+ All Categories
Home > Documents > Bản tin Logistics · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3 CÁC CHÍNH SÁCH, VĂN...

Bản tin Logistics · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3 CÁC CHÍNH SÁCH, VĂN...

Date post: 23-Aug-2020
Category:
Upload: others
View: 2 times
Download: 0 times
Share this document with a friend
23
SỐ 75 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 04 - 2020 1. Tđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định Pháp lut 4. Tiêu điểm tháng 04/2020 5. Hot động ca Gemadept 6. Gii pháp qun trLogistics 7. Xu hướng thtrường 8. Câu chuyn Logistics 9. Skin Logistics tháng ti
Transcript
Page 1: Bản tin Logistics · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3 CÁC CHÍNH SÁCH, VĂN BẢN HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TRONG DỊCH COVID-19 Bộ chỉ số đánh giá

SỐ 75

BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 04 - 2020

1. Từ điển Logistics

2. Khách hàng Logistics

3. Quy định – Pháp luật

4. Tiêu điểm tháng 04/2020

5. Hoạt động của Gemadept

6. Giải pháp quản trị Logistics

7. Xu hướng thị trường

8. Câu chuyện Logistics

9. Sự kiện Logistics tháng tới

Page 2: Bản tin Logistics · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3 CÁC CHÍNH SÁCH, VĂN BẢN HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TRONG DỊCH COVID-19 Bộ chỉ số đánh giá

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 1

DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG & ĐỘ TIN CẬY CỦA DỊCH VỤ TRONG LOGISTICS

Định nghĩa về dịch vụ khách hàng (Customer Service) trong Logistics

Dịch vụ khách hàng (tiếng Anh: Customer service) trong Logistics là quá trình cung cấp các tiện ích từ giá trị gia tăng cho dây chuyền cung ứng với chi phí hiệu quả nhất.

Dịch vụ khách hàng xuất hiện bao gồm các hoạt động có liên quan đến việc giải quyết đơn hàng, vận tải và các dịch vụ hậu mãi… những hoạt động đó có thể là: lập bộ chứng từ, làm thủ tục hải quan, xử lí, truy xuất đơn hàng, giải quyết các khiếu nại, khả năng hoàn thành 98% đơn hàng trong vòng 24 tiếng đồng hồ; giải quyết khiếu nại trong vòng 15 ngày; hoàn thành thủ tục hải quan trong vòng hai tiếng….

Các yếu tố liên quan đến dịch vụ khách hàng

Có rất nhiều yếu tố liên quan đến dịch vụ khách hàng, có thể chia chúng thành ba nhóm:

- Trước khi giao dịch: Xây dựng chính sách dịch vụ khách hàng; giới thiệu các dịch vụ cho khách hàng; tổ chức bộ máy thực hiện; phòng ngừa rủi ro; quản trị dịch vụ

- Trong khi giao dịch: tình hình dự trữ hàng hoá; thông tin về hàng hoá; tính chính xác của hệ thống; tính ổn định của quá trình thực hiện đơn hàng; khả năng thực hiện các chuyến hàng đặc biệt; khả năng điều chuyển hàng hoá; thủ tục thuận tiện; sản phẩm thay thế.

- Sau khi giao dịch: lắp đặt, bảo hành, sửa chữa và các dịch vụ khác; theo dõi sản phẩm; giải quyết những than phiền, khiếu nại, trả lại sản phẩm… của khách hàng; cho khách hàng mượn sản phẩm.

Độ tin cậy của dịch vụ (Service reliability)

- Định nghĩa: Độ tin cậy của dịch vụ (tiếng Anh: Service reliability) hay chất lượng phục vụ đề cập tới khả năng của một công ty thực hiện hoàn hảo các hoạt động đáp ứng đơn đặt hàng theo nhận thức của khách hàng.

- Ý nghĩa: Toàn bộ quá trình phục vụ khách hàng đều đề cập tới việc thỏa mãn yêu cầu của khách hàng.

- Các chỉ tiêu đo lường độ tin cậy của dịch vụ: sự sẵn có của hàng hoá; khả năng cung ứng dịch vụ; các chỉ tiêu về sự an toàn cho hàng hóa như vận chuyển hàng không gây thiệt hại, các vận đơn chính xác hoặc hoàn hảo, thực hiện trả hàng an toàn, cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác, thái độ phục vụ thiện chí hoặc khả năng nhanh chóng giải quyết các vấn đề nảy sinh cũng được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của dịch vụ.

Nhận dạng công ty có độ tin cậy của dịch vụ cao

Những công ty trội hơn hẳn về chất lượng phục vụ đều có ít nhất ba đặc điểm:

- Thứ nhất, sử dụng các cơ cấu có thể giúp khách hàng tiếp nhận một cách chính xác và kịp thời các thông tin về đơn đặt hàng và các yêu cầu khác có liên quan đến dịch vụ.

- Thứ hai, cam kết cung ứng dịch vụ với chất lượng cao đáp ứng các yêu cầu và đòi hỏi đặc biệt của khách hàng; quyết định kịp thời trên cơ sở những đánh giá đúng đắn.

- Thứ ba, người quản lí, điều hành các hoạt động dịch vụ cung ứng cho khách hàng phải có khả năng đưa ra giải pháp thích ứng đương đầu với các tình huống bất ngờ hoặc các khó khăn nguy hiểm hay quản lí dự báo trước nguy cơ xảy ra đứt gãy trong cung ứng dịch vụ và giải quyết vấn đề nhanh nhất để tạo sự trung thành giữa khách hàng với công ty.

Back

TỪ ĐIỂN LOGISTICS 1

Page 3: Bản tin Logistics · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3 CÁC CHÍNH SÁCH, VĂN BẢN HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TRONG DỊCH COVID-19 Bộ chỉ số đánh giá

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2

SAIGON CO.OP – THƯƠNG HIỆU HÀNG ĐẦU NGÀNH BÁN LẺ VIỆT NAM

Thành lập vào năm 1989 với tên gọi ban đầu là Liên hiệp Hợp tác xã mua bán TP. HCM, sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, Saigon Co.op đã chứng minh được vai trò là doanh nghiệp dẫn dắt thị trường bán lẻ hiện đại nội địa và tạo động lực phát triển cho các doanh nghiệp nội cùng ngành.

Thương hiệu đặt nền móng cho ngành bán lẻ Việt Nam

Saigon Co.op là doanh nghiệp tiên phong đặt “viên gạch” đầu tiên cho thị trường bán lẻ hiện đại tại Việt Nam khi siêu thị đầu tiên Co.opmart Cống Quỳnh được ra đời vào năm 1996.

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động bán lẻ theo đúng chức năng, lãnh đạo Saigon Co.op đã dành thời gian nghiên cứu học tập kinh nghiệm của hệ thống siêu thị KF (Thụy Điển), NTUC Fair Price (Singapore), Co.op (Nhật Bản) để tạo ra một hệ thống siêu thị mang nét đặc trưng của phương thức hợp tác xã tại Tp. HCM và Việt Nam. Các siêu thị Co.opmart lần lượt ra đời với sự đầu tư đúng mức với phương châm - "Bạn của mọi nhà" cùng với việc chọn đối tượng khách hàng mục tiêu của Co.opmart là tầng lớp dân cư có thu nhập trung bình – lực lượng chiếm số đông trong xã hội, thương hiệu Co.opmart đã nhanh chóng phát triển và thu hút đông đảo khách hàng, trở thành hình ảnh tiêu biểu cho ngành bán lẻ hiện đại của Việt Nam.

Sau 30 năm, tính đến tháng 3/2019, mạng lưới Co.opmart đạt con số 110 siêu thị trải dọc cả nước.

Chiến lược phát triển cân bằng

Khi thị trường bán lẻ Việt Nam trở thành vùng đất tiềm năng, sự xuất hiện của các thương hiệu Việt cũng như sự thâm nhập của các ông lớn ngoại đã gia tăng nhanh chóng. Trước bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, Saigon Co.op đã định hình chiến lược theo 2 trục rõ nét:

- Với trục dọc, Saigon Co.op tham vọng phát triển đầy đủ mọi phân khúc trong bán lẻ, từ mô hình cao cấp (trung tâm thương mại, đại siêu thị) cho đến mô hình trung và vừa (siêu thị, cửa hàng thực phẩm, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa hiện đại). Trong năm 2019, Saigon Co.op đã cho ra đời mô hình bán lẻ hiện đại cao cấp mới là Finelife, đánh dấu bước phát triển đột phá của doanh nghiệp này. Finelife là thương hiệu siêu thị cao cấp đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ mới như bảng giá tự động E-label điện tử và đặc biệt là quầy tự thanh toán.

- Với trục ngang, Saigon Co.op hướng đến các hoạt động đầu tư M&A, xuất nhập khẩu và sản xuất hàng tiêu dùng.

Với tư duy phát triển chiến lược, Saigon Co.op đã tham gia đầy đủ các loại hình bán lẻ nhằm phủ kín các phân khúc khách hàng và tạo thế cân bằng, phá vỡ độc quyền của khối ngoại. Từ doanh thu chưa đến 1 tỷ đồng tại thời điểm thành lập vào năm 1989, đến cuối 2019 doanh thu của Saigon Co.op đã đạt con số 35.000 tỷ đồng, qua đó tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu của Saigon Co.op trong thị trường bán lẻ Việt, nơi đang có sự cạnh tranh hết sức khốc liệt.

Hướng đến doanh nghiệp phát triển bền vững

Để đạt được những kết quả như trên, Saigon Co.op đã tiến hành rà soát tổng thể và xây dựng chiến lược phát triển phù hợp với chuyển biến của tình hình thực tế. Tập trung nguồn lực triển khai những nội dung quan trọng là hàng hóa, công nghệ thông tin, không gian mua sắm, logistics và dịch vụ, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.

Là nhà cung cấp giải pháp logistics hàng đầu tại Việt Nam, trải qua hơn 7 năm cung cấp dịch vụ cho đối tác, hơn ai hết CJ Gemadept Logistics hiểu rõ tầm quan trọng của mô hình logistics toàn diện với một doanh nghiệp bán lẻ như Saigon Co.op. Trong những năm tiếp theo, khi thị trường bán lẻ có sự thay đổi và mang đến những cơ hội mới, CJ Gemadept Logistics cùng Saigon Co.op sẽ tăng cường hợp tác, chặt chẽ và toàn diện hơn trên những mảng dịch vụ mới, đưa Saigon Co.op giữ vững vị trí dẫn đầu trước áp lực cạnh tranh ngày càng lớn.

Back

KHÁCH HÀNG LOGISTICS 2

Page 4: Bản tin Logistics · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3 CÁC CHÍNH SÁCH, VĂN BẢN HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TRONG DỊCH COVID-19 Bộ chỉ số đánh giá

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3

CÁC CHÍNH SÁCH, VĂN BẢN HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TRONG DỊCH COVID-19

Bộ chỉ số đánh giá tính rủi ro lây nhiễm virus corona tại doanh nghiệp tại Tp. HCM

Ngày 06/04/2020, Ban Chỉ đạo phòng chống Covid – 19 Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 1203/QĐ-BCĐ kèm theo bộ chỉ số đánh giá tính rủi ro lây nhiễm virus Corona tại doanh nghiệp trên địa bàn Tp. HCM.

Quyết định có hiệu lực từ ngày 06/04/2020.

Gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất

Ngày 08/04/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2020/NĐ-CP về việc Gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất. Nghị định áp dụng đối với các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất và kinh doanh trong các ngành kinh tế sau: nông-lâm-thủy sản; sản xuất chế biến thực phẩm, dệt, sản xuất các mặt hàng như: trang phục, da, gỗ, giấy, cao su, khoáng phi kim loại, kim loại, gia công cơ khí, sản xuất điện tử, máy vi tính, ô tô, giường, tủ, bàn, ghế; xây dựng; kinh doanh vận tải kho bãi; dịch vụ lưu trú và ăn uống; giáo dục và đào tạo; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội; hoạt động kinh doanh bất động sản; hoạt động dịch vụ lao động và việc làm; hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tour du lịch; hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí; hoạt động của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; hoạt động thể thao, vui chơi giải trí; hoạt động chiếu phim…

Nghị định có hiệu lực từ ngày 08/04/2020.

Giảm 10% giá hoa tiêu cho doanh nghiệp vận tải biển nội địa

Ngày 14/04/2020, Cục Hàng hải Việt Nam cho biết sẽ giảm 10% so với mức giá đang áp dụng hiện nay đối với tất cả tàu thuyền Việt Nam hoạt động tuyến nội địa, bao gồm cả tàu thuyền và phương tiện VR-SB (tàu sông pha biển).

