+ All Categories
Home > Documents > Bản tin Logistics - GEMADEPT...SỐ 53 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2017 1. Từđiển...

Bản tin Logistics - GEMADEPT...SỐ 53 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2017 1. Từđiển...

Date post: 03-Aug-2020
Category:
Upload: others
View: 5 times
Download: 0 times
Share this document with a friend
22
SỐ 53 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2017 1. Tđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định Pháp lut 4. Tiêu điểm tháng 10/2017 5. Hot động ca Gemadept 6. Gii pháp qun trLogistics 7. Xu hướng thtrường 8. Câu chuyn Logistics 9. Skin Logistics tháng ti
Transcript
Page 1: Bản tin Logistics - GEMADEPT...SỐ 53 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2017 1. Từđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định –Pháp luật 4. Tiêu điểm tháng

SỐ 53

BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2017

1. Từ điển Logistics

2. Khách hàng Logistics

3. Quy định – Pháp luật

4. Tiêu điểm tháng 10/2017

5. Hoạt động của Gemadept

6. Giải pháp quản trị Logistics

7. Xu hướng thị trường

8. Câu chuyện Logistics

9. Sự kiện Logistics tháng tới

Page 2: Bản tin Logistics - GEMADEPT...SỐ 53 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2017 1. Từđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định –Pháp luật 4. Tiêu điểm tháng

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 1

BLOCKCHAIN – BƯỚC ĐỘT PHÁ MỚI CỦA CHUỖI CUNG ỨNG

Blockchain là gì?

Blockchain là công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin bằng các khối được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian do đó nó còn được gọi là chuỗi khối (blockchain). Mỗi khối chứa đựng các thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với các khối trước đó. Blockchain được thiết kế để chống lại sự thay đổi dữ liệu. Thông tin trong blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các nút trong hệ thống. Ngay cả khi nếu một phần của hệ thống blockchain sụp đổ, những máy tính và nút khác sẽ tiếp tục hoạt động để bảo vệ thông tin.

Đặc biệt blockchain có khả năng truyền tải dữ liệu mà không đòi hỏi trung gian để xác nhận thông tin. Hệ thống blockchain bao gồm nhiều nút độc lập có khả năng xác thực thông tin mà không đòi hỏi "dấu hiệu của niềm tin". Về cơ bản blockchain là một chuỗi các máy tính mà tất cả phải chấp thuận một giao dịch trước khi nó có thể được xác nhận và ghi lại. Giống như việc bạn gửi cái hộp đi mà mọi người đều xác nhận cái hộp đó là của bạn chứ không phải một vị luật sư hay một ngân hàng nào đó.

Hiểu một cách đơn giản, đây là một kỹ thuật mã hóa cho phép xác minh thông tin xuyên suốt vòng đời của sản phẩm, theo dõi dòng đi của sản phẩm giữa các bên mà không cần phải liên tục ghi lại theo kiểu thủ công. Bạn chỉ cần click chuột truy cập là biết ai đã làm gì, vào lúc nào với sản phẩm trong chuỗi.

Thay vì chỉ được truy cập bởi một hoặc một số ít người làm ra, thông tin trong blockchain có thể được hiển thị với tất cả mọi người trong hệ thống. Bạn có thể kiểm tra trực tiếp dữ liệu về sản phẩm bất cứ lúc nào mà không cần phải đi qua bên quản lý trung tâm như trước đây. Tuy vậy, mọi dữ liệu đều được “đóng hộp” vô cùng bảo mật, được đồng bộ và sao chép một cách tự động.

Blockchain có thể giúp gì cho chuỗi cung ứng?

1 – Hệ thống theo dõi dữ liệu không lỗi, giúp quản lý chuỗi cung ứng tốt hơn

Công nghệ Blockchain không cần máy quét hoặc bất cứ thiết bị nào tương tự để xác thực thông tin, nó có thể tự động lưu lại dữ liệu mọi thể loại về sản phẩm. Không còn phải lo lưu trữ tài liệu giấy, không còn cần những báo cáo thủ công. Blockchain lưu lại mọi sự tương tác dù là nhỏ nhất trong suốt chiều đi của sản phẩm. Dữ liệu không hề bị ảnh hưởng, dù có vấn đề gì xảy ra với hệ thống.

Chúng ta có thể cắt bỏ những chi phí lưu trữ hành chính khổng lồ mà vẫn đảm bảo tính xác thực cao của dữ liệu, từ đó quản lý và dự đoán rủi ro tốt hơn.

2 – Xây dựng cơ sở dữ liệu tin cậy, an toàn, tăng cường tính minh bạch trong chuỗi cung ứng

Với blockchain, dữ liệu một khi đã được xác thực và lưu lại sẽ không thể thay đổi hay đánh cắp. Điều này có được nhờ các kết nối thông minh với một số điều kiện mã hóa được yêu cầu để xác nhận tính hợp lệ và cho phép hoàn tất giao dịch. Bãn sẽ thấy rằng blockchain có thể ngăn chặn những tiêu cực thường thấy trong cơ sở dữ liệu truyền thống, ví dụ như việc khai khống dữ liệu vì mục đích cá nhân. Ngoài ra, với yêu cầu xác thực duy nhất để tương tác với blockchain, những lỗ hổng bảo mật đã được giảm đến mức tối thiểu.

Với quyền truy cập rộng mở cho cả mạng lưới, các thành viên giờ đây có quyền bình đẳng chia sẻ dữ liệu. Điều này giúp tăng sự tin tưởng giữa các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng và từ đó tạo nên sự hợp tác chặt chẽ hơn trong cả hệ thống. Không chỉ thế, doanh nghiệp có thể lấy được sự tin tưởng nhiều hơn từ khách hàng bằng cách công khai tiến trình sản xuất sản phẩm, từ đó tăng lợi thế cạnh tranh.

TỪ ĐIỂN LOGISTICS 1

Page 3: Bản tin Logistics - GEMADEPT...SỐ 53 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2017 1. Từđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định –Pháp luật 4. Tiêu điểm tháng

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2

3 – Tăng năng suất làm việc, đơn giản hóa việc tìm lỗi trong chuỗi cung ứng

Khi lòng tin và sự minh bạch đã được hình thành, tất cả những tương tác liên quan đến sản phẩm đều trở nên nhanh chóng và thông suốt hơn, từ đó tăng năng suất và sản lượng giao dịch.

Lợi ích của blockchain không chỉ dừng lại ở đó. Khi các giao dịch được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu có phân cấp và theo thứ tự thời gian, việc theo dõi lỗi trở nên thật đơn giản. Nó cũng giúp các nhà quản lý chuỗi cung ứng phản ứng kịp thời với các sự cố xảy ra trong chuỗi.

Blockchain: con đường giúp quản lý chuỗi cung ứng tốt hơn

Công nghệ Blockchain được phân cấp, mở rộng quyền truy cập cho tất cả mọi người, mã hóa, có khả năng lưu trữ một lượng lớn thông tin tự động và đồng bộ. Những ưu điểm này khuyến khích sự tin tưởng giữa các đối tác vốn hay nghi ngờ vào chuỗi cung ứng. Càng nhiều thông tin đáng tin cậy được chia sẻ, tính minh mạch trong chuỗi cung ứng sẽ càng cao. Đó là khởi đầu của một chuỗi cung ứng hiệu quả.

Thách thức của Blockchain

Đó chính là Luật pháp. Những quy định, điều luật và hiệp định thương mại sẽ kiềm chế các quyền sở hữu và công bố thông tin. Đặc biệt là các tuyến đường biển với rất nhiều điều luật chồng chéo.

Ứng dụng của Blockchain

Maersk là công ty vận tải biến lớn nhất thế giới vừa qua đã hoàn tất việc thử nghiệm ứng dụng blockchain vào theo dõi hàng hóa. Bài kiểm tra không chỉ có Maersk mà còn bao gồm sự tham gia của đại diện Hải quan Hà Lan và Bộ An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ. Công nghệ blockchain đảm bảo độ tin cậy thông qua chữ ký điện tử được mã hóa giúp cho việc bỏ sót hoặc gian lận hàng hóa trong quá trình vận chuyển trở nên khó khăn hơn và giảm thời gian trung chuyển hàng hóa.

Provenance, một startups tại Anh, cho phép người dùng “chia sẻ thông tin chuỗi cung ứng sản phẩm và ảnh hưởng của công ty tới môi trường và xã hội.”

Walmart đang hợp tác với IBM và Đại học Tsinghua – Bắc Kinh để tiến hành theo dõi dòng thịt lợn từ Trung Quốc bằng blockchain.

BHP Billiton - Tập đoàn khoan khổng lồ sử dụng công nghệ blockchain để theo dõi các phân tích đá quý từ các bên thuê ngoài.

Startup Everledger sử dụng công nghệ blockchain để đảm bảo chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm, đặc biệt startup này hướng tới việc hỗ trợ các công ty đá quý tránh khỏi việc thu mua “kim cương máu” – loại kim cương được khai thác ở các vùng chiến tranh, nhằm tránh cung cấp tài chính cho các nhà độc tài.

Tiềm năng của Blockchain

Blockchain với tiềm năng phá vỡ mọi giới hạn hợp tác toàn cầu, kết hợp với sự chính xác về thông tin và kiểm soát sẽ là một hướng đi đầy triển vọng trong tương lai. Vì thế các nhà phát minh, doanh nhân, các trung tâm học thuật và cả chính phủ đang dần nhận định blockchain sẽ là xương sống cho nền kinh tế tương lai.

Back

Page 4: Bản tin Logistics - GEMADEPT...SỐ 53 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2017 1. Từđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định –Pháp luật 4. Tiêu điểm tháng

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3

DOANH SỐ BÁN LẺ TRỰC TUYẾN HÀNG FMCG SẼ ĐẠT 2.100 TỶ USD VÀO NĂM 2020

Tiềm năng thị trường

Theo báo cáo mới nhất của công ty nghiên cứu và đo lường hiệu quả hoạt động toàn cầu công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, tăng trưởng bán hàng trực tuyến của các sản phẩm hàng tiêu dùng nhanh đang vượt trội hơn doanh số bán hàng tại các kênh cửa hàng bán lẻ. Dự tính doanh số bán hàng trực tuyến của hàng tiêu dùng nhanh sẽ vượt qua doanh số bán hàng tại các kênh cửa hàng bán lẻ trong vòng 5 năm tới.

Khi các nhà bán lẻ và nhà sản xuất đầu tư để giải quyết nhiều rào cản hiện có đối với việc phát triển thương mại điện tử (TMĐT), chẳng hạn như cơ sở hạ tầng bán lẻ và chuỗi cung cấp, môi trường và các yếu tố văn hoá như các nguy cơ liên quan đến việc sử dụng thẻ tín dụng và các hoạt động giao nhận, thì đó chính là những tiền đề cho việc tăng trưởng theo cấp số nhân của ngành hàng tiêu dùng nhanh trên kênh TMĐT.

