+ All Categories
Home > Documents > nghĩa vụ cao cả -...

nghĩa vụ cao cả -...

Date post: 30-Aug-2019
Category:
Upload: others
View: 4 times
Download: 0 times
Share this document with a friend
64
Giấy phép xuất bản số 652/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 19/11/2015; Chế bản và in tại Xưởng in Tổng cục Kỹ thuật; Giá: 16.000 đồng TổnG Biên Tập PGS, TS nGuyễn THànH Lợi pHó TổnG Biên Tập TÔ VƯƠnG Tòa soạn: Tầng 4, Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội ĐT: 04.3226.2994 Email: [email protected] Tạp chí điện tử: nguoilambao.vn lambao.com.vn VpĐD tại Tp. HCM 226/23 Lê Văn Sỹ, Q.Tân Bình, TP. HCM ĐT - Fax: 08.3991.3424 VpĐD tại Đà nẵng Số 3 đường Lê Duẩn, Q. Hải Châu Thành phố Đà Nẵng ĐT: 0913.491.746 VpĐD tại nghệ an Số 3 đường Lênin, TP. Vinh ĐT: 0913.016.119 - 038.860.182 VpĐD tại Khánh Hòa Chung cư 192 Dã Tượng, Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang ĐT - Fax: 058 3.880.399 Email: [email protected] TráCH nHiệm To lớn, nGHĩa vụ Cao Cả Cách mạng Tháng Tám là một trong những sự kiện trọng đại nhất, oanh liệt nhất của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã tạo bước ngoặt lịch sử, làm thay đổi căn bản vận mệnh của đất nước và dân tộc Việt Nam. Trong những năm tháng đấu tranh giành chính quyền, báo chí góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, tuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập hợp quần chúng, phát huy cao độ lòng yêu nước, xây dựng lực lượng cách mạng, cổ vũ nhân dân đứng lên đập tan ách đô hộ của thực dân, đế quốc, phong kiến. Trong thời đại ngày nay, báo chí đã làm tốt nhiệm vụ thông tin, truyền thông về chủ trương chính sách, pháp luật, sự lãnh đạo, quản lý, điều hành của Đảng, Nhà nước, phản ánh mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa trong nước và quốc tế, góp phần làm nên thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của đất nước ta trong 30 năm đổi mới. Giới báo chí cả nước vừa tổ chức thành công Hội nghị toàn quốc quán triệt thực hiện Luật Báo chí năm 2016 và góp ý kiến bổ sung, sửa đổi Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo. Đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Hội nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp Hội Nhà báo Việt Nam trong việc triển khai thực hiện Hiến pháp năm 2013 và Luật Báo chí sửa đổi 2016, đặc biệt đề cao vai trò, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân của người làm báo Việt Nam. Các hội viên, nhà báo cả nước nguyện học tập, tu dưỡng, rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, không “uốn cong ngòi bút” trước những cám dỗ, tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường. Người làm báO
Transcript
Page 1: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

Giấy phép xuất bản số 652/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 19/11/2015; Chế bản và in tại Xưởng in Tổng cục Kỹ thuật; Giá: 16.000 đồng

Tổng Biên Tập PGS, TS nguyễn Thành Lợi

phó Tổng Biên Tập TÔ VƯƠng

Tòa soạn: Tầng 4, Tòa nhà Hội Nhàbáo Việt NamKhu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

ĐT: 04.3226.2994Email: [email protected]ạp chí điện tử: nguoilambao.vn

lambao.com.vn

VpĐD tại Tp. hCM226/23 Lê Văn Sỹ, Q.Tân Bình, TP. HCMĐT - Fax: 08.3991.3424

VpĐD tại Đà nẵngSố 3 đường Lê Duẩn, Q. Hải ChâuThành phố Đà NẵngĐT: 0913.491.746

VpĐD tại nghệ anSố 3 đường Lênin, TP. VinhĐT: 0913.016.119 - 038.860.182

VpĐD tại Khánh hòaChung cư 192 Dã Tượng, Vĩnh Nguyên, TP. Nha TrangĐT - Fax: 058 3.880.399Email: [email protected]

Trách nhiệm To lớn,nghĩa vụ cao cả

Cách mạng Tháng Tám là một trong những sự kiện trọngđại nhất, oanh liệt nhất của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX.Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã tạo bước ngoặt lịchsử, làm thay đổi căn bản vận mệnh của đất nước và dân tộcViệt Nam.

Trong những năm tháng đấu tranh giành chính quyền, báochí góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam,tuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập hợp quần chúng,phát huy cao độ lòng yêu nước, xây dựng lực lượng cách mạng,cổ vũ nhân dân đứng lên đập tan ách đô hộ của thực dân, đếquốc, phong kiến.

Trong thời đại ngày nay, báo chí đã làm tốt nhiệm vụ thôngtin, truyền thông về chủ trương chính sách, pháp luật, sự lãnhđạo, quản lý, điều hành của Đảng, Nhà nước, phản ánh mọimặt đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa trong nước vàquốc tế, góp phần làm nên thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sửcủa đất nước ta trong 30 năm đổi mới.

Giới báo chí cả nước vừa tổ chức thành công Hội nghị toànquốc quán triệt thực hiện Luật Báo chí năm 2016 và góp ý kiếnbổ sung, sửa đổi Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo.Đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Hội nhằmphát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp Hội Nhà báo ViệtNam trong việc triển khai thực hiện Hiến pháp năm 2013 vàLuật Báo chí sửa đổi 2016, đặc biệt đề cao vai trò, trách nhiệmxã hội, nghĩa vụ công dân của người làm báo Việt Nam.

Các hội viên, nhà báo cả nước nguyện học tập, tu dưỡng, rènluyện bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ chuyên môn nghiệpvụ, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, không “uốn cong ngòi bút”trước những cám dỗ, tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường.

Người làm báo

Page 2: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-20162

Mục lục

Diễn đàn người LàM Báo

36. ngọc QuangVấn đề an toàn thông tincho các cơ quan báo chí

38. cao Minh thắngKhông chỉ là cảnh báo

nhỮng nẺo đường tác nghiệP

42. ánh tuyếtGiữ “lòng trong” khi cầm bút

46. Mai hồngPhóng sự phát thanh hiệnđại: Sống động khi đồnghành cùng thính giả

nghiên cứu trao đỔi

52. nguyễn thị hằngĐề tài về phụ nữ trên báochí Việt Nam hiện nay

56. nguyễn thị thanhhuyềnNhà báo và nhân viên quanhệ công chúng trong cácdoanh nghiệp Việt Nam

Báo chí thế giới

60. chu hồng thắngTruyền thông góp công lớndẹp đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ

62. Bùi vân anhThực tại tăng cường làmsống dậy báo inđời và nghề

64. ong vò vẽCon voi chui lọt... lỗ kim

30. vũ văn tiến"Gạn đục khơi trong" trước các thông tin

trên mạng xã hội

34. hải vânBáo chí và sự cố môi trường

hoạt động công tác hội và tiếng nói từ cơ sở

3. thành vănSửa đổi Quy định đạo đức ngườilàm báo phù hợp với Luật Báochí 2016

6. hồ Quang LợiVì nền báo chí chính trực vànhân văn

8. ngọc thành, thanh Bình,cường PhạmTrách nhiệm cao cả và nặng nề

hội nghỊ tỔng Kết 10 nĂMgiải Báo chí Quốc gia

13. thùy Dung, Lan hươngĐể có thêm nhiều tác phẩm báochí chất lượng cao

16. hoàng LâmHành trình 10 năm “lửa thử vàng”

18. Pv“Điểm sáng” trong đời sống vănhóa tinh thần của đất nước

chÂn Dung nhà Báo

20. nguyễn sĩ đạiNhớ nhà báo Hàm Châu vànhững bài học về nghề

vấn đề sự Kiện

22. thành huy LongXử lý khủng hoảng truyền thông từ tin đồn trên mạng xã hội

góc nhìn người LàM Báo

26. Phan văn túTruyền thông về thiên tai, thảm hoạ

Page 3: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-2016 3

hoạt động công tác hội và tiếng nói từ cơ sở

Sửa đổi Quy định đạo đức người làm báophù hợp với Luật Báo chí 2016

thành vĂn

Việc sửa đổi Luật Báo chí năm 2016 khẳng định, Đảng, Nhà nước ta luôn đề cao vai tròcủa báo chí, đồng thời cũng trao trách nhiệm cao cả, nặng nề cho những người làm báoViệt Nam... Đó là khẳng định của nhà báo Thuận Hữu, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biêntập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tại Hội nghị toàn quốc quán triệt thựchiện Luật Báo chí 2016, góp ý kiến bổ sung, sửa đổi Quy định đạo đức nghề nghiệp ngườilàm báo Việt Nam do Hội Nhà báo Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin &Truyền thông phối hợp tổ chức ngày 14/7.

Điểm mới của Luật Báo chí 2016Điểm cốt yếu nhất của Luật Báo

chí là khẳng định quyền tự do ngônluận, tự do báo chí của người dân,

bảo đảm quyền tiếp cận thông tin vàquyền được thông tin của xã hội.Luật cũng quy định rõ, cụ thể nhữngđiều báo chí không được làm; quy

định trách nhiệm cung cấp thông tincho báo chí, việc cải chính trên báochí khi đưa tin sai; luật hóa các quyềnvà nghĩa vụ của người làm báo.

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu phát biểu chỉ đạo Hội nghị_Ảnh: Sơn Hải

Page 4: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-20164

Những năm qua, đội ngũ ngườilàm báo Việt Nam đã thực hiện tốtchức năng nhiệm vụ tuyên truyềnchủ trương, đường lối của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước,là cầu nối giữa Đảng và các cấpchính quyền với nhân dân, phê phánđấu tranh với các hiện tượng thamnhũng tiêu cực, tệ nạn xã hội... gópphần dự báo, đón đầu các xu thếphát triển của xã hội. Song bên cạnhđó, có thể nhận thấy những biểuhiện tiêu cực trong đạo đức nghềnghiệp người làm báo đang diễn rangày càng phức tạp, cho thấy dấuhiệu tha hóa trong một bộ phậnngười làm báo.

Tình trạng vi phạm đạo đứcđáng báo động

Không phải ngẫu nhiên mà tạiHội nghị toàn quốc quán triệtthực hiện Luật Báo chí 2016, gópý kiến bổ sung, sửa đổi Quy địnhđạo đức nghề nghiệp người làmbáo Việt Nam, các đồng chí lãnhđạo, chỉ đạo, quản lý báo chí vàdư luận lại quan tâm nhiều đếnđạo đức nghề nghiệp của nhà báođến thế. Thực tế những năm gầnđây, đa số những người làm báoluôn giữ vững phẩm chất, đạo đứcnghề nghiệp, tuân thủ luật phápvà đóng góp lớn vào việc địnhhướng dư luận xã hội trên các lĩnhvực về chính trị, kinh tế, văn hóa,xã hội, quốc phòng, an ninh... Thếnhưng, tình trạng người làm báovi phạm pháp luật, vi phạm đạođức nghề nghiệp đang gây “bứcxúc” trong dư luận. Các sai phạmđạo đức trên báo chí tuy chỉ ở mộtbộ phận nhỏ, song đã làm ảnhhưởng tới uy tín, cũng như cản trởsự phát triển của báo chí. Hơn lúcnào hết, việc chủ động ngăn chặn

sai phạm trong hoạt động báo chícần phải được thực hiện một cáchtriệt để.

Bàn về đạo đức người làm báo,nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủtịch Thường trực Hội Nhà báo ViệtNam chỉ rõ, chúng ta không thểchối bỏ một thực tế, thời gian gầnđây, trước những thách thức củathời cuộc, của đời sống xã hội, cómột bộ phận người làm báo đã viphạm chuẩn mực, đạo đức nghềnghiệp với những biểu hiện khácnhau, dẫn đến công chúng mấtniềm tin vào báo chí.

Trong số những hành vi khôngchuẩn mực khi hoạt động báo chí,có hành vi vừa vi phạm đạo đức vừavi phạm cả pháp luật. Có nhữngđiều pháp luật không cấm nhưngđạo đức thì không cho phép. Cónơi, hầu như tất cả hoạt động củatòa soạn đều phục vụ cho mục đíchgia tăng lượng độc giả, câu viewbằng mọi giá, chăm chăm vàochuyện “tiền, tình, tù, tội”, moimóc chuyện đời tư, miêu tả tỉ mỉ,rùng rợn chuyện vụ án, làm “nóng”sự việc, đơm đặt, thậm chí là bịađặt thông tin, đăng thông tin khôngkiểm chứng... Những kiểu tin, bàinhư vậy tạo cho công chúng cảmgiác bức bối, làm ô nhiễm môitrường tinh thần, văn hóa xã hội vàngôn ngữ tiếng Việt.

Đạo đức là vấn đề sống cònTrong thời kỳ mới, đất nước ta

đang phải đối mặt vô vàn khókhăn, thách thức để xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc, do đó mỗi nhà báocần thể hiện trách nhiệm bằng việclựa chọn thông tin tích cực, lànhmạnh, đúng đắn để truyền tải tớiđộc giả. Đây là một nhiệm vụkhông dễ dàng bởi hằng ngày, hằng

giờ mỗi người phải đối diện khôngít thông tin xô bồ, hỗn tạp.

Theo Bộ Trưởng Bộ Thông tinvà Truyền thông Trương MinhTuấn, đạo đức người làm báokhông phải là một khái nhiệm trừutượng, khó hiểu đến nỗi không thểlàm theo, nó hiển hiện trong đờisống hằng ngày. Mỗi cá nhân ứngxử trên cơ sở đạo đức của xã hội, là

hoạt động công tác hội và tiếng nói từ cơ sở

Bộ trưởng Bộ thông tin &truyền thông trương Minh tuấn

Bộ quy tắc do Hội Nhà báoViệt Nam xây dựng phải là“quy tắc mẹ”

Báo chí, nhà báo phải tìm kiếmsự thật, cân nhắc sự kiện đưa lênmặt báo, hoạt động báo chí độclập, không bị chi phối khi viếtbài... Chuẩn mực bao hàm tráchnhiệm xã hội và nghĩa vụ côngdân của nhà báo. Bộ quy tắc doHội Nhà báo Việt Nam xây dựngphải là “quy tắc mẹ”, là nền tảngđáp ứng chuẩn mực chung củanghề báo và sát thực tế. Từnhững nguyên tắc nền tảng đó,các cơ quan báo chí cần phải xâydựng những bộ “quy tắc con” củariêng mình.

Page 5: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-2016 5

lương tâm, trách nhiệm xã hội củanhà báo.

Để làm được điều đó, bản thânmỗi cơ quan báo chí, mỗi nhà báocó chuẩn mực đạo đức của riêngmình. Cao quý nhất của người làmbáo Việt Nam là liêm chính, liêmkhiết và chính trực. Bộ trưởngTrương Minh Tuấn nhấn mạnh,trách nhiệm của báo chí là tìmkiếm sự thật, hạn chế gây hại bằngnhững thông tin “bỏng mắt, đắnglòng”, bất chấp đạo lý. Mỗi nhàbáo phải ý thức sâu sắc về tráchnhiệm đối với xã hội, với cộngđồng, nêu cao đạo đức nghề nghiệptrong mọi hoàn cảnh. Thông tincần bảo đảm sự chính xác, kịp thờinhưng cũng phải hướng đến nhữnggiá trị nhân văn của cuộc sống.

Sửa đổi Quy định đạo đứcngười làm báo

Tại hội nghị, nhiều nhà báo chorằng, sau 11 năm thực hiện, Quyđịnh đạo đức nghề nghiệp của ngườilàm báo Việt Nam có nhiều điểmkhông còn phù hợp với hoạt độngthực tiễn của báo chí cũng như vớiLuật Báo chí được Quốc hội thôngqua tháng 4/2016. Việc tiếp tục sửađổi, bổ sung quy định về đạo đứcnghề nghiệp sao cho phù hợp vớiLuật Báo chí hiện hành, với hoàncảnh chính trị, xã hội và thực tếcuộc sống hiện nay... là vô cùngquan trọng, không chỉ với giới báochí cả nước mà với toàn thể xã hội.

Do đó, Hội Nhà báo Việt Namkêu gọi các hội viên và người làmbáo cả nước đóng góp, đề xuất, đểxây dựng một Quy định mới về đạođức nghề nghiệp, phù hợp và sát vớithực tiễn hơn chứ không nhất thiếtlà 9 Điều như hiện nay. Đây lànhiệm vụ và trách nhiệm nặng nề,

liên quan mật thiết tới hoạt độngbáo chí hằng ngày. Vì vậy, các cấpHội phải tổ chức nghiêm túc việclấy ý kiến đóng góp, xây dựng mộtbộ quy định đạo đức nghề nghiệpngười làm báo mới, là “điểm tựa”quan trọng của những người làmnghề, do chính những người làmbáo thống nhất xây dựng từ các cấpHội. Tất cả hội viên đều có quyềntham gia bàn bạc và có trách nhiệmthực hiện, giám sát lẫn nhau. Hếtsức quan tâm các ý kiến đóng gópcủa các cấp, các ngành và nhân dân,chọn lọc đăng tải những ý kiến phùhợp. Hết sức tránh hình thức, tổchức qua loa, chiếu lệ gây lãng phí,tốn kém nhưng không hiệu quả.

Lãnh đạo Hội Nhà báo ViệtNam cũng đề nghị, sau hội nghịnày, các cơ quan báo chí tổ chứccho hội viên, nhà báo ngành đơn vịmình học tập nghiêm túc Luật Báochí năm 2016, thấm nhuần quanđiểm, nắm vững những quy địnhtrong các điều luật, thảo luận xácđịnh rõ phạm vi giới hạn, nhữngthao tác nghề nghiệp. Các chi hội,liên chi hội tổ chức tọa đàm về việcthực hiện, những nội dung luật hóađối với hoạt động báo chí, đạo đứcnghề nghiệp của người làm báo,phù hợp với chuẩn mực, hành vi,đạo đức xã hội...

Đồng thời, các cơ quan báo chílấy ý kiến của hội viên của cácngành và của các tầng lớp nhândân, đóng góp vào từng điều quyđịnh đạo đức nghề nghiệp; có thểđề xuất thêm nội dung cần thiết, cóthể bớt những nội dung trùng lặp,những câu từ cho rõ nghĩa hơn,tổng hợp thành văn bản gửi Trungương Hội Nhà báo Việt Nam. Mọiý kiến đóng góp sẽ được lĩnh hội,tập hợp và lựa chọn phương án tối

Đợt sinh hoạt, học tậpLuật Báo chí và góp ý xây

dựng Quy định đạo đứcngười làm báo Việt Nam

diễn ra từ tháng 5 đến hếttháng 9/2016. Trong đó,

từ ngày 1/6 đến ngày30/7, các cấp Hội và cơ

quan báo chí tổ chức quántriệt, thảo luận; từ ngày

1/8 đến ngày 30/9, Trungương Hội sẽ tổ chức hộithảo, lấy ý kiến và banhành Quy định đạo đức

người làm báo Việt Nam.Từ ngày 1/10/2016, các

cấp Hội tổ chức học tập vàthực hiện Quy định đạo

đức nghề nghiệp người làmbáo Việt Nam.

ưu nhất nhằm giúp hoạt động báochí ngày càng thuận lợi, chuyênnghiệp hơn.

Sau khi lấy ý kiến, Hội Nhà báosẽ tổng hợp lại thành những quyđịnh cụ thể để các cơ quan báo chí,các cấp Hội Nhà báo và toàn thểhội viên, nhà báo trên cả nước quántriệt thực hiện n

Page 6: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-20166

Sức mạnh chân chính của ngòi bút

Chúng ta biết rằng, luật phápthì bắt buộc, còn quy định đạo đứcnghề nghiệp lại có sự ràng buộc về

uy tín, đạo đức và tinh thần. Đạođức và luật pháp không tách rờinhau, tuân thủ đạo đức nghềnghiệp cũng chính là góp phần xâydựng đạo đức xã hội. Ngòi bút

hoạt động công tác hội và tiếng nói từ cơ sở

Vì nền báo chíchính trực và nhân văn

hồ Quang Lợi

Nhà báo là một danh xưng rất đáng trân trọng và là sự trao truyền thiêng liêng quý giá.Chúng ta tự hào có một nền báo chí cách mạng chính trực, nhân văn, được xây đắp bằngnhững người làm báo trung thực, đầy trách nhiệm. Một nền báo chí nhân văn tích cực,lành mạnh sẽ có sức mạnh để bảo vệ giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, bảo vệ quyền lợi củađất nước, dân tộc chúng ta, bảo vệ quyền lợi của từng người dân, mà trong đó có quyềncá nhân và đời sống cá nhân được pháp luật bảo hộ.

Nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam trả lời báo chí tại Hội nghị tổng kết 10 năm Giải Báo chí Quốc gia, ngày 14/7/2016_Ảnh: PV

Page 7: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-2016 7

thiếu đạo đức không thể góp phầnxây dựng nền tảng đạo đức xã hội.

Có thể nói, chưa bao giờ vấn đềđạo đức nghề nghiệp của nhữngngười làm báo lại được xã hộiquan tâm sâu sắc như hiện nay.Chúng ta không thể chối bỏ mộtthực tế là trong những năm gầnđây, trước những thách thức củathời cuộc, của đời sống xã hội, cómột bộ phận những người làm báođã vi phạm những chuẩn mực,những đạo đức nghề nghiệp vớinhững biểu hiện ở mức độ khácnhau. Có những hiện tượng hoặclà do vô tình, do non kém năng lựctác nghiệp hoặc là cố ý vi phạmđạo đức nghề nghiệp gây ra nhữnghệ quả đáng tiếc, làm mai mộthình ảnh của những người làmbáo, dẫn đến công chúng mấtniềm tin vào báo chí, vi phạm tínhchân thực của báo chí.

Giá trị cốt lõi của đạo đức nghềnghiệp báo chí chính là tính trungthực, thông tin chính xác. Ngòibút và nhà báo dù ở đâu vẫn đềucó trách nhiệm cao cả nhất là gópphần phục vụ mưu cầu hạnh phúcchân chính của con người. Thôngtin sai sự thật dù với mục đíchnào, cũng đều không thể biệnminh trước lương tri của ngườicầm bút, niềm tin và cả kỳ vọngcủa công chúng.

Nhà báo và sự thật là chủ đềkhông mới, kể từ khi báo chí cómặt trong đời sống xã hội, nhưngđây mãi mãi không phải là vấn đềcũ. Hãy nhìn vào thực trạng báochí với cuộc sống xã hội ở nhiềunơi trên thế giới có thể dễ dàngthấy được những minh chứng chođiều ấy. Ở nước ta, có không íthiện tượng đánh tráo khái niệm,làm sai bản chất, có hiện tượng

xuyên tạc, bịa đặt, vu khống danhdự và nhân phẩm của cá nhân, tậpthể. Những hiện tượng tiêu cực đótrong hoạt động báo chí đang gópphần làm lung lay những giá trịtinh thần, giá trị đạo đức trong xãhội.

Cần có Quy định đạo đứcnghề nghiệp phù hợp

Quy định đạo đức nghề nghiệpcủa người làm báo hiện hành gồm9 điều đã được Đại hội VIII HộiNhà báo Việt Nam thông qua từnăm 2005. Về cơ bản, những chuẩnmực của đạo đức báo chí vẫn còngiá trị. Tuy nhiên, sau 11 năm thựchiện, chúng ta thấy tình hình đấtnước, xã hội và đời sống báo chí đãcó những biến đổi sâu sắc, bêncạnh đó, Luật Báo chí 2016 vànhững văn bản pháp luật đượcthông qua gần đây cũng tác độngrất mạnh đến sinh hoạt của xã hộivà đời sống báo chí. Cùng với đó,trong thời đại thông tin, mạng xãhội lên ngôi cũng tạo cơ hội mớicho báo chí nhưng đồng thời cũnglà những thách thức hết sức gaygắt, đáng quan ngại.

Có thể nói, lần đầu tiên, HộiNhà báo Việt Nam được luật hoámột cách đầy đủ trong Luật Báochí. Trong 8 nhiệm vụ được quyđịnh cho HNBVN thì có 1 nhiệmvụ rất quan trọng, đó là HNBVNcó trách nhiệm ban hành và tổchức thực hiện Quy định đạo đứcnghề nghiệp người làm báo. LuậtBáo chí 2016 còn quy định nhữngnhà báo nào vi phạm đạo đức nghềnghiệp thì bị thu hồi thẻ nhà báo.Như thế là quy định đạo đức nghềnghiệp đã được luật hoá. Tất cảnhững điều đó đòi hỏi phải cónhững điều chỉnh, bổ sung để

chúng ta có bộ Quy định mới vềđạo đức nghề nghiệp của nhữngngười làm báo Việt Nam. Mỗi hộiviên nhà báo đều có trách nhiệmgóp ý xây dựng Quy định đạo đứcnghề nghiệp mới này.

Cho dù dưới định chế của phápluật hay của quy định đạo đứcnghề nghiệp thì báo chí luôn phảihướng đến giá trị nhân văn, vì conngười và tôn trọng con người. Tựdo báo chí, tự do ngôn luận nhằmthúc đẩy đổi mới, sáng tạo, giámsát xã hội và tăng cường niềm tinvào hệ thống chính trị, góp phầnxây dựng hệ giá trị, hướng tới chân,thiện, mỹ.

Báo chí của chúng ta đang đứngtrước những thử thách mới rất gaygắt. Giữ gìn phẩm giá, lòng tựtrọng nghề nghiệp là một thửthách và người làm báo cần xemnhư nguyên tắc bắt buộc. Trong“cơn bão” của thời đại số, báo chícó thể tạo ra sự khác biệt bằng sựnăng động, thông thái, trí tuệ. Báochí chân chính vẫn luôn có cơ hộivà sức hấp dẫn vì độc giả đã quámệt mỏi với những thông tin hỗnloạn, xô bồ. Những thông tin trítuệ, thông thái vẫn là nhu cầu cơbản vượt lên những thông tin giậtgân, câu khách. Hiện nay, nhiềunhà báo vẫn kiên định với hướng đinày và tin rằng độc giả sẽ khôngquay lưng với những cố gắng củachúng ta.

Một nền báo chí chính trực,chiến đấu và nhân văn luôn đứngvững trên nền tảng của pháp luậtvà đạo đức. Thời cuộc càng biếnđộng, xã hội hiện đại càng chịunhiều áp lực trong thời đại thôngtin kỹ thuật số thì tính chính trựcvà nhân văn của báo chí càng cầnđược đề cao n

Page 8: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-20168

hoạt động công tác hội và tiếng nói từ cơ sở

nhà Báo nguyễn Bá Kiên, tổngBiên tập Báo giao thông:Cần thiết phải sửa đổi Quyđịnh đạo đức người làm báo

Luật Báo chí 2016 đã cho phéphợp tác liên kết, kể cả với đối tácnước ngoài, đây là điều hết sứctiến bộ, đã cởi trói cho cơ quanbáo chí trong thu hút đầu tư vàohoạt động báo chí.

Đối với Quy định đạo đức ngườilàm báo cũng có những điều cần sửađổi. Báo chí hoạt động trong kỷnguyên số đã chi phối rất nhiều đếncác nhà báo.

Hiện nay, Báo Giao thông đã cónhững quy định nội bộ để kiểm soáthoạt động của phóng viên, nhưngđây vẫn chưa trở thành quy định vềvấn đề đạo đức của phóng viên.Chúng tôi đang chờ Hội Nhà báoViệt Nam ban hành bộ Quy địnhđạo đức người làm báo để lấy đólàm căn cứ, cụ thể hoá những quyđịnh đó một cách chi tiết hơn. BáoGiao thông là tờ báo ngành, nên tất

cả mọi phương thức làm việc củaphóng viên cũng đều phải chuyênnghiệp từ lời nói tới phong cách tiếpxúc, cách thức trao đổi lấy ý kiến đốivới doanh nghiệp vận tải tránh gâynhững hiểu nhầm không đáng có.

nhà Báo Đoàn Minh Long, Ủy viên Ban chấp hành hnBvn,chỦ tịch hội nhà Báo tỉnh Khánh hòa: Trách nhiệm càng nặng nề,đạo đức càng phải đề cao

Đạo đức người làm báo ngoàiviệc bị chi phối bởi Luật Báo chí vànhững điều luật khác liên quan đếnbáo chí cần phải tuân theo nhữngchuẩn mực khác rất quan trọng.Đặc biệt đạo đức của người làm báotrong khai thác và xử lý thông tin làmột vấn đề nóng hổi hiện nay, là đềtài được bàn luận sôi nổi trong cáccuộc Hội thảo diễn ra trong thờigian gần đây. Khi ý nghĩa của nghềbáo đóng vai trò quan trọng, làphương tiện thông tin đại chúng

thiết yếu đối với đời sống xã hội; làcơ quan ngôn luận của các tổ chứccủa Đảng, cơ quan Nhà nước, tổchức xã hội thì bản lĩnh và đạo đứcngười làm báo có vai trò quan trọngbởi thông tin báo chí sử dụng đượclấy từ nhiều nguồn khác nhau,nguồn trực tiếp và gián tiếp nên đòihỏi đội ngũ phóng viên, nhà báonhanh nhạy, sắc sảo trong phát hiệnvà xử lý nhiều loại thông tin phongphú, đa dạng...

Để nâng cao phẩm chất đạo đứccủa người làm báo trong thời kỳ mới,vai trò, trách nhiệm của Hội Nhàbáo ngày càng được thể hiện rõ. HộiNhà báo phải luôn chủ động tổ chứccác lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí,tăng cường công tác tập huấn, nângcao bản lĩnh chính trị và đạo đứcngười làm báo thời kỳ hiện nay.

Hội Nhà báo phải phối hợp với cơquan quản lý Nhà nước về báo chíthường xuyên kiểm tra, giám sát việcthực hiện quy định đạo đức người làmbáo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của

Trách nhiệm cao cả và nặng nề

Bộ Quy định đạo đức người làm báo Việt Nam đangtrong quá trình lấy ý kiến, với kỳ vọng sẽ tạo bước chuyểnbiến mới, nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động báo chí,chất lượng công tác Hội và trở thành cuốn “cẩm nang”nghề nghiệp cho các nhà báo hành nghề. Tuy nhiên, làmthế nào để bộ Quy định đạo đức người làm báo thực sự côđọng, sát với tình hình thực tế và phát huy được hiệu quảtrong cuộc sống? Xung quanh vấn đề này, PV Tạp chí NgườiLàm Báo đã ghi lại một số ý kiến tâm huyết của nhữngngười làm nghề.

Phóng viên tác nghiệp tại hiện trường_Ảnh: TL

Page 9: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-2016 9

hội viên. Phối hợp tốt với các cơ quanbáo chí trên địa bàn làm tốt công táctuyên truyền các chủ trương chínhsách của Đảng, pháp luật của Nhànước. Đó là vinh dự và cũng chính làtrách nhiệm của những người công tácở Hội Nhà báo Việt Nam hiện nay.

nhà Báo, tS phạM Mỵ, chỦ tịchcLB nhà Báo nữ việt naM:

Trong kỷ nguyên số người làm báo càng phải đềcao trách nhiệm

Theo tôi, có nhiều lý do khiếnngười làm báo hiện nay phải nângcao đạo đức trong tác nghiệp báo chí.Sự lệ thuộc vào mạng xã hội có thểkhiến nhiều thông tin thiếu chínhxác, không có tính định hướng, hoặcthông tin có dụng ý xấu dễ dàng lantỏa, tạo thành dư luận, dẫn đếnkhủng hoảng truyền thông.

Nhìn lại hiện tượng thủy sản chếthàng loạt ở miền Trung có thể thấy,chỉ trong khoảng 3 tuần của tháng

4/2016, đã có hơn 200.000 bài viếtliên quan, trong đó 82% đến từ mạngxã hội facebook. Các bài viết thu hútnhiều lượt chia sẻ, nhiều thảo luận vàlượt like nhất trên fanpage của cácbáo. Hình thức phát video trực tiếp(live stream) được khai thác tối đa vàcũng thu hút rất lớn độc giả.

Với các tính năng đăng ý kiến, dẫnbài viết, phát video trực tiếp, bìnhluận, bày tỏ cảm xúc, nếu nhà báo thểhiện quan điểm của mình trên bài viếthoặc trên mạng xã hội có hướng lệchlạc, rất có thể, quan điểm đó sẽ tạonên một làn sóng mạnh mẽ trên mạngdẫn đến những sai lệch trong hành vi.

nhà Báo nguyễn Xuân hải, chỦtịch hội nhà Báo tỉnh hà tĩnh:

Trau dồi đạo đức có ý nghĩalớn đối với mỗi người làm báo

Thời gian qua, những biểu hiệntiêu cực trong đạo đức nghề nghiệpngười làm báo Việt Nam đang diễn rangày càng phức tạp và cho thấy dấu

hiệu tha hóa trong một bộ phận nhàbáo Việt Nam. Đó là sự tha hóa vềđạo đức nói chung và đạo đức nghềnghiệp nói riêng. Đạo đức nghềnghiệp là phẩm chất hàng đầu củangười làm báo chân chính. Đặc biệt,trong giai đoạn hiện nay, báo chí ngàycàng có ảnh hưởng và tác động to lớntới mọi mặt của đời sống xã hội, tìnhhình chính trị, an ninh của đất nướcnên đòi hỏi trách nhiệm của ngườilàm báo cũng nặng nề hơn. Việc sửađổi bộ Quy định đạo đức nghề nghiệpngười làm báo phù hợp với Luật Báochí 2016 và pháp luật hiện hành sẽgóp phần nâng cao hơn nữa chấtlượng hoạt động báo chí, chất lượngcông tác Hội. Trau dồi đạo đức cáchmạng, đạo đức nghề nghiệp có ýnghĩa lớn đối với mỗi người làm báo.Tôi luôn cho rằng, những quy định vềđạo đức nghề nghiệp của người làmbáo Việt Nam phải luôn bổ sung, đổimới cho phù hợp với thực tiễn n

ngọc thành, thanh Bình,cường PhạM (thực hiện)

Page 10: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-201610

ThƯ KÊU gỌi cỦa chỦ TỊch hỘi nhÀ Báo việT namVề việc hiến tặng hiện vật cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam

Kể từ khi Gia Định báo - tờ báo quốc ngữ đầu tiên được xuất bản, báo chí Việt Nam đã có hơn 150năm lịch sử; và từ khi báo Thanh Niên ra đời, báo chí cách mạng Việt Nam có truyền thống hơn90 năm. Lịch sử báo chí là một phần lịch sử vẻ vang của dân tộc, cần được lưu giữ một cách có hệ

thống, khoa học, được bảo quản lâu dài và khai thác có hiệu quả, để các hiện vật, tư liệu của quá khứ sẽ làniềm tự hào, tỏa sáng cho các thế hệ người làm báo hôm nay và mai sau; đồng thời là điểm đến hữu ích, gópphần nâng cao nhận thức và tình cảm của những người nghiên cứu lịch sử và văn hóa. Mỗi hiện vật, thướcphim, tờ báo, tấm ảnh dù nhỏ nhất, đơn giản nhất liên quan đến nghề báo, người làm báo, phản ánh các sựkiện lịch sử phong phú của đất nước và dân tộc, đều có giá trị lịch sử không thể thay thế. Nhưng các hiện vậtđó hiện đang rải rác nhiều nơi, trong và ngoài nước, và đang có nguy cơ mai một.

