+ All Categories
Home > Documents > MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ...

MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ...

Date post: 31-Aug-2019
Category:
Upload: others
View: 8 times
Download: 0 times
Share this document with a friend
79
Báo cáo Kế hoch phòng nga, ng phó schóa chất trên đị a bàn t nh Qung Tr1 MC LC I. MĐẦU ................................................................................................. 3 1. Tính c p thi ết phi l p Kế hoch phòng nga, ng phó s chóa cht... 3 2. Căn cứ pháp lý để l p Kế hoch phòng nga ........................................ 4 II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH....................................................................... 8 II.1. TÓM TẮT ĐIỀU KIN TNHIÊN, KINH T- XÃ HI ................ 8 1. Điều ki n tnhiên............................................................................... 8 2. Đặc điểm kinh tế - xã hi....................................................................11 II.2. TNG QUAN VHOẠT ĐỘNG HÓA CHẤT TRÊN ĐỊA BÀN TNH, TÌNH HÌNH SCHÓA CHẤT VÀ NĂNG LỰC NG PHÓ CA ĐỊA PHƯƠNG ...................................................................................... 13 1. Đánh giá tình hình hoạt động s n xut, kinh doanh, vn chuyn và s dng hóa cht nguy hi ểm trên đị a bàn tnh Qung Tr.............................. 14 2. Đánh giá tình hình sự chóa chất trên đị a bàn tnh trong thi gian qua.19 3. Xác định các nguy cơ gây ra sự chóa cht l n...................................22 4. Đánh giá năng lực vcon người, trang thi ết bphc vng phó s chóa cht c ủa các cơ sở và c ủa các cơ quan chức năng (mặt làm được và mặt chưa làm được do khách quan, chquan) ........................................................ 25 III. KHOCH PHÒNG NGA SCHÓA CHT ........................... 31 1. Gi i pháp qun lý ............................................................................... 31 2. Gi ải pháp nâng cao năng lực c ủa người lao động, cơ sở hóa cht trong hoạt động phòng nga s chóa cht...................................................... 41 3. Kế hoch ki m tra, giám sát nguồ n nguy cơ xảy ra s c..................... 42 4. Thc hi n công tác ki m tra, thanh tra tuân thquy đị nh van toàn hóa cht, ki m tra tính s n sàng l ực lượng để ng phó s chóa cht .............44 IV. KHOCH NG PHÓ SCHÓA CHẤT TRÊN ĐỊA BÀN TNH QUNG TR............................................................................................. 46 1. Các kch bn s chóa cht l n có thxy ra (s ccháy n, rò rỉ, tràn đổ hóa cht,...) và bi n pháp phòng nga ..................................................... 48 2. Dbáo tình hung, di n bi ến c ủa các nguy cơ xảy ra s cđể l a chn phương án ứng cứu tương ứng và phù hp ..............................................51 3. Xây dng các kế hoch ng phó vi các kch bn s chóa cht l ớn đã được ch ra ............................................................................................. 53 4. Các gi i pháp kthut khc phc s chóa cht ..................................61 5. Công tác đảm bảo năng lực .................................................................65 6. Công tác tchc, phi hp .................................................................66 7. Kế hoch di n tp ng phó s chóa cht ...........................................72 V. TCHC THC HIN VÀ KIN NGH.......................................... 73 1. Tchc thc hi n ..............................................................................73 2. Kiến ngh........................................................................................... 79
Transcript
Page 1: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

1

MỤC LỤC

I. MỞ ĐẦU ................................................................................................. 3

1. Tính cấp thiết phải lập Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất ... 3

2. Căn cứ pháp lý để lập Kế hoạch phòng ngừa ........................................ 4

II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH....................................................................... 8

II.1. TÓM TẮT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI................ 8

1. Điều kiện tự nhiên............................................................................... 8

2. Đặc điểm kinh tế - xã hội....................................................................11

II.2. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG HÓA CHẤT TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH, TÌNH HÌNH SỰ CỐ HÓA CHẤT VÀ NĂNG LỰC ỨNG PHÓ CỦA

ĐỊA PHƯƠNG ......................................................................................13

1. Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận chuyển và sử

dụng hóa chất nguy hiểm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ..............................14

2. Đánh giá tình hình sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.19

3. Xác định các nguy cơ gây ra sự cố hóa chất lớn...................................22

4. Đánh giá năng lực về con người, trang thiết bị phục vụ ứng phó sự cố hóa

chất của các cơ sở và của các cơ quan chức năng (mặt làm được và mặt chưa

làm được do khách quan, chủ quan) ........................................................25

III. KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA SỰ CỐ HÓA CHẤT ........................... 31

1. Giải pháp quản lý ...............................................................................31

2. Giải pháp nâng cao năng lực của người lao động, cơ sở hóa chất trong

hoạt động phòng ngừa sự cố hóa chất......................................................41

3. Kế hoạch kiểm tra, giám sát nguôn nguy cơ xảy ra sự cố .....................42

4. Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra tuân thủ quy định về an toàn hóa

chất, kiểm tra tính sẵn sàng lực lượng để ứng phó sự cố hóa chất .............44

IV. KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

QUẢNG TRỊ............................................................................................. 46

1. Các kịch bản sự cố hóa chất lớn có thể xảy ra (sự cố cháy nổ, rò rỉ, tràn đổ

hóa chất,...) và biện pháp phòng ngừa .....................................................48

2. Dự báo tình huống, diễn biến của các nguy cơ xảy ra sự cố để lựa chọn

phương án ứng cứu tương ứng và phù hợp ..............................................51

3. Xây dựng các kế hoạch ứng phó với các kịch bản sự cố hóa chất lớn đã

được chỉ ra.............................................................................................53

4. Các giải pháp kỹ thuật khắc phục sự cố hóa chất..................................61

5. Công tác đảm bảo năng lực .................................................................65

6. Công tác tổ chức, phối hợp .................................................................66

7. Kế hoạch diễn tập ứng phó sự cố hóa chất ...........................................72

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................... 73

1. Tổ chức thực hiện ..............................................................................73

2. Kiến nghị ...........................................................................................79

Page 2: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

2

CÁC TỪ VIẾT TẮT

TT Từ viết tắt Giải nghĩa

1 BCĐ Ban chỉ đạo

2 BQL Ban quản lý

3 CNCH Cứu nạn cứu hộ

4 DNTN Doanh nghiệp tư nhân

5 LPG Khí gas/khí dầu mỏ hóa lỏng

6 MTV Một thành viên

7 PCCC Phòng cháy chữa cháy

8 PGĐ Phó giám đốc

9 SCHC Sự cố hóa chất

10 TNHH Trách nhiệm hữu hạn

11 UBND Ủy ban nhân dân

12 ƯPSCHC Ứng phó sự cố hóa chất

Page 3: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

3

I. MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết phải lập Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

Với định hướng phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa,

hiện đại hóa, trong những năm qua ngành công nghiệp của tỉnh Quảng Trị đã thu

được rất nhiều thành quả, giá trị sản xuất công nghiệp năm sau cao hơn năm

trước dẫn đến nhu cầu tăng cao về hóa chất, nhiên liệu phục vụ cho hoạt động

sản xuất kinh doanh. Hiện nay, chưa kể các cửa hàng kinh doanh xăng, dầu; các

cơ sở kinh doanh gas nhỏ lẻ, các phòng thí nghiệm của các trường học, các cơ sở

y tế thì trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có trên 40 đơn vị có các hoạt động liên quan

đến sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất công nghiệp với quy mô lớn, bao

gồm các loại như Acide Sulfurique, formalin, axit axetic, Sodium Hydroxyde,

thuốc nổ các loại... tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Quá trình sản xuất kinh doanh và

sử dụng hóa chất luôn phát sinh ra các chất thải ở dạng nước thải, khí thải, chất

thải rắn. Đây là các nguồn thải chứa nhiều thành phần độc hại gây ảnh hưởng

trực tiếp đến sức khỏe của người lao động. Hóa chất có khả năng phát tán nhanh

nên rất dễ xâm nhập vào cơ thể người và để lại những hậu quả lâu dài đối với

sức khỏe con người và môi trường bởi khả năng tồn lưu lâu dài khó phân hủy.

Với những tính chất nguy hiểm của hóa chất như trên nên hoạt động hóa

chất luôn đi liền với nguy cơ xảy ra sự cố lớn, ngay lập tức tác động trên phạm

vi rộng đến sức khỏe con người, tài sản vật chất và môi trường. Để giảm thiểu

những tác động tiêu cực nói trên và thực hiện Luật Hóa chất nhằm hệ thống hóa

hoạt động quản lý hóa chất, Chính phủ và Bộ Công Thương đã ban hành các văn

bản hướng dẫn như: Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017

của Chính phủ Quy định chi tiết và thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công Thương Quy định

cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số

113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính phủ Quy định chi tiết và thi hành

một số điều của Luật Hóa chất …

Ngày 05/3/2013, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 03/CT-TTg về việc

tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc hại, trong đó yêu

cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo

các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng

phó sự cố cấp tỉnh.

Để thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và đảm bảo các cơ quan,

đơn vị trong tỉnh chủ động trong việc phối hợp ứng phó sự cố hóa chất lớn có

nguy cơ xảy ra trên địa bàn thì việc xây dựng “Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó

sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” là hết sức cần thiết và cấp bách

Page 4: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

4

nhằm đảm bảo an toàn trong công tác quản lý cũng như hoạt động sản xuất kinh

doanh có liên quan đến hóa chất theo đúng quy định của pháp luật.

2. Căn cứ pháp lý để lập Kế hoạch

- Luật Hóa chất ngày 21/11/2007;

- Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;

- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29/6/2001; Luật

sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy ngày 22/11/2013;

- Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013;

- Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10/3/2005 của Chính phủ về quy

định danh mục hàng hoá nguy hiểm và việc vận tải hàng hoá nguy hiểm trên

đường thuỷ nội địa;

- Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu

nổ công nghiệp;

- Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09/11/2009 của Chính phủ quy

định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương

tiện giao thông cơ giới đường bộ;

- Nghị định số 54/2012/NĐ-CP ngày 22/6/2012 của Chính phủ về sửa

đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của

Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;

- Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định

về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoá chất, phân bón và vật liệu nổ

công nghiệp;

- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định

chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi,

bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

- Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh

doanh xăng dầu;

- Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính phủ quy định

về xác định thiệt hại đối với môi trường;

- Nghị định số 19/2016/NĐ-CP ngày 22/3/2016 của Chính phủ về kinh

doanh khí;

- Nghị định số 115/2016/NĐ-CP ngày 08/7/2016 của Chính phủ về sửa

đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013

của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoá chất,

phân bón và vật liệu nổ công nghiệp;

- Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định

chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

Page 5: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

5

- Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 của Bộ Công Thương

quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009

của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;

- Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công Thương

Quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất và Nghị

định số 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính phủ Quy định chi tiết và thi

hành một số điều của Luật Hóa chất;

- Thông tư số 41/2011/TT-BCT ngày 16/12/2011 của Bộ Công Thương

quy định về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hóa lỏng;

- Thông tư số 04/2012/TT-BCT ngày 13/02/2012 của Bộ Công Thương

quy định về Phân loại và ghi nhãn hóa chất;

- Thông tư số 26/2012/TT-BCT ngày 21/9/2012 của Bộ Công Thương

sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009

của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số

39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;

- Thông tư số 44/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 của Bộ Công Thương quy

định Danh mục hàng công nghiệp nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận

chuyển và vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm bằng phương tiện giao

thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa;

- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và

Môi trường về quản lý chất thải nguy hại;

- Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 của Bộ Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn về quản lý thuốc BVTV;

- Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT của Bộ Nông

nghiệp & Phát triển Nông thôn và Bộ Tài nguyên & Môi trường ngày 16/5/2016

về việc hướng dẫn thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật

sau khi sử dụng;

- Thông tư số 03/2016/TT-BCT ngày 10/5/2016 của Bộ Công Thương quy

định chi tiết một số điều của Nghị định 19/2016/NĐ-CP ngày 22/3/2016 của

Chính phủ về kinh doanh khí;

- Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công Thương quy

định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định

số 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng

dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

- Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 05/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc

tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc hại;

Page 6: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

6

- Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 02/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về

việc phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm

2020;

- Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tướng Chính

phủ ban hành Quy chế ứng phó sự cố tràn dầu;

- Quyết định số 51/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008 của Bộ Công Thương

ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển,

sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp;

- Quyết định số 239/QĐ-UB ngày 04/9/2014 của Ủy ban Quốc gia tìm

kiếm cứu nạn phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh

Quảng Trị;

- Công văn số 10362/BCT-HC ngày 13/01/2013 của Bộ Công Thương

hướng dẫn về việc xây dựng kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất cấp

tỉnh;

- Công văn số 9574/BCT-HC ngày 29/9/2014 của Bộ Công Thương về việc

xây dựng kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh;

- Văn bản số 264/UBND-NN ngày 25/01/2014 của UBND tỉnh Quảng Trị

về việc Xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn

tỉnh;

- Công văn số 3809/UBND-NN ngày 24/10/2014 của UBND tỉnh Quảng

Trị về việc xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất;

- Quyết định số 2753/QĐ-UBND ngày 14/12/2015 của UBND tỉnh về việc

phê duyệt nhiệm vụ Xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

trên địa bàn tỉnh Quảng Trị;

- TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Qui phạm an toàn trong sản xuất

kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển;

- TCVN 3890:2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công

trình - trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng;

- TCVN 1364-79 Các chất độc hại. Phân loại và yêu cầu chung về an toàn.

* Mục tiêu, phạm vi, nội dung thực hiện

- Mục tiêu:

+ Tổ chức thực hiện Luật Hóa chất, Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 05/3/2013

của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó sự

cố hóa chất độc hại trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

+ Xác định được thực trạng hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh để từ đó

phân vùng các khu vực có thể xảy ra sự cố; có kế hoạch, phòng ngừa, ứng phó

phù hợp. Đảm bảo sẵn sàng và ứng phó kịp thời, hiệu quả khi có sự cố hóa chất

Page 7: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

7

xảy ra, giảm tới mức thấp nhất thiệt hại đối với môi truờng, sức khỏe và tài sản

của cộng đồng.

+ Từng bước xây dựng lực lượng nòng cốt và nâng cao năng lực phòng

ngừa, ứng phó sự cố hóa chất xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (năng lực quản

lý, chỉ đạo thực hiện, xây dựng lực lượng, đào tạo, trang bị vật chất. thiết bị,…)

- Phạm vi thực hiện:

Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất thực hiện trên địa bàn tỉnh

Quảng Trị, cụ thể là tại các đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng

hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp có thể xảy ra sự cố gây ảnh hưởng đến môi

trường.

- Nội dung thực hiện:

+ Điều tra thu thập thông tin phục vụ đánh giá tổng quan về hoạt động hóa chất.

+ Dự báo các tình huống, diễn biến các nguy cơ xảy ra sự cố để lựa chọn

phương án ứng cứu tương ứng và phù hợp.

+ Xây dựng kế hoạch phòng ngừa sự cố hóa chất.

+ Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất.

Page 8: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

8

II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

II.1. TÓM TẮT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý:

Quảng Trị là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ. Toàn tỉnh có 10 đơn vị hành

chính, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện. Toạ độ địa lý của tỉnh từ

16018'30'' đến 17010' vĩ độ bắc và 106030'51'' đến 107023'48'' kinh độ đông. Vị trí

của tỉnh như sau:

- Phía bắc giáp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình;

- Phía nam giáp huyện Phong Điền và A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Phía đông giáp Biển Đông;

- Phía tây giáp tỉnh Savanakhet và Salavan, nước CHDCND Lào (với

khoảng 206 km đường biên giới).

Nằm trên lãnh thổ tỉnh Quảng Trị có Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường

sắt Bắc - Nam, có Quốc lộ 9 nối từ Cảng Cửa Việt qua Quốc lộ 1A đến cửa khẩu

quốc tế Lao Bảo sang Lào và có bờ biển dài 75 km với cảng Cửa Việt... đã tạo cho

Quảng Trị điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu phát triển kinh tế, văn

hóa không chỉ với các tỉnh khác trong vùng mà cả trong giao lưu kinh tế quốc tế,

đặc biệt là với nước bạn Lào, vùng Đông bắc Thái Lan, Myanma.

b. Đặc điểm địa hình:

Do cấu tạo của dãy Trường Sơn, địa hình Quảng Trị thấp dần từ Tây sang

Đông, Đông Nam và chia thành 4 dạng địa hình: vùng núi cao phân bố ở phía

Tây từ đỉnh dãy Trường Sơn đến miền đồi bát úp; vùng trung du và đồng bằng

nhỏ hẹp chạy dọc tỉnh; kế đến là vùng cát nội đồng và ven biển. Do địa hình

phía Tây núi cao, chiều ngang nhỏ hẹp nên hệ thống sông suối đều ngắn và dốc.

- Địa hình núi cao. Phân bố ở phía Tây từ dãy Trường Sơn đến miền đồi

bát úp, chiếm diện tích lớn nhất, có độ cao từ 250-2000m, độ dốc 20-300. Địa

hình phân cắt mạnh, độ dốc lớn, quá trình xâm thực và rửa trôi mạnh. Các khối

núi điển hình là Động Voi Mẹp, Động Sa Mui, Động Châu, Động Vàng. Địa

hình vùng núi có thể phát triển trồng rừng, trồng cây lâu năm và chăn nuôi đại

gia súc. Tuy nhiên phần lớn địa hình bị chia cắt mạnh, sông suối, đèo dốc nên đi

lại khó khăn, làm hạn chế trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông,

mạng lưới điện... cũng như tổ chức đời sống xã hội và sản xuất. Tuy nhiên có

tiềm năng thủy điện nhỏ khá phong phú.

- Địa hình gò đồi, núi thấp. Là phần chuyển tiếp từ địa hình núi cao đến địa

hình đồng bằng, chạy dài dọc theo tỉnh. Có độ cao từ 50-250m, một vài nơi có

độ cao trên 500m. Địa hình gò đồi, núi thấp (vùng gò đồi trung du) tạo nên các

Page 9: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

9

dải thoải, lượn sóng, độ phân cắt từ sâu đến trung bình. Khối bazan Gio Linh -

Cam Lộ có độ cao xấp xỉ 100 - 250m dạng bán bình nguyên, lượn sóng thoải, vỏ

phong hóa dày, khối bazan Vĩnh Linh nằm sát ven biển, có độ cao tuyệt đối từ

50-100m. Địa hình gò đồi, núi thấp thích hợp cho trồng cây công nghiệp như

cao su, hồ tiêu, cây ăn quả lâu năm.

- Địa hình đồng bằng. Là những vùng đất được bồi đắp phù sa từ hệ thống

các sông, địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối từ 25-30m. Bao

gồm đồng bằng Triệu Phong được bồi tụ từ phù sa sông Thạch Hãn khá màu

mỡ; đồng bằng Hải Lăng, đồng bằng sông Bến Hải tương đối phì nhiêu. Đây là

vùng trọng điểm sản xuất lương thực, nhất là sản xuất lúa ở các huyện Hải Lăng,

Triệu Phong, Gio Linh, Vĩnh Linh.

- Địa hình ven biển. Chủ yếu là các cồn cát, đụn cát phân bố dọc ven biển.

Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc phân bố dân cư. Một số khu

vực có địa hình phân hóa thành các bồn trũng cục bộ dễ bị ngập úng khi có mưa

lớn hoặc một số khu vực chỉ là các cồn cát khô hạn, sản xuất chưa thuận lợi, làm

cho đời sống dân cư thiếu ổn định.

Nhìn chung với địa hình đa dạng, phân hoá thành các tiểu khu vực, nhiều

vùng sinh thái khác nhau tạo cho Quảng Trị có thể phát triển toàn diện các

ngành kinh tế, đặc biệt là tạo nên các vùng tiểu khí hậu rất thuận lợi cho đa dạng

hóa các loại cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

c. Đặc điểm khí hậu:

Quảng Trị là một trong những nơi trên lãnh thổ nước ta chịu ảnh hưởng khá

nặng nề của các hiện tượng thời tiết đặc biệt mang tính chất thiên tai khí hậu như

bão, mưa lớn gây lũ lụt, gió khô nóng gây hạn hán. Khí hậu tỉnh Quảng Trị có

tính biến động khá mạnh mẽ, thể hiện rõ rệt nhất trong chế độ nhiệt mùa đông và

trong chế độ mưa bão mùa hè. Dưới đây là một số đặc trưng khí hậu ở tỉnh

Quảng Trị:

- Nhiệt độ. Nhiệt độ trung bình năm từ 240 - 250C ở vùng đồng bằng, 220 -

230C ở độ cao trên 500m. Mùa lạnh có 3 tháng (12 và 1, 2 năm sau), nhiệt độ

xuống thấp, tháng lạnh nhất nhiệt độ xuống dưới 220C ở đồng bằng, dưới 200C ở

độ cao trên 500 m. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 8 nhiệt độ cao trung bình

280C, tháng nóng nhất từ tháng 6, 7, nhiệt độ tối cao có thể lên tới 400 - 420C.

Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm chênh lệch 70 - 90C. Chế độ nhiệt trên

địa bàn tỉnh thuận lợi cho phát triển thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông

nghiệp.

- Chế độ mưa. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.200 - 2.500 mm;

số ngày mưa trong năm dao động từ 154 - 190 ngày. Chế độ mưa ở Quảng Trị

Page 10: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

10

biến động rất mạnh theo các mùa và cả các năm. Trên 70% lượng mưa tập trung

vào các tháng 9, 10, 11.

- Độ ẩm. Quảng Trị có độ ẩm tương đối, trung bình năm khoảng 83 - 88%.

Giữa hai miền Đông và Tây Trường Sơn chế độ ẩm cũng phân hóa theo thời

gian. Tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 4, độ ẩm thấp nhất có khi xuống đến

22%; trong những tháng mùa mưa, độ ẩm tương đối trung bình thường trên

85%, có khi lên đến 88 - 90%.

- Nắng. Quảng Trị có số giờ nắng khá cao, trung bình 5-6 giờ/ ngày, có sự

phân hóa theo thời gian và không gian rõ rệt: miền Đông có tổng số giờ nắng lên

tới 1.910 giờ, miền Tây chỉ đạt 1.840 giờ. Các tháng có số giờ nắng cao thường

vào tháng 5, 6, 7, 8, đạt trên 200 giờ.

- Gió. Tỉnh Quảng Trị chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là gió mùa

Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Đặc biệt gió Tây Nam khô nóng ở Quảng Trị là

hiện tượng rất điển hình, được đánh giá là dữ dội nhất ở nước ta. Trung bình mỗi

năm có khoảng 45 ngày. Trong các đợt gió Tây Nam khô nóng, nhiệt độ có thể

lên tới 400 - 420C. Gió Tây Nam khô nóng làm ảnh hưởng không nhỏ tới các

hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.

- Bão và áp thấp nhiệt đới. Quảng Trị nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh

hưởng của bão. Mùa bão thường tập trung vào các tháng 9 và 10. Bão có cường

suất gió mạnh kèm theo mưa lớn tạo ra lũ quét ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản

xuất nông nghiệp và đời sống dân cư.

d. Hệ thống sông ngòi:

Quảng Trị có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, mật độ trung bình 0,8 - 1

km/km2. Do đặc điểm địa hình bề ngang hẹp, có dãy Trường Sơn núi cao ở phía

Tây nên các sông của Quảng Trị có đặc điểm chung là ngắn và dốc. Toàn tỉnh có

12 con sông lớn nhỏ, tạo thành 03 hệ thống sông chính là sông Bến Hải, sông

Thạch Hãn và sông Ô Lâu (Mỹ Chánh).

- Hệ thống sông Bến Hải: Bắt nguồn từ khu vực động Châu có độ cao

1.257m, có chiều dài65 km. Lưu lượng trung bình năm 43,4 m3/s. Diện tích lưu

vực rộng khoảng 809km2. Sông Bến Hải đổ ra biển ở Cửa Tùng.

- Hệ thống sông Thạch Hãn: Có chiều dài 155km, diện tích lưu vực lớn

nhất 2.660km2. Nhánh sông chính là Thạch Hãn bắt nguồn từ các dãy núi lớn

Động Sa Mui, Động Voi Mẹp (nhánh Rào Quán) và động Ba Lê, động Dang

(nhánh Đakrông). Sông Thạch Hãn đổ ra biển ở Cửa Việt.

- Hệ thống sông Ô Lâu (sông Mỹ Chánh): Được hợp lưu bởi hai nhánh

sông chính là Ô Lâu ở phía Nam và sông Mỹ Chánh ở phía Bắc. Diện tích lưu

Page 11: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

11

vực của hai nhánh sông khoảng 900km2, chiều dài 65km. Sông đổ ra phá Tam

Giang thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ngoài ra, ở phía Tây giáp biên giới Việt - Lào có một số sông nhánh chảy

theo hướng Tây thuộc hệ thống sông MêKông. Các nhánh điển hình là sông Sê

Pôn đoạn cửa khẩu Lao Bảo - A Đớt, sông Sê Păng Hiêng đoạn Đồn Biên phòng

Cù Bai, Hướng Lập (Hướng Hóa).

Hệ thống suối: Phân bố dày đặc ở vùng thượng nguồn. Các thung lũng

suối phần lớn rất hẹp, độ dốc lớn tạo ra nhiều thác cao hàng trăm mét và phân

bậc phức tạp. Nhìn chung, hệ thống sông suối của Quảng Trị phân bố đều khắp,

điều kiện thủy văn thuận lợi cung cấp nguồn nước dồi dào phục vụ cho sản xuất

và đời sống, đồng thời có tiềm năng thủy điện cho phép xây dựng một số nhà

máy thuỷ điện với công suất vừa và nhỏ.

