+ All Categories
Home > Documents > Luc dia A Au

Luc dia A Au

Date post: 11-Nov-2023
Category:
Upload: qbu
View: 1 times
Download: 0 times
Share this document with a friend
39
Phn 2: LỤC ĐỊ A Á-ÂU Chương 1: CÁC NHÂN THÌNH THÀNH TNHIÊN 1.1. Vtrí địa lý, hình dạng và kích thước lục địa 1.1.1. Vtrí địa lý - Lục địa nm hoàn toàn Bc Bán Cu: + Điểm cc B: Mũi Sêliuxkin (Trên bán đảo Taimưa): 77 0 44 ´ B. + Điểm cc N: Mũi Piai (Trên bán đảo Malcca): 1 0 16 ´ B. Nếu tính cđảo thì điểm cc B nm trên quần đảo Phranxa Iôsíp: 82 0 B và điểm cc N là mũi Pamana trên đảo Rôti (Nam Inđônêxia): 11 0 N. => Tcực B đến cực N dài hơn 76 0 vĩ, tương đương 8.500km. + Điểm cực Đ: Mũi Điêgiơnép (Trên bán đảo Suct): 169 0 40 ´ T. + Điểm cc T: Mũi Rôca (Trên bán đảo Pirênê): 9 0 34 ´ T. => Tcực Đ đến cc T: 200 0 kinh tuy ến. - Bphn lục địa mrng nht nm trên các vĩ độ cn nhiệt và ôn đới (T35 0 B đến 50 0 B): hơn 12.000 km. 1.1.2. Vhình dng Á Âu là lục địa có bmt dng khi vĩ đại nht. Nếu như Tây Âu là bphn được kéo dài ra tựa như một bán đảo ln thì phần phía Đ lục địa là mt khi khng l. Tuy bbin bchia ct khá mạnh, nhưng do diện tích lục địa rng, các vnh bin và bin không ăn quá sâu vào đất lin nên schia ct bmt theo chiu ngang vn không đáng kể. Các vùng trung tâm lục địa vn nm cách bbin rt xa, ti 2.500 km. 1.1.3. Kích thước: - Lục địa Á Âu rng nht thế gii, có din tích là 50.718.000 km 2 . Xung quanh lục địa có nhiều đảo và quần đảo ln. Diện tích các đảo và quần đảo là 2.730.000 km 2 . Tng din tích lục địa gn 53.500.000km 2 . - Ranh gii châu Âu và châu Á: Đường chân núi phía Đ dãy Uran, qua sông Emba, qua bB bin Caxpi, qua thung lũng kiến to Cummant, ri qua bin Adp, biển Đen, eo Bôxpho, eo Đácđanen và Địa Trung Hi. Theo ranh gii này, phn châu Á rng 43,5 triu km 2 , châu Âu trên 10 triu km 2 . Tóm li: Á Âu là lục địa có vtrí kéo dài tvùng cc cho tới xích đạo, có kích thước ln, có bmt dng khối. Đó là những điều kiện cơ bản đầu tiên quy ết shình
Transcript

Phần 2: LỤC ĐỊA Á-ÂU Chương 1: CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH TỰ NHIÊN

1.1. Vị trí địa lý, hình dạng và kích thước lục địa

1.1.1. Vị trí địa lý

- Lục địa nằm hoàn toàn ở Bắc Bán Cầu:

+ Điểm cực B: Mũi Sêliuxkin (Trên bán đảo Taimưa): 77044´B.

+ Điểm cực N: Mũi Piai (Trên bán đảo Malắcca): 1016´B.

Nếu tính cả đảo thì điểm cực B nằm trên quần đảo Phranxa Iôsíp: 820B và điểm

cực N là mũi Pamana trên đảo Rôti (Nam Inđônêxia): 110N.

=> Từ cực B đến cực N dài hơn 760 vĩ, tương đương 8.500km.

+ Điểm cực Đ: Mũi Điêgiơnép (Trên bán đảo Sucốt): 169040´T.

+ Điểm cực T: Mũi Rôca (Trên bán đảo Pirênê): 9034´T.

=> Từ cực Đ đến cực T: 2000 kinh tuyến.

- Bộ phận lục địa mở rộng nhất nằm trên các vĩ độ cận nhiệt và ôn đới (Từ 350B

đến 500B): hơn 12.000 km.

1.1.2. Về hình dạng

Á Âu là lục địa có bề mặt dạng khối vĩ đại nhất. Nếu như Tây Âu là bộ phận

được kéo dài ra tựa như một bán đảo lớn thì phần phía Đ lục địa là một khối khổng lồ.

Tuy bờ biển bị chia cắt khá mạnh, nhưng do diện tích lục địa rộng, các vịnh biển và

biển không ăn quá sâu vào đất liền nên sự chia cắt bề mặt theo chiều ngang vẫn không

đáng kể. Các vùng trung tâm lục địa vẫn nằm cách bờ biển rất xa, tới 2.500 km.

1.1.3. Kích thước:

- Lục địa Á Âu rộng nhất thế giới, có diện tích là 50.718.000 km2. Xung quanh

lục địa có nhiều đảo và quần đảo lớn. Diện tích các đảo và quần đảo là 2.730.000 km2.

Tổng diện tích lục địa gần 53.500.000km2.

- Ranh giới châu Âu và châu Á: Đường chân núi phía Đ dãy Uran, qua sông

Emba, qua bờ B biển Caxpi, qua thung lũng kiến tạo Cummanứt, rồi qua biển Adốp,

biển Đen, eo Bôxpho, eo Đácđanen và Địa Trung Hải. Theo ranh giới này, phần châu

Á rộng 43,5 triệu km2, châu Âu trên 10 triệu km2.

Tóm lại: Á Âu là lục địa có vị trí kéo dài từ vùng cực cho tới xích đạo, có kích

thước lớn, có bề mặt dạng khối. Đó là những điều kiện cơ bản đầu tiên quyết sự hình

thành khí hậu của lục địa. Do vậy, lục địa Á Âu có đủ tất cả các đới, các kiểu khí hậu

nên thiên nhiên lục địa Á Âu rất phong phú, đa dạng.

1.2. Giới hạn của lục địa, các biển và đại dương bao quanh

* Tiếp giáp với 3 lục địa:

- Phía TN: Á - Âu tiếp giáp với lục địa Phi, phân cách với nhau bởi Địa Trung

Hải và biển Đỏ.

- Phía ĐB: Á Âu phân cách với Bắc Mĩ bởi một eo biển hẹp - eo Bêrinh: rộng

34km, sâu 42m, mới được hình thành vào cuối Tân Sinh.

- Phía ĐN: Á Âu tuy cách xa lục địa Ôxtrâylia nhưng lại có mối liên hệ chuyển

tiếp nhờ quần đảo Inđônêxia với các biển hẹp.

* Tiếp giáp với 4 đại dương:

- Phía B: Á Âu tiếp giáp với các biển của Bắc Băng Dương là: Nauy, Baren,

Laptép, Đông Xibia, và Sucốt. Trừ biển Nauy là biển sâu (>3.000m), còn các biển

khác đều nằm trên thềm lục địa, với độ sâu < 300m. Các biển được phân cách với nhau

bởi các quần đảo như: Xpitbécghen, Đất Phranxa Iôxíp, Nôvaia Demlia, Xêverơnaia

Demlia và Nôvôxibia. Phía B các biển này là các vực biển sâu của Bắc Băng Dương.

- Phía Đ: Á Âu tiếp giáp với Thái Bình Dương. Dọc theo bờ lục địa, đáy đại

dương này có cấu tạo phức tạp, tạo nên nhiều bán đảo, nhiều đảo và chuỗi đảo vòng

cung, nhiều biển nhỏ, nhiều vực biển sâu.

+ Biển Bêrinh: Nằm ở phía N eo Bêrinh, được giới hạn bởi vòng cung đảo

Cômanđô - Alêut kéo dài từ bờ Đ bán đảo Camsátca đến bán đảo Alaxca.

+ Biển Ôkhốt: Được giới hạn bởi bán đảo Camsátca, quần đảo Curin, đảo

Hôcaiđô, đảo Xakhalin.

+ Biển Nhật Bản: Được bao bọc bởi quần đảo Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên.

Biển Nhật Bản nối liền với Hoàng Hải và biển Trung Hoa qua eo biển Triều Tiên.

+ Hoàng Hải: Là một biển nông (sâu < 50m) và ăn sâu vào đất liền như một vịnh

biển lớn.

+ Biển Trung Hoa: Ngăn cách với Thái Bình Dương bởi vòng cung đảo Riukiu

và đảo Đài Loan.

- Phía ĐN: Nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương có một hệ

thống bán đảo, đảo, quần đảo, các biển và vịnh biển rất phức tạp, đó là khu vực Đông

Nam Á, gồm bán đảo Trung Ấn, quần đảo Philíppin và Inđônêxia (gọi chung là quần

đảo Malai). Nằm giữa các bán đảo và quần đảo có nhiều biển lớn như: Biển Đông,

biển Giava, biển Xulu, biển Xulavêdi, biển Banđa.

+ Biển Đông là biển lớn nhất, được phân cách với Thái Bình Dương và các biển

khác bởi đảo Đài Loan, Luxông, Palaoan và Calimantan.

+ Biển Giava cũng nằm trên thềm lục địa nông giữa các đảo lớn của Inđônêxia.

+ Các biển Xulu, Xulavêdi và Banđa nằm ở phía ĐN quần đảo Malai là những

vực biển rất sâu, nằm lọt giữa các đảo.

- Phía N: Á Âu tiếp giáp với Ấn Độ Dương. Bờ lục địa bị chia cắt, tạo thành ba

bán đảo lớn là Trung Ấn, Inđôxtan và Arap. Nằm giữa các bán đảo này là các biển và

vịnh biển mở rộng ra đại dương. Trong đó, biển Anđaman tương đối kín, còn vịnh

Bengan và biển Arap không có giới hạn rõ rệt. Biển Arap nối liền với vịnh Ađen ở

phía T, vịnh Pecxích ở phía TB. Vịnh Pecxích là vịnh hẹp và nông (sâu <50m), nằm lọt

trong nội địa nên chịu ảnh hưởng của lục địa rất mạnh.

- Phía T: Á Âu tiếp giáp với Đại Tây Dương, có các biển Bantích, Bắc Hải và

Địa Trung Hải.

+ Bantích là một biển khá kín, chỉ nối liền với Bắc Hải qua các eo biển hẹp. Biển

này rất nông (sâu < 70m), hàm lượng muối thấp, mùa đông đóng băng từ 3 - 4 tháng.

+ Bắc Hải cũng là biển nông, nằm ở nơi tiếp giáp giữa Đại Tây Dương và Bắc

Băng Dương.

+ Địa Trung Hải cũng là biển kín, chỉ nối liền với Đại Tây Dương qua eo

Gibranta ở phía T nhưng Địa Trung Hải lại là một biển lớn, đáy biển sâu, có cấu tạo

phức tạp, đường bờ biển bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều biển nhỏ như Tirênê,

Ađriatích, Iôni, Êgiê, biển Đen và biển Adốp; các bán đảo Apennin, Bancăng, Tiểu Á;

các đảo Coócxơ, Sácđenhơ, Xixilia, Crết...

Kết luận: Các biển và đại dương bao quanh lục địa Á Âu không những làm giới

hạn tự nhiên của lục địa, mà còn có ảnh hưởng lớn tới điều kiện tự nhiên. Đặc biệt,

khối lục địa rộng nằm bên cạnh các đại dương lớn tạo nên sự tương phản giữa biển và

lục địa, là nhân tố hình thành hoàn lưu không khí giữa biển và lục địa theo mùa, làm

cho hoàn lưu gió mùa ở lục địa Á Âu phân bố rộng hơn các lục địa khác.

1.3. Lịch sử phát triển tự nhiên

1.3.1. Thời kì Tiền Cambri

Trong thời kì này, trên vị trí của lục địa Á Âu hiện nay chỉ mới có một số mảnh

lục địa nằm giữa các đại dương rộng lớn, được gọi là các nền cổ. Có 5 nền chính:

+ Nền Xibia: Nằm trên khu vực giữa 2 sông Lêna và Ênítxây.

+ Nền Arap: Trước đây dính với nền Phi thành một khối nhưng đến cuối Trung

Sinh, nền Arap tách khỏi nền Phi.

+ Nền Ấn Độ: Có quá trình phát triển tương tự như nền Arap.

+ Nền Trung Hoa: Nằm trên vị trí của Trung Quốc và Triều Tiên hiện nay, đồng

thời là vùng nền kém ổn định nhất.

+ Nền Nga: Chiếm toàn bộ đồng bằng Đông Âu, vùng biển Bantích và phần lớn

bán đảo Xcăngđinavi hiện nay.

1.3.2. Đại Cổ Sinh

Trong Đại Cổ Sinh, xảy ra 2 chu kì tạo núi lớn: Chu kì Calêđôni và Chu kì

Hécxini. Các vận động tạo núi này đã hình thành các cấu trúc uốn nếp ở nhiều vùng

thuộc lục địa Á - Âu ngày nay.

- Ở châu Âu là các vùng núi tây bắc bán đảo Xcanđinavi, vùng đảo Anh và Ailen,

các vùng núi thuộc Trung Âu.

- Ở châu Á hình thành nhiều vùng rộng lớn như vùng nằm giữa Uran và Thiên

Sơn, sau đó phát triển xuống đến phần lãnh thổ Bắc Việt Nam.

=> Kết quả của hai vận động tạo núi ở giai đoạn này là hình thành một lục địa

rộng lớn, gọi là Toàn lục hay Pangea.

1.3.3. Đại Trung Sinh

- Sang đại Trung sinh, vào khoảng cuối kỉ Triat, bắt đầu xảy ra hiện tượng lục địa

Pangea bị nứt vỡ. Hiện tượng nứt vỡ và tách dãn đầu tiên là sự hình thành eo

Môdămbich, tách Mađagaxca, mảng Ấn Độ và Ôxtrâylia ra khỏi lục địa Phi. Mảng Ấn

Độ từ đó trôi dần về phía bắc.

- Đến đầu kỉ Jura, hai đại lục Lauraxia và Gônvana bắt đầu được hình thành do sự

tách vỡ dọc theo bờ biển Caribê và mở rộng biển Têtit. Biển Têtit kéo dài từ biển

Caribê qua Địa Trung Hải, sang Nam Á và kéo dài tiếp về phía đông. Mảng Ấn Độ di

chuyển dần về phía châu Âu để sau này gắn với lục địa Á - Âu ở cuối đại Tân sinh.

