+ All Categories
Home > Documents > Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách...

Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách...

Date post: 04-Mar-2020
Category:
Upload: others
View: 3 times
Download: 0 times
Share this document with a friend
195
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN YÊN LẠC -------------------- BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI HUYỆN YÊN LẠC,TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 1
Transcript
Page 1: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN YÊN LẠC--------------------

BÁO CÁO TỔNG HỢP

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI HUYỆN YÊN LẠC,TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

YÊN LẠC 12 - 2010

1

Page 2: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN

1. Tên dự án: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội huyện

Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

2. Chủ đầu tư: Uỷ ban nhân dân huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc

3. Cơ quan tư vấn: Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

4. Cơ quan phối hợp thực hiện:

Phòng Thống kê huyện Yên Lạc

Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Yên Lạc

Phòng Nông nghiệp và PTNT Yên Lạc

Phòng Công Thương huyện Yên Lạc

Các phòng, ban ngành có liên quan khác của huyện Yên Lạc

Sở Kế hoạch Và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc

Các sở, ban ngành có liên quan khác của tỉnh Vĩnh Phúc

2

Page 3: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CN&XD  Công nghiệp và xây dựng

CNH HĐH Công nghiệp hóa, Hiện đại hoá

CN-TCN Công nghiệp và tiểu công nghiệp

DS KHHGĐ Dân số-Kế hoạch hoá gia đình

GTSX Giá trị sản xuất

HTX Hợp tác xã

KCN Khu công nghiệp

KT-XH Kinh tế xã hội

KHKT Khoa học kỹ thuật

KHCN Khoa học công nghệ

NHNN và PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

THCS Trung học cơ sở

THPT Trung học phổ thông

TDTT Thể dục thể thao

VLXD Vật liệu xây dựng

3

Page 4: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

MỤC LỤC

4

Page 5: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Nội dung Trang

MỞ ĐẦUI. Sự cần thiết và căn cứ rà soát, xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội huyện Yên LạcII. Mục đích, yêu cầu và pham vi quy hoạch

PHẦN THỨ NHẤTPHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ VÀ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA HUYỆN YÊN LẠC

1.1.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN1.1.1.Vị trí địa lý1.1.2.Các điều kiện tự nhiên1.2.DÂN CƯ VÀ CÁC YẾU TỐ KINH TẾ-XÃ HỘI1.2.1.Dân số 1.2.2.Danh lam, thắng cảnh và di tích lịch sử văn hoá1.2.3.Hệ thống kết cấu hạ tầng1.2.4.Khả năng khai thác thị trường1.2.5.Khoa học-công nghệ và tình trạng môi trường sinh thái

PHẦN THỨ HAITHỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI HUYỆN YÊN LẠC GIAI ĐOẠN 2006-2010

2.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI HUYỆN YÊN LẠC GIAI ĐOẠN 2006-20102.1.1. Đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu kinh tế2.1.2. Đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu xã hội2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ2.2.1.Thực trạng phát triển nông-lâm-thuỷ sản 2.2.2. Thực trạng phát triển các ngành công nghiệp, xây dựng2.2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh các ngành dịch vụ 2.3.THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC, Y TẾ, VĂN HOÁ, XÃ HỘI, AN NINH QUỐC PHÒNG2.3.1. Giáo dục và đào tạo 2.3.2. Y tế 2.3.3. Văn hoá, thể thao 2.3.4. Lao động, việc làm2.3.5. Khoa học công nghệ, môi trường2.3.6.Công tác quốc phòng an ninh

2.4. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG

13

5

55588

10111111

12

1212151616222730

3132343536

5

Page 6: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

KINH TẾ 2.4.1- Giao thông2.4.2. Hệ thống cấp điện2.4.3. Thủy lợi2.4.4- Cấp nước sinh hoạt2.4.5- Hệ thống thông tin liên lạc2.5.TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CÁC ĐIỂM DÂN CƯ.2.6.ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN YÊN LẠC GIAI ĐOẠN 2006-20102.7. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TIỀM NĂNG LỢI THẾ, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI HUYỆN YÊN LẠC2.7.1. Đánh giá chung về tiềm năng, lợi thế và cơ hội mới2.7.2. Nhận định về các khó khăn, thách thức

PHẦN THỨ BAQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI HUYỆN YÊN LẠC GIAI ĐOẠN 2011- 2020

3.1. DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYÊN YÊN LẠC3.1.1. Dự báo xu hướng phục hồi kinh tế thế giới và xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực3.1.2. Dự báo tiến bộ khoa học công nghệ3.1.3. Dự báo thay đổi thị trường3.1.4. Dự báo dân số và lao động

3.2. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN3.2.1. Quan điểm phát triển3.2.2. Phương hướng và mục tiêu phát triển 3.2.3. Lựa chọn phương án phát triển và xác định cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Yên lạc đến năm 2020 và tầm nhìn 20303.2.3.1. Xây dựng và lựa chọn phương án phát triển kinh tế huyện Yên Lạc giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 20303.2.3.2. Xác định cơ cấu kinh tế và lựa chọn mũi nhọn phát triển3.3. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ3.3.1. Quy hoạch phát triển nông-lâm-thuỷ sản3.3.2. Quy hoạch phát triển công nghiệp và xây dựng 3.3.3. Quy hoạch phát triển các ngành dich vụ 3.4. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG KĨ THUẬT CHỦ YẾU3.4.1. Giao thông

373739414141

42

43

454547

49

495050

515557

57

59606067736

Page 7: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

3.4.2. cấp thoát nước 3.4.3. Quy hoạch mạng lưới phân phối và truyền tải điện3.4.4. Quy hoạch hệ thống bưu chính viễn thông3.4.5. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường

3.5. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC LĨNH VỰC VĂN HOÁ XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG, AN NINH3.5.1. Quy hoạch phát triển giáo dục3.5.2.Y tế 3.5.3. Văn hoá, thông tin, thể dục thể thao3.5.4. Việc làm, mức sống dân cư và bảo vệ môi trường 3.5.5. Công tác quốc phòng an ninh3.6.TỔ CHỨC KINH TẾ THEO LÃNH THỔ3.6.1. Phát triển các tiểu vùng kinh tế3.6.2. Đô thị hoá và phát triển nông thôn

PHẦN THỨ TƯMỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN YÊN LẠC GIAI ĐOẠN 2021-2030

4.1. BỐI CẢNH KINH TẾ- XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KT-XH TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2030 TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI HUYỆN YÊN LẠC4.2.NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KT-XH HUYỆN YÊN LẠC GIAI ĐOẠN 2016-20304.2.1. Những mục tiêu chủ yếu4.2.2. Phương án tăng trưởng kinh tế

PHẦN THỨ NĂMCÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

5.1.NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUI HOẠCH5.1.1. Giải pháp về vốn đầu tư 5.1.2.Giải pháp về cơ chế chính sách5.1.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực5.1.5. Giải pháp mở rộng và tìm kiếm thị trường5.1.6. Giải pháp đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước5.2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ5.2.1. Tổ chức thực hiện52.2. Kiến nghị5.2.2.1.Kiến nghị đối với Trung ương 5.2.2.2. Kiến nghị đối với tỉnh Vĩnh PhúcKẾT LUẬN

76

76777778

79

7981828788888888

90

90

92929296

959599

1001011021027

Page 8: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

PHỤ LỤC 102103103103104105

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Tên bảng Trang

Bảng 1.1. Diện tích đất đai các loại giai đoạn 2000-2009Bảng 1.2: Đất đai phân theo đơn vị hành chínhBảng 1.3. Cơ cấu Dân số và mật độ dân sốBảng 1.4. Lao động và cơ cấu lao động huyện Yên lạc Bảng 2.1. Qui mô và tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành huyện Yên Lạc giai đoạn 2000-2010Bảng 2.2. Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành trên địa bàn huyện giai đoạn 2000-2009Bảng 2.3. Các chỉ tiêu xã hội chủ yếu huyện Yên LạcBảng 2.4. Giá trị và tốc độ tăng giá trị sản xuất nông-lâm-thuỷ sản Bảng 2.5. Diện tích, năng suất một số cây trồng chính Bảng 2.6. Tổng đàn gia súc, gia cầm và sản lượng xuất chuồng giai đoạn 2005- 2010 Bảng 2.7. Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu giá trị sản xuất CN-XD huyện Yên Lạc giai đoạn 2005-2010 Bảng 2.8. Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất ngành xây dựngBảng 2.9. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành thương mại dich vụBảng 2.10. Số trường lớp, học sinh và giáo viên huyên Yên Lạc giai đoạn 2000-2010 Bảng 2.11. Kết quả công tác y tế huyện Yên Lạc Bảng 2.12. Lao động và việc làm của huyện giai đoạn 2005-2009Bảng 2.13. Một số chỉ tiêu về xoá nghèo

679

10

13

14151718

20

2326282831333536

8

Page 9: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Bảng 2.14. Các tuyến đường huyện Yên Lạc (Đường từ trung tâm huyện đến trung tâm xã) Bảng 3.1. Dự báo dân số và lao động thời kỳ 2015-2020Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn từ 2011- 2030Bảng 3.3. Cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Yên Lạc giai đoạn 2015- 2030Bảng 3.4. Dự báo tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất khu vực II giai đoạn 2011 - 2030Bảng 3.5. Cơ cấu giá trị sản xuất khu vực I huyện Yên Lạc giai đoạn 2011-2030 Bảng 3.6a. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất khu vực CN&XD giai đoạn 2011- 2030 Bảng 3.6b. Quy hoạch một số sản phẩm công nghiệp chủ yếuBảng 3.7.Tốc độ tăng trưởng của các lĩnh vực xây dựngBảng 3.8. Tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụBiểu 3.9. Quy hoạch các chỉ tiêu phát triển giáo dục đào tạo đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 huyện Yên LạcBảng 3.10. Các chỉ tiêu về văn hoá-thể thaoBảng 3.11. Dự báo nhu cầu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao độngBiều 4.1. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016-2030Bảng 5.1. Tổng nhu cầu vốn đầu tư thời kỳ quy hoạchBảng 5.2. Cơ cấu huy động các nguồn vốn

353850

57

5961

62

68707173

808485939596

9

Page 10: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ RÀ SOÁT, XÂY DỰNG QUY HOẠCH TỔNG

THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI HUYỆN YÊN LẠC

1. Sự cần thiết phải tiến hành quy hoạch

Yên Lạc nằm trong vùng trọng điểm sản xuất lương thực của tỉnh Vĩnh

Phúc. Với lợi thế phát triển nhiều loại lương thực, thực phẩm có chất lượng và

giá trị cao, đội ngũ lao động có trình độ, địa bàn tiếp giáp các thành phố Vĩnh

Yên, Hà Nội và các KCN đang là đầu tàu phát triển của vùng, Yên Lạc có nhiều

thuận lợi để phát triển trong thời gian tới.

Tuy nhiên, Yên Lạc cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức,

cần phải tiếp tục giải quyết như mật độ dân số đông, cơ sở hạ tầng KT-XH phát

triển chưa đồng bộ. Kinh tế phát triển với tốc độ khá nhưng một số ngành công

nghiệp, dịch vụ có giá trị gia tăng lớn, là khâu then chốt tạo bước đột phá lại

phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp

do tiến trình CNH. Sức ép về việc làm, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội…là

những thách thức không nhỏ.

Trong điều kiện đó, quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH sẽ là một trong

những cơ sở quan trọng để chỉ đạo và điều hành quá trình phát triển KT-XH

theo hướng khai thác các tiềm năng và lợi thế của địa phương, là căn cứ xây

dựng các quy hoạch chi tiết, các kế hoạch năm và cơ sở xác định các chỉ tiêu

KT-XH trong kỳ Đại hội Đảng các cấp.

Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH cũng là căn cứ quan trọng để phối

hợp hành động, phát huy sức mạnh tổng hợp giữa các ngành, lĩnh vực, các

thành phần kinh tế trên từng địa bàn.

Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020 và định

hướng đến 2030 là sự kế tiếp logic qui họach tổng thể phát triển KT-XH giai

10

Page 11: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

đoạn 2006-2010 và định hướng 2020, có tính đến những yếu tố mới xuất hiện,

tác động đến quá trình phát triển KT-XH của huyện như:

Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm

nhìn 2030 (sắp được phê duyệt).

Các huyện, thị của Tỉnh đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH

đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Trong mối liên kết phát triển, rất cần thiết

tiến hành rà soát, xây dựng quy hoạch phát triển KT-XH trên địa bàn cho

phù hợp với yêu cầu và điều kiện mới.

Xu thế mở cửa và hội nhập khu vực và quốc tế tạo cơ sở cho Yên Lạc khai

thác các thế mạnh và tiềm năng để phát triển mạnh hơn về KT-XH, chuyển

dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, phát triển du lịch sinh thái

Từ những lý do trên, việc tiến hành quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH

huyện Yên Lạc đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 là rất cần thiết.

2. Những căn cứ pháp lý tiến hành rà soát, điều chỉnh, xây dựng quy hoạch

Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm

nhìn 2030 (chuẩn bị được đã được phê duyệt)

Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Yên Lạc giai đoạn 2006-2010

và định hướng đến năm 2020

Quy hoạch phát triển các ngành tỉnh Vĩnh Phúc đến 2020 và tầm nhìn 2030

Thông tư số 10/2007/TT-BKH của Bộ kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực

hiện một số điều chỉnh của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của

Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát KT-XH.

Nghị quyết số 15/2006/NQ-CP ngày 16/8/2006 của Chính phủ về việc điều

chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm

(2006-2010) của tỉnh Vĩnh Phúc

Quy hoạch xây dựng đô thị tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn 2050

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết đại hội Đảng bộ

tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX

Quyết định 800/QĐ/TTCP ngày 4/6/2010 về xây dựng nông thôn mới

11

Page 12: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Các yếu tố, nguồn lực KT-XH và các lợi thế trên địa bàn huyện, thực trạng

phát triển KT-XH của huyện

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ PHẠM VI QUY HOẠCH

1. Mục đích, yêu cầu đặt cho công tác quy hoạch

1.1 Mục đích

Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Yên Lạc thời kỳ 2011-2020 và

định hướng 2030 nhằm các mục đích sau đây:

Đánh giá đúng hiện trạng phát triển KT-XH huyện trong thời kỳ quá khứ, rút

ra các bài học thành công và chưa thành công làm cơ sở để xây dựng qui

hoạch tổng thể phát triển KT-XH thời kỳ 2011-2020 định hướng 2030.

Xác định mục tiêu, định hướng phát triển KT-XH, an ninh quốc phòng thời

kỳ quy hoạch, phù hợp với tiềm năng, nội lực và yêu cầu phát triển, thích

ứng với các nhân tố mới xuất hiện. Xác định căn cứ khoa học cho các quy

hoạch chi tiết, kế hoạch phát triển KT-XH dài hạn, ngắn hạn.

1.2. Yêu cầu đặt ra cho công tác quy hoạch

Công tác xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Yên Lạc

phải căn cứ vào tiềm năng và lợi thế của huyện, trên cơ sở những định

hướng lớn về chiến lược phát triển KT-XH của huyện do Tỉnh uỷ, UBND

tỉnh, Huyện uỷ, UBND huyện đề ra, phù hợp với những xu hướng, điều kiện

mới nảy sinh và phù hợp với quy họach tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh

Phúc giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Dự báo những nhân tố KT-XH mới nảy sinh, tình hình quốc tế, trong nước

và vùng. Dự báo những cơ hội, thách thức mới có tác động đến sự phát triển

KT-XH của huyện trong tương lai. Tìm các “điểm nhấn” có ảnh hưởng quan

trọng mang tính “đột phá” cho phát triển KT-XH huyện.

Đánh giá đúng thực trạng phát triển KT-XH của huyện trên các nội dung chủ

yếu như tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hệ thống kết cấu hạ

tầng, văn hoá xã hội, dân số, lao động, việc làm, an ninh quốc phòng.

12

Page 13: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Trong quy hoạch, xác định rõ các mục tiêu, các phương án phát triển theo

các mốc thời gian 2015, 2020 và 2030. Chỉ rõ định hướng phát triển, tập

trung vào những vấn đề then chốt, những khâu đột phá trong từng thời kỳ kế

hoạch. Xây dựng các phương án với các điều kiện khác nhau để có thể lựa

chọn phương án quy hoạch theo hướng tích cực.

Xây dựng các giải pháp chủ yếu để thực hịên quy hoạch. Quy hoạch đưa ra

các chương trình mục tiêu, đề xuất phương án phát triển KT-XH các ngành,

lĩnh vực chủ yếu của huyện. Kiến nghị giải pháp thu hút các nguồn lực và

các dự án đầu tư trọng điểm để thực hiện quy hoạch

2. Phạm vi và phương pháp quy hoạch

2.1. Phạm vi quy hoạch

Nghiên cứu, quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH trên địa bàn huyện Yên Lạc

(bao gồm các ngành, lĩnh vực do huyện trực tiếp quản lý và do tỉnh quản lý).

Mốc thời gian nghiên cứu: Đánh giá hiện trạng tình hình phát triển KT-XH

từ 2006-2010. Thời kỳ quy hoạch là thời kỳ 2011-2020, định hướng 2030.

2.2. Phương pháp thực hiện

- Khảo sát thực tế, nghe báo cáo, trao đổi về tình hình phát triển KT-XH, thu

thập thông tin KT-XH từ phòng thống kê và các phòng ban liên quan của

huyện. Tổ chức hội thảo chuyên đề tại huyện và liên ngành

- Phương pháp thống kê và dự báo, phương pháp chuyên gia, sử dụng các

công cụ hỗ trợ như công cụ toán học và tin học.

2.3. Kết cấu của quy hoạch

Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phần phụ lục, báo cáo quy hoạch được cấu

trúc thành 5 phần:

Phần thứ nhất: Phân tích đánh giá các yếu tố và nguồn lực phát triển KT-XH

của huyện Yên Lạc

Phần thứ hai: Thực trạng phát triển KT-XH huyện Yên Lạc giai đoạn 2006-

2010

13

Page 14: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Phần thứ ba: Quy hoạch phát triển KT-XH huyện Yên Lạc giai đoạn 2011-

2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Phần thứ tư: Một số định hướng phát triển kinh tế xã hội huyện Yên Lạc giai

đoạn 2021-2030

Phần thứ năm: Các giải pháp và kiến nghị

PHẦN THỨ NHẤTPHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ VÀ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA HUYỆN YÊN LẠC

1.1. VỊ TRÍ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1.1.1. Vị trí địa lý

Yên Lạc là huyện đồng bằng, phía Nam tỉnh Vĩnh Phúc. Diện tích tự

nhiên là 107,7 km2(Theo điều tra năm 2010), chiếm 7,8% tổng diện tích tự

nhiên tỉnh Vĩnh Phúc. Yên Lạc có 17 đơn vị hành chính, gồm 1 thị trấn và 16

xã. Phía Bắc, Yên Lạc giáp thành phố Vĩnh Yên và huyện Tam Dương, phía

Tây giáp huyện Vĩnh Tường, phía Đông giáp huyện Bình Xuyên và Mê Linh

(Hà Nội), phía Nam là Sông Hồng.

Yên Lạc tiếp giáp với các thị xã và huyện có tốc độ tăng trưởng nhanh,

là động lực phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc (Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc

Yên, Bình Xuyên), đặc biệt liền kề thành phố Hà Nội. Vị trí địa lý này tạo cho

Yên Lạc lợi thế phát triển những sản phẩm nông sản sạch, chất lượng cao, đồng

thời phát triển dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, tâm linh nhằm thu hút khách từ thị

trường tiêu dùng Hà Nội rộng lớn

1.1.2. Điều kiện tự nhiên

Địa hình

Địa hình Yên Lạc tương đối bằng phẳng. Độ dốc trung bình từ 3-5 độ,

nghiêng dần từ Bắc xuống Nam. Có một số xã vùng trũng. Nhìn chung, địa hình

của huyện rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản. Có 6 xã phía

14

Page 15: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Nam ven Sông Hồng thường xuyên lũ lụt ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và

đời sống của nhân dân.

Khí hậu-thuỷ văn

Nằm trong vùng Đồng bằng Sông Hồng, huyện Yên Lạc mang đầy đủ

đặc điểm khí hậu của vùng với những nét đặc trưng là nhiệt đới gió mùa. Một

số đặc điểm về khí hậu của huyện (đo tại Trạm Vĩnh Yên ) như sau:

-Nhiệt độ trung bình hàng năm: 24,9oC, trong đó, cao nhất là 29,8oC

(tháng 6) và nhiệt độ thấp nhất là 16,6oC (tháng 1).

-Độ ẩm trung bình trong năm là 82- 84%, trong đó, tháng cao nhất (tháng

8) là 85%, tháng thấp nhất (tháng 12 ) là 73-74%.

-Lượng mưa trung bình hàng năm là 1300-1400mm. trong đó, tập trung

vào tháng 8 hàng năm và thấp nhất là tháng 11. Tổng số giờ nắng trong năm:

1000- 1700 giờ

Khí hậu có hai mùa rõ rệt, độ ẩm cao, mưa nhiều, thuận lợi cho phát triển

nền nông nghiệp nhiệt đới và một số loại cây ôn đới chất lượng cao.

Đất đai-thổ nhưỡng

Đất đai Yên Lạc đã được sử dụng vào các mục đích khác nhau. Bình

quân giai đoạn 2005-2010, đất nông nghiệp chiếm 65.38%, đất chưa sử dụng và

sử dụng vào mục đích khác chỉ có 687.5 ha, chiếm 6.36% tổng diện tích. Với

diện tích nhỏ, dân số đông, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người rất

thấp, khoảng 537m2/người và 1.146 m2/lao động nông nghiệp, như chỉ ra trong bảng

1.1.

Bảng 1.1. Diện tích đất đai các loại giai đoạn 2000-2010

Đơn vị tính 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Diện tích tự nhiên Ha 10672.2 10672.2 10672.2 10677.2 10677.2 10677.2 10767.3*Đất nông nghiệp Ha 7780.53 7006.98 7006.98 6962.79 6949.57 6940 7460.9 Đất chuyên dùng Ha 1580.66 1707.43 1707.43 1741.03 1750.55 1750 1419.8

Đất ở Ha 621.51 1282.11 1282.11 1292.84 1296.54 1300 1413.3

15

Page 16: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Đất khác Ha 689.54 675.74 675.74 680.6 680.6 687.2 473.3Nguồn: Phòng Thống kê Yên Lạc

Ghi chú: Năm 2010 số liệu mới đo đạc lại

Phần lớn đất của Yên Lạc là đất phù sa sông Hồng, độ phì cao, thích hợp

với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây lương thực, rau, đậu và cây ăn quả.

Hệ số sử dụng đất nông nghiệp của Yên Lạc rất cao, đạt 2,4 lần trong thời

kỳ 2005-2009. Trong điều kiện hiện tại, việc nâng cao hơn nữa hệ số sử dụng

đất nông nghiệp không dễ dàng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, gia

tăng kết quả sản xuất nông nghiệp cần thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo

hướng đưa vào sử dụng những loại giống cây trồng và vật nuôi mới có giá trị và

năng suất cao. Tình hình phân bố đất đai theo đơn vị hành chính thể hiện quả bảng 1.2

Bảng 1.2. Đất đai phân theo đơn vị hành chính

Đơn vị tính: ha

Tổng số.

Chia ra

Đất Nông nghiệp

Đất chuyờn dựng

Đất để ở Đất chưa sử dụng

Đất sụng và mặt nuớc chuyờn dựng

TỔNG SỐ 10677.26 6949.57 1750.55 1296.54 115.52 565.08 1-TT Yên Lạc 693.31 455.76 152.68 74.87   10 2-Đồng Cương 682.54 486.27 111.09 58.98   26.2 3- Đồng Văn 701.28 480.06 98.62 66.34   56.26 4- Bỡnh Định 762.65 504.58 137.07 51.49   69.51 5-Trung Nguyên 719.07 489.32 135.33 69.42   25 6-Tề Lỗ 412.03 261.37 86.76 47.02   16.88 7-Tam Hồng 914.16 645.96 167.1 101.1   0 8-Yên Đồng 764.1 556.92 117.19 88.62 0.77 0.6 9-Văn Tiến 474.56 323.11 73.83 61.85   15.7710-Nguyệt Đức 649.14 444.13 123.12 65.74   16.1511- Yên Phương 526.6 383.44 91.51 51.65    12-Hồng Phương 320.47 216.83 41.86 36.76 0.16 24.8613- Trung Kiên 434.6 239.84 48.43 97.03   49.314- Liên Châu 849.84 582.07 138.81 111.61 17.35 015- Đại Tự 898.41 530.86 151.65 118.66 97.24 016- Hồng Châu 517.61 333.68 45.46 98.4   40.0717- Trung Hà 356.89 15.37 30.04 97   214.48

Niên giám thống kê Yên Lạc 2009

Tài nguyên khoáng sản.

16

Page 17: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Cho đến nay trên địa bàn huyện chưa phát hiện được loại tài nguyên,

khoáng sản kim loại gì. Tài nguyên đáng kể nhất là đất sét chất lượng tốt làm

nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng.

Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt rất phong phú, gồm có nguồn nước từ Sông Hồng và

các đầm, ao, hồ phân bố rải rác khắp các xã trong huyện.

Về nước ngầm: Đã tiến hành khoan thăm dò thử nguồn nước ngầm ở địa

bàn các xã Bình Định, Trung Nguyên. Kết quả sơ bộ cho thấy nguồn nước

ngầm phong phú, chất lượng tốt. Trên thực tế, nhân dân đang sử dụng nguồn

nước ngầm khoan ở độ sâu trên 10-20 mét để phục vụ nhu cầu sinh hoạt (nước

sạch) của nhân dân.

Tóm lại, về điều kiện tự nhiên, Yên Lạc có những lợi thế sau:

Tài nguyên đất đai khá đa dạng với hầu hết là nhóm đất phù sa có độ phì khá

đã được khai thác sử dụng cho sản xuất nông nghiệp.

Địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho việc bố trí nhiều công trình sản xuất kinh

doanh và phát triển kinh tế xã hội

Mạng lưới sông ngòi chạy qua địa bàn khá thuận lợi cho giao thông và du

lịch sinh thái phát triển

Nguồn nước mặt quanh năm, tài nguyên nước ngầm phong phú, có thể khai

thác hiệu quả phục vụ sản xuất và đời sống

Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên huyện Yên Lạc cũng có một số hạn chế sau:

Diện tích đất đai ít, trong khi mật độ dân số đông, ảnh hưởng đến việc mở

rộng sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống nhân dân

Đất nông nghiệp qua các năm đều bị thu hẹp, hệ số sử dụng đất đã rất cao,

ảnh hưởng đến khả năng tăng vụ, mở rộng diện tích gieo trồng

Một số xã vùng trũng, sản xuất còn chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện tự

nhiên.

1.2. DÂN CƯ VÀ CÁC YẾU TỐ KINH TẾ XÃ HỘI

17

Page 18: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

1.2.1. Dân số

Yên Lạc có số dân là 148.600 người, trong đó nữ chiếm trên 50%. Số lao

động trong độ tuổi là 78.200 người, chiếm trên 50% dân số (Dân số năm 2010).

Qua các năm, qui mô dân số của huyện không thay đổi nhiều. Tỷ lệ tăng

tự nhiên của dân số trên địa bàn huyện không cao. Năm 2009 là 1.25%, năm

cao nhất cũng chỉ đạt 1.27% (năm 2007), năm thấp nhất là 0.98% (năm 2005).

Dân số đông, diện tích ít nên mật độ dân số của huyện khá cao. Trong

thời kỳ 2000-2009, mật độ dân số đều trên 1300 người/km2, thuộc nhóm cao

nhất tỉnh Vĩnh Phúc. Dân cư sống trên địa bàn là dân tộc kinh.

Bảng 1.3. Cơ cấu dân số và mật độ dân số

Năm

Dân số trung bình (1000 người)

Chia theo giới tính Chia theo

Mật độ

dân số

Tỷ lệ sinh thô của dân số (%)

Tỷ lệ tăng tư

nhiên dân số

(%)

Dân số trong độ tuổi lao động (1000

Người)

Nam Nữ Thành thị

Nông thôn

2000 140.3 67.7 72.6 12 128.3 1315 1.47 1.07 70.42004 144.8 70.8 74 13 131.7 1357 1.46 1.01 72.82005 145.9 71.2 74.7 13.1 132.7 1367 1.41 0.98 71.92006 145.6 71.1 74.5 13.3 132.3 1364 1.53 1.09 72.42007 145.5 71.05 74.45 13.4 132.1 1363 1.75 1.27 73.22008 145.5 71.1 74.4 13.5 132 1363 1.73 1.23 73.32009 145.6 71.1 74.5 13.6 132 1364 1.77 1.25 73.22010 148.6 73.550 75.036 13.356 135.23 1380 1.5 0.98 78.2

Tỷ lệ của từng bộ phận dân số (%)2000 100.00 48.25 51.75 8.55 91.45 50.182004 100.00 48.90 51.10 8.98 90.95 50.282005 100.00 48.80 51.20 8.98 90.95 49.282006 100.00 48.83 51.17 9.13 90.87 49.732007 100.00 48.83 51.17 9.21 90.79 50.312008 100.00 48.87 51.13 9.28 90.72 50.382009 100.00 48.83 51.17 9.34 90.66       50.272010 100.00 49.5 50.5 8.99 91.01 52.6

Nguồn số liệu: Niên giám Thống kê huyện Yên Lạc

Phần lớn dân cư tập trung ở khu vực nông thôn với 135.230 người, chiếm

91.01% tổng dân số huyện. Dân số đô thị tập trung ở khu vực thị trấn Yên Lạc

với 13.4 ngàn người (chiếm trên 9% tổng dân số), như thể hiện trong bảng 1.3. 18

Page 19: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Mức độ đô thị hoá rất thấp, quá trình đô thị hóa mới chỉ bắt đầu một cách từ từ

trong vài năm gần đây.

Lao động ở Yên Lạc đông về số lượng, tập trung chủ yếu vào nông

nghiệp và khu vực kinh tế tập thể như chỉ ra trong bảng 1.4. Theo thời gian, tỷ

trọng lao động công nghiệp và dịch vụ gia tăng, phản ánh xu hướng tất yếu của

quá trinh CNH. Tuy nhiên, lao động chưa được đào tạo chuyên môn là chủ yếu

và có một bộ phận không nhỏ lao động đi làm tại các địa phương khác.

Bảng 1.4. Lao động và cơ cấu lao động huyện Yên Lạc Năm 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Lao động thực tế làm việc trong các ngành KT (1000người)Tổng 72.6 78.9 78.2 78.1 77.9 77.7 78.18Nông, lâm thuỷ sản 65 52.3 47.5 44.7 41.3 39.7 44.3Công nghiệp, xây dựng 4.1 11.5 14.9 16.2 17.5 17.9 17.7TM-DV 3.5 15.1 15.8 17.2 19.1 20.1 16.18

Lao động thực tế làm việc theo TPKT (1000 người)Tổng 72.6 78.9 78.2 78.1 77.9 77.7

Nhà nước 2.6 3.1 2.6 2.7 2.7 2.7Tập thể 64.8 62.1 31 39.8 38.5 37.8Tư nhân 0.2 1.1 1.2 1.25 1.32 1.35Cá thể 5 12.6 0 34.35 35.38 35.85

Tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành kinh tế (%)Tổng 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100Nông, lâm thuỷ sản 89.53 66.29 60.74 57.23 53.02 51.09 56.66Công nghiệp, xây dựng 5.65 14.58 19.05 20.74 22.46 23.04 22.64TM-DV 4.82 19.14 20.20 22.02 24.52 25.87 20.70

Tỷ lệ lao động thực tế làm việc trong các TPKT (%)Tổng 100.00 100.00 100.00 44.50 100.00 100.00

Nhà nước 3.58 3.55 3.93 3.32 3.46 3.47Tập thể 89.26 79.19 78.71 39.64 50.96 49.42Tư nhân 0.28 1.14 1.39 1.53 1.60 1.69Cá thể 6.89 16.12 15.97 0.00 43.98 45.42

Nguồn số liệu: Niên giám Thống kê huyện Yên Lạc1.2.2. Danh lam, thắng cảnh và di tích lịch sử văn hoá

19

Page 20: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Yên Lạc không nhiều danh lam thắng cảnh nhưng lại có những di tích

lịch sử văn hoá nổi tiếng.

Tài nguyên du lịch văn hoá, lịch sử và nhân văn khá phong phú. Trên địa

bàn huyện có 65 di tích lịch sử văn hoá được Nhà nước xếp hạng, trong đó có

11 di tích cấp quốc gia. Những di tích nổi tiểng có ý nghĩa lớn đối với phát triển

du lịch và các hoạt động văn hoá là khu Di chỉ Văn hoá Đồng Đậu (bằng chứng

về người Việt cổ thời kì hậu đồ đá ở Việt Nam ), đền Bắc Cung thờ Đức Thánh

Tản Viên, đền thờ trạng nguyên Phạm Công Bình.

Một số di tích lịch sử trên địa bàn huyện khi được trùng tu tôn tạo sẽ trở

thành các địa điểm du lịch hấp dẫn

1.2.3. Hệ thống kết cấu hạ tầng

Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật bao gồm giao thông, điện, cấp thoát

nước, xử lý chất thải và hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn huyện tương đối

phát triển và cơ bản đáp ứng yêu cầu hiện tại. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng

kỹ thuật còn chưa đầy đủ và đồng bộ, không đáp ứng được yêu cầu phát triển

nhanh, bền vững trong tương lai của huyện

Hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội của huyện bao gồm hệ thống giáo dục (từ

giáo dục mầm mon đến giáo dục nghề), y tế, văn hoá thông tin, thể dục thể

thao…đã phát triển tương đối toàn diện, nhiều lĩnh vực đạt trình độ nhất nhì

tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là cơ sở để huyện tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng

nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu phát triển của địa phương.

1.2.4. Khả năng khai thác thị trường

Yên Lạc là nơi cung cấp các loại hàng hoá lương thực, rau, hoa, thực

phẩm có giá trị cao...cho các đô thị lớn và các KCN thuộc thành phố Vĩnh Yên.

