+ All Categories
Home > Documents > TRẦN XUÂN TIẾN Hãy để khoa học nghiên cứu lịch sử trở về ...

TRẦN XUÂN TIẾN Hãy để khoa học nghiên cứu lịch sử trở về ...

Date post: 24-Mar-2023
Category:
Upload: khangminh22
View: 0 times
Download: 0 times
Share this document with a friend
16
NĂM THỨ 28 Từ ngày 31/8 đến 6/9/2017 6 Phát hành K¬QJ WX²Q 7Kß 1·P (1231) 35 WJYQFRPYQ baoquocte.vn SỰ KIỆN QUỐC TẾ ,uI QuQ ÙV QÂà7u à Ê ÙV1»us V¦iVu1® Trang 2 Trang 5 Trang 6 Trang 9 Trang 10 "Ngay từ những ngày đầu lập nước, Ngoại giao đã góp phần quan trọng trong cuộc đấu tranh phá thế bị bao vây cho hai cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc, mở cửa hội nhập và nâng cao vị thế của Việt Nam Đổi mới. Ngày nay, Ngoại giao vẫn giữ vai trò quan trọng gắn kết Việt Nam với các mối quan hệ quốc tế trong sự phát triển chung của thế giới, cùng giải quyết những vấn đề toàn cầu". TS. Ngô Vương Anh đã mở đầu bài viết dành cho báo TG&VN nhân sự kiện trọng đại của dân tộc. Là hội nghị có quy mô lớn nhất năm 2017 với gần 80 hoạt động và khoảng 3.000 đại biểu tham dự, Hội nghị các quan chức cao cấp APEC lần thứ ba (SOM 3) và các cuộc họp liên quan diễn ra từ 18-30/8 tại TP. Hồ Chí Minh đã tạo nền tảng quan trọng để chuẩn bị cho Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao – Kinh tế và Hội nghị các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC. øƾƏþ÷ ĄƏù ýƸó Ąùıą ĀøČĄ ĄĂùĿþ òñÿ ĄĂƮý ļāŭ ŠƻŢĴ ¥ƯűČ ŔļñŢļ [Xem bài trang 4] ßěŠ ƧŁġƐ ƧƓðŢĴ ˚ όΆϔ Eċý ĀøČþ Ćųþ÷ Ćľ ùĽĀ ĬŘþø Ąǀ ôÿ ĄøƾƎþ÷ ýĔù ÷ùǃñ ñþñôñ õĈùóÿ Ćċ nj ΘõĈùóÿΙ ώΆϔ øƻ ĄƾƏþ÷ Eƿó þ÷õüñ õĂûõü Ćċ ƿþ÷ óǂ Ćùıþ óƻñ ĬĢþ÷ !Ď øƃù ôčþ óøƻ ñĂĄùþ óøąüĊ ĄĂñþø üąĞþ ĄĂıþ ĄĂąĉľþ øŏþø ώϐΆϔ Ăąþ÷ ąƂó Ąƅ óøƿó ƃù þ÷øŘ ĄøƾƐþ÷ ĬŜþø üğþ ϔ ϏόϋΆϔ ƃù þ÷øŘ ƃ ĄĂƾƒþ÷ ùþø Ąļ ΘΙ üğþ Ąøƿ Ϗϔ Ćċ óČó øƃù þ÷øŘ üùıþ āąñþ ϑϒΆϔ øƻ ĄƾƏþ÷ 6þ Eƃ ñĂõþôĂñ ÿôù Ąøđý ĉñþýñĂ ϑϓΆϔ ƃù þ÷øŘ ÷ÿĔù ĄĂƾƒþ÷ Ćċ ƃ ĄĂƾƒþ÷ ąƂó Āøųþ÷ ΘăĄÿþùñΙ ϑόϋΆϔ ùČÿ øÿċþ÷ Ăñþóùă Ąøđý ÿüÿýòùñ Ďĉ Ąøċþø ĄøĞĄ ĆƏù üŘóø ăǂ TRẦN XUÂN TIẾN Hãy để khoa học nghiên cứu lịch sử trở về bản chất thuần túy của nghiên cứu khoa học. Eƾñ Ąùľþ Ģÿ Ćċÿ ûøąŵþ ûøƅ MINH ANH Thực tế đã không thể phủ nhận rằng, các nhà đầu tư mạo hiểm hàng đầu bắt đầu tỏ ra hứng thú với tiền ảo. DƯ HỒNG QUẢNG Nhiều người quen thuộc với hình ảnh "chiếc chăn sui" đi vào thơ ca cách mạng Việt Nam nhưng ít người biết về nguồn gốc của nó. ąƃó òğą óǂ ûøČó ĄøƾƑþ÷ NGUYỄN HỮU TRÁNG Không thu hút quá nhiều sự chú ý, nhưng cuộc bầu cử Liên bang Đức sắp tới vẫn mang tính quyết định đối với vận mệnh của quốc gia này nói riêng và vận mệnh của Liên minh châu Âu (EU) nói chung. øƻ þ÷øŒñ Ąčþ Ąǀ ôÿ %Ā ôƸþ÷ Ćċ øĞą āąĢ gæ VV THIÊN HƯƠNG Chủ nghĩa tân tự do đã ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của thế giới, quyết định những đặc điểm chủ chốt nhất của nền kinh tế toàn cầu hiện nay. ®ƺ ŔŁĢŢ ƒƯűČ Ƨġ Ƨƻ ˚˘˟˝ˠ øƻ ĄŘóø ύϋόϒ øƿ ĄĂƾƒþ÷ ĄøƾƑþ÷ ĄĂǀó ƃ ÷ÿĔù ÷ùñÿ Ʈù øñþø Ǝþ ĄĔù ώ Θ;þø ÷ąĉŀþ Ƅþ÷Ι ČĄ óƎý 㣠þǂñ óøđþ ăąù ĬĘĀ óƮþ÷
Transcript

NĂM THỨ 28

Từ ngày 31/8đến 6/9/2017

Phát hành

(1231)35

bao

quoc

te.v

n

SỰ KIỆN QUỐC TẾ

Trang 2

Trang 5

Trang 6

Trang 9

Trang 10

"Ngay từ những ngày đầu lập nước, Ngoại giao đã góp phần quan trọng trong cuộc

đấu tranh phá thế bị bao vây cho hai cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc, mở

cửa hội nhập và nâng cao vị thế của Việt Nam Đổi mới. Ngày nay, Ngoại giao vẫn giữ

vai trò quan trọng gắn kết Việt Nam với các mối quan hệ quốc tế trong sự phát triển

chung của thế giới, cùng giải quyết những vấn đề toàn cầu".

TS. Ngô Vương Anh đã mở đầu bài viết dành cho báo TG&VN nhân sự kiện trọng đại

của dân tộc.

Là hội nghị có quy mô lớn

nhất năm 2017 với gần

80 hoạt động và khoảng

3.000 đại biểu tham dự,

Hội nghị các quan chức cao

cấp APEC lần thứ ba (SOM

3) và các cuộc họp liên

quan diễn ra từ 18-30/8

tại TP. Hồ Chí Minh đã tạo

nền tảng quan trọng để

chuẩn bị cho Hội nghị liên

Bộ trưởng Ngoại giao –

Kinh tế và Hội nghị các nhà

Lãnh đạo Kinh tế APEC.