Trong khi tăng tưởng của tổng doanh thu bán lẻ hàng tiêu dùng nhanh hiện đang ở mức khoảng 4% mỗi năm, thì tổng doanh số bán lẻ trên kênh TMĐT dự kiến sẽ tăng 20%, tương đương với 2.100 tỷ USD vào năm 2020.

04 yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng TMĐT

Thứ nhất, TMĐT đang phát triển nhanh chóng, nhưng các yếu tố tăng trưởng không đồng đều. Khả năng kết nối và khả năng tiếp cận với dữ liệu và thiết bị cầm tay đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Trong phạm vi rộng hơn, điện thoại thông minh là một dấu hiệu từ sớm về tiềm năng tăng trưởng TMĐT.

Tuy nhiên, khả năng kết nối của chỉ riêng điện thoại thông minh sẽ không đủ để thúc đẩy sự tăng trưởng của TMĐT. Các yếu tố văn hoá và cấc yếu tố khác từ thị trường cũng có thể ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến cũng như mua sắm trực tiếp tại cửa hàng của người tiêu dùng.

Thứ hai là các yếu tố thúc đẩy và rào cản là như nhau. Yếu tố thúc đẩy nổi trội nhất cho mua bán

TMĐT là tiện lợi, ngoại trừ Hoa Kỳ, nơi người tiêu dùng được thúc đẩy bằng các gói giao dịch hấp dẫn. Ngược lại, có ba điểm chính khi xem xét các rào cản đối với TMĐT:

1- Mong muốn kiểm tra hàng hóa trước khi mua - từ hàng tạp hóa đến các sản phẩm may mặc. 2- Sự thiếu tin tưởng rằng các nhà bán lẻ sẽ đáp ứng được những mong đợi về sự tươi mới

trong các sản phẩm mà nhà bán lẻ cung cấp cho thị trường. 3- Mối quan tâm về mức độ chất lượng của các sản phẩm mua trực tuyến so với trong cửa

hàng. Các nhà bán lẻ cần phải hành động để giảm bớt những rào cản này để thúc đẩy thị phần của họ trong ví điện tử thương mại.

Thứ ba là khả năng chiếm lĩnh được giỏ hàng thực phẩm sẽ là chìa khoá thành công của

TMĐT bán lẻ. Giỏ hàng thực phẩm là chủ chốt cho các nhà bán lẻ, tuy nhiên, các mặt hàng thực phẩm vẫn còn vắng mặt trên kênh bán hàng TMĐT. Chiến thắng giỏ hàng thực phẩm là rất quan trọng để thành công trong ngành hàng tiêu dùng nhanh trực tuyến.

Thứ tư đó là sự quan tâm đến xu hướng mua hàng đa kênh của người tiêu dùng. Khi nói đến

thương mại điện tử bán lẻ, thì sự tiện lợi, giá cả/giá trị, sự phân loại và trải nghiệm của khách hànglà những yếu tố xếp hạng cao nhất trong danh mục các yếu tố quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Để phát triển chiến lược thương mại điện tử thành công, các nhà bán lẻ cần phải đảm bảo rằng họ sẵn sàng vượt qua tất cả bốn yếu tố này.

Back

KHÁCH HÀNG LOGISTICS 2

Page 5: Bản tin Logistics - GEMADEPT...SỐ 53 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2017 1. Từđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định –Pháp luật 4. Tiêu điểm tháng

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM ĐƯỢC BỔ SUNG NHIỆM VỤ, THẨM QUYỀN

Theo Quyết định số 2836 của Bộ GTVT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Đăng kiểm VN vừa được ban hành, Cục Đăng kiểm VN được giao thêm một số nhiệm vụ, thẩm quyền so với năm 2013.

Cụ thể, Cục Đăng kiểm VN được giao xây dựng danh mục, hướng dẫn quy trình và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ GTVT; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, thử nghiệm, chứng nhận việc tuân thủ định mức tiêu thụ năng lượng đối với phương tiện GTVT.

Cùng đó, Cục Đăng kiểm VN được giao tổ chức thu, nộp phí sử dụng đường bộ, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong việc thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đường sắt đô thị; kiểm tra, hướng dẫn kiểm tra an toàn vận hành đường sắt đô thị; tổ chức sát hạch, cấp giấy chứng nhận cho thợ hàn của cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phương tiện thủy.

QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN CỦA ĐĂNG KIỂM VIÊN

Thông tư 36/TT-BGTVT ngày 09/10/2017 của Bộ GTVT quy định về huấn luyện, bồi dưỡng và sát hạch nghiệp vụ kiểm định thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực trong lĩnh vực GTVT quy định, đăng kiểm viên tàu biển, phương tiện thủy nội địa, xe cơ giới và phương tiện giao thông đường sắt có ít nhất 02 năm thực tế kiểm định thiết bị nâng, thiết bị áp lực và đã qua huấn luyện, bồi dưỡng lý thuyết, được cấp chứng chỉ kiểm định viên thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/12/2017

TRIỂN KHAI CƠ CHẾ 1 CỬA QUỐC GIA TẠI CẢNG BIỂN

Ngày 10/11/2017, tại Công văn 7392/TCHQ-CNTT của Tổng cục Hải quan gửi đến các hãng tàu, đại

lý hãng tàu và đại lý giao nhận, thực hiện lộ trình và kế hoạch triển khai Cơ chế 1 cửa quốc gia tại cảng biển.

Theo đó, từ 01/01/2018, yêu cầu các hãng tàu, đại lý tàu và đại lý giao nhận sử dụng chữ ký số khi khai báo thông tin thực hiện TTHC liên quan đến tàu thuyền xuất cảnh, nhập cảnh và quá cảnh qua Cơ chế 1 cửa quốc gia. Đồng thời, đề nghị các hãng tàu, đại lý hãng tàu và đại lý giao nhận chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng để đáp ứng thực hiện các yêu cầu nêu trên, gồm:

Đăng ký để được cấp chữ ký số từ các nhà cung cấp chữ ký số công cộng;

Cập nhật chữ ký số gắn với thông tin tài khoản dùng khai báo trên Cổng thông tin 1 cửa quốc gia.

Các nội dung chuẩn bị nêu trên cần hoàn thành muộn nhất trước 15/12/2017.

ĐỊNH LƯỢNG BỮA ĂN CHO THUYỀN VIÊN TRÊN TÀU BIỂN

Ngày 23/10/2017, Bộ Y tế ban hành Thông tư 40/2017/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn đối với thực phẩm, nước ăn uống và định lượng bữa ăn của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam. Theo đó, định lượng năng lượng khẩu phần ăn hàng ngày cho thuyền viên như sau:

Đối với thuyền viên nam từ 2.926 Kcal/ngày đến 3.234 Kcal/ngày.

Đối với thuyền viên nữ từ 2.486 Kcal/ngày đến 2.574 Kcal/ngày.

Năng lượng từ các thành phần dinh dưỡng protein, lipid, glucid trong khẩu phần ăn hàng ngày chiếm tỷ lệ tương ứng là 13-20%, 20-25% và 55-67%.

Ngoài ra, tối thiểu phải có 03 bữa ăn trong ngày (1 bữa phụ và 2 bữa chính) trong điều kiện bình thường, lựa chọn thực phẩm và cách chế biến thức ăn phù hợp với tôn giáo, tín ngưỡng và văn hóa của thuyền viên.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 06/12/2017.

PHÁP LUẬT – QUY ĐỊNH 3

Page 6: Bản tin Logistics - GEMADEPT...SỐ 53 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2017 1. Từđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định –Pháp luật 4. Tiêu điểm tháng

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 5

THÔNG BÁO LUỒNG ĐƯỜNG THỦY TRỰC TUYẾN BẰNG THỦY ĐỒ ĐIỆN TỬ

Theo Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng của Cục Đường thủy nội địa VN, năm 2018 Cục Đường thủy nội địa VN sẽ thí điểm thông báo trực tuyến luồng đường thủy đối với một số tuyến chính. Trong đó, có tuyến hành lang đường thủy số 1 ở phía Bắc (Quảng Ninh - Hải Phòng - Việt Trì, qua sông Đuống), trục đường thủy TP.HCM - Kiên Giang và TP. HCM - Cà Mau (phía Nam).

Hình thức thông báo là hiển thị thủy (hải) đồ điện t ử trực tuyến trên internet, gồm bình đồ hướng tuyến, kèm các thông số của từng đoạn luồng cụ thể (chiều sâu, rộng, đáy luồng, tĩnh không cầu) trên internet, giúp người điều khiển phương tiện tra cứu thuận tiện.

Theo quy định, thông báo luồng phải được công bố trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của cơ quan công bố, đồng thời gửi đến các cơ quan, đơn vị vận tải thủy nội địa và các hình thức thông tin phù hợp khác.

CHÍNH THỨC TRIỂN KHAI CƠ CHẾ MỘT CỬA QUỐC GIA ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Theo Quyết định 43/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 26/09/2017 quy định trách nhiệm thực hiện thủ tục đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thông qua Cơ chế một cửa quốc gia, ngày 8/11/2017, Tổng cục Hải quan đã tổ chức chương trình tập huấn về thủ tục đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thông qua Cơ chế một cửa quốc gia theo quy định tại.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày 15/11/2017.

NGHỆ AN: ĐỀ XUẤT MỞ CỬA KHẨU PHỤ HUỒI KHE

UBND tỉnh Nghệ An vừa đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép mở cửa khẩu phụ Huồi Khe (xã Mường Ải, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An).

Hai tỉnh Nghệ An và Xiêng Khoảng đã chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất và lực lượng để khai trương, mở cửa khẩu phụ Huồi Khe và để tạo điều kiện thuận lợi giúp tỉnh Nghệ An và Xiêng Khoản phát triển kinh tế, xã hội. Đồng thời, góp phần củng cố mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết, hợp tác, tăng cường quốc phòng, an ninh, an toàn xã hội khu vực biên giới của hai nước, UBND tỉnh đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến về việc mở cửa khẩu phụ Huồi Khe.

SẼ MỞ CHÍNH THỨC CẶP CỬA KHẨU XÍN MẦN (HÀ GIANG) – ĐÔ LONG (TRUNG QUỐC)

Bộ Tài chính vừa có văn bản đồng ý với Bộ Ngoại về việc kiến nghị Chính phủ phê duyệt mở chính thức cặp cửa khẩu song phương Xín Mần (Việt Nam)-Đô Long (Trung Quốc).

