+ All Categories
Home > Documents > Cái đẹp theo kant

Cái đẹp theo kant

Date post: 24-Nov-2023
Category:
Upload: independent
View: 0 times
Download: 0 times
Share this document with a friend
36
II. PHẠM TRÙ MĨ HỌC CÁI ÐẸP 1. CÁI ÐẸP LÀ PHẠM TRÙ MỸ HỌC CƠ BẢN, TRUNG TÂM TOP Trong hệ thống các phạm trù mĩ học, cái đẹp vừa là phạm mĩ học cơ bản, vừa là phạm trù mĩ học trung tâm. Bởi vì, đối tượng của mỹ học là đời sống thẩm mĩ của con người. Ðời sống thẩm mĩ tuy rất phong phú đa dạng nhưng chủ yếu quay quanh cái đẹp. Cái đẹp là cái phổ biến. Nó có mặt ở khắp nơi: trong tự nhiên, trong xã hội và trong nghệ thuật. Ở đâu có hoạt động của con người ở đấy có cái đẹp: bầu trời đẹp, cành hoa đẹp, cuộc sống đẹp, cái nhà đẹp, chiếc áo đẹp, công việc đẹp, hành động đẹp, tư tưởng đẹp, khuôn mặt đẹp... Mặt khác, cái đẹp là cái thường trực. Từng giờ, từng phút nó luôn có mặt trong ý thức con người. Con người không một phút nào sao nhãng, rời bỏ được cái đẹp. Dù là lúc lao động, lúc vui chơi giải trí, lúc nghiên cứu khoa học; trong sinh hoạt gia đình, ngoài đời sống cộng đồng... Cái đẹp như là thước đo, là chuẩn mực đi kèm liền bên cạnh cái chuẩn mực thước đo khác trong đời sống con người. Không phải ngẫu nhiên mà CHÂN-THIỆN- MĨ ĐI LIỀN VỚI NHAU. Các phạm trù thẩm mĩ khác: cái xấu, cái cao cả, cái thấp hèn, cái bi, cái hài tuy bản chất thẩm mĩ có khác cái đẹp, nhưng để hiểu được bản chất chúng thì không thể không lấy cái đẹp làm điểm tựa không thể không xem xét nó trong mối liên hệ với cái đẹp. Chẳng hạn, để đánh giá một hiện tượng xấu thì ta phải dựa vào cái đẹp. Cái đối lập với cái đẹp sẽ là cái xấu. Hoặc để xác định cái bi ta cũng dựa vào cái đẹp. Cái bi là sự thất bại, hay cái chết của cái đẹp. Ta cũng dựa vào cái đẹp để xác định cái cao cả. Cái đẹp là lý tưởng gần, còn cái cao cả là lý tưởng cao siêu. Vậy cái đẹp là gì? thế nào là cái đẹp ? Ðây quả là câu hỏi không dễ trả lời chút nào. Có người hỏi Saint Augustin:Thời gian là gì? Augustin trả lời: giá như ngươi đừng hỏi thì ta cơ hồ như hiểu rõ thời gian là gì! Thế nhưng khi người hỏi ta thời gian là gì thì ta lại đâm ra hoang mang. Hỏi cái đẹp là gì thì cũng như hỏi thời gian là gì vậy. Ðã 2500 năm nay, các triết gia, các mỹ học gia, không ngớt thay nhau tìm kiếm một sự lý giải thích hợp cho cái đẹp, nhưng cái đẹp là gì thì câu hỏi đến nay vẫn như còn để ngỏ, vẫn như còn vừa mới đặt ra. Ðiều oái oăm là: cái đẹp là cái phổ biến, là cái thường trực trong cuộc sống con người. Nhưng gương mặt của nó ta lại rất khó nắm bắt, khó xác định. 2. CÁC QUAN NIỆM KHÁC NHAU VỀ CÁI ÐẸP TOP
Transcript

II. PHẠM TRÙ MĨ HỌC CÁI ÐẸP

1. CÁI ÐẸP LÀ PHẠM TRÙ MỸ HỌC CƠ BẢN, TRUNG TÂM

TOP

Trong hệ thống các phạm trù mĩ học, cái đẹp vừa là phạm mĩ học cơ bản, vừa là phạm trù mĩ học trung tâm. Bởi vì, đối tượng của mỹ học là đời sống thẩm mĩ của con người. Ðời sống thẩm mĩ tuy rất phong phú đa dạng nhưng chủ yếu quay quanh cái đẹp. Cái đẹp là cái phổ biến. Nó có mặt ở khắp nơi: trong tự nhiên, trong xã hội và trong nghệ thuật. Ở đâu có hoạt động của con người ở đấy có cái đẹp: bầu trời đẹp, cành hoa đẹp, cuộc sống đẹp, cái nhà đẹp, chiếc áo đẹp, công việc đẹp, hành động đẹp, tư tưởng đẹp, khuôn mặt đẹp... Mặt khác, cái đẹp là cái thường trực. Từng giờ, từng phút nó luôn có mặt trong ý thức con người. Con người không một phút nào sao nhãng, rời bỏ được cái đẹp. Dù là lúc lao động, lúc vui chơi giải trí, lúc nghiên cứu khoa học; trong sinh hoạt gia đình, ngoài đời sống cộng đồng... Cái đẹp như là thước đo, là chuẩn mực đi kèm liền bên cạnh cái chuẩn mực thước đo khác trong đời sống con người. Không phải ngẫu nhiên mà CHÂN-THIỆN- MĨ ĐI LIỀN VỚI NHAU.

Các phạm trù thẩm mĩ khác: cái xấu, cái cao cả, cái thấp hèn, cái bi, cái hài tuy bản chất thẩm mĩ có khác cái đẹp, nhưng để hiểu được bản chất chúng thì không thể không lấy cái đẹp làm điểm tựa không thể không xem xét nó trong mối liên hệ với cái đẹp. Chẳng hạn, để đánh giá một hiện tượng xấu thì ta phải dựa vào cái đẹp. Cái đối lập với cái đẹp sẽ là cái xấu. Hoặc để xác định cái bi ta cũng dựa vào cái đẹp. Cái bi là sự thất bại, hay cái chết của cái đẹp. Ta cũng dựa vào cái đẹp để xác định cái cao cả. Cái đẹp là lý tưởng gần, còn cái cao cả là lý tưởng cao siêu.

Vậy cái đẹp là gì? thế nào là cái đẹp ? Ðây quả là câu hỏi không dễ trả lời chút nào. Có người hỏi Saint Augustin:Thời gian là gì? Augustin trả lời: giá như ngươi đừng hỏi thì ta cơ hồ như hiểu rõ thời gian là gì! Thế nhưng khi người hỏi ta thời gian là gì thì ta lại đâm ra hoang mang. Hỏi cái đẹp là gì thì cũng như hỏi thời gian là gì vậy. Ðã 2500 năm nay, các triết gia, các mỹ học gia, không ngớt thay nhau tìm kiếm một sự lý giải thích hợp cho cái đẹp, nhưng cái đẹp là gì thì câu hỏi đến nay vẫn như còn để ngỏ, vẫn như còn vừa mới đặt ra. Ðiều oái oăm là: cái đẹp là cái phổ biến, là cái thường trực trong cuộc sống con người. Nhưng gương mặt của nó ta lại rất khó nắm bắt, khó xác định.

2. CÁC QUAN NIỆM KHÁC NHAU VỀ CÁI ÐẸP

TOP

a. Phái cho rằng cái đẹp là thuộc tính khách quan của sự vật. Phái này quan niệm: bản thân sư vật, tự nhiên đã chứa đựng cái đẹp. Cái đẹp không lệ thuộc vào ý muốn của con người. Màu sắc của sự vật tồn tại ngoài ý thức con người. Nó là thuộc tính tự nhiên của tạo vật. Ðẹp cũng thế. Ðẹp là phẩm chất của tự nhiên. Thuộc về phẩm chất đẹp của tự nhiên là thuộc tính cân xứng, hài hòa, nhịp điệu, cấu trúc không gian, thời gian... Platon cho rằng đường nét thẳng và đường tròn là đường đẹp. Họa sư Hogarth lại cho rằng đường cong và lượn sóng là đẹp. Vì nó đa dạng và có tính chuyển động. Chẳng hạn, lượn sóng trong nhảy múa, lượn sóng của bộ tóc, đám mây, đường eo của thân thể con người. Fechner (Ðức) lại cho cái đẹp là ở sự tỉ lệ. hình chữ nhật đẹp là loại hình có tỉ lệ 1/1,6 (tỉ lệ của 2 cạnh lá vàng). Leonardo De Vinci cho rằng người đẹp là người có tỉ lệ: chiều dài thân mình cao gấp 7 lần đầu. Pythagoras cho rằng: đường nét và hình thể phải đối xứng mới đẹp. Vì sự phát sinh đối xứng có liên hệ đến số học. Cái đẹp có đặc tính của số học. Bớcnơ và nhiều người khác coi cái đẹp là tổng số của những dấu hiệu sau đây: vật không lớn quá cũng không nhỏ quá ; sự hài hòa, sự thống nhất trong cái đa dạng.v.v...

Vậy có đúng là cái đẹp nằm ở vật, là thuộc tính khách quan của sự vật không? Thực sự thì, những điều quan sát của các nhà mỹ học trên đây có ý nghĩa thực tiễn nhất định. Tuy nhiên, những ý kiến vừa nêu trên không thể dùng để giải thích đầy đủ và đúng đắn bản chất của cái đẹp. Những dấu hiệu trên là những điều kiện có thể dẫn tới cái đẹp. Nó luôn luôn được bổ sung, và bổ sung một cách bất tận. Bởi, cái đẹp là vô cùng đa dạng và vô cùng tận. Sai lầm của các nhà mỹ học trên là, tách rời nội dung cụ thể của các hiện tượng khỏi ý nghĩa xã hội của nó. Không đặt chúng trong mối quan hệ với con người thì sẽ không phát hiện ra ý nghĩa thẩm mĩ của đối tượng. Ðường thẳng, tròn, cong, uốn lượn; sự tỉ lệ, cân đối, hài hòa, bố cục hình kim tự tháp... có cả trong đối tượng đẹp và cả đối tượng xấu. Rõ ràng là màu hồng đẹp khi ở trên má, nhưng là xấu ở trên mũi của cô gái. Sự cân đối của cặp mắt, đôi vai thì đẹp, nhưng sự cân đối của răng khểnh, của nốt ruồi thì không đẹp. Con bướm, con cóc thân hình đều hài hòa nhưng chưa ai coi con cóc là đẹp. Sai lầm cơ bản của các quan niệm trên còn là: tìm bản chất cái đẹp ở mối quan hệ nội tại giữa các yếu tố, các bộ phận cấu thành của sự vật, hiện tượng trên cơ sở những thuộc tính vật lý, toán học của đối tượng; trong khi lẽ ra tìm bản chất cái đẹp, cũng như các hiện tượng thẩm mĩ khác ở mối quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng trong mối quan hệ với xã hội, với ý thức con người.

b. Phái cho rằng cái đẹp là sản phẩm của ý muốn chủ quan của con người. Kant, một triết gia duy tâm chủ quan, người Ðức, cho rằng: vẻ đẹp không nằm ở đôi má hồng của người thiếu nữ mà nằm trong mắt của kẻ si tình. Như vậy, theo Kant, cái đẹp là sản phẩm của ý thức cá nhân. Luận chứng về cái đẹp, Kant phân biệt hai phương diện của phán đoán: phán đoán mĩ cảm và phán đoán danh lí. Phán đoán danh lí dùng khái niệm làm cơ sở. Phán đoán mĩ cảm thì lấy cảm giác cá

nhân làm cơ sở. Mà cảm giác là chủ quan, có tính cách cá biệt, tùy người, tùy nơi, tùy lúc. Trong quá trình thụ cảm thế giới, các sự vật, hiện tượng cảm tính, con người truyền cảm giác, đem đến cho sự vật hồn con người. Như vậy cái đẹp chỉ nảy sinh trong quan hệ chiêm ngưỡng của chủ thể đối với khách thể. Ở ngoài quan hệ này thế giới không đẹp cũng không xấu. Nó phi thẩm mĩ. Cũng theo Kant, phần đông cảm giác chủ quan có tính cách cá biệt, tùy nơi, tùy lúc. Nhưng nó vẫn có tính chất phổ biến. Bởi vì, tuy dựa vào cảm giác chủ quan chứ không nhờ vào sự trợ giúp của khái niệm, nhưng khi một vật khiến ta thấy đẹp thì cơ năng tâm lý (như tri giác, tưởng tượng) hoạt động có tính chất hài hòa nên phát sinh một thứ khoái cảm không thực dụng. Một người thấy đẹp thì mọi người thấy đẹp vì cơ năng tâm lí con người giống nhau.

Ðiều hơn hẳn của Kant, so với nhiều nhà mĩ học khác là ở chỗ: biết rằng mĩ cảm thuộc chủ quan, bằng vào cảm giác, chứ không bằng vào khái niệm. Nhưng đồng thời không hoàn toàn chủ quan mà có tính chất tất nhiên, phổ biến. Ðiều mơ hồ của Kant là cho rằng sự vật cần có những điều kiện hợp với cơ năng tâm lí thì ta mới thấy đẹp, giống như thị giác đối với màu sắc, vật là kích thích, tâm là sự cảm thụ.

c. Phái cho rằng cái đẹp là cái có ích, cái có lợi ích thực dụng. Socrate, một triết gia Hylạp cổ đại, lí giải cái đẹp luôn luôn gắn với cái có ích. Thậm chí, đánh đồng cái đẹp với cái có ích: cái đẹp là cái có ích và cái gì có ích là cái đẹp. Ông giải thích: Cái mộc đẹp là vì nó để tự vệ, còn cái giáo đẹp là vì người ta có thể dùng sức mạnh mà lao về phía quân thù. Một người (Apirtipơ) chất vấn Socrate: Vậy cái sọt đựng phân là một vật đẹp hay xấu? Socrate đã không ngần ngại trả lời: Ðúng thế, thề có thần Zeus chứng giám, ngay cái mộc bằng vàng cũng bị coi là một vật xấu, nếu như nó được làm ra một cách kém cỏi, còn cái sọt đựng phân là đẹp khi nó nhằm được mục đích của nó.

