+ All Categories
Home > Documents > Tính chất của vàng - hcmct.edu.vn so 43tr-1.pdf · thống thanh niên công nhân thành...

Tính chất của vàng - hcmct.edu.vn so 43tr-1.pdf · thống thanh niên công nhân thành...

Date post: 01-Sep-2019
Category:
Upload: others
View: 2 times
Download: 0 times
Share this document with a friend
1
Đội Công tác xã hội đang phát cơm Ngày 01tháng 10 năm 2013, Đội Công tác xã hội (CTHX) Cơ sở 3 Trường Cao Đẳng GTVT TP. HCM được thành lập thành phần hiện tại gồm 22 HSSV là những cán bộ Đoàn thuộc liên chi đoàn HSSV cơ sở 3. Đội trưởng là Nguyễn Thiện Tài (Uỷ viên BCH liên chi đoàn CS3). Với chức năng và nhiệm vụ là cầu nối giữa các bạn sinh viên với các hoạt động tình nguyện như tổ chức thăm các mái ấm, nhà mở, các trung tâm khuyết tật nhằm giúp sinh viên hiểu thêm về cuộc sống, hoàn cảnh của những em nhỏ, những cụ già, những gia đình chính sách, những người khuyết tật, những em bé bị HIV… Ngoài ra đội còn tổ chức các chương trình hỗ trợ sinh viên, trang bị các kĩ năng cần thiết cho Đội viên như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng công tác xã hội, kỹ năng ứng xử khi giao tiếp, kỹ năng sinh hoạt. Đội đã liên hệ với nhà tài trợ là Chùa Phước Tường để mỗi tháng tổ chức 02 ngày phát 200 phần cơm trưa cho HSSV của cơ sở 3, cũng như người dân nghèo, trẻ em nghèo sống tại khu vực gần trường. Trong thời gia tới Đội sẽ tăng cường số phần cơm lên 300 phần/ ngày cùng nhiều hoạt động khác để hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần cho HSSV cơ sở 3 cũng như trẻ em, người dân nghèo trên địa bàn Phường Tăng Nhơn Phú B, Quận 9. Đội đã tổ chức quyên góp tiền cứu trợ đồng bào miền trung bị lũ lụt tàn phá (2 triệu đồng, 8 thùng mì tôm) Trong thời gian tới đây số lượng thành viên của đội sẽ còn tăng nhanh do các bạn là Đoàn viên thanh niên tại cơ sở 3 còn tiếp tục đăng ký tham gia. Hy vọng các hoạt động hướng tới cộng đồng sẽ tác động tốt trong suy nghĩ, tình cảm của các bạn HSSV trường Cao đẳng GTVT của chúng ta. Nhm chào mừng 31 năm ngày truyền thống thanh niên công nhân thành phố (15/10/1982 – 15/10/2013) cũng như phát huy tính tiên phong, xung kích của tuổi trẻ thành phố, tạo sức lan tỏa sâu rộng của cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Thành đoàn TP.HCM đã tổ chức Hội thi “Tự hào thương hiệu Việt Nam” lần 1 năm 2013 thu hút 111 đội tham dự với gần 700 thí sinh đến từ các cơ sở Đoàn trực thuộc Thành đoàn. Đoàn trường CĐ GTVT đại diện Sở GTVT tham gia hội thi. Vòng thi sơ khảo với hình thức thi trắc nghiệm trên máy tính được tổ chức vào sáng 06/10, tại trường song ngữ Quốc tế Canada, quận 7, TP.HCM. Đoàn trường Cao Đẳng GTVT Tp.HCM đã vượt qua các đội thi khác để trở thành 1 trong 36 đội bước vào vòng bán kết được tổ chức vào hai ngày 19 và 20/10. Vòng thi bán kết trải qua bốn phần thi, trong đó đội thi của trường đã xuất sắc giành được điểm số cao nhất trong phần 1 “Câu chuyện thương hiệu” và vòng 4 “Tự hào thương hiệu Việt Nam”. Tuy nhiên, do chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên dù được sự cổ vũ nhiệt tình của các cổ động viên đến từ các chi đoàn CĐ-QT1-11A, C13A.KT1 nhưng đội thi của trường chỉ về thứ 2. Mặc dù không thể đi tiếp vào vòng chung kết, các bạn Đoàn viên tham gia hội thi đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm, kiến thức, cũng như được giao lưu, học hỏi từ các đơn vị khác trên địa bàn TP.HCM. Trong năm học 2012-2013 tổng số học sinh, sinh viên toàn trường gần 4.000 bao gồm hệ cao đẳng chính quy, cao đẳng liên thông, cao đẳng nghề và trung cấp chuyên nghiệp. Khen thưởng cá nhân: nhà trường đã tặng giấy khen cho 120 các nhân học sinh, sinh viên đạt thành tích tốt trng học tập và rèn luyện, trong đó có 45 cá