Bộ Tài chính cho biết, để đảm bảo quản lý hàng hóa XNK, phương tiện XNC khi được Chính phủ phê duyệt mở chính thức cặp cửa khẩu song phương, Bộ sẽ giao Tổng cục Hải quan chỉ đạo, hướng dẫn Cục Hải quan Hà Giang phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Hà Giang tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XNK hàng hóa của các thương nhân, đồng thời đảm bảo ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lần thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Back

Page 7: Bản tin Logistics - GEMADEPT...SỐ 53 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2017 1. Từđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định –Pháp luật 4. Tiêu điểm tháng

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 6

TIN KINH TẾ 10 THÁNG ĐẦU NĂM 2017

- Kim ngạch Xuất nhập khẩu:

o Xuất khẩu: đạt 173,7 tỷ USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ

o Nhập khẩu: đạt 172,5 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ

- CPI: tăng 3,71%so với cùng kỳ

- Đầu tư FDI: tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà ĐTNN là 28,24 tỷ USD, tăng 37,4% so với cùng kỳ.

o Theo lĩnh vực đầu tư: lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà ĐTNN, chiếm 48,7% tổng vốn đầu tư. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai chiếm 19,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ 3 là lĩnh vực kinh doanh bất động sản chiếm 7,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.

o Theo đối tác đầu tư: Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất chiếm 27%; Nhật Bản đứng thứ hai chiếm 21,5%; Singapore đứng vị trí thứ 3 chiếm 16,3% tổng VĐT vào Việt Nam.

o Theo địa bàn đầu tư: TP.HCM là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất, chiếm 17,8%. Bắc Ninh đứng thứ 2, chiếm 11,3%, Thanh Hóa đứng thứ 3 chiếm 11,2% tổng vốn đầu tư.

o Một số dự án lớn được cấp lớn: Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 (Thanh Hóa), Dự án SamSung Display Việt Nam (Bắc Ninh), Dự án nhà máy nhiệt điện BOT Nam Định 1 (Nam Định), Dự án đường ống dẫn khí lô B – Ô Môn (Kiên Giang), Dự án Khu phức hợp thông minh (HCM), Dự án nhà máy Công ty TNHH Polytex Far Eastern (Bình Dương)

- Vận tải hàng hóa:

o Đường bộ đạt 922,2 triệu tấn, tăng 10,6% và 59,1 tỷ tấn.km, tăng 11,8%

o Đường thủy nội địa đạt 205,2 triệu tấn, tăng 7,4% và 43,6 tỷ tấn.km, tăng 8%

o Đường biển đạt 57,3 triệu tấn, tăng 9,6% và 115,1 tỷ tấn.km, tăng 3,1%

o Đường sắt đạt 4,5 triệu tấn, tăng 8,1% và 2,9 tỷ tấn.km, tăng 12,6%

o Đường hàng không đạt 262,1 nghìn tấn, tăng 8,8% và 675,9 triệu tấn.km, tăng 9,7%

Việt Nam tăng 14 bậc trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh của WB

Báo cáo Môi trường kinh doanh 2018 (Doing Business 2018): Cải cách để tạo việc làm của Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố ngày 31/10 cho thấy, Việt Nam xếp hạng 68/190 nền kinh tế được đánh giá với số điểm 67,93 trên thang 100- tăng thêm 14 bậc so với năm 2017. Trước đó, với Doing Business 2017 report, Việt Nam đứng vị trí thứ 82/190 (với số điểm 63,83 trên thang 100), tăng 9 bậc so với năm 2016.

11 quốc gia thành viên TPP đạt thỏa thuận nguyên tắc

Sau nhiều tháng thương lượng, 11 quốc gia thành viên còn lại của hiệp định TPP đã đạt được thỏa thuận trên nguyên tắc về thỏa thuận mậu dịch này, một quyết định có thể định hình tương lai của hoạt động kinh doanh trong khu vực Châu Á-TBD. Theo các hãng tin Nikkei và Reuters, quyết định kể trên được các bộ trưởng của các nước “TPP 11” nhất trí vào cuối ngày 9/11 bên lề hội nghị của APEC ở Đà Nẵng. Thỏa thuận TPP mới sẽ có hiệu lực sau khi tất cả các quốc gia thành viên phê chuẩn ở trong nước. Cho tới nay mới chỉ có Nhật Bản và New Zealand hoàn tất thủ tục này.

Tuy rằng không có Mỹ thì ảnh hưởng kinh tế của thỏa thuận này sẽ nhỏ hơn nhiều – bởi TPP 11 chỉ chiếm 13,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới và 15,2% khối lượng thương mại toàn cầu, thấp hơn nhiếu so với các con số 38,2% và 26,5% khi có sự tham gia của Mỹ - song đây là sự khẳng định của các quốc gia Châu Á-TBD này rằng thương mại đa phương là tương lai của họ.

TIÊU ĐIỂM THÁNG 10/2017

/2017

/2017

4

Page 8: Bản tin Logistics - GEMADEPT...SỐ 53 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2017 1. Từđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định –Pháp luật 4. Tiêu điểm tháng

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 7

NGÀNH VẬN TẢI BIỂN

CNC và APL triển khai tuyến dịch vụ trực tiếp Hàn Quốc – Trung Quốc – Đông Nam Á

Cheng Lie Navigation Co (CNC Line) và APL (CMA CGM) đã thông báo triển khai tiến dịch vụ kết nối trực tiếp Hàn Quốc, Trung Quốc với Straits, Indonesia và Philippines với tên gọi ‘Korea China South East Asia’ service (KCS). Tuyến dịch vụ sẽ ghé các cảng: Dalian, Xingang, Lianyungang, Kwangyang, Busan, Shanghai, Nansha, Singapore, Port Kelang, Jakarta, Surabaya, Manila (N), Dalian và sẽ xoay vòng trong 5 tuần. Chuyến đầu tiên sẽ được bắt đầu từ ngày 18/11/2017 từ Dalian.

Rizhao Port Group triển khai tuyến dịch vụ Rizhao - Shanghai - South East Asia

Rizhao Port Group đã triển khai tuyến dịch vụ hàng tuần kết nối Rizhao và Shanghai với Vietnam và Thailand. Tuyến dịch vụ được khai thác bởi Rizhao Port liên kết với Rizhao Haitong Ferry sẽ ghé các cảng Rizhao, Shanghai, Ho Chi Minh City, Laem Chabang, Bangkok, Rizhao. Tuyến dịch vụ sẽ xoay vòng trong 3 tuần với 3 tàu thuê định hạn trọng tải 1,000-1,100 teu.

Tuyến đầu tiên đã được khởi động từ ngày 18/10/2017 từ Rizhao bằng tàu FESCO VOYAGER có trọng tải 1,060 teu, tàu MAR-CONNECTICUT 1,043 teu và tàu PANJA BHUM 1,118 teu.

Heung-A triển khai tuyến dịch vụ Korea - Vietnam - Thai- land

Hãng vận chuyển Hàn Quốc Heung-A Shipping đã triển khai 1 tuyến dịch vụ hàng tuần kết nối Korea, Vietnam và Thailand thông qua việc trao đổi chỗ 'Thailand Vietnam Express' được kết hợp khai thác bởi các hãng tàu Hàn Quốc bao gồm Namsung Shipping, Dongjin Shipping và Pan Continental Shipping.

Tuyến 'TVX' sẽ ghé các cảng Inchon, Pyongtaek, Kwangyang, Busan, HCMC, Laem Chabang, Bangkok, Laem Chabang, HCMC, In-chon. Tuyến sẽ xoay vòng trong 3 tuần với 3 tàu từ 1,700-1,890 teu. Hai hãng tàu Hàn Quốc khác cũng thực hiện trao đổi chỗ trên tuyến này là Sinokor và CK Line.

OOCL triển khai tuyến trực tiếp N’Vietnam - S’China - Japan

OOCL sẽ giới thiệu một tuyến dịch vụ trực tiếp từ miền Bắc – VIệt Nam đến Nhật Bản cũng như miền Nam Trung Quốc. Tuyến dịch vụ sẽ được đảm bảo thông qua việc mua chỗ trên chiều đi (northbound) của COSCO trên tuyến ‘Japan China Vietnam’ loop (JCV). Tuyến dịch vụ sẽ xoay vòng trong 3 tuần với 3 tàu của Cosco 1,560 teu ghé các cảng Tokyo, Yokohama, Nagoya, Moji, Yantian, Hong Kong, Haiphong, Hong Kong, Nansha, Xiamen, Tokyo. Tuyến dịch vụ đầu tiên của OOCL sẽ được triển khai từ 20/11/2017 từ Hải Phòng.

HMM báo lỗ trong quý III

Hãng vận tải Hyundai Merchant Marine báo cáo lỗ ròng 60,3 tỷ Won (tương đương 55,2 triệu USD) trong quý III năm 2017, cùng kỳ năm ngoái hãng đạt lợi nhuận 297 tỷ Won. Trong khi doanh thu tăng 20,1%, đạt 1,29 nghìn tỷ Won, sản lượng tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1.048.203 Teu.

Trong tháng 10, hãng vận chuyển Hàn Quốc đã thông báo kế hoạch chào bán cổ phiếu nhằm tăng 693,6 tỷ Won (tương đương 620 triệu USD) vốn cho việc cải thiện các trang thiết bị và tàu.

HMM sẽ chào bán 120 triệu cổ phần mới với giá 5.790 Won/cổ phần. Trong đó 400 tỷ Won sẽ được dùng để tăng cường các trang thiết bị, còn lại sẽ được sử dụng cho mục đính quản lý.

NOS LỖ QUÝ 3/2017 GẦN 33 TỶ ĐỒNG

Quý 3 doanh thu CTCP Vận tải biển và thương mại Phương Đông (NOS) đạt hơn 35 tỷ đồng, chỉ tăng nhẹ 3,2 tỷ đồng so với cùng kỳ trong khi chi phí giá vốn bỏ ra lớn hơn cả doanh thu nên NOS lỗ hơn 6 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh. Cộng thêm các loại chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí QLDN nên riêng quý 3 NOS đã lỗ 32,7 tỷ đồng, nâng tổng lỗ 9 TĐN 2017 lên 131,6 tỷ đồng. Dù lỗ, nhưng cũng giảm được 100 tỷ đồng so với con số lỗ 237 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm ngoái.

Nếu năm 2017 này NOS tiếp tục lỗ, thì công ty đã trải qua 6 năm lỗ tiên tiếp. Hiện NOS âm vốn chủ sở hữu 3.271 tỷ đồng – trong đó vốn góp chủ sở hữu hơn 200 tỷ đồng. Tổng lỗ lũy kế đến hết quý 3/2017 lên đến 3.530 tỷ đồng.

Page 9: Bản tin Logistics - GEMADEPT...SỐ 53 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2017 1. Từđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định –Pháp luật 4. Tiêu điểm tháng

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 8

NGÀNH CẢNG BIỂN

Singapore gia hạn việc giảm cảng phí cho đến 30/06/2018

Cảng vụ hàng hải Singapore đã quyết định mở rộng thời hạn giảm cảng phí cho các container, tàu chở hàng rời và các tàu hỗ trợ xa bờ đến ngày 30/06/2018.

Các tàu container lưu tại cảng ít hơn 5 ngày sẽ tiếp tục được giảm 10% cảng phí. Ở lĩnh vực hàng rời, cảng phí sẽ áp dụng giảm 10% cho tàu chở hàng khô cập cảng và lưu lại ít hơn 5 ngày.

Các tàu hỗ trợ xa bờ sẽ được giảm 0,50 USD/ngày và cũng được mở rộng thời gian từ 90 ngày lên 180 ngày. Việc giảm phí của cảng Singapore nằm trong nỗ lực duy trì sức cạnh tranh trước các đối thủ trong khu vực.

