+ All Categories
Home > Documents > Giao trinh tai chinh cong

Giao trinh tai chinh cong

Date post: 28-Nov-2023
Category:
Upload: independent
View: 0 times
Download: 0 times
Share this document with a friend
42
http://www.ebook.edu.vn 1 CHƯƠNG 1: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC I. LCH SHÌNH THÀNH NSNN Qua nhng cuc chinh pht khc lit gia các btc trong thi ksơ khai ca lch s, đã xut hin mt tng lp cai trbên trên xã hi, đó là Nhà nước. Để có tin chi tiêu, Nhà nước đã đặt ra chế độ thuế khóa bt toàn dân phi cng np. Có nhng loi thuế hết sc bt công đã đè đầu, cưỡi cdân nghèo mà ngày nay chúng ta còn được thy qua các tác phm văn hc đề cp đến nó. Tcác khon thu tthuế hình thành nên qutin tca Nhà nước. Đầu tiên Nhà nước sdng qutin tnày để nuôi dưỡng viên chc và binh lính ca Nhà nước. Sau đó phm vi được mrng, và ngày nay, Nhà nước còn dùng tin quca mình để chi tiêu cho các khon phúc li và kinh tế. Trước khi chnghĩa tư bn xut hin, Nhà nước không hcó mt văn bn tài chính nào bao quát hết tt ccác khon thu, chi ca mình trong tng thi k. Thông thường, mi mt khon chi được bo đảm bng mt hay mt skhon thu nht định và được thhin trong mt bng dtoán riêng bit, thm chí có nhng khon chi không cn dtoán. Lúc by giquyn hành thu, chi đều thuc vngười đứng đầu Nhà nước, hkhông chu bt kmt skim soát nào ca xã hi. Khi chnghĩa tư bn xut hin đã to ra nhng tin đề để hình thành và phát trin mt hthng tài chính hoàn chnh, nht là NSNN. Giai cp tư sn đã lãnh đạo qun chúng chng li nhng lut ltài chính vô lý ca Nhà nước phong kiến, đòi hi shtrvtài chính tphía Nhà nước, sa đổi hthng thuế khóa và thiết lp skim tra ca xã hi đối vi các khon thu, chi ca Nhà nước. Kết quca quá trình đấu tranh này là đã xóa bđược sđộc quyn chi tiêu ca người đứng đầu Nhà nước, hình thành mt NSNN theo nhng tiêu chun định mc công khai và được lp cho tng thi knht định, đó là mt hthng NSNN tương đối hoàn chnh như hin nay. II. KHÁI NIM VÀ BN CHT CA NSNN 1. Khái nim vNSNN - NSNN là dtoán thu - chi bng tin ca Nhà nước trong mt khong thi gian nht định (thường là mt năm). Như vy, NSNN là mt kế hoch tài chính cơ bn ca quc gia, trong đó gm có kế hoch thu, kế hoch chi và được lp theo phương pháp cân đối (thu phi đủ chi, chi không vượt thu). - Theo Lut ngân sách nhà nước Vit Nam thì: “NSNN là toàn bcác khon thu, chi ca Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thm quyn quyết định và được thc hin trong mt năm để bo đảm thc hin các chc năng , nhim vca Nhà nước.
Transcript

http://www.ebook.edu.vn 1

CHƯƠNG 1: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH NSNN Qua những cuộc chinh phạt khốc liệt giữa các bộ tộc trong thời kỳ sơ khai của lịch sử, đã xuất

hiện một tầng lớp cai trị bên trên xã hội, đó là Nhà nước. Để có tiền chi tiêu, Nhà nước đã đặt ra

chế độ thuế khóa bắt toàn dân phải cống nạp. Có những loại thuế hết sức bất công đã đè đầu, cưỡi

cổ dân nghèo mà ngày nay chúng ta còn được thấy qua các tác phẩm văn học đề cập đến nó.

Từ các khoản thu từ thuế hình thành nên quỹ tiền tệ của Nhà nước. Đầu tiên Nhà nước sử dụng

quỹ tiền tệ này để nuôi dưỡng viên chức và binh lính của Nhà nước. Sau đó phạm vi được mở rộng,

và ngày nay, Nhà nước còn dùng tiền quỹ của mình để chi tiêu cho các khoản phúc lợi và kinh tế.

Trước khi chủ nghĩa tư bản xuất hiện, Nhà nước không hề có một văn bản tài chính nào bao quát

hết tất cả các khoản thu, chi của mình trong từng thời kỳ. Thông thường, mỗi một khoản chi được

bảo đảm bằng một hay một số khoản thu nhất định và được thể hiện trong một bảng dự toán riêng

biệt, thậm chí có những khoản chi không cần dự toán. Lúc bấy giờ quyền hành thu, chi đều thuộc

về người đứng đầu Nhà nước, họ không chịu bất kỳ một sự kiểm soát nào của xã hội.

Khi chủ nghĩa tư bản xuất hiện đã tạo ra những tiền đề để hình thành và phát triển một hệ thống

tài chính hoàn chỉnh, nhất là NSNN. Giai cấp tư sản đã lãnh đạo quần chúng chống lại những luật lệ

tài chính vô lý của Nhà nước phong kiến, đòi hỏi sự hổ trợ về tài chính từ phía Nhà nước, sửa đổi hệ

thống thuế khóa và thiết lập sự kiểm tra của xã hội đối với các khoản thu, chi của Nhà nước. Kết

quả của quá trình đấu tranh này là đã xóa bỏ được sự độc quyền chi tiêu của người đứng đầu Nhà

nước, hình thành một NSNN theo những tiêu chuẩn định mức công khai và được lập cho từng thời

kỳ nhất định, đó là một hệ thống NSNN tương đối hoàn chỉnh như hiện nay.

II. KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT CỦA NSNN 1. Khái niệm về NSNN

- NSNN là dự toán thu - chi bằng tiền của Nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định

(thường là một năm).

Như vậy, NSNN là một kế hoạch tài chính cơ bản của quốc gia, trong đó gồm có kế hoạch thu, kế

hoạch chi và được lập theo phương pháp cân đối (thu phải đủ chi, chi không vượt thu).

- Theo Luật ngân sách nhà nước Việt Nam thì: “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của

Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm

để bảo đảm thực hiện các chức năng , nhiệm vụ của Nhà nước.

http://www.ebook.edu.vn 2

Năm ngân sách hay còn gọi là năm tài chính, là giai đoạn mà trong đó, dự toán thu - chi tài chính

đã được phê chuẩn của Quốc hội có hiệu lực thi hành. Ở tất cả các nước, năm ngân sách đều có thời

hạn bằng một năm dương lịch, nhưng thời điểm bắt đầu và kết thúc ở mỗi nước có khác nhau. Ở đa

số các nước, năm ngân sách trùng với năm dương lịch (bắt đầu ngày 1/1 và kết thúc vào ngày

31/12), như: Pháp, Bỉ, Hà Lan, Trung Quốc, Philippine, ... Ở các nước khác, thời điểm bắt đầu và

kết thúc năm ngân sách thường rơi vào tháng 3, 4, 6 hoặc 7 hàng năm. Cụ thể là: Anh, Nhật,

Canada, Singapore .. . . có năm ngân sách bắt đầu vào ngày 1/4 năm trước và kết thúc vào ngày

31/3 năm sau; Ý, Na - Uy, Đài Loan, Uïc ... có năm ngân sách bắt đầu vào ngày 1/7 năm trước và

kết thúc vào ngày 30/6 năm sau; Mỹ có năm ngân sách bắt đầu vào ngày 1/10 năm trước và kết

thúc vào ngày 30/9 năm sau.

Việc quy định năm ngân sách hoàn toàn là ý định chủ quan của Nhà nước. Tuy nhiên, ý định này

cũng bắt nguồn từ những yếu tố tác động khác nhau, trong đó có hai yếu tố cơ bản là:

- Đặc điểm hoạt động của nền kinh tế có liên quan đến nguồn thu của ngân sách Nhà nước

(chế độ kế toán, thống kê; tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp).

- Đặc điểm hoạt động của cơ quan lập pháp (các kỳ họp của Quốc Hội để phê chuẩn NSNN.

Ở nước ta, năm ngân sách bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Điều này

phù hợp với các kỳ họp của Quốc Hội.

2. Bản chất của NSNN

NSNN là hệ thống những mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội, phát sinh trong quá trình

nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng

của Nhà nước.

Các quan hệ kinh tế này bao gồm:

- Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

- Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các đơn vị hành chính sự nghiệp.

- Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các tầng lớp dân cư.

- Quan hệ kinh tê úgiữa NSNN và thị trường tài chính.

- Quan hệ kinh tế giữa NSNN với hoạt động tài chính đối ngoại.

III. VAI TRÒ CỦA NSNN 1. Ngân sách nhà nước - công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu

chi tiêu của nhà nước.

http://www.ebook.edu.vn 3

Đây là vai trò lịch sử của ngân sách nhà nước, mà trong cơ chế nào và trong thời đại nào ngân

sách nhà nước cũng phải thực hiện. Vai trò này của ngân sách nhà nước được xác định trên cơ sở

bản chất kinh tế của ngân sách nhà nước . Sự hoạt động của nhà nước trong các lĩnh vực chính trị ,

kinh tế, xã hội luôn đòi hỏi phải có các nguồn tài chính để chi tiêu cho những mục đích xác định.

Các nhu cầu chi tiêu của nhà nước phải được thỏa mãn từ các nguồn thu bằng hình thức thuế và

thu ngoài thuế.

Việc huy động nguồn thu vào tay nhà nước để đảm bảo các yêu cầu chi tiêu cần thiết phải chú

ý đến ba vấn đề:

- Mức động viên vào ngân sách nhà nước đối với các thành viên trong xã hội qua thuế và

các khoản thu khác (có liên quan) phải hợp lý. Mức động viên cao hay thấp đều có tác dụng tiêu

cực.

- Tỉ lệ động viên vào ngân sách nhà nước đối với tổng sản phẩm quốc nội (GDP ) vừa đảm

bảo hợp lý với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, vừa đảm bảo cho đơn vị cơ sở có điều kiện tích

tụ vốn để tái sả n xuất mở rộng.

- Các công cụ kinh tế được sử dụng tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và thực hiện

các khoản chi tiêu của ngân sách nhà nước.

2. Ngân sách nhà nước - công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội của nhà nước.

Khi đề cập đến các công cụ tài chính trong quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội , nhà

nước không thể không sử dụng một công cụ rất quan trọng, đó là ngân sách nhà nước. Bởi lẽ ,

phạm vi phát huy vai trò của ngân sách nhà nước rất rộng và trên một mức độ lớn , nó tương đồng

với phạm vi phát huy chức năng và nhiệ m vụ của nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế -

xã hội . Hay nói cách khác, do cơ chế thị trường cần thiết phải có sự điều chỉnh vĩ mô từ phía nhà

nước. Song, nhà nước cũng chỉ có thể thực hiện đìêu chỉnh thành công khi có nguồn tài chính đảm

bảo, tức là khi sử dụng triệt để và có hiệu quả công cụ ngân sách nhà nước . Vai trò đìêu tiết vĩ mô

nền kinh tế - xã hội của ngân sách nhà nước có thể được khái quát hóa trong các lĩnh vực kinh tế,

xã hội và thị trường như sau :

2.1. Về mặt kinh tế:

Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng hình thành cơ cấu kinh tế

mới , kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền.

- Ngân sách nhà nước cung cấp nguồn kinh phí để nhà nước đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ

tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt, để trên cơ sở đó tạo môi trường và

điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế

khác.

http://www.ebook.edu.vn 4

- Việc hình thành các doanh nghiệp nhà nước cũng là một trong những biện pháp căn bản

để chống độc quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo.

- Hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp trong những trường hợp cần thiết đảm bảo

cho sự ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị chuyển đổi sang cơ cấu mới, cao hơn.

- Thông qua các khoản thuế và chính sách thuế sẽ đảm bảo thực hiện vai trò định hướng

đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh.

- Các nguồn vay nợ từ nước ngoài và trong nước sẽ tạo thêm nguồn vốn cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng các nguồn vốn vay nợ của nhà nước cũng là một vấn đề cần phải xem

xét thận trọng khi quyết định thực hiện các biện pháp huy động tiền vay.

2.2. Về mặt xã hội

- Đầu tư của ngân sách để thực hiện các chính sách xã hội : chi Giáo dục - đào tạo, y tế, kế

hoạch hóa gia đình, văn hóa, thể thao, truyền thanh, chi bảo đảm xã hội, sắp xếp lao động và việc

làm, trợ giá mặt hàng ...

- Thông qua thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm điều tiết thu nhập

để phân phối lại cho các đối tượng có thu nhập thấp.

- Thông qua thuế gián thu nhằm hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm. Tuy nhiên, vấn đề

sử dụng công cụ NSNN để điều chỉnh các vấn đề xã hội không đơn giản, đòi hỏi phải được nghiên

cứu đầy đủ và phải có sự thống nhất giữa chính sách và biện pháp. Chẳng hạn : Khi trợ giá điện,

xăng dầu, công tác truyền hình . . . thì những đối tượng được hưởng không phải là người nghèo, mà

chính là những người có thu nhập trung bình hoặc cao.

2.3. Về mặt thị truờng:

Ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện các chính sách về ổn định giá

cả, thị trường và chống lạm phát.

Bằng công cụ thuế, phí, lệ phí,vay và chính sách chi ngân sách nhà nước có thể điều chỉnh được

giá cả, thị trường một cách chủ động.

- Một chính sách ngân sách thắt chặt hay nới rộng đều có thể tác động mạnh mẽ đến cung

- cầu xã hội.

