 900 328,50 20 - 30 1,08 36,30 1080 392,04 0 - 30 0,96 35,70 2880 1029,24

2 Thảm cây bụi IC (Quang Hanh)

0 - 10 0,89 27,30 890 242,97 10 - 20 1,08 33,20 1080 358,56 20 - 30 1,21 35,60 1210 430,76 0 - 30 1,06 32,03 3180 1032,29

3 Thảm cây bụi IC (Mông Dương)

0 - 10 1,11 25,20 1110 279,72 10 - 20 1,23 27,30 1230 335,79 20 - 30 1,24 30,40 1240 376,96 0 - 30 1,19 27,63 3580 992,47

4 Thảm cây bụi IA (Quang Hanh)

0 - 10 1,11 23,30 1110 258,63 10 - 20 1,21 16,20 1210 196,02 20 - 30 1,31 26,50 1310 347,15 0 - 30 1,21 22,00 3630 801,80

5 Thảm cây bụi IA (Cẩm Phú)

0 - 10 1,23 16,50 1230 202,95 10 - 20 1,31 23,40 1310 306,54 20 - 30 1,33 27,60 1330 367,08 0 - 30 1,29 22,50 3870 876,57

6 Thảm cây bụi IA (Mông Dương)

0 - 10 1,24 14,50 1240 179,80 10 - 20 1,24 16,40 1240 203,36 20 - 30 1,26 19,40 1260 244,44 0 - 30 1,25 16,77 3740 627,60

7 Thảm cỏ cao (Dương Huy)

0 - 10 1,18 21,40 1180 252,52 10 - 20 1,15 23,50 1150 270,25 20 - 30 1,23 21,30 1230 261,99

TB 1,19 22,07 3560 784,76

8 Rừng Keo tai tượng (7 tuổi)

0 - 10 1,02 19,10 1020 194,82 10 - 20 1,18 24,20 1180 285,56 20 - 30 1,28 29,30 1280 375,04 0 - 30 1,16 24,20 3480 855,42

9 Rừng Bạch đàn (7 tuổi)

0 - 10 1,22 12,30 1220 150,06 10 - 20 1,45 22,20 1450 321,90 20 - 30 1,47 23,10 1470 339,57 0 - 30 1,38 19,20 4140 811,53

10 Rừng Thông Keo (14 tuổi)

0 - 10 1,21 16,40 1210 198,44 10 - 20 1,41 20,50 1410 289,05 20 - 30 1,42 23,60 1420 335,12 0 - 30 1,35 20,17 4040 822,61

Page 222: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

209

Phụ lục 19

Khả năng hút nước của thảm mục trong các kiểu thảm thực vật

TT Thảm thực vật Khối lượng

thảm mục tự nhiên (tấn/ha)

Khối lượng thảm mục trước khi

sấy (g)

Khối lượng thảm mục sau

khi sấy (g)

Tỷ lệ nước trong thảm

mục (%)

Lượng nước thảm mục hút so với khối lượng

thảm mục khô (%)

Lượng nước trong thảm mục

(tấn/ha)

1 Rừng IIA (Mông Dương) 11,2 1000 220,98 77,90 352,53 8,73

2 Thảm cây bụi IC (Quang Hanh) 9,1 1000 220,95 77,91 352,59 7,09

3 Thảm cây bụi IC (Mông Dương) 9,2 1000 236,07 76,39 323,60 7,03

4 Thảm cây bụi IA (Quang Hanh) 4,8 1000 400,05 60,00 149,97 2,88

5 Thảm cây bụi IA (Cẩm Phú) 4,4 1000 410,75 58,93 143,46 2,59

6 Thảm cây bụi IA (Mông Dương) 3,2 1000 401,25 59,88 149,22 1,92

7 Thảm cỏ cao (Dương Huy) 6,8 1000 270,84 72,92 269,22 4,96

8 Rừng trồng Keo (7 tuổi) 7,1 1000 390,99 60,90 155,76 4,32

9 Rừng trồng Bạch đàn (7 tuổi)

7,2 1000 431,15 56,89 131,94 4,10

10 Rừng trồng Thông (14 tuổi) 7,7 1000 380,98 61,90 162,48 4,77

Page 223: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

210

Phụ lục 20 Khă năng giữ nước của thảm thực vật (tấn/ha)

