+ All Categories
Home > Documents > ĐƯỜNG LỐI BẢN NỘP CÔ

ĐƯỜNG LỐI BẢN NỘP CÔ

Date post: 19-Nov-2023
Category:
Upload: independent
View: 0 times
Download: 0 times
Share this document with a friend
21
Đường lối xây dựng hệ thống chính trị DANH SÁCH NHÓM 6 1. Huỳnh Thị Minh Thư 1353801013205 2. Nguyễn Điệp Trúc Quỳnh 1253801010652 3. Trần Thị Thuý Phương 1353801013163 4. Bùi Thị Thuý Quyên 1353801013167 5. Võ Trần Hoàng Sa 1353801013172 6. Nguyễn Hữu Tài 1353801013176 7. Trương Tân Tân 1353801013179 8. Nguyễn Thị Thắm 1353801013180 9. Nguyễn Thị Thanh 1353801013183 10. Nguyễn Thị Phương Thảo 1353801013191 11. Trần Thị Thảo 1353801013193 12. Hồ Trần Anh Thơ 1353801013197 13. Đỗ Thuỵ Hoài Thương 1353801013209 14. Hoàng Thị Thu Thủy 1353801013211 15. Phan Thị Thủy 1353801013212 16. Đặng Phan Thuỷ Tiên 1353801013215 17. Trần Thị Cẩm Tiên 1353801013216 18. Lê Ngọc Mai Trâm 1353801013223 19. Nguyễn Trọng Tư 1353801013241 Nhóm 6 Trang 1
Transcript

Đường lối xây dựng hệ thống chính trị

DANH SÁCH NHÓM 6

1. Huỳnh Thị Minh Thư 1353801013205

2. Nguyễn Điệp Trúc Quỳnh 1253801010652

3. Trần Thị Thuý Phương 1353801013163

4. Bùi Thị Thuý Quyên 1353801013167

5. Võ Trần Hoàng Sa 1353801013172

6. Nguyễn Hữu Tài 1353801013176

7. Trương Tân Tân 1353801013179

8. Nguyễn Thị Thắm 1353801013180

9. Nguyễn Thị Thanh 1353801013183

10. Nguyễn Thị Phương Thảo 1353801013191

11. Trần Thị Thảo 1353801013193

12. Hồ Trần Anh Thơ 1353801013197

13. Đỗ Thuỵ Hoài Thương 1353801013209

14. Hoàng Thị Thu Thủy 1353801013211

15. Phan Thị Thủy 1353801013212

16. Đặng Phan Thuỷ Tiên 1353801013215

17. Trần Thị Cẩm Tiên 1353801013216

18. Lê Ngọc Mai Trâm 1353801013223

19. Nguyễn Trọng Tư 1353801013241

Nhóm 6 Trang 1

Đường lối xây dựng hệ thống chính trị

MỤC LỤCLời mở đầu..................................................................................................3

I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ......................4

II. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

TRƯỚC THỜI KÌ ĐỔI MỚI....................................................41. Hệ thống chính trị dân chủ nhân dân (1945-1954)......................................4

2. Hệ thống dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản

(giai đoạn 1954 – 1975) ......................................................................................9

3. Hệ thống chuyên chính vô sản theo tư tưởng làm chủ tập thể (1975-1985)

..............................................................................................................................10

III. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THÔNG CHÍNH TRỊ

THỜI KỲ ĐỔI MỚI................................................................. 121. Đổi mới tư duy hệ thống chính trị ...................................................12

2. Mục tiêu, quan điểm và chủ trương xây dựng hệ thống chính trị thời

kỳ đổi mới.................................................................................................13

3. Đánh giá sự thực hiện đường lối..............................................................17

Kết luận

..............................................................................................................................

19

Nhóm 6 Trang 2

Đường lối xây dựng hệ thống chính trị

Lời mở đầu

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ luôn tâm niệm về

cội nguồn dân tộc. Người thường nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân ta phải phát huy

truyền thống con cháu Lạc Hồng, giữ gìn giang sơn gấm vóc, phấn đấu đưa

nước ta sánh ngang với các cường quốc năm châu. Tiếp nối truyền thống anh

hùng này, các đời vua từ Đinh - Lý - Trần - Lê đều ra sức giữ gìn đất nước, mở

mang bờ cõi. Có câu “ dựng nước thì dễ giữ nước mới khó”, “nước có vững thì

dân mới giàu”, để có một đất nước hòa bình, ổn định thì cần phải có một nền

chính trị vững chắc.

Vậy hệ thống chính trị của một quốc gia là gì? Đường lối xây dựng và

hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam diễn ra như thế nào? Hoàn cảnh, chủ

trương cụ thể ra sao? Tất cả sẽ được đề cập chi tiết trong phần nội dung của Đề

cương chi tiết thuyết trình môn Đường lối Cách mạng của Đảng cộng sản Việt

Nam.

Phần Đề cương gồm 3 phần chính là:

I. Tổng quan về hệ thống chính trị

II. Đường lối xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ trước đổi mới (1945

– 1985)

III. Đường lối xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới

Nhóm 6 gửi đến cô đề cương chi tiết này. Phần đề cương hẳn còn nhiều

thiếu sót nhóm rất mong được cô xem xét và góp ý để nhóm bổ sung, chỉnh sửa,

thay đổi để từ đó nhóm hoàn thiện hơn phần nội dung cho bài thuyết trình trên

lớp và có một bài thuyết trình đạt thành công.