Ý thức được ý nghĩa sâu sắc và tầm quan trọng của việc xây dựng Bảo tàng Báo chí Việt Nam, Thường trựcThường vụ Hội Nhà báo Việt Nam đã xây dựng Đề án Bảo tàng Báo chí Việt Nam và ngày 21/8/2014 Đề ánđã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hơn một năm qua, Hội Nhà báo Việt Nam đã tích cực chuẩn bị cácđiều kiện cần thiết về địa điểm, nhân sự và bước đầu đã khai thác, tiếp nhận các hiện vật, tài liệu. Đây là tìnhcảm, trách nhiệm của Thường trực Thường vụ Hội Nhà báo các nhiệm kỳ, cũng như của những người làmbáo hôm nay đối với các thế hệ tiền bối và hậu thế. Công việc đó chỉ có thể hoàn thành khi có sự góp sức củatoàn xã hội, của các cơ quan báo chí, trước hết là của các cấp hội, các nhà báo lão thành và gia đình, thânnhân các nhà báo quá cố.

Mỗi sự chậm trễ hoặc thờ ơ lúc này đều có thể khiến thêm một tờ báo quý bị thất lạc, thêm một bức ảnhgiá trị bị hư hỏng, thêm một hiện vật mất dấu vết, thêm một nhân chứng ra đi... Vì vậy, việc xây dựng Bảotàng Báo chí Việt Nam đã trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

Lễ phát động hiến tặng hiện vật, tư liệu cho Bảo tàng ở khu vực các tỉnh phía Bắc và khu vực các tỉnh phíaNam tổ chức tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã thu được những kết quả đáng khích lệ; sắp tới, Lễ phát độnghiến tặng hiện vật cho Bảo tàng sẽ tiếp tục được tổ chức khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Để sớm đưa Bảo tàng Báo chí Việt Nam vào hoạt động, thay mặt Hội Nhà báo Việt Nam, tôi kêu gọi toànthể các cấp Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí, các đồng nghiệp làm báo cả nước, gửi tặng Bảo tàng nhữnghiện vật, tư liệu mà quý vị đang lưu giữ, hoặc cung cấp thông tin để chúng tôi tiếp cận và có hình thức sao lưuphù hợp. Hãy cùng chúng tôi góp phần tái hiện những trang sử huy hoàng của báo chí nước nhà!

Mọi ý kiến đóng góp và hiện vật, tài liệu hiến tặng Bảo tàng Báo chí Việt Nam xin được gửi về Hội Nhàbáo Việt Nam hoặc Hội Nhà báo tỉnh, thành nơi gần nhất.

Xin trân trọng cảm ơn những tình cảm quý báu của tất cả các đồng chí, đồng nghiệp và đồng bào dành choBảo tàng Báo chí Việt Nam!

Địa chỉ liên hệ: Ban Quản lý các dự án thành phần Đề án Bảo tàng Báo chí Việt Nam, Ô E2, Khu đô thị mớiCầu Giấy, phố Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.Điện thoại: 0967.960.666 (Đ/c Trần Thị Kim Hoa) hoặc 0913.234.095 (Đ/c Tạ Việt Anh).

Thuận HữuỦY VIÊN BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG

CHỦ TỊCH HỘI NHÀ BÁO VIỆT NAMTỔNG BIÊN TẬP BÁO NHÂN DÂN

Page 11: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-2016 11

hoạt động công tác hội và tiếng nói từ cơ sở

Thẩm định Đề cương trưng bày chi tiết Bảo tàng Báo chí Việt Nam

Liên hoan Tiếng hát Người làmbáo Việt Nam được tổ chức

định kỳ 2 năm một lần. Đây là sânchơi giao lưu văn hóa đặc trưng củanhững người làm báo, nhằm nângcao đời sống văn hóa, tinh thần vàtăng cường giao lưu giữa các cơ quanthông tấn, báo chí trên cả nước.

Nội dung các tiết mục tham dựLiên hoan tập trung vào chủ đề cangợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi tình yêucon người, tình quê hương, đấtnước, truyền thống hào hùng củadân tộc ta nói chung và của báo chíCách mạng Việt Nam nói riêng, đặcbiệt các tiết mục hưởng ứng việcHọc tập và làm theo tấm gương đạo

đức Hồ Chí Minh. Để tạo thêm nét đặc sắc và

phong phú cho các tiết mục dự thi,Ban tổ chức khuyến khích các thísinh tự dàn dựng hoặc sẽ hỗ trợ cácthí sinh có thêm nhóm bè, nhómmúa phụ họa... Liên hoan năm nayhứa hẹn sẽ mang đến cho khán giảnhững bữa tiệc âm nhạc đa sắc màuvới nhiều thể loại âm nhạc khácnhau như: âm hưởng dân ca, cáchmạng, thính phòng, trữ tình, nhạcnhẹ, nhạc tài tử, cổ nhạc, ...

Thí sinh Thanh Thúy đến từ ĐàiPT-TH Bình Phước, người đoạt giảinhất vòng bán kết khu vực phíaNam với tiết mục “Em chọn lối này”

của nhạc sĩ An Thuyên chia sẻ:“Đây là lần thứ 3 tôi tham giachương trình. Từng là sinh viênkhoa Thanh nhạc trường ĐH Vănhóa TP. Hồ Chí Minh, trong quátrình biên tập các chương trình Vănnghệ của Đài PT-TH Bình Phước,tôi rất yêu thích những dòng nhạctruyền thống cách mạng và dân cacác vùng miền”.

Đêm chung kết sẽ diễn ra vào20h30 ngày 28/8 tại Nhà hát Truyềnhình - TP. Hồ Chí Minh, truyềnhình trực tiếp trên kênh HTV9,VTV9 và nối sóng các đài khác n

Pv

Ngày 30/7, tại Hà Nội, Hội Nhàbáo Việt Nam tổ chức họp

Hội đồng khoa học thẩm định Đềcương trưng bày chi tiết Bảo tàngBáo chí Việt Nam.

Các chuyên gia, các nhà khoahọc cho rằng, bản đề cương chi tiết

trưng bày được chuẩn bị khá côngphu, chi tiết. Nội dung, bố cục vàkết cấu các chuyên đề tương đốihợp lý. Nhìn chung đã phản ánh cơbản mục đích, yêu cầu, nội dungcủa việc xây dựng Bảo tàng Báo chíViệt Nam.

TS Mai Đức Lộc, Phó Chủ tịchHội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh,công việc xây dựng Bảo tàng Báochí Việt Nam đã được nhiều nhiệmkỳ của BCH Hội Nhà báo Việt Namtâm huyết chuẩn bị. Sau một thờigian nỗ lực “chạy đua với thời gian”,cùng sự cố gắng cao của Ban quảnlý dự án, đã có hàng nghìn tài liệu,hiện vật có giá trị được sưu tầm, gópphần hình thành diện mạo Bảo tàngBáo chí Việt Nam. Đó là thành quảcủa một quá trình lao động nghiêmtúc của các thành viên trong Banquản lý dự án cùng với sự đóng gópvà hỗ trợ tích cực từ phía các HộiNhà báo, các cơ quan báo chí và đặcbiệt là các nhà báo lão thành. Trongđó, có nhiều hiện vật gốc quý giáliên quan đến lịch sử báo chí vàngười làm báo qua các thời kỳ lịchsử n

hoàng LÂM

Liên hoan Tiếng hát Người làm báo lần thứ V - 2016

Họp Hội đồng khoa học thẩm định Đề cương trưng bày chi tiết Bảo tàng Báo chí Việt Nam_Ảnh: NL

Page 12: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-201612

hoạt động công tác hội và tiếng nói từ cơ sở

Từ ngày 25 - 31/7/2016, Liên đoànBáo chí Thái Lan gồm 10 thành

viên do ông Thepchai Saeyong, Chủtịch Liên đoàn Báo chí Thái Lan, Chủtịch Hội Nhà báo Phát thanh Thái Lanlàm Trưởng đoàn đã có chuyến thămvà làm việc tại Việt Nam.

Đồng chí Thuận Hữu, Uỷ viênTrung ương Đảng, Tổng Biên tập BáoNhân Dân, Chủ tịch HNBVN bày tỏsự vui mừng và hoan nghênh chuyếnthăm và làm việc tại Việt Nam củaLiên đoàn Báo chí Thái Lan, đồngthời nhấn mạnh, đây không chỉ là mối

quan hệ của báo giới hai nước, mà cònlà mối quan hệ cộng đồng giữa cácnhà báo ASEAN, là hoạt động thiếtthực nhằm tăng cường hơn nữa mốiquan hệ hữu nghị truyền thống ViệtNam - Thái Lan trong nhiều năm qua.

Ông Thepchai Saeyong, Chủ tịchLiên đoàn Báo chí Thái Lan, Chủ tịchHội Nhà báo Phát thanh Thái Lanchân thành cảm ơn sự đón tiếp nồnghậu của các đồng nghiệp Việt Nam vànhấn mạnh, thời gian qua báo chítruyền thông Việt Nam đã thay đổi vàphát triển rất mạnh mẽ, điều này rất

quan trọng đối với nền báo chí khuvực. “Dưới sự lãnh đạo của nhà báoThuận Hữu, HNBVN đã có nhữngđóng góp, những sáng kiến hay giúpcho Liên đoàn Báo chí ASEAN pháttriển ngày một lớn mạnh”, ông Thep-chai Seayong khẳng định.

Trong khuôn khổ chuyến thăm,sáng ngày 26/7, Đoàn đại biểu Liênđoàn Báo chí Thái Lan đã tới thăm vàlàm việc với lãnh đạo Báo Nhân Dân.Đại diện lãnh đạo hai đơn vị cùngnhau trao đổi, đánh giá về tình hìnhphát triển báo chí tại Việt Nam vàThái Lan nói riêng, đề cập những khókhăn, thách thức của báo in trong tìnhhình hiện nay.

Làm việc tại Báo Tiền Phong, haibên đã trao đổi, thảo luận một số vấnđề liên quan tới những thách thức, xuhướng phát triển của báo chí trong thờiđại công nghệ số; phương thức hoạtđộng báo điện tử và toà soạn hội tụ.

Đoàn cũng đã có chuyến thăm vàlàm việc với Hội Nhà báo Cao Bằng vàcác cơ quan báo chí ở Cao Bằng n

Pv

Thắt chặt quan hệ hợp tác giữa Hội Nhà báo Việt Nam và Liên đoàn Báo chí Thái Lan

Được sự đồng ý của Thường trựcTỉnh uỷ, UBND tỉnh, Hội Nhà

báo tỉnh Khánh Hoà phối hợp về nộidung với Tạp chí Người Làm Báo -Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hộithảo với chủ đề “Báo chí đồng hànhcùng doanh nghiệp trong thời kỳ hộinhập hiện nay” vào ngày 26/8/2016, tạiTP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà.

Hội thảo nhằm đánh giá những

thành tựu chủ yếu của Báo chí cáchmạng Việt Nam, nhất là trong thời kỳđổi mới, hội nhập quốc tế; làm rõ vaitrò không thể thiếu của báo chí đối vớidoanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập;đề xuất một số giải pháp thúc đẩy mốiquan hệ giữa báo chí và doanh nghiệp.

Đại diện lãnh đạo Hội Nhà báoViệt Nam, Tỉnh ủy, HĐND, UBNDtỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở

Thông tin và Truyền thông tỉnh, SởVăn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, đạidiện doanh nghiệp và lãnh đạo HộiNhà báo các tỉnh thuộc Cụm thi đuagồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, QuảngNgãi, Bình Định, Phú Yên, NinhThuận và Câu lạc bộ Nhà báo nữ tỉnhKhánh Hòa tham dự Hội thảo n

Pv

Hội thảo Báo chí tỉnh Khánh Hòa lần thứ III/2016

Chủ tịch Liên đoàn Báo chí Thái Lan Thepchai Saeyong trao quà lưu niệm cho Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu_Ảnh: PV

Page 13: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-2016 13

hội nghỊ tỔng Kết 10 nĂM giải Báo chí Quốc gia

Để có thêm nhiều tác phẩm báo chí chất lượng cao

thùy Dung, Lan hương

Tác phẩm báo chí hay phải có sức lan tỏa trong đời sống xã hội. Đó là chia sẻ của cácnhà báo tại buổi Tọa đàm “Làm thế nào để có tác phẩm báo chí chất lượng tốt tham dựGiải Báo chí Quốc gia” do Nhà Văn hoá, Ban Nghiệp vụ và Tạp chí Người Làm Báo phối hợptổ chức ngày 13/7, tại Hà Nội.

“Sức nóng” của đề tàiĐề tài của những tác phẩm báo

chí chất lượng phải là những đề tài“nóng” của cuộc sống. Cái “nóng” ởđây không chỉ là những vấn đề đangđược dư luận quan tâm, bàn luận, màcòn là những vấn đề mang tính quốcgia, vận mệnh.

Theo nhiều đại biểu, một trongnhững giá trị được đánh giá cao củatác phẩm báo chí là tính mới của nộidung và sáng tạo trong hình thức thểhiện. Sau khi chọn được đề tài, địnhhướng nội dung cũng cần phải rất sắcbén, nắm bắt đúng tính thời sự đểđịnh hướng đi cho tác phẩm, làm sao

Tọa đàm “Làm thế nào để có tác phẩm báo chí chất lượng tốt tham dự Giải Báo chí Quốc gia” tổ chức tại Hà Nội, ngày 13/7/2016_Ảnh: PV

Page 14: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-201614

hội nghỊ tỔng Kết 10 nĂM giải Báo chí Quốc gia

để tác phẩm nói đúng suy nghĩ, tìnhcảm của dư luận cũng như có tácđộng cổ vũ xã hội tích cực.

Nhà báo Lưu Quang Định, TổngBiên tập Báo Nông thôn Ngày nayđưa ra 7 vấn đề trong phạm vi mộttác phẩm báo chí chất lượng viết vềđề tài nông nghiệp, nông dân, nôngthôn. “Để luôn đi trước nửa bước, thìToà báo cần phải chuẩn bị chu đáo 4-5 bước tiếp theo (kỳ xuất bản, sự kiệntương tác), bởi trước các vấn đề hay,các báo khác cũng quan tâm khaithác và sẵn sàng vượt lên nếu mìnhbỏ lửng vấn đề. Bằng cách này, cáctác giả và cơ quan báo chí có chuyênđề hay, đi trước, chấp nhận để cái tôicá nhân, hay danh tiếng của mìnhxuống dưới mục tiêu cao hơn là hiệuquả của tương tác truyền thông đốivới xã hội trong vấn đề mà chuỗi tácphẩm đang đề cập”, nhà báo LưuQuang Định nhấn mạnh.

Năng lực sáng tạo của tác giảViệc phát hiện đề tài hay, thời sự

thì việc thể hiện vấn đề đó bằng cáchnào? Cách thức triển khai ra sao? Tấtcả những điều này phụ thuộc rất lớnvào năng lực sáng tạo của mỗi phóngviên, biên tập viên cũng như sự địnhhướng, chỉ đạo của Ban Biên tập.

Thách thức lớn nhất hiện nay làlàm thế nào để chọn lọc được thôngtin cần thiết, phản ánh đúng, trúng vàkịp thời những vấn đề mà cả xã hộiđang quan tâm trong một “biển”thông tin xô bồ, hỗn loạn. Điều nàyđòi hỏi phóng viên phải không ngừngnỗ lực, học hỏi, trau dồi, nâng caotrình độ chuyên môn, bản lĩnh chínhtrị cũng như đạo đức nghề nghiệp.

Các đại biểu đều nhất trí rằng, đểcó được tác phẩm báo chí thật sự chấtlượng, bản thân mỗi phóng viên, biêntập viên phải có sự nhanh nhạy, nắm

bắt được đề tài, vấn đề thời sự nóng,đừng “tham” những đề tài “đao to,búa lớn”. Nhà báo phải bám sátnhiệm vụ chính trị của đất nước, củađịa phương, của cơ sở; chủ động,nhạy bén tìm ra những vấn đề mà xãhội quan tâm; sắc bén trong đấutranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ củađất nước cũng như trong việc chốngtham nhũng, tiêu cực và phản ánhmọi mặt của cuộc sống.

Thượng tá Nguyễn Hồng Hải, PhóChủ tịch LCH Nhà báo Báo QĐNDcho rằng, với thể tài chính luận dù làmột bài hay một vệt bài; dù là bàikhẳng định hay bút chiến, hay phêphán đều được lập kế hoạch, thảoluận dân chủ với sự tham gia của tậpthể. Đây là cách làm mới của BáoQĐND, nhằm phát huy dân chủ,phát huy trí tuệ và sự sáng tạo củatập thể.

Bên cạnh đó, phóng viên phảitừng bước bắt kịp với xu thế làm báohiện đại, phản ánh nhiều khía cạnh,đi sâu giải quyết thấu đáo nhiều vấnđề... Để làm được điều này, sự địnhhướng, chỉ đạo của Ban Biên tậpđóng một vai trò hết sức quan trọng,giúp phóng viên có điều kiện tácnghiệp tốt nhất. Và khi Ban Biên tậpnhận thấy việc có được tác phẩm báochí chất lượng, đặc biệt là những tácphẩm đạt Giải Báo chí Quốc gia làtrách nhiệm và tự hào thì chất lượngcủa mỗi tác phẩm mới được đầu tư vànâng cao hơn.

nhà Báo nguyễn như phong,tổng Biên tập Báo Điện tửpetro tiMeS: Viết báo không phải là đểtham dự giải?

Thứ nhất, khi viết báo, là thực hiệnmột nhiệm vụ mà tòa soạn giao,phóng viên phải hoàn thành, với trách

tS Mai Đức Lộc, phó chỦtịch hội nhà Báo việt naM:

Phát hiện đề tài, theo đếncùng sự kiện

Sự phối hợp tổ chức Toạ đàmcủa Nhà Văn hóa, Ban Nghiệp vụvà Tạp chí Người Làm Báo là sángkiến có ý nghĩa vô cùng quantrọng. Tại Toạ đàm, các cơ quanbáo chí đều thống nhất để cóđược tác phẩm báo chí chấtlượng tốt, người làm báo cầnchú trọng lựa chọn đề tài, phóngviên phải theo đến cùng sự kiện,hình thức thể hiện phù hợp,sáng tạo và đặc biệt quan tâmđến vấn xác định rõ các thể loạibáo chí dự thi.

Bên cạnh đó, lãnh đạo các cơquan báo chí cũng cần quan tâmchú trọng hơn nữa khâu kiểmtra, thẩm định thông tin. Một tácphẩm báo chí để có được tiếngvang, hiệu ứng xã hội tốt, ngoàinội dung, tính phát hiện và tínhnghề nghiệp, cần thiết phải cósự liên kết thông tin. Cần xemviệc gửi tác phẩm tham dự GiảiBáo chí Quốc gia là nhiệm vụ,trách nhiệm và tự hào của cơquan mình thì mới có đầu tưthoả đáng để chất lượng nhữngtác phẩm báo chí ngày càng tốthơn.

Page 15: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-2016 15

nhiệm, tình cảm, và trí tuệ. Không cóai khi bắt tay vào viết một bài báo lạinghĩ rằng “viết để cuối năm dự thi”.Còn nghề viết báo, cũng giống nhưngười đi câu... May ra thì vớ được concá to! Vấn đề là, cứ phải chịu khóbuông câu, phải biết cách làm mồi,phải biết chọn địa điểm, phải biếtxem thời tiết... Có thể mất rất nhiềuthời gian, mà chỉ câu được con cá bé;nhưng biết đâu, một ngày đẹp trờinào đó, lại câu được chú cá to.

Nghề viết báo là thế. Cứ cần mẫnđi, cần mẫn viết... bên cạnh rất nhiềubài báo làng nhàng, chẳng ai biết, thìcó khi lại được bài được dư luận chúý. Quan trọng là có chịu đi, chịu viếthay không mà thôi.

Thứ hai, Tổng Biên tập, chức vụmình được giao chỉ là tờ giấy A4, cấptrên trao cho. Khi đã có người traocho, thì cũng có nghĩa là sẽ đến lúc bịlấy lại. Cho nên, chức vụ có thể cóhôm nay, nhưng biết đâu, ngày mailại hết. Cho nên, phải cố mà viết đểgiữ lấy nghề... Nghề mình có được làcủa chính mình, chẳng ai cho cả.

Giải Báo chí Quốc gia là một giảidanh giá và thực sự có ý nghĩa đối vớinền báo chí Việt Nam. Tôi xin kiếnnghị với lãnh đạo Hội Nhà báo ViệtNam, vào kỳ trao giải sang năm, cầnphải được tổ chức nghiêm cẩn, đặcbiệt là với các tác giả nhận giải.Không thể để có những tác giả lênnhận giải ăn mặc lôm côm, thiếunghiêm túc... Mà rất tiếc là trong đócó không ít nữ phóng viên.

nB Bạch Dương, Ban thanh thiều niên vtv6 (Đài th việt naM): Mỗi tác phẩm như một “dự án xã hội”

Để có câu chuyện và chi tiết hay,quá trình tìm tòi đòi hỏi phóng viên,

biên tập viên phải thâm nhập sâu vàothực tế, gặp gỡ các nhân vật, tìmkiếm sâu tài liệu, phân tích, tìm hiểu,tiếp xúc để khai thác được những chitiết, câu chuyện đi vào lòng ngườinhất. Phải luôn tâm niệm những chitiết, câu chuyện hay luôn tồn tại dùđề tài có cũ, miễn là chúng ta cố côngtìm tòi và phát hiện.

Một trong những điểm mấu chốtlà không đóng khung thể loại, đadạng hóa hình thức thể hiện đặc biệtlà đa dạng hóa những thể hiện củanhững đoạn thành phần cấu thànhnên tác phẩm, những phóng sự, cakhúc... tham khảo hình thức thể hiệncủa những tác phẩm đi trước đặc biệtlà của truyền hình quốc tế cũng lànhững sự gợi ý tốt.

Chương trình “Quạt cho phongtrào lớn mạnh” - buổi giao lưu vớinhững gương điển hình tiên tiến củaphong trào thi đua yêu nước toànquốc trong khuôn khổ Đại hội chiếnsỹ thi đua toàn quốc lần thứ IX năm2015 vừa qua (Giải C Giải Báo chíQuốc gia 2015) là một ví dụ. Chươngtrình được lồng ghép giao lưu vớihình thức tuyên dương, trao giải đãlàm chương trình trở nên nhẹ nhàngvà sinh động hơn hình thức giao lưukiểu ngồi ghế bàn tròn thông thường.Dàn nhạc semi classis chơi nhạc nềnsống cho chương trình mang đến sựmềm mại và nghệ thuật, trang trọnghơn cho một buổi giao lưu tầm vócquốc gia.

Sự tham gia và tham vấn về hìnhthức thể hiện của tác phẩm từ nhữngđạo diễn giỏi cũng như sự đóng góp ýtưởng thể hiện của nhiều bạn trẻcũng mang lại những hình thức thểhiện mới cho những chương trìnhđược quy về thể loại giao lưu, tọađàm. Ban Thanh thiếu niên VTV6 đãtận dụng được nhiều ý tưởng của các

bạn trẻ cho những chi tiết hay, nhữngmàn thể hiện ấn tượng trong các tácphẩm này.

Để có sự thành công, mỗi tácphẩm cần chú trọng khâu liên kết vớicác cơ quan, đơn vị liên quan để cùnghợp tác thực hiện chương trình. Cầnphải coi mỗi tác phẩm như một dự ánxã hội mà càng có nhiều sự ủng hộ,giúp đỡ của các cơ quan liên quan thìchương trình càng có nhiều cơ hộithành công.

Mỗi tác phẩm tiến hành được coinhư là một nhiệm vụ xã hội chungcủa nhiều cơ quan tâm huyết trongđó đơn vị truyền hình đóng vai tròchủ trì về nội dung và hình thức thểhiện, các đơn vị khác chung tay trênnhiều phương diện như đóng góp nộidung, phối hợp tổ chức, hỗ trợ nhânlực, vật lực n

Là một hoạt động bên lề nhân dịptổng kết 10 năm Giải Báo chí Quốcgia, Toạ đàm “Làm thế nào để có tácphẩm tốt dự Giải Báo chí Quốc gia?”thu hút sự tham dự của hơn 100 nhàbáo đại diện cho các cơ quan thôngtấn, báo chí trên cả nước. TS Mai ĐứcLộc, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo ViệtNam; TS Trần Bá Dung, Uỷ viên BanThường vụ, Trưởng ban Nghiệp vụ;nhà báo Nguyễn Thế Dũng, Giám đốcNhà Văn hoá và PGS, TS NguyễnThành Lợi, Tổng Biên tập Tạp chíNgười Làm Báo đồng chủ trì Toạ đàm.

Page 16: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-201616

hội nghỊ tỔng Kết 10 nĂM giải Báo chí Quốc gia

Hành trình 10 năm “lửa thử vàng”hoàng LÂM

Giải Báo chí Quốc gia là giải thưởng danh giá của giới báo chí Việt Nam, được tổ chứchằng năm nhằm tôn vinh những tác giả, tác phẩm xuất sắc nhất có chất lượng cao về tư

tưởng, văn hóa, có nội dung và hình thức hấp dẫn, đạt hiệu quả xã hội cao. Đây là “sânchơi” bổ ích, để các nhà báo nhìn lại thành quả lao động của mình trong một năm và có

dịp trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp. Giá trị của Giải ngày càng lan tỏa, được báo giới vàcông chúng nhiệt tình hưởng ứng, đón nhận tích cực.

Trong 10 năm qua, hàng trămgiải thưởng được trao đãgóp phần cổ vũ đối với

người làm báo, ghi nhận, tôn vinhthành quả lao động sáng tạo củabáo chí và khích lệ những người làmbáo tiếp tục hăng hái thi đua, laođộng sáng tạo, hoàn thành nhiệm vụchính trị mà Đảng, Nhà nước vànhân dân giao phó. Bên cạnh đó,Giải có ý nghĩa quan trọng đối vớihoạt động nghiệp vụ của các cấpHội Nhà báo, các cơ quan báo chítrên cả nước trong việc nâng caotrình độ chuyên môn nghiệp vụ chohội viên, nhà báo và nâng cao chấtlượng tác phẩm báo chí, qua đó đãphát hiện và bồi dưỡng những tàinăng trẻ; tập hợp xây dựng đội ngũcây bút, tay máy quyền uy, nâng caovị thế của báo chí cách mạng. Theothống kê, trong 10 năm, hội đồnggiải đã trao 45 Giải A, 206 Giải B,396 Giải C và 346 Giải khuyếnkhích.

Dấu ấn của Hội Nhà báo Việt Nam

Với trách nhiệm là cơ quan chủtrì, Hội Nhà báo Việt Nam đã bámsát và thực hiện nghiêm chỉnh cácquy định của Nhà nước, của Hội

đồng Giải; phối hợp chặt chẽ vànhận được sự hợp tác có hiệu quảcủa các Ban, Bộ, ngành liên quan,của các cấp Hội Nhà báo và lãnhđạo các địa phương trong cả nước.Hội Nhà báo Việt Nam đã ban hànhcác văn bản về Quy trình tổ chứcGiải, chi tiết nội dung các công việccho một mùa giải, đơn vị thực hiện,cấp trình ký, thời hạn hoàn thành...từ khâu ban hành Hướng dẫn dựgiải, đến khâu hoàn tất công việc saukhi trao Giải vào dịp 21/6 hằng năm.

Việc thành lập các Hội đồng sơkhảo, Hội đồng chung khảo và tổchức chấm, thẩm định, xét trao giảihằng năm... được thực hiện nghiêmtúc, khách quan, khoa học, lựa chọncác thành viên đại diện tiêu biểu chocác thế hệ nhà báo, các loại hình báochí, cơ quan báo chí, các vùng miền.Các Hội đồng làm việc công tâm,khách quan, tinh thần trách nhiệmcao. Các cấp Hội Nhà báo trong cảnước đã tổ chức thực hiện nghiêmtúc, đúng quy định theo Hướng dẫncủa Hội đồng Giải, từ khâu tuyêntruyền, đến tuyển chọn tác phẩm gửidự giải, tổ chức khen thưởng, tônvinh các tác giả đoạt giải.

Công việc trao Giải hằng nămđược thực hiện bài bản, chuyên

nghiệp, tổ chức trang trọng, tônvinh giá trị của Giải và các nhà báođoạt giải. Các đồng chí Lãnh đạoĐảng, Nhà nước, Quốc hội, Mặttrận Tổ quốc Việt Nam, các Bộ,ban, ngành, tổ chức, đoàn thể ởTrung ương... đã dành cho Giải sựquan tâm đặc biệt. Có thể khẳngđịnh, công tác tổ chức Giải trong 10năm qua đã được thực hiện nghiêmtúc, theo đúng các quy định củaChính phủ, đúng Điều lệ Giải vàphù hợp với sự phát triển của báochí cả nước.

Để Giải Báo chí Quốc gia ngàycàng hấp dẫn

Qua 10 mùa Giải, thành công làcơ bản, nhưng so với thực tế pháttriển mạnh mẽ của báo chí và trướcnhững yêu cầu ngày càng cao củacông chúng báo chí cả nước, GiảiBáo chí Quốc gia vẫn còn không ítnhững trăn trở, băn khoăn. Hộiđồng Giải Báo chí Quốc gia đãnhận thấy những bất cập, yếu kémcần khắc phục, từ khâu hướng dẫndự giải đến khâu tuyển chọn từ cơsở và khâu chấm cuối cùng để nângcao chất lượng Giải. Mặc dù nhữngtác phẩm đoạt Giải đều là nhữngtác phẩm tiêu biểu, xuất sắc và rất

Page 17: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-2016 17

xứng đáng được vinh danh, songdường như khâu tuyển chọn từ cơ sởvẫn bỏ lọt, bỏ sót những tác phẩmhay. Phần lớn các tác phẩm đoạtgiải cao vẫn tập trung ở các cơ quanbáo chí Trung ương và các địaphương có sự tập trung chỉ đạo vàđầu tư về chuyên môn, có nội dungbám sát thực tiễn và cách thể hiệngiản dị, hấp dẫn.

Giải ảnh báo chí, giải tác phẩmphát thanh, giải bình luận, xã luận,chuyên luận còn ít tác phẩm thamdự. Và mặc dù Hội đồng Giải đã cócơ chế riêng đối với ảnh báo chí,cho phép tác giả ảnh báo chí gửitrực tiếp tác phẩm về Hội đồng Giảikhông qua tuyển chọn ở cơ sở,nhưng đây vẫn là khâu yếu kém,chưa đạt được như mong đợi.

Cơ cấu Giải quy định trước đây với8 loại Giải cho 3 loại hình, gồm báoin, báo nói, báo hình, từ năm 2012điều chỉnh thành 11 loại giải cho 4loại hình, tỏ ra chưa phản ánh đúngthực tế phát triển.

Và đã nhiều mùa trôi qua, Hộiđồng Giải vẫn mong đợi có những

tác phẩm xuất sắc hơn, có sức layđộng và tiếng vang lớn, có tính pháthiện sắc sảo, sâu sắc trong lý giải,tiếp cận và phản biện, mới mẻ, sángtạo trong cách thể hiện. Bên cạnhđó là những điểm yếu chung vềnghiệp vụ là thể hiện chưa sâu, chưatới tầm của vấn đề mà tác giả đặt ra.Không ít thành viên trong Hội đồngGiải tiếc nuối khi có những tácphẩm dù nội dung rất tốt nhưng chỉvì một số lỗi kỹ thuật nhỏ đã khiếntác phẩm đó mất đi cơ hội đoạt Giải.

Để nâng cao chất lượng giải

trong những năm tới, Hội đồng GiảiBáo chí Quốc gia cho biết sẽ tậptrung điều chỉnh, sửa đổi cơ cấugiải; tiếp tục nâng cao chất lượngtác phẩm dự Giải, tăng cường pháthiện, trao thưởng cho những tác giả,tác phẩm xuất sắc, có hình thức thểhiện hấp dẫn, hiện đại, giàu sức lantỏa, hiệu quả xã hội lớn. Ngoài ra,Hội đồng Giải cũng khuyến nghịcác cơ quan chủ quản có hình thứcbiểu dương phù hợp đối với nhữngtác giả có tác phẩm đoạt giải khi xétlương, khen thưởng định kỳ. Hộiđồng Giải cũng xem xét điều chỉnhgiải cho các loại hình báo chí, cácloại giải trong từng nhóm thể loại,tăng kinh phí giải thưởng để các thểloại báo chí có cơ hội tham gia vàđược tôn vinh xứng đáng.