[Xem bài trang 4]

TRẦN XUÂN TIẾN Hãy để khoa học nghiên cứu lịch sử trở về bản chất thuần túy của nghiên cứu khoa học.

MINH ANH Thực tế đã không thể phủ nhận rằng, các nhà đầu tư mạo hiểm hàng đầu bắt đầu tỏ ra hứng thú với tiền ảo.

DƯ HỒNG QUẢNG Nhiều người quen thuộc với hình ảnh "chiếc chăn sui" đi vào thơ ca cách mạng Việt Nam nhưng ít người biết về nguồn gốc của nó.

NGUYỄN HỮU TRÁNG Không thu hút quá nhiều sự chú ý, nhưng cuộc bầu cử Liên bang Đức sắp tới vẫn mang tính quyết định đối với vận mệnh của quốc gia này nói riêng và vận mệnh của Liên minh châu Âu (EU) nói chung.

THIÊN HƯƠNG Chủ nghĩa tân tự do đã ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của thế giới, quyết định những đặc điểm chủ chốt nhất của nền kinh tế toàn cầu hiện nay.

2 THỜI SỰTRONG TUẦN

Phó Tổng Biên tập phụ trách: NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT

Phó Tổng Biên tập: LÊ HỒNG TRƯỜNG, VŨ QUANG TÙNG Thư ký Tòa soạn: THÀNH CHÂU; Phụ trách Mỹ thuật: ANH TUẤNTòa soạn & Trị sự: 6 Chu Văn An, TP. Hà NộiĐT: (84-4) 3799 3143 - 3799 3206; Fax: (84-4) 3823 4169VP Đại diện tại TP. HCM: 92bis Thạch Thị Thanh, Q.1, TP. HCMĐT: (84-8) 3824 3905; Fax: (84-8) 3820 4129

Quảng cáo: ĐT: (84-4) 3799 3205 - 0984872857Phát hành: ĐT: (84-4) 3734 6871 - 3799 3214Email: [email protected], [email protected] In tại: Công ty TNHH MTV in QĐ1 GPXB: 2014/GP-BTTTT ngày 30/10/2012. Giá: 4.800 đ

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng các cường quốc không nên phân biệt hay chỉ lựa chọn một trong hai mối quan hệ với các nước Hồi giáo dòng Sunni và Shiite như hiện nay. Theo ông, điều này sẽ làm sâu thêm các bất đồng hiện có giữa các quốc gia trong khu vực. (SCMP)

Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga phải đi kèm một số điều kiện. Bà Merkel cho biết bà đang nỗ lực thúc đẩy thực thi thỏa thuận Minsk về cuộc xung đột ở Ukraine, giải quyết vấn đề tại khu vực Donbass với sự tham gia của Mỹ và các lệnh trừng phạt sẽ được dỡ bỏ khi Kiev giành lại quyền kiểm soát Donbass. (CNBC)

Người Phát ngôn Chính phủ Iran Mohammad Bagher Nobakht tuyên bố không chấp nhận để Liên hợp quốc kiểm tra hạt nhân tại các khu vực quân sự.

(REUTERS)

Cố vấn An ninh Quốc gia Myanmar U Thaung Tun kêu gọi tất cả cộng đồng sắc tộc ở nước này hợp tác với Chính phủ trong nỗ lực khôi phục hòa bình và ổn định ở bang Rakhine. Khoảng 18.500 người Rohingya tại Rakhine đã phải sơ tán sang Bangladesh từ khi giao tranh giữa quân đội và các tay súng nổi dậy bùng phát cuối tuần qua khiến 110 người bị thiệt mạng. (BDNEWS24)

SUY NGẪM

Mới đây, bộ sách “Lịch sử Việt Nam” tái bản lần thứ nhất (có chỉnh sửa, bổ sung, biên soạn bởi Viện Sử học Việt Nam) đã thu hút sự quan tâm của báo giới. Trước đó, hồi tháng Hai, câu chuyện GS. Phan Huy Lê đề xuất xác lập quan điểm mới để làm sáng rõ những khoảng trống lịch sử Việt Nam tại trụ sở Ban Tuyên giáo Trung ương cũng thu hút sự quan tâm của đông đảo dư luận. Những sự kiện này đặt ra nhiều vấn đề cần gợi mở.

Có những câu chuyện lịch sử như các nền văn hóa cổ đại ở nước ta, các vương triều phong kiến, cuộc cải cách ruộng đất… đã được giới sử học (và rộng hơn chút là giới nghiên cứu khoa học xã hội) nhiều lần trao đổi, thẳng thắn đưa ra những nhận định khách quan. Tuy vậy, phần đông đại chúng vẫn chưa được tiếp cận những thông tin này một cách chính thống và có hệ thống. Việc cập nhật những thông tin lịch sử còn trống vắng trong giáo dục nhà trường lẫn tuyên truyền xã hội là hết sức cần thiết, phù hợp với nguyện vọng và nhu cầu của đông đảo người dân, là nỗi niềm thường trực bấy lâu nay của những ai có mối

quan tâm đặc biệt với lịch sử.Viết về lịch sử, tất nhiên, không

thể nào hoàn toàn phục dựng trăm phần trăm, nhưng nhất thiết phải sao cho tiệm cận nhất với sự thực khách quan. Thời gian qua, chúng ta thường viện dẫn lý do hoàn cảnh khách quan, bối cảnh thời đại để cho phép khuất lấp dấu vết của những hiện thực quá khứ. Phương thức ứng xử đó, rồi sau cũng trở thành lịch sử để người đời sau luận bàn. Vậy nên, thành thực với lịch sử vẫn là nguyên tắc nên lấy làm trọng và duy trì.

Lịch sử vốn dĩ vẫn ở đó, khi nó hoàn thành sự tồn tại của chính mình, dù chỉ là sự tồn tại theo ý nghĩa hẹp nhất. Lịch sử sẽ còn tồn tại bởi ảnh hưởng của nó trong cách tiếp cận, quan điểm nhìn nhận trong cách đánh giá của hậu thế. Chúng ta cũng cần ý thức rằng quá khứ không chỉ là nguồn cội của hiện tại mà còn là bài học cho hiện tại và tương lai.

Nghiên cứu lịch sử Việt Nam, hẳn nhiên không chỉ có đội ngũ các nhà nghiên cứu là người Việt, mà rất cần khai thác các tài liệu nước ngoài viết về lịch sử Việt Nam. Việc khai thác ấy cần được thực hiện trong tâm thế tôn trọng và tỉnh táo. Người ngoài cuộc, trong từng trường hợp nhất định, hẳn sẽ có cái nhìn thấu đáo

hơn người trong cuộc, nhất là đối với những sự kiện, những vấn đề cần phải được soi chiếu bởi nhiều quan điểm, những tranh luận trao đổi nhiều chiều. Tuy vậy, cũng cần có thái độ cảnh giác để tránh sa đà, trượt dài trên những luận điểm có thiên hướng chệch ra khỏi quỹ đạo, hòng bóp méo lịch sử.

