+ All Categories
Home > Documents > Tân ước Việt sử những năm đầu thế kỉ XX – Trường hợp Việt...

Tân ước Việt sử những năm đầu thế kỉ XX – Trường hợp Việt...

Date post: 30-Aug-2019
Category:
Upload: others
View: 88 times
Download: 0 times
Share this document with a friend
24
Tân ước Việt sử những năm đầu thế kỉ XX – Trường hợp Việt sử tân ước toàn biên Nguyễn Thị Mai Phương Trường Đại hc KHXH&NV Luận văn ThS. Chuyên ngành: Hán Nôm; Mã số: 60 22 40 Người hướng dn: PGS. TS Phạm Văn Khoái Năm bảo v:2009 Abstract: Gii thiệu tân ước Vit snhư là một hiện tượng mang tính trào lưu. Giới thiệu “Việt stân ước toàn biên ” của tác gia Hoàng Đạo Thành như là một trong nhng trường hp tiêu biu nht của trào lưu tân ước Vit sgiai đoạn này vmặt văn bản, hình thc, bcc và nguồn tư liệu sdụng để biên son. Phân tích các khía cạnh để làm sáng ttính cht và cách thức tân ước Vit sca tác phm qua những minh trưng chủ yếu. Qua đó đánh giá tính cn hiện đại và giá trcủa văn bản đối vi thc tin. Keywords: Hán nôm; Văn bản học; tân ước Vit sContent:
Transcript

Tân ước Việt sử những năm đầu thế kỉ XX –

Trường hợp Việt sử tân ước toàn biên 越 史 新

約 全 編

Nguyễn Thị Mai Phương

Trường Đại học KHXH&NV

Luận văn ThS. Chuyên ngành: Hán Nôm; Mã số: 60 22 40

Người hướng dẫn: PGS. TS Phạm Văn Khoái

Năm bảo vệ:2009

Abstract: Giới thiệu tân ước Việt sử như là một hiện tượng mang tính trào lưu. Giới thiệu “Việt

sử tân ước toàn biên 越 史 新 約 全 編” của tác gia Hoàng Đạo Thành như là một trong những

trường hợp tiêu biểu nhất của trào lưu tân ước Việt sử giai đoạn này về mặt văn bản, hình thức,

bố cục và nguồn tư liệu sử dụng để biên soạn. Phân tích các khía cạnh để làm sáng tỏ tính chất và

cách thức tân ước Việt sử của tác phẩm qua những minh trưng chủ yếu. Qua đó đánh giá tính cận

hiện đại và giá trị của văn bản đối với thực tiễn.

Keywords: Hán nôm; Văn bản học; tân ước Việt sử

Content:

1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3

1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 3

2. Mục đích và ý nghĩa của đề tài ..................................................................... 5

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 6

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 7

5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 8

6. Cấu trúc của Luận văn ................................................................................... 8

NỘI DUNG ..................................................................................................... 10

Chương 1 TÂN ƯỚC VIỆT SỬ ĐẦU THẾ KỶ XX VÀ VIỆT SỬ TÂN

ƯỚC TOÀN BIÊN越 史 新 約 全 編 ............................................................ 10

1.1. Tân ước Việt sử viết bằng Hán văn những năm đầu thế kỉ XX .... 10

1.1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX ........ 10

1.1.2. Cải lương giáo dục khoa cử (1906 -1919) và môn Sử .................. 15

1.2.Tân ước Việt sử những năm đầu thế kỷ XX ..................................... 23

1.2.1. Tân ước Việt sử như một đòi hỏi ................................................... 23

1.2.2. Nguồn sử cho tân ước Việt sử ...................................................... 26

1.2.3. Những nội dung chủ yếu của “ước” và "tân ước" Việt sử ........... 29

1.3. Việt sử tân ước toàn biên 越史新約全編 của Hoàng Đạo Thành . 32

1.3.1. Tác gia Hán Nôm Hoàng Đạo Thành ........................................... 32

1.3.2 Văn bản "Việt sử Tân ước toàn biên"越史新約全編 .................... 33

1.3.3. Kết cấu của Việt sử tân ước toàn biên .......................................... 36

*Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 40

Chương 2. TÂN ƯỚC VIỆT SỬ TRONG VIỆT SỬ TÂN ƯỚC TOÀN

BIÊN 越 史 新 約 全 編 ............................................................................ 41

2

2.1. Nhận thức mới về sử và Việt sử thể hiện trong bài 'Tự' ................ 41

2.1.1. Quốc sử cho quốc dân ................................................................... 41

2.1.2. Học quốc sử là nhiệm vụ của quốc dân ........................................ 45

2.1.3. Học quốc sử phải học theo lối mới ............................................... 47

2.2. Nguyên tắc tân ước thể hiện qua "Tự chí tam tắc" ........................ 54

2.2.1. "Tự chí tam tắc –Ba nguyên tắc biên soạn "................................. 54

2.2.2 Các bộ sử nguồn cho tân ước......................................................... 56

2.2.3. Khâm định Việt sử thông giám cương mục, bộ sử nguồn trực tiếp

cho tân ước ............................................................................................... 59

2.3 Tân ước Việt sử trong Việt sử tân ước toàn biên .............................. 66

2.3.1. Tân ước về cơ cấu ......................................................................... 66

2.3.2 Tân ước phần “Cương” trong Việt sử tân ước toàn biên .............. 76

2.3.3. Tân ước phần “Mục” ..................................................................... 81

2.3.3 Tân ước “thông giám” ................................................................... 85

2.4. Chép đủ những gì liên quan đến đại thể, cốt yếu hưng vong hay

“máy chung đúc quốc hồn, linh đan bồi bổ quốc não” .......................... 88

2.4.1. "Hưng" hay “bất khuất” trong giành độc lập thời Bắc thuộc ..... 88

2.4.2 "Hưng" trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quốc gia Đại Việt

độc lập tự chủ .......................................................................................... 92

2.4.3. "Vong" của các triều vì để mất lòng dân .................................... 101

*Tiểu kết chương 2 ...................................................................................... 102

KẾT LUẬN .................................................................................................. 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 107

PHỤ LỤC ..................................................................................................... 110

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã lập ra các chế độ cai trị khác nhau ở 3

miền ở nước ta (Nam Kì theo chế độ thuộc địa; Bắc Kì theo chế độ bảo hộ; Trung

Kì là đất của Nam triều). Phong trào Cần vương tan rã dần sau cái chết của Phan

Đình Phùng, thủ lĩnh khởi nghĩa Hương Khê (1895). Chủ nghĩa thực dân khi thực

hiện các mưu đồ hiểm độc nhằm biến nước ta thành thuộc địa, trói dân ta trong

vòng nô lệ nhưng nó lại trở thành “công cụ vô thức của lịch sử” cho những thay

đổi trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa Việt Nam vào những năm

tháng của một giai đoạn lịch sử được gọi là buổi “giao thông Âu Á”, “mưa Âu gió

Mỹ” đầy cạnh tranh mang tinh thần của qui luật chọn lọc tự nhiên “ưu thắng liệt

cường”. Một lớp nhà Nho duy tân xuất hiện. Họ hướng vào lịch sử, truyền dạy,

phổ cập những hiểu biết về lịch sử dân tộc, lịch sử đất nước, lịch sử giống nòi, lịch

sử Bách Việt, lịch sử Lạc Hồng bằng nhiều hình thức ngôn ngữ văn tự, trong đó có

chữ Hán.