Tổng kết 10 năm Giải Báo chíQuốc gia không phải là sự kết thúcmà là sự khởi đầu cho những chặngđường tiếp theo phát triển tốt hơn.Chính vì vậy, công chúng và báo giớicả nước vẫn mong chờ, kỳ vọng vàchuẩn bị tâm thế để đón chào nhữngmùa vàng bội thu phía trước n

Ngày 29/3/2007, Thủ tướngChính phủ đã ký Quyết định phêduyệt Đề án Giải Báo chí Quốcgia và giao cho Hội Nhà báo ViệtNam chủ trì, phối hợp với Bộ Vănhóa - Thông tin (nay là Bộ Thôngtin &Truyền thông) và mời BanTư tưởng - Văn hóa Trung ương(nay là Ban Tuyên giáo Trungương) tham gia thực hiện.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng trao giải thưởng cho các tác giả đoạt Giải A Giải Báo chí Quốc gia lần thứ X - 2015_Ảnh: PV

Page 18: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-201618

hội nghỊ tỔng Kết 10 nĂM giải Báo chí Quốc gia

nhà Báo phan Quang, nguyên chỦ tịch hội nhà Báo việt naM

Giải Báo chí Quốcgia là Giải thưởng vănhóa đàng hoàng, minhbạch, có tác độngthúc đẩy báo giớithường xuyên nângcao năng lực tácnghiệp và đạo đứcnghề nghiệp, đạt hiệuquả tốt trên nhiều

mặt. Giải là điểm hẹn, là niềm tự hào của báo giớiViệt Nam và cả những ai quan tâm đến báo chí,truyền thông.

Nếu cuối thập niên 1990, chúng ta ghi nhận GiảiBáo chí góp phần làm nên diện mạo báo chí ViệtNam thì ngày nay có thể khẳng định: Giải Báo chíQuốc gia thể hiện diện mạo thu nhỏ của báo chíViệt Nam, tôn vinh, lưu giữ phần tinh túy của nềnbáo chí ấy, góp phần gìn giữ di sản văn hóa ViệtNam. Thành công ấy là sự tích hợp tài năng, trí tuệ,tâm huyết của mấy thế hệ nhà báo trong cả nước 10năm qua, nếu tính cả tiền thân của Giải là Giải Báochí toàn Quốc được thành lập theo Quyết định củaTrung ương năm 1991, thì đã là một phần tư thế kỷ.

Tạo được thành công là niềm tự hào, mọi sơ suất,bất cập - chưa nói biểu hiện thiếu trong sáng - đềucó thể dẫn đến chuyện lình xình “hậu giải”. Mộtgiải báo chí có uy tín nhất thế giới là Giải Pulitzercủa Mỹ, được tổ chức, điều hành khoa học với bềdày hơn 100 năm, vậy mà như chúng ta biết, cáchđây không lâu đã để xảy ra một vụ bê bối, nhà báođược trao giải bị đuổi việc, chủ bút báo The NewYork Times là cơ quan gửi tác phẩm rởm dự thi,phải từ chức. Nói như vậy, không phải là huyênhhoang ta bằng họ, ta hơn họ, mà chính là nhận chânthực tại, tìm cách hoàn thiện Giải Báo chí Quốc giacủa chúng ta ngày càng tỏa sáng hơn.

Thiển nghĩ, có những vấn đề không dễ xử lý luôn,

mà đòi hỏi phải có thời gian. Phải chăng những cảitiến nào được sự đồng thuận cao, Chủ tịch Giải kếtluận, thì sẽ áp dụng cho việc thực hiện giải năm tới.Một số vấn đề nếu còn phải tiếp tục suy nghĩ, bànluận thỉnh thị cấp trên, thì chờ đến lúc nào tìm ragiải pháp đúng sẽ đưa vào thực hiện.

Cũng có một số vấn đề không đề cập trong báocáo, nhưng không ít người trăn trở. Chẳng hạn, việctuyển chọn tác phẩm dự thi thông qua hai bước, sơkhảo và chung khảo theo thông lệ, nhiều năm đạtkết quả tốt, không có chuyện khiếu nại “hậu giải”,tuy nhiên sức ép thời gian thật nặng nề. Phải “sămsoi” trên dưới 1.650 tác phẩm (tính năm vừa qua),trong đó có tác phẩm dài đến 125 trang, những tácphẩm thể loại truyền hình dài 60 phút... Số tácphẩm được giải nói chung đều trải qua quá trìnhchọn lọc khắt khe.

Tôi nghĩ có lẽ Lãnh đạo Hội đồng Giải Báo chíQuốc gia, mà thường trực là Hội Nhà báo Việt Namnên lập một tổ chuyên gia giúp việc nghiên cứu,lặng lẽ tham vấn một số người trong nước, tìm hiểukinh nghiệm nước ngoài, không cần phải hội thảo,tọa đàm nếu không thật cần thiết, rồi đề xuất kiếnnghị lên Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia và Lãnhđạo Hội Nhà báo Việt Nam xem xét, quyết định.

nhà Báo Lê Quốc trung, nguyên phó chỦ tịchthường trực hội nhà Báo việt naM

Trong 10 năm qua,báo chí nước ta đã cónhững bước phát triểnmạnh mẽ. Nếu trongnhững năm đầu củaGiải Báo chí Quốc gia,báo điện tử chỉ mới làbước đi chập chững thìnay đã thành xu thếphát triển chung của

báo chí. Sự phát triển của các loại hình báo chí đã làmcho cơ cấu giải phải thay đổi, bổ sung cho phù hợp.

“Điểm sáng” trong đời sống văn hóatinh thần của đất nước

Page 19: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-2016 19

Cần phải cân đối số lượng để giải xứng tầm là mộtgiải quốc gia, đặc biệt là đối với Giải A. Những tácphẩm đoạt Giải A được coi là những tác phẩm xuấtsắc nhất của báo chí nước nhà trong 1 năm, cho nênđược xét chọn rất chặt chẽ và mỗi loại giải chỉ có duynhất một Giải A. Như vậy hiện nay, 1 năm nhiều nhấtcũng chỉ trao 11 Giải A.

Theo cơ cấu hiện nay, các giải được chấm theo thểloại của từng loại hình báo chí. Việc này có thể dẫnđến có tác phẩm ở loại giải này được giải cao (vì đạttiêu chí của giải ở loại hình đó) nhưng có thể chưaxuất sắc bằng một tác phẩm khác được giải thấp hơnở loại giải khác. Ví dụ: ở báo in có 2 hoặc 3 phóng sựxuất sắc, có tác động xã hội rất lớn, nhưng cùng nằmtrong báo in nên chỉ có một tác phẩm được Giải A,những tác phẩm còn lại chỉ có thể đoạt Giải B, trongkhi đó, ở báo điện tử cũng có một tác phẩm phóng sựxuất sắc và đứng đầu trong loại giải đó nên mặc dù cóthể chưa xuất sắc bằng 3 tác phẩm kia của báo innhưng lại có cơ hội đoạt Giải A. Giải A trong trườnghợp này không phải là một trong những tác phẩmxuất sắc nhất của báo chí nói chung. Tình trạng nàykhông phải không thể xảy ra.

Hiện nay, Giải A được quy định cố định là mỗi loạigiải không quá 1 Giải A trong khi các Giải B, C doHội đồng chung khảo quyết định trên cơ sở chấtlượng và số lượng tác phẩm vào vòng chung khảo.Điều này dẫn đến tình trạng nêu trên là có thể trongmột loại giải có nhiều tác phẩm xứng đáng đoạt GiảiA hơn các tác phẩm ở loại giải khác nhưng cũng chỉ 1tác phẩm được Giải A.

Theo dõi Giải trong 10 năm qua, tôi thấy có mộtsố cơ quan báo chí gần như không thể tham gia giải.Thí dụ một số cơ quan báo chí phục vụ đối tượngthiếu niên nhi đồng hoặc đồng bào dân tộc, miền núi.Viết cho các đối tượng này thường ngắn gọn, đơngiản, dễ hiểu. Nếu xếp chung trong các loại giải theoloại hình báo chí hiện nay, rất khó đoạt giải, chính vìvậy rất ít tác phẩm phục vụ các đối tượng này đoạtgiải trong 10 năm qua.

Như đã nói ở trên, cơ cấu giải hiện nay tương đốihợp lý, nhưng để khắc phục những bất cập đã nêu vànâng cao hơn nữa chất lượng giải vẫn cần tiếp tục xemxét cải tiến cơ cấu giải. Có thể vẫn dựa trên cơ sở cơcấu giải hiện nay, tùy theo tình hình phát triển củabáo điện tử, báo phát thanh và báo chí nói chung, điều

chỉnh số lượng các loại giải bảo đảm sự bình đẳng,thống nhất giữa các loại hình báo chí. Đồng thời cầnxem lại quy định khung cứng nhắc mỗi loại giải chỉ cótối đa 1 Giải A theo hướng giao cho Hội đồng chungkhảo căn cứ chất lượng cụ thể của từng năm quyếtđịnh. Như vậy số lượng giải có thể tăng lên.

tS trần Bá Dung, Ủy viên Ban thường vụ,trưởng Ban nghiệp vụ hội nhà Báo việt naM,trưởng Ban thư Ký tổng hợp giải Báo chíQuốc gia

Ở sân Đài PT-THĐồng Nai có một tảngđá không đẹp lắm,nhưng khách đến aicũng vào chụp ảnh.Đó là tảng đá khắctên những nhà báocủa Đài đoạt Giải Báochí Quốc gia. Tôi biết,đây là nơi đầu tiên

trong làng báo Việt Nam làm việc này. Ai cũng thấyý nghĩa thật sâu sắc. Chưa hết, Đài PT-TH ĐồngNai còn là nơi mạnh dạn có cơ chế tặng thêm 100%giá trị giải thưởng cho các nhà báo đoạt Giải. Đó làmột cách đầu tư đúng, trúng, đời và độc đáo. Đầutư từ những đề tài nhỏ, nhưng có ý nghĩa lớn thôngqua những câu chuyện bình dị.

Ở Đài PT-TH Nghệ An cũng vậy, ngoài việc đầutư cho tác giả có đề tài tốt, chọn tác phẩm tốt hàngtuần, hàng tháng, Đài cũng có hình thức tôn vinhcho tác giả đoạt giải, thưởng gấp 2,5 lần giá trị giảithưởng của Giải Báo chí Quốc gia (Đài đã nhiềulần đoạt giải cao Giải Báo chí Quốc gia).

Còn Báo Đầu tư, có cách đầu tư cũng rất phongcách như nhà đầu tư. 10 năm nay, tôi biết, vào thứ 6hàng tuần, Báo đều mở lớp học và trao đổi nghiệpvụ cho phóng viên. Đến một khái niệm phóng sựảnh cũng được hỏi, tranh luận sôi nổi cả tiếng đồnghồ. Một cái tít báo được giảng viên đưa ra cũngđược cả hội trường phản biện...

Đó là những cách đầu tư hiệu quả mà tôi biết.Đương nhiên, trước hết phải là nỗ lực của mỗi nhàbáo. Thế nên, muốn có giải cần phải đầu tư n

Pv

Page 20: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-201620

cHÂN DUNG NHà Báo

Nhớ nhà báo Hàm Châu và những bài học về nghề

nguyễn sĩ đại

Làm báo là nghề hàng vạn người có thể theo được, nhưng để trở thành “nhà báo” thìkhông dễ. Trở thành nhà báo có thẩm quyền, nhà báo được báo giới, đồng nghiệp, công

chúng trong và ngoài nước thừa nhận càng khó khăn gấp bội. Viết về khoa học ở ViệtNam chỉ một cái tên có thể kể được, đó là Hàm Châu.

Mười lăm năm tìm đườngTốt nghiệp Trường Kinh tế - Tài

chính, tiền thân của ĐH Kinh tế Quốcdân Hà Nội, năm 1959, ông được nhậnvề làm phóng viên quốc tế Báo Thủ đô,tiền thân của Báo Hà Nội mới.

Người thầy đầu tiên, người làm nênthành công trong nghề báo của HàmChâu, chính là thực tế cuộc sống. Đầunhững năm 1960, có phong trào thanhniên thủ đô tình nguyện lên Tây Bắcphát triển kinh tế - văn hóa miền núi màâm hưởng hào hùng của nó còn vangđọng trong thơ: Sống ở thủ đô mà dạ để mười phươngNghìn khát vọng chất chồng mơ ước lớnĐây miền Tây núi rừng giang tay đónNhững con người sung sướng nhất trầngianLà được lên đây đem sức lực căng trànVới sứ mệnh vinh quang: vỡ đất...

Theo chân những trái tim rực lửa ấy,Hàm Châu có bài viết về Vũ Băng Tú,nữ sinh Hà Nội tình nguyện làm giáoviên không lương tại Trường Thanh niênxã hội chủ nghĩa Hòa Bình, qua đó, côđược Bác Hồ thưởng Huy hiệu củaNgười. Nhưng ông chỉ thật sự tìm thấycon đường, tìm thấy sở trường của mìnhtừ sau 1975, khi Việt Nam không chỉlàm chấn động thế giới bằng Đại thắngMùa xuân 1975, mà còn bằng những giảithưởng lớn trong các cuộc thi Olympiad

toán học và vật lý quốc tế. Bản thân congái ông, Nguyễn Thị Thiều Hoa, giànhHuy chương Bạc, thành tích cao nhấtcủa Đoàn học sinh Việt Nam trong kỳthi toán quốc tế năm 1976 tại Vienna(Áo). Ông là một trong những nhà báođầu tiên viết và là nhà báo số 1 viết mộtcách đầy đủ và hay nhất về các vấn đềnày. Chẳng hạn, tổ GK1, những nhàkhoa học ở ĐH Bách Khoa do TSKHVũ Đình Cự đứng đầu, đã hóa giải sựphong tỏa cảng Hải Phòng bằng thủy lôicủa đế quốc Mỹ năm 1972. Trong bàiviết này, ngoài sự chính xác của tư liệulịch sử, sự ly kỳ của các tình tiết và cáchdàn dựng, còn thấy sự khắc họa tínhcách và những chi tiết làm toát lên vẻđẹp của con người. Đó cũng là điều làmtôi chú ý đến phong cách Hàm Châu.

Có thể thấy, Hàm Châu mất đến 15năm tìm đường để neo lại với đề tài vềkhoa học và người trí thức tinh hoa, đểchín nhuần một phong cách. Nhưngcũng may thay, thời gian còn lại vẫn đủđể làm nên một cây bút lớn trong làngbáo. Cuộc đời vốn ngắn ngủi; tuổi nghềcàng ngắn, hầu hết các nhà văn, nhà báođều biến mất vô tăm tích trong sự loayhoay của mình.

Từ lý tưởng, tư tưởng đến nhân cách, tác phẩm

Tôi có gần 30 năm gần gũi nhà báo

Nhà báo Hàm Châusinh ngày 25/9/1935

tại làng Xuân Liễu,huyện Nam Đàn, tỉnh

Nghệ An trong một giađình nhà Nho yêu nước;

mất ngày 30/7/2016tại Hà Nội, nơi ông sống

gần trọn cuộc đời. Ôngvào nghề báo từ năm

1959, đã viết gần3.000 bài báo, 12 cuốn

sách và đồng tác giảnhiều công trình khác.

Page 21: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-2016 21

Hàm Châu, được ông kể cho nghenhiều điều. Ngay từ nhỏ, ông đãmang lý tưởng chăn dân, báo quốccủa nhà Nho, một lý tưởng không xavới mục tiêu và phương pháp của chủnghĩa cộng sản: tu thân, tề gia, trịquốc, bình thiên hạ. Năm 1955, khimới 20 tuổi, ông được kết nạp vàoĐảng.

Tuy nhiên, đến sau năm 1975, ôngmới thật sự nhận thức rằng: Nhândân là người sáng tạo ra lịch sử, là lựclượng của cách mạng nhưng dẫn dắtnhân dân phải là tầng lớp trí thứctinh hoa; vừa có lòng nồng nàn yêunước, yêu dân; vừa phải có tri thứcđáp ứng yêu cầu thời đại. Làm chobạn đọc hiểu về họ, dân tộc hiểu vềhọ, noi gương họ; làm cho các chínhkhách biết trân trọng, sử dụng họ vìsự phát triển nhanh chóng và bềnvững của đất nước - đó chính là lýtưởng, là tư tưởng được xác định;được thể hiện nhất quán trong cáctác phẩm báo chí của Hàm Châu.Nếu không có tư tưởng, nhất địnhkhông thể trở thành một nhà báothực thụ. Một nhà báo thực thụ, nhàbáo chân chính bao giờ cũng có mộtnhân cách cao đẹp; trước hết là sựlao động, tận hiến cho nghề nghiệp,cho lý tưởng mà mình phụng sự. Vàonhững ngày tháng 6/2016, linh cảmnhững ngày cuối cùng của cuộc đời,Hàm Châu đã viết một cách xúcđộng: “Tôi có thể tự hào là suốt đờimình, tôi chưa từng dính dáng đếnchuyện chạy chọt cổng hậu, tìm kiếm ôdù, tham ô, hủ bại, luôn cố giữ mìnhsạch trong cho dù có rơi vào cảnh ngộéo le... Tôi luôn gắng sống theo đạocủa người quân tử “giàu sang khôngthể quyến rũ, nghèo hèn không thểchuyển lay, uy vũ không thể khuấtphục”.

Lời nói đi đôi với việc làm, cuộc

sống trong sạch, cao đẹp của nhà báochính là một trong những điều cănbản làm nên giá trị của tác phẩm báochí do anh ta viết ra. Không nhiềungười làm được như vậy.

Hàm Châu, trời phú cho một tưchất thông minh. Ông có trí nhớ hơnngười. Ông từng kể, nếu so với LêQuý Đôn thì phạm thượng, “nhưngnếu nói tôi nhớ tất cả những gì thàydạy trên lớp, về nhà ít khi phải đọc lạithì chẳng phải quá lời”. Tuy nhiên, sựthông minh và trí nhớ chỉ chiếm mộtphần rất nhỏ trong thành công về sựnghiệp của ông. Ông ham học và tựrèn nghề một cách kỳ lạ, học đủ mọithứ, ngày nào cũng học, cái gì cũngmuốn đạt tới đỉnh cao. Học tiếngTrung Quốc, từ trước năm 1960,muốn phát âm theo giọng Bắc Kinh,mà phải học bằng thơ Đường, bằngvăn học. Rồi học thư pháp, học khícông, yoga, vật lý, toán học; nhất làhọc ngoại ngữ. Gần 60 tuổi, ông mớiđi học tiếng Anh, dù đã biết tiếngNga, tiếng Pháp, tiếng Trung. Lúcđầu mong muốn chỉ để giao tiếp, đểđọc văn bản; sau để viết sách. Ông đãviết được 2 cuốn sách bằng tiếngAnh. Tiếng Anh sau này là con tàuđưa ông đến không chỉ các nước trênthế giới mà đến các thiên hà trongthế giới vật lý để cung cấp cho bạnđọc những trang viết lấp lánh ánhsáng rọi tới từ những ngôi sao xa xôi.

Tôi chưa học được ông ở sự saymê, nghiêm cẩn, ở sự uyên bác trongnghề nghiệp. Và có thể không baogiờ học được. Nhưng, đọc các bài viếtcủa ông, tôi cũng thụ hưởng được vài“ngón nghề”. Thí dụ ở những đoạnmở đầu. Có khi ông cứ nhẩn nhakhiến bạn đọc chờ đợi. Nhưng phầnlớn, khi viết về nhân vật, bao giờ ôngcũng đưa ra nhận định. Điều quantrọng nhất của tác phẩm báo chí phải

được nói trước. Khi viết về GS HồĐắc Di, ông kể một dòng họ có 5nàng dâu là công chúa; còn số tổngđốc, thượng thư thì không đếm xuể,“vậy mà nhiều người trong dòng họquý phái ấy, như Hồ Đắc Điềm, HồĐắc Di, Hồ Đắc Liên... và vợ con họ,tự nguyện rời bỏ cuộc sống ô tô, nhàlầu nơi đô thị đầy đủ tiện nghi, lênđường kháng chiến, “ăn chay nằmđất” với đồng bào chiến sĩ giữa rừngsâu”. Cái mở đầu ấy, không chỉ thôngtin về nhân vật mà còn ẩn chứa mộtlời răn; một câu văn mang tính tưtưởng.

Báo chí không được hư cấu.Nhưng quá trần trụi, cũng khó đemlại những xúc cảm đẹp; khó dựng nênnhững tâm hồn đẹp và một cuộc đờilấp lánh những ánh sáng khác nhau.Báo chí ngày nay đang thiếu hụt chấtvăn, thiếu hụt đi một sức mạnh cầnthiết đó chăng? n

GS Trần Thanh Vân năm 1963 bảovệ xuất sắc luận án tiến sĩ vật lý tạiParis, Pháp khẳng định, hạt protonkhông phải là "viên gạch cuối cùng"của vật chất, mà là một cấu trúc gồmnhiều "viên gạch" còn nhỏ hơn nữakết hợp lại (về sau giới vật lý tìm ra cáchạt quark) - người có thể đại diện chocác nhà khoa học đỉnh cao đã đánhgiá về nhà báo Hàm Châu như sau:

“Tôi chưa thấy nhà báo nàotâm huyết với khoa học nhưHàm Châu. Chúng ta đã mất đimột nhà báo chân chính hếtlòng cho nền khoa học nướcnhà - một nhà báo tâm huyếtvà hiểu về khoa học như HàmChâu”.

Page 22: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-201622

Xử lý khủng hoảng truyền thông từ tin đồn trên mạng xã hội

thành huy Long

Tin đồn là “sản phẩm truyền thông” chứa đựng nhiều yếu tố nhiễu trong quá trìnhtruyền thông, bởi nó chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: trình độ, nhận thức, hành vicủa người truyền tin và đối tượng tiếp nhận thông tin. Do đó, mỗi lần tin đồn được truyềnđi, nó lại được thêm hoặc bớt những tình tiết theo hoàn cảnh hoặc đối tượng tiếp nhận.Do đó, nguy cơ sai lệch thông tin trong tin đồn là vô cùng lớn, gây hậu quả khó lường,thậm chí mất kiểm soát thông tin.

Trong đời sống truyền thông,tin đồn thường là “mónthơm” khiến không ít nhà

báo “bắt mùi” một cách nhanhchóng. Điều rất nguy hại khi tinđồn được “chính thống hóa” trênbáo chí, với sức mạnh vô biên củacác phương tiện truyền thông đạichúng, nó trở thành “quả bom” cósức công phá khủng khiếp, ảnhhưởng trực tiếp đến uy tín, danh dựcủa doanh nghiệp.

Hậu quả do tin đồnThực tế cho thấy, nhiều thông

tin chưa được kiểm chứng được“chính thống hóa” trên báo chíkhông chỉ gây hoang mang đối vớicông chúng mà còn gây thiệt hạinghiêm trọng cho các doanh nghiệp-"nạn nhân" của tin đồn.

Thời gian qua, vấn đề an toàn vệsinh thực phẩm xuất hiện tràn lantrên các trang báo điện tử ở nước ta,khiến công chúng vô cùng hoangmang, không phân biệt được thậthư. Gần đây, cư dân mạng xôn xaotrước một clip trên mạng xã hội cho

rằng, ở Việt Nam đang có loại xoàibằng nhựa, nguồn gốc từ TrungQuốc, gây ảnh hưởng tới sức khỏecủa người tiêu dùng. Chưa đầy 1ngày đăng tải, đến 16 giờ ngày 1/8,clip đã thu hút hàng triệu lượt xem,hàng chục nghìn bình luận và hơn65.000 lượt chia sẻ. Trong clip,người đàn ông vừa thái xoài vừakhẳng định xoài bị làm giả, là sảnphẩm nhân tạo có nguồn gốc từTrung Quốc, do “ở hạt có một lớpnylon được làm từ tinh dầu hoặcmột thứ hóa chất, tinh chất nào đó”.Ngay sau đó, video clip này đã nhậnđược sự phản ứng dữ dội của cư dânmạng. Nhiều người phê phán và chorằng, clip đã khiến người dân hoangmang trước tình hình thực phẩmbẩn, không rõ nguồn gốc tràn lan,làm ảnh hưởng tới cuộc sống cũngnhư công việc của những ngườitrồng xoài. Một thí dụ khác là vàogiữa tháng 6/2013, trên mạng xã hộixuất hiện tin đồn mít xanh được thuhoạch hàng loạt, sau đó ngâm hóachất kích thích khiến mít chín, cómùi thơm không khác gì mít chín

cây. Một số tờ báo sau đó đã khaithác lại và đưa tin thiếu chính xác,khiến nhiều nông dân trồng mít ởxã Mỹ Long, huyện Cai Lậy, tỉnhTiền Giang rơi vào cảnh khốn đốnkhi giá mít loại tốt chỉ được thu muavới giá 7.000 -8.000 đồng/kg, cònmít xấu giá còn 3.000 - 4.000đồng/kg. Hơn nữa, cả mít quả cũngnhư mít giống đều rất khó khăntrong khâu tiêu thụ, ảnh hưởngnghiêm trọng đối với những ngườitrồng mít ở khu vực.

Ứng xử của doanh nghiệptrước tin đồn

Thứ nhất, cần minh bạch hóathông tin

Vụ tin đồn ông Phạm Văn Thiệt,Tổng giám đốc Ngân hàng cổ phầnÁ Châu (ACB) bỏ trốn xảy ra vàotháng 10/2003 đã làm chao đảongân hàng ACB cũng như cả hệthống ngân hàng trong suốt vài ngàysau đó. Rất may, Ngân hàng Nhànước vào cuộc kịp thời đã khiến tìnhhình dần ổn định. Đại diện ACB lúcđó từng treo giải thưởng cao cho ai

vấN đề Sự KiệN

Page 23: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-2016 23

cung cấp nguồn tin cho cơ quanchức năng tìm ra đối tượng tung tinthất thiệt, tuy nhiên vẫn chưa tìm ra“kẻ giấu mặt”. Có thể thấy, việcngăn chặn tin đồn gần như bất khảthi và việc cơ quan chức năng tìm ra“thủ phạm” chẳng khác nào “mòkim đáy biển”. Đối mặt với nhữngtin đồn trên mạng xã hội, doanhnghiệp cần chủ động tự vệ bằngcách minh bạch hóa thông tin.Quan trọng hơn, doanh nghiệp cầnphản ứng nhanh khi tin đồn xảy rathông qua chiến lược truyền thôngrõ ràng để giảm thiểu thiệt hại.

Thứ hai, sử dụng hiệu quả kênhbáo chí truyền thông

Để giải quyết tận gốc vấn đề dotin đồn gây ra, các doanh nghiệpcần xây dựng mô hình quản lý, đốiphó tốt với tin đồn và khủng hoảngtruyền thông. Các doanh nghiệp cầncông khai, minh bạch, sẵn sàng mổxẻ tin đồn. Khi có tin đồn, bên cạnhviệc khai thác tối đa sự hỗ trợ củacác phương tiện truyền thông, rấtcần sự ủng hộ của các cơ quan côngquyền, cơ quan chức năng... Nhìn từđời sống báo chí truyền thông hiệnnay có thể thấy, báo chí là kênhthông tin quan trọng trong việc xử lýtin đồn, bởi dù truyền thông xã hộicó mạnh đến đâu, người dân vẫn tinvào các kênh thông tin chính thốngvới những nguyên tắc nghiệp vụ,đạo đức trong xử lý nguồn tin. Trongmột số trường hợp, doanh nghiệpcần có chiến lược “chuyển bại thànhthắng” bằng các giải pháp truyềnthông thông minh. Thí dụ, trongnăm 2012, giới đầu tư tài chính nướcta từng chao đảo khi dồn dập tinđồn về lãnh đạo Tập đoàn Masan...bị bắt giam, khiến thị trường chứngkhoán liên tục giảm mạnh. ÔngNguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Hội

đồng Quản trị Tập đoàn Masan -rất hiếm khi xuất hiện trước báogiới, sau đó cũng phải lên tiếng phủnhận tin đồn thông qua một tờ báomạng. Sau đó, nhiều nhà đầu tư mớihết nghi ngờ về “tình trạng” của ôngNguyễn Đăng Quang khi mà một sốtờ báo đồng loạt đăng tải hình ảnhcủa ông trong một sự kiện củaMasan tại TP. HCM.

Thứ ba, không nên tìm cách gỡtin, bài ngay

Khi gặp phải những tin đồn thấtthiệt bị “chính thống hóa” trên cáctờ báo, doanh nghiệp không nên tìmcách gỡ tin, bài ngay mà phải “bìnhtĩnh” tìm ra nguyên nhân của tinđồn, đánh giá mức độ có thể tácđộng bởi tin đồn. Nếu có thể, ngườiđứng đầu doanh nghiệp hoặc ngườihiểu rõ nhất về tin đồn phải đứng ragiải thích cho công chúng, để gâydựng niềm tin và hạn chế các tác hạigây ra. Có thể áp dụng một sốphương pháp sau: Tổ chức họp báokhẩn cấp; Cung cấp bằng chứngkhẳng định tin đồn là thất thiệt;Đăng thông báo bác bỏ tin đồn trêncác phương tiện truyền thông đạichúng và trang web; Nếu tin đồnnghiêm trọng, cần nhanh chóng mờicơ quan điều tra vào cuộc.

Thứ tư, sẵn sàng hợp tác, lắng ngheTrong môi trường truyền thông

hiện nay, các doanh nghiệp cần sẵnsàng hợp tác và chia sẻ thông tin vớibáo chí và cộng đồng thông qua cácphương tiện truyền thông theo kịchbản đã được thống nhất trước. Điềuquan trọng, doanh nghiệp nên thểhiện tinh thần sẵn sàng lắng nghe,hợp tác và đối thoại. Không nên thểhiện kiện tụng trong xử lý khủnghoảng, mặc dù có thể những cáobuộc từ chính quyền là nguyên nhâncủa khủng hoảng làm doanh nghiệp

bức xúc chưa thật sự làm sáng tỏ.Có thể thấy, trong môi trường

cạnh tranh khốc liệt hiện nay, báochí và doanh nghiệp có thể coi làhai người bạn đồng hành, cùngnhau phát triển. Bởi lẽ, doanhnghiệp rất cần thông tin và nắm bắtthông tin trên báo chí. Đặc biệt,trong nền kinh tế cạnh tranh bằngthông tin, ai nắm được thông tin thìngười đó sẽ thắng, ai chậm thông tinsẽ thua thiệt. Ý thức được tầm quantrọng của mối quan hệ giữa báo chívà doanh nghiệp, thời gian gần đây,hầu hết các doanh nghiệp đều có bộphận PR, tức là bộ phận quan hệcông chúng. Đây là nơi đầu tiên tiếpnhận thông tin từ báo chí và hướngbáo chí tới những phòng, ban, lãnhđạo của doanh nghiệp để việc cungcấp thông tin được kịp thời, đảmbảo độ chính xác cao.

Tóm lại, khi thông tin sai sự thật,hoặc tin đồn “chễm chệ” trên cáctrang mạng, thậm chí xuất hiện trênvài tờ báo mà chưa được kiểm chứngthực hư, không chỉ tác động trực tiếpđến tâm lý của công chúng, mà cònkéo theo nhiều hệ lụy khác gây ảnhhưởng không nhỏ đến kinh tế, chínhtrị, uy tín và danh dự của tổ chức, cánhân nào đó, thậm chí gây ra nhữngbất ổn trong xã hội. Vì vậy, nếukhông có sự sàng lọc, kiểm chứngnguồn tin để tin đồn “tung hành”trên báo chí, vô hình trung vai trò vàuy tín của báo giới trong mắt củacông chúng bị hạ thấp, lòng tự trọngnghề nghiệp của những người làmbáo chân chính tổn thương nặng nề.Ngược lại, doanh nghiệp không biếtcách ứng xử trước những tin đồnthất thiệt sẽ ảnh hưởng đến uy tín vàthương hiệu, điều quan trọng là bịthiệt hại nặng nề do những tin đồnthất thiệt gây ra n

Page 24: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-201624

Khủng hoảng đến từ mọi phíaTheo GS,TS Nguyễn Văn Kim,

Phó hiệu trưởng Trường ĐHKHXH & NV (Đại học Quốc giaHà Nội), tính đến tháng 4/2014,Việt Nam đang đứng thứ 8 trên thếgiới về thời gian sử dụng Internetvới gần 5 giờ/ngày, và đứng thứ 12trên thế giới về số thời gian trungbình dành cho mạng xã hội (2,3giờ/ngày), trong đó, Facebook làmạng xã hội phổ biến nhất.

Nếu trước đây tin tức chỉ đượctruyền qua các kênh chính thốngnhư báo chí, TV, Radio... thì với sựphổ biến của Facebook hiện nay,bất cứ người dùng bình thường nàocũng có thể trở thành một “nhà báomạng”. Và họ luôn sẵn sàng chia sẻthông tin để cảnh báo bạn bè theotâm lý đám đông. Đặc biệt, với sựgóp sức của mạng xã hội, khả năng“truyền miệng” trong một môitrường thông tin rộng lớn, mộtnhóm người tiêu dùng có thể pháhủy hình ảnh, lòng tin của ngườidùng mà doanh nghiệp đã dày công

gây dựng trong một thời gian dài.Chính vì thế, những sự cố mà

doanh nghiệp gặp phải tưởng chừngnhỏ, nhưng lại dễ bùng phát nếukhông kiểm soát được thông tin mộtcách chặt chẽ, chính xác. Có thể, đólà vụ kiện của Tân Hiệp Phát và“con ruồi nửa tỷ” trong chai nướcngọt, và gần đây nhất là vụ Hoa hậuKỳ Duyên bị lên án trên mạng xã hộivì hành vi hút thuốc nơi công cộng...

Ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịchkiêm Tổng Giám đốc Tập đoàntruyền thông Lê (Le Group ofCompanies) cho biết, năm 2015,loạt bài về chim yến trên một tờ báomạng có nội dung về những conchim yến quay về tổ, thấy mất chimcon, đau đớn lao mình vào vách đá.Máu của nó đã nhuộm đỏ những tổyến, trở thành thứ yến huyết màchúng ta ăn. Bài viết này đã lan tỏamạnh mẽ trên MXH bởi nó quá đauthương, đánh vào tâm lý của conngười. Sau đó, có bài viết của nhữngchuyên gia về yến đã chỉ rõ đây là sự“tiểu thuyết hóa”, cường điệu hóa

một cách phi lý, bởi người ta chỉ lấytổ yến khi con chim yến đã rời tổ đixây một tổ khác. Thế nhưng, đếnnay, ngành sản xuất yến của ta vẫngánh chịu hậu quả vô cùng lớn từthông tin đó. Thực tế trên cho thấy,qua lăng kính của truyền thông (có

vấN đề Sự KiệN

Chiến lược xử lý khủng hoảng

từ mạng xã hộingọc thành

Mạng xã hội mang lại không ít lợi thế truyền thôngnhưng cũng có thể là “quả bom” công phá, đẩy doanhnghiệp đến bờ vực phá sản. Đây là nội dung được cácchuyên gia truyền thông cảnh báo tại Hội thảo “Quản trịtruyền thông và xử lý khủng hoảng trong bối cảnh truyềnthông mạng xã hội”, do Khoa Báo chí và Truyền thông(Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG HàNội) tổ chức ngày ngày 20/7 tại Hà Nội.