Cảng Đình Vũ: Kết quả SXKD 9 TĐN 2017

Chỉ tiêu Quý 3/2017 9TĐN 2017 Quý 4/2017 Cả năm 2017

Sản lượng (teu) 158.630 510.320 150.000 660.320

So Kế hoạch 99,14% 104,15%

So cùng kỳ 94,62% 107,66%

Doanh thu (tỷ đồng) 167,35 508,65%

So Kế hoạch 101,42% 105,97%

So cùng kỳ 99,49% 102,49%

LNTT (tỷ đồng) 82,37 246,59 65 311,59

So Kế hoạch 102,96% 109,59%

So cùng kỳ 98,44% 100,81%

Cảng Cái Lân: 10 TĐN2017 bốc xếp trên 9 triệu tấn hàng rời và gần 64.000 Teus Container

Tính hết 10 tháng năm 2017, sản lượng hàng hóa thông qua Cảng Cái Lân đạt trên 9 triệu tấn hàng rời và gần 64.000 Teu Container. Đặc biệt từ cuối tháng 5/2017, Công ty TNHH Container quốc tế Cái Lân, đơn vị khai thác bến số 2,3,4 của Cảng Cái Lân đã chính thức trở thành một trong những điểm trung chuyển hàng hóa của tuyến hàng hải quốc tế ACS với điểm xuất phát từ Ấn Độ và điểm cuối là Hàn Quốc.

Tính từ đầu năm 2017 đến nay, Công ty TNHH Container quốc tế Cái Lân đã tiếp nhận 222 tàu vào làm hàng, sản lượng hàng hóa thông qua đạt 3 triệu tấn hàng rời, đạt trên 90% kế hoạch năm và gần 64.000 Teu Container, đạt 110% kế hoạch năm. Riêng sản lượng Container từ tuyến hàng hải quốc tế ACS thông qua từ khi mở tuyến từ cuối tháng 5/2017 đến nay đã đạt trên 40.000 Teu, chiếm trên 70% sản lượng Container thông qua cảng quốc tế Cái Lân từ đầu năm đến nay.

Còn tại các cầu bến 1, 5, 6 và 7 của Cảng Cái Lân do Công ty CP Cảng Quảng Ninh quản lý và khai thác, từ đầu năm 2017 đến nay, lượng hàng hóa thông qua đạt gần 6 triệu tấn hàng rời, với mặt hàng chủ đạo vẫn là nông sản, doanh thu 320 tỷ đồng, đạt 70% kế hoạch năm.

Năm 2017, CTCP cảng Quảng Ninh đặt mục tiêu gần 8 triệu tấn hàng hóa thông qua cảng, doanh thu 437 tỷ đồng.

Page 10: Bản tin Logistics - GEMADEPT...SỐ 53 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2017 1. Từđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định –Pháp luật 4. Tiêu điểm tháng

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 9

51% vốn cổ phần Cảng Thanh Hóa được đưa ra chào bán cạnh tranh trọn lô

Theo tin từ Sở GDCK Hà Nội, SCIC sẽ đưa 2.091.000 cổ phần CTCP Cảng Thanh Hóa do SCIC nắm giữ ra chào bán cạnh tranh trọn lô với giá khởi điểm 10.600 đồng/cổ phần. Cổ phần có mệnh giá 10.000 đồng.

Như vậy giá khởi điểm cả lô cổ phần hơn 22 tỷ đồng. Phiên đấu giá dự kiến diễn ra vào 14h ngày 8/12/2017 tại Sở GDCK Hà Nội.

Cảng Thanh Hóa có vốn điều lệ 41 tỷ đồng tương ứng 4,1 triệu cổ phần. Số cổ phần SCIC đưa ra đấu giá chiếm 51% vốn điều lệ công ty. Đây cũng là toàn bộ số cổ phần SCIC đang sở hữu.

Cảng Hà Tĩnh: Hàng hóa qua cảng tăng 178% so với cùng kỳ

Sản lượng hàng hóa thông qua cảng Vũng Áng và cảng Sơn Dương Formosa trong 10 TĐN2017 đạt hơn 11,2 triệu tấn, tăng 178% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, hàng xuất khẩu đạt 2,555 triệu tấn, hàng nhập khẩu đạt 5,036 triệu tấn và hàng nội địa đạt 3,663 triệu tấn.

Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu quặng, than, thiết bị phục vụ sản xuất tại Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS); xuất khẩu là thép cuộn của FHS và gỗ băm dăm, quặng đồng quá cảnh,...

Lượng hàng hóa thông qua cảng biển tăng cao là nhờ từ đầu năm đến nay, FHS đã đi vào sản xuất nên nhập nguyên liệu và xuất sản phẩm lớn (chiếm 80% sản lượng). Ngoài ra, nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 đi vào hoạt động ổn định cũng đóng góp một phần sản lượng nhập than thông qua cảng.

Cảng biển Mỹ Thủy (Quảng Trị): chấp thuận quy hoạch chi tiết và chủ trương đầu tư

Ngày 01/11/2017, Bộ GTVT có văn bản chấp thuận quy hoạch chi tiết và chủ trương đầu tư khu bến cảng biển Mỹ Thủy.

Theo đó, để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị nói chung và phát triển Khu kinh tế Đông Nam tỉnh Quảng Trị nói riêng, Bộ GTVT thống nhất quy hoạch phát triển giai đoạn hoàn chỉnh khu bến cảng biển Mỹ Thủy với quy mô 10 bến xây dựng lần lượt theo 3 giai đoạn (giai đoạn 1 xây dựng 4 bến cảng, mỗi giai đoạn 2 và 3 xây dựng 3 bến cảng).

Trong đó, trước mắt Bộ GTVT chấp thuận cập nhật GĐ1 của bến cảng và quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Trung Trung Bộ (nhóm 3) đến năm 2020 và GĐ2, 3 vào quy hoạch chi tiết nhóm GĐ đến 2030 và sau 2030. Chức năng chính của cảng là chuyên dùng phục vụ chủ yếu cho các cơ sở công nghiệp trong Khu kinh tế Đông Nam, các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, kết hợp thu hút lượng hàng hóa quá cảnh cho Lào, Đông Bắc Thái Lan trên tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây.

Cảng container quốc tế Sài Gòn – SSA: Cho phép đón siêu tàu 160.000 DWT

Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Cục Hàng hải Việt Nam, Công ty Dịch vụ container quốc tế cảng Sài Gòn – SSA (SSIT) cho phép tàu trọng tải đến 160.000DWT ra/vào khai thác tại bến cảng SSIT.

Theo Bộ GTVT, bến cảng container Quốc tế Cảng Sài Gòn - SSA (SSIT) đã được Cục Hàng hải Việt Nam công bố mở Bến cảng vào tháng 1/2017, trong đó cho phép cầu cảng số 1 có chiều dài 600m tiếp nhận tàu chở hàng container và tàu chở hàng tổng hợp có trọng tải đến 100.000DWT.

Theo báo cáo của Công ty Liên doanh tại các văn bản nêu trên thì bến cảng SSIT được thiết kế, thi công có khả năng tiếp nhận tàu chở hàng tổng hợp và container trọng tải đến 160.000DWT. Do vậy, Bộ Giao thông vận tải chấp thuận về chủ trương cho phép tàu trọng tải đến 160.000DWT vào, rời bến cảng SSIT có thông số phù hợp với tuyến luồng Cái Mép - Thị Vải hiện hữu.

Page 11: Bản tin Logistics - GEMADEPT...SỐ 53 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2017 1. Từđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định –Pháp luật 4. Tiêu điểm tháng

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 10

Cảng Sài Gòn – Hiệp Phước: đưa cầu cảng số 2 vào khai thác

Ngày 26/10/2017, Cục Hàng hải Việt Nam đã chấp thuận cho phép Công ty cổ phần cảng Sài Gòn – Hiệp Phước đưa cầu cảng số 2 vào khai thác.

Dự án cảng Sài Gòn – Hiệp Phước (giai đoạn 1) nằm trên sông Soài Rạp, huyện Nhà Bè, TP.HCM với diện tích 54 ha (gồm cả 16,8 ha thuộc dự án Khu dịch vụ hậu cần Hiệp Phước). Cảng được xây dựng với 3 bến tàu dài 800m và 2 bến phao cho phép tàu trọng tải từ 30.000 DWT (tấn) đến 50.000 DWT. Ngoài ra còn có bến sà lan 1.000 tấn cập cầu dẫn thượng lưu và hạ lưu; bãi hàng container; bãi hàng tổng hợp; kho hàng tổng hợp… Tổng lượng hàng hóa thông qua cảng ~8,7 triệu tấn/năm.

Cảng Tân Cảng - Cái Cui: dự kiến đón tàu Feeder quốc tế vào cuối năm 2017

Theo kế hoạch phát triển, dự kiến cuối tháng 12/2017, Cảng sẽ đón tàu Feeder quốc tế tuyến Tân cảng Cái Cui-Singapo-Port K'Lang (Malaysia), tần suất 1 tuần/chuyến, do hãng tàu nước ngoài thực hiện (tên tạm chưa công bố theo yêu cầu hãng tàu nước ngoài).

Hiện nay tại Cảng Tân Cảng - Cái Cui đã mở tuyến tàu container đi trực tiếp từ Hải phòng không trung chuyển qua Tp.HCM từ tháng 10/2016.

NGÀNH LOGISTICS

Đại Học Bà Rịa Vũng Tàu mở thêm ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Quyết định của Bộ GD&ĐT do Thứ trưởng Bùi Văn Ga ký chính thức cho phép trường ĐH Bà Rịa – Vũng Tàu (BVU) được tuyển sinh và đào tạo 2 ngành gồm: Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng và Ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành.

Tại buổi lễ công bố quyết định mở 2 ngành mới của Bộ GD&ĐT, BVU và các doanh nghiệp trong 2 lĩnh vực Logistics và Du lịch như: The Grand Ho Tram Strip, CTCP Du lịch Quốc tế Vũng Tàu, BQL Cảng Bến Đầm, CTCP giao nhận ngoại thương Vietrans Sài Gòn, Công ty liên doanh Bông Sen (Lotus), Công ty TNHH Cảng Quốc tế Thị Vải,... đã cùng nhau ký kết thoả thuận hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp.

Các nội dung ký kết gồm: Doanh nghiệp tham gia tư vấn, đóng góp về chương trình đào tạo; Doanh nghiệp hỗ trợ sinh viên BVU thực tập, thực tế tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp cử chuyên gia tham gia giảng dạy, huấn luyện cho sinh viên BVU. Doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng sinh viên BVU.

Với BVU, nhà trường có trách nhiệm cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng các tiêu chuẩn mà Doanh nghiệp đặt ra. BVU và Doanh nghiệp thống nhất triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học.

