+ All Categories
Home > Documents > N01 bc Dinhhgnghenghiep SV

N01 bc Dinhhgnghenghiep SV

Date post: 13-Nov-2023
Category:
Upload: ahgbfd
View: 1 times
Download: 0 times
Share this document with a friend
18
Trường Đại hc Bách khoa Hà Ni Vin Kinh tế và Qun lý TIU LUN HC PHN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG KINH DOANH Đề Tài: Khảo sát định hướng nghnghip ca sinh viên Vin Kinh Tế và Qun Lý trường Đại Hc Bách Khoa Hà Ni Nhóm sinh viên : Nguyn ThChuyên MSSV: 20124349 Nguyn Thành Duân MSSV: 20135229 Hoàng Hà MSSV: 20135419 Nguyễn Văn Thọ MSSV: 20136492 Trần Văn Tới MSSV: 20136607 Lp : 75070 Giáo viên hướng dn : ThS. Nguyn Tiến Dũng Hà Ni 2014
Transcript

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Kinh tế và Quản lý

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG KINH DOANH Đề Tài: Khảo sát định hướng nghề nghiệp của sinh viên Viện Kinh Tế và Quản Lý

trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Nhóm sinh viên : Nguyễn Thị Chuyên MSSV: 20124349

Nguyễn Thành Duân MSSV: 20135229

Hoàng Hà MSSV: 20135419

Nguyễn Văn Thọ MSSV: 20136492

Trần Văn Tới MSSV: 20136607

Lớp : 75070

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Tiến Dũng

Hà Nội – 2014

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Kinh tế và Quản lý

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG KINH DOANH Đề Tài: Khảo sát định hướng nghề nghiệp của sinh viên Viện Kinh Tế và Quản Lý

trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Hà Nội – 2014

MỤC LỤC

Lời cảm ơn

Tóm tắt đề tài

Phần 1: Đặt vấn đề

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

PHẦN 2: Cơ sở lý thuyết của đề tài

2.1. Khái niệm và vai trò của định hướng nghề nghiệp

2.2. Mô hình lý thuyết về đinh hướng nghề nghiệp của sinh viên

PHẦN 3: Phương pháp và kết quả nghiên cứu

3.1. Phương pháp nghiên cứu

3.2. Kết quả nghiên cứu

PHẦN 4: Kết luận và giải pháp

4.1. Kết luận

4.2. Giải pháp

4.3. Hạn chế trong khi nghiên cứu

Phụ lục

Tài liệu tham khảo

LỜI CẢM ƠN

Đối với mỗi cá nhân việc định hướng nghề nghiệp cho bản thân mình là một điều

không hề dễ dàng, nó quyết định đến sự thành công hoặc thất bại của bạn trong tương lai.

Việc định hướng nghề nghiệp cho sinh viên và những người trẻ tuổi lại càng quan trọng hơn

vì trước mắt họ là cả một tương lại rộng mở. Việc định hướng nghề nghiệp cho sinh không

chỉ là trách nhiệm của cá nhân mà còn là của cả một gia đình, nhà trường, của toàn xã hội và

hơn ai hết chính là những bậc làm cha, làm mẹ để giúp sinh viên khám phá tiềm năng bản

thân.

Đề tài nghiên cứu: “Khảo sát định hướng nghề nghiệp của sinh viên Viện Kinh Tế và

Quản Lý trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội” là một đề tài nghiên cứu về định hướng nghề

nghiệp của sinh viên, sau đó tìm ra giải pháp giúp cho sinh viên có thể lựa chọn cho mình

một định hướng nghề nghiệp đúng đắn.

Hoàn thành được đề tài là nhờ sự nỗ lực của cả nhóm trong quá trình làm nghiên cứu

và khảo sát trên các bạn sinh viên.

