+ All Categories
Home > Documents > Nghiên cứu đánh giá khả năng xuất...

Nghiên cứu đánh giá khả năng xuất...

Date post: 31-Aug-2019
Category:
Upload: others
View: 6 times
Download: 0 times
Share this document with a friend
22
1 Nghiên cứu đánh giá khả năng xuất hin sương muối phc vphát triển cây cà phê chè ở 2 Tỉnh Sơn La và Điện Biên Nguyn Hồng Sơn Trường Đại hc Khoa hc Tnhiên Luận văn Thạc sĩ ngành: Sdụng và bảo vtài nguyên môi trường Mã số: 60 85 15 Người hướng dn: TS. Dương Văn Khảm Năm bảo v: 2012 Abstract. Thu thập và xử lý số liệu khí tượng, thc trng sn xuất cây cà phê chè ở 2 tỉnh Sơn La, Điện Biên. Thu thập sliu bản đồ nn, nh vtinh phc vtoán tính toán nhiệt độ bmặt, đổ ẩm không khí hỗ trxây dựng bản đồ chuyên đề sương muối. Tng quan tình hình nghiên cứu vsương muối trong và ngoài nước. Nghiên cứu khnăng xut hiện sương muối 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên. Đánh giá ảnh hưởng của sương muối đến khnăng phát triển cây cà phê chè ở 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên. Xử lý, chiết xuất các thông tin trên ảnh MODIS phc vxây dựng các bản đồ chuyên đề vsương muối. Xây dựng tp bản đồ chuyên đề sương muối 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên bằng công nghệ GIS. Đề xuất vùng an toàn sương mui phc vquy hoạch phát triển sn xuất cà phê chè ở vùng nghiên cứu. Keywords. Độ ẩm không khí; Sương muối; Bo vmôi trường; Cây cà phê; Nhiệt độ; Điện Biên; Sơn La Content PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vùng Tây Bắc đang được đánh giá là vùng có nhiều li thế để phát triển diện tích trồng các cây lâu năm, nhất là các cây công nghiệp dài ngày (cao su, cà phê) và các cây ăn quả. Nm trong chtrương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thc hiện công nghiệp hoá nông nghiệp - nông thôn và miền núi, cây cà phê đã lên vùng Tây Bắc trong shy vng của người dân cũng như lãnh đạo các cấp. Thời gian đầu, cây phát triển tương đối tốt và ổn định, nhưng khi bước vào thời kthu hoch đã “vấp” phải skhc nghit ca thi tiết nơi đây. Sương muối đã làm hàng nghìn hecta cà phê không ra quả và chết dn. Nhn thy sthit hi to lớn đối vi sn xuất cà phê chủ yếu do điều kin thi tiết khí
Transcript
Page 1: Nghiên cứu đánh giá khả năng xuất hiệnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9306/1/01050000486.pdf · nhiệt độ bề mặt, đổ ẩm không khí hỗ trợ xây

1

Nghiên cứu đánh giá khả năng xuất hiện

sương muối phục vụ phát triển cây cà phê

chè ở 2 Tỉnh Sơn La và Điện Biên

Nguyễn Hồng Sơn

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Luận văn Thạc sĩ ngành: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường

Mã số: 60 85 15

Người hướng dẫn: TS. Dương Văn Khảm

Năm bảo vệ: 2012

Abstract. Thu thập và xử lý số liệu khí tượng, thực trạng sản xuất cây cà phê chè ở 2

tỉnh Sơn La, Điện Biên. Thu thập số liệu bản đồ nền, ảnh vệ tinh phục vụ toán tính toán

nhiệt độ bề mặt, đổ ẩm không khí hỗ trợ xây dựng bản đồ chuyên đề sương muối. Tổng

quan tình hình nghiên cứu về sương muối trong và ngoài nước. Nghiên cứu khả năng

xuất hiện sương muối ở 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên. Đánh giá ảnh hưởng của sương

muối đến khả năng phát triển cây cà phê chè ở 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên. Xử lý, chiết

xuất các thông tin trên ảnh MODIS phục vụ xây dựng các bản đồ chuyên đề về sương

muối. Xây dựng tập bản đồ chuyên đề sương muối ở 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên bằng

công nghệ GIS. Đề xuất vùng an toàn sương muối phục vụ quy hoạch phát triển sản

xuất cà phê chè ở vùng nghiên cứu.

Keywords. Độ ẩm không khí; Sương muối; Bảo vệ môi trường; Cây cà phê; Nhiệt độ;

Điện Biên; Sơn La

Content

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Vùng Tây Bắc đang được đánh giá là vùng có nhiều lợi thế để phát triển diện tích trồng

các cây lâu năm, nhất là các cây công nghiệp dài ngày (cao su, cà phê) và các cây ăn quả. Nằm

trong chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp - nông

thôn và miền núi, cây cà phê đã lên vùng Tây Bắc trong sự hy vọng của người dân cũng như lãnh

đạo các cấp. Thời gian đầu, cây phát triển tương đối tốt và ổn định, nhưng khi bước vào thời kỳ

thu hoạch đã “vấp” phải sự khắc nghiệt của thời tiết nơi đây. Sương muối đã làm hàng nghìn

hecta cà phê không ra quả và chết dần.

Nhận thấy sự thiệt hại to lớn đối với sản xuất cà phê chủ yếu do điều kiện thời tiết – khí

Page 2: Nghiên cứu đánh giá khả năng xuất hiệnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9306/1/01050000486.pdf · nhiệt độ bề mặt, đổ ẩm không khí hỗ trợ xây

2

hậu mà đặc biệt là sương muối gây ra, học viên đã chọn đề tài "Nghiên cứu đánh giá khả

năng suất hiện sương muối phục vụ phát triển cây cà phê chè ở 2 tỉnh Sơn La và Điện

Biên" nhằm góp phần phát triển bền vững cây cà phê chè ở khu vực Tây Bắc.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu:

1) Đánh giá được khả năng xuất hiện và ảnh hưởng của sương muối đến cây cà phê chè ở 2

tỉnh Sơn La và Điện Biên.

2) Xây dựng được tập bản đồ chuyên đề về sương muối tác động đến cây cà phê chè.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ sau đây:

- Thu thập và xử lý số liệu khí tượng, ảnh viễn thám, thực trạng sản xuất cây cà phê chè ở

2 tỉnh Sơn La, Điện Biên ;

- Tổng quan tình hình nghiên cứu về sương muối trong và ngoài nước;

- Nghiên cứu khả năng xuất hiện sương muối ở 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên;

- Đánh giá ảnh hưởng của sương muối đến khả năng phát triển cây cà phê chè ở 2 tỉnh Sơn

La và Điện Biên;

- Xây dựng tập bản đồ chuyên đề sương muối ở 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên bằng công

nghệ GIS

- Đề xuất vùng an toàn sương muối phục vụ quy hoạch phát triển sản xuất cà phê chè ở

vùng nghiên cứu.

3. Phạm vi nghiên cứu: 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên

4. Phƣơng pháp sử dụng trong luận văn

- Thu thập và kế thừa; Điều tra khảo sát thực địa; Phân tích và tổng hợp tài liệu; Thống

kê áp dụng trong khí tượng - khí hậu; Viễn thám trong phân tích ảnh vệ tinh, GIS.