Thời gian thực hiện giảm giá trong 3 tháng, kể từ ngày 01/05/2020.

Hướng dẫn giải quyết tác động do Covid-19 liên quan đến thực hiện các công ước của IMO

Ngày 09/04/2020, Ban Thư ký của Tổ chức các quốc gia tham gia bản ghi nhớ Tokyo về hợp tác kiểm soát tàu của quốc gia có cảng (Tokyo MOU) đã ban hành hướng dẫn giải quyết tác động do sự bùng phát của COVID-19, liên quan đến việc thực hiện các công ước của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) theo Thông báo số 2020-2/Rev.1.

Cùng ngày, Cục Đăng kiểm Việt Nam ban hành văn bản bằng tiếng Anh số 11/TB gửi các tổ chức, cá nhân liên quan trong lĩnh vực vận tải biển, đồng thời thông báo đến IMO, về việc gia hạn các giấy chứng nhận theo luật định hiện có của tàu và gia hạn hoặc hoãn các cuộc điều tra, đánh giá đối với tàu được cờ Việt Nam trong tình huống bất khả kháng do đại dịch Covid-19. Tất cả các tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam cần lưu giữ bản sao văn bản số 11/TB để trình cho các cơ quan liên quan (ví dụ như cơ quan có thẩm quyền của chính quyển cảng), trong trường hợp cần thiết.

Gỡ vướng cho doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa đến và rời Hải Phòng

Ngày 13/04/2020, Cục Xuất nhập khẩu vừa có Văn bản số 2594/BCT-XNK của Bộ Công Thương gửi UBND Tp. Hải Phòng về việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu và logistics vận chuyển hàng hóa đến và rời Hải Phòng.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đề nghị Tp. Hải Phòng xem xét, rà soát các loại thuế, phí, có các giải pháp hỗ trợ giảm chi phí vận tải như phí cầu đường, bến bãi, phí lưu giữ phương tiện, phí cơ sở hạ tầng… thực hiện hình thức thu phí thuận lợi, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu và doanh nghiệp logistics; phối hợp chặt chẽ và thông tin kịp thời cho Bộ Công Thương về công tác triển khai ứng phó với dịch bệnh của thành phố có khả năng gây tác động đến hoạt động thương mại và xuất nhập khẩu hàng hóa.

PHÁP LUẬT – QUY ĐỊNH 3

Page 5: Bản tin Logistics · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3 CÁC CHÍNH SÁCH, VĂN BẢN HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TRONG DỊCH COVID-19 Bộ chỉ số đánh giá

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4

BỔ SUNG MẶT HÀNG ĐƯỢC MIỄN THUẾ NHẬP KHẨU

Ngày 27/03/2020, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 436/QĐ-BTC bổ sung mặt hàng được miễn thuế nhập khẩu tại danh mục các mặt hàng được miễn thuế nhập khẩu phục vụ phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra ban hành kèm theo Quyết định số 155/QĐ-BTC ngày 07/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 27/03/2020 đến ngày có văn bản công bố hết dịch

BÃI BỎ QUY HOẠCH TỔNG THỂ CẢNG HÀNG KHÔNG GIA LÂM, TP. HÀ NỘI

Quyết định số 528/QĐ-BGTVT ngày 31/3/2020 về việc bãi bỏ Quy hoạch tổng thể Cảng hàng không Gia Lâm, Tp. Hà Nội – Giai đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2025 đã được Thứ trưởng Lê Anh Tuấn kí phê duyệt. Theo đó, bãi bỏ Quyết định số 980/QĐ-BGTVT ngày 28/4/2006 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể Cảng hàng không Gia Lâm, TP. Hà Nội - Giai đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2025.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/03/2020.

BỔ SUNG DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ

Ngày 30/03/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 37/2020/NĐ-CP bổ sung danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. Theo đó, bổ quy định về hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; gồm:

- Đầu tư kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Đầu tư kinh doanh cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Đầu tư kinh doanh cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Đầu tư kinh doanh khu làm việc chung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo

Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/05/2020.

CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI LĨNH VỰC ĐƯỜNG BỘ

Ngày 06/04/2020, Bộ GTVT ban hành Quyết định về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi lĩnh vực đường bộ thuộc phạm vi chức quản lý của Bộ GTVT. Theo đó, thủ tục hành chính cấp trung ương gồm: cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt - Lào cho doanh nghiệp, hợp tác xã của Việt Nam; cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế cho doanh nghiệp, hợp tác xã; cấp lại Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế cho doanh nghiệp, hợp tác xã. Về trình tự, thời gian thực hiện, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp từng loại Giấy phép trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ đúng quy định. Trường hợp từ chối không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

CHUYỂN 8 DỰ ÁN ĐƯỜNG CAO TỐC BẮC - NAM SANG ĐẦU TƯ CÔNG

Ngày 07/04/2020, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo số 147/TB-VPCP thông báo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc chuyển đổi hình thức đầu tư một số đoạn trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông và Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ. Theo đó, 08 dự án đường cao tốc Bắc - Nam được chuyển từ đầu tư theo hình thức đối tác công tư sang đầu tư công theo đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

QUY ĐỊNH DANH MỤC HÀNG HÓA NGUY HIỂM, VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NGUY HIỂM

Ngày 08/04/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2020/NĐ-CP quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa. Nghị định này thay thế Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09/11/2009 và Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10/03/2005.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/06/2020.

Page 6: Bản tin Logistics · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3 CÁC CHÍNH SÁCH, VĂN BẢN HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TRONG DỊCH COVID-19 Bộ chỉ số đánh giá

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 5

THỦ TỤC HẢI QUAN THÔNG QUA HỆ THỐNG QUÁ CẢNH HẢI QUAN ASEAN

Ngày 09/04/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 46/2020/NĐ-CP quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN để thực hiện Nghị định thư 7 về hệ thống quá cảnh hải quan.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/06/2020.

BỘ GTVT CẮT GIẢM 384/570 ĐIỀU KIỆN KINH DOANH

Ngày 16/04/2020, Bộ GTVT vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ cắt giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí logistics theo Chỉ thị số 11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19. Cụ thể, về cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, kiểm tra chuyên ngành, Bộ GTVT đã hoàn thành rà soát, cắt giảm 50% số mặt hàng thuộc danh mục mặt hàng kiểm tra chuyên ngành. Tính đến thời điểm hiện tại, Bộ GTVT đã cắt giảm 384 điều kiện trên tổng số 570 điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực giao thông vận tải.

BỔ SUNG NHIỀU TUYẾN ĐƯỜNG VẬN CHUYỂN QUÁ CẢNH HÀNG HÓA

Tháng 04/2020, Bộ GTVT vừa trả lời UBND tỉnh Thanh Hóa liên quan việc bổ sung các tuyến đường vận chuyển quá cảnh hàng hóa qua cửa khẩu Cảng quốc tế Nghi Sơn. Cụ thể:

- Tuyến cửa khẩu Na Mèo đến đến Cảng quốc tế Nghi Sơn, qua các quyến như QL217 - ĐT530 - QL15 - đường Hồ Chí Minh - QL47 - ĐT506 - QL1A - ĐT513.

- Cửa khẩu Nậm Cắn đến Cảng quốc tế Nghi Sơn qua các tuyến đường như QL7 - đường Hồ Chí Minh - QL36 - QL1A - ĐT513.

- Cửa khẩu Cầu Treo đến Cảng quốc tế Nghi Sơn, qua các tuyến đường như QL18 - đường Hồ Chí Minh - QL36 - QL1A - ĐT537 - ĐT513.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ SẮP CÓ HIỆU LỰC

Ngày 31/12/2019, Bộ GTVT đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT (ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT), trong đó, Quy chuẩn này có nhiều điểm mới so với trước đây. Cụ thể:

- Xe tải dưới 1,5 tấn không còn là xe con

- Sửa quy định về đặt biển trên giá long môn hoặc cột cần vươn

- Quy định đặt biển chỉ dẫn lối đi khi đặt biển cấm

- Không còn quy định rõ về “Vượt phải”

- Bổ sung vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch kép

Quy chuẩn mới có hiệu lực từ 01/07/2020.

ĐƯỜNG THỦY SẮP CÓ BIỂN BÁO ĐIỆN TỬ, CẢNH BÁO TÀU THUYỀN 24/7

Ngày 17/04/2020, Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư số 08/2020 quy định về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam (QCVN 39:2020/BGTVT). Theo đó, tại một số vị trí báo hiệu mực nước biến động theo thời gian, cho phép dùng các biển báo điện tử, có chữ phát sáng hoặc không phát sáng để thông báo các thông tin liên quan đến tình hình luồng lạch, chỉ dẫn việc đi lại của phương tiện để đảm bảo an toàn, xác định khu vực có công trường đang hoạt động trên tuyến đường thủy nội địa. Bên cạnh đó, quy chuẩn mới cũng quy định về vật liệu, kết cấu báo hiệu đường thủy, trong đó quy định chiều dày thép của biển báo hiệu lớn hơn hoặc bằng 3mm, cột báo hiệu lớn hơn hoặc bằng 4mm, thân phao lớn hơn hoặc bằng 5mm. Bề mặt báo hiệu được phủ lớp sơn hoặc in film phản quang có tác dụng phản xạ ánh sáng, tăng độ nhận biết của báo hiệu vào ban đêm.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2020.

Back

Page 7: Bản tin Logistics · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3 CÁC CHÍNH SÁCH, VĂN BẢN HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TRONG DỊCH COVID-19 Bộ chỉ số đánh giá

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 6

TIN KINH TẾ

Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô trong nước Qúy I năm 2020:

- GDP quý I/2020 đạt 3.82%

- CPI bình quân quý I tăng 5.56%

- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 115.34 tỷ USD tỷ USD, giảm 0.7% so với cùng kỳ, trong đó:

Kim ngạch xuất khẩu đạt 59.07 tỷ USD, tăng 0.5% so với cùng kỳ

Kim ngạch nhập khẩu đạt 56.26 tỷ USD, giảm 1.9% so với cùng kỳ

NGÀNH HÀNG KHÔNG

CẬP NHẬT TÁC ĐỘNG DỊCH CÚM COVID-19 ĐẾN NGÀNH HÀNG KHÔNG

Ngành hàng không toàn cầu chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tác động kép của dịch cúm Covid-19 và khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Theo báo cáo cập nhật của IATA vào ngày 14/04/2020, số lượng chuyến bay toàn cầu trong đầu tháng 04 đã giảm 80%, cao hơn so với mức sụt giảm 65% các chuyến bay trong tháng 03 vừa qua. Dựa trên các số liệu của mình, IATA cũng cập nhật dự báo khủng hoảng kinh tế toàn cầu với mức tăng âm gần 6%, thấp hơn rất nhiều so với con số dự báo trước đó (âm gần 2%). Theo đó, cơ quan này dự báo:

- Đối với vận tải hành khách hàng không: Lượng hành khách luân chuyển toàn cầu trong 2020 theo đường hàng không sẽ giảm 48% (bao gồm tác động của dịch cúm Covid-19 và dự báo khủng hoảng kinh tế trong năm 2020), tương đương với thiệt hại 314 tỷ đôla doanh thu vận tải hành khách.

- Đối với vận tải hàng hóa hàng không: Dựa theo các dự báo thương mại toàn cầu của tổ chức WTO, IATA cho rằng với tỷ trọng ổn định của mảng hàng hóa hàng không trong tổng thương mại toàn cầu, mảng này sẽ có mức tăng trưởng âm tương ứng trong khoảng –12.9% đến -31.9% trong năm 2020 (kịch bản khả quan và tiêu cực).

Phí vận tải hàng hóa hàng không tăng mạnh vì dịch Covid-19

Việc các hãng hàng không buộc phải dừng hoạt động hầu hết đội bay đã khiến phần lớn nhu cầu vận chuyển hàng hóa không được đáp ứng. Theo Chủ tịch Hiệp hội các hãng vận tải hàng hóa hàng không Singapore (SAAA@Singapore), tình hình hiện vẫn chưa được cải thiện và trên thực tế đang “ngày càng tồi tệ”. Hiện tại, chi phí vận tải hàng không đã được điều chỉnh theo từng ngày, thậm chí theo từng giờ và luôn ở mức phí cao nhất và không còn áp dụng những mức phí thông thường do nhu cầu ngày càng cao so với năng lực vận chuyển có thể đáp ứng. Cước phí vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không đã tăng vọt sau khi các chuyến bay chở khách bị cắt giảm mạnh.

