+ All Categories
Home > Documents > ctcp dệt may – đầu tư – thương mại thành công (tcm: hsx)

ctcp dệt may – đầu tư – thương mại thành công (tcm: hsx)

Date post: 18-Mar-2023
Category:
Upload: khangminh22
View: 0 times
Download: 0 times
Share this document with a friend
16
CTCP DT MAY ĐẦU TƯ – THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG (TCM: HSX) BÁO CÁO LẦN ĐẦU Ngày 06 tháng 08 năm 2019 TCM Nm GiTHÔNG TIN CPHIU (ngày 06/08/2019) Sàn giao dch HOSE Thgiá (đồng) 25,900 KLGD TB 10 ngày 717.146 Vn hoá (tđồng) 1.532 Slượng CPLH (Triu CP) 57,91 % shữu nước ngoài 45,8% CHUYÊN VIÊN PHÂN TÍCH Trịnh Văn Hà [email protected] +84-2838200796 ext 643 Hthng báo cáo phân tích ca VCBS www.vcbs.com.vn/vn/Services/AnalysisResearch VCBS Bloomberg Page: <VCBS><go> Phòng Nghiên cu và Phân tích VCBS Trang | 0 TCM đứng trước cơ hội ln nhưng công suất đã toàn dng Nm giChtiêu tài chính 2017 2018 2019F 2020F DTT (tđồng) 3.210 3.664 3.923 4.336 +/- yoy (%) 14% 7% 11% LNST (tđồng) 193 260 234 301 +/- yoy (%) 35% -10% 29% VCSH (tđồng) 1.072 1.276 1.421 1.640 N/TTS (%) 65% 68% 65% 61% TS LN gp (%) 16% 18% 17% 18% ROA (%) 7% 8% 7% 9% ROE (%) 19% 22% 17% 20% Tsut ctc 5% 5% 15% 15% EPS - (đồng) 3.713 4.778 4.026 5.187 P/E 5,96 6,1 6,3 6,3 BVPS (đồng) 18072 18.461 26.204 30.232 P/B 0,92 0,74 TCM là mt trong sít các công ty trên thtrường hưởng li nhiu tcác hip định thương mại tdo như CPTPP hay EVFTA do có quy trình sản xut khép kín tsi trđi thỏa mãn các điều kin vxut x. TCM đang tập trung phát trin thtrường Châu Âu để đón đầu hiệp định EVFTA. Đây là thị trường khá tiềm năng trong thi gian ti với các ưu đãi lớn vthuế và được tạo điều kin xúc tiến thương mại dhơn. Chiến tranh thương mại M- Trung đem lại li thế cho ngành dt may Vit Nam nói chung và TCM nói riêng. Qua trao đổi vi doanh nghip, tháng 4.2019 đã có mt khách hàng ln tMđã ký hợp đồng vi slượng nhnhưng dkiến stăng trưởng tốt trong tương lai. KQKD năm 2018 tích cực mc dù phi trích lp dphòng 85 tđồng do khách hàng phá sn. Theo đó, doanh thu và lợi nhun lần lượt đạt 3.662 tđồng và đồng 260 tđồng, tương ứng đạt 115,6% và 137,47% kế hoch. KQKD 6T.2019, công ty đạt 1.769 tđồng doanh thu (+7.3% yoy), thc hin 44,7% kế hoạch năm. LNST chỉ đạt 95 tđồng (-18,5% yoy) hoàn thành 49% kế hoạch năm chủ yếu do biên li nhun st gim 2,2% so vi cùng k. Chúng tôi dphóng doanh thu năm 2019 tăng trưởng 7%, đạt 3.923 tđồng. LNST đạt 234 tđồng (-10,3% yoy) do không còn li nhun khác thoạt động thanh lý các khoản đầu tư và biên li nhun gp st giảm. Theo đó, EPS 2019 là 4.026 đồng/cp. Vi mc giá hin ti là 25.900 đồng/cphiếu, TCM đang giao dịch ti PE là 6,1x. Chúng tôi khuyến nghNm giđối vi TCM vi giá mc tiêu 27.700 đồng/cp.
Transcript

CTCP DỆT MAY – ĐẦU TƯ – THƯƠNG MẠI

THÀNH CÔNG (TCM: HSX)

BÁO CÁO LẦN ĐẦU Ngày 06 tháng 08 năm 2019

TCM – Nắm Giữ

THÔNG TIN CỔ PHIẾU

(ngày 06/08/2019)

Sàn giao dịch HOSE

Thị giá (đồng) 25,900

KLGD TB 10 ngày 717.146

Vốn hoá (tỷ đồng) 1.532

Số lượng CPLH (Triệu

CP)

57,91

% sở hữu nước ngoài 45,8%

CHUYÊN VIÊN PHÂN TÍCH

Trịnh Văn Hà

[email protected]

+84-2838200796 ext 643

Hệ thống báo cáo phân tích của VCBS

www.vcbs.com.vn/vn/Services/AnalysisResearch

VCBS Bloomberg Page:

<VCBS><go>

Phòng Nghiên cứu và Phân tích VCBS Trang | 0

TCM – đứng trước cơ hội lớn nhưng công suất đã toàn

dụng – Nắm giữ

Chỉ tiêu tài chính 2017 2018 2019F 2020F

DTT (tỷ đồng) 3.210 3.664 3.923 4.336

+/- yoy (%) 14% 7% 11%

LNST (tỷ đồng) 193 260 234 301

+/- yoy (%) 35% -10% 29%

VCSH (tỷ đồng) 1.072 1.276 1.421 1.640

Nợ/TTS (%) 65% 68% 65% 61%

TS LN gộp (%) 16% 18% 17% 18%

ROA (%) 7% 8% 7% 9%

ROE (%) 19% 22% 17% 20%

Tỷ suất cổ tức 5% 5% 15% 15%

EPS - (đồng) 3.713 4.778 4.026 5.187

P/E 5,96 6,1 6,3 6,3

BVPS (đồng) 18072 18.461 26.204 30.232

P/B 0,92 0,74

TCM là một trong số ít các công ty trên thị trường hưởng lợi nhiều từ các hiệp

định thương mại tự do như CPTPP hay EVFTA do có quy trình sản xuất khép kín

từ sợi trở đi thỏa mãn các điều kiện về xuất xứ. TCM đang tập trung phát triển thị

trường Châu Âu để đón đầu hiệp định EVFTA. Đây là thị trường khá tiềm năng trong

thời gian tới với các ưu đãi lớn về thuế và được tạo điều kiện xúc tiến thương mại dễ

hơn.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đem lại lợi thế cho ngành dệt may Việt

Nam nói chung và TCM nói riêng. Qua trao đổi với doanh nghiệp, tháng 4.2019 đã

có một khách hàng lớn từ Mỹ đã ký hợp đồng với số lượng nhỏ nhưng dự kiến sẽ

tăng trưởng tốt trong tương lai.

KQKD năm 2018 tích cực mặc dù phải trích lập dự phòng 85 tỷ đồng do khách

hàng phá sản. Theo đó, doanh thu và lợi nhuận lần lượt đạt 3.662 tỷ đồng và đồng

260 tỷ đồng, tương ứng đạt 115,6% và 137,47% kế hoạch. KQKD 6T.2019, công ty

đạt 1.769 tỷ đồng doanh thu (+7.3% yoy), thực hiện 44,7% kế hoạch năm. LNST chỉ

đạt 95 tỷ đồng (-18,5% yoy) hoàn thành 49% kế hoạch năm chủ yếu do biên lợi nhuận

sụt giảm 2,2% so với cùng kỳ.

Chúng tôi dự phóng doanh thu năm 2019 tăng trưởng 7%, đạt 3.923 tỷ đồng.

LNST đạt 234 tỷ đồng (-10,3% yoy) do không còn lợi nhuận khác từ hoạt động thanh

lý các khoản đầu tư và biên lợi nhuận gộp sụt giảm. Theo đó, EPS 2019 là 4.026

đồng/cp. Với mức giá hiện tại là 25.900 đồng/cổ phiếu, TCM đang giao dịch tại PE

là 6,1x. Chúng tôi khuyến nghị Nắm giữ đối với TCM với giá mục tiêu 27.700

đồng/cp.

Phòng Nghiên cứu và Phân tích VCBS Trang | 1

TCM – BÁO CÁO LẦN ĐẦU

TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP

Lịch sử và quá trình tăng

vốn điều lệ

Công ty Cổ phần Dệt May Thành Công tiền thân là Hãng Tái Thành Kỹ nghệ Dệt được thành lập năm

1967.

Tháng 09/2014: Công ty chính thức được cấp phép đầu tư Dự án nhà máy sản xuất và kinh doanh sản

phẩm hàng dệt may tại Khu công nghiệp Hòa Phú, tỉnh Vĩnh Long. Tháng 11/2014, Công ty được cấp

giấy chứng nhận đầu tư Dự án TC Tower – dự án khu nhà ở chung cư cao tầng kết hợp thương mại dịch

vụ do TCM và E-land Asia Holdings Pte.Ltd cùng góp vốn.

Cơ cấu cổ đông

Cơ cấu cổ đông của TCM bao gồm 2 tổ chức chính là E-Land Asia (có trụ sở tại Singapore là thành viên

của tập đoàn Eland của Hàn quốc) chiếm 43,3% số cổ phần, Công ty TNHH Liên doanh Quản lý quỹ

Vietcombank chiếm 2,58% và một số cá nhân chủ chốt trong công ty chiếm phần nhỏ, còn lại là các cổ

đông cá nhân/tổ chức khác.

ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG

Lĩnh vực hoạt động và các

nhóm sản phẩm chính

TCM là một trong số ít công ty, bên cạnh VGT và PPH, có hệ thống sản xuất dệt may khép kín từ

sợi đến dệt/đan vải, nhuộm cho tới sản xuất thành phẩm là sản phẩm quần/áo hoàn thiện đáp ứng đầy đủ

điều kiện về xuất xứ của các hiệp định thương mại như CPTPP và EVFTA. Hiện nay, TCM đang vận

hành 02 nhà máy tại Quận Tân Phú TPHCM và tại Vĩnh Long. Hệ thống sợi với tổng công suất lên tới

10.000 tấn/năm, hệ thống dệt với 125 máy có công suất 15 triệu mét/năm, hệ thống đan với công suất

15.000 tấn/năm cho tới hệ thống nhuộm để đưa ra vải thành phẩm (12 triệu mét vải dệt, 9.000 tấn vải

đan). Các chủng loại sản phẩm chủ yếu là sợi cotton, viscose, polyester, vải đồng phục, vải cotton, thời

trang. Sản lượng vải sản xuất ra đủ phục vụ cho 60% nhu cầu nội bộ của công ty (công suất nhà máy may

lên tới 28 triệu sản phẩm/năm và đã chạy 100% công suất).

43%

2,58%

51%

Cơ cấu cổ đông tới tháng 6/2019

E-land Asia

VCBF

Lê Quốc Hưng

Eland Vietnam Ltd

Khác

Nguồn: TCM

Phòng Nghiên cứu và Phân tích VCBS Trang | 2

TCM – BÁO CÁO LẦN ĐẦU

14-16%

Đối với mảng may mặc, TCM chủ yếu sản xuất áo thun và theo hình thức FOB có biên lợi nhuận tương

đối cao so với phương thức truyền thống là CMT.

Ngoài ra, TCM có thêm mảng kinh doanh Bất động sản với việc sở hữu 85,53% Công ty TNHH TC

Tower nhưng hiện đang trong quá trình điều chỉnh giấy phép đầu tư để thực hiện dự án TC 1.

Cơ cấu doanh thu theo sản

phẩm

Doanh thu và LNG của TCM chủ yếu đến từ mảng may mặc. Cụ thể năm 2018, mảng may mặc chiếm

70,9% doanh thu nhưng chiếm tới 76% lợi nhuận gộp do có mức biên LNG cao hơn trung bình. Mảng

sản xuất vải chiếm cơ cấu doanh thu và LNG tương ứng là 14,6% và 15,5%. Mảng sản xuất sợi chiếm

12,8% trên tổng doanh thu nhưng chỉ mang lại 5,9% LNG. Đây cũng là lý do công ty quyết định tái cấu

trúc lại ngành sợi bằng việc cho dừng hoạt động của nhà máy sợi 3 tại Long An, chuyển nhà máy sợi số

2 tại KCN Tân Bình sang sản xuất vải. Phần còn lại chiếm tỷ trọng khá nhỏ là phòng khám đa khoa, may

áo thun đồng phục theo đơn đặt hàng tại thị trường nội địa.

Nguồn: VCBS tổng hợp

Bông/polyeste Sợi Dệt/đan Vải

Thương hiệu Thiết kếTìm nguồn cung NVL

Cắt, mayPhân phối,

bán lẻ

75,8%

70,9%

15,5%

14,6%

5,9%

12,8%

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Lợi nhuận gộp

Cơ cấu doanh thu

Cơ cấu doanh thu, LNG năm 2018

May Vải Sợi Khác

18-20%

20-25%

BLNG

25-50%

FOB

ODM

OBM

CMT

Chuỗi giá trị ngành dệt may

Phòng Nghiên cứu và Phân tích VCBS Trang | 3

TCM – BÁO CÁO LẦN ĐẦU

Nguồn NVL

Các thị trường chính

Sợi Cotton là sản phẩm chiếm 51% tổng công suất sợi nên bông là NVL rất quan trọng và chiếm phần

lớn trong sản xuất. Hiện nay bông NVL được nhập chủ yếu từ Mỹ, Brazil, Tây Phi. Ngoài ra các loại Xơ

(Polyester, Viscose) được nhập từ Thái Lan, Indonesia, Đài Loan và phần nhỏ trong nước để sản xuất sợi

Viscose (30% công suất), sợi pha. Do đó, giá bông hay sợi đầu vào sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới biên lợi

nhuận của toàn công ty. Sản lượng sợi có thể đáp ứng 100% nhu cầu của sản xuất vải. Sản lượng vải chỉ

đáp ứng 60% công suất may nội bộ, phần còn lại tùy thuộc vào sản phẩm hay khách hàng sẽ có các loại

vải khác công ty phải nhập bên ngoài về.

Hàn Quốc vẫn là thị trường lớn nhất của TCM nhờ cổ đông lớn nhất là E-land với 26% tổng doanh

thu, tiếp đó là các thị trường Hoa Kỳ, Nhật bản, Trung Quốc và EU.

PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH

Các thị trường xuất khẩu

chính của ngành Dệt may

Việt Nam.

Hoa Kỳ vẫn luôn là thị trường nhập khẩu hàng đầu của ngành dệt may Việt Nam với tỷ trọng 44,9%

toàn ngành đã tăng 1,9% thị phần lên tới 46,8% chỉ trong 5 tháng đầu năm 2019 đạt 5,7 tỷ USD (+11,5%

yoy). Theo sau là các thị trường như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc với tỷ lệ lần lượt là 12,8%, 12% và 9,5%

trong 5 tháng đầu năm 2019. Về tốc độ tăng trưởng, 02 đối tác Australia và Canada (là thành viên của

CPTPP) đang là hai nước có tốc độ tăng trưởng về nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam rất tốt lần lợt là

24% và 22% (Nguồn: Tổng cục thống kê), tuy nhiên về giá trị tuyệt đối vẫn nhỏ hơn nhiều so với các

quốc gia xếp trên.

26%

25%22%

12%

11%

Cơ cấu doanh thu xuất khẩu năm 2018

Hàn Quốc Hoa Kỳ Nhật Bản

Trung Quốc EU Khác

Nguồn: BCTN 2018

10,86%

89,14%

Cơ cấu doanh thu

Trong nước Xuất khẩu

44,9%

13,6%

12,5%

10,8%

10,3%

46,8%

12,8%

12,0%

9,5%

11,4%

Các thị trường xuất khẩu chính của ngành dệt

may Việt Nam

Hoa Kỳ EU Nhật Bản Hàn Quốc

Trung Quốc Canada Khác

Vòng trong: 2018

Vòng ngoài: 5T/2019

Nguồn: Tổng cục thống kê

- 5.000 10.000 15.000

Hoa Kỳ

EU

Nhật Bản

Hàn Quốc

Trung Quốc

Canada

Australia

Khác

5M/2019 2018 2017 2016

Thị trường xuất khẩu chính của ngành dệt may Việt Nam (Triệu USD)

Nguồn: Tổng cục thống kê

Phòng Nghiên cứu và Phân tích VCBS Trang | 4

TCM – BÁO CÁO LẦN ĐẦU

Ngành dệt may đứng trước

nhiều cơ hội phía trước

Nhiều thách thức đồng hành

Tốc độ tăng trưởng của hai thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản khá tốt trong năm 2018 (lần lượt đạt +22,5%

yoy, và +24,9% yoy) tới 5 tháng 2019 đã chậm lại chỉ đạt mức 8% và 11% tương ứng.

Ngành dệt may đang đứng trước cơ hội lớn từ các hiệp định thương mại và căng thẳng thương mại

giữa Mỹ - Trung. Quá trình dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc trong ngành dệt may đã diễn ra

vài năm trở lại đây kết hợp với chất xúc tác là căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung càng làm quá

trình này diễn ra nhanh hơn. Chính vì vậy các nhà nhập khẩu đang chuyển dần đơn hàng ra các nước có

chi phí lao động thấp hơn mà vẫn đảm bảo được trình độ tay nghề tốt như Việt Nam, Ấn Độ, Bangladesh.

Cụ thể, trong bốn tháng đầu năm 2019, thị phần hàng dệt may xuất sang Hoa Kỳ của Trung Quốc đã giảm

mạnh còn 27,4% (so với 33% năm 2018) rơi vào tay Việt Nam (+1,3% thị phần), Ấn Độ (+1,3% thị

phần), Bangladesh (+1,2% thị phần). Như vậy, Việt Nam là một trong những nước hưởng lợi rất lớn từ

xu hướng này.

Các hiệp định Thương mại mới mang lại nhiều cơ hội khai phá thị trường mới. CPTPP hay EVFTA

là hai hiệp định thương mại mới nhất Việt Nam đã ký kết. Canada sẽ miễn thuế hàng dệt may của Việt

Nam sau 3 năm từ ngày hiệp định có hiệu lực theo CPTPP. Còn EU sẽ miễn thuế sau 3-7 năm đối với

hàng dệt may xuất khẩu vào Châu Âu, mức thuế hiện tại vẫn giữ nguyên từ 8-12%. Với EVFTA, các sản

phẩm dệt may cuối cùng sẽ được miễn thuế hoàn toàn theo lộ trình từ 3 – 7 năm. Đây là cơ hội rất lớn

cho các công ty dệt may Việt Nam mở rộng thị trường với 28 nước thành viên và quy mô hơn 500 triệu

người, GDP 2018 đạt hơn 16.000 tỷ USD – thị trường dệt may còn bỏ ngỏ quá nhiều đối với Việt Nam

do rào cản về thuế và khả năng cạnh tranh về giá đối với các nước được hưởng ưu đãi thuế GSP như

Bangladesh, Cambodia, Myanmar. Hiện TCM đã tiếp xúc với một số đối tác mới tại EU để tận dụng cơ

hội này. Tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở mức tìm hiểu, chưa có hợp đồng chính thức nào được ký kết.

Ngành dệt may Việt Nam đang vướng nút thắt tại ngành vải. Do đặc thù ngành sản xuất vải phải

thông qua giai đoạn nhuộm – giai đoạn sử dụng nhiều hóa chất nhuộm vải và thải ra rất nhiều nước thải

độc hại công thêm suất đầu tư lớn khiến cho các nhà sản xuất dệt may không “mặn mà” đầu tư vào ngành

vải. Ngoài ra các nguyên phụ liệu cho ngành may cũng không chủ động được mà hầu hết nhập từ nước

ngoài như bông, hạt nhựa. Hiện lượng sản xuất vải trong nước chỉ đáp ứng hơn 30% nhu cầu của ngành

may.

33,0%

14,7%

4,6%6,5%

5,4%

31,7%

27,4%

16,0%

5,9%7,7%

5,9%

33,1%

Thị phần xuất khẩu dệt may vào Mỹ

China Vietnam India Mexico Bangladesh Indonesia Others

Vòng trong: 2018

Vòng ngoài: 4M/2019

Nguồn: OTEXA

Phòng Nghiên cứu và Phân tích VCBS Trang | 5

TCM – BÁO CÁO LẦN ĐẦU

Chính “nút thắt cổ chai” này đã kìm hãm ngành dệt may với các quy định chặt chẽ từ xuất sứ của các

hiệp định thương mại.

Việc không chủ động được nguồn nguyên vật liệu khiến doanh nghiệp khó quản trị về mặt chi phí khiến

tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không thực sự chủ động khi giá nguyên vật liệu thay đổi nhiều:

Tuy giá bông đầu vào đang giảm và có xu hướng tiếp tục giảm trong tương lai, nhưng chiến tranh thương

mại Mỹ Trung đã làm cho Trung Quốc bán phá giá sợi trên thị trường khiến cho giá sợi giảm giá mạnh.

Điều này khiến cho biên lợi nhuận gộp mảng sợi bị ảnh hưởng nặng nề.

Các hiệp định thương mại cũng có nhiều yêu cầu hơn về chất lượng, xuất xứ nếu các doanh nghiệp

nội không theo kịp sẽ là một bất lợi lớn khi các doanh nghiệp FDI với nguồn vốn lớn, kinh nghiệm sản

xuất lâu năm có thể giành hết thị phần.

Phân tích SWOT Điểm mạnh Điểm yếu

Chu trình sản xuất khép kín từ sợi cho đến

sản phẩm cuối cùng thì TCM là duy nhất

doanh nghiệp trên sàn hội tụ đủ điều kiện

để hưởng lợi thuế từ các hiệp định thương

mại tự do

TCM có số lượng khách hàng lớn, phân tán

và đã có lịch sử giao dịch lâu đời, đặc biệt

là có sự hỗ trợ từ tập đoàn E-Land – cổ

đông lớn nhất của công ty. Sự việc SEARs

phá sản và không có khả năng thanh toán

công nợ nhưng TCM vẫn không rơi vào

Mặc dù TCM có chu trình khép kín từ sợi

trở đi, công ty vẫn không thể chủ động

được nguồn NVL bông và sơ sợi đầu vào.

Với tình hình biến động liên tục của giá

NVL đầu vào sẽ khiến BLNG không ổn

định.

Toàn bộ phương thức thanh toán là T/T

(chuyển tiền trực tiếp) dễ lặp lại rủi ro

thanh toán như trường hợp SEARs. Hiện

tại TCM đang đàm phán với các khách

hàng đổi dần qua phương thức thanh toán

-

500

1.000

1.500

2.000

2.500

2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019F 2020F

Giá bông Giá sơ sợi

Giá bông, sơ sợi qua các năm (USD/tấn)

Nguồn: VITAS, Tradingeconomy

8.397 9.428

10.197 10.482 11.366

12.775

-

2.000

4.000

6.000

8.000

10.000

12.000

14.000

2013 2014 2015 2016 2017 2018Nguồn: VITAS

Giá trị nhập khẩu vải của Việt Nam (triệu USD)

1.520 1.559 1.515 1.6081.814

2.419

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

2013 2014 2015 2016 2017 2018Nguồn: VITAS

Giá trị nhập khẩu sơ sợi của Việt Nam (triệu USD)

Phòng Nghiên cứu và Phân tích VCBS Trang | 6

TCM – BÁO CÁO LẦN ĐẦU

khó khăn khi một trong những khách hàng

chính gặp rủi ro thanh toán cho thấy rõ hiệu

quả từ việc khách hàng phân tán là tốt thế

nào.

Điểm mạnh của TCM là sản xuất mặt hàng

áo thun, công nhân đã rất thành thạo về mặt

hàng này, nhất là còn nhiều tiềm năng để

tăng năng suất tại Vĩnh Long.

Được cấp phép nhà máy nhuộm tại Vĩnh

Long và có thể được gia hạn thêm nhà máy

nhuộm tại Quận Tân Phú. Các vấn đề liên

quan đến xử lý nước thải là rào cản lớn nhất

đối với ngành sản xuất vải nhưng TCM đã

vượt qua các điều kiện này.

L/C để đẩy bớt rủi ro qua phía Ngân hàng

nhưng chi phí sẽ cao hơn hoặc rút ngắn thời

gian thanh toán T/T.

Các nhà máy hiện tại đã chạy hết công suất,

khó có dư địa để tăng trưởng mạnh trong

thời gian tới nếu không có kế hoạch mở

rộng.

Tình hình cạnh tranh về nhân sự đang rất

cao. Khu vực Vĩnh Long đang có một số

nhà máy quy mô lớn hơn của TCM, đang

mở rộng mạnh với nhu cầu nhân sự cao.

Chi phí nhân công vì đó sẽ có thể tăng trong

thời gian tới.

Cơ hội Thách thức

Các hiệp định thương mại như CPTPP hay

EVFTA mở ra cơ hội cho TCM khai thác

thêm một số thị trường mới như Canada,

Australia hay thúc đẩy thị trường còn yếu

như EU.

Chiến tranh thương mại giúp cho TCM có

thể giành được một số đơn hàng từ thị

trường Trung Quốc (thị trường xuất khẩu

hàng dệt may lớn nhất thế giới).

Nhà máy ở Vĩnh Long đã đi vào hoạt động

ổn định tạo tiền đề cho việc tiếp tục đầu tư

mở rộng tăng công suất (công suất hiện tại

đã đạt 32USD/người/ngày (so với

30USD/người/ngày năm 2017).

Lương công nhân tăng dần qua các năm

triệt tiêu ưu thế giá rẻ của thị trường Việt

Nam nói chung và TCM nói riêng.

Chi phí xử lý nước thải lớn, giá nguyên vật

liệu cao khiến giá thành sản xuất cao hơn

giá thị trường.

Thách thức từ các đối thủ mới như

Bangladesh, Campuchia. Trong thời gian

gần đây, Bangladesh hay Campuchia nổi

lên là đối thủ đáng gờm có thể lấy đơn hàng

bất cứ lúc nào với chi phí nhân công giá rẻ

hơn so với mặt bằng chi phí tại Việt Nam.

So sánh với các DN trong

ngành

Thông tin một số mã niêm yết trong ngành dệt may tại thị trường Việt Nam:

Công

ty

Vốn

hóa

(Tỷ

đồng)

Sản phẩm Chuy-

ền may

SL công

nhân Năng lực sản xuất Hình thức SX

BLNG

2018

TNG 1.324

May gia

công áo

Jacket

229 12.874 60 triệu sp/năm FOB, CMT,

ODM 18%

GIL 614 Balo, túi

xách, may 63 1.920 N/A FOB, CMT 17%

Phòng Nghiên cứu và Phân tích VCBS Trang | 7

TCM – BÁO CÁO LẦN ĐẦU

GMC 654 Gia công

áo Jacket 62 4.118 N/A

FOB (hơn

90%), ODM 18%

MSH 3.136

May gia

công thời

trang

144 10.500 72 triệu sản phẩm/năm FOB, CMT 20%

VGG 2.700

Quần tây,

kaki, sơ

mi, Jacket

10.300 24,2 triệu SP/năm FOB, CMT,

ODM 12%

VGT 5.200 Sợi, vải,

may 1600 84.185

144.216 tấn sợi

165,4 triệu m2 vải dệt

thoi/năm

14.200 tấn vải dệt

kim/năm

May: 319 triệu sp/năm

FOB, CMT,

ODM 9%

TCM 1.575 Sợi, vải, áo

thun 7.330

10.000 tấn sợi/năm

15 triệu mét vải dệt/năm

15 tấn vải đan/năm

Nhuộm: 12 triệu mét vải

dệt, 9,6 tấn vải đan

May: 28 triệu sản

phẩm/năm

FOB, CMT 19%

MNB 600 5.000 N/A FOB, CMT,

ODM 20%

HTG 459 Sợi, may 16.740 tấn sợi, 23.008

triệu sp may 9%

PPH 1.329 Sợi, vải,

may 5.300

30.000 tấn sợi/năm, 33

triệu m vải, 6.000 tấn vải

dệt kim, 10.000 tấn chăn

bông/năm

8%

Dữ liệu cập nhật đến Q4.2018, nguồn VCBS tổng hợp

Trên sàn hiện nay chỉ có 3 công ty có quy trình đầy đủ từ kéo sợi đến sản phẩm may cuối cùng như VGT,

PPH (cũng thuộc VGT) và TCM. Các công ty niêm yết trên sàn chủ yếu sản xuất theo phương thức FOB,

một số có thương hiệu riêng và phân phối sản phẩm nước ngoài.

Đặc biệt TCM khá mạnh mảng vải và hiện đang dư thừa công suất ngành vải. Đây là một lợi thế vô cùng

lớn trong việc cạnh tranh trong ngành cũng như việc đón đầu hưởng lợi từ các hiệp định thương mại.

Tuy nhiên, đây cũng là một phần gây ra bất lợi khi giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh có thể ảnh hưởng

tiêu cực đến biên lợi nhuận chung của công ty.

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH

KQKD từ 2014-2018 Doanh thu trong giai đoạn 2014 – 2018 đạt tốc độ tăng trưởng kép với 9,2%. Doanh thu năm 2017

đạt mức tăng trưởng chỉ 4,5% là do công ty tái cấu trúc lại mảng sợi. Theo đó, nhà máy sợi 2 tại KCN

Tân Bình đã dừng hoạt động do không hiệu quả và chuyển dần sang sản xuất vải (mảng sợi trước đó

chiếm khoảng 20-30% doanh thu và nhà máy may Vĩnh Long chưa đi vào hoạt động ổn định, năng suất

công nhân vẫn thấp. Năm 2018 là năm tăng trưởng mạnh nhất về doanh thu trong giai đoạn này nhờ năng

Phòng Nghiên cứu và Phân tích VCBS Trang | 8

TCM – BÁO CÁO LẦN ĐẦU

0,6%

8,3%9,9%

4,5%

14,2%

0,0%

5,0%

10,0%

15,0%

0

1000

2000

3000

4000

2014 2015 2016 2017 2018

Hình 11: KQKD giai đoạn 2014 -2018

Total Revenue Gross profits

Profit after Tax Revenue GrowthNguồn: TCM

suất nhà máy may Vĩnh Long đã đạt 32USD/người/ngày (so với 26USD/người/ngày năm 2016,

30USD/người/ngày năm 2017 và 38USD/người/ngày tại TPHCM) và mua lại xưởng may Trảng Bàng

(từ công ty TNHH E-land Việt Nam) cùng với lượng đơn đặt hàng tăng lên.

Sau khi đạt đáy của biên lợi nhuận gộp năm 2016 với 13,6%, biên lợi nhuận được cải thiện liên tục

trong năm 2017 và 2018 (đạt tới 18,5% năm 2018).

Biên lợi nhuận gộp năm 2016 do nhà máy Vĩnh Long hoạt động chưa hiệu quả, công nhân tay nghề còn

yếu khiến năng suất lao động chưa cao kết hợp với chi phí khấu hao và giá bông bắt đầu tăng. Tới năm

2017 và 2018, nhận thấy nhà máy sợi số 02 tại KCN Tân Bình và nhà máy sợi số 3 tại Long An với tổng

công suất 12,500 tấn/năm hoạt động không hiệu quả, thậm chí bị lỗ và dư thừa công suất nên TCM đã

quyết định giải thể nhà máy số 3 và chuyển đổi thành nhà máy sợi số 02 để sản xuất vải góp một phần

không nhỏ vào việc tăng trưởng biên lợi nhuận. Ngoài ra công suất tại nhà máy may Vĩnh Long tăng

cũng là nguyên nhân cho sự tăng trưởng tốt này.

KQKD 6 tháng 2019: Doanh thu hợp nhất 06 tháng đầu năm đạt 1.770 tỷ đồng (+7,4% yoy, đạt 44,8% kế hoạch năm).

LNTT hợp nhất đạt khoảng 120 tỷ đồng (-20% yoy, đạt 49,6% kế hoạch năm). Đây là mức tăng

trưởng thấp do giảm đơn hàng của SEARS (đã nộp đơn phá sản và chiếm khoảng 7% doanh thu) và thấp

hơn kế hoạch của công ty (kế hoạch năm 2019 doanh thu tăng 10%). Doanh thu quý 2.2019 chỉ đạt 791

tỷ đồng (-1.1% yoy), BLNG đạt 16,3% giảm 170 điểm phần trăm so với cùng kỳ nhưng đã cải thiện 130

điểm phần trăm so với quý trước. Điều này chủ yếu do Trung Quốc bán phá giá sợi khiến giá sợi giảm

mạnh, khiến cho biên lợi nhuận gộp mảng sợi chỉ còn 2% so với 8-9% năm 2018.

Mặc dù khoản lỗ tỷ giá và chi phí tài chính khác trong 6 tháng 2019 ghi nhận chỉ 8,7 tỷ so với 19 tỷ cùng

kỳ, nhưng năm nay không còn khoản lợi nhuận từ thanh lý tài sản cố định lên tới gần 27 tỷ. Theo đó,

LNST hợp nhất của công ty chỉ đạt 52 tỷ (-23% yoy).

Việc đàm phán giảm số ngày thanh toán với các khách hàng để tránh rủi ro như với SEARs đã làm giảm

khả năng cạnh tranh của TCM so với các công ty khác dẫn tới doanh thu 6 tháng đầu năm tăng trưởng

không tốt.

Ngoài ra, khách hàng Eddie Bauer chiếm khoảng 19% doanh thu mảng may mặc đang lâm vào tình trạng

rất khó khăn về tài chính và phải đóng một số cửa hàng tại Mỹ khiến lượng đơn hàng giảm sút. Nhận

thấy rủi ro, công ty đã thỏa thuận giảm số ngày thanh toán trong phương thức thanh toán T/T với Eddie

Bauer càng làm doanh thu giảm hơn.

Điểm sáng duy nhất trong 6 tháng đầu năm là việc khách hàng mới đã ký hợp đồng từ tháng 4. Theo

thông tin chia sẻ từ công ty thì đây là một khách hàng mới tại Mỹ có tiềm năng tăng đặt hàng tốt trong

15,3%13,6% 15,7%

18,5%

7,4% 7,8% 8,1%10,2%

5,5%3,7%

6,0% 7,1%

0,0%

5,0%

10,0%

15,0%

20,0%

0

0,2

0,4

0,6

0,8

1

1,2

2015 2016 2017 2018

BLNG, chi phí 2015-2018

GP margin SG&A margin ROS

Nguồn: TCM

Phòng Nghiên cứu và Phân tích VCBS Trang | 9

TCM – BÁO CÁO LẦN ĐẦU

tương lai. Tuy nhiên, đây chỉ là sự hợp tác ban đầu nên lượng đơn hàng sẽ thấp và tăng trưởng tốt nếu

TCM đáp ứng đầy đủ các điều kiện của khách hàng này.

Tình hình tài chính của

TCM

Tình hình tài chính của TCM đang có nhiều cải thiện tốt. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tốt tạo

điều kiện cho công ty có thể trả nợ tốt qua các năm và tiền mặt ngày càng tăng lên. Khả năng thanh toán

chính vì vậy cũng tăng lên làm giảm rủi ro tài chính, rủi ro thanh toán.

Khả năng sinh lời

ROIC* 9,2% 11,4% 18,2%

ROE* 13,4% 15,8% 22,9%

ROS* 4,0% 4,9% 7,3%

ROA* 7,0% 6,6% 8,5%

Các chỉ số sinh lời đều được cải thiện. Chúng tôi đã loại trừ các khoản mục lợi nhuận từ hoạt động khác

như thanh lý tài sản cố định, từ đánh giá lại giá trị khoản đầu tư vào công ty liên doanh liên kết để đánh

giá mức sinh lời từ hoạt động kinh doanh chính của công ty.

Hiệu quả sử dụng vốn vay dài hạn và vốn chủ sở hữu (ROIC) tăng gần gấp đôi từ năm 2016 đến năm

2018 (đạt 18,2%). Hiệu quả sử dụng tài sản cũng được cải thiện sau khi giảm sút năm 2017 (chỉ đạt 6,6%,

giảm 40 điểm phần trăm so với năm liền trước) đã tăng tốt lên 8,5% năm 2018. Biên lợi nhuận ròng cũng

tăng trưởng tốt từ 4% năm 2016 tới 7,3% năm 2018.

Hiệu quả sử dụng vốn cũng tăng trưởng tốt. Năm 2018, ROE đã lên tới 22,9% nếu không tính khoản dự

phòng phải thu của SEARs và nếu tính khoản dự phòng đó thì ROE vẫn tăng 70 điểm phần trăm so với

năm 2017 và đạt 15,8%. Mức tăng trưởng ROE này đến từ (1) cải thiện biên lợi nhuận gộp do cắt giảm

những mảng kinh doanh không có hiệu quả, giá NVL đầu vào giảm, (2) tăng năng suất của nhà máy Vĩnh

Long, (3) lợi nhuận đến từ bán đất, chênh lệch đánh giá lại khoản đầu tư vào Savimex. Như vậy, loại trừ

ảnh hưởng của lợi nhuận ngoài hoạt động kinh doanh chính thì việc đầu tư mở rộng công suất và tái cơ

cấu những tài sản không hiệu quả đã đem lại cho TCM một kết quả rất tốt trong năm 2017 và 2018 làm

tiền đề để công ty tiếp tục phát triển hơn trong tương lai.

TRIỂN VỌNG 2019-2023

Triển vọng 2019 Chúng tôi dự báo doanh thu năm 2019 tăng trưởng 7% yoy đạt 3.923 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp

đạt 16,7% và LNST đạt 234 tỷ đồng (-10,3% yoy) với các lý do:

(1) Đơn hàng từ thị trường Mỹ tăng dần do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung làm các nhà nhập khẩu

lo ngại hàng dệt may sẽ bị đánh thuế 25% và chi phí lao động tại Trung Quốc tăng cao.

(2) Công suất tăng 5% với việc bổ sung thêm nhà máy may Trảng Bàng.

(3) Cơ cấu lại nhà máy sợi, chuyển 1 nhà máy sang sản xuất vải khiến cho doanh thu mảng vải tăng 30%

với biên lợi nhuận cao nhất (khoảng 20%-21%).

(4) Doanh thu mảng sợi sụt giảm 10% do đã dừng hoạt động 2 nhà máy năm 2018 và khả năng Trung

Quốc tiếp tục bán phá giá trong 6 tháng cuối năm nhưng đà bán phá giá sẽ giảm lại, BLNG mảng này chỉ

còn 2%

(5) Biên lợi nhuận gộp Quý 1.2019 và Quý 2.2019 thấp khiến cho biên lợi nhuận chung cả năm sụt giảm.

BLNG giảm do giảm mảng sợi và hoạt động không tối đa công suất khiến cho không tận dụng được lợi

thế sản xuất nhờ quy mô.

Nguồn: VCBS tổng hợp

Phòng Nghiên cứu và Phân tích VCBS Trang | 10

TCM – BÁO CÁO LẦN ĐẦU

(6) Tuy đứng trước nhiều cơ hội hưởng lợi trước các hiệp định thương mại nhưng phải mất thời gian 3-7

năm mới được giảm thuế nên trong năm 2019 chưa thể tăng trưởng ngay và các nhà máy may hiện tại

đang hoạt động gần tối đa công suất. Trong năm 2018 các nhà máy đã chạy tối đa công suất.

(7) Đối tác SEARs chiếm khoảng 7% doanh thu năm 2018 đã đệ đơn phá sản và Eddie Bauer (19% doanh

thu) lâm vào tình trạng khó khăn khiến doanh thu của TCM khó tăng trưởng mạnh. Việc thỏa thuận lại

kỳ thanh toán ngắn hơn cũng khiến TCM mất lợi thế so với các nhà sản xuất khác khiến doanh thu không

tăng trưởng mạnh.

(8) Không còn lợi nhuận từ đánh giá lại khoản đầu tư vào SAV và bán đất

(9) Eland – cổ đông lớn nhất, cũng là khách hàng lớn nhất với tỷ trọng doanh thu mảng áo đạt 40% tiếp

tục đóng góp lớn vào sự phát triển của công ty, tuy nhiên mức tăng trưởng sẽ không có sự đột biến.

Triển vọng 2020 - 2023.

Doanh thu tăng trưởng

không cao do công suất đã

chạy tối đa, cần đầu tư

thêm.

Giá bông đầu vào tiếp tục giảm trong 2020 do tình trạng dư cung mùa vụ 2019/2020 tại các quốc gia như

Mỹ, Ấn Độ, Pakistan, Brazil, Trung Quốc khiến cho biên lợi nhuận gộp của công ty tiếp tục đạt mức tốt

hơn. Chúng tôi kỳ vọng năm 2020 Trung Quốc sẽ giảm mạnh bán phá giá sợi do hàng tồn kho đã giảm

do giải quyết hết trong năm 2019.

Doanh thu năm 2020 sẽ được cải thiện tốt sau khi TCM cơ cấu lại tập khách hàng trong năm 2019, lựa

chọn những khách hàng có biên lợi nhuận cao hơn, giảm những khách hàng có nhiều rủi ro về tài chính.

Theo đó, chúng tôi dự phóng doanh thu năm 2020 đạt 4.336 tỷ đồng (+10.5% yoy), với biên LNG cải

thiện 0.9% so với 2019 đạt 17.6% với dự kiến nhà máy vải số hai hoạt động tối đa công suất cho cả năm

2020, đóng góp tăng 10% doanh thu mảng vải với biên lợi nhuận 20%. Và việc Trung Quốc giảm bán

phá giá sợi cũng khiến cho biên LNG mảng sợi tốt dần.

Theo đó lợi nhuận sau thuế tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép đạt 10,8% trong giai đoạn 2019 -2023

đạt 428 tỷ đồng năm 2023.

Trong năm 2019, công ty đã bắt đầu khai thác thị trường Vương Quốc Anh, tuy nhiên Vương Quốc Anh

đang trong quá trình đàm phán Brexit, với thị trường này sẽ khó có khả năng được hưởng lợi như EVFTA.

Ngoài ra, công ty cũng đang tăng cường tiếp xúc với khách hàng tại Pháp – kinh đô thời trang của thế

giới. Hiện nay doanh thu của thị trường EU mới chỉ chiếm 12% tổng doanh thu của công ty và đứng sau

các thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hòa Kỳ, Trung Quốc. EVFTA sau 3-7 năm sẽ miễn hoàn toàn

các loại thuế liên quan tới hàng dệt may với quy tắc xuất sứ “từ vải trở đi”. Theo đó, ngành dệt may Việt

Nam nói chung và TCM nói riêng sẽ giành lại được lợi thế cạnh tranh với các thị trường đang được hưởng

chế độ ưu đãi thuế GSP như Bangladesh, Campuchia, Myanmar…

Việc chuyển đổi nhà máy sợi thành nhà máy vải có công suất 2,4 triệu mét/năm giúp công suất vải tăng

lên 10% là động lực tăng trưởng tiếp theo trong năm 2020. Đồng thời, tăng công suất vải để tận dụng lợi

thế thi tham gia vào CPTPP hay EVFTA khi nhu cầu vải trong nội địa sẽ tăng trưởng tốt trong thời gian

tới.

Năm 2020, TCM dự kiến sẽ xây dựng trước nhà máy nhuộm tại Vĩnh Long với giá trị đầu tư khoảng 200

tỷ. Dự án này giúp tăng năng lực nhuộm vải cho công ty – đây là yêu cầu cấp thiết vì năng suất dệt vải

tăng nhưng nhà máy hiện tại ở Hồ Chí Minh chưa đáp ứng đủ. Toàn bộ vải dư sẽ phải chuyển ra ngoài

nhuộm, như vậy chất lượng sẽ không đồng đều. Và dự án này cũng để đón đầu việc nhà máy nhuộm tại

Hồ Chí Minh sẽ hết hạn trong năm 2019, mặc dù có thể được gia hạn tiếp tới 2025 nhưng công ty phải

trển khai sớm để có thể làm phương án dự phòng.

Các năm 2021-2025, với tiềm năng lớn từ thị trường EU và các nước trong khối CPTPP, TCM dự kiến

sẽ đầu tư tăng công suất lên gấp đôi tại Vĩnh Long. Theo chúng tôi, nhà máy sẽ được xây dựng trong 2

Phòng Nghiên cứu và Phân tích VCBS Trang | 11

TCM – BÁO CÁO LẦN ĐẦU

giai đoạn từ năm 2021 – 2022 với tổng chi phí gần 500 tỷ đồng. Đây là động lực chính cho tăng trưởng

dài hạn của công ty. Việc đi vào vận hành năm 2023 sẽ khiến BLNG của công ty giảm sút còn 17,9%.

Các hiệp định thương mại đã và sẽ có thể được ký kết khiến thị trường mở rộng hơn với các thị trường

mới như Canada hay Australia, các thị trường hiện hữu có nhiều điều kiện thuận lợi hơn.

Trong năm 2019 dự kiến sẽ khởi công dự án BĐS tòa nhà TC1 với giá dự kiến mở bán 1.200 USD/m2

tại địa chỉ 37 Tây Thạnh, Tân Phú, TPHCM. Dự án đang trong quá trình điều chỉnh giấy phép đầu tư.

TCM sẽ góp đất và đối tác Hàn Quốc sẽ thực hiện thi công. Đây sẽ là một dự án đem lại doanh thu đột

biến cho công ty với việc góp vốn bằng đất, không trực tiếp phát triển dự án khiến cho TCM không bị áp

lực nhiều về mặt tài chính. Tuy nhiên chúng tôi chưa đưa dự án này vào định giá vì đây là dự án không

phải hoạt động kinh doanh chính của công ty và cũng chưa có thông tin rõ ràng về quy hoạch, thiết kế,

tổng mức đầu tư.

ĐỊNH GIÁ

Phương pháp so sánh tương

đối: giá hợp lý 25,890

đồng/CP

Chúng tôi so sánh các chỉ số tài chính của 08 công ty trong ngành dệt may và sản phẩm có liên quan,

chuyên xuất khẩu hàng may mặc giống TCM và tính trung bình P/E của các công ty này như sau:

Bảng so sánh các công ty trong ngành.

MÃ CP Vốn hóa (tỷ đồng) EPS TTM BVPS PE TTM

MSH 3.001 8.927 24618 6,7

TNG 1.150 3.323 14390 5,6

VGG 2.465 10.609 41040 5,5

VGT 4.650 1.307 15604 7,1

TVT 464 4.790 27002 4,6

PPH 1.232 2.628 20934 6,3

MNB 628 5.230 21329 6,6

M10 514 2.115 11793 8,0

Trung bình 6,3

Trung vị 6,3

Dữ liệu cập nhật đến Q2.2019, dữ liệu giá ngày 31.07.2019

Phương pháp so sánh P/E:

Giá hợp lý của TCM = P/E trung bình x EPS (2019) của TCM

3.073 3.210 3.664 3.923

4.336 4.779

5.918

115 193 260 234 301 344 395 428

13,6%15,7%

17,7%16,7% 17,6% 17,8% 18,1% 17,9%

0

1.000

2.000

3.000

4.000

5.000

6.000

7.000

0,0%

5,0%

10,0%

15,0%

20,0%

2016 2017 2018 2019E 2020E 2021E 2022E 2023E

Dự phóng doanh thu, LN

DT LNST BLNG DT (% yoy)

Nguồn: TCM, VCBS dự phóng

Phòng Nghiên cứu và Phân tích VCBS Trang | 12

TCM – BÁO CÁO LẦN ĐẦU

= 6,3 x 4.026

= 25.402 (đồng/CP)

Phương pháp chiết khấu

dòng tiền

Phương pháp FCFE

Giả định:

1. Biên lợi nhuận gộp mảng may mặc đạt mức khoảng 17,5-18% trong 5 năm tới nhờ sản xuất theo

phương thức FOB.

2. Biên lợi nhuận mảng vải duy trì mức 21%-22% và mảng sợi đạt 3% năm 2019, 4% năm 2020

sau đó giảm về 3% do giá bông tăng lên.

3. Doanh thu tăng trưởng với CAGR đạt 10,8% giai đoạn 2019 – 2023 với các thị trường.

4. Công ty đầu tư nhà máy vải, nhuộm mới tại Vĩnh Long trong 2 năm 2020 và 2021 với giá trị

310 tỷ đồng, các năm khác đầu tư CAPEX để duy tu, sửa chữa bình thường, năm 2021 – 2022

tiếp tục mở rộng các xưởng may tại Vĩnh Long nhằm nâng công suất với nhu cầu vốn khoảng

300 tỷ.

5. Tốc độ tăng trưởng vĩnh viễn: 1%

6. Tỷ xuất chiết khấu trong giai đoạn 2015 - 2019:

- Lãi suất phi rủi ro: Rf = 4,68% (lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm)

- Phần bù rủi ro: Rp = 10,98% (nguồn: Aswath Damodaran)

- Kd = 10,5%

- Beta = 1,22

- kce = Rf + Beta x Rp = 4,68% + 1,11 x 10,98% = 18,1%

- WACC = 55% x 18,1% + 45% x (1-20%) x 10,5% = 13,71%

Chiết khấu theo FCFF:

FCFF FY 2019E FY 2020E FY 2021E FY 2022E FY 2023E

Doanh thu 3.923 4.336 4.779 5.380 5.918

EBITDA: 425 499 542 615 663

Doanh thu hoạt động

KD 326 399 451 519 561

Trừ: Thuế (51) (66) (75) (93) (107)

Cộng: Khấu hao 98 100 91 95 102

Trừ: Vốn lưu động 12 (102) (107) (145) (127)

Trừ: Đầu tư (95) (226) (231) (257) (63)

FCFF 291 105 130 120 366

Giá trị hiện tại của

FCFF 279 91 101 85 232

Giá trị hiện tại của FCFF tới hạn 1.650

Điều chỉnh (698)

Giá trị hợp lý của vốn 1.741

Số lượng cổ phiếu (triệu) 58

Giá trị hợp lý 29,996

Phòng Nghiên cứu và Phân tích VCBS Trang | 13

TCM – BÁO CÁO LẦN ĐẦU

Kết hợp 02 phương pháp

Định giá Giá (Đồng) Tỷ trọng

FCFF 29.996 50%

P/E 25.402 50%

Giá hợp lý 27.699

Giá mục tiêu năm 2019 đạt 27.700 đồng/cp (+7,0%)

QUAN ĐIỂM ĐẦU TƯ

NẮM GIỮ

Chúng tôi đưa ra khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiểu TCM với những luận điểm:

Chúng tôi dự phóng doanh thu năm 2019 đạt 3923 tỷ đồng (+7,0%). Với những cơ hội phía

trước, chúng tôi dự phóng TCM sẽ đẩy nhanh kế hoạch tăng năng suất may từ năm 2021. Ngoài

ra năm 2020 TCM sẽ đầu tư thêm nhà máy sản xuất vải, nhuộm với số vốn khoảng 12-15 triệu

USD tại Vĩnh Long để thay thế nhà máy dệt nhuộm hiện tại ở Tân Phú sắp hết hạn giấy phép

hoạt động và đang trong quá trình xin gia hạn đến 2025. Đầu tư mới khiến biên lợi nhuận giai

đoạn 2020-2022 suy giảm do chi phí khấu hao và nhà máy chưa hoạt động ổn định.

TCM là một trong số ít các công ty trên thị trường hưởng lợi nhiều từ các hiệp định thương mại

tự do như CPTPP hay EVFTA do có quy trình sản xuất khép kín từ sợi trở đi thỏa mãn các điều

kiện về xuất xứ, đồng thời tăng năng lực sản xuất vải thêm 10%.

Biên lợi nhuận gộp năm 2019 giảm còn 16,7% so với 18,5% năm 2018 do diễn biến giá sợi

không tốt, lương công nhân tăng.

Tuy nhiên cơ hội trước mắt khó có thể tận dụng được do TCM đã chạy hết công suất may, chỉ

còn mảng vải còn dư địa tăng trưởng tiếp.

TCM chỉ tăng trưởng tốt sau khi đã hoàn thành đầu tư mở rộng mảng may mặc và đưa vào vận

hành ổn định.

Phòng Nghiên cứu và Phân tích VCBS Trang | 14

TCM – BÁO CÁO LẦN ĐẦU

BÁO CÁO KQKD (tỷ đồng) 2019F 2020F 2021F 2022F 2023F

Doanh thu 3.923 4.336 4.779 5.380 5.918

GVHB (3.267) (3.573) (3.926) (4.409) (4.860)

Lợi nhuận gộp 656 763 852 971 1.058

Chi phí bán hàng (153) (169) (186) (210) (231)

Chi phí QLDN (177) (195) (215) (242) (266)

EBIT 326 399 451 519 561

Doanh thu tài chính 17 16 17 18 20

Chi phí tài chính (58) (48) (49) (50) (45)

Lợi nhuận khác 0 0 0 0 0 Lợi nhuận từ công ty liên doanh. liên kết 0 0 0 0 0

LNTT 285 367 419 488 535

Chi phí thuế TNDN (51) (66) (75) (93) (107)

LNST 234 301 344 395 428

Lợi ích của cổ đông thiểu số 0 0 0 0 0

LNST cổ đông công ty mẹ 234 301 344 395 428

Lãi cơ bản trên cổ phiếu (đồng) 4.026 5.187 5.926 6.814 7.381

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (tỷ đồng) 2019F 2020F 2021F 2022F 2023F

Tiền và các khoản tương đương tiền 220 243 268 301 331

Các khoản đầu tư ngắn hạn 151 151 151 151 151

Các khoản phải thu 347 392 441 507 566 Hàng tồn kho 1053 1164 1283 1445 1589

Tài sản ngắn hạn khác 59 65 72 81 89

Tài sản ngắn hạn 1830 2015 2214 2484 2726

Tài sản cố định 1126 1219 1362 1573 1532 Các khoản đầu tư dài hạn 67 67 67 67 67

Tài sản dài hạn khác 158 190 186 138 139

Tài sản dài hạn 1350 1476 1615 1777 1737

TỔNG TÀI SẢN 3180 3491 3829 4261 4463

Các khoản phải trả 331 362 398 447 493

Vay nợ ngắn hạn 799 831 840 867 639

Nợ ngắn hạn khác 359 389 420 463 502

Nợ ngắn hạn 1489 1582 1659 1778 1634

Vay nợ dài hạn 270 270 270 270 270

Nợ dài hạn khác 0 0 0 0 0

Nợ dài hạn 270 270 270 270 270

NỢ PHẢI TRẢ 1759 1852 1929 2047 1904

Vốn cổ phần và thặng dư vốn cổ phần 542 542 542 542 542 Lợi nhuận chưa phân phối 500 645 821 1036 1276

Cổ phiếu quỹ -6 -6 -6 -6 -6

Vốn khác 376 450 535 632 738

VỐN CHỦ SỞ HỮU 1413 1631 1892 2205 2551

Lợi ích cổ đông thiểu số 9 9 9 9 9

TỔNG NGUỒN VỐN 3180 3491 3829 4261 4463

BẢNG LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (tỷ đồng) 2019F 2020F 2021F 2022F 2023F

Lưu chuyển tiền tệ từ HĐKD 320 282 310 327 383 Lưu chuyển tiền tệ từ HĐĐT -27 -210 -214 -239 -43

Lưu chuyển tiền tệ từ HĐTC -290 -49 -72 -54 -309

Lưu chuyển tiền tệ thuần trong kỳ -290 -49 -72 -54 -309

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 216 220 243 268 301

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 220 243 268 301 331

PHỤ LỤC – DỰ PHÓNG

Phòng Nghiên cứu và Phân tích VCBS Trang | 15

TCM – BÁO CÁO LẦN ĐẦU

ĐIỀU KHOẢN SỬ DỤNG

Báo cáo này và/hoặc bất kỳ nhận định, thông tin nào trong báo cáo này không phải là các lời chào mua hay bán bất kỳ một sản phẩm tài

chính, chứng khoán nào được phân tích trong báo cáo và cũng không là sản phẩm tư vấn đầu tư hay ý kiến tư vấn đầu tư nào của VCBS

hay các đơn vị/thành viên liên quan đến VCBS. Do đó, nhà đầu tư chỉ nên coi báo cáo này là một nguồn tham khảo, VCBS không chịu

bất kỳ trách nhiệm nào trước những kết quả ngoài ý muốn khi quý khách sử dụng các thông tin trên để kinh doanh chứng khoán.

Tất cả những thông tin nêu trong báo cáo phân tích đều đã được thu thập, đánh giá với mức cẩn trọng tối đa có thể. Tuy nhiên, do các

nguyên nhân chủ quan và khách quan từ các nguồn thông tin công bố, VCBS không đảm bảo về tính xác thực của các thông tin được

đề cập trong báo cáo phân tích cũng như không có nghĩa vụ phải cập nhật những thông tin trong báo cáo sau thời điểm báo cáo này được

phát hành.

Báo cáo này thuộc bản quyền của VCBS, Mọi hành động sao chép một phần hoặc toàn bộ nội dung báo cáo và/hoặc xuất bản mà không

có sự cho phép bằng văn bản của VCBS đều bị nghiêm cấm.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trần Minh Hoàng Lý Hoàng Anh Thi Trịnh Văn Hà

Trưởng phòng Phân tích Nghiên cứu

[email protected]

Phó trưởng phòng Phân tích Nghiên cứu

[email protected]

Chuyên viên Phân tích

[email protected]

CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIETCOMBANK

http://www,vcbs,com,vn

Trụ sở chính Hà Nội Tầng 12 & 17, Toà nhà Vietcombank, số 198 Trần Quang Khải, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

ĐT: (84-4) -393675- Số máy lẻ: 18/19/20

Chi nhánh Hồ Chí Minh Lầu 1& 7, Tòa nhà Green Star, số 70 Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Quận 3, TP, Hồ Chí Minh

ĐT: (84-8)-38200799 - Số máy lẻ: 104/106

Chi nhánh Đà Nẵng Tầng 12, số 135 Nguyễn Văn Linh, Phường Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng

ĐT: (84-511) -33888991 - Số máy lẻ: 12/13

Chi nhánh Cần Thơ Tầng 1, Tòa nhà Vietcombank Cần Thơ, số 7 Hòa Bình, Quận Ninh Kiều, Cần Thơ

ĐT: (84-710) -3750888

Phòng Giao dịch Phú Mỹ Hưng Toà nhà Lawrence Sting, số 801 Nguyễn Lương Bằng, KĐT Phú Mỹ Hưng, Q, 7, TP, Hồ Chí Minh

ĐT: (84-8)-54136573

Phòng Giao dịch Giảng Võ Tầng 1, Tòa nhà C4 Giảng Võ, Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Hà Nội.

ĐT: (+84-4) 3726 5551

Văn phòng Đại diện An Giang Tầng 6, Toà nhà Nguyễn Huệ, số 9/9 Trần Hưng Đạo, Phường Mỹ Xuyên, Long Xuyên, An Giang

ĐT: (84-76) -3949841

Văn phòng Đại diện Đồng Nai F240-F241 Đường Võ Thị Sáu, Khu phố 7, Phường Thống Nhất, TP, Biên Hoà, Đồng Nai

ĐT: (84-61)-3918812

Văn phòng đại diện Vũng Tàu Tầng trệt, số 27 Đường Lê Lợi, TP, Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu

ĐT: (84-64)-3513974/75/76/77/78

Văn phòng đại diện Hải Phòng Tầng 2, số 11 Hoàng Diệu, Phường Minh Khai, Quận Hồng Bàng, Hải Phòng

Tel: (+84-31) 382 1630

ĐIỀU KHOẢN SỬ DỤNG


Recommended