Chúng ta thường xuyên than phiền về câu chuyện mất vị thế của môn lịch sử trong giáo dục phổ thông, về thái độ quan tâm của học sinh, sinh viên đối với môn học này. Trách người ngẫm ta, hẳn là đến lúc chúng ta phải nhìn nhận về cách thức mà chúng ta đang truyền đạt lịch sử. Kỹ nghệ đã có những bước tiến tột bậc, xa lộ thông tin từng ngày từng giờ rộng mở giới trẻ với hàng hà sa số những thông tin nhiều chiều, nhiễu sóng. Phải chăng các em dần hoang mang và khước từ với kiến thức lịch sử cũng là bởi vì thấy sự né tránh đối với những khoảng trống lịch sử được cho là “vùng cấm”?

Hãy để khoa học nghiên cứu lịch sử trở về bản chất thuần túy của nghiên cứu khoa học. Hãy để lịch sử là chính lịch sử, trong bức tranh toàn vẹn nhất có thể. Đó không chỉ là nguyện vọng chính đáng của những người làm sử mà còn là của những người tiếp nhận lịch sử.

Ngày 29/8, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York, dưới sự chủ trì của Ai Cập - Chủ tịch Hội đồng Bảo an tháng Tám này, Hội đồng Bảo an LHQ tổ chức thảo luận mở với chủ đề “Các lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ: Tiềm năng đóng góp đối với mục tiêu giữ vững hòa bình”.

Tại phiên thảo luận, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ nhấn mạnh hòa bình, an ninh là điều kiện cần thiết cho phát triển bền vững và ngược lại, các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ cần phải được đổi mới để thích ứng với những thách thức an ninh phức tạp đang nổi lên, hiện thực hóa mục tiêu hòa bình bền vững. Theo bà, cần xác định rõ nhiệm vụ của từng phái bộ trong tình hình mới phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nước và mọi hoạt động gìn giữ hòa bình cần tuân thủ các nguyên tắc như tôn trọng độc lập chủ quyền, trung lập, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, với sự đồng ý của các bên liên quan.

Đại sứ cũng nêu rõ sự cần thiết tăng cường tham vấn, phối hợp giữa các cơ quan LHQ, nước cử quân, nước tiếp nhận và vai trò quan trọng của các tổ chức khu vực trong các hoạt động này.

Đại sứ Nguyễn Phương Nga khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục tích cực tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ, hiện đang nỗ lực chuẩn bị để có thể triển khai Bệnh viện dã chiến cấp II tại Phái bộ gìn giữ hòa bình của LHQ tại Nam Sudan theo các tiêu chuẩn của tổ chức này.

Ngày 30/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng Tám. Thủ tướng nhìn nhận, tháng Tám là thời điểm có nhiều khởi sắc với nhiều chỉ tiêu kinh tế xã hội đạt khá. Nếu kết quả này được duy trì trong các tháng sắp tới thì sẽ có triển vọng đạt mục tiêu kế hoạch năm 2017.

Vấn đề được Thủ tướng đặc biệt quan tâm tại Phiên họp chính là việc thủ tục hành chính còn rất “nặng nề” với nhiều giấy phép con, giấy phép cháu, chi phí doanh nghiệp còn lớn đang cản trở sự phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. “Các Bộ trưởng có ý kiến đề xuất giải pháp cụ thể cho từng lĩnh vực để tháo gỡ khó khăn. Phải thực sự vào cuộc để thúc đẩy, tạo không khí và niềm tin xã hội, góp phần tăng trưởng chung của cả hệ thống và nền kinh tế”, Thủ tướng chỉ đạo.

Nhấn mạnh đến thời gian chỉ còn hai tháng nữa là diễn ra Tuần lễ cấp cao APEC tại Đà Nẵng, mặc dù một số Bộ, nhất là Bộ Ngoại giao, đã chuẩn bị khá tốt nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm. Thủ tướng yêu cầu Bộ Ngoại giao báo cáo công tác chuẩn bị và Chính phủ rà soát lại công việc để công tác chuẩn bị đạt yêu cầu cao nhất.

Ngày 30/8, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tiếp Thống đốc Bang Utah, ông Gary Herbert và đoàn quan chức, doanh nghiệp Bang Utah, Hoa Kỳ thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 29/8 - 3/9.

Tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng hoan nghênh việc tăng cường hơn nữa hợp tác giữa các bang của Hoa Kỳ nói chung và Bang Utah nói riêng với các địa phương Việt Nam, góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước. Phó Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị, hợp tác thực chất, hiệu quả giữa các địa phương hai nước, phù hợp với các thế mạnh và nhu cầu của mỗi bên; đề nghị các doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu, giáo dục của Utah tăng cường đầu tư và kinh doanh, hợp tác tại Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực Utah có thế mạnh như xây dựng hạ tầng giao thông, khoa học, quản lý nguồn nước, phát triển nông nghiệp bền vững, quy hoạch đô thị, ứng phó với biến đổi khí hậu…

Thống đốc Bang Utah Herbert khẳng định sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác hiệu quả, thực chất với Việt Nam, đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

3NGOẠI GIAOTOÀN DIỆN

Nhận thức chung về bao trùm

Những cam kết mạnh mẽ

4 NGOẠI GIAOTOÀN DIỆN

Từ chính quyền non trẻ

Ngoại giao thúc đẩy vị thế đất nước

5NGOẠI GIAOTOÀN DIỆN

Bom không hẹn giờ

Bong bóng không hẳn là xấu

Để đào tiền ảo không mất tiền thật

Nếu như Chính phủ Việt Nam đang khá đau đầu với nhiều dự án BOT (Build-Operate-Transfer), các công ty bỏ vốn xây dựng qua đấu thầu, sau đó khai thác vận hành một thời gian và sau cùng là chuyển giao lại cho Nhà nước, nước Anh lại đau đầu với PFI (Private Finance Initiative) theo một kiểu khác.

PFI là sản phẩm trí tuệ của đảng Bảo thủ từ năm 1992 và nó thực sự bùng nổ vào cuối thập niên 1990. Khác với BOT, chính phủ sẽ mở thầu một dự án, doanh nghiệp nào trúng thầu sẽ chịu trách nhiệm xây dựng và bảo trì công trình, nhưng cho chính phủ thuê lại và nhận tiền hàng năm. Hết hạn, những dự án này sẽ được chuyển giao lại cho chính phủ với một khoản phí nhất định.

Xây trước và trả tiền sau, nên PFI đã

nhanh chóng được Chính phủ Anh đẩy mạnh, do không phải chi ngân sách mà vẫn có hàng loạt các công trình hạ tầng. Tuy nhiên, lãi suất, cũng như khoản tiền mà chính phủ phải chi trả khi chuyển giao rất cao, khiến ngân sách phải chịu thiệt hại nặng trong tương lai. Ở nhiều công trình PFI, chính phủ đã phải trả cao gấp 5 - 10 lần so với giá xây dựng thực tế, do lãi suất và các khoản phụ thu khác.

Tính từ đầu năm 2017 đến nay, Chính phủ Anh đã phải trả 10 tỷ Bảng tiền phí hàng năm cho các dự án PFI và ước tính số tiền này sẽ còn tăng thêm trong vòng 10 năm tới. Còn lũy tiến đến năm 2015, Anh nợ các ngân hàng và nhà đầu tư khoảng 222 tỷ Bảng cho các dự án PFI. Một số ước tính cho thấy, từ nay đến năm 2050, nếu Anh không có biện pháp đối phó, tổng số

tiền Chính phủ nước này sẽ phải trả cho các dự án PFI có thể lên đến 310 tỷ Bảng.