Mĩ học Socrate được gọi là mĩ học vụ lợi. Sai lầm cơ bản của Socrate là đánh đồng cái đẹp với cái có ích. Tuy nhiên, quan niệm của ông có ý nghĩa quan trọng ở chỗ đưa thực tiễn xã hội vào định nghĩa cái đẹp.

3. QUAN NIỆM HIỆN ÐẠI VỀ CÁI ÐẸP

TOP

a. Cái đẹp là cái có hình thức cảm tính cụ thể, sinh động. Cái đẹp là cái có hình thức cảm tính cụ thể, sinh động. Con người chỉ có thể cảm thụ nó trực tiếp bằng giác quan. Cái đẹp là cái có năng

lực biểu hiện, cái có khả năng gợi cho con người thấy được bản chất của chính mình nơi thiên nhiên và tạo vật. Nó là cái mà con người có thể tìm thấy sức mạnh sáng tạo và làm chủ của mình. Nó là cái có thể báo hiệu về con người, gợi nên ở con người những rung động, những say mê, những khát vọng.

b. Cái đẹp gắn với say mê và khát vọng của con người. Stendhal (1783- 1842) nói: Cái đẹp là sự mời gọi hạnh phúc. Cái đẹp gắn với say mê và khát vọng của con người. Nó là cái mà con người luôn ước ao vươn tới. Do đó, nó là cái mang trong mình sự phát triển cao nhất, tức là cái mang tính chất lí tưởng. Và cũng do đó, cái đẹp gắn chặt với ý niệm về sự hoàn thiện. Hoàn thiện là tiêu chuẩn cao nhất về cái đẹp. Những gì đạt tới trình độ phát triển cao nhất so với sự vật và hiện tuợng cùng loại thường gợi ra ý niệm đẹp. Hoàn thiện gắn liền với sự hài hòa. Cấu trúc hài hòa là cấu trúc lí tưởng. Hài hòa là nguyên lí phổ biến.

c. Cái đẹp là một phạm trù giá trị. Cái đẹp là một phạm trù giá trị, đó là luận điểm quan trọng của mĩ học Mácxít. Mĩ học Mácxít xuất phát từ quan điểm biện chứng, lịch sử xã hội để nghiên cứu cái đẹp. Mĩ học Mácxít thừa nhận cơ sở khách quan của cái đẹp, xuất phát từ phản ánh luận duy vật biện chứng. Theo đó, ý thức thẩm mĩ nói riêng và ý thức con người, nói chung, là tính thứ hai. Hiện thực, bao gồm cả tự nhiên và xã hội là tính thứ nhất.

Tuy nhiên, khi nói cái đẹp là một phạm trù giá trị thì các nhà mĩ học Mácxít không chỉ lưu ý điều kiện vật chất khách quan của cái đẹp, mà còn nhấn mạnh phương diện ý thức chủ quan, nhấn mạnh tính quan niệm của nó. Khi nói cái này đẹp, cái kia đẹp là bao hàm sự đánh giá, định giá của con người. Và như vậy, đẹp phụ thuộc vào quan niệm. Tchernychepski, nhà mĩ học duy vật Dân chủ Cách mạng Nga, người có những tư tưởng mĩ học tiếp cân với mĩ học Mácxít, ở thế kỉ trước, từng phát biểu: Một tồn tại được gọi là đẹp là một tồn tại trong đó chúng ta nhìn thấy cuộc sống đúng như quan niệm[1] Quả đây là một tư tưởng hết sức sâu sắc. Cái đẹp không phải chỉ có cơ sở tự nhiên, khách quan, mà còn có cơ sở xã hội. Cơ sở xã hội đó được thể hiện ở chỗ quan niệm. Quan niệm của con người về cái đẹp phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

- Quan điểm chính trị, lập truờng giai cấp

- Bản sắc dân tộc

- Có tính chất lich sử

Những con người thuộc các giai cấp khác nhau bao giờ cũng xuất phát từ lọơi ích chính trị của giai cấp mình mà có quan niệm khác nhau về cái đẹp. Ðiều khác nhau này càng bộc lộ rõ ràng khi mâu thuẫn giữa các giai cấp trong lòng xã hội trở nên sâu sắc. Từ Hải là hình tượng đẹp đối với người bị áp bức, bóc lột, nô lệ. Nhưng với rất xấu với quan niệm của vua Tự Ðức.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng: nói cái đẹp phụ thuộc vào lập trường chính trị, quan điểm giai cấp, không có nghĩa là bao giờ cũng có sự minh định rạch ròi về ranh giới trong mọi trường hợp. Từ đó phủ nhận những chuẩn mực thẩm mĩ chung đối với mọi người. Con người, ngoài bản năng xã hội, còn có bản năng tự nhiên. Bản năng tự nhiên này, ở mọi người đều giống nhau. Về phương diện tự nhiên, gã tư sản và người nông dân đều đánh giá vẻ đẹp của vàng bạc là như nhau, đều thích vàng bạc làm nhẫn cưới, hội hè, đình đám, trang sức. Nhưng về phương diện giai cấp thì người buôn bán khoáng vật chỉ nhìn thấy giá trị thương phẩm của khoáng vật chứ không nhìn thấy vẻ đẹp và bản tính độc đáo của khoáng vật. (C. Mác) [1]

Những điều kiện tự nhiên, xã hội, tâm lí, phong tục tập quán dân tộc để lại dấu ấn sâu sắc về quan niệm cái đẹp, chi phối quan niệm về cái đẹp. Có những hiện tượng, sự vật, dân tộc này cho là đẹp, nhưng dân tộc khác cho là xấu. Với người phương đông như Trung Quốc, Việt Nam, con rồng là một vật đẹp. Rồng là biểu tượng của sự cao đẹp. Những gì cao đẹp đều được gắn với rồng. Kiến trúc những nơi tôn nghiêm như chùa chiền, đình miếu, rồng luôn luôn được chạm khắc. Tổ quốc ta thủ đô là Thăng Long, biển đẹp của ta là Hạ Long, sông là Cửu Long, chúng ta là con rồng, cháu tiên. Những gì liên quan đến vua- thiên tử- con người đẹp nhất đều gắn với long: long nhan, long thể, long sàng, long bào,... Nhưng phương Tây, như Pháp chẳng hạn rồng lại được hiểu như là con vật dữ tợn (xấu).

Quan niệm về cái đẹp còn gắn liền với sự biến đổi lịch sử. Cái đẹp không phải là một cái gì đó nhất thành bất biến, thiên sinh tự tại. Tùy theo từng thời đại mà quan niệm về cái đẹp có sự thay đổi... Cái răng, cái tóc là vóc con người. Nhưng ngày xưa, tóc dài răng đen là đẹp; ngày nay thì ngược lại. Chỉ mới khoảng 50 năm về trước, Hoàng Cầm còn tấm tắc trước vẻ đẹp của hàm răng nhuộm đen của mấy cô hàng xén:

Mấy cô hàng xén răng đen cười như tỏa nắng.

Nhưng ngày nay, răng đen chỉ có thể là xấu.

4. KHÁI NIỆM

TOP

Có thể định nghĩa cái đẹp như sau: Cái đẹp là một phạm trù mĩ học trung tâm, cơ bản dùng để khái quát những giá trị xã hội tích cực của những sự vật, hiện tượng trong hiện thực (tự nhiên và xã hội) có hình thức cụ thể cảm tính, được con người xã hội cảm thụ bằng giác quan, đánh giá tư tưởng tình cảm qua sự biểu hiện niềm vui sướng, thú vị.

5. BIỂU HIỆN CỦA CÁI ÐẸP

TOP

a. Cái đẹp trong thiên nhiên

Như ta đã nói, đẹp không phải là một thuộc tính khách quan của sự vật. Do đó khi nói cái đẹp trong thiên nhiên chúng ta dễ ngộ nhận là trong tự nhiên có những sự vật đẹp hay thuộc tính đẹp. Cái đẹp tồn tại song song với tự nhiên. Còn con người có sau tự nhiên rất lâu. Và con người hưởng thụ một cách bị động cái đẹp có sẵn của tự nhiên, giống như tự nhiên là con ong làm ra đẹp là mật. Còn có con người hay không thì mật vẫn là mật.

Thực sự thì, thiên nhiên với những phẩm chất và thuộc tính của nó tồn tại một cách khách quan. Thiên nhiên tồn tại trong sự đa dạng nhưng thống nhất. Mọi sự vật hiện tượng trong thiên nhiên tồn tại trong sự nương tựa với nhau, liên kết lẫn nhau, quy định lẫn nhau. Thiên nhiên có một cấu trúc hợp lý đến kỳ diệu như là có phép màu của tạo hóa. Nhưng khi có một cảnh thiên nhiên được gọi là đẹp thì không phải đơn thuần do thiên nhiên đẹp, mà còn do con người cảm thấy đẹp. Nguyễn Du từng nói:

Cảnh nào cảnh chẳng cũng đeo sầu

Người buồn cảnh cũng có vui đâu bao giờ.

Do đó, khi xét cái đẹp trong thiên nhiên là xét nó trong quan hệ với con người. Cảnh đẹp trong thiên nhiên là cảnh- tình. Nói như C. Mác, đó là một tự nhiên được nhân hóa. Vì vậy, xét cái đẹp trong tự nhiên theo thể thức cấu trúc, hình ảnh, màu sắc, phẩm chất khoa học là cần thiết nhưng dễ trở thành giản đơn. Vì, như đã nói, những thể thức đó là những điều kiện dẫn tới cái đẹp, chứ không phải bản thân cái đẹp. Cũng như mưa là do mây mang hơi nước, nhưng mây mang hơi nước đâu phải là mưa. Cũng như, cỏ xanh trên cánh rừng sẽ chẳng đẹp mà chẳng xấu. Với Nguyễn Du thì cỏ có thể thật đẹp, có thể xấu. Nhưng ngay cả với Nguyễn Du thì cỏ đẹp với nhiều vẻ đẹp khác nhau, tùy nơi, tùy lúc, tùy người.

Có lúc cỏ đẹp- vui: - Cỏ non xanh trên chân trời....

Có lúc cỏ đẹp- buồn: - Một vùng cỏ mọc xanh rì.

- Một vùng cỏ dưới bóng tà.

Như vậy, cái đẹp của thiên nhiên là cái có năng lực biểu hiện; cái có khả năng gợi cho con người thấy được bản chất của chính mình nơi thiên nhiên, tạo vật; cái mà con người có thể tìm thấy sức mạnh sáng tạo và làm chủ của mình. Nó là cái có thể báo hiệu về con người, gợi cho con người những rung động, những say mê và những khát vọng. Do đó, cái đẹp trong tự nhiên tuy tồn tại khách quan nhưng chỉ tồn tại như một tiềm năng, một dự phóng. Nó có tác dụng gợi mở sự liên tưởng, sức sáng tạo của con người.

b. Cái đẹp của những sản phẩm do con người làm ra.

Cái đẹp của những sản phẩm do con người làm ra là những sản phẩm do con người làm ra theo trước đó của sự hoàn thiện, theo những khuôn mẫu lý tưởng:

- Tính hợp lý là một trong những yêu cầu quan trọng nhất được đặt ra cho các sản phẩm lao động. Nó phải có sự tương quan đúng đắn giữa hình thức và giải pháp kết cấu.

- Các sản phẩm lao động phải tạo thuận tiện tối đa cho người sử dụng, giảm bớt lao động vất vả cho con người, làm vui mắt bằng vẻ đẹp của hình dáng bên ngoài và sự tính toán nghiêm nhặt của các yếu tố.

c. Cái đẹp của điều kiện lao động

Ðiều kiện lao động đẹp góp phần nâng cao hiệu quả lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động. Ðiều kiện lao động đẹp, bao gồm: Phương tiện lao động: máy móc, thiết bị, dụng cụ lao động thuận tiện, đẹp đẽ; tổ chức lao động hợp lý. Nhân tố quyết định của mỹ học về điều kiện hoạt động là nội thất công nghiệp: ánh sáng hợp lý, màu tường thích hợp, thông gió tốt, độ ẩm vừa phải. Màu sắc nội thất công nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả lao động. Với những kiện hàng trọng lượng và khối lượng như nhau chỉ khác nhau màu đen, hoặc màu trắng, thì người công nhân khuân vác những kiện hàng màu trắng cảm thấy nhẹ nhàng hơn và do đó bốc vác có hiệu suất cao hơn là làm việc với những kiện hàng màu đen. Tuy nhiên, tùy tính chất sản xuất mà sử dụng gam màu này hay gam màu khác. Ví dụ ở xưởng sản xuất lớn thì dùng gam màu lạnh xanh, xanh lá cây. Nơi sản xuất những chi tiết nhỏ như lắp ráp đồng hố thì cần dùng màu bình lặng, sáng sủa. Các bộ phận chuyển động của thiết bị sơn màu sáng để dễ nhận, do đó giảm tai nạn lao động.v.v...

d. Cái đẹp của hành vi

Hành vi con người có thể được đánh giá từ những phương diện khác nhau: chính trị, đạo đức, pháp luật... Nhưng cũng có thể được đánh giá ở góc độ thẩm mĩ. Ví dụ: Một hành vi cao quý, can đảm cũng được gọi là hành vi đẹp. Hoặc ngược lại. Biêlinski cho rằng tình cảm thẩm mĩ là cơ sở của việc thiện, của đạo đức. Gorki cho rằng: mỹ học là luân lý của tương lai (càng ngày cái đẹp càng thâm nhập sâu và trở thành tiêu chuẩn cơ bản của tác phong ứng xử của con người).