Hội thảo “Quản trị truyềnthông và xử lý khủng hoảngtrong bối cảnh truyền thôngmạng xã hội” có sự tham gia củacác chuyên gia hàng đầu về quảntrị truyền thông như ông LêQuốc Vinh, Chủ tịch tập đoàn LêBros; PGS, TS Nguyễn Thành Lợi,Tổng Biên tập Tạp chí Người LàmBáo, Hội nhà báo Việt Nam;PGS,TS Vũ Quang Hào; PGS,TSMai Quỳnh Nam; PGS,TS ĐặngThị Thu Hương, Trưởng Khoa Báochí và Truyền thông,... Đặc biệt,hội thảo có sự tham gia củaGS,TS Matthew Hibberd đến từĐại học Stirling, Vương quốc Anh.

GS,TS Matthew Hibberd chia sẻ ý kiến tại Hội thảo_Ảnh: PV

Page 25: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-2016 25

thể cả truyền thông chính thống vàtruyền thông xã hội), chúng ta cóthể chỉ nhìn thấy một phần của sựthật, và hình ảnh đó có thể khôngphải là bản chất của sự việc.

Thông thường vòng đời của mộtthông tin gây khủng hoảng xuấtphát từ mạng xã hội có xu hướngđạt tới mức “nóng” nhất khi truyềnthông chính thống tham gia.PGS,TS Nguyễn Thành Lợi, TổngBiên tập Tạp chí Người Làm Báocũng đưa ra một ví dụ điển hình vềthực tế này. Đó là vụ tin đồn ănnhiều bưởi gây ung thư vú năm2007. Tin đồn này đã được đăng tảitrên một số tờ báo khiến giá bưởitrên thị trường bị sụt giảm nghiêmtrọng. Nhiều gia đình nông dântrồng bưởi bị khốn đốn, thiệt hại lớnvề kinh tế. Dù các tờ báo, nhữngnhà báo có liên quan đã bị xử phạtnhưng hậu quả mà người trồng bưởiphải gánh chịu lớn hơn rất nhiều.

Cũng theo PGS,TS NguyễnThành Lợi, trong xã hội hiện đại,khi mà đám đông luôn có một sức

mạnh vô hình lẫn hữu hình, nhất làmột số tin đồn trên mạng khiến báochí bị rơi vào “bẫy” mà không thểlường trước hậu quả. Do đó, khi đưatin về doanh nghiệp, nhà báo luônphải tỉnh táo để “giải mã” các hiệntượng tin đồn trong xã hội, nhất lànhững thông tin trên mạng xã hội.

Đối mặt với khủng hoảngTheo các chuyên gia, khi khủng

hoảng xảy ra, phản ứng đầu tiên củakhông ít doanh nghiệp là tìm cáchgỡ bài có nội dung thông tin khôngmong muốn. Với tâm lý sợ “vạch áocho người xem lưng”, nhiều doanhnghiệp đã bưng bít, cố gắng khôngđể rò rỉ thông tin ra ngoài. Nhữngsự cố xảy ra coi như là công việc nộibộ. Hy hữu lắm mới mời các chuyêngia tư vấn, giúp giải quyết khủnghoảng. Có đến 90% các trường hợpgỡ bài dẫn đến những cuộc khủnghoảng khác, âm thầm tiềm ẩn sự bấttin của người tiêu dùng, ảnh hưởngnghiêm trọng đến uy tín lâu dài củadoanh nghiệp.

Vì sao vậy? Chúng ta đang sốngtrong một kỷ nguyên Internet màvới sức mạnh và tiện nghi của mạngxã hội, tốc độ lan toả của truyềnthông di động, mọi sự che giấuthông tin đều trở nên vô nghĩa. Mộtbài báo với thông tin tiêu cực có thể

nhanh chóng được cóp nhặt trênhàng trăm website khác nhau, đượclưu giữ trong các cỗ máy tìm kiếmkhổng lồ, được chia sẻ và truyền taynhau trong các diễn đàn, mạng xãhội, thậm chí được sao chụp vĩnhviễn. Bằng cách này hay cách khác,doanh nghiệp có thể tạo sức ép lênmột vài tờ báo nhưng khó có thểxoá bỏ hoàn toàn thông tin tiêu cựctrên xa lộ thông tin, và rất dễ hiểu làcùng với đó, người tiêu dùng, kháchhàng càng có thêm cơ sở hoài nghiuy tín, danh dự và hình ảnh củadoanh nghiệp. Vì thế, khi vướng vàokhủng hoảng, việc xoa dịu dư luậnlúc này chính là thái độ nhận tráchnhiệm và xin lỗi của doanh nghiệp.Đồng thời, cần phải có những hànhđộng cụ thể để giải quyết khủnghoảng, sửa sai và một cam kết rõràng cho tương lai.

Theo ông Lê Quốc Vinh, muốn cóđược mối thiện cảm lâu bền củangười tiêu dùng, doanh nghiệp khôngcó sự lựa chọn nào khác hơn là đốidiện với truyền thông bằng sự thật,bằng sự chân tình và tinh thần tráchnhiệm cao nhất đối với cộng đồng.

Đây có thể là kinh nghiệm chocộng đồng doanh nghiệp Việt Namvề kinh nghiệm ứng xử với sự cốtrong thời buổi cạnh tranh ngàycàng gay gắt n

Hội thảo “Quản trị truyền thông và xử lý khủng hoảng trong bối cảnh truyềnthông mạng xã hội” cũng là hoạt động dánh dấu sự hợp tác chặt chẽ và hiệuquả giữa Trường ĐHKHXH&NV và Đại học Stirling (Vương quốc Anh) trong việctriển khai chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản trị Truyền thông. Chương trìnhđược giảng dạy và học tập bằng tiếng Anh, do các giáo sư đầu ngành của Đạihọc Stirling và các trợ giảng là chuyên gia truyền thông của Việt Nam trực tiếpgiảng dạy và được Đại học Stirling cấp bằng. Đây là một trong những chươngtrình thạc sỹ liên kết quốc tế có chất lượng, góp phần nâng cao chất lượngđào tạo ngành Báo chí truyền thông, cũng như thúc đẩy sự phát triển cả chiềurộng và chiều sâu trong hợp tác quốc tế của Trường ĐHKHXH&NV.

Page 26: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-201626

Góc NHìN NGười LàM Báo

Truyền thông về thiên tai, thảm hoạ

Phan vĂn tú

Mỗi năm, nước ta hứng chịu nhiều cơn bão, lũ với nhữngthiệt hại nặng nề: người chết, nhà sập, cầu trôi, đường lở,

hoa màu hư hại... Thiệt hại ấy sẽ còn nặng nề hơn nếu côngtác dự báo, ứng phó không kịp thời và đặc biệt, nếu báo chí

không nỗ lực hết mình trong truyền thông dự báo cũngnhư trong tường thuật quá trình, diễn biến, việc khắc phục

hậu quả thiên tai...

Nỗ lực của các cơ quan báochí và các nhà báo chúng tatrong việc thông tin trước,

trong và sau thảm họa là đáng quý,đáng khâm phục. Có nhà báo đã ngãxuống trong khi làm nhiệm vụ.

Không chỉ đưa tin, phản ánh sựkiện thiên tai trong nước, nhiều nhàbáo Việt Nam đã có mặt ở các vùngchịu thảm họa động đất, sóng thần,bão lũ trên thế giới ngay sau sự cố.Năm 2013, các phóng viên Đỗ Hùng(báo Thanh Niên), Hữu Hưng vàMạnh Hà (VTV) đã có mặt tạiPhilippines để đưa tin về thảm họasau siêu bão Haiyan và thậm chí,tham gia vào việc tìm kiếm nhữngngười Việt Nam tại các khu vực bịthiên tai ở đất nước này. Trước đó,năm 2011, các phóng viên VTV, báoTuổi Trẻ cũng có mặt ở Nhật Bản sautrận động đất sóng thần kinh hoànglàm gần 16.000 người thiệt mạng...

Dấu ấn chuyên nghiệpChúng ta đã có nhiều nhà báo

thành công với các sự kiện thể thao,sự kiện chính trị khu vực, quốc tế;nhiều thế hệ nhà báo chiến trườngtrong chống Mỹ, nhưng trên bình

diện tường thuật thiên tai thảm họa,nhìn một cách công bằng, nỗ lực củalàng báo Việt Nam còn nhỏ lẻ, tựphát, mang tính đối phó.

So với tiềm lực của nền báo chí, sovới nhu cầu thông tin trong thời đạihiện nay, bức tranh nghiệp vụ báo chíViệt Nam trong tường thuật thiên taivẫn còn hạn chế, đôi lúc đôi chỗ, cònthiếu chuyên nghiệp.

Trong các đợt bão lũ, các phóngviên truyền hình có mặt dẫn hiệntrường như “làm văn mẫu” để truyềnhình ảnh trực tiếp về trung tâm khátốn kém. Hình ảnh, tiếng nói đậmnét trên truyền thông Việt Namtrong các sự kiện bão lụt vừa qua làcác quan chức, nhà quản lý. Tiếngnói, bóng dáng của người dân ở vùngthiên tai, số phận con người tronghoạn nạn còn khá mờ nhạt. Rất ít cơquan báo chí làm được chức năng“cầu nối” giữa những nạn nhân, cơquan chức năng và công chúng báochí cả nước.

Một trong những lý do của thựctrạng trên là do nhà báo Việt Nam ítđược đào tạo bài bản về kỹ năng tácnghiệp trong các tình huống thảmhọa, điều mà các nhà báo nước ngoài

được trang bị từ trên ghế trường đạihọc. Ở Việt Nam, kỹ năng này chưađược chú trọng trong chương trìnhgiảng dạy báo chí, thậm chí cũng vắngbóng trong các nội dung bồi dưỡngnghiệp vụ của Hội Nhà báo lâu nay.

Biến đổi khí hậu và báo chíTừ đầu năm nay, Đồng bằng sông

Cửu Long đối mặt với nạn hạn hánvà xâm nhập mặn chưa từng thấy.Nhiều nước châu Á hiện đang bị đedọa bởi các thảm họa tự nhiên vànhân tạo như động đất, lũ lụt, sạt lởđất, bão, triều cường, sóng thần, vỡđê, đập... Biến đổi khí hậu sẽ tiếp tụcdẫn đến nhiều hậu quả khó lườngcho con người trên Trái đất. Thực

Page 27: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-2016 27

Góc bình luận

T rong tường thuật thiên tai thảmhọa, nhà báo luôn đối mặt với việc

thu thập dữ liệu và mô tả sự kiện. Cóbao nhiêu người chết, bị thương hoặcbị ảnh hưởng? Có bao nhiêu ngườisống sót và những gì là điều kiện vànhu cầu của họ là gì? Những biệnpháp an toàn khẩn cấp đang đượcthực hiện là gì? Nguyên nhân củathảm họa là gì? Những thiệt hại về cơsở vật chất (nhà cửa, đường sá, hạtầng)? Tác động của sự kiện này vớiđời sống chính trị, kinh tế - xã hội? Aichịu trách nhiệm? Chính quyền đãlàm gì trước, trong và sau thảm họa?v.v.. là những câu hỏi thường trực.

Nhưng việc tìm các câu trả lời, thuthập dữ liệu thực tế từ các nguồnchính thức, phi chính thức, từ các nạnnhân đến việc xử lý và truyền dữ liệu(nhất là dữ liệu video) về trung tâmkhông phải lúc nào cũng dễ dàng.

Tác nghiệp trong các sự kiện thiêntai, thảm họa cần biết giữ an toàn chochính mình. Tính mạng và sự an toàncủa bản thân phải là ưu tiên số 1 củanhà báo. Chúng ta sẽ không hoànthành nhiệm vụ nếu để xảy ra bịthương hoặc bị tấn công. Trong nhiềutrường hợp, sau động đất, sóng thần,bão lũ, người dân địa phương thiếuđói có thể trở thành kẻ cướp bóc.

Tác nghiệp trong thiên tai có hàngtrăm ngàn rủi ro chưa ai lường trướchết, ví dụ, nước bẩn, thực phẩm hưsau lũ, đường sá hư có thể gây tainạn cho bản thân nhà báo... Thời đạisố cũng tạo ra các hình thức “tòasoạn tấn công”: phóng viên ở hiệntrường sự kiện thiên tai cần được sựgiúp đỡ của tòa soạn trong quá trìnhtác nghiệp, tòa soạn cần sự hỗ trợcủa cộng đồng mạng xã hội để xâydựng nội dung n

tiễn cho thấy, thiên tai sẽ giảmthiểu mức độ thảm họa nếu conngười biết cách ứng phó. Độngđất sẽ không gây phá hủy nếu cáctiêu chuẩn xây dựng được chấphành nghiêm túc. Bão tố, sóngthần sẽ không làm chết hàngngàn người nếu được cảnh báosớm để sơ tán kịp thời. Ngày nay,quản lý rủi ro thiên tai (DisasterRisk Management - DRM) làmột nhiệm vụ quan trọng khôngchỉ đối với Chính phủ các nước,mà còn là nhiệm vụ của báo chí.

Báo chí không chỉ có vai trò đặcbiệt trước, trong và sau khi xảy rathảm họa, mà còn có vai trò trongviệc nâng cao nhận thức của côngchúng về nguy cơ và biện phápgiảm thiểu tai họa, đặc biệt là vaitrò giám sát, phản biện.

Tường thuật các thảm họa làthách thức đối với nhà báo: áp lực

làm việc trong điều kiện khókhăn, áp lực đưa tin nhanh vàchính xác, nhu cầu thỏa mãn tintức của số đông công chúng khácao trước các sự kiện chấn động.

Thường trong các sự kiện thiêntai thảm họa, tin đồn rất dễ lâylan và cần được nhà báo địnhhướng. Do đó, báo chí có vai tròcực kỳ quan trọng trong việc thuthập và truyền tải các chi tiết vềsự kiện càng sớm càng tốt đểtránh hiểu lầm thậm chí gâyhoảng loạn. Trong nhiều trườnghợp sự kiện thiên tai, vai trò củanhà báo như một cầu nối giữaviệc cộng đồng bị ảnh hưởng vàcác tổ chức cứu trợ có liên quan.

Tất cả những yêu cầu ấy cầnđược nâng lên thành lý thuyết đểđưa vào các chương trình giảngdạy cho sinh viên và bồi dưỡngcho nhà báo n

Ảnh lớn: Trận động đất - sóng thần kinh hoàng ngày 11/3/2011 tại Nhật Bản làm gần 16.000 ngườichết và hàng nghìn người mất tích. Tuy nhiên, khi tường thuật về sự kiện này, truyền thông Nhật Bảntuyệt đối không để xuất hiện hình ảnh của một thi thể nào_Ảnh: TLẢnh nhỏ: Các phóng viên truyền hình của đài NHK khi tường thuật khắc phục thảm họa sau trậnđộng đất - sóng thần 2011 phải đeo khẩu trang để tác nghiệp_Ảnh: TL

Page 28: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-201628

Góc NHìN NGười LàM Báo

Tính hai mặt của việc hợp tác truyền thông với nhiều đối tác

thiện vĂn

Hợp tác là một xu hướng tất yếu trong thế giới hội nhập. Nằm trong xu thế chung ấy, vàinăm gần đây, nhiều cơ quan báo chí đã ký kết hợp tác với nhiều doanh nghiệp, đơn vị, địaphương (sau đây gọi chung là đối tác). Tuy vậy, việc cân nhắc, lựa chọn đối tác như thế nàocho hợp lý để giữ được vị thế, uy tín, sức mạnh của báo chí là một vấn đề rất cần được cáccơ quan báo chí tìm ra lời giải đáp thấu đáo.

Lợi ích hai bênThông qua hợp tác, cơ quan báo

chí và đối tác thắt chặt thêm mốiquan hệ hữu nghị, tin cậy, hiểu biếtlẫn nhau, vì sự phát triển của mỗibên, vì lợi ích chung của cộng đồng.Cụ thể, nhờ mối quan hệ hợp tác, cơquan báo chí có thêm nguồn thôngtin chính thống từ các đối tác, gópphần làm cho nội dung thông tin,tuyên truyền về nhiệm vụ, lĩnh vựchoạt động của bên đối tác trên cácấn phẩm của mình bảo đảm đúngđịnh hướng. Mặt khác, thông quahợp tác với đối tác, cơ quan báo chícó thêm người bạn đồng hành trong

công tác tuyên truyền, từ đó kết nốithêm được nhiều đối tượng côngchúng ở nhiều địa bàn, nhiều lĩnhvực, phạm vi khác nhau. Khôngnhững vậy, bằng việc ký kết hợp táctuyên truyền với các đối tác, cơ quanbáo chí cũng được hỗ trợ một nguồnkinh phí nhất định để góp phần đầutư, đổi mới, hiện đại hóa cơ sở vậtchất, trang thiết bị kỹ thuật làm báovà có thêm nguồn bổ sung vào quỹphúc lợi chung của cơ quan.

Đối với đối tác, lợi ích lớn nhất màhọ thụ hưởng từ việc hợp tác với cáccơ quan báo chí là được bảo trợ, hỗtrợ thông tin về các hoạt động củađơn vị; được giới thiệu, quảng bá vềnhững thành tựu, kết quả và sảnphẩm của mình trên các ấn phẩm củacơ quan báo chí, qua đó bắc thêmnhịp cầu thông tin với đông đảo côngchúng, làm cho công chúng ngàycàng biết đến vị thế, vai trò, hoạtđộng và thương hiệu của họ.

Như vậy, việc hợp tác giữa cơquan báo chí và đối tác là mộthướng đi cần thiết, vì nó mang lạilợi ích thiết thực cho cả hai bên.

Không cân nhắc, dễ sa vào xuhướng thiên vị

Tuy nhiên, một vấn đề được đặtra là việc một cơ quan báo chí mở

Lễ ký kết hợp tác truyền thông năm 2015 giữatỉnh Quảng Ninh với 29 cơ quan thông tấn báo chítrong nước_Ảnh: TL

Page 29: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-2016 29

rộng hợp tác với quá nhiều đối tác,nhất là đối tác doanh nghiệp, cónên không? Và việc một đối táccũng “hào phóng” ký kết hợp tác vớiquá nhiều cơ quan báo chí, có điềugì đáng bàn không?

Trước hết, đối với cơ quan báochí, việc hợp tác với nhiều đối tác,nhất là doanh nghiệp, có thể thuđược lợi ích không nhỏ về nguồnkinh phí hỗ trợ. Nhưng, cũng vì điềuđó mà việc thông tin tuyên truyềnvề đối tác dễ sa vào xu hướng thiênvị, phiến diện, một chiều, chỉkhuếch trương, tô hồng kết quả,thành tích của đối tác, mà ngại haykhông dám đề cập, phản ánh nhữngkhó khăn, bất cập và cả những vấnđề mờ ám, khuất tất (nếu có) củahọ. Trên thực tế, đã xuất hiệntrường hợp cơ quan báo chí khác đãdũng cảm đưa ra ánh sáng nhữngtiêu cực “hai năm rõ mười” củadoanh nghiệp, địa phương, tổ chứcnào đó, nhưng cơ quan báo chí hợptác với đối tác đó hoặc là phải...đánh trống lảng, hoặc là phải “ngậmbồ hòn làm ngọt”. Thậm chí, dù chỉlà cá biệt, nhưng đã nảy sinh chuyện“gà nhà đá nhau” khi một cơ quanbáo chí này đã “phản bác lại” thôngtin của cơ quan báo chí kia chỉ vìbảo vệ lợi ích cục bộ cho doanhnghiệp là đối tác của mình.

Thứ hai, đối với một đối tác màtham gia ký kết quá nhiều với cơquan báo chí, đặc biệt đối tác đó làdoanh nghiệp, họ gần như đã đượcchủ động toàn quyền thông tin vềđơn vị mình trên báo chí. Trong“cuộc chiến thương trường” đầykhốc liệt như hiện nay, việc doanhnghiệp nào đó chiếm lĩnh, thâu tómđược thông tin coi như họ đã làmchủ được phần lớn thị phần. Nếulàm ăn đàng hoàng, minh bạch,

những thông tin đó của doanhnghiệp đăng tải trên báo chí sẽ gópphần mang lại lợi ích chân chínhcho công chúng và cộng đồng.Ngược lại, nếu lợi dụng kẽ hở củapháp luật và sa vào “lợi ích nhóm”,mà thông tin của doanh nghiệp lạiđồng loạt xuất hiện rộng rãi, dàyđặc trên nhiều ấn phẩm báo chí, ởnhiều loại hình truyền thông trongcùng một thời điểm sẽ gây hệ lụykhông nhỏ đến sự lành mạnh củamôi trường sản xuất kinh doanh vàthị trường tiêu dùng. Đấy là chưa kểcó doanh nghiệp sử dụng các cơquan báo chí đã ký kết hợp tác nhưlà một “vũ khí lợi hại” để “bảo kêthông tin” cho mình trong mọitrường hợp, mọi tình huống, bất kểtốt hay xấu.

Chọn đối tác, “thà ít mà tốt”Thực tiễn cho thấy, việc cơ quan

báo chí hợp tác truyền thông vớiquá nhiều đối tác tuy có lợi về mặtkinh tế, nhưng ít nhiều sẽ suy giảmchất lượng, hiệu quả thông tin,tuyên truyền theo ý nghĩa tích cựcnhất của nghề báo và làm vơi bớtniềm tin trong công chúng. Bởi vìbáo chí có tính độc lập nhất định.Một khi phụ thuộc quá nhiều vàođối tác thì đâu còn tính khách quan,trung thực vốn là sức mạnh, uy thếcủa báo chí? Hơn nữa, nếu chỉ lệthuộc vào nguồn tin cung cấp củađối tác, nhất là các nguồn tin theohướng PR là chủ yếu, thì cơ quanbáo chí đang tự làm xói mòn tínhnăng động, sáng tạo của mình vàkhiến thông tin trên các ấn phấmtrở nên đơn điệu, tẻ nhạt.

Bên cạnh đó, dù chưa phổ biến,nhưng vẫn có đối tác triệt để tậndụng lợi thế, sức mạnh của nhiều cơquan báo chí, truyền thông nhằm

che đậy, lấp liếm những bất cập, mờám của tổ chức mình; thậm chí biếncơ quan báo chí, biến nhà báo nàođó thành “con tốt” để đi những “thếcờ hiểm” của mình mà không phải aicũng dễ dàng nhận biết, phát hiện.

Rõ ràng, không thể phủ nhậnnhững mặt tích cực qua việc ký kếthợp tác truyền thông của cơ quanbáo chí đối với các đối tác, vì đó làmột hướng đi cần thiết trong mộtthế giới không ngừng mở rộng giaolưu, hợp tác và hữu nghị như hiệnnay. Nhưng để giữ được vị thế, tiếngnói, ý nghĩa chính trị- xã hội củamột cơ quan ngôn luận- nơi bày tỏtâm tư, nguyện vọng chính đáng vàlà diễn đàn của các tầng lớp nhândân, các cơ quan báo chí phải rấtthận trọng, sáng suốt trong việc lựachọn đối tác hợp tác. Phương châm“thà ít mà tốt” hay “quý hồ tinh bấtquý hồ đa” trong việc lựa chọn đốitác hợp tác, có lẽ rất cần được nhắclại và cũng rất mong cơ quan báochí thấm nhuần sâu sắc điều này.Không nên và đừng để lợi ích kinhtế chi phối mà dễ dàng thỏa thuận,bắt tay ký kết với quá nhiều đối tác,nhất là những đối tác chưa thoátkhỏi sự hoài nghi của dư luận.Thêm nữa, công chúng đặt niềm tinvà đòi hỏi cơ quan báo chí và nhàbáo phải luôn có ý thức công tâm,phẩm chất công bằng và nghĩa vụbảo vệ lợi ích cộng đồng cao nhất,tránh thông tin theo kiểu “nhất bêntrọng, nhất bên khinh” chỉ vì lợi íchđơn thuần của đối tác nào đó. Nhậnthức thấu đáo như vậy, cơ quan báochí mới tránh khỏi “cạm bẫy lợiích”, tự phòng ngừa những hệ lụy cóthể xảy ra ngoài ý muốn và giữ đượcsứ mệnh cao cả của mình để gópphần thúc đẩy xã hội phát triểnnhân văn, dân chủ, tiến bộ n

Page 30: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-201630

Góc NHìN NGười LàM Báo

"Gạn đục khơi trong"trước các thông tin trên mạng xã hội

vũ vĂn tiến

Với tầm ảnh hưởng ngày càng sâu rộng, mạng xã hộiđang thực sự trở thành “một thế lực” trong lĩnh vực truyềnthông, ở cả phương diện tích cực và những điểm còn gâytranh cãi, đòi hỏi người dùng, trong đó có những ngườilàm báo, phải có nhận thức và ứng xử chuẩn mực để hạnchế ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội.

Cảnh giác với "rác" thông tintrên mạng xã hội

Với tầm ảnh hưởng ngày càng lanrộng, không biết từ lúc nào, mạngxã hội đã trở thành nơi cung cấpthông tin nguồn một cách đắc lực

cho nhiều nhà báo và cơ quan báochí. Với một lượng người tham giamạng xã hội đông đảo, trên diệnrộng, thậm chí xuyên biên giới, cácthông tin trên đó cũng được cậpnhật nhanh chóng.

Ảnh minh họa

Page 31: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-2016 31

Nhiều tờ báo, đặc biệt là nhữngtờ báo về giải trí, có các phóng viênchuyên theo dõi và khai thác cácthông tin trên mạng xã hội để viếtthành tin bài đăng báo. Thậm chímột số tờ báo, trang tin còn lập rahẳn chuyên mục riêng để đăng tảinhững nội dung khai thác từ mạngxã hội và các diễn đàn.

Tuy nhiên, mạng xã hội là nơi thểhiện quan điểm mang tính cá nhân,nhiều thông tin thiếu chính xác, vôbổ, thậm chí còn mang ý đồ khôngminh bạch... do đã có không ítthông tin thiếu chính xác được đănglên làm ảnh hưởng đến đời tư củangười liên quan, gây ảnh hưởng xấuđến xã hội, suy giảm uy tín của cơquan báo chí, và không ít tờ báo đãbị phạt nặng khi đăng những thôngtin thiếu kiểm chứng từ nguồn này.Đó là với những thông tin bộc phát,nhưng khi thông tin do chính nhữngngười làm báo đưa lên mạng xã hộithì càng phải thận trọng, bởi face-book của họ có tầm ảnh hưởng rộnghơn... nên nếu là ảnh hưởng xấu thìcũng nghiêm trọng hơn.

Một ví dụ cách đây chưa lâu, liênquan đến vụ việc tai nạn máy bayCASA trong khi thực hiện nhiệm vụtìm kiếm cứu nạn, một nhà báo đãđăng thông tin lên một diễn đàn vớilời lẽ thiếu chuẩn mực, gây sự hoangmang, nghi ngờ một cách vô căn cứxoay quanh vụ tai nạn. Trước dưluận không tốt, nhà báo này sau đóđã bị thu thẻ, và gánh chịu nhiềuđiều tiếng không hay.

Không thể phủ nhận, vài năm gầnđây, mạng xã hội phát triển mạnh đãcó những tác động tích cực đến báochí truyền thông, nhưng cũng đặt rathách thức lớn đối với các cơ quanbáo chí và người làm báo. Trong bốicảnh đó, báo chí và người làm báo

cần có nhận thức và hành động phùhợp, khách quan để tránh viết vàxuất bản những bài báo có ảnhhưởng tiêu cực đến xã hội.

“Gạn đục khơi trong”Khác với các thế hệ làm báo trước

đây, nghề báo hiện nay đang đượcđặt dưới điều kiện phát triển củakhoa học công nghệ, đặc biệt là côngnghệ thông tin. Trong đó, tiện ích nổibật nhất là các mạng xã hội. Nhờ nó,nhà báo có điều kiện chia sẻ nhanhvà rộng rãi hơn quan điểm, bài viếtcủa mình đến với công chúng. Sứcmạnh từ các bài viết cũng tăng lêngấp nhiều lần, lợi hay hại từ bài viếtvà ảnh hưởng của nó đến xã hội cũngvì thế mà tăng lên.

Hiện các thông tin trên mạng xãhội có thể nói là thượng vàng hạcám, cái gì cũng có. Nhưng thông tinvụn vặt, lá cải, thông tin mang tínhcá nhân tràn lan, không biết đâu màlần. Đứng trước hoàn cảnh đó, ngườilàm báo cần có sự chọn lọc và thẩmđịnh thông tin, biết chắt lọc nhữngthông tin hữu ích, những thông tinđáng đăng tải để xây dựng thành tinbài; tránh rơi vào “cái bẫy” có chủ ý,tiếp tay cho những thông tin mangmàu sắc cá nhân, thậm chí có ý đồkhông tốt của người đăng.

Ví dụ gần đây nhất là vụ việc cóngười tung tin đồn trên mạng xã hộivề việc lộ đề thi môn Văn trong kỳthi tốt nghiệp THPT quốc gia vừaqua. Rất nhiều người đã like và chiasẻ thông tin này, khiến thông tinnhanh chóng được lan rộng, gây sựhoài nghi, hoang mang trong dưluận. Công an nhanh chóng vàocuộc và làm sáng tỏ đó chỉ là tin đồnthất thiệt, người tung tin đồn sẽ bịxỷ lý. Điều đáng nói là nhiều báo đãkhai thác tin đồn về việc lộ đề thi

khi mà cơ quan chức năng chưa kếtluận vụ việc, càng khiến cho nhiềubạn đọc hoang mang.

Hay vụ một việc khác, một số emhọc sinh ở Huế đã tung clip chếgiễu kỳ thi THPT quốc gia 2016 lênmạng xã hội Facebook, Youtube, vànhận được hàng ngàn lượt chia sẻ vàbình luận. Nhiều báo cũng khai thácđề tài này. Tuy nhiên báo chí đãkhai thác thông tin, thậm chí cả cơquan công an cũng vào cuộc điềutra clip này là việc làm hơi quá. Bởiđây vốn chỉ là một trò đùa của cácem học sinh, nếu có quá đà thì cũngchỉ nên gặp để nhắc nhở các em.Nếu báo chí không bày tỏ chínhkiến một cách khách quan sẽ dễ cổsúy cho việc làm quá đà, như việccông an vào cuộc điều tra, thậm chícòn đòi xử lý người tung clip thì aidám bày tỏ ý kiến nữa.

Như lẽ tự nhiên, tác phẩm củamột nhà báo có tâm sẽ có ích chongười đọc, cho xã hội và ngược lại.Bởi thế, các nhà báo cần tỉnh táo vàcó trách nhiệm hơn trong những bàiviết lẫn những chia sẻ quan điểmcủa mình trên mạng xã hội.

Sự phát triển của công nghệthông tin và mạng xã hội hiện nayđang làm xuất hiện một lực lượngmới, thường được gọi với cái tên“nhà báo công dân”. Chính các nhàbáo cũng là những người tham giavào cộng đồng mạng xã hội để vừatiếp cận, chắt lọc thông tin, vừacung cấp thông tin đến đông đảocông chúng. Bối cảnh đó đòi hỏinhững người làm báo phải có ứng xửvăn hóa trên mạng xã hội. Nếu làmđược điều đó thì các trang mạng xãhội sẽ trở thành “cánh tay” nối dàicho báo chí nói chung, làm chothông tin chính trị - xã hội được phổbiến sâu rộng hơn trong đời sống n

Page 32: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

32

Góc NHìN NGười LàM Báo

NGười LàM Báo 8-2016

Báo chí và những “chuyện tử tế”

hà vÂn

Nhiều cơ quan báo chí đã xem yếu tố nhân văn là tiêuchí quan trọng hàng đầu, mở nhiều chuyên mục về chuyện

tử tế, sống đẹp. Nhiều chuyên mục, chương trình hướngtới giá trị nhân văn đó có hiệu ứng tích cực với xã hội, lan

tỏa sâu rộng và tạo ra được sự thay đổi nhiều số phận conngười, nhiều vùng đất và đặc biệt thổi lên những ngọn lửacủa lòng nhân ái, lối sống đẹp trong cộng đồng. Không ít

tờ báo, nhà báo đã âm thầm nỗ lực làm việc thiện đằng saucon chữ, chung tay, góp sức làm nên những câu chuyện cổ

tích giữa đời thường...

Thắp lửa và lan tỏa yêuthương

Đã có những thời điểm, côngchúng báo chí đặt ra nhiều nghingại khi đọc những tác phẩm mangtính “sốc, sex, sến, cướp, giết, hiếp”tràn lan trên mặt báo. Đã có khôngít công chúng chia sẻ thẳng thắnrằng, mở nhiều trang báo, đặc biệtcác tờ báo điện tử, ngập tràn tin tứclà những thông tin mang tính giậtgân câu khách, một màu xám dườngnhư đang bao phủ cuộc sống... Vàđiều ấy đã, đang khiến bạn đọc ngàycàng mất đi niềm tin vào báo chí.Những người làm báo cũng từng“giật mình” khi nhìn thấy một khốilượng thông tin khổng lồ về nhữngmặt trái trong đời sống xã hội đangkhiến con đường đưa thông tin đếnvới độc giả bị “ùn tắc”.