- Việc huy động của ngân sách nhà nước dưới các hình thức thuế, phí, lệ phí,vay và kể cả

bảo hiểm xã hội trên GDP và GNP chiếm tỉ trọng cao thì sự cung ứng vốn đầu tư dài hạn, vốn tiền

tệ ngắn hạn của các nhà đầu tư và đầu tư của dân sẽ giảm, vốn tự đầu tư sẽ khan hiếm hơn. Mặt

khác, nó sẽ làm cho cầu về hàng hóa, dịch vụ của dân cư giảm xuống, nhưng ngân sách nhà nước

lại có điều kiện để tăng cầu với quy mô lớn và chi cho đầu tư lớn sẽ kích thích tăng cung.

http://www.ebook.edu.vn 5

- Ngược lại, nếu ngân sách nhà nước huy động trên GDP và GNP chiếm tỉ trọng thấp thì

nguồn tự đầu tư tăng lên, thúc đẩy tăng cung, đồng thời kích thích tăng cầu về hàng hóa, dịch vụ,

nhưng ngân sách lại không có đìêu kiện để tăng cầu và chi cho đầu tư.

- Trên thị trường tài chính, nhà nước vay vốn với lãi suất cao sẽ có tác động tăng cung ứng

vốn từ phía các nhà đầu tư và tiết kiệm tiêu dùng để dành cho tương lai, đồng thời làm giảm lượng

cầu về vốn đầu tư của doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

Ngược lại, khi lãi suất các khoản vay của nhà nước giảm xuống dưới mức lợi tức bình quân toàn

xã hội, các nhà đầu tư sẽ tìm môi trường đầu tư vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ mà

không muốn cho nhà nước vay.

Mặt khác , lãi suất các khoản vay của nhà nước có vị trí quan trọng trên thị trường chứng

khoán, có thể tham gia điều tiết quan hệ cung cầu trên thị trường chứng khoán.

Ở đây cần nhấn mạnh đến dự trử nhà nước. Trong cơ chế thị trường, nhà nước không thể bắt

buộc các doanh nghiệp bán hàng theo giá cả quy định, mà ngược lại, giá cả là do thị trường quyết

định, phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu và các yếu tố khác. Trong quá trình biến đổi của mình , sẽ

có lúc giá cả lên cao, gây ra những cơn sốt nhất thời và có lúc giá cả lại xuống quá thấp. Để bảo vệ

quyền lợi của người tiêu dùng và kích thích sản xuất phát triển, nhà nước cần phải theo dõi sự biến

động của giá cả trên thị trường và phải có nguồn dự trữ về hàng hóa và tài chính để điều chỉnh kịp

thời. Ngưồn dự trữ này được hình thành từ kinh phí cấp phát của ngân sách nhà nước. Do đó, sự

thành công của nhà nước trong điều chỉnh giá cả và thị trường thông qua công cụ dự trữ nhà nước

phụ thuộc vào kinh phí cấp phát của ngân sách nhà nước cho mục đích này.

- Chống lạm phát là một nội dung quan trọng trong quá trình đìêu chỉnh thị trường. Nguyên

nhân gây ra và thúc đẩy lạm phát có nhiều và xuất phát từ nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực thu,

chi tài chính của Nhà nước.

- Khi đồng vốn ngân sách được sử dụng hợp lý và có hiệu quả thì tác dụng tích cực của nó

rất lớn, ngược lại sẽ gây ra bất ổn định trên thị trường, thúc đẩy lạm phát tăng lên.

- Phát hành thêm tìên để bù đắp thâm hụt ngân sách là nguyên nhân trực tiếp của tình

trạng lạm phát gia tăng.

- Mặt khác, ngân sách nhà nước có cân bằng hay không sẽ tác động sâu sắc đến sự cân

bằng của cán cân thanh toán quốc tế, bởi vì:

- Cân bằng của ngân sách tác động trực tiếp đến sự cân bằng của cán cân thương mại.

- Cân bằng của ngân sách thực hiện được hay không nói lên khả năng trả nợ đến hạn các

khoản vay nước ngoài có thực hiện được hay không

http://www.ebook.edu.vn 6

CHƯƠNG 2: THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Để thực hiện các chức năng của mình Nhà nước phải huy động một bộ phận nguồn tài chính của

xã hội tập trung vào NSNN. Bộ phận nguồn tài chính này được tập trung vào quỹ tiền tệ của Nhà

nước bằng những phương thức và hình thức khác nhau. Hình thức cổ truyền được sử dụng từ trước

cho đến nay để tạo nguồn thu cho NSNN đó là thuế. Ngoài ra Nhà nước còn có các nguồn thu khác

như: thu từ các hoạt động kinh tế của Nhà nước, thu từ vay nợ, viện trợ . . . Thu NSNN phản ánh

các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình Nhà nước sử dụng quyền lực chính trị để thực hiện

việc phân phối các nguồn tài chính dưới hình thức giá trị nhằm hình thành quỹ tiền tệ của Nhà

nước.

Như vậy, thu NSNN bao gồm toàn bộ các khoản tiền được tập trung vào tay Nhà nước để hình

thành quỹ NSNN đáp ứng cho các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.

I. THUẾ

1. Nguồn gốc và lịch sử hình thành

Dưới chế độ công sản nguyên thủy, con người sống chung, làm chung, ăn chung với nhau, mọi

người đều bình đẳng với nhau, không có ai cai trị ai, cho nên mọi thành viên trong xã hội lúc bấy

giờ đều không có trách nhiệm đóng góp cho ai một cái gì cả.

Cùng với sự phát triển của xã hội, giai cấp hình thành và Nhà nước ra đời. Nhà nước ra đời,

kèm theo nó là bộ máy quản lý để thực hiện quyền lực của mình. Bộ máy quản lý này không tự tạo

ra nguồn vật chất để tự nuôi sống mình mà chúng sống dựa vào sự đóng góp của toàn thể dân

chúng. Bằng quyền lực của mình, Nhà nước bắt buộc dân chúng phải nộp một phần tài sản của

mình cho Nhà nước như là một nghĩa vụ, đó chính là thuế.

Như vậy đến đây chúng ta có thể khẳng định rằng tiền đề cho sự ra đời của thuế chính là sự ra

đời và tồn tại của Nhà nước, bản chất của Nhà nước quyết định bản chất của thuế.

Trong giai đoạn đầu (từ chế độ chiếm hữu nô lệ đến đầu chế độ tư bản chủ nghĩa), Nhà nước sử

dụng thuế như là công cụ tạo nguồn thu để phục vụ chủ yếu cho các mục đích phi kinh tế như: chi

tiêu cho cuộc sống xa hoa của hoàng tộc, nuôi sống bộ máy quản lý, quân đội, rèn đúc vũ khí... Các

sắc thuế trong giai đoạn này thường đơn giản, chủ yếu đánh vào ruộng đất, con người...

Chủ nghĩa tư bản ra đời, đi liền với nó là hàng loạt những biến đổi cơ bản về kinh tế - xã hội,

Nhà nước ngày càng can thiệp sâu rộng vào nền kinh tế bằng các chính sách về thuế, đầu tư vốn để

hình thành nên các doanh nghiệp Nhà nước, đầu tư vào cơ sở hạ tầng . . . Với những hoạt động như

vậy, nếu Nhà nước chỉ dựa vào các sắc thuế cổ điển như trong giai đoạn trước thì không đủ để chi

http://www.ebook.edu.vn 7

tiêu và lại kém nhân đạo. Vì vậy trong giai đoạn này Nhà nước đã mở rộng nguồn thu bằng cách

đặt thêm nhiều sắc thuế nhắm vào các hoạt động kinh tế xã hội khác nhau với một hệ thống thuế

suất đa dạng và linh hoạt làm cho thuế trở nên tế nhị và tỉnh xảo hơn, vừa đảm bảo nguồn thu cho

ngân sách nhà nước và đáp ứng yêu cầu tăng trưởng nền kinh tế.

Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, công bằng xã hội được đặt ra như là một nhu cầu cấp thiết đòi

hỏi Nhà nước phải đặc biệt quan tâm. Điều này đòi hỏi Nhà nước phải hướng sự hoạt động của mình

vào sự phát triển toàn diện của dân chúng, quan tâm sấu sắc đến những người có thu nhập thấp . .

. Để thực hiện được điều này, bằng các chính sách thuê,ú Nhà nước đã thực hiện việc điều tiết một

phần thu nhập của những người có thu nhập cao thông qua các sắc thuế trực thu như thuế thu

nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp và một số loại thuế gián thu khác để chi cho một số

mục tiêu xã hội. Ở đây thuế phải đảm bảo không hạn chế ý chí làm giàu của các cá nhân trong xã

hội, đồng thời phải tăng được nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, nhưng vẫn giữ được tính nhân

đạo của thuế.

2. Khái niệm

Thuế là khoản đóng góp mang tính bắt buộc mà nhà nước qui định thành luật để mọi tổ chức

kinh tế và người dân phải nộp cho nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước.

3. Phân loại thuế

Theo đối tượng đánh thuế, hệ thống thuế bao gồm các loại:

- Thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ (Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất,

nhập khẩu).

- Thuế đánh vào thu nhập (Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân).

- Thuế đánh vào tài sản, gồm động sản và bất động sản (Thuế nhà, đất).

- Thuế đánh vào các tài sản thuộc sở hữu công cộng (Thuế tài nguyên, thu về sử dụng vốn

ngân sách nhà nước)

Theo tính chất, thuế bao gồm hai loại:

- Thuế gián thu:

Thuế gián thu là loại thuế gián tiếp thu vào người tiêu dùng thông qua hoạt động của các tổ

chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, hay nói cách khác trong thuế gián thu thì người nộp thuế và

người chịu thuế là hai đối tượng hoàn toàn độc lập với nhau. Ưu điểm của loại thuế này là không tạo

ra cảm giác chịu thuế cho người chịu thuế.

Ví dụ: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên . . .

http://www.ebook.edu.vn 8

- Thuế trực thu:

Thuế trực thu là loại thuế trực tiếp thu vào thu nhập của người chịu thuế, hay nói cách khác

người nộp thuế và người chịu thuế trong trường hợp này là một, người nộp thuế không thể chuyển

thuế cho người khác được.

Ví dụ: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân . . .

Thuế đối vật và thuế đối nhân

Thuế đối vật là loại thuế nhắm trước hết vào đối tượng tính thuế, không quan tâm đến hoàn

cảnh kinh tế, xã hội của người chịu thuế.

Ví dụ: căn cứ vào Luật thuế TTĐB, cơ sở sản xuất rượu bán ra rượu hoa quả phải nộp 20% thuế

tiêu thụ đặc biệt. Nếu giá tính thuế là 10.000 đồng/chai, số thuế sẽ là 2.000 đồng. Nếu giá tính

thuế lên đến 50.000 đồng/chai thì số thuế phải nộp lúc này là 10.000 đồng. Số tiền thuế không phụ

thuộc vào nhân thân của người chịu thuế: anh ta có việc làm ổn định hay đang thất nghiệp, có thu

nhập cao hay thu nhập thấp ...

Thuế đối nhân cũng căn cứ vào đối tượng tính thuế nhưng trước hết nó chú trọng đến các yếu

tố nhân đạo để có mức thuế phù hợp với từng nhóm người. Các yếu tố này là: Thu nhập, số người

phụ thuộc ...

Mục đích chính của thuế đối nhân là góp phần thực hiện công bằng xã hội, hướng sự phát triển

kinh tế của đất nước vào con người, chăm lo phúc lợi vật chất và tinh thần cho con người.

4. Các yếu tố cấu thành luật thuế.

4.1. Tên gọi

Bất cứ loại thuế nào cũng có tên gọi. Tên gọi của thuế xác định nội dung chính của thuế, nhận

diện nó với các loại thuế khác và bảo vệ dân chúng không phải đóng 2 lần cho một loại thuế.

4.2. Đối tượng nộp thuế

Đối tượng nộp thuế là những pháp nhân, thể nhân được nhà nước công nhận về mặt pháp lý, có

các hoạt động, tài sản hoặc thu nhập thuộc phạm vi điều tiết của thuế.

4.3. Đối tượng tính thuế (căn cứ tính thuế)

Một cách tổng quát, đối tượng tính thuế là nguồn dẫn xuất trực tiếp của thuế. Đối tượng tính

thuế là nguồn vật chất mà người ta tính toán trên đó số tiền thuế phải nộp.

http://www.ebook.edu.vn 9

4.4. Thuế suất - biểu thuế

Thuế suất là một con số toán học ấn định một số tiền trích ra từ đối tượng tính thuế. Thông

thường, thuế suất là một con số tỷ lệ trên giá trị của vật chịu thuế. Đôi khi, nó lại là một số tuyệt

đối bằng tiền nhất định đối với từng vật chịu thuế.

Có 4 loại thuế suất:

- Thuế suất bằng số tuyệt đối cố định

- Thuế suất bằng số tuyệt đối lũy tiến

- Thuế suất tỷ lệ cố định

- Thuế suất tỷ lệ lũy tiến

Thuế suất bằng số tuyệt đối cố định

Là loại thuế suất được ấn định bằng một con số tuyệt đối trên đối tượng tính thuế. Ví dụ: Ở

Thụy Điển một phần thuế đặc biệt sử dụng loại thuế suất này, như bia loại 3,6 độ nộp thuế 9,5 cua-

ron/lít; thuốc lá gói 0,39 cua-ron/điếu.

Thuế suất bằng số tuyệt đối lũy tiến

Là loại thuế suất cũng được ấn định bằng một số tiền tuyệt đối nhưng tăng dần lên theo độ

tăng của đối tượng tính thuế. Ví dụ như thuế môn bài ở Việt Nam.

