Âm vang núi mẹ đại ngàn - Báo Lâm Đồng

Post on 16-Jan-2023

0 views 0 download

transcript

NAÊM THÖÙ 36 TOØA SOAÏN: 8 QUANG TRUNG - ÑAØ LAÏT Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 FAX: 3827608 E-mail: tsbaolamdong@gmail.com

BAÙO LAÂM ÑOÀNG PHAÙT HAØNH THÖÙ HAI, THÖÙ TÖ, THÖÙ SAÙU VAØ CUOÁI TUAÀNBaùo Laâm Ñoàng ñieän töû: www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

Cuoái tuaàn

SOÁ 186 THÖÙ BAÛY

3 - 5

2014

1 TUAÀN CON SOÁ

CÔ QUAN CUÛA ÑAÛNG BOÄ ÑAÛNG CSVN TÆNH LAÂM ÑOÀNGTIEÁNG NOÙI CUÛA ÑAÛNG BOÄ, CHÍNH QUYEÀN, NHAÂN DAÂN LAÂM ÑOÀNG

Vấn đề cuối tuần

(XEM TIẾP TRANG 2)

(XEM TRANG 4)

2

5

KỶ NIỆM 60 NĂM NGÀY CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ

6

V ẫn còn tươi nguyên cảm xúc tự hào của những ngày lễ trọng thể kỷ niệm 39 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền

Nam, thống nhất đất nước; dân tộc Việt Nam lại bước sang những ngày tháng 5 lịch sử hào hùng. Cả đất nước bay phấp phới sắc cờ đỏ sao vàng rực rỡ chào mừng 128 năm Ngày Quốc tế Lao động (1-5), Kỷ niệm 124 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu… Tháng 5 xiết mấy tự hào còn là dịp ôn lại, kỷ niệm 60 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7-5) “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

“Chín năm là một Điện Biên, nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng” đã đưa dân tộc Việt Nam anh hùng, quả cảm, luôn đề cao khát vọng và lý tưởng “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý đó không bao giờ thay đổi” tiếp tục kiên tâm xây dựng nền tảng chủ nghĩa xã hội ở hậu phương lớn miền Bắc; đồng thời “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” để làm

nên “Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không” năm 1972… và trưa ngày 30-4-1975 tại TP. Sài Gòn (nay TP. Hồ Chí Minh) kết thúc vẻ vang Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, thu non song về một mối… Tự hào về ý nghĩa vĩ đại của Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, công dân Việt Nam ở trong nước hay đang sinh sống, học tập, lao động ở nước ngoài càng thêm khắc dạ ghi lòng về tinh thần chiến đấu dũng cảm, sự hy sinh quên mình của quân và dân ta trong hơn 3.000 ngày của 9 năm kháng chiến trường kỳ, trong “56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt, máu trộn bùn non, gan không núng, chí không mòn…”. Chúng ta vô cùng tự hào về vai trò lãnh đạo Chiến dịch của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đại tướng Võ Nguyên Giáp… Những bài học lịch sử viết bằng “máu và hoa”, đã chép vào trang sử vàng của dân tộc mãi mãi được giữ gìn, có giá trị trong cuộc sống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;...

Thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị “về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, 3 năm qua, Lâm Đồng tổ chức trên 1.300 lớp học, 3.500 buổi sinh hoạt chuyên đề, thu hút hơn 125.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức, lao động, chiến sĩ, giáo viên, chức sắc tôn giáo… tham gia quán triệt, nghiên cứu các chuyên đề học tập và làm theo Bác Hồ.

Nguồn: Văn phòng Tỉnh ủy

VINH QUANG TỔ QUỐC TA!

Khai mạc Lễ hội văn hÓa cồng chiêng Lâm Đồng Lần thứ 8:

Âm vang núi mẹ đại ngàn

Kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Ngày về của đứa con xóm Buồn

Truyện ký: NGUYỄN TÙNG CHÂU

3 Bảo Lộc tăng cường xây dựng Đảng trong ngành Giáo dục

9 Suy nghĩ thêm từ một phương thuốc Đông y chữa bệnh sởi

8 Về Côn Đảo - thêm yêu Tổ quốc mình

Thị trường nhân công béo bở của giới chủ Nhật

HỒ SƠ - TƯ LIỆU

6° Mộ nữ anh hùng Võ Thị Sáu

lúc nào cũng tràn ngập khói hương.

Đội quân phó cối và những bữa ăn khó quên trên đường chiến dịch...

Chiếc gùi, một nét đẹp trong đời sống của người K’Ho (XEM TRANG 9)

° Đêm khai diễn lễ hội.

Cuoái tuaàn Ngaøy 3 - 5 - 20142 tin töùc - söï kieän

Đồng chí Trần Phú sinh ngày 01/5/1904, trong một gia đình nhà nho nghèo, yêu nước tại huyện Tuy An, tinh Phú Yên. Quê hương của đồng chí là xã Tùng

Ảnh, huyện Đức Thọ, tinh Hà Tĩnh - vùng đất giàu truyền thống văn hóa và cách mạng.

Sớm giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng trên cương vị là người tham gia sáng lập và hoạt động tích cực trong tổ chức yêu nước nổi tiếng: Hội Phục Việt (sau đổi tên là Hưng Nam, Việt Nam cách mạng Đảng rồi Tân Việt cách mạng Đảng). Sau khi hợp nhất Tân Việt cách mạng Đảng vào Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, từ một thanh niên trí thức yêu nước, Trần Phú trở thành một chiến sỹ cộng sản chân chính.

Tháng 7 năm 1930, đồng chí Trần Phú được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời và được phân công trực tiếp khởi thảo Luận cương Chính trị của Đảng. Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 10 năm 1930, Luận cương Chính trị được thông qua, đồng chí Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng.

Giữa lúc phong trào cách mạng Việt Nam đang đòi hỏi sự lãnh đạo tập trung của Đảng và vai trò của đồng chí Tổng Bí thư, ngày 19/4/1931, đồng chí Trần Phú bị thực dân Pháp bắt. Kẻ thù đã dùng mọi thủ đoạn xảo quyệt dụ dỗ, tra tấn dã man nhưng chúng không thể làm lung lay chí khí người chiến sỹ cộng sản. Trong ngục tù đen tối, đồng chí Trần Phú tiếp tục tuyên truyền Chủ nghĩa Cộng sản, nêu cao tấm gương sáng trong đấu tranh, căn dặn đồng chí, đồng đội giữ vững tinh thần chiến đấu, đặt niềm tin sắt son vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Ngày 6/9/1931, đồng chí Trần Phú đã trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 27, để lại niềm cảm phục, tiếc thương vô hạn của đồng chí, đồng bào.

Đồng chí Trần Phú đã hy sinh cách đây 83 năm nhưng tinh thần yêu nước nồng nàn, tình yêu quê hương đất nước sâu nặng, niềm tin tưởng, lạc quan cách mạng và lời nhắn nhủ đầy nghĩa khí: “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu” không bao giờ nhạt phai trong trái tim của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân ta. Những cống hiến to lớn và sự hy sinh anh dũng của đồng chí Trần Phú là biểu hiện

KỶ NIỆM 11O NĂM NGÀY SINH TỔNG BÍ THƯ TRẦN PHÚ (1/5/1904 - 1/5/2014)

Vừa qua, đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - UVTƯ Đảng, Phó Bí thư Tinh

ủy, Chủ tịch UBND tinh đã làm việc với Ban Thường vụ Hội VHNT Lâm Đồng. Dự buổi làm việc còn có đồng chí Đoàn Văn Việt - UVBTV Tinh ủy, Phó Chủ tịch UBND tinh; lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tinh ủy, Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Sở Tài chính và Văn phòng UBND tinh. Sau khi nghe nhà thơ Phạm Quốc Ca - Chủ tịch Hội báo cáo kết quả hoạt động Hội từ sau Đại hội V (tháng 12/2012) đến nay và Đề án xuất bản Tạp chí Lang Bian. Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch UBND tinh chia sẻ những khó khăn mà Hội đã trải qua và vui mừng, ghi nhận, biểu dương những thành tích Hội VHNT đạt được kể từ Đại hội V đến nay. Chủ tịch UBND tinh nhấn mạnh, Hội đã xây dựng tốt các quy chế hoạt động, kiện toàn tổ chức bộ máy cán bộ, quan tâm giáo dục chính trị tư tưởng cho hội viên, tổ chức nhiều trại sáng tác và cuộc thi VHNT, tích cực công bố, quảng bá tác phẩm VHNT… Tinh đánh giá cao những thành tích của Hội đạt được thời gian qua, góp phần cải thiện đời sống tinh thần và phát triển KT-XH đất nước và địa phương. Tuy vậy,

Hội cần sớm khắc phục những tồn tại và bất cập về chống “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, mảng lý luận phê bình VHNT còn yếu, Hội chưa có nhiều tác phẩm VHNT hay, vượt trội và đinh cao. Về nhiệm vụ tới, đồng chí Nguyễn Xuân Tiến yêu cầu Hội VHNT làm tốt hơn nữa công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho giới văn nghệ sĩ. Bằng những tác phẩm VHNT tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, phản bác lại những tác phẩm phản động, lệch lạc, trái với đạo lý, thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Tiếp tục củng cố Hội, đoàn kết, giữ vững kỷ cương, năng động sáng tạo, phối hợp tốt với các ngành và địa phương, bám sát điều lệ, quy chế, nghị quyết đại hội để hoạt động hiệu quả hơn nữa. Hội cần sớm phát động đợt sáng tác VHNT “Kỷ niệm 40 năm giải phóng Lâm Đồng và miền Nam, chào mừng Đại hội Đảng bộ Lâm Đồng lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020”. Đồng thời ghi nhận một số kiến nghị của Hội và giao các ngành chức năng tham mưu, đề xuất để tinh giải quyết. Tinh sẽ tạo điều kiện tốt nhất trong điều kiện cho phép, để Hội VHNT Lâm Đồng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong thời gian tới.

Hà HữU NếT

Chủ tịch uBNd tỉnh làm việc với Hội vHNT Lâm Đồng

Trong 2 ngày (28 và 29/4/2014), Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đơn vị tinh Lâm Đồng khóa XIII, gồm bà Trương Thị Mai - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội và bà Nguyễn Thu Anh đã tiếp xúc cử tri tại các xã: Phước Cát I (huyện Cát Tiên), Quốc Oai (huyện Đạ Tẻh) và Đạ Tồn (huyện Đạ Huoai) để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII.

Thay mặt Đoàn ĐBQH, đại biểu Nguyễn Thu Anh thông báo với cử tri chương trình, nội dung chính tại kỳ họp sắp tới diễn ra từ ngày 20/5 và kết thúc vào ngày 24/6/2014. Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 10 dự án luật, 3 nghị quyết và cho ý kiến về 17 dự án luật. Ngoài ra, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét về việc thi hành khoản 2, điều 13 của Luật Quốc tịch Việt Nam và xem xét, thông qua nội dung, chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2015… Cũng tại buổi tiếp xúc cử tri 3 xã nói trên còn được nghe đại biểu Nguyễn Thu Anh thông

tin khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước và của tinh trong quý I năm 2014.

Cử tri đã bày tỏ băn khoăn trước tình trạng giá nông sản không ổn định, lệ phí giao thông chưa hợp lý, mức phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách ở cơ sở còn bất cập… Cử tri cũng kiến nghị với Quốc hội xem xét lại mức chuẩn nghèo, tuổi hưu và khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cần sát thực tiễn và hợp lý hơn... và những vấn đề liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng (tình trạng phá rừng trái phép vẫn còn ở mức độ cao), giao thông nông thôn, thủy lợi, giống cây trồng…

Ý kiến, kiến nghị của cử tri đã được lãnh đạo địa phương và các sở, ngành của tinh và của huyện ghi nhận, tiếp thu và giải trình theo thẩm quyền. Các ĐBQH cũng đã tiếp thu, ghi nhận và sẽ phản ánh những ý kiến của cử tri tại kỳ họp Quốc hội sắp tới.

Dịp này, Đoàn ĐBQH cũng đã đến thăm và tặng quà một số gia đình chính sách và gia đình nghèo. TRỊNH CHU

Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri tại Cát Tiên, Đạ Tẻh và Đạ Huoai

sinh động của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Trần Phú tuy ngắn ngủi nhưng đồng chí đã hoàn thành một khối lượng công việc to lớn, để lại cho Đảng ta, dân tộc ta những di sản vô cùng quý báu.

Bản Luận cương Chính trị năm 1930 do đồng chí Trần Phú khởi thảo và các văn kiện của Đảng ta trong thời kỳ đồng chí làm Tổng Bí thư đã góp phần hình thành đường lối cơ bản của cách mạng Việt Nam, chi đạo cách mạng Việt Nam vượt qua mọi gian lao, thử thách, giành được nhiều thắng lợi vẻ vang. Đó là kết quả của sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo những nguyên lý phổ biến của Chủ nghĩa Mác - Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và vai trò của nhân dân lao động, về đường lối cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, sự vận dụng linh hoạt đường lối của Quốc tế Cộng sản vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Khi đánh giá về ý nghĩa của Luận cương Chính trị năm 1930, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Trong bản Cương lĩnh cách mạng tư sản dân quyền năm 1930, Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, thực hiện dân tộc độc lập, người cày có ruộng. Cương lĩnh ấy rất phù hợp với nguyện vọng thiết tha của đại đa số nhân dân ta. Vì vậy, Đảng đã đoàn kết được những lực lượng cách mạng to lớn xung quanh giai cấp mình… Quyền lãnh đạo của Đảng ta - Đảng của giai cấp công nhân, không ngừng được củng cố và tăng cường”.

Kể từ khi có Luận cương Chính trị năm 1930, đường lối cách mạng Việt Nam được định hình rõ, tiếp tục được các kỳ Đại hội và các Hội nghị Trung ương bổ sung, phát triển. Luận cương chính là lý luận dẫn đường, sợi chi đỏ xuyên suốt toàn bộ tiến trình lịch sử cách mạng nước ta.

Trên cương vị Tổng Bí thư, đồng chí Trần Phú đã có công lao to lớn đối với công tác xây dựng Đảng trong buổi đầu Đảng ta mới ra đời. Đồng chí đặc biệt coi trọng công tác tư tưởng, công tác tổ chức; luôn chú ý nắm bắt thực tiễn, giúp cơ sở nắm vững đường lối của Đảng và kịp thời uốn nắn những lệch lạc của tổ chức, của phong trào cách mạng. Sự phát triển của cách mạng Việt Nam trong những năm 1930 - 1931 và việc Đảng ta được công nhận là Chi bộ độc lập trực thuộc Quốc tế Cộng sản không những khẳng định công lao to lớn của đồng chí Trần Phú đối với cách mạng Việt Nam mà còn khẳng định uy tín của đồng chí đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, đồng chí Trần Phú rất quan tâm đến công tác xây dựng các tổ chức quần chúng, đã cùng Ban Chấp hành Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo, chi đạo xây dựng tổ chức Mặt trận, Công hội, Nông hội, Hội Phụ nữ, Hội Cứu tế, Đoàn Thanh niên cộng sản… Đồng chí luôn nêu cao tấm gương mẫu mực về phẩm chất, đạo đức; tình thương yêu đồng chí, đồng bào; lòng trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng; ý chí kiên cường, bất khuất trước kẻ thù… Phẩm chất cao đẹp của đồng chí Trần Phú chính là động lực sống để cổ vũ các thế hệ cách mạng vững bước tiến lên, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đưa sự nghiệp cách mạng Việt Nam giành được những thành quả to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. TS

... nhất là trong chặng đường hôm nay hội nhập quốc tế.

Từ một dân tộc chìm ngập trong màn đêm của chế độ thuộc địa, phong kiến và thực dân, mùa thu 1945 tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh vang lời Tuyên ngôn Độc lập khai sinh “Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”, định danh đất nước trên bản đồ thế giới…, trải qua 69 năm theo con đường độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Bác Hồ kính yêu lựa chọn, đất nước ta đã lập nên nhiều kỳ tích trong lộ trình đưa dân tộc

đến mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Ôn lại sự kiện Điện Biên Phủ, lại thấy khí phách dân tộc trỗi dậy hào hùng qua âm hưởng nhịp câu thơ: “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên/ Hoan hô Đại tướng Võ Nguyên Giáp/ Sét đánh ngày đêm xuống đầu giặc Pháp!/ Vinh quang Tổ quốc ta/ Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa/ Vinh quang Hồ Chí Minh, cha của chúng ta ngàn năm sống mãi/ Quyết chiến quyết thắng, cờ đỏ sao vàng vĩ đại”. (HOAN HÔ CHIẾN SĨ ĐIỆN BIÊN - Thơ Tố Hữu)! BÌNH NGUYÊN

VINH QUANG TỔ QUỐC... (TIẾP TRANG 1)

° Tổng Bí thư Trần Phú.

° Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc.

Tấm gương sáng chói về trí tuệ, đạo đức, khí phách cách mạng

Cuoái tuaàn Ngaøy 3 - 5 - 2014 3 kinh teá - xaõ hoäi

Ngày 29/4/2014, Đại hội MTTQVN thành phố Đà Lạt lần thứ IX, nhiệm kỳ 2014 -

2019 chính thức được khai mạc. Tham dự đại hội có đồng chí Vũ Công Tiến - Phó Bí thư Tinh ủy, Trường đoàn Đại biểu Quốc hội tinh Lâm Đồng; ông Phạm Kim Khang - UVBTV, Chủ tịch UBMTTQVN tinh Lâm Đồng; ông Hà Phước Toản - UVBTV, Trưởng Ban Dân vận Tinh ủy, các Mẹ Việt Nam anh hùng, các đại biểu nguyên là lãnh đạo tinh, thành phố qua các thời kỳ, cùng hơn 300 đại biểu đại diện cho các tầng lớp nhân dân, các nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo đại diện cho khối đại đoàn kết dân tộc của thành phố Đà Lạt.

Báo cáo tổng kết hoạt động MTTQ thành phố Đà Lạt nhiệm kỳ 2008 - 2013 cho biết: 5 năm qua khối đại đoàn kết trên địa bàn thành phố tiếp tục được phát huy, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh của Đảng bộ, chính quyền thành phố.Nhiệm kỳ qua, Mặt trận các cấp trong thành phố Đà Lạt đã không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, triển khai có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua

yêu nước, phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, tạo niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước.

Các đại biểu tham dự đại hội cũng đã được nghe báo cáo kiểm điểm nghiêm túc của Ban Thường trực MTTQVN thành phố Đà Lạt khóa VIII, đánh giá, nhìn nhận với những khuyết điểm, hạn chế như: Vẫn còn một số ủy viên chưa phát huy tốt vai trò tập hợp các tầng lớp nhân dân, việc thực hiện chương trình phối hợp, thống nhất hành động hàng năm có lúc, có nơi chưa đồng bộ, hiệu quả, chưa kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân để phản ánh lên cấp ủy. Việc triển khai quy chế phối hợp giữa MTTQ với HĐND, UBND chưa thật sự đổi mới, phát huy hiệu quả… Nhiều tham luận được các đại biểu chia sẻ tại đại hội như: Làm tốt công tác vận động nhân dân xây dựng phường văn minh đô thị, đóng góp của trí thức đối với sự phát triển của Đà Lạt, phụ nữ với phong trào “5 không, 3 sạch” hiệu quả, Ban đoàn kết Công giáo với việc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, sống tốt đời - đẹp đạo, sự đóng góp của người Việt Nam ở nước ngoài đối với thành phố…

Phát biểu tại đại hội, ông Phạm Kim Khang - Chủ tịch UBMTTQVN tinh đã ghi nhận, biểu dương những kết quả to lớn mà UBMTTQVN thành phố Đà Lạt đạt được trong 5 năm qua. Đồng chí nhấn mạnh: Trong thời gian tới, MTTQ và các tổ chức thành viên tiếp tục nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, bằng tình cảm, trách nhiệm với nhân dân, củng cố xây dựng khối đại đoàn kết vững chắc, tạo sự đồng thuận, xây dựng và giữ vững thương hiệu của Đà Lạt - thành phố Festival hoa, thành phố du lịch của cả nước.

