+ All Categories
Home > Documents > Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf ·...

Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf ·...

Date post: 30-Aug-2019
Category:
Upload: others
View: 2 times
Download: 0 times
Share this document with a friend
75
1 Người vi ết báo cáo: Tran Nam Thang (CORENARM) Cùng vi đóng góp ca Đỗ ThPhương Tho, Nguyn Bá Lương, Hoàng Công Hoài Nam and Thân Trng Ton Báo cáo Thu thập dữ liệu cho Đánh giá Quản trị có sự tham gia (PGA) cho tiến trình REDD+ ở Việt Nam 5-6/11/2013, Lâm Đồng – Việt Nam
Transcript
Page 1: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

1

Người viết báo cáo:

Tran Nam Thang (CORENARM)

Cùng với đóng góp của Đỗ Thị Phương Thảo, Nguyễn Bá Lương, Hoàng Công Hoài Nam and Thân Trọng

Toản

Báo cáo

Thu thập dữ liệu cho Đánh giá Quản trị có sự tham gia (PGA) cho tiến trình REDD+ ở Việt Nam 5-6/11/2013, Lâm Đồng – Việt Nam

Page 2: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

2

Mục lục

Mục lục ........................................................................................................................................... 1

1. BỐI CẢNH .............................................................................................................................. 4

2. KHU VỰC THỬ NGHỆM: ..................................................................................................... 7

3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KT XÃ HỘI KHU VỰC THỬ NGHIỆM ..................................... 9

4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN............................................................................................. 10

5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ THU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU: .... 11

6. KẾT QUẢ: ............................................................................................................................. 13

6.1. Hiện trạng quản trị rừng của địa phương ....................................................................... 13

6.1.1. Sự tham gia, phối hợp của chính quyền địa phương, các ban ngành vào quá trình

quản lý và ra quyết định bảo vệ rừng..................................................................................... 14

6.1.2. Khoán rừng nhằm cải thiện sinh kế của người dân địa phương.............................. 20

6.1.3. Hiện trạng quản lý rừng từ góc độ tham gia của người dân địa phương ................ 27

6.2. Đánh giá về bộ công cụ: ................................................................................................. 31

6.3. Đánh giá về bộ chỉ số ..................................................................................................... 32

6.3.1. Hai vấn đề chính của quản trị có thực sự thể hiện thông qua bộ chỉ số không? .......... 32

6.3.2. Những chỉ số này có thể hiện những thử thách trong vấn đề quản trị hay không? ..... 35

6.3.3. Các thành tố đó đã thực sự định hình được các vấn đề chính trong quản trị hay chưa:

............................................................................................................................................... 37

6.3.4. Các chỉ số này có thực sự vững chắc không ................................................................ 39

6.4. Khung chỉ số PGA: ............................................................................................................ 41

7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 42

7.1. Kết luận .......................................................................................................................... 42

7.1.1. Về hiện trạng quản trị rừng của địa phương: .......................................................... 42

7.1.2. Về Bộ công cụ......................................................................................................... 44

7.1.3. Về bộ chỉ số............................................................................................................. 45

7.1.4. Về tiến trình PGA ................................................................................................... 46

7.2. Kiến nghị: ....................................................................................................................... 47

7.2.1. Về hiện trạng quản trị rừng ..................................................................................... 47

7.2.2. Về bộ công cụ ......................................................................................................... 47

7.2.3. Về bộ chỉ số............................................................................................................. 48

Page 3: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

3

7.2.4. Về tiến trình PGA ................................................................................................... 48

Phụ lục 1: Bảng biểu số liệu thứ cấp, bảng phỏng vấn sâu, bản câu hỏi phỏng vấn hộ ............ 50

Phụ lục 1.1: Biểu mẫu thu thập thông tin thứ cấp đối với chủ rừng ...................................... 50

Phụ lục 1.2: Biểu mẫu thu thập thông tin thứ cấp đối với Hạt kiểm lâm .............................. 53

Phụ lục 1.3: Biểu mẫu thu thập thông tin đối với UBND xã ................................................. 55

Phụ lục 1.4: Chủ đề/câu hỏi thảo luận nhóm hộ .................................................................... 62

Phụ lục 1.5: Bản hỏi phỏng vấn sâu đối với cán bộ Ban LN Xã/Thôn.................................. 63

Phụ lục 1.6: Bản hỏi phỏng vấn sâu đối với cán bộ Kiểm lâm.............................................. 65

Phụ lục 1.7: Bản hỏi phỏng vấn hộ ........................................................................................ 66

Phụ lục 1.8: Bản hỏi phỏng vấn sâu đối với Chủ rừng .......................................................... 71

Phụ lục 2: Các thông tin, điều kiện KT-XH khu vực thử nghiệm bộ chỉ số ............................. 75

Page 4: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

4

Danh sách bảng biểu:

Bảng 1: Một số thông tin về địa điểm thử nghiệm.......................................................................... 8

Bảng 2: hiện trạng cán bộ ban LN xã: .......................................................................................... 14

Bảng 3: Đơn thư tố cáo, khiếu nại trong hoạt động quản lý của xã .............................................. 15

Bảng 4: Các hoạt động vi phạm và xử lý vi phạm trên địa bàn các huyện được chọn để thu thập

dữ liệu .................................................................................................................................... 15

Bảng 5: Số lượt người/hội nghị/năm tổ chức tuyên truyền luật QLBVR ..................................... 17

Bảng 6: Số buổi giao ban với các ban ngành liên quan về công tác QLBVR .............................. 17

Bảng 7: Phụ cấp cho cán bộ ban LN xã ........................................................................................ 19

Bảng 8: Số cán bộ xã được cấp trên khen thưởng về quản lý bảo vệ rừng ................................... 20

Bảng 9: Hiện trạng rừng trước khi giao khoán ............................................................................. 20

Bảng 10: Mức thu từ hoạt đông khoán rừng và tỷ lệ so với tổng các nguồn thu .......................... 22

Bảng 11: thời gian chi trả tiền khoán quản lý bảo vệ rừng ........................................................... 22

Bảng 12: Quyền và nghĩa vụ của tổ/hộ gia đình nhận khoán ....................................................... 23

Bảng 13: Những vi phạm và thiệt hại tài nguyên rừng ở khu vực ................................................ 24

Bảng 14: số vụ cháy được phát hiện và ngăn chặn năm 2012 ...................................................... 26

Bảng 14: Tính vững chắc của các chỉ số hiện tại .......................................................................... 39

Page 5: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

5

Danh sách các từ viết tắt

Danh mục các từ viết tắt

CORENARM: Trung tâm nghiên cứu và tư vấn quản lý tài nguyên

FAO: Tổ chức Nông lương quốc tế.

NN&PTNN: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

PGA: Quản trị rừng có sự tham gia

PRA: Điều tra nông thôn có sự tham gia

QLBVR: Quản lý bảo vệ rừng

SRD: Trung tâm nghiên cứu phát triển xã hội

REDD+: Chương trình giảm phát thải do mất rừng và suy thoái rừng.

TNR: Tài nguyên rừngUBND : Ủy ban nhân dân

UNEP: Chương trình Môi trường Liên hợp quốc

UNDP: Chương trình Phát triển Liên hợp quốc

Page 6: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

6

1. BỐI CẢNH

Chương trình hợp tác giữa FAO, UNDP và UNEP về giảm thải do mất rừng và suy thoái rừng

(gọi tắt là UN-REDD) là một chương trình toàn cầu nhằm hỗ trợ phát triển các cách tiếp cận,

công cụ thu thập và phân tích dữ liệu, hướng dẫn thực hiện các bước triển khai chương trình

REDD+ ở các quốc gia. ‘Đánh giá Quản trị có sự tham gia’ (PGA) là một công cụ của UN-

REDD được thử nghiệm phát triển ở 4 quốc gia toàn cầu gồm Nigeria, Ecuador, Indonesia và

Việt Nam. PGA là cách tiếp cận nhằm mục đích tạo ra sự năng động và quản trị đáng tin cậy dữ

liệu liên quan đến giảm thải do mất rừng và suy thoái rừng thông qua tiến trình tham vấn và

đóng góp của cả các cơ quan chức năng của nhà nước và các tổ chức xã hội để cùng phát triển và

làm chủ tiến trình.

Ở Việt Nam, PGA đã được xây dựng, thử nghiệm thông qua một loạt các hội thảo kỹ thuật phát

triển chỉ số và thử nghiệm hiện trường từ tháng 3/2013 tại tỉnh Lâm Đồng. Địa phương này được

lựa chọn là một điểm thử nghiệm duy nhất của PGA do nhu cầu và cam kết rất cao của các bên

liên quan cũng như có diện tích rừng tự nhiên lớn đang bị đe dọa do suy thoái và mất rừng.

Để phát triển một sự hiểu biết chung về những vấn đề đáng lưu tâm trong việc phát triển một bộ

chỉ số cho hoạt động đánh giá quản trị rừng có sự tham gia, một hội thảo được tổ chức vào tháng

4/2013 nhằm giới thiệu về trình tự các bước xây dựng bộ chỉ số và công cụ thu thập dữ liệu cho

PGA và cũng giúp cho các bên liên quan khác nhau với chuyên môn khác nhau nhận thức được

các vấn đề cần lưu tâm về thu thập dữ liệu và dựa vào những cơ sở nào để quyết định các

phương pháp thu thập dữ liệu phù hợp với PGA. Hội thảo này được tiếp nối bằng một hội thảo

thứ hai về chỉ số vào tháng sáu nhằm mục tiêu hoàn thiện bộ công cụ và bộ chỉ số cho việc thử

nghiệm tại tỉnh Lâm Đồng. Trước khi hoạt động thử nghiệm hiện trường được thực hiện ở Lâm

Đồng từ 30/07 đến 02/08, một hội thảo chuẩn bị đã được diễn ra từ 23-24/07 để hoàn thiện các

chỉ số và công cụ thu thập dữ liệu. Sau khi tiến hành thử nghiệm lần thứ nhất, bộ công cụ cũng

như cách thức tiếp cận đã được chỉnh sửa, bổ sung, để tạo thuận lợi hơn cho quá trình thu thập

số liệu. Bộ công cụ chỉnh sửa này được sử dụng trong đợt thử nghiệm hiện trường lần hai được

tiến hành từ 5-6/11/2013. Kết quả thu thập của lần thử nghiệm này được sử dụng cho việc phân

tích, đánh giá bộ công cụ, khả năng thu thập dữ liệu về các chỉ số cũng như sử dụng kết quả thu

thập để đánh giá hoạt động quản trị rừng ở địa Lâm Đồng ở thời điểm hiện tại.

Báo cáo này được thành viên trong nhóm thúc đẩy của CORENARM soạn thảo và hoàn thiện

với sự đóng góp ý kiến của các thanh viên nhóm nòng cốt ở Lâm Đồng sau các hoạt động hiện

Page 7: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

7

trường ở hai huyện Lạc Dương và Di Linh từ 5-6/11/2013. Nội dung chính của báo cáo chia

thành 5 phần. Phần 1 giới thiệu Bối cảnh, tiến trình thử nghiệm bộ chỉ số cũng như mục tiêu và

kết quả dự kiến. Phần 2 đi sâu vào giới thiệu chi tiết khu vực thử nghiệm bao gồm việc chọn địa

điểm, đối tượng nghiên cứu. Phần 3 thể hiện điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực thử

nghiệm. Phần 4 trình bày rõ phương pháp thực hiện. Phần 5 nêu ra một số nhân tố có thể ảnh

hưởng đến kết quả thu thập và xử lý dữ liệu. Phần 6 là kết quả chi tiết, bao gồm Hiện trạng quản

trị rừng ở địa phương cũng như các đánh giá về bộ công cụ và các chỉ số cụ thể và khung chỉ số

PGA. Phần 7 phân tích và kết luận những điểm chính yếu, quan trọng và các bài học kinh

nghiệm của tiến trình phát triển bộ chỉ số PGA. Các phụ lục bổ sung chi tiết cho từng phần được

nêu cụ thể ở cuối báo cáo.