TT Thảm thực vật Lượng nước trong đất ở độ sâu 30 cm (tấn/ha)

Lượng nước trong thảm mục ở trạng thái tự nhiên (tấn/ha)

Khă năng giữ nước của thảm thực vật (tấn/ha)

1 Rừng IIA (Mông Dương) 1029,24 8,73 1037,97 2 Thảm cây bụi IC (Quang Hanh) 1032,29 7,09 1039,38 3 Thảm cây bụi IC (Mông Dương) 992,47 7,03 999,50 4 Thảm cây bụi IA (Quang Hanh) 801,80 2,88 804,68 5 Thảm cây bụi IA (Cẩm Phú) 876,57 2,59 879,16 6 Thảm cây bụi IA (Mông Dương) 627,60 1,92 629,52 7 Thảm cỏ cao (Dương Huy) 784,76 4,96 789,72 8 Rừng trồng Keo (7 tuổi) 855,42 4,32 859,74 9 Rừng trồng Bạch đàn (7 tuổi) 811,53 4,10 815,63 10 Rừng trồng Thông (14 tuổi) 822,61 4,77 827,38

Phụ lục 21

Bảng xếp loại cường độ xói mòn đất

TT Cường độ xói mòn (tấn/ha/năm)

0 - 20 (Trung bình yếu)

20 - 50 (Trung bình)

50 - 100 (Khá)

100 - 150 (Mạnh)

150 - 200 (Rất mạnh)

(> 200 (Nguy hiểm)

1 Rừng IIA (Mông Dương)

Thảm cây bui IC (Mông Dương)

Rừng trồng Bạch đàn (7 tuổi)

Thảm cây bui IA (Quang Hanh)

2 Thảm cây bụi IC (Quang Hanh)

Thảm cỏ cao (Dương Huy) Thảm cây bui IA

(Cẩm Phú)

3 Rừng trồng Keo (7 tuổi) Thảm cây bui IA

(Mông Dương)

4 Rừng trồng Thông (14 tuổi)

Page 224: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

211

Phụ lục 22

Sinh khối khô của Keo tai tượng trong lâm phần rừng trồng theo độ tuổi

Tuổi Địa điểm

SK tươi

Keo tai tượng

(tấn/ha)

Tỷ lệ SK khô /

SK tươi (%)

SK khô Keo tai

tượng (tấn/ha)

1 Mông Dương 6,70 42,99 2,88

2

Quang Hanh 39,17 42,98 16,84

Quang Hanh 36,83 43,77 16,12

Quang Hanh 29,69 43,99 13,06

Trung bình 35,23 43,58 15,34

3 Mông Dương 62,67 45,29 28,38

4

Quang Hanh 92,57 45,87 42,46

Cửa Ông 100,75 45,61 45,95

Mông Dương 97,18 45,67 44,38

Trung bình 96,83 45,61 44,27

5

Quang Hanh 149,63 47,81 71,54

Mông Dương 137,10 47,33 64,89

Trung bình 143,37 47,57 68,21

6

Quang Hanh 133,76 45,88 61,37

Cửa Ông 137,71 49,73 68,48

Mông Dương 146,35 49,77 72,84

Trung bình 139,27 48,46 67,56

7

Quang Hanh 138,88 49,29 68,45

Quang Hanh 157,25 47,54 74,76

Trung bình 148,07 48,42 71,61

Page 225: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

212

Phụ lục 23 Hàm lượng cacbon trong sinh khối Keo tai tượng

Tuổi Địa điểm Thân (%) Cành

(%)

(%)

Trung bình

(%)