nhân đạt loại giỏi và 75 cá nhân đạt loại khá, với tổng số tiền thưởng là 14.250.000 đồng. Khen thưởng tập thể lớp: Nhà trường đã tặng giấy khen cho 05 tập thể lớp đạt danh hiệu “Tập thể lớp tiên tiến trong học tập và rèn luyện” với tổng tiền thưởng là 2.000.000 đồng Học bổng khuyến khhích học tập: Trong năm học 2012-2013 nhà trường đã cấp 240 suất học bổng khuyến khích học tập trong đó 01 suất xuất sắc, 74 suất giỏi và 165 suất khá với tổng số tiền 433 triệu đồng và còn trích lại khoảng 15 triệu để cấp học bổng đợt 2 cho hệ cao đẳng liên thông khoá 2012. Tính chất của vàng Trong giờ thực hành môn hoá học Thầy: ngoài các tính chất dễ nhận thấy của vàng như: có vẻ ngoài sáng bóng, dẫn nhiệt tốt, điện tốt. Em nào cho tôi biết vàng còn có tính chât hoá học nào nữa. Thấy Tèo đang gà gật. Thầy: Tèo em hãy cho biết vàng còn có tính chất nào nữa hả? Tèo: thưa thầy vàng còn có tính chất dễ bay hơi nữa ạ. Thầy: em chắc chứ? Tèo: chắc 100%. Không tin thì thầy thử để 1 cục vàng ra ngoài đường xem. Thầy: xỉu.. Trên đường về nhà Thấy Vova yên lặng khác thường, Mary ngạc nhiên hỏi: - Sao bồ có vẻ thất thần vậy? - Hôm nay tớ có kiểm tra, nhưng tớ phải nộp lên tờ giấy trắng! - Chắc là không học bài nên phải nộp giấy trắng chớ gì. - Đâu có đâu, hôm kia tớ mơ là nghe thầy nói ai cóp sẽ bị “zerô”, còn ai bắt quả tang bạn mình quay cóp sẽ được thưởng điểm 10. Cho nên hôm qua tớ không thèm học bài, để ngày này ngồi canh xem có ai quay không cho khoẻ, nào ngờ… Tháng 01/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Pari lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Năm 1949, tại Hội nghị quốc tế Vacsava tổ chức FISE xây dựng một bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; xây dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã quan hệ với FISE để tranh thủ các diễn đàn quốc tế tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược, đồng thời giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của giáo viên trên thế giới với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta. Mùa xuân năm 1953, Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn tham dự Hội nghị kết nạp Công đoàn Giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên, trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Như vậy, Công đoàn giáo dục Việt Nam đã là một thành viên của FISE chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập (22/7/1951). Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE 57 nước tham dự, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Ngày 20/11/1958, lần đầu tiên ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta. Những năm sau đó, ngày lễ 20/11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam. Vào dịp này cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong vùng tạm chiếm, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ hy sinh của anh chị em giáo viên kháng chiến. Sau ngày đất nước được thống nhất 30/4/1975, ý nghĩa của ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử với giáo giới Việt Nam. Song ngày 20/11 đã trở thành truyền thống với nội dung mới của giáo giới Việt Nam và của nhân dân Việt Nam. Chính vì thế theo đề nghị của ngành Giáo dục, ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167-HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam. Ngày 20 tháng 11 năm 1982, là Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước ta, và từ đó dến nay, đây là ngày để học trò bày tỏ tình cảm quý mến, kính trọng với thầy cô giáo, những người đã dày công vun đắp cho những cây đời mãi mãi xanh tươi. Nội dung Quyết định có những điều khoản như sau: Điều 1: Từ nay hàng năm sẽ lấy ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam Điều 2: Để ngày Nhà