+ All Categories
Home > Documents > THÔNG TIN KHOA HỌC THÁNG 12 -...

THÔNG TIN KHOA HỌC THÁNG 12 -...

Date post: 31-Aug-2019
Category:
Upload: others
View: 2 times
Download: 0 times
Share this document with a friend
52
VIN CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG BANKING STRATEGY INSTITUTE (BSI); website: www.bsi.org.vn BẢN TIN ĐIỆN TNGHIÊN CU KHOA HC RESEARCH BULLETIN S12 - Tháng 12/2016 Volume: 12 Dec, 2016 LƯU HÀNH NỘI BTHÔNG TIN KHOA HC THÁNG 12 NGHIÊN CU QUC TTHÁNG 12 VIN CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG *** Bn tin phát hành định kvào ngày 10 hàng tháng, được gi trc tiếp qua email và đăng tải trên Cng thông tin khoa hc và công nghngành Ngân hàng: www.khoahocnganhang.org.vn *** Liên hEmail: [email protected] Khuyến cáo sdng: ® Bản tin này được tng hp tcác báo cáo, đề tài nghiên cu định khàng tháng liên quan đến lĩnh vực kinh tế tài chính ngân hàng ca các tchc quc tế WB, ADB, IMF, BIS và thông tin kết qunghiên cu của các đề tài cp nhà nước, cp ngành ca NHNN, các B, ngành TW ca Vit Nam, các thông tin Hi tho ca các Vin nghiên cứu, trường đại hc, n phm khoa hc ca các NXB có uy tín ti Vit Nam phù hp vi quy định pháp lut vbáo chí và bn quyn. ® Mọi quan điểm, ni dung trong Bản tin đều được dch hoc căn cứ vào thông tin khoa hc chính thng, chcó hàm ý cung cp thông tin tham kho mà không phn ánh ý kiến hay quan điểm ca Ban Biên tập cũng như của Viện CLNH. Người đọc chnên sdng Bn tin ni bnhư là thông tin tham kho. CHU TRÁCH NHIM XUT BN Triển vọng tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển Châu Á tiếp tục ổn định mặc dù dự báo trong năm 2016 về Triển vọng Phát triển Châu Á cập nhật gần đây đã giảm nhẹ mức tăng trưởng. Chi tiế t ADB Báo cáo b sung c a Báo cáo Tri n v ng Phát tri n Kinh t ế Châu Á: Các n n kinh t ế Châu Á phát tri n ổn đị nh trong b i c nh b t n toàn c u Khi cơ sở htng ca mt quc gia kém phát trin, chính phcần ưu tiên đầu tư vào cơ sở htầng trong nước hơn là cơ sở htng quc tế. Chi tiết ADB Thương mại, cơ sở htng và phát trin Cng hòa Nhân dân Trung hoa (PRC) đang trải qua những thay đổi vcu trúc và chu kđối vi các hoạt động kinh tế ti Trung Quốc và các nước khác trên thế gii. Chi tiết ADB Thay đổi cu trúc và qun trtăng trưởng kinh tế ti Cng hòa Dân chNhân dân Trung hoa: Cng hòa Dân chNhân dân Trung Hoa đang ở vtrí giao điểm của hai giai đoạn phát trin kinh tế..Chi tiết ADB Hai giai đoạn ca phát trin kinh tế Liệu các quy định liên quan ti hoạt động cho vay nhà nhằm đảm bảo an toàn vĩ mô có tác động ti hoạt động cho vay thương mại?. Chi tiết BIS Bđệm vốn ngược chu kvà cu trúc tín dng ngân hàng Bài viết này phân tích din biến nxu ca n Độ trong mt chu kkinh tế. Chi tiết BIS Tín dng ngân hàng và chất lượng tín dụng: Trường hp ca Ấn Độ Hiu ng lan ta ca chính sách tin tphi truyn thng ca Mlên thtrường tín dng Châu Á là rt lớn nhưng có sự khác nhau tùy thuc vào loi n, mục đích của khon nvà điều khon ca các khon vay. Chi tiết ADB Hiu ng lan ta ca chính sách tin tphi truyn thng ca Mti các quc gia Châu Á mi ni: kênh cho vay ngân hàng Sphc hi liên tục nhưng èo uột ca kinh tế toàn cầu, tăng trưởng thương mại ca khu vc Châu Á và Thái Bình Dương tiếp tc gim sâu so với tăng trưởng tng sn phẩm trong nước. Chi tiết ADB Báo cáo hi nhp kinh tế Châu Á năm 2016
Transcript

VIỆN CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG – BANKING STRATEGY INSTITUTE (BSI); website: www.bsi.org.vn

BẢN TIN ĐIỆN TỬ

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC RESEARCH BULLETIN

Số 12 - Tháng 12/2016 Volume: 12 – Dec, 2016

LƯU HÀNH NỘI BỘ

THÔNG TIN KHOA HỌC THÁNG 12

NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ THÁNG 12

VIỆN CHIẾN LƯỢC

NGÂN HÀNG

*** Bản tin phát hành định kỳ vào

ngày 10 hàng tháng,

được gửi trực tiếp qua email và

đăng tải trên Cổng thông tin

khoa học và công nghệ ngành

Ngân hàng:

www.khoahocnganhang.org.vn

***

Liên hệ Email: [email protected]

Khuyến cáo sử dụng:

® Bản tin này được tổng hợp từ

các báo cáo, đề tài nghiên cứu

định kỳ hàng tháng liên quan đến

lĩnh vực kinh tế tài chính – ngân

hàng của các tổ chức quốc tế WB,

ADB, IMF, BIS và thông tin kết

quả nghiên cứu của các đề tài cấp

nhà nước, cấp ngành của NHNN,

các Bộ, ngành TW của Việt Nam,

các thông tin Hội thảo của các

Viện nghiên cứu, trường đại học,

ấn phẩm khoa học của các NXB

có uy tín tại Việt Nam phù hợp với

quy định pháp luật về báo chí và

bản quyển.

® Mọi quan điểm, nội dung

trong Bản tin đều được dịch hoặc

căn cứ vào thông tin khoa học

chính thống, chỉ có hàm ý cung

cấp thông tin tham khảo mà không

phản ánh ý kiến hay quan điểm

của Ban Biên tập cũng như của

Viện CLNH. Người đọc chỉ nên

sử dụng Bản tin nội bộ như là

thông tin tham khảo.

CHỊU TRÁCH NHIỆM

XUẤT BẢN

Triển vọng tăng trưởng kinh tế của các quốc gia

đang phát triển Châu Á tiếp tục ổn định mặc dù

dự báo trong năm 2016 về Triển vọng Phát triển

Châu Á cập nhật gần đây đã giảm nhẹ mức tăng

trưởng. Chi tiêt

ADB

Báo cáo bổ sung của Báo cáo Triển vọng Phát

triển Kinh tế Châu Á: Các nền kinh tế Châu Á

phát triển ổn định trong bối cảnh bất ổn toàn cầu

Khi cơ sở hạ tầng của một quốc gia kém phát

triển, chính phủ cần ưu tiên đầu tư vào cơ sở hạ

tầng trong nước hơn là cơ sở hạ tầng quốc tế. Chi

tiết

ADB

Thương mại, cơ sở hạ tầng và phát

triển

Cộng hòa Nhân dân Trung hoa (PRC) đang trải

qua những thay đổi về cấu trúc và chu kỳ đối với

các hoạt động kinh tế tại Trung Quốc và các nước

khác trên thế giới. Chi tiết

ADB

Thay đổi cấu trúc và quản trị tăng

trưởng kinh tế tại Cộng hòa Dân chủ

Nhân dân Trung hoa:

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa đang ở

vị trí giao điểm của hai giai đoạn phát triển kinh

tế..Chi tiết

ADB

Hai giai đoạn của phát triển kinh tế

Liệu các quy định liên quan tới hoạt động cho

vay nhà ở nhằm đảm bảo an toàn vĩ mô có tác

động tới hoạt động cho vay thương mại?. Chi tiết

BIS

Bộ đệm vốn ngược chu kỳ và cấu trúc

tín dụng ngân hàng

Bài viết này phân tích diễn biến nợ xấu của Ấn

Độ trong một chu kỳ kinh tế. Chi tiết

BIS

Tín dụng ngân hàng và chất lượng tín

dụng: Trường hợp của Ấn Độ

Hiệu ứng lan tỏa của chính sách tiền tệ phi truyền

thống của Mỹ lên thị trường tín dụng Châu Á là

rất lớn nhưng có sự khác nhau tùy thuộc vào loại

nợ, mục đích của khoản nợ và điều khoản của các

khoản vay. Chi tiết

ADB

Hiệu ứng lan tỏa của chính sách tiền tệ

phi truyền thống của Mỹ tới các quốc

gia Châu Á mới nổi: kênh cho vay ngân

hàng

Sự phục hồi liên tục nhưng èo uột của kinh tế

toàn cầu, tăng trưởng thương mại của khu vực

Châu Á và Thái Bình Dương tiếp tục giảm sâu

so với tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước.

Chi tiết

ADB

Báo cáo hội nhập kinh tế Châu Á năm

2016

Nghiên cứu này trình bày mô hình cân bằng

tổng thể với một hệ thống ngân hàng động

(dynamic banking sector) nhằm xác định

lượng vốn pháp định tối ưu phụ thuộc vào

quy mô của ngân hàng (size-dependent bank

capital regulation). Chi tiết

BIS

Tính động trong hệ thống ngân

hàng và các quy định về vốn phụ

thuộc quy mô

Nghiên cứu này đánh giá cách việc cách sử

dụng một đồng tiền sẽ truyền dẫn cú sốc

chính sách tiền tệ trong hệ thống ngân hàng

toàn cầu như thế nào. Chi tiết

Nợ ròng hay tổng nợ có ảnh hưởng tới chênh

lệch lãi suất dài hạn của các quốc gia ở các

thị trường mới nổi là một nội dung quan

trọng để hiểu được tác động của các quyết

định quản trị tài sản nợ - có lên chi phí đi

vay. Chi tiết

Nghiên cứu này thảo luận về bản chất của

chu kỳ tài chính, giám sát chu kỳ tài chính

và các tác động kinh tế của giai đoạn bùng

nổ và suy thoái. Chi tiết

BIS

Khả năng phục hồi của nền kinh tế:

góc nhìn tài chính

BIS

Kinh tế vĩ mô của vốn ngân hàng và

các quy định thanh khoản

Chúng tôi nghiên cứu cơ chế truyền tải các

quy định về thanh khoản và vốn cũng như

tác động của chúng lên nền kinh tế và phúc

lợi xã hội. Chi tiết

BIS

FED có tác động tới tính dễ bị tổn

thương của hệ thống liên ngân hàng

trước các rủi ro lan truyền?

Dựa trên nghiên cứu lý thuyết về thị trường

liên ngân hang nhăm đánh giá ảnh hưởng

của FED lên khả năng phục hồi của hệ thống

với các cú sốc tới khả năng thanh toán cũng

như khả năng lan truyền của các cú sốc này.

Chi tiết

IMF

Biến động nợ công và khả năng tiếp

cận thị trường

Nghiên cứu chỉ ra rằng, đối với các thị

trường mới nổi, sự biến động của tỷ lệ nợ

đóng vai trò quan trọng quyết định khả năng

tiếp cận thị trường. Chi tiết

IMF

Tổng nợ hay nợ ròng quyết định tới

chênh lệch lãi suất trên các thị

trường mới nổi?

Nghiên cứu cung cấp cả chỉ số tổng hợp

phản ánh độ mở của tài khoản vốn nói chung

và phân tách theo từng cấu phần của dòng

vốn nói riêng. Chi tiết

Liệu việc già hóa dân số và gần đây hơn là

tình trạng suy giảm dân số có đang kìm hãm

các nỗ lực tăng trưởng kinh tế và chống

giảm phát của Nhật Bản? Chi tiết

IMF

Tác động của nhân khẩu học lên

năng suất và lạm phát tại Nhật Bản

IMF

Tác động của già hóa lực lượng lao

động lên năng suất lao động của

Châu Âu

Sự già hóa khiến tăng trưởng năng suất

giảm, chủ yếu thông qua tác động tiêu cực

lên tăng trưởng nhân tố tổng hợp TFP với dự

báo trong hai thập kỷ tiếp theo là tăng trưởng

TFP sẽ giảm khoảng 0,2 điểm phần

trăm/năm. Chi tiết

IMF

Cơ chế điều chỉnh tự động trong hệ

thống hưu trí châu Á?

Cơ chế điều chỉnh tự động (AAM) đã được

đưa ra tại nhiều nước OECD để đối phó với

tình trạng suy giảm bền vững tài chính của

các hệ thống hưu trí công.. Chi tiết

Nghiên cứu đánh giá mối quan hệ giữa

luồng vốn vào và tăng trưởng công nghiệp ở

22 quốc gia mới nổi từ năm 1998 đến 2010.

Kết quả có sự khác biệt giữa giai đoạn trước

khủng hoảng từ 1998 đến 2007 và sau khủng

hoảng. Chi tiết

BIS

Truyền dẫn chính sách tiền tệ quốc

tế qua kênh cho vay ngân hàng đối

với các loại tiền khác nhau

IMF

Tác động đến nền kinh tế thực của

luồng vốn vào các thị trường mới

nổi

IMF

Độ mở tài khoản vốn tại các quốc

gia đang phát triển có thu nhập

thấp: Bằng chứng từ một cơ sở dữ

liệu mới

WB

Tỷ giá linh hoạt và tác động của

kiều hối lên tăng trưởng kinh tế

Bài viết này nghiên cứu câu hỏi rằng liệu

chính sách tỷ giá hối đoái ảnh hưởng như thế

nào đến tác động của kiều hối lên tăng

trưởng kinh tế ở các quốc gia nhận kiều hối.

Chi tiết

HỘI THẢO: “ĐIỀU TRA THỐNG KÊ TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG”. (CHI TIẾT)

PHÂN CẤP TÀI CHÍNH VÀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH

ĐỊA PHƯƠNG TẠI VIỆT NAM PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM

Từ năm 1975, Việt Nam từng bước phân cấp trách nhiệm tài chính về cho các chính quyền địa

phương. Nghiên cứu này nhằm hai mục đích: (i) chỉ ra khuôn khổ thể chế hiện hành về các mối quan

hệ tài khóa giữa các chính quyền địa phương tại Việt Nam, và (ii) đánh giá thực nghiệm về tính bền

vững của các khoản nợ của các chính quyền địa phương tại Việt Nam. Các phân tích thực nghiệm sử

dụng hai phương pháp ước lượng: (i) phương pháp bình phương nhỏ nhất đã hiệu chỉnh (OSL) để ước

lượng các mối tương quan dài hạn giữa các phương trình đồng tích hợp, bao gồm các véc tơ của các biến

đồng tích hợp và các biến động ngẫu nhiên của các biến giải thích; và (ii) các phương trình phản ứng tài

khóa ở cấp tỉnh, dựa trên mô hình của Bohn (2008). Kết quả thực nghiệm cho thấy mức thâm hụt ngân

sách được duy trì bền vững ở cấp địa phương. Chi tiết

NGHIÊN CỨU

CHUYÊN SÂU

THÁNG 12

ẤN PHẨM KHOA HỌC TRONG THÁNG 12

ĐÓN ĐẦU XU HƯỚNG. (Chi tiết)

TỪNG LÀ BÁ CHỦ. (Chi tiết)

QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG NGÂN HÀNG. (Chi tiết)

HỘI THẢO KHOA HỌC TRONG THÁNG 12

TỌA ĐÀM VỀ TÀI TRỢ CƠ SỞ HẠ TẦNG CHẤT

LƯỢNG CHO ĐẦU TƯ DÀI HẠN VÀ HUY ĐỘNG

VỐN TỪ KHU VỰC TƯ NHÂN. (Chi tiết)

HỘI THẢO “QUYỀN XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM

CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG”. (Chi tiết)

HỘI THẢO “TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI

KHOÁ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ”. (Chi tiết)

NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC THÁNG 12

THÔNG TIN

ĐỀ TÀI

TRONG

NƯỚC

CƠ SỞ SỬ DỤNG HẠN MỨC TÍN DỤNG TRONG ĐIỀU

HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ

NƯỚC VIỆT NAM. (Chi tiết)

Chủ nhiệm: GS.TS. Nguyễn Văn Tiến,

Trưởng Khoa Kinh doanh Quốc tế,

Học viện Ngân hàng

Mã số: DTNH.02/2015

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 1

BẢN TIN NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ

1. Hiệu ứng lan tỏa của chính sách tiền tệ phi truyền thống của Mỹ tới các quốc gia Châu Á

mới nổi: kênh cho vay ngân hang (Spillovers of the United States’ Unconventional Monetary

Policy to Emerging Asia: The Bank Lending Channel)

Nguồn: ADB

Tác giả: Xu; Ying; La & Hai Anh

Ngày xuất bản: 05/12/2016

Hiệu ứng lan tỏa của chính sách tiền tệ phi truyền thống của Mỹ lên thị trường tín dụng

Châu Á là rất lớn nhưng có sự khác nhau tùy thuộc vào loại nợ, mục đích của khoản nợ và điều

khoản của các khoản vay. Nghiên cứu này đánh giá tác động lan tỏa của chính sách tiền tệ phi

truyền thống của Mỹ (ví dụ, các chương trình nới lỏng định lượng được áp dụng trong khoảng

thời gian từ năm 2008 đến năm 2014) lên thị trường tín dụng Châu Á. Tập trung vào cho vay

ngân hàng xuyên biên giới, chúng tôi sử dụng dữ liệu khoản cho vay ở cấp độ doanh nghiệp đối

với thị trường cho vay hợp vốn và đo lường kênh cho vay của ngân hàng quốc tế thông qua

những thay đổi trong các khoản nợ bằng đồng đô la Mỹ được mở rộng sang những người đi vay

tại Châu Á. Chúng tôi nhận thấy tăng trưởng của tín dụng bằng đồng đô la tại Châu Á đã tăng

lên đáng kể để phản ứng với chính sách nới lỏng định lượng trên thị trường tài chính Mỹ. Các

kết của nghiên cứu này đã xác nhận sự tồn tại của kênh cho vay ngân hàng tại Châu Á và nhấn

mạnh vai trò của các dòng tín dụng trong việc truyền dẫn các điều kiện tài chính. Nghiên cứu

cũng cung cấp những bằng chứng mới về hiệu ứng lan tỏa thanh khoản xuyên biên giới trong

thị trường cho vay hợp vốn. Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng hiệu ứng lan tỏa tổng quát là rất

lớn nhưng có sự khác biệt đáng kể tại Châu Á khi xét trên loại hình của doanh nghiệp đi vay,

mục đích tài trợ và các điều khoản tín dụng tại những giai đoạn khác nhau của chương trình nới

lỏng định lượng. Nghiên cứu kết luận bằng một cuộc thảo luận về các ngụ ý chính sách cho khu

vực trên.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

2. Báo cáo hội nhập kinh tế Châu Á năm 2016 (Asian Economic Integration Report 2016)

Nguồn: ADB

Tác giả:

Ngày xuất bản: 05/12/2016

Với sự phục hồi liên tục nhưng èo uột của kinh tế toàn cầu, tăng trưởng thương mại của

khu vực Châu Á và Thái Bình Dương đã giảm tốc trong năm 2015, tiếp tục giảm sâu so với

tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước. Tăng trưởng thương mại Châu Á tính theo kim ngạch

đã giảm 2.3% trong năm 2015, dưới mức 2.7% tăng trưởng của thương mại toàn cầu, và giảm

xuống thấp hơn đáng kể so với tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của khu vực là

5.3%. Kim ngạch xuất khẩu cảu các quốc gia đang phát triển Châu Á tăng 3.0% trong năm

2015, tương đương với các nền kinh tế phát triển. Nhưng nhập khẩu chỉ tăng trưởng một lượng

ít ỏi 1.7% so với mức 4.5% của các nước phát triển. Hội nhập tài chính tiếp tục gia tăng dần

trong khu vực nhưng còn kém xa so với hội nhập thương mại. Với việc mở cửa tài chính nhiều

hơn, danh mục đầu tư xuyên biên giới của Châu Á và các yêu cầu bồi thường của ngân hàng đã

tăng lên từ 3 tỷ đô la Mỹ trong năm 2001 lên 11 tỷ đô la Mỹ năm 2015. Tuy nhiên, tỷ trọng của

Châu Á trong danh mục đầu tư xuyên biên giới toàn cầu và các yêu cầu bồi thường của ngân

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 2

hàng trên toàn cầu vẫn chỉ được duy trì ở mức nhỏ 16.2% trong năm 2015, tăng nhẹ so với mức

14.1% trong năm 2001.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

3. Báo cáo bổ sung của Báo cáo Triển vọng Phát triển Kinh tế Châu Á: Các nền kinh tế

Châu Á phát triển ổn định trong bối cảnh bất ổn toàn cầu (Asian Development Outlook

Supplement: Asia's Economies Steady Despite Global Uncertainty)

Nguồn: ADB

Tác giả:

Ngày xuất bản: 13/12/2016

Triển vọng tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển Châu Á tiếp tục ổn định

mặc dù dự báo trong năm 2016 về Triển vọng Phát triển Châu Á cập nhật gần đây đã giảm

nhẹ mức tăng trưởng. Khu vực này hiện đang được dự kiến sẽ tăng trưởng thêm 5.6% trong

năm nay, hay 0.1 điểm phần trăm lãi suất được dự báo trong Triển vọng Kinh tế Châu Á 2016

cập nhật, như tăng trưởng chậm lại tại Ấn Độ, một trong những nền kinh tế lớn nhất của khu

vực. Tăng trưởng kinh tế được dự báo lại là 5.7% trong năm 2017. Đối với các tiểu vùng, dự

báo tăng trưởng kinh tế được điều chỉnh giảm nhẹ đối với Nam Á trong năm 2016 và Thái

Bình Dương trong năm 2017. Dự báo tăng trưởng kết hợp đối với các nền kinh tế công nghiệp

chủ chốt – như Hoa Kỳ, khu vực đồng euro, và Nhật Bản – được điều chỉnh tăng từ những

dự báo cập nhật trước đó như kết quả quý thứ ba ở Mỹ và khu vực đồng euro đã được chứng

tỏ là mạnh hơn so với dự kiến. Tăng trưởng tiêu dùng mạnh mẽ đã hỗ trợ nền kinh tế Mỹ,

trong khi đó chính sách tiền tệ hỗ trợ và thị trường lao động được cải thiện đã thúc đẩy tăng

trưởng mạnh mẽ ở khu vực đồng euro. Mặc dù đồng yên mạnh hơn, khu vực bên ngoài vẫn

dẫn dắt việc mở rộng kinh tế tại Nhật Bản.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

4. Thương mại, cơ sở hạ tầng và phát triển (Trade, Infrastructure, and Development)

Nguồn: ADB

Tác giả: Olarreaga & Marcelo

Ngày xuất bản: 20/12/2016

Khi cơ sở hạ tầng của một quốc gia kém phát triển, chính phủ cần ưu tiên đầu tư vào cơ

sở hạ tầng trong nước hơn là cơ sở hạ tầng quốc tế. Nghiên cứu này khảo sát những nghiên

cứu về thương mại và phát triển, đặc biệt về những nhân tố bổ trợ liên quan đến cơ sở hạ tầng

thương mại. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng, trung bình, thương mại là động lực

của tăng trưởng, nhưng mối quan hệ này không đồng nhất giữa các quốc gia. Mặc dù nghiên

cứu thực nghiệm cho thấy các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng phần cứng và phần mềm có

một tác động rõ ràng và tích cực đến dòng chảy thương mại, lý thuyết cho thấy cần ưu tiên

vào đầu tư trong nước hơn là đầu tư vào các cơ sở hạ tầng quốc tế đối với các nước có cơ sở

hạ tầng quốc gia tương đối nghèo nàn. Nghiên cứu cũng đưa ra các dữ liệu bổ trợ để chứng

minh nhận định này.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

5. Thay đổi cấu trúc và quản trị tăng trưởng kinh tế tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 3

hoa: những gợi ý cho phát triển Châu Á và xa hơn (Structural Change and Moderating

Growth in the People’s Republic of China: Implications for Developing Asia and Beyond)

Nguồn: ADB

Tác giả:

Ngày xuất bản: 20/12/2016

Cộng hòa Nhân dân Trung hoa (PRC) đang trải qua những thay đổi về cấu trúc và chu kỳ