Với qui mô dân số khá đông, Yên Lạc còn là một thị trường tiêu thụ tại

chỗ khá lớn. Quá trình đô thị hoá nhanh và sự phát triển KT-XH với tốc độ cao

trong vùng làm tăng nhu cầu hàng hoá đầu vào, đặc biệt vật liệu xây dựng. Mức

sống của dân cư trên địa bàn tăng vừa là kết quả của quá trình phát triển kinh tế,

vừa làm tăng nhu cầu hàng tiêu dùng và các dịch vụ vui chơi giải trí. Mức đáp

20

Page 21: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

ứng hạn chế các dịch vụ vui chơi giải trí hiện nay trên địa bàn cần xem là cơ hội

để phát triển những loại hình dịch vụ này trong thời kỳ quy hoạch

1.2.5. Khoa học-công nghệ

Yên Lạc có nhiều thành công trong ứng dụng khoa học công nghệ vào

sản xuất và đời sống. Trong sản xuất nông nghiệp, việc phổ biến nhanh đàn bò

lai Sind, các giống lợn siêu nạc và những giống lúa, ngô, lạc, đậu tương năng

suất cao, chất lượng khá, là những thế mạnh cần được phát huy trong thời kỳ

quy hoạch

PHẦN THỨ HAITHỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI HUYỆN

YÊN LẠC GIAI ĐOẠN 2006-2010

2.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI HUYỆN YÊN LẠC

GIAI ĐOẠN 2006-2010

2.1.1. Đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu kinh tế

Tăng trưởng kinh tế (giá trị sản xuất)

Tốc độ tăng giá trị sản xuất, giai đoạn 2006-2010, trên địa bàn huyện khá

cao. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế, nhưng

tăng trưởng giá trị sản xuất của huyện vẫn cao và vượt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.

Như thể hiện trong bảng 2.1, tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt

14.2%/năm, trong đó, năm cao nhất đạt trên 17.34% (năm 2006), năm thấp nhất

chỉ đạt 8.57% (năm 2009). Tăng trưởng kinh tế cao nên giá trị sản xuất bình

quân đầu người của huyện không ngừng gia tăng theo thời gian. Nếu năm 2000

giá trị sản xuất đạt 2.55 triệu đồng/người thì năm 2010 đã là 8.6 triệu

đồng/người (giá cố định 1994), tăng gấp 3 lần. Tăng trưởng kinh tế cao, liên tục

là cơ sở để huyện đầu tư phát triển KT-XH, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển

nông thôn mới theo hướng văn minh hiện đại.

Xét theo ngành. Trong 5 năm qua, giá trị sản xuất của ngành công nghiệp

và thương mại đều tăng. Bình quân giai đoạn 2006-2010, giá trị sản xuất của

21

Page 22: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

CN&XD tăng 21.6%/năm, các ngành thương mại dịch vụ tăng 17.2%/năm.

Tăng trưởng nông nghiệp bình quân đạt 5.2%/năm

Sự gia tăng nhanh chóng của khu vực II cho thấy vai trò quan trọng và

mức độ ưu tiên của ngành này trong chiến lược phát triển KT-XH huyện thời

gian qua. Tốc độ tăng trưởng chậm của các ngành dịch vụ cho thấy: hoạt động

dịch vụ trên địa bàn huyện chưa có được những bước phát triển đột phá. Giá trị

sản xuất nông nghiệp thời kỳ 2006-2010 tăng trưởng không cao nhưng đã duy

trì được sự ổn định, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện, phát triển

mạnh công nghiệp và dịch vụ

Bảng 2.1. Qui mô và tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành huyện Yên Lạc giai đoạn 2000-2010

  2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010BQ2006-2010

1.GTSX (Giá cố định 94)Tỷ đồng

Tổng số 358.2 654.7 768.2 890.9 1037 1125.7 1270.6Nông lâm thuỷ sản 235.3 304.2 327.1 340.5 356.8 335.6 393.2

CN-XD 79.6 231.5 294.1 368.2 465 549.3 614.9Thương mại, dịch vụ 43.3 119 147 182.2 215 240.8 262.52. Tốc độ tăng (%)

 GTSX toàn huyện   17.34 15.97 16.38 8.57 10.78 14.2Nông lâm thuỷ sản   7.53 4.10 4.79 -5.9 13.11 5.2Công nghiệp xây dựng   27.04 25.20 26.29 18.13 10.68 21.6Thương mại, dịch vụ   23.53 23.95 18.00 12.00 7.76 17.2

Nguồn: Tính theo số liệu Phòng Thống kê Yên lạc

Mặc dù tốc độ tăng giá trị sản xuất và giá trị sản xuất bình quân đầu

người tăng khá cao và liên tục, song còn thấp hơn so với mức bình quân của

tỉnh Vĩnh Phúc.

Cơ cấu kinh tế.

Cơ cấu kinh tế huyện Yên Lạc từ năm 2000 đến 2010 đã chuyển dịch

theo hướng CNH HĐH, tăng dần tỷ trọng ngành CN&XD, TM&DV và giảm

22

Page 23: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

dần tỷ trọng của nhóm ngành nông-lâm-thuỷ sản. Ngành CN&XD với tốc độ

tăng trưởng nhanh, chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất của huyện và lớn

hơn nhiều phương án qui hoạch thời kỳ 2006-2010 đã đóng vai trò rất quan

trọng trong quá trình phát triển KT-XH, nâng cao tốc độ và chất lượng tăng

trưởng, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế huyện theo hướng hợp lý, giai

đoạn 2000-2010.

Xét theo chỉ tiêu giá trị sản xuất, như trình bày trong bảng 2.2, trong giai

đoạn từ 2000 đến 2010, tỷ trọng ngành CN&XD gia tăng liên tục từ 17.7% năm

2000 đến 47.5% năm 2010 và đạt 51.1% vào năm 2009. Ngành thương mại dịch

vụ có tỷ trọng thấp nhất, đạt trên 14.7% năm 2000 và cao nhất là 20.2% năm

2006. Tỷ trọng ngành nông nghiệp liên tục giảm, từ 67.4% năm 2000 xuống

35% năm 2010. Nhìn chung, cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện từ năm 2000-

2010 đã có sự chuyển dịch theo hướng hợp lý.

Bảng 2.2. Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành huyện Yên- Lạc giai đoạn 2000-2010

 Chỉ tiêu 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng số 100 100 100 100 100 100 100

Nông lâm thuỷ sản 67.44 45.58 44.13 39.14 34.39 30.80 35.06Công nghiệp xây

dựng 17.78 35.71 35.63 40.92 47.36 51.14 47.58Thương mại, dịch vụ 14.78 18.70 20.24 19.94 18.25 18.06 17.36

Nguồn: Tính toán theo số liệu Phòng Thống kê huyện Yên Lạc và tỉnh Vinh Phúc

Tuy vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm so với toàn tỉnh

Vĩnh Phúc và so với yêu cầu phát triển. Cơ cấu kinh tế chưa phù hợp với đặc

điểm của huyện có lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, yêu cầu giải quyết

việc làm lớn, chưa đảm bảo để tăng trưởng nhanh và chưa có khả năng tích lũy

nội bộ lớn.

Tình hình thu và chi ngân sách

23

Page 24: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tăng bình quân 12.2%/năm giai

đoạn 2005-2010. Chi ngân sách từ 25,8 tỷ đồng năm 2005 tăng lên 95 tỷ đồng

năm 2010 (không tính chi XDCB 41,2 tỷ đồng và chi sự nghiệp giáo dục- đào

tạo 66,1 tỷ đồng do ngân sách tỉnh chuyển về), tăng bình quân 29,6%/năm, như

thể hiện qua phụ luc 1 và 2.

Giai đoạn 2005-2010 Yên Lạc đã khai thác tốt mọi nguồn thu ngân sách để

đáp ứng các nhiệm vụ chi của địa phương. Huy động tối đa mọi nguồn vốn cho

đầu tư phát triển, tranh thủ các nguồn vốn của cấp trên, thực hiện tốt việc điều

hành ngân sách. Do đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước.

Tuy nhiên, nguồn thu trên địa bàn huyện mới chiếm từ 23- 28% tổng chi,

phần chi còn lại được bổ sung từ ngân sách cấp trên, như trình bày trong phụ

luc 2. Tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi ngân sách chỉ chiếm trên

20% qua các năm, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của tỉnh Vĩnh Phúc và

của cả nước (trên 30%).

2.1.2. Đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu xã hội

Trong giai đoạn 2006-2010, cùng với thành tích phát triển kinh tế, Yên

Lạc đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc phát triển xã hội, nâng

cao đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân. Nhiều chỉ tiêu

KT-XH đạt và vượt kế hoạch 5 năm 2006-2010 và dẫn đầu tỉnh Vĩnh Phúc, như

thể hiện qua bảng 2.3. Các hoạt động văn hoá, giáo dục, y tế, TDTT...tiếp tục

phát triển và có nhiều chuyển biến tích cực. Các vấn đề như việc làm, xoá đói

giảm nghèo từng bước được giải quyết.

Bảng 2.3. Các chỉ tiêu xã hội chủ yếu huyện Yên Lạc

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 2009 2010 BQ 2006-

2010 (%)1. GTSX bình quân đầu

người (giá cố định) Tr.đ 4.5 7.73 8.6 17.572. Số người có việc làm

mới trong năm Người 1750 2100 2150 4.23. Tỷ suất sinh %o 13.6 17.5 17 6.84. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 % 20 17.3 16.8 -0.64

24

Page 25: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

tuổi suy dinh dưỡng5. Tỷ lệ LĐ qua đào tạo % 32.5 40.5 42.5 26. Tỷ lệ hộ nghèo " 14.41 6.05 4.9 -1.9

Nguồn: Phòng Tài chính Kế hoạch Yên Lạc

Về giáo dục, đào tạo. Sự nghiệp giáo dục đào tạo tiếp tục phát triển vững

chắc. Nâng cao một bước chất lượng giáo dục tiểu học, THCS. Đã phổ cập giáo

dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS được duy trì ổn định bền vững. Số

trường đạt chuẩn quốc gia chiếm 84.5% (49/58 trường), 3 trường đạt chuẩn

mức 2. Đã triển khai xây dựng 3 trường chất lượng cao. Có 1 trường THPT đạt

chuẩn quốc gia

Về công tác y tế. Thực hiện tốt chương trình y tế quốc gia. Thường xuyên

tuyên truyền giáo dục về sức khoẻ, giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống

dịch bệnh. Củng cố mạng lưới y tế cơ sở, bổ sung trang thiết bị, nâng cao trình

độ năng lực chuyên môn, trách nhiệm y đức của cán bộ y tế. Cả 17/17 xã, thị

trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế cơ sở. Tỷ lệ 3 bác sĩ/10000 dân

Về văn hóa thể thao. Công tác VHTT đã có bước phát triển mới đáp ứng

kịp thời nhiệm vụ chính trị của huyện. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa,

làng văn hóa...được triển khai sâu rộng, chất lượng và đời sông tinh thần của

nhân dân được nâng lên rõ rệt. 91% gia đình đạt tiêu chuẩn “Gia đình văn hóa”,

91.6% làng đạt chuẩn “Làng văn hóa”, 100% cơ quan đạt “Cơ quan văn hóa”

Về an ninh xã hội. Phối hợp chặt chẽ các ngành chức năng trên địa bàn

huyện, phòng chống có hiệu quả, đẩy lùi các loại tệ nạn xã hội, đảm bảo giữ

vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Thực hịên tốt chương trình quốc

gia phòng chống tội phạm. Tạo sự chuyển biến rõ nét về an toàn giao thông, vệ

sinh môi trường.

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ

2.2.1. Thực trạng phát triển nông- lâm-thuỷ sản

2.2.1.1.Kết quả sản xuất nông-lâm- thuỷ sản

25

Page 26: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Sản xuất nông-lâm-thuỷ sản giai đoạn 2006-2010 đạt được kết quả cao

trên các mặt: diện tích, năng suất, sản lượng và giá trị sản xuất trên một đơn vị

diện tích. Tổng giá trị sản xuất tăng dần qua các năm từ 2006 đến 2010. Tốc độ

tăng giá trị sản xuất khu vực I bình quân 5.2%/năm, trong đó, giá trị sản xuất

các ngành dịch vụ nông nghiệp tăng bình quân 22.4%/năm và thủy sản tăng trên

23%/năm trong giai đoạn 2006-2010, như thể hiện trong bảng 2.4.

Cơ cấu sản xuất khu vực nông- lâm- thuỷ sản có sự chuyển dịch tiến bộ.

Tỷ trọng ngành có giá trị và năng suất cao (thủy sản, dịch vụ nông nghiệp) tăng

nhanh, trong khi tỷ trọng ngành nông nghiệp truyền thống giảm.

Ngành nông-lâm-thuỷ sản đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật mới, đầu

tư thâm canh tăng năng suất cây trồng vật nuôi. Việc áp dụng công nghệ gieo

thẳng lúa bằng giàn kéo tay, tuyển chọn một số giống có tiềm năng cho năng

suất cao, phù hợp với điều kiện của huyện, làm cơ sở đưa ra sản xuất diện rộng

như giống lúa thuần TBR-1, lúa lai, đậu tương DT96; lạc TB25…cá chim trắng,

rô phi đơn tính, lợn nái sinh sản là những thành tựu khoa học kỹ thuật quan

trọng cần phát huy trong thời kỳ quy hoạch

Bảng 2.4. Giá trị và tốc độ tăng giá trị sản xuất nông-lâm-thuỷ sản

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2006 2007 2008 2009KH 2010

1- Giá trị sản xuất (Giá cố định) Tỷ đ 327.1 340.5 356.8 336.1 393.2Nông nghiệp " 302.3 307.9 322 290.5 344.3Trong đó +Trồng trọt " 173.7 171.6 190 155.1 207 + Chăn nuôi " 122 127.9 120 119.7 120.8 + Dịch vụ SX NN " 6.6 8.4 12 15.7 16.5Lâm nghiệp " 1 0.9 0.8 0.9 0.9Thủy sản " 23.8 31.7 34 44.7 482. Tốc độ tăng liên hoàn %Nông nghiệp % 4.1 4.8 -5.8 17.0Trong đó +Trồng trọt % -1.2 10.7 -18.4 33.4 + Chăn nuôi % 4.8 -6.2 -0.2 0.9 + Dịch vụ SX NN % 27.3 42.8 30.8 5.1Lâm nghiệp % -10 -11.2 12.5 -

26

Page 27: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Thủy sản % 33.2 7.2 31.5 7.4Nguồn: Phòng thống kê Yên lạc

2.2.1.2.Trồng trọt

Trồng trọt của Yên Lạc khá đa dạng. Các loại cây trồng chính gồm cây

lương thực (chủ yếu là lúa, ngô), rau đậu thực phẩm, cây công nghiệp ngắn

ngày (lạc, đậu tương), cây ăn quả và một số cây dài ngày khác.

Giá trị sản xuất trồng trọt thời kỳ 2006-2010 tăng và chiếm tỷ trọng lớn

trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp (khoảng 57%). Do vậy, chưa có sự

chuyển dịch và thay đổi vị trí mang tính đột phá giữa ngành trồng trọt và các

ngành nông nghiệp khác (chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp).

Qui hoạch và đưa vào sản xuất 41 vùng trồng trọt sản xuất hàng hóa tập

trung, diện tích 1055.3ha, đã triển khai 36 vùng, diện tích 952ha. Các vùng

trồng trọt tập trung chuyên canh như: vùng sản xuất lúa tập trung và luân canh

cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu tương) ở các xã vùng giữa, vùng sản xuất

rau đậu ở các xã vùng phía Bắc; vùng cây dài ngày (dâu tằm, cây ăn quả) và

luân canh rau, đậu ở các xã vùng bãi phía Nam. Trong vùng trồng trọt sản xuất

hàng hóa tập trung tiến hành gieo trồng một số giống lúa năng suất cao, chất

lượng tốt như: TBR-1, HT1, khoai tây Nicolai, đậu tương DT96. Năng suất cây

trồng hàng năm đều tăng, năng suất lúa đạt cao nhất từ trước đến nay (lúa

64tạ/ha, ngô 50 tạ/ha).

Diện tích gieo trồng và năng suất một số cây trồng chính thể hiện trong

bảng 2.5.

Bảng 2.5. Diện tích, năng suất một số cây trồng chính

Chỉ tiêu

Đơn vị

tính2005 2009 KH

2010BQ năm 2005-

2010 (%)

I. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm Ha 15590 12536 15996 2.61.Cây lương thực Ha 12358 10797 11978 -0.65Trong đó : Cây lúa " 9198 9146 9073 -0.3 Cây ngô " 3160 1651 2905 -1.72.Cây thực phẩm (rau, đậu) " 700 352 780 2.2

27

Page 28: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

3.Cây đậu tương " 1445 671 2216 8.94.Cây lạc " 432 497 500 3.45.Cây hàng năm khác " 655 219 522 -4.456.Cây ăn quả " 320 528 528 10.55II. Năng suất một số cây trồng chính Tạ/ha       Cây lúa " 59 63.33 64 1.65 Cây ngô " 42.5 43.11 49.5 3.1 Rau các loại " 150 163.8 169.9 2.5 Cây đậu tương " 16 16.66 20.1 4.65 Cây lạc " 20 23.15 24 3.7

Nguồn: Phòng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn

* Cây lương thực

Diện tích trồng cây lương thực giảm nhẹ, song do tăng năng suất, nên sản

lượng lúa liên tục tăng và lương thực bình quân đầu người tăng. Chuyển dịch cơ

cấu ngành trồng trọt để tăng năng suất đất, hiệu quả sản xuất và tăng thu nhập

cho nông dân.

Lúa: Lúa là cây lương thực chính của huyện. Tổng diện tích gieo trồng

lúa những năm qua giảm nhưng năng suất liên tục tăng (Lúa đạt 64 tạ/ha, Ngô

đạt 50 tạ/ha) nên sản lượng lương thực gia tăng. Hầu hết diện tích lúa vụ xuân

đã được chuyển sang trà xuân muộn với năng suất cao và ổn định. Giống lúa lai

được phổ biến rộng. Tuy nhiên, các giống lúa đang gieo cấy vẫn chủ yếu là

giống phổ thông, chất lượng trung bình, giá trị chưa cao. Diện tích lúa phân bố

khá đều ở tất cả các xã, song ở các xã vùng giữa có tính ổn định và năng suất

cao hơn, như trình này trong phụ lục 4.

Ngô: Cây ngô được trồng vào vụ đông. Diện tích ngô giảm dần trong

mấy năm qua, do dành đất cho các loại cây công nghiệp như đậu tương, lạc.

Cây công nghiệp hàng năm

Diện tích các loại cây công nghiệp hằng năm (đậu tương, lạc) tăng liên

tục trong thời kỳ 2006-2010, tạo điều kiện để tăng nhanh giá trị sản xuất nông

nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại.

Đậu tương là một trong những cây trồng quan trọng của huyện. Yên Lạc

là huyện trồng đậu tương lớn của tỉnh. Diện tích năm 2005 là 1445ha, dự kiến

2010 đạt 2216ha, chiếm khoảng 20% về diện tích và sản lượng đậu tương của toàn tỉnh.28

Page 29: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Lạc là cây trồng truyền thống của huyện. Diện tích tăng nhanh, từ 342 ha

năm 2000 lên gần 432 ha năm 2005 và dự tính đạt 500ha năm 2010. Năng suất

lạc liên tục tăng và thuộc loại cao nhất của tỉnh Vĩnh Phúc.

*Cây ăn quả.

Diện tích trồng cây ăn quả tăng từ 320 ha năm 2005 lên 528 ha năm

2009, bình quân thời kỳ này tăng 13.3%/năm. Các loại cây ăn quả như cam,

quýt, vải, nhãn được đưa vào trồng với mục đích sản xuất hàng hóa nhưng

mang tính thử nghiệm, thăm dò nên quy mô nhỏ. Tổng diện tích mới được gần

20 ha.

2.2.1.3.Chăn nuôi

Chăn nuôi của Yên Lạc tăng trưởng khá. Chăn nuôi phát triển theo mô

hình công nghiệp (trang trại chăn nuôi kết hợp), đạt hiệu quả kinh tế cao.

Chương trình “Nạc hóa đàn lợn và sind hóa đàn bò” và nuôi các giống gà siêu

thịt đã được triển khai rộng.

Chăn nuôi ở Yên Lạc chủ yếu là chăn nuôi lấy thịt, trứng. Giá trị sản xuất

ngành chăn nuôi tăng bình quân 2%/năm thời kỳ 2005-2010. Tỷ trọng của

ngành chăn nuôi tăng từ 40% năm 2005 lên 41.3% năm 2009. Về cơ bản, chăn

nuôi được giữ vững.

Qui mô đàn trâu bò và đàn lợn của Yên Lạc, giai đoạn 2006-2010 giảm nhẹ

do nhiều nguyên nhân.

Mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư đang giảm dần, chủ yếu tổ chức

chăn nuôi tại các trang trại. Đã quy hoạch nhiều khu chăn nuôi tập trung xa dân

cư ở Tam Hồng, Tề Lỗ, Hồng Châu, Liên Châu, Nguyệt Đức, Văn Tiến và Đại Tự.

Tổng đàn gia súc gia cầm của huyện được thể hiện trong bảng 2.6

Bảng 2.6. Tổng đàn gia súc, gia cầm và sản lượng xuất chuồng giai đoạn 2005- 2010

Đơn vị tính 2005 2006 2007 2008 2009

KH2010

Tăng trưởng BQ 2006-2010

1.Tổng đàn trâu, Con 16647 22626 18363 16270 13906 13500 -4.75

29

Page 30: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

bò2. Tổng đàn lợn trên 2 tháng Con 55527 57751 56877 52533 52398 52500 -1.453.Tổng đàn gia cầm

1000 con 496 601 602 625 645 660 6,2

4. Sản lượng xuất chuồng 7149 8900 8914 9650 7149

Trâu bò Tấn 1730 1711 1730 1975 1730 1297 Gia cầm Tấn 520 840 1133 1308 520 2390 Lợn Tấn 7149 8900 8914 9650 7149 8560

Nguồn: Phòng thống kê huyện Yên Lạc2.2.1.4.Thủy sản

Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, ngành thủy

sản đã được quan tâm đầu tư, phát triển nhanh và rộng ở 10 trong số 17 xã và

thị trấn của huyện. Tốc độ tăng trưởng của ngành thuỷ sản giai đoạn 2005-2009

khá cao (bình quân tăng 27.3%/năm) và tỷ trọng trong khu vực nông-lâm-thuỷ

sản của huyện cũng tăng nhanh (từ 5.6% năm 2005 lên 13.3% năm 2009).

Xét theo cơ cấu giá trị ngành thuỷ sản, thuỷ sản nuôi trồng là ngành chính,

khai thác thuỷ sản chiếm tỷ trọng thấp hơn và ít nhất là dịch vụ thuỷ sản. Diện

tích, sản lượng thuỷ sản qua các năm đều tăng. Năm 2005, diện tích mặt nước

nuôi trồng thuỷ sản chỉ là 1075ha thì năm 2009 đã đạt 1303ha, và sản lượng

tăng từ 1820 tấn lên 2872 tấn.

Chuyển dịch có hiệu quả vùng đất trũng cấy 1 vụ lúa không ăn chắc sang

nuôi thuỷ sản. Thâm canh, cải tạo và vệ sinh ao nuôi, đưa giống mới năng suất

chất lượng cao vào sản xuất. Nhiều hộ đầu tư thâm canh theo mô hình trang trại

(sản xuất kết hợp trồng trọt- chăn nuôi- nuôi trồng thuỷ sản). Mô hình nuôi

trồng thủy sản đang được hình thành và phát triển theo hình thức trang trại nuôi

thủy sản kết hợp với chăn nuôi và trồng cây ăn quả đạt hiệu quả cao (khoảng

80-100 triệu/ha). Đồng thời, ở những nơi có mặt nước rộng, thoáng có thể kết

hợp phát triển du lịch sinh thái (Đầm Sáu Vó).

30

Page 31: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Tuy nhiên, hầu hết các hộ còn nuôi thuỷ sản theo kiểu gia đình, quy mô nhỏ

(phổ biến trung bình là 1 ha/hộ), chủng loại sản phẩm đơn điệu, giá trị thấp.

Chưa phát triển được nhiều mô hình trang trại chăn nuôi quy mô lớn.

Với sự gia tăng cả về tốc độ và tỷ trọng, ngành thủy sản giữ vai trò quan

trọng trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng và sự phát triển bền vững của ngành

nông nghiệp Yên Lạc.

2.2.1.5.Dịch vụ nông nghiệp

Mạng lưới tổ chức dịch vụ nông nghiệp của huyện phát triển khá tốt, bao

gồm: một trạm khuyến nông huyện, một trạm bảo vệ thực vật, một trạm thú y,

một xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi và 17 HTX nông nghiệp làm dịch

vụ thủy nông, bảo vệ thực vật, cung ứng giống và vật tư nông nghiệp.

Dịch vụ nông nghiệp phát huy tốt vai trò phục vụ nông nghiệp như đảm

bảo tưới, tiêu, làm đất, cung ứng giống cây trồng, phòng chống dịch bệnh thực

vật và gia súc gia cầm, khuyến nông, khuyến ngư và chuyển giao tiến bộ kỹ

thuật. Toàn huyện đã có hệ thống bảo vệ thực vật từ huyện xuống xã làm nhiệm

vụ dự báo sâu bệnh, có hệ thống dịch vụ vật tư - kỹ thuật đến thôn xãm, từng

bước thực hiện cơ giới hóa các công việc nặng nhọc như làm đất (từ 30-40%

diện tích được làm đất bằng cơ giới), vận chuyển (đạt 40-50% khối lượng) và

100% công việc tuốt lúa, xay xát được cơ giới hóa.

2.2.1.6.Đánh giá chung

Sản xuất nông-lâm-thuỷ sản giai đoạn 2006-2010 tăng trưởng khá và ổn

định. Hiệu quả sản xuất tăng. Cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hướng tiến bộ.

Tỷ trọng ngành trồng trọt giảm dần, chăn nuôi và thuỷ sản có xu hướng gia

tăng. Thủy sản đang trở thành ngành sản xuất quan trọng, tạo tiền đề cho khu

vực I tăng trưởng cao và ổn định trong tương lai.

Khu vực I giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế huyện Yên Lạc.

Trong điều kiện CNH và đô thị hoá đang diễn ra ngày càng nhanh và sâu rộng,

31

Page 32: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

nông nghiệp cần chuyển mạnh sang hướng thâm canh, luân canh, kết hợp trồng

rau màu, hoa tươi, kết hợp kinh doanh vườn cây trái, hoa cảnh với phát triển du

lịch sinh thái. Nhìn chung, khu vực I có xu hướng giảm dần tỷ trọng trong giá

trị sản xuất công-nông nghịêp-dịch vụ.

Tuy vậy, nông nghiệp chưa tạo ra được sản phẩm hàng hóa chủ lực, mặc

dù đã và đang hình thành được một số vùng chuyên canh, phát triển kinh tế

trang trại.

2.2.2.Thực trạng phát triển các ngành công nghiệp và xây dựng

2.2.2.1. Tổng quan

Tính đến đầu năm 2010 trên địa bàn huyện có 3400 cơ sở sản xuất CN-

TTCN, trong đó, chủ yếu là kinh tế cá thể, quy mô nhỏ, trình độ công nghệ

thấp. Lao động CN-TTCN năm 2009 có 12.264 người, chiếm 15% tổng số lao

động trong toàn huyện và đa phần thuộc khu vực ngoài quốc doanh (90%). Giá

trị sản xuất CN-TTCN tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm

trước.

Ngành CN-TTCN đóng góp ngày càng nhiều và có vị thế ngày càng cao

trong phát triển kinh tế của huyện. Tỷ trọng giá trị sản xuất CN-TTCN trong

tổng giá trị sản xuất của huyện tăng nhanh, từ 17.8% năm 2000 lên 47.5% năm

2010. Mặc dù tỷ trọng công nghiệp của huyện so toàn tỉnh không lớn, song với

tốc độ tăng trưởng cao, ngành CN-TTCN huyện Yên Lạc đóng góp tích cực vào

quá trình công nghiệp hóa nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện

đời sống nhân dân trong huyện.

Tốc độ tăng trưởng công nghiệp và xây dựng.

Khu vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn huyện Yên Lạc những

năm qua có tốc độ tăng trưởng cao và phát triển khá đa dạng.

Tăng trưởng giá trị sản xuất CN&XD đạt cao nhất 27%, năm 2006.

XDCB tăng trưởng nhanh hơn CN-TTCN. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm

32

Page 33: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

giai đoạn 2006-2010 của CN-XD huyện đạt 21.55%, trong đó CN-TTCN tăng

17.8% và XDCB tăng 25.5% như thể hiện qua bảng 2.7.

Bảng 2.7. Tốc độ tăng và giá trị sản xuất CN-XD huyện Yên Lạc giai đoạn 2005-2010

 Đơn

vị tính

2005 2006 2007 2008 2009 KH 2010

BQ 2006-2010

1. GTSX CN&XD Tỷ đ 231.5 294.1 368.2 465 550.9 614.9Trong đó: - Công nghiêp Tỷ đ 127.5 160 198.5 244 280.4 290 -Xây dựng Tỷ đ 104 134.1 169.7 221 270.5 324.92. Tốc độ tăng (%)CN&XD %   27.04 25.20 26.29 18.47 11.62 21.55Trong đó - CN&TTCN %   25.49 24.06 22.92 14.92 3.42 17.9 -Xây dựng %   28.94 26.55 30.23 22.40 20.11 25.6

Nguồn: Phòng thống kê huyện Yên lạc

2.2.2.2. Sản xuất công nghiệp

Các ngành nghề và sản phẩm chủ yếu

Các hoạt động sản xuất công nghiệp chủ yếu thuộc nhóm ngành công

nghiệp chế biến, tái chế bao gồm chế biến lương thực thực phẩm, đồ gỗ, các sản

phẩm chế biến kim loại, sản phẩm dệt may. Nhìn chung, vật liệu xây dựng, sản

phẩm chế biến là các mặt hàng có sức cạnh tranh, thị trường tiêu thụ lớn. Các

sản phẩm khác, chưa thể hiện rõ thế mạnh, ưu thế nổi trội.

Đã hình thành và phát triển một số ngành CN-TTCN chuyên môn hóa và có

tỷ suất hàng hóa cao và hiện đang đóng vai trò quyết định trong sự phát triển

ngành CN-TTCN huyện. Sản xuất CN-TTCN đã thu hút một lực lượng lao

động đông đảo, đảm bảo mức thu nhập cho người lao động trên địa bàn nông

thôn.

Một số ngành và sản phẩm CN-TTCN chủ yếu như sau:

Ngành chế biến gỗ, đồ mộc dân dụng và các sản phẩm từ gỗ, tre. Nhóm này

có sản phẩm đa dạng, mẫu mã phong phú, trình độ khá tinh sảo. Năm 2009

33

Page 34: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

giá trị sản xuất ngành chế biến gỗ là 81.428 triệu đồng, chiếm 29% tổng giá

trị ngành, tăng 169% so với năm 2004.

Tái chế phế liệu và sản xuất phôi sắt, sản phẩm kim khí tiêu dùng (khung

cửa sắt các loại). Tái chế sắt thép phế liệu để sản xuất phôi sắt và các sản

phẩm từ sắt (cửa sắt, đồ dùng tôn, sắt tây) là ngành mới hình thành và phát

triển rất nhanh. Năm 2009 ngành tái chế phôi thép, thép thành phẩm có giá

trị sản xuất 85.694 triệu đồng, chiếm 31% tổng giá trị ngành, tăng 281% so

với năm 2004.

Sản xuất vật liệu xây dựng (gạch xây), chủ yếu là gạch tuynen với tổng

công suất hơn 100 triệu viên/năm. Năm 2009 ngành sản xuất vật liệu xây

dựng đạt giá trị sản xuất 55.050 triệu đồng, chiếm 20% tổng giá trị ngành,

tăng 254% so với năm 2004.

Chế biến lương thực thực phẩm. Đây là ngành sản xuất truyền thống của

huyện với các loại sản phẩm xay xát, làm bún, bánh, đậu phụ, rượu.

Ngành tái chế nhựa. Ngành tái chế nhựa phát triển nhanh. Năm 2009 giá trị sản xuất đạt 27.580 triệu đồng, chiếm 10% tổng giá trị ngành, tăng 757% so với năm 2004.

Giá trị sản xuất các mặt hàng chính thuộc huyện quản lý thể hịên trong bảng phụ lục

3.

Số lượng cơ sở sản xuất công nghịêp.

Số lượng cơ sở sản xuất công nghịêp trên địa bàn huyện năm 2009 đã

tăng gần 1.5 lần so với năm 2005, từ 2403 cơ sở lên 3464 cơ sở. Sự phát triển

của các loại hình doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn huyện trong những

năm qua cho thấy xu hướng chuyển đổi cơ cấu thành phần kinh tế trong sản

xuất công nghiệp đang diễn ra tích cực, tăng nhanh vai trò của các loại hình

kinh tế ngoài nhà nước.

Tổ chức sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo lãnh thổ.

Trên địa bàn huyện đã hình thành các cụm công nghiệp, làng nghề. Có 8

trong số 17 xã và thị trấn triển khai quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp và làng

nghề. Xã Tề Lỗ và thị trấn Yên Lạc đã xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Có 5 làng 34

Page 35: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

được UBND tỉnh công nhận danh hiệu làng nghề truyền thống gồm: làng nghề

mộc truyền thống Lũng Hạ xã Yên Phương, làng nghề mộc truyền thống Vĩnh

Đoài, làng nghề mộc truyền thống Vĩnh Đông thị trấn Yên Lạc, làng chế biến tơ

Tảo Phú, xã Tam Hồng, làng nghề chế biến bông vải sợi Thôn Gia xã Yên Đồng.