Báo cáo này là sự tiếp nối của quá trình tư liệu hóa tiến trình PGA ở Việt Nam qua các bước thử

nghiệm, phân tích và tổng hợp kết quả số liệu thu thập được dựa trên cơ sở sử dụng bộ công cụ

đã được xây dựng và chỉnh sửa từ các hoạt động trước đây, bộ công cụ thu thập dữ liệu được

trình bày cụ thể ở phụ lục 1.

2. KHU VỰC THỬ NGHỆM:

Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa chọn ở lần thử nghiệm thứ nhất. Ở

lần thử nghiệm thứ nhất này, dựa trên cơ sở kiến thức được trình bày về phương pháp, bao gồm

các nghiên cứu định tính và định lượng, những nguyên tắc và phương pháp chọn mẫu những

thông tin ngắn gọn về chọn mẫu ngẫu nhiên, chọn mẫu hệ thống và chọn mẫu phân tầng. Dựa

trên những kiến thức này, đại biểu tham gia thảo luận và lựa chọn địa điểm thử nghiệm/các tiêu

chí cho đối tượng của tiến trình thử nghiệm. Điều này có nghĩa là các hoạt động của đợt thử

nghiệm lần này vẫn tiến hành ở các huyện/xã của đợt thử nghiệm trước và sử dụng bộ công cụ

đã được điều chỉnh sau đợt thử nghiệm lần thứ nhất1.

Việc lựa chọn hai địa điểm thử nghiệm dựa trên cơ sở khu vực Di Linh là nơi đã có các hoạt

động của dự án REDD+ pha 1 và Lạc Dương là khu vực sẽ được triển khai REDD+ pha 2. Hai

địa phương được chọn có điều kiện tự nhiên, hiện trạng rừng và các hoạt động khoán quản lý

bảo vệ rừng khác nhau sẽ tạo điều kiện cho nhóm thử nghiệm thấy rõ nhất hiệu quả của việc sử

dụng bộ công cụ trong việc đánh giá hiện trạng quản trị rừng ở các khu vực khác nhau từ đó có

những điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

Số lượng hộ gia đình được lựa chọn cho hoạt động điều tra và thảo luận nhóm ở mỗi thôn thực

hiện điều tra thử nghiệm được quyết định dựa trên tỷ lệ các hộ gia đình được khoán rừng ở mỗi

khu vực thử nghiệm như được trong bảng 1:

1 Tham khảo báo cáo thử nghiệm lần thứ nhất, tháng 7,8 năm 2013

Page 8: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

8

Bảng 1: Một số thông tin về địa điểm thử nghiệm

TT Xã Thôn Số lượng

người phỏng

vấn hộ

Ghi chú

1 Xã Bảo

Thuận

Hang Pơr 15 Thôn nghèo của xã

Kla Tô Kreng 15 Thôn trung bình khá

Kla TầnGu Là thôn có hoạt động giao rừng tự

nhiên cho cộng đồng quản lý. 4-5

thành viên được mời tham gia thảo

luận để cung cấp góc nhìn khác về

giao rừng và khoán rừng

2 Xã Đạ

Chais*

Thôn 2 15 Thôn trung bình khá của xã

Thôn 3 15 Thôn nghèo của xã

* Hoạt động phỏng vấn nhóm ở xã Đạ Chais được thực hiện với người dân ở hai thôn 2 và 3,

không có sự bổ sung thành phần từ các thôn khác.

Các tiêu chí cho chọn lựa đối tượng cho công tác thử nghiệm hiện trường cụ thể như sau:

• Với đối tượng phỏng vấn các hộ gia đình:

– Có nhận khoán rừng

– Phụ thuộc cao vào tài nguyên rừng

– Phân loại hộ (phân loại thu nhập theo 3 mức: nghèo, trung bình, khá)

– Giới (đảm bảo thành phần tham gia ít nhất có 1/3 là phụ nữ)

• Với đối tượng họp nhóm hộ gia đình: lựa chọn trong nhóm phỏng vấn hộ gia đình, các

thành viên trong cộng đồng, các cá nhân:

– Hiểu biết sâu về vấn đề khoán rừng

– Già làng, trưởng bản, người lớn tuổi có nhiều kiến thức và kinh nghiệm

– Gia đình có mức độ phụ thuộc cao vào tài nguyên rừng, tham gia các hoạt động

nhân/khoán rừng.

– Một số người dân có tham gia các hoạt động thu hái lâm sản, nhận khoán rừng

Page 9: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

9

– Riêng xã Bảo Thuận, có mời một số hộ gia đình không nhận khoán bảo vệ theo

hộ gia đình mà được giao rừng theo cộng đồng.

• Với đối tượng phỏng vấn sâu (huyện/xã):

– Hiểu biết sâu về vấn đề

– Phụ trách các công việc quản lý, kỹ thuật có liên quan đến nội dung đánh giá.

– Tiếp xúc, làm việc trực tiếp, gián tiếp với các đối tượng có liên quan tới hoạt

động khoán bảo vệ rừng.

3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KT XÃ HỘI KHU VỰC THỬ NGHIỆM

Huyện Di Linh là đơn vị đã được thực hiện Chương trình UN REDD Vietnam từ pha 1 (2009-

2011) nên đã có rất nhiều các hoạt động liên quan đến bảo tồn và phát triển rừng. Diện tích rừng

trên địa bàn huyện chủ yếu là rừng trồng (thông) và do các chủ rừng là các công ty ty Lâm

Nghiệp quản lý và phát triển. Hai chủ rừng lớn của huyện là Công ty LN Bảo Thuận (với

18.913,44 ha) và công ty Lâm nghiệp Di Linh (29.971 ha, trong đó rừng tự nhiên chiếm đến

27.051 ha). Cả hai đơn vị hiện đang tiến hành giao khoán bảo vệ rừng cho người dân địa phương

nhằm nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng và tăng cường sinh kế cho người dân địa phương.

Nguồn vốn chủ yếu cho các hoạt động giao khoán QLBVR là từ nguồn ngân sách tỉnh và nguồn

vốn Dịch vụ chi trả môi trường rừng, một phần nhỏ có sự hỗ trợ của các dự án.

Khu vực Bảo Thuận có diên tích rừng trồng và rừng sản xuất rất lớn, do Công ty TNHH Lâm

Nghiệp một thành viên Bảo Thuận quản lý. Tuy diện tích lớn, hiện tại Công ty cũng mới chỉ giao

khoán được diện tích khoảng gần 4.000 ha cho 180 hộ gia đình tham gia quản lý bảo vệ rừng.

Huyện Lạc Dương là huyện có 88-89% diện tích là rừng đầu nguồn, đóng vai trò quan trọng

trong việc bảo vệ nguồn nước cho các công trình thủy điện trên địa bàn. Tuy huyện này không

tham gia với pha 1 của Chương trình UN REDD Việt Nam, song đây là nơi chương trình UN

REDD Việt Nam pha 2 sẽ thực hiện các hoạt động, giai đoạn từ 2013-2015. Diện tích rừng của

huyện chủ yếu là rừng tự nhiên đặc dụng và rừng phòng hộ. Hai chủ rừng lớn của huyện Khu

bảo tồn thiên nhiên Bidoup – Núi Bà và Ban QLRPHĐN Đa Nhim. Hai đơn vị này đã tiến hành

các hoạt động khoán quản lý bảo vệ rừng cho người dân địa phương.

Ngoài ra cũng có một số các chủ rừng tư nhân nhận khoán hoặc thuê rừng cho các hoạt động sản

xuất kinh doanh du lịch trên địa bàn như: Công an huyện Lạc Dương, Ban chỉ huy Quân sự

huyện, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Công an Phường 12, Công an xã Đạ Nhim ...

Khu vực xã Đạ Chais có diện tích rừng tự nhiên rất lớn và hầu hết diện tích rừng này nằm dưới

sự quản lý của Khu bảo tồn Bidoup – Núi Bà (rừng đặc dụng) và Ban QLRPHĐN Đa Nhim

Page 10: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

10

(rừng đặc dụng). Diện tích rừng sản xuất ở khu vực này rất ít (Phụ lục 2). Các đơn vị này khoán

quản lý bảo vệ cho người dân địa phương với diện tích khá lớn. Tổng diện tích mà hai đơn vị

này khoán quản lý bảo vệ rừng riêng cho xã Đạ Chais lên đến 17.514 ha.

Đặc điểm tương đồng của hai khu vực tiến hành thu thập dữ liệu là xã Bảo Thuận và Đạ Chais

đều có tỷ lệ người dân tộc rất cao, có độ che phủ rừng tự nhiên tương đối lớn. Tuy nhiên hai khu

vực có cũng có những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khá khác biệt.

Lạc Dương là huyện rất gần với Đà Lạt, có mức độ thông thương, tiếp xúc rất cao với thành phố

Đà Lạt do vậy nên điều kiện kinh tế có phần khá hơn. Điều này đã tạo ra những tác động khá

thuận lợi cho công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng cũng như sự giao lưu, phối kết hợp với

các đơn vị cấp tỉnh có liên quan. Tuy nhiên, đây cũng chính là sức ép lên tài nguyên rừng của

khu vực. Với tài nguyên rừng phong phú, điều kiện đi lại vận chuyển dễ dàng, khu vực này cũng

đang chịu nhiều tác động của hoạt động khai thác, sắn bắt và vận chuyển trái phép lâm sản.

Huyện Di Linh nằm cách khá xa thành phố Đà Lạt, điều kiện đi lại và vận chuyển những sản

phẩm khai thác trái phép có phần khó khăn hơn.

Các thông tin cụ thể về hai xã/huyện tiến hành thử nghiệm bộ chỉ số được thể hiện cụ thể qua

phụ lục 2.

4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Tiến trình PGA tạo cơ hội cho các bên có thể nhằm giúp cho những người tham gia trở thành

người tham gia theo suốt quá trình từ bước khởi đầu trang bị kiến thức về chỉ số, rồi và quá xây

dựng các chỉ số dựa trên các thành tố về quản trị, trình làm rachọc các bộ công cụ phù hợp với

các chỉ số và làm chủ bộ công cụ này (tự xây dựng bộ công cụ, thực hiện thử nghiệm bộ chỉ số

và công cụ, chỉnh sửa, bổ sung và chọn đầu mối để lưu giữ số liệu, nhập liệu và phân tíchsau đó

sử dụng về lâu dài. Có thể nói điểm đặc biệt của tiến trình PGA tại Lâm Đồng là đã tiến tạo được

một quá trình mà các bên tham gia là những người làm chủ. Toàn bộ quá trình đều do các thành

viên đại diện từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở của Lâm Đồng thực hiện với sự giúp đỡ của các thúc đẩy

viên. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng đây là quá trình học hỏi nên cần nhiều thời gian để họ có

thể hiểu, thực hiện và nắm được và hoàn toàn làm chủ cả toàn bộ tiến trình. Toàn bộ quá trình

thực hiện đều do các thành viên ở Lâm Đồng phát triển với sự giúp đỡ của các thúc đẩy viên.

