+ All Categories
Home > Documents > Vai Tro TFP Trong TTKT o VN

Vai Tro TFP Trong TTKT o VN

Date post: 11-Feb-2018
Category:
Upload: quan-phan
View: 220 times
Download: 0 times
Share this document with a friend
14
Vai trò ca TFP trong cht lượng tăng trưởng kinh tế Vit Nam (Phn 1) Tóm tt: Theo mô hình tăng trưởng Tân cđin, tăng trưởng GDP được hình thành tba yếu t: vn, lao động và năng sut tng hp nhân t(TFP - Total Factor Productivity). TFP phn nh tiến bca khoa hc, kthut và công ngh, ca giáo dc và đào to, qua đó gia tăng đầu ra không chphthuc vào tăng thêm vslượng ca đầu vào mà còn vào ccht lượng ca các yếu tđầu vào là vn và lao động. Tăng TFP gn lin vi áp dng các tiến bkthut, đổi mi công ngh, ci tiến phương thc qun lý và nâng cao knăng, trình độ tay nghca người lao động… Cùng vi lượng đầu vào như nhau, lượng đầu ra có thln hơn nhvào vic ci tiến cht lượng ca lao động, ca vn và sdng có hiu quhơn các ngun lc này. Lý thuyết ca Solow (1994) khng định tăng vn và lao động có thdn đến tăng trưởng kinh tế ngn hn, phù hp vi giai đon đầu ca quá trình công nghip hóa, còn tăng TFP mi là ngun gc tăng trưởng trong dài hn. Bài viết này phân tích đóng góp ca TFP đối vi tăng trưởng và cht lượng tăng trưởng kinh tế, các nhân ttác động đến TFP trong thi gian qua nước ta, tđó đề xut mt skhuyến nghchính sách. 1. Cht lượng tăng trưởng kinh tế Theo quan đim ca nhiu nhà kinh tế thì cùng vi quá trình tăng trưởng, cht lượng tăng trưởng biu hin tp trung các tiêu chun chính sau: (1) yếu tnăng sut nhân ttng hp (TFP) cao, đảm bo cho vic duy trì tc độ tăng trưởng dài hn và tránh được nhng biến động tbên ngoài; (2) tăng trưởng phi đảm bo nâng cao hiu qukinh tế và nâng cao năng lc cnh tranh ca nn kinh tế; (3) tăng trưởng đi kèm vi phát trin môi trường bn vng; (4) tăng trưởng htrcho thchế dân chluôn đổi mi, đến lượt nó thúc đẩy tăng trưởng tlcao hơn; và (5) tăng trưởng phi đạt được mc tiêu ci thin phúc li xã hi và gim đói nghèo. Tnhng quan đim và khái nim đã nêu trên, có thkhái quát mt nn kinh tế tăng trưởng có cht lượng thhin qua các đặc trưng sau: (i) Tc độ tăng trưởng cao và được duy trì trong mt thi gian dài. (ii) Phát trin có hiu qu, thhin qua năng sut lao động, năng sut tài sn cao và n định, hsICOR phù hp, và đóng góp ca TFP cao. (iii) Cơ cu kinh tế chuyn dch theo hướng nâng cao hiu qu, phù hp vi thc tin ca nn kinh tế trong mi thi k. (iv) Nn kinh tế tính cnh tranh cao. (v) Tăng trưởng kinh tế đi đôi vi đảm bo hài hòa đời sng xã hi. (vi) Tăng trưởng kinh tế đi đôi vi bo vmôi trường sinh thái. (vii) Qun lý hiu quca nhà nước. Tng hp nhng vn đề được trình bày trên, có thđưa ra mt sơ đồ tóm tt như sau.
Transcript

7/22/2019 Vai Tro TFP Trong TTKT o VN

http://slidepdf.com/reader/full/vai-tro-tfp-trong-ttkt-o-vn 1/14

Vai trò của TFP trong chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Phần 1)

Tóm tắt: Theo mô hình tăng trưởng Tân cổ điển, tăng trưởng GDP được hình thành từ ba yếu tố:vốn, lao động và năng suất tổng hợp nhân tố (TFP - Total Factor Productivity). TFP phản ảnhtiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, của giáo dục và đào tạo, qua đó gia tăng đầu rakhông chỉ phụ thuộc vào tăng thêm về số lượng của đầu vào mà còn vào cả chất lượng của các 

yếu tố đầu vào là vốn và lao động. Tăng TFP gắn liền với áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ, cải tiến phương thức quản lý và nâng cao kỹ năng, trình độ tay nghề của người laođộng… Cùng với lượng đầu vào như nhau, lượng đầu ra có thể lớn hơn nhờ vào việc cải tiếnchất lượng của lao động, của vốn và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực này. Lý thuyết củaSolow (1994) khẳng định tăng vốn và lao động có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế ngắn hạn, phùhợp với giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, còn tăng TFP mới là nguồn gốc tăng trưởng trong dài hạn. Bài viết này phân tích đóng góp của TFP đối với tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế, các nhân tố tác động đến TFP trong thời gian qua ở nước ta, từ đó đề xuất một số khuyến nghị chính sách.