Một số cụm công nghiệp làng nghề tập trung như sau:

- Cụm Tề Lỗ. Chuyên môn hóa các sản phẩm phôi sắt, sản phẩm cơ kim

khí gia dụng. Sản phẩm chủ yếu là sắt phôi.

- Cụm thị trấn Yên Lạc. Hướng chuyên môn hóa chính của cụm là đồ gỗ

gia dụng, chế biến nông sản.

- Cụm Đồng Văn. Các ngành sản xuất chính là tái chế kim loại, sản xuất

vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, cơ khí.

- Làng nghề Yên Đồng. Nghề thủ công chính là tái chế sợi và sản xuất

chăn bông sợi.

- Làng nghề Lũng Hạ (xã Yên Phương). Ngành nghề chính là trạm khảm,

đồ gỗ mỹ nghệ.

2.2.2.3.Xây dựng

Trong quá trình CNH HĐH nông nghiệp và nông thôn huyện Yên Lạc,

ngành xây dựng luôn tăng trưởng với tốc độ cao và chiến tỷ trọng ngày càng

tăng trong tổng giá trị sản xuất ngành CN&XD. Bình quân giai đoạn 2006-

2010, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất xây dựng là 25.6%, lớn hơn tốc độ tăng

trưởng bình quân của giá trị sản xuất CN&XD (21.5%).

Xét theo cơ cấu, tỷ trọng của xây dựng luôn tăng lên. Nếu năm 2005, xây

dựng chỉ chiếm 44.9% trong tổng giá trị sản xuất CN&XD thì năm 2009 đã

chiếm 49.2% và năm 2010 đạt trên 51.7%, như thể hiện trong bảng 2.8

Bảng 2.8. Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất ngành xây dựng Chỉ tiêu Đơn vị

tính 2005 2009 KH 2010

Tăng trưởng BQ 5 năm

35

Page 36: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

2006-20101. Tổng Giá trị sản xuất CN&XD

Tỷ đ(giá 1994) 231.5 549.3 614.9 21.55

Giá trị sản xuất ngành Xây dựng " 104 270.5 324.9 25.5 Xây dựng giao thông " 26.3 49.5 67.4 20.2 Xây dựng thủy lợi và kênh

mương cứng " 2.5 6 6.6 21.05 XD hạ tầng và dân dụng " 75.2 215 250.8 26.7

2. Cơ cấu Giá trị sản xuất CN&XD % 100 100 100Xây dựng   % 44.92 49.24 51.72   Xây dựng giao thông   % 25.29 18.30 20.75   Xây dựng thủy lợi và kênh

mương cứng   % 2.40 2.22 2.04   XD hạ tầng và dân dụng   % 72.31 79.48 77.20  

Nguồn: Phòng Công Thương Yên LạcMột số lĩnh vực xây dựng quan trọng

Xây dựng đường giao thông. Hệ thống đường giao thông trong huyện đã

được nâng cấp cải tạo và xây dựng mới. Một số tuyến đường chính như:

đường cầu trắng – gảnh đá, đường công an đi huyện ủy, đường đôi trung

tâm thị trấn Yên Lạc, đường 303, đường Đồng Cương đi làng nghề Tề Lỗ,

đê trung ương đi đê bối xã Đại Tự, đặc biệt dự án Xây dựng mới đường Yên

Lạc-Vĩnh Yên dài 5.4km, tổng vốn đầu tư 274 tỷ đồng đã được nâng cấp,

cải tạo, xây dựng mới để đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH trên địa bàn

huyện.

Xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp. Hoàn thành xây dựng hạ tầng cụm

công nghiệp làng nghề Tề Lỗ với tổng giá trị 92.8 tỷ đồng. Xây dựng cụm

làng nghề tập trung thị trấn Yên Lạc

Các trường học cơ bản đã được xây dựng kiên cố hóa và đầu tư xây dựng

trường chuẩn chất lượng cao.

2.2.2.4. Đánh giá chung

Các ngành CN&XD trên địa bàn huyện đã phát triển nhanh về giá trị sản

xuất và số lượng các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, quy mô và cơ cấu ngành

nghề CN-TTCN của huyện chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu giải

36

Page 37: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xây dựng nông thôn mới. Phần

lớn sản phẩm ở giai đoạn chế biến thô, quy mô sản xuất nhỏ, hàm lượng công

nghệ thấp, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất thấp. Sản xuất CN&TCN

của huyện chủ yếu là do khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh vừa và nhỏ và hộ

cá thể sản xuất. Do vậy, tăng trưởng công nghiệp mặc dù ở mức cao, song chưa

có tác dụng thúc đẩy các ngành dịch vụ phát triển và ảnh hưởng hạn chế đến

quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động huyện theo hướng CNH.

Nguyên nhân của những hạn chế là do:

Nguồn vốn đầu tư cho xây dựng hạ tầng các cụm làng nghề-TTCN hạn hẹp.

Cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển CN-TTCN, làng nghề

của tỉnh chưa kịp thời.

Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở các làng nghề còn nhỏ lẻ, chưa mạnh dạn

đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ sản xuất.

Năng lực tài chính của doanh nghiệp yếu, do vậy, sản xuất kinh doanh

không ổn định, hiệu quả kinh tế chưa cao.

2.2.3. Thực trạng phát triển các ngành dịch vụ

Các ngành dịch vụ (thương mại, dịch vụ và du lịch) tuy chiếm tỷ trọng

nhỏ nhất trong tổng giá trị sản xuất của huyện, nhưng tốc độ tăng trưởng cao và

liên tục đã góp phần quan trọng đưa tổng giá trị sản xuất của huyện tăng cao.

Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ, năm 2010 ước đạt 262.5 tỷ đồng, tăng

trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 là 17.2%/năm. Trong giá trị sản xuất

thương mại dịch vụ năm 2010, các ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất

(47.8%), tiếp theo là ngành thương mại (30.6%), như chỉ ra trong bảng 2.9.

Xét theo từng ngành:

2.2.3.1.Thương mại

Toàn huyện có 2.710 hộ kinh doanh thương mại, 986 hộ dịch vụ, trong tổng

số 5889 hộ sản xuất kinh doanh các thể. Huyện đã đầu tư cải tạo, nâng cấp các

37

Page 38: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

chợ, quy hoạch xây dựng trung tâm thương mại huyện, các thị tứ trên địa bàn,

tạo môi trường thuận lợi cho phát triển thương mại dịch vụ.

Bảng 2.9. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành thương mại dich vụ

Đơn vị tính: %2005 2009 2010

Tổng Giá trị sản xuất  100  100  1001.Thương mại 26.47 30.73 30.662.Dịch vụ 73.53 49.54 47.88 Bưu chính viễn thông 16.00 22.13 22.67 Vận tải hàng hóa 18.29 35.96 35.56 Vận tải khách 22.86 34.20 33.57 HTX dịch vụ điện 4.57 7.71 8.19 Dịch vụ khác 38.29 39.82 47.18

Nguồn: Phòng Tài chính Kế hoạch Yên Lạc

Thị trấn có chợ trung tâm và các cửa hàng tổng hợp với chủng loại hàng

hóa khá đa dạng, phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Các hợp tác

xã đều làm công tác dịch vụ hàng hóa vật tư nông nghiệp và giúp tiêu thụ nông

sản hàng hóa.

Các xã đều có chợ nhỏ phục vụ nhu cầu mua bán của nhân dân địa phương.

Hiện có 4 chợ đóng vai trò chợ liên xã gồm: chợ Lầm (xã Tam Hồng), chợ Lác

(xã Tề Lỗ), chợ Lồ (xã Nguyệt Đức) và chợ Rau (xã Liên Châu). Tuy nhiên, cơ

sở hạ tầng của các chợ còn thiếu và lạc hậu, không có hệ thống cấp nước sạch,

thoát nước, các công trình vệ sinh công cộng và xử lý rác thải. Các xã chưa có

chợ là xã Trung Hà, Bình Định, Đồng Cương.

Giá trị sản xuất thương mại đạt 74 tỷ đồng năm 2009 (chiếm trên 30% giá trị

sản xuất ngành thương mại dịch vụ), dự kiến đạt 80.5 tỷ đồng năm 2010. Tổng

mức hàng hóa bán lẻ tăng nhanh, từ 13,3 tỷ đồng năm 2000 lên 23 tỷ đồng năm

2005 (giá so sánh năm 1994) với tốc độ tăng là 11,6%/năm giai đoạn 2001-

2005 và đạt 65 tỷ năm 2009.

2.2.3.2. Dịch vụ vận tải

38

Page 39: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Giá trị sản xuất của ngành vận tải hàng hóa và hành khách tăng nhanh, từ

13,4 tỷ đồng năm 2000 lên 36 tỷ đồng năm 2005 (giá so sánh 1994) và đạt 83,7

tỷ đồng năm 2009, bình quân thời kỳ 2005-2009 tăng 23.5%/năm.

Toàn huyện có 280 cơ sở ngoài nhà nước kinh doanh vận tải chuyên

nghiệp với 450 lao động.

Dịch vụ vận tải về cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và đi lại của

nhân dân kể cả ngoại tỉnh, trong tỉnh và trong huyện.

2.2.3.3.Dịch vụ tài chính-ngân hàng

Dịch vụ tài chính ngân hàng của huyện hoạt động khá tốt, vừa huy động

được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, vừa đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển

kinh tế, góp phần giảm tỷ lệ nghèo trên địa bàn huyện.

Các ngân hàng, trong đó, Ngân hàng NN&PTNT đóng vai trò chính, mở

rộng các hoạt động huy động vốn và cho vay có hiệu quả. Chi nhánh ngân hàng

NN&PTNT tại thị trấn Yên Lạc và khu vực xã Đồng Văn, Liên Châu, Nguyệt

Đức thực hiện chức năng huy động vốn, cho vay đối với các cơ sở sản xuất,

kinh doanh, góp phần tích cực phát triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công

nghiệp trên địa bàn huyện.

Ngân hàng và các quỹ tín dụng nhân dân coi trọng huy động vốn tại địa

bàn, mở rộng các loại hình cho vay, phục vụ các hộ sản xuất kinh doanh và

quan tâm cho vay đối với hộ nghèo thiếu vốn. Tổng dư nợ cho vay 1.028 tỷ

đồng, trong đó: Ngân hàng NH&PTNT 500 tỷ đồng, Ngân hàng CSXH 178 tỷ

đồng, Quỹ Tín dụng Nhân dân 150 tỷ đồng, các tổ chức tín dụng khác trên địa

bàn 200 tỷ đồng. Quy mô và chất lượng tín dụng tăng đã góp phần giúp cho

nhiều hộ thoát nghèo, nhiều hộ vươn lên khá, giàu.

2.2.3.4. Dịch vụ bưu chính viễn thông

Mạng lưới dịch vụ bưu chính- viễn thông ngày càng được mở rộng và

phát triển. Các loại dịch vụ đa dạng như điện thoại, chuyển phát nhanh,

39

Page 40: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Internet…đã góp phần tăng giá trị dịch vụ bưu chính- viễn thông từ 14 tỷ đồng

năm 2005 lên 28,5 tỷ đồng năm 2010, tăng bình quân 17.2%/năm. Mật độ điện

thoại đạt 51 máy/100 dân. 100% xã, thị trấn có bưu điện văn hóa

2.2.3.5. Du lịch

Du lịch, đặc biệt du lịch tâm linh là ngành có tiềm năng phát triển. Trên

địa bàn huyện có nhiều di tích lịch sử nổi tiếng như: Khu di chỉ Đồng Đậu, Đền

thờ Bắc Cung nhưng chưa được đầu tư và khai thác hợp lý để phát triển du lịch

2.2.3.6.Đánh giá chung về lĩnh vực thương mại dịch vụ.

Lĩnh vực thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện Yên Lạc, giai đoạn

2006-2010 liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao, chủ yếu do các cơ sở ngoài

nhà nước thực hiện và được tập trung vào thương mại. Cùng với quá trình đô thị

hoá, CNH nông nghiệp, nông thôn diễn ra với tốc độ nhanh, các tuyến đường

được đầu tư mở rộng, nâng cấp sẽ tạo cho hoạt động thương mại, du lịch, dịch

vụ tiếp tục phát triển nhanh và bền vững, đóng góp quan trọng vào giá trị sản

xuất của huyện, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách trong tương lai.

2.3.THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC, Y TẾ, VĂN HOÁ, XÃ HỘI VÀ QUỐC PHÒNG AN NINH

2.3.1.Giáo dục và đào tạoSự nghiệp giáo dục đào tạo tiếp tục phát triển toàn diện và vững chắc. Quy

mô trường lớp của các cấp học khá ổn định, tỷ lệ học sinh đến trường đạt mức

cao. Tỷ lệ học sinh đến trường ở các lớp học đầu cấp đạt cao, trong đó nhà trẻ

55.8%, trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99.8%. Học sinh hoàn thành chương trình tiểu

học vào lớp 6 đạt 100%. Trên 80% học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 phổ

thông. Huyện đã phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS được

duy trì ổn định

40

Page 41: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Cơ sở vật chất được bổ sung, tăng cường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại

hóa. Số phòng học kiên cố đạt tỷ lệ 72,7%. 84.5% số trường đạt chuẩn quốc gia

(49/58 trường), trong đó có 3 trường đạt chuẩn mức 2. Huyện có tỷ lệ trường

đạt chuẩn quốc gia cao nhất tỉnh. Yên Lạc đang triển khai xây dựng 3 trường

chất lượng cao. Khối THPT có 1 trường đạt chuẩn quốc gia

Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, phẩm chất

chính trị vững vàng, chuyên môn nghiệp vụ cơ bản đáp ứng yêu cầu được giao

Khó khăn hạn chế trong phát triển giáo dục huyện Yên Lạc hiện nay là:

phòng học chức năng còn thiếu, thu nhập và đời sống đội ngũ giáo viên thấp.

Hiện trạng trường lớp và số học sinh trên địa bàn huyện Yên Lạc (2000-

2009) được thể hiện qua biểu 2.10

Bảng 2.10. Số trường lớp, học sinh và giáo viên huyên Yên Lạc giai đoạn 2000-2010

TT Năm học Bậc học Số

trườngSố lớp

Số học sinh

Số giáo viên Ghi chú

1 2000 - 2001Mầm non 18 167 4683 179Tiểu học 20 468 15921 472THCS 18 298 12885 433

2 2001 - 2002Mầm non 18 165 4683 198Tiểu học 20 453 13541 522THCS 18 302 12634 570

3 2002 - 2003Mầm non 18 167 4721 198Tiểu học 20 428 13523 500THCS 18 302 12676 571

4 2003 - 2004

Mầm non 18 167 4830 194

Tiểu học 21 426 12653 553 TH Minh Tân

THCS 18 298 12885 433

5 2004 - 2005Mầm non 18 167 4681 215Tiểu học 21 406 11591 446THCS 18 304 11950 586

6 2005 -2006Mầm non 18 172 4997 240Tiểu học 21 382 10841 428THCS 18 280 11163 558

7 2006 -2007Mầm non 21 368 10410 444Tiểu học 21 368 10410 444THCS 18 267 10390 558

8 2007-2008 Mầm non 18 185 5680 276

41

Page 42: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Tiểu học 21 363 10249 447THCS 18 257 9714 569

10 2008 -2009Mầm non 19 197 6541 287 Tư thục

Sao MaiTiểu học 21 349 10328 470THCS 18 226 8360 560

11 2009 -2010Mầm non 19 72 6.834 245Tiểu học 21 348 10.889 459THCS 18 226 8.463 555

Nguồn : Phòng Giáo dục-Đào tạo Yên Lạc

2.3.2. Y tế

Sự nghiệp y tế, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân được củng cố,

nâng cao chất lượng và ngày càng phát triển. Huyện đã làm tốt công tác y tế dự

phòng, quan tâm đầu tư trang thiết bị y tế, nâng cao chất lượng khám chữa

bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Yên Lạc hiện có một bệnh viện đa khoa khá hiện đại và một trung tâm y

tế. Mười sáu xã và 1 thị trấn đều có trạm y tế. Tỷ lệ bác sỹ/vạn dân là 3. Đến

năm 2007, tất cả các xã và thị trấn được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Huyện luôn quan tâm đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế theo

hướng hiện đại. 100% trạm y tế các xã, thị trấn đã được đầu tư xây dựng kiên

cố. Bệnh viện huyện qui mô 120 giường và đạt 15,9 giường bệnh/vạn dân, đạt

tiêu chuẩn bệnh viện hạng III. 100% trạm y tế xã, thị trấn được đầu tư đầy đủ

các trang thiết bị y tế thiết yếu, một số trang thiết bị có chất lượng cao như: máy

khí dung, máy châm cứu đa năng, máy siêu âm đảm bảo tốt công tác khám chữa

bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Ngoài ra trên địa bàn Yên Lạc còn có 25 cơ

sở hành nghề y dược tư nhân, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân

trên địa bàn.

Các đơn vị y tế trên địa bàn phối hợp chặt chẽ và làm tốt công tác tuyên

truyền giáo dục sức khỏe, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, phòng dịch.

Thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu y tế Quốc gia. Công tác

phòng dịch, vệ sinh môi trường an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện được

thực hiện thường xuyên.

42

Page 43: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân huyện

Yên Lạc 2000- 2010 được phản ánh qua bảng 2.11

2.3.3. Văn hoá, thể thao

Các hoạt động văn hoá thể thao có nhiều chuyển biến tích cực, phát triển

mạnh, đã góp phần quan trọng vào sự phát triển KT-XH của huyện Yên Lạc.

Hoạt động văn hoá cộng đồng, lễ hội truyền thống được duy trì, hoạt động thể

dục thể thao quần chúng được tổ chức thường xuyên và phát triển rộng khắp.

Các thiết chế thể thao, văn hóa đã được quan tâm đầu tư và đi vào hoạt động nề

nếp.

Bảng 2.11. Kết quả công tác y tế huyện Yên LạcChỉ tiêu 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010

1. Cơ sở khám chữa bệnh 18 18 18 18 18 18 18Số giường bệnh Bệnh viên huyện Trạm y tế xã

16850118

18870118

218100118

218100118

218100118

218100118

238120118

2.Số cán bộ y tế (người) 125 157 165 210 245 260Trong đó: Bác sỹ 17 26 29 34 41 42 433. Chỉ tiêu bình quân/10000 dânGiường bệnh 13.28 13.92 15.78 15.45 15.12 15.11Trong đó: Bệnh viện huyện 3.85 5.18 7.24 7.08 6.93 6.93Cán bộ y tế ngành y 9.88 11.62 11.94 14.88 16.99 18.02Trong đó: Bác sỹ 1.34 2 2.1 2.12 2.42 2.7 3Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi

‰ 0.1 0.05 0.05 0.05 0.05 0.05

Nguồn: Phòng y tế Yên lạc

Văn hoá. Đến năm 2010, có 15/17 xã, thị trấn có nhà văn hóa xã,

116/162 nhà văn hóa thôn. Cơ sở vật chất trang thiết bị trong các nhà văn hóa

được cải thiện từng bước.

Phong trào vận động xây dựng nếp sống văn minh gia đình văn hoá mới

luôn được duy trì và chú trọng. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời

sống văn hoá” được đẩy mạnh và nâng dần chất lượng.

Nhân dân Yên Lạc chấp hành tốt chủ trương, chính sách, tích cực tham

gia các phong trào của địa phương, giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã 43

Page 44: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

hội, xây dựng cuộc sống gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Đã có 91% gia đình đạt

tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Có 76 trong 83 làng đạt danh hiệu “Làng văn hoá”,

chiếm 91,6%. 100% cơ quan đạt tiêu chuẩn “Cơ quan văn hóa”

Về thể thao. Đến năm 2009, đã có tất cả 17 xã, thị trấn quy hoạch đất

dành cho phát triển sự nghiệp văn hoá thể thao ở trung tâm xã và các thôn làng

với tổng diện tích 50,4 ha, đạt bình quân 3.34 m2/người. Hiện có 11/17 xã có

sân vận động, với diện tích sử dụng là 88.364m2. Các sân thể thao khác có diện

tích là 13.950m2. Huyện có Trung tâm văn hóa thể thao huyện, 2 sân tennis, nhà

luyện tập và thi đấu các môn thể dục thể thao, nhà luyên tập và thi đấu bắn

súng. Sân vận động huyện diện tích 17000m2. Phong trào thể dục thể thao phát

triển rộng khắp trong nhân dân và phong trào thể thao thành tích cao của huyện

cũng từng bước phát triển.

Thư viện. Công tác thư viện và phong trào đọc sách trong nhân dân, trong

cán bộ, đảng viên có bước phát triển mới. Hệ thống thư viện cấp xã, thôn, làng,

được củng cố và phát triển. Bưu điện văn hóa xã hoạt động có hiệu quả. Có

17/17 xã, thị trấn có bưu điện văn hóa xã. Có một thư viện huyện, 9 thư viện xã

và 3 thư viện thôn với 53.750 đầu sách.

Thông tin tuyên truyền. Đài truyền thanh hai cấp được duy trì và phủ sóng

tới 100% số xã và khu dân cư, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, chính

sách của Đảng, Nhà nước và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

Tăng cường quản lý phát thanh, truyền thanh,thông tin viễn thông, trạm

BTS, các dịch vụ internet. Hệ thống đài truyền thanh từ huyện đến cơ sở hoạt

động có hiệu quả, phản ánh kịp thời chính xác tình hình phát triển KT-XH trên

địa bàn

Một số hạn chế: cơ sở vật chất phục vụ văn hóa thể thao từ huyện đến cơ

sở chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và nhu cầu đời sống tinh thần ngày

càng cao của nhân dân. Việc kiểm soát các dịch vụ văn hóa có nơi, có lúc chưa

chặt chẽ, thường xuyên.

44

Page 45: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

2.3.4. Lao động, việc làm

Tỷ lệ lao động được giải quyết việc làm hàng năm từ 3%- đến 5%. Huyện

có nhiều hình thức tạo việc làm cho lao động trong các cơ sở sản xuất kinh

doanh và dịch vụ. Tỷ lệ lao động được đào tạo, giai đoạn 2006-2010 đạt từ

34%- 43%, như thể hiện trong bảng 2.12.

Trong giai đoạn 2006-2010, mỗi năm huyện có khoảng 2000-3500 người

bước vào tuổi lao động, số ngừơi có việc làm mới thường xuyên, tăng bình

quân 4%, như chỉ ra trong bảng 2.12. Huyện đã nỗ lực giải quyết việc làm bằng

nhiều hình thức và nguồn vốn khác nhau, trong đó, triển khai chương trình xuất

khẩu lao động ra nước ngoài. Tuy vậy, áp lực giải quyết việc làm cho lực lượng

lao động của huyện vẫn còn cao.

Bảng 2.12. Lao động và việc làm của huyện giai đoạn 2005-2010

Nội dung Đơn vị tính 2006 2007 2008 2009 2010

Dân số Người 146700 148500 149538 145588 148586Lao động trong độ tuổi Người 77454 77706 78280 76600 78177

Tỷ lệ LĐ được giải quyết việc làm % 3.90 4.10 4.70 5.10 3.1

Tỷ lệ SD thời gian LĐ nông thôn % 88.00 88.50 89.00 89.50 90

Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 34.50 36.50 38.50 40.50 42.5

Nguồn: Phòng Lao động-TB&XH Yên Lạc

Công tác xoá đói giảm nghèo. Là huyện thuần nông, nhưng bằng nhiều biện

pháp, huyện đã giảm được tỷ lệ hộ nghèo. Nếu tỷ lệ nghèo năm 2005 là 14.4%,

thì năm 2010 đã giảm còn 4.9%, bình quân mỗi năm giảm 1.9%, như trình bày

trong bảng 2.13. Tuy nhiên, nguồn vốn thực hiện chương trình xoá nghèo còn

hạn chế. Chưa kết hợp lồng ghép các chương trình một cách hiệu quả nên công

tác xoá đói giảm nghèo chưa đạt được mục tiêu mong muốn.

Bảng 2.13. Một số chỉ tiêu về xoá nghèo

Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2009 KH Tăng

45

Page 46: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

tính 2010 trưởng BQ 2005-2010

Tổng số hộ hộ 30812 35001 35350 2.8

Số hộ nghèo " 4440 2118 1732 -17.15

Tỷ lệ hộ nghèo % 14.41 6.05 4.9 -1.9

Số hộ thoát khỏi đói nghèo hộ 349 372 386 4.65Nguồn : Phòng tài chính-kế hoạch

2.3.5. Khoa học công nghệ, môi trường

Hoạt động khoa học, công nghệ chủ yếu tập trung vào công tác khuyến

nông, khuyến ngư phục vụ sản xuất nông-ngư nghiệp.

Huyện có trạm khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật, và trạm thú y thực hiện

đưa tiến bộ khoa học-công nghệ vào sản xuất.

Huyện thường xuyên kết hợp, phối hợp với cơ quan khoa học-công nghệ

của tỉnh và trung ương tiếp nhận những khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất. Tổ

chức các khóa huấn luyện, đào tạo và phổ biến khoa học, kỹ thuật, phương pháp

và kinh nghiệm làm ăn mới cho nông dân. Việc áp dụng giống mới, bảo vệ thực

vật được tiến hành thường xuyên, kịp thời và có hiệu quả.

Vệ sinh môi trường

Công tác vệ sinh môi trường có nhiều thay đổi tích cực. Môi trường được

đảm bảo. Nhận thức của cán bộ, nhân dân về công tác vệ sinh môi trường được

nâng cao.

Huyện đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống thống cấp nước sạch, đưa

vào khai thác vận hành phục vụ các cơ quan và hộ dân trên địa bàn thị trấn và

vùng lân cận. Công tác vệ sinh môi trường được quan tâm. Thành lập 167 tổ vệ

sinh môi trường ở 100% số thôn trên địa bàn huyện. 100% số xã, thị trấn đã qui

hoạch đất làm bãi rác thải tập trung. Các thôn làng đều xây dựng khu xử lý rác

thải với tổng diện tích 58894m2. giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.

Triển khai xây dựng trạm xử lý rác thải hữu cơ bằng công nghệ vi sinh thành

phân bón tại 9 xã: Tam Hồng, Thị trấn Yên Lạc, Nguyệt Đức, Đồng Cương,

Bình Định, Liên Châu, Trung Nguyên, Tề Lỗ và Đại Tự. 46

Page 47: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Công tác bảo vệ môi trường trong các làng nghề, KCN dần trở thành vấn đề

bức xúc. Hoạt động xử lý nước thải trong các cụm công nghiệp, làng nghề, các

khu chăn nuôi tập trung đang được quan tâm giải quyết.

2.3.6. Công tác quốc phòng an ninh

Quốc phòng an ninh được củng cố, phát triển lực lượng vũ trang về mọi mặt,

đảm bảo an ninh và trật tự xã hội trên địa bàn huyện.

Thường xuyên củng cố kiện toàn công tác huấn luyện, diễn tập cho các lực

lượng dân quân tự vệ. Chủ động phòng chống âm mưu diễn biến hoà bình, bạo

loạn lật đổ của các thế lực thù địch giữ vững an ninh chính trị địa bàn. Hoàn

thành tốt chỉ tiêu tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ hàng năm, theo đúng

luật nghĩa vụ quân sự. Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, bảo đảm

an toàn, dân chủ, đúng luật. Huy động lực lượng dân quân tự vệ và dự bị động

viên thực hiện các nhiệm vụ đột xuất trong phòng chống thiên tai đạt hiệu quả.

An ninh được giữ vững và ổn định. Trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Chủ động đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội. Đã kiềm chế được sự

gia tăng các tệ nạn xã hội.

Các hoạt động phối hợp kiểm tra giữa lực lượng quân đội, công an, dân

quân tự vệ trên địa bàn luôn được duy trì, phối hợp chặt chẽ. Sự phối hợp giữa

các cấp các ngành chức năng đã tạo sự chuyển biến tích cực về ý thức trách

nhiệm của cán bộ nhân dân trong thực hịên phong trào xây dựng và bảo vệ an

ninh tổ quốc

2.4. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ

2.4.1- Giao thông

Hệ thống giao thông được xây dựng, cải tạo, ngày càng đáp ứng tốt hơn

nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của nhân dân trong huyện.

Hệ thống giao thông đối ngoại

47

Page 48: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Đường bộ. Tổng chiều dài các tuyến đường giao thông trên toàn huyện là

192,6km, gồm có:

Quốc lộ:

+ Quốc lộ 2 tổng chiều dài 3,5 km đi qua 2 xã là Đồng Văn (1km) và Tề

Lỗ dài 2,5km.

+ Quốc lộ 2c, đoạn qua Yên Lạc dài 5.9km, được xây dựng theo tiêu

chuẩn đường cấp 4 miền núi, nhiều đoạn mở rộng theo tiêu chuẩn đường

cấp 3 đồng bằng.

Tỉnh lộ: Trên địa bàn huyện có 3 tuyến tỉnh lộ tỏa ra 5 hướng đến một số xã

trong huyện và kết nối với bên ngoài là:

o Tỉnh lộ 303. Tổng chiều dài 16km đi từ thị trấn Hương Canh qua

thị trấn Yên Lạc đến Tề Lỗ. Đoạn qua huyện Yên Lạc dài 8,2 km.

o Tỉnh lộ 304 dài 5,3 km từ thị trấn Yên Lạc đến Tứ Trung

o Tỉnh lộ 305 dài 14,2km từ Đồng Cương đến Lũng Hạ

o Tỉnh lộ 305b, từ Đồng Cương đi Hương Canh, qua Yên Lạc 4km

Những tuyến tỉnh lộ này đều được bê tông và nhựa hóa. Tuy nhiên, mặt cắt

hẹp (nền đường rộng 7,5 mét, mặt đường 5,5 mét), nhiều đoạn hư hỏng xuống

cấp. Lưu lượng xe trung bình khoảng 250-300 xe/ngày đêm. Các cầu, cống

trên những tuyến đường này có trọng tải thấp (chỉ đáp ứng xe trọng tải 8-12

tấn) nên đang là những trở ngại cho việc thu hút đầu tư, phát triển KT-XH của huyện.

o Đường tránh Nam Vĩnh Yên, từ Quất Lưu đi Đồng Văn, đạt tiêu

chuẩn đường cấp 3 đồng bằng

o Đường Yên Lạc-Vĩnh Yên chạy từ Mả Lọ đi Thành phố Vĩnh Yên

Huyện lộ bao gồm các tuyến như trình bày trong bảng 2.14

Biểu 2.14. Các tuyến đường huyện Yên Lạc (Đường từ trung tâm huyện đến trung tâm xã).

TT Tên đường Chiều dài

(km)

Bề rộng mặt

đường(m)

Bề rộng nền

đường (m)

Số lượng cầu, cống

ngầm

48

Page 49: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

1 Huyện- Thị trấn Yên Lạc 1,6 3,5-5,5 5,5-7,52 Huyện – xã Tam Hồng 1,9 3,5-5,5 5,5-7,53 Huyện – xã Bình Định 2,8 3,5-5,5 5,5-7,54 Huyện – Xã Đồng Cương 4,8 5,5 7,55 Huyện– xã Trung Nguyên 3,5 5,5 7,56 Huyện – xã Tề Lỗ 5,2 5,5 7,57 Huyện – xã Đồng văn 8,2 5,5 7,58 Huyện – Xã Nguyệt Đức 5,5 3,5-5,5 5,5-7,59 Huyện – Xã Văn Tiến 5,9 3,5-5,5 5,5-7,5 1 cầu10 Huyện – Xã Trung Kiên 8,6 3,5-5,5 5,5-7,5 1 cầu11 Huyện – xã Trung Hà 10,2 3,5-5,5 5,5-7,5 1 cầu12 Huyện – xã Hồng Phương 6,4 3,5-5,5 5,5-7,5 1 cầu13 Huyện – xã Hồng Châu 8,0 3,5-5,5 5,5-7,5 1 cầu14 Huyện – Xã Yên Phương 5,0 3,5-5,5 5,5-7,5 1 cầu15 Huyện – Xã Liên Châu 8,2 3,5-5,5 5,5-7,5 2 cầu16 Huyện – Xã Đại Tự 7,3 3,5-5,5 5,5-7,5 1 cầu17 Huyện – Xã Yên Đồng 4,2 5,5 7,5 2 cầu

Nguồn: Phòng Công Thương Yên Lạc Đường liên xã, liên thôn. Tổng chiều dài đường liên xã, thôn là 138,9 km.

Tất cả các xã đều có đường ô tô đến trung tâm xã. Hầu hết đường liên xã,

liên thôn và đường ngõ xãm đã được bê tông hóa hoặc lát gạch.

Đường đê. Có hai tuyến đê sông Hồng, một tuyến Trung ương quản lý, dài

11 km và một tuyến đê bối cấp huyện dài gần 10 km. Tuyến đê trung ương

đã được đầu tư bê tông hóa mặt đê, kết hợp sử dụng giao thông và hiện là

những tuyến giao thông đường bộ chính của 6 xã phía Nam huyện.

Hệ thống đường giao thông trong huyện đã được nâng cấp cải tạo. 95%

các tuyến đường đổ bê tông hoặc nhựa theo tiêu chuẩn của nhà nước. Giai đoạn

2006-2010 đã đầu tư cải tạo, nâng cấp được 40,7 km gồm một số tuyến chính:

Đường Cầu Trắng đi Gảnh Đá dài 4,6km. Đường đôi giai đoạn I dài 1,8km, mặt

cắt đường 30m. Đường đê trung ương đi đê bối xã Đại Tự 2km, mặt đường 6m,

nền đường 9m. Ngoài ra, huyện cũng đã cải tạo hệ thống đường giao thông

nông thôn của các xã, thị trấn.

Đường thủy

49

Page 50: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

18 km sông Hồng chảy qua địa phận huyện được sử dụng làm tuyến giao

thông thủy, đóng vai trò quan trọng trong việc giao lưu giữa Yên Lạc với bên

ngoài. Các sản phẩm hàng hóa có trọng tải và khối lượng lớn như vật liệu xây

dựng (xi măng, sắt, sỏi, đá) gỗ, than thường được vận chuyển theo đường thuỷ

Có 2 bến cảng trên Sông Hồng chủ yếu dùng để tiếp nhận hàng hóa là

bến Trung Hà (chủ yếu vận chuyển gỗ) và bến Hồng Châu (chủ yếu dùng cho

vật liệu xây dựng cát, sỏi).