Việt Nam có truyền thống biên soạn lịch sử bằng Hán văn từ khá sớm {Đại

Việt Sử ký 大越史記 của Lê Văn Hưu 黎文休(1272); Đại Việt Sử ký toàn thư大越

史記全書 bản Nội các quan bản (1697); Khâm định Việt sử thông giám cương mục

欽定越史通鑒綱目(in cuối thế kỉ XIX) ]. Tuy nhiên, do được viết bằng Hán văn,

lại là những bộ sử lớn cho nên dân gian không mấy ai có điều kiện đọc được. Hơn

nữa, sử Việt Nam ít được dạy trong trường thầy đồ và hệ thống khoa cử.

Trong khi đó, tiến trình hiện đại hóa văn hóa những năm đầu thế kỉ XX yêu

cầu văn hóa phải trở thành giá trị phổ cập, có tính đại chúng, phổ biến, phổ thông

nhưng lại có tính phân ngành, phân môn cụ thể. Để phổ biến và phổ thông lịch sử

nước nhà họ đã tiến hành “tân ước”, “lược biên”, “toát yếu” quốc sử từ các bộ

quốc sử đồ sộ viết bằng Hán văn vốn được Quốc sử quán biên soạn, được in và

chủ yếu được tàng trữ ở chính Quốc sử quán nhằm làm “gương soi chung – thông

giám” theo tinh thần “ngụ bao biếm”, “chính danh phận”, “sùng chính học”, “tôn

chính thống”, tạo nên một trào lưu “tân ước”, “lược biên”, “toát yếu” Việt sử chữ

Hán.

2

Trong trào lưu đó, Việt sử tân ước toàn biên 越 史 新 約 全 編 của Hoàng

Đạo Thành, một tác gia Hán Nôm cận đại Việt Nam là một trong những đại diện

tiêu biểu nhất.

Việt sử tân ước toàn biên 越 史 新 約 全 編 của Hoàng Đạo Thành có tác

dụng giáo dục và thức tỉnh lòng yêu nước Việt Nam một cách công khai tuy nó

phải có cách viết thích hợp với hoàn cảnh và chế độ kiểm duyệt của thực dân Pháp.

Bởi thế cho nên có thể coi Việt sử tân ước toàn biên 越 史 新 約 全 編 của Hoàng

Đạo Thành như là một minh họa cụ thể cho phương thức “tân ước” Việt sử những

năm đầu thế kỉ XX.

Nghiên cứu hiện tượng “tân ước” Việt sử chữ Hán những năm đầu thế kỉ XX

được thông qua một trường hợp cụ thể là Việt sử tân ước toàn biên 越 史 新 約 全

編 sẽ góp phần làm sáng tỏ cách thức “tân ước” cũng như vai trò của chữ Hán như

một công cụ cho sự quá độ và chuyển đổi văn hóa, tuyên truyền truyền thống lịch

sử dân tôc, cổ vũ động viên lòng yêu nước ngay cả trên phạm vi sách vở công khai,

góp phần làm sáng tỏ vai trò của Việt sử trong việc thức tỉnh hồn quốc dân, chiêu

hồn nước. Do vậy chúng tôi chọn vấn đề “Tân ước Việt sử những năm đầu thế kỷ

XX - Trường hợp Việt sử tân ước toàn biên 越 史 新 約 全 編” làm đề tài cho

luận văn Thạc sĩ Hán Nôm của mình.

2. Mục đích và ý nghĩa của đề tài

Đề tài trên được triển khai nghiên cứu nhằm các mục đích chủ yếu sau đây:

- Khái quát những nét chủ yếu của “tân ước” Việt sử những năm đầu thế kỷ XX.

- Phân loại chúng theo các chỉ số để gộp nhóm chúng, làm cơ sở cho sự lựa

chọn Việt sử tân ước toàn biên 越 史 新 約 全 編 như là một đại diện có tính

trường hợp cho trào lưu tân ước Việt sử đầu thế kỷ XX.

- Giới thiệu Việt sử tân ước toàn biên 越 史 新 約 全 編 về mặt văn bản học,

phiên âm, dịch nghĩa văn bản.

- Phân tích các nguyên tắc tân ước của Việt sử tân ước toàn biên 越 史 新

約 全 編 từ bài Tự, Tam tắc.

3

- Phân tích sự thể hiện của bút pháp tân ước Việt sử trong Việt sử tân ước

toàn biên 越 史 新 約 全 編

- Làm nổi bật giá trị của Việt sử tân ước toàn biên 越 史 新 約 全 編 trên

các phương diện như: phổ thông, phổ cập quốc sử, “máy đúc quốc hồn, linh đan

quốc não”.

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Những nghiên cứu có liên quan đến tân ước Việt sử những năm đầu thế kỷ

XX -Trường hợp Việt sử tân ước toàn biên越 史 新 約 全 編 mới chỉ dừng lại ở

mức độ giới thiệu sách Việt sử tân ước toàn biên 越 史 新 約 全 編 từ góc nhìn

thư mục học; giới thiệu và trích dịch ở phạm vi khóa luận tốt nghiệp đại học; giới

thiệu và trích dịch minh chứng để nghiên cứu về sách Hán Nôm dạy lịch sử Việt

Nam. Hiện nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu về Việt sử tân ước toàn

biên 越 史 新 約 全 編 từ góc nhìn nó như là một trong những trường hợp có tính

đại diện cho trào lưu tân ước Việt sử những năm đầu thế kỷ XX. Đó cũng là một lý

do thôi thúc chúng tôi thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ ngành Hán Nôm của mình.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là vấn đề tân ước Việt sử đầu

thế kỷ XX được thể hiện trong Việt sử tân ước toàn biên 越 史 新 約 全 編 của

Hoàng Đạo Thành. Tác phẩm này như một trong những trường hợp có tính đại

diện cho trào lưu tân ước Việt sử giai đoạn này.