Những con số này đã thực sự khiến các cử tri Anh phẫn nộ. Bởi không chỉ có nợ, cũng do không phải thanh toán ngay, nên việc đầu tư vô tội vạ đã diễn ra trong suốt thời gian dài. Hệ quả là rất nhiều công trình bị bỏ hoang hoặc không được sử dụng hiệu quả. Chẳng hạn như trường hợp trường học Belfast đã phải đóng cửa sau bảy năm hoạt động, nhưng vẫn khiến ngân sách phải trả 370.000 Bảng Anh/năm từ nay đến 2027.

Hơn nữa, do hầu hết vốn mà các nhà đầu tư tư nhân dùng là vay nợ từ ngân hàng với lãi suất ưu đãi, nên vô tình đã tạo nên rủi ro không đáng có cho ngành tài chính trong nước nếu các công ty này không thể hoàn vốn đúng hạn. M.C

Đang làm mưa, làm gió trên thị trường, nhưng bitcoin hay bất

cứ một loại tiền ảo nào khác đều có thể sẽ là bong bóng tài sản

lớn nhất, kể từ thời bong bóng dotcom bùng nổ vào cuối những

năm 1990.

6 CHUYỆNNGOẠI GIAO

Chuyện một học sinh Lào

Bắc nhịp cầu hữu nghị

Trường học Hùng Vương nơi cố đô Luangprabang

Nhiều người quen

thuộc với hình ảnh

"chiếc chăn sui"

đi vào thơ ca cách

mạng Việt Nam

nhưng ít người biết

về nguồn gốc của nó.

Công dân Việt Nam được miễn thị thực vào ChileCục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) đã có công văn số 3027/LS-PL gửi Tổng

cục Du lịch thông báo về Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu phổ thông giữa Việt Nam và Chile có hiệu lực từ ngày 11/8/2017.

Cụ thể, Hiệp định có nội dung chính như sau: thứ nhất, công dân hai bên, mang hộ chiếu phổ thông còn giá trị ít nhất sáu tháng được miễn thị thực khi nhập cảnh qua các cửa khẩu dành cho khách quốc tế và lưu trú trên lãnh thổ bên kia, trong thời hạn không quá 90 ngày kể từ ngày nhập cảnh, với điều kiện việc nhập cảnh đó không nhằm mục đích hoạt động có thu nhập. Thứ hai, công dân hai bên, mang hộ chiếu phổ thông nêu trên, có ý định lưu trú nhiều hơn 90 ngày phải xin phép cơ quan có thẩm quyền của nước nhận, phù hợp với luật và quy định nội luật của nước đó.

Quy định mới này được thực hiện theo Hiệp định về miễn thị thực cho người mang hộ chiếu phổ thông, được chính phủ hai nước ký ngày 17/10/2016.

HỎI ĐÁP

7NGƯỜI VIỆTNĂM CHÂU

Chào Long! Em học Karate từ khi nào, lý do gì khiến em theo đuổi bộ môn võ thuật này?

Mới theo học được bảy năm, hẳn em phải có bí quyết để có thể trở thành nhà vô địch?

Nhìn vào thành tích của em, ai cũng nghĩ em sinh ra trong một gia đình có truyền thống võ thuật?

Ngoài võ thuật, đâu là lĩnh vực mà em quan tâm?

Sinh ra và lớn lên tại Czech, em có suy nghĩ gì về việc giữ gìn văn hóa truyền thống, đặc biệt là tiếng Việt?

Em có thể chia sẻ về ước mơ và dự định của mình trong tương lai? Em có kế hoạch gì ở Việt Nam không?

Xin cảm ơn em!

Mong muốn được kết nối đam mê nhiếp ảnh với những đặc trưng văn hóa của hai vùng đất Lyon và Hà Nội, nhiếp ảnh gia Nguyễn Kiều Linh hiện đang sinh sống và học tập tại thành phố Lyon (Pháp) đề xuất một dự án nghệ thuật nhằm chia sẻ góc nhìn của các nhiếp ảnh gia đến từ Pháp và Việt Nam về múa.

Nếu như múa là một trong số những “đặc sản” nổi tiếng thế giới của Lyon, thì nhiếp ảnh cũng là một lĩnh vực có tuổi đời khá lâu ở mảnh đất này. Bởi lẽ đó, Nguyễn Kiều Linh đã quyết định thực hiện dự án “Điểm nhìn chung” để kết hợp hai bộ môn nghệ thuật nhiếp ảnh và múa. Dự án của cô được thực hiện tại Lyon và Hà Nội nhằm đưa đến cho khán giả cái nhìn giao thoa về múa đương đại tại hai mảnh đất này.

“Điểm nhìn chung” gồm hai triển lãm có cùng nội dung, được thực hiện tại thành phố Lyon (Pháp) và Hà Nội (Việt Nam). Triển lãm tại Trung tâm văn hóa

Pháp tại Hà Nội vào tối 7/9 là phần nối tiếp triển lãm đầu tiên của giám tuyển trẻ Nguyễn Kiều Linh diễn ra trong khuôn khổ Biennale múa Lyon 2016. Nằm trong khuôn khổ Liên hoan “Múa đương đại : Sự gặp gỡ Á-Âu 2017” tại Hà Nội, triển lãm giới thiệu các tác phẩm của tám nhiếp ảnh gia người Pháp và Việt Nam là Virginie Kahn, Jean Barak, Sylvain Mestre, Nguyễn Kiều Linh, Nguyễn Thế Dương, Tuấn Đào,

Trần Kỳ Anh, Trịnh Xuân Hải.Các tác phẩm ảnh và video được giới thiệu

trong triển lãm sẽ mang đến cho người xem những tư liệu thú vị về múa đương đại dưới mọi góc độ: trong phòng tập, trên sàn diễn, hay nỗi cô đơn phía sau cánh gà… Đây hứa hẹn sẽ là dịp để khán giả Hà Nội được chiêm ngưỡng những bức ảnh ghi dấu khoảnh khắc đắt giá trong các vở múa đặc sắc, nổi tiếng trên sân khấu Pháp-Việt.

Nguyễn Kiều Linh theo học tại Lyon từ năm 2011. Hiện nay, cô học song song chuyên ngành kinh tế tại Đại học Lumière Lyon 2 và chuyên ngành nhiếp ảnh tại Đại học Condé. Đặc biệt, cô cũng là thành viên khóa 2016 của Tổ chức Đại sứ trẻ (l'Association Jeune Ambassadeurs) và tình nguyện viên nhóm múa của Hội văn hóa Việt Nam tại vùng Rhône-Alpes (ACVR).

Về Việt Nam tham gia dự án cùng cô lần này có những nhiếp ảnh gia tài năng của Pháp như Virginie Kahn – người chuyên chụp các buổi biểu diễn đồng thời là một nhà dựng phim, Jean Barak – người mong muốn níu giữ cái đẹp tinh tế mà rất phù du của múa bằng sự vĩnh cửu của các bức hình, hay Sylvain Mestre – người luôn bị ấn tượng bởi hình ảnh và đồ họa. Họ sẽ kết hợp với các nghệ sĩ Việt Nam để tạo nên sự hoàn thiện trong “Điểm nhìn chung”.