2.4.2. Hệ thống cấp điệnĐến nay tất cả 17 xã và thị trấn đều có điện và 100% số hộ được dùng

điện. Huyện được cấp điện từ lưới điện quốc gia. Hệ thống cấp điện bao gồm 1

trạm trung gian và 93 trạm biến áp khu vực với tổng công suất 31.560 KVA,

trong đó loại trạm biến áp 35 KVA có 14 máy với tổng công suất 12.960 KVA

loại Trạm biến áp 10 KVA có 74 máy với tổng công suất 18.600 KVA. Đường

dây 35 KV chiều dài 16,87 Km. Đường dây 10 KV chiều dài 43,1 km. Tổng

chiều dài đường dây hạ thế là 227 km. Trên cơ sở quy hoạch lưới điện nông

thôn trên địa bàn đã được phê duyệt, đã đầu tư chuẩn hoá lưới điện thông qua

chương trình điện REII, nâng cấp cải tạo, thay thế từ dây trần bằng nhôm sang

bằng dây dẫn bọc cáp vặn xoắn.

Phần trung áp do Điện lực Vĩnh Phúc làm chủ đầu tư. Thi công tuyến

đường 35KV từ Tam Hồng đi Tề Lỗ. Triển khai tiếp dự án RD, cải tạo nâng

cấp, xây dựng mới đường dây và trạm biến áp

Hiện đang thực hiện các dự án: (1) Dự án RD: Chống quá tải cho khu

vực xã Hồng Phương, cấy 01 TBA mới 250 KVA trạm Phương Nha 3. Chống

quá tải cho khu vực xã Yên Phương, cấy TBA mới 320 KVA trạm Yên Thư 2.

Chống quá tải cho khu vực xã Đại Tự, cấy 02 TBA mới 320 KVA trạm Tam Kỳ

2 và Đại Tự 2. Chống quá tải cho khu vực xã Tam Hồng, cấy 02 TBA mới 01

trạm 320 KVA và 02 trạm 250 KVA. Chống quá tải cho khu vực xã Yên Đồng,

01 TBA 320 KVA. Chống quá tải cho khu vực xã Tề Lỗ, 01 TBA 250 KVA. (2)

50

Page 51: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Dự án RI: Cải tạo lưới điện nông thôn, xã Tam Hồng, Yên Đồng, Nguyệt Đức,

Tề Lỗ, Hồng Châu, Liên Châu. Cấy thêm trạm: Xã Tam Hồng, 02 trạm biến áp,

250 KVA. Xã Yên Đồng, 01 trạm biến áp, 320 KVA. Xã Nguyệt Đức, 02 trạm

biến áp, 250 KVA. Xã Tề Lỗ, 01 trạm biến áp , 320 KVA. Xã Liên Châu, 02

trạm biến áp, 250 KVA. Xã Hồng Châu, 02 trạm biến áp, 320 KVA.

+Cải tạo đường dây 373 E 43, nâng cấp, thay thế thiệt bị cột, xà...dây dẫn

từ loại dây AC 95 lên dây AC 120 mm2.

+ Cải tạo đường dây 975 E43, nâng cấp, thay thế thiết bị cột, xà, dây dẫn,

máy biến áp, nâng cấp điện từ 10 KV lên 22 KV.

Hệ thống trạm và đường dây về cơ bản đáp ứng được nhu cầu phụ tải điện

hiện tại. Với nhu cầu ngày càng cao về phát triển KT-XH cũng như nâng cao

mức sống dân cư, tổng phụ tải sẽ tăng, nên hệ thống trạm biến thế và đường dây

hiện tại sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu về tiêu thụ điện năng trên địa bàn

huyện. Mạng lưới đường dây ở nhiều thôn còn thô sơ, kém an toàn, tổn thất cao

nên cần được nâng cấp gấp.

2.4.3. Thủy lợi

Nằm bên sông Hồng nên nguồn nước tưới trên địa bàn huyện khá phong

phú và ổn định. Hệ thống thủy lợi của huyện gồm mạng lưới kênh mương cùng

với hệ thống trạm bơm tưới, tiêu về cơ bản đáp ứng yêu cầu thâm canh 2 vụ

lúa, 1 vụ đông và nuôi trồng thủy sản.

Nguồn nước tưới chính được cung cấp từ hệ thống kênh tưới Liễn Sơn và

2 trạm bơm Bạch Hạc (Công suất 8.000 m3/giờ) và Trạm Đại Định (công suất

8.000 m3/giờ).

Đến năm 2009 trên địa bàn huyện có 54 trạm bơm do Công ty khai thác

thủy nông huyện và các HTX quản lý với công suất mỗi trạm từ 800-

1.000m3/giờ. Toàn bộ chiều dài kênh dưới cấp 3 là 297 km, trong đó khoảng

100 km đã được kiên cố hóa.

Nhìn chung, hệ thống các trạm bơm và kênh mương hiện nay có khả năng

phục vụ tưới cho toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của huyện. Tuy vậy, nhiều

51

Page 52: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

trạm bơm và hệ thống công trình cầu cống đã xây dựng từ lâu, đáy kênh bị bồi

lấp, các thông số kỹ thuật không còn phù hợp, máy móc đã xuống cấp, khoảng

200 km (trên 70%) kênh tưới chưa được cứng hóa, nên khả năng đảm bảo nước

tưới cho sản xuất còn bị hạn chế, tỷ lệ thất thoát cao.

2.4.4- Cấp nước sinh hoạt

Khu vực thị trấn có trạm cấp nước sạch tập trung, công suất

3.000m3/ngày đêm. Trạm cấp nước sạch tập trung cung cấp nước sạch cho khu

trung tâm huyện và vùng lân cận. Các xã chưa có trạm cấp nước sạch tập

trung.

Đã nghiên cứu lựa chọn địa điểm xây dựng các công trình cấp nước sạch

sinh hoạt tập trung tại các xã Trung Kiên, Trung Hà, Đại Tự, Hồng Phương

theo đề án về nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn của sở NN& PTNT .

Đến năm 2009 tỷ lệ hộ được dùng nước sạch hợp vệ sinh là 95%

2.4.5- Hệ thống thông tin liên lạc

Trên địa bàn huyện có bưu cục trung tâm tại thị trấn huyện lỵ và tất cả 16

xã đều có điểm bưu điện văn hóa xã (100%).

Số máy điện thoại tăng nhanh, mật độ bình quân 51 máy/100dân (năm

2004, bình quân 5,6 máy/100 dân, năm 2000 chỉ có 1,33 máy/100 dân).100%

các xã, thị trấn có bưu điện văn hóa

Tổng giá trị dịch vụ bưu chính viễn thông đạt 28.5 tỷ đồng tăng gấp 2 lần

so với năm 2005.

Đánh giá chung về kết cấu hạ tầng

Kết cấu hạ tầng kinh tế huyện Yên Lạc đã được đầu tư nâng cấp nhiều

những năm gần đây, đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất, đời sống nhân dân. Giao

thông đô thị được mở rộng và cải thiện. Các công trình công cộng, phúc lợi xã

hội được nhà nước quan tâm đầu tư.

52

Page 53: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng kinh tế trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều bất

cập, không đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Kết cấu hạ tầng để bảo vệ

môi trường như hệ thống cống thoát nước thải, hệ thống xử lý nước thải, thu

gom, xử lý rác thải trong dân cư, cụm công nghiệp, khu chăn nuôi tập trung…

chưa được chú ý đầu tư đúng mức.

2.5.TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI

CÁC ĐIỂM DÂN CƯ.

Trên lãnh thổ huyện đã và đang hình thành các không gian KT-XH như sau:

Về sản xuất nông nghiệp

Trên địa bàn huyện bước đầu hình thành 3 tiểu vùng sản xuất nông nghiệp

với các hướng chuyên môn hóa khác nhau:

Tiểu vùng phía Bắc: Gồm 4 xã phía Bắc là Đồng Văn, Đồng Cương, Tề Lỗ

và Trung Nguyên. Hướng sản xuất chính là trồng lúa, cây công nghiệp (lạc,

đậu tương), và chăn nuôi lợn, bò, gia cầm, thủy sản.

Tiểu vùng trung tâm (vùng giữa): Gồm 7 xã vùng giữa xung quanh thị trấn

Yên Lạc. Hướng sản xuất chính là thâm canh trồng lúa, các loại cây công

nghiệp, (đậu tương, lạc), rau, nuôi lợn, gia cầm và thủy sản.

Tiểu vùng phía Nam: Gồm 6 xã phía Nam vùng ven Sông Hồng. Hướng sản

xuất chính là trồng rau, trồng dâu, và chăn nuôi lợn, gia cầm, bò.

Về các cụm công nghiệp và làng nghề

Trên địa bàn huyện đang từng bước hình thành một số cụm công nghiệp, làng

nghề sau:

Cụm công nghiệp xã: Cụm Tề Lỗ (tái chế sắt, cơ khí…), cụm Đồng Văn (tái

chế sắt thép phế liệu, sản xuất vật liệu xây dựng…).

Các làng nghề: Cùng với các làng nghề truyền thống, đã và đang hình thành

và phát triển các nghề mới như trạm khảm (Lũng Hạ, Yên Phương), tái chế

sợi và chăn bông (Yên Đồng).

Về phát triển đô thị

53

Page 54: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Hiện tại thị trấn Yên Lạc có khoảng 13.000 dân. Với sự phát triển mạnh

của công nghiệp và các ngành thương mại dịch vụ, thị trấn Yên Lạc là đô thị

đang phát triển và tương lai, trở thành một đô thị lớn trong vùng. Trên cơ sở

xây dựng các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, đã từng

bước hình thành các đô thị (thị tứ) như Tề Lỗ, Tam Hồng, Nguyệt Đức và Liên

Châu…và tại trung tâm nhiều xã của huyện. Thực tế, ở nhiều xã, trình độ phát

triển đô thị đã đạt được nhiều tiêu chuẩn của đô thị (thị tứ). Đây là những điều

kiện thuận lợi để các đơn vị này tiếp tục phát triển thành các đô thị hiện đại trong

thời kỳ qui hoạch.

Nhìn chung, trình độ đô thị hóa của huyện Yên Lạc còn thấp, tỷ lệ dân số

thành thị chưa cao. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện đang tích tụ những yếu tố cơ

bản hình thành điểm dân cư đô thị phát triển trong tương lai gần.

2.6. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ

XÃ HỘI CỦA HUYỆN YÊN LẠC GIAI ĐOẠN 2006-2010

Trên cơ sở phân tích chi tiết các hoạt động KT-XH huyện Yên Lạc trong

giai đoạn vừa qua, có thể rút ra những kết lụân sau:

1. Yên Lạc với lợi thế là huyện liền kề các trung tâm phát triển năng động

của tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội, là huyện trọng điểm lương thực

của tỉnh, trong giai đoạn 2005-2010 đã hình thành và phát triển khá rõ nét

cơ cấu kinh tế: công nghịêp-nông nghịêp-dịch vụ.

2. Trong giai đoạn 2006-2010, Yên Lạc đạt được nhiều thành tựu phát triển

KT-XH khả quan, đã tạo thế và lực mới cho huyện tiếp tục đi lên trong

thời kỳ qui hoạch 2011-2015 và 2020. Trình độ dân trí chung và kinh

nghiệm thâm canh nhiều loại cây trông vật nuôi khá cao, y tế phát triển

mạnh... là những thành tựu cần được tiếp tục phát huy. Tốc độ tăng

trưởng kinh tế thuộc loại khá, thu nhập bình quân đầu người thuộc nhóm

trung bình của tỉnh Vĩnh Phúc. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của

ngành CN&XD lớn hơn các ngành nông nghiệp và dịch vụ. Điều này cho

54

Page 55: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

thấy vai trò quan trọng và mức độ ưu tiên của ngành CN&XD trong chiến

lược phát triển KT-XH và đô thị hoá thời gian qua trên địa bàn huyện.

Tốc độ tăng trưởng các ngành thương mại dịch vụ chậm hơn và tỷ trọng

còn khiêm tốn trong tổng giá trị sản xuất của huyện cho thấy, Yên Lạc

chưa tìm ra được những khâu đột phá mạnh để phát triển lĩnh vực tiềm

năng này. Xu hướng giảm dần tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành nông

lâm thuỷ sản phản ánh xu hướng phát triển tất yếu của tiến trình CNH

HĐH nông nghiệp và nông thôn.

3. Nông- lâm- thuỷ sản đã phát triển với tốc độ tăng trưởng khá, đảm bảo

được nhu cầu lương thực cho nhân dân và xuất khẩu. Diện tích gieo

trồng, năng suất cây trồng chủ yếu hàng năm đều tăng, hệ số sử dụng đất

rất cao, đàn gia súc gia cầm phát triển ổn định, thuỷ sản có tốc độ tăng

trưởng cao là những thành tựu quan trọng trong giai đoạn 2006-2010.

Tuy nhiên, được xác định là vùng trọng điểm lương thực của tỉnh nhưng

sản xuất nông-lâm- thuỷ sản trên địa bàn huyện chưa phải là nền nông

nghiệp hàng hoá sản xuất lớn. Cơ cấu cây trồng vật nuôi đã có nhiều thay

đổi nhưng chưa phát triển mạnh vùng chuyên canh cây trồng và vật nuôi

có giá trị kinh tế lớn, thu hút được lực lượng lao động đông đảo ở nông

thôn và thị trường tiềm năng

4. Công nghiệp và xây dựng trên địa bàn huyện phát triển mạnh, chiếm tỷ

trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng cao nhất. Tuy

nhiên, CN&TCN chủ yếu là gia công, qui mô phân tán, công nghệ lạc

hậu, chưa có ngành kinh tế mũi nhọn, sản phẩm mũi nhọn. Trên địa bàn

Yên Lạc đã hình thành các cụm công nghiệp tập trung nhưng chưa đồng

bộ, cơ sở hạ tầng yếu lại thiếu vốn và những chủ trương cụ thể để thu hút

đầu tư từ bên ngoài

5. Thương mại, dịch vụ bước đầu đã phát triển ở những lĩnh vực dịch vụ

trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân nhưng nhiều

lĩnh vực dịch vụ quan trọng chưa phát triển tương xứng tiềm năng, những

55

Page 56: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

loại hình dịch vụ chất lượng cao vẫn chưa có chiến lược và giải pháp đầu

tư phát triển lâu dài để phát huy lợi thế của huyện

6. Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật và hạ tầng xã hội trên địa bàn

huyện đã và đang được quan tâm đầu tư, nhưng phát triển chưa đồng bộ

và chưa đồng đều giữa các khu vực. Giao thông, hệ thống điện, nước,

công tác vệ sinh môi trường, vấn đề thu gom xử lý chất thải sản xuất và

sinh hoạt...cần được đầu tư đồng bộ hơn.

7. Lĩnh vực văn hoá xã hội có nhiều chuyển biến. Nhiều vấn đề xã hội được

quan tâm chăm lo, nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản về học tập, khám chữa

bệnh, xây dựng đời sống văn hoá mới, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Tuy nhiên, cơ sở vật chất phục vụ văn hoá, vui chơi giải trí chưa đáp ứng

được nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân. Các trường học vẫn còn thiếu

trang thiết bị phục vụ dạy và học tập. Các trạm y tế xã thiếu trang thiết bị

hiện đại, dụng cụ khám và chữa bệnh.

2.7. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TIỀM NĂNG LỢI THẾ, CƠ HỘI VÀ

THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI HUYỆN

YÊN LẠC

2.7.1. Đánh giá chung về tiềm năng, lợi thế và cơ hội mới

Với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, việc xây dựng và phát triển

nhanh, toàn diện huyện Yên Lạc có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với Vĩnh

Phúc mà còn đối với toàn vùng. Sự phát triển của Yên Lạc có những thuận lợi

cơ bản sau đây:

Thứ nhất, vị trí địa lý của Yên Lạc vừa tạo nên lợi thế vừa tạo ra thách

thức. Yên Lạc là huyện liền kề thành phố Vĩnh Yên, gần Hà Nội và các thị xã,

khu công nghiệp lớn được xác định là động lực phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc.

Trong bối cảnh đó, Yên Lạc có lợi thế là nơi cung cấp hàng hoá nông sản gồm

rau sạch, hoa tươi các loại, thực phẩm chất lượng cao cho các thị trường rộng

lớn này. Yên Lạc cũng là địa bàn cung cấp lao động các loại, đặc biệt lao động

được đào tạo tốt cho các KCN

56

Page 57: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Thứ hai, địa hình Yên Lạc vừa tạo nên thuận lợi vừa tạo ra thách thức

cho phát triển. Một bộ phận diện tích tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ,

nguồn nước phong phú cộng thêm kinh nghiệm thâm canh cây trồng vật nuôi ở

trình độ cao, Yên Lạc có lợi thế phát triển các hàng hoá nông sản chất lượng

cao phục vụ nhu cầu của các đô thị và KCN lớn trong vùng. Yên Lạc tập trung

sản xuất và thâm canh các loại rau sạch, ngắn ngày, sản xuất các giống lúa chất

lượng cao, xây dựng vùng trồng hoa chuyên canh, sản xuất thực phẩm an toàn

như thịt lợn siêu nạc, gà siêu thịt, sản phẩm thủy sản…cung cấp cho các khu đô

thị. Tuy nhiên, một bộ phận diện tích Yên Lạc cũng thường xuyên bị úng lụt.

Đây cũng là một thách thức không nhỏ trong quá trình phát triển

Thứ ba, Yên Lạc có nguồn nhân lực dồi dào, lao động có trình độ, nhân

dân có kinh nghiệm tham canh cao trong trồng lúa, các loại cây công nghiệp

(lạc, đậu tương), rau và chăn nuôi. Đây vừa là lợi thế vừa là thách thức đối với

huyện. Với nguồn lao động này, huyện có khả năng phát triển những ngành sản

xuất mới đòi hỏi hàm lượng khoa học công nghệ cao, tiếp tục đầu tư thâm canh

các loại cây trồng vật nuôi mà thị trường có nhu cầu.

Thứ tư, mặc dù diện tích đất đai của huyện không rộng nhưng đây là

nguồn tài nguyên quan trọng để mở rộng các hoạt động kinh tế lựa chọn, có giá

trị cao, xây dựng các công trình văn hoá, giáo dục, y tế... đáp ứng yêu cầu phát

triển tương lai, phục vụ nhu cầu nhân dân trong huyện và tỉnh. Trong những

điều kiện nhất định, nguồn tài nguyên này cũng có thể sử dụng như nguồn lực

tạo vốn theo phương thức đấu giá quyền sử dụng đất.

Với các xã liền kề thành phố Vĩnh Yên, đây là địa bàn quan trọng để phát

triển các loại hình du lịch sinh thái, kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch, thu

hút lượng khách du lịch từ các đô thị và KCN lân cận

Thứ năm, tài nguyên du lịch văn hoá, lịch sử và nhân văn khá phong phú.

Tiềm năng du lịch văn hóa-lịch sử- sinh thái, nếu được đầu tư đúng mức có thể

phát triển mạnh, tạo cơ hội chuyển đổi cơ cấu kinh tế và nâng cao mức sống cho

người dân.

57

Page 58: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Thứ sáu, những thành tựu và kinh nghiệm trong 20 năm đổi mới của

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Yên Lạc là những bài học quí giá, tạo

tiền đề để huyện tiếp tục tiến trình đổi mới toàn diện, sâu rộng hơn nữa trong

các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH

mà Đại hội lần thứ XX của Đảng bộ đề ra, phấn đấu trở thành huyện có cơ cấu

kinh tế công nghiệp- dịch vụ-nông nghiệp phát triển trong thời kỳ 2011-2020

2.7.2. Nhận định về các khó khăn, thách thức

Bên cạnh những tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế xã hội, Yên Lạc

cũng có những khó khăn và thách thức sau đây:

Thứ nhất, quy mô dân số lớn và mật độ dân số cao trong khi diện tích đất

nông nghiệp trên đầu người thấp, hệ số sử dụng đất đã cao đến mức giới hạn

cho phép là những thách thức không nhỏ đối với huyện trong kỳ qui hoạch.

Áp lực tạo việc làm và các vấn đề xã hội khác là những thách thức không

nhỏ. Mật độ dân số cao, phần lớn tập trung ở nông thôn và nông nghiệp, đa

phần chưa được đào tạo chuyên môn. Nhiều vấn đề KT-XH trên địa bàn, không

thể giải quyết trong một thời gian ngắn. Diện tích đất đai sản xuất bị thu hẹp do

đô thị hoá, phát triển giao thông và các cụm công nghiệp, mật độ dân số cao,

nên sức ép về vấn đề lao động và việc làm tăng. Ngoài ra, một số vấn đề không

kém bức xúc khác như xử lý ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội…đang nảy

sinh. Đây là điểm hết sức chú ý xử lý khi quy hoạch.

Thứ hai, Quy mô kinh tế nhỏ, trình độ phát triển thấp, cơ cấu kinh tế chuyển

dịch chậm. Sản xuất công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp nhỏ bé về quy mô và lạc

hậu về trình độ công nghệ và tổ chức sản xuất. Trên địa bàn huyện chưa có cơ

sở sản xuất công nghiệp quy mô lớn nên chưa thể trở thành hạt nhân và động

lực phát triển chính của huyện. Nông nghiệp thâm canh cao nhưng nông nghiệp

hàng hoá với chất lượng và giá trị cao chưa phát triển mạnh, và bền vững. Các

ngành công nghiệp, dịch vụ có giá trị gia tăng lớn, là khâu then chốt tạo bước

58

Page 59: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

đột phá cho quá trình phát triển tương lai, phát huy lợi thế của địa phương còn

chậm được phát triển.

Thứ ba, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách có hạn, trong khi tiềm năng của

các thành phần kinh tế chưa được phát huy đầy đủ, lại cạnh tranh gay gắt với

các huyện xung quanh về thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. Yêu cầu phát triển

với tốc độ cao tất cả các lĩnh vực từ cơ sở hạ tầng đến sản xuất kinh doanh, từ

giáo dục đào tạo đến văn hoá, y tế, xã hội, từ việc đầu tư nâng cao chất lượng

nguồn nhân lực đến hoạt động xoá đói giảm nghèo, giải quyết vịệc làm trong

tiến trình đô thị hoá, từ đầu tư phát triển kinh tế đến an ninh quốc phòng.Tất cả

đang đặt ra cho huyện những thách thức mới

Thứ tư, Mặc dù được đầu tư tương đối lớn trong những năm gần đây,

nhưng nhìn tổng thể, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của huyện phát triển chưa

đồng bộ, cần được đầu tư xây dựng và cải tạo lớn, trong khi công tác quy

hoạch và quản lý quy hoạch nói chung còn nhiều bất cập.

Hệ thống giao thông đối ngoại còn hạn chế, bất cập so với yêu cầu phát

triển.

Hệ thống cung cấp nước sạch, ô nhiễm môi trường, hệ thống giao thông

nông thôn, điện trong các ngõ xãm là những vấn đề cần được quan tâm giải

quyết theo yêu cầu phát triển bền vững

PHẦN THỨ BAQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI

HUYỆN YÊN LẠC GIAI ĐOẠN 2011- 2020

3.1. DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH HÌNH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYÊN YÊN LẠC

3.1.1. Dự báo xu hướng phục hồi kinh tế thế giới và xu thế toàn cầu hoá,

hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực

59

Page 60: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Kinh tế thế giới đã thoát ra khỏi đáy của khủng hoảng. Xu hướng phục hồi

và phát triển với tốc độ nhanh trong 5 năm tới. Phát triển KT-XH nước ta nói

chung, Yên Lạc nói riêng, chịu sự tác động của xu thế toàn cầu hoá, hội nhập

kinh tế quốc tế và khu vực.

Yên Lạc cần nắm bắt các cơ hội để phát triển KT-XH với tốc độ nhanh, bền

vững. Đối với các mặt hàng nông sản, triển vọng xuất khẩu khá cao do nhu cầu

tăng nhanh trên thế giới. Nhiều sản phẩm nông sản Yên Lạc có thế mạnh sản

xuất như rau cao cấp (đặc biệt là các loại rau, quả vụ đông) lạc, thịt lợn, thịt gà

đông lạnh. Tuy nhiên, yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm xuất khẩu rất cao, thời

gian giao hàng đúng hẹn và giá cả xuất khẩu của các mặt hàng này trên thị

trường thường không ổn định là những thách thức khi xuất khẩu nông sản. Do

vậy, để xâm nhập thị trường các nước, cần áp dụng các kỹ thuật canh tác an

toàn, cải tiến giống cây trồng vật nuôi, sử dụng công nghệ mới trong chế biến,

mẫu mã, bao bì phong phú đẹp, hấp dẫn.

3.1.2. Dự báo tiến bộ khoa học công nghệ

Dự báo, trong khoảng 10 năm nữa, sự phát triển của khoa học kỹ thuật vô

cùng mạnh mẽ và diễn ra trên tất cả các lĩnh vực. Nhiều thành tựu mới trong

các lĩnh vực điện tử, tin học, sinh học là nguồn lực quan trọng để phát triển.

Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp nước ta nói chung và Yên Lạc nói riêng đổi

mới công nghệ, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất,

đời sống. Do vậy, trong công tác quy hoạch, các định hướng phát triển chung và

từng ngành cần phải tính đến sự tác động của khoa học và công nghệ đến sự

phát triển mọi mặt KT-XH. Mặt khác, để phát huy hiệu quả những tiến bộ

KHKT áp dụng vào KT-XH, cần phải qui hoạch công tác đào tạo, phát triển

nguồn nhân lực có chất lượng cao một cách phù hợp

3.1.3. Dự báo thay đổi thị trường

Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện cao và liên tục, thu nhập

của dân cư tăng lên là những yếu tố quan trọng tạo cho huyện trở thành một thị

trường tiêu thụ lớn.

60

Page 61: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Yên Lạc là địa bàn tiếp giáp thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và các

huyện đang quá trình đô thị hoá mạnh của Vĩnh Phúc. Trong sự phát triển

chung của tỉnh, của vùng đồng bằng sông Hồng, quy hoạch phát triển KT-XH

của huyện cần tính đến thị trường tiêu thụ tiềm năng trong vùng về hàng nông

sản, sử dụng lao động và các dịch vụ

3.1.4. Dự báo dân số và lao động

Dự báo dân số trong thời kỳ quy hoạch luôn tăng lên, cả tăng cơ học và

tăng tự nhiên, như thể hiện trong bảng 3.1. Quá trình đô thị hóa nhanh do tác

động của việc hình thành các khu đô thị thuộc Vĩnh Yên và do sự phát triển

mạnh các khu công nghiệp, đô thị trên địa bàn huyện là nhân tố quan trọng làm

tăng dân số về mặt cơ học và làm thay đổi cơ cấu dân số thành thị- nông thôn,

lao động được đào tạo. Đây là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến định

hướng phát triển KT-XH thời kỳ quy hoạch

Bảng 3.1. Dự báo dân số và lao động giai đoạn 2015-2020Nội dung Đơn vị tính Dự báo dân số

2010 2015 2020Dân số bình quân 1000 người 148.5 153 160.1Lao động trong độ tuổi 1000 người 78.2 81.9 85.5

Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 42.5 62,0 75,0

3.2. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

3.2.1. Quan điểm phát triển

Quan điểm thứ nhất. Quy hoạch phát triển KT-XH huyện phải phù hợp

với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh Vĩnh Phúc, của vùng

kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, qui hoạch vùng đồng bằng Sông Hồng và những đặc điểm riêng của huyện

Xét về cấp độ quản lý, huyện là một cấp quản lý trong hệ thống các cấp

quản lý KT-XH từ trung ương đến địa phương. Theo quan điểm hệ thống, KT-

61

Page 62: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

XH huyện là bộ phận cấu thành của tỉnh. Do đó, sự phát triển KT-XH huyện

Yên Lạc phải được đặt trong mối quan hệ tương tác, hỗ trợ, liên kết với sự phát

triển KT-XH của tỉnh Vĩnh Phúc và các thị xã, huyện khác

Xét theo ngành, mỗi ngành kinh tế kỹ thuật đều bao gồm nhiều loại hình

doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau nhưng đều chịu sự quản lý

về chuyên môn nghiệp vụ bởi một bộ, ngành.

Từ những lý do trên, phát triển KT-XH huyện phải phù hợp với quy

hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh, gắn liền với với quá trình CNH-

HĐH. Như vậy, khi xây dựng qui hoạch phát triển KT-XH của huyện cần thực

hiện tốt một số nội dung sau đây:

Đặt sự phát triển KT-XH của huyện trong sự phát triển chung của tỉnh Vĩnh

Phúc, đảm bảo sự phù hợp giữa mục tiêu, phương hướng phát triển của

huyện với mục tiêu, phương hướng phát triển của tỉnh, kết hợp hài hoà lợi

ích của huyện (bộ phận) với lợi ích của tỉnh (lợi ích chung, tổng thể.

Chú ý xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ ở cả 3

cấp quản lý. Bố trí doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn

huyện cần xem xét kỹ và thống nhất với định hướng phát triển của ngành,

nhằm phát huy tối đa lợi thế về địa điểm của huyện, vừa đáp ứng yêu cầu

thống nhất quản lý ngành với lãnh thổ.

Phát triển KT-XH của huyện phải tính đến các mối quan hệ liên vùng, quan

hệ nội vùng, nghĩa là các mối quan hệ giữa các thị xã, huyện lân cận.

Quan điểm thứ hai. Quy hoạch phát triển KT-XH huyện Yên Lạc phải

phục vụ mục tiêu phát triển nhanh, toàn diện, hiệu quả và bền vững

Phát triển KT-XH Yên Lạc trên cơ sở lựa chọn ngành mũi nhọn để ưu

tiên phát triển, tập trung nguồn lực để đầu tư nhằm phát huy lợi thế và tiềm năng là rất

cần thiết.

Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp lựa chọn, phát triển nông nghiệp

hiện đại, thâm canh, theo hướng sản xuất hàng hoá và đảm bảo an ninh lương

62

Page 63: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

thực. Phát triển loại hình du lịch lịch sử kết hợp du lịch sinh thái và vườn sinh

thái của huyện tạo nên một tour du lịch hấp dẫn du khách.

Phát triển hệ thống trường lớp, cơ sở đào tạo, đảm bảo chất lượng cao,

cung cấp lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao cho nhu cầu phát triển

của huyện, tỉnh.

Quan điểm thứ ba. Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH tạo

tiền đề vững chắc cho phát triển.

Phát triển một cách đồng bộ và đi trước một bước hệ thống kết cấu hạ

tầng kỹ thuật theo hướng văn minh hiện đại vừa là yêu cầu của phát triển, vừa là

quan điểm của qui hoạch. Sự phát triển bền vững của nông nghiệp, CN&TCN

và hệ thống thương mại dịch vụ, mức độ hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài

huyện phụ thuộc rất nhiều vào mức độ hoàn chỉnh, tính đồng bộ của hạ tầng kỹ

thuật. Là huyện nông nghiệp, mặc dù hệ thống hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư

nhiều nhưng hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống vẫn còn thiếu,

không đồng bộ, có ảnh hưởng lớn đến việc phát huy nội lực và đẩy nhanh phát

triển KT-XH trên địa bàn huyện.

Do đó, trong định hướng quy hoạch và lựa chọn ưu tiên bước đi đầu tư

trong tương lai, công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn cần được ưu tiên

hàng đầu, đảm bảo tính bền vững, đồng bộ, hiệu quả và theo hướng văn minh

hiện đại ngay từ đầu.

Quan điểm này phải được quán triệt trong qui hoạch tất cả các lĩnh vực từ

cơ sở hạ tầng: đường sá giao thông, hệ thống lưới điện, vệ sinh môi trường, đến

hệ thống các trung tâm hành chính, thương mại, tài chính, trung tâm văn hoá thể

thao, y tế, giáo dục đào tạo, các trung tâm vui chơi giải trí ...

Phát triển cơ sở hạ tầng KT-XH nông thôn cần chú trọng xây dựng hoàn

chỉnh hệ thống tiêu, củng cố đê điều, xây dựng giao thông nông thôn, giao

thông nội đồng để đảm bảo sản xuất nông nghiệp hàng hóa ổn định bền vững

Quan điểm thứ tư. Kết hợp kinh tế với quốc phòng, phát triển kinh tế đi

đôi với việc giữ vững ổn định chính trị xã hội.

63

Page 64: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Yên Lạc là một địa bàn chiến lược, không chỉ về vị trí địa lý, kinh tế, mà

còn về an ninh quốc phòng của tỉnh Vĩnh Phúc và toàn vùng.

Sự kết hợp phát triển KT-XH đi đôi với tăng cường ổn định chính trị,

củng cố quốc phòng và đảm bảo trật tự xã hội được thể hiện trên các lĩnh vực

trong qui hoạch như: Quy hoạch phát triển tổng thể KT-XH của huyện phải

được đặt trong chiến lược quốc phòng và an ninh của tỉnh và quân khu 2; Các

phương án bố trí sản xuất phải tính đến yêu cầu làm tăng cường tiềm lực quốc

phòng, đảm bảo thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân.

Quy hoạch các công trình xây dựng từ cơ sở hạ tầng đến các nhà máy,

KCN....cần được xem xét trong mối quan hệ mật thiết với những vấn đề quốc

phòng và an ninh, làm sao không ảnh hưởng đến thế trận quốc phòng, an ninh

trên địa bàn và khi cần có thể huy động cho quốc phòng và an ninh. Đồng thời

công tác qui hoạch cũng cần phát huy thế mạnh của các cơ sở quốc phòng trên

địa bàn để các cơ sở này có tác động tích cực, hỗ trợ trở lại đối với các hoạt

động kinh tế

Quan điểm thứ năm. Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Yên

Lạc phải trên quan điểm đảm bảo hài hoà giữa hiệu quả kinh tế với hiệu

quả xã hội và môi trường sinh thái

Yên Lạc không chỉ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời

sống vật chất cho mọi tầng lớp nhân dân mà còn phải nâng cao hiệu quả xã hội,

đảm bảo sự phát triển bền vững. Không thể tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá,

không chú ý đến những vấn đề xã hội, môi trường.