Nhân dịp này, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Lạt đã trao tặng bức trướng cho đại hội với dòng chữ: “Nâng cao vai trò, trách nhiệm MTTQVN, đoàn kết, tập hợp các tầng lớp nhân dân, xây dựng Đà Lạt trở thành thành phố du lịch văn minh, thân thiện và phát triển bền vững”.

Đại hội đã tiến hành hiệp thương cử 22 đại biểu đi dự Đại hội MTTQVN tinh khóa VII, hiệp thương cử 62 vị vào Ủy viên UBMTTQVN khóa IX và ông Trần Đình Dũng được hiệp thương giữ chức Chủ tịch UBMTTQVN thành phố Đà Lạt khóa IX (nhiệm kỳ 2014 - 2019).

NGUYỆT THU

Đại hội Mặt trận Tổ quốc việt Nam thành phố Đà Lạt lần thứ IX° Không ngừng đổi mới, đoàn kết, phát huy dân chủ xây dựng thành phố du lịch Đà Lạt văn minh, thân thiện, phát triển bền vững

Lâm Hà: 80 nông dân trở thành đảng viên

Theo thống kê của Huyện ủy Lâm Hà, qua thực hiện Nghị quyết 26-NQ-TW của Trung ương Đảng về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, Hội Nông dân huyện đã duy trì thành công các phong trào nông dân như thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, giúp nhau xóa đói giảm nghèo; vận động và tổ chức cho hội viên tham gia công tác xây dựng Đảng và chính quyền vững mạnh, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc… Từ các phong trào và hoạt động này, trên 20% tổng số hộ nông dân của huyện đạt danh hiệu sản xuất - kinh doanh giỏi; 160 hội viên nông dân ưu tú đã được Hội bồi dưỡng và giới thiệu theo học các lớp nhận thức về Đảng và 80 người đã trở thành đảng viên, 35 cán bộ và hội viên Hội Nông dân được bầu tham gia HĐND các cấp. ĐứC HƯNG

Đam Rông: Hội thi Liên hoan hát ru và hát dân ca năm 2014

Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đam Rông vừa phối hợp với Trung tâm Văn hóa TDTT huyện tổ chức Hội thi Liên hoan hát ru và hát dân ca huyện Đam Rông năm 2014.

Tham gia hội thi có 12 đội, trong đó có 8 đội đến từ các cơ sở Hội Phụ nữ thuộc 8 xã trên địa bàn huyện, 4 đội còn lại là UBND huyện, khối Huyện ủy, Trường THPT Đạ Tông và Trường THPT Dân tộc nội trú huyện. Theo thể lệ hội thi, mỗi đội có 10 thành viên là cán bộ hội viên phụ nữ. Tham gia hội thi, mỗi đội đều trải qua 2 phần thi là phần thi chào hỏi và phần thi biểu diễn các tiết mục. Các đội thi đã thể hiện gần 40 tiết mục với các nội dung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi quê hương đất nước, truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam gắn với tuyên truyền các nhiệm vụ công tác hội, tuyên truyền phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước.

Kết thúc hội thi, Ban tổ chức đã trao giải Nhất cho đơn vị xã Phi Liêng, đồng giải Nhì thuộc về đơn vị Trường THPT Đạ Tông, đơn vị xã Rô Men và trao 3 giải Ba cho các đơn vị xã Đạ Rsal, khối UBND huyện và đơn vị xã Đạ M’rông.

LÊ TUấN

Ngày 29/4, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt (CĐN ĐL) Trương Thúc Hiếu cho biết: UBND tinh vừa phê duyệt kế hoạch đấu thầu mua sắm thiết bị dạy nghề công nghệ ô tô cho nhà trường với 2 gói thầu có tổng giá trị dự toán hơn 5,1 tỷ đồng. Đây là nguồn kinh phí thực hiện dự án đổi mới và phát triển dạy nghề thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề năm 2014. Trường CĐN ĐL là 1 trong 40 trường công lập trên toàn quốc được Bộ LĐTB&XH phê duyệt Dự án Đầu tư trọng điểm cấp độ ASEAN, nhằm tập trung đầu tư thành trường nghề chất lượng cao đến năm 2020.

Dự án sẽ đầu tư mua sắm 50 bộ danh mục dụng cụ thiết bị kiểm tra, chẩn đoán và học cụ.

Trường CĐN ĐL hiện có cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng đào tạo trên 41 nghề thuộc các ngành trọng điểm như: Du lịch, Công nghệ ôtô, Điện, Điện tử, Công nghệ thông tin, Nông nghiệp công nghệ cao, Kinh tế... Hàng năm, nhà trường đào tạo thường xuyên trên 3.000 học sinh, sinh viên với 3 cấp trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề và liên kết đào tạo liên thông lên đại học… Số lượng học sinh, sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp chiếm hơn 82%. MINH ĐẠO

Trên 5,1 tỷ đồng đầu tư thiết bị dạy nghề công nghệ ô tô

Khu biệt thự trên đường Nguyễn du - Đà Lạt đã có chủ đầu tư mới

Theo Phó Chủ tịch UBND tinh Nguyễn Văn Yên thông tin, lãnh đạo tinh vừa thống nhất chủ trương giao cho UBND TP. Đà Lạt tiến hành làm hợp đồng cho Công ty cổ phần Tập đoàn Quốc tế Năm Sao (TP.HCM) thuê 11 ngôi biệt thự trên đường Nguyễn Du, P.9 (Đà Lạt) để đầu tư khu dịch vụ du lịch trong thời hạn là 50 năm.

Cũng theo đồng chí Nguyễn Văn Yên, các ngôi biệt thự số 7, 7A, 9, 11, 13, 15 và biệt thự số 10 chủ đầu tư được phép tháo dỡ, xây hợp khối với mật độ xây dựng dưới hoặc bằng 20%, độ cao 3 tầng. Các ngôi biệt thự số 8, 8Y, 12, 14 được phép tháo dỡ xây mới với mật độ xây dựng dưới hoặc bằng 25%, độ cao 2 tầng.

Trước đây, tinh Lâm Đồng giao 20 ngôi biệt thự ở khu vực đường Nguyễn Du - Phó Đức Chính cho Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) để đầu tư phát triển du lịch. Do việc thực hiện dự án chậm trễ dẫn đến khu biệt thự xuống cấp nên đầu năm 2010, UBND tinh Lâm Đồng đã thu hồi 11 biệt thự ở đường Nguyễn Du từ HAGL. Tháng 9.2010, những biệt thự trên được giao cho Công ty CP Tập đoàn Trung Thủy để tập đoàn này đầu tư khu nghi dưỡng cao cấp. Thế nhưng, cuối năm 2012, Công ty CP Tập đoàn Trung Thủy xin rút khỏi dự án. LÂM VIÊN

Ngay sau khi có Chi thị 34 - CT/TW, vào cuối quí 3 năm 1998,

Thị ủy (nay là Thành ủy) Bảo Lộc đã xây dựng Chương trình hành động để triển khai Chi thị 34. Chương trình nêu rõ nội dung, mục tiêu và giải pháp tổ chức thực hiện. Theo đó, Đảng bộ thành phố tổ chức cho toàn thể đảng viên trong Đảng bộ học tập, quán triệt Chi thị 34 và triển khai công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức cho đội ngũ cán bộ giáo viên trong ngành Giáo dục; đồng thời, tăng cường củng cố, xây dựng các tổ chức Đảng và các đoàn thể trong trường học.

Thực hiện Chương trình hành động của Đảng bộ thành phố, hàng năm, các tổ chức cơ sở Đảng và các đoàn thể ở các đơn vị trường học cùng với Ban giám hiệu nhà trường gắn với việc tổ chức các phong trào thi đua, nêu gương người tốt việc tốt, triển khai cuộc vận động của ngành “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và trong những năm gần đây, tập trung triển khai mạnh mẽ Chi thị 03 - CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh

Bảo Lộc tăng cường xây dựng Đảng trong ngành Giáo dục

ª XUÂN LONG

“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Qua đó, các tổ chức cơ sở Đảng, các đoàn thể và nhà trường phát hiện những nhân tố tích cực để giới thiệu cho Đảng tạo “nguồn” và tiếp tục giúp đỡ, bồi dưỡng để kết nạp vào Đảng khi đã hội đủ các điều kiện.

Theo số liệu thống kê của Thành ủy Bảo Lộc: Trong 15 năm qua (kể từ khi triển khai Chi thị 34 - CT/TW), Thành ủy Bảo Lộc đã kết nạp được 764 đảng viên trong các trường học, nâng tổng số đảng viên trong toàn ngành Giáo dục của thành phố từ 191 đảng viên (năm 1998) lên 955 đảng viên (hiện nay), chiếm 33% trong tổng số cán bộ, giáo viên và nhân viên trong toàn ngành. Nhờ vậy, thành phố đã “xóa” được trường học “trắng” đảng viên (trừ một số trường mầm non tư thục) và “xóa” được nhiều chi bộ Đảng trường học sinh hoạt ghép. Hiện nay, Trường Cao đẳng, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, 100% (26/26) trường tiểu học, 100% (13/13) trường trung học cơ sở, 7/8 trường trung học phổ thông và 9/29 trường mầm non đã có tổ chức cơ sở Đảng (với 1 Đảng bộ và 56 chi bộ).

Đi đôi với việc tăng cường kết nạp đảng viên trong trường học, Thành ủy Bảo Lộc đã chú trọng đến việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị để kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo ở các trường học. Những đảng viên sau khi đào tạo được phân công, bố trí và bổ nhiệm các chức vụ chủ chốt, như hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng chuyên môn, chủ tịch Công đoàn, bí thư Đoàn Thanh niên… Hiện nay, toàn thành phố Bảo Lộc có 78 trường học, với 172 cán bộ quản lý (hiệu trưởng, hiệu phó). Riêng cán bộ quản lý các trường ở bậc trung học cơ sở trở lên, tất cả đều là đảng viên...

° Trong giờ lên lớp.

Công tác xây dựng Đảng trong ngành Giáo dục là nhiệm vụ thường xuyên mà Đảng bộ thành phố Bảo Lộc luôn đặt ra. Tuy vậy, kể từ khi có Chỉ thị 34 - CT/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường công tác chính trị tư tưởng; củng cố tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển đảng viên trong trường học”, Đảng bộ thành phố tăng cường hơn đến công tác này.

(XEM TIẾP TRANG 11)

4 CUOÁI TUAÀN 3 - 5 - 2014 KINH TEÁ - XAÕ HOÄI

THEO DÒNG SỰ KIỆN

30 tháng mở đường Tây Trường Sơnª Ghi chép: NGUYỄN THÁI HUYỀN(TIẾP THEO VÀ HẾT)

Liên tỉnh 3, căn cứ đóng tại Khánh Hòa tổ chức hai đội vũ trang tuyên

truyền tiến hành xây dựng cơ sở phát triển từ căn cứ lên hướng B.5 (Lak).

Đội 1 do đồng chí Đinh Sĩ Uẩn chỉ huy từ sông Trương, tây Bác Ái (Ninh Thuận) xây dựng cơ sở mở đường lên Đồng Mang, Đạ Tro (huyện Lạc Dương, tỉnh Tuyên Đức).

Đội 2 do đồng chí Nguyễn Lâm và đồng chí Ba Thành (Trần Thành phụ trách từ bàn đạp tây Anh Dũng (Ninh Thuận) mở đường lên hướng P’Ró, M’Lọn, huyện Đơn Dương (tỉnh Tuyên Đức).

Trong quá trình hoạt động, đội bị địch chặn đánh quyết liệt không mở được cơ sở. Thường vụ Tỉnh ủy Liên tỉnh 3 quyết định chuyển một số cán bộ, chiến sĩ đội 2 và tăng cường thêm số quân từ miền Bắc vào cho đồng chí Đinh Sĩ Uẩn. Đội đã mở đường vươn tới 10 buôn trên địa bàn Lạc Dương.

Được tin đội công tác tuyên truyền Liên tỉnh 3 lên đến Đầm Ròn (B.5), đồng chí Bùi San cử đồng chí: Năm Khanh, Tiên, Tài, Chi và một tiểu đội người dân tộc gấp rút mở cơ sở liên lạc được với

đội công tác của đồng chí Đinh Sĩ Uẩn.

Đội đã xây dựng được 15 buôn làm cơ sở, làm chủ một vùng rộng lớn có hàng nghìn dân nối với vùng giải phóng nam Đaklak.

Ngày 15/5/1961, Ban Cán sự huyện Đức Trọng thành lập, đồng chí Nguyễn Hữu Hồ (Năm Khanh) làm Bí thư, đồng chí Ma Quang, Ma Tiên là ủy viên dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Liên tỉnh 4.

Sau đó, Liên tỉnh 4 đặt thêm trạm 3 ở Đầm Ròn do đồng chí Bình phụ trách tuyến giao liên Liên tỉnh 3 và Liên tỉnh 4.

Trên địa bàn huyện Khiêm Đức, đồng chí Ama Nhao làm Bí thư. Một vùng cơ sở rộng lớn, dân hồ hởi đi theo cách mạng. Tháng 2/1961, cấp trên điều động đồng chí Trần Quang Sang sang Khiêm Đức chăm lo xây dựng phong trào trên địa bàn nam Đạ Đờn tiến về đường 20 (Bắc Bảo Lộc) tìm bắt liên lạc với đội vũ trang tuyên truyền phía nam đường 20 để nối đường hành lang về Bình Thuận…

Phía bắc đường 20, quân địch xây đồn, bốt thường xuyên lùng sục càn quét. Đây là một vùng “trắng” vắng bóng cách mạng hoạt động nguy hiểm khó khăn hơn phía Nam B.4.

Trong chuyến công tác về Quảng Bình, chúng tôi đã được các đồng nghiệp

Báo Quảng Bình đưa đến dâng hương tại Đền tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ Đường 20 - Quyết Thắng và Di tích lịch sử hang Tám Cô. Đứng trước di tích, chúng tôi không khỏi bùi ngùi xúc động khi được nghe câu chuyện từ cô hướng dẫn viên kể về sự hy sinh bi tráng của 8 anh hùng liệt sỹ tại hang Tám Cô.

Tháng 6 năm 1971, cũng như bao lớp thanh niên trai tráng trong làng, Nguyễn Văn Huệ (SN 1952), quê xã Hoằng Trường; Đỗ Thị Loan (SN 1952), xã Hoằng Ngọc; Lê Thị Lương (SN 1953), xã Hoằng Thịnh; Trần Thị Tơ (SN 1954), xã Hoằng Trường; Lê Thị Mai (SN 1952), xã Hoằng Thịnh; Hoàng Văn Vụ (SN 1953), xã Hoằng Hà; Nguyễn Mậu Kỹ (SN 1953), xã Hoằng Đạt; và Nguyễn

Khúc tráng ca trên Đường 20 -Quyết Thắng

ª TỨ KIÊN

Văn Phương (SN 1954), xã Hoằng Trường; đều thuộc huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tình nguyện vào chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên đất lửa Quảng Bình. Vào đến đất Quảng Bình, họ được biên chế vào Đội TNXP 163, Ban 67 phụ trách cung Đường 20 - Quyết Thắng.

Năm 1965, lực lượng vận chuyển bằng cơ giới của Đoàn 559, bộ đội Trường Sơn thường xuyên phải chịu cảnh ngập lụt tại “túi nước” Xiêng Phan (Lào), từ Pắc Pha Năng tới bản Na Nô-Na Nhom có chỗ ngập sâu tới 6 mét, nhiều lúc kẹt lại hàng trăm xe. Cần có một tuyến đường khác từ bến phà Xuân Sơn, vượt Tây Trường Sơn qua Lùm Bùm kết nối với đường 128 rồi nhập vào đường 9. Thực hiện chủ trương này, năm 1966, Bộ Tư lệnh Đoàn 559 phát lệnh khởi công chiến dịch mở đường mang tên “Chọc

thẳng Trường Sơn, mở đường thắng lợi”. 4.800 cán bộ, chiến sỹ “căng” ra trên mặt đường, sau 77 ngày đêm lao động khẩn trương, tuyến đường hoàn thành. Tham gia làm đường, chiến đấu, phục vụ chiến đấu cho tuyến đường luôn thông suốt là bộ đội, TNXP tuổi đời mười tám, đôi mươi. Phát hiện ra Đường 20, đế quốc Mỹ điên cuồng tập trung mọi phương tiện chiến tranh hiện đại nhằm hủy diệt con đường, mà thời điểm ác liệt nhất diễn ra trong năm 1972. Khúc ca bi tráng của những liệt sỹ TNXP tại hang Tám Cô xảy ra vào thời gian này.

Chiều ngày 14/11/1972, máy bay B52 ném bom rải thảm dọc tuyến đường 20. Đội TNXP 163 của Ban 67 đang bám trụ đường gồm các anh chị: Nguyễn Văn Huệ, Đỗ Thị Loan, Lê Thị Lương, Trần Thị Tơ, Lê Thị Mai, Hoàng Văn Vụ, Nguyễn Mậu Kỹ và Nguyễn Văn Phương chạy vào một hang đá bên đường trú ẩn. Cả quãng đường bị bom cày nát và cùng lúc đó một tảng đá nặng hàng nghìn tấn từ trên cao đổ ập xuống bịt kín miệng hang. Đồng đội tìm mọi cách để cứu các anh chị, tất cả các phương tiện từ cuốc chim, xẻng, xà beng… dồn dập tới tấp đào bới nhưng không thể lay chuyển khối đá khổng lồ án ngữ trước cửa hang. Tiếng kêu cứu của các anh chị còn vọng lên từ sau khối đá. Đồi đội ở ngoài vẫn nhận rõ tiếng kếu cứu thống thiết của chị Lương: “Bầm ơi! Cứu con với! Các anh, các chị ơi! Cứu chúng em với!”. Cách duy nhất lúc này là dùng ống nứa, lồ ô khoét rỗng rồi luồn qua kẽ nứt rối đổ cháo loãng vào với chút hy vọng mong manh - kéo dài sự sống cho các anh chị. Cách nhau một vách đá, nghe rõ tiếng kêu cứu trong hang vọng ra… Tiếng kêu yếu dần, đến ngày thứ chín thì chìm vào yên lặng. Lời cuối cùng đồng đội thoáng nghe là tiếng của một cô gái tha thiết gọi “mẹ ơi!”...