Nhưng không thể phủ nhận rằng,

trong “biển” thông tin ấy, nhiều đơnvị báo chí đang tự sàng lọc và tìmkiếm những hướng đi, để kéo ngườiđọc gần hơn với người viết. Mộttrong những lối đi ấy, chính là nhữngchuyên mục được mở ra, những bàibáo được viết lên bằng trái tim ngườicầm bút. Sự ra đời của những chuyênmục, dự án nhân văn cho thấy tínhcân bằng của thông tin. Công chúngkhông chỉ được cập nhật những vấnđề nóng của xã hội, những mặt xấucòn tồn tại trong cuộc sống, mà cònđược thấy những điều đẹp đẽ, nhânvăn, có tính hướng thiện. Những tácphẩm viết về những thân phận,những kiếp người, những hoàn cảnhkhó khăn...để rồi qua đó, rất nhiềungười chung tay giúp đỡ họ, thay đổicuộc sống của họ. Điều ấy là mụcđích tối thượng mà những người làmbáo đặt ra cho những chuyên mục và

chương trình mang tính nhân văn,nhân ái. Thậm chí, có những tờ báo,nhà báo đã tạo dựng tên tuổi từnhững chuyện tử tế đó.

Mỗi chuyên mục, chương trìnhđược mở ra đều hướng đến một giátrị tử tế nào đó, hướng đến “cứugiúp” cho những số phận không maymắn trong xã hội, những đứa trẻđược đến trường, được có những bữacơm đủ chất... Đó là ý nghĩa màchương trình “cơm có thịt”, do nhàbáo Trần Đăng Tuấn thực hiện nhiềunăm qua. Và chỉ cần thế thôi, sự ấmấp được lan tỏa trong xã hội. Ngọnlửa yêu thương từ những bài viếtphản ánh đúng sự thật, những hoàncảnh được đưa lên mặt báo, nhữngđiều ước nhỏ bé dần trở thành hiệnthực. Thắp lửa và lan tỏa tình yêuthương chính là ý nghĩa sâu xa màhầu hết các chương trình, chuyên

Một phóng sự truyền hình dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Page 33: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-2016 33

mục mà các tờ báo mở ra. Khôngphải để khuếch trương hay tô đẹpcho mình mà trên hết chính là đểđem lại cho cuộc sống những điềutốt đẹp, biểu dương, khích lệ nhữngđiều tốt đẹp ấy và để mỗi ngườitrong xã hội nhìn theo, học theo...

Muốn “nhận” thì phải “cho đi”...

Sự “cho” và “nhận” ở đây khôngnằm trong một nguyên lý hay quyluật thường thấy ở đời, nhưng cũngkhông nằm ngoài ranh giới của quyluật nhân - quả. Những chươngtrình, những bài viết nhân văn, nhânái muốn có tác động xã hội thì phảihay cả về ý nghĩa, nội dung, phải tạonên cảm xúc và chạm đến được tráitim của khán giả. Từ đó, khán giả sẽhiểu rằng, bản thân cần góp phầngiúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn

trong xã hội. Sự lan tỏa lòng tốt sẽbắt nguồn từ... con chữ. Và bởi thế,“sự cho đi” của báo chí không hẳnlà sự ban phát một đồng, hai đồng,nhiều ít những giá trị vật chất, màkhác biệt ở chỗ, những người làmbáo thực hiện những việc tử tếthông qua tác phẩm nên họ phải“cho đi” mới có thể “nhận lại” đượcnhững tấm lòng và tất nhiên khôngphải “nhận” cho họ, mà cho nhữngnhân vật của họ, hướng đến một xãhội đầy ắp tình yêu thương vànhững giá trị tử tế.

Làm vì người khác, báo chí vànhững chuyên mục mang giá trị củasự tử tế có lẽ vì thế mà dễ đi vào lòngngười hơn, dễ được người đọc đónnhận hơn. Niềm hạnh phúc lớn nhấtmà họ nhận được chính là sự giúp đỡấy “đơm hoa”. Nhiều mảnh đời đượcchia sẻ, nhiều số phận được giúp đỡ...

chính là mong muốn thiết thực nhấtmà những chuyên mục nhân văn,nhân ái hướng đến. Tấm lòng ấy, hẳnlà không phải ai cũng có, không phảingười cầm bút nào cũng có được mộttrái tim yêu thương như thế. Và quảthực không là những người làm côngviệc báo chí, thì việc thực hiện điềuấy cũng không hề dễ dàng gì. Nghềbáo quả thực đã đem lại cho ngườilàm báo không ít những “ân huệ” trờiban, trong đó, chính là những cơ hộiđể làm việc thiện, làm việc tốt bằngcách huy động và kêu gọi sức mạnhcủa toàn xã hội. Tính đặc thù ấy đượcphát huy càng mạnh thì xã hội càngtốt đẹp hơn.

Nhưng có thể nói rằng, để cóđược những chuyên mục “tử tế”,những bài viết không thể đơn điệu,nhạt nhẽo. Những người thực hiệnnhững “chuyện tử tế” ấy không thểlà một ngòi bút thiếu cảm xúc, thiếuchân thành. Bởi vậy, người làm báoấy cũng cần lắm chữ tâm với nghề,với nhân vật, với cuộc đời. Hội tụ đủđiều ấy, sẽ có những chương trìnhlàm rung động trái tim người đọc,người xem. Hiệu quả thông tin đemđến những giá trị cao hơn ngoài conchữ. Đó chính là điều mà nhữngngười làm báo cần quan tâm vàhướng đến. Bởi thế, cần lắm nhữngbài viết hiệu quả, tôn trọng nhânvật, không làm tổn thương đến lòngtự trọng của họ...

Giữa cuộc sống xô bồ, nhữngngười làm báo đang viết nên nhữngnốt nhạc lặng thầm nhưng đầy ýnghĩa về lòng tốt của con người. Đểrồi, những thanh âm trong trẻo ấy cứvang xa, vang mãi, lay động hàngtriệu trái tim, thổi bùng lên ngọn lửathiện nguyện. Đó chính là điều tốtđẹp mà người làm báo “nhận” đượckhi làm những “chuyện tử tế” n

_Ảnh: TL

Page 34: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-201634

Góc NHìN NGười LàM Báo

Báo chí vÀ sự cố

môi TrƯờnghải vÂn

Sự cố môi trường do Formosa gây ra, báo chí đã vàocuộc, đã điều tra - phát hiện như thế nào, đâu là những bàihọc nghiệp vụ cần đúc rút?

Cuộc đấu tranh không khoannhượng

Cuối tháng 6/2016, sau gần 3tháng xem xét cẩn trọng, khoa học,minh bạch, khách quan, Chính phủđã chính thức công bố nguyên nhânvụ cá chết hàng loạt tại vùng biển 4tỉnh miền Trung, từ Hà Tĩnh đến

Thừa Thiên Huế. Công ty TNHHgang thép Hưng Nghiệp Formosa,doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tạikhu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh làthủ phạm gây ra sự cố môi trườngnày. Formosa Hà Tĩnh trước nhữngbằng chứng không thể chối cãi đãphải cúi đầu nhận tội trước Chính

phủ và nhân dân Việt Nam. Họ camkết đền bù thiệt hại 500 triệu USD,cam kết khắc phục hậu quả sự cốmôi trường. 500 triệu USD chẳng làbao so với những thiệt hại to lớn vềnhiều mặt mà Formosa đã gây ra,nhưng đấy là kết quả của một quátrình đấu tranh kiên quyết, không

Họp báo về vụ cá chết hàng loạt tại vùng biển 4 tỉnh miền Trung, từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế, ngày 27/4/2016_Ảnh: TL

Khai quật, cất bốc chất thải từ Công ty Formosa HàTĩnh được Công ty Môi trường Đô thị Kỳ Anh chôn lấptrong Công viên Môi trường (thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh)_Ảnh: TL

Page 35: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-2016 35

khoan nhượng, chứng cứ rõ ràng,thuyết phục, buộc Formosa khôngthể chối bỏ trách nhiệm.

Thay mặt các nhà khoa học có uytín trong nước và quốc tế, thay mặtcác cơ quan chức năng, Bộ trưởngBộ Tài nguyên & Môi trường ViệtNam Trần Hồng Hà công bố:Formosa Hà Tĩnh có 53 hành vi viphạm về hành chính liên quan đếnquá trình thiết kế, xây dựng, vậnhành, thi công trong đó có những viphạm rất nghiêm trọng như tự ýthay đổi công nghệ xử lý luyện cốctừ công nghệ khô sang công nghệướt, là công nghệ có nhiều nước thảivà khí thải. Formosa Hà Tĩnh khôngquan tâm đúng mức xử lý nước thảivà khí thải. Các cơ quan chức năngvà các cấp chính quyền lỏng lẻo, sơhở trong việc quản lý, giám sát hoạtđộng của Formosa, thậm chí cónhững điểm để Formosa qua mặt,nên đã gây ra những hậu quả hếtsức nặng nề về môi trường, kinh tếvà xã hội.

Hàng trăm tấn hóa chất cực độcđược Formosa nhập về rửa đườngống rồi xả thải thẳng ra biển, gây ônhiễm nặng nước biển một vùngrộng lớn. Cá chết trôi dạt vào bờ,vùi lấp dưới biển; tôm cá, sò huyếtnuôi trong các lồng bè chết hàngloạt; một khối lượng lớn cây san hô,rong tảo biển, thủy sinh khu vựcbiển 4 tỉnh miền Trung: Hà Tĩnh,Quảng Bình, Quảng Trị, ThừaThiên Huế bị hủy diệt. Thiệt hại cựclớn không thể tính được, hàng vạnngư dân rơi vào cảnh khó khăn, mấtnguồn sống.

Gần đây, các phương tiện thôngtin đại chúng cho biết, Formosa HàTĩnh, bằng nhiều phương thức,thông qua việc ký hợp đồng vậnchuyển với một số đơn vị, trong đó

có Công ty Môi trường Đô thị KỳAnh, Hà Tĩnh cho chôn lấp chấtthải, bùn khô tại nhiều nơi ở KỳAnh, các địa phương khác ở HàTĩnh, chôn lấp tại tỉnh Phú Thọ.Chất thải có mùi hôi thối đượcFormosa đóng vào các túi ni-lông,chôn xong được khỏa lấp. Có nhiềunơi chất thải chôn ở đầu nguồnnước, tại công viên, bãi biển, gầnkhu dân cư, bốc mùi hôi hám. Sốlượng lên đến hằng trăm tấn, kéodài từ năm 2015 đến nay. Hiện nay,bên trong khuôn viên Formosa cònkhoảng 700 - 800 tấn chất thải chưachuyên chở ra ngoài, cần được xử lý- nhưng sẽ xử lý bằng cách nào đây?Có thể nói, ở bất cứ nơi nào có thểchôn lấp được, Formosa đều cho kýcác hợp đồng thực hiện chuyên chởđến chôn lấp, xả thải, không cầnquan tâm đến yếu tố môi trường.Gần đây, khi bị phát hiện, Formosalại chối bỏ trách nhiệm, cho rằngchất thải đã ra khỏi nhà máy, chônlấp nơi nào là do đối tác, tráchnhiệm của bên nhận vận chuyển(!?).

Minh bạch và mang tính phát hiện

Điều rất đáng quan tâm là nhữnghọat động xả thải, chôn lấp gây ônhiễm môi trường của Formosa HàTĩnh, các cơ quan chức năng, cơquan quản lý Nhà nước về môitrường phát hiện chậm; thậm chí cótrường hợp cơ quan quản lý khôngphát hiện được, đến khi báo chíthông tin thì họ mới biết. Có nhữngthông tin, cá nhân người có tráchnhiệm đưa ra vội vã, thiếu chuẩnxác. Có thể nói, trong sự cố môitrường do Formosa gây ra, có nhiềubài học có thể rút ra về lĩnh vựcquản lý Nhà nước về môi trường.

Trong sự cố môi trường ở miềnTrung do Formosa gây ra, báo chí đãcó vai trò hết sức quan trọng, thôngtin nhanh, kịp thời. Ngay khi sự cốmôi trường đang nóng lên, qua hoạtđộng điều tra - báo chí đã minh bạchvà cẩn trọng, cung cấp nhiều thôngtin mang tính phát hiện. Phóng viêncủa nhiều báo điện tử, báo in, truyềnhình - phát thanh đã thông tin vềmột đường ống xả thải lớn, đườngkính hàng mét, chiều dài cả chục câysố từ Formosa, đặt dưới đáy biển xảthẳng nước thải ra đại dương. Nhữngcuộc phỏng vấn ngư dân trên các ngưtrường, vùng miền của phóng viêncũng đã gợi mở nhiều thông tinmang tính phát hiện cần thiết.

Với vụ chôn lấp chất thải tạitrang trại gia đình ở phường KỳTrinh, thị xã Kỳ Anh, đầu nguồnsông Trí - thông qua hợp đồng vớiCông ty Môi trường Đô thị KỳAnh, do ông Lê Quang Hòa làmgiám đốc là do báo chí phát hiện,sau đó cơ quan có trách nhiệm mớivào cuộc. Một số địa chỉ “đen” chônlấp chất thải tiếp sau đó cũng chínhbáo chí nêu ra, từ nguồn tin báo củanhân dân. Phóng viên đã sử dụnghiệu quả nghiệp vụ điều tra, phảnánh sự kiện thông qua thông tin,điều tra xác thực, khách quan, tạoáp lực dư luận, thúc đẩy nhanh sựvào cuộc của chính quyền, cơ quanquản lý Nhà nước về môi trường.

Bộ Thông tin & Truyền thôngbước đầu hoan nghênh và đánh giácao các cơ quan báo chí, các nhàbáo đã theo sát sự chỉ đạo của cơquan chỉ đạo và quản lý Nhà nướcvề báo chí thông tin kịp thời, đúngđắn sự cố môi trường do Formosagây ra. Báo chí đã góp phần địnhhướng dư luận, tạo sự ổn định, đồngthuận xã hội n

Page 36: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-201636

DiễN đàN NGười LàM Báo

vấn đề an ToÀn Thông Tin cho các cơ qUan Báo chí

ngọc Quang

Sự cố hệ thống mạng thông tin của Tổng công ty Hàng không Quốc gia (Vietnam Air-lines) bị tin tặc tấn công là hồi chuông cảnh tỉnh cho các cơ quan báo chí, đặc biệt là báo

điện tử đang sở hữu nhiều dữ liệu thông tin quan trọng, trong bối cảnh công tác bảo đảman toàn, an ninh thông tin mạng hiện nay còn nhiều bất cập cả về hạ tầng, nguồn nhân

lực và nhận thức.

“Lỗ hổng” an ninh, bảo mậtKhông phải ngẫu nhiên, Eu-

gene Kaspersky, đồng sáng lập vàlà Giám đốc điều hành của Hãngsản xuất và phân phối phần mềmbảo mật của Nga Kasperspy Labđã đánh giá: Những năm 90 củathế kỷ XX là thập kỷ của nhữngkẻ phá hoại trên mạng; nhữngnăm đầu thế kỷ XXI là thập kỷcủa tội phạm mạng và giờ đây làkỷ nguyên mới của chiến tranhkhông gian ảo và khủng bố khônggian mạng. Theo báo cáo toàncầu mới nhất từ Kaspersky Lab,Việt Nam đứng thứ 3 trên thế giớivề sự nguy hiểm tiềm ẩn khi lướtweb với 35% số người dùng đã bịtấn công.

Kasperspy Lab cho biết, ViệtNam đứng số 1 thế giới về tỷ lệ lâynhiễm mã độc qua thiết bị lưu trữngoài (USB, thẻ nhớ, ổ cứng diđộng) với tỷ lệ 70,83% máy tính bịlây nhiễm; 39,95% người dùngphải đối mặt với mã độc bắtnguồn từ không gian mạng.Thống kê trong năm 2015, có hơn10.000 trang (hoặc cổng) thôngtin điện tử có tên miền .vn bị tấn

công, chiếm quyền điều khiển,thay đổi giao diện, cài mã độc(tăng 68% so với năm 2014),trong đó có 224 trang thuộc quảnlý của các cơ quan Nhà nước.Những số liệu đó cho thấy, mối đedọa từ tội phạm mạng ngày cànglớn, trong khi nhiều tổ chức cánhân vẫn chưa thực sự quan tâmsử dụng các biện pháp bảo đảman toàn thông tin một cách hiệuquả.

Bên cạnh việc khai thác các lỗhổng bảo mật trên các hệ điềuhành và hệ thống mạng để tấncông xâm nhập, nguy hiểm hơn,tin tặc còn sử dụng chính các tàiliệu, văn bản lưu hành nội bộ ởcác cơ quan báo chí mà chúng đãđánh cắp được để đăng tải thôngtin trên các trang mạng phảnđộng làm mồi phát tán mã độc,xâm nhập hệ thống mạng của cáccơ quan khác của Việt Nam. Cónhiều cách tin tặc có thể tấn côngcác trang báo điện tử như thôngqua các lỗi trên ứng dụng web,lỗi trên máy chủ hoặc thực hiệncác cuộc tấn công đến nhữngngười quản lý trang web vì thông

nhà Báo hoàng anh vinh, phó tổng Biên tập Báo hải Quan:

Khi tin tặc tấn côngvào mạng của cơ quanbáo chí sẽ để lại hậu quảhết sức trầm trọng và nguy

hại, do báo chí là cơ quan truyềnthông, có tham gia định hướng vàphản biện dư luận xã hội.

Đối với các cơ quan báo chí, khi bịtấn công mạng, nhẹ thì ảnh hưởngđến tốc độ truy cập hoặc đình trệ hệthống (tấn công Ddos như từng xảyra với Vietnamnet); nặng thì bị xóa hếtcơ sở dữ liệu và thay đổi nội dung xấulên trên trang chủ. Điều này khôngchỉ ảnh hưởng đến khả năng phụchồi dữ liệu mà còn ảnh hưởng đến uytín và niềm tin của bạn đọc đối với tờbáo đó. Về ảnh hưởng đến xã hội, nhưtôi đã đề cập ở trên về vai trò của báochí, việc bị tấn công, thay đổi bằngnội dung xấu sẽ khiến dữ luận hiểusai về thông tin truyền thông và sailệch trong định hướng dưluận xã hội.

Hà Vân (ghi)

Page 37: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-2016 37

thường các báo sẽ có nhiều biêntập viên cùng tham gia quản trị.Các nhà quản trị, biên tập viên cầnhết sức lưu ý khi nhận được email,các dữ liệu đính kèm (thường làfile.doc) hay đường dẫn đang nghingờ.

Cũng theo các chuyên gia an ninhmạng của Bkav, các cơ quan báo chílà loại đối tượng đặc biệt nhạy cảm.Nếu bị hacker tấn công mạng, chỉnhsửa nội dung tuyên truyền địnhhướng, đường lối, chính sách thì hậuquả sẽ rất nghiêm trọng. Nhưnghiện mới có một số ít cơ quan báochí quan tâm tới việc đầu tư an toànan ninh thông tin. Trừ một số cơquan báo chí có hạ tầng kỹ thuậttốt, còn đa phần không có hạ tầngkỹ thuật, phải đi thuê hạ tầng, nhânlực chuyên trách về an toàn an ninhcũng không có, nên an toàn thôngtin vẫn là thách thức rất lớn.

An toàn thông tin là vấn đềsống còn

Tại cuộc họp báo thường kỳ củaChính phủ chiều 3/8, Bộ trưởng BộThông tin &Truyền thông TrươngMinh Tuấn cho biết, tấn công mạnglà nguy cơ trên toàn cầu và có thểxảy ra bất cứ lúc nào. Bộ trưởngTrương Minh Tuấn cũng nhấn mạnhbiện pháp ngăn chặn chính là phảichủ động bảo mật cho hệ thốngmạng thông tin của mình, đồng thờikhuyến cáo cộng đồng mạng cầnbình tĩnh, tránh những khiêu khíchcó thể là nguy cơ dẫn đến “chiếntranh” mạng.

Các chuyên gia an ninh mạngcũng cảnh báo, hiện nay, các cuộctấn công thường “ăn theo” các sựkiện chính trị và có diễn biến ngàycàng phức tạp. Việc giải quyếtkhông ổn thỏa quan hệ chính trị,

ngoại giao giữa các quốc gia cũngdễ gây nguy cơ chiến tranh mạng,trong đó các cơ quan báo chí là mụctiêu hàng đầu của các nhóm tin tặcnước ngoài.

Phòng hơn... chống!Để tăng cường an ninh, sẵn sàng

ứng phó với các tình huống an ninhmạng có thể xảy ra, các cơ quan báochí nên rà soát lại hệ thống, kiểmtra định kỳ để tránh việc bị khaithác các lỗi bảo mật. Người quản trịnên có quy trình kiểm tra đánh giáwebsite trước khi đưa vào sử dụng.Khi tiến hành thiết kế trang web,các kỹ sư phải phân tích, lườngtrước được tất cả các tình huống cóthể xảy ra để tránh tồn tại “lỗ hổng”bảo mật. Thêm vào đó, các cơ quantổ chức nên tiến hành đào tạo, củngcố, tăng cường kiến thức về an toànthông tin cho cán bộ phóng viên,biên tập viên. Bên cạnh đó, các đơnvị báo chí cần thiết lập chính sáchbắt buộc thay đổi mật khẩu hàngtháng, không lưu mật khẩu các máy

chủ trên máy tính.Bên cạnh đó, các cơ quan báo

chí cần chủ động xây dựng kếhoạch và đầu tư kinh phí cho hệthống từ quy trình, công nghệ đếnnâng cao trình độ nguồn nhân lực;chủ động đầu tư hạ tầng riêng, làmchủ công nghệ, không quá lệ thuộchoàn toàn vào đơn vị thuê ngoàiđối với vấn đề an ninh mạng. Mặtkhác, cơ quan quản lý Nhà nước vềlĩnh vực này cần có sự hỗ trợ tíchcực về chuyên môn, tránh để xảy ranhững "lỗ hổng" để bọn tội phạmlợi dụng. Nhưng trước khi có sự hỗtrợ này, các cơ quan báo chí cầnphải liên tục cập nhật và sử dụngcác công cụ bảo đảm an ninh, bảovệ hệ thống mạng của chính mình,nhất là phải xây dựng được quytrình, quy định chặt chẽ đối vớitừng đối tượng sử dụng mạng. Vềlâu dài, vấn đề bảo đảm an ninhmạng cần có sự vào cuộc quyết liệttừ phía cơ quan quản lý Nhà nướcđể hoàn thiện hệ thống luật phápvề lĩnh vực này n

nhà Báo nguyễn ngọc hưng, Biên tập viên Báo Quân Đội nhân Dân

Theo quy định hiện nay, Tổng biên tập của báo là ngườichịu trách nhiệm về nội dung, nhưng không dễ để chứng

minh thông tin sai trên báo mạng của mình là do tin tặc gây ra. Thôngtin sai lệch do tin tặc gây ra nếu không bị phát hiện thì sẽ gây tác động

rất lớn tới bạn đọc và toàn xã hội, gây tâm lý hoang mang rất lớn choxã hội. Bên cạnh những biện pháp nghiệp vụ nhằm phát hiện và xử lý

tin tặc tấn công các cơ quan báo chí, cơ quan quản lý có thể cử cácchuyên gia tới hướng dẫn hoặc giúp các cơ quan báo chí

kiểm tra, đưa ra những gợi ý nhằm tăng cường an ninhmạng. Cơ quan quản lý cũng có thể đưa ra những cảnh báo

kịp thời hoặc vào cuộc hỗ trợ khi các cơ quan báo chí bịtấn công mạng.

Hà Vân (ghi)

Page 38: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-201638

DiễN đàN NGười LàM Báo

An toàn thông tin mạng ở các cơ quan báo chí:

Không chỉ là cảnh báocao Minh thắng

Phó Viện trưởng Viện công nghệ Thông tin và Truyền thông CDITHọc viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Với xu hướng bùng nổ của các thiết bị thông minh có kết nối internet hiện nay, cùng vớisự phát triển mạnh mẽ của báo điện tử và các dịch vụ trực tuyến đi kèm thì nguy cơ về tấncông mạng đối với tất cả cơ quan, tổ chức ngày càng lớn, đặc biệt là các cơ quan báo chí

sẽ là mục tiêu tấn công của tin tặc.

Nguy cơ hiện hữuHiện nay, các cơ quan báo chí

phải đối mặt với nhiều vấn đề phứctạp từ những nguy cơ thường gặptrong tấn công an ninh mạng nhưlàm gián đoạn thông tin; làm sailệch thông tin, đánh cắp thông tin,

phá huỷ thông tin, làm lộ thông tin.Nguy cơ thứ nhất và cũng thường

xảy ra nhất là các kênh thông tintrực tuyến của cơ quan báo chí sẽ bịgián đoạn thông tin, nó trực tiếplàm mất tính thời sự của báo chí,kéo theo đó là số lượng truy cập

Các bảng điện tử thông tin số hiệu chuyến bay đi và đến tại sân bay Nội Bài đã hoạt động bình thường sau 3 ngày bị tin tặc tấn công_nguồn: Zing.vn

Page 39: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-2016 39

thông tin trực tuyến sụt giảm đồngnghĩa với việc doanh thu từ các dịchvụ cũng sụt giảm. Nguy hiểm hơn,trong các thời điểm khủng hoảng(thiên tai, địch họa...), sự gián đoạnthông tin của các cơ quan báo chíchính trị đầu não có thể gây tổn hạiđến an ninh quốc gia.

Mối hiểm họa thứ hai đến từ cáctấn công chiếm quyền điều khiểnmáy chủ nội dung của tờ báo điệntử và làm sai lệch thông tin mà cơquan báo chí đưa ra hoặc phát táncác thông tin sai sự thật, điều nàydẫn đến sự sai lệch các thông tinnhạy cảm sẽ gây ra sự bất ổn vàhoang mang cho xã hội và rất khókhăn để phục hồi lại nội dung gốc.Việc bị chiếm quyền điều khiển nộidung thì những thông tin mật, thôngtin không chính thức của cơ quanhay thông tin cá nhân hoàn toàn cóthể bị rò rỉ hoặc công bố trái phép.Hậu quả tất yếu của việc này làkhủng hoảng, đặc biệt là nhữngthông tin liên quan tới vấn đề quânsự, an ninh, hay ngoại giao.

Nguy cơ mất an ninh mạng đối vớicác báo điện tử ở Việt Nam thườnggặp là bị tấn công từ chối dịch vụ làmgián đoạn thông tin trực tuyến, bịchiếm quyền điều khiển máy chủ củatờ báo điện tử bị thay đổi sang mộtgiao diện khác với một số thông điệpđặc trưng của kẻ tấn công.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tớitấn công mạng đối với báo điện tửvà xét về mặt kỹ thuật thì nguyênnhân có thể là lỗi cấu hình, phânquyền cho website, lỗi lập trình, lỗinhiễm mã độc, lỗi hệ thống... Vàthực tế khi gặp phải sự cố an ninhmạng, đa số các cơ quan báo chíđều bất ngờ và bị động vì chưa cóquy trình hoạt động phòng ngừa vàxử lý sự cố.

Phòng ngừa và xử lý sự cố anninh mạng

Năm 2015, Quốc hội đã thôngqua Luật An toàn thông tin mạng.Trong tương lai, cùng với các nghịđịnh và thông tư hướng dẫn củaChính phủ, luật này sẽ là cơ sở pháplý quan trọng không chỉ để bảo đảman toàn thông tin mạng cho quốcgia mà còn cho mọi tổ chức trongđó có các cơ quan báo chí. Bên cạnhđó, Chính phủ cũng thể hiện quyếttâm tạo chuyển biến trong nâng caonhận thức về an toàn thông tinmạng bằng nhiều quyết định quantrọng, và gần nhất chính là quyếtđịnh số 898/QĐ-TTg về việc Phêduyệt phương hướng, mục tiêu,nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tinmạng giai đoạn 2016 - 2020

Bên cạnh các văn bản pháp quy,Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máytính Việt Nam (VNCERT) trựcthuộc Bộ Thông tin và Truyền thôngsẽ thực hiện chức năng chính điềuphối hoạt động ứng cứu sự cố máytính trên toàn quốc cũng như cảnhbáo kịp thời các vấn đề về an toànmạng máy tính; là đầu mối hợp tácvới tổ chức ứng cứu máy tính(CERT) nước ngoài cũng như thúcđẩy hình thành hệ thống các CERTtrong các cơ quan, tổ chức và doanhnghiệp. Gần đây nhất, VNCERT đãđưa ra cảnh báo số 232 ngày30/7/2016 với các chỉ dẫn rất cụ thểđể tăng cường kiểm soát bảo đảman toàn các hệ thống thông tin chocác cơ quan tổ chức. Ngoài việctheo dõi các cảnh báo từ VNCERT,khi xảy ra các sự cố tấn công mạng,các cơ quan báo chí có thể liên hệtrực tiếp với VNCERT để nhậnđược các hướng dẫn và hỗ trợ. Tuynhiên, để đảm bảo phòng tránh vàxử lý có hiệu quả các sự cố tấn công

mạng trong thực tế, tất cả các giảipháp nêu trên chỉ hiệu quả khi cáccơ quan nhận thức được tầm quantrọng của an toàn thông tin mạng.

Với tính chất đặc biệt quan trọngcủa báo chí, tiêu chí bảo đảm antoàn thông tin mạng cần phải đượccoi trọng trong tổng thể chiến lượccủa cơ quan báo chí để tránh nhữnghậu quả đáng tiếc có thể xảy ra n

ông ngô tuấn anh, phó chỦ tịch phụ trách an ninh Mạng, tập Đoàn BKav:

Các cơ quan báo chí là tổ chứccung cấp thông tin tới độc giả, khibị tấn công sẽ không chỉ gây thiệthại tới tòa soạn mà sẽ có hàngtriệu độc giả bị ảnh hưởng. Thiệthại đơn giản nhất là dịch vụ sẽ bịngưng trệ khiến độc giả không thểtruy cập vào trang báo điện tử,hoặc bị chuyển hướng đến cáctrang web độc hại có nội dungxấu.

Để tăng cường công tác bảođảm an toàn thông tin cho các cơquan báo chí, cần thực hiệnnhững biện pháp rà soát bảo vệtrước những cuộc tấn công có thểxảy ra. Các cơ quan báo chí cũngcần áp dụng quy trình kiểm tra hệthống thường xuyên, trang bị giảipháp cảnh báo về những mốinguy tiềm ẩn nhằm bảo đảm chohoạt động thông suốt của hệthống. Cần thường xuyên tổ chứcdiễn tập với kịch bản cụ thể vềphương án ứng cứu sự cố an ninhmạng, giống như các cuộc diễntập về cứu hỏa, phòng cháy chữacháy định kỳ thường niên.

cường pHạm (ghi)

Page 40: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-201640

Đắn đo, trăn trở như nghề báo...

Có người cả cuộc đời cống hiếncho nghề làm báo chẳng khác “contằm nhả tơ”, đằng sau những trangviết là những suy tư, trăn trở và cólúc đau đớn, với bao điều suy nghĩvề “cơm áo gạo tiền” và cả về nhântình thế thái. Thấy được cái hay, cáiđẹp trong cuộc sống hàng ngày màkhông ca ngợi, suy tôn, tôn vinh thìnghĩ mình là con người vô duyên

không thức thời, không trân trọng.Còn ngược lại nếu nhìn thấy cái xấu,cái dở của con người, của xã hội màkhông cầm bút thì cảm tưởng mìnhnhư người mắc lỗi.

Chứng kiến nỗi đau, sự bất hạnhcủa người khác mà vẫn dửng dưngthì mình tự hổ thẹn với lương tâm.Còn việc phát hiện ra cái mới màkhông cổ vũ nhân rộng kịp thời thìcoi như mình vô tâm. Khám phá racái mới lạ, cái bí ẩn mà không khaithác thì mình tự dày vò lương tâmsao bất lực yếu đuối đến vậy...những điều nhạy cảm của ngườicầm bút lúc nào cũng muốn mìnhvượt lên bức phát từ những vấn đềtồn tại, nảy sinh và xuất hiện trongxã hội, trong cuộc sống hàng ngày.Nếu như mình không cho nó “oằnmình” trên từng trang giấy, thìkhông thể nào tìm ra cái mới và

Trăn trở nghiệp báotrần Minh hiền

Cố nhân có câu “sinh nghề tử nghiệp”. Trót “đa mang” vớinghề báo thì dẫu biết rằng đang dấn thân đi vào sự giantruân, vất vả, nhọc nhằn mà ít sự thảnh thơi, ung dung vànhàn hạ nhưng đã mấy ai từ chối?

Phóng viên tác nghiệp trong trận mưa lũ lịch sử năm 2015 tại khu 1 phường Hà Khánh, thành phố Hạ Long - nơi ngập lụt

NHỮNG NẺO đƯỜNG TáC NGHiệP

Page 41: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-2016 41

càng không thể sáng tạo ra nhữngcái hay trong tác phẩm.

Người cầm bút phải “có tâm, cótầm” để sản xuất ra những tácphẩm hay có giá trị để phục vụngười xem, người nghe. Người làmbáo cũng như bao nhiêu người bìnhthường trong xã hội. Họ cũngmong muốn, ước mơ để có một đờisống ổn định, gia đình ấm no hạnhphúc, thành đạt và mong muốnthành đạt hơn trong các mối quanhệ thâm giao với mọi người xungquanh với xóm làng khối phố.Nhưng, trong tâm hồn nhạy cảmngười làm báo, là một đời sống nộitâm vô cùng phong phú, sâu lắngvà có cả sự giằng co quyết liệt. Bởithế, họ mới có một sự đồng cảm, sẻchia với mọi người, sự việc conngười luôn được thể hiện ở mọi sựtrung thực, luôn hòa quyện trong

bài viết của mỗi tác phẩm.Thật hiếm thấy ở nghề nghiệp

nào lại hay trăn trở đắn đo nhưnghề viết báo, trăn trở trên từngtrang viết, trăn trở với cuộc đời, trăntrở đắn đo để tồn tại, phát huy, sángtạo, trong tư duy có bản lĩnh vớimục đích là viết cho hay, viết chođúng và hấp dẫn đối với người đọc,người nghe có bổ ích.

Đam mê với công việc âm thầm, lặng lẽ

Vượt qua mọi khó khăn, lo toan,cực nhọc trong cuộc sống hàng ngàyvà cả về nghề nghiệp, người làm báovẫn đam mê với nghề. Như đắmchìm vào tình yêu đầu đời để rồitiếp tục mọi công việc âm thầm lặnglẽ của mình. Đó là trí tuệ, niềm tin,bản lĩnh như đã trở thành chân lý,mà hầu hết những người làm báo

đều tự hào với cái nghề đã được xãhội đào tạo ra và tôn vinh, mongrằng xã hội và cuộc đời ngày càngtốt đẹp, tiến bộ hơn, công bằng vàvăn minh hơn, vì bản thân họ -những con người đang ngày đêmtrăn trở với nghề, với ngòi bút, đãgóp một phần không nhỏ vào côngcuộc đổi mới, phát triển và hội nhậpkinh tế thế giới, trong xây dựngcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủnghĩa hôm nay.