Do đó, trong quy hoạch, cần phải chú ý đến phương hướng phát triển,

phương án tăng trưởng và bố trí sản xuất kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh

tế với những vấn đề xã hội, giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội và môi trường.

Để quán triệt quan điểm trên cần xử lý một số vấn đề sau:

64

Page 65: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Các phương án quy hoạch phải đảm bảo kết hợp các mục tiêu phát triển kinh

tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH HĐH và đô thị hoá với bảo

vệ môi trường sinh thái trong sự phát triển bền vững.

Các phương án quy hoạch xây dựng nông thôn mới cần kết hợp phát triển

kinh tế, mở rộng giao lưu kinh tế, hàng hoá với việc xây dựng nền văn hoá

đậm đà bản sắc dân tộc.

Quy hoạch tổng thể KT-XH trên địa bàn cần hướng tới việc phát triển bền

vững, xây dựng cơ cấu kinh tế huyện theo hướng phát triển mạnh công

nghiệp, gắn với việc phát triển đô thị, bảo vệ môi trường sinh thái. Lựa chọn

phương án đầu tư mới theo hướng: ngay từ đầu phải tính đến yêu cầu phát

triển bền vững

Quan điểm thứ sáu: Phát triển KT-XH trên địa bàn phải dựa trên cơ sở

phát huy tối đa tiềm năng của mọi cá nhân, thành phần kinh tế trên địa

bàn, đồng thời tăng cường quan hệ và thu hút mọi nguồn lực từ bên ngoài

để phát triển

Tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của Tỉnh, Trung ương để đầu tư cơ sở hạ

tầng, cải thiện đời sống nhân dân. Tìm ra cơ chế chính sách hợp lý để huy động

mọi nguồn lực từ cộng đồng, phá vỡ vòng luẩn quẩn giữa nhu cầu vốn đầu tư

cao với khả năng huy động vốn, đặc biệt vốn ngân sách bị hạn chế. Cần tạo ra

môi trường đầu tư thông thoáng, có cơ chế chính sách hợp lý, nhất quán và ổn

định, đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư tiềm năng trong và ngoài huyện, đầu tư dài

hạn vào những lĩnh vực được khuyến khích, phù hợp. Tăng cường thế mạnh về

tiềm năng lao động để giảm sức ép về nhu cầu vốn đầu tư.

3.2.2. Phương hướng và mục tiêu phát triển

Phương hướng phát triển KT-XH đến năm 2020

Đẩy mạnh CNH HĐH nông nghiệp nông thôn. Đẩy nhanh tốc độ phát

triển kinh tế, nhất là nông nghiệp hàng hóa. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế một

cách hợp lý. Đẩy mạnh các hoạt động sản xuất công nghiệp một cách có chọn

lọc đối với các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, không gây ô nhiễm và

65

Page 66: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

ngành công nghiệp truyền thống của huyện. Phát triển mạnh các ngành thương

mại dịch vụ, đặc biệt các ngành dịch vụ cao cấp trên địa bàn như dịch vụ ngân

hàng, bưu chính viễn thông…Giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, phát triển nông

nghiệp đô thị sinh thái. Phát triển các hoạt động du lịch, đặc biệt loại hình du

lịch sinh thái, du lịch lịch sử và nghỉ dưỡng

Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại và đồng bộ. Cải tạo và

hiện đại hoá hệ thống giao thông nội huyện. Đẩy nhanh quá trình đô thị hoá.

Chỉnh trang, mở rộng và xây dựng mới các công trình giáo dục đào tạo và y tế

nhằm đáp ứng tốt nhu cầu nhân dân. Ưu tiên đầu tư cho các cơ sở giáo dục phổ

thông và dạy nghề chất lượng cao.

Huy động và khai thác tối đa các nguồn lực, trước hết là nội lực. Có

chính sách hợp lý để huy động các nguồn lực trong dân, bao gồm cả vốn đầu tư

và nhân lực. Tranh thủ tối đa mọi nguồn lực đầu tư của Nhà nước, Tỉnh và liên

doanh liên kết quốc tế và trong nước.

Gắn phát triển kinh tế với văn hoá, xã hội, môi trường sinh thái. Giảm tỷ

lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội.

Đảm bảo ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ vững quốc phòng an

ninh và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân. Tăng cường quốc phòng và

an ninh, kiềm chế và từng bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội, xây dựng chính quyền

các cấp trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả hơn.

Mục tiêu tổng quát đến năm 2020

- Phấn đấu đến năm 2020, Yên Lạc cơ bản trở thành huyện công nghiệp-dịch

vụ-nông nghiệp, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững.

- Nâng cao chất lượng giáo dục. Đẩy mạnh đào tạo phát triển nguồn nhân lực,

đào tạo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn nghịêp vụ đáp ứng nhu

cầu địa phương.

- Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật và

hạ tầng xã hội.

66

Page 67: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

- Phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng.

Xây dựng Yên Lạc thành huyện có an ninh quốc phòng vững chắc, chính trị

ổn định, trật tự xã hội đảm bảo.

Các chỉ tiêu phát triển KT-XH của huyện Yên Lạc

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân năm giai đoạn 2011-2015

đạt 16.4%, giai đọan 2016-2020 là 17.21%.

Phấn đấu đến 2015, tỷ trọng ngành CN&XD đạt 59%, nông-lâm-thuỷ sản

chiếm 18% và năm 2020 là 62.1% và 9.75%, tương ứng từng ngành.

Phấn đấu đưa mức giá trị sản xuất/đầu người từ 16.8 triệu vào năm 2015

lên 26.6 triệu đồng vào năm 2020 (giá cố định)

Đến năm 2015, 100% số trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó, 40% số

trường thuộc các cấp học đạt chuẩn mức 2, trên 20% trường chất lượng cao.

Đến năm 2020 có 20 trường chất lượng lượng cao.

Đến năm 2015, duy trì 100% số xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y

tế cơ sở, phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống dưới 10%, tỷ lệ tăng dân

số tự nhiên dưới 1%, phấn đấu 5 bác sĩ/10000 dân, 100% trạm y tế cơ sở có bác sĩ

Giữ vững chỉ tiêu trên 90% gia đình văn hóa, trên 90% làng văn hóa,

100% cơ quan đạt tiêu chuẩn đơn vị văn hóa. Xây dựng 17 làng văn hóa theo

tiêu chí nông thôn mới.

Giảm nghèo một cách bền vững, xuống dưới 3%, tỷ lệ sử dụng thời gian

lao động ở nông thôn đạt 93%, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 62% vào năm 2015

và 75% vào năm 2020

Toàn huyện đạt chuẩn tiêu chí nông thôn mới

3.2.3. Lựa chọn phương án phát triển và xác định cơ cấu kinh tế trên địa

bàn huyện Yên Lạc đến năm 2020 và tầm nhìn 2030

3.2.3.1. Xây dựng và lựa chọn phương án phát triển kinh tế huyện Yên Lạc

giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

67

Page 68: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Căn cứ vào các mục tiêu nêu trên, qui hoạch dự kiến 3 phương án phát

triển, như thể hiện trong bảng 3.2.

Ba phương án tăng trưởng giá trị sản xuất, trong 3 thời kỳ, nhìn chung

đều có tốc độ tăng trưởng giảm dần theo thời gian. Tốc độ tăng trưởng của khu

vực CN&XD thường lớn hơn các khu vực còn lại do đầu tư xây dựng lớn.

Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2011-2030

Đơn vị tính: %

  BQ

2006-2010 2011- 2015 2016-2020 2021-2030

PHƯƠNG ÁN THẤPCông nghiệp-Xây dựng 21.6 19.66 17.32 14.56Nông-Lâm-Thuỷ sản 5.2 3.72 4.20 3.88Thương mại-Dịch vụ 17.2 17.62 19.48 18.10CHUNG 14.2 15.14 15.87 14.87

P.ÁN TRUNG BÌNHCông nghiệp-Xây dựng 21.6 21.09 18.45 15.76Nông-Lâm-Thuỷ sản 5.2 4.43 3.73 2.68Thương mại-Dịch vụ 17.2 19.07 21.92 19.03CHUNG 14.2 16.42 17.21 16.01PHƯƠNG ÁN CAO

Công nghiệp-Xây dựng 21.6 22.03 20.29 17.01Nông-Lâm-Thuỷ sản 5.2 4.43 4.74 4.28Thương mại-Dịch vụ 17.2 20.10 21.03 20.15CHUNG 14.2 17.19 18.31 17.18

Phương án thấp (Phương án I) được xây dựng trên cơ sở giả định suy

thoái kinh tế chậm phục hồi và dựa vào tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn

2006-2010, đặc biệt những năm 2007 và 2008. Với nền tảng kỹ thuật hiện có,

xu hướng đầu tư tăng thêm và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tái diễn như giai

đoạn 2006-2010, nhưng vốn huy động được hạn chế, các tiềm năng phát triển

chưa được phát huy đầy đủ, nhiều khó khăn cả khách quan và chủ quan thì tốc

độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ qui hoạch sẽ diễn ra như phương án thấp. Tốc độ

68

Page 69: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

tăng trưởng giai đoạn 2011-2015, đạt 15.1%/năm và giai đoạn 2016-2020 là

15.8%/năm

Phương án III (phương án cao) có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất

trong cả 3 giai đoạn. Giai đoạn 2011-2015 đạt 17.19%, giai đoạn 2016-2020 đạt

18.3% và giai đoạn 2021-2030 đạt 17.1%/năm. Đây là phương án được giả định

kinh tế trong nước và thế giới phục hồi nhanh, mọi tiềm năng dần được huy

động tốt nhất, môi trường đầu tư thông thoáng, các nguồn lực được phân bổ hợp

lý, đầu tư trọng tâm trọng điểm trong từng thời kỳ, đặc biệt giai đoạn đầu

(2011-2015) để tạo đà phát triển cho các giai đoạn sau.

Phương án trung bình (phương án II) được xây dựng trên cơ sở tốc độ

tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện trong 3 năm gần nhất. Thực tế, nhiều

luận cứ cho thấy, khả năng đạt được phương án này rất khả thi. Thứ nhất, tăng

trưởng kinh tế trên địa bàn huyện phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ tăng trưởng của

khu vực II và III, trong đó, khu vực II lại chiếm tỷ trọng khá lớn. Thứ hai, nếu

tập trung đầu tư mạnh cho CN&XD trong giai đoạn 2011-2015 thì, trước hết,

làm cho giá trị sản xuất của khu vực II tăng (đạt được chỉ tiêu tăng trưởng

tương đối cao như phương án II của qui hoạch đề ra), sau đó, chính kết quả đầu

tư ở giai đoạn này lại phát huy hiệu quả trong giai đoạn sau, do yếu tố độ trễ

thời gian của đầu tư.

Lựa chọn phương án phát triển

Trong thời kỳ quy hoạch, với nhiều biện pháp tích cực, huyện tiếp tục thu

hút được nhiều nguồn ngoại lực và động viên khuyến khích các nguồn nội lực

để phát triển KT-XH. Nhiều yếu tố mới hình thành, tạo thuận lợi cho sự phát

triển của huyện như: một số tuyến giao thông chính đi qua địa bàn, đầu tư cải

tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật được hoàn thành vào những năm cuối của

giai đoạn 2011-2015. Tuy nhiên, trong giai đoạn trước mắt khó khăn vẫn lớn.

Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển chưa đồng bộ, còn thiếu. Các điều

kiện về vốn, công nghệ bị hạn chế. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn

cao còn thiếu. Môi trường đầu tư chưa thật thông thoáng. Do vậy, Yên Lạc chưa

69

Page 70: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

thể tăng tốc, thực hiện hiệu quả phương án III, nhưng cũng không thể chậm trễ

theo phương án I.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực II trong giai đoạn 2011-2015 là

hợp lý, không quá cao như phương án III nên tính khả thi cao. Đến lượt nó, việc

hoàn thành đầu tư xây dựng nhiều công trình KT-XH mới, sẽ tạo điều kiện để

gia tăng tốc độ tăng trưởng của khu vực I và III ở giai đoạn tiếp theo 2016-2020.

Với quyết tâm của toàn Đảng bộ và nhân dân huyện Yên Lạc, với sự ủng

hộ và hỗ trợ tích cực của các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh, tập trung xây dựng

huyện trở thành huyện công nghiệp-dich vụ-nông nghiệp phát triển, y tế, giáo

dục-đào tạo và TDTT phát triển cao, huyện Yên Lạc chọn phương án II làm cơ

sở quy hoạch phát triển KT-XH đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, đồng thời

chuẩn bị mọi điều kiện, sẵn sàng cho bước tăng tốc nhanh hơn khi thời cơ đến.

3.2.3.2. Xác định cơ cấu kinh tế và lựa chọn mũi nhọn phát triển

Trong thời kỳ qui hoạch, cơ cấu kinh tế huyện có sự thay đổi căn bản.

Vào các năm 2015, 2020 và 2030 tỷ trọng của khu vực II tăng và tỷ trọng của

khu vực I giảm vì tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực II lớn hơn tốc độ tăng

trưởng của khu vực III và I. Khu vực II có tỷ trọng lớn nhất và đạt từ 59-61%

giá trị sản xuất trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2011-2030, đồng thời tỷ

trọng khu vực dịch vụ không ngừng tăng, từ 23.1% năm 2015 lên 36.4% năm

2030, như thể hiện trong bảng 3.3.

Bảng 3.3. Cơ cấu giá trị sản xuất huyện Yên Lạc giai đoạn 2015- 2030

  2010 2015 2020 2030Công nghiệp-Xây dựng 47.60 58.92 62.10 60.75Nông-Lâm-Thuỷ sản 35 17.97 9.75 2.88Thương mại-Dịch vụ 17.4 23.11 28.14 36.37CHUNG 100.00 100.00 100.00 100.00

70

Page 71: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Tuy nhiên, mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế và qui mô giá trị sản xuất

của các ngành trên địa bàn huyện có khác nhau, tùy theo phương án dự báo,

song cơ cấu kinh tế qua các phương án đều thể hiện quan điểm: xây dựng kinh

tế trên địa bàn huyện Yên Lạc theo mô hình: công nghiệp-dịch vụ- nông nghiêp.

Phát triển mạnh công nghiệp, lấy tiểu thủ công nghiệp mà trọng tâm là

công nghiệp chế biến làm mũi nhọn phát triển, trên cơ sở phát triển nông

nghiệp ổn định nhằm ổn định xã hội là chiến lược công nghiệp hóa nông nghiệp

nông thôn của Yên Lạc

3.3. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ

3.3.1. Quy hoạch phát triển nông-lâm-thuỷ sản

Yên Lạc là huyện nằm trong vùng trọng điểm sản xuất lương thực của

tỉnh Vĩnh Phúc. Nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của

huyện. Tuy nhiên, quá trình CNH, đô thị hoá những năm qua đã làm giảm diện

tích đất nông nghiệp.

3.3.1.1.Quan điểm phát triển nông-lâm-thuỷ sản giai đoạn 2011-2020 và

định hướng đến 2030

Thực hiện tốt chức năng tỉnh giao về đảm bảo an toàn lương thực, thực

phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chủng loại và chất lượng sản phẩm

Tập trung phát triển nông nghiệp hàng hóa, thâm canh cao, nâng cao giá trị

sản xuất/ha.

Phát triển cơ sở hạ tầng KT-XH ở nông thôn, chú trọng xây dựng hoàn

chỉnh hệ thống tưới tiêu, củng cố đê điều, xây dựng giao thông nông thôn,

giao thông nội đồng

Từng bước xây dựng và phát triển nền nông nghiệp sinh thái công nghệ cao

trên địa bàn huyện. Kết hợp phát triển nông nghiêp với xây dựng nông thôn

mới và các hình thức du lịch sinh thái.

71

Page 72: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Xây dựng các vùng sản xuất tập trung theo hướng chuyên môn hóa. Trên cơ

sở đó, hình thành nhóm sản phẩm hàng hóa chủ lực của huyện là cây lương

thực, thực phẩm sạch, chất lượng cao (lúa, rau...), sản phẩm chăn nuôi và

thủy sản sạch.

3.3.1.2. Xác định tốc độ tăng trưởng và cơ cấu

Quá trình đô thị hóa và CNH, diện tích đất trồng trọt và thủy sản giảm

dần. Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, sản xuất hàng hóa tập trung

và đảm bảo yêu cầu an ninh lương thực. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của

toàn ngành nông-lâm-thủy sản sẽ giảm dần qua các giai đoạn, từ bình quân

5.2%/năm giai đoạn 2006-2010 xuống 2.68%/năm giai đoạn 1021-2030, trong

đó, tốc độ tăng trưởng ngành trồng trọt đều dưới 1% qua các thời kỳ.

Phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của toàn ngành nông-

lâm-thủy sản khoảng 4.4%/năm, trong đó nông nghiệp tăng 4.15%/năm, thủy

sản tăng 6.4%/năm và dịch vụ nông nghiệp tăng 21.7%/năm giai đoạn 2011-

2015, như trình bày trong bảng 3.4.

Bảng 3.4. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất khu vực nông-lâm-thuỷ sản giai đoạn 2011 đến 2030

Đơn vị tính: %Chỉ tiêu

BQ

2006- 20102011-2015 2016-2020 2021-2030

Giá trị sản xuất NN-LN-TS 5.20 4.43 3.73 2.681.Nông nghiệp 3.70 4.15 3.53 2.63 Trong đó + Trồng trọt 4.50 0.80 0.70 0.50 + Chăn nuôi 1.10 6.10 4.00 2.00 + Dịch vụ nông nghiệp 22.40 21.7 13.00 8.002.Lâm nghiệp   2.00 1.00 1.003.Thủy sản 23.10 6.40 5.00 3.00

72

Page 73: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Với tốc độ tăng trưởng trên, cơ cấu nội bộ ngành nông-lâm-thủy sản sẽ

chuyển dịch theo hướng: tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 87.5% năm 2010 xuống

85.1% năm 2030, trong đó, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm mạnh từ 60% năm

2010 xuống 36% vào năm 2030, tỷ trọng của các ngành dịch vụ nông nghiệp

tăng từ 4.7% năm 2010 lên 26.9% năm 2030 và tỷ trọng ngành thuỷ sản tăng từ

12.2% năm 2010 lên 14.7% năm 2030, như thể hiện trong bảng 3.5.

Bảng 3.5. Cơ cấu giá trị sản xuất khu vực I huyện Yên Lạc giai đoạn 2015- 2030

Đơn vị tính: %Chỉ tiêu KH

2010 2015 2020 2030

1- Giá trị sản xuất 100.00 100.00 100.00 100.00

Nông nghiệp 87.56 86.39 85.58 85.15Trong đó + Trồng trọt 60.12 51.06 44.45 36.04 + Chăn nuôi 35.09 38.50 39.38 37.03 + Dịch vụ Nông nghiệp 4.79 10.44 16.17 26.93Lâm nghiệp 0.23 0.20 0.18 0.15Thủy sản 12.21 13.40 14.25 14.70

3.3.1.3. Phương hướng phát triển các ngành

a. Trồng trọt

Cây lương thực

Phát triển hai loại cây lương thực chính là lúa và ngô. Duy trì ổn định

diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt từ 10.500ha đến 11.000 ha, giai đoạn

2011-2015. Tập trung xây dựng những cánh đồng trồng lúa cao sản và chất

lượng cao ở các xã vùng giữa (Tam Hồng, Yên Phương, Yên Đồng, Nguyệt

Đức, Liên Châu, Văn Tiến ). Dành khoảng 15 % diện tích để gieo trồng các

giống lúa đặc sản chất lượng cao. Đảm bảo sản lượng lương thực có hạt từ

64.000- 65.000 tấn. Phấn đấu đạt 473kg lương thực bình quân đầu người vào

năm 2015

73

Page 74: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Rau, thực phẩm

Phát triển mạnh rau, đậu thực phẩm để tăng tỷ suất hàng hóa và giá trị

sản xuất trên 1 ha. Mở rộng thêm diện tích trồng rau, đậu. Nâng diện tích trồng

rau, đậu thực phẩm các loại lên 850 ha với sản lượng 15.000 tấn/năm.

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Tăng diện tích các loại rau, đậu có giá trị

cao như cà chua, gia vị, dưa chuột, ớt, hành tỏi, cà rốt, nấm.

Xây dựng các vùng tập trung trồng rau sạch, cao cấp theo công nghệ sinh

học tại các xã Hồng Phương, Đại Tự, Trung Kiên, Liên Châu để đáp ứng nhu

cầu tiêu dùng của huyện và thị trường ngoài huyện cũng như phục vụ cho xuất khẩu.

Cây công nghiệp ngắn ngày

-Lạc.Tăng nhanh diện tích trồng lạc để đến năm 2015 đạt 600 ha. Đưa các

giống mới có năng suất cao và chất lượng tốt vào sản xuất.

-Đậu tương. Mở rộng diện tích, dự kiến đưa diện tích trồng đậu tương lên hơn

2.400 ha vào năm 2015. Đưa vào sử dụng các giống mới cho năng suất cao và

chất lượng tốt vào sản xuất

Cây ăn quả và các loại cây dài ngày khác

Tập trung thâm canh diện tích hiện có, trồng mới thay thế những loại cây có

giá trị và năng suất thấp. Đẩy nhanh tiến độ hình thành các trang trại kết hợp

nuôi thủy sản với trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như cam quýt, nhãn,

vải, chuối, đu đủ.

Bố trí phân vùng các loại cây

Vùng trong đê gồm:

Tiểu vùng phía Bắc (vùng nông nghiệp đô thị): Tổng diện tích là 694.5ha,

gồm 2 xã (Đồng Văn, Đồng Cương) và một phần các xã Tề Lỗ, Bình Định

và Trung Nguyên. Đây là vùng nông nghiệp đô thị. Phát triển nông nghiệp

ứng dụng công nghệ cao, tập trung phát triển cây thực phẩm cao cấp, rau

sạch, hoa cây cảnh.

Vùng giữa(vùng nông nghiệp thâm canh): Diện tích 4039 ha, bao gồm các

xã (thị trấn Yên Lạc, Yên Đồng, Tam Hồng, Liên Châu, Yên Phương.

74

Page 75: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Nguyệt Đức, Văn Tiến) và một phần các xã Tề Lỗ, Bình Định và Trung

Nguyên. Đây là vùng nông nghiệp thâm canh cao, khối lượng hàng hóa lớn.

Hình thành vùng lúa chất lượng cao, thâm canh 3.600-3.800 ha lúa đặc sản,

vùng rau an toàn tập trung của tỉnh tai Tam Hồng, Văn Tiến.

Vùng ngoài đê (Vùng đất bãi). Bao gồm các xã ven sông Hồng với tổng diện

tích 1.550 ha. Hướng bố trí trồng dưa, đậu tương, rau cao cấp, cây gia vị theo

hình thức luân canh. Hình thành vùng trồng rau an toàn tập trung của tỉnh tại

các xã Liên Châu, Hồng Châu, Đại Tự

b. Chăn nuôi

Phương hướng chung là phát triển chăn nuôi hàng hóa theo mô hình trang

trại, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi (kể cả nuôi trồng thủy sản) trong khu

vực nông- lâm- thuỷ sản từ 35% năm 2010 lên 38.5% năm 2015 và gần

40% năm 2020. Tập trung chăn nuôi các loại gia súc và gia cầm sạch, chất

lượng cao phục vụ nhu cầu của thành phố Vĩnh Yên và Hà Nội

Phát triển đàn lợn nạc hóa, phấn đấu đạt tỷ lệ 90-85% tổng đàn. Đến năm

2015 đưa tổng đàn lợn lên 56.000 con với sản lượng thịt lợn đạt khoảng

7.500 tấn.

Tập trung phát triển đàn bò lai. Đến năm 2015 tổng đàn bò trên 15.500 con,

được sind hóa 100%. Sản lượng thịt bò hơi năm 2015 gần 1800 tấn. Chăn

nuôi theo hướng sản xuất tập trung, tăng qui mô đàn, xa khu dân cư, sử

dụng thức ăn công nghiệp

Phát triển chăn nuôi gia cầm, tập trung vào chăn nuôi gà, vịt. Đến năm 2015

tổng đàn gia cầm có 700 ngàn con với sản lượng thịt hơi đạt 2.500 tấn.

Khuyên khích các hộ gia đình nuôi gia cầm quy mô lớn theo phương pháp

công nghiệp. Từng bước đưa các trai chăn nuôi gia súc và gia cầm tập trung

ra khỏi khu dân cư.

Phát triển chăn nuôi gắn liền với việc đầu tư phát triển vùng thức ăn chăn

nuôi, hệ thống giết mổ gia súc gia cầm và chế biến thức ăn gia súc

75

Page 76: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

c. Nuôi trồng thủy sản

Phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản hàng hóa theo hướng bán thâm canh,

thâm canh, tiến tới nuôi trồng công nghiệp để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng

trong huyện và và cung cấp cho các thị trường trong vùng, tiến tới xuất

khẩu.

Tăng diện tích nuôi trồng thủy sản lên 1.450 ha năm 2015 (tăng 150 ha so

với hiện nay). Tiếp tục cải tạo diện tích đất trũng sản xuất một vụ lúa không

chắc chắn sang 1 vụ lúa, 1 vụ cá. Phát triển ngành chăn nuôi cá thịt, sản

xuất con giống và nuôi các loại đặc sản cho giá trị và năng suất cao như cá

trắm đen, cá chim trắng, cá chép lai.

Đưa các tiến bộ khoa học, công nghệ nuôi trồng thủy sản hiện đại vào sản

xuất (giống mới, thức ăn chế biến an toàn, cơ giới hóa việc làm thoáng mặt

nước, cấp nước sạch, phòng chống dịch bệnh). Từng bước tổ chức sản xuất,

bảo quản và tiêu thụ hàng hóa theo kiểu công nghiệp.

Hình thành các trang trại sinh thái trên cơ sở kết hợp nuôi thủy sản với chăn

nuôi gia cầm, gia súc, trồng cây ăn quả, cây dài ngày và du lịch sinh thái

(khu vực Đầm Khanh) .

d. Dich vụ nông nghiệp

- Phấn đấu làm tốt các khâu: dịch vụ giống, bảo vệ thực vật, cơ giới hóa việc

làm đất và thu hoạch và hướng dẫn chuyển giao công nghệ, dịch vụ chế

biến, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.

- Cải tiến cơ chế quản lý các hoạt động dịch vụ khác (giao khoán, đấu thầu

cung cấp dịch vụ). Đào tạo đội ngũ lao động làm công tác dịch vụ có trình

độ chuyên môn và quản lý ngày càng cao. Tăng cường mối quan hệ giữa các

tổ chức hoạt động dịch vụ với các đơn vị làm công tác chuyển giao công

nghệ (khuyến nông, khuyến ngư, các trạm giống, trạm bảo vệ thực vật, các

tổ chức nghiên cứu khoa học.

76

Page 77: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

- Khu vực dịch vụ nông nghiệp tăng trưởng với tốc độ trên 21%/năm thời kỳ

2011-1015. Phấn đấu đến năm 2015, giá trị tổng sản phẩm dịch vụ nông

nghiệp đạt trên 44 tỷ đồng (giá so sánh 1994), chiếm 10.4% trong tổng giá

trị sản xuất nông nghiệp.

3.3.1.4. Những giải pháp chính phát triển nông nghiệp

a. Quy hoạch sử dụng và bảo về đất nông nghiệp

- Giai đoạn 2011-2015 tiến hành quy hoạch chi tiết, ổn định diện tích đất

giao cho các hộ gia đình, phù hợp với mô hình sản xuất trang trại tập trung,

thuận tiện cho việc cơ giới hóa và chuyển đổi cơ cấu sản xuất.

- Dự kiến diện tích đất nông nghiệp giảm do chuyển đổi mục đích sang

đất đô thị, đất giao thông, đất phi nông nghiệp khác giai đoạn 2011-2015 là

250ha. Chuyển 150 ha vùng trũng thành đất nuôi thủy sản. Giai đoạn 2016-

2020, quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ cao, dự kiến đất nông nghiệp giảm

nhiều hơn, khoảng 300 ha

- Bố trí lại diện tích đất nông nghiệp để phát triển các loại cây có giá trị

kinh tế cao phục vụ cho nhu cầu thị trường như cây ăn quả (vải, nhãn, cam

quýt, chuối) và cây thực phẩm giá trị cao (rau, đậu, cà chua)

- Chuyển những diện tích vùng trũng và trồng lúa kém hiệu quả sang

nuôi trồng thủy sản kết hợp chăn nuôi và trồng cây dài ngày hiệu quả cao.

- Duy trì hệ số sử dụng đất trong từ 2.4- 2.5 lần trong thời kỳ 2011- 2015.

- Xây dựng các biện pháp cụ thể để bảo vệ đất nông nghiệp, hạn chế việc

chuyển đất nông nghiệp thành đất phi nông nghiệp

b. Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp

- Hoàn chỉnh việc làm đường giao thông nội đồng tới các khu trang trại

và các cánh đồng (sau khi đã được quy hoạch lại), đảm bảo xe cơ giới đi được

đến tất cả các cánh đồng, các trang trại. Hoàn thiện việc bê tông hóa đường giao

thông nội đồng.

77

Page 78: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

- Xây dựng thêm các trạm biến áp và đường dây điện đến các khu trang

trại, cơ sở hậu cần phục vụ sản xuất, dịch vụ nông nghiệp.

- Sửa chữa, nâng cấp các trạm bơm và tiếp tục cứng hóa kênh mương. Tỷ

lệ kiên cố hóa kênh mương đạt trên 90%

- Xây dựng hệ thống cấp thoát nước thải, xử lý môi trường…cho các

trang trại nuôi gia cầm, gia súc và nuôi cá tập trung.

- Đưa cơ khí vào phục vụ nông nghiệp, cả trong trồng trọt, chăn nuôi và

nuôi trồng thủy sản. Cơ khí khâu làm đất đạt trên 95%, khâu gieo hạt đạt trên

40%, ra hạt và chế biến sản phẩm đạt trên 80%. Đối với ngành chăn nuôi và

nuôi trồng thủy sản, cần cơ khí hóa khâu chăm sóc (làm mát, sưởi ẩm, chế biến

thức ăn) đạt trên 50%.

c. Chuyển giao khoa học công nghệ, khuyến nông, khuyến ngư và các hoạt

động hỗ trợ sản xuất nông-lâm-thuỷ sản

- Củng cố mạng lưới thú ý huyện và các cơ sở dịch vụ để đẩy mạnh công

tác khuyến nông, khuyến ngư, tổ chức chuyển giao, phổ biến khoa hoc,

công nghệ và các giải pháp bảo vệ động vật, thực vật, bảo vệ môi trường.

- Đẩy mạnh liên doanh liên kết với các cơ sở khoa học, phát huy hơn nữa

lợi thế của huyện về dịch vụ cung cấp giống, cây, con phụ vụ nhu cầu

trong huyện và vùng.

- Thực hiện các giải pháp kỹ thuật thâm canh và đưa các giống lúa mới

năng suất cao và dành một tỷ lệ hợp lý cho các giống lúa đặc sản chất

lượng cao.

3. 3.2. Quy hoạch phát triển công nghiệp và xây dựng

3.3.2.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển

Đưa CN&XD trở thành ngành kinh tế chính của huyện, tạo điều kiện và tiền

đề phát triển KT-XH nhanh, bền vững và trở thành động lực chính cho sự

phát triển KT- XH của huyện trong thời kỳ 2016-2020.

78

Page 79: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Coi phát triển công nghiệp làm khâu đột phá cho sự phát triển. Trong đó,

phát triển mạnh lĩnh vực thủ công nghiệp, lấy công nghiệp chế biến làm

trọng tâm. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp

Xây dựng cum công nghiệp ở các xã có điều kiện, trong đó xây dựng một số

cụm công nghiệp, làng nghề làm động lực phát triển kinh tế và hình thành

cơ cấu ngành công nghiệp huyện với nhóm sản phẩm chủ lực phù hợp với

định hướng phát triển của ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.

3.3.2.2. Xác định qui mô và tốc độ tăng trưởng

Phát triển CN&XD của Yên Lạc thời kỳ qui hoạch theo hướng: giai đoạn

đầu, do đầu tư nhiều công trình quan trọng, ở nhiều lĩnh vực, tốc độ tăng trưởng

cao (21,1%/năm thời kỳ 2011-2015), sau đó giảm dần trong các giai đoạn 2016-

2020, và 2021-2030, khi qui mô kinh tế đã khá lớn, như thể hiện ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất khu vực CN&XD giai đoạn 2011 - 2030

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu2006-

2010

2011-

2015

2016-

2020

2021-

2030

1. Tăng trưởng Giá trị

sản xuất CN-XD21.6 21.09 18.45 15.76

2.Công nghiệp- TTCN 17.9 15.2 13.5 12.233. Xây dựng 25.05 25.5 21 17.1

Tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng thường cao hơn tốc độ tăng

trưởng chung của CN&XD. Đây là do yêu cầu CNH nông nghiệp và nông thôn.

Trong thời kỳ đầu cần phải đầu tư nhiều cho cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật, vừa

phải đầu tư xây dựng nhà xưởng, hiện đại hoá máy móc thiết bị.

Giá trị sản xuất khu vực CN&XD đạt 1599 tỷ đồng năm 2015, tăng

trưởng bình quân thời kỳ 2011-2015 là 21.1%/năm, đạt 3733.2 tỷ đồng năm

2020, tăng trưởng bình quân 18.4%/ năm giai đoạn 2016-2020

79

Page 80: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

3.3.2.3. Phương hướng phát triển các ngành CN&XD

a. Ngành công nghiệp

- Đầu tư có chọn lọc các ngành công nghiệp thế mạnh của huyện như chế

biến lương thực thực phẩm, tái chế sắt, sản xuất đồ gia dụng, đồ gỗ dân dụng…

Lấy công nghiệp chế biến làm trọng tâm. Khuyến khích các ngành công nghiệp

kỹ thuật cao, ngành công nghiệp sạch và phát triển bền vững.