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đường 20 - Quyết Thắng là một tuyến đường tiêu biểu trong hệ thống đường

Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Nơi đây, hàng vạn thanh niên xung phong (TNXP), dân công hỏa tuyến và bộ đội Trường Sơn đã không ngại gian khó, hy sinh tuổi thanh xuân,

xương máu để lập nên những chiến công huyền thoại. Đó là những khúc tráng ca bất tử tạc vào lịch sử dân tộc.

°Ngày ngày, du khách thập phương đến thắp hương tại Đền tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ Đường 20 - Quyết Thắng.

(XEM TIẾP TRANG 9)

Tối 29/4/2014, tại chân núi Lang Biang (Lạc Dương) đã diễn ra Đêm hội “Âm vang Núi Mẹ đại

ngàn” khai mạc Lễ hội Văn hóa cồng chiêng tỉnh Lâm Đồng lần thứ 8 - 2014. Tham dự đêm hội có đồng chí Đoàn Văn Việt - UVBTV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Bùi Thanh Long - Phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Văn Hương - TUV, Giám đốc Sở VH-TT-DL và đại diện lãnh đạo các ban, ngành, lãnh đạo huyện Lạc Dương cùng hơn 500 nghệ nhân của 22 nhóm cồng chiêng đến từ 12 huyện, thành trong tỉnh.

Đêm hội bắt đầu bằng nhịp chiêng đồng vọng từ thuở hồng hoang, nơi các chàng trai cô gái lớn lên được đại ngàn, được Yàng chở che, nơi chàng Lang và nàng Biang vượt rào cản luật tục đến với nhau kết thành đôi lứa để làm nên huyền thoại. Cảnh sân khấu hóa huyền thoại Lang Biang đã làm sống lại không gian

KHAI MẠC LỄ HỘI VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG LÂM ĐỒNG LẦN THỨ 8

Âm vang Núi Mẹ đại ngàn° Tôn vinh 26 nghệ nhân cồng chiêng

hoang dã đại ngàn. Tiếng cồng chiêng như tiếng lòng người, bập bùng bên bếp lửa nhà sàn xua đi cái lạnh lẽo u tịch, đồng thời là

tiếng nói giao cảm của con người với các đấng thần linh, cầu mong cho sơn nữ xinh đẹp như hoa rừng, chàng trai khỏe mạnh

ngăn thú dữ, cầu cho mùa màng bội thu, người người no ấm.

Tiếp nối là đại cảnh diễn “Về với Núi Mẹ đại ngàn” là bản hòa tấu cồng chiêng trong tình đoàn kết anh em của hơn 500 nghệ nhân Mạ, K’Ho, Churu. Vũ điệu xoang, tiếng cồng chiêng rộn ràng mời gọi, cuốn hút hãy về với đại ngàn hùng vĩ, nơi ấy ẩn chứa những nét đẹp văn hóa đồng bào các dân tộc kỳ bí, cuốn hút, đắm say. Nhiều lễ hội của đồng bào Mạ, K’Ho,

°Cồng chiêng và những đôi chân trần.

°Núi Mẹ Lang Biang mở hội.

Churu đã được tái hiện trong âm điệu trầm hùng của cồng chiêng như: lễ cúng chiêng của người K’Ho (Lạc Dương), lễ ăn lúa mới của người Mạ (Bảo Lâm), điệu múa Aria đẹp mê hồn của người Churu (Đơn Dương), trò chơi “Đấu chiêng” (thi đánh chiêng) trong các lễ hội của người K’Ho ở Lâm Hà, và đại lễ mừng lúa mới của đồng bào các dân tộc trong tỉnh bên ánh lửa, với rượu cần, thịt nướng, đọt mây...

(XEM TIẾP TRANG 12)

CUOÁI TUAÀN 3 - 5 - 2014 5 VAÊN HOÙA - NGHEÄ THUAÄT

°Nữ thanh niên xung phong mở đường Trường Sơn. Ảnh: TL

30 tháng mở đường Tây Trường Sơnª Ghi chép: NGUYỄN THÁI HUYỀN

Đội công tác dựa vào dân hai vùng Bon Pò Răng và Đinh Xiết làm bàn đạp, mở cơ sở ra phía đông bắc và đông nam B’Lao (Bắc Bảo Lộc - Tân Rai). Trong một thời gian ngắn, đội đã phát triển được nhiều buôn ở vùng P’Chá, B’Lá vượt lên vùng P’Đa Rang, B’lạng.

Lúc này, ở đây hạn hán mất mùa, lương thực khan hiếm. Anh em trong đội phải ăn rau rừng,

bột xà bu thay cơm. Trên đường đi làm nhiệm vụ, đội công tác đã bắt liên lạc được với đồng chí Tư Do đang trên đường đi vận động cách mạng trong quần chúng vùng Tân Rai. Qua đó, đội đã móc ráp được với lực lượng vũ trang Bình Thuận lên.

Theo chỉ đạo của Liên tỉnh 3, ngày 2/9/1960, Huyện ủy Di Linh thành lập một trung đội vũ trang lấy tên là đội Hoàng

Sơn có nhiệm vụ xây dựng cơ sở mở hành lang lên phía Bắc Lâm Đồng nối với trục hành lang Nam Bắc do B.4 (Quảng Đức) xoi xuống.

Đội Hoàng Sơn do đồng chí Nguyễn Xuân Cảnh (Xuân Du) phụ trách, xuất phát từ buôn B’Rú (cách Di Linh 20km) phát triển lên phía bắc Di Linh. Đội vừa phát động quần chúng, xây dựng cơ sở phối hợp với du kích, đánh với cảnh sát vũ trang của địch, mở hành lang.

Tháng 6/1961, đội vượt đường 20 lên Đinh Trang Thượng, bắt liên lạc được với đội đồng chí Ma Đen cán bộ đội Đ.2 tại Gung Giăng Gia (xã Đinh Trang Thượng), nối được hành lang Bình Thuận đi ngang qua đất Lâm Đồng.

Để lãnh đạo cách mạng ở địa phương, ngày 31/8/1961, tại buôn B’Lá, Ban Cán sự tỉnh Lâm Đồng được thành lập mang phiên hiệu B.7 (bí danh Cô Mô. Ban Cán sự do đồng chí Trần Quang Sang (Ba Thọ) làm Bí thư. Đồng chí Nguyễn Xuân Cảnh (Xuân Du) và đồng chí Lê Đạo (Ama Nhao) làm Ủy viên do Liên tỉnh 3 trực tiếp lãnh đạo...

(XEM TIẾP TRANG 12)

Đã từ lâu bà con sống hai bên bờ sông Trà quê tôi vẫn gọi xóm ấy là xóm Buồn. Nếu

có ai hỏi vì sao xóm lại có cái tên như vậy, các bậc cao niên cũng lắc đầu chịu không lý giải được, nhưng cứ như quang cảnh xóm Buồn thì quả đúng, xóm ấy buồn thật.

Xóm Buồn là một doi đất nằm thoi loi ở rìa làng vươn ra sát sông. Nó nối liền với dải cát hàng năm mùa lũ về, con sông cung cấp thêm cho nó một lượng lớn phù sa. Đất ấy chỉ có thể trồng khoai lang, trồng dâu tằm, trồng dưa hay trồng đậu phụng chứ không thể trồng lúa được. Phía trong, sát với doi cát là cánh đồng mía bạt ngàn. Án ngữ phía mép sông là bãi lau sậy rậm rạp cao lút đầu người.

Xóm Buồn có chừng mươi nóc nhà tranh, lụp xụp, xiêu vẹo, thưa thớt, vắng vẻ, càng thưa tiếng trẻ con nô đùa.

Mùa đông, hoàng hôn buông xuống, xóm càng buồn hiu hắt, ảm đạm, cô liêu… Thỉnh thoảng mới có đôi làn khói bếp mỏng tang, chậm rãi, là là bay lên như cố ôm lấy mái tranh nghèo; lúc ấy ta cứ ngỡ xóm Buồn đang trong cơn đại dịch - nhiều người ra đi…

Phạm Cao Gio, bạn học với tôi thời niên thiếu sinh ra ở xóm ấy. Xóm Buồn không có trường học, muốn đi học con em phải đi đò ngang hai buổi sáng, chiều sang bờ sông phía tả ngạn mới có trường học. Có lẽ sinh ra từ xóm Buồn nên gương mặt Gio lúc nào cũng đượm buồn. Gio chỉ vui khi giờ ra chơi giữa hai tiết học, lúc ấy Gio mới có dịp trổ tài đánh đáo đánh bi, trò chơi phổ biến nhất thời ấy.

Về đánh đáo, đánh bi Gio

Ngày về của đứa con xóm Buồn

ª Truyện ký: NGUYỄN TÙNG CHÂU

thuộc hàng cao thủ. Lỗ đáo cách xa năm, sáu thước Gio vẫn cứ ném trúng lỗ, còn đánh bi thì không cái búng tay nào đi chệch mục tiêu.

Mùa hè đi đò ngang qua sông còn dễ chịu chứ mùa đông mưa dầm rét buốt, Gio co ro trong bộ quần áo cụt, phong phanh trước gió lạnh khiến mọi người cảm thấy ái ngại.

Nhưng, nhà con nghèo, biết làm sao. Đành vậy!

Có lần, lúc xuống đò ngang để đến trường, Gio vô ý trượt ngã xuống mép sông, quần áo ướt sũng, tôi đưa Gio đến nhà người quen mượn tạm quần áo để thay, quần áo ướt giặt phơi, chiều khô sẽ thay trả. Chúng tôi thành đôi bạn thân quấn quýt bên nhau.

Một hôm, Gio mang tặng tôi đôi chim ri áo già màu đỏ tía. Đôi chim thật đẹp. Chim ri áo già là chim quý được yêu thích lúc bấy giờ. Gio bảo: chim ri dễ nuôi, chỉ ăn thóc, nó sống chung với chim mía, chúng đông đến hàng ngàn, lúc hoàng hôn buông xuống lũ chim bay về ruộng mía để ngủ. Lúc ấy chỉ cần giăng một mẻ lưới là có thể bắt hàng trăm con.

Tuổi học trò thời thơ ấu qua nhanh, chúng tôi sắp bước vào kỳ thi cuối cấp và thi chuyển cấp (concours). Cả hai đều đăng ký dự thi chuyển cấp để thử sức vì biết chắc sẽ không được tiếp tục học tập vì nhà nghèo, và cả hai đều trúng tuyển.

Mùa hè năm ấy hoa phượng vĩ ở sân trường nở đỏ rực như màu lửa, chúng tôi nhặt cánh hoa rơi ấp vào lòng bàn tay mà lòng bồi hồi xao xuyến lúc chia tay. Tôi linh cảm ngày gặp lại xa mút đường chân trời. Quả đúng vậy.

Cách mạng tháng 8/1945 bùng nổ. Nhà trường đóng cửa, tôi và Gio ở hai bên bờ sông, hai bờ xa cách trong tấc gang mà vẫn không biết tin nhau.

Thời ấy một lá thư gửi đi có khi cả năm chưa đến tay người nhận. Còn điện thoại ư, đó là điều hoang tưởng. Chúng tôi xa nhau từ ấy. Tôi vào thiếu sinh quân rồi gia nhập vệ quốc đoàn, chiến đấu chống quân xâm lược Pháp lúc bấy giờ. Không hiểu

Gio đi đâu về đâu và làm gì?Năm 1954, tập kết ra Bắc, tôi

vẫn khắc khoải nỗi nhớ quê hương trong cảnh “đêm Nam ngày Bắc”. Chủ nhật nào tôi cũng đi vòng quanh bờ hồ Hoàn Kiếm mong được gặp người quen, người đồng hương để tìm hơi ấm quê hương.

Một ngày đẹp trời, tôi nghĩ vậy, tôi lại gặp Phạm Cao Gio và cả Nguyễn Thanh, Thanh cũng là bạn học cùng lớp ngay tại bến xe điện bờ hồ. Niềm vui mừng không sao kể xiết. Chúng tôi ôm choàng lấy nhau mừng rỡ, hỏi thăm nhau bao nhiêu là chuyện,

nhiều nhất vẫn là chuyện quê hương xứ sở.

Đang lúc câu chuyện đang vui, bỗng dưng Gio hướng câu chuyện theo hướng khác. Gio quay sang “nháy” Nguyễn Thanh:

Chứ cái bài toán vi phân, tích phân ấy Thanh đã làm xong chưa, lấy đạo hàm như thế nào? Sau đó cả hai thao thao bất tuyệt những thuật ngữ toán học mà lúc bấy giờ tôi nghe như vịt

đoán chắc là vợ mình. Cái dáng đi như “dúi về phía trước, mái tóc búi gọn sau gáy, cánh tay trái bị dị tật từ bé nên không duỗi thẳng ra được…”, suýt chút Gio hét to vì niềm vui bất ngờ. Mấy lần Gio nhấp nhỏm định đứng dậy chạy ùa ra khỏi chỗ nấp, đến ôm choàng lấy người đàn bà kia nhưng đều bị người liên lạc nội tuyến ấn Gio nằm xuống.

Đồng chí! Chưa có tín hiệu an toàn theo quy ước, không thể mạo hiểm. Có thể đây là cái bẫy kẻ địch giăng ra. Tôi được lệnh phải đảm bảo an toàn cho đồng chí. Đồng chí phải chấp hành ý kiến của tôi.

Gio đành yên lặng nằm xuống nhưng đôi mắt vẫn dõi theo hình bóng người đàn bà nọ.

Hình như người đàn bà đang tìm chỗ thích hợp để giải quyết “nỗi bức xúc” trong người. Xong việc, người đàn bà vội vã quay về xóm trước sự ngơ ngác của hai người.

Đã quá hai giờ sáng vẫn chưa có tín hiệu báo an nên người dẫn đường nội tuyến quyết định “rút quân”, về cứ.

Không thể chần chừ thêm được nữa. Đây là vùng địch. Những mất mát, hy sinh thường xảy ra trong lúc sơ xuất mất cảnh giác.

Hai người cứ lầm lũi đi dưới ánh trăng mờ và luôn đặt tay lên cò súng đề phòng bất trắc có thể xảy ra. Chuyến đi kết thúc an toàn và với Gio cũng kết thúc luôn hy vọng gặp lại vợ con sau bao năm xa cách.

Ở cứ với bao nhiêu công việc bề bộn, việc nào cũng khẩn trương chạy đua với thời gian. Chiến dịch Hồ Chí Minh đang vào thời cao điểm: Thần tốc! Thần tốc! Thần tốc hơn nữa! Nỗi niềm thương nhớ người vợ hiền và đứa con lúc Gio ra đi chưa đầy một tuổi phải nén chặt trong tim, chờ đợi…

Tháng 4/1975, tin chiến thắng dồn dập bay về cứ: Giải phóng Ban-Mê-Thuột, giải phóng Quảng Trị - Thừa Thiên Huế, giải phóng Quảng Nam - Đà Nẵng… thôi thúc. Xuống núi. Rời cứ. Mọi cánh quân đều nhằm hướng Sài Gòn.

Trên đường cùng đoàn quân hành tiến giải phóng Sài Gòn, Gio được phép ghé nhà “chớp nhoáng”. Từ xa Gio đã nhìn thấy lá cờ nửa đỏ nửa xanh bay phấp phới trên mái nhà tranh và người vợ hiền đang khắc khoải mong chờ. Vừa trông thấy nhau, “nàng” đã ngã khuỵu xuống, Gio chạy vội đến đỡ vợ đứng dậy. Bốn mắt mãi nhìn nhau như họ chưa thể tin đó là sự thật.

Ôi chao! Niềm vui quá lớn không thể nói thành lời. Những dòng nước mắt vui sướng… chỉ kịp trao nhau những lời thăm hỏi, người liên lạc đã giục lên đường: Quân lệnh như sơn.

Buông tay vợ, lần này Gio hứa chắc như đinh đóng cột: sẽ trở về một ngày không xa.

Ngày 30/4/1975, cờ đỏ sao vàng tung bay rợp trời. Mọi người đổ ra đường mừng vui ngày chiến thắng.

Xóm Buồn giờ hết buồn. Xóm Buồn đang tràn ngập niềm vui. Trên đường về quê, Gio đi trong niềm phấn khích: “… Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng…”.

Ngày về, xóm Buồn rợp bóng cờ bay!ª

nghe sấm.Không hiểu Gio đem chuyện

học hành ra trao đổi với Thanh vào lúc này để làm gì? Để lòe tôi chăng? Hay bày “chiêu” khích tướng. Dù là gì tôi vẫn có cảm giác đang bị xúc phạm. Lòng tự ái cứ lớn dần lên, tôi tự nhủ: Tao biết rành trình độ học hành của hai đứa chúng bây thời trung học. Đừng khoe mẽ! Hãy đợi đấy!

Tôi chào chúng ra về mà lòng đầy bực bội. Từ đó tôi quyết tâm học tập cho “bằng chị bằng em”. Với sự cố gắng phi thường, năm sau tôi thi đỗ vào đại học và tiếp tục đi học xa.

Năm sáu năm sau, tôi tình cờ gặp lại Nguyễn Thanh. Nguyễn Thanh kể: Phạm Cao Gio đi B đã hơn ba năm. Trong một lần đi nắm tình hình cơ sở vùng địch hậu, bị phục kích, bị thương được đưa ra miền Bắc chữa trị và cũng vừa quay lại miền Nam. Thanh kể tiếp:

Lần ấy, theo chỉ đạo cấp trên, Gio “dùi” một mũi xuống vùng ven thị xã Q Ng. Được cử đi, Gio hí hửng mừng thầm: có cơ hội “kết hợp” để gặp lại vợ con gần nơi ấy sau bao năm xa cách. Nguyện vọng được cấp trên chấp thuận với điều kiện phải đảm bảo tuyệt đối an toàn.

Theo kế hoạch đã được bàn thảo tỉ mỉ, hôm ấy vào khoảng nửa đêm, trời có trăng nhưng đầy mây, ánh sáng mờ ảo, chỉ nhìn rõ trong khoảng cách mười thước. Theo hướng dẫn của liên lạc nội tuyến, Gio và người bảo vệ nội tuyến về “phục” tại bãi lau sậy gần nhà Gio và gần con đường mòn từ xóm Buồn ra mép sông. Cả hai rất hồi hộp nóng lòng chờ tín hiệu báo an từ xóm Buồn theo quy ước.