Để hoàn thành báo này, đầu tiên nhóm chúng em xin cảm ơn thầy giáo: Ths. Nguyễn

Tiến Dũng đã giúp đỡ chung em hoàn thành nghiên nghiên cứu này. Đồng thời cũng xin

cảm ơn các anh, các chị, các bạn sinh viên của trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội nói

chung và đặc biệt là các anh, các chị, các bạn của Viện Kinh Tế và Quản Lý đã giúp nhóm

chúng em trả lời các câu hỏi, để hoàn thành nghiên cứu này.

Xin chân thành cảm ơn!

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu đề cập tới khái niệm định hướng nghề nghiệp của sinh viên. Khái

niệm đó được chi phối qua những xu hướng chọn nghề của sinh viên trong thời đại bây giờ.

Mục tiêu của đề tài nghiên cứu là khảo sát định hướng nghề nghiệp của sinh viên

Viện Kinh Tế và Quản Lý, sau đó tìm hiểu mối liên hệ giữa định hướng nghề nghiệp với

quá trình học tập và làm việc sau này.

Để xây dựng bản câu hỏi khảo sát, chúng tôi đã tìm kiếm, tham khảo ý kiến của các

bạn sinh viên và tìm ra được các định hướng sau:

+ Theo sự định hướng của gia đình

+ Theo niềm đam mê

+ Khả năng của bản thân

+ Theo xu hướng của xã hội

+ Theo cảm tính

Sau đó đưa vào bản câu hỏi và tiến hành khảo sát trên sinh viên của Viện Kinh Tế và Quản

Lý.

Hạn chế của đề tài: Do thời gian hoàn thành nghiên cứu gấp và thành viên của nhóm

lại ở rất xa nhau, thời gian biểu cả mỗi người lại khác nhau nên nhóm ít có sự tập chung và

cùng nhau thảo luận về đề tài mình nghiên cứu. Khi khảo sát chưa đến gặp mặt từng bạn

sinh viên của viện mà chủ yếu là thông qua mail và các trang xã hội khác. Đồng nhóm cũng

chưa làm nghiên cứu, đây là đầu tiên nên trong quá trình khảo sát và làm báo còn nhiều vấn

đề chưa giải quyết được.

Nghiên cứu giúp cho sinh viên của viện có được một định hướng đúng đắn cho bản

thân mình, đồng thời cũng giúp cho gia đình các bậc phụ huynh chú tâm đến con em mình,

giúp cho các bạn sinh viên cũng như những học sinh có thể tìm ra cho con em mình một

định hướng theo đúng khả năng của họ. Chính vì vậy, mà cần có thêm một thời gian nữa để

giúp cho nghiên cứu này được hoàn thành tốt hơn.

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tính cần thiết của đề tài

Việc làm không cần lập luận và diễn giải nhiều, nó được thừa nhận là có vai trò quan

trọng trong việc ổn định tình chính trị xã hội, là giải pháp quan trọng để xóa đói giảm

nghèo, và là cách thứ để thông qua đó người lao động tích cực tham gia và khẳng định sự

đóng góp của mình vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hiện nay trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã không còn

chuyện việc làm đi tìm người, mà thay thế vào đó là người đi tìm việc làm. Và vấn đề việc

làm hiện nay lại đang là chuyện đau đầu của những nhà quản lí, do dân số tăng nhanh mà

việc làm lại có hạn nên vẫn đề thất nghiệp ngày càn phổ biến, và sinh viên của cá trường đại

học cũng không ngoại lệ. Đã có rất nhiều sinh viên sau khi ra trường, phải đi làm những

công việc không phù hợp với bản thân mình hay làm công nhân, và còn có nhiều sinh viên

thất nghiệp. Vậy vấn đề thất nghiệp của sinh viên do đâu mà có? Đó chính là do họ chưa có

một định hướng chọn nghề nghiệp đúng đắn. Chính vì lí do đó, mà chúng tôi thực hiện đề

tài này nhằm giúp cho sinh viên của Viện Kinh Tế và Quản Lý chọn cho mình một định

hướng nghề đúng đắn, giúp cho sinh viên sau này có thể tìm kiếm được việc làm phù hợp

tránh việc làm trái nghành nghề hay là thất nghiệp.

