+ All Categories
Home > Documents > Offical Version

Offical Version

Date post: 11-Nov-2023
Category:
Upload: independent
View: 0 times
Download: 0 times
Share this document with a friend
57
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HCHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA ĐIỆN TVIỄN THÔNG BÁO CÁO THỰC TP TT NGHIP TRUNG TÂM VIỄN THÔNG 3 NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN TTRUYỀN THÔNG Giảng viên hƣớng dn : TS. HVĂN CỪU Sinh viên thực hin : NGUYN PHM NHẬT TOÀN Mã số sinh viên : 3111500034 Lp : DDT1111 Thành phố Bo Lộc, năm 2015
Transcript

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRUNG TÂM VIỄN THÔNG 3

NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ TRUYỀN THÔNG

Giảng viên hƣớng dẫn : TS. HỒ VĂN CỪU

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN PHẠM NHẬT TOÀN

Mã số sinh viên : 3111500034

Lớp : DDT1111

Thành phố Bảo Lộc, năm 2015

i

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRUNG TÂM VIỄN THÔNG 3

NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ TRUYỀN THÔNG

Giảng viên hƣớng dẫn : TS. HỒ VĂN CỪU

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN PHẠM NHẬT TOÀN

Mã số sinh viên : 3111500034

Lớp : DDT1111

Thành phố Bảo Lộc, năm 2015

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong cuộc sống, không có sự thành công nào là không gắn liền với sự hỗ

trợ, giúp đỡ từ những ngƣời xung quanh, dù nhiều hay ít, dù trực tiếp hay gián tiếp.

Lời đầu tiên, em xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô Trƣờng

Đại học Sài Gòn nói chung cũng nhƣ trong khoa Điện Tử - Viễn thông nói riêng đã

tận tình dạy bảo, truyền đạt những kiến thức bổ ích và quý báu cho em trong suốt

hơn 4 năm học tập vừa qua. Tất cả các kiến thức ấy sẽ là nền tảng, là hành trang cần

thiết và vững chắc cho bản thân em sau này.

Tiếp theo em xin gửi làm cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo và các anh chị

trong Trung Tâm Viễn thông 3 – VNPT Lâm Đồng đã tạo điều kiện thuận lợi cho

em đƣợc thực tập tại đơn vị, tận tình giúp đỡ cho em có cơ hội đƣợc cọ xát, áp dụng

những kiến thức đã đƣợc học vào thực tế, qua đó tích lũy kinh nghiệm làm việc sau

này.

Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc đến thầy

TS. Hồ Văn Cừu – Trƣởng Khoa Điện Tử Viễn thông trƣờng Đại học Sài Gòn và

chú Nguyễn Công Trình – cán bộ Tổ Ứng cứu Thông tin Trung Tâm Viễn thông 3

là những ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, góp ý, chỉnh sửa cho em hoàn thành cuốn

báo cáo thực tập này.

Cuối cùng em xin kính chúc sức khỏe dồi dào và thành công trong công việc

tới tất cả quý thầy cô trƣờng Đại học Sài Gòn cũng nhƣ Ban lãnh đạo, anh chị trong

Trung Tâm Viễn thông 3.

Em xin chân thành cảm ơn!

Bảo Lộc, ngày 14 tháng 10 năm 2015

Sinh viên thực hiện

NGUYỄN PHẠM NHẬT TOÀN

iii

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHẬN XÉT THỰC TẬP

Họ và tên sinh viên : NGUYỄN PHẠM NHẬT TOÀN

Mã sinh viên : 3111500034

Khoá học : 2011 - 2016

1. Thời gian thực tập : từ 07/09/2015 đến 17/10/2015

2. Bộ phận thực tập :

............................................................................................................................

............................................................................................................................

3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật :

............................................................................................................................

............................................................................................................................

............................................................................................................................

4. Kết quả thực tập theo đề tài :

............................................................................................................................

............................................................................................................................

............................................................................................................................

............................................................................................................................

5. Nhận xét chung :

............................................................................................................................

............................................................................................................................

............................................................................................................................

6. Chấm điểm của Cán bộ hƣớng dẫn (thang điểm 10):………………………

...……, ngày…..tháng….năm 2015

Cán bộ hƣớng dẫn của cơ quan đến thực tập Thủ trƣởng cơ quan (ký và ghi rõ họ tên) (ký tên và đóng dấu)

iv

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN :

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

………, ngày….tháng….năm 2015

GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN

(ký và ghi rõ họ tên)

v

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA ...................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii

NHẬN XÉT THỰC TẬP .......................................................................................... iii

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN : ................................................. iv

MỤC LỤC ................................................................................................................... v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG .................................................................. xii

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

CỦA TRUNG TÂM VIỄN THÔNG 3 .................................................................... 3

1.1. Thông tin về đơn vị thực tập ...................................................................... 3

1.1.1. Giới thiệu chung về công ty .................................................................... 3

1.1.2. Sơ lƣợc lịch sử hình thành và phát triển ................................................ 3

1.2. Chức năng, tổ chức nhân sự, nhiệm vụ và các lĩnh vực hoạt động ......... 4

1.2.1. Chức năng ............................................................................................... 4

1.2.2. Tổ chức nhân sự, nhiệm vụ ..................................................................... 5

1.2.3. Lĩnh vực hoạt động ................................................................................. 6

1.2.4. Cơ sở vật chất .......................................................................................... 6

1.2.5. Doanh thu kinh doanh ............................................................................. 7

1.3. Thông tin về công việc thực tập của sinh viên .......................................... 8

PHẦN 2: TÌM HIỂU VỀ MÔ HÌNH MẠNG VIỄN THÔNG TẠI TRUNG

TÂM VIỄN THÔNG 3 .............................................................................................. 9

CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CẤU HÌNH MẠNG TẠI TRUNG TÂM

VIỄN THÔNG 3 .................................................................................................... 9

1.1. Mạng chuyển mạch PSTN .......................................................................... 9

1.1.1. Tổng quan về mạng chuyển mạch PSTN ................................................ 9

1.1.2. Mạng chuyển mạch PSTN tại TTVT3 .................................................. 12

1.2. Mạng Internet băng rộng.......................................................................... 13

1.2.1. Tổng quan về mạng Internet băng rộng ................................................ 13

1.2.2. Phân loại dịch vụ Internet băng rộng .................................................... 13

1.2.3. Mạng Internet băng rộng cáp quang ..................................................... 15

vi

1.3. Mạng truyền dẫn quang TTVT3 .............................................................. 21

1.4. Cấu hình mạng LAN TTVT3 ................................................................... 22

CHƢƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH IPTV TẠI

TRUNG TÂM VIỄN THÔNG 3 ......................................................................... 24

2.1. IPTV là gì? ................................................................................................. 24

2.2. Một số đặc tính của IPTV ......................................................................... 24

2.2.1. Tích hợp đa dịch vụ .............................................................................. 24

2.2.2. Tính tƣơng tác, cá nhân hóa cao ........................................................... 24

2.2.3. Yêu cầu băng thông thấp ....................................................................... 25

2.2.4. Dịch thời gian ........................................................................................ 25

2.2.5. Kiểm soát nội dung chƣơng trình ......................................................... 25

2.2.6. Đa truy cập ............................................................................................ 25

