+ All Categories
Home > Documents > Th i gian th c hi n: 4h

Th i gian th c hi n: 4h

Date post: 09-Feb-2023
Category:
Upload: independent
View: 0 times
Download: 0 times
Share this document with a friend
101
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌC Thời gian thực hiện: 4h MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Trình bày được sự ra đời, phát triển và nhiệm vụ của thống kê học. - Xác định được đối tượng nghiên cứu của thống kê học - Giải thích được cơ sở lý luận và cơ sở phương pháp luận của thống kê học - Định nghĩa được một số khái niệm thường dùng trong thống kê học. - Hệ thống hoá được một số vấn đề chung về thống kê học - Có ý thức học tập nghiêm túc, tính cẩn thận, chính xác - Có phương pháp tự học tập, nghiên cứu - Trung thực, nghiêm túc trong nghiên cứu NỘI DUNG BÀI HỌC 1. Sự ra đời và phát triển của thống kê học Thời gian: 0.5giờ Thống kê học ra đời và phát triển từ nhu cầu thực tiễn của xã hội và là một trong những môn khoa học xã hội có tính lịch sử lâu dài nhất. Đó là một quá trình phát triển không ngừng từ đơn giản đến phức tạp, được đúc rút dần thành lý luận khoa học và ngày nay đã trở thành một môn khoa học độc lập. Thống kê ra đời có ý nghĩa quan trọng: phản ánh những quy luật về lượng của hiện tượng, các con số thống kê giúp cho việc kiểm tra, giám sát, đánh giá các chương trình, kế hoạch và định hướng sự phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai. V.I Lenin đã khẳng định “Thống kê kinh tế - xã hội là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất để nhận thức xã hội”. Thống kê được coi là một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan trọng, có vai trò cung cấp các thông tin thống kê trung
Transcript

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌC

Thời gian thực hiện: 4h

MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Trình bày được sự ra đời, phát triển và nhiệm vụ của

thống kê học.- Xác định được đối tượng nghiên cứu của thống kê học- Giải thích được cơ sở lý luận và cơ sở phương pháp luận

của thống kê học- Định nghĩa được một số khái niệm thường dùng trong thống

kê học.- Hệ thống hoá được một số vấn đề chung về thống kê học- Có ý thức học tập nghiêm túc, tính cẩn thận, chính xác- Có phương pháp tự học tập, nghiên cứu- Trung thực, nghiêm túc trong nghiên cứu

NỘI DUNG BÀI HỌC1. Sự ra đời và phát triển của thống kê họcThời gian: 0.5giờ

Thống kê học ra đời và phát triển từ nhu cầu thực tiễn của

xã hội và là một trong những môn khoa học xã hội có tính lịch

sử lâu dài nhất. Đó là một quá trình phát triển không ngừng từ

đơn giản đến phức tạp, được đúc rút dần thành lý luận khoa học

và ngày nay đã trở thành một môn khoa học độc lập.

Thống kê ra đời có ý nghĩa quan trọng: phản ánh những quy luật

về lượng của hiện tượng, các con số thống kê giúp cho việc kiểm

tra, giám sát, đánh giá các chương trình, kế hoạch và định

hướng sự phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai. V.I Lenin

đã khẳng định “Thống kê kinh tế - xã hội là một trong những

công cụ mạnh mẽ nhất để nhận thức xã hội”.

Thống kê được coi là một trong những công cụ quản lý vĩ mô

quan trọng, có vai trò cung cấp các thông tin thống kê trung

thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời phục vụ các cơ

quan nhà nước trong việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định

chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế -

xã hội ngắn hạn và dài hạn.

Thống kê không những có vai trò đáp ứng nhu cầu thông tin

thống kê của các tổ chức, cá nhân trong xã hội, mà còn phải xây

dựng, cung cấp các phương pháp phân tích đánh giá về mặt lượng

các hoạt động kinh tế - xã hội của các tổ chức, đơn vị.

2. Đối tượng nghiên cứu của thống kê học Thờigian: 0.5giờ- Thống kê nghiên cứu các hiện tượng xã hội

Các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội bao gồm:

Các điều kiện của sản xuất và trình độ sản xuất: dân số,

sức lao động, tài nguyên thiên nhiên, của cải quốc dân tích

lũy….

Quá trình tái sản xuất xã hội qua các khâu: sản xuất, phân

phối, và sản xuất sản phẩm xã hội.

Ngoài ra, nó còn nghiên cứu về đời sống và sinh hoạt của

nhân dân: trình độ văn hóa, tình hình sức khỏe, tình hình

sinh hoạt chính trị, xã hội….

-Thống kê nghiên cứu mặt lượng của hiện tượng đó

Mặt lượng phản ánh quy mô, tốc độ phát triển…..trong nội bộ

sự vật (Ví dụ: quy mô sản xuất của xí nghiệp: Số công nhân,

số sản phẩm sản xuất ra một ngày….). Mặt chất giúp ta biết

được sự vật đó là gì, giúp phân biệt sự vật đó với sự vật

khác (Ví dụ: Nghiên cứu chế độ sản xuất, chế độ phục vụ, quy

mô phục vụ của bưu cục và bưu điện văn hóa xã để phân biệt sự

khác nhau). Như vậy, Lượng và chất là một tổng thể thống nhất

trong một sự vật, hiện tượng.

-Thống kê nghiên cứu những hiện tượng xã hội số lớn

Hiện tượng xã hội số lớn là nhiều hiện tượng được lặp đi

lặp lại nhiều lần ở nhiều thời gian và địa điểm khác nhau.

Hiện tượng số lớn là một tập hợp các hiện tượng cá biệt đủ

bù trừ, triệt tiêu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

Đối tượng nghiên cứu của thống kê học là mặt lượng trong mối liên hệ mật

thiết với mặt chất của hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội số lớn, trong điều kiện

thời gian và địa điểm cụ thể.

3. Cơ sở lý luận của thống kê học Thờigian: 0.5giờCơ sở lý luận của thống kê học được xây dựng dựa trên cơ sở

Kinh tế học nói chung, kinh tế học thị trường (kinh tế vi mô,

kinh tế vĩ mô), đường lối chính sách phát triển kinh tế - xã

hội của Đảng và chính phủ của từng quốc gia và lý luận kinh tế

các ngành sản xuất.

4. Cơ sở phương pháp luận của thống kê họcThời gian: 0.5giờThống kê học sử dụng nhiều phương pháp chuyên môn của thống kê

như: Phương pháp quan sát số lớn, phương pháp phân tổ, phương

pháp chỉ số….

Cơ sở phương pháp luận của thống kê học là chủ nghĩa duy

vật biện chứng Mac – Lê nin.

Trên cơ sở vận dụng các nguyên lý, quy luật trên, chủ

nghĩa duy vật biện chứng đã đưa ra những quan điểm cơ bản để

nhận thức và cải tạo thế giới. Đây chính là cơ sở phương pháp

luận chung nhất để thống kê học xây dựng hệ thống các phương

pháp thu thập, tổng hợp, phân tích và dự đoán thống kê.

5. Nhiệm vụ của thống kê học Thờigian: 0.25giờ

- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê nhằm đáp ứng thông

tin cho phân tích và dự đoán.

- Tổ chức điều tra thu thập và tổng hợp số liệu của các

hiện tượng kinh tế xã hội số lớn trong những thời gian và địa

điểm cụ thể.

- Vận dụng các phương pháp toán học để tổng hợp, xử lý,

tính toán, phân tích các chỉ tiêu thống kê nhằm nêu lên bản

chất và tính quy luật của hiện tượng.

6. Một số khái niệm thường dùng trong thống kê họcThời gian: 1.25giờ

1. Tổng thể thống kê và đơn vị tổng thểTổng thể thống kê là hiện tượng số lớn, bao gồm những đơn vị hoặc

phần tử cấu thành hiện tượng, cần được quan sát, phân tích

mặt lượng của chúng.

Ví dụ: Toàn bộ cán bộ, công nhân viên của một bưu cục vào

một thời gian nào đó là một tổng thể. Các bưu cục thuộc

mạng bưu chính vào một thời gian xác định cũng một tổng

thể.

Các đơn vị, phần tử tạo nên hiện tượng được gọi là các đơn vị

tổng thể.

Ví dụ: Điều tra toàn bộ nhân khẩu của nước ta vào một

thời điểm nào đó là một tổng thể thống kê, từng người dân

là đơn vị tổng thể.

Toàn bộ các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên

nghiệp ở Việt Nam vào một thời điểm xác định là một tổng

thể thống kê, mỗi một trường là một đơn vị tổng thể.

1.6.1.2 Phân loại tổng thể thống kê

Xét theo hình thức biểu hiện, ta chia tổng thể thống

kê thành: Tổng thể bộc lộ và tổng thể tiềm ẩn

Trường hợp, các đơn vị của một tổng thể được biểu hiện một

cách rõ ràng, dễ xác định. Ta gọi đó là tổng thể bộc lộ.

Ví dụ: Số nhân khẩu của địa phương, số xe máy được đăng ký

trong tháng, số sinh viên trong một lớp học, số hàng hóa bán ra

trong tháng…

Ngược lại, một tổng thể mà các đơn vị của nó không được

nhận biết một cách trực tiếp, ranh giới của tổng thể không rõ

ràng được gọi là tổng thể tiềm ẩn. Loại này thường gặp nhiều trong

lĩnh vực xã hội

Ví dụ: Tổng thể những người mê tín dị đoan, tổng thể người

say mê nhạc thính phòng….

Nếu xét theo mục tiêu nghiên cứu, ta có thể phân biệt hai

loại tổng thể: tổng thể đồng chất và tổng thể không đồng chất.

Tổng thể đồng chất là bao gồm những đơn vị có cùng chung những

đặc điểm chủ yếu có liên quan đến mục đích nghiên cứu.

Tổng thể không đồng chất bao gồm những đơn vị khác nhau về loại

hình, khác nhau về những đặc điểm chủ yếu có liên quan đến mục

đích nghiên cứu.

Ví dụ: Tổng thể các cơ sở sản xuất công nghiệp của toàn

quốc trong một thời gian xác định là tổng thể đồng chất, nếu

mục đích nghiên cứu là tìm hiểu kết quả hoạt động chế biến và

khai thác sản phẩm vật chất. Nó là tổng thể không đồng chất nếu

mục đích nghiên cứu là tìm hiểu kết quả hoạt động chế biến và

khai thác sản phẩm vật chất của các cơ sở thuộc sở hữu nhà

nước.

Ngoài ra, người ta còn phân biệt thành: Tổng thể chung

và tổng thể bộ phận.

Tổng thể chung bao gồm tất cả các đơn vị của hiện tượng

nghiên cứu và tổng thể bộ phận chỉ chứa đựng một phần của tổng thể

chung.

Ví dụ: Nghiên cứu phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở

tỉnh Bắc Ninh thì tổng số doanh nghiệp vừa hay tổng số doanh

nghiệp nhỏ là tổng thể bộ phận, còn tổng cả hai loại trên là

tổng thể chung.

Thực tế, nhiều khi ranh giới của tổng thể còn mập mờ, khó

xác định chính xác, người ta phải quy ước một số loại đơn vị

nào đó được đưa vào tổng thể, một số khác không được tính là

đơn vị tổng thể.

2 Tiêu thức thống kê (gọi tắt là tiêu thức)

2.1 Khái niệm tiêu thức thống kê

Nghiên cứu thống kê phải dựa vào các đặc điểm của đơn vị

tổng thể. Đơn vị tổng thể có nhiều đặc điểm. Tùy theo mục đích

nghiên cứu, một số đặc điểm của đơn vị tổng thể được chọn ra để

nghiên cứu. Các đặc điểm này được gọi là tiêu thức.

Tiêu thức thống kê là một khái niệm chỉ đặc điểm của các đơn vị

tổng thể được chọn ra để nghiên cứu.

Ví dụ: Mỗi người dân trong tổng thể dân cư có các đặc điểm

(các tiêu thức) như độ tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, nghề

nghiệp…

Mỗi xí nghiệp trong tổng thể các xí nghiệp công nghiệp có

các tiêu thức: tên xí nghiệp, địa chỉ xí nghiệp, hình thức sở

hữu, số lượng công nhân, tài sản cố định, năng suất lao động,

giá thành đơn vị sản phẩm, số lượng sản phẩm sản xuất ra….

2.2 Phân loại

Tiêu thức thống kê được chia làm 2 loại, tùy theo cách biểu

hiện của nó:

Tiêu thức thuộc tính: Là loại tiêu thức không được biểu hiện

trực tiếp bằng con số, mà các biểu hiện của nó được dùng để

phản ánh loại hoặc tính chất của các đơn vị tổng thể.

Ví dụ: Giới tính, dân tộc, thành phần kinh tế…. tiêu thức

giới tính có 2 biểu hiện: nam và nữ.

Tiêu thức số lượng: Là loại tiêu thức có biểu hiện trực

tiếp bằng con số. Đây là những con số phản ánh đặc trưng có thể

cân, đong, đo, đếm được của từng đơn vị tổng thể.

Ví dụ: Chiều dài của cây cầu, số nhân khẩu trong gia đình,

lương tháng của người lao động….. Mỗi con số là một lượng biến

– là cơ sở để thực hiện các phép tính thống kê như: cộng, trừ,

nhân, chia, trung bình, tỷ lệ….

Một tiêu thức chỉ có 2 biểu hiện không trùng nhau trên một

đơn vị tổng thể gọi là tiêu thức thay phiên (Ví dụ: Giới tính: nam và

nữ). Nếu 1 đơn vị nào đó đã nhận biểu hiện này thì không nhận

biểu hiện kia. Hay, xác suất để 1 đơn vị tổng thể bất kỳ nhận

biểu hiện này bằng 1 thì xác suất nó nhận biểu hiện kia sẽ bằng

0. Đây là loại tiêu thức có nhiều ứng dụng trong thực tế.

3 Chỉ tiêu thống kê (gọi tắt là chỉ tiêu)

Chỉ tiêu thống kê là những con số chỉ mặt lượng gắn với mặt chất

của hiện tượng số lớn trong điều kiện thời gian, không gian cụ

thể.

Chỉ tiêu thống kê là tiêu chí mà biểu hiện bằng số của nó phản

ánh quy mô, tốc độ phát triển, cơ cấu, quan hệ tỷ lệ của hiện

tượng kinh tế- xã hội trong điều kiện không gian và thời gian

cụ thể.

Ví dụ: Tổng sản phẩm trong nước GDP của Việt nam 2004 theo

giá thực tế là 715.307 tỷ đồng.

Chỉ tiêu thống kê phản ánh những mối quan hệ chung của tất

cả các đơn vị tổng thể. Chỉ tiêu thống kê có 2 mặt: khái niệm

và mức độ. Mặt khái niệm có tên gọi, điều kiện thời gian và

không gian. Mặt mức độ phản ánh quy mô hoặc cường độ của hiện

tượng với các loại thang đo khác nhau.

Căn cứ vào nội dụng, có thể chia các chỉ tiêu thống kê

thành hai loại: Chỉ tiêu khối lượng và chỉ tiêu chất lượng.

Chỉ tiêu khối lượng biểu hiện quy mô của tổng thể như số cán bộ

công nhân viên, số máy điện thoại, khối lượng sản phẩm dịch vụ…

Chỉ tiêu chất lượng biểu hiện trình độ phổ biến, mối quan hệ của

tổng thể như giá thành sản phẩm dịch vụ.

Việc phân loại này nhằm đáp ứng yêu cầu của một số phương

pháp phân tích thống kê.

7. BẢNG THỐNG KÊ VÀ ĐỒ THỊ THỐNG KÊ

1.7.1 Bảng thống kê

1.7.1.1 Khái niệm

Bảng thống kê là một hình thức trình bày các tài liệu thống

kê một cách có hệ thống, hợp lý và rõ ràng nhằm nêu lên các đặc

trưng về lượng của hiện tượng nghiên cứu.

Bảng thống kê giúp ta tổng hợp, phân tích và nhận định

chung về hiện tượng nghiên cứu.

- Cấu tạo chung bảng thống kê: gồm chủ đề, phần giải thích và

nguồn số liệu.

Tên bảng thống kê (Tiêu đề chung)

Phần giải thích

Phần chủ đề

Các chỉ tiêu giải thích

(tên cột)

(a) (1) (2) (3) (4)Tên chủ đề (tên hàng)

………………….

…………………..

(Nguồn số liệu)

1.7.1.2 Các loại bảng thống kê

- Bảng đơn giản:

Là bảng trong đó phần chủ đề chỉ liệt kê các đơn vị, bộ

phận của tổng thể.

Là loại bảng phần chủ đề không phân tổ. Phần chủ đề của

loại bảng này có liệt kê các đơn vị tổng thể hay tên gọi của

các địa phương hoặc thời gian khác nhau của quá trình nghiên

cứu.