4.2. Ở luận văn này, vấn đề “ước” và “tân ước” của Việt sử chỉ giới hạn ở mức

độ và phạm vi các vấn đề được thể hiện trong Việt sử tân ước toàn biên越 史 新

約 全 編 theo các giới hạn ở các vấn đề như sau:

- Mục đích của “tân ước” thể hiện qua Tự (lời tựa) và Tam tắc (Ba nguyên

tắc của tân ước)

- Tính “tân ước” thể hiện qua sự trình bày, giản ước nhưng vẫn nhằm chép

đủ để làm sáng rõ cái “đại thể, cốt yếu hưng vong”.

- Phân tích những biểu hiện cụ thể cho sự tân ước Việt sử trong Việt sử tân

ước toàn biên 越 史 新 約 全 編 .

4

- Giải thích những nguyên nhân xuất hiện sự tân ước cũng như tác dụng của

tân ước cho mục tiêu phổ thông sử Việt, mở rộng phạm vi hiểu sử Việt, giáo dục

sử Việt, tuyên truyền sử Việt qua Hán văn, bằng văn ngôn chữ Hán.

5. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện Luận văn, chúng tôi vận dụng một số phương

pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp văn bản học để tìm hiểu, khảo sát văn bản.

- Các phương pháp và thao tác cụ thể của ngữ văn Hán Nôm để phiên âm,

dịch nghĩa và phân tích văn bản.

- Các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét vấn đề tân ước

Việt sử đầu thế kỷ XX.

6. Cấu trúc của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 2

chương:

Chương 1: Tân ước Việt sử đầu thế kỷ XX và Việt sử tân ước toàn biên

Chương 2: Tân ước Việt sử trong Việt sử tân ước toàn biên

NỘI DUNG

Chương 1. TÂN ƯỚC VIỆT SỬ ĐẦU THẾ KỶ XX VÀ VIỆT SỬ TÂN

ƯỚC TOÀN BIÊN越 史 新 約 全 編

1.1. Các nhân tố lịch sử Xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX làm

cơ sở cho sự ra đời của hình thái tân ước Việt sử

1.1.1 Bối cảnh lịch sử Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX.

Sau khi lần lượt chiếm nhiều phần lãnh thổ nước ta (5-6-1862, thực dân Pháp

chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì; 14-3-1874, chiếm cả sáu tỉnh Nam Kỳ), ngày

25-8-1883, buộc nhà Nguyễn phải ký hiệp ước Hác măng, thừa nhận sự bảo hộ của

Pháp. Ngày 6-6-1884, điều chỉnh hiệp ước Hác măng thành điều ước Pa tơ nốt

(Patennotre), đặt cơ sở lâu dài và chủ yếu cho quyền đô hộ của Pháp ở Việt Nam,

5

chia Việt Nam thành ba miền với ba chế độ khác nhau. Với việc ký điều ước này,

nhà nước phong kiến Việt Nam với tư cách là một nhà nước độc lập có chủ quyền

đã hoàn toàn sụp đổ.

Nhưng nhân dân ta đã anh dũng chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp. Mở

đầu là phong trào Cần vương. Một phong trào "Cần vương - lo cho việc của nhà

vua" diễn ra rộng khắp trên các miền của đất nước kéo dài đến hơn 10 năm.

Sau khi phong trào Cần vương thất bại, có một lớp nhà nho yêu nước mà

nhiều người trong số họ từng qua cử nghiệp đỗ đạt cao đã được đón một luồng gió

duy tân từ Đông Á thổi vào. Gương Nhật Bản duy tân, gương Trung Hoa cách

mạng giữa buổi mưa Âu gió Mỹ qua tân thư, tân báo, tân văn làm họ bừng tỉnh.

Họ nhận thấy nguyên nhân của mất nước là sự lạc hậu, là do cái học cử nghiệp đã

làm lầm lỡ bao thế hệ.

Những lời kêu gọi thống thiết hào hùng của các sĩ phu yêu nước Phan Bội

Châu, Phan Chu Trinh... đã thức tỉnh được biết bao nhiêu người đang mê ngủ

trong vòng cử nghiệp. Họ tham gia tranh đấu thức tỉnh đồng bào, không sợ bị bắt

bớ hay đầu rơi máu chảy, khiến thực dân Pháp buộc phải cải lương khoa cử, quá

độ và chuyển đổi giáo dục khoa cử sang giáo dục phổ thông, cải đổi chương trình

học, trong đó có môn Việt sử

1.1.2 Những nội dung chủ yếu của “ước” và "tân ước" Việt sử

Phức thể "tân ước新約" gồm 2 nội dung. Một là “ước”. Hai là “tân”.

"Ước約" theo Hán Việt tự điển của Thiều Chửu có khi là động từ có nghĩa

là "rút gọn"; có khi là tính từ có nghĩa là "tiết kiệm, đơn giản"; có khi là phó từ nó

có nghĩa "ước lược – rút gọn". “Ước” trong tân ước Việt sử những năm đầu thế kỉ

XX được dùng như một động từ với ý nghĩa là “rút gọn” để chỉ một phương thức

biên soạn Việt sử cho những mục đích cụ thể như phổ thông, quảng bá những tri

thức về Việt sử bằng chữ Hán.

“Tân” ở đây mang nội dung “mới” tức là nội dung mang màu sắc của thời

cận hiện đại. Thời đại Âu Á giao thông, thời đại mang đặc trưng quá độ và bước

chuyển từ truyền thống sang hiện đại. Do vậy, tính “tân ước” của Việt sử những

năm đầu thế kỉ XX là một vấn đề cần được nghiên cứu chuyên sâu. Chúng tôi chỉ

6

xin phép nêu ra một vài khía cạnh về nội dung của tân ước phục vụ cho luận văn

của mình mà thôi.

*Các thuật ngữ và thao tác của " ước"

“Ước” của sử nói chung, Việt sử nói riêng là một khái niệm mang nội

hàm và ngoại diên khá rộng và phức tạp. Ở luận văn này, vấn đề “ước” và “tân

ước” của Việt sử chỉ giới hạn ở mức độ và phạm vi các vấn đề như sau:

- Mục đích của “tân ước” thể hiện qua Tự (lời tựa) và Tam tắc (Ba nguyên

tắc của tân ước)

- Tính chất và sự thể hiện của tân ước: Giữ nguyên kết cấu theo lối biên niên;

Giữ nguyên kết cấu theo cương mục; Ước lược về dung lượng, khối lượng; Ước

lược cả cương và cả mục; Đổi mới nội dung “thông giám” theo “đạo cương

thường” sang định hướng nội dung “thông giám” theo tinh thần “quốc dân”, “quốc

gia”, “quốc hồn”; chuyển tính chất “cái học đế vương” của sử sang “cái học quốc

dân” của sử.