đ. Cái đẹp của con người

Con người là sản phẩm của tự nhiên, nó cũng có những vẻ đẹp có tính chất vật chất tự nhiên. Ðó là vẻ đẹp bên ngoài như khuôn mặt, hình thể và trang phục. Ngoài ra con người còn có vẻ đẹp tinh thần xã hội: hành vi, hoạt động của toàn bộ thế giới tinh thần của con người lời nói, cách cư xử, hành động là biểu hiện của trình độ văn hóa của con người.

e. Cái đẹp trong sinh hoạt

Cái đẹp trong sinh hoạt và đời sống rất đa dạng. Càng ngày chúng ta càng chú ý nhiều hơn về mĩ học sinh hoạt, tức là chú ý nhiều hơn đến những điều kiện về vật chất văn hóa, trong đó diễn ra cuộc sống của con người, ngoài khuôn khổ của hoạt động sản xuất trực tiếp và hoạt động xã hội. Sinh hoạt là khái niệm bao gồm: sắp xếp nhà ở, cái đẹp của quần áo, cách thức tổ chức nghỉ ngơi lành mạnh, văn hóa. Tất cả những gì bao quanh con người trong đời sống từ việc trang hoàng căn phòng, quần áo, vật dụng trang điểm,... đều phải đem đến cho con người cảm xúc thẩm mĩ. Cái thẩm mĩ không chỉ tồn tại ở bức tranh, pho tượng ở viện bảo tàng mà trải ra ở hàng ngàn hàng vạn đồ vật quanh con người. Ở đâu có sinh hoạt của con người thì ở đó cần có thị hiếu thẩm mĩ: từ cái thìa, cái li, đến căn nhà, sân bóng.v.v... Tất nhiên, không có những giải pháp thẩm mĩ cụ thể cho một lần và cho mãi mãi. Song những nguyên tắc chung là tính hợp lí, hài hòa, đồng bộ, tính thống nhất, đa dạng... luôn luôn được vận dụng.

g. Cái đẹp trong nghệ thuật

Nghệ thuật là nơi biểu hiện tập trung của cái đẹp; đẹp là điều kiện đặc biệt của nghệ thuật. C.Mác nói, trong toàn bộ hoạt động sáng tạo của con người, hoạt động nào con người cũng đều sáng tạo theo quy luật của cái đẹp. Nhưng không ở đâu quy luật ấy lại bộc lộ rõ nét tập trung như ở nghệ thuật. Miêu tả, biểu hiện, sáng tao cái đẹp là mục tiêu chủ yếu, là chức năng đặc trưng của nghệ thuật. Cái đẹp trong nghệû thuật có các đặûc điểm căn bản sau:

- Tính hoàn chỉnh, hoàn thiện, gọt dũa, trau chuốt, điển hình của các yếu tố. Xét về sự phong phú, tươi mới, nguồn gốc và tính có trước thì cái đẹp của tự nhiên cao hơn cái đẹp của nghệ thuật. Nhưng nghệ thuật có nguyên tắc sáng tạo là điển hình hóa. Các hiện tượng đẹp của đời sống khi được đưa vào tác phẩm thì đã trải qua sự lựa chọn, qua bàn tay sáng tạo, gọt đẽo..., do đó mà đã đẹp, nó lại càng đẹp hơn. Với ý nghĩa ấy mà Hégel khẳng định: nghệ thuật đẹp hơn cuộc sống; Hoàng Ðức Lương viết: Ðến như thơ văn thì là sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon, không thể dùng mắt thường mà xem, vị giác thường mà nếm

- Cái đẹp trong nghệ thuật mang sắc thái biểu cảm. Một cảnh tượng đẹp trong thiên nhiên không chứa đựng trong mình nó tính tình cảm, cảm xúc. Nó chỉ có những thuộc tính vật lý, hoặc do liên tưởng chủ quan của con người gán cho nó. Còn vẻ đẹp trong nghệ thuật, nó là sự kết tinh, chứa đựng tình cảm của người sáng tạo. Tình cảm là quy luật của nghệû thuật. Bạch Cư Dị, nhà thơ và nhà lí luận về thơ Trung Quốc đời Ðường từng khẳng định gốc của thơ là tình cảm. Lê Quý Ðôn, nhà bác học Việt Nam, thế kỉ XVIII, xem tình là một trong 3 điều chính của thơ...

Cái đẹp trong nghệ thuật mang tính tư tuởng. Nghệû thuật phản ánh hiện thực, nhưng cái đẹp của hiện thực không chứa đựng khuynh hướng tư tưởng. Trong khi đó, cái đẹp trong nghệû thuật luôn luôn có khuynh hướng tư tưởng. Cũng có thể nói, cái đẹp trong nghệû thuật chính là cái đẹp của tư tuởng. Khi phản ánh cái đẹp của cuộc sống vào tác phẩm thì không đơn giản là người nghệ sĩ sao chép lại, chụp ảnh lại. Mà trước hết, nghệ sĩ xuất phát từ một lập trường tư tưởng nhất định để lựûa chọn, miêu tả, đánh giá. Thứ đến, người nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp sao cho phù hợp với quan niệm thị hiếu, lí tưởng thẩm mĩ của mình. Những tư tưởng lập trường là xuất phát điểm để phản ánh; những thị hiếu, lí tưởng như là đích hướng tới để sáng tạo, nếu tiên tiến, thể hiện lợi ích của nhân dân lao động sẽ làm cho tư tưởng của nghệû thuật đẹp.

II.2. Cái đẹp

So với các phạm trù thẩm mỹ khác, cái đẹp ra đời sớm nhất. Cảm xúc thẩm mỹ do cái đẹp gợi ra trong buổi bình minh của lịch sử nhân loại gắn liền với các công cụ và sản phẩm lao động trong đó cái tiện lợi còn hòa nhập với cái thẩm mỹ. Dần dà cùng với sự phát triển của tư duy và tình cảm, cái thẩm mỹ tách ra khỏi cái tiện lợi, song vẫn liên hệ ở mức độ này mức độ khác, bằng cách này cách khác với cái tiện lợi.

Mặc dầu lịch sử của cái đẹp hầu như gắn liền với lịch sử của loài người, mặc dù con người trong suốt quá trình sinh sống từ cổ xưa đến ngày nay không ngừng tìm hiểu và lý giải cái đẹp, song để đi đến một quan niệm thống nhất tương đối về cái đẹp quả không mấy dễ dàng. Bởi cái đẹp là một phạm trù thẩm mỹ phổ biến không chỉ có trong thiên nhiên mà còn có trong xã hội, không chỉ có nơi con người mà còn có trong mọi hoạt động và sản phẩm gắn liền với con người. Đó còn bởi sự cảm nhận về cái đẹp vô cùng tinh tế và muôn vẻ. Người ta có thể dễ dàng nói “cái gì đẹp?” nhưng rất khó trả lời “cái đẹp là gì?”.

Nói vậy hoàn toàn không có nghĩa cái đẹp là “bất khả tri” đối với con người, cũng không có nghĩa không có sự tương đồng ở một mức độ nhất định trong quan niệm về cái đẹp thuộc các tầng lớp, các dân tộc ở các giai đoạn, các thời đại khác nhau. Đành rằng cái đẹp là một phạm trù lịch sử – cụ thể, luôn biến đổi trong không gian và thời gian. Không ít cái xưa cho là đẹp nay lại cho là xấu, cũng không ít cái gợi lên cảm xúc thẩm mỹ tích cực ở người này nhưng lại tạo ra cảm xúc thẩm mỹ tiêu cực ở người kia… Tuy nhiên, vẫn có thể tìm ra mẫu số chung nào đó, nhất là trong quan niệm của những ai thật lòng muốn đi tìm một cái đẹp đích thực.

Đã có những quan niệm về cái đẹp đạt tới sự thừa nhận rộng rãi, chẳng hạn như coi hài hòa là quy luật phổ biến của cái đẹp. Hài hòa của các sự vật, hiện tượng trong tư nhiên và xã hội là sự thống nhất hữu cơ giữa các yếu tố, giữa các bộ phận với cái toàn thể, giữa vẻ bên ngoài với phẩm chất bên trong. Sự hài hòa đặc biệt được biểu lộ nơi con người - kiểu mẫu của muôn loài. Có vẻ hài hòa cụ thể lại có vẻ hài hòa trừu tượng. Hài hòa cụ thể thường bộ lộ ra bên ngoài, đập mạnh vào các giác quan của con người. Đó có thể là vẻ cân xứng hoặc không cân xứng nhưng bao giờ cũng thống nhất với nhau trong một chỉnh thế. Có hai dạng kết hợp tạo ra sự hài hòa cụ thể. Sự kết hợp giữa các mặt đối lập tương phản và sự kết hợp giữa các mặt không đối lập không tương phản. Chiếc caravat màu sẫm nổi bật trên nền áo sơ mi màu trắng là hài hòa. Chiếc caravat màu sẫm cùng với bộ veston cũng màu sẫm lại tạo nên một sự hài hòa khác, không phải không hấp dẫn và đáng chú ý. Nếu sự hài hòa cụ thể thường liên quan đến các vật vô cơ, cảnh trí thiên nhiên, hình thể con người… thì trái lại, sự hài hòa trừu tượng chủ yếu liên quan đến vẻ đẹp của thế giới hữu cơ, của con người và của tác phẩm nghệ thuật. Sự hài hòa lớn nhất đối với một tác phẩm nghệ thuật là sự thống nhất sinh động giữa nội dung và hình thức. Nội dung nghệ thuật bao giờ cũng là nội dung của một hình thức nhất định, và ngược lại, hình thức nghệ thuật bao giờ cũng nhằm thể hiện một nội dung nào đó. Không bao giờ có một nội dung trừu tượng cũng như không hề có một hình thức chung chung. Nội dung nghệ thuật và hình thức nghệ thuật trong một tác phẩm gắn bó hữu cơ với nhau. Như tác phẩm nghệ thuật, vẻ đẹp của con người được tạo bởi nhiều yếu tố hỗ trợ cho nhau, hài hòa với nhau, bao trùm nhất là sự hài hòa giữa phẩm chất bên trong và dáng vẻ bên ngoài. Riêng đối với phẩm chất bên trong của con người, đó là sự hài hòa giữa tài và đức, trí tuệ và tình cảm, suy nghĩ và hành động, riêng và chung… Để nhận biết được vẻ đẹp của sự hài hòa trừu tượng, cần nâng trực quan sinh động lên tư duy khái quát. Ở đây vai trò của phán đoán, so sánh là rất to lớn. Song nhận thức cảm tính không vì thế mà tỏ ra vô hiệu. Với đời sống thẩm mỹ, trực giác tinh nhạy bao giờ cũng cần thiết và ít khi lừa đối chúng ta.

Quan niệm “Cái đẹp là cuộc sống” của nhà mỹ học người Nga ở thế kỷ XIX Tsecnưsepxki cũng được nhiều người tán đồng. Cái đẹp có trong đời sống, trong ta và ở quanh ta. Cái đẹp đa dạng và phong phú như chính cuộc sống của con người. Ở đây, bất cứ cái gì gợi cho con người mối liên tưởng về sự sống thường được coi là đẹp. Một người đẹp không thể là một người xanh xao, yếu ớt; một tán cây đẹp phải sum suê, xanh tốt… Sự liên tưởng này thường phức tạp và đa dạng.

Có sự liên tưởng trực tiếp với sự sống. Một em bé bụ bẫm chẳng hạn. Lại có liên tưởng gián tiếp như son phấn trong trang điểm của người phụ nữ. Không phải vô cớ khi má phơn phớt hồng ở người phụ nữ lại gợi lên sự hấp dẫn. Tuy nhiên, quan niệm “Cái đẹp là cuộc sống” cần được hiểu một cách bao quát hơn. Cái đẹp không chỉ gợi nên sức sống. Có thể nói tất cả những gì liên quan đến sự sống nói chung đều gần gũi với cái đẹp. Theo ý nghĩa ấy, hoàng hôn kết thúc một ngày vẫn có sức cuốn hút chúng ta. “Một tồn tại được gọi là đẹp là tồn tại trong đó chúng ta nhìn thấy cuộc sống đúng như quan niệm của mình, một đối tượng đẹp là đối tượng chứng tỏ nó mang một cuộc sống hay gợi cho chúng ta ý niệm về cuộc sống” – Tsecnưsepxki đã nhấn mạnh như vậy. Và nếu đặt quan niệm của ông vào thời đại ông sống thì ý nghĩa của nó càng tăng gấp bội. Thời ấy, không ít quan niệm mỹ học duy tâm bằng cách này cách khác tách cái đẹp ra khỏi thực tế đời sống lại tỏ ra có ưu thế. Gắn liền với ý định đó là việc đặt cái đẹp nghệ thuật lên trên cái đẹp đời sống. Hegel từng tuyên bố loại bỏ cái đẹp trong tự nhiên ra khỏi phạm vị đối tượng nghiên cứu của mỹ học. Vì sao vậy? Vì chúng là “bàng quan”, không tự do, nên không có tiêu chuẩn gì có thể thống nhất trong sự phán đoán về cái đẹp. Khi khẳng định dứt khoát “Cái đẹp là cuộc sống”, Tsecnưsepxki kiên quyết bảo vệ lập trường mỹ học duy vật của mình. Đừng đi tìm cái đẹp ở bên trên và bên ngoài cuộc sống của con người. Vẻ đẹp đích thực tồn tại trong cuộc đời trần tục, không hề xa lạ. Và cái đẹp nghệ thuật có thể tập trung hơn, đậm đặc hơn cái đẹp đời sống nhưng đều được bắt nguồn, được nâng cao, được kết tinh từ chính cái đẹp đời sống.