Thuế suất tỷ lệ cố định

Là loại thuế suất được ấn định bằng con số tỷ lệ phần trăm trên đối tượng tính thuế và tỷ lệ

này không thay đổi theo đối tượng tính thuế. Ví dụ: Thuế suất thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ

đặc biệt ...

Thuế suất tỷ lệ lũy tiến

Là loại thuế suất được ấn định bằng con số tỷ lệ phần trăm trên đối tượng tính thuế và tỷ lệ

này tăng dần lên theo độ lớn của đối tượng tính thuế.

Thuế suất tỷ lệ lũy tiến có hai loại chính: Lũy tiến toàn phần và lũy tiến từng phần.

• Lũy tiến toàn phần: Là loại thuế suất tỷ lệ, tăng theo đối tượng tính thuế và sự gia

tăng đó đánh trên toàn bộ đối tượng tính thuế.

http://www.ebook.edu.vn 10

Ví dụ: Ở nước ta, theo pháp lệnh ngày 26/1/1983, thuế lợi tức doanh nghiệp áp dụng đối với

các hộ kinh doanh công thương nghiệp, sử dụng thuế suất tỷ lệ lũy tiến toàn phần như sau:

Thuế suất (%) Bậc Lợi tức chịu thuế 1 tháng (đồng) Ngành SX, V-Tải Ngành dịch vụ Ngành thương

nghiệp, ăn uống 1

2

3

4

5

6

Đến 500

Đến 1.000

Đến 1.500

Đến 2.000

Đến 2.500

Đến 3.000

12

15

18

22

26

30

16

20

24

29

34

40

24

30

38

46

54

60

Trong tất cả các loại thuế suất lũy tiến, thuế suất lũy tiến toàn phần có sức điều tiết mạnh hơn

cả. Nhược điểm của loại thuế suất này là nó hạn chế ý muốn làm giàu của cá nhân.

• Lũy tiến từng phần: Là loại thuế suất tỷ lệ, tăng theo đối tượng tính thuế và sự gia

tăng đó đánh trên từng phần tăng thêm của đối tượng tính thuế.

Ví dụ: Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao ở Việt Nam.

đvt: 1000 đ

Bậc Thu nhập bình quân

tháng/người

Thuế suất (%)

1 Đến 5.000 0 2 Trên 5.000 đến 15.000 10 3 Trên 15.000 đến 25.000 20 4 Trên 25.000 đến 40.000 30 5 Trên 40.000 40

Biểu thuế là một bảng tập hợp các thuế suất cùng một số yếu tố kèm theo. Ví dụ: Biểu thuế

tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu . . .

4.5. Chế độ miễn, giảm

Để chiếu cố đến hoàn cảnh khách quan mang lại khó khăn, làm giảm thu nhập của đối tượng

nộp thuế hoặc có chiếu cố riêng đối với một số ngành nghề cần khuyến khích, thường trong một sắc

http://www.ebook.edu.vn 11

thuế có qui định chế độ miễn, giảm thuế, điều kiện và thủ tục được xét, mức độ được xét, thẩm

quyền của từng cấp về việc xét miễn, giảm thuế.

4.6. Thủ tục thu nộp

Thủ tục thu nộp thuế là căn cứ pháp lý để thực hiện đúng đắn việc nộp thuế đúng, đủ, kịp thời

và là cơ sở pháp lý để xử lý đối với các trường hợp nộp chậm, dây dưa tiền thuế.

5. Vai trò của thuế trong nền kinh tế - xã hội

5.1. Thuế là khoản thu chủ yếu của ngân sách nhà nước

Cho dù người ta còn bàn cãi nhiều về khái niệm thuế, song bất cứ ai cũng đều phải công nhận

rằng thuế bao giờ cũng là khoản thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước. Điều này có thể được lý giải

bởi những lý do sau đây:

- Thuế là khoản đóng góp mang tính chất pháp lệnh của Nhà nước đối với các thể nhân và

pháp nhân trong xã hội.

- Là khoản thu mang tính ổn định tương đối.

- Hình thức thu bao quát được hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh, các nguồn thu

nhập và mọi tiêu dùng xã hội.

- Đảm bảo được tính tự chủ trong cân đối ngân sách.

- Thể hiện một nền tài chính quốc gia lành mạnh.

Theo khảo sát của World Bank tại 85 nước trên thế giới, có đến 60 quốc gia mà khoản thu từ

thuế chiếm 80% tổng thu ngân sách Nhà nước.

5.2. Thuế là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Ngoài việc huy động nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, thuế còn có vai trò quan trọng trong

việc điều chỉnh nền kinh tế. Chính sách thuế có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả, đến quan hệ cung

cầu, đến cơ cấu đầu tư và sự phát triển hay suy thoái của nền kinh tế.

Căn cứ vào từng tình huống cụ thể, Nhà nước có thể chủ động điều tiết nền kinh tế bằng thuế.

Khi nền kinh tế ở vào giai đoạn cực thịnh Nhà nước có thể tăng thuế để tăng nguồn thu cho ngân

sách. Trong giai đoạn này việc tăng thuế thường không gây ra phản ứng ở người nộp thuế bởi vì ở

giai đoạn này thu nhập của người dân rất cao và ổn định nên việc tăng thuế sẽ không ảnh hưởng

đến đời sống của họ. Số bội thu ngân sách sẽ được lập thành quỹ dự trữ để đề phòng khi nền kinh

tế chuyển sang giai đoạn suy thoái.Việc tăng thuế trong giai đoạn này sẽ có tác dụng ức chế sự

tăng trưởng của tổng cầu, làm giảm bớt sự tăng trưởng của nền kinh tế. Ngược lại, khi nền kinh tế

http://www.ebook.edu.vn 12

bước sang giai đoạn suy thoái, việc giảm thuế sẽ có tác dụng nâng cao tổng cầu, từ đó mà xúc tiến

việc phục hưng nền kinh tế.

Thuế có tác dụng trực tiếp đến giá cả, đến thu nhập, vì vậy dựa vào công cụ thuế Nhà nước có

thể thúc đẩy hoặc hạn chế việc tích lũy và đầu tư . Khi ban hành một sắc thuế do những yêu cầu về

mặt kinh tế, chính trị, xã hội, Nhà nước đã có những quy định về đối tượng, phạm vi đánh thuế,

thuế suất, chế độ miễn giảm. Các quy định này xét về bề ngoài là một sự cưỡng chế, nhưng bên

trong là nhằm mục đích điều chỉnh những quan hệ kinh tế - xã hội nhất định.

5.3. Thuế góp phần điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối.

Trong nền kinh tế hàng hóa nói chung, đặc biệt là kinh tế thị trường, nếu không có sự can thiệp

của Nhà nước, để thị trường tự điều chỉnh thì việc phân phối của cải và thu nhập sẽ càng tập trung,

tạo ra hai cực đối lập nhau, một thiểu số người sẽ giàu lên nhanh chóng và đa số người nghèo cuộc

sống sẽ không được cải thiện. Tình trạng trên chẳng những liên quan đến vấn đề đạo đức, công

bằng mà còn tạo nên sự đối lập giai cấp làm mất đi ý nghĩa cao cả của sự phát triển kinh tế của

một đất nước. Sự phát triển kinh tế của một quốc gia là kết quả nổ lực cộng đồng của toàn dân,

mỗi thành viên trong xã hội đều có những đóng góp nhất định của họ. Thành quả của sự phát kinh

tế nếu không chia sẻ cho mọi người cùng hưởng thì rõ ràng mất đi sự công bằng. Bởi vậy cần phải

có sự can thiệp của Nhà nước trong sự phân phối thu nhập trong xã hội, đặc biệt thông qua công cụ

thuế.

Vai trò là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội của thuế thể rõ trong thuế

trực thu. Ví dụ như thuế thu nhập cá nhân chỉ đánh vào những người có thu nhập cao. Như vậy

ngoài việc tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, thuế còn đóng vai trò quan trọng trong thực

hiện công bằng xã hội. Vai trò này còn thể hiện rõ rệt khi sử dụng thuế suất lũy tiến.

Việc điều hoa thu nhập xã hội còn được thể hiện một phần thông qua các sắc thuế gián thu

như: Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt. . . Các loại thuế này thường đánh rất cao vào những mặt

hàng, dịch vụ cao cấp nhằm điều tiết bớt thu nhập của các cá nhân có thu nhập tương đối cao so

với mức bình quân xã hội.

6. Hệ thống thuế hiện hành ở Việt Nam

- Thuế GTGT

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

- Thuế xuất, nhập khẩu

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

- Thuế thu nhập cá nhân

http://www.ebook.edu.vn 13

- Thuế tài nguyên

- Thuế chuyển quyền sử dụng đất

- Thuế sử dụng đất nông nghiệp

- Thuế nhà đất

- Thuế môn bài

- Thu về sử dụng vốn NSNN

II. PHÍ VÀ LỆ PHÍ 1. Lệ phí

Lệ phí là khoản thu của NSNN, vừa mang tính chất phục vụ cho người nộp lệ phí về việc thực hiện

một số thủ tục hành chính, vừa mang tính chất động viên đóng góp cho NSNN. Ví dụ: Lệ phí trước

bạ, lệ phí chứng thư.

2. Phí

Phí là một khoản thu mang tính chất bù đắp hay là một khoản nộp có tính chất bắt buộc đối với các

thể nhân và pháp nhân do được hưởng một lợi ích hoặc được sử dụng một dịch vụ nào đó do Nhà

nước cung cấp. Nó có tính hoàn trả trực tiếp và do cơ quan hành pháp ban hành. Ví dụ: Phí giao

thông, viện phí, thủy lợi phí . . .

III. THU TỪ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC, TIỀN THU TỪ BÁN, CHO THUÊ TÀI SẢN THUỘC QUYỀN SỞ HỮU CỦA NHÀ NƯỚC.

Trong nền kinh tế thị trường Nhà nước tham gia vào các hoạt động kinh tế bằng việc đầu tư

vốn vào sản xuất kinh doanh dưới hình thức: thành lập doanh nghiệp Nhà nước, góp vốn vào các xí

nghiệp, công ty liên doanh, mua cổ phiếu của các công ty cổ phần. Tùy theo từng ngành, từng lĩnh

vực hoạt động mà số vốn góp vào liên doanh hoặc mua cổ phần của Nhà nước sẽ chiếm một tỷ lệ

nhất định trong số vốn pháp định, vốn điều lệ của các công ty đó. Số vốn đầu tư của Nhà nước vào

các hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải sinh lợi và lợi nhuận thu được sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn

của Nhà nước, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế cũng là một nguồn thu của NSNN trong

điều kiện của cơ chế thị trường. Khoản thu này phản ánh sự hoạt động kinh tế đa dạng của Nhà

nước và biểu hiện dưới nhiều hình thức phong phú như:

- Thu từ bán tài sản của Nhà nước trong quá trình thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà

nước.

- Thu từ bán tài sản của Nhà nước đã cho các chủ thể trong xã hội thuê trước đây.

http://www.ebook.edu.vn 14

- Thu từ sử dụng vốn thuộc nguồn vốn của NSNN

XI. PHÂN ĐỊNH NGUỒN THU GIỮA CÁC CẤP NGÂN SÁCH 1. Nguồn thu của ngân sách trung ương

Các khoản thu 100%

- Thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu;

- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

- Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hoá nhập khẩu;

- Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành (Bộ trưởng Bộ Tài

chính công bố cụ thể các đơn vị hạch toán toàn ngành);

- Các khoản thuế và thu khác từ các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, tiền thuê mặt

đất, mặt nước;

- Tiền thu hồi vốn của ngân sách trung ương tại các cơ sở kinh tế, thu hồi tiền cho vay của

ngân sách trung ương (cả gốc và lãi), thu từ Quỹ dự trữ tài chính của Trung ương, thu nhập từ vốn

góp của ngân sách trung ương;

- Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước

ngoài cho Chính phủ Việt Nam;

- Phần nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật từ các khoản phí và lệ phí do

các cơ quan, đơn vị thuộc trung ương tổ chức thu, không kể phí xăng, dầu và lệ phí trước bạ;

- Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản thu sự nghiệp của các đơn

vị do các cơ quan trung ương trực tiếp quản lý;

- Chênh lệch thu lớn hơn chi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

- Thu kết dư ngân sách trung ương;

- Thu chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách trung ương năm trước chuyển sang;

- Các khoản phạt, tịch thu và thu khác của ngân sách trung ương theo quy định của pháp

luật.

Các khoản thu được phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và

ngân sách địa phương

- Thuế giá trị gia tăng, không kể thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu và thuế giá trị gia

tăng thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;

http://www.ebook.edu.vn 15

- Thuế thu nhập doanh nghiệp, không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch

toán toàn ngành và thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;

- Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao;

- Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hoá, dịch vụ trong nước không kể thuế tiêu thụ đặc

biệt thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;

- Phí xăng, dầu.

2. Nguồn thu của ngân sách địa phương

Các khoản thu 100%

- Thuế nhà, đất;

- Thuế tài nguyên; không kể thuế tài nguyên thu từ hoạt động dầu, khí;

- Thuế môn bài;

- Thuế chuyển quyền sử dụng đất;

- Thuế sử dụng đất nông nghiệp;

- Tiền sử dụng đất;

- Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước không kể tiền thuê mặt nước thu từ hoạt động dầu khí;

- Tiền đền bù thiệt hại đất;

- Tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

- Lệ phí trước bạ;

- Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;

- Thu nhập từ vốn góp của ngân sách địa phương, tiền thu hồi vốn của ngân sách địa

phương tại các cơ sở kinh tế, thu từ Quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh;

- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương

theo quy định của pháp luật;

- Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản phí, lệ phí do các cơ quan,

đơn vị thuộc địa phương tổ chức thu, không kể phí xăng, dầu và lệ phí trước bạ;

- Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác;

- Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản thu sự nghiệp của các đơn

vị do địa phương quản lý;

- Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;

- Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước;

http://www.ebook.edu.vn 16

- Thu từ huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng thuộc tỉnh quản lý;

- Thu kết dư ngân sách địa phương;

- Các khoản phạt, tịch thu và thu khác của ngân sách địa phương theo quy định của pháp

luật;

- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên;

- Thu chuyển nguồn từ ngân sách địa phương năm trước sang ngân sách địa phương năm

sau.