Ví dụ: Bảng thống kê trang thiết bị công ty X như sau:

TT Tên đơn vị Máy

dệt

Máy

cắt

Máy

rập

Máy in

tem

Máy

buộc

túi1 Xưởng 1 50 100 48 13 22 Xưởng 2 47 83 33 9 03 Xưởng 3 ….. …… …… ….. ….4 Xưởng 4

Cộng toàn DN ….. ….. ….. ….. ….- Bảng phân tổ:

Trong đó đối tượng nghiên cứu ghi trong phần chủ đề được

chia thành các tổ theo một tiêu thức nào đó.

Ví dụ: Tổng công ty X xếp loại các chi nhánh công ty của

mình theo doanh thu trong năm 2000 như sau:

Phân tổ các chi nhánh theo doanh thu Số chi

(tỷ đồng) nhánhDưới 5 tỷ 2

Từ 5 đến 10 tỷ 410 đến 15 315 đến 20 1020 đến 25 725 đến 30 6Trên 30 tỷ 3

Cộng 35

- Bảng kết hợp:

Là loại bảng trong đó đối tượng nghiên cứu ghi ở phần chủ

đề được phân tổ theo hai, ba tiêu thức kết hợp với nhau.

Ví dụ: Có số liệu thống kê về nghề nghiệp, giới tính và

trình độ học vấn tại học viện X

Nghề nghiệp và giới

tính

Số

người

Chia theo trình độCĐ ĐH Th.S TS

1. Giáo viên:

- Nam

- Nữ

2. Công nhân viên:

- Nam

- Nữ

200

120

80

150

70

80

0

0

0

30

16

14

40

10

30

60

31

29

100

80

20

50

23

27

60

30

30

10

5

5Cộng 350 30 100 150 70

- Những yêu cầu trong việc xây dựng bảng thống kê

+ Quy mô bảng không nên quá lớn (tức là không nên phân tổ kết

hợp nhiều tiêu thức và quá nhiều chỉ tiêu)

+ Các tiêu đề và tiêu mục cần được ghi chính xác, ngắn gọn,

dễ hiểu.

+ Các hàng và cột nên ký hiệu bằng chữ hoặc bằng số để thuận

lợi cho việc trình bày hoặc giải thích nội dung

+ Các chỉ tiêu cần được sắp xếp 1 cách hợp lý

+ Phần ghi chú ở cuối bảng dùng để nói rõ nguồn tài liệu hoặc

giải thích nội dung 1 số chỉ tiêu.

- Các quy ước thường dùng trong bảng thống kê:

+ Không có số liệu: trong ô ghi (-)

+ Số liệu còn thiếu: ba chấm (…)

+ Hiện tượng không liên quan: (x)

1.7.2 Đồ thị thống kê

1.7.2.1 Khái niệm

Đồ thị thống kê là phương pháp dùng các hình vẽ hoặc đường nét

hình học với các màu sắc thích hợp để trình bày đặc trưng về

các mặt lượng của hiện tượng KT-XH.

Ví dụ: Có số liệu về số máy điện thoại thuê bao ở nước ta

như sau: (đvt:1000 máy)

1994 1995 1996 1997470 766 1166 1716

Ta có thể dùng đồ thị để biểu diễn tình hình phát triển của

thuê bao điện thoại như sau:

1994 1995 1996 19970

500

1000

1500

2000

1000 máy

Với cùng một gốc và cùng lề rộng, các chiều cao khác nhau

của cột giúp ta nhận thức về tình hình phát triển của hiện

tượng nghiên cứu.

Hình vẽ tên gọi là Biểu đồ thống kê.

Phương pháp dùng hình vẽ để mô tả hiện trạng qua các số

liệu thống kê gọi là phương pháp đồ thị thống kê.

- Đặc điểm của đồ thị thống kê:

+ Bảng thống kê chỉ liệt kê số liệu.

+ Đồ thị sử dụng số liệu kết hợp với hình vẽ, đường nét và

màu sắc thích hợp để mô tả đặc trưng về mặt lượng của hiện

tượng

+ Đồ thị thống kê chỉ trình bày 1 cách khái quát các đặc điểm

chủ yếu của hiện tượng. Tuy nhiên các đặc trưng và xu hướng của

hiện tượng nghiên cứu thường được dễ thấy hơn nếu không chỉ để

số liệu trong bảng thống kê mà còn được trình bày bằng đồ thị

thống kê.

Do các đặc điểm nêu trên, đồ thị thống kê có tính quần

chúng, có sức hấp dẫn và sinh động, làm cho người hiểu biết ít

về thống kê vẫn lĩnh hội được vấn đề chủ yếu một cách dễ dàng,

đồng thời giữ được ấn tượng khá sâu đối với hiện tượng.

- Phương pháp đồ thị thống kê được ứng dụng rộng rãi

trong nghiên cứu, nhằm mục đích hình tượng hóa:

+ Sự phát triển của hiện tượng qua thời gian.

+ Kết cấu và biến động của kết cấu qua hiện tượng

+ Trình độ phổ biến của hiện tượng.

+ Sự so sánh giữa các mức độ của hiện tượng.

+ Mối liên hệ giữa các hiện tượng.

+ Tình hình thực hiện kế hoạch

Ngoài ra, đồ thị thống kế được coi là một phương tiện tuyên

truyền, một công cụ dùng để biểu dương các kết quả sản xuất.

- Quy tắc xây dựng đồ thị thống kê:

Đồ thị thống kê phải đảm bảo yêu cầu chính xác dễ xem dễ

hiểu, ngoài ra còn phải thể hiện tính thẩm mỹ của nó. Cho nên

khi xây dựng đồ thị thống kê cần thực hiện các yêu cầu sau:

+ Lựa chọn loại đồ thị phù hợp với nội dung, tính chất các số

liệu cần diễn đạt. Để đảm bảo những yêu cầu trên, cần chú ý đến

các yếu tố của đồ thị, quy mô, các ký hiệu hình học hoặc các

hình vẽ, hệ tọa độ, thang và tỷ lệ xích, phần giải thích.

+ Xác định quy mô đồ thị cho thích hợp. Quy mô của đồ thị

được quyết định bởi chiều dài, chiều cao và quan hệ tỷ lệ giữa

2 chiều đó. Quy mô của đồ thị to hay nhỏ còn phải căn cứ vào

mục đích sử dụng. Quan hệ tỷ lệ giữa chiều cao và chiều dài của

đồ thị, thông thường được dùng từ 1 : 1,33 đến 1 : 1,50.

+ Các ký hiệu hình học hoặc hình vẽ quyết định dáng của đồ

thị. Các ký hiệu hình học có nhiều loại như: các chấm. các

đường thẳng hoặc cong, các hình cột, hình vuông, hình chữ nhật,

hình tròn… Các hình vẽ trên đồ thị cũng có thể thay đổi nhiều

loại tuy tính chất của hiện tượng nghiên cứu. Việc lựa chọn

các ký hiệu hình học hoặc hình vẽ của đồ thị là vấn đề quan

trọng, vì mỗi hình có khả năng diễn tả riêng. Như khi cần biểu

hiện kết cấu thành phần thời gian quy vòng toa xe, có thể vẽ

các hình cột hoặc các hình tròn (có chia thành các hình quạt).

+ Hệ tọa độ giúp cho việc xác định chính xác vị trí các ký

hiệu hình học trên đồ thị. Các đồ thị thống kê thường dùng hệ

tọa độ vuông góc. Trên hệ tọa độ vuông góc, trục hoành thường

được dùng để biểu thị thời gian, trục tung biểu hiện trị số của

chỉ tiêu. Trong trường hợp phân tích mối liên hệ giữa hai tiêu

thức thì tiêu thức nguyên nhân được để ở trục hoành, tiêu thức

kết quả được ghi trên trục tung.

+ Thang và tỷ lệ xích giúp cho việc tính chuyển các đại lượng

lên đồ thị theo các khoảng cách thích hợp. Người ta thường dùng

các thang đường thẳng, được phân theo các trục tọa độ. Cũng có

khi dùng thang đường cong như thang tròn (ở đồ thị hình tròn)

được chia thành 3600. Các thang tỷ lệ có khoảng cách chỉ dùng để

biểu hiện các tốc độ khi khoảng biến thiên của các mức độ quá

lớn mà người ta chỉ chú ý đến biens động tương đối của chúng.

+ Phần giải thích tên đồ thị, các con số và ghi chú dọc theo

thang tỷ lệ, các con số bên cạnh từng bộ phận của đồ thị, giải

thích các ký hiệu quy ước… cần được ghi rõ, gọn dễ hiểu.

- Các loại đồ thị thống kê:

+ Biểu đồ hình thanh:

+ Biểu đồ hình tròn:

+ Đồ thị đường gấp khúc:

CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ

Thời gian thực hiện: 1giờ Mục tiêu:

- Trình bày được nội dung của điều tra thống kê- Trình bày được nội dung của tổng hợp thống kê- Cẩn thận, tỉ mỉ, có phương pháp học tập- Tuân thủ các bước trong quá trình nghiên cứu thống kê

NỘI DUNG BÀI HỌC

BÀI 2.1 ĐIỀU TRA, TỔNG HỢP THỐNG KÊ

2.1.1 Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ của điều tra thống kê

a) Khái niệm

Điều tra thống kê là việc tổ chức một cách khoa học theo

một kế hoạch thống nhất việc thu thập, ghi chép nguồn tài

liệu ban đầu về hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện cụ

thể về thời gian, không gian.

Ví dụ: Nghiên cứu tình hình dân số cả nước với các đặc

điểm về cơ cấu tuổi tác, dân tộc, giới tính....thống kê cần

thu thập tài liệu về từng người dân theo các tiêu thức:

tuổi, giới tính, dân tộc....

b) Ý nghĩa:

Tài liệu do điều tra thống kê thu được là căn cứ tin

cậy để kiểm tra, đánh giá thực trạng hiện tượng nghiên cứu.

Điều tra thống kê cung cấp những chứng cứ xác đáng cho

việc phân tích, phát hiện, tìm ra những yếu tố tác động,

những yếu tố quyết định sự biến đổi của hiện tượng nghiên

cứu.

Tài liệu điều tra thống kê cung cấp 1 cách có hệ thống

còn là cơ sở căn cứ vững chắc cho việc phát hiện, xác định

xu hướng, quy luật biến động của hiện tượng và dự đoán xu

hướng biến động của hiện tượng trong tương lai.

c) Nhiệm vụ:

Nhiệm vụ chủ yếu của điều tra thống kê là thu thập được

đầy đủ thông tin cần thiết về hiện tượng nghiên cứu, làm cơ

sở cho việc tổng hợp và phân tích.

- PHƯƠNG TIỆN VÀ THIẾT BỊ GIẢNG DẠY: bảng, phấn, giáo án, đềcương bài giảng, giáo trình - PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC GIẢNG DẠY: học tập trung tại phòng học lýthuyết, thuyết trình, giảng giải, phân tích

CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ

Thời gian thực hiện: 5giờ (LT:5giờ)Mục tiêu:

- Trình bày được nội dung của điều tra thống kê- Trình bày được nội dung của tổng hợp thống kê- Cẩn thận, tỉ mỉ, có phương pháp học tập- Tuân thủ các bước trong quá trình nghiên cứu thống kê

NỘI DUNG BÀI HỌC

BÀI 2.1 ĐIỀU TRA, TỔNG HỢP THỐNG KÊ

2.1.2 Các loại điều tra thống kê

a) Điều tra thường xuyên và không thường xuyên

Điều tra thường xuyên là việc tiến hành thu thập, ghi chép

tài liệu ban đầu của hiện tượng nghiên cứu 1 cách liên tục,

có hệ thống và thường là theo sát quá trình phát triển của

hiện tượng.

Ví dụ: Chấm công lao động, việc ghi chép số sản phẩm

nhập, xuất kho hàng ngày tại các kho…..

Tài liệu điều tra thường xuyên là cơ sở chủ yếu để lập

báo cáo thống kê định kỳ, là công cụ theo dõi tình hình

thực hiện kế hoạch.

Điều tra không thường xuyên là tiến hành thu thập, ghi chép

tài liệu ban đầu của hiện tượng 1 cách không liên tục,

không gắn với quá trình phát sinh, phát triển của hiện

tượng. Hình thức này thường được tiến hành với những hiện

tượng ít biến động, biến động chậm hoặc không cần theo dõi

thường xuyên, liên tục.

Ví dụ: Các cuộc điều tra dân số, điều tra tồn kho vật

tư.....

b) Điều tra toàn bộ và không toàn bộ

Điều tra toàn bộ là tiến hành thu thập tài liệu ban đầu

trên toàn thể các đơn vị thuộc đối tượng điều tra, không

loại trừ bất kỳ đơn vị nào.

Điều tra toàn bộ là nguồn cung cấp tài liệu đầy đủ nhất

cho các nghiên cứu thống kê nên nó có thể đáp ứng được

nhiều yêu cầu nghiên cứu khác nhau, đặc biệt là trong điều

tra nắm bắt tình hình cơ bản về hiện tượng.

Ví dụ: Các cuộc tổng điều tra dân số được tiến hành vào

ngày 1/4 hàng năm.

- Điều tra không toàn bộ là tiến hành thu thập tài liệu ban

đầu trên 1 số đơn vị được chọn trong toàn bộ các đơn vị của

tổng thể chung.

Ví dụ: Các cuộc điều tra ngân sách gia đình, điều tra

thu hoạch lúa, điều tra giá cả thị trường…

Căn cứ vào phương pháp lựa chọn các đơn vị để điều tra,

ta có thể phân chia điều tra không toàn bộ thành 3 loại:

điều tra chọn mẫu, điều tra trọng điểm và điều tra chuyên

đề.

Điều tra chọn mẫu là một loại điều tra không toàn bộ,

trong đó người ta chỉ chọn ra 1 số đơn vị để điều tra thực

tế. Các mẫu này được lấy ngẫu nhiên. Kết quả điều tra được

dùng để đánh giá, suy rộng cho toàn bộ hiện tượng.

Điều tra trọng điểm: Trong điều tra trọng điểm, người ta chỉ

tiến hành điều tra ở bộ phận chủ yếu nhất của tổng thể

chung. Kết quả điều tra không được dùng để suy rộng thành

các đặc điểm chung của toàn bộ tổng thể, nhưng vẫn giúp nắm

được tình hình cơ bản của hiện tượng.

Loại điều tra này thích hợp với những đối tượng có

những bộ phận tương đối tập trung, chiếm tỷ trọng lớn trong

tổng thể.

Điều tra chuyên đề chỉ được tiến hành trên một số rất ít,

thậm chí chỉ một đơn vị của tổng thể, nhưng lại đi sâu

nghiên cứu chi tiết nhiều khía cạnh khác nhau của đơn vị đó

nhằm rút ra vấn đề cốt lõi, tìm những bài học kinh nghiệm

chung để chỉ đạo phong trào.

Loại điều tra này thường được dùng để nghiên cứu những

vấn đề mới phát sinh, để nghiên cứu kinh nghiệm của các đơn

vị tiên tiến hoặc phân tích tìm nguyên nhân yếu kém của các

đơn vị lạc hậu.....

2.1.3. Các phương pháp điều tra thống kê

a) Phương pháp đăng ký trực tiếp

Theo phương pháp này, nhân viên điều tra phải trực tiếp

tiếp xúc với đối tượng điều tra, trực tiếp tiến hành hoặc

giám sát việc cân, đong, đo, đếm và sau đó ghi chép những

thông tin thu được vào phiếu điều tra.

Ví dụ: Trong điều tra tồn kho vật tư, hàng hóa: nhân

viên điều tra trực tiếp cân, đong, đo đếm, phân loại số

lượng vật tư, thiết bị, hàng hóa còn tồn trong kho, rồi ghi

chép kết quả vào phiếu điều tra.

Phương pháp đăng ký trực tiếp thường được thực hiện gắn

liền với quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng.

b) Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn là phương pháp điều tra thống kê được sử dụng

nhiều nhất, theo đó việc ghi chép, thu thập tài liệu ban

đầu được thực hiện thông qua quá trình hỏi – đáp giữa nhân

viên điều tra và người cung cấp thông tin.

Căn cứ vào tính chất của sự tiếp xúc giữa người hỏi và

người trả lời, ta phân biệt 2 loại: Phỏng vấn trực tiếp và

phỏng vấn gián tiếp.

- Phỏng vấn trực tiếp: là phương pháp ghi chép, thu thập tài

liệu ban đầu được thực hiện thông qua quá trình hỏi – đáp

trực tiếp giữa nhân viên điều tra và người cung cấp thông

tin.