1 Mông Dương 51,12 51,02 48,76 50,30

2

Quang Hanh 50,62 49,28 49,28 49,73

Quang Hanh 49,02 50,15 51,02 50,06

Quang Hanh 50,62 52,71 52,15 51,83

Trung bình 50,09 50,71 50,82 50,54

3 Mông Dương 50,17 51,03 48,27 49,82

4

Quang Hanh 51,73 52,15 49,02 50,97

Cửa Ông 48,27 51,22 50,17 49,89

Mông Dương 50,62 49,28 48,76 49,55

Trung bình 50,21 50,88 49,32 50,14

5

Quang Hanh 50,17 49,28 48,93 49,46

Mông Dương 49,02 51,42 51,73 50,72

Trung bình 49,60 50,35 50,33 50,09

6

Quang Hanh 53,26 50,89 51,03 51,73

Cửa Ông 49,02 48,27 48,27 48,52

Mông Dương 53,26 51,22 51,4 51,96

Trung bình 51,85 50,13 50,23 50,74

7

Quang Hanh 50,17 51,03 49,09 50,10

Quang Hanh 52,15 48,76 50,17 50,36

Trung bình 51,16 49,90 49,63 50,23

Page 226: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

213

Phụ lục 24

Tỷ lệ cacbon trong sinh khối Bạch đàn, Thông

Tuổi Địa điểm Thân (%) Cành (%) Lá (%) Trung bình

(%)

Bạch đàn

1 Cửa Ông 52,11 51,02 49,16 50,76

7 Mông Dương 51,92 50,08 49,78 50,59

Thông

14 Mông Dương 51,17 50,93 49,29 50,46

14 Mông Dương 52,15 49,76 50,27 50,73

Phụ lục 25

Lượng cacbon tích lũy trong sinh khối phần trên mặt đất

rừng trồng Bạch đàn, Thông

Tuổi Địa điểm

Cây trồng Cây bụi, thảm tươi Vật rơi rụng Tổng lượng

cacbon tích lũy (tấn/ha)

Pk (T/ha)

C (%)

Lượng cacbon (T/ha)

Pk (T/ha)

C (%)

Lượng cacbon (T/ha)

Pk (T/ha)

C (%)

Lượng cacbon (T/ha)

Bạch đàn 1 Cửa Ông 1,90 50,76 0,97 1,41 50,75 0,72 2,77 46,73 1,29 2,98 7 Mông Dương 38,83 50,59 19,64 2,76 52,56 1,45 5,15 51,76 2,67 23,76

Thông 14 Mông Dương 44,38 50,46 22,40 3,19 50,75 1,62 4,73 49,73 2,35 26,37 14 Mông Dương 46,53 50,73 23,61 3,92 52,56 2,06 4,78 51,76 2,47 28,14

Page 227: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

214

Phụ lục 26 Hậu quả về môi trường do suy thoái thảm thực vật ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh

Quảng Ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Hình PL1: Cẩm Phả ngập nặng, nhiều tuyến đường và khu vực dân cư bị cô lập

(Nguồn: http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2015/07/28/13/20150728130255-cp22.jpg), Ngày 28/07/2015

Hình PL2: Ngập lụt ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh vào tháng 7 năm 2015

(Nguồn http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2015/07/27/18/20150727184057-mua-tiep.jpg, ngày 28/7 năm 2015

Page 228: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

215

Phụ lục 27

Một số hoạt động thực hiện đề tài tại thực địa

Hình PL3: Phẫu diện đất Hình PL4: Xác định độ dày thảm mục

Hình PL5: Xác định sinh khối tươi của các bộ phân cây Keo cá thể

Page 229: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

216

Hình PL6: Thu dọn cỏ để xác định sinh khối

tươi của cỏ trong thảm thực vật

Hình PL7: Xác định độ dày tầng mùn

trong rừng IIA

Hình PL8: Xác định độ dày tầng đất trong thảm thực vật Hình PL9: Phân loại sinh khối tươi

Page 230: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/vu-thi-thanh-huong_luan-an.pdf · nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm thẢm thỰc vẬt thoÁi hÓa vÀ mỘt

217

Phụ lục 28: Một số phiếu trả kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm


Recommended