Từ sự định hướng trên về một số nội dung có liên qua đến “tân ước” Việt sử

nói chung, chúng tôi sẽ đi sâu vào giới thiệu và phân tích Việt sử tân ước toàn biên

越 史 新 約 全 編 của Hoàng Đạo Thành như là một trường hợp cụ thể có tính

tiêu biểu cho cách thức tân ước Việt sử những năm đầu thế kỉ XX.

1.1.3. Việt sử tân ước toàn biên 越 史 新 約 全 編 của Hoàng Đạo Thành

1.1.3.1. Tác gia Hán Nôm Hoàng Đạo Thành

Hoàng Đạo Thành là một sử gia Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

và là một chí sĩ hoạt động trong Phong trào Duy tân. Theo ghi chép của Lược

truyện các tác gia Việt Nam, Trần Văn Giáp – Tập 1, tr.486 “Hoàng Đạo Thành黄

道成 có tên cũ là Cung Đạo Thành, hiệu Cúc Lữ菊侶, người làng Kim Lũ, huyện

Thanh Trì (nay thuộc ngoại thành Hà Nội). Không rõ ông sinh và mất năm nào”.

Theo Đào Nguyên Phổ, Hoàng Đạo Thành mất năm 1908, khi phong trào Duy Tân

kết thúc.

Ông nổi tiếng có tài và có nhiều tác phẩm văn thơ: Đại Nam hành nghĩa liệt

nữ truyện, Việt sử tân ước toàn biên, Việt sử tứ tự.

7

Tác phẩm nổi bật nhất của ông là bộ Việt sử tân ước toàn biên 越 史 新 約

全 編 (2 quyển) do ông biên soạn là một bộ lược sử Việt Nam, soạn cho các học

sinh tiểu học học.

1.1.3.2. Văn bản Việt sử tân ước toàn biên

Sau khi khảo sát đối chiếu các văn bản Việt sử tân ước toàn biên (Đại Việt

sử ước) lưu trữ ở Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm, chúng tôi chọn văn bản

mang kí hiệu VHv.996/1-2 (trùng bản VHv.997/1-2), hiện đang lưu trữ tại Thư

viện Viện nghiên cứu Hán Nôm được chúng tôi xem là văn bản đầy đủ và rõ ràng

nhất, là văn bản cơ sở để tiến hành nghiên cứu. Văn bản mang kí hiệu VHv.996/1-

2 là bản in, cả quyển có 116 tờ (132 trang), mỗi trang đầy đủ có 8 dòng, mỗi dòng

đầy đủ có 21 chữ (không phải 22 chữ như bộ Di sản giới thiệu), đọc từ trên xuống

dưới, từ phải qua trái. Sách được chia thành 2 quyển, quyển thượng và quyển hạ.

Quyển thượng có 63 tờ, quyển hạ có 50 tờ, mỗi tờ đều in hai mặt, sách có khổ

28x15,5.

1.1.3.3. Kết cấu của "Việt sử tân ước toàn biên"

Việt sử tân ước toàn biên gồm 2 quyển Thượng và Hạ

Quyển Thượng từ tr.1a đến tr.63a, nội dung bao gồm:

- 1 lời bạt tr.1b

- Lời tựa (Đại Việt sử ước tự大越史約序) tr.2a-5b

- Ba điều tự chí (Tự chí tam tắc自志三則) tr.6a-7a

- Niên kỷ các triều đại (Lịch đại kỷ niên歷代紀年) tr.8a-10b

- Nội dung (Hùng Vương雄王- Bình Định Vương平定王) tr.11a-63a

Quyển Hạ từ tr.64a-116b, bao gồm:

- Lê kỷ黎紀- Lê Mẫn Tông黎愍宗): tr.64a-106b

- Tây Sơn thủy mạt khảo西山始末攷: tr.107a-116b

Chương 2: TÂN ƯỚC VIỆT SỬ TRONG VIỆT SỬ TÂN ƯỚC TOÀN

BIÊN越 史 新 約 全 編

2.1. Nhận thức mới về sử và Việt sử thể hiện trong bài "Tự"

8

2.1.1. Quốc sử cho quốc dân

Người viết bài tựa cho bộ sách này là Đình nguyên Hoàng giáp Đào Nguyên

Phổ陶元溥 (1861-1908), một tác gia Hán văn cận đại. Hoàng Đạo Thành và Đào

Nguyên Phổ là cử nhân đồng khoa năm 1884 ở trường thi Thanh Hóa.

Đào Nguyên Phổ khẳng định đối tượng hướng vào của quốc sử truyền thống,

trước hết là các đấng quân vương, cận thần bên vua. Còn ở thời cận hiện đại, đối

tượng hướng vào của quốc sử trước hết là quốc dân. Mục đích biên soạn quốc sử là

nhằm vào quốc dân. Quốc sử trở thành môn học cho quốc dân. Bài tựa đã nêu lên

những nguyên tắc cơ bản cho việc học sử thời cận đại là ở chỗ, việc học sử chính

là một phần không thể thiếu đối với mỗi cá nhân trong quốc gia. Trong tư cách

quốc dân, mỗi người Việt Nam phải có ý thức về nghĩa vụ đối đối với quốc gia,

dân tộc của mình. Phải coi quốc gia là tài sản chung, phải có nghĩa vụ đóng góp.

Trên cơ sở nhận thức về quốc gia, quốc dân như thế, bài tựa hướng về lịch

sử dân tộc, lịch sử đất nước, nhắc đến hoàn cảnh hiện tại của đất nước, nước yếu

hèn. Nước Nam có lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước

2.1.2. Học quốc sử là nhiệm vụ của quốc dân

Trong tổng thể cái gọi là “thực học” ấy, thì sử nước nhà chính là quan trọng

số một. "Nếu nói thời kì nghi sử là thời khởi tổ của dân tộc, thành quốc mới được

tạo nền. Thời kì khuyết sử con người mới được khai hóa, là lúc sản sinh ra cái gọi

là tự chủ. Còn đến thời kì tín sử, thì tinh thần đã sáng sủa như mặt trời mới mọc,

khí thế mạnh như sông xuân, uy chấn nguyên minh, cảnh bao chiêm lạp. Đất đai

mở mang ngày càng rộng lớn, dân cư đông đúc ngày càng phồn thịnh, cẩm tú sơn

hà, thái bình thảo mộc, sáng sủa rực rỡ biết bao". Đào Nguyên Phổ chỉ ra mức độ

nguy hiểm khi “dân ta không biết sử ta”. Đó là sự thiếu hiểu biết, lệch lạc về tư

tưởng, mà điều tệ hại nhất chính là nó sẽ làm cho con người trở nên nghèo nàn,

không đủ bản lĩnh để xây dựng đất nước. Điều đó sẽ khiến cho tiềm lực quốc gia

bị suy yếu, là nguồn gốc của nghèo đói.