Cảm ơn cô!

---- Nhóm 6 -----

Nhóm 6 Trang 3

Đường lối xây dựng hệ thống chính trị

I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊTheo Chủ nghĩa Mác - Lenin hệ thống chính trị một bộ phận của kiến trúc

thượng tầng gồm các tổ chức, các thiết chế có quan hệ mật thiết với nhau về mặt

mục đích, chức năng trong việc thực hiện, tham gia thực hiện quyền lực chính trị

hoặc đưa ra các quyết định chính trị. Các tổ chức của hệ thống chính trị khác với

các tổ chức khác dựa trên cơ sở mục đích và chức năng của nó. Các tổ chức, thiết

chế trong hệ thống chính trị có mục đích, chức năng thực hiện, tham gia thực

hiện quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị; thực hiện hoặc tham gia vào các

quyết định chính trị, vào việc thực hiện các chính sách quốc gia; có đủ tư cách

pháp lý và được Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi nhận.

Các bộ phận cấu thành nên hệ thống chính tuy có một vị trí, vai trò khác

nhau nhưng chúng lại hỗ trợ, bổ sung cho nhau để đi đến thực hiện mục đích

chung. Cấu trúc của hệ thống chính trị rất đa dạng, nhưng cơ bản nó bao gồm ba

bộ phận: Nhà nước, chính trị, các tổ chức chính trị-xã hội của nhân dân. Hệ thống

chính trị ở Việt Nam hiện nay gồm Đảng Cộng sản Việt Nam , Nhà Nước, Mặt

trận Tổ Quốc Việt Nam và các đòan thể chính trị xã hội ( Tổng liên đoàn lao

động Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ

Việt Nam. . . ) Để xây dựng được một hệ thống chính trị vững chắc như bây giờ

thì từ khi khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa Đảng và nhân dân ta

phải trải qua gần 10 năm kháng chiến chống Pháp và hơn 20 năm kháng chiến

chống Mỹ cứu nước. Đi cùng với nhiệm vụ giải phóng dân tộc thì Đảng và nhân

dân còn nhiệm vụ phải tiến lên xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội với nhà nước của

dân, do dân và vì dân. Từ hoàn cảnh một nhà nước non trẻ mới ra đời, thù trong

giặc ngoài như ngàn cân treo sợi tóc cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải

phóng (30-4-1975) và đến Đại hội Đảng toàn quốc lần VI (12/1986) thì Đảng đã

từng bước tiến đến hoàn thiện hệ thống chính trị để bắt kịp với xu thế hội nhập

mới của thế giới.

II. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

TRƯỚC THỜI KÌ ĐỔI MỚI1. Hệ thống chính trị dân chủ nhân dân (1945-1954)

Nhóm 6 Trang 4

Đường lối xây dựng hệ thống chính trị

Sau thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng tám năm 1945 nhà nước dân chủ

nhân dân đầu tiên ở Việt Nam ra đời. Đó là thành quả 15 năm đấu tranh giành

chính quyền của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí

Minh, mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc lập, tự do, tiến

lên chủ nghĩa xã hội.

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời phải đối mặt với muôn vàn khó

khăn, thử thách.

Về mặt đối ngoại:

- Quân đội các nước Đồng minh, dưới danh nghĩa giải giáp quân Nhật đã lũ

lượt kéo vào nước ta.

- Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, có 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc đóng ở Hà

Nội và hầu hết các tỉnh. Chúng kéo theo bọn tay chân từ các tổ chức phản

động như Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc), Việt Nam Cách mạng

đồng chí hội (Việt cách)

- Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân đội Anh trà trộn một số quân Pháp nhằm

quay lại xâm lược nước ta. Lợi dụng tình hình đó bọn phản động ngóc đầu

dậy làm tay sai cho Pháp, chống phá cách mạng.

Về mặt đối nội:

Đất nước ta vừa mới độc lập, chính quyền cách mạng tiếp nhận đất nước

trong tình trạng kiệt quệ về kinh tế, nạn đói, giặc dốt cùng những tàn dư nặng nề

của chế độ cũ để lại. Chưa bao giờ trên đất nước ta lại cùng một lúc có nhiều kẻ

thù hung bạo và xảo quyệt như lúc này. Vận mệnh đất nước Việt Nam mới như

“ngàn cân treo sợi tóc”.

Nhiệm vụ cấp bách của Đảng, chính phủ và nhân dân ta là phải bảo vệ và

phát huy thành quả cách mạng, chiến đấu chống giặc ngoại xâm, nội phản, bảo

vệ chính quyền. Vì chính quyền là công cụ sắc bén của nhân dân để kháng

chiến, kiến quốc, bảo vệ thành quả cách mạng, Đảng chủ trương bất kể tình hình

như thế nào cũng phải "củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược,

bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân". Củng cố chính quyền trước

hết là tǎng cường sức mạnh, hiệu lực và cơ sở pháp lý về cả đối nội cũng như

đối ngoại.