giáo Việt Nam có ý nghĩa thiết thực hàng năm, từ tháng 10 các cấp chính quyền và đoàn thể cần họp để xem xét tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên ở địa phương mình; kiểm điểm những việc đã làm và đề ra những việc cần tiếp tục làm nhằm động viên đội ngũ giáo viên phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam, rèn luyện phẩm chất và năng lực, làm gương sáng cho học sinh noi theo. Về phía giáo viên, cần có những hoạt động phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên trong xã hội nước ta ngày nay, từ đó mà ra sức phấn đấu làm tốt hơn nhiệm vụ cao cả của mình. Điều 3: Việc tổ chức ngày 20 tháng 11 hàng năm do Uỷ ban nhân dân và Hội đồng giáo dục các cấp chủ trì, có sự phối hợp của ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Các cấp, các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thăm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc gặp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích. Việc tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh. Điều 4: Trong ngày 20 tháng 11, các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các hoạt động của nhà trường và của địa phương. Cuối năm, khi nắng thu vàng nhạt dần trên những vòm lá đang chuyển màu, cũng là khi ngày Nhà giáo Việt Nam lại đến. Bao nhiêu năm đứng trên bục giảng là bấy nhiêu lần đón kỷ niệm về, những kỷ niệm không thể nào quên. Thời gian trôi qua ghi dấu trên mái tóc thầy cô cũng làm cho sự cảm nhận về “nghề đưa đò” lại một rõ nét hơn. Mỗi người có một con đường riêng, một cuộc sống riêng, một công việc riêng. Người thì làm việc với máy móc trên công trường, người quốc bẫm cày sâu ngoài đồng ruộng, người nắm chắc tay súng gìn giữ biên cương... Lại có những người suốt cuộc đời làm việc với phấn trắng và bảng đen. Viên phấn trắng hướng cuộc đời học sinh đi thẳng hướng, mực đỏ bút phê như máu chảy từ tim là tâm huyết mà thầy cô dành cho học sinh của mình. Cômexki cũng từng phát biểu: “Dưới ánh mặt trời không có nghề nào ưu việt bằng nghề dạy học”. Điều đó đã nói lên vai trò vô cùng quan trọng của nghề dạy học trong xã hội xưa và nay. Các thầy cô – những người lái đò qua sông đang gánh trên vai trách nhiệm nặng nề mà xã hội giao phó. Với trọng trách cao cả đó, các thế hệ thầy cô đã và đang phấn đấu, rèn luyện không ngừng cả về đạo đức nghề nghiệp và kiến thức chuyên môn. Bác Hồ từng căn dặn: “Thầy cũng như trò, cán bộ cũng như nhân viên phải thật thà yêu nghề mình”. Và Người nói: “Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang.” Đã từng có ý kiến cho rằng không nên ví công việc dạy học của người thầy như công việc của người đưa đò cho khách qua sông. Cả hai nghề này đều vô cùng thầm lặng, vô cùng tận tuy. Nhưng dân gian đúc kết những chiêm nghiệm từ thực tế đời thường lại cho rằng: với mỗi chuyến đò đầy cùng bao nhiêu khách sang sông người đưa đò làm sao mà nhớ hết. Nhưng ai đã từng một đôi lần đi đò qua sông lại ngộ ra rằng mình nhớ rất rõ gương mặt người chèo đò trên bến sông ngày ấy. Đạo lý thầy - trò với truyền thống tôn sư trọng đạo rất thiêng liêng vẫn được người Việt Nam ta gìn giữ qua bao thế hệ. Chính vì yêu cái chữ mà người dân Việt chúng ta quý trọng vô cùng những người làm nghề dạy học. Vì thế mỗi thầy cô hãy chọn cho mình một cách sống ý nghĩa nhất, để giữ mãi tâm hồn trong sáng tươi thắm như màu mực đỏ thắm tươi đặc trưng của nghề giáo, xứng đáng với danh xưng cao quí “kỹ sư tâm hồn” đã được người đời dành tặng. Internet (BBT) (Cô A. Đào – Kinh tế) (Thầy T. Sơn – Bí thư Đoàn) (BBT) (BBT)
Transcript
Page 1: Tính chất của vàng - hcmct.edu.vn so 43tr-1.pdf · thống thanh niên công nhân thành phố (15/10/1982 – 15/10/2013) cũng như phát huy tính tiên phong, xung kích

