+ All Categories
Home > Documents > Giai chi tiet de dai hoc sinh 2014

Giai chi tiet de dai hoc sinh 2014

Date post: 03-Feb-2023
Category:
Upload: independent
View: 1 times
Download: 0 times
Share this document with a friend
24
BÀI GIẢI CHI TIẾT THAM KHẢO ÐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2014 Môn thi : SINH HỌC – Khối B – MÃ ĐỀ 426 ĐỀ THI GỒM 50 CÂU (TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 50) DÀNH CHO TẤT CẢ THÍ SINH. Câu 1 : Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên? (1) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước (đúng) (2) Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và không tái sinh (sai) (3) Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên. (đúng) (4) Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, tránh đốt rừng, làm nương rẫy (đúng) A. 1 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 2 : Để tạo giống cây trồng có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen, người ta sử dụng phương pháp nào sau đây? A. Lai khác dòng B. Công nghệ gen C. lai tế bào xôma khác loài D. Nuôi cây hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa Câu 3: Ở một loài động vật, xét một lôcut nằm trên nhiễm sắc thể thường có hai alen, alen A quy định thực quản bình thường trội hoàn toàn so với alen a quy định thực quản hẹp. Những con thực quản hẹp sau khi sinh ra bị chết yểu. Một quần thể ở thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen ở giới đực và giới cái như nhau, qua ngẫu phối thu được F 1 gồm 2800 con, trong đó có 28 con thực quản hẹp. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ (P) là A. 0,6 AA : 0,4 Aa B. 0,9 AA : 0,1 Aa C. 0,7 AA : 0,3 Aa D. 0,8 AA : 0,2 Aa HƯỚNG DẪN - Giả sử quần thể ở thế hệ P là: xAA : yAa : zaa Trong đó zaa=0 - Tần số alen: A= (x +y/2); a= y/2 - P ngẫu phối tạo thế hệ F1 (lúc mới sinh): (x+y/2) 2 AA : 2(x+y/2).y/2Aa : (y/2) 2 aa Như vậy ta có: (y/2) 2 = 28/2800=0,01 y/2 = 0,1. Hay y = 0,2 x = 0,8
Transcript

BÀI GIẢI CHI TIẾT THAM KHẢOÐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2014

Môn thi : SINH HỌC – Khối B – MÃ ĐỀ 426

ĐỀ THI GỒM 50 CÂU (TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 50) DÀNH CHO TẤT CẢ THÍSINH.Câu 1 : Trong những hoạt động sau đây của con người, có baonhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyênthiên nhiên?(1) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước (đúng)(2) Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên tái

sinh và không tái sinh (sai)(3) Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên.

(đúng)(4) Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định

cư, tránh đốt rừng, làm nương rẫy (đúng)A. 1 B. 4 C. 2 D. 3

Câu 2 : Để tạo giống cây trồng có kiểu gen đồng hợp tử về tấtcả các cặp gen, người ta sử dụng phương pháp nào sau đây?A. Lai khác dòng B. Công nghệgen C. lai tế bào xôma khác loài D. Nuôi cây hạt phấn sau đólưỡng bội hóa

Câu 3: Ở một loài động vật, xét một lôcut nằm trên nhiễm sắcthể thường có hai alen, alen A quy định thực quản bình thườngtrội hoàn toàn so với alen a quy định thực quản hẹp. Những conthực quản hẹp sau khi sinh ra bị chết yểu. Một quần thể ở thếhệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen ở giới đực và giới cáinhư nhau, qua ngẫu phối thu được F1 gồm 2800 con, trong đó có28 con thực quản hẹp. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo líthuyết, cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ (P) làA. 0,6 AA : 0,4 Aa B. 0,9 AA : 0,1 Aa C. 0,7 AA :

0,3 Aa D. 0,8 AA : 0,2 AaHƯỚNG DẪN- Giả sử quần thể ở thế hệ P là: xAA : yAa  : zaa Trong đó zaa=0 - Tần số alen: A= (x +y/2); a= y/2- P ngẫu phối  tạo thế hệ F1 (lúc mới sinh): (x+y/2)2AA :2(x+y/2).y/2Aa : (y/2)2aa Như vậy ta có: (y/2)2= 28/2800=0,01 y/2 = 0,1. Hay y =0,2 x = 0,8

Chọn phương án DCâu 4: Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toànthân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôivà mõm có lông đen. Tại sao các tế bào của cùng một cơ thể, cócùng một kiểu gen nhưng lại biểu hiện màu lông khác nhau ở cácbộ phận khác nhau của cơ thể? Để lí giải hiện tượng này, cácnhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm: cạo phần lông trắng trênlưng thỏ và buộc vào đó cục nước; tại vị trí này lông mọc lênlại có màu đen. Từ kết quả thí nghiệm trên, có bao nhiêu kếtquả đúng trong các kết luận sau đây?(1) Các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn các

tế bào ở các đầu mút cơ thể nên các gen quy định tổng hợpsắc tố mêlanin không được biểu hiện, do đó lông có màutrắng. (đúng)

(2) Gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin biểu hiệnở điều kiện nhiệt độ thấp nên các vùng đầu mút của cơ thểlông có màu đen. (đúng)

(3) Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến sự biểu hiện của genquy định tổng hợp sắc tố mêlanin (đúng)

(4) Khi buộc cục nước đá vào từng lông bị cạo,nhiệt độ giảm đột ngột làm phát sinh đột biến gen ở vùngnày làm cho lông mọc lên có màu đen. (sai)

A. 2 B. 1 C. 3 D. 4Câu 5: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, sự kiệnnào sau đây không diễn ra trong giai đoạn tiến hóa hóa học?A. Từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giảnB. Hình thành nên các tế bào sơ khai (tế bào nguyên thủy) C. Các axit amin liên kết với nhau tạo nên các chuỗi

pôlipeptit đơn giảnD. Các nuclêôtit liên kết với nhau tạo nên các phân tử axit

nuclêicCâu 6: Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hóa được cỏnhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các con chim sáo đang tìmăn các con rận sống trên da bò. Khi nói về quan hệ giữa cácsinh vật trên, phát biểu nào sau đây đúng?A. Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật

khác.B. Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ hội sinhC. Quan hệ giữa bò và vi sinh vật là quan hệ cộng sinh. D. Quan hệ giữa vi sinh vật và rận là quan hệ cạnh tranh.

