+ All Categories
Transcript

1

UBND QUẬN TÂY HỒ

TRƢỜNG THCS CHU VĂN AN

HƢỚNG DẪN HỌC

TUẦN TỪ 06/4 ĐẾN 11/4/2020

Hệ thống thanhedu.com đang được nâng cấp phiên bản mới, nhà trường đang thiết lập lại các

lớp học và rà soát danh sách tài khoản học sinh để cài đặt lại. Vậy trong thời gian này sẽ có một số tài

khoản HS không truy cập được hoặc bị lỗi trong quá trình làm bài, nộp bài (những HS này thông báo

lại với GVCN để nhà trường khắc phục), những HS còn lại tiếp tục truy cập và học tên trang

thanhedu.com theo yêu cầu của HƢỚNG DẪN HỌC (TUẦN TỪ 06/4 ĐẾN 11/4/2020).

BỘ MÔN : TOÁN – KHỐI 9

1. Học sinh đọc nội dung bài mới trong SGK, chuẩn bị sách vở để ghi chép các bài sẽ học

trên Kênh 1 – Đài Truyền hình Hà Nội theo lịch nhƣ sau:

9h15 sáng thứ 3 (7/4): Đại số: Công thức nghiệm của phương trình bậc hai.

9h15 sáng thứ 6 (10/4): Hình học: Đường tròn ngoại tiếp. Đường tròn nội tiếp.

2. Học sinh học trên zoom (theo TKB).

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 06/4 ĐẾN 11/4/2020)

- Học sinh ôn lại kiến thức trọng tâm các bài: Đại số: "Phương trình bậc hai một ẩn"; Hình học: "Tứ

giác nội tiếp" trong bản "Hướng dẫn học tuần từ 30/3 đến 4/4/2020".

- Học sinh theo dõi bài giảng mới trên Kênh 1 – Đài Truyền hình Hà Nội (theo lịch trên) hoặc xem lại

tại các website http://c2chuvanan.edu.vn hoặc www.hanoitv.vn để nắm bắt và ghi nhớ các kiến thức

trọng tâm sau:

1. Đại số:

PHƢƠNG TRÌNH BẬC HAI MỘT ẨN VÀ LUYỆN TẬP

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƢƠNG TRÌNH BẬC HAI

Phương trình ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0) có biệt thức 2b 4ac

Nếu ∆ > 0 thì phương trình có hai nghiệm phân biệt 1 2

b bx ; x

2a 2a

Nếu ∆ = 0 thì phương trình có nghiệm kép 1 2

bx x

2a

Nếu ∆ < 0 thì phương trình vô nghiệm.

2. Hình học: LUYỆN TẬP TỨ GIÁC NỘI TIẾP

Định nghĩa:

Tứ giác ABCD nội tiếp (O) A, B, C, D (O)

Tính chất:

Tứ giác ABCD nội tiếp (O) oBAD BCD 180

Dấu hiệu nhận biết:

Tứ giác ABCD nội tiếp (O) khi thỏa mãn một trong các

điều kiện sau:

o

A, B, C, D (O)

BAD BCD 180

ABD ACD

A

D

B

O

C

3. Hình học: ĐƢỜNG TRÕN NGOẠI TIẾP – ĐƢỜNG TRÕN NỘI TIẾP

2

Định nghĩa:

+ (O; R) ngoại tiếp đa giác LMNPQK

L, M, N, P, Q, K (O; R)

+ (O; r) nội tiếp đa giác LMNPQK

LM, MN, NP, PQ, QK, KL tiếp xúc (O; r)

Định lí:

Bất kì đa giác đều nào cũng có một và chỉ một đường tròn

ngoại tiếp, có một và chỉ một đường tròn nội tiếp.

L

M

NP

Q O

K

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

1. Đại số:

+ Bài tập 15, 16 (tr.45 SGK)

+ Câu hỏi trắc nghiệm:

Chọn phương án trả lời đúng:

Câu 1. Phương trình nào sau đây là phương trình bậc hai một ẩn x?

A. B.

C. D.

Câu 2. Cho phương trình . Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Phương trình chỉ có 1 nghiệm x = 0 C. Phương trình có 2 nghiệm x = 0; x =

B. Phương trình chỉ có 1 nghiệm x = D. Phương trình có 2 nghiệm x = 0; x =

Câu 3. Phương trình nào sau đây có hai nghiệm là và

A. C.

B. D.

Câu 4. Tập nghiệm của phương trình là:

A. B. C. D.

Câu 5. Tập nghiệm của phương trình là:

A. B. C. D.

2. Hình học:

Bài 1. Dựa vào mỗi hình vẽ dưới đây, hãy phát biểu dấu hiệu nhận biết của tứ giác nội tiếp.

Hình 1: OA = OB = OC = OD

A

D

B

O

C

Hình 2: 0A C 180

O

D

C

B

A

r

R

3

Hình 3: ABD ACD

O

D

C

B

A

Hình 4: A DCx

x

O

D

C

B

A

Bài 2. Cho tam giác ABC vuông tại A, D là một điểm trên cạnh AC. Vẽ đường tròn tâm O, đường

kính DC. Đường thẳng BD cắt (O) tại điểm thứ hai là E. Chứng minh: tứ giác ABCE nội tiếp được.

Bài 3. Cho đường tròn tâm O, đường kính AB, I là trung điểm của AO. Kẻ dây MN vuông góc với AB

tại I. Gọi C là điểm tùy ý thuộc cung lớn MN sao cho C không trùng với M, N và B. Nối AC cắt MN

tại E.

a) Chứng minh tứ giác IECB nội tiếp trong một đường tròn. Xác định tâm của đường tròn này.

b) Chứng minh ΔAME ∽ ΔACM.

Bài 4. Cho đường tròn (O; R) và đường thẳng xy cách tâm một khoảng OK = a ( 0 < a < R). Từ một

điểm A thuộc xy ( OA > R), vẽ hai tiếp tuyến AB và AC đến đường tròn (O) ( B, C là các tiếp điểm; O

và B nằm cùng phía với xy)

a) Chứng minh đường thẳng xy và đường tròn (O) cắt nhau tại hai điểm D và E.

b) Chứng minh 5 điểm O, A, B, C, K cùng nằm trên một đường tròn. Xác định tâm của đường tròn này.

c) Đường thẳng BC cắt OA và OK theo thứ tự tại M và S. Chứng minh tứ giác AMKS nội tiếp được

một đường tròn.

Bài 5. Vẽ hình lục giác giác đều, hình vuông, tam giác đều cùng nội tiếp đường tròn (O; R) rồi tính

cạnh của các hình đó theo R.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

1) Học sinh tự chấm bài của mình theo HƯỚNG DẪN GIẢI

2) Giáo viên sẽ chữa bài, thu bài và đánh giá quá trình tự làm bài ở nhà của học sinh khi đi học trở

lại.