Thuỷ triều trên dải bờ biển Quảng Trị có chế độ bán nhật triều không đều,

gần ½ số ngày trong hàng tháng có 2 lần nước lớn, 2 lần nước ròng. Mực nước

đỉnh triều tương đối lớn từ tháng 8 đến tháng 12 và nhỏ hơn từ tháng 1 đến

tháng 7. Biên độ triều lên lớn nhất hàng tháng trong các năm không lớn, dao

động từ 59 - 116 cm. Độ lớn triều vào kỳ nước cường có thể đạt tới 2,5m.

Nguồn: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020

2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

a. Đặc điểm dân cư và lao động:

* Dân cư

Theo niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2016, dân số trung bình năm

2016 là 623.072 người, tăng 0,4% so với năm 2015; trong đó: nam 306.677

người, chiếm 49,2%, tăng 0,3%; nữ 316.395 người, chiếm 50,8%, tăng 0,5%;

thành thị 182.833 người, chiếm 29,3%, tăng 0,4%; nông thôn 440.239 người,

chiếm 70,7%, tăng 0,4%.

Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình được quan tâm chỉ đạo chặt chẽ,

mạng lưới dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản được tăng

cường. Năm 2016 ước tỷ lệ sinh 0,18%, giảm 0,03% so với năm 2015; tỷ lệ chết

0,7%, giảm 0,01%; tỷ lệ tăng tự nhiên dân số 0,11%, giảm 0,02%.

* Lao động

Theo niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2016, lực lượng lao động ước

tính đến 31/12/2016 là 349.982 người, tăng 0,1% so với năm 2015; trong đó:

nam 174.798 người, chiếm 49,94%, tăng 0,13%; nữ 175.184 người, chiếm

50,06%, tăng 0,02%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 46%; tỷ lệ lao động qua đào

Page 12: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

12

tạo nghề đạt 34% và tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có bằng cấp

chứng chỉ đạt 27%.

Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm

2016 ước tính 341.410 người, tăng 0,1% so với năm 2015; trong đó: đang làm

việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 182.283 người, chiếm 53,4%;

khu vực công nghiệp và xây dựng 50.428 người, chiếm 14,8%; khu vực dịch vụ

108.699 người, chiếm 31,8%.

Năm 2016, toàn tỉnh đã tuyển sinh đào tạo nghề được 7.714 người (Trung

cấp 243 người, sơ cấp 3.296 người, dưới 3 tháng 4.175 người). Đào tạo nghề

cho lao động nông thôn 5.484 người.

Năm 2016, ước tính toàn tỉnh giải quyết việc làm mới cho 10.600 lao động

(6.312 lao động làm việc trong tỉnh, 2.809 lao động làm việc ngoài tỉnh và 1.479

lao động làm việc ở nước ngoài).

b. Đặc điểm về cơ sở hạ tầng:

* Giao thông:

Quảng Trị có điều kiện thuận lợi phát triển các loại giao thông cả về

đường bộ, đường sắt và đường thuỷ.

- Có đường Quốc lộ, Tỉnh lộ, đường đô thị, đường huyện, đường xã và

đường chuyên dùng với tổng chiều dài là 5.125,6 km. Có cửa khẩu quốc tế Lao

Bảo, cửa khẩu La Lay và 04 cửa khẩu phụ Tà Rùng, Cheng, Thanh, Cóc với các

tỉnh Savanakhet và Salavan của nước CHDCND Lào thuận lợi cho việc giao lưu

trong nước và khu vực.

- Có tuyến đường sắt thống nhất Bắc - Nam chạy qua địa bàn tỉnh với

chiều dài 76 km, thuận lợi cho hành khách đi lại và vận chuyển hàng hóa.

- Quảng Trị có 4 sông lớn bao gồm sông Thạch Hãn, sông Hiếu, sông Bến

Hải và sông Mỹ Chánh với tổng chiều dài trên 400 km; có cảng Đông Hà, Cửa

Việt thuận lợi cho giao thông đường thủy.

* Cấp điện:

Đến nay đã có 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh có điện lưới quốc gia;

mạng lưới điện nông thôn đang được nâng cấp, cải tạo và phát triển về các thôn,

bản vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế mới, khu dân cư mới. Tỷ lệ hộ sử dụng điện

trên địa bàn tỉnh đạt khá cao (gần 100%).

* Cấp nước:

Hiện tại có 1/1 TP, 1/1 thị xã và 9/11 thị trấn đã có hệ thống cấp nước

máy (thị trấn Ái Tử chưa có hệ thống cấp nước riêng mà đang lấy nước cấp từ

nhà máy nước thị xã Quảng Trị và thị trấn Cửa Tùng đang dùng nước giếng

Page 13: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

13

khoan). Các vùng nông thôn, miền núi chủ yếu dùng giếng khoan/giếng đào,

chất lượng nguồn nước có nhiều nơi chưa đảm bảo.

Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị năm 2016

II.2. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG HÓA CHẤT TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH, TÌNH HÌNH SỰ CỐ HÓA CHẤT VÀ NĂNG LỰC ỨNG PHÓ CỦA

ĐỊA PHƯƠNG

Hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị được thực hiện trong

nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, y tế, giáo dục, công nghiệp.

Trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu là hóa chất bảo vệ thực vật. Hiện

nay, hóa chất bảo vệ thực vật loại nguy hại, tồn lưu lâu dài trong môi trường như

DDT, 666, basudin, basa… đã bị cấm sử dụng; thuộc dạng này, Sở Tài nguyên

& Môi trường đã có điều tra, đánh giá ô nhiễm và các vị trí ô nhiễm đã được đưa

vào danh sách để tiến hành xử lý tại Quyết định số 2424/QĐ-UBND ngày

31/10/2014 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt danh mục các điểm ô

nhiễm thuốc BVTV còn tồn đọng, cấm sử dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Riêng các loại thuốc BVTV hiện nay đang sử dụng được Sở Nông nghiệp

&PTNT quản lý; khối lượng nhập và xuất hàng năm khoảng 70 ngàn tấn thuốc

các loại, khối lượng này được sử dụng hết hàng năm. Tuy nhiên, tại kho trung

tâm Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Quảng Trị còn tồn lưu 98,1kg thuốc

BVTV quá hạn sử sụng được lưu giữ từ trước năm 2015.

Trong lĩnh vực y tế, hóa chất được sử dụng trong công tác xét nghiệm,

diệt côn trùng. Tuy nhiên, hóa chất xét nghiệm được nhập về với khối lượng

nhỏ, sử dụng vừa đủ. Hóa chất diệt côn trùng được nhập về với khối lượng hàng

năm khoảng 200 - 300 lít, chủ yếu là hóa chất chống dịch sốt rét và dịch sốt xuất

huyết, lượng này được nhập về năm trước để phòng chống dịch cho năm sau.

Trong lĩnh vực giáo dục, hóa chất sử dụng chủ yếu trong các phòng thí

nghiệm hóa học của các trường THCS, THPT. Tuy nhiên, khối lượng sử dụng

không nhiều.

Lĩnh vực công nghiệp: Đây là lĩnh vực có hóa chất lớn nhất trên địa bàn

tỉnh Quảng Trị. Đối với hoạt động này, các cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên

quan đến hoạt động hóa chất phải xây dựng Kế hoạch/biện pháp phòng ngừa,

ứng phó sự cố hóa chất theo Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10

năm 2017 của Chính phủ Quy định chi tiết và thi hành một số điều của Luật Hóa

chất; Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công Thương Quy

định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định

số 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính phủ Quy định chi tiết và thi

hành một số điều của Luật Hóa chất.

Page 14: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

14

Đối với Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh được xây

dựng dựa trên Luật Hóa chất, Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10

năm 2017 của Chính phủ Quy định chi tiết và thi hành một số điều của Luật Hóa

chất; Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công Thương Quy

định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định

số 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính phủ Quy định chi tiết và thi

hành một số điều của Luật Hóa chất và Công văn số 9574/BCT-HC ngày

29/9/2014 của Bộ Công Thương về việc xây dựng kế hoạch phòng ngừa ứng

phó sự cố hóa chất cấp tỉnh. Vì vậy các phần trình bày sau đây chỉ tập trung vào

các hoạt động hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp.

1. Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận chuyển và sử

dụng hóa chất nguy hiểm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

a. Tổng hợp dữ liệu hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất nguy

hiểm trên địa bàn tỉnh:

* Hoạt động sản xuất hóa chất:

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 01 nhà máy sản xuất hóa chất: Nhà máy sản

xuất Formaldehyde với công suất 20.000 tấn/năm của Công ty cổ phần gỗ MDF

VRG Quảng Trị (Địa chỉ: Khu công nghiệp Quán Ngang, huyện Gio Linh, tỉnh

Quảng Trị).

* Hoạt động kinh doanh hóa chất:

Trong hoạt động kinh doanh hóa chất trên địa bàn tỉnh, tập trung chủ yếu

là kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), kinh doanh xăng dầu và kinh doanh

các loại hóa chất có yêu cầu an toàn đặc thù trong ngành công nghiệp.

Về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng gồm 03 đơn vị lớn, gồm có:

- Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí Miền Nam - Chi nhánh Vtgas có Kho

chứa và Trạm chiết nạp LPG đặt tại Khu công nghiệp Quán Ngang, xã Gio

Quang, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.

- Chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư và sản xuất PeTro Miền Trung tại

Khu Công nghiệp Nam Đông Hà - phường Đông Lương - Thành phố Đông Hà.

- Kho cảng xăng dầu Hưng Phát tại Cửa Việt, thị trấn Cửa Việt, huyện

Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.

Các đơn vị kinh doanh gas: Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có gần 200 cơ sở

kinh doanh gas nhỏ lẻ, xen kẻ trong khu dân cư, trong nhà dân hay trong các cây

xăng dầu; khối lượng bình gas tồn trữ lớn nhất khoảng 15 - 150 bình 12kg (tùy

theo cơ sở lớn, nhỏ). Hầu hết các cơ sở này đều đã có phương án phòng cháy,

chữa cháy, được tập huấn về an toàn hóa chất và PCCC.

Về kinh doanh xăng dầu có:

Page 15: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

15

- Kho cảng xăng dầu Hưng Phát: Cảng dầu khí Hưng Phát Cửa Việt của

Công ty TNHH SX-TM Hưng Phát tại thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh

Quảng Trị với sức chứa 45.000m3. Ngoài ra, đơn vị này cũng thực hiện việc

sang chiết LPG với dung tích bồn chứa khoảng 1.500 tấn.

- Các cửa hàng xăng dầu: Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có hơn 50 cửa hàng

xăng dầu và cơ sở sản xuất có bồn chứa xăng dầu (Theo Kế hoạch ứng phó sự cố

tràn dầu).

Về kinh doanh các loại hóa chất có yêu cầu an toàn đặc thù trong ngành

công nghiệp:

Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 12 đơn vị được Sở Công Thương cấp Giấy

chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất có yêu cầu an toàn đặc thù trong

ngành công nghiệp, trong đó có 04 đơn vị đăng ký kinh doanh với số lượng lớn

như: Công ty cổ phần gổ MDF VRG Quảng Trị, Công ty TNHH MTV thương

mại - dịch vụ Hương Tiến, Công ty TNHH MTV Ắcquy Vĩnh Phú Quảng Trị,

Chi nhánh Công ty cổ phần khí công nghiệp Nghệ An tại Quảng Trị.

* Tình hình sử dụng hóa chất để sản xuất

- Lĩnh vực dệt - nhuộm - may:

Lĩnh vực này có Cụm liên hợp Dệt - nhuộm - may Hải Lăng của Công ty

TNHH Dệt may Vinatex Quốc tế Toms. Hóa chất sử dụng chủ yếu là thuốc

nhuộm Huntsman; hóa chất xử lý vải (Soda - Na2CO3; Sodium Hydroxyde; Oxi

già - H2O2) và hóa chất xử lý nước thải (H2SO4; Sodium Hydroxyde; PAC; hóa

chất khử màu; Polimer Anion).

- Lĩnh vực sản xuất, chế biến gỗ:

Liên quan đến lĩnh vực này có trên 30 cơ sở lớn và hàng trăm cơ sở nhỏ,

tuy nhiên hoạt động liên quan nhiều đến hóa chất chỉ có Công ty Cổ phần gỗ

MDF VRG Quảng Trị, Công ty THHH Phương Thảo, Chi Nhánh Công Ty Cổ

Phần Công Nghệ Gỗ Đại Thành. Hóa chất trong lĩnh vực này chủ yếu là sơn PU,

vecni, sơn lót, keo, các dung môi để pha chế các loại sơn, sơn bóng; Đặc biệt các

hóa chất sử dụng tại Công ty Cổ phần gỗ MDF VRG Quảng Trị là khá lớn, bao

gồm: Methanol, Formalin, Ag, Axit acetic, Axit formic, CMC, Nhủ tương,

Melanin, Sodium Hydroxyde, Amoniclorua, Ure.

- Lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản:

+ Các doanh nghiệp có sử dụng vật liệu nổ trong khai thác đá xây dựng,

bao gồm: Công ty Cổ phần Minh Hưng; Công ty Cổ phần Tân Hưng; Công ty

Cổ phần Xây dựng Giao thông Quảng Trị; Công ty Cổ phần Thiên Tân; Doanh

nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu Đường 9; Công ty TNHH Mai Hoàng.

Page 16: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

16

+ Trong khai thác vàng có sử dụng hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

có Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Lũng Lô 5; Công ty Cổ phần Phát triển

Khoáng sản 4; tuy nhiên, hiện nay đã tạm ngừng khai thác.

+ Sản xuất tấm lợp Fibrôximăng: Nhà máy sản xuất kim cơ khí và tấm lợp

phibrôximăng Đoàn Luyến; Nhà máy sản xuất tấm lợp phibrôximăng (Công ty

Cổ phần Hương Hoàng). Theo kết quả điều tra thì khối lượng amiăng trắng sử

dụng hàng năm của các công ty khoảng hơn 2.000 tấn, khối lượng amiăng trắng

tồn trữ lớn nhất tại một thời điểm là khoảng 65 tấn.

+ Sản xuất ximăng: Công ty Cổ phần Ximăng Bỉm Sơn. Hóa chất chủ yếu

là hóa chất thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng của ximăng như Acid boric, Acid

clohidric, Natri hidroxit, Acid acetic, Metyl da cam, Etanol…

- Lĩnh vực sản xuất, chế biến thực phẩm:

+ Sản xuất bia: Công ty bia Hà Nội - Quảng Trị; hóa chất sử dụng chủ yếu

là Sodium Hydroxyde, nước javen, Clorine để vệ sinh các tank lên men, nồi nấu,

làm lạnh thiết bị lên men bia. Ngoài ra còn sử dụng một số loại hóa chất khác

như: axit nitric HNO3, Axit Clohidric, Axit Photphoric, Clorin Ca(ClO)2,

Amoniac.

+ Chế biến tinh bột sắn: Nhà máy chế biến tinh bột sắn An Thái, Cam Lộ;

nhà máy chế biến tinh bột sắn Hướng Hóa; nhà máy sản xuất tinh bột sắn Hải

Lăng. Hóa chất sử dụng chủ yếu là hóa chất xử lý nước thải như PAC, canxi

clorua, Sodium Bisulfite...

+ Chế biến cà phê: Bao gồm các cơ sở như Công ty TNHH MTV Việt

Hương; Công ty TNHH MTV Đại Lộc; Doanh nghiệp tư nhân Thành Danh;

Công ty TNHH Tường Quân; Công ty TNHH Thương Phú; Công ty TNHH

MTV Vương Thái; Cơ sở chế biến Trần Thị Hương; Cơ sở chế biến cà phê

Thuấn Hằng; Cơ sở chế biến cà phê Hồ Văn Kài; Cơ sở chế biến cà phê Trần

Văn Khương, Công ty TNHH xuất nhập khẩu cà phê Minh Tiến. Hóa chất sử

dụng chủ yếu là hóa chất xử lý nước thải như PAC, PVC, clorine...

- Lĩnh vực thủy sản: Có Nhà máy sản xuất thủy sản đông lạnh của Công ty

TNHH Thủy sản liên hiệp Quôc tế ELITES Việt Trung; Nhà máy sản xuất, chế

biến bột cá Hồng Đức Vượng. Hóa chất sử dụng chủ yếu là hóa chất xử lý nước

thải như PAC, clorua.

- Lĩnh vực sản xuất nước sạch:

Hiện nay, nước sạch được sử dụng trên toàn tỉnh do 10 nhà máy, xí

nghiệp thuộc Công ty Cổ phần nước sạch Quảng Trị cung cấp.

Page 17: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

17

Để xử lý nước sinh hoạt, đảm bảo cung cấp nước sạch cho nhân dân, các

nhà máy, xí nghiệp sử dụng một số loại hóa chất chủ yếu như: dung dịch clo

(Cl2), Canxi oxit (CaO), Poly aluminium Chloride (Aln(OH)mCl3n-m).

- Lĩnh vực sản xuất cao su và các sản phẩm từ cao su:

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có các nhà máy chế biến cao su như: Công ty

TNHH MTV Cao su Quảng Trị, Công ty Cổ phần Cao su Bến Hải, Nhà máy chế

biến cao su Cam Lộ, Công ty TNHH Đức Hiền, DNTN Trần Dương, Công ty

cao su camel Việt Nam... Theo kết quả điều tra, khảo sát, các công ty sử dụng

các loại hóa chất như Amoniac, Axit acetic, axit Foocmit, Ethephon, Sodium

Bisulfite, Canxi Chlorua, axit stearic, axit photphoric, Natri hidroxit, Sulphur,

Toluen, Silicone, Insoluble Sulphur.

- Lĩnh vực sản xuất phân bón: Công ty CP phân bón vi sinh Quảng Trị;

Công ty CP Bình Điền Quảng Trị. Hóa chất chủ yếu là hóa chất thử nghiệm các

chỉ tiêu chất lượng của phân bón như Acid Nitric, Acid Clohidrid, Acid

Sunfuric, Sodium Hidroxit, Kali Nitrat …Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh hiện nay có

khoảng 300 cơ sở kinh doanh phân bón và 200 cơ sở buôn bán thuốc BVTV.

* Vận chuyển hóa chất:

Các loại hóa chất được vận chuyển đến hay đi qua trên địa bàn tỉnh thường

bằng đường bộ và được đánh giá như sau:

- Vận chuyển xăng dầu: Do công ty Xăng dầu Khu vực V ở Đà Nẵng cung

cấp, vận chuyển với dung tích mỗi xe khoảng 10 - 40m3 (tùy theo loại xe).

- Vận chuyển gas: Các doanh nghiệp đã sử dụng các loại xe chuyên dụng

để vận chuyển, các loại xe phổ biến hiện nay có tải trọng 1,25 tấn; 1,4 tấn; 2,5

tấn; 3,5 tấn để chuyển đến các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ và các loại 15 tấn, 20

tấn, 25 tấn để vận chuyển cho các cơ sở sang chiết, gas tại khu công nghiệp

Quán Ngang và khu công nghiệp Nam Đông Hà.

- Vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp: Xe chuyên dùng vận chuyển phù

hợp với yêu cầu và quy định của pháp luật về vận chuyển vật liệu nổ công

nghiệp từ doanh nghiệp cung ứng đến các doanh nghiệp sử dụng.

- Vận chuyển các loại hóa chất khác: Các đơn vị sử dụng hóa chất không

trực tiếp vận chuyển mà đều thuê lại các đơn vị khác.

Bảng 1 - Số lượng các cơ sở có hoạt động liên quan đến hóa chất với khối lượng

lớn trong các lĩnh vực

TT Lĩnh vực Số lượng

1 Sản xuất hóa chất 01

Page 18: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

18

2 Sang chiết gas 03

3 Sản xuất, chế biến gỗ 03

4 Dệt - nhuộm - may 01

5 Khai thác, sản xuất vật liệu xây

dựng, khai thác khoáng sản

11

6 Sản xuất, chế biến thực phẩm 17

7 Sản xuất cao su và các sản phẩm

từ cao su

06

8 Sản xuất nước sạch 10

9 Sản xuất phân bón 02

10 Kinh doanh gas 200

Trên đây là thực trạng về tình hình hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh

trong thời gian qua, đặc biệt trong thời gian tới khi định hướng phát triển công

nghiệp theo hướng “tăng cường thu hút đầu tư vào phát triển các ngành nghề

mới và công nghệ cao như: Công nghiệp năng lượng, hóa chất-phân bón; lắp ráp

cơ khí, điện tử; cơ khí đóng tàu, vật liệu mới và công nghiệp hỗ trợ” theo Quyết

định số 13/2012/QĐ-UBND ngày 04/10/2012 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc

Phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định

hướng đến năm 2025, thì vấn đề về phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cần

phải được quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của các cơ quan chức năng.

b. Danh sách các cơ sở, các khu vực có nguy cơ bao gôm các khu vực sản xuất

hóa chất, kinh doanh, sử dụng và lưu trữ hóa chất khối lượng lớn:

Danh mục các loại hóa chất tại Phụ lục I, II, IV và V của Nghị định số

113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ Quy định chi tiết

và thi hành một số điều của Luật Hóa chất là cơ sở để xác định danh sách các

cơ sở, các khu vực có nguy cơ cáo về sự cố hóa chất. Danh mục các cơ sở, các

khu vực có nguy cơ cao được liệt kê trong bảng sau:

Bảng 2. Các loại hình cơ sở có nguy cơ xảy ra sự cố cao

TT Loại hình/cơ sở Vị trí xảy ra sự cố Loại nguy cơ

1 Vận chuyển gas, xăng

dầu Bồn chứa

Rò rỉ, tai nạn giao

thông dẫn đến cháy

nổ, sự cố tràn dầu

2 Nạp và sang chiết gas Bồn chứa, trạm chiết

nạp, đường ống Rò rỉ, cháy

Page 19: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

19

3 Kho chứa vật liệu nổ Tại kho chứa Cháy, nổ, mất mát

4 Sản xuất nước sạch Bồn chứa khí Clo Rò rỉ

5 Các đơn vị sử dụng

hóa chất khác

Bồn chứa, kho chứa

hóa chất

Cháy, rò rỉ, tràn đổ,

bốc hơi hóa chất gây

nguy hiểm

c. Thống kê tên và số lượng hóa chất tồn trữ với khối lượng lớn trên địa bàn

tỉnh, tính hóa lý của các loại hóa chất: Xem Phụ lục I.

2. Đánh giá tình hình sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua

a. Đối với các doanh nghiệp hoạt động hóa chất:

Theo quy định tại Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm

2017 của Chính phủ Quy định chi tiết và thi hành một số điều của Luật Hóa chất

và Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công Thương Quy

định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định

số 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính phủ Quy định chi tiết và thi

hành một số điều của Luật Hóa chất thì trên địa bàn tỉnh Quảng Trị không có

đơn vị nào phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trình Bộ

Công Thương thẩm định, phê duyệt; các đơn vị kinh doanh, sử dụng hóa chất

còn lại phải xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gửi Sở

Công Thương xác nhận, tuy nhiên đến nay chỉ có 11 đơn vị thực hiện.

Bảng 3. Danh sách các đơn vị đã xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự

cố hóa chất

TT Tên đơn vị Địa chỉ

1 Nhà máy sản xuất keo UF - Công ty cổ

phần gỗ MDF VRG - Quảng Trị

Khu công nghiệp Nam Đông

2 Công ty TNHH Cao su Camel Việt

Nam

Khu Thương mại Lao Bảo,

Hướng Hóa, Quảng Trị

3 Công ty TNHH MTV cấp nước và xây

dựng Quảng Trị

02 Nguyễn Trãi, thành phố

Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

4 Chi nhánh Công ty cổ phân Khi công

nghiêp Nghê An tai Quang Tri

24 Lý Thường Kiêt, thành phố

Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

5

Xưởng sản xuât Formaldehyde của

Công ty cổ phần gỗ MDF VRG Quảng

Trị

Khu công nghiệp Quán

Ngang, huyện Gio Linh, tinh

Quang Tri

Page 20: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

20

6 Công ty cổ phần thương mại và xuất

nhập khẩu Việt Hồng Chinh

Km5, đường 9D, thành phố

Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

7 Xí nghiệp chế biến cơ khí - Công ty

TNHH MTV cao su Quảng Trị

Km3, đường 75 Tây, xã Gio

Quang, huyện Gio Linh, tỉnh

Quảng Trị

9 Công ty TNHH MTV thương mại -

dịch vụ Hương Tiến

Đường Lê Duẩn, thành phố

Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

10 Cửa hàng Phạm Khắc Tuyến

Đường Hữu Nghị, thị trấn Hồ

Xá, huyện Vĩnh Linh, tỉnh

Quảng Trị

11 Nhà máy Bia Hà Nội - Quảng Trị Công ty cổ phần Bia Hà Nội -

Quảng Trị

Qua khảo sát các cơ sở, doanh nghiệp thì trong thời gian qua, trên địa bàn

tỉnh không xảy ra sự cố hóa chất lớn nào gây tác động đến sức khỏe con người

cũng như thiệt hại về cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tại một số

doanh nghiệp vẫn xảy ra những trường hợp rò rỉ hóa chất ở mức độ nhỏ và các

cơ sở đã nhanh chóng khắc phục.

Các trạm chiết nạp khí hóa lỏng và kho chứa xăng dầu đã xây dựng các quy

trình bảo đảm an toàn nghiêm ngặt cho hoạt động của doanh nghiệp.

Qua khảo sát, ngoài các đơn vị kinh doanh xăng, dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng;

các doanh nghiệp, đơn vị còn lại chưa lưu ý đến vấn đề an toàn hóa chất khi vận

chuyển; thuê đơn vị vận chuyển hóa chất nhưng chưa nắm rõ đơn vị này có được

phép chuyên chở, vận chuyển hóa chất theo quy định của pháp luật hay không

và đây sẽ là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn gây ra sự cố hóa chất nguy

hiểm, gây nên những tai nạn khó lường trước.