Cước phí từ Hồng Kông đến Bắc Mỹ đã tăng thẳng đứng, dù

mọi năm sẽ đạt đỉnh vào khoảng tháng 11

Cước phí chặng từ Frankfurt, trung tâm của châu Âu, đến

Bắc Mỹ đã tăng gấp đôi

TIÊU ĐIỂM THÁNG 04/2020

/2017

/2017

4

Page 8: Bản tin Logistics · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3 CÁC CHÍNH SÁCH, VĂN BẢN HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TRONG DỊCH COVID-19 Bộ chỉ số đánh giá

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 7

Ngành hàng không trong nước thiệt hại nặng nề vì dịch Covid-19

Theo Bộ GTVT, trong đại dịch Covid-19, mức thiệt hại của 3 ông lớn ngành hàng không có vốn Nhà nước gồm Vietnam Airlines, Tổng Công ty Cảng hàng không (ACV) và Tổng công ty quản lý bay Việt Nam (VATM) lên tới hơn 10.000 tỷ đồng.

Đơn vị ảnh hưởng nặng nề nhất là Vietnam Airlines. Báo cáo cho biết vào đầu năm 2020, Vietnam Airlines có lượng tiền dự trữ khoảng 3.500 tỷ đồng nhưng đến nay đã cạn kiệt, doanh nghiệp đang phải gia tăng vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu thanh toán. Nhằm giải quyết tình trạng thiếu tiền mặt nghiêm trọng, đơn vị này cũng đang có kế hoạch bán 49% cổ phần tại hãng hàng không Angkor Air.

Thủ tướng chấp thuận thành lập hãng hàng không Vietravel Airlines

Ngày 03/04/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 457 phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án vận tải hàng không lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines). Dự án có tổng vốn đầu tư 700 tỉ đồng, thời gian hoạt động 50 năm, có trụ sở tại Cảng hàng không quốc tế Phú Bài (Thừa Thiên - Huế) gắn với du lịch, cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng không trong nước và quốc tế đến các nước trong châu lục, góp phần nâng cao năng lực vận tải hàng không của Việt Nam và phát triển ngành du lịch lữ hành...

Triển khai một cửa quốc gia và hải quan tự động tại sân bay Nội Bài

Cục Hải quan Hà Nội đang hoàn tất các bước kỹ thuật, công nghệ thông tin để đảm bảo cho việc triển khai chính thức Hệ thống một cửa quốc gia (NSW) và Hệ thống quản lý giám sát hải quan tự động tại sân bay Nội Bài dự kiến vào 15/05/2020.

NGÀNH CẢNG BIỂN

Tổng hợp sản lượng hàng hóa qua cảng biển Việt Nam 4 tháng đầu năm 2020

Theo báo cáo của Cục hàng hải Việt Nam:

- Trong tháng 04/2020: Khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển đạt 53,8 triệu tấn, giảm 7% so với cùng kỳ, trong đó lượng hàng container đạt 1,7 triệu Teu, tăng nhẹ 3% so với cùng kỳ.

- Tổng hợp 4 tháng/2020: Lượng hàng hóa thông qua cảng biển đạt 215,3triệu tấn, tăng 4% so với cùng kỳ, sản lượng container đạt 6,78 triệu Teu, tăng 12% so với cùng kỳ.

Trong đó, các khu vực cảng biển có khối lượng hàng hóa thông qua cao nhất cả nước là: Quảng Ngãi tăng 61% (từ gần 5,46 triệu lên hơn 8,76 triệu tấn), Quảng Trị tăng 46% (từ gần 255,8 nghìn lên hơn 373 nghìn tấn). Ngoài ra, một số khu vực cảng biển như: Nam Định, Cần Thơ, Đà Nẵng cũng ghi nhận mức tăng tương đối cao, từ 27 - 36%. Các khu vực cảng biển có lượng hàng hóa giảm mạnh là: Quảng Nam giảm 44%, Kiên Giang giảm 36%. Khu vực cảng biển TP. Hồ Chí Minh dù có khối lượng hàng hóa thông qua lớn nhất cả nước, song cũng giảm 2,2% so với cùng kỳ năm trước.

Kết quả SXKD quý 1/2020 của một số doanh nghiệp

- Vinalines: Quý I/2020, sản lượng hàng thông qua cảng của nhóm cảng chi phối ước đạt hơn 16,6 triệu tấn, bằng 96% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, một số cảng trọng yếu có sản lượng sụt giảm mạnh như: Hải Phòng chỉ đạt 75%, Sài Gòn đạt 85%. Sản lượng vận tải biển của Vinalines cũng sụt giảm khi chỉ đạt gần 4,7 triệu tấn, bằng 84% so với cùng kỳ năm 2019; trong đó, sản lượng container ước đạt gần 60 nghìn Teus.

- Cảng Cam Ranh: so với cùng kì, sản lượng tăng 10%; doanh thu thuần đạt 40 tỉ đồng, tăng 21%; lợi nhuận gộp đạt gần 17 tỉ đồng, tăng 28%; biên lãi gộp đạt 42% so với 40% cùng kì; LNTT và LNST lần lượt đạt 8,5 tỉ đồng và 6,8 tỉ đồng, tăng 57%; hoàn thành 24% kế hoạch tổng doanh thu và 28% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.

- Cảng Quy Nhơn: Nhờ chuyển hướng khai thác thị trường Nhật, trong quí I/2020, so với cùng kì, Cảng Quy Nhơn ghi nhận 212 tỉ đồng doanh thu, tăng 18%; LNTT và LNST lần lượt đạt 32 tỉ đồng và 26 tỉ đồng, tăng 57% và 47%; Bên cạnh đó, cảng Quy Nhơn đang triển khai miễn, giảm nhiều dịch vụ cảng biển áp dụng từ ngày 1/4 đến hết ngày 31/05/2020.

Page 9: Bản tin Logistics · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3 CÁC CHÍNH SÁCH, VĂN BẢN HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TRONG DỊCH COVID-19 Bộ chỉ số đánh giá

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 8

Đà Nẵng trình Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư cảng Liên Chiểu

Ngày 13/04/2020, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã có tờ trình gửi Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu. Dự án đặt mục tiêu đáp ứng yêu cầu cơ sở hạ tầng cho phát triển 2 bến ban đầu, có khả năng tiếp nhận tàu tổng hợp, hàng rời trọng tải 100.000 tấn, tàu container có sức chở 6.000 - 8.000 TEU; đảm bảo lượng hàng thông qua từ 3,5 - 5 triệu tấn/năm và phát triển các bến tiếp theo theo quy hoạch.

Đà Nẵng sẽ tổ chức đấu thầu, đấu giá rộng rãi, công khai, minh bạch đảm bảo theo Luật Đấu thầu, Luật Đất đai và các quy định hiện hành để kêu gọi các nhà đầu tư. Thời gian thực hiện dự án xây dựng bến cảng Liên Chiểu từ năm 2020 đến năm 2024. Tổng vốn đầu tư phần cơ sở hạ tầng dùng chung là 3.426,3 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương (bố trí giai đoạn 2019 - 2025) và ngân sách địa phương (bố trí giai đoạn 2021 - 2025).

Cảng SSIT đón tàu tuyến dịch vụ đi bờ Tây Bắc Mỹ

Ngày 16/04/2020, Cảng SSIT đã đón tàu CONTI CRYSTAL của tuyến dịch vụ container trực tiếp đi Bắc Mỹ thuộc Liên minh The Alliance.

Tàu CONTI CRYSTAL là một trong 8 tàu thuộc tuyến dịch vụ PN2. Đây là tuyến dịch vụ kết nối Việt Nam và các nước Đông Nam Á với Tây Bắc Mỹ như Tacoma, Washington (Hoa Kỳ) và Vancouver (Canada)… Tàu CONTI CRYSTAL thuộc sở hữu của hãng tàu Yang Ming có sức chở hơn 8.000 teu, trọng tải hơn 106.000 DWT, với chiều dài 334 mét. Chuyến tàu đầu tiên của tuyến dịch vụ PN2 ở cảng SSIT đã tiến hành xếp dỡ tổng cộng 1,232 container.

Cảng vụ Hải Phòng báo cáo tình hình ảnh hưởng của dịch Covid19

Trong hơn 3 tháng qua, lượng tàu biển đến, rời khu vực cảng biển Hải Phòng đạt 4.083 lượt, giảm 2% so với cùng kỳ; tổng lượng hàng hóa thông qua khu vực cảng biển đạt 20,2 triệu tấn, tăng 5,8% so với cùng kỳ. Đến thời điểm này, chưa có thuyền viên nào nhập cảnh qua cửa khẩu cảng biển Hải Phòng bị nhiễm vius SARS-CoV-2, việc kiểm dịch y tế được diễn ra thuận lợi, không gây ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch vào, rời cảng cảng của các tàu thuyền.

Tuy nhiên, trong thực tế cũng đang xuất hiện một số khó khăn, vướng mắc gây ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải trong khu vực cảng biển Hải Phòng: hầu hết hàng nhập trên các tuyến về Việt Nam giảm mạnh, một số thị trường khác bị kiểm dịch gắt gao. Các thủ tục vận hành từ thị trường khu vực châu Á và một số khu vực khác chậm trễ hơn so với bình thường. Các hãng tàu đều giảm chuyến do sản lượng luân chuyển chung giảm, nên việc vận chuyển trở nên thất thường khi lịch thường xuyên thay đổi không thông báo trước. Việc thay thuyền viên trên các tàu hiện rất khó khăn do các nước đều

hạn chế xuất, nhập cảnh. Nhiều tàu đến hạn đăng kiểm nhưng không thể thực hiện việc đăng kiểm định kỳ, tiềm ẩn rủi ro gây mất an toàn cho tàu và thuyền viên trên tàu.

Tỉnh Đồng Nai phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết Cảng thuỷ nội địa Vĩnh Tân

Tại Quyết định 923/QĐ-UBND được UBND tỉnh Đồng Nai ký ban hành ngày 26/3/2020 duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết Cảng thuỷ nội địa Vĩnh Tân với các thông tin sau:

- Quy mô: 7,6 ha

- Địa chỉ: tại xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

- Vị trí: phía Đông giáp Rạch nước hiện hữu, phía Tây giáp kho cảng ICD của Công ty Trần Thái, phía Nam giáp Đường quy hoạch (lộ giới 24m), phía Bắc giáp sông Đồng Nai.

- Quy mô kho: 10.000 tấn/năm

- Tiến độ thực hiện lập quy hoạch: không quá 6 tháng kể từ ngày 26/3/2020

- Chủ đầu tư: Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Nhơn Trạch

Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Cảng thuỷ nội địa Vĩnh Tân sẽ được Sở Xây dựng thẩm định trước khi trình UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt

Page 10: Bản tin Logistics · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3 CÁC CHÍNH SÁCH, VĂN BẢN HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TRONG DỊCH COVID-19 Bộ chỉ số đánh giá

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 9

Đẩy nhanh dự án Cầu Phước An và cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu tại khu vực Cái Mép - Thị Vải

Do chi phí logistics đội lên quá cao làm gia tăng áp lực về lưu lượng hàng hóa được vận chuyển qua cảng Cái Mép - Thị Vải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã xem việc đẩy nhanh các dự án hạ tầng kết nối là giải pháp cho vấn đề này. Theo đó, tại cuộc họp ngày 11/03 vừa qua, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về cơ bản thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án cầu Phước An. Sau điều chỉnh, cầu Phước An có tổng chiều dài khoảng 3.76 km. Còn về cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dự kiến sẽ bán đấu giá các khu đất công vị trí vàng để dồn nguồn lực để làm dự án.

Ngoài ra, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã kiến nghị Chính phủ quan tâm đến dự án đường sắt từ Cái Mép đến các khu công nghiệp trong vùng Đông Nam Bộ để kéo hàng về cảng, phục vụ đơn hàng đi các nước được thuận lợi hơn.

Khối lượng hàng hóa tại các cảng của Hoa Kỳ dự kiến sẽ giảm 20% trong quí 1/2020

Theo Hiệp hội Cảng vụ Hoa Kỳ (AAPA), trong quý 1/2020, khối lượng hàng hóa tại nhiều cảng của Hoa Kỳ dự kiến sẽ giảm từ 20% trở lên so với quý 1 năm 2019 do ảnh hưởng của dịch cúm Covid-19.

Sự sụt giảm được cho là do tình trạng kì nghỉ kéo dài hơn bình thường vào dịp Tết Nguyên đán của các nhà máy ở Trung Quốc, trong bối cảnh thực hiện các biện pháp nhằm mục đích kiềm chế sự lây lan của virus. Do đó, nhập khẩu tại các cảng container bán lẻ lớn của Hoa Kỳ đã giảm đáng kể.