đối với các hoạt động kinh tế tại Trung Quốc và các nước khác trên thế giới. Báo cáo này

đánh giá tác động của những thay đổi trên các vùng còn lại trong khu vực và trên thế giới,

xem xét cẩn thận các kênh truyền dẫn khác nhau bao gồm kênh giá cả hàng hóa, kênh thương

mại và kênh sản xuất. Tăng trưởng liên tục và cầm chừng của Trung Quốc có thể làm mất

một phần ba điểm phần trăm tăng trưởng một năm đối với các nước đang phát triển còn lại

tại Châu Á trong hai năm qua. Những thay đổi trong hoạt động kinh tế của Trung Quốc tác

động đáng kể lên giá cả hàng hóa, nhưng tác động ước tính là khác nhau tùy theo loại hàng

hóa. Báo cáo này thảo luận cách thức các nhà hoạch định chính sách tại các nước Châu Á

đang phát triển phản ứng lại trước những thách thức và cơ hội do những thay đổi này mang

lại.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

6. Hai giai đoạn của phát triển kinh tế (Two Stages of Economic Development)

Nguồn: ADB

Tác giả: Gong & Gang

Ngày xuất bản: 29/12/2016

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa đang ở vị trí giao điểm của hai giai đoạn phát

triển kinh tế. Nhóm nghiên cứu nhận thấy tiến trình phát triển của một quốc gia kém phát

triển có thể được chia thành hai giai đoạn, trong đó thể hiện tính chất khác biệt đáng kể trong

một số lĩnh vực như các nguồn lực mang tính cơ cấu, phương thức sản xuất, phân phối thu

nhập và các nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hai giai đoạn của tăng trưởng kinh tế đã

được ghi nhận trong lý thuyết tăng trưởng của kinh tế vĩ mô và các học thuyết khác nhau về

“bước ngoặt” trong kinh tế phát triển, bao gồm cả lý thuyết nền kinh tế kép của Lewis, đường

cong Kuznets và bẫy thu nhập trung bình. Một mô hình kinh tế vĩ mô động được xây dựng

để mô phỏng các quá trình phát triển và đã cho thấy có hai giai đoạn phát triển. Sử dụng lý

thuyết hai giai đoạn của phát triển kinh tế, nhóm nghiên cứu thấy rằng nền kinh tế Trung

Quốc hiện nay đang ở vị trí giao điểm của giai đoạn đầu và giai đoạn thứ hai.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

7. Bộ đệm vốn ngược chu kỳ và cấu trúc tín dụng ngân hàng (The countercyclical capital

buffer and the composition of bank lending)

Nguồn: BIS

Tác giả: Raphael Auer & Steven Ongena

Ngày xuất bản: 12/06/2016

Liệu các quy định liên quan tới hoạt động cho vay nhà ở nhằm đảm bảo an toàn vĩ mô có

tác động tới hoạt động cho vay thương mại? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi xác định những

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 4

thay đổi trong cấu trúc nguồn cung cấp tín dụng của các ngân hàng qua các biến động trong các

khoản vay mua nhà. Các khoản vay này cần thêm một lượng vốn dự phòng bổ sung (extra

capital requirements) theo các quy định về bộ đệm vốn ngược chu kỳ (countercyclical capital

buffer) được áp dụng tại Thụy Sỹ vào năm 2012. Chúng tôi cho rằng việc áp dụng các quy định

của bộ đệm vốn ngược chu kỳ đã giúp các khoản vay thương mại đạt mức tăng trưởng cao hơn,

đặc biệt là các khoản cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và hiện tượng này không liên quan

đến các điều kiện trong thị trường nhà ở trong khu vực. Các mức lãi suất và phí tính vào các

doanh nghiệp này cũng tăng lên. Chúng tôi đưa những hiện tượng này trong một mô hình bao

gồm cả tài sản thế chấp của tư nhân, doanh nghiệp. Khả năng thay thế hoàn hảo tương ứng giữa

tín dụng tư nhân và thương mại có thể là nguyên nhân dẫn tới những thay đổi cấu trúc chúng

tôi đã phát hiện.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

8. Tín dụng ngân hàng và chất lượng tín dụng: Trường hợp của Ấn Độ (Bank lending and

loan quality: the case of India)

Nguồn: BIS

Tác giả: Pallavi Chavan & Leonardo Gambacorta

Ngày xuất bản: 16/12/2016

Bài viết này phân tích diễn biến nợ xấu của Ấn Độ trong một chu kỳ kinh tế. Kết quả nghiên

cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng 1 điểm phần trăm sẽ khiến tỷ lệ nợ xấu tăng 4,3%

trong dài hạn, tác động này sẽ mạnh hơn trong giai đoạn nền kinh tế được mở rộng. Bên cạnh

đó, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng cũng rất nhạy cảm với môi trường lãi suất và tăng trưởng

chung của nền kinh tế. Mặc dù có sự khác biệt trong cơ cấu quản lý và quản trị nhưng vẫn tồn

tại một phản ứng chấp nhận rủi ro thuận chu kỳ với tăng trưởng tín dụng tại cả các ngân hàng

tư nhân và các ngân hàng cổ phần Nhà nước. Trong đó các ngân hàng tư nhân có phản ứng

mạnh hơn với những thay đổi trong điều kiện lãi suất và chu kỳ kinh doanh.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

9. Khả năng phục hồi của nền kinh tế: góc nhìn tài chính (Economic resilience: a financial

perspective)

Nguồn: BIS

Tác giả:

Ngày xuất bản: 16/12/2016

Một nền kinh tế vững mạnh có khả năng hấp thụ những cú sốc từ bên ngoài và phục hồi

nhanh chóng. Tuy vậy, khả năng phục hồi này cũng chịu tác động bởi các chính sách có thể dẫn

đến sự mất cân bằng tài chính cũng như các chính sách giúp giảm thiểu tác động của các hiệu

chỉnh (các chính sách đối phó với chu kỳ tài chính). Nghiên cứu này thảo luận về bản chất của

chu kỳ tài chính, giám sát chu kỳ tài chính và các tác động kinh tế của giai đoạn bùng nổ và suy

thoái. Chúng tôi cho rằng việc thiết lập một khuôn khổ ổn định về cả vĩ mô và tài chính là điều

cần thiết, trong đó chiếm cả các khía cạnh của khả năng phục hồi. Trong khuôn khổ này, các

chính sách bảo đảm an toàn vĩ mô, chính sách tiền tệ và chính sách tài chính bổ sung cho nhau,

tương trợ lẫn nhau một cách có hệ thống nhằm đối phó với chu kỳ tài chính.

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 5

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

10. Kinh tế vĩ mô của vốn ngân hàng và các quy định thanh khoản (Macroeconomics of bank

capital and liquidity regulations)

Nguồn: BIS

Tác giả: Frederic Boissay & Fabrice Collard

Ngày xuất bản: 19/12/2016

Chúng tôi nghiên cứu cơ chế truyền tải các quy định về thanh khoản và vốn cũng như tác

động của chúng lên nền kinh tế và phúc lợi xã hội. Chúng tôi đề xuất một mô hình kinh tế vĩ

mô, trong đó nhà điều hành phải đối mặt với một số đánh đổi (trade-off). Một mặt, các quy định

ngân hàng có thể làm giảm tổng cung tín dụng. Mặt khác, các quy định này lại thúc đẩy quá

trình phân bổ tín dụng một cách hiệu quả hơn. Theo đó, trong một nền kinh tế có nhưng quy

định điều hành chặt chẽ, lượng tín dụng được cung cấp sẽ ít hơn nhưng hiệu quả hơn. Dựa trên

một phiên bản của mô hình đã hiệu chuẩn cho dữ liệu của Mỹ, chúng tôi cho rằng các quy định

về thanh khoản và vốn là điều cần thiết, và phải được thiết lập ở mức tương đối cao. Các quy

định này cũng có vai trò bổ sung và hỗ trợ nhau, ngoại trừ trường hợp tài sản thanh khoản trở

nên khan hiếm. Phân tích của chúng tôi do đó cung cấp thêm luận cứ cho cách tiếp cận "nhiều

chỉ số" trong khuôn khổ Basel III.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

11. Liệu Cục dự trữ Liên bang có tác động tới tính dễ bị tổn thương của hệ thống liên ngân

hàng trước các rủi ro lan truyền? (Did the founding of the Federal Reserve affect the

vulnerability of the interbank system to contagion risk?)

Nguồn: BIS

Tác giả: Mark A Carlson & David C Wheelock

Ngày xuất bản: 21/12/2016

Do những quy định pháp lý nhằm hạn chế mở rộng chi nhánh ngân hàng, một hệ thống liên

ngân hàng đã được xây dựng và phát triển tại Hoa Kỳ trong thế kỷ 19 để tạo điều kiện thanh

toán liên vùng và đáp ứng các nhu cầu về thanh khoản và tín dụng. Những khoản tiền lớn đã

được chuyển qua hệ thống liên ngân hàng để đáp ứng các nhu cầu theo mùa vụ và nhu cầu khác,

tuy nhiên hệ thống cũng lan truyền những cú sốc trong cơn hoảng loạn ngân hàng (banking

panic). Do vậy, Cục Dự trữ Liên bang được thành lập vào năm 1914 nhằm giảm sự phụ thuộc

vào thị trường liên ngân hàng và sửa chữa các khuyết tật gây ra sự mất ổn định hệ thống ngân

hàng. Dựa trên nghiên cứu lý thuyết gần đây về thị trường liên ngân hàng, chúng tôi đánh giá

ảnh hưởng của FED lên khả năng phục hồi của hệ thống với các cú sốc tới khả năng thanh toán

(solvency) và cú sốc thanh khoản cũng như khả năng lan truyền của các cú sốc này. Kết quả

nghiên cứu cho thấy hệ thống liên ngân hàng đã trở nên vững hơn trước các cú sốc về khả năng

thanh toán, nhưng lại kém vững đối với các cú sốc thanh khoản do các ngân hàng giảm mạnh

thanh khoản của họ sau khi thành lập của FED. Phản ứng của ngành ngân hàng đã minh họa

cho hiện tượng thành lập cơ quan đóng vai trò "người cho vay cuối cùng" lại có thể làm thay

đổi hành vi của cá nhân theo cách không mong muốn

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 6

12. Tính động trong hệ thống ngân hàng và các quy định về vốn phụ thuộc quy mô (Banking

industry dynamics and size-dependent capital regulation)

Nguồn: BIS

Tác giả: Tirupam Goel

Ngày xuất bản: 21/12/2016

Nghiên cứu này trình bày mô hình cân bằng tổng thể với một hệ thống ngân hàng động

(dynamic banking sector) nhằm xác định lượng vốn pháp định tối ưu phụ thuộc vào quy mô của

ngân hàng (size-dependent bank capital regulation). Lựa chọn về tỷ lệ đòn bẩy của ngân hàng

phụ thuộc vào mức độ đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro: tỷ lệ đòn bẩy cao giúp tăng lợi nhuận

kỳ vọng trên vốn nhưng cũng làm tăng phương sai và nguy cơ đổ vỡ ngân hàng. Một thị trường

tài chính không hoàn hảo ngụ ý rằng các lựa chọn về tỷ lệ đòn bẩy của ngân hàng là không hiệu

quả về mặt xã hội, do vậy việc áp dụng quy định về tỷ lệ vốn pháp định tối ưu, nhằm tạo một

mức trần lên tỷ lệ đòn bẩy điều là cần thiết. Quy định này sẽ khắt khe hơn so với các tiêu chuẩn

trước khủng hoảng. Đồng thời, mức vốn pháp định tối ưu cũng được tính riêng cho từng ngân

hàng, và sẽ chặt chẽ hơn đối với các ngân hàng lớn so với ngân hàng nhỏ bởi ba lý do sau. Thứ

nhất, việc cho phép các ngân hàng nhỏ có mức đòn bẩy cao hơn sẽ giúp các ngân hàng này phát

triển nhanh hơn, qua đó tạo ra hiệu ứng tăng trưởng. Thứ hai, mặc dù đòn bẩy tại các ngân hàng

nhỏ cao hơn sẽ dẫn tới tỷ lệ thoát (exit rate) cao, nhưng tỷ lệ này đều rơi vào các ngân hàng

kém hiệu quả, qua đó tạo ra hiệu ứng làm sạch (cleansing effect). Thứ ba, việc đổ vỡ tại các

ngân hàng lớn sẽ tốn nhiều chi phí hơn, do các ngân hàng này luôn hoạt động hiệu quả hơn tại

trạng thái cân bằng và đóng vai trò trung chuyển nhiều vốn hơn trong nền kinh tế. Do đó, quy

định chặt chẽ hơn đối với các ngân hàng lớn giúp giảm rủi ro đổ vỡ, qua đó tạo ra hiệu ứng ổn

định. Mô hình được hiệu chỉnh trong nghiên cứu này đã xác định một số trạng thái dừng (steady

state) khác nhau cho hệ thống ngân hàng tại Hoa Kỳ, qua đó cung cấp thêm căn cứ hỗ trợ chung

cho các khuôn khổ Basel III.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

13. Truyền dẫn chính sách tiền tệ quốc tế qua kênh cho vay ngân hàng đối với các loại tiền

khác nhau (The currency dimension of the bank lending channel in international monetary

transmission)

Nguồn: BIS

Tác giả: Előd Takáts & Judit Temesvary

Ngày xuất bản: 29/12/2016

Nghiên cứu này đánh giá cách việc cách sử dụng một đồng tiền sẽ truyền dẫn cú sốc chính

sách tiền tệ trong hệ thống ngân hàng toàn cầu như thế nào. Chúng tôi sử dụng dữ liệu mới về

cho vay xuyên biên giới song phương của 27 hệ thống báo cáo tín dụng ngân hàng trực thuộc

ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) tại hơn 50 quốc gia, được chia theo loại tiền tệ (USD, EUR

và JPY). Chúng tôi phát hiện ra 3 vấn đề chính. Thứ nhất, cú sốc chính sách tiền tệ của một loại

tiền tệ bất kỳ sẽ có tác động đáng kể tới hoạt động cho vay xuyên biên giới bằng đồng tiền đó,

ngay cả khi quốc gia đi vay và cho vay đều không sử dụng đồng tiền đó làm đồng tiền chính

thức của họ. Thứ hai, kênh truyền dẫn này hoạt động chủ yếu thông qua cho vay phi ngân hàng.

Thứ ba, kênh truyền dẫn này hoạt động tương tự nhau đối với cả ba loại tiền tệ trên, qua đó cho

thấy việc truyền dẫn cú sốc thanh khoản qua kênh cho vay ngân hàng xuyên biên giới không

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 7

phải là hiện tượng đặc biệt đối với riêng USD

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

14. Tác động đến nền kinh tế thực của luồng vốn vào các thị trường mới nổi (Real Effects

of Capital Inflows in Emerging Markets)

Nguồn: IMF

Tác giả: Ms. Deniz O Igan; Ali M. Kutan & Ali Mirzae

Ngày xuất bản: 06/12/2016

Nghiên cứu đánh giá mối quan hệ giữa luồng vốn vào và tăng trưởng công nghiệp ở 22

quốc gia mới nổi từ năm 1998 đến 2010. Tác giả dự đoán quốc gia càng tiếp nhận vốn vào

nhiều để tăng trưởng nhanh thì các ngành công nghiệp của quốc gia đó càng phụ thuộc vào

nguồn tài chính nước ngoài. Điều này thực sự đúng trong giai đoạn trước khủng hoảng từ

1998 đến 2007 khi luồng vốn vào chủ yếu là vốn vay chứ không phải vốn chủ sở hữu. Tác

giả cũng quan sát thấy mức biến động tăng trưởng kinh tế cũng được thu hẹp cùng với luồng

vốn chủ sở hữu vào chứ không phải vốn vay. Tuy nhiên, mối quan hệ này bị phá vỡ khi cuộc

khủng hoảng xảy ra, cho thấy tầm quan trọng của một hệ thống tài chính toàn cầu không gián

đoạn đối với các thị trường mới nổi nhằm khai thác các lợi ích tăng trưởng của luồng vốn

vào. Đồng thời với quan sát này, tác giả cũng chỉ ra mối quan hệ giữa dòng vốn vào và tăng

trưởng sẽ mạnh hơn ở các quốc gia có hệ thống ngân hàng lành mạnh.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

15. Tổng nợ hay nợ ròng quyết định tới chênh lệch lãi suất trên các thị trường mới nổi?

(Does Gross or Net Debt Matter More for Emerging Market Spreads?)

Nguồn: IMF

Tác giả: Metodij Hadzi-Vaskov & Mr. Luca A Ricci

Ngày xuất bản: 22/12/2016

Liệu nợ ròng hay tổng nợ có ảnh hưởng tới chênh lệch lãi suất dài hạn của các quốc gia ở

các thị trường mới nổi? Đây là một nội dung quan trọng để có thể hiểu được tác động của các

quyết định quản trị tài sản nợ - có (chẳng hạn như sử dụng tài sản để làm giảm nợ) lên chi phí

đi vay. Các tác giả tìm hiểu vấn đề này thông qua phân tích các dữ liệu của các nền kinh tế mới

nổi trong khoảng thời gian từ 1998 – 2014. Nghiên cứu phát hiện thấy cả tổng tài sản và tổng

nợ đều có tác động lớn tới lãi suất trái phiếu quốc gia tại các thị trường mới nổi, với các mức

tác động gần như bù trừ lẫn nhau. Do dó, việc sử dụng nợ ròng để đánh giá tác động của tình

trạng nợ nần lên chênh lệch lãi suất phù hợp hơn là sử dụng tổng nợ. Các kết quả thực nghiệm

cho thấy khi nợ ròng tăng lên thêm 10 điểm phần trăm GDP, thì chênh lệch lãi suất tăng lên

khoảng 100 – 120 điểm cơ bản và hiệu ứng này sẽ lớn hơn trong các thời kỳ mà quốc gia đang

gặp khó khăn. Các kết quả quan trọng từ nghiên cứu thực nghiệm này là hoàn toàn vững khi sử

dụng các định dạng thay thế và áp dụng với các phân nhóm nhỏ các nước khác nhau trong số

các nền kinh tế mới nổi.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

16. Biến động nợ công và khả năng tiếp cận thị trường (Lost and Found: Market Access and

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 8

Public Debt Dynamics)

Nguồn: IMF

Tác giả: Mr. Carlo Cottarelli; Andrea Presbitero & Antonio Bassanetti

Ngày xuất bản: 12/23/2016

Các nghiên cứu thực nghiệm về khủng hoảng nợ công chỉ ra rằng mức nợ công (được đo

bằng tỷ lệ so với GDP) là một biến quan trọng để dự đoán khả năng vỡ nợ và xác định khả

năng tiếp cận thị trường của quốc gia. Kết quả này đã dẫn tới việc sử dụng rộng rãi ngưỡng

nợ (theo từng quốc gia) để đánh giá tính bền vững của nợ. Nhóm tác giả cho rằng tỷ lệ nợ

trên GDP, được sử dụng để chứng minh trong các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm,

không phải là chỉ số tài chính duy nhất để đánh giá mối quan hệ phức tạp giữa nợ công và

khả năng vỡ nợ/tiếp cận thị trường. Đặc biệt, tác giả chỉ ra rằng, đối với các thị trường mới

nổi, sự biến động của tỷ lệ nợ đóng vai trò quan trọng quyết định khả năng tiếp cận thị trường.

Cụ thể, với mức độ nợ nhất định, tỷ lệ nợ giảm dần liên tục gắn liền với khả năng vỡ nợ/tổn

thất thị trường thấp và khả năng tái tiếp cận thị trường cao hơn một khi khả năng này đã bị

mất.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

17. Độ mở tài khoản vốn tại các quốc gia đang phát triển có thu nhập thấp: Bằng chứng từ

một cơ sở dữ liệu mới (Capital Account Openness in Low-income Developing Countries:

Evidence from a New Database)

Nguồn: IMF

Tác giả: Mrs. Sarwat Jahan & Daili Wang

Ngày xuất bản: 23/12/2016

Việc theo dõi và đánh giá thích đáng các biện pháp quản lý dòng vốn tại các quốc gia đã

được quan tâm đúng mức tuy nhiên vẫn còn rất ít nghiên cứu tập trung vào đối tượng các nước

đang phát triển thu nhập thấp (LIDCs). Trở ngại chủ yếu là do thiếu chỉ số thích hợp để đo

lường mức độ độ mở của tài khoản vốn và những thay đổi của nó theo thời gian. Khắc phục

tình trạng đó, nghiên cứu này đã xây dựng một chỉ số “theo hình thức” (de jure index) dựa trên

những thông tin tại báo cáo thường niên của IMF về Các thỏa thuận trao đổi và Hạn chế giao

dịch. Nó cung cấp cả chỉ số tổng hợp phản ánh độ mở của tài khoản vốn nói chung và phân tách

theo từng cấu phần của dòng vốn nói riêng. Hệ thống dữ liệu mới bao gồm 164 quốc gia với

thông tin về 12 loại tài sản trong giai đoạn 1996-2013. Chỉ số có độ bao quát rộng nhất đối với

các quốc gia LIDCs trong số tất cả các chỉ số hiện có và cung cấp chi tiết về độ mở của các loại

tài sản, hướng và hiện trạng của dòng vốn. Nghiên cứu cũng xem xét mối liên hệ giữa độ mở

tài khoản vốn về mặt hình thức với dòng vốn thực tế và chỉ ra các ứng dụng tiềm năng của cơ

sở dữ liệu này.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

18. Tác động của nhân khẩu học lên năng suất và lạm phát tại Nhật Bản (The Impact of

Demographics on Productivity and Inflation in Japan)

Nguồn: IMF

Tác giả: Mr. Niklas J Westelius & Yihan Liu

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 9

Ngày xuất bản: 08/12/2016

Liệu việc già hóa dân số và gần đây hơn là tình trạng suy giảm dân số có đang kìm hãm các

nỗ lực tăng trưởng kinh tế và chống giảm phát của Nhật Bản? Khai thác sự biến đổi nhân khẩu

học và kinh tế trong dữ liệu cấp tỉnh từ năm 1990 đến 2007, các tác giả nhận thấy thấy rằng tình

trạng già hóa của dân số trong độ tuổi lao động đã có tác động tiêu cực đáng kể lên năng suất

nhân tố tổng hợp. Hơn nữa, các tỉnh có tốc độ già hóa lớn hơn có mức lạm phát tổng thể thấp

hơn, trong khi các tỉnh có tốc độ tăng trưởng dân số cao hơn trải qua mức lạm phát cao hơn.

Các kết quả này hỗ trợ mạnh mẽ quan điểm cho rằng những biến động trong nhân khẩu học có

thể có một tác động không hề nhỏ lên năng suất nhân tố tổng hợp và áp lực giảm phát.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

19. Tác động của già hóa lực lượng lao động lên năng suất lao động của Châu Âu (The

Impact of Workforce Aging on European Productivity)

Nguồn: IMF

Tác giả: Mr. Shekhar Aiyar & Mr. Christian H Ebeke

Ngày xuất bản: 08/12/2016

Trong vài thập kỷ qua, phân bố lực lượng lao động theo độ tuổi của châu Âu đã chuyển dịch

sang phía lao động lớn tuổi, và quá trình này dự kiến còn tiếp tục tăng trong các năm tới. Bài

nghiên cứu này đánh giá tác động của việc già hóa lực lượng lao động lên năng suất lao động,

xác định các kênh truyền dẫn chính, cũng như kiểm định những chính sách nào có thể giảm

thiểu các tác động của sự già hóa này. Tác giả chỉ ra sự già hóa khiến tăng trưởng năng suất

giảm, chủ yếu thông qua tác động tiêu cực lên tăng trưởng nhân tố tổng hợp TFP. Dự báo trong

hai thập kỷ tới, tăng trưởng TFP giảm trung bình 0,2 điểm phần trăm/năm do già hóa gây ra.

Để giảm thiểu tác động này thì một loạt các chính sách khác nhau có thể được áp dụng.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

20. Cơ chế điều chỉnh tự động trong hệ thống hưu trí châu Á? (Automatic Adjustment

Mechanisms in Asian Pension Systems?)