- Khôi phục các ngành nghề truyền thống. Phát triển các làng nghề tiểu

thủ công nghiệp ở các xã, gắn sự phát triển các làng nghề với quảng bá và phát

triển du lịch.

- Xây dựng ở mỗi xã từ 1-2 cụm công nghiệp. Xây dựng đồng bộ hệ

thống kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp, làng nghề. Triển khai thi công xây

dựng dự án cụm công nghiệp làng nghề xã Đồng Văn, Yên Đồng. Tiếp tục hoàn

thiện các thủ tục đầu tư và sớm xây dựng hạ tầng các xã Trung Nguyên, Tam

Hồng, Làng nghề Minh Phương (khu trại cá).

- Định hướng phát triển công nghiệp theo 2 giai đoạn: giai đoạn 2011-

2015 là giai đoạn thu hút đầu tư, mở rộng qui mô và dần ổn định, phát triển

chiều sâu; giai đoạn từ 2016-2020 là giai đoạn phát triển phát triển chiều sâu và

có chọn lọc. Về lâu dài, cần kiên quyết loại bỏ và từng bước di dời các ngành

gây ô nhiễm ra vùng xa dân cư.

Phương hướng phát triển từng ngành

Ngành luyện kim và cơ khí

Phát triển với quy mô và tốc độ hợp lý ngành tái chế kim loại và cơ khí.

Sản lượng sắt phôi giai đoạn 2011-2030 đều tăng gần 15%/năm.

Đưa tiến bộ công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm sắt tái chế (giảm

tỷ trọng sắt phôi, đầu tư công nghệ chế biến sắt phôi thành các sản phẩm thép

hình, thép tấm, thép xây dựng...) .

Đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao trình độ công nghệ các ngành cơ khí

sửa chữa, gò, hàn, khung nhôm kính cao cấp v.v.

80

Page 81: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Cơ cấu lại các cơ sở sản xuất, ngành sản phẩm và tích cực đào tạo nhân

lực để tham gia vào quá trình phân công, hợp tác trong ngành cơ khí của tỉnh về

sản xuất phụ tùng, linh kiện cho các ngành công nghiệp phụ trợ như cơ khí giao

thông, cơ khí xây dựng, cơ khí chế tạo thiết bị, chế biến nông- thủy sản.

Ngành công nghiệp chế biến nông-lâm-thủy sản

Đa dạng hóa sản phẩm, mẫu, mã, chủng loại sản phẩm và độ tinh sảo của

sản phẩm đồ gỗ. Phát triển mạnh trung tâm sản xuất đồ gỗ xuất khẩu tại thị trấn

Yên Lạc, xã Yên Phương.

Xây dựng các cơ sở chế biến thực phẩm (ép dầu thực vật, rau, quả đóng

hộp, chế biến nấm), sơ chế sản phẩm chăn nuôi (lò mổ gia cầm, gia súc sạch )

Xây dựng và phát triển mạnh lĩnh vực chế biến thức ăn gia súc, thức ăn

cho thủy sản ở các cụm công nghiệp, thị tứ, thị trấn để sử dụng nguyên liệu địa

phương và tạo việc làm.

Ngành sản xuất vật liệu xây dựng

Phát triển ngành sản xuất VLXD phù hợp với quy hoạch sản xuất VLXD

của tỉnh để đưa Vĩnh Phúc trở thành trung tâm sản xuất VLXD cao cấp lớn của

cả nước. Từng bước giảm dần qui mô sản xuất gạch ngói nung, có hại đối với

môi trường. Xây dựng các nhà máy gạch tuynen, gạch không nung và tạo điều

kiện để các hộ chuyển đổi sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng của các

khu đô thị mới trong tỉnh và của nhân dân trong huyện.

Khôi phục và phát triển các làng nghề và ngành nghề truyền thống

Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống tại thị trấn Yên Lạc,

xã Yên Đồng, Tề Lỗ, Đồng Văn...

Sản phẩm chủ yếu

81

Page 82: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Công nghiệp Yên Lạc cần tập trung phát triển những sản phẩm chính

như: sản phẩm tái chế, chế biến gỗ và sản phẩm gỗ, sản xuất vật liệu xây

dựng…như chỉ ra trong bảng 3.6b

Bảng 3.6b. Qui hoạch một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 2010 2015 2020 2030

Đồ mộc xây dựng Cái 39550 55700 87680 119288 194307

Đồ mộc dân dụng Cái 37500 54200 92160 130091 232974

Gạch nung triệu v 135 245 310 240.6 130.7

Phôi thép và thép

thành phẩm Tấn  13300 36600 97000 236816 439458

b. Ngành xây dựng

Tốc độ tăng trưởng xây dựng cao, đạt cao nhất giai đoạn 2011-2015 và

giảm dần trong các giai đoạn sau. Xây dựng hạ tầng có tốc độ tăng nhanh nhất,

như thể hiện qua bảng 3.7. Để đảm bảo tăng trưởng cao và bền vững, xây dựng

phải đi trước một bước. Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, chắc chắn việc

xây dựng sẽ gia tăng

Bảng 3.7: Tốc độ tăng trưởng của các lĩnh vực xây dựng

Đơn vị tính: tỷ đồng, %Chỉ tiêu 2006-

20102011-2015

2016-2020

2021-2030

Xây dựng 25.05 25.5 21 17

Xây dựng giao thông 20.2 20.4 19 17

Xây dựng thủy lợi 21.05 20 20 15

XD hạ tầng và dân

dụng 26.7 26 21.5 18

82

Page 83: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Phương hướng phát triển từng lĩnh vực xây dựng

Tập trung xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp làng nghề tại các xã:

Đồng Văn, Yên Đồng, Trung Nguyên, Tam Hồng, Làng nghề Minh Phương

(khu trại cá).

Triển khai xây dựng các công trình hạ tầng tại thị trấn Yên Lạc như sân vận

động thể thao, bể bơi huyện Yên Lạc. Xây dựng khu đô thị mới Yên Lạc

theo hướng phát triển thành thị xã trong tương lai. Xây dựng khu du lịch

sinh thái Đầm Sáu Vó.

Đầu tư xây dựng trường chất lượng cao, làng văn hóa tại các xã, thị trấn,

nhà văn hóa thiếu nhi huyện.

3.3.2.4. Tổ chức không gian sản xuất công nghiệp

Tập trung xây dưng cơ sở hạ tầng và đầu tư phát triển sản xuất kinh

doanh các cụm CN làng nghề sau:

+ Cum công nghiệp ở phía Bắc huyện (tiếp giáp với Quốc lộ 2A và 2C

trên địa bàn các xã Đồng Văn, Tề Lỗ, Đồng Cương, Bình Định) với diện tổng

diện tích khoảng 300 ha. Đây là cụm công nghiệp có ý nghĩa đột phá cho sự

phát triển của huyện giai đoạn 2011-2015, với lợi thế nằm kế đường tránh Quốc

lộ 2, đoạn phía Nam Thành phố Vĩnh Yên đi qua Đồng Văn, Đồng Cương (ngã

ba đường tránh và đường cũ nằm trên địa phận xã Đồng Văn), trục ngã ba Quốc

lộ 2C và tỉnh lộ 305 và gần các khu công nghiệp lớn của tỉnh (KCN Chấn

Hưng, Hợp Thịnh).

+ Cụm công nghiệp thị trấn Yên Lạc với diện tích khoảng 20- 30 ha,

hướng sản xuất chính là chế biến sản phẩm từ gỗ và sản xuất đồ gỗ. Chuẩn bị

xây dựng cơ sở sản xuất đồ gỗ xuất khẩu, may xuất khẩu.

+ Các cụm công nghiệp và làng nghề phía Nam huyện. Tập trung xây

dựng và phát triển các làng nghề: Trạm khảm ở xã Yên Phương, chế biến đồ

nhựa ở Tam Hồng

83

Page 84: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

3.3.2.5. Giải pháp thực hiện qui hoạch công nghiệp và xây dựng

+ Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông sản, chế biến đồ gỗ và

sản phẩm từ gỗ, những ngành thu hút nhiều lao động, ít ô nhiễm. Trước mắt,

coi trọng phát triển một số ngành CN&TCN sản xuất các mặt hàng phục vụ dân

dụng, vật liệu xây dựng, những ngành thu hút nhiều lao động.

+ Tạo dựng cơ chế chính sách thông thoáng để thu hút nguồn vốn từ

nước ngoài và các địa phương bạn, nhất là từ thành phố Vĩnh Yên và Hà Nội

vào lĩnh vực CN&TCN theo các hình thức như liên doanh, liên kết, làm vệ tinh

gia công cho các doanh nghiệp lớn

+ Tập trung hoạt động xây dựng vào công tác chỉnh trang, sửa chữa, xây

dựng mới một số công trình công cộng, dân dụng như các khu dân cư, các cơ sở

công nghịêp, thương mại, dịch vụ

+ Phát triển các làng nghề CN-TTCN tại các xã chuyên làm nghề. Khôi

phục phát triển ngành nghề truyền thống ở các làng xã, du nhập nghề mới.

+ Đầu tư và nâng cấp cơ sở đào tạo nghề của huyện. Mở rông, liên kết

các hình thức đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự

nghiệp CNH

+ Xây dựng danh mục các dự án đầu tư.

3.3.3. Quy hoạch phát triển các ngành dich vụ

3.3.3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển các ngành dịch vụ

+ Đa dạng hóa dịch vụ, đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ,

đảm bảo dịch vụ văn minh, uy tín. Ưu tiên phát triển nhanh lĩnh vực dịch vụ mà

huyện có lợi thế.

+ Tập trung phát triển các ngành dịch vụ có ý nghĩa tạo tiền đề cho tăng

trưởng kinh tế nhanh như: đào tạo nguồn nhân lực, tài chính ngân hàng, thông

tin, vận tải.

84

Page 85: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

+ Tốc độ tăng trưởng trung bình của khu vực thương mại dịch vụ trong

giai đoạn 2011-2015 là 19.1%/ năm, giai đoạn 2016-2020 là 21.92%, hàng năm

tạo việc làm cho 800- 1000 lao động, như thể hiện trong bảng 3.8

Bảng 3.8. Tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụĐơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2006-2010 2011-2015 2016-2020 2021-2030

1.Tăng trưởng Giá trị sản xuất TM-DV 17.2 19.12 21.92 192.Thương mại 20.6 15.63 19.48 20.63.Dịch vụ bưu chính viễn thông, vận tải 7.5 17.1 19.16 174.Dịch vụ du lịch và dịch vụ khác 10.95 25.00 28.00 20

3.3.3.2. Quy hoạch phát triển các lĩnh vực dịch vụ

Mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động của các loại hình thương mại- dịch vụ

Thương mại Đầu tư xây dựng trung tâm thương mại tại thị trấn và các thị tứ. Nâng cấp

chợ liên xã: Chợ Lác (Tề Lỗ), Chợ Rau (Liên Châu) và Chợ Lồ (Nguyệt

Đức).

Qui hoạch và có kế hoạch triển khai các trung tâm thương mại ven Quốc

Lộ 2 mới, đường mới Yên Lạc- Vĩnh Yên. Đầu tư xây dựng các trung tâm

thương mại tại các khu đô thị mới phát triển ở các xã phía Bắc huyện

Xã hội hóa hoạt động huy động nguồn vốn để việc hoàn thiện, sắp xếp lại

hệ thống các chợ. Xây dựng và phân bố đều mạng lưới chợ nông thôn để

người dân có địa điểm trao đổi, mua bán hàng hóa nhanh chóng, thuận tiện.

Đến năm 2015 tất cả các chợ trong huyện đều được đầu tư, nâng cấp đảm

bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, thuận tiện, an toàn môi trường và phòng cháy.

Sớm có quy chế quản lý khai thác chợ, đảm bảo trật tự, vệ sinh, văn minh,

lịch sự.

Phát triển du lịch85

Page 86: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

+ Cùng với tỉnh triển khai kế hoạch đầu tư phát triển khu du lịch nghỉ

dưỡng cao cấp Đầm Sáu Vó nhằm thu hút khách, đặc biệt khách du lịch từ Hà

Nội. Sớm triển khai quy hoạch chi tiết và đầu tư tôn tạo, khu di tích Đền Bắc

Cung, đền thờ Trạng nguyên Phạm Công Bình phục vụ phát triển du lịch.

+ Đa dạng hoá sản phẩm du lịch. Phát triển mạnh lọai hình du lịch sinh

thái, du lịch lịch sử. Hình thành các tour du lịch kết hợp du lịch lễ hội, tâm linh

với tham quan văn hoá; du lịch văn hoá hướng về cội nguồn; du lịch vui chơi

giải trí cuối tuần...

+ Đào tạo nghề và kỹ năng cho lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ,

đảm bảo chất lượng cao về trình độ chuyên môn, kỷ luật lao động và tinh thần,

thái độ làm việc.

Dịch vụ tài chính ngân hàng. Thúc đẩy phát triển mạnh loại hình dịch vụ chất

lượng cao như dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, tài chính, theo hướng vừa hình

thành các trung tâm huy động vốn lớn, lại vừa phát triển phân tán gần các khu

vực dân cư, các cơ quan, doanh nghiệp nhằm huy động mọi nguồn vốn nhàn dỗi

và cung ứng đủ vốn cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Dịch vụ vận tải

- Đẩy mạnh phát triển hệ thống dịch vụ vận tải, phát huy thế mạnh dịch vụ vận

tải thuỷ, vận tải hành khách và vận tải hàng hoá. Tăng cường số lượng và đổi

mới phương tiện vận tải

- Hợp lý hóa vận chuyển và tuyến của các luồng hàng. Tận dụng tối đa đường

thủy sông Hồng để vận chuyển các loại hàng hóa siêu trọng và cồng kềnh.

- Tổ chức tốt vận chuyển hành khách liên huyện (từ Yên Lạc đi các tỉnh khác trong nước).

Các loại hình dịch vụ khác

86

Page 87: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, đồng thời có những biện pháp đủ mạnh

để hạn chế những tác động tiêu cực trong một số lĩnh vực dịch vụ như dịch vụ

văn hoá, y tế

Mở rộng các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất trong huyện như: Cung ứng

vật tư nông nghiệp, thu mua tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, cung ứng dịch vụ

khuyến nông...Phát triển hệ thống dịch vụ ăn uống

Xây dựng các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao bao gồm cả

những trường phổ thông và trường dạy nghề, nhằm cung cấp nguồn nhân lực

được đào tạo, có trình độ chuyên môn cao cho các cơ sở sản xuất kinh doanh,

các cơ quan quản lý trên địa bàn cũng như trong vùng

3.3.3.3. Giải pháp thực hiện quy hoạch các ngành dịch vụ

Tạo điều kiện thuận lợi nhất để mọi thành phần kinh tế phát huy nội lực,

tiềm năng, lợi thế và nguồn lực để đầu tư phát triển lĩnh vực dịch vụ. Vận

động các thành phần kinh tế trong và ngoài huyện đầu tư khai thác thương

mại, du lịch, xây dựng siêu thị, chợ, khu văn hoá truyền thống, sản xuất các

mặt hàng lưu niệm, sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương

Hỗ trợ, cung cấp các thông tin cần thiết, kịp thời cho thương nhân nắm bắt

cơ hội kinh doanh, yên tâm đầu tư vốn.

Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hoạt động của các ngành, trong đó,

có ngành dịch vụ

3.4. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG

KINH TẾ CHỦ YẾU

3.4.1. Giao thông

3.4.1.1. Giao thông bộ

Mở rộng, nâng cấp các tuyến đường giao thông tỉnh lộ, huyện lộ và

đường liên xã nhằm khai thác triệt để tiềm năng kinh tế, các cụm công nghiệp

87

Page 88: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

làng nghề, phục vụ cho công tác quốc phòng, lưu thông hàng hóa và nhu cầu đi

lại của nhân dân.

Giao thông đối ngoại. Trên địa bàn huyện tương lai có một số tuyết giao thông

đối ngoại quan trọng gồm:

Quốc Lộ 2c kéo dài, chạy qua Đồng Văn- Tề Lỗ- Mả Lọ

Đường VIVALINES (KCN Bình Xuyên- Yên Lạc- Vĩnh Tường)

Đường Vành đai 2 đoạn KCN Bình Xuyên –Yên Lạc

Đường vành đai 3 của tỉnh Vĩnh Phúc (Nối vành đai 2, qua KCN Nam Binh

Xuyên- dọc đê Văn Tiến – Hồng Phương.

Nâng cấp và xây dựng mới các tuyến giao thông: Yên Đồng- đê bối Đại Tự,

tuyến đê bối Trung Kiên- Đại Tự, Tề Lỗ- Đồng Cương, Nguyệt Đức- Can

Bi...

Với đường liên xã. Các tuyến đường trục chính trong xã nối trung tâm các

thôn cần quy hoạch cấp 4 đồng bằng, mặt cắt nền rộng 9m với các tuyến đường

trục chính trong xã. Đường nối trung tâm các thôn, quy hoạch cấp 5 đồng bằng

mặt cắt nền rộng 7,5m.

Hoàn chỉnh, cứng hóa các tuyến đường liên xã, liên thôn, trục thôn. Làm

đường giao thông nội đồng. Kết hợp với bố trí lại ruộng đất và tổ chức lại sản

xuất nông nghiệp, xây dựng tuyến đường mới vào các khu trang trại tập trung

phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo mô hình sản xuất công nghiệp.

3.4.1.2. Giao thông tĩnh

Phối hợp với Sở Giao thông vận tải quy hoạch các điểm đỗ xe tắc xi tại

huyện. Quy hoạch bến đỗ xe buýt tại Km 0+200 đường tỉnh lộ 305 thuộc thôn

Lũng Hạ xã Yên Phương, quy hoạch bến đỗ xe khách phía sau bưu điện huyện

diện tích 2 ha thành bến xe cấp 3, quy hoạch bến đỗ xe tĩnh dự kiến diện tích

7000m2 tại các xã, thị trấn.

3.4.2. Cấp thoát nước

88

Page 89: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Nâng công suất trạm nước Yên Lạc để mở rộng bán kính phục vụ và đáp

ứng nhu cầu do tăng quy mô dân số, phát triển sản xuất và dịch vụ tại thị trấn

Yên Lạc.

Xây dựng các trạm cấp nước sạch tập trung ở nông thôn với phương

châm mỗi thôn có ít nhất một trạm. Trước mắt tập trung xây dựng trạm nước

sạch tại trạm xá, trường học, trụ sở làm việc của xã, các chợ và các cơ sở sản

xuất dịch vụ tập trung.

Phấn đấu đến năm 2015, cơ bản các hộ gia đình được sử dụng nước sạch

hợp vệ sinh theo qui chuẩn Quốc gia

Xây dựng các công trình cấp nước sạch sinh hoạt tập trung tại các xã

Trung Kiên, Trung Hà, Đại Tự, Hồng Phương theo đề án về nước sạch vệ sinh

môi trường nông thôn của sở NN & PTNT với các xã vùng bãi.

3.4.3. Quy hoạch mạng lưới phân phối và truyền tải điện

Phương hướng phát triển ngành điện

Cải tạo nâng cấp lưới điện và tổ chức vận hành khai thác mạng lưới đáp

ứng nhu cầu cung cấp điện cho sản suất và sinh hoạt của nhân dân với chất

lượng ngày càng cao, an toàn, hao phí ít, giá bán hợp lí.

Tăng dần và đảm bảo phụ tải, giảm tổn thất công suất, điện năng và tổng

thất điện áp trên lưới. Phấn đấu đưa điện lưới về tất các vùng dân cư.

Từng bước cải tạo hệ thống lưới điện không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, không

đảm bảo an toàn.

Tiếp tục cải tạo và nâng cấp lưới điện hiện có của huyện và xã. Hoàn thành

và nâng cấp mạng lưới điện của các xã huyện thuộc dự án RE II( các xã

Hồng Châu, Liên Châu, Yên Đồng, Tam Hồng, Nguyệt Đức, Tề Lỗ)

Ngầm hóa các tuyến cáp thị trấn Yên Lạc, xây dựng hệ thống chiếu sáng

công cộng gồm Đường mới Yên Lạc – Vĩnh Yên, Đường điện từ Thị trấn đi

các xã.

Các công trình chính:

89

Page 90: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Cải tạo toàn bộ lưới điện 15KV sang 22 KV. Xây dựng mới và cải tạo

các đường dây trung thế chưa đúng tiêu chuẩn. Lắp đặt mới và cải tạo hệ thống

đường dây hạ thế. Xây dựng 1 tram biến áp 110KV để cung cấp điện cho khu

vực huyện. Cải tạo, nâng cấp trạm biến áp trung gian Tam Hồng, nâng công

suất máy biến áp từ 10000KVA lên 15000KVA. Cải tạo đường dây 974 TGTH,

nâng cấp, thay thế thiết bị cột, xà, máy biến áp, nâng cấp điện áp từ 10KV lên

22KV. Cải tạo đường dây 971 TGTH, nâng cấp thay thế thiết bị, máy biến áp,

nâng cấp điện áp từ 10KV lên 22KV

3.4.4. Quy hoạch hệ thống bưu chính viễn thông

Định hướng phát triển: Phát triển rộng khắp hệ thống thông tin bưu chính

viễn thông trên toàn địa bàn. Tiếp tục hiện đại hoá, đa dạng hoá các loại hình

dịch vụ. Ngầm hóa hệ thống cáp. Xây dựng mới, nâng cấp hệ thống các điểm

bưu điện đến các cụm dân cư, các trung tâm dịch vụ. Tăng dung lượng các tổng đài.

Xây dựng hoàn chỉnh tuyến cáp quang, tăng cường mạng cáp treo tại các

bưu cục. Xây dựng hiện đại ngay từ đầu hệ thống cáp thông tin (điện thoại,

internet, cáp truyền hình). Song song với việc tăng dung lượng các tổng đài, cần

tiếp tục nâng cấp, mở rộng mạng điện thoại di động. Đưa internet đến từng nhà

dân, cơ quan, doanh nghiệp.

3.4.5. Kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường

Quan tâm đúng mức phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng bảo vệ môi

trường. Xây dựng đồng bộ hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý nước thải,

chất thải rắn...Chú trọng các giải pháp thu gom, xử lý rác thải trong các khu

dân cư, khu và cụm công nghiệp, các làng nghề, khu chăn nuôi tập trung...nhằm

đảm bảo phát triển KT-XH bền vững. Phấn đấu đến 2015, 100% trạm y tế xã có

lò xử lý rác thải y tế, 100% số trường học có công trình về sinh đạt tiêu chuẩn,

100% các xã thị trấn có trạm xử lý rác thải

90

Page 91: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

3.5. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC VĂN HOÁ XÃ HỘI, QUỐC

PHÒNG, AN NINH

3.5.1. Quy hoạch phát triển giáo dục

Phát triển hệ thống giáo dục ở mọi cấp học để nâng cao dân trí, đào tạo

lao động và nhân tài. Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, chất lượng đào tạo

Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, tiến hành đồng bộ các giải pháp nâng

cao chất lượng, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và lĩnh vực

mũi nhọn. Đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thời kỳ

CNH HĐH. Phấn đấu, đến năm 2015, xây dựng được 6 trường trọng điểm chất

lượng cao và đến năm 2020 có 20 trường.

Đa dạng hóa các loại hình giáo dục trường công lập, tư thục, thực hiện xã

hội hóa giáo dục, đào tạo. Nâng cao trình độ và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên các

cấp. Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cơ sở vật chất cho hệ thống các trường học

trên địa bàn.

Xây dựng trường dậy nghề của huyện, từng bước đáp ứng yêu cầu đào tạo

nguồn nhân lực cho quá trình CNH

Đến 2015, 100% số trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó 40% số trường đạt

chuẩn mức độ 2, 20% số trường chất lượng cao. Giữ vững và nâng cao chất

lượng phổ cập giáo dục 5 tuổi ở mầm non, đúng độ tuổi ở tiểu học, THCS. Tiến

tới phổ cập THCS trước năm 2015. Đến năm 2020, 100% số trường đạt chuẩn

mức độ 2

Phương hướng cụ thể đối với từng cấp học.

Giáo dục mầm non: Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Phấn đấu

đến 2015, 100% số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia theo quy định, trong

đó, 20% số trường đạt chuẩn mức độ 2. Đến 2020, có 85% các cháu đến nhà trẻ,

100% các cháu dưới 5 tuổi đến lớp mẫu giáo, 40% số trường mầm non đạt

chuẩn quốc gia cấp độ 2

91

Page 92: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Giáo dục tiểu học: Nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học. Huy động

100% số trẻ 6 tuổi vào lớp 1. 99% số học sinh đạt yêu cầu về chuẩn kiến thức

kỹ năng theo qui định của Bộ Giáo dục- Đào tạo. Phấn đấu đến 2015, 40% các

trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

Giáo dục THCS: Duy trì và nâng cao nâng cao chất lượng phổ cập giáo

dục trung học cơ sở. Tuyển 100% số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học

vào lớp 6. Thực hiện phân luồng sau trung học cơ sở. Phấn đấu đến 2015 có

40% số trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, 30% trường chất lượng.

THPT. Xây dựng và hiện đại hóa 4 trường THPT, đáp ứng nhu cầu học tập

của học sinh trong huyện. Hoàn thành phổ cập THPT trước năm 2015.

Tiêu chuẩn hoá đội ngũ giáo viên. Đào tạo, bồi dưỡng và kiện toàn đội

ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, đảm bảo đủ về số lượng, chuẩn hoá về trình độ,

đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đổi mới chương trình và nâng cao chất

lượng giáo dục. Một số chỉ tiêu quy hoạch giáo dục thể hiện trong bảng 3.9.

Biểu 3.9: Quy hoạch các chỉ tiêu giáo dục đào tạo đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 huyện Yên Lạc

Chỉ tiêu học sinh

TH 2010

Quy hoạch đến

2015

Quy hoạch đến 2020 Tầm nhìn đến 2030

Lớp Học sinh

Phòng học

Giáo viên Lớp Học

sinhPhòng

họcGiáo viên

Mầm

non6541 7011 8018 267 430 8920 297 465

Tiểu

học10.328 13953 365 14600 365 548 615 154000 615 925

THCS 8360 8481 382 11453 382 764 402 12050 402 884

Biện pháp chủ yếu thực hịên quy họach

- Kết hợp đầu tư của nhà nước với nhân dân, khuyến khích các cơ quan,

cá nhân đầu tư vào lĩnh vực giáo dục.

- Thực hịên giáo dục toàn diện văn- thể- mỹ, gắn giáo dục đức dục với trí

dục cho học sinh các cấp.

92

Page 93: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

- Củng cố và đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cả về chất lượng và số

lượng. Chuẩn hoá đội ngũ giảng dậy.

3.5.2.Y tế

Quan điểm quy hoạch y tế

- Phát triển mạng lưới y tế rộng khắp, làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ

nhân dân. Tổ chức tốt công tác y tế dự phòng, phòng chống dịch bệnh, tăng

cường công tác kế hoạch hoá gia đình, làm tốt công tác vệ sinh môi trường, an

toàn vệ sinh thực phẩm

- Phát triển và hoàn thiện hệ thống khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc

sức khoẻ nhân dân. Phát huy và làm tốt vai trò chức năng chuyên môn của các

đơn vị y tế như bệnh viện, trung tâm y tế…đồng thời phát triển từng bước y tế

tư nhân. Quan tâm nâng cao trình độ chuyên môn và y đức của đội ngũ cán bộ y

tế.

- Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động y tế. Tăng cường công tác quản lý

sức khoẻ tại cộng đồng dân cư. Khuyến khích và huy động mọi thành phần kinh

tế, các tổ chức, tư nhân đầu tư xây dựng các cơ sở khám và chữa bệnh hiện đại

phục vụ nhân dân trong huyện

Mục tiêu.Phát triển mạng lưới y tế nhằm phục vụ và nâng cao chất lượng công tác

khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân trên địa bàn huyện. Tăng cường

công tác bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm. Tổ

chức tốt công tác tiêm chủng mở rộng cho các đối tượng, thực hiện có chất

lượng các Chương trình mục tiêu y tế Quốc gia. Tăng cường đầu tư cơ sở vật

chất, trang thiết bị kỹ thuật cho Bệnh viện đa khoa và Trung tâm y tế huyện,

Trạm y tế xã, thị trấn. Chú trọng công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên

môn, y đức cho đội ngũ y bác sỹ. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các các cơ

sở hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn huyện. Cụ thể:

93

Page 94: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Đến năm 2015, 100% trạm y tế có bác sỹ làm việc; đạt tỷ lệ 05 bác sĩ/1

vạn dân. 100% cơ sở hạ tầng trạm y tế các xã, thị trấn được cải tạo, đầu tư xây

dựng theo các tiêu chí của Chuẩn Quốc gia về y tế xã. 100% trẻ em được tiêm

chủng đầy đủ. Phấn đấu đến 2015 giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng

xuống dưới 10%. Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi là 0.01%

Đến 2020, phấn đấu đạt chỉ tiêu 18 giường bệnh/1 vạn dân.

Giải pháp thực hịên quy hoạch y tế.

Tiến hành cải tạo, mở rộng các cơ sở y tế xã, đảm bảo các xã đều có đủ

phòng khám, bác sỹ, phương tiện thiết bị hiện đại

Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển y tế: Cần có cơ chế chính sách

hợp lý để huy động mọi nguồn vốn của các thành phần kinh tế, cá nhân, tổ chức

trong và ngoài huyện để đầu tư phát triển y tế. Vốn ngân sách chủ yếu tập trung

đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, hiện đại hoá trang thiết bị y tế, nâng cao trình độ

chuyên môn cho cán bộ y tế.

Chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn và y đức cho đội ngũ cán bộ y tế,

tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các đơn vị y tế, đặc biệt là y tế

tuyến cơ sở.

Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục về vệ sinh môi trường, an toàn

thực phẩm, phòng chống dịch bệnh trên địa bàn. Tổ chức tốt công tác tiêm

chủng mở rộng. Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu y tế Quốc gia.

3. 5.3. Văn hoá, thông tin, thể dục thể thao

3.5.3.1.Phương hướng và mục tiêu quy hoạch

Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT đáp ứng ngày

càng tốt hơn nhu cầu vui chơi, giải trí, hưởng thụ của nhân dân. Tạo sự hài hoà

giữa truyền thống và hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc

Nâng cấp, hiện đại hóa các thiết chế văn hóa tại trung tâm văn hóa huyện,

xã. Hoàn thành mục tiêu 100% thôn làng có trung tâm văn hóa thể thao, 100%

xã, thị trấn có nhà văn hóa xã. Đảm bảo 100% xã, thị trấn có thư viện. Hoàn

94

Page 95: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

thành mục tiêu xây dựng làng văn hoá theo tiêu chí nông thôn mới, làng văn

hoá trọng điểm cấp tỉnh.

Làm tốt công tác quản lý nhà nước về thể thao. Tạo bước chuyển cơ bản

về phong trào TDTT quần chúng. Quan tâm đầu tư và khai thác có hiệu quả các

công trình thể thao. Phát triển thể thao, nâng cao chất lượng giáo dục thể chất

trong nhà trường. Phát triển mạnh phong trào thể dục thể thao trong nhân dân

Tiếp tục nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá thông tin, quản lý

chặt chẽ các hoạt động phát thanh truyền hình, internet...Tạo môi trường văn

hoá-xã hội lành mạnh.

3.5.3.2. Nội dung quy hoạch văn hoá, thông tin, thể thao

- Đầu tư và hoàn thiện cơ sở vật chất Trung tâm văn hóa thể thao, đưa vào sử

dụng nhà luyện tập và nhà thi đấu bắn súng, nhà luyện tập các môn thể thao,

nhà truyền thống, thư viện tổng hợp. Đầu tư xây dựng nhà thiếu nhi, bể bơi,

sân vận động trung tâm huyện.

- Mở rộng và phát triển các loại hình văn hoá-văn nghệ, TDTT truyền thống.

Xây dựng thiết chế văn hoá phù hợp với đặc điểm của huyện. Xã hội hoá các

hoạt động VH-TT nhằm nâng cao mức hưởng thụ của nhân dân

- Đầu tư nâng cấp hệ thống đài truyền thanh từ huyện đến cơ sở. Đa dạng

hoá các chương trình và nâng cao chất lượng phát thanh và truyền hình trên

toàn huyện. Nâng cấp các trạm phát thanh, truyền thanh cơ sở.

- Nâng cấp các thư viện huyện, xã. Song song với việc tăng số lượng đầu

sách, cần có kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ thư viện đủ về số lượng và

có chất lượng chuyên môn cao

- Đầu tư, tôn tạo đền thờ Phạm Công Bình, đền Bắc Cung và các di tích văn

hoá khác. Phấn đấu 100% các di tích lịch sử văn hóa được sửa chữa, trùng

tu, tôn tạo, nâng cấp đảm bảo tính nguyên bản và giá trị văn hóa

- Một số chỉ tiêu văn hoá thể thao trong thời kỳ qui hoạch, trình bày trong

bảng 3.10

95

Page 96: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Bảng 3.10. Các chỉ tiêu về văn hoá-thể thao

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 2015 2020

Tổng số xã Xã 17 17 17Số xã có điểm bưu điện văn hóa xã Xã 17 17 17Tỷ lệ xã có điểm bưu điện văn hóa xã % 100 100 100Số xã có nhà văn hóa Xã 15 17 17Số xã có thư viện Xã 9 17 17Tỷ lệ hộ được dùng nước hợp vệ sinh % 95 99 100Làng văn hóa theo tiêu chí nông thôn mới Xã 12/17 17

3.5.3.3.Biện pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch

Đa dạng hoá các hình thức hoạt động văn hoá thể thao, đi đôi với việc

nâng cao chất lượng hoạt động. Hình thành các tụ điểm văn hoá, trung tâm thể

thao. Xây dựng phong trào thể dục thể thao sâu rộng trong quần chúng nhân dân.