Phương pháp chuyên gia

5. Những kết quả đạt đƣợc:

- Làm rõ được khả năng xuất hiện của sương muối ở 2 tỉnh Sơn La, Điện Biên

- Đánh giá được ảnh hưởng của sương muối đến việc phát triển cà phê chè ở 2 tỉnh Sơn

La, Điện Biên

- Các bản đồ chuyên đề về sương muối ở 2 tỉnh Sơn La, Điện Biên

- Đề xuất được các vùng trồng cà phê chè với các mức an toàn khác nhau ở 2 tỉnh Sơn La

và Điện Biên

- Báo cáo tổng kết của luận văn

6. Cơ sở dữ liệu đã sử dụng

6.1. Về các dữ liệu khí tượng

- Các số liệu khí tượng được thu thập từ các trạm khí tượng trong vùng với chuỗi số liệu trong

thời gian đủ dài (từ năm 1981 đến 2010);

6.2. Các dữ liệu về viễn thám

Page 3: Nghiên cứu đánh giá khả năng xuất hiệnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9306/1/01050000486.pdf · nhiệt độ bề mặt, đổ ẩm không khí hỗ trợ xây

3

- Các ảnh viễn thám cũng được thu thập từ các nguồn miễn phí (Phòng nghiên cứu Viễn thám và

GIS - Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường; Trung tâm Viễn thám Quốc gia và trên

một số trang web)

7. Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về sương muối và tình hình phát triển cây cà phê

chè ở 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên

Chương 2. Nghiên cứu đánh giá khả năng xuất hiện sương muối ở 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên

Chương 3. Xây dựng tâp bản đồ chuyên đề về sương muối và đề xuất vùng an toàn sương muối

ở 2 tỉnh Sơn La, Điện Biên.

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ SƢƠNG MUỐI VÀ TÌNH HÌNH PHÁT

TRIỂN CÀ PHÊ Ở 2 TỈNH SƠN LA, ĐIỆN BIÊN

1.1. Tổng quan về sƣơng muối

1.1.1.1. Khái niệm về sương muối

Sương muối là hiện tượng hơi nước đóng băng thành các hạt nhỏ, rắn, xốp và trắng như

muối ngay trên mặt đất hay bề mặt cây cỏ hoặc các vật thể khác khi không khí trên đó ẩm và

lạnh [5]. Sương muối là hiện tượng thời tiết nguy hiểm vì nhiệt độ quá lạnh của nó làm chết cây

trồng và vật nuôi.

1.1.1.2. Điều kiện hình thành sương muối

Thông thường sương muối hình thành về đêm hoặc sáng sớm, trời lặng gió, quang mây,

nhiệt độ không khí xuống thấp làm cho nhiệt độ bề mặt các vật thể hay cây cỏ ở mặt đất đạt tới

điểm sương đủ cho hơi nước ngưng kết, và điều kiện độ ẩm không khí thích hợp.

1.1.1.3. Phân loại sương muối

a/ Phân loại sương muối theo quá trình hình thành hay diễn biến của mây ban đêm.

b/ Phân loại sương muối theo mùa (chỉ có ở các nước ôn đới).

c/ Phân loại sương muối theo hình thế thời tiết

1.1.2. Đặc điểm sinh thái cây cà phê

Cà phê chè được trồng lâu đời nhất và chiếm tới 70% sản lượng cà phê toàn thế giới.

Giống cà phê này có nguồn gốc ở cao nguyên Êtiôpi, cao 1500-2000m, vĩ tuyến 80N. Các yếu tố

khí hậu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của cà phê là nhiệt độ, mưa, nắng và gió,... Song

nhiệt độ vẫn là yếu tố tác động quan trọng nhất đối với cà phê. Nhiệt độ thích hợp cho cà phê chè

giới hạn đó là 19-260C, khi nhiệt độ xuống dưới 5

0C và trên 36

oC bắt đầu ảnh hưởng đến cây cà

phê chè.

Lượng mưa năm đáp ứng được yêu cầu của cà phê chè là 1200-1500mm và của cà phê

mít có thể ít hơn.

1.2. Tổng quan các nghiên cứu về sƣơng muối

1.2.1. Các nghiên cứu về sương muối trên thế giới

Page 4: Nghiên cứu đánh giá khả năng xuất hiệnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9306/1/01050000486.pdf · nhiệt độ bề mặt, đổ ẩm không khí hỗ trợ xây

4

Với mức độ nguy hại của sương muối đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và gieo trồng

các cây lưu niên, cây công nghiệp dài ngày như cà phê nói riêng, nhiều nước trên thế giới

như Nga, Trung Quốc, Mỹ, Brazil, …. đã tiến hành nghiên cứu về sương muối, đánh giá tác hại

của thiên tai trong đó có sương muối, sương giá trên cơ sở các dữ liệu khí tượng quan trắc, dữ

liệu viễn thám.

Hình 1. Mô hình xây dựng bản đồ giám sát sương muối bằng số liệu viễn thám và số liệu khí

tượng [15]

Các nước liên minh Châu âu EU đã xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu giám sát cây trồng

(procedures and data storage are part of the Crop Growth Monitoring System (CGMS), đã sử

dụng các số liệu khí tượng để xây dựng bản đồ sương muối ảnh hưởng đến các cây trồng mùa

đông cho từng tháng trên toàn lãnh thổ (hình 1.2).

C. Domenikiotis, M. Spiliotopoulos, E.Kanelou and N. R. Dalezios [13] trường đại học

Thessaly Volos, Hy Lạp đã sử dụng số liệu ảnh vệ tinh NOAA/AVHRR để xây dựng bản đồ

nguy cơ sương muối, trong đó đã tìm được mối liên hệ giữa nhiệt độ thấp sinh ra sương muối với

các tổ hợp phát xạ khác nhau của các kênh nhiệt hồng ngoại, từ đó xây dựng được bản đồ phân

bố sương muối trên toàn lãnh thổ (hình 1.3).

Hình 2. Bản đồ giám sát sương muối ảnh

hưởng đến cây trồng mùa đông cho từng

tháng ở Châu âu [18]

Hình 3. Bản đồ nguy cơ sương muối tháng

3 của Hy Lạp [13]

Page 5: Nghiên cứu đánh giá khả năng xuất hiệnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9306/1/01050000486.pdf · nhiệt độ bề mặt, đổ ẩm không khí hỗ trợ xây

5

1.2.2. Tổng quan nghiên cứu về sƣơng muối ở Việt Nam

Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về sương muối như: (1) Báo cáo sơ bộ

kết quả điều tra thực địa khoanh vùng sương muối gây hại cà phê tỉnh Sơn La (Vương Hải, năm

1999); (2) Đặc điểm khí hậu Sơn La (trong đó có mục về sương muối), (An Quốc Khánh, năm

1978); (3) Điều tra khoanh vùng sương muối gây hại cây cà phê tỉnh Sơn La (Lại Văn Chuyển,

Vương Hải, Nguyễn Trọng Hiệu, năm 1999)

1.3. Tình hình phát triển cà phê ở SƠN LA và ĐIỆN BIÊN

1.3.1. Tình hình phát triển cà phê ở tỉnh Điện Biên

Cà phê được trồng ở Điện Biên từ thế kỷ 20. Cuối những năm 1950, Điện Biên có một

nông trường lớn chuyên canh cà phê, với diện tích 500 ha. Tuy nhiên, sự lây lan của bệnh gỉ sắt

đã phá huỷ các vườn cà phê. Đến năm 2000, cà phê chè ở Điện Biên được khởi động lần thứ ba

với dự án AFD của Pháp. Năm 2002, Điện Biên trồng được hơn 200 ha cà phê chè với sản lượng

vài trăm tấn. Đến năm 2009 diện tích cà phê là 1.546 ha.