Nguồn: IMF

Tác giả: Elif C Arbatli; Csaba Feher; Jack J Ree; Ikuo Saito & Mauricio Soto

Ngày xuất bản: 13/12/2016

Cơ chế điều chỉnh tự động (AAM) – các quy tắc đảm bảo các đặc điểm nhất định của một

hệ thống hưu trí sẽ phản ứng với những biến động tài chính, kinh tế vĩ mô, nhân khẩu học, theo

một cách thức định trước và không cần có sự can thiệp bổ sung – đã được đưa ra tại nhiều nước

OECD để xử lý tình trạng suy giảm bền vững tài chính của các hệ thống hưu trí công. Áp dụng

AAMs – đặc biệt là kết nối tuổi nghỉ hưu với tuổi thọ - có thể là một cấu phần quan trọng trong

cải cách hưu trí tại châu Á. Nếu được áp dụng sớm, AAMs có thể giúp giảm thiểu yêu cầu phải

thực hiện những điều chỉnh lớn trong tương lại, gia tăng khả năng dự đoán, sự bình đẳng giữa

các các thế hệ trong hệ thống hưu trí, và cải thiện niềm tin.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 10

21. Tỷ giá linh hoạt và tác động của kiều hối lên tăng trưởng kinh tế (Exchange rate

flexibility and the effect of remittances on economic growth)

Nguồn: WB

Tác giả: Lartey & Emmanuel Kwasi Koranteng

Ngày xuất bản: 30/12/2016

Bài viết này nghiên cứu câu hỏi rằng liệu chính sách tỷ giá hối đoái ảnh hưởng như thế

nào đến tác động của kiều hối lên tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia nhận kiều hối. Nghiên

cứu sử dụng một tập hợp các dữ liệu toàn diện bao gồm các quan sát hàng năm cho 135 quốc

gia đang phát triển và chuyển đổi, trong khoảng thời gian từ năm 1970 đến năm 2007. Các

dữ liệu về các cơ chế tỷ giá được dựa trên việc phân loại các cơ chế tỷ giá của Reinhart và

Rogoff, trong khi dữ liệu về kiều hối và các biến khác được lấy từ cơ sở dữ liệu Các Chỉ số

về Phát triển Thế giới của Ngân hàng Thế giới. Kết quả cho thấy cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn

đi kèm với một sự tăng trưởng lớn hơn về kinh tế, theo sau một sự gia tăng về kiều hối, và

rằng tác động của kiều hối lên tăng trưởng là thuận chiều dưới một chế độ tỷ giá hối đoái cố

định. Các ước tính cho thấy kiều hối tăng thêm 1% thì tăng trưởng bình quân đầu người tăng

thêm khoảng 0.79% dưới một chế độ tỷ giá cố định, và rằng tác động này tăng thêm khoảng

0.13% cho mỗi điểm phần trăm tăng thêm trong chỉ số linh hoạt của tỷ giá hối đoái. Các kết

quả hơn nữa còn cho thấy tác động của kiều hối dưới một chế độ tỷ giá cố định là thuận chiều

tại các quốc gia có hệ thống tài chính kém phát triển hơn, nhưng không đưa ra bằng chứng

thuyết phục cho thấy hiệu ứng này thay đổi nguược với sự linh hoạt của tỷ giá trong các nền

kinh tế như giả thuyết.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 11

NGHIÊN CỨU CHUYÊN SÂU

PHÂN CẤP TÀI CHÍNH VÀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH

ĐỊA PHƯƠNG TẠI VIỆT NAM: PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM Peter J. Morgan và Long Q. Trinh

Ngân hàng Phát triển Châu Á

Tóm tắt: Từ năm 1975, Việt Nam từng bước phân cấp trách nhiệm tài chính về cho các

chính quyền địa phương. Nghiên cứu này nhằm hai mục đích: (i) chỉ ra khuôn khổ thể chế hiện

hành về các mối quan hệ tài khóa giữa các chính quyền địa phương tại Việt Nam, và (ii) đánh

giá thực nghiệm về tính bền vững của các khoản nợ của các chính quyền địa phương tại Việt

Nam. Các phân tích thực nghiệm sử dụng hai phương pháp ước lượng: (i) phương pháp bình

phương nhỏ nhất đã hiệu chỉnh (OSL) để ước lượng các mối tương quan dài hạn giữa các

phương trình đồng tích hợp, bao gồm các véc tơ của các biến đồng tích hợp và các biến động

ngẫu nhiên của các biến giải thích; và (ii) các phương trình phản ứng tài khóa ở cấp tỉnh, dựa

trên mô hình của Bohn (2008). Kết quả thực nghiệm cho thấy mức thâm hụt ngân sách được

duy trì bền vững ở cấp địa phương.

GIỚI THIỆU

Kể từ năm 1975, Việt Nam đã dần dần phân cấp trách nhiệm tài chính về cho các chính

quyền địa phương. Năm 1996, Luật Ngân sách Nhà nước đầu tiên đã được ban hành, và việc

phân cấp tài khóa đã chính thức được thực hiện. Luật Ngân sách sau đó được sửa đổi vào năm

2002 và có hiệu lực thi hành vào năm 2004, đã trao quyền tự chủ nhiều hơn cho các chính quyền

địa phương, đặc biệt là ở cấp tỉnh để thúc đẩy phát triển bền vững thông qua các ưu tiên và ổn

định kinh tế địa phương, bình đẳng giữa các tỉnh, cung ứng dịch vụ hiệu quả, và tăng cường

tính minh bạch và trách nhiệm trong tài chính công.

Hiện nay, chi tiêu địa phương chiếm chỉ hơn một nửa chi tiêu chính phủ nói chung,

trong khi nguồn thu địa phương chiếm hơn 1/3 doanh thu chính phủ, và chỉ hơn một nửa khi

tính thêm cả nguồn bổ sung ngân sách. Đây là những tỷ lệ lớn khi so sánh với các quốc gia

khác, đặc biệt là những quốc gia có trình độ phát triển tương đồng với Việt Nam (World Bank

2014).

Nghiên cứu này có 2 mục tiêu: (i) chỉ ra khuôn khổ thể chế hiện hành về các mối quan

hệ tài khóa giữa các chính quyền địa phương tại Việt Nam, và (ii) đánh giá thực nghiệm về tính

bền vững của các khoản nợ của các chính quyền địa phương tại Việt Nam.

1. HỆ THỐNG CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VÀ PHÂN CẤP TÀI KHÓA Ở

VIỆT NAM KỂ TỪ NĂM 1975.

1.1.Hệ thống chính quyền địa phương:

Hệ thống chính quyền địa phương của Việt nam được thiết lập từ năm 1945, cùng lúc

với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nguyên

tắc này tạo ra một hệ thống hành chính phân cấp từ trên xuống, có nghĩa là cấp dưới tuân thủ

cấp trên, và các chính quyền địa phương tuân thủ chính quyền trung ương. Hiện nay, Việt Nam

có 4 cấp chính quyền: (i) trung ương; (ii) 63 tỉnh bao gồm 5 thành phố lớn; (iii) 710 thành phố,

thị trấn cấp quận (ở khu vực đô thị), huyện (ở khu vực nông thôn); và (iv) 11.145 phường và

thị xã (ở khu vực đô thị) và xã (ở khu vực nông thôn). Mỗi cấp chính quyền có cả quyền lập

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 12

pháp và hành pháp. Ở cấp trung ương, quyền lập pháp thuộc trách nhiệm của Quốc hội, và

quyền hành pháp thuộc trách nhiệm của các Bộ, ngành và cơ quan. Ở cấp địa phương, mỗi cấp

chính quyền có hội đồng nhân dân để thực hiện quyền lập pháp và ủy ban nhân dân và các sở

ban ngành dể thực hiện quyền hành pháp.

1.2.Phân cấp tài khóa kể từ năm 1975:

Từ năm 1975 đến năm 1989, Việt Nam đã duy trì hệ thống kinh tế và tài chính tập trung.

Các chính quyền địa phương đóng vai trò như đại lý cho chính phủ trung ương, và họ cũng

được chuyển nhượng một phần doanh thu giới hạn từ nguồn tự có (own-source revenue) bao

gồm phí, lệ phí, khấu hao tài sản, và một phần doanh thu được chia bao gồm doanh thu từ lợi

nhuận của các doanh nghiệp nhà nước (SOEs), và thuế đánh trên các hoạt động công và nông

nghiệp. Vào năm 1983, chính phủ ban hành một nghị quyết để phân biệt hơn nữa doanh thu từ

nguồn tự có của chính quyền địa phương với doanh thu được chia sẻ bởi chính quyền địa phương

với chính phủ trung ương. Tỷ lệ phân chia vẫn được quyết định bởi chính phủ trung ương.

Chính phủ trung ương cũng thiết kế hệ thống trợ cấp cho các tỉnh không thể bù đắp chi tiêu địa

phương bằng các nguồn doanh thu được chia và nguồn tự có.

Trong suốt thời kỳ này, vai trò của các chính quyền địa phương trong quá trình xây dựng

ngân sách phát triển và chính phủ trung ương bắt đầu cân nhắc việc để chính quyền địa phương

trở thành một bộ phận không tách rời của ngân sách nhà nước. Năm 1989, chính phủ triển khai

một nghị quyết điều chỉnh trách nhiệm chi tiêu và nguồn thu của các chính quyền địa phương.

Theo nghị quyết này, nguồn thu của chính quyền địa phương hình thành từ 3 nguồn: (i) 100%

doanh thu thu được ở địa phương (như các khoản thu để bù đắp khấu hao, các khoản thuế đánh

trên hoạt động giết mổ gia súc, và các khoản thuế, phí khác); (ii) doanh thu thuế được chia với

chính phủ trung ương (như các khoản thu từ lợi nhuận của các doanh nghiệp nhà nước trung

ương và địa phương và các hoạt động công nghiệp); và (iii) các khoản chuyển giao có điều kiện

để cân đối ngân sách của các chính quyền địa phương. Theo quy định mới này, các chính quyền

địa phương không thể giữ lại nguồn doanh thu được chia; do đó, trong số 44 tỉnh, 14 tỉnh đã trả

lại doanh thu bổ sung cho chính phủ trung ương từ nguồn doanh thu được chia do ngân sách

của họ đã cân đối.

Năm 1996, để tiếp tục cải cách mối quan hệ chính quyền trung ương – địa phương, luật

ngân sách đầu tiên đã được ban hành, và có hiệu lực vào năm 1997. Luật ngân sách này đã vạch

rõ trách nhiệm chi tiêu và phân bổ doanh thu cho chính quyền trung ương và địa phương, và

điều chỉnh việc đi vay của các chính quyền địa phương cũng như các khoản chuyển giao tài

chính giữa các chính quyền. Luật ngân sách sau đó đã được sửa đổi vào năm 1998, và có hiệu

lực vào năm 1999. Theo luật sửa đổi, bổ sung, các cấp chính quyền địa phương thấp hơn (như,

cấp quận và xã) được đảm bảo trách nhiệm thu và chi lớn hơn. Chẳng hạn, họ được đảm bảo ít

nhất là 70% doanh thu của mình từ các khoản thuế lên quyền chuyển nhượng đất đai, các khoản

thuế đất và nhà ở, các khoản thuế cấp phép từ các doanh nghiệp nhỏ, và thuế nông nghiệp. Luật

ngân sách sửa đổi này cũng xác định vai trò của các tổ chức khác nhau tham gia vào việc hình

thành ngân sách trung ương cũng như vai trò của các Bộ, ban ngành và chính quyền địa phương

trong quá trình thực thi.

Để trao nhiều trách nhiệm tài chính hơn cho các chính quyền địa phương, đặc biệt là ở cấp

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 13

tỉnh, luật ngân sách mới đã được ban hành và năm 2002, và có hiệu lực vào năm 20041. Luật

này có một số điểm khác biệt:

(i) Chính phủ trung ương đã trao quyền tự chủ nhiều hơn cho chính quyền địa phương.

Trong khi luật năm 1997 thiết lập mối quan hệ tài khóa giữa các chính quyền trong

tất cả các cấp chính quyền, luật mới chỉ điều chỉnh quan hệ tài khóa giữa các cấp

trung ương và cấp tỉnh. Các chính quyền địa phường theo đó có quyền tự chủ trong

việc quyết định các quan hệ tài khóa giữa các cấp chính quyền thuộc phạm vi quyền

hạn của mình.

(ii) Năng lực tài khóa của các chính quyền địa phương được củng cố. Chính phủ trung

ương chia sẻ một số loại doanh thu trước đó chỉ được coi là nguồn thu của chính

phủ trung ương (như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xăng dầu) với chính quyền địa

phương.

(iii) Chính phủ trung ương cũng tạo động lực thúc đẩy nỗ lực tạo nguồn thu cho các

chính quyền địa phương.

(iv) Chính phủ trung ương cũng thiết lập nền tảng pháp lý để áp dụng việc chuyển giao

ngân sách giữa các chính quyền theo công thức.

(v) Đặt ra thời kỳ ổn định ngân sách là từ 3-5 năm do Quốc hội quyết định. Kể từ năm

2004, có 3 thời kỳ ổn định ngân sách là: 2004 – 2006, 2007 – 2010, và 2011 – 2016.

Luật ngân sách mới này xác định chỉ có một ngân sách khu vực công thống nhất và phải

được Quốc hội phê chuẩn cuối cùng, điều này cho thấy Quốc hội được trao nhiều quyền lực

hơn trong tiến trình phân cấp tài chính. Các quyết định về chỉ tiêu chuyển giao cũng được

chuyển từ Bộ Tài chính về cho Quốc hội, và được công bố công khai cho các bộ ngành và các

tỉnh, nhờ đó nâng cao sự minh bạch và quá trình hình thành ngân sách. Thêm vào đó, Quốc hội

thông qua không chỉ dự toán tổng doanh thu và chi tiêu mà cả thành phần.

Khác với các nước khác, bản chất thứ bậc trong hệ thống tài khóa của Việt Nam đã làm

phức tạp quy trình ngân sách. Mặc dù mỗi chính quyền địa phương có quyền tự chủ nhất định

trong việc dự toán ngân sách, nhưng ngân sách của các chính quyền cấp thấp hơn được chính

quyền cấp cao hơn kiểm tra và phê duyệt. Kết quả cuối cùng của toàn bộ quá trình này phải

được họp nhất vào một bản kế hoạch ngân sách nhà nước duy nhất. Bản chất thứ bậc này cũng

làm suy giảm quyền tự chủ của các chính quyền địa phương cấp thấp, vì ngân sách của họ phải

tuân theo những thay đổi và sửa chữa của chính quyền cấp cao hơn.

1 Khác với nhiều nền kinh tế khác, luật ngân sách tại Việt nam không chỉ bao gồm ngân sách chính phủ trung ương mà còn cả

mối quan hệ tài khóa giữa các chính quyền và việc sắp xếp quản lý ngân sách của các cấp. Điều này phản ánh hệ thống ngân

sách mạng lưới của quốc gia (World Bank 2014).

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 14

Hình 1. Quy trình tài khóa tại Việt Nam

1.3.Phân cấp tài khóa hiện đại tại Việt Nam:

1.3.1. Phân cấp chi tiêu:

Kể từ khi áp dụng luật ngân sách 2002, chính quyền địa phương được trao nhiều quyền

lực hơn trong việc đưa ra các quyết định liên quan đến phân bổ nguồn lực trong tỉnh của mình,

do luật này đã xác định chức năng chi tiêu cho chính phủ trung ương và chính quyền địa phương.

Chính phủ trung ương vẫn có trách nhiệm độc quyền đối với các quan hệ đối ngoại, ngoại

thương và hỗ trợ quốc tế, an ninh lương thực, và quản lý thuốc. Trách nhiệm đối với các dịch

vụ công khác được chia sẻ giữa các cấp chính quyền khác nhau.

Phân bổ chi tiêu cũng tính đến đặc tính của các khu vực và không đều giữa các tỉnh. Các

tỉnh có lợi thế về tài khóa được hưởng quyền tự chủ tài chính và hành chính lớn hơn, trong khi

các cơ quan chính phủ trung ương thể hiện vai trò lớn hơn ở các tỉnh kém lợi thế về tài khóa.

Bảng 1. Tỷ lệ doanh thu phân cấp trên tổng chi tiêu

Chi tiêu 2007 2010 2013

Tổng chi tiêu 46,6 53,1 52,6

Chi đầu tư phát triển (bao gồm cả chi phí vốn) 62,7 73,4 68,9

Trả nợ và tài trợ quốc tế 15,2 9,7 6,3

Chi thường xuyên 50,3 53,5 53,7

Giáo dục 86,2 89,6 90,9

Y tế 79,0 80,8 84,4

Phúc lợi xã hội 14,0 17,9 24,5

Nguồn: Tính toán của tác giả theo số liệu của Bộ Tài chính

Chi tiêu chính phủ địa phương chiếm một phần quan trọng trong tổn chi tiêu chính phủ

ở Việt Nam (Bảng 1). Tỷ trọng chi tiêu của chính quyền địa phương tăng từ 47% năm 2007 lên

Quốc hội

Hội đồng nhân dân

các tỉnh

Chính quyền quận

Hội đồng nhân dân

các quận

Chính quyền xã

Chính quyền tỉnh

Chính quyền quận

Chính quyền trung ương

Quận (gồm quận, xã)

Địa phương (bao gồm

tỉnh, quận, xã)

Nhà nước

(bao gồm trung

ương và địa

phương)

Phê duyệt

Phê duyệt

Phê duyệt

Phê duyệt

Soạn thảo

Soạn thảo

Soạn thảo

Soạn thảo

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 15

gần 53% năm 2016. Năm 2013, các chính quyền địa phương chiếm khoảng 70% tổng chi phí

vốn, do trách nhiệm của chính phủ trung ương chỉ giới hạn ở các dự án lớn của quốc gia. Tỷ

trọng của chính quyền địa phương trong chi thường xuyên cũng tăng lên mức 54% năm 2013.

Ngoại trừ các chức năng an sinh xã hội vốn vẫn luôn chiếm một phần lớn trong tổng chi tiêu

của chính phủ trung ương (khoảng 75%), các chính quyền địa phương chiếm một tỷ lệ cao trong

tổng chi thường xuyên cho các chức năng còn lại của chính phủ. Chẳng hạn, trong năm 2013,

chính quyền các địa phương chịu trách nhiệm cho 91% tổng chi thường xuyên trong khu vực

giáo dục và 84% trong khu vực y tế.

Ở các cấp chính quyền thấp hơn, mức độ phân cấp cũng khá cao. Tại nhiều tỉnh, chi tiêu

cấp quận chiếm tới hơn 45% tổng chi tiêu địa phương (World Bank 2014). Chính quyền các

cấp thấp hơn chịu trách nhiệm phần lớn chi thường xuyên trong khu vực giáo dục (75% năm

2012), và y tế (60% năm 2012). Uchimura và Kono (2012) và World Bank (2014) đã chỉ ra tỷ

lệ dân số nông thôn và mức độ năng lực địa phương là những nhân tố quan trọng quyết định

mức độ chi tiêu của cấp quận trong tổng chi tiêu địa phương. Tuy nhiên, mức độ phân cấp chi

phí vốn (chi phí xây dựng cơ bản) giữa cấp tỉnh và cấp thấp hơn là khá hạn chế. Chỉ 30% tổng

chi tiêu vốn cấp tỉnh được thực hiện bởi các cấp chính quyền thấp hơn. Điều này là do những

quan ngại về tính hiệu quả của việc chi tiêu xây dựng cơ bản ở các chính quyền cấp thấp.

Mặc dù Việt Nam đã đẩy nhanh quá trình phân cấp tài khóa của mình, nhưng vẫn còn

những yếu tố thể chế có thể gây tác động tiêu cực lên hiệu quả của các quyết định này. Thứ

nhất, trách nhiệm chi tiêu cho mỗi cấp chính quyền vẫn còn chưa được xác định rõ ràng, do vậy

gây ra những chồng chéo không cần thiết. Ngoại trừ một số trách nhiệm độc quyền như đã đề

cập ở trên, trách nhiệm đối với các dịch vụ công còn lại được chia sẻ giữa chính quyền trung

ương và địa phương, bao gồm cả quốc phòng, bảo vệ và bảo hiểm xã hội. Trong khi đóng góp

địa phương cho các lĩnh vực này thường là nhỏ, nhưng chúng lại có tác động không đồng đều

lên các tỉnh nghèo, và đôi khi các khoản chi tiêu này lại không thể dự tính trước và do đó đòi

hỏi phải điều chuyển nguồn lực địa phương từ các dịch vụ khác sang (World Bank 2014).

Hơn nữa, nếu sự phối hợp giữa các cấp chính quyền không nhịp nhàng, việc phân bổ

chi tiêu mập mờ có thể gây ra tình trạng chồng chéo và thiếu hiệu quả. Tình trạng chồng chéo

dễ thấy nhất là trong khu vực y tế và giáo dục. Chẳng hạn, trong ngành giáo dục, chính phủ

trung ương và các chính quyền địa phương cùng chia sẻ việc điều hành, hỗ trợ tài chính, quản

lý và cung ứng hầu hết tất cả các cấp giáo dục, từ mẫu giáo đến đại học. Tình trạng chồng chéo

trong trách nhiệm chi tiêu như vậy tạo ra nhiều gánh nặng cho chính quyền địa phương, bao

gồm cả thời gian và công sức để làm rõ chức năng tương tứng của từng cấp (World Bank 2014).

Thứ hai, mặc dù luật ngân sách 2002 liệt kê các chức năng chi tiêu cho cả chính quyền

trung ương và địa phương, nhưng các danh sách này vừa quá chi tiết và vừa mơ hồ, ảnh hưởng

tới quyền tự chủ và linh hoạt của các chính quyền địa phương. Chẳng hạn, luật này liệt kê một

số chức năng không rõ ràng như đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức kinh tế nhà

nước và các tổ chức tài chính nhà nước nhưng chức năng chi tiêu ở một số lĩnh vực nhất định

có thể khác nhau giữa các tỉnh do điều kiện phát triển kinh tế xã hội khác nhau.

Thứ ba, luật ngân sách 2002 trao cho các tỉnh quyền phân bổ trách nhiệm chi tiêu cho

các cấp chính quyền thấp hơn, việc này dẫn tới sự khác biệt lớn trong phân bổ chi tiêu của các

tỉnh. Trong thời kỳ ổn định đầu tiên, cả 3 cấp chính quyền dưới cấp quốc gia đều chịu trách

nhiệm cho chi tiêu trong khu vực y tế tại 25 tỉnh, chính quyền cấp tỉnh và cấp xã chia sẻ trách

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 16

nhiệm này ở 8 tỉnh, chính quyền cấp tỉnh và cấp quận chia sẻ trách nhiệm này ở 14 tỉnh và trách

nhiệm này chỉ thuộc độc quyền của chính quyền cấp tỉnh tại 17 tỉnh (Le 2006).

1.3.2. Phân cấp nguồn thu:

Nguồn thu ngân sách tại Việt Nam có thể được chia thành ba loại: (i) nguồn thu chính quyền

trung ương, (ii) nguồn thu hoàn toàn do chính quyền địa phương giữ và (iii) nguồn thu chia sẻ giữa trung

ương và địa phương. Theo đó, thuế chia sẻ bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT) (trừ thuế giá trị gia tăng

đối với hàng hóa nhập khẩu), thuế thu nhập doanh nghiệp (trừ một số trường hợp đặc biệt), thuế thu

nhập cá nhân, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài (trừ ngành dầu khí), thuế tiêu thụ đặc biệt và phí

xăng dầu. Lưu ý rằng việc chia sẻ các khoản thuế này dựa trên nơi cư trú của người nộp thuế, mức thuế

suất và căn cứ được chính phủ quy định và thống nhất trong cả nước.

Tỷ lệ chia sẻ có một số đặc điểm, đó là: tỷ lệ mới được giới thiệu tại thời điểm bắt đầu của mỗi

thời kỳ ổn định, tỷ lệ thống nhất cho tất cả thuế chia sẻ, tỷ lệ cố định trong thời kỳ cố định, và các tỷ lệ

được áp dụng khác nhau với các tỉnh thành. Tỷ lệ chia sẻ được thiết lập tại thời điểm đầu của mỗi thời

kỳ ổn định và dựa vào khả năng tài chính của tỉnh. Bảng 2 thể hiện tỷ lệ chia sẻ tại các tỉnh thành có tỷ

lệ ít hơn 100%.