- Trong nguyên đại này còn xảy ra vận động tạo núi Trung sinh (hay tạo núi

Kimêri). Vận động tạo núi này kéo dài suốt 3 kỉ nhưng chủ yếu ở kỉ Jura và kỉ Crêta,

hình thành các cấu trúc uốn nếp. Ở lục địa Á - Âu, các cấu trúc uốn nếp Trung sinh

phát triển trên một diện rộng lớn, bao gồm vùng Đông Xibia, sau đó tiếp tục kéo dài

sang đất Alaxca và miền núi Coocđie (Bắc Mĩ), miền duyên hải Viễn Đông, vùng cận

Amua thuộc Nga và Đông Dương.

- Cũng trong giai đoạn Trung sinh, vào kỉ Crêta bắt đầu có hiện tượng biển tiến.

Ở châu Á, biển tràn ngập nhiều vùng rộng như Đông Âu, Xibia, Trung Quốc…

1.3.4. Đại Tân Sinh

- Trong đại Tân sinh, biến cố quan trọng nhất của lịch sử phát triển vỏ Trái Đất là

vận động tạo núi Anpi. Vận động này hình thành hai hệ thống núi trẻ ở lục địa Á - Âu,

đó là: Hệ thống núi thứ nhất kéo dài từ Nam Âu qua Tiểu Á, sơn nguyên Iran,

Himalaya, Aracan cho tới Inđônêxia. Hệ thống núi thứ hai kéo dài từ Camsatca, Viễn

Đông Nga qua Nhật Bản, Đài Loan, Philippin tới Inđôxia.

- Sự hình thành hệ thống núi trẻ ở Nam Âu và Nam Á xảy ra do sự xô húc của

mảng Phi với mảng Á - Âu, làm cho trầm tích trong biển Têtit bị uốn nếp, tạo nên các

núi ở Nam Âu. Sự xô húc của mảng Arap về phía bắc và đông bắc hình thành dãy các

dãy núi ở Tiểu Á và Iran. Sự xô húc của mảng Ấn Độ - Ôxtrâylia với mảng Á - Âu,

hình thành các núi cao ở vùng trung tâm lục địa…

- Sự hình thành hệ thống núi đảo, các máng đại dương rất sâu như các máng

Alêut - Curin, Nhật Bản, Philippin, Marian và Xơnđa ở Tây Thái Bình Dương thuộc

phía đông lục địa Á - Âu là do sự xô húc của mảng Thái Bình Dương và mảng Ấn Độ-

Ôxtrâylia với mảng Á - Âu.

- Liên quan tới sự hình thành các núi uốn nếp do sự xô húc của các mảng, ở rìa

các mảng tiếp giáp với đới uốn nếp bị lún xuống, được bồi trầm tích để hình thành nên

các đồng bằng như đồng bằng trung và hạ lưu sông Đanuyp, đồng bằng Lưỡng Hà và

vịnh Pecxich, đồng bằng Ấn - Hằng…

* Về khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, sinh vật: Sau khi hình thành lục địa rộng lớn

Pangea, giới sinh vật phát triển mạnh, đặc biệt xuất hiện thực vật lộ trần, rồi đến thực

vật hạt kín. Đến cuối đại Tân sinh, khí hậu phần bắc lục địa Á - Âu bị hoá lạnh mạnh

mẽ, băng hà phát triển và bao trùm một diện tích rộng ở Bắc Âu và Bắc Á, tiêu diệt

toàn bộ hệ động thực vật, phá huỷ lớp phủ thổ nhưỡng, thay đổi các dạng địa hình bề

mặt và mạng lưới sông ngòi. Sự tồn tại của băng hà Đệ tứ kéo dài suốt thời kì

Pleitôxen với nhiều băng kì khác nhau. Trong các kì băng hà phát triển, mực nước đại

dương giảm xuống, diện tích lục địa mở rộng ra và nhiều đảo, quần đảo và lục địa

được nối liền với nhau. Sau thời kì băng hà Đệ tứ, mực nước biển lại dâng lên, lục địa

có hình dạng và kích thước như ngày nay. Trên các lãnh thổ trước đây bị băng hà bao

phủ, địa hình, sông hồ, thổ nhưỡng, động thực vật được phát triển trở lại. Tóm lại,

trong giai đoạn Tân kiến tạo, vận động tạo núi Anpơ - Himalaya và hiện tượng băng hà

Đệ tứ có vai trò rất lớn trong sự hình thành và phát triển của tự nhiên, từ đó quyết định

các đặc điểm tự nhiên ngày nay trên lục địa.

Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CHUNG

2.1. Địa hình và khoáng sản

2.1.1. Đặc điểm địa hình

* Địa hình bề mặt của lục địa Á - Âu bị chia cắt thẳng đứng rất mạnh. Trên lục

địa Á Âu phát triển đầy đủ các kiểu địa hình có trên bề mặt Trái Đất như: các hệ thống

núi cao, các sơn nguyên và các cao nguyên cao, các đồng bằng lớn, các bồn địa sâu…

Các kiểu địa hình đó nằm xen kẽ với nhau làm cho bề mặt lục địa bị chia cắt mạnh.

- Các hệ thống núi trung bình và núi cao phân bố rải ra trên các bộ phận khác

nhau của lãnh thổ, như: dãy Pirênê, Anpơ, Cácpát, Bancăng…(ở Trung và Nam Âu);

Capcadơ, Enbuốc, Dagrốt…(ở Tây Nam Á); Xcăngđinavi (ở Bắc Âu); Véckhôian,

Côlưma, Antai, Xaian, Xtanôivôi…(ở Đông Bắc Á); Xkhôtê Alin, Đại Hưng An, Tần

Lĩnh…(ở Đông Á). Các hệ thống núi nói trên có độ cao trung bình từ 2.000 - 3.000m.

Ở vùng trung tâm lục địa có hệ thống núi cao và độ sộ như Hinđu Cúc, Pamia, Thiên

Sơn, Côn Luân, Caracôrum, Himalaya… cao trung bình từ 5.000 - 7.000m. Trong đó,

sơn khối Pamia cao > 7.000m được coi là “nóc nhà của thế giới” và dãy Himalaya là

“xứ sở của Chúa Tuyết” với đỉnh Chômôlungma cao nhất thế giới (8.848m).

- Các hệ thống núi và sơn nguyên cao thường nằm bên cạnh các đồng bằng rộng

và phẳng, như: đồng bằng Đông Âu, Tây Xibia, Turan, Mêdôpôtami, Ấn - Hằng… với

độ cao trung bình không > 300m.

- Trong các vùng núi và sơn nguyên cao lại có các bồn địa thấp nằm xen vào

giữa làm cho tính chất chia cắt của bề mặt được thể hiện rõ hơn. Các bồn địa này

thường có dạng bầu dục nằm trên những độ cao khác nhau. Đặc biệt ở vùng trung tâm

lục địa, các bồn địa thường sâu và hẹp nằm kẹp giữa các dãy núi rất cao, tạo thành

kiểu địa hình “cấu trúc tổ ong” rất độc đáo. Ví dụ: bồn địa Tarim cao trung bình 800m

nằm giữa các dãy Thiên Sơn và Côn Luân cao từ 5.000 - 7.000m; bồn địa Dungari cao

từ 400 - 600m nằm giữa Thiên Sơn và Antai; bồn địa Tuốcphan là bồn địa hẹp và sâu

nhất lục địa Á - Âu, có đáy nằm ở độ sâu -154m, nằm kẹp giữa các nhánh núi ở phía Đ

dãy Thiên Sơn.

* Các hệ thống núi trên lục địa chạy theo nhiều hướng khác nhau, nhưng nhìn

chung có hai hướng chính:

- Hướng Đ - T hoặc gần với Đ - T: Bao gồm các hệ thống núi kéo dài từ Nam Âu

qua Tiểu Á đến Himalaya và các núi vùng Trung Á và Nội Á.

- Hướng B – N hoặc B. TB – N. ĐN và B. ĐB – N. TN: Gồm các núi chạy theo

bờ Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, Nam Âu và các dãy Uran, Xcăngđinavi ở phía B.

* Sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt không đồng đều:

- Các núi và sơn nguyên cao nhất tập trung ở gần trung tâm, tạo thành một miền

núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới. Ở đây, sơn khối Pamia được xem như điểm

nút, từ đó toả ra ba cánh cung núi lớn. Cánh ĐB: Gồm các hệ thống Thiên Sơn, Antai,

Xaian và tiếp tục tới ĐB Xibia. Cánh phía T: Gồm dãy Hinđu Cúc và các núi thuộc

sơn nguyên Iran, Tiểu Á và Nam Âu. Cánh ĐN: Gồm các núi thuộc khối Tây Tạng,

Himalaya và các núi ở Đông Nam Á.

- Ba cánh núi này chia bề mặt lục địa thành ba phần: Phần Bắc gồm các đồng

bằng, sơn nguyên, núi trung bình và núi thấp chiếm ưu thế. Bộ phận này được hình

thành chủ yếu trên các nền Tiền Cambri và Cổ Sinh nên là bộ phận có địa hình thấp

nhất lục địa. Phần Đông gồm các núi cao, các sơn nguyên, cao nguyên cao và các núi

trung bình xen các đồng bằng thấp. Đây là bộ phận hình thành chủ yếu trên nền Trung

Hoa, các đới uốn nếp Cổ Sinh và Trung Sinh được nâng lên rất mạnh nên có địa hình

cao, núi hiểm trở và đồ sộ nhất lục địa. Các núi và sơn nguyên thấp dần từ vùng nội

địa ra biển. Phần Nam và Tây Nam gồm các núi uốn nếp trẻ, các sơn nguyên và đồng

bằng nằm xen kẽ với nhau. Địa hình bị chia cắt mạnh hơn phần B lục địa.

2.1.2. Khoáng sản

Nguồn khoáng sản của lục địa Á Âu rất phong phú và có trữ lượng lớn. Các loại

giàu nhất là dầu mỏ, than đá, sắt và các kim loại màu như đồng, chì, kẽm thiếc và

bôxít. Nguồn gốc hình thành và sự phân bố các mỏ quặng tuy phức tạp, nhưng trong

mỗi đới kiến tạo cũng như trong từng khu vực đều có tập trung một số loại chính.

- Các khu vực nền cổ là những nơi có khá nhiều loại khoáng sản quan trọng, phổ

biến nhất là sắt, măngan, bôxít, vàng và một số kim loại hiếm.

- Trong đới uốn nếp Cổ Sinh: Có nhiều kim loại màu như đồng, chì, thiếc, kẽm.

- Trong đới uốn nếp Trung Sinh: Thiếc là kim khoáng quan trọng nhất. Ở đây,

thiếc thường kèm theo vônphram hoặc kẽm.

- Trong đới uốn nếp Tân Sinh: Có nhiều kim loại khác nhau như đồng, chì, kẽm,

bôxít và sau đó là sắt, măngan và thuỷ ngân.

- Lòng đất của lục địa Á Âu rất giầu than đá, dầu mỏ và khí đốt. Chúng thường

tập trung trong các miền võng trước núi, giữa núi hoặc trong các hướng tà trên nền.

2.2. Khí hậu

2.2.1. Các điều kiện hình thành khí hậu

2.2.1.1. Vị trí địa lí

- Lục địa Á Âu nằm kéo dài từ vùng cực cho tới xích đạo, trải ra trên tất cả các

đới địa lí khác nhau. Do đó, lượng bức xạ mặt trời phân bố trên lục địa không đồng

đều, giảm từ N lên B. Mặt khác, tuỳ theo vị trí gần hay xa biển, tổng bức xạ năm có

khác nhau. Lượng bức xạ phân bố không đồng đều là nguyên nhân chủ yếu làm cho

điều kiện nhiệt nói riêng, điều kiện khí hậu nói chung, thay đổi từ N lên B và khác

nhau giữa vùng nội địa với các miền duyên hải.

2.2.1.2. Hình dạng và kích thước lục địa

- Diện tích rất rộng lớn của lục địa cùng với dạng khối vĩ đại đã làm cho các vùng

nội địa quanh năm thống trị khối khí lục địa khô, dễ bị sưởi nóng và hoá lạnh theo

mùa. Đó là điều kiện hình thành các trung tâm khí áp thay đổi theo mùa.

- Khối lục địa Á Âu rộng lớn nằm bên cạnh các đại dương nên xuất hiện sự tương

phản về khí áp giữa lục địa và biển theo mùa, làm cho hoàn lưu gió mùa phát triển rất

mạnh, đặc biệt dọc theo duyên hải phía Đ và phía N lục địa.

2.2.1.3. Địa hình

- Địa hình chi phối sự phân bố nhiệt trên lục địa khá rõ rệt:

+ Các mạch núi hướng Đ - T có tác dụng ngăn các khối khí khô, lạnh từ phía B

không xâm nhập xuống phía N và các khối khí nóng ẩm từ phía N không lan xa về

phía B.

+ Các bồn địa nằm xen vào giữa các dãy núi và sơn nguyên cao có tác dụng như

những “hồ” chứa không khí. Về mùa đông, không khí trong các bồn địa bị hoá lạnh

nhanh hơn và nằm yên tại chỗ. Vì thế nhiệt độ thường thấp hơn các vùng xung quanh.

Về mùa hè, trái lại, không khí trong các bồn địa được sưởi nóng mạnh, nhiệt độ cao

hơn các vùng lân cận.

+ Ở các vùng núi và sơn nguyên cao như Anpơ, Cápcadơ, Pamia, Thiên Sơn,

Himalaya, Tây Tạng… càng lên cao nhiệt độ càng giảm dần và đến độ cao khoảng từ

3.000 - 5.000m thì nhiệt độ giảm xuống < 00C, bắt đầu đới băng tuyết vĩnh viễn.

- Địa hình làm cho sự phân bố mưa trên lục địa không đồng đều. Trong các vùng

núi, hướng sườn có vai trò rất quan trọng.

+ Các núi chạy theo hướng B – N: có tác dụng ngăn các khối khí ẩm từ phía Đ và

phía T đi sâu vào lục địa nên trên các sườn đón gió của chúng thường có mưa nhiều.

+ Các núi chạy theo hướng Đ - T: Có tác dụng ngăn các khối khí ẩm từ phía N

lên, làm cho sườn N các núi có mưa khá lớn.

2.2.1.4. Các dòng biển

Cũng có ảnh hưởng khá quan trọng đến khí hậu các vùng tiếp cận. Trong số các

dòng biển chảy gần bờ lục địa Á Âu, quan trọng nhất là dòng nóng Bắc Đại Tây

Dương và dòng lạnh Curin - Camsátca.

2.2.1.5. Hoàn lưu khí quyển

* Mùa đông (tháng 1):

- Nhiệt độ: Ở các vùng Trung Á và Nội Á, nhiệt độ trung bình tháng I từ -100C

đến -400C. Đặc biệt, ở Véckhôian và Ôiamicôn nhiệt độ còn xuống gần - 700C.