1.3.2. Tình hình phát triển cà phê ở tỉnh Sơn La

Sơn La được đánh giá là một tỉnh sản xuất cà phê có hiệu quả, nhưng quy trình kỹ thuật

chưa đồng bộ nên diện tích, sản lượng không ổn định và không bền vững. Việc đầu tư vào sản

xuất cà phê mang tính tự phát. Việc tạo hình hầu như không được chú ý, nhiều vùng ở Sơn La có

năm có sương muối tác động xấu đến vườn cà phê mà không có biện pháp phòng tránh, vì vậy

hiệu quả đầu tư thấp, năng suất không cao, không ổn định.

Bảng 1. Diễn biến về diện tích (ha) cà phê ở Sơn La

Huyện Thị Năm

2000

Năm

2001

Năm

2002

Năm

2003

Năm

2004

Năm

2005

Năm

2006

Năm

2007

Năm

2008

Tx Sơn La 1.160 1.217 1.165 1.182 1.191 1.222 1.287 1.465 1.515

H. Quỳnh Nhai 32 49 41 71 155 156 156 149 92

H. Mường La 37 23 19 19 16 12 10 10 4

H. Thuận Châu 898 814 665 674 590 652 306 326 385

H. Bắc Yên 6

Hình 5. Bản đồ ngày kết thúc khả năng xuất

hiện sương muối với suất bảo đảm 10%

Hình 4. Bản đồ phân bố sương muối Nam

Brazil

Page 6: Nghiên cứu đánh giá khả năng xuất hiệnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9306/1/01050000486.pdf · nhiệt độ bề mặt, đổ ẩm không khí hỗ trợ xây

6

H. Phù Yên 120

H. Mai Sơn 1,041 710 576 599 578 715 745 1,355 1,400

H. Sông Mã 547 145 179 159 35 35 11 11 11

H Sốp Cộp 84 74 71 70 41

H. Yên Châu 15 6 6 6

H. Mộc Châu 6 3

Tổng 3.862 2.967 2.651 2.710 2.649 2.866 2.586 3.386 3.448

CHƢƠNG 2: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XUẤT HIỆN SƢƠNG MUỐI Ở 2

TỈNH SƠN LA VÀ ĐIỆN BIÊN

2.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Sơn La, Điện Biên

2.1.1. Tỉnh Sơn La

a) Đặc điểm địa lý

Sơn La là tỉnh miền núi, phía Đông giáp tỉnh Phú Thọ và Hoà Bình. Phía Tây giáp tỉnh

Lai Châu. Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước Lào. Phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai.

Sơn La nằm trong toạ độ địa lý từ 20039’ – 22

002’ vĩ độ Bắc và 103

011’ – 105

002’ kinh độ Đông.

Địa hình tỉnh Sơn La có độ cao trung bình khoảng 600 - 800m. Các hệ thống núi lớn trong tỉnh

chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

Diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 1.412.500 ha. Đại bộ phận đất đai là Feralit đỏ sẫm và

Feralit vàng đỏ. Sơn La là một tỉnh có tiềm năng về tài nguyên nước với 35 suối lớn và khoảng

5000ha các hồ chứa nước; 2 sông lớn là sông Đà và sông Mã. .

Rừng Sơn La có nhiều loại động, thực vật quý hiếm. Các khu rừng đặc dụng có giá trị

b) Đặc điểm khí hậu

Chế độ nhiệt ở Sơn La mang tính chất nhiệt đới của một vùng núi vừa và cao. Nhiệt độ

trung bình năm phổ biến từ 18-230C với 6-7 tháng nhiệt độ trung bình dưới 25

0C ở vùng thấp và

dưới 200C ở vùng cao. Nhiệt độ tối cao trung bình khoảng 26-27

0C và tối thấp trung bình 16-

170C, thấp nhất tuyệt đối xảy vào tháng 12, tháng 1 dao động từ 0 - 5

0C. Tổng tích nhiệt hàng

năm trung bình là 7550 0C. Lượng mưa năm phổ biến ở Sơn La từ 1158-1703mm, mùa mưa ở

Sơn La phổ biến là từ tháng 4 đến tháng 9, cá biệt có nơi mùa mưa bắt đầu vào tháng 5 hay tháng

6. Độ ẩm tương đối trung bình năm là 82%, cao nhất trung bình từ 86-87% (tháng 6,7,8), tối

thấp tuyệt đối từ 4-14% (tháng 1,2,3). Tổng số giờ nắng trung bình năm phổ biến ở Sơn La từ

1700-2100 giờ,

2.1.2. Tỉnh Điện Biên

a). Đặc điểm tự nhiên

Tỉnh Điện Biên nằm ở vùng Tây Bắc, có toạ độ địa lý: 20052’ đến 22

033’ vĩ độ Bắc; từ

102013’ đến 103

030’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp Trung Quốc và tỉnh Lai Châu. Phía Nam giáp

tỉnh Sơn La. Phía Đông giáp tỉnh Lai Châu và tỉnh Sơn La. Phía Tây giáp Lào. Điện Biên có

Page 7: Nghiên cứu đánh giá khả năng xuất hiệnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9306/1/01050000486.pdf · nhiệt độ bề mặt, đổ ẩm không khí hỗ trợ xây

7

địa hình núi non chia cắt mạnh mẽ và có nhiều đỉnh núi cao 1500m đến trên 2000m. Diện

tích đất tự nhiên của tỉnh Điện Biên là 9.542,27km2, với các nhóm đất sau: + Nhóm đất

mùn trên núi cao; + Nhóm đất Feralit mùn trên núi trung bình; + Nhóm đất Feralit trên núi thấp;

Nhóm đất phù sa cổ và phù sa mới.

Toàn tỉnh có hơn 10 hồ lớn và hơn 1.000 sông suối lớn nhỏ phân bố tương đối đồng đều

nên nguồn nước mặt ở Điện Biên rất phong phú. Các sông thuộc 3 hệ thống sông chính là sông

Đà, sông Mã và sông Mê Kông.

b) Đặc điểm khí hậu

Nhiệt độ không khí trung bình năm của tỉnh dao động từ 18-220C. Tổng nhiệt độ năm

8000 - 85000C ở vùng thấp; 7000 - 8000

0C ở vùng núi trung bình, dưới 6000

0C ở vùng núi cao

trên 1500m. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 40,30C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là -3.3

0C. Biên độ

nhiệt năm ở đây đạt 8-100C. Lượng mưa trung bình năm cho cả tỉnh Điện Biên khoảng

1.786mm. Độ ẩm tương đối trung bình tính chung cho cả vùng đạt 83%, Điện Biên có số giờ

nắng trung bình năm đạt 1.940 giờ.