Nhóm 6 Trang 5

Đường lối xây dựng hệ thống chính trị

Sau tuyên bố độc lập, trong phiên họp đầu tiên của chính phủ đã chủ trương

nêu ra những nhiệm vụ cấp bách :

Về chính trị

-Đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược giành độc lập và thống nhất thật sự cho

dân tộc;

-Xóa bỏ tàn tích phong kiến, thực hiện mục tiêu người cày có ruộng;

-Phát triển chế độ dân chủ nhân dân;

-Gây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội

-Đại đoàn kết dân tộc rộng rãi; không phân biệt giống nòi, giai cấp, tôn

giáo, ý thức hệ, chủ thuyết; không chủ trương đấu tranh giai cấp. Đặt lơi ích

của dân tộc lên trên hết.

- Khẩu hiệu dân tộc trên hết, tổ quốc trên hết là cơ sở tư tưởng cho hệ thống

chính trị giai đoạn này.

Trong thời đại của Hồ Chí Minh vấn đề đoàn kết dân tộc là vấn đề cốt lõi

cho mọi thắng lợi. Trong quá trình phân tích và đánh giá khả năng cách

mạng của từng giai cấp Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tranh thủ triệt để khả năng

lôi cuốn toàn bộ giai tầng nhân dân vào công cuộc đấu tranh chống giặc

ngoại xâm, dành độc lập dân tộc.; vì sự nghiệp đặt lợi ích dân tộc lên trên

hết, coi đoàn kết dân tộc là vấn đề sống còn của cách mạng. Đảng có sứ

mệnh thức tỉnh, tập hợp, đoàn kết quần chúng tạo thành sức mạnh vô địch

trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc

cho con người.  Người chỉ rõ: “Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không

phải là một thủ đoạn chính trị. Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và

độc lập của tổ quốc, ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà.

-Xây dựng chính quyền tự xác định là công bộc của dân, coi dân là chủ và

dân làm chủ, cán bộ sống và làm việc giản dị, cần kiệm liêm chính, chí công

vô tư.

Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta có một chính quyền dân chủ đúng

nghĩa mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng nên. Đảng và Chủ

tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm chỉnh đốn bộ máy và đội ngũ cán bộ

chính quyền, ngǎn chặn nguy cơ quan liêu hoá, cán bộ chính quyền trở

Nhóm 6 Trang 6

Đường lối xây dựng hệ thống chính trị

thành những "quan cách mạng". Trong Thư gửi Uỷ ban nhân dân các cấp,

tháng 10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra những cǎn bệnh xuất hiện

trong bộ máy chính quyền mới như: trái phép, cậy thế, hủ hoá, tư túi, chia

rẽ, kiêu ngạo. Những hành vi đó là trái với bản chất của chính quyền nhân

dân, làm giảm uy tín, làm suy yếu chính quyền. Người vạch rõ: Các cơ quan

của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng đều là đầy tớ của nhân dân,

nghĩa là để gánh việc chung cho dân.

-Vai trò lãnh đạo của Đảng (từ tháng 11/1945 đến tháng 2/1952) được ẩn

trong vai trò của quốc hội và chính phủ, trong vai trò cá nhân Hồ Chí Minh

và các đảng viên trong chính phủ.

Trong hoàn cảnh phải đối phó với cuộc xâm lược trở lại của thực dân

Pháp ở Nam bộ, sự uy hiếp của quân Trung Hoa Dân quốc ở ngoài Bắc

nhằm lật đổ chính quyền cách mạng, cùng với sự phá hoại của thế lực tay

sai và bọn phản động trong nước, Đảng, Chính phủ và chủ tịch Hồ Chí

Minh vạch rõ: Tránh trường hợp một mình phải đối phó với nhiều kẻ thù

cùng một lúc, từ đó chủ trương tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với Trung

Hoa Dân quốc. Để giảm bớt sức ép công kích từ kẻ thù tránh những hiểu

lầm trong nước và ngoài nước có thể trở ngại đến tiền đồ, sự nghiệp giải

phóng dân tộc, đồng thời đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, Đảng Cộng Sản

Đông Dương tuyên bố “tự giải tán” (11-11-1945), nhưng thật ra là tạm thời

rút vào hoạt động bí mật, tiếp tục lãnh đạo đất nước, lãnh đạo chính quyền

cách mạng. Chính phủ cũng ban hành một số sắc lệnh nhằm trấn áp bọn

phản cách mạng, chính quyền cách mạng dựa vào quần chúng kiên quyết

vạch trần âm mưu và những hành động chia rẽ, phá hoại của chúng.

-Có một mặt trận (Liên việt) và nhiều tổ chức quần chúng rộng rãi, làm việc

tự nguyện, không hưởng lương và không nhận kinh phí hoạt động từ nguồn

ngân sách nhà nước, do đó tránh được hiện tượng công chức hóa, quan liêu

hóa.

 Kế thừa và phát huy truyền thống đoàn kết yêu nước, ngay từ khi mới

ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh lănh tụ của

Đảng đã khẳng định: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”; “Cách

mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Vì vậy, Đảng

Nhóm 6 Trang 7

Đường lối xây dựng hệ thống chính trị

và Hồ Chủ tịch luôn luôn coi trọng việc củng cố, tăng cường và mở rộng

khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng và phát triển Mặt trận dân tộc thống

nhất, phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh quốc tế, sức mạnh

truyền thống với sức mạnh thời đại và đã giành được những thắng lợi vĩ đại

trong cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta.  