ĐÁP ÁN, HƢỚNG DẪN GIẢI

Đại số:

Câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1 2 3 4 5

Đáp án D C C A B

Hình học:

Bài 2.

O

E

DC

B

A

Tứ giác ABCE có : BAC = 90o (gt)

BEC = 90o (là góc nội tiếp (O) chắn cung nửa đường tròn)

Suy ra : A và E cùng nằm trên đường tròn đường kính BC .

Vậy : tứ giác ABCE nội tiếp được trong đường tròn đường

kính BC (DHNB)

4

Bài 3.

E

N

AB

C

I O

M

a) Chứng minh được oECB EIB 90 Tứ giác IECB nội tiếp đường tròn đường kính EB

Tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác IECB là trung điểm

của EB.

b) ∆AME ∽ ∆ ACM (gg) do:

Chung MAE ;

AME ACM (là 2 góc nội tiếp (O) chắn hai cung bằng

nhau AM; AN )

Bài 4:

M

yx

O

S

KD E

C

B

A

a) Hiển nhiên vì OK < R (gt)

b) Chứng minh được oOBA OCA OKA 90

Các điểm B, C, K thuộc đường tròn đường kính OA

5 điểm O, A, B, C, K cùng nằm trên một đường tròn.

Tâm của đường tròn là trung điểm của OA

c) Chứng minh được oAMS AKS 90

Tứ giác AMKS nội tiếp (DHNB)

Bài 5:

a) Có lục giác đều ABCDEF nội tiếp (O; R):

Chứng minh được ∆ABO đều

AB = OA = OB = R

Vậy …

b) Có ABCD là hình vuông nội tiếp (O; R):

Chứng minh được ∆ABO vuông cân tại O

Nên ta tính được AB = R 2

Vậy …

Ta có ∆ABC đều nội tiếp (O; R)

O là giao các đường trung trực, giao các đường phân

giác trong tam giác (t/c tam giác đều)

∆BHO vuông tại H có OB = R và oOBH 30

Áp dụng HTL trong tam giác vuông, tính được BH = R 3

2

BC = R 3

Vậy…

5

Kết luận: + Lục giác đều nội tiếp đường tròn bán kính R có cạnh bằng bán kính R

+ Hình vuông nội tiếp đường tròn bán kính R có cạnh bằng R 2

+ Tam giác đều nội tiếp đường tròn có bán kính R có cạnh bằng R 3

--------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: VẬT LÍ – KHỐI 9

1. HS xem lại các Video Bài giảng trên trang thanhedu.com.

2. HS đọc nội dung bài 42, 43, 44, 45 trong SGK và ghi nhớ các nội dung sau:

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 06/04 ĐẾN 11/04/2020)

HS đọc nội dung bài:

ÔN TẬP ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI HAI LOẠI THẤU KÍNH

Đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ và phân kì

*So sánh:

+ Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ

– Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật, ngược chiều với vật.

– Khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự, tức là ảnh

thật nằm ngay ở tiêu điểm F

– Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo, lớn hơn vật và cùng chiều với vật.

– Khi khoảng cách từ vật đến thấu kinh bằng với tiêu cự: ảnh thật, ở rất xa thấu kính.

+ Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ

Đối với 1 thấu kính phân kỳ:

– Vật đặt tại mọi vị trí trước thấu kính luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong

khoảng tiêu cự d’ của thấu kính.

– Vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự, tức là

ảnh ảo nằm ngay ở tiêu điểm F.

* Sự khác nhau cơ bản

– Thấu kính hội tụ ảnh ảo lớn hơn vật và xa thấu kính hơn vật

– Thấu kính phân kỳ ảnh ảo nhỏ hơn vật và gần thấu kính hơn vật

Muốn dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính (AB vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP

1. Bài tập 1:

HS truy cập trang THI TRỰC TUYẾN http://study.hanoi.edu.vn, làm đề “Chƣơng 5: Ôn tập - Đề số

9” (HS chỉ làm các câu trong nội dung kiến thức đã học)

2. Bài tập 2: Chọn phƣơng án đúng

Câu 1: Khi đặt vật trước thấu kính hội tụ ở khoảng cách d < f thì thấu kính cho ảnh có đặc điểm là:

A. Ảnh ảo ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

B. Ảnh ảo ngược chiều với vật và lớn hơn vật.

C. Ảnh ảo cùng chiều với vật và lớn hơn vật.

D. Ảnh ảo cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật

Câu 2: Tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho tia ló có đặc điểm nào dưới đây?

A. Đi qua tiêu điểm C. Đi qua quang tâm

B. Song song với trục chính D. Có đường kéo dài đi qua tiêu điểm

Câu 3: Hình vẽ nào mô tả đúng đường truyền của các tia sáng qua thấu kính hội tụ

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4 1

F /

2

F /

3

F / F

4

F /

6

Câu 4: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về hai phía đối với thấu kính

thì ảnh đó là

A. thật, ngược chiều với vật. B. thật, luôn lớn hơn vật.

C. ảo, cùng chiều với vật. D. thật, luôn cao bằng vật.

Câu 5: Thấu kính phân kì là loại thấu kính

A. có phần rìa dày hơn phần giữa.

B. có phần rìa mỏng hơn phần giữa.

C. biến chùm tia tới song song thành chùm tia ló hội tụ.

D. có thể làm bằng chất rắn không trong suốt.

Câu 6: Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kỳ cho tia ló

A. đi qua tiêu điểm của thấu kính.

B. song song với trục chính của thấu kính.

C. cắt trục chính của thấu kính tại một điểm bất kì.

D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.

Câu 7: Đặt một vật trước thấu kính phân kì, ta sẽ thu được:

A. Một ảnh ảo lớn hơn vật. B. Một ảnh ảo nhỏ hơn vật.

C. Một ảnh thật lớn hơn vật. D. Một ảnh thật nhỏ hơn vật.

Câu 8: Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 8 cm.