2.2. ĐẶC TRƢNG VÀ KHẢ NĂNG XUẤT HIỆN SƢƠNG MUỐI Ở 2 TỈNH SƠN LA VÀ

ĐIỆN BIÊN

2.2.2. Đặc trƣng và khả năng xuất hiện sƣơng muối ở 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên

a. Phân bố sương muối và tần suất xuất hiện sương muối

Sương muối xuất hiện trong thời gian từ nửa đêm về sáng (từ 0-7 giờ), bắt đầu từ tháng

11 năm trước đến tháng 3 năm sau, tập trung nhiều nhất vào các tháng chính đông (tháng 12, 1).

- Ở các vùng núi trên 1500m sương muối xuất hiện trong khoảng thời gian từ tháng 11

đến tháng 3 năm sau.

- Ở các khu vực vùng núi dưới 1500m, sương muối xuất hiện trong khoảng thời gian từ

tháng 11 đến tháng 1 năm sau.

- Ở khu vực vùng núi cao trên 1500m (Shìn Hồ) trung bình 1 năm có 10.93 ngày và cao

nhất là 22 ngày có sương muối, trong đó 2 tháng chính đông có từ 3 ngày (tháng 1) đến 5.64

ngày (tháng 12), đặc biệt có những tháng có tới 16 ngày sương muối, còn các tháng khác (11, 2,

3) sương muối chỉ từ 0.14-1.43 ngày

- Ở khu vực vùng núi từ 800m - 1500m (Mộc Châu, Tam Đường) trung bình 1 năm có

1.68 ngày và cao nhất là 11 ngày có sương muối. Tháng có sương muối cao là tháng 12 (1.04

ngày).

- Ở khu vực vùng núi từ 600m - 800m: số ngày có sương muối trong năm dao động từ

0.39 ngày đến 1.57 ngày, và cao nhất là 10 ngày (Cò Nòi), tập trung chủ yếu trong tháng 12 và

tháng 1.

- Ở khu vực có độ cao dưới 600m: sương muối xuất hiện chủ yếu trong tháng 12, trung

bình 1 năm có từ 0.18 ngày - 0.21 ngày và cao nhất là 6 ngày có sương muối.

b. Ngày bắt đầu, kết thúc và thời kỳ an toàn sương muối

Để xác định khoảng thời gian an toàn khi gieo trồng, né tránh thời kỳ có sương muối cần

xác định ngày bắt đầu, kết thúc sương muối với các suất bảo đảm khác nhau.

Bảng 2.Ngày bắt đầu xảy ra sương muối với các suất bảo đảm

Page 8: Nghiên cứu đánh giá khả năng xuất hiệnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9306/1/01050000486.pdf · nhiệt độ bề mặt, đổ ẩm không khí hỗ trợ xây

8

Vành đai độ cao Ngày bắt đầu xảy ra sương muối với các suất bảo đảm

5% 20% 50% 80% 95%

Vùng núi cao trên 1500m 14/11 25/11 9/12 23/12 7/1

Vùng núi từ 800m-1500m 28/11 10/12 17/12 2/1 10/1

Vùng núi từ 600m-800m 3/12 13/12 20/12 3/1 12/1

Vùng núi dưới 600m 18/12 20/12 23/12 5/1 18/1

Bảng 3. Ngày kết thúc sương muối với các suất bảo đảm

Vành đai độ cao Ngày kết thúc sương muối với các suất bảo đảm

5% 20% 50% 80% 95%

Vùng núi cao trên 1500m 9/1 13/1 25/1 12/2 4/3

Vùng núi từ 800m-1500m 30/12 5/1 12/1 20/1 28/1

Vùng núi từ 600m-800m 26/12 30/12 8/1 16/1 22/1

Vùng núi dưới 600m 22/12 28/12 7/1 14/1 17/1

Như vậy, qua việc xác định ngày bắt đầu và kết thúc sương muối có thể xác định được

khoảng thời gian an toàn cao nhất từ ngày kết thúc sương muối (suất bảo đảm 95%) đến ngày bắt

đầu sương muối (suất bảo đảm 5%) khi gieo trồng cà phê là:

- Đối với vùng núi dưới 600m: từ ngày 17/1 đến ngày 18/12

- Đối với vùng núi từ 600 - 800m: từ ngày 22/1 đến ngày 3/12

- Đối với vùng núi từ 800 - 1500m: từ ngày 28/1 đến ngày 28/11

- Đối với vùng núi trện 1500m: từ ngày 4/3 đến ngày 14/11

2.2.2.2. Nghiên cứu đánh giá các nhân tố hình thành sương muối

a. Không khí lạnh (KKL)

- Khi không khí lạnh bắt đầu ảnh hưởng đến Việt Nam thì sau 2 đến 4 ngày sương muối

xuất hiện ở Tây Bắc.

- Đối với vùng núi cao trên 1500m, do nền nhiệt trong các tháng mùa đông thấp nên

trong thời kỳ không bị ảnh hưởng của không khí lạnh vẫn có thể xuất hiện sương muối.

b. Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng hình thành sương muối. Khi

nhiệt độ không khí xuống thấp làm cho nhiệt độ bề mặt các vật thể hay cây cỏ ở mặt đất đạt tới

điểm sương đủ cho hơi nước ngưng kết, trong môi trường thuận lợi (độ ẩm không khí thích hợp

và lặng gió) sương muối sẽ xuất hiện.

Thống kê 16 điểm quan trắc ở Sơn La, Điện Biên và các vùng lân cận (với toàn bộ

chuỗi số liệu ngày từ 0- 7 giờ ≤ 10 0C từ năm 1981 đến 2009, trong 48 trường hợp có nhiệt độ

không khí thấp nhất nhỏ hơn 00C thì 46 trường hợp có xuất hiện sương muối (tỷ lệ 96%),

Page 9: Nghiên cứu đánh giá khả năng xuất hiệnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9306/1/01050000486.pdf · nhiệt độ bề mặt, đổ ẩm không khí hỗ trợ xây

9

ngưỡng nhiệt độ từ 0.1

0C – 2.0

0C có 95 trường hợp xuất hiện sương muối trong tổng số 196

trường hợp (tỷ lệ 48%). Ở ngưỡng nhiệt độ từ 2.10C – 5

0C quan trắc được 1281 trường hợp

thì có 282 trường hợp xuất hiện sương muối (chiếm 22%). Nếu so sánh số trường hợp có sương

muối theo các ngưỡng nhiệt độ so với tổng số trường hợp có sương muối ở 16 điểm quan trắc ở

Sơn La, Điện Biên và các vùng lân cận thì có đến 85% sương muối xuất hiện khi nhiệt độ ≤ 5 0C.