Thông qua nghiên cứu này chúng tôi muốn giúp cho sinh viên của viện chọn cho

mình một nghành phù hợp, để sau này ra làm việc đạt được kết quả tốt nhất, giúp tạo ra của

cải vật chất cho xã hội và đất nước phát triển.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm ra các xu hướng chọn nghề của sinh viên hiện nay.

- Khảo sát tình trạng chọn nghề nghiệp của sinh viên Viện Kinh Tế và Quản Lý theo xu

hướng nào là chủ yếu?

- Tìm ra được sự khác nhau giữa việc định hướng nghề nghiệp của hai vùng nông thôn và

thành thị.

- Đề xuất giải pháp giúp cho sinh viên của viện có thể chọn lựa được nghành nghề phù hợp

với khả năng của bản thân mình.

PHẦN 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Khái niệm và vai trò của định hướng nghề nghiệp

a. Định hướng nghề nghiệp là gì?

- Nghề nghiệp là một lĩnh vực hoạt động mà trong đó con người thu nhận được tri thức, kỹ

năng để làm ra của cải vật chất cho xã hội.

- Định hướng nghề nghiệp chính là lựa chọn cho mình một nghề nghiệp để theo học nhằm

mục đích phục vụ cho việc lao động của bản thân sau này.

b. Cá khái niệm liên quan

- Xu hướng chọn nghề theo xã hội chính là việc dựa vào nhu cầu việc làm của xã hội đang

cần nhiều cho những nghành nghề nào, hay là nghành nghề nào sau này giúp chúng ta kiếm

được nhiều tiền và địa vị cao để chọn nghề nghiệp theo học.

- Xu hướng chọn nghề theo tác động của gia đình là dưới sự tác động của gia đình bắt buộc

họ phải chọn nghề nghiệp đó để theo học.

- Xu hướng chọn nghề theo niềm đam mê chính là việc chọn nghề theo ước mơ mà chúng ta

đã ấp ủ từ rất lâu và cố gắng thực hiện nó, nên chúng ta chọn nghề nghiệp đó để theo học.

- Xu hướng chọn nghề theo khả năng của bản thân chính là dựa vào những sở trường, tài

năng bẩm sinh và tính cách bẩm sinh của bản thân mình để lựa chọn nghề nghiệp mà mình

theo học.

- Chọn nghề nghiệp theo cảm tính đó là cách chọn không dựa trên cái gì, thấy nghề nghiệp

nào hay hay thì chọn theo học.

c. Vai trò của định hướng nghề nghiệp

• Đối với bản thân sinh viên của Viện Kinh Tế và Quản Lý

- Định hướng nghề nghiệp đúng giúp cho sinh viên có thể hoàn thành được mơ của của

mình.

- Định hướng nghề nghiệp giúp cho sinh viên phát huy tốt hết khả năng và năng lực của bản

thân mình.

- Định hướng nghề nghiệp giúp cho sinh viên có niềm hứng thú và hăng say trong học tập

để đạt được một kết quả tốt. Từ đó tạo điều kiện cho sinh viên sau này có thể kiếm được

việc làm tốt, thành công trong công việc.

- Định hướng việc làm giúp cho sinh viên tránh được những sai lầm từ những thế hệ đi

trước, để tìm ra cho mình một con đường đi đúng đắn.

• Đối với gia đình và xã hội

- Giúp cho tình trạng làm trái ngành, trái nghề ít đi và tạo điều kiện cho sự chuyên môn hóa

được đẩy lên, giúp cho xã hội phát triển nhanh.

- Khi mà sinh viên chọn được đúng ngành, đúng nghề sau khi ra trường đi làm sẽ hăng say

với công việc giúp cho năng suất của ngành tăng lên, đồng thời tạo thêm được của cải, vật

chất để nuôi sống bản thân, gia đình và xã hội.

- Giảm thiểu việc thất nghiệp trong xã hội, bớt đi gánh nặng cho toàn xã hội.