T.H

Le David có tên thuần

Việt là Lê Đào Hồng

Long. Chàng trai 19

tuổi đang sinh sống

cùng gia đình tại

Neratovice (Czech) và

còn là học sinh giỏi

của trường chuyên

Gymnazium tại thành

phố xinh đẹp này...

Lê Đào Hồng Long đã đạt nhiều cúp, huân chương, giải cá nhân và đồng đội về Karate, trong đó hai lần vô địch thế giới ở hạng mục cá nhân, nhiều lần vô địch châu Âu cá nhân và đồng đội. Cũng nhờ giành chức vô địch thế giới năm 2016, Long đã được Ban lãnh đạo và huấn luyện viên của Câu lạc bộ Karate thành phố Sardinia (Italy) đặt vấn đề hợp tác trong quá trình tập luyện võ thuật.Mới đây, Lê Đào Hồng Long cùng em trai là Lê Đào Hoài Long đã giành Huy chương Vàng karate đồng đội lứa tuổi 18-20 không phân biệt đai cấp tại Giải vô địch Karate châu Âu 2017. Trong khi em trai đứng thứ 13 giải cá nhân lứa tuổi 15-17, Long đứng thứ hai giải cá nhân lứa tuổi 18-20 và đứng thứ ba cá nhân Giải mở rộng Open.

8 THẾ GIỚITOÀN CẢNH

Củng cố lòng tin...

... vì lợi ích chung

Động thái phóng tên lửa của Triều Tiên ngang qua Nhật Bản là một nước cờ đầy tính toán của Chủ tịch Kim Jong-un nhằm đẩy Mỹ và các quốc gia đồng minh vào thế khó.

Vài phút trước khi đồng hồ điểm 6 giờ ngày 28/8, Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo bay ngang qua bầu trời Nhật Bản. J-Alert - Hệ thống cảnh báo thảm họa của Nhật Bản - đã ngay lập tức được kích hoạt để cảnh báo cho người dân qua tin nhắn về vật thể “không mời mà đến” này. May mắn thay, những lo ngại của Tokyo đã không trở thành sự thực: 14 phút sau khi bay được 2.700 km ở độ cao 550 km, tên lửa của Triều Tiên đã rơi xuống biển Thái Bình Dương, cách Mũi Erimo ở Hokkaido 1,180 km.

Như thường lệ, cộng đồng quốc tế nhanh chóng có những phản ứng mạnh mẽ, chỉ trích Bình

Nhưỡng. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố “tất cả mọi phương án” liên quan đến Triều Tiên đều đang được xem xét. Về phần mình, phía Hàn Quốc đã tiến hành tập trận phá hủy các tên lửa của Bình Nhưỡng. Chánh Văn phòng nội các Nhật Bản Yoshide Suga khẳng định vụ phóng thử tên lửa vừa rồi không đe dọa đến lãnh thổ quốc gia này. Tuy nhiên, Tokyo và Washington sẽ đề cập biện pháp trừng phạt mới với chính quyền của Chủ tịch Kim Jong-un, mà cụ thể là cấm vận nhập khẩu dầu.

Trong khi đó, Bắc Kinh lại tỏ ra khá hờ hững với vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh cho biết: “Trung Quốc phản đối và cho rằng hành động phóng tên lửa của Triều Tiên vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc”. Tuy nhiên, thứ mà

nhiều người quan tâm lại là việc bà Hoa Xuân Doanh cho rằng chính các hoạt động tập trận chung của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tạo ra “vòng xoáy luẩn quẩn”, gây mất ổn định trong khu vực.

Theo các chuyên gia, qua vụ phóng tên lửa này, Triều Tiên vẫn nắm thế chủ động trong cuộc chơi với Mỹ và các nước khu vực. Qua bước đi vừa rồi, Bình Nhưỡng tiếp tục nâng cao vị thế trên bàn cờ chính trị ở Đông Á, đồng thời chứng tỏ công nghệ tên lửa ngày càng phát triển của mình. Trong khi đó, những biện pháp trừng phạt của Washington và các quốc gia đồng minh đang tỏ ra rời rạc và thiếu hiệu quả. Trung Quốc, nước duy nhất có thể “nói chuyện” với Triều Tiên, lại không sẵn sàng mạnh tay với quốc gia láng giềng khi mối quan hệ song phương vẫn đem lại nhiều lợi ích.

Quan trọng hơn, theo Yukari Easton - nhà nghiên cứu chính sách tại Trung tâm Nghiên cứu Đông Á thuộc Đại học Nam California, cho rằng động thái phóng tên lửa bay ngang qua Nhật Bản là bước đi có tính toán của Chủ tịch Kim Jong-un. Bất kì động thái quân sự nào của Triều Tiên nhắm vào đảo Guam cũng sẽ là cái cớ để Washington triển khai lực lượng san bằng Bình Nhưỡng. Trong khi đó, Nhật Bản, tuy có hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ, khó có thể gây tổn hại trực tiếp đến lợi ích của chính quyền

Chủ tịch Kim Jong-un. Trong bối cảnh hiện nay, việc

Bình Nhưỡng liên tục có những nước cờ đẩy Mỹ và những nước đồng minh trong khu vực vào thế bí. Do đó, theo giới quan sát, nếu không có những động thái mang tính đột phá đến từ Washington, đặc biệt là từ Bắc Kinh, tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên nói chung và khu vực Đông Bắc Á nói riêng sẽ tiếp tục rơi vào thế bế tắc trong thời gian tới.

Chuyến thăm Nhật

Bản của Thủ tướng

Anh Theresa May là

dịp để hai quốc gia

tương đồng về nhiều

mặt xích lại gần

nhau hơn.

9BÌNH LUẬN

Vật đổi sao dời

Thách thức đối ngoại

Chính trường khốc liệt

Không thu hút quá nhiều sự chú ý, nhưng cuộc bầu cử Liên bang Đức

sắp tới vẫn mang tính quyết định đối với vận mệnh của quốc gia này

nói riêng và vận mệnh của Liên minh châu Âu (EU) nói chung.

10 HỒ SƠ TƯ LIỆU

Quan điểm khởi nguồn

Ảnh hưởng lan rộng

Kết quả không như mong đợi

Tại các nước phương Tây, cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008 - khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ năm 1931, tiếp theo đó là những năm dài kinh tế hồi phục chậm chạp cùng tỷ lệ thất nghiệp cao đã khiến nhiều chuyên gia dự đoán về ngày tàn của CNTTD.

Chủ nghĩa tân tự do

đã ảnh hưởng lớn

tới sự phát triển của

thế giới, quyết định

những đặc điểm

chủ chốt nhất của

nền kinh tế toàn cầu

hiện nay.

11HÀNH TINHCHUYỂN ĐỘNG

Theo tờ Wall Street Journal, Apple sẽ chính thức ra mắt iPhone thế hệ tiếp theo vào ngày 12/9 tới. Năm nay, “nhà Táo” sẽ giới thiệu bộ đôi iPhone 7s/7s Plus và iPhone 8.

Hiện Apple vẫn chưa công bố chính thức và từ chối đưa ra bình luận về thông tin trên. Trước đó, từng có tin đồn cho rằng Apple phải lùi ngày ra mắt đến cuối năm vì chậm trễ trong quá trình sản xuất.

Thông tin về iPhone 8 xuất hiện

ngay sau khi Samsung chính thức ra mắt mẫu điện thoại flagship mới Galaxy Note 8 cách đây gần một tuần. Apple sẽ bắt đầu bán mẫu điện thoại mới 10 ngày sau công bố.