1. Chất lượng tăng trưởng kinh tế

Theo quan điểm của nhiều nhà kinh tế thì cùng với quá trình tăng trưởng, chất lượng tăng trưởng

biểu hiện tập trung ở các tiêu chuẩn chính sau: (1) yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) cao,đảm bảo cho việc duy trì tốc độ tăng trưởng dài hạn và tránh được những biến động từ bênngoài; (2) tăng trưởng phải đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranhcủa nền kinh tế; (3) tăng trưởng đi kèm với phát triển môi trường bền vững; (4) tăng trưởng hỗtrợ cho thể chế dân chủ luôn đổi mới, đến lượt nó thúc đẩy tăng trưởng ở tỷ lệ cao hơn; và (5)tăng trưởng phải đạt được mục tiêu cải thiện phúc lợi xã hội và giảm đói nghèo.

Từ những quan điểm và khái niệm đã nêu ở trên, có thể khái quát một nền kinh tế tăng trưởng cóchất lượng thể hiện qua các đặc trưng sau:

(i) Tốc độ tăng trưởng cao và được duy trì trong một thời gian dài.

(ii) Phát triển có hiệu quả, thể hiện qua năng suất lao động, năng suất tài sản cao và ổn định, hệ

số ICOR phù hợp, và đóng góp của TFP cao.

(iii) Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng nâng cao hiệu quả, phù hợp với thực tiễn của nềnkinh tế trong mỗi thời kỳ.

(iv) Nền kinh tế có tính cạnh tranh cao.

(v) Tăng trưởng kinh tế đi đôi với đảm bảo hài hòa đời sống xã hội.

(vi) Tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái.

(vii) Quản lý hiệu quả của nhà nước.

Tổng hợp những vấn đề được trình bày ở trên, có thể đưa ra một sơ đồ tóm tắt như sau.

7/22/2019 Vai Tro TFP Trong TTKT o VN

http://slidepdf.com/reader/full/vai-tro-tfp-trong-ttkt-o-vn 2/14

Hình 1. Các nội dung phân tích số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế

2. Tốc độ tăng trưởng của kinh tế Việt nam thời kỳ đổi mới

Trong gần 25 năm qua kể từ khi đổi mới nền kinh tế, Việt Nam đã đạt được tăng trưởng kinh tếliên tục với tốc độ cao. So với thời kỳ trước đổi mới (1976-1985) với tăng trưởng đạt khoảng2%/năm, thời kỳ 5 năm ngay sau khi đổi mới (1986-1990), nền kinh tế nước ta đã có tốc độ tăngtrưởng gần gấp đôi, đạt xấp xỉ 3,9%/năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm thời kỳ 5 năm ngaysau đó (1991-1995) lại tiếp tục hơn gấp đôi thời kỳ trước (đạt khoảng 8,2%), các thời kì 1996-2000 đạt 7,0%, 2001-2005 (7,5%), và thời kì gần đây nhất 2006-2009 đạt 7,0%. Tính bình quântrong cả giai đoạn từ 1991 đến 2009, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 7,4%/năm, là tốc độ tăngthuộc loại cao và ổn định so với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tính đến nay, thời giantăng trưởng kinh tế liên tục của Việt Nam đã đạt 29 năm, vượt kỷ lục 23 năm của Hàn Quốc. Nhưvậy, có thể khẳng định tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sau ngày đổi mới là vô cùng ấntượng và rất đáng tự hào. Nếu như năm 1991, GDP bình quân đầu người của Viêt Nam theoPPP chưa bằng 1/2 của Philippines hay Indonesia, chỉ đạt khoảng 1/5 của Thái Lan, hơn 1/10của Malaysia; thì các con số tương ứng này đã tăng lên đáng kể sau 17 năm, lần lượt xấp xỉ cácmức 3/4, 1/3 và 1/5. Tuy nhiên, nếu so sánh với Trung Quốc, chúng ta lại đang có sự tụt hâuđáng kể, khi GDP bình quân đầu người tính bằng PPP năm 2008 chưa bằng 50% của nước này,trong khi sự chênh lêch chỉ vào khoảng 20% vào năm 1991. Năm 2008, mức GDP bình quân đầungười của Viêt Nam đạt 17,1 triệu đồng, tương đương 1.040 USD theo tỷ giá hối đoái và 2.784USD theo tỷ giá sức mua tương đương (PPP) (IMF, 2009). Đây vẫn là những con số thấp xa sovới mức bình quân chung của khu vực, của châu Á, cũng như của toàn thế giới.

Như vậy, để đưa đất nước sớm thoát khỏi khu vực các quốc gia có thu nhập thấp, Việt Nam cầnphải duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong dài hạn, và điều này chỉ có thể đạt được nếu sựtăng trưởng đó là tăng trưởng bền vững, tăng trưởng có chất lượng cao.