Singapore đầu tư xây dựng cảng container lớn ở Saudi Arabia

Ngày 13/04/2020, công ty Saudi Global Ports (SGP) - doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Cảng biển Quốc tế của Singapore (PSA International) và cơ quan cảng Saudi Arabia Mawani đã ký kết thỏa thuận trị giá khoảng 2,6 tỷ SGD (tương đương 1,84 tỷ USD) để xây dựng hai cảng container tại cảng King Abdulaziz

ở Dammam, Saudi Arabia. Thỏa thuận theo hình thức xây dựng-vận hành-chuyển giao (BOT) này sẽ

giúp SGP trở thành doanh nghiệp vận hành cảng container duy nhất tại cảng King Abdulaziz của Saudi Arabia. Theo thỏa thuận, SGP sẽ phát triển và hiện đại hóa cảng này thành một trung tâm tiếp nhận, bốc dỡ, trung chuyển container lớn, đồng thời nâng cấp năng lực xử lý tiếp nhận container hằng năm

lên tới 7,5 triệu Teu.

NGÀNH VẬN TẢI BIỂN

CẬP NHẬT TÁC ĐỘNG DỊCH CÚM COVID-19 ĐẾN NGÀNH VẬN TẢI BIỂN

Tổng công suất tàu không hoạt động vượt mức 3 triệu Teu

Trong bản tin của tuần đầu tiên tháng 04/2020, Alphaliner cho biết việc hủy chuyến dịch vụ và các chuyến vận tải trống hàng trong những tuần sắp tới sẽ đẩy công suất tàu nhàn rỗi vượt mức 3 triệu Teu, cao hơn hẳn so với mức 2,46 triệu Teu vào đầu tháng 03 năm nay. Hơn 250 chuyến hàng được thông báo hủy trong quý 2 năm nay khi các hãng tàu phản ứng với nhu cầu vận tải giảm sút. Lượng hàng hóa sụt giảm do tình trạng ngưng hoạt động xảy ra tại các thị trường chính – các quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Một vài tuyến dịch vụ có công suất lớn sẽ bị cắt giảm hoàn toàn trong quý 2, lớn nhất trong số này là tuyến dịch vụ AE-2/Swan của Liên minh 2M. Đây là tuyến dịch vụ khai thác 12 tàu 23.000 Teu kết nối Châu Á – Bắc Âu. Trước đó, số liệu thống kê vào ngày 30/03 cho thấy số lượng tàu nhàn rỗi đã giảm xuống còn 338 chiếc với tổng công suất khoảng 2,12 triệu Teu, thấp hơn con số vào đầu tháng 03. Nguyên nhân của việc này chủ yếu do các tàu đã bị hoãn do kỳ nghỉ Tết kéo dài ở Trung Quốc.

Page 11: Bản tin Logistics · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3 CÁC CHÍNH SÁCH, VĂN BẢN HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TRONG DỊCH COVID-19 Bộ chỉ số đánh giá

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 10

Thị trường thuê tàu dần chịu tác động rõ nét hơn của dịch cúm Covid-19

Theo Alphaliner, thị trường thuê tàu đã cho thấy các tác động rõ ràng hơn từ dịch cúm Covid-19, với nhu cầu cạn kiệt dần, đặc biệt đối với các cỡ tàu lớn khi các hãng tàu bắt đầu cắt giảm công suất trên một số chặng dài. Triển vọng trong một vài tuần sắp tới khá u ám.

Mặc dù dịch cúm đã có dấu hiệu chững lại tại khu vực châu Âu, nhưng lại đang bùng phát mạnh hơn tại các thị trường chính như Mỹ và Nhật Bản.

Phí vận tải đường biển tăng mạnh vì dịch Covid-19

Từ Ấn Độ đến châu Âu và châu Phi, vận chuyển hàng hóa trở nên khó khăn hơn vì các lệnh đóng cửa biên giới. Theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp trong ngành vận tải hàng hóa ở Singapore, số vụ hủy hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển tăng mạnh đang gây thêm sức ép lớn đối với các chuỗi cung ứng toàn cầu. Năng lực vận chuyển hàng hóa bị cắt giảm đã dẫn đến tình trạng phí vận chuyển đường biển tăng cao, tương tự trường hợp cước vận tải hàng không.

Hoạt động tại cảng bị ảnh hưởng bởi các lệnh phong tỏa, và các tàu còn gặp vấn đề về thủy thủ. Tình hình nghiêm trọng hơn khi ngày càng có thêm nhiều các hãng tàu hủy hoặc tạm dừng chạy tàu mà không thông báo trước. Trước đây các hãng tàu sẽ thông báo trước từ 3-4 tuần, nhưng hiện nay việc hủy/tạm dừng được áp dụng ngay, khiến nhiều doanh nghiệp không kịp trở tay.

Dịch cúm Covid-19 buộc các hãng tàu tăng cường cắt giảm các chuyến ad-hoc

Bên cạnh việc cắt giảm công suất theo kế hoạch vào đầu năm, cả hai liên minh 2M và THE đã công bố việc cắt giảm phần lớn các tuyến kết nối châu Á – châu Âu. Việc cắt giảm này gần như sẽ có hiệu lực ngay lập tức trong bối cảnh các hãng tàu phải đối mặt với sự sụt giảm sản lượng nghiêm trọng trên thị trường phía tây.

Khác với hoàn cảnh diễn ra vào đầu năm nay, khi dịch Covid-19 chỉ mới ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất tại Trung Quốc, kéo theo hoạt động xuất khẩu ở châu Á, dịch cúm giờ đây đã lan đến Châu Âu và những khu vực khác của thế giới dẫn đến việc phong tỏa ở cấp độ quốc gia và đóng cửa các nhà máy, theo đó giảm nhu cầu vận tải hàng hóa.

Bên cạnh các tuyến nối Châu Á – Châu Âu, các hãng vận tải lớn cũng tiếp tục thực hiện các chuyến vận tải không có hàng tại khu vực Xuyên Thái Bình Dương với mức độ thấp hơn trước. Do vậy, khả năng gia tăng cắt giảm có thể đã được xem xét tiến hành trong tương lai không xa.

Các tuyến dịch vụ xuyên Thái Bình Dương bị tạm ngưng

Các hãng tàu sẽ tiếp tục cắt giảm công suất tại khu vực xuyên Thái Bình Dương theo một thông báo ngắn được công bố, do hoạt động thương mại đến/đi từ Mỹ bị ảnh hưởng bởi dịch cúm Covid-19. Liên minh 2M và THE đều công bố việc ngưng một dịch vụ thuộc kết nối châu Á – USWC và một dịch vụ khác thuộc kết nối Châu Á – USEC. Liên minh THE dự kiến sẽ cắt giảm thêm 2 tuyến dịch vụ tại Thái Bình Dương khi 4 tuyến dịch vụ hằng tuần chuyển sang 2 tuần/1 chuyến. Liên minh OCEAN vẫn chưa công bố kế hoạch cắt giảm quyết minh nhưng sẽ có 15 chuyến tàu trống trong tháng 04 và tháng 05.

Cước vận chuyển 1 thùng hàng 40-foot từ Thượng Hải đến Rotterdam đã tăng 58% so với quý trước

Page 12: Bản tin Logistics · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3 CÁC CHÍNH SÁCH, VĂN BẢN HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TRONG DỊCH COVID-19 Bộ chỉ số đánh giá

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 11

3 doanh nghiệp vận tải tại Mỹ hợp tác giữa bối cảnh dịch Covid-19

3 doanh nghiệp vận tải nội địa tại Mỹ bao gồm Crowley, King Ocean và Seaboard hoạt động trên các tuyến nội địa tại Vịnh Hoa Kỳ, Trung Mỹ và vùng lưu vực Caribbean đã nộp hồ sơ thực hiện thỏa thuận hợp tác khẩn cấp – Emergency Cooperative Working Agreement lên Hội đồng hàng hải liên bang FMC. 3 doanh nghiệp này cũng đề xuất miễn trừ một phần khỏi các Quy định chống độc quyền nhằm cho phép các công ty này hợp tác chặt chẽ để đối phó với các tác động từ dịch cúm Covid-19.

Các hãng vận tải biển trên thế giới đối mặt với nguy cơ phá sản

Theo khảo sát của Alphaliner về khung điểm Altman Z-scores của các hãng vận tải vào thời điểm cuối năm 2019, 7/11 hãng vận tải lớn có hệ số Z-scores dưới 1.3, cho thấy rủi ro vỡ nợ rất cao. Dù 4 hãng tàu còn lại (Hapag-Lloyd, Maersk, OOIL và Wan Hai) có hệ số Z-scores trong khoảng từ 1.72 đến 1.92, nhưng vẫn có thể chịu áp lực khá lớn khi nhu cầu vận chuyển bị giảm sút trong thời gian dài.

Các hãng tàu với tỷ lệ đòn bẩy cao càng dễ tổn thương, nhất là các doanh nghiệp có tỷ lệ nợ ngắn hạn lớn phải đáo hạn trong năm nay. Trong số 11 hãng vận tải được khảo sát, 6 hãng có nguồn vốn lưu động ở mức âm (Nợ ngắn hạn vượt Tài sản ngắn hạn) – bao gồm CMA CGM, Hapag-Lloyd, HMM, PIL, Yang Ming và Zim. Các hãng vận tải có kết quả kinh doanh ảm đạm trong những năm gần đây cũng sẽ đối mặt với rủi ro rất lớn (HMM, Yang Ming và Zim).

Vào cuối tháng 03/2020, Moody đã thay đổi mức đánh giá tín nhiệm của các hãng tàu: Hapag-Lloyd, Maersk, MOL và NYK từ mức Ổn định sang Tiêu cực và đưa CMA CGM vào diện xem xét hạ bậc tín nhiệm. Moody nhấn mạnh, triển vọng của các hãng vận tại phụ thuộc rất lớn vào thương mại toàn cầu cũng như nhu cầu tiêu dùng và sản xuất, trong khi các yếu tố này đang bị ảnh hưởng tiêu cực do tình trạng phong tỏa và các biện pháp cách ly được triển khai tại nhiều nơi trên thế giới.

CMA CGM tạm lưu giữ container ở khu vực chuyển tải

CMA CGM cung cấp cho khách hàng dịch vụ hoãn nhận tại cảng đích và tạm lưu giữ hàng hóa tại những cảng được chỉ định trên tuyến vận chuyển. Việc này nhằm mục đích giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn tại các bến cảng và khu vực bãi container gây ra bởi dịch cúm Covid-19. Với dịch vụ Delay in Transit, CMA CGM là hãng vận tải thứ 2 cung cấp dịch vụ tương tự sau MSC – hãng vận tải đầu tiên triển khai chương trình Suspension of transit (SOT) vào đầu tháng 04.

Các nhà nhập khẩu ở châu Âu và Mỹ trong thời gian này lại phải đối mặt với việc nhập vào số lượng lớn hàng hóa tại một thời điểm. CMA CGM “Delay in Transit” cho phép lưu giữ container tạm thời tại một cảng nhất định cho đến khi người nhận sẵn sàng để tiếp nhận hàng hóa tại cảng đích được ghi nhận theo B/L. CMA CGM cho phép các đơn vị nhập khẩu tại Bắc Âu được lưu tạm hàng hóa tại Algeciras và Piraeus. Algeciras và Marsaxlokk cũng sẽ tiếp nhận container đi đến Med và Adriatic. Tripoli (Lebanon) và Marsaxlook được chọn để tiếp nhận hàng hóa trên tuyến East Med và Biển Đen. Các cảng transit khác bao gồm Tanger Med (đối với tuyến West Africa), Kingston (đối với tuyến Châu Mỹ), Busan và Singapore. Đây là một phần của chương trình Business Continuity Pack cung cấp bởi CMA CGM. Chương trình còn bao gồm dịch vụ Seapriority – ưu tiên vận chuyển nhanh các mặt hàng như thực phẩm, sản phẩm dược và y tế, cùng với dịch vụ Landspeed thực hiện bởi CEVA logistics.

Cập nhật thông tin về các tuyến dịch vụ

APL-CNC ra mắt dịch vụ tuần kết nối Nam Việt Nam đến Trung Quốc và Hàn Quốc

APL vừa công bố tuyến dịch vụ tuần từ miền Nam Việt Nam đến Trung Quốc và Hàn Quốc. Tuyến vận tải được đảm bảo thông qua bởi phần công suất nhánh phía bắc của tuyến China – Ho Chi Minh

Page 13: Bản tin Logistics · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3 CÁC CHÍNH SÁCH, VĂN BẢN HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TRONG DỊCH COVID-19 Bộ chỉ số đánh giá

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 12

Express hiện tại, được thực hiện bởi Yang Ming, OOCL và RCL có tên gọi lần lượt CHX, CHL4 và RNV. APL sẽ giới thiệu tuyến dịch vụ này thông qua chi nhánh tại Intra-Asia có tên Cheng Lie Navigation (APL-CNC) và vẫn tiếp tục giữ tên RNV để quảng bá trên thị trường.