Thuế và phí hoàn toàn dành riêng cho các tỉnh thành bao gồm thuế đất đai và nhà ở, tài nguyên

thiên nhiên (trừ dầu khí), thuế môn bài, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp,

lệ phí sử dụng đất, tiền thuê đất, doanh thu từ cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, phí đăng

ký và doanh thu từ xổ số nhà nước cũng như các loại phí và lệ phí khác. Trong tất cả các nguồn thu,

dạng thu từ những nguồn tự có này là thích hợp nhất trong định nghĩa tiêu chuẩn của phân cấp tài chính.

Nguồn thu này, cùng với các nguồn thu chia sẻ (shared revenue) có thể được xem như chuyển giao tài

chính (fiscal transfer), tạo nên doanh thu phân cấp. Chúng là cốt lõi của doanh thu địa phương.

Luật ngân sách mới cho phép chính quyền địa phương quy định thu nhập với các huyện và xã

trong phạm vi thẩm quyền của mình, mặc dù vẫn còn một số nguyên tắc chung và các tiêu chuẩn tối

thiếu mà các tỉnh thành phải tuân theo. Tuy nhiên, quyền tự chủ hơn trong việc phân công trách nhiệm

chi tiêu cho phép các tỉnh thành vạch ra trách nhiệm chi tiêu dựa trên năng lực tài chính và đặc điểm

nông thôn, đô thị tại địa bàn.

Bảng 2: Tỷ lệ chia sẻ của tỉnh thành và Trung ương

Doanh thu tỉnh thành giữ lại (%)

Tỉnh thành 2004-2006 2007-2010 2011-2015

Hà Nội 32 31 42

Quảng Ninh 98 76 70

Hải Phòng 95 90 88

Vĩnh Phúc 86 67 60

Bắc Ninh 100 100 93

Khánh Hòa 52 53 77

Thành phố Hồ Chí Minh 29 26 23

Đồng Nai 49 45 51

Bình Dương 44 40 44

Bà Rịa- Vũng Tàu 42 46 44

Long An 99 100 100

Tiền Giang 99 100 100

Vĩnh Long 90 100 100

Cần Thơ 95 95 91

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 17

Khác 100 100 100

Nguồn: Tác giả biên soàn từ dữ liệu của Bộ Tài chính

Luật cũng cũng khuyến khích cho việc thu ngân sách ở cấp chính quyền địa phương. Chính

quyền địa phương có thể giữ lên tới 30% của tất cả doanh thu chia sẻ thực tế khi doanh thu vượt quá số

tiền ước tính. Hơn nữa, để tránh việc ước tính doanh thu thuế chia sẻ thấp, luật quy định rằng số dư thừa

tối đa được giữ lại không vượt quá chênh lệch giữa doanh thu thuế chia sẻ thực tế của năm nay và năm

trước.

Trong thời gian 2006-2012, phân cấp nguồn thu tại Việt Nam chiếm khoảng 9,6% tổng sản

phẩm trong nước (GDP). Tuy nhiên, doanh thu phân cấp không chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế địa

phương tại Việt nam. Tại hầu hết cá tỉnh thành, doanh thu phân cấp tương đương khoảng 7% GDP của

địa phương; những tỉnh thành này cũng giữ lại 100% doanh thu chia sẻ mà họ thu được. Điều này là do

một số các nguồn thu tiềm năng như thu từ thương mại, thu từ dầu mỏ, và thuế thu nhập doanh nghiêp

từ doanh nghiệp nhà nước lớn là của chính phủ trung ương chứ không phải chính quyền địa phương2.

Hình 2 thể hiện đóng góp của doanh thu phân cấp cho tổng doanh thu tại các cấp chính quyền

địa phương. Phần doanh thu hoàn toàn dành cho các địa phương (ví dụ thu từ những nguồn tự có) giảm

từ 24,3% năm 2004 xuống 12,6% năm 2007 và tiếp tục giảm tới 9,0% năm 20133. Tỷ trọng của doanh

thu từ nguồn tự có và doanh thu thuế chia sẻ cũng giảm từ 44,8% năm 2004 xuống 30,8% năm 2007,

sau đó tỷ trọng của hai nguồn thu ổn định ở mức 30% tổng doanh thu trong giai đoạn 2007-2012. Điều

này chỉ ra vai trò đi xuống của doanh thu phân cấp trong tổng thu ngân sách địa phương. Hình 2 cũng

cho thấy một khoảng cách rất lớn về tầm quan trọng của hai nguồn thu này giữa các tỉnh thành với tỷ lệ

chia sẻ 100% và tỉnh thành với tỷ lệ chia sẻ ít hơn 100%. Trong năm 2013, khoảng 60% tổng thu ngân

sách của các địa phương phát triển đến từ hai nguồn trên, trong khi con số này là khoảng 25% tài các

địa phương nghèo hơn.

Hình 2: Tỷ trọng phân cấp nguồn thu trong tổng thu ngân sách địa phương (%)

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của bộ Tài chính

Bất chấp những nỗ lực trong việc cấp nhiều quyền hạn hơn cho chính quyền địa phương để nâng

cao thu ngân sách địa phương, còn nhiều trở ngại tiếp tục hạn chế quy mô của thu từ các nguồn tự có.

Thứ nhất, có hai mối lo ngại về doanh thu chia sẻ. Một mặt, tỷ lệ chia sẻ được thiết lập để tính tới sự

khác biệt về khả năng tài chính. Tuy nhiên, trong thực tế, tỷ lệ chia sẻ được xác định thông qua các cuộc

đàm phán giữa chính quyền trung ương và địa phương, và do đó có thể dẫn tới kết quả gần tối ưu do dự

2 Trong năm 2011, mặc dù xu thế đi xuống, nguồn thu liên quan tới thương mại và dầu khí vẫn tương đương với

8% GDP quốc gia. Tương tự như vậy, thuế thu nhập doanh nghiệp từ các công ty kế toán thống nhất là bằng 7%

GDP (Ngân hàng Thế giới 2014). 3 So với các nền kinh tế châu Á khác, tỷ trọng doanh thu của nguồn này là tương tự (Ngân hàng thế giới 2014).

Tất cả

các tỉnh

Các tỉnh

nghèo

Các tỉnh phát

triển hơn Tất cả

các tỉnh

Các tỉnh

nghèo

Các tỉnh phát

triển hơn

Tỷ trọng thu từ các nguồn tự có trên

tổng thu

Tỷ trọng thu từ các nguồn tự có và thu

chia sẻ trên tổng thu

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 18

báo doanh thu kém và khả năng đàm phán khác nhau (Ngân hàng thế giới 2014). Mối lo ngại khác liên

quan tới sự công bằng hệ thống. Nguồn thu chia sẻ tại Việt nam được chia dựa trên địa phương phát

sinh nguồn thu thực tế chứ không phải địa phương phát sinh thuế. Điều này đặt ra câu hỏi về tính công

bằng của hệ thống, đặc biệt đối với thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp (ví dụ, nếu một công ty

hoạt động tại một tỉnh và trụ sở chính của nó tại tỉnh khác).

Thứ hai, một số quy định cản trở quyền tự chủ mà chính quyền trung ương dành cho chính

quyền địa phương. Ví dụ, đối với phí, lệ phí sử dụng, chính quyền địa phương chỉ có thể quy định phí

và lệ phí của 19 trên 63 hạng mục, trong khi Bộ Tài chính có thể quyền quy định lệ phí và phí của các

hạng mục còn lại. Điều này một phần giải thích tại sao chỉ có khoảng 11% thu từ nguồn tự có phát sinh

từ phí và lệ phí (Ngân hàng thế giới 2014). Quy định khác có liên quan tới tỷ lệ chia sẻ của các nguồn

lực phân bổ cho cấp xã: (i) các xã, thị trấn nhận được ít nhất 70% nguồn thu từ thuế chuyển quyền sử

dụng đất, thuế nhà đất, thuế môn bài đối với cá nhân và hộ gia đình và lệ phí trước bạ đối với đất đai và

nhà ở; và (ii) thị trấn và thành phố nhận được ít nhất 50% nguồn thu từ phí trước bạ, không kể phí trước

bạ đối với đất đai và nhà ở. Những nguồn thu này không được phân bổ lại giữa các xã, điều này gây ra

sự mất cân bằng dọc giữa các xã. Trong khi nhiều xã, thị trấn không thể hấp thụ nguồn thu chia sẻ tối

thiểu, những xã khác không có đủ nguồn lực để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của mình. Điều này có thể dẫn

tới chi tiêu không hiệu quả tại những địa phương thặng dự và cung cấp dịch vụ công kém hơn tại những

địa phương thâm hụt (Ngân hàng thế giới 2014).

Thứ ba, việc thiếu hướng dẫn tiêu chuẩn tối thiểu cho việc cung cấp dịch vụ công dẫn tới sự

không thống nhất trong việc chia sẻ trách nhiệm giữa các tỉnh thành. Ví dụ, một số chính quyền địa

phương giữ lại tất cả doanh thu từ thuế đánh vào tài nguyên thiên nhiên, trong khi các chính quyền cấp

dưới (tức là các huyện, xã) tại các tỉnh khác được hoàn toàn hoặc một phần quyền thuế này tùy thuộc

vào quyền sở hữu trong doanh nghiệp. Tỷ lệ chia sẻ một nguồn doanh thu thậm chí có thể khác nhau

giữa các huyện trong tỉnh. Ví dụ, trong năm 2008, tỷ lệ chia sẻ phí đất đai và đăng ký nhà dao động từ

13% đến 38% trong số 24 quận huyện tại thành phố Hồ Chí Minh.

1.4. Chuyển giao tài chính giữa các cấp chính quyền

Trong khi thỏa thuận chia sẻ ngân sách giúp giảm mất cân đối tài chính theo chiều dọc (vertical

fiscal imbalance), việc chuyển giao tài chính giữa các cấp chính quyền nhằm mục tiêu giảm mất cân đối

tài chính theo chiều ngang (horizontal fiscal imbalances) và để đạt được các mục tiêu và định hướng

quốc gia. Đối với chính quyền cấp thấp, việc chia sẻ và chuyển giao ngân sách cũng được sử dụng để

giải quyết sự mất cân đối theo chiều dọc và chiều ngang giữa các quận. Có hai loại chương trình chuyển

giao ngân sách ở Việt Nam gồm chuyển giao cân đối (balancing transfer) vô điều kiện và chuyển giao

có mục tiêu (targeted transfer).

Việt Nam hiện đang áp dụng 2 công thức để tính toán chuyển giao cân đối, một công thức để

tính nhu cầu chi thường xuyên và một công thức để tính nhu cầu chi đầu tư. Các công thức đó được dựa

trên qui ước chuyển giao và các quy ước chuyển giao này được tính dựa vào các tiêu chí cụ thể bao gồm

dân số, sự phát triển, khu vực địa lý và số lượng các đơn vị hành chính cấp huyện. Sau khi trừ đi các

khoản thu được phân cấp (bao gồm nguồn thu chia sẻ), phần còn lại được trang trải từ khoản chuyển

giao cân đối. Các công thức tính toán này được xác định trước mỗi thời kỳ ổn định4 nên chuyển giao

cân đối hoàn toàn dự báo được bởi chúng được cố định theo giá danh nghĩa theo từng thời kỳ ổn định.

Ở cấp tỉnh, có định mức phân bổ chi tiêu cho các huyện trên 19 hạng mục chi, hầu hết theo các

chức năng chi khác nhau như dịch vụ giáo dục, y tế và kinh tế. Đối với từng khu vực chức năng, mức

4 Trong thời kỳ ổn định thứ hai, định mức bình quân đầu người đã được xác định trong 14 lĩnh vực. Các định mức

này đã tính đến vị trí địa lý của dân số trong phạm vi một tỉnh. Định mức cao hơn được áp dụng cho người dân

sống ở vùng sâu vùng xa và miền núi, và cao hơn nữa đối với những người sống ở vùng cao, hải đảo để đưa vào

chênh lệch giá cả, quy mô kinh tế và số dân số dễ bị tổn thương.

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 19

phân bổ chi bình quân đầu người dựa trên vị trí địa lý (ví dụ như đô thị, khu vực đồng bằng, miền núi,

vùng cao và hải đảo).5

Bảng 3 thể hiện sự phân bổ từng nguồn thu ngân sách trong tổng chi tiêu. Tính trung bình, không

có sự thay đổi đáng kể nào trong vai trò của từng nguồn thu trong tổng chi tiêu, ngoại trừ nguồn khác

(bao gồm vay chính quyền địa phương). Nguồn thu được cấp (bao gồm nguồn thu từ nguồn tự có và

nguồn thu được phân bổ) vẫn chiếm 65% tổng chi tiêu ngân sách, trong khi tổng số chuyển giao (bao

gồm chuyển giao cân đối và chuyển giao có mục tiêu) chiếm khoảng 40% tổng tổng chi tiêu ngân sách,

thể hiện vai trò ngày càng tăng của doanh thu được phân chia trong doanh thu của chính quyền địa

phương, đồng thời cho thấy sự suy giảm của tỷ lệ nguồn thu từ nguồn tự có trong tổng nguồn thu ngân

sách địa phương.

Bảng 3: Nguồn thu cho chi tiêu ngân sách (%)

Nguồn thu được

cấp/Tổng chi tiêu

Chuyển giao cân

bằng/Tổng chi tiêu

Chuyển giao có mục

tiêu/Tổng chi tiêu

Nguồn

khác

Tất cả tỉnh thành

2007 65 22 21 27

2010 64 15 24 44

2013 66 23 18 37

Các tỉnh nghèo hơn

2010 31 19 28 7

2013 29 29 20 2 Lưu ý: Nguồn thu được cấp bao gồm nguồn thu từ nguồn tự có và nguồn thu phân bổ.

Nguồn: Tính toán của tác giả sử dụng số liệu của Bộ Tài chính.

Có khoảng cách lớn giữa vai trò của mỗi nguồn thu trong tổng chi tiêu giữa các tỉnh giàu và tỉnh

nghèo. Ở các tỉnh nghèo hơn, tổng nguồn chuyển giao vẫn chiếm khoảng 50% tổng chi tiêu, trong khi

nguồn thu được cấp chỉ chiếm khoảng 30%. Bảng 3 thể hiện rằng trong khi các tỉnh giàu có thặng dư tài

chính lớn (ví dụ như nguồn thu của các tỉnh này luôn cao hơn chi tiêu của tỉnh đó) thì các tỉnh nghèo

hơn không có đủ nguồn lực để chi tiêu, thậm chí sau khi tiếp nhận trợ cấp giữa các cấp chính quyền.

Điều này càng làm tăng áp lực về thâm hụt ngân sách lên các tỉnh này .

Hình 3: Thâm hụt ngân sách theo thời gian và vai trò của chuyển giao tài chính

Thâm hụt ngân sách (không có chuyển giao tài chính)

của tất cả các tỉnh

Thâm hụt ngân sách (không có chuyển giao tài chính)

của các tỉnh nghèo

5 Ví dụ cho khu vực khám chữa bệnh, khu vực đô thị được phân bổ 105,600 VNĐ trên người một năm, trong khi

ở khu vực miền núi được phân bổ 1,986,880 trên người một năm. Điều này phân chia chi phí dịch vụ khác nhau

đối với các vùng địa lý khác nhau.

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 20

Thâm hụt ngân sách (có chuyển giao tài chính) của tất cả

các tỉnh

Thâm hụt ngân sách (có chuyển giao tài chính) của các

tỉnh nghèo

(nguồn thu/người) (Chi tiêu/người)

Nguồn: Tính toán của tác giả sử dụng số liệu của Bộ Tài chính

Hình 3 thể hiện khoảng cách tài chính giữa các tỉnh. Trước khi chuyển giao tài chính, thâm hụt

ngân sách dường như mở rộng theo thời gian. Tuy nhiên thâm hụt chung dường như do thâm hụt ngân

sách từ các tỉnh nghèo gây nên, nơi mà nguồn thu bình quân đầu người thấp hơn rất nhiều so với chi tiêu

trên đầu người và tăng chi tiêu trên đầu người nhanh hơn tăng nguồn thu trên chi tiêu. Sau khi tính đến

chuyển giao tài chính, trung bình có thặng dư tài chính ở mức độ thấp. Tuy nhiên, ở các tỉnh nghèo,

thâm hụt ngân sách vẫn xảy ra, thể hiện thông qua sự mất cân bằng theo chiều dọc tăng lên ở các tỉnh.

Năm 2012, hơn 58% số tỉnh có 100% nguồn thu được giữ lại chỉ có thể cung ứng cho dưới 20% chi phí

phân cấp, trong khi con số tương ứng của năm 2007 là khoảng 46%. Điều này một phần là sự gia tăng

trách nhiệm chi tiêu được giao cho chính quyền địa phương và sự cứng nhắc của việc giữ lại 100%

nguồn thu đối với GDP danh nghĩa (NH thế giới 2014).

Đối với chính quyền cấp thấp, có sự mất cân bằng trầm trọng hơn ở trong nội bộ tỉnh hơn là

giữa các tỉnh với nhau. Cuối năm 2011 ở rất nhiều tỉnh có hơn 75% chi tiêu cấp huyện lấy từ các nguồn

tài chính khác chứ không phải từ nguồn thu được giữ lại 100% năm 2011, trong khi chỉ số này là khoảng

20% năm 2006. Điều này một phần là do sự gia tăng phân cấp trách nhiệm chi (NH thế giới 2014).

Hệ thống chuyển giao tài chính mục tiêu trung ương đến các chính quyền địa phương là các

khoản trợ cấp có điều kiện, thông qua đó chính quyền trung ương muốn đạt được mục tiêu phát triển

kinh tế xã hội. Có hai loại chương trình mục tiêu: chương trình mục tiêu quốc gia (NTPs) và các chuyển

giao mục tiêu khác (ví dụ chuyển giao tài chính có điều kiện).

Chương trình mục tiêu quốc gia NTPs nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện mục tiêu kinh tế xã

hội quốc gia, bao gồm một loạt các mục tiêu về giảm nghèo, giáo dục, y tế, sinh kế, phát triển nông thôn,

văn hóa, sử dụng năng lượng và biến đổi khí hậu. Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách

nhiệm tổng thể cho quyết định tài chính và quản lý tất cả các NTPs. Bộ quản lý ngành được giao vai trò

chính trong phát triển các NTPs có trách nhiệm phân bổ ngân sách cho và giám sát các NTPs. Các bộ

ngành khác nhau cũng có thể tham gia nếu NTPs bao phủ nhiều hơn một khu vực. Hiện tại, có 16 NTPs.

Các chương trình chuyển giao tài chính có mục tiêu khác bao gồm một loạt các mục tiêu gồm

chương trình đầu tư vốn, đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế ở các vùng cụ thể. Mặc dù trong suốt

thập kỷ qua loại hình chuyển giao tài chính có mục tiêu trở nên ít quan trọng hơn nhưng nó vẫn chiếm

khoảng 25% chi tiêu địa phương trong giai đoạn 2006-2011, cho thấy chính quyền địa phương phụ thuộc

ít hơn vào các nguồn cố định.

Chính quyền địa phương có trách nhiệm đề xuất các hoạt động và thực hiện các chương trình

liên quan ở cấp địa phương. Họ chuẩn bị các đề xuất, sau đó thảo luận với các cơ quan trung ương – đơn

vị nộp đề xuất tài chính, bao gồm phân bổ cho các tỉnh, cho Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Việc thực hiện phải tuân theo các quy định do chính quyền trung ương. Việc phân bổ các nguồn lực cho

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 21

NTPs được dựa trên một bộ các tiêu chí trong các quyết định của Thủ tướng và thông tư đi kèm, trong

đó phần lớn là các chỉ số kinh tế xã hội.

Nhìn chung, hệ thống chuyển giao tài chính giữa các cấp chính quyền của Việt Nam hoạt động

một cách có hiệu quả để giảm thiểu sự chênh lệch về tài chính trên toàn lãnh thổ. Phân phối chi tiêu bình

quân đầu người đối với các tỉnh và trong phạm vi một tỉnh đang khá cân bằng (Ngân hàng Thế giới

2014). Tuy nhiên, có một số vấn đề về thể chế có thể cản trở hiệu quả của hệ thống trên. Thứ nhất, số

tiền chuyển giao được xác định trong những năm đầu của thời kỳ ổn định và không đổi giá trị danh

nghĩa trên toàn bộ giai đoạn. Đối với một số tỉnh giàu, tăng thu của địa phương có thể bù lấp sự thiếu

hụt trên thực tế, nhưng một số tỉnh nghèo thực tế thì bị tổn hại.

Thứ hai, có một số nhược điểm trong các qui tắc chuyển giao tài chính. Ví dụ, trong lĩnh vực

giáo dục, qui định sử dụng số trẻ trong độ tuổi đi học thay vì số lượng học sinh nhập học không khuyến

khích các tỉnh có tỷ lệ học sinh nhập học thấp tăng tỷ lệ này. Thứ ba, xảy ra các vấn đề do các tỉnh được

quyền chủ động hoàn toàn đối với phân bổ tài chính được giao ở cấp tỉnh. Trong khi hầu hết các tỉnh sử

dụng qui tắc chuyển giao tài chính quốc gia thì một vài tỉnh lại tự thiết kế qui tắc riêng, tạo ra các vấn

đề về động cơ. Ví dụ, trong khi qui tắc chính về sức khỏe dựa trên dân số thì một số tỉnh lại dựa trên số

lượng nhân viên chăm sóc sức khỏe hoặc các khoản hiến tặng cơ thể, do vậy khuyến khích các khu vực

chăm sóc sức khỏe cấp huyện tăng số lượng cán bộ hoặc cho những nơi đã được trang bị tốt hưởng lợi

một cách không tương xứng và/hoặc tạo ra động lực duy trì cơ sở chăm sóc sức khỏe không hiệu quả

(Lê 2006). Chi phí quản lý có thể cũng tăng do nguồn chi cho NTPs rất đa dạng. Khoảng 56% nguồn

chi cho tất cả NTPs trong giai đoạn 2012-2013 là từ chính phủ trung ương, 26% từ chính quyền địa

phương, 5% từ các nhà tài trợ bên ngoài, 4% từ nguồn vay và 9% từ đóng góp của cộng đồng (NH thế

giới, 2014). Mỗi NTP có thể tuân thủ theo một số qui tắc và thủ tục quản lý tài chính.

Thứ tư, có khoảng cách lớn giữa dự toán ngân sách và ngân sách thực tế. Ước tính rằng ngân

sách thực tế thường cao hơn 175% so với dự toán ngân sách, thể hiện sự thiếu khả năng dự đoán cho

NTPs (NH thế giới 2014), cuối cùng ảnh hưởng đến quản lý tài chính. Do vậy, gây áp ựng cho ngân

sách địa phương và tạo ra sự gia tăng các nhiệm vụ mà không được tài trợ vốn. Trên thực tế, nhiều chính

quyền địa phương cho rằng các chương trình và chính sách quốc gia không thường không đi kèm với

nguồn tài chính đầy đủ và kịp thời (NH thế giới 2014). Đối với những trường hợp này, chính quyền địa

phương một là phải dừng thực thi NTPs hoặc sử dụng nguồn tài chính giới hạn của họ để thực thi các

chương trình và yêu cầu hoàn tiền sau đó.

Thứ năm, các mục tiêu đặt trong NTPs thường không rõ ràng trong khi các mục tiêu và nguồn

lực thì rõ ràng. Các cơ quan địa phương đã lập luận rằng các mục tiêu được đặt ra trong NTPs là quá

mơ hồ và không tính đến các chi phí và tính bền vững tài chính ở cấp chính quyền địa phương (Ngân

hàng thế giới 2014). Hơn nữa, nguồn kinh phí cũng không có điều kiện đầu ra trong khuôn khổ chương

trình. Thêm vào đó, các dự án vốn phát triển dưới NTPs thiếu các hoạt động và nguồn bảo trì, ảnh hưởng

xấu đến sự bền vững của các mục tiêu NTP.

Thứ sáu, chính quyền địa phương gặp khó khăn trong việc phối hợp rất nhiều chương trình mục

tiêu, một phần bởi số lượng chương trình lớn và ban chỉ đạo quốc gia và thậm chí cả địa phương đều

không hiệu quả. Tổng số chương trình chuyển giao có mục tiêu là 44 và số lượng chương trình thậm chí

nhiều hơn nếu tính cả các chương trình mục tiêu ở cấp tỉnh. Các mục tiêu được đặt ra trong các chương

trình này khá chồng chéo (NH thế giới 2014). Trong khi đó, ban chỉ đạo quốc gia và trong một số trường

hợp ở ban chỉ đạo địa phương được lập ra để phối hợp cho việc lên kế hoạch và dự toán ngân sách cho

NTP nhưng hoạt động không hiệu quả, dẫn đến sự phân mảnh và việc giám sát và đánh giá yếu kém.