Hàng năm chủ các doanh nghiệp đã cử những cán bộ làm việc liên quan

đến hóa chất tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật an toàn hóa chất, phối hợp

với chính quyền địa phương, lực lượng công an PCCC tổ chức tập huấn về công

tác PCCC cũng như tổ chức diễn tập về PCCC tại đơn vị, trang bị một số thiết bị

phục vụ có việc ứng phó sự cố hóa chất như: Hệ thống các van dừng khẩn cấp,

đầu dò gas, hệ thống báo cháy tự động (đầu dò khói), mặt nạ phòng độc, tủ

thuốc và dụng cụ y tế, quần áo bảo hộ lao động các loại, phao quây, ca nô, bình

chữa cháy các loại…; đã tiến hành xây dựng và ứng dụng các quy trình kỹ thuật

Page 21: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

21

như quy trình xuất xe bồn, quy trình chiết nạp bình, quy trình kiểm tra an toàn

xe bồn…

Các cửa hàng kinh doanh xăng, dầu, gas nhỏ lẻ bố trí quá gần với khu dân

cư, thậm chí là bố trí ngay trong nhà dân, tiềm ẩn nguy cơ rất lớn về sự cố hóa

chất (cháy, nổ), ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người dân.

b. Đối với hoạt động vận chuyển hóa chất:

Theo quy định, khi chuyên chở hóa chất nguy hiểm, đơn vị chuyên chở

phải được cấp phép vận chuyển hóa chất nguy hiểm, có đầy đủ năng lực, nhân

lực, tài xế, nhân viên áp tải hàng hóa phải được qua đào tạo huấn luyện cơ bản

về an toàn hóa chất. Hiện tại chưa ghi nhận sự cố nào xảy ra trên địa bàn tỉnh.

Mặt khác hoạt động vận chuyển hóa chất trên địa bàn tỉnh trên thực tế chưa có

thống kê và kiểm soát vì các lý do sau:

- Việc cấp phép vận chuyển hóa chất do các Bộ quản lý theo Nghị định số

104/2009/NĐ-CP nhưng chưa có quy định về việc khi vận chuyển hóa chất qua

địa bàn phải cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý địa phương.

- Ý thức chấp hành quy định cũng như nhận thức mối nguy hiểm của việc

vận chuyển hóa chất chưa cao, thậm chí không có hiểu biết tối thiểu về hóa chất

chuyên chở của chủ phương tiện vận chuyển sẽ là một trong các mối nguy cơ

xảy ra sự cố hóa chất trên đường vận chuyển.

Các doanh nghiệp khi vận chuyển hóa chất phục vụ sản xuất, kinh doanh

phải đạt yêu cầu theo quy định. Người lái xe, người áp tải hàng phải được đào

tạo, huấn luyện cơ bản về an toàn hóa chất. Sở Công Thương tỉnh căn cứ Thông

tư số 44/2012/TT-BCT ngày 28/2/2012 của Bộ Công Thương quy định danh

mục hàng công nghiệp nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường

bộ, đường sắt và đường thủy nội bộ tổ chức hoạt động đào tạo cho đối tượng này

trên địa bàn.

c. Đối với các doanh nghiệp sử dụng hóa chất:

Trên địa bàn tỉnh có trên 40 doanh nghiệp lớn sử dụng hóa chất có yêu cầu

an toàn đặc thù trong ngành công nghiệp. Các doanh nghiệp này hầu hết đều đã

thực hiện công tác đào tạo an toàn hóa chất cho đối tượng cán bộ quản lý, công

nhân trực tiếp tiếp xúc với hóa chất. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa xây

dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, chưa đầu tư các trang thiết

bị phù hợp cho việc phòng ngừa, cũng như chưa thực hiện các hoạt động diễn

tập phòng ngừa, ứng phó sự cố. Một số cơ sở vẫn xảy ra tình trạng rò rỉ hóa chất

ở mức độ nhỏ, các cơ sở đã tự xử lý.

d. Tình hình thực hiện hoạt động diễn tập ứng phó sự cố hóa chất tại cơ sở về

hoạt động hóa chất:

Page 22: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

22

Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất là công việc có ý nghĩa đặc biệt quan

trọng của doanh nghiệp để nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo đảm an toàn

trong hoạt động hóa chất, đồng thời giúp doanh nghiệp rèn luyện thành thục các

kỹ năng ứng phó với tình huống xảy ra sự cố hóa chất, xử lý tình huống tốt,

giảm thiệt hại về vật chất, tài sản, tính mạng của công nhân và nhân dân…

Đa số các doanh nghiệp đều đã có phương án PCCC được cơ quan PCCC

tỉnh chấp thuận. Hoạt động diễn tập PCCC được tổ chức định kỳ hàng năm. Tuy

nhiên, các doanh nghiệp hầu như chưa quan tâm đến các hoạt động diễn tập biện

pháp ứng phó, sự cố hóa chất theo quy định. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thực

trạng này là do:

- Hệ thống văn bản pháp luật về PCCC đã có từ nhiều năm, nhận thức và

hiểu biết về công tác PCCC của doanh nghiệp tốt. Bên cạnh đó công tác tuyên

truyền về PCCC và kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước về PCCC được thực

hiện thường xuyên đã tạo ra thói quen chấp hành tốt của doanh nghiệp.

- Nhận thức và hiểu biết về sự cố hóa chất của các doanh nghiệp hoạt động

hóa chất chưa sâu do hệ thống văn bản pháp lý về an toàn hóa chất nói chung và

phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất nói riêng mới được xây dựng và ban hành.

Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được triển khai thường xuyên. Hoạt động

tuyên truyền, phổ biến văn bản pháp luật quản lý hóa chất thực hiện chưa nhiều.

3. Xác định các nguy cơ gây ra sự cố hóa chất lớn

Từ số liệu điều tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất trên

địa bàn tỉnh Quảng Trị cho thấy, không có nhiều các doanh nghiệp lưu trữ hóa

chất với khối lượng lớn, nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất chủ yếu tập trung vào các

doanh nghiệp sử dụng và vận chuyển hóa chất, các trạm chiết nạp, tồn chứa

LPG.

a. Các cơ sở kinh doanh LPG:

Kho chứa và Trạm chiết nạp LPG đặt tại Khu công nghiệp Quán Ngang;

Chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư và sản xuất PeTro Miền Trung tại Khu Công

nghiệp Nam Đông Hà; kho cảng xăng dầu Hưng Phát tại Cửa Việt là 3 cơ sở lớn

nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị về kinh doanh LPG. Ngoài ra, các cơ sở kinh

doanh gas nhỏ lẻ cũng có nguy cơ xảy ra sự cố. Hậu quả của sự cố phụ thuộc

vào khối lượng tồn chứa LPG, vị trí đặt cơ sở, khoảng cách an toàn đối với các

loại bồn chứa, các biện pháp phòng ngừa... Mức độ nguy hiểm khi xảy ra sự cố

có thể phân thành các trường hợp sau:

* Rò rỉ khí gas từ 1 bình 12 kg, 45 kg, 48kg

Page 23: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

23

Với bình gas được thiết kế, chế tạo và kiểm định tốt thì khả năng rò rỉ

thân bình có xác suất xảy ra thấp, sự cố rò rỉ có nguyên nhân chính do các van

an toàn, vị trí nối van trên các bình không kín khít.

Khi bình chứa được lưu trữ trong không gian mở khả năng gây ngạt thấp

tuy nhiên khả năng bắt lửa, gây nổ cao có thể phá hủy các nhà kho nhỏ và ảnh

hưởng rung chấn đến một số công trình, nhà cửa xung quanh.

Sự cố cháy nổ đầu tiên có thể làm tăng nhiệt độ, áp suất trong các bình

chứa tiếp theo dẫn tới rò rỉ khí gas từ các bình chứa này, gây ra sự cố lớn hơn.

Tuy nhiên phạm vi thiệt hại chủ yếu tập trung trong cơ sở.

* Đối với cơ sở có bồn chứa lớn

Qua kết quả kiểm tra định kỳ và đột xuất các đơn vị kinh doanh LPG lớn

thì các bồn chứa LPG trên địa bàn đều được thiết kế, chế tạo theo đúng tiêu

chuẩn và thực hiện kiểm định định kỳ theo đúng quy định nên nguy cơ xảy ra rò

rỉ từ thân bình rất thấp. Sự cố chủ yếu phát sinh từ việc vận hành xuất, nhập của

người lao động không thực hiện đúng quy trình và không được giám sát cẩn

thận.

- Với lượng khí gas lớn rò rỉ từ các đường ống công nghệ: Có thể ngay lập

tức gây bỏng lạnh đối với người vận hành, khí gas tiếp xúc trực tiếp với mắt có

thể gây mù do bỏng lạnh. Có khả năng gây ngạt cho con người ở các vị trí kín

gió do lượng khí lớn làm giảm nồng độ oxy trong không khí.

- Nguy cơ xảy ra rò rỉ khí gas khối lượng lớn phát tán ra môi trường: Đối

với các không gian mở, đảm bảo khoảng cách an toàn LPG dễ bay hơi và phát

tán trên phạm vi rộng nên khả năng gây ngạt thấp. Nguy cơ lớn nhất là trường

hợp khí gas bắt lửa gây cháy, nổ trên diện rộng.

- Do các nguyên nhân về việc bất cẩn trong vận hành, do nhiệt đám cháy

từ các công trình lân cận làm tăng áp suất trong bồn chứa gây nổ và phá hủy bồn

chứa. Trường hợp này có xác suất xảy ra thấp nhưng nguy cơ có thể gây ra các

hậu quả lớn. Phạm vi tác động do các mảnh vỡ từ vụ nổ có thể tác động đến các

khu vực có bán kính 1.000m.

Ở thể hơi (gas) trong môi trường không khí với áp suất bằng áp suất khí

quyển, gas nặng hơn so với không khí: Butane 2,07 lần; Propane 1,55 lần. Do đó

hơi LPG thoát ra ngoài sẽ bay là là trên mặt đất, tích tụ ở những nơi kín gió,

những nơi trũng, những khu vực kín của các kho chứa. Do vậy có nguy cơ xảy

ra sự cố thứ cấp do khí gas phát tán từ các bồn chứa lớn được tích tụ tại các khu

vực kín gió.

b. Các cơ sở kinh doanh, sử dụng hóa chất:

Page 24: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

24

Các cơ sở sử dụng các loại hóa chất cơ bản như Axit Sulphuric, axit

photphoric, axit Formit, axit acetic, clorua, amoniac, natrihidroxit, Sodium

bisulfite, canxiclorua, Sodium Hydroxyde, metanol, etanol, formalin… gây ra

các tác động cho con người như gây độc, ăn mòn, kích ứng, bỏng da, gây cháy,

nổ…

Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ các hóa chất này chủ yếu từ việc

không nắm bắt được tính chất nguy hiểm, không trang bị đầy đủ các loại bảo hộ

lao động cần thiết khi làm việc, tiếp xúc với hóa chất.

Nguy cơ đối với môi trường khi hóa chất chảy tràn đổ, rò rỉ không được thu

gom, xử lý đúng cách, đặc biệt là các cơ sở có thể để các hóa chất này chảy tràn

ra môi trường, hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt hoặc chảy ra sông gây ảnh

hưởng môi trường thủy sinh.

c. Cơ sở sản xuất hóa chất:

Nhà máy sản xuất Formanldehyde của CTCP gỗ MDF VRG Quảng Trị với

công suất 20.000 tấn/năm.

Trong quá trình sản xuất Formanldehyde, 02 bồn chứa Metanol của Công

ty có nguy cơ xảy ra sự cố rò rỉ, tràn đổ 300 tấn Metanol (ngưỡng chứa Metanol

lớn nhất tại một thời điểm của 02 bồn) trên diện rộng, có khả năng gây cháy,

tiếp xúc với các nguồn lửa.

d. Sự cố tràn dầu:

Với tình huống này các doanh nghiệp, các cơ quan chức năng liên quan

căn cứ vào Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu tỉnh Quảng Trị để thực hiện các

phương án ứng cứu (Theo Quyết định số 239/QĐ-UB ngày 04/9/2014 của Ủy

ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trên

địa bàn tỉnh Quảng Trị; Quyết định 1492/QĐ-UBND ngày 16/8/2016 của

UBND tỉnh Quảng Trị về việc thành lập Ban Chỉ đạo ứng phó sự cố tràn dầu

tỉnh Quảng Trị và theo Quyết định số 3353/QĐ-BCĐ ngày 28/12/2016 của Ban

Chỉ đạo ứng phó sự cố tràn dầu về ban hành quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo

ứng phó sự cố tràn dầu tỉnh Quảng Trị).

Khi sự cố tràn dầu xảy ra, tác động của sự cố là rất khó có thể đánh giá. Ở

mức độ nhỏ, sự cố có thể xử lý được thì tác động đến môi trường và tài sản thấp.

Nhưng với các sự cố ở cấp độ trung bình, lớn thì việc xử lý sẽ rất khó khăn, đối

với cả đơn vị có chuyên môn và trang thiết bị. Sự cố thứ cấp nguy hiểm của sự

cố tràn dầu là cháy, nổ dầu tràn. Khi xảy ra sự cố thứ cấp này, thiệt hại về tài sản

và con người là rất khó lường, tác động đối với môi trường cũng không dễ khắc

phục.

e. Cháy, nổ, tràn đổ, rò rỉ trong quá trình vận chuyển:

Page 25: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

25

Các loại hóa chất như axit, Xút, Methanol, LPG,... được vận chuyển từ

các địa phương khác theo đường quốc lộ 1 vào địa bàn tỉnh Quảng Trị và từ

tuyến đường này đưa đến các cơ sở sử dụng hóa chất theo các đường tỉnh lộ và

các tuyến giao thông khác.

Khi các loại axit, xút bị tràn đổ trong quá trình vận chuyển có nguy cơ

văng, bắn vào người đi đường gây bỏng da, mắt thậm chí dẫn tới tử vong.

Các loại hóa chất này chảy xuống các hệ thống cống thu gom nước thải,

nước mưa sẽ chảy ra sông, biển gây ô nhiễm môi trường.

Các loại chất độc như Methanol, Etanol, Amoniac, Axit clohydric, Axit

sunphuric... có thể bay hơi, gây độc với người đi đường, chảy xuống cống rãnh

gây ảnh hưởng môi trường.

Các chất dễ cháy như Methanol, LPG... khi rò rỉ, tràn đổ có thể bắt lửa do

các phương tiện giao thông, các nguồn nhiệt khác tại khu vực 2 bên đường, gây

ra sự cố cháy nổ lớn.

Các hóa chất ở dạng khí như Amoniac, Clo khi bị rò rỉ ra môi trường dễ

dàng phát tán và gây độc trên diện rộng đặc biệt với các tuyến đường có mật độ

giao thông cao. Khi nồng độ Ammonia bị phát tán đạt 15 - 25% trong không khí

có thể gây nổ khi tiếp xúc với các nguồn nhiệt lớn và bị đánh lửa bởi các động

cơ trên phương tiện giao thông. Người hít phải khí Clo có thể bị ngộ độc nặng

dẫn tới tử vong.

4. Đánh giá năng lực về con người, trang thiết bị phục vụ ứng phó sự cố hóa

chất của các cơ sở và của các cơ quan chức năng (mặt làm được và mặt chưa

làm được do khách quan, chủ quan)

a. Đánh giá năng lực về con người, trang thiết bị phục vụ ứng phó sự cố hóa chất

của các cơ sở và các cơ quan chức năng:

Sở Công Thương Quảng Trị là đơn vị quản lý nhà nước về các hoạt động

hóa chất. Phòng Kinh tế - Kỹ thuật - Môi trường của Sở đảm nhiệm việc quản lý

nhà nước các hoạt động có liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật an toàn môi trường

ngành công thương trên địa bàn tỉnh. Sở đã công bố các bộ thủ tục hồ sơ hướng

dẫn có liên quan đến lĩnh vực hóa chất nói chung và an toàn hóa chất nói riêng

một cách công khai để các đơn vị, doanh nghiệp có liên quan, có nhu cầu tìm

hiểu và tuân thủ. Mọi thắc mắc trực tiếp của doanh nghiệp đều được lãnh đạo

Sở, Phòng hướng dẫn, giải đáp tận tình, phổ biến cặn kẽ chi tiết.

Với những công cụ là các văn bản pháp lý kể từ khi Luật Hóa chất ra đời

cùng các văn bản dưới luật khác như Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày

9/10/2017 của Chính phủ Quy định chi tiết và thi hành một số điều của Luật Hóa

chất và Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công Thương

Quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất và Nghị

Page 26: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

26

định số 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính phủ Quy định chi tiết và thi

hành một số điều của Luật Hóa chất … ban hành, Sở đã có hướng dẫn các doanh

nghiệp thực hiện các thủ tục cần thiết. Tuy nhiên một số doanh nghiệp chưa thực

sự quan tâm đến các văn bản pháp luật trong hoạt động hóa chất khiến cho việc

quản lý và đảm bảo an toàn hoạt động hóa chất của các doanh nghiệp chưa được

cao. Nguyên nhân của tình trạng này là do: Hệ thống văn bản quy phạm pháp

luật về hóa chất ra đời chậm, chưa đầy đủ, còn chồng chéo nhiều gây khó khăn

cho cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp khi tìm hiểu và giám sát; hơn nữa tính

thực thi của các đơn vị quản lý còn yếu do lực lượng mỏng, ít được đào tạo, kinh

phí không đủ để vận hành.

Việc đáp ứng các yêu cầu về con người, trang thiết bị phục vụ ứng phó sự

cố hóa chất tại các cơ sở hoạt động hóa chất thực sự chưa đúng mức cần thiết

bởi những quy định về vấn đề này còn thiếu và yếu, chỉ yêu cầu xây dựng Biện

pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất mà chưa có quy định về việc trang bị

các thiết bị, dụng cụ để phục vụ nhu cầu thực tế.

Năng lực ứng phó sự cố hóa chất của các lực lượng có trách nhiệm ứng cứu

sự cố trên địa bàn tỉnh được trình bày cụ thể, gồm:

* Đối với các cơ sở hoạt động hóa chất:

Hàng năm các doanh nghiệp hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh đã bố trí

lãnh đạo các bộ phận liên quan trực tiếp đến hóa chất tham gia các lớp huấn

luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất do Sở Công Thương tổ chức, cử người lao

động tham gia tập huấn về công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) cũng như tổ

chức diễn tập về PCCC tại đơn vị do lực lượng Cảnh sát PCCC

và CNCH phối hợp với chủ doanh nghiệp tổ chức.

Đa số các cơ sở đều có tham gia tập huấn nhưng chưa xây dựng biện pháp

phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất. Hầu hết các cơ sở kinh doanh xăng dầu,

kinh doanh gas có quy mô nhỏ lẻ bố trí xen kẻ trong khu dân cư, thậm chí là

trong nhà dân… dẫn đến khả năng ảnh hưởng của hóa chất đến sức khỏe con

người, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao; Hầu hết các đơn vị đều

chưa hoặc rất ít đầu tư các trang thiết bị ứng phó hoặc phòng ngừa sự cố hóa

chất, quần áo bảo hộ lao động loại chuyên dụng.

* Đối với các cơ quan chức năng:

Về nhân lực, trang thiết bị ứng phó sự cố hóa chất của các cơ quan chức

năng hiện nay trên địa bàn tỉnh thực tế chỉ có lực lượng Cảnh sát phòng cháy

chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và Bộ đội Biên phòng

tỉnh được trang bị các phương tiện để ứng phó sự cố nói chung, trong đó có sự

cố hóa chất.

Page 27: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

27

- Đối với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Chức năng nhiệm vụ của Bộ Chỉ huy

quân sự tỉnh Quảng Trị chưa được quy định rõ ràng đối với nhiệm vụ

phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp. Cho đến nay,

Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh chỉ có nhiệm vụ tham gia hoạt động cứu hộ, cứu nạn,

phòng chống lụt bão. Khi có sự cố hóa chất xảy ra, Bộ Chỉ huy quân

sự tỉnh có trách nhiệm tổ chức điều hành sơ tán người dân ra khỏi khu vực bị

ảnh hưởng hóa chất độc hại và báo cáo lên Quân khu điều động lực lượng bộ

đội hóa học tham gia ứng phó sự cố.

- Đối với Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ: Chức năng

của Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tỉnh Quảng Trị cũng chưa có quy

định cụ thể đối với chức năng phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh

vực công nghiệp. Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có nhiệm

vụ trực tiếp tổ chức thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, công tác cứu nạn,

cứu hộ trong đám cháy và thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ theo

quy định của pháp luật. Các trang thiết bị của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy

chữa cháy và cứu nạn cứu hộ phục vụ công tác chữa cháy và cứu nạn trong

trường hợp sự cố cháy, trong đó có cháy liên quan tới hóa chất.

Chi tiết trang thiết bị cứu nạn cứu hộ: xem tại Phụ lục IV.

- Đối với Sở Y tế: Sở Y tế là đơn vị thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu bệnh

nhân khi có sự cố xảy ra. Hiện nay Sở có khoảng 3.3000 giường bệnh và 1.575

cán bộ phân bổ tại các cơ sở y tế, cụ thể như sau:

Bảng 4. Danh sách các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện trên địa bàn tỉnh

Quảng Trị

TT Tên cơ sở Địa chỉ

Số

giường

bệnh

thực tế

Nhân

lực

Số xe

cứu

thương

Số điện thoại

(đường dây

nóng)

1 Bệnh viện

đa khoa tỉnh

Phường Đông

Lương, TP

Đông Hà

1.178 517 04 0965.331.313

Page 28: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

28

2

Bệnh viện

đa khoa khu

vực Triệu

Hải

67 Phan Đình

Phùng, thị xã

Quảng Trị

310 165 03 0965.251.313

3

Bệnh viện

Phục hồi

Chức năng

Quảng Trị

Khu Phố Hòa

Lý, Thị Trấn

Cửa Tùng

130 54 02 0965.311.313

4

Bệnh viện

chuyên khoa

Lao và Bệnh

phổi

Đường 9D,

TP Đông Hà 116 58 01 0905.059.313

5

Trung tâm

mắt tỉnh

Quảng Trị

Đường Hùng

Vương, thành

phố Đông Hà

32 21 - -

6

Trung tâm y

tế thành phố

Đông Hà

83 Lê Lợi,

Đông Hà 160 76 02 0965.321.313

7

Trung tâm y

tế huyện

Vĩnh Linh

Đường

Nguyễn Văn

Linh-TT Hồ

291 160 03 0965.171.313

8

Trung tâm y

tế huyện

Gio Linh

TT Gio Linh 160 70 02 0965.161.313

9

Trung tâm y

tế huyện

Triệu Phong

Tiểu Khu II -

Thị Trấn Ái

Tử

221 104 02 0965.231.313

10

Trung tâm y

tế huyện Hải

Lăng

Thị Trấn Hải

Lăng 183 85 02 0965.271.313

11

Trung tâm y

tế huyện

Cam Lộ

Thị Trấn

Cam Lộ 150 68 02 0965.291.313

Page 29: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

29

12

Trung tâm y

tế huyện

Đakrông

Km 40 TT

Krông Klang 185 62 03 0965.281.313

13

Trung tâm y

tế huyện

Hướng Hóa

269 Lê Duẩn

Thị Trấn Khe

Sanh

154 94 04 0965.261.313

14

Trung tâm

Y tế thị xã

Quảng Trị

Số 9 Đoàn

Thị Điểm -

Phường 2

30 41 01 0965.241.313

Tổng cộng 3.300 1.575

- Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường:

Sở đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu,

được UBQG tìm kiếm cứu nạn phê duyệt tại Quyết định số 239/QĐ-UB ngày

04/9/2014 của Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn phê duyệt kế hoạch ứng phó

sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Trong đó, có kế hoạch mua sắm trang

thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu, tuy nhiên, do chưa có kinh phí nên hiện tại khi

có sự cố xảy ra thì chỉ huy động, tận dụng phương tiện ứng phó từ các đơn vị

liên quan và xin kinh phí mua trang thiết bị, hóa chất ứng phó sử dụng trực tiếp

khi sự cố xảy ra.

* Ưu, nhược điểm

- Ưu điểm:

+ Hầu hết các cơ sở hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh đều có trang bị

phương tiện chữa cháy, có xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy theo quy

định.

+ Người trực tiếp làm việc liên quan đến hóa chất của các đơn vị hầu hết

được huấn luyện về an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, có ý thức trong

công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, thực hiện tương đối tốt các quy

định quản lý, phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.

- Nhược điểm:

+ Hiện nay trên địa bàn tỉnh chỉ mới có 11 đơn vị xây dựng biện pháp

phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gửi Sở Công Thương xác nhận.

+ Việc diễn tập ứng phó sự cố hóa chất không thường xuyên; Việc bố trí

các trang thiết bị chưa thật sự phù hợp trong trường hợp nếu xảy ra sự cố để có

thể đảm bảo thiệt hại tối thiểu về người và tài sản.

+ Việc xây dựng phương án và diễn tập công tác phòng cháy chữa cháy

chưa được chú trọng, còn mang tính hình thức, chỉ một số rất ít cơ sở là tự tổ

Page 30: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

30

chức diễn tập. Tại một số cơ sở, cách bố trí phương tiện phục vụ chữa cháy còn

sai quy định như đặt hàng hóa thiết bị che khuất phương tiện phòng cháy chữa

cháy hay đặt xa nơi có khả năng xảy ra cháy nổ.

+ Một số đơn vị sử dụng vật liệu xây dựng kho không phù hợp; hệ thống

bao che chưa đảm bảo dẫn đến hóa chất có thể bị thấm nước mưa gây rò rỉ hóa

chất. Chưa có trang thiết bị, lực lượng dùng để ứng phó với sự cố hóa chất.