Trong tiến trình thử nghiệm ở Lâm Đồng, tiến trình PGA được xem là một công cụ đang được

phát triển và sẵn sàng tiếp nhận những thay đổi. Hoạt động thử nghiệm, một mặt cung cấp cho

người tham gia những trải nghiệm thực tế những công cụ này sẽ hoạt động ra sao. Mặt khác,

cũng nhằm cung cấp những thay đổi cần thiết cho bộ công cụ này dựa trên những phản ánh qua

kinh nghiệm của người tham gia.

Page 11: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

11

Như tên gọi, quản trị rừng có sự tham gia cần được thực hiện bằng cách tối đa hóa sự tham gia

của các bên lien quan trong suốt tiến trình, cả trong quá trình hội thảo, thảo luận (trong đội ngũ

PGA bao gồm người tham gia hội thảo) và các bên liên quan khác trong quá trình thử nghiệm

(bao gồm chủ rừng và người dân địa phương). Nguyên tắc này được trình bày trong phương

pháp làm cả trước và sau quá trình thử nghiệm cũng như trong suốt quá trình thử nghiệm hiện

trường. Nó cũng được sử dụng như là một nguyên tắc cơ bản trong việc phản ánh phương pháp

tiến hành PGA và hiệu suất của việc thu thập dữ liệu.

Các bước tiến hành thu thập dữ liệu PGA lần này có thể được thể hiện qua sơ đồ 1:

Sơ đồ 01: Các bước của tiến trình thử nghiệm PGA ở Lâm Đồng, 2013.

5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU

Quá trình thu thập và nhập dữ liệu được thực hiện theo hệ thống bảng biểu đã được lập sẵn, đòi

hỏi người tham gia phải thật sự nắm rõ và hiểu được các bước tiến hành thử nghiệm và thu thập

dữ liệu cũng như ý nghĩa của các hoạt động này . Ưu điểm với PGA là các thành viên trong

Hoạt động

chuẩn bị của

nhóm thử

nghiệm

Hoạt động Kết quả dự kiến Phương pháp

Kỹ thuật PRA;

phỏng vấn hộ;

thảo luận

nhóm;

Thảo luận, chia

sẻ có sự tham

gia

Page 12: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

12

nhóm thực địa đi thu thập dữ liệu đều là các thành viên đã tham gia một chuỗi các hoạt động hội

thảo và tập huấn với PGA từ trước tới này nên việc trao đổi và thống nhất tiến trình cũng như kỹ

thuật thực hiện diễn ra khá xuôn sẻ. Tuy nhiên ở Bảo Thuận có thêm một thành viên mới tham

gia là cô Ka Nhội (Phó bí thư chi đoàn xã, tốt nghiệp Đại học Lâm nghiệp Tây Nguyên) và ở Đạ

Chais có hai cán bộ kiểm lâm huyện tham gia hỗ trợ các hoạt động phỏng vấn và thúc đẩy thảo

luận nhóm và với họ thì có chút bỡ ngỡ và cần thời gian để làm quen với công việc của nhóm

còn có phần nào hạn chế.

- Hoạt động thị phạm đã được tiến hành cũng như giải thích cho các thành viên mới hiểu và

làm theo. Các thành viên mới này được giải thích nội dung công việc, kế hoạch làm việc,

giao nhiệm vụ cụ thể. Sau đó họ được ngồi nghe quá trình phỏng vấn của các thành viên cũ

đã có kinh nghiệm phỏng vấn một hoặc hai chủ hộ làm mẫu để nắm rõ tiến trình, cách đặt

câu hỏi, cách giải thích cũng như ghi thông tin vào bảng thu thập dữ liệu. Sau đó họ triển

khai thực hiện phỏng vấn với 2 hoặc3 hộ dân với sự giám sát và hỗ trợ của các thành viên

cũ cho đến khi bảo đảm họ thật sự có khả năng hoàn thành công việc của mình. Các thành

viên nhóm thực địa đều được nhắc nhở về một số kỹ thuật phỏng vẫn căn bản, đặc biệt là

việc không trả lời câu hỏi thay cho người dân mà chỉ giải thích câu hỏi khi người được

phỏng vấn không thực sự hiểu câu hỏi.

- Hoạt động nhập dữ liệu thu thập được là một hoạt động rất quan trọng, quyết định đến chất

lượng công việc phân tích dữ liệu sau này. Công việc này đã được thảo luận giữa Điều phối

viên của chương trình PGA, chi cục Kiểm Lâm Lâm Đồng và thống nhất giao cho cán bộ

của chi cục Kiểm Lâm Lâm Đồng phụ trách. Việc này có vai trò quan trọng trong việc tạo

tiền đề cho việc Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng giữ các dữ liệu và thực hiện việc thu thập dữ

liệu cập nhật định kỳ trong tương lai cho PGA. Tuy đã có hệ thống bảng biểu được thiết kế

sẵn nhưng trong quá trình làm, cán bộ nhập liệu cũng có những thiếu sót nhất định cần phải

lưu ý để đảm bảo cho công việc sau này trong việc thu thập, quản lý và xử lý dữ liệu:

o Chưa chính xác trong việc ghi đúng số câu hỏi ở bảng thu thập số liệu vào bảng

nhập liệu, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra, phân tích dữ liệu.

o Một số thông tin bị thiếu như tên thôn/xã, tên người được phỏng vấn, tuổi, nam/nữ,

số lượng nhân khẩu, số lao động trong gia đình. Những thông tin này rất quan trọng

vì sẽ được sử dụng để có thể so sánh sự khác biệt giữa hai địa phương sau này.

Thậm chí có thể được sử dụng để kiểm tra, tái đánh giá chính xác đối tượng trong

những lần đánh giá tiếp theo.

Page 13: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

13

o Bỏ qua một số thông tin rất quan trọng như thiếu số liệu cụ thể về mức thu (số tiền

cụ thể), đây là một chỉ số rất quan trọng để biết được cụ thể số tiền thu từ các nguồn

của người dân địa phương nên việc chỉ lấy tỷ lệ % là chưa ổn. Nên bổ sung cột

nhập dữ liệu để để thể hiện rõ ràng số tiền thu từ 8 nguồn này là bao nhiêu.

o Với các cột ghi số tiền hoặc tỷ lệ phần trăm (%) thì đã có ghi nội dung rõ ràng ở

dòng đầu tiên của cột (số tiền đồng, tỷ lệ %) nên số liệu nhập vào cột không cần

thêm các thông tin phụ như số tiền đồng, tỷ lệ % gây khó khăn cho việc làm sạch

dữ liệu và xử lý số liệu sau này.

o Các câu hỏi nên được tách ra đúng theo yêu cầu. Ví dụ một câu hỏi bao gồm 2

phần, phần (1) là câu hỏi có/không và phần hai là lý do có những chọn lựa có hoặc

không đó thì bảng nhập liệu phải có đầy đủ hai phần: (1) một phần cho lựa chọn

có/không và (2) một phần cho lựa chọn lý do của việc lựa chọn nội dung (1).

o Hệ thống bảng biểu thuận tiện cho việc hỏi và lấy số liệu nhưng gây khó khăn cho

việc nhập liệu. Ví dụ một bảng thu thập thông tin gồm 5 câu hỏi nhỏ (5 nội dung

liên quan nằm ở năm hàng ngang) và có 5 cột cho những lựa chọn trả lời. Như vậy

mỗi nội dung liên quan ở hàng ngang sẽ cần có 5 cột trong bảng nhập liệu để nhập

kết quả. Tổng cộng sẽ phải có 25 cột để nhập dữ liệu cho một bảng dữ liệu nêu trên.

o Ngoài ra, kỹ năng về sử dụng tin học văn phòng cũng giúp cho việc kiểm tra tính

chính xác của các thông tin nhập vào bảng nhập liệu. Việc kiểm tra kỹ lưỡng bảng

nhập liệu bằng các giá trị max, min, những giá trị bất thường trong bảng nhập liệu

sẽ giúp việc kiểm tra chéo và làm sạch bảng dữ liệu được nhập.

Trong suốt quá trình nhập liệu, cán bộ của chi cục kiểm lâm nhận được sự hỗ trợ, giám sát và

kiểm tra, trao đổi và thảo luận của thúc đẩy viên để hoàn thành công việc của mình. Thông qua

tiến trình này, năng lực của cán bộ nhập liệu cũng được nâng cao và hiểu rõ hơn mục đích, ý

nghĩa và nội dung công việc.

6. KẾT QUẢ

6.1. Hiện trạng quản trị rừng của địa phương

Hiện trạng quản trị rừng tập trung vào thể hiện hai mảng vấn đề chính trong quản trị rừng là: (i)

sự tham gia, phối hợp của chính quyền địa phương và các ban ngành vào quá trình quản lý và ra

quyết định bảo vệ rừng và (ii) Khoán rừng nhằm cải thiện sinh kế của người dân địa phương.

Tương ứng với hai vấn đề quản trị này là các thành tố quan trọng và các chỉ số cụ thể:

Page 14: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

14

6.1.1. Sự tham gia, phối hợp của chính quyền địa phương, các ban ngành vào quá trình

quản lý và ra quyết định bảo vệ rừng

Toàn bộ các chỉ số của vấn đề này được lấy từ nguồn thứ cấp của các đơn vị: UBND xã, hạt

Kiểm Lâm Huyện và chủ rừng.

a. Năng lực của hệ thống tổ chức quản lý xã:

Năng lực của hệ thống tổ chức quản lý xã (mà cụ thể là thành viên ban Lâm nghiệp xã) được thể

hiện qua bảng 2:

Bảng 2: hiện trạng cán bộ ban LN xã:

Xã thử

nghiệm

Số lượng

cán bộ

Trình độ Chuyên

ngành

Lâm nghiệp

Số năm

tham gia

ban LN

Trung

cấp Đại học

Sau Đại

học

Đa Chais 19 3 5 0 5 3

Bảo Thuận 21 4 1 0 3 2.5

Trong số liệu này đã bao gồm cán bộ kiểm lâm địa bàn (tham gia tích cực vào hoạt động quản lý

lâm nghiệp của đơn vị xã), các thôn trưởng và các tổ trưởng tổ quản lý bảo vệ rừng ở các thôn.

Các chỉ số được thể hiện trong bản này bao gồm (Cán bộ quản lý có trình độ từ trung cấp trở lên,

Số lượng cán bộ có chuyên môn lâm nghiệp đang tham gia ban lâm nghiệp xã, và số năm công

tác trong lĩnh vực QLBVR của cán bộ ban LN xã). Có thể thấy ở Đạ Chais, Lạc Dương, trình độ

của cán bộ lâm nghiệp cao hơn so với ở xã Bảo Thuận, Di Linh.

Điều đáng lưu ý là số năm tham gia với ban Lâm nghiệp đều rất ngắn (chỉ có 2,5 đến 3 năm).

Thực tế là có sự luân chuyển cán bộ của ban LN với thời gian khá thường xuyên. Điều này, theo

tìm hiểu của nhóm thì do ưu tiên của UBND xã không phải tập trung cho hoạt động quản trị

rừng mà họ chỉ xem đây như một hoạt động phối hợp, hỗ trợ không mang nặng tính cam kết của

UBND xã. Điều này phần nào cũng liên quan đến cơ chế hưởng lợi của UBND xã trong việc

quản lý bảo vệ tài nguyên rừng.