2.3. Kiến trúc mạng IPTV................................................................................ 25

2.3.1. Trung tâm dữ liệu IPTV ........................................................................ 26

2.3.2. Mạng truy cập băng rộng ...................................................................... 26

2.3.3. Thiết bị ngƣời dùng ............................................................................... 26

2.3.4. Mạng gia đình ....................................................................................... 26

2.4. Dịch vụ IPTV ............................................................................................. 26

2.4.1. Mô hình cung cấp dịch vụ IPTV ........................................................... 26

2.4.2. Các dịch vụ IPTV .................................................................................. 28

2.4.3. Mô hình chức năng của hệ thống dịch vụ IPTV ................................... 28

2.5. Cấu trúc chi tiết mạng dịch vụ IPTV ...................................................... 30

2.5.1. Hệ thống thiết bị Head End ................................................................... 31

2.5.2. Mạng truyền dẫn tập hợp Aggregation ................................................. 33

2.5.3. Hệ thống thiết bị Home End ................................................................. 36

2.6. Dịch vụ IPTV tại TTVT3 .......................................................................... 38

2.6.1. Sơ đồ tổng quát dịch vụ IPTV tại TTVT3 ............................................ 38

2.6.2. Mô hình hoạt động ................................................................................ 39

2.6.3. Dịch vụ VOD ........................................................................................ 41

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 44

vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

STT Tên sơ đồ, hình vẽ Trang

1 Sơ đồ 1.1: Bộ máy tổ chức của TTVT3 5

2 Hình 1.1: Quan sát và thực hành hàn nối cáp quang. 8

3 Hình 1.2: Mô hình chuyển mạch trong mạng PSTN 10

4 Hình 1.3: Quá trình thiết lập cuộc gọi 2 thuê bao mạng PSTN 11

5 Hình 1.4: Mô hình mạng chuyển mạch PSTN tại TTVT3 12

6 Hình 1.5: Mô hình cơ bản của mạng ADSL 14

7 Hình 1.6: Cấu trúc của sợi quang 15

8 Hình 1.7: Đƣờng truyền của ánh sáng trong sợi SM. 15

9 Hình 1.8: Đƣờng truyền của ánh sáng trong sợi MM: SI và GI. 16

10 Hình 1.9: Dây nhảy quang (path cord). 16

11 Hình 1.10: các loại giao diện đầu nối (connector). 16

12 Hình 1.11: Ethernet Media converter sử dụng một đôi cáp quang. 17

13 Hình 1.12: WDM media converter sử dụng một sợi cáp quang 17

14 Hình 1.13: Converter AMP – Tyco Electronic. 17

15 Hình 1.14: Wireless Router và Broadband Router. 18

16 Hình 1.15: Thiết bị Optical CPE. 18

17 Hình 1.16: Mô hình mạng quang chủ động AON. 19

18 Hình 1.17: Mô hình mạng quang thụ động PON 20

19 Hình 2.18: Mô hình mạng dịch vụ cáp quang FTTH tại TTVT3 21

20 Hình 1.19: Hệ thống các tuyến truyền dẫn cáp quang tại TTVT3 22

21 Hình 1.20: Sơ đồ mạng LAN của TTVT3 22

22 Hình 2.1: Mô hình hệ thống IPTV end-to-end 25

viii

STT Danh sách các sơ đồ, hình vẽ Trang

23 Hình 2.2: Mô hình cung cấp dịch vụ IPTV 27

24 Hình 2.3: Mô hình các khối chức năng dịch vụ IPTV 29

25 Hình 2.4: Hệ thống tổng thể mạng dịch vụ IPTV 31

26 Hình 2.5: Cấu trúc IPTV Middleware Server. 33

27 Hình 2.6: Lƣu thông luồng unicast trong IPTV 34

28 Hình 2.7: Lƣu thông luồng multicast trong IPTV 34

29 Hình 2.8: Mô hình tập trung 35

30 Hình 2.9: Mô hình phân tán 36

31 Hình 2.10: Mô hình ngang hàng P2P 36

32 Hình 2.11: Cấu trúc của một STB 37

33 Hình 2.12: Quá trình xử lý tín hiệu trong STB. 37

34 Hình 2.13: Cấu hình mạng dịch vụ IPTV tại TTVT3 38

35 Hình 2.14: Sơ đồ dịch vụ IPTV cho khách hàng tại TTVT3 39

36 Hình 2.15: Các PVC khác nhau kết nối đến các VLAN khác nhau 40

37 Hình 2.16: Truy cập đầu cuối và địa chỉ IP. 40

38 Hình 2.17: Lƣu lƣợng multicast. 41

39 Hình 2.18: Cơ chế hoạt động của dịch vụ VOD. 41

ix

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết

tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

A

ADSL Asymmetric Digital Subscriber

Line

Đƣờng dây thuê bao số bất đối

xứng

AON Active Optical Network Mạng quang tích cực

ATM Asynchronous Transfer Mode Phƣơng thức truyền không đồng

bộ

B

BRAS Broadband Remote Access Server Máy chủ truy cập băng rộng từ xa

C

CAS Channel Associated Signaling Báo hiệu kênh riêng

CCS Common Channel Signalling Báo hiệu kênh chung

D

DHCP Dynamic Host Configuration

Protocol Giao thức cấu hình động máy chủ

DLU Digital Line Unit Đơn vị đƣờng dây số

DRM Digital Rights Management Quản lý bản quyền nội dung số

DSLAM Digital Subscriber Line Access

Multiplexer Bộ ghép kênh truy cập đƣờng dây

thuê bao số

E

EWSD Electronic Worldwide Switch

Digital Tổng đài điện tử số toàn cầu

F

FDM Frequency Division Multiplexing Ghép kênh phân chia theo tần số

FTTH Fiber To The Home Cáp quang tới nhà

H

HIS High Internet Speed Internet tốc độ cao

x

Chữ viết

tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

I

IEEE Institute of Electrical and

Electronics Engineers Viện kỹ thuật điện và điện tử

IGMP Internet Group Management

Protocol Giao thức Internet quản lý nhóm

IPTV Internet Protocol Television Truyền hình giao thức Internet

ISDN Integrated Services Digital

Network Mạng dịch vụ số tích hợp

L

LAN Local Area Network Mạng cục bộ

LTG Line Trunk Group Nhóm đƣờng dây trung kế

M

MANE Metropolitan Area Network

Ethernet Mạng Ethernet khu vực đô thị

MPEG Moving Picture Experts Group

N

NTSC National Television System

Committee

O

ODN Optical Distribution Network Mạng phân phối quang

OLT Optical Line Terminal Đầu cuối đƣờng dây quang

ONT Optical Network Terminal Đầu cuối mạng quang

OSI Open Systems Interconnection Mô hình tham chiếu hệ thống các

kết nối mở

P

PAL Phase Alternating Line

PAX Private Branch Exchange Tổng đài nội bộ

PCM Pulse Code Modulation Điều chế xung mã

PDC Primary Digital Carrier Đƣờng truyền số sơ cấp

xi

Chữ viết

tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

PON Passive Optical Network Mạng quang thụ động

PSTN Public Switching Telephone

Network

Mạng chuyển mạch điện thoại

công cộng

R

RTP Real Time Transport Protocol Giao thức truyền tải thời gian

thực

RTSP Real Time Streaming Protocol Giao thức tạo dòng thời gian thực

S

SDC Secondary Digital Carrier Đƣờng dây số thứ cấp

SDH Synchronous Digital Hierarchy Phân cấp số đồng bộ

STB Set Top Box Bộ giải mã tín hiệu trong IPTV

T

TDM Time Division Multiplexing Ghép kênh phân chia theo thời

gian

TTVT3 Trung Tâm Viễn thông 3

U

UDP User Datagram Protocol Giao thức gói tin ngƣời dùng

V

VNPT Vietnam Posts and

Telecommunications Group

Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông

Việt Nam

VOD Video On Demand Truyền hình theo yêu cầu

VoIP Voice over Internet Protocol Điện thoại qua giao thức Internet

W

WAN Wide Area Network Mạng diện rộng

WDM Wavelength division multiplexing Ghép kênh theo bƣớc sóng

xii

DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG

STT Tên bảng Trang

1 Bảng 1.1: Cơ cấu lao động TTVT3. 6

2 Bảng 1.2: Số thuê bao hiện có tính tới tháng 8/2015 của

TTVT3 7

3 Bảng 1.3: Doanh thu kinh doanh một số dịch vụ của TTVT3

giai đoạn năm 2014-2015 7

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Phạm Nhật Toàn 1 GVHD: TS. Hồ Văn Cừu

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam là một đất nƣớc đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại

hóa. Đóng góp vào sự phát triển đó có một phần không nhỏ của ngành Viễn thông.

Ngày nay nhờ vào những tiến bộ vƣợt bậc trong khoa học kỹ thuật, Internet băng

rộng không những đã rút ngắn khoảng cách về không gian, thời gian mà còn mạng

lại cho mọi ngƣời, mọi quốc gia những lợi ích to lớn. Tốc độ truy cập Internet ngày

càng đƣợc cải thiện, kéo theo đó các dịch vụ viễn thông cũng trở nên đa dạng và

phong phú hơn. Qua đó, nhằm giảm chi phí giá thành xuống còn chất lƣợng dịch vụ

vụ đƣợc nâng cao, đáp ứng đa dạng nhu cầu sử dụng của khách hàng.

Internet cáp quang băng rộng FTTH và truyền hình Internet IPTV là một

trong những dịch vụ mới có bƣớc phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây.

FTTH sử dụng đƣờng truyền bằng cáp quang thay thế cho đƣờng truyền cáp đồng

truyền thống trong dịch vụ ADSL.Vì vậy, FTTH cho tốc độ truy cập Internet nhanh

hơn, ít suy hao tín hiệu hơn nhiều lần ADSL. Với dịch vụ IPTV, nó đã thay đổi định

nghĩa xem truyền hình truyền thống của con ngƣời. Ngƣời xem ngày nay có thể

xem bất kỳ chƣơng trình truyền hình nào mình thích với bất kỳ thời gian nào mà

không phải phụ thuộc vào nhà đài nhƣ trƣớc kia.

Để hiểu rõ hơn về 2 dịch vụ này, ta sẽ đi chi tiết vào nghiên cứu qua cuốn

báo cáo thực tập chuyên đề: “Tìm hiểu mô hình cung cấp dịch vụ Trung Tâm Viễn

thông 3”

2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là 2 dịch vụ chính: FTTH và IPTV. Bên

cạnh đó, dịch vụ mạng chuyển mạch công cộng truyền thống PSTN cũng sẽ đƣợc đề

cập tới trong báo cáo.

Đề tài đƣợc nghiên cứu trong phạm vi Trung Tâm Viễn thông 3 – Đơn vị

thành viên trực thuộc VNPT Lâm Đồng. Các số liệu, thông tin nội bộ đƣợc sử dụng

trong khoảng thời gian 2 năm trờ lại (2014 - 2015) dƣới sự cho phép của Ban lãnh

đạo đơn vị.

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Phạm Nhật Toàn 2 GVHD: TS. Hồ Văn Cừu

3. Phƣơng pháp nghiên cứu

Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong cuốn báo cáo thực tập :

- Phƣơng pháp thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau: nội bộ, Internet.

- Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin, số liệu thu đƣợc.

- Phƣơng pháp so sánh và rút ra kết luận.

4. Bố cục đề tài

Kết cấu đề tài gồm 2 phần chính:

- Phần 1: Giới thiệu chung và tổ chức quản lý hoạt động của trung tâm

viễn thông 3.

- Phần 2: Tìm hiểu về mô hình mạng viễn thông tại TTVT3.

+ Chƣơng I: Giới thiệu về cấu hình mạng viễn thông tại TTVT3.

+ Chƣơng II: Giới thiệu về dịch vụ truyền hình IPTV tại TTVT3.

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Phạm Nhật Toàn 3 GVHD: TS. Hồ Văn Cừu

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ

HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM VIỄN THÔNG 3

1.1. Thông tin về đơn vị thực tập

1.1.1. Giới thiệu chung về công ty

- Tên đơn vị thực tập: Trung Tâm Viễn thông 3 (VNPT Lâm Đồng)

- Trụ sở chính: 79 Lý Tự Trọng – Phƣờng 1- Thành phố Bảo Lộc – Tỉnh

Lâm Đồng.

- Chi nhánh: 103 Lê Hồng Phong – Phƣờng 1 – Thành phố Bảo Lộc – Tỉnh

Lâm Đồng.

- Điện thoại: 0633 710777 - Fax: 0633 710333

- Mã số thuế: 5800001097

1.1.2. Sơ lƣợc lịch sử hình thành và phát triển

Trung Tâm Viễn thông 3 (TTVT3) là đơn vị kinh tế trực thuộc Viễn thông

Lâm Đồng. Tháng 5/2014 theo đề án tái cấu trúc của Tập đoàn Bƣu chính viễn

thông Việt Nam. Trung tâm Viễn thông 3 đƣợc thành lập theo Quyết định số

585/QĐ-VNPT-TCCB ngày 22/4/2014 của Tổng Giám đốc Tập đoàn Bƣu chính

Viễn thông Việt Nam, bao gồm 1 thành phố và 5 huyện phía Nam của tỉnh Lâm

Đồng: thành phố Bảo Lộc, huyện Di Linh, huyện Bảo Lâm, huyện Đạ Huoai, huyện

Đạ Tẻh, huyện Cát Tiên.

Hiện nay các đơn vị trực thuộc gồm có 5 Đài Viễn thông:

- Đài Viễn thông Di Linh

- Đài Viễn thông Bảo Lâm

- Đài Viễn thông Đạ Tẻh

- Đài Viễn thông Đạ Huoai

- Đài Viễn thông Cát Tiên

và 7 Tổ quản lý và sản xuất :

- Tổ Viễn thông Di Linh

- Tổ Viễn thông Bảo Lộc 1, 2, 3

- Tổ xử lý Ứng cứu thông tin

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Phạm Nhật Toàn 4 GVHD: TS. Hồ Văn Cừu

- Tổ cáp

- Tổ Tổng hợp.

1.2. Chức năng, tổ chức nhân sự, nhiệm vụ và các lĩnh vực hoạt động

1.2.1. Chức năng

TTVT3 là đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Viễn thông Lâm

Đồng, có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ chuyên ngành Viễn

thông - Công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố Bảo Lộc và các huyện: Di Linh,

Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đa Tẻh, Cát Tiên. Các chức năng chính:

- Tổ chức quản lý và thực hiện quy hoạch, phát triển mạng lƣới, thiết bị,

dịch vụ viễn thông – Công nghệ thông tin;

- Tổ chức xây dựng, lắp đặt, quản lý, vận hành, khai thác, bảo dƣỡng, sửa

chữa hệ thống trang thiết bị của mạng viễn thông – Công nghệ thông tin;

- Tổ chức quản lý vận hành, khai thác, bảo dƣỡng, sửa chữa cơ sở hạ tầng,

trạm BTS VNP; tiếp nhận xử lý sự cố ứng cứu thông tin cơ sở hạ tầng trạm BTS

VNP; quản lý các hợp đồng nhà trạm, hợp đồng điện phục vụ trạm BTS VNP;

- Khảo sát, tƣ vấn, thiết kế, giám sát, lắp đặt, thi công, bảo dƣỡng, xây dựng

các hệ thống, công trình viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông;

- Cung cấp dịch vụ viễn thông hệ I; tổ chức phục vụ đột xuất theo yêu cầu

của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phƣơng và cấp trên;

- Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi đƣợc Viễn thông Lâm

Đồng cho phép và phù hợp với quy định của pháp luật.

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Phạm Nhật Toàn 5 GVHD: TS. Hồ Văn Cừu

1.2.2. Tổ chức nhân sự, nhiệm vụ

Sơ đồ 1.1: Bộ máy tổ chức của TTVT3:

(Nguồn: Tổ Tổng hợp TTVT3 )

Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:

Ban Giám đốc: gồm chức danh Giám đốc và Phó Giám đốc, là những ngƣời

có quyền hạn cao nhất trong công ty, chịu mọi trách nhiệm pháp lý với Nhà nƣớc và

trực tiếp quản lý các khâu trọng yếu. Nhiệm vụ của Ban Giám đốc là trên cơ sở tiềm

lực hiện có của công ty phát huy tinh thần sáng tạo, đấy mạnh tinh thần kinh doanh.

Ban Giám đốc phải phân tích và nắm bắt nhanh mọi biện pháp đổi mới công nghệ

nâng cao năng lực quản lý và bồi dƣỡng cán bộ công nhân viên.

Tổ Tổng hợp: là bộ phận có chức năng tham mƣu cho Ban Giám đốc, thực

hiện công tác kế toán, tổ chức hành chính, nhân sự và lên kế hoạch phát triển công

ty.

Các đài Viễn thông: có nhiệm vụ thi công, lắp đặt, điều hành, bảo dƣỡng và

xử lý các thiết bị viễn thông.

Các Tổ kỹ thuật Viễn thông trực thuộc: tổ chức xử lý, ứng cứu thông tin

toàn Trung tâm về chuyển mạch và truyền dẫn. Giải quyết các sự cố về nguồn điện.

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Các đài Viễn

thông:

- Di Linh

- Bảo Lâm

- Đạ Tẻh

- Đạ Huoai

- Cát Tiên

Các Tổ kỹ thuật trực thuộc:

- Tổ Viễn thông Di Linh

- Tổ Viễn thông Bảo Lộc 1, 2, 3

- Tổ Ứng cứu thông tin

- Tổ cáp

Tổ Tổng hợp

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Phạm Nhật Toàn 6 GVHD: TS. Hồ Văn Cừu

Đặc điểm nhân sự của TTVT3 nhƣ sau:

Bảng 1.1: Cơ cấu lao động TTVT3.

Năm 2015

Tiêu chí Giá trị Tỷ lệ (%)

1. Tổng lao động (người) 130 100

Nam 124 95,38

Nữ 6 4,62

2. Trình độ (người)

Đại học, cao đẳng 65 50

Trung cấp 42 32,31

Sơ cấp 23 18,55

3. Độ tuổi trung bình (tuổi)

Nam 40

Nữ 30

(Nguồn: Tổ Tổng hợp TTVT3)

1.2.3. Lĩnh vực hoạt động

TTVT3 cung cấp các giải pháp công nghệ, thực hiện kinh doanh các sản

phẩm, dich vụ về Viễn thông nhƣ:

- Các dịch vụ cố định: điện thoại cố định, điện thoại G-phone, dịch vụ tổng

đài, đặt mua thiết bị G-phone.

- Các dịch vụ di động: sim Vinaphone trả trƣớc, di động Vinaphone trả sau,

kinh doanh sim thẻ, dịch vụ chọn số đẹp theo yêu cầu.

- Các dịch vụ Internet: ADSL MegaVNN, cáp quang FiberVNN (FTTH),

dịch vụ kênh thuê riêng

- Dịch vụ truyền hình MyTV.

- Các dịch vụ nội dung: tổng đài 1080 Lâm Đồng, đặt vé máy bay, hộp thƣ

thông tin, sổ liên lạc điện tử VNPT school.