- Phỏng vấn gián tiếp: là phương pháp thu thập tài liệu ban

đầu được thực hiện bằng cách người được hỏi nhận phiếu điều

tra, tự mình ghi câu trả lời vào phiếu rồi gửi trả lại cho

cơ quan điều tra.

2.1.4 Hình thức tổ chức điều tra thống kê

a) Báo cáo thống kê định kỳ

- Là hình thức tổ chức điều tra thống kê thường xuyên có

tính chất định kỳ, theo nội dung, phương pháp và chế độ báo

cáo thống nhất do cơ quan có thẩm quyền quy định.

Ví dụ:

Theo định kỳ hàng tháng (quý, năm), các doanh nghiệp

quốc doanh, các cơ quan quản lý thuộc thẩm quyền của nhà

nước phải lập và gửi báo cáo theo mẫu thống nhất lên cơ

quan cấp trên.

b) Điều tra chuyên môn

- Là hình thức điều tra không thường xuyên được tiến hành

theo một kế hoạch và phương pháp quy định riêng cho mỗi lần

điều tra nhằm phục vụ cho mục đích nhất định (tình hình giá

cả thị trường tự do, tình hình chất lượng sản phẩm hoặc 1

số hiện tượng bất thường đến đời sống (thiên tai, tai nạn

lao động…)

2.1.5 Sai số trong điều tra thống kê

Các cuộc điều tra thống kê, dù có cố gắng làm thật tốt

vẫn gặp sai số.

Sai số trong điều tra thống kê là chênh lệch giữa trị số thực

của hiện tượng nghiên cứu so với trị số của nó mà điều tra

thống kê thu được.

Căn cứ vào tính chất của sai số, ta có thể phân biệt 2

loại: Sai số do đăng ký và sai số do tính đại diện.

- Sai số do đăng ký xảy ra đối với mọi cuộc điều tra thống

kê. Nó phát sinh do việc đăng ký số liệu ban đầu không

chính xác. Nguyên nhân có thể do cân, đong, đo, đếm sai,

tính sai, ghi chép sai…….

Sai số do đăng ký được chia thành: sai số do ngẫu nhiên

và sai số có hệ thống.

+ Sai số ngẫu nhiên là những sai số phát sinh một cách

tình cờ, không có chủ định, không có bất kỳ một sự sắp đặt

trước nào của người điều tra.

+ Sai số có hệ thống là sai số thường xảy ra do chủ định

của người điều tra, người trả lời hoặc sai số một cách có

hệ thống do lỗi của hệ thống đo lường, hệ thống thang đo.

- Sai số do tính đại diện (sai số chọn mẫu) chỉ xảy ra trong

điều tra chọn mẫu.

Sai số làm giảm chất lượng của các cuộc điều tra, ảnh

hưởng đến chất lượng của toàn bộ quá trình nghiên cứu thống

kê. Vì vậy, cần phải cố gắng áp dụng nhiều biện pháp để hạn

chế sai số trong điều tra, như: làm tốt công tác chuẩn bị điều tra,

tiến hành kiểm tra có hệ thống toàn bộ cuộc điều tra….

2.2 TỔNG HỢP THỐNG KÊ

2.2.1 Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ của tổng hợp thống kê

- Khái niệm:

Tổng hợp thống kê là giai đoạn thứ hai của toàn bộ quá

trình nghiên cứu thống kê.

Tổng hợp thống kê là tiến hành tập trung, chỉnh lý và hệ thống hóa một

cách khoa học các tài liệu ban đầu thu thập được trong điều tra thống kê.

- Ý nghĩa:

Việc tổ chức tổng hợp một cách đúng đắn và khoa học có

ý nghĩa rất lớn đối với kết quả nghiên cứu thống kê vì các

đặc trưng chung của tổng hợp là những căn cứ để phân tích

dự đoán thống kê, tổng hợp thống kê đúng đắn làm cho kết

quả điều tra trở lên có giá trị và tạo điều kiện cho phân

tích sâu sắc bản chất và tính quy luật của hiện tượng.

- Nhiệm vụ:

Nhiệm vụ cơ bản của tổng hợp thống kê là làm cho các

đặc trưng riêng biệt của từng đơn vị tổng thể bước đầu

chuyển thành các đặc trưng chung của toàn bộ tổng thể, làm

cho các biểu hiện riêng của tiêu thức điều tra bước đầu

chuyển thành các biểu hiện chung về đặc điểm của hiện tượng

nghiên cứu.

2.2.2 Những vấn đề chủ yếu của tổng hợp thống kê

a) Mục đích của tổng hợp thống kê

Mục đích là khái quát hóa những đặc trưng chung, những

cơ cấu tồn tại khách quan theo các mặt của tổng thể nghiên

cứu bằng các chỉ tiêu thống kê. Khi xác định được mục đích

của tổng hợp thống kê phải căn cứ vào mục đích yêu cầu tìm

hiểu và phân tích những mặt nào của hiện tượng nghiên cứu,

từ đó nêu khái quát những chỉ tiêu cần đạt được trong tổng

hợp. Kết quả tổng hợp dùng làm căn cứ để phân tích và dự

đoán thống kê.

b) Nội dung tổng hợp

Nội dung tổng hợp là danh mục các biểu hiện của những

tiêu thức mà chúng được xác định trong nội dung điều tra.

Cần chọn lọc để nội dung tổng hợp vừa đủ đáp ứng mục đích

nghiên cứu.

Nói cách khác, nội dung tổng hợp là danh mục các biểu

hiện của tiêu thức điều tra được chọn lọc và theo mỗi biểu

hiện được phân chia thành các nhóm khác nhau để đáp ứng yêu

cầu phản ánh các cơ cấu khác nhau phù hợp với mục tiêu

nghiên cứu. Nội dung tổng hợp cũng là danh mục của 1 hệ

thống chỉ tiêu tổng hợp.

c) Kiểm tra tài liệu dùng vào tổng hợp

Kiểm tra tài liệu dùng vào tổng hợp là một việc không

thể thiếu, vì chất lượng kết quả tổng hợp phụ thuộc vào

chất lượng tài liệu dùng vào tổng hợp.

Kiểm tra tài liệu đã được thực hiện trong khâu điều

tra. Việc kiểm tra này được tiến hành trên nhiều mặt và

kiểm tra toàn bộ, do những người trực tiếp tham gia điều

tra làm.

Tuy nhiên, khi tổng hợp vẫn phải kiểm tra lại tài liệu

một lần nữa để đảm bảo tính chính xác của tài liệu, loại bỏ

hẳn cả hoặc một phần nội dung của những phiếu điều tra

không đúng nếu không có điều kiện điều tra lại.

d) Phương pháp tổng hợp

Yêu cầu quan trọng nhất của tổng hợp là phải nắm được

cơ cấu theo các mặt của tổng thể nghiên cứu. Vì vậy, người

ta sử dụng phương pháp phân tổ thống kê.

Phân tổ thống kê là phương pháp phân chia các đơn vị của

tổng thể vào các tổ (và tiểu tổ) khác nhau theo từng tiêu

thức nghiên cứu. Trị số được tính toán ở mỗi tổ cho ta 1 cơ

cấu về lượng cụ thể của tổng thể. Việc phân chia các đơn vị

tổng thể vào các tổ cần tuân theo những căn cứ lý luận nhất

định.

e) Tổ chức và kỹ thuật tổng hợp

Chuẩn bị tài liệu

Hình thức tổ chức tổng hợp

Có 2 hình thức chủ yếu: Tổng hợp từng cấp và tổng hợp

tập trung.

2.3 PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO THỐNG KÊ

2.3.1 Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ của phân tích và dự báo

thống kê

- Khái niệm:

Phân tích thống kê là thông qua các biểu hiện bằng số

lượng, nêu lên 1 cách tổng hợp bản chất và tính quy luật

của các hiện tượng và quá trình kinh tế- xã hội trong điều

kiện thời gian và địa điểm cụ thể.

Dự báo thống kê là xác định mức độ của hiện tượng trong

tương lai bằng cách sử dụng tài liệu thống kê và áp dụng

các phương pháp phù hợp.

Tài liệu thống kê thường được sử dụng trong dự báo

thống kê là dãy số thời gian. Việc xác định số lượng các

mức độ của dãy số thời gian để tiến hành dự đoán thì không

thể đưa ra một nguyên tắc cứng nhắc, mà phải dựa vào sự

phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian,

để xác định nên sử dụng bao nhiêu mức độ để xây dựng mô

hình dự đoán.

- Ý nghĩa:

Phân tích và dự báo thống kê có liên hệ mật thiết với

giai đoạn điều tra và tổng hợp thống kê, chỉ có dựa trên cơ

sở tài liệu điều tra phong phú, chính xác, kết quả tổng hợp

một cách khoa học thì phân tích và dự báo thống kê mới có

khả năng rút ra những kết luận đúng đắn. Nếu không, dù

phương pháp phân tích,dự báo có khoa học, hiện đại như thế

nào, kết quả cũng sẽ bị hạn chế, thậm chí không có giá trị

và còn có thể xuyên tạc sự thật.

- Nhiệm vụ:

Nhiệm vụ của phân tích dự báo thống kê nói chung nhất

trí với nhiệm vụ của toàn bộ quá trình nghiên cứu thống kê,

biểu hiện cụ thể:

+ Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch:

+ Phân tích tính quy luật của các hiện tượng và quá trình

kinh tế xã hội:

- PHƯƠNG TIỆN VÀ THIẾT BỊ GIẢNG DẠY: bảng, phấn, giáo án, đềcương bài giảng, giáo trình

- PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC GIẢNG DẠY: học tập trung tại phòng học lýthuyết, thuyết trình, giảng giải, phân tích

CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ

Thời gian thực hiện: 5giờ (LT:2giờ, TH: 3h)Mục tiêu:

- Trình bày được nội dung của phân tích và dự báo thốngkê

- Thu thập được tài liệu ban đầu về hiện tượng kinh tếcần nghiên cứu

- Tổng hợp được các tài liệu đã thu thập được- Phân tích được số liệu thu thập và tổng hợp được; Dự

báo các hiện tượng kinh tế có thể xảy ra.- Cẩn thận, tỉ mỉ, có phương pháp học tập- Tuân thủ các bước trong quá trình nghiên cứu thống kê

NỘI DUNG BÀI HỌC

BÀI 2.2 PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO THỐNG KÊ

2.3.2 Những vấn đề chủ yếu của phân tích và dự báo thống kê

a) Xác định nhiệm vụ cụ thể của phân tích thống kê:

Xác định mục đích yêu cầu, những vấn đề cần khi tiến

hành phân tích mới có thể quyết định được cần thu thập

những tài liệu nào, từ đâu, chọn chỉ tiêu nào để phân tích

và phân tích bằng những phương pháp nào?

b) Lựa chọn đánh giá tài liệu dùng để phân tích: Khi đánh giá tài liệu, cần xem

xét các mặt sau:

- Tài liệu thu thập có đảm bảo chính xác, đầy đủ, kịp

thời, phương pháp thu thập có khoa học không?

- Tính khoa học và việc đáp ứng mục đích nghiên cứu của

sự chỉnh lý và phân tổ tài liệu.

- Phương pháp tính toán các chi tiết, các phương pháp này

có nhất quán với các phương pháp của thống kê không?

- Khi đánh giá các tài liệu thu thập bằng điều tra không

toàn bộ (điều tra chọn mẫu) thì cần chú ý đến tính đại diện

của số đơn vị được chọn để điều tra thực tế.

Việc đánh giá lựa chọn tài liệu là công việc quan

trọng, cần thiết để đảm bảo tính chính xác và sức thuyết

phục của các kết luận thống kê.

c) Xác định các phương pháp và các chỉ tiêu phân tích

Tùy theo nhiệm vụ, tính chất và đặc điểm của hiện tượng

nghiên cứu mà sử dụng các phương pháp phân tích khác nhau

cho các hiện tượng khác nhau sao cho tác dụng của từng

phương pháp phát huy được một cách đầy đủ nhất.

Chỉ tiêu phân tích là biểu hiện cuối cùng của bản chất

về tính quy luật của hiện tượng, phân tích cần dựa vào mục

đích và nhiệm vụ phân tích mà xác định chỉ tiêu phân tích.

Khi lựa chọn, xác định cần lưu ý:

- Các chỉ tiêu phải là những chỉ tiêu quan trọng nhất, có

thể phản ánh đúng đắn và tập trung nhất những đặc điểm,

tính chất và các mối liên hệ cơ bản của hiện tượng.

- Các chỉ tiêu cần có sự liên hệ với nhau, dựa vào các

phương trình kinh tế để xác định hệ thống chỉ tiêu nhằm

phân tích được sâu sắc và toàn diện hiện tượng nghiên cứu.

d) So sánh đối chiếu các chỉ tiêu

Mỗi chỉ tiêu thống kê chỉ phản ánh 1 mặt nào đó của

hiện tượng, nên khi phân tích thống kê cần so sánh, đối

chiếu các chỉ tiêu với nhau để thấy rõ đặc điểm và bản chất

của hiện tượng nghiên cứu. Từ đó mới có thể rút ra những

kết luận sâu sắc và chính xác.

Trong so sánh đối chiếu cần lưu ý phải đảm bảo tính

chất có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu thống kê. Nếu

các chỉ tiêu không có đầy đủ tính chất so sánh thì cần phải

tiến hành điều chỉnh, tính toán lại làm cho chúng trở thành

so sánh được.

e) Rút ra kết luận và đề xuất đề nghị

Đây là sự thể hiện tập trung thành quả của toàn bộ công

tác nghiên cứu thống kê bởi vì phân tích thống kê cuối cùng

phải đi tới kết luận chính xác và khoa học về bản chất và

tính quy luật của hiện tương, đồng thời phải có thể dự đoán

được mức độ phát triển của hiện tượng và rút ra những kiến

nghị thực tế.

Các kết luận cần chính xác khoa học để đưa ra các kiến

nghị đề xuất nhằm tăng cường cải tiến quản lý, có ý nghĩa

thiết thực, phù hợp với hoàn cảnh thực tế và khả năng thực

hiện được.

2.4 Thực hành:

- PHƯƠNG TIỆN VÀ THIẾT BỊ GIẢNG DẠY: bảng, phấn, giáo án, đềcương bài giảng, giáo trình - PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC GIẢNG DẠY: học tập trung tại phòng học lýthuyết, thuyết trình, giảng giải, phân tích

CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ

Thời gian thực hiện: 2giờ (TH: 1h, KT: 1h)Mục tiêu:

- Tổng hợp được các tài liệu đã thu thập được- Phân tích được số liệu thu thập và tổng hợp được; Dự

báo các hiện tượng kinh tế có thể xảy ra.- Cẩn thận, tỉ mỉ, có phương pháp học tập- Tuân thủ các bước trong quá trình nghiên cứu thống kê

NỘI DUNG BÀI HỌC

CHƯƠNG 3: PHÂN TỔ THỐNG KÊ

Thời gian thực hiện: 3h LT

Mục tiêu:- Mô tả được khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ của phân tổ

thống kê- Phân tích được nội dung tiêu thức phân tổ- Xác định được phương pháp, mục tiêu học tập- Có ý thức học tập nghiêm túc, tính cẩn thận, chính

xác

BÀI 3.1: PHÂN TỔ THỐNG KÊ

3.1 KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA, NHIỆM VỤ CỦA PHÂN TỔ THỐNG KÊ

3.1.1 Khái niệm

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để tiến

hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ (và các tiểu

tổ) có tính chất khác nhau.

Ví dụ: Khi nghiên cứu tình hình nhân khẩu căn cứ vào

tiêu thức giới tính để chia tổng số nhân khẩu thành 2 tổ

nam và nữ, căn cứ vào tiêu thức độ tuổi chia số nhân khẩu

thành các độ tuổi khác nhau…

3.1.2 Ý nghĩa

Phân tổ thống kê giúp thực hiện được việc nghiên cứu cái chung và cái

riêng 1 cách kết hợp. Các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành

1 số tổ (và tiểu tổ): giữa các tổ đều có sự khác nhau rõ

rệt về tính chất, còn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều

có sự giống nhau (hay gần giống nhau) về tính chất theo

tiêu thức được dùng làm căn cứ phân tổ.

Là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê, vì ta không

thể tiến hành hệ thống hóa một cách khoa học các tài liệu

điều tra, nếu không áp dụng phương pháp này.

Là một trong các phương pháp quan trọng của phân tích thống kê, đồng

thời là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích thống kê khác. Một số

phương pháp phân tích thống kê khác: Phương pháp số tương

đối, phương pháp số bình quân, phương pháp chỉ số, phương

pháp bảng cân đối, phương pháp tương quan….thường cũng phải

dựa trên các kết quả phân tổ thống kê chính xác.