Các khoản thu được phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và

ngân sách địa phương

- Thuế giá trị gia tăng, không kể thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu và thuế giá trị gia

tăng thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;

- Thuế thu nhập doanh nghiệp, không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch

toán toàn ngành và thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;

- Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao;

- Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hoá, dịch vụ trong nước không kể thuế tiêu thụ đặc

biệt thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;

- Phí xăng, dầu.

Hộ i đồng nhân dân cấp t ỉnh quyết định phân cấp nguồn thu cho ngân sách các

cấp chính quyền địa phương theo các nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách, đồng thời phải bảo

đảm các yêu cầu sau:

- Gắn với nhiệm vụ và khả năng quản lý của từng cấp, hạn chế việc bổ sung từ ngân sách

cấp trên cho ngân sách cấp dưới; khuyến khích các cấp tăng cường quản lý thu, chống thất thu;

hạn chế phân chia các nguồn thu có quy mô nhỏ cho nhiều cấp.

- Ngân sách xã, thị trấn được hưởng tối thiểu 70% đối với các khoản thu sau:

• Thuế chuyển quyền sử dụng đất;

• Thuế nhà, đất;

• Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh;

• Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình;

• Lệ phí trước bạ nhà, đất.

http://www.ebook.edu.vn 17

- Ngân sách thị xã, thành phố thuộc tỉnh được hưởng tối thiểu 50% khoản thu lệ phí trước

bạ, không kể lệ phí trước bạ nhà, đất.

3. Tỷ lệ phân chia các nguồn thu giữa các cấp ngân sách

- Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm đầu thời kỳ ổn

định ngân sách, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định cụ thể tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các

khoản thu giữa ngân sách trung ương với ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Căn cứ vào tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

quyết định cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các nguồn thu phân chia giữa ngân

sách các cấp chính quyền địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định tỷ lệ phần trăm (%)

phân chia các khoản thu giữa ngân sách cấp tỉnh với ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã,

giữa ngân sách cấp huyện với ngân sách cấp xã, bảo đảm nguyên tắc:

• Đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, khi

phân chia lại cho ngân sách các cấp chính quyền địa phương thì tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các

khoản thu không được vượt quá tỷ lệ do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định cho từng tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương;

• Bảo đảm tỷ lệ phần trăm (%) phân chia tối thiểu đối với một số khoản thu cho ngân sách

xã, thị trấn và ngân sách thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo các quy định ở trên.

- Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu được áp dụng chung đối với tất cả các khoản

thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Đối với các khoản thu phân

chia giữa các cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể.

- Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và số bổ sung cân đối ngân

sách được xác định theo nguyên tắc sau:

• Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và số bổ sung cân đối

được xác định trên cơ sở tính toán các nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách từng cấp theo các

tiêu chí về dân số, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng; chú ý tới vùng sâu,

vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, vùng dân tộc thiểu số và vùng có khó khăn khác;

• Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa

phương được xác định nhằm bảo đảm nguồn thu cho ngân sách địa phương cân đối với nhu cầu chi

theo nhiệm vụ được giao. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau khi đã thực hiện để

lại 100% các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương cho địa

phương mà nhiệm vụ chi vẫn lớn hơn nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng, thì ngân sách

trung ương sẽ thực hiện bổ sung cân đối cho ngân sách địa phương tương ứng với số chêch lệch

giữa nguồn thu và nhiệm vụ chi.

http://www.ebook.edu.vn 18

XII. BỔ SUNG NGÂN SÁCH 1. Chính phủ t r ình Quốc hộ i quyế t định mức bổ sung từ ngân sách trung ương

cho ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân

dân quyết định mức bổ sung từ ngân sách cấp mình cho ngân sách cấp dưới trực tiếp.

2. Bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới gồm:

- Bổ sung cân đối thu, chi ngân sách nhằm bảo đảm cho chính quyền cấp dưới cân đối

nguồn ngân sách để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh được giao;

- Bổ sung có mục tiêu nhằm hỗ trợ ngân sách cấp dưới thực hiện các nhiệm vụ sau:

• Hỗ trợ thực hiện các chính sách, chế độ mới do cấp trên ban hành chưa được bố trí trong dự

toán ngân sách của năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, mức hỗ trợ cụ thể được xác định trên cơ sở khả

năng cân đối của ngân sách các cấp có liên quan;

• Hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án quốc gia giao các cơ quan địa phương thực hiện;

mức hỗ trợ cụ thể thực hiện theo dự toán chi được cấp có thẩm quyền giao;

• Hỗ trợ thực hiện các mục tiêu, công trình, dự án có ý nghĩa lớn đối với yêu cầu phát triển kinh

tế - xã hội của địa phương, nằm trong quy hoạch và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng

quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng, ngân sách cấp dưới đã bố trí chi nhưng không

đủ nguồn hoặc cần tập trung nguồn lực để thực hiện nhanh trong một thời gian nhất định; mức hỗ trợ

theo phương án được cấp thẩm quyền phê duyệt;

• Hỗ trợ một phần để xử lý khó khăn đột xuất: khắc phục thiên tai, hoả hoạn, tai nạn trên diện

rộng với mức độ nghiêm trọng, sau khi ngân sách cấp dưới đã sử dụng dự phòng, một phần Quỹ dự trữ

tài chính của địa phương nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu;

• Hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ cần thiết, cấp bách khác; mức bổ sung theo quyết định của

cấp có thẩm quyền.

CHƯƠNG 3:

CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

I. KHÁI NIỆM Về mặt pháp lý, chi ngân sách Nhà nước là những khoản chi tiêu do chính phủ hay các pháp

nhân hành chính thực hiện để đạt được các mục tiêu công ích.

Về mặt bản chất, chi ngân sách Nhà nước là hệ thống những quan hệ phân phối lại các khoản

thu nhập phát sinh trong quá trình sử dụng có kế hoạch quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm

http://www.ebook.edu.vn 19

thực hiện tăng trưởng kinh tế, từng bước mở mang các sự nghiệp văn hóa - xã hội, duy trì hoạt

động của bộ máy quản lý Nhà nước và bảo đảm an ninh Quốc phòng.

II. PHÂN LOẠI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Phân loại chi NSNN là sự sắp xếp các khoản chi vào các nhóm theo những tiêu thức nhất định

nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý và định hướng chi NSNN. Thông thường phân loại chi

NSNN được dựa trên các tiêu thức chủ yếu sau:

1. Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, chi NSNN phân thành:

- Chi đầu tư kinh tế: Là những khoản chi nhằm hoàn thiện và mở rộng nền sản xuất xã hội.

Khoản chi này có vai trò điều tiết quan trọng, được thực hiện qua nhiều kênh khác nhau, tạo ra sự

tác động tổng hợp kích thích sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, tạo thế cân bằng cho nền

kinh tế.

- Chi cho y tế : bao gồm các khoản chi để duy trì và mở rộng hoạt động y tế.

- Chi cho giáo dục: bao gồm các khoản chi cho việc duy trì và phát triển hoạt động giáo dục

đào tạo.

- Chi cho phúc lợi xã hội: là những khoản chi mà xã hội cần chính phủ quan tâm, giúp đỡ. Đó

là các khoản trợ cấp cho người già, người tàn tật, trẻ mồ côi, người lao động chưa có việc làm, nhân

dân các vùng thiên tai, địch họa, cho thương binh, gia đình liệt sĩ...

- Chi cho quản lý hành chính : là những khoản chi nhằm duy trì hoạt động của các cơ quan

quản lý thuộc chính quyền các cấp, Quốc hội, Hội đồng nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, tòa án

nhân dân, chi về ngoại giao . . .

- Chi cho an ninh và quốc phòng: là những khoản chi dành cho các lực lượng vũ trang và

công tác bảo vệ trị an trong nước.

2. Căn cứ vào mục đích kinh tế - xã hội, chi ngân sách nhà nước được phân thành:

- Chi tích lũy: bao gồm các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi cấp vốn lưu động cho các

doanh nghiệp nhà nước, chi dự trữ . . .

- Chi tiêu dùng: chi tiêu dùng đa dạng và phức tạp hơn nhiều so với chi tích lũy bao gồm, chi

quản lý hành chính, chi sự nghiệp, chi bù giá và chi khác.

3. Căn cứ vào yếu tố thời hạn tác động của các khoản chi, chi ngân sách nhà nước được

phân thành 3 nhóm:

- Chi thường xuyên: là những khoản chi có thời hạn tác động ngắn, bao gồm : chi lương và

các khoản có tính chất tìên lương, chi bổ sung quỹ hưu trí, chi công vụ phí, chi mua sắm hàng hóa

http://www.ebook.edu.vn 20

và dịch vụ cho nghiệp vụ và cho sửa chữa thường xuyên, chi trợ cấp, bù giá, chi trả lãi tìên vay

trong và ngoài nước, chi cho quỹ dự trữ thường xuyên, dự bị phí . . .

- Chi đầu tư phát triển: Là những khoản chi có thời hạn tác động dài, bao gồm : Chi đầu tư

các dự án phát triển, chi chuyển giao vốn đầu tư cho các doanh nghiệp Nhà nước hoặc các địa

phương, chi dự trữ cho mục đích đầu tư, chi viện trợ, đầu tư cho nước ngoài. . .

- Chi trả khác: bao gồm, chi cho vay (cho vay các tổ chức nhà nước, cho vay nước ngoài...)

và trả nợ gốc (trả nợ trong nước, trả nợ ngoài nước).

Ở nước ta, trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, chi ngân sách nhà nước được phân loại dựa

vào tiêu thức mục đích kinh tế - xã hội của các khoản chi, phân thành hai nhóm lớn, là chi tích lũy

và chi tiêu dùng. Việc phân loại này đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phân tích, đánh giá kết

quả chi tiêu ngân sách nhà nước gắn với quá trình phân phối thu nhập quốc dân và phù hợp với cơ

chế hiện hành. Kể từ khi nền kinh tế nước ta chuyển mình sang cơ chế mới, vận hành theo cơ chế

thị trường, cách phân loại này bắt đầu bộc lộ một số nhược điểm đó là:

- Thứ nhất, nó không thể hiện được mối quan hệ giữa chi tiêu tài chính của nhà nước và việc

thực hiện các chức năng quản lý nhà nước. Từ đó gây khó khăn cho cuộc tìm kiếm phương án phân

phối phù hợp trong từng thời kỳ . . .

- Thứ hai, không phù hợp với cơ chế mới và thông lệ quốc tế.

- Thứ ba, thuật ngữ "tích lũy" cũng rất trừu tượng, dễ dẫn đến tranh cãi trong việc sắp đặt

một số khoản chi, chẳng hạn như: các khoản chi dự trử, chi bù lỗ, bù giá . . . có tài liệu đưa vào

phần chi tích lũy, lại có tài liệu để ở phần chi tiêu dùng. Xuất phát từ đó, việc tìm kiếm một phương

thức phân loại mới vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa phù hợp với tình hình thực tế, yêu cầu đổi

mới chung của nền kinh tế - xã hội, đồng thời thừa hưởng được những kinh nghiệm đã tích lũy lâu

nay ở nước ta bắt đầu được đặt ra.

Trong thời gian này, ở nước ta có rất nhiều quan điểm khác nhau, song phần lớn ý kiến đề xuất

nên áp dụng tiêu thức yếu tố thời hạn tác động để tiến hành phân loại chi tiết về chi ngân sách nhà

nước, bên cạnh việc kết hợp tiêu thức phân loại theo lĩnh vực cụ thể và theo chủ thể quản lý.

Sau một thời gian dài nghiên cứu, học tập kinh nghiệm, thảo luận đã đi đến thống nhất phân

loại chi ngân sách nhà sách hiện hành như sau:

- Chi thường xuyên.

- Chi đầu tư phát triền.

- Chi trả nợ và chi khác.

http://www.ebook.edu.vn 21

III. CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1. Chi thường xuyên.

Các khoản chi thường xuyên mang tính chất là các khoản chi cho tiêu dùng xã hội và gắn liền

với chức năng quản lý xã hội của nhà nước. Hằng năm, ngân sách nhà nước phải chi một số lượng

khá lớn các nguồn tài chính cho lĩnh vực này.

Vốn chi cho mục đích tiêu dùng xã hội có thể huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau: cấp

phát của ngân sách nhà nước, nguồn tự tạo của các đơn vị thông qua hoạt động sự nghiệp, nguồn

tài chính của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, của các tổ chức xã hội, nguồn huy động từ sự

đóng góp của dân cư theo chính sách hoặc tự nguyện, biếu tặng và nguồn từ nước ngoài thông qua

hợp tác trong hoạt động sự nghiệp trong đó cấp phát tài chính của ngân sách nhà nước cho tiêu

dùng xã hội là nguồn chính và chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ số chi về tiêu dùng xã hội.