Tóm lại, khía cạnh nguồn thu của ngân sách chính quyền địa phương vẫn còn mang tính tập

trung. Các mức thuế và cơ sở tính thuế cho chính quyền địa phương, cả phần chia sẻ phần riêng đều

được xác định một cách tập trung. Tuy nhiên, các tỉnh có quyền định giá cho một số phí và lệ phí địa

phương và cũng phải xác định làm sao để phân bổ nguồn thu trong thẩm quyền của mình. Hơn nữa, mặc

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 22

dù trong luật ngân sách mới có một vài tỉnh sử dụng cơ chế trái pháp luật, cho thấy phân cấp thực tế

phần nào đó lớn hơn quy định theo luật.

1.5. Tình trạng vay mượn của chính quyền địa phương

Tình trạng vay mượn của chính quyền địa phương hiện đang là một vấn đề thu hút nhiều sự

quan tâm tại Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh không có khả năng đáp ứng nhu cầu chi tiêu của mình từ

doanh thu của chính địa phương và từ các nguồn chuyển giao cân đối. Hệ thống hiện hành được thiết

lập để phân phối lại các khoản thu của địa phương, phần lớn trong đó là đóng góp của một số ít các

thành phố như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Bình Dương, và nhấn mạnh các khoản thâm hụt tài

chính tài trợ cho các cơ sở hạ tầng trọng điểm.

Luật Ngân sách mới và Luật Quản lý Nợ công năm 2009 đã quy định các quy tắc vàng (tức là,

chính quyền địa phương không thể vay mượn để tài trợ cho các khoản chi thường xuyên). Vay mượn

chỉ để có vốn đầu tư vào các dự án tạo ra doanh thu để trả nợ. Những luật này cũng đưa ra một mức trần

cho các khoản nợ địa phương là 30% vốn ngân sách hàng năm của tỉnh, ngoại trừ hai thành phố Hà Nội

và Hồ Chí Minh có mức trần nợ là 100% ngân sách hàng năm. Chiến lược quản trị nợ công của chính

quyền năm 2012 đã quy định mức trần là 3% GDP cho khoản nợ của tất cả các địa phương trên cả nước

và một mức trần 65% GDP đối với các khoản nợ được bảo lãnh bởi chính phủ bao gồm nợ địa phương.

Bảng 4. Tóm tắt các nguồn và các dạng vay mượn của địa phương

Loại nợ Quy định Hạn chế

Trái phiếu chính quyền địa

phương

Cả khối lượng và tỷ lệ vay

mượn đều được kiểm soát.

Khoản tiền này được giám sát

dưới một ngưỡng, tỷ lệ lợi tức

được giữ dưới một mức trần cố

định do Bộ Tài chính quy định,

việc phát hành trái phiếu chính

quyền địa phương phải trải qua

một số thủ tục, quy trình theo

quy định

Vẫn còn kém phát triển, ví dụ

như chỉ một số ít các tỉnh/thành

phố có thể tiếp cận thị trường

trái phiếu; mức trần về tỷ lệ lợi

tức trái phiếu được quyết định

bởi Bộ Tài chính, và điều này

dẫn đến tình trạng số tiền thu

được từ bán trái phiếu không đủ

đáp ứng nhu cầu do tỷ lệ lợi tức

không hấp dẫn nhà đầu tư; thiếu

minh bạch.

Các khoản vay từ ngân hàng

thương mại

Không bị kiểm soát Đây là kênh vay mượn tốn kém

và khó khăn, do các ngân hàng

thương mại không muốn cho

vay vì thiếu tài sản thế chấp

thích hợp

Vay mượn từ Kho Bạc Nhà

nước

Các địa phương được phép vay

mượn từ các Kho bạc tỉnh để tài

trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng

được phân bổ từ ngân sách, số

tiền này được giám sát dưới một

ngưỡng, và khấu trừ vào ngân

sách của tỉnh nếu trả trễ.

Thời hạn 12 tháng đối với các

dự án được phân bổ từ ngân

sách Nhà nước, các khoản vay

ngắn hạn cho mục đích quản lý

tiền mặt, các khoản phí vay

mượn chung, khoản vay phù

hợp nhất cho chính quyền địa

phương với chi phí thấp và quá

trình phê duyệt sắp xếp hợp lý,

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 23

sẽ giảm đi như Tài khoản Kho

bạc

Vay mượn từ các ngân hàng

phát triển (Ngân hàng Phát triển

Việt Nam và Ngân hàng Chính

sách Xã hội Việt Nam)

Bị giới hạn về phạm vi, như hoạt

động đầu tư phát triển của chính

quyền địa phương và các dự án

định hướng xuất khẩu của các

doanh nghiệp Nhà nước và các

tổ chức kinh tế khác cho vay hộ

nghèo và những đối tượng chính

sách khác

Cho vay lại Tất cả những hoạt động cho vay

lại từ bên ngoài đều được thông

qua trung ương

Định mức phụ thuộc vào các

khoản hỗ trợ phát triển chính

thức cho Việt Nam, cũng xuất

phát từ các khoản cho vay rất ưu

đãi trong trung hạn.

Chính quyền địa phương có nhiều lựa chọn đối với các khoản tài trợ sẵn có cho các khoản nợ của mình,

bao gồm thị trường vốn trong nước (tức là, các trái phiếu địa phương và các khoản vay từ các ngân hàng

thương mại), Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng phát triển, và cho vay lại từ chính quyền trung ương từ

khoản vay có được từ các quỹ nước ngoài (Hình 4).

Hình 4: Cấu phần của khoản nợ địa phương, 2006-2012 (%)

Nguồn: Bộ Tài chính (được trích dẫn trong Ngân hàng Thế giới 2014)

Việc vay mượn này được giám sát chặt chẽ bởi Bộ Tài chính. Do mức trần vay mượn được áp

dụng theo Luật Ngân sách mới, chính quyền địa phương cũng có thể chuyển sang các hình thức đi vay

khác, chẳng hạn như các quỹ phát triển cơ sở hạ tầng địa phương và các gói hỗ trợ phát triển từ nước

ngoài (như các khoản cho vay lại từ chính quyền trung ương), mà không phải chịu những giới hạn tương

Nguồn khác

Các khoản cho vay lại từ chính quyền trung

ưong từ các quỹ bên ngoài

Trái phiếu chính quyền địa phương

Trái phiếu Kho bạc

Các ngân hàng phát triển Việt Nam

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 24

tự. Chính quyền địa phương không có quyền tiếp cận trực tiếp với các nguồn tài trợ từ ngân hàng trung

ương. Về thủ tục hành chính, các khoản vay mượn của địa phương phải thông qua những thủ tục chấp

thuận tùy thuộc vào việc sử dụng các nguồn vốn và các công cụ, theo quy định của Luật Quản lý Nợ

công năm 2009 và các quy định bổ sung khác. Nhìn chung, tất cả các khoản vay đều phải được Bộ Tài

chính và các cơ quan trung ương khác kiểm tra và chấp thuận khi áp dụng.

Do đó, các khoản vay của chính quyền địa phương được duy trì ở mức thấp. Trong 10 năm qua,

nợ địa phương được giữ ở mức 3% GDP và được tài trợ chỉ 4% chi phí phát triển. Tuy nhiên, trong năm

2011, khoảng 13 tỉnh thành đã có có chứng khoán nợ vượt mức giới hạn 30% vốn ngân sách hàng năm.

Nợ ở một số tỉnh đã cao gấp 2 lần giới hạn cho phép (Ngân hàng Thế giới 2014).

Mặc dù gần như tất cả các tỉnh đều có một vài hình thức vay mượn nhất định, 10 tỉnh thành vay

mượn nhiều nhất chiếm hơn 2 phần 3 các khoản vay mượn của chính quyền địa phương trong năm 2012

(Hình 5). Tổng các khoản nợ địa phương cũng tập trung ở các thành phố này (42% của tổng các khoản

nợ địa phương năm 2012), nhưng thậm chí ngay trong nhóm này, thành phố Hồ Chí Minh lại dẫn đầu,

chiếm 38% tổng các khoản vay mượn của chính quyền địa phương (Ngân hàng Thế giới 2014) (Hộp).

Hình 5: Tỷ trọng của các khoản nợ chính quyền địa phương theo tỉnh thành (%)

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Bộ Tài chính

Nợ công bền vững của thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất tại Việt Nam, với nguồn doanh thu huy

động được cho địa phương là tương đối mạnh. Hơn một nửa nguồn vốn tài trợ cho địa phương (bao

gồm các dòng nợ mới) đến từ các khoản thu nhập được phân bổ. Tỷ lệ thu nhập được phân bổ cho chi

tiêu thường xuyên của địa phương trung bình vào khoảng 200% trong năm 2006-2011. Trong số các

Tốp 10 địa phương không bao gồm thành phố Hồ Chí Minh

Các tỉnh thành khác

Thành phố Hồ Chí Minh

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 25

khoản chi phí, nguồn vốn đầu tư chiếm 40%-50% trong năm 2006-2011. Thâm hụt ngân sách của

thành phố ở mức thấp, chỉ khoảng 0.1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của tỉnh, và mức đi vay cũng

thấp. Đến cuối năm 2013, tổng dư nợ từ phát hành trái phiếu ước đạt 11.6 nghìn tỷ đồng, bằng 1.5%

GDP của địa phương và bằng 49% vốn ngân sách của năm 2013. Lãi suất bình quân là 7% đối với kỳ

hạn 3 năm, 6% đối với kỳ hạn 5 năm và 5% đối với kỳ hạn 10 năm.

Hai chỉ số được sử dụng như thước đo của gánh nặng nợ là: (i) chứng khoán nợ của thành phố

Hồ Chí Minh so với GDP (ngưỡng 25% để đánh giá khả năng trả nợ); và (ii) dịch vụ nợ của thành

phố Hồ Chí Minh so với doanh thu của thành phố (ngưỡng 25% để đánh giá tính thanh khoản). Các

ngưỡng này là các tiêu chuẩn và không phải là những giới hạn trần nghiêm ngặt.

Đối với kịch bản cơ sở, người ta cho rằng, trong trung hạn, các chỉ số kinh tế được sử dụng

trong dự đoán (tức là, tăng trưởng GDP, lạm phát, tăng trưởng thu chi, và lãi suất) thấp hơn so với

thời kỳ năm 2006 – 2011 nhưng những chỉ số này sẽ trở lại mức thời kỳ 2006-2011 trong dài hạn.

Theo kịch bản này, các khoản nợ của thành phố có thể được coi là bền vững, với một tỷ lệ nợ chứng

khoán có thể quản lý được so với GDP. Tuy nhiên, chính quyền địa phương nên thừa nhận áp lực

thanh khoản và tỷ trọng ngày càng lớn của các khoản thanh toán lãi suất trong tổng chi thường xuyên.

Áp lực thanh khoản sẽ trở nên rõ ràng hơn nếu một kịch bản tệ hơn xảy ra. Trong kịch bản này,

tăng trưởng chậm hơn 5% một năm trong trung hạn và dần dần ổn định xuống dưới mức trung bình

trong lịch sử là 8% trong dài hạn, tăng trưởng doanh thu được phân bổ giảm xuống gần một phần ba,

và chi tiêu được duy trì như cũ. Các yêu cầu về dịch vụ nợ có khả năng lấn át các chi tiêu thường

xuyên. Tỷ lệ dịch vụ nợ trên doanh thu đã vượt ngưỡng cho phép trong hầu hết khoảng thời gian dự

báo, do đó, quy tắc vàng sẽ bị phá vỡ trong dài hạn.

Theo một kịch bản mà các điều kiện kinh tế trở nên thuận lợi hơn so với kịch bản cơ sở (ví dụ,

tỷ lệ tăng trưởng cao hơn, doanh thu lớn hơn và chi tiêu nhiều hơn), thành phố sẽ đáp ứng tốt hơn các

yêu cầu chi tiêu vốn của mình và duy trì mức độ bền vững của nợ với mức tăng trưởng bền vững hơn

và huy động doanh thu tốt hơn.

Nguồn: Worldbank (2014)

Tỷ lệ vay nợ của chính quyền địa phương so với tổng doanh thu của chính quyền địa phương là

4% trong năm 2007 và 2.4% trong năm 2012. Theo Ngân hàng Thế giới (2014), vay mượn của chính

quyền địa phương có xu hướng cao hơn tại các địa phương phát triển hơn, độc lập tài chính hơn và có

tài khóa bền vững hơn. Một mức vay mượn cao hơn cũng đi kèm với một tỷ lệ tiêu dùng cao hơn trong

chi tiêu của địa phương. Do đó, mặc dù mức vay mượn là thấp thì mức vay mượn đó có vẻ phù hợp với

trình độ phát triển của địa phương, nhu cầu chi tiêu vốn và xu hướng phát triển bền vững tài khóa.

1.6. Tính bền vững tài khóa của các chính quyền địa phương

Ngân hàng Thế giới (2014) đã xác định ba nguồn nợ công tiềm tàng tại Việt Nam: Các quỹ tài

chính công (PFFs), doanh nghiệp Nhà nước ở địa phương, căng thẳng trên khu vực ngân hàng.

Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 30 quỹ tài chính công địa phương và trung ương có tính chất,

phạm vi và quy mô hoạt động rất đa dạng. Trong các PFFs, chỉ có một vài quỹ đặc thù ở cấp trung ương

và một vài quỹ đầu tư phát triển địa phương có nguồn thu nhập riêng và có nhiệm vụ chi riêng, chiếm

khoảng 95% tổng chi tiêu của PFFs. Các quỹ PFFs cấp địa phương khác nhỏ và hoạt động chủ yếu trong

phạm vi tỉnh. Mặc dù hầu hết các PFFs đều phụ thuộc vào ngân sách của chính quyền trung ương hoặc

địa phương đều có nguồn vốn ban đầu, và thậm chí là vốn hoạt động (trừ một số quỹ có thể huy động

nguồn thu từ các đối tượng thụ hưởng như quỹ bảo hiểm y tế và quỹ bảo hiểm xã hội), các báo cáo tài

chính của những quỹ này chưa bao giờ được đưa vào các tài liệu ngân sách hàng năm hay tài khoản

ngân sách cuối cùng hàng năm (Ngân hàng Thế giới 2014).

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 26

Hiện nay, có 28 quỹ đầu tư và phát triển đang hoạt động tại địa phương (LDIFs), có thể được

xem như các công vụ vì mục tiêu đặc biệt. Những quỹ này là các quỹ PFFs lớn nhất đang hoạt động ở

cấp tỉnh. Về mặt pháp lý, các quỹ này là các tổ chức tài chính Nhà nước được định hướng thương mại,

được phép huy động vốn trung và dài hạn, và có thể đầu tư vào những dự án cơ sở hạ tầng có thu phí.

Trách nhiệm của họ bao gồm việc thực thi các khoản đầu tư tài chính và phát triển. Các công cụ có mục

tiêu đặc thù này đã được mở rộng đáng kể tại Việt Nam và đã huy động được một lượng vốn lớn để đầu

tư cơ sở hạ tầng. Theo Ngân hàng Thế giới (2014), tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm trong nguồn

vốn hoạt động của các quỹ này ở mức cao, 40% trong khoảng thời gian 2005-2011.

Các LDIFs cũng tham gia cho vay ngắn hạn trên cơ sở tái đầu tư từ các ngân hàng thương mại

Nhà nước và các doanh nghiệp Nhà nước khác. Những khoản vay ngắn hạn này có thể dẫn đến những

khoản đầu tư ngắn hạn, có khả năng tái phân bổ vốn của LDIF ra khỏi những khoản đầu tư phát triển cơ

sở hạ tầng trong dài hạn. Những khoảng vay không phù hợp của LDIFs cũng có thể có một tác động tiêu

cực đến sự phát triển của hệ thống ngân hàng.

Nguồn công nợ tiềm năng thứ hai tại Việt Nam là các doanh nghiệp Nhà nước ở địa phương.

Có 1506 SOEs địa phương và 982 doanh nghiệp dịch vụ công. Do tính chất riêng, các doanh nghiệp này

tiếp cận với các nguồn vốn vay thương mại dễ dàng hơn, đặc biệt là từ các ngân hàng Nhà nước. Điều

đó dẫn đến việc tích tụ nợ ngày càng tăng của các doanh nghiệp này. Ngân hàng Thế giới (2014) ước

tính rằng hơn một nửa của khoảng 3.5 tỷ đô la Mỹ tài trợ cho cơ sở hạ tầng được rót vốn từ các ngân

hàng thương mại Nhà nước xuống các doanh nghiệp Nhà nước. Những doanh nghiệp này cũng tiếp cận

dễ dàng hơn tới những khoản cho vay lại của chính phủ. Ví dụ, năm 2012, các doanh nghiệp dịch vụ

công trong lĩnh vực quản lý nước và vệ sinh môi trường đã có khoản nợ từ nguồn cho vay lại của chính

phủ là 360 triệu đô la Mỹ (tức 7.56 nghìn tỷ đồng) (Ngân hàng Thế giới 2014). Theo luật, những doanh

nghiệp này có tài chính độc lập với các cơ quan có quyền sở hữu đối với những doanh nghiệp trên. Tuy

nhiên, trên thực tế, khi những doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp dịch vụ công gặp rắc rối tài

chính, họ tìm kiếm nguồn hỗ trợ từ những cơ quan chủ quản để phối hợp với họ giải quyết khoản nợ.

Những năm gần đây chính quyền địa phương đã tích lũy những khoản nợ thanh toán còn thiếu

đối với các doanh nghiệp xây dựng, trong đó, lần lượt, đã ngăn chặn các doanh nghiệp này từ bỏ nghĩa

vụ trả nợ của mình dẫn đến nợ xấu gia tăng cho hệ thống ngân hàng địa phương. Theo Cơ quan Kiểm

toán Quốc gia, tính đến hết năm 2011, tổng các khoản cho vay các doanh nghiệp xây dựng từ chính

quyền địa phương là 91,273 tỷ đồng6. Trong đó, 15 tỉnh chậm thanh toán hơn 100% chi phí vốn dự kiến.

Bộ Tài chính cho rằng điều này một phần là do việc kiểm soát các cam kết còn lỏng lẻo, dẫn tới việc

các chính quyền địa phương tham gia thỏa thuận với các nhà thầu công trình dân dụng mà không có đủ

thẩm quyền về ngân sách.

Các khoản vay mượn của chính quyền địa phương không được đưa vào cân đối ngân sách, do

đó không tính vào bảng cân đối ngân sách địa phương. Điều này được xem như là kết quả của việc yêu

cầu duy trì một ngân sách cân đối ở cấp chính quyền địa phương, và loại trừ các thâm hụt ngân sách địa

phương trong tổng thâm hụt ngân sách Nhà nước.

Những quy định hiện hành liên quan đến các khoản vay nợ của địa phương có thể không phản

ánh khả năng của chính quyền địa phương trong việc trả các khoản nợ. Ngân hàng Thế giới (2014) cho

rằng rất khó để tìm ra mức độ tín nhiệm tín dụng trong dài hạn của một địa phương khi nhìn vào các số

liệu liên quan đến chứng khoán nợ và ngân sách vốn hàng năm. Nói cách khác, việc vay mượn của chính

quyền địa phương không nhất thiết phản ánh năng lực tài chính của chính quyền địa phương. Trong năm

2011, nhiều địa phương, bao gồm những địa phương có khả năng tài chính thấp hơn, đã vay mượn nhiều

hơn mức trần vay mượn cho phép (Ngân hàng Thế giới 2014). Một vấn đề khác là, theo các quy định

hiện hành, việc vay mượn của chính quyền địa phương không bao gồm các khoản bảo lãnh và các khoản

6 Tuoitre Online. 2013. Giật mình với 91.000 tỷ đồng nợ đọng. Ngày 9 tháng 9. Chi tiết tại http://tuoitre.vn/tin/kinh-

te/20130909/giat-minh-voi-91000-ti-dong-no-dong/567953.htm (truy cập vào 26 tháng 9 năm 2016).

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 27

nợ đột xuất khác. Điều này khiến số liệu về các khoản nợ của chính quyền địa phương không đáng tin

cậy và khó thực thi.

Mức trần của nợ chính quyền địa phương không tạo ra các ưu đãi thích hợp đủ để thu hút người

đi vay. Ngân hàng Thế giới (2014) đã chỉ ra rằng tổng các khoản chứng khoán nợ (không phản ánh nghĩa

vụ nợ thực tế đối với việc chi trả gốc và lãi), không phải là một dấu hiệu tốt vì nó không phản ánh gánh

nặng nợ thực tế mà chính quyền địa phương phải đối mặt. Điều này, đến lượt nó, sẽ gây khó khăn trong

việc ước tính các nghĩa vụ nợ trong tương lai. Thực tế là, việc thỏa mãn các giới hạn nợ trong một năm

cụ thể không đảm bảo rằng chính quyền địa phương sẽ có khả năng trả nợ trong dài hạn.

Hiện nay, không có quy định chính thức về việc báo cáo và công bố thông tin về các khoản nợ

địa phương. Thông thường, những thông tin này được yêu cầu phải được báo cáo cho Vụ Ngân hàng

Tài chính của Bộ Tài chính7. Điều này giới hạn sự phát triển của thị trường trái phiếu chính quyền địa

phương do các nhà đầu tư có rất ít thông tin về chính quyền địa phương và không thể đánh giá mức độ

tín nhiệm của chính quyền địa phương. Báo cáo nhận được từ chính quyền địa phương thường muộn và

không chi tiết, trong khi đó việc xử lý thông tin mất rất nhiều thời gian do mỗi tỉnh lại có một mẫu báo

cáo riêng.

2. Phân tích thực nghiệm về tính bền vững tài khóa của chính quyền địa phương

Trong phần này, tính bền vững của các khoản thâm hụt ngân sách của chính quyền địa phương

tại Việt Nam được phân tích bằng hai phương pháp ước lượng. Đầu tiên, mô hình bình phương nhỏ nhất

đã hiệu chỉnh (OLS) được sử dụng để ước lượng mối tương quan trong dài hạn giữa các phương trình

đồng tích hợp, trong đó chứa vector của các biến đồng tích hợp và biến động ngẫu nhiên của các biến

giải thích. Bản chất của dữ liệu mảng sẽ tính tới hiện tượng phương sai thay đổi giữa các tỉnh. Khung

phân tích được dựa trên nghiên cứu của Buettner và Wildasin (2006), Buettner (2009), Solé-Olle và

Sorribas-Navarro (2012), và Bessho (2016). Ký hiệu doanh thu là Rit, tổng chi tiêu của chính quyền địa

phương là Eit, mục chuyển giao cân đối là Tit, mối quan hệ giữa các biến thể hiện qua phương trình sau:

hoặc (1)

Nếu Uit là chuỗi dừng, và nếu Rit, Eit, và Tit là các chuỗi tích hợp bậc 1 thì các biến trên sẽ

đồng tích hợp với véc tơ đồng tích hợp [1, -, +]. Trong trường hợp này, chúng ta có thể ước lượng

phương trình trên bằng cách sử dụng OLS đã hiệu chỉnh cho các biến đồng tích hợp. Một số gợi ý có

thể được suy ra từ thử nghiệm này: (i) nếu Uit là chuỗi dừng thì thâm hụt ngân sách địa phương sẽ không

bùng nổ trong dài hạn và (ii) nếu >1, (nghĩa là chi tiêu tăng 1% thì doanh thu sẽ tăng hơn 1%), điều

này sẽ hỗ trợ cho tính bền vững của ngân sách chính quyền địa phương. Để tách ảnh hưởng từ sự khác

biệt dân cư giữa các tỉnh, phương pháp trên cũng được sử dụng với một vector bốn biến: doanh thu ngân

sách trên đầu người, mức chi tiêu bình quân đầu người, GDP bình quân đầu người, và chuyển giao cân

đối (balancing transfer) bình quân đầu người.

Thứ hai, để đánh giá sâu hơn tính bền vững tài chính ở cấp tỉnh, dựa trên mô hình của Bohn

(2008) , phương trình phản ứng tài chính sau được sử dụng:

trong đó Surplusit là thặng dư chính của tỉnh i tại thời điểm t, GDPgapit là chênh lệch sản lượng,

EXPgapit được khoảng cách chi tiêu, BTit là tỷ lệ các khoản chuyển giao cân đối trên tổng chi, Xit là

vector các đặc điểm của tỉnh (bao hàm hiệu ứng cố định), là hiệu ứng cố định của các tỉnh, t là hiệu

ứng thời gian cố định, và it là sai số.