+ Đặc biệt là chưa có cơ chế phối hợp giữa các đơn vị liên quan khi xảy ra

sự cố, chưa có sự chỉ huy điều hành thống nhất nên sẽ gây khó khăn cho việc

huy động lực lượng, phương tiện đảm bảo để ứng phó sự cố.

b. Năng lực huy động, điều phối lực lượng ứng phó sự cố hóa chất của chính

quyền địa phương:

Chính quyền địa phương luôn quán triệt và thực hiện nghiêm túc quan

điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước cùng các nghị quyết, chỉ thị của UBND

tỉnh về phòng chống cháy nổ. Tuy nhiên, việc chủ động làm tốt công tác chuẩn

bị, trọng tâm là hoàn chỉnh các kế hoạch, phương án, nâng cao chất lượng huấn

luyện, diễn tập ứng phó sự cố hóa chất trên các địa bàn chưa tốt. Ngoài ra, trên

thực tế chính quyền còn chưa hiểu hết về phương án phòng chống cháy nổ của

các doanh nghiệp, nên việc chỉ đạo còn mang tính tổng quan, chưa chi tiết; Chưa

có sự phân cấp rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của lực lượng ứng phó ở địa

phương.

Page 31: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

31

III. KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA SỰ CỐ HÓA CHẤT

Việc phòng ngừa sự cố hóa chất là trách nhiệm của các cơ sở hoạt động

hóa chất. Các cơ sở này phải có những phương án phòng ngừa hợp lý như: Thiết

kế nhà kho chứa hóa chất, nơi sử dụng hóa chất, hóa chất đã qua sử dụng, kinh

doanh hóa chất đúng quy định; Sắp xếp hóa chất phù hợp trong quá trình bảo

quản, vận chuyển và sử dụng; Hoàn thiện hệ thống công nghệ, hệ thống điện phù

hợp và an toàn; Công tác quản lý an toàn nguồn lửa, nguồn nhiệt; Công tác đào

tạo đối với người làm việc trực tiếp với hóa chất. Đặc biệt, cơ sở liên quan đến

hóa chất phải có phương án ứng phó sự cố hóa chất theo phương châm “4 tại

chỗ” và phải nêu rõ ràng, cụ thể trong Kế hoạch/Biện pháp phòng ngừa, ứng phó

sự cố hóa chất của cơ sở. Các cơ quan chức năng liên quan trên địa bàn tỉnh chỉ

có trách nhiệm hỗ trợ trong việc phòng ngừa như: nâng cao năng lực, hướng

dẫn, đào tạo kỹ thuật an toàn hóa chất cho cơ sở; kiểm tra, thanh tra tuân thủ quy

định về an toàn hóa chất, kiểm tra tính sẵn sàng lực lượng để ứng phó sự cố hóa

chất; kiểm tra, giám sát nguôn nguy cơ xảy ra sự cố và các hỗ trợ khác khi có đề

xuất của cơ sở. Kế hoạch phòng ngừa sự cố hóa chất cụ thể như sau:

1. Giải pháp quản lý

Trong quá trình lập quy hoạch phát triển công nghiệp, quy hoạch phát

triển các ngành có liên quan đến hóa chất và tham mưu UBND tỉnh để chấp

thuận chủ trương đầu tư các dự án liên quan đến hóa chất, các ngành, địa

phương phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và quy hoạch chung

của tỉnh để xác định các khu công nghiệp, các địa điểm thích hợp cho hoạt động

đầu tư, xây dựng các cơ sở hóa chất nhằm giảm thiểu các nguy cơ ảnh hưởng

bởi sự cố hóa chất.

Về các biện pháp cụ thể trong quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh của

các doanh nghiệp như sau:

a. Các kiến nghị về tổ chức sản xuất, hoạt động hóa chất nhằm giảm

thiểu tác hại của sự cố có thể xảy ra (có tính đến điều kiện tự nhiên, xã hội; mưa

bão, lũ lụt, động đất,…)

- Thiết kế nhà kho chứa hóa chất, nơi sử dụng hóa chất, hóa chất đã

qua sử dụng, kinh doanh hóa chất đúng quy định:

Các quy định thiết kế như sau:

+ Trong thiết kế nhà kho tại các cơ sở phải xem xét hướng gió chủ đạo và

các vị trí này phải đặt ở cuối hướng gió, cách xa nguồn nước, cách xa khu dân

cư, xung quanh phải có hàng rào bảo vệ, bên ngoài phải treo biển cấm lửa, cấm

hút thuốc.

+ Cơ sở phải có hệ thống bậc chịu lửa phù hợp với tính chất nguy hiểm

cháy, nổ của các loại hóa chất và phải khô ráo không thấm, dột.

Page 32: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

32

+ Trong cơ sở phải có thông gió tự nhiên hoặc cưỡng bức. Hệ thống thông

gió cưỡng bức phải đảm bảo dừng hoạt động ngay khi xảy ra sự cố hóa chất, sự

cố cháy nổ ở cơ sở.

+ Các cơ sở có hóa chất dễ cháy, nổ đều phải thực hiện đúng các quy trình

kỹ thuật để đảm bảo hỗn hợp khí, hơi bụi của các hóa chất này với không khí

luôn ngoài vùng giới hạn cháy nổ theo quy định. Các cơ sở này phải đăng ký

với cơ quan có thẩm quyền ở địa phương và phải lập, thực hiện kế hoạch phòng

chống cháy, nổ.

+ Phải có khu vực cách ly giữa kho chứa và phòng lấy mẫu, phòng sang

chiết tránh hơi hóa chất thoát ra hình thành hỗn hợp hơi khí cháy gây cháy lan

toàn kho.

+ Phải có biện pháp phòng chống tác động bên ngoài làm hư hỏng các

thiết bị, đường dây điện, bao bì trong kho chứa hóa chất.

+ Trang bị phương tiện chữa cháy ban đầu như: cát, bình bột chữa

cháy,... và trang bị phương tiện chữa cháy phù hợp với tính chất nguy hiểm

cháy của hóa chất để sử dụng dập tắt đám cháy hiệu quả. Đồng thời phải trang

bị phương tiện bảo vệ cá nhân chống độc thích hợp khi chữa cháy.

+ Nên trang bị máy đo nồng độ hóa chất độc hại (chính yếu) để sử dụng

trong quá trình hoạt động cũng như khi xử lý sự cố về hóa chất.

+ Các hóa chất đã qua sử dụng, bao bì của hóa chất đã sử dụng là chất thải

nguy hại, được thu gom và xử lý theo đúng quy định hoặc hợp đồng với đơn vị

có chức năng xử lý trong việc quản lý và xử lý thải có hiệu quả, tránh gây ô

nhiễm môi trường.

- Sắp xếp hóa chất phù hợp trong quá trình bảo quản, vận chuyển và

sử dụng:

Quy định sắp xếp, bảo quản, vận chuyển và sử dụng hóa chất như sau:

+ Phân loại và xếp riêng biệt các loại hóa chất dễ cháy, nổ; hóa chất kỵ

nước và hóa chất kỵ nhau. Khu vực sắp xếp các loại hóa chất này phải có chú

thích rõ ràng. Hóa chất kỵ nước nên được xếp ở gian kho riêng biệt, đảm bảo

kín và cách ly với khu vực xung quanh.

+ Thiết bị, bao bì chứa chất hóa lỏng dễ cháy, nổ phải cất giữ theo quy

định.Thiết bị lớn phải có van xả một chiều, van ngắt lửa kèm bích an toàn phòng

nổ. Đầu ống dẫn hóa chất dễ cháy, nổ phải sát mép hoặc sát đáy thiết bị.

+ Hóa chất đóng bao phải xếp trên các bục hoặc giá đỡ, cách tường ít nhất

0,5m; hóa chất kỵ ẩm phải xếp trên bục cao ít nhất 0,3m.

+ Hóa chất dạng lỏng chứa trong phuy, can,... và hóa chất dạng khí chứa

trong các bình chịu áp lực phải được xếp đúng quy định.

Page 33: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

33

+ Các lô hàng không được xếp sát trần kho và không cao quá 2m.

+ Lối đi chính trong kho phải rộng tối thiểu 1,5m.

+ Không để hóa chất dễ cháy, nổ cùng chỗ với chất duy trì sự cháy.

Đường ống dẫn hóa chất dễ cháy không đi chung với giá đỡ đường ống oxy, khí

nén.

+ Không để các bao bì đã dùng, các vật liệu dễ cháy trong kho.

+ Hóa chất dễ cháy phải để cách xa với nguồn nhiệt tối thiểu 0,5m hoặc

phải được cách ly bằng vật liệu không cháy.

+ Vật chứa hóa chất hoặc bao bì chứa hóa chất nói chung phải đảm bảo

kín và chắc chắn (phải được kiểm định chất lượng và thời hạn sử dụng). Bao bì

khi dùng hết phải bảo quản riêng. Vật chứa, bao bì chứa hóa chất nguy hiểm

phải có nhãn hàng hóa ghi đầy đủ các nội dung theo quy định của Quy chế ghi

nhãn hàng hóa.

- Hoàn thiện hệ thống công nghệ, hệ thống điện phù hợp và an toàn:

Các quy định về hoàn thiện hệ thống công nghệ, hệ thống điện và hệ

thống an toàn như sau:

+ Các thiết bị công nghệ chứa đựng, sử dụng với hóa chất phải đảm bảo

độ bền cơ học, hóa học, độ chịu lửa, chịu nhiệt, độ kín theo đúng chỉ tiêu kỹ

thuật quy định. Máy móc, thiết bị làm việc trong khu vực hóa chất dễ cháy, nổ

phải là loại an toàn phòng chống cháy, nổ, trong quá trình hoạt động phải có các

biện pháp đảm bảo không phát sinh tia lửa do ma sát hay va đập.

+ Đối với thiết bị làm việc chịu áp lực phải thực hiện các yêu cầu của hệ

thống tiêu chuẩn Việt Nam đối với thiết bị chịu áp lực. Các bình khí sử dụng

trong công nghiệp phải được kiểm định thường xuyên theo quy định, cần quan

tâm đến thời hạn sử dụng; khu vực đặt bình phải có cảnh báo an toàn và cách ly

với nguồn nhiệt.

+ Bề mặt nóng của thiết bị và ống dẫn phải được cách ly bằng vật liệu

cách nhiệt.

+ Dụng cụ, thiết bị điện ở những nơi có hóa chất dễ cháy, nổ phải là loại

an toàn cháy, nổ và có cấp phòng nổ tương ứng với môi trường hơi, khí dễ cháy,

nổ. Cầu dao, cầu chì, ổ cắm điện phải đặt ở ngoài khu vực chứa hóa chất dễ

cháy, nổ. Các nhánh dây điện phải có cầu chì hoặc thiết bị bảo vệ tương đương.

+ Hệ thống điện chiếu sáng phải là loại phòng nổ, phải ngăn ngừa sự xâm

nhập của hơi khí, bụi dễ cháy nổ vào thiết bị chiếu sáng và các hóa chất dễ nổ.

+ Không dùng khí nén có oxy để đẩy hóa chất dễ cháy, nổ từ thiết bị này

sang thiết bị khác. Khi san rót hóa chất dễ cháy, nổ từ bình này sang bình khác

phải tiếp đất bình chứa và bình rót.

Page 34: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

34

+ Trước khi đưa vào đường ống, thiết bị một chất có khả năng gây cháy,

nổ phải thực hiện thử áp, thử kín; thông rửa bằng dung môi thích hợp hoặc khí

trơ; xác định hàm lượng oxy.

+ Thường xuyên kiểm tra hệ thống thiết bị, máy móc, kiểm tra hệ thống

điện, hệ thống dẫn khí, khu vực để hóa chất, kịp thời phát hiện những yếu tố mất

an toàn và có biện pháp khắc phục.

- Công tác quản lý an toàn nguồn lửa, nguồn nhiệt:

Quản lý an toàn nguồn lửa, nguồn nhiệt như sau:

+ Không để thiết bị, đường ống chứa hóa chất dễ cháy, nổ gần nguồn phát

nhiệt. Trường hợp có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp thì phải có biện pháp hạ

nhiệt (sơn phản xạ, tưới nước...).

+ Không đun nóng hóa chất lỏng dễ cháy bằng ngọn lửa trực tiếp. Không

dùng ngọn lửa trực tiếp soi sáng để tìm chỗ hở các đường ống dẫn, thiết bị chứa

hóa chất dễ cháy, nổ mà phải dùng xà phòng hoặc chất khác không có khả năng

gây cháy, nổ với các hóa chất trong ống dẫn thiết bị.

+ Xe chuyên dụng vận chuyển hóa chất lỏng dễ cháy phải có dây tiếp đất

và có biển cấm lửa. Trên đường vận chuyển hóa chất nguy hiểm, không được

đỗ dừng phương tiện ở nơi công cộng đông người (chợ, trường học, bệnh

viện…). Đối với hóa chất nguy hiểm bị nhiều tác động, khi vận chuyển không

được dừng, đỗ nơi phát sinh ra nguồn nhiệt và không được đỗ lâu dưới trời nắng

gắt. Điều kiện đối với phương tiện vận chuyển phải đảm bảo theo quy định tại

Điều 6, Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an.

+ Tuân thủ tuyệt đối các quy trình kỹ thuật an toàn khi tiến hành hàn, sơn

đối với thiết bị, đường ống dẫn hóa chất dễ cháy, nổ.

+ Không sử dụng ngọn lửa trần, hút thuốc lá hoặc mang vật có thể phát lửa

(bao diêm, bật lửa,…) tại các vị trí có để hóa chất hoặc nguyên liệu dễ cháy nổ.

- Đối với người làm việc trực tiếp với hóa chất:

Các quy định người làm việc tiếp xúc trực tiếp với hóa chất như sau:

+ Những người làm việc tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm phải được

đào tạo và được cấp thẻ an toàn lao động. Theo định kỳ, các cơ sở có sử dụng,

sản xuất, kinh doanh hóa chất đều phải mở lớp bồi dưỡng kiến thức về PCCC,

an toàn lao động, vệ sinh lao động, giải pháp xử lý khi có sự cố hóa chất cho

cán bộ công nhân viên.

+ Chỉ có người có trình độ chuyên môn phù hợp mới được giao trách

nhiệm quản lý hóa chất nguy hiểm.

Page 35: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

35

+ Những người làm việc tại cơ sở phải được huấn luyện nghiệp vụ phòng

cháy chữa cháy và thường xuyên thực hành xử lý các tình huống cháy, nổ có thể

xảy ra theo các phương án đã được xây dựng.

+ Người làm việc trực tiếp với hóa chất cần xác định rõ loại, vị trí, cách

sắp xếp, tình trạng bao bì, khối lượng hóa chất có tại cơ sở; các loại hóa chất kỵ

nước và các hóa chất kỵ nhau.

+ Người trực tiếp tiếp xúc với hóa chất phải được huấn luyện và được Sở

Công thương kiểm tra cấp Giấy chứng nhận kỹ thuật an toàn hóa chất theo quy

định tại Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính phủ Quy định

chi tiết và thi hành một số điều của Luật Hóa chất và Thông tư số 32/2017/TT-

BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công Thương Quy định cụ thể và hướng dẫn thi

hành một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày

9/10/2017 của Chính phủ Quy định chi tiết và thi hành một số điều của Luật Hóa

chất.

- Yêu cầu đối với doanh nghiệp:

+ Bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật phù hợp với quy mô hoạt động và đặc tính của hóa chất theo quy định tại Điều 12 Luật Hóa chất và

Nghị định số 113/2017/NĐ-CP của Bộ Công Thương.

+ Chỉ được sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm khi có đủ điều kiện

và có Giấy chứng nhận, Giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định tại Nghị định số 113/2017/NĐ-CP; Có trách nhiệm đảm bảo duy

trì đúng các điều kiện sản xuất, kinh doanh như đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép trong quá trình sản xuất, kinh doanh hóa chất.

+ Rà soát danh mục, khối lượng hóa chất tại cơ sở để xây dựng Biện pháp hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo quy định. Thực hiện

đầy đủ và đúng các nội dung về phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đã được phê duyệt.

+ Tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan có thẩm quyền thẩm tra các điều

kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất theo quy định; Chấp hành các quy định về kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền.

+ Xây dựng kế hoạch loại bỏ các chất độc hại, các quy trình sản xuất phát sinh chất độc hại, lựa chọn quy trình ít nguy hiểm hơn. Ngoài ra, về mặt kiến

trúc cần có những thay đổi phù hợp như: tạo thông thoáng gió, tạo sự cách ly phát sinh khí độc, trang bị mặt nạ phòng độc trong bảo hộ lao động,…

b. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong công tác phòng ngừa ứng phó sự

cố hóa chất

Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh và các cơ

quan, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ thường xuyên thực hiện một

số công việc sau:

Page 36: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

36

- Tổ chức kiểm tra, quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử

dụng hóa chất trên địa bàn tỉnh.

- Thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm cho cộng đồng

doanh nghiệp trong phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, đặc biệt là việc quản

lý an toàn trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất theo quy định của

Luật Hóa chất.

- Rà soát, yêu cầu các đơn vị có hoạt động hóa chất phải xây dựng kế

hoạch/biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất trình cấp có thẩm quyền

phê duyệt.

- Tổ chức huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất cho tất cả các đối tượng

quản lý tại doanh nghiệp đồng thời hướng dẫn các doanh nghiệp tổ chức lớp cho

các học viên là người lao động trực tiếp với hóa chất. Kiểm tra nhắc nhở đôn

đốc các đơn vị đào tạo kỹ thuật an toàn hóa chất cho tất cả các đối tượng theo

quy định tại Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính phủ Quy

định chi tiết và thi hành một số điều của Luật Hóa chất và Thông tư số

32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công Thương Quy định cụ thể và

hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số

113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính phủ Quy định chi tiết và thi hành

một số điều của Luật Hóa chất.

- Tổ chức hướng dẫn, nhắc nhở, đôn đốc các đơn vị xây dựng kế hoạch,

biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo đúng quy định tại Nghị định

số 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính phủ Quy định chi tiết và thi

hành một số điều của Luật Hóa chất và Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày

28/12/2017 của Bộ Công Thương Quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số

điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của

Chính phủ Quy định chi tiết và thi hành một số điều của Luật Hóa chất

Tổ chức kiểm tra và xử phạt nghiêm các đơn vị chưa thực hiện.

- Kiểm tra Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được các cơ quan có

thẩm quyền cấp phù hợp với hàng hóa đang chuyên chở. Danh mục hàng nguy

hiểm được quy định tại Phụ lục I, Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày

09/11/2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển

hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

- Kiểm tra việc bao bì, dán nhãn hàng hóa khi vận chuyển.

- Kiểm tra các Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vận chuyển

hàng công nghiệp nguy hiểm của người vận chuyển.

- Phương án ứng cứu khẩn cấp đối với hàng công nghiệp nguy hiểm có

yêu cầu lập kế hoạch ứng phó khẩn cấp.

Page 37: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

37

- Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

Phòng ngừa sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động,

bệnh nghề nghiệp liên quan đến hóa chất trên địa bàn tỉnh.

- Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao

động có liên quan đến hóa chất trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền.

c. Cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn

Thành lập Ban chỉ đạo Phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh trên

cơ sở kiện toàn, bổ sung thành viên và bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Ban

chỉ đạo xử lý sự cố tràn dầu, ban hành quy chế và phân công, phân cấp trách

nhiệm, nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo. Xây dựng và

thực hiện tốt cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan, các cơ sở hoạt

động hóa chất trong công tác phòng ngừa sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh:

- Sở Công Thương:

+ Tăng cường công tác quản lý hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp. Phối

hợp với các đơn vị có liên quan phổ biến, tuyên truyền các văn bản quy phạm

pháp luật đến các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý và tổ chức đào tạo,

huấn luyện an toàn hóa chất, hướng dẫn thực hiện các Quy chuẩn, tiêu chuẩn

xây dựng về kết cấu công trình hóa chất, kho chứa hóa chất… đảm an toàn,

phòng chống cháy nổ.

+ Thường xuyên cập nhật các tính chất nguy hiểm, quy định tiêu chuẩn

về bảo quản, kinh doanh, sử dụng của các loại hóa chất hiện có và các loại hóa

chất mới xuất hiện trên địa bàn, phạm vi tác động trong trường hợp xảy ra sự cố

và cách ứng phó phù hợp.

+ Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan trong và ngoài tỉnh (Quân khu

4) trong việc phòng ngừa sự cố; công tác thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở có

hoạt động hóa chất.

- Công an tỉnh:

+ Tăng cường công tác quản lý hóa chất sử dụng trong lĩnh vực an ninh,

các tiền chất ma túy; hóa chất phục vụ cho ngành theo quy định của pháp luật.

+ Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và

các đơn vị liên quan chỉ đạo, kiểm tra tình hình xây dựng kế hoạch huấn luyện,

diễn tập ứng phó sự cố hóa chất của các doanh nghiệp, đặc biệt là các cơ sở sản

xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất số lượng lớn, có nhiều nguy cơ xảy ra sự cố

hóa chất trên địa bàn tỉnh.

+ Xây dựng kế hoạch cụ thể về quy trình phòng cháy chữa cháy và công

tác tìm kiếm cứu nạn cứu hộ cụ thể đối với các sự cố hóa chất có khối lượng lớn

trên địa bàn tỉnh.

Page 38: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

38

+ Tham mưu đề xuất trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc mua

sắm các phương tiện, vật tư, trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc phòng

ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.

- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh:

+ Chỉ đạo Ban chỉ huy quân sự các huyện, cơ quan, đơn vị trực thuộc tổ

chức huấn luyện cho lực lượng làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, ứng cứu sự cố

hóa chất đối với các tình hướng cụ thể.

+ Tham mưu đề xuất trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc mua

sắm các phương tiện, vật tư, trang thiết bị cần thiết phục vụ có hiệu quả công

tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, thường xuyên kiểm tra các đơn vị về công tác

quản lý, bảo trì, sử dụng các phương tiện, trang thiết bị đã được đầu tư. Tổ chức

huấn luyện cho lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn sử dụng

thành thạo các loại phương tiện, trang thiết bị đã được cấp.

+ Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, rà soát và có biện pháp quản lý chặt chẽ

các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ được trang bị theo quy định.

- Sở Y tế:

+ Phối hợp tăng cường công tác tuyên tuyền, phổ biến các quy định pháp

luật về quản lý, sử dụng hóa chất; điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất, hóa

thực phẩm trong ngành y tế cho các cá nhân, tổ chức thuộc diện quản lý.

+ Tăng cường công tác quản lý hóa chất sử dụng trong bào chế dược

phẩm cho người, hóa chất trong diệt khuẩn, diệt côn trùng gia dụng, hóa chất sử

dụng trong lĩnh vực y tế và hóa chất dùng làm phụ gia cho thực phẩm.

+ Xây dựng chương trình, nội dung, trang thiết bị bảo hộ an toàn ứng phó

sự cố hóa chất trong lĩnh vực quản lý.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

+ Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định về điều kiện sản xuất,

kinh doanh hóa chất trong ngành bảo vệ thực vật, thú y cho các tổ chức, cá nhân

tham gia hoạt động bảo vệ thực vật và thú y thuộc diện quản lý.

+ Thực hiện công tác thanh kiểm tra các tổ chức, cá nhân sử dụng, sản

xuất, kinh doanh hóa chất với số lượng lớn có nguy cơ xảy ra sự cố cao thuộc

lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, thú y, thức ăn chăn nuôi, hóa chất bảo quản,

chế biến nông, lâm, thủy sản… theo quy định.

+ Tăng cường công tác quản lý an toàn hóa chất sử dụng trong các lĩnh

vực thuộc thẩm quyền quản lý của Sở.

+ Xây dựng chương trình, nội dung, trang thiết bị bảo hộ an toàn ứng phó

sự cố hóa chất trong lĩnh vực quản lý.

- Sở Tài nguyên và Môi trường:

Page 39: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

39

+ Tuyên truyền, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất

trên địa bàn tỉnh thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường.

+ Hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất xử lý, thải bỏ hóa chất

tồn dư trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

+ Thực hiện kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật

về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở hoạt động hóa chất.

+ Xây dựng chương trình, nội dung, trang thiết bị bảo hộ an toàn ứng phó

sự cố hóa chất trong lĩnh vực quản lý.

+ Hướng dẫn việc vận chuyển, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng theo

Khoản 2, Điều 8 của Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT.

- Sở Thông tin và Truyền thông; Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh:

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng kế

hoạch tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về nguy cơ, tác

hại của sự cố hóa chất và trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp và cộng

đồng về phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất nhằm bảo vệ sức khoẻ con

người, bảo vệ môi trường.

- Sở Lao động Thương binh và Xã hội:

Chủ trì tổ chức việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn, vệ sinh

lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp liên quan đến hóa chất trên địa

bàn tỉnh.

Thanh tra, xử lý các vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động có liên

quan đến hóa chất trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền.

- Ban Quản lý Khu Kinh tế:

+ Phối hợp thanh tra, kiểm tra về kinh doanh, lưu chứa và sử dụng hóa chất

đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, Khu kinh tế.

+ Khi kêu gọi, xem xét đầu tư các dự án có liên quan đến hóa chất cần phải

nghiên cứu kỹ, bố trí phù hợp theo quy hoạch, giảm nhẹ tác động khi có sự cố

hóa chất xảy ra; không thu hút đầu tư các ngành công nghiệp hóa chất lạc hậu,

gây ô nhiễm môi trường.

- Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố:

+ Tổ chức quán triệt, tuyên truyền để các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp,

người dân nhận thức về ý nghĩa quan trọng của công tác phòng ngừa sự cố hóa

chất trên địa bàn quản lý.