Giờ này, xóm Buồn đang chìm trong đêm vắng mờ sương, chìm trong giấc ngủ, yên ắng, không một tiếng chó sủa, không bóng người. Một cảm giác chết chóc đang rình rập. Trong đầu Gio phảng phất cảnh tra tấn, tù đày tàn bạo của quân thù. Sự đợi chờ cứ đằng đẵng, lòng Gio nóng như lửa nung. Bỗng, từ con đường mòn xuất hiện một bóng người, Gio nhỏm dậy căng mắt nhìn cho rõ. Người ấy xuất hiện trong “tầm ngắm” nên Gio

6

Vaên hoùa - ngheä thuaätCUOÁI TUAÀN Ngaøy 3 - 5 - 2014

T rong chiến dịch Hòa Bình, Đông xuân 1951-1952, ông là Trung đội phó Trung đội 1, thuộc Đại đội 950,

Tiểu đoàn 564, Trung đoàn 165, Sư đoàn 312 (Đồng chí Nguyễn Chuông là Trung đội trưởng - sau là Thiếu tướng, nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 2)... Sau trận tiêu diệt quân địch tại 2 điểm cao 400 và 600 ở Ba Vì (Sơn Tây, nay là Hà Nội) thì đơn vị hành quân về đóng tại đồi cọ thuộc làng Cổ Tiết (Tam Nông, Phú Thọ) chờ lệnh trên. Đón Tết Nhâm Thìn năm ấy, mỗi cán bộ, chiến sĩ được tăng thêm một cân gạo. Đặc biệt, có bánh chè Lam, quà từ Thanh Hóa gửi ra. Đoàn đại biểu nhân dân tỉnh Yên Bái, tỉnh đỡ đầu Trung đoàn 165 (bộ đội thường gọi là “mẹ nuôi”) đến thăm, ủng hộ bò, lợn, bánh chưng, bánh dầy. Lính đang hứng khởi về một cái tết “phong lưu”, không ngờ, chiều 30 Tết, một chiếc Dakota của địch bay qua. Bỗng nó quay vòng lại, thả một dây bom tọa độ vào làng Cổ Tiết, chạm nơi các “thợ nấu” đang trổ tài chuẩn bị cho buổi liên hoan tất niên. May mà toàn là lính thiện chiến, biết cách trú ẩn nên không có ai việc gì. Nhưng gạo nước, thực phẩm, bò, lợn tung tóe... Té ra, Cổ Tiết là làng trắng (dân sơ tán hết đã lâu lâu), địch đã biết. Nay xuất hiện đám khói (do bộ đội thui bò) nên mới xảy ra cơ sự ấy. Một bài học xương máu để đời. Ngay lập tức, tiểu đoàn được lệnh báo động chuyển quân... Chuẩn bị tết mà rồi không có cỗ tết. Lính tiếc ngẩn ngơ, song chỉ một lúc sau, tâm hồn lại lâng theo bước chân lên phía trước...

Ngày 12-10-1952 (lúc này ông đã là Trung đội trưởng thay đồng chí Nguyễn Chuông được bổ nhiệm làm cán bộ đại đội), đơn vị ông vừa từ bến Mậu A vượt qua sông Hồng được hai hôm để

tham gia chiến dịch Tây Bắc. Suốt từ sáng đến chiều truy kích địch, anh nuôi không đuổi kịp đội hình trung đội, lác đác đã có cán bộ, chiến sĩ đói lả, nằm dọc đường... Đến dốc Đá Đen, trung đội ông được cấp trên phát chiến lợi phẩm. Mỗi người nhận một ca đường kính, một hộp thịt bò và hai cân gạo trắng. Đến 10 giờ đêm, trời mưa như sàng gạo, các ông tạm dừng ở một bản người Mông. Cả trung đội trú mưa trong một căn nhà nhỏ. Sau khi sắp xếp chỗ nghỉ cho từng chiến sĩ, ông phân công người nấu cơm, chuẩn bị cho bộ đội tiếp tục truy kích địch. Anh nuôi tụt lại sau quá xa. Loay hoay mãi, ông mượn được một chiếc chảo của dân. Chảo to, gạo trắng, nhưng không có vung đậy... Một sáng kiến nảy ra: dùng lá chuối phủ kín sau khi cơm cạn nước. Trên lá chuối là một tấm bì tải dấp nước (bì tải do anh em vác gạo đem theo). Đêm tối, không đèn. Mọi sự nhìn nhận đều qua ánh lửa bếp trong lò mù mờ, hắt hiu. Cuối cùng, mùi hương gạo cũng bốc lên. Có điều, lúc đầu thơm ngát, sau đó ngả sang mùi khê. Té ra nồi cơm đã diễn biến: sống, khê, nhão, vón. Ấy vậy mà khi chảo cơm đã được mở ra, chỉ một chốc đã hết nhẵn. Mọi người ăn ngon lành với suất thịt hộp của mình. No bụng, còn gói thêm mỗi người một nắm lớn, góp phần đánh địch thêm hăng.

Trong trận Trần Đình (Mật danh của trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ) ông là cán bộ biệt phái của Bộ về làm nhiệm vụ tại Tổng cục Cung cấp tiền phương... Tại đây ông chứng kiến “Đội quân phó cối”- một sáng tạo diệu kỳ của hậu cần chiến trường. Số là, để ủng hộ bộ đội đánh giặc, đồng bào Tây Bắc đóng góp trên 10.000 tấn thóc nếp và hàng trăm tấn thực phẩm. Vấn đề khó khăn là biến 10.000 tấn thóc ấy thành

gạo! Đồng bào Tây Bắc quen giã gạo bằng tay, ngày nào ăn ngày đó, không quen dự trữ gạo. Cái khó ló cái khôn. Tiền phương Tổng cục Cung cấp quyết định thành lập “Đội quân phó Cối” ngay tại chiến trường. “Đội quân phó Cối” tuyển mộ phó cối trong các đơn vị bộ đội, đơn vị dân công, thậm chí điều từ hậu phương lên. Họ vào rừng chặt tre làm cối xay: bện các thanh tre nhỏ làm áo cối,

chẻ tre làm dăm cối, dùng đoạn thân tre nhỏ làm giàng kéo... Hàng trăm chiếc cối xay đã ra đời, quay ầm ầm suốt ngày đêm, giải quyết 10.000 tấn thóc nếp nương thành xấp xỉ 7.500 tấn gạo, đạt gần một phần ba nhu cầu lương thực của quân ta tại mặt trận.

Gạo nếp nương thơm tho và quyến rũ. Hiềm một nỗi, đến bữa thứ 7-8... thì nồi cơm nếp không còn hấp dẫn nữa, kể cả với những chàng lính háu đói nhất, vì ngán và nóng cổ. Nhân dân Tây Bắc có tập quán bao đời nay là trồng lúa nếp và ăn theo cách đồ xôi. Phương tiện trang bị nồi xôi khác hoàn toàn với trang bị cấp dưỡng của bộ đội. Anh nuôi lại cải tiến nồi nấu cơm thường sang nồi hông xôi với 3 bộ phận: Nồi nấu cơm thường dùng; một cái rá bằng tre hơi thưa, sao cho không lọt gạo; một tầu lá chuối hoặc lá môn thục.

Nồi nấu cơm thường dùng được bắc lên bếp, nước chế vừa đủ, cho vào nồi một cái đĩa để hạn chế độ sủi bọt khi nước sôi, đặt cái rá lên, vành miệng rá sát miệng nồi mà không tụt xuống. Gạo nếp vo sạch hoặc ngâm kỹ, đổ vào rá, cắm vào vài chiếc đũa để tạo độ thoáng hơi. Khi gạo đổ cao lên khỏi mặt rá thì bắt đầu dùng lá chuối quây lại. Gạo cao đến đâu, quây lá đến đó, càng dày càng tốt, để hơi nước sôi tập trung thoát lên phía trên và giữ gạo thành khuôn. Lượng gạo vượt lên khỏi thành rá có thể là 30-40 phân, dùng lá chuối bịt kín lại úp một cái rá khác lên để lá chuối

khỏi bung ra. Gạo nếp khi đã được nấu chín bằng hơi nước sôi thì kết dính với nhau thành xôi. Mang xôi ra, quạt cho bay hết hơi. Hạt xôi se lại, tạo cảm giác ngon miệng, nhất là được chấm với mắm kem hoặc muối mỡ, hạt Phù dung thì không gì bằng. Với cách cải tiến này, đơn vị không còn lo lắng việc nhìn “nồi cơm cười” mà người thì “nhịn như nhịn... cơm nếp”...

Trung tá bác sĩ Phạm Thị Tuyết, nguyên cán bộ quân y Cục Hậu cần (Tổng cục Hậu cần) đi phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ lúc đang độ tuổi 18 cũng chứng kiến những bữa ăn đặc biệt nơi chiến trường. Bà kể rằng: Những ngày Trần Đình, ta càng thắng lớn thì số thương binh cũng thường nhiều hơn bình thường. Có đêm vài ba trăm người, quá mức thu dung phục vụ của đơn vị. Thành thử có lúc bảo đảm ăn uống không kịp thời, một số thương binh đói. Tất cả bát đũa đều được huy động hết mà vẫn không đủ, phải lấy ống nứa, lá làm bát, lấy que làm đũa nên có thương binh kêu ca. Cấp trên đến kiểm tra, nhân viên phục vụ bị khiển trách, thông báo đến tất cả các cơ sở Quân y chiến dịch. Để khắc phục, đơn vị cho dân công làm thêm lán, Cục Quân y tăng cường các phương tiện. Nhân viên lao vào phục vụ thương binh vô điều kiện. Không ai nghĩ đến ăn, nghỉ cho bản thân. Ngày toàn thắng, vui bao nhiêu thì lại thương nhau bấy nhiêu khi nghĩ lại chuyện cũ...ª

Đội quân phó cối và những bữa ăn khó quên trên đường chiến dịch...

ª PHẠM XƯỞNG

KỶ NIỆM 60 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ

Đại tá Trần Thịnh Tần - nguyên Cục trưởng Cục Quân trang (nay đã sáp nhập với Cục Quân lương thành Cục Quân nhu) đang độ ngoại “bát tuần”. Hễ nói chuyện về những ngày đánh Pháp xâm lược là ông hào sảng chẳng khác nào hồi ông đi chiến dịch. Riêng về chuyện nấu ăn ở mặt trận, ông làm cho người nghe cảm thấy mình như cùng trong cuộc no đói với ông. Ông kể rằng...

° Ôn lại nhữngsự kiện trong đờiquân ngũ là niềm vui của Đại táTrần Thịnh Tầnvà người vợ cũng là cựu chiến binh(Ảnh chụp tháng 3-2014).

HỒ SƠ - TƯ LIỆU

V ào năm 2050, số dân Nhật sẽ giảm đi 31 triệu người so với năm 2000. Điều chưa bao giờ thấy ở một nước tư bản phát

triển. Theo truyền thống, xứ sở Hoa anh đào lựa chọn việc chậm cho về hưu trong khi nhắm tới tiêu dùng.

Sự già hóa, và trong một số trường hợp thì sự giảm dần số dân có những hậu quả nghiêm trọng về các mặt: kinh tế, xã hội, cá nhân và tổ chức. Nước Nhật vừa là quốc gia bị tác động nhiều nhất bởi sự biến đổi dân số, vừa là nước đi đầu về các phát minh, sáng chế và mở ra thị trường mới.

Sự giảm số dân đã bắt đầu từ 2005. Trong tháng 10/2010, những người già 65 tuổi và trên 65 chiếm 23% dân số; và những người 50 tuổi và trên 50 tuổi chiếm 43%, đang là tỷ lệ cao nhất thế giới. Một mặt, sự thay đổi cơ cấu dân số này tạo nguy cơ đè nặng về sự thiếu hụt nhân công và mất đi một số lượng lớn người thành thạo tay nghề; cũng như có sự thu hẹp lại thị trường nội địa. Mặt khác, sự biến động này mở ra triển vọng cho cái mà người ta gọi là “thị trường

vàng” (silver market), hay “ thị trường lão hóa”

Theo dự đoán, có tới 1/3 dân Nhật sẽ ở độ tuổi 65 hoặc hơn vào năm 2050. Cơ cấu tuổi sẽ có khoảng cách giãn ra ngày càng nhiều, theo hình Kim tự tháp truyền thống, và thậm chí sẽ đảo ngược để giống hình cái diều. Số lượng người thành niên từ 20 đến 45 tuổi, sẽ tiếp tục tăng, trong khi dân số giảm còn 95 triệu người vào năm 2050 (so với 126,87 triệu năm 2000) do tỷ lệ sinh đẻ thấp.

Ngay từ năm 2005, sự giảm dân số đã đi kèm với việc giảm sức sản xuất. Nếu chính phủ không tiến hành bất cứ biện pháp nào để tăng số dân ở độ tuổi lao động, thì sự sút giảm (sức lao động) sẽ còn hạ thấp đáng kể. Giải pháp thỏa hiệp trong xã hội nằm ở chỗ tăng lứa tuổi vị thành niên đi làm. Người ta có lẽ cũng tăng cả số lượng phụ nữ đi làm mà hiện tỷ lệ này thua xa so với các nước phát triển khác (71,6% đối với lứa tuổi 25-54 tuổi, so với 75,2% ở Mỹ, 81,3 % ở Đức, hay, 83,8% ở Pháp). Nhưng sự thay đổi nhận thức sẽ cho phép có được sự bình đẳng lớn

hơn về giới đang có nguy cơ kéo dài thời gian, trong khi mà vấn đề già hóa đã đặt ra ngay lúc này. Theo Sách Trắng được chính phủ Nhật Bản công bố, lực lượng lao động chắc sẽ giảm từ 66,57 triệu người năm 2006 xuống còn 42,28 triệu vào năm 2050.

Từ năm 2007, thế hệ sinh ra thời kỳ bùng nổ dân số (baby-boomers) đã có thể được nghỉ hưu. Điều này đặt ra nhiều thách thức mới lớn tới mức mà người ta đang nói tới nisen-nana-nen-mondai (“vấn đề của năm 2007”). Theo nghĩa hẹp của từ này, có liên quan tới những người sinh ra giữa những năm 1947 và 1949; nếu người ta mở rộng khái niệm cho 2 năm tiếp theo (1950 và 1951), thì thế hệ này đạt tới con số 10,7 triệu người, trong đó 8,2 triệu là còn sức lao động, chiếm hơn 12% so với tổng số người đang còn đi làm. Người ta hình dung ra tình hình nếu tất cả về hưu đồng loạt.

Rất nhiều chuyên gia sợ rằng làn sóng người về hưu đã được công bố sẽ kéo theo vô vàn những sự loạn năng (dysfontionnement), cả ở cấp độ doanh nghiệp lẫn cấp

Thị trường nhân công béo bở của giới chủ Nhậtª NGUYỄN TIẾN QUỲNH (Theo Le Monde Diplomatique)

7 CUOÁI TUAÀN Ngaøy 3 - 5 - 2014

Vaên hoùa - ngheä thuaät

Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam đã tổ chức thành công trại sáng tác tại Quảng Ngãi cho 32 văn nghệ sĩ hiện đang sinh sống và làm việc ở khu vực Bắc miền Trung và Tây Nguyên, trong đó Lâm Đồng có 3 tác giả.

Tại thời gian tham gia trại, văn nghệ sĩ đã có điều kiện tham quan, tìm hiểu thực tế tại Chùa và Núi Thiên Ấn, Lăng mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng, Nhà lưu niệm Trương Định, Khu chứng tích Sơn Mỹ, Cảng cá Sa Kỳ, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Bảo tàng huyện Ba Tơ, Nhà lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, thăm nhà thơ Nguyễn Ngọc Hưng, giao lưu với Hội VHNT tỉnh Quảng Ngãi… Bên cạnh đó, các văn nghệ sĩ còn tranh thủ tham quan và tìm hiểu về đất nước và con người Quảng Ngãi qua Bảo tàng Quảng Ngãi, huyện đảo Lý Sơn, thăm mộ nhà thơ Bích Khê, từ đường họ Lê Quang của nhà thơ Bích Khê; tham gia hưởng ứng Ngày hội sách ở Đà Nẵng…

Sau gần 15 ngày dự trại, các văn nghệ sĩ đã làm việc nghiêm túc, hoàn chỉnh các bản thảo và sáng tác tại trại được 172 tác phẩm, trong đó có 38 tác phẩm (chiếm gần 1/4 số lượng tác phẩm viết tại trại) viết về vùng đất và con người Quảng Ngãi anh dũng, kiên cường, gan dạ, thủy chung… trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc, cũng như quyết tâm đổi mới để tỉnh nhà ngày càng phát triển.

Riêng các tác giả Lâm Đồng đã đóng góp tại trại sáng tác

lần này 27 tác phẩm, trong đó tác giả Hồ Minh Hoài Bảo (Đạ Huoai) có 2 bài thơ (Tôi thấy mình cát bụi, Lỗi hẹn cùng Cỗ Lũy), 1 bài viết “Núi lú Mu, truyền thuyết và những bí ẩn chưa được khám phá” nghiên cứu về văn nghệ dân gian của dân tộc Mạ ở Lâm Đồng. Tác giả Huỳnh Thanh Tâm (Đức Trọng) có 6 tác phẩm, trong đó có 2 truyện ngắn (Hồn sen, Kỳ Lam quán), 1 truyện ký (Người xưa sương khói) nói về Quảng Ngãi, 3 bài thơ (Trước sông Trà, Những dấu chân trên đường làng Sơn Mỹ, Chiều Lâm Viên nhớ về Hà Nội ). Tác giả Trần Ngọc Trác (Đà Lạt) có 17 tác phẩm, trong đó có 16 ghi chép về một số nhân vật có những đóng góp nhất định với thành phố Đà Lạt nhân Năm Du lịch quốc gia 2014 Tây Nguyên - Đà Lạt và 1 ghi chép về một người lính huyền thoại được sinh ra tại Quảng Ngãi.

Nhà văn Đỗ Kim Cuông, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam đã đến dự và phát biểu hoan nghênh tinh thần làm việc nghiêm túc của các tác giả Bắc miền Trung và Tây Nguyên, sự cộng hưởng giúp đỡ của lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi, Hội VHNT tỉnh với văn nghệ sĩ dự trại. Cũng nhân dịp này, nhà văn Đỗ Kim Cuông đã thông tin thêm tình hình văn học nghệ thuật hiện nay của cả nước và mong mỏi đội ngũ văn nghệ sĩ tiếp tục có thêm nhiều tác phẩm về quê hương, đất nước, những vấn đề thời sự mà xã hội đang quan tâm. TRỌNG VĂN

Bế mạc Trại sáng tác VH-NTkhu vực Bắc miền Trungvà Tây Nguyên tại Quảng Ngãi

Suốt ba mươi năm “Anh Cả” Văn cầm quân xông pha trận mạc Kẻ thù khiếp vía tan thây.Điện Biên Phủ dưới đất Điện Biên Phủ trên mâyChiến dịch mang tên Hồ Chí Minh lịch sử Thu về một mối non sông. Một đại tướng thương lính Một đại tướng vì dân Bạn bè bốn phương kính nể, Xếp hàng danh tướng lẫy lừng.

Những cánh rừng không thể xa nhauNhững dòng suối chung nguồn nước mẹNhững người lính không cùng thế hệVẫn một lòng yêu Tổ quốc như nhau

Chiều biên cương phấp phới hoa lauLửa chinh chiến hừng hừng mây trắngHoa pơ-lang nở tàn thầm lặngThầm lặng như những chiến công

trên bia mộ kiệm lời

Các anh đi khi mười tám đôi mươiChưa tròn tuổi quân nhưng đã trọn nghĩa nướcTrọn trung hiếu với anh linh Tổ quốcThắp mơ ước hồng bao thế hệ hôm nay

Mấy mươi năm một chặng đường dàiMột dải non sông nối liền no ấmTừ khô cằn mọc lên những bông hoa lạ lẫmTừ đói nghèo những công trình thế kỷ

vượt trùng khơi

Ngọn lửa pha-ken ngạo nghễ thắp trờiTriệu triệu tấn dầu sáng bừng mơ ướcĐạp sóng dữ băng băng thuyền xuôi ngượcVạn mảnh đời lấy biển cả làm vui

ª PHÚ ĐẠI TIỀM

Sóng vỗ nghìn thu Kính dâng hương hồn

Đại tướng Võ Nguyên Giáp

ª PHAN THÀNH MINH

Cao độ một ngàn năm trăm

Tổng tư lệnh quân đội nhân dân sáng mãi lòng Nhân.