Câu 7: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng vềmối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật?(1) Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể

cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể. (đúng)(2) Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của

quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường khôngđủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể. (đúng)

(3) Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thểcủa quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và pháttriển của quần thể. (đúng)

(4) Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thướccủa quần thể. (sai)

A. 4 B. 1 C. 3 D. 2Câu 8: Theo quan niệm hiện đại, một trong những vai trò củagiao phối ngẫu nhiên làA. làm thay đổi tần số các alen trong quần thểB. tạo biến dị tổ hợp là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa C. tạo các alen mới, làm phong phú vốn gen của quần thểD. quy định nhiều hướng tiến hóa

Câu 9: Theo quan niệm hiện đại, chọn lọc tự nhiênA. trực tiếp tạo ra các tổ hợp gen thích nghi trong quần thể.B. không tác động lên từng cá thể mà chỉ tác động lên toàn bộ

quần thể.C. vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần

kiểu gen của quần thể.D. chống lại alen lặn sẽ nhanh chóng loại bỏ hoàn toàn các

alen lặn ra khỏi quần thể.Câu 10: Ở một loài thực vật, alen A quy định lá nguyên trộihoàn toàn so với alen a quy định lá xẻ; alen B quy định hoa đỏtrội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây lánguyên, hoa đỏ giao phấn với cây lá nguyên, hoa trắng (P), thuđược F1 gồm 4 loại kiểu hình trong đó số cây lá nguyên, hoa đỏchiếm tỉ lệ 30%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo líthuyết, ở F1 số cây lá nguyên, hoa trắng thuần chủng chiếm tỉlệA. 50% B. 20% C. 10% D. 5%

HƯỚNG DẪN Qui ước: A : Lá nguyên; a : Lá xẻ; B: Hoa đỏ; b : Hoatrắng Kiểu hình A-B- = 30% = 3/10 khác với các tỉ lệ của qui luậtphân li độc lập theo qui luật hoán vị gen.

Do P có 2 cặp gen mà F1 xuất hiện 4 loại kiểu hình nên ítnhất 1 bên bố mẹ P phải có 2 cặp gen dị hợp hoặc mỗi bên bố mẹcó một cặp gen dị hợp. Do kiểu hình 2 trội A-B- chiếm tỉ lệ thấp 30% < 56,25% nênbố mẹ P có hai cặp gen dị hợp (nếu có) phải có kiểu gen dị hợptử chéo. Một bên bố mẹ P : lá nguyên, hoa trắng có thể thuộc mộttrong hai KG hoặc . Bên bố mẹ còn lại lá nguyên, hoa đỏ

có thể thuộc một trong 3 KG , ,

Dễ dàng nhận thấy các phép lai x ; x ;

x ; x và x đều cho ít hơn 4 loại kiểu hình.

Chỉ có phép lai x có thể cho 4 loại KH.

Gọi tần số HVG là f, ta có: (P) (Nguyên – Đỏ) x

(Nguyên – Trắng)

Gp: (0,5-f/2) Ab; (0,5-f/2) aB; f/2 AB; f/2 ab0,5 Ab; 0,5 ab Tổ hợp lá nguyên, hoa đỏ là kết quả của sự kết hợp các loạigiao tử như sau: (0,5-f/2) x 0,5 + (f/2 x 0,5) x 2 = 0,3 0,25 – f/4 + f/2 = 0,3 f = 0,2 = 20% Thế giá trị f vào Gp ta được kết quả lai F1 như sau: 0,2 (nguyên, trắng) /thuần chủng

0,05 (nguyên, đỏ)

0,2 (nguyên, trắng)

0,05 (nguyên, đỏ)

0,2 (nguyên, đỏ)

0,05 (nguyên, trắng)

0,2 (Xẻ, đỏ)

0,05 (xẻ, trắng)

Tỉ lệ Lá Nguyên – Trắng (thuần chủng) = 0,4 Ab . 0,5 Ab

= 0,2 (20%) Chọn phương án B Câu 11: Ở một loài thực vật, cho biết mỗi gen quy định một tínhtrạng, alen trội là trội hoàn toàn. Xét n gen, mỗi gen đều cóhai alen, nằm trên một nhiễm sắc thể thường. Cho cây thuầnchủng có kiểu hình trội về n tính trạng giao phấn với cây cókiểu hình lặn tương ứng (P), thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn,thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến và các gen liênkết hoàn toàn. Theo lí thuyết, kết luận nào sau đây không đúng?A. F1 dị hợp tử về n cặp gen đang xét (đúng)B. F2 có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1 (đúng)C. F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen khác với tỉ lệ phân li kiểu

hình (đúng)D. F 2 có số loại kiểu gen bằng số loại kiểu hình (không đúng)

HƯỚNG DẪN Vì P thuần chủng khác nhau nên F1 có n cặp gen dị hợp. Vì các gen tạo thành nhóm liên kết và không có HVG xảy ranên mỗi bên bố mẹ chỉ cho hai loại giao tử và TLPL KG 1 : 2 : 1(3 loại KG); TLPL KH 3 : 1 (2 loại KH) VD cụ thể: Giả sử n = 3 ta có: P: x

Gp: ABD abd F1: KG: 1 : 2 : 1 (3 loại KG)

KH: 3 trội – trội – trội : 1 lặn – lặn –lặn (2 loại KH) Chọn phương án DCâu 12: Một quần thể thực vật lưỡng bội, alen A quy định thâncao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Ở thế hệxuất phát (P) gồm 25% cây thân cao và 75% cây thân thấp. Khi(P) tự thụ phấn liên tiếp qua hai thế hệ, ở F2, cây thân caochiếm tỉ lệ 17,5%. Theo lí thuyết, trong tổng số cây thân cao ở(P), cây thuần chủng chiếm tỉ lệA. 12,5% B. 5% C. 25% D. 20%