- Khí áp: Do sự hoá lạnh của không khí như vậy, trên lục địa hình thành một

vùng áp cao gọi là áp cao Xibia, nó nối liền với áp cao Axo tạo thành một dải, phân

cách với áp cao Bắc Phi bởi khu áp hạ trên Địa Trung Hải. Áp hạ Aixơlen phát triển

mạnh, trùm lên phần B và TB lục địa, áp hạ Alêút cũng phát triển mạnh, bao phủ gần

toàn bộ phần B của đại dương và lan sang bờ Đ châu Á. Ở phía N lục địa là đới áp hạ

xích đạo. Trên B Thái Bình Dương, áp cao Haoai vẫn tồn tại và thường tác động tới

vùng ĐN Trung Quốc, bán đảo Trung Ấn.

- Gió: Toàn bộ phần N lục địa về mùa đông có gió ĐB từ lục địa thổi xuống. Ở

các bán đảo phía N, do ảnh hưởng của địa hình, gió ĐB ở các khu vực này thực chất là

gió mậu dịch đông bắc từ áp cao cận nhiệt thổi về xích đạo. Gió ĐB mang theo khối

khí nhiệt đới lục địa khô nên không có mưa, thời tiết trong sáng, ổn định và tương đối

nóng. Ngoài ra, về mùa đông dọc theo đới cận nhiệt (từ Địa Trung Hải tới Đ Trung

Quốc) thường xuyên có gió tây và khí xoáy nên thời tiết thường bị nhiễu loạn, có mưa,

Ở phía bắc lục địa có gió tây nam thổi từ nội địa về phía bắc, gây ra thời tiết khô và rất

lạnh. Miền duyên hải Đông Á có sự chênh lệch về khí áp giữa lục địa và biển rất lớn,

tạo thành gió mùa TB. Gió này khô và rất lạnh.

* Mùa hè (tháng 7):

- Nhiệt độ: Toàn bộ lục địa được sưởi nóng và có nhiệt độ dương. Càng về phía

N, nhiệt độ càng tăng dần. Nhiệt độ trung bình từ 240C - 300C. Ở các vùng hoang mạc

Trung Á và Tây Nam Á, nhiệt độ trung bình còn > 300C.

- Khí áp: Áp cao Xibia yếu đi, ở Nam Á hình thành áp hạ Iran. Áp hạ Iran còn

phối hợp với áp hạ Bắc Phi và đới áp hạ xích đạo, tạo thành một đới áp thấp liên tục

bao phủ phần lớn lục địa Phi và Nam Á. Ở phía T, áp cao Axo phát triển và dịch lên

phía B, bao trùm vùng Trung Âu và Địa Trung Hải. Ở phía Đ, áp hạ Alêut suy yếu và

áp cao Haoai phát triển, chiếm phần B Thái Bình Dương, lan sang tận bờ Đông Á. Ở

Bán Cầu Nam, các khu áp cao Nam Phi, Nam Ấn Độ Dương và Ôxtrâylia cũng phát

triển thành một đới áp cao liên tục.

- Gió: Vùng Tây Âu,vẫn nằm trong phạm vi của đới gió tây, song khác với mùa

đông, hoạt động của khí xoáy yếu đi. Ở Đông Âu, do ảnh hưởng của áp hạ Iran, gió tây

nam chuyển hướng thành gió tây bắc, đồng thời khối khí ôn đới hải dương bị biến tính

mạnh nên mưa giảm nhanh. Ở các vùng Bắc Á và Nội Á có gió bắc hoặc đông bắc.

Gió này đem theo không khí cực và ôn đới xuống phía nam nhưng bị biến tính. Ở Địa

Trung Hải, nằm dưới vùng áp cao cận nhiệt và gió mậu dịch nên thời tiết ổn định, khô

nóng và mưa rất ít. Vùng Tây Nam Á, thống trị gió tây bắc, thực chất là gió mậu dịch,

gây nên thời tiết khô và nóng. Ở Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á, có gió tây nam và

đông nam từ biển thổi vào lục địa. Gió mùa mùa hè mang theo khối khí xích đạo nóng

ẩm từ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương vào gây mưa lớn.

* Sự phân bố mưa trên lục địa nhìn chung không đồng đều. Nam Á và Đông Nam

Á là các vùng mưa nhiều nhất. Lượng mưa trung bình ở đây từ 1.500 - 2.000mm/n (ở

đồng bằng) và từ 2.000 - 3.000mm/n (ở miền núi). Các vùng Tây Âu và Đông Á lượng

mưa tuy có giảm nhưng vẫn còn khá lớn, trung bình từ 500 - 1.000mm/n. Các vùng

Trung Á, Nội Á và Bắc Á có lượng mưa thấp, trung bình < 300mm/n. Khu vực Tây

Nam Á là nơi mưa ít nhất, dưới 100mm/n.

2.2.2. Các đới khí hậu

2.2.2.1. Đới khí hậu cực

- Gồm các đảo, quần đảo và một dải hẹp dọc theo duyên hải phía B lục địa. Giới

hạn phía N của đới gần trùng với vĩ tuyến 710B.

- Do nằm trên những vĩ độ cao nên quanh năm thống trị khối khí cực khô lạnh.

Về mùa đông, ở đây có đêm địa cực kéo dài nên nhiệt độ rất thấp. Nhiệt độ trung bình

tháng giêng từ - 220C đến - 340C. Mùa đông thường có gió mạnh và bão tuyết, thời tiết

rất giá buốt. Mùa hè có ngày liên tục kéo dài, độ nắng phong phú, song do cường độ

bức xạ rất yếu nên nhiệt độ mùa hè vẫn thấp. Nhiệt độ trung bình tháng ấm nhất vẫn

không vượt 50C, thường có gió B, thời tiết lạnh, hay có sương mù và mưa tuyết.

Lượng mưa trung bình từ 100 - 200mm/n.

2.2.2.2. Đới khí hậu cận cực

- Gồm một dải hẹp nằm phía N đới khí hậu cực. Giới hạn N của đới ở phía T gần

trùng với đường vòng cực, còn ở phía Đ xuống tới vĩ tuyến 600B.

- Trong đới này có sự thay đổi các khối khí theo mùa: mùa đông là khối khí cực

lục địa, còn mùa hè là khối khí ôn đới ấm ẩm. Thời tiết giữa hai mùa phân biệt khá rõ.

Mùa đông rất lạnh, nhất là ở các vùng nằm sâu trong lục địa. Nhiệt độ trung bình tháng

I từ - 300C đến - 500C. Mùa hè ấm, nhiệt độ trung bình tháng VI từ 80C - 100C.

- Đới khí hậu cận cực được chia thành 3 kiểu: Kiểu khí hậu cận cực hải dương ở

phía tây: có mùa đông tương đối dịu, mùa hè mát và ẩm. Kiểu khí hậu cận cực lục địa:

có mùa đông rất lạnh và biên độ nhiệt giữa hai mùa lớn nhất Địa Cầu. Kiểu khí hậu

cận cực hải dương ở phía đông: tương tự như kiểu phía tây, nhưng có mùa đông lạnh

hơn và thường có gió B hoặc ĐB; mùa hè có gió ĐN.

2.2.2.3. Đới khí hậu ôn đới

- Gồm một dải rộng lớn nhất. Đường ranh giới phía N từ 450B ở Tây Âu đến

400B ở Trung Á và 350B ở Triều Tiên và Nhật Bản.

- Trên toàn đới tuy quanh năm chịu ảnh hưởng của khối khí ôn đới, nhưng khí

hậu thay đổi từ duyên hải vào nội địa nên được chia thành 4 kiểu sau:

+ Kiểu khí hậu ôn đới hải dương: Hình thành một dải hẹp dọc theo duyên hải

phía T lục địa. Ở khu vực này quanh năm có gió tây từ Đại Tây Dương thổi vào, mang

theo khối khí ôn đới hải dương ấm ẩm nên khí hậu rất điều hoà. Mùa đông thời tiết ấm

dịu, không có băng giá, nhưng thường có mưa nhiều, gió mạnh và thỉnh thoảng có

sương mù dày đặc. Nhiệt độ trung bình tháng I từ 10C - 60C. Mùa hè mát, mưa nhiều

và ít khi nóng bức. Nhiệt độ trung bình tháng VII từ 120C - 180C. Mưa phân bố tương

đối đều trong năm và lượng mưa trung bình từ 500 - 600mm/n.

+ Kiểu khí hậu ôn đới chuyển tiếp: Nằm tương đối sâu trong nội địa, bao gồm

phần châu Âu ôn đới cho tới dãy Uran. Trong khu vực này, không khí hải dương dần

dần bị biến tính nên càng đi sâu vào nội địa mùa đông càng lạnh, mùa hè càng nóng,

dao động nhiệt độ giữa hai mùa càng lớn, lượng mưa càng giảm, thời gian băng giá

càng dài. Nhiệt độ trung bình tháng I từ 00C đến - 150C, còn tháng VII từ 120C - 240C

theo hướng từ T sang Đ. Lượng mưa cũng giảm từ T sang Đ, từ 600 - 300mm/n.

+ Kiểu khí hậu ôn đới lục địa: nằm ở vùng trung tâm lục địa, bao gồm khu vực từ

dãy Uran cho tới dãy Đại Hưng An. Quanh năm thống trị khối khí ôn đới lục địa nên

mùa đông rất khô và lạnh; mùa hè ấm ẩm ở phía B, khô nóng ở phía N. Nhiệt độ trung

bình tháng I từ - 40C đến - 400C; còn tháng VII từ 150C - 280C. Mưa rơi chủ yếu vào

mùa hè. Lượng mưa giảm dần từ B xuống N. Ở phía N có lượng mưa < 250mm/n.

+ Kiểu khí hậu ôn đới gió mùa: Hình thành trong miền duyên hải phía Đ. Mùa

đông, gió TB từ lục địa thổi ra rất khô lạnh. Mùa hè có gió ĐN từ biển thổi vào ấm ẩm.

Mưa rơi chủ yếu vào mùa hè, chiếm tới 60% - 70% lượng mưa cả năm. Về mùa hè

thỉnh thoảng có bão từ phía ĐN lên, làm thời tiết nhiễu loạn.

2.2.2.4. Đới khí hậu cận nhiệt

Chiếm một dải rộng từ bờ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương, có 4 kiểu:

- Kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải: Hình thành trong khu vực Địa Trung Hải

và các vùng lân cận. Đặc điểm nổi bật của kiểu khí hậu này là mùa hè khô nóng, thời

tiết ổn định, trong sáng. Mùa đông, do ảnh hưởng của gió tây và hoạt động của khí

xoáy nên thời tiết hay thay đổi, mát và mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình tháng I từ 40C -

120C, tháng VII từ 250C - 280C. Lượng mưa trung bình từ 500 - 600mm/n.

- Kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa: Hình thành trong các miền nội địa như phần N

các đồng bằng Trung Á, Nội Á và các vùng trên sơn nguyên Iran. Mùa hè chịu ảnh

hưởng của khối khí nhiệt đới lục địa khô nóng, nhiệt độ trung bình tháng VII tới 300C,

độ ẩm tương đối thấp, mưa rất hiếm. Mùa đông, chịu ảnh hưởng của khối khí ôn đới

lục địa, thời tiết lạnh, do hoạt động của khí xoáy trên frông ôn đới nên có mưa. Nhiệt

độ trung bình tháng I từ 00C đến -10C. Lượng mưa không đáng kể, từ 100 - 300mm/n.

- Kiểu khí hậu cận nhiệt núi cao: Là một biến dạng đặc biệt của kiểu khí hậu cận

nhiệt lục địa. Hình thành trên các sơn nguyên và núi cao từ 3.500 - 4.000m trở lên, chủ

yếu ở Pamia và Tây Tạng. Khí hậu vẫn mang tính lục địa: mùa đông rất lạnh và khô,

mùa hè mát. Biên độ nhiệt giữa các mùa lớn, thời tiết trong ngày luôn thay đổi. Lượng

mưa trung bình thấp nên xuất hiện hoang mạc núi cao.

- Kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa: Nằm ở phía đông lục địa như Đ Trung Quốc, N

Triều Tiên và N Nhật Bản. Ở đây, mùa hè có gió mùa ĐN từ biển thổi vào, thời tiết

nóng và mưa nhiều. Lượng mưa mùa hè chiếm tới 60% - 75% lượng mưa cả năm. Về

mùa đông, gió mùa TB từ lục địa thổi ra, khô và lạnh. Lượng mưa trung bình từ 1.000

- 1.500mm/n. Đây là miền ẩm nhất của đới khí hậu cận nhiệt.

2.2.2.5. Đới khí hậu nhiệt đới

- Ở lục địa Á Âu, đới này không tạo thành một dải liên tục, mà chỉ chiếm phần

TN châu Á, gồm bán đảo Arap, N sơn nguyên Iran đến vùng TB Ấn Độ.

- Các khu vực này quanh năm thống trị khối khí nhiệt đới lục địa và gió mậu

dịch. Vì thế, mùa hè rất khô nóng, mùa đông khô và hơi lạnh. Lượng mưa thấp, trung

bình < 100mm/n (ở đồng bằng) và từ 300 - 400mm/n (ở miền núi). Do không khí khô

nên khả năng bốc hơi lớn gấp hàng chục lần lượng mưa nên thiếu ẩm gay gắt. Nhiệt độ

trung bình tháng VII từ 280C - 320C, và tháng I từ 120C - 200C. Biên độ nhiệt giữa các

mùa và giữa ngày đêm rất lớn.

2.2.2.6. Đới khí hậu cận xích đạo (hay Gió mùa xích đạo).

- Đới này bao gồm khu vực Nam Á, bán đảo Trung Ấn, N Trung Quốc và quần

đảo Philippin.

- Trong đới khí hậu này, mùa hè có gió mùa từ biển vào, nóng, ẩm và có mưa

nhiều, thường có bão xâm nhập làm cho thời tiết nhiễu loạn gây mưa lớn. Do ảnh

hưởng của địa hình nên sự phân bố mưa không đồng đều: trên các sườn đón gió mưa

trung bình từ 2.000 - 4.000mm/n, còn ở đồng bằng từ 1.000 - 2.000mm/n. Đây là đới

có mưa nhiều nhất lục địa. Mùa đông có gió mùa ĐB từ lục địa thổi ra, thời tiết khô

ráo. Ngoại trừ B Ấn Độ, phía B và ĐB bán đảo Trung Ấn thời tiết tương đối lạnh và có

mưa do ảnh hưởng của khí xoáy.

2.2.2.7. Đới khí hậu xích đạo

- Bao gồm phần N đảo Xri Lanca, phần N bán đảo Malắcca và phần lớn quần đảo

Inđônêxia.