Thấu kính cho ảnh ảo khi:

A. Vật đặt cách thấu kính 4cm C. Vật đặt cách thấu kính 16cm

B. Vật đặt cách thấu kính 12cm D. Vật đặt cách thấu kính 24cm

Câu 9: Tia tới song song với trục chính một thấu kính phân kì, cho tia ló có đường kéo dài cắt trục

chính tại một điểm cách quang tâm O của thấu kính 15cm. Tiêu cự của thấu kính này là

A. 15cm. B. 20cm. C. 25cm. D. 30cm.

Câu 10: Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kỳ, biết khoảng cách từ vật

đến quang tâm O là 6cm, tiêu cự của thấu kính f = 3cm và độ cao của vật AB = 2,7cm. . Độ cao của

ảnh và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính thứ tự là :

A. 2 và 0,9 B. 0,9 và 2 C. 6 và 2,7 D. 2,7 và 6

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

1. GV chấm điểm Bài tập 1: Đề “Chương 5: Ôn tập - Đề số 9” (HS chỉ làm các câu trong nội dung

kiến thức đã học) trên trang THI TRỰC TUYẾN http://study.hanoi.edu.vn

2. Học sinh và cha mẹ học sinh tự kiểm tra việc làm bài đúng/ sai theo phần đáp án HƢỚNG DẪN gửi

trên bản word tuần sau

ĐÁP ÁN HƢỚNG DẪN ÔN TẬP TUẦN 30/03 – 04/04/2020

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Đáp án A B C C D C D A B C

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : HÓA HỌC – KHỐI 9

1. HS đọc bài mới trong sách giáo khoa, học theo hướng dẫn bản word của nhà trường.

2. HS học trên Zoom (theo TKB).

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 6/4 ĐẾN 11/4/2020)

Ôn tập kiến thức:

LUYỆN TẬP VỀ HIĐRO CACBON ( tiết 1)

HS nghiên cứu thông tin sách giáo khoa để ôn tập lại kiến thức của Bài 35- Cấu tạo phân tử hợp chất

hữu cơ (trang 109) và Bài 36- Metan (trang 113).

1. Bài 35- Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ (trang 109) :

7

- Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hoá trị: cacbon hoá trị

IV, hidro hoá trị I, oxi hoá trị II.

- Mỗi phân tử có một trật tự liên kết xác định giữa các nguyên tử trong phân tử.

- Trong hợp chất hữu cơ, những nguyên tử cacbon có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch

cacbon. Có 3 loại mạch: mạch thẳng, mạch nhánh, mạch vòng.

- Công thức cấu tạo cho biết thành phần phân tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

2. Bài 36- Metan (trang 113) :

- Metan là hợp chất hữu cơ đơn giản nhất:CTPT: CH4; PTK =16.

- Metan là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước.

- Công thức cấu tạo của metan là: H

|

H C H

|

H

Trong phân tử metan có 4 liên kết đơn

- Metan có các tính chất hoá học sau:

+ phản ứng cháy (tác dụng với oxi):

CH4 + 2O2 ot CO2 + 2H2O

+ phản ứng thế (tác dụng với clo) - phản ứng đặc trưng:

CH4 + Cl2 ''sa CH3Cl + HCl

- Metan là nhiên liệu, nguyên liệu trong đời sống và trong công nghiệp

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

B. Hoàn thành các bài tập sau vào vở:

1. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Sản phẩm của một hidro cacbon khi cháy là:

A. khí nitơ và hơi nước. B. khí cacbonic và khí hiđro.

C. khí cacbonic và cacbon. D. khí cacbonic và hơi nước.

Câu 2: Ứng dụng nào sau đây của khí metan:

A. Dùng làm nhiên liệu trong đời sống và trong sản xuất.

B. Dùng làm nguyên liệu để điều chế hiđro

C. Dùng để điều chế bột than và nhiều chất khác

D. Cả ba đáp án trên.

Câu 3: Khi đốt cháy khí metan bằng khí oxi thì tỉ lệ thể tích của khí metan và khí oxi nào dưới đây để

được hỗn hợp nổ?

A. 1 thể tích khí metan và 3 thể tích khí oxi. B. 2 thể tích khí metan và 1 thể tích khí oxi.

C. 3 thể tích khí metan và 2 thể tích oxi. D. 1 thể tích khí metan và 2 thể tích khí oxi.

Câu 4: Cho các chất sau: H2O, HCl, Cl2, O2, CO2. Khí metan phản ứng được với:

A. H2O, HCl. B. Cl2, O2. C. HCl, Cl2. D. O2, CO2.

Câu 5: Phản ứng đặc trưng của metan là:

A. phản ứng phân huỷ. B. phản ứng thế. C. phản ứng hoá hợp. D. phản ứng cháy.

Câu 6: Phương pháp nào sau đây nhằm thu được khí metan tinh khiết từ hỗn hợp khí metan và khí

cacbonic?

A. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch nước vôi trong dư. B. Đốt cháy hỗn hợp rồi dẫn qua nước vôi trong.

C. Dẫn hỗn hợp qua bình đựng dung dịch H2SO4. D. Dẫn hỗn hợp qua bình đựng nước brôm dư.

Câu 7: Thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 8 gam khí metan là:

A. 11,2 lít. B. 4,48 lít. C. 33,6 lít. D. 22,4 lít.

8

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 6,4 gam khí metan, dẫn toàn bộ sản phẩm qua dung dịch nước vôi trong

dư. Khối lượng kết tủa thu được là:

A. 20 gam. B. 40 gam. C. 80 gam. D. 10 gam.

Câu 9: Hóa trị của Cacbon trong hợp chất C2H4 là bao nhiêu?

A. IV B. II C. I D. Không xác định

Câu 10: Từ công thức phân tử C3H7Cl, có thể viết được bao nhiêu công thức cấu tạo? Biết clo có hóa trị I.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

2. Bài tập tự luận:

HS làm bài tập trong sách giáo khoa: Bài 5 trang 112, Bài 3 trang 116.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

1. GV kiểm tra học sinh khi học trên Zoom.

2. Hs tự kiểm tra, chữa bài theo đáp án trong HDH tuần sau .

3. GV sẽ kiểm tra phần làm bài và chữa bài của học sinh sau khi đi học trở lại.

ĐÁP ÁN VÀ HƢỚNG DẪN GIẢI TUẦN TỪ 30/3 – 4/4/2020

A. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Đáp án B A C C A D D B A C

B. Bài tập tự luận

Hướng dẫn giải: Bài 1, 4, 5 trang 122- sgk

Bài 1 trang 122:

a) Có hai chất: CH≡ CH và CH≡ C – CH3 có liên kết ba.

b) Có ba chất làm mất màu dung dịch brom: CH≡ CH; CH2 = CH2 và CH≡ C – CH3.

Bài 4 trang 122:

Gọị: x là thể tích CH4 ; 2y là thể tích C2H2

CH4 + 2 O2 CO2 + 2 H2O

x 2x x

2 C2H2 + 5 O2 4 CO2 + 2 H2O

2y 5y 4y

Ta có hệ phương trình: x + 2y = 28 x = 5,6 %CH4=20%

v 2x + 5y = 67,2 y = 11,2 % C2H2 = 80%

Bài 5 trang 122:

a) Phương trình hóa học:

C2H4 + Br2 → C2H4Br2 (1)

C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4 (2)

nhh= 0,025 mol; nBr2 = 0,035 mol

Gọi nC2H4 = x mol, nC2H2 = y.

nhh khí = x + y = 0,025.