APL-CNC sẽ tham gia dịch vụ RNV ở các cảng tại Hồ Chí Minh, Hong Kong, Shekou, Inchon, Dalian, Xingang, Qingdao (hướng phía bắc). Hải trình của tuyến dịch vụ sẽ kéo dài trong 3 tuần, khai thác 3 tàu tải trọng 2,700 Teu. APL-CNC dự kiến bắt đầu chuyến đầu tiên vào ngày 07/04/2020 từ Tp Hồ Chí Minh với tàu LYDIA 2,702 Teu.

GSL giới thiệu dịch vụ Hàn Quốc – Trung Quốc – Việt Nam từ Chu Lai

Gold Star Line (GSL) đã công bố tuyến dịch vụ tuần kết nối Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam. Tuyến dịch vụ này được giới thiệu với tên Chu Lai Express (CLX) và sẽ đẩy mạnh sự hiện diện của GSL tại khu vực miền Trung và miền Bắc Việt Nam thông qua việc cập cảng tại Chu Lai và Hải Phòng. Tuyến CLX sẽ kết nối Kwangyang, Busan, Dafeng, Shanghai, Hong Kong, Qinzhou, Haiphong, Chu Lai, Shanghai, Kwangyang. Hải trình sẽ kéo dài trong 3 tuần và khai thác 3 tàu. Tại Chu Lai, dịch vụ mới này sẽ cạnh tranh trực tiếp với 2 tuyến dịch vụ hiện hữu tại khu vực, bao gồm tuyến CHX thực hiện bởi APL – CNC kết nối Chu Lai với Nam Trung Quốc và CKV của SITC, kết nối Chu Lai với Trung Quốc và Hàn Quốc.

APL, TS Lines và Gold Star Line tăng cường khai thác tại Campuchia và miền Trung Việt Nam

Giữa tháng 04/2020, APL (thuộc CMA CGM), TSL và Gold Star Lines (GSL) sẽ giới thiệu một tuyến dịch vụ tuần kết nối Trung Quốc, miền Trung và miền Nam Việt Nam với Campuchia vào Sihanoukville. APL giới thiệu dịch vụ mới thông qua chi nhánh Cheng Lie Navigation (APL-CNC) tại khu vực Intra-Asia dưới tên China Vietnam Cambodia (CVC) và TSL cũng dùng tên này. Trong khi đó, GSL sẽ quảng bá tuyến dịch vụ với tên China Sihanoukville Vietnam (CSV). Dịch vụ CVC/CSV có hải trình kéo dài trong 3 tuần, khai thác 3 tàu loại Bangkokmax 1700 – 1800 Teu. Dịch vụ sẽ cập vào các cảng tại Shanghai, Ningbo, Shekou, Hong Kong, Đà Nẵng, Sihanoukville, Hồ Chí Minh, Shekou, Shanghai. Chuyến đầu tiên được thực hiện vào ngày 18/04 từ Shanghai.

Liên minh THE ứng phó với tình trạng giảm sản lượng

Các thành viên liên minh THE đã thống nhất việc sáp nhập tạm thời các tuyến dịch vụ Far East - North Europe FE2 và FE4 thành 1 tuyến chung FE2 trong tháng 05 và 06. Trên tuyến Far East – Med, dịch vụ MD1 và MD2 vẫn tách biệt, nhưng chu kỳ sẽ đổi xuống thành 2 tuần/chuyến, thay cho lịch trình hàng tuần. Trong khi đó, tuyến Far East – Middle East, dịch vụ AG1 và AG3 cũng sẽ được sáp nhập tạm thời thành dịch vụ AG3. Liên minh THE cũng sẽ tăng cường cắt giảm công suất hơn nữa trên kết nối Asia – Med và tại khu vực Transpacific trong suốt quý 2. Việc tăng cường điều chỉnh dịch vụ là hoạt động ứng phó với tình cảnh nhu cầu vận chuyển giảm sút do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Các tuyến Châu Á – Châu Âu chọn đi qua Mũi Hảo Vọng thay vì Kênh đào Suez

Giá dầu thấp kỷ lục, việc dư tải trọng ngày càng gia tăng trong khi nhu cầu vận chuyển hàng hóa giảm sút đã thúc đẩy các hãng vận tải định tuyến lại tải trọng trên tuyến châu Á – châu Âu từ khu vực Kênh đào Suez (Suez Canal) sang Mũi Hảo Vọng (the Cape of Good Hope).

Các hãng vận tải đang tiến hành việc điều chỉnh công suất vận tải thông qua kế hoạch cắt giảm kỷ lục các tuyến hàng trống và việc tạm ngưng một số tuyến dịch vụ. Ngoài ra, các hãng tàu cũng điều chỉnh hải trình sang Mũi Hảo Vọng nhằm giảm chi phí đi qua Kênh đào Suez. Cước phí thông thường khi đi qua Kênh đào Suez đối với một tàu 20,000 Teu (loại trừ các khoản chiết khấu thực tế và dự kiến) vào khoảng 700 nghìn đôla, tương đương với 3,500 tấn nhiên liệu HSFO ở mức giá hiện nay.

Trước mắt một vài chuyến tàu sẽ thay đổi hải trình thông thường sang việc di chuyển xa hơn, vòng qua Châu Phi, tuy nhiên việc thay đổi hải trình sẽ dần tăng lên sau đó, bởi việc thay đổi hải trình cho phép cắt giảm lượng chi phí đáng kể trong bối cảnh khó khăn hiện tại.

Page 14: Bản tin Logistics · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3 CÁC CHÍNH SÁCH, VĂN BẢN HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TRONG DỊCH COVID-19 Bộ chỉ số đánh giá

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 13

Hãng tàu nước ngoài từ chối miễn, giảm phí lưu kho lạnh

Liên quan đến việc Hiệp hội Hàng đông lạnh phía nam cầu cứu xin giảm phí lưu kho bãi cho hàng trăm container hàng đông lạnh nằm cảng do dịch Covid-19, các hãng tàu và cảng mới đây đã có phản hồi.

Ngày 09/04/2020, đại diện Hiệp hội Hàng đông lạnh phía nam thông tin, có 3/6 hãng tàu nước ngoài mà Hiệp hội gửi đơn cầu cứu xin miễn, giảm chi phí lưu kho lạnh đã có email trả lời. Theo đó, đại diện các hãng tàu này tại Việt Nam từ chối miễn, giảm phí lưu kho cho doanh nghiệp nhập khẩu hàng đông lạnh. Lý do, các hãng tàu nước ngoài này vẫn đang phải đóng các loại phí và chưa nhận bất kỳ ưu đãi nào từ phía Việt Nam nên “rất khó” để hỗ trợ doanh nghiệp Việt.

Cục hàng hải hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó dịch cúm Covid-19

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong giai đoạn dịch cúm Covid – 19 đang diễn ra, Cục Hàng hải Việt Nam đã có các giải pháp và đề xuất với các bộ ngành liên quan:

- Trước tiên Cục đã thực hiện đơn giản được 6 thủ tục hành chính; tiếp tục đề xuất cắt giảm và đơn giản hoá 7 thủ tục.

- Ban hành văn bản phổ biến cho các chủ tàu và chỉ đạo các cảng vụ hàng hải hướng dẫn chủ tàu, thuyền viên về việc cho phép gia hạn các chứng chỉ chuyên môn, giấy chứng chỉ thuyền viên do các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp cho thuyền viên đang đảm nhận chức danh trên biển bị hết hạn được gia hạn sử dụng tiếp trong 3 tháng.

- Chỉ đạo các cảng vụ hàng hải lùi thời gian kiểm tra thực tế các tàu biển trong thời gian diễn biến dịch bệnh COVID-19; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan cung ứng các dịch vụ thiết yếu đảm bảo hoạt động vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá diễn ra bình thường; yêu cầu các cảng vụ hàng hoá đẩy nhanh việc nộp phí điện tử, giảm thời gian đi lại cho doanh nghiệp.

- Kiến nghị Bộ GTVT tạm thời chưa áp dụng quy định Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra (MARPOL) về sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp đối với tàu, thuyền hoạt động nội địa.

- Kiến nghị Ngân hàng nhà nước hướng dẫn các tổ chức tín dụng có giải pháp hỗ trợ miễn giảm lãi suất tiền vay cho doanh nghiệp trong năm 2020 và lùi thời gian trả nợ gốc…

LICHTAU.COM – WEBSITE CHO PHÉP TRA CỨU THÔNG TIN LỊCH VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN

Lichtau.com ra đời nhằm giải quyết những băn khoăn của khách hàng khi lựa chọn loại hình vận chuyển đường biển. Trang web cho phép người dùng dễ dàng tra cứu lịch tàu contain er (cả chiều xuất và nhập) chỉ với thao tác đơn giản: nhập các thông tin cơ bản như cảng đi, cảng đến, khách hàng có thể tìm được đầy đủ thông tin về tuyến đường, ngày dự kiến khởi hành, ngày dự kiến đến cảng đích, tên đơn vị cung cấp dịch vụ và thông tin về tàu, cũng như tuyến vận tải của từng hãng tàu.

Bên cạnh việc tra cứu lịch tàu thường xuyên, lichtau.com còn cho phép khách hàng đăng ký để nhận thông tin lịch tàu hàng tháng thông qua email, kiểm tra được giờ tàu ra vào cảng trong ngày tại 4 cảng lớn Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quy Nhơn và Vũng Tàu, tổng hợp thông tin lịch tàu từ hơn 40 hãng vận tải quốc tế lớn trên thế giới (MAERSK, MCC, EVERGREEN, WANHAI, CMA, ONE, HMM....).

Điều này giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng chọn cho mình được chuyến tàu phù hợp với lịch trình hàng hoá của mình. Kết hợp với tính tăng tra cứu lịch và lộ trình của tàu chuyển hàng, các doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm về mặt thời gian và biết được chính xác thời gian hàng cập bến.

Với nhiều tính năng hữu dụng dành cho doanh nghiệp, lichtau.com hoạt động hoàn toàn miễn phí với mong muốn lớn hơn và phục vụ lợi ích chung của cộng đồng.

Page 15: Bản tin Logistics · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3 CÁC CHÍNH SÁCH, VĂN BẢN HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TRONG DỊCH COVID-19 Bộ chỉ số đánh giá

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 14

NGÀNH LOGISTICS

Vận tải hàng hóa quý I/2020

Vận tải hàng hóa đạt quý I 2020 đạt 435,6 triệu tấn, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó:

Đường bộ đạt 340,6 triệu tấn, tăng 1,5%

Đường thủy nội địa đạt 73,8 triệu tấn, giảm 0,1%

Đường biển đạt 19,9 triệu tấn, giảm 0,7%

Đường hàng không đạt 91,2 nghìn tấn, giảm 21,5%

Đường sắt đạt 1,2 triệu tấn, giảm 4,4%

Lạng Sơn đề xuất tạm ngừng tiếp nhận hàng hóa qua cửa khẩu Tân Thanh từ 16/04/2020

Ngày 13/04/2020, UBND tỉnh Lạng Sơn đã có Công điện khẩn số 03/CĐ-UBND báo cáo Thủ tướng Chính phủ, theo đó đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo tạm thời dừng tiếp nhận hàng hóa lên cửa khẩu Tân Thanh trong thời gian 15 ngày để tỉnh Lạng Sơn tập trung giải quyết thông quan lượng hàng xuất khẩu đang tồn tại các cửa khẩu. Thời gian thực hiện tạm dừng từ ngày 16/04/2020.

Hệ thống kho lạnh quá tải, không còn chỗ chứa cá tra, tôm

Trong văn bản gửi tới Bộ trưởng NN&PTNT ngày 02/04/2020, Hiệp hội Chế biến và Xuất Khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho rằng, trong bối cảnh khó khăn, ách tắc như đại dịch COVID-19 hiện nay, kho lạnh trữ hàng càng cần thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên Việt Nam đang thiếu kho lạnh trầm trọng.

Do đó, Hiệp hội đề nghị Thủ tướng và Ngân hàng Nhà nước có chính sách cho phát triển kho lạnh như hỗ trợ lãi suất 0% trong 2 năm đầu và giảm lãi suất 50% trong 4 năm tiếp theo đối với các khoản cho vay dài hạn để đầu tư xây dựng kho lạnh có công suất tối thiểu là 5.000 pallet. Ngoài ra, cần hỗ trợ giảm 50% thuế thu nhập DN cho 2 năm đầu khi các kho lạnh kể trên đi vào vận hành.