HƯỚNG DẪN

(P) xAA : yAa : 0,75aa F2: Tỉ lệ thân thấp (aa) = 100% - 17,5% = 82,5% (0,825)

Áp dụng công thức: aa = 0,75 + = 0,825 y = 0,2

Mà x + y + 0,75 = 1 suy ra x = 0,05 (P): 0,05AA : 0,2Aa : 0,75aa Tỉ lệ câu cao thuần chủng / tổng số cây cao ở P = 0,05/ (0,05+ 0,2) = 0,2 (20%) Chọn phương án D Câu này có thể diễn giải theo cách khác để dễ hiểu hơn như sau:Gọi tỉ lệ cây thân cao dị hợp Aa là X%   Cây thân cao đồng hợp AA sẽ là 25%-X   Tự thụ phấn qua hai thế hệ thì cây thân cao Aa sẽ giảm, câythân cao AA và cây thân thấp aa sẽ tăng lên. Khi đó ta có:   Aa giảm còn (1/2)2. X = 1/4 X; AA và aa đều tăng thêm (X –1/4 X) : 2 = 3/8X   Lúc này ta lập được phương trình: 25% - X + 3/8 X + 1/4 X =17,5%   Giải ra ta được X=20% (hay tỉ lệ cây thân cao dị hợp Aa ở Plà 20%)   Vậy tỉ lệ cây thuần chủng thân cao ở (P) AA là 25%-20% = 5%(so với tổng thể) Tỉ lệ cây thuần chủng thân cao/tổng số cây thân cao ở (P) =(5% x 100%)/(20% + 5%) = 20%   Do đó ta chọn phương án D.Câu 13: Cho biết alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so vớialen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàntoàn so với alen b quy định hoa trắng. Theo lí thuyết, trongcác phép lai sau đây, có bao nhiêu phép lai đều cho đời con cósố cây thân cao chiếm tỉ lệ 50% và số cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ100%

(1) (2) (3) (4)

(5) (6) (7) (8)

(9)

A. 8 B. 7 C. 5 D. 6HƯỚNG DẪN (1) AaBB x aaBB F1 (1Aa : 1aa) (1BB) (đạt) (2) AaBB x aaBb F1 (1Aa : 1aa) (1B-) (đạt)

(3) AaBb x aaBb F1 (1Aa : 1aa) (3/4B- : 1/4bb) (loại) (4) AaBb x aaBB F1 (1Aa : 1aa) (1B-) (đạt)

(5) F1 (1Aa : 1aa) . 1Bb (đạt)

(6) F1 (1Aa : 1aa) (1B-) (đạt)

(7) F1 (1Aa : 1aa) (1B-) (đạt)

(8) F1 (1Aa : 1aa) (3B- : 1bb) (loại)

(9) F1 (1Aa : 1aa) (1B-) (đạt)

Có 7 phép lai đạt yêu cầu của đề. Chọn phương án B Câu 14: Biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội làtrội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, cácphép lai nào sau đây đều cho đời con có kiểu hình phân li theotỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1?

A. và , tần số hoán vị gen bằng 25%

B. và , tần số hoán vị gen bằng 25%

C. và , tần số hoán vị gen bằng 12,5%

D. và , tần số hoán vị gen bằng 12,5%

HƯỚNG DẪN Câu A:TH1: AaBbDd x aaBbDD KH F1: (1Aa : 1aa). (3B- : 1bb) . 1Dd =3 : 1 : 3 : 1 3 trội – trội – trội : 1 trội – lặn – trội : 3lặn – trội - trội : 1 lặn – lặn – trội TH2: AB/ab x ab/ab AB = ab = 0,375 1ab Ab = aB = 0,125 Tỉ lệ KH: 0,375 AB/ab : 0,375ab/ab : 0,125Ab/ab : 0,125 aB/ab

Hay 3/8 3/8 1/8 1/8 (hay 3 : 1 : 3 : 1) Nên ta chọn phương án A. *Các câu còn lại phân tích tương tự ta thấy đều không đạtyêu cầu của đề: Cụ thể : Câu B.

TH1: KH (1 : 1) (3 : 1) (3 : 1) cho tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1 : 9 : 3 :3 : 1. Khác với yêu cầu của đề 9 T– T – T : 3 T – T – L : 3 T – L –T : 1 T – L – L 9 L – T – T : 3 L – T – L : 3 L – L –T : 1 L – L – L (Với T : trội, L: lặn)

TH2: , tần số hoán vị gen bằng 25% đạt yêu cầu vì

cho KH: 0,375 Ab/ab : 0,375 aB/ab : 0,125 AB/ab : 0,125ab/ab 3 trội – lặn : 3 lặn – trội : 1 trội – trội: 1 lặn – lặn (TH2 đạt nhưng TH1 không đạt) Câu D: TH1: (3 : 1) (3 : 1) (1 : 1) Giải tương tự TH1 câu A và TH1 câu B ta thấy cho tỉ lệ 9 : 3: 3 : 1 : 9 : 3 : 3 : 1 Khác với tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1

TH2: , tần số hoán vị gen bằng 12,5%

0,21875 : 0,21875 : 0,03125

: 0,03125

0,21875 : 0,21875 : 0,03125

: 0,03125

Hay 15 trội - trội : 9 trội – lặn : 7 lặn – lặn : 1 lặn –trội Khác tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1 (Cả 2 TH đều không đạt yêu cầu)

Câu C: TH1: KH: (1 : 1) (1 : 1) (3 : 1) = 3 : 3: 1 : 1

TH2: , tần số hoán vị gen bằng 12,5%

Giải tương tự ta TH2 câu D thấy khác tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1 (TH1 đạt nhưng TH2 không đạt)Câu 15: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúngkhi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật? (1) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục (2)Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định tínhtrạng giới tính (3) Hợp tử mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY bao giờ cũngphát triển thành cơ thể đực (4) Nhiễm sắc thể giới tính có thể bị đột biến về cấu trúcvà số lượng. A. 3 B. 4 C. 1 D. 2

Câu 16: Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểunào sau đây không đúng?A. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá

trị tối đa và sự dao động này khác nhau giữa các loàiB. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần

thể tồn tại và phát triển.C. Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần

thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồnsống của môi trường.

D. Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thểcần có để duy trì và phát triển.

Câu 17: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một cặpgen quy định, tính trạng hình dạng quả do một cặp gen khác quyđịnh. Cho cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng giao phấn với câyhoa vàng, quả bầu dục thuần chủng (P), thu được F1 gồm 100% câyhoa đỏ, quả tròn. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 4loại kiểu hình, trong đó cây hoa đỏ, quả bầu dục chiếm tỉ lệ9%. Biết rằng trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tửcái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. Trong các kếtluận sau, có bao nhiêu kết luận đúng với phép lai trên?(1) F2 có 9 loại kiểu gen (sai)(2) F2 có 5 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình

hoa đỏ, quả tròn (đúng)(3) Ở F2, số cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của

F1 chiếm tỉ lệ 50% (sai)(4) F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 20%. (đúng)

A. 1 B. 4 C. 3 D. 2HƯỚNG DẪNQui ước: A: Đỏ trội hoàn toàn so với a : vàng; B: Tròn trộihoàn toàn so với b : bầu dụcF1 x F1: (AaBb) x (AaBb)Ta thấy: Tỉ lệ đỏ - bầu dục =0,09 khác tỉ lệ qui luật phân liđộc lập Có hoán vị gen xảy ra.Trội – Lặn = 0,09 Lặn – Lặn = 0,25 – 0,09 = 0,16 (k) = 0,4abx 0,4ab . Đây là giao tử LK, giao tử HV là Ab = aB = 0,1. Vậyf = 20% KG F1 dị hợp tử đều: Như vậy(1) F2 có 9 loại kiểu gen là saiVì : x 10 KG

; ; ; ; ; ; ; ; ;

(2)F2 có 5 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình hoa đỏ, quảtròn là đúngVì : x KG đỏ - tròn: 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5(3) Ở F2, số cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của F1 chiếm tỉlệ 50% là saiVì tỉ lệ KG loại này = 2. (0,4AB. 0,4ab) = 0,32(4) F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 20%. Là đúngVậy có 2 kết luận đúng nên chọn phương án D.Câu 18: Khi nói về mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinhvà mối quan hệ con mồi - sinh vật ăn thịt, phát biểu nào sauđây đúng?A. Sinh vật ăn thịt bao giờ cũng có số lượng cá thể nhiều hơn

con mồi B. Mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh là nhân tố duy

nhất gây ra hiện tượng khống chế sinh học.C. Sinh vật kí sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn sinh vật chủ D. Sinh vật kí sinh bao giờ cũng có số lượng cá thể ít hơn

sinh vật chủ. Câu 19: Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G-X, A-Uvà ngược lại được thể hiện trong cấu trúc phân tử và quá trìnhnào sau đây?

(1) Phân tử ADN mạch kép (sai) (2) phân tửtARN (đúng)(3) Phân tử prôtêin (sai) (4) Quá trình dịch mã (đúng)A. (1) và (2) B. (2) và (4) C. (1) và (3) D. (3) và (4)

GIẢI THÍCH: ADN mạch kép chỉ có liên kết A-T; G-X Phân tử prôtêin có các liên kết peptit giữa các axit amin Phân tử tARN có cấu trúc cuộn một đầu thành 3 thùy, ởmmoojt số đoạn có tạo nên liên kết mạch kép theo nguyên tắc bổsung giữa G-X, A-U. Quá trình dịch mã từ gen sinh ra ARN theo nguyên tắc bổsung giữa G-X, A-U.Câu 20: Các phát biểu nào sau đây đúng với đột biến đảo đoạnnhiễm sắc thể?(1) Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm

sắc thể (đúng)(2) Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc

thể (sai)(3) Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên

kết (sai)(4) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột

biến (đúng)A. (1), (4) B. (2), (3) C. (1), (2) D. (2), (4)

Câu 21: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểunào sau đây đúng?A. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể

thường mà không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính. B. Đột biến đảo đoạn làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển

sang nhóm liên kết khác. C. Đột biến mất đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên

nhiễm sắc thể D. Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng và

thành phần gen của một nhiễm sắc thể. Câu 22: Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên chủ yếu của quátrình tiến hóa làA.đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể B. đột biến genC. biến dị cá thể D. đột biến sốlượng nhiễm sắc thể

Câu 23: Các nhân tố nào sau đây vừa làm thay đổi tần số alenvừa có thể làm phong phú vốn gen của quần thể?A. Chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiênB. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiênC. Giao phối ngẫu nhiên và các cơ chế cách liD. Đột biến và di - nhập gen

Câu 24: Một trong những ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô ởthực vật làA. nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm, tạo ra các cây

đồng nhất về kiểu genB. tạo ra các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhauC. tạo ra giống cây trồng mới có kiểu gen hoàn toàn khác với

cây ban đầuD. tạo ra các cây con có ưu thế lai cao hơn hẳn so với cây ban

đầuCâu 25: Ở một loài hoa, xét ba cặp gen phân li độc lập, các gennày quy định các enzim khác nhau cùng tham vào một chuỗi phảnứng hóa sinh để tạo nên sắc tố ở cánh hoa theo sơ đồ sau:

Các alen lặn đột biến k, l, m đều không tạo ra được cácenzim K, L và M tương ứng. Khi các sắc tố không được hình thànhthì hoa có màu trắng. Cho cây hoa đỏ đồng hợp tử về cả ba cặpgen giao phấn với cây hoa trắng đồng hợp tử về ba cặp gen lặn,thu được F1. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2.Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, trong tổng hợpsố cây thu được ở F2 , số cây hoa trắng chiếm tỉ lệA. 37/64 B. 7/16 C. 9/16 D. 9/64