Vẻ đẹp đời sống muôn hình vạn trạng. Đó là cái đẹp trong thiên nhiên, trong xã hội và bản thân chủ nhân của thiên nhiên, xã hội – con người. Thiên nhiên là nơi khởi nguyên của cái đẹp. Vẻ đẹp thiên nhiên là thước đo đầu tiên của vẻ đẹp trong đời sống và trong nghệ thuật. Bản thân mối quan hệ mật thiết giữa thiên nhiên và nghệ thuật đã khẳng định vai trò của cái đẹp trong tự nhiên. Từ bao đời nay, thiên nhiên là một trong những đối tượng thể hiện hấp dẫn nhất của nghệ thuật. Đọc Truyện Kiều, liệu có ai không nhớ câu thơ diễn tả cảnh đẹp mùa thu này:

Long lanh đáy nước in trời

Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng

Cảm hứng nghệ thuật bắt nguồn từ đất trời, sông núi, cỏ cây, hoa lá… thật vô cùng tận. Biết bao kiệt tác nghệ thuật được khởi nguồn từ đó. Và không chỉ có như vậy, chính vẻ đẹp thiên nhiên đã từng là thước đo ban đầu của nghệ thuật. Đây chính là cơ sở của quan niệm “bắt chước” khi giải thích bản chất của nghệ thuật trong các học thuyết mỹ học Hy Lạp thời cổ đại. Âm nhạc là sự

“bắt chước” âm thanh tự nhiên của chim chóc, sông suối… Hội họa thì là sự “bắt chước” sắc màu và đường nét của cây cối, động vật…

Cái đẹp trong xã hội vô cùng phong phú, đó là cái đẹp trong đời sống hàng ngày, trong lao động và trong đấu tranh. Không nên xem thường cái đẹp bình dị hàng ngày của cuộc sống đời thường. Một hành vi, một lối cư xử, một nếp sống, một thói quen… trong gia đình và nơi cộng cộng đều cần được đánh giá theo tiêu chuẩn của cái đẹp. Và cuộc đời của mỗi người cũng như cuộc sống của mỗi cộng đồng sẽ có ý nghĩa biết bao nếu ở đâu, vào thời điểm nào, cái đẹp cũng luôn ngự trị trong ý thức cũng như trong thực tế. Văn hóa thẩm mỹ chỉ được phát triển trong môi trường thẩm mỹ lành mạnh và phong phú. Song nếu lao động là thước đo giá trị của con người, là tiêu chuẩn xem xét ý nghĩa của một đời người thì cái đẹp thông qua quá trình lao động và ở thành quả lao động cần được đặc biệt coi trọng.

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

(Hoàng Trung Thông)

Con người càng được tự do thì lao động càng không là việc làm khổ sai, nặng nhọc. Họ tích cực tự giác cải tạo thiên nhiên vì mục đích của chính con người. Vẻ đẹp trong lao động tạo ra những sản phẩm tinh thần cũng như vật chất khi ấy càng có điều kiện lung linh chói sáng. Đấy là lý do giải thích vì sao mỹ học hiện đại lại tập trung nghiên cứu mặt thẩm mỹ trong lao động nhiều đến như vậy. Tuy nhiên, muốn vươn tới tự do, con người không chỉ cần được giải thoát ra khỏi sự lệ thuộc vào tự nhiên. Nhiều thế lực và mối ràng buộc xã hội khác nhau luôn đe dọa con người, khiến con người phải đứng lên giành và giữ cuộc sống và khát vọng tự do của mình.

Trên đời ngàn vạn điều cay đắng

Cay đắng chi bằng mất tự do

(Hồ Chí Minh)

Vẻ đẹp nảy sinh trong quá trình và thành quả đấu tranh xã hội chân chính xưa nay được mỹ học đặc biệt đề cao. Vẻ đẹp không thể đứng ngoài cuộc xung đột giữa chân và ngụy, thiện và ác, chính và tà. Đó cũng là sự khác biệt chủ yếu giữa cái đẹp trong xã hội và cái đẹp trong thiên nhiên. Nói khác đi, nếu cái đẹp là một phạm trù giá trị, thì giá thị thẩm mỹ trong đời sống của con người bao giờ cũng gắn chặt với giá trị chính trị, giá trị nhận thức và giá trị đạo đức. Cái đẹp không bao giờ tách ra khỏi cái tiến bộ, cái chân và cái thiện là vì thế!

Tiêu biểu cho vẻ đẹp trong xã hội là vẻ đẹp nơi con người. Tục ngữ có câu “Người ta là hoa đất”. Nhà thơ dân tộc Giáy là Lò Ngân Sủn thì viết:

Người đẹp là ước mơ

Treo nước mắt mọi người…

Vẻ đẹp có ở khuôn mặt, vóc dáng, hình hài nơi con người. Thật may mắn cho những người được trời phú cho một vẻ đẹp bề ngoài hấp dẫn. Câu “Cái nết đánh chết cái đẹp” chỉ đúng khi có sự đắn đo, cân nhắc giữa “sắc” với “tài” và “đức”. Còn nhìn chung, không một ai có trí tuệ lành mạnh tích cực lại xem nhẹ vẻ đẹp của thân xác con người. Những trí tuệ lành mạnh tích cực đồng thời đề cao vẻ đẹp của phẩm chất bên trong con người. Trong trường hợp này, đi cùng với cái đẹp là cái duyên. Vẻ đẹp bề ngoài có thể phôi phai theo năm tháng, riêng cái duyên thì ít bị biến đổi hơn nhiều.

Tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên, xã hội và con người được tập trung trong nghệ thuật – nơi hội tụ của cái đẹp. Đã đành ở đâu và trong bất cứ lãnh vực nào, con người cũng mong muốn “sáng tạo theo quy luật của cái đẹp”. Song chỉ trong nghệ thuật, con người mới có dịp tiếp xúc với cái đẹp rõ rệt và thường xuyên hơn cả. Vì đây là một lĩnh vực sản sinh ra cái đẹp một cách có ý thức nhất, chuyên biệt nhất. Cái đẹp trong tác phẩm nghệ thuật mang vẻ hoàn thiện, đẹp cả về nội dung lẫn hình thức. Trong nội dung tác phẩm, dễ thấy hơn là đối tượng đẹp (con người đẹp, môi trường đẹp, cảnh trí đẹp…). Thể hiện cái xấu cũng nhằm hướng tới cái đẹp.

Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng

Nét son điểm rõ mặt văn khôi

(Nguyễn Khuyến)

Mỉa mai “tiến sĩ giấy”, có danh mà không có thực, là một cách khẳng định vẻ thực chất vốn xa lạ với mọi sự khoa trương, trống rỗng ở đời. Sâu xa hơn trong nội dung tác phẩm nghệ thuật là vẻ đẹp tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ gửi gắm qua hình tượng. Nghệ thuật không chỉ giải thích thế giới, nghệ thuật còn nâng cao tầm nhìn, mài sắc cái nhìn của con người vào thế giới. Tấm lòng và suy nghĩ của người nghệ sĩ mới đáng nói và đáng chia sẻ hơn tất cả. Đó cũng là đặc điểm dễ thấy của cái đẹp nghệ thuật so với cái đẹp ngoài đời sống. Tiếp xúc với cái đẹp trong nghệ thuật con người không thể dửng dưng, ấy là bởi vẻ đẹp trong nghệ thuật thấm đậm cảm xúc và tư tưởng của nhà sáng tạo. Cái đẹp trong nghệ thuật đặc biệt được bộc lộ qua chất liệu và qua cách thức thể hiện nội dung. Trong nghệ thuật, nói cái gì cố nhiên là quan trọng. Nói như thế, bằng cách nào quan trọng cũng không kém. Hoàn toàn không giống với các sản phẩm vật chất và tinh thần khác, tác phẩm nghệ thuật phải ngời tỏa vẻ đẹp hình thức. Hiệu quả nghệ thuật tùy thuộc vào lao động nghệ thuật say mê và cực nhọc. Tính hoàn thiện hoàn mỹ bao giờ cũng là mục tiêu phấn đấu của người nghệ sĩ. Nhờ thế mà tác phẩm nghệ thuật chân chính mới sống mãi cùng thời gian.

Cha mẹ sinh ra nàng

Gọi nàng là người con gái

Nghệ thuật sinh ra nàng

Gọi nàng là Thần vệ nữ

Nàng sinh ra lần thứ nhất – để chết

Nàng sinh ra lần thứ hai – để sống mãi

(Lò Ngân Sủn)

Vậy là, không thể nói đến cái đẹp mà quên nói đến nghệ thuật. Tuy nhiên, cái đẹp và nghệ thuật không phải là một. Cái đẹp không phải chỉ có trong nghệ thuật và nghệ thuật không phải chỉ có nhiệm vụ sáng tạo ra cái đẹp. Đồng nhất giữa cái đẹp và nghệ thuật sẽ sai lầm không kém việc hoàn toàn tách biệt chúng, không thấy mối liên hệ giữa chúng.

Theo Kant, có ba điều làm cho người ta cảm nhận một hiện tượng nào đó là đẹp (đối lại với « Mỹ học » của Hegel, sau đó):

1) Thứ nhất là tính bất vụ lợi. Cho rằng một đám mây, hay một cảnh hoàng hôn là đẹp, thì hoàn toàn bất vụ lợi, rất khác với việc ca ngợi bộ ngực của cô nàng nào đó là đẹp …

2) Thứ hai là gợi lên một sự yêu thích không lệ thuộc vào một khái niệm, một quy định. Đám mây là một thì dụ tuyệt hảo : chúng ta đều thấy những điều khác nhau khi nhìn các đám mây, nhưng đều có thể đồng ý là "mây đẹp".

3) Thứ ba là gợi lên cảm tưởng cái hiện tượng được nhận thấy là đẹp ấy, có một mục đích nào đó, nhưng mục đích ấy đã biến mất trong vô định (finalité sans fin). Ví như một kiếm khách rong ruổi dặm trường, mang trong lòng một sứ mạng mà trên đường đi chàng đã hoàn toàn quên mất nội dung …

Bàn về cái đẹp, Socrate chỉ nói một tư tưởng ngắn gọn: Cần phải xây dựng được một khái niệm (ý niệm) về cái Đẹp và một cái Đẹp được coi là lý tưởng. Ông chỉ nói có vậy. Nhưng có thể nói toàn bộ nền mỹ học phương Tây cả trong quá khứ và trong tương lai nữa đều chỉ nằm trong câu nói rất ngắn ấy.

Hai học trò thân cận của ông là Platon, Aristote và những nhà triết học hậu sinh của các thời đại sau như E.Kant, Hegel, J.F.LyoTard, J.Derrida... đã triển khai rất sâu sắc, rất phong phú tư tưởng ấy của ông.

Khi bàn về nghệ thuật. Platon nói: "Cái gì đúng là đẹp". Nghiên cứu nền nghệ thuật Ai Cập cổ đại, ông cho rằng các kiệt tác trong các đền thờ Ai Cập, mặc dù được sáng tạo ra từ hàng nghìn năm trước, nhưng khi xem ta vẫn thấy rất sinh động, rất đúng với hiện tại - tức là không có sự sai sót.

Theo Platon, sự xét đoán theo khoa học sẽ xác định được ra cái đúng, cái sai và cái Đẹp phải là cái đúng. Có thể nói đó chính là khái niệm về "cái chân" (Le vrais) xuất hiện trong mỹ học, cái chân (cái thật, cái đúng) là một tiêu chuẩn của cái Đẹp cả trong đời sống lẫn trong nghệ thuật.

Ngay từ thời Platon sống, người ta đã nhận thức rằng khoa học là một trong những nhân tố quan trọng của sáng tạo nghệ thuật. Tức là người ta thấy sự gần gũi trực tiếp giữa cái Đẹp và chân lý. Theo họ chẳng có gì đẹp hơn cái thật. Chỉ có cái thật là đáng yêu. Tính xác thực là một phẩm chất của nghệ thuật và khoa học.

Không chỉ những nghệ sĩ thời cổ đại mới nói như vậy, mà các nghệ sĩ của nhiều trường phái nghệ thuật ở các thời đại sau đều đồng tình với quan điểm ấy như: Các nghệ sĩ của thời cổ điển, của thời phục hưng, của chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa lãng mạn...

Chỉ có một số trường phái hiện đại sau này mới nói khác đi. Tuy vậy, dù ẩn ngầm hay vô thức các nghệ sĩ đều thừa nhận rằng một số lớn kiến thức khoa học vẫn có ý nghĩa hàng đầu trong công việc sáng tạo nghệ thuật.

Cho nên chắc chắn rằng các nghệ sĩ ở các chuyên ngành nghệ thuật nếu không được đào tạo, học tập đến nơi đến chốn sẽ không thể tiến xa được, dù có năng khiếu. Ngay cả những nghệ sĩ theo đuổi nghệ thuật đương đại như trình diễn, xếp đặt... các dòng nhạc đại chúng: Rốc, ráp, híp hốp... không có đủ kỹ năng chuyên ngành nghệ thuật của mình thì chỉ thực hiện được những nghệ thuật đương đại này như những sự bắt chước kệch cỡm, vụng dại, hay như những sự minh họa ngô nghê, méo mó.

Khi bàn về nghệ thuật, Aristote đã đưa ra khái niệm "Trật tự". Theo ông cái Đẹp là sự sắp xếp, cấu trúc của một thế giới được hình dung ra dưới mặt tốt nhất của nó. Đó không phải là việc nhìn thấy cái đang có, mà là phải nhìn thấy những cái lẽ ra phải có - tức là phải có một trật tự, một cấu trúc tối ưu nhất trong các tác phẩm nghệ thuật được sáng tạo ra.