Tuy nhiên, theo nhóm thực nghiệm thì câu hỏi cho chỉ số này cũng chưa thật sự rõ ràng và có thể

gây nhầm lẫn giữ việc là thời gian công tác trong ban lâm nghiệp hay là thời gian từ khi bắt đầu

tham gia ban lâm nghiệp. Ngoài ra, các thành viên chủ chốt của ban lâm nghiệp thường bị chi

phối bởi cơ chế nhiệm kỳ, họ có thể bị điều chuyển khi không còn là cán bộ lãnh đạo xã nữa (ví

dụ như vị trí trưởng ban LN xã)

Page 15: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

15

Về năng lực thực thi công việc, trong 9 tháng đầu năm 2013, hai xã đã tiếp nhận và xử lý các

đơn thư khiếu nại, tố cáo cụ thể như sau:

Bảng 3: Đơn thư tố cáo, khiếu nại trong hoạt động quản lý của xã

Stt Xã,

huyện Nội dung

Thời gian (ngày/tháng) Lý do

chậm/không

giải quyết Tiếp nhận

Giải

quyết lần thứ

1

Đa Chais-

Lạc

Dương

Không có

2

Bảo

Thuận-Di

Linh

Giải tỏa cây trồng

không đúng quy định 22/5/2013 Xong 1 Không có

Khiếu nại chương trình

135 tại tiểu khu 612 23/9/2013 Chưa 1

Đang điều tra

xác minh làm

Thông tin cho thấy số vụ khiếu nại ở cấp xã là rất hiếm và không có yếu tố nào làm rõ việc cán

bộ cấp xã cần thời gian bao nhiêu để giải quyết một đơn khiếu nại. Đây là điểm đáng lưu ý để bổ

sung cho việc xây dựng chỉ số và lấy thông tin các lần sau. Ngoài ra, hai xã này cũng đã tiến

hành lập biên bản các vi phạm của các đối tượng trong hoạt động quản lý bảo vệ rừng như phá

rừng, khai thác trái phép, vận chuyển lâm sản trái phép, mua bán cất giấu lâm sản trái phép hoặc

vi phạm các thủ tục hành chính, quy định về phòng chống cháy rừng. Các vi phạm đều có các

biện pháp xử lý vi phạm cụ thể được thể hiện ở bảng 4:

Bảng 4: Các hoạt động vi phạm và xử lý vi phạm trên địa bàn các huyện được

chọn để thu thập dữ liệu

Đơn vị

Các nội dung vi phạm Số vụ vi

phạm Phạt tiền

Khắc

phục

hậu

quả

Xử lý

hình

sự

Lạc Phá rừng 23 269,400,000 9

Page 16: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

16

Dương Khai thác trái phép 14 82,350,000

Vận chuyển lâm sản trái phép 49 293,000,000

Mua bán, cất giấu lâm sản trái phép 11 100,000,000

Vi phạm TTHC, QĐ PCCCR 6 24,000,000

Lấn chiếm đất

Tổng của huyện Lạc Dương 103 768.750.000

Di

Linh

Phá rừng 121 1,749,200,000 6

Khai thác trái phép 17 121,000,000

Vận chuyển lâm sản trái phép 12 76,000,000

Mua bán, cất giấu lâm sản trái phép 13

Vi phạm TTHC, QĐ PCCCR 5

Lấn chiếm đất 6 6,000,000

Tổng của huyện Di Linh 174 1,952,200,000

Bảng 4 bao gồm hai chỉ số: Số đơn thư tố cáo, khiếu nại về lâm nghiệp đã giải quyết thành công

và Số vụ việc vi phạm lâm luật được phát hiện và xử lý. Những chỉ số này thể hiện năng lực làm

việc của ban lâm nghiệp ở địa bàn hai xã trong việc tiếp nhận, xử lý đơn thư tố cáo, cũng như

giám sát xử lý các vi phạm về lâm luật. Ở Di linh có số vụ vi phạm lớn hơn cũng như mức xử

phạt cao hơn so với Lạc Dương. Có thể thấy sự khác biệt giữa hai địa phương là khá lớn, Diện

tích rừng ở Lạc Dương chủ yếu thuộc về rừng phòng hộ, được bảo vệ nghiêm ngặt hơn nên số vụ

phá rừng diễn ra ít hơn và việc phá rừng chủ yếu là nhằm mục tiêu khai thác gỗ bất hợp pháp,

trong khi đó đất rừng ở khu vực Di Linh thuộc rừng phòng hộ và sản xuất là chủ yếu nên bị nguy

cơ phá rừng nhằm chuyển đổi mục đích sử dụng là lớn hơn nguy cơ khai thác lâm sản. Tuy

nhiên, nguồn gỗ và động vật hoang dã khai thác lậu từ Lạc Dương (rừng tự nhiên thường xanh)

bị bắt giữ do vận chuyển lâm sản trái phép là 49 vụ, cao hơn rất nhiều so với khu vực Di Linh là

nơi chỉ xảy ra có 12 vụ.

Ngoài ra, có thể thấy một thực trạng rất đáng báo động là các hoạt động xử lý vi phạm chỉ dừng

lại ở mức độ thu giữ tang vật, phạt tiền và khởi tố hình sự mà không hề có một hoạt động nào

liên quan đến việc bắt buộc các đối tượng vi phạm khắc phục hậu quả (trồng lại rừng, phục hồi

diện tích bị phá... Đây cũng là một điều đáng quan tâm trong hoạt động quản trị rừng ở khu vực.

b. Cơ chế chia sẻ và tiếp nhận thông tin

Page 17: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

17

Trong công tác của mình, UBND xã mà cụ thể là ban lâm nghiệp xã cũng đã tiến hành các hoạt

động chia sẻ và tiếp nhận thông tin bao gồm hoạt động chính là tuyên truyền và lồng ghép vào

tổng kết cuối năm. Cụ thể về hoạt động chia sẻ được thể hiện qua chỉ số: “Số lượt người/hội

nghị/năm tổ chức tuyên truyền luật QLBVR”, và hoạt động tiếp nhận thông tin được thể hiện qua

chỉ số: “Số buổi giao ban với các ban ngành liên quan về công tác QLBVR”. Cụ thể các chỉ số

này được thể hiện ở các bảng 5:

Bảng 5: Số lượt người/hội nghị/năm tổ chức tuyên truyền luật QLBVR

Xã,

huyện Tên hội nghị

Số người tham gia

Thời gian

tổ chức

Tổng

số

người

Trong đó

cán bộ

Người

dân

Hộ nhận

khoán

Đạ

Chais

Tuyên truyền 32 2 30 12/9

Tổng kết cuối năm 36 8 8 20 12/12

Bảo

Thuận

Sơ kết 6 tháng đầu năm 60 40 10 10 15/7/2012

Tổng kết cuối năm 260 50 10 200 10/1/2013

388 100 28 260

Cơ chế tiếp nhận và chia sẻ thông tin của UBND xã cũng được thực hiện thông qua các buổi

giao ban với các ban ngành liên quan trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Có thể thấy có sự khác

biệt khá lớn về số lượng người tham gia các hoạt động tổng kết cuối năm ở hai địa phương. Ở

Bảo Thuận, số lượng người tham gia rất lớn (260 người trong đó có 200 hộ nhận khoán) trong

khi ở Đạ Chais thì số lượng người tham gia hoạt động này chỉ có 36 người (với 20 hộ nhận

khoán). Đây là thông tin cần được tìm hiểu và xem xét trong hoạt động quản trị rừng ở khu vực

thử nghiệm.

Bảng 6: Số buổi giao ban với các ban ngành liên quan về công tác QLBVR

Xã Nội dung triển khái Đơn vị chủ

trì

Ngày

tháng tổ

chức

Thành phần

tham gia

Số người

tham

gia(người)

Xã Đa

Chais Giao ban hàng tháng Trưởng ban

17 hàng

tháng

Thành viên

ban ln 15

Page 18: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

18

Họp tổ nhận khoán Trưởng ban 10/9/2013 Tổ nhận

khoán 12

Sơ kết 6 tháng Trưởng ban Tháng

6/2013

Toàn thể ban

ngành xã 15

Sơ kết 9 tháng Trưởng ban Tháng

9/2013

Toàn thể ban

ngành xã 15

Bảo Thuận

Báo cáo nhiệm vụ

trong tháng và nhiệm

vụ tháng tới

UBND xã 15/3/2013 Thành viên

ban ln 28

Báo cáo đánh giá tình

hình hoạt động trong

quý và triển khai

nhiệm vụ tháng tới

UBND xã 17/6/2013 Thành viên

ban ln 30

Báo cáo đánh giá tình

hình hoạt động 6

tháng đầu năm và

triển khai nhiệm vụ

cuối năm

UBND xã 16/9/2013 Thành viên

ban ln 30

145

Các hoạt động giao ban với các bên liên quan trong công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng

được thực hiện khá tốt ở cả hai xã. Điều này vừa thể hiện được chức năng tiếp nhận cũng như

chia sẻ thông tin từ các cấp trong hoạt động quản lý bảo vệ rừng. Vai trò chính trong các hoạt

động này là UBND xã và ban LN xã.

c. Chính sách và chế độ ưu đãi phù hợp, kịp thời:

Việc thực thi chính sách và chế độ cho cán bộ tham gia hoạt động quản trị rừng địa phương là rất

cần thiết là động lực để họ tham gia tích cực hơn vào hoạt động quản trị rừng địa phương. Từ

nguồn số liệu thu thập được, có thể thấy phụ cấp của ban LN xã có các nguồn khác nhau (từ

ngân sách nhà nước và quỹ chi trả dịch vụ môi trường rừng). Qua thông tin trao đổi với các chủ

rừng thì hiện tại các chủ rừng chưa có hỗ trợ gì về phụ cấp cho các thành viên ban LN xã (theo

họ là thiếu cơ chế để chi trả). Qua thảo luận thì mức chi trả và phụ cấp có thể thay đổi tùy theo

Page 19: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

19

hiệu quả quản lý rừng và sẽ giúp làm tăng cường sự tham gia nhiệt tình của các thành viên ban

LN xã.

Bảng 7: Phụ cấp cho cán bộ ban LN xã

Stt Xã Họ tên Chức vụ

Số tiền /năm

Tổng

(đồng)

Nguồn chi trả

DVMTR Ngân sách

NN

1

Đa Chais-

Lạc

Dương

Bon Tô Ha Diêng

Trưởng

ban 7.800.000 6.000.000 1.800.000

2 Cil Ha Su Phó ban 11.400.000 6.000.000 5.400.000

3 Kon Sơ Ha Sang

Trưởng

thôn 6.000.000 6.000.000

4 Kon Să Ha Thương

Trưởng

thôn 6.000.000 6.000.000

5 Cil K'Đớp

Trưởng

thôn 6.000.000 6.000.000

6 Bon Tô Sa Nga

Trưởng

thôn 6.000.000 6.000.000

Tổng: 43.200.000 36.000.000 7.200.000

7 Bảo

Thuận- Di

Linh

K'Brếl

Trưởng

ban 4.680.000 2.340.000 2.340.000

8 K'Bồi Phó ban 23.940.000 5.940.000 18,000,000

Tổng 28.620.000 8.280.000 20.340.000

Tổng cộng 2 xã 71.820.000 44.280.000 27.540.000

Có sự khác biệt trong phụ cấp cho cán bộ ban lâm nghiệp xã ở hai xã thử nghiệm. Với xã Đạ

Chais, hoạt động quản lý bảo vệ rừng thì các thành viên là trưởng thôn (nhận khoán rừng tự

nhiên) cũng được chi trả phụ cấp từ nguồn dịch vụ môi trường rừng trong khi ở Bảo Thuận, thì

không có. Trưởng ban và phó ban LN xã được hưởng phụ cấp cả từ nguồn dịch vụ môi trường

rừng và ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, cũng có sự khác biệt giữa mức phụ cấp của hai xã. Điều

này là do sự khác biệt trong loại hình rừng đặc dụng và rừng sản xuất cũng như mức chi trả ở

mỗi lưu vực là khác nhau. Bên cạnh đó, diện tích khoán quản lý bảo vệ của huyện Lạc Dương/hộ

Page 20: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

20

(trung bình 28-48 ha/hộ) lớn hơn rất nhiều so với huyện Di Linh (trung bình 2,1 – 25 ha/hộ), đây

chính là nhân tố làm tăng mức phụ cấp của cán bộ ban LN xã và cả mức chi trả cho hộ dân/năm

trong hoạt động khoán Quản lý bảo vệ.