HƯỚNG DẪN : Qui ước: Đỏ: K-L-M-; Vàng: K-L-mm; Trắng: các KG còn lại (P) KKLLMM x kkllmm F1: KkLlMm F1 x F1: KkLlMm x KkLlMm Tỉ lệ hoa trắng F2 = 1 – Tỉ lệ hoa đỏ - tỉ lệ hoa vàng + Tỉ lệ hoa Đỏ (K-L-M-) = (3/4)3 =27/64 + Tỉ lệ hoa Vàng: (K-L-mm) = (3/4)2 . 1/4 = 9/64 Tỉ lệ Hoa trắng = 1 – (27/64 + 9/64) = 7/16

Gen K Gen L Gen M

Enzim K

Enzim L

Enzim M

Chất không màu 1

Chất không màu 2

Sắc tố vàng

Sắc tố đỏ

Chọn phương án B Câu 26: Khi nói về gen ngoài nhân, phát biểu nào sau đây đúng?A. Các gen ngoài nhân luôn được phân chia đều cho các tế bào

con trong phân bàoB. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình ở giới cái và

không biểu hiện ra kiểu hình ở giới đực.C. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái

đồng hợp tử.D. Gen ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ.

Câu 27: Cho phép lai P: ♀ ♂ . Trong quá trình giảmphân hình thành giao tử đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thểmang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I; giảm phân IIdiễn ra bình thường. Quá trình giảm phân hình thành giao tử cáidiễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai trên tạo ra F1 cótối đa bao nhiêu loại kiểu gen?A. 56 B. 42 C. 18 D. 24

HƯỚNG DẪNAaBbDd x AaBbdd .♀ ♂Cặp Aa+Giới cái cho 2 loại giao tử A, a+Giới đực do bị rối loạn trong giảm phân 1 nên cho 4 loại giaotử: A, a, Aa và 0Sự thụ tinh tạo F1 có 7 loại KG: AA, Aa, aa, Aaa, Aaa, A, aCăp BbỞ cả 2 giới đều cho 2 loại giao tử B, b nên F1 có 3 KG BB, Bb,bbCặp Dd Giới đực dd cho 1 loại giao tử d, giới cái Dd cho 2 loại giaotử D, d nen F1 có 2 KG Dd và dd*Tổng số KG = 7x3x2 = 42. Chọn phương án BCâu 28: Khi nói về nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đâyđúng?A. Giao phối không ngẫu nhiên không chỉ làm thay đổi tần số

alen mà còn làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thểB. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng

sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểugen khác nhau trong quần thể.

C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, qua đólàm thay đổi tần số alen của quần thể.

D. Yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố duy nhất làm thay đổi tần sốalen của quần thể ngay cả khi không xảy ra đột biến vàkhông có chọn lọc tự nhiên.

Câu 29: Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bịđột biến thành alen. Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua hai lầnnguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quátrình nhân đôi của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và2211 nuclêôtit loại xitôzin. Dạng đột biến đã xảy ra với alen Blà A. thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T B. thay thếmột cặp A-T bằng một cặp G-XC. mất một cặp A-T D. mất

một cặp G-XHƯỚNG DẪN *Alen B: Dễ dàng tính được N suy ra:N = 2A + 2G = 1300 A= T= 281 H = 2A + 3G = 1669 G = X = 369 * Nếu gen BB nhân đôi 2 lần, môi trường cung cấp các Nu Atd=Ttd = (22-1).281 x2 = 1686 Gtd=Xtd = (22-1).369 x2 = 2214 Thực tế gen Bb nhân đôi 2 lần có nhu cầu các nuleotit tự do cầncung cấp là tăng 3 cặp A-T và giảm giảm 3 cặp G – X (22-1) x A = 3 A =1 (22-1) x G = 3 G =1 Vậy ĐB thuộc dạng thay thế một cặp G-X bằng 1 cặp A –T nênchọn phương án A. Câu 30: Một quần xã có các sinh vật sau:(1) Tảo lục đơn bào (2) Cá rô (3) Bèo hoa dâu(4) Tôm(5) Bèo Nhật Bản (6) Cá mè trắng (7) Rau muống(8) Cá trắm cỏ

Trong các sinh vật trên, những sinh vật thuộc bậc dinh dưỡngcấp 1 làA. (1), (2), (6), (8) B. (2), (4),

(5), (6)C. (3), (4), (7), (8) D. (1), (3),(5), (7)

Câu 31: Ở người, bệnh Q do một alen lặn nằm trên nhiễm sắc thểthường quy định, alen trội tương ứng quy định không bị bệnh.Một người phụ nữ có em trai bị bệnh Q lấy một người chồng cóông nội và bà ngoại đều bị bệnh Q. Biết rằng không phát sinh

đột biến mới và trong cả hai gia đình trên không còn ai khác bịbệnh này. Xác suất sinh con đầu lòng không bị bệnh Q của cặp vợchồng này làA. 3/4 B. 8/9 C. 1/3 D. 1/9

HƯỚNG DẪN Vẽ sơ đồ phả hệI.

II.

III.

IV.

Kiểu gen của những người bệnh I1, I4, III9 là aa Người cha chồng II7 không bệnh, nhưng có cha I1 (ông nộichồng) bị bệnh aa nên kiểu gen của cha chồng II7 là Aa. Tươngtự, ta cũng suy ra được KG của mẹ chồng II8 là Aa. Từ đó có kiểu gen của người chồng II11 là (1/4 AA : 2/4Aa) (Không thể là aa vì đã biết không bệnh) Tần số A/a của II11 là 2/3 : 1/3 Vợ II10 không bệnh có em trai bị bệnh aa nên KG của bố mẹkhông bệnh đều là Aa. Do đó tần số alen của người vợ II10 cũnglà A/a 2/3 : 1/3 Sự tổ hợp các loại giao tử của cặp vợ chồng II11 và II10

sinh con bị bệnh với xác suất 1/3 x 1/3 = 1/9 Do đó xác suất sinh con không bệnh là 1 – 1/9 = 8/9 Chọn phương án BCâu 32: Một quần thể côn trùng sống trên loài cây M. Do quầnthể phát triển mạnh, một số cá thể phát tán sang loài cây N.Những cá thể nào có sẵn các gen đột biến giúp chúng khai thácđược thức ăn ở loài cây N thì sống sót và sinh sản, hình thànhnên quần thể mới. Hai quần thể này sống trong cùng một khu vựcđịa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau. Qua thời gian, cácnhân tố tiến hóa tác động làm phân hóa vốn gen của hai quần thểtới mức làm xuất hiện cách li sinh sản và hình thành nên loàimới. Đây là ví dụ về hình thành loài mớiA. bằng cách li sinh thái B. bằng tự đa bộiC. bằng lai xa và đa bội hóa D. bằng cách li địa lí

5 6

1 2 4 3

7 8

9 10 11

?