3.1.3 Nhiệm vụ

Thứ nhất, phân tổ thực hiện việc phân chia các loại hình

kinh tế - xã hội của hiện tượng nghiên cứu dựa vào 1 hay 1

số tiêu thức nhất định.

Thứ hai, phân tổ có nhiệm vụ biểu hiện kết cấu của hiện

tượng nghiên cứu do nhiều bộ phận, nhiều nhóm đơn vị có

tính chất khác nhau hợp thành, chiếm những tỉ trọng và tầm

quan trọng khác nhau trong tổng thể.

Thứ ba, phân tổ được dùng để biểu hiện mối liên hệ giữa

các tiêu thức, chúng phụ thuộc lẫn nhau theo những quy luật

nhất định.

3.2 TIÊU THỨC PHÂN TỔ

3.2.1 Khái niệm

Tiêu thức phân tổ là tiêu thức được chọn làm căn cứ để tiến hành phân tổ

thống kê.

Tiêu thức phân tổ khác nhau sẽ nói lên những mặt khác

nhau của hiện tượng. Việc phân tổ chính xác và khoa học

trước hết phụ thuộc vào việc lựa chọn tiêu thức phân tổ.

3.2.2 Các yêu cầu về lựa chọn tiêu thức phân tổ

Thứ nhất, phải dựa trên cơ sở phân tích lý luận 1 cách

sâu sắc để chọn ra tiêu thức bản chất nhất, phù hợp với mục

đích nghiên cứu.

Tiêu thức bản chất là tiêu thức nói lên được bản chất

của hiện tượng nghiên cứu, phản ánh đặc trưng cơ bản của

hiện tượng trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.

Ví dụ: Muốn phân tổ các doanh nghiệp sản xuất công

nghiệp để biểu hiện quy mô lớn nhỏ, ta xem xét tiêu thức

nào có khả năng phản ánh quy mô của chúng như: số lượng lao

động, giá trị thiết bị chủ yếu, diện tích doanh nghiệp…..

Muốn phân tổ các doanh nghiệp theo hiệu quả sản xuất

kinh doanh thì dùng tiêu thức: giá thành, tiêu thức năng

suất lao động, lợi nhuận.

Thứ hai, phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của hiện tượng

nghiên cứu để chọn ra tiêu thức phân tổ thích hợp.

Cùng một loại hiện tượng nghiên cứu, nhưng phát sinh

trong những điều kiện thời gian và địa điểm khác nhau thì

bản chất có thể thay đổi khác nhau. Vì vậy, tiêu thức phân

tổ cũng mang ý nghĩa khác nhau.

Ví dụ: Nghiên cứu tình hình đời sống nông dân ở nước ta

trước kia có thể phân tổ nông hộ theo thành phần giai cấp,

theo số ruộng đất chiếm hưu; ngày nay người ta lựa chọn các

tiêu thức như số lượng lao động, số diện tích nhận khoán…

Thứ ba, phải tùy theo mục đích nghiên cứu và điều kiện

tài liệu thực tế mà quyết định phân tổ hiện tượng theo một

hay nhiều tiêu thức.

Hiện tượng nghiên cứu thường rất phức tạp, nên nếu chỉ

phân tổ theo 1 tiêu thức – dù là tiêu thức bản chất nhất

cũng chỉ phản ánh được 1 mặt nào đó của hiện tượng. Trong

nhiều trường hợp phân tổ kết hợp nhiều tiêu thức giúp ta

nghiên cứu mối liên hệ giữa các tiêu thức.

Ví dụ: Có thể phân tổ nhân khẩu theo giới tính và theo

độ tuổi (kết hợp 2 tiêu thức), phân tổ các doanh nghiệp

theo nhóm, theo ngành, và theo thành phần kinh tế (kết hợp

3 tiêu thức).

Chú ý, không nên phân tổ kết hợp theo quá nhiều tiêu

thức vì làm như vậy số tổ và tiểu tổ sẽ tăng lên nhiều,

tổng thể bị chia nhỏ nhiều quá sẽ trở ngại cho việc nghiên

cứu.

3.3 XÁC ĐỊNH SỐ TỔ CẦN THIẾT

Sau khi đã chọn được tiêu thức phân tổ thích hợp, vấn

đề tiếp theo là xem xét cần chia hiện tương nghiên cứu

thành bao nhiêu tổ và căn cứ vào đâu để xác định số tổ cần

thiết đó.

Số tổ cần thiết thường được xác định tùy theo tiêu thức

phân tổ là tiêu thức thuộc tính hay tiêu thức số lượng.

3.3.1 Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính

Là loại phân tổ theo tiêu thức không có biểu hiện cụ thể bằng con số như:

dân tộc, giới tính, thành phần kinh tế, ngành sản xuất…

Các tổ được hình thành không phải do sự khác nhau về

lượng biến của tiêu thức mà thường do các loại hình khác

nhau, tuy nhiên không nhất thiết lúc nào mỗi loại hình cũng

phải hình thành nên 1 tổ.

Trường hợp 1: Các loại hình tương đối ít thì mỗi

loại hình có thể hình thành nên 1 tổ.

Ví dụ:

Phân tổ tổng thể theo giới tính thì chia thành 2 tổ Nam

và Nữ; Phân tổ các doanh nghiệp theo thành phần kinh tế …..

Trường hợp 2: Số loại hình thực tế nhiều, nếu coi mỗi

loại là 1 tổ thì số tổ sẽ quá nhiều nên cần ghép những loại

hình giống nhau hoặc gần giống nhau vào cùng 1 tổ.

Ví dụ:

Phân tổ nhân khẩu theo nghề nghiệp, phân tổ các sản

phẩm công, nông nghiệp…

Trong trường hợp này, ta ghép nhiều tổ nhỏ lại thành 1

tổ lớn, theo nguyên tắc các tổ nhỏ ghép lại với nhau phải

giống (hoặc gần giống) nhau về tính chất, giá trị sử dụng,

loại hình….

3.3.2 Phân tổ theo tiêu thức số lượng

Là loại phân tổ theo tiêu thức mà biểu hiện cụ thể là những con số như:

tuổi, tiền lương, số lượng công nhân…Phân tổ theo tiêu thức này phải dựa vào

lượng biến của tiêu thức.

Tùy theo lượng biến của tiêu thức thay đổi nhiều hay ít

mà cách phân tổ được giải quyết khác nhau. Mặt khác, cũng

cần chú ý đến số lượng đơn vị tổng thể nhiều hay ít mà xác

định số tổ thích hợp.

Trường hợp 1, lượng biến của tiêu thức thay đổi ít và

lượng biến không liên tục như số người trong gia đình, số

máy do 1 công nhân phụ trách…. Trường hợp này, thường mỗi

lượng biến là cơ sở để hình thành 1 tổ.

Ví dụ:

Có số liệu công nhân phụ trách số máy dệt trong một tổ

sản xuất như sau:

Yêu cầu:

Thứ tựcông nhân 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Phụ trách máy 5 6 5 7 8 8 9 7 6 7

Phân tổ Công nhân theo tiêu thức số máy mà một công nhân

đảm nhận.

Giải:

Số máy dệt một CN phụ trách

(máy)

Số công nhân (người)

5 26 27 38 29 1

Cộng 10Trường hợp này, có thể căn cứ vào mỗi lượng biến mà

hình thành 1 tổ. Việc phân tổ như trên gọi là phân tổ không có

khoảng cách tổ.

Trường hợp 2, lượng biến của tiêu thức biến thiên rất lớn.

Trường hợp này ta ghép nhiều lượng biến thành 1 tổ.

Trường hợp này, ta cần xem xét mối quan hệ giữa lượng

và chất trong phân tổ, xem xét kỹ xem lượng biến tích lũy

đến 1 mức độ nào đó thì chất của hiện tượng mới thay đổi và

làm nảy sinh 1 tổ khác.

Trong mỗi tổ sẽ gồm 1 phạm vi lượng biến với 2 giới

hạn:

Giới hạn dưới là lượng biến nhỏ nhất để làm cho tổ đó được

hình thành và giới hạn trên là lượng biến lớn nhất của tổ đó,

nếu vượt quá giới hạn đó thì chất của tổ thay đổi và chuyển

thành tổ khác.

Trị số chênh lệch giữa giới hạn trên và giới hạn dưới

của mỗi tổ gọi là khoảng cách tổ.

Việc phân tổ theo giới hạn như vậy, gọi là phân tổ có

khoảng cách tổ. các khoảng cách tổ có thể đều nhau hoặc không

đều nhau.

Ví dụ: Để nghiên cứu lực lượng lao động của Bắc Ninh

người ta phân dân số thành độ tuổi như sau: * Tổ 1: Dưới

độ tuổi lao động ( < 18 tuổi )

* Tổ 2: Trong độ tuổi lao động ( 18 – 55

tuổi )

* Tổ 3: Ngoài độ tuổi lao động ( > 55

tuổi )

Chú ý: Trong một số trường hợp, tổ đầu tiên không có giới hạn dưới hoặc

tổ cuối cùng không có giới hạn trên thì gọi là phân tổ mở. Theo quy ước khoảng

cách của tổ mở bằng khoảng cách với tổ liền kề.

Phân tổ trong trường hợp có khoảng cách tổ đều nhau: có 2 trường

hợp

TH1: Giới hạn trên của tổ trước bằng giới

hạn dưới của tổ sau

Công thức:

= Xmax - Xmin

h n

Trong đó:

h: là khoảng cách tổ.

Xmax: là lượng biến lớn nhất của tiêu thức phân bổ.

Xmin: là lượng biến nhỏ nhất của tiêu thức phân bổ.

n: là tổ dự định chia.

Ví dụ: Giả sử có tài liệu về doanh thu tiêu thụ trong

năm 2003 của các công ty ở Bắc Ninh như sau: ( ĐVT: tỷ đồng

) 30; 31; 31,5; 32; 32,5; 33; 33,5; 34; 34,2; 34,5; 34,8;

35; 35,4; 35,8; 36; 36,5; 37; 37,6; 38; 39.

Hãy tiến hành phân tổ các công ty trên theo tiêu thức doanh

thu tiêu thụ thành 3 tổ có khoảng cách đều nhau.

Giải:

- Tính khoảng cách tổ như sau:

h = ( 39 – 30 )/3 =3

Bảng 3.4: Phân tổ các công ty theo doanh thu tiêu thụ

Doanh thu tiêu thụ ( tỷ

đồng )

Số công ty

30 – 33 633 – 36 936 – 39 5Cộng 20

TH2: Lượng biến nhận giá trị nguyên và không liên tục.

Trong trường hợp này giới hạn dưới của tổ sau lớn hơn

giới hạn trên của tổ trước một đơn vị.

Công thức:

h =(Xmax - Xmin) – (n-1)

n

Ví dụ: Có tài liệu về số lượng công nhân của 20 doanh

nghiệp công nghiệp ở địa phương X lần lượt như sau ( ĐVT:

người ): 101; 105; 115; 120; 150; 182; 210; 215; 230; 248;

260; 265; 270; 285; 290; 300; 305; 340; 360; 400.

Hãy tiến hành phân tổ các doanh nghiệp trên theo tiêu

thức số lượng công nhân có trong một doanh nghiệp thành 3

tổ có khoảng cách đều nhau.

Giải:

- Tính khoảng cách tổ:

h = 297/3 = 99

- Kết quả phân tổ như sau:

Bảng: Phân tổ các doanh nghiệp theo số lượng công nhân

Số lượng công nhân

( người )

Số doanh nghiệp

101 – 200 6201 – 300 10301 – 400 4

Cộng 20

- PHƯƠNG TIỆN VÀ THIẾT BỊ GIẢNG DẠY: bảng, phấn, giáo án, đềcương bài giảng, giáo trình - PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC GIẢNG DẠY: học tập trung tại phòng học lýthuyết, thuyết trình, giảng giải, phân tích

3.4 CHỈ TIÊU GIẢI THÍCH

Sau khi đã lựa chọn được tiêu thức phân tổ, xác định số

tổ cần thiết và khoảng cách tổ, còn phải xác định các chỉ

tiêu giải thích để nói rõ đặc trưng của các tổ cũng như của

toàn bộ tổng thể.

Ví dụ: Sau khi phân tổ các doanh nghiệp công nghiệp

theo khu vực và thành phần kinh tế, có thể đưa ra 1 số chỉ

tiêu giải thích như sau:

Phân tổ các doanh

nghiệp theo thành

phần kinh tế

Số

doanh

nghiệp

Số lao

động

(người)

Doanh

thu

thuần

(tỷ

đồng)

DT thuần

b/quân 1

(tr.đ/ng

ười)1. Khu vực DN nhà

nước

Trong đó:

- DN nhà nước

4.845

1.898

2.264.9

42

1.463.9

676.735

513.509

300

351

trung ương

- DN nhà nước địa

phương

2. Khu vực DN

ngoài nhà nước

Trong đó:

- Dn tập thể

- DN tư nhân

- Công ty hợp danh

- Công ty TNHH tư

nhân

- Cty CP có vốn

nhà nước

- Cty CP không có

vốn nhà nước

3. Khu vực có vốn

đầu tư nước ngoài

Trong đó:

- Dn 100% vốn nước

ngoài

- Dn liên doanh

với nước ngoài

2.947 54

800.988

165.226 206

Chung

Mỗi chỉ tiêu giải thích có ý nghĩa quan trọng riêng

giúp ta thấy rõ các đặc trưng số lượng của từng tổ cũng như

của toàn bộ tổng thể, làm căn cứ để so sánh các tổ với nhau

và để tính ra hàng loạt chỉ tiêu phân tích khác nhau.

Muốn xác định các chỉ tiêu giải thích, chủ yếu dựa vào

mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của phân tổ để chọn ra các

chỉ tiêu có liên hệ với nhau và bổ sung cho nhau.

Cần chú ý tới mối quan hệ nhất định giữa tiêu thức phân

tổ với các chỉ tiêu giải thích.

Ví dụ:

Phân tổ các xí nghiệp theo quy mô, thì dùng các chỉ

tiêu giải thích như: số lượng lao động, giá trị tài sản cố

định, giá trị sản xuất…..

Các chỉ tiêu giải thích có ý nghĩa quan trọng trong

việc so sánh với nhau cần được bố trí gần nhau.

Ví dụ: Bố trí chỉ tiêu thực hiện gần chỉ tiêu kế hoạch,

chỉ tiêu tương đối gần chỉ tiêu tuyệt đối có liên quan..

3.5 PHÂN TỔ LIÊN HỆ

Khi tiến hành phân tổ liên hệ, các tiêu thức có liên hệ

với nhau được phân biệt thành 2 loại: tiêu thức nguyên nhân

và tiêu thức kết quả.

Tiêu thức nguyên nhân là tiêu thức gây ảnh hưởng, sự biến

động của tiêu thức này sẽ dẫn đến sự thay đổi (tăng hoặc

giảm) của tiêu thức phụ thuộc mà ta gọi là tiêu thức kết quả - 1

cách có hệ thống.

3.5.1 Phân tổ để nghiên cứu mối liên hệ giữa một tiêu thức

nguyên nhân và một tiêu thức kết quả

Các đơn vị tổng thể trước hết được phân tổ theo 1 tiêu

thức (thường là tiêu thức nguyên nhân), sau đó trong mỗi tổ

tiếp tục tính các trị số bình quân của tiêu thức còn lại

(thường là tiêu thức kết quả).

Ví dụ: Trong nhiều doanh nghiệp công nghiệp công

nghiệp, ta thường thấy có mối liên hệ giữa năng suất lao

động và giá thành đơn vị sản phẩm: năng suất lao động càng

tăng thì giá thành đơn vị sản phẩm càng có điều kiện giảm.

Nếu ta phân tổ các doanh nghiệp cùng 1 ngành theo năng

suất lao động, sau đó từ mỗi tổ tính ra giá thành bình quân

đơn vị sản phẩm, thì các kết quả tính toán sẽ cho thấy rõ

mối liên hệ giữa năng suất lao động (-tiêu thức nguyên

nhân) và giá thành đơn vị sản phẩm (-tiêu thức kết quả).

3.5.2 Phân tổ để nghiên cứu mối liên hệ giữa nhiều tiêu

thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả

Phân tổ liên hệ còn có thể được vận dụng để nghiên cứu

mối liên hệ giữa nhiều tiêu thức.

Có thể nghiên cứu mối liên hệ giữa năng suất lúa với

lượng phân bón, lượng nước tưới, mật độ cấy....; hoặc

nghiên cứu mối liên hệ giữa năng suất lao động của công

nhân với tuổi nghề, bậc thợ, trình độ trang bị kĩ thuật...