Hàng hóa châu Á đối mặt với nguy cơ mắc kẹt tại các kho cảng châu Âu

Các chuyến tàu chở container hàng hóa, khởi hành từ châu Á trước khi dịch Covid-19 lan rộng toàn cầu, đang đối mặt với nguy cơ bị dồn ứ tại các kho cảng châu Âu do cầu suy giảm cộng với tình trạng gián đoạn kho vận (logistics) do các lệnh phong tỏa, hàng loạt doanh nghiệp đều phải đóng cửa nhà máy và cửa hàng, các nhà nhập khẩu sẽ đối mặt với tình trạng các nhà kho tràn ngập hàng hóa vì thực tế, số lượng hàng hóa khổng lồ mà họ định giao này sẽ không thể bán được.

Mở rộng kho ngoại quan cho 2 doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh và Quảng Nam

Ngày 01/04/2020, Tổng cục Hải quan đã công nhận mở rộng kho ngoại quan cho 2 doanh nghiệp tại TP. HCM và Quảng Nam. Cụ thể, công nhận việc mở rộng kho ngoại quan thêm 900 m2 của Công ty Transimex, có địa chỉ tại KCNC phường Tăng Nhơn Phú B, quận 9, TP. HCM và cho phép Công ty TNHH MTV cảng Chu Lai, Trường Hải có địa chỉ tại KCN và hậu cần cảng Chu Lai – Trường Hải (THACO), xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam được mở rộng kho lạnh thêm 1.400 m2.

Sau khi mở rộng, kho ngoại quan của Transimex tại KCNC có tổng diện tích hơn 5.916 m2, trong đó có hơn 3.200 m2 kho, hơn 2.700 m2 bãi và kho ngoại quan của THACO tại Chu Lai sẽ có tổng diện tích 750.320 m2, trong đó hơn 60 m2 văn phòng làm việc của cơ quan hải quan, 100 m2 là diện tích chứa tang vật vi phạm, còn lại là diện tích kho, bãi hàng hóa.

Đường sắt nhận vận chuyển hàng hóa ‘từ nhà đến nhà’

TCT Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, thực hiện phòng dịch Covid-19, hiện trên tuyến Hà Nội-TP.HCM chỉ còn một đôi tàu khách duy nhất SE3/SE4. Vì vậy, để phục vụ nhu cầu vận chuyển nhanh các mặt hàng cần điều kiện bảo quản tốt, thời gian trả hàng nhanh, từ ngày 01/04/2020 ngành đường sắt chuyển sang vận chuyển bằng các đoàn tàu hàng và đặt hàng online đối với nhiều loại mặt hàng, nhất là hàng tươi sống, hàng chuyển phát nhanh, hàng cần bảo đảm và cả những mặt hàng cần bảo quản lạnh. Hàng sẽ được giao ngay đến địa chỉ nhận chỉ sau vài giờ tàu đến ga.

Page 16: Bản tin Logistics · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3 CÁC CHÍNH SÁCH, VĂN BẢN HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TRONG DỊCH COVID-19 Bộ chỉ số đánh giá

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 15

Doanh nghiệp logistics xin giảm tiền điện, giảm 50% thuế thu nhập vì dịch Covid-19

Trong báo cáo gửi các cơ quan chức năng, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam kiến nghị giãn, hoãn, đề xuất miễn, giảm có thời hạn các khoản thuế và phí phải nộp của doanh nghiệp. Ngoài ra, Chính phủ nên làm việc với các hãng vận tải, hãng tàu nhằm giảm giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa, giảm phí dịch vụ tại cảng để giảm chi phí lưu thông hàng hóa, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp logistics. Kiểm soát được giá, không tăng giá quá cao, không để các loại phí tăng theo quý cũng như tình trạng một số hãng tàu đang tăng phí theo tháng, hỗ trợ các doanh nghiệp kho lạnh, kho mát về giá điện dùng (hiện nay giá cao hơn giá điện sản xuất từ 25%-30%)…

Lĩnh vực logistics của Trung Quốc phục hồi trong tháng 3/2020

Chỉ số hiệu suất logistics cho tháng 3/2020 đạt 51,5%, tăng 25,3 điểm phần trăm so với tháng 2/2020, theo Liên đoàn Logistics và Mua hàng Trung Quốc (CFLP). Mức điểm trên 50% cho thấy sự mở rộng của lĩnh vực và ngược lại. Các yếu tố hỗ trợ bao gồm khối lượng đơn đặt hàng, việc làm, lợi nhuận và kỳ vọng thị trường đều chứng kiến sự phục hồi khi nhu cầu thị trường đã được giải phóng.

Dịch vụ giao hàng tại cửa (Doorstep) của Nhật Bản ra đời

Do sự thiếu hụt nghiêm trọng tài xế xe tải tại Nhật Bản, điều quan trọng là phải thúc đẩy các phương thức giao nhận bưu kiện khác nhau để giảm số lượng hàng bị trả lại, dịch vụ giao hàng tại cửa đã ra đời tại Nhật Bản. Mặc dù, giao hàng trước cửa nhà người mua đáp ứng nhu cầu người mua hàng bận rộn, nhưng lại có rủi ro nhất định như có thể làm lộ việc chủ nhà đi vắng và gia tăng tình trạng trộm cắp. Để giúp người tiêu dùng, nhà cung cấp dịch vụ giao hàng và nhà điều hành kinh doanh thương mại điện tử (EC) cảm thấy an toàn khi triển khai dịch vụ giao hàng trước cửa nhà người mua đang ngày càng trở nên phổ biến, các Bộ Ngành Nhật Bản đã đưa ra các giải pháp cho các thách thức này.

Sẽ đầu tư 5.786 tỷ đồng phát triển 2 hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam

Bộ GTVT vừa đề nghị Thủ tướng thông qua đề xuất Dự án Phát triển các hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB).

Theo đó, Dự án có có mục tiêu nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng đường thủy nội địa tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Tp.HCM, trong đó có hai hành lang đường thủy gồm Hành lang Đông - Tây kết nối khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (trung tâm kinh tế Cần Thơ) - Tp.HCM - cụm cảng Cái Mép - Thị Vải và Hành lang Bắc - Nam liên kết Bình Dương - Đồng Nai – Tp.HCM - cụm cảng Cái Mép - Thị Vải.

Back

Page 17: Bản tin Logistics · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3 CÁC CHÍNH SÁCH, VĂN BẢN HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TRONG DỊCH COVID-19 Bộ chỉ số đánh giá

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 16

GIỮA TÂM DỊCH, CẢNG NAM HẢI CHÀO ĐÓN TUYẾN DỊCH VỤ MỚI CỦA ASL CẬP CẢNG

Trong những tháng vừa qua, dịch cúm Covid-19 đã và đang gây ra những xáo trộn không nhỏ trong hoạt động sản xuất tại nhiều nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Với đặc thù liên quan mật thiết đến hoạt động xuất nhập khẩu, việc vận hành và xử lý hàng hóa thông qua tại các cảng biển cũng gặp không ít khó khăn. Trong bối cảnh đó, CBCNV khối cảng của Tập đoàn Gemadept vẫn tích cực tìm kiếm các giải pháp, mở rộng thị trường, đa dạng hóa dịch vụ… để đảm bảo hoạt động vận hành được thông suốt, duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ trong suốt gần 3 thập kỷ qua.

Trái ngọt đã không phụ công người vun xới, với nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc nâng cấp và cải thiện chất lượng dịch vụ, ngày 06/04/2020 vừa qua, tàu HUA KAI của hãng tàu ASL đã chọn cập Cảng Nam Hải của Gemadept tại Hải Phòng để khai thác chuyến dịch vụ tuần đầu tiên trên hành trình HAIPHONG – SHEKOU – HUAMEN CN.

Với năng lực và kinh nghiệm vận hành của một cảng thượng lưu hoạt động hiệu quả, tập thể cán bộ nhân viên Cảng Nam Hải đã triển khai điều phối và xếp dỡ hàng hóa từ tàu HUAKAI nhanh chóng, an toàn, thuận lợi. Đồng thời, các công tác đảm bảo tuân thủ theo các yêu cầu phòng chống dịch Covid-19 của Chính phủ cũng đã được cảng hết sức chú trọng.

Cảng Nam Hải là đơn vị tiên phong trong nhóm cảng Gemadept tại Hải Phòng. Cảng được Tập đoàn đầu tư, triển khai xây dựng ngay trong giai đoạn khủng hoảng toàn cầu năm 2008 và đi vào khai thác từ năm 2009. Trong suốt quá trình phát triển, Cảng Nam Hải đã trở thành một điểm sáng trong các doanh nghiệp cảng khai thác tàu container tại khu vực thượng lưu. Trên cơ sở kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa đáng tự hào mang “Gen Gemadept”, ban lãnh đạo Cảng Nam Hải cùng tập thể cán bộ công nhân viên đã và đang không ngừng đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm mang lại nhiều hơn những giá trị gia tăng vượt trội cho các khách hàng của Cảng, xứng đáng với sự tin tưởng và sứ mệnh mà Tập đoàn đã gửi trao, góp phần củng cố thế mạnh của hệ thống cảng Gemadept tại khu vực phía Bắc.

GEMADEPT LOGISTICS TRONG TÂM DỊCH – CÒN ĐÓ NHỮNG CON NGƯỜI THẦM LẶNG

Dịch Covid 19 đang ngày càng diễn biến phức tạp và trở thành mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới. Trong thời điểm đầy cam go, khi Chính phủ phải ra chỉ thị thực hiện cách ly xã hội, nhân viên văn phòng có thể ở nhà và “work online” để đảm bảo an toàn thì còn đó những con người mà tính chất công việc yêu cầu họ phải bám sát hiện trường để đảm bảo hàng hóa được chuyên chở và phân phối đủ, kịp thời đến tay người tiêu dùng. Đó là những người làm trong ngành logistics – là hàng nghìn cán bộ, nhân viên Gemadept đang nỗ lực tham gia vào guồng máy hậu cần tiếp tế chống dịch bệnh, đảm bảo cuộc sống bình thường của người dân cả nước.

Toàn thể CBNV Gemadept, ai cũng ý thức được trách nhiệm của mình và không quản ngại nguy hiểm để đi làm đều đặn theo lịch, chia ca luân phiên để đáp ứng nhu cầu chuyên chở, xuất nhập các mặt hàng cần thiết cho khách hàng. Khó khăn tiếp nối khó khăn: dòng tiền của doanh nghiệp bị ảnh hưởng khi nhiều khách hàng không còn khả năng thanh toán đúng hạn, khách hàng đồng loạt đề nghị giảm giá dịch vụ và xin thanh toán chậm, sản lượng không như kỳ vọng…Mọi kế hoạch sản xuất kinh doanh buộc phải

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY LOGISTICS HOẠT ĐỘNG CỦA GEMADEPT 5

Page 18: Bản tin Logistics · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3 CÁC CHÍNH SÁCH, VĂN BẢN HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TRONG DỊCH COVID-19 Bộ chỉ số đánh giá

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 17

hết sức linh hoạt, CBNV phải tiếp nhận lượng công việc nhiều hơn bình thường khi nhu cầu của khách hàng và thị trường thay đổi không dự báo trước. Và còn vô vàn những khó khăn khác, dẫn đến việc công ty buộc phải siết chặt chi phí vận hành, từ những chi phí được gọi là nhỏ nhất.

Khó khăn là vậy nhưng không vì thế mà các CBNV nản lòng, các bộ phận đã cùng nhau lên kế hoạch đào tạo nội bộ, đào tạo chéo lẫn nhau để đảm bảo mỗi vị trí chủ chốt đều phải có người dự phòng nắm rõ công việc vận hành, có thể đảm nhận nhiệm vụ trong những tình huống giả định xấu nhất.

Các hoạt động kiểm soát sức khỏe, vệ sinh phòng chống dịch bệnh được tăng cường nhiều hơn như: thuê công ty vệ sinh về phun thuốc tiệt trùng ít nhất 1 tuần 1 lần, đảm bảo trang bị đầy đủ và sẵn sàng cồn vệ sinh, dung dịch rửa tay sát khuẩn, máy đo nhiệt độ, và đảm bảo 100% công nhân viên đeo khẩu trang khi làm việc.