Bảng 8: Số cán bộ xã được cấp trên khen thưởng về quản lý bảo vệ rừng

STT Đơn vị Họ và Tên Nội dung khen

thưởng

Cấp khen

thưởng

Ghi chú

1 Đạ Chais Cil K'Đớp Hoạt động QLBVR UBND huyện

2 Bảo Thuận K’Brêl Bảo vệ rừng & phòng

cháy rừng

UBND Huyện

K’ Bồi Vận động, tuyên

truyền về BVR &

PCCR

UBND Huyện

Khu vực Bảo Thuận, Di Linh có số lượng cán bộ được khen thưởng nhiều hơn so với khu vực

Đạ Chais, Lạc Dương. Điều này thể hiện hiệu quả quản lý bảo vệ rừng ở khu vực Di Linh. Tuy

nhiên, nhóm thực nghiệm cũng nhận thấy là thông tin về việc khen thưởng còn mang tính chất

rất chung chung, không nêu rõ được nguyên nhân cụ thể vì sao được khen thưởng và cũng không

thể hiện rõ được thành tích cụ thể của người được khen thưởng.

6.1.2. Khoán rừng nhằm cải thiện sinh kế của người dân địa phương

Toàn bộ các chỉ số của phần này được lấy từ nguồn thứ cấp của các đơn vị: UBND xã, hạt Kiểm

Lâm Huyện và chủ rừng kết hợp với nguồn số liệu sơ cấp thu được từ hoạt động phỏng vấn sâu

các đối tượng liên quan, phỏng vấn hộ gia đình và thảo luận nhóm. Các thành tố chính thể hiện

vấn đề về quản trị rừng “Khoán rừng nhằm cải thiện sinh kế của người dân địa phương” được

thể hiện qua các thành tố chính sau:

a. Hiện trạng rừng trước khi khoán

Bảng 9: Hiện trạng rừng trước khi giao khoán

Stt Chủ rừng Tổ/hộ Vị trí

(Tkhu)

Diện tích (ha) Trữ

lượng

(m3)

Chức

năng

Quy

hoạch Tổng Rừng Đất

trống

Page 21: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

21

Huyện

Di Linh

(xã Bảo

Thuận)

Công ty

TNHHH

MTV Bảo

Thuận

17 tổ/

180 hộ 9 3.849 3.779 70 83.426 PH,SX

Lâm

nghiệp

Rừng cộng

đồng thôn

Kalatơngu

4

tổ/196

hộ

2 500 500 0 55.368 SX Lâm

nghiệp

Huyện

Lạc

Dương

(Đa

Chais)

Ban

QLRPHĐN

Đa Nhim

6/112

hộ 6 3.240 3.240 0 709.447

PH

&SX

Lâm

nghiệp

Vườn QG

Bidoup-Núi

30

tổ/308

hộ

14 14.274 12.847 0 3.357.741 Đặc

dụng

Lâm

nghiệp

Tổng 4 đơn vị

57

tổ/786

hộ

26.363 24.867 70

4,205,982

Bảng 9 đã thể hiện hai chỉ số của hiện trạng rừng trước khi giao khoán của hai đơn vị đó là: Diện

tích rừng (phân theo chức năng, loại rừng, trạng thái) và trữ lượng gỗ. Bảng 9 nêu trên trên chỉ

rõ số lượng tổ, hộ gia đình nhận khoán/giao rừng cho hoạt động quản lý bảo vệ ở hai địa phương

với tổng diện tích đất, rừng và đất trống.

Phần lớn diện tích rừng sản xuất và phòng hộ của khu vực xã Bảo Thuận, Di Linh có trữ lượng

gỗ thấp, dao động từ 21 – 110 m3/ha trong khi diện tích rừng tự nhiên của khu vực xã Đạ Chais,

Lạc dương có trữ lượng gỗ rất cao, từ 218 – 235 m3/ha. Đây là diện tích rừng của Ban Quản lý

Rừng Phòng Hộ ĐA Nhim và Vườn Quốc Gia Núi Bà. Tương ứng với điều này là diện tích

trung bình khoán cho mỗi hộ gia đình ở Khu vực Đạ Chais khá cao, từ 28 – 48 ha/hộ. Trong khi

đó, diện tích trung bình khoán cho các hộ gia đình ở Bảo Thuận, Di linh chỉ dao động từ 2,5 – 21

ha. Điều này cũng sẽ có tác động đến mức thu nhập từ hoạt động quản lý bảo vệ rừng của người

dân địa phương ở các khu vực là khác nhau tương đối lớn.

b. Quyền lợi và nghĩa vụ trong giao/khoán QLBVR

Cấu trúc thu nhập từ các hoạt động sinh kế có thể giúp chúng ta thấy được tỷ lệ đóng góp của

các hoạt động sinh kế trong tổng nguồn thu nhập của người dân địa phương:

Page 22: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

22

Bảng 10: Mức thu từ hoạt đông khoán rừng và tỷ lệ so với tổng các nguồn thu

Các nguồn thu

Trung bình cho hai xã

Bảo Thuận và Đạ Chais Bảo thuận Đạ Chais

Thu nhập Tỷ lệ % Thu nhập Tỷ lệ % Thu nhập Tỷ lệ%

Khoán QLBV 8.664.440 15.6 6.769.379 11.1 10.559.500 21.0

Chăn nuôi 2.000.000 3.6 - - 4.000.000 7.9

Càphê 23.762.011 42.7 33.689.655 55.3 13.834.366 27.5

Lúa/rau màu 4.581.810 8.2 4.163.619 6.8 5.000.000 9.9

Buôn bán 1.910.204 3.4 - - 3.820.408 7.6

Lương 5.051.667 9.1 5.800.000 9.5 4.303.333 8.5

Làm thuê 9.663.753 17.4 10.486.364 17.2 8.841.143 17.6

Tổng thu nhập 55.633.884 100.0 60.909.017 100.0 50.358.750 100.0

(Nguồn: kết quả phỏng vấn hộ gia đình nhận khoán)

Có thể thấy ở cả Bảo Thuận và Đạ Chais, nguồn thu lớn nhất của họ là từ hoạt động trồng trọt và

thu hoạch cà phê, mức thu này lên đến 55% tổng thu nhập của người dân ở Bảo Thuận và chiếm

gần 28% với người dân ở Đạ Chais. Nguồn thu từ hoạt động quản lý bảo vệ rừng ở Bảo Thuận

chỉ chiếm 11 % tổng thu nhập, trong khi đó chiếm đến 21% ở Đạ Chais. Đây là một nguồn thu

đáng kể ở khu vực này. Hoạt động làm thuê cũng chiếm tỷ lệ khoảng 17,5% với cả hai địa điểm.

Về cơ bản, người dân ở Bảo Thuận có mức thu nhập cao hơn so với khu vực Đạ Chai.

Việc chi trả tiền tham gia khoán quản lý bảo vệ rừng đúng thời gian hay không cũng là một tiêu

chí quan trọng thể hiện quyền lợi trong giao khoán của người dân địa phương:

Bảng 11: thời gian chi trả tiền khoán quản lý bảo vệ rừng

Xã Chi trả đúng thời gian Chi trả chậm

Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ %

Bảo Thuận huyện Di

Linh

23 79 6 21

Page 23: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

23

Xã Chi trả đúng thời gian Chi trả chậm

Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ %

Bảo Thuận huyện Di

Linh

23 79 6 21

Đạ Chais huyện Lạc

Dương

14 43,7% 18 56,3%

Ở khu vực Đạ Chais, thông qua hoạt động thảo luận nhóm, người dân địa phương phản ánh khá

nhiều về việc chậm chi trả tiền nhận khoán quản lý bảo vệ rừng. Điều này cũng được thể hiện

khá rõ qua bảng 11 nêu trên, có tới 56,3% người dân cho rằng hoạt động chi trả là chậm so với

quy định. Hoạt động quản trị rừng địa phương cũng cần phải lưu ý đến điều này.

Bảng 12: Quyền và nghĩa vụ của tổ/hộ gia đình nhận khoán

STT

Đơn vị chủ rừng

Tổ

nhận

khoá

n

Số

hộ

Biến động

diện tích

(ha)

Biến

động

giảm

Số

lượt

tuần

tra

(Quý)

Số hộ

tham

gia

tuần

tra

Số hộ

Vi

phạm

hợp

đồng Q1 Q3

1

Di

Linh

Công ty TNHH

MTV Bảo Thuận

(cả năm 2012) 17 170

3849 3780

69.7 3 170 0

Rừng cộng đồng

(cả năm 2012) 4 196 500 500

0 3 196 0

Cộng Di Linh 366 4349 4280 69.7 6 366 0

2

Lạc

Dương

Ban QLRPHĐN

Đa Nhim

1 25 733 732 0.3 12

5 đến

10 1

1 12 366 366 0.11 12

5 đến

10 0

1 21 531 531 0 12

5 đến

10 0

1 22 658 658 0 12 5 đến 0

Page 24: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

24

10

1 19 475 475 0 12

5 đến

10 0

1 13 488 488 0 12

5 đến

10 0

Vườn QG

BiDoup-Núi Bà 30 308 0 0 0 7 5

Cộng Lạc Dương 420 3251 3250 0.41 72

Trong giai đoạn thu thập thông tin lần này, không có sự biến động về tiền trả cho các hộ/nhóm

hộ vì không có sự thay đổi về mặt diện tích hoặc có nhưng là do những nguyên nhân khách quan

như cháy rừng. Nhưng đây là chỉ số có thể được đo đếm theo thời gian nếu được thực hiện theo

định kỳ (1 lần/năm) và việc này đòi hỏi sự phối hợp trong hoạt động kiểm tra định kỳ của chủ

rừng, hộ gia đình nhận khoán và quỹ chi trả dịch vụ môi trường rừng. Thực tế, biến động trong

tiền của hộ/nhóm hộ có thể được thu thập rất dễ dàng từ đơn vị chủ rừng.