Khái niệm trật tự của Aristote chính là yêu cầu về tính hài hòa trong một tác phẩm nghệ thuật. Khi bàn về hòa âm trong âm nhạc, ông nói: Chúng ta yêu thích hòa âm trong âm nhạc vì đó là sự pha trộn những yếu tố trái ngược nhau, tương ứng nhau theo một số quan hệ nhất định để tạo ra những hợp âm thích thú cho tai nghe.

Bàn về thơ, Aristote cũng nói rằng: Chính vì các nhà thơ biết sử dụng một cách tốt nhất, hiệu quả nhất trật tự của các ngôn từ, cũng như có được những cấu trúc hài hòa, hợp lý của các vần thơ, khổ thơ nên đã hấp dẫn được những độc giả của mình. Ông cho rằng, tính cân đối, hài hòa là một tiêu chuẩn quan trọng của cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật.

Được gọi là đẹp thì các cô gái không chỉ cần có bộ mặt đẹp, mà còn phải có một thể hình đẹp! (ảnh minh họa)

Khi bàn đến cái Đẹp trong đời sống cũng như trong nghệ thuật, Aristote còn nói đến mối tương quan giữa cái Đẹp và cái Tốt (cái Thiện - Le bon). Ông bảo: "Người ta chỉ tìm kiếm cái có ích, cái cần thiết để có cái Đẹp mà thôi".

Cái có ích, cái tốt chính là những việc thiện. Aristote khẳng định rằng, nghệ thuật ảnh hưởng nhiều đến đời sống của con người và nghệ thuật có nhiệm vụ giúp con người tu thiện về mặt đức hạnh.

Ông nói: "Bi kịch có thể làm cho con người tốt hơn, cao quý hơn". Đó chính là chức năng thanh lọc của bi kịch nói riêng và nghệ thuật nói chung. Rất nhiều nghệ sĩ ở các thời đại sau đã tán thành quan điểm của ông như: Voltaire, Diderot, Bielinski... một số nhà triết học, văn nghệ sĩ ở

phương Đông cũng có quan điểm tương tự với nghệ thuật, chẳng hạn tư tưởng "Văn dĩ tải đạo", "Văn tất minh đạo"...

Đến E.Kant khi bàn về cái Đẹp đã có bước ngoặt lớn. Ông nhấn mạnh đến tính chủ quan của mỗi cá nhân khi đánh giá về cái Đẹp. Theo E.Kant, đánh giá về cái Đẹp, yếu tố chủ quan là rất quan trọng, bởi lẽ nó phụ thuộc vào sở thích (vào gout) của từng người.

Và ông đã nói quá đúng bởi lẽ sở thích là vị thẩm phán chắc chắn nhất của cái Đẹp. Và đã nói đến sở thích thì khó có thể có sự đồng thuận (tất cả đều nhất nhất tán thành một quan niệm). Sở thích là cái gì rất chủ quan và sở thích về cái Đẹp cũng không nằm ngòai điều ấy.

Vì thế E.Kant đã có câu nói dí dỏm nổi tiếng để nói về tính chất chủ quan này khi phán xét về cái Đẹp, ông bảo: "Vẻ đẹp của người phụ nữ không phải là đôi má ửng hồng như trái táo, mà là ở trong đôi mắt của kẻ si tình".

Tuy nhiên, E.Kant còn nói đến một điều quan trọng hơn, đó là: Tính chủ quan của số đông (tính khách quan của cái chủ quan): Càng có nhiều người có chung một cảm nhận một đối tượng nào đó là đẹp, thì cái Đẹp đó chắc chắn sẽ trở thành chân lý. Điều này rất cần cho kết luận của các cuộc thi hoa hậu nói riêng và nghệ thuật nói chung.

Nói đến đàn bà, con gái đẹp, có biết bao hình vẻ sắc thái khác nhau. Đôi khi, họ được gọi là đẹp chỉ vì một đôi mắt thẳm sâu, một nụ cười huyền bí, một đôi môi chín mọng, một chiếc răng nanh, một má lúm đồng tiền, hay chỉ là một cái "cổ cao ba ngấn" kiêu sang... và họ đã được những người đàn ông tôn thờ, mến mộ coi là những người đẹp trong mộng của mình (sở thích theo chủ quan mà). Tuy nhiên, để đưa ra bình xét trong các cuộc thi người đẹp thì phải đặt họ vào những tiêu chuẩn nhất định.

Vậy phải dựa vào những tiêu chuẩn nào? Có thể nói: Thân thể, tâm hồn, lý tính (lý trí) là ba cái cốt yếu của một con người. Bình xét người đẹp cũng sẽ phải dựa vào ba điểm cốt yếu này là chủ yếu.

Về phương diện thân thể thì bộ mặt được xét đầu tiên. Một cô gái có một bộ mặt đẹp thì các bộ phận hội tụ trên bộ mặt ấy phải có các vẻ đẹp độc đáo: Mắt mũi, môi, miệng, khuôn mặt, vầng trán, mái tóc... Nhưng quan trọng hơn nữa là tất cả những nét đẹp ấy phải hài hòa với nhau.

Luật cân đối hài hòa ở nghệ thuật mà Aristote đã nói rất rõ cũng thật là quan trọng để xem xét một người đẹp. Một cô gái có khuôn mặt đẹp, chiếc mũi cũng vậy, đôi mắt còn đẹp hơn nữa nhưng cái miệng lại bị hơi hô chắc chắn sẽ bị mất điểm khá nhiều vì vi phạm luật hài hòa.

Pascal nhà triết học Pháp thế kỷ XVII có một câu nói rất nổi tiếng: "Con tim có những lý lẽ mà nhiều khi lý trí không thể hiểu nổi" để nói rằng: Những nhận biết bằng tình cảm cũng quan trọng không kém với những nhận thức bằng lý trí khi tìm kiếm chân lý, và ông lại có một câu nói nổi tiếng nữa để đề cao luật hài hòa khi bàn về sắc đẹp.

Ông ca ngợi hết mực vẻ đẹp của nữ hoàng Ai Cập Cléopatra và ông bảo: "Giá như cái mũi của nàng Cléopatra chỉ ngắn đi chút xíu nữa thôi, thì bộ mặt của thế giới hồi ấy đã khác rồi!".

Nói đến đàn bà, con gái đẹp, có biết bao hình vẻ sắc thái khác nhau. Tuy nhiên, để đưa ra bình xét trong các cuộc thi người đẹp thì phải đặt họ vào những tiêu chuẩn nhất định (ảnh minh họa)

Khi nói đến thân thể người phụ nữ cũng là nói đến hình thể của họ. Một số cô gái được gọi là đẹp thì không chỉ có bộ mặt đẹp, mà còn phải có một thể hình đẹp (luật cân đối hài hòa). Với kinh nghiệm đúc kết từ nhiều cuộc thi sắc đẹp qua các thời kỳ của thế giới, tỷ lệ của ba vòng: NGỰC - BỤNG - MÔNG để tạo ra một hình dáng đẹp đã được chuẩn hóa (Việt Nam giờ cũng áp dụng theo).

Thực ra ở Việt Nam, ông bà, cụ kị của chúng ta xưa kia cũng đã đánh giá cái đẹp theo tỷ lệ của ba vòng này rồi, nên các cụ đã phán: Những người đàn bà, con gái có dáng người đẹp phải là những người có dáng "thắt đáy lưng ong".

Đây thực sự là tỷ lệ của ba vòng rất chuẩn và để các cô gái ngày xưa có được tỷ lệ của ba vòng chuẩn này do nhờ lao động, siêng năng, làm ăn chăm chỉ lại được sống và làm việc trong khung cảnh hương đồng, gió nội trong lành nên mới tạo ra được dáng hình thon thả, tươi tắn khỏe mạnh tự nhiên như vậy.

Về phương diện tâm hồn thì sao? Một cô gái được tôn xưng là đẹp thì không phải chỉ có bộ mặt, dáng hình đẹp mà tâm hồn cũng phải tương xứng. Nói đến tâm hồn con người trước hết phải nói đến "cái tâm".

Aristote đã nói đến mối tương quan giữa cái đẹp và cái thiện. Một cô gái được gọi là đẹp thì cũng phải có tâm thiện. Làm điều thiện không nhất thiết cứ phải đi vác tiền, quà của các đại gia, các ông chủ, các công ty, các tổ chức... cho những người nghèo như các cô hoa hậu hiện nay.

Nếu các đại gia, các ông chủ, các công ty nào đấy giàu có, phát đạt nhờ làm ăn phi pháp, gian lận, vô trách nhiệm, bất nhân... thì việc đi phát tiền, phát quà cho họ để làm điều thiện hóa ra là làm điều ác. Và các người đẹp đã trở thành những phương tiện làm công việc PR, vinh danh, đánh đóng tên tuổi cho những người này.

Không phải cứ có tiền đem cho người nghèo mới là làm điều thiện, hay để có tiền các người đẹp phải đi chụp ảnh nude đem bán lấy tiền cho người nghèo mới là làm điều thiện, mà chỉ cần hành xử theo những điều thiện (chẳng hạn như sống trung thực) cũng là một người thiện rồi. "Thiện căn ở tại lòng ta" mà. Có tiền làm từ thiện là tốt, nhưng nó sẽ hay và tốt hơn khi người ta có một văn hóa từ thiện.

Nói đến phần tâm hồn của con người ngoài cái tâm ra cũng cần phải nói đến cái hồn. Người ta đã thấy không ít các cô gái, chàng trai thật xinh đẹp mà lại vô hồn - đẹp như tượng. Nếu các cô gái đẹp đã được tôn vinh là các á hậu, các hoa hậu muốn đi theo con đường nghệ thuật thì có được cái hồn của một người nghệ sĩ là vô cùng quan trọng.

Dù được học tập, đào tạo cặn kẽ, có đủ kỹ năng, kỹ thuật nhưng các nghệ sĩ làm nghề thiếu mất cái hồn thì cũng khó thành công được. Người ta dễ dàng nhận ra một bức tranh có hồn, một tiếng đàn có hồn, một giọng ca có hồn, ngay cả diễn viên múa nếu có hồn thì chỉ cần sải vài bước

chân, hất nhẹ cái đầu, thoáng gấp lượn đôi cánh tay cũng đã thấy đầy xúc cảm, lôi cuốn và nói dược biết bao điều...

Những họa sĩ bộ tứ "Sáng - Liên - Nghiêm - Phái", tiếng đàn của Đặng Thái Sơn, giọng ca của Quý Dương, diễn viên múa Lê Vân và còn nhiều người khác nữa là những người như vậy. Có được cái hồn là do trời cho, cũng như trời đã cho sắc đẹp vậy.

Một cô gái được gọi là đẹp thì cũng phải có tâm thiện (ảnh minh họa)

Ở đời bất kể người đẹp hay xấu nhưng có được cái tâm, có được cái hồn sẽ tạo ra những cái duyên hoặc là duyên nổi hay duyên ngầm đó là món quà quý giá do trời đất ban tặng. Những người đẹp có được điều này khi đi thi hoa hậu chắc chắn họ sẽ có lợi thế lớn.

Cuối cùng việc xem xét phần lý trí của một người đẹp cũng rất quan trọng vì nó là một trong ba mặt cốt lõi của con người. Nói đến lý trí là nói đến năng lực trí tuệ, đến kiến thức, học vấn, văn hóa.

Và mỗi thời mỗi khác, xã hội càng phát triển vốn kiến thức, sự hiểu biết, văn hóa phát triển theo. Thời xưa ở phương Tây, Hippocrate được tôn xưng là một vị thần y, vì ông hiểu biết sâu rộng về mọi thứ bệnh của con người cũng như những cách chữa trị chúng.

Ngày nay vốn tri thức, sự hiểu biết của con người đã tiến rất xa. Vốn trí thức đã trở thành nguồn tài nguyên giàu có, phong phú, đầy tiềm năng nhất. Rất nhiều thành tựu công nghệ ở các lĩnh vực.

Có được nền tảng những kiến thức, sự hiểu biết vững chắc mới tạo được một bộ lọc tốt để học tập, tiếp thu một cách đúng đắn và bổ ích trong quá trình hội nhập. Và ở đây "cái Chân" (Le vrais) mà Platon đã nói là một tiêu chuẩn để xem xét cái đẹp là rất cần thiết.

Nói đến "cái Chân", là nói đến năng lực trí tuệ, khả năng kiến thức để tìm ra những cái đúng, những điều chân lý. Thiếu nó các hoa hậu sẽ mất đi những vẻ đẹp lấp lánh của trí tuệ. Cho nên hạ thấp trình độ văn hóa của các hoa hậu sẽ là một bước tụt lùi với xu hướng tiến bộ của xã hội hiện đại.

Trải qua bao thế kỷ, rất nhiều bộ óc vĩ đại khác đã góp phần làm sáng tỏ những vấn nạn đặt ra do cái đẹp. Nếu phải kể ra một vài quan điểm thường được nhắc tới, ta không thể bỏ qua câu nói “giai thoại”của Voltaire (1694-1778) cho rằng cóc cái là hiện thân của cái đẹp dưới mắt của cóc đực. Với Crousaz (Traité du Beau, 1715), thẩm mỹ bao gồm cả cái đẹp của những định lý toán học. Còn Burke(1729-1797) thì cho rằng cái đẹp phải bao hàm cả tình yêu [15 ] …

Nếu chỉ tính từ thời Cổ đại Hy Lạp đến nay, nhân loại nói chung – và nhất là những nhà tư tưởng Tây Âu -, song song với dòng chảy của đời sống nghệ thuật, đã tra vấn, suy tưởng không ngừng suốt 25 thế kỷ về cái Đẹp, một chủ đề tưởng chừng như hoàn toàn không có ích lợi thực tiễn. Điều đó, tự nó, nói lên rất nhiều.