Công tác vệ sinh phòng chống dịch bệnh tại các trung tâm phân phối của Gemadept

Những chuyến xe Gemadept Logistics trước kia được lưu thông dễ dàng, len lỏi vào từng siêu thị trong mọi khu dân cư, tới các tỉnh thành xa xôi, hẻo lánh. Nhưng nay, xe từ Tp.HCM đi ra tỉnh ngoài đã bị coi là đi ra từ vùng dịch, mỗi chuyến xe phải rất khó khăn để ra vào Hải Phòng, Hà Nội và hầu hết 64 tỉnh thành của cả nước. Mọi chuyến xe đều bị kiểm tra, soát xét rất kỹ, xe giao hàng xong phải đi về phun trùng mới sử dụng tiếp nên mất thêm nhiều thời gian, chi phí. Mặc dù vậy, Gemadept vẫn đã, đang nỗ lực tìm mọi biện pháp để đảm bảo dòng xe của Gemadept có thể lưu thông trơn tru trên các tuyến đường, các CBNV vẫn đang cùng Tổ quốc căng mình chống dịch, chủ động xử lý từng tình huống, kết hợp chặt với khách hàng để giải quyết cho từng xe hàng.

Mỗi kho hàng của Gemadept trên khắp mọi miền đất nước… hay mỗi đội xe, mỗi chuyến hàng đang ngày đêm liên tục đảm bảo dòng chảy liên tục của hàng hóa đã thực sự những chiến sỹ dũng cảm ở tuyến đầu kinh tế, phòng chống dịch của đất nước.

Dù tấm áo choàng bảo vệ bên ngoài có thể khiến mọi người không nhìn rõ dòng chữ tên công ty Gemadept trên áo CBNV giao hàng, xếp dỡ nhưng những việc làm và tinh thần, quyết tâm mãnh liệt của các anh chị em Gemadept Logistics đã và đang rực sáng, lan tỏa tới hàng nghìn CBNV lao động của Tập đoàn Gemadept nói riêng và ngành chuỗi cung ứng nói riêng những thông điệp tốt đẹp: đám mây từ Covid-19 cho thể phủ mờ và làm chậm đi nhịp sống của nền kinh tế nhưng với quyết tâm và hành động không ngừng nỗ lực của những con người thầm lặng mang tên Gemadept, những vết thương rạn nứt của chuỗi cung ứng sẽ nhanh chóng được hàn gắn và những ngày tháng sôi động của nhịp đập thị trường, của nền kinh tế sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Back

Page 19: Bản tin Logistics · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3 CÁC CHÍNH SÁCH, VĂN BẢN HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TRONG DỊCH COVID-19 Bộ chỉ số đánh giá

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 18

5 YẾU TỐ XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG PHỤC HỒI SAU COVID19

Đại dịch COVID-19 hiện tại đã gây ra sự gián đoạn tất cả các lĩnh vực với nhiều mức độ ảnh hưởng khác nhau. Đã đến lúc các công ty phải nhanh chóng đánh giá, hồi phục và phản hồi nhanh chóng vượt qua nhiều trở ngại và thách thức vẫn đang cản trở. Xây dựng hướng tới một chuỗi cung ứng bền vững sẽ là tâm điểm của các cuộc thảo luận tương lai trong nhiều năm tới. Dựa trên những diễn biến tình hình đại dịch Covid này, dưới đây là một số yếu tố chính để giúp các công ty xây dựng chuỗi cung ứng phục hồi bền vững:

1. Tiến hành đánh giá rủi ro chuỗi cung ứng đầu cuối và ưu tiên các lĩnh vực trọng tâm

Trong ngắn hạn, khả năng đáp ứng và tốc độ là quan trọng nhất. Chủ động tham gia các đối tác hệ sinh thái chuỗi cung ứng, như một nhà cung ứng và nhà cung cấp dịch vụ hậu cần (LSP) để tiến hành kiểm tra rủi ro sức khỏe của thông qua 3 cách thức:

- Nhận diện: thay đổi mức cầu và mức tồn kho để xác định khoảng cách quan trọng về nguồn cung, năng lực sản xuất, kho bãi và vận chuyển.

- Xác định: các mục tiêu chung và chiến lược phục hồi ngắn hạn nhằm mục đích tận dụng hiệu quả các mạng lưới khác nhau giữa các nhà cung cấp, mạng lưới sản xuất và nhà phân phối.

- Triển khai: xây dựng kế hoạch hành động dựa trên các phân tích kịch bản để hạn chế tác động của thảm họa. Bảng điều khiển dựa trên thực tế, bao gồm các KPI chính được căn chỉnh giúp tạo ra khả năng hiển thị trên toàn doanh nghiệp.

2. Xây dựng quy trình quản lý rủi ro mạnh mẽ và đa dạng hóa mạng lưới nhà cung cấp

Các doanh nghiệp nên vạch ra mạng lưới chuỗi cung ứng từ người tiêu dùng cuối đến nhà cung cấp cấp thứ n của mình. Đối với mỗi điểm, đại lý, kho, nhà máy, nhà cung cấp, xây dựng chế độ vận chuyển giống như chuỗi cung ứng, các công ty nên thiết lập một phương pháp để đo lường rủi ro cụ thể.

3. Tận dụng các khả năng sản xuất kỹ thuật số và tự động kết hợp với triển khai sản xuất

Tận dụng các giải pháp tự động hóa và IoT cho các hoạt động sản xuất thông minh để giảm thiểu sự phụ thuộc vào các quy trình thâm dụng lao động. Một chương trình sản xuất mạnh mẽ được kích hoạt bởi công nghệ kỹ thuật số có thể cho phép tiêu chuẩn hóa công việc hàng ngày, giảm bớt áp lực dựa vào các cá nhân cụ thể để thực hiện một hoạt động. Các khả năng của IoT có thể giúp thúc đẩy một hệ sinh thái kỹ thuật số gồm các hệ thống được kết nối cung cấp cho người dùng dữ liệu liên quan và cập nhật để đưa ra quyết định sáng suốt nhất tại bất kỳ thời điểm nào. Khả năng sản xuất tự động sẽ cho phép một công ty điều hành hoạt động sản xuất bằng cách sử dụng nhân sự có thể thay thế và giảm thiểu nhu cầu lao động.

4. Đánh giá và điều chỉnh các ưu tiên trong chiến lược danh mục thu mua

Chuyển đổi thu mua thành chức năng tạo giá trị thông qua đánh giá kịp thời và điều chỉnh các ưu tiên chiến lược của danh mục để xác định mối quan hệ kinh doanh mới với các nhà cung cấp để đáp ứng các mục tiêu chung của chuỗi cung ứng. Một hệ thống hoạt động thu mua linh hoạt được kích hoạt bởi các công nghệ khác nhau và các ưu tiên chiến lược bao gồm các biến số như chi phí, chất lượng, giao hàng, đổi mới, vv cũng sẽ giúp tăng khả năng phục hồi. Việc triển khai một nền tảng quản trị trong việc tìm nguồn cung ứng và quản lý vòng đời của nhà cung cấp có thể tăng cường khả năng tìm nguồn cung ứng và sự hợp tác của nhà cung cấp trong những hoàn cảnh đầy thách thức.

5. Chú trọng đầu tư vào sự hợp tác, lập kế hoạch nhanh chóng và khả năng thực hiện

Ngày nay, các công nghệ có thể mang lại sự nhanh chóng hợp tác trong doanh nghiệp cũng như các đối tác kinh doanh. Từ các thiết bị IoT để theo dõi nhu cầu và theo dõi chuyển động hàng hóa đến các giải pháp dự báo tiên tiến và giám sát hành vi nhu cầu trung gian xã hội đang ảnh hưởng lớn đến cách các công ty hiểu tín hiệu nhu cầu và cách họ có thể phản ứng nhanh với chúng. Những khả năng này cực kỳ quan trọng đối với hiệu quả kinh doanh ngay cả trong điều kiện kinh doanh bình thường và chúng có khả năng phục hồi chuỗi cung ứng trong các sự kiện đại dịch như sự bùng phát của Covid19 mà chúng ta đang đối mặt hôm nay.

Back

QUẢN TRỊ LOGISTICS 6

Page 20: Bản tin Logistics · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3 CÁC CHÍNH SÁCH, VĂN BẢN HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TRONG DỊCH COVID-19 Bộ chỉ số đánh giá

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 19

Back

4 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ TRONG KHO HÀNG TRONG NĂM 2020

Logistics đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho nền kinh tế thế giới luôn vận động. Vậy điều gì khiến Logistics luôn phát triển? Trong năm 2020, chúng ta đã thấy những áp lực toàn cầu mới xuất hiện, cơ hội trong thị trường thương mại điện tử và các liên minh liên kết xung quanh các công nghệ mới. Công nghệ tiếp tục là động lực thúc đẩy, và nó vẫn đang phát triển. Dưới đây, là một số xu hướng công nghệ đang thay đổi sự phát triển của hệ thống kho hàng trong năm 2020:

1. Robot

Căn cứ vào năng lượng và đầu tư vào robot đã cho thấy rằng xu hướng robot vào năm 2020 là một đặt cược an toàn. Hiện nay có rất nhiều loại robot với các kích cỡ khác nhau và không có một kích thước được quy chuẩn cho robot. Mỗi robot sẽ có tiêu chuẩn, giao thức và khả năng giao tiếp khác nhau. Trong tương lai nhà kho sẽ có rất nhiều đội robot khác nhau, giống như hiện nay đều có nhiều hơn một loại xe nâng. Thách thức sẽ là hệ thống quản lý có thể tập hợp các robot lại với nhau cùng với phần còn lại của tự động hóa.

2. Thuật toán (Algorithm)

Các nhà cung cấp giải pháp đã không còn nói về các tính năng và chức năng của phần cứng của họ tại các kho hàng; mà thay vào đó, là cách phần mềm của họ chuyển đổi các giải pháp như thế nào. Tuy nhiên, điều quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả chuyển đổi của một phần mềm đó chính là thuật toán được viết ra. Và xu hướng tất yếu trong tương lai, cách các thuật toán đang biến đổi sẽ là chủ đề mà các nhà cung cấp giải pháp quan tâm hàng đầu. Vì khi bạn phát triển một thuật toán, bạn sẽ không bao giờ chắc chắn rằng nó sẽ thực hiện theo thời gian như thế nào khi mở rộng. Khi các phần mềm ngày càng gia tăng chính là nền tảng để xác minh và xác thực các thuật toán được viết ra.

3. Mô hình điện toán biên (Edge computing)

Với sự tăng trưởng chóng mặt của các thiết bị IoT được giới thiệu hàng năm, việc điện toán biên ra đời sẽ mang lại những bước phát triển nhảy vọt trong việc tăng tốc xử lý dữ liệu và vận chuyển, cũng như bảo mật. Điện toán biên cho phép xử lí dữ liệu gần với nguồn và chỉ gửi đi dữ liệu có liên quan thông qua mạng đến bộ xử lí trung gian điều này giảm bớt sự tốn kém một cách đáng kể. Ví dụ, mô hình diện toán biên cho phép đưa ra quyết định theo thời gian thực và tối ưu hóa sự kết hợp giữa đẩy xe đẩy hoặc lái xe nâng.

4. Sự phát triển của Hệ thống thực thi kho (Warehouse execution systems- WES)

Điện toán biên và sự phổ biến của các cảm biến và các công nghệ Internet of Thing khác đang cho phép sự phát triển của Hệ thống thực thi kho (WES). Như chúng ta đã biết về các hệ thống thực thi kho được thiết kế để điều phối các hoạt động trong kho tự động. Tuy nhiên, sự phát triển của hệ thống thực thi kho mới (WES 2.0) thực chất là một hệ thống thực thi công việc được thiết kế để mang lại mức độ tối ưu hóa cho các kho thông thường. Việc kết hợp giữa hệ thống thực thi kho và hệ thống quản lý kho cho phép các nhà cung cấp giải pháp kho bãi tối ưu hóa hiệu quả hoạt động vận hành kho.

Back

XU HƯỚNG LOGISTICS 7

Page 21: Bản tin Logistics · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3 CÁC CHÍNH SÁCH, VĂN BẢN HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TRONG DỊCH COVID-19 Bộ chỉ số đánh giá

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 20

CÂU CHUYỆN BÊN TRONG VỀ PHẢN ỨNG CỦA AGCO VỚI COVID-19

Thông tin công ty AGCO

AGCO là công ty chuyên sản xuất và phân phối thiết bị nông nghiệp trên toàn thế giới, có trụ sở tại bang Georgia của Mỹ, với chuỗi cung ứng bao gồm 41 địa điểm sản xuất và lắp ráp, 37 cơ sở phân phối và hàng ngàn nhà cung cấp. Các sản phẩm của AGCO được bán trên thị trường dưới một số thương hiệu nổi tiếng bao gồm Challenger, Fendt, GSI, Massey Ferguson và Valtra. AGCO, một công ty đại chúng có doanh thu hơn 9 tỷ USD - đã rất nhanh nhẹn và linh hoạt trong việc ứng phó với dịch bệnh Covid-19, đại dịch đã phá hủy rất nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu của các công ty đa quốc gia.