3. Đóng góp của TFP đối với tăng trưởng kinh tế

Sử dụng cách tiếp cận hạch toán tăng trưởng, Hình 2 mô tả đóng góp của vốn, lao động và TFPvào tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1991-2009. Có thể thấy một số nhận định sau về xuhướng tăng trưởng của GDP (Y) và các yếu tố vốn (K), lao động (L), TFP ở nước ta như sau:

7/22/2019 Vai Tro TFP Trong TTKT o VN

http://slidepdf.com/reader/full/vai-tro-tfp-trong-ttkt-o-vn 3/14

Hình 2. Tăng trưởng GDP, vốn, lao động và TFP, 1991-2009

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê

Trước hết, tốc độ tăng trưởng của vốn ngày càng cao, điều này hoàn toàn phù hợp với số liệu vềđầu tư và tích lũy tài sản của nước ta hiện nay và các nhận định về tăng trưởng dựa nhiều vàovốn của nền kinh tế trong thời gian gần đây. Theo quy luật năng suất cận biên giảm dần, sự giatăng của vốn vật chất cuối cùng sẽ làm giảm năng suất cận biên của vốn. Tuy nhiên, nếu so sánh

thêm với các số liệu về năng suất lao động ở Việt Nam thì tỷ lệ vốn/lao động tăng lên có thể làmtăng năng suất lao động: năng suất lao động xã hội (theo giá so sánh) đã tăng từ 4,6 triệu năm1991 lên 10,8 triệu VND/người năm 2009, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 4,9%/năm.

Thứ hai, tăng trưởng TFP tính được có xu thế biến động rất giống GDP (mặc dù khoảng cáchgiữa hai đường tăng trưởng này dường như ngày càng xa nhau). Cũng giống tốc độ tăng trưởngkinh tế, tăng trưởng TFP có thể được chia thành bốn thời kỳ 1991-1995, 1996-2000, 2001-2005,2006-2009. Điều này chứng tỏ tăng trưởng TFP chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh. Để đánhgiá được chính xác hơn vai trò của TFP đối với tăng trưởng kinh tế, cần loại bỏ tác động của chukỳ kinh doanh ra khỏi tăng trưởng TFP bằng phương pháp Wharton.[1]

7/22/2019 Vai Tro TFP Trong TTKT o VN

http://slidepdf.com/reader/full/vai-tro-tfp-trong-ttkt-o-vn 4/14

Hình 3. Phương pháp Wharton để loại bỏ tác động của chu kỳ kinh doanh khỏi TFPG

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê

Hình 3 cho thấy 1996 là năm mà đường song song với đường xu thế giao với đường biểu diễnchuỗi K/Y, điều này có nghĩa vào năm 1996 nền kinh tế đạt mức sử dụng năng lực cao nhấttrong toàn giai đoạn 1991-2009, vì vậy 1996 được giả định là năm nền kinh tế đạt tới mức toàndụng các nguồn lực. Từ đây, ta tính được sản lượng tiềm năng Y*, mức độ sử dụng nguồn lựcY/Y* và tác động của chu kỳ kinh doanh (tốc độ tăng của Y/Y*).

Bảng 1. Tính tốc độ tăng trưởng TFP và TFP đã loại bỏ yếu tố chu kỳ kinh doanhĐơn vị: %

Ghi chú: TFPG là tốc độ tăng trưởng TFP, TFPG* = TFPG - %∆Y/Y* là tốc độ tăng trưởng TFPsau khi loại bỏ yếu tố chu kỳ kinh doanh.

7/22/2019 Vai Tro TFP Trong TTKT o VN

http://slidepdf.com/reader/full/vai-tro-tfp-trong-ttkt-o-vn 5/14

Hình 4. Tăng trưởng GDP, vốn, lao động và TFP đã loại bỏ yếu tố chu kỳ kinh doanh, 1991-2009

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả.

Ước lượng TFPG* (TFPG đã loại bỏ yếu tố chu kỳ kinh doanh) được thể hiện ở Bảng 2 và Hình4, qua đó cho chúng ta thấy rõ 4 giai đoạn của TFPG* trong thời kỳ 1991-2009 như sau:

Giai đoạn 1991-1996: TFPG* tiến bộ vượt bậc (từ -2,3 lên 3,3), thể hiện sự thành công bước đầucủa quá trình đổi mới, với việc nền kinh tế mở cửa ra thế giới, xuất khẩu và FDI tăng trưởngnhanh chóng và đất nước bắt đầu được nhận ODA. Điều này góp phần khẳng định vai trò tíchcực của thương mại và đầu tư nước ngoài đối với hiệu quả kỹ thuật – công nghệ, thành phầnquan trọng của TFP.

Giai đoạn 1997-2000: TFPG* vẫn ở mức tương đối cao, nhưng có chiều hướng giảm (từ 3,27xuống 2,21). Đây cũng là giai đoạn tăng trưởng kinh tế giảm sút do cuộc khủng hoảng tài chính –tiền tệ của khu vực.