2.1.3. Học quốc sử phải theo lối mới

9

Đào Nguyên Phổ chỉ ra thời thế đang thay đổi, khi mà nước ta lúc bấy giờ

đang chịu sự tác động rất lớn của các trào lưu tư tưởng mới mẻ từ phương Tây.

Tuy có những điểm đã bị thực dân Pháp làm cho biến chất đi, nhưng cũng không

thể phủ nhận những điểm tiến bộ và các tác dụng tích cực. Đồng thời, ông cũng chỉ

ra phương thức rèn luyện khoa học. Đó là phải “gỡ bỏ cái cũ”, “khảo cứu năm

châu”, nhưng quan trọng nhất vẫn là phải “chuyên chú cái gần”, chớ chỉ biết theo

đuổi cái xa. Nếu không làm được như vậy, thì con đường tất yếu sẽ là đẩy đất nước

vào cảnh nô lệ. Xa thì phải bắt đầu từ gần, có gốc thì mới có ngọn. Đào Nguyên

Phổ dùng lời văn ngắn gọn để chỉ ra phương thức nghiên cứu, học tập đối với

những ai đang tìm tòi sách vở. Đó là phải luôn lấy sử nước nhà làm đầu, rồi sau đó

mới có thể khảo cứu lịch sử, khảo cứu các kiến thức của các nước khác, tất cả đều

nhằm mục đích hướng đến tương lai giàu mạnh của dân tộc Việt Nam.

Kết thúc cho bài tựa của mình, Đào Nguyên Phổ giới thiệu về bộ sách Việt

sử tân ước toàn biên 越 史 新 約 全 編 của Cúc Lữ Hoàng Đạo Thành. Ông nhận

xét một cách khái quát rằng, đó là bộ sách “khuếch trương tân học”, “phổ cập cho

mọi người”, từ đó để mọi người cùng bàn luận về “tân học”. Thời đại mới đã đến,

con người cũng nên bắt đầu thay đổi tư duy. Mà muốn thay đổi tư duy, thì nên

nhìn vào những gì tiến bộ nhất lúc ấy để mà học tập, noi theo. Đề cao cái tân học,

cũng là để nhắc nhở mọi người rằng, cái “thực học” là đấy, đừng có mất công tìm

kiếm đâu xa. “Thực học”, là bắt nguồn từ việc phải đọc thông hiểu rộng sử nước

nhà.

2.2. Nguyên tắc tân ước thể hiện qua "Tự chí tam tắc".

2.2.1. Tự chí tam tắc

Nếu như bài Tự đề cập đến các yêu cầu cũng như những nhận thức mới

mang tính dẫn đường về sử và quốc sử, mục đích của việc dạy quốc sử… thì “Tự

chí Tam tắc” lại là sự cụ thể hóa, là sự quán triệt những nhận thức đó cho việc biên

soạn Việt sử tân ước toàn biên 越 史 新 約 全 編. Ba nguyên tắc biên soạn do tác

giả tự ghi lại chính là những thao tác được thực hiện nhằm hiện thực hóa những

nhận thức mới về sử và quốc sử cho việc biên soạn một bộ quốc sử trên thực tế.

10

Trong ba nguyên tắc trên, nguyên tắc thứ nhất có một đoạn trong đó trực tiếp liên

quan đến đề tài luận văn của chúng tôi. Đoạn đó là “Phụng ước quốc sử, kính cẩn

giản ước theo các bộ sử cũ và Khâm định thông giám cương mục, còn như những

gì liên quan đến đại thể, cốt yếu hưng vong căn cứ theo thực mà ghi chép đủ”. Do

vậy, chúng tôi đặc biệt chú ý đến nguyên tắc này. Nguyên tắc này liên quan đến

các bộ sử nguồn cho tân ước. Còn hai nguyên tắc sau, chúng sẽ được đề cập đến

trong một dịp khác.

2.2.2. Các bộ sử nguồn cho tân ước

"Phụng ước quốc sử" là nguyên tắc then chốt trong thao tác tân ước của

Việt sử tân ước toàn biên 越 史 新 約 全 編. Những bộ quốc sử mà soạn giả cũng

nêu ra những sách mà ông dùng làm nguồn cho sự tân ước của mình gồm có:

- Khâm định Thông giám cương mục 欽定通鑑綱目(tức Khâm định Việt sử

Thông giám cương mục欽定越史通鑑綱目, gọi tắt là Cương mục 綱目) - bộ chính

sử của Quốc sử Quán triều Nguyễn, Phan Thanh Giản 潘清澗 chủ biên, Phạm

Xuân Quế 范春桂 phó chủ biên, khởi thảo năm Tự Đức 9 (1856), hoàn thành năm

Tự Đức 34 (1881) (tổng cộng 26 năm).

- Quốc triều thế hệ 國朝世係 (tức Đại Nam Quốc triều thế hệ 大南國朝世

系)

- Quốc triều thực lục 國朝寔錄 (biên soạn năm 1811 đời vua Gia Long).

- Nhất thống chí 一統志 ( Đại Nam nhất thống chí 大南一統志, do Quốc sử

quán triều Nguyễn biên soạn từ năm 1865-1875.

- Gia Định thông chí 嘉定通志 (hay còn gọi là Gia Định thành thông

chí 嘉定城通志).

- Phương Đình địa chí 方亭地志

- Tiết Nghĩa Lục 節義錄(có thể là Lê Mạt tiết nghĩa lục 黎末節義錄)

11

- Tang Thương ngẫu lục 桑滄偶錄.

- Vân Đài loại ngữ 芸臺類語

- Lịch triều hiến chương 歷朝憲章(tức Lịch triều hiến chương loại chí 歷

朝 憲章類志 của tác giả Phan Huy Chú.

Do chỗ "phụng ước quốc sử" là nguyên tắc then chốt trong thao tác tân ước

của Việt sử tân ước toàn biên 越 史 新 約 全 編, bộ quốc sử mà soạn giả dùng

làm nguồn cho sự tân ước của mình trước hết phải kể đến 欽定越史通鑒綱目

Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Bộ sử này chính là bộ sử nguồn trực

tiếp cho các hoạt động tân ước Việt sử nói chung mà ở đây là Việt sử tân ước toàn

biên 越 史 新 約 全 編. Do vậy, cần đi sâu vào giới thiệu bộ sử nguồn này.

2.2.3. Khâm định Việt sử thông giám cương mục- bộ sử nguồn trực tiếp cho

tân ước

Theo những ghi chép của Trần Văn Giáp trong Tìm hiểu Kho sách Hán Nôm,

tập 1, mục 40 thì Khâm định Việt sử thông giám cương mục có dung lượng lớn

gồm 53 quyển.