Cũng theo Wall Street Journal, Apple sẽ tăng cường sản xuất trong những tuần vừa qua và dự kiến còn tăng thêm năng suất tại các xưởng khác ở Trung Quốc.

Dự kiến iPhone 8 sẽ có mức giá khá cao, khoảng hơn 1.000 USD, cao

hơn 50% so với mức giá khởi điểm của iPhone 7. Mẫu điện thoại mới nhất của Apple sẽ có màn hình OLED tràn viền, camera kép xoay dọc, loại bỏ công nghệ Touch ID và thay vào đó là công nghệ nhận diện khuôn mặt mới. iPhone 8 cũng sẽ được tích hợp công nghệ thực tế ảo tăng cường.

Ngoài ba mẫu điện thoại mới, mùa Thu này, iPhone sẽ cho ra mắt mẫu đồng hồ Apple Watch mới cho phép lấy dữ liệu trực tiếp từ kết nối không dây, giảm phụ thuộc vào iPhone để lấy mail và tin nhắn.

Hai năm gần đây, doanh số bán hàng của iPhone đã chậm lại sau khi nhiều người cho rằng thiết kế của iPhone 7 không khác nhiều so với các mẫu điện thoại trước đó. Apple hy vọng iPhone 8 có thể làm hài lòng người tiêu dùng, đặc biệt là về những thay đổi trong thiết kế.

Thảm họa thời trang “ăn liền”

Vừa mặc đẹp, vừa thân thiện môi trường

Ngày 28/8, Chính phủ Kenya đã thông qua dự luật phạt nặng đối với hành vi sản xuất, mua bán và sử dụng bao nilon tiêu dùng. Theo đó, nếu vi phạm, các cá nhân hay tổ chức sẽ phải chịu mức phạt sẽ là 38.000 USD (khoảng 800 triệu

đồng) hoặc chịu mức án bốn năm tù giam. Dự luật này không áp dụng cho sản xuất túi nilon dùng trong công nghiệp.

Tại thủ đô của Kenya là Nairobi, người dân phần lớn vẫn sử dụng túi nilon để đựng đồ ăn hay hàng hóa. Tuy nhiên, sau khi dự luật này được thông qua, rất nhiều chuỗi siêu thị đã ngừng sử dụng túi nilon và chuyển sang túi vải.

Ngay từ khi còn là dự thảo, dự luật này đã vấp phải sự phản đối quyết liệt từ Hiệp hội các nhà sản xuất túi nilon. Người Phát ngôn của Hiệp hội cho hay, lệnh cấm này sẽ khiến 60.000 người mất việc và hơn 176 nhà máy đóng cửa.

Theo ABC News, túi nilon sử dụng một lần là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại Kenya. Số liệu từ Liên hiệp quốc cho thấy, chỉ riêng các siêu thị tại Kenya mỗi năm phát ra đến 100 triệu túi nilon dùng một lần.

Từng là một trong những ngành công

nghiệp gây ô nhiễm hàng đầu thế giới,

ngành thời trang đang có những chuyển

biến tích cực khi xu hướng thân thiện với

môi trường ngày càng phổ biến.

12 GHI CHÉP

Thẩm thấu văn hóa đa dạng

Kỷ niệm một bước ngoặt

Nhà khách Chính phủ

với tôi không còn xa lạ

với những cuộc họp báo

thường kỳ, nhưng lần này,

khi bước chân vào số 2 Lê

Thạch, tôi có những cảm

xúc mới vì được gặp những

người bạn đến từ các nước

ASEAN, nhiều người trong

số họ là cán bộ sứ quán tôi

đã từng phỏng vấn. Họ gọi

tên tôi, mời tôi những món

ăn họ nấu, thăm hỏi tôi

những câu chuyện rất đỗi

đời thường.

Mới đây, trong tiếng sóng rì rầm của miền biển xứ Thanh, tôi có dịp được trải nghiệm những đêm nhạc mà các giọng hát chủ yếu đến từ các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc. Họ đến Việt Nam để tham dự Cuộc thi tiếng hát ASEAN +3 do Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức. Đây là cuộc thi nhạc pop lần đầu tiên dành cho ca sĩ trẻ chuyên nghiệp tuổi từ 18-35 của các nước trong khối ASEAN. Cuộc thi là một sân chơi, một sự kiện văn hoá chung nhằm xây dựng cầu nối hoà bình, hữu nghị cùng phát triển

giữa các quốc gia thành viên ASEAN và ba nước láng giềng Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Trong dịp này, các Đoàn đã cùng nhau tham gia nhiều hoạt động đầy ý nghĩa như đạp xe và thu gom rác trên bãi biển, thăm Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An... Nữ ca sỹ Philipines Darlin Joy Baje, người giành giải Nhất Cuộc thi, tâm sự: "Dù chúng tôi đến thăm Tràng An đúng hôm trời mưa, nhưng quang cảnh vẫn thật đẹp, người dân thì thân thiện, dễ mến. Cảnh sắc và con người nơi đây khiến tôi

nhớ đến đất nước mình". Darlin Joy Baje cho biết cô đã ở Việt Nam tám năm và coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Bên cánh gà hay trong các hoạt động giao lưu, tôi được chứng kiến những tình cảm chân thành của thành viên các đoàn dành cho nhau. Họ hỏi thăm về đất nước, gia đình của nhau, trao cho nhau những món quà kỷ niệm và hẹn sớm gặp lại…

Có những hình ảnh khiến tôi cảm thấy ấm lòng. Ấy là vào đêm Chung kết, anh bạn người Myanmar nhẹ nhàng sửa lại tấm voan ghi tên

nước của cô bạn Lào cho ngay ngắn kèm lời chúc may mắn trước khi cô bước lên bục sân khấu thi đầu tiên. Ánh mắt cô gái sáng lên như được tiếp thêm sự tự tin. Dưới sân khấu, giám khảo, nhà soạn nhạc James F.Sundah (Indonesia) giải thích về những thành tựu của ông qua đĩa nhạc và viết lời đề tặng giám khảo, nhạc trưởng Anna Tabita Abeleda-Piquero (Phillipines). Giám khảo, ca sỹ Ngọc Anh viết tên và thư điện tử của mình gửi giám khảo, nhạc sĩ Rinraphat Rungrueang (Thái Lan). Trưởng Ban giám khảo, Nghệ sĩ Nhân dân, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam bắt tay thật chặt và nói lời cảm ơn từng giám khảo đã làm việc công tâm...

Theo nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân phần lớn thí sinh trẻ, tài năng và có giọng hát chuyên nghiệp. Vị Trưởng Ban Giám khảo cho rằng cùng dòng nhạc pop nhưng mỗi thí sinh đều thể hiện bản sắc dân tộc mình, mang đến những sắc màu âm nhạc phong phú của các nước. "Đó cũng chính là tiêu chí thống nhất trong đa dạng của ASEAN", nhạc sĩ nhấn mạnh.

Ông cho biết thêm, các giọng ca đến với Việt Nam bằng tình yêu, sự hòa đồng chứ không chỉ là tư thế của người đi thi. "Điều này làm không khí của cuộc thi giống như là liên hoan âm nhạc, nơi họ có thể cùng nhau hát vang những bài ca về tình hữu nghị”, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân nói.