+ Chỉ đạo Phòng chuyên môn tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện

các quy định pháp luật về hóa chất cho các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất

trên địa bàn quản lý theo đúng quy định. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan

chức năng thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân hoạt động

Page 40: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

40

hóa chất có hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất, các

hành vi gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động hóa chất trên địa bàn quản lý.

Đặc biệt là kiểm tra việc ghi nhãn hóa chất, điều kiện về nhà xưởng, kho tàng,

trang thiết bị, phương tiện vận chuyển.

+ Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Công Thương rà soát, bổ sung quy

hoạch các điểm kinh doanh, kho cất giữ bảo quản hóa chất nguy hiểm (bao gồm

cả hỗn hợp hóa chất nguy hiểm). Hướng dẫn thực hiện các Quy chuẩn xây dựng

về kết cấu công trình, thiết kế kho hóa chất,…phải đảm bảo tiêu chuẩn phòng

chống cháy nổ.

- Trách nhiệm của các cơ sở hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh:

+ Bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật phù hợp với quy mô

hoạt động và đặc tính của hóa chất theo quy định tại Điều 12 Luật Hóa chất và

Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công Thương Quy định

cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số

113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính phủ Quy định chi tiết và thi hành

một số điều của Luật Hóa chất.

+ Chỉ được sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm khi có đủ điều kiện

và có Giấy chứng nhận, Giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp

theo quy định tại Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công

Thương Quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất

và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính phủ Quy định chi

tiết và thi hành một số điều của Luật Hóa chất; Có trách nhiệm đảm bảo duy trì

đúng các điều kiện sản xuất, kinh doanh như đã được cấp Giấy chứng nhận,

Giấy phép trong quá trình sản xuất, kinh doanh hóa chất.

+ Rà soát danh mục, khối lượng hóa chất tại cơ sở để xây dựng Biện pháp

hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo quy định. Thực hiện

đầy đủ và đúng các nội dung về phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đã được

phê duyệt.

+ Tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan có thẩm quyền thẩm tra các điều

kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất theo quy định; Chấp hành các quy định về

kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền.

+ Xây dựng kế hoạch loại bỏ các chất độc hại, các quy trình sản xuất phát

sinh chất độc hại, lựa chọn quy trình ít nguy hiểm hơn. Ngoài ra, về mặt kiến

trúc cần có những thay đổi phù hợp như: tạo thông thoáng gió, tạo sự cách ly

phát sinh khí độc, trang bị mặt nạ phòng độc trong bảo hộ lao động,…

Page 41: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

41

2. Giải pháp nâng cao năng lực của người lao động, cơ sở hóa chất trong

hoạt động phòng ngừa sự cố hóa chất

a. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cơ sở hoạt động hóa chất

trong việc tuân thủ quy định quản lý hóa chất và các cơ quan quản lý có liên

quan.

- Tổ chức các lớp tập huấn phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về

an toàn hóa chất, thông qua đó tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cơ sở

trong việc nâng cao nhận thức trong việc tuân thủ các quy định về quản lý hóa

chất.

- Tổ chức hội thảo giới thiệu về Hệ thống hài hòa toàn cầu về ghi nhãn

hóa chất và Thông tư số 04/2012/TT-BCT cho cán bộ phụ trách an toàn các

doanh nghiệp và những cán bộ làm việc tại các sở ban ngành có liên quan. Nội

dung cụ thể:

+ Phân loại hóa chất theo các nguy hại vật lý.

+ Phân loại hóa chất theo các nguy hại tới sức khỏe con người.

+ Phân loại hóa chất theo các nguy hại tới môi trường.

+ Hướng dẫn ghi nhãn hóa chất.

+ Hướng dẫn xây dựng phiếu an toàn hóa chất.

- Tổ chức Huấn luyện kỹ thuật an toàn cho các cán bộ làm việc gián tiếp

tại các doanh nghiệp có sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất, đảm bảo tất cả

các doanh nghiệp liên quan đều có cán bộ được đào tạo.

b. Giáo dục, đào tạo kỹ thuật an toàn hóa chất cho người lao động tiếp xúc với

hóa chất trong quá trình làm việc

Giáo dục và đào tạo về kỹ thuật an toàn hóa chất cho người lao động là

một yếu tố quan trọng trong việc quản lý hóa chất cho các doanh nghiệp hoạt

động có liên quan đến hóa chất. Việc lắp đặt các thiết bị an toàn, bổ sung quy

trình và quy phạm an toàn cùng với sự huấn luyện và đào tạo là các nhân tố tối

thiểu đảm bảo thực thi có hiệu quả chương trình kiểm soát, bảo quản hóa chất.

Tất cả những người làm việc với hóa chất nguy hiểm phải nhận thức

được các mối nguy hiểm và các biện pháp đảm bảo an toàn được áp dụng, từ

quy trình làm việc, cách sử dụng, bảo quản các phương tiện, bảo quản thiết bị,

bảo vệ cá nhân, đến những biện pháp sơ cứu và cấp cứu.

Đặc biệt cần quan tâm công tác huấn luyện cần thiết cho người lao động

mới vào nghề. Ngoài ra, tất cả mọi người lao động đều phải được huấn luyện lại

theo định kỳ hoặc khi có thay đổi nhất là trong quy trình sản xuất.

Các đơn vị hoạt động hóa chất phải xây dựng hệ thống quy trình vận

hành, quy trình xử lý sự cố, bảo dưỡng dây chuyền, máy móc, thiết bị, quy định

Page 42: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

42

an toàn cho từng phân xưởng, dây chuyền, nhà máy, thiết bị, máy móc. Định kỳ

bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị.

Các đơn vị hoạt động hóa chất phải xây dựng kế hoạch diễn tập và triển trai

thực hiện hàng năm.

c. Rà soát, yêu cầu các chủ đầu tư dự án, chủ doanh nghiệp hoạt động hóa chất

xây dựng Kế hoạch hoặc Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất theo

quy định của pháp luật

Trên cơ sở Danh mục hóa chất phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng

phó sự cố hóa chất, hàng năm Sở Công Thương sẽ rà soát và yêu cầu các đơn vị

thuộc diện xây dựng Biện pháp hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa

chất phải thực hiện theo quy định.

3. Kế hoạch kiểm tra, giám sát nguôn nguy cơ xảy ra sự cố

a. Kế hoạch kiểm tra

Đối với chủ cơ sở hoạt động hóa chất và cán bộ quản lý an toàn hóa chất

tại các cơ sở: Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy trình, quy

phạm kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất nguy hiểm tại cơ

sở nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ

sức khỏe cho người lao động, đề xuất các cơ quan chức năng sửa đổi các quy

định chưa phù hợp của pháp luật về an toàn trong sản xuất, kinh doanh và sử

dụng hóa chất nguy hiểm. Kiểm tra giám sát khối lượng nhập xuất, quy trình

sản xuất, bảo quản sử dụng các hóa chất độc hại.

Đối với các cơ quan chức năng cần phải có kế hoạch kiểm tra, giám sát

các nguồn nguy cơ xảy ra sự cố, cụ thể như sau:

* Đối với hoạt động vận chuyển hóa chất:

Công an tỉnh chủ trì phối hợp với các ngành chức năng thực hiện kế

hoạch kiểm tra các phương tiện chở hóa chất trên đường bộ, đường thủy bao

gồm các nội dung sau:

- Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được các cơ quan có thẩm

quyền cấp phù hợp với các hóa chất đang chuyên chở. Danh mục hàng nguy

hiểm được quy định tại Phụ lục I Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày

09/11/2009 của Chính phủ;

+ Các hàng hóa nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9

phải có giấy phép của Công an tỉnh cấp;

+ Các hàng hóa nguy hiểm loại 5, loại 7, loại 8 phải có giấy phép của Sở

Khoa học và Công nghệ cấp.

+ Các hóa chất độc dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng,

diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng phải có giấy phép của Sở Y tế.

Page 43: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

43

+ Thuốc bảo vệ thực vật phải có giấy phép do Chi cục Trồng trọt và BVTV

thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp theo quy định tại Thông tư

số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn về quản lý thuốc BVTV.

+ Các hóa chất nguy hiểm khác phải có giấy phép do Sở Tài nguyên và

Môi trường cấp.

- Kiểm tra việc bao gói, dãn nhãn hóa chất khi vận chuyển.

- Kiểm tra các Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vận chuyển

hàng công nghiệp nguy hiểm của người vận chuyển.

- Phương án ứng cứu khẩn cấp đối với hàng công nghiệp nguy hiểm có

yêu cầu lập kế hoạch ứng phó khẩn cấp.

Xử phạt nghiêm tất cả các trường hợp không đủ hồ sơ, điều kiện quy định

đối với vận chuyển hàng nguy hiểm theo đúng quy định của pháp luật.

* Đối với hoạt động tồn trữ, sử dụng hóa chất:

Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện

các nội dung sau:

- Thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm cho cộng đồng

doanh nghiệp trong phòng ngừa, ứng phó sự cố hoá chất, đặc biệt là việc quản lý

an toàn trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hoá chất theo quy định của Luật

Hoá chất.

- Tổ chức huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất cho tất cả các đối tượng

quản lý tại các doanh nghiệp đồng thời hướng dẫn các doanh nghiệp tổ chức

huấn luyện cho người lao động trực tiếp với hóa chất. Kiểm tra, nhắc nhở, đôn

đốc các đơn vị đào tạo kỹ thuật an toàn hóa chất cho tất cả các đối tượng theo

quy định tại Nghị định số 113/2017/NĐ-CP.

- Tổ chức hướng dẫn, nhắc nhở, đôn đốc các đơn vị xây dựng Kế hoạch,

Biện pháp Phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo đúng quy định tại Nghị

định số 113/2017/NĐ-CP. Tổ chức đoàn kiểm tra và xử phạt nghiêm các đơn vị

chưa thực hiện.

- Thường xuyên kiểm tra các doanh nghiệp về việc đảm bảo điều kiện sản

xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm đặc biệt theo quy định của TCVN

5507:2002.

- Thống kê toàn bộ các cơ sở không đảm bảo điều kiện, đặc biệt là các cơ

sở có sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hạn chế sản xuất, kinh

doanh và kinh doanh có điều kiện và đề xuất phương án xử lý báo cáo UBND

tỉnh.

Page 44: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

44

- Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường chủ trì, tăng cường công tác kiểm

tra đối với các loại hàng hóa hóa chất lưu thông trên thị trường về nhãn mác,

xuất xứ, điều kiện kinh doanh...

Đối với các loại hóa chất đặc thù: như xăng dầu, LPG, vật liệu nổ công

nghiệp ngoài các quy định trên các cơ sở cần phải tuân thủ đầy đủ các quy định

tại các văn bản pháp luật quy định cụ thể cho loại hình hoạt động này.

b. Kế hoạch giám sát

Chương trình giám sát các khu vực, các nguồn nguy cơ xảy ra sự cố hóa

chất gồm giám sát chất thải và giám sát môi trường xung quanh.

- Giám sát chất thải:

+ Đòi hỏi phải giám sát lưu lượng/tổng lượng thải và giám sát những

thông số ô nhiễm đặc trưng cho chất thải của dự án theo tiêu chuẩn, quy chuẩn

hiện hành của Việt Nam, với tần suất theo quy định.

+ Đối với các dự án phát sinh nguồn nước thải lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ô

nhiễm môi trường ở mức độ cao, phải có phương án thiết kế và lắp đặt các thiết

bị đo lưu lượng và quan trắc tự động, liên tục các thông số ô nhiễm đặc trưng

trong chất thải để cơ quan thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động

môi trường xem xét, quyết định.

- Giám sát nguồn khí thải:

Giám sát nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải từ các nguồn thải theo

các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh và tiêu

chuẩn, quy chuẩn về khí thải.

- Giám sát nguồn nước thải:

Giám sát chất lượng nước thải cũng như việc xả thải ra môi trường của

các nguồn thải theo tiêu chuẩn, quy chuẩn thải, nồng độ tối đa cho phép của các

chất ô nhiễm trong nước thải.

Chủ cơ sở phải thực hiện việc giám sát môi trường (định kỳ và đột xuất) tại

cơ sở và báo cáo cho cho cơ quan quản lý nhà nước khi có yêu cầu; Sở Tài

nguyên và Môi trường, Ban Quản lý Khu kinh tế, KCN, CCN có trách nhiệm

giám sát các nguồn thải bên ngoài cơ sở, giám sát môi trường định kỳ theo quy

định Nhà nước.

4. Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra tuân thủ quy định về an toàn hóa

chất, kiểm tra tính sẵn sàng lực lượng để ứng phó sự cố hóa chất

Sở Công Thương chủ trì kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định

pháp luật theo quy định của Luật Hóa chất đối với các cơ sở có hoạt động hóa

chất trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra hồ sơ pháp lý, tình hình thực tế hoạt động tại cơ

sở có hoạt động liên quan đến hóa chất, như:

Page 45: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

45

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất;

- Điều kiện kinh doanh hóa chất theo quy định;

- Việc tuân thủ các quy định về việc cất giữ, bảo quản hóa chất trong quá

trình sản xuất, kinh doanh và sử dụng;

- Việc tuân thủ các quy định về khoảng cách an toàn đối với các cơ sở sản

xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm;

- Việc thực hiện việc lập phiếu và lưu giữ phiếu an toàn hóa chất khai báo

hóa chất theo quy định;

- Việc thực hiện các quy định về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị;

- Việc quan tâm công tác phòng chống cháy nổ và tuân thủ các quy định

về xử lý, thải bỏ hóa chất tồn dư, chất thải và dụng cụ chứa hóa chất tại đơn vị;

- Việc tổ chức huấn luyện kỹ thuật về an toàn hóa chất cho những

người làm việc có liên quan đến hoạt động hóa chất của đơn vị.

Page 46: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

46

IV. KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

QUẢNG TRỊ

Căn cứ vào phạm vi, mức độ nguy hiểm của các trường hợp sự cố hóa chất

có thể xảy ra, phương án ứng phó được lập tương ứng với 3 cấp độ như sau:

- Cấp 1 (cấp cơ sơ)

Sự cố hóa chất xảy ra ở cơ sở, sự cố không lập tức gây nguy hại đối với

tính mạng, tài sản, môi trường, sản xuất và kinh tế. Các tình huống này có thể

kiểm soát được bởi các biện pháp xử lý tại chỗ. Trong trường hợp này chủ cơ sở

phải tổ chức chỉ huy lực lượng của đội ứng phó sự cố hóa chất cấp cơ sở để

triển khai thực hiện việc ứng cứu kịp thời. Đơn vị cơ sở chịu trách nhiệm huy

động lực lượng và thực hiện các biện pháp xử lý nói trên.

Trường hợp sự cố hóa chất vượt quá khả năng của cơ sở, nguồn lực tại

chỗ không đủ khả năng tự ứng cứu thì chủ cơ sở phải kịp thời báo cáo Ban chỉ

đạo ứng phó sự cố hóa chất (ƯPSCHC) cấp tỉnh. Tuy nhiên, ở cấp độ này thì

Chủ cơ sở xảy ra sự cố hóa chất chịu trách nhiệm chỉ huy hiện trường cho tới

khi lực lượng ứng cứu cấp tỉnh tiếp quản.

+ Các sự cố tràn đổ hóa chất nhưng không cháy tại các đơn vị kinh doanh,

sử dụng hóa chất trên địa bàn như: Formaldehyde, Acide Sulfurique, Sodium Hydroxyde, Toluene, Javen, Methanol, Ethanol, Sodium Carbonate, Hydrogen Peroxide, Lưu huỳnh ...

+ Sự cố tràn đổ, rò rỉ xăng dầu, LPG quy mô nhỏ dưới 200 kg.

- Cấp 2 (cấp khu vực)

Trường hợp sự cố hóa chất gây nên những nguy hiểm nhất định đối với

tính mạng, tài sản và môi trường (cháy, nổ nhỏ, nhiễm độc hóa chất,...). Để

kiểm soát được các tình huống này, ngoài việc triển khai các biện pháp ứng cứu

bằng lực lượng ứng cứu tại chỗ của các cơ sở còn phải có sự phối hợp, hỗ trợ

ứng cứu của các lực lượng, phương tiện sẵn có gần kề khu vực xảy ra sự cố theo

các phương án đã thỏa thuận trước.

Trong trường hợp vượt quá khả năng ứng cứu của cơ sở hoặc của các khu

công nghiệp, cụm công nghiệp thì Ban chỉ đạo ƯPSCHC cấp tỉnh tổ chức ứng

cứu theo kế hoạch, đồng thời đề xuất huy động khẩn cấp nguồn lực cần thiết của

các khu vực trong tỉnh và phối hợp các đơm vị bên ngoài để ứng cứu nhằm sớm

ứng phó sự cố, tránh gây các hậu quả nghiêm trọng.

Các trường hợp có nguy cơ xảy ra sự cố ở mức độ này:

+ Sự cố tràn đổ, rò rỉ xăng dầu, LPG quy mô từ 200 kg trở lên đến dưới cấp

3.

Page 47: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

47

+ Sự cố cháy, nổ xe bồn chứa xăng, dầu, tràn đổ, rò rỉ các loại hóa chất

như: Formaldehyde, Acide Sulfurique, Sodium Hydroxyde, Methanol, Toluen, Lưu huỳnh, Sodium Carbonate, Hydrogen Peroxide và các loại hóa chất ít nguy

hại khác trên đường vận chuyển.

+ Sự cố cháy, nổ tại các cửa hàng kinh doanh xăng, dầu, cửa hàng kinh

doanh gas, sự cố cháy nổ kho chứa…

- Cấp 3 (cấp quốc gia)

Trường hợp sự cố hóa chất gây nên mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với

cuộc sống con người, môi trường hoặc có khả năng gây thiệt hại toàn bộ công

trình (chết người, cháy lớn, nổ lớn...). Tình huống này có thể xuất hiện ngay lập

tức hoặc xuất phát từ các tình huống, sự cố thấp hơn do không kiểm soát được

và phát triển theo xu hướng ngày càng xấu và trở nên nghiêm trọng. Khi mức độ

nguy hiểm vượt quá khả năng ứng phó của Ban chỉ đạo ƯPSCHC cấp tỉnh, Uỷ

ban nhân dân tỉnh kịp thời báo cáo để Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm Cứu nạn trực

tiếp chỉ đạo, báo cáo Chính phủ để chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp tổ

chức ứng phó.

Các trường hợp có nguy cơ xảy ra sự cố ở mức độ này: Tại các trạm nạp

LPG vào chai; Kho chứa xăng, dầu trên địa bàn; cháy lớn, lan rộng tại các nhà

máy có sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất với khối lượng lớn.

Bảng 5. Phân cấp tình huống xử lý sự cố hóa chất

Tình huống

Phân loại

Tình huống

khác thường

Tình trạng khẩn

cấp Thảm họa

Cấp 1 (cơ sơ)

Cấp 2 (cấp

tỉnh)

Cấp 3 (quôc

gia)

Đơn vi tác

nghiệp

Chu cơ sở tự

xử lý

Ban chi đao

ƯPSCHC câp tinh

chi đao cac đơn vi

va lực lượng sẵn

có trong khu vực.

Chủ cơ sở phối

hợp.

Ban chỉ

đạo

ƯPSCHC

cấp tỉnh.

Chính phủ,

cac Bô ban

nganh, Uỷ

ban Quốc gia

Tìm kiếm

Cứu nạn

Page 48: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

48

1. Các kịch bản sự cố hóa chất lớn có thể xảy ra (sự cố cháy nổ, rò rỉ, tràn

đổ hóa chất,...) và biện pháp phòng ngừa

a. Kịch bản xảy ra sự cố khi vận chuyển hóa chất

* Nguyên nhân gây sự cố:

- Cháy nổ xảy ra do phát sinh ma sát, do va đập sinh nhiệt gây cháy nổ

hoặc do xếp các loại hoá chất không tương thích ở gần nhau.

- Cháy nổ xảy ra do nhiệt độ môi trường khá cao, gây nên hiện tượng tự

bốc cháy.

- Tràn đổ, rò rỉ trong quá trình vận chuyển, do xếp các hoá chất chồng lên

nhau gây nghiêng đổ, do tai nạn giao thông,…

* Biện pháp phòng ngừa:

Vận chuyển hóa chất nguy hiểm, ngoài việc phải tuân thủ những nguyên

tắc về an toàn giao thông còn phải tuân theo các các nguyên tắc sau:

- Các doanh nghiệp tham gia vào vận chuyển hóa chất nguy hiểm phải có

các loại giấy phép hợp lệ.

- Trước khi vận chuyển hay giao nhận chất nguy hiểm để chuyển ra bên

ngoài, phải được đóng gói và dán nhãn theo đúng quy định.

- Đơn vị nào dùng xe của mình để vận chuyển hóa chất nguy hiểm ở bên

ngoài thì cũng phải tuân thủ nghiêm túc những quy định chung.

- Chất nguy hại nên được vận chuyển trong thùng chứa an toàn và chắc

chắn trên tuyến đường vận chuyển. Tất cả các chất chở nên được sắp xếp gọn

gàng và buộc chặt để tránh sự di chuyển tự do.

- Những loại xe chở chất nguy hại thuộc nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 7 (quy

định tại Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 09/11/2009 quy định danh mục hàng

nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới

đường bộ) nên đáp ứng đủ yêu cầu đã được phê chuẩn.

Xe bồn chở chất nguy hại phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Vỏ bồn chứa nên làm bằng kim loại có khả năng thích ứng với môi

trường bên ngoài (tự nhiên) tốt trong khi chuyên chở hàng.

- Thùng chứa nên có cấu trúc thỏa mãn tiêu chuẩn kỹ thuật đã được sự chấp

nhận chung trên thế giới.

- Kết cấu và thiết kế của bồn chứa cần chú ý về khả năng chịu nhiệt, áp lực,

tải trọng tác dụng.

Page 49: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

49

- Các thiết bị hỗ trợ như van an toàn, kỹ thuật sắp xếp hợp lý, phương án

bảo vệ an toàn chống lại những rủi ro gây nguy hiểm trong quá trình vận

chuyển.

- Mỗi thùng chứa được chia khu để thuận tiện cho việc sắp xếp khối lượng

hàng lớn và dễ cho công tác kiểm tra.

- Tất cả các thùng chứa có liên hệ nên được làm dấu nổi bật và dây buộc

chúng nên là vật liệu phù hợp.

- Vỏ thùng chứa được kiểm tra 2 lần và kiểm định của cơ quan chuyên

môn.

+ Lần đầu tiên kiểm tra là trước khi đưa vào sử dụng.

+ Sau đó, xem xét định kỳ ba năm một lần.

b. Sự cố liên quan đến LPG

Tình huống nổ bồn, bình, đường ống LPG, khí nén: Sự cố rò rỉ, cháy nổ

kho chứa gas có thể xảy ra bất cứ vị trí nào trong toàn bộ hệ thống công nghệ

nhập/xuất và bất kỳ thời gian nào trong ngày. Các tình huống nổ bồn, bình,

đường ống LPG, khí nén nếu xảy ra sẽ rất nguy hiểm.

* Các nguyên nhân chính dẫn đến nổ bồn chứa LPG:

- Bồn cũ, không được bảo quản, bảo dưỡng, kiểm định đúng quy định.

- Nhập vượt quá dung tích bồn trong khi các thiết bị kiểm soát, mà trước

hết là van an toàn không hoạt động hoặc có hoạt động nhưng tốc độ nhập lớn

hơn khả năng xả của van làm áp lực trong bồn tăng quá sức chịu của bồn.

- Nhiệt độ bên ngoài bồn tăng cao và nhanh (ví dụ bị cháy bên ngoài bồn)

làm nhiệt độ trong bồn cũng tăng cao, gây tăng áp lực đột ngột, đồng thời các

các thiết bị kiểm soát mà trước hết là van an toàn không hoạt động hoặc có hoạt

động nhưng tốc độ tăng nhiệt và áp suất lớn hơn khả năng xả của van làm áp lực

trong bồn tăng quá sức chịu của bồn.

- Nguyên nhân nổ bình LPG đang chiết nạp thường cũng do nhiệt độ bên

ngoài tăng (do cháy trong khu vực) làm nhiệt độ và áp suất trong bình tăng

nhanh, đồng thời van an toàn đầu bình lại không hoạt động tốt nên áp lực khi

tăng quá sức chịu đựng của vỏ bình sẽ phát nổ. Các van an toàn tốt là các van

khi áp lực bên trong bình tăng tới 26 kG/cm2 thì lò-xo chốt chặn sẽ mở để xả áp

bên trong bình. Lúc này lưu ý hậu quả cháy do có lượng LPG thoát ra gặp lửa

bên ngoài sẽ làm đám cháy lớn hơn.

Page 50: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

50

- Đường ống LPG cũng có thể bị nổ nếu gặp lửa cháy bên ngoài mà các van

chặn 2 đầu không mở, gây tăng nhiệt độ và áp suất trong đường ống quá sức

chịu tải của vỏ ống sẽ gây nổ.

- Bình khí nén cũng có thể nổ do bình cũ không được kiểm tra, kiểm định

bảo dưỡng đúng quy định; máy nén hoạt động không được kiểm soát trong khi

các thiết bị kiểm soát an toàn trên máy nén và bình khí nén không hoạt động tốt.

- Vô tình hay cố ý sử dụng nguồn lửa (diêm, bật lửa, hút thuốc lá, thắp

hương thờ cúng chỗ cấm lửa...) ở nơi có vật liệu dễ bắt cháy (nguồn/chỗ chứa

hoá chất, các chất thải có dính dầu mỡ...).

- Sử dụng các nguồn phát sinh tĩnh điện hay tia lửa điện (các thiết bị vô

tuyến, điện tử, đèn,... không chống nổ, quần áo bảo hộ không đúng quy cách

chống tĩnh điện).