Ngày đại tướng ra đi Bầu trời nhuốm nước Bão gầm, sóng thét, mưa tuôn. Hàng liễu rưng rưngNhân dân xót thương nối hàng tiễn biệt Người anh hùng dân tộc kiên trung… Lạ lùng Trời đang mưa tuôn bão thét Bỗng nắng bừng sáng một ngày vui. Quảng Bình Vũng Chùa Đảo Yến Nơi tướng Giáp vẹn nguyên nghiệp võ“Anh Cả” Văn nằm nghe sóng vỗ nghìn thu.

Đứng trước các anh bao kẻ bùi ngùiThấy cắn rứt bởi tham lam ích kỷKhông xứng đáng để anh gọi là đồng chíKhông xứng tầm để dân tộc trao

những trọng trách thiêng liêng

Mơ sống lại thời hào hùng Điện BiênVới Tây tiến đoàn quân xanh màu láVới dũng khí kiên cường gan dạChiến bào thay chiếu vẽ nước non

Những Sài Khao, Mường Lát, Pha LuôngNhững Vàm Lũng, Rạch Gầm, Xoài MútĐêm Trường Sơn ào ào bom trútNgày Cổ Thành vun vút đạn bay

Ba mươi năm gom lại một ngàyChiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng Mùa xuân Sài Gòn thênh thang nắng ấmĐất trời ta đã về ta

Đêm hành quân qua chiến trường xưaQua những bản làng thân yêu

những cung rừng quen thuộcThắp nén nhang cho người về với đấtNguyện giữ giang sơn này đẹp mãi

với muôn sauCao độ một ngàn năm trăm ngô lúa

đã xanh màu.

(XEM TIẾP TRANG 10)

quốc gia. Trước hết, người làm công ăn lương nắm giữ chuyên môn và khi về hưu có nguy cơ gây thiếu hụt những người có kinh nghiệm; tiếp đến, sự thiếu nhân công có tay nghề cao sẽ xảy ra. Từ đó

nảy sinh ý tưởng về việc giữ chân những người lao động ở vào độ tuổi 65. Điều này bắt buộc các doanh nghiệp phải thích nghi: năng lực và nhu cầu về thể chất, tâm sinh lý của người lao động này rất khác

nhau, dường như những phương pháp làm việc sẽ phải thay đổi.

Vấn đề tay nghề cao mang tính quyết định, nhất là khi cách tiếp cận của chính phủ và công tác tổ chức làm việc dựa trên sự chuyển

giao trực tiếp các năng lực trong giờ làm và trong các cuộc “tiếp xúc xã hội” về khuya; nó tạo đặc quyền cho việc đào tạo tại chỗ. Phần lớn các kỹ năng, kỹ xảo vậy là đã không bao giờ được ghi lại. Điều này đặc biệt đúng đối với các doanh nghiếp rất lớn, hoạt động theo hệ thống truyền thống của việc làm suốt đời và hệ thống thâm niên (2/3 số nhân công). Việc điển chế hóa các năng lực đòi hỏi phải mất thêm nhiều thời gian.

Hiện tại, làn sóng người về hưu thật đáng sợ xiết bao đã không xảy ra. Trái lại: theo một cuộc điều tra mới đây của Bộ Y tế, Lao động và Trợ giúp xã hội Nhật, thì số lượng người lao động tuổi từ 60 đến 65 đã tăng 9,3 % vào năm 2008, rồi 4% năm 2009. Tỷ lệ việc làm đạt 76,5% năm 2009. Gần một nửa (49,4%) số người độ tuổi 65 đến 69 đều có việc làm, thậm chí gần với tỷ lệ 1/5 (19,9%) trong số những người 70 tuổi hoặc hơn. Điều này do ở việc tu chỉnh Luật về sự ổn định việc làm cho những người cao tuổi, mà làm chậm tuổi về hưu từ 60 đến 65, giữa tháng 4/2006 và 4/2013 (vào tháng 4/2006, tuổi hưu hợp pháp 62, 63 và

2007 đến 2009 là 64 giữa 2010 và 2012, và là 65 năm 2013). Từ năm 2005 (tức đúng vào thời điểm trước khi có Luật) tới 2009, số người làm công ăn lương đều đặn từ 60 tuổi đến 64 tuổi đã tăng 80,8% và số người trên 64 tuổi là 104,9%. Chính phủ hiện nay trông chờ việc đưa tuổi nghỉ hưu lên 70 tuổi.

Trên thực tế, tuổi về hưu (gần như là 70 đối với đàn ông) lại còn cao hơn so với tuổi ghi trong Luật. Thực tế, nước Nhật là quốc gia có nhiều người đến tuổi nghỉ hưu hiện vẫn còn làm việc. (Những người chủ thuê mướn nhân công có khả năng thuê tiếp họ, những người về hưu, với qui chế thấp, tức không có bảo hiểm, không trả lợi tức trước). Nhật Bản được đặc trưng bởi tỷ lệ rất cao những người già hơn trong thị trường lao động so với những nước khác. Chính vì vậy, các doanh nghiệp gây sức ép để tái cấu trúc chính sách lương bổng dựa trên thâm niên, mà theo họ, sẽ tạo nên sự chặn đứng việc duy trì việc làm sau 60 tuổi.

Vả lại, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thử thăm dò (hay thành lập)...

Thị trường nhân công béo bở của giới chủ Nhậtª NGUYỄN TIẾN QUỲNH (Theo Le Monde Diplomatique)

° Thành phố Kyoto: Nguyên là Heiankyo (Bình An Kinh), là cố đô thứ hai của Nhật Bản trong khoảng 1.000 năm (794-1868), nên có rất nhiều di tích lịch sử và những khu phố cổ một vài trăm năm. Thành phố Kyoto với những đường ngang dọc như bàn cờ, được xây dựng theo mô hình của cố đô Tây An, tức Tràng An, Trung Quốc, chung quanh là núi. Dân số khoảng 1.455.700 người, trong khi du khách đến đây hàng năm khoảng 45 triệu người.

8

CUOÁI TUAÀN Ngaøy 3 - 5 - 2014 DU LÒCH

Sau chặng đường 55 năm đầy sự kiện của một Sài Gòn thay đổi không ngừng, Khách sạn Caravelle tiếp tục chào đón du khách từ khắp

mọi nơi đến chiêm ngưỡng di sản lịch sử một thời của Việt Nam và tận hưởng ưu đãi đặc biệt trong thời gian lưu trú tại đây.

Từ ngày 7 đến ngày 31 tháng 5, người đam mê lịch sử sẽ có cơ hội trải nghiệm một khách sạn được xem như biểu tượng của Sài Gòn với mức giá ưu đãi đến 55% khi đặt phòng từ 2 đêm trở lên. Nơi này còn được đặc biệt nhớ đến như một địa điểm hội ngộ của các nhà báo trong thời gian diễn ra cuộc chiến những năm 60, 70.

Đây là món quà kỉ niệm từ Caravelle để đánh dấu cuộc cải tiến quan trọng nhất của khách sạn kể từ năm 1998, cũng trùng khớp với dịp tiền khai trương của khách sạn vào tháng 5 năm 1959. Tọa lạc tại Công trường Lam Sơn hoa lệ, Caravelle ngay khi mở cửa đã trở thành tòa nhà cao nhất Sài Gòn; là khách sạn duy nhất được trang bị hệ thống điều hòa và kính chống đạn. Cái tên “Caravelle” xuất phát từ chữ “caravelas” (con tàu) trong tiếng I-bê-ri, con tàu ánh sáng khám phá Thế giới mới vào thế kỷ 15. Khách sạn tọa lạc tại khu thương mại sầm uất của thành phố này đã nhanh chóng trở thành nơi lưu trú tốt nhất và là điểm đến thời thượng cho các hoạt động xã hội chuyên nghiệp. Trong những năm 1960, Caravelle hân hạnh là nơi đặt trụ sở của Đại sứ quán Úc và New Zealand, văn phòng của Air France và trụ sở của các tập đoàn truyền thông quốc tế tại Sài Gòn như NBC, ABC và CBS.

Vào thời kỳ hỗn loạn nhất của Sài Gòn, Caravelle vẫn như một ốc đảo mang đến sự thanh bình, thoải mái và tiện nghi nhất. Tầng thượng thoáng đãng, nay là bar Saigon Saigon, đã từng là điểm tụ họp cho những phóng viên điều tra cuộc giao tranh từ những vùng ngoại ô

thành phố. Trong số những nhà báo từng đoạt giải thưởng có Peter Arnett, Walter Cronkite và Malcolm Browne, những người đã luôn xem Caravelle như ngôi nhà tạm thời của mình. Những dòng hồi kí của họ gợi lại hồi ức đẹp về những người nhân viên tháo vát, những chiếc limo hào nhoáng và những căn phòng luôn luôn tươm tất khi họ trở về.

Sau khi kết thúc chiến tranh năm 1975, khách sạn được đổi tên thành Khách sạn Độc Lập và điều hành bởi Chính phủ Việt Nam. Đến tháng 3 năm 1992, chủ nhân kế nhiệm là Saigon Tourist cùng đối tác là Tập đoàn Quản lý Khách sạn Quốc tế của Singapore (Chains International Hotels Management Singapore Pte. Ltd) đã nỗ lực tạo nên một bước ngoặt làm hồi sinh lại tòa nhà 86 phòng này. Đi qua những đổi thay, Khách sạn Caravelle vẫn tọa lạc tại vị trí đắc địa của Sài Gòn, trở lại hoạt động với thương hiệu và danh tiếng ngày càng được khẳng định trong ngành dịch vụ du lịch - khách sạn. Năm 1998, khách sạn thực hiện một cuộc chuyển tiếp, góp thêm luồng sinh khí mới cho cảnh quan Sài Gòn với công cuộc “đại trùng tu” tòa nhà 10 tầng thành cao ốc 24 tầng. Không dừng lại tại đó, ngày 12 tháng 5 năm 2014 sắp tới, Caravelle lại tiếp tục chuyển mình cho một tiến trình cải cách khác, bắt đầu với đại sảnh của khách sạn.

Ngày nay, Khách sạn Caravelle lại một lần nữa dẫn đầu trong ngành công nghiệp du lịch - khách sạn trong nước - và lần này là các cam kết về môi trường. Khách sạn vừa nhận được chứng chỉ ISO 14001:2004, Chứng nhận EarthCheck cấp độ bạc (EarthCheck Silver Certification), Chứng chỉ Bông Sen Xanh của Việt Nam (Vietnam’s Green Lotus Certification), và gần đây nhất là giải thưởng ASEAN Khách Sạn Xanh (ASEAN Green Hotel) vào tháng 4 năm 2014.

H. LAN

NHÂN 55 NĂM THÀNH LẬPKhách sạn Caravelle giới thiệu chương trình ưu đãi đặc biệt

Từ “Địa Ngục Trần Gian” Côn Đảo là một quần đảo tiền

tiêu nằm về phía Đông Nam nước ta, gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ, cách Vũng Tàu 97 hải lý (tương đương 179.644 m) có diện tích 76km2. Trong đó, Côn Lôn (Côn Đảo), hay Phú Hải và cũng là tên gọi chung của cả quần đảo là hòn đảo trung tâm có diện tích lớn nhất 51,52km2 (chiếm gần 2/3 diện tích toàn quần đảo này).

Do có vị trí thuận lợi trên đường hàng hải nối liền Âu - Á, Côn Đảo được người phương Tây biết đến và “dòm ngó” từ rất sớm từ thế kỷ XII, XIII… Ngày 1/9/1858, sau khi tấn công và chiếm đóng Đà Nẵng, thực dân Pháp lần lượt đánh chiếm các tỉnh, thành phía Nam nước ta: Vũng Tàu, Cần Giờ, Gia Định (2/1859), Định Tường (4/1861) và chiếm đóng Côn Đảo (ngày 28/11/1861). Nhận thấy Côn Đảo có vị trí chiến lược, núi non hùng vĩ, hiểm trở, tương đối xa đất liền… nên thực dân Pháp quyết định thiết lập nhà tù Côn Đảo vào năm 1862, biến một hòn đảo bình yên, trong lành thành “Địa Ngục Trần Gian” với chế độ lao tù khắc nghiệt nhất trên thế giới.

Trong 92 năm (1862 - 1954) Pháp trực tiếp thiết lập và duy trì chế độ lao tù đã biến Côn Đảo thực sự trở thành một “Đảo tù” với một hệ thống các trại giam kiểu Pháp còn được gọi là “BAGNE” (banh) và được đánh số thứ tự như: banh I, banh II, banh III…, các xà lim, chuồng cọp Pháp, biệt lập chuồng bò… rất chặt chẽ. Đến tháng 9/1954, ngụy quyền Ngô Đình Diệm tiếp quản nhà tù Côn Đảo đã đổi các “banh” thành “trại”, và đến thời kỳ ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu đã cho “gắn” vào trước tên các trại giam ở Côn Đảo, cũng như 16 hòn đảo trên quần đảo này từ “Phú”, ví như: Trại 5 còn gọi là Trại Phú Phong, Trại 6 (Phú An), Trại 7 (Phú Bình); hay Côn Đảo còn gọi là Phú Hải, hòn Côn Lôn Nhỏ (Hòn Bà) còn được gọi là Phú Sơn, hòn Bảy Cạnh (Phú Cường)…

Cùng với việc thay đổi tên

gọi nhằm đánh lừa dư luận quốc tế, Mỹ, Diệm đã cho xây dựng lại hệ thống các trại giam, xà lim, “chuồng cọp kiểu Mỹ”… và áp dụng chế độ giam cầm, tra tấn, đày đọa, đánh đập, hành hạ tinh thần và thân xác người tù vô cùng nham hiểm, tàn khốc và man rợ hơn nhiều so với thời Pháp. Qua hai thời kỳ Pháp - Mỹ đã cho xây dựng ở Côn Đảo tất cả 127 phòng giam, 44 xà lim, 504 phòng “biệt lập chuồng cọp”, chuồng bò, các hầm xay lúa, khu đập đá, phòng phơi nắng, phòng tra tấn tù nhân… Với các thiết chế man rợ, khổng lồ và những dụng cụ giết người lạnh lùng này, trong 113 năm tồn tại (1/2/1862 - 1/5/1975), Côn Đảo đã giam cầm, lưu đày trên 200.000 lượt tù nhân là những sĩ phu yêu nước, các nhà cách mạng thời kháng chiến chống Pháp đến các lãnh tụ của Đảng, Nhà nước ta, cán bộ, chiến sĩ, đảng viên, học sinh, sinh viên… trên cả nước. Nhiều lãnh tụ của Đảng Cộng sản Việt Nam, các nhà yêu nước lỗi lạc nước ta đều có tên trong danh sách tù nhân như: Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Thúc Duyên, Trương Bá Huy, Ngô Đức Kế, Phạm Cao Chẩm, Trần Trọng Cung, Trần Cao Vân, Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Tạ Uyên, Tống Văn Trân, Tôn Đức Thắng, Lê Hồng Phong, Phạm Văn Đồng, Hà Huy Giáp, Lê Duẩn, Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Lê Đức Thọ, Nguyễn Văn Linh...

Thực dân pháp và chế độ Mỹ - Ngụy đã dùng đủ mọi cực hình tra tấn, cộng với chế độ lao dịch khổ sai…đã giết dần giết mòn sinh mạng người tù. Đã có trên 20.000 tù nhân Côn Đảo hy sinh trong các nhà lao, trại giam, xà lim, chuồng cọp hay các đợt tổ chức vượt ngục không thành…

Thấm thía giá trị ngàn lần cuộc sống hôm nayVề Côn Đảo trong những

ngày giữa tháng Tư rực nắng, đặt chân trên từng bậc đá trong Nghĩa trang Hàng Dương tôi chợt thấy lòng mình bâng

khuâng một niềm cảm xúc rất thiêng liêng khó tả. Trong khuôn viên rộng gần 20 ha, Nghĩa trang Hàng Dương được chia thành 5 khu mộ liệt sĩ với 1.921 ngôi mộ; trong đó, chỉ có 713 mộ có tên (1.208 mộ chưa tìm được danh tánh). Khu A gồm 690 mộ (7 mộ

tập thể), 91 mộ cá nhân có tên và 599 mộ khuyết danh. Nơi đây có mộ của cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong và nhà yêu nước Nguyễn An Ninh; Khu B1 gồm 210 ngôi mộ, trong đó 14 mộ tập thể, 62 mộ có tên và 148 mộ khuyết danh; Khu B2 gồm 485 ngôi mộ, trong đó có 3 mộ tập thể, 218 mộ có tên và 267 mộ khuyết danh, nơi có mộ của nữ Anh hùng Võ Thị Sáu, Anh hùng Cao Văn Ngọc và Anh hùng Lưu Chí Hiếu; Khu C gồm 374 mộ, trong đó có 01 mộ tập thể, 327 mộ có tên và 47 mộ khuyết danh còn có mộ của Anh hùng Lê Văn Việt và nữ Anh hùng Nguyễn Thị Hoa; và Khu D có 162 ngôi mộ, trong đó 15 mộ có tên và 147 mộ khuyết danh. Khu D được quy tập những mộ liệt sĩ từ các địa danh khác trên quần đảo Côn Đảo về…

Điều đặc biệt và cũng là điểm khác biệt của Nghĩa trang Hàng Dương so với tất cả các nghĩa trang khác trên cả nước ta, đó là gần 2.000 mộ liệt sĩ không quy tập lại mà nằm rải rác trên các khu đất đồi, dưới những tán cây xanh, bên cạnh các lối đi ngoằn ngoèo cao thấp trong nghĩa trang… Ban Quản lý nghĩa trang cho biết, khi tìm kiếm phát hiện được hài cốt liệt sĩ nằm ở vị trí nào thì ốp đá xung quanh thành mộ chí chứ không quy tập. Bởi vậy, trong Nghĩa trang Hàng

Dương nơi nào cũng có mộ liệt sĩ nằm ngổn ngang không theo hàng lối và mộ rất nhiều. Cô hướng dẫn viên dẫn đoàn chúng tôi chợt hạ giọng nhẹ nhàng: “Dưới chân chúng ta đang đứng, trong từng nắm đất, gốc cây của Côn Đảo còn lẩn khuất xương cốt của nhiều liệt sĩ, xin hãy nhẹ bước chân”! Bất chợt, những câu thơ như thể thoát ra từ lòng đất ngân nga trong chiều nghĩa trang trong tiếng gió rì rào: “Núi Côn Lôn được pha bằng máu/Đất Côn Lôn năm, sáu lớp xương người…/Nghĩa trang Hàng Dương vùi chôn bao số phận/Hết lớp này, lớp khác dập lên trên…”.

Những ngày lưu lại Côn Đảo, chúng tôi còn đi thăm một số di tích lịch sử, nghe kể về chính sách cai trị hà khắc đối với người tù cộng sản và tinh thần đấu tranh bất khuất của các thế hệ tù nhân chính trị trong các buồng giam, khám tử hình; tay run run đặt lên mộ chị Võ Thị Sáu và các mộ chí nén tâm hương mà nghe hồn rơm rớm lệ.