Như vậy có thể kết luận sương muối chỉ xảy ra với nền nhiệt độ thấp, trong điều kiện độ ẩm

không khí, tốc độ gió phù hợp thì nhiệt độ ≤ 50C là điều kiện tốt nhất sương muối xảy ra.

c. Độ ẩm không khí

Trong điều kiện nhiệt độ không khí thuận lợi (<5 0C) thì nhân tố có ảnh hưởng

lớn đến khả năng hình thành sương muối là độ ẩm không khí. Trong tổng số 479 trường hợp có

sương muối thì có đến 458 trường hợp có độ ẩm không khí trung bình (từ 0 đến 7 giờ) trong

khoảng 75 - 95% (% đơn vị độ ẩm), chiếm tỷ lệ 92%; ngưỡng độ ẩm từ 60-74% có 25 trường

hợp, chiếm tỷ lệ 6%; ngưỡng độ ẩm ≤ 59% và ≥ 96% chỉ có 14 trường hợp cho cả hai ngưỡng,

chiếm tỷ lệ rất thấp 2%.

d. Gió và mây

ở Sơn La, Điện Biên và các vùng lân cận, từ năm 1981 đến 2009, có 497 trường hợp có

sương muối, thì có đến 356 trường hợp lặng gió (tốc độ gió bằng 0 m/s), chiếm tỷ lệ 72%; khi

tốc độ gió trong khoảng từ 1 đến 2 m/s (gió nhẹ), có 121 trường hợp có sương muối, chiếm tỷ lệ

24%; khi tốc độ gió lớn hơn 2m/s chỉ có 20 trường hợp có sương muối, chiếm tỷ lệ 4%.

Đối với lượng mây tổng quan, trong điều kiện ít mây (lượng mây tổng quan ≤3/10) có

282 trường hợp có sương muối, chiếm tỉ lệ 57% trong tổng số trường hợp có sương muối; trong

điều kiện mây thay đổi (lượng mây tổng quan từ 3/10 đến 6/10) có 135 trường hợp, chiếm tỷ lệ

27%; trong điều kiện trời nhiều mây (lượng mây tổng quan >6/10) có 80 trường hợp xảy ra

sương muối, chiếm tỉ lệ 16%.

d. Xây dựng các kịch bản xuất hiện sương muối theo các yếu tố khí tượng

Qua việc phân tích các nhân tố hình thành sương muối ở Sơn La và Điện Biên (nhiệt độ

không khí, độ ẩm không khí, tốc độ gió, lượng mây tổng quan), nhận thấy:

- Trong khoảng thời gian từ 0 - 7 giờ, nhiệt độ không khí tối thấp ≤00C, độ ẩm không khí

từ 75 - 95%, tốc độ gió ≤ 2m/s thì khả năng xuất hiện sương muối là rất cao, trong tổ hợp này có

tới 96% số trường hợp có sương muối trên tổng số trường hợp xem xét.

- Cũng tương tự, trong điều kiện nhiệt độ không khí tối thấp từ 0 - 20C, độ ẩm không khí

từ 75 - 95%, tốc độ gió ≤ 2m/s thì khả năng xuất hiện sương muối là cao có 85% trường hợp có

sương muối trên tổng số trường hợp xem xét.

- Khi nhiệt độ không khí tối thấp lớn hơn 70C, cho dù độ ẩm không khí và tốc độ gió nằm

trong ngưỡng thích hợp thì khả năng xuất hiện sương muối cũng rất thấp chỉ có 2% trường hợp

có sương muối xảy ra.

- Khi nhiệt độ không khí nhỏ hơn 70C độ ẩm không khí và tốc độ gió nằm ngoài ngưỡng

thích hợp thì sương muối cũng không thể xảy ra.

Bảng 4. Kịch bản xuất hiện sương muối ở Sơn La, Điện Biên

Page 10: Nghiên cứu đánh giá khả năng xuất hiệnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9306/1/01050000486.pdf · nhiệt độ bề mặt, đổ ẩm không khí hỗ trợ xây

10

Nhiệt độ

không khí

tối thấp (0-

7 giờ) (0C)

Độ ẩm

không khí

trung bình

(0-7 giờ)

(%)

Tốc độ

gió lúc 1

giờ

(m/s)

Khả năng

xuất hiện

sương

muối (%)

Khả năng xuất hiện

sương muối

≤ 0

75 - 95 ≤ 2

96 Khả năng xuất hiện rất cao

0 - 2 85 Khả năng xuất hiện cao

2 - 5 59 Khả năng xuất hiện trung bình

5 - 7 18 Khả năng xuất hiện thấp

> 7 2 Khả năng xuất hiện rất thấp

<7 <75 hoặc

>95 ≥ 2

Không có khả năng xảy ra sương

muối

2.2.3. Phân hạng mức độ khắc nghiệt của sương muối

* Nguyên tắc phân hạng [3]

1) Phân hạng mức độ khắc nghiệt sương muối chủ yếu là qui kết hoặc ước lượng mức độ

khắc nghiệt sương muối cho từng khu vực, căn cứ vào điều kiện địa lý của khu vực đó.

2) Mức độ khắc nghiệt của sương muối được ước lượng trên cơ sở chuỗi số liệu quan trắc

đại diện cho khu vực theo đai độ cao.

3) Việc phân hạng mức độ khắc nghiệt của sương muối được xem xét và quyết định dựa trên

trị số các đặc trưng phân bố không gian, thời gian của sương muối trong phạm vi nghiên

cưu.

4) Ngoài những tiêu chí trên , phương phap chuyên gia cung đươc ap dung trong qua trinh

phân hang.

* Các chỉ tiêu phân hạng mức độ khắc nghiệt của sương muối

Bảng 5. Chỉ tiêu phân hạng mức độ khắc nghiệt

của sương muối theo số liệu quan trắc ở Sơn La, Điện Biên và các vùng lân cận

Hạng sương muối Mức độ khắc nghiệt

Chỉ tiêu

Số ngày

có sương muối

TBNN (ngày)

Tần suất sương

muối trung bình

năm (%)

Không có sương muối Không bị ảnh hưởng 0 0

Sương muối hiếm Ảnh hưởng nhẹ 0.01 - 0.20 1 - 5

Sương muối ít Ảnh hưởng TB 0.21 - 1.0 5 - 20

Sương muối vừa Ảnh hưởng nặng 1.1 - 3.0 21 - 60

Sương muối nhiều Ảnh hưởng rất nặng > 3.0 > 60

* Kết quả phân hạng mức độ khắc nghiệt của sương muối

- Đối với các khu vực núi cao trên 1500m: đây là khu vực có nhiều sương muối, hàng

năm trung bình có trên 3 ngày sương muối xảy ra, trong 10 năm có hơn 6 năm xuất hiện sương

Page 11: Nghiên cứu đánh giá khả năng xuất hiệnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9306/1/01050000486.pdf · nhiệt độ bề mặt, đổ ẩm không khí hỗ trợ xây

11

muối (tần suất trên 60%). Cụ thể, tại Shìn Hồ ở độ cao 1533.7, trong năm có 10.9 ngày

sương muối, 100% số năm quan trắc đều có sương muối. Ở khu vực này mức độ ảnh hưởng

của sương muối là rất nặng.

- Đối với khu vực có độ cao từ 600 đến 1500m: mức độ ảnh hưởng của sương muối từ

trung bình đến nặng.

- Đối với khu vực có độ cao dưới 600m: khả năng xuất hiện sương muối là rất thấp, rất

nhiều khu vực không xảy ra sương muối (Tuần Giáo, Sông Mã, Mường Tè, Lai Châu, Quỳnh

Nhai) hoặc hiếm sương muối (Điện Biên), hàng năm chỉ có 0.2 ngày xuất hiện sương muối và

tần suất sương muối năm dưới 5%. Một số khu vực như Phù Yên, Yên Châu sương muối ít,

hàng năm chỉ dưới 0.3 ngày có sương muối, tần suất xuất hiện sương muối trung bình năm từ 7-

11%. Ở độ cao này có rất nhiều khu vực không bị ảnh hưởng của sương muối hoặc chỉ vài khu

vực bị ảnh hưởng với cấp độ nhẹ.