Theo pt: nBr2(1) = nC2H4 = x mol, nBr2 (2) = 2. nC2H2= 2.y mol

⇒ nBr2 = x + 2y = 0,035.

b) Phần trăm thể tích mỗi khí:

Giải hệ phương trình ta có x = 0,015, y = 0,01.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : SINH HỌC – KHỐI 9

1. HS tham gia lớp học trên phần mềm zoom theo Thời khóa biểu để học kiến thức mới.

2. HS ghi nhớ các nội dung kiến thức Ôn tập Chương I. Môi trường và các nhân tố sinh thái theo

hướng dẫn sau:

9

I. HƢỚNG DẪN HỌC TUẦN 34 TỪ 06/04 ĐẾN 11/04/2020

ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG KIẾN THỨC

1. Môi

trƣờng

sống

- Là nơi sinh sống của các loài sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng mà ở

đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường trực tiếp hay gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng,

phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.

- 4 loại môi trường chủ yếu: nước, đất, trên cạn, sinh vật

2. Nhân tố

sinh thái

a. Nhân tố sinh thái và các loại:

- Nhân tố sinh thái: bao gồm các nhân tố vô sinh, hữu sinh, con người có ảnh hưởng

một cách trực tiếp hay gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật.

b. Phân biệt các nhóm nhân tố sinh thái:

- Các nhân tố vô sinh: Bao gồm các điều kiện sống như nhiệt độ, độ ẩm không khí, ánh

sáng...

- Các nhân tố hữu sinh: Bao gồm các tác động của sinh vật đến sinh vật.

- Nhân tố con người: Bao gồm các hoạt động của con người tác động trực tiếp hay gián

tiếp đến sinh vật.

3. Giới hạn

sinh thái

- Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái của môi trường

mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

- Trong giới hạn sinh thái có điểm giới hạn trên (max), điểm giới hạn dưới (min),

khoảng cực thuận (khoảng thuận lợi) và các khoảng chống chịu. Vượt ra ngoài các điểm

giới hạn, sinh vật sẽ chết.

4. Nhân tố

ánh sáng

a. Ảnh hƣởng đến đời sống thực vật

- Ánh sáng ảnh hưởng đến đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vật; Nhu cầu ánh sáng

của các loại thực vật không giống nhau hình thành nhóm cây ưa sáng và nhóm cây

ưa bóng.

- Ánh sáng tính hướng sáng và hiện tượng tự tỉa của cây.

b. Ảnh hƣởng lên đời sống động vật:

- Giúp động vật nhận biết mọi vật xung quanh và định hướng trong không gian.

- Ảnh hưởng đến đời sống, quá trình sinh trưởng và phát dục ở động vật.

- Dựa vào sự thích nghi với điều kiện chiếu sáng, người ta phân biệt hai nhóm động vật:

Nhóm động vật ưa sáng (Hoạt động ban ngày) và Nhóm động vật ưa tối (Hoạt động ban

đêm).

5. Nhân tố

nhiệt độ

a. Ảnh hƣởng đối với thực vật

- Nhiệt độ ảnh hưởng đến hình thái, sinh lí của thực vật:

+ Đa phần, thực vật quang hợp tốt ở nhiệt độ 20°C - 30°C. Ở 0°C cây ngừng quang hợp.

+ Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi khí, nhiệt độ cao làm tăng cường độ hô

hấp.

b. Ảnh hƣởng đối với động vật:

- Các loài sinh vật khác nhau phản ứng khác nhau với nhiệt độ.

+ Động vật biến nhiệt có nhiệt độ thay đổi theo nhiệt độ môi trường.

+ Động vật hăng nhiệt có nhiệt độ không đổi khi nhiệt độ môi trường thay đổi.

6. Nhân tố

độ ẩm

Độ ẩm ảnh hưởng đến hình thái, sinh lí của thực vật, động vật; Hình thành nhóm sinh

vật ưa ẩm và nhóm sinh vật ưa khô

7. Ảnh

hƣởng lẫn

nhau giữa

các sinh vật

a. Quan hệ cùng loài

a.1. Hỗ trợ: Xảy ra khi gặp điều kiện thuận lợi các cá thế cùng loài sống tụ tập tạo ra

các nhóm, giúp các cá thể tìm kiếm ăn, tự vệ, sinh sản tốt hơn.

a.2. Cạnh tranh: Xảy ra khi gặp điều kiện quá bất lợi như thiếu thức ăn, chỗ ở... các

cá thể cùng đàn cách li, giúp giảm nguy cơ cạn kiệt nguồn thức ăn.

10

b. Quan hệ khác loài:

b.1. Hỗ trợ:

- Quan hệ cộng sinh: hai loài cùng có lợi, nhất thiết phải sống cùng nhau

- Quan hệ hội sinh: hai loài, trong đó chỉ có lợi cho 1 bên.

b.2. Quan hệ đối địch:

- Quan hệ cạnh tranh sinh học: tranh giành ánh sáng, thức ăn…

- Quan hệ kí sinh: Loài kí sinh sống trong hoặc trên cơ thể vật chủ, sử dụng thức ăn

hoặc hút chất dinh dưỡng của vật chủ.

- Quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác: Loài này sử dụng loài kia làm nguồn thức ăn.

II. CÂU HỎI, BÀI TẬP

1. HS truy cập trang THI TRỰC TUYẾN http: //study.hanoi.edu.vn, làm “Ôn tập THCS – Môn Sinh

học - Đề số 12”

2. Trên Thanhedu.com: HS truy cập Kiểm tra bài 41, 42 sinh học 9 và Kiểm tra bài 42, 43 sinh học 9,

Kiểm tra bài 44 Sinh 9 xem lại đối với HS đã làm, hoặc làm nếu chưa làm bài tập.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

1. GV xem phần chấm điểm “Ôn tập THCS – Môn Sinh học - Đề số 12” trên trang THI TRỰC

TUYẾN http: //study.hanoi.edu.vn và các bài kiểm tra đã giao trên Thanhedu.com.

2. Giáo viên kiểm tra và chấm điểm trên lớp học zoom.

Khen những HS truy cập vào các phần mềm học và làm bài đều đặn.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 9

1. HS đọc nội dung bài mới trong SGK, soạn trƣớc bài vào vở; chuẩn bị sách vở để ghi chép các

bài sẽ học trên Kênh 1 – Đài Truyền hình Hà Nội theo lịch nhƣ sau:

9h15’ sáng Thứ Tƣ (08/4): Đọc – hiểu văn bản thơ Mây và sóng

9h15’ sáng Thứ Bảy (11/4): Tổng kết phần văn bản nhật dụng.

2. Học sinh học trên zoom (theo TKB)

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 6/4 ĐẾN 11/4/2020).