Câu 33: Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ởngười do một trong hai alen của một gen quy định

Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thểtrong phả hệ, xác suất sinh con đầu lòng không mang alen gâybệnh của cặp vợ chồng III.14 - III.15 làA. 4/9 B. 29/30 C. 7/15 D. 3/5

HƯỚNG DẪN Bố mẹ bình thường có con bị bệnh nên tính trạng bệnh do genlặn qui định. Không thấy hiện tượng di truyền chéo và di truyềnthẳng nên gen gây bệnh nằm trên NST thường. Dễ dàng nhận thấy người bệnh có kiểu gen aa, xét quá trìnhcho, nhận gen giữa ba mẹ và các con sẽ xác định được KG củanhững người trong gia đình. * Xét cặp vợ chồng số 7 và 8 : + Người vợ số 7 không bệnh, cha mẹ không bệnh, có một ngườichị em gái bệnh (aa) nên kiểu gen của ba (số 2) và mẹ (số 1)đều là Aa. Do vậy xác suất kiểu gen của người vợ số 7 là (1/3AA: 2/3Aa). + Người chồng số 8 không bệnh, có mẹ không bệnh và chabệnh (aa) nên kiểu gen của anh ta là Aa. Sự kết hợp các loại giao tử của cặp vợ chồng số 7 và số 8sinh ra con (12, 13, 14) với xác suất chung là: (2/6AA :3/6Aa : 1/6aa) Trong đó, người con gái số 14 không bệnh có xác xuất KG là(2/6AA : 3/6Aa ) nên có tần số alen A/a là 7/10 : 3/10. * Xét cặp vợ chồng số 10 và 11 : hai vợ chồng không bệnhcó con gái 16 bị bệnh (aa) nên KG của họ đều là Aa. Do vậyngười con số 15 có xác xuất KG là (1/3AA : 2/3Aa). Từ đó ta cótần số các alen A/a = 2/3 : 1/3 * Xét cặp vợ chồng 14 - 15

P : III14 (2/6AA : 3/6Aa ) x III15 (1/3AA : 2/3Aa) Gp: (7/10A, 3/10 a) 2/3A : 1/3aF1 : Xác suất sinh con đầu lòng không mang alen lặn là

(AA) = 7/10. 2/3 = 7/15Chọn phương án C

1 2 3 4

5 6 7 8

Quy ước: Nữ không bị bệnh: Nữ bị bệnh: Nam không bị bệnh: Nam bị bệnh

9 10 11

12 13 14 ? 15 16

I

II

III

Câu 34: Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay,cần tập trung vào các biện pháp nào sau đây?

(1) Xây dựng các nhà máy xử lý và tái chế rác thải (đúng)(2) Quản lí chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường (đúng)(3) Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh(sai)

(4) Giáo dục để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọingười (đúng)

(5) Tăng cường khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản (sai)A. (1), (3), (5) B. (3), (4), (5) C. (2), (3),

(5) D. (1), (2), (4)Câu 35: Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được môtả như sau: Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hạiquả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loàiđộng vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đụcthân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn củachim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thúăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Phân tích lưới thức ăn trên chothấy:A. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4

mắt xích (đúng)B. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh

tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sựcạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt. (sai vì chim ăn thịt cỡlớn còn có thức ăn khác)

C. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng cóthể là bậc dinh dưỡng cấp 3 (sai vì có thể cả cấp 4)

D. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây vàcôn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn.(sai vì không trùng nhau hoàn toàn)

Câu 36: Cho cây (P) thân cao, hoa đỏ tự thụ phấn, thu được F1

gồm : 37,5% cây thân cao, hoa đỏ; 37,5% cây thân cao, hoatrắng; 18,75% cây thân thấp, hoa đỏ; 6,25% cây thân thấp, hoatrắng. Biết tính trạng chiều cao cây do một cặp gen quy định,tính trạng màu sắc hoa do hai cặp gen khác quy định, không cóhoán vị gen và không xảy ra đột biến. Nếu cho cây (P) giao phấnvới cây có kiểu gen đồng hợp tử lặn về ba cặp gen trên thì tỉlệ phân li kiểu hình ở đời con là A. 1 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa trắng : 1

cây thân cao, hoa đỏ : 1 cây thân cao, hoa trắngB. 3 cây thân cao, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa trắng

C. 1 cây thân thấp, hoa đỏ : 2 cây thân cao, hoa trắng : 1 cây thân thấp, hoa trắng

D. 1 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân cao, hoa trắng: 2 câythân thấp, hoa trắng

HƯỚNG DẪN* Xét tính trạng chiều cao cây (Do 1 cặp gen qui định)F1: Cao : Thấp = 3 : 1 D : cao trội hoàn toàn hơn d : thấp KG (P) Dd x Dd* Xét tính trạng màu hoa (Do 2 cặp gen quy định)F1: Đỏ : Trắng = 9 : 7 (tương tác bổ trợ) A - B - : hoa đỏ A – bb, aaB - và aabb đềuhoa trắng KG (P) AaBb x AaBbXét chung 2 cặp tính trạng: Tỉ lệ KH Thấp – Trắng = 0,0625 (1/16) Có hiện tượng liên kết hoàn toàn. Một trong 2 cặp genquy định màu hoa (A,a hoặc B,b) liên kết hoàn toàn với cặp genquy định chiều cao (D,d). Ta thấy rằng ở F1 có kiểu hình Thấp – Đỏ (dd, A-B-) (P)phải tạo giao tử dAB (D và B hoặc D và A không liên kết cùngnhau). Do vậy kiểu gen của (P) phải là Aa x Aa hoặc Bb x