Khi phân tổ liên hệ giữa nhiều tiêu thức (ví dụ, 3

tiêu thức) trước hết tổng thể được phân tổ theo 1 tiêu thức

nguyên nhân, sau đó mỗi tổ lại được phân chia thành các

tiểu tổ theo tiêu thức nguyên nhân thứ 2, cuối cùng tính

trị số tổng hoặc bình quân của tiêu thức kết quả cho từng

tổ và tiểu tổ đó.

Ví dụ về mối liên hệ giữa năng suất lao động với trình

độ kỹ thuật và tuổi nghề của công nhân trong một doanh

nghiệp, được trình bày thành bảng phân tổ kết hợp như sau:

Bảng: Mối liên hệ giữa NSLĐ với trình độ kỹ thuật và tuổi

nghề

Phân tổ công nhân Sốcôngnhân

Sảnlượng cả

năm(tấn)

Năng suất laođộng bình quân

năm (tấn)Theo trình

độ kĩthuật

Theo tuổinghề (năm)

Đã đượcđào tạo kĩthuật

Dưới 55 – 1010 – 1515 – 20

20 trở lên

1540401520

11253750420017251200

7594105115120

Cả tổ ------ 120 12000 100Chưa đượcđào tạo kĩthuật

Dưới 55 – 1010 – 1515 – 20

20 trở lên

1030201010

51021401580860910

5171798691

Cả tổ ---- 80 6000 75Chung chocả doanhnghiệp

---- 200 18000 90

CHƯƠNG 4

CÁC MỨC ĐỘ CỦA HIỆN TƯỢNG KINH TẾ XÃ HỘI

Các hiện tượng kinh tế - xã hội tồn tại trong những

điều kiện thời gian và địa điểm nhất định. Mỗi đặc điểm cơ

bản của hiện tượng thường có thể được biểu hiện bằng các

mức độ khác nhau.

Các mức độ của hiện tương kinh tế - xã hội trước hết

cho ta 1 nhận thức cụ thể về quy mô, khối lượng của hiện

tượng trong điều kiện lịch sử nhất định.

Ví dụ: Nghiên cứu tình hình sản xuất của 1 doanh nghiệp

trong 1 thời gian nào đó, trước hết phải tính được số lượng

lao động, số máy móc, thiết bị, số nguyên vật liệu đưa vào

sản xuất, số sản phẩm đã sản xuất ra....

Các mức độ của hiện tượng kinh tế - xã hội có thể phản

ánh các quan hệ tỉ lệ khác nhau, như quan hệ giưa thực tế

với kế hoạch, quan hệ giữa kỳ này với kỳ trước, quan hệ

giữa hiện tượng này với hiện tượng khác....

Ví dụ: Nghiên cứu tình hình sản xuất nông nghiệp của 1

địa phương, cần tính tỷ lệ mỗi loại sản phẩm trong toàn bộ

giá trị sản xuất nông nghiệp, sản lượng thực tính theo đầu

người.....

Từ nghiên cứu mức độ, có thể nêu lên đặc điểm chung

nhất, đại diện nhất về từng mặt của hiện tượng, bao gồm

nhiều đơn vị cùng loại. Các mức độ như: giá thành bình

quân, năng suất lao động bình quân, giá cả bình quân, năng

suất thu hoạch bình quân….thường được tính đến trong khi

nghiên cứu thống kê.

Các mức độ của hiện tượng nghiên cứu còn giúp ta đánh

giá trình độ đồng đều của tổng thể, khảo sát độ biến thiên

của tiêu thức, khảo sát tình hình phân phối các đơn vị

tổng thể….

Các mức độ của hiện tượng bao gồm: Số tuyệt đối, số

tương đối, số bình quân, các chỉ tiêu đo độ biến thiên của

tiêu thức, các chỉ tiêu biểu hiện hình dáng phân phối của

tổng thể.

4.1 SỐ TUYỆT ĐỐI TRONG THỐNG KÊ

4.1.1 Khái niệm số tuyệt đối

Số tuyệt đối trong thống kê là những con số biểu hiện quy mô, khối lượng

của hiện tượng kinh tế xã hội trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.

Số tuyệt đối này có thể biểu hiện số đơn vị của tổng thể hay các bộ phận

của tổng thể (số bộ phận, số nông trường, số công nhân….)

Ví dụ: Năm 2009, số lao động của doanh nghiệp X là 750

người và doanh thu của doanh nghiệp là 120,5 tỷ đồng.

Các con số thống kê trên đều là số tuyệt đối.

4.1.2 Ý nghĩa số tuyệt đối

- Số tuyệt đối là cơ sở đầu tiên để tiến hành phân tích

thống kê, đồng thời còn là cơ sở để tính các mức độ khác.

- Số tuyệt đối là căn cứ không thể thiếu được trong việc

xây dựng các kế hoạch kinh tế quốc dân và chỉ đạo thực hiện

kế hoạch.

- Số tuyệt đối là cơ sở để tính số tương đối, số trung

bình

Thống kê học coi số tuyệt đối là loại chỉ tiêu cơ bản

nhất.

4.1.3 Đặc điểm của số tuyệt đối

- Mỗi một số tuyệt đối trong thống kê đều bao hàm một

nội dung kinh tế - xã hội cụ thể trong điều kiện thời gian

và địa điểm nhất định.

- Các số tuyệt đối trong thống kê không phải là con số

được lựa chọn tùy ý, mà phải qua điều tra thực tế và tổng

hợp một cách khoa học. Có trường hợp phải sử dụng các

phương pháp tính toán khác nhau mới có được.

4.1.4 Đơn vị đo lường số tuyệt đối

Trong thống kê, các số tuyệt đối đều có đơn vị tính cụ

thể để biểu thị nội dung của hiện tượng nghiên cứu. Tùy

theo tính chất của hiện tượng và mục đích nghiên cứu có thể

sử dụng các đơn vị tính khác nhau.

- Đơn vị tự nhiên: phù hợp với đặc điểm vật lý của hiện

tượng, được biểu thị bằng mét, kg, tạ, chiếc…Trong nhiều

trường hợp phải dùng đơn vị kép như: Mật độ điện thoại

(máy/100 dân).

- Đơn vị thời gian lao động: giờ công, ngày công..

- Đơn vị tiền tệ: sử dụng rộng dãi nhất trong thống kê vì

nó thống kê được nhiều loại sản phẩm có giá trị khác nhau,

được biểu thị bằng VND, USD, JPY… Nó giúp cho việc tổng hợp

và so sánh nhiều loại sản phẩm có giá trị sử dụng và đo

lường khác nhau. Tuy nhiên, do giá cả luôn thay đổi nên đơn

vị tiền tệ không có tính chất so sánh được qua thời gian.

Để khắc phục nhược điểm này phải dùng “giá cố định” ở thời

gian nào đó.

4.1.5 Các loại số tuyệt đối

a) Số tuyệt đối thời kỳ

- Khái niệm:

Số tuyệt đối thời kỳ là số tuyệt đối phản ánh quy mô, khối lượng của hiện

tượng nghiên cứu trong một thời gian nhất định.

Ví dụ: Tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm

là 11,5 tỷ USD, hoặc tổng giá trị sản xuất trong năm 2003

của công ty Bánh kẹo Kinh Đô là 17,8 tỷ đồng…

- Số tuyệt đối thời kỳ được hình thành thông qua sự tích

lũy về mặt lượng của hiện tượng trong suốt thời gian nghiên

cứu. Thời gian nghiên cứu càng dài thì số lượng càng lớn,

và số tuyệt đối thời kỳ của cùng một chỉ tiêu có thể cộng

được với nhau.

b) Số tuyệt đối thời điểm

- Số tuyệt đối thời điểm là số phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng

nghiên cứu vào một thời điểm nhất định.

Ví dụ: Dân số tỉnh A điều tra vào 0 giờ ngày 01 tháng

04 năm 2002 là 1.100.000 người.

- Số tuyệt đối thời điểm phản ánh trạng thái của một hiện

tượng tại một thời điểm nào đó, trước hoặc sau nó thì trạng

thái của hiện tượng thay đổi. Vậy không thể cộng được các

số tuyệt đối thời điểm lại với nhau. Vì khi cộng chúng lại

không phản ánh được nội dung kinh tế nào.

Muốn có số tuyệt đối thời điểm chính xác, phải quy định

thời điểm hợp lý và tổ chức điều tra kịp thời.

4.2 SỐ TƯƠNG ĐỐI TRONG THỐNG KÊ

4.2.1 Khái niệm số tương đối

Số tương đối trong thống kê là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai

mức độ của cùng một hiện tượng nghiên cứu nhưng khác nhau về điều kiện

thời gian hay không gian, hoặc giữa hai chỉ tiêu khác loại nhưng có liên quan

với nhau.

Ví dụ: Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh X năm 2005

so với năm 2004 bằng 112% (tăng 12%), còn so với kế hoạch

đạt 104,3% ……

4.2.2 Ý nghĩa số tương đối

- Nêu lên kết cấu, quan hệ so sánh, tốc độ phát triển,

trình độ phổ biến…của hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện

không gian và thời gian cụ thể.

- Cho phép phân tích các đặc điểm của hiện tượng, nghiên

cứu các hiện tượng đó trong mối quan hệ so sánh với nhau.

- Trong công tác lập kế hoạch và kiểm tra tình hình thực

hiện kế hoạch, các chỉ tiêu kế hoạch được đề ra bằng số

tương đối và khi kiểm tra tình hình hoàn thành kế hoạch

cũng sử dụng số tương đối để đánh giá.

- Trong trường hợp cần giữ bí mật số tuyệt đối, có thể sử

dụng số tương đối để biểu hiện tình hình hiện tượng.

4.2.3 Đặc điểm số tương đối

- Các số tương đối trong thống kê không phải là con số

trực tiếp thu nhận được qua điều tra mà là kết quả so sánh

hai số đã có.

- Mỗi số tương đối đều phải có gốc dùng để so sánh. Tùy

theo mục đích nghiên cứu, gốc so sánh được chọn khác nhau,

có hai loại gốc để so sánh.

Kỳ gốc liên hoàn: là kỳ gốc tuần tự thay đổi và được

chọn liền kề với kỳ nghiên cứu.

Kỳ gốc cố định: là kỳ gốc không thay đổi cho mọi lần

so sánh, chỉ thay đổi kỳ nghiên cứu.

4.2.4 Hình thức biểu hiện số tương đối

- Hình thức biểu hiện của số tương đối là số lần, số phần

trăm hay số phần nghìn, đơn vị kép: người/km2, sản

phẩm/người…..

Số phần trăm thường được dùng trong các mức độ đem so

sánh với mức độ dùng làm gốc không chênh lệch nhau nhiều

lắm.

Nếu sự chênh lệch quá lớn, số tương đối thường được

biểu hiện bằng số lần, ngược lại số phần nghìn được sử dụng

khi sự chênh lệch quá nhỏ.

4.2.5 Các loại số tương đối

a) Số tương đối động thái

- Số tương đối động thái là số biểu hiện sự biến động về

mức độ của hiện tượng nghiên cứu qua một thời gian nào đó

hay là kết quả so sánh hai mức độ cùng loại của hiện tượng

ở hai thời kỳ (hai thời điểm) khác nhau.

- Số tương đối động thái được biểu hiện bằng số lần hay

số %. Ngoài ra số tương đối động thái còn gọi là tốc độ

phát triển, chỉ số phát triền.

- Công thức tính:

k=y1

y0

Trong đó: k là số tương đối động thái

y1 là mức độ kỳ nghiên cứu (báo cáo)

y0 là mức độ kỳ gốc

Ví dụ : Vốn đầu tư xây dựng của một địa phương năm 2008

là 250 tỷ đồng và năm 2009 là 300 tỷ. Nếu đem so sánh số

đầu tư xây dựng năm 2009 với năm 2008 ta sẽ có số tương đối

động thái : = 300/250 = 1,2 lần (hay=120%)

Trong thực tế, số tương đối động thái này thường được

gọi là tốc độ phát triển hay chỉ số phát triển.

Muốn có số tương đối động thái chính xác cần đảm bảo

tính chất so sánh được giữa các mức độ của kỳ báo cáo và kỳ

gốc. Tức là phải đảm bảo giống nhau về nội dung kinh tế, về

phương pháp tính và đơn vị tính, về phạm vi và độ dài thời

gian mà mức độ phản ánh.

b) Số tương đối kế hoạch

Số tương đối kế hoạch được dùng để lập và kiểm tra tình

hình thực hiện kế hoạch. Có 2 loại :

Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch :

Là quan hệ tỷ lệ giữa mức độ kỳ kế hoạch (tức là mức độ

cần đạt tới của 1 chỉ tiêu kinh tế nào đó trong kỳ kế

hoạch) với mức độ thực tế của chỉ tiêu này đạt được ở trước

kỳ kế hoạch hoặc ở 1 kỳ nào đó chọn làm gốc so sánh –

thường được biểu hiện bằng đơn vị % :

Công thức :

kn=yk

y0

Trong đó :

kn : Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch

yk : Mức độ kỳ kế hoạch

y0 : Mức độ thực tế ở 1 kỳ nào đó được chọn làm gốc

so sánh

Ví dụ : Doanh thu của một công ty năm 2007 đạt được là

1,5 tỷ đồng, kế hoạch đặt ra cho năm 2008 là 1,9 tỷ đồng.

Hỏi nhiệm vụ của công ty đặt ra tăng bao nhiêu %?

Số tương đối hoàn thành kế hoạch (số tương đối thực hiện kế hoạch) :

Là quan hệ tỷ lệ giữa mức độ thực tế đã đạt được trong

kỳ kế hoạch với mức độ kế hoạch đã đặt ra về 1 chỉ tiêu

kinh tế nào đó, thường được biểu hiện bằng đơn vị phần

trăm.

Công thức :

kt=y1

yk

Trong đó : kt : Số tương đối hoàn thành kế hoạch

y1 : Mức độ kỳ thực tế

Ví dụ: Cũng với ví dụ trên, thực tế năm 2008 đã đạt

được doanh thu là 1,6 tỷ đồng. Hỏi công ty đó có hoàn thành

kế hoạch không?

- Nếu kế hoạch dự kiến phải tăng lên thì kt >100% là vượt

mức, nếu kt < 100% là không hoàn thành kế hoạch.

- Ngược lại nếu chỉ tiêu kế hoạch dự kiến phải giảm đi

thì kt < 100% là vượt mức, nếu kt >100% là không hoàn thành

kế hoạch.

Chú ý:

Khí tính kn, kt phải đảm bảo tính chất so sánh được

về nội dung, phương pháp tính, giữa các mức độ thực tế và

mức độ kế hoạch.

Giữa các số tương đối động thái và kế hoạch ( cùng

một chỉ tiêu, trong cùng một thời gian ) có mối quan hệ

toán học như sau:

k = kn x kt

y1

y0

=yk

y0

×y1

yk

Mối quan hệ này vận dụng để tính mức độ chưa biết khi

đã biết các mức độ còn lại.

c) Số tương đối kết cấu

Được dùng để xác định tỷ trọng của mỗi bộ phận cấu

thành trong 1 tổng thể. Thường được biểu hiện bằng số phần

trăm và tính được bằng cách so sánh mức độ của từng bộ phận

(tổ) với mức độ của cả tổng thể.

- Công thức tính:

d=yb

yt

Trong đó: d là số tương đối kết cấu

yb là trị số tuyệt đối của từng bộ phận

yt là trị số tuyệt đối của cả tổng thể

Ví dụ: Sĩ số lớp học kế toán là 30 học sinh, trong đó

học sinh nam 5. Hỏi số học sinh nữ chiếm bao nhiêu %?

Chú ý: Muốn tính số tương đối kết cấu chính xác, chủ

yếu phải phân biệt rõ các bộ phận có tính chất khác nhau

trong tổng thể nghiên cứu. Vì vậy, việc tính số tương đối

kết cấu có quan hệ mật thiết với phương pháp phân tổ thống

kê.

d) Số tương đối cường độ

Được dùng để biểu hiện trình độ phổ biến của hiện tượng

nghiên cứu trong mỗi điều kiện lịch sử nhất định.

Nó được tính bằng cách so sánh chỉ tiêu của 2 hiện

tượng khác nhau nhưng có liên quan nhau.

Ví dụ : Mật độ dân số = Tổng dân số/ diện tích đất đai

( người/km2)

Thu nhập quốc dân theo đầu người = Tổng thu nhập trong

năm/ Tổng dân số trong năm (đồng/người).

- Hình thức biểu hiện của số tương đối cường độ là đơn

vị kép (do đơn vị của tử số và mẫu số hợp thành). Số tương

đối cường độ dùng rộng rãi để nói lên trình độ phát triển

sản xuất, trình độ phổ biến về mức sống vật chất văn hóa

của người dân. Ngoài ra còn dùng để so sánh trình độ phát

triển sản xuất giữa các quốc gia với nhau.

e) Số tương đối không gian

Là loại số tương đối biểu hiện sự so sánh về mức độ

giữa 2 bộ phận trong một tổng thể, hoặc giữa 2 hiện tượng

cùng loại nhưng khác nhau về điều kiện không gian.