Đội Công tác xã hội đang phát cơm

Ngày 01tháng 10 năm 2013, Đội Công tác xã hội (CTHX) Cơ sở 3 Trường Cao Đẳng GTVT TP. HCM được thành lập thành phần hiện tại gồm 22 HSSV là những cán bộ Đoàn thuộc liên chi đoàn HSSV cơ sở 3. Đội trưởng là Nguyễn Thiện Tài (Uỷ viên BCH liên chi đoàn CS3).

Với chức năng và nhiệm vụ là cầu nối giữa các bạn sinh viên với các hoạt động tình nguyện như tổ chức thăm các mái ấm, nhà mở, các trung tâm khuyết tật nhằm giúp sinh viên hiểu thêm về cuộc sống, hoàn cảnh của những em nhỏ, những cụ già, những gia đình chính sách, những người khuyết tật, những em bé bị HIV…

Ngoài ra đội còn tổ chức các chương trình hỗ trợ sinh viên, trang bị các kĩ năng cần thiết cho Đội viên như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ

năng công tác xã hội, kỹ năng ứng xử khi giao tiếp, kỹ năng sinh hoạt.

Đội đã liên hệ với nhà tài trợ là Chùa Phước Tường để mỗi tháng tổ chức 02 ngày

phát 200 phần cơm trưa cho HSSV của cơ sở 3, cũng như người dân nghèo, trẻ em nghèo sống tại khu vực gần trường. Trong thời gia tới Đội sẽ tăng cường số phần cơm lên 300 phần/ ngày cùng nhiều hoạt động khác để hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần cho HSSV cơ sở 3 cũng như trẻ em, người dân nghèo trên địa bàn Phường Tăng Nhơn Phú B, Quận 9.

Đội đã tổ chức quyên góp tiền cứu trợ đồng bào miền trung bị lũ lụt tàn phá (2 triệu đồng, 8 thùng mì tôm)

Trong thời gian tới đây số lượng thành viên của đội sẽ còn tăng nhanh do các bạn là Đoàn viên thanh niên tại cơ sở 3 còn tiếp tục đăng ký tham gia. Hy vọng các hoạt động hướng tới cộng đồng sẽ tác động tốt trong suy nghĩ, tình cảm của các bạn HSSV trường Cao đẳng GTVT của chúng ta.

Nhằm chào mừng 31 năm ngày truyền thống thanh niên công nhân thành phố (15/10/1982 – 15/10/2013) cũng như phát huy tính tiên phong, xung kích của tuổi trẻ thành phố, tạo sức lan tỏa sâu rộng của cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Thành đoàn TP.HCM đã tổ chức Hội thi “Tự hào thương hiệu Việt Nam” lần 1 năm 2013 thu hút 111 đội tham dự với gần 700 thí sinh đến từ các cơ sở Đoàn trực thuộc Thành đoàn. Đoàn trường CĐ GTVT đại diện Sở GTVT tham gia hội thi.

Vòng thi sơ khảo với hình thức thi trắc nghiệm trên máy tính được tổ chức vào sáng 06/10, tại trường song ngữ Quốc tế Canada, quận 7, TP.HCM.

Đoàn trường Cao Đẳng GTVT Tp.HCM đã vượt qua các đội thi khác để trở thành 1 trong 36 đội bước vào vòng bán kết được tổ chức vào hai ngày 19 và 20/10. Vòng thi bán kết trải qua bốn phần thi, trong đó đội thi của trường đã xuất sắc giành được điểm số cao nhất trong phần 1 “Câu chuyện thương hiệu” và vòng 4 “Tự hào thương hiệu Việt Nam”.

Tuy nhiên, do chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên dù được sự cổ vũ nhiệt tình của các cổ động viên đến từ các chi đoàn CĐ-QT1-11A, C13A.KT1 nhưng đội thi của trường chỉ về thứ 2.

Mặc dù không thể đi tiếp vào vòng chung kết, các bạn Đoàn viên tham gia hội thi đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm, kiến thức, cũng như được giao lưu, học hỏi từ các đơn vị khác trên địa bàn TP.HCM.