- Ở đây biên độ nhiệt giữa các mùa thấp hơn và lượng mưa cao hơn so với vùng

xích đạo của lục địa Phi. Biên độ nhiệt hàng năm ở đây từ 10C - 20C. Lượng mưa trung

bình đạt từ 2.000 - 4.000mm/n. Riêng khu vực từ nửa Đ đảo Giava trở về phía Đ thuộc

đới khí hậu gió mùa xích đạo Nam Bán Cầu nên có đặc điểm khí hậu mang tính chất

mùa rõ rệt.

2.3. Sông ngòi, hồ và băng hà

2.3.1. Sông ngòi

2.3.1.1. Các đặc điểm chung

* Lục địa Á Âu có nhiều hệ thống sông lớn vào bậc nhất thế giới. Hàng năm các

sông đổ ra biển một khối lượng nước khổng lồ: 15.694 km3 (tức 2/3 khối lượng dòng

chảy của tất cả các lục địa). Sự phát triển các hệ thống sông lớn là do lục địa rộng, các

sơn nguyên và cao nguyên cao tập trung ở gần trung tâm lục địa. Trên các núi và sơn

nguyên cao có băng hà tạo nguồn cung cấp nước quan trọng. Đây là nơi bắt nguồn của

tất cả các sông lớn. Các sông lại chảy qua nhiều sơn nguyên và đồng bằng rộng,

phẳng, có khí hậu ẩm nên phát triển thuận lợi.

* Do ảnh hưởng của khí hậu, sự phân bố mạng lưới sông không đều. Các vùng có

mưa nhiều như Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á; các khu vực có khí hậu ôn đới ẩm

như TB Âu, Bắc Á mạng lưới sông rất phát triển, các sông có nhiều nước quanh năm.

Các vùng khí hậu khô hạn, lượng mưa hàng năm ít, lượng bốc hơi cao như Arap, Iran,

Trung Á, Nội Á mạng lưới sông rất thưa, thậm chí nhiều khu vực hoàn toàn không có

dòng chảy.

* Chế độ sông phụ thuộc vào chế độ mưa và nguồn cung cấp nước, có thể phân

thành 5 kiểu chính sau:

- Sông chảy trong các miền khí hậu xích đạo và ôn đới hải dương: có nguồn cung

cấp nước chủ yếu do mưa. Lượng mưa phân bố đều trong năm nên sông có nhiều nước

và đầy nước thường xuyên.

- Sông chảy trong các miền khí hậu gió mùa: có mưa chủ yếu về mùa hè nên

nước sông lớn vào hè - thu; cạn vào đông - xuân.

- Sông chảy trong miền khí hậu cận nhiệt địa trung hải: có mưa mùa đông nên

nước sông lớn vào mùa đông, khô cạn vào mùa hè.

- Sông chảy trong các miền khí hậu cận cực, ôn đới và nhiệt đới lục địa: có

nguồn cung cấp nước chủ yếu do tuyết và mưa nên có nước lớn vào cuối xuân và đầu

hè. Mùa đông các sông đóng băng một thời gian dài.

- Sông chảy trong miền khí hậu khô hạn: nguồn cung cấp nước chủ yếu do tuyết

và băng tan nên có nước lớn vào cuối xuân.

2.3.1.2. Các lưu vực sông

* Lưu vực Bắc Băng Dương

- Gồm các sông chảy trên vùng ĐB đồng bằng Nga và miền Xibia. Các sông

chính là Đvina Bắc, Petsôra, Ôbi-Iêtưsơ, Ênitxây, Lêna, Inđigixca và Côlưma.

- Các sông thuộc lưu vực này có đặc điểm chung là bắt nguồn từ các vùng núi

hoặc đất cao ở phía N và chảy về phía B, qua các miền khí hậu ngày càng lạnh dần.

Nguồn cung cấp nước chủ yếu của các sông là tuyết tan và mưa mùa hè. Mạng lưới

sông khá dày thể hiện ở mật độ sông ở phần B đồng bằng Nga từ 0,4 - 0,8 km/km2;

đồng bằng Tây Xibia và Trung Xibia từ 0,35 - 0,5 km/km2. Tất cả các sông có thời kì

nước lớn vào cuối xuân và đầu hè. Đặc biệt, các sông lớn phần trung và thượng lưu

vào cuối xuân hay có lũ lớn do tuyết và băng vùng thượng nguồn tan sớm hơn các

vùng hạ lưu. Mùa đông, các sông bị đóng băng một thời gian dài. Sang mùa hè, nhờ có

mưa và nước ngầm nên sông vẫn đầy nước.

* Lưu vực Thái Bình Dương

- Gồm các sông chảy trên miền Đông Á, bán đảo Đông Dương, quần đảo Malai

và các đảo dọc theo bờ Đ lục địa. Các con sông lớn là Amua, Hoàng Hà, Trường

Giang, Mê Công, Mê Nam.

- Phần lớn các sông chịu ảnh hưởng của chế độ mưa gió mùa nên có nước lớn về

mùa hè và cạn về mùa đông. Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu và nguồn cung cấp nước

của từng miền, từng sông có khác nhau nên chế độ các sông không đồng nhất trên toàn

bộ lưu vực.

+ Các sông miền duyên hải B Viễn Đông và Camsátca: có nước lớn nhất vào cuối

xuân do tuyết tan từ trên núi.

+ Các sông vùng Đông Á: có chế độ nước không giống nhau nhưng đa số các

sông nhiều nước vào cuối hè và cạn vào cuối đông - xuân.

+ Các sông trên bán đảo Trung Ấn: mực nước lớn nhất thường vào cuối hè và

cạn nhất vào cuối đông, đầu xuân.

+ Các sông trên quần đảo Malai: sông nhiều nước quanh năm, chế độ nước sông

rất điều hòa.

* Lưu vực Ấn Độ Dương

- Gồm các sông thuộc vùng Tây Nam Á, Nam Á và phần T bán đảo Trung Ấn.

- Ở Tây Nam Á, mạng lưới sông rất thưa. Trong đó, nhiều vùng rộng không có

dòng chảy thường xuyên. Có 2 sông lớn nhất khu vực là Tigrơ và Ơphrát chảy từ sơn

nguyên Ácmêni xuống. Nguồn cung cấp nước là tuyết và mưa. Các sông ở đây có 2

thời kì nước lớn, một vào mùa xuân do tuyết tan trên núi, một vào mùa đông do mưa

trên đồng bằng. Mùa hè khô và nóng, nước bốc hơi mạnh nên mực nước rất thấp và

lưu lượng càng về hạ lưu càng giảm.

- Các sông thuộc những khu vực còn lại đều chịu ảnh hưởng của chế độ mưa gió

mùa nên có những đặc điểm chung tương tự như các sông của bán đảo Đông Dương.

Các sông đáng chú ý là Ấn, Hằng, Bramaput, Xaluen và Iraoađi.

* Lưu vực Đại Tây Dương.

Gồm các sông chảy trên phần đất châu Âu đổ vào Địa Trung Hải, Bắc Hải và

Bantich. Mạng lưới sông thuộc lưu vực này khá phát triển, nhưng do kích thước lục

địa nhỏ và bị chia cắt, đa số các sông đều ngắn và có diện tích lưu vực không đáng kể.

Sông của lưu vực này được phân thành 3 nhóm:

+ Các sông Bắc Âu: Phần lớn bắt nguồn từ dãy núi Xcanđinavi và đổ vào biển

Bantich theo hướng TB - ĐN. Nguồn cung cấp nước chủ yếu do tuyết và băng tan, còn

mùa đông bị đóng băng từ 6 - 7 tháng.

+ Các sông ở Trung Âu và quần đảo Anh: Đa số chảy trên các miền đồi núi thấp

và đồng bằng bằng phẳng. Nguồn cung cấp nước chủ yếu do mưa (đối với các sông

miền duyên hải phía T) và do mưa cùng với tuyết (đối với các sông vùng nội địa).

+ Các sông thuộc lưu vực Địa Trung Hải: Phần lớn là những sông ngắn, lòng

sông dốc, có nhiều thác ghềnh. Nguồn cung cấp nước chủ yếu do mưa, vì thế sông đầy

nước về mùa đông và cạn về mùa hè.

* Lưu vực nội lưu

- Chiếm một diện tích rộng lớn, gồm các vùng trung tâm bán đảo Arap, sơn

nguyên Iran, đồng bằng Trung Á và Nội Á.

+ Vùng trung tâm bán đảo Arap hoàn toàn không có dòng chảy thường xuyên mà

chỉ có các thung lũng khô, tương tự như các uađi ở Xahara. Các uađi có thể dài tới

hàng trăm km nhưng chỉ có nước vào thời kì mưa lớn.

+ Các vùng còn lại, các sông tồn tại được là nhờ có nước tuyết và băng tan từ trên

núi cao xuống. Một số sông tương đối lớn chảy vào các hồ như Vonga, Uran; còn một

số nhỏ thường bị mất dần trong các hoang mạc cát.

2.3.2. Các hồ

- Lục địa Á Âu có khá nhiều hồ, nhưng phân bố không đồng đều. Đa số các hồ

lớn không nằm trong vùng ẩm ướt mà lại ở trong các vùng khô hạn như Tiểu Á, Iran,

Trung Á và Nội Á.

- Về nguồn gốc phát sinh, các hồ có nhiều loại khác nhau, nhưng đa số các hồ lớn

đều do kiến tạo hoặc kiến tạo - băng hà phối hợp tạo thành. Các hồ thuộc nguồn gốc

khác phân bố rải rác ở nhiều nơi, nhưng diện tích không đáng kể. Lục địa Á Âu có 2

khu vực tập trung nhiều hồ nhất là:

+ Khu vực Bắc Âu: các hồ trong khu vực này có nguồn gốc kiến tạo và băng hà

phối hợp nên có độ sâu khá lớn. Đáng chú ý là các hồ Lađôga, hồ Ônêga và hồ Vanen.

+ Khu vực khô hạn Tiểu Á, Trung Á và Nội Á: có nhiều hồ lớn và đa số có

nguồn gốc kiến tạo. Các hồ khu vực này là rất sâu, mực nước một số hồ nằm thấp hơn

mực đại dương, một số hồ có nồng độ muối cao tạo thành các hồ mặn.

2.3.3. Băng hà

- Lục địa Á Âu có nhiều núi và sơn nguyên cao nằm trên các vĩ độ cận nhiệt và

ôn đới, đó là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các băng hà núi hiện đại. Nhiều

vùng núi cao của lục địa hiện nay vẫn là những trung tâm băng hà núi lớn nhất thế giới

như Himalaya, Tây Tạng, Thiên Sơn, Pamia… Tuy nhiên, các vùng núi này do nằm

sâu trong lục địa, có khí hậu khô hạn nên sự phát triển của băng hà bị hạn chế so với

điều kiện khí hậu ẩm của các núi gần biển. Đường giới hạn tuyết vĩnh viễn trên các núi

này thường ở độ cao > 5.000m, các sườn phía B còn cao hơn nữa. Đa số các băng hà

có chiều dài vài km. Các băng hà núi có vai trò lớn trong việc cung cấp nước cho các

sông, nhất là các sông thuộc lưu vực nội lưu.

- Các đảo ở phía B, do nằm trong đới khí hậu cực và cận cực, có băng hà kiểu lục

địa, tạo thành các lớp phủ băng dày và rộng. Đáng chú ý là băng hà trên các đảo

Nôvaia Demlia, Xevecnaia Demlia, Xpitbecghen và Aixơlen.

2.4. Các đới cảnh quan tự nhiên

2.4.1. Vòng đai cực và cận cực

- Đây là 2 vòng đai kế tiếp nhau, nằm trên các vĩ độ cao nhất của lục địa. Gồm

các đảo, quần đảo thuộc Bắc Băng Dương và một dải hẹp phía B lục địa.

- Trong phạm vi vòng đai này, thời tiết quanh năm giá lạnh. Mùa đông, cân bằng

bức xạ âm. Mùa hè, không nơi nào > 20 Kcal/cm2/n. Vì vậy, hình thành ở đây các đới

cảnh quan hoang mạc cực, đồng rêu và đồng rêu rừng.

2.4.1.1. Đới hoang mạc cực

- Phát triển trên các đảo và quần đảo phía B như Xpitbecghen, Phran Iôxip,

Nôvaia Demlia, Xevecnaia Demlia và một dải hẹp ven bờ phía B lục địa.

- Trong đới này, các tháng mùa hè nhiệt độ trung bình vẫn không vượt quá 50C.

Thời tiết thường xuyên u ám, có gió mạnh, nhất là vào thời kì đêm địa cực. Phần lớn

bề mặt bị băng và tuyết phủ quanh năm.

- Giới sinh vật nghèo, nhưng động vật vẫn phong phú hơn thực vật, điển hình như

chuột lemmút, chồn bắc cực và gấu trắng. Dọc theo bờ biển và trên các băng trôi có

nhiều thú chân vịt. Trên các sườn núi đá ven bờ, về mùa hè có nhiều chim biển.

2.4.1.2. Đới đồng rêu

- Chiếm một dải hẹp ven bờ phía B lục địa, từ bán đảo Xcanđinavi ở phía T đến

bán đảo Trucôtxki ở phía đông.

- Trong đới đồng rêu, về mùa hè ấm nhưng nhiệt độ trung bình tháng VII vẫn

không > 110C. Ở đây, nhiệt độ quanh năm thấp, thời gian tuyết phủ dài (từ 200 - 260

ngày), băng kết vĩnh cửu phát triển và bốc hơi rất yếu.

- Trong điều kiện đó, chỉ có rêu và địa y là 2 loài thực vật chủ yếu. Đất đồng rêu

bị glây mạnh, nghèo chất dinh dưỡng và rất chua. Giới động vật cũng nghèo và có

nhiều loài sống ở đới hoang mạc cực, đại diện là tuần lộc, chó sói đỏ, cú trắng. Về mùa

hè có nhiều chim nước từ phương N di cư lên.

2.4.1.3. Đới đồng rêu rừng

- Là đới chuyển tiếp giữa đới đồng rêu phía B với đới rừng lá kim phía N.

- Điều kiện khí hậu, về mùa hè dài và ấm hơn (nhiệt độ trung bình tháng VII là

140C) nên bắt đầu có cây thân gỗ tương đối lớn, tạo thành các dải rừng trên các vùng

đất cao, thoát nước. Dưới rừng thưa là các đồng cỏ, còn ở những chỗ thấp phát triển

đầm lầy. Ở đới này, trong đất đã bắt đầu xuất hiện quá trình rửa trôi, tạo thành đất

pôtdôn glây. Động vật mang tính chất chuyển tiếp giữa đới đồng rêu và rừng lá kim.