13VĂN HÓAXÃ HỘI

Ngày Tết, thưởng thức trà ướp sen, nói chuyện với mấy bạn “cổ lai hy” quả là một cái thú. Anh bạn tôi vừa nhận được từ Pháp cuốn “Việt Nam, số phận bông sen”, tuyển tập về đất Việt, người Việt (tiếng Pháp). Hôm qua lại có phóng viên báo nước ngoài đến phỏng vấn tôi về hoa sen. Nhà báo rất “thính” vì được tin hoa sen có thể là quốc hoa của Việt Nam. Nhớ lại năm 2000, trong chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Mỹ Bill Clinton cũng nói đến “sen” khi đọc diễn văn ở Phủ Chủ tịch, ông trích dẫn câu Kiều: “Sen tàn cúc lại nở hoa…”. Quả thật, sen cũng như tre, mang nhiều âm hưởng của hồn Việt.

Còn nhớ thuở bé, lên bảy tuổi, tôi đã đọc thuộc lòng trong sách mấy câu ca dao: “Trong đầm gì đẹp bằng sen… Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Bài học kèm theo minh họa và lời giải thích: “Bài này nói về cây sen mọc giữa bùn mà vẫn giữ được hương sắc. Cũng như người hiền, dẫu ở với người gian ác thế nào cũng không bỏ cái lòng ngay thẳng của mình. Hình ảnh cao đẹp ấy gieo vào tuổi trong trắng, hẳn tồn tại trong tiềm thức những thế hệ nay đã tuổi 70 đến trên 90…

Ví hoa sen như người hiền là theo tinh thần Khổng học. Sen còn có ý nghĩa Phật học nữa. Dù sao, Khổng và Phật đều có ảnh hưởng lớn trong tinh thần người Việt.

Thật ra, hoa sen đã sinh ra hai loại biểu tượng thanh cũng có, tục cũng có: về tín ngưỡng sinh dục, sen mang tính phồn thực; sen thanh cao thoát tục trong đạo Phật… đạo đức nhân phẩm theo Khổng học. Ở Ai Cập thời cổ đại, sen tượng trưng cho âm hộ mẫu gốc, từ đó xuất hiện ra sự sống trên Trái đất giữa vùng nước mênh mông. Theo Ấn Độ giáo, từ rốn thần Vishnu nảy ra hoa sen chứa đựng thần Brahma. Sen cánh trắng là dương (thịnh vượng), sen cánh xanh là âm. Theo đạo Phật, Đức Thích ca ngồi trên tòa sen, vì là bản thể của Đức Phật. Sen không vị vấn bùn lầy của samsara (luân hồi). Phật ngồi giữa đóa sen là trên trục của bánh xe luân hồi. Sen còn tượng trưng cho tam thế, vì cây sen có đủ quá khứ (ngó sen), hiện tại (hoa) và tương lai (hạt sen). Ấn Độ giáo và Phật giáo cho rằng trục vũ trụ là dương vật (linga). Kinh Anguttara ví Phật như hoa sen: “Như bông sen thuần khiết, tuyệt diệu, không bị nước đục vấy bẩn ta cũng không bị ô uế bởi bụi trần”. Phải chăng đạo Phật lúc đầu truyền thẳng từ Ấn Độ sang ta đã du nhập ý nghĩa này cho nhân dân ta - câu ca dao: “Trong đầm gì đẹp bằng sen”.

Từ Ai Cập qua Ấn Độ đến Đông Á, biểu tượng của sen có thể khác nhau. Văn chương diễm tình Trung Quốc dùng từ sen (liên) để chỉ âm hộ và sen vàng (kim liên) để chỉ gái đĩ thõa. Nhưng hình ảnh hoa sen thường gắn với thiếu nữ mới lớn. Trong Kiều, dùng sen ngó đào tơ để chỉ người con gái trẻ, gót sen chỉ gót chân người đẹp, sau này ở Hà Nội, từ “con sen” chỉ người con gái giúp việc.

Các chùa ở ta từ thời Lý phổ biến trang trí mô típ hoa sen. Chùa Một Cột là hình ảnh hoa sen mọc trong đầm, kết hợp tư tưởng Phật (1.000 cánh sen là giác ngộ cao) với tín ngưỡng phồn thực (cột đá truyền tải sinh lực xuống đất và nước). Cột đá trên nước cũng có thể là dáng dấp cột linga (dương vật), hồ nước là ioni (âm vật).

Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi nhỏ bé, xấu xí, không được vua Trần thích. Ông bèn viết bài Ngọc tỉnh liên phú, ví mình như hoa sen trong giếng ngọc, sau đó ông được trọng dụng.

Sen gắn bó với đời sống hàng ngày của người Việt. Khi sinh ra, có khi con trai mang tên Liên (sen) với nghĩa thanh cao, con gái với nghĩa xinh đẹp, trong trắng. Hoa sen dùng khi tang lễ hoặc bầy trên bàn thờ cúng giỗ. Chữ Liên cũng dùng làm tên nhiều chùa ở khắp nơi: Kim Liên, Liên Trì (ao sen), Liên Phái. Ở Trung Quốc, có những phái võ thuật, tu tiên luyện đan, có dùng chữ Liên (sen). Hồ sen là cảnh đẹp thiên nhiên làng nào cũng có. Trước đình chùa thường có ao sen. Nhiều cuộc tình duyên xóm làng bắt đầu bằng: “Đêm qua tát nước đầu đình/ Bỏ quên chiếc áp trên cành hoa sen”.

Ở Hà Nội, trước đây có sen ở hồ Hoàn Kiếm, nay chỉ còn ở Hồ Tây. Tôi nhớ mãi một cuộc dạo chơi trên Hồ Tây cách đây mấy chục năm. Dưới ánh trăng, bốn chiếc thuyền nan bồng bềnh trong gió mát đượm hương sen, hai chục khách là văn nghệ sĩ lim dim mắt lắng nghe tiếng hò sông Hương của cô ca sĩ Huế. Đêm khuya, chủ nhà ở làng Yên Phụ sát hồ mời khách lên nhà ăn cháo gà và ngâm thơ. Hồ sen Tịnh Tâm ở Huế nổi tiếng là đẹp và là nơi thanh thản cho tâm hồn. Hồi kháng chiến, đạp xe trên đê sông Đáy, tôi có dịp thưởng ngoạn hoa sen trong những hồ dài chạy theo chân đê hàng vài trăm thước.

Hoa sen thấp thoáng trong thi ca bình dân và bác học, trong Kiều hoặc là thơ của Tản Đà, lúc là đùa giỡn tình dục, lúc là cảm thụ lãng mạn... Sen còn gây cảm hứng cho thủ công mỹ nghệ dân gian, đồ gỗ, đồ sứ, họa phẩm, điêu khắc, kiến trúc…

Màu cánh sen đậm tính dân tộc cũng như màu nâu cánh gián, màu mực đen, màu đỏ son, màu vàng nghệ. Cái ăn uống, thuốc dân gian đều mang dấu ấn sen. Hạt sen để chế biến các món đặc sản: chim, gà hầm, chè (có khi lồng long nhãn). Ở Huế có bánh hột sen tròn như hòn bi nhưng làm bằng bột đậu xanh. Hạt sen và tâm sen chữa mất ngủ. Hạt sen hồ Tĩnh Tâm ngon có tiếng, nhất là loại sen cánh gián xưa để tiến vua. Ngó sen hầm sườn, gà, vịt và làm thuốc cầm máu. Nhị hoa sen ướp trà, tua nhị sen làm thuốc đen tóc, bổ máu. Gương sen già và lá sen làm thuốc cầm máu. Cốm vòng phải bọc lá sen mới giữ được hương vị. Ngày nay, các bà bán xôi Hà Nội hay gói nilon thay lá sen, một truyền thống đang mất.