Ví dụ: So sánh giá cả 1 loại hàng hóa giữa 2 thị

trường, so sánh khối lượng sản phẩm của 2 xí nghiệp trong

cùng 1 ngành, so sánh dân số của 2 địa phương... Tác dụng

của sự so sánh này nói lên ảnh hưởng của các điều kiện khác

nhau đối với mức độ của hiện tượng nghiên cứu.

Ví dụ: Giá gạo ở Bắc Ninh là 10.000 đồng/kg, ở Hà Nội

15.000 đồng. Hỏi gạo ở Hà Nội so với Bắc Ninh đắt hơn bao

nhiêu?

Áp dụng công thức ta tính được 15.000/10.000 = 1,5 lần

4.2.6 Điều kiện vận dụng số tương đối, số tuyệt đối

- Khi sử dụng số tương đối và tuyệt đối phải xét đến

đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu để rút ra kết luận cho

đúng.

- Phải vận dụng 1 cách kết hợp các số tương đối với số

tuyệt đối.

4.3 SỐ BÌNH QUÂN TRONG THỐNG KÊ

4.3.1 Khái niệm số bình quân

Số bình quân trong thống kê là mức độ biểu hiện trị số đại biểu theo 1

tiêu thức nào đó của tổng thể bao gồm nhiều đơn vị cùng loại.

Việc tính toán số bình quân trong thống kê xuất phát từ

tính chất của hiện tượng nghiên cứu.

Các tổng thể thống kê bao gồm nhiều đơn vị cấu thành,

tuy về cơ bản các đơn vị này có thể có cùng 1 tính chất

nhưng biểu hiện cụ thể về mặt lượng theo các tiêu thức

thường chênh lệch nhau.

Sự chênh lệch này tạo nên cho mỗi đơn vị tổng thể 1 số

đặc điểm riêng, tuy chúng vẫn tồn tại chung trong cùng 1

tổng thể và cùng mang 1 số đặc điểm chung nhất. Khi nghiên

cứu, người ta cần tìm 1 mức độ có tính chất đại biểu nhất,

có khả năng khái quát đặc điểm chung của cả tổng thể. Mức

độ đó chính là số bình quân.

Ví dụ: Nghiên cứu tình hình chung về tiền lương của lao

động trong một doanh nghiệp, để phân tích tình hình đời

sống của công nhân. Mà mức lương thì chênh lệch nhau do

nhiều nguyên nhân, do đó không thể lấy mức lương của một

lao động cá biệt nào làm mức lương đại biểu, cũng không thể

căn cứ vào tổng mức tiền lương trong tháng của tất cả lao

động, vì số tiền này nhiều hay ít phụ thuộc vào số lượng

lao động. Có thể gạt bỏ được ảnh hưởng của các nhân tố ngẫu

nhiên cá biệt cũng như ảnh hưởng của số lượng đơn vị tổng

thể, bằng cách tính chỉ tiêu tiền lương bình quân, tức là

đem tổng mức tiền lương trong tháng chia cho số lao động

Mức lương bình quân.

4.3.2 Ý nghĩa số bình quân

- Được dùng trong công tác nghiên cứu kinh tế, nhằm

nêu lên những đặc điểm chung của hiện tượng kinh tế - xã

hội số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.

- Được dùng để so sánh giữa các hiện tượng không có

cùng 1 quy mô.

Ví dụ: so sánh năng suất lao động và tiền lương bình

quân của công nhân 2 xí nghiệp, so sánh năng suất thu hoạch

lúa giữa 2 địa phương……

- Dùng để nghiên cứu các quá trình biến động qua

thời gian, nhất là các quá trình sản xuất, để cho thấy xu

hướng phát triển cơ bản của hiện tượng số lớn mà các đơn vị

cá biệt không cho thấy được.

- Số bình quân chiếm vị trí quan trọng trong việc

vận dụng nhiều phương pháp phân tích thống kê. Như: phân

tích biến động, phân tích mối liên hệ, điều tra chọn mẫu,

dự đoán thống kê….

4.3.3 Đặc điểm số bình quân

- Số bình quân có tính chất tổng hợp và khái quát

cao. Chỉ dùng một trị số để nêu lên mức độ chung nhất, phổ

biến nhất, có tính chất đại biểu nhất của tiêu thức nghiên

cứu. Nó không biểu hiện một mức độ cá biệt mà là mức độ

tính chung cho mỗi đơn vị tổng thể.

- Số bình quân san bằng sự chênh lệch giữa các đơn

vị về trị số của tiêu thức nghiên cứu. Vì nó là chỉ tiêu

biểu hiện đặc điểm chung của cả tổng thể nghiên cứu, nên

các nét riêng biệt có tính chất ngẫu nhiên của từng đơn vị

cá biệt bị loại trừ đi.

- Số bình quân lớn hơn lượng biến nhỏ nhất và nhỏ

hơn lượng biến lớn nhất.

Xmin < < Xmax

4.3.4 Các loại số bình quân

a) Số bình quân cộng

Số bình quân cộng là số bình quân được tính bằng công

thức số trung bình cộng trong toán học.

Số bình quân cộng được tính bằng cách đem tổng các

lượng biến của tiêu thức chia cho số đơn vị tổng thể.

Các trường hợp tính toán cụ thể như sau:

Số bình quân cộng giản đơn (hay trung bình cộng giản đơn): Được

vận dụng khi các lượng biến có tần số bằng nhau và bằng

1.

Công thức:

x=x1+x2+......+xn

n hay là x=

∑xi

n

Trong đó:

x1 (i=1,2,…..,n) – Các lượng biếnx - Số bình quân

n – Số đơn vị tổng thể

Ví dụ: Tính năng suất lao động bình quân của 1 tổ công

nhân gồm 6 người, với số liệu lần lượt như sau: 50, 55, 60,

65, 70 và 72 sản phẩm?

Giải:

Áp dụng công thức:

x=50+55+60+65+70+72

6=62

sản phẩm

Vậy năng suất lao động bình quân của tổ công nhân là 62

sản phẩm.

Số bình quân cộng gia quyền (hay trung bình cộng gia quyền)

được vận dụng khi các lượng biến có các tần số khác nhau.

Trong trường hợp này, mỗi lượng biến có thể gặp nhiều lần, muốn tính

được số bình quân cộng, trước hết phải đem nhân mỗi lượng biến x i với các tần

số tương ứng fi, rồi mới đem cộng lại và chia cho số đơn vị tổng thể.

Trong thống kê, việc nhân các lượng biến xi với các tần

số tương ứng fi được gọi là gia quyền, còn các tần số được

gọi là quyền số.

Công thức:

x=x1f1+x2f2+........+xnfn

f1+f2+......+fn hay x=

∑xifi

∑fi

Trong đó:

xi (i= 1, 2, …., n) – Các lượng biếnx - số bình quân

fi (i= 1, 2, …, n) – Các quyền số (tần số)

Ví dụ:

Tính năng suất lao động bình quân của công nhân theo

tài liệu sau:

Năng suất laođộng

(sản phẩm) - xi

Số công nhân - fi Nhân lượng biếnvới quyền số

(xifi)505560657072

35101273

150275600780490216

Cộng ∑fi=40 ∑xifi = 2511

Giải:

ADCT: x=62,775

Vậy năng suất lao động bình quân của công nhân là

62,775 sản phẩm

Qua công thức trên, ta thấy số bình quân cộng giản đơn

và số bình quân cộng gia quyền khác nhau ở chỗ có hay không

có quyền số trong quá trình tính toán.

Thực ra, số bình quân cộng giản đơn là 1 trường hợp của

số bình quân cộng gia truyền, vì khi các quyền số f1 = f2

=...= fn , có thể giản đơn đi trong quá trình tính toán.

Công thức số bình quân cộng gia quyền được dùng nhiều

hơn, do tính chất phức tạp của hiện tượng nghiên cứu.

Trị số bình quân không những phụ thuộc vào các lượng

biến mà còn phụ thuộc cả vào quyền số của các lượng biến

này. Đôi khi, nguồn tài liệu đã có sẵn các đại lượng Mi =

xifi

Trong trường hợp tính số bình quân của cộng gia quyền mà lượng biến

được phân tổ có khoảng cách tổ thì các lượng biến dùng để tính số bình quân là

trị số giữa của mỗi tổ.

Trị số giữa mỗi tổ =

(xmin + xmax)

2

Trong đó:

xmin + xmax là giới hạn dưới và giới hạn trên của khoảng

cách tổ ở mỗi tổ.

Trị số này được coi là lượng biến (xi) đại diện của mỗi

tổ.

Ví dụ:

Năng suấtlao động(kg)

Trị số giữa(xi)

Số công nhân(fi)

Nhân trị sốgiữa vớiquyền số(xifi)

400 – 500500 – 600600 – 700700 – 800800 – 900900 – 1000

450550650750850950

10304580305

4500165002925060000255004750

Cộng 200 (∑fi ) 140500 (∑xifi )

Trong bảng trên, trị số giữa của các tổ tính như sau:

Tổ thứ nhất: x1 = (400 + 500)/2 = 450 kg

Tổ thứ hai: x2 = (500 + 600)/2 = 550 kg

…………………………

Năng suất lao động bình quân được tính theo công thức:

x=∑xifi

∑fi = 140500 / 200 = 702,5 kg

Trường hợp các khoảng cách tổ được hình thành theo các

lượng biến liên tục nhưng không có giới hạn trên và dưới

trùng nhau, như: 600 – 699,99 ; 700 – 799,99 …… thì trị số

giữa tính theo các giới hạn dưới của hai tổ kế tiếp nhau.

Ví dụ: x1 = (600 + 700) /2

x2 = (700 + 800) / 2

……

Đối với những dãy số lượng biến có khoảng cách tổ mở

(tức là tổ thứ nhất và tổ cuối cùng không có giới hạn dưới

và giới hạn trên), việc tính trị số giữa của tổ này phải

căn cứ vào các khoảng cách tổ gần chúng nhất mà tính toán

hợp lý.

Các bước giải quyết bài toán:

1. Lập ra bảng phân tổ

2. Xác định các trị số giữa của từng tổ và trình bày

kết quả vào cột

3. Ở mỗi tổ, ta nhân trị số giữa với tần số lượng biến

và trình bài kết quả vào cột kế tiếp

4. Hoàn thiện bảng dữ liệu

b) Số bình quân điều hòa

Số bình quân cộng điều hòa cũng có nội dung kinh tế như

số bình quân cộng. Nhưng thường được vận dụng khi không có

tài liệu về số đơn vị tổng thể, chỉ có tài liệu về các

lượng biến và tổng các lượng biến của tiêu thức.

Số bình quân cộng điều hòa gia quyền

Điều kiện áp dụng: Áp dụng trong trường hợp khi các

quyền số (Mi ) khác nhau.

Công thức tính: =

Trong đó: là số bình quân điều hòa

Xi ( i = 1, 2….n ) là các lượng biến

Mi = Xi.fi ( i = 1,2 …n ) là quyền số và là tổng các

lượng biến của tiêu thức.

Ví dụ: Có tài liệu về năng suất lao động của các tổ

công nhân trong doanh nghiệp X năm 2004 như sau:

Tổ côngnhân

Năng suất lao độngmột công nhân

(tấn) Xi

Sản lượng (tấn)Mi

I 11 220

II 12 264

III 13 312

Yêu cầu: Tính năng suất lao động bình quân của một công

nhân trong doanh nghiệp trên.

Giải:

Vậy năng suất lao động bình quân một công nhân trong

doanh nghiệp là:

X=220+264+312220

11+264

12+312

13

=79666

=12,06

tấn

Số bình quân cộng điều hòa giản đơn

Điều kiện áp dụng: Áp dụng trong trường hợp các quyền

số (Mi) bằng nhau, tức là M1 = M2 = … = Mn = M

Công thức tính:

=

Ví dụ: Một nhóm 3 công nhân cùng sản xuất trong điều

kiện như nhau. Công nhân 1 sản xuất sản phẩm hết 15 phút,

công nhân 2 sản xuất sản phẩm hết 20 phút, công nhân 3 sản

xuất sản phẩm hết 25 phút. Tính thời gian lao động bình

quân sản xuất ra 1 sản phẩm của một công nhân.

Giải:

Áp dụng công thức ta tính được:

X=3

115

+120

+125

=19,1

phút

Vậy thời gian lao động bình quân để sản xuất một sản

phẩm của một công nhân là 19,1 phút.

c) Số bình quân nhân

Khái niệm:

Số bình quân nhân là số bình quân của những đại lượng có quan hệ tích

số với nhau.

Số bình quân nhân giản đơn

Công thức tính:

x = n√∏xi

Trong đó:

xi (i=1,2,…..,n) – Các lượng biếnx - Số bình quân

∏ : Kí hiệu tích

Ví dụ: Tốc độ phát triển sản xuất của một doanh nghiệp

hàng năm như sau:

Năm 2000 so với năm 1999 bằng 116%

Năm 2001 so với năm 2000 bằng 113%

Năm 2002 so với năm 2001 bằng 114%

Năm 2003 so với năm 2002 bằng 111%

Yêu cầu: Tính tốc độ phát triển sản xuất bình quân hàng

năm của doanh nghiệp trên.

Giải :

Áp dụng công thức

x = n√∏xi = 1,135=113,5%

Vậy tốc độ phát triển bình quân hàng năm của doanh

nghiệp thời kỳ 1999 – 2003 là 113,5%.

Số bình quân nhân gia quyền

Điều kiện áp dụng: Các lượng biến có quan hệ tích số và

có tần số (quyền số fi) khác nhau.

Công thức tính:

x=∑fi√∏xi

fi

Ví dụ: Trong thời gian 10 năm, tốc độ phát triển sản

xuất của một doanh nghiệp như sau:

Có 3 năm phát triển với tốc độ mỗi năm là 115%, có 4

năm phát triển với tốc độ mỗi năm là 113% và 3 năm với tốc

độ phát triển là 112%.

Yêu cầu: Tính tốc độ phát triển bình quân hàng năm về

sản xuất của doanh nghiệp trên.

Giải:

Áp dụng công thức:

x = =1,133=113,3%

4.3.5 Điều kiện vận dụng số bình quân

- Số bình quân chỉ được tính ra từ tổng thể đồng chất.

- Số bình quân chung cần được vận dụng kết hợp với các số

bình quân tổ hoặc dãy số phân phối.

CHƯƠNG 5

SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG KINH TẾ XÃ HỘI

5.1 DÃY SỐ THỜI GIAN

5.1.1 Khái niệm, ý nghĩa

Mặt lượng của hiện tượng thường xuyên biến động qua

thời gian, việc nghiên cứu sự biến động này được thực hiện

trên cơ sở phân tích dãy số thời gian.

Dãy số thời gian là dãy các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu

được sắp xếp theo thứ tự thời gian.

Ví dụ 1: Có tài liệu về giá trị sản xuất (GO) của doanh

nghiệp A qua 1 số năm như sau:

Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004GO (tỷ

đồng)10,0 12,5 15,4 17,6 20,2 22,9

Dãy số thời gian trên phản ánh GO của doanh nghiệp từ

năm 1999 đến năm 2004.

Một dãy thời gian gồm 2 yếu tố: Thời gian và các số

liệu của hiện tượng nghiên cứu.

Thời gian có thể là: ngày, tuần, tháng, quý, năm. Độ

dài giữa 2 thời gian liền nhau gọi là khoảng cách thời

gian.

Ví dụ trên khoảng cách thời gian là 1 năm.

5.1.2 Các loại dãy số thời gian

Các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu có thể

được biểu hiện bằng số tuyệt đối, số tương đối, số bình

quân và được gọi là các mức độ của dãy số. Chia thành: dãy

số thời kỳ và dãy số thời điểm.

Dãy số thời kỳ: là dãy số mà các mức độ là những số tuyệt

đối thời kỳ, phản ánh quy mô (khối lượng) của hiện tượng

trong từng khoảng thời gian nhất định. Ví dụ trên là dãy số

thời kỳ, mỗi mức độ của dãy số phản ánh kết quả sản xuất

của doanh nghiệp trong khoảng thời gian từng năm.

Dãy số thời điểm: là dãy số mà các mức độ là những số tuyệt

đối thời điểm phản ánh quy mô (khối lượng) của hiện tượng

tại thời điểm nhất định.