Năm 1951, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta

bước sang một giai đoạn phát triển mới – giai đoạn Tổng phản công. Yêu

cầu cấp bách đặt ra cho cách mạng nước ta lúc đó là thực hiện cho được

“Một dân tộc, một Mặt trận”. Sau gần 3 năm chuẩn bị và thực hiện sự thống

nhất về tổ chức từ cơ sở, ngày 3-3-1951 Đại hội toàn quốc thống nhất Việt

Minh – Liên Việt đã thành lập Mặt trận Liên Việt với mục đích: “... tiêu diệt

thực dân Pháp xâm lược, đánh bại bọn can thiệp Mỹ, trừng trị Việt gian

phản quốc, củng cố và phát triển chế độ dân chủ nhân dân, xây dựng một

nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ tự do, phú cường và góp sức

cùng nhân dân thế giới bảo vệ hòa bình lâu dài”. Mặt trận có nhiệm vụ vận

động các tầng lớp nhân dân xây dựng và bảo vệ chính quyền; các đoàn thể

trong Mặt trận hoạt động thống nhất theo Chương trình chung. Đại hội

khẳng định sự đoàn kết giữa các giai cấp, các tầng lớp nhân dân trong Mặt

trận là đoàn kết lâu dài. Đoàn kết các tầng lớp nhân dân, lấy công-nông làm

nền để kháng chiến, kiến quốc; vừa kháng chiến vừa kiến quốc; vừa kháng

chiến vừa cải thiện dân sinh; kết hợp tinh thần yêu nước chân chính với tinh

thần quốc tế đúng đắn; gắn kháng chiến của Việt Nam với phong trào bảo

vệ hòa bình thế giới .

Về kinh tế:

-Cơ sở kinh tế chủ yếu của hệ thống chính trị dân chủ nhân dân là nền sản

xuất tư nhân hàng hóa nhỏ, phân tán, tự cấp, tự túc; bị kinh tế thực dân và

chiến tranh kìm hãm, chưa có viện trợ và đầu tư nước ngoài. Sau khi dành

được độc lập, nền kinh tế của nước ta trong tình trạng trì trệ, hàng hóa khan

kiếm thị trường đình đốn tiêu điều. Cuộc sống của nhân dân rơi vào cùng

cực. Trước tình hình đó Đảng đã đề ra những biện pháp kịp thời để chỉnh

đốn lại nền kinh tế. Trong 6 nhiệm vụ cấp bách mà nhà nước đặt ra, chống

“giặc đói” là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Đảng chủ trương ‘vừa

Nhóm 6 Trang 8

Đường lối xây dựng hệ thống chính trị

kháng chiến, vừa kiến quốc”. Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào

‘‘tăng gia sản xuất” nhằm hàn gắn vết thương chiến tranh, kiến thiết nước

nhà.

-Đã xuất hiện( ở một mức độ nhất định) sự giám sát của xã hội dân sự đối

với nhà nước và Đảng; sự phản biện giữa hai Đảng khác nhau (Đảng dân

chủ và Đảng xã hội) đối với Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhờ đó đã giảm

thiểu rõ rệt các tệ nạn thường thấy phát sinh trong bộ máy công quyền.

2. Hệ thống dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản

(giai đoạn 1954 – 1975)

Theo Lênin, chuyên chính vô sản là công cụ của cách mạng vô sản, là trụ cột

chủ yếu của cách mạng vô sản dùng để lật đổ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ

nghĩa xã hội, dùng để đàn áp sức phản kháng của giai cấp tư sản, củng cố thắng

lợi xã hội chủ nghĩa và tiến hành cuộc cách mạng ấy đến cùng (tức là thực hiện

chủ nghĩa cộng sản). Khi giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo cách mạng thì

thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng là sự bắt đầu của cách

mạng xã hội chủ nghĩa, sự bắt đầu của thời kỳ thực hiện nhiệm vụ lịch sử của

chuyên chính vô sản.

Cơ sở hình thành hệ thống chuyên chính vô sản ở nước ta:

Một là, lý luận Mác – Lênin về thời kỳ quá độ và về chuyên chính vô sản.

C.Mác đã chỉ ra rằng: giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ

nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ đến xã hội kia. Thích ứng

với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, nhà nước của thời kỳ ấy không thể

là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản. V.I.Lênin

nhấn mạnh: muốn chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội thì phải chịu

đựng lâu dài nỗi đau đớn của thời kỳ sinh đẻ, phải có một thời kỳ chuyên chính

vô sản lâu dài. Bản chất của chuyền chính vô sản là sự tiếp tục đấu tranh giai cấp

dưới hình thức mới. Chuyên chính vô sản là tất yếu của thời kỳ quá độ từ tư bản

chủ nghĩa lên xã hội cộng sản.

Hai là, đường lối chung của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1954 –

1975.