Chƣơng 3: XÂY DỰNG TẬP BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ VỀ SƢƠNG MUỐI

VÀ ĐỀ XUẤT VÙNG AN TOÀN SƢƠNG MUỐI

Ở 2 TỈNH SƠN LA VÀ ĐIỆN BIÊN

3.1. NỘI SUY DỮ LIỆU KHÔNG GIAN BẰNG THÔNG TIN VIỄN THÁM VÀ GIS

PHỤC VỤ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ SƢƠNG MUỐI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1.2. Tính toán nhiệt độ lớp phủ bề mặt từ ảnh MODIS và ảnh NOAA

3.1.2.1 Sơ đồ tính toán

Nhiệt độ lớp phủ bề mặt LST được tính toán theo sơ đồ sau [11]:

Hình 6. Sơ đồ tính toán LST

Ảnh MODIS, NOAA

Xử lý số liệu gồm: chuyển đổi hệ tọa độ,

Lọc nhiễu, lọc mây

Hệ số phát xạ bề mặt

Hàm lượng hơi nước W

Các thuật toán tính LST

LST

Page 12: Nghiên cứu đánh giá khả năng xuất hiệnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9306/1/01050000486.pdf · nhiệt độ bề mặt, đổ ẩm không khí hỗ trợ xây

12

Hình 7. Nhiệt độ bề mặt lớp phủ LST theo ảnh MODIS và NOAA

3.1.2.5. So sánh kết quả LST với giá trị thực đo

Các kết quả LST bằng ảnh viễn thám có cùng xu thế và tương quan khá tốt với các số liệu

thực đo; hệ số tương quan theo ảnh MODIS là 0.92, theo ảnh NOAA là 0.89. Tuy nhiên, nhiệt độ

bề mặt thu được từ ảnh viễn thám đôi khi có sự sai khác với nhiệt độ thực đo, chênh lệch giữa

giá trị thực đo và tính toán dao động trong khoảng từ -2.80C đến 1.4

0C.

3.1.3. Tính toán nhiệt độ không khí tối thấp từ giá trị LST.

Như chúng ta đều biết, nhiệt độ sát lớp bề mặt và nhiệt độ không khí trong lều khí tượng

thường có quan hệ mật thiết với nhau. Trên cơ sở này để tính toán nhiệt độ không khí, luận văn

đã xây dựng phương trình hồi quy giữa giá trị LST và nhiệt độ không khí được quan trắc tại các

trạm khí tượng. Từ đó đưa ra được bộ dữ liệu nhiệt độ với độ phân giải cao.

Trong toàn bộ cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám đã xây dựng được các phương trình hồi quy để

tính toán nhiệt độ không khí. Hệ số tương quan giữa LST và nhiệt độ không khí là khá cao, R

đều vượt ngưỡng 0.9 điều đó chứng tỏ nhiệt độ và LST có mối quan hệ tốt, vì vậy phương pháp

nội suy là đáng tin cậy.

Hình 8. Bản đồ Tmin đêm 3/1/2004

3.1.4. Tính toán độ ẩm không khí từ ảnh MODIS và NOAA

Page 13: Nghiên cứu đánh giá khả năng xuất hiệnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9306/1/01050000486.pdf · nhiệt độ bề mặt, đổ ẩm không khí hỗ trợ xây

13

Độ ẩm không khí được tính theo sơ đồ sau [10]:

Hình 9. Sơ đồ RH

Hình 10. Bản đồ RH trong một số đêm khu vực nghiên cứu (Đêm 3/2/2007)

Ảnh MODIS, NOAA

Xử lý số liệu gồm: chuyển đổi hệ tọa độ,

Lọc nhiễu, lọc mây

Hệ số phát xạ bề mặt

Hàm lượng hơi nước W

Các thuật toán tính RH

RH

Page 14: Nghiên cứu đánh giá khả năng xuất hiệnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9306/1/01050000486.pdf · nhiệt độ bề mặt, đổ ẩm không khí hỗ trợ xây

14

3.1.5. Tính toán khả năng xuất hiện sƣơng muối trên cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám

3.1.5.1. Phương pháp phân tích phân biệt (Discriminant Analysis)

Từ các chuỗi số liệu như đã phân tích ở trên (Tmin, RHtb, có hoặc không xuất hiện sương

muối), áp dụng các công thức hàm số phân biệt [12] được sự hỗ trợ của phần mềm thống kê

(Statistical Analysis system SAS), đã xây dựng được phương trình tính toán khả năng xuất hiện

sương muối trong vùng nghiên cứu. Kết quả của phương trình phân tích phân biệt được trình bày

dưới đây.

Yi= -0.001263297*Ti- 0.00001837*RHi

(3.10)

aY = -0.00541202

bY = -0.008188337

Yc= -0.007033829

Trong đó:

aY = -0.001263297* cT - 0.00001837* cRH (3.11)

bY = -0.001263297* kT +0.00001837* kRH (3.12)

nm

YnYmY ba

c

** (3.13)

- Yi là giá trị của hàm phân biệt tại vị trí thứ i; aY là giá trị trung bình của hàm phân biệt đối

với nhóm không xảy ra sương muối; bY là giá trị trung bình của hàm phân biệt đối với nhóm

xảy ra sương muối; Yc là ngưỡng phân biệt; Ti và RHi là nhiệt độ không khí tối thấp và độ

ẩm không khí trung bình trong thời gian xảy ra sương muối tại vị trí thứ i; cT và cRH là nhiệt

độ không khí tối thấp trung bình và độ ẩm không khí trung bình đối với nhóm không xảy ra

sương muối; kT và kRH là nhiệt độ không khí tối thấp trung bình và độ ẩm không khí trung

bình đối với nhóm xảy ra sương muối; m là dung lượng mẫu đối với nhóm không xảy ra

sương muối; n là dung lượng mẫu đối với nhóm xảy ra sương muối

Khi Yi > Yc, điểm tính toán có kết quả là có xảy ra sương muối

Khi Yi ≤ Yc, điểm cần tính toán có kết quả là không xảy ra sương muối

Hình 11. Bản đồ số ngày có sƣơng muối trung bình nhiều năm

Page 15: Nghiên cứu đánh giá khả năng xuất hiệnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9306/1/01050000486.pdf · nhiệt độ bề mặt, đổ ẩm không khí hỗ trợ xây

15

Nhƣ vậy có thể nhận thấy:

- Các thuật toán được lựa chọn trong việc tính toán LST từ ảnh viễn thám cho kết quả khá

tốt, sai số quân phương (RMSE) với số liệu thực đo trong khoảng từ 1.3 - 1.40C. Giá trị LST

là rất quan trọng, làm cơ sở cho việc nội suy giá trị nhiệt độ tối thấp

- Các kết quả nội suy nhiệt độ không khí tối thấp từ giá trị LST và độ ẩm không khí từ ảnh

viễn thám so với kết quả quan trắc có sai số khá nhỏ, RMSE đối với Tmin < 0.50C, đối với RH

trong khoảng < 8 %. Với sai số này các kết quả nội suy nhiệt độ và độ ẩm từ ảnh viễn thám là

có thể chấp nhận được.