2.4.2. Vòng đai ôn đới

Trên lục địa Á Âu, vòng đai ôn đới chiếm một dải rộng lớn nhất, diện tích

khoảng 27,6 triệu km2, tức khoảng hơn 70% diện tích toàn bộ vòng đai ôn đới của các

lục địa. Vòng đai này phân thành các đới sau:

2.4.2.1. Đới rừng lá kim (còn gọi là rừng taiga)

- Chiếm một dải rộng, kéo dài từ T sang Đ tới hàng vạn km, từ B xuống N tới

hàng ngàn km.

- Đới này phát triển trong các vùng khí hậu ôn đới lục địa lạnh với mùa đông

băng giá kéo dài và băng kết vĩnh cửu còn phổ biến.

- Rừng tai ga Á - Âu nghèo về thành phần và có cấu trúc đơn, phổ biến là vân

sam, thông, tùng rụng lá. Rừng tai ga Á - Âu phân biệt thành 2 kiểu: taiga tối và taiga

sáng. Đới rừng lá kim có đầm lầy phát triển, chiếm tới gần 50% diện tích của đới.

Dưới rừng, phát triển đất đầm lầy và đất pôtdôn. Nhờ nguồn thức ăn phong phú, trong

rừng lá kim có nhiều động vật khác nhau như nai sừng dẹt, gấu nâu, mèo rừng, sóc,

chồn đen và nhiều loài chim như gà rừng, gà thông, chim gõ kiến, cú và quạ biển.

2.4.2.2. Đới rừng hỗn hợp và rừng lá rộng

- Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng tuy là 2 đới, nhưng ranh giới giữa chúng không

rõ rệt. Các đới này phát triển trong điều kiện khí hậu ôn đới hải dương và chuyển tiếp,

nên chỉ thấy phân bố ở Trung Âu và vùng duyên hải Đông Á.

- Điều kiện khí hậu trong các đới này ấm, ẩm và ôn dịu. Về mùa đông, nhiệt độ

trung bình ≈ 00C, còn mùa hè < 200C. Mưa hàng năm từ 500 - 1.000mm/n và phân bố

tương đối đều trong năm.

- Trong đới rừng hỗn hợp, thực vật gồm các cây lá nhọn mọc hỗn hợp với cây lá

rộng. Các cây lá rộng càng xuống phía N càng tăng dần, và sau đó chiếm ưu thế hoàn

toàn, tạo thành đới rừng lá rộng. Rừng hỗn hợp là nơi có động vật phong phú.

2.4.2.3. Đới thảo nguyên rừng và thảo nguyên

- Đây là 2 đới nằm kề nhau làm thành một dải rộng kéo dài từ dãy Cácpat đến

dãy Antai. Trong đó dải phía B là thảo nguyên rừng, còn dải phía N là thảo nguyên.

- Trong các đới này, điều kiện khí hậu mang tính lục địa khá rõ: mùa đông lạnh

và dài, nhiệt độ trung bình tháng I từ - 50C đến - 200C. Mùa hè tương đối nóng, nhiệt

độ trung bình tháng VII từ 170C - 230C. Lượng mưa trung bình từ 250 - 400mm/n.

- Sự thiếu ẩm làm cho thực vật cỏ ưa khô phát triển hơn cây thân gỗ. Vì thế, càng

đi về phía nam, đồng cỏ dần dần thay thế rừng. Trong thảo nguyên rừng thường có sồi,

dẻ rừng, phong và bạch dương. Còn trong thảo nguyên, thống trị là cỏ hoà thảo. Thổ

nhưỡng của 2 đới này là đất rừng xám, đất đen rửa trôi, đất đen và đất hạt dẻ. Giới

động vật của 2 đới có sự khác nhau khá rõ: ở đới thảo nguyên rừng có các động vật

rừng như chồn, sóc, thỏ nâu và các loại chim. Ở thảo nguyên, có nhiều loài gậm nhấm

và loài ăn cỏ; đáng chú ý là sơn dương, chuột và dê.

2.4.2.4. Đới bán hoang mạc và hoang mạc ôn đới

- Phân bố trong các vùng Trung Á, Nội Á và ĐN đồng bằng Nga.

- Đây là những vùng khí hậu khô hạn và mang tính lục địa gay gắt nhất. Trong

đới bán hoang mạc, lượng mưa từ 150 - 250mm/n; còn trong đới hoang mạc giảm

xuống < 150mm/n. Độ bốc hơi rất lớn, gấp từ 4 - 9 lần lượng mưa.

- Do bốc hơi mạnh, dòng chảy trên mặt trong các đới này rất hiếm. Thổ nhưỡng

điển hình của đới bán hoang mạc là đất hạt giẻ sáng và đất xôlônhét, còn ở đới hoang

mạc là đất xám, đất tacưa và đất xôlônsác.

- Lớp phủ thực vật của bán hoang mạc và hoang mạc rất nghèo. Trong bán hoang

mạc và hoang mạc thường gặp quần hệ hoà thảo - ngải cứu, ngải cứu - cỏ muối. Giới

động vật của đới bán hoang mạc và hoang mạc rất nghèo; phổ biến là các loài gậm

nhấm và bò sát.

2.4.3. Vòng đai cận nhiệt đới

Vòng đai cận nhiệt đới ở lục địa Á Âu cũng chiếm một dải rộng, từ bờ Đại Tây

Dương đến bờ Thái Bình Dương, qua các miền Địa Trung Hải, Tiểu Á, Iran cho đến Đ

Trung Quốc. Vòng đai này chia thành 3 đới:

2.4.3.1. Đới rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt (còn gọi là đới địa trung hải)

- Kiểu cảnh quan này phân bố chủ yếu ở các vùng ven bờ Địa Trung Hải.

- Trong đới này, mùa mưa và mùa nhiệt không trùng nhau. Về mùa đông, thời tiết

ấm và ẩm, có mưa nhiều; nhưng đến mùa hè lại nóng và ít mưa nên bốc hơi mạnh, gây

thiếu ẩm gay gắt. Thực vật ở đây thường có lá cứng và xanh bóng, có lớp lông hoặc

lớp sáp che phủ, thân cây có lớp vỏ xốp và dày hoặc có gai.

- Lớp phủ thực vật ở đây được chia thành 2 kiểu chính: Rừng phát triển trên các

sườn phía T, có lượng mưa tương đối nhiều, tạo thành kiểu rừng lá cứng thường xanh.

Truông cây bụi phát triển trên các sườn phía Đ hoặc ở những nơi khuất gió, lượng mưa

thấp. Thổ nhưỡng dưới tán rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt là đất nâu và nâu xám.

Động vật phổ biến là các loài bò sát, chim…

2.4.3.2. Đới rừng hỗn hợp cận nhiệt gió mùa

- Hình thành trong khu vực khí hậu cận nhiệt gió mùa ở phía Đ lục địa. Gồm các

vùng Đ Trung Quốc, N Triều Tiên, N Nhật Bản.

- Nhờ điều kiện khí hậu nóng ẩm về mùa hạ, hơi lạnh về mùa đông nên thực vật ở

đây phát triển thuận lợi. Rừng gồm các loại cây lá rộng, lá kim mọc xen nhau. Động

vật có các đại diện là khỉ, báo, gấu himalaya, lợn rừng. Dưới tán rừng là đất feralit.

2.4.3.3. Đới bán hoang mạc, hoang mạc cận nhiệt

- Phân bố ở khu vực Trung Á, Nội Á và các sơn nguyên Tiểu Á, Iran. Đây là

nhưng nơi có lượng mưa hàng năm ít. Mùa đông lạnh, khô; mùa hè nóng, khô.

- Bồn địa là những nơi khô hạn nhất, phát triển cảnh quan hoang mạc. Trong các

hoang mạc cận nhiệt, lớp phủ thực vật rất nghèo. Mặt đất trơ trụi và buồn tẻ. Các vùng

chân núi và các sườn núi quanh các bồn địa có độ ẩm khá hơn, phát triển bán hoang

mạc và thảo nguyên núi. Thực vật phổ biến là các loài cỏ hoà thảo và các tập đoàn cây

bụi, bán cây bụi chịu hạn. Trên sơn nguyên Tây Tạng và các vùng núi cao khác, khí

hậu khô và lạnh, phát triển thảo nguyên và hoang mạc núi cao.

2.4.4. Vòng đai nhiệt đới

- Chiếm toàn bộ bán đảo Arap, phần N sơn nguyên Iran và đồng bằng sông Ấn.

- Trong vòng đai này, tổng bức xạ năm lớn nhất lục địa, nhưng lượng mưa lại

thấp nhất lục địa. Sự thừa nhiệt và thiếu ẩm gay gắt là nguyên nhân hình thành nên đới

bán hoang mạc và hoang mạc nhiệt đới.

- Trong các đới này, phổ biến là những cánh đồng cát hoặc các bãi đá rộng. Thực

vật phổ biến là các loài cỏ hoà thảo cứng và các loài cây bụi gai. Chỉ có các thung lũng

hoặc những nơi thấp có nước ngầm lộ ra mới có thực vật phong phú. Thực vật phổ

biến là chà là. Trên các sườn núi phía T và N của Arap và Iran, nhờ có lượng mưa khá

lớn (tới 500mm/n), phát triển rừng thưa, cây bụi. Động vật trong các đới này cũng rất

nghèo, các loài thường gặp là các loài bò sát, một vài loài ăn cỏ và ăn thịt.

2.4.5. Vòng đai cận xích đạo

- Chiếm phần lớn bán đảo Inđôxtan, bán đảo Trung Ấn và quần đảo Philippin,

gần phù hợp với đới khí hậu gió mùa xích đạo.

- Trong các khu vực này có nhiều núi và phân bố theo hướng gần với kinh tuyến,

lượng mưa và độ ẩm phân bố không đều, nên cảnh quan thiên nhiên phân hoá rất phức

tạp và không tạo thành các đới theo vĩ tuyến. Gồm các kiểu cảnh quan sau đây:

2.4.5.1. Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm thường xanh

- Phát triển trong các khu vực có lượng mưa và độ ẩm cao. Ở các khu vực này, có

lượng mưa >1.500 mm/n, lại nằm gần biển nên độ ẩm không khí quanh năm cao

(>80%). Rừng mọc rất rậm, có nhiều loài, phân thành nhiều tầng tán. Trong rừng có

nhiều loại gỗ quí như chò nâu, sao đen, lim, sến, táu, lát hoa, nhiều cây họ dừa, nhiều

dây leo, phong lan, chuối, dương xỉ và các cây khác. Dưới rừng hình thành đất feralit

đỏ vàng. Đất tuy ít mùn, nhưng giàu các khoáng dinh dưỡng.

2.4.5.2. Rừng gió mùa, rừng thưa, xavan và xavan cây bụi

- Phân bố trong các đồng bằng và thung lũng nội địa có lượng mưa < 1.500mm/n.

Ở những nơi có mưa >1.000mm/n, hình thành rừng gió mùa. Trong rừng gió mùa,

phần lớn các cây rụng lá vào mùa khô. Ở những nơi mưa ít hơn (từ 600 - 1.000mm/n),

rừng gió mùa chuyển thành rừng thưa và xavan. Những nơi lượng mưa ít hơn

(<600mm/n), phát triển kiểu xavan cây bụi.

- Dưới rừng gió mùa là đất feralit đỏ, dưới rừng thưa là đất nâu đỏ, còn ở xavan

và xavan cây bụi là đất nâu xám. Giới động vật nói chung phong phú và đa dạng.

Trong rừng nhiệt đới ẩm thường xanh và rừng gió mùa có nhiều loài ăn lá, ăn hoa quả.

Trong các rừng thưa và xavan, xavan cây bụi có nhiều động vật ăn cỏ và ăn thịt. Các

loài chim, rắn, côn trùng phân bố trong tất cả các đới.

2.4.6. Vòng đai xích đạo

- Ở lục địa Á Âu, vòng đai này chỉ chiếm diện tích nhỏ, gồm phần N bán đảo

Malắcca và các đảo Xumatra, Calimantan, Xulavêdi và phần T đảo Giava.

- Phát triển trong điều kiện khí hậu xích đạo và chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

nên ở đây chỉ có một đới rừng xích đạo ẩm thường xanh. Đới rừng xích đạo ẩm

thường xanh ở châu Á có diện mạo và cấu trúc như ở châu Phi, chỉ khác nhau ở chỗ có

thành phần loài phong phú hơn và có nhiều loài địa phương. Ngoài các loài cây gỗ lớn

và quý, còn có rất nhiều cây họ dừa, tre nứa và dương xỉ thân gỗ. Động vật cũng rất

phong phú, gồm cả loài sống trên cây và dưới đất, loài ăn thực vật và ăn thịt.

Chương 3: CÁC KHU VỰC ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

3.1. Bắc Á

3.1.1. Tây Xibia

- Xứ Tây Xibia chiếm toàn bộ đồng bằng Tây Xibia. Đây là miền đồng bằng bồi

tụ thấp, rộng và bằng phẳng vào bậc nhất thế giới.

- Đồng bằng rộng khoảng > 3 triệu km2, hình thành trên nền uốn nếp Hecxini bị

lún và phủ trầm tích nằm ngang rất dày. Sự chênh lệch về độ cao trên đồng bằng

không đáng kể: vùng trung tâm cao trung bình từ 50 - 150m, còn rìa có nơi tới 250m.

- Về điều kiện khí hậu, tuy nằm trong ô Bắc Á, song do chịu ảnh hưởng của gió

Tây nên Tây Xibia là xứ ấm và ẩm hơn các xứ khác của ô.

- Tây Xibia là xứ có nguồn nước ngầm và nước trên mặt rất phong phú. Toàn bộ

lãnh thổ là một bồn nước phun. Mạng lưới sông và đặc biệt là đầm lầy rất phát triển.

Sông lớn và quan trọng nhất là sông Ôbi.

- Cảnh quan tự nhiên của đồng bằng Tây Xibia phân hoá theo đới rất rõ. Từ B

xuống N có các đới: đồng rêu, đồng rêu rừng, rừng lá kim, thảo nguyên rừng và thảo

nguyên.

- Đồng bằng Tây Xibia là xứ có nguồn tài nguyên phong phú: đất secnôdiom tốt,

đồng cỏ tốt, rừng giàu, nhiều khoáng sản, sông có giá trị về giao thông và thuỷ điện.

3.1.2. Trung Xibia

- Xứ Trung Xibia là khu vực nằm giữa 2 sông lớn: Ênitxây và Lêna.