1.2.4. Cơ sở vật chất

Dây chuyền thiết bị công nghệ tại TTVT3 đến từ các hãng nhƣ Siemens

(Tổng đài EWSD), Cisco( Switch Layer 2, router), HUAWEI ( IP-DSLAM, thiết bị

MAN-E, modem GPON,…). Toàn đơn vị hiện quản lý hơn 190 IP-DSLAM các

loại.

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Phạm Nhật Toàn 7 GVHD: TS. Hồ Văn Cừu

1.2.5. Doanh thu kinh doanh

Bảng 1.2: Số thuê bao hiện có tính tới tháng 8/2015 của TTVT3

Đơn vị tính: thuê bao

Dịch vụ

Khu vực

Cố

định ADSL FTTH IPTV Tổng

TP Bảo Lộc 16,703 13,523 721 3,487 34,434

Bảo Lâm 2,949 3,264 177 1,311 7,701

Di Linh 8,530 6,514 277 1,461 16,782

Đạ Huoai 1,352 1,152 130 595 3,229

Đạ Tẻh 1,405 1,335 101 750 3,591

Cát Tiên 1,336 848 118 594 2,896

Tổng cộng 32,275 26,636 1,524 8,198 68,633

(Nguồn: Tổ tổng hợp TTVT3)

Bảng 1.3: Doanh thu kinh doanh một số dịch vụ của TTVT3 giai đoạn

năm 2014-2015

Thuê bao phát

sinh cƣớc (TB)

Doanh thu tháng

(Triệu VNĐ)

Tăng/giảm doanh

thu tháng so với

cùng kì năm trƣớc

Doanh thu lũy

kế năm

(Triệu VNĐ)

Tên

dịch vụ

Tháng

12/2014

Tháng

8/2015

Tháng

12/2014

Tháng

8/2015

Tháng

12/2014

Tháng

8/2015

Năm

2014

Năm

2015

Cố định 30,820 28,448 1,491 1,327 -173 -141 18,345 10,962

MegaVNN 23,518 22,903 3,210 2,998 342 -129 37,397 25,342

FiberVNN 2,236 3950 969 1,203 309 291 10,164 8,445

MyTV 8,275 8,797 734 744 175 24 8,226 6,039

Tổng doanh

thu 64,839 64,098 6,404 6,273 653 44 74,133 50,788

(Nguồn: Tổ Tổng hợp TTVT3)

Nhận xét: xu thế phát triển chung hiện nay là các dịch vụ điện thoại cố định

đang có xu hƣớng giảm dần và thay thế đó là các dịch vụ di động, dịch vụ Internet

tốc độ cao sử dụng đƣờng truyền cáp quang.

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Phạm Nhật Toàn 8 GVHD: TS. Hồ Văn Cừu

1.3. Thông tin về công việc thực tập của sinh viên

Trong quá trình thực tập, em đã đƣợc các anh chị trong đơn vị thực tập

hƣớng dẫn một cách tận tình, cụ thể các công việc. Những việc em đã tham gia nhƣ:

- Tìm hiểu về cấu hình mạng của đơn vị thực tập: cấu hình mạng chuyển

mạch PSTN truyền thống, mạng Internet băng rộng, mạng truyền dẫn quang và

mạng máy tính nội bộ LAN của đơn vị.

- Tìm hiểu về các loại dịch vụ cung cấp của đơn vị nhƣ dịch vụ Internet cáp

quang Fiber FTTH, dịch vụ truyền hình Internet MyTV,…

- Quan sát và thực hành lắp đặt, đấu nối các thiết bị mạng: không dây và có

dây; hàn nối cáp quang các loại.

- Học tập và làm quen dần đƣợc tác phong làm việc có ý thức, tổ chức, kỷ

luật; khả năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc độc lập và theo nhóm.

- Tìm hiểu về các quy định an toàn kỹ thuật trong công ty.

Hình 1.1: Quan sát và thực hành hàn nối cáp quang.

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Phạm Nhật Toàn 9 GVHD: TS. Hồ Văn Cừu

PHẦN 2: TÌM HIỂU VỀ MÔ HÌNH MẠNG VIỄN THÔNG

TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG 3

CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CẤU HÌNH MẠNG TẠI TRUNG TÂM VIỄN

THÔNG 3

TTVT3 hiện nay có 4 cấu hình mạng chính:

- Mạng chuyển mạch PSTN.

- Mạng Internet băng rộng.

- Mạng truyền dẫn quang.

- Mạng máy tính nội bộ.

Mạng Internet băng rộng (sử dụng đƣờng truyền cáp quang) đang đƣợc đơn

vị ƣu tiên phát triển vì những ƣu điểm, lợi ích nó mang lại.

1.1. Mạng chuyển mạch PSTN

1.1.1. Tổng quan về mạng chuyển mạch PSTN

Khái niệm: PSTN – Public Switched Telephone Network: là mạng chuyển

mạch điện thoại công cộng hay còn đƣợc gọi là mạng điện thoại chuyển mạch

mạch( Circuit Switched Telephone Network). Hệ thống này đƣợc phát triển dựa

trên chuẩn ITU, sử dụng địa chỉ để định tuyến các cuộc gọi. PSTN dựa vào các số

thuê bao mà ngƣời dùng đƣợc cung cấp để chuyển mạch giữa các tổng đài.

Đặc điểm: PSTN là một hệ thống chuyển mạch kênh, sử dụng kết nối song

công, nghĩa là toàn bộ mạch này đƣợc thiết lập riêng cho ngƣời nghe và ngƣời gọi.

Hệ thống giành riêng một kênh truyền 64kbps, tần số thoại từ 300Hz – 3400Hz để

truyền tải tín hiệu thoại. Kênh truyền này bị chiếm dụng và phải đảm bảo trong suốt

quá trình liên lạc, cũng vì vậy mà chất lƣợng cuộc gọi trên mạng PSTN bao giờ

cũng tốt hơn trên mạng Internet nhƣng đổi lại chi phi đắt hơn rất nhiều – đặc biệt là

các cuộc gọi quốc tế. PSTN truyền tải các cuộc gọi điện thoại bằng tín hiệu tƣơng

tự, sử dụng cáp đồng xoắn từ ngƣời sử dụng đến nhà truyền tải.

Mô hình chuyển mạch mạng PSTN gồm 3 thành phần chính:

- Thiết bị đầu cuối (Subscriber): điện thoại hay tổng đài nội bộ PBX, là một

thiết bị điện tử - nơi tập trung tất cả các thiết bị nghe gọi (máy fax, điện thoại

bàn, ....) vào 1 chỗ để xử lý tất cả các cuộc gọi, tín hiệu trong mạng và ngoại mạng

một cách tiện lợi hơn.

- Tổng đài (Exchange): là một hệ thống có nhiệm vụ chuyển mạch, tạo

đƣờng kết nối giữa 2 thuê bao khi có yêu cầu và giải tỏa kết nối khi hết yêu cầu.

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Phạm Nhật Toàn 10 GVHD: TS. Hồ Văn Cừu

Đồng thời nó còn có các chức năng khác nhƣ đo lƣờng, điều khiển, tính cƣớc, …

Một số loại tổng đài nhƣ tổng đài nội hạt (LE: Local Exchange), tổng đài nội tỉnh (

Tandem Exchange), tổng đài đƣờng dài (TE: Toll Exchange). Trong đó, tổng đài

nội tỉnh có chức năng kết nối các tổng đài nội hạt trong cùng thành phố lại với nhau

còn tổng đài đƣờng dài thì kết nối các tổng đài nội hạt ở các thành phố khác nhau.

Ngoài ra ta còn có thêm tổng đài cửa ngõ quốc tế (Gateway Exchange), dùng để

định hƣớng và chuyển mạch các cuộc gọi vào mạng quốc tế, nối các quốc gia lại với

nhau.

- Kênh truyền dẫn: hữu tuyến, sử dụng cáp đồng hay cáp quang – gồm 2 loại:

+ Vòng lặp nội bộ (Local loop): là đƣờng truyền dẫn tín hiệu tƣơng tự

(Analog signal) bằng cáp đồng xoắn đôi từ thuê bao đến tổng đài, còn đƣợc gọi là

vòng thuê bao. Chiều dài của vòng lặp nội bộ từ vài km tới vài chục km.

+ Mạch liên đài hay trung kế ( Trunk line): là mạch kết nối liên lạc giữa các

tổng đài lại với nhau, tín hiệu truyền đi là tín hiệu số (Digital signal), sử dụng

đƣờng truyền cáp quang do dung lƣợng kênh truyền đi lớn và giảm đƣợc suy hao

khi khoảng cách truyền đi lớn. Trung kế tải cùng lúc nhiều cuộc điện thoại sử dụng

kỹ thuật ghép kênh theo tần số FDM hoặc theo thời gian TDM. Tùy thuộc vào tổng

đài đang kết nối mà trung kế đƣợc phân thành trung kế nội hạt hay liên tỉnh

Hình 1.2: Mô hình chuyển mạch trong mạng PSTN.

Quá trình thiệt lập cuộc gọi thoại trong mạng PSTN:

- Ngƣời dùng yêu cầu kết nối.

- Mạng báo hiệu thiết lập kết nối.

- Trao đổi thông tin.

- Ngƣời dùng gác máy.

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Phạm Nhật Toàn 11 GVHD: TS. Hồ Văn Cừu

- Mạng giải phóng tài nguyên của kết nối.

Hình 1.3: Quá trình thiết lập cuộc gọi giữa 2 thuê bao trong mạng PSTN

Một cuộc gọi thoại đƣợc tạo thành theo 3 pha: thiết lập cuộc gọi, duy trì kết

nối và giải phóng kết nối bằng cách sử dụng các hệ thống báo hiệu, là phƣơng tiện

để trao đổi thông tin và các lệnh từ điểm này đến điểm khác. Thông thƣờng, hệ

thống báo hiệu đƣợc chia làm 2 loại:

- Báo hiệu thuê bao: là loại báo hiệu giữa thiết bị đầu cuối với tổng đài,

thƣờng thiết bị đầu cuối là máy điện thoại.

- Báo hiệu trung kế: là quá trình báo hiệu giữa các tổng đài với nhau. Trong

báo hiệu trung kế, ngƣời ta chia ra làm 2 loại:

+ Báo hiệu kênh kết hợp CAS (báo hiệu kênh riêng): là hệ thống báo hiệu

trong đó thông tin báo hiệu nằm trong kênh thoại hoặc trong kênh có liên quan chặt

chẽ với kênh thoại.

+ Báo hiệu kênh chung CSS: là hệ thống báo hiệu mà trong đó thông tin báo

hiệu nằm trong một kênh tách biệt với các kênh thoại, kênh báo hiệu này đƣợc sử

dụng chung để báo hiệu cho một số lớn kênh thoại.

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Phạm Nhật Toàn 12 GVHD: TS. Hồ Văn Cừu

1.1.2. Mạng chuyển mạch PSTN tại TTVT3

EWSD

Exchange

Thiết bị

truyền dẫn

Bảo Lộc

(OSN,

Metro,…)

Truyền

dẫn tại các

trạm vệ

tinh LDLU

LTG

PAX

RDLU

PAX

Truyền dẫn

VTN

Truyền

dẫn tại các

trạm vệ

tinh

Truyền dẫn

tại Đà Lạt và

Đức Trọng

TELTEL

Host Đà Lạt

Host Đức Trọng

Cáp đồng,

tín hiệu

tƣơng tự

Cáp

quan

g

tín

hiệ

u s

Cáp quang

tín hiệu số

Cáp quang

tín hiệu sốCáp quang

tín hiệu số

Cáp quang

tín hiệu số

Host Bảo Lộc

Hình 1.4: Mô hình mạng chuyển mạch PSTN tại TTVT3.

Từ thiết bị đầu cuối là điện thoại cố định hay tổng đài nội bộ PAX (loại

tƣơng tự, nhỏ), tín hiệu ra là tín hiệu tƣơng tự đƣợc truyền thông qua cáp đồng xoắn

đến hệ thống tổng đài chuyển mạch điện tử số EWSD. Tại đây, khối đơn vị đƣờng

dây số DLU (Digital Line Unit) sẽ lƣợng tử hóa, lấy mẫu và mã hóa tín hiệu tƣơng

tự thành tín hiệu số. Mỗi DLU có thể kết nối đến 952 đƣờng dây thuê bao, tùy thuộc

vào số card đƣợc gắn trong mỗi tủ DLU. DLU có thể đƣợc đặt tại đài, đƣợc gọi là

DLU nội đài (LDLU: Local DLU) hoặc đặt ở xa đài đƣợc gọi là DLU vệ tinh

(RDLU: Remote DLU). Các DLU vệ tinh phục vụ nhóm thuê bao ở trong một khu

vực, có ƣu điểm là rút ngắn đƣờng dây thuê bao và dễ dàng tập trung lƣu thoại đến

tổng đài, giúp tăng hiệu quả kinh tế. Tín hiệu số từ DLU đƣợc ghép kênh theo

chuẩn PCM 30 kênh thoại, tốc độ mỗi kênh là 64kbps truyền trên đƣờng truyền số

sơ cấp PDC (Primary Digital Carrier) tốc độ 2,048Mbps tới nhóm đƣờng dây trung

kế LTG (Line Trunk Group). LTG là thành phần giao tiếp giữa mạng với các thiết

bị bên ngoài và giữa các tổng đài với nhau. Tiếp đến là khối mạng chuyển mạch SN

(Switching Network), có chức năng chuyển mạch cuộc gọi giữa các thuê bao với

nhau. Thông thƣờng, 1 SN sẽ kết nối với 63 LTG bằng đƣờng SDC (Secondary

Digital Carrier) bằng luồng 8,192Mbps, tốc độ mỗi kênh cũng là 64kbit/s.