Năm 1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã thảo luận

và thông qua Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị

Nhóm 6 Trang 9

Đường lối xây dựng hệ thống chính trị

quyết về Nhiệm vụ và đường lối của Đảng trong giai đoạn mới, gồm những vấn

đề lớn như đường lối chiến lược cách mạng Việt Nam để từ đó xác định nhiệm

vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Đó là, đẩy mạnh cách mạng xã

hội chủ nghĩa ở miền Bắc, cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội

về kinh tế, công nghiệp hóa đất nước. Cùng với cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa

về kinh tế, phải tiến hành cuộc cách mạng tư tưởng và văn hóa, nhằm thay đổi cơ

bản đời sống tư tưởng, tinh thần và văn hóa của toàn xã hội phù hợp với chế độ

xã hội mới xã hội chủ nghĩa, biến nước ta thành môt nước xã hội chủ nghĩa có

công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, văn hóa và khoa học tiên tiến.

Để thực hiện mục tiêu nói trên, phải sử dụng chính quyền dân chủ nhân

dân làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản để thực hiện cải tạo xã hội chủ

nghĩa trên tất cả các lĩnh vực.

Từ những luận điểm trên, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã đề

ra đường lối chung trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Về thực chất, hệ

thống chính trị nước ta trong giai đoạn này được xác định là hệ thống chuyên

chính vô sản.

Ba là, cơ sở chính trị của hệ thống chuyên chính vô sản ở nước ta được hình

thành từ năm 1930 và bắt rễ vững chắc trong lòng dân tộc và xã hội.

Điểm cốt lõi của cơ sở chính trị đó là sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối

của Đảng. Mặc dù tồn tại song song Đảng Cộng sản là các Đảng phái chính trị

khác nhưng hầu hết đều thừa nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản

và là thành viên trong Mặt trân Tổ quốc Việt Nam.

Bốn là, cơ sở kinh tế của hệ thống chuyên chính vô sản là nền kinh tế kế

hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp.

Đó là một nền kinh tế hướng tới mục tiêu xoá bỏ nhanh chóng và hoàn

toàn chế độ tư hữu đối với tư liệu sản xuất với ý nghĩa là nguồn gốc và cơ sở của

chế độ người bóc lột người, thiết lập chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu

sản xuất dưới hai hình thức; sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể; loại bỏ triệt để

cơ chế thị trường, thiết lập cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan

liêu bao cấp. Nhà nước trở thành một tổ chức kinh tế bao trùm.

Năm là, cơ sở xã hội của hệ thống chuyên chính vô sản là liên minh giai cấp

của giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.

Nhóm 6 Trang 10

Đường lối xây dựng hệ thống chính trị

Kết cấu này đã chi phối đến sựu thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc

và mục tiêu mở rộng dân chủ của hệ thống chuyên chính vô sản.

3. Hệ thống chuyên chính vô sản theo tư tưởng làm chủ tập thể (1975-1985)

Từ tháng 4-1975, với thắng lợi hoàn toàn và triệt để của sự nghiệp chống Mỹ,

cứu nước, cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn tiến hành

cách mạng xã hội chủ nghĩa trong cả nước. Vì vậy, Đảng xác định chuyển từ hệ

thống chuyên chính dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô

sản trong phạm vi nửa nước (1954-1975) sang hệ thống chuyên chính vô sản hoạt

động trong phạm vi cả nước.

Trong giai đoạn này, việc xây dựng hệ thống chuyên chính vô sản được quan

niệm là xây dựng chế độ làm chủ tập thể XHCN trên tất cả các mặt: chính trị,

kinh tế, văn hóa, xã hội… Do đó, chủ trương xây dựng hệ thống chuyên chính vô

sản gồm những nội dung sau:

Một là, xác định quyền làm chủ của nhân dân được thể chế hóa bằng pháp luật và

tổ chức.

Hai là, xác định Nhà nước trong thời kỳ quá độ: “Nhà nước chuyên chính vô sản

thực hiện chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa”

Ba là, xác định Đảng là người lãnh đạo toàn bộ hoạt động xã hội trong điều kiện

chuyên chính vô sản.

Bốn là, xác định nhiệm vụ chung của Mặt trận và các đoàn thể là bảo đảm cho

quần chúng tham gia và kiểm tra công việc của Nhà nước, đồng thời là trường

học về chủ nghĩa xã hội.

Năm là, xác định mối quan hệ Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản

lý là cơ chế chung cho quản lý toàn bộ xã hội.

Hoạt động của hệ thống chuyên chính vô sản giai đoạn này được chỉ đạo

bởi đường lối của các Đại hội IV và V của Đảng đã góp phần mang lại những

thành tựu mà nhân dân ta đạt được trong 10 năm đầy khó khan, thử thách. Điểm

tìm tòi, sáng tạo ở đây là Đảng đã coi làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa là bản

chất của hệ thống chuyên chính vô sản ở nước ta.

Tuy nhiên dưới hình thức mới này đã dẫn tới nhiều chủ trương tả khuynh,

duy ý chí trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội:

Nhóm 6 Trang 11

Đường lối xây dựng hệ thống chính trị

Bộ máy nhà nước cồng kềnh, kém hiệu quả mà cơ chế quản lý tập trung quan

liêu, bao cấp là nguyên nhân trực tiếp. Sự lãnh đạo của Đảng chưa ngang tầm với

nhiệm vụ của giai đoạn mới, chưa đáp ứng được nhu cầu giải quyết nhiều vấn đề

kinh tế - xã hội cơ bản và cấp bách. Đảng chưa phát huy tốt vai trò và chức năng

của các đoàn thể trong việc giáo dục, động viên quần chúng tham gia quản lý

kinh tế, xã hội.