Học sinh xem lại bài giảng trên: website http: //c2chuvanan.edu.vn hoặc trên website

www.hanoitv.vn để ôn tập lại nội dung các kiến thức đã học trên Kênh 2 – Đài Truyền hình Hà Nội

ngày thứ Tư (01/4): Nghĩa tường minh và hàm ý. 9h15’ sáng Thứ Bảy (04/4): Nghị luận về tác phẩm

truyện hoặc đoạn trích để ghi nhớ kiến thức trọng tâm sau:

TÓM TẮT KIẾN THỨC:

*Nội dung 1: Nghĩa tƣờng minh và hàm ý.

Khái niệm:

- Nghĩa tƣờng minh: Phần thông báo được diễn tả trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.

- Hàm ý: Phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra

từ những từ ngữ ấy.

Điều kiện sử dụng hàm ý:

- Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.

- Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.

*Nội dung 2: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.

Khái niệm:

Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về

nhân vật, sự kiện chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.

Cách làm bài:

11

Mở bài: Giới thiệu khái quát về thời đại, tác giả, tác phẩm (đoạn trích). Nêu ý kiến đánh giá sơ bộ về

tác phẩm (đoạn trích) cần tìm hiểu.

Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung (cốt truyện, diễn biến, nhân vật, đề tài, chủ đề, ý

nghĩa…) và nghệ thuật của tác phẩm; có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.

Kết bài: Nêu nhận định đánh giá chung về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

Lƣu ý: Những nhận xét, đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách số phận

của nhân vật và nghệ thuật của tác phẩm.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP

Bài 1: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chỉ có nghĩa tường minh, trường hợp nào vừa có

nghĩa tường minh, vừa có hàm ý? Chỉ rõ hàm ý.

1. Lá lành đùm lá rách. (Tục ngữ)

2. Thanh Hải (1930 – 1980) tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa

Thiên – Huế. Ông hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp.

3. Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những

con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường

thôi.

(Trích: Cố hương – Lỗ Tấn)

Bài 2: Lập dàn ý cho đề 2, 4 (SGK Ngữ văn 9 tập 2, trang 65)

Bài 3: Chọn một luận điểm trong phần thân bài của dàn ý (Bài tập 2) triển khai thành đoạn văn theo

lối diễn dịch.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

Giáo viên kiểm tra và chữa bài cho HS trong các buổi dạy trực tuyến trên zoom.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : LỊCH SỬ – KHỐI 9

1. Học trên zoom theo thời khóa biểu

2. Những lớp đã học trên Zoom thì ôn tập những kiến thức giáo viên đã hướng dẫn học và làm bài tập

trên Thanhedu.

3. HS đọc SGK, gạch chân những ý quan trọng và nghiên cứu các nội dung kiến thức trọng tâm:

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ TUẦN TỪ (30/3 ĐẾN 05/4//2020)

Chủ đề: VIỆT NAM TỪ CUỐI NĂM 1946 ĐẾN NĂM 1954

Phần 3- Bài 27 (tiết 1): Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lƣợc kết thúc

(1953-1954).

NỘI DUNG 1: Kế hoạch Na va của Pháp Mĩ

1. Hoàn cảnh

- Thực dân Pháp:

- Mĩ:

Ngày 7/5/1953, tướng Na-va được cừ làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương vạch ra kế

hoạch quân sự Na-va.

2. Mục đích (âm mưu) của Pháp- Mĩ trong kế hoạch Na- Va

- Xoay chuyển cục diện chiến tranh, hy vọng kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng trong danh dự.

3. Thực hiện: Kế hoạch được thực hiện theo 2 bước .

NỘI DUNG 2: Cuộc tiến công chiến lƣợc Đông Xuân 1953- 1954.

1. Chủ trương của ta trước âm mưu và hành động của Pháp:

- Quyết tâm giữ vững thế chủ động trên chiến trường.

2. Phương hướng chính trong cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân Năm 1953- 1954 của ta.

- Tập trung lực lượng tấn công vào những hướng quan trọng về chiến lược nhưng địch tương đối yếu.

12

3. Phương châm tác chiến: “tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”, “đánh chắc, thắng chắc”

4. biến:

- Hs đọc SGK và gạch chân, ghi nhớ các hướng tiến công của ta trong Đông Xuân 1953 -1954.

- Nhớ các điểm lực lượng của Pháp phải phân tán để chiếm giữ.

5. Kết quả, ý nghĩa Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953- 1954 của ta đã bước đầu làm phá sản

kế hoạch Na-va của Pháp- Mĩ.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

1. HS truy cập trang THI TRỰC TUYẾN http://study.hanoi.edu.vn, làm đề “Chƣơng 3: Ôn tập HK

II - Đề số 2”.

2. Hoàn thành các bài tập sau vào vở hoặc trên trang thanhedu.com:

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Kế hoạch Na-va của Pháp gồm mấy bước?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 2. Sau cuộc Tổng tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 của ta, quân chủ lực của

Pháp bị phân tán thành mấy nơi?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 3. Cuộc tiến công nào trong giai đoạn 1945-1954 đã làm phá sản bước đầu Kế hoạch Na-va

của Pháp?

A. Chiến dịch Biên giới thu-đông (1950). B. Chiến dịch Trung Lào (1953).

C. Chiến dịch Thượng Lào (1954). D. Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân (1953-1954).

Câu 4. Khó khăn lớn nhất của thực dân Pháp khi thực hiện kế hoạch Na- va là

A. Pháp thua liên tiếp trên các chiến trường.

B. Lực lượng của quân ta mạnh hơn Pháp.

C. Pháp mất quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.

D. thiệt hại to lớn về người và của, lệ thuộc vào Mĩ.

Câu 5. Tháng 5-1953 Pháp đã cử tướng nào làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp tại Đông Dương?

A- Đờ Catx tơ ri B- Bô la ec C- Đờ lat Đơ tatx nhi D- Na va

Câu 6. Mục tiêu của kế hoạch quân sự Na va của Pháp Mĩ là

A- Xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương với hi vọng trong 18 tháng "kết thúc chiến tranh

trong danh dự".

B- giành thắng lợi về phía Pháp.

C- kết thúc cuộc chiến tranh ở Đông Dương.

D- tạo lợi thế để đàm phán.

Câu 7. Thực hiện kế hoạch Na- va từ thu- đông 1953, Pháp tập trung quân lớn nhất tại đâu?

A- Điện Biên Phủ. B- Đồng bằng Bắc Bộ.

C- Play- ku D- Thượng Lào.

Câu 8. Phương hướng chiến lược của ta trong Đông Xuân 1953- 1954 là gì?

A- Mở những cuộc tiến công chiến lược vào những hướng quan trọng mà đich tương đối yếu.

B- Tấn công vào những đô thị lớn- trung tâm đầu não của Pháp.