Tín hiệu sau khối chuyển mạch đƣợc đƣa ra thiết bị truyền dẫn là các OptiX

OSN (500, 1500, 2500..) hay Metro (100, 1000). Hiện nay, OSN 6800 là thiết bị

truyền dẫn quang có dung lƣợng lớn nhất tại TTVT3. Các thiết bị này có bộ chuyển

đổi quang điện converter, giúp chuyển đổi tính hiệu từ điện sang quang để đƣa ra hệ

thống truyền dẫn cáp quang tới các trạm tổng đài vệ tinh hoặc các tổng đài khu vực

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Phạm Nhật Toàn 13 GVHD: TS. Hồ Văn Cừu

nhƣ Đà Lạt, Đức trọng hay liên tỉnh (qua đƣờng truyền dẫn VTN) . Tại các trạm

tổng đài vệ tinh, tín hiệu quang sẽ đƣợc chuyển đổi trở lại tín hiệu điện đi đến các

RDLU rồi theo mạng cáp đồng tới thiết bị đầu cuối thuê bao.

Nhận xét: PSTN tuy không còn đƣợc trú trọng phát triển nhƣ trƣớc nhƣng

nó vẫn là một mạng điện thoại truyền thống, giữ một vai trò quan trọng trong liên

lạc thông tin, đặc biệt là ở các công ty, xí nghiệp. Ngày nay các dịch vụ nhƣ mạng

số tích hợp đa dịch vụ ISDN (Intergrated Services Digital Network) hay Internet

ADSL (Asymmetric Digital Subscriber Line) cũng đƣợc tích hợp với mạng PSTN

qua đƣờng dây thuê bao điện thoại nhằm tiết kiệm chi phí lắp đặt, tăng hiệu quả

kinh tế.

1.2. Mạng Internet băng rộng

1.2.1. Tổng quan về mạng Internet băng rộng

Với sự phát triển không ngừng của Internet, nhu cầu trao đổi thông tin liên

lạc của con ngƣời cũng tăng lên, đòi hòi nhiều dịch vụ Viễn thông đa dạng khác

nhau nhƣ chơi game, xem phim trực tuyến… Mạng điện thoại cố định truyền thống

với băng thông hẹp (64Kbps) không đáp ứng đủ yêu cầu về chất lƣợng dịch vụ.

Chính điều này đã dẫn tới sự ra đời của mạng băng rộng, có băng thông lớn hơn rất

nhiều mạng truyền thống. Theo Thông tƣ số 05/2012/TT-BTTTT ban hành ngày

18/5/2012 về phân loại dịch vụ Viễn thông, dịch vụ truy nhập Internet băng rộng có

tốc độ thông tin tải xuống từ 256Kbps trở lên. Nhƣng trong thực tế, mạng Internet

băng rộng thƣờng có tốc độ download dữ liệu từ 1,5Mbps trở lên. Tốc độ này cần

thiết để có thể tải một tập tin video chuẩn HD (High Definition), chơi game online,

cho phép gửi đi và nhận về một lƣợng lớn dữ liệu.

1.2.2. Phân loại dịch vụ Internet băng rộng

Dịch vụ Internet băng rộng gồm 2 loại: Internet sử dụng đƣờng truyền mạng

cáp đồng và Internet sử dụng đƣờng truyền mạng cáp quang.

Internet mạng cáp đồng hay còn đƣợc biết với tên gọi quen thuộc là đƣờng

dây thuê bao số bất đối xứng ADSL (Asymmetric Digital Subscriber Line). ADSL

hoạt động trên đôi dây cáp đồng truyền thống, tín hiệu đƣợc truyền bởi 2 modem

chuyên dụng ( một bên phía ngƣời sử dụng và một bên phía nhà cung cấp dịch vụ).

Các modem này hoạt động trên dải tần số ngoài phạm vi sử dụng của các cuộc gọi

thoại trên cáp đồng và cho phép tốc độ truyền dữ liệu từ 1,5Mbps đến 8Mbps. Một

thiết bị lọc (POTS Splitter) đóng vai trò tách tín hiệu thoại và tín hiệu dữ liệu (data),

thiết bị này đƣợc lắp đặt tại cả 2 phía ngƣời sử dụng và nhà cung cấp dịch vụ. Tín

hiệu thoại và tín hiệu DSL đƣợc lọc và tách riêng biệt cho phép ngƣời dùng cùng

một lúc có thể nhận và gửi dữ liệu DSL mà không hề làm gián đoạn các cuộc gọi

thoại. POTS Splitter tạo nên 3 kênh thông tin: một kênh dùng để tải dữ liệu xuống

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Phạm Nhật Toàn 14 GVHD: TS. Hồ Văn Cừu

tốc độ cao (đƣờng downlink) , một kênh dùng để tải ngƣợc dữ liệu lên với tốc độ

thấp ( đƣờng uplink) và kênh còn lại cho dịch vụ thoại thông thƣờng.

Hình 1.5: Mô hình cơ bản của mạng ADSL.

Tín hiệu từ đầu cuối thuê bao là PC hay mạng LAN đầu tiên sẽ đi qua một

modem ADSL tới POTS Spiltter để lọc và tách riêng 2 tín hiệu thoại và DSL. Tại

nhà cung cấp dịch vụ cũng sẽ có POTS Spiltter để tách riêng tín hiệu thoại về mạng

PSTN truyền thống, tín hiệu DSL sẽ qua DSLAM đến BRAS vào mạng Internet.

Trong đó, DSLAM (Digital Subscriber Line Access Multiplexer) có chức năng tập

trung dữ liệu các thuê bao ADSL. Ngày nay các IP DSLAM dần đƣợc thay thế cho

các ATM DSLAM. BRAS (Broadband Remote Access Server) đóng vai trò nhƣ

một TCP/IP (Transmission Control Protocol/ Internet Protocol), xác thực cho ngƣời

dùng đƣợc phép kết nối vào mạng Internet.

ADSL có nhƣợc điểm là tốc độ đƣờng truyền phụ thuộc vào khoảng cách từ

nhà thuê bao đến nơi đặt các DSLAM. DSLAM càng đặt xa nhà thuê bao thì tốc độ

càng giảm do suy hao trên đƣờng truyền mạng cáp đồng. Nếu khoảng cách trên 5km

thì tốc độ sẽ giảm xuống dƣới 1Mbps. Mặc dù vấn đề này ngày nay cơ bản đã đƣợc

các nhà cung cấp dịch vụ giải quyết bằng cách lắp đặt các DSLAM gần nhà thuê

bao hơn nhƣng với sự ra đời của mạng Internet cáp quang, đã mở ra một sự lựa

chọn mới cho ngƣời dùng Internet. Với mạng cáp quang, ngƣời dùng có thể truy cập

Internet với tốc độ nhanh hơn nhiều so với mạng ADSL, do tín hiệu là ánh sáng

đƣợc truyền đi trong sợi quang gần nhƣ không suy hao trong suốt quá trình truyền.

Ta sẽ tìm hiểu cụ thể về mạng Internet cáp quang ở phần sau.

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Phạm Nhật Toàn 15 GVHD: TS. Hồ Văn Cừu

1.2.3. Mạng Internet băng rộng cáp quang

1.2.3.1. Các phần tử trong mạng cáp quang

Cáp quang: là loại cáp đƣợc dùng để truyền dẫn tín hiệu ánh sáng. Cấu trúc

cơ bản của cáp quang bao gồm lớp lõi , lớp phản xạ, lớp vỏ bảo vệ. Lớp lõi thƣờng

đƣợc làm bằng thủy tinh hoặc nhựa plastic có khả năng truyền dẫn tốt tín hiệu ánh

sáng. Bên ngoài lớp lõi là lớp phản xạ, đảm bảo cho ánh sáng không bị thất thoát ra

ngoài lớp lõi gây giảm công suất hay suy hao tín hiệu. Ngoài cùng là các lớp gia

cƣờng, lớp vỏ bảo vệ cho toàn bộ sợi cáp. Băng thông và tốc độ của dữ liệu truyền

trên cáp quang lên tới hàng chục Gbps.

Hình 1.6: Cấu trúc của sợi quang.

Cáp quang có 2 loại sợi: đơn mốt (SM: Singel Mode) và đa mốt (MM: Multi

Mode). Mode đƣợc hiểu là đƣờng đi của tia sáng trong lõi sợi quang.

- Sợi SM: có đƣờng kính lớp lõi khoảng 10µm, sử dụng nguồn phát laser,

ánh sáng đi xuyên suốt dọc trục nên có tốc độ lớn, ít bị suy hao, khoảng cách truyền

xa. SM thƣờng sử dụng bƣớc sóng 1310nm và 1550nm.

Hình 1.7: Đƣờng truyền của ánh sáng trong sợi SM.

- Sợi MM: thƣờng có đƣờng kính lõi khoảng 50µm hoặc 62,5µm , sử dụng

nguồn LED hoặc laser, sử dụng các bƣớc sóng 850nm hoặc 1300nm . Khoảng cách

và tốc độ truyền dẫn nhỏ hơn so với SM. MM có hai kiểu truyền:

+ Chiết xuất bước (SI: Step - Index): các tia sáng truyền theo nhiều hƣớng

khác nhau vì vậy có mức suy hao cao và tốc độ khá chậm. Step index ít phổ biến,

thƣờng dùng cho cáp quang POF.

+ Chiết xuất liên tục (GI: Graded - Index): các tia sáng truyền theo đƣờng

cong và hội tụ tại một điểm. Do đó Graded - index ít suy hao và có tốc độ truyền

dẫn cao hơn Step - index. Graded - index đƣợc sử dụng khá phổ biến.

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Phạm Nhật Toàn 16 GVHD: TS. Hồ Văn Cừu

Hình 1.8: Đƣờng truyền của ánh sáng trong sợi MM: SI và GI.

Dây nhảy quang (path cord): ngƣời ta thƣờng gắn các đoạn cáp quang chiều

dài 2m, 3m, 5m…15m, 20m…với một đầu nối (connector) để tạo thành một đoạn

cáp dùng kết nối giữa thiết bị quang học này tới thiết bị quang học khác, các đoạn

này gọi là dây nhảy quang.

Hình 1.9: Dây nhảy quang (path cord).

Hình 1.10: Các loại giao diện đầu nối (connector).

Bộ chuyển đổi quang – điện (Media Converter): là thiết bị có tính năng

chuyển tín hiệu điện sang tín hiệu ánh sáng và ngƣợc lại. Có nhiều loại chuyển đổi

quang điện, thƣờng thì nó gắn với các chuẩn điện mà nó chuyển đổi sang, ví dụ

nhƣ: Ethernet, Composite Video, E1, chuẩn nối tiếp (RS232, RS485, IEA 422), SD

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Phạm Nhật Toàn 17 GVHD: TS. Hồ Văn Cừu

video, HD video, VGA video,... Ethernet Media Converter là thiết bị chuyển đổi tín

hiệu điện các chuẩn Ethernet 10/100/1000 Base-TX sang tín hiệu quang 100/1000

Base-FX và ngƣợc lại.

Ethernet Media converter (hay Media converter) có loại truyền nhận trên một

đôi cáp, khi đó một sợi dây sẽ gắn một đầu vào cổng truyền trên converter này, đầu

còn lại gắn vào cổng nhận trên converter kia. Ngoài ra, Media converter cũng có

loại chỉ truyền nhận hai hƣớng đồng thời trên một sợi quang. Khi đó, ngƣời ta sử

dụng một cặp converter có thể phát ở bƣớc sóng này và nhận ở bƣớc sóng kia. Cặp

converter này đƣợc gọi là WDM Media converter.

Tx

Rx Rx

Tx

Media converter 1 Media converter 2

Hình 1.11: Ethernet Media converter sử dụng một đôi cáp quang.

WDM Media

converter 1

WDM Media

converter 2

1310nm 1550nm

1550nm 1310nm

Hình 1.12: WDM media converter sử dụng một sợi cáp quang.

Hình 1.13: Converter AMP – Tyco Electronic.

Router: thiết bị định tuyến hay bộ định tuyến, hoạt động ở lớp 3 (network)

trong mô hình tham chiếu mở OSI (Open System Interconnection), có chức năng

chuyển các gói dữ liệu qua một liên mạng và đến các đầu cuối thông qua một tiến

trình đƣợc gọi là định tuyến. Router có khả năng xử lý nhiều loại giao thức khác

nhau. Router có cấu tạo gồm một hay nhiều cổng WAN và LAN và có thể có thêm

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Phạm Nhật Toàn 18 GVHD: TS. Hồ Văn Cừu

cổng USB cho Modem 3G và anten râu để phát sóng WiFi cho các thiết bị không

dây, gọi là Wireless Router. Thông thƣờng, router có 1 cổng WAN và 4 cổng LAN

chuyển mạch 10/100Mbps. Broadband Router tƣơng tự Wireless Router, ngoại trừ

tính năng phát WiFi.

Các cổng LANCổng

WAN

Cổng

nguồn

Máy tính

ADSL modem

Hình 1.14: Wireless Router và Broadband Router.