- Giảm thiểu những tệ nạn xã hội, tạo điều kiện cho mọi người dân được sống yên bình

2.2. Mô hình nghiên cứu việ định hướng nghề nghiệp của sinh viên Viện Kinh Tế và

Quản

Định

hướng

nghề

nghiêp

Theo đam mê

Định hướng theo

khả năng bản thân

Định hướng theo

gia đình

Xu hướng xã hội

Định hướng theo

cảm tính

Giải pháp

PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Phương pháp nghiên ứu

• Nghiên ứu qua tài liệu

• Nghiên cứu thực tế

- Nghiên cứu định tính

+ Thảo luận nhóm, đọc tài liệu qua các trang báo online và tiến hành hỏi trực tiếp các bạn

sinh viên để tìm ra các xu hướng xã hội.

+ Thông qua các sinh viên viện Kinh Tế và Quản Lý phỏng vấn xu hướng chọn nghề

nghiệp của các bạn.

- Nghiên cứu định lượng

+ Nghiên cứu mẫu là sinh viên viện Kinh Tế và Quản Lý.

+ Với dự định mẫu là khoảng: 50 sinh viên

+ Phương pháp lấy mẫu là thuận tiện, các câu hỏi điều tra được gửi qua mail hoặc là post

lên các trang facebook trong các grup của sinh viên viện Kinh Tế và Quản Lý. Sau đó tổng

hợp số liệu thu được.

• Xây dựng bản câu hỏi

Các bước xây dựng bản câu hỏi

- Tổng hợp các xu hướng chọn nghề của sinh viên ngày nay.

- Thảo luận nhóm đưa ra những câu hỏi có liên quan đến đề tài, sau đó tổng hợp lại và đưa

ra các câu hỏi cần thiết và gắn sát với mục tiêu nghiên cứu.

- Viết nháp bản câu hỏi.

- Tiến hành điều tra thử.

- Hỏi giảng viên hướng dẫn sau đó sửa đổi và bổ sung cho bản câu hỏi.

- Đưa ra bản câu hỏi chính.

- Tiến hành khảo sát trên sinh viên của viện Kinh Tế và Quản Lý.

• Xử lí dữ liệu

- Xây dựng phiếu điều tra thông qua google biểu mẫu.

- Các bước tiến hành điều tra và thu kết quả

+ Bước 1: thiết kế bản câu hỏi dạng word.

+ Bước 2: gửi bản câu hỏi qua mail và qua facebook vào các trang nhóm của sinh viên viện

Kinh Tế và Quản Lý.

+ Bước 3: tiến hành điều tra.

+ Bước 4: thu lại kết quả.

- Tổng hợp dữ liệu và phân tích qua phần mềm Excel.

3.2. Kết quả nghiên cứu

Sau khi gửi đi bản câu hỏi thu về được 46 phiếu trả lời từ sinh viên của viện Kinh Tế và

Quản Lý.

Bảng 1: Thể hiện định hướng của sinh viên:

Định hướng nghề nghiệp của sinh viên Số sinh viên

Theo xu hướng xã hội 18

Theo sự lựa chọn của gia đình 13

Theo đam mê - sở thích của bản thân 6

Theo khả năng của bản thân 6

Chọn theo cảm tính 3

Dựa vào bảng trên cho thấy có:

+ 39.1% sinh viên của viện lựa chọn theo xu hướng xã hội.

+ 28.3% sinh viên chịu sự tác động từ gia đình.

+ 13.0% sinh viên chọn theo đam mê – sở thích của bản thân.

+ 13.0% sinh viên chọn theo khả năng của bản thân mình.

+ 6.6% sinh viên chọn theo cảm tính.

Sau khi nghiên cứu và tiến hành điều tra, nhóm cũng thấy có sự khác biệt giữa xu hướng

chọn nghề của các vùng với nhau đó là giữa nông thôn và thành thị.