Phát huy nội lực, huy động mọi nguồn vốn, kết hợp đầu tư vốn ngân

sách, vốn tự có của các đơn vị trên địa bàn với đóng góp sức dân để xây dựng

các công trình văn hoá thể thao

Tạo chuyển biến cơ bản về phong trào TDTT quần chúng. Nhân rộng mô

hình TDTT ở cơ sở, củng cố nâng cao chất lượng các hoạt động TDTT, thu hút

ngày càng nhiều người luyện tập thể thao. Phát triển một số môn thể thao mũi

nhọn của huyện.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hoá. Thường

xuyên thanh tra kiểm tra các dịch vụ văn hoá, chống các hoạt động văn hoá,

dịch vụ internet, karaoke, mua bán văn hoá phẩm đồi truỵ, phản động, mê tín dị đoan

3.5.4. Việc làm, mức sống dân cư và bảo vệ môi trường

3.5.4.1. Việc làm và mức sống dân cư

Nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn huyện, phấn đấu đạt giá trị sản

xuất/đầu người tăng liên tục, từ khoảng trên 8.55 triệu đồng/người năm 2010

96

Page 97: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

lên 16.8 triệu/người vào năm 2015 và 26.6 triệu đồng năm 2020 (theo giá cố

định). Phấn đấu không còn hộ nghèo vào năm 2017. Lao động có việc làm

thường xuyên đến năm 2020 đạt 95,5%. Trong đó, hàng năm tăng trưởng lao

động có việc làm mới đạt 8,2%.

Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH HĐH. Tạo việc làm cho

lao động mới tăng thêm, tạo thêm nhiều công việc mới với năng suất cao để thu

hút nhiều lao động xã hội, tăng khả năng tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế huyện.

Giảm nghèo một cách bền vững, năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 3%.

Đảm bảo đáp ứng những nhu cầu thiết yếu về y tế và giáo dục. Bảng 3.11 trình

bày một số chỉ tiêu về việc làm và mức sống giai đoạn 2011-2020

Bảng 3.11. Dự báo nhu cầu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động

STT Nội dung Đơn vị tính

Giai đoạn 2011-2015

Giai đoạn 2016-2020

I Dân số (năm cuối giai đoạn) Người 153 160.1  Số hộ:  hộ 34,840 36,220

II Giảm nghèo        Tỷ lệ hộ nghèo năm cuối giai đoạn % 3.00 0  Tỷ lệ giảm bình quân/năm % 2.00 2.00

III Lao động và việc làm      1. Giải quyết việc làm: Tổng số LĐ 27,500 3,100

  Bình quân/năm LĐ 5,500 6,200  2. Tỷ lệ LĐ qua đào tạo (cuối năm) 62 75

IVCơ cấu lao động (năm cuối giai đoạn)

     

  Nông nghiệp-lâm- thủy sản % 47.00 40.00  Công nghiệp- xây dựng % 28.00 31.00  Thương mại, dịch vụ % 16.70 20.00

Biện pháp thực hiện

Nâng cao thu nhập của dân cư trên cơ sở đẩy mạnh phát triển sản xuất

kinh doanh, tạo ra nhiều cơ hội việc làm, nâng cao năng suất lao động gắn với

việc đổi mới khoa học công nghệ.

97

Page 98: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Chú trọng phát triển ngành nghề truyền thống. Phối hợp với các trường

dạy nghề, trung tâm đào tạo nghề đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghề đặc

biệt là đào tạo nghề có trình độ cao đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Đào tao nguồn nhân lực chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 2011-2015 trọng tâm

đào tạo lao động phục vụ sản xuất nông nghiệp, giai đoạn 2016-2020 và giai

đoạn sau, trọng tâm đào tạo nghề phục vụ sản xuất công nghiệp và dịch vụ

Đảm bảo vốn tín dụng ưu đãi từ các nguồn tín dụng của nhà nước để giải

quyết việc làm và cho người nghèo vay. Hướng dẫn người nghèo cách làm ăn

và cung cấp cho họ những dịch vụ khuyến nông, khuyến ngư, khuyến thương....

3.5.4.2. Bảo vệ môi trường

Định hướng cho công tác bảo vệ và cải tạo môi trường

Tăng cường phòng ngừa ô nhiễm và đưa ra các giải pháp hữu hiệu để cải

thiện chất lượng môi trường

Xây dựng bộ máy quản lý môi trường vững mạnh, thực hịên xã hội hoá

hoạt động bảo vệ môi trường

Nội dung quy họach bảo vệ môi trường

Tổ chức thực hiện Đề án bảo vệ môi trường huyện Yên Lạc, điều tra,

khảo sát, đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường tại các xã, thị trấn để đưa ra

các giải pháp cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh, giải pháp xử lý nước thải khu dân cư.

Tổ chức các lớp tập huấn cho cộng đồng về công tác bảo vệ môi trường,

từng bước nâng cao nhận thức, ý thức cho người dân đối với công tác bảo vệ môi trường.

Phấn đấu 100% trạm y tế xã có lò xử lý rác thải y tế, 100% số trường học

có công trình vệ sinh đạt chuẩn. 100% các xã, thị trấn có trạm xử lý rác thải

Biện pháp quy hoạch

Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, KCN. Quản lý chặt chẽ hoạt động

xử lý chất thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ. Áp dụng hệ thống

quản lý chất lượng tiên tiến trong lĩnh vực môi trường. Khuyến khích sản xuất

98

Page 99: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

sạch thông qua việc áp dụng công nghệ sạch, hiện đại, tiết kiệm năng lượng,

không gây ô nhiễm môi trường.

Công tác thu gom, xử lý rác và chất thải rắn. Thực hịên thu gom, xử lý

chất thải rắn một cách triệt để, qui gom bãi rác tập trung. Đầu tư xây dựng khu

xử lý chất thải tiên tiến, đúng tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.

Đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm theo hướng sản xuất chăn

nuôi tập trung trang trại xa dân cư

Xử lý dứt điểm các lò gạch, ngói không đủ tiêu chuẩn về môi trường

Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ vệ sinh môi trường, tổ

chức nhân rộng mô hình trạm xử lý rác hữu cơ theo công nghệ vi sinh xử lý rác

rác hữu cơ thành phân bón

3.5.5. Công tác quốc phòng- an ninh

+ Phương hướng

Xây dựng Yên Lạc mạnh về chính trị, giàu về kinh tế, đảm bảo giữ vững,

ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, trong mọi tình huống

Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, gắn thế trận quốc phòng

toàn dân với thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc. Củng cố quốc

phòng an ninh kết hợp với phát triển kinh tế xã hội.

Kết hợp các lực lượng công an với dân quân tự vệ ở địa phương để thực

hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng an ninh

Xây dựng các lực lượng quân đội, công an nhân dân chính qui hiện đại,

trong sạch vững mạnh, từng bước chính qui hiện đại, đủ sức hoàn thành nhiệm

vụ được giao. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh.

+ Giải pháp thực hiện

Đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia phòng chống tội phạm, phong

trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, trật tự an toàn xã hội, kỷ cương. Xây

dựng tốt thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, ngăn chặn kịp thời các

hoạt động thù địch chống đối của kẻ địch. Chủ động đấu tranh phòng, chống tội

99

Page 100: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

phạm, tệ nạn xã hội. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý các vi phạm về trật

tự, an toàn giao thông. Thực hiện tốt chiến lược bảo vệ an ninh tổ quốc trong

tình hình mới.

Kết hợp công tác giáo dục, thuyết phục với ngăn ngừa tội phạm. Nâng

cao hiệu quả công tác đấu tranh, phòng ngừa các loại tội phạm, nhất là tội phạm

có tổ chức, tạo chuyển biến rõ rệt về trật tự an toàn xã hội.

Xây dựng và huấn luyện lực lượng vũ trang đủ khả năng hoàn thành

nhiệm vụ được giao. Tổ chức triển khai xây dựng các công trình phòng tránh,

bảo toàn lực lượng trong khu vực phòng thủ huyện.

3.6.TỔ CHỨC KINH TẾ THEO LÃNH THỔ

3.6.1. Phát triển các tiểu vùng kinh tế

Căn cứ vào các điều kiện tự nhiên, KT-XH và hướng phát triển chuyên môn

hoá, có thể chia thành 2 vùng kinh tế:

+ Vùng trong đê: Vùng trong đê gồm 2 tiểu vùng. Tiểu vùng 1 gồm 4 xã

khu vực phía Bắc huyện hướng phát triển chính là phát triển công nghiệp và đô

thị. Công nghiệp gồm luyện kim, cơ khí, vật liệu xây dựng, may. Nông nghiệp,

chủ yếu là trồng các loại rau đậu thực phẩm, lúa. Trung tâm của tiểu vùng là thị

tứ Tề Lỗ. Tiểu vùng trung tâm huyện gồm 7 xã vùng giữa. Hướng phát triển là

dịch vụ, công nghiệp chế biến gỗ, dệt may, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu

xây dựng, chăn nuôi, thuỷ sản và lúa cao sản, đặc sản. Thị trấn Yên Lạc là trung

tâm huyện, đồng thời là trung tâm tiểu vùng.

+ Vùng ngoài đê (phía Nam huyện): Vùng này gồm 6 xã vùng ven Sông

Hồng. Hướng chuyên môn hoá chính là rau đậu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, sản

xuất và khai thác vật liệu xây dựng (cát, sỏi).

3.6.2. Đô thị hoá và phát triển nông thôn

3.6.2.1. Đô thị hoá

100

Page 101: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và các loại hình dịch vụ đô thị để đẩy

nhanh quá trình phát triển đô thị tại 4 xã phía Bắc huyện theo qui hoạch của tỉnh

Vĩnh Phúc (Nằm trong vùng lõi đô thi của thành phố Vĩnh Yên).

Qui hoạch chi tiết và đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị đối với

khu đô thị Trung tâm thị trấn Yên Lạc- Tam Hồng.

Lập quy hoạch chi tiết khu đô thị, tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ

thuật đồng bộ cả về giao thông, điện, nước, công trình xử lý chất thải… tại

trung tâm các xã: Đồng Văn, Tam Hồng, Tề Lỗ, Đồng Cương, Trung Nguyên

và Nguyệt Đức, Liên Châu, Bình Định, Yên Đồng…theo hướng phát triển các

thị tứ- chùm đô thị vệ tinh

Hình thành các điểm dân cư mô hình đô thị tại các vị trí có đường quốc lộ

(Tề Lỗ, Đồng Văn) và các tuyến đường tỉnh lộ chính trên địa bàn huyện: tỉnh lộ

303, 304, 305.

Với những định hướng phát triển đô thị như trên, dự báo dân số thành thị của

huyện Yên Lạc tăng nhanh, dân số nông thôn giảm. Nếu năm 2010, dân số

thành thị chỉ đạt 8.9% thì năm 2015 tăng lên 45% và năm 2020 đạt 70% tổng

dân số toàn huyện

3.6.2.2. Xây dựng và phát triển nông thôn mới.

Đến năm 2015, xây dựng 17 làng văn hóa trọng điểm theo tiêu chí nông thôn

mới. Huyện đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, đặc biệt là đường xá, điện,

nước, trường học, bưu điện, các công trình lợi, vệ sinh môi trường...theo bộ tiêu

chí quốc gia về nông thôn mới.

Phát triển giáo dục đào tạo, văn hóa, y tế và bảo vệ môi trường. Phấn đấu đạt

các tiêu chí về nông thôn mới trong từng lĩnh vực

Khuyến khích các hộ gia đình chuyển sang lĩnh vực phi nông nghiệp, cung

ứng phân bón, giống, thuốc trừ sâu, chất đốt, sửa chữa máy nông nghiệp nhỏ...

101

Page 102: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Đa dạng hoá và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp để tăng nguồn thu,

nâng cao mức thu nhập của nông dân

Tạo môi trường thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế cùng phát triển, đặc

biệt quan tâm đến hộ nông dân (có chính sách ưu đãi đối với phát triển các

ngành nghề dịch vụ ở nông thôn, mở các phiên chợ giao dịch nông sản cho

nông dân....). Khuyến khích và có chính sách hỗ trợ vốn cho các hộ phát triển

các trang trại quy mô lớn.

PHẦN THỨ TƯ

MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH- TẾ XÃ HỘI

HUYỆN YÊN LẠC THỜI KỲ 2021-2030

4.1. BỐI CẢNH KINH TẾ- XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

KT-XH TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2030 TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT

TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI HUYỆN YÊN LẠC

Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015 và

định hướng đến năm 2030 đề ra những quan điểm chủ đạo và mục tiêu chính,

có tác dụng định hướng cho sự phát triển KT-XH trên địa bàn toàn tỉnh, trong

đó có Yên Lạc. Đây là những căn cứ quan trọng để Yên Lạc xác định phương

hướng và mục tiêu phát triển của huyện cho thời kỳ đến năm 2030.

Các mục tiêu, phương hướng và giải pháp phát triển KT-XH của huyện

Yên Lạc trong cùng giai đoạn cần quán triệt những nội dung chủ yếu của qui

hoạch chung toàn tỉnh trên một số nội dung sau:

- Đến năm 2015, kinh tế Vĩnh Phúc có những yếu tố cơ bản của một tỉnh

công nghiệp. Đến năm 2020 Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh công nghiệp, một

trong những trung tâm công nghiệp, dich vụ, du lịch của khu vực và cả nước.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (tăng trưởng GDP) của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn

2011-2015 từ 15-16%/năm và giai đoạn 2016-2020 là 14-14.5%/năm. Cơ cấu

kinh tế với tỷ trọng của khu vực công nghiệp-xây dựng và dịch vụ trong tổng

GDP rất lớn. Do đó, yêu cầu tăng trưởng kinh tế của huyện Yên Lạc phải đạt 102

Page 103: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

được ở mức độ tương đương hoặc phải cao hơn thì mới góp phần tích cực vào

việc thực hiện được mục tiêu chung về tăng trưởng kinh tế của toàn tỉnh Vĩnh

Phúc và rút ngắn được khỏang cách về trình độ phát triển giữa huyện và tỉnh.

Để góp phần xây dựng cơ cấu kinh tế của tỉnh như trên, cơ cấu kinh tế

huyện Yên Lạc cũng phải được thúc đẩy chuyển dịch theo hướng công nghiệp

hóa nhanh hơn nữa.

- Trong phát triển công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc, có 4 ngành được xác

định là ưu tiên và là mũi nhọn chủ lực. Đó là công nghiệp công nghệ cao, công

nghiệp cơ khí chế tạo, công nghiệp chế biến nông-lâm sản và công nghiệp khai

khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng. Vì vậy, sự phát triển CN&TTCN của

huyện Yên Lạc phải hướng vào phục vụ cho việc thúc đẩy sự phát triển những

ngành này của tỉnh, đồng thời phải tìm được những sản phẩm mới, đặc thù của

huyện để tạo ra sự đột phá cho sự phát triển của huyện.

- Nhiều khu đô thị mới được hình thành và phát triển ngay sát cạnh Yên

Lạc (Vĩnh Yên, Bình Xuyên, Phúc Yên và khu đô thị mới Mê Linh). Có 3 tuyến

giao thông lớn, quan trọng tác động mạnh đối với Yên Lạc, giúp Yên Lạc mở

rộng giao thương đối ngoại với Hà Nội nhanh chóng, thuận tiện hơn. Đó là

đường tránh Quốc lộ 2A đi qua địa phận của huyện, cầu Vĩnh Thịnh (thay cho

phà Vĩnh Thịnh hiện đang hoạt động) và đường vành đai 4 của Hà Nội.

Cùng với đô thị hoá, quá trình CNH HĐH nền kinh tế diễn ra trên địa bàn

huyện với tốc độ ngày càng nhanh. Những thay đổi về không gian KT-XH do

quá trình CNH HĐH trên địa bàn tỉnh như việc xây dựng các tuyến đường cao

tốc, xây dựng các KCN…cũng ảnh hưởng quan trọng đến huyện. Quá trình

CNH HĐH có tác động mạnh đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi tỷ

trọng của các khu vực kinh tế trong gía trị sản xuất của huyện, thúc đẩy sản

xuất, giao lưu hàng hoá, mở rộng dịch vụ, nâng cao đời sống nhân dân, tăng

cường năng lực quản lý của các cấp chính quyền.

- Yên Lạc là huyện nằm trong vùng trọng điểm về sản xuất lương thực,

thực phẩm của tỉnh. Tuy nhiên, với quy mô diện tích đất nông nghiệp hạn chế,

103

Page 104: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

(đang giảm dần), định hướng phát triển nông nghiệp của huyện phải là đầu tư

lớn để thay đổi cơ cấu sản xuất, tăng năng suất, tăng tỷ suất hàng hóa, vừa góp

phần đảm bảo an ninh lương thực và thực phẩm cho tỉnh Vĩnh Phúc vừa có sản

phẩm hàng hóa xuất ra tỉnh ngoài. Muốn vậy, phải tạo lập cho được một nền

nông nghiệp thâm canh năng suất cao, hiệu quả dựa trên nền công nghệ cao, an

toàn và bền vững.

Phát triển KT-XH của Yên Lạc phải nhằm thực hiện những mục tiêu

trên, đồng thời cụ thể hoá những mục tiêu của tỉnh thành những mục tiêu phát

triển của huyện. Cũng cần thấy rằng, Yên Lạc đã hoặc sẽ thực hiện được một số

mục tiêu sớm hơn so với của tỉnh, nhất là mục tiêu về xã hội. Ví dụ, về tăng

năng suất lúa, mục tiêu phổ cập giáo dục, giảm nghèo...Tuy nhiên, do đặc điểm

từ một huyện thuần nông phát triển đi lên và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ là

vùng trọng điểm nông nghiệp của tỉnh, Yên Lạc sẽ gặp khó khăn hơn trong việc

thực hiện các mục tiêu chung của tỉnh đặt ra

4.2. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KT-XH HUYỆN

YÊN LẠC THỜI KỲ 2021-2030

Định hướng chung phát triển KT-XH thời kỳ 2021-2030 được cụ thể bằng

những mục tiêu và dự báo tăng trưởng kinh tế như sau:

4.2.1. Những mục tiêu chủ yếu

- Tổng giá trị sản xuất năm 2030 tăng gấp 20 lần so với 2010

- Về cơ cấu và trình độ phát triển: tiếp tục đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu

theo hướng CNH HĐH. Năm 2030, Yên Lạc là huyện công nghiệp, có nông

nghiệp tiên tiến và dịch vụ đa dạng, chất lượng cao. Cơ cấu kinh tế là công

nghiệp–dịch vụ–nông nghiệp, với cơ cấu CN-XD là 60.7%, thương mại-dịch vụ

chiếm 36.3%.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối hiện đại, đồng bộ và đầy đủ, liên thông

với các đô thị Vĩnh Yên, Bình Xuyên và Mê Linh

104

Page 105: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

- Mức sống dân cư không ngừng được cải thiện và nâng cao. Năm 2030, thu

nhập bình quân đầu người là 37 triệu đồng (theo giá cố định).

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 75-80% tổng lực lượng lao động.

- Hoàn thành phổ cập trung học phổ thông.

- Hệ thống cơ sở y tế huyện, xã được hoàn thiện. Bệnh viện huyện, trung

tâm y tế được trang bị đồng bộ, đầy đủ và hiện đại; 100% trạm y tế có bác sĩ.

Phấn đấu đạt 15 bác sĩ/10000 dân.

- Về cơ bản không còn hộ nghèo, tỷ lệ hộ trung lưu và giàu chiếm đa số

trong xã hội.

- Cuộc sống văn hoá tinh thần phong phú, văn minh, xã hội trật tự, an toàn,

an ninh tốt.

4.2.2. Phương án tăng trưởng kinh tế

Trên cơ sở những định hướng chung phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc giai

đoạn 2016-2030 và những mục tiêu nêu trên, dự báo phương án tăng trưởng

kinh tế huyện Yên Lạc đến năm 2030 như bảng 4.1

Phương án tăng trưởng được xây dựng trên cơ sở số liệu năm xuất phát

(năm 2010) và việc lựa chọn phương án tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010-

2015 là phương án 2.

Bảng 4.1. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016-2030

đơn vị: tỷ, %

2015 2020 2030Tốc độ tăng trưởng %/năm

2011-2015

2016-2020

2021-2030

Tổng GTSX (Giá so sánh 1994)Tổng số

2717.79 6011.60 26550.4 16.42 17.22 16.01- Nông-lâm-ngư nghiệp

488.33 488.33 586.41 4.43 3.73 2.68- Công nghiệp-xây dựng

1601.29 3733.24 16128.8 21.09 18.45 15.76- Thương mại- Dịch vụ

628.17 1691.95 9657.55 19.07 21.92 19.03Cơ cấu GTSX

105

Page 106: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Tổng số (%)100 100 100

-Nông nghiệp17.97 9.75 2.88

-Công ngiệp-xây dựng58.92 62.10 60.75

-Thương mại-Dịch vụ23.11 28.14 36.37

Đặc điểm quan trọng trong phương án tăng trưởng và phát triển kinh tế đến

năm 2030 phản ánh sự thay đổi căn bản về chất trong quá trình phát triển KH-

XH huyện Yên Lạc thời kỳ 2020-2030 như sau:

-Khoảng cách về trình độ phát triển giữa huyện Yên Lạc và tỉnh Vĩnh Phúc

thể hiện giá trị sản xuất bình quân đầu người đều được rút ngắn lại

-Trong khoảng thời kỳ 5 năm 2016-2020, tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong

tổng giá trị sản xuất của huyện đều cao hơn nhiều về giá trị tuyệt đối và quan

trọng hơn là cao hơn về tỷ trọng so với khu vực nông lâm nghiệp. Theo đó, cơ

cấu kinh tế của huyện thay đổi về chất và trở thành huyện công nghiệp- dich vụ-

nông nghiệp.

-Kết quả về tăng trưởng kinh tế cho thấy vị thế của huyện Yên Lạc được

nâng lên không chỉ về một số mặt phát triển xã hội mà còn về cả quy mô và

trình độ phát triển kinh tế.

PHẦN THỨ NĂM GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1.NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

5.1.1. Giải pháp về vốn đầu tư

5.1.1.1.Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư Để đạt được tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất cao, từ 16.4%/năm (giai

đoạn 2011-2015) đến 17.3%/năm (giai đoạn 2016-2020) cần một lượng vốn đầu

tư rất lớn. Tổng vốn đầu tư cần cho giai đoạn 2011-2020 khoảng gần 30 ngàn tỷ

106

Page 107: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

đồng. Giai đoạn 2011-2015 cần 7240 tỷ đồng, trong đó CN&XD cần 4600 tỷ

đồng, nông-lâm-thuỷ sản 600 tỷ đồng và dịch vụ cần 2040 tỷ đồng. Bình quân

một năm trong giai đoạn 2011-2015 cần 1448 tỷ đồng. Tổng hợp nhu cầu vốn

đầu tư được trình bày trong bảng 5.1.

Bảng 5.1. Tổng nhu cầu vốn đầu tư thời kỳ qui hoạch

Đơn vị : Tỷ đồng, %2011-2015 2016-2020

1. Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng, Giá năm 2010) 7240 21487.5 Công nghiệp-Xây dựng 4600 13825 Nông-Lâm-thuỷ sản 600 1572.5 Thương mại-dịch vụ 2040 6090

2. Cơ cấu vốn đầu tư (%) 100.00 100.00

Công nghiệp-Xây dựng 63.54 64.34 Nông-Lâm-thuỷ sản 8.29 7.32 Thương mại-dịch vụ 28.18 28.34

3. Vốn đầu tư bình quân năm

(tỷ đồng) 1448 2148.75

5.1.1.2.Giải pháp huy động và sử dụng vốn

Dự kiến cơ cấu các nguồn vốn

Nguồn vốn đầu tư từ nguồn ngân sách các cấp, vốn của dân và vốn từ bên

ngoài. Khả năng tích lũy từ nội bộ nền kinh tế của huyện chỉ đáp ứng tối đa 20-

25% nhu cầu. Phần còn lại phải dựa vào nguồn lực hỗ trợ của ngân sách Nhà

nước và nguồn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Dự kiến khả năng huy động các nguồn vốn qua bảng 5.2

Bảng 5. 2. Cơ cấu huy động các nguồn vốnNguồn vốn Cơ cấu

Tổng số 100.00

1. Ngân sách nhà nước (Trung ương, địa 18-22

107

Page 108: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

phương)

2. Tín dụng 28- 33

3. Doanh nghiêp và doanh nhân trong nước 35- 40

4. Vốn đầu tư nước ngoài 3- 5

Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước trung ương chủ yếu sử dụng để xây

dựng các công trình kết cấu hạ tầng lớn thuộc trung ương quản lý (quốc lộ, đê

trung ương, công trình cấp điện, nước sạch) các công trình xã hội như bệnh

viện, trường học, nhà văn hóa, dự án bảo vệ môi trường…

Nguồn vốn từ ngân sách địa phương (tỉnh) chủ yếu cho việc xây dựng

các công trình kết cấu hạ tầng tỉnh quản lý như các tuyến đường tỉnh lộ, huyện

lộ, hỗ trợ giao thông nông thôn, hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng khu công

nghiệp, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ các công trình

thủy lợi, cấp điện, nước sạch, bảo vệ môi trường…

Nguồn vốn huy động từ dân chủ yếu tập trung cho sản xuất, kinh doanh

và đóng góp một phần cho kết cấu hạ tầng dưới hình thức Nhà nước và nhân

dân cùng làm.

Do vậy, trong thời gian quy hoạch huyện cần có biện pháp tích cực thu

hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn, đảm bảo đáp ứng đủ cho nhu cầu đầu tư phát

triển của huyện.

a. Huy động vốn ngân sách

Giải pháp huy động nguồn vốn ngân sách của huyện

Để có nguồn vốn ngân sách huyện sử dụng cho đầu tư phát triển ngày

càng tăng, vấn đế quan trọng là tăng thu ngân sách. Trên cơ sở gia tăng kết quả

sản xuất kinh doanh mới có điều kiện gia tăng các nguồn thu cho ngân sách địa

phương. Đồng thời, cần tiến hành thu đúng, thu đủ các loại thuế, lệ phí và gắn

công tác thu với việc nuôi dưỡng nguồn thu. Tránh tình trạng sản xuất đình trệ,

mức thu lại tăng và ngược lại.

108

Page 109: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Bên cạnh biện pháp để tăng thu, cần có kế hoạch sử dụng ngân sách địa

phương hợp lý thông qua việc phân bổ tỷ lệ giữa tích luỹ cho đầu tư phát triển

với chi tiêu thường xuyên trên địa bàn huyện. Tiết kiệm chi tiêu thường xuyên

hợp lý là một trong những giải pháp quan trọng để gia tăng nguồn vốn cho đầu

tư phát triển. Đồng thời, thực hiện đầu tư trọng tâm trọng điểm, giảm thiểu mức

thất thoát lãng phí cũng là một nguồn vốn rất quan trọng cho đầu tư phát triển địa phương.

Một giải pháp khác cần được khai thác để tăng nguồn vốn đầu tư từ ngân

sách là việc thực hịên cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất. Đây là giải pháp có

khả năng mang về một nguồn thu khá lớn cho ngân sách địa phương.

Nguồn vốn ngân sách tỉnh

Bên cạnh việc tăng cường thu ngân sách địa phương, ngân sách từ tỉnh

cần được ưu tiên cho huyện thông qua việc đầu tư các dự án trên địa bàn và việc

tạo các cơ chế chính sách hợp lý để huyện có thể bổ sung thêm vốn.

Đối với các công trình dự án nằm trên địa bàn huyện do tỉnh trực tiếp đầu

tư và quản lý, trên cơ sở quy hoạch của tỉnh, cần được nhanh chóng thực hiện

để tạo cho huyện có kế hoạch bố trí, thực hiện các dự án liên quan, dự án kinh

doanh. Tỉnh cần tăng cường thực hiện cơ chế "đầu tư mồi", đầu tư dứt điểm các

công trình hạ tầng kinh tế xã hội, để tạo điều kiện tiền đề cho huyện thu hút

thêm vốn đầu tư từ các nguồn vốn khác. Đồng thời, đề nghị tỉnh khuyến khích

các Tổng công ty trực tiếp đầu tư và dẫn luồng FDI vào các dự án trọng điểm

như điện, nước, bưu chính viễn thông, điện-điện tử-tin học

b. Thu hút vốn từ các doanh nghiệp và vốn trong dân

Khả năng huy động vốn của khối doanh nghiệp phụ thuộc vào tăng

trưởng kinh tế ngành và cơ hội kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp công

nghiệp và tiểu công nghiệp cần đẩy nhanh tiến bộ thực hiện các cụm công

nghiệp và tiểu công nghiệp để thu hút doanh nghiệp mới vào đầu tư. Tạo cơ chế

quản lý thực sự hấp dẫn, đầu tư đồng bộ hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng trong KCN,

giữa KCN với các trung tâm để thu hút đầu tư tư nhân và doanh nghiệp.

109

Page 110: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Cần có các hình thức đa dạng và chính sách cởi mở, chủ động kịp thời

xây dựng các kế hoạch, những chương trình, danh mục các dự án cụ thể có tính

khả thi cao trên địa bàn huyện để thu hút vốn từ bên ngoài.

Thực hiện phương châm kết hợp nhà nước và nhân dân cùng làm để đầu

tư cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, các công trình điện, nước.

c. Khai thác nguồn vốn liên doanh liên kết với bên ngoài

Để thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài cần có chính sách thông thoáng và

hình thức đầu tư đa dạng. Cần xã hội hóa đầu tư đối với các công trình KCN,

chợ, trung tâm thương mại. Cần chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình dự

án cụ thể để kêu gọi vốn từ bên ngoài.

d.Tăng cường các nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn khác

Hệ thống ngân hàng tăng cường cho vay trung và dài hạn để tạo điều kiện

cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hịên đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ.

Đa dạng hoá các hoạt động tín dụng, kết hợp giữa tổ chức tín dụng nhà

nước với tổ chức tín dụng dân doanh để thu hút các nguồn vốn nhàn dỗi trong

dân nhằm đáp ứng yêu cầu đầu tư nhỏ lẻ của các hộ tiểu công nghiệp và các hộ

kinh doanh thương mại nhỏ.

Có kế hoạch xây dựng danh mục dự án, chủ động xin hỗ trợ từ các cơ

quan trong tỉnh trong việc xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các nguồn vốn nước

ngoài (FDI, ODA) và các nguồn vốn từ các tỉnh thành phố khác

e. Danh mục các dự án quan trọng ( phần phụ lục)

5.1.2.Giải pháp về cơ chế chính sách

5.1.2.1.Chính sách phát triển CN&TCN

Khuyến khích tư nhân bỏ vốn đầu tư khôi phục và phát triển các ngành

nghề truyền thống, làng nghề, sản xuất hàng xuất khẩu, du lịch…

Thực hiện giải phóng mặt bằng, xây dựng trước hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng

xã hội đồng bộ hiện đại, giảm các thủ tục hành chính, thời gian hoàn tất hồ sơ.110

Page 111: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Thành lập quỹ hỗ trợ sản xuất cho các hộ, cá nhân đầu tư sản xuất công

nghiệp, có cơ chế khuyến khích ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh

doanh, hỗ trợ tín dụng, chuyển giao công nghệ thông tin và tiếp thị.

Xây dựng kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp để tạo điều kiện thuận

lợi về địa điểm, mặt bằng và những điều kiện cần thiết cho các doanh nghiệp

cũng như các hộ sản xuất thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển

CN&TCN, coi trọng đầu tư chiều sâu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa

và nhỏ đổi mới thiết bị, công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức

cạnh tranh, đặc biệt những ngành hàng, mặt hàng có kỹ thuật, hàm lượng chất

xám cao như điện tử, tin học, sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp…và những

ngành thu hút nhiều lao động.

5.1.2.2. Cơ chế, chính sách khuyến khích sản xuất nông-lâm-thuỷ sản

Khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển kinh tế hợp tác trên cơ sở

liên kết, tự nguyện giữa các hộ, trang trại dưới nhiều hình thức. Tổ chức tốt các

quy hoạch và hướng dẫn nông dân ứng dụng khoa học-công nghệ mới, liên kết

với các doanh nghiệp để mua vật tư và tìm nơi tiêu thụ nông sản cho nông

dân… Tăng cường công tác quản lý đất đai, khuyến khích nông dân dồn điền

đổi thửa tích tụ ruộng đất trong nông nghiệp để chuyển dịch cơ cấu sản xuất,

thúc đẩy sản xuât hàng hóa và hình thành được những trang trại quy mô lớn

Đẩy mạnh áp dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Khuyến

khích các hộ nông dân sử dụng các giống lúa mới, đưa các giống lúa năng suất

cao, chất lượng tốt vào trồng phổ biến trên địa bàn, đồng thời gắn với công

nghệ bảo quản sau thu hoạch. Mở rộng các biện pháp khuyến nông, phổ biến

rộng rãi các phương pháp bảo vệ thực vật tiên tiến. Áp dụng rộng rãi công nghệ

sinh học vào phát triển sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến. ứng dụng

các công nghệ sinh học trong sản xuất rau quả sạch, nhân giống thủy sản và tạo

đàn gia súc, gia cầm.

111

Page 112: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

5.1.2.3. Về chính sách đối với lĩnh vực thương mại dịch vụ.

Xúc tiến nhanh các hoạt động qui hoạch, xây dựng các trung tâm thương

mại, dịch vụ để thu hút đầu tư vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch

Tạo mọi điều kiện đầu tư hình thành các điểm, các khu thương mại, các

chợ đầu mối, khu du lịch trên địa bàn…Đồng thời, khuyến khích các thành

phần kinh tế đầu tư phát triển dịch vụ, du lịch như: đầu tư mua sắm các phương

tiện đi lại hiện đại, an toàn phục vụ việc đi lại của nhân dân đầu tư cải tạo các

điểm du lịch văn hoá, lịch sử, nhà hàng, khách sạn phục vụ du khách

Tạo mọi điều kiện thuận lợi, phát triển mạnh các dịch vụ cao cấp như: tài

chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, giáo dục. Khuyến khích và

có cơ chế ưu đãi, ưu tiên đối với các hoạt động dịch vụ vận tải, dịch vụ xuất

nhập khẩu, dịch vụ văn hoá, tài chính, kiểm toán…

5.1.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Thực hiện xã hội hoá, đa dạng hoá công tác giáo dục, đào tạo.Tăng cường

công tác giáo dục.