Nhân tố gia đình

Ai sẽ cứu ngành giáo dục?

GIÓ ĐÔNG - GIÓ TÂY

Trước thềm khai

giảng năm học mới,

nhà giáo, PGS. Văn

Như Cương (ảnh)

- Chủ tịch HĐQT

trường THPT Lương

Thế Vinh (Hà Nội) đã

chia sẻ với TG&VN

trăn trở của mình

trước những vấn đề

tồn tại của ngành

giáo dục.

14 HỘI NHẬP &PHÁT TRIỂN

Tìm bước đột phá

BIDV + SMTB = BSL

Diễn đàn Thương vụ và Nhà tư vấn M&A tiêu

biểu 2016 - 2017 vừa vinh danh Thương vụ

M&A giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát

triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Tín thác

Sumitomo Mitsui (SuMi TRUST) trong lĩnh

vực cho thuê tài chính.

BIDV có tổng tài sản đạt trên 1 triệu tỷ đồng (tương đương gần 50 tỷ USD) tại thời điểm 31/12/2016; đang phục vụ gần 9 triệu khách hàng khắp Việt Nam, tương đương khoảng 9,5% dân số Việt Nam; đứng đầu các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, top 30 ASEAN và top 500 toàn cầu, top 2.000 công ty đại chúng lớn và quyền lực nhất thế giới (Forbes).

SMTB là ngân hàng tín thác lớn nhất Nhật Bản với tổng tài sản tại thời điểm 31/12/2016 đạt 59.479 tỷ yên (tương đương 585,4 tỷ USD) và mức vốn chủ sở hữu 2.022 tỷ yên (tương đương 19,9 tỷ USD). SMTB có lịch sử hoạt động hơn 90 năm với 132 chi nhánh, 17 văn phòng vệ tinh trong nước và 9 chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài như Anh, Mỹ, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia….

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Ninh mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cùng đoàn công tác đã thị sát Khu Hành chính - Kinh tế (HC-KT) đặc biệt Vân Đồn. Phó Thủ tướng đánh giá cao lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã tích cực chuẩn bị dự án đặc khu kinh tế Vân Đồn và thu

hút được các nhà đầu tư chiến lược vào khu vực này, bảo đảm có cơ chế đặc thù mạnh, phù hợp với các quy định của quốc tế.

Phó Thủ tướng biểu dương tỉnh Quảng Ninh, Tập đoàn Sun Group đã mạnh dạn xin chủ trương triển khai thực hiện dự án sân bay đầu tiên trong cả nước do cấp tỉnh thực hiện

bằng hình thức đầu tư BOT. Với ý nghĩa đó, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn không chỉ là công trình đầu tư trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh mà còn của vùng Đông Bắc và cả nước. Vì vậy, tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Sun Group cần tiếp tục quan tâm, chỉ đạo thực hiện đảm bảo tiến độ, chất lượng dự án.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Quảng Ninh sớm hoàn thiện Đề án thành lập Khu HC-KT đặc biệt Vân Đồn, dự thảo Luật Khu HC-KT đặc biệt báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội trong thời gian sớm nhất nhằm tạo khung pháp lý cho tỉnh triển khai thực hiện các phần việc tiếp theo. Phó Thủ tướng cho biết Chính phủ đang cố gắng trình dự án Luật Đơn vị HC-KT đặc biệt vào kỳ họp Quốc hội cuối năm nay.

Do đó, việc tiếp tục rà soát thể chế, chính sách cho đặc khu HC-KT nói chung và đặc khu Vân Đồn nói riêng rất quan trọng. Phó Thủ tướng cũng đề nghị tỉnh Quảng Ninh báo cáo kỹ hơn về thẩm quyền của chức danh Trưởng Đặc khu Vân Đồn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Thành cho biết, trong quá trình hoàn thiện cơ sở pháp lý của đặc khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh cũng thu hút được 36.000 tỷ đồng vốn đầu tư hạ tầng cho đặc khu này, nhiều dự án có tổng mức đầu tư từ 5.000-7.000 tỷ đồng. “Khi làm Đề án đặc khu kinh tế Vân Đồn, chúng tôi tự tin nhưng thời gian chạy đà đã dài, mà các nhà đầu tư đang chờ và nếu phải chờ lâu

hơn thì niềm tin của nhà đầu tư giảm sút. Chúng tôi mong các Bộ, ngành và Quốc hội sớm thông qua Đề án cho Quảng Ninh”, ông Thành bày tỏ.

Trong khuôn khổ chuyến làm việc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã làm việc với tỉnh Quảng Ninh về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; công tác thực hiện chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công... Về phát triển kinh tế-xã hội, trong bảy tháng qua, GRDP Quảng Ninh đã tăng 9,6%, cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây và đang chuyển dịch từ “nâu” sang “xanh” khi giảm tỷ lệ thu ngân sách Nhà nước từ than từ 57% năm 2011 xuống 51% năm 2016; tăng tỷ trọng dịch vụ lên 41,2% năm 2016.

YÊN NINH

Quý độc giả thân mến,

Với chiều dài lịch sử hơn 2.000 năm, mối giao lưu Việt Nam - Ấn Độ đã được các thế hệ và nhân dân hai nước dày công vun đắp và đang ở chặng đường gắn kết cao nhất. Kể từ nền móng đầu tiên vào năm 1954, với cuộc gặp lịch sử giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru, đến nay, quan hệ và hợp tác giữa hai nước đã phát triển vượt bậc trên mọi lĩnh vực, từ chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, nông nghiệp tới văn hóa, giáo dục... Tháng 9/2016, hai nước chính thức nâng cấp quan hệ lên thành Đối tác chiến lược toàn diện.

Năm 2017, nhân dịp kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao (07/1/1972 – 07/1/2017) và 10 năm Đối tác chiến lược (06/7/2007 – 06/7/2017), hàng loạt các sự kiện thiết thực đã được triển khai như một cột mốc quan trọng, đánh dấu chặng đường dài phát triển không ngừng và mở ra một giai đoạn mới mạnh mẽ hơn trong quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời giữa hai nước. Câu nói của Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhân chuyến thăm Ấn Độ năm 1980: “Mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ là mối quan hệ trong sáng như bầu trời không một gợn mây” vẫn giữ nguyên giá trị cho tới ngày nay. Với sự tham gia của Lãnh đạo Nhà nước, Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và doanh nghiệp, Đặc san “Việt Nam - Ấn Độ: Đối tác Chiến lược toàn diện” là nguồn tư liệu chính thức được phát hành rộng rãi, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước và hai dân tộc.

Báo Thế giới & Việt Nam xin trân trọng cảm ơn Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam, các cơ quan, ban ngành, các tổ chức hữu quan của Việt Nam và Ấn Độ... đã giúp đỡ xuất bản ấn phẩm này. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!


Recommended