“Việt sử thông giám cương mục là bộ sử biên niên lớn của nước ta. Phần 前

編 Tiền biên chép từ đời Hùng Vương (năm 2879 tr.C.ng.); Phần 正編 Chính biên

chép từ năm Mậu Thìn, Đinh Tiên Hoàng năm thứ nhất (968) đến năm Kỷ Dậu Lê

Mẫn Đế năm Chiêu Thống thứ ba (1989)”. “欽定越史通鑒綱目 53 quyển. Sử

quán triều Nguyễn (Tự Đức) soạn. Sách in bản gió, giấy lệnh hội (29-20), chữ khắc

to, rõ ràng, in đẹp. Mỗi trang có 2 tầng, tầng trên dành cho bài “Ngự phê 禦批”

của Tự Đức.

Việt sử thông giám cương mục do sử quán triều Tự Đức biên soạn. Đó là bộ

sử chép theo lối biên niên, dựa trên các tài liệu chính là Đại Việt sử ký, toàn thư

của Ngô Sĩ Liên, Vũ Quỳnh, Phạm Công Trứ, Lê Hi, Nguyễn Quý Đức v.v… đời

Lê. Phương pháp viết thì theo lối Cương mục của Chu Hi 朱熹, đời Tống. chia rõ

hai phần: Cương và Mục. Đồng thời lại tiếp theo sử bút của Xuân Thu là sử phải

12

trở thành “cái gương để soi chung cho mọi người mà trước hết là quân vương và

các bầy tôi của vua. Do vậy Thông giám cũng là một phần quan trọng của sử bút.

Ngoài hai phần Cương và Mục còn phụ thêm phần chú giải.

Dưới phần Mục, tùy theo trường hợp, có thể còn có: Lời cẩn án (nhằm dẫn

giải các nguồn tư liệu như các sách vở để giải thích cho những trường hợp cần

thiết); Lời chua nhằm chú giải; Lời phê của vua.

2.3. Tân ước Việt sử trong Việt sử tân ước toàn biên

2.3.1 Tân ước về cơ cấu

Việt sử thông giám cương mục là bộ sử viết theo thể biên niên lớn gồm hai

phần. Phần 前編 Tiền biên, 正編 Chính biên. Cơ cấu Tiền biên và Chính biên ở

Việt sử tân ước toàn biên vẫn còn. Hơn nữa, để giúp cho sự thu gọn trên được thực

hiện mà sự liên tục lịch sử vẫn được đảm bảo, Hoàng Đạo Thành lại còn xây dựng

cả bảng Lịch đại kỷ niên, tóm tắt các triều đại, niên đại của các triều đại đó tương

ứng với triều đại Trung Hoa cho người đọc một quang cảnh chung về lịch sử theo

tiến trình thời gian.

2.3.2. Tân ước phần Cương trong Việt sử tân ước toàn biên

Phần Cương là phần trên, chép các sự việc xảy ra theo thứ tự từng năm,

tháng, ngày, chỉ ghi thật gọn, thật rõ. Phần này phỏng theo nghĩa lệ sách Xuân Thu,

lựa chọn những sự việc, những câu ghi chép minh bạch, rõ nghĩa, lấy trong các

sách dùng làm sử liệu. Sau những câu được xem là Cương này là những lời truyện,

lời chua, lời án. Tổng độ dài của chúng chiếm 4 trang giấy, mỗi trang khoảng 500

tiếng (âm tiết), tổng số khoảng 2000 tiếng (âm tiết). Trong khi đó, vấn đề trên

được trình bày ở Việt sử tân ước toàn biên như sau:

HÙNG VƯƠNG

Truy ngược lên hai vua là Kinh Dương vương, Lạc Long Quân, hai vị vua

này cai quản phương Nam, những sự tích thời ấy thì rất mơ hồ, đến đời Hùng

Vương mới có thể ghi chép lại được.

Theo cổ truyền rằng, xưa cháu đời thứ 4 của Thần Nông thị tên là Lộc Tục,

được phân trị phương Nam, đó là Kinh Dương vương, con trai Kinh Dương vương

13

tên là Sùng Lãm, chính là Lạc Long Quân. Xưa truyền rằng, Lạc Long Quân lấy

Động Đình tiên nữ, sinh ra một bọc có trăm trứng, nở ra 100 con trai. Lạc Long

Quân nói với Âu Cơ rằng: [Ta giống Rồng, nàng giống Tiên, không thể ở cùng

một chốn. Bèn phân ra 50 người con theo cha về núi, 50 người con theo mẹ về

biển, lưu người con trưởng làm vua, chính là Hùng vương. Dân chúng bắt đầu sinh

sôi và có những đặc tính dị biệt với nhau.]

Hùng vương nối ngôi, lấy quốc hiệu là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu,

truyền 18 đời vua đều xưng là Hùng vương, làm vua ở vùng thượng du, chọn chỗ

sông nước để dựng nước, dân sống ở vùng nước, nhiều lần bị thuồng luồng hại.

Vua dạy dân lấy mực xăm hình thủy quái lên người để tránh bị hại. Tục xăm mình

bắt đầu từ đó. [Hiện nay ở các các dân tộc ở vùng Tây Bắc, vẫn còn tục này. [11b]

Phong Châu nay là đất các huyện Vĩnh Tường.]

2.2.3 Tân ước phần Mục

Phần Mục là phần thứ hai, tiếp theo liền ngay từng đoạn của phần Cương,

ghi chú thêm về các sự việc có liên quan đến phần Cương và chép rộng thêm như

các truyện, các thuyết của các sử gia trước, các tên đất, tên người, v.v.. có khi chua

cả âm đọc từng chữ khó. Phần này phỏng theo phương pháp làm sách Tả truyện

của Tả Khâu Minh.

Phần Mục là phần có độ dài nhất trong bộ sử nguồn. Do vậy, việc tân ước

Việt sử chủ yếu diễn ra ở địa hạt này.

Chúng tôi tham khảo Đại Việt sử ký toàn thư của Nội Các quan bản (năm Chính

Hoàn thứ 18-1697) bao gồm Ngoại kỷ: trình bày từ Hồng Bàng Thị đến Ngô sứ

quân, Bản kỷ: trình bày từ Kỷ Nhà Đinh đến Kỷ Hoàng triều nhà Lê, hay Khâm

định Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn (1856-1881)

trình bày theo hướng tương tự với Tiền biên và Chính biên. Hình thức chủ yếu của

những bộ sử này trình bày biên niên theo năm, tháng, sự kiện rõ ràng, đầy đủ tuy

nhiên dàn trải và khó theo dõi. Sự đối chiếu đầu tiên chúng tôi thấy được Đại Việt

sử ký toàn thư hay Khâm định Việt sử thông giám cương mục sở hữu khối lượng số

trang dòng khá lớn: Đại Việt sử ký toàn thư 739 trang (Viện Khoa học xã hội Việt

Nam dịch 1985-1992), Khâm định Việt sử thông giám cương mục 1003 trang

14

(Viện sử học dịch 1957-1960). Đối với Việt sử Tân ước toàn biên 131 trang (đã

được chúng tôi dịch nghĩa) trình bày theo sự kiện, nội dung gọn ghẽ mà vẫn đầy

đủ sự kiện chính.