Theo một khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM về chất lượng nguồn nhân lực Logistics, hiện ở Việt Nam, có 53,3% doanh nghiệp thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và kiến thức về Logistics. Trung tâm Dự báo nhu cầu lao động và thông tin thị trường lao động TPHCM cũng cho biết, hiện có ít nhất 300.000 doanh nghiệp trong cả nước tham gia vào lĩnh vực Logistics, với khoảng 1,5 triệu người lao động làm nghề Logistics.

Back

Page 12: Bản tin Logistics - GEMADEPT...SỐ 53 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2017 1. Từđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định –Pháp luật 4. Tiêu điểm tháng

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 11

GEMADEPT ĐẦU TƯ TÀU BIỂN CONTAINER LỚN NHẤT TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY

Thị trường vận tải biển trong nước và thế giới đang dần đi qua giai đoạn trầm lắng nhất từ trước đến nay với những dấu hiệu khởi sắc. Nhu cầu vận tải hàng hóa giữa các vùng miền đã bắt đầu tăng trưởng trở lại. Tuy vậy, quy mô thị trường vận tải biển Việt Nam hiện nay vẫn đang rất khiêm tốn. Trên thị trường hiện có khoảng 10 hãng tàu đang khai thác tuyến nội địa nhưng hầu hết các hãng tàu đều khai thác với các tàu kích thước nhỏ nên chi phí mua chỗ cao, tốc độ tàu chậm, tiêu hao nhiên liệu nhiều,… nên không đảm bảo được lịch tàu cũng như hiệu quả kinh tế mang lại không cao.

Nằm trong kế hoạch xây dựng và phát triển đội tàu nhằm tăng tính cạnh tranh trên thị trường vận tải nội địa, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động Logistics và Khai thác cảng, Tập đoàn Gemadept đã quyết định đầu tư một tàu container với sức chở 1.000 teus.

Một số thông số kỹ thuật chính của tàu:

DWT 15,000 on 8.95m Built 08 HAKATA

Flag PAN, Class NK - SS jan 2022 DD apr 2019

L.O.A. 147.00m/ Beam 25.00m/ L.B.P. 135.45m/ Depth 13.70m

G.T. 12,545/ N.T. 5,614

MAN-B+W 7S50MC 13,580 BHP 127 RPM

TEU Capacity: 1,060, Homo: 770/14t

Reefer Plugs: 104

GEARLESS/ CELLULAR; L.D.T. 5,117

Đây là một trong những rất ít tàu được đóng tại Nhật Bản- nơi có chất lượng đóng tàu cao và việc thay thế phụ tùng sửa chữa sau khi mua thuận lợi và có sẵn ngay trong khu vực. Hiện Gemadept đang khai thác 6 tuyến dịch vụ trên phạm vi nội địa và trong khu vực. Do đó, với việc đầu tư tàu Green Pacific, Gemadept dự kiến sẽ đưa tàu này khai thác tuyến nội địa để đáp ứng nhu cầu đang rất cao nhưng thiếu hụt nguồn cung tàu nội địa phù hợp trên thị trường.

CẢNG NAM HẢI ĐÌNH VŨ ĐẦU TƯ THÊM CẦU QC SỐ 3- NÂNG CAO NĂNG LỰC XẾP DỠ

Nhằm tăng cường năng lực xếp dỡ và tiếp nhận container, trong thời gian qua, Cảng Nam Hải Đình Vũ đã đầu tư thêm 1 cần trục giàn QC phục vụ xếp dỡ, nâng tổng số cẩu QC khai thác tại cảng lên 3 chiếc cùng 2 Cẩu Tukan và 1 cẩu Gottwald.

Sản phẩm được cung cấp bởi Kocks Ardelt Kranbau GmbH - CHLB Đức, sản xuất năm 2017. Đây là loại cần trục giàn chuyên xếp dỡ container. Sức nâng dưới dầm nâng 50T, sức nâng dưới khung 40T. Chiều cao nâng tính từ đỉnh ray phía nước đến đáy khung cẩu: 30 m. Độ sâu lấy hàng dưới mặt ray phía nước đến đáy khung cẩu: 12m. Tầm với phía sông: 40m, tầm với hậu: 16m.

Hiện tại, công tác lắp đặt cần trục đang được khẩn trương thực hiện và dự kiến cuối tháng 11/2017 cẩu sẽ chính thức được đưa vào vận hành.

Như vậy, cùng với sự ra đời của ICD Nam Hải củng cố năng lực tuyến hậu phương thì việc bổ sung thêm cẩu QC vào năng lực xếp dỡ tuyến tiền phương sẽ góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, qua đó tăng khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực khai thác cảng của Cảng Nam Hải Đình Vũ nói riêng cũng như cụm cảng của Gemadept tại khu vực Hải Phòng nói chung.

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY LOGISTICS HOẠT ĐỘNG CỦA GEMADEPT 5

Page 13: Bản tin Logistics - GEMADEPT...SỐ 53 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2017 1. Từđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định –Pháp luật 4. Tiêu điểm tháng

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 12

KHỐI GEMADEPT TẠI HẢI PHÒNG: BAN DỰ ÁN CHUYÊN NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TÍCH CỰC

Một công ty chuyên nghiệp khi có con người chuyên nghiệp ở mọi vị trí. Chuyên nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong định hướng phát triển của Khối cảng Gemadept tại Hải Phòng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại khu vực. Xuất phát từ tầm quan trọng đó, từ năm 2015, Ban Dự Án Chuyên Nghiệp đã được thành lập với các mục tiêu hoạt động chính bao gồm:

Hoàn chỉnh quy trình SXKD, nâng cao tính chuyên nghiệp trong toàn khối.

Tìm kiếm các biện pháp, cách thức cải tiến, tăng năng suất lao động, cắt giảm chi phí

Góp phần hoàn thiện bộ tài liệu đào tạo nội bộ, thúc đẩy hoạt động đào tạo trong toàn Khối

Để Ban dự án hoạt động hiệu quả, 5 tiêu chí như kim chỉ nam xuyên suốt hoạt động của Ban đã được thống nhất bao gồm: Kỷ luật cao – Mục tiêu cụ thể - Nhanh gọn & Chuẩn mực – Thấu hiểu & Hợp tác – Trách nhiệm & Quyết liệt.

Trong suốt 2 năm đi vào hoạt động, Ban Dự Án Chuyên nghiệp đã thường xuyên tổ chức đào tạo đánh giá Nội bộ Hệ thống và Đánh giá hoạt động của các phòng ban. Hoạt động này nằm trong chương trình ISO của khối cảng và đã thực sự mang lại những hiệu quả tích cực, cải tiến rõ rệt hiệu quả hoạt động trong toàn khối công ty Gemadept tại Hải Phòng, là mô hình mới Gemadept có thể triển khai trong toàn bộ hoạt động của Tập đoàn trong thời gian không xa.

CẢNG GEMADEPT DUNG QUẤT ĐỒNG BỘ HÓA TRANG THIẾT BỊ KHAI THÁC

Ngày 29/10/2017, tàu Mv. Batavia – thế hệ tàu 70,000 tấn đã cập cảng Gemadept Dung Quất an toàn. Trong chuyến tàu này, Gemadept Dung Quất đã đưa vào khai thác băng tải số 3 và tàu lai dắt lớn nhất khu vực với mã lực 4800HP.

Với việc hoạt động thêm hệ thống băng tải số 3, Cảng đã có thể cùng lúc xếp hàng dăm tại 03 hầm tàu, tăng năng suất khai thác lên 18,000 – 22,000 tấn dăm gỗ/ngày nhằm giải phóng tàu nhanh, tiết kiệm thời gian và chi phí của khách hàng. Dự kiến 58,000 tấn hàng dăm gỗ sẽ được xếp dỡ lên tàu Batavia Express cho chủ hàng Pisico trong khoảng 3,5 ngày. Cùng với đó, việc khai thác tàu lai dắt Việt Mỹ có công suất lớn nhất tại khu vực đã giúp cảng Gemadept Dung Quất chủ động hơn trong việc sắp xếp lịch tàu, khai thác và thời gian giải phóng tàu.

Tàu tiến hành làm hàng khai thác bằng 3 băng tải Tàu lai Việt Mỹ 4800 HP chính thức hoạt động

Trong năm 2017, bên canh việc đầu tư một số trang thiết bị chuyên dụng nhằm khai thác hàng dự án tại khu vực (2 mooc extendable dài 59m), Cảng Gemadept Dung Quất còn tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống trang thiết bị, bãi chứa dăm gỗ, hợp tác khai thác hệ thống băng tải số 3 và tàu lai dắt nhằm cung cấp các dịch vụ Cảng tốt nhất đến khách hàng.

Page 14: Bản tin Logistics - GEMADEPT...SỐ 53 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2017 1. Từđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định –Pháp luật 4. Tiêu điểm tháng

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 13

GEMADEPT LOGISTICS TỔ CHỨC CHUYẾN CÔNG TÁC TẠI NHẬT BẢN

Nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác, học hỏi kinh nghiệm khai thác loại hình Logistics tiên tiến cũng như công nghệ hiện đại áp dụng trong lĩnh vực chuỗi cung ứng, từ ngày 22/10 – 28/10, Gemadept Logistics đã tổ chức chuyến công tác tại Nhật Bản.

Trong chuyến công tác, đoàn đã gặp gỡ các khách hàng và đối tác quan trọng, có đóng góp lớn cũng như tiềm năng của Gemadept Logistics. Bên cạnh việc củng cố quan hệ hợp tác, tham quan cơ sở vật chất, công nghệ của các công ty Nhật Bản, nhân chuyến công tác lần này, các dự án tiềm năng của Tập đoàn Gemadept đã được giới thiệu đến các khách hàng, đối tác của Gemadept.

Chuyến công tác có ý nghĩa quan trọng, giúp Gemadept Logistics củng cố sâu rộng mối quan hệ hợp tác với các đối tác chiến lược Nhật Bản, giúp Gemadept Logistics tiếp cận cách thức triển khai về công nghệ cũng như xây dựng một môi trường vận hành Logistics thân thiện, xanh, sạch, tạo đà tăng trưởng bức phát mạnh mẽ trong thời gian tới.

GEMADEPT LOGISTICS THAY ĐỔI DIỆN MẠO WEBSITE CHÍNH THỨC

Gemadept Logistics là thương hiệu uy tín trên thị trường ngành Logistics, chuỗi cung ứng tại Việt Nam. Nhằm tiếp tục khẳng định vị thế thương hiệu, mở rộng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ cũng như mạng lưới hoạt động, sau 2 tháng nâng cấp, từ tháng 10/2017, Gemadept Logistics chính thức ra mắt diện mạo mới của website với địa chỉ: www.gemadeptlogistics.com.vn

Website mới của Gemadept Logistics là tâm huyết và thành quả của Tập thể Gemadept Logistics. Với thiết kế bố cục đơn giản, khoa học và hợp lý cùng màu sắc tươi mới đồng bộ với hệ thống nhận diện của Gemadept Logistics, Website chính thức của Gemadept đã thể hiện được một Gemadept Logistics trẻ trung, năng động và chuyên nghiệp.