- Trên cơ sở trường nhiệt và trường ẩm được tính toán, sử dụng phương pháp phân tích phân

biệt, đã nội suy được số ngày có sương muối thời kỳ 2000 đến 2009 với độ phân giải cao

(1x1 km). Sai số giữa kết quả tính toán và quan trắc là khá nhỏ, dao động trong khoảng từ 0

đến 0.7 ngày.

- Bộ cơ sở dữ liệu về nhiệt độ không khí tối thấp và sương muối được nội suy với độ phân

giải cao là đáng tin cậy, phục vụ xây dựng các bản đồ đặc trưng sương muối.

3.2. XÂY DỰNG TẬP BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ VỀ SƢƠNG MUỐI

3.2.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu

Các dữ liệu đặc trưng về sương muối sau khi được phân tích xử lý được chuyển hoâ

thành cơ sở dữ liệu GIS. Các dữ liệu được tổ chức bằng mô hình quan hệ (Relational Model)

Mô hình không gian trong các bản đồ sương muối bao gồm: Kiểu đối tượng điểm; Kiểu

đối tượng đường; Kiểu đối tượng vùng

Quy trình xây dựng bản đồ chuyên đề được thể hiện ở các hình 12

Hình 12. Sơ đồ khối thành lập bản đồ chuyên đề

3.2.2. Kết quả xây dựng các bản đồ chuyên đề về sƣơng muối ở 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên

Page 16: Nghiên cứu đánh giá khả năng xuất hiệnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9306/1/01050000486.pdf · nhiệt độ bề mặt, đổ ẩm không khí hỗ trợ xây

16

Hình 13. Bản đồ ngày bắt đầu và kết thúc sương muối ở tỉnh Sơn La

Hình 14. Bản đồ ngày bắt đầu và kết thúc sương muối ở tỉnh Điện Biên

Page 17: Nghiên cứu đánh giá khả năng xuất hiệnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9306/1/01050000486.pdf · nhiệt độ bề mặt, đổ ẩm không khí hỗ trợ xây

17

Hình 15. Bản đồ xác xuất xuất hiện sương muối tỉnh Sơn La

Hình 16. Bản đồ xác xuất xuất hiện sương muối tỉnh Điện Biên

Page 18: Nghiên cứu đánh giá khả năng xuất hiệnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9306/1/01050000486.pdf · nhiệt độ bề mặt, đổ ẩm không khí hỗ trợ xây

18

Hình 17. Bản đồ mức độ khắc nghiệt của sương muối ở tỉnh Sơn La

Hình 18. Bản đồ mức độ khắc nghiệt của sương muối ở tỉnh Điện Biên

Page 19: Nghiên cứu đánh giá khả năng xuất hiệnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9306/1/01050000486.pdf · nhiệt độ bề mặt, đổ ẩm không khí hỗ trợ xây

19

3.3. ĐỀ XUẤT VÙNG AN TOÀN SƢƠNG MUỐI Ở 2 TỈNH SƠN LA VÀ ĐIỆN

BIÊN

3.3.1. Tỉnh Sơn La

Trên cơ sở hình 3.20 và bảng 3.6, đề xuất vùng phát triển cây cà phê chè:

- Huyện Bắc Yên:

+ Diện tích có thể phát triển cây cà phê chè an toàn với sương muối ở độ cao dưới

800m là 180.6 km2 tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam của huyện.

+ Diện tích có thể phát triển cây cà phê chè với mức độ ảnh hưởng nhẹ của sương

muối ở độ cao dưới 800m là 231 km2 tập trung chủ yếu ở vùng Tây Nam và Đông Nam của

huyện.

- Huyện Mộc Châu: Phần lớn diện tích của huyện (độ cao dưới 800m) có thể phát triển cây cà

phê chè với mức độ an toàn với sương muối là 341.7 km2 và mức ảnh hưởng nhẹ là 471.7

km2.

- Huyện Mường La: Ngoại trừ khu vực Đông Nam và Tây Nam (khoảng 680 km2) là không

thể gieo trồng được cà phê, các khu vực còn lại có thể trông cà phê với diện tích an toàn với

sương muối là 96.9 km2 và diện tích bị ảnh hưởng nhẹ là 581.6 km

2.

- Huyện Mai Sơn: có khoảng 240km2 ở khu vực phía Đông Nam của huyện có thể trồng cà

phê với mức độ ảnh hưởng nhẹ của sương muối.

- Huyện Phù Yên: Phần lớn diện tích của huyện có thể trồng được cà phê với mức độ an toàn

sương muối là 439.8km2 tập trung ở khu vực Đông Nam, Tây Bắc và Tây Nam của huyện.

Diện tích bị ảnh hưởng nhẹ là 449.7km2

- Huyện Quỳnh Nhai: đây là huyện có tiềm năng phát triển cây cà phê ít bị ảnh hưởng của

sương muối với diện tích an toàn là: 460km2 và diện tích bị ảnh hưởng nhẹ là: 364.3 km

2

- Huyện Sốp Cộp: khu vực này gần như không có khả năng phát triển cây cà phê chè

- Huyện Sông Mã: có 677.6km2 có thể trồng cà phê chè với mức độ ảnh hưởng của sương

muối nhẹ, tapạ trung ở 2 bên bờ sông Mã.

- Huyện Thuận Châu: chỉ có một số ít diện tích (62 km2) an toàn với sương muối và

462.6km2 bị ảnh hưởng nhẹ của sương muốitập trung ở khu vực Đông Bắc của huyện.

- TP. Sơn La: cũng giống huyện Sốp Cộp, gần như không thể trồng được cà phê.

3.3.2. Tỉnh Điện Biên

Trên cơ sở hình 3.21 và bảng 3.7, có thể đề xuất vùng phát triển cây cà phê chè theo các

huyện như sau:

- TP. Điện Biên và thị xã Mường Lay chỉ có 20-50 km2 có thể trồng được cà phê

- Huyện Tuần Giáo: có khoảng 259.1km2 ở khu vực Tây Nam của huyện có thể trồng được cà

phê chè với mức độ ảnh hưởng nhẹ của sương muối.

- Huyện Tủa Chùa: có khoảng 124.7 km2 an toàn với sương muối tập trung ở vùng Đông Bắc

của huyện

Page 20: Nghiên cứu đánh giá khả năng xuất hiệnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9306/1/01050000486.pdf · nhiệt độ bề mặt, đổ ẩm không khí hỗ trợ xây

20

- Huyện Mường Nhé: ngoại trừ hơn 1000km

2 dọc biên giới Lào là không có khả năng

trồng cà phê, các khu vực khác (1100km2) có thể trồng cà phê với mức độ an toàn hoặc

bị ảnh hưởng nhẹ của sương muối.

- Huyện Mường Chà có khoảng 400km2 trồng cà phê chè an toàn hoặc bị ảnh hưởng nhẹ của

sương muối

- Huyện Điện Biên Đông: có 270km2 ở khu vực phía đông và Tây Nam của huyện có thể

chồng cà phê với mức độ an toàn nhẹ.

- Huyện Điện Biên: có khoảng 216.8km2 bị ảnh hưởng nhẹ của sương muối ở khu vực phía

Đông và Đông Nam của huyện.