Hệ thống chuyên chính vô sản có biểu hiện bảo thủ, trì trệ, chậm đổi mới so

với những đột phá mới trong cơ chế kinh tế đang diễn ra ở các địa phương, các

cơ sở trong toàn quốc. Do đó, trên thực tế hệ thống chuyên chính vô sản đã cản

trở quá trình đổi mới kinh tế, phát triển văn hóa xã hội.

=> Những hạn chế, sai lầm trên đây cùng những yêu cầu của công cuộc đổi mới

đã thúc đẩy chúng ta phải chấm dứt hệ thống chuyên chính vô sản để chuyển

sang hệ thống chính trị trong thời kỳ mới.

III. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THÔNG CHÍNH TRỊ THỜI KỲ ĐỔI

MỚI.

1. Đổi mới tư duy hệ thống chính trị

Việc không sử dụng khái niệm “hệ thống chuyên chính vô sản” và sử

dụng khái niệm hệ thống chính trị” là kết quả của bước đổi mới tư duy chính trị

và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, thể hiện ở các vấn đề như:

Nhận thức mới về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống

chính trị.

- Xét trên tổng thể, Đảng ta bắt đầu công cuộc đổi mới từ đổi mới về tư

duy chính trị trong việc hoạch định đường lối và các chính sách đối nội, đối

ngoại. Tập trung đổi mới kinh tế trước tiên vì có đổi mới thành công về kinh tế

mới tạo điều kiện cơ bản để giữ vững ổn định về mặt chính trị -xã hội và tiến

hành đổi mới hệ thống chính trị thuận lợi. Mặt khác nếu không đổi mới hệ

thống chính trị thì đổi mới kinh tế sẽ gặp trở ngại.

- Đảng ta đã đúng khi tập trung trước hết vào việc thực hiện thắng lợi

nhiệm vụ đổi mới kinh tế khắc phục khủng hoảng kinh tế xã hội tạo tiền đề về vật

chất và tinh thần để giữ vững ổn định chính trị, xây dựng củng cố niềm tin của

nhân dân, tạo thuận lợi cho việc đổi mới các mặt của đời sống xã hội.

Nhóm 6 Trang 12

Đường lối xây dựng hệ thống chính trị

Việc sử dụng khái niệm “hệ thống chính trị” đã phản ánh và đáp ứng

yêu cầu chuyển đổi từ thể chế kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang thể chế

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nhận thức mới về đấu tranh giai cấp và về động lực chủ yếu phát triển

đất nước trong giai đoạn mới.

- Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay là:

Thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo

định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển.

Thực hiện công bằng xã hội chống áp bức bất công;

Đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những tư tưởng và hành động

tiêu cực sai trái;

Đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá các thế

lực thù địch;

Bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước xã hội

chủ nghĩa phồn vinh, nhân dân hạnh phúc.

- Động lực chủ yếu của phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên

cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết

hợp hài hòa các lợi ích các nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và

nguồn lực của cac thành phần kinh tế, của toàn xã hội’’

Nhận thức mới này đã khắc phục tư tưởng tả khuynh cho rằng chuyên

chính vô sản là sự tiếp tục đấu tranh giai cấp dưới mọi hình thức.

Nhận thức mới về xây dựng Nhà nước pháp quyền trong hệ thống chính

trị

- Thuật ngữ “xây dựng nhà nước pháp quyền” lần đầu tiên được đề cập

tại Hội nghị Trung ương 2 khóa VII (năm 1991).

- Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (năm 1994) và các

Đại hội VIII, IX, X và XI của Đảng tiếp tục khẳng định nhiệm vụ xây dựng Nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và làm rõ thêm các nội dung của

nó.

Vai trò của Đảng trong hệ thống chính trị:

Nhóm 6 Trang 13

Đường lối xây dựng hệ thống chính trị

- Đảng Cộng sản cầm quyền: giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo

của Đảng đối với nhà nước và toàn xã hội. Đảng lãnh đạo Nhà nước nhưng

không làm thay Nhà nước.

- Đảng lãnh đạo xây dựng củng cố bộ máy nhà nước, nâng cao hiệu lực,

hiệu quả quản lý của Nhà nước, chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và

các đoàn thể chính trị - xã hội; phát huy quyền làm chủ của nhân dân; tăng cường

kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và xã hội.

- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng phải đồng bộ với đổi mới tổ

chức và hoạt động của hệ thống chính trị, đổi mới kinh tế.

2. Mục tiêu, quan điểm và chủ trương xây dựng hệ thống chính trị thời

kỳ đổi mới:

a. Mục tiêu và quan điểm xây dựng hệ thống chính trị:

Mục tiêu:

- Thực hiện tốt hơn dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy đầy đủ quyền

làm chủ của nhân dân, xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo

đảm quyền lực thuộc về nhân dân.