Giai đoạn 2001-2007: TFPG* có xu hướng tăng nhẹ (từ 2,39 lên 3,69), cho thấy sự phục hồi củanền kinh tế, cả về tốc độ tăng trưởng cũng như hiệu quả kinh tế.

Giai đoạn 2008-2009: TFPG* của Việt Nam giảm (từ 3,06 xuống 2,57) cùng cuộc suy thoái kinhtế thế giới trong thời gian gần đây.

[1] Xem thêm Trần Thọ Đạt (2004) về cách tính TFPG, K/Y*, Y/Y*.

4. Tác động của các nhân tố tới tăng trưởng TFP

Tăng trưởng TFP chịu tác động bởi nhiều nhân tố, những nhân tố này được chia thành 3 nhóm:(1) môi trường kinh tế vĩ mô; (2) phân bổ lại các nguồn lực, và (3) vốn con người và đổi mới côngnghệ. Tất nhiên việc chia nhóm này chỉ mang tính chất tương đối bởi quan hệ tác động qua lạigián tiếp giữa các nhân tố với nhau. Thông qua các phân tích mô tả bằng đồ thị và phương pháptính hệ số tương quan dưới đây, có thể nhận biết tác động của các nhân tố này tới tăng trưởngTFP[1] và qua đó gián tiếp ảnh hưởng tới tăng trưởng GDP.[2]

4.1. Môi trường kinh tế vĩ mô

7/22/2019 Vai Tro TFP Trong TTKT o VN

http://slidepdf.com/reader/full/vai-tro-tfp-trong-ttkt-o-vn 6/14

Trước hết, đổi mới kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô có tác động mạnh mẽ tới tăng trưởng TFP.Ổn định kinh tế vĩ mô (với tỷ lệ lạm phát được coi như một thước đo) có tác động tới tăng trưởngTFP (trực tiếp) và GDP (gián tiếp). Khi giá cả tăng nhanh và bất ổn, các tín hiệu thị trường bịméo mó và tăng trưởng TFP suy giảm. Lập luận này được thể hiện qua Hình 5: khi CPI giảm(vào các năm 1993, 1996) thì TFPG đạt đỉnh của mỗi giai đoạn. Trong giai đoạn 2001-2006, CPItương đối ổn định ở mức dưới 10%, thì TFPG không có nhiều biến động với xu hướng tăng nhẹ.Thời kỳ lạm phát cao (năm 2008) lại bắt đầu đánh dấu chiều hướng đi xuống của TFPG.

Hình 5. Tăng trưởng GDP, TFP* và tỷ lệ lạm phát (CPI), 1991-2009

Nguồn: Tính toán và tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê

4.2. Phân bổ lại các nguồn lực

Hiệu quả kinh tế được nâng cao nếu các nguồn lực như lao động, đầu tư giữa các khu vực, sựthay đổi trong cơ cấu thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài được phân bổ tốt hơn.

Cơ cấu lao động

Cách thức ước lượng tăng trưởng TFP luôn đi với giả định rằng yếu tố năng suất lao động làđồng nhất, nhưng trong thực tế, có các loại lao động khác nhau trong nền kinh tế. Với tổng số laođộng nhất định, thì sự thay đổi phân bố lao động chắc chắn tác động tới tăng trưởng sản lượngthông qua tăng trưởng TFP. Hình 6 thể hiện tốc độ tăng lao động của ba khu vực. Tăng trưởnglao động trong khu vực nông nghiệp ổn định nhất, với mức thấp dưới 3%/năm, nhưng có sựgiảm sút đáng kể trong 10 năm trở lại đây (thể hiện ở tốc độ tăng trưởng âm vào các năm 2000,2006 và 2010 trong Hình 6). Lực lượng lao động khu vực công nghiệp biến động mạnh hơn, đặcbiệt có tốc độ tăng cao vào năm 2000 và 2010. Ngoại trừ giai đoạn 2001-2009, lao động của khuvực dịch vụ luôn có mức tăng trưởng cao nhất trong ba khu vực. Sự khác biệt về tốc độ tăngtrưởng lao động của ba khu vực dẫn đến thay đổi cơ cấu lao động: xu hướng giảm dần của khuvực nông nghiệp (từ 73% xuống 48% trong thời kỳ 1991-2010), và sự gia tăng của khu vực côngnghiệp (từ 11% lên 22%) và dịch vụ (từ 16% lên 29%) trong tỷ trọng lao động kinh tế quốc dân.Tuy nhiên, gần ½ lực lượng lao động Việt Nam vẫn làm việc trong các ngành nông, lâm nghiệpvà thủy sản trong khi ngành công nghiệp – xây dựng chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn là 22% năm2010.