Bb

(Hai trường hợp này như nhau) Xét phép lai (P) x cây đồng hợp lặn (P) Aa x aa

Gp: ABd; AbD; aBd; abD abd F1: 1 Aa : 1 Aa : 1 aa : 1 aa

KH: 1 Thấp - đỏ : 2 Cao – trắng : 1 Thấp - trắng Chọn phương án CCâu 37: Quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh có kiểugen không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen giữaalen D và alen d. Theo lí thuyết, các loại giao tử được tạo ratừ quá trình giảm phân của tế bào trên làA. , , hoặc , , , (đúng)B. , , , hoặc , , , (sai)

C. , , , hoặc , , , (sai)D. , , , hoặc , , , (sai)

HƯỚNG DẪN: Đối với câu này chỉ cần viết ra đúng 8 loại giao tử (4 giaotử liên kết, 4 giao tử hoán vị) và đối chiếu lại sẽ tìm raphương án đúng là phương án ACâu 38: Một loài thực vật giao phấn, xét một gen có hai alen,alen A quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen a quyđịnh hoa trắng, thể dị hợp về cặp gen này cho hoa hồng. Quầnthể nào sau đây của loài trên đang ở trạng thái cân bằng ditruyền?A. Quần thể gồm toàn cây hoa đỏ (đúng, vì AA x AA luôn tạo

100% AA)B. Quần thể gồm cả cây hoa đỏ và cây hoa trắng (sai, vì có cả

AA và aa, cây giao phấn nên các thế hệ sau sẽ phân li)C. Quần thể gồm toàn cây hoa hồng (sai, vì Aa giao phấn qua

các thế hệ sau sẽ phân li)D. Quần thể gồm cả cây hoa đỏ và cây hoa hồng (sai, vì có AA

và Aa, giao phấn qua các thế hệ sau sẽ phân li)Câu 39: Ở gà, alen A quy định lông vằn trội hoàn toàn so vớialen a quy định lông không vằn, cặp gen này nằm ở vùng khôngtương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Cho gà trống lôngkhông vằn giao phối với gà mái lông vằn, thu được F1; Cho F1

giao phối với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra độtbiến, kết luận nào sau đây đúng?A. F 2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 con lông vằn : 1 con

lông không vằnB. F1 toàn gà lông vằnC. Nếu cho gà mái lông vằn (P) giao phối với gà trống lông vằn

F1 thì thu được đời con gồm 25% gà trống lông vằn, 25% gàtrống lông không vằn và 50% gà mái lông vằn

D. F2 có 5 loại kiểu gen.HƯỚNG DẪN Ở gà, gà mái dị giao tử, gà trống đồng giao tử P: X♂ aXa (trống lông không vằn) x X♀ AY (mái lôngvằn) Gp: Xa

XA, Y F1: 1XAXa : 1XaY (1 trống vằn : 1 mái không vằn) Tự giao F1: 1XAXa x 1XaY

GF1: XA, Xa Xa, Y F2: 1XAXa : 1 XaXa :1 XAY : 1 XaY (1 trống vằn : 1 trống không vằn : 1 máivằn : 1 mái không vằn)Câu A đúng vì F2 có tỉ lệ phân li chung 50% vằn, 50% khôngvằnCâu B sai vì F1 có cả gà lông vằn và không vằnCâu C sai vì thực tế thu được đời con gồm 25% gà mái lôngvằn, 25% gà mái lông không vằn và 25% gà trống lông vằn và25% trống lông không vằn.Câu D sai vì F2 chỉ có 4 KH (XAXa, XaXa, XAY, XaY) Chọn phương án A

Câu 40: Một quần thể động vật , ở thế hệ xuất phát (P) có thànhphần kiểu gen ở giới cái là 0,1 AA : 0,2 Aa : 0,7 aa; ở giớiđực là 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. Biết rằng quần thể khôngchịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Sau một thế hệ ngẫuphối thì thế hệ F1

A. đạt trạng thái cân bằng di truyền (sai vì F1 chưa nghiệmđúng CT p2 + 2pq + q2 = 1) B. có kiểu gen dị hợp tử chiếmtỉ lệ 56% (đúng với kết quả lai F1)C. có kiểu gen đồng hợp tử trội chiếm tỉ lệ 16% (sai với kết

quả lai F1)D. có kiểu gen đồng hợp tử lặn chiếm tỉ lệ 28% (sai với kết

quả lai F1)HƯỚNG DẪN P : Giới đực Giới cái

A= 0,6, a = 0,4 A = 0,2 , a = 0,8 0,2 A 0,8a0,6A 0,12AA 0,48Aa0,4a 0,08Aa 0,32aa

F1 : 0,12AA : 0,56Aa : 0,32aa Tỉ lệ KG dị hợp (Aa) = 0,48 + 0,08 = 0,56 Tỉ lệ KG đồng hợp trội (AA) = 0,12 Tỉ lệ KG đồng hợp lặn (aa) = 0,32 Chọn phương án B Câu 41: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp, phát biểunào sau đây không đúng?A. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành

phần kiểu gen của quần thể

B. Các yếu tố ngẫu nhiên dẫn đến làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể

C. Tiến hóa nhỏ sẽ không xảy ra nếu tần số alen và thành phầnkiểu gen của quần thể được duy trì không đổi từ thế hệ nàysang thế hệ khác

D. Lai xa và đa bội hóa có thể nhanh chóng tạo nên loài mới ởthực vật

Câu 42: Khi nói về quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đâykhông đúng?A. Sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau đồng thời tác