Optical CPE: thiết bị khách hàng kết cuối mạng quang, là thiết bị đƣợc tích

hợp đầy đủ tính năng của một Ethernet Media Converter và một router. Do đó, CPE

có thể kết nối trực tiếp vô mạng truy nhập quang mà không cần thiết bị trung gian.

Phía giao diện kết nối đến khách hàng gồm các cổng RJ45 để kết nối mạng vô

Switch, PC, hoặc STB (Set Top Box), các cổng phone để kết nối IP phone nên

đồng thời nó hỗ trợ triển khai cả 3 dịch vụ: HSI, IPTV, VoIP hay còn gọi là Triple

Play.

Hình 1.15: Thiết bị Optical CPE.

1.2.3.2. Cấu hình mạng băng rộng cáp quang

Mạng băng rộng cáp quang, cụ thể là dịch vụ FTTH (Fiber To The Home)

gồm 2 loại chính: mạng quang tích cực ( AON: Active Optical Network) và mạng

quang thụ động ( PON: Passive Optical Network)

Mạng quang tích cực AON là mô hình mạng điểm - điểm (point-to- point),

sử dụng một số thiết bị quang tích cực để phân chia tín hiệu nhƣ: switch, router, bộ

ghép kênh multiplexer. Đƣờng dây cáp quang đƣợc chạy thẳng từ nhà cung cấp dịch

vụ đến nhà khách hàng. Tốc độ đƣờng truyền trong mạng AON từ 100Mbps đến

1Gbps.

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Phạm Nhật Toàn 19 GVHD: TS. Hồ Văn Cừu

Hình 1.16: Mô hình mạng quang chủ động AON.

Mạng AON có ƣu điểm có thể kéo dây đi xa (lên tới 70km mà không cần bộ

lặp), tính bảo mật cao, dễ dàng nâng cấp băng thông, dễ phát hiện lỗi khi xảy ra sự

cố. Tuy nhiên, công nghệ AON cũng có nhiều nhƣợc điểm nhƣ chi phí cao do việc

vận hành các thiết bị trên đƣờng truyền đều cần nguồn cấp, mỗi thuê bao là một sợi

quang riêng, cần nhiều không gian chứa cáp. Bên cạnh đó là vấn đề ở thiết bị

chuyển mạch, tín hiệu quang cần phải chuyển qua tín hiệu điện để phân tích thông

tin rồi chuyển ngƣợc trở lại tín hiệu quang để truyền đi tiếp, điều này sẽ làm giảm

tốc độ đƣờng truyền.

Mạng quang thụ động PON ra đời nhƣ là một giải pháp khắc phục những

nhƣợc điểm của mạng AON. PON là kiến trúc mạng điểm-đa điểm (point-to-

multipoint), sử dụng công nghệ ghép kênh quang theo bƣớc sóng WDM

(Wavelength Devision Multiplexing). Từ nhà cung cấp dịch vụ, tín hiệu trong sợi

quang gốc đƣợc truyền tới bộ chia quang thụ động, không cần cung cấp nguồn

Optical Spiltter (cũng vì thế mà tên gọi mạng quang thụ động đƣợc sử dùng). Bộ

chia quang Optical Spiltter có thể là bộ chia 1:16, 1:32, 1:64… tùy theo mật độ

khách hàng sử dụng trong một khu vực nhất định, thông thƣờng bộ chia 1:32 đƣợc

sử dụng khá là phổ biến. Tín hiệu từ bộ chia sau đó đƣợc truyền tới thiết bị đầu cuối

thuê bao qua 2 cách: qua modem quang hoặc qua bộ chuyển đổi quang điện Media

Converter rồi đến router.

Mạng quang thụ động gồm 3 phần tử chính:

- OLT (Optical Line Termination): thiết bị đầu cuối sợi quang, đặt tại nhà

cung cấp dịch vụ hoặc cũng có thể đặt xa đài, có chức năng xử lý, ghép nối tín hiệu

quang, là thiết bị trung gian cung cấp giao diện quang giữa mạng chuyển mạch và

mạng phân phối.

- ODN (Optical Distribution Network): mạng phân phối quang, cung cấp

kênh truyền vật lý giữa OLT với ONT, bao gồm: cáp sợi quang, đầu nối quang

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Phạm Nhật Toàn 20 GVHD: TS. Hồ Văn Cừu

(connector), thiết bị chia/ghép tín hiệu quang (spiltter) và các thiết bị phụ kiện

khác.

- ONT (Optical Network Terminatiom): thiết bị đầu cuối mạng quang, đặt tại

nhà khách hàng, chuyển đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện, cung cấp giao diện

để các thiết bị ngƣời dùng có thể kết nối vô mạng Internet.

Hình 1.17: Mô hình mạng quang thụ động PON.

Mạng PON có nhiều chuẩn khác nhau nhƣ APON (ATM PON), BPON

(Broadband PON), EPON (Ethernet PON), GPON (Gigabit PON). Ngày nay, chuẩn

GPON đƣợc sử dụng phổ biến, là chuẩn nâng cấp của BPON. GPON hỗ trợ tốc độ

cao hơn, bảo mật đƣợc tăng cƣờng và sự đa dạng trong việc lựa chọn các giao thức

lớp 2: ATM, GEM, Ethernet. Tốc độ đƣờng truyền dữ liệu hƣớng xuống/lên

(Downstream/Upstream) khoảng 2,5Gbps/1,25Gbps. Tùy vào việc chọn bộ chia

bao nhiêu mà tốc độ truyền dữ liệu tới nhà khách hàng sẽ thay đổi theo. Nếu sử

dụng bộ chia 1:32 tốc độ đƣờng truyền tới nhà khác hàng khoảng 78Mbps, trong khi

đó bộ chia 1:64 sẽ cho tốc độ khoảng 39Mbps. Thực tế, do suy hao trên đƣờng

truyền (nhƣ suy hao tán xạ, uốn cong, mối nối,…) nên tốc độ sẽ có giảm đôi chút

nhƣng vẫn nằm trong khoảng cho phép trong biên bản ký kết giữa nhà cung cấp

dịch vụ và khách hàng.

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Phạm Nhật Toàn 21 GVHD: TS. Hồ Văn Cừu

1.2.3.3. Mô hình mạng dịch vụ cáp quang FTTH tại TTVT3

Thiết bị đầu cuối

khách hàngInternet

MAN-E

Bảo LộcB-RAS

Đà Lạt

Modem/Router

OLT

Switch Layer 2

24 port

IP-DSLAM

Modem GPON

Modem/Router

Spiltter

Vòng Ring

Hình 1.18: Mô hình mạng dịch vụ cáp quang FTTH tại TTVT3.

Mạng băng rộng cáp quang dựa trên công nghệ IP. Dữ liệu từ mạng Internet

qua B-RAS tới thiết bị mạng lõi MAN-E đặt tại tổng đài Bảo Lộc (là một trong 3

tổng đài thuộc mạng lõi của tỉnh Lầm Đồng, 2 tổng đài còn lại nằm ở Đức Trọng và

Đà Lạt). Từ MAN-E, nếu là mạng PON tín hiệu sẽ qua OLT tới bộ chia quang đến

nhà khách hàng, còn nếu là mạng AON, tín hiệu sẽ qua IP-DSLAM hoặc Switch lớp

2 đến thiết bị đầu cuối khách hàng.

Nhìn chung, với sự ra đời của dịch vụ FTTH, dù là công nghệ AON hay

PON thì nó cũng đã đáp ứng tốt đƣợc chất lƣợng dịch vụ và phục vụ đa dạng nhu

cầu sử dụng các dịch vụ khác nhau của ngƣời dùng nhƣ: dịch vụ truy cập Internet

tốc độ cao, dịch vụ hội nghị truyền hình, IPTV/Triple Play, game online,...

1.3. Mạng truyền dẫn quang TTVT3

Hệ thống truyền dẫn quang tại TTVT3 phục vụ cho 6 huyện phía nam tỉnh

Lâm Đồng và kết nối tới các khu vực khác, là kênh liên lạc cho các dịch vụ: truy

nhập Internet tốc độ cao ADSL, FTTH, mạng điện thoại cố định PSTN, mạng di

động, các dịch vụ mạng ISDN... Hệ thống sử dụng công nghệ ghép kênh phân cấp

số đồng bộ SDH (Synchronous Digital Hierarchy), tốc độ mỗi luồng là 155,5Mbits

(luồng STM-1). Các thiết bị truyền dẫn đƣợc sử dụng chủ yếu từ hãng HUAWEI (

Metro 100/1000, OSN -500/1500/2500/3500, IP- DSLAM,…)

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Phạm Nhật Toàn 22 GVHD: TS. Hồ Văn Cừu

BLC.H11OSN-3500BẢO LỘC

TRA_BLC.BSC.H21

OSN-2500 BSC

BẢO LỘC

Các tuyến truyền dẫn

OSN-500: Lộc Tiến, Dambry,

Khu 6

Các tuyến truyền dẫn OSN-500 và Metro 100: Lộc

Ngãi, Bảo Lâm, Di Linh, Lộc An

Các VMS.BSC.BSC mobil

BLC.H31OSN-1500

Bảo Lộc

Các tuyến truyền dẫn OSN- 1500: Lộc An, Lộc Nga,

Hòa Ninh, Lộc Phát, Bảo Lâm

Các tuyến truyền dẫn Metro 100,

1000: Lộc Bắc, Lộc Lâm, Lộc

Phú

VMS.LPU.F11Fujitsu mobilRSU Lộc Phú

Tuyến truyền dẫn Metro 100, OSN-1500: Lộc Thanh

BLC.H21OSN 2500BAO LOC

BLC.H11

OSN-3500

BẢO LỘC

TRA_BLC.B

SC.H21

OSN-2500

BSC

BẢO LỘC

Các tuyến

truyền dẫn

OSN-500: Lộc

Tiến, Dambry,

Khu 6

Các tuyến truyền

dẫn OSN-500 và

Metro 100: Lộc

Ngãi, Bảo Lâm, Di

Linh, Lộc An

Các VMS.BSC.

BSC mobil

BLC.H31

OSN-1500

Bảo Lộc

Các tuyến truyền

dẫn OSN- 1500:

Lộc An, Lộc Nga,

Hòa Ninh, Lộc

Phát, Bảo Lâm

Các tuyến

truyền dẫn

Metro 100,

1000: Lộc Bắc,

Lộc Lâm, Lộc

Phú

VMS.LPU.F11

Fujitsu mobil

RSU Lộc Phú

Tuyến truyền dẫn

Metro 100, OSN-

1500: Lộc Thanh

BLC.H21

OSN 2500

BAO LOC

Các tuyến truyền

dẫn Metro 1000,

OSN-500: Đại

Bình, Lộc Nam,

Hòa Bắc

Các tuyến truyền dẫn OSN-3500:Di Linh, Đức

Trọng, Đà Lạt

Các tuyến truyền dẫn OSN-3500:

Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đạ Houai, Đại Lào

Hình 1.19: Hệ thống các tuyến truyền dẫn cáp quang tại TTVT3.

1.4. Cấu hình mạng LAN TTVT3

Mạng LAN TTVT3 gồm 2 nhánh: nhánh 1 tại văn phòng hành chính 79 Lý

Tự Trọng (79LTT) và nhánh 2 tại tổng đài host Bảo Lộc 103 Lê Hồng Phòng

(103LHP)

Hub

PC1

PC2

PCn

Hub

PC1

PC2

PCn

Media

Converter

Switch 6224

79LHP

Switch 5300

103LHP

IP-DSLAM

79LTT

MAN-E

103LHP

Cáp đồng

Cáp quang

Hình 1.20: Sơ đồ mạng LAN của TTVT3.

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Phạm Nhật Toàn 23 GVHD: TS. Hồ Văn Cừu

Mô hình mạng LAN TTVT3 đƣợc tổ chức đấu theo kiểu hình sao (star). Các

máy tính đƣợc nối tới các thiết bị trung gian: Switch và Hub. Đấu theo kiểu hình

sao có ƣu điểm cho tốc độ đƣờng truyền nhanh hơn đấu dạng vòng (ring); khi cáp

mạng bị đứt thì thông thƣờng chỉ làm hƣ kết nối của một máy, các máy khác vẫn

hoạt động đƣợc. Bên cạnh đó, khi có lỗi mạng xảy ra, ta cũng dễ dàng kiểm tra sửa

chữa hơn. Nhƣợc điểm của đấu hình sao là tốn kém chi phí dây mạng và thiết bị

trung gian.

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Phạm Nhật Toàn 24 GVHD: TS. Hồ Văn Cừu

CHƢƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH IPTV TẠI

TRUNG TÂM VIỄN THÔNG 3

Sự phát triển nhanh chóng của mạng Internet băng rộng đã làm thay đổi cả

về nội dung và kỹ thuật trong lĩnh vực truyền hình. Bên cạnh các dịch vụ truyền

thống nhƣ: truyền hình số, truyền hình vệ tinh, truyền hình cáp, truyền hình

Internet, ngày nay ngƣời dùng còn đƣợc biết đến một loại hình dịch vụ truyền hình

mới. Đó là dịch vụ truyền hình IPTV.