2.2.4. Tân ước "thông giám"

Các bộ quốc sử truyền thống được biên soạn theo tinh thần làm gương soi chung

cho vua cho tôi. Do vậy, “thông giám” trở thành một yếu tố trong phức thể tên gọi

của nhiều bộ sử. Điều đó được Lê Tung vào năm Giáp Tuất niên hiệu Hồng

Thuận thứ 6 [1514], tháng trọng thu, phát biểu ở Việt giám thông khảo tổng luận

越 鑑 通 考 總 論 như sau: “Thần nghe: Ngu điển tức sách sử của nhà Ngu. Từ khi

Khổng Tử san Thượng Thư lấy đó làm điển mô thì đạo tu tề trị bình của đế vương

càng rõ. Xuân Thu vốn là sử của nước Lỗ. Từ khi Khổng Tử tu chỉnh Xuân Thu để

định khen chê thì quyền điển lễ mệnh thảo của thiên tử càng trọng. Bởi thế cho nên,

các bậc đế thánh minh vương trị thiên hạ, để chí vào trách nhiệm làm vua, làm

thầy, không thể không nghiên cứu cái học đế vương. Có chí vào nghiên cứu cái

học đế vương thì không thể không biết rõ lẽ xưa nay. Thế thì, sách sử được làm ra

sở dĩ thành rùa bói gương soi cho vua các đời là bởi ý ấy”. Ta có thể thấy điều này

trong những đoạn nhận xét về từng vua, từng triều đại. Ở Việt sử tân ước toàn

biên cũng còn mang dấu ấn này, nhưng gương soi đó không chỉ dành cho vua và

quần thần của vua mà còn hướng về đông đảo quốc dân, những người sẽ trực tiếp

đọc bộ sử này. Hơn nữa, nó chủ yếu lại hướng về những người còn trẻ.

2.4. Chép đủ những gì liên quan đến đại thể, cốt yếu hưng vong hay

"máy chung đúc quốc hồn, linh đan bồi bổ quốc não"

Làm nên bút pháp sử học của Việt sử tân ước toàn biên không chỉ là có “tân

ước” mà còn có “chép đủ” những gì liên quan đến đại thể, cốt yếu hưng vong của

Việt sử để nó trở thành “máy chung đúc quốc hồn nước, linh đan bồi bổ quốc não”,

kêu gọi thanh niên rằng, “việc đọc sử nước Nam là điều cần phải làm đầu tiên bây

giờ, nghĩa của câu ấy hiển nhiên rõ vậy. Phàm là những ai có con em thì việc cần

làm đầu tiên là đem sử nước Nam ra mà truyền thụ cho họ, để họ đầu nghĩ miệng

nói lúc nào cũng là nước Nam” như đã được quán triệt trong Tam tắc.

2.4.1 "Hưng" hay "bất khuất" trong đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc

15

- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

- Khởi nghĩa Lý Bí

- Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ

- Khởi nghĩa Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng

2.4.2 "Hưng" trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quốc gia Đại Việt độc lập

tự chủ

- Nhà Lý: đã giữ vững được chính quyền một cách lâu dài đến hơn hai trăm

năm, khác với các vương triều cũ trước đó chỉ tồn tại hơn vài chục năm. Ngoài ra,

nhà Lý còn bảo toàn và mở rộng lãnh thổ của mình. Đây cũng là vương triều đầu

tiên chú ý tới nền giáo dục.Với việc mở các trường đại học đầu tiên là Văn

miếu (1070) và Quốc tử giám (1076), và các khoa thi để chọn người hiền tài không

có nguồn gốc xuất thân là quý tộc ra giúp nước. Khoa thi đầu tiên được mở vào

năm 1075 đã khẳng định sự sáng suốt của những vị vua anh minh trị nước.

- Nhà Trần: Ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông

2.4.3 "Vong" của các triều đại vì để mất lòng dân

Trong lịch sử xây dựng đất nước, có thịnh có suy. Tuy nhiên, với nước Nam

ta, những điều suy vong ấy không phải vì sức yếu bất tài trong công cuộc giành

độc lập, giải phóng dân tộc, mà những điều suy phát xuất ra từ nội tại. Những

nguyên nhân khiến đất nước suy vong vì kẻ cai trị ăn chơi, tin ngoại thích...coi nhẹ

việc xây dựng kinh tế, chính trị, an dân. Có thể lấy một biểu hiện tiêu biểu cho sự

suy vong ấy của đất nước ta vào thời kỳ cuối Trần.

16

KẾT LUẬN

1. Những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong khi chủ nghĩa thực dân

thực hiện các mưu đồ hiểm độc nhằm biến nước ta thành thuộc địa, cùng với sự

hèn kém của triều đình nhà Nguyễn nhân dân nước Nam đứng trước nguy cơ bị

trói trong vòng nô lệ. Nhưng chính trong bối cảnh lịch sử ấy, lại làm sống dậy

những thay đổi trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa Việt Nam. Trong

buổi Âu - Á giao thông, đời sống xã hội của Việt Nam như được thổi một luồng

gió mới từ phương đông, phương tây. Một lớp nhà Nho duy tân xuất hiện, họ đã

hướng vào lịch sử, truyền dạy, phổ cập những hiểu biết về lịch sử dân tộc, lịch sử

giống nòi bằng nhiều hình thức văn tự, trong đó có chữ Hán.

2. Việt Nam cũng đã có truyền thống biên soạn lịch sử từ khá sớm. Tuy

nhiên, những bộ sử được biên soạn chủ yếu đồ sộ, theo tinh thần gương soi chung

cho vua tôi và được tàng trữ ở Quốc sử quán, người dân không mấy ai có cơ hội

được đọc. Vì vậy, một trào lưu biên soạn sách giáo khoa nói chung, sách lịch sử

nói riêng ra đời trong phong trào duy tân - trào lưu "tân ước", "lược biên", "toát

yếu" Việt sử chữ Hán, trong đó Việt sử tân ước toàn biên của Hoàng Đạo Thành là

một đại diện tiêu biểu.

3. Về hình thái tân ước Việt sử. Phức thể "tân ước" ở đây có nghĩa là

phương thức rút gọn theo trào lưu mới, mang màu sắc thời cận hiện đại. Các thao

tác tân ước phải đảm bảo các tiêu chí đối với bản gốc.