Bởi vậy, dù có khó khăn, nghiệtngã đến mấy, nhưng với tấm lòngyêu mến cuộc đời, yêu mến xã hội,yêu mến mọi người, họ đã vượtqua mọi thử thách với chính mìnhđể tiếp tục cống hiến, sáng tạonâng cao kiến thức, trí tuệ, tư duy,tạo ra những tác phẩm báo chíchân chính n

nặng nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh_nguồn: qtv.vn

Page 42: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-201642

NHỮNG NẺO đƯỜNG TáC NGHiệP

Giữ mãi tình yêu trong sángvới nghề

Mới đây tôi được tham gia mộtlớp học nghiệp vụ của Hội Nhà báoViệt Nam, là chương trình “Đào

tạo cây bút trẻ”. Khóa học mời chịThu Trang - Phóng viên Báo Phụnữ TP. Hồ Chí Minh - một cây bútđiều tra có tiếng hiện nay với hàngloạt các bài báo điều tra gây tiếngvang, tạo hiệu ứng xã hội và có thểnói đã góp phần làm cho xã hội tốtđẹp hơn như loạt bài về “Buôn bántrẻ em ở chùa Bồ Đề”, “Thâmnhập lò gạch “thổ phỉ” Hà Nội”...Tất nhiên, những bài báo điều traấy cũng gây ra cho chị nhiều phiềnphức, thậm chí đã có cả sự đe dọatính mạng. Trong buổi chia sẻ vềnghề, chị nói nhiều về kỹ năngnghề nghiệp, nhưng điều tôi ấntượng hơn cả là cách chị nói vềnhững ứng xử, suy nghĩ của chínhmình sau những bài điều tra ấy. Chịtâm sự, đó là những đêm trăn trở,rối bời suy nghĩ mình có nên thựchiện những bài điều tra đó hay

giữ “lòng Trong” Khi cầm BúT

ánh tuyết

Đạo đức nhà báo là gì? Nếu đặt ra câu hỏi đó thì tôinghĩ có cả trăm định nghĩa được đưa ra, bởi mỗi tình

huống tác nghiệp, mỗi vấn đề của cuộc sống, xã hội sẽđem đến cho chúng ta một cách nhìn, một quan điểm

về đạo đức nhà báo.

Một phóng sự truyền hình của Đài truyền hình Tây Ninh_Ảnh: TL

Page 43: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

43

không vì chắc chắn nó sẽ ảnhhưởng đến những người có liênquan, ở nhiều mức độ khác nhau,có thể khiển trách nhưng có thể tùtội. Chị không muốn làm ảnhhưởng đến ai, thậm chí còn cảmthấy day dứt với những phận ngườivướng vào vòng lao lý sau bài viếtcủa mình. Nhưng chị lại nghĩ, nếumình không nói ra thì cái xấu sẽcòn tiếp tục diễn tiến. Và sau cùng,sự thôi thúc phải điều tra, phảicông bố, phải đấu tranh với cái xấu,cái ác, phải làm một điều gì đó có ýnghĩa đã khiến chị đủ sức mạnh tìmtòi tư liệu, lăn lộn khắp nơi để tìmhiểu đến cùng sự việc. Trong quátrình tác nghiệp ấy, chị nói có quánhiều cám dỗ, đe dọa có thể làmmình lung lạc ý chí viết bài theođúng sự thật. Khi đó, chỉ có lươngtâm và trách nhiệm của bản thân vàvới nghề báo mới giúp mình chắctay mà viết ra sự thật. Và sau rấtnhiều những áp lực như thế, chịthật lòng rằng, chị yêu nghề báomột cách hơi cực đoan khi đã cólúc muốn rời bỏ nghề để giữ mãiđược một tình yêu trong sáng vớinghề, không vụ lợi, không ngã nhàotrước cám dỗ. Tôi nghĩ, những suynghĩ của chị chính là đạo đức củangười làm báo. Và nhờ đạo đức củangười làm báo, chị đã có đượcnhững bài điều tra có tác động tíchcực đến những vấn đề còn tồn tạicủa xã hội như vậy.

Một câu chuyện nữa, cólẽ nhỏ hơn rất nhiều sovới chuyện của chịThu Trang, đó làchia sẻ của mộtbạn đồng nghiệpvề cảm xúc của

bản thân khi đi tác nghiệp. Bạntôi kể, đó là những lần đi viết bàivề những mảnh đời cơ nhỡ, vềnhững số phận không may, phảilăn lóc, vật lộn mưu sinh trongcuộc đời, về những con người sốngcuộc sống cùng cực đến mức khótin giữa một xã hội đang khôngngừng phát triển. Khi ấy, mỗi lầncầm máy ảnh lên để chụp hình,bạn lại rưng rưng. Không chụp thìkhông có hình minh họa cho bài,mà chụp thì cứ có cảm giác nhưmình đang lưu giữ, đang “mưusinh” trên nỗi khổ đau của họ. Cáicảm giác ấy có thể nhiều ngườicho rằng đó là sự đa cảm của mộtngười phụ nữ làm báo thôi, nhưngthực sự nó vẫn nhấn vào lòng tôimột cảm giác quý trọng. Và tôicũng nghĩ nó chính là một biểuhiện của đạo đức nghề nghiệp.Những nhà báo biết rung cảmtrước nỗi đau như thế, dẫu nhỏthôi, thì chắc chắn sẽ là nhà báocó tư cách đạo đức trong nhữngchuyện lớn hơn.

Vun đắp sự tử tế và lòng bao dung

Những năm gần đây, báo chí pháttriển mạnh mẽ với sự ra đời củanhiều loại hình báo chí khác nhaukhiến sự cạnh tranh thông tin ngàycàng gay gắt. Những thông tin câukhách, giật gân cũng xuất hiện ngàycàng nhiều, bất chấp thông tin đó cóđúng là sự thật hay không. Chính vìthế đã dẫn đến nhiều “oan gia” chođối tượng được đưa tin, và dù sauđó, tác giả và tòa soạn có đính chínhthì nhân vật cũng chỉ là “được vạ thìmá đã sưng”. Có thể thấy, khi nhữngthông tin đó được viết ra, được đăngtải cũng đồng nghĩa với việc lươngtâm và trách nhiệm của nhà báo đãbị đặt sang một bên, và nếu đem lêncân thì nó đã nhẹ hơn lợi ích trướcmắt mà nhà báo sẽ có được.

“Không ai có thể nắm tay từ sángđến tối”, cũng như không nhà báonào có thể chắc chắn cả đời cầm bútcủa mình không phạm phải bất cứsai lầm nào về chuyên môn, sai phạmnào về đạo đức. Nhưng điều đó cóthể có được khi chúng ta bỏ công sứcrèn luyện hàng ngày, đấu tranh hàngngày mà trước khi đấu tranh với cáixấu thì phải là sự đấu tranh với chínhbản thân mình để vững vàng trướcnhững cám dỗ, “mua chuộc” dù nhỏnhất. Đồng thời với đó, cũng cần nỗlực tu dưỡng, vun đắp sự tử tế vàlòng bao dung nhìn ra những nét đẹpcuộc sống, những việc tốt dù nhỏ bé,những người tốt dù kín tiếng... đểviết về những sự việc, những conngười ấy như một cách “thắp lửa”

cho chính bản thân nhà báo và chonghề nghiệp của mình n

NGười LàM Báo 8-2016

Page 44: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-201644

NHỮNG NẺO đƯỜNG TáC NGHiệP

Thông tin trực tiếp với ngư dân

Ngư dân Nguyễn Quýt ở xómGhành Cả, thôn Châu Thuận Biển,xã Bình Châu (huyện Bình Sơntỉnh Quảng Ngãi), dù đã uống say,nhưng khi nghe tin từ Đài thông tinGhành Cả thông báo tàu cá củangư dân Nguyễn Cu bị chìm ởHoàng Sa, ông Quýt gọi ngay chonhà báo để theo dõi thông tin. ÔngQuýt phải diễn giải nhiều lần,người nghe mới nắm được toàn bộsự việc đang xảy ra. Ông Quýt cũngđề nghị nhà báo thông tin nhanhđể hỗ trợ thêm cho ngư dân trongviệc kêu gọi các cơ quan chức năngtổ chức cứu vớt và hỗ trợ cho ngưdân bị nạn.

Dù quần đảo Hoàng Sa cách đấtliền hàng trăm hải lý, nhưng thôngtin từ ngoài biển được truyền quanhiều đài canh Icom, hoặc ĐàiDuyên Hải miền Trung thông quađiện thoại cá nhân. Thông tin từbiển cung cấp khá đầy đủ đã pháchọa bức tranh tương đối hoànchỉnh về tàu cá của ngư dân bị nạnở Hoàng Sa. Thông tin chuyển vàobờ thường có độ chính xác cao,chưa xảy ra việc ngư dân đưa tinthất thiệt.

Một vụ việc phối hợp và trao đổithông tin trực tiếp từ ngư dân đếnvới báo chí hiệu quả nhất, đó là tàucá QNg 98459 TS của ngư dânHuỳnh Thạch ở xã Phổ Quanghuyện Đức Phổ bị đâm chìm ởHoàng Sa vào đầu tháng 1/2016.Để phản ánh đầy đủ sự việc, bà conngư dân đã chuyển thông tin vàhình ảnh quay, chụp bằng điệnthoại vào đất liền và cung cấp chobáo chí.

Trong những năm qua, phóngviên báo chí ở tỉnh Quảng Ngãi đã

Tôn vinh ngư dân “bám” biển

Lê vĂn chương

“A lô, tàu của thằng em mới bị đâm chìm, báo cho phóngviên biết...!”, giọng của ngư dân Nguyễn Quýt thảng thốttrong điện thoại. Sau khi điện thoại cho nhà báo thì các

ngư dân mới báo đến các cơ quan chính quyền. Vì sao nhàbáo ở Quảng Ngãi lại được ngư dân tin cậy như vậy?

Các tác phẩm báo chí về đề tài biển đảo, tôn vinhngư dân, khơi dậy truyền thống bám biển đã giúpngư dân gắn bó với những con tàu và biển cả_Ảnh: TL

Page 45: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-2016 45

thực sự trở thành những ngườithân của bà con ngư dân. Chính vìvậy, khi xảy ra sự việc trên biển, bàcon ngư dân thường điện báo ngaycho phóng viên báo chí để đeobám thông tin. Từ nguồn tin banđầu, cộng với việc xác minh quachính quyền địa phương đã giúpcho việc đưa tin nhanh chóng,chính xác, kịp thời.

Điều gì khiến cho ngư dân vàbáo chí ở Quảng Ngãi có sự liênkết chặt chẽ? Đây phải chăng làkinh nghiệm để cơ quan báo chí ở28 tỉnh thành ven biển học tập vàchia sẻ kinh nghiệm?

Sợi dây liên kết giữa biển và bờ

Tại Hội thảo “Báo chí miềnTrung tuyên truyền nhiệm vụ bảo vệchủ quyền biển, đảo”, có hơn 100đại biểu về dự hội thảo với 29 thamluận. Các đơn vị đã thảo luận tậptrung vào 3 nội dung liên quan đếncông tác tuyên truyền về biển đảo,kỹ năng tác nghiệp của nhà báo vàmột số vấn đề đặt ra và giải pháp.Trong đó tập trung vào các vấn đềbáo chí đấu tranh bảo vệ chủ quyềnbiển, đảo, những yêu cầu đặt ratrong tình hình hiện nay; ứng xử vàtrách nhiệm với di sản của cha ông;tuyên truyền nhiệm vụ bảo vệ chủquyền biển đảo; đạo đức nhà báo từviệc đưa tin hiện tượng cá biển chếthàng loạt ở Hà Tĩnh...

Nếu phân tích và đi sâu vào vấnđề “báo chí kết nối ngư dân” sẽ thấyrằng, nhờ sự kết nối, ngư dân đượchưởng các chế độ đãi ngộ, việc triểnkhai hỗ trợ ngư dân nhanh chóng,công tác giải quyết thông qua ngoạigiao giữa Việt Nam và Trung Quốcđược thúc đẩy nhanh hơn, bên cạnhđó là tâm lý của ngư dân cảm thấy

yên tâm bám biển vì được cả xã hộiquan tâm.

Nhưng để có được sự kết nối chặtchẽ giữa báo chí Quảng Ngãi vớingư dân bám biển, thì các nhà báophải có mối quan hệ cá nhân rất tốtvới ngư dân và ngược lại. Mối quanhệ tốt đó xây dựng trên cơ sở lòngtin, hỗ trợ. Khi xảy ra sự việc trênbiển, khi người thân của bà con ngưdân điện báo thông tin, các nhà báođều có mặt kịp thời. Điều đó đã tạora niềm tin rất lớn của ngư dân đốivới nhà báo. Ngư dân từ đó đã hìnhthành nếp quan “có việc điện nhàbáo”. Vì thông qua báo chí, nhữngkhó khăn, khúc mắc của ngư dânđều được giãi bày và được đáp ứngkịp thời.

Một số nhà báo tâm sự: “Nếunửa đêm ngư dân điện thoại thìcũng vác máy đi làm ngay, dù đườngxa xôi. Vì mình bỏ một lần thì saunày bà con không tin, không điệncho mình nữa”. Thượng úy Lê MinhTrọng, Trạm trưởng Trạm Kiểm soátbiên phòng Sa Kỳ nói với vẻ khâmphục: “Có rất nhiều vụ việc xảy ratrên biển, khi trạm vừa nhận đượctin thì anh em phóng viên báo chíđã chạy xe từ thành phố QuảngNgãi đến trạm để chờ đưa tin. Cókhi phóng viên, có cả chị em nữ đếntrạm ngồi chờ đến khuya để đưa tintàu bị nạn vào bờ”.

Tỉnh Quảng Ngãi có hơn 5.500tàu cá, trong đó có hơn 3.000 tàu vớihơn 30.000 ngư dân đánh bắt xa bờở vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa.So với ngư dân ở các tỉnh miềnTrung thì đây là số lượng tàu đánhbắt xa bờ rất lớn. Thử so sánh, tỉnhBình Định có 7.791 tàu cá, trong đócó hơn 2.135 tàu công suất lớn đánhbắt xa bờ, tỉnh Quảng Nam và ĐàNẵng chỉ vài trăm trên hàng ngàn

chiếc. Hoạt động vươn khơi đánhbắt xa bờ của bà con ngư dân xuấtphát từ nhiều yếu tố, trong đó, vaitrò động viên, cổ vũ của báo chí làrất quan trọng.

Đi dọc nhiều tỉnh thành ven biểnvà thực tế là làng chài nào không cónhững hoạt động văn hóa để tônvinh, động viên người dân chài thìnơi đó ngư dân không trở thànhnhững kình ngư đầy lãng mạn, dámđương đầu với sóng gió, dám vươnrộng trên đại dương. Nhưng báo chínếu đầu tư nhiều về đề tài biển đảo,có những bài viết tôn vinh ngư dân,khơi dậy truyền thống bám biển đãgiúp ngư dân gắn bó với những contàu và biển cả.

Báo chí Quảng Ngãi đã đáp ứngđược tiêu chí này, và làm cho ngưdân trở nên lãng mạn hơn trong cuộcmưu sinh trên biển. Các cơ quanbáo, đài thường xuyên có nhiều bàiviết, phóng sự về những ngư dânbám biển, đưa họ vào mục người tốtviệc tốt, kình ngư vươn khơi, mở cácchuyên mục biển đảo, vì chủ quyềnan ninh biên giới biển đảo.

Làng chài xã Bình Chánh huyệnBình Sơn có một điều khá đặc biệt,đó là gần 100 tàu cá đều là tàu đánhbắt xa bờ, Hoàng Sa, Trường Sa.Nguyên nhân bắt nguồn từ đâu? Đólà vào dịp đầu năm, cả làng lại tổchức lễ giỗ thần Nam Hải ĐạiTướng Quân và ra quân bám biển.Khi đến tiết mục hò bả trạo thì liêntục vang lên câu “anh em ơi, đừngthấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Bàihò này do chính ngư dân làng chàisáng tác. Điệu hò đó động viên ngưdân vươn vai bước ra biển lớn.

Điệu hò đó trở thành “chi tiếthay” để báo chí khai thác, nhân lên,tạo niềm cảm hứng cho ngư dânkhắp các làng chài n

Page 46: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-201646

Cạnh tranh thông tinVòng tròn/chu trình tin tức (news

circle) hôm nay đã khác. Ngàytrước, báo in có trước, rồi người làmphát thanh đọc báo thấy có nguồntin mới đi làm chương trình. Ngày

nay, sau khi sự kiện xảy ra thì trênmạng xã hội đã xuất hiện, nguồn tinhiện nay bắt đầu từ mạng xã hội,thói quen thính giả cũng thay đổi.Trước đây, ngủ dậy người ta vặnradio để nghe xem đã có gì xảy rađêm qua. Bây giờ, ngủ dậy ngườitìm điện thoại thông minh để xemfacebook và các trang báo mạngxem có tin tức gì không. Trước đây,người nghe đón chờ nghe Đài hàngngày (thậm chí chỉ cần nghe nhạchiệu chương trình là biết mấy giờ).Giờ đây, người làm phát thanhkhông chỉ cạnh tranh với các loạihình khác, mà còn phải cạnh tranhvới các hoạt động khác của bạnnghe đài. Phóng viên là người kểlại một câu chuyện cho thính giả,để "kéo" người nghe không rời xa

NHỮNG NẺO đƯỜNG TáC NGHiệP

PHóNG Sự PHáT THANH HIệN ĐạI:

Sống động khi đồng hành cùng thính giả

Mai hồng

Đã xa rồi cái thời "nhà đài muốn nói gì thì nói". Mạng xãhội và mạng internet đang làm đảo lộn tất cả quy trình làmbáo mà nhiều người cho là chuẩn mực.

Giờ phát thanh chương trình Bạn hữu đường xa của Đài Tiếng nói Việt Nam_Ảnh: TL

Page 47: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-2016 47

radio, thì những gì nói trên đàiphải trong sáng, đơn giản, dễ hiểu,ngắn gọn, hoàn hảo, thân thiết vớingười nghe.

Sự tồn tại của phát thanh hiệnđại là sự "cộng sinh" với mạng xã hội(hay nói cách khác là người làmphát thanh cần biết tận dụng lợi thếcủa mạng xã hội để lôi cuốn ngườinghe và tăng sức lan tỏa cho tácphẩm của mình). Trước khi phátmột phóng sự phát thanh, người taphải "quảng cáo" nó trên mạng xãhội bằng các thông tin đắt giá, bằnghình ảnh, các clip có gắn với địa chỉngày, giờ phát sóng để công chúngđón nghe.

Dòng thông tin luôn luôn đượctiếp nối khi chúng ta tận dụngmạng xã hội. Khi phát sóng chươngtrình phát thanh theo phương thứctruyền thống, những người thựchiện chương trình vẫn quảng báchương trình trên mạng để thínhgiả nghe lại. Cần đưa thính giả vàomột luồng thông tin mới, có giaolưu, giải đáp với những người làmchương trình. Nhiều đài phát thanhtrên thế giới hiện nay đã cử riêngmột nhóm chuyên trách để giảiđáp, giao lưu với thính giả trênmạng xã hội.

Số lượng người nghe radio truyềnthống trong những năm gần đâyngày càng giảm; trong khi đó vớiđiện thoại thông minh lại tăng lên.Trong phát thanh, người dân đangchuyển dịch dần việc nghe từ đàiqua nghe trên mạng, với điện thoạithông minh. Thay vì chiếc radiotruyền thống, nay có thể nghe vàxem “đài” qua các phương tiện hiệnđại: qua mạng internet, qua cácthiết bị di động. Các hình thức phátthanh phi truyền thống với nhữngthế mạnh riêng này, đã và đang làm

thay đổi diện mạo của nền côngnghiệp phát thanh, đưa phát thanhđến gần hơn với thính giả, làm hàilòng công chúng từ những nhu cầuriêng tư nhất.

Xu thế của phóng sự phátthanh hiện đại

Sẽ không có một công thức hoàntoàn đúng cho mọi tác phẩm báochí, càng khó nói về kinh nghiệmlàm phóng sự phát thanh hiện đại.

Mọi sản phẩm/ tác phẩm đều làtrả lời cho các câu hỏi. Mỗi sảnphẩm là trả lời cho một câu hỏi.(Câu hỏi càng ngắn gọn rõ ràngngười ta càng tập trung). Khuôn lại(khép góc) vấn đề bằng một câuhỏi, ví dụ các góc phóng sự về quánbún chả mà Tổng thống Obama tớiăn. Chính vì thế, mỗi sản phẩm phảingắn gọn: phóng sự 1 phút 30,phỏng vấn dưới 5 phút, tranh luận6-7 phút.

Vấn đề phóng sự phát thanh đềcập phải gắn với người nghe: lợi ích,tình cảm của họ. Những vấn đềchính trị, phức tạp cũng nên tìmcách sao cho dễ hiểu, dễ tiếp nhậnkhông nên phức tạp hóa những vấnđề đơn giản.

Chương trình phát thanh đặc biệt“Từ đại thắng mùa Xuân năm 1975đến những mùa Xuân đại thắngtrong thời bình” của nhóm tác giảSỹ Khánh, Hằng Nga, Thu Hòa,Thanh Trường, Nguyễn Hằng,Nguyễn Cường, Hệ VOV1 được Hộiđồng Giải Báo chí Quốc gia lần thứX lựa chọn là 1 trong 8 tác phẩmđoạt Giải A. Để hoàn thành một tácphẩm “chạm đến trái tim” củakhông ít thính giả, nhóm tác giả đãgặp phải không ít thách thức. Trướchết phải kể đến những trăn trởtrong việc phải làm sao nói về lịch

sử nhưng không kể lại lịch sử, mà từgóc nhìn độ lùi của thời gian để nóivề những vấn đề mang tính thời sự ởhiện tại. Tìm được chi tiết mới, cảmđộng trong những câu chuyện cũ,với cách thể hiện tinh tế, xúc cảmvới sự kết hợp nhuần nhuyễn củaâm nhạc.

Tác phẩm “42 tỷ đồng và ngườiđàn ông “lập dị” của nhà báo MinhHuệ, đoạt Giải B, cho thấy mộtcách viết chân dung chân thựcnhưng thấm đẫm tình cảm củangười viết trong từng câu chữ).

Phóng sự phát thanh phải thểhiện sự tiến triển: mô hình bậcthang, coi trọng các chi tiết. Đối vớivăn bản phóng sự phát thanh: viếtđể nói. Khi trình bày, mỉm cười khinói; Phải tôn trọng tính khách quancủa thông tin. Một nguồn tin chưabao giờ là đủ. Để có sản phẩm tốt,cần phát huy kỹ năng làm việcnhóm. Khái niệm “chuyên nghiệp”trong tác nghiệp của phóng viênphát thanh cũng có sự thay đổi:trước kia nhà báo phát thanhthường sử dụng micro chuyên dụngvà chỉ được phép dùng các thiết bịchuyên dụng. Giờ đây, phóng viênphát thanh cần biết cách sử dụngđiện thoại thông minh để làmchương trình. Phải nhắc lại vấn đề/tóm lại vấn đề ở cuối tác phẩm....

Radio mang lại cho công chúngsự kỳ diệu/ Radio luôn luôn đòihỏi những người thực hiện sự sángtạo, phát huy trí tưởng tượng.Phóng sự phát thanh hiện đại sẽcho thấy sự sống động khi đồnghành cùng thính giả mọi lúc mọinơi. Người làm phóng sự phátthanh hiện đại phải tận dụng đượcthế mạnh của các phương tiện hiệnđại để tăng sức lan tỏa cho tácphẩm của mình n

Page 48: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-201648

báO cHí Với DoANH NGHiệP

HuyệN Võ NHAI, TỉNH THáI NGuyêN:

Tập TrUng mỌi ngUồn lực pháT Triển Kinh Tế, xã hỘi

Xác định 2016 là năm có ýnghĩa đặc biệt quan trọng,Huyện ủy, HĐND, UBND

huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) đãtập trung lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ,quyết liệt, thực hiện những chủtrương, giải pháp và đã giành đượcnhững kết quả khả quan trong quátrình thực hiện các mục tiêu pháttriển kinh tế cũng như đảm bảo ansinh xã hội. PV đã có cuộc trao đổivới đồng chí Đặng Xuân Trường,Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịchUBND huyện Võ Nhai về một sốthành tựu và định hướng trong pháttriển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tưcủa huyện.

Phóng viên (PV): Xin đồng chícho biết kết quả phát triển 6 thángđầu năm 2016?

đồng chí đặng Xuân Trường:Năm 2016 là năm đầu tiên thực hiệnnhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5năm (2016 - 2020) và là năm đầu thựchiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộhuyện lần XXI nhiệm kỳ 2015 - 2020đề ra, do vậy ngay từ những thángđầu năm 2016, UBND huyện đã tậptrung đề ra các giải pháp để chỉ đạo,điều hành thực hiện thắng lợi kếhoạch phát triển kinh tế xã hội và dựtoán ngân sách Nhà nước năm 2016.

Tốc độ phát triển kinh tế, sảnxuất công nghiệp- tiểu thủ côngnghiệp địa phương đạt 29,5 tỷ đồng,đạt 49,2% KH bằng 104,02% so vớicùng kỳ, thu cân đối ngân sách đạt11,117 triệu đồng đạt 48,2% KHtỉnh; 46,6 % KH huyện; bằng 88,9%so với cùng kỳ.

Về lâm nghiệp, trồng rừng và câytrồng sinh trưởng và phát triểnthuận lợi, thường xuyên kiểm tratình hình sâu bệnh, dịch bệnh để cóbiện pháp phòng ngừa, kiểm soátcác giống cây trồng nhập nội, kiểmtra các giống ngô biến đổi gien đưavào địa bàn theo đúng quy định.

Chương trình mục tiêu quốc giavề xây dựng nông thôn mới đượctriển khai sâu rộng, tập trung chỉđạo 14 xã hoàn thành các nội dungtiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới..Điểm sáng nhất về nông thôn mớicủa huyện là 2 xã đạt chuẩn nông

thôn mới năm 2016 (xã La Hiên) vànăm 2017 (xã Tràng Xá), hướng đimới tiếp theo của huyện tập trungphát triển một số vùng cây dượcliệu mang lại hiệu quả kinh tế caocho người dân.

Thực hiện tốt công tác quản lýnhà nước về hoạt động văn hóa, thểthao, du lịch trên địa bàn, huyệncũng chú trọng đẩy mạnh công tácthu hút đầu tư, khai thác các điểmdu lịch, tạo điều kiện cho các nhàđầu tư phát triển dịch vụ du lịch bềnvững, hiệu quả.

PV: Định hướng phát triển kinh tế- xã hội của Võ Nhai những thángcuối năm 2016 bao gồm những gì,thưa đồng chí?

đồng chí đặng Xuân Trường:Huyện Võ Nhai sẽ tiếp tục phấnđấu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởnggắn liền với tái cơ cấu nền kinh tế,chú trọng, quan tâm đến môi trườngđầu tư, đẩy mạnh thu hút đầu tư,xây dựng kết cấu hạ tầng, huy độngvà sử dụng hiệu quả các nguồn lựcphục vụ cho phát triển, đẩy mạnhxây dựng nông thôn mới, cải cáchhành chính, nâng cao chất lượngquốc phòng toàn dân, bảo đảm anninh chính trị và trật tự an toàn xãhội tại địa phương n

Trân trọng cảm ơn đồng chí !

trà vũ (thực hiện)

Page 49: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-2016 49

ThÀnh phố Bắc Kạn TrÊn conđƯờng xây dựng vÀ pháT Triển

Sau 4 năm kể từ khi trở thành đôthị loại III (năm 2012), hơn 1năm trở thành thành phố trực

thuộc tỉnh, dưới sự chỉ đạo của cáccấp, các ngành, thành phố Bắc Kạntừng bước thay đổi diện mạo, thể hiệnsức sống của một thành phố trẻ, năngđộng. Phóng viên đã có cuộc trao đổivới đồng chí Đinh Quang Tuyên, Tỉnhủy viên, Phó Bí thư Thành ủy, Chủtịch UBND Thành phố Bắc Kạnchung quanh vấn đề này.

Phóng viên (PV): Ngày 16/5/2015,Thành phố Bắc Kạn được thành lập,xin đồng chí cho biết những thành tựumà thành phố đã đạt được trong thờigian qua.

Ông đinh Quang Tuyên: Thành phốBắc Kạn được thành lập theo Nghịquyết số 892-NQ/UBTVQH13 ngày11/3/2015 của UBTV Quốc hội. Sau hơn1 năm xây dựng, thành phố đã đạt đượcmột số thành tựu như: Hệ thống chínhtrị của thành phố được sắp xếp kiệntoàn, đổi mới mạnh mẽ trong công tácchỉ đạo điều hành mang lại niềm tin chocác tầng lớp nhân dân trên địa bànthành phố, thể hiện qua cuộc bầu cửQuốc hội khóa XIV và bầu cử Hội đồngnhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021;Ban hành 6 chương trình trọng tâm củaĐảng bộ và cụ thể hóa bằng các kếhoạch thực hiện 6 chương trình baotrùm trong các lĩnh vực công tác đảng,phát triển kinh tế xã hội, cải cách hànhchính, quốc phòng, an ninh;Tiến hành

xây dựng và rà soát toàn bộ công tác quyhoạch trong tất cả các lĩnh vực; Công táccải cách hành chính bước đầu đã đạt kếtquả vững chắc; Chủ động tham mưu chotỉnh về thu hút đầu tư cho các dự án đầutư cơ sở hạ tầng trên địa bàn bằng cácnguồn vốn khác nhau trong đó đặc biệtlà nguồn vốn từ xã hội hóa...

PV: Để tiếp tục hoàn thiện các chỉtiêu chưa đạt, thành phố sẽ tập trungnhững giải pháp khắc phục như thếnào thưa ông?

Ông đinh Quang Tuyên: Mặc dùđã đạt được một số kết quả tích cựctrên các lĩnh vực của đời sống xã hội,song về cơ bản thành phố vẫn gặpkhông ít khó, thách thức, thời gian tới,thành phố sẽ tập tâp trung các nguồnlực để đầu tư phát triển kết cấu hạtầng đô thị, xây dựng nông thôn mới,Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư,tạo môi trường thuận lợi cho việc thuhút đầu tư trên địa bàn; Đẩy mạnhcông tác cải cách hành chính trọngtâm là rà soát, giảm thủ tục hànhchính, tạo điều kiện thuận lợi, môi

trường thông thoáng cho các nhà đầutư; Tăng cường kỷ cương, kỷ luậthành chính, chấn chỉnh lề lối làmviệc, nâng cao ý thức trách nhiệmtrong thi hành công vụ của cán bộ,công chức, viên chức, người lao động.

PV: Trên nền tảng xây dựng và pháttriển thành phố trong giai đoạn mới,thành phố có những giải pháp và mụctiêu như thế nào?

Ông đinh Quang Tuyên: Đại hộiđại biểu đảng bộ thành phố Bắc Kạnlần thứ VI, nhiệm kỳ 2015-2020 đã đềra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020thành phố cơ bản đạt các tiêu chí Đôthị loại II; Tạo bước phát triển mạnhvề thương mại, dịch vụ, du lịch; Tăngcường xây dựng kết cấu hạ tầng kinhtế, xây dựng nông thôn mới; Nâng caochất lượng nguồn nhân lực; Giữ vữngan ninh chính trị, trật tự an toàn xãhội...Trước mắt cần nâng cao năng lựcquản lý điều hành của UBND các cấp,đề cao trách nhiệm người đứng đầu;Thực hiện tốt 6 chương trình trongtâm mà Đảng bộ thành phố đã banhành. Xây dựng nền quốc phòng toàndân gắn với thế trận an ninh nhân dânvà khu vực phòng thủ vững chắc. Mởrộng quan hệ đối ngoại và hợp tácphát triển với các địa phương trong vàngoài tỉnh. Nâng cao hiệu quả quanhệ hợp tác hữu nghị với các thànhphố, tỉnh bạn trong hiệp hội đô thị n

PV: Trân trọng cảm ơnPv (Thực hiện)

Page 50: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-201650

báO cHí Với DoANH NGHiệP

sanEsT For Kids- mÓn qUÀ dinh dƯỠng qUÝ

dÀnh cho con TrẺthanh Bình

Với tâm huyết phát triển nhiều dòng sản phẩm mới nâng cao sức khỏe cộng đồng, ThS. Lê Hữu Hoàng - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Yến sào Khánh Hòa cùng đội

ngũ nghiên cứu khoa học đã tạo một sản phẩm được xem là “vàng trắng” dành cho trẻ em- nước yến sào Sanest for Kids. Đó là thành quả lớn lao mà ThS. Lê Hữu Hoàng cùng các

cộng sự đạt được sau 2 năm nghiên cứu.

Chim yến Hoàng Germani làm tổ trên vách đá hoa cương đảo yến thiên nhiên có giá trị dinh dưỡng cao_Ảnh: PV

Page 51: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-2016 51

Để mua được sản phẩm chínhhãng của Công ty Yến sàoKhánh Hòa, người tiêu dùng cầnquan sát kỹ hình ảnh thươnghiệu, tem chống hàng giả, muatại các cửa hàng showroomthuộc hệ thống công ty. Hoặcliên hệ trung tâm chăm sóckhách hàng khi cần được tư vấnhỗ trợ thông tin: (058)3818222.Website: www.yensaokhanhhoa.com.vn

Vì tương lai những mầm nonYến sào vốn được xem là món

quà quý giá do thiên nhiên bantặng, tinh hoa của đất trời, đượcxếp vào nhóm bát trân 8 loại thựcphẩm bổ dưỡng, cung cấp nhiềuchất dinh dưỡng. Yến sào thườngđược dùng để bồi bổ cơ thể. Vớitrẻ nhỏ, yến sào cực kỳ hữu ích chosự tăng trưởng thể chất và trí tuệ.