1.1. Chi sự nghiệp

Chi sự nghiệp là những khoản chi cho các dịch vụ và hoạt động xã hội phục vụ nhu cầu phát

triển kinh tế xã hội và nâng cao dân trí của dân cư. Theo tính chất hoạt động của các ngành, chi sự

nghiệp bao gồm các khoản: chi sự nghiệp kinh tế, chi nghiên cứu khoa học, sự nghiệp giáo dục đào

tạo, sự nghiệp y tế, sự nghiệp văn hóa nghệ thuật, thể thao và sự nghiệp xã hội. Như vậy về mặt

nội dung, chi sự nghiệp gồm chi bảo đảm các hoạt động sự nghiệp và chi có tính chất trợ cấp cho

các đối tượng xã hội nhất định. Đây là khoản chi quan trọng, nhu cầu chi rất lớn.Các khoản chi này

cần thiết để bảo đảm quá trình tái sản xuất được kết hợp với sức lao động có chất lượng cao. Sự

phát triển của sản xuất và khoa học kỹ thuật luôn đòi hỏi ở người lao động phải có một trình độ văn

hóa, chuyên môn nhất định. Do đó, sự tham gia của Nhà nước trong cấp phát tài chính cho hoạt

động sự nghiệp mang ý nghĩa kinh tế và xã hội. Ý nghĩa kinh tế xã hội của khoản chi chi này thể

hiện ở chỗ nó tác động đến quá trình tái sản xuất mở rộng và quá trình tạo ra thu nhập quốc dân.

Thực hiện các khoản chi sự nghiệp sẽ tạo ra các điều kiện để nâng cao trình độ văn hóa, kỹ thuật

và sức khỏe của người lao động, phát triển sức sản xuất và đó là cơ sở nâng cao năng suất lao động

và hiệu suất công tác. Như vậy mặc dù chi sự nghiệp không mang tính chất sản xuất nhưng lại có

mối quan hệ chặt chẽ với nền sản xuất xã hội và phát huy tác dụng lâu dài đối với sản xuất. Xét về

ý nghĩa xã hội, khoản chi sự nghiệp từ NSNN cho những mục đích nhất định góp phần nâng cao

mức sống và thu nhập thực tế của các tầng lớp dân cư.

1.2. Chi quán lý nhà nước

Chi quản lý nhà nước bắt nguồn từ sự tồn tại của nhà nước và phù hợp với đặc điểm chức năng

của nhà nước. Đây là các khoản chi nhằm đảm bảo sự hoạt động của hệ thống các cơ quan quản lý

nhà nước từ trung ương đến địa phương và cơ sở, hoạt động của Đảng Cộng sản Việt nam và hoạt

http://www.ebook.edu.vn 22

động của các tổ chức chính trị - xã hội. Các khoản chi về quản lý nhà nước được cấp phát từ ngân

sách nhà nước bao gồm:

- Chi về hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước như Quốc hội, Hội đồng Nhân dân

các cấp.

- Chi về hoạt động của hệ thống các cơ quan pháp luật như ngành tư pháp, hệ thống tòa án

nhân dân và viện kiểm sát nhân dân.

- Chi về hoạt động quản lý vĩ mô nền kinh tế xã hội cho hệ thống các cơ quan quản lý kinh tế

xã hội như chính phủ, các bộ, ngành thuộc Chính phủ và chính quyền các cấp.

- Chi về hoạt động của các cơ quan thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam ở các cấp.

- Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề

nghiệp;

Chi quản lý nhà nước là khoản chi cho tiêu dùng nhưng có ảnh hưởng nhất định đến sự hoạt

động của các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội và có tác dụng tham gia kiểm tra các

hoạt động trong toàn bộ xã hội. Thực hiện yêu cầu hiệu quả, tiết kiệm trong chi quản lý nhà nước

đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ các biện pháp:

- Hoàn thiện mạng lưới bộ máy quản lý Nhà nước .

- Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý.

- Hợp lý hóa tổ chức lao động và sử dụng hệ thống cơ giới hóa, tự động hóa trong quản lý

các công việc hành chính.

1.3. Chi quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

Chi cho Quốc phòng và an ninh thuộc vào lĩnh vực chi cho tiêu dùng xã hội. Đây là những hoạt

động bảo đảm sự tồn tại của nhà nước và cần thiết phải cấp phát tài chính cho các nhu cầu về quốc

phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội từ ngân sách nhà nước. Căn cứ theo mục đích sử dụng,

khoản chi tài chính này được phân thành hai bộ phận cơ bản. Bộ phận thứ nhất gồm các khoản chi

cho quốc phòng để phòng thủ và bảo vệ nhà nước, chống sự xâm lược, tấn công và đe dọa từ nước

ngoài. Bộ phận thứ hai gồm các khỏan chi được hướng vào bảo vệ và giữ gìn chế độ xã hội, an

ninh của dân cư trong nước. Xét về nội dung, chi quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội

được hợp thành bởi:

- Chi đảm bảo đời sống vật chất tinh thần, chính sách cho toàn quân và lực lượng công an

nhân dân.

- Chi về đào tạo huấn luyện, nghiên cứu khoa học.

http://www.ebook.edu.vn 23

- Chi mua sắm trang thiết bị, vũ khí và các phương tiện quân sự cho toàn quân và lực lượng

công an nhân dân.

- Xây dựng mới, sửa chữa các công trình đặc biệt, các công trình chiến đấu, doanh trại, trụ

sở làm việc, kho tàng của cơ quan quân sự từ cấp huyện trở lên.

- Xây dựng mới, sửa chữa các công trình đặc biệt, doanh trại , trụ sở làm việc, kho tàng của

lực lượng công an nhân dân, sửa chữa trại giam trại cải tạo phạm nhân từ cấp huyện trở lên.

- Xây dựng phương án phòng thủ khu vực.

- Huấn luyện dân quân tư vệ.

- Phòng cháy chữa cháy.

- Quản lí cải tạo phạm nhân.

- Các khoản chi khác theo qui định của pháp luật.

Chi quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội phải căn cứ vào tình hình thực tế của đất

nước. Hàng năm Nhà nước phải dành ra một phần kinh phí đáng kể của ngân sách Nhà nước để duy

trì, củng cố lực lượng quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, nếu khoản chi quốc phòng, an ninh mà quá

lớn trong khi nền kinh tế chậm phát triển thì sẽ dẫn đến hạn chế phát triển sản xuất, tốc độ tăng

trưởng kinh tế chậm, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Do đó, bố trí ngân sách quốc

phòng, an ninh một mặt phải đám bảo những chi phí cần thiết cho phòng thủ và giữ gìn an ninh của

đất nước và trên cơ sở đó ổn định được về kinh tế, xã hội; mặt khác, phải thực hiện yêu cầu tiết

kiệm, hiệu quả trong chi tiêu.

Số lượng chi quốc phòng và an ninh phụ thuộc vào hàng loạt các nhân tố mà trước hết phụ

thuộc vào tình hình chính trị quốc tế, độ lớn bộ máy quân sự và an ninh, tốc độ hoàn thiện kỹ thuật

cũng như mức độ trang bị kỹ thuật trong lĩnh vực quân sự và an ninh. Ngoài ra cũng phải nhận thấy

rằng mức độ phân phối lại thu nhập quốc dân qua ngân sách Nhà nước cho kinh tế và tiêu dùng xã

hội cũng tác động đến độ lớn khoản chi cho quốc phòng và an ninh.

1.4. Trợ giá theo chính sách của Nhà nước

1.5. Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật

2. Chi đầu tư phát triển.

Một trong các chức năng quan trọng của nhà nước là chức năng tổ chức kinh tế. Chức năng này

trong cơ chế kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta được thể hiện bằng vai trò của nhà nước trong

quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua hệ thống luật kinh tế, chính sách kinh tế, kế hoạch,

các công cụ kinh tế và cơ chế. Để thực hiện chức năng và vai trò nêu trên, nhà nước sử dụng công

cụ tài chính vĩ mô quan trọng là ngân sách nhà nước để phân phối các nguồn tài chính cho sự phát

triển của lĩnh vực sản xuất và các ngành kinh tế quốc dân. Chi đầu tư phát triển được cấp phát chủ

http://www.ebook.edu.vn 24

yếu từ ngân sách trung ương và một bộ phận đáng kể từ ngân sách địa phương. Khoản chi này

mang tính chất tích lũy, có ảnh hưởng trực tiếp đến tăng năng suất xã hội và đối với các quan hệ

cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân.

Tổng số chi của tài chính nhà nước cho đầu tư phát triển phụ thuộc vào mức tăng thu nhập

quốc dân, mục tiêu của chính sách kinh tế, hệ thống quản lý và các nhân tố khác, trong đó hệ

thống quản lý và sứ dụng phương thức cấp phát cho nhu cầu đầu tư phát triển là những nhân tố

quan trọng. Trong điều kiện nền kinh tế hỗn hợp, bên cạnh nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế

được chi ra từ ngân sách nhà nước còn có các nguồn vốn khác như vốn đầu tư của các đoanh

nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, vốn đầu tư của các cá nhân và hộ gia đình, vốn đầu tư trực

tiếp của nhà đầu tư nước ngoài, vốn vay hoặc viện trợ. Trong số các nguồn vốn đó thì vốn đầu tư

của ngân sách nhà nước vẫn đóng vai trò chủ yếu và quan trọng đối với thực hiện chiến lược đầu tư

của nền kinh tế.

Chi đầu tư phát triển bao gồm những khoản chi cơ bản sau đây:

2.1. Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

2.2. Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức

tài chính của nhà nước.

2.3. Chi góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh vào các doanh nghiệp thnộc lĩnh vực cần

thiết có sự tham gia của nhà nước.

2.4. Chi cho qũy hỗ trợ đầu tư quốc gia.

2.5. Chi bổ sung dự trữ nhà nước.

3. Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay

- Trả nợ trong nước: đây là những khoản nợ mà nhà nước vay của các tầng lớp dân cư, các

tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ chức kinh tế bằng phát hành các loại chứng khoán của Nhà nước

như phát hành công trái quốc gia, tín phiếu kho bạc Nhà nước.

- Trả nợ nước ngoài: Các khoản nợ nước ngoài Nhà nước vay của chính phủ các nước, các

doanh nghiệp và các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.

4. Chi viện trợ của ngân sách trung ương cho các Chính phủ và tổ chức ngoài nước.

5. Chi cho vay của ngân sách trung ương.

6. Chi trả gốc và lãi các khoản huy động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thuộc ngân

sách cấp tỉnh.

http://www.ebook.edu.vn 25

7. Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính.

8. Chi bổ sung ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.

9. Chi chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau.

IV. PHÂN ĐỊNH CHI GIỮA CÁC CẤP NGÂN SÁCH.

1. Ngân sách trung ương

Chi thường xuyên về:

- Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hóa thông tin văn

học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các sự nghiệp khác do các

cơ quan trung ương quản lý:

• Các trường phổ thông dân tộc nội trú;

• Đào tạo sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, đào tạo nghề và các

hình thức đào tạo, bồi dưỡng khác;

• Phòng bệnh, chữa bệnh và các hoạt động sự nghiệp y tế khác;

• Các cơ sở thương binh, người có công với cách mạng, trại xã hội, phòng chống các tệ nạn xã

hội và các hoạt động xã hội khác;

• Bảo tồn, bảo tàng, thư viện, trùng tu di tích lịch sử đã được xếp hạng, các hoạt động

sáng tạo văn học, nghệ thuật và các hoạt động văn hóa khác;

• Phát thanh, truyền hình và các hoạt động thông tin khác;

• Bồi dưỡng, huấn luyện huấn luyện viên, vận động viên các đội tuyển quốc gia; các giải

thi đấu quốc gia và quốc tế; quản lý các cơ sở thi đấu thể dục, thể thao và các hoạt động thể dục,

thể thao khác;

• Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;

• Các sự nghiệp khác.

- Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do các cơ quan trung ương quản lý:

• Sự nghiệp giao thông: duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cầu đường, các công trình giao

thông khác, lập biển báo và các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường;

• Sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, ngư nghiệp và lâm nghiệp: bảo dưỡng, sửa chữa các tuyến

đê, các công trình thủy lợi, các trạm trại nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp; công tác khuyến lâm,

khuyến nông, khuyến ngư; công tác khoanh nuôi, bảo vệ, phòng chống cháy rừng, bảo vệ nguồn lợi

thủy sản;

http://www.ebook.edu.vn 26

• Điều tra cơ bản;

• Đo đạc địa giới hành chính;

• Đo vẽ bản đồ;

• Đo đạc biên giới, cắm mốc biên giới;

• Đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa chính;

• Định canh, định cư và kinh tế mới;

• Các hoạt động sự nghiệp môi trường;

• Các sự nghiệp kinh tế khác.

- Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do ngân sách trung ương

bảo đảm theo quy định của Chính phủ;

- Hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,

hệ thống Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân;

- Hoạt động của cơ quan trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam;

- Hoạt động của các cơ quan trung ương của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt

Nam; Liên đoàn Lao động Việt Nam; Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

Hội Nông dân Việt Nam; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

- Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;

- Phần chi thường xuyên trong các chương trình quốc gia, dự án nhà nước do các cơ quan

trung ương thực hiện;

- Thực hiện chế độ đối với người về hưu, mất sức theo quy định của Bộ Luật Lao động cho

các đối tượng thuộc ngân sách trung ương bảo đảm; hỗ trợ Quỹ Bảo hiểm xã hội theo quy định của

Chính phủ;

- Thực hiện các chính sách đối với thương binh, bệnh binh, liệt sỹ, thân nhân liệt sĩ, gia đình có

công với cách mạng và các đối tượng chính sách xã hội khác;

- Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội -

nghề nghiệp thuộc Trung ương;

- Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.

Chi đầu tư phát triển về:

- Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu

hồi vốn do trung ương quản lý;

http://www.ebook.edu.vn 27

- Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, góp vốn cổ phần, liên doanh

vào các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của

pháp luật;

- Chi hỗ trợ tài chính, bổ sung vốn, hỗ trợ và thưởng xuất khẩu cho các doanh nghiệp, tổ

chức kinh tế theo quy định của pháp luật;

- Phần chi đầu tư phát triển trong các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước do

các cơ quan trung ương thực hiện;

- Chi hỗ trợ các tổ chức tài chính của Nhà nước do Trung ương quản lý;

- Chi bổ sung dự trữ nhà nước;

- Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.

Trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay.

Chi viện trợ cho các Chính phủ và tổ chức nước ngoài.

Chi cho vay theo quy định của pháp luật.

Bổ sung Quỹ dự trữ tài chính của Trung ương.

Bổ sung cho ngân sách địa phương.

Chi chuyển nguồn từ ngân sách trung ương năm trước sang ngân sách trung ương năm

sau.

2. Ngân sách địa phương

Chi thường xuyên về:

- Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hóa thông tin văn

học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các sự nghiệp khác do địa

phương quản lý:

• Giáo dục phổ thông, bổ túc văn hóa, nhà trẻ, mẫu giáo, phổ thông dân tộc nội trú và

các hoạt động giáo dục khác;

• Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, đào tạo nghề, đào tạo ngắn hạn và các

hình thức đào tạo bồi dưỡng khác;

• Phòng bệnh, chữa bệnh và các hoạt động y tế khác;

• Các trại xã hội, cứu tế xã hội, cứu đói, phòng chống các tệ nạn xã hội và các hoạt động

xã hội khác;

• Bảo tồn, bảo tàng, thư viện, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động văn hóa khác;

• Phát thanh, truyền hình và các hoạt động thông tin khác;

http://www.ebook.edu.vn 28

• Bồi dưỡng, huấn luyện huấn luyện viên, vận động viên các đội tuyển cấp tỉnh; các giải

thi đấu cấp tỉnh; quản lý các cơ sở thi đấu thể dục, thể thao và các hoạt động thể dục, thể thao

khác;

• Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ;

• Các sự nghiệp khác do địa phương quản lý.

- Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do địa phương quản lý:

• Sự nghiệp giao thông: duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa cầu đường và các công trình giao

thông khác; lập biển báo và các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường;

• Sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, ngư nghiệp, diêm nghiệp và lâm nghiệp: duy tu, bảo

dưỡng các tuyến đê, các công trình thủy lợi, các trạm trại nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp;

công tác khuyến lâm, khuyến nông, khuyến ngư; chi khoanh nuôi, bảo vệ, phòng chống cháy rừng,

bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

• Sự nghiệp thị chính: duy tu, bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè, hệ thống cấp

thoát nước, giao thông nội thị, công viên và các sự nghiệp thị chính khác;

• Đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa chính và các hoạt động sự nghiệp địa chính

khác;

• Điều tra cơ bản;

• Các hoạt động sự nghiệp về môi trường;

• Các sự nghiệp kinh tế khác.

- Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do ngân sách địa phương

thực hiện theo quy định của Chính phủ;

- Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam ở địa phương;

- Hoạt động của các cơ quan địa phương của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu

chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên

Cộng sản Hồ Chí Minh;

- Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội -

nghề nghiệp ở địa phương theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do địa phương quản lý;

- Phần chi thường xuyên trong các chương trình quốc gia do các cơ quan địa phương thực

hiện;

- Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;

- Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.

http://www.ebook.edu.vn 29

Chi đầu tư phát triển về:

- Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu

hồi vốn do địa phương quản lý;

- Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà

nước theo quy định của pháp luật;

- Phần chi đầu tư phát triển trong các chương trình quốc gia do các cơ quan địa phương

thực hiện;

- Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.

Chi trả nợ gốc, lãi tiền huy động cho đầu tư.

Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh.

Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới.

Chi chuyển nguồn ngân sách địa phương năm trước sang ngân sách địa phương năm sau.

Các nhiệm vụ chi đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức

tài chính của Nhà nước theo quy định của pháp luật; chi trả nợ gốc, lãi tiền huy động cho đầu tư;

chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh, chỉ quy định cho ngân sách cấp tỉnh, không áp dụng

cho ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã.

Hộ i đồng nhân dân cấp t ỉnh quyế t định phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách

các cấp chính quyền địa phương theo các nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, đồng

thời phải bảo đảm các yêu cầu sau:

- Phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh đối với từng lĩnh vực và

đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư từng vùng và trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, bảo đảm hiệu

quả;

- Phải phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông quốc lập các cấp, điện

chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông đô thị, vệ sinh đô thị và các công trình phúc lợi công cộng

khác cho thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

V. PHƯƠNG THỨC CẤP PHÁT CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Phương thức cấp phát của ngân sách nhà nước rất đa dạng. Điển hình là các phương thức sau

đây:

1. Phương thức: “Ghi thu - Ghi chi”

Đây là hình thức thu tại chỗ, tại một thời điểm và chi tại chỗ, tại một thời điểm. Nghiệp vụ này

giao cho đơn vị thực hiện, sau đó quyết toán với ngân sách nhà nước.

http://www.ebook.edu.vn 30

♦ Ưu điểm :

- Kịp thời cung cấp kinh phí cho đơn vị.

- Buộc đơn vị phải huy động nguồn thu để đảm bảo nhiệm vụ chi.

♦ Nhược điểm:

Nhà nước không quản lý và không kiểm soát được nguồn thu, mục đích, tiêu chuẩn và khối

lượng chi.

♦ Điều kiện áp dụng:

Trong hoạt động thực tiễn có xảy ra trường hờp cùng một cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức kinh tế

nhà nước, trong cùng một năm ngân sách vừa phát sinh các khoản phải nộp ngân sách nhà nước,

vừa phát sinh những khoản chi tiêu mà ngân sách nhà nước phải đài thọ theo đúng các quy định tài

chính của nhà nước hiện hành, các khoản phải nộp hoặc được cấp phát đó có thể đã được ghi trong

dự án ngân sách nhà nước hoặc có thể phát sinh ngoài kế hoạch. Cơ quan tài chính căn cứ vào các

khoản phải nộp và các khoản chi tiêu phát sinh tiến hành lập "lệnh chi tìên" đồng thời với việc ra

"lênh thu ngân sách" để "ghi thu - ghi chi" ngân sách. Hình thức này còn được gọi là "thu - chi đồng

thời”, nó chỉ có ý nghĩa về mặt kế toán ngân sách la ì chủ yếu.

2. Phương thức: "Gán thu - bù chi"

Ở đây các đơn vị phải tự tạo nguồn thu để đảm bảo chi tiêu theo đúng pháp luật nhà nước.

♦ Ưu điểm: Hình thức này áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp, khuyến khích cơ chế tự

hạch toán để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

♦ Nhược điểm:

- Nhà nước không kiểm soát được các nguồn thu, các khoản chi.

- Tạo ra sự mập mờ về ranh giới giữa phần nhà nước cấp phát và phần “gán thu - bù chi".

- Nhiều đơn vị, do quá quan tâm tới nhu cầu về nguồn thu, nên đã đi vào các lĩnh vực hoạt động

trái với chức năng, nhiệm vụ được giao, thậm chí vi phạm luật pháp kinh tế.

♦ Điều kiện áp dụng:

Trường hợp một số cơ quan, đơn vị sự nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao

hàng năm, được phép thu một số khoản phí, lệ phí . . . theo quy định tài chính của nhà nước hiện

hành nhằm bù đắp những chi phí có liên quan trong việc cung cấp các hàng hóa, dịch vụ cho các

thể nhân hoặc pháp nhân có nhu cầu. Cơ quan tài chính xét duyệt kế hoạch thu - chi hàng năm cho

cơ quan, đơn vị và xác định số chênh lệch phải cấp phát (chi > thu) hoặc phải nộp (thu > chi). Về

http://www.ebook.edu.vn 31

thực chất, đây là hình thức cấp phát tại chỗ không thông qua ngân sách bằng cách trừ vào các

khoản thu thuộc ngân sách phát sinh tại cơ quan, đơn vị.

3. Phương thức: Cấp phát theo "lệnh chi tiền"

Phương thức này được áp dụng cho các khoản chi không mang tính chất thường xuyên và

thường là những khoản chi cho những nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể riêng biệt theo từng đối tượng chi

tiêu đã được xác định trong kế hoạch ngân sách hoặc những khoản chi tiêu đột xuất như: cấp phát

vốn lưu động, cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản, chi trợ giá, tài trợ kinh phí cho các hoạt động

của Đảng cộng sản Việt Nam, Đoàn thể quần chúng, trả nợ trong và ngoài nước, phòng chống lụt

bão, cứu trợ . . .

Căn cứ vào hạn mức cấp phát ghi trong kế hoạch ngân sách hàng năm, hàng quý và các thủ

tục có liên quan theo thể lệ tài chính hiện hành, cơ quan tài chính tiến hành lập lệnh chi tiền để cấp

phát vốn trực tiếp cho đơn vị thụ hưởng.

♦ Ưu điểm: Việc cấp phát được thực hiện trọn gói, dễ theo dõi, dễ quản lý và phản

ánh được thực tế tồn quỹ ngân sách.

♦ Nhược điểm: Khi ngân sách nhà nước đã cấp phát nhưng đơn vị không sử dụng hết

hoặc chưa dùng đến sẽ gây nên tình trạng căng thẳng giả tạo khi nguồn thu của ngân sách nhà

nước còn eo hẹp.

4. Phương thức cấp phát theo “hạn mức kinh phí”

Đây là phương thức phổ biến nhất hiện nay nhằm thực hiện cấp phát kinh phí cho các cơ quan

hành chính, sự nghiệp.

Trên cơ sở dự toán chi ngân sách được chính phủ (đối với ngân sách trung ương) hoặc ủy ban

nhân dân tỉnh (đối với ngân sách địa phương) phân bổ cho các cơ quan, đơn vị dự toán, cơ quan tài

chính thông báo hạn mức kinh phí được cấp cho các cơ quan, đơn vị dự toán (các cơ quan, đơn vị

này gọi là đơn vị dự toán cấp I) hàng quý để các cơ quan, đơn vị này tiến hành phân phối lại cho

bản thân đơn vị và các đơn vị trực thuộc cấp dưới (gọi là đơn vị dự toán cấp 2 và cấp 3). Căn cứ

vào thông báo hạn mức kinh phí được cấp; các cơ quan, đơn vị (đơn vị dự toán cấp I) trực tiếp giao

dịch với kho bạc nhà nước để nhận tiền và chi tiêu.

Về phương diện pháp lý, kinh phí ghi trong ngân sách và được cấp phát chỉ là những con số dự

trù và chỉ được rút tiền chi tiêu khi thực tế có nghiệp vụ phát sinh (mua sấm vật liệu, dụng cu û. .

.) theo đúng chế độ tài chính nhà nước hiện hành. Kết thúc năm ngân sách, hạn mức kinh phí còn

lại phải được hủy bỏ, không được chuyển sang năm sau để chi, trừ trường hợp đặc biệt, được sự

đồng ý của cơ quan tài chính.

http://www.ebook.edu.vn 32

♦ Ưu điểm:

- Kinh phí của ngân sách nhà nước được quản lý chặt chẽ hơn và tập trung hơn.

- So với phương thức cấp phát theo lệnh chi tìên thì phương thức này giảm bớt tình trạng

phân tán và sử dụng vốn tại cơ sở.

♦ Nhược điểm:

- Việc cấp phát chưa được giải quyết dứt điểm .

- Cơ quan kho bạc cũng chỉ nắm được số hạn mức mà đơn vị được cấp và số đơn vị đã thực

rút. Chỉ sau khi có quyết toán, cơ quan tài chính và kho bạc mới biết được số thực tế chi tiêu và nội

dung chi tiêu. Điều này đã làm cho tồn quỹ của ngân sách nhà nước không đúng thực chất.

- Dễ đưa đến hiện tượng tiêu cực là đơn vị dự toán sẽ tìm mọi cách để rút hết hạn mức, làm

cho tình hình kinh phí của ngân sách nhà nước rơi vào tình trạng căng thẳng giả tạo, trong khi đó

có một khối lượng tìên mặt lớn bị phong tỏa tại các đơn vị dự toán.

5. Phương thức “cấp phát kinh phí theo ủy quyền”

Phương thức này được áp dụng chủ yếu cho ngân sách trung ương khi (giao tiền) ủy quyền cho

ngân sách cấp tỉnh quản lý, chi tiêu đối với các nhiệm vụ (chương trình mục tiêu quốc gia: dân số

kế hoạch hóa gia đình, chương trình y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống một số bệnh xã

hội. . .) thuộc ngân sách trung ương phát sinh trên địa bàn của tỉnh. Bộ tài chính căn cứ vào hạn

mức kinh phí ghi trong kế hoạch ngân sách và đề nghị phân bổ của các bộ chủ quản, hàng quý bộ

tài chính chuyển vốn từ ngân sách trung ương về cho các sở tài chính địa phương để các cơ quan

này quản lý và cấp phát bằng hình thức chuyển khoản trực tiếp cho các đơn vị thực hiện các nhiệm

vụ được giao và kết thúc năm ngân sách các sở tài chính quyết toán kinh phí ủy quyền với bộ tài

chính. Số kinh phí ủy quyền còn lại cuối năm ngân sách, các Sở Tài chính địa phương phải nộp lại

cho ngân sách nhà nước.

♦ Ưu điểm: Phương thức này là cần thiết, tiết kiệm được các chi phí quản lý, phù hợp

với yêu cầu quản lý tài chính nhà nước đối với những chương trlnh mục tiêu thực hiện tại địa

phương bằng ngưồn kinh phí thuộc ngân sách trung ương.