- Trung tâm của mục tiêu này xét đến cùng vẫn là làm cho phát huy và

giữ vững quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình xây dựng và phát triển đất

nước. Mấu chốt của vấn đề là làm sao xây dựng các tổ chức chính trị trong hệ

thống chính trị nước ta có sự tham gia tích cực của nhân dân, thực hiện tốt chức

năng và nhiệm vụ của mình trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Quan điểm:

- Một là, kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới hệ

thống chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời đổi mới hệ thống

chính trị. Khi kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

không ngừng được nâng cao thì đó là điều kiện tiên quyết cho sự ổn định của xã

hội cũng như sự ổn định về tình hình chính trị.

- Hai là, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính

trị nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lí của Nhà nước,

phát huy quyền làm chủ của nhân dân… phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị

trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện

Nhóm 6 Trang 14

Đường lối xây dựng hệ thống chính trị

đại hóa gắn với kinh tế tri thức và yêu cầu hội nhập quốc tế. Xã hội không ngừng

vận động và phát triển, đất nước ta từ sau đổi mới tích cực hội nhập kinh tế và

hội nhập cùng thế giới.

- Ba là, đổi mới hệ thống chính trị một cách toàn diện, đồng bộ, có kế

thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp. Điều này đòi hỏi mỗi tổ chức

và cả hệ thống chính trị phải tự mình tìm ra con đường, cách làm cho riêng mình

trên cơ sở thực tiễn đường lối chủ trương chung.

- Bốn là, đổi mới mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của hệ thống

chính trị với nhau và với xã hội, tạo ra sự vận động cùng chiều theo hướng tác

động, thúc đẩy xã hội phát triển; phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Công

việc này đòi hỏi sự chung tay tham gia của cả hệ thống chính trị ở mọi cấp độ,

ban ngành chứ không phải gói gọn ở một vài bộ phận nào đó.

b. Chủ trương xây dựng hệ thống chính trị:

Xây dựng Đảng trong hệ thống chính trị

Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân.

- Về phương thức lãnh đạo:

1. Bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ

trương lớn;

2. Bằng công tác tuyên truyền, vận động, kiểm tra giám sát và bằng

hành động gương mẫu của Đảng viên;

3. Bằng công tác cán bộ.

- Vị trí, vai trò:

Đảng lãnh đạo đồng thời cũng là bộ phận của hệ thống chính trị

Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân

dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật.

Trọng tâm đổi mới hệ thống chính trị: đổi mới tổ chức và phương thức

hoạt động, nhất là đổi mới phương thức hoạt động của Đảng.

CLIP MINH HỌA: https://www.youtube.com/watch?v=JFfewkX6NOc

https://www.youtube.com/watch?v=Mfx9-kmBusE

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa:

Nhóm 6 Trang 15

Đường lối xây dựng hệ thống chính trị

- Nhà nước pháp quyền là cách tổ chức phân công quyền lực nhà nước.

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xây dựng theo năm đặc

điểm sau:

Là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tất cả

quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân;

Quyền lực nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp

và kiểm soát giữa các cơ quan trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và

tư pháp;

Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp,

pháp luật và bảo đảm cho Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong

điều chỉnh các quan hệ thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội;

Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công

dân; nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân, thực hành dân

chủ, đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật;

Do một đảng duy nhất lãnh đạo, có sự giám sát của nhân dân,

sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức thành viên của

Mặt Trận.

- Một số biện pháp để xây dựng Nhà nước pháp quyền đạt kết quả cao:

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các

quy định trong văn bản pháp luật. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát

tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công

quyền;

Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Hoàn thiện

cơ chế bầu cử nhằm nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội. Đổi mới quy trình

xây dựng luật, giảm mạnh việc ban hành pháp lệnh. Thực hiện tốt hơn nhiệm vụ

quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và chức năng giám sát tối cao;

Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của

Chính phủ theo hướng xây dựng cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện

đại;

Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân

chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người. Tăng cường các cơ chế

giám sát, bảo đảm sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp;

Nhóm 6 Trang 16

Đường lối xây dựng hệ thống chính trị

Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban

nhân dân các cấp, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc quyết

định và tổ chức thực hiện những chính sách trong phạm vi được phân cấp.

Xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị- xã hội trong hệ

thống chính trị:

Để xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị- xã hội thực

hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình thì:

- Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận và các tổ chức chính trị- xã

hội thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội.

- Thực hiện tốt Luật liên quan đến Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức

chính trị- xã hội, quy chế dân chủ ở các cấp để Mặt trận, các tổ chức chính trị,

nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị.

- Đổi mới hoạt động của Mặt trận và các tổ chức chính trị- xã hội để

nâng cao hiệu quả làm việc, làm tốt công tác dân vận.