Các nhà sản xuất thiết bị nông nghiệp có những lợi thế nhất định mà các nhà sản xuất đa quốc gia khác không có. Thế giới cần nông dân tiếp tục trồng và thu hoạch mùa màng. Do đó, các công ty như AGCO có lợi thế là mặc dù suy thoái kinh tế, nhu cầu cho các sản phẩm của họ vẫn cao. Bên cạnh đó, về luật thể chế của Mỹ, công ty này có thể mở hoạt động trong tình hình dịch bệnh nếu họ có thể chứng minh và duy trì các điều kiện làm việc an toàn cho nhân viên của mình.

Công ty AGCO đã phải đối mặt trước tình hình duy trì hoạt động trong mùa dịch và hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra. Đó là cả một chiến lược về cách tổ chức chuỗi cung ứng đã ứng phó trong cuộc khủng hoảng - một câu chuyện đáng chú ý mà chúng ta cần tham khảo và học tập:

Bắt đầu từ ứng biến với Covid - 19 tại Trung Quốc

Vào giữa tháng 1, họ bắt đầu nghe về Covid-19 trong các cuộc họp với các nhà máy tại Trung Quốc. Họ đã đánh giá rủi ro và ứng phó thông qua tìm hiểu các lựa chọn tìm nguồn cung ứng và các lựa chọn thay thế. Nhưng mọi thứ trở nên tồi tệ hơn, vào tuần thứ ba của tháng 1, họ đã tập hợp một đội đặc nhiệm để quản lý trong cuộc khủng hoảng này. Đội đó vẫn đang hoạt động cho đến nay, báo cáo với trụ sở chính 2 lần/tuần. Các quản lý nhà máy, quản lý vật liệu và hậu cần, mua hàng, chất lượng nhà cung cấp và tài chính đều tham gia vào các phiên họp. Khi Trung Quốc chuẩn bị đóng cửa. Họ đã đánh giá xem các nhà máy của họ có đủ thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) để vận hành hay không và liệu các nhà cung cấp Trung Quốc của họ có đủ PPE hay không. Họ bắt đầu tích lũy PPEs ở Chicago. Quyết định được đưa ra là phân phối PPE cho các nhà cung cấp quan trọng của họ với điều kiện họ sẽ làm việc theo đơn đặt hàng của AGCO trước bất kỳ khách hàng nào khác của họ.

Việc mua hàng loạt PPE bắt đầu vào tháng 1, ban đầu, PPE được mua ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ và sau đó chuyển sang Trung Quốc. Bây giờ khi Trung Quốc đã bắt đầu hoạt động trở lại, họ mua PPE từ Trung Quốc và chuyển chúng đến Châu Mỹ và Châu Âu. Để đảm bảo các nhà máy châu Âu được cung cấp linh kiện, họ tập trung vào sản xuất càng nhiều thành phần quan trọng càng tốt. Sau đó, họ vận chuyển chúng bằng tàu hỏa trên khắp nước Nga thay vì sử dụng vận tải biển ít tốn kém hơn do thời gian vận chuyển ngắn hơn.

Hiện nay, khi Trung Quốc đã hoạt động trở lại, nhóm lập kế hoạch vật liệu AGCO tại Trung Quốc giám sát việc phục hồi nhà cung cấp Trung Quốc và vận chuyển toàn cầu thay mặt cho các nhà máy AGCO trên tất cả các khu vực. Các quyết định phân bổ trung tâm đã được đưa ra - các nhà máy có tỷ suất lợi nhuận gộp cao hơn có phân bổ cao hơn - và nhân viên Trung Quốc đã thi hành các quyết định đó. Các nhà máy bắt đầu mở tại Trung Quốc bên ngoài Vũ Hán vào ngày 10/02, sau đó đã cải thiện nhanh chóng năng suất hoạt động.

Các giao thức an toàn của Trung Quốc hiện đang được áp dụng tại tất cả các nhà máy của AGCO trên khắp thế giới. Những bài học rút ra từ Trung Quốc và kết quả là các quy trình vận hành đại dịch đang được áp dụng trên tất cả các khu vực và cơ sở.

CÂU CHUYỆN LOGISTICS 8

Page 22: Bản tin Logistics · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3 CÁC CHÍNH SÁCH, VĂN BẢN HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TRONG DỊCH COVID-19 Bộ chỉ số đánh giá

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 21

Dự báo Riskmethods trong việc quản trị rủi ro chuỗi cung ứng

AGCO có một giải pháp thông báo và hình dung rủi ro từ Riskmethods. Giải pháp này có một cái nhìn đồ họa về chuỗi cung ứng AGCO trên nhiều tầng nhà cung cấp. Riskmethod hoạt động bằng cách liên tục theo dõi nhiều loại rủi ro, được xác định dựa trên việc giám sát hàng trăm nghìn nguồn truyền thông xã hội và trực tuyến. Công cụ này đã trở thành một yếu tố thành công quan trọng trong đại dịch. Họ đã có thể dự đoán Hàn Quốc đóng cửa hai đến ba ngày trước khi nó xảy ra và thông báo ngay cho các nhà cung cấp bị ảnh hưởng chuyến hàng ra khỏi quốc gia đó trước khi đóng cửa nhà máy. Họ đã có thể dự đoán việc Ý đóng cửa 7 ngày trước khi nó xảy ra. Đến tháng 3, công ty đã bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng của đất nước do các quốc gia đóng cửa trên khắp châu Âu. Nhưng khả năng dự báo các điều kiện tồi tệ hơn ở các quốc gia cho phép họ dự báo khóa chặt ở Thụy Sĩ, Tây Ban Nha và Thụy Điển trước thời hạn và tuân theo cùng một kế hoạch mà họ đã thực hiện tại các địa điểm bị ảnh hưởng trước đó ở Ý. Họ cũng được chuẩn bị tốt hơn để bắt đầu hoạt động một khi chính phủ cho họ đi trước. Họ có các PPE được giới thiệu trong khu vực, có khả năng hiển thị các bộ phận quan trọng và có các nhóm tập trung vào việc giải quyết một cách thông minh các thành phần quan trọng nhất.

Ở Brazil, có vẻ như họ sẽ phải chi tiền cho việc xúc tiến các nguyên liệu chính vào khu vực từ các trang web của nhà cung cấp Trung Quốc và châu Âu bị ảnh hưởng. Nhưng đội ngũ bán hàng của họ đã làm việc với khách hàng. Sử dụng phương pháp đàm phán và nhiều sáng kiến chuỗi cung ứng địa phương bổ sung, công ty đã có thể giảm 75% chi phí vận chuyển hàng không dự kiến.

Quản trị tập trung kế hoạch mua sắm và quản lý nguyên liệu trên phạm vi toàn cầu

Từ năm 2004, AGCO đã chuyển từ mua sắm phân tán và phi tập trung sang cơ cấu quản lý hàng hóa tập trung để cân bằng sự hợp lực mua sắm với sự tập trung gia tăng vào quản lý rủi ro. Việc thực hiện các vai trò và trách nhiệm được tiêu chuẩn hóa, và các chính sách và thủ tục toàn cầu, được hỗ trợ bởi một chương trình quản lý thay đổi sâu rộng.

Đối với AGCO, một chiến lược tìm nguồn cung ứng chi phí tốt nhất, bao gồm đa dạng hóa nguồn cung ứng, một tỷ lệ nhất định các thành phần được sản xuất tại địa phương và một tỷ lệ nhất định đến từ các công ty ở các nước có chi phí tốt nhất. Tỷ lệ hàng hóa có nguồn gốc thay đổi cục bộ dựa trên tỷ giá hối đoái, thuế quan, khối lượng hàng hóa cần thiết và các cân nhắc khác. Nhưng đảm bảo công ty luôn có nguồn nội địa cho các thành phần thiết bị nông nghiệp được sản xuất tại mỗi khu vực. Các công ty địa phương có thể phản hồi nhanh hơn khi có sự cố. Họ luôn cân nhắc quản trị các yếu tố rủi ro. Bắt đầu từ khoảng năm 2012, họ đã số hóa hoạt động tìm nguồn cung ứng của mình. Họ đã triển khai một nền tảng tìm nguồn điện tử từ Synertrade.

Nền tảng này tự động nắm bắt chi phí vật liệu, giá trên không, chi phí lao động, nhiệm vụ, chi phí vận chuyển hàng tồn kho và chi phí đóng gói. Những chi phí này xác định tổng chi phí sở hữu (TCO). Người mua không cần hỏi ai về bất kỳ chi phí nào trong số này, họ có thể thấy toàn bộ chi phí trong một quả táo, nhà cung cấp cho nhà cung cấp, so sánh. Nền tảng này cũng bao gồm một phân tích về chi phí thất bại là gì, cho dù nó thấp, trung bình hay cao. Vật liệu rủi ro cao hơn phải trả một hình phạt được phản ánh trong tổng chi phí sở hữu . Các nhà hoạch định vật liệu dự kiến sẽ thường xuyên liên lạc với các nhà cung cấp và tìm hiểu những gì đang xảy ra tại nhà cung cấp; nâng cao tỷ lệ mối quan hệ của người dùng, điều đó phản ánh mức độ trao đổi thường xuyên các nhà hoạch định nguyên liệu và nhà cung cấp của họ.

Kết luận

Công cụ rất quan trọng bên cạnh sự quan trọng của con người và quy trình. Văn hóa doanh nghiệp ràng buộc mọi thứ. AGCO là một công ty cam kết cải tiến liên tục, vì vậy những cải tiến về nguồn cung ứng và sự nhanh nhẹn của họ tiếp tục được cải thiện.

Trong cuộc khủng hoảng này, việc củng cố niềm tin đến nhân viên cũng rất quan trọng. “Người dân muốn làm việc. Nông dân phải lấy hạt giống trong đất. Khách hàng muốn sản phẩm của chúng tôi trên toàn cầu”. Tại AGCO, những thông điệp tích cực, cùng với những nỗ lực họ đang làm để giữ an toàn cho người lao động, đã được sử dụng để giảm bớt nỗi sợ hãi và thúc đẩy mọi người đến làm việc và làm việc chăm chỉ hơn trong những thời điểm khó khăn này.

Back

Page 23: Bản tin Logistics · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3 CÁC CHÍNH SÁCH, VĂN BẢN HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TRONG DỊCH COVID-19 Bộ chỉ số đánh giá

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 22

CHƯƠNG TRÌNH TRÊN VTV9: VIETNAM LOGISTICS

Thời gian phát sóng:

- Phát sóng lần đầu vào lúc 10g00 sáng Chủ nhật

- Phát lại vào lúc 11h10’ thứ Hai 8h00 và sáng thứ Tư tuần kế tiếp

Kênh phát sóng: VTV9

Nhà sản xuất: Đài truyền hình Việt Nam

CHƯƠNG TRÌNH VỀ LOGISTICS TRÊN INFOTV- LOGISTICS VIỆT NAM

Thời gian phát sóng: 20h30 - 20h45 tối thứ Sáu và phát lại lúc 10h30 thứ Bảy hàng tuần

Kênh phát sóng: kênh InfoTV

Nhà sản xuất: VietNam Logistics Media phối hợp InfoTV

SỰ KIỆN ONLINE: CẬP NHẬT PHÁP LUẬT TRONG LOGISTICS VÀ SUPPLYCHAINS

Đơn vị tổ chức: VietnamSupplychain

Thời gian: 8:00 – 9:00am, ngày 29/04/2020

Nền tảng: Thông qua Zoom Online

SỰ KIỆN ONLINE: COVID-19 TÁC ĐỘNG & PHỤC HỒI PREP TRONG LOGISTICS TẠI VIỆT NAM

Đơn vị tổ chức: VietnamSupplychain

Thời gian: 8:00 – 9:00am, ngày 20/05/2020

Nền tảng: Thông qua Zoom Online

ASIA WAREHOUSING SHOW

Đơn vị tổ chức: Manch Exhibitions (Thailand) Co. Ltd.

Thời gian: 27 – 29 /05/2020

Địa điểm: BITEC Bangkok International Trade & Exhibition Centre

HỘI NGHỊ HẠ TẦNG VÀ GIAO THÔNG THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ IV

Đơn vị tổ chức: Brisca Consulting

Thời gian: 29 – 30/06/2020

Địa điểm: Hilton Hanoi Opera

HỘI NGHỊ WORLD CARGO SYMPOSIUM WCS LẦN THỨ 14

Đơn vị tổ chức: Turkish Cargo

Thời gian: 09 – 11/03/2021

Địa điểm: Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Back

SỰ KIỆN LOGISTICS TRONG CÁC THÁNG TỚI 9

“Great works are performed, not by strength, but by perseverance.”

- Samuel Johnson -


Recommended