2.1. IPTV là gì?

IPTV (Internet Protocol Television), hay còn đƣợc biết đến với tên gọi

thƣơng mại MyTV, là dịch vụ đa phƣơng tiện: truyền hình ảnh, tiếng nói, văn bản,

dữ liệu qua giao thức Internet. IPTV dựa trên mức độ quản lý yêu cầu về chất lƣợng

cung cấp dịch vụ thông qua trải nghiệm của khách hàng, tính bảo mật, tính tƣơng

tác và độ tin cậy. IPTV mang đến cho ngƣời dùng một hình thức trải nghiệm khác

biệt: truyền hình theo yêu cầu.

Với IPTV, ngƣời dùng không chỉ dùng lại ở việc xem truyền hình đơn thuần

mà có thể xem bất cứ chƣơng trình nào mình thích vào bất kỳ thời điểm nào và sử

dụng nhiều dịch vụ khác nhau nhƣ: xem phim theo yêu cầu, xem trực tiếp, xem lại

các giải thể thao, hát karaoke, chơi game, nghe nhạc, …

2.2. Một số đặc tính của IPTV

2.2.1. Tích hợp đa dịch vụ

Trên một đƣờng truyền kết nối Internet, ngƣời dùng IPTV có thể sử dụng

cùng một lúc nhiều dịch vụ khác nhau nhƣ truy cập Internet, truyền hình, điện thoại

cố định, VoIP (Voice over Internet Protocol)...mang lại cho ngƣời dùng sự tiện lợi

trong quá trình sử dụng.

2.2.2. Tính tƣơng tác, cá nhân hóa cao

IPTV mang lại cho ngƣời dùng trải nghiệm xem truyền hình có tính tƣơng

tác và cá nhân hóa cao. Nhà cung cấp dịch vụ IPTV có thể tích hợp một chƣơng

trình hƣớng dẫn tƣơng tác cho phép ngƣời xem có thể tìm kiếm nội dung chƣơng

trình truyền hình theo tựa đề hoặc tên diễn viên; hay nhà cung cấp dịch vụ có thể

triển khai chức năng “hình-trong-hình” (picture-in-picture) cho phép ngƣời dùng

xem nhiều kênh cùng một lúc. Ngƣời dùng cũng có thể sử dụng TV để truy cập đến

các nội dung đa phƣơng tiện khác trên PC nhƣ hình ảnh, video hoặc sử dụng điện

thoại di động để điều khiển TV ở nhà ghi lại một chƣơng trình mình ƣa thích.

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Phạm Nhật Toàn 25 GVHD: TS. Hồ Văn Cừu

2.2.3. Yêu cầu băng thông thấp

Công nghệ truyền hình cáp và vệ tinh gửi các tín hiệu của nhiều kênh cùng

một lúc, cùng một thời điểm nhằm cho phép ngƣời dùng chuyển đổi kênh tức thời.

Điều này dẫn tới sự lãng phí băng thông không cần thiết. IPTV sử dụng công nghệ

chuyển mạch IP để loại bỏ hạn chế này. Dữ liệu chƣơng trình đƣợc lƣu trữ tại một

vị trí trung tâm và chỉ có kênh mà ngƣời dùng yêu cầu mới đƣợc truyền đi. Điều

này cho phép nhà cung cấp dịch vụ có thể bổ sung thêm nhiều dịch vụ khác cho hệ

thống IPTV vì băng thông không còn phải là vấn đề khó giải quyết nữa.

2.2.4. Dịch thời gian

IPTV kết hợp với một bộ ghi hình video số cho phép dịch chuyển thời gian

để xem lại nội dung chƣơng trình, đây là một kỹ thuật ghi hình và lƣu trữ nội dung

để có thể xem lại sau.

2.2.5. Kiểm soát nội dung chƣơng trình

Đây là một trong những tính năng nổi bật của dịch vụ IPTV, cho phép ngƣời

dùng chủ động lựa chọn chƣơng trình mình ƣa thích mà không phải xem một cách

thụ động những chƣơng trình do nhà cung cấp dịch vụ phát đi nhƣ truyền hình

truyền thống hay vệ tinh.

2.2.6. Đa truy cập

Nội dung IPTV không giới hạn ở việc dùng TV mà ngƣời dùng có thể sử

dụng PC hay các thiết bị di động khác của họ để truy cập các dịch vụ của IPTV.

2.3. Kiến trúc mạng IPTV

Hình 2.1: Mô hình hệ thống IPTV end-to-end.

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Phạm Nhật Toàn 26 GVHD: TS. Hồ Văn Cừu

2.3.1. Trung tâm dữ liệu IPTV

Trung tâm dữ liệu IPTV (Headend) nhận nội dung từ nhiều nguồn khác nhau,

bao gồm truyền hình địa phƣơng, các nhà tập hợp nội dung, nhà sản xuất, qua

đƣờng cáp, trạm số mặt đất hay vệ tinh. Ngay khi nhận đƣợc nội dung, một số các

thành phần phần cứng khác nhau từ thiết bị mã hóa và các máy chủ video tới bộ

định tuyến IP và thiết bị bảo mật giành riêng đƣợc sử dụng để chuẩn bị nội dung

video cho việc phân phối qua mạng dựa trên IP. Bên cạnh đó, hệ thống quản lý thuê

bao đƣợc yêu cầu để quản lý hồ sơ và phí thuê bao của những ngƣời sử dụng.

2.3.2. Mạng truy cập băng rộng

Việc truy cập các dịch vụ IPTV yêu cầu kết nối điểm-điểm. Trong trƣờng

hợp triển khai IPTV trên diện rộng, số lƣợng các kết nối điểm-điểm tăng đáng kể.

Do đó, yêu cầu băng thông của cơ sở hạ tầng là khá rộng. Sự tiến bộ trong công

nghệ mạng trong những năm qua cho phép nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đáp

ứng đƣợc một số lƣợng lớn yêu cầu về độ rộng băng thông mạng. Hạ tầng truyền

hình cáp dựa trên cả cáp đồng trục lẫn cáp quang để đáp ứng cho việc truyền tải nội

dung IPTV đến ngƣời dùng.

2.3.3. Thiết bị ngƣời dùng

Thiết bị ngƣời dùng IPTV (IPTVCD) là một thành phần quan trọng cho phép

ngƣời dùng có thể truy cập vào các dịch vụ IPTV. Thiết bị này kết nối vào mạng

băng rộng và có nhiệm vụ giải mã và xử lý các luồng tín hiệu tới dựa trên các gói

IP. IPTVCD hỗ trợ công nghệ tiên tiến để có thể tối thiểu hóa hay loại bỏ hoàn toàn

ảnh hƣởng của lỗi sự cố mạng khi đang xử lý nội dung IPTV. Loại IPTVCD phổ

biến là Set-Top-Box (STB).

2.3.4. Mạng gia đình

Mạng gia đình (Home network) kết nối với một số thiết bị kỹ thuật số bên

trong một khu vực có diện tích nhỏ. Nó cải tiến việc truyền thông và cho phép chia

sẻ tài nguyên giữa các thiết bị trong mạng gia đình. Mục đích của mạng gia đình là

cung cấp quyền truy cập thông tin, nhƣ là tiếng nói, âm thanh, dữ liệu, giải trí, giữa

những thiết bị khác nhau trong nhà. Với mạng gia đình, ngƣời dùng có thể tiết kiệm

tiền và thời gian nhờ việc chia sẻ dễ dàng giữa các thiết bị phần cứng thông qua các

kết nối Internet băng rộng.

2.4. Dịch vụ IPTV

2.4.1. Mô hình cung cấp dịch vụ IPTV

Mô hình cung cấp dịch vụ IPTV gồm 4 khối chính, mỗi khối có chức năng

riêng và tƣơng hỗ với nhau.

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Phạm Nhật Toàn 27 GVHD: TS. Hồ Văn Cừu

Subcriber

(Thuê bao)

Network

Provider

(Nhà cung cấp

mạng)

IPTV Service

Provider

(Nhà cung cấp

dịch vụ IPTV)

Content

Provider

(Nhà cung cấp

nội dung)

Môi trường IPTV

Hình 2.2: Mô hình cung cấp dịch vụ IPTV.

2.4.1.1 Nhà cung cấp nội dung

Nhà cung cấp nội dung là đơn vị sản xuất, mua/bán trao đổi nội dung chƣơng

trình, từ đó cung cấp các gói nội dung này cho nhà cung cấp dịch vụ IPTV. Các nhà

cung cấp nội dung sử dụng phƣơng tiện lƣu trữ nhƣ: băng đĩa từ, băng đĩa quang,

đĩa cứng,… hoặc sử dụng hệ thống sẵn có của mình để đƣa nội dung chƣơng trình

đến nhà cung cấp dịch vụ IPTV. Nội dung chƣơng trình cũng có thể đƣợc truyền tải

thông qua vệ tinh (Satellite).

2.4.1.2 Nhà cung cấp dịch vụ IPTV

Nhà cung cấp dịch vụ IPTV tìm kiếm nguồn tài nguyên nội dung, sau đó

đóng gói nội dung này thành các gói IP và gửi đến các thuê bao thông qua nhà cung

cấp mạng. Nhà cung cấp dịch vụ IPTV thỏa thuận với chủ sở hữu nội dung, nêu rõ

nội dung phát sóng hay nội dung sẽ đƣợc mã hóa để tránh truy cập trái phép.

2.4.1.3 Nhà cung cấp mạng

Nhà cung cấp mạng có chức năng cung cấp các cấu hình, tình trạng, cập nhập

và kiểm soát thông tin từ nhà cung cấp dịch vụ IPTV cho các thuê bao cũng nhƣ

cung cấp các nội dung theo yều cầu của thuê bao. Lợi thế của IPTV là bất kỳ mạng

nào dựa trên nền tảng IP cũng có thể sử dụng các chức năng của nhà cung cấp mạng

miễn là đáp ứng đƣợc băng thông yêu cầu cho nội dung. Ví dụ, các hệ thống nhƣ:

mạng LAN, WAN, Internet, Mobile network,…

2.4.1.4. Thuê bao

Tại đầu cuối mô hình cung cấp dịch vụ IPTV, một thiết bị đặc biệt đặt tại nhà

thuê bao đƣợc cấu hình, có chức năng biên dịch/giải mã tín hiệu thu đƣợc, đƣa ra

audio/video hiển thị trên màn ảnh thuê bao. Thuê bao là khối chiếm tỷ trọng lớn

trong việc phát triển hệ thống IPTV vì đây là nguồn thu nhập chính cho các nhà

cũng cấp dịch vụ.

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Phạm Nhật Toàn 28 GVHD: TS. Hồ Văn Cừu

2.4.2. Các dịch vụ IPTV

Nhà cung cấp dịch vụ IPTV có thể cung cấp nhiều loại hình dịch vụ khác

nhau, tùy theo khả năng cung cấp và mục đích cung cấp. Các dịch vụ phổ biến nhƣ:

truyền hình quảng bá (Broadcast), truyền hình theo yêu cầu VOD (Video On

Demand) hay hệ thống trò chơi với tính năng tƣơng tác,…

2.4.2.1. Truyền hình quảng bá (Broadcast)

Dịch vụ truyền hình quảng bá IPTV cung cấp các nội dung dạng truyền hình,

phóng sự, tin tức, gameshow,… Các nhà cung cấp dịch vụ IPTV sử dụng quỹ thời

gian để đƣa ra các chƣơng trình, phát trên mạng IPTV sử dụng giao thức quảng bá:

multicast/broadcast. Với IPTV, ngƣời dùng có thể dễ dàng lựa chọn chƣơng trình

xem, tùy chọn ghi lƣu các chƣơng trình ƣa thích trong kho nội dung rộng lớn của

IPTV.

2.4.2.2. Truyền hình theo yêu cầu VOD (Video On Demand)

Dịch vụ truyền hình theo yêu cầu VOD sử dụng phƣơng thức truyền dẫn

unicast cho từng thuê bao. VOD cho phép ngƣời dùng có thể yêu cầu một chƣơng

trình nào đó mà mình thích trong kho thƣ viện nội dung khổng lồ của nhà cung cấp

và đây là chƣơng trình có trả phí.

Tùy theo yêu cầu của thuê bao, nhà cung cấp dịch vụ IPTV có thể cung cấp

đồng thời cả 2 dịch vụ trên.

2.4.3. Mô hình chức năng của hệ thống dịch vụ IPTV

Một hệ thống dịch vụ IPTV có thể phân ra các bộ phận chức năng cơ bản cho

phép xác định cụ thể chức năng của từng khu vực riêng biệt. Hình 2.3 dƣới đây chia

hệ thống IPTV thành 6 khu vực chức năng khác nhau.

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Phạm Nhật Toàn 29 GVHD: TS. Hồ Văn Cừu

Middle

ware

Chức năng an ninh

Chức năng điều khiển IPTV

Ch

ức

ng

thu

ê b

ao

Chức năng phân phối nội

dungChức năng cung

cấp nội dung

Chức năng truyền dẫn IPTV

DRMSTB

Gateway

Luồng

videoVOD

Kho

video

Quản lý

nội dung

Đóng gói

IP

Bộ

chuyển

Bộ mã

hóaBộ thu

DSLAMDNS/

DHCP VLANs

Hình 2.3: Mô hình các khối chức năng dịch vụ IPTV.