7/22/2019 Vai Tro TFP Trong TTKT o VN

http://slidepdf.com/reader/full/vai-tro-tfp-trong-ttkt-o-vn 7/14

Hình 6. Tốc độ tăng lao động của các khu vực trong nền kinh tế, 1991-2010 

Nguồn: Tính toán và tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê

Bên cạnh đó, năng suất lao động (đo bằng GDP bình quân lao động) của ba khu vực cũng có sựkhác biệt. Năng suất lao động của khu vực nông nghiệp hầu như không biến động trong khi khuvực công nghiệp gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt trong giai đoạn trước năm 2000. Tăng trưởng năngsuất lao động của khu vực dịch vụ thấp hơn khu vực công nghiệp, nhưng vẫn cao hơn khu vựcnông nghiệp rất nhiều. Điều này chứng minh rằng có sự phân bổ lại lực lượng lao động từ khuvực nông nghiệp sang hai khu vực còn lại, và từ khu vực dịch vụ sang khu vực công nghiệp từsau năm 1995 (mốc đánh dấu năng suất lao động của khu vực công nghiệp vượt qua khu vựcdịch vụ). Sự dịch chuyển cơ cấu lao động như vậy đã góp phần làm tăng năng suất lao độngchung và qua đó tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.

Hình 7. Năng suất lao động trong ba khu vực, 1991-2009

Nguồn: Tính toán và tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê

Có thể kiểm chứng điều này thông qua hệ số tương quan giữa cơ cấu lao động của từng khuvực với TFPG: hệ số dương với khu vực công nghiệp và dịch vụ; hệ số âm với khu vực nôngnghiệp.

7/22/2019 Vai Tro TFP Trong TTKT o VN

http://slidepdf.com/reader/full/vai-tro-tfp-trong-ttkt-o-vn 8/14

Bảng 4. Tương quan giữa cơ cấu lao động và TFPG Đơn vị: %

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê

Cơ cấu vốn

Các nguồn vốn khác nhau cũng có tác động khác nhau đến tăng trưởng TFP. Các nguồn vốntrong nước bao gồm: vốn tư nhân và vốn nhà nước, trong đó vốn nhà nước lại được chia thànhvốn ngân sách, vốn vay và vốn của các doanh nghiệp nhà nước.

Bảng 5. Tương quan giữa cơ cấu vốn và TFPGĐơn vị: %

7/22/2019 Vai Tro TFP Trong TTKT o VN

http://slidepdf.com/reader/full/vai-tro-tfp-trong-ttkt-o-vn 9/14

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê

Bảng 5 cho biết tỷ trọng của mỗi loại vốn trong tổng đầu tư trong nước, tốc độ tăng trưởng TFPvà hệ số tương quan giữa tăng trưởng TFP với tỷ trọng các loại vốn, có tính đến hiệu ứng độ trễcủa đầu tư. Một số kết luận có thể rút ra như sau:

Trước hết, đầu tư tư nhân có tác động tích cực đến TFPG trong ngắn hạn, bởi đây có thể coi làmột loại vốn năng động, giúp tăng khả năng huy động các nguồn lực và thúc đẩy cạnh tranh.Trong dài hạn (tính độ trễ của đầu tư), nguồn vốn tư nhân thực sự thúc đẩy nâng cao hiệu quả kỹ

thuật của nền kinh tế, thể hiện qua hệ số tương quan dương với TFPG.Thứ hai, nguồn vốn ngân sách tác động ngược chiều đến TFPG, và chỉ mang lại hiệu quả kỹthuật cho nền kinh tế sau 1-2 năm đầu tư. Điều này không khó hiểu khi chúng ta biết rằng hiệuquả đầu tư của loại vốn này khá thấp, và thông thường nhà nước dành vốn ngân sách chủ yếuvào xây dựng cơ sở hạ tầng, vốn chỉ đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội sau một thời gian nhấtđịnh.

Thứ ba, vốn vay của nhà nước có tương quan âm với TFPG. Chính phủ thường vay vốn ở mứclãi suất ưu đãi, và sử dụng vốn này vào xây dựng cơ sở hạ tầng, cũng như sản xuất các loạihàng hóa có lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, trong dài hạn, dấu âm trong mối quan hệ giữa TFPGvà vốn vay của nhà nước là sự cảnh báo về tính hiệu quả của loại vốn này.

Thứ tư, đầu tư của doanh nghiệp nhà nước tác động tích cực đến TFPG trong thời kỳ 1995-2009, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp nhà nước đã được nâng cao nhờ

việc chính phủ tái cơ cấu doanh nghiệp doanh nghiệp theo hướng tăng quyền tự chủ. Tuy vậy,sau hai năm, đầu tư của doanh nghiệp nhà nước lại có mối tương quan âm đối với TFPG, thểhiện tính hiệu quả công nghệ chưa được phát huy trong dài hạn.