Để Website luôn mang đến cho quý khách hàng, đối tác những tin tức cập nhật nhất trong ngành cũng như về hoạt động của Gemadept Logistics, Ban quản trị website sẽ cùng các đơn vị trong Tập đoàn thường xuyên cập nhật, biên tập thông tin đảm bảo trang web luôn sống động và hữu ích nhất.

GEMADEPT LOGISTICS - BAN HSSE

Ban HSSE (Health – Safety – Security – Environment: Sức Khỏe - An Toàn – An Ninh – Môi Trường) của công ty Gemadept Logistics được thành lập ngày 20/09/2017. Sau hơn 1 tháng hoạt động, BAN HSSE đã chuẩn hóa 10 Quy trình khai thác chuẩn (SOP: Standard Operation Procedure) cùng các hướng dẫn đi kèm. Hệ thống quy trình này đã được phê duyệt và áp dụng ngay từ đầu tháng 11/2017.

Theo kế hoạch BAN HSSE sẽ triển khai huấn luyện cho các đơn vị trong toàn công ty đồng thời tìm chọn các đơn vị huấn luyện chuyên nghiệp để huấn luyện cấp chứng chỉ theo Nghị Định số 44 của Chính phủ về an toàn vệ sinh lao động trong cơ quan, nhà máy, xí nghiệp.

Back

Page 15: Bản tin Logistics - GEMADEPT...SỐ 53 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2017 1. Từđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định –Pháp luật 4. Tiêu điểm tháng

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 14

CHUYỂN ĐỔI KỸ THUẬT SỐ: LÀM THẾ NÀO ĐỂ VƯỢT QUA SỨC Ỳ CỦA TỔ CHỨC

Theo kinh nghiệm từ McKinsey, những thành công bước đầu trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số thường bị phá vỡ theo thời gian. Chỉ có những công ty chiến thắng trong cuộc đua kỹ thuật số mới thực sự biết phải làm gì để vượt qua thử thách đó.

Các công ty lâu đời đã có những bước tiến quan trọng trong đổi mới kỹ thuật số. Bạn sẽ khó có thể tìm được doanh nghiệp nào chưa đưa ra các ứng dụng, thiết kế lại trang web của mình, điều khiển các công cụ kỹ thuật số hoặc mở một tài khoản trên Twitter. Nhân rộng tất cả các lợi ích của kỹ thuật số chính là biên giới tiếp theo, nhưng nó cũng chứng minh là một rào cản đáng kể cho nhiều công ty. Mặc dù bạn có thể tạo được lợi thế cho công ty thông qua một sáng kiến kỹ thuật số duy nhất, nhưng việc mở rộng quy mô chúng đòi hỏi phải vượt qua được sức ỳ mà tổ chức đang có khi nó có nguy cơ kéo bạn quay trở lại những cách làm việc đã thành công trong nhiều thập kỷ.

Việc vượt qua những lực lượng đó đòi hỏi sức mạnh, niềm tin, và, trong hầu hết các trường hợp, một sự kích hoạt. Các CEO cần tạo ra cảm giác cấp bách, thậm chí là sợ hãi, khuyến khích các công ty của mình nắm bắt được sự đổi mới và thay đổi trên quy mô rộng lớn. Giám đốc điều hành của Bosch, ông Volkmar Denner đã nói như vậy khi thấy công ty của ông phải đối mặt với một mức độ cạnh tranh mới: “Đột nhiên những người khác kiếm được tiền.” Denner ban đầu đã kêu gọi toàn bộ công ty thành lập “nhóm phát hiện đột phá” (disruption discovery team) để phát triển các chiến lược kỹ thuật số tấn công mô hình kinh doanh của Bosch – và đã nhận được 1.800 ý tưởng trong vòng chưa đầy một tuần. Ý tưởng thì dễ dàng, nhưng trừ khi chúng giải quyết các vấn đề cốt lõi của công ty, nếu không chúng thường thất bại. Denner đã giúp vượt qua những phương thức kinh doanh cũ bằng cách thể chế hóa các đội nhóm này, đây là một phần cốt lõi của chương trình đào tạo của Bosch và tạo ra một “động cơ đột phá” (disruption engine) liên tục vận động.

Vậy làm thế nào để các công ty thành công vượt qua được lực kéo của sức ỳ doanh nghiệp lâu đời của họ? McKinsey đã phân tích hơn 50 trường hợp của các công ty đã có những bước tiến quan trọng trong việc mở rộng quy mô chuyển đổi kỹ thuật số trong quyển sách Digital @ Scale của họ.

Dưới đây là các thực tiễn tốt nhất được đúc kết:

Hãy suy nghĩ lớn

Một trong những thủ phạm lớn nhất gây ra sự suy thoái trong các phương thức hoạt động cũ là chủ nghĩa từ từ, dần dần (incrementalism). Khi các công ty chỉ thực hiện những thay đổi nhỏ, họ hiếm khi phát triển đủ động lực để vượt qua các thói quen lâu đời. Thay vào đó, họ cần phải được táo bạo và cụ thể.

Có một kế hoạch táo bạo:

Một kế hoạch toàn diện quét toàn bộ doanh nghiệp để tìm kiếm các cơ hội kỹ thuật số là rất quan trọng – thậm chí nếu những cơ hội này phá vỡ kinh doanh lâu đời. Thay vì bảo vệ các thực hành lâu đời, các công ty kỹ thuật số tham gia sân chơi rất đột phá, xây dựng hệ sinh thái mới, hiện đại hóa kiến trúc kinh doanh và trang bị cho công ty để đối phó những thách thức phía trước. Trong năm 2009, Mathias Döpfner, CEO Axel Springer, đã đưa ra một tham vọng rõ ràng: “Trong 10 năm tới, chúng tôi muốn tạo ra 50% doanh thu và thu nhập của mình từ kỹ thuật số “. Với mục tiêu rõ ràng như vậy, công ty đã hoàn thành. Năm 2016, kênh kỹ thuật số đại diện cho 67% doanh thu của công ty và 72% EBITDA.

Đặt khách hàng lên hàng đầu:

GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ LOGISTICS QUẢN TRỊ LOGISTICS 6

Page 16: Bản tin Logistics - GEMADEPT...SỐ 53 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2017 1. Từđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định –Pháp luật 4. Tiêu điểm tháng

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 15

Các công ty nên bắt đầu bằng cách đặt câu hỏi: “Trải nghiệm tối ưu dành cho khách hàng sẽ như thế nào?” Điểm này rất quan trọng bởi vì việc lấy khách hàng làm trọng tâm khiến mọi người khó trốn tránh phía sau câu: “Đó là cách chúng ta luôn làm nó mà”. Một cách để khai thác kiến thức này là nghiên cứu hành trình của khách hàng và xác định mọi tương tác và quy trình nhằm vào khách hàng.

Phá vỡ các rào cản phòng ban chức năng:

Tất cả chúng ta đã từng nghe thấy điều này trước đây, nhưng điều này đòi hỏi sự nhấn mạnh thực sự bởi vì thay đổi về cơ bản tổ chức thường gặp sự phản kháng. Các đội nhóm chức năng chéo chỉ hoạt động hiệu quả khi được dẫn dắt bởi các cá nhân có trách nhiệm giải trình và được trao quyền để thúc đẩy sự thay đổi và vượt qua sức ỳ về mặt thể chế. Một số công ty, ví dụ, thành lập các Trung tâm năng lực kỹ thuật số (Digital Competence Center). Trung tâm này là nơi đặt Văn phòng chuyển đổi kỹ thuật số (Digital Transformation Office), có chức năng điều phối và quản lý chuyển đổi, và Phòng Thí nghiệm kỹ thuật số (Digital Lab), một trung tâm cho các tài năng kỹ thuật số mới.

Xây dựng một hệ điều hành với tốc độ và phản ứng nhanh

Để triển khai và quy mô hóa kế hoạch của mình, các công ty cần phải nhúng sâu sự thay đổi vào trong “DNA của công ty” bằng cách thay đổi một cách cơ bản hoạt động của công ty.

Tuyển dụng đội nhóm:

Nếu bạn có cùng một nhóm người làm việc trong công việc kinh doanh của bạn – ngay cả với việc đào tạo nâng cao thì bạn sẽ có những kết quả giống nhau. Đó là lý do tại sao bạn cần phải bổ sung nhân tài theo quy mô. Một giám đốc kỹ thuật số (CDO) mạnh mẽ, được sự ủng hộ của CEO và hội đồng quản trị, là then chốt, nhưng đó chỉ là sự khởi đầu. Các công ty cần phải tìm và đưa vào những người có một loạt các kỹ năng củng cố lẫn nhau để làm việc khác nhau, thiết kế khác nhau (kinh nghiệm người dùng và thiết kế giao diện) và phát triển khác nhau (các nhà khoa học dữ liệu và các nhà phát triển phần mềm IoT).

Hãy nhanh nhẹn, chứ không phải hoàn hảo:

Đạt được tốc độ thay đổi đủ đòi hỏi đẩy nhanh tốc độ quá trình chuyển hóa trong công việc. Chờ đợi để có phân tích đủ hoặc sản phẩm hoàn hảo tạo cơ hội cho các quy trình cố thủ bắt đầu nhảy vào và chiếm lấy. Tuy nhiên, cách tiếp cận sản phẩm tối thiểu (minimum viable product – MVP) có các nhóm tạo ra các sản phẩm chỉ có các tính năng thiết yếu tối thiểu, rồi sau đó giải quyết các điểm đau khi khách hàng gặp phải vấn đề. MVP ngăn ngừa việc phát triển sản phẩm quá tốn kém và kéo dài dựa hoàn toàn vào các giả định và đẩy mạnh việc gia nhập thị trường các sản phẩm mới.

Xây dựng để điều chỉnh:

Bất kỳ chuyển đổi nào sẽ ảnh hưởng đến những quy trình vốn tồn tại từ lâu mà có thể gây trở ngại cho chuyển đổi. Điều đó đòi hỏi phải đưa ra các quy trình tại chỗ có thể thích ứng với những trở ngại không thể tránh khỏi này. Các nhà đầu tư mạo hiểm, ví dụ, không chờ quá trình lập ngân sách hàng năm để đặt ra các ưu tiên. Các nhóm hiệu quả giải quyết các vấn đề khi phát sinh dựa trên các mục tiêu rõ ràng và KPIs. Các nhóm chuyển đổi được tài trợ khi họ đạt được những cột mốc chẳng hạn như tăng số lượng khách truy cập trang web. Thay vì thực hiện kế hoạch phác hoạ ra giải pháp, những người chuyển đổi hiệu quả sẽ đổi mới, thử nghiệm và cải tiến các giải pháp trong thời gian thực. Cách tiếp cận này đòi hỏi phải có một CFO có hiểu biết sâu về kỹ thuật số người có thể điều chỉnh ngân sách một cách năng động.

Tạo đà thông qua quy mô mạnh mẽ

Để xây dựng động lực thực sự, các công ty nên nhanh chóng mở rộng quy mô trên toàn bộ tổ chức.