2.4.3.1. Khối cung cấp nội dung

Tất cả các nội dung chƣơng trình, dù là dịch vụ quảng bá (Broadcast) hay

dịch vụ theo yều cầu VOD đều đƣợc đƣa qua hệ thống xử lý này. Tại đây, hệ thống

thực hiện chức năng mã hóa (tiếp nhận dữ liệu, chuyển mã, mã hóa) thành các luồng

video số thích hợp truyền dẫn trong mạng IP.

2.4.3.2. Khối phân phối nội dung

Khối này thực hiện nhiệm vụ truyền tải các dòng video đã đƣợc mã hóa đến

ngƣời xem. Các thông tin về địa chỉ ngƣời xem nhận đƣợc thông qua hệ thống điều

khiển IPTV và các khu vực phụ trợ khác. Khối chức năng này bao gồm các hệ

thống lƣu trữ, hệ thống đệm chƣơng trình (Cache) hay các thiết bị ghi video số

DVR (Digital Video Recorder). Khi thuê bao gửi yêu cầu đến trung tâm dịch vụ

IPTV, khu vực chức năng này sẽ cung cấp dòng video đúng theo yêu cầu của thuê

bao.

2.4.3.3. Khối điều khiển dịch vụ IPTV

Đây đƣợc xem là khối trung tâm trong mô hình chức năng dịch vụ IPTV.

Khối này có nhiệm vụ kết nối các khối chức năng khác nhau để đảm bảo cho hệ

thống hoạt động ổn định, bảo mật, đúng chức năng. Khối điều khiển cũng có nhiệm

vụ tạo các giao diện cho phép thuê bao dễ dàng lựa chọn nội dung muốn xem và có

chức năng vận hành điều khiển hệ thống DRM (Digital Rights Management).

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Phạm Nhật Toàn 30 GVHD: TS. Hồ Văn Cừu

2.4.3.4. Khối thuê bao

Khối này tập hợp các thành phần chức năng và tác vụ giúp cho thuê bao có

thể truy cập các nội dung của IPTV. Một số chức năng hỗ trợ việc giao tiếp với khối

truyền dẫn IPTV để thực hiện quá trình truyền dẫn thông qua đƣờng trung kế của

nhà cung cấp mạng . Một số chức năng khác của khối thuê bao nhƣ cung cấp Wed

Server cho kết nối với các Middle Ware Server tại trung tâm dịch vụ và lƣu trữ

thông tin bảo mật DRM.

2.4.3.5. Khối truyền dẫn IPTV

Khối truyền dẫn IPTV bao gồm các thành phần nhƣ DSLAM, mạng ảo

VLAN (Virtual LAN) thực hiện chức năng truyền dẫn nội dung từ nhà cung cấp

mạng qua đƣờng trung kế dịch vụ.

2.4.3.6. Khối an ninh

Tất cả các khối chức năng trong hệ thống IPTV đểu đƣợc hỗ trợ bởi các

phƣơng thức bảo mật, với những cấp độ khác nhau. Khối cung cấp nội dung bao

gồm các mã khóa bảo mật của chủ sở hữu nội dung chƣơng trình.

2.5. Cấu trúc chi tiết mạng dịch vụ IPTV

Hệ thống mạng dịch vụ IPTV gồm 3 thành phần chính:

- Head End: bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng thu thập nội dung các chƣơng

trình (Content Feeds) và xử lý trực tiếp để đƣa sản phẩm nội dung phân phối vào

trong hệ thống mạng IPTV đến ngƣời dùng cuối. Các nội dung bao gồm nội dung

đƣợc cung cấp bởi các nhà sản xuất chƣơng trình khác đã đƣợc mua lại có bản

quyền hoặc các chƣơng trình có bản quyền do chính nhà cung cấp dịch vụ IPTV sản

xuất.

- Aggregation Network: mạng truyền dẫn dịch vụ IPTV: bao gồm hạ tầng

trang thiết bị mạng cho truyền dẫn nội dung chƣơng trình, điều khiển mạng IPTV từ

nhà cung cấp dịch vụ đến thuê bao.

- Home End: bao gồm thiết bị thu nhận dữ liệu nhƣ modem, thiết bị giải mã

STB, các thiết bị hiển thị nội dung nhƣ PC, laptop, điện thoại di động,..

Sơ đồ tổng thể một hệ thống TV với những thành phần cơ bản đƣợc trình bày

ở hình 2.4 sau:

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Phạm Nhật Toàn 31 GVHD: TS. Hồ Văn Cừu

Hình 2.4: Hệ thống tổng thể mạng dịch vụ IPTV.

2.5.1. Hệ thống thiết bị Head End

Head End có thể coi là bộ não của mạng IPTV, là nơi tập trung nhiều loại

thiết bị khác nhau gồm: các thiết bị thu nhận nội dung, các thiết bị mã hóa chỉnh sửa

nội dung, các thiết bị phân phối nội dung đến các thuê bao. Bên cạnh đó, Head End

cũng có nhiệm vụ nhận yêu cầu từ các thuê bao để xử lý và trả nội dung về thông

qua STB đặt tại Home End. Head End đƣợc đặt tại trung tâm dịch vụ và các đại lý

phân phối ở các khu vực khác nhau.

2.5.1.1 Đầu vào nội dung chương trình – Content Input

- Các thiết bị thu vệ tinh IRD (Integrated Reicever Decoder): nội dung thu có

thể đƣợc chuyển hóa thành tín hiệu video thuần túy dƣới dạng tƣơng tự hoặc dữ liệu

số đã đƣợc mã hóa.

- Các kênh chƣơng trình đƣợc mua lại từ các nhà cung cấp nội dung khác.

- Các nội dung đã đƣợc mã hóa, sẵn sàng để tới khu vực đóng gói truyền đi.

- Các kênh truyền hình quảng bá thông thƣờng , định dạng NTSC hay PAL.

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Phạm Nhật Toàn 32 GVHD: TS. Hồ Văn Cừu

- Các nội dung trong các phƣơng tiện lƣu trữ: băng từ, đĩa quang, đĩa cứng,...

- Các nội dung quảng cáo của các đơn vị thuê quảng cáo trên hệ thống IPTV.

2.5.1.2. Hệ thống mã hóa video – Video Encoder

Các nội dung của hệ thống dịch vụ IPTV thƣờng đƣợc xử lý bởi quá trình mã

hóa dữ liệu video/audio theo các chuẩn MPEG trƣớc khi đến khu vực đóng gói IP

để đƣa nội dung đến thuê bao. MPEG có nhiều chuẩn khác nhau, nhƣng trong đó

các chuẩn MPEG đƣợc dùng phổ biến cho IPTV nhƣ: MPEG-2, MPEG-4, H.264

hay AVC codec.

2.5.1.3. Đóng gói tin IP

Sau khi mã hóa, nội dung đƣợc đƣa tới khu vực đóng gói tin IP. Các luồng

video sau mã hóa video TS (Transport Stream) đƣợc đóng gói thành các gói tin IP

để truyền qua mạng IP.

2.5.1.4. Hệ thống chuyển mã video – Video Transcoder

Hệ thống này có chức năng chuyển đổi định dạng video thành các codec

khác nhau, tùy vào mục đích sử dụng của hệ thống mạng. Video Transcoder cung

cấp chức năng thích nghi các nguồn nội dung sẵn với các codec khác nhau chuyển

đổi về một dạng chung nhất (MPEG-2,MPEG-4 hoặc H.264) cho phép STB với

codec nhất định có thể giải mã đƣợc nội dung.

2.5.1.5. Máy chủ quản lý nội dung – Content Management Server

Máy chủ này có vai trò quản lý nội dung chƣơng trình, đƣa các nội dung

chƣơng trình cần phát đến Video Server hoặc các nơi khác trên hệ thống lƣu trữ.

2.5.1.6. Hệ thống lưu trữ video

Đây là nơi có chức năng lƣu trữ tất cả nội dung video để cung cấp tới các

thuê bao, bao gồm cả thƣ viện nội dung video/audio.

2.5.1.7. Quản lý bản quyền số DRM - Digital Rights Manegement

DRM thực hiện chức năng bảo mật và đảm bảo các nội dung đƣợc cung cấp

có bản quyền tác giả. DRM cũng có chức năng đảm bảo quyền truy cập của những

thuê bao hợp lệ đến từng nguồn tài nguyên chƣơng trình cụ thể, tùy theo cấp độ

đăng ký dịch vụ của mỗi thuê bao.

2.5.1.8. Máy chủ luồng video – Video Streaming Server

Server chịu trách nhiệm tiếp nhận yêu cầu từ thuê bao truy cập để đƣa ra các

luồng video stream đến thuê bao theo giao thức TCP/IP hay UDP. Định dạng video

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Phạm Nhật Toàn 33 GVHD: TS. Hồ Văn Cừu

stream có thể là MPEG-2, MPEG-4, H.264 hay bất cứ một codec nào phù hợp với

hệ thống IPTV.

2.5.1.9. Thiết bị giao tiếp thuê bao – Middleware Server

Đây là phần trung gian cho phép giữa ngƣời dùng thuê bao và hệ thống cung

cấp dịch vụ IPTV. Các STB kết nối đến Middleware Server để đƣa yêu cầu về nội

dung thuê bao muốn xem. Một trình duyệt trong STB sẽ kết nối Middleware Server

để lấy các thông tin chƣơng trình, sau đó gửi yêu cầu của thuê bao đến Middleware

Server.

Core Functions

DSLAMMáy chủ

nội dungSTB

VOD &

StreamingDRM

Kinh

doanh

Networking Functions

IPTV Middleware

Hình 2.5: Cấu trúc IPTV Middleware Server.

2.5.2. Mạng truyền dẫn tập hợp Aggregation

2.5.2.1. Phương thức truyền dẫn mạng IPTV

Nội dung chƣơng trình từ Head End đƣa ra hệ thống mạng đến các STB theo một

trong 2 cách: truyền theo phƣơng thức unicast hoặc multicast.

- Unicast: Theo cách này, dữ liệu video truyền đến một thuê bao cụ thể.

Phƣơng thức truyền này cho phép thuê bao có thể chọn lựa chƣơng trình muốn xem

từ bảng hƣớng dẫn nội dung của nhà cung cấp dịch vụ IPTV. Yêu cầu đƣợc gửi đi

từ STB đến VOD Server. Phƣơng pháp unicast hạn chế số ngƣời truy cập tại cùng

một thời điểm do mỗi thuê bao sẽ chiếm dụng một phần dải thông nhất định.

Unicast đƣợc sử dụng trong cung cấp dịch vụ truyền hình theo yêu cầu VOD.

- Multicast: Theo phƣơng thức này, một nội dung chƣơng trình đƣợc truyền

đến cho nhiều thuê bao cùng lúc. Multicast không hạn chế số lƣợng dải thông chiếm

dụng bởi số thuê bao trong cùng một nhóm nhận tin. Phƣơng thức này đƣợc sử dụng

với hình thức các kênh truyền hình quảng bá (Broadcast).

Sơ đồ của 2 phƣơng thức truyền này đƣợc thể hiện cụ thể ở hình 2.6, 2.7 sau:

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Phạm Nhật Toàn 34 GVHD: TS. Hồ Văn Cừu

Hình 2.6: Lƣu thông luồng unicast trong IPTV.

Hình 2.7: Lƣu thông luồng multicast trong IPTV.

Để đảm bảo an toàn thông tin truy nhập cũng nhƣ đảm bảo bản quyền, các

hệ thống mạng IPTV thƣờng đƣợc thực hiện bởi các mạng LAN ảo – VLAN, theo

tiêu chuẩn IEEE 802.1Q/P. Với multicast, giao thức IGMP (Internet Group

Membership Protocol) đƣợc sử dụng để truyền các gói tin quảng bá ra một nhóm

các địa chỉ thuê bao từ yêu cầu mạng. Trong truyền dẫn mạng IPTV, nội dung

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Phạm Nhật Toàn 35 GVHD: TS. Hồ Văn Cừu

chƣơng trình truyền đi cần đƣợc đảm bảo giao thức thời gian thực RTP (Real Time

Protocol), do đó các giao thức truyền gói UDP (User Datagram Protocol) thông qua

RTP và RTSP (Real Time Streaming Protocol) thƣờng đƣợc sử dụng.

2.5.2.2. Mô hình phân phối trong hệ thống IPTV

Công nghệ IPTV hiện nay thƣờng đƣợc xây dựng với các mô hình nhƣ: phân

phối tập trung, phân tán hay theo mô hình ngang hàng P2P (Peer to Peer)

- Mô hình tập trung: nội dung đƣợc phát tập trung từ một trung tâm dịch vụ

đến các thuê bao. Ƣu điểm của mô hình này là dễ dàng thiết lập hệ thống, giá thành

rẻ nhƣng lại có hạn chế về băng thông truyền dẫn; quy mô nhỏ nên giới hạn về số

lƣợng thuê bao.

Hình 2.8: Mô hình tập trung.

- Mô hình phân tán: nội dung đƣợc phân tán trong các trung tâm phân phối

khu vực/vùng miền với hệ thống lƣu trữ khác nhau. Khi xuất hiện yêu cầu dịch vụ

từ một thuê bao, hệ thống tự động tìm và gán quyền cấp dịch vụ cho trung tâm gần

nhất. Đặc điểm của mô hình này là:

+ Hệ thống lớn, bao gồm nhiều hệ thống nhỏ có trao đổi nội dung thƣờng

xuyên với nhau.