Yến sào Khánh Hòa còn chứanhiều can-xi, sắt và các khoángchất giúp tăng cường sự phát triểncủa xương, cải thiện chiều caocũng như khả năng miễn dịch củatrẻ. Crôm trong yến sào giúp kíchthích tăng tiêu hóa hấp thu quamàng ruột, giúp trẻ ăn ngon miệnghơn. Với các nguyên tố mangan,brôm, đồng, kẽm có trong yến sàogiúp trẻ ổn định thần kinh, tăngcường trí nhớ, đặc biệt là những trẻở độ tuổi đi học.

ThS. Lê Hữu Hoàng cho biết,“Yến sào đảo thiên nhiên KhánhHòa là món quà vô giá của thiênnhiên ban tặng cho con người.

Đây là loại thực phẩm rất tốt đểbồi bổ sức khỏe được mọi ngườibiết đến. Chúng ta vẫn thườngdành những gì tốt đẹp nhất màmình có được cho trẻ em. Chúngtôi đã khởi thảo kế hoạch nghiêncứu để cho ra đời sản phẩm San-est for Kids từ ý tưởng này. Từ ýtưởng ấy, chúng tôi đã trải qua hainăm trời nghiên cứu ròng rã đểcho ra đời dòng sản phẩm này.Sanest for Kids là thông điệp củaYến sào Khánh Hòa về sự quantâm nâng cao sức khỏe cộng đồng,đặc biệt là các cháu thiếu nhi,nguồn lực tương lai cho sự pháttriển của đất nước”.

Qua nghiên cứu, Yến sào đảothiên nhiên Khánh Hòa cung cấp18 loại a-xít amin thiết yếu, trongđó có nhiều loại mà cơ thể khôngtự tổng hợp được, với 31 nguyên tốvi lượng cần thiết rất hữu ích chosự phát triển của trẻ nhỏ. Đặc biệt,tất cả các dòng sản phẩm của Côngty Yến sào Khánh Hòa được sảnxuất theo phương pháp cổ truyền

kết hợp với khoa học công nghệhiện đại trên dây chuyền thiết bị kỹthuật tiên tiến, quản lý chất lượngtheo tiêu chuẩn quốc tế ISO9001:2015, ISO 14001:2015 vàHACCP. Chất lượng sản phẩmthường xuyên được tăng cườngkiểm tra, kiểm soát, sự đảm bảo vềchất lượng là niềm tin giúp các ôngbố, bà mẹ yên tâm khi chọn là San-est for Kids giải pháp cho sự pháttriển toàn diện của con mình.

Phát triển toàn diện chotrẻ em

Sanest for Kids là món quàtuyệt vời mà Yến sào Khánh Hòadành riêng cho trẻ em. Sản phẩmhoàn toàn không sử dụng chất bảoquản, thích hợp với khẩu vị của trẻ,được sản xuất trên dây chuyềnthiết bị tự động hiện đại nhập khẩutừ châu Âu, đáp ứng các tiêu chuẩnquản lý chất lượng quốc tế. Nướcyến sào dành cho trẻ em Sanest forKids bổ dưỡng từ thiên nhiên, nuôidưỡng tâm hồn trẻ thơ, cho tươnglai tươi sáng, rạng ngời, thôngminh, sáng tạo n

Page 52: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-201652

NGHiêN cứU TrAo Đổi

Đề tài về phụ nữ trên báo chí Việt Nam hiện nay

ths. nguyễn thỊ hằng

Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ký Công ước của Liên hợp quốc về xóabỏ tất cả hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ vào năm 1980. Thời gian qua, phụnữ luôn được xem là chủ thể không thể thiếu trong các sản phẩm báo chí hiện nay. Các

vấn đề liên quan đến phụ nữ đặc biệt là hình ảnh phụ nữ được báo chí khai thác quanhiều góc cạnh khác nhau.

Đề cao vai trò của phụ nữ trongxã hội hiện đại

Khi bàn về đề tài phụ nữ trên báochí hiện nay, có lẽ nhiều người đềucho rằng, báo chí đã và đang gópphần khẳng định, nâng cao vai trò, vịtrí của phụ nữ trong đời sống xã hộihiện đại. Nhờ sự tác động của báo chíhiện nay mà hình ảnh phụ nữ cónhững thay đổi tích cực và cũng chínhnhững đề tài phụ nữ lại là chất liệutạo ra những sản phẩm báo chí sinhđộng và hấp dẫn.

Hiện nay, các sản phẩm báo chítruyền thông ngày càng chú trọnglồng ghép vấn đề về bình đẳng giới,qua đó góp phần định hướng và xóabỏ những định kiến về giới. Trong xãhội hiện đại, báo chí viết về phụ nữđã dần thoát khỏi khuôn mẫu “đóngđinh” của ngày xưa với hình ảnh: phụnữ yếu mềm, phụ nữ gắn với các côngviệc nhẹ nhàng, nội trợ, phụ nữ làchăm sóc gia đình, lo toan cho chồngcon... Thay vào đó là hình ảnh phụ nữhiện đại, năng động, sáng tạo nhưngcũng không kém phần quyết đoán,

trở thành đề tài được báo chí cậpnhật, khai thác trên mọi lĩnh vực củađời sống xã hội.

Báo chí cũng xuất hiện ngày càngnhiều hình ảnh những nữ chính trịgia, nữ doanh nhân, nữ nghệ sĩ, haynhững phụ nữ thành đạt và quyềnlực. Họ được báo chí tiếp cận khaithác thông tin với vai trò là chủ thể,là những người có những đóng gópquan trọng vào sự phát triển của xãhội.

Chiến lược về bình đẳng giới củanước ta giai đoạn 2011 - 2020 đã đềra các mục tiêu cần đạt được vào năm2020, trong đó nhấn mạnh đến việcbảo đảm tạo cơ hội bình đẳng giữanam giới và nữ giới, sự tham gia và lợiích trong các lĩnh vực chính trị, kinhtế và xã hội. Tăng cường sự hiện diệncủa phụ nữ trong các vị trí lãnh đạovà quản lý, nhằm giảm dần khoảngcách về giới trong hệ thống chính trị.Minh chứng cho quá trình thực hiệnmục tiêu trên là tỷ lệ nữ Đại biểuQuốc hội hiện nay của nước ta chiếmtrên 24% và tỷ lệ này cũng tương

đương đối với cấp tỉnh, huyện, xã.Trong khi tỷ lệ nữ tham gia vị trí lãnhđạo và quản lý trung bình trên thếgiới chiếm khoảng 22%. Con số nàyđưa Việt Nam trở thành nước có tỷ lệnữ giới trong Quốc hội cao nhấtĐông Nam Á.

Điều đó cho thấy, báo chí có thểtác động tích cực đến dư luận, chínhsách, quan điểm xã hội về nữ giới,thúc đẩy bình đẳng giới và bảo đảmquyền của phụ nữ. Báo chí hiện nayđã và đang góp phần khẳng định, tônvinh vai trò, vị trí của phụ nữ trong xãhội hiện đại.

Một số lưu ý khi viết về phụ nữKhai thác đề tài về phụ nữ trên

báo chí điều khó khăn nhất là làmsao thay đổi định kiến về giới mộtcách sâu sắc. Các sản phẩm của báochí hiện nay đều có sự lồng ghép vấnđề về bình đẳng giới, đặc biệt lànhững vấn đề liên quan đến nữ giớinhằm định hướng, thay đổi hành vi,thái độ của cả nam giới và nữ giới,dần xóa bỏ khoảng cách giới. Tuy

Page 53: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-2016 53

nhiên, báo chí hiện nay khai thác,viết về đề tài phụ nữ vẫn còn một sốvấn đề cần phải bàn.

Vẫn còn không ít sản phẩm báochí truyền thông vô hình trung đanggóp phần củng cố các giá trị truyềnthống, cản trở tiến bộ của phụ nữ.Nhiều bài viết, câu chuyện vướng vào“lối mòn” trong khắc họa hình ảnhngười phụ nữ. Ví dụ: Phụ nữ ở vị trílãnh đạo vẫn phải chu toàn việc nhà;Phụ nữ bị bạo hành là do không làmtrọn vai trò làm vợ, làm mẹ; Phụ nữbị quấy rối tình dục, hiếp dâm là vì ănmặc gợi cảm, dễ dãi, thiếu hiểu biết...Nhiều nhà báo vô tình thể hiệnnhững định kiến về giới ngay trongquá trình tiếp cận, khai thác thôngtin. Có nhà báo đặt câu hỏi dẫn dắtcho cuộc phỏng vấn thường nêuthông tin mang hàm ý định kiến giớinhư: Bận rộn như vậy thì thời giannào chị dành cho gia đình? Chị làmthế nào để vừa làm tốt vai trò ngườimẹ, người vợ...

Trong những trường hợp tích cực,hình ảnh người phụ nữ trên báo chíít khi được chạy tít nổi bật hay lêntrang nhất. Ngược lại, trong nhữngtrường hợp tiêu cực lại dễ bị giật tít,câu view bằng những từ ngữ gây sốc:hotgirl, kiều nữ, chân dài...

Một số các sản phẩm báo chí đôikhi vô tình đưa thông tin, hình ảnhthiên lệch về giới hay củng cố cácquan niệm sai lầm về định kiến giới.Có những thông tin trên báo biệnminh, cổ súy cho bạo lực.

Một số tác phẩm báo chí viết vềhình ảnh phụ nữ một cách hời hợt,theo kiểu một chiều và thiếu tínhkhách quan. Các sản phẩm báo chínày chủ yếu tập trung vào khắc họa,nhấn mạnh các yếu tố chủ quan, coiđó là nguyên nhân hoặc động cơ xấumà không phân tích các nguyên nhân

sâu xa khác là kinh tế, văn hoá, xãhội, nghèo đói và bất bình đẳng,thậm chí thiếu kỹ năng sống, thay đổicác quan niệm giá trị trong xã hộihiện đại.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đếnnhững bất cập, hạn chế trong quátrình báo chí khai thác, viết về đề tàiphụ nữ. Vai trò, trách nhiệm của báochí đối với việc tăng cường nhận thứccủa công chúng về bình đẳng giới đặcbiệt là nữ giới chưa được quy định rõràng trong các văn bản pháp luật củaNhà nước về chức năng, nhiệm vụ vàhoạt động của báo chí.

Cùng với đó là sự thiếu địnhhướng trong trong quá trình tácnghiệp của nhà báo. Một số phóngviên, nhà báo còn yếu trong tiếp cậncũng như cập nhật kiến thức và kỹnăng truyền thông về nữ giới (thườngchỉ các phóng viên chuyên trách mớiđược tập huấn, bồi dưỡng sâu về nộidung này) trong khi đó những vấn đềliên quan đến phụ nữ cũng như sựhiện diện của phụ nữ được thể hiệntrên mọi lĩnh vực của đời sống xã hộihằng ngày. Vì vậy, những thông tinhay sản phẩm báo chí vô tình hàmchứa sự thiên lệch về giới trong cácsản phẩm báo chí là điều dễ xảy ra.

Đi tìm giải phápCác cơ quan báo chí cần nhìn

nhận, có những định hướng thông tinđúng đắn về đề tài phụ nữ trên báochí hiện nay; cần xây dựng chiến lượctruyền thông về giới đặc biệt là chândung về nữ giới hiện nay trên báo chí.

Phóng viên, biên tập viên cần traudồi, tích lũy, bổ sung kiến thức cũngnhư kỹ năng truyền thông liên quanđến vấn đề bình đẳng giới, về nữ giới.Nội dung, thông điệp đã được xácđịnh thì cần phải xác định hình thứcchuyển tải thông tin phù hợp. Do đó,

các các cơ quan báo chí cần phải xâydựng những chuyên đề, chuyên trang,chuyên mục dành cho các vấn đề, đềtài về phụ nữ. Cân nhắc, bố trí hợp lýdiện tích, dung lượng, thời lượng, thểloại truyền tải thông điệp phù hợp vàcó định hướng đúng đắn.

Phóng viên khi đưa tin về hình ảnhnữ giới cần đặt nguyên tắc và đạo đứcnghề nghiệp là ưu tiên số 1. Tuân thủđạo đức nghề nghiệp, đặc biệt đối vớitrẻ em và nhóm phụ nữ dễ bị tổnthương; không giật gân, câu view vớibất cứ mục đích gì.

Cần có sự phối hợp giữa các Bộ,ban, ngành liên quan, các cơ quanchức năng với cơ quan báo chí để xâydựng kế hoạch truyền thông về nữgiới nhằm thu hút sự quan tâm của xãhội, góp phần thay đổi, xóa bỏ nhữngđịnh kiến về giới n

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. CSAGA, Oxfam (tháng 6/2011),

Cẩm nang “Truyền thông có nhạy cảmgiới - Một số gợi ý dành cho phóng viênvà người làm báo, Hà Nội.

2. Bộ Thông tin và Truyền thông(2014), Bộ chỉ số giới trong truyềnthông, Hà Nội.

3. Viện Nghiên cứu Phát triển xãhội (2015), Các yếu tố xã hội quyếtđịnh bất bình đẳng giới ở Việt Nam -kết quả của nghiên cứu từ 2010 đến2015, NXB Hồng Đức

4. Trần Thị Yến Minh, Định kiếngiới trên báo in (Khảo sát một số tờbáo in quý 1 năm 2014), Tạp chí Pháttriển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng, trang47 - 53.

5.Tổ chức lao động quốc tế, Bộ Laođộng Thương binh xã hội trong khuônkhổ chương trình chung về bình đẳnggiới giữa chính phủ Việt Nam và Liênhợp quốc, Bộ tài liệu lồng ghép giới(tháng 5/2011), Hà Nội.

Page 54: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-201654

NGHiêN cứU TrAo Đổi

Sử dụng khẩu hiệu tuyên truyền trực quan

ncs trần thanh Dũ

Cũng như khẩu hiệu tuyên truyền (KHTT) nói chung, KHTT trực quan ngoài trời làhình thức tuyên truyền lâu đời, cổ xưa nhất, không ngừng được phát triển và sử

dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới hiện nay.

Chưa quy chuẩn Trong tuyên truyền, khẩu hiệu là một trong những

yếu tố quan trọng và mang ý nghĩa quyết định. KHTTcó mục đích cung cấp cho con người những thông tincần thiết, qua đó vận động, thuyết phục họ thực hiệnhoặc thay đổi một hành vi, một thói quen nào đó.Một khẩu hiệu ngắn gọn, cô đọng, dễ thuộc sẽ cóhiệu quả tác động rất to lớn. Công dụng của KHTTcó những biểu hiện nhất định như khả năng tác độngvào nhận thức cũng như hành vi ứng xử của conngười, tác động vào tâm lý xã hội, xây dựng hệ tưtưởng chủ đạo của xã hội, biến nhận thức thành hànhđộng theo chiều hướng tích cực để xây dựng xã hộitốt đẹp hơn.

Điểm lại tình hình sử dụng KHTT trực quan ởnước ta thời gian qua, nhìn chung, sự phối hợp giữangôn ngữ cùng với các phương tiện khác đã tạo thànhđặc điểm thú vị, thu hút độc giả và bảo đảm tính ưuviệt cho KHTT. Theo nghiên cứu, trong số 100KHTT tiếng Việt được thu thập ngoài trời có đến 15KHTT có sử dụng tranh cổ động. Hình ảnh được lựachọn phù hợp không chỉ là một công cụ đắc lực đểlàm nổi bật nội dung, ý nghĩa của KHTT mà còn gópphần tạo nên tính chân thực cho lời văn. Hiện nay,với kỹ thuật hình ảnh và in ấn không ngừng pháttriển, các hình ảnh trực quan được thể hiện ngày càngđẹp mắt hơn, qua đó, góp phần làm cho KHTT trởnên sinh động, hấp dẫn, thu hút nhiều độc giả hơnbởi lẽ chính hình ảnh là yếu tố đầu tiên tác động đếnđộc giả khi họ tiếp cận một KHTT.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, thành tựu vàđóng góp như vừa nêu, tình hình sử dụng KHTT ở

nước ta hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Qua khảosát, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng KHTT ở nhiềunơi vẫn còn tùy tiện, thiết kế không theo một quychuẩn nhất định về nội dung lẫn hình thức. Một trongnhững vấn đề rất đáng quan tâm là vẫn còn nhiềuKHTT vướng các lỗi cơ bản về ngôn từ gây ảnh hưởngxấu đến dư luận và tư duy ngôn ngữ của dân tộc.Không ít KHTT sai về mặt ngôn từ đã tạo nên nhữngrào cản ngôn ngữ đối với sự tiếp nhận của công chúnghiện đại. Hơn nữa, những KHTT này nếu được sửdụng lâu dài, không được chỉnh sửa sẽ hình thànhthói quen không tốt về ngôn ngữ, từ đó có thể làmảnh hưởng đến đến sự trong sáng của tiếng Việt.

Một trong những nguyên nhân của trình trạng trênlà vai trò của yếu tố ngôn ngữ trong KHTT vẫn chưađược quan tâm đúng mức. Phần lớn nhà tuyên truyềnchỉ xây dựng KHTT theo cảm quan ngôn ngữ củamình hoặc sử dụng KHTT của người khác một cáchrập khuôn, máy móc, thiếu cân nhắc và chọn lọc.Hiện tại, chúng ta vẫn chưa có đội ngũ chuyên vềsáng tạo KHTT cũng như chưa có những hành langpháp lý cụ thể để quản lý việc xây dựng và sử dụngKHTT. Trong thực tế, kiến thức và kỹ năng về ngônngữ của những người làm công tác tuyên truyền vẫncòn nhiều vấn đề cần phải được xem xét lại.

Để KHTT sinh động, hấp dẫn Trước những hạn chế về ngôn từ và trình trạng

“lộn xộn” về KHTT ở nhiều địa phương hiện nay, đểKHTT được sử dụng hiệu quả với đầy đủ chức năngvốn có của chúng, cần phải tăng cường sự lãnh đạo

Page 55: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-2016 55

của Đảng và Nhà nước đối với việc sáng tạo, lưu hànhvà phát tán KHTT. Theo chúng tôi, công tác quản lýcần phải tập trung các giải pháp sau:

Phương châm phát triển đi đôi với quản lý tốt Để làm được điều này, cần phải có một hệ thống

quản lý công tác tuyên truyền từ cấp Trung ương tớiđịa phương. Công tác quản lý không chỉ chú trọng vềhình thức thể hiện mà còn phải quan tâm đến các yếutố nội dung, chất lượng và hiệu quả sử dụng KHTTtrong thực tế. Trong đó, điều quan trọng là cần phảinghiên cứu xây dựng và ban hành chính sách ngônngữ tuyên truyền nói chung cũng như ngôn ngữ trongcác KHTT nói riêng. Chính sách ngôn ngữ này cầnphải được cụ thể hoá thành những quy định cụ thểcủa nhà nước và pháp luật, bảo đảm tính hiệu quảcủa việc sử dụng ngôn từ trên cơ sở giữ gìn sự trongsáng của tiếng Việt.

Sát thực tếTheo nguyên tắc này, KHTT được tạo ra phải gắn

liền với những yêu cầu thực tiễn của cuộc sống cũngnhư những yêu cầu của công tác thông tin truyêntruyền trong quá trình xây dựng và phát triển đấtnước. Điều này sẽ trả lời cho câu hỏi KHTT nàythuộc lĩnh vực gì? [3, tr.102]. Đó là những vấn đề liênquan đến “những quan điểm của Đảng”, đến “thựctiễn của từng ngành, từng địa phương, từng cơ sở, đếnnhững mũi nhọn của mặt trận sản xuất và chiến đấu,phát hiện và trả lời những câu hỏi do đời sống đặtra”. Trong quyển Nghệ thuật thông tin, tác giả LineRoss [2, tr.28] cho rằng tính chất gắn liền với cuộcsống “thể hiện trước hết ở chỗ nó phải bám chắc vàothực tiễn cách mạng, vào quá trình đấu tranh củaquần chúng cải tạo xã hội, cải tạo thiên nhiên, phảiluôn tính đến đặc điểm và tâm trạng của các tầng lớpnhân dân” hay ở chỗ “phải đi sát thực tế, kịp thời giảiđáp những vấn đề do thực tiễn đặt ra”.

Xây dựng đội ngũ cán bộTrước hết, những người làm công tác tuyên truyền

cần phải công nhận vị trí, vai trò của ngôn ngữ trongcông tác tuyên truyền. Bởi vì, một khi hiểu được vaitrò quan trọng của ngôn ngữ, họ mới thật sự quantâm đến các yếu tố ngôn ngữ trong các KHTT.

Do mục đích, yêu cầu của công tác tuyên truyền,nhất là tính chính xác và sức lay động lan toả đối vớicông chúng nên Chủ tịnh Hồ Chí Minh đòi hỏi cánbộ tuyên truyền “Phải biết cách nói. Nói thì phải giản

đơn, rõ ràng, thiết thực”. Người sáng tạo KHTTkhông những phải nắm vững bản chất đặc thù củaKHTT mà còn phải biết “gói” thông điệp của mìnhvào ít chữ nhất. Để làm được điều này, người cán bộlàm công tác tuyên truyền cần phải có kỹ năng giaotiếp tốt, đặc biệt là phải có kiến thức về ngôn ngữ,cũng như nắm bắt được xu thế vận động và phát triểncủa ngôn ngữ để có cách diễn đạt phù hợp, đồng thờikhông ngừng nghiên cứu, tìm tòi và tiếp thu nhữngKHTT hay từ các nước và vận dụng có hiệu quả vàotình hình thực tế ở Việt Nam.

Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tuyên truyền và ngôn ngữ tuyên truyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tuyên truyềnvà ngôn ngữ tuyên truyền được thể hiện ngay trongcách viết, cách nói của Người. Theo Người, “Tuyêntruyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ,dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục đích đó,là tuyên truyền thất bại” [1, tr.162]. Chính vì vậy,trong tuyên truyền, nói hay viết đều phải ngắn gọn,giản dị, rõ ràng, sinh động và hấp dẫn, phù hợp vớiquảng đại quần chúng nhân dân để mọi người dễhiểu, dễ nhớ và làm theo.

Trong thời đại hiện nay, sự nghiệp đổi mới, côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốctế ngày càng đi vào chiều sâu. Cuộc cách mạng khoahọc công nghệ nhất là công nghệ thông tin và xuhướng toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnhmẽ, sâu sắc, tạo ra nhiều cơ hội lớn lao và nhữngthách thức không thể coi thường. Trong bối cảnh đó,các thế lực phản động, thù địch tăng cường chống pháta trên nhiều mặt, trong đó có lĩnh vực tuyên truyền.Hơn bao giờ hết, việc tăng cường sự lãnh đạo củaĐảng, sự quản lý của Nhà nước đối với công tác tuyêntruyền nói chung và việc sử dụng KHTT nói riêngcàng được đặt ra một cách cấp thiết n

TÀI LIỆU THAM KHẢO:1. Hồ Chí Minh toàn tập, 2000, Nxb CTQG,

Tp.HCM tập 52. Ross, L. (2004), Nghệ thuật thông tin, Nxb Thông

tấn, 2004.3. Đào Duy Tùng (1999), Một số vấn đề về công tác

tư tưởng, Nxb Chính trị Quốc Gia.

Page 56: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-201656

NGHiêN cứU TrAo Đổi

Nhà báo và nhân viên quan hệ công chúng trong các doanh nghiệp

Việt NamPgs,ts nguyễn thỊ thanh huyền

Quan hệ giữa nhân viên quan hệ công chúng (QHCC) và nhà báo có ảnh hưởng lớn tớihoạt động truyền thông của doanh nghiệp, chính vì vậy, việc xây dựng mối quan hệ tốtđẹp với nhà báo luôn được các nhân viên QHCC của doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu.

Số liệu điều tra bằng bảng hỏi với150 nhà báo và 120 nhân viênquan hệ công chúng (QHCC)

cho thấy có 79.2% nhân viên QHCCcủa doanh nghiệp cho rằng việc xâydựng được một mối quan hệ tốt đẹp vớigiới truyền thông là rất cần thiết và cóảnh hưởng rất lớn đến sự thành côngtrong công việc của họ. Tương tự, cũngcó tới 60% nhà báo cũng cho rằng mốiquan hệ với nhân viên QHCC là rất cầnthiết cho công việc của đôi bên.

Nhân viên QHCC và nhà báo gặpnhau thường xuyên vì công việc và cóảnh hưởng đến công việc của nhau.Chính sự gặp gỡ thường xuyên ấy khiếnquan hệ của hai nhóm đối tượng nàykhông chỉ dừng lại ở mức độ quan hệcông việc mà còn phát triển thành mốiquan hệ tình cảm gắn bó, thậm chí họcoi nhau như là những người bạn thânthiết. Khảo sát đối với các nhân viênQHCC và nhà báo về mức độ thân thiếtcủa mối quan hệ giữa họ cho thấy: Có41.4% nhà báo đồng ý rằng họ có mốiquan hệ thân thiết với các nhân viênQHCC trong khi có 57.7% số nhân viênQHCC đồng ý với nhận định này. Trongmối quan hệ nghề nghiệp này, nếu cácnhân viên QHCC thường là người chủđộng bắt đầu tạo dựng và phát triển, thìcác nhà báo luôn ở tư thế là người quyếtđịnh mức độ thân thiết của mối quan

hệ. Điều này cũng tương đồng với nhiềunghiên cứu tương tự trước đây ở ngoàinước.

Phương thức xây dựng và phát triển mối quan hệ

Muốn có được mối quan hệ tốt vớicác nhà báo, nhân viên QHCC phải cómột kế hoạch cụ thể cùng nhữngphương thức bài bản. Trong kế hoạchxây dựng mối quan hệ với nhà báo bướcđầu tiên không thể bỏ qua đó là tìmcách để liên hệ với họ. Khảo sát cácnhân viên QHCC về phương thức liênhệ với các nhà báo cho thấy: 76.1% cómột danh sách các nhà báo (media list)để tiện liên hệ, 78.5% thường liên hệgián tiếp với nhà báo (gọi điện, gửiemail, gửi thông cáo báo chí...), 66%thường gặp mặt trực tiếp (hẹn uốngcafé, ăn trưa...) ở ngoài văn phòng cơquan, 63.6% gặp mặt trực tiếp tại vănphòng làm việc của mình hoặc tại toàsoạn.

Dù đã tạo dựng được mối quan hệvới các nhà báo, nhưng nếu nhân viênQHCC không có những phương thứctốt để duy trì mối quan hệ này thì hiệuquả công việc cũng không cao. Cácphương pháp duy trì mối quan hệ vớicác nhà báo thường thấy là: mời dự họpbáo (81%), đi du lịch (50%), liên hoan(66%), dự lễ kỷ niệm thành lập, khai

trương chi nhánh (80.3%), tặng phongbì (71.4%), đề nghị tài trợ, quảng cáo(66%), tặng ưu đãi các sản phẩm, cổphiếu của doanh nghiệp (30.9%).

Văn hóa là một yếu tố có ảnh hưởngrất lớn đến việc xây dựng mối quan hệgiữa nhân viên QHCC và nhà báo. Dướigóc độ văn hóa, việc tặng quà, phong bìcho nhà báo để xây dựng, duy trì và pháttriển mối quan hệ được rất nhiều doanhnghiệp và nhân viên QHCC quan tâm,71.4% nhân viên QHCC được hỏithường xuyên tặng quà, phong bì chonhà báo. Tương tự như ở Nhật Bản,Hàn Quốc, Ấn Độ, tại Việt Nam donhững ảnh hưởng của văn hóa phươngĐông nên việc tặng quà, phong bì đượccoi là một trong những yếu tố quantrọng để duy trì, phát triển mối quan hệ.

Đối với hoạt động QHCC, các khoảnchi ngoại giao/ đối ngoại dưới hình thứcquà tặng trở nên khá phổ biến ở nhiềucông ty, doanh nghiệp. Việc thông tincho báo chí không chỉ đơn giản là viếtthông cáo báo chí gửi ảnh kèm theo,hoặc tổ chức họp báo, mời nhà báo đếncung cấp thông tin để được đăng tin trêncác phương tiện truyền thông đại chúngmà cần có “phong bì” cho nhà báo. 75%số nhân viên QHCC được hỏi cho rằngviệc tặng quà, phong bì cho nhà báo vàonhững dịp quan trọng là việc làm rất cầnthiết. Trong khi đó, khảo sát đối với các

Page 57: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-2016 57

nhà báo về việc nhận quà và phong bìtừ các nhân viên QHCC có 57.1% nhàbáo cho rằng việc nhận quà, phong bì từnhân viên QHCC là việc làm bìnhthường. Thực tế mối quan hệ giữa nhânviên QHCC và nhà báo đã cho thấy vănhóa tặng quà đã bị biến tướng nhiềutrong mối quan hệ giữa hai nhóm đốitượng này. Việc tặng, nhận quà, phongbì đã trở thành một thông lệ khiến mốiquan hệ này đôi khi như sự trao đổi qualại, không có quà, phong bì công việckhông thể chạy được, từ đó sinh ra tâmlý “vòi tiền” của một bộ phận nhỏ cácnhà báo hay việc các nhân viên QHCCtìm mọi cách để “gửi quà” đến các nhàbáo. Điều này làm ảnh hưởng lớn đếnmối quan hệ giữa nhà báo và doanhnghiệp, gây ảnh hưởng đến sự chuyênnghiệp, uy tín và đạo đức nghề nghiệpcủa cả hai nhóm đối tượng này.

Để duy trì và thúc đẩy mối quan hệ,nhân viên QHCC cần có sự quan tâmcần thiết đối với các nhà báo nhất làtrong những dịp quan trọng để tăng sựgắn kết. Khảo sát các nhân viên QHCCcho thấy họ thường xuyên gọi điện,email, tặng quà nhà báo nhiều nhất(76.7%) vào dịp Ngày Báo chí Cáchmạng Việt Nam 21/6, tiếp theo đó là cácngày lễ tôn vinh phụ nữ (8/3, 20/10),đứng thứ ba là ngày Tết âm lịch và ngàykỷ niệm thành lập của cơ quan báo chí.Ngày sinh nhật của nhà báo cũng đượcquan tâm ở mức độ cao (63.6%).

Nhiều phương thức được nhân viênQHCC tại các doanh nghiệp sử dụngnhằm xây dựng một mối quan hệ tốtđẹp giữa họ và nhà báo. Tuy nhiên, thựctrạng của mối quan hệ này tại Việt Namhiện nay cho thấy nhiều nhân viênQHCC vẫn chưa chủ động xây dựngđược một mối quan hệ bình đẳng, tôntrọng nghề nghiệp của nhau, thân mật,cởi mở với các nhà báo. Giữa hai đốitượng này vẫn có những ý kiến phàn

nàn, không hài lòng do thiếu sự hiểubiết công việc và đồng cảm với nhau.Điều này gây cản trở không nhỏ chohiệu quả công việc của cả hai bên.Chính vì vậy, các nhân viên QHCC tạimỗi doanh nghiệp cần có những giảipháp, những phương thức xây dựng mốiquan hệ với nhà báo gắn kết và hiệu quảhơn nhằm mang đến những thuận lợicho việc xây dựng thương hiệu và sựphát triển của cả doanh nghiệp.

Việc nâng cao tính chuyên nghiệpcũng có tác động tích cực đến mối quanhệ giữa nhà báo và nhân viên QHCC, nóđược thể hiện ở việc hạn chế bớt đinhững yếu tố cá nhân, yếu tố vật chấttrong mối quan hệ này như việc gặp gỡriêng, phong bì cho mỗi lần họp báo, hộithảo, quà tặng dịp lễ tết... Bên cạnh đólà việc tăng cường các yếu tố chất lượngcông việc để mối quan hệ hai bên đượcnâng lên tầm chuyên nghiệp hơn. Ngoàira, cũng cần lập các hội, nhóm nghềnghiệp của người làm QHCC nhằmtăng tính chuyên nghiệp, cũng như nângcao các kỹ năng về quan hệ báo chí vàđạo đức nghề nghiệp cho các thành viên.

Trên thế giới cũng như tại ViệtNam, các doanh nghiệp đặc biệt lànhững doanh nghiệp lớn đã và đangđầu tư không nhỏ cho hoạt độngQHCC của mình với mong muốn hìnhảnh, thương hiệu, dịch vụ của mình tạođược dấu ấn, niềm tin trong con mắtkhách hàng, đối tác và các cơ quanquản lý. Để làm được điều này, các nhàbáo chính là cầu nối trợ giúp đắc lựccho công tác truyền thông của doanhnghiệp, nhà báo chính là người trựctiếp chuyển tải thông điệp của doanhnghiệp đến với công chúng mục tiêucủa mình. Đối với một nhân viênQHCC của doanh nghiệp, việc xâydựng tốt các mối quan hệ, trong đó nổibật là quan hệ với báo giới chính là mộttrong những nhiệm vụ hàng đầu. Thực

tế của hoạt động QHCC tại nhiềudoanh nghiệp cho thấy, nhiều nhânviên QHCC bị doanh nghiệp sa thải,bởi họ không làm tròn nhiệm vụ cảithiện mối quan hệ giữa doanh nghiệpvà giới báo chí. Vì thế, việc nghiên cứuvà đúc kết những phương thức xâydựng và phát triển hiệu quả mối quanhệ giữa nhân viên QHCC với nhà báoluôn được họ là việc làm rất hữu íchtrong lĩnh vực nghiên cứu QHCC. Kếtquả cuộc khảo sát nằm trong khuônkhổ đề tài nghiên cứu khoa học cấpĐại học Quốc gia Hà Nội (mã sốQG.14.34) này cũng là một trongnhững nỗ lực nhằm góp phần đáp ứngnhu cầu thực tế đó ở các doanh nghiệpvà cả cơ quan báo chí hiện nay n

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2012),

Văn hóa - biến số quan trọng trong nghiêncứu quan hệ công chúng, tr.157-165, Hộithảo Khoa học Văn hóa truyền thôngtrong thời kỳ hội nhập.

2. Dan Berkowitz (2004), JonghyukLee, Media relation in Korea: Cheong be-tween journalist and public relations prac-titioner, p 431-437, Public RelationsReview 30.

3. Lynne M. Sallot, Elizabeth A. John-son, (1991-2004), Investigating relation-ships between journalists and publicrelations practitioners: Working togetherto set frame and build the public agenda,p.151-159, Public Relations Review 32.