Trong thực tế, việc hộ gia đình vi phạm các hoạt động quản lý bảo vệ rừng dẫn đến bị trừ tiền

của hoạt động nhận khoán là đã có xảy ra. Tuy nhiên, nếu chỉ áp dụng hình thức này thì hiệu lực

cũng như mức độ răn đe là không cao và nguy cơ xâm hại có thể xảy ra với tài nguyên rừng là

cao khi nguồn lợi từ các hoạt động xâm hại tài nguyên rừng lớn hơn rất nhiều so với số tiền nhận

khoán quản lý của hộ gia đình. Hộ gia đình có thể chấp nhận bị trừ tiền nhận khoán để có thu

nhập cao hơn từ các hoạt động vi phạm quy chế quản lý bảo vệ rừng.

c. Hiệu quả quản lý bảo vệ rừng sau khoán:

Bảng 13: Những vi phạm và thiệt hại tài nguyên rừng ở khu vực

Hành vi

Số vụ (vụ) Diện tích vi

phạm (ha)

Lân sản thiệt hại

(m3)

Mức độ thiệt hại

(ngàn đồng)

Năm

2012

Năm

2013

(6

tháng)

Năm

2012

Năm

2013

(6

tháng)

Năm

2012

Năm

2013

(6

tháng)

Năm

2012

Năm

2013

(6

tháng)

Phá rừng trái pháp

luật

158.0

72.0

26.9

14.4 374.1

152.0 1,749,200 318,000

Page 25: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

25

Khai thác lâm sản

trái phép

25.0

8.0 124.4

23.6 121,000 410,000

Vi phạm các quy

định về Pcccr, gây

cháy rừng

5.0

4.0 3.0

8.4

Vận chuyển LS

trái pháp luật

12.0

4.0 9.3

17.2 76,000 96,000

Mua bán, cất giữ,

chế biến, kinh

doanh LS trái

phép

13.0

2.0 83.3

2.0 15,000

Lấn chiếm đất

lâm nghiệp

6.0

3.0 1.4

3.0 6,000 11,000

Cộng Di Linh

219.0

93.0

31.3

25.8 591.1

194.8 1.967.200 835.000

Phá rừng trai pháp

luật

27.0

6.0 8.9

0.5 1.175.081 85.903

Khai thác rừng

trái pháp luật

132.0

37.0

236.7

118.6

Vi phạm các quy

định về PCCCR

1.0

Vi phạm quy định

về chế biến gỗ

1.0

Mua bán, vận

chuyển lâm sản

trái phép

116.0

59.0

58.5

38.0

Lấn chiếm đất LN

4.0

1.0

Cộng Lạc

Dương 281 103

304.1

157.2 -

- 1.175.081 85.903

Tổng 500 196 31.3 25.797 591.086 194.778 3.142.281 920.903

Có thể thấy có những khác biệt khá lớn ở các hình thức vi phạm và mức độ thiệt hại tài nguyên

rừng ở cả hai khu vực. Ở Khu vực Di Linh, các vụ phá rừng trái phép diễn ra khá nhiều (128 vụ)

so với Lạc Dương (28 vụ). Ở Di Linh, hoạt động phá rừng này chủ yếu nhằm mục tiêu chuyển

đổi sử dụng đất (từ đất rừng chuyển thành đất nông nghiệp và đât trồng cây công nghiệp dài

Page 26: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

26

ngày trong khi ở Lạc Dương thì các vụ phá rừng chủ yếu là khai thác gỗ và săn bắt động vật

rừng. Điều này dẫn đến mức xử phạt ở Lạc Dương cao hơn nhiều so với mức xử phạt ở huyện Di

Linh.

Tương tự, số vụ mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép ở Lạc Dương xảy ra rất nhiều (116 vụ)

so với ở huyện Di Linh (25 vụ). Sự thuận tiện về đường vận chuyển cũng như khoảng cách gần

với các trung tâm tiêu thụ (thành phố Đà Lạt) là nguyên nhân ảnh hưởng đến nhân tố này.

Số vụ cháy cũng có nhưng hầu như không đáng kể, chỉ có 01 vụ cháy xảy ra ở Công ty TNHH

một thành viên Lâm Nghiệp Bảo Thuận với mức tác động 15 ha nhưng lại là diện tích cỏ, không

phải rừng. Nguyên nhân là do cháy cỏ khi người dân vào rừng nấu ăn.

Bảng 14: số vụ cháy được phát hiện và ngăn chặn năm 2012

Stt Huyện Tiểu khu Thời gian Diện tích

(ha)

Trạng

thái Nguyên nhân

1 Di Linh 739 và 730 3/1/2012 15 IIB Người dân vô rừng nấu ăn

2 Lạc Dương 0 0 0 0

15

Có thể nhận thấy khá rõ là điều kiện tự nhiên ở hai khu vực khác nhau nên có những tác động

ảnh hưởng khác nhau đến tình hình quản lý phòng chống cháy rừng ở hai địa phương. Ở Lạc

Dương, rừng chủ yếu là rừng tự nhiên thường xanh nên nguy cơ cháy rừng không cao. Trong khi

đó Di Linh chủ yếu là rừng trồng thông nên mức độ và nguy cơ xảy ra cháy cao hơn rất nhiều so

với khu vực khác.

Tuy nhiên, chỉ tiêu lượng tăng trưởng gỗ không thu thập được vì không có hoạt động đánh giá

trữ lượng gỗ trước và sau khoán rừng do thực hiện công việc này đòi hỏi chi phí cao về nhân lực

và vật lực. Ngoài ra, ranh giới không rõ ràng giữa các nhóm tổ/hộ gia đình cũng là những khó

khăn cản trở của việc đánh giá chỉ tiêu này. Đây cũng là những hạn chế cần phải được xem xét

tháo gỡ và khắc phục. Vì để đánh giá hiệu quả quản lý rừng, nhất là rừng sản xuất, thì trữ lượng

gỗ là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng thể hiện hiệu quả quản lý và tăng trưởng tài nguyên

rừng. Đặc biệt là trong thời gian tới, khi các hoạt đông của chương trình REED+ được triển khai

thực hiện ở hai địa phương thì việc lồng ghép và thực hiện đánh giá trữ lượng cũng như lượng

tăng trưởng hàng năm của rừng giao khoán quản lý bảo vệ ở hai khu vực cần được triển khai để

Page 27: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

27

có thể xác định chính xác hơn hiệu quả của hoạt động quản trị rừng cũng như chi trả công chính

xác hơn cho người dân tham gia bảo vệ rừng.

6.1.3. Hiện trạng quản lý rừng từ góc độ tham gia của người dân địa phương

Với mục tiêu tăng cường sự tham gia của người dân vào tiến trình quản trị rừng, hoạt động

phỏng vấn hộ gia đình và thảo luận ngoài việc thu thập một số chỉ số liên quan đến các chỉ số

quan tâm và kiểm tra chéo các thông tin được thu thập, còn cung cấp một cái nhìn tổng quan về

các nhân tố tác động đến sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động quản trị rừng.

Những thông tin tổng hợp dưới đây được tổng hợp từ số liệu thu thập qua phỏng vấn hộ gia đình

và thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu các bên có liên quan.

Có một số khác biệt trong tiến trình quản trị rừng của hai địa phương (xã/huyện) khác nhau.

Những khác biệt này hoàn toàn do sự khác biệt trong tiến trình và cách tiếp cận của đối tượng

chủ rừng với người dân địa phương cũng như những khác biệt trong điều kiện tự nhiên, kinh tế

xã hội của từng vùng. Tuy nhiên, về cơ bản, cả hai khu vực thử nghiệm đều có những sự thống

nhất nhất định.

1. Cầu nối được sử dụng giữa chủ rừng với người dân địa phương chủ yếu là thông qua các

đầu mối như Trưởng thôn, tổ trưởng tổ nhận khoán, và UBND xã. Người dân địa phương

biết được thông tin về khoán quản lý bảo vệ rừng chủ yếu là từ các đầu mối thông tin

này.

2. Điều kiện để được nhận khoán theo thảo luận của người dân, hộ gia đình phải có những

điều kiện sau:

o Có lao động

o Hộ ít tác động lên tài nguyên rừng

o Ưu tiên cho các hộ nghèo, dân tộc thiểu số.

o Thật sự có nguyện vọng được tham gia.

Ngoài ra, Đối với Bảo Thuận, người dân địa phương cũng yêu cầu được bổ sung thêm 3 tiêu chí

sau:

o Công bằng cho các hộ bằng cách xoay vòng để các hộ đều được tham gia.

o Cộng đồng cần được tham gia bình xét cho các hộ tham gia QLBVR, ưu tiên cho

các hộ thực sự tâm huyết với rừng.

Page 28: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

28

o Hoạt động cộng đồng đánh giá các hộ nhận khoán rừng phải được tiến hành hàng

năm.

Điều này chứng tỏ người dân địa phương hiện tại vẫn chưa cảm thấy công bằng trong hoạt động

khoán rừng và có ý thức muốn được tham gia vào toàn bộ tiến trình quản trị rừng ở địa phương

bao gồm cả việc lựa chọn các hộ gia đình được tham gia nhận khoán chứ không chỉ thụ động

như hiện nay. Điều này còn được thể hiện rõ hơn khi người dân cho rằng khoán rừng trong thời

gian 2 năm là phù hợp thay vì thời gian khoán là 5 năm vì như thế các hộ gia đình khác sẽ được

tham gia khoán rừng.

Với Lạc Dương thì tất cả các hộ được nhận, không quan trọng về mặt thời gian, trong khi ở Di

Linh thì chỉ có một số hộ được nhận khoán, các hộ khác phải chờ đợi đợi và không biết khi nào

mới được nhận khoán. Tuy nhiên ở Lạc Dương số hộ tham gia nhận khoán đang tăng lên nên số

tiền các hộ nhận được từ hoạt động bảo vệ rừng đang giảm đi. Người dân địa phương cũng đang

lo ngại về vấn đề này.

Một lưu ý ở đây có thể thấy khá rõ là hoạt động khoán bảo vệ rừng này không khuyến khích sự

tham gia của các hộ có điều kiện kinh tế khá (họ không quan tâm đến việc quản lý bảo vệ rừng

hoặc số tiền nhận khoán với họ cũng không đóng vai trò quan trọng quan trọng Chính vì thế,

việc tham gia quản lý bảo vệ rừng không phải là vấn đề họ quan tâm. Đây chính là điểm yếu của

khoán (loại các hộ gia đình có điều kiện kinh tế khá ra khỏi tiến trình quản trị rừng).

3. Mục tiêu và mối quan tâm lớn nhất của người dân địa phương trong nhận khoán bảo vệ

rừng là tăng thêm phần thu nhập cho hộ gia đình. Hơn một nửa (58%) số người được hỏi

cho rằng mức chi trả cho hoạt động khoán QLBV rừng như hiện nay là còn quá thấp,

37% cho rằng mức chi trả như vậy là phù hợp và 5% cho rằng mức chi trả như vậy là quá

nhiều. Trung bình chung, mức thu từ quản lý bảo vệ rừng đóng góp 15,6% vào tổng thu

nhập của hộ gia đình nhận khoán (21% ở Lạc Dương và 11% ở Di Linh). Như vậy, đây

cũng là một nguồn thu đáng kể đối với người dân địa phương, đặc biệt là đối với các hộ

nghèo.

4. Việc giao khoán chưa thật sự có sự tham gia của người dân địa phương do vai trò của họ

là tương đối thụ động. Họ chưa được bàn bạc, tham gia thảo luận để xác định chức năng,

nhiệm vụ và quyền lợi của mình và chỉ làm theo các hướng dẫn của người khác. Phần lớn

người dân địa phương (73%) cho rằng thủ tục để người dân trong nhận khoán là đơn giản

và thuận tiện, người dân địa phương chỉ cần nộp photo chứng minh nhân dân, ký vào hợp

đồng và nhận sổ nhận tiền khoán theo quý. Đa phần người dân địa phương ký hợp đồng

Page 29: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

29

khoán không biết các điều khoản ghi trong hợp đồng, và thậm chí cũng không lưu giữ

một bản hợp dồng. Đây cũng là một vấn đề cần lưu ý trong quá trình giao khoán vì điều

này thể hiện người dân chưa thực sự được tham gia đầy đủ vào quá trình quản trị rừng.

5. Phần lớn hộ dân không biết rõ diện tích nhận khoán của hộ gia đình mình nằm ở đâu, chỉ

biết nằm trong khoảng nào đó của tổ. Điều này cho thấy vai trò của tổ là khá lớn và cách

tổ chức QLBVR theo nhóm hộ là khá phổ biến ở địa phương. Tuy nhiên, điều này cũng

thể hiện sự thiếu chủ động, không nắm rõ được quyền hạn và trách nhiệm của mình của

từng hộ dân và thực chất là sẽ khó quy trách nhiệm cho từng cá nhân trong trường hợp

xảy ra vi phạm trong hoạt động quản lý bảo vệ rừng.