Bài viết này không phải là để trình bày lịch sử Mỹ học và cũng không nhằm lập lại các thông tin đã được nêu lên trong hầu hết những nguồn tư liệu khá dồi dào về cái đẹp. Chẳng hạn, trên trang mạng Chúngta.com, có người đã bỏ công sưu tầm và tóm lược một số quan điểm chủ yếu, theo các tác giả, về nghệ thuật[16] với tư cách là phương tiện làm ra cái đẹp. Trường hợp Phạm Quỳnh (1892-1945) đã chủ tâm – và có lẽ là một trong những người Việt Nam đầu tiên - trình bày tường tận về Mỹ học[17] cho độc giả thời ông, là điều đáng cho hậu sinh chúng ta suy ngẫm.

Nói chung, điều cần phân biệt rõ ràng là : khả năng nhận biết cái đẹp là hằng cửu, bất biến và phổ quát trong nhân loại ; ngược lại, những tiêu chuẩn, quan niệm, cách cảm thụ thẩm mỹ thì hoàn toàn tùy thuộc từng cá nhân và thời đại, trong đó những đặc trưng nhân cách, văn hóa và xã hội có ảnh hưởng nhất định.

Mặc dù thế, vì tầm quan trọng về học thuật, vẫn cần thiết phải xác định [để góp phần tiến tới sự] rõ ràng ý nghĩa của một số từ ngữ, ý niệm thường hay được sử dụng nhằm tránh những hiểu lầm có thể xảy ra, đặc biệt do việc dịch sang tiếng Việt thuật ngữ của phương Tây trong lãnh vực này. Việc « xác lập ngữ nghĩa » này dựa trên những khái niệm cơ bản của Kant (1724-1804) trong Critique de la faculté de juger (hay Critique du jugement ) xuất bản năm 1790 và được xem là tác phẩm nền tảng cho Mỹ học.

Trước hết, Kant cho rằng « cái đẹp là cái làm người ta thích một cách phổ quát [và] không ý niệm » (Est beau ce qui plaît universellement sans concept ). Đã phổ quát thì không còn tranh cãi về giả thuyết – không đứng vững nữa - cho rằng cái đẹp chỉ do cảm thụ cá nhân .Và đã là không ý niệm thì không thể chứng minh bằng trí tuệ được. Ông cho cái đẹp nằm trung gian giữa cảm năng (sensibilité) và trí năng (entendement)[18] : nó không phải là một ý niệm [do đó không] có thể được xác định bởi riêng trí năng con người.

Theo Kant, cái đẹp không phải là cái có ích. Nó không đáp lại một mục đích tiện dụng nào ở ngoại giới, mà chỉ có một cứu cánh nội tại (cho nội giới) là sự hài hòa.

Cái đẹp cũng khác cái dễ chịu (l’agréable), bởi cái sau này hoàn toàn chỉ tùy thuộc vào cảm giác riêng tư của mỗi người và là đối tượng mặc nhiên cho ý muốn được hưởng thụ cụ thể (qua xúc giác, khứu giác hoặc vị giác). Ngược lại, « cái đẹp là đối tượng của một sự thích thú vô tư[19] »(le beau est l’objet d’une satisfaction désintéressée). Thích thú thẩm mỹ không dính liền với sự thỏa mãn một lợi ích cá nhân, trí tuệ hay đạo lý nào. Xác lập tính không vụ lợi của thích thú thẩm mỹ cũng là xác lập được tính tự lập của giá trị thẩm mỹ : không dựa vào cái gì khác ngoài chính nó.

Phạm Quỳnh [17]diễn tả những ý trên một cách rất « ta » và giản dị như sau : « Cảm giác về sự đẹp là một khuynh hướng đặc biệt, trong khuynh hướng ấy không có chút tự kỷ nào. Ta thấy cái đẹp ở đâu thì tự nghiêng lòng về đấy, không phải là vụ cầu lấy ích lợi gì cho mình. Yêu chuộng cái đẹp, chỉ là vì đẹp mà thôi, không phải vì lẽ gì nữa. Đã đẹp thì không hề hỏi có thể dùng được việc gì ».

Và ông loại trừ cái cảm giác dễ chịu so với mỹ cảm một cách thật rành mạch : « Như thế thì sự đẹp không phải là thuộc về siêu hình; đẹp là phải có thể cảm ngay vào người ta được. Song không phải là cảm đến cả ngũ quan đâu: như mùi thơm, vị ngon là những cảm giác không có tính cách mỹ cảm. Trong ngũ quan chỉ có hai quan cảm được cái đẹp là thị quan và thính quan, mắt trông với tai nghe ».

Khi Kant xếp cái dễ chịu vào hàng « hình nhi hạ » và khẳng định tính vô tư của mỹ cảm tức là ông đã đưa thích thú thẩm mỹ lên hàng « siêu cảm giác », như một sự chiêm nghiệm (contemplation) cái đẹp, môt cái đẹp hết là của vật thể « tại thế » nữa mà chỉ còn là biểu tượng (représentation) của nó : một thứ dư vị đậm đà « chất Platon » !

Riêng với Phạm Quỳnh, mặc dù không khác Nguyễn Quân gì mấy (tuy hai thời đại – cũng như thói quen ghi chú khoa học - có cách nhau khá xa) trong sự coi nhẹ việc nêu nguồn các ý diễn đạt (trừ hai trích dẫn), nhà văn hóa tiền bối này đã « dám »có tham vọng đi xa hơn, qua những diễn giải hoặc lý giải của riêng ông. Trên chủ đề khảo sát, và trong tương quan với ý tưởng của Kant, đoạn dưới đây là một ví dụ :

« Trong cái đẹp tức đã gồm một sự ích lợi cao thượng, là khiến được cho người ta thỏa lòng mãn ý, hưởng một sự du khoái thanh cao. Vì người ta cảm sự đẹp, dường như thấy phẩm cách mình cao hơn lên, giá trị mình tăng hơn lên. Thực thế. Mĩ cảm là một cảm tình cao thượng khác hẳn nhưng sự khoái lạc duy kỷ; mĩ cảm vốn có tính dễ ba cập ra ngoài: một người được hưởng cái đẹp, muốn chia cho một người cùng hưởng; càng lan rộng ra bao nhiêu, hình như cái thú lại càng tăng lên bấy nhiêu ».

(Xin được in đậm - BĐH)

Mặt khác, cái đẹp còn được các triết gia Tây Âu phân biệt với một khái niệm khác trong Mỹ học, được gọi là « sublime » theo tiếng Anh và tiếng Pháp. Có học giả và nhà nghiên cứu [20-21] đã dịch nó thành « cái cao cả » : theo thiển ý, nên chọn một từ khác cho phù hợp hơn với nội dung của nó.

Thật thế, “sublime” không phải là một cấp độ [cao] của cái đẹp như ta có thể hiểu theo ngôn ngữ thường ngày (cũng không thuộc về đạo đức để có thể được gọi là cao cả), mà là một phạm trù khác. Có lẽ nó xuất hiện lần đầu tiên trong quyển De sublimitate mà về sau này được xác định là một tác phẩm khuyết danh chứ không phải do Longin (Cassius Dionysius Longinus, 213-273)[22] viết như người ta tưởng trước kia.

Ít nhất Burke, Kant rồi Hegel đều đã đề cập nhiều đến khái niệm này. Ngoài tầm quan trọng đối với mọi lý thuyết Mỹ học, nó còn được tái hiện như một chủ đề hết sức đương đại, qua những công trình “đọc lại Kant” của nhiều Triết gia gần đây[23] trong đó nổi bật nhất có lẽ là Jean-François Lyotard (1924-1998), người đã cập nhật ý nghĩa quan trọng của “sublime” trong bối cảnh Nghệ thuật hiện đại [24].

Cụ thể và khởi thủy – đối với những nhà tư tưởng đã khai sinh khái niệm -, đó là cảm nhận đặc biệt của con người bị choáng ngợp, cuốn hút, bị vượt qua trước cái cực kỳ to lớn, không cùng, huyền diệu, khi ngắm [trong tư thế an toàn] thiên nhiên khoe oai sắc: hoặc bao la, dữ dội (như trường hợp điển hình của biển cả trong giông tố), hoặc bất ngờ hé lộ một vẻ đẹp lạ lùng, kỳ bí, trong khung cảnh hùng vĩ tuyệt vời của không gian (như núi tuyết sừng sững chọc trời xanh, hay bầu trời thăm thẳm ngàn sao vô tận).

Trong kẻ chiêm ngưỡng bị ấn tượng mạnh có khi đến mức “tắc tiếng” (sans voix) như vậy, vừa có cái sờ sợ, căng thẳng, vừa có sự tôn trọng, thán phục (admiration) vẻ uy nghi trầm hùng của cảnh sắc, lại vừa có cái “cảm giác” bất lực của thân phận nhỏ bé trước cái mênh mông vô hạn của vũ trụ, pha lẫn với trạng thái bị lôi cuốn bởi hấp lực mỹ cảm không gì cưỡng được của tạo vật.

Nhưng đây không phải là là môt thể nghiệm mỹ cảm thường: trong lý thuyết Kant, cái “sublime”khác với cái đẹp ở chỗ nó vượt trên trí năng con người. Nó không dính dáng gì với đạo đức (Éthique), không liên can đến sự “cao cả”.

Đã đành trong “sublime” có ý tôn trọng “ngán sợ” nhưng không phải là tôn trọng “nể sợ”, và nhất là hàm chứa một sự căng thẳng. Chính đặc trưng này khiến nó khác với ý niệm tôn trọng đạo đức (« Étant donné cette caractérisation par la seule tension, on voit combien le sublime est éloigné du sentiment absolument neutre qu’est le respect », JF Lyotard, sđd [24], t.190).

« Sublime », tự nó, không có một kết quả đạo đức nào. Nó không thúc đẩy ta làm điều thiện hảo. Sự thỏa mãn tư tưởng trong cái « sublime » không phải là sự tôn trọng vì đạo lý : JF Lyotard cho đó « đúng hơn là một thứ tiếng dội lại của sự tôn trọng vào trong Mỹ giới, nghĩa là trong chiêm nghiệm giới, chứ không thuộc phạm vi thực hành » (« elle est plutôt une sorte d’écho du respect dans l’ordre esthétique, c’est-à-dire dans l’ordre de la contemplation, et non de la pratique » , JF Lyotard, sđd [24], t.218).

Với một nội hàm quá đặc thù theo nghĩa của Kant [25] như vậy (nữ sĩ de Staël[1766-1817] - coi đó như cốt lõi tư tưởng của triết gia - đã dành ưu tiên diễn dịch lại cho độc giả tiếng Pháp[26]), khái niệm “sublime”đương nhiên sẽ không dễ gói ghém bằng từ vựng sẵn có trong tiếng Việt. Phải chăng, để diễn đạt vẻ trác tuyệt hàm chứa trong khái niệm, ta có thể tạm dùng từ “ kỳ vĩ

”(khá hợp với cảnh vật thiên nhiên) hoặc tạo ra một từ mới – tổng quát hơn (vì không chỉ có thiên nhiên là đối tượng)- như “ uy mỹ” chẳng hạn hay “cực mỹ”(khác với “tuyệt mỹ”)?

Phạm Quỳnh đã dùng từ “hùng tráng”, nhưng thiết tưởng không mấy ổn và không đủ rộng để phù hợp với mọi tình huống.

Như vậy, chỉ mới điểm qua một vài khái niệm liên quan đến cái đẹp, ta đã hình dung ngay được sự phức tạp của việc định nghĩa những đối tượng nghiên cứu trong lãnh vực này.Ngay chính cái tên dành cho khoa học về cái Đẹp cũng đã trải qua nhiều biến đổi trong lịch sử Triết học:từ Mỹ học (Esthétique) chỉ mới được Baumgarten đặt ra từ năm 1735 (thoạt đầu bằng tiếng La tinh Aesthetica) ; có nghĩa là bộ môn này đã hoạt động trên thực tế từ mấy ngàn năm trước đó với những lý luận và « nghệ thuật » (từ này cũng chưa có ở buổi đầu) Cổ đại, dưới « danh hiệu » Siêu Hình học.

Đó là chưa nói đến nội dung : Mỹ học nhằm phê phán sở thích (« gu ») như ở thế kỷ 18 tại Pháp và Anh, hay chỉ là Lý thuyết về cái khả giác (sensible) như ý muốn nguyên thủy của Baumgarten ? Hay nó chính là Triết học về nghệ thuật như được hiểu ở thế kỷ 19 ? Mặt khác, đối với quan điểm hiện tượng luận thì Mỹ học là tư duy về hữu thể. Trong khi đó Triết học giải tích (philosophie analytique) sau này lại xem đó là ngành lý giải về những ý niệm thẩm mỹ…

Vấn đề là sự phân định rõ ràng lịch sử, giới hạn, chức năng của ngành[27], theo đúng nội dung chính xác tên gọi của nó. Về mặt này, ta chỉ có thể chia sẻ nồng nhiệt điều mà Phan Huy Đường đã nêu lên rất chân thành và chí lý ở lời giới thiệu tư liệu nguồn[21]. Ít ra là ích cho mỗi người và tránh được hiện tượng lạm dụng từ ngữ, như trường hợp lẫn lộn Mỹ học với những phạm trù xa lạ khác mà đôi khi, tình cờ, ví dụ có thể rớt tới trên tay[28].

Như vậy, cái Đẹp đã trình hiện dưới mọi sắc thái rất người, và chỉ cho con người. Có thể đó là Thiên sứ vi hành trong nhân loại, là tiếng đàn Bá Nha cho từng Tử Kỳ cá biệt trong mỗi chúng ta.