C- Tấn công địch ở vùng rừng núi- nơi ta có lợi thế đánh du kích.

D- Tấn công đich ở đồng bằng Nam bộ.

Câu 9. Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 của ta, lực lượng của Pháp bị phân tán ở

những cứ điểm nào?

A- Lai Châu, Điên Biên Phủ, Xê- nô, Luông pha- bang

B- Điện Biên Phủ, Thà Khẹt, Plây ku, Luông pha- bang.

C- Điên Biên Phủ, Xê- nô, Luông pha- bang, Plây- ku.

D- Điên Biên Phủ, Xê- nô, Luông pha- bang, Sầm Nưa.

13

Câu 10. Cuộc họp của Bộ chính trị Trung ương Đảng quyết định tác chiến Đông- Xuân 1953- 1954

diễn ra tại đâu?

A. Cao Bằng B. Bắc Cạn C. Thái Nguyên. D. Tuyên Quang

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

1. GV chấm điểm Đề “Chƣơng 3: Ôn tập HK II - Đề số 2” trên trang THI TRỰC TUYẾN http:

//study.hanoi.edu.vn. Chấm những câu thuộc phạm vi kiến thức đã học.

2. Giáo viên kiểm tra, chữa bài và chấm điểm Bài tập trên thanhedu.com và trên lớp học zoom.

3. Học sinh tự chữa bài tập theo ĐÁP ÁN gửi trên bản word tuần sau.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: ĐỊA LÍ – KHỐI 9

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ TUẦN TỪ (06/4 ĐẾN 11/4/2020)

1. Học sinh dựa xem lại nội dung trong sách giáo khoa + bài giảng trên thanhedu.com để ôn tập lại hệ

thống kiến thức và trả lời câu hỏi theo HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ TUẦN TỪ (30/3 ĐẾN

4/4//2020)

2. Những lớp đã học trên Zoom thì ôn tập những kiến thức đã được hướng dẫn và làm bài tập trên

trang thanhedu.com

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP

1. HS truy cập THI TRỰC TUYẾN http://study.hanoi.edu.vn làm lại đề “Đề 6 chƣơng 5: Ôn tập”

2. Học sinh hoàn thành các bài tập vào vở hoặc trên trang thanhedu.com theo HƢỚNG DẪN TỰ

HỌC Ở NHÀ TUẦN TỪ (30/3 ĐẾN 4/4//2020)

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

1. GV chấm điểm Đề “Đề 6 chƣơng 5: Ôn tập” trên trang THI TRỰC TUYẾN

http://study.hanoi.edu.vn,

2. Giáo viên kiểm tra, chữa bài và chấm điểm Bài tập trên thanhedu.com và trên lớp học zoom.

3. Học sinh tự chữa bài tập theo HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ TUẦN TỪ (30/3 ĐẾN 4/4//2020)

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: TIẾNG ANH – KHỐI 9

1. HS đọc nội dung bài mới trong SGK, chuẩn bị sách vở để ghi chép các bài sẽ học trên Kênh 1

– Đài Truyền hình Hà Nội theo lịch nhƣ sau:

9h15 sáng Thứ Hai (6/4/2020): Unit 9 – ENGLISH IN THE WORLD, A closer look 2

9h15 sáng Thứ Năm (9/4/2020): Unit 9 – ENGLISH IN THE WORLD, Skills 1

2. Học trên zoom theo TKB

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 6/4 ĐẾN 11/4/2020)

1. Học sinh xem lại bài giảng trên: website http: //c2chuvanan.edu.vn, hoặc trên website

www.hanoitv.vn để nắm bắt được kiến thức bài học trên Kênh 1 – Đài Truyền hình Hà Nội ngày thứ

Hai (6/4/2020), thứ Năm (9/4/2020), trước khi làm các bài luyện tập bên dưới.

2. Tóm tắt kiến thức trọng tâm 2 bài giảng trên Hanoi TV tuần 30.3 – 4.4.

a. Unit 9 – Getting started

Vocabulary and structures - Suffix “ness”: sadness, darkness, happiness …

- Suffix “ity”: stupidity, popularity, punctuality, flexibility …

- official language (n) ngôn ngữ chính thức

- accent (n) giọng nói

- dialect (n) tiếng địa phương

- differ from (v) = be different from : khác so với

14

-contribute to st (v) đóng góp cho cái gì

- regularly = frequently = usually (adv) thường xuyên

- variety (n) sự đa dạng

b. Unit 9 – A closer look 1

Vocabulary and structures - bilingual (adj.) song ngữ

- be bilingual in the language: có khả năng song ngữ

- fluent (adj.) trôi chảy, lưu loát

- be fluent in a language: có khả năng nói trôi chảy 1 ngôn ngữ

- rusty (adj.) trình độ kém đi

- pick up a language (v) học lỏm ngôn ngữ

- get by in a language (v) xoay sở bằng ngôn ngữ gì

- reasonably (adv) vừa phải

- be reasonably good at the language: tương đối khá về ngôn ngữ

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

A. Đề trắc nghiệm ôn tập thi vào lớp 10:

Học sinh làm bài trực tuyến trên study.hanoi.edu.vn: Đề số 6 (Chƣơng 4: Ôn tập)

B. Bài tập bổ trợ cho bài giảng trên Hanoi TV tuần 23.3 – 28.3: Unit 8 – TOURISM, Skills 1 &

Skills 2.

I. Choose the best answer among A, B, C or D to complete each of the following sentences.

1. The language that you learn to speak from birth is ________ language.

A. official B. first C. second D. foreign

2. There are many ________ of English all over the world such as British English, American English

and Indian English.

A. speakers B. terms C. dialogues D. varieties

3. It is not easy to ________ a foreign language without communicating with the native speakers

regularly.