Ví dụ 2: Có tài liệu về giá trị hàng hóa tồn kho của

cửa hàng B vào những ngày đầu tháng 1, 2, 3, 4 năm 2004 như

sau:

Ngày 1 – 1 1- 2 1- 3 1- 4Giá trị hàng tồn kho

(triệu đồng)356 364 370 352

Các mức độ của dãy số trên chỉ phản ánh giá trị hàng

hóa tồn kho vào ngày đầu tháng, các ngày khác trong tháng

thì giá trị hàng hóa tồn kho có thể thay đổi do có việc

xuất, nhập hàng hóa thường xảy ra trong quá trình kinh

doanh.

Các dãy số thời điểm và dãy số thời kỳ được gọi là dãy

số tuyệt đối, từ đó có thể xây dựng được các dãy số tương đối

hoặc dãy số bình quân với các mức độ của dãy số là các số

tương đối và các số bình quân.

Yêu cầu cơ bản để xây dựng dãy số thời gian là phải đảm

bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy

số. Cụ thể:

Nội dung và phương pháp tính chỉ tiêu qua thời gian

phải thống nhất.

Phạm vi hiện tượng nghiên cứu qua thời gian phải

nhất trí.

Các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng

nhau, nhất là đối với dãy số thời kỳ.

Việc phân tích dãy số thời gian cho phép nhận thức các

đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, tính quy

luật của sự biến động, từ đó tiến hành dự đoán về mức độ

của hiện tượng trong thời gian tới.

5.1.3 Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian

Các chỉ tiêu sau đây thường được sử dụng để phân tích

những đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian.

- Mức độ bình quân qua thời gian

- Lượng tăng (giảm) tuyệt đối

- Tốc độ phát triển

- Tốc độ tăng (giảm)

- Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng hoặc giảm liên

hoàn

a) Mức độ bình quân qua thời gian

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đại diện cho các mức độ

tuyệt đối của dãy số thời gian. Tùy theo dãy số thời kỳ hay

dãy số thời điểm mà có công thức tính toán khác nhau.

- Đối với dãy số thời kỳ:

Mức độ bình quân qua thời gian được tính theo công thức

sau:

y=y1+y2+....+yn

n=∑yi

n

Trong đó: y1 (i = 1, 2, ..,n) là các mức độ của dãy số

thời kỳ.

Ví dụ 1: ta có:

y=10,0+12,5+15,4+17,6+20,2+22,9

6=16,433

tỷ đồng

Như vậy, giá trị sản xuất bình quân hàng năm từ 1999

đến 2004 của doanh nghiệp đạt 16,433 tỷ đồng.

- Đối với dãy số thời điểm có các khoảng cách thời gian bằng

nhau.

Ví dụ 2: Để tính giá trị hàng hóa tồn kho bình quân của

từng tháng, cần giả thiết: Sự biến động của giá trị hàng

hóa tồn kho của các ngày trong tháng xảy ra tương đối đều

đặn. Từ đó dựa vào giá trị hàng hóa tồn kho của ngày đầu và

cuối tháng – tức là của đầu tháng sau, để tính giá trị hàng

hóa tồn kho bình quân của tháng. Giá trị hàng hóa tồn kho

bình quân của từng tháng được tính như sau:

Tháng 1 – 2004: y1=356+364

2 =360 triệu đồng

Tháng 2 – 2004: y2=364+370

2 =367 triệu đồng

Tháng 3 – 2004: y3=370+352

2 =361 triệu đồng

Giá trị hàng hóa tồn kho bình quân của quý I năm 2004

(kí hiệu yI )tính được bằng cách bình quân hóa giá trị hàng

hóa tồn kho bình quân của tháng 1, 2, 3 năm 2004 tức là:

yI=y1+y2+y3

3 =360+367+361

3 =

3562

+364+370+3522

4−1 =362,666 triệu đồng

Từ đó, ta có công thức tính mức độ bình quân qua thời

gian từ dãy số thời điểm có các khoảng cách thời gian bằng

nhau là:

y=

y1

2+y2+y3+...+yn−1+

yn

2n−1

Trong đó: yi (i=1, 2, 3…,n) là các mức độ của dãy số

thời điểm có các khoảng cách thời gian bằng nhau.

Đối với các dãy số thời điểm có các khoảng cách thời

gian không bằng nhau thì mức độ bình quân qua thời gian

được tính theo công thức sau:

y=y1hi+y2h2+...+ynhn

h1+h2+....+hn

Trong đó: hi (i= 1, 2, …., n) là khoảng thời gian có

mức độ yi (i=1, 2,…,n)

Ví dụ 3: Có tài liệu về số lao động của 1 doanh nghiệp

trong tháng 4 năm 2004 như sau:

Ngày 1 – 4 có 400 người

Ngày 10 – 4 nhận thêm 5 người

Ngày 15 – 4 nhận thêm 3 người

Ngày 21 – 4 có thôi việc 2 người và từ đó cho đến hết

tháng 4 năm 2004, số lao động không thay đổi.

Yêu cầu: Tính số lao động bình quân tháng 4 – 2004

Dựa vào số liệu, ta có bảng sau:

Thời gian Số ngày

h1

Số lao động

y1

Từ 1 – 4 đến 9 –

4

Từ 10 – 4 đến 14

– 4

Từ 15 – 4 đến 20

– 4

Từ 21 – 4 đến 30

– 4

9

5

6

10

400

405

408

406

y=

(400∗9)+(405∗5)+408∗6)+(406∗10)9+5+6+10

=404lao động

b) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối

giữa 2 thời gian. Tùy theo mục đích nghiên cứu, có thể tính

các chỉ tiêu về lượng tăng (giảm) tuyệt đối say đây:

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (hay từng kỳ): Phản ánh sự

biến động về mức độ tuyệt đối giữa 2 thời gian liền nhau và

được tính theo công thức sau:

δi=yi−yi−1 với i = 2, 3, …, n

Trong đó:

δi : Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (hay từng kỳ)

ở thời gian i so với thời gian đứng liền trước đó là i – 1.

yi: Mức độ tuyệt đối ở thời gian i

yi-1: Mức độ tuyệt đối ở thời gian i – 1

Nếu yi > yi-1 thì δi >0: Phản ánh quy mô hiện tượng tăng,

ngược lại nếu yi<yi-1 thì δi <0: Phản ánh quy mô hiện tượng

giảm.

Ví dụ 1: Từ số liệu ở ví dụ 1, ta có:

δ2 = y2 – y1 = 12,5 – 10,0 = 2,5 tỷ đồng

δ3 = y3 – y2 = 15,4 – 12,5 = 2,9 tỷ đồng

δ4 = y4 – y3 = 17,6 – 15,4 = 2,2 tỷ đồng

δ5 = y5 – y4 = 20,2 – 17,6 = 2,6 tỷ đồng

δ6 = y6 – y5 = 22,9 – 20,2 = 2,7 tỷ đồng

Như vậy, năm sau so với năm trước giá trị sản xuất của

doanh nghiệp đều tăng lên.

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc: Phản ánh sự biến động

về mức độ tuyệt đối trong khoảng thời gian nghiên cứu so

với thời gian đầu và được tính theo công thức sau:

Δi = yi – y1 (với i= 2, 3,…,n)

Trong đó:

Δi : Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc ở thời gian i

so với thời gian đầu của dãy số.

yi: Mức độ tuyệt đối ở thời gian i.

y1: Mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu.

Từ số liệu của ví dụ 1 ta có:

Δ2 = y2 – y1 = 12,5 – 10,0 = 2,5 tỷ

Δ3 = y3 – y1 = 15,4 – 10,0 = 5,4 tỷ

Δ4 = y4 – y1 = 17,6 – 10,0 = 7,6 tỷ

Δ5 = y5 – y1 = 20,2 – 10,0 = 10,2 tỷ

Δ6 = y6 – y1 = 22,9 – 10,0 = 12,9 tỷ

Dễ thấy: δ2+δ3+....+δn=Δn = (yn – y1)

Từ ví dụ trên:

2,5 + 2,9 + 2,2 + 2,6 + 2,7 = 12,9 tỷ

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân: Phản ánh mức độ đại

diện của các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn và được

tính theo công thức sau đây:

δ=δ2+δ3+....+δn

n−1=Δn

n−1=yn−y1

n−1

Theo ví dụ 1:

δ=22,9−10,0

6−1=2,58

tỷ đồng

Tức là: Trong giai đoạn từ 1999 đến năm 2004, giá trị

sản xuất của doanh nghiệp đã tăng bình quân hàng năm 2,58

tỷ đồng.

c) Tốc độ phát triển

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của

hiện tượng nghiên cứu qua thời gian. Tùy theo mục đích

nghiên cứu, có thể tính các tốc độ phát triển sau đây:

Tốc độ phát triển liên hoàn: Phản ánh tốc độ và xu hướng

biến động của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian

liền trước đó và được tính theo công thức sau:

ti=yi

yi−1 với i=2, 3, ….,n.

Trong đó:

ti: Tốc độ phát triển liên hoàn thời gian i so với thời

gian i – 1 và có thể biểu hiện bằng lần hoặc %.

Từ ví dụ 1 ta có:

t2 = y2/y1= 12,5/10,0 = 1,250 lần hay 125%

t3= y3/y2 = 15,4/12,5 = 1,232 lần hay 123,2%

t4= y4/y3 = 17,6/15,4= 1,143 lần hay 114,3%

t5= y5/y4 = 20,2/17,6= 1,148 lần hay 114,8%

t6= y6/y5 = 22,9/20,2= 1,134 lần hay 113,4%

Tốc độ phát triển định gốc: Phản ánh tốc độ và xu hướng biến

động của hiện tượng ở những khoảng thời gian dài và được

tính theo công thức sau đây:

Ti=yi

y1 với i = 2, 3, …,n.

Trong đó:

Ti: Tốc độ phát triển định gốc thời gian i so với thời

gian đầu của dãy số và có thể biểu hiện bằng lần hoặc %.

Từ ví dụ 1, ta có:

T2= y2/y1 = 12,5/10,0 = 1,25 lần hoặc 125%

T3= y3/y1 = 15,4/10,0 = 1,54 lần hay 154%

T4 = y4/y1 = 17,6/10,0 = 1,76 lần hoặc 176%

T5 = y5/y1 = 20,2/10,0 = 2,02 lần hoặc 202%

T6 = y6/y1 = 22,9/10,0 = 2,29 lần hoặc 229%

Giữa tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển

định gốc có các mối quan hệ sau đây:

Thứ nhất, tích các tốc độ phát triển liên hoàn bằng tốc

độ phát triển định gốc, tức là: t2.t3….tn = Tn

Thứ hai, thương của tốc độ phát triển định gốc ở thời

gian i với tốc độ phát triển định gốc ở thời gian i-1 bằng

tốc độ phát triển liên hoàn giữa 2 thời gian đó, tức là:Ti

Ti−1

=ti

với i = 2, 3, ….,n

Tốc độ phát triển bình quân: Phản ánh mức độ đại diện của các

tốc độ phát triển liên hoàn.

Từ mối quan hệ thứ nhất giữa các tốc độ phát triển liên

hoàn và tốc độ phát triển định gốc nên tốc độ phát triển

bình quân được tính theo công thức số bình quân nhân, tức

là: t=

n−1√t2..t3...tn=n−1√Tn=

n−1√yn

y1

Từ ví dụ 1 ta có:

t=6−1√22,910,0=5√2,29=1,18

lần hay 118

Tức là: tốc độ phát triển bình quân hàng năm về giá trị

sản xuất của doanh nghiệp bằng 1,18 lần hay 118%

Từ công thức tính tốc độ phát triển bình quân cho thấy:

Chỉ nên tính chỉ tiêu này đối với những hiện tượng biến

động theo 1 xu hướng nhất định.

d) Tốc độ tăng (giảm)

Chỉ tiêu này phản ánh qua thời gian, hiện tượng đã tăng

(giảm) bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu %. Tùy theo mục đích

nghiên cứu, có thể tính các tốc độ tăng (giảm) sau đây:

Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn: Phản ánh tốc độ tăng (giảm) ở

thời gian i so với thời gian i -1 và được tính theo công

thức sau:

ai=δi

yi−1

=yi−yi−1

yi−1

=ti−1

Tức là tốc độ tăng (giảm) liên hoàn bằng tốc độ phát

triển liên hoàn (biểu hiện bằng lần) trừ 1 (nếu tốc độ phát

triển liên hoàn biểu hiện bằng phần trăm thì trừ 100).

a2 = t2-1 = 1,250 – 1 = 0,25 lần hay 25%

a3 = t3 -1 = 1,232 – 1 = 0,232 lần hay 23,2%

……

Tốc độ tăng (giảm) định gốc: Phản ánh tốc độ tăng (giảm) ở

thời gian i so với thời gian đầu trong dãy số và được tính

theo công thức sau:

Ai=Δi

y1

=yi−y1

y1

=Ti−1

Tức là: Tốc độ tăng (giảm) định gốc bằng tốc độ phát

triển định gốc (biểu hiện bằng lần) trừ 1 (nếu tốc độ phát

triển định gốc được biểu hiện bằng % thì trừ 100)

A2 = T2 – 1 =1,25 -1= 0,25 lần hay 25%

A3 = T3 – 1 = 1,54 – 1 = 0,54 lần hay 54%

..

Tốc độ tăng (giảm) bình quân: Phản ánh tốc độ tăng (giảm) đại

diện cho các tốc độ tăng (giảm) liên hoàn và được tính theo

công thức sau:a=t−1 nếu t biểu hiện bằng lần.

Hoặc a=t (%) – 100 (nếu t biểu hiện bằng %)

a = 1,18 – 1 = 0,18 lần hay 18%

Tức là tốc độ tăng bình quân hàng năm về giá trị sản

xuất của doanh nghiệp bằng 18%

e) Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn

Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng (giảm) của tốc độ tăng

(giảm) liên hoàn thì tương ứng với 1 quy mô cụ thể là bao

nhiêu và tính được bằng cách chia lượng tăng (giảm) tuyệt

đối liên hoàn cho tốc độ tăng (giảm) liên hoàn, tức là:

gi=δi

ai (%)

=δi

δi

yi−1

.100

=yi−1

100

Từ ví dụ 1 ta có:

g2= y1/100 = 10,0/100 = 0,100 tỷ đồng cứ 1% tăng lên

của năm 2000 so với năm 1999 thì tương ứng 0,100 tỷ đồng.

g3= y2/100 = 12,5/100 = 0,125 tỷ đồng cứ 1% tăng lên

của năm 2001 so với năm 200 thì tương ứng 0,125 tỷ đồng.

.....

Chỉ tiêu này không tính đối với tốc độ tăng (giảm) định

gốc vì luôn là 1 số không đổi và bằng y1/100

Gi=Δi

Ai(%)

=yi−y1

yi−y1

y1

.100

=y1

100

Trên đây là 5 chỉ tiêu thường được sử dụng để phân tích

đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian. Mỗi 1 chỉ

tiêu có 1 nội dung và ý nghĩa riêng, song giữa các chỉ tiêu

có mối liên hệ với nhau nhằm giúp cho việc phân tích được

đầy đủ và sâu sắc.

5.2 CHỈ SỐ

5.2.1 Khái niệm, ý nghĩa

a) Khái niệm

Chỉ số trong thống kê là số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa 2

mức độ của một hiện tượng nghiên cứu.

Chỉ số thống kê được tính bằng cách thiết lập quan hệ

so sánh giữa 2 mức độ của hiện tượng ở 2 thời gian hoặc

không gian khác nhau nhằm nêu lên sự biến động qua thời

gian hoặc sự khác biệt về không gian đối với hiện tượng

nghiên cứu.

Ví dụ: Doanh số của công ty A năm 2003 so với năm 2002

bằng 110,7% (hay 1,07 lần) là chỉ số biểu hiện quan hệ so

sánh giữa doanh số của công ty qua 2 năm.

Chỉ số được biểu hiện bằng số tương đối nhưng cần phân

biệt giữa chỉ số và số tương đối trong thống kê.

Chỉ số thống kê Số tương đối

Chỉ số biểu hiện quan hệ so

sánh giữa 2 mức độ của 1

hiện tượng.

Số tương đối nói chung có

thể biểu hiện quan hệ so

sánh giữa 2 mức độ của cùng

hiện tượng hoặc 2 hiện

tượng khác nhau.

Số tương đối động thái,

số tương đối không gian, số

tương đối kế hoạch là chỉ

số.

Ví dụ: Hiệu suất vốn kinh

doanh biểu hiện quan hệ so

sánh giữa tổng lợi nhuận và

quy mô vốn kinh doanh không

phải là chỉ số.

b) Ý nghĩa

Chỉ số thống kê biểu hiện biến động của hiện tượng

nghiên cứu qua thời gian.

Biểu hiện biến động của hiện tượng qua những điều kiện

không gian khác nhau. Tác dụng này được thể hiện qua việc

vận dụng các chỉ số không gian.