Hai mươi lăm thế kỷ đã qua từ Socrate, Platon, là lịch sử của bao thăng trầm trên trái đất nhưng cũng là hành trình uy mỹ, choáng ngợp ánh sáng tư duy : có lo sợ, có thôi thúc, có chiêm nghiệm

từ bên này bờ của Nghệ thuật ; và cũng có những Galilée luôn đứng thẳng để bảo vệ Chân lý, dù đó chỉ mới là chân lý của cái Đẹp khi ta chỉ đề cập từ góc độ này.

Đi lại quá trình phát triển của cái Đẹp trong lịch sử cây sậy của Pascal trên hành tinh này, cũng là để nhận chân những sự thực muôn đời hữu ích về chiến thắng của nỗ lực tư duy đã diễn ra và, từ đó, hướng tới tương lai, đối mặt với những thách thức sáng tạo gay go nhất để vươn tới bờ bên kia của Mùa Xuân Hạnh phúc : xa hơn, mới hơn, mới mãi như đường chân trời nhân sinh kỳ diệu.

IV. MỸ HỌC KANT: PHẢN TƯ THẨM MỸ NHƯ LÀ “NHẬN THỨC NÓI CHUNG”

IV. 1. Làm thế nào có được một phán đoán tổng hợp tiên nghiệm về cái Đẹp?

- Tiếp thu khái niệm “sở thích” (Geschmack / Taste) từ Baumgarten, Kant đứng trước thế lưỡng nan của mọi môn mỹ học triết học:

- “sở thích” không thể có giá trị ràng buộc khách quan như phán đoán nhận thức (toán học, khoa học tựnhiên) (“Ai có sở thích nấy!”).

- nhưng khi xem cái gì là đẹp, ta chờ đợi hay đòi hỏi người khác đồng tình; tức có giá trị ràng buộc trong phán đoán.

Vấn đề: liệu có thể chứng minh về mặt triết học một tính giá trị phổ biến của phán đoán sở thích? hay: Có những nguyên tắc trong việc đánh giá cái Đẹp? Nói cách khác: có một “phán đoán tổng hợp tiên nghiệm” về cái Đẹp?

- “Phê phán năng lực phán đoán thẩm mỹ”: phân biệt cái thường nghiệm và cái thuần lý trong các phán đoán thẩm mỹ để tìm xem có thể nói gì về cái Đẹp một cách tiên nghiệm, do xác lập ranh giới cho phán đoán thẩm mỹ.

- Nếu về phía chủ thể (tức: năng lực phán đoán thẩm mỹ) có thể tìm ra một nguyên tắc tiên nghiệm thì mới có thể đặt cơ sở cho Mỹ học như một khoa học.

IV.2. “Bước ngoặt Copernic” trong mỹ học Kant

- Bước ngoặt Copernic trong nhận thức luận: “những điều kiện để có được kinh nghiệm nói chung cũng đồng thời là những điều kiện để có thể có được những đối tượng của kinh nghiệm” (Phê phán lý tính thuần túy, B 197).

- Cũng như thế trong vấn đề cái Đẹp và nghệ thuật:

- Không vừa lòng với mỹ học duy chủ quan, duy sở thích lẫn với mỹ học duy khách quan, bản thể học (xem cái Đẹp là thuộc tính của sự vật).

- So sánh với Baumgarten để dễ thấy hơn:

- Baumgarten: cái Đẹp nằm trong sự vật, tức trong toàn bộ thực tại, được tái hiện qua năng lực hình dung (quan năng biểu tượng) của con người.

- Kant:

- như thế phải xuất phát từ sự hòa điệu và thống nhất giữa tư duy và tồn tại.

- trong mỹ học (cũng như trong nhận thức), ta không làm việc với những vật-tự thân. Trong mỹ học, ta không đến trực tiếp với cái Đẹp (bản thể học ngây thơ) mà thông qua việc phát hiện những điều kiện chủ quan cho năng lực phán đoán về cái Đẹp.

- Về trú sở của phán đoán thẩm mỹ:

- Baumgarten: ở cả hai nơi: trong thế giới và trong chủ thể.

- “ordo plurium in uno” (trật tự của cái Nhiều trong cái Một): cái Đẹp trùng hợp với chân lý siêu hình học và là một thuộc tính của vũ trụ. (Thế giới là đẹp vì nó là nhất thể trong đa thể).

- trong chủ thể: cả trong hành vi của tư duy về cái Đẹp hay trong việc thực hiện tính đa tạp cảm tính bằng analogon rationis.

- Baumgarten giữ vai trò bản lề trung gian trong tư tưởng mỹ học: cái đẹp vừa là khách quan (trong Bản thể học cổ truyền, giáo điều), vừa là chủ quan (trong các chức năng của cảm năng).

- Kant: chỉ có trú sở trong chủ thể qua năng lực phán đoán thẩm mỹ. Vậy, cần phân tích (phê phán) cấu trúc của phán đoán sở thích để minh giải các yêu sách của nó.

IV.3. Cái Đẹp dưới ánh sáng của phán đoán thẩm mỹ

(Phân tích pháp về cái Đẹp và cái Cao cả)

IV.3.1. Cái Đẹp:

- phân biệt phán đoán sở thích với phán đoán nhận thức.

- phán đoán nhận thức: xác định đối tượng bằng giác tính và khái niệm → phán đoán lô gíc (“Mọi hoa hồng đều đẹp”).

- phán đoán thẩm mỹ: trí tưởng tượng tác động vào tình cảm vui sướng hay không vui sướng của chủ thể → phán đoán cá biệt (“Hoa hồng này là đẹp”).

- vì thế, còn gọi là “phán đoán phản tư”.

a) về Chất: “Đẹp là cái gì làm hài lòng mà không có sự quan tâm đến lợi ích”

- không gắn liền với lợi ích hay sự quan tâm (Interesse): sự quan tâm là “sự hài lòng gắn liền với hình dung về sự hiện hữu của đối tượng” (ví dụ: phán đoán về cái có ích, cái dễ chịu và cái tốt luân lý).

- kìm hãm sự ham muốn và mang lại sự tự do (khác với phán đoán “không tự do” của luân lý và của cái dễ chịu…; phân biệt sự “ái mộ” (thẩm mỹ) với “xu hướng” (cái dễ chịu) và sự “tôn trọng” (cái tốt luân lý).

● Về Lượng: “Đẹp là cái gì làm hài lòng một cách phổ biến mà không có khái niệm”

- tính phổ biến chủ quan:

- sự hài hòa giữa trí tưởng tượng và giác tính mang lại tác động vui sướng.

- có giá trị phổ biến cho con người với tư cách hữu thể vừa có lý tính, vừa có cảm năng.

● Về Tương quan: “Nhận rõ hình thức của tính mục đích của đối tượng mà không có sự hình dung về một mục đích”

- không do mục đích chủ quan hướng dẫn → lợi ích.

- cũng không do mục đích khách quan hướng dẫn → khái niệm → chỉ có tính mục đích hình thức: tính mục đích của hình thức nơi đối tượng hài hòa với hình thức của tính mục đích trong “trò chơi tự do” của các quan năng nhận thức trong ta (giác tính và trí tưởng tượng).

- chúng tương tác nhau, kích hoạt nhau mang lại “sinh lực sống động” nơi người thưởng ngoạn.

● Về Tình thái (Modality): “Đẹp là cái gì được nhận thức như là đối tượng của một sự hài lòng tất yếu mà không có khái niệm”

- không tất nhiên (apodiktisch) như phán đoán khái niệm.

- nhưng tất yếu chủ quan: giả định “một cảm quan chung” (sensus communis): một tình cảm do tác động của trò chơi tương tác giữa trí tưởng tượng và giác tính nhưng có thể thông báo phổ biến.

→ “thuyết thuần túy thẩm mỹ” (“aesthetischer Purismus”).

● Chung quanh khái niệm “Nhận thức nói chung” (“Erkenntnis überhaupt”). Tại sao Kant xem khái niệm này là “chìa khóa để Phê phán về sở thích”?

- Phán đoán nhận thức và phán đoán thẩm mỹ thuần túy đều cần đến các quan năng nhận thức giống nhau: giác tính và trí tưởng tượng, nhưng chúng lại khác nhau ở cấu trúc của phán đoán.

- Khác với Baumgarten (hai loại phán đoán giống nhau nhưng chỉ bổ sung nhau), Kant xem phán đoán thẩm mỹ phản tư là khác về cấu trúc với phán đoán nhận thức xác định:

- nơi phán đoán thẩm mỹ: các biểu tượng được so sánh với chủ thể (tình cảm vui sướng / không vui sướng).

- phán đoán nhận thức: các biểu tượng quan hệ với đối tượng nhờ vào khái niệm.

- mục đích của phán đoán nhận thức là tính đối tượng khách quan, hạn chế chủ thể vào một chức năng cấu tạo nhất định: không có tự do.

- Phán đoán thẩm mỹ là “trò chơi tự do”, ngăn ngừa việc tuyệt đối hóa nhận thức chỉ như là sự xác định đối tượng, cắt cụt những khả thể nhận thức phong phú của con người trong “kinh nghiệm thẩm mỹ”.

Rõ ràng các tác phẩm của các họa sĩ trừu tượng là những thực hành tuân theo các cách tổ chức khác, và một khái-niệm-nghệ-thuật-khác. Khái niệm nghệ thuật này có lẽ phải truy ngược lại cho tới thời Khai minh, với một triết gia quan trọng là Immanuel Kant (1724 -1804). Theo Kant, một điều đẹp đẽ luôn sở hữu cái gọi là “tính hợp mục đích không có mục đích” (purposiveness without a purpose), hay nói cụ thể hơn, theo Kant: “Vẻ đẹp (Shoenheit) là hình thức của tính hợp mục đích của một đối tượng, trong chừng mực tính hợp mục đích ấy được tri giác mà không có hình dung nào về một mục đích (khách quan) nơi đối tượng”. Có nghĩa là với Kant, bất kể một vật thể nào, dù có sở hữu sự mô phỏng hay không, nếu như nó mang những đặc trưng nào đó, về đường nét, màu sắc, lối kiểu đan dệt, bố cục, gây ra được cho người thưởng ngoạn một xúc động về mặt thẩm mỹ - thúc đẩy một trò chơi tương tác tự do giữa các quan năng nhận thức, là trí tuệ, tri giác, và sự tưởng tượng của họ - vật thể ấy đã sở hữu một tính chất quan trọng nhất- đó là cái Đẹp (Beauty). Bản thân Kant không cho

“Vẻ đẹp (Shoenheit) là hình thức của tính hợp mục đích của một đối tượng, trong chừng mực tính hợp mục đích ấy được tri giác mà không có hình dung nào về một mục đích (khách quan) nơi đối tượng”.

Kant

Đường nét, màu sắc được liên gộp theo một cách nào đó, cùng với các mô dạng và mối liên hệ của các mô dạng, gợi nên được các xúc động thẩm mỹ cho chúng ta. Sự liên gộp này tôi gọi là “Mô dạng tạo Nghĩa”, và đó chính là chất lượng chung cho mọi nghệ phẩm thuộc nghệ thuật thị giác.

Clive Bell

rằng, nghệ thuật là phái đẹp, tuy nhiên, ý tưởng về cái Đẹp của ông đã có nhiều ảnh hưởng tới các triết gia về nghệ thuật sau này, đặc biệt là các nhà hình thức luận (Formalists), với khái niệm nghệ thuật là hình thức (Art as Form), hay nói một cách cụ thể hơn, ý tưởng về cái Đẹp của Kant đã có ảnh hưởng lớn tới lý thuyết gia hình thức Clive Bell (1881-1964), với khái niệm về “Nghệ thuật là Mô dạng tạo Nghĩa” (Art as Significant Form), một khái niệm sẽ giúp quan niệm được các thực hành trừu tượng là nghệ thuật. Theo Bell: “Những gì là chất lượng chung cho kiến trúc nhà thờ thánh Sophia và các cửa sổ kính ghép màu tại nhà thờ Chartres, điêu khắc Mexico, bát thuộc nền nghệ thuật Ba Tư, các tấm thảm Trung Hoa, tranh tường của Giotto ở Padua, và các nghệ phẩm bậc thầy của Poussin, Piero della Francesca, và Cézanne?, chỉ có một câu trả lời khả dĩ ở đây, đó là – Mô dạng tạo Nghĩa. Trong mỗi tác phẩm ấy, đường nét, màu sắc được liên gộp theo một cách nào đó, cùng với các mô dạng và mối liên hệ của các mô dạng, gợi nên được các xúc động thẩm mỹ cho chúng ta. Những mối liên hệ và sự liên gộp này của đường nét, màu sắc, cùng những mô dạng chuyển vận một cách thẩm mỹ này, tôi gọi là “Mô dạng tạo Nghĩa”; và

“Mô dạng tạo Nghĩa” chính là chất lượng chung cho mọi nghệ phẩm thuộc nghệ thuật thị giác. Và ở đây, định đề của Bell về nghệ phẩm, thay vì, X là một nghệ phẩm khi và chỉ khi nó là sự mô phỏng, đã trở thành X là một nghệ phẩm khi và chỉ khi nó thể hiện ra Mô dạng tạo Nghĩa. Các nghệ phẩm trừu tượng hoàn toàn thỏa mãn đòi hỏi ấy từ khái niệm Nghệ thuật như Mô phỏng tạo Nghĩa của Clive Bell.

Articles

Cái đẹp là gì?

Cái Đẹp thường được đưa ra như một tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng nghệ thuật. Tuy nhiên, định nghĩa được cái Đẹp còn khó hơn định nghĩa được Nghệ thuật, vì cái Đẹp phụ thuộc vào văn hóa và thời gian nhiều hơn.