6. Người dân chưa thật sự quan tâm đến việc tham gia vào quá trình bảo vệ rừng. Họ chỉ

làm các công việc được giao, được phân công từ đối tượng chủ rừng là chính. Họ xem

vai trò của mình là người làm công và nhận tiền công thay vì làm chủ thật sự việc quản lý

bảo vệ rừng. Có những hộ gia đình (ở Bảo Thuận) dù được nhận khoán nhưng rất ít khi

tham gia hoạt động bảo vệ rừng.

7. Các tổ chức cá nhân có vai trò quan trọng trong việc nhận khoán của người dân địa

phương là chủ rừng, trưởng thôn, tổ trưởng tổ nhận rừng và UBND xã. Đơn vị hỗ trợ

nhiều nhất cho người dân địa phương trước và sau khi nhận khoán là Chủ rừng, trưởng

thôn, Kiểm lâm địa bàn và UBND xã. Và mỗi khi có ý kiến gì về hoạt động QLBVR thì

người dân báo với tổ trưởng, trưởng thôn và sau đó trưởng thôn làm việc với UBND xã

và chủ rừng.

8. Qua thảo luận, người dân tỏ ra nắm khá rõ quyền, lợi ích và nghĩa vụ của hộ gia đình

nhận khoán. Tuy nhiên, họ chủ yếu làm theo hướng dẫn, yêu cầu của chủ rừng, thôn

trưởng và tổ trưởng tổ nhận rừng trong hoạt động bảo vệ rừng.

9. Trong hoạt động quản lý bảo vệ rừng, người dân địa phương được tiếp cận với các nguồn

thông tin về phòng cháy chữa cháy, chống phát nương làm rẫy, khai thác lâm sản, săn bắt

và vận chuyển động vật hoang dã. Phần lớn người dân đều được tiếp cận với hoạt động

tuyên truyền của UBND xã, lực lượng kiểm lâm và chủ rừng.

10. Hoạt động quản lý bảo vệ rừng thực tế hiện tại các hộ gia đình tham gia là hoạt động tuần

tra bảo vệ là chính. Phương thức là phân công công việc theo các tổ, nhóm và tiến hành

tuần tra định kỳ. Các hoạt động khác như phát triển rừng chưa thực sự được chú trọng.

11. Thời gian nhận khoán: đa phần với các hộ đã nhận khoán với các mức thời gian là khác

nhau. Ở Đạ Chais, thời gian nhận khoán đa số là 1 năm trong khi ở Bảo Thuận, thời gian

Page 30: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

30

nhận khoán trước đây là 2 năm và hiện tại là 5 năm. Người dân địa phương cho rằng hoạt

động nhận khoán với thời gian 2 năm là hợp lý (Bảo Thuận) vì còn cần phải luân chuyển

cho các hộ gia đình khác được nhận rừng quản lý bảo vệ. Ở đây có thể thấy là ở Đạ

Chais, người dân địa phương coi việc được nhận khoán QLBVR là việc nghiễm nhiên và

họ không quan tâm đến thời gian nhận khoán. Trong khi đó ở Bảo Thuận, có những thôn

có tới 200 hộ mà chỉ có 20 hộ được nhận khoán, nên người dân địa phương rất quan tâm

đến thời gian nhận khoán. Nếu tiến hành như hiện nay, theo hình thức khoán 5 năm, thì

có những hộ phải đợi vài chục năm nữa mới được nhận khoán (nếu áp dụng hình thức

xoay vòng).

12. Đối với các hộ được giao rừng cộng đồng ở Bảo Thuận, người dân đã bắt đầu hiểu được

quyền lợi của việc được giao rừng. Cụ thể là hiện tại rừng được giao cho cộng đồng của

họ với thời hạn 50 năm, và họ cũng được hưởng chi trả từ nguồn chi dịch vụ môi trường

rừng. Tuy nhiên, họ lại chưa thấy được hiệu quả của việc trồng và phát triển rừng mà chỉ

nghĩ đến việc quản lý bảo vệ cho tốt diện tích rừng hiện có.

13. Sau khi được giải thích rõ về ý nghĩa của hoạt động giao/khoán, sự khác biệt khá rõ về

lựa chọn giữa hai hình thức giao và khoán giữa hai địa phương Di Linh và Bảo Thuận,

câu hỏi đặt ra là nếu được lựa chọn thì người dân được phỏng vấn sẽ chọn hình thức nào

trong 2 hình thức này. Khoảng 65% người dân ở Bảo Thuận mong muốn được giao rừng

trong khi chỉ có 19% người dân địa phương ở Đạ Chais mong muốn được giao rừng.

Điều này là cũng tương đối khớp với điều kiện thực tế ở Đạ Chais phần lớn diện tích

rừng thuộc về rừng đặc dụng và rừng phòng hộ trong khi rừng ở Di Linh hầu hết là rừng

trồng sản xuất. Bên cạnh đó, việc được giao khoán với diện tích lớn và tạo ra nguồn thu

nhập khá cao ở Đạ Chais cũng là động lực để người dân muốn được khoán rừng.

14. Cũng với câu hỏi trên thì một số người thể hiện sự lo ngại về việc chọn hình thức giao

rừng do lo lắng về khả năng tự bảo vệ rừng của bản thân họ. Môt số hộ vẫn mốn nhận

hình thức khoán vì nếu giao thì thường là giao rừng nghèo mà họ không có vốn đầu tư

cũng như không có khả năng bảo vệ. Khi được hỏi nếu được giao rừng kèm theo hỗ trợ

giống cây trồng và kỹ thuật, người dân rất nhiệt tình tiếp nhận là sẽ tham gia phát triển

rừng trồng để đem lại lợi ích cho gia đình và xã hội.

15. Nhận xét về các bản tin phát thanh liên quan hoạt động tuyên truyền quản lý bảo vệ rừng,

người dân địa phương cũng có một số ý kiến đóng góp:

o Đã có phát nhưng loa hay bị hỏng và chất lượng kém nên nghe không rõ.

Page 31: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

31

o Thời lượng chưa đủ và chưa hợp lý.

o Nội dung cần phong phú và dễ hiểu hơn

o Nên phát vào thời gian từ 5h30 – 6h30 sáng và 16h30 – 17h30 là những thời điểm

người dân ở nhà.

16. Một số ý kiến bổ sung nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động khoán quản lý bảo vệ

rừng:

o Tập huấn nâng cao chuyên môn, kỹ thuật trong bảo vệ, chăm sóc rừng.

o Cung cấp bổ sung các trang thiết bị an toàn lao động, phương tiện chữa cháy.

o Đào tạo kỹ thuật nhân giống, tái tạo, phục hồi và phát triển rừng.

o Đề nghị cung cấp giống cây dược liệu, lâm sản ngoài gỗ, các loài cây gỗ quý để

người dân trồng bổ sung, nâng cao chất lượng rừng và thu nhập của người dân.

o Hỗ trợ lập bản đồ chi tiết rừng giao, khoán để người dân nắm rõ diện tích cũng

như nhiệm vụ của mình.

6.2. Đánh giá về bộ công cụ:

- Việc thiết kế bảng biểu thu thập dữ liệu đã tham khảo hệ thống bảng biểu lưu trữ dữ liệu

hiện có của chính quyền địa phương hoặc hệ thống quản lý có liên quan. Hệ thống bảng

biểu của PGA đã ít có những khác biệt so với hệ thống bảng biểu hiện thành và tránh được

những khó khăn không cần thiết cho nhóm thực hiện hoạt động thu thập dữ liệu đặc biệt là

các đơn vị như chủ rừng, các phòng ban chức năng của UBND xã.

- Hệ thống bảng biểu đã được tích hợp những thay đổi, góp ý từ các hoạt động hiện trường

trước đây và các bảng biểu đã được chỉnh sửa. Các khái niệm liên quan nằm trong hệ thống

bảng biểu cần được chủ thích, giải thích rõ ràng phía dưới các bảng biểu để thuận lợi cho

người thu thập dữ liệu. Ví dụ, các khái niệm như: giao rừng, khoán rừng, lợi ích và trách

nhiệm của giao và khoán rừng?

- Các câu hỏi đã được làm đơn giản rõ ràng, dễ hiểu và tránh các thuật ngữ chuyên ngành để

người dân địa phương có thể hiểu dễ dàng. Việc bố trí các câu hỏi hiện tại đã khá phù hợp

và theo một trình tự để tạo thuận lợi cho sự liên tưởng của người được phỏng vấn về các

vấn đề liên quan. Bảng hỏi đối với người dân tộc vẫn chưa được đơn giản hóa lắm, vẫn

nên có sự chỉnh sửa của cán bộ địa phương để chắc chắn người dân hiểu đúng ý nghĩa của

bảng hỏi và các câu hỏi.

Page 32: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

32

- Bảng các nội dung họp nhóm vẫn lặp nhiều thông tin so với bảng hỏi hộ gia đình. Với các

vấn đề cho hoạt động thảo luận nhóm, nên chia thành mảng cụ thể chứ không nên đi theo

từng câu hỏi như hiện nay. Việc ghi chép nội dung thảo luận nhóm cũng cần được chú

trọng làm tốt hơn để tránh tình trạng bị thất lạc thông tin bổ ích khi người dân trao đổi bàn

bạc.

- Tuy nhiên, vẫn có một số bảng biểu thu thập các thông tin không liên quan đến các chỉ số

cần thu thập. Ví dụ như các bảng: Bảng 7.3.4: Tổng hợp thông tin về các chương trình phát

thanh liên quan đến quản lý bảo vệ rừng trong năm 2012.

- Những điều chỉnh, bổ sung nếu cần thiết là những phần làm rõ (giải thích rõ) cho người

cung cấp dữ liệu hiểu và cung cấp số liệu một cách chính xác cũng như điền thông tin

chính xác vào các bảng hỏi.

6.3. Đánh giá về bộ chỉ số

Phần này chủ yếu đi trả lời các câu hỏi sau:

6.3.1. Hai vấn đề chính của quản trị có thực sự thể hiện thông qua bộ chỉ số không?

+ Với vấn đề thứ nhất: “Sự tham gia, phối hợp của chính quyền địa phương, các ban ngành vào

quá trình quản lý và ra quyết định bảo vệ rừng”:

- Mặc dù vấn đề này đề cập đến chính quyền địa phương (UBND xã) và các ban ngành vào

quá trình quản lý và ra quyết định bảo vệ rừng nhưng hầu hết các chỉ số liên quan đến năng

lực, cơ chế tiếp nhận và chia sẻ thông tin, chính sách đãi ngộ phù hợp kịp thời chỉ tập trung

vào đối tượng chính là UBND xã, không hề đề cập đến các ban ngành liên quan khác (như

Kiểm Lâm, Chủ rừng, hoặc các ban ngành liên quan).

- Năng lực về lâm nghiệp của đối tượng UBND xã có thật sự là vấn đề then chốt cho hoạt

động quản trị rừng địa phương (đặc biệt với trường hợp rừng khoán) còn là điều cần bàn.

Theo thông tin thu thập được, toàn bộ các hoạt động và kỹ thuật liên quan đến lâm sinh,

phát triển rừng sẽ do đơn vị chủ rừng nghiên cứu, đề xuất và thực hiện. Cán bộ của UBND

xã hoặc ban LN chỉ đóng vai trò phối hợp thực hiện.