♦ Nhược điểm: Thường xuất phát từ những lý do chủ quan nên Sở Tài chính địa

phương không nắm chắc được đối tượng quản lý dẫn đến việc cấp phát không chính xác gây thiệt

hại cho ngân sách trung ương. Ngoài ra, việc quyết toán với ngân sách trung ương thường làm

chậm dẫn đến khó khăn khi xác định nhu cầu cấp phát cho kỳ sau.

http://www.ebook.edu.vn 33

VI. CÂN ĐỐI NSNN 1. Cân đối NSNN ở các nước có nền kinh tế thị trường

Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trong quản lý NSNN là đảm bảo cân đối giữa thu

và chi. Tuy nhiên, do khả năng nguồn thu bị hạn chế và tăng chậm, còn các nhu cầu chi lại tăng rất

nhanh, nên thường xuyên xảy ra tình trạng bội chi ngân sách ở hầu hết các nước trên thế giới.

Cũng cần lưu ý rằng, khái niệm bội chi ngân sách nhà nước ở đây được hiểu là chênh lệch giữa tổng

số chi và tổng số thu (thu từ thuế và một số khoản không mang tính chất hoàn trả, không bao gồm

các khoản vay) của ngân sách nhà nước.

Nguyên nhân dẫn đến bội chi ngân sách nhà nước rất đa dạng, đối với mỗi nhóm nước khác

nhau câu trả lời có thể rất khác nhau. Song, về tổng quát, một nguyên nhân mang tính phồ biến và

nổi bật, không chỉ có ở các nước nghèo hoặc các nước đang phát triển, mà nó còn tồn tại ở các

nước có nền kinh tế phát triển, là nhu cầu chi và thực tế chi của nhà nước cho tiêu dùng không

những không thể cắt giảm, mà ngày càng tăng lên, trong khi đó, việc tăng thu bằng các công cụ

thuế sẽ dẫn đến sự chống đối mạnh mẽ từ mọi phía và hậu quả của tăng thuế lại kèm theo sự kìm

hãm tốc độ tích tụ vốn cho sản xuất, hạn chế tiêu dùng, tức là dẫn đến khả năng suy thoái kinh tế.

Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước nghêo thì vấn đề bội chi ngân sách nhà

nước dường như không thể tránh khỏi. Bởi lẽ, tình trạng thu nhập bình quân đầu người quá thấp,

chỉ đủ cho tiêu dùng thường xuyên của người dân ở mức tằn tiện, đìêu này đã không cho phép các

chính phủ tăng tỉ trọng động viên từ GDP vào ngân sách nhà nước. Trong khi đó, các nhu cầu chi

tiêu theo chức năng của chính phủ lại tăng lên. Đặc biệt, những dự án phát triển trong chiến lược

kinh tế thường đòi hỏi nguồn vốn lớn để nhà nước thực hiện chương trình đầu tư nhằm cải thiện cơ

cấu kinh tế và hướng tới sự tăng trưởng.

Thực tế cho thấy một sự bội chi ngân sách nhà nước không có ngưồn bù đắp hợp lý sẽ dẫn đến lạm

phát, gây tác hại xấu đối với nền kinh tế cũng như đời sống xã hội. Điều này được biểu hiện rõ nét

ở nước ta từ năm 1988 trở về trước bội chi ngân sách nhà nước được bù đắp chủ yếu bằng nguồn

phát hành nên lạm phát cao (năm 1986 là 774,7%, năm 1987 là 223,l%, năm 1988 là 393,8% -

Nguồn tổng cục Thống Kê Việt Nam). Từ năm 1991 và nhất là từ năm 1992 mặc dù bội chi ngân

sách nhà nước vẫn còn ở mức độ lớn, nhưng do được bù đắp bằng các biện pháp khác không phải

phát hành tiền nên lạm phát giảm nhanh.

Tuy nhiên, bội chi ngân sách nhà nước không phải hoàn toàn tiêu cực. Theo kinh nghiệm thực tiễn

kinh tế thế giới cho thấy nếu bội chi ngân sách nhà nước ở mức độ nhất định (dưới 5% so với tổng

chi ngân sách nhà nước/năm) là có tác đụng kích thích sản xuất.Và thực vậy, vì lẽ đó, ngay cả

những nước có trình độ phát triển cao người ta vẫn chỉ cố gắng thu hẹp bội chi ngân sách nhà nước

chứ chưa loại trừ nó được hoàn toàn, thực chất bội chi ngân sách nhà nước là một hiện tượng kinh

http://www.ebook.edu.vn 34

tế khách quan. Song, không vì thế mà lãng quên, không quan tâm đến bội chi ngân sách nhà nước.

Chính phủ các nước có nền kinh tế thị trường đều thực hiện những nội dung sau để kiểm soát và

kiềm chế bội chi ngân sách nhà nước như:

- Lập ra chương trình rõ ràng về sử dụng các ngùôn tài chính trong phạm vi tìêm năng tiền

bạc của nước mình có.

- Tìm kiếm các nguồn bù đắp bội chi ngân sách một cách hợp lý, hiệu quả và kiểm soát quá trình

bội chi đó.

- Xác định khả năng trả nợ và phân cấp đối tượng cấp phát ngân sách theo những thông số

nhất định.

Trong việc quản lý, cân đối ngân sách nhà nước ở các nước có nền kinh tế thị trường, một

nguyên tắc luôn luôn được quán triệt là phân biệt rạch ròi về ranh giới giữa thu thường xuyên (thu

từ thuế và các khoản khác không mang tính hoàn trả) với chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển

kinh tế. Từ sự phân biệt này đã dẫn đến phương pháp cân đối ngân sách như sau: người ta lấy tổng

số thu thường xuyên so với tổng số chi thường xuyên, yêu cầu chung là chi thường xuyên không

được vượt quá thu thường xuyên. Số còn lại được so với dự toán chi đầu tư phát triển kinh tế để xác

định số bội chi ngân sách và tìm biện pháp bù đắp. Như vậy, toàn bộ số thâm hụt ngân sách được

thể hiện ở nhu cầu chi đầu tư phát triển kinh tế và việc tìm kiếm nguồn bù đắp thâm hụt ngân sách

cũng chính là việc tìm kiếm nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế.

Phương pháp cân đối ngân sách trên đây tạo ra thế chủ động rất lớn cho chính phủ để đối phó với

tình hình diễn biến của nền kinh tế - xã hội, việc ưu tiên chi thường xuyên cho phép các chính phủ

giải quyết trước hết các yêu cầu cấp bách để ổn định đời sống và trật tự xã hội. Hơn nữa, nó cũng

vạch một ranh giới rõ ràng về phạm vi chi thường xuyên nằm trong nguồn thu từ thuế. Các nguồn

thu bù đắp (bố sung) chỉ phục vụ cho chi đầu tư phát triển kinh tế.

Có 2 biện pháp để tạo nguồn bù đắp bội chi ngân sách đó là: phát hành thêm tiền và đi vay.

a. Biện pháp phát hành thêm tiền để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước là biện pháp đã được chính

phủ nhiều nước sử dụng.

Ưu điểm của biện pháp này:

- Đơn giản, dễ thực hiện, không có trách nhiệm hoàn trả.

- Trong một số trường hợp, việc phát hành thêm tiền cũng có tác dụng phân bố lại nguồn tiết

kiệm trong nền kinh tế, đặc biệt là phân bố lại vốn đầu tư giữa nhà nước và các nhà đầu tư tư

nhân. Ngựời có lợi trong trường hợp này là nhà nước.

http://www.ebook.edu.vn 35

Nhược điểm của biện pháp này:

- Khi nhà nước sử dụng biện pháp phát hành thêm tiền để bù đắp bội chi ngân sách nhà

nước thì nhà nước sẽ là người có lợi, còn người bị thiệt hại là các nhà đầu tư tư nhân và những

người có vốn, vì khi phát hành thêm tìên, nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng, giá thành công trình đầu tư

tăng lên, giá trị thực tế của vốn đầu tư bị giảm đi tương ứng.

- Về thực chất, phát hành thêm tiền đã trở thành một loại "thuế vô hình" đánh vào nguồn

thu nhập của dân cư, vì hậu quả của phát hành thêm tiền làm tăng giá (lạm phát), còn tiền lương

thường bị "đông cứng" hoặc tăng chậm.

Nói tóm lại, lợi ích của biện pháp phát hành thêm tiền để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ

có tác dụng nhất thời, cục bộ, còn tác hại của nó lại lâu dài đối với toàn bộ nền kinh tế - xã hội, kìm

hãm sản xuất và gây thiệt hại cho người tiêu dùng, nhất là người lao động và người có thu nhập

thấp. Nhận thức được ảnh hưởng này mà chính phủ nhiều nước đã cố gắng hạn chế hoặc từ bỏ biện

pháp phát hành thêm tìên, sử dụng biện pháp đi vay để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước.

b. Biện pháp đi vay để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước là biện pháp được sử dụng ở hầu hết

các nước trên thế giới. Nguồn vay không chỉ để bù đắp thiếu hụt ngân sách, mà nó còn được sử

đụng để cho vay lại hoặc giảm phát (chẳng hạn: năm 1988 Nam Triều Tiên và Malaysia dùng nguồn

vay trong nước để cho vay nước ngoài). Thông thường đi vay bao gồm: vay ngân hàng, vay dân và

vay nước ngoài.

Ưu điểm của biện pháp này:

- Đáp ứng được nhu cầu thiếu hụt của ngân sách nhà nước

- Góp phần rút bớt lượng tìên thừa trong lưu thông, trước mắt không có tác động làm bùng nổ

lạm phát.

Nhược điểm của biện pháp này:

- Có trách nhíệm hoàn trả vốn, lãi khi đến hạn.

- Trong nhìêu trường hợp kết quả đi vay không đạt mục tiêu như mong muốn.

- Khi vay ngắn hạn trong nước để bù đắp thiếu hụt trong chi thường xuyên của chính phủ

(như trả lương cho bộ máy nhà nước, chi cho an ninh quốc phòng, sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y

tế. . .) sẽ phải trả lãi suất cao (do thời hạn trả nhanh) dẫn đến nguy cơ lạm phát của chu kỳ sau.

Còn đối với trường hợp vay nước ngoài thì gánh nặng nợ lãi đối với nước ngoài cũng không kém,

nhất là khi sử dụng tìên vay kém hiệu qủa.

http://www.ebook.edu.vn 36

Như vậy, biện pháp sử dụng nguồn vốn vay để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ có tác

dụng tích cực, hữu hiệu khi nguồn vốn vay được sử dụng cho mục đích đầu tư phát triển kinh tế,

tuyệt đối không sử dụng vốn vay để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng.

2. Cân đối ngân sách nhà nước ở Việt Nam

Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, vai trò đầu tư kinh tế của ngân sách nhà nước rất

quan trọng. Nó đảm bảo hầu như toàn bộ việc cấp phát vốn cho đầu tư xây đựng và cải tạo các

công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi và hàng loạt các công trình quan trọng khác nhằm hình

thành và củng cố cơ sở vật chất, kỹ thuật của nền kinh tế.

Do vai trò quan trọng đó, việc cân đối ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc ưu tiên

cho các khoản chi tích lũy, sau đó mới dùng để chi tiêu dùng. Nói cách khác, chi tiêu dùng sẽ là

hiệu số còn lại sau khi lấy tổng số thu trừ đi tổng số chi cho tích lũy. Trong thực tế, do số thu ngân

sách nhà nước rất thấp, thậm chí nhìêu khi không đủ để đáp ứng cho chi tích lũy, nên việc cân đối

ngân sách nhà nước luôn luôn lâm vào tình trạng bị động. Cộng vào đó, nhu cầu chi tiêu dùng nhìêu

khi lại hết sức cấp bách. Để xử lý vấn đề này, chính phủ phải thường xuyên sử dụng biện pháp phát

hành thêm tìên ngoài dự kiến để cân đối ngân sách. Chính chính sách ưu tiên cho chi tích lũy trong

cân đối ngân sách nhà nước của chính phủ đã trở thành một trong những nguyên nhân chủ yếu tạo

ra tình trạng bị động của hoạt động ngân sách nhà nước, gây ra bội chi lớn và dẫn đến sự bùng nổ

lạm phát.

Kể từ khi nền kinh tế nước ta chuyển mình sang cơ chế mới, vận hành theo cơ chế thị trường,

trong hoạt động của ngân sách nhà nước nói chung, cân đối ngân sách nói riêng đã có những biến

đổi dần về chất.

Theo tinh thần của luật ngân sách nhà nước (được kỳ họp thứ 2, khóa XI thông qua ngày 16-

12-2002) và Nghị định số 60/2003/NĐ-CP của chính phủ (quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

Luật ngân sách nhà nước, ban hành ngày 06 tháng 06 năm 2003) thì:

Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí và lệ phí phải lớn

hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển; trường

hợp còn bội chi, thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đâu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân

sách.

Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải bảo đảm nguyên tắc: Không sử dụng cho tiêu

dùng; chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển, phải có kế hoạch thu hồi vốn vay và bảo đảm cân

đối ngân sách để chủ động trả hết nợ khi đến hạn.Ngân sách địa phương được cân đối theo nguyên

tắc: tổng số chi không vượt quá tổng số thu, trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi

chung là cấp tỉnh) có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách

http://www.ebook.edu.vn 37

cấp tỉnh bảo đảm, thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm đã được hội đồng nhân dân cấp

tỉnh quyết định, nhưng vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh năm dự toán, thì được

phép huy động vốn và phải cân đối ngân sách cấp tỉnh hàng năm để chủ động trả hết nợ khi đến

hạn. Mức dư nợ từ nguồn vốn huy động không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong

nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh.

Dự toán chi ngân sách trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương được bố trí

khoản dự phòng từ 2% đến 5% tổng số chi để chi phòng chống , khắc phục hâụ quả thiên tai, hoả

hoạn, nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự

toán. Chính phủ quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương, định kỳ báo cáo Uỷ ban

thường vụ Quốc hội, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Uỷ ban nhân dân quyết định sử dụng dự

phòng ngân sách địa phương, định kỳ báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân, báo cáo hội đồng

nhân dân tại kỳ họp gần nhất. Đối với cấp xã, Uỷ ban nhân dân quyết định sử dụng dự phòng ngân

sách xã, định kỳ báo cao Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, báo cáo hội đồng nhân dân tại

kỳ họp gần nhất.