Bảng 2: định hướng nghề nghiệp của sinh viên nông thôn:

Định hướng nghề nghiệp của sinh viên Tần suất ( % )

Theo xu hướng xã hội 45.2

Theo sự lựa chọn của gia đình 19.4

Theo đam mê - sở thích của bản thân 12.9

Theo khả năng của bản thân 12.9

Chọn theo cảm tính 9.6

Bảng 3: định hướng nghề nghiệp của sinh viên thành thị:

Định hướng nghề nghiệp của sinh viên Tần suất ( % )

Theo xu hướng xã hội 26,7

Theo sự lựa chọn của gia đình 46,7

Theo đam mê - sở thích của bản thân 13,3

Theo khả năng của bản thân 13,3

Chọn theo cảm tính 0

Từ bảng 2 và bảng 3 cho thấy đa phần sinh viên ở nông thôn chọn nghề nghiệp theo xu

hướng xã hội và ít sinh viên chịu sự tác động của gia đình trong vấn đề chọn nghề nghiệp

tương lai cho mình, song vẫn còn sinh viên chọn nghề nghiệp để theo học là theo cảm tính.

Còn đối với với sinh viên thành thị đa số chịu sự tác động của gia đình trong việc lựa chọn

định hướng nghề nghiệp của mình và gần như là không có sinh viên lựa chọn theo cảm tính.

Do mẫu nghiên cứu nhỏ, đồng thời cách chọn mẫu là thuận tiện nên không thể có

được số sinh viên của hai vùng bằng nhau, khiến kết quả thu được có tính chính xác không

cao.

PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP

4.1. Kết luận

• Đa số sinh viên của viện Kinh Tế và Quản Lí lựa chọn định hướng nghề nghiệp theo xu

hướng xã hội và chịu sự tác động của gia đình, điều này cũng hiểu do viện Kinh Tế và Quản

lí đào tạo những nghành nghề mà hiện nay nền kinh tế của Việt Nam đang rất cần, những

nghành này cũng dễ kiếm tiền và đem lại địa vị cho người theo học.

• Cũng có nhiều sinh viên lựa chọn theo hai xu hướng đó là niềm đam mê – sở thích và khả

năng của bản thân điều đó cho thấy những sinh viên này có được một sự lựa chọn đúng đắn

khi mà vừa đáp ứng được nhu cầu xã hội cũng vừa đáp ứng được khả năng của bản thân.

• Lại có một số ít sinh viên lựa chọn nghề theo cảm tính của mình mà không để ý đến khả

năng của mình liệu có đủ để theo học không. Đây quả là một sự lựa chọn sai lầm của một số

ít sinh viên trong nhóm này.

4.2. Giải pháp

a. Đối với xã hội và gia đình

- Đối với xã hội:

+ Nhà nước nên chú trọng tới việc tạo thêm việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

+ Chú trọng tới việc tuyển dụng sao cho đúng ngành đúng nghề.

+ Giảm việc coi trọng bằng cấp trong xã hội, làm cho sự công bằng trong lao động giữa

những người học nghề và có bằng đại học.

- Đối với gia đình:

+ Cần tìm ra năng khiếu bẩm sinh, tính cách, sở trường của con em mình để định hướng

đúng nghề nghiệp cho con mình.

+ Nên chú trọng quan tâm con em mình hơn, để biết sở thích của con mình với ngành nghề

nào, từ đó hướng con em mình tới. Không nên ép buộc con em mình chọn ngành này, ngành

kia hay cấm đoán con em mình chọn nghề nghiệp theo niềm đam mê của chúng.

+ Cân đối giữa khả năng xã hội cần bao nhiêu lao động của ngành nghề này trong một năm

với chỉ tiêu đào tạo sinh viên, tránh đào tạo một ngành nghề nào đó mà vượt quá nhu cầu

của xã hội.

b. Đối với bản thân mỗi sinh viên

- Nếu thấy mình có năng khiếu, sở trường hay tính cách trời sinh phù hợp với ngành nghề

nào thì nên lựa chọn để theo học.

- Không nên từ bỏ ước mơ của của mình một cách dễ dàng vì có thể ngành nghề đó phù hợp

với khả năng của bạn hơn thì sao.