5.2.2 Phân loại chỉ số

a) Căn cứ vào phạm vi tính toán

Chia làm 2 loại:

Chỉ số đơn (cá thể): Là chỉ số phản ánh biến động của từng

phần tử, từng đơn vị trong 1 tổng thể.

Ví dụ: chỉ số giá bán lẻ của 1 mặt hàng, chỉ số sản

lượng của 1 loại sản phẩm, chỉ số khối lượng giao dịch của

1 loại cổ phiếu....

Chỉ số tổng hợp: Là chỉ số phản ánh biến động chung của 1

nhóm đơn vị hoặc toàn bộ tổng thể nghiên cứu.

Ví dụ: Chỉ số giá tiêu dùng CPI là chỉ số tổng hợp phản

ánh biến động chung của giá bán các mặt hàng, chỉ số khối

lượng sản phẩm công nghiệp là chỉ số tổng hợp phản ánh biến

động chung về khối lượng sản phẩm công nghiệp.....

b) Căn cứ theo tính chất của chỉ tiêu nghiên cứu

Chia làm 2 loại:

Chỉ số chỉ tiêu khối lượng: Được thiết lập đối với chỉ tiêu

khối lượng, là những chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng

chung của hiện tượng nghiên cứu.

Ví dụ: Chỉ số lượng hàng tiêu thụ, chỉ số sản lượng,

chỉ số quy mô lao động.....

Chỉ số chỉ tiêu chất lượng: Được thiết lập đối với chỉ tiêu

chất lượng như chỉ số giá, chỉ số giá thành, chỉ số năng

suất lao động...

Trong thống kê, việc phân biệt chỉ tiêu chất lượng và

chỉ tiêu khối lượng nhiều khi mang tính chất tương đối, phụ

thuộc vào vai trò và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu nghiên

cứu. Một chỉ tiêu vừa có thể là chất lượng, lại vừa có thể

là khối lượng tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu nên cần

quan sát kỹ các chỉ tiêu (nhân tố) được cấu thành trong 1

hiện tượng phức tạp để vận dụng phương pháp thiết lập và

phân tích chỉ số 1 cách thích hợp.

5.2.3 Ký hiệu thường dùng khi tính chỉ số

Một số ký hiệu thường dùng trong lý thuyết thống kê như

sau:

P: Giá cả

Q: Khối lượng sản phẩm

Z: Giá thành

W: Năng suất lao động

0: Kỳ gốc

1: Kỳ báo cáo

T: Lượng lao động

.....

5.2.4 Phương pháp tính chỉ số

a) Chỉ số đơn (cá thể)

Chỉ số cá thể về giá:

Chỉ số đơn giá biểu hiện quan hệ so sánh giữa mức giá của

từng mặt hàng ở hai thời gian:

Công thức:

ip=p1

p0

Trong đó: ip: Chỉ số đơn giá

P1: Giá bán lẻ của mặt hàng kỳ nghiên cứu

P0: Giá bán lẻ của mặt hàng kỳ gốc

Chỉ số đơn giá phản ánh biến động của giá bán của từng

mặt hàng ở kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.

Ví dụ:

Có dữ liệu về giá 1 số mặt hàng trên thị trường thế

giới từ năm 2001 đến năm 2003 như sau:

Mặt hàng Thị

trường

Đơn vị

tính

2001 2002 2003

Cà phê Robusta

Cà phê Arabica

Luân đôn

New York

Usd/tấn

Usd/tấn

607

1373

557

1259

730

1397

Nếu chọn kỳ gốc so sánh là năm 2001 ta có kết quả

tính chỉ số đơn giá các mặt hàng như sau:

Mặt hàng Thị

trường

Đơn vị

tính

2001 2002 2003

Cà phê Robusta

Cà phê Arabica

Luân đôn

New York

Usd/tấn

Usd/tấn

100,

0

100,

0

91,76

91,69

120,2

6

101,7

5

Chỉ số lượng hàng tiêu thụ: Biểu hiện quan hệ so sánh giữa

khối lượng tiêu thụ của từng mặt hàng ở 2 thời gian:

Công thức:

iq=q1

q0

Với q1, q0: Khối lượng tiêu thụ của mặt hàng kỳ nghiên

cứu và kỳ gốc

Chỉ số đơn lượng hàng tiêu thụ phản ánh biến động khối

lượng tiêu thụ của từng mặt hàng ở kỳ nghiên cứu so với kỳ

gốc

Ví dụ: Dữ liệu về khối lượng xuất khẩu dầu thô và chỉ

số khối lượng xuất khẩu dầu thô (chọn kỳ gốc là năm 1999)

của Việt Nam các năm từ 1999 đến 2003 theo số liệu:

Năm

Chỉ tiêu

1999 2000 2001 2002 2003

KL xuất khẩu dầu thô

(nghìn tấn)

Chỉ số KL dầu thô (%)

14.8

81

100,

00

15.4

23

103,

64

16.7

31

112,

43

16.8

79

113,

43

17.16

9

115,3

8

Chỉ số khối lượng xuất khẩu dầu thô của từng năm trong

bảng được xác định trên cơ sở thiết lập quan hệ so sánh

khối lượng xuất khẩu từng năm với khối lượng xuất khẩu năm

1999 được chọn làm gốc. Như chỉ số đơn khối lượng xuất khẩu

dầu thô năm 2003 được thể hiện theo công thức sau:

iq=q1

q0

=17.16914.881=1,1538

lần hay 115,38 %

Khối lượng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam năm 2003 so

với năm 1999 bằng 115,38 %, tăng 15,38% và về tuyệt đối

tăng tương ứng 17.169 – 14.881 = 2.288 nghìn tấn.

b) Chỉ số tổng hợp (chỉ số chung)

Chỉ số tổng hợp giá cả: Biểu hiện quan hệ so sánh giữa giá

bán của 1 nhóm hay toàn bộ các mặt hàng ở kỳ nghiên cứu với

kỳ gốc và qua đó phản ánh biến động chung giá bán của các

mặt hàng.

Công thức: Ip=

∑p1q

∑p0q

Với Ip: Chỉ số tổng hợp giá cả

p0 và p1: Giá bán mặt hàng kỳ gốc và kỳ nghiên cứu

q: Lượng tiêu thụ mỗi mặt hàng

- Chỉ số tổng hợp giá cả Laspeyres: Là chỉ số tổng hợp giá cả với

quyền số là khối lượng tiêu thụ của mỗi mặt hàng ở kỳ gốc

(q0).

Công thức:

IpL=∑p1q0

∑p0q0

Với quyền số kỳ gốc, chỉ số tổng hợp giá Laspeyres phản

ánh biến động của giá bán các mặt hàng ở kỳ nghiên cứu so

với kỳ gốc và ảnh hưởng biến động riêng của giá cả đối với

mức tiêu thụ (doanh thu) các mặt hàng.

Chênh lệch giữa tử số và mẫu số phản ánh lượng tăng hay

giảm mức tiêu thụ (doanh thu) do ảnh hưởng biến động của

giá bán các mặt hàng với giả định lượng tiêu thụ ở kỳ

nghiên cứu cũng như kỳ gốc.

Ví dụ: Tình hình tiêu thụ của 1 công ty máy tính ở đầu

và cuối năm 2004 được tổng hợp như sau:

Mặt hàngTháng 1/2004 Tháng 12/2004

Giá bánUSD

Khối lượngtiêu thụ(sản phẩm)

Giá bánUSD

Khối lượngtiêu thụ(sản phẩm)

Màn hình 15”Màn hình 17”Màn hình 21”Màn hình LCD 15”Màn hình LCD 17”

93127218388524

12584634127

89124210295447

162108724736

Áp dụng công thức, ta tính được chỉ số tổng hợp giá

Laspeyres phản ánh biến động chung giá bán các mặt hàng như

sau:

IpL=∑p1q0

∑p0q0

=89∗125+124∗84+210∗63+295∗41+447∗2793∗125+127∗84+218∗63+388∗41+524∗27=0,8915

hay 89,18%

Biến động tuyệt đối:

∑p1q0 - ∑p0q0 = 58.935 – 66.083 = - 7.148 USD

Ta thấy, giá của nhóm mặt hàng thiết bị máy tính ở

tháng 12/2004 chỉ bằng 89,18% so với tháng 1/2004 nên làm

cho tổng doanh thu nhóm mặt hàng này của công ty giảm 7.148

USD

- Chỉ số tổng hợp giá Passche: là chỉ số tổng hợp giá cả với

quyền số là khối lượng tiêu thụ của mỗi mặt hàng ở kỳ

nghiên cứu (q1)

Công thức:

Ipp=∑p1q1

∑p0q1

Chỉ số tổng hợp giá Passche sử dụng quyền số là lượng

tiêu thụ các mặt hàng kỳ nghiên cứu, do đó trong trường hợp

có sự thay đổi lớn về khối lượng và cơ cấu tiêu thụ các mặt

hàng thì sẽ không phản ánh được ảnh hưởng biến động riêng

của giá đối với mức tiêu thụ (doanh thu) các mặt hàng. Tuy

nhiên, chênh lệch tử số và mẫu số của chỉ số giá Passche

phản ánh lượng tăng hay giảm thực tế của mức tiêu thụ

(doanh thu) do ảnh hương biến động giá bán các mặt hàng.

Ví dụ trên: Ta có chỉ số tổng hợp giá Passche được xác

định như sau:

Ipp=∑p1q1

∑p0q1

=89∗162+124∗108+210∗72+295∗47+447∗3693∗162+127∗108+218∗72+388∗47+524∗36=0,8935

hay 89,35%

Biến động tuyệt đối:

∑p1q1 - ∑p0q1 = 72.887 – 81.578 = -8.691 usd

Ta thấy, giá của nhóm mặt hàng thiết bị máy tính ở

tháng 12/2004 chỉ bằng 89,35% so với tháng 1/2004 (tức giảm

10,65%). Với khối lượng tiêu thụ ở tháng 12/2004, biến động

giảm giá các mặt hàng đã làm cho tổng doanh thu nhóm mặt

hàng này của công ty giảm 8.691 USD

- Chỉ số tổng hợp giá cả Fisher:

Công thức:

Ip

F=√∑p1q0

∑p0q0

x∑p1q1

∑p0q1

Ví dụ trên: Ta tính được

Ip

F=√∑p1q0

∑p0q0

x∑p1q1

∑p0q1

=√0,8918x0,8935=0,8926

hay 89,26%

Chỉ số Fisher dùng kết hợp cả quyền số kỳ gốc và kỳ

nghiên cứu nên có thể khắc phục được ảnh hưởng về sự khác

biệt cơ cấu tiêu thụ hàng hóa giữa 2 kỳ và qua đó xác định

được kết quả chung phản ánh biến động giá bán các mặt hàng.

Chỉ số tổng hợp lượng hàng tiêu thụ:

Chỉ số tổng hợp lượng hàng tiêu thụ biểu hiện quan hệ

so sánh giữa khối lượng tiêu thụ của 1 nhóm hay toàn bộ các

mặt hàng thuộc phạm vi nghiên cứu giữa 2 thời gian và qua

đó phản ánh biến động chung về khối lượng tiêu thụ của các

mặt hàng.

Để phản ánh biến động của khối lượng tiêu thụ các mặt

hàng thì ta cố định nhân tố giá Công thức tính chỉ số

tổng hợp lượng hàng tiêu thụ:

Iq=∑q1p

∑q0p

Với: Iq : Chỉ số tổng hợp lượng hàng tiêu thụ

q1 và q0 – lượng tiêu thụ mỗi mặt hàng kỳ nghiên

cứu và kỳ gốc

P: giá bán của mỗi mặt hàng.

- Chỉ số tổng hợp lượng hàng tiêu thụ Laspeyer: Phản ánh biến động

chung của lượng tiêu thụ và ảnh hưởng biến động đó đối với

mức tiêu thụ (doanh thu) các mặt hàng. Có quyền số là giá

bán mặt hàng kỳ gốc.

Công thức:

IqL=∑q1p0

∑q0p0

Ví dụ trên: IqL= 81.578 / 66.083 = 1,2345 hay 123,45%

Kết quả cho thấy lượng tiêu thụ của các mặt hàng thiết

bị máy tính trên tháng 12/2004 so với tháng 1/2004 bằng

123,45% hay tăng 23,45%.

- Chỉ số tổng hợp lượng hàng tiêu thụ Passche: Có quyền số là giá

bán mặt hàng kỳ nghiên cứu.

Công thức:

IqP=∑q1p1

∑q0p1

Ví dụ trên: IqP

= 72.887 / 58.935 = 1,2367 hay 123,67%

- Chỉ số tổng hợp lượng hàng tiêu thụ Fisher: Sử dụng quyền số kết

hợp là giá các mặt hàng kỳ gốc và kỳ nghiên cứu.

Công thức:

Iq

F=√∑q1p0

∑q0p0

x∑q1p1

∑q0p1 5.2.5 Hệ thống chỉ số

Hệ thống chỉ số là 1 dãy các chỉ số có liên hệ với nhau, hợp thành 1

phương trình cân bằng.

Ví dụ: Chỉ số doanh thu = chỉ số giá x Chỉ số lượng

hàng tiêu thụ

Chỉ số sản lượng = chỉ số n.suất l.động x chỉ

số quy mô l.động

...

Để phân tích biến động tổng doanh thu do ảnh hưởng của

các nhân tố giá bán và lượng tiêu thụ các mặt hàng, có thể

vận dụng hệ thống chỉ số tổng hợp theo phương pháp liên

hoàn như sau:

a) Chỉ số liên hoàn 2 nhân tố

Là hệ thống chỉ số được thành lập trên cơ sở các phương

trình kinh tế bằng cách kết hợp các chỉ số tổng hợp được

tính riêng lẻ thành 1 hệ thống.

Chỉ số phụ thuộc được gọi là chỉ số toàn bộ ( Ipq) và

các chỉ số độc lập gọi là chỉ số nhân tố (Ip, Iq).

Tổng quát: Ipq = Ip x Iq

Số tương đối:

∑p1q1

∑p0q0

=∑p1q1

∑poq1

x∑p0q1

∑p0q0

Biến động tuyệt đối:

∑p1q1 - ∑p0q0 = (∑p1q1 - ∑poq1 ) + (∑poq1 -∑p0q0 )

Ví dụ trên: Áp dụng công thức hệ thống chỉ số, ta có:72.88766.083

=72.88781.578

x81.57866.083

1,1029 = 0,8935 x 1,2344

(110,29%) (89,35%) (123,44%)

Biến động tuyệt đối:

72.887 – 66.083 = (72.887 – 81.578) + (81.578 - 66.083)

6.804 = ( - 8.691) +

15.495 USD

Nhận xét: Kết quả cho thấy doanh số nhóm mặt hàng thiết

bị máy tính trên của công ty tháng 12 so với tháng 1 năm

2004 bằng 110,29% tức là tăng 10,29%, tương ứng với tăng

6.804 USD là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:

- Do giá bán của nhóm mặt hàng ở tháng 12/2004 so với

tháng 1/2004 giảm 10,65%, đã làm cho doanh số nhóm mặt hàng

này của công ty giảm 8.691 USD

- Do khối lượng tiêu thụ các mặt hàng ở tháng 12/2004 so

với tháng 1/2004 tăng 23,44% làm cho doanh số nhóm mặt hàng

tăng 15,495USD.

Như vậy, biến động giảm giá và tăng khối lượng tiêu thụ

các mặt hàng ở tháng 12.2004 so với tháng 1/2004 có tác

động tổng hợp tăng doanh số nhóm mặt hàng này của công ty.

b) Chỉ số liên hoàn nhiều nhân tố

Được sử dụng trong trường hợp chỉ số toàn bộ bị ảnh

hưởng bởi nhiều chỉ số nhân tố qua 2 kỳ (kỳ báo cáo và kỳ

gốc), ta có thể xây dựng hệ thống chỉ số liên hoàn bằng

cách lần lượt thay đổi quyền số trong các chỉ số nhân tố

khi nhân chúng lại với nhau.

Nếu nghiên cứu biến động của chỉ tiêu chất lượng thì

dùng quyền số là chỉ tiêu số lượng được cố định ở kỳ báo

cáo.

Nếu nghiên cứu biến động của chỉ tiêu số lượng thì dùng

quyền số là chỉ tiêu chất lượng được cố định ở kỳ gốc.

Công thức tổng quát:

Số tương đối:Ipqg=Ip×Iq×Ig

∑p1q1g1

∑p0q0g0

=∑p1q1g1

∑p0q1g1

×∑p0q1g1

∑p0q0g1

×∑p0q0g1

∑p0q0g0

Số tuyệt đối:

∑p1q1g1−∑p0q0g0=(∑p1q1g1−∑p0q1g1 )+(∑p0q1g1−∑p0q0g1 )+(∑p0q0g1−∑p0q0g0 )

Nhận xét: .........


Recommended