Lan truyền sự thay đổi:

Quy mô chuyển đổi kỹ thuật số đòi hỏi sự thay đổi ở cấp doanh nghiệp. Chúng ta đã thấy các công ty thành công mang vào các nhóm chuyên gia kỹ thuật số tạm thời “gây sốc”, những người nhanh chóng số hóa một tập hợp các quy trình ban đầu hoặc thiết lập các mô hình kinh doanh mới. Nhiều công ty tập trung vào hành trình trải nghiệm của khách hàng, số hóa và cải thiện từng điểm tiếp xúc

Page 17: Bản tin Logistics - GEMADEPT...SỐ 53 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2017 1. Từđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định –Pháp luật 4. Tiêu điểm tháng

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 16

của khách hàng, ưu tiên những nhóm khách hàng có thể mang lại nhiều giá trị nhất. Mặc dù trọng tâm cơ bản của các nhóm này là thực thi, nhưng họ cũng tập trung vào việc truyền tải kỹ năng số và thiết lập các đơn vị kinh doanh số trong quá trình này. Quan trọng hơn, các chuyên gia này cũng bắt đầu làn sóng tuyển dụng và lồng ghép các nhân tài kỹ thuật số. Sau một khoảng thời gian nhất định, thường là từ 6 đến 9 tháng, tài năng của công ty sẽ dần dần thay thế các chuyên gia bên ngoài. Chúng tôi gọi phương pháp này là Build-Operate-Transfer (DBOT).

Biến CNTT thành vũ khí:

Các hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) đã được tối ưu hóa cho sự ổn định, chi phí và hiệu quả, điều quan trọng là phải duy trì tính toàn vẹn của tài sản có giá trị nhất của công ty: hàng tỷ bit dữ liệu đã tích lũy được từ khách hàng, tồn kho, bảng lương và hơn thế nữa . Tuy nhiên, chúng quá chậm đối với quá trình xử lý năng động, nhanh chóng cần thiết cho một sự chuyển đổi kỹ thuật số và cũng là nguyên nhân khiến nhiều chương trình kỹ thuật số trì trệ. Một giải pháp để xây dựng đà là một phương pháp tiếp cận CNTT hai tốc độ: một hệ thống ổn định, hiệu quả về chi phí cho tất cả các hoạt động không liên quan đến khách hàng (back-end system) bổ sung với một hệ thống nhanh, thường dựa trên đám mây, có thể làm việc với tất cả các quy trình nhắm đến khách hàng (front-end system). Một sự tích hợp với nền tảng (platform), hoặc middleware, kết nối hai thế giới CNTT này với nhau.

Tìm đối tác và xây dựng mạng lưới:

Nhiều công ty thành lập muốn mang tất cả các chức năng quan trọng vào phần mềm nội bộ, nhưng có thể mất rất nhiều thời gian và đòi hỏi nhiều nguồn lực. Chúng tôi nhận thấy rằng các công ty thành công nhất xây dựng mạng lưới các chuyên gia bên ngoài tốt nhất-thậm chí đối thủ cạnh tranh – những người đã có các kỹ năng cần thiết. Ví dụ, một tập đoàn các nhà sản xuất ô tô của Đức đã thành lập một liên doanh mua lại doanh nghiệp bản đồ số của Nokia, mang lại cho cả nhóm một công nghệ rất quan trọng trong xe tự lái mà không ai trong số họ có thể tự phát triển hoặc có được. Với mục tiêu rõ ràng, công ty đã đạt được mục tiêu. Năm 2016, kênh kỹ thuật số chiếm 67% doanh thu của công ty và 72% EBITDA. Các công ty khác chuyển sang start-up có thể cung cấp các kỹ năng quan trọng, giúp phát triển các ý tưởng kinh doanh mới, và thậm chí trở thành nguồn tài nguyên quý giá cho tài năng số.

Bắt đầu một chương trình thay đổi không phải là dễ dàng. Nhưng những người chiến thắng thực sự tách biệt khỏi phần còn lại sẽ thu được đầy đủ giá trị bằng cách thúc đẩy sự chuyển đổi kỹ thuật số trong toàn tổ chức.

Back

Page 18: Bản tin Logistics - GEMADEPT...SỐ 53 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2017 1. Từđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định –Pháp luật 4. Tiêu điểm tháng

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 17

NGHIÊN CỨU HÀNG NĂM VỀ 3PL LOGISTICS LẦN THỨ 22 NĂM 2018

Kể từ khi bắt đầu năm 1996, đến nay môi trường kinh doanh của ngành đã có những thay đổi chóng mặt, cả về nhu cầu và năng lực công nghệ. Nghiên cứu tình hình logistics năm 2018 được sự tài trợ của các công ty uy tín như Infosys consulting, Penske, Korn Ferry và Smeal College of Business. Nghiên cứu đã thu hút 580 công ty phản hồi, kể cả khách hàng, 3PL/4PL và công ty không sử dụng dịch vụ, trong đa dạng các lĩnh vực và trải dài từ Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á. Nghiên cứu lần thứ 22, ngoài những phân tích sâu sắc về tình hình hiện tại của ngành 3PL và chỉ ra những vấn đề cần giải quyết, còn mang đến cho chúng ta hiểu biết cụ thể về tình hình 3PL logistics dựa trên 4 chủ đề chính:

Blockchain trong chuỗi cung ứng

Tự động hóa / Số hóa trong chuỗi cung ứng

Rủi ro và khả năng chống lại trong mối quan hệ giữa chủ hàng và 3PL

Cuộc cách mạng nhân tài trong logistics

Blockchain trong chuỗi cung ứng

Việc tăng mong muốn có được khả năng hiển thị (visibility) trong chuỗi cung ứng đang làm tăng sự quan tâm tới công nghệ blockchain, loại công nghệ phá vỡ mỗi vận động thành từng từng khối một và ghi lại các giao dịch mỗi khi một lô hàng thay đổi qua tay một chủ thể khác.

Công nghệ này cải thiện an ninh vì mỗi giao dịch được xác nhận và ghi lại bởi một bên thứ ba độc lập, không ai có thể thay đổi hay xóa nó.

Bằng cách sử dụng blockchain, 3PL và các chủ hàng có thể tăng thêm giá trị từ chuỗi cung ứng. Dữ liệu được tạo ra thông qua công nghệ blockchain có thể cung cấp nhiều cơ hội hơn để phân tích thông tin, điều này đang trở nên quan trọng hơn trong chuỗi cung ứng được thúc đẩy bởimdữ liệu như hiện nay.

Bởi vì blockchain theo dõi chặt chẽ và truyền dữ liệu kịp thời và tạo sự minh bạch từ phía nhà cung cấp (upstream) và phía khách hàng (downstream), các nhà bán lẻ có thể giám sát chặt chẽ mức tồn kho, có thể tạo nên chuỗi cung ứng năng động.

Blockchain có thể tạo ra những thách thức, bao gồm cả việc phát triển và quản trị chia sẻ dữ liệu blockchain. Ngoài ra còn có các chi phí liên quan đến blockchain, và các chủ hàng sẽ cần phải thấy được giá trị rõ ràng từ công nghệ mà họ đầu tư.

Nghiên cứu cho thấy cả 3PL và chủ hàng đang ở giai đoạn đầu tiên kiểm tra hoặc triển khai công nghệ blockchain và việc sử dụng nó có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Tự động hóa / Số hóa trong chuỗi cung ứng

Tự động hoá (automation) và số hóa (digitalization) trong chuỗi cung ứng đang làm thay đổi hai lĩnh vực – cách thu thập và sử dụng dữ liệu cũng như tiến bộ kỹ thuật về thiết bị dùng để vận chuyển hàng hoá, chẳng hạn như xe tải nhóm 8.

Những người trả lời khảo sát cho biết dữ liệu khổng lồ (big data) cho thấy tiềm năng lớn nhất trong chuỗi cung ứng, với số lượng lớn các chủ hàng và 3PL cho biết họ dự định sẽ đầu tư vào năng lực này trong tương lai.

Các công nghệ hiện đang được phát triển bao gồm xe tải tự vận hành, kết hợp xe tải (truck platoon), hỗ trợ khi tắc nghẽn giao thông và docking tự động.

Công nghệ thay đổi nhanh chóng có cả lợi ích và thách thức. Mặc dù số lượng lớn các công ty cạnh tranh trong thị trường có thể làm giảm chi phí nhưng cũng có thể đe doạ tính liên tục của dịch vụ khi những người chơi bỏ cuộc. Sự tiến bộ nhanh chóng cũng có nghĩa là các công nghệ ngày nay có thể đã lỗi thời trong năm tới khi những người chơi mới gia nhập và rời bỏ thường xuyên, điều này có thể làm cho một số chủ hàng và 3PL do dự đầu tư.

XU HƯỚNG LOGISTICS 7

Page 19: Bản tin Logistics - GEMADEPT...SỐ 53 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2017 1. Từđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định –Pháp luật 4. Tiêu điểm tháng

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 18

Rủi ro và khả năng chống lại trong mối quan hệ giữa chủ hàng và 3PL

Cả hai bên ngày càng cần các nguồn lực cần thiết để nâng cao khả năng hành động theo thời gian thực (real-time), giảm bớt hoặc giảm nhẹ hậu quả của sự gián đoạn chuỗi cung ứng (supply chain disruption), và các vấn đề thời gian thực (real-time) phụ thuộc vào các giải pháp thời gian thực (real-time).

Rủi ro, khả năng chống lại và phục hồi là ba yếu tố chính của chu kỳ liên tục giúp những người trong chuỗi cung ứng hiểu, định lượng, giảm nhẹ hoặc loại bỏ rủi ro, và sau đó hồi phục từ một số loại rủi ro nhất định.

Các mối quan hệ thành công thường bao gồm các quy trình thiết kế và đưa ra các giải pháp, các giao thức kịp thời để giải quyết các vấn đề, giảm thời gian sai số của chu trình và quy trình, và giao tiếp hiệu quả bằng các công nghệ hiện đại. Kết quả từ nghiên cứu năm nay cho thấy rằng các bên có thể có những suy nghĩ khác nhau về vai trò của mỗi người chơi. Hơn nữa, một tỷ lệ phần trăm lớn hơn của các chủ hàng nhận thấy nhu cầu theo đuổi các lĩnh vực để cải tiến liên quan đến rủi ro và khả năng phục hồi.

Một số thách thức bao gồm khối lượng công việc cao, thiếu thời gian và / hoặc chi tiết để đáp ứng một cách hợp lý, thiếu tài năng có kinh nghiệm và có năng lực, sự hiểu biết rõ ràng về rủi ro, và sự khẩn cấp và chi phí bảo trì.

Cuộc cách mạng nhân tài trong logistics

Mặc dù có vẻ như tự động hóa gia tăng sẽ làm giảm nhu cầu các công ty đầu tư vào nhân viên, điều ngược lại mới đúng. Công nghệ sẽ giúp nhân viên nhận ra tiềm năng lớn hơn và giải quyết các công việc nhất định để tài năng có thể đẩy xa hơn, chính nhân tài là nhân tố chính trong việc xác định và áp dụng đổi mới.