+ Độ tin cậy cao.

+ Băng thông lớn, có thể mở rộng phát triển không giới hạn.

+ Yêu cầu cần đồng bộ về nội dung.

+ Triển khai với chi phí cao.

+ Cần có hệ thống bảo trì thƣờng xuyên.

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Phạm Nhật Toàn 36 GVHD: TS. Hồ Văn Cừu

Hình 2.9: Mô hình phân tán.

- Mô hình ngang hàng P2P: Trong mô hình này, cơ chế thực hiện việc truyền

tải nội dung, lƣu trữ đệm trong các hệ thống máy kết nối mạng. Theo đó, dải thông

hệ thống đƣợc tiết kiệm tối đa với hiệu suất cao. Xây dựng hệ thống cần tính toán

Topo giữa các nút mạng ngang hàng và khảo sát đƣợc tính hiệu quả truyền tải nội

dung.

Hình 2.10: Mô hình ngang hàng P2P.

2.5.3. Hệ thống thiết bị Home End

Home End bao gồm một số thiết bị đầu cuối mạng hay điểm truy cập mạng.

Đầu cuối mạng này sẽ đƣợc kết nối tới một Modem để chuyển dữ liệu thành các gói

tin IP. Trong một số trƣờng hợp, một bộ chia Spiltter có thể đƣợc sử dụng khi nhà

cung cấp dịch vụ IPTV sử dụng hạ tầng mạng điện thoại để cung cấp dịch vụ đến

thuê bao.

Trong hệ thống các thiết bị Home End, một Gateway có thể đƣợc sử dụng để

chia tách các tín hiệu trên nền tảng IP nhƣ: video, voice, data. Các Gateway này có

thể có chức năng DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol) và tƣờng lửa

(firewall)

Bộ thu STB là thiết bị cơ bản của hệ thống IPTV, đƣợc cung cấp bởi các nhà

cung cấp dịch vụ IPTV. STB kết nối các thiết bị ngƣời dùng nhƣ TV, laptop với hệ

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Phạm Nhật Toàn 37 GVHD: TS. Hồ Văn Cừu

thống Head End phía nhà cung cấp dịch vụ. Chức năng của nó là biên dịch các yêu

cầu của thuê bao thành các gói tin IP và gửi chúng đến hệ thống Head End qua

mạng truyền dẫn IPTV.

Hình 2.11: Cấu trúc của một STB.

Nguyên lý làm việc của STB đƣợc minh họa ở hình 2.12, quá trình xử lý bắt

đầu với yêu cầu cấp địa chỉ IP và sau đó là quá trình nhận nội dung đã yêu cầu. Web

browser sẽ chuyển yêu cầu tới hệ thống Middleware client. Sau đó Middleware

client sẽ gửi chuyển tiếp yêu cầu đến Middleware server. Middleware server kết nối

đến khu vực kiểm tra khóa bảo mật và truy cập nội dung, tạo khóa mã hóa để đƣa

vào mã hóa các luồng video. Các luồng video sẽ đƣợc giải mã thành tín hiệu video

chuẩn PAL hay NTSC nguyên thủy hoặc cũng có thể dƣới dạng tín hiệu số có độ

phân giải cao nhƣ: DVI, XVGA, HDMI, Component,…trƣớc khi đến màn hình hiển

thị nội dung cho thuê bao.

Hình 2.12: Quá trình xử lý tín hiệu trong STB.

Thuê bao đƣợc nhà cung cấp dịch vụ IPTV khuyến cáo sử dụng đúng loại

STB để có thể giải mã tốt luồng tín hiệu video do họ cung cấp. Trong trƣờng hợp sử

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Phạm Nhật Toàn 38 GVHD: TS. Hồ Văn Cừu

dụng các máy tính với bộ codec đƣợc cài đặt phù hợp, việc kết nối xem nội dung

chƣơng trình đƣợc thực hiện mà không cần STB.

Nhận xét: nhìn chung, một hệ thống IPTV thông thƣờng sẽ bao gồm các

thành phần chính nhƣ đã trình bày. Một số nhà cung cấp dịch vụ IPTV có thể kết

hợp một vài chức năng trên để xử lý chung trên một Video Server. Trong hệ thống

IPTV, ta có thể thấy vai trò rất quan trọng của hệ thống hạ tầng mạng truyền dẫn, tại

đây, dịch vụ đƣợc cung cấp đến thuê bao trong phạm vi rộng và thực hiện quản lý

toàn bộ quá trình truyền dẫn , tài nguyên dải thông mạng.

2.6. Dịch vụ IPTV tại TTVT3

IPTV (hay MyTV) tại TTVT3 là dịch vụ truyền hình tƣơng tác do công ty

Phần mềm và Truyền thông VASC, thuộc VNPT cung cấp.

2.6.1. Sơ đồ tổng quát dịch vụ IPTV tại TTVT3

SHA03SHA

123.29.19.16 DSLAM

MA5600

Modem

HSI and

IPTV

SR router

Alctel (DHCP relay)

BRAS Core

Router

T1600

Unicast Source : 172.24.160.0/19

Multicast Source : 123.29.128.4/29

Multicast Group : 232.0.0.1 to 34

Ge3/0/11

IP TV

Data Center

172.16.2.245

HSI and

IPTV

FTTx Sw

SHA00SHA

123.29.19.1Unicast and VoD: Vlan401

IP TV: Vlan 99

Ge1/0/7

Eth-Trunk1

Eth-Trunk4

Modem

Unicast: Ge1/0/4.401 172.24.160.1/19

VLan401 – L3 VPN

STB

STB

VoD and

IPTV

VoD and

IPTV

MAN E

Ge0/7/1

VPLS

VPLS

Modem : 1 VPI/VCI for HSI (PPPoE)

1 VPI/VCI for VoD and IPTV (Bridge)

Hình 2.13: Cấu hình mạng dịch vụ IPTV tại TTVT3.

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Phạm Nhật Toàn 39 GVHD: TS. Hồ Văn Cừu

BRASPE

Internet

Mạng MAN

Lâm Đồng

DSLAM/ SWITCH

Mạng truyền dẫn

Liên tỉnh

VOD SERVER

Đà Lạt

Trung tâm IPTV

Hà Nội

MODEM/CPE

STBTV

Hình 2.14: Sơ đồ đấu nối dịch vụ IPTV cho khách hàng tại TTVT3.

2.6.2. Mô hình hoạt động

2.6.2.1. Mạng khách hàng

Dịch vụ IPTV đƣợc cung cấp trên các kết nối mạng ADSL2+ và FTTH. Mỗi

kết nối đến thuê bao gồm 2 PVC (Permanent Virtual Connection) khác nhau nhằm

cung cấp 2 loại dịch vụ:

- PVC 1: cung cấp dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao (HSI).

- PVC 2: cung cấp dịch vụ video (bao gồm cả VOD, BTV,...).

Khách hàng sử dụng các thiết bị đầu cuối khác nhau cho từng loại dịch vụ:

STB cho video và PC cho Internet.

Kết nối ADSL2+ đƣợc kết cuối bởi modem hoặc home gateway. Các thiết bị

này chuyển các lƣu lƣợng trên các PVC đến các giao diện đầu ra tƣơng ứng với các

thiết bị đầu cuối dịch vụ.

2.6.2.2. Mạng truy cập

Mạng truy cập triển khai theo mô hình S-VLAN (Service VLAN). Cụ thể,

mạng truy nhập bao gồm các thiết bị mạng, các kết nối mạng từ IP-DSLAM đến

BRAS. Tại các IP-DSLAM, mỗi cổng ADSL2+ gồm 3 PVC, mỗi 3 PVC dành cho

một dịch vụ (Internet, VoIP, Video). Tại các giao diện uplink, các PVC đƣợc ánh xạ

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Phạm Nhật Toàn 40 GVHD: TS. Hồ Văn Cừu

vào các S-VLAN tƣơng ứng với từng loại dịch vụ sử dụng phƣơng thức đóng gói

802.1q. Các S-VLAN này gồm:

- VLAN dành cho dịch vụ truy cập Internet.

- VLAN dành cho dịch vụ VOD.

- VLAN dành cho dịch vụ truyền hình (multicast).

Tại Switch Layer 2, Access Switch cấu hình các giao diện đƣờng trung kế

mang dung lƣợng của các S-VLAN này. Cuối cùng, BRAS có nhiệm vụ kết cuối

các S-VLAN và định tuyến các gói tin đến đích đến.

Hình 2.15: Các PVC khác nhau kết nối đến các VLAN khác nhau.

2.6.2.3. Truy cập đầu cuối và địa chỉ IP

Đối với dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao (HSI), thuê bao thực hiện quay

số PPPoE đến BRAS. BRAS cấp địa chỉ IP cho từng kết nối PPPoE (thực hiện

phiên dịch NAT – Network Address Translation nếu cần) và chuyển tiếp các lƣu

lƣợng ra Internet.

Đối với các dịch vụ video, địa chỉ IP đƣợc cấp phát động bằng DHCP. Tại

BRAS, cấu hình DHCP relay chuyển tiếp các gói tin DHCP đến DHCP server và

thực hiện định tuyến các gói tin của các dịch vụ này đến đích mong muốn.

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Phạm Nhật Toàn 41 GVHD: TS. Hồ Văn Cừu

Hình 2.16: Truy cập đầu cuối và địa chỉ IP.

2.6.2.4. Lưu lượng multicast

Hình 2.17: Lƣu lƣợng multicast.

Để các lƣu lƣợng multicast có thể truyền tải trong hệ thống mạng một cách

hiệu quả, các tính năng multicast cần đƣợc hỗ trợ tại các thiết bị mạng.

2.6.3. Dịch vụ VOD

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Phạm Nhật Toàn 42 GVHD: TS. Hồ Văn Cừu

Hình 2.18: Cơ chế hoạt động của dịch vụ VOD.

Cơ chế hoạt động của dịch vụ VOD:

- Gói tin yêu cầu dịch vụ đƣợc gửi từ Set Top Box (STB) và đƣợc đóng gói

dot1Q tại DSLAM/L2 Switch.

- S-VLAN đƣợc cấp phát theo kiểu “per UPE per VLAN” (nghĩa là tất cả các

DSLAM/L2 Switch nối vào cùng 1 UPE sẽ dùng chung S-VLAN cho dịch vụ

VoD).

- Sau khi gói tin yêu cầu dịch vụ đi đến UPE, gói tin chƣa đƣợc kết cuối mà

đƣợc gửi đến PE-AGG thông qua H-VPLS (Hierarchical Virtual Private LAN

Service ). PE-AGG kết cuối H-VPLS và gửi gói tin đến PE thông qua truyền tải lớp

2.

- Luồng lƣu lƣợng VOD đƣợc gửi xuống STB theo cơ chế unicast trên cùng

một đƣờng gói tin yêu cầu đƣợc gửi lên.

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Phạm Nhật Toàn 43 GVHD: TS. Hồ Văn Cừu

KẾT LUẬN

Qua quá trình tìm hiểu, giúp ta có một cái nhìn sơ lƣợc về hệ thống mạng cáp

quang FTTH, dịch vụ truyền hình giao thức Internet IPTV cũng nhƣ mạng PSTN.

FTTH và IPTV đang là những công nghệ nổi trội nhất hiện nay trong ngành viễn

thông, mang lại những lợi ích to lớn cho ngƣời dùng. Trong tƣơng lai không xa, các

dịch vụ này sẽ còn phát triển hơn nữa, trang thiết bị, hạ tầng cơ sở đƣợc cải thiện,

những công nghệ, vật liệu mới đƣợc ra đời, con ngƣời sẽ đƣợc phục vụ các dịch vụ

với chất lƣợng tốt hơn, giá thành các sản phẩm cũng sẽ đƣợc hạ thấp hơn.

Trong quá trình thực tập do thời gian và kiến thức có hạn nên nội dung báo

cáo còn nhiều thiếu sót. Mong thầy cô và các anh chị góp ý, bổ sung để em có thể

hoàn thiện báo cáo tốt hơn, tích lũy kinh nghiệm cho sau này. Em xin chân thành

cám ơn!

44

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Thông tin và Truyền thông , Thông tƣ số 05/2012-BTTTT về phân loại các

dịch vụ Viễn thông ngày 18/05/2012.

[2] Hồ Văn Cừu (2014), “Bài giảng môn hệ thống Viễn thông”, Khoa Điện tử Viễn

thông, Đại học Sài Gòn.

[3] Nguyễn Thi Thanh Tú (2010), “Mạng và công nghệ truy nhập”, Học viện công

nghệ Bƣu chính Viễn thông.

[4] Phòng kỹ thuật TTVT3 (2011), “Hƣớng dẫn lắp đặt dịch vụ IPTV”, VNPT Lâm

Đồng.

[5] Johan Hjelm (2008), “WhyIPTV? Interactivity,Technologies and Services”, A

John Wiley and Sons, Ltd, Publication.

[6] Josep Prat (2008), “Next-Generation FTTH Passive Optical Networks”, Springer

Netherlands.

[7] Các Wedsite: https://en.wikipedia.org

http://vntelecom.org/

http://www.e-ptit.edu.vn/hoctap/hoclieu/MVT.pdf


Recommended