- Không nên chạy theo xu hướng xã hội vì có thể ở thời điểm hiện tại ngành nghề này đang

“hot” nhưng biết đâu khi bạn ra trường nó lại thừa quá nhiều sinh viên, khi đó khả năng bạn

xin được việc sẽ giảm đi rất nhiều.

- Chuyên tâm học tập và trau dồi kiến thức liên quan đến ngành nghề của bạn đang học,

điều đó sẽ rất tốt cho bản thân sau khi tốt nghiệp.

4.3. Những hạn chế trong khi nghiên cứu

- hi tiến hành nghiên cứu nhóm vẫn chưa có được tính thống nhất, mọi người còn lúng

túng và không có kinh nghiệm làm việc nhóm nên nhiều khi xảy ra tranh cãi.

- Thời gian làm báo cáo gấp nên chưa thể đáp ứng được yêu cầu của đề tài.

- Mẫu chọn nghiên cứu còn ít, do lấy mẫu thuận tiện nên trong việc so sánh định hướng

chọn nghề giữa nông thôn và thành thị không được chuẩn xác.

- Khi gửi bản câu hỏi, có nhiều anh / chị / bạn của viện không có phản hồi nên mẫu so với

dự kiến không thu được đủ số liệu.

- Lí thuyết về nghiên cứu khoa học chưa nắm bắt rõ nên có nhiều phần thiếu sót, hoặc là sai

so với lí thuyết

PHỤ LỤC

ẢN C H KHẢ SÁT

KHẢ SÁT ĐỊNH CỦA SINH VIÊN VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÍ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.

Chào anh/ chị/ bạn! Tôi là sinh viên viện Kinh Tế và Quản Lí trường Đại Học Bách Khoa

Hà Nội. Tôi đang thực hiện nghiên cứu định hướng nghề nghiệp của sinh viên viện Kinh Tế

và Quản Lí trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, để phục vụ cho bài báo cáo bộ môn phương

pháp nghiên cứu trong kinh doanh.

Bảng câu hỏi dưới đây là một phần rất quan trọng trong nghiên cứu của chúng tôi.

Rất mong anh/ chị bạn trả lời bảng hỏi này.

Xin cảm ơn!

Chúc anh/ chị bạn một ngày nhiều niềm vui, may mắn và hạnh phúc!

Trước tiên anh chị bạn cho tôi hỏi:

1. Anh/ chị bạn có phải là sinh viên viện kinh tế và quản lí không?

(nếu không phải xin dừng lại, chân thành cảm ơn!)

a. có b. không

2. Họ và tên của anh/ chị: …………………………………………………….

3. Ngày sinh: ………………………………………………………………….

4. Quê quán: …………………………………………………………………..

5. Anh/ chị bạn là sinh viên năm mấy?

a. Năm nhất

b. Năm hai

c. Năm ba

d. Năm tư

e. Khác: ………………………………………………………………………

6. Anh/ chị bạn định hướng nghề nghiệp theo xu hướng nào?

a. Theo lựa chọn của gia đình

b. Theo xu hướng xã hội

c. Theo sở thích và đam mê của bản thân

d. Theo khả năng của bản thân

e. Chọn theo cảm tính

7. Anh/ chị bạn thích định hướng nghề nghiệp của mình như thế nào?

a. theo lựa chọn của gia đình

b. theo xu hướng của xã hội

c. theo khả năng xủa bản thân

d. theo niềm đam mê và sở thích của bản thân

e. chọn theo cảm tính

8. Anh/ chị bạn có thường nghĩ về công việc của mình trong tương lai không?

a. bất cứ lúc nào

b. thỉnh thoảng

c. chẳng bao giờ

9. Theo anh/ chị bạn việc đổ xô vào các ngành nghề đang “hot” hiện nay của sinh viên như

thế nào?