A. translate B. simplify C. master D. challenge

4. If you want to improve your speaking skill, you should attend the courses that are taught in a

________ way.

A. traditional B. domestic C. lexical D. communicative

5. Due to the ________, we had to stop our football match even though we wanted to continue it.

A. dark B. darken C. darkness D. darkened

6. The picture reminds him of the time ________ he studied in New York.

A. which B. when C. where D. why

7. Mike comes from a city ________ is located in the southern part of England.

A. where B. who C. when D. that

8. The children ________ attend that English school receive good education.

A. who B. whom C. which D. whose

9. If I had more time, I ________ a Business English course.

A. will take B. would take C. take D. took

10. They could understand our conversation if they ________ some English.

A. knew B. would know C. will know D. know

11. I have ________ a bit of Japanese from the last holiday in Tokyo.

A. picking up B. picked up C. picked on D. picking on

12. In our company, ________ is very important for business meetings.

A. punctual B. punctually C. punctuality D. dialect

13. Paul speaks English with a strong French ________, doesn’t he?

15

A. accent B. vocabulary C. dialect D. grammar

14. You can learn how to speak English by ________ the native speakers’ accent.

A. imitating B. listening C. doing D. hearing

15. My friend is ________ because he speaks both English and Vietnamese fluently.

A. mother- language B. multilinguistic C. bilingual D. two-toned

16. You can quickly ________ a word’s definition from the online dictionary.

A. look in B. look for C. look down D. look up

17. I think she is speaking a different English ________ as it has different words and grammar.

A. grammar B. accent C. vocabulary D. dialect

18. More and more people learn English because of its ________ in international communication.

A. popularity B. popular C. popularly D. popularize

19. In my opinion, it’s very difficult to be fluent ________ English.

A. in B. of C. with D. at

20. His father has been working as a ________ of technical texts for over 10 years.

A. translating B. translator C. translation D. translated

II. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

1. Với đề luyện tập trên study.hanoi.edu.vn, học sinh làm online trực tiếp và chụp lại kết quả thi (nộp

lại các cô giáo sau đợt nghỉ)

2. Với bài tập bổ trợ cho bài giảng trên Hanoi TV, học sinh hoàn thành BT vào giấy/ vở để các thầy/ cô

giáo sẽ kiểm tra và chữa bài trên lớp học zoom.

Hoặc Học sinh tự chữa bài tập theo ĐÁP ÁN gửi trên bản word tuần sau.

ĐÁP ÁN BÀI TẬP (TUẦN TỪ 30/3 ĐẾN 4/4/2020):

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Đáp án B C D C B A A D B A

Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Đáp án B A D C B D A C D

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: TIẾNG PHÁP – KHỐI 9

I. HƢỚNG DẪN HỌC (TUẦN TỪ 06 ĐẾN 11/4/2020)

Révision: Le discours rapporté

- Voir le clip sur thanhedu.com

- Revoir la page 18;19;22 (parcours 1) du livre ICI et AILLEURS

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP

Exercice1 Transformez ces phrases au discours indirect et à l’inverse

1. Tous les gens demandent:”qu’est – ce qui a causé l’accident?”

.....................................................................................................................................................................

2. Il ordonne à sa soeur :“ rends – moi ma raquette.”

.....................................................................................................................................................................

3. Je confirme aux joueurs:” nous jouerons la semaine prochaine”

.....................................................................................................................................................................

4. Mon père nous déclare que nous irons en Espagne cet été.

.....................................................................................................................................................................

5. Le prof nous demande si nous avons révisé nos leçons.

.....................................................................................................................................................................

6. Le voisins nous conseille de nous méfier des chiens errants.

16

.......................................................................................................................................... ...........................

7. La secrétaire promet au directeur qu’elle va expédier le courrier ce jeudi.

……………………………………………………………………………………………………………

Exercice 2 : Mettez au discours indirect en commençant la phrase par « Le journaliste a demandé à

un homme politique….. »

1. Votre parti gagnera – t - il les élections ?

……………………………………………………………………………………………………………

2. La situation économique va – t – elle s’améliorer ?

…………………………………………………………………………………………………………….

3. Qu’est – ce que vous allez faire pour lutter contre le chômage ?

…………………………………………………………………………………………………………

4. Comment sera votre projet pour les retraités ?

…………………………………………………………………………………………………………

5. Pourquoi avez- vous augmenté les impots sur les hauts salaires ?

……………………………………………………………………………………………………………

6. Qu’est- ce qui ne marche pas bien dans l’économie français ?

……………………………………………………………………………………………………………

7. Quelles sont vos observations sur la vie des travailleurs immigrés en France ?

……………………………………………………………………………………………………………

8. Où est- ce que les nouveaux grands ensembles seront installés ?

……………………………………………………………………………………………………………

9. Quand est- ce qu’on annoncera les résultats des élections ?

……………………………………………………………………………………………………………

10. Que faites – vous pour améliorer le niveau de vie des salariés ?

……………………………………………………………………………………………………….

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

1. Bài nộp trên trang thanhedu.com HS sẽ biết kết quả ngay khi làm bài online, đồng thời có thể trao

đổi với cô giáo về kiến thức của bài trong phần “Thảo luận” (riêng tư hoặc công khai)

2. Giáo viên kiểm tra và chấm điểm trên lớp học zoom.

--------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: TIẾNG NHẬT – KHỐI 9

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 6/4 ĐẾN 11/4/2020)

1.Tập đọc và học thuộc từ mới bài 6

2. Học cách nói về thói quen sinh hoạt

れい:

1. わたしは でんきを つけて ねます。Tôi đi ngủ (có) bật điện.

2. わたしは でんきを つけないで ねます。Tôi đi ngủ không bật điện

*Các em lưu ý: hành động chính (để sau) và hành động chỉ thói quen (để trước, chia Vte, hoặc Vnaide

II. Bài tập:

Chuyển động từ trong ngoặc đơn sang dạng phù hợp:

1.いもうとは いつも しゅくだいを (しません→ )学校へ 行きます。

2.おにいさんは ときどき はを(みがきません→ )ねます。

3.まどを (しめます→ )(ねます → )ください。

4.いつも ヘルメットを(かぶります → )バイクに のります。

5.バターを(ぬります → )パンを(たべます → )ことが すきです。

17

6.つめを みじかく(きります→ )ピアノを(ひきます→

)ください。

7.ヘルメットを(かぶりません→ )バイクに(のりません→

)ください。

8.ちちは めがねを(かけません→ )しんぶんをよみます。

9.めがわるいですから、めがねを(かけません→ )しんぶんを(よみます→

)ことが できません。

10.おねえさんは ミルクを(いれません→ )コーヒーを のみます。

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

Giáo viên kiểm tra và chấm điểm trên lớp học zoom.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – KHỐI 9

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 6/4 ĐẾN 11/4/2020)

Học sinh tiếp tục thực hiện theo HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 30/3 ĐẾN

04/4/2020):

1. HS xem lại nội dung bài: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân; Quyền tự do kinh doanh

và nghĩa vụ đóng thuế; Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. Xem video bài giảng Vi phạm pháp

luật và trách nhiệm pháp lí của công dân (2 tiết) trên trang thanhedu.com.

2. HS nghiên cứu nội dung bài học SGK của 4 bài trên để làm bài tập và vận dụng vào thực tiễn cuộc

sống.