Trong năm học 2012-2013 tổng số học sinh, sinh viên toàn trường gần 4.000 bao gồm hệ cao đẳng chính quy, cao đẳng liên thông, cao đẳng nghề và trung cấp chuyên nghiệp.

Khen thưởng cá nhân: nhà trường đã tặng giấy khen cho 120 các nhân học sinh, sinh viên đạt thành tích tốt trng học tập và rèn luyện, trong đó có 45 cá nhân đạt loại giỏi và 75 cá nhân đạt loại khá, với tổng số tiền thưởng là 14.250.000 đồng.

Khen thưởng tập thể lớp: Nhà trường đã tặng giấy khen cho 05 tập thể lớp đạt danh hiệu “Tập thể lớp tiên tiến trong học tập và rèn luyện” với tổng tiền thưởng là 2.000.000 đồng

Học bổng khuyến khhích học tập: Trong năm học 2012-2013 nhà trường đã cấp 240 suất học bổng khuyến khích học tập trong đó 01 suất xuất sắc, 74 suất giỏi và 165 suất khá với tổng

số tiền 433 triệu đồng và còn trích lại khoảng 15 triệu để cấp học bổng đợt 2 cho hệ cao đẳng

liên thông khoá 2012.

Tính chất của vàng

Trong giờ thực hành môn hoá học

Thầy: ngoài các tính chất dễ nhận thấy của vàng như: có vẻ ngoài sáng bóng, dẫn nhiệt tốt, điện tốt. Em nào cho tôi biết vàng còn có tính chât hoá học nào nữa.

Thấy Tèo đang gà gật.

Thầy: Tèo em hãy cho biết vàng còn có tính chất nào nữa hả?

Tèo: thưa thầy vàng còn có tính chất dễ bay hơi nữa ạ.

Thầy: em chắc chứ?

Tèo: chắc 100%. Không tin thì thầy thử để 1 cục vàng ra ngoài đường xem.

Thầy: xỉu..

Trên đường về nhà

Thấy Vova yên lặng khác thường, Mary ngạc nhiên hỏi:

- Sao bồ có vẻ thất thần vậy?

- Hôm nay tớ có kiểm tra, nhưng tớ phải nộp lên tờ giấy trắng!

- Chắc là không học bài nên phải nộp giấy trắng chớ gì.

- Đâu có đâu, hôm kia tớ mơ là nghe thầy nói ai cóp sẽ bị “zerô”, còn ai bắt quả tang bạn mình quay cóp sẽ được thưởng điểm 10. Cho nên hôm qua tớ không thèm học bài, để ngày này ngồi canh xem có ai quay không cho khoẻ, nào ngờ…

Tháng 01/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Pari lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Năm 1949, tại Hội nghị quốc tế Vacsava tổ chức FISE xây dựng một bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; xây dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo.

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã quan hệ với FISE để tranh thủ các diễn đàn quốc tế tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược, đồng thời giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của giáo viên trên thế giới với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.

Mùa xuân năm 1953, Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn tham dự Hội nghị kết nạp Công đoàn Giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên, trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Như vậy, Công đoàn giáo dục Việt Nam đã là một thành viên của FISE chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập (22/7/1951).

Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.

Ngày 20/11/1958, lần đầu tiên ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên toàn miền

Bắc nước ta. Những năm sau đó, ngày lễ 20/11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam. Vào dịp này cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong vùng tạm chiếm, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ hy sinh của anh chị em giáo viên kháng chiến. Sau ngày đất nước được thống nhất 30/4/1975, ý nghĩa của ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử với giáo giới Việt Nam. Song ngày 20/11 đã trở thành truyền thống với nội dung mới của giáo giới Việt Nam và của nhân dân Việt Nam. Chính vì thế theo đề nghị của ngành Giáo dục, ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167-HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam.

Ngày 20 tháng 11 năm 1982, là Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước ta, và từ đó dến nay, đây là ngày để học trò bày tỏ tình cảm quý mến, kính trọng với thầy cô giáo, những người đã dày công vun đắp cho những cây đời mãi mãi xanh tươi.