4. Mục đích tân ước được thể hiện qua bài "Tự" (do Đình nguyên Hoàng

giáp Đào Nguyên Phổ - tác gia Hán văn cận đại viết) và "Tự chí tam tắc" của tác

giả.

5. Tính chất và sự thể hiện của tân ước trong văn bản được xác định thông

qua các tiêu chí: văn bản tân ước giữ nguyên kết cấu biên niên, cương mục của tác

phẩm gốc; văn bản tân ước giản ước dung lượng, khối lượng sự kiện, giản ước

cương và mục, hay giản ước cả cương và cả mục; tân ước Việt sử trong Việt sử tân

ước toàn biên là chép đủ những gì liên quan đến đại thể, cốt yếu hưng vong.

6. Với tình hình giáo dục Lịch sử như hiện nay, khi mà thế hệ trẻ không mặn

mà với việc coi sử là gương soi chung của quá khứ, chỉ mong vời tới tương lai, thì

17

dường như lịch sử đang lặp lại. Những kiến thức về lịch sử hiện nay lại trở thành

một kho tàng kinh điển khiến nhiều người học ngại ngùng, chỉ có những người

đang đi nghiên cứu mới tìm hiểu nó theo đúng giá trị vốn có mà thôi. Giá trị qua

việc nghiên cứu vấn đề Tân ước Việt sử những năm đầu thế kỷ XX- Trường hợp

Việt sử tân ước toàn biên của Hoàng Đạo Thành mang lại đó là những nhận thức

mới trong tư duy giáo dục một thời. Những nhận thức đó không chỉ có ý nghĩa

trong cuộc cách mạng toàn diện của dân tộc mà nó còn để lại một kinh nghiệm quý

báu cho phương pháp phổ cập giáo dục nói chung và vấn đề dạy và học môn Lịch

sử Việt Nam nói riêng.

106

chính là tinh thần vượt trội mà tác giả đã gửi gắm khi trình bày những sự

kiện lịch sử.

8.Với tình hình giáo dục lịch sử như hiện nay, thì tân ước như một

trải nghiệm của quá khứ. Qua việc nghiên cứu vấn đề Tân ước Việt sử

những năm đầu thế kỷ XX- Trường hợp Việt sử Tân ước Toàn biên của

Hoàng Đạo Thành cho ta hiểu những gì đã qua trong tư duy giáo dục một

thời. Những nhận thức đó không chỉ có ý nghĩa trong quá khứ mà nó còn

để lại một kinh nghiệm quý báu cho phương pháp phổ cập giáo dục nói

chung và vấn đề dạy và học môn Việt sử nói riêng.

107

References:

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quốc Anh (1987), Vài nét về nền Hán học cũ ở Việt Nam dưới chế độ

thuộc địa của thực dân Pháp, Tạp chí Hán Nôm, số 1 (2), tr. 50 – 58.

2. Phan Trọng Báu (1994), Giáo dục Việt Nam thời cận đại, Nxb Khoa

học Xã hội, Hà Nội.

3. Phan Trọng Báu (2008), Nhìn lại cuộc cải cách giáo dục (1906 –

1917) ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 5,

tr.11- 24.

4. Thiều Chửu (2005), Hán Việt tự điển, Nxb. Thanh Niên, Tp. HCM.

5. Hoàng Ngọc Cương, Môn Bắc sử cho cấp tiểu học trong chương

trình cải lương giáo dục khoa cử 1906 (qua nghiên cứu "Bắc sử tân

san toàn biên"), Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Hán Nôm, 2012

6. Trần Bá Đệ (2001), Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay, Nxb Đại học

Quốc gia Hà Nội.

7. Trần Văn Giáp (1941), Lược khảo khoa cử Việt Nam (từ khởi thủy

đến khoa Mậu Ngọ 1918), Tập san Khai trí Tiến Đức, Hà Nội.

8. Trần Văn Giáp, Tìm hiểu kho sách Hán Nôm – nguồn tư liệu văn

học sử học Việt Nam, Tập 1, Thư viện Quốc gia xuất bản, Hà Nội,

1970, trang 255 – 256;

9. Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Sự (1961), Lịch sử

cận đại Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

10. Dương Quảng Hàm (1993), Việt Nam văn học sử yếu, Nxb Đồng Tháp.

108

11. Nguyễn Thị Hường (2007), Sơ bộ khảo sát các sách dạy lịch sử Việt Nam

bằng chữ Hán và chữ Nôm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Thông báo Hán

Nôm học, tr.484 - 500 .

12. Nguyễn Thị Hường (2011), Diện mạo sách giáo khoa Hán Nôm trong

giáo dục Nho học cải lương thời Pháp thuộc, Tạp chí Nghiên cứu và Phát

triển, số 5 (88), tr 22 – 38.

13. Nguyễn Thị Hường, Nghiên cứu sách dạy lịch sử viết bằng chữ Hán

và chữ Nôm, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, chuyên ngành Hán Nôm đã

được bảo vệ thành công ở Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Học

viện, Học viện Khoa học Xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà

Nội, ngày 07 tháng 9 năm 2012.

14. Vũ Ngọc Khánh (1985), Tìm Hiểu Nền Giáo Dục Việt Nam Trước

1945, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

15. Phạm Văn Khoái (1996), Một vài vấn đề về sách giáo khoa dạy chữ

Hán trong kho sách Hán Nôm, Thông báo Hán Nôm học, tr.136-149

16. Phạm Văn Khoái (2001), Một số vấn đề chữ Hán thế kỷ XX, Nxb

ĐHQG Hà Nội.

17. Phạm Văn Khoái (2010), Khoa thi tiến sĩ cuối cùng trong lịch sử khoa

cử Việt Nam (Kỷ Mùi, Khải Định năm thứ 4, 1919), Nxb ĐHQG, Hà

Nội.

18. Trần Nghĩa, F.GROS (1993), Di sản Hán Nôm Việt Nam – Thư mục

đề yếu, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

109

19. Vũ Văn Ngân, Loại hình văn bản sách giáo khoa lịch sử cho hệ ấu

học đầu thế kỷ XX-Qua nghiên cứu văn bản "An Nam sơ học sử

lược", Luận văn Thạc sĩ ngành Hán Nôm, 2010.

20. Trần Thị Cẩm Ly, Tìm hiểu văn bản "Việt sử Tân ước toàn biên" -

Giới thiệu và trích dịch, Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Hán

Nôm, 2011.

21. Nam phong tạp chí.

22. Quốc sử Quán triều Nguyễn, Khâm định Việt sử thông giám cương

mục, bản dịch của Viện Sử học, bản in của Nhà xuất bản Giáo dục,

Hà Nội, 1998.


Recommended