a. đúng

b. bình thường

c. sai

10. Theo anh/ chị bạn việc đổ xô ấy là có lợi hay có hại cho bản thân sinh viên?

a. lợi

b. không lợi cũng chẳng hại

c. hại

11. Gia đình có tác động đến việc chọn nghề nghiệp của anh/ chị bạn như thế nào?

a. dường như chẳng có chút gì

b. một ít

c. vừa phải

d. nhiều

e. lúc nào cũng nhắc

12. Anh/ chị bạn nghĩ như thế nào về số người thất nghiệp của việt nam hiện nay?

1 2 3 4

rất nhiều ít

13. Nhu cầu xã hội đối với nghề nghiệp mà anh chị lựa chọn như thế nào?

1 2 3 4 5

không cần nhiều cần rất nhiều

14. Theo anh/ chị bạn yếu tố nào quan trọng nhất khi lựa chọn nghề nghiệp của bản thân?

a. biết được điểm mạnh điểm yếu của bản thân

b. biết được nghành nào đang “hot”

c. sự yêu thích thật sự về nghề nghiệp

d. tính cần thiết của xã hội

e. vừa phù hợp với bản thân, vừa phù hợp với xã hội

f. khác:…………..…………………………………………………….

15. Theo anh/ chị bạn nhà tuyển chọn nhân viên hiện tại và tương lai họ cần tuyển những

nhân viên như thế nào?

a. có trình độ chuyên môn tốt

b. có trình độ chuyên môn vừa phải

c. có kinh nghiệm

d. chưa có kinh nghiệm

e. khác: ………………………………………………………………….

16. Theo anh/ chị bạn yếu tố quyết đinh đến thành công của nghề nghiệp là gì?

a. nhiều tiền

b. cuộc sống ổn định

c. công việc ổn định

d. không quan trọng

e. khác: ………………….……………………………………………..

17. Anh/ chị bạn định sau này ra trường sẽ chọn nghề như thế nào?

a. phù hợp với nghành mình học trên đại học

b. không phù hợp với nghành mình học trên đại học

c. gặp đâu làm đó tránh thất nghiệp

d. khác: ………………………………………………………………….

18. Anh/ chị bạn định sau này làm việc cho doanh nghiệp như thế nào?

a. doanh nghiệp nhà nước

b. doanh nghiệp tư nhân trong nước

c. doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

d. khác:…………………………………………………………………….

19. Anh/ chị bạn có mong muốn như thế nào về khả năng của mình sau này?

a. có trình độ chuyên môn tốt

b. có trình đọ ngoại ngữ tốt

c. có năng lực làm việc tốt

d. có người quen nơi làm việc

e. khác: ……………………………………………………………………

20. Theo anh/ chị bạn trình độ chuyên môn và ngoại ngữ có quan hệ như thế nào?

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

………………………………………………..

21. Theo anh/ chị bạn việc làm đúng ngành mình học có quan trọng không? Vì sao?

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………

Cảm ơn anh/ chị bạn đã trả lời phần câu hỏi của chúng tôi. Sự đóng góp khách quan này

thực sự có ý nghĩa đối với nghiên cứu của tôi. Còn rất nhiều điều tôi muốn tham khảo ý kiến

các anh/ chị bạn qua bảng câu hỏi này, tuy nhiên vì thời gian hạn chế của các anh/ chị bạn,

nên tôi chỉ nêu được những câu hỏi cơ bản nhất. Tôi cũng rất mong nhận được nhiều hơn

nữa các chia sẻ tài liệu, gợi ý...) của các bạn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Thu Thủy – “ Trăn trở việc làm” – Báo Lao Động và Xã Hội

2. Chu Phương Anh – “Quản lí nhà nước về đào tạo cho thanh niên” – Tạp chí Thanh

Niên

3. Đàm Thu Thủy – “Sinh viên với vẫn đề việc làm” – Tạp chí Thanh Niên

4. GS.TS Phạm Minh Hạc – “Suy nghĩ về phương hướng và phương pháp chấn chỉnh

và tiếp tục đổi mới giáo dục Đại Học” – Báo giáo Dục và Thời Đại

5. Tâm Anh – “Cần có định hướng nghề nghiệp cho thanh niên” – Tạp chí Thanh Niên


Recommended