Nghĩa trang Hàng Dương và nhà tù Côn Đảo là chứng tích lịch sử tố cáo tội ác của thực dân đế quốc xâm lược, là biểu tượng cao nhất của lòng yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của nhân dân Việt Nam. Về Côn Đảo để hiểu giá trị cuộc sống hôm nay và để yêu hơn Tổ quốc mình…ª

Về Côn Đảo - thêm yêu Tổ quốc mìnhª THANH DƯƠNG HỒNG

Dù chỉ là một đảo nhỏ trong hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ của Việt Nam; Song, Côn Đảo được nhân dân cả thế giới biết tên và ngưỡng vọng; bởi đây là dấu tích đầy đau thương và bi hùng của dân tộc Việt Nam qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ. Côn Đảo - vùng đất thiêng liêng, hòn đảo huyền thoại và tâm linh…

° Thắp hương tưởng nhớcác Anh hùng,liệt sỹ tạiNghĩa trang Hàng Dương.

9 CUOÁI TUAÀN Ngaøy 3 - 5 - 2014

gia ñình - ñôøi soáng

...Qua lời kể của cô hướng dẫn viên, chúng tôi không khỏi thắc mắc: “Sao lại gọi hang Tám Cô, trong khi những người hy sinh trong hang đá lại gồm bốn nam và bốn nữ?”. Nguyễn Thị Hương Giang (tên cô hướng dẫn viên) cho biết: “Các anh chị ơi! Trên Đường 20 - Quyết Thắng có những sự trùng hợp đến lạ kỳ. Trước thời

điểm các anh chị hy sinh thì hang đá là nơi trú ẩn của một tiểu đội nữ TNXP, bộ đội hành quân vào Nam đặt tên hang Tám cô gái, gọi mãi thành quen, thành thân thiết. Khi tám TNXP quê Thanh Hóa mất cũng chính tại hang đá này, đồng đội các anh, các chị không muốn đổi tên. Và thế, hang Tám Cô trường tồn mãi đến hôm

nay bên cạnh Đền tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ Đường 20 - Quyết Thắng”.

Trong lòng hang, trên bàn thờ của tám TNXP quanh năm nghi ngút khói hương, có một tấm đá hoa cương khắc dòng chữ tưởng nhớ: “Khi còn đặt bước chân trên mọi nẻo đường của Tổ quốc, chúng tôi không bao giờ quên sự hy

sinh cao cả của các cô, những cô gái thanh niên xung phong. Cầu cho các cô được vĩnh hằng!”. Phía ngoài cửa hang, trên một viên đá được lấy từ quê hương Hoằng Hóa vào, những người lính Trường Sơn một thời khói lửa tri ân cùng họ: “Mỗi ngã đường nơi đây không chỉ được mở bằng xương máu và mất mát, đó còn là sự hy sinh thầm

lặng của tuổi thanh xuân… Xin gửi tới anh chị, những thanh niên xung phong lời tri ân sâu sắc…”.

Và chúng tôi, thế hệ được hưởng trọn vẹn cuộc sống hòa bình. Hôm nay, trong những ngày tháng Tư lịch sử, xin gửi đến các anh chị một nén hương lòng. Cầu cho linh hồn các anh chị được siêu thoát!ª

Khúc tráng ca... (TIẾP TRANG 4)

G ần đây, các phương tiện thông tin đại chúng nói về bệnh sởi ghê quá. “Bác sĩ và bệnh nhân quay cuồng trong cơn bão sởi”. “Nhiều người kêu gọi quyên

góp cả tỷ đồng để mua máy thở, bơm tiêm điện cho bệnh nhi của các bệnh viện”. “Sởi nhiễm cả người lớn, gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời”. “Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu”…

Khác hẳn ngày nay khi khoa học đã phát triển, từ xưa trong dân gian Việt Nam coi mọc sởi là chuyện “đương nhiên”, “nhỏ như con thỏ”. Những bà mẹ mù chữ, đông con giàu trải nghiệm về bệnh nhi khoa coi việc chữa trị sởi là trong tầm tay nên chẳng có gì phải hoảng hốt, thậm chí “không xúc động” mấy. Chữa bệnh cũng như giải quyết nhiều việc khác, có cách giản đơn, có cách phức tạp, có khi như cái mẹo vậy.

Năm 1973, con gái đầu lòng của tôi lên sởi, lúc đó cháu lên hai, mặc dù đã là cán bộ y tế tôi vẫn sợ. Mẹ tôi bảo đến nhà ông lang Chanh (ở rìa thị xã Bắc Ninh lúc đó) mua ít thuốc Đông y là khỏi, ông ấy nổi tiếng về cái mẹo chữa sởi. Làng quê nào cũng có những người tài, hỏi thăm đến nhà chẳng khó khăn gì. Ông lang Chanh đưa cho tôi một nhúm bột thuốc (nằm gọn trong lòng bàn tay), nói là về cho vào cái đĩa, đốt lên dưới chân giường là xong. Tôi làm y như lời dặn, hai ngày sau sởi mọc đều khắp người, “nọc sởi không chạy vào trong”, nghĩa là khỏi, không gây biến chứng.

Nhúm bột thần diệu ấy chính là bột hạt mùi (hạt ngò). Vì chuyên nghiên cứu tinh dầu làm thuốc tôi phát hiện ra ngay, đến cám ơn và nói với ông. Thường thì để giữ bí quyết, các lương y nghiền dược liệu thành bột, có khi thêm một số thành phần khác vào để tung hỏa mù. Biết là đồng nghiệp nên ông không giấu nữa và cho biết thêm theo cách nói của ông: “Sởi mọc được thoát ra ngoài là tốt, để nọc nó chạy vào trong là ngạt mà chết hoặc mù mắt. Biết thì rất dễ, khói hạt mùi thúc cho nó mọc đều ra ngoài. Có vậy thôi!”. Như thế là không dập tắt sởi, mà thúc, tạo điều kiện cho nó phát ra ngoài. Sởi không đáng sợ, nhưng biến chứng thì sợ. Chủ tịch hội đồng chuyên môn phòng chống dịch bệnh Bộ Y tế đã khẳng định đến nay chưa phát hiện có biến đổi gen và các typ sởi lưu hành tại Việt Nam không có sự thay đổi động lực của virus.

Mấy năm trước tôi có ý định sản xuất một loại nhang làm từ hạt mùi (đúng tên là quả mùi, quả ngò theo giải phẫu thực vật) để chữa sởi, nhưng trao đổi với một số đồng nghiệp Viện Pasteur Đà Lạt thì họ nói: “Ông lạc hậu quá rồi, ngày nay đã có vắc xin sởi”, thành ra tôi bỏ ý định. Trong cơn “bão sởi”, VTV đưa tin giá hạt mùi tăng từ một trăm ngàn đồng một ki lô lên hai trăm rồi hai trăm rưỡi… tôi mới sực nhớ lại. Giở sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” NXB Y học 2004, in lần thứ 12 của giáo sư Đỗ Tất Lợi trang 418 thấy có bài thuốc “Đậu sởi không mọc”: Quả mùi 80g tán nhỏ, rượu 100ml, nước 100ml. Đun sôi, đậy kín tránh bay hơi. Lọc bỏ bã. Phun từ đầu đến chân trừ mặt. Đậu

sẽ mọc ngay (kinh nghiệm dân gian). Theo tôi phương thức dùng của ông lang Chanh có phần hợp lý hơn ở chỗ không dùng nước, cồn vì nó làm lạnh da người bệnh. Lên sởi kị nhất là nước, gió, phải giữ cho da khô, ấm, không ăn thức ăn lạnh như mì, bún, rau sống, trái cây, kiêng đường (nhưng được ăn mía nướng?). Đường khác mía ở chỗ có thêm vôi khi kết tinh, điều này tôi chưa rõ lắm.

Cơ thể sinh vật kỳ diệu, nó là bác sĩ của chính mình, thường là ta chưa hiểu hết. Nhiều khi tăng thân nhiệt là cơ chế diệt vi khuẩn gây bệnh. Ở đây ngược lại, khi bị sởi phải kiêng nước, tránh gió sởi mới lên được, nếu ta thấy thân nhiệt hơi cao vội dập tắt nó bằng thuốc hạ sốt, làm toát mồ hôi hạ nhiệt sớm quá có nên chăng? Dùng các thuốc kháng sinh không tác dụng với virus, chỉ với mục đích chống bội nhiễm bởi những vi trùng gây bệnh khác, vậy thì chưa biến chứng có nên dùng không? Bệnh nhân tập trung quá đông trong bệnh phòng dễ lây chéo. Sởi mọc trong đường hô hấp gây phù nề và tăng tiết dịch niêm mạc phế nang khiến trao đổi ô xy khó khăn, thoáng là cần thiết, trong khi bệnh phòng chật ních bệnh nhi và người nhà thì có khi ở gia đình lại tốt hơn. Đã nhất thiết phải nhập viện chưa? Không nhiều thì ít, thuốc nào cũng có những tác dụng không mong muốn, xét nghiệm nhiều quá cũng không nên. Thay đổi môi trường sinh hoạt làm ảnh hưởng đến tiêu hóa, dinh dưỡng của trẻ nhỏ, khiến cơ thể suy nhược, giảm sức đề kháng, dễ đổ bệnh. Khôn ngoan, tự trang bị một số kiến thức y học phổ thông, lắng nghe cơ thể, đỡ làm rắc rối và tốn kém tiền của là điều thiết thực.

Trở lại với thần dược hạt mùi (ngò). Khi đốt lên tinh dầu bay ra có hàng trăm thành phần, nói là hàng ngàn cũng được, vì trình độ phân tích càng cao càng nhận biết nhiều. Nhưng chủ yếu là chất linalool và các dẫn chất của nó chiếm khoảng 80% trong tinh dầu. Đây cũng là thành phần chủ yếu của tinh dầu la văng (oải hương), loại cây thảo mọc ở vùng Địa Trung Hải. Cây oải hương ra hoa dùng làm gối đầu trị cảm cúm, làm nước rửa vệ sinh trong các đấu trường La Mã từ thời cổ đại, hoặc phun các nhà hát tẩy trùng làm thơm trước khi đón khán giả. Tinh dầu la văng còn dùng làm nước hoa, mỹ phẩm và các thuốc sát trùng lợi tiêu hóa, kích thích thần kinh tỉnh táo. Nhân dân ta tắm nước cây mùi già đêm ba mươi tết để tẩy xui, đón năm mới. Trong men rượu cũng có bột hạt mùi, nhang (hương) có hạt mùi thì chuối mau chín và đẹp (lên trứng cuốc). Thành phần tương tự tinh dầu mùi tìm thấy trong ngọn cam (citrus bergamot), bạc hà (mentha citrata), thiên niên kiện… Mấy chục năm trước, Việt Nam có xuất khẩu dược liệu này.

Có thể từ nhiều năm trước chúng ta tiêm chủng sót, hoặc thiếu vắc xin sởi, dịp lễ 30/4 và 1/5 tới, khách du lịch nhiều, sởi lan tràn cũng đừng sợ, nhiều người bị sởi thì nhiều người được miễn dịch tự nhiên, sang năm, sang năm nữa người mắc bệnh sởi sẽ ít hơn.ª

Suy nghĩ thêm từ một phương thuốc Đông y chữa bệnh sởi ª Dược sĩ CHU BÁ NAM

T rước đây, cũng như các DTTS khác trên dãy Trường Sơn Tây Nguyên, người K’Ho sống bằng nghề trồng lúa nước và làm nương rẫy. Để đấu

tranh sinh tồn, những ông bà tổ tiên của người K’Ho đã sáng chế ra nhiều loại vật dụng, công cụ sản xuất như rìu, dao, xà gạc rồi đến cái nong nia… và chiếc gùi.

Theo già làng K’Tếu (ở thôn Duệ, xã Đinh Lạc): “Trong một năm không phải lúc nào người ta cũng có thể vào rừng chặt nứa để mà đan gùi được. Theo kinh nghiệm đã được đúc kết từ bao đời nay của ông bà tổ tiên người K’Ho, muốn

Trong đời sống của người K’Ho nói riêng và đồng bào các DTTS ở dãy Trường Sơn Tây Nguyên nói chung, từ bao đời nay chiếc gùi đã trở thành một vật dụng rất gần gũi, gắn bó và không thể thiếu trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày và trở thành một nét đẹp văn hóa của người K’Ho. Trong bài viết này, tôi chỉ đề cập về những chiếc gùi của đồng bào K’Ho ở cao nguyên Di Linh.

đan một chiếc gùi đẹp, bền chắc thường thì vào tháng 6, tháng 7, họ vào rừng sâu để chặt nứa (tre). Vì sau những trận mưa đầu mùa, cây cối tiếp tục mọc lên, những cây mới mọc trong năm, thì thời điểm này đi chặt nứa đan gùi, nia…là thích hợp nhất. Vì lúc đó, cây nứa không quá non và cũng không quá già, nên chọn những cây mắt dài, thân thẳng và có ngọn cong vút. Từ khi chặt mang về phơi nắng cỡ một tuần là có thể đan được”.

Bên cạnh việc lựa chọn cây nứa thì con dao gọt cũng không kém phần quan trọng. Dao nhỏ có đầu nhọn hoắt và sắc bén, cộng với sự tỉ mẩn của con người là yếu tố quyết định để tạo ra một chiếc gùi đẹp. Để hoàn thành một sản phẩm phải mất khá nhiều thời gian và trải qua từng công đoạn: Tìm nguyên liệu,

chẻ và vót nứa, đan thân gùi, dây gùi và làm đế gùi. Do đó, mỗi công đoạn có phần quan trọng khác nhau, nhưng quan trọng hơn cả là phần chẻ và vót nứa làm thân gùi và dây gùi. Vì nó chiếm nhiều thời gian và đòi hỏi sự tỉ mỉ của người làm.

Gùi không chỉ là vật dụng dùng đựng các đồ dùng từ chiêng đến thóc, gạo… mà nó còn là những sản phẩm khá kỳ công thể hiện qua bàn tay khéo léo, sự sáng tạo trong việc trang trí tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ đặc trưng của người chế tác.

Gùi của người K’Ho phổ biến nhất,

gồm: “Sah sơn (rơn noas), sah dà (sớ dà), sớ nùng và sớ bơnơr. Với mỗi loại gùi người ta thường dùng vào những mục đích và công dụng khác nhau. Sah sơn là chiếc gùi to, có công dụng đo lượng. Một chiếc gùi có thể đựng được 50 kg thóc. Còn sớ dà được đan thành nhiều kích cỡ khác nhau dùng để gùi nước, củi, lúa gạo và mang lên nương rẫy… Riêng sớ bơnơr chủ yếu dùng để đi hội, đi chợ. Vì chiếc gùi này nhỏ gọn, được đan công phu hơn và được trang trí với nhiều hoa văn, họa tiết đẹp mắt nhằm tô thêm vẻ đẹp lộng lẫy của người phụ nữ vùng sơn cước” - Ông K’Brêm (thôn Duệ, xã Đinh Lạc) nói.

Bà Ka Hơn (ở Tổ dân phố K’Ming, thị trấn Di Linh) cho biết: Trước đây, trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người K’Ho,...

Chiếc gùi, một nét đẹptrong đời sống của người K’Ho

ª NDONG BRỪM

° Chiếc gùi gắn bó mật thiết với đời sống người K’Ho.

(XEM TIẾP TRANG 11)

CUOÁI TUAÀN 3 - 5 - 201410 11 CUOÁI TUAÀN 3 - 5 - 2014toøa soaïn baïn ñoïc

... những thị trường mới. Trong một số xí nghiệp công nghiệp, những người trên 40 tuổi chiếm đa số trong những người tiêu dùng, và, đã thay thế thế hệ trẻ như là “mục tiêu phân hóa”(segment cible). Trường hợp thị trường của các tầng lớp bị bỏ rơi mang lại một sự rọi sáng tượng trưng trong xã hội Nhật: vào năm 2008, lần đầu tiên trong lịch sử, doanh thu của các tầng lớp đối với người lớn đã bằng với doanh thu của các tầng lớp cho trẻ em. Các doanh thu từ trẻ em này có lẽ sẽ giảm 10%; trong khi doanh thu cho người lớn sẽ tăng 40% mỗi năm suốt 2 năm tới.

Thị trường vàng này chứng tỏ cuộc khủng hoảng dân số - ban đầu được quan niệm như mối hiểm nguy - có thể tỏ ra là cơ hội để phát triển công ăn việc làm. Hay nói một cách khác đi, bất cứ cuộc khủng hoảng nào cũng đều chứa đựng một cơ hội. Là điều mà theo chữ Hán - Nhật xác nhận, đặc tính thứ hai của thuật ngữ “khủng hoảng” (KIKI) cũng có nghĩa là “cơ hội” (KIKAI).

Hiện tại, giới doanh nhân quan tâm nhiều nhất vào thế hệ trẻ, đang đại diện cho thị trường thứ nhất, chí ít là đối với số khá giả nhất trong dân cư. Những người thuộc về thế

Thị trường nhân công... (TIẾP TRANG 7)

hệ “bùng nổ dân số” này, là những người thường xuyên rất tích cực, chủ động và đầy nghị lực - họ đã tạo nên một tiểu nhóm được trang bị những phương tiện tài chính, ham muốn sáng chế, phát minh công nghệ, và, thèm khát mua sắm tiêu dùng khi họ về hưu,và vậy là đã có được thời gian nhàn rỗi mới, họ đại diện cho một thị trường rất béo bở.

Phần lớn tài sản tài chính Nhật, và nhất là nợ công, thuộc về họ. Theo những tính toán mới nhất, (năm 2009): thì những người 50 tuổi nắm giữ hơn 21%, những người độ tuổi 60,31%, những người 70 tuổi, và hơn nữa, 28%. Vả lại, người Nhật cao tuổi nhất, nhìn chung không bị nợ nần, và sở hữu nhà ở của mình. Người ta gọi họ - về mặt tài chính - là những người yên ổn (rojin kizoku) (“quí tộc thâm niên”).

Các doanh nghiệp thành công trong việc thích ứng các sản phẩm hiện có, với sở thích của người tiêu dùng, đã thiết kế những mẫu mã mới. Cũng như là trong việc phát triển các công nghệ mới theo thị hiếu của khách hàng khá giả. Điện thoại di động Raku Raku (“dễ dàng, dễ dàng”) là một minh chứng rõ ràng. Những tranh ảnh hình Thánh, văn bản đễ dàng đọc được,

bàn phím gõ lớn hơn, sử dụng đơn giản, tiện lợi hơn sử dụng trực giác, hệ thống dò tiếng ồn . Nó ý thức được việc tổng hợp các công nghệ mới nhất, và, nhờ vào việc tiếp cận xuyên thế hệ, cũng thu hút được các lứa tuổi khác nhau. Một ví dụ khác của cách tiếp cận này là: công xon của trò chơi Wii của Nintendo, đã thành công ngoạn mục. Nó có thể thu hút nhiều thế hệ xung quanh trò chơi game, thậm chí mọi thành viên gia đình, kể cả ông bà.