Những phân tích trên đây cho thấy bức tranh tổng quát về mối quan hệ giữa các nguồn đầu tưtrong nước với tăng trưởng TFP. Sự gia tăng đầu tư của khu vực tư nhân có tác động tích cựcđến nền kinh tế trong dài hạn, trong khi các nguồn vốn còn lại của khu vực nhà nước dường nhưkhông đóng góp cho sự gia tăng hiệu quả công nghệ trong suốt giai đoạn 1995-2009.

Thương mại quốc tế

7/22/2019 Vai Tro TFP Trong TTKT o VN

http://slidepdf.com/reader/full/vai-tro-tfp-trong-ttkt-o-vn 10/14

Có thể phân tích tác động của thương mại quốc tế đến tăng trưởng TFP thông qua các thước đođộ mở của nền kinh tế như tỷ lệ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP; tỷ lệ xuất khẩu trênGDP; và tỷ lệ nhập khẩu trên GDP. Các hệ số tương quan được thể hiện trong Bảng 6 chochúng ta nhận thấy tác động tích cực của xuất nhập khẩu đến TFPG.

Bảng 6. Tương quan giữa thương mại quốc tế và TFPGĐơn vị: %

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê

Tuy nhiên, khi xem xét về cơ cấu xuất nhập khẩu của nước ta, cần phải nhìn nhận hai thực tếsau:

(1) Gần 50% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thuộc nhóm hàng thô hoặc mới sơ chế, baogồm các mặt hàng như lương thực, thực phẩm, nguyên vật liệu thô, nhiên liệu… Bên cạnh đó,trong nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế, thì phần nguyên vật liệu phải nhập khẩu là rất lớn (vídụ chiếm đến 70-80% giá trị xuất khẩu ở các mặt hàng dệt may), nên giá trị giá tăng được tạo rathấp, không mang lại nhiều lợi ích cho việc tăng hiệu quả công nghệ.

(2) Tỷ lệ nhập khẩu các loại hàng hóa đã qua chế biến rất cao, trong đó tỷ trọng hàng hóa tiêu

dùng trong tổng kim ngạch nhập khẩu tăng từ 6,7% (2004) lên 9,3% (2009). Cơ cấu nhập khẩunày có thể không giúp nâng cao năng lực sản xuất trong nước, trong khi lại có thể tác động tiêucực đến các ngành kinh doanh trong nước.

Bởi vậy, khi nền kinh tế đạt đến trình độ phát triển nhất định, thì sự chuyển dịch cơ cấu xuấtnhập khẩu của Việt Nam là cần thiết để có thể thúc đẩy hơn nữa tác động tích cực của thươngmại quốc tế đến tăng trưởng TFP. Có thể thấy điều này qua hệ số giảm dần của thương mạiquốc tế theo thời gian.

 Đầu tư trực tiếp nước ngoài

7/22/2019 Vai Tro TFP Trong TTKT o VN

http://slidepdf.com/reader/full/vai-tro-tfp-trong-ttkt-o-vn 11/14

Về lý thuyết, FDI là kênh chuyển giao công nghệ hiệu quả đối với các nước đang phát triển, quađó có tác động tích cực đối với gia tăng hiệu quả sản xuất – kinh doanh. Điều này lý giải vì sao tỷtrọng FDI trên GDP có mối tương quan dương với TFPG cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Tuynhiên, FDI vẫn có thể mang lại những hiệu ứng tiêu cực đối với nền kinh tế, nếu chính sách ưuđãi trong việc thu hút FDI đã tạo lợi thế cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trongmột thời gian dài, gây ra sự bất bình đẳng trong cạnh tranh với các doanh nghiệp sản xuất – kinhdoanh trong nước. Hơn nữa, một phần lớn FDI được đầu tư vào các ngành công nghiệp thay thếnhập khẩu, được bảo hộ ở mức cao, do vậy có thể áp đặt mức giá cao cho nền kinh tế, làm giảmhiệu quả sản xuất – kinh doanh.

Một vấn đề khác có thể nhận thấy qua hệ số hồi quy giữa vốn FDI đăng ký và vốn FDI thực hiệnvới TFPG: hệ số này cao ở FDI thực hiện nhưng rất thấp ở FDI đăng ký. Điều này khiến ngườinghiên cứu cần thận trọng trong việc sử dụng FDI đăng ký như một biến số đo lường, đồng thờiphản ánh thực trạng giải ngân chậm của FDI trong nền kinh tế Việt Nam.

4.3. Vốn con người và đổi mới công nghệ

Giáo dục – Đào tạo

Giáo dục trang bị cho con người kiến thức, còn đào tạo giúp nâng cao kỹ năng cho người laođộng. Đây là các kênh chủ yếu nâng cao vốn con người và tăng trưởng TFP. Dựa trên số liệucủa Tổng cục Thống kê và Bộ Lao động, thương binh và xã hội, có thể tính được tỷ lệ lao độngchia theo trình độ học vấn với các nhóm: (1) mù chữ, (2) chưa tốt nghiệp tiểu học, (3) tốt nghiệptiểu học, (4) tốt nghiệp trung học cơ sở, (5) tốt nghiệp trung học phổ thông, và (6) tốt nghiệp caođẳng, đại học và sau đại học. Hệ số tương quan giữa tỷ lệ lao động của từng nhóm với tăngtrưởng TFP được thể hiện trong Bảng 7.