- Các thiết bị nối mát (mass), nối đất không tốt (điện trở cao hơn mức cho

phép).

- Do va chạm phát sinh lửa như xe bồn, xe tải đâm va trong kho.

- Khi nạp hoặc xuất LPG từ bồn chứa và xe bồn: Hệ thống ống mềm bị lỗi

dẫn đến tuột hoặc đứt làm rò rỉ khí gas. Nguồn khí gas này có thể bắt lửa gây

cháy làm tăng nhanh nhiệt độ bồn chứa dẫn tới tăng áp đột ngột có thể dẫn tới

nổ bồn.

* Các biện pháp phòng ngừa:

- Trang bị đầy đủ, đúng chủng loại các thiết bị của hệ thống công nghệ và

các thiết bị giám sát.

- Lập kế hoạch và thực hiện kiểm tra thường xuyên và định kỳ tất cả các

thiết bị theo đúng quy định nhà nước, hướng dẫn của nhà sản xuất. Đặc biệt cần

có kế hoạch thực hiện việc kiểm tra các trang thiết bị điện bao gồm cả điện động

lực và điện chiếu sáng để ngăn chặn các khả năng chập điện trong các động cơ,

trên dây dẫn qua các khu vực nguy hiểm.

- Sửa chữa ngay tất cả các thiết bị khi phát hiện hư hỏng. Tuyệt đối không

vận hành hệ thống tại khu vực có phát hiện hư hỏng mà chưa có biện pháp bổ

sung ngăn ngừa sự cố hữu hiệu.

c. Rò rỉ, tràn đổ hóa chất trong quá trình sử dụng

Các cơ sở sử dụng các loại hóa chất như axit, bazơ, clorin... rất dễ xảy ra

tràn đổ, rò rỉ ảnh hưởng đến môi trường.

* Nguyên nhân gây sự cố:

Page 51: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

51

- Trong quá trình thao tác vận hành có sơ suất, sai sót để văng bắn hoá

chất vào người.

- Trong khi nhập các loại hoá chất do thao tác không đảm bảo quy định về

an toàn dẫn đến xảy ra sự cố, ví dụ như: Khi hạ các phuy axit từ phương tiện vận

chuyển xuống, nếu không cẩn thận sẽ bị đổ vào người, nắp phuy có thể bị bung

làm văng bắn axit ra xung quanh.

- Do quá trình bảo quản không cẩn thận làm hư hỏng thiết bị, bao bì lưu

chứa...

- Rò rỉ trong dây chuyền công nghệ sản xuất do các mối nối, các roang

đệm bị hở.

Khi xảy ra các sự cố trên thì ở một mức độ nhất định có thể gây thương

tích cho người và hư hại tài sản, máy móc thiết bị,…

* Các biện pháp phòng ngừa:

- Quá trình thao tác nhập, xuất hóa chất cần phải được thực hiện một cách

cẩn thận, đúng quy trình.

- Các thiết bị, dụng cụ lưu chứa phải phù hợp với từng loại hóa chất và

phải được kiểm tra thường xuyên.

- Bảo quản, lưu chứa các hóa chất phải đảm bảo các điều kiện về thiết bị,

bao bì lưu chứa; kho chứa; phương pháp sắp xếp; điều kiện về nhiệt độ, áp suất

để tránh gây rò rỉ.

2. Dự báo tình huống, diễn biến của các nguy cơ xảy ra sự cố để lựa chọn

phương án ứng cứu tương ứng và phù hợp

a. Dự báo tình huống, diễn biến sự cố rò rỉ, tràn đổ và cháy nổ hóa chất khi vận

chuyển bằng đường bộ

* Tình huống 1: Xe chở 1 tấn axit Clohiđric nhập hàng từ Công ty Cổ phần

hóa chất Việt Trì - Phú Thọ nhập cho Công ty cổ phần bia Hà Nội - Quảng Trị

va chạm, gây lật đổ xe tại thị trấn Gio Linh, làm tràn đổ 5 can axit với khối

lượng 150kg ra mặt đường.

* Tình huống 2: Xe bồn 35m3 của Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí Miền

Nam - Chi nhánh Vtgas nhập hàng từ kho LPG Dung Quất xảy ra tai nạn, lật đổ

và gây cháy nổ thành quả cầu lửa tại cầu Đông Hà, TP Đông Hà.

* Tình huống 3: Xe bồn chở Metanol với khối lượng 20 tấn Metanol/xe bồn

nhập hàng từ Công ty cổ phần hóa chất miền Bắc nhập cho Nhà máy sản xuất

Formanldehyde (CTCP gỗ MDF VRG Quảng Trị) va chạm gây lật đổ tại thị trấn

Gio Linh, làm tràn đổ, va chạm với nguồn lửa gây cháy nổ”.

Page 52: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

52

b. Dự báo tình huống, diễn biễn sự cố rò rỉ, cháy nổ trạm sang chiết gas

* Tình huống 1: Trong quá trình sang chiết, phát hiện ra sự cố rò rỉ từ mối

nối đường ống dẫn LPG từ bồn chứa qua các bình chứa gas.

* Tình huống 2:Xe bồn 35m3 LPG nhập hàng cho Công ty Cổ phần Kinh

doanh Khí Miền Nam - Chi nhánh Vtgas. Do bất cẩn nên xe bồn đã va chạm với

đường ống công nghệ của trạm sang chiết gas.

* Tình huống 3: Cháy nổ bồn chứa 50 tấn gas của Công ty Cổ phần Kinh

doanh Khí Miền Nam - Chi nhánh Vtgas.

c. Dự báo tình huống, diễn biễn sự cố rò rỉ, tràn đổ hóa chất các cơ sở sản xuất,

kinh doanh có sử dụng hóa chất

* Tình huống 1: Trong quá trình sản xuất, sử dụng Metanol của CTCP gỗ

MDF VRG Quảng Trị đã xảy ra sự cố rò rỉ, tràn đổ 02 bồn chứa hóa chất, có

dung tích 175 tấn Metanol/01 bồn chứa (ngưỡng Metanol lớn nhất tại một thời

điểm của 02 bồn chứa là 300 tấn Metanol) tràn đổ với diện tích là 10 m2.

* Tình huống 2: Trong quá trình sản xuất, sử dụng Metanol của CTCP gỗ

MDF VRG Quảng Trị đã xảy ra sự cố rò rỉ, tràn đổ 02 bồn chứa hóa chất, có

dung tích 175 tấn Metanol/01 bồn chứa (ngưỡng Metanol lớn nhất tại một thời

điểm của 02 bồn chứa là 300 tấn Metanol) tràn đổ trên diện rộng và có nguy cơ

tiếp xúc với nguồn gây cháy, nổ.

d. Sự tác động của sự cố hóa chất đối với môi trường và sức khỏe con người

Khi sự cố hóa chất xảy ra, nếu kết hợp với điều kiện về địa lý, địa hình, khí

tượng thủy văn và các điều kiện về kinh tế - xã hội (giao thông, nguồn cấp

nước…) không thuận lợi cho việc ứng phó sẽ gây ra việc khó kiểm soát mức độ,

phạm vi sự cố. Một khi sự cố không kiểm soát được sẽ tác động

mạnh đến con người và môi trường xung quanh nơi xảy ra sự cố, mức độ tác

động là khác nhau, phụ thuộc vào loại hóa chất, khối lượng, nồng độ và mức độ

sự cố xảy ra,…

- Đối với môi trường xung quanh: Hóa chất diệt cả những côn trùng hữu

ích cho con người, có thể làm biến đổi thế cân bằng tự nhiên của hệ sinh thái

gây ô nhiễm đất, nước, không khí. Một số hóa chất tồn dư lâu, không bị phân

hủy trong đất và trong nước có thể làm cho động vật, cây trồng sống ở đó bị

nhiễm lâu dài, con người ăn các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi bị

nhiễm hóa chất hàng ngày một cách gián tiếp, lâu ngày sẽ có hại cho sức khỏe.

- Đối với con người: Cơ thể con người bị nhiễm độc hóa chất biểu hiện ở

nhiều mức độ như là giảm sức khỏe, gây rối loạn hoạt động ở hệ thần kinh, tim

mạch, tiêu hóa hô hấp, bài tiết, gây các tổn thương bệnh lý ở các cơ quan từ

mức độ nhẹ đến nặng thậm chí tàn phế hoặc tử vong. Theo tính chất tác động

của hóa chất trên cơ thể con người có thể phân loại theo các nhóm sau đây: Kích

Page 53: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

53

thích gây khó chịu, gây dị ứng, gây ngạt, gây mê và gây tê, tác động đến hệ

thống các cơ quan chức năng, gây ung thư, hư bào thai, ảnh hưởng đến các thế

hệ tương lai (đột biến gien), bệnh bụi phổi.

3.Xây dựng các kế hoạch ứng phó với các kịch bản sự cố hóa chất lớn đã

được chỉ ra (quy trình ứng phó sự cố hóa chất: Tiếp nhận thông tin, đánh

giá tình hình, triển khai hoạt động ứng phó, tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu nạn

nhân, sơ tán dân,…)

a. Quy trình chung khi tiến hành ứng cứu sự cố hóa chất

Khi sự cố xảy ra, mục tiêu đầu tiên luôn là ngăn chặn lập tức sự cố hóa

chất, an toàn cho con người luôn được đặt lên hàng đầu trong suốt quá trình ứng

cứu. Ngoài ra, vấn đề nguồn tài nguyên môi trường cũng sẽ được cân nhắc khi

lựa chọn kỹ thuật ứng cứu, trang thiết bị và quy trình ứng cứu. Một quy trình

ứng cứu sự cố rò rỉ, tràn đổ, cháy nổ hóa chất gồm các bước sau:

- Phong tỏa tại hiện trường, đảm bảo an toàn và an ninh

- Khống chế nguồn tràn hóa chất

- Tiến hành quan trắc, đánh giá sự cố

- Thực hiện các thủ tục thông báo

- Huy động và triển khai các nguồn ứng cứu tại hiện trường (nếu có)

- Huy động/khởi động các nguồn ứng cứu từ các cơ quan chức năng

- Tiến hành các hoạt động gom hóa chất bằng phương pháp cơ học

- Dự đoán hướng di chuyển của vệt hóa chất, xác định các khu vực

nhạy cảm có thể bị ảnh hưởng

- Tiến hành các biện pháp bảo vệ các nguồn nhạy cảm

- Tiến hành các hoạt động làm sạch bằng phương pháp sinh học, cơ học

- Thu gom và tồn chứa các chất thải

- Xử lý các chất thải

- Tiến hành các hoạt động phục hồi môi trường

- Tiến hành các hoạt động thu hồi các nguồn ứng cứu

- Đánh giá tác động môi trường của sự cố

- Tiến hành chương trình khảo sát và lấy mẫu

- Giải quyết các vấn đề khiếu nại liên quan đến sự cố, công tác đền bù.

b. Kế hoạch ứng phó sự cố rò rỉ, tràn đổ, cháy nổ hóa chất khi vận chuyển bằng

đường bộ

* Tình huống 1: Xe chở 1 tấn axit Clohiđric (HCl) nhập hàng từ Công ty

Cổ phần hóa chất Việt Trì - Phú Thọ nhập cho Công ty cổ phần bia Hà Nội -

Quảng Trị va chạm, gây lật đổ xe tại thị trấn Gio Linh, làm tràn đổ 5 can axit với

Page 54: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

54

khối lượng 150kg ra mặt đường (sự cố chỉ gây đổ axit ra mặt đường, không gây

cháy nổ).

Kế hoạch ứng phó:

Lực lượng câp cơ sơ (nhân viên ap tai hang hoa, lai xe, can bộ trưc tiêp tham gia vân chuyên).

Lực lượng ứng phó cơ sở đánh giá tình hình diễn biến của sự cố, tình hình ứng cứu khẩn cấp. Liên lạc và yêu cầu đơn vị bên ngoài phối hợp, bao gồm:

- Công an và UBND thị trấn Gio Linh: Giúp phong tỏa hiện trường tràn đổ hóa chất, ngăn chặn người dân đi vào khu vực tràn đổ, huy động lực lượng địa

phương tham gia công tác thu gom lượng hóa chất tràn đổ. - Canh sát giao thông: Chặn các tuyến đường Quốc lộ, tỉnh lộ, không cho

người không có nhiệm vụ di chuyển về khu vực xảy ra sự cố.

- Sở Tài nguyên và Môi trường: Đưa ra phương án xử lý hóa chất tràn đổ, giám sát việc thu gom và làm sạch môi trường khu vực tràn đổ.

* Tình huống 2: Xe bồn 35m3 của Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí Miền

Nam - Chi nhánh Vtgas nhập hàng từ kho LPG Dung Quất xảy ra tai nạn, lật đổ

và gây cháy nổ thành quả cầu lửa tại cầu Đông Hà, TP Đông Hà.

Kế hoạch ứng phó:

- Khi xảy ra sự cố, chủ phương tiện phải tìm cách báo cho người đi đường

biết, đồng thời nhờ người giúp đỡ, thông tin đến Ban chỉ đạo ứng phó sự cố hóa

chất cấp tỉnh, theo chức năng nhiệm vụ được phân công, các đơn vị sẽ triển khai

công tác ứng phó như sau:

- Công an phường (phường 1, phường 2, Đông Thanh, Đông Giang);

UBND các phường: Phong tỏa hiện trường, không cho người dân vào khu vực

sự cố, yêu cầu các đơn vị lân cận như Ban quản lý Chợ Đông Hà, Khách sạn Sài

gòn Đông Hà, cảng Đông Hà huy động thêm phương tiện, lực lượng tham gia

ứng cứu.

- Canh sát giao thông: Chặn các tuyến đường Quốc lộ, tỉnh lộ, không cho

người không có nhiệm vụ di chuyển về khu vực xảy ra sự cố.

- Canh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ (CNCH):

+ Triển khai ngay phương án phòng cháy, chữa cháy.

+ Phân bổ lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp và các lực lượng chữa cháy

hỗ trợ sao cho phù hợp với tình hình thực tế.

+ Sử dụng trang phục bảo hộ cá nhân đảm bảo không bị phơi nhiễm đạt

các tiêu chuẩn về an toàn, có tính bảo vệ cao và dễ sử dụng.

+ Sau khi ứng cứu xong yêu cầu kiểm tra lại hiện trường và điều tra

nguyên nhân xảy ra cháy.

Page 55: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

55

- Lực lượng Y tế: Kiểm tra sức khỏe toàn bộ người ra khỏi khu vực chịu

ảnh hưởng, đặt điểm sơ cứu hiện trường.

- Lực lượng Tài nguyên và Môi trường: Giám sát nồng độ hóa chất tại

vành đai cách ly, kịp thời báo cáo ngay cho Trưởng ban chỉ đạo để có hướng xử

lý.

* Tình huống 3: Xe bồn chở Metanol với khối lượng 20 tấn Metanol/xe bồn

nhập hàng từ Công ty cổ phần hóa chất miền Bắc nhập cho Nhà máy sản xuất

Formanldehyde (CTCP gỗ MDF VRG Quảng Trị) va chạm gây lật đổ tại thị trấn

Gio Linh, làm tràn đổ, va chạm với nguồn lửa gây cháy nổ”.

Kế hoạch ứng phó:

Cũng như các tình huống 1 và tình huống 2. Ngoài công tác triển khai ứng

cứu sự cố cấp khu vực còn phải báo cáo với các bộ, ban, ngành Trung ương như

Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Uỷ ban Quốc gia

tìm kiếm Cứu nạn.

c. Kế hoạch ứng phó sự cố rò rỉ, cháy nổ trạm sang chiết gas

* Tình huống 1: Trong quá trình sang chiết, phát hiện ra sự cố rò rỉ từ mối

nối đường ống dẫn LPG từ bồn chứa qua các bình chứa gas.

Kế hoạch ứng phó:

- Khi phát hiện xảy ra sự cố, người phát hiện ngay lập tức báo động để

thông báo cho những người xung quanh biết, đồng thời báo gấp cho Ban chỉ huy

ứng phó sự cố hóa chất của công ty, giám đốc công ty, trưởng phòng hành chính.

Ban chỉ huy ứng phó sự cố hóa chất của công ty chỉ đạo ứng phó sự cố theo

Kế hoạch/Biện pháp ứng phó sự cố hóa chất được phê duyệt như kiểm tra vị trí

rò rỉ, đồng thời tìm cách ngăn chặn hiện trượng rò rỉ, ngăn chặn mọi nguồn đánh

lửa.

* Tình huống 2: Xe bồn 35m3 LPG nhập hàng cho Công ty Cổ phần Kinh

doanh Khí Miền Nam - Chi nhánh Vtgas. Do bất cẩn nên xe bồn đã va chạm với

đường ống công nghệ của trạm sang chiết gas.

Kế hoạch ứng phó:

Khi phát hiện ra sự cố, đơn vị phải sử dụng lực lượng ứng phó sự cố hóa

chất cơ sở để xử lý sơ bộ, hạn chế tối đa thiệt hại, đồng thời báo cho Ban chỉ đạo

ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh để xử lý.

Căn cứ vào quy chế phối hợp ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh, các cơ

quan, ban, ngành, các lực lượng liên quan triển khai các phương án ứng cứu cụ

thể (dưới sự điều động, chỉ huy của Ban chỉ đạo ứng phó sự cố hóa chất tỉnh).

Page 56: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

56

* Tình huống 3: Cháy nổ bồn chứa 50 tấn gas của Công ty Cổ phần Kinh

doanh Khí Miền Nam - Chi nhánh Vtgas.

Cũng như các tình huống 1 và tình huống 2. Ngoài công tác triển khai ứng

cứu sự cố cấp khu vực còn phải báo cáo với các bộ, ban, ngành Trung ương như

Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Uỷ ban Quốc gia

tìm kiếm Cứu nạn.

Kế hoạch ứng phó đối với tình huống 2 và 3:

Sau khi nhận được tin báo sự cố, các lực lượng triển khai kế hoạch ứng phó

như sau:

- Sở Công Thương:

+ Sở Công Thương có trách nhiệm thông tin đầy đủ cho các cơ quan liên

quan để triển khai kế hoạch ứng cứu đồng thời thông báo và tham vấn ý kiến Ủy

ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Bộ Công Thương, Quân khu 4 và đề nghị hỗ trợ

khi cần thiết, báo cáo UBND tỉnh để xem xét, chỉ đạo.

+ Tham mưu cho lực lượng cứu nạn xử lý sự cố hóa chất.

- Lực lượng Cảnh sát PCCC: Nhận được tin báo cháy, chiến sĩ trực đánh

kẻng tập trung lực lượng phương tiện chữa cháy khu vực đến cơ sở xảy ra sự cố:

tiến hành trinh sát và nhận định tình hình đám cháy; quyết định các biện pháp và

phương pháp cứu người, tài sản; quyết hướng tấn công chính các khu vực ngăn

chặn cháy lan và bố trí lực lượng phương tiện.

+ Xác định số người bị nạn còn mắc kẹt lại trong đám cháy không và đưa

họ ra ngoài.

+ Dự báo diện tích của đám cháy, khả năng cháy lan sang các khu vực lân

cận.

+ Xác định hướng tiếp cận đám cháy thuận lợi nhất, xác định khu vực cần

bảo vệ.

+ Triên khai công tác cứu người bị nạn.

+ Sau khi đám cháy được dập tắt phải kiểm tra lại nếu không thấy dấu hiệu

cháy lại mới thu dọn phương tiện.

- Sở Tài nguyên và Môi trường:

+ Sử dụng trang thiết bị, phương tiện, máy móc để xác định nguy cơ độc

hại của sản phẩm cháy, khói, bụi thoát ra từ khu vực cháy để đề xuất với Ban chỉ

đạo chỉ có biện pháp an toàn bảo vệ lực lượng chữa cháy.

+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng, đưa ra các biện pháp xử lý

chất thải nguy hại đối với các hóa chất tràn đổ đã được thu gom.

Page 57: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

57

+ Chủ trì xây dựng phương án khắc phục các ảnh hưởng lâu dài của sự cố

hóa chất, có kế hoạch quan trắc, giám sát môi trường. Thông báo với Trưởng

ban sau khi môi trường đã an toàn cho nhân dân khu vực bị ảnh hưởng.

- Công an tỉnh:

+ Phân luồng giao thông chống ùn tắc đường trên đoạn đường, tham gia

cứu người cứu tài sản, bảo vệ tài sản và đảm bào an ninh trật tự.

+ Phối hợp Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh thiết lập các chốt không cho người

không phận sự vào khu vực cách ly.

+ Phối hợp điều tra kết luận nguyên nhân gây ra sự cố.

- Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh:

+ Phối hợp Công an tỉnh thiết lập các chốt không cho người không phận sự

vào khu vực cách ly.

+ Tổ chức hướng dẫn, sơ tán dân trong vùng cách ly, khoanh vùng nguy

hiểm, thực hiện các biện pháp phòng, chống, tiêu tẩy ban đầu, tham gia tìm kiếm

cứu nạn, khắc phục hậu quả.

- Lực lượng y tế:

+ Tổ chức sơ cứu người bị nạn.

+ Đối với những nạn nhân bị thương nặng, khẩn trương vận chuyển đến cơ

sở y tế có đủ phương tiện, máy móc, thuốc để cứu chữa.

d. Kế hoạch ứng phó sự cố rò rỉ, tràn đổ hóa chất các cơ sở sản xuất, kinh doanh

có sử dụng hóa chất

* Tình huống 1: Trong quá trình sản xuất, sử dụng Metanol của CTCP gỗ

MDF VRG Quảng Trị đã xảy ra sự cố rò rỉ, tràn đổ 02 bồn chứa hóa chất, có

dung tích 175 tấn Metanol/01 bồn chứa (ngưỡng Metanol lớn nhất tại một thời

điểm của 02 bồn chứa là 300 tấn Metanol) tràn đổ với diện tích là 10 m2.

Kế hoạch ứng phó:

- Khi phát hiện xảy ra sự cố, người phát hiện ngay lập tức báo động để

thông báo cho những người xung quanh biết, đồng thời báo gấp cho ban chỉ huy

ứng phó sự cố hóa chất của công ty, giám đốc công ty, trưởng phòng hành chính.

Ban chỉ huy ứng phó sự cố thông báo cho đội ứng phó sự cố của công ty và qua

hệ thống loa phóng thanh thông báo cho toàn thể nhân viên và những người có

mặt trong khu vực nhà máy biết để có kế hoạch ứng cứu và sơ tán nếu cần thiết.

- Cách ly người và tài sản với khu vực xảy ra sự cố.

Page 58: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

58

- Treo biển báo rò rỉ hóa chất tại nơi xảy ra rò rỉ, nghiêm cấm ra vào khu

vực rò rỉ, chỉ những người có trách nhiệm được trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ

gồm găng tay, ủng, tạp giề, kính mắt phòng độc tương ứng mới được vào khu

vực.

- Tìm mọi cách để ngăn chặn nguồn rò rỉ. Làm thông thoáng khu vực xảy

ra sự cố.

- Thực hiện các biện pháp thu hồi, thấm hút lượng hóa chất đã phát tán ra

ngoài. Sau đó dùng nước rửa sạch khu vực hóa chất tràn đổ; thu dọn, phân loại

chất thải nguy hại và làm sạch môi trường.

* Tình huống 2: Trong quá trình sản xuất, sử dụng Metanol của CTCP gỗ

MDF VRG Quảng Trị đã xảy ra sự cố rò rỉ, tràn đổ 02 bồn chứa hóa chất, có

dung tích 175 tấn Metanol/01 bồn chứa (ngưỡng Metanol lớn nhất tại một thời

điểm của 02 bồn chứa là 300 tấn Metanol) tràn đổ trên diện rộng và có nguy cơ

tiếp xúc với nguồn gây cháy, nổ.

Kế hoạch ứng phó:

Đối với tình huống này, phương án ứng phó như tình huống 1. Tuy nhiên,

phải thông báo ngay cho Ban chỉ đạo ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh để có

phương án ứng phó kịp thời. Ban chỉ đạo ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh sẽ báo

cáo lên Bộ Công Thương và Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn nếu nhận thấy

sự cố nghiêm trọng vượt khỏi tầm kiểm soát. Tùy theo cấp độ xảy ra sự cố, kế

hoạch ứng phó gồm các quá trình sau:

Bảng 6. Kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất

TT Quá trình Kế hoạch ứng phó

I Phối hợp nội bộ

1 Người phát hiện

Nhận biết được các thông tin sự cố: Sự cố xảy ra ở đâu? Hóa chất xảy ra sự cố?

Rò rỉ ở đâu? Mức độ rò rỉ?

Có sự cố cháy nổ không? Số người bị thương?

- Thông báo cho mọi người trong khu vực xảy ra sự cố;

- Gọi điện và thông báo phòng trực ban và ban giám đốc của Công ty;

- Báo cáo lại cho thủ trưởng đơn vị tình hình sự cố hóa chất rò rỉ hiện tại;

- Tham gia hành động ứng cứu khẩn cấp (nếu thuộc lực lượng cứu hộ và

Page 59: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

59

xử lý sự cố cơ sở) hoặc trở về vị trí

làm việc của mình; - Nhận sự sắp xếp nhiệm vụ từ cấp

trên.

2 Người trực ban

Thông báo tình huống khẩn cấp cho

mọi người, bộ phận liên quan trong công ty theo quy trình thông báo tin

khẩn cấp, yêu cầu mọi người thực hiện đúng theo quy trình ứng cứu sự

cố khẩn cấp.

3 Người chỉ huy ứng phó sự cố của đơn vị

- Yêu cầu mở các van nước cần thiết, sử dụng hệ thống nước cứu hỏa nếu

cần. - Thiết lập trung tâm đội ứng cứu

khẩn cấp. Đóng vai trò là người chỉ đạo.