Các nhà quản lý chuỗi cung ứng và logistics đang ngày càng chuyển từ hiệu suất về mặt thể chất sang hiệu suất về mặt dữ liệu. Các chuyên gia chuỗi cung ứng phải giải thích được những hiểu biết sâu sắc từ những tín hiệu thông tin mơ hồ nhất. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo chuỗi cung ứng phải hiểu tất cả các khía cạnh từ điểm đầu đến điểm cuối của chuỗi cung ứng và thích ứng khi công nghệ tạo ra các cơ hội mới.

Giống như công nghệ, chuỗi cung ứng và môi trường kinh doanh liên tục biến đổi, và các nhà lãnh đạo sẽ phải thông thạo những kỹ năng mới và các hệ thống mới để học hỏi trong suốt sự nghiệp của họ, điều đó có nghĩa là các nhà lãnh đạo ngành tương lai sẽ phải nhanh nhẹn. Họ cũng sẽ phải là người có tầm nhìn và chiến lược để thành công trong việc đón nhận những thay đổi.

Back

Page 20: Bản tin Logistics - GEMADEPT...SỐ 53 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2017 1. Từđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định –Pháp luật 4. Tiêu điểm tháng

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 19

CHÀNG TRAI VỚI THAM VỌNG CÁCH MẠNG VẬN TẢI TOÀN CẦU

Khi gửi một bưu kiện qua FedEx hoặc UPS, bạn chỉ cần đóng gói, gửi hàng và dễ dàng theo dõi mọi thứ qua công cụ trực tuyến. Tuy nhiên, ngành vận tải toàn cầu trị giá 9 tỷ USD lại không được như vậy. Do có rất nhiều trung gian, thông tin hàng buộc phải chuyển đi một cách “thô sơ” qua hàng trăm cuộc điện thoại, fax và mail.

Ryan Petersen xác định mục tiêu của đời mình sẽ là áp dụng công nghệ thế kỷ 21 cho vận tải – ngành cổ xưa nhất thế giới. Và một điều chắc chắn là anh sẽ không ngại “đụng chạm” bất cứ ai trong quá trình theo đuổi giấc mơ của mình, cho dù là cả Steve Jobs.

Khởi đầu bằng việc nhập khẩu xe máy và mô tô từ Trung Quốc để bán online tại Mỹ, Ryan Petersen phải đích thân đến làm việc tại Trung Quốc trong suốt 2 năm vì công việc của anh trở nên quá phức tạp khi phải làm việc với rất nhiều công ty dịch vụ vận tải khác nhau.

Ryan nhận ra rằng việc vận chuyển quốc tế phải phụ thuộc vào quá nhiều bên trung gian. Một khi hàng hóa được hoàn tất tại nhà máy tại Trung Quốc, một công ty vận tải đường bộ sẽ đến nhận hàng và vận chuyển tới kho, tại kho, nếu hàng của bạn quá nhỏ thì bạn phải đợi để được gộp chung với hàng hóa của nhiều công ty khác cho đầy một container. Sau đó, một công ty khác sẽ vận chuyển container đến cảng và làm các thủ tục Hải quan. Sau đó hàng được xếp lên tàu của một công ty khác nữa để vận chuyển đến Mỹ, nơi mà hàng chục công ty khác đang chờ để tiếp tục xử lý lô hàng này.

Qua tất cả các công đoạn đó, không một công ty nào cung cấp được phần mềm theo dõi thân thiện với người dùng, tất cả thông tin đều phải qua 1 loạt các chứng từ giấy hoặc rất nhiều cuộc điện thoại và email. Trong khi đó, vận tải quốc tế là một ngành có doanh thu đến 9 tỷ USD mỗi năm. Đó là lúc mà Ryan Petersen nhận ra hướng khởi nghiệp của mình.

Dự án đầu tay: ImportGenius

Ryan khởi nghiệp với dự án ImportGenius. Tại Mỹ, các thông tin hàng hóa nhập khẩu luôn được công bố rộng rãi bởi Chi cục Hải Quan Hoa Kỳ, ImportGenius đã tổng hợp tất cả các thông tin đó lại, sắp xếp chúng một cách khoa học và bán lại với giá 200 USD mỗi tháng cho khách hàng.

Đây là một dịch vụ nhắm tới những nhà đầu tư muốn nghiên cứu về đối tác của mình hoặc những công ty cung cấp dịch vụ logistics muốn tìm hiểu về khách hàng trước khi chào hàng.

Dự án nghe có vẻ rất tiềm năng nhưng ImportGenius phải chật vật hơn một năm mới có được người khách đầu tiên. Ryan liền nghĩ, tại sao anh không thử viết một số tin tức dựa trên dữ liệu có sẵn để minh chứng cho lợi ích của ImportGenius?

Anh chàng này phát hiện rằng Apple đang nhập đến 188 container với nội dung bên trong là “máy điện tử” từ kho dữ liệu của mình. Sau một hồi nghiên cứu thì Ryan nhận ra đây là thời điểm mà lượng hàng tồn kho cho iPhone đời đầu đang sụt giảm và lập tức đăng tải một bài Blog về chủ đề này.

CÂU CHUYỆN LOGISTICS 8

Page 21: Bản tin Logistics - GEMADEPT...SỐ 53 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2017 1. Từđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định –Pháp luật 4. Tiêu điểm tháng

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 20

Sau đó Ryan còn gửi thông tin trên đến Mac Rumors, trang web chuyên về những tin “rò rỉ” của Apple. Chỉ qua vài ngày sau đó, hơn 100 tờ báo khác đều đăng tải nội dung “đồn” rằng Apple sắp tung ra sản phẩm mới. Ngay lập tức, Ryan nhận được một cuộc gọi từ nhân viên Hải Quan Mỹ, nhân viên này nói rằng Steve Jobs đã “nổi điên” khi biết được tin và gọi điện “hét ầm ĩ” cho cả Cục Hải Quan.

Tổng cộng sau bài viết đó, ImportGenius có thêm hàng ngàn khách hàng mới và thu lại được hơn 1 triệu USD.

Nhưng Ryan sớm nhận ra rằng ImportGenius chỉ là một công cụ hữu ích và sớm muộn gì chính quyền Mỹ cũng sẽ cải tiến kho dữ liệu của mình, anh ta chuyển quyền điều hành lại cho nhà đồng sáng lập để tiếp tục với một dự án tham vọng hơn.

Flexport: cổng vận tải “tất cả trong một” và danh hiệu startup tỷ đô

Flexport ra đời với mục đích “vực dậy” ngành dịch vụ lớn tuổi nhất thế giới bằng công nghệ thế kỷ 21. Khác với những gói bưu phẩm gửi qua UPS hoặc FedEx, không một công ty vận chuyển nào đủ mạnh để có thể tự tay xử lý một lô hàng lớn, do đó rất nhiều công ty phải hợp sức với nhau và lô hàng qua đó cũng bị chuyển qua tay rất nhiều lần.

“Để chuyển hàng từ Trung Quốc về Mỹ, bạn cần một xe tải ở Trung Quốc, bạn cần một xe tải ở Mỹ, và tiếp đó là một hoặc nhiều máy bay, tàu biển để kết nối giữa hai nước, chưa hết, bạn sẽ cần một số kho để gom hàng, xả hàng từ container …” Ryan cho biết.

Biết được thực trạng, Ryan và công ty của mình đã phát triển Flexport – một phần mềm có thể truy cập bằng trình duyệt web để kết nối tất cả thông tin. Flexport cho phép các công ty trên khắp thế giới có thể mua dịch vụ, quản lý và theo dõi lô hàng của mình… tất cả trên cùng một trang web. Flexport cung cấp thông tin miễn phí và chỉ thu % lợi nhuận khi bạn vận chuyển hàng sử dụng phần mềm này.

“Tất cả sẽ dựa trên ứng dụng Flexport” Ryan Petersen cho hay, tất cả các yêu cầu từng không được hỗ trợ bởi những công ty vận tải truyền thống sẽ được Flexport cung cấp, người dùng sẽ biết hàng của họ đang nằm ở đâu trong thời gian thực, chi phí vận chuyển toàn bộ ước tính là bao nhiêu, khả năng điều chỉnh đường đi của hàng, so sánh giữa vận chuyển đường biển và đường hàng không và cả thông tin để ra quyết định số lượng hàng nên chuyển đi là bao nhiêu…

Flexport luôn muốn triệt tiêu những phiền hà mà hệ thống vận tải thế giới đang gặp phải, đơn cử như việc cung cấp địa điểm chính xác của hàng, 40% cuộc gọi đến các công ty vận tải liên quan tới vị trí hiện tại của hàng, việc này gây nhiều phiền toái khi nhân viên của công ty này phải gọi điện cho công ty khác để tìm được chính xác công ty đang vận chuyển hàng và từ đó thông báo ngược lại tới khách hàng.

Và chỉ sau 4 năm thành lập, Flexport đã vừa gọi vốn thành công với số tiền 110 triệu USD trong Series C.

Ryan còn gây chấn động hơn khi từ chối một nhà đầu tư đã định giá Flexport lên đến 1 tỷ USD. “Chúng tôi luôn tìm kiếm nhà đầu tư tốt nhất, và những nhà đầu tư có chủ định giúp đỡ công ty thường sẽ không đưa ra mức giá cao như vậy”, Ryan cho hay.

Flexport hiện cũng đang nằm trong danh sách 25 công ty khởi nghiệp tỷ đô trong tương lai của Forbes.

Back

Page 22: Bản tin Logistics - GEMADEPT...SỐ 53 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2017 1. Từđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định –Pháp luật 4. Tiêu điểm tháng

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 21

CHƯƠNG TRÌNH TRÊN VTV9: VIETNAM LOGISTICS

Thời gian phát sóng: phát sóng lần đầu vào lúc 10g00 sáng Chủ nhật, phát lại vào lúc 11h10’ thứ Hai 8h00 và sáng thứ Tư tuần kế tiếp;

Kênh phát sóng: VTV9

Nhà sản xuất: Đài truyền hình Việt Nam

CHƯƠNG TRÌNH VỀ LOGISTICS TRÊN INFOTV- LOGISTICS VIỆT NAM

Thời gian phát sóng: 20h30 - 20h45 tối thứ Sáu và phát lại lúc 10h30 thứ Bảy hàng tuần

Kênh phát sóng: kênh InfoTV

Nhà sản xuất: VietNam Logistics Media phối hợp InfoTV

HỘI THẢO: ỨNG DỤNG CNTT VÀO QUẢN TRỊ LOGISTICS VÀ CHUỖI CUNG ỨNG

Đơn vị tổ chức: Viện Quản trị Logistics và Chuỗi cung ứng EDINS, Trường ĐH Ngoại Thương và Công ty Smartlog

Thời gian: 8h30 ngày 22/11/2017

Địa điểm: Phòng Hội thảo, Trường ĐH Ngọai thương, 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội

Back

SỰ KIỆN LOGISTICS TRONG CÁC THÁNG TỚI 9

“Education is what remains after one has forgotten everything he learned in school.”

- Albert Einstein (1879 –1955) -


Recommended