- Phần lớn lãnh thổ được hình thành trên nền Xibia với nền đá kết tinh và biến

chất tuổi Tiền Cambri ở dưới và các lớp đá trầm tích tuổi Cổ Sinh, Trung Sinh. Địa

hình bề mặt toàn xứ không cao, phổ biến là các cao nguyên, đồng bằng đồi và các núi

thấp, nhưng có nhiều thung lũng chia cắt sâu.

- Tuy Trung Xibia nằm trên cùng vĩ độ với Tây Xibia, song mức độ giá buốt và

tính lục địa gay gắt hơn. Mùa đông lạnh hơn Tây Xibia, còn mùa hạ lại ấm hơn.

- Hệ thống sông ở Trung Xibia rất phát triển, có nhiều sông lớn và trên các sông

thường có nhiều thác ghềnh. Sông lớn nhất là sông Lêna.

- Các đới cảnh quan tự nhiên của Trung Xibia tuy thay đổi từ B xuống N (từ đới

hoang mạc cực đến đới rừng lá kim), song đặc điểm của các đới không hoàn toàn

giống với các đới ở Tây Xibia, nhất là đới rừng lá kim. Đới rừng lá kim ở Trung Xibia

thuộc kiểu rừng lá kim sáng. Đầm lầy kém phát triển. Giới động vật của Trung Xibia

phong phú hơn Tây Xibia.

- Nguồn tài nguyên của Trung Xibia phong phú nhất ô Bắc Á: có nhiều loại

khoáng sản quý và có trữ lượng lớn; nguồn thuỷ năng dồi dào; diện tích rừng lớn.

3.1.3. Đông Xibia và Nam Xibia

3.1.3.1. Đông Xibia

- Vùng núi Đông Xibia được hình thành trong chu kì tạo núi Trung Sinh, với các

dãy núi vòng cung quay lưng về phía N. Độ cao trung bình của các núi từ 1.500m -

2.000m.

- Xứ Đông Xibia nằm hoàn toàn trong các đới khí hậu cực và cận cực; đồng thời

cũng là xứ có điều kiện khí hậu giá lạnh gay gắt nhất Bắc Á.

- Ở Đông Xibia, do điều kiện khí hậu giá lạnh và băng kết vĩnh cửu phát triển nên

khắp nơi chỉ thấy đồng rêu và đồng rêu rừng.

- Nguồn tài nguyên quan trọng nhất của Đông Xibia là khoáng sản. Các đồng rêu

và đồng rêu rừng có thể sử dụng để chăn nuôi tuần lộc.

3.1.3.2. Nam Xibia

- Nam Xibia là vùng núi được hình thành trong giai đoạn tạo núi Cổ Sinh hạ trở

về trước, sau được nâng lên và bị đứt gãy.

- Cấu tạo địa hình của Nam Xibia có đặc điểm là các dãy núi xen kẽ với các

thung lũng rộng và chạy song song theo hướng Đ ĐB - N TN. Độ cao trung bình từ

2.000 - 3.000m.

- Do ảnh hưởng của địa hình và vị trí nằm sâu trong lục địa, khí hậu xứ Nam

Xibia thay đổi phức tạp và mang tính lục địa gay gắt.

- Về hệ thống sông hồ, Nam Xibia có hồ Baican là hồ lớn và có độ sâu lớn nhất

thế giới (1620m).

- Cảnh quan tự nhiên của Nam Xibia phân hoá phức tạp, nhưng có thể phân thành

2 kiểu chính: thảo nguyên và thảo nguyên rừng phát triển trong các thung lũng và các

sườn đông nam; rừng lá kim phát triển trên các sườn phía tây, tây bắc và tây nam.

- Nam Xibia có nhiều khoáng sản quan trọng. Các sông có nguồn dự trữ về thuỷ

năng tương đối lớn. Rừng có nhiều gỗ. Các thảo nguyên và các đồng cỏ núi có giá trị

về chăn nuôi.

3.2. Tây Á Âu hay châu Âu

3.2.1. Bắc Âu

- Xứ Bắc Âu là một xứ tự nhiên bao gồm lãnh thổ các nước Na Uy, Thuỵ Điển,

Phần Lan và Cộng hoà tự trị Carêli (thuộc Nga).

- Lãnh thổ Bắc Âu được hình thành trên cơ sở khiên Bantích và các uốn nếp

Calêđôni. Hai bộ phận này gắn liền với nhau thành một khối vững chắc và chịu quá

trình san bằng lâu dài. Sau giai đoạn băng hà, toàn bộ lãnh thổ được nâng lên mạnh

nhưng không đều, vì thế có thể phân chia địa hình thành 2 miền:

+ Miền đồng bằng phía Đ và ĐN: là bộ phận nằm trên khiên Bantích, được nâng

lên yếu nên thực chất là một miền đồi lượn sóng, gồm các đất cao xen các đất thấp,

cao trung bình từ 200 - 600m.

+ Miền núi Xcanđinavi: là các nếp uốn Hecxini, được nâng lên mạnh, nên có độ

cao trung bình từ 1.200 - 1.400m. Trên núi còn để lại các bề mặt san bằng rộng (người

địa phương gọi là các phenđơ).

- Bắc Âu nằm ở phía B đới khí hậu ôn đới và tiếp giáp với các biển và đại dương,

Bắc Âu thuộc miền khí hậu ôn đới lạnh và ẩm nhất của Tây Á Âu.

- Mạng lưới sông hồ phức tạp. Mật độ các hồ ở đây dày bậc nhất thế giới. Các hồ

được nối liền với các sông. Các sông mới được hình thành nên còn rất trẻ, có nhiều

thác ghềnh.

- Phần lớn lãnh thổ Bắc Âu phát triển rừng lá kim. Rừng ở đây mọc rất tốt, rậm

và tối. Đầm lầy phát triển.

- Nguồn tài nguyên phong phú nhất của Bắc Âu là khoáng sản, gỗ và nguồn thuỷ

năng. Đồng bằng là những nơi để trồng trọt và chăn nuôi.

3.2.2. Đông Âu

- Đông Âu bao gồm toàn bộ đồng bằng Nga và miền núi Uran ở phía đông, tạo

thành một xứ tự nhiên rộng lớn nhất châu Âu.

- Nền móng chung của đồng bằng Nga chính là nền Nga, vì thế địa hình của đồng

bằng có đặc điểm khá đồng nhất. Toàn bộ đồng bằng thực chất là một miền đồi lượn

sóng thoải, độ cao trung bình từ 100 đến 300 - 400m. Miền núi Uran được hình thành

trên các uốn nếp Hecxini và bị san bằng lâu dài, trở thành miền núi già với độ cao

thường không > 1000m.

- Xứ Đông Âu nằm chủ yếu trong đới khí hậu ôn đới chuyển tiếp nhưng do kích

thước rộng lớn nên có sự khác nhau giữa các vùng. Nhìn chung, trên toàn bộ xứ, càng

về phía nam khí hậu càng ấm, càng về phía đông và đông nam tính lục địa càng tăng

dần, còn đi về phía tây tính hải dương càng rõ.

- Mạng lưới sông ngòi của Đông Âu khá dày đặc, có nhiều sông lớn và nhiều

nước bậc nhất châu Âu. Các sông đáng chú ý nhất là Vônga, sông Đôn, sông Đniép.

- Phụ thuộc vào điều kiện nhiệt ẩm khác nhau, cảnh quan tự nhiên trên đồng bằng

thay đổi từ bắc xuống nam, tạo thành một hệ thống các đới: đồng rêu rừng (đài nguyên

rừng), rừng lá kim, rừng hỗn hợp, rừng lá rộng, thảo nguyên.

- Đồng bằng Nga là xứ có nhiều khoáng sản quan trọng. Nguồn tài nguyên đất và

rừng phong phú. Các sông trên đồng bằng thuận lợi cho việc phát triển giao thông,

tưới tiêu, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản và khai thác thuỷ điện.

3.2.3. Tây và Trung Âu

Tây và Trung Âu là một xứ tự nhiên rộng lớn nhưng trong sự phân hoá thiên

nhiên, có thể phân chia thành hai miền khác nhau.

* Miền đồng bằng và núi thấp Tây và Trung Âu:

- Miền này bao gồm các nước Anh, Ailen, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức, Ba Lan và

Séc. Toàn miền được hình thành trên đới uốn nếp Cổ sinh, chịu quá trình san bằng lâu

dài nên có bề mặt tương đối bằng phẳng. Đến cuối Tân sinh, toàn miền được nâng lên

và bị đứt gãy, làm cho địa hình bị chia cắt mạnh.

- Các khu vực nâng mạnh nhất tạo thành các núi trung bình và núi thấp; các vùng

nâng lên yếu tạo thành các vùng đất cao. Các chỗ lún xuống được bồi trầm tích biển,

tạo thành nhiều đồng bằng có dạng bồn địa.

- Miền đồng bằng và núi thấp Trung và Tây Âu nằm tiếp cận với Đại Tây Dương

nên khí hậu quanh năm ấm và ẩm ướt.

- Điều kiện khí hậu mát và ẩm, rất thuận lợi cho rừng và đồng cỏ phát triển. Dưới

rừng và đồng cỏ hình thành đất rừng xám nâu rửa trôi.

- Xứ này có nguồn khoáng sản giàu có. Ở các đồng bằng ven biển và đồng cỏ là

những nơi thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi.

* Miền núi Anpơ - Cacpát - Bancăng:

- Là một xứ tự nhiên rộng lớn, gồm các dãy núi cao và các đồng bằng bồi tụ nằm

xen kẽ với nhau như: dãy Anpơ, đồng bằng sông Pô, dãy Cacpat, dãy Bancăng, đồng

bằng trung và hạ lưu sông Đanuyp.

- Tất cả các đơn vị trên đều được hình thành trong giai đoạn tạo núi Tân Sinh nên

các dãy núi là bộ phận được nâng lên mạnh, còn các đồng bằng là những miền võng

trước và giữa núi, được bồi trầm tích dày với nhiều nguồn gốc và tuổi khác nhau.

- Xứ Anpơ - Cacpat - Bancăng nằm hoàn toàn trong đới khí hậu ôn đới, với cảnh

quan rừng lá rộng trên các sườn núi và trên các đồng bằng ở phía T; thảo nguyên rừng

và thảo nguyên ở phía Đ và ĐB. Cảnh quan còn phân hoá theo đai cao. Xứ này gồm 2

miền: miền Anpơ và miền Cacpat.

- Nhờ có mưa nhiều và nguồn nước băng tuyết, mạng lưới sông của xứ khá phát

triển và có nhiều nước. Sông có nhiều thác ghềnh nên nguồn dự trữ thuỷ năng tương

đối lớn. Tiêu biểu có sông Đanuyp.

- Nguồn tài nguyên rất phong phú, đất đai phì nhiêu, nguồn gỗ giàu có và thuỷ

năng khá lớn. Trong lòng đất có nhiều khoáng sản quan trọng.

3.2.4. Nam Âu

- Xứ Nam Âu gồm 3 bán đảo lớn nằm ở phía nam châu Âu là Pirênê (hay

Ibêrich), Apennin (hay Italia) và Bancăng.

- Xứ Nam Âu cũng được hình thành trong giai đoạn tạo núi Tân Sinh như xứ

Anpơ - Cácpat nói trên, song về mặt cấu trúc lại phức tạp hơn nhiều.

- Ở Nam Âu, địa hình núi chiếm đại bộ phận diện tích, còn các đồng bằng rất nhỏ

bé và phân bố dọc theo các miền duyên hải. Trong các vùng núi, các dạng địa hình

caxtơ phát triển ở khắp nơi, tạo thành nhiều phong cảnh đẹp.

- Nam Âu nằm trong đới khí hậu cận nhiệt địa trung hải, với mùa đông ấm và ẩm;

còn mùa hè khô và khá nóng.

- Cảnh quan cũng có sự phân hoá tương ứng: các vùng phía B, thực vật rừng gồm

nhiều loài ôn đới rụng lá theo mùa; còn ở phía N có nhiều loài nhiệt đới thuộc loại

xanh quanh năm. Trên các sườn phía T và TB, mưa nhiều nên phát triển rừng cận nhiệt

thường xanh; còn các vùng mưa ít và nóng, phát triển cảnh quan truông cây bụi.

- Nhờ có khí hậu ấm áp và đất đai tốt, xứ Nam Âu có lợi thế để phát triển trồng

trọt và chăn nuôi, có nguồn khoáng sản phong phú, có nhiều phong cảnh đẹp, thuận lợi

để tổ chức các khu nghỉ mát và du lịch.

3.3. Trung Á và Nội Á

3.3.1. Trung Á và Cadăcxtan

- Là xứ đồng bằng và đất cao nằm giữa hồ Caxpi ở phía T và các hệ thống núi

cao Antai, Thiên Sơn, Pamia ở phía Đ. Phía B giáp với đồng bằng Tây Xibia; phía N là

các dãy núi cao thuộc sơn nguyên Iran.

- Toàn xứ gồm hai bộ phận chính: Phần B gồm các cao nguyên, vùng đất cao, có

độ cao trung bình từ 300 - 500m. Phần N địa hình thấp và bằng phẳng hơn, cao trung

bình từ 150 - 300m.

- Điều kiện khí hậu và cảnh quan của Trung Á và Cadăcxtan có phân biệt giữa B

và N rõ rệt. Phần B nằm trong đới khí hậu ôn đới có mùa đông lạnh, lượng mưa từ 200

- 350mm/n; phát triển thảo nguyên và bán hoang mạc. Phần N thuộc đới khí hậu cận

nhiệt có mùa hè nóng và lượng mưa rất thấp (< 150mm/n) nên thống trị cảnh quan

hoang mạc.

- Ở Trung Á và Cadăcxtan, tuy khí hậu khô hạn nhưng có một số sông và hồ lớn.

Các sông tồn tại được nhờ nguồn nước tuyết và băng cung cấp. Các sông lớn nhất là

Amuđaria, Xưađaria, Ili… Các sông có nước lớn vào cuối xuân và mùa hè.

- Xứ Trung Á và Cadăcxtan có nguồn tài nguyên phong phú, đặc biệt là các

khoáng sản. Đới thảo nguyên là nơi thuận lợi cho nông nghiệp.

3.3.2. Miền núi Trung Á và Nội Á

Miền này gồm 2 hệ thống núi lớn nằm ở trung tâm lục địa là Thiên Sơn và Pamia,

cùng các núi phụ cận của chúng. Các hệ thống núi cao này nổi lên giữa các đồng bằng

hoang mạc rộng lớn, gây nên sự tương phản sâu sắc trong thiên nhiên của khu vực này.

- Hệ thống núi Thiên Sơn

+ Địa hình gồm nhiều dãy song song với nhau theo hướngTĐ, kéo dài >

2.500km. Độ cao trung bình của toàn hệ thống khoảng 5.000m.