3. Học trên zoom (theo TKB).

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

1. HS làm lại Đề “Chƣơng 2: Ôn tập HK 1, Đề số 4” trên trang THI TRỰC TUYẾN

http://study.hanoi.edu.vn,

2. Học sinh làm bài tập trắc nghiệm vào phiếu hướng dẫn học hoặc trên trang thanhedu.com. theo

HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 30/3 ĐẾN 4/4/2020)

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

1. GV chấm điểm Đề “Chƣơng 2: Ôn tập HK 1, Đề số 4” trên trang THI TRỰC TUYẾN

http://study.hanoi.edu.vn,

2. Giáo viên kiểm tra, chấm điểm bài tập trắc nghiệm trên trang thanhedu.com. và chấm điểm trên lớp

học zoom

3. Hoặc Học sinh tự chữa bài tập theo ĐÁP ÁN gửi trên bản word tuần sau.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : TIN HỌC – KHỐI 9

Học sinh xem lại video bài giảng tuần từ 16.3 đến 21.3 và tuần từ 30.3 đến 4.4 được đăng trên

thanhedu.com.

Học sinh thực hành nội dung sau đây:

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 06/4 ĐẾN 11/4/2020)

ÔN TẬP THỰC HÀNH TẠO BÀI TRÌNH CHIẾU

1. Chuẩn bị:

- Bài trình chiếu trò chơi ô chữ đã tạo (bài tập tuần từ 16.3 đến 21.3)

- Bài tạo đồng hồ đếm ngược thời gian (bài tập tuần từ 30.3 đến 1.4)

- Máy vi tính có kết nối Internet, phần mềm MS PowerPoint.

2. Mục tiêu:

18

- Học sinh thiết lập thời gian chơi cho mỗi câu hỏi trong bài trò chơi ô chữ.

3. Nội dung bài học:

Hƣớng dẫn thực hành

- Bƣớc 1: Mở 2 bài tập đã chuẩn bị (bài trò chơi ô chữ - (1) và bài đồng hồ đếm ngược – (2)).

- Bƣớc 2: Sao chép đồng hồ đếm ngược từ (2) sang (1).

- Bƣớc 3: Tạo nút Start: khi nhấn vào đồng hồ sẽ chạy. (Xem lại thao tác chèn Autoshapes,

tạo triggers đã học).

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

Hoàn thiện bài trò chơi ô chữ với yêu cầu sau:

- Mỗi câu hỏi qui định thời gian trả lời 20 giây.

- Có nút Start để bắt đầu tính giờ trả lời câu hỏi.

Mô phỏng: Bấm vào nút Start: đồng hồ đếm ngược bắt đầu chạy từ 20 đến 0

Lƣu ý:

- Đồng hồ nên có âm thanh

- Trong quá trình làm bài, nếu gặp khó khăn học sinh liên hệ qua email với GVBM

[email protected]

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

- Học sinh nộp bài qua email cho GVBM [email protected].

- Giáo viên sẽ kiểm tra thao tác thực hành khi học sinh đi học trở lại.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : CÔNG NGHỆ – KHỐI 9

HS xem lại Video bài giảng hướng dẫn nội dung bài 10: Lắp đặt mạch điện một công tắc ba cực

điều khiển hai đèn (tuần từ 23/03 đến 28/03) trên trang thanhedu.com

HS xem lại bài trong SGK Công nghệ 9 từ trang 43 đến 45.

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 06/04 ĐẾN 11/04/2020)

ÔN TẬP: BÀI 10- LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN MỘT CÔNG TẮC BA CỰC

ĐIỀU KHIỂN HAI ĐÈN (tiếp theo)

1. Chuẩn bị:

1 bảng điện Dây dẫn điện khoảng 2m

1 công tắc 3 cực Kìm, dao, kéo cắt và tuốt dây

2 bóng đèn sợi đốt Tua vít

1 cầu chì Băng dính cách điện

2. Mục tiêu:

- HS ôn lại nguyên lí làm việc và vẽ lại được sơ đồ lắp đặt của mạch điện một công tắc ba cực

điều khiển hai đèn.

- Tiếp tục lắp đặt mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn.

- Đảm bảo an toàn điện.

3. Nội dung ôn tập:

a. Sơ đồ nguyên lí:

19

b. Sơ đồ lắp đặt:

c. Lắp đặt mạch điện 1 công tắc 3 cực điều khiển 2 đèn.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

Bài 1: Hãy tiếp tục dựa vào sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt để hoàn thiện bài thực hành lắp mạch điện

một công tắc ba cực điều khiển hai đèn.

Chú ý: Sau khi các con hoàn thành xong bài thực hành TUYỆT ĐỐI KHÔNG cắm thử vào các ổ

điện để đảm bảo an toàn điện.

Bài 2: Bài tập trắc nghiệm: (HS làm bài vào phiếu hƣớng dẫn học này)

Khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng:

Câu 1: Mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn dùng trong trường hợp nào?

A. Chuyển đổi thắp sáng luân phiên giữa 2 đèn.

B. Điều khiển (đóng, cắt) một đèn ở hai nơi khác nhau như: cầu thang, hành lang, phòng ngủ.

C. Phân phối và điều khiển hợp lí nguồn năng lượng điện cho mạng điện và những đồ dùng điện.

D. Thắp sáng phòng chỉ khi 1 trong 2 đèn bị hỏng

Câu 2: Lắp đặt mạch điện một công tắc 3 cực điều khiển 2 đèn cần có các thiết bị tối thiểu sau:

A. Ba cầu chì, một công tắc, hai bóng đèn. B. Bốn cầu chì, một công tắc, hai bóng đèn.

C. Một cầu chì, một công tắc, hai bóng đèn. D. Hai cầu chì, một công tắc, hai bóng đèn.

Câu 3: Cách đấu dây của công tắc 3 cực với 2 đèn và cầu chì:

A. Cực 1 nối với đèn 1, cực 2 nối với đèn 2, cực 0 nối với cầu chì.

B. Cực 0 nối với đèn 1, cực 1 nối với đèn 2, cực 2 nối với cầu chì.

C. Cực 2 nối với đèn 1, cực 1 nối với đèn 2, cực 0 nối với cầu chì.

D. Cực 1 nối với đèn 1, cực 0 nối với đèn 2, cực 2 nối với cầu chì.

Câu 4: Mạch điện dùng 2 công tắc 3 cực điều khiển 1 đèn là:

A. Mạch điện cầu thang. B. Mạch điện đèn sáng độc lập.

C. Mạch điện đèn sáng luân phiên D. Mạch điện đèn cầu thang

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

Giáo viên thu bài thực hành và bài tập trắc nghiệm chấm lấy điểm sau khi học sinh đi học trở lại.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: THỂ DỤC – KHỐI 9

1. HS xem video bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com

2. Học sinh xem nội dung Hướng dẫn học tuần từ 21/3 đến 28/3/2020

CÁC CON HÃY CỐ GẮNG TẬP LUYỆN CHĂM CHỈ VÀ THƯỜNG XUYÊN NHÉ.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: MỸ THUẬT – KHỐI 9

Học sinh tiếp tục hoàn thành bài tập theo hướng dẫn tuần từ 16/3 đến 21/3/2020


Top Related