7 Bản tin Nợ công là bản tin nợ hợp nhất do Bộ Tài chính soạn

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 28

Thặng dư được tính dưới dạng tỷ lệ thặng dư tài chính trên GDP. Thặng dư tài chính là chênh

lệch giữa doanh thu và chi tiêu của chính quyền địa phương. Các khoản chuyển giao cân đối và chuyển

giao mục tiêu (targeted transfer) trong doanh thu chính quyền địa phương sẽ không được tính. Chênh

lệch sản lượng được tính bằng chênh lệch giữa GDP thực tế và giá trị GDP theo xu hướng.

Tương tự như nghiên cứu của Bohn (2008), chênh lệch sản lượng mang dấu dương hàm ý rằng

GDP thực tế cao hơn giá trị xu hướng của nó. Tương tự như vậy, khoảng cách chi tiêu là sự khác biệt

giữa chi tiêu thực tế và giá trị xu hướng của từng tỉnh. Khoảng cách chi tiêu có giá trị dương hàm ý rằng

chi tiêu thực tế cao hơn giá trị xu hướng. Các giá trị xu hướng được ước lượng bằng cách sử dụng bộ

lọc Hodrick-Prescott với tham số làm trơn là 10.000. Do đó, khoảng cách chi tiêu dự kiến sẽ có tác động

tiêu cực đến thặng dư tài chính, và chênh lệch sản lượng được kỳ vọng sẽ có tác động tích cực tới thặng

dư tài chính. Nếu sản lượng đang ở mức thấp hơn xu hướng, thặng dư sẽ giảm. Tương tự, nếu chi tiêu

chính phủ nằm trên mức xu hướng, thặng dư sẽ giảm. Để đánh giá xem liệu thâm hụt ngân sách ở chính

quyền trung ương có thể có tác động tới thặng dư tài chính ở chính quyền địa phương hay không, tỷ lệ

khoản chuyển giao cân đối trên tổng chi tiêu được sử dụng. Nếu một tỉnh càng phụ thuộc vào các khoản

chuyển giao cân đối, tỉnh đó được kỳ vọng sẽ có mức thặng dư tài chính thấp hơn

Do tính không đầy đủ của dữ liệu (do một số tỉnh không công bố dữ liệu tài chính của họ trong

một số năm), thay vì sử dụng dữ liệu của tỉnh, dữ liệu hợp nhất của Bộ Tài chính được sử dụng. Tuy

nhiên, những dữ liệu này, không phân loại các khoản mục thu và chi ở cấp tỉnh. Để tách ảnh hưởng do

khả năng tài chính của các tỉnh khác nhau, trong một số ước tính, mẫu dữ liệu được chia thành hai nhóm:

(i) các tỉnh có tỷ lệ chia sẻ là 100% (tức là, các tỉnh nghèo hơn); và (ii) các tỉnh có tỷ lệ chia sẻ thấp hơn

100% (tỉnh tức là các tỉnh giàu hơn).

Để tránh hồi quy giả mạo, chúng tôi thực hiện kiểm định tính dừng của dữ liệu mảng qua kiểm

định nghiệm đơn vị (Levin, Lin, James-Chu 2002; Breitung 2002; Im, Pesaran, Shin 2003) và các kiểm

định dạng Fisher như Dickey-Fuller (ADF) và Phillips-Perron (PP) (Maddala và Wu 1999). Mô hình

của Levin, Lin, James-Chu (2002) và Breitung (2002) dựa trên các kiểm định ADF và giả định tính đồng

nhất giữa các hệ số tự hồi quy đối với tất cả các đơn vị trong dữ liệu mảng, trong khi Im và các cộng sự

(2003); Fisher-ADF; và kiểm định Fisher-PP cho phép tồn tại hiện tượng không đồng nhất giữa các hệ

số tự hồi quy của tất cả các đơn vị trong dữ liệu mảng. Các giả thuyết thay thế (H1) đơn thuần cho rằng

một số hoặc tất cả các chuỗi số đều có tính dừng. Các kết quả kết quả kiểm định nghiệm đơn vị được

trình bày trong Bảng 5.

Có một sự khác biệt lớn trong kết quả kiểm định. Trong khi theo giả định về tính đồng nhất giữa

các hệ số tự hồi quy, Levin, Lin, James-Chu (2002) và Breitung (2002) đã chỉ ra rằng rằng không tồn

tại nghiệm đơn vị với từng biến đơn lẻ, trong khi Im, Pesaran, Shin (2003); Fisher-ADF; và kiểm định

Fisher-PP cho rằng tất cả các biến gốc đều có nghiệm đơn vị và các biến ở dạng sai phân bậc 1 thì không

có nghiệm đơn vị. Do mẫu nghiên cứu bao gồm tất cả các tỉnh trong cả nước, hiện tượng không đồng

nhất chắc chắn sẽ tồn tại. Vì vậy, có thể kết luận rằng dữ liệu gốc có nghiệm đơn vị và dữ liệu sai phân

bậc 1 không có nghiệm đơn vị.

Bảng 5: Kiểm định nghiệm đơn vị dạng bảng

Giả thuyết không

Nghiệm đơn vị (giả

định chuỗi nghiệm đơn

vị phổ biến)

Nghiệm đơn vị (giả định

chuỗi nghiệm đơn vị

riêng biệt)

Các thống kê Levin, Lin,

James–Chu

Breitung Im, Pesaran,

Shin

ADF–

Fisher

PP–

Fisher

Cấp

Chi tiêu chính quyền địa phương –5.81*** –4.30*** 1.15 126.93 128.24

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 29

Thu ngân sách chính quyền địa

phương

–7.55*** –3.15*** –1.05 130.90 225.90***

Chuyển giao cân đối –17.24*** –0.35 –1.59 133.65 118.35

Chi tiêu chính quyền địa

phương bình quân đầu người

–4.72*** –4.74*** 1.84 120.46 115.58

Thu ngân sách chính quyền

địa phương bình quân đầu

người

–8.29*** –2.40*** –1.27 136.70 222.90***

GDP địa phương bình quân đầu

người

–4.85*** 1.52 1.16 106.30 95.50

Chuyển giao cân đối bình quân

đầu người

–19.58*** –0.55 –2.14** 138.27 134.62

Sai phân bậc 1

Chi tiêu chính quyền địa phương –9.28*** –2.16*** –5.66*** 222.36*** 666.58***

Thu ngân sách chính quyền địa

phương

–1.05 –10.01*** –3.75*** 174.92*** 833.69***

Chuyển giao cân đối –21.66*** –14.80*** –10.96*** 337.30*** 638.29***

Chi tiêu chính quyền địa

phương bình quân đầu người

–7.14*** –2.48*** –5.67*** 222.48*** 688.28***

Thu ngân sách chính quyền

địa phương bình quân đầu

người

–0.52 –10.18*** –3.52*** 169.16*** 821.24***

GDP địa phương bình quân đầu

người

–13.65*** –3.55*** –4.84*** 202.40*** 378.90***

Chuyển giao cân đối bình quân

đầu người

–21.94*** –14.68*** –11.33*** 345.62*** 641.05***

ADF = Augment Dickey–Fuller; PP = Phillips–Perron; * p<0.1, **

p<0.05, *** p<0.01.

Sau khi kiểm định nghiệm đơn vị, chúng tôi tiến hành đánh giá mối quan hệ đồng tích hợp giữa

các biến. Pedroni (2000) đã đề xuất một phương pháp để kiểm tra tính đồng tích hợp trong dữ liệu bảng,

trong đó cho phép kiểm định cho mối quan hệ đồng tích hợp trong bốn mô hình khác nhau: mô hình

không có xu hướng không đồng nhất và bỏ qua hiệu ứng thời gian (M1), mô hình không có hiệu ứng

thời gian và cho phép xu hướng không đồng nhất (M2), mô hình có xu hướng không đồng nhất và hiệu

ứng thời gian (M3), và mô hình với hiệu ứng thời gian và bỏ qua xu hướng không đồng nhất (M4).

Pedroni (1999) đã chỉ ra bảy thống kê khác nhau cho các kiểm định đồng tích hợp: thống kê V, thống

kê PP, thống kê Pedroni, thống kê ADF, thống kê nhóm rho, thống kê Pedroni dạng nhóm, và thống kê

ADF dạng nhóm. Bốn thống kê đầu tiên được gọi là thống kê đồng tích hợp dạng bạng và được dựa trên

cách tiếp cận nội chiều (within-dimension). Ba thống kê cuối cùng là thống kê đồng tích hợp dạng nhóm

và được dựa trên cách tiếp cận giữa các chiều khác nhau. Nếu tồn tại mối quan hệ đồng tích hợp, dữ liệu

về phần dư được kỳ vọng sẽ có tính dừng.

Bảng 6: Kiểm định đồng tích hợp dạng bảng

Mục A: Mô hình 1

(local government expenditure, local government revenue, balancing transfer) Kiểm định phần dư đồng tích hợp Pedroni (Giả thuyết không: không có đồng tích hợp)

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 30

Có hệ số chặn và không có

xu hướng

Có hệ số chặn và

có xu hướng

Giả định xu hướng Thống kê Hệ số P Thống kê Hệ số P

H1: Hệ số tự hồi quy phổ biến (nội chiều)

Thống kê V 2.739 0.003 –1.940 0.974

Thống kê Rho –2.155 0.016 2.176 0.985

Thống kê Pedroni –14.653 0.000 –14.758 0.000

Thống kê ADF –4.272 0.000 –1.489 0.068

H1: Hệ số tự hồi quy riêng biệt (giữa các chiều)

Thống kê Rho theo nhóm 2.029 0.979 5.584 1.000

Thống kê Pedroni theo nhóm –21.255 0.000 –22.822 0.000

Thống kê ADF theo nhóm –4.316 0.000 –1.636 0.051

Kiểm định phần dư đồng tích hợp Kao

ADF –5.711 0.000

Mục B: Mô hình 2

Kiểm định phần dư đồng tích hợp Pedroni (Giả thuyết không: không có đồng tích hợp)

Có hệ số chặn và không có

xu hướng

Có hệ số chặn và có xu

hướng

Giả định xu hướng Thống kê Hệ số P Thống kê Hệ số P

H1: Hệ số tự hồi quy phổ biến (nội chiều)

Thống kê V –2.562 0.995 –6.334 1.000

Thống kê Rho 1.611 0.946 5.057 1.000

Thống kê Pedroni –11.122 0.000 –14.350 0.000

Thống kê ADF –8.975 0.000 –9.160 0.000

H1: Hệ số tự hồi quy riêng biệt (giữa các chiều)

Thống kê Rho theo nhóm 5.655 1.000 8.309 1.000

Thống kê Pedroni theo nhóm –31.219 0.000 –36.478 0.000

Thống kê ADF theo nhóm –10.967 0.000 –9.523 0.000

Kiểm định phần dư đồng tích hợp Kao

ADF –7.908 0.000

Mục A của Bảng 6 trình bày các kết quả của mô hình M2 (với hiệu ứng thời gian và không có

xu hướng không đồng nhất) và M3 (với hiệu ứng thời gian và xu hướng không đồng nhất). Đối với

vector đầu tiên của biến, sáu thống kê từ kiểm định đồng tích hợp M2 đều bác bỏ giả thuyết không (null

hypothesis) về việc không tồn tại mối quan hệ đồng tích hợp. Trong khi đó, chỉ có hai số liệu thống kê

từ các kiểm định đồng tích hợp M3 bác bỏ giả thuyết không, và hai thống kê cho thấy mức độ bác bỏ

thấp (với độ tin cậy ở mức 90%). Mặc dù có những kết quả khác nhau về kiểm định đồng tích hợp giữa

các biến những vẫn rất khó chấp nhận giả thuyết không về việc không có nghiệm đơn vị trong dữ liệu.

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 31

Mục B của bảng 6 báo cáo kết quả kiểm tra đồng tích hợp cho các vector của bốn biến: chi tiêu

bình quân đầu người, thu nhập bình quân đầu người, chuyển giao cân đối bình quân đầu người và GDP

bình quân đầu người. Kết quả chỉ ra rằng trong cả hai trường hợp (có và không có xu hướng không đồng

nhất), bốn trong số bảy thống kê đã bác bỏ mạnh mẽ giả thuyết về việc không có hiện tượng đồng tích

hợp dạng bảng trong mẫu dữ liệu, bởi vậy giả thuyết không có đồng tích hợp giữa bốn biến có thể được

chấp nhận.

Theo nghiên cứu của Pedroni (2004), các mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến đồng tích hợp

được ước lượng bằng cách sử dụng phương pháp OLS đã hiệu chỉnh để tránh hiện tượng "ước lượng

chệch" (bias) của OLS (Bảng 7). Kết quả mô hình cho thấy hệ số của chi tiêu chính quyền địa phương

ở tất cả các dạng phương trình đều có ý nghĩa thống kê. Cụ thể, các kết quả ước lượng từ mô hình OLS

dạng bảng đã hiệu chỉnh cho thấy chi tiêu tăng 1% giúp thu ngân sách chính quyền địa phương tăng

1,45% (đối với tất cả các tỉnh) và 1,60% (đối với các tỉnh nghèo hơn). Các kết quả đã chỉ ra tính bền

vững tài khóa trong toàn bộ mẫu và cho cả mẫu của các tỉnh nghèo hơn. Các kết quả ước lượng cũng

chỉ ra rằng việc chuyển giao cân đối có tác động tiêu cực tới thu ngân sách ở các tỉnh nghèo hơn, cho

thấy hoạt động chuyển giao cân đối có thể làm giảm động lực của các tính trong việc cải thiện vấn đề

thu ngân sách của họ.

Mối quan hệ giữa ba biến sau đó được đánh giá bằng cách sử dụng chi tiêu chính quyền địa

phương làm biến phụ thuộc như sau:

(3)

Nếu e <1, (tức là, thu ngân sách tăng 1% làm chi tiêu tăng ít hơn 1%, có nghĩa là giả thuyết về

tính bền vững tài khóa được hỗ trợ. Kết quả ở mục B của Bảng 7 cho thấy hệ số thu ngân sách trong tất

cả các dạng phương trình đều thấp hơn 1, qua đó hỗ trợ các kết quả trình bày ở mục A với thu ngân sách

là biến phụ thuộc.

Để tách ảnh hưởng do sự không đồng nhất giữa các tỉnh, các mối quan hệ dài hạn được phân tích

giữa bốn biến, thu ngân sách bình quân đầu người, mức chi tiêu bình quân đầu người, GDP của tỉnh

bình quân đầu người, và chuyển giao cân đối bình quân đầu người, bằng cách sử dụng mô hình OLS

dạng bảng đã hiệu chỉnh. Các kết quả được trình bày trong bảng C (với thu ngân sách bình quân đầu

người là biến phụ thuộc) và bảng D (với mức chi tiêu bình quân đầu người là biến phụ thuộc). Một điều

thú vị là GDP của địa phương bình quân đầu người không có tác động có ý nghĩa thống kê tới thu ngân

sách bình quân đầu người nhưng lại có tác động thuận chiều và có ý nghĩa thống kê tới chi tiêu bình

quân đầu người.

Bảng 7: Mô hình OLS đã hiệu chỉnh cho quan hệ đồng tích hợp

Tất cả các tỉnh Các tỉnh nghèo

Hệ số Sai số

chuẩn

Hệ số Sai số

chuẩn

Biến phụ thuộc: Thu ngân sách chính quyền địa phương

Chi tiêu chính quyền địa phương 1.453*** 0.01 1.600*** 0.011

Chuyển giao cân đối 0.01 0.021 –0.214*** 0.023

N*T 720 588

R2 hiệu chỉnh 0.881 0.423

Biến phụ thuộc: Chi tiêu chính quyền địa phương

Thu ngân sách chính quyền địa phương 0.671*** 0.023 0.649*** 0.025

Chuyển giao cân đối 0.113*** 0.023 0.158*** 0.026

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 32

N*T 720 588

R2 hiệu chỉnh 0.281 0.337

Biến phụ thuộc: Thu ngân sách chính quyền địa phương bình quân đầu người

Chi tiêu chính quyền địa phương bình quân 1.228*** 0.047 1.598*** 0.053

Chuyển giao cân đối bình quân –0.083* 0.048 –0.354*** 0.054

GDP bình quân đầu người 0.275*** 0.041 –0.124*** 0.045

N*T 718 586

R2 hiệu chỉnh 0.724 0.496

Biến phụ thuộc: Chi tiêu chính quyền địa phương bình quân đầu người

Thu ngân sách chính quyền địa phương bình

quân

0.277*** 0.054 0.373*** 0.06

Chuyển giao cân đối bình quân –0.117** 0.047 –0.095* 0.056

GDP bình quân đầu người 0.418*** 0.039 0.287*** 0.043

N*T 718 586

R2 hiệu chỉnh 0.579 0.767

Biến phụ thuộc: GDP bình quân đầu

người

Chi tiêu chính quyền địa phương bình quân 0.172*** 0.047 0.181*** 0.053

Thu ngân sách bình quân 0.052 0.056 0.037 0.061

Chuyển giao cân đối bình quân –0.057 0.048 –0.067 0.055

N*T 719.00 586.00

R2 hiệu chỉnh 0.908 0.845

Bảng 8 trình bày những đánh giá về tính bền vững của nợ. Cột 1 và cột 2 là kết quả ước lượng

bằng cách sử dụng phương pháp hiệu ứng cố định (fixed effect), các cột 3 và 4 sử dụng phương pháp

moment tổng quát dạng bảng động (GMM). Các mẫu trong bảng A gồm tất cả các tỉnh, và bảng B chỉ

bao gồm các tỉnh có tỷ lệ chia sẻ ở mức 100%.

Các kết quả ước lượng sử dụng hiệu ứng cố định chỉ ra rằng đối với cả hai mẫu (tức là, tất cả

các tỉnh và các tỉnh nghèo hơn), khoảng cách chi tiêu của địa phương có tác động tiêu cực đến thặng dư

tài khóa, hàm ý rằng chênh lệch giữa chi tiêu thực tế và giá trị xu hướng tăng 1% sẽ làm giảm thặng dư

tài khóa khoảng 0,06% -0,12%. Dân số tỉnh cũng có tác động tiêu cực đến thặng dư tài khóa, do các tỉnh

đông dân hơn có thể phải chi tiêu nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu. Ngược lại, GDP bình quân đầu người

có ảnh hưởng tích cực đối với thặng dư tài chính.

Tuy nhiên, không như kỳ vọng, chênh lệch sản lượng (GDP) của địa phương có ảnh hưởng tiêu

cực đến thặng dư tài chính, nghĩa là, khi GDP thực tế của địa phương cao hơn giá trị xu hướng sẽ làm

giảm thặng dư tài chính. Hiện chưa có một lời giải thích rõ ràng cho hiện tượng này; tuy nhiên có khả

năng điều này là do vấn đề nội sinh.

Bảng 8: Phân tích tính bền vững của ngân sách

Hệ số

Sai số chuẩn

Hệ số

Sai số chuẩn

Mục A: Tất cả các tỉnh

Trễ của biến phụ thuộc –0.096*** 0.002

Hiệu ứng cố định GMM dạng bảng

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 33

Chênh lệch GDP địa phương –0.073 0.069 0.135*** 0.028

Chênh lệch chi tiêu địa phương –0.152*** 0.037 –0.086*** 0.006

Dân số (dạng log) 0.018 0.048 –0.233*** 0.047

GDP địa phương bình quân đầu người 0.201*** 0.03 0.178*** 0.019

Chuyển giao cân đối 0.037 0.025 –0.106*** 0.012

Hệ số chặn –0.672 0.092

Số quan sát 767 531

Số biến công cụ 59

Hansen 0.214

Tự hồi quy bậc 1 0.003

Tự hồi quy bậc 2 0.680

Mục B: Các tỉnh nghèo

Trễ của biến phụ thuộc –0.025*** 0.003

Chênh lệch GDP địa phương –0.058 0.091 0.000 0.046

Chênh lệch chi tiêu địa phương –0.123** 0.048 0.088*** 0.018

Dân số (dạng log) –0.265* 0.143 –0.200*** 0.066

GDP địa phương bình quân đầu

người

0.242*** 0.018 0.220*** 0.034

Chuyển giao cân đối –0.017 0.015 –0.074*** 0.015

Hệ số chặn –0.722*** 0.041

Số quan sát 624 432

Số biến công cụ 48

Hansen 0.496

Tự hồi quy bậc 1 0.0243

Tự hồi quy bậc 2 0.3165

Để giải thích cho hiện tượng nội sinh này, độ trễ thứ ba của các biến phụ thuộc và biến độc lập

sẽ được sử dụng làm biến công cụ. Thống kê từ kiểm định Hansen và kiểm định từ mô hình tự hồi quy

bậc nhất và bậc hai đều thỏa mãn các điều kiện nhận dạng (identification conditions) cho mô hình GMM

động. Các kết quả ước lượng cho thấy thặng dư tài khóa trong giai đoạn cuối cùng có tác động tiêu cực

trên thặng dư tài khóa hiện tại, nhằm đảm bảo rằng thặng dư tài khóa là không bùng nổ và hỗ trợ tính

bền vững tài khóa ở cấp địa phương. Các kết quả ước lượng thu được từ mô hình GMM động chỉ ra rằng

chênh lệch sản lượng (GDP) của địa phương có ảnh hưởng tích cực tới thặng dư tài khóa, mặc dù tác

động này không tồn tại với các tỉnh nghèo hơn. Trong khi khoảng cách chi tiêu có dấu phù hợp với kỳ

vọng với toàn bộ mẫu, biến này lại có tác động tích cực tới thặng dư tài khóa tại các tỉnh nghèo hơn.

Điều này cho thấy rằng các tỉnh phải đối mặt với vấn đề khoảng cách chi tiêu (expenditure gap) mà có

thể sẽ nỗ lực hơn trong việc tăng thu ngân sách, qua đó giúp họ trang trải những thiếu hụt trong chi tiêu

và tích lũy thêm các khoản thu. Điều này, đến lượt nó, hỗ trợ các phỏng đoán trước đó rằng các hệ thống

chuyển giao cân đối có thể làm giảm động lực tăng thu ngân sách của các tỉnh. Các hệ số của tỷ lệ

chuyển giao cân đối trên tổng chi tiêu mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê, cho thấy nếu một tỉnh càng

phụ thuộc vào các khoản chuyển giao cân đối của chính phủ, tỉnh đó càng có nhiều khả năng đối mặt

với vấn đề thâm hụt ngân sách.

3. Kết luận và một số khuyến nghị chính sách

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 34

Kể từ khi Luật Ngân sách mới được ban hành vào năm 2002, trách nhiệm tài chính của chính

quyền địa phương đã tăng lên đáng kể, do đó, chính sách tài chính địa phương đóng vai trò lớn trong

quá trình phát triển của Việt Nam. Để thực hiện vai trò ngày càng cao của mình, chính quyền trung ương

đã cấp cho chính quyền địa phương nhiều nguồn lực tài chính hơn, bao gồm các phần chia sẻ thu ngân

sách với địa phương. Hoạt động chuyển giao tài chính giữa các cấp đã được cải cách để đóng vai trò

quan trọng hơn trong việc giảm thiểu mất cân bằng tài chính theo chiều dọc và ngang.

Tuy nhiên, một số vấn đề cản trở tính hiệu quả của phân cấp tài chính Việt Nam bao gồm các

nhiệm vụ chi không rõ ràng giữa các cấp chính quyền, nhiều quy định hạn chế quyền tự chủ của chính

quyền địa phương trong việc thực hiện quản lý thu chi, và thiếu các tiêu chuẩn tối thiểu cho kết quả chi

tiêu. Về chuyển giao tài chính giữa các cấp, mặc dù hệ thống chuyển giao đang thực hiện khá tốt, điểm

yếu trong quy tắc chuyển giao, các vấn đề khuyến khích (incentive problem) trong việc huy động và

phân bổ nguồn lực, và sự tồn tại của nhiều chương trình mục tiêu cấp quốc gia và cấp tỉnh với các mục

tiêu và chỉ tiêu chồng chéo cũng hạn chế hiệu quả của hệ thống này. Chính quyền địa phương được phép

vay trên thị trường vốn, nhưng có vẻ như nền tảng cơ bản của chính quyền địa phương trong việc quản

lý khoản vay còn yếu. Hiện tượng thiếu minh bạch vẫn tồn tại trong tất cả các khía cạnh của phân cấp

tài chính.