+ Núi Thiên Sơn nằm hoàn toàn trong miền khí hậu ôn đới. Tuy nhiên có sự khác

nhau theo độ cao và hướng sườn. Ở đây có nhiều sông và hồ khá lớn.

+ Cảnh quan tự nhiên ở đây cũng thay đổi theo đai cao: Dưới 900m là bán hoang

mạc và thảo nguyên khô. Từ 900m - 1.200m là vành đai thảo nguyên núi. Từ 1.200m -

1.700m là vành đai thảo nguyên rừng. Trên 1.700m là đai rừng lá kim, rồi đến đồng cỏ

núi cao anpi và sau đó là đới tuyết và băng vĩnh viễn.

+ Nguồn tài nguyên của núi Thiên Sơn khá phong phú: có nhiều loại khoáng sản,

nguồn thuỷ năng cũng tương đối khá, rừng và đồng cỏ rộng lớn, tươi tốt.

- Núi Pamia và Antai

+ Hai núi này làm thành một hệ thống nằm giữa thung lũng Phécgana ở phía B và

thung lũng thượng nguồn Amuđaria ở phía N.

+ Toàn bộ hệ thống gồm nhiều khối núi xen với các thung lũng chạy theo nhiều

hướng khác nhau. Độ cao trung bình vùng vùng núi trung tâm Pamia khoảng từ 5.000 -

6.000m.

+ Pamia và Antai nằm trong miền khí hậu cận nhiệt lục địa. Khí hậu và cảnh

quan ở đây cũng thay đổi theo đai cao và theo hướng sườn. Ở phía T và TB: Từ chân

núi tới độ cao 1.500m: khí hậu khô và nóng tương tự như các vùng bán hoang mạc lân

cận. Từ 1.500 - 3.800m: do khí hậu mát và ẩm, lượng mưa khá nhiều, trung bình từ

1.000 - 1.500mm/n nên lần lượt phát triển các đai thảo nguyên, thảo nguyên rừng,

rừng lá rộng rồi đến đồng cỏ núi cao. Lên cao hơn là đới tuyết vĩnh viễn. Phía Đ: điều

kiện khí hậu khô và lục địa hơn, lượng mưa < 100mm/n nên phát triển cảnh quan

hoang mạc núi. Đai này phát triển tới độ cao 4.200m. Lên cao hơn là đai thảo nguyên

núi và đồng cỏ tạp núi cao. Từ 5.000m trở lên là đai băng tuyết vĩnh viễn.

+ Vùng núi Pamia là một trong những trung tâm băng hà núi lớn nhất trên thế

giới. Ở đây có hơn 1.000 băng hà lớn nhỏ, chiếm khoảng 10% diện tích toàn bộ lãnh

thổ. Các băng hà là nguồn cung cấp nước cho các sông và hồ.

+ Vùng núi Pamia - Antai có nhiều khoáng sản, có nhiều suối nước khoáng, các

đồng cỏ núi có diện tích lớn và tươi tốt để phục vụ chăn nuôi.

3.3.3. Đồng bằng Nội Á

- Là miền đồng bằng cao, bao gồm các bồn địa (Tarim, Dungari, Hồ Lớn) và các

đồng bằng đồi lượn sóng phía N Mông Cổ và B Trung Quốc.

- Đồng bằng nằm ở độ cao từ 800 - 1.200m, xung quanh có các dãy núi cao thuộc

Tây Tạng, Pamia, Thiên Sơn, N Xibia và Đại Hưng An bao bọc.

- Khí hậu của đồng bằng Nội Á mang tính chất lục địa gay gắt. Về mùa đông,

toàn xứ nằm dưới trung tâm áp cao Xibia, thời tiết rất khô và lạnh.

- Do khí hậu khô hạn như vậy, lớp phủ thực vật rất nghèo, chỉ gặp một số cỏ gai

và cây muối. Mạng lưới sông ở Nội Á cũng rất nghèo nàn.

- Vùng đồng bằng Nội Á có nhiều khoáng sản quan trọng, như dầu mỏ, than đá

và sắt. Dân cư rất thưa thớt.

3.3.4. Tây Tạng

- Là khối sơn nguyên rộng lớn và đồ sộ nhất thế giới, được nâng mạnh vào cuối

Tân sinh. Tây Tạng được bao bọc bởi các hệ thống núi cao: dãy Côn Luân và Nam

Sơn ở phía B; hệ thống Anpơ Tứ Xuyên ở phía Đ, dãy Caracôrum và Himalaya ở phía

N và TN.

- Về cấu tạo địa hình, có độ cao trung bình 4.500m, gồm có nhiều dãy núi chạy

song song theo hướng Đ - T, cách nhau bới các thung lũng rộng và phẳng. Phần Đ Tây

Tạng là nơi bắt nguồn các nhiều sông lớn như Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công…

- Điều kiện khí hậu của Tây Tạng mang tính chất lục địa gay gắt; do ảnh hưởng

của độ cao và địa hình lòng chảo, nên thời tiết quanh năm khô và lạnh. Lượng mưa

trung bình từ 100 - 300mm/n.

- Phần lớn Tây Tạng có khí hậu khô và lạnh nên phát triển thảo nguyên và hoang

mạc núi. Lớp phủ thực vật rất nghèo. Giới động vật của Tây Tạng chỉ có một số loài

thích nghi với điều kiện khí hậu lạnh núi cao như bò Iắc, gấu đen Himalaya…

3.4. Đông Á

3.4.1. Camsatca

- Xứ Camsatca nằm ở cực B của Đông Á, bao gồm bán đảo Camsatca, vùng đồng

bằng Anađưa, vùng núi Coriăc và quần đảo Curin.

- Địa hình núi là chủ yếu, còn đồng bằng rất hẹp. Hai đồng bằng tương đối lớn là

đồng bằng Anađưa và đồng bằng trung tâm Camsatca đều hình thành trên các miền

võng giữa và trước núi, được lấp đầy trầm tích vụn bở tuổi Nêôgen và Đệ Tứ, có bề

mặt tương đối bằng phẳng.

- Nằm trên các vĩ độ của rìa Đ lục địa, lại tiếp cận với các biển và các dòng biển

lạnh, khí hậu xứ Camsatca vừa giá lạnh, vừa ẩm ướt quanh năm.

- Nhiệt độ thấp, mưa nhiều và độ ẩm cao là những điều kiện thuận lợi cho băng

hà phát triển. Ở Camsatca suối nước nóng và suối phun hoạt động mạnh.

- Phần lớn lãnh thổ Camsatca phát triển đồng rêu và đồng rêu rừng. Rừng lá kim

chỉ thấy trên đồng bằng và các sườn núi thấp. Các đảo phía N do ấm hơn, nên rừng

hỗn hợp và rừng lá rộng phát triển rất rậm rạp.

- Xứ Camsatca có một số mỏ khoáng sản quan trọng. Các vùng đồng rêu, đồng

rêu rừng và đồng cỏ ẩm có thể sử dụng để chăn nuôi tuần lộc và săn thú lấy lông. Các

vùng biển xung quanh có nhiều cá, có giá trị về khai thác hải sản.

3.4.2. Amua - Triều Tiên

- Các vùng Nam Viễn Đông (LB.Nga), ĐB Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và

đảo Xakhalin gộp lại, tạo thành một xứ tự nhiên rộng lớn, gọi chung là xứ Amua -

Triều Tiên.

- Trừ đảo Xakhalin là bộ phận mới được hình thành trong đới uốn nếp Tân Sinh,

toàn bộ lãnh thổ phần lục địa được hình thành trên nền Trung Hoa và các nếp uốn

Trung Sinh. Các dạng địa hình phổ biến ở đây là núi thấp, núi trung bình xen với các

đồng bằng bồi tụ thấp và bằng phẳng.

- Xứ Amua - Triều Tiên nằm trong 2 đới khí hậu: khí hậu ôn đới chiếm phần lớn

lãnh thổ phía B và khí hậu cận nhiệt đới chiếm phần N bán đảo Triều Tiên.

- Mạng lưới sông ở đây khá dày, các sông có nhiều nước, nhưng chế độ sông thay

đổi theo mùa. Amua là con sông lớn nhất.

- Cảnh quan tự nhiên có phân hoá phức tạp. Trên các các vùng đồng bằng và

sườn núi phía Đ, phát triển rừng hỗn hợp và rừng lá rộng. Các vùng phía B phổ biến

rừng lá kim; phía N phát triển rừng lá rộng cận nhiệt đới. Trên các vùng mưa ít hơn,

phát triển thảo nguyên rừng và thảo nguyên.

- Xứ Amua - Triều Tiên có nguồn tài nguyên khá phong phú: khí hậu, đất đai,

đồng cỏ thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi, rừng có nhiều gỗ và các sông có nguồn

thuỷ năng tương đối dồi dào, nguồn khoáng sản có trữ lượng khá lớn.

3.4.3. Quần đảo Nhật Bản

- Quần đảo Nhật Bản nằm trong hệ thống các chuỗi đảo vòng cung ở Đông Á, với

khoảng > 1.040 đảo lớn nhỏ, tạo thành một vòng cung lớn kéo dài từ B xuống N dài >

3.500 km. Có 4 đảo chính là Hôcaiđô, Hônsu, Xicôcư và Kiuxiu.

- Quần đảo Nhật Bản được nổi lên trong giai đoạn tạo núi Tân Sinh, là khu vực

mà các hoạt động kiến tạo vẫn còn tiếp diễn cho tới ngày nay. Các sản phẩm phun trào

của núi lửa tạo nên các khối núi cao, các cao nguyên rộng.

- Quần đảo Nhật Bản nằm kéo dài từ B xuống N khoảng hơn 210 vĩ tuyến dọc

theo bờ Đ lục địa. Do đó, điều kiện khí hậu và cảnh quan thiên nhiên của Nhật Bản

phân hoá từ B xuống N. Phía B cho tới khoảng 360B thuộc đới khí hậu ôn đới. Còn

phần phía N thuộc đới khí hậu cận nhiệt. Lượng mưa trung bình từ 1.000 - 3.000mm/n.

- Ở Nhật Bản, mạng lưới sông cũng khá phát triển. Nhưng do địa thế hẹp và núi

cao nên các sông ngắn và có nhiều thác ghềnh.

- Cảnh quan tự nhiên của Nhật Bản phân hoá rất phức tạp, từ B – N có thể phân

biệt thành các đới: rừng lá kim, rừng hỗn hợp, rừng lá rộng ôn đới và rừng hỗn hợp

cận nhiệt ẩm.

- Nhờ khí hậu tương đối ôn dịu, đất đai tốt nên hầu hết các miền đồng bằng cũng

như các vùng núi thấp đều được khai phá để trồng trọt và chăn nuôi. Nhật Bản còn có

nhiều khoáng sản quan trọng và suối nước nóng.

3.4.4. Đông Trung Quốc

- Xứ Đông Trung Quốc là một bậc chuyển tiếp giữa sơn nguyên Tây Tạng và

đồng bằng Nội Á với các thềm lục địa của Thái Bình Dương. Toàn bộ lãnh thổ nằm

trong phạm vi của nền Trung Hoa: phía B đến 410B, phía N đến phía B Việt Nam.

- Nền Trung Hoa là vùng nền kém ổn định, bị biến đổi mạnh trong giai đoạn tạo

núi Trung Sinh. Vì vậy ngày nay trong cấu tạo địa chất và địa hình có thành phần và

nguồn gốc khá phức tạp. Tuy nhiên, địa hình của Đông Trung Quốc có thể phân thành

2 bộ phận chính: miền đồng bằng thấp Hoa Bắc và miền núi trung bình, núi thấp ở

phía T và TN.

- Xứ Đông Trung Quốc nằm trong 2 đới khí hậu chính là cận nhiệt và cận xích

đạo, chỉ có một phần nhỏ phía B thuộc đới ôn đới.

- Mạng lưới sông ngòi ở Đông Trung Quốc khá phát triển. Sông lớn có Hoàng

Hà, Trường Giang. Trong đó, Hoàng Hà là sông có chế độ kém điều hoà nhất.

- Lãnh thổ Đông Trung Quốc gồm 3 đới cảnh quan chính: đới thảo nguyên rừng ở

phía B, đới rừng cận nhiệt ở miền trung và đới rừng nhiệt đới ẩm ở phía N.

- Đông Trung Quốc có nhiều khoáng sản. Các đồng bằng và phần lớn các miền

đất cao đều thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Các sông có nguồn thuỷ năng phong

phú và phần lớn thuận lợi cho giao thông.

3.5. Tây Nam Á Âu

3.5.1. Cápca

- Dãy Cápca cùng với vùng núi Crưm làm thành một xứ tự nhiên được gọi là xứ

Cápca. Được hình thành trong giai đoạn tạo núi Tân Sinh, Cápca là một xứ núi uốn

nếp trẻ cao và khá đồ sộ. Độ cao trung bình của dãy Cápca từ 4.000 - 5.000m. Thuộc

xứ Cápca còn có các đồng bằng Cubăng và đồng bằng Chêrếch - Cuma ở phía B, đồng

bằng Cônkhít và đồng bằng Cura ở phía N.

- Các núi của xứ Cápca chạy theo hướng gần với Tây – Đông trở thành ranh giới

khí hậu quan trọng. Các đồng bằng và sườn núi phía B thuộc đới khí hậu ôn đới, có

mùa đông hơi lạnh, còn mùa hè hơi nóng.

- Do lượng mưa khá lớn, lại có nước của các băng hà cung cấp, mạng lưới sông

của xứ Cápca khá phát triển. Các sông tuy ngắn nhưng có nhiều nước và chảy rất xiết.

- Là một xứ miền núi, lại nằm trên ranh giới của các đới khí hậu, thiên nhiên của

Cápca thay đổi khá phức tạp. Trên các đồng bằng và chân núi phía B: phát triển thảo

nguyên và thảo nguyên rừng. Trên các đồng bằng và vùng chân núi phía N: phát triển

rừng cận nhiệt ẩm, sau đó lên cao là rừng lá rộng kiểu ôn đới rồi đến rừng lá kim.

- Xứ Cápca có nguồn khoáng sản phong phú. Nguồn thuỷ năng và nguồn gỗ cũng

rất lớn. Ở đây đất đai tốt, khí hậu ấm thuận lợi cho nông nghiệp. Ngoài ra, còn có

nhiều phong cảnh đẹp là điều kiện thuận lợi cho du lịch.

3.5.2. Tiền Á

- Xứ Tiền Á gồm 3 sơn nguyên rộng: Tiểu Á, Acmênia và Iran. Toàn xứ kéo dài

theo hướng TB - ĐN, từ bờ biển Êgiê ở phía T cho tới đồng bằng sông Ấn ở phía Đ.