Các doanh nghiệp khác đã ứng dụng khái niệm “dễ dàng, dễ dàng”. Năm 2007, hãng Panasonic đã tung ra thị trường Raku Raku Walk, một loại máy tập luyện, dùng cho người đau đớn và gặp các vấn đề ở đầu gối. Nó giúp tăng cường cơ bắp chân bằng cách làm giảm đau các khớp nối. Còn đối với hãng Wacoal, là hãng số một ở Nhật về đồ lót phụ nữ, hãng đã lập nên thương hiệu Raku Raku. Đối tác chuyên phục vụ những người già và của cả những ai quan tâm tới. Những lỗ thoát nách rộng, ví dụ vậy, sẽ cho phép phụ nữ,tự mình, mặc và cởi đồ dễ dàng . Kiểu cài khuy đã được đơn giản hóa đi rất nhiều: cúc có hình dạng quả trứng, khuy bấm có góc hay dây kéo fermeture Volcro. Một số loại quần

áo cũng đã được thiết kế để tránh làm xây xát da, như Anshin Walker (anshin có nghĩa là “an toàn”), đã được tung ra thị trường năm 2007: một hạt gắn chốt nhồi bảo vệ cổ đốt đùi phòng khi bị ngã, và cũng bảo vệ cơ bắp khi người ta ngồi hoặc bước đi.

Một thị trường khác cũng đang phát triển tột bực: nhà chuyên dụng đặc biệt. Về mặt truyền thống, những người già cả hơn có lẽ sẽ sống với con cháu, tam đại đồng đường. Từ nay, điều này chỉ còn đúng với một nửa trong số họ (48%), những người trên 65 tuổi, so với 70% năm 1980. Với những thay đổi mà tuổi trẻ hơn biết đến (nhất là việc đô thị hóa và sự linh hoạt về việc làm) và sự gia tăng niềm hy vọng vào cuộc sống, càng ngày thì những người về hưu càng quyết định ở lại nhà họ, thoát khỏi việc sắp xếp lại nhà ở, điều kích thích thị trường cách tân bất động sản. Những người khác thì đi ở trong những ngôi nhà có phục vụ y tế hay các cơ sở dành cho người hưu trí... Người ta luôn luôn nhắc tới những phương tiện đại chúng phương Tây nói về những người máy, dùng cho việc chăm sóc họ. Nhưng hiện nay, kỹ nghệ này đã không đáp ứng được kỳ vọng của người dân, thậm chí, nếu Nhật Bản đang dẫn đầu

trong lĩnh vực này, và nếu công cuộc nghiên cứu khoa học còn tiếp diễn.

Tuy nhiên, với khủng hoảng thì người Nhật giảm chi tiêu. Những người sinh ra “thời kỳ bùng nổ dân số” mà đã có được chút ít tiền dành dụm, nói chung thì họ có khuynh hướng gạt cuộc khủng hoảng sang một bên, hoặc giả là giúp đỡ con cháu họ về mặt tài chính.

Vả lại, Nhật Bản quan tâm trước hết tới những người già giàu có và khỏe mạnh, chứ không phải là người già nghèo khó và bệnh tật, ốm đau. Dầu sao, nhóm người già nghèo khó, bệnh tật này sẽ có thể lại là quan trọng trong tương lai, và thị trường vàng giống như với bất cứ điều gì khác với như dự đoán. Những sự bất công về lương bổng và kinh tế, cũng như sự nghèo khó trong số các người già lớn tuổi hơn, đang đe dọa trở thành quả bom nổ chậm. Hiện nay, 25,4% trong những người 75 tuổi còn đang sống ở dưới mức nghèo khổ, so với mức trung bình là 16,1% của số do OCDE đưa ra và 10,6% đối với Pháp. Điều này chắc chắn sẽ cảnh báo quyền lực công cộng, nhưng cũng còn cả là các doanh nghiệp, mà họ có thể cam kết cung cấp các sản phẩm và các dịch vụ dùng để giúp đỡ những người già trong cuộc sống thường nhật.ª

Làm giàu từ sản xuất, góp phần xây dựng nông thôn mớiª HOÀNG VƯƠNG MỸ

CÁT TIÊN: Chưa cótrường hợp nào mắc bệnh sởi

Sáng 28/4/2014, Đội phó Đội Y tế dự phòng (Trung tâm Y tế) huyện Cát Tiên Mai Văn Lịch cho biết: Để ngăn chặn sự bùng phát của bệnh sởi, trước đó, từ ngày 15/3 đến 21/3, Đội Y tế dự phòng huyện Cát Tiên đã triển khai tiêm vắc xin sởi đợt I và từ ngày 15/4 đến 21/4 tiếp tục tiêm đợt II cho trẻ em trong diện cần tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh sởi.

Nhờ vậy, từ đầu năm 2014 đến nay, trên địa bàn huyện Cát Tiên chưa có trường hợp nào dương tính với vi rút sởi. Qua giám sát, Đội chỉ ghi nhận có 2 ca sốt phát ban nghi mắc bệnh sởi. Sau khi xét nghiệm, 2 ca bệnh này được xác định là âm tính với sởi và đã được điều trị khỏi. TRỊNH CHU

TRÊN DIỆN TÍCH 11.000M2 ĐẤT VƯỜN, VỢ CHỒNG ÔNG VÕ VĂN QUỐC KHÔNG NGỪNG CHUYỂN ĐỔI CÂY TRỒNG THEO HƯỚNG NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ VỚI PHƯƠNG CHÂM “KHÔNG CHO ĐẤT NGHỈ,

KHÔNG NGỪNG TAY TA”. VÀ CHÍNH SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG HỢP LÝ, KHOA HỌC VÀ SỰ LAO ĐỘNG MIỆT MÀI KHÔNG NGƠI NGHỈ ĐÓ, ĐÃ MANG LẠI NGUỒN THU NHẬP HÀNG TỶ ĐỒNG, NÊN VỢ CHỒNG ÔNG QUỐC TRỞ THÀNH TỶ PHÚ NÔNG DÂN, CÓ NHIỀU ĐÓNG GÓP VÀO CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN

MỚI (NTM) Ở XÃ TÂN HỘI.

Năm 1980, từ Quảng Ngãi, vợ chồng ông Võ Văn Quốc đi kinh tế mới vào thôn Tân Phú, xã Tân Hội mua 11.000m2 để

sản xuất nông nghiệp. Ban đầu, trồng mía đường, được một thời gian, mía đường khó tiêu thụ, vợ chồng quyết định chuyển đổi sang trồng cà phê kết hợp với cây ăn trái sầu riêng. Nhưng rồi, những năm 1997-1998 cà phê tụt giá, trong lúc thị trường heo thịt sôi động, vợ chồng ông lại một lần nữa chuyển đổi mô hình sản xuất sang chăn nuôi heo. Với quy mô trang trại 70 heo nái, 700 heo thịt và quy trình chăn nuôi khép kín từ heo giống, đến heo thịt, hàng năm gia đình ông Quốc xuất ra thị trường trên dưới 70 tấn heo thịt, mang về doanh thu hàng trăm triệu đồng. Việc chăn nuôi heo kết hợp với sản xuất cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình trong một thời gian dài. Đến năm 2010, chăn nuôi heo gặp khó khăn, phần do dịch bệnh, phần do giá cả bấp bênh, bất lợi cho người chăn nuôi, vợ chồng ông

Quốc lại mạnh dạn chuyển đổi sang nuôi trồng nấm bào ngư, với quy mô 80.000 bịch, cung cấp cho thị trường 40 tấn nấm/năm và lúc cao điểm đạt doanh thu trên 500 triệu đồng/năm. Thấy trồng nấm bào ngư mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ trong xã, trong khu vực đua nhau phát triển. Hệ quả, năm 2012, giá nấm trên thị trường xuống thấp, do cung vượt cầu. Tuy trồng nấm vẫn có lợi nhuận, nhưng không cao, vợ chồng ông Quốc lại chuyển đổi sang trồng ớt ngọt trong nhà kính, với diện tích 2,5 sào, cho năng suất 15 tấn/vụ, năm thu hoạch hai vụ. Toàn bộ ớt ngọt của vợ chồng ông Quốc được các đại lý thu mua cung cấp cho siêu thị tại các thành phố lớn như Hà Nội, Nha Trang và TP. Hồ Chí Minh, với giá khá cao, đã mang lại doanh thu, lợi nhuận cho gia đình rất lớn. Tuy nhiên, chỉ được một thời gian, giá ớt ngọt xuống thấp 7.000 đồng/kg, vợ chồng ông Quốc lại tiếp tục chuyển 2,5 sào đất nói trên sang trồng phúc bồn tử, cung cấp sản phẩm cho các đại lý, mang đi các thị trường có nhu cầu lớn tiêu thụ

bồn tử mang lại vẫn còn khá cao. Do đó, vợ chồng ông Quốc tiếp tục duy trì giống cây mới lạ này trong mô hình kinh tế của gia đình. Cùng với phúc bồn tử, hiện vợ chồng ông còn sản xuất 3 sào cà chua sạch cung cấp cho các siêu thị tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Điều đáng nói là: Trong lúc nhiều nhà vườn điêu đứng vì cà chua rớt giá thê thảm chỉ còn 500-700 đồng/kg, thì với việc ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm dưới hình thức chuỗi liên kết với Công ty TheFruit & Prople, sản phẩm cà chua của vợ chồng ông Quốc vẫn tiêu thụ hết với giá lúc cao từ 15.000-17.000 đồng/kg, lúc thấp 12.000-14.000 đồng/kg. Bên cạnh phúc bồn tử, cà chua sạch, hiện trong trang trại của vợ chồng ông Quốc còn có sản phẩm nấm Notaky-Nhật Bản có giá trên thị trường 35.000 đồng/kg và nấm chân dài giá 100.000 đồng/kg.

Trao đổi quyết tâm làm giàu và kinh nghiệm sản xuất với chúng tôi, ông Võ Văn Quốc nói rằng: Ở một vùng quê có lợi thế về đất đai, khí hậu, kinh nghiệm sản xuất như Tân Hội mà mình không biết vươn lên làm giàu là bỏ phí cơ hội. Vấn đề là ở chỗ, phải nắm bắt nhanh, nhạy nhu cầu của thị trường để chuyển đổi cây trồng hợp lý, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Với lại, mình làm giàu chân chính từ sản xuất không phải cho bản thân mình, mà cho tương lai các con (các con ông Quốc đều được học hành đến nơi, đến chốn, đạt kết quả tốt) và cho quê hương, làng xóm, bởi ngoài việc giúp đỡ các hộ dân quanh vùng về vốn, cây giống, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, mình còn là tấm gương để mọi người noi theo trong việc xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Tâm sự của ông Võ Văn Quốc, đúng với khẳng định của Phó Bí thư Đảng ủy xã Tân Hội Hoàng Thế Anh: Những hộ vươn lên làm giàu từ sản xuất như vợ chồng ông Võ Văn Quốc là hạt nhân của phong trào xây dựng NTM ở Tân Hội. Bởi ngoài những đóng góp công sức, tiền của để xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở, giúp nhau thoát nghèo, còn là gương sáng để người dân địa phương học hỏi noi theo, tổ chức sản xuất, chăn nuôi đạt hiệu quả, nâng cao mức thu nhập hàng năm, nhằm thực hiện tốt tiêu chí về thu nhập của NTM, cũng như tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng, ổn định ANCT-TTATXH và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh…ª

Kén tằm được giá nhiều hộ trồng dâu nuôi tằm lãi lớn

Hiện nay, giá kén tằm trên thị trường đang dao động ở mức từ 135 đến 140 nghìn đồng/kg, cao hơn từ 25 đến 30 nghìn đồng/kg so với cùng thời điểm năm ngoái và đạt giá kỷ lục trong vòng 5 năm trở lại đây. Do vậy, nhiều hộ trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện Đam Rông đã lãi lớn nhờ giá kén tằm liên tục tăng. Theo những hộ nuôi tằm cho biết, tằm con từ khi mua về khoảng 10 đến12 ngày tuổi đến khi thành kén mất khoảng hai tuần. Bình quân một hộp tằm người dân thu được 45 đến 50kg kén, với mức giá như hiện nay, thì 1 hộp tằm cho thu nhập khoảng 5 đến 6 triệu đồng. Được biết, hiện nay diện tích trồng dâu trên địa bàn huyện có trên 160ha, với gần 300 hộ làm nghề trồng dâu nuôi tằm, trong đó được trồng tập trung ở các xã Đạ Rsal, Liêng Srônh và Đạ K’Nàng. LÊ TUẤN

như: Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ… Với sản lượng trên 1,2 tấn/năm và giá 200.000 đồng/kg lúc cao điểm, đã mang lại doanh thu cho vợ chồng ông Quốc trên dưới 250 triệu đồng/năm. Nay tuy sản lượng và giá trên thị trường không còn cao, nhưng hàng năm cũng mang lại thu nhập khá cao cho gia đình ông Quốc. Với lại kỹ thuật chăm sóc, thu hái đơn giản, thời gian sinh trưởng, tái tạo của phúc bồn tử kéo dài nhiều năm, nên lợi nhuận từ phúc °Ông Võ Văn Quốc với mô hình sản xuất cây phúc bồn tử.

CUOÁI TUAÀN 3 - 5 - 201410 11 CUOÁI TUAÀN 3 - 5 - 2014 nhìn ra boán phöông

Bảo Lộc tăng cường... (TIẾP TRANG 3)... Để phát huy vai trò của tổ chức

Đảng và đảng viên trong trường học, Thành ủy Bảo Lộc chú trọng đến công tác xây dựng Đảng bộ và chi bộ nhà trường trong sạch vững mạnh (TSVM) để thực sự là hạt nhân lãnh đạo toàn diện trong trường học. Qua đánh giá phân loại hàng năm, các tổ chức cơ sở Đảng trong các trường học đạt TSVM đều tăng dần. Riêng năm 2013 có 57/57 (100%) tổ chức cơ sở Đảng trong trường học đều đạt TSVM. Hàng năm có 85 - 90% tổ chức Công đoàn trong các trường học đạt danh hiệu “Công đoàn vững mạnh”.

Tuy nhiên, theo đánh giá của

Thành ủy Bảo Lộc, cái khó trong công tác phát triển đảng viên trong ngành Giáo dục của thành phố hiện nay là đối với các loại hình trường mầm non ngoài công lập. Bởi, lực lượng giáo viên thường biến động, khó quản lý. Thành ủy sẽ có các giải pháp để tăng cường hơn nữa công tác phát triển đảng viên và xây dựng Đảng trong bậc học mầm non để đến 2020, toàn thành phố sẽ có ít nhất 75% số trường mầm non thành lập được chi bộ Đảng; 100% số trường ở bậc tiểu học trở lên đều có tổ chức Đảng và phấn đấu nâng tỷ lệ đảng viên trong ngành Giáo dục lên 45% so với tổng số cán bộ, giáo viên.ª

... hình ảnh chiếc gùi, xà gạc đã trở thành nét đặc trưng vốn có không chỉ riêng với đồng bào DTTS ở Lâm Đồng mà cả các DTTS ở dãy Trường Sơn Tây Nguyên.

Gùi không chỉ là vật dụng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của người K’Ho mà nó còn giữ vai trò rất quan trọng trong các dịp tổ chức lễ hội của dân tộc, như: Lễ cúng Yàng, Mừng lúa mới… Và khi con cái họ lập gia đình, thì chiếc gùi cũng là vật dụng để ban tặng (phan pơndăp bau) cho con cháu về ở rể bên gia đình nhà vợ.

Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chủ trương chính sách trong việc đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS. Nhờ vậy, hiện nay đời sống của đồng bào DTTS đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Kinh tế phát triển ổn định đã góp phần giải phóng được sức lao động cho nhân dân, đặc biệt là vùng đồng bào DTTS. Khi cuộc sống thay đổi, ngoài việc xây dựng nhà cửa khang trang, người dân đã đầu tư mua sắm các nông cụ phục vụ sản xuất hiện đại để thay thế con người vận chuyển các mặt hàng nông sản, nên đồng bào không còn thường xuyên dùng gùi như trước đây nữa. Vì vậy, chiếc gùi dần trở nên mờ nhạt trong đời sống của đồng bào, nhất là đối với các thế hệ trẻ. Họ không còn mặn mà với nghề truyền thống “đan gùi” của ông bà tổ tiên vốn đã tồn tại nhiều đời nay. Và, đồng nghĩa với việc những chiếc gùi, nét đẹp văn hóa của đồng bào DTTS đã không được thế hệ trẻ chú trọng, gìn giữ và phát huy.ª

Chiếc gùi... (TIẾP TRANG 9)

Đảo quốc tí hon kiện 9 cường quốc hạt nhân

Đảo quốc Marshall nhỏ bé ở Tây Thái Bình Dương vừa đệ đơn kiện Mỹ và 8 nước khác lên Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) tại The Hague - Hà Lan vì không đáp ứng yêu cầu giải trừ vũ khí hạt nhân.

Quần đảo từng được sử dụng làm bãi thử cho hàng chục vụ thử hạt nhân của Mỹ sau Thế chiến thứ hai đã nộp đơn khởi kiện 9 quốc gia lên ICJ, trong đó có Mỹ, đồng thời đệ đơn kiện lên Tòa án Liên bang Mỹ ở thành phố San Francisco.

Riêng với Mỹ, Marshall kiện Tổng thống Barack Obama, các phòng ban và thư ký quốc phòng, năng lượng cũng như Cục quản lý An ninh hạt nhân quốc gia Mỹ.

Ngoài Mỹ, các quốc gia bị kiện bao gồm Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Israel, Ấn Độ, Pakistan và Triều Tiên. Trong đó, 4 nước cuối danh sách tuy không tham gia Hiệp ước Cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) năm 1968 nhưng bị cáo buộc “vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế”.

Quần đảo Marshall tuyên bố 9 quốc gia kể trên đang hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân thay vì đàm phán giải trừ và ước tính họ sẽ mất 1.000 tỉ USD để duy trì các kho vũ khí này trong thập kỷ tới.

Cả Mỹ và 8 quốc gia còn lại không hề được thông tin cụ thể trước vụ kiện, trong khi phát ngôn

viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki từ chối đưa ra bình luận. Còn phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Israel, ông Paul Hirschson, cho rằng nước mình không liên quan vì không nằm trong diện cam kết của NPT.

Trước đây, quần đảo Marshall là địa điểm thử nghiệm 67 vụ thử hạt nhân của Mỹ kéo dài suốt 12 năm (1946-1958), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe người dân nơi đây. Trong đó có vụ kích nổ “Bravo shot”, một thiết bị 15 megaton có sức công phá tương đương 1.000 vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima vào năm 1954.

Ngoại trưởng Tony de Brum của quần đảo Marshall cho biết khi thông báo vụ kiện: “Dân tộc ta đã phải chịu đựng những thiệt hại thảm khốc và không thể khắc phục của loại vũ khí này. Chúng ta thề sẽ chiến đấu để không người nào khác có thể lặp lại những hành động tàn bạo như thế một lần nữa”.

Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Brum nhấn mạnh họ không cần bồi thường thiệt hại mà chỉ yêu cầu 9 quốc gia có liên quan phải đáp ứng đúng nghĩa vụ của mình, đó là giải trừ toàn bộ số vũ khí hạt nhân.

Một số nhân vật đoạt giải Nobel Hòa bình được cho là đang hỗ trợ về pháp lý cho Marshall, trong đó có Tổng Giám mục Nam Phi Desmond Tutu và luật sư về nhân quyền gốc Iran Shirin Ebadi.

TS (Theo NLĐO)

°Trụ sở ICJ - Hà Lan, nơi vừa tiếp nhận đơn kiện của quần đảo Marshall.