Cách xa khu vực xảy ra sự cố một khoảng cách an toàn. - Sử dụng nhận lực hiện có tại khu

vực. - Yêu cầu sơ tán những người trong

vùng ảnh hưởng. - Yêu cầu nhóm phụ trợ tháo dỡ kết

cấu (khi cần thiết). - Tổ chức sơ cứu và đưa người bị

thương đi cấp cứu. - Thông báo và xin chỉ thị từ cấp lãnh

đạo. - Sau khi khắc phục xong:

+ Yêu cầu kiểm tra lại hiện trường xảy ra sự cố.

+ Yêu cầu giữ nguyên hiện trường để tiến hành điều tra sau đó (nếu cần). + Thuê đơn vị có chức năng đến đo

kiểm nồng độ hóa chất trong môi trường làm việc và môi trường xung

quanh. Báo cáo lại tình hình cho lãnh đạo

công ty

4 Bộ phận an toàn trong công ty

- Cử nhân viên đến hiện trương theo

dõi và khắc phục sự cố. - Đảm bảo luôn giữ liên lạc với các

đơn vị ứng cứu. - Đưa ra tư vấn cần thiết.

Page 60: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

60

- Thông báo tình hình sự cố về phòng

trung tâm để mọi người nắm được và có biện pháp xử lý (nếu cần).

- Tham gia vào hướng dẫn sư tán.

5 Các đội ứng phó sự cố, PCCC trong công ty

- Nghe theo mệnh lệnh của người chỉ huy

II Phối hợp với các đơn vị bên ngoài

1 Người chỉ huy ứng phó sự cố

của đơn vị

- Nắm rõ tình hình sự cố để chỉ đạo các bộ phận liên quan.

- Đánh giá đúng tình hình ứng cứu trường hợp khẩn cấp.

- Yêu cầu sự trợ giúp của các đơn vị

bên ngoài (nếu cần thiết).

- Giao lại trách nhiệm cho chỉ huy

đội ứng cứu chuyên nghiệp khi họ đã

đến, đóng vai trò tham mưu cho lực

lượng ứng cứu chuyên nghiệp

2 Ban chỉ đạo ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh

- Khi đến cổng công ty/cơ sở sẽ được

hướng dẫn đến vị trí xảy ra sự cố. - Thực hiện triển khai ứng cứu tại các

khu vực cụ thể.

3 Công an PCCC&CNCH

- Chịu trách nhiệm chỉ huy chữa cháy

với sự tư vấn của chỉ huy chữa cháy công ty.

- Phân bổ lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp và các lực lượng chữa

cháy hỗ trợ sao cho phù hợp với tình hình thực tế. - Sau khi ứng cứu xong yêu cầu kiểm

tra lại hiện trường và điều tra nguyên

nhân xảy ra sự cố cháy.

4 Sở Y tế Chỉ đạo sơ cứu và cấp cứu người bị

nạn do sự cố.

5 Sở Công Thương Tham mưu cho lực lượng cứu nạn xử

lý sự cố hóa chất.

6 Sở Tài nguyên và Môi

trường

Tham mưu khắc phục sự cố gây ảnh

hưởng đến môi trường.

III Kế hoạch sơ tán

1 Sơ tán người - Thực hiện sơ tán người khu vực sự cố khi nghe yêu cầu trên loa phóng

thanh.

Page 61: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

61

- Tập trung tất cả người sơ tán phía

trước nhà hành chính. - Cán bộ công nhân được tập trung

theo từng bộ phân. - Điểm danh lại quân số.

2 Sơ tán tài sản - Thực hiện sơ tán tài sản (có thể)

trong khu vực xảy ra sự cố.

IV Ban lãnh đạo công ty

Ban giám đốc công ty

- Theo dõi tình hình của sự cố.

- Đưa ra mệnh lệnh chỉ huy (nếu cần).

- Thông báo cho các cơ quan hữu quan nếu sự cố là nghiêm trọng.

4. Các giải pháp kỹ thuật khắc phục sự cố hóa chất

a. Biện pháp ngăn chặn, hạn chế nguôn gây ô nhiễm môi trường và hạn chế sự

lan rộng, ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống của nhân dân trong vùng

* Phát hiện và báo cáo sự cố:

- Khi sự cố xảy ra, mọi hành động ứng phó được thực hiện dựa trên

nguyên tắc hàng đầu là bảo vệ tính mạng con người và cộng đồng dân cư, tiếp

theo là bảo vệ môi trường, cuối cùng mới là bảo vệ thiệt hại về tài sản.

- Khi phát hiện sự cố nhân viên vận hành hay người phát hiện sự cố thực

hiện theo các bước sau:

+ Xác định vị trí xảy ra sự cố, loại sự cố: Rò rỉ khí, cháy, nổ, tai nạn,…

+ Thông báo ngay về phòng điều khiển tại vị trí gần nhất.

+ Đóng van cô lập thiết bị xảy ra sự cố để ngăn chặn nguồn phát sinh.

+ Ngăn chặn nguồn hóa chất lan ra môi trường ngay lập tức bằng cách cô

lập, chặn các cống xả tại Nhà máy, doanh nghiệp.

+ Sử dụng các trang thiết bị hiện có ứng cứu sự cố như dùng bình chữa

cháy tại chỗ, thiết bị chữa cháy cố định để chữa cháy (nếu xảy ra sự cố cháy).

+ Ca vận hành thực hiện các bước ứng cứu sự cố theo chỉ đạo của Trưởng

ca.

* Biện pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm khi có sự cố:

Mỗi loại hóa chất đều có đặc tính riêng biệt, do đó khi sự cố xảy ra ta cần

phải phán đoán chính xác nguyên nhân để thực hiện các biện pháp ứng phó

thích hợp. Người có trách nhiệm trong việc xử lý sự cố tại hiện trường cần phải

nhanh chóng đưa ra những quyết định để ngăn chặn sự cố, phân tán sự cố, bảo

đảm an toàn cho con người, môi trường và tài sản, giảm những nguy cơ do sự

cố gây ra và xem có cần hổ trợ hay không.

Về cơ bản, nhiệm vụ chính của giai đoạn ứng phó là làm thế nào để:

Page 62: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

62

Ngăn chặn sự lan truyền hậu quả và thiệt hại của sự cố, đưa các nạn nhân ra

khỏi vùng sự cố, chẩn đoán sơ bộ, cấp cứu, loại bỏ sự tiếp xúc với chất nguy hại

và đưa nạn nhân đến bệnh viện.

* Hạn chế nguôn hóa chất đổ tràn:

Hạn chế những thiệt hại do sự cố gây ra, tìm hiểu sơ bộ nguyên nhân xảy

ra sự cố để khắc phục tại chỗ và có hướng giải quyết để ngưng ngay diễn tiến

của sự cố.

Hạn chế khối lượng cần làm sạch, xử lý sau sự cố. Loại bỏ các nguy cơ

nghiêm trọng để có thể bắt đầu làm vệ sinh.

* Xử lý môi trường sau khi xảy ra sự cố:

Do đặc tính của hóa chất không tích tụ sẽ nhanh chóng khuếch tán vào

môi trường, phản ứng rất nhạy với các vật chất, hơi nước trong không khí nên

lượng hóa chất rò rỉ không tồn tại trong môi trường sau sự cố.

Bộ phận chuyên trách cần giao trách nhiệm cụ thể và trang bị bảo hộ lao

động cho người tham gia xử lý môi trường.

Trang bị dụng cụ, thiết bị, chất hấp thụ, hấp phụ, dung môi, nước,… làm

loãng hóa chất tràn đổ.

Trường hợp rò rỉ trong nhà xưởng kín, để xử lý sạch hóa chất sử dụng

biện pháp phun vôi bột hoặc bụi mù xút lỏng để hấp thu hóa chất, sau đó vệ sinh

thu gom, thông gió nhà xưởng.

Theo dõi ghi nhận toàn bộ các thông số vận hành, trạng thái hoạt động

của các thiết bị của hệ thống, cô lập các nguồn tràn đổ theo chỉ huy của Trưởng

ca vận hành.

Kịp thời thông báo, điều phối hướng dẫn cho các đơn vị liên quan, các

đơn vị đầu và trung nguồn, các đơn vị kết nối trên toàn hệ thống công trình liên

quan trong công tác xử lý sự cố.

Hóa chất sau khi thu gom, được vận chuyển và lưu giữ tại vị trí phù hợp,

tránh gây lây lan, ô nhiễm khu vực xung quanh.

Tùy thuộc vào từng loại hóa chất, nhóm chuyên trách sẽ phân loại để có

biện pháp xử lý phù hợp theo quy định của chất thải rắn - chất thải nguy hại.

* Sơ cấp cứu người bị nạn:

Nhân viên y tế của Công ty (nếu có): Thực hiện sơ cấp cứu người bị nạn

(nếu có), cung cấp trang thiết bị y tế trong quá trình ứng cứu sự cố, phối hợp với

lái xe cứu thương đưa người bị nạn đến bệnh viện nếu cần thiết.

Phối hợp và hỗ trợ vận chuyển người bị nạn đến các Trung tâm Y tế và

bệnh viện của Tỉnh.

Page 63: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

63

b. Biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hôi môi trường theo yêu cầu của

cơ quan quản lý nhà nước về môi trường

Sau khi tiến hành ứng phó sự cố hóa chất sẽ phát sinh nhiều dạng chất

thải khác nhau, việc quan trọng là phải thống kê được tất cả các dạng chất thải,

xác định đặc tính và khối lượng chất thải. Cơ sở xác định dựa vào khối lượng

hóa chất tràn đổ, cháy nổ, phương pháp làm sạch trong quá trình thực hiện.

Thuật ngữ “chất thải” ở đây được hiểu là các chất tạo thành khi có sự cố

hóa chất, từ sự cố hóa chất có thể phát sinh ra các chất thải rắn và lỏng.

Tùy thuộc vào bản chất của hóa chất mà áp dụng các biện pháp khắc

phục ô nhiễm môi trường tương ứng.

Các biện pháp phục hồi môi trường: Giai đoạn cuối của khắc phục ô

nhiễm là phục hồi môi trường xung quanh.

- Trồng cây: Rất cần thiết, việc trồng cây có thể được thực hiện theo các

phương pháp sau: Phương pháp gieo giống cây, mang cây đã trồng từ nơi khác

đến trồng.

- Phục hồi tự nhiên: Trong nhiều trường hợp, phương án duy nhất có thể

áp dụng được là không can thiệp vào khu vực nhiễm bẩn do hóa chất. Điều đó

là do tính dễ bị tổn thương của khu vực bị ô nhiễm, sử dụng các phương tiện kỹ

thuật có thể gây tác hại cho khu vực nhiều hơn tác hại do sự cố hóa chất để lại.

Phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong trường hợp khu vực ô nhiễm

không có giá trị kinh tế hoặc sinh thái, đặc biệc những vùng đã bị ô nhiễm thì

phương pháp để khắc phục tự nhiên là hiệu quả nhất.

* Công tác khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường: Khi xảy ra sự cố

hóa chất gây ảnh hưởng đến môi trường, theo từng trường hợp cụ thể Sở Tài

nguyên và Môi trường có trách nhiệm đưa ra các biện pháp phù hợp để khắc

phục ô nhiễm, xử lý chất thải nguy hại và phục hồi môi trường bị ô nhiễm.

c. Các giải pháp kỹ thuật khác nhằm thu gom và làm sạch khu vực xảy ra

sự cố hóa chất

Tùy thuộc vào mức độ và hình thức rò rỉ, tràn đổ cũng như tác hại của

hóa chất liên quan để thực hiện các bước sau:

- Sơ tán toàn bộ những người không có trách nhiệm đến nơi an toàn và

thực hiện sơ cứu nếu cần thiết;

- Nếu hóa chất có khả năng bốc cháy thì phải giảm nguy cơ cháy nổ

bằng cách dập tắt mọi ngọn lửa trần, nguồn nhiệt hoặc các kích ứng khác;

- Đánh giá tình trạng và khả năng giải quyết nó. Nếu thấy cần thiết thì

kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài;

Page 64: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

64

- Quyết định dùng phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp với hóa chất

tràn đổ hoặc rò rỉ. Có thể là các phương tiện đặc biệt chỉ được sử dụng trong các

trường hợp khẩn cấp;

- Hạn chế hóa chất lan tràn rộng ra xa, hoặc phát tán với số lượng

nhiều, bằng cách kiểm soát nó ngay tại nguồn phát sinh. Điều này có thể làm

bằng cách đóng các van, đóng kín xi-téc, đo lại quy trình. Những hoạt động đó

phải do người có thẩm quyền và hiểu biết về quá trình sản xuất quyết định để

tránh làm tình trạng xấu thêm và dẫn đến nhiều nguy cơ khác;

- Cố gắng khu trú vết rò rỉ hoặc tràn đổ bằng việc quây lại và thấm hút

sạch bằng nguyên vật liệu hấp phụ. Nếu thấy thích hợp, nên đóng hóa chất vào

trong vật chứa hoặc trung hòa làm mất tính độc của nó;

- Khi hóa chất đã được bảo quản an toàn hoặc trung hòa, vùng bị hóa

chất rò rỉ ra phải được khử độc và phải được người có chuyên môn kiểm tra;

- Chỉ cho phép trở lại làm việc nếu vùng rò rỉ hoặc tràn đổ được xác

nhận là an toàn.

Bảng 7. Hướng dẫn chi tiết một số kỹ thuật thu gom và làm sạch khu

vực bị ô nhiễm do sự cố hóa chất

TT Loại hóa chất Tràn đổ, rò rỉ

mức độ nhỏ

Tràn đổ, rò rỉ

diện rộng Lưu ý

Các loại hóa

chất dạng lỏng

tràn đổ, rò rỉ

(chủ yếu là các

loại axit: axit

Clohidric, axit

Photphoric,

axitsunfuric,

axit acetic…)

1. Thông gió

diện tích tràn đổ

hóa chất

1. Thông gió

khu vực rò rỉ

hoặc tràn

Không sử dụng

chất liệu dễ

cháy (như mùn

cưa). Nước rửa

khu vực tràn đổ,

rò rỉ không

được xả ra hệ

thống thoát

nước chung.

Phun nước để

giải tán hơi hóa

chất bảo vệ

nhân viên trong

khi xử lý rò rỉ

hạn chế tiếp xúc

với hóa chất. Sử

dụng dụng cụ và

thiết bị không

2. Cách ly mọi

nguồn đánh lửa

2. Hủy bỏ tất cả

các nguồn lửa

3. Trang bị bảo

hộ lao động đầy

đủ trước khi xử

3. Mang thiết bị

phòng hộ cá

nhân phù hợp

trước khi tiến

hành xử lý

4. Hấp thụ hóa

chất tràn đổ

bằng vật liệu trở

(như

vermiculite, cát

hoặc đất) sau đó

đựng trong

thùng chứa chất

4. Cô lập khu

vực tràn đổ,

nghiêm cấm

người không có

nhiệm vụ vào

khu vực tràn đổ

hóa chất

Page 65: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

65

thải kín phát ra tia lửa

5. Hóa chất tràn

đổ phải được xử

lý bởi đơn vị có

chức năng xử lý

chất thải nguy

hại

5. Hấp thụ hóa

chất tràn đổ

bằng vật liệu trơ

(như cát hoặc

đất), sau đó

đựng trong

thùng chứa chất

thải kín

6. Hóa chất tràn

đổ phải được xử

lý bởi đơn vị có

chức năng xử lý

chất thải nguy

hại

5. Công tác đảm bảo năng lực

Xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực ứng phó sự cố hóa chất về con

người và trang thiết bị của các lực lượng ứng cứu sự cố của tỉnh.

- Nâng cao năng lực con người: Xây dựng kế hoạch huấn luyện hàng năm

về các nội dung sau: Học tập luật bảo vệ môi trường; Quy chế bảo vệ môi

trường của doanh nghiệp; Các văn bản pháp luật về sự cố hóa chất, cháy nổ;

Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất tại cơ sở.

- Nâng cao trang thiết bị, phương tiện sử dụng ứng phó sự cố hóa chất:

Tên thiết bị, số lượng, tình trạng thiết bị; Hệ thống bảo vệ, hệ thống báo nguy,

hệ thống thông tin, hệ thống dự phòng nhằm cứu hộ, ngăn chặn sự cố.

- Xây dựng hệ thống báo nguy hiểm, hệ thống thông tin nội bộ và thông

báo ra bên ngoài trong trường hợp sự cố khẩn cấp: Khi xảy ra sự cố thì nhân

viên sẽ đánh kẻng báo động, sơ tán nhân sự, thông báo bằng điện thoại hoặc

trực tiếp cho giám đốc và người chịu trách nhiệm biết tình hình. Lực lượng xử

lý sự cố là tất cả cán bộ công nhân viên làm việc tại công ty đã được huấn luyện

và nắm vững kỹ thuật xử lý sự cố tràn đổ, cháy nổ hóa chất sẽ được thông báo

và tập trung tại hiện trường khu vực tràn đổ hóa chất để tiến hành xử lý.

- Kế hoạch phối hợp hành động của các lực lượng bên trong, phối hợp

với lực lượng bên ngoài.

+ Chủ doanh nghiệp sẽ tùy tình hình sự cố mà thông báo cho cơ quan

chức năng địa phương (chính quyền nơi đặt kho bảo quản, Phòng Cảnh sát

PCCC và CNCH, Ban quản lý Khu kinh tế, cơ sở y tế,…) và các công ty, kho

Page 66: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

66

chứa bên cạnh,… để có biện pháp hỗ trợ. (Nếu kho bảo quản hóa chất nằm

trong khu dân cư thì phải báo động ngay để sơ tán người dân sinh sống xung

quanh kho nhằm bảo đảm an toàn cho người dân).

+ Sau khi xử lý sự cố, công ty phải xác định nguyên nhân gây ra sự cố,

thực hiện các biện pháp khắc phục đối với môi trường và sức khỏe cộng động.

Báo cáo bằng văn bản tình hình xử lý và khắc phục sự cố về Sở Công Thương.

- Kế hoạch sơ tán người, tài sản: Khi xảy ra sự cố hóa chất thì lập tức báo

động sơ tán những người không phận sự có mặt tại hiện trường tràn đổ và các

khu vực có khả năng chịu tác động kế bên. Sơ tán ngay những nguồn có thể gây

nguy hiểm hoặc là tác nhân gây ra các sự cố tiếp theo (nguồn lửa, nhiệt, máy cắt

hàn, cắt cầu dao điện,…). Sau khi sơ tán người và tài sản thì cô lập vùng nguy

hiểm, cảnh báo cho người không phận sự không được tập trung tại khu vực sự

cố.

- Kế hoạch huấn luyện và diễn tập theo định kỳ:

+ Hàng năm, các doanh nghiệp sẽ cử cán bộ phụ trách an toàn môi trường

- hóa chất và những người lao động trực tiếp làm việc với hóa chất tham gia các

khóa đào tạo an toàn môi trường hóa chất do Sở Công Thương tổ chức, các

khóa đào tạo công tác phòng cháy chữa cháy của Phòng Cảnh sát PCCC và

CNCH. Những nhân viên không trực tiếp làm việc với hóa chất cũng sẽ được

công ty phổ biến các biện pháp xử lý và ứng phó với sự cố nếu gặp phải tình

huống bất ngờ.

+ Định kỳ hàng tháng công ty sẽ tổ chức phổ biến, nhắc nhở cán bộ công

nhân viên các biện pháp an toàn cần thực hiện khi tiếp xúc với hóa chất, các biện

pháp sơ cấp cứu cần thiết khi xảy ra tai nạn với người lao động, các biện

pháp xử lý ứng phó khi có sự cố.

+ Công ty/doanh nghiệp sẽ tổ chức diễn tập phòng ngừa ứng phó sự cố

khi có yêu cầu của đơn vị chức năng.

+ Trong quá trình tham gia luyện tập các phương án, thường xuyên xem

xét để bổ sung sửa đổi phương án cho phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở.

+ Phương án diễn tập đề ra phải sát với thực tế, đề ra các tình huống để

thống nhất biện pháp tối ưu khắc phục với thời gian nhanh nhất, hiệu quả cao.

+ Qua diễn tập cần rút ra năng lực ngăn ngừa của sự cố cháy nổ để đề

xuất các phương án nhằm nâng cao năng lực ngăn ngừa ứng cứu sự cố hóa chất

tại cơ sở một cách hiệu quả nhất.

6. Công tác tổ chức, phối hợp

a. Sơ đồ tổ chức chung, trách nhiệm và cơ chế phối hợp

Page 67: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

67

* Sơ đồ tổ chức chung, trách nhiệm và cơ chế phối hợp: Sơ đồ tổ chức,

phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh trong việc ứng

phó sự cố hóa chất được trình bày theo sơ đồ sau:

* Trách nhiệm của các cơ quan trong công tác ứng phó sự cố hóa chất:

Các cơ quan liên quan có trách nhiệm theo chức năng, nhiệm vụ theo quy

định và chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của UBND tỉnh trong việc ứng phó

sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh. Khi xảy ra sự cố hóa chất vượt quá tầm kiểm

soát của doanh nghiệp thì tiến hành các công việc như sau:

- Sở Công Thương:

+ Thay mặt UBND tỉnh trực tiếp điều phối các hoạt động chung trong quá

trình triển khai thực hiện quá trình ƯP SCHC.

+ Xác định rõ tính chất vật lý, tính chất nguy hiểm, độc tính và các tính

chất nguy hại khác của hóa chất để cung cấp cho Phòng Cảnh sát PCCC và

CNCH.

+ Kiểm tra, báo cáo UBND tỉnh về sự phối hợp giữa các Sở, ban ngành,

UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong

việc triển khai kế hoạch hành động ƯP SCHC.

+ Trong thời gian xảy ra sự cố và giai đoạn khắc phục hậu quả phải có

biện pháp quản lý lưu thông hàng hóa, điều hòa thị trường, đặc biệt là lương

UBND tỉnh

Bộ đội

biên

phòng

UBND

huyện,

TX,

TP

Công an

tỉnh

Bộ chỉ

huy quân

sự tỉnh

Sở Công

Thương

Sở Tài

nguyên

và Môi

trường

Sở Y tế

Sở NN

&

PTNT

Ban

Quản

lý khu

kinh tế

Sở LĐ

TB&

XH

Sở

Giao

thông

và vận

tải

Sở

Thông

tin và

truyền

thông

Sở

Khoa

học và

Công

nghệ

Lực

lượng

cơ sở

Page 68: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

68

thực, nhu yếu phẩm, vật liệu xây dựng… Kiên quyết xử lý các hành vi đầu cơ,

nâng giá, lũng đoạn thị trường, gian lận thương mại và các hành vi vi phạm

pháp luật của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh đối với khu vực

xảy ra sự cố.

+ Phối hợp Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường liên hệ

với Bộ Công Thương (Cục Hóa chất), Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn và

các cơ quan của các Bộ: Quốc phòng, Tài nguyên và Môi trường, Quân khu 4 để

tham vấn các vấn đề về tính chất nguy hại, giải pháp khắc phục sự cố trong

trường hợp sự cố đối với các hóa chất chưa xác định rõ hoặc cần có sự hỗ trợ từ

các lực lượng Trung ương.

+ Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách đảm bảo

cơ sở pháp lý để triển khai các hoạt động ứng phó sự cố hóa chất.

- Công an tỉnh:

+ Tiếp nhận thông tin xảy ra sự cố (thông qua Phòng Cảnh sát PCCC và

CNCH). Phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan có liên quan lên phương

án xử lý cụ thể đối với từng trường hợp.

+ Tổ chức sơ tán toàn bộ người dân trong vùng cách ly ban đầu. Thành

lập hàng rào, trạm gác, không cho người không có nhiệm vụ vào vùng cách ly.

Thông báo cho người dân trong khu vực chịu ảnh hưởng cuối hướng gió để có

các giải pháp an toàn hoặc sơ tán toàn bộ cho đến khi sự cố được khắc phục

hoàn toàn.

+ Huy động lực lượng, phối hợp với các lực lượng khác của doanh nghiệp

và địa phương tham gia ứng phó; sử dụng phương tiện, trang thiết bị bảo vệ cá

nhân tổ chức xử lý sự cố tại hiện trường.

+ Trong trường hợp sự cố khẩn cấp Quốc gia hoặc các tình huống bất ngờ

có thể phối hợp lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH của các tỉnh lân cận hoặc

báo cáo đề xuất Bộ Công an tăng cường lực lượng hỗ trợ.

+ Tổ chức thành lập đoàn khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên

nhân sự cố, tổ chức bảo vệ hiện trường.

- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:

+ Nhiệm vụ huy động và chỉ đạo các lực lượng lượng vũ trang trên địa

bàn tỉnh phối hợp với Công an tỉnh trực tiếp chỉ huy bảo vệ hiện trường, bảo vệ

an ninh trật tự trong khu vực xảy ra sự cố.

+ Kết hợp với các đơn vị khác phân luồng giao thông, bảo vệ tài sản nhân

dân trong khu vực; Sơ tán nhân dân đến vị trí đảm bảo an toàn.

Page 69: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

69

+ Phối hợp với các ngành nắm bắt tình hình trong và ngoài khu vực sự cố

để có biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, thông báo diễn biến tình hình tới các

phương tiện thông tin đại chúng để các tổ chức cá nhân nắm được diễn biến.

+ Chỉ đạo lực lượng quân sự xây dựng kế hoạch cụ thể công việc khắc

phục sự cố hóa chất đối với các tình huống cụ thể.

+ Lập đề án về phương tiện bảo hộ và thiết bị ứng phó sự cố hóa chất cho

các cán bộ tham gia khắc phục sự cố.

- Bộ đội Biên phòng tỉnh:

+ Huy động và chỉ đạo các lực lượng tham gia vào công tác ƯPSCHC.