4. Samsup Jo and Yungwook Kim(2004), Media or personal reliations? Ex-ploring media relations dimensions onSouth Korea, p. 292-306, J&MC Quar-terly Vol 81, No.2.

5. William Kelly, Tomoko Masumoto,Dirk Gibson (2002), Kisha kurabu andkoho: Japanese media relations and pub-lic relations, p. 265-281, Public RelationsReview 28.

Page 58: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-201658

NGHiêN cứU TrAo Đổi

Nâng cao năng suất lao động từ truyền thông

nguyễn anh tuấn

Tăng năng suất lao động là yêu cầu thiết yếu để tăng thu nhập, cải thiện điều kiện làmviệc cho người lao động và là cơ sở để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp và cả xã hội. Vìvậy, tăng năng suất lao động là mục tiêu mà các quốc gia, doanh nghiệp và cá nhân luônhướng tới trong quá trình phát triển nhằm nâng cao mức sống và tiến tới một xã hội pháttriển thịnh vượng hơn.

Khoảng cách quá lớnTrong hơn 10 năm qua, Việt Nam

đã đạt những thành tựu đáng chú ý vềphát triển kinh tế - xã hội, cùng với đónăng suất lao động của Việt Nam cũngđã có những cải thiện đáng kể. Giaiđoạn 2006-2010, tốc độ tăng năng suấtlao động trung bình của nước ta vàokhoảng 3,45%/năm và trung bình4,33%/năm trong giai đoạn 2011-2015.Đến năm 2015, năng suất lao động củaViệt Nam đạt mức 79,3 triệu đồng/mộtlao động với tốc độ tăng trưởng 6.45%so với năm 2014 [1].

Tuy nhiên, khi so sánh với các nướctrong khu vực thì năng suất lao độngcủa Việt Nam còn khoảng cách khá xaso với các nước. Theo báo cáo của Tổchức Năng suất Châu Á (APO), đếnnăm 2013, khoảng cách năng suất laođộng giữa các nước Châu Á và ViệtNam là: Singapore gấp 14,5 lần, NhậtBản gấp 10,8 lần, Malaysia gấp 7,3 lầnvà Thái Lan gấp 2,9 lần năng suất laođộng của Việt Nam [2].

Năng suất lao động thấp sẽ ảnhhưởng tiêu cực đến năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp, gây khó khăncho quá trình hội nhập và phát triểnkinh tế đặc biệt là khi Việt Nam gia

nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN(AEC) và tham gia Hiệp định Đối táckinh tế xuyên Thái Bình Dương(TPP). Năng suất lao động còn là mộttrong những chỉ tiêu quan trọng đểnâng cao GDP bình quân đầu người,qua đó nâng cao mức sống của ngườidân. Với khoảng cách quá lớn về năngsuất lao động của Việt Nam so với cácnước trong khu vực đòi hỏi cả hệ thốngchính trị, các Bộ, ngành, địa phương vàdoanh nghiệp phải có nhiều nỗ lựchơn nữa để thu hẹp khoảng cách này.

Giấc mơ cho người lao độngThành công của việc nâng cao năng

suất lao động tại các quốc gia nhưNhật Bản, Singapore, Malaysia đều cóđặc điểm chung là vận động được sựquan tâm, hợp tác của 3 bên bao gồmChính phủ - Chủ doanh nghiệp -Người lao động; tạo ra được sự đồngtâm nhất trí trên phạm vi toàn quốcthông qua tuyên truyền cho lợi ích củanâng cao năng suất lao động tới cộngđồng và người lao động trong cácdoanh nghiệp.

Tại Singapore, vào tháng 9 năm1981, Thủ tướng Singapore Lý QuangDiệu đã phát động Phong trào nâng

cao năng suất quốc gia, trong đó việctạo nhận thức rộng rãi về năng suấtcho người lao động trong các doanhnghiệp được thực hiện trong 5 năm từ1981-1985. Với nhiều giải pháp đượcthực hiện, trong đó những khẩu hiệunhư “Dám mơ, Dám làm, Dám tạo sựkhác biệt - Dare to Dream, Dare toDo, Dare to Make the Difference” và“Tốt, tốt hơn, tốt nhất; không bao giờnghỉ ngơi, cho đến khi tốt trở thành tốthơn và tốt hơn trở thành tốt nhất -Good, better, best; never let it rest, tillyour good is better and your betterbest” thực sự ấn tượng và có vai tròthúc đẩy người lao động Singapore nỗlực cao nhất trong việc thực hiện cácmục tiêu về nâng cao năng suất. Sau 3thập kỷ Phong trào nâng cao năng suấtquốc gia (từ năm 1981-2011), GDPcủa Singapore đã tăng từ 43,6 tỷ USDlên trên 300 tỷ USD vào năm 2011,trong đó GDP bình quân đầu ngườiđạt 50.000 USD [4]. Thành tựu vềnăng suất lao động của Singapore gầnđây cũng đã được dư luận nước ta đặcbiệt quan tâm khi các báo cáo cho thấynăng suất lao động của Singapore hiệnđang cao gấp gần 15 lần năng suất laođộng của Việt Nam.

Page 59: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-2016 59

Ở nước ta, việc hiểu về vấn đề nângcao năng suất lao động còn hạn chếngay cả đối với cán bộ và các cơ quanquản lý, đặc biệt là về tính toán, đánhgiá năng suất lao động và xác định đâulà giải pháp cần thực hiện để nâng caonăng suất lao động... Nhận thức đượcvai trò của truyền thông trong việcnâng cao nhận thức cũng như thay đổihành vi của người lao động tới vấn đềnâng cao năng suất, một số doanhnghiệp cũng đã có hình thức tuyêntruyền bằng bảng tin, các khẩu hiệu vềcải tiến, nâng cao năng suất...

Tuy nhiên, ở nhiều nơi thông điệp vàhình thức chuyển tải bằng những băngrôn, khẩu hiệu theo kiểu truyền thốngkhông rõ về lợi ích đối với người laođộng nên chưa được họ chú ý. Đểngười lao động thực sự vào cuộc và nỗlực trong việc nâng cao năng suất laođộng, điều quan trọng là phải tập trungvào các thông tin để người lao độngthấy được những nỗ lực cải tiến của họsẽ được đánh giá và chia sẻ lợi ích mộtcách công bằng. Ngoài ra, việc lựa chọnvà áp dụng những hình thức truyềnthông phù hợp với đặc thù của từngdoanh nghiệp sẽ góp phần giúp thayđổi nhận thức và hành vi của người laođộng đối với vấn đề nâng cao năng suấtđược nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Truyền thông liên tụcDoanh nghiệp là hạt nhân của phát

triển kinh tế, vì vậy, những nỗ lực cảithiện năng suất lao động của quốc giacần tập trung nâng cao năng suất laođộng tại các doanh nghiệp. Theonghiên cứu của S. K. Mukherjee và D.Singh [3] năng suất lao động trong cácdoanh nghiệp chịu sự tác động củanhiều yếu tố như: môi trường kinhdoanh - cơ chế - thể chế, trình độ côngnghệ - thiết bị, chất lượng lao động,quản lý và tổ chức sản xuất, nghiên cứu

và phát triển thị trường, phát triển sảnphẩm... Ngoài ra, sự tham gia và nỗ lựccủa người lao động có vai trò chủ chốttrong việc cải tiến, tối ưu hóa các quátrình công việc và nâng cao hiệu quảsử dụng các nguồn lực của doanhnghiệp.

Để thúc đẩy người lao động chủđộng và tích cực tham gia các hoạtđộng nâng cao năng suất thì vấn đềtruyền thông, tuyên truyền cho họ biếtnăng suất lao động có vai trò như thếnào đối với họ, được tính toán, đánhgiá ra sao, họ cần phải làm gì để cảitiến năng suất, làm sao để theo dõi kếtquả cải tiến năng suất và họ sẽ đượcchia sẻ kết quả cải tiến năng suất nhưthế nào... là rất quan trọng. Truyềnthông hiệu quả sẽ có tác động trực tiếptới hành vi của người lao động và tácđộng tới việc họ sẽ thực hiện công việcnhư thế nào. Khi vấn đề nâng caonăng suất trở nên rõ ràng đối với ngườilao động, họ sẽ chủ động nỗ lực tìmkiếm các cơ hội cải tiến và nâng caonăng suất của chính họ. Người laođộng cũng sẽ tích cực hơn trong việctự học hỏi nâng cao trình độ chuyênmôn và kỹ năng để thực hiện công việcnăng suất hơn. Người lao động cũng sẽhài lòng hơn với công việc khi nhữngnỗ lực của họ được đo, đánh giá mộtcách rõ ràng và được chia sẽ lợi ích từnhững kết quả nâng cao năng suất đạtđược.

Theo một nghiên cứu của tổ chứcEY Australia, tại Úc 1/4 số người laođộng không biết doanh nghiệp của họcó tính toán, đánh giá năng suất laođộng hay không, và có tới 31% ngườilao động biết chắc là doanh nghiệp củahọ không tính toán, đánh giá năng suấtlao động. Cũng trong nghiên cứu này,ở các doanh nghiệp có truyền thôngtốt về năng suất lao động thì có tới91% số người lao động tự nỗ lực để

tăng năng suất của chính họ [5].Nâng cao năng suất lao động ở

nước ta hiện đã được đưa thành nhữngchỉ tiêu và nhiệm vụ trọng tâm cụ thểtrong Nghị quyết Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ XII của Đảng. Để nângcao năng suất lao động, doanh nghiệpcần phải chú trọng hơn trong việc lựachọn nội dung và thực hiện các hìnhthức truyền thông thích hợp để ngườilao động chủ động và tích cực tham giacác hoạt động nâng cao năng suất. Đâylà một trong các giải pháp thiết thựcgóp phần rút ngắn khoảng cách vềmức năng suất lao động giữa ViệtNam và các nước và là cơ sở quantrọng để nâng cao năng lực cạnh tranhquốc gia trước yêu cầu hội nhập vàphát triển kinh tế - xã hội hiện nay củađất nước n

TÀI LIỆU THAM KHẢO:1. Tổng cục Thống kê (2015), Niên

giám Thống kê 2014, Nhà xuất bảnThống kê.

2. Asian Productivity Organization(2015), APO Productivity Databook2015, Keio University Press Inc. Tokyo.

3. Joseph Prokopenko (1992), Pro-ductivity Management: A PracticalHandbook, International Labour Or-ganization.

4. Lee Yi Shyan (2012), Báo cáocủa Bộ trưởng Bộ Thương mại vàCông nghiệp Singapore Lee Yi Shyantại Phiên họp năm 2012 của Ban chấphành Tổ chức Năng suất Châu Á -APO.

5. http://www.ey.com/AU/en/Ser-vices/Advisory/Upturn-in-Australian-productivity_Communication-vital.

Page 60: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

Kế hoạch tưởng chừng hoàn hảo

Vụ đảo chính bất thành đêm15/7, không phải lần đầu xảy ra tạiThổ Nhĩ Kỳ và đã được lên kếhoạch rất tỉ mỉ. Theo các nhànghiên cứu chiến lược quân sự ở Is-tanbul, kế hoạch đảo chính đượctính toán rất cẩn thận và bài bản,thực hiện vào đêm cuối tuần vàtrúng thời điểm Tổng thống R.Er-dogan đang có chuyến nghỉ tại

khách sạn bên bờ Địa Trung Hải.Tham gia lực lượng đảo chính cónhiều sĩ quan quân đội cấp cao, từcác đơn vị biệt kích, bộ binh vàkhông quân. Đảo chính đồng thờikhởi phát từ cả Thủ đô Ankara vàthành phố Istanbul lớn nhất ThổNhĩ Kỳ.

Diễn biến đảo chính rất nhanh vàhầu như không sai sót. Ngay sau khicác nhóm binh sĩ chặn cây cầu ở Is-tanbul vắt qua eo biển Bosphorus,ranh giới giữa các vùng lãnh thổchâu Á và châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ,xe tăng của quân đội bắt đầu tràn rađường phố, chiếm giữ và đóng cửacác sân bay chính, trong khi máybay quần thảo trên bầu trời, kèmtheo tiếng súng nổ bên ngoài dinhTổng thống, bom nổ tại trụ sở Quốchội, Cơ quan tình báo. Hàng loạttuyến đường chính bị phong tỏa, cácchốt kiểm soát được lực lượng đảochính lập nên tại các ngã tư trọngyếu và sân bay ở Istanbul, trong khitrực thăng liên tục vần vũ bầu trờibên trên trụ sở cảnh sát ở Ankara...Đài Truyền hình quốc gia TRT phátđi tuyên bố của “Hội đồng Hòabình quốc gia” nói rằng, chínhquyền chính trị đã mất tính hợppháp và quân đội đã giành quyềnđiều hành đất nước nhằm duy trì

NGười LàM Báo 8-201660

báO cHí THế Giới

Truyền thông góp công lớn dẹp đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ

chu hồng thắng

Trong thành công của Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đập tan âm mưu đảo chính vừa qua, cóđóng góp quan trọng của giới truyền thông, khi kịp thời truyền đi hình ảnh và lời hiệutriệu của Tổng thống r.Erdogan tới người dân đúng thời điểm cam go nhất. Kế hoạch

hoàn hảo của nhóm đảo chính đã không lường trước sức mạnh của các mạng xã hội vàtruyền hình tư nhân ở nước này.

Hình ảnh Tổng thống R.Erdogan xuất hiện qua FaceTime với lời kêu gọi phản đối đảo chính_Ảnh: TL

Page 61: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-2016 61

trật tự dân chủ và nền pháp trị.Kèm theo tuyên bố đảo chính làlệnh thiết quân luật được áp đặt.

Không khí hoang mang, hỗn loạnbao trùm khắp Ankara và Istanbul,khi quân đội tuyên bố lật đổ chínhphủ, trong khi Tổng thống R.Erdo-gan phải đến vài giờ sau đó mới trởvề Istanbul và liên tiếp có hai bàiphát biểu nhằm trấn an người dân,khẳng định Chính phủ vẫn kiểmsoát đất nước và cam kết trừng phạtnhững kẻ tiến hành đảo chính.Nhiều người vẫn hoảng loạn cho tớikhi hình ảnh ông R.Erdogan đượcphát trên truyền hình, xuất hiệncùng đông đảo người ủng hộ bênngoài sân bay ở Istanbul và kêu gọingười dân xuống đường phản đốiâm mưu lật đổ Chính phủ dân bầu.

Nhìn lại các diễn biến trong vụđảo chính, không ít ý kiến đánh giáđây là một “kế hoạch hoàn hảo”.Nhưng, giới chuyên gia quân sự chorằng, dù tính toán kỹ lưỡng, nhưngđây vẫn là các chiến lược, chiếnthuật cũ, được áp dụng từ thập niên70 của thế kỷ trước. Với mục tiêutuyên truyền, phe đảo chính vẫn chỉnhắm tới chiếm cơ quan truyềnthông Nhà nước, hay các kênhtruyền hình lớn, mà không tính đếncác hình thức và tổ chức thông tinliên lạc khác, như mạng truyềnthông xã hội. Đây có thể là mộtphần những yếu tố khiến đảo chínhbất thành.

Cuộc gọi quyết địnhThời khắc lập bập đọc tuyên bố

của phe đảo chính khi những họngsúng chĩa thẳng vào mình là cơn ácmộng với nữ phát thanh viên TijenKaras của TRT. Và những biên tậpviên của kênh CNN Thổ Nhĩ Kỳcũng không thể quên những giờ

phút quân đảo chính tiến công,chiếm trường quay và buộc kênhnày ngừng phát sóng trong mộtkhoảng thời gian. Riêng với nữphóng viên Hande Firat của CNNThổ Nhĩ Kỳ, giây phút kết nối thànhcông và truyền phát hình ảnh Tổngthống R.Erdogan tới người dân, từchính chiếc “điện thoại thông minh”của mình là dấu mốc đáng nhớ nhấttrong cuộc đời.

Tổng thống R.Erdogan, khi đóđang trong khách sạn ở khu nghỉdưỡng Marmaris bên bờ Địa TrungHải, rất cần lên truyền hình đểthông báo cho 80 triệu dân ThổNhĩ Kỳ biết mình vẫn an toàn vàđang đối mặt với “canh bạc lớn”trong sự nghiệp chính trị. Trợ lýcủa Tổng thống nói với Firat rằng,ông R.Erdogan sẽ sớm tuyên bốtrước người dân. Một giờ sau, Firatvẫn không nhận được tuyên bốnào; và cô không biết khách sạnnơi ông Erdogan ở đã bị hai trựcthăng bắn phá chỉ vài chục phútsau khi Tổng thống rời đi. Trênđường chạy trốn, không có máyảnh hay thiết bị ghi hình nào bêncạnh, theo gợi ý của Firat, ôngR.Erdogan đã có một quyết địnhngẫu hứng, nhưng đã giúp dẹp yênvụ đảo chính, đó là xuất hiện trêntruyền hình CNN Thổ Nhĩ Kỳ từcuộc gọi điện thoại qua FaceTime,ứng dụng trò chuyện trực tuyến cóhình ảnh.

Ngay sau đó, Thủ tướng BinaluYildrim cũng đăng tải trên mạng xãhội Twitter thông điệp nhấn mạnhChính phủ vẫn nắm quyền điềuhành đất nước. Hình ảnh Tổngthống R.Erdogan xuất hiện quaFaceTime với lời kêu gọi phản đốiđảo chính, như liều thuốc kịp thời,khích lệ người dân giữa lúc những

chiếc xe tăng vẫn đang nghiến nátcác con đường, các máy bay chiếnđấu gầm rú trên bầu trời thành phố.Được truyền cảm hứng từ các thôngđiệp ủng hộ Chính phủ trên mạngxã hội, lại tận mắt thấy Tổng thốngbình an trên sóng truyền hình, hàngchục, hàng trăm nghìn người đã gạtđi nỗi sợ hãi để xuống đường ngănchặn lực lượng nổi dậy.

Không thể phủ nhận cú gọi Face-Time của ông R.Erdogan góp cônglớn vào nỗ lực nhanh chóng đập tanâm mưu đảo chính vừa qua. Diễnbiến đảo chính không chỉ đượctruyền phát bằng hình ảnh từ điệnthoại, sau đó còn được phát trựctiếp trên Facebook, phương tiệntruyền thông mà phe đảo chính khiđó chưa kiểm soát được. Thường bịchỉ trích “thiếu thân thiện” vớimạng xã hội và từng dọa “đóng cửa”Twitter ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng trongthời điểm có tính sống còn, Tổngthống R.Erdogan đã sử dụng chínhtruyền thông xã hội để truyền đi lờikêu gọi người dân xuống đường.Việc này được đánh giá mang ýnghĩa biểu tượng cao, giúp thu hútđông đảo người trẻ ủng hộ.

Chính phủ của Tổng thốngR.Erdogan cũng là tâm điểm chỉtrích vì mạnh tay với báo chí phêbình và chống đối. Thậm chí, mộtsố ý kiến cho rằng, hình ảnh nền tựdo báo chí ở Thổ Nhĩ Kỳ xấu đitrong hơn một thập niên ông Erdo-gan làm Thủ tướng, rồi Tổngthống. Giới quan sát hy vọng, saubiến cố lần này, thực tế nêu trên sẽđược cải thiện. Sau đảo chính, Thủtướng Binalu Yildrim ca ngợitruyền thông đã thể hiện lòng yêunước, đứng về phía người dânnhằm duy trì nền dân chủ và ổnđịnh xã hội ở Thổ Nhĩ Kỳ n

Page 62: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-201662

báO cHí THế Giới

Thực Tại TĂng cƯờng lÀm sống dậy Báo in

Bùi vÂn anh

Là loại hình báo chí ra đời sớm nhất, báo in đã từng có một thời kỳ hoàng kim, độc tônthống lĩnh thị trường thông tin. Nhưng đến nay, trước sự phát triển vượt bậc của các côngnghệ làm báo hiện đại, báo in đang phải gồng mình để tồn tại trong sự cạnh tranh khốcliệt với các loại hình báo chí mới nhiều ưu điểm và lợi thế hơn hẳn. Câu hỏi đặt ra đối vớinhững người làm báo là: Liệu rằng loại hình báo chí truyền thống này có thể tồn tại và

phát triển được trong tương lai?

Nhiều ý kiến cho rằng, báo invẫn có những ưu điểm riêngcủa nó, như: nhiều bài viết

chuyên sâu, độ tin cậy cao và dễ dàngtiếp cận hơn (với phát thanh truyềnhình, công chúng hoàn toàn bị độngbởi khung thời lượng phát sóng, cònvới báo điện tử lại đòi hỏi phải cóthiết bị máy tính và mạng Internetcũng như có nguy cơ bị mất an toànthông tin). Tuy nhiên, chỉ cần vàithao tác trên hệ thống, bài viết dànhcho báo in sẽ ngay lập tức được đăngtải lên mạng Internet và đến với côngchúng ở diện rộng. Đó cũng là lý dovì sao, ngày nay nhiều toà soạn đãphải xây dựng thêm phiên bản điệntử cho tờ báo của mình, và báo in vớiđúng nghĩa của nó là giấy và mực inthì ngày càng bị lãng quên.

Chúng ta cần nhìn nhận điểm yếulớn nhất của báo in so với các loại hình

báo chí khác, đó chính là phương thứctruyền tin. Trong khi phát thanh,truyền hình và báo điện tử hấp dẫncông chúng bởi âm thanh, hình ảnhsinh động và khả năng tương tác vớingười dùng, thì báo in bị coi là khánhàm chán với chỉ chữ viết và hìnhảnh tĩnh. Để khắc phục nhược điểmnày, gần đây nhiều cơ quan báo intrên thế giới đã ứng dụng một côngnghệ mới - công nghệ thực tại tăngcường (AR - Augmented Reality).

Tính năng ưu việt của công nghệ AR

Thuật ngữ “Augmented Reality”xuất hiện vào năm 1992 khi nhànghiên cứu thuộc hãng BoeingThomas Preston Caudell sử dụngcụm từ này để mô tả một hệ thống hỗtrợ cho các nhân viên trong việc lắpráp và cài đặt cáp điện vào máy bay.

Trong những năm sau đó, công nghệAR được phát triển chủ yếu ở cácLab nghiên cứu và các trường đại họctrên thế giới. Khoảng 10 năm trở lạiđây, AR mới bắt đầu được xúc tiến rathị trường, ứng dụng trong nhiều lĩnhvực như marketing, giải trí, thiết kế,bảo tàng, y, dược và xuất bản.

Thực tại tăng cường có thể hiểu làcông nghệ giúp tăng cường (hoặc bổsung) các dữ liệu do máy tính tạo ranhư âm thanh, hình ảnh, hoạt hình...trên không gian thực, nơi người dùngđang xem hoặc chứng kiến. Thực tạităng cường khác với thực tại ảo (VR- Virtual Reality). Trong trường hợpcủa VR, người dùng hoàn toàn “đắmchìm” trong một môi trường ảo đượcgiả lập trên máy tính, thì với AR, cácphần tử ảo được tích hợp và đặtchồng lên môi trường vật lý thực. Cácthông tin tăng cường trong hệ thống

Page 63: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-2016 63

AR liên hệ chặt chẽ với môi trườngthực và xuất hiện thông qua cácphương tiện hiển thị thích hợp nhưđiện thoại thông minh, máy tínhbảng, máy tính cá nhân đã được càiđặt phần mềm nhận dạng AR. Chẳnghạn, khi đứng trước một bức tượngđặt tại bảo tàng, người xem chỉ cầngiơ chiếc điện thoại lên, bật chứcnăng camera giống như đang chụpảnh (tất nhiên đã được tích hợp phầnmềm nhận dạng AR), khi đó trênmàn hình camera sẽ hiển thị hìnhảnh của bức tượng kèm theo các dữliệu trên đó, như thông tin về lịch sửhay ý nghĩa của bức tượng, hay thậmchí có cả một đoạn video về nó. Mộtví dụ rất mới và đáng chú ý về ứngdụng của AR là trò chơi PokemonGo đang tạo nên cơn sốt trên thịtrường game di động.

Với tính năng ưu việt đó, AR đã vàđang được một số nước trên thế giớinhư Anh, Mỹ, Úc, Canada, Nhật Bản,Singapore, Malaysia, Philippines...đưa vào ứng dụng trong báo in.

Lợi ích mà AR mang lại chobáo in

Trước tiên có thể khẳng định rằng,công nghệ thực tại tăng cường đãmang đến một lối kể chuyện mới chobáo in với các nội dung đa phươngtiện, điều mà trước đây không thể xảyra. Việc ứng dụng công nghệ AR cóthể giúp các nhà sản xuất báo in bổsung đa dạng nội dung số vào trongngữ cảnh của tin tức, bên cạnh nộidung truyền thống (văn bản và hìnhảnh tĩnh). Thông qua một chiếc điệnthoại thông minh, máy tính hay mộtchiếc máy tính bảng, nội dung tin tứccó thể được kích hoạt để hiển thị luồngvideo của một cuộc phỏng vấn, trailercủa một bộ phim, một sự kiện hay bấtkỳ một sự việc liên quan nào. Nhờ việc

tích hợp như vậy, thông tin trở nênsống động hơn, hấp dẫn hơn, và rõràng là công chúng sẽ được tiếp nhậnnhiều thông tin hơn so với lượng thôngtin bị giới hạn trên mặt báo, mộtnhược điểm lớn từ trước đến nay củabáo in so với báo điện tử.

Bên cạnh đó, không thể khôngnhắc đến việc nhúng AR trên cáctrang quảng cáo của báo in. Hay nóiđúng hơn, AR đang và hứa hẹn sẽđược ứng dụng nhiều nhất trên các tờquảng cáo, tiếp thị. Khi các loại hìnhtruyền thông mới ra đời, phần lớn cácdoanh nghiệp đã “rời bỏ” báo in bởibáo in không thể chạy các trailerquảng cáo hấp dẫn như trên truyềnhình hay ở báo điện tử. Tuy nhiên, vớiAR, báo in có thể làm được điều đó.Một tờ quảng cáo cho hãng ô tôkhông còn đơn thuần chỉ là ảnh củavài mẫu ô tô cùng với vài thông số kỹthuật, mà hình ảnh 3D của chiếc ô tôsẽ được hiện lên ngay trên trang giấythông qua màn hình camera của thiếtbị tương tác, nó có thể được xoay,zoom, di chuyển, phát ra âm thanh,hoặc hiển thị thêm thông tin tuỳ vàolựa chọn của người dùng. Điều này sẽkích thích sự tò mò và khám phá củađộc giả và hệ quả là giúp báo in thuhút nhiều nhà quảng cáo và tăngdoanh thu cho toà soạn.

Thị trường báo in ứng dụng AR

Hiện nay, cách thông thường để đọcđược nội dung có tích hợp công nghệthực tại tăng cường, người dùng phảitải ứng dụng nhận dạng AR về thiết bịcá nhân của họ như điện thoại di độnghay máy tính bảng, sau đó họ phảidùng camera của các thiết bị này quéttrên trang giấy đến khi nội dung đượcgiải mã và hiển thị trên màn hình. Tuynhiên, trong tương lai gần đó không

phải là vấn đề khó khăn khi sử dụngcác thiết bị kính đeo hiện đại nhưGoogle glasses. Thêm vào đó, côngchúng cũng sẽ không gặp khó khăn gìvới việc tiếp cận phương thức đọc báomới này bởi họ vốn đã quá quen thuộcvới các thiết bị thông minh này. Vấn đềchỉ nằm ở phía nhà sản xuất, bởi để xâydựng các phần mềm AR cũng kháphức tạp và tốn nhiều thời gian.

Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấycông nghệ này đã và đang được nhiềutờ báo lớn trên thế giới quan tâmnghiên cứu và ứng dụng. Tờ TheMetro phát hành tại vùng GreaterVancouver là tờ báo đầu tiên trên thếgiới tích hợp AR vào trong nội dungcủa nó. The Mertro là tờ báo in đượcphát miễn phí ở các điểm giao thôngcông cộng của Mỹ, và gần đây nhiềutờ Metro phát hành ở các nơi kháccũng đã ứng dụng AR như các tờxuất bản ở Boston, New York City vàPhiladelphia. Các tờ báo lớn kháccủa Mỹ cũng đã nghiên cứu tích hợpAR như Los Angeles Times, NewYork Times.

Trong khi đó, tờ Tokyo Shimbuncủa Nhật Bản đang sử dụng AR đểnhằm hướng tới các độc giả nhỏ tuổi.Những bài báo vốn chỉ dễ hiểu đốivới người lớn, thông qua việc tích hợpphần mềm AR sẽ được bố cục lạigiúp trẻ em có thể đọc và hiểu được.Các ký hiệu hoạt hình, màu sắc, đềmục và bảng chữ cái đơn giản làmcho tờ báo trở nên hấp dẫn lứa độcgiả nhỏ tuổi này hơn. Đến nay, ngàycàng có nhiều tờ báo sử dụng côngnghệ này, có thể kể đến như: TheStraits Times của Singapore,National Post của Canada,... Trongbối cảnh thị trường AR sôi động nhưvậy, chúng ta hoàn toàn có thể tinvào sự sống dậy của báo in trongtương lai n

Page 64: nghĩa vụ cao cả - nguoilambao.vnnguoilambao.vn/upload_images/files/Tap-chi-Nguoi-Lam-Bao-so390-thang82016.pdftuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập

NGười LàM Báo 8-201664

đỜi Và NGHề

con voi chUi lỌT... lỖ Kim!

Gần chục đồng nghiệp cácbáo Trung ương và địaphương cà phê, cà rỡn

sáng ở khách sạn Grand - bãi trướcTP. Vũng Tàu. Hội đào viên có 2bác cao niên làm dầu khí, am tường“dầu khí học”. Một đồng nghiệpbáo DT lên tiếng:

- Các bác ơi, cậu ấm nhà emhết tú tài, nghỉ hè. Tiện dịp, 2 chacon làm một chuyến Kiev, Thủ đôUkraina. Bên bờ sông Dnepr có cáibảo tàng trưng bày hàng vạn vật thể,mà vật thể nào cũng cứ nhỏ li ti đếnphần ngàn mm, không đeo kính lúpthì đố mà nhìn ra. Kỳ tài các bác ơi!Thằng nhỏ nhà em là học tròchuyên lý trường tỉnh cứ cúi rạpngười mà bái phục.

Ông bạn bên báo NTM, e hèmgiọng Nghệ tưng tửng góp chuyện:

- Tưởng cấy chi, mềnh (mình)vừa qua Mỹ, bên nớ cũng có cái bảotàng “vật thể nhỏ”, có từ thời ông cốnội đại tỷ phú Trump chưa biết mặccùn (quần) - ứng cử viên ĐảngCộng hòa tranh cử Tổng thống Hợpchúng quốc Hoa Kỳ nhiệm kỳ này.Con voi đồng cả tấn - tượng trưngcho Đảng Cộng hòa - nhỏ bằngphần triệu mm ấy chứ. Soi kính lúp,con voi đồng nhảy qua cái lỗ kim

tanh tách cứ như tôm Vũng Ángtrước thời ăn phải bả nước thải For-mosa, gọi là còn siêu hơn cả gánhxiếc Thượng Hải bên Trung Quốc.

Nữ đồng nghiệp hoa khôiK.H.M, dân Huế chính gốc, bên báođiện tử VN tủm tỉm cười, má lủmđồng tiền, thật dễ thương quáchừng:

- Huế thương, Huế mộng mơquê mạ vừa từ bến Thượng Hải vềđây. Gánh xiếc bên phố Đông, cạnhcột truyền hình Đông Phương vẫnthường biểu diễn “con voi chui lọtlỗ kim”, du khách nào muốn họcmôn xiếc này, chỉ cần 5 Nhân dân tệlà ok. Vụ thi công cái cột tháptruyền này, mấy chục năm trướcthất thoát mấy triệu Nhân dân tệ,ông thị trưởng chỉ nhếch mỏ phùphép nhẹ, cái cột tháp chui tọt quacái lỗ kim, huề cả làng, quá giỏi!

Bác “dầu khí học” từ nãy đến giờchỉ ngồi vuốt chùm râu bạc như râutrê, cũng lại dân Nghệ, thủng thẳng:

- Các O, các chú nói cấy chi bênTàu, bên Tây cho nhọc. Xứ ta còncó chuyện tày đình, cứ gọi là quánquân, quá siêu trọng ấy về vụ convoi bự chui lọt cái lỗ kim nhỏ.

Ông nhà đài truyền hình túc tắcngụm cà phê phin G7:

- Xứ ta là xứ nôngnghiệp quanh năm càycuốc chân chỉ hạt bột, làmgì có chuyện chế ra những

công cụ, vật dụng voi chuilọt qua lỗ kim.

Lại nhà “dầu khí học” cự cãi cựuphóng viên nhà đài:

- Các chú làm truyền thông màchẳng rành cái sự đời. Cả thángnay, loa đài, cả đài phường, đài xómphát lia chia vụ cái ông Trịnh XuânThanh dưới sông Hậu ấy, cái ông hôcái biến là biển xe trắng thành biểnxe xanh đờ luých ấy. Ông này quáđã nè, khi ở Tổng công ty Cổ phần(CP) xây lắp dầu khí, ông làm ănthua lỗ tới 3 - 4 ngàn tỷ đồng, chẳngnhững ông không bị kiểm thảo,không vô khám Chí Hòa mà cònđược lên chức to. Hai năm liềnTổng công ty CP xây lắp dầu khí ẵmgọn 2 tấm Huân chương Lao động;kế đó là đại tiệc tới bến mừng côngdanh hiệu Anh hùng Lao động.Hơn thế, ông ni còn lên chức to,luân chuyển đào tạo cán bộ nguồncho đất nước, chui vô cả Quốc hộinữa (vừa bị đuổi ra). Quá siêutrọng... trên đại lộ cao tốc. Con voibự chui tọt qua cái lỗ kim sờ sờ rađó, không quán quân vô địch thì làcái gì. Đi tìm quán quân nơi mô nữacho nhọc hả trời!

Cả hội đào viên ở khách sạnGrand buổi sáng nọ vỗ đùi đen đét:

- Chí phải! Chí phải! Đại chíphải! n

ong vÒ vẼ


Recommended