Để thực hiện phân cấp quản lý tài chính tốt hơn, Việt Nam cần hoàn thiện một số điểm sau:

(i) Chính quyền trung ương cần phân định nhiệm vụ chi rõ ràng hơn. Chính quyền trung ương

có thể đưa một số quyền hạn xuống cấp thấp hơn. Chính quyền trung ương cũng cần đưa ra các tiêu

chuẩn tối thiểu của dịch vụ công, không chỉ để đảm bảo sự bình đẳng trong việc cung cấp dịch vụ giữa

các địa phương mà còn giúp chính quyền tự chủ hơn trong việc phân bổ nguồn lực.

(ii) Chính quyền trung ương nên cân nhắc lại các quy định chia sẻ hiện tại như sử dụng công

thức riêng biệt cho từng nguồn thu nhập thay vì sử dụng một công thức chung. Chính quyền trung ương

có thể tăng cường hơn nữa nguồn thu địa phương bằng cách cho phép các tỉnh thành áp đặt thuế phụ thu

trên một số loại thuế như thuế thu nhập cá nhân và thuế doanh nghiệp địa phương, hoặc bằng cách cho

địa phương tự chủ hơn trong việc quy định phí và lệ phí. Thuế bất động sản cũng có thể được xem xét

trong dài hạn.

(iii) Về việc chuyển giao tài chính giữa các cấp, một số biện pháp có thể thực hiện ngay lập tức,

ví dụ như xét các định mức chuyển giao, áp dụng hệ thống chuyển dựa trên công thức và tránh việc đàm

phán để giảm thiểu động cơ phân bổ nguồn lực không hiệu quả.

(iv) Chính quyền trung ương và địa phương cần rà soát lại các chương trình mục tiêu hiện tại,

bao gồm các mục tiêu và chỉ tiêu, và xác định các chương trình chồng chéo. Tái phân bổ cho mỗi chương

trình cần phù hợp với mục tiêu. Ngoài ra, nguồn lực tài chính cho mỗi chương trình phải được liên kết

với kết quả.

(v) Để tăng cường cơ sở pháp luật hiện hành đối với việc vay nợ của chính quyền địa phương,

một số vấn đề trọng tâm cần phải giải quyết bao gồm hệ thống báo cáo minh bạch cho báo cáo nợ của

chính quyền địa phương, phát triển cơ chế đánh giá mức độ tín nhiệm đối với chính quyền địa phương,

và xác định ngưỡng trên của nợ địa phương và trả nợ để bảo tính bền vững của nợ.

(vi) Cần có các biện pháp đảm bảo trách nhiệm giải trình tài chính của các cấp chính quyền địa

phương

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bessho, S. 2016. Case Study of Central and Local Government Finance in Japan. Forthcoming.

Bohn, H. 2008. The Sustainability of Fiscal Policy in the United States. In Sustainability of

Public Debt, edited by R. Neck and J. Sturm. Cambridge, MA: MIT Press.

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 35

Breitung, J. 2002. Nonparametric Tests for Unit Roots and Cointegration. Journal of

Econometrics 108(2): 343–363.

Buettner, T. 2009. The Contribution of Equalization Transfers to Fiscal Adjustment:

Empirical Results for German Municipalities and a US–German Comparison.

Journal of Comparative Economics 37(3): 417-431.

Buettner, T., and D. E. Wildasin. 2006. The Dynamics of Municipal Fiscal Adjustment. Journal of Public Economics 90(6–7): 1115–1132.

Im, K. S., M. H. Pesaran, and Y. Shin. 2003. Testing for Unit Roots in Heterogeneous

Panels. Journal of Econometrics 115(1): 53–74.

Le, C. 2006. Fiscal Decentralization: Status and Solutions. Hanoi: National Political Publishing

House (in Vietnamese).

Levin, A., C. Lin, and C. James–Chu. 2002. Unit Root Tests in Panel Data: Asymptotic and

Finite-Sample Properties. Journal of Econometrics 108(1): 1–24.

Maddala, G. S., and S. Wu. 1999. A Comparative Study of Unit Root Tests with Panel Data and a

New Simple Test. Oxford Bulletin of Economics and Statistics

61: 631–652.

National Assembly, Government of Viet Nam. 2002. The State Budget Law 2002.

Hanoi.

Nguyen–Hoang, P. 2008. What Is in It for the Poor? Evidence from Fiscal Decentralization in Viet

Nam. Journal of Public and International Affairs 19: 69– 90.

Nguyen–Hoang, P., and L. Schroeder. 2010. An Analysis of Quasi-Decentralized Budgeting in Viet

Nam. International Journal of Public Administration 33: 698– 709.

Pedroni, P. 1999. Critical Values for Cointegration Tests in Heterogeneous Panels with Multiple

Regressors. Oxford Bulletin of Economics and Statistics 61(4): 653–670.

———. 2000. Fully-Modified OLS for Heterogeneous Cointegrated Panels. Department of

Economics Working Paper 2000-03. Williamstown, MA: Williams College.

———. 2004. Panel Cointegration; Asymptotic and Finite Sample Properties of Pooled

Time Series Tests with an Application to the Purchasing Power Parity Hypothesis.

Econometric Theory 20: 597–625.

Solé–Ollé, A., and P. Sorribas–Navarro. 2012. The Dynamic Adjustment of Local

Government Budgets: Does Spain Behave Differently? Applied Economics

44(25): 3203–3213.

Tuoitre Online. 2013. Giật Mình Với 91.000 Tỉ Dồng Nợ Dọng. 9 September. Available at

http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20130909/giat-minh-voi-91000-ti-dong-no-dong/

567953.html (accessed 26 September 2016).

Uchimura, H., and H. Kono. 2012. Intergovernmental Fiscal Relationship in Viet Nam after the

2002 State Budget Law: The Center–Province and the Province– District/Commune

Dimensions. In Fiscal Decentralization and Development: Experiences of Three

Developing Countries in Southeast Asia, edited by

H. Uchimura. London: Palgrave–Macmillan.

Vo, D. H. 2009. Fiscal Decentralization in Viet Nam: Lessons from Selected Asian Nations.

Journal of the Asia Pacific Economy 14(4): 399–419.

World Bank. 2000. Viet Nam—Managing Public Resources Better: Public Expenditure Review

2000. Washington, DC: The World Bank.

———. 2004. Viet Nam Development Report 2005: Governance. Washington, DC: The World Bank.

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 36

———. 2014. Making the Whole Greater than the Sum of the Parts: A Review of Fiscal

Decentralization in Viet Nam. Washington, DC: The World Bank.

Trở lại trang đầu

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 37

NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

THÔNG TIN ĐỀ TÀI TRONG NƯỚC THÁNG 12-2016

Đề tài 1: Cơ sở sử dụng hạn mức tín dụng trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng

Nhà nước Việt Nam

Chủ nhiệm: GS.TS. Nguyễn Văn Tiến, Trưởng Khoa Kinh doanh Quốc tế, Học viện Ngân hàng

Mã số: DTNH.02/2015

Năm hoàn thành: 2016

Xếp loại: Giỏi

Các chủ đề nghiên cứu chính:

- Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về sử dụng hạn mức tín dụng trong điều hành chính

sách tiền tệ.

- Thực trạng sử dụng công cụ hạn mức tín dụng trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam.

- Khuyến nghị về sử dụng công cụ hạn mức tín dụng trong điều hành chính sách tiền tệ của

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Mô tả tóm tắt:

Nhằm nghiên cứu cơ sở khoa học và hiệu quả thực tế của công cụ hạn mức tín dụng trong

điều hành chính sách tiền tệ để đưa ra những khuyến nghị cần thiết cho việc nên hay không nên

ứng dụng công cụ chính sách này, đề tài DTNH.02/2015 cấu trúc thành 03 chương với các nội

dung nghiên cứu cụ thể như sau:

Chương 1 nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về sử dụng hạn mức tín dụng

trong điều hành chính sách tiền tệ. Về cơ sở lý luận, thông qua thuyết số luợng tiền tệ, tác giả

phân tích các kênh truyền tải CSTT, qua đó phân tích các cách thức NHTW có thể kiểm soát

tín dụng và các lý do chính một NHTW sử dụng công cụ hạn mức tín dụng bên cạnh các công

cụ CSTT truyền thống. Đề tài cũng phân tích kinh nghiệm sử dụng hạn mức tín dụng trong điều

hành chính sách tiền tệ của Ấn Độ và Mỹ, qua đó rút ra một số bài học kinh nghiệm trong sử

dụng công cụ hạn mức tín dụng trong điều hành chính sách tiền tệ cho Việt Nam như:

(i) Nên có một hệ thống giám sát quá trình thực hiện một cách nghiêm túc và công bằng để

đảm bảo NHTW có được các thông tin phục vụ điều hành thị trường hiệu quả cũng như đảm

bảo công bằng cho các ngân hàng.

(ii) Việc sử dụng công cụ hạn mức tín dụng nên được kết hợp với các yếu tố khác có tính

linh hoạt hơn.

(iii) Về mặt dài hạn, việc áp đặt một hạn mức cụ thể sẽ làm giảm tính tự do cũng như tính

cạnh tranh giữa các ngân hàng, do đó cần xây dựng một lộ trình làm giảm dần tác động của các

công cụ CSTT.

Chương 2, trung phân tích thực trạng sử dụng công cụ hạn mức tín dụng trong điều hành

chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bao gồm bối cảnh vĩ mô tiền tệ và thực

trạng sử dụng công cụ hạn mức tín dụng trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam giai đoạn 2011-2015. Đông thơi đánh giá việc sử dụng công cụ hạn mức tín

dụng trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giai đoạn 2011-

2015 đã có tác động kiềm chế lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế một cách hợp lý; sử dụng

công cụ hạn mức tín dụng là phù hợp với thực trạng phát triển của hệ thống tài chính và điều

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 38

hành CSTT hiện nay; sử dụng công cụ hạn mức tín dụng có tác động hạn chế rủi ro hệ thống,

bong bóng tài sản, có tác dụng như một công cụ giám sát an toàn vĩ mô; hạn mức tín dụng là

một công cụ cần thiết trong giai đoạn tái cơ cấu hệ thống các TCTD,… Qua đo, rút ra một số

vấn đề đối với việc sử dụng công cụ hạn mức tín dụng trong điều hành chính sách tiền tệ của

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bao gồm: (i) tính minh bạch và tính linh hoạt trong việc áp

dụng hạn mức tín dụng; (ii) vấn đề hiệu quả phân bổ nguồn lực và chi phí quản lý; (iii) Hiệu

quả của chính sách này lên tổng cầu đôi khi còn gây tranh cãi, trong khi nó có thể tọa sức ép

tăng lãi suất cho vay; (iv) Công cụ HMTD gây hiện tượng tăng tín dụng không thực chất do

TCTD có động cơ điều chỉnh kỹ thuật để dự phòng mức tăng trưởng tín dụng cho năm sau; (v)

Thời gian áp dụng công cụ HMTD tại Việt Nam đã tương đối dài (hơn 5 năm liên tục) so với

thông lệ chung của quốc tế (không quá 2 năm liên tục). Đề tài cũng sử dụng phân tích định

lượng để kiểm tra mức độ truyền tải CSTTqua các kênh lãi suất, giá cổ phiếu, tỷ giá, tín dụng,

qua đó đánh giá tính cần thiết của công cụ HMTD, … Nhăm đi đến kết luận là việc chỉ sử dụng

các công cụ CSTT truyền thống để tác động vào cung tiền rồi đến tín dụng là chưa đủ trong

trường hợp CSTT cần tạo ra ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế. Khi đó, việc áp dụng kết hợp

công cụ HMTD với các công cụ CSTT truyền thống là cần thiết.

Chương 3 phân tích mục tiêu phát triển KT-XH giai đoạn 2016-2020, định hướng điều hành

chính sách KTVM và CSTT, qua đó đưa ra một số khuyến nghị về sử dụng công cụ hạn mức

tín dụng trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo nhóm

nghiên cứu, hiện nay, NHNN nên dừng việc sử dụng công cụ hạn mức tín dụng do tình hình

lạm phát đã được kiểm soát, nền kinh tế bắt đầu đi vào ổn định, các NHTM yếu kém đã được

khoanh vùng, xử lý bằng các công tác tái cơ cấu. Tuy nhiên trong tương lai NHNN vẫn có thể

cân nhắc lợi ích - chi phí để sử dụng lại công cụ hạn mức tín dụng song song với các công cụ

CSTT truyền thống trong những trường hợp nhất định như kiểm soát lạm phát, xử lý các TCTD

yếu kém hay hạn chế tín dụng đổ vào các ngành tăng trưởng nóng. Bên cạnh đó, NHNN cần

tiếp tục nâng cao hiệu quả điều hành CSTT bằng các công cụ mang tính thị trường, thực hiện

giám sát an toàn vĩ mô, tái cơ cấu thị trường tài chính, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và nâng

cao hiệu quả quản lý thanh khoản của các ngân hàng./.

Trở lại trang đầu

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 39

HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 12-2016

1. Tọa đàm về tài trợ cơ sở hạ tầng chất lượng cho đầu tư dài hạn và huy động vốn từ khu

vực tư nhân

Thời gian tổ chức: 19 và 20/12/2016

Đơn vị thực hiện: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, Viện Ngân hàng Phát triển Châu Á

phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Nội dung hội thảo:

Trong hai ngày 19 và 20/12/2016, tại Hà Nội, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, Viện

Ngân hàng Phát triển Châu Á phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức

tọa đàm về tài trợ cơ sở hạ tầng chất lượng cho đầu tư dài hạn và huy động vốn từ khu vực tư

nhân. Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã đến dự và có bài phát biểu khai mạc tọa

đàm.

Tham dự tọa đàm có các đại diện đến từ NHNN Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt

Nam, Bộ Tài Chính Nhật Bản, Viện Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADBI), Ngân hàng Phát

triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD),

Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB), Trung tâm cơ sở hạ tầng toàn cầu (Global

Infrastructure Hub), Hiệp hội doanh nghiệp điện tử (ERIA), Ủy ban Điều phối kết nối ASEAN,

Công ty chứng khoán Nomura và các diễn giả đến từ các trường Đại học: RMIT, Tokyo,

Xiamen...

Phát biểu khai mạc tọa đàm, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh, đã có

nhiều nghiên cứu, báo cáo đánh giá của quốc tế chỉ ra rằng, phát triển đầu tư cơ sở hạ tầng là

điều kiện tiền đề giúp thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, giúp xóa đói giảm nghèo không chỉ

nội bộ một quốc gia mà cả trong liên kết phát triển kinh tế vùng hay trên bình diện hợp tác quốc

tế.

Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tin rằng, Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển

khác trên thế giới đang phải đối mặt với một số nguy cơ hiện hữu trong đầu tư phát triển cơ sở

hạ tầng. Một là, thiếu hụt đáng kể nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng; Hai là, thiếu cơ

chế chính sách thích hợp để huy động được các nguồn lực ngoài Nhà nước để đầu tư cơ sở hạ

tầng; Ba là, hiện trạng đầu tư cơ sở hạ tầng còn thiếu đồng bộ và thiếu quy hoạch có chất lượng

để từ đó có được các công trình đầu tư sinh lời bền vững, đem lại sức lan tỏa cho cộng đồng;

Bốn là, năng lực quản trị, điều hành, vận hành các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng còn có nhiều hạn

chế; Năm là, việc đầu tư cơ sở hạ tầng còn chưa chú trọng đúng mức tới các tác động về môi

trường và xã hội. Từ những nhận định này, Phó Thống đốc cho rằng cả 6 nội dung mà Hội thảo

đề cập sẽ là cơ hội tốt để các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam học hỏi, chia sẻ kinh

nghiệm quốc tế để từ đó đúc kết những bài học riêng cho mình.

Đối với Việt Nam, một trong những trọng tâm ưu tiên trong Kế hoạch Phát triển kinh tế -

xã hội của Việt Nam trong thời gian tới là tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng,

coi đây là nền tảng vững chắc phục vụ cho sự phát triển bền vững kinh tế xã hội của đất nước.

Hàng năm, Việt Nam cần đầu tư nhiều tỷ USD vào các công trình, dự án mới, đồng thời vẫn

phải chi thường xuyên cho việc duy tu, bảo trì các công trình, dự án hiện tại. Với tốc độ tăng

trưởng GDP hàng năm trong khoảng từ 5% - 7%/năm cho một nền kinh tế với quy mô GDP

chưa đến 200 tỷ USD thì hàng năm, Chính phủ Việt Nam chỉ có thể tự tài trợ một phần rất

khiêm tốn so với nhu cầu đầu tư khổng lồ này từ nguồn tiết kiệm và tích lũy nội tại. Trong bối

cảnh đó, Chính phủ Việt Nam buộc phải vay các tổ chức quốc tế và phát hành nợ trong nước

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 40

để đầu tư mới và duy tu bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tần. Điều này dẫn đến nợ công đã

tăng nhanh, tạo nguy cơ mất cân đối vĩ mô tổng thể.

Đầu năm 2015, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định về Hợp tác công tư và đã triển

khai nhiều dự án có sự tham gia của khu vực tư nhân, nhất là trong lĩnh vực giao thông. Tuy

nhiên, so với nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng hàng năm khoảng 30 tỷ USD thì những kết quả ban

đầu như trên còn rất khiêm tốn. Ngoài ra, nguồn lực huy động chính cho đầu tư cơ sở hạ tầng

tại Việt Nam hiện nay lại đến từ khu vực ngân hàng nên nếu không kiểm soát tốt, có thể tiềm

ẩn nhiều rủi ro và gây nên những hệ lụy bất lợi cho công tác điều hành chính sách tiền tệ của

Ngân hàng Trung ương.

Tại tọa đàm, các đại biểu đã tập trung thảo luận 6 nội dung cơ bản sau: Thúc đẩy cơ sở hạ

tầng chất lượng cho đầu tư dài hạn - Dẫn chứng và tác động; Phối hợp với khu vực tư nhân: Vai

trò của các thị trường vốn cho đầu tư dài hạn; Tài trợ cơ sở hạ tầng xanh và hợp tác khu vực

tăng trưởng xanh; Tăng cường tác động phát triển của đầu tư cơ sở hạ tầng ở khu vực Châu Á

mới nổi; Tài trợ kết nối cơ sở hạ tầng – Các sáng kiến chính ở khu vực; Hướng tới vai trò Chủ

tịch APEC của Việt Nam trong năm 2017 – Một chương trình nghị sự tiềm năng cho đầu tư cho

cơ sở hạ tầng chất lượng.

Tọa đàm là cơ hội tốt để các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam học hỏi, chia sẻ

kinh nghiệm quốc tế để từ đó đúc kết những bài học riêng cho mình.

NH

Theo sbv.gov.vn

Tổng thuật hội thảo

Trở lại trang đầu

2. Hội thảo “Quyền xử lý tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng”

Thời gian tổ chức: Ngày 06/12/2016

Đơn vị thực hiện: Vụ Pháp chế và Thời báo Ngân hàng

Nội dung hội thảo:

Ngày 6/12/2016, tại Hà Nội, dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN),

hai đơn vị Vụ Pháp chế và Thời báo Ngân hàng đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Quyền xử lý tài

sản bảo đảm của tổ chức tín dụng”

Tham dự và đồng chủ trì Hội thảo có TS. Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh

tế của Quốc hội; PGS. TS Nguyễn Kim Anh - Phó Thống đốc NHNN và TS. Lê Xuân Nghĩa,

chuyên gia kinh tế; đến dự Hội thảo còn có đại diện Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Công an

(C46, A84), đại diện của các Vụ, Cục liên quan của NHNN, một số ngân hàng thương mại

(NHTM), các chuyên gia kinh tế, luật sư… và các cơ quan thông tấn báo chí đến dự và đưa tin

về nội dung của Hội thảo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cho rằng, việc xử

lý hiệu quả TSBĐ đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật được xây dựng một cách đồng bộ, minh

bạch, phù hợp, tôn trọng quyền chủ nợ hợp pháp của bên cho vay, tạo lập được khuôn khổ pháp

lý cho các bên liên quan, đặc biệt là chủ nợ thực thi được quyền hợp pháp của mình theo thỏa

thuận, thiết lập được cơ chế, cách thức cho phép các bên lựa chọn được cách xử lý nhanh chóng,

thuận tiện, tối đa hóa được giá trị thu nợ từ TSBĐ. Đồng thời, hệ thống pháp luật này phải được

các cơ quan, tổ chức liên quan, các bên tham gia giao dịch thực hiện nghiêm minh… Phó Thống

đốc nhấn mạnh: “Các ý kiến tham luận, trao đổi, kiến nghị tại Hội thảo sẽ là kênh thông tin

quan trọng giúp NHNN, các cơ quan nhà nước có liên quan rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 41

luật về xử lý tài sản bảo đảm, góp phần tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đã nảy sinh, tạo lập

khuôn khổ pháp lý hữu hiệu để tổ chức tín dụng (TCTD) thực hiện quyền xử lý TSBĐ hợp pháp

của mình...”.

Phó Thống đốc cho biết, tỷ lệ nợ xấu có bảo đảm bằng TSBĐ chiếm trên 90% tổng nợ xấu;

tuy nhiên, khâu xử lý TSBĐ của các TCTD gặp nhiều vướng mắc đã tác động đến tốc độ xử lý

nợ xấu. Tham luận của các diễn giả tại Hội thảo cho thấy, hiện nay chúng ta vẫn còn thiếu các

quy định pháp luật; nhiều quy định về xử lý TSBĐ không phù hợp, không đồng bộ, mâu thuẫn;

thực tiễn áp dụng và thực thi các quy định pháp luật chưa đúng của cơ quan liên quan thi hành

pháp luật gây khó khăn và ảnh hưởng lớn đến quá trình xử lý TSBĐ.

Thuyết trình về quyền xử lý TSBĐ, dưới góc nhìn của một chuyên gia kinh tế, TS. Vũ Đình

Ánh cho rằng: "Bản chất kinh tế của quyền xử lý TSBĐ tại TCTD là quyền đối với TSBĐ nhằm

bù đắp thiệt hại do nợ xấu gây ra. Nhưng khi các TCTD xử lý TSBĐ thì quan hệ với người đi

vay không những thiếu đi sự hợp tác cần thiết, mà có khi còn chuyển sang đối đầu, thậm chí

mâu thuẫn xung đột gay gắt… Theo ông Vũ Đình Ánh, quyền xử lý TSBĐ chỉ được thực thi

một cách nhanh chóng, hiệu quả và hiệu lực khi và chỉ khi nhận thức về quyền, lợi ích và nghĩa

vụ của tất cả các bên liên quan trong quan hệ tín dụng ngân hàng được xác lập một cách đúng

đắn dựa trên những cơ sở pháp lý khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam, đồng thời

tiệm cận với thông lệ và chuẩn mực quốc tế…

Dưới góc độ pháp luật về quyền xử lý tài sản bảo đảm của các TCTD, luật sư Nguyễn

Thị Phương - Phó Chủ nhiệm CLB Pháp chế Ngân hàng Hiệp hội Ngân hàng cho rằng, quyền

xử lý TSBĐ của các TCTD là một loại quyền dân sự. Do đó, các TCTD được thực hiện quyền

xử lý TSBĐ theo ý chí của mình với điều kiện tiên quyết là không trái các nguyên tắc cơ bản

của pháp luật dân sự và không được lạm dụng quyền gây thiệt hại cho người khác, không vượt

quá giới hạn việc thực hiện quyền đó…

Tham luận tại Hội thảo, đại diện một số ngân hàng cũng nêu ra những khó khăn, vướng mắc

trong quá trình nhận TSBĐ là nhà ở như: Nhiều quy định của pháp luật hiện hành thiếu các

hướng dẫn cụ thể về nội dung xử lý TSBĐ dẫn đến việc khi các TCTD nhận thế chấp dự án đầu

tư xây dựng nhà ở thì việc xử lý TSBĐ có thể dẫn đến thời gian giải quyết kéo dài, gây khó

khăn, lúng túng cho các TCTD trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, việc kéo dài thời gian

thi hành án không chỉ tốn kém chi phí, mà còn kéo dài thời gian thu nợ, ảnh hưởng không nhỏ

đến hoạt động kinh doanh của TCTD.