động qua lại với môi trườngB. Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào

nhu cầu sống của từng loàiC. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn

càng đơn giảnD. Mức độ đa dạng của quần xã được thể hiện qua số lượng các

loài và số lượng cá thể của mỗi loàiCâu 43: Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đâyđúng?(1) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết

thúc sớm quá trình dịch mã. (sai)(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen

của quần thể. (đúng)(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số

cặp nuclêôtit (sai)(4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối

với thể đột biến (đúng)(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp

gen và điều kiện môi trường (đúng)A. (1), (2), (3) B. (2), (4), (5)C. (3), (4),

(5) D. (1), (3), (5)Câu 44: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàntoàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho hai cây có kiểu hìnhkhác nhau giao phấn với nhau, thu được F1. Cho các cây F1 giaophấn ngẫu nhiên, thu được F2 gồm 56,25% cây hoa trắng và 43,75%cây hoa đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến, trong tổng số câythu được ở F2, số cây hoa đỏ dị hợp tử chiếm tỉ lệ

A. 12,5%. B. 37,5% C. 18,55% D. 25%HƯỚNG DẪN Ta có hoa trắng = 56,25% = 9/16 nên ¾ a x ¾ a = 9/16 aa Suy ra Tần số A/a = ¼ : ¾

Số cây dị hợp ở F2 là (¼ x ¾ ) x 2 = 6/16 = 37,5% Chọn phương án BCâu 45: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại,

A. sự cách li địa lí chỉ góp phần duy trì sự khác biệt vềtần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạora bởi các nhân tố tiến hóa

B. các quần thể sinh vật trong tự nhiên chỉ chịu tác độngcủa chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi bất thường

C. những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứngvới những thay đổi của ngoại cảnh đều di truyền được

D. mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quátrình tiến hóaCâu 46: Ở một loài động vật, xét một gen có hai alen nằm ở vùngkhông tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; alen A quy địnhvảy đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định vảy trắng. Cho concái vảy trắng lai với con đực vảy đỏ thuần chủng (P), thu đượcF1 toàn con vảy đỏ. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 cókiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 con vảy đỏ : 1 con vảy trắng,tất cả các con vảy trắng đều là con cái. Biết rằng không xảy rađột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiệnmôi trường. Dựa vào các kết quả trên, dự đoán nào sau đây đúng? A. F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1 : 2 : 1 B. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F3 các con cáivảy trắng chiếm tỉ lệ 25%

C. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiêu thì ở F3 các con đực vảyđỏ chiếm tỉ lệ 43,75%

D. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F3 các con cái vảyđỏ chiếm tỉ lệ 12,5%HƯỚNG DẪN: Ở cá có 2 trường hợp : giới cái đồng giao tử, giới đực dịgiao tử hoặc ngược lại. Xét trường hợp giới đực đồng giao tử, giới cái dị giao tử,ta có phép lai P: X♂ AXA x X♀ aY Gp: XA Xa, Y F1: 1XAXa, 1XAY (100% vảy đỏ) F1xF1: XAXa x XAY GF1: XA, Xa XA, Y F2: 1XAXA :1XAY: 1XAXa :1XaY (phân li KG 1 : 1 : 1 : 1) Khôngphù hợp phương án A.

3 vảy đỏ : 1 con vảy trắng (cái) (phân li KH 3 : 1) Ngẫu phối F2 ta có tần số các alen như sau: Đực: XA/Xa = ¾ : ¼ Cái: XA/Xa/Y = ¼ : ¼ : ½ Sự tổ hợp các loại giao tử tạo ra F3

3/4XA 1/4Xa

1/4XA 3/16 XAXA Đực vảy đỏ

1/16 XAXa

Đực vảy đỏ1/4Xa 3/16 XAXa

Đực vảy đỏ1/16 XaXa

Đực vảy trắng1/2Y 3/8 XAY

Cái vảy đỏ1/8 XaYCái vảy trắng

Vậy: Đực vẩy đỏ = 2 x 3/16 + 1/16 = 7/16 = 0,4375. Phùhợp với phương án C. Cái vẩy trắng = 1/8 = 12,25%. Không phù hợp phươngán B. Cái vẩy đỏ = 3/8 = 37,5%. Không phù hợp phương ánD. Do đó chọn phương án C. Không cần xét trường hợp ngược lại: giới cái đồng giao tử,giới đực dị giao tử. Câu 47: So với biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu hóa học để tiêudiệt sinh vật gây hại, biện pháp sử dụng loài thiên địch cónhững ưu điểm nào sau đây?

(1) Thường không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của conngười. (đúng)

(2) Không phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết.(sai)(3) Nhanh chóng dập tắt tất cả các loại dịch bệnh. (sai)(4) Không gây ô nhiễm môi trường. (đúng)A. (2) và (3). B. (1) và (2). C. (1) và (4). D. (3) và

(4).Câu 48: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thểlàm cho hai alen của một gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thểđơn?

A. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. B. Đảo đoạn.C. Mất đoạn. D. Lặp đoạn.

Câu 49: Trong các phương pháp tạo giống sau đây, có bao nhiêuphương pháp có thể tạo ra giống mới mang nguồn gen của hai loàisinh vật khác nhau?

(1) Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp(2) Nuôi cấy hạt phấn (3) Lai tế bào sinh dưỡng tạo nên giống lai khác loài (4)Tạo giống nhờ công nghệ gen

A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.Câu 50: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6. Trên mỗicặp nhiễm sắc thể, xét một gen có hai alen. Do đột biến, trongloài đã xuất hiện 3 dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắcthể. Theo lí thuyết, các thể ba này có tối đa bao nhiêu loạikiểu gen về các gen đang xét?

A. 108. B. 36. C. 64. D. 144.HƯỚNG DẪN Số trường hợp chọn cặp dị bội: chọn một cặp trong 3 vị tríta có = 3 Với một cặp gen dị bội thể ba sẽ có 4 KG ví dụ (AAA, AAa,Aaa, aaa) Các cặp gen kia sẽ có 3 KG. VD: (BB, Bb,bb) và (DD, Dd, dd) Cuối cùng ta có: Số KG tối đa về các gen đang xét = 3 x 4 x3 x 3 = 108 Chọn phương án A

Bài giải của: THÁI MINH TAM GVtrường THPT Mỹ Hương – Sóc Trăng


Recommended