Lấy ví dụ cụ thể trường hợp ở xã Bảo Thuận, huyện Di Linh: trong đội ngũ cán bộ của xã

có 2 sinh viên tốt nghiệp đại học ngành Lâm nghiệp nhưng không làm trong ban LN xã mà

lại công tác ở đoàn thanh niên xã. Điều này cho thấy nhân lực về Lâm nghiệp ở địa phương

chưa được sử dụng đúng chỗ và phù hợp. Câu hỏi đặt ra là ban LN xã có thật sự cần đến

cán bộ có chuyên ngành Lâm nghiệp không khi mà vai trò của họ chủ yếu là trong công tác

Page 33: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

33

phối kết hợp, còn trong các hoạt động quản lý, bảo vệ TNR là không cao và không có yêu

cầu gì lớn về mặt kỹ thuật.

Chính vì thế, việc sử dụng chỉ số năng lực của cán bộ ban LN trong bộ chỉ số này là một

điều đáng bàn vì chức năng nhiệm vụ của UBND xã không phải là về các hoạt động kỹ

thuật trong quản lý bảo vệ tài nguyênrừng.

- Thiếu các chỉ số thể hiện năng lực của nhóm cán bộ chủ rừng, Hạt Kiểm Lâm (cần bổ sung

trong những đánh giá sau này vì lực lượng này là lực lượng chủ lực trong hoạt động quản

lý TNR). Ngay cả các thông tin và các chỉ số cũng thu thập từ nguồn của Kiểm Lâm và

Chủ rừng, nhưng họ lại không phải là đối tượng của các tiêu chí đó.

- Với cơ chế như hiện tại, nguồn tiền dành cho hoạt động của Ban LN là từ ngân sách nhà

nước và Dịch vụ môi trường rừng: Họ phải đi làm việc mà không có sự hưởng lợi từ thành

quả của hoạt động đó (tăng trưởng tài nguyên rừng thì các chủ rừng được hưởng). Điều này

không thể bảo đảm họ sẽ hoạt động năng nổ, nhiệt tình hết trách nhiệm của mình.

- Ngoài ra, bộ chỉ số hiện tại vẫn thiếu chỉ số đo đếm sự tham gia của cán bộ ban LN trong

hoạt động quản lý bảo vệ rừng. Các chỉ số hiện tại không thể hiện được trách nhiệm cụ thể

của họ, không thể hiện được sự ràng buộc trách nhiệm của họ vào công việc.

Như vậy, có thể thấy vấn đề thứ nhất của hoạt động quản trị rừng chưa thực sự được thể hiện

trong bộ chỉ số này. Hầu hết các chỉ số mới chỉ tập trung thể hiện năng lực, sự tham gia phối

hợp của chính quyền địa phương tại UBND xã và cụ thể là Ban Lâm nghiệp xã chứ chưa thể

hiện được vai trò, chức năng và năng lực của các ban ngành và các bên liên quan khác (như

Kiểm Lâm, Chủ rừng…) trong quá trình quản lý bảo vệ rừng. Cần có sự bổ sung cho sự thiếu

sót này.

Trọng tâm của các chỉ số hiện tại là ở UB xã và Ban LN xã chứ không phải là sự tham gia của

các ban ngành của các bên liên quan trong QLBVR. Do vậy, cần có sự bổ sung và điều chỉnh

cho phù hợp và cân bằng giữa UBND xã và các ban ngành liên quan.

+ Với vấn đề thứ hai: “Khoán rừng nhằm cải thiện sinh kế người dân địa phương”:

- Diện tích rừng (phân theo chức năng, loại rừng, trạng thái): Hiện tại, việc khoán rừng cho

người dân địa phương chỉ dừng lại ở mức độ khoán bảo vệ, tức là nhiệm vụ chính của

người dân địa phương chỉ là tham gia công tác tuần tra và bảo vệ phần diện tích rừng để

tránh bị phá hoại hoặc xâm lấn, và do vậy chưa tập trung vào các hoạt động phát triển

rừng. Bên cạnh đó, việc áp dụng hệ số K=1 trong chi trả dịch vụ môi trường rừng cũng làm

cho việc giao khoán mang tính chất “cào bằng” và người được nhận giao khoán không cần

quan tâm đến chất lượng rừng được giao mà chỉ quan tâm về mặt diện tích. Trên thực tế,

phần lớn người dân địa phương còn không nắm bắt được chính xác ranh giới và diện tích

Page 34: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

34

nhận khoán của mình mà chỉ biết một cách mơ hồ diện tích của mình nằm ở khu vực này

hoặc khu vực kia (đặc biệt là đối với các trường hợp khoán rừng theo tổ, nhóm). Chính vì

vậy chỉ số “Diện tích rừng (phân theo chức năng, loại rừng, trạng thái)” hiện tại cũng chưa

thật sự được quan tâm. Điều này sẽ được khắc phục khi về lâu dài hoạt động chi trả phí

dịch vụ tính đến chi tiết các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số K trong chi trả phí dịch vụ.

- Trữ lượng gỗ: là chỉ tiêu thể hiện rõ sự tăng trưởng của tài nguyên rừng, được nêu rõ và cụ

thể trong hợp đồng giao/nhận khoán. Tuy nhiên, con số này không thật sự được lấy từ kết

quả đo đếm mà chỉ là con số trung bình lấy từ ước lượng theo năm tuổi (đối với rừng

trồng) và trạng thái rừng (đối với rừng tự nhiên).

- Số tiền hộ gia đình nhận được từ hoạt động QLBVR: như đã trình bày ở trên, số tiền này

gần như cố định theo thời gian đối với hợp đồng giao khoán từ 1, 2 hoặc 5 năm. Nếu có sự

thay đổi thì sẽ do việc tính toán, bổ sung các loại dịch vụ môi trường tiềm năng để tăng giá

trị chi trả (ví dụ REDD+, du lịch, giá trị đa dạng sinh học…). Chính vì thế trong thời gian

nhận khoán, sẽ không có sự thay đổi giá trị của chỉ số này. Điều tương tự sẽ xảy ra với chỉ

số “thu nhập từ khoán QLBVR/tổng thu nhập của hộ nhận khoán”

- Số hộ tham gia tuần tra/tháng: chỉ số này thể hiện cách thức các hộ gia đình tham gia hoạt

động tuần tra bảo vệ. Tuy nhiên, hiện tại các hoạt động tuần tra bảo vệ đều do các đơn vị

chủ rừng tổ chức và bố trí các hộ gia đình, các nhóm nhận rừng tham gia tuần tra bảo vệ

(dưới sự giám sát và hỗ trợ của chủ rừng). Thực chất các hộ và tổ nhận khoán chưa hoạt

động một cách tự giác, cá biệt có những hộ 1 tháng hoặc 1 quý mới tham gia đi tuần tra

một lần.

- Số lượng hộ nhận khoán vi phạm hợp đồng: Chỉ số này cho thấy rất ít hộ vi phạm hợp

đồng ở cả hai khu vực thử nghiệm. Tuy nhiên, số lượng vụ vi phạm nêu trong bảng 13 chỉ

thể hiện trường hợp các hộ gia đình nhận khoán trực tiếp vi phạm bằng các hành động như

lấn chiếm đất rừng, vi phạm quy định về phòng chống cháy rừng… mà chưa đề cập đến

việc vi phạm theo các hình thức không (hoặc ít) tham gia các hoạt động bảo vệ rừng theo

hợp đồng nhận khoán đã ký.

- Số vụ (Khối lượng và diện tích) rừng bị thiệt hại (tháng, năm, quý): Hiện tại, số liệu này

không lấy được ở cấp độ hộ/tổ nhận khoán mà chỉ có được số liệu tổng hợp các vụ vi phạm

chung trên địa bàn cả huyện (số liệu do hạt kiểm lâm cung cấp). Do đó, số liệu này không

thật sự phản ánh chính xác kết quả của việc thực hiện nghĩa vụ trong việc quản lý bảo vệ

rừng của hộ/tổ nhận khoán. Cần có theo dõi cụ thể ở các chủ rừng về việc vi phạm của các

hộ nhận khoán trên diện tích do hộ/tổ quản lý.

Page 35: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

35

- Số lần/diện tích phát hiện, ngăn chặn cháy rừng/năm: Tương tự như chỉ số về số vụ (Khối

lượng và diện tích) rừng bị thiệt hại (tháng, năm, quý) cũng lấy từ số liệu thứ cấp của Chủ

rừng và mang tính chất chung cho toàn đơn vị chủ rừng, không quy rõ được trách nhiệm

của hộ/tổ gia đình nhận khoán nào gây ra những vụ việc này.

- Diện tích rừng trước và sau khoán: Do không phân tách rõ ràng diện tích và ranh giới của

từng hộ gia đình nhận khoán nên việc thay đổi diện tích của từng hộ rất khó xác định. Đến

thời điểm hiện tại, các chủ rừng chỉ xác định được sự thay đổi diện tích rừng đối với các tổ

nhận khoán (bảng 13). Chính vì thế, trách nhiệm của hộ gia đình khi rừng bị xâm hại

không được xác định rõ.

- Trữ lượng gỗ tăng/giảm định kỳ: Số lượng điều tra cụ thể của từng hộ/tổ không có (chỉ

khoán theo trạng thái rừng) nên việc xác định trữ lượng gỗ tăng/giảm định kỳ với từng

hộ/tổ sẽ gặp khó khăn trong tương lai mặc dù hiện tại các đơn vị chủ rừng vẫn cung cấp

các số liệu liên quan đến trữ lượng của các khu vực khoán rừng (tổng trữ lượng của khu

vực rừng khoán, không có số lượng cụ thể của từng tổ/hộ). Số liệu cụ thể này nên được đo

đạc và theo dõi định kỳ, và nguồn thông tin này có thể được sử dụng cho hoạt động của

PGA trong pha 2

- Thu nhập từ khoán QLBVR/tổng thu nhập của hộ nhận khoán: Chỉ số này có thể thu thập

được và thật sự thể hiện đóp góp của hoạt động khoán bảo vệ rừng đối với thu nhập của

người dân địa phương.

Như vậy, có thể thấy các chỉ số và các thành tố đã có cũng chưa thật sự thể hiện được vấn đề

chính thứ hai trong quản trị rừng là “khoán rừng nhằm cải thiện sinh kế của người dân địa

phương”. Một số nhân tố diện tích rừng (phân theo chức năng, loại rừng, trạng thái), trữ lượng

gỗ (trước và sau giao khoán), Số vụ (Khối lượng và diện tích) rừng bị thiệt hại (tháng, năm,

quý), Trữ lượng gỗ tăng/giảm định kỳ chưa thực sự phù hợp với điều kiện cụ thể của địa

phương (khoán rừng hiện tại chưa thật sự quan tâm đến chức năng, loại rừng, trạng thái, trữ

lượng ...) mặc dù có đề cập đến các chỉ số này trong hợp đồng giao nhận khoán với người dân

địa phương.

6.3.2. Những chỉ số này có thể hiện những thử thách trong vấn đề quản trị hay không?

Hai vấn đề bao quát của quản trị rừng ở địa phương đã được xác định là (1) vấn đề ra quyết định

và cơ chế để ra quyết định trong quản lý bảo vệ rừng, và (2) hoạt động quản trị rừng hiện tại có

đem lại hiệu quả thực sự cho người dân địa phương hay không. Hiện tại bộ chỉ số và các công cụ

đã phần nào thể hiện được các vấn đề này. Tuy nhiên, vẫn còn những lỗ hổng và thiếu sót mà bộ

Page 36: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

36

công cụ và các chỉ số vẫn chưa đề cập được để đảm bảo tính hiệu quