+ All Categories
Home > Documents > Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả ...

Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả ...

Date post: 17-Jan-2023
Category:
Upload: khangminh22
View: 0 times
Download: 0 times
Share this document with a friend
12
1 TUẦN CON SỐ Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh đang duy trì hoạt động của 134 mô hình tự quản về an ninh trật tự trên các lĩnh vực. Nguồn: UBND tỉnh XEM TIẾP TRANG 2 TRANG 5 TRANG 5 SỐ 582 - 6007 - THỨ BẢY NGÀY 15/1/2022 ° Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ° Điện thoại: 02633822472 ° Fax: 02633827608 ° www.baolamdong.vn Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển C hính phủ vừa ban hành Nghị quyết 01/NQ- CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Theo đó, Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương phải tiếp tục đổi mới, chủ động thích ứng, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn theo tinh thần chủ đề điều hành “Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển” với 6 quan điểm, trọng tâm chỉ đạo điều hành của năm 2022 như sau: Bám sát các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, căn cứ vào tình hình thực tiễn để chỉ đạo, điều hành chủ động, linh hoạt, sáng tạo, đúng hướng, có trọng tâm, trọng điểm và có hiệu quả. Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; nêu cao tinh thần tự lực, tự cường; tiếp tục xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, có khả năng chống chịu với tác động tiêu cực từ bên ngoài; nỗ lực phấn đấu với quyết tâm cao, biến thách thức thành cơ hội; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương; khắc phục hạn chế, yếu kém của năm 2021, nhất là các tồn tại, hạn chế kéo dài; thực hiện thành công, toàn diện mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2022, tạo nền tảng vững chắc để phát triển bền vững. Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; kiên định thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của Nhân dân cùng với tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Xác định tiêm chủng vaccine, thuốc điều trị COVID-19 và nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân là các yếu tố quyết định trong kiểm soát dịch bệnh thành công để phục hồi phát triển KT-XH. Chủ động nắm chắc tình hình, tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy quá trình phục hồi, phát triển KT-XH và duy trì động lực tăng trưởng trong dài hạn,... V ẤN ĐỀ CUỐI TUẦN Xuân này, Gia Bắc 4 TRANG 8 Thắm sắc Thắm sắc đào núi Lang Biang đào núi Lang Biang NHÀ VĂN PHẠM KIM ANH: Ngòi bút của những nỗi thương yêu 6 Viết cho những ngày cuối năm... đừng nhạt 7 Rừng hoa Mai anh đào nổi tiếng giữa rừng thông phía sau núi Lang Biang. Bông Bông mía trắng mía trắng
Transcript

1 TUẦN CON SỐ

Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh đang duy trì hoạt động của 134 mô hình tự quản về an ninh trật tự trên các lĩnh vực.

Nguồn: UBND tỉnh

XEM TIẾP TRANG 2

TRANG 5TRANG 5

SỐ 582 - 6007 - THỨ BẢY NGÀY 15/1/2022 ° Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ° Điện thoại: 02633822472 ° Fax: 02633827608 ° www.baolamdong.vn

Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 01/NQ-

CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH).

Theo đó, Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương phải tiếp tục đổi mới, chủ động thích ứng, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn theo tinh thần chủ đề điều hành “Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển” với 6 quan điểm, trọng tâm chỉ đạo điều hành của năm 2022 như sau:

Bám sát các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, căn cứ vào tình hình thực tiễn để chỉ đạo, điều hành chủ động, linh hoạt, sáng tạo, đúng hướng, có trọng tâm, trọng điểm và có hiệu quả. Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; nêu cao tinh thần tự lực, tự cường; tiếp tục xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, có khả năng chống chịu với tác động tiêu cực từ bên ngoài; nỗ lực phấn đấu với quyết tâm cao, biến thách thức thành cơ hội; nâng cao hiệu quả phối hợp

giữa các bộ, ngành, địa phương; khắc phục hạn chế, yếu kém của năm 2021, nhất là các tồn tại, hạn chế kéo dài; thực hiện thành công, toàn diện mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2022, tạo nền tảng vững chắc để phát triển bền vững.

Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; kiên định thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của Nhân dân cùng với tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Xác định tiêm chủng vaccine, thuốc điều trị COVID-19 và nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân là các yếu tố quyết định trong kiểm soát dịch bệnh thành công để phục hồi phát triển KT-XH.

Chủ động nắm chắc tình hình, tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy quá trình phục hồi, phát triển KT-XH và duy trì động lực tăng trưởng trong dài hạn,...

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Xuân này, Gia Bắc4

TRANG 8

Thắm sắc Thắm sắc đào núi Lang Biangđào núi Lang Biang

NHÀ VĂN PHẠM KIM ANH:Ngòi bút của những nỗi thương yêu

6

Viết cho những ngày cuối năm... đừng nhạt

7

Rừng hoa Mai anh đào nổi tiếng giữa rừng thông phía sau núi Lang Biang.

B ô n g B ô n g m í a t r ắ n gm í a t r ắ n g

2 THỨ BẢY 15 - 1 - 2022 CUỐI TUẦN TIN TỨC - SỰ KIỆN

... khai thác các động lực tăng trưởng mới. Tập trung thực hiện 3 trọng tâm: Khôi phục, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh xuất khẩu; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và huy động mọi nguồn lực để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng chiến lược. Kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao tính tự chủ, khả năng chống chịu, thích ứng của nền kinh tế. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế thực chất, hiệu quả. Phát triển thương mại điện tử, kinh tế số và các mô hình kinh doanh mới dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số. Tập trung xử lý các vấn đề tồn đọng, kéo dài nhiều năm.

Tiếp tục ưu tiên hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, đẩy mạnh phân cấp, phân

quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực hợp lý, nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, góp phần xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Chú trọng nguồn lực con người, phát triển văn hóa, giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh ứng dụng và phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động.

Bảo đảm an sinh xã hội, an dân, thực hiện tốt chính sách xã hội đối với người có công, khôi phục và ổn định thị trường lao động, tạo việc làm, cơ cấu lại lực lượng lao động, nâng cao thu nhập, đời sống cho

người dân. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi. Quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Tăng cường thông tin, tuyên truyền, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tạo đồng thuận xã hội. Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; tiếp tục củng cố, tăng cường, giữ vững quốc phòng, an ninh. Chủ động hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và thu hút nguồn lực bên ngoài cho phát triển đất nước và nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. TS

Đoàn kết kỷ cương... TIẾP TRANG 1

ĐÀ LẠT: Toàn bộ 304 thủ tục hành chính đều được áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015

UBND thành phố Đà Lạt cho biết, toàn bộ 304/328 thủ tục hành chính (TTHC) của thành phố đang giải quyết hiện nay đều đã được áp dụng tiêu chuẩn của Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015.

Trong tổng số 328 TTHC do UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành áp dụng cho khối huyện, thành, Đà Lạt hiện nay đang thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết cho 304 TTHC. Trong số 24 TTHC còn lại, có 1 TTHC lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trực thuộc thành phố; 9 TTHC lĩnh vực y tế thực hiện tại các cơ sở khám, chữa bệnh; 1 TTHC thực hiện tại Hạt Kiểm lâm thành phố và 13 TTHC đặc thù không thuộc thẩm quyền giải quyết.

Với khối phường, xã, hiện UBND các phường, xã trên địa bàn Đà Lạt thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết 155/158 TTHC do tỉnh ban hành cho khối xã, phường; 3

TTHC còn lại thuộc lĩnh vực y tế được thực hiện tại các cơ sở khám, chữa bệnh. Trong số TTHC thực hiện tại khối xã, phường, có 32 TTHC lĩnh vực bảo trợ xã hội, người có công và việc làm đã được thực hiện liên thông cấp thành phố.

Trong năm 2021 vừa qua, UBND thành phố Đà Lạt đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tiến hành rà soát, đánh giá TTHC để kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những thủ tục không phù hợp.

Đến nay, thành phố tiếp tục duy trì, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 đối với 100% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết tại UBND 16/16 phường, xã và 13/13 cơ quan chuyên môn.

Thành phố yêu cầu các đơn vị, phòng, ban trong thực hiện tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC phải đúng theo nội dung, trình tự biểu mẫu quy định của từng quy trình giải quyết TTHC theo tiêu chuẩn ISO

9001:2015, nhằm góp phần xây dựng nền hành chính hiện đại theo hướng công khai, minh bạch và hoạt động có hiệu quả.

Trong năm 2021, Đà Lạt cũng tiến hành kiểm tra việc áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tại 5 phường, xã trên địa bàn căn cứ vào các tài liệu do đơn vị cung cấp; đồng thời, thành phố cũng triển khai đánh giá nội bộ việc giải quyết TTHC đối với các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của thành phố.

Trong thời gian đến, UBND thành phố Đà Lạt cho biết sẽ tiếp tục duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 đối với các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND thành phố và UBND các phường, xã; xây dựng kế hoạch, tiến hành đánh giá nội bộ, kiểm soát nội bộ việc thực hiện giải quyết TTHC đối với các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND thành phố. VIẾT TRỌNG

Di Linh ủng hộ Quỹ Vì người nghèo hơn 1,2 tỷ đồng

Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Di Linh cho biết, năm 2021, các cấp

MTTQ trên địa bàn huyện Di Linh đã vận động ủng hộ Quỹ Vì người nghèo

được hơn 1,2 tỷ đồng, đạt 112% kế hoạch năm. Ngoài ra, Ủy ban MTTQ

Việt Nam huyện Di Linh còn chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn

vị, doanh nghiệp vận động hỗ trợ xây dựng 49 căn nhà Đại đoàn kết giúp

các hộ khó khăn về nhà ở, trị giá trên 2,8 tỷ đồng.

Cùng với đó, các cấp MTTQ huyện Di Linh cũng đã trích từ Quỹ Vì người nghèo hỗ trợ xây dựng 15 căn nhà, trị giá 355 triệu đồng và sửa chữa 4 căn

nhà, trị giá 65 triệu đồng...TRIỀU KA

159 học sinh được hỗ trợ gạo học kỳ I theo chính sách

Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng vừa cho biết, học kỳ I năm học 2021-

2022, trên địa bàn tỉnh có 159 học sinh được hỗ trợ gạo thực hiện theo

Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ về quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường

phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn. Tổng số lượng gạo thực tế được

cấp là 9.569 kg; trong đó, được cấp học kỳ I là 11.925 kg và lượng gạo thừa học kỳ II năm học 2020-2021

chuyển sang là 2.365 kg. Theo kế hoạch học kỳ II năm học

2021-2022, tỉnh Lâm Đồng có 1.127 học sinh được hỗ trợ gạo với tổng số

lượng gạo thực tế được cấp là 144.555 kg. Mức hỗ trợ gạo là 15 kg/tháng/học

sinh. Trong đó, 489 học sinh tiểu học và 638 học sinh trung học, thuộc 20

trường học tại các địa bàn: Đà Lạt, Lạc Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh,

Đam Rông và Bảo Lâm. M.ĐẠO

Điểm du lịch canh nông đón 15.000 lượt khách/năm

CÁT TIÊN: Lúa chất lượng cao chiếm 84% diện tích vụ Đông XuânĐể nâng cao năng suất và chất lượng đối

với cây lúa, những năm gần đây, huyện Cát Tiên tích cực thay thế các giống lúa cũ bằng lúa chất lượng cao. Theo đó, vụ Đông Xuân năm nay diện tích lúa chất lượng cao của địa phương chiếm hơn 84% tổng diện tích gieo trồng.

Năm 2021, vụ Đông Xuân toàn huyện

Cát Tiên gieo trồng hơn 9.000 ha lúa thì có tới 7.660 ha là lúa chất lượng cao, tương đương hơn 84% diện tích. Năng suất lúa chất lượng cao bình quân đạt 64 tạ/ha. Mỗi ha lúa chất lượng cao cho thu nhập cao hơn lúa thường khoảng 10 triệu đồng. Để nâng cao giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích và nâng cao thu nhập cho nông dân,

ngành Nông nghiệp huyện Cát Tiên đang tiếp tục khuyến khích và hỗ trợ người dân mở rộng sản xuất lúa chất lượng cao theo tiêu chuẩn thương hiệu “Lúa - Gạo Cát Tiên” và coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng xây dựng nông thôn mới của địa phương”.

T.HIỀN

Dự án Điểm Du lịch canh nông Anpha Farm vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận chủ trương đầu tư tại khu vực hẻm đường Lê Văn Tám, Phường 10, thành phố Đà Lạt, công suất mỗi năm đón trung bình 10.000 - 15.000 lượt khách, cung cấp ra thị trường 700.000 - 1.000.000 sản phẩm nông sản.

Theo đó, với tổng mức vốn đầu tư khoảng 3,5 tỷ đồng, chủ đầu tư là Công ty TNHH Anpha Farm triển khai điểm du lịch canh nông nêu trên với tổng diện tích gần 5.300 m2.

Trong đó, gồm diện tích canh tác ngoài trời hơn 4.647,7 m2; canh tác trong nhà kính 300 m2; còn lại diện tích xây dựng

các công trình có mái che 220 m2; diện tích đất giao thông nội bộ và bãi đậu xe 125 m2.

Dự kiến dự án hoàn tất các thủ tục pháp lý về quy hoạch, thiết kế xây dựng, hoàn thành các hạng mục công trình và đi vào hoạt động trong quý 4/2023, thời hạn 21 năm.

VĂN VIỆT

Trồng cây dược liệu dưới tán rừng Đạm B’riUBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản

thỏa thuận quy hoạch tổng mặt bằng hơn 522.684 m2 Dự án Trồng rừng kết hợp du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và trồng cây dược liệu dưới tán rừng tại một phần các Tiểu khu 457, 466A, xã Đạm B’ri, thành phố Bảo Lộc, do Công ty TNHH Hương Bản làm chủ đầu tư.

Theo đó, Dự án chia thành 4 khu vực chức năng A, B, C, D với diện tích phân bổ lần lượt hơn 130.183 m2; 112.740 m2; gần 176.823 m2 và 102.937 m2.

Các chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc gồm: diện tích quản lý, bảo vệ rừng chiếm 98,91%; diện tích xây dựng công trình không có mái che 0,77%; diện tích xây

dựng công trình có mái che 0,32%. Xây dựng không quá 2 tầng cao; khoảng lùi công trình cách ranh giới đất từ 5 m trở lên.

Dự án chỉ được phép xây dựng công trình tại những vị trí đất trống, đất không có cây rừng, sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường…

MẠC KHẢI

Tăng thêm gần 5,2 triệu m2 diện tích sàn nhà ở đến năm 2025

Mục tiêu vừa thông qua đến năm 2025, toàn tỉnh Lâm Đồng đạt tổng diện

tích sàn nhà ở hơn 37,4 triệu m2, tăng thêm gần 5,2 triệu m2 so với hiện nay.

Trong đó, diện tích nhà ở do người dân tự xây dựng gần 4 triệu m2; nhà ở

thương mại hơn 1 triệu m2; còn lại diện tích nhà ở xã hội (134.000 m2), nhà ở

tái định cư (42.240 m2). Chất lượng nhà ở toàn tỉnh Lâm Đồng đạt tỷ lệ kiên cố

95% ở đô thị, 93% ở nông thôn. Không còn nhà ở đơn sơ.

Tính bình quân diện tích nhà ở toàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025 đạt

khoảng 27,1 m2/sàn/người. Cụ thể, khu vực đô thị 31,5 m2 sàn/người; nông

thôn 24,2 m2 sàn/người; diện tích nhà ở tối thiểu 9 m2/sàn/người.

Việc huy động vốn phát triển nhà ở đến năm 2025 trên địa bàn Lâm Đồng bao gồm các nguồn: vốn ngân sách từ

đấu giá quyền sử dụng đất, nguồn thu từ các chủ đầu tư phát triển nhà ở thương

mại, vốn trong Nhân dân, vốn của doanh nghiệp, vốn huy động khác…

VŨ VĂN

3 THỨ BẢY 15 - 1 - 2022CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

NGUYỄN NGHĨA

Nổi bật về giao thông đối ngoại, Sở GTVT đã phối hợp với các cơ quan của Bộ

GTVT tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng dự án xây dựng QL.27, đoạn tránh Liên Khương dài 6,2 km; phối hợp thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và tham mưu UBND tỉnh phương án điều chỉnh hướng tuyến cao tốc đoạn Tân Phú - Bảo Lộc; đề xuất chủ trương đầu tư đối với các dự án trong giai đoạn trung hạn 2021 - 2025 như Dự án Cải tạo, nâng cấp QL.27 (đoạn Km83 - Km174) dài 91km; QL.28B (đoạn Km51+000 - Km69+000) dài 18km; QL.55 (đoạn Km205+140 - Km229+140) dài 24km, nâng cấp đoạn đèo Mimosa và các cầu yếu trên tuyến QL.20.

Đối với hệ thống đường tỉnh và hạ tầng giao thông quan trọng được giao làm chủ đầu tư, đến nay cơ bản cũng đã hoàn thành 7 dự án. Sở GTVT cho biết, hiện Sở đang tiếp tục đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công 3 dự án bảo đảm tiến độ và chất lượng. Tháng 7/2021, cũng đã khởi công công trình xây dựng đường vành đai TP Đà Lạt và hạ tầng khu dân cư, hiện đang tiến hành thực hiện nâng cấp, cải tạo đường tỉnh ĐT.725, đoạn Di Linh - Bảo Lâm; sửa chữa, nâng cấp đoạn Lộc Bảo - Lộc Bắc và đoạn Con Ó - Đạ Tẻh thuộc đường tỉnh ĐT.725; cầu Đạ Long, huyện Đam Rông; nâng

cấp đường B’Sar - Đoàn Kết; nâng cấp đường ĐT.724 và 3 cầu, thông tuyến đường ĐT.721 (giai đoạn 1); dự án xây dựng 3 cầu trên tuyến đường ĐH.412-ĐH413; nâng cấp, sửa chữa đường ĐH.412 - ĐH.413. Đồng thời, xây dựng cầu Bà Trung và Bà Bống, đường gom cao tốc Liên Khương - Prenn, đường ĐT.725, đoạn Tân Rai - Lộc Bảo.

Đối với hệ thống hạ tầng giao thông hiện có, Sở đã triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông hiện có, đẩy mạnh công tác quản lý và thực hiện kế hoạch bảo trì, quản lý kết cấu hạ tầng

giao thông các tuyến đường do Sở quản lý và chú trọng kiểm tra, đề nghị các đơn vị liên quan nâng cao chất lượng công tác quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ. Đặc biệt, Sở GTVT năm qua quan tâm và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc Ban Quản lý bảo trì đường bộ và các nhà thầu bảo dưỡng thường xuyên thực hiện đúng các nội dung hợp đồng công tác quản lý và bảo dưỡng. Qua kiểm tra, đã tham mưu ban hành các văn bản chấn chỉnh công tác bảo dưỡng thường xuyên. Triển khai quyết định quy định về trình tự thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên và sử dụng

phần mềm quản lý GovOne để kiểm tra và giám sát công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên trên các tuyến đường tỉnh và quốc lộ. Trong năm 2021, Sở đã tổ chức nghiệm thu hoàn thành 20 công trình, hiện còn 16 công trình đang tiếp tục thực hiện. Đang triển khai công tác chuẩn bị đầu tư 5 công trình theo dự kiến kế hoạch sửa chữa định kỳ trên các tuyến quốc lộ ủy thác 2022 đã được Tổng Cục Đường bộ Việt Nam phê duyệt chủ trương.

Những kết quả đạt được ấy đã khẳng định sự nỗ lực, cố gắng của Sở GTVT trong việc tăng cường công tác lãnh, chỉ đạo, bám sát kế hoạch, chủ động phối hợp giải quyết công việc với các sở, ban, ngành liên quan, để đôn đốc, xử lý tình huống, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc. Công tác quản lý đầu tư năm 2021 cũng được đánh giá đáp ứng các yêu cầu về thủ tục, tiến độ theo kế hoạch đầu tư công của tỉnh; thực hiện các chế độ báo cáo kịp thời theo đúng quy định, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư, đáp ứng yêu cầu về thực hiện kế hoạch đầu tư công của tỉnh đã đề ra. Công tác giải ngân kế hoạch vốn được giao năm 2021, trong đó kế hoạch vốn bảo trì đường bộ địa phương là 84,204 tỷ đồng, đến

TIỂU QUYÊN

Dễ trồng, lợi nhuận caoMô hình trồng rau rừng của

anh Nguyễn Huy Minh thuộc Tổ hợp tác Thanh niên xã Đan Phượng (huyện Lâm Hà). Năm 2016, với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng, anh Minh đã tiến hành trồng thử nghiệm 300 gốc rau bò khai (1 gốc giá thành 20.000 đồng). Sau quá trình trồng thử nghiệm, nhận thấy hiệu quả mà cây rau bò khai mang lại khá cao, bên cạnh đó là sự động viên, cổ vũ từ Tổ hợp tác Thanh niên, vườn rau bò khai đã được anh Minh đầu tư mở rộng với diện tích hiện nay lên đến 5.000 m2.

Anh Minh cho biết, rau bò

khai được anh lấy giống từ Cao Bằng, là đặc sản của đồng bào dân tộc thiểu số, dễ trồng, dễ chăm sóc, lại ít sâu bệnh. Ở giai đoạn đầu (khoảng 5 tháng), để đảm bảo cây khỏe và phát triển tốt, người nông dân có thể che lưới đen hoặc trồng bắp che tán cho cây. Khi cây đã phát triển ổn định, thường xuyên tưới nước và bón phân hữu cơ sẽ duy trì được hiệu quả cây trồng. Quá trình thu hoạch rau bò khai được thực hiện bằng việc thu hái ngọn non.

Cũng theo anh Minh, việc trồng và thu hoạch rau bò khai được tiến hành đều đặn mỗi ngày. Cứ 1.000 m2 đất có thể trồng được 1.000 gốc rau bò khai. Bình quân mỗi tháng, trên mỗi sào đất, người trồng có thể

thu hoạch được khoảng 200 kg rau, mang lại lợi nhuận khoảng 8 triệu đồng. Hiện nay, thị trường tiêu thụ rau chủ yếu của gia đình anh Minh là TP Đà Lạt và TP Hồ Chí Minh. Giá bán rau bò khai tại vườn là 50.000 đồng/kg và giá bán lẻ tại các cửa hàng, quán ăn, nhà hàng,… dao động từ 80.000 đến 120.000 đồng/kg.

Loại rau “hút hàng”Với tôn chỉ “rau sạch vì sức

khỏe tiêu dùng”, vườn rau bò khai của gia đình anh Minh được chăm sóc cẩn thận, chỉ bón phân

Rau rừng xanh tốt trong vườn nhà

hữu cơ, không phun xịt bất kỳ loại thuốc hóa học nào. Cũng chính vì điều này, thị hiếu của người tiêu dùng đối với loại rau rừng này càng cao hơn. Tại thời điểm dịch bệnh, sản phẩm rau bò khai do anh Minh chăm sóc vẫn được bán ra với giá bán ổn định, thậm chí nguồn cung còn bị thiếu hụt do nhu cầu sử dụng cao. Bên cạnh đó, là một nhà nông thông minh, anh Minh còn chủ động đăng bán sản phẩm rau bò khai sạch trên tài khoản mạng xã hội cá nhân và trực tiếp quay các video về vườn rau bò khai để

đăng tải trên nền tảng youtube.Anh Nguyễn Huy Minh cho

biết, rau bò khai được người tiêu dùng ưa chuộng không những do quy trình chăm sóc rau sạch mà còn vì tác dụng rất tốt của nó. Rau bò khai có thể dùng làm thực phẩm chế biến các món ăn như xào, luộc,… hay đơn giản dùng để ép nước uống. Cũng theo anh Minh, bò khai là loại rau giàu vitamin C, carotene, giàu protein - hàm lượng 2,2% (theo phân tích cây trồng của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Lâm Đồng). Ngoài ra, loại rau này còn mang lại giá trị dược liệu như bổ gan, thận,…

“Mô hình trồng rau bò khai mang lại lợi nhuận kinh tế cao và có thị trường tương đối rộng. Vì vậy, Đoàn Thanh niên xã Đan Phượng đã vận động bà con tiếp tục phát huy và mở rộng mô hình này tại địa phương, cũng như trên toàn huyện. Trong quá trình trồng trọt, sản xuất, nếu bà con gặp phải khó khăn, cán bộ Đoàn luôn sẵn sàng giúp đỡ, tương trợ” - anh Nguyễn Huy Hiếu - Bí thư Đoàn xã Đan Phượng chia sẻ.

Quan tâm phát triển đồng bộ hạ tầng giao thôngnay đã giải ngân được 65,329 tỷ đồng, đạt 77%, phấn đấu hết niên hạn 2021 giải ngân đạt trên 98%; kế hoạch vốn bảo trì đường bộ Trung ương là 130,517 tỷ đồng, đến nay đã giải ngân 115.872 tỷ đồng, đạt 88%, phấn đấu hết niên hạn 2021 giải ngân đạt trên 98%.

Bên cạnh đó, cũng cần nhìn nhận một thực tế, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tuy đã được quan tâm đầu tư cải thiện rất nhiều thời gian qua nhưng vẫn chưa đồng bộ, chưa có sự kết nối thông suốt giữa giao thông đối ngoại và đối nội, một số tuyến quốc lộ, tỉnh lộ chậm đầu tư, nâng cấp nên ngày càng xuống cấp. Việc triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của một số dự án đầu tư còn chậm tiến độ so với yêu cầu đề ra của dự án, nhất là việc khảo sát, xác định hệ số giá đất thị trường làm cơ sở tính toán giá trị bồi thường còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh đảm bảo đồng bộ theo hướng hiện đại trong giai đoạn 2021 - 2025, thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung huy động tổng hợp các nguồn lực để đầu tư các dự án quan trọng, dự án cấp thiết, có tính chất kết nối chiến lược, lan tỏa, bảo đảm hài hòa giữa các vùng như đô thị, khu kinh tế, khu du lịch, nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Địa phương cũng sẽ ưu tiên đầu tư các công trình giao thông trọng điểm, các tuyến đường vành đai, một số cầu, đường có tính chất kết nối; kiên cố hóa tuyến đường giao thông nông thôn.

Có thể nói rằng, năm qua, ngành Giao thông vận tải (GTVT) đã làm tốt công tác đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, tranh thủ được sự quan tâm của Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ và đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành để bố trí ưu tiên các nguồn vốn ngân sách Trung ương và địa phương trong đầu tư xây dựng các tuyến giao thông huyết mạch cũng như Đề án phát triển giao thông nông thôn của tỉnh…

Tuyến đường 722 kết nối Lâm Đồng với Đắk Lắk sẽ được tỉnh đầu tư nâng cấp, mở rộng trong năm 2022.

Với suy nghĩ, trồng rau sạch không chỉ mang lại lợi nhuận kinh tế cao mà còn cung ứng cho thị trường sản phẩm an toàn, chất lượng, bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng; anh Nguyễn Huy Minh (thôn Nhân Hòa, xã Đan Phượng, huyện Lâm Hà) đã quyết định thử sức với công việc trồng rau rừng, cụ thể là rau bò khai. Từ khi bắt đầu trồng cho đến nay, mô hình trồng rau này đã mang lại cho gia đình anh Minh nguồn thu nhập ổn định.

Giống rau rừng mang tên bò khai, xanh tốt trong vườn nhà anh Minh.

4 THỨ BẢY 15 - 1 - 2022 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘI

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Truyện ngắn: THANH DƯƠNG HỒNG

Nhà tôi cách nhà Phượng một quãng đồng và con suối nhỏ. Đến mùa đông,

nước lũ tràn về, cả cánh đồng lúa trở thành một biển nước mênh mông. Cây cầu tre bắc qua con suối oằn xuống dưới làn nước đục ngầu, chảy xiết. Người không biết bơi, hay “nhát gan” không dám qua. Ấy vậy mà, tôi và lũ con trai trong xóm hễ có mưa lũ là như bắt được niềm vui, rủ nhau vượt cây cầu trong sự ngăn cấm của cha mẹ để sang xóm nhà Phượng. Bởi bên này là xóm Đồi, vị trí đất cao hơn, chạy dọc hai bên bờ suối là bạt ngàn những cánh đồng mía đang vào mùa thu họach. Lũ chim quốc, cò, cút đồng, bìm bịp, đủ loại chim mía… Chúng từ những cánh đồng bị ngập nước trốn về đây tránh lũ. Chúng tôi tha hồ bẫy bắt cho đến khi nước lũ rút đi.

Dù là con gái, nhưng Phượng rất thích những trò chơi của… con trai. Lúc đầu, cô bé mon men đi theo xem chúng tôi bắt chim, rồi “nhập đàn” lúc nào không biết. Phượng thích nhất những chú chim sâu bé tí. Khi bắt được, Phượng xin đem về nhốt trong cái lồng tre ông nội đan cho. Mỗi buổi đi học về, cô bé thẩn thơ bắt cào cào, sâu bọ “làm quà” cho những chú chim sâu.

Những mùa nước lũ cứ qua đi. Tôi và Phượng ngày càng lớn lên. Hai đứa học chung một lớp và trở thành đôi bạn thân. Sau mỗi buổi đến trường, chúng tôi thường thả trâu ăn chung và bày ra nhiều trò chơi tinh nghịch. Trong đó có một trò chơi đã trở thành kỷ niệm khó quên mà đến tận bây giờ mỗi khi tôi nhớ về Phượng và những mùa bông mía trắng ở quê tôi…

Không bắt chước Đinh Bộ Lĩnh “lấy bông lau làm cờ dấy nghĩa”, mà Phượng lấy dây cỏ quấn một vòng quanh đầu tôi, rồi cắm trước đỉnh trán một bông mía trắng, bảo tôi làm… vua. Còn tôi, tôi lấy cỏ

Chương trình “Xuân Quê hương” năm 2022 dành cho cộng

đồng người Việt Nam ở nước ngoài là hoạt động chính trị, đối ngoại, văn hóa lớn nhất đầu năm mới 2022 nhằm kết nối kiều bào với trong nước. Chương trình “Xuân Quê hương” năm 2022 bao gồm các hoạt động phong phú, mang tính truyền thống như dâng hương, thả cá; hoạt động tri ân, viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ; gặp gỡ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; chương

Bút ký: MINH ĐẠO

Vậy là Gia Bắc và Sơn Điền là hai xã cuối cùng của huyện Di Linh đã hoàn thành

chỉ tiêu về đích nông thôn mới như nghị quyết đề ra của huyện. Vâng, 18/18 xã đạt chuẩn quốc gia nông thôn mới; Đinh Lạc, Hòa Ninh là hai xã nông thôn mới kiểu mẫu; Gia Hiệp là nông thôn mới nâng cao. Toàn huyện có thêm 13 thôn đạt kiểu mẫu, nâng tổng số lên 32 thôn. Tổng nguồn lực được huy động là trên 4.255 tỷ đồng. Đó là bức tranh nông thôn mới phác họa ở huyện Di Linh năm 2021.

Bầu trời ở xã Gia Bắc mùa khô càng cao xanh hơn. Gió lồng lộng từ đại ngàn xanh thăm thẳm. Tôi và Bí thư Đảng ủy xã K’Vững đứng giữa khoảng sân UBND xã đầy nắng và gió. Phía đối diện, học sinh của Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Gia Bắc ùa ra vui tươi, hồn nhiên, tung tăng dưới bóng cây đi về nhà khi đã tan học. Tôi chợt nhớ tháng 12 vừa rồi, ông Trần Đức Lợi - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng ký văn bản thẩm định hồ sơ và kết quả xây dựng nông thôn mới của lĩnh vực giáo dục, đào tạo Gia Bắc. Tiêu chí 14-Đạt: Cả hai trường của xã là Mẫu giáo và trường Tiểu học & THCS “đều có cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ 100%, trong đó có 1 trường đã được UBND tỉnh công nhận trường đạt chuẩn quốc gia”. Tiêu chí 15-Đạt: Đạt các chuẩn về phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, về giáo dục tiểu học mức độ 3, về giáo dục THCS mức độ 2 và về xóa mù chữ mức độ 2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) 73,07% (38/52 học sinh). Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo đạt 26,9% (554/2.057 lao động).

Quay sang anh K’Vững, tôi hỏi: “Khép lại năm 2021, theo anh, đâu là điều thay đổi nhất của xã Gia Bắc?”. Bí thư K’Vững không giấu niềm vui: “Nói chung xác định vẫn là kinh tế. Kinh tế phát triển hơn nên nhiều bà con đã xây được nhà cửa. Năm vừa rồi, huyện hỗ trợ 21 căn nữa nên nhà cửa của bà con cơ bản ổn định rồi. Vui là cà phê được mùa và có giá, nên đời sống bà con đỡ hơn, bà con phấn khởi lắm. Năm sáu tấn, một

Xuân này, Gia Bắc

kí 7 ngàn, bà con bán thì đủ trả nợ và ăn cả năm. Vài năm nữa thì bà con có thêm cây ăn trái như bơ, sầu riêng nữa…”.

Không vui sao được. Năm 2021, xã Gia Bắc còn khoảng gần 100 hộ đang phải ở nhà tạm, chiếm hơn 10% số nhà trong xã. Năm ngoái, dọc Quốc lộ 28, ngổn ngang những cuộn ống nước xếp dọc các thôn Hà Giang, Đà Hiòng, Ka Sá. Năm nay, người dân ba thôn này đã có thêm nguồn nước sạch sinh hoạt hợp vệ sinh hơn. Không vui sao được, cũng đầu năm ngoái, tôi trao đổi với người đầu mối phụ trách chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Di Linh, ông Đặng Văn Khá - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện về những khó khăn về đích nông thôn mới của hai xã còn lại của huyện được biết: “Với những đặc thù của Di Linh, vấn đề cốt lõi vẫn là tổ chức sản xuất. Nguồn thu nhập của người dân chủ yếu từ sản xuất cà phê, bắp và quản lý, bảo vệ rừng, do đó, thu nhập bình quân đầu người/năm như Gia Bắc, Sơn Điền là điều không phù hợp thực tế”.

Sau một năm trở lại Gia Bắc, dọc các đường thôn Đà Hiòng, Nao Sẻ, Bù Bê, Ka Sá, Hà Giang…, đâu đâu cũng hạt cà phê óng đen trải dưới ánh nắng ngọt trước sân mỗi gia đình đang phơi phóng. Tôi cảm nhận rõ, cà phê được mở rộng diện tích phơi hơn và dày hơn năm ngoái. Cũng đồng

nghĩa, niềm vui của người nông dân Cơ Ho Gia Bắc rộn ràng hơn, hân hoan hơn. Cuộc sống sung túc hơn từ cà phê, cây nông nghiệp chủ lực ở xã... Một năm Gia Bắc được mùa cà phê. Hộ thành công không còn chỉ đếm trong bàn tay như năm ngoái nữa: K’Brên, K’Viễn, K’Min, K’Bảy, Hà Rung Dũng thôn Đà Hiòng, K’Yêm thôn Ka Sá, K’Trung thôn Nao Sẻ, Phó Trưởng Trạm y tế xã K’Yêm, Chủ tịch Hội Nông dân xã K’Trung,... mà đã có thêm nhiều hộ khác...

Tổng diện cà phê toàn xã Gia Bắc năm 2021 là 1.452 ha. “Mưa thuận” là ưu thế lớn nhất của năm. Cùng đó, trong năm, bà con đã chuyển đổi được trên 16 ha cà phê già cỗi, cà phê kém năng suất sang cây trồng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng. Mô hình chuối Laba có 32 hộ với 5,5 ha; mô hình trồng xen bơ 8,5 ha; mô hình mắc ca trên 10 ha, sầu riêng trên 9 ha… Phương thức thích nghi và thuận theo tự nhiên phát triển đa canh đang được Đảng ủy, chính quyền xã Gia Bắc tuyên truyền, vận động các nông hộ. Qua Chủ tịch UBND xã Gia Bắc Trần Văn Hồng, nguyên là Chủ tịch UBND xã Gung Ré, tôi còn được chia sẻ nhiều thông tin kinh tế - xã hội của Gia Bắc đạt được trong năm 2021…

Theo Chủ tịch Trần Văn Hồng, năm 2022, Gia Bắc phấn đấu về giá trị sản xuất/ha canh tác đạt 90 triệu đồng; phấn đấu tái canh cà phê 20 ha, trồng 30 ha mắc ca, 5

ha chuối Laba, các cây như chanh dây, cà chua, dâu tằm, dược liệu mỗi loại 2 ha…Chủ động được 65% diện tích cà phê có nước tưới. Thu nhập bình quân đầu người 35 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo còn 18,7%. Duy trì xã nông thôn mới. 95% hộ sử dụng điện lưới quốc gia; 90% dân cư sử dụng nước hợp vệ sinh nông thôn. Duy trì trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 15%; trong đó, trẻ em suy dinh dưỡng của trường mẫu giáo dưới 8%. Duy trì sĩ số học sinh mầm non và tiểu học đạt 100%, THCS đạt 99,5%…

Bài học xây dựng nông thôn mới của Gia Bắc, Bí thư Đảng ủy K’Vững cho rằng, đó là sự quyết tâm, quyết liệt của cả hệ thống chính trị xã nhưng bằng hành động cụ thể, sát thực triển khai ngay từ đầu năm. Tổ chức “Ngày thứ Bảy về nông thôn mới” đến tận từng khu dân cư; là phát động đợt cao điểm tại khu dân cư kiểu mẫu; là phong trào xây dựng vườn mẫu, cải tạo vườn, chỉnh trang vườn hộ phải thu hút được Nhân dân đồng tình, hưởng ứng…

Chủ tịch UBND huyện Di Linh, ông Trần Đức Công cũng cho tôi biết, huyện Di Linh đang mời gọi đầu tư 28 dự án trên địa bàn huyện. Đối với xã Gia Bắc, đó là dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng về đường giao thông, hệ thống mương thoát nước, nhà điều hành, cây xanh, hệ thống điện chiếu sáng, tổng diện tích 70 ha. Nơi có Quốc lộ 28 đi qua, nối các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ với các tỉnh Nam Tây Nguyên, Gia Bắc sẽ là điểm dừng chân lý tưởng của tuyến du lịch đặc biệt. Với 98% dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên, Gia Bắc tiềm tàng về bản sắc văn hóa đặc sắc. Một địa bàn không chỉ đang giữ được gần 77% tỷ lệ độ che phủ rừng, mà ở đó, sự sống luôn đầy năng lượng tích cực bởi được đánh thức và âm vang của con thác 7 tầng Đạ Đào kỳ vĩ. Gia Bắc - bắc nhịp nối vùng rừng với vùng biển, tết này nơi đây như là một nốt nhạc rộn vui... Gia Bắc luôn ấm áp của thanh âm đại ngàn và sự chở che, ôm ấp của những ngọn núi thiêng, Ha Lôn, Rơ Gú, Lú Cọp, Tạ Trồn…

Tháng 01 năm 2022

Trở lại xã Gia Bắc, huyện Di Linh vào dịp đầu năm 2022, điều đầu tiên tạo ấn tượng với tôi là cổng trụ sở Ủy ban nhân dân xã mới xây khang trang và được gắn hàng chữ trang trọng, nghiêm ngắn: “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”.

Trụ sở Ủy ban nhân dân xã Gia Bắc năm mới.

Trong năm 2021, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Lâm Đồng đã phối hợp với các địa phương rà soát nhu cầu hỗ trợ, cải thiện nhà ở đối với người có công với cách mạng trên địa bàn toàn tỉnh; qua đó, đã tiến hành xây mới 164 căn và sửa chữa 228 căn.

Cùng với việc thực hiện các chính sách ưu đãi của Ðảng và Nhà nước, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và đoàn thể các cấp, các

đơn vị quân đội, công an, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài tỉnh đã tích cực tham gia các phong trào “Ðền ơn đáp nghĩa”, “Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công”... với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực, như: Xây nhà tình nghĩa, lập Quỹ Ðền ơn đáp nghĩa, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, phụng dưỡng các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các thương binh, bệnh binh

nặng, gia đình liệt sĩ... Hiện nay, 100% Mẹ Việt Nam

anh hùng còn sống trên địa bàn tỉnh đã được các cơ quan, ban, ngành, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nhận phụng dưỡng, chăm sóc suốt đời. Nhờ vậy, cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần của người có công đã được nâng lên.

Bên cạnh đó, hàng năm, các huyện, thành phố đều vận động Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp huyện để

xây dựng, sửa chữa nhà tình nghĩa. Trong năm qua, đã thực hiện được 55 căn nhà tình nghĩa, trong đó có 22 căn được xây mới, sửa chữa 33 căn, với số tiền 1,8 tỷ đồng.

Cũng trong năm 2021, hàng tháng ngành chức năng đã thực hiện chi trả trợ cấp ưu đãi người có công qua hệ thống Bưu điện trên địa bàn toàn tỉnh cho 8.928 đối tượng, với tổng số tiền hơn 17,8 tỷ đồng/tháng. N.MINH

Xây dựng, sửa chữa 392 căn nhà cho người có công

5 THỨ BẢY 15 - 1 - 2022CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Minh họa: Phan NhânMinh họa: Phan Nhân

bện thành vương miện, điểm chung quanh những bông mía mới nở lấp lánh bạc, đặt lên đầu Phượng. Hai đứa giả làm vua và hoàng hậu. Đoạn sáng tạo ra “kịch bản” đối thoại, xưng danh giống kép đào trong một vở cải lương gánh hát nọ đã có lần về xã tôi diễn vậy. Rồi hai đứa ngã lăn ra bãi cỏ cười ngặt nghẽo…

Ngoài trồng lúa, nhà tôi và nhà Phượng trồng rất nhiều mía. Hồi đó, mía là cây lương thực thứ hai cho thu nhập chính của người dân quê tôi. Quê tôi bao đời sống bằng nghề làm ruộng. Cây lúa đảm bảo đủ gạo ăn, phụ với khoai sắn bán chạy chợ. Còn mía đường bán tích lũy tiền để mua sắm vật dụng, xây cất nhà… Mỗi năm, đến khoảng tháng Chạp, những vườn mía nở đầy bông trắng, đứng từ xa nhìn rất đẹp. Thân mía cứng cáp nên dẫu trong năm có nhiều cơn lũ đi qua, mía vẫn vươn dậy; dẫu bị phủ đầy bùn lầy, mía vẫn mọng nước ngọt thơm và bông mía vẫn nở trắng đồng. Tháng Chạp cũng là tháng người dân quê tôi bận rộn nhất trong năm: Thu họach vụ lúa Thu Đông, gieo trồng tiếp vụ Đông Xuân, vừa thu hoạch mía, sản xuất đường để làm bánh cúng tổ tiên, vừa để bán lấy tiền mua sắm Tết Nguyên đán.

Thi xong học kỳ một, tôi và Phượng cũng như bạn bè đồng lứa trong xóm tranh thủ thời gian giúp gia đình đi làm đổi công thu hoạch mía. Chao ôi! Việc thu hoạch mía, sản xuất đường, vận chuyển về nhà hồi đó ở quê tôi mất nhiều thời gian và cực lắm. Do mọi việc đều làm thủ công (từ chặt mía, róc lá, gánh về lò, quay ép lấy nước rồi đem vào chảo nấu thành đường, đổ đường vào vật đựng chờ cứng lại mới gồng gánh về nhà), nên một quy trình

như vậy thường mất từ hai đến ba ngày đêm.

Hôm đó, mẹ tôi ốm, tôi thay bà sang làm đổi công thu hoạch mía cho nhà Phượng. Tờ mờ sáng, tôi đã dậy ăn lót dạ đâu... bốn chén cơm nguội (sức ăn của thằng con trai mới lớn mà!). Uống ực một gáo nước lã đựng trong cái lu sành để sau bếp, tôi vác rựa, đòn xóc, hăm hở bước ra khỏi nhà. Suốt một ngày chang chang dưới nắng, công việc nặng nhọc quá sức đối với một cậu học trò khiến tôi thấy toàn thân rã rời. Tối lại, ăn vội bữa cơm nhà chủ bày ra trên đống lá mía khô giữa đồng, mấy người làm công, thay phiên nhau chụm mía vào che, ép lấy nước, đưa vào chảo cho thợ nấu đường. Chạy tới, chạy lui cả ngày kể ra cũng rất vất vả, công việc lại không phù hợp với tôi và Phượng: Quen cầm bút hơn cầm cuốc, cầm rựa! Nên khi được đổi ca, tôi kiếm một đống lá mía khô (làm chất đốt để nấu đường), chui vào đó và đánh một giấc ngon lành!

Chẳng biết tôi ngủ thiếp đi được bao lâu? Khi choàng tỉnh, mái tóc đen dài nồng nàn mùi hương bồ kết, phảng phất mùi mồ hôi của Phượng quệt vào má tôi rất mềm mại. Đầu của Phượng đặt trên cánh tay tôi. Hơi thở của Phượng phả vào vai tôi ấm áp. Lần đầu tiên trong đời, tôi nghe mùi tóc con gái khiến tôi xao xuyến một thứ cảm giác rất khó tả. Đợi thêm một lúc lâu, sợ làm Phượng thức giấc, sợ Phượng ngại, tôi khẽ kéo nhẹ cánh tay mình lại. Bỗng, Phượng cựa mình, hai mắt mở to. Và, hai đứa nhìn nhau bối rối. Bên ngoài, trời đã hừng đông…

Chẳng hiểu sao từ dạo ấy, tôi và Phượng cứ thấy ngài ngại mỗi khi gặp nhau. (Dù mỗi ngày hai đứa đều gặp nhau ở lớp). Thời gian và những năm tháng học trò cứ qua đi. Những mùa bông mía nở trắng, những mùa nước lũ tràn về và những mùa thu hoạch đường, những tháng Chạp tất bật… cứ lặng lẽ trôi qua.

Học trò nông thôn ở quê tôi

những năm sau ngày đất nước vừa được giải phóng thường bị thất học, hay đi học rất trễ. Dù mới học hết bậc tiểu học cũng đã mười sáu, mười bảy tuổi rồi. Cảm nhận về tình bạn khác giới ban đầu chỉ thấy khang khác và ngại ngùng, chỉ mới biết mến mến, thương thương chứ ai dám nói gì với nhau đâu? Tôi và Phượng chỉ biết dành cho nhau những cử chỉ nhẹ nhàng, những lời nói… vụng về, ngây ngô, khi xa thì muốn gặp nhưng khi gần thì… câm nín!

Năm tôi vào trung học cơ sở, cũng là thời gian cha Phượng đột ngột ngã bệnh nặng. Mẹ Phượng mất sớm, cuộc sống gia đình chẳng khá giả gì, Phượng lại là con lớn. Trước tình cảnh này, Phượng đành thôi học để ở nhà chăm sóc cha và gánh vác gia đình. Những ngày đầu làm quen bạn mới, thầy cô giáo mới, đặc biệt thiếu vắng Phượng tôi rất buồn và thấy hụt hẫng, trống trải vô cùng. Dần dần, nhờ phải cố gắng nhiều hơn cho việc học hành ở lớp mới nên tôi cũng

Đề nghị tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội và bắn pháo hoa trong dịp Tết Nhâm Dần

trình giao lưu nghệ thuật.Chương trình giao lưu nghệ

thuật “Xuân Quê hương” năm nay

có sự đổi mới, kết hợp hài hòa, thú vị giữa nhiều yếu tố âm nhạc truyền thống và âm nhạc hiện đại

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có công văn đề nghị các địa phương tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội và bắn pháo hoa trong dịp Tết Nhâm Dần.

Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch; Sở Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai một số nội dung.

Đó là chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội và hoạt động bắn pháo hoa nổ trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

Căn cứ tình hình diễn biến dịch bệnh tại địa phương, tổ chức các hoạt động

du lịch, thể thao; hoạt động tại các bảo tàng, di tích, thư viện, rạp chiếu phim, địa điểm biểu diễn nghệ thuật theo Văn bản số 3862/HD-BVHTTDL ngày 18/10/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương hướng dẫn các khu, điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch trên địa bàn chủ động xây dựng kế hoạch, phương án tổ chức các hoạt động phục vụ khách du lịch trong dịp Tết Nguyên đán, bảo đảm du khách được đón tết vui tươi, lành mạnh và an toàn...TS tổng hợp (theo nhandan.vn và

hanoimoi.com.vn)

nguôi ngoai, tập trung cho học tập. Mỗi lần gặp lại Phượng, tôi đem chuyện học tập, thi cử, bạn bè, trường lớp… kể cho Phượng nghe. Phượng rất chú ý rồi chợt đôi mắt buồn buồn xa xăm. Tôi thấy thương Phượng lắm và tự trách mình… vô tâm! Sao lại kể chuyện học hành để Phượng buồn, tủi thân?...

Thời gian lặng lẽ trôi. Tôi cứ theo đuổi việc học hành, mỗi năm học lên lớp mới, tôi và Phượng gặp nhau cứ ít dần, thưa dần. Một buổi chiều gặp Phượng bên con suối nhỏ đang giữa mùa cạn nước, tôi thấy Phượng trở nên cứng cỏi, đảm đang hơn. Vẫn mái tóc đen dài búi gọn bằng cọng dây cói khô, đôi má hồng bắt đầu rám nắng và đôi mắt đen rất sáng nhìn tôi đến kì lạ. Hai đứa ngồi bên nhau rất lâu trên bờ suối cát. Phượng hỏi tôi chuyện học hành, khuyên tôi cố gắng học giỏi để mẹ tôi mừng… Tôi liến thoắng kể đủ chuyện về trường lớp, về dự định vào đại học, sau khi ra trường trở về chính nơi này công tác vân vân và vân vân…

Tôi cao hứng cứ nói thao thao bất tuyệt như một cậu học trò “nhập tâm” trong một bài văn hay, mà chẳng ý tứ quan sát gì đến thái độ phản ứng của cô bạn gái ngồi bên. Phượng vân vê vạt áo nhìn sâu vào mắt tôi nhỏ nhẹ:

- Anh nói chuyện… khác đi?- Ư,… Anh nói chuyện mai

này. Vậy mà… …Ánh trăng non đầu tháng

treo trên ngọn tre nhấp nháy sáng. Sương đêm làm lạnh áo hai đứa. Phượng thở dài, đứng dậy chìa vai vào quang gánh rau xanh. Hai đứa ra về (!)…

Năm tháng vô tình như dòng sông cứ vơi đầy, chảy về biển cả. Cuộc sống chân chất của người dân quê tôi cứ lặng lẽ trôi qua. Mỗi năm, hai mùa khô hạn và bão giông; những mùa bông mía nở trắng cánh đồng, mùi vị ngọt ngào của mía đường hòa lẫn vị mồ hôi mặn đắng của bao người nông phu một đời lam lũ, kết tinh quyện chặt với nơi này...

Chương trình “Xuân Quê hương” năm 2022 sẽ được tổ chức vào ngày 22/1

với sự góp mặt của nhiều gương mặt nghệ sĩ gốc Việt tiêu biểu và nghệ sĩ trong nước. Chương trình đa dạng về loại hình, thể loại, hứa hẹn thể hiện rõ nét sự phát triển của âm nhạc, nghệ thuật Việt Nam, hài hòa trong gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Chương trình được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến vào 20 giờ, ngày 22/1 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, VTV4 Đài Truyền hình Việt Nam.

XEM TIẾP TRANG 11

BÔNG MÍA TRẮNGBÔNG MÍA TRẮNG

THỨ BẢY 15 - 1 - 2022 CUỐI TUẦN6

TẢN VĂN

HỒ SƠ TƯ LIỆU

VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Nhân năm Nhâm Dần 2022, chúng ta hãy tìm hiểu về những nhà cách mạng thế giới tuổi Dần.

NGUYỄN VĂN TOÀN

Lãnh tụ cách mạng thế giới Karl Marxsinh năm Mậu Dần 1818Karl Marx sinh ngày 5/5/1818 tại

thành phố Trier thuộc Vương quốc Phổ (thuộc nước Đức ngày nay). Ngày 15/4/1841, khi mới 23 tuổi, Karl Marx nhận được bằng tiến sĩ triết học. Karl Marx đã sáng tạo ra triết học duy vật biện chứng, tạo nên một cuộc cách mạng trong nhận thức và cải tạo thế giới. Bên cạnh đó, Karl Marx đã vạch trần việc giai cấp tư bản đã bóc lột giá trị thặng dư của những người lao động làm thuê tạo ra. Ngoài ra, Karl Marx đã phát hiện ra vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trên thế giới là tiến hành cách mạng vô sản tự giải phóng mình và giải phóng toàn xã hội khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa.

Karl Marx là nhà tư tưởng thiên tài, nhà cách mạng vĩ đại, lãnh tụ kiệt xuất của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Trọn đời Karl Marx đã cống hiến vì lý tưởng giải phóng giai cấp, giải phóng loài người. Đặc biệt, vào tháng 2/1848, Karl Marx và người đồng chí thân thiết Friedrich Engels cùng soạn thảo và xuất bản “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, là văn kiện đầu tiên có tính chất cương lĩnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Bản

THIÊN KIM

Tôi có một thói quen, vào những ngày cuối cùng của năm, tôi thường ngồi lại một mình và viết nhật ký trải lòng

về những điều mình đã từng trải qua trong suốt 365 ngày với đủ đầy những dư vị và sắc màu của cuộc sống.

Một ngày...Hai ngày...Rồi ba trăm sáu lăm ngày...Ấy là những câu chuyện lướt qua trên

từng bàn phím lách cách đêm khuya thanh vắng và những xúc cảm, những khoảnh khắc cứ ùa về, tuôn trào lấp đầy trái tim tôi. Xen kẽ bao nhiêu cảm giác mà bạn thân nó hay chọc mỗi khi đếm trên đầu ngón tay 'buồn vui xui tình tiền". Có những khi chính tôi cũng cảm thấy ngạc nhiên vì những gì mình đã làm được. Là chính tôi, đã từng cố gắng như vậy, đã từng kiên cường như vậy, đã từng trở thành một con người tốt đẹp đến như vậy.

Những ngày cuối năm 2021 vẫn như bao ngày khác, vẫn đủ 24 giờ, nhưng dường như có chút gì đó khựng lại chùng chình, dùng dằng, níu kéo và thấy trống trải vô cùng.

Những ngày cuối năm bỗng thấy nhiều sự đồng cảm đến lạ. Cuốn lịch cũ mỏng dần đi để bắt đầu một cuốn mới, trang mới. Thế nhưng, vẫn không xoa dịu được những nỗi đau, những mất mát do đại dịch

QUỲNH UYỂN

Nhà văn Phạm Kim Anh sinh ngày 9/8/1945 tại Đức Nhuận, Mộ Đức, Quảng Ngãi; là học sinh miền Nam ra Bắc học tập, ông về

Lâm Đồng công tác trong lực lượng Công an Nhân dân ngay sau ngày đất nước thống nhất. Viết văn, viết kịch, làm thơ, viết báo là nhu cầu tự thân thôi thúc ông không ngừng cầm bút. Trải qua những năm tháng hàn gắn vết thương chiến tranh đầy gian khó, tình hình an ninh trật tự diễn biến phức tạp. Là chủ bút Bản tin Công an Lâm Đồng, nhà văn Phạm Kim Anh đi sâu viết mảng an ninh, các vụ án, vụ việc, tình tiết nóng của vùng Tây Nguyên nhạy cảm là chất liệu phong phú để ông sáng tác. Ông viết nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết về hoạt động tình báo; nhiều bài báo về những khó khăn trong trận truy quét Fulro, những chiến công, những gương chiến đấu quả cảm, hy sinh của lực lượng công an trong những năm tháng đầy cam go... của người “trong cuộc”. Ngòi bút Phạm Kim Anh đi vào nhiều tình tiết đắt, sắc, ông viết rất khỏe, rất nhanh, rất nhiều với bút lực dồi dào, văn tài sung sức. Sớm qua đời vì bệnh hiểm nghèo ở tuổi 54 vào ngày đầu đông năm 1999, nhưng chỉ trong chưa đến 2 thập kỷ cầm bút, nhà văn Phạm Kim Anh đã kịp cho ra đời một lượng tác phẩm đồ sộ với 12 cuốn tiểu thuyết, tập truyện ký, truyện ngắn; nhiều kịch bản sân khấu; hàng chục bài báo... phản ánh sống động vùng đất Nam Tây Nguyên.

Tuyển tập thơ, văn Phạm Kim Anh vừa được trao giải A Giải thưởng Hội Văn học Nghệ thuật Lâm Đồng lần thứ II gồm 2 tập dày dặn; trong đó, tập 1 gồm 20 bài báo, 7 truyện ngắn, truyện ký, 28 bài thơ đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và cả những trang viết chưa từng công bố; cuối tập có 18 bài thơ tiễn biệt thể hiện tình cảm tiếc thương của văn nghệ sĩ Lâm Đồng với nhà văn Phạm Kim Anh khi ông rời cõi tạm; tập 2 gồm hai tiểu thuyết đặc sắc của ông là Ám ảnh một tình yêu (tiểu thuyết tình cảm) và Hoa Mimosa (tiểu thuyết tình báo). Tác phẩm của ông thấm đẫm nỗi thương yêu.

Độc giả Lâm Đồng trong 2 thập kỷ 80-90 của thế kỷ trước đã quá quen thuộc với tác giả Phạm Kim Anh qua nhiều tác phẩm xuất hiện đều đặn trên văn đàn như: Giọt nước

mắt mối tình đầu, Nỗi đau trong suốt cuộc đời, Ám ảnh một tình yêu, Hoa Mimosa, Sau hai lần tân hôn, Lãng đãng mây ngàn, Đừng xa nhau nữa, Người trở về, Lời cảnh báo, Hoa và gái bán hoa, Đứa con rơi, Chuyện tình của Haly... Tiểu thuyết của Phạm Kim Anh gây được tiếng vang lớn, các tác phẩm như “Giọt nước mắt mối tình đầu”, “Nỗi đau trong suốt cuộc đời”... đều được in trên 40.000 bản và bán hết ngay sau khi phát hành. Trong đó, tiểu thuyết tình báo Hoa Mimosa (trong tuyển tập vừa trao giải thưởng) được các đơn vị phát hành đặt mua hết từ khi mới đưa vào nhà in những năm 1980. Tác phẩm kể về hành tung đầy bí ẩn của Hăng-ri, một du khách vốn là nhân viên tình báo Pháp trở lại Đà Lạt để tìm nấm mộ có trồng cây Mimosa của Huỳnh Liên,

người tình năm xưa và Huỳnh Đô, đứa con trai lưu lạc hay để hoạt

động tình báo. Tất cả các nhân vật trong tác

phẩm của Phạm Kim Anh đều

yêu. Hăng-ri chơi bời trác táng lại yêu thiết tha, chung thủy Huỳnh Liên, một chiến sĩ cách mạng; Kim Dung

hết mực yêu chồng, chỉ vì

muốn giữ chồng mà tìm mọi cách

để đưa Huỳnh Đô vào tù; Mỹ Lệ xinh đẹp,

sống buông thả, có thể cặp kè với các loại đàn ông lại chết ngay trên mộ Huỳnh Đô vì yêu chung thủy; Bảy

Hổ tướng cướp giết người không gớm tay lại gặp tiếng sét ái tình với nạn nhân vụ cướp. Đó là nghịch lý của tình yêu, của những khoảng trời, của tâm hồn và những trái tim yêu thổn thức, không thể lý giải mà con người cũng vô vọng khi muốn tìm hiểu nó đến tận cùng...

Với văn chương, ông viết bằng trái tim yêu ăm ắp, đầy đam mê; khi viết báo, ngòi

bút của Phạm Kim Anh lại đi vào từng khía cạnh đời sống với cái nhìn nhân văn, nhân nghĩa, nhân bản, nhưng luôn quyết liệt trước cái xấu, cái ác. Rất nhiều bài báo đăng trên các báo, tạp chí địa phương và Trung ương chuyển tải câu chuyện ông kể bằng chi tiết, dữ liệu, ngày, tháng chính xác và sống động, gắn với từng nhịp đập, từng hơi thở cuộc sống. Những vùng đất ông đi qua, những số phận ông gặp chắt lọc, những vụ án với những góc khuất, những khía cạnh ông đề cập, người đọc đã hình dung về một thời kỳ đầy gian khổ của lực lượng An ninh Nhân dân vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống.

Thành tựu nổi bật của nhà văn Phạm Kim Anh phải kể đến là những kịch bản sân khấu xuất sắc như: Viên đạn cuối cùng, Sau đêm tân hôn, Lựa chọn, Giai điệu tình yêu..., đặc biệt là Mối tình qua Tết Lirboong được trên 20 đoàn nghệ thuật trong nước dàn dựng bằng hầu hết các loại hình sân khấu, được tặng Huy chương Vàng tại Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1985.

Giữa bộn bề trăn trở, thi thoảng ông cũng làm thơ cho cuộc sống thi vị. Thơ của Phạm Kim Anh bình dị, mộc mạc, chân chất, không trau chuốt như chính con người ông, nhưng ẩn chứa tình cảm sâu nặng thiết tha: Ngẩn ngơ đứng giữa rừng người/Vẫn không tìm thấy nụ cười của em/Nhìn bao ánh mắt long lanh/Sao anh chẳng thấy mắt anh mong chờ (Vô đề); Ngủ đi em giấc ngủ say/Cho con cò trắng bay đầy giấc mơ/Cho anh lặng lẽ làm thơ/Ru em như tự ngày xưa mẹ ngồi... (Ngủ đi em).

Điểm tựa vững chắc của nhà văn Phạm Kim Anh là người vợ hiền, đảm đang, chung thủy, luôn sống trong veo như dòng nước, nhưng lại kiên cường mạnh mẽ đến không tưởng. 20 năm nhớ thương chồng, bạn đời của ông là dược sĩ Hà Thanh Thủy đã tập hợp các tác phẩm văn, thơ, báo chí in thành tuyển tập, để thế hệ bạn đọc hôm nay được đọc lại. Báo Lâm Đồng cuối tuần xin giới thiệu đến bạn đọc Tuyển tập thơ văn Phạm Kim Anh vừa được vinh danh Giải A - Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Lâm Đồng lần thứ II - 2021.

Nhà văn Phạm Kim Anh:

Ngòi bút của những nỗi thương yêuSau 22 năm rời xa cõi tạm, một phần gia tài văn chương của nhà văn Phạm Kim Anh vừa được vinh danh giải A Giải thưởng Văn học nghệ thuật Lâm Đồng lần thứ II - 2021; đó là ghi nhận xứng đáng những đóng góp của ông cho văn học nghệ thuật của tỉnh.

Tuyển tập thơ văn Phạm Kim Anh được vinh danh Giải AGiải thưởng Văn học nghệ thuật Lâm Đồng lần thứ II - 2021 là ghi nhận xứng đáng.

Nhà văn Phạm Kim Anh hạnh phúcbên vợ con thời còn trẻ.

THỨ BẢY 15 - 1 - 2022CUỐI TUẦN 7

Nhà cách mạng thế giới tuổi Dần

VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

NGUYỄN TẤN ON

Mời emlên đồi cỏ mượtỞ đây rừng thơm hoa dạiẤm nồng bởi những đồi thôngCúc quỳ vàng ươm kỷ niệmNắng lạnh cho má thêm hồng

Có những chiều xô nắng xuốngHồ lăn tăn sóng buồn buồnBâng khuâng chuông nhà thờ đổChầm chậm nhìn hoàng hôn buông

Mùa đông cỏ hồng chờ đợiCởi dép mời em lên đồiÊm đềm bước trên cỏ mượtLỡ chân té ngã có đôi

Mùa đông xem chừng sắp hếtHàng đào bứt lá rụng đauBên kia rừng thông gió húBầy chim se sẻ gọi nhau

Mỗi năm tôi về đúng hẹnChờ em mòn mỏi tiếng giàyChờ em núi gầy hơn trướcEm không về, tôi - lại - đi.

Tuyên ngôn khẳng định: “Thay cho xã hội tư sản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, sẽ xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”.

Nói về học thuyết của Karl Marx, Vladimir Lenin (người kế tục xuất sắc sự nghiệp giải phóng con người của Karl Marx) đã khẳng định: “Nó là một học thuyết hoàn bị và chặt chẽ; nó cung cấp cho người ta một thế giới quan hoàn chỉnh, không thỏa hiệp với bất cứ một sự mê tín nào, một thế lực phản động nào, một hành vi nào bảo vệ sự áp bức của tư sản”.

Nhà lãnh đạo Liên XôIosif Stalinsinh năm Mậu Dần 1878Iosif Stalin sinh ngày 18/12/1878 tại

thành phố Gori của Gruzia. Kế tục sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Vladimir Lenin, ông là nhà hoạt động chính trị, nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản và Nhà nước Liên Xô, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô (1922-1953).

Dưới sự lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô do Iosif Stalin đứng đầu, Nhân dân Liên Xô đã hăng hái xây dựng chủ nghĩa xã hội, đưa đất nước lên vị thế cường quốc công nghiệp đứng đầu châu Âu, thứ hai thế giới vào cuối những năm 1930. Và cũng từ nền tảng thành tựu nói trên, Liên Xô đã đứng vững trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (1941 - 1944) và góp phần to lớn nhất trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, giải phóng nhiều nước ở châu Âu, châu Á, sau đó đã dẫn tới sự thành lập hệ thống xã hội chủ nghĩa. Sau chiến tranh, Liên Xô trở thành siêu cường trên thế giới, thành trì của cách mạng thế giới,

là đất nước tích cực ủng hộ phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Thủ tướng Anh Winston Churchill, một người trên thực tế có ác cảm lớn với Liên Xô, cũng phải thừa nhận: “Một hạnh phúc lớn lao đối với nước Nga là trong những năm thử thách khổng lồ, đất nước này được thiên tài, tướng quân sắt đá Stalin lãnh đạo. Ông ấy là nhân vật kiệt xuất nhất, bao trùm lên cái thời nhiều biến động mà cuộc đời ông ấy đã trôi qua. Stalin là con người nhiệt huyết phi thường và ý chí không gì bẻ gẫy nổi, cứng rắn, khốc liệt trong trò chuyện, người mà ngay cả tôi, kẻ được giáo dục tại Nghị viện Anh, cũng không có gì cưỡng lại được”. Tổng thống Pháp Charles De Gaull thì đánh giá: “Stalin có một uy tín to lớn, và không chỉ riêng ở nước Nga”.

Chủ tịch Hồ Chí Minhsinh năm Canh Dần 1890Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày

19/5/1890 tại tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Năm 1911, vì đất nước đang là thống khổ dưới ách cai trị của thực dân Pháp và phong kiến tay sai, Người đã xuất dương tìm đường cứu nước, cứu dân. Người đã từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Marx - Lenin, vừa làm công tác thực tế, dần dần Người đã hiểu được rằng “chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.

Ngày 3/2/1930, Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Người trở thành Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa

Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam). Người đã lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta kháng chiến chống chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và Việt Nam đã trở thành ngọn cờ cổ vũ cho phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.

Năm 1987, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc - Nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam”. Nghị quyết của UNESCO về Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Chủ tịch Hồ Chí Minh, một biểu tượng xuất sắc về sự tự khẳng định dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của Nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”. Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng nêu rõ: “Những đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật chính là sự kết tinh của truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc mong muốn được khẳng định bản sắc văn hóa của mình và mong muốn tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc”.

Năm 1990, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Giám đốc UNESCO phụ trách khu vực văn hóa châu Á - Thái Bình Dương, Tiến sĩ M.Ahmed đã khẳng định: “Người sẽ được ghi nhớ không phải chỉ là người giải phóng cho tổ quốc và nhân loại bị đô hộ mà còn là một nhà hiền triết hiện đại mang lại viễn cảnh và hy vọng mới cho những người đấu tranh không khoan

nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này”.

Chủ tịch Cuba Fidel Castro sinh năm Bính Dần 1926Chủ tịch Cuba Fidel Castro sinh ngày

18/3/1926 tại thành phố Biran của nước Cộng hòa Cuba. Ông là một trong những nhà lãnh đạo chủ chốt của Cách mạng Cuba và nước Cộng hòa Cuba. Ông từng nắm giữ chức vụ Thủ tướng Cuba từ năm 1959 tới năm 1976, và sau đó là Chủ tịch Cuba cho tới khi từ nhiệm vào năm 2008. Ông cũng là Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Cuba trong giai đoạn 1965-2011. Với người dân Cuba, ông còn được biết đến là “El Comandante” (Tư lệnh) của cách mạng Cuba.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Cuba do Chủ tịch Fidel Castro đứng đầu, đất nước Cuba đã có những thay đổi sâu sắc chưa từng có trong lịch sử. Ở Cuba, người dân được miễn phí về giáo dục, y tế, nhà ở và nhiều phúc lợi khác. Với những thành tựu này, Cuba là bằng chứng sinh động khẳng định trong thế giới đương đại, chủ nghĩa xã hội hoàn toàn khác với xã hội tư bản về việc đem lại hòa bình, độc lập cho các dân tộc và cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân.

Tạp chí Time (Mỹ) vào năm 2012 đã vinh danh Chủ tịch Cuba Fidel Castro là một trong 100 nhân vật có sức ảnh hưởng nhất mọi thời đại. Năm 2016, nói về Chủ tịch Cuba Fidel Castro, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro đã kêu gọi: “Hỡi các nhà cách mạng trên thế giới, chúng ta phải tiếp tục di sản và ngọn cờ độc lập và xã hội chủ nghĩa của ông cho quê hương”.

COVID-19 để lại. Năm nay, có lẽ sẽ là năm đặc biệt bởi người dân ít về quê hơn, ai cũng thực hiện khẩu hiệu "ai ở đâu ở yên đó" để hạn chế dịch bệnh lây lan. Chắc hẳn ngôi nhà thiếu vắng tiếng trêu đùa của mấy anh em. Nồi bánh chưng sao cũng thiếu hẳn hơi ấm của cả gia đình. Viết và nghĩ tới đây mà sống mũi cay xè đi. Có gì như là nuối tiếc, pha một chút hoài niệm nhơ nhớ... Nhớ hương vị của những ngày cuối năm. Là ngồi nhóm bếp lửa hồng có củi tre nổ lách tách. Mẹ sẽ vùi thêm củ khoai nướng cho ấm lòng em nhỏ. Mẹ sẽ bảo ban đàn con về những điều tử tế, về những câu chuyện may mắn đầu năm...

2021 - cũng là năm miền Trung gánh nhiều cơn bão lũ. Cũng nhiều mất mát khi nhà cửa, tài sản, gia cầm cứ thế trôi trong biển nước. Thế nhưng, những con người cần mẫn ấy vẫn rất lạc quan, vững chãi đôi chân của mình. Thương sao dải đất miền Trung! Dải đất ấy góp phần làm nên dáng hình Đất Việt đầy yêu thương.

Những chiều cuối năm, thấy thương cho những người bán rao hối hả trong dòng đời. Có những tiếng rao vội vã trong ngày mưa sợ ướt hết hàng khó bán. Có những tiếng rao tròn trịa, thảnh thơi. Những lúc đời mỏi mệt ta lại nghe được tiếng rao vui tai nhưng ngẫm lại thương "xoài chua lòe chua loét đây, ai mua thì bán không mua thì thôi". Lại có những tiếng rao nghèn

nghẹn nơi cổ họng, kéo dài mãi ở đoạn cuối như đùa cợt với mọi nỗi khổ đang bủa vây.

Chiều cuối năm, nhìn thấy đám trẻ con nô đùa đuổi nhau, tiếng cười giòn vang khắp ngõ như đánh thức mọi người cùng reo vui đón chào năm mới. Chắc hẳn chỉ có trẻ con là mong đến tết, là được hưởng trọn niềm vui của ngày xuân. Đôi lúc ước muốn quay trở về như những đứa trẻ vô âu vô lo, mặc

kệ xã hội ngoài kia đầy rẫy sự toan tính. Trưởng thành, ta đã mất quá nhiều thứ mà chẳng đổi lại được gì ngoài tuổi tác, sự già nua thể xác lẫn tâm hồn.

Những chiều cuối năm gần hết, đón chào một năm mới sắp đến, chỉ mong sao nước Nam sẽ ấm no vững bền, bớt thiên tai, hết dịch bệnh... chỉ cần vậy thôi cũng đủ an yên, hạnh phúc lắm rồi.

Chào nhé 2021.

Viết cho những ngày cuối năm... đừng nhạt

Ảnh minh họa: Internet

8 THỨ BẢY 15 - 1 - 2022 CUỐI TUẦN

4

3

DU LỊCH

Đấy chính là rừng hoa Mai anh đào nổi tiếng giữa rừng thông phía sau núi Lang Biang. Từ hướng núi này, có thể nhìn thấy thành phố Đà Lạt buổi chiều đón nắng mặt trời và đang rất thu hút du khách vì mùa Mai anh đào nở rộ. (Ảnh 1)

NHẬT QUÂN

Không biết được trồng từ bao giờ và được trồng như thế nào, nhưng đào núi Lang Biang trước đây, chỉ có người dân vùng Đan Kia và bà con có đất canh tác phía sau núi Lang Biang mới

biết. Năm 2016, các nhiếp ảnh gia Phạm Anh Dũng, Quý SG, Lại Thế Anh tìm ra rừng đào và là những người đầu tiên quảng bá vẻ quyến rũ của rừng Mai anh đào bằng hình ảnh. (Ảnh 2)

Đặc biệt, khoảng 3 năm nay, con đường đến rừng Mai anh đào được san ủi lại, đủ rộng cho xe ô tô đi, thuận tiện hơn cho người dân cũng như du khách có thể

vào tận nơi để chiêm ngắm vẻ đẹp tuyệt vời của rừng Mai anh đào mỗi độ xuân về. (Ảnh 3)

Gần đây, cây Mai anh đào còn được người dân nhân giống và trồng nhiều xung quanh vườn rẫy của mình tạo nên hình ảnh tươi hồng, vô cùng dễ thương cho vùng đất Đan Kia phía sau núi Lang Biang. (Ảnh 4)

Dù vậy, những cây Mai anh đào cổ thụ vẫn là tâm điểm thu hút du khách bởi hàng trăm cây mọc sát nhau, cổ đến nỗi thân bạc trắng, nhưng bông nở rực, sum suê cả một vạt rừng. (Ảnh 5)

Nhiều người dân vùng Đan Kia cho biết, cây bây giờ không nhiều và dày như ngày trước vì rừng đã bị bà con phát rừng làm rẫy. Nhưng, rừng Mai anh đào vẫn mang vẻ kỳ thú và cuốn hút không ngờ. (Ảnh 6)

Vì thế, mùa này, chiều chiều, con đường đất dẫn tới rừng đào núi Lang Biang đông hơn thường lệ và luôn tấp nập du khách vào dịp cuối tuần. Thậm chí, ngay cả những ngày mưa, dù đường đất đỏ trơn trượt và không có nắng, rừng đào núi cũng không ngăn bước chân du khách... (Ảnh 7)

Thắm sắcThắm sắcĐÀO NÚI LANG BIANG Thắm sắcThắm sắcĐÀO NÚI LANG BIANG Thắm sắcThắm sắcĐÀO NÚI LANG BIANG

1

2

7

6 5

9 THỨ BẢY 15 - 1 - 2022CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

CHUYÊN MỤC THANH NIÊN

DIỆP QUỲNH

Gia đình chị Phạm Thị Tâm, Tổ 8, Thôn Hai Bà Trưng vốn gắn với cây cà phê từ

nhiều năm nay, từ khi gia đình đến với vùng đất kinh tế mới Nam Hà, huyện Lâm Hà. Cà phê quen thuộc với người nông dân nhưng bấp bênh, được mùa rớt giá, thiếu công lao động, phân bón quá cao... Vậy là chị Tâm quyết tâm chuyển đổi sang trồng rau, hoa, theo lời động viên và sự hỗ trợ của tổ chức Hội Phụ nữ và ngành Nông nghiệp huyện Lâm Hà. Chị cho biết, các chị em tại Thôn Hai Bà Trưng cùng hợp tác thành tổ liên kết trồng rau, hoa, trong đó, các hộ trồng Hoàng anh và Thạch thảo nhiều màu đạt hiệu quả kinh tế khá tốt.

Hoàng anh và Thạch thảo là những loài hoa khá phổ biến tại thị trường hoa Việt. Đây là hai giống hoa đều thuộc họ cúc, có sức sống tốt và phù hợp với vùng đất có độ cao vừa phải, nhiệt độ cân bằng như Lâm Hà. Hoàng anh là hoa thân thảo, cắt cành, những bông hoa li ti màu vàng rực rỡ, rất phù hợp với việc cắm đơn thuần thành bó lớn hay cắm lẫn với những loài hoa khác. Tương tự Hoàng anh, Thạch thảo

cũng có vẻ đẹp mong manh, được người yêu hoa ưa chuộng. Chị Tâm chia sẻ: “Hai loài hoa Hoàng anh và Thạch thảo được cái là dễ trồng, dễ chăm, trồng một vụ có thể thu được cả chục lứa cắt. Trồng cũng rất dễ vì cây ít bệnh, chủ yếu là tưới nước và bón phân chăm cây cho thân cao, hoa cứng và màu đẹp”.

Không chỉ chị Phạm Thị Tâm, các chị Tạ Thị Mão, Hoàng Thị Liên... và nhiều chị em khác cũng gắn bó với cây Hoàng anh và Thạch thảo. Bởi cây Hoàng anh và Thạch thảo trồng rất dễ, làm đất kỹ, bón phân hữu cơ, lên luống, gieo hạt và tưới nước thì cây mọc nhanh chóng. Sau khi mọc từ 70-75 ngày là có thể cho thu lứa đầu. Hoa được sử dụng toàn thân nên chỉ cần cắt gốc, bó lại và cân kí cho thương lái. Tùy thời điểm, giá của Thạch thảo hay Hoàng anh đạt từ 20-40 ngàn đồng/kg. Có những thời điểm “sốt” hoa, 1 ký Hoàng anh, Thạch thảo được bán với giá xấp xỉ 45 ngàn đồng, các chị phải thắp đèn cắt hoa đến tận đêm.

Và khi cây Hoàng anh, Thạch thảo đã cắt, chỉ cần chăm bón, tưới tắm là cây tiếp tục lên mầm, trổ hoa vào chu kì tiếp. Như Hoàng anh, sau 45-50 ngày có thể cắt được lứa tiếp theo, Thạch thảo thì cần 2-3 tháng, cây mới lên giàn nụ đạt chuẩn cắt. “Quan trọng là

phải tưới nước và phân bón đầy đủ, ngừa bệnh đúng chu kì sẽ cho lá xanh, cây đẹp” - chị Phạm Thị Tâm chia sẻ. Cũng vì vậy, thu nhập từ trồng Hoàng anh, Thạch thảo rất nhanh, thường xuyên, giúp các gia đình có khoản thu hàng tháng hiệu quả. Và nếu chăm

tốt, cây Hoàng anh, Thạch thảo sẽ thu được trong 2 năm, rất phù hợp với các hộ ít người, không nhiều công lao động.

Chị Hoàng Thị Nhung, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Nam Hà cung cấp, chị em phụ nữ xã đã thành lập 2 tổ hợp tác trồng rau, hoa công nghệ cao tại hai thôn Nam Hà và Hai Bà Trưng. Chị em trồng nhiều loại rau, hoa, trong đó có Hoàng anh và Thạch thảo. Cùng với sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp, các chị em đã đầu tư hệ thống tưới tự động, canh tác hợp lí, hoa phát triển rất tốt. Chị Nhung chia sẻ: “Hai tổ hợp tác trồng rau, hoa công nghệ cao của chị em họat động rất mạnh, hỗ trợ nhau trồng rau, hoa có thu nhập ổn định, cao hơn cây cà phê nhiều. Dù ảnh hưởng từ dịch COVID-19, cây hoa có giai đoạn phải tấp bờ nhưng chị em không ngại, không nản. Hội cũng vận động chị em trồng rau ngắn ngày thay cho hoa để hỗ trợ bà con các tỉnh bùng dịch nặng. Sau khi dịch bớt, chị em lại quay lại trồng hoa, chăm hoa và thực sự cho thấy hiệu quả kinh tế rất ổn định”. Và từ hiệu quả thực tế, cây Hoàng anh, Thạch thảo đang mở rộng thêm diện tích trên đất Nam Hà, điểm chút sắc màu rực rỡ giữa vùng đất xanh.

Hoàng anh vàng giữa ngày xuânNhững người nông dân đã nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng, thay cây cà phê bằng những loại hoa khá đặc trưng của đất cao nguyên. Hoàng anh vàng, Thạch thảo tím, trắng..., những loài hoa lưu niên đang mang lại thu nhập tốt cho người trồng hoa. Đây là cây trồng mới của những chị em phụ nữ xã Nam Hà, huyện Lâm Hà.

Chị em phụ nữ xã Nam Hà thăm mô hình của gia đình chị Phạm Thị Tâm.

DIỄM THƯƠNG

Vừa qua, Thành đoàn Bảo Lộc cùng các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố tổ chức tham quan

và giới thiệu việc làm cho các đoàn viên, thanh niên có nhu cầu trong các lĩnh vực cơ khí, maketting, nuôi cấy mô... Tại buổi tham quan, các bạn đoàn viên, thanh niên được tiếp xúc trực tiếp với môi trường làm việc thực tế tại các doanh nghiệp. Từ đó, bạn trẻ nhận định được rõ công việc của mình phải làm và những công việc mà mình yêu thích. Qua buổi tham quan, nhiều đoàn viên, thanh niên đã được các doanh nghiệp tuyển dụng vào các vị trí cần nhân lực.

Bên cạnh đó, Thành đoàn còn phối hợp với sở, ngành tổ chức các lớp chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho gần 850 đoàn viên, thanh niên; xây dựng các mô hình nông thôn mới. Đến nay, một số mô hình được áp dụng rộng rãi, đem lại hiệu quả kinh tế cao như: Trồng lan (Lộc Thanh, Lộc Phát), trồng nấm (Đamb’ri, Lộc Sơn), Dệt thổ cẩm (B’Lao), Trồng dưa lưới (Đại Lào)... Đoàn Thanh niên các địa phương tiếp tục huy động nguồn lực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ sở trong triển khai thực hiện các mô hình ứng

Thành phố Bảo Lộc:Đoàn bàn chuyện giúp thanh niên làm ăn

dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho thanh niên.

Đồng hành với thanh niên trong hướng nghiệp, dạy nghề và giải quyết việc làm, Thành đoàn tiếp tục triển khai có hiệu quả các nguồn vốn vay, nhằm giúp đoàn viên, thanh niên phát triển kinh tế, giải quyết việc làm. Năm trước, tính đến 25/10/2021, tổng dư nợ

vốn vay ủy thác xấp xỉ 61 tỷ đồng qua Ngân hàng Chính sách xã hội cho 1.895 hộ vay vốn. Dư nợ vốn vay cho đối tượng học sinh, sinh viên ngày càng tăng cao, góp phần giúp đỡ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn học xong đại học, cao đẳng. Cùng với đó, Thành đoàn Bảo Lộc đã phối hợp cùng các doanh nghiệp trên

địa bàn thành phố đăng tin tuyển dụng và triển khai trong các hội nghị giao ban khối phường, xã hàng tháng.

Bí thư Thành Đoàn Bảo Lộc - Đỗ Mạnh Tường cho biết: Trong năm 2022, cùng với các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các cơ chế, chính sách, nghị quyết về khởi nghiệp, hướng nghiệp, tạo việc làm được tuyên truyền hiệu quả thông qua hệ thống Website, các trang mạng xã hội, các App trực tuyến quảng bá sản phẩm nông nghiệp; còn tổ chức các diễn đàn “Tư vấn hướng nghiệp”, “Hành trình đến với trường nghề, làng nghề”, “Hành trình đến với nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp”; phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, trang bị kiến thức về khoa học và công nghệ, xã hội hóa thành lập Quỹ Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp,... Phối hợp tổ chức tốt ngày hội việc làm, các sàn giao dịch, ngày hội tư vấn hướng nghiệp; liên kết với các trung tâm đào tạo việc làm tổ chức các lớp dạy nghề; giúp thanh niên nắm bắt được các cơ hội về

nhu cầu việc làm trên thị trường lao động, xu thế hội nhập, tiếp cận được các doanh nghiệp có nhu cầu việc làm.

Đồng thời, tăng cường vận động, dự báo nhu cầu và giới thiệu việc làm, định hướng phân luồng học nghề cho học sinh, sinh viên, thanh niên nông thôn, giúp họ đánh giá, lựa chọn đúng ngành nghề phù hợp với năng lực của bản thân, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quê hương, đất nước. Giúp thanh niên ý thức, thấy rõ được vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc không ngừng rèn luyện học tập, nâng cao trình độ tay nghề.

Tập trung hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp qua Quỹ Quốc gia về việc làm, Quỹ Thanh niên khởi nghiệp tỉnh và các nguồn tín dụng ưu đãi khác. Huy động từ nhiều nguồn lực để tăng vốn Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn; đầu tư ngân sách thỏa đáng để mở rộng mạng lưới dạy nghề, phổ cập nghề cho thanh niên, hỗ trợ vốn cho doanh nhân trẻ nông thôn. Tạo môi trường thuận lợi và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào khu vực nông thôn để phát triển sản xuất, tạo việc làm mới, tăng thu nhập cho thanh niên nông thôn cải thiện đời sống.

Năm 2021, phần lớn các đơn vị sản xuất, kinh doanh đều gặp khó khăn, nên trước tình hình mới, Thành đoàn TP Bảo Lộc xác định nhiệm vụ của tổ chức Đoàn và đoàn viên, thanh niên trong năm 2022 là gắn bó với đơn vị, cùng chung sức phục hồi sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho các đoàn viên, thanh niên cũng là góp sức phát triển kinh tế của thành phố.

Thành Đoàn TP Bảo Lộc tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tham quan các mô hìnhnuôi cấy mô, cơ khí...

10 THỨ BẢY 15 - 1 - 2022 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

LÂM AN

Trong một quán nhỏ tại xã nông thôn mới Lộc An, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, thấy hai bạn trẻ đang sôi nổi về học tập,

tôi tò mò hỏi ấn tượng của các cháu về việc học, một bạn nhanh nhẹn trả lời: “Hồi cấp 2, nhóm chúng cháu rất vui, bạn khá chung thì làm nhóm trưởng, bạn giỏi vẽ tới tiết mĩ thuật sẽ chủ họa, bạn giỏi tin thì đến mấy tiết khoa học công nghệ sẽ là huấn luyện viên của cả nhóm, có bạn sành món ăn, thức uống thì làm chủ xướng để làm nhóm vui hơn ạ”, bạn ngồi bên cạnh tiếp lời “Hồi lớp 8 cháu đã rất hứng thú và mở mang đầu óc trong quá trình mày mò làm đông các hợp chất để có sản phẩm khoa học Kẹo can xi làm từ vỏ trứng”. Khá bất ngờ với những tâm sự này, chúng tôi tìm về Trường THCS Quang Trung, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng - nơi hai bạn trẻ đã trải qua những năm tháng đáng nhớ của mình.

Nằm trên Quốc lộ 20, ngôi trường có diện tích và cơ sở vật chất không lấy gì lớn này là đơn vị giáo dục gần 10 năm liền đạt tập thể lao động xuất sắc; năm năm gần đây, trường 1 lần được Bộ Giáo dục tặng bằng khen, 4 lần nhận cờ thi đua và bằng khen của UBND tỉnh về các thành tích xuất sắc bậc THCS trong toàn tỉnh; đặc biệt, năm học 2020-2021, được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen.

Thời điểm mô hình “Trường học mới” vừa được Bộ Giáo dục triển khai thí điểm thì trường Quang Trung là một trong những trường THCS của tỉnh Lâm Đồng được chọn để áp dụng. Kể về chặng đường từ đó đến khi “Chương trình giáo dục tổng thể 2018” được thực hiện đại trà, Ban Giám hiệu nhà trường cho biết: “Cái khó nhất của việc áp dụng chương trình mới là ở chỗ làm thế nào để giáo viên, phụ huynh thấy được lợi ích rồi đồng thuận triển khai trong thời điểm có rất nhiều địa phương còn lúng túng, áp lực hoặc bỏ lơ”. Để vượt qua rào cản này, tập thể sư phạm nhà trường luôn phát huy tinh thần nêu gương, đầu tiên là Ban Giám hiệu phải chỉ ra được cái hay và xu hướng tất yếu của mô hình, sau đó thông qua các hội nghị chuyên môn, các chuyên đề, các tiết dạy thực nghiệm, Ban Giám hiệu sát cánh cùng giáo viên, thầy cô trải nghiệm cùng học trò. Tất cả từ khâu soạn giảng, dạy và học, rút kinh nghiệm đều chủ động và mang tính tập trung, dân chủ. Bên cạnh đó, cái khó thứ hai là với chương trình dạy học phát triển phẩm chất, năng lực, nếu lãnh đạo và thầy cô chỉ nắm chung chung quy trình của nó thì không những không phát triển được phẩm chất,

năng lực mà còn có thể dẫn đến nguy cơ một bộ phận học sinh trở thành “người thừa” hoặc “ăn theo” bạn bè trong lớp. Về điều này, thầy Văn Đức Phương, hiệu trưởng nhà trường nhấn mạnh: “Ngay từ đầu, chúng tôi đã xác định dạy học trong xu thế mới thì yếu tố quyết định là phải thay đổi cách dạy, bởi từ thay đổi cách dạy của thầy cô sẽ thay đổi cách học của học sinh, cách quản lý của nhà trường. Không những chú trọng chương trình chính khóa mà còn phải đa dạng và thiết thực các hoạt động ngoại khóa, để góp phần phát triển năng lực toàn diện cho các em, như hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giáo dục Steam, hoạt động nghiên cứu khoa học, hùng biện tiếng Anh, tiếng Việt, kể chuyện đầu tuần...”. Quả thực, đây chính là gốc rễ để tạo ra những thế hệ học sinh năng động, sáng tạo, là điểm tựa vững vàng cho trường khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ tthông mới (bắt đầu áp dụng từ năm học 2021-2022). Chia sẻ những ấn tượng về ngôi trường cũ của mình, bạn Nguyễn Thái Thủy Tiên - người vừa đoạt giải Khuyến khích “Hội thi Tin học trẻ toàn quốc năm 2021” cho biết: “Sức hút ngay từ khi mới bước chân vào THCS Quang Trung là tại đây chúng em được tận mắt chứng kiến những sản phẩm của học sinh làm ra mà lâu nay chúng em chỉ nhìn thấy trên đài, báo, ti vi hay ngoài cửa hàng, chẳng hạn như robot, tranh ảnh, thiết bị cảm biến...”.

Ngoài ra, điểm nhấn của trường là khả năng khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất để giúp các em vận hành tốt các mô hình học tập mới. Nói về vấn đề này, thầy Nguyễn Xuân Toản (Hiệu phó phụ trách cơ sở vật chất) và cô Mai Hoa (Tổ trưởng Tổ Khoa học tự nhiên) chia sẻ: “Cơ sở vật chất tốt là rất cần thiết, nhưng không có nghĩa cơ sở vật chất chưa đầy đủ thì không thể dạy học phát triển phẩm chất, năng lực cho

học sinh được”, “Cứ sau khi kết thúc một chuyên đề, chúng tôi đều hướng dẫn các con vận dụng những điều kiện sẵn có tại địa phương để tạo ra các sản phẩm trải nghiệm sáng tạo”. Quả thực, tại phòng trưng bày các sản phẩm trải nghiệm sáng tạo, chúng tôi đã thấy hết niềm đam mê, sự vận dụng sáng tạo của các bạn học sinh qua các sản phẩm tiêu biểu “Tinh dầu cầm máu chiết xuất từ lá cây sống đời”, “Trà hạt bơ”, “Tấm cách nhiệt từ vỏ trấu”, “Máy cảm biến rò rỉ ga”... Được biết, từ năm 2015 đến nay, Trường THCS Quang Trung luôn luôn là đơn vị dẫn đầu của huyện Bảo Lâm về nghiên cứu khoa học của học sinh, các sản phẩm nghiên cứu khoa học, trải nghiệm của học sinh của Trường THCS Quang Trung đã giành 3 giải quốc gia, hàng chục giải cấp tỉnh và rất nhiều giải cấp huyện. Đặc biệt hơn, trong dịp cuối năm 2021, trường được Tỉnh Đoàn Lâm Đồng chọn làm không gian điểm để tiến hành “Ngày hội Steam - Khơi nguồn đam mê sáng tạo”. Chia sẻ những ấn tượng về hoạt động Steam của Trường THCS Quang Trung, ông Trương Quốc Tùng, Trưởng Ban phong trào Tỉnh Đoàn Lâm Đồng (đơn vị chủ trì Ngày hội Steam đầu tiên của tỉnh) cho biết: “Ngoài việc thầy cô nhiệt huyết, Câu lạc bộ Steam hùng hậu của trường thì ấn tượng nhất của tôi là rất nhiều các bạn học sinh trường Quang Trung có khả năng tư duy sáng tạo để làm ra một sản phẩm nhất định của mình từ các lý thuyết học được”.

Chia tay trường, điều mà chúng tôi cảm nhận rõ hơn cả là không khí vui tươi đến từ các em học sinh, sự chủ động trước nhiều biến động của tập thể sư phạm nhà trường và thêm một tin vui là Tổ chức The Dariu Foundation (Thụy Sỹ) vừa tài trợ kinh phí, nhằm khuyến khích niềm đam mê sáng tạo của các bạn trẻ dưới mái trường này.

Về nơi khơi nguồn đam mê sáng tạo

Tập thể nhà trường đón nhận quỹ học bổng của The Dariu Foundation Vietnam.

Mỗi năm tăng 10 - 20 tấn sản lượng nuôi ong mật

Mục tiêu thời gian tới, Công ty TNHH mật ong Thái Dương thôn Phú Bình, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng mở rộng liên kết 5 - 10 hộ với quy mô 200 - 500 đàn ong, tăng sản lượng nuôi ong mật từ 10 - 20 tấn/năm.

Được biết, từ năm 2019 đến nay, chuỗi liên kết của Công ty TNHH mật ong Thái Dương đã có 40 hộ duy trì nuôi ổn định 4.500 đàn ong mật, tổng sản lượng đạt 150 tấn/năm. Trong đó, gồm 60 tấn mật ong, 40 tấn sữa ong chúa và 50 tấn phấn hoa, tăng gấp 3 lần so với mục tiêu đề ra. Tất cả các sản phẩm nuôi ong mật đạt chất lượng này đã được Công ty TNHH mật ong Thái Dương tiêu thụ theo hợp đồng đã ký kết.

Quy mô liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nuôi ong mật 3 năm nói trên với tổng kinh phí thực hiện gần 2.260 triệu đồng, gồm ngân sách Nhà nước hỗ trợ gần 1.200 triệu đồng và vốn đối ứng hơn 1.060 triệu đồng…

MẠC KHẢI

KÉN TẰM: Kỷ lục 210 ngàn đồng/kg

Thông tin từ Hội Nông dân huyện Lâm Hà cho biết, kén tằm tại khu vực Lâm Hà đang được thu mua với giá cao kỷ lục: 210 ngàn đồng/kg. Các địa phương khác trong tỉnh, giá kén giảm từ 10-20 ngàn đồng/kg so với giá kén tại Lâm Hà. Đây là mức giá cao kỷ lục sau thời gian ngành tằm gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19, kén tằm không xuất khẩu được. Được biết, tơ sống Lâm Đồng đã có những đơn hàng xuất khẩu đầu tiên sang thị trường Ấn Độ và Trung Quốc với giá từ 75-78 USD/kg, mức giá này cao so với giá bình quân hàng năm là 55-60 USD/kg. Giá kén cao giúp người trồng dâu nuôi tằm có thu nhập tốt, đồng thời giúp Lâm Đồng có thêm nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu tơ tằm.

D.Q

Phấn đấu trên 80% tổng đàn gia súc, gia cầm được tiêm phòng định kỳ

Theo kế hoạch của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, trong năm 2022, toàn tỉnh phải đạt tỷ lệ trên 80% tổng đàn gia súc, gia cầm được tiêm phòng định kỳ, nhằm phát hiện, kiểm soát, ngăn chặn, khống chế hiệu quả các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và bệnh mới phát sinh, không để lây lan; giảm thiểu tổn thất về kinh tế, hạn chế tác động xấu đến ngành chăn nuôi và các hoạt động thương mại trên địa bàn.

Cùng với đó, mục tiêu phấn đấu trong năm 2022, toàn tỉnh đạt 100% cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô lớn, 90% cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa và 80% cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ áp dụng các biện pháp an toàn sinh học. Đồng thời có từ 20 - 25 cơ sở an toàn dịch bệnh đối với một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như lở mồm long móng, dịch tả lợn châu Phi, dịch tả lợn cổ điển, cúm gia cầm…

VŨ VĂN

ĐƠN DƯƠNG: Xảy ra 17 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp năm 2021Năm 2021, trên địa bàn huyện Đơn

Dương xảy ra 17 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, diện tích thiệt hại 16.220 m2, lâm sản thiệt hại 11,944 m3; tăng 2 vụ so với cùng kỳ, tăng 13% (17/15 vụ); số vụ vắng chủ 4 vụ, giảm 1 vụ, so với cùng kỳ năm 2020 giảm 20%.

Theo số liệu của UBND huyện Đơn Dương, hiện, tổng diện tích giao khoán bảo vệ rừng trên địa bàn huyện là 29.985 ha, đang giao cho 5 đơn vị quản lý và 956 hộ gia đình và 2 tập thể.

Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, UBND huyện Đơn Dương thời gian

qua đã chỉ đạo, kiểm tra, xử lý quyết liệt tình trạng xây dựng công trình, làm nhà lưới, nhà kính trên đất quy hoạch lâm nghiệp. Huyện đã tháo dỡ 13,765 ha nhà lưới, nhà kính 38 hộ, diện tích chưa tháo dỡ còn 3 hộ với diện tích 1,9 ha.

NGUYÊN THI

ĐÀ LẠT: 258 thư xin lỗi tổ chức, cá nhân vì trễ hạn giải quyết hồ sơ UBND thành phố Đà Lạt cho biết, trong

năm 2021, thành phố đã ban hành 258 văn bản xin lỗi tổ chức, cá nhân vì giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) trễ hạn.

Để tạo thuận lợi cho tổ chức, người dân trong giải quyết TTHC, lâu nay Đà Lạt đã

tăng cường kiểm soát chặt việc giải quyết hồ sơ, gắn với xử lý trách nhiệm cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết hồ sơ TTHC trễ hạn; kịp thời xin lỗi công dân, các tổ chức khi hồ sơ trễ hạn.

Cùng đó, UBND thành phố Đà Lạt cũng

yêu cầu các cơ quan, đơn vị có hồ sơ trễ hạn phải báo cáo, giải trình nhằm kịp thời chấn chỉnh, phê bình, có biện pháp xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân chậm trễ trong giải quyết TTHC, đặc biệt là trong các lĩnh vực như đất đai, xây dựng. V.TRỌNG

11 THỨ BẢY 15 - 1 - 2022CUỐI TUẦNNHÌN RA BỐN PHƯƠNG

... Dù người dân quê tôi nghèo nhưng rất trọng chữ nghĩa. Tôi may mắn hơn Phượng và bạn bè đồng lứa được mẹ chịu thương, chịu khó chắt chiu cho ăn học đến cùng. Cha tôi cũng đã mất trong chiến tranh, một mình mẹ gồng gánh nuôi ba anh em tôi ăn học, thì làm sao không chật vật, thiếu thốn được? Tôi luôn thầm nhủ, mình phải học thật tốt để không phụ lòng mẹ tôi và học thay cho cả… Phượng! Tôi dành tất cả cho việc học hành nhưng nào đâu biết rằng, chính những ngày tháng đó tôi đã vô tình đánh mất… Phượng! Tôi cứ ngỡ, tôi dành tất cả cho mẹ tôi, cho Phượng nhưng thật ra tôi trở thành kẻ vị kỉ chỉ lo cho chính bản thân mình!

… Tôi vào cấp ba. Do ở xã chưa có trường nên tôi phải lên huyện trọ học. Khi đó làm gì có xe máy? Mà làm sao mẹ tôi mua nổi xe máy để tôi đi học? (Xe đạp cũng cứ cà tàng tuột xích, bể vỏ hoài). Trong khi từ nhà tôi đến trường cũng ngót hai mươi cây số. Để tiện cho việc học hành, tôi trọ một nhà dân trên huyện. Kể như từ đó, tôi ít về nhà, rất ít gặp Phượng.

Hè năm đó, vừa tốt nghiệp trung học phổ thông, tôi hý hoáy làm hồ sơ, lao vào luyện thi đại học. Giữa lúc bận rộn chuẩn bị thi cử, khao khát đặt trọn niềm mơ ước vào tương lai, thì tôi nhận được tin Phượng… lấy chồng!

Tôi bàng hoàng như một con chim đang tung cánh thì bị trúng đạn. Đang giữa đêm khuya ở nhà trọ, tôi choàng dậy, đạp xe như điên về lại nhà. Tôi dựng mẹ tôi dậy hỏi chuyện… Phượng. Thương con, mẹ tôi lầu bầu ngồi dậy. Bà vừa khêu ngọn đèn dầu sáng thêm vừa mắng …

Mẹ tôi bảo rằng: Con gái đã lớn thì phải đi lấy chồng. Đời con gái như bông hoa, khi hoa nở có người hái, cha mẹ phải tính chuyện thôi, mai mốt quá lứa… ai lấy?, “Từ lâu, mẹ thấy con bé Phượng chăm chỉ, ngoan hiền, lễ phép cũng ưng… Nhưng khổ nỗi, mày cứ mải lo chuyện học hành, mẹ ngại, đành thôi!”…

- Nhưng chồng của Phượng là ai? Nó ở xóm nào?

- Thì nó là cái thằng… thằng? ... À, cái thằng gì bạn học cũ của mày đó. Nghe đâu nó đi làm ăn ở Tây Nguyên, mới về…

- Thằng Tính hả?- À… Ừ…Nói đoạn, mẹ tôi ngáp dài nghe đến não

nuột. Tôi vùng lao ra ngoài cánh đồng mía giữa trời tối đen. Tôi đi dọc theo con suối cạn như một kẻ mất hồn. Cát trắng dưới chân lạo xạo, khô khốc. Tiếng lá mía cứa vào gió đêm nghe mênh mang, xa vắng như thở than, trách cứ. Tôi cứ đi, đi mãi… Bất chợt, trước mặt là căn nhà tranh quen thuộc của Phượng hiện ra. Ngôi nhà im lìm chìm trong giấc ngủ say dưới màn sương bạc. Chắc giờ này Phượng đang vui với hạnh phúc? Em có còn nhớ gì đến thằng bạn nối khố này không? Trước khi đi lấy chồng, sao Phượng không nói với tôi một lời nào? Tại sao tôi ngu ngơ không dám ngỏ lời với em để bây giờ đã muộn màng rồi? Phượng lấy Tính làm chồng ư? Ngày xưa, Phượng đâu có thích thằng Tính? Sao lại?... Mấy năm trước Tính bỏ học giữa chừng lên Tây Nguyên lập nghiệp. Tính về hồi nào mà hai người cưới nhau sớm vậy? Sự đời sao khó biết trước được những gì sẽ xảy ra...

Hôm sau, trước khi tôi trở lại trường học, Thủy - em gái Phượng sang nhà mẹ tôi. Thủy tròn xoe mắt ngạc nhiên khi biết đêm qua tôi từ huyện về. Tôi nắm lấy tay Thủy hỏi dồn về Phượng làm cô em gái bối rối. Gỡ tay tôi ra, Thủy nói với tôi mà đôi mắt cô bé cứ nhìn đi nơi khác:

- Chị em gởi anh cái này. Thôi, em về! Cô bé thoáng ra cửa, mất hút giữa hàng

râm bụt trước hiên nhà. Tôi đứng trân nhìn theo bóng Thủy xa dần, niềm cay đắng trào dâng trên mắt. Chợt nhớ, tôi vội mở chiếc phong bì cồm cộm Thủy vừa đưa. Chiếc vương miện… cỏ đã khô được xếp cẩn thận rơi sóng soài xuống sàn nhà. Lá thư nhỏ gấp đôi cất dưới đáy chiếc phong bì. Trời ơi! Đã nhiều năm rồi mà Phượng vẫn còn cất giữ kỷ vật… trò chơi của thời thơ dại. Tôi đã quên.

Còn em thì lại nhớ! Con gái bao giờ cũng sâu sắc, kín đáo và nặng lòng chứ đâu “ồn ào” mà lại vô tâm, đáng trách như bọn con trai (!)

Đọc những dòng thư ngắn ngủi Phượng viết, tôi mới hiểu tình cảm từ lâu Phượng dành cho tôi nồng nàn, tha thiết biết bao nhiêu và tôi chua chát tự trách mình.

“… Em phải đi lấy chồng theo sự sắp đặt của gia đình. Xin anh đừng trách em tội nghiệp! Từ lâu, em muốn được làm… vợ anh. Nhưng sao không thấy anh ngỏ lời? Em thầm nhủ, chắc anh chê em ít học… Em rất buồn! Em xin lỗi anh…”.

Tôi chết đứng như trời trồng! Thì ra, hôm hai đứa ngồi rất lâu bên suối, em bảo tôi nói “chuyện khác” chính là chuyện… bây giờ em trách đây sao! Tôi là thằng con trai nhưng lại ngờ nghệch trong chuyện tình cảm của mình. Trong khi Phượng dịu dàng, ý tứ, chờ đợi… để rồi vô vọng, lặng lẽ sang sông!

* * *Tôi trở về thăm quê lần này cũng đúng

vào tháng Chạp. Hơn mười năm lập nghiệp ở thành phố, tôi đã có vợ con - một gia đình hạnh phúc. Nhưng không hiểu sao mỗi lần đặt bước chân trên quê cũ thân thương, hình ảnh Phượng và bao nhiêu kỷ niệm ngày xưa cứ khắc khoải hiện về. Chính nơi này, tôi và Phượng đã sinh ra, lớn lên gắn liền tuổi thơ với những tháng năm cực khổ, đói nghèo, những kỷ niệm vui buồn, nông nổi. Để bây giờ, quê hương trở thành nỗi nhớ da diết, nguồn cội mỗi khi ai đã đi xa. Tìm về!

Mười năm! Dù trong ký ức tuổi thơ của một đời người không phải là dài, nhưng cũng đủ làm thay đổi bộ mặt một làng quê. Tôi bâng khuâng nhận ra quê hương mình giờ đã khác xưa nhiều lắm: Điện lưới quốc gia đã về tận từng nhà dân thay cho ngọn đèn dầu hiu hắt mà ngày xưa tôi thường học bài. Đường qua lối lại trong thôn đã được bê tông hóa sạch bóng. Nhiều nhà xây, mái ngói mọc lên thay cho những mái nhà tranh, vách đất xiêu vẹo, dột ướt mỗi khi mùa nước lũ tràn về. Cây cầu tre bắc qua con suối nhỏ ngày

xưa đã nhường chỗ cho một cây cầu xi măng được xây kiên cố. Hàng trụ bê tông, cột sắt vươn ra lạnh lùng dưới những bước chân người qua lại. Và, những cánh đồng mía chạy dọc hai bên bờ suối đến tận xóm Đồi ngày xưa bạt ngàn giờ không còn nữa. Thay vào đó là những nương dâu xanh đến… nao lòng! Mẹ tôi bảo, mấy năm sau này, mía đường mất mùa, giá cả bấp bênh; việc trồng và thu hoạch mía vất vả lại tốn nhiều công sức, thời gian. Trong khi đó, trồng dâu nuôi tằm lại cho thu nhập cao hơn. Dẫu vẫn biết cái nghề “ăn cơm đứng” này cũng lắm gian nan! Từ đó, những cánh đồng mía cứ thu hẹp dần rồi mất hẳn. Có lẽ bây giờ chẳng còn ai nhớ đến mía đường một thời kham khổ, gắn bó với đời sống lao động của người dân nơi này? Và, nhớ những mùa bông mía nở trắng mỗi khi tháng Chạp về?...

Tôi thơ thẩn như một kẻ mộng du trên những nương dâu, bờ tre, dòng suối… Căn nhà tranh nhỏ bé ngày xưa của Phượng đã thay bằng ngôi nhà xây khang trang, mái ngói đỏ au, tường vôi xanh màu nước biển xa lạ trườn ra dưới nắng chiều se sắt. Phượng đã rời quê theo chồng lên Kon Tum lập nghiệp từ vài năm trước. Sống giữa miền đất cao nguyên trù phú trong căn nhà hạnh phúc, không biết có khi nào Phượng chợt nhớ về những tháng năm xưa, nhớ những mùa nước lũ tràn đồng, những mùa bông mía nở trắng mỗi khi tháng Chạp về ở quê nghèo này chăng?...

Hoàng hôn tím bầm choàng lên đỉnh núi xa xa. Sương đêm bay lất phất, ướt đẫm trên vai áo, khiến tôi chợt rùng mình. Vài con chim lạc đàn gọi nhau ríu rít trên bầu trời. Ngọn gió cuối đông thoảng qua, hàng tre già cựa mình xào xạc. Tiếng côn trùng nỉ non bắt đầu tấu khúc ca đêm đồng nội. Tựa lưng vào trảng cỏ ướt sương đêm, tôi nhắm nghiền hai mắt, hình ảnh Phượng hiện ra với đôi mắt đen xinh đẹp, mái tóc dài thơm nồng hương bồ kết. Và, những mùa bông mía nở trắng cánh đồng…

Bông mía trắng... TIẾP TRANG 5

Du lịch là một trong những lĩnh vực bị tác động nặng nề nhất bởi đại

dịch COVID-19 trong 2 năm qua. “Robot hướng dẫn viên du lịch” được 4 học sinh tiểu học và trung học của Hà Nội chế tạo xuất phát từ nhu cầu hỗ trợ du khách trong và ngoài nước có thể “đi du lịch qua màn hình” trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Sản phẩm “Robot hướng dẫn viên du lịch” đã được Hội đồng giám khảo trao giải Nhất trong “Cuộc thi sáng tạo dành cho thanh, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc năm 2021” do Quỹ Hỗ trợ sáng tạo Việt Nam (Vifotec), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức.