+ Tổ chức lực lượng tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn.

+ Lên đề án về phương tiện bảo hộ và thiết bị phòng ngừa ứng phó sự cố

hóa chất cho các cán bộ tham gia khắc phục sự cố.

- Sở Tài nguyên và Môi trường:

+ Phối hợp với Sở Công Thương để cung cấp các tính chất nguy hại của

hóa chất cho lực lượng hiện trường.

+ Tham mưu cho UBND tỉnh giải quyết các hậu quả của sự cố hóa chất

gây ảnh hưởng đến môi trường.

+ Thực hiện giám sát, kiểm tra môi trường làm việc và môi trường xung

quanh khu vực xảy ra sự cố trước khi doanh nghiệp tiến hành tái hoạt động.

+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan đo đạc, phân tích các chỉ

số về môi trường, cung cấp mã số chất thải nguy hại cho hóa chất liên quan.

+ Chủ trì xây dựng phương án khắc phục các ảnh hưởng lâu dài của sự cố

sau khi ứng phó, kế hoạch quan trắc, giám sát môi trường.

+ Phối hợp với các cơ quan tiến hành đánh giá thiệt hại, xử lý chất thải

phát sinh, giám sát môi trường sau sự cố thuộc địa bàn quản lý.

- Sở Y tế:

Nhiệm vụ chỉ đạo các cơ quan y tế của tỉnh hỗ trợ ƯPSCHC, đặc biệt là

công tác cấp cứu, điều trị nạn nhân bị ảnh hưởng bởi sự cố hóa chất; Huy động

lực lượng, phương tiện cùng các trang thiết bị y tế đến hiện trường, sẵn sàng

cứu chữa khi có thương vong xảy ra. Chỉ đạo bệnh viện Đa khoa tỉnh, bệnh viện

huyện, thị xã, thành phố bố trí xe cứu thương thường trực ở khu vực sự cố và

sẵn sàng tiếp nhận người bị nạn trong quá trình ứng phó sự cố. Phối hợp với

chính quyền địa phương giám sát sức khỏe những người có mặt trong vùng cách

ly ban đầu sau khi sự cố được khắc phục để đảm bảo phát hiện và cứu chữa kịp

thời tất cả các nạn nhân.

- Sở Lao động Thương binh và Xã hội:

Page 70: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

70

Phối hợp các cơ quan có liên quan điều tra nguyên nhân các tai nạn lao

động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động có liên quan tới hóa chất

xảy ra trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động và các

văn bản hướng dẫn có liên quan.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Nhiệm vụ tham mưu UBND tỉnh về hoạt động ứng phó sự cố hóa chất

trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Sở Khoa học và Công nghệ:

Nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị liên quan nắm bắt các thông số về dây

chuyền công nghệ, máy móc thiết bị để báo cáo UBND tỉnh có định hướng xử

lý sự cố. Quản lý việc cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất

oxy hóa, các hợp chất oxit hữu cơ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao

thông đường bộ; Trường hợp xảy ra sự cố hóa chất phóng xạ chủ động tham

mưu và khởi động Kế hoạch ứng phó sự cố hạt nhân trên địa bàn tỉnh.

- Sở Thông tin & truyền thông; Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh:

Trách nhiệm thực hiện thông tin cho cơ quan thông tin đại chúng và

người dân về các thông tin liên quan đến hoạt động ứng cứu để các cơ sở, người

dân biết thông tin và trở lại hoạt động bình thường khi môi trường làm việc bảo

đảm an toàn.

- Sở Giao thông Vận tải:

Phối hợp với các Sở, ngành liên quan xem xét hệ thống giao thông khu

vực và trên toàn tỉnh; hướng dẫn và xử lý công tác định hướng di dân và cứu hộ.

- Ban quản lý Khu kinh tế:

+ Nhiệm vụ huy động mọi nguồn lực sẵn có tại các Khu công nghiệp

tham gia hoạt động ƯPSCHC trong phạm vi mình quản lý.

+ Huy động các trang thiết bị hiện có tham gia ứng cứu dưới sự chỉ huy

của Cảnh sát PCCC và CNCH.

+ Phối hợp với các cơ quan tiến hành đánh giá thiệt hại, xử lý chất thải

phát sinh, giám sát môi trường sau sự cố thuộc địa bàn quản lý.

- UBND các huyện, thị xã, thành phố:

Nhiệm vụ huy động mọi nguồn lực trên địa phương tham gia vào công tác

ƯPSCHC.

- Các cơ sở hoạt động hóa chất:

+ Khi xảy ra sự cố hóa chất doanh nghiệp phải thực hiện đánh giá sự cố,

nắm rõ tình hình và thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự lan rộng. Phải báo

ngay cho người có trách nhiệm, người đứng đầu đơn vị để trực tiếp điều khiển

các biện pháp ứng phó.

Page 71: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

71

+ Huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ của cơ quan, tổ chức, cơ sở do

mình trực tiếp quản lý để chỉ huy chữa cháy ban đầu, khi chưa có lực lượng

Cảnh sát PCCC và CNCH đến ứng cứu.

+ Cắt ngay các nguồn điện, các nguồn đánh lửa, thực hiện tốt chế độ

thông gió, tắt các thiết bị máy đang vận hành, áp dụng các biện pháp phòng

ngừa, ứng phó (đã được các cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt) trong bản

kế hoạch/biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất tại đơn vị.

+ Nếu sự cố lớn vượt quá khả năng kiểm soát của cơ sở thì phải báo ngay

cho các cơ quan chức năng có liên quan như: Ban chỉ đạo ƯPSCHC cấp tỉnh,

Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Sở Công Thương, Sở Y tế,…

+ Phối hợp với cơ quan chức năng để tham gia bảo vệ hiện trường, điều

tra, kết luận nguyên nhân vụ cháy, nổ.

* Các cơ sở có khả năng gây ra sự cố hóa chất đều phải thành lập các đội

ƯPSCHC của cơ sở mình, đồng thời phải đầu tư trang thiết bị ứng cứu sự cố

hóa chất (SCHC) ở mức độ tương ứng với khả năng xảy ra sự cố do cơ sở mình

gây ra, xây dựng phương án ứng cứu tại chỗ và sẵn sàng tham gia vào hoạt động

chung ƯPSCHC theo sự điều động của các cơ quan chức năng của tỉnh. Nhiệm

vụ của đội ƯPSCHC cấp cơ sở: Trực và sẵn sàng ứng cứu SCHC tại cơ sở.

b. Quy trình thông tin liên lạc

Người phát hiện

sự cố

Phòng Cảnh sát

PCCC&CNCH

- Công an tỉnh - Sở Công Thương

- Ban chỉ đạo

Ủy ban nhân dân

tỉnh

Các cơ quan liên

quan

Ủy ban Quốc gia

tìm kiếm cứu

nạn, quân khu 4

Bộ Công Thương

Page 72: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

72

- Người phát hiện sự cố ngay lập tức báo cho Phòng Cảnh sát PCCC và

CNCH theo số điện thoại 114. Cung cấp các thông tin về:

+ Vị trí xảy ra sự cố.

+ Số lượng và chủng loại hóa chất.

+ Tình trạng hiện tại: Rò rỉ, tràn đổ, cháy,...

+ Số nạn nhân quan sát được.

- Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH báo cáo Lãnh đạo Công an tỉnh và Sở

Công Thương (Số điện thoại liên hệ: 0233.3850824), đồng thời lập tức triển khai

công tác ứng cứu.

- Sở Công Thương có trách nhiệm thông tin đầy đủ cho các cơ quan liên

quan để triển khai kế hoạch ứng cứu đồng thời thông báo và tham vấn ý kiến Ủy

ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Bộ Công Thương, Quân khu 4 và đề nghị hỗ trợ

khi cần thiết, báo cáo UBND tỉnh để xem xét, chỉ đạo.

- Sau khi xử lý khắc phục sự cố, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách

nhiệm báo cáo cho UBND tỉnh về hiện trạng môi trường đã trở lại an toàn để

xem xét kết thúc hoạt động ứng cứu.

7. Kế hoạch diễn tập ứng phó sự cố hóa chất

Hàng năm, Ban chỉ đạo phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh sẽ

tiến hành họp để thống nhất việc tổ chức diễn tập ứng phó sự cố hóa chất với

những nội dung như sau:

- Tính cần thiết: Diễn tập riêng hay kết hợp diễn tập với các sự cố khác;

- Mức độ diễn tập: Kịch bản theo cấp cơ sở, cấp tỉnh hay cần sự chi viện

của trung ương (cấp quốc gia) và loại hóa chất cần tổ chức diễn tập, địa điểm,

thành phần tham gia.

- Kinh phí tổ chức diễn tập.

Sau khi thống nhất các nội dung trên, Trưởng Ban chỉ đạo quyết định tổ

chức kế hoạch diễn tập, đồng thời phân công công tác tổ chức diễn tập.

Kết thúc diễn tập, Ban chỉ đạo họp tổng kết, rút kinh nghiệm để hạn chế

những sai sót khi có sự cố thực tế xảy ra và báo cáo UBND tỉnh kết quả diễn

tập.

Page 73: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

73

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Tổ chức thực hiện

a. Thành lập Ban Chỉ đạo

* Thành lập Ban Chỉ đạo phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tỉnh Quảng Trị

với cơ cấu tổ chức như sau:

- Trưởng ban: Phó Chủ tịch UBND tỉnh;

- Thường trực Ban Chỉ đạo: Phó Giám đốc Sở Công Thương;

- Các thành viên gồm Lãnh đạo các đơn vị: Công an tỉnh, Sở Y tế, Sở Tài

nguyên và Môi trường, Ban quản lý các khu kinh tế tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự

tỉnh, UBND cấp huyện nơi xảy ra sự cố.

* Chức năng:

Ban Chỉ đạo phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất do UBND tỉnh thành lập

nhằm phối hợp các lực lượng, chỉ đạo thống nhất các hoạt động phòng ngừa, sẵn

sàng ứng phó sự cố hóa chất của các cơ sở và thực hiện ứng phó, khắc phục có

hiệu quả trong thời gian ngắn nhất khi xảy ra tình huống tràn đổ, cháy nổ hóa

chất (vượt quá khả năng ứng cứu của doanh nghiệp) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Trưởng Ban (Phó Chủ tịch UBND tỉnh)

PGĐ Sở Công Thương (Thường trực BCĐ)

PGĐ Công an tỉnh

PGĐ Sở Y tế

Phó trưởng BQL Khu kinh tế

PGĐ Sở TN&MT

Bộ chỉ huy quân sự tỉnh

UBND cấp huyện nơi xảy ra sự cố

Page 74: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

74

Ban Chỉ đạo phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tỉnh hoạt động dưới sự

điều phối của UBND tỉnh và của Chủ tịch Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn

thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố cấp quốc gia.

Ngoài quyền huy động các tổ chức tham gia ứng phó sự cố được quy định

tại Kế hoạch này, Ban Chỉ đạo có quyền:

- Huy động nguồn lực để cứu người, sơ tán nhân dân, cứu tài sản của Nhà

nước, của tổ chức và nhân dân, ngăn chặn, khắc phục hậu quả sự cố.

- Tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh trưng dụng phương tiện, tài sản của tổ

chức, cá nhân phục vụ công tác ứng phó sự cố.

* Nhiệm vụ chính:

- Thay mặt UBND tỉnh xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra,

đôn đốc các hoạt động phòng ngừa sự cố hóa chất ở các cơ sở.

- Chỉ đạo các sở ban ngành liên quan kiểm tra, thanh tra an toàn hóa chất

tại các cơ sở có lưu trữ, vận chuyển hóa chất.

- Tuyên truyền, nhắc nhở và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong

việc triển khai Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh trên địa

bàn tỉnh Quảng Trị.

- Chủ trì việc thống kê thiệt hại do sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh và báo

cáo các cơ quan có thẩm quyền đưa ra phương án đền bù thiệt hại.

- Yêu cầu các thành viên và cơ sở có hoạt động hóa chất lập đề án về

phương tiện bảo hộ và vật tư, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

cho lực lượng tham gia khắc phục sự cố và cứu nạn cứu hộ.

* Nguyên tắc hoạt động của Ban Chỉ đạo:

- Các Sở, ban, ngành liên quan chủ động lên phương án thực hiện các

nhiệm vụ đã nêu trong bản Kế hoạch; Luôn đảm bảo điều kiện trang thiết bị,

nhân lực sẵn sàng ứng phó khi có sự cố xảy ra; Lập kế hoạch, dự toán kinh phí

huấn luyện nhân lực, bổ sung trang thiết bị, báo cáo Ban chỉ đạo bố trí kinh phí

thực hiện.

- Các đơn vị thành viên Ban chỉ đạo có trách nhiệm hàng năm cập nhật

danh sách cán bộ được đào tạo, huấn luyện về ứng phó sự cố hóa chất, gửi về

Ban chỉ đạo; Chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho cán bộ tham gia ứng phó sự

cố hóa chất.

Page 75: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

75

- Sở Công Thương có trách nhiệm thường xuyên cập nhật các tính chất

nguy hiểm, quy định tiêu chuẩn về bảo quản, kinh doanh, sử dụng của các loại

hóa chất hiện có và các loại hóa chất mới xuất hiện trên địa bàn, phạm vi tác

động trong trường hợp xảy ra sự cố và cách ứng phó phù hợp để tham mưu cho

Ban chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho các chủ cơ

sở và nhân dân, đồng thời chỉ đạo ứng phó.

- Định kỳ hàng năm, Sở Công Thương lập báo cáo về các sự cố đã xảy ra

trong năm, mức độ thiệt hại, các kinh nghiệm rút ra trong công tác phòng ngừa

và ứng phó với sự cố, các việc đã thực hiện được và đề xuất hoạt động trong

năm tiếp theo báo cáo Ban chỉ đạo.

- Hàng năm, Ban chỉ đạo họp ít nhất 1 lần vào cuối năm để rà soát tình hình

an toàn hóa chất trên địa bàn, các bài học rút ra từ các sự cố hóa chất đã diễn ra

trên địa bàn, thống nhất kế hoạch hoạt động cho năm tiếp theo về nâng cao năng

lực ứng phó, các đối tượng tập trung quản lý. Tùy theo tình hình cụ thể, Trưởng

ban hoặc các thành viên có thể đề nghị họp bất thường.

b. Trách nhiệm cụ thể

* Sở Công Thương:

+ Sau khi nhận được thông tin báo cáo từ Cảnh sát Phòng cháy và Chữa

cháy, lập tức liên lạc với các thành viên trong Ban chỉ đạo.

+ Xác định rõ tính chất vật lý, tính chất nguy hiểm, độc tính và các tính

chất nguy hại khác của hóa chất để cung cấp cho lực lượng Cảnh sát Phòng cháy

và Chữa cháy.

+ Xác định khu vực cần cách ly ban đầu, khu vực phát tán theo hướng gió

đối với từng sự cố để thông báo cho các lực lượng tại hiện trường.

+ Liên hệ với Bộ Công Thương, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn để

tham vấn các vấn đề về tính chất nguy hại, giải pháp khắc phục sự cố trong

trường hợp sự cố đối với các hóa chất chưa xác định rõ hoặc cần có sự hỗ trợ từ

các lực lượng Trung ương.

Số điện thoại liên hệ khi có sự cố: 0233.3850824

* Công an tỉnh:

Huy động các lực lượng liên quan tham tham gia ứng phó sự cố hóa chất,

cụ thể như sau:

+ Trực tiếp nhận thông tin, thông báo cho Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban

Chỉ đạo.

Page 76: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

76

+ Huy động lực lượng, phương tiện sử dụng trang thiết bị bảo vệ cá nhân

phù hợp trực tiếp tiến hành xử lý sự cố tại hiện trường.

+ Trong trường hợp sự cố cấp quốc gia hoặc các tình huống bất ngờ có thể

huy động tất cả các lực lượng ứng cứu trên địa bàn tỉnh, báo cáo Cục Cảnh sát

Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ - Bộ Công an xin chi viện lực lượng,

phương tiện phòng cháy chữa cháy từ các địa phương lân cận.

+ Xây dựng phương án đầu tư trang thiết bị, vật tư, phương tiện ứng phó sự

cố và cứu hộ, cứu nạn trình Bộ Công an và Ủy ban nhân dân tỉnh (theo phân

cấp) phê duyệt chủ trương để phân kỳ thực hiện. Thường xuyên kiểm tra và có

kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác

ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả

trong quá trình tham gia giải quyết các tình huống sự cố và chi viện, hỗ trợ cho

các đơn vị, địa phương khác khi có yêu cầu;

+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, tổ chức huấn luyện, tập dượt

để phòng ngừa, ứng phó sự cố;

+ Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo về Bộ Công an, Ủy ban nhân dân

tỉnh và Ban chỉ đạo ứng phó sự cố tình hình, kết quả ứng cứu sự cố và khắc phục

hậu quả.

+ Đảm bảo an toàn giao thông khu vực sự cố.

+ Phối hợp với Sở Công Thương, Sở TN&MT, Sở Tài chính và các đơn vị

khác trong việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tài sản; điều tra, đánh giá sự cố;

xác định thiệt hại; xử lý nếu có dấu hiệu tội phạm; khắc phục sự cố...

* Sở Y tế:

Huy động nhân lực, vật lực phục vụ cho việc cấp cứu người bị nạn theo sự

phân công của Ban chỉ đạo, cụ thể như sau:

- Tổ chức trạm sơ cứu ban đầu tại khu vực sự cố ngoài phạm vi vùng cách

ly ban đầu và vùng chịu ảnh hưởng cuối hướng gió.

- Tổ chức cấp cứu tất cả các nạn nhân, kiểm tra sức khỏe cho những người

được sơ tán khỏi vùng cách ly ban đầu, tiếp tục theo dõi những người có biểu

hiện nhiễm độc hóa chất hoặc chịu các tác động khác đến sức khỏe do sự cố hóa

chất.

- Phân loại nạn nhân và tổ chức vận chuyển bệnh nhân về các bệnh viện

điều trị.

Page 77: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

77

- Phối hợp với chính quyền địa phương giám sát sức khỏe những người có

mặt trong vùng cách ly ban đầu sau khi sự cố được khắc phục để đảm bảo phát

hiện và cứu chữa kịp thời tất cả các nạn nhân.

- Chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở điều trị từ tuyến huyện, thị xã, thành phố trở

lên tổ chức các đội cấp cứu lưu động với đầy đủ cán bộ chuyên môn, thuốc, thiết

bị y tế và phương tiện đi lại, tổ chức trực ban, sẵn sàng làm nhiệm vụ khi có sự

cố hóa chất xảy ra; bố trí các trạm cấp cứu bám sát các khu vực tạm cư nơi nhân

dân sơ tán, di dời với đầy đủ cán bộ y tế, thuốc và phương tiện cấp cứu, triển

khai kịp thời công tác xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh.

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi đánh giá tác động của

sự cố đến sức khỏe cộng đồng, môi trường và đề xuất hướng giải quyết.

* Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Phối hợp với Sở Công Thương để cung cấp các tính chất nguy hại của hóa

chất cho lực lượng hiện trường.

- Phối hợp với Sở Công Thương để theo dõi, kiểm tra, giám sát việc xử lý

hóa chất tràn đổ tại hiện trường.

- Chủ trì hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình cải tạo, phục hồi

môi trường, quan trắc môi trường của cá nhân/tổ chức gây ra sự cố; báo cáo kết

quả thực hiện với Trưởng ban chỉ đạo.

- Tham mưu cho UBND tỉnh trong việc tổ chức thu thập và thẩm định dữ

liệu, chứng cứ và yêu cầu bồi thường thiệt hại môi trường do sự cố gây ra trên

địa bàn hai huyện, thị xã, thành phố trở lên.

* Ban Quản lý các Khu kinh tế tỉnh:

- Trường hợp sự cố hóa chất xảy ra trong các Khu công nghiệp, tiến hành

thông báo cho các công ty lân cận để tiến hành sơ tán hoặc tham gia ứng cứu.

- Huy động các trang thiết bị hiện có tham gia ứng cứu dưới sự chỉ huy của

Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy.

* Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh:

- Sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó và xử lý các tình

huống khẩn cấp, khắc phục hậu quả sự cố, đảm bảo quân đội là lực lượng chủ

lực trong công tác này; Chỉ đạo Ban chỉ huy quân sự cấp huyện, thị xã, thành

phố, cơ quan, đơn vị trực thuộc tổ chức huấn luyện cho lực lượng làm nhiệm vụ

Page 78: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

78

tìm kiếm cứu nạn, ứng cứu sự cố theo kế hoạch huấn luyện hàng năm. Tổ chức

luyện tập, diễn tập theo phương án đã xây dựng.

- Tham mưu đề xuất trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc mua sắm

các phương tiện, vật tư, trang thiết bị cần thiết phục vụ có hiệu quả công tác tìm

kiếm cứu nạn, cứu hộ, thường xuyên kiểm tra các đơn vị về công tác quản lý,

bảo trì, sử dụng các phương tiện, trang thiết bị đã được đầu tư. Tổ chức huấn

luyện cho lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn sử dụng thành

thạo các loại phương tiện, trang thiết bị đã được trang cấp.

* UBND cấp huyện nơi xảy ra sự cố:

- Có kế hoạch huy động các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang trên địa

bàn phối hợp với các ngành, các lực lượng của tỉnh giải quyết sự cố.

- Phát động nhân dân ở các phường, xã trên địa bàn bị ảnh hưởng của sự cố

có ý thức phòng tránh và tham gia giải quyết hậu quả khi có yêu cầu.

- Có trách nhiệm tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ và yêu

cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường do sự cố gây ra trên địa bàn quản lý.

* Chủ cơ sở xảy ra sự cố hóa chất:

Khi xảy ra sự cố, tại cơ sở phải lập tức triển khai kế hoạch hoặc biện pháp

phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trường hợp vượt quá năng lực ứng phó sự cố của cơ sở, lập tức báo về Cảnh sát

Phòng cháy và Chữa cháy để được hỗ trợ ứng phó. Cơ sở có trách nhiệm cung

cấp đầy đủ thông tin về nguồn nguy cơ (chủng loại, khối lượng, đặc tính và

nguyên nhân ban đầu gây ra sự cố) và phải có trách nhiệm hỗ trợ cho Ban Chỉ

đạo triển khai kế hoạch ứng phó cho đến khi kết thúc hoàn toàn công tác ứng

phó sự cố. Chủ cơ sở phải chịu trách nhiệm trong việc thu gom, xử lý hóa chất

tràn đổ.

Chịu trách nhiệm cải tạo và phục hồi môi trường do sự cố gây ra theo

hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường; đền bù thiệt hại, chi trả chi phí

xác định thiệt hại do sự cố gây ra theo quy định.

Thực hiện theo dõi, giám sát môi trường khu vực bị ảnh hưởng do sự cố

gây ra và báo cáo kết quả thực hiện với Sở Tài nguyên và Môi trường.

c. Kinh phí hoạt động

- Hàng năm, UBND tỉnh bố trí kinh phí tổ chức diễn tập phòng ngừa, ứng

phó sự cố hóa chất trên địa bàn và bố trí kinh phí để Ban chỉ đạo phòng ngừa,

ứng phó sự cố hóa chất hoạt động.

Page 79: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 - upschcquangtri.agileviet.vn¡o-cáo-Kế... · - Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; - Nghị định

Báo cáo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

79

- UBND tỉnh từng bước trang bị các phương tiện bảo hộ ứng phó sự cố cho

các đơn vị trực tiếp tham gia ứng cứu; đảm bảo kinh phí tập huấn, huấn luyện

phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.

- Giao cho các đơn vị quản lý ngành lĩnh vực xây dựng phụ lục dự toán

kinh phí cho từng hoạt động cụ thể liên quan Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự

cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

- Sở Tài chính: Căn cứ vào các quy định hiện hành và khả năng cân đối

ngân sách của địa phương để thâm định và tham mưu UBND tỉnh về nguồn kinh

phí để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Ban chỉ đạo.

2. Kiến nghị

a. Kiến nghị Bộ Công Thương

- Hỗ trợ Sở Công Thương tổ chức các khóa huấn luyện phổ biến quy định

pháp luật về an toàn hóa chất, hướng dẫn xây dựng các Kế hoạch, Biện pháp

phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cho cán bộ các sở, ban ngành liên quan và

các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

- Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chủ chốt trong công tác đánh giá, ứng phó

với sự cố hóa chất cho các sở, ban ngành là thành viên Ban chỉ đạo phòng ngừa,

ứng phó sự cố hóa chất tỉnh.

- Có bảng hướng dẫn chi tiết các thao tác xử lý sự cố, làm chuẩn mực cho

các hoạt động ứng cứu sự cố; Đồng thời công bố dữ liệu hóa chất quốc gia với

các đặc tính của hóa chất, giúp cho các cơ quan trong việc ứng phó với sự cố

hóa chất.

- Rà soát, hoàn thiện các các văn bản hiện hành để quản lý chặt chẽ hơn

việc sản xuất, sử dụng, kinh doanh hóa chất đồng thời giảm thiểu các thủ tục

hành chính cho doanh nghiệp.

b. Kiến nghị Cục Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ - Bộ Công an

- Tổ chức các khóa huấn luyện chuyên sâu cho các cán bộ tham gia ứng

cứu với sự cố hóa chất.

c. Kiến nghị Bộ Y tế

- Xây dựng các bộ tài liệu, sổ tay để hướng dẫn cho các nhân viên y tế cơ

sở và đội ứng cứu, y tế tại các doanh nghiệp về sơ cứu nạn nhân nhiễm độc hóa

chất.

- Tổ chức các khóa tập huấn chuyên sâu về sơ cấp cứu, chữa trị các nạn

nhân nhiễm độc hóa chất cho các cán bộ y tế.


Recommended