Trước hết, tỷ lệ lao động mù chữ và lao động chưa tốt nghiệp tiểu học gia tăng gây tác động tiêucực đến tăng trưởng TFP trong giai đoạn 2000-2009. Trong khi đó, tỷ lệ lao động tốt nghiệp tiểuhọc, lao động tốt nghiệp PTTH và tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên có mối tương quan dươngvới TFPG, và hệ số này đặc biệt cao trong năm thứ hai, thể hiện độ trễ của vốn con người đối vớităng trưởng TFP. Như vậy, số lao động có trình độ càng cao thì tăng trưởng TFP càng lớn, điềunày cảng khẳng định mối quan hệ cùng chiều giữa vốn con người và TFP.

Bảng 7. Vốn con người và tăng trưởng TFP Đơn vị: %

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê

7/22/2019 Vai Tro TFP Trong TTKT o VN

http://slidepdf.com/reader/full/vai-tro-tfp-trong-ttkt-o-vn 12/14

Tuy vậy, có một lưu ý nhỏ ở số liệu lao động tốt nghiệp THCS. Do việc chia nhóm lao động theocách nêu trên dẫn đến việc bỏ qua một lực lượng lao động rất lớn được đào tạo nghề ngay saukhi tốt nghiệp tiểu học hoặc THCS. Vì vậy, tỷ lệ lao động tốt nghiệp THCS có quan hệ ngượcchiều với TFPG cho thấy thước đo này cần được nghiên cứu thêm.

 Đổi mới công nghệ

Nghiên cứu thực nghiệm ở nhiều quốc gia khẳng định vai trò của chi tiêu cho R&D (nghiên cứuvà triển khai) đối với hiệu quả công nghệ rất quan trọng. Phân tích này lấy số bằng phát minhsáng chế được cấp mới làm đại diện cho mức R&D (với giả định là số bằng phát minh sáng chếtỷ lệ với hoạt động R&D). Số liệu từ Cục Sở hữu trí tuệ (2010) cho thấy việc cấp số bằng độcquyền sáng chế, số bằng độc quyền giải pháp hữu ích, số bằng độc quyền kiểu dáng côngnghiệp và giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mặc dù ngày càng cao, tuy nhiên vẫn còn rấtkhiêm tốn. Xét về đầu tư, chi tiêu chính phủ cho sự nghiệp khoa học và công nghệ môi trườngtrong 20 năm qua chưa từng đạt đến 2% tổng chi tiêu (cao nhất vào khoảng 1,9% trong giai đoạn1996-2000). Số lượng bằng phát minh sáng chế được cấp trong thời kỳ 1991-2009 cũng chỉ tậptrung cho đối tượng người nước ngoài (chiếm 95,2%).

Tuy vậy, hệ số tương quan giữa số bằng độc quyền sáng chế và tăng trưởng TFP bằng 47,7%,điều này khẳng định cải tiến công nghệ có tác động tốt đến hiệu quả kỹ thuật của nền kinh tế ViệtNam trong giai đoạn 1991-2009. Bảng 8 trình bày kết quả nghiên cứu của Tổng cục Tiêu chuẩn

 Đo lường Chất lượng (2010) về đóng góp của các yếu tố như thay đổi cơ cấu lao động, xuấtnhập khẩu và khoa học công nghệ vào TFP trong các năm 2006-2008.

Bảng 8. Đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng TFP Đơn vị: %

Nguồn: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (2010)

Kết quả của nghiên cứu này khẳng định sự thay đổi cơ cấu kinh tế và hoạt động nghiên cứukhoa học – công nghệ có tác động tích cực đến tăng TFP, tuy nhiên lại đặt câu hỏi về ảnh hưởngcủa xuất, nhập khẩu tới TFPG (năm 2008). Có thể thấy, các hệ số tương quan tính toán ở trênchưa thể hiện hết mối quan hệ giữa TFPG với các nhân tố, và một mô hình hồi quy sau này làcần thiết để giúp chúng ta loại trừ những ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa chính các nhân tố cótác động tới TFPG.

5. Ý nghĩa chính sách

Từ những phân tích trên đây về TFP trong giai đoạn 1991-2010, có thể rút ra một số kết luận

sau:• Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Kết quả phân tích cho thấy hiệu ứng tích cực

của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với hiệu quả công nghệ. Tuy nhiên, sự phân bổ lạilực lượng lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp vẫn còn khiêmtốn, qua đó hạn chế việc nâng cao năng suất lao động. Đến nay, tỷ lệ lao động làm việcở khu vực nông thôn vẫn chiếm tới hơn 50% toàn bộ lực lượng lao động. Khu vực nàyhiện có lao động trình độ không cao (mức vốn con người thấp), cũng không khuyếnkhích nhiều hoạt động R&D, không thu hút được FDI, và mức độ đóng góp cho xuấtkhẩu cũng hạn chế. Bởi vậy, giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng TFP phải tập trung

7/22/2019 Vai Tro TFP Trong TTKT o VN

http://slidepdf.com/reader/full/vai-tro-tfp-trong-ttkt-o-vn 13/14

vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, đi kèm với đầu tư cao hơn vào giáodục và đào tạo để đáp ứng nhu cầu phát triển.