Lý thuyết đơn giản nhất về cái Đẹp là coi cái Đẹp như sự bắt chước tự nhiên. Lý thuyết này định ra một tiêu chuẩn khá lý trí và đơn giản cho cái đẹp. Tiếc rằng nó phụ thuộc chẳng những vào việc tách riêng chủ thể và khách thể, mà còn phụ thuộc vào sự phân chia nghệ thuật và tự nhiên, và thế là lại rơi vào cái vòng luẩn quẩn về khái niệm nghệ thuật phụ thuộc vào văn hóa, chứ không phải là cái gì đó toàn cầu. Hơn nữa tiến bộ của khoa học công nghệ ngày nay đang làm khó cho định nghĩa tự nhiên là gì. Thêm vào đó rõ ràng là lý thuyết này đã bỏ qua hầu như toàn bộ nghệ thuật đương đại. Cuối cùng, hoàn toàn không rõ là liệu có một cơ sở vững chắc để phán xét một tác phẩm nghệ thuật bắt chước tự nhiên giỏi đến mức nào.

Một cách tiếp cận khác đến cái Đẹp là đo nó bằng cảm xúc của người xem. Phương pháp theo kiểu “tôi biết tôi thích gì” này có vẻ như vô vọng vì nó hoàn toàn chủ quan. Tuy vậy vẫn có những hình thức phức tạp hơn một chút, trong đó người ta dùng các thiết bị khoa học để đo mức độ của phản ứng, thu thập một số lượng lớn các dữ liệu thống kê, và lấy trung bình để đưa ra những kết luận có tính tổng quát nhất. Tuy nhiên phương pháp này cuối cùng cũng vẫn rơi vào việc phân chia chủ thể và khách thể. Nó có thể có ích cho một số lĩnh vực như trong thiết kế nhưng chẳng có giá trị gì mấy cho mỹ thuật nói chung.

Plato cho rằng cái Đẹp phải phản ánh chân lý. Đến đây ta lại vấp phải câu hỏi Pilate đã đặt ra cho Chúa Jesus: “Vậy thì Chân lý là cái gì?”. Theo thi sĩ lãng mạn John Keats chân lý ở đây phải được hiểu là chân lý nghệ thuật. Ông viết: “Cái đẹp là Chân lý, Chân lý là cái Đẹp”, tức là một chân lý mang tính cảm xúc, một biểu hiện chính xác cảm xúc thực của nghệ sĩ, chứ không phải là chân lý theo nghĩa triết học hay khoa học, như là sự thật chẳng hạn.

Heidegger đã phát triển quan niệm nghệ thuật tuyệt đối của Kant . Kant cho cái Đẹp là cái gì đó không có bất kỳ một chức năng nào khác ngoài chức năng làm cái Đẹp. Khi đó một vật thể thể sẽ trở thành thuần túy là một vật thể, hiện ra hoàn toàn chỉ vì nó đẹp chứ không vì bất cứ công dụng nào khác. Như vậy nghệ thuật theo Kant là một cách biểu diễn đẹp của một hình thức, thông qua đó nghệ sĩ mặc sức tưởng tượng để liên tục mở rộng quan niệm về chính cái Đẹp. Điều đó có nghĩa là nghệ thuật đã đi ra ngoài thế giới của lý trí, và cái Đẹp là cái gì đó không thể cắt nghĩa

được. Lý thuyết này có nhiều điểm giống với quan điểm của trường phái lãng mạn nói trên. Tuy nhiên nó loại trừ vai trò của nghệ sĩ, của ảnh hưởng văn hóa, cũng như sự chuẩn bị của người xem.

Lý thuyết “hiện đại” về cái Đẹp thì cho rằng một vật chỉ đẹp khi có hình thức phù hợp với công dụng của nó. Chậu đi tiểu của Marcel Duchamp xem ra thỏa mãn tiêu chuẩn này. Trong khi đó tiêu chuẩn như vậy không thể đem áp dụng cho những thứ vô dụng như các bức họa trường phái ấn tượng, các bức tượng lập thể, thơ, cho dù tất cả những thứ đó có thể dùng cho nhiều mục đích khác nhau như làm tiền, làm “lác mắt” bạn bè, hay để thư giãn khi ngắm nhìn chúng. Lý thuyết này hoàn toàn trái ngược với quan điểm của Oscar Wilde. Ông cho rằng: “Cái cớ duy nhất để làm ra một vật vô dụng là vì ta ngưỡng mộ nó sâu sắc. Toàn bộ nghệ thuật là vô dụng.” Lý thuyết này đã gây ra một số hậu quả như việc tạo ra những kiến trúc quái đản trong các dự án xây dựng hàng loạt nhà cao tầng cho những người thu nhập thấp trong những năm 50 – 60. Một lần nữa, ta thấy đây là một minh họa rất rõ rằng các lý thuyết về cái Đẹp cũng phụ thuộc và điều kiện xã hội và văn hóa.

Trong tác phẩm “Luận về thơ”, Aritsotle định nghĩa nghệ thuật là một sự bắt chước, nhưng ông đã rất khôn ngoan không gọi đó là “bắt chước tự nhiên”, mà là “bắt chước con người hành động”. Hơn nữa ông đã dùng một cách tiếp cận cân bằng, không quy nghệ thuật, hay cách nhìn nhận nghệ thuật, về một thứ. Đặc biệt, ông không hề gợi ý là phải dùng cái Đẹp để đo nghệ thuật. Thay vào đó, ông đã đưa ra một loạt các tiêu chuẩn về chất lượng dựa trên một số ví dụ như bi kịch, chơi đàn lyre, v.v. Aristotle nói rằng mục đích của bi kịch là gây nên nỗi sợ và buồn thương ở người xem thông qua việc bắt chước các hành động mang tính anh hùng. Tiêu chuẩn về sự xuất sắc của ông bao gồm sự thống nhất của không gian và thời gian, việc sử dụng ngôn ngữ thành thạo và khéo léo, đặc biệt cách dùng hình ảnh trong ngôn ngữ, v.v. Cách tiếp cận của ông kết hợp khéo léo các quan điểm giải tích, lịch sử, luân lý và thực dụng về bi kịch, có ảnh hưởng rất lớn cho đến tận ngày hôm nay. Đối với Aristotle, cũng như nhiều nghệ sĩ đương đại, cái Đẹp quá lắm chỉ là mối quan tâm hạng hai.

Cái đẹp là một phạm trù mĩ học cơ bản giữ vị trí trung tâm trong quan hệ thẩm mĩ giữa con người và hiện thực, bao chứa các quan hệ chân - thiện - mĩ. Trong văn học nghệ thuật, cái đẹp luôn là đề tài, là nguồn cảm hứng bất tận cho người nghệ sĩ sáng tạo nghệ thuật. Tuy nhiên từ nguồn cảm hứng về cái đẹp, mỗi thời đại, mỗi người nghệ sĩ lại có những quan niệm khác nhau về cái đẹp. Từ quan niệm của Socrate, Platon, Kant, Leptonxtoi… cái đẹp đã có cả một quá trình vận động của nó. Tiếp cận tác phẩm từ quan niệm về cái đẹp qua trích đoạn Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Vũ Như Tô) của Nguyễn Huy Tưởng ta sẽ thấy được điều đó.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, cái đẹp là “phạm trù mĩ học xác định các hiện tượng theo quan điểm về sự hoàn thiện, xem các hiện tượng đó như là có giá trị thẩm mĩ cao nhất”.

Cái đẹp là một phạm trù của mĩ học. Tuy nhiên khác với cái đẹp tồn tại khách quan ngoài cuộc sống, trong văn học nghệ thuật, cái đẹp là một sản phẩm nghệ thuật đặc biệt do người nghệ sỹ sáng tạo nên và là một phương diện không thể thiếu được của nghệ thuật.

Nhưng tác phẩm nghệ thuật chỉ đẹp, tức là có giá trị nghệ thuật khi nó thể hiện chân thực đời sống trong mọi biểu hiện thẩm mĩ của nó thông qua lăng kính lý tưởng nhân đạo, thể hiện sự phong phú về tinh thần của con người, dưới một hình thức hoàn thiện bậc thầy.

Cái đẹp đi vào mọi lĩnh vực của đời sống làm cho cái ác, cái xấu bị đẩy lùi xa hơn. Trong tác phẩm nghệ thuật, cái đẹp không chỉ thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của người đọc, bồi dưỡng năng lực thẩm mĩ cho người đọc mà còn nâng đỡ tâm hồn người đọc, hướng người đọc đến Chân - thiện - mĩ, đúng như Đô-xtôi-ep-xki nói: “Cái đẹp cứu rỗi nhân loại”. Cái đẹp còn phản ánh quan niệm mĩ học của nhà văn, xu hướng, tình cảm thẩm mĩ của xã hội ở thời điểm đó. Vì vậy, hiểu được cái đẹp trong tác phẩm nghệ thuật, sẽ hiểu được cội nguồn các phương thức nghệ thuật được nhà văn sử dụng để xây dựng hình tượng nghệ thuật và cách nhìn, sự đánh giá của nhà văn đối với cuộc đời, con người trong tác phẩm

Lý thuyết đơn giản nhất về cái Đẹp là coi cái Đẹp như sự bắt chước tự nhiên. Lý thuyết này định ra một tiêu chuẩn khá lý trí và đơn giản cho cái đẹp. Tiếc rằng nó phụ thuộc chẳng những vào việc tách riêng chủ thể và khách thể, mà còn phụ thuộc vào sự phân chia nghệ thuật và tự nhiên, và thế là lại rơi vào cái vòng luẩn quẩn về khái niệm nghệ thuật phụ thuộc vào văn hóa, chứ không phải là cái gì đó toàn cầu. Hơn nữa tiến bộ của khoa học công nghệ ngày nay đang làm khó cho định nghĩa tự nhiên là gì. Thêm vào đó rõ ràng là lý thuyết này đã bỏ qua hầu như toàn bộ nghệ thuật đương đại.

- Một cách tiếp cận khác đến cái Đẹp là đo nó bằng cảm xúc của người xem. Phương pháp theo kiểu “tôi biết tôi thích gì” này có vẻ như vô vọng vì nó hoàn toàn chủ quan. Tuy vậy vẫn có những hình thức phức tạp hơn một chút, trong đó người ta dùng các thiết bị khoa học để đo mức độ của phản ứng, thu thập một số lượng lớn các dữ liệu thống kê, và lấy trung bình để đưa ra những kết luận có tính tổng quát nhất. Tuy nhiên phương pháp này cuối cùng cũng vẫn rơi vào việc phân chia chủ thể và khách thể. Nó có thể có ích cho một số lĩnh vực như trong thiết kế nhưng chẳng có giá trị gì mấy cho mỹ thuật nói chung.

- Plato cho rằng cái Đẹp phải phản ánh chân lý. Đến đây ta lại vấp phải câu hỏi Pilate đã đặt ra cho Chúa Jesus: “Vậy thì Chân lý là cái gì?”. Theo thi sĩ lãng mạn John Keats chân lý ở đây phải được hiểu là chân lý nghệ thuật. Ông viết: “Cái đẹp là Chân lý, Chân lý là cái Đẹp”, tức là một chân lý mang tính cảm xúc, một biểu hiện chính xác cảm xúc thực của nghệ sĩ, chứ không phải là chân lý theo nghĩa triết học hay khoa học, như là sự thật chẳng hạn.

- Heidegger đã phát triển quan niệm nghệ thuật tuyệt đối của Kant. Kant cho cái Đẹp là cái gì đó không có bất kỳ một chức năng nào khác ngoài chức năng làm cái Đẹp. Khi đó một vật thể thể sẽ trở thành thuần túy là một vật thể, hiện ra hoàn toàn chỉ vì nó đẹp chứ không vì bất cứ công dụng nào khác. Như vậy nghệ thuật theo Kant là một cách biểu diễn đẹp của một hình thức, thông qua

đó nghệ sĩ mặc sức tưởng tượng để liên tục mở rộng quan niệm về chính cái Đẹp. Điều đó có nghĩa là nghệ thuật đã đi ra ngoài thế giới của lý trí, và cái Đẹp là cái gì đó không thể cắt nghĩa được. Lý thuyết này có nhiều điểm giống với quan điểm của trường phái lãng mạn nói trên. Tuy nhiên nó loại trừ vai trò của nghệ sĩ, của ảnh hưởng văn hóa, cũng như sự chuẩn bị của người xem.

- Theo đại văn hào Nga, M. Gorki: “Con người về bản chất là một nghệ sĩ, vì ở đâu họ cũng muốn đưa cái đẹp vào cuộc sống. Chính mức độ đưa cái đẹp vào cuộc sống đánh giá trình độ văn hóa thẩm mỹ của một xã hội và của mỗi con người”.

Nhờ quá trình lao động cải tạo thiên nhiên – xã hội – bản thân, mà con người dần phát hiện và nhận thức được cái đẹp. Cái đẹp là nhu cầu trong toàn bộ đời sống xã hội: sống thế nào cho đẹp, ứng xử thế nào cho đẹp, vui chơi, giải trí cũng phải chơi đẹp… Đặc biệt trong nghệ thuật là phải sáng tạo nên cái đẹp.

- Chủ nghĩa duy vật trước Mác với các đại biểu như Đêmôcrít, Điđrô, Trécnưxépxki … đã coi nguồn gốc, bản chất của quan hệ thẩm mỹ là ở trong tự nhiên và trong xã hội. Đó là các thuộc tính tự nhiên của sự vật như cân xứng, hài hoà, tỷ lệ, cơ sở của cái đẹp. Ông khảng định bản chất cái đẹp là cuộc sống.

- Mỹ học Mác – Lênin đứng trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đã khẳng định nguồn gốc, bản chất của quan hệ thẩm mỹ: Quan hệ thẩm mỹ là kết quả của quá trình hoạt động sản xuất vật chất và đấu tranh xã hội, nó chính là quá trình phát hiện, cảm thụ các thuộc tính thẩm mỹ của thế giới và sáng tạo ra những giá trị thẩm mỹ trong đời sống văn hoá nghệ thuật của con người.


Recommended