Kết luận và kiến nghị

Kết luận:

1. Với chuỗi dữ liệu khí tượng liên quan đến các đặc trưng sương muối, yếu tố nhiệt độ

là yếu tố quan trọng quyết định đến sự hình thành sương muối, với các ngưỡng nhiệt

độ 00C, 2

0C, 5

0C, và tương ứng với các ngưỡng này là khả năng suất xuất hiện sương

muối 96%, 48%, và 22% cùng với các điều kiện khí tượng khác như: độ ẩm không khí

trong khoảng 75-95%, tốc độ gió từ 0 đến 2m/s, và trời quang mây đến mây thay đổi.

2. Ảnh vệ tinh MODIS và NOAA với độ phân giải lần lượt là (1x1 km) và (1,1 x1,1 km)

dùng để bổ sung và nội suy dữ liệu tại các khu vực không có trạm quan trắc là phù

hợp.

3. Việc ứng dụng các thuật toán LST và độ ẩm không khí từ dữ liệu ảnh MODIS và

NOAA đang được ứng dụng rộng rãi trên thế giới vào tính toán trường nhiệt độ, độ

ẩm cho khu vực nghiên cứu cho kết quả khá chính xác, sai số quân phương với nhiệt

độ không vượt quá 1.3 0C đối với MODIS, và 1.4

0C đối với NOAA, và với độ ẩm

không vượt quá 8.1% cho cả hai loại vệ tinh này. Như vậy hoàn toàn có khả năng ứng

dụng thuật toán này trong việc tính toán trường nhiệt, ẩm, để nội suy dữ liệu, bổ sung

các số liệu tại các vị trí không thể quan trắc được nhằm nâng cao mức độ chính xác

khi xây dựng bản đồ chuyên đề với tỷ lệ cao.

4. Tập bản đồ chuyên đề về các đặc trưng sương muối, tạo ra các sản phẩm cụ thể phục

vụ công tác quy hoạch và phát triển cà phê ở 2 tỉnh Sơn la và Điện Biên. Vùng an

toàn trồng cà phê ở tỉnh Sơn La và Điện Biên với đai cao dưới 800 mét. Tổng số diện

tích an toàn cho cà phê ở tỉnh Sơn La là 3688,7 km2 và tỉnh Điện Biên là: 2297,1 km

2.

Kiến nghị:

1. Các kết quả nghiên cứu về sương muối có thể được tham khảo trong quá trình qui hoạch

phát triển cây cà phê ở 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên. Bản đồ mức độ khắc nghiệt của

sương muối chủ yếu chủ yếu là sự ước lượng mức độ sương muối cho đại bộ phận đất

đai phổ biến trong từng đơn vị hành chính cấp huyện. Vì vậy, khi xác định các địa điểm

có thể phát triển cà phê cần có sự xem xét cụ thể điều kiện đất đai, địa mạo, cảnh quan,...

Page 21: Nghiên cứu đánh giá khả năng xuất hiệnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9306/1/01050000486.pdf · nhiệt độ bề mặt, đổ ẩm không khí hỗ trợ xây

21

cũng như các điều kiện khí hậu thủy văn khác.

2. Các kết quả nghiên cứu của luận văn không những phục vụ trực tiếp cho việc qui

hoạch và phát triển cây cà phê mà còn có thể phục vụ cho việc chỉ đạo qui hoạch và sản

xuất các cây trồng khác ở 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên .

References

Tiếng Việt

1. 10TCN 84-87, Quy trình kỹ thuật trồng cà phê.

2. Phạm Quang Anh và nnk (1985), Hệ sinh thái cà phê Đắc Lắc, Báo cáo khoa học,

Trường Địa học Tổng hợp Hà Nội - Trường Đại học Tổng hợp Huế, 1985.

3. Lại Văn Chuyển, Vương Hải, Nguyễn Trọng Hiệu (1999), Điều tra khoanh vùng sương

muối gây hại cây cà phê tỉnh Sơn La, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu cấp tỉnh.

4. Nguyễn Duy Chinh (2009), Xây dựng cơ sở dự liệu và đánh giá tài nguyên khí hậu

phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Điện Biên, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu cấp

Bộ, Viện khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường.

5. http://www.thoitietnguyhiem.net/

6. Khí tượng học (1963), Nhà xuất bản Nha Khí tượng

7. Nguyễn Võ Linh (2005), Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật phát triển cà phê chè đạt

hiệu quả kinh tế cao, Đề tài cấp Nhà nước, mã số KC.06.19NN.

8. Nguyễn Sĩ Nghị, Trần An Phong (1996), Cây cà phê Việt Nam, Nhà xuất bản Nông

nghiệp.

9. Nguyễn Viết Phổ và nnk (1988), Báo cáo tổng kết "Chương trình độc lập cấp Nhà nước

42A", Tổng cục KKTV.

10. Dương Văn Khảm, Chu Minh Thu (2004), Ứng dụng ảnh vệ tinh TERRA-AQUAR

(MODIS) trong việc tính toán độ ẩm không khí, Hội nghị Khoa học Viện Khí tượng

Thủy văn lần thứ 8.

11. Dương Văn Khảm, Đỗ Thanh Tùng (2009), Ứng dụng ảnh vệ tinh MODIS trong tính

toán nhiệt độ lớp phủ bề mặt, Tạp chí Khí tượng Thủy văn.

12. Phan Văn Tân (2005), Phương pháp thống kê trong khí hậu, Nhà xuất bản Đại học

Quốc gia Hà Nội.

13. Nguyễn Ngọc Thạch (2005), Cơ sở viễn thám, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

14. Nguyễn Văn Viết (2010), Tài nguyên khí hậu nông nghiệp Việt Nam, NXB Nông

nghiệp.

Tiếng nƣớc ngoài

15. C. Domenikiotis1, M. Spiliotopoulos, E. Kanelou and N. R. Dalezios (2005), Frost Risk

Page 22: Nghiên cứu đánh giá khả năng xuất hiệnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9306/1/01050000486.pdf · nhiệt độ bề mặt, đổ ẩm không khí hỗ trợ xây

22

Mapping Using Satellite Data, University of Thessaly Volos, Greece.

16. Frost protection: fundamentals, practice, and economics, Copies of FAO

publications from Sales and Marketing Group - Information Division Food and

Agriculture Organization of the United Nations Viale delle Terme di Caracalla -

Rome, Italy.

17. G. Antolini, V. Marletto (2005), Frost mapping with NOAA- AVHRR data, Workshop

on climatic analysis and mapping for agriculture, Meteorological Service –

Enviromental Protection and Prevention Agency.

18. Lebedep A.N (1964), Cơ sở khoa học của toán đồ các yếu tố khí hậu, GGO tập 103

19. Shaohua Zhao, Qiming Qin, Yonghui Yang, Yujiu Xiong, Guoyu Qiu in Earth (2009),

Comparison of two split window methods forretrieving land surfacetemperature from

MODIS data. EarthSyst.Sci. 118, pp.345–353, No.4.

20. Star J. , Estes J. (1998), Geographic Information Systems on Introduction, prentice-

Hall, New Jersey.

21. Z. Li, H. Liu, L. Xu, J. Ding, and X. Deng (2008), Estimation of Total Atmospheric

Water Vapor Content Using MODIS Channels 31 and 32. Atmospheric Radiation &

Satellite Remote Sensing Lap.

22. W. Timothy Liu (1984), Remote sensing of near surface humidity over North Pacific.

IEEE trans, Geosci. Remote Sens.


Recommended