Nhóm 4 học sinh gồm các em: Nguyễn Hoàng Long (lớp 4A, Trường Tiểu học Trung Văn, quận Nam Từ Liêm), Nguyễn Huy Hoàng (lớp 7A11, Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trường Tộ, quận Đống Đa), Nguyễn Gia Huy (lớp 10A2 chuyên Tin, Trường Trung học phổ thông Chuyên khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) và Đỗ Khánh Linh (lớp 7A3, Trường Trung học cơ sở Nguyễn Văn Huyên, huyện Hoài Đức) đã lên ý tưởng và tiến hành thiết kế mô hình

Sáng tạo hiệu quả của học sinh Hà Nội: “Robot hướng dẫn viên du lịch”

“Robot hướng dẫn viên du lịch”.Việc hình thành ý tưởng và tiến

hành thiết kế mô hình này xuất phát từ mong muốn giúp du khách trong và ngoài nước có thể ở nhà mà vẫn tìm hiểu được các danh lam thắng cảnh, hiểu rõ hơn về cảnh quan, con người, các món ăn nổi tiếng của Việt Nam cũng như kết nối các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, lữ hành với du khách.

Em Đỗ Khánh Linh cho biết, mô hình này có 2 phần. Phần đầu là 1 sa bàn được làm từ bìa fomex và bìa carton với hình ảnh chữ S có kích thước 1200 x 800 x 200 mm

(dài x rộng x cao) và mô hình 3D có 3 địa danh nổi tiếng: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Kinh thành Huế và Nhà thờ Đức Bà, đại diện cho ba miền Bắc - Trung - Nam. Phần thứ hai là 1 robot đặt cạnh “sa bàn Việt Nam” trong vai trò “hướng dẫn viên du lịch”. Sau khi nhận được câu hỏi của người sử dụng, phần mềm sẽ tiến hành phân tích, xử lý và xác định được câu hỏi có nội dung tương thích.

Hệ thống máy tính và hệ thống mạch điện điều khiển được đặt trong robot. Màn hình giao tiếp đặt ở phần thân robot.

Cơ sở dữ liệu của phần mềm được chia thành 3 phần chính: phần 1 là bộ câu hỏi ngẫu nhiên về các địa danh du lịch của Việt Nam với 2 ngôn ngữ: tiếng Anh và tiếng Việt; phần 2 là bộ câu trả lời tương ứng với mỗi câu hỏi với 2 ngôn ngữ: tiếng Anh và tiếng Việt; phần 3 là bộ hình ảnh, video tương ứng với bộ câu hỏi - câu trả lời.

Trưởng nhóm Nguyễn Gia Huy chia sẻ, để robot hoạt động, phải xây dựng bộ xử lý cho robot. Đầu tiên là xây dựng cơ sở dữ liệu cho “hướng dẫn viên”. Sau khi có cơ sở dữ liệu, tiến hành xây dựng thuật toán điều khiển và giao diện với người sử dụng của robot.

Khi người dùng bắt đầu giao tiếp với robot, phần mềm thu nhận tín hiệu âm thanh, sau đó xử lý tín hiệu. Nếu như nội dung câu hỏi của người dùng có độ trùng khớp 70% các từ khóa tìm kiếm so với bộ câu hỏi có trong cơ sở dữ liệu, thì sẽ được coi là trùng khớp câu hỏi. Khi đã nhận dạng và tìm ra được câu hỏi tương thích với nội dung câu hỏi của người dùng, phần mềm sẽ tự động tìm ra câu trả lời, hình ảnh và video tương ứng có trong bộ câu trả lời, bộ hình ảnh và video trong cơ sở dữ liệu đã có. Đồng thời, từ khóa về địa danh

đang được nhắc tới sẽ được phần mềm truyền xuống vi điều khiển, thực hiện nhiệm vụ bật-tắt các dây đèn led tương ứng với địa danh đó.

Trưởng nhóm Nguyễn Gia Huy nói thêm, trong thời gian tới, nhóm tiếp tục nghiên cứu, nâng cấp chương trình, bổ sung nguồn dữ liệu để sản phẩm này trở thành người bạn đồng hành của du khách không chỉ khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, mà kể cả khi dịch bệnh được kiểm soát. Đồng thời, nhóm đang lập trình để tạo được phần mềm “Trợ lý ảo du lịch” chạy trên hệ điều hành Android, nhằm tăng tính phổ biến và dễ dàng tiếp cận với mọi người sử dụng hơn.

Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn đánh giá, sản phẩm “Robot hướng dẫn viên du lịch” đã thể hiện được ý tưởng sáng tạo, trình độ kỹ thuật, công nghệ tốt, sau khi hoàn thiện có thể ứng dụng vào thực tiễn đời sống cũng như phục vụ học tập, sinh hoạt.

Mô hình “Robot hướng dẫn viên du lịch” hoàn toàn có thể lắp đặt ở những nơi công cộng, các điểm du lịch, sân bay, bến cảng để du khách và bạn bè quốc tế có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin du lịch về Việt Nam.

Theo nhandan.com.vn

Nhóm tác giả bên mô hình “Robot hướng dẫn viên du lịch”.

12 THỨ BẢY 15 - 1 - 2022 CUỐI TUẦN

GIÁ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: PHAÏM SÔN DUÕNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT) ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI COÂNG TY CP IN VAØ PHAÙT HAØNH SAÙCH LAÂM ÑOÀNG

THỂ THAO

GÓC ẢNH ĐẸP

Trước nhu cầu nâng cao sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh của học viên, nhiều phòng tập Yoga trong tỉnh đã tổ chức các lớp học trực tuyến “Online” trong đại dịch. Dù gần đây, các phòng tập đã từng bước mở lớp trở lại nhưng số học viên đến lớp còn ít do lo ngại dịch bệnh nên nhiều nơi vẫn duy trì các lớp qua mạng.

VIẾT TRỌNG

Một trong những phòng tập Yoga đi đầu trong việc mở lớp dạy trực tuyến

trong tỉnh Lâm Đồng, đó là phòng tập “Yoga Đạ Tẻh” nằm tại thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh.

Điểm thuận lợi ở đây, huấn luyện viên (HLV) Hoàng Thị Thu Hà, người phụ trách phòng tập tại đây đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành sư phạm, có thể sử dụng công nghệ một cách thành thạo để dạy học. Là một trong những người gầy dựng phong trào Yoga tại huyện Đạ Tẻh từ những ngày đầu, phòng tập của HLV Thu Hà được đầu tư rộng rãi trên 200 m2, nằm trong một vị trí thuận lợi tại thị trấn nên thu hút rất đông học viên đến tập luyện hằng ngày, chủ yếu là phụ nữ. Trung bình mỗi ngày, nơi đây có từ 50-60 người tập luyện.

Khi đại dịch COVID-19 bùng phát tại thị trấn Đạ Tẻh trong giữa năm 2021 vừa qua, phòng tập phải tạm thời ngừng hoạt động. Tuy nhiên, theo yêu cầu nâng cao sức khỏe tại nhà, phòng, chống dịch bệnh của học viên, HLV Thu Hà đã mua bản quyền một phần mềm trực tuyến để mở lớp qua mạng. Thông qua máy tính hay màn hình truyền hình hoặc qua điện thoại thông minh, học viên có thể kết nối với HLV để tập theo giờ đã đăng ký hằng ngày.

Một phòng tập khác cũng tổ chức chiêu sinh các lớp tập trên mạng là phòng tập “Yoga An Thư” tại thị trấn Di Linh. Cô giáo An Thư hiện là giáo viên của một trường học tại thị trấn Di Linh và cũng là một HLV tiên phong đưa phong trào Yoga phát triển tại thị trấn Di Linh. Phòng tập của cô giáo An Thư lâu nay thu hút rất đông học viên, trung bình mỗi ngày có từ 40-50 học viên đến tập luyện. Khi dịch bùng phát tại địa phương, phòng tập tạm ngừng, cô giáo An Thư đã mở các lớp trực tuyến cho học viên, chủ yếu qua điện thoại thông minh để kết nối mọi người. Tùy theo thời gian của từng học viên để có thể chọn các lớp phù hợp với mình mở ra trong ngày, mỗi lớp như vậy kéo dài chừng 1 tiếng đồng hồ tập.

Tại Đà Lạt, CLB Yoga Đà Lạt

đóng chân tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh cũng là một nơi tiên phong về dạy trực tuyến. Khi dịch bùng phát, Yoga Đà Lạt đã liên tục có các lớp trực tuyến cho mọi đối tượng tập, từ các lớp chuyên đề, các lớp trị liệu cho đến lớp bình thường dành cho mọi người tập luyện nâng cao sức khỏe mỗi ngày.

Nhiều HLV cho biết, lúc đầu chỉ xem đây là giải pháp tình thế trong đại dịch, khi mà sự tập trung đông người bị hạn chế, mọi người phải tuân thủ giãn cách xã hội. Như HLV Nguyễn Thị Phương Hoàng, CLB Yoga Đà Lạt và cũng là Phó Chủ tịch Liên đoàn Yoga Lâm Đồng cho biết: “Hồi trước giờ đâu có nghĩ đến việc dạy trực tuyến, tập trực tuyến như thế. Như một thông lệ, đi tập đến lớp đông người gặp gỡ nhau rất vui, HLV và mọi người có thể giao tiếp với nhau, HLV có thể sửa các động tác tập chưa đúng cho từng học viên, mọi người có thể nhìn nhau cùng nỗ lực tập luyện, còn giờ phải tự tập ở nhà một mình nên không có động lực”.

Chính vì vậy, các lớp trực tuyến dù mở nhiều tháng cho đến nay vẫn rất vắng người tập. Như HLV Thu Hà chia sẻ: “Nhiều người lớn tuổi không rành công nghệ, ngại đụng chạm máy móc, chỉ biết sử dụng điện thoại di động cho tập nhưng máy nhỏ, mắt kém nhìn không rõ. Ai cũng bảo đi tập thì gặp gỡ mọi người, cùng động viên nhau tập, phòng tập rộng rãi, còn ở nhà một mình buồn, không có không khí tập, không có không gian đủ rộng, hoặc do ồn nên học viên còn rất ngại, nhiều người lúc đầu hăng hái đăng ký sau dần bỏ cuộc”.

HLV Thu Hà phòng tập Yoga Đạ Tẻh cho biết, trong suốt những tháng đóng cửa tạm ngừng phòng tập do dịch bệnh, các lớp trực tuyến chỉ có chừng 10 người tập. Tại phòng tập Yoga An Thư ở Di Linh cũng chỉ chừng chục người như thế theo lớp trực tuyến đến nay. Tại CLB Yoga Đà Lạt của HLV Phương Hoàng, với các lớp Yoga chuyên đề thì có khá đông, còn các lớp bình thường

thì cũng chỉ chừng trên dưới 10 học viên. Còn HLV Phạm Mai Xuân của CLB Yoga Đơn Dương cho biết thêm, dù phòng tập của mình trước đây khá đông, trên 30 học viên, nhưng khi dịch bệnh bùng phát nghỉ tập, cũng có không ít người muốn theo lớp trực tuyến nhưng dần cũng rời lớp. Cho đến nay, do tình hình chưa ổn nên CLB Yoga Đơn Dương chưa mở lớp trực tiếp lại, HLV Phạm Mai Xuân hiện phải dạy trực tiếp tại nhà riêng “1 kèm 1” cho những người có nhu cầu.

Tuy nhiên, như HLV Phương Hoàng nhận xét, các lớp Yoga trực tuyến cũng có những ưu điểm của nó mà nhiều người phải sử dụng rồi mới biết: “Có người lo lắng ngại tiếp cận công nghệ mới hoặc có thể chưa có điều kiện để sắm sửa, chỉ sử dụng điện thoại di động nên cũng khá bất tiện. Nhưng tập ở nhà rất thuận lợi, không cần di chuyển, đi lại trên đường mất nhiều thời gian; không tập trung đông người, chỉ cần

Những lớp Yoga trực tuyến trong đại dịch

đến giờ mở máy ra tập theo HLV, rất an toàn trong đại dịch”.

Cùng đó, vì học trực tuyến nên có thể tập bất kỳ ở đâu, tập bất kỳ chỗ nào, chỉ cần có chiếc máy điện thoại thông minh, một tấm thảm và một không gian tập luyện là đủ. Có thể tập trong nhà riêng hay có thể mang ra tập ngoài trời trong vườn, ở những chỗ thoáng khí, phù hợp. Theo HLV Phương Hoàng, trái ngược với lớp Yoga thông thường vốn rất vắng người tập thì nhiều lớp Yoga trực tuyến chuyên đề như Yoga trị liệu, Yoga tập thở, Yoga cho bà bầu - phụ nữ mang thai do HLV này tổ chức lớp gần đây chẳng hạn, lại có rất đông học viên trong và ngoài tỉnh đăng ký theo học, mỗi lớp như vậy kéo dài từ 1 tháng đến 1,5 tháng, có lớp đến 40 - 50 người đăng ký.

Cũng cần nhấn mạnh rằng, cần phân biệt giữa lớp học trực tuyến và tập theo các đoạn hướng dẫn (video) trên trang mạng “You Tube”, hay trên truyền hình. Theo HLV Phương

Hoàng, có rất nhiều người bảo rằng ở nhà chỉ cần mở trang mạng You Tube hay mở truyền hình với các hướng dẫn ra để tập theo. Nhưng vấn đề ở đây là người tập cần có một kiến thức căn bản đủ vững vàng để có thể theo các bài hướng dẫn này để tập, còn nếu không, người tập cũng có thể tập sai các tư thế và điều này về lâu dài rất không ổn. Trong khi đó, các lớp học trực tiếp qua mạng là một điều khác hoàn toàn. Thông qua màn ảnh, các HLV sẽ theo dõi, quan sát quá trình tập luyện cụ thể của từng học viên để có bài tập phù hợp cho từng người, chỉnh sửa những tư thế tập chưa đúng. Nói một cách khác, lớp học trực tuyến không giống với việc học bằng cách xem hướng dẫn tập theo ở chỗ có mang tính giao tiếp, giao tiếp giữa HLV với học viên, giữa học viên với các học viên khác trong lớp cùng tham gia. Đây chính là điều khác biệt rất cơ bản.

Yoga là một phương pháp tập luyện thể dục lâu đời của Ấn Độ, rất hiệu quả trong nâng cao sức khỏe, phòng, chống bệnh tật. Chính vì vậy, Yoga đang phát triển rất mạnh tại Lâm Đồng những năm gần đây, hầu hết các địa phương trong tỉnh đến nay đều có các CLB, các phòng tập Yoga hoạt động, thu hút rất đông học viên. Một ước tính của Liên đoàn Yoga Lâm Đồng, trong tỉnh hiện nay có đến vài nghìn người tập luyện Yoga hằng ngày.

Đặc biệt, trong diễn biến đầy phức tạp của dịch bệnh COVID-19 hiện nay, Liên đoàn Yoga Lâm Đồng, theo HLV Phương Hoàng, các phòng tập, các CLB nên có hình thức phù hợp để duy trì tập luyện trong đó có việc mở các lớp trực tuyến là một điều rất đáng khuyến khích.

Thác hoa. Ảnh: Võ Trang

Lớp Yoga trực tuyến do HLV Phương Hoàng hướng dẫn tại CLB Yoga Đà Lạt.


Recommended