Xây tòa nhà cao 1 km

Burj Khalifa, tòa tháp chọc trời siêu cao ở “Trung tâm Mới” của Dubai, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất có thể sắp đánh mất danh hiệu “Tòa nhà cao nhất thế giới” vào tay Ả Rập Saudi nếu quốc gia này xây dựng thành công tòa nhà Kingdom Tower ở thành phố Jeddah, dự kiến cao tới 1.000m

Theo tuần tin tức chuyên về lĩnh vực xây dựng Construction Weekly, Ả Rập Saudi đang lên kế hoạch xây dựng công trình Kingdom Tower và có thể triển khai ngay trong tuần tới.

Cơ quan Dịch vụ Tư vấn Công nghệ Xây dựng tiên tiến (ACTS) có trụ sở chính tại Lebanon mới đây đã công bố lượng vật liệu xây dựng thí điểm tòa tháp cao 1.000m, trong khi tòa Burj Khalifa hiện tại chỉ đạt độ cao 827m.

Người ta ước tính chi phí xây dựng Kingdom Tower ở vào khoảng 1,23 tỉ USD. Tòa tháp gồm 200 tầng và có thể nhìn ra Biển Đỏ. Để hoàn thiện tòa tháp, phải cần tới hơn 1,7 triệu mét vuông bê tông và 80.000 tấn thép.

Việc xây dựng một cấu trúc siêu cao như Kingdom Tower, đặc biệt là bên cạnh bờ biển là điều không hề dễ

dàng. Phần móng phải được thiết kế sâu xuống 60m dưới lòng đất và có khả năng chịu mặn do ảnh hưởng của nước biển bao quanh nó.

Sức gió thổi trên cao cũng là một vấn đề nan giải cần tính đến. Nếu thiết kế không khoa học, tải trọng gió có thể khiến tòa tháp bị nghiêng hoặc đổ gãy bất cứ lúc nào. Đối phó với thách thức này, kiến trúc sư Gordon Gill cho rằng Kingdom Tower sẽ có hình dạng các tầng không giống nhau để gió thổi vòng quanh tòa nhà bị tản mát phần lớn, không ảnh hưởng mạnh như trên các công trình dạng khối vững chắc.

Bên cạnh đó, các kỹ sư có thể sẽ dùng phương pháp đẩy bê tông số lượng lớn qua một máy bơm duy nhất vào ban đêm, thời điểm nhiệt độ ngoài trời đủ thấp để xây dựng các tầng tháp trên cao, giống như cách xây dựng tòa tháp Burj Khalifa trước đó.

Tiến sĩ Sang Dae Kim, Giám đốc của Hội đồng nhà cao tầng Ả Rập Saudi, tỏ ra lạc quan về kế hoạch thực hiện Kingdom Tower. Ông nói: “Vào thời điểm hiện tại, chúng ta có thể xây các công trình cao một cây số, thậm chí là hai và chúng ta sẽ có nhiều cách để giải quyết”.

TS (Theo NLĐ)

°Tháp Kingdom Tower khi hoàn thiện sẽ có độ cao 1.000m.

°Nhìn toàn cảnh ra Biển Đỏ.

Vá hộp sọ bằng vật liệu tàu con thoiVới sự phát triển của y học,

người đàn ông bị mất 1/4 não bộ đã được “vá” lại phần sọ lõm hoàn chỉnh.

Lee Charie, 32 tuổi, sống tại Stanstead Abbotts, Đông Hertfordshire (Anh). 2 năm trước, anh Lee đã gặp tai nạn hy hữu khi ngã từ độ cao 7 m ở ban công khách sạn xuống bể bơi tại một khu nghỉ dưỡng khi đi du lịch ở Thái Lan.

Lee đã rơi vào trạng thái nguy kịch trong 2 ngày đầu tiên kể từ sau vụ tai nạn. Họ lo sợ rằng anh sẽ chết bởi vùng đầu bị thương nặng. Tuy nhiên, tình hình đã tiến triển tốt, anh vẫn sống dù phải cắt bỏ 1/4 bộ não để giảm bớt áp lực. Sau 2 tuần, anh trở về nước đồng thời mang theo cả mảnh sọ bị cắt bỏ trong vali hành lý. Giải thích về hành động này, Lee cho biết anh muốn các bác sĩ tại Anh có thể sử dụng nó như làm khuôn cho tấm kim loại định hình lại đầu mình.

Trải qua 4 giờ phẫu thuật, các chuyên gia tại Bệnh viện Addenbrooke ở Cambridge đã dùng 3 ốc vít cố định tấm titan vào phần sọ lõm của Lee Charie.

Christine Harkin - chuyên gia y tá lâm sàng chấn thương thần kinh - cho biết bác sĩ phẫu thuật thậm chí còn sử dụng thiết bị hình ảnh 3D để đảm bảo khuôn kim loại hoàn toàn khớp với chỗ lõm. Cô nói: “Khuôn sọ làm bằng titan - vật liệu thường tìm thấy trên thân tàu con thoi hoặc máy bay. Nó được sản xuất tại bệnh viện bởi các kỹ thuật viên hàm mặt. Họ sử dụng một phần của xương đã được lấy ra của bệnh nhân để tạo ra khuôn. Kỹ thuật hiện đại cho phép các chuyên gia sử dụng thiết bị hình

ảnh 3D để đảm bảo phù hợp chính xác đến 100%”.

Kể từ khi hộp sọ lõm được sửa chữa, Lee cảm thấy tự tin hơn hẳn. “Bây giờ, trong đầu tôi có một tấm titan lớn. Vì thế, bạn tôi đã đặt cho tôi biệt danh là “đầu tàu con thoi”. Tôi phải rất thận trọng vì nó có thể gây đau. Tôi không thể tiệc tùng như trước đây nữa. Niềm vui của tôi bây giờ là nhìn thấy người tôi yêu và làm những việc bình thường mà tôi đã bỏ lỡ”, Lee Charie nói.

TS (Theo 24h.com.vn)

°Lee Charie

trước (trái) và sau phẫu thuật

“vá” sọ.

CUOÁI TUAÀN Ngaøy 3 - 5 - 201412

GIAÙ3.200ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN THANH ÑAÏM ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

“ Thể thao

Cứ đến khoảng 4 giờ sáng hội trường của thị trấn Di Linh lại được mở cửa. Trong khi bóng đêm sương mù và cái

lạnh hãy còn vây bủa bên ngoài, đèn điện bên trong đã bật sáng trưng. Trong tiếng nhạc êm dịu vang lên, những cụ ông cụ bà áo quần thể thao giày vớ tươm tất khoan thai “múa” theo nhạc. Ngày nào cũng vậy, bất kể nắng hay mưa, những VĐV lớn tuổi này vẫn đều đặn đến đây tập luyện. Bài tập không kéo dài lâu, chỉ chừng 2 tiếng đồng hồ. Khoảng 6 giờ sáng thì tập xong, mọi người ai về nhà nấy, một ngày mới lại bắt đầu.

“Thị trấn Di Linh cũng chỉ mới phát triển thể dục dưỡng sinh vài năm gần đây thôi, nhưng phát triển rất nhanh, mọi người tập luyện đều lắm” - bà Ngô Thị Đào, 58 tuổi, Đội Trưởng đội Thể dục Dưỡng sinh thị trấn Di Linh cho biết. Đó là vào khoảng năm 2011 khi Hội người cao tuổi huyện mời huấn luyện viên về huấn luyện tại thị trấn Di Linh. Cả thị trấn lúc đầu chỉ có một nhóm, đến nay theo bà Đào, đã phát triển đến gần 20 nhóm, “Chúng tôi đã tập huấn cho 20 tổ dân phố, mỗi tổ một nhóm”. Các nhóm này, nhóm ít cũng trên chục người, nhóm nhiều trên 20 người, đa số là các thành viên người cao tuổi nhưng lớp tuổi trẻ hơn cũng có. “Nhóm tôi còn có cả các thành viên chỉ từ 35-40 tuổi thôi, tập rất vui” - bà Đào tươi cười.

Một lý do để mọi người đến với thể dục dưỡng sinh vì khả năng chữa bệnh của nó, đặc biệt là những căn bệnh thường gặp của những người lớn tuổi. Như bà Đào chẳng hạn, 50 tuổi bà đã bị chứng “thiểu năng tuần hoàn não” hành hạ, phải đi nhiều bệnh viện chữa trị, tốn rất nhiều tiền cho thuốc thang. Cứ thuốc vào thì đỡ một chút, còn không đi lên đi xuống cầu thang trong nhà bà vẫn vật vã vì đau đầu chóng mặt. Vậy nhưng chỉ cần 3 năm đi tập gần đây bà đã khỏe hẳn, giờ đi đứng “ngon lành”, bà là một thành viên tích cực cùng cả nhóm đi thi đấu biểu diễn khắp nơi.

Tương tự, ông Vũ Văn Sáu, 65 tuổi, người thị trấn Di Linh trước khi đến với thể dục dưỡng sinh cũng bị bệnh rất nặng. Năm 2007, ông bị thần kinh tọa, bại cả một

Thể dục dưỡng sinh ở Di Linh ª VIẾT TRỌNG

Chỉ trong vòng vài năm gần đây, thể dục dưỡng sinh trong người cao tuổi đã phát triển rất nhanh

tại Di Linh.

bên tay và chân, phải đi lại điều trị khá lâu tại Bệnh viện Y học cổ truyền Phạm Ngọc Thạch tỉnh. Tại đây, nhờ một số người bệnh khác cùng phòng dạy cho, ông đã học được thể dục dưỡng sinh để tự tập luyện giữ gìn sức khỏe cho mình. Về nhà, ông vẫn tự tập một mình hằng ngày, đến khi Di Linh có các nhóm thể dục dưỡng sinh hoạt động, ông trở thành một thành viên tích cực đi vận động mọi người cùng tham gia. Hiện, ông Sáu đang tập luyện thường xuyên cùng 12 thành viên trong tổ dân phố của mình. Nhờ kiên trì tập luyện, đến nay, như một phép màu, tay và chân ông đã vận động trở lại, không hoàn toàn như xưa nhưng ông đã có thể đi lại, làm được mọi việc lặt vặt trong nhà và gần đây, ông đã tự mình đi xe đạp và xe máy được trở lại. Và điều được nhất theo ông Sáu chính là trí nhớ của ông cũng từng bước phục hồi. Những lúc rảnh rỗi thư thái ông đã có thể làm thơ cùng các

bạn mình ngâm thơ cho vui. Thể dục dưỡng sinh theo ông là một liều thuốc đang giúp ông tích cực hồi phục trở lại, giúp ông yêu cuộc sống hơn.

Đến với thể dục dưỡng sinh tại các nhóm ở Di Linh có không ít người tuổi cao những vẫn rất tích cực, như cụ bà Trần Thị Tường chẳng hạn. Năm nay 79 tuổi, nhưng trông bà vẫn rất nhanh nhẹn và hoạt bát. Bà kể nhà bà khá vắng, con trai mất vì tai nạn giao thông, cô con dâu cả ngày đi làm, hai đứa cháu đi học xa, ở nhà quanh quẩn mãi cũng buồn nên xong công việc nhà bà lại đến CLB dưỡng sinh tập thêm các bài mới. “Bài nào tôi cũng thuộc cả” - bà nói, từ các bài múa tay không như “Thái cực nhập môn” đến các bài phối hợp với dụng cụ phức tạp như “Thái cực kiếm”, gậy dưỡng sinh… “Tôi thích vận động, thích thể dục thể thao từ ngày trẻ, ở nhà thì buồn, đến đây tập luyện vừa khỏe

người vừa vui vì có người nói chuyện”.Theo ông Lê Hùng Cường, Giám đốc

Trung tâm Văn hóa Thể thao Di Linh, thể dục dưỡng sinh tuy mới xuất hiện gần đây tại Di Linh, có chậm hơn nhiều địa phương khác trong tỉnh nhưng lại có tốc độ phát triển rất nhanh. Huyện đã có CLB Thể dục Dưỡng sinh của Hội người cao tuổi huyện. Bên cạnh thị trấn Di Linh phong trào tập dưỡng sinh đã lan rất nhanh đến các xã trong huyện và có xã hiện có phong trào rất tốt như Tân Châu, Đinh Trang Hòa… Trung tâm Văn hóa Thể thao huyện theo ông Cường luôn tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ phong trào dưỡng sinh phát triển thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn, mời HLV về huấn luyện, phối hợp các cấp hội người cao tuổi tổ chức giải thể dục dưỡng sinh, hỗ trợ về địa điểm để các nhóm dưỡng sinh hoạt động. Trung tâm hằng năm cũng tổ chức các giải thể thao như giải cờ tướng ở cấp xã và huyện với đối tượng tham dự chính là người cao tuổi và gần đây đã phối hợp với Hội Người cao tuổi tổ chức giải bóng cửa cấp huyện. Tại Liên hoan Thể dục dưỡng sinh miền Trung - Tây Nguyên mở rộng trong tháng 4/2014 vừa qua tại Đà Lạt, với 16 tỉnh thành trong nước tham dự, đội Thể dục Dưỡng sinh Di Linh đã xuất sắc giành được 2 huy chương, trong đó có 1 Huy chương Bạc nội dung biểu diễn bài thể dục tự chọn với dụng cụ và 1 Huy chương Đồng trong bài biểu diễn quy định 7 động tác.

Thể thao rõ ràng không chỉ thu hút người trẻ với những môn có cường độ hoạt động cao như bóng đá, bóng chuyền, chạy bộ… mà thể thao còn có không ít những môn dành cho người lớn tuổi, như thể dục dưỡng sinh chẳng hạn. Môn thể thao này đang được rất nhiều địa phương trong tỉnh như Đạ Tẻh, Lâm Hà, Đà Lạt, Bảo Lộc chú ý phát triển tại địa phương mình và hiện đã có thêm Di Linh góp mặt. Không chỉ góp phần thúc đẩy phong trào TDTT quần chúng phát triển, thể dục dưỡng sinh đã tạo ra một sân chơi để người cao tuổi tìm thấy niềm vui, sống vui sống khỏe mỗi ngày.ª

° Đội thể dục dưỡng sinh của huyện Di Linh tại Liên hoan Thể dục Dưỡng sinh miền Trung Tây Nguyên mở rộng 2014 tổ chức tại Đà Lạt.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Lâm Đồng tổ chức thi tuyển cán bộ năm 2014, cụ thể như sau:

I. Vị trí tuyển dụng:Chuyên viên nghiệp vụ (03

chỉ tiêu): Quản lý khách hàng: 01, giao dịch viên: 01, công nghệ thông tin: 01

II. Điều kiện, tiêu chuẩn tuyển dụng:

1. Điều kiện chung:- Là công dân Việt Nam,

thường trú tại Việt Nam.- Tuổi đời không quá 35.- Sức khỏe tốt, không có dị

tật, không mắc bệnh xã hội2. Các điều kiện, tiêu

chuẩn cụ thể đối với vị trí tuyển dụng xem chi tiết trên website tuyển dụng của BIDV tại địa chỉ http://tuyendung.bidv.com.vn

III. Hình thức tuyển dụng: Qua 3 vòng thi

Vòng 1: Sơ tuyển hồ sơVòng 2: Thi nghiệp vụ và

Tiếng anh

Vòng 3: Phỏng vấn trực tiếpIV. Hồ sơ dự tuyển- Đăng ký thông tin dự

tuyển theo hướng dẫn của BIDV tại website: http://tuyendung.bidv.com.vn

- File scan các văn bằng, chứng chỉ (Bản photo không cần chứng thực)

V. Thời gian, cách thức nộp hồ sơ

1. Thời gian: Từ ngày 10/5/2014 - 16/5/2014

2. Cách thức: Ứng viên nộp hồ sơ trực tuyến tại website: http://tuyendung.bidv.com.vn

Các thông tin chi tiết về đợt tuyển dụng được đăng tải trên website tuyển dụng của BIDV tại địa chỉ:

http://tuyendung.bidv.com.vnNGÂN HÀNG TMCP

ĐT&PT VIỆT NAM - CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG

HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG

THÔNG BÁOV/v tuyển dụng cán bộ năm 2014

... Vùng căn cứ phía bắc Lâm Đồng, đơn vị C.200 được tăng cường thêm nhân lực làm nhiệm vụ đưa đón cán bộ, chiến sĩ từ miền bắc vào Trung ương Cục và tăng gia sản xuất để cung cấp lương thực, thực phẩm cho căn cứ và các trạm giao bưu.

Để thống nhất sự chỉ đạo giữa Ban Cán sự B.7 và đơn vị C.200, tháng 12/1961 Trung ương Cục miền Nam bổ sung cán bộ thành lập tỉnh Lâm Đồng do đồng chí Phạm Thuần (Chín Cán) làm Bí thư, đồng chí Tư Nguyện - chính trị viên C.200 làm ủy viên.

Gần ba năm, đường Tây Trường Sơn mới nối liền với Đông Trường Sơn đi trên 4 tỉnh Tây Nguyên đã hoàn thành(1). Tỉnh ủy các

tỉnh lo củng cố tăng cường giao liên các trạm bàn giao nhiệm vụ và tổ chức giao bưu - thông tin cho lực lượng vũ trang địa phương.

Ba mươi tháng trời trôi qua, giao bưu - thông tin và nhân dân các tỉnh Tây Nguyên không quản gian khổ, hy sinh, dũng cảm, mưu trí bảo vệ hành lang, đưa đón cán bộ, chiến sĩ, vận chuyển vũ khí, lương thực, tài liệu… phục vụ Khu ủy 5, Khu ủy 6… Những chiến công sáng ngời ấy đã góp phần vào đại thắng mùa xuân năm 1975, thống nhất đất nước.

(1) Viết theo lời kể chuyện của các đồng chí Bí thư hoặc Phó Bí thư Tỉnh ủy, các đồng chí Trưởng hoặc Phó Ban Giao bưu vận, Trưởng trạm giao liên tỉnh Tây Nguyên và một số cán bộ B.90 để biên soạn lịch sử.

30 tháng... (TIẾP TRANG 4)

... đã làm nên một đêm lửa thiêng đậm đà bản sắc văn hóa Nam Tây Nguyên.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt khẳng định, văn hóa cồng chiêng trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc được các thế hệ người Mạ, người K’Ho, Chu ru lưu giữ từ đời này qua đời khác đến hôm nay vẫn đóng vai trò quan trọng trong kho tàng văn hóa Lâm Đồng. Đồng thời trăn trở: Điều làm chúng ta băn khoăn là số người biết đánh cồng chiêng trong các buôn làng đang ít dần đi, các nghệ nhân tuổi ngày càng cao, họ ra đi mang theo những di sản văn hóa. Những năm qua, cùng với việc tổ chức

truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ, lễ hội văn hóa cồng chiêng là một hoạt động bền bỉ, lâu dài nhằm gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng. Từ đó, chúng ta có quyền tin tưởng rằng không gian văn hóa cồng chiêng sẽ mãi trường tồn.

Đêm hội đã tôn vinh công nhận 26 nghệ nhân cồng chiêng đến từ các buôn làng K’Ho, Chu ru, Mạ, M’Nông trong toàn tỉnh đã có công gìn giữ phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng và trao biểu trưng kỷ niệm của lễ hội cho 35 nghệ nhân tiêu biểu.

QUỲNH UYỂN

Khai mạc lễ hội... (TIẾP TRANG 4)