• Chính sách đầu tư: Phân tích tác động của đầu tư trong nước đối với hiệu quả côngnghệ cho thấy đầu tư tư nhân đóng vai trò quan trọng cho việc nâng cao hiệu quả côngnghệ. Trong khi FDI (ngoại lực) thực sự có hiệu ứng dương với tăng trưởng TFP thì đốivới vốn trong nước, cần xem xét lại vấn đề hiệu quả đầu tư ở khu vực nhà nước.

• Chính sách thương mại: các kết quả phân tích tương quan cho thấy thương mại quốc tếcó tác động tích cực đến hiệu quả kỹ thuật, tuy nhiên hiệu ứng này giảm theo thời gian,thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu chưa bền vững (xuất khẩu sản phẩm thô trong khi nhậpkhẩu sản phẩm đã qua chế biến). Việt Nam cần xác định lợi thế cạnh tranh dài hạn trongthương mại quốc tế và có những chính sách đúng đắn để thay đổi cơ cấu xuất nhậpkhẩu.

• Chính sách về khoa học và công nghệ: Rõ ràng R&D có tác động tích cực đến tăngtrưởng TFP, nhưng chi tiêu ngân sách cho khoa học – công nghệ ở Việt Nam còn quáthấp. Trong bối cảnh nguồn lực nhà nước còn hạn chế, thì việc khuyến khích khu vực tưnhân tham gia vào hoạt động này cần được đẩy mạnh, đặc biệt thông qua các mối liênkết giữa trường đại học và doanh nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO(1) Cục Sở hữu trí tuệ (2010), Báo cáo Hoạt động sở hữu trí tuệ năm 2009,[http://noip.gov.vn/noip/resource.nsf/vwResourceList/72E38432D5123C20472577EA000DA5B7/$FILE/statistic_vn.rar]

(2) GSO (2010), Tình hình kinh tế- xã hội năm 2010, [http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=12/2010]

(3) GSO (2011), Niên giám thống kê tóm tắt 2010, Nxb. Thống kê

(4) Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (2010), Đóng góp của yếu tố khoa học và côngnghê vào TFP và tốc độ tăng GDP, Đề tài nghiên cứu khoa học.

(5) Trần Thọ Đạt (2002), ‘Determinants of TFP growth in Vietnam in the period 1986-2000’,Survey Report – APO

(6) Trần Thọ Đạt (2010), Tăng trưởng kinh tế thời kỳ đổi mới ở Việt Nam (sách chuyên khảo),Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân

(7) Trần Thọ Đạt, “Tổng quan về chất lượng tăng trưởng và đánh giá về chất lượng tăng trưởngkinh tế Việt nam“, Hội thảo “Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt nam“, tháng 1 năm 2011.

(8) Trần Thọ Đạt và Đỗ Tuyết Nhung (2008), Vai trò của vốn con người đối với tăng trưởng cáctỉnh, thành phố Việt Nam giai đoạn 2000-2004, Nxb. Kinh tế Quốc dân.

(9) Trần Thọ Đạt, Đỗ Tuyết Nhung, “Vai trò của năng suất tổng hợp nhân tố trong tăng trưởngkinh tế ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 169, tháng 7/2011

GS.TS Trần Thọ Đạt ThS Đỗ Tuyết Nhung 

Trường Đại học KInh tế Quốc Dân

(Bài trình bài tại Diễn đàn Năng suất Chất lượng lần thứ 16 tại Hà Nội)

Chú thích:

[1] Để nhất quán cho phân tích trong phần này, chúng ta chỉ sử dụng thước đo TFPG* là tốc độtăng trưởng TFP đã loại bỏ yếu tố chu kỳ kinh doanh.

7/22/2019 Vai Tro TFP Trong TTKT o VN

http://slidepdf.com/reader/full/vai-tro-tfp-trong-ttkt-o-vn 14/14

[2] Thông thường, một nghiên cứu về tác động của các nhân tố tới tăng trưởng kinh tế (tăng trưởng GDP) được thực hiện thông qua một mô hình hồi quy bội, sử dụng chuỗi thời gian. Tuy nhiên, do hạn chế về số liệu (đặc biệt là số liệu về vốn con người và vốn đầu tư) và chuỗi thời gian ngắn (19 năm), nên mô hình hồi quy có thể gặp nhiều khuyết tật. Do vậy, bài viết này chỉ sử dụng phương pháp tính hệ số tương quan để có những nhận định bước đầu về các nhân tố này.


Recommended