Tại Hội thảo, các đại diện đến từ NHTM phản ánh, thảo luận về nhiều bất cập trong các quy

định hiện hành và thực tế của các TCTD trong xử lý TSBĐ. Hội thảo ghi nhận nhiều kiến nghị

cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về quyền xử lý TSBĐ của các TCTD cũng như trách

nhiệm tôn trọng, bảo vệ quyền xử lý TSBĐ của cơ quan tư pháp các cấp.

Các diễn giả cho rằng, quan điểm xây dựng và thực thi pháp luật hiện nay cần phải được

thay đổi. Đó là phải ưu tiên trước hết bảo vệ quyền lợi của chủ nợ thay vì con nợ, tức bảo vệ

quyền sở hữu trọn vẹn là đồng tiền cho vay, thay vì bảo vệ quyền sở hữu hạn chế là đồng tiền

đi vay hay tài sản đã đưa vào bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ. Điều này cần phải được cụ thể hoá

trong các quy định liên quan đến giao dịch bảo đảm, xử lý TSBĐ. Đồng thời, các tham luận tại

Hội thảo cũng kiến nghị, Bộ Tư pháp khẩn trương phối hợp với NHNN, Bộ Tài nguyên và Môi

trường, Bộ Công an, Bộ Tài chính và Toà án Nhân dân Tối cao trình Chính phủ ban hành Nghị

định về xử lý TSBĐ.

Hội thảo cũng đưa ra kiến nghị: Do Bộ Luật Dân sự năm 2015 sẽ có hiệu lực từ ngày

01/01/2017, nhưng đến nay chưa có quy định cụ thể về việc thu giữ TSBĐ. Vì vậy, kiến nghị

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 42

với Bộ Tư pháp cần phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để nghiên cứu, bổ sung hướng

dẫn chi tiết về quyền của bên nhận bảo đảm đối với việc xử lý TSBĐ trong trường hợp bên bảo

đảm chống đối, không hợp tác…

Theo sbv.gov.vn

Tổng thuật hội thảo

Trở lại trang đầu

3. Hội thảo “Tác động của chính sách tài khoá đến tăng trưởng kinh tế”

Thời gian tổ chức: Ngày 23/12/2016

Đơn vị thực hiện: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)

Nội dung hội thảo:

Thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu phục vụ cho công tác xây dựng và phản biện chính sách

trong khuôn khổ chức năng, nhiệm vụ của mình, ngày 23/12/2016, Viện Nghiên cứu quản lý

kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì, Tạp chí Quản lý kinh tế tổ chức Hội thảo “Tác động của

chính sách tài khóa đến tăng trưởng kinh tế” để lấy ý kiến các chuyên gia về lĩnh vực trên.

Kết quả của hội thảo sẽ phục vụ cho công tác tham mưu, góp ý các chính sách ổn định kinh

tế vĩ mô của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế -

xã hội hàng năm của Chính phủ. Hội thảo do PGS.TS. Trần Kim Chung – Phó Viện trưởng

CIEM chủ trì. Tham gia Hội thảo có cac nhà hoạch định chính sách, chuyên gia, nha nghiên

cưu đến từ các Bộ, ngành, hiệp hội doanh nghiệp, đại diện Hội nhà báo, đai diên một số cơ quan

Trung ương và Hà Nội.

Tại Hội thảo, TS. Vũ Sỹ Cường – Bộ môn Phân tích chính sách, Khoa Tài chính công (Học

viện Tài chính) cho rằng để tiếp tục thực hiện mục tiêu duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định

kinh tế vĩ mô ở Việt Nam trong dài hạn, cần phải hiểu rõ bản chất của mối quan hệ giữa chính

sách tài khoá và tăng trưởng kinh tế. Từ đó, đưa ra một số gợi ý chính sách cho Việt Nam như:

tiếp tục ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng; cải cách chi tiêu công từ hỗ trợ gián tiếp sang hỗ trợ trực

tiếp trong các lĩnh vực y tế và giáo dục cần xem xét vấn đề công bằng và khả năng tiếp cận dịch

vụ; v.v…

Trong phần trình bày “Tác động của chính sách tài khoá đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam

giai đoạn 1990 đến nay” của PGS. TS. Nguyễn Thị Nguyệt – Phó Tổng Biên tập Phụ trách Tạp

chí Quản lý kinh tế (CIEM), chính sách tài khoá là một công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô

được Chính phủ sử dụng để huy động, phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính

nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Thông qua việc phân tích

một số vấn đề lý luận về chính sách tài khoá và đo lường xung lực tài khoá cho Việt Nam,

PGS.TS. Nguyệt đưa ra một số định hướng giải pháp cho việc điều hành chính sách tài khoá

nhằm ổn định chu kỳ kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới.

Về “Phân tích tác động của chính sách tài khoá đến tăng trưởng kinh tế và ngụ ý chính sách

cho Việt Nam”, PGS.TS. Bùi Đại Dũng – Chủ nhiệm bộ môn Chính sách công (Đại học Kinh

tế, Đại học Quốc gia HN) cho biết chính sách tài khoá có ảnh hưởng phức tạp đến tăng trưởng

thông qua các hoạt động thu và chi ngân sách. Thông qua việc phân tích số liệu vĩ mô của hơn

124 nền kinh tế trên thế giới giai đoạn 2005-2015, PGS.TS. Dũng rút ra một số kết luận sau:

Quy mô chi tiêu công của hầu hết các quốc giá trong phân tích đều vượt quá quy mô tối ưu và

gây tổn hại đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, quy mô chi tiêu công và thuế suất của Việt Nam đều

cao hơn chỉ số trung vị của 124 nước trong nghiên cứu; v.v…

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 43

PGS. TS. Nguyễn Thị Nguyệt – Phó Tổng Biên tập Phụ trách Tạp chí Quản lý kinh tế, thay

mặt cho Tạp chí Quản lý kinh tế, ban tổ chức, cảm ơn sự tham gia và cộng tác của các diễn giả,

khách mời tham dự. Tạp chí mong tiếp tục nhận được trao đổi, chia sẻ về chủ đề hội thảo, đồng

thời Tạp chí luôn hợp tác, hỗ trợ của các nhà khoa học trong hoạt động nghiên cứu và đăng tải

các công trình nghiên cứu về quản lý kinh tế.

Kết thúc Hội thảo, PGS.TS. Trần Kim Chung cảm ơn bài trình bày nhiều thông tin của các

các diễn giả. Phó Viện trưởng Chung mong muốn nhận được nhiều ý kiến góp ý của các chuyên

gia và đại biểu đối với các nghiên cứu, báo cáo về chủ đề này của Viện Nghiên cứu quản lý

kinh tế Trung ương trong thời gian tới./.

Tài liệu tham khảo tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM)

Email: [email protected]; ĐT: 043.7338930

Nguồn: Trung tâm Thông tin- Tư liệu (CIEM). Theo sbv.gov.vn

Tổng thuật hội thảo

Trở lại trang đầu

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 44

ẤN PHẨM KHOA HỌC THÁNG 12-2016

Đón đầu xu hướng

Nguồn: NXB Lao động

Tác giả: Rohit Bhargava

Người dịch: Đặng Việt Ninh

Giới thiệu ấn phẩm:

Đón đầu xu hướng là một trong số ít những cuốn sách thực sự dạy bạn cách nghĩ khác. Nó

đưa ra giải pháp cho một vấn đề mà các chủ doanh nghiệp, doanh nhân khởi nghiệp, giám đốc

tiếp thị và CEO đã vật lộn trong nhiều năm – làm thế nào biết được thị trường sẽ đi tới đâu và

làm thế nào để tới đó trước mọi người và khai thác nó.

Mục đích đơn giản của cuốn sách này là dạy bạn cách nhìn ra những thứ người khác không

thấy. Tác giả gọi đó là khả năng tư duy “phi hiển nhiên”, và hiểu rằng làm như vậy có thể thay

đổi công việc kinh doanh và sự nghiệp của bạn. Đa số mọi người đều thích các xu hướng và

những người dự đoán xu hướng. Vấn đề duy nhất là hầu hết những dự đoán đó đều dựa trên sự

phỏng đoán hay tư duy lười biếng. Những dự đoán đó là hiển nhiên chứ không phải phi hiển

nhiên. Tác giả tin rằng quan sát và sàng lọc ý tưởng có thể dẫn mọi người tới một hiểu biết độc

đáo về lý do tại sao người ta quyết định mua, bán hay tin vào một thứ gì đó.

Mục đích của cuốn sách này là dạy bạn các kỹ năng tránh những điều hiển nhiên và dự đoán

xu hướng cho bản thân. Các quyết định dài hạn bắt nguồn từ ngắn hạn, do đó việc hiểu được

thế giới đang thay đổi như thế nào trong thời gian thực có giá trị hơn nhiều so với việc tìm cách

đoán xem điều gì sẽ xảy ra trên thế thới trong 20 năm tới.

Lý do tác giả sử dụng thuật ngữ mô tả mình là “người sàng lọc xu hướng” là vì nó thể hiện

niềm đam mê của tác giả với việc thu thập ý tưởng, dành thời gian để tìm ra quy luật trong các

ý tưởng đó và mô tả thế giới theo những cách thức mới mẻ và thú vị.

Kinh nghiêm bôn năm xuât ban sach vê 15 xu hương lơn nhât se đinh hình thế giới kinh

doanh trong năm tiếp theo, tham gia tư vấn về chiến lược kinh doanh trong một vài thương hiệu

lớn nhất thế giới, dạy marketing ở Đại học Georgetown và nói chuyện ở các sự kiện tại 27 nước

trên thế giới, viết bài điểm sách cho vài chục cuốn sách,… Tất cả những công việc này mang

lại cho tác giải cơ hội quý báu được làm việc trong hàng tác các ngành công nghiệp khác nhau

và nghiên cứu truyền thông, văn hóa, tiếp thị, công nghệ, thiết kế và kinh tế với con mắt thực

tế

Tac gia chia cuốn sách thành ba phần đơn giản.

Phần I nói về các phương pháp sàng lọc xu hướng của tác gia. Đo la những huyền thoại dự

báo xu hướng vĩa đại nhất, năm thói quen lớn của các nhà sàng lọc xu hướng và phương pháp

sàng lọc xu hướng từng bước một của tác giả mà tác giả gọi là phương pháp Đống cỏ khô.

Phần II là ấn bản năm 2015 của Báo cáo Xu hướng Phi hiển nhiên, nói về 15 ý tưởng mới

sẽ định hình kinh doanh trong năm tiếp theo.

Phần III là những lời khuyên để làm cho các xu hướng trở nên dễ áp dụng, bao gồm cả

hướng dẫn từng bước một danh cho các loại hội thảo khác nhau và tác giả thường sử dụng.

Trong phần này, tác giả cũng thảo luận về tầm quan trọng của phản xu hướng (Chương 15) và

làm thế nào để sử dụng “Tư duy giao lộ” để nhin ra quy luật giữa các ngành công nghiệp và các

câu chuyện.

Cuốn sách gồm các chương mục chính sau đây:

Phần I: Nghệ thuật sàng lọc xu hướng

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 45

Giới thiệu

Chương 1: Nhà tỷ phú Na Uy

Chương 2: Tâm thế người sàng tuyển

Chương 3: Phương pháp đống cỏ khô

Phần II: Báo cáo xu hướng phi hiển nhiên 2015

Chương 4: Ngôi sao hàng ngày

Chương 5: Tự tin khi chụp ảnh tự sướng

Chương 6: Tỉnh thức chính thống

Chương 7: Sự nhân từ mang tên thương hiệu

Chương 8: Bán lẻ ngược

Chương 9: Người marketing lưỡng lự

Chương 10: Nội dung có thể nhìn lướt qua

Chương 11: Phù hợp tâm trạng

Chương 12: Truyền thông thử nghiệm

Chương 13: Không hoàn hảo

Chương 14: Sự bảo vệ mang tính dự đoán

Chương 15: Nghiện được thiết kế

Chương 16: Dữ liệu nhỏ

Chương17: Phân phối phá rối

Chương 18: Tiêu thụ vi mô

Phần III: Hướng dẫn áp dụng xu hướng

Chương 19: Tư duy giao lộ: Làm thế nào để áp dụng các xu hướng cho việc kinh doanh

của bạn?

Chương 20: Làm thế nào để sử dụng hội thảo xu hướng lập bản đồ hành trình khách hàng?

Chương 21: Để sử dụng hội thảo xu hướng kể chuyện thương hiệu

Chương 22: Làm thế nào để sử dụng hội thảo xu hướng chiến lược kinh doanh?

Chương 23: Làm thế nào để sử dụng hội thảo xu hướng văn hóa doanh nghiệp?

Chương 24: 7 Tài liệu về xu hướng hay nhất bạn cần đánh dấu

Chương 25: Phản xu hướng: Mặt trái của xu hướng

Viện Chiến lược Ngân hàng trân trọng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách này./.

Giới thiệu sách

Trở lại trang đầu

Từng là bá chủ

Nguồn: Nxb Trẻ

Tác giả: Thomas L. Fried Man & Michael Mandelbaum

Người dịch: Nguyễn Hằng dịch

Giới thiệu ấn phẩm:

Nươc My đang phai đôi măt vơi nhưng thach thưc lơn, quyêt đinh tương lai cua đât nươc.

Va nêu nươc My không giai quyêt đươc chung, nêu ngươi my tri hoan hanh đông thi moi chuyên

se nhanh chong trơ nên qua muôn, ngươi My không thê truyên lai giâc mơ My cho thê hê sau.

Trong cuôn Tưng la ba chu nay, Thomas L. Friedman, môt trong nhưng nha bao co anh

hương lơn nhât hiên nay, va Michael Mandelbaum, môt trong nhưng chuyên gia chinh sach

ngoai giao hang đâu cung đưa ra lơi thưc tinh va kêu goi moi ngươi hanh đông. Hai tac gia phân

tich bôn thach thưc nươc My đang phai đôi măt: toan câu hoa, cach mang công nghê thông tin,

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 46

thâm hut ngân sach kinh niên va thoi quan tiêu dung năng lươc qua mưc. Ho cung nêu ro nhưng

viêc nươc My phai lam hiên nay đê duy tri giâc mơ My va phuc hôi sưc manh cua nươc My

trên thê giơi. Ho chưng minh răng sư kêt thuc cua Chiên tranh Lanh đa khiên ngươi My trơ nên

mu quang, không thây đươc sư cân thiêt phai giai quyêt nhưng thach thưc noi trên môt cach

nghiêm tuc. Ho giai thich nhưng thanh tưu trong giao duc, trinh đô san xuât công nghiêp va

năng lưc công nghê cua Trung Quôc đa nhăc ngươi dân My răng minh “tưng la ba chu như thê

nao. Ho cho biêt hê thông chinh tri bi tê liêt va nhưng gia tri My bi xoi mon đa khiên nươc My

không thê thưc hiên nhưng chinh sach ma đât nươc đang vô cung cân ra sao.

Nhưng Friedman va Mandelbaum đêu tin răng nhiêm vu phuc hôi sưc manh la năm trong

tâm tay cua nươc My. Ho chi ra răng nêu hiêu đung lich sư nươc My thi se nhân đươc công

thưc năm tru côt đê đat đươc sư thinh vương, qua đo cho phep My giai quyêt đươc nhưng thach

thưc ho đang phai đôi măt. Hai ông cung đê xuât cach thưc ro rang đê thoat khoi cai bây nươc

My đang sa vao trong đo co viêc phai phuc hôi môt vai truyên thông quan trong nhât va tao ra

môt đang phai chinh tri thư ba đê kich thich ca đât nươc. Tưng la ba chu la cuôn sach vưa nghiên

cưu ti mi hiên trang, vưa đưa ra tuyên ngôn manh me vê sư tai sinh cua nươc My.

Mơ đầu cuốn sách bằng bối cảnh Thiên Tân, Trung Quốc và bắt đầu so sánh với nước Mỹ.

Friedman và Mandelbaum vẽ ra một hình ảnh Trung Quốc phát triển vượt bậc, trở thành một

đối thủ đe dọa nghiêm trọng vị thế của nước Mỹ.

Quyển sách là một phiên bản đen tối hơn nhiều của Thế giới phẳng. Nước Mỹ đang thất thế

bởi nhiều lý do. Đông thơi hai tác giả cũng tự mô tả mình là "những người lạc quan nản chí".

Các tác giả cố gắng tự lạc quan và làm cho độc giả lạc quan về tương lai của nước Mỹ. Họ hy

vọng cuốn sách như một sự cảnh báo, một lời hiệu triệu người Mỹ đoàn kết, hy sinh cá nhân để

giúp nước Mỹ tìm lại vị thế cũ.

Cuôn sach gôm nhưng nôi dung chúng sau:

PHÂN I: CHUÂN ĐOAN

Hay cho chung tôi biêt nhưng gi ban thây

Lơ đi nhưng răc rôi

Lơ đi lich sư

PHÂN II: THACH THƯC VÊ GIAO DUC

Lơ lưng trên trơi

Cân giup đơ

Lam viêc x2 = giâc mơ My

Binh thương đa hêt thơi.

PHÂN III: CUÔC CHIÊN VƠI TOAN HOC VA VÂT LY

Cai chung ta đang đươc hương

Cuôc chiên vơi toan hoc (va tương lai)

Cuôc chiên vơi vât ly va nhưng điêu tôt đep khac

PHÂN IV: THÂT BAI CHINH TRI

Khung hoang tuôi lên hai

“Bât kê anh noi gi tôi cung không đông y

Suy giam gia tri

PHÂN V: TAI KHAM PHA NƯƠC MY

Nhưng ngươi không co thông tin

Liêu phap sôc

Tai kham pha nươc My

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 47

Viện Chiến lược Ngân hàng trân trọng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách này./.

Giới thiệu sách

Trở lại trang đầu

Quản trị rủi ro trong Ngân hàng

Nguồn: Nxb Lao động – Xã hội

Tác giả: Joel Bessis

Dich gia: Trần Hoàng Ngân, Đinh Thế Hiển, Nguyễn Thanh Huyền

Giới thiệu ấn phẩm

Tái bản lần thứ ba, cuốn sách quan trọng này của Joel Bessis đã được chỉnh sửa và cập nhật

toàn diện để nghiên cứu gương mặt thay đổi của quản lý rủi ro.

Hoàn toàn được tái cấu trúc với những tài liệu và thảo luận mới về những sản phẩm tài

chính mới, phái sinh, Basel II, mô hình tín dụng dựa trên mô hình cường độ thời gian, thực thi

những hệ thống rủi ro và mô hình cường độ của vỡ nợ, nó còn bao gồm một mục về dưới chuẩn

để nói về những cơ chế khủng hoảng và những điều kiện tài chính khó khăn gần đây. Cuốn sách

cho rằng những cách thức và kỹ thuật quản lý rủi ro vẫn rất quan trọng nếu được thực thi một

cách đúng đắn với sự điều hành phù hợp.

Quản lý rủi ro trong ngân hàng, phiên bản ba, khảo sát mọi khía cạnh của quản lý rủi ro và

nhấn mạnh sự cần thiết phải hiểu những vấn đề khái niệm và thực thi của quản lý rủi ro và xem

xét những kỹ thuật và vấn đề thực tế mới nhất, bao gồm:

Quản lý rủi ro tại ngân hàng

Quản lý nợ tài sản

Quy định rủi ro và tiêu chuẩn kế toán

Các mô hình rủi ro thị trường

Các mô hình rủi ro tín dụng

Mô phỏng những sự phụ thuộc

Các mô hình danh mục đầu tư tín dụng

Phân bổ vốn

Hoạt động điều chỉnh theo rủi ro

Quản lý danh mục đầu tư tín dụng

Xây dựng trên thành công của tác phẩm kinh điển này, phiên bản ba là một tài liệu không

thể thiếu cho những sinh viên MBA, những người hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng và dịch

vụ tài chính, những người điều hành ngân hàng và những nhân viên kiểm toán.

"Quản Lý Rủi Ro Trong Ngân Hàng" đã là một người bạn đáng tin cậy trong công việc của

tôi. Trong suốt sự nghiệp tôi đã phát triển ba chương trình quản lý rủi ro doanh nghiệp khác

nhau và cảm thấy tác phẩm của Tiến Sĩ Bessis rất có giá trị và thực tế. Phiên bản mới cập nhật

này mở rộng đáng kể từ những cuốn trước và tích lũy từ những sự kiện quốc tế gần đây, điều

đã thách thức một số phương pháp tiếp cận rủi ro. Đây là một cuốn sách cần thiết cho những

người quản lý rủi ro trong môi trường ngân hàng phức tạp ngày nay." (- David R. Koenig, Giám

Đốc Điều Hành của Quỹ The Governance và Cựu Thành Viên Hội Đồng Giám Đốc của Hiệp

Hội Những Nhà Quản Lý Rủi Ro Quốc Tế). Cuôn sach gôm 53 chương cu thê như sau:

Chương 1: Cuộc khủng hoảng tài chính 2007 -2008

Chương 2: Nghiệp vụ ngân hàng

Chương 3: Rủi ro và quản lý rủi ro

Chương 4: Quản lý rủi ro

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 48

Chương 5: Các sản phẩm ngân hàng và tài chính

Chương 6: Những điều căn bản về những sản phẩm phái sinh

Chương 7: Rủi ro lãi suất và phái sinh lãi suất

Chương 8: Rủi ro giao dịch ngoại hối và phái sinh giao dịch ngoại hối

Chương 9: Phái sinh tín dụng

Chương 10: Các hàm phân phối

Chương 11: Lợi nhuận rời rạc và liên tục

Chương 12: Quá trình ngẫu nhiên

Chương 13: Đánh giá và định giá rủi ro

Chương 14: Một số ứng dụng của các kỹ thuật đánh giá

Chương 15: Mô phỏng rủi ro

Chương 16: Độ biến động

Chương 17: Đo lường giá trị gặp rủi ro

Chương 18: VaR và vốn

Chương 19: Các quy định ngân hàng: Basel 1 và rủi ro thị trường

Chương 20: Các quy định ngân hàng: Hiệp ước Basel 2

Chương 21: Các tiêu chuẩn kế toán

Chương 22: Quản lý tính thanh khoản và khe hở tính thanh khoản

Chương 23: Khe hở lãi suất

Chương 24: ALM và các chính sách phòng hộ

Chương 25: Rủi ro lựa chọn ẩn

Chương 26: Giá trị kinh tế của bảng cân đối kế toán

Chương 27: Giá trị kinh tế và rủi ro độ lồi

Chương 28: Hệ thống định giá chuyển khoản

Chương 28: Giá chuyển khoản kinh tế

Chương 29: Giá chuyển khoản kinh tế

Chương 30: Tương quan và hiệp phương sai

Chương 31: Xác suất điều kiện

Chương 32: Mô hình nhân tố

Chương 33: Tính phụ thuộc và các hàm Copula

Chương 34: Mô phỏng với mô hình nhân tố hoặc phương pháp Copula

Chương 35: VaR Delta chuẩn

Chương 36: Mô phỏng lịch sử và mô phỏng giả thiết

Chương 37: Mô phỏng lãi suất

Chương 38: Back Test, đạt tiêu chuẩn và stress test

Chương 39: Dữ liệu rủi ro tín dụng

Chương 40: Hệ thống xếp hạng

Chương 41: Các mô hình thống kê và tính điểm

Chương 42: Cách tiếp vận với quyền chọn với vỡ nợ và chuyển hạng

Chương 43: Xác suất vỡ nợ và cường độ vỡ nợ

Chương 44: Nguy cơ tiềm năng rủi ro tín dụng

Chương 45: Mô phỏng sự hồi phục

Chương 46: Đánh giá rủi ro tín dụng và chênh lệch tín dụng

Chương 47: Các tính phụ thuộc của sự kiện tín dụng

Chương 48: Ví dụ về phân phối thua lỗ danh mục đầu tư

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 12 - 12.2016

Trang 49

Chương 49: Phân phối thua lỗ phân tích

Chương 50: Mô phỏng phân phối thua lỗ danh mục đầu tư tín dụng

Chương 51: Mô hình danh mục đầu tư tín dụng

Chương 52: Vốn kinh tế và VaR rủi ro tín dụng

Chương 53: Phân bổ vốn và các đóng góp rủi ro

Viện Chiến lược Ngân hàng trân trọng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách này./.

Giới thiệu sách

Trở lại trang đầu


Recommended