Nội dung Quyết định có những điều khoản như sau:

Điều 1: Từ nay hàng năm sẽ lấy ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam

Điều 2: Để ngày Nhà giáo Việt Nam có ý nghĩa thiết thực hàng năm, từ tháng 10 các cấp chính quyền và đoàn thể cần họp để xem xét tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên ở địa phương mình; kiểm điểm những việc đã làm và đề ra những việc cần tiếp tục làm nhằm động viên đội ngũ giáo viên phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam, rèn luyện phẩm chất và năng lực, làm gương sáng cho học sinh noi theo. Về phía giáo viên, cần có những hoạt động phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên trong xã hội nước ta ngày nay, từ đó mà ra sức phấn đấu làm tốt hơn nhiệm vụ cao cả của mình.

Điều 3: Việc tổ chức ngày 20 tháng 11 hàng năm do Uỷ ban nhân dân và Hội đồng giáo dục các cấp chủ trì, có sự phối hợp của ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Các cấp, các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thăm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc gặp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích.

Việc tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.

Điều 4: Trong ngày 20 tháng 11, các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các hoạt động của nhà trường và của địa phương.

Cuối năm, khi nắng thu vàng nhạt dần trên những vòm lá đang chuyển màu, cũng là khi ngày Nhà giáo Việt Nam lại đến.

Bao nhiêu năm đứng trên bục giảng là bấy nhiêu lần đón kỷ niệm về, những kỷ niệm không thể nào quên. Thời gian trôi qua ghi dấu trên mái tóc thầy cô cũng làm cho sự cảm nhận về “nghề đưa đò” lại một rõ nét hơn.

Mỗi người có một con đường riêng, một cuộc sống riêng, một công việc riêng. Người thì làm việc với máy móc trên công trường, người quốc bẫm cày sâu ngoài đồng ruộng, người nắm chắc tay súng gìn giữ biên cương... Lại có những người suốt cuộc đời làm việc với phấn trắng và bảng đen.

Viên phấn trắng hướng cuộc đời học sinh đi thẳng hướng, mực đỏ bút phê như máu chảy từ tim là tâm huyết mà thầy cô dành cho học sinh của mình. Cômexki cũng từng phát biểu: “Dưới ánh mặt trời không có nghề nào

ưu việt bằng nghề dạy học”. Điều đó đã nói lên vai trò vô cùng quan trọng của nghề dạy học trong xã hội xưa và nay. Các thầy cô – những người lái đò qua sông đang gánh trên vai trách nhiệm nặng nề mà xã hội giao phó. Với trọng trách cao cả đó, các thế hệ thầy cô đã và đang phấn đấu, rèn luyện không ngừng cả về đạo đức nghề nghiệp và kiến thức chuyên môn.

Bác Hồ từng căn dặn: “Thầy cũng như trò, cán bộ cũng như nhân viên phải thật thà yêu nghề mình”. Và Người nói: “Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang.”

Đã từng có ý kiến cho rằng không nên ví công việc dạy học của người thầy như công việc của người đưa đò cho khách qua sông. Cả hai nghề này đều vô cùng thầm lặng, vô cùng

tận tuy. Nhưng dân gian đúc kết những chiêm nghiệm từ thực tế đời thường lại cho rằng: với mỗi chuyến đò đầy cùng bao nhiêu khách sang sông người đưa đò làm sao mà nhớ hết. Nhưng ai đã từng một đôi lần đi đò qua sông lại ngộ ra rằng mình nhớ rất rõ gương mặt người chèo đò trên bến sông ngày ấy.

Đạo lý thầy - trò với truyền thống tôn sư trọng đạo rất thiêng liêng vẫn được người Việt Nam ta gìn giữ qua bao thế hệ. Chính vì yêu cái chữ mà người dân Việt chúng ta quý trọng vô cùng những người làm nghề dạy học.

Vì thế mỗi thầy cô hãy chọn cho mình một cách sống ý nghĩa nhất, để giữ mãi tâm hồn trong sáng tươi thắm như màu mực đỏ thắm tươi đặc trưng của nghề giáo, xứng đáng với danh xưng cao quí “kỹ sư tâm hồn” đã được người đời dành tặng.

Internet (BBT)

(Cô A. Đào – Kinh tế)

(Thầy T. Sơn – Bí thư Đoàn)

(BBT)

(BBT)

Recommended