Trước tiên, tập trung nâng cấp, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và

nâng cấp hệ thống giáo dục cơ sở từ mầm non cho đến các cấp giáo dục phổ

thông để nâng cao trình độ dân trí, những kiến thức chung cho người dân.

Thường xuyên mở các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm và

chuyển giao công nghệ cho nông dân trong huyện về việc áp dụng các loại

giống cây, cây mới, biện pháp canh tác, chăn nuôi mới, phương pháp bảo vệ

thực vật, kỹ thuật thú y…cụ thể là công nghệ trồng rau sạch, trồng nấm, nuôi

các loại thủy sản giá trị cao (ba ba, ếch, rô phi đơn tính)…

Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật Giái trong các

lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ-du lịch…gắn với các chương trình phát

triển KT-XH của huyện và của tỉnh Vĩnh Phúc, phù hợp với xu thế phát triển

khoa học-công nghệ chung cả nước và quốc tế (nhằm phục vụ yêu cầu xuất

112

Page 113: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

khẩu lao động), trước mắt là đáp ứng cho nhu cầu lao động của các ngành sản

xuất trên địa bàn (cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến đồ gỗ xuất

khẩu...). Đặc biệt chú trọng mở các lớp dạy nghề, truyền nghề, đào tạo công

nhân. Kết hợp các hình thức đào tạo chính quy là hướng đào tạo khác, trong đó

coi đào tạo chính quy là hướng đào tạo cơ bản, đảm bảo nguồn nhân lực trình

độ cao.

5.1.4. Giải pháp mở rộng và tìm kiếm thị trường

Có giải pháp phát triển đồng bộ các loại thị trường trên trên địa bàn bao

gồm thị trường hàng hoá dịch vụ, thị trường tiền tệ, thị trường lao động. Liên

kết về thị trường với các thị xã, huyện khác, với thành phố Hà Nội và toàn vùng

Đối với thị trường hàng hoá. Phát triển rộng khắp các cơ sở thu mua và

cung ứng hàng hoá, đáp ứng nhu cầu trên địa bàn. Đầu tư xây dựng nâng cấp

các chợ, các trung tâm thương mại, siêu thị, các cửa hàng, cơ sở dịch vụ thuộc

mọi thành phần kinh tế.

Củng cố mạng lưới thương nghiệp, phát triển chợ nông thôn. Khuyến

khích mọi thành phần kinh tế tham gia tiêu thụ hàng hóa sản xuất.

Đối với thị trường dịch vụ. Tạo mọi điều kịên thuận lợi để hình thành và

phát triển đồng bộ các loại hình dịch vụ, trong đó, chú trọng các dịch vụ cao cấp

như ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục…

Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm

trong nước và quốc tế, tìm cơ hội liên doanh liên kết, tìm kiếm thị trường, bạn

hàng

5.1.5. Giải pháp đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Phân cấp quản lý để nâng cao tính chủ động, sáng tạo và tự chịu trách

nhiệm của từng cấp từng ngành. Đề cao trách nhiệm và thẩm quyền của các cơ

quan chuyên môn theo qui định của pháp luật. Đẩy mạnh thực hịên cải cách

hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Cần đổi mới phương thức và

113

Page 114: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

lề lối làm việc, giảm thủ tục, phiền hà cho dân, chống tệ nạn quan liêu, tham

nhũng, cửa quyền của cán bộ công chức.

Đảm bảo về cơ bản các yêu cầu trang thiết bị làm việc cần thiết. Từng

bước hiện đại hoá, tin học hoá hệ thống quản lý hành chính nhà nước. Ứng

dụng công nghệ thông tin trong quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống công nghệ

thông tin.

Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thạo việc, ý thức trách

nhiệm cao trong công việc, có phẩm chất đạo đức trong sạch, lành mạnh. Nâng

cao ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của đội ngũ cán bộ công

chức. Tổ chức đào tạo chuyên môn nghịêp vụ cho cán bộ công chức.

Thực hiện qui chế dân chủ cơ sở. Thực hịên chế độ thông tin công khai

cho dân về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chính quyền địa phương

5.2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH VÀ KIẾN NGHỊ

5.2.1. Tổ chức thực hiện

Sau khi quy hoạch được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt, tổ chức công

bố rộng rãi để các cơ quan, đoàn thể và nhân dân trong và ngoài huyện biết, có

ý thức trách nhiệm và tự giác tham gia thực hiện các chương trình phát triển

đúng với quy hoạch

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH đã được phê duyệt cùng

với danh mục các công trình ưu tiên đầu tư, tiến hành xây dựng đề án tiền khả

thi của các chương trình, dự án để giới thiệu, xúc tiến đầu tư

Cần thường xuyên cập nhật, bổ xung và điều chỉnh quy hoạch cho phù

hợp tình hình mới

Triển khai các quy hoạch chi tiết: quy hoạch ngành, quy hoạch khu công

nghiệp, làng nghề, các vùng chuyên môn hóa cây, con; quy hoạch phát triển đô

thị, các cụm dân cư, quy hoạch đất đai...Lựa chọn các lĩnh vực ưu tiên và xây

dựng các đề án cụ thể để đưa vào kế hoạch thực hiện hàng năm và 5 năm

114

Page 115: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

5.2.2. Kiến nghị

5.2.2.1. Kiến nghị đối với Trung ương

Bổ sung vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương thực hiện đúng tiến độ các

dự án của Trung ương trên địa bàn và hỗ trợ huyện nâng cấp cơ sở hạ tầng

KT-XH, đặc biệt là mạng lưới giao thông đường bộ, hệ thống thủy nông, thủy

lợi, hệ thống điện, cấp nước sạch sinh hoạt, trường học, trạm y tế…) và cung

cấp tín dụng cho các hộ nghèo phát triển sản xuất.

5.2.2.2. Kiến nghị đối với tỉnh Vĩnh Phúc

+ Tạo dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, sở của tỉnh với

các cơ quan của huyện trong việc xây dựng các quy hoạch chi tiết theo ngành

và quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của huyện, cũng như việc triển khai

thực hiện các quy hoạch được duyệt.

Tỉnh kiến nghị Trung ương và đồng thời Tỉnh triển khai đúng kế hoạch

các dự án, công trình đầu tư đã được qui hoạch và đưa vào kế hoạch, tạo điều

kiện cho Huyện chủ động thực hiện các dự án có liên quan

+ Đề nghị Tỉnh bổ sung vốn chương trình mục tiêu quốc gia cho Yên

Lạc. Các xã ngoài đê sông Hồng là xã khó khăn, đề nghị Tỉnh hỗ trợ 100% kinh

phí xây dựng các công trình điện, đường, trường, trạm và các công trình thuỷ

lợi. Tỉnh cũng nên có cơ chế hỗ trợ xây dựng đường giao thông nội đồng với

mức hỗ trợ 100% giá trị dự toán

+ Đầu tư tu bổ và kiến thiết khu di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu trở thành

điểm du lịch-nghiên cứu nhân chủng học và lịch sử người cổ đại ở Việt Nam.

+ Tỉnh hỗ trợ xúc tiến kêu gọi đầu tư, giới thiệu cho huyện một số dự án

phát triển cụm công nghiệp, xây dựng các cơ sở sản xuất đồ gỗ, chế biến nông

sản-thực phẩm, may mặc, sản xuất giày da, tạo điều kiện giải quyết việc làm và

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH HĐH.

KẾT LUẬN

115

Page 116: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Yên Lạc thời kỳ

2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” nhằm xác lập những luận cứ khoa học và

thực tiễn, mục tiêu, mô hình, định hướng và giải pháp phát triển các ngành, các

lĩnh vực kinh tế xã hội của huyện thời kỳ CNH HĐH. Với mục tiêu trên, dự án

đã đạt được những kết quả sau:

- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng KT-XH cũng như xác định được những

hạn chế, thách thức và những thế mạnh chủ yếu của Yên Lạc trong phát triển

KT-XH trong vòng 10-20 năm tới.

- Xây dựng được hệ thống quan điểm phát triển cũng như xác định được những

phương hướng, mục tiêu chủ yếu, đồng thời đưa ra được các kịch bản phát triển

tổng thể và phát triển các ngành, các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện

Yên lạc trong thời kỳ 2011 - 2020 nhằm đảm bảo đáp ứng cơ bản những nhu

cầu phát triển KT-XH của huyện.

- Xây dựng được những giải pháp chung có tính định hướng cho các ngành và các

lĩnh vực nhằm tạo lập cơ sở cho việc xác định các giải pháp cụ thể để thực hiện

thành công từng nội dung cũng như toàn bộ nội dung dự án quy hoạch tổng thể phát

triển KT-XH.

Dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Yên Lạc thời kỳ 2011-

2020 và tầm nhìn đến năm 2030” là kết quả của sự kế thừa, tổng hợp có chọn

lọc và sáng tạo khoa học. Đây cũng là kết quả của sự chỉ đạo của các cấp lãnh

đạo, các ngành, các chuyên gia khoa học ở Trung ương, tỉnh và huyện.

Dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Yên Lạc thời kỳ

2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” chỉ xác định những vấn đề cơ bản, chủ

yếu. Bởi vậy, việc bổ sung, hoàn thiện và cụ thể hoá của các cấp, các ngành, trong

từng giai đoạn đối với dự án tổng thể là hết sức cần thiết. Công việc hữu ích này sẽ

có tác dụng to lớn, thiết thực nhằm huy động có kết quả các nguồn lực đầu tư để

thực hiện thành công các mục tiêu xây dựng và phát triển KT-XH của huyện ngày

càng tốt hơn.

PHỤ BẢNG 1. TÌNH HÌNH THU NGÂN SÁCH HUYỆN YÊN LẠC 116

Page 117: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

GIAI ĐOẠN 2005-2010

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT  Nội dungNăm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Kế hoạch 2010

NSNN NSĐP NSNN NSĐP NSNN NSĐP NSNN NSĐP NSNN NSĐP NSNN NSĐP

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

* Tổng thu (A + B + C) 62.466 59.920 91.450 87.785 126.877 122.612 165.842 159.694 298.125 289.285 218.995 202.306

A Thu cân đối NSNN 13.619 11.073 11.017 8.105 39.587 35.322 50.999 45.867 75.858 67.906 42.896 27.507

1 Thu từ các XN QD địa phương 2 5 5.546

2 Thu ngoài quốc doanh 2.921 1.662 3.940 2.185 5.668 3.582 7.866 4.924 9.748 6.078 11.000 6.824

3 Thuế thu nhập 17           506 1.400

4 Thu lệ phí trước bạ 1.275 667 1.380 740 2.846 1.556 3.877 2.057 6.506 3.369 7.000 3.753

5 Thuế sử dụng đất Nông nghiệp 140 140 114 114 103 103 123 123  

6 Thuế nhà đất 504 454 464 418 479 479 537 537 1.099 1.099 750 750

7 Thu tiền cho thuê đất 47 45 172 236 190 150

8 Thuế CQSD đất 120 108 107 97 171 154 291 262 32 29

9 Thu tiền sử dụng đất 3.065 2.759 1.392 1.253 26.038 26.009 19.974 19.971 36.599 36.561 15.000 15.000

10 Thu phí và lệ phí 418 337 707 653 964 892 845 748 1.065 914 900 180

11 Thukhác 1.442 1.276 592 369 574 180 180 833 576 250 100

12 Các khoản thu tại xã 1.745  1.745 2.276  2.276 1.974 1.974 2.087 2.087 3.001 3.001 900 900

13 Thu kết dư ngân sách 1.925 1.925 4.586 4.586 5.869 5.896 14.880 14.880 16.279 16.279

B Cỏc khoản thu để lại QL qua NS 12.950 12.950 6.931 6.898 4.818 4.818 5.722 4.706 6.037 5.149 4.324 3.024

C Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 35.897 35.897 68.916 68.196 76.603 76.603 109.121 109.121 216.230 216.230 171.775 171.775

D Thu tín phiếu, trái phiếu 1.232   217

Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch Yên lạc

117

Page 118: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

PHỤ BẢNG 2. CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG HUYỆN YÊN LẠC

THỜI KỲ 2005-2010

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Nội dung Tổng chiNăm 2005

Tổng chiNăm 2006

Tổng chiNăm 2007

Tổng chiNăm 2008

Tổng chiNăm 2009

Tổng chiKế hoạch 2010

 Tổng chi 55.334 82.636 107.732 143.415 265.936 202.306

1 Chi đầu tư phát triển 3.542 12.878 19.924 21.056 77.424 56.203

2 Chi sự nghiệp kinh tế 2.587 7.810 5.662 18.121 9.570 3.416

3 Chi SN Giáo dục đào tạo 1.397 1.778 3.085 5.408 69.997 72.055

4 Chi SN y tế 1.281 1.802 2.349 3.164 3.810 4.208

5 Chi SN môi trường     991  761 7.678

6 Chi SN khoa học Công nghệ     50 50 50 50

7 Chi SN văn hóa thông tin 548 976 815 1.122 877 1.006

8 Chi SN phát thanh truyền hình 349 499 399 353 489 605

9 Chi sự nghiệp thể dục thể thao 445 251 249 291 1.004 589

10 Chi đảm bảo xã hội 5.472 5.380 5.478 10.112 14.909 10.223

11 Chi quản lý hành chính 12.526 14.514 25.045 27.624 32.237 29.281

12 Chi an ninh 643 976 1.667 2.191 2.685 2.415

13 Chi quốc phòng địa phương 781 712 1.825 1.437 2.165 1.479

14 Chikhác ngân sách 667 558 591 578 1.091 660

15 Bổ sung ngân sách xã. thị trấn 12.732 27.604 35.775 46.211  43.718

16 Chi quản lý qua ngân sách 12.364 6.898 4.818 4.706 5.149 3.024

17 Dự phòng NS 5.900

18 Nguồn CCTL 3.514

Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch huyện Yên lạc

PHỤ BẢNG 3. SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CHỦ YÊU 118

Page 119: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

THỜI KỲ 2006-2009.

TT Ngành nghề

    2006 2007 2008  2009  

Đơn vị

tính

Đơn giá

(1000 đ)

Số lượng

Giá trị SX (Trđ)

Sản phẩm Thành

tiền (1000đ)

Sản phẩm Giá trị

SX (Trđ)

Sản phẩm Giá trị

SX (Trđ)Số lượng

Số lượng

Số lượng

(1) (2) (3)       (5) (8) (5) (8) (5) (8)

I Sản xuất vật liệu XD       52,800   43,375   52,800   55,050

1 Gạch đất nung Tr.viên 0.23 200 46,000 168.5 38,755 200 46,000 195 44,850

2 Sản phẩm khác của đất nung       1,800   1,620   1,800   1,650

3 Khai thác cát 1000m3 10 200 2,000 150 1,500 200 2,000 300 3,000

4 Khai thác sỏi 1000m3 30 100 3,000 50 1,500 100 3,000 185 5,550

II Ngành Tái chế       97,321   74,375   97,321   113,2741 Phôi thép Tấn 2,800 28,000 71,120 18,800 52,640 28,000 71,120 28,980 81,144

2 Thép thành phẩm Tấn 3,500 1,486 5,201 510 1,785 1,486 5,201 1,300 4,550

3 Tái chế nhựa Tấn 7,000 3,000 21,000 2,850 19,950 3,000 21,000 3,940 27,580

III Ngành chế biến Gỗ-SP đồ gỗ     57,400 69,971   59,773.3 57,400 69,971   81,428

1 Xẻ gỗ các loại M3 60 13,700 822 14,470 868 13,700 822 16,200 9722 Giường các loại Cái 740 16,500 12,210 12,951 9,584 16,500 12,210 19,000 14,0603 Tủ các loại Cái 1,580 10,500 16,590 8,635 13,643 10,500 16,590 13,500 21,3304 Sa lông các loại Cái 1,140 4,800 5,472 3,774 4,302 4,800 5,472 6,200 7,068

5 Bàn các loại Cái 185 11,900 2,201.5 9,524 1,762 11,900 2,201.5 13,500 2,498

6 Đồ mộc dân dụng khác Cái     32,675   29,614   32,675   35,500

IV Dệt may   40 45,480 6,762.3   5,862 45,480 6,762.3   7,905

1 May mặc quần, áo 1000cái 8.5 180 1,530 168 1,428 180 1,530 220 1,870.0

2 Mền, chăn bông Cái 31 45,300 1,404.3 40,120 1,244 45,300 1,404.3 49,500 1,534.5

3 Sản phẩm khác, bông vải sợi       3,828   3,190   3,828   4,500.0

V Cơ khí       6,539.2   5,964.7   6,539.2   6,920

1 Cửa tôn, sắt, khung nhôm kính M2 250 26,000 6,500 23,730 5,933 26,000 6,500 27,500 6,875

2 Gò, hàn, xì các loại Cái 2.7 14,500 39.2 11,745 31.7 14,500 39.2 16,850 45

VI Chế biến lương thực – TP       6,752.5   6,161   6,752.5   8,728

1 Xay sát nghiền lương thực Tấn 40 60,000 2,400 54,995 2,200 60,000 2,400 71,000 2,840

2 Sản xuất bánh Mỳ Tấn 6,000 85 510 75 450 85 510 120 720

3 Nờu rợu 1000lít 2,650 1,450 3,842.5 1,325 3,511 1,450 3,842.5 1,950 5,168

VII Mây tre đan       6,752.5   3,011   3,675   5,505

1 Đồ dùng Tre, Nứa 1000cái 40 60,000 2,400 408 2,448 500 3,000 780 4,680

2 Chiếu Trúc Cái 6,000 85 510 3,750 563 4,500 675 5,500 825  Tổng cộng   2,650 1,450 3,842.5   198,522   244,000 3,409 278,809

Nguồn: Phũng Công thương Yên Lạc

PHỤ BẢNG 4. DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG LÚA

119

Page 120: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

  

2005 206 2007 2008

DT NS SL DT NS SL DT NS SL DT NS SL TỔNG SỐ 9097 58.98 53656 8628 58.21 50225 8857 58.13 51488 8911 62.45 55655I/Theo vụ sản xuất                        

Đông xuân 4836 63.86 30883 4707 60.73 30469 4657 55.09 25918 4646 63.33 29425

Vụ mựa 4261 53.44 22773 3921 50.38 19756 4200 60.88 25570 4265 61.5 26230II/ Theo đơn vị hành chớnh                        1-TT Yên Lạc 632 58.8 3716 372 58.82 3247 509 56.27 2864 422 62.89 26542-Đồng Cường 769 57.71 4438 416 57.56 4409 763 57.06 4353 738 62.74 4629 3- Đồng Văn 683 59.06 4034 337 57.91 3689 650 57.44 3734 640 61.53 39384- Bỡnh Định 648 57.22 3708 395 57.99 3781 642 56.14 3604 651 62.3 4056 5-Trung Nguyên 856 59.98 5134 447 57.9 4904 836 58.76 4912 743 61.73 5201

6-Tề Lỗ 489 59.28 2899 241 58.68 2670 455 58.15 2646 486 62.63 3044 7-Tam Hồng 966 59.07 5706 489 57.28 4863 968 59.11 5722 954 62.6 5969

8-Yên Đồng 870 58.69 5106 394 58.94 4385 884 58.32 5155 895 63.04 5642

9-Văn Tiến 420 60.02 2521 207 59.45 2479 440 58.86 2590 432 62.64 270610-Nguyệt Đức 528 59.92 3164 251 57.2 2883 479 59.42 2846 528 61.94 326911- Yên Phương 667 60.21 4016 335 58.5 3715 649 59.37 3853 683 62.5 4267 12-Hồng Phương 172 59.24 1019 95 59.08 1022 172 58.17 1001 183 62.24 113913- Trung Kiên 27 52.22 141 25 55.54 361 31 57.5 178 43.5 62.07 27014- Liên Châu 484 59.67 2888 253 57.86 2737 487 58.33 2841 478 62.43 2984

15- Đại Tự 625 59.38 3711 325 58.96 3614 647 58.21 3766 682 62.89 428916- Hồng Châu 122 49.92 609 66 59.38 760 128 57.14 731 136 63.09 85817- Trung Hà 139 60.86 846 59 59.83 706 117 59.17 692 118 62.54 738

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Yên Lạc

PHỤ BẢNG 5. SỐ CƠ SỞ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VÀ TIỂU CÔNG NGHIÊP HUYỆN YÊN LẠC

  Chỉ tiêu  2006 2007 2008 2009Số cơ

sở (CS)Số lao động

Số cơ sở

Số lao động

Số cơ sở

Số lao động

Số cơ sở

Số lao động

120

Page 121: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

(Người) (CS) (Người) (CS) (Người) (CS) (Người)

I Sản xuất vật liệu XD 124 2,515 122 2,352 123 2,530 115 2,520

1 Gạch đất nung 108 2,400 106 2,266 106 2,400 100 2,370

2 Sản phẩm khác của đất nung     8 24 8 50 6 60

3 Khai thác cát 16 115 6 47 6 50 6 50

4 Khai thác sỏi 2 15 3 30 3 40

II Ngành Tái chế 84 645 119 1,223 120 1,550 135 2,660

1 Phôi thép 8 250 7 464 10 600 13 720

2 Thép thành phẩm 1 15 1         990

3 Tái chế nhựa 75 380 110 759 110 950 122 950

III Ngành chế biến Gỗ-SP đồ gỗ 991 2,870 1,193 3,224 1,205 3,530 1,365 4,153

1 Xẻ gỗ các loại 51 160 95 291 98 320 104 450

2 Giường các loại 302 1,065 543 1,010 545 1,100 650 1,333

3 Tủ các loại 127 380 148 578 150 600 161 660

4 Sa lông các loại 180 370 11 32 12 50 15 75

6 Đồ mộc dân dụng khác 202 615 228 835 230 960 250 1,060

IV Dệt may 241 410 337 617 340 650 376 700

1 May mặc quần, áo 216 320 128 196 130 210 145 240

2 Mền, chăn bông 21 70 209 421 210 440 231 460

3 Sản phẩm khác, bông vải sợi 4 20            

V Cơ khí 1,171 1,452 79 154 80 170 95 245

1 Cửa tôn, sắt, khung nhôm kính 56 140 52 102 52 110 60 150

2 Gò, hàn, xì các loại 91 215 27 52 28 60 35 95

VI Chế biến LT-TP 711 769 571 597 571 610 602 535

1 Xay sát nghiền lương thực 313 328 312 321 312 320 325 55

3 Nấu rượu 386 386 254 254 254 260 270 315

VII Mây tre đan 105 230 559 1,199 561 1,300 721 1,451

1 Đồ dùng Tre, Nứa 105 230 558 1,148 560 1,200 720 1,350

2 Chiếu Trúc     1 51 1 100 1 101

  Tổng cộng 2,403 7,794 2,978 9,366 3,000 10,340   12,264

Nguồn: Phòng công thương Yên Lạc

PHỤ BẢNG 6. GIÁ TRỊ SẢN XUẤT VÀ CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT KHU VỰC I HUYỆN YÊN LẠC THỜI KỲ 2011 ĐẾN 2030

Đơn vị tính : Tỷ đồng, %Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%)

121

Page 122: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Chỉ tiêu 2009 KH 2010 2015 2020 2030 2009 KH

2010 2015 2020 2030

P AN QMO CAO

1- Giá trị sản xuất 335.6 369.7 498.23 714.03 1656.72 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00

Nông nghiệp 290 320.8 419.88 576.52 1192.55 86.56 86.77 84.27 80.74 71.98

Trong đó + Trồng trọt 154.6 183.5 234.20 306.09 548.16 46.22 49.63 47.01 42.87 33.09

+ Chăn nuôi 119.7 120.8 157.88 221.44 478.06 35.67 32.68 31.69 31.01 28.86 + Dịch vụ SX Nông nghiệp 15.7 16.5 27.80 49.00 166.33 4.68 4.46 5.58 6.86 10.04

Lâm nghiệp 0.9 0.9 1.04 1.27 1.71 0.27 0.24 0.21 0.18 0.10

Thủy sản 44.7 48 77.30 136.24 462.47 13.32 12.98 15.52 19.08 27.91

PA QMO TRUNG BINH          

1- Giá trị sản xuất 335.6 369.7 473.59 636.12 1245.49 100.15 100.00 100.00 100.00 100.00

Nông nghiệp 290 320.8 404.00 529.32 969.69 86.56 86.77 85.31 83.21 77.86

Trong đó + Trồng trọt 154.6 183.5 223.26 278.22 411.83 46.22 49.63 47.14 43.74 33.07

+ Chăn nuôi 119.7 120.8 154.17 206.32 405.86 35.67 32.68 32.55 32.43 32.59 + Dịch vụ SX Nông nghiệp 15.7 16.5 26.57 44.78 152.00 4.68 4.46 5.61 7.04 12.20

Lâm nghiệp 0.9 0.9 0.99 1.27 2.07 0.27 0.24 0.21 0.20 0.17

Thủy sản 44.7 48 68.59 105.53 273.73 13.32 12.98 14.48 16.59 21.98

P AN QMO THAP

1- Giá trị sản xuất 335.6 369.7 448.02 569.82 1005.91 100. 100.00 100.00 100.00 100.00

Nông nghiệp 290 320.8 382.84 474.23 780.51 86.56 86.77 85.45 83.22 77.59

Trong đó + Trồng trọt 154.6 183.5 212.73 252.65 356.39 46.22 49.63 47.48 44.34 35.43

+ Chăn nuôi 119.7 120.8 146.97 187.58 335.92 35.67 32.68 32.80 32.92 33.39 + Dịch vụ SX Nông nghiệp 15.7 16.5 23.14 34.00 88.20 4.68 4.46 5.17 5.97 8.77

Lâm nghiệp 0.9 0.9 0.95 1.21 1.97 0.27 0.24 0.21 0.21 0.20

Thủy sản 44.7 48 64.23 94.38 223.44 13.32 12.98 14.34 16.56 22.21

PHỤ LỤC 7: PHƯƠNG ÁN TĂNG TRƯỞNG LỰA CHỌN

 KH 2010 2015 2020 2030

 

122

Page 123: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

 1. Giá trị sản xuất (tỷ đồng)

 

CN-XD 614.97 1601.29 3733.24 16128.83

N-L-TS 393.2 488.33 586.41 763.99

TM 262.5 628.17 1691.95 9657.55

TỔNG 1270.67 2717.79 6040.76 26722.02

 

2. Tốc độ tăng trưởng (%)

CN-XD 21.60 21.09 18.45 15.76

N-L-TS 5.20 4.43 3.73 2.68

TM 17.20 19.07 21.92 19.03

TỔNG 14.2 16.42 17.21 16.01

 

 3. Cơ câu kinh tế (%)

 

CN-XD 48.40 58.92 62.10 60.75N-L-TS 30.94 17.97 9.75 2.88TM 20.66 23.11 28.14 36.37TỔNG 100.00 100.00 100.00 100.00

PHỤ LỤC 8: DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐẦU TƯ TRỌNG ĐIỂM

123

Page 124: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

Số TT

Danh mục công trình

Địa điểm XD

Quy mô

Tổng mức

đầu tư

(tỷ đ)

Thời gian khởi

công - hoàn thành

Nguồn vốn

đầu tư

Chủ đầu tư

2 Đ.nhánh 2C-Mả Lọ

Trung Nguyên,

Bình Định2,5km 60 2010-

2015 NSNN H.Yên Lạc

3

Đường vành đai công nghiệp Bình Xuyên - Yên Lạc

H. Bình Xuyên, Nguyệt Đức, TT Yên Lạc,

Tam Hồng, Yên Đồng

14km 1000 2011-2015

NSNN, vốn DN

VINALINES

4

Cải tạo, nâng cấp mặt đê trung ương (Địa phận Yên Lạc)

Đại Tự, Liên Châu,

Yên Phương,

Nguyệt Đức

11km 1200 2011-2015 NSNN H.Yên

Lạc

5 Cải tạo, nâng cấp mặt đê bối

Đại Tự, Liên Châu, Hồng Châu, Trung Hà,

Trung Kiên

11km 40 2010-2013 NSNN H.Yên

Lạc

6Đường tỉnh 303(Địa phận Yên Lạc)

Tề Lỗ, Trung

Nguyên, TT Yên Lạc,

Nguyệt Đức

8,2km 100 2015-2020 NSNN H.Yên

Lạc

7 Đường tỉnh 304 Yên Đồng, Tam Hồng 3,4km 50 2015-

2020 NSNN H.Yên Lạc

8Đường tỉnh 305(Địa phận Yên Lạc)

Yên Phơng, Tam Hồng,

TT Yên Lạc, Bình

Định, Đồng Cương

10km 120 2015-2020 NSNN H.Yên

Lạc

9

Đường từ Huyện uỷ Yên Lạc đến đền Gia Loan

TT Yên Lạc 2,1km 30 2017-2020 NSNN H.Yên

Lạc

10

Cải tạo, nâng cấp Đường Cầu Trắng - Can Bi

Nguyệt Đức, Văn

Tiến3km 30 2015-

2020 NSNN H.Yên Lạc

11 Cải tạo, nâng Nguyệt 4,6km 60 2016- NSNN H.Yên 124

Page 125: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

cấp Đường Cầu Trắng - Gành Đá

Đức, Trung Kiên 2020 Lạc

12

Cải tạo, nâng cấp Đường Lũng Hạ - Hồng Phương

Yên Phơng, Hồng Phơng 2km 30 2017-

2020 NSNN H.Yên Lạc

13

Cải tạo, nâng cấp Đường từ điếm số 7 (đê TW) đến Tr-ường bắn Đại Tự

Liên Châu, Đại Tự 2,6km 30 2018-

2020 NSNN H.Yên Lạc

14

Đường từ Yên Đồng qua UBND xã Đại Tự đến đê bối (thôn Tam Kỳ, xã Đại Tự)

Yên Đồng, Đại Tự 5,8km 70 2020-

2022 NSNN H.Yên Lạc

15

Cải tạo, nâng cấp Đường Đền Thính đi Vân Xuân

Tam Hồng, Yên Đồng 2,5km 30 2020-

2025 NSNN H.Yên Lạc

16

Đường từ Gia Loan Từ đi Tr-ường bắn xã Đại Tự

TT Yên Lạc, Tam

Hồng, Liên Châu, Đại

Tự

6,5km 100 2015-2020 NSNN H.Yên

Lạc

17Hạ tầng khu tập trung KTXH huyện Yên Lạc

TT Yên Lạc,

Tam Hồng61ha 1000 2009-

2015

NSNN và

nguồn khác

H.Yên Lạc

18Cụm công nghiệp xã Trung Nguyên

Trung Nguyên 150ha 1000 2015-

2020

NSNN và

nguồn khác

H.Yên Lạc

19Cụm công nghiệp xã Đồng Cương

Đồng Cương 200ha 1500 2015-

2022

NSNN và

nguồn khác

H.Yên Lạc

20Tu bổ di tích khảo cổ học Đồng Đậu

TT Yên Lạc 50ha 300 2015-2020 NSNN H.Yên

Lạc

21Khu du lịch sinh thái đầm Khanh

Tam Hồng, TT Yên

Lạc, Trung Nguyên,

Bình Định, Đồng

Cương

100ha 200 2013-2015

NSNN và

nguồn khác

H.Yên Lạc

125

Page 126: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

22Khu du lịch nghỉ dưỡng đầm Sáu Vó

Bình Định, Đồng

Cương

1000ha 500 2015-

2018

NSNN và

nguồn khác

H.Yên Lạc

23 Vùng sản xuất rau, hoa, quả

Các xã vùng bãi sông

Hồng500ha 200 2015-

2019

NSNN và

nguồn khác

H.Yên Lạc

24 Bể bơi trung tâm huyện TT Yên Lạc   30 2010-

2015

NSNN và

nguồn khác

H.Yên Lạc

25 Sân vận động trung tâm huyện TT Yên Lạc   100 2010-

2015

NSNN và

nguồn khác

H.Yên Lạc

26

Xây dựng làng văn hoá trọng điểm cấp huyện

Các xã   100 2010-2015

NSNN và

nguồn khác

H.Yên Lạc

27

Cải tạo, nâng cấp Nghĩa trang liệt sỹ huyện

TT Yên Lạc   15 2010-2015 NSNN H.Yên

Lạc

28Xây dựng trường chất lượng cao

Các trường trong huyện   500 2012-

2025

NSNN và

nguồn khác

H.Yên Lạc

29 Xây dựng tượng đài liệt sỹ TT Yên Lạc   30 2015-

2020

NSNN và

nguồn khác

H.Yên Lạc

30 Nhà văn hoá thiếu nhi TT Yên Lạc   50 2015-

2020 NSNN H.Yên Lạc

31 Trường dạy nghề TT Yên Lạc   50 2015-

2020

NSNN và

nguồn khác

H.Yên Lạc

32 Nhà máy xử lý môi trường

Đồng Văn, Tề Lỗ, Trung

Nguyên, TT Yên Lạc,

Đồng Cương

  250 2018-2020

NSNN và

nguồn khác

H.Yên Lạc

33 Cụm CN-làng nghề xã Đồng Văn

Đồng Văn 40ha 200 2010-2013

NSNN và

nguồn

126

Page 127: Isokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists... · Web viewDo đó, thu chi ngân sách đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu trên địa

khác

34Trùng tu, tôn tạo đền Bắc Cung

Tam Hồng   30 2012-2016

NSNN và

nguồn khác

35Trùng tu, tôn tạo đền Phạm Công Bình

Đồng Văn   20 2012-2016

NSNN và

nguồn khác

36Trung tâm thương mại các thị tứ

Các xã   250 2015-2020

NSNN và

nguồn khác

37 Nhà máy nước sạch toàn huyện Các xã   170 2020-

2025

NSNN và

nguồn khác

38 Trụ sở UBND huyện TT Yên Lạc   70 2010-

2013 NSNN Huyện Yên Lạc

127


Recommended