- Cấu tạo địa hình của Tiền Á có đặc điểm là: các núi cao bao quanh các sơn

nguyên thấp ở giữa, tạo thành kiểu địa hình bồn địa. Có 2 sơn nguyên kiểu bồn địa lớn

là Tiểu Á và Iran, xen vào giữa là sơn nguyên Acmêni.

- Tiền Á tuy nằm trong hai đới khí hậu khác nhau (cận nhiệt và nhiệt đới), nhưng

đều có một đặc điểm chung là khí hậu lục địa gay gắt: mùa hè khô nóng kéo dài, còn

mùa đông tuy mát và ẩm hơn nhưng lại rất ngắn ngủi.

- Đặc điểm địa hình và vị trí địa lí của 3 bộ phận nói trên là cơ sở phân hoá thiên

nhiên toàn xứ thành 3 miền khác nhau:

+ Sơn nguyên Tiểu Á là bộ phận nằm ở phía T, ba mặt tiếp giáp với Địa Trung

Hải và Biển Đen nên có nhiều nét giống với các miền Địa Trung Hải. Vì thế phát triển

rừng lá rộng cận nhiệt ẩm rất rậm. Lên cao hơn là rừng hỗn hợp, rồi đến rừng lá kim.

Từ 2.000m trở lên bắt đầu đới rừng cây lùn, rồi đến đới đồng cỏ cận anpi và anpi.

+ Sơn nguyên Ácmêni là miền có khí hậu lạnh nhất của Tiểu Á. Các cảnh quan tự

nhiên của Ácmêni cũng thay đổi theo hướng sườn và độ cao. Trên các sườn đón gió

phía TB, nhờ có mưa nhiều nên rừng mọc rất rậm. Trên các sườn khuất gió phía Đ, ở

dưới thấp phát triển rừng thưa cây bụi hoặc thảo nguyên khô. Lên cao hơn, chuyển

thành thảo nguyên núi và đồng cỏ tạp núi cao. Cuối cùng đới băng tuyết vĩnh viễn.

+ Sơn nguyên Iran là bộ phận phía Đ của Tiền Á, do chịu ảnh hưởng của khối khí

lục địa Trung Á nên khí hậu khô hạn gay gắt nhất nên ở đây cảnh quan hoang mạc

chiếm ưu thế.

- Mạng lưới sông ngòi của xứ kém phát triển: ít sông và sông ít nước.

- Nguồn tài nguyên quan trọng nhất ở xứ Tiền Á là khoáng sản, sau đó là các

đồng cỏ phục vụ chăn nuôi, cuối cùng là rừng.

3.5.3. Tây Nam Á

- Xứ Tây Nam Á bao gồm bán đảo Arap, đồng bằng Mêdôpôtami (Lưỡng Hà) và

miền núi Xiri – Palextin.

- Hình thành trên một vùng nền cổ, Tây Nam Á có cấu tạo địa chất kiên cố, gồm

các đá kết tinh và biến chất rắn chắc. Vào khoảng cuối Tân Sinh, do ảnh hưởng của

các vận động Tân kiến tạo, phần T của Tây Nam Á được nâng lên và bị đứt gãy mạnh.

Đồng bằng Mêdôpôtami là một bộ phận của xứ, được phát sinh trên một dải sụt võng,

được phù sa các sông bồi đắp để tạo thành miền đồng bằng thấp và bằng phẳng.

- Tây Nam Á nằm trong miền khí hậu khô hạn và nóng nhất của Tây Nam Á Âu.

Lượng mưa trung bình trên toàn xứ không đáng kể, khoảng 200mm/n, trong đó nhiều

vùng chỉ từ 50 - 100mm/n.

- Tây Nam Á là vùng có mạng lưới sông ngòi kém phát triển nhất. Hai con sông

Tigrơ và Ơphrat là những con sông lớn nhất xứ..

- Phần lớn Tây Nam Á phổ biến cảnh quan bán hoang mạc và hoang mạc. Các

vùng núi cao từ 1.000m trở lên, nhờ có lượng mưa lớn và khí hậu mát hơn nên phát

triển rừng thưa và cây bụi.

- Xứ Tây Nam Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên trên mặt rất nghèo nàn, nhưng

nguồn khoáng sản dưới đất khá giàu có, nhất là dầu mỏ và khí đốt.

3.6. Nam Á và Đông Nam Á

3.6.1. Himalaya

- Himalaya là hệ thống núi uốn nếp trẻ, cao và đồ sộ nhất thế giới; nằm ở phía N

sơn nguyên Tây Tạng.

- Hệ thống Himalaya được hình thành trong giai đoạn tạo núi Tân Sinh. Các nếp

uốn xuất hiện trong các pha uốn nếp kéo dài từ Ôligôxen đến Đệ Tứ, hình thành nhiều

dãy song song với nhau.

- Dãy Himalaya là đường ranh giới khí hậu lớn của châu Á. Giữa sườn B và sườn

N, khí hậu phân biệt với nhau rất rõ ràng. Các sườn núi phía N nằm trong đới khí hậu

nóng ẩm, lượng mưa trung bình từ 1.000mm/n - 3.000mm/n. Trên các sườn phía B, khí

hậu khô và lạnh hơn sườn N, với lượng mưa trung bình nhiều nơi < 100mm/n.

- Himalaya là một trong những trung tâm băng hà lớn nhất của Á Âu. Diện tích

các băng hà chiếm tới 33.000km2. Mạng lưới sông của xứ Himalaya rất phát triển.

Nhiều thung lũng sông sâu và hẹp, lòng sông có nhiều thác ghềnh.

- Các cảnh quan tự nhiên của Himalaya phân hoá theo chiều cao và hướng sườn.

Trên các sườn phía N, sự phân hoá của các đai cao từ thấp lên cao tương tự như sự

phân hoá của các đới ngang từ miền nhiệt đới cho đến cận cực trong vùng khí hậu ẩm.

Trên các sườn phía B, do khí hậu khô và tiếp giáp với hoang mạc núi của Tây Tạng, sự

phân hoá của cảnh quan theo chiều cao không biểu hiện rõ rệt.

- Nguồn tài nguyên của Himalaya nhìn chung khá phong phú, nhất là các dự trữ

về gỗ, thuỷ năng, đất trồng và các động vật quý. Ngoài ra, ở đây có nhiều khoáng sản

quan trọng. Các đồng cỏ núi cao được sử dụng để chăn nuôi cừu, bò và bò Iắc.

3.6.2. Đồng bằng Ấn Hằng

- Đồng bằng Ấn Hằng là một trong những đồng bằng bồi tụ thấp và rộng lớn nhất

của lục địa Á - Âu. Đồng bằng nằm ở phía N chân núi Himalaya, kéo dài từ bờ biển

Aráp đến bờ vịnh Bengan.

- Trong giai đoạn cuối Tân Sinh, vùng đồng bằng này còn là một eo biển rộng.

Đến đầu Đệ Tứ mới dần dần nổi lên khỏi mặt nước. Bề mặt các đồng bằng cao hơn

mực nước biển khoảng 100m và rất bằng phẳng.

- Đồng bằng Ấn Hằng nằm hoàn toàn trong miền khí hậu nhiệt đới. Về mùa

đông, thời tiết khô và tương đối lạnh. Mùa hè, thời tiết nóng, ẩm và mưa nhiều. Lượng

mưa trung bình ở phần phía Đ từ 2.000 - 2.500mm/n, phía T < 200mm/n.

- Sự khác nhau về điều kiện khí hậu làm cho chế độ sông ngòi giữa hai đồng

bằng không giống nhau. Trong hai sông lớn chảy trên đồng bằng, sông Hằng là sông

nhiều nước nhất.

- Phần phía Đ đồng bằng sông Hằng phát triển rừng nhiệt đới ẩm thường xanh và

nửa rụng lá theo mùa. Phần đồng bằng gần hạ lưu sông Hằng, phát triển rừng gió mùa.

Vùng trung lưu sông Hằng và đồng bằng sông Ấn phát triển xavan và xavan khô.

- Đồngbằng Ấn Hằng là vùng nông nghiệp quan trọng của Ấn Độ và Pakixtan.

Ngoài ra, ở đây còn có dầu mỏ, khí đốt và muối khoáng.

3.6.3. Inđôxtan và Xrilanca

- Bán đảo Inđôxtan là một bộ phận của lục địa giả thuyết Gônvana tách ra, có

dạng một tam giác khổng lồ nằm ở phía N đồng bằng Ấn - Hằng.

- Địa hình Inđôxtan thành 2 phần: phần bắc Inđôxtan là vùng núi và phần nam

Inđôxtan là sơn nguyên Đêcan. Vào đầu Tân Sinh, sơn nguyên Đêcan được nâng lên

không đều và bị đứt gãy mạnh. Rìa phía T và phía Đ, sơn nguyên được nâng lên mạnh

tạo thành dãy Gát Tây và Gát Đông. Đảo Xrilanca là một bộ phận nền Ấn Độ tách ra.

- Xứ Inđôxtan nằm trong đới khí hậu gió mùa xích đạo điển hình. Về mùa đông,

gió mùa ĐB khô và nóng. Về mùa hè, thời tiết nóng và có mưa nhiều. Lượng mưa

trung bình ở đây từ 2.500 - 5.000mm/n. Phần nam đảo Xrilânc thuộc đới xích đạo.

- Đa số các sông của Inđôxtan đều bắt nguồn từ dãy Gát Tây chảy về phía Đ và

đổ vào vịnh Bengan. Các sông chảy trong các thung lũng rất sâu và hẹp, lưu lượng dao

động theo mùa rất mạnh.

- Cảnh quan tự nhiên của Inđôxtan không phân hoá theo đới, mà phân hoá theo

các vùng. Ở phần B và ĐB phát triển rừng gió mùa điển hình, còn vùng trung tâm sơn

nguyên phổ biến xavan, rừng thưa và cây bụi rụng lá theo mùa. Doc theo sườn Đ dãy

Gát Tây phát triển xavan khô. Dọc theo sườn T dãy Gát Tây, vùng cực N Ấn Độ và N

Xri Lanca phát triển rừng nhiệt đới ẩm và rừng xích đạo rậm rạp.

- Ở Inđôxtan có nhiều khoáng sản quan trọng và giới động thực vật vô cùng

phong phú.

3.6.4. Bán đảo Trung Ấn

- Bán đảo Trung Ấn là cái mốc trên ranh giới giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ

Dương. Ở phía B, tiếp giáp với xứ Đông Trung Quốc, Tây Tạng và đồng bằng Ấn

Hằng; còn các mặt khác tiếp giáp với biển.

- Về cấu tạo địa chất, lãnh thổ Trung Ấn gồm một nhân cổ Tiền Cambri, tức là

địa khối Inđôxini cấu tạo bằng đá kết tinh và biến chất. Xung quanh địa khối Inđôxini

là các nếp uốn trẻ hơn.

- Địa hình bán đảo Trung Ấn có đặc điểm: các dãy núi có hướng gần với hướng

BN hoặc TB - ĐN và xen vào giữa là các đồng bằng hoặc các thung lũng rộng, làm

cho bề mặt bị chia cắt rất mạnh. Có thể phân biệt: Dãy Aracan, Đồng bằng Trung tâm

Mianma, Sơn nguyên San, Đồng bằng Mê Nam, Cao nguyên Cò Rạt và đồng bằng

sông Mê Công.

- Bán đảo Trung Ấn nằm chủ yếu trong đới cận xích đạo. Mùa hè, thời tiết nóng,

ẩm và có mưa nhiều; còn mùa đông, thời tiết nói chung khô và tương đối nóng. Trừ

vùng rìa ĐB bán đảo có mùa đông lạnh. Lượng mưa trung bình từ 2.000 - 3.000mm/n.

- Mạng lưới sông ở Trung Ấn khá phát triển. Phần lớn các sông chảy theo hướng

B - N, tiêu biểu có các con sông như Iraoađi, Xaluen, Mê Nam, Mê Công, sông Đà,

sông Hồng...

- Cảnh quan tự nhiên trên bán đảo Trung Ấn cũng phân hoá theo điều kiện khí

hậu và địa hình: Trên các sườn núi ven biển phát triển rừng nhiệt đới ẩm thường xanh.

Trong các vùng nội địa phát triển rừng gió mùa, rừng thưa cây bụi rụng lá theo mùa

và xavan. Trên các núi cao phát triển rừng cận nhiệt ẩm, rồi đến rừng hỗn hợp.

- Xứ Trung Ấn có nguồn tài nguyên phong phú: Khí hậu, đất đai thuận lợi để phát

triển một nền nông nghiệp, rừng có nhiều gỗ quý, các sông có giá trị về giao thông,

tưới ruộng và có dự trữ về thuỷ năng khá lớn, nguồn khoáng sản phong phú.

3.6.5. Quần đảo Mã Lai

- Quần đảo Malai là một trong những quần đảo lớn nhất thế giới, nằm giữa bán

đảo Trung Ấn và lục địa Ôxtrâylia.

- Về cấu tạo địa chất, toàn xứ gồm hai đơn vị khác nhau: Vùng nền Trung Sinh

gồm phần N bán đảo Malăcca, phần lớn đảo Calimantan và phần Đ đảo Xumatra. Đới

uốn nếp Tân Sinh hình thành trong giai đoạn tạo núi Anpơ Himalaya, ngày nay được

nâng lên thành các đảo núi khá cao.

- Quần đảo Malai nằm trong 2 đới khí hậu khác nhau: xích đạo và cận xích đạo.

Phần lớn các đảo của Inđônêxia nằm trong đới xích đạo với thời tiết nóng ẩm quanh

năm nên phát triển rừng xích đạo ẩm thường xanh rất rậm rạp; lên cao hơn là rừng hỗn

hợp; rồi đến rừng lá kim.

+ Nửa phía Đ đảo Giava và quần đảo Tiểu Xunđa lại thuộc đới khí hậu gió mùa

xích đạo của Bán Cầu Nam. Cảnh quan tự nhiên trên các đảo này là rừng gió mùa và

xavan hoặc xavan cây bụi.

+ Quần đảo Philíppin nằm chủ yếu trong đới khí hậu gió mùa xích đạo của Bán

Cầu Bắc. Lượng mưa trung bình ở Philíppin từ 1.000 - 4.500mm/n. Trên các sườn phía

Đ lượng mưa tuy kém hơn các sườn phía T nhưng lại phân bố đều trong năm nên phát

triển rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, khác với các sườn phía T chỉ phát triển xavan và

rừng gió mùa rụng lá theo mùa.

- Quần đảo Mãlai là xứ có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho nông nghiệp phát

triển. Nguồn lợi về rừng cũng rất phong phú. Các sông có giá trị về tưới ruộng và thuỷ

điện. Về khoáng sản, có nhiều loại quan trọng.


Recommended