Nguồn bù đắp bội chi ngân sách nhà nước gồm:

Vay nợ trong nước

Vay nợ trong nước được thực hiện bằng cách phát hành trái phiếu. Trái phiếu là chứng chỉ nhận

nợ của Nhà nước, là một loại chứng khoán hay trái khoán Nhà nước do Nhà nước phát hành để vay

dân cư, các tổ chức kinh tế xã hội và ngân hàng. Công trái phiếu có nhiều tên gọi khác nhau như:

công phiếu quốc gia, trái phiếu Nhà nước, chứng chỉ đầu tư. Ở Việt Nam chính phủ ủy nhiệm cho

kho bạc Nhà nước phát hành trái phiếu Nhà nước dưới 3 hình thức:

- Tín phiếu kho bạc: là trái phiếu chính phủ ngắn hạn, thời hạn dưới một năm, được phát

hành để huy động vốn nhằm giải quyết mất cân đối tạm thời của ngân sách nhà nước trong năm tài

chính.

- Trái phiếu kho bạc: là trái phiếu chính phủ trung và dài hạn, thời hạn trên một năm được

phát hành để huy động vốn nhằm giải quyết bội chi ngân sách nhà nước xuất phát từ yêu cầu đầu

tư phát triển kinh tế.

- Trái phiếu công trình: là trái phiếu chính phủ trung và dài hạn, thời hạn trên một năm được

phát hành để huy động vốn cho các công trình xác đinh đã được duyệt và ghi trong kế hoạch đầu tư

của Nhà nước.

Việc phát hành trái phiếu chính phủ vào thị trường được thực hiện bằng 3 phương thức sau:

http://www.ebook.edu.vn 38

- Phương thức đấu thầu: Với phương thức phát hành này người đấu thầu phải có một số vốn

nhất định và khi trúng thầu trong thời hạn quy định phải nộp tiền vào kho bạc nhà nước để nhận

trái phiếu tiêu thụ. Phương thức đấu thầu làm cho trái phiếu tiêu thụ nhanh, chi phí giảm và nhà

nước tập trung nhanh chóng vốn vay vào NSNN.

- Phương thức tiêu thụ qua các đại lý: các ngân hàng thương mại , các công ty tài chính . . .

là các tổ chức có thể làm đại lý tiêu thụ trái phiếu kho bạc Nhà nước. Phương thức này cũng giảm

chi phí tiêu thụ nhưng tiến độ tập trung vốn vào NSNN không nhanh chóng bằng phương thức trên.

- Phương thức phát hành trực tiếp: Kho bạc Nhà nước tự tổ chức tiêu thụ thông qua hệ thống

hoạt động của mình ở trong nước và văn phòng đại diện ở nước ngoài. Phương thức này có nhược là

chi phí cho việc tiêu thụ rất cao, tốn kém sức người, sức của, tiến độ huy động vốn chậm và bị động

nhiều mặt.

Đối tượng tham gia mua trái phiếu cũng rất đa dạng: các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các

doanh nghiệp trong nước, ngoài nước, các công ty tài chính, các Nhà đầu tư chứng khoán, các tầng

lớp dân cư . . .

Vay nợ nước ngoài

Cùng với việc huy động nguồn vốn trong nước, việc vay nợ nước ngoài là một phương thức

quan trọng của tín dụng Nhà nước, đặc biệt đối với các nước đang phát triển và các nước nghèo.

Vay nợ nước ngoài của chính phủ thường biểu hiện dưới ba hình thức:

- Hiệp ước hoặc hiệp định vay mượn (viện trợ có hoàn lại) giữa hai chính phủ.

Thông thường hiệp đinh vay nợ (viện trợ có hoàn lại) được gắn liền trong các hiệp định về hợp

tác kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội . . . trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Như

vậy, việc vay mượn giữa hai chính phủ không đơn thuần về kinh tế và những điều khoản của tín

dụng nói chung mà còn có những ràng buộc về chính trị, về các điều khoản hợp tác thương mại

quốc tế, công nghệ kỹ thuật, cung cấp hàng hóa vật tư . . . ràng buộc về mục đích sử dụng vốn

thông qua các chương trình, dự án đầu tư phát triển.

- Hiệp định vay mượn giữa chính phủ với các tổ chức tài chính, tiền tệ thế giới.

- Phát hành trái phiếu chính phủ ra nước ngoài

http://www.ebook.edu.vn 39

CHƯƠNG 5: THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

A. TỔNG QUAN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

I. KHÁI NIỆM

Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị gia tăng thêm của hàng hóa,

dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Thuế gía trị gia tăng được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng cuối cùng

chịu. Một trong những nguyên tắc cơ bản của thuế fgiá trị gia tăng là hàng hóa, dịch vụ dù qua

nhiều khâu hay ít khâu từ sản xuất đến tiêu dùng thì tổng số thuế phải nộp cho hàng hóa, dịch vụ

là như nhau.

1. Ưu điểm của thuế giá trị gia tăng

- Thuế giá trị gia tăng tránh được hiện tượng thuế chồng thuế, phù hợp với nền kinh tế sản xuất

hàng hóa theo cơ chế thị trường.

- Thuế giá trị gia tăng mang tính trung lập đối với các nghiệp vụ dịch chuyển sản phẩm và dịch

vụ. Một loại thuế được gọi là trung lập khi nó không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào đến hoạt động

của các doanh nghiệp nếu chính phủ không muốn thế. Trong thuế doanh thu người ta có khuynh

hướng tối thiểu hóa số tiền thuế phải nộp bằng cách hội nhập các xí nghiệp theo chiều dọc. Ví dụ xí

nghiệp sợi có thể kết hợp với xí nghiệp dệt, xí nghiệp may . . . Với sự hội nhập này không làm phát

sinh doanh thu khi chuyển sản phẩm từ khâu trước sang khâu sau. Chính phủ không muốn các

doanh nghiệp hội nhập lại với nhau nhưng bản thân loại thuế trên đã tạo ra sự hội nhập ấy. Rõ ràng

trong thuế doanh thu, với cơ chế thu thuế như thế nó không mang tính trung lập.

Thuế giá trị gia tăng không hề khuyến khích các doanh nghiệp hội nhập như trên, bởi các doanh

nghiệp trong trường hợp hội nhập và không hội nhập thì tổng số thuế phải nộp là như nhau. Như

vây, chúng ta có thể khẳng định rằng thuế giá trị gia tăng là loại thuế mang tính trung lập.

- Thuế giá trị gia tăng là loại thuế đánh vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tất

cả các loại hàng hóa và dịch vụ nên có thể tạo được nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước.

- Thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất khẩu thường bằng không, nên nó có tác

dụng đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu có thể cạnh tranh dễ dàng hơn

trên thị trường quốc tế.

http://www.ebook.edu.vn 40

- Với một biểu thuế gồm ít thuế suất (có nhiều nước áp dụng thống nhất một thuế suất cho tất cả

các ngành nghề), thuế giá trị gia tăng đảm bảo công bằng đối với mọi ngành nghề, mọi sản phẩm,

dịch vụ.

- Thuế giá trị gia tăng tạo điều kiện thuận lợi cho việc chống thất thu thuế đạt hiệu quả cao. Việc

khấu trừ thuế giá trị gia tăng được thực hiện căn cứ trên hóa đơn mua vào đã buộc người mua phải

đòi hỏi người bán xuất hóa đơn, ghi đúng doanh thu với giá trị thực của hoạt động mua bán, khắc

phục được tình trạng thông đồng giữa người mua và người bán để trốn lậu thuế. Ở khâu bán lẽ

thường xảy ra trốn lậu thuế vì người tiêu dùng cuối cùng khi mua hàng không cần đòi hóa đơn. Do

đó thay vì phải quản lý một số lượng lớn đối tượng nộp thuế, cơ quan thuế chỉ cần quản lý một số ít

đối tượng nộp thuế trong khâu bán lẻ. Hơn nữa, ở khâu bán lẻ giá trị tăng thêm thường không lớn

nên số thuế thu ở khâu này cũng không nhiều.

2. Nhược điểm của thuế giá trị gia tăng

- Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế khá phức tạp, đòi hỏi người nộp thuế và cán bộ thuế

phải có một trình độ nhất định, vì vậy việc áp dụng loại thuế này ở các nước chậm phát triển trong

giai đoạn đầu thường gặp rất nhiều khó khăn.

- Chi phí về quản lý và thu thuế giá trị gia tăng thường rất cao.

- Thuế giá trị gia tăng có ít thuế suất nên người tiêu dùng có thu nhập cao hay thấp thường

phải nộp thuế bằng nhau, thuế mang tính lũy thoái. Vì vậy thuế không bảo đảm yêu cầu công bằng

trong chính sách động viên giữa các đối tượng có thu nhập khác nhau trong xã hội.

CHƯƠNG 6

THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

I. KHÁI NIỆM Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu được áp dụng phổ biến ở các nước trên thế giới. Các mặt hàng

chịu thuế ở các nước gần như giống nhau, đó là: rượu, bia thuốc lá, mỹ phẩm, xăng dầu và một số loại

hàng hóa và dịch vụ cao cấp khác. Thuế tiêu thụ đặc biệt thường có thuế suất rất cao nhằm để hạn chế

tiêu dùng xã hội đối với những hàng hóa có hại cho sức khỏe của người dân hoặc những sản phẩm chưa

thật cần thiết cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày của đông đảo dân chúng. Vì vậy thuế tiêu thụ đặc biệt có

tác dụng hướng dẫn tiêu dùng và điều tiết thu nhập.

Ở nước ta, tiền thân của thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành là thuế hàng hóa được ban hành năm 1951. Lúc

đầu thuế hàng hóa thu vào 50 nhóm mặt hàng với thuế suất từ 5-50%.Trong giai đoạn này để khuyến

http://www.ebook.edu.vn 41

khích sản xuất, thuế hàng hóa không thu hoặc chỉ thu rất nhẹ vào tư liệu sản xuất và các mặt hàng tiêu

dùng thiết yếu. Thuế đánh nặng vào những mặt hàng cao cấp hoặc chưa cần thiết như: mỹ phẩm, hàng

mã, thuốc lá, cà phê, rượu . . .

Thuế tiêu thụ đặc biệt được ban hành lần đầu tiên dưới dạng luật, được quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 7

thông qua ngày 30.6.1990. Sau đó được sữa đổi bổ sung vào năm 1993, 1995. Tại kỳ họp thứ 3, quốc hội

khóa X đã thông qua luật thuế tiêu thụ đặc biệt (mới) có hiệu lực từ ngày 1.1.1999, thay thế toàn bộ các

luật và luật sữa đổi, bổ sung vừa qua.

Thuế TTĐB là một loại thuế gián thu, đánh vào một số mặt hàng đặc biệt không thật cần thiết cho đời

sống nhân dân.

Chương 7

THUẾ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

I. KHÁI NIỆM

Ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới có ảnh hưởng rất lớn đến thương mại quốc tế. Nhiều quốc

gia chuyển từ chính sách bảo hộ mậu dịch sang chính sách mở rộng ngoại thương, mở cửa thị trường trong nước.

Khi mở cửa, hàng hóa từ nước ngoài sẽ có cơ hội tràn vào trong nước, ngược lại hàng hóa từ trong nước sẽ có dịp

tiêu thụ ở nước ngoài. Lúc này, thuế xuất nhập khẩu có một vai trò hết sức quan trọng trong việc điều hành hoạt

động xuất nhập khẩu của Nhà nước thông qua hệ thống thuế suất phân biệt giữa các loại hàng hóa.

Để tăng cường các hoạt động xuất, nhập khẩu, góp phần tích cực vào việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế

đối ngoại của Nhà nước, hình thành cơ cấu xuất, nhập khẩu hợp lý, góp phần bảo vệ và phát triển sản xuất, hướng

dẫn tiêu dùng trong nước, tạo nguồn thu cho ngân sách tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa VIII, ngày 26-12-1991

Quốc hội đã thông qua luật thuế xuất, nhập khẩu. Sau đó luật thuế xuất, nhập khẩu được sửa đổi, bổ sung tại kỳ

họp thứ 3, Quốc hội khóa IX, ngày 5-7-1993. Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa X đã thông qua luật sửa đổi, bổ

sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu, ngày 20-5-1998.

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là một loại thuế gián thu, đánh vào hàng hóa được phép xuất nhập khẩu qua biên giới

Việt Nam.

http://www.ebook.edu.vn 42

CHƯƠNG 8:

THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

I. KHÁI NIỆM

Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu đánh vào lợi nhuận của tất cả các tổ chức và cá

nhân kinh doanh.

Năm 1951, ở nước ta thuế đánh vào lợi tức của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh nằm trong thuế

công thương nghiệp. Lúc này thuế được đặt tên là thuế thực lãi với thuế suất lũy tiến từ 5% đến 27%. Tại

kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa VIII, tháng 6-1990, Luật thuế lợi tức được Quốc hội thông qua. Sau đó,

thuế lợi tức được sửa đổi bổ sung tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa IX, tháng 7-1993. Để góp phần thúc

đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển và động viên một phần thu nhập vào ngân sách Nhà nước, đảm bảo

sự công bằng, hợp lý giữa các tổ chức, cá nhân kinh doanh, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa IX (từ ngày

2-4 đến 10-05-1997), Quốc hội đã thông qua Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thay cho Luật thuế lợi tức

và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-1999.


Recommended