3. Đánh giá sự thực hiện đường lối:

ƯU ĐIỂM:

- Trong hơn 25 năm qua, hệ thống chính trị đã thực hiện có kết quả

một số đổi mới quan trọng, đặc biệt làm nền dân chủ của nhân dân trên các lĩnh

vực kinh tế, xã hội, chính tri, tư tưởng, văn hóa được phát huy. Cụ thể:

Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta đã có nhiều

đổi mới góp phần xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ

nghĩa, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân;

Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước được phân định

rõ hơn, phân biệt quản lý nhà nước với quản lý sản xuất kinh doanh. Nhà nước

từng bước được kiện toàn, từ cơ cấu tổ chức đến cơ chế hoạt động trên tất cả các

lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quản lý Nhà nước bằng pháp luật được

tăng cường;

Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội đã có nhiều đổi mới về tổ

chức, bộ máy; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, đa dạng hóa các hình

thức để tập hợp ngày càng đông đảo các tầng lớp nhân dân, phát huy dân chủ,

chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, tham gia xây dựng, chỉnh đốn

Nhóm 6 Trang 17

Đường lối xây dựng hệ thống chính trị

Đảng, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền, hướng mạnh hoạt động về cơ

sở, bước đầu thực hiện nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội;

Đảng thường xuyên coi trọng việc đổi mới và tự chỉnh đốn, giữ

vững và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng của

nhân ta trong điều kiện mới. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống

chính trị có nhiều đổi mới và tiến bộ, dân chủ được phát huy, quan hệ mật thiết

giữa Đảng với nhân dân được củng cố.

Nguyên nhân:

Đường lối đổi mới nói chung, đường lối đổi mới hệ thống chính tri nói

riêng là:

- Đúng đắn, sáng tạo.

- Phù hợp thực tiễn.

- Bước đầu đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

- Khắc phục dần những khuyết, nhược điểm của hệ thống chuyên

chính vô sản trước đây.

NHƯỢC ĐIỂM:

Năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý, điều

hành của nhà nước, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức

chính trị - xã hội chưa ngang tầm với đòi hỏi của tình hình nhiệm vụ mới.

Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chưa theo

kịp yêu cầu phát triển kinh tế và quản lý đất nước. Kết quả cải cách nền hành

chính quốc gia còn rất nhiều hạn chế.

Phương thức tổ chức, phong cách hoạt động của mặt trận và các

tổ chức chính trị -xã hội vẫn chưa thoát khỏi tình trạng hành chính, xơ cứng, một

số cán bộ bị “viên chức hóa”, chưa thật gắn bó với quần chúng.

Vai trò giám sát, phản biện của mặt trận Tổ quốc và các Tổ chức

chính trị - xã hội còn yếu, chưa có cơ chế thật hợp lý để phát huy vai trò này.

Phương thức lãnh đạo của Đảng đới với hoạt động của hệ thống

chính trị còn chậm đổi mới, có mặt lúng túng.

Nguyên nhân:

Nhóm 6 Trang 18

Đường lối xây dựng hệ thống chính trị

- Nhận thức về đổi mới hệ thống chính trị chưa có sự thống nhất

cao, trong hoạch định và thực hiện một số chủ trương, giải pháp còn có sự ngập

ngừng, lúng túng, thiếu dứt khoát, không triệt để.

- Việc đổi mới hệ thống chính trị chưa được quan tâm đúng mức,

còn chậm trễ so với việc đổi mới kinh tế.

- Lý luận về hệ thống chính trị và về đổi mới hệ thống chính trị ở

nước ta còn nhiều điểm chưa sáng tỏ.

Kết luậnTóm lại, hệ thống chính trị nước ta qua mỗi thời kì khác nhau lại mang

những đặc điểm khác nhau tương ứng với mỗi thời kì. Và dù ở bất cứ thời kì nào

đi nữa, chúng ta vẫn luôn nhận thức được rằng đặc điểm của hệ thống chính trị

nước ta là tính thống nhất cao dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.

Đặc biệt là trong thời nay, hệ thống chính trị có những điểm mới, đó là sự

tồn tại của các tổ chức xã hội rộng lớn của nhân dân, đặc biệt là các hội đoàn

trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, tổ chức nghề nghiệp, kinh doanh, dịch vụ xã hội.

Tuy không tác động trực tiếp nhưng lại có sự ảnh hưởng to lớn đến sự hình

thành hệ thống chính trị ở nước ta. Trước nay cho đến bây giờ, Đảng và nhà

nước luôn cố gắng phấn đấu để ngày càng hoàn thiện hệ thống chính trị nước ta

theo hướng đổi mới phù hợp với đúng định hướng đã đề ra.

Nhóm 6 Trang 19

Đường lối xây dựng hệ thống chính trị

Nhóm 6 Trang 20

Đường lối xây dựng hệ thống chính trị

Kết luận:

Tóm lại, hệ thống chính trị nước ta qua mỗi thời kì khác nhau lại mang những

đặc điểm khác nhau tương ứng với mỗi thời kì. Và dù ở bất cứ thời kì nào đi nữa,

chúng ta vẫn luôn nhận thức được rằng đặc điểm của hệ thống chính trị nước ta

là tính thống nhất cao dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Đặc biệt

là trong thời nay, hệ thống chính trị có những điểm mới, đó là sự tồn tại của các

tổ chức xã hội rộng lớn của nhân dân, đặc biệt là các hội đoàn trong lĩnh vực

kinh tế, xã hội, tổ chức nghề nghiệp, kinh doanh, dịch vụ xã hội. Tuy không tác

động trực tiếp nhưng lại có sự ảnh hưởng to lớn đến sự hình thành hệ thống

chính trị ở nước ta. Trước nay cho đến bây giờ, Đảng và nhà nước luôn cố gắng

phấn đấu để ngày càng hoàn thiện hệ thống chính trị nước ta theo hướng đổi

mới phù hợp với đúng định hướng đã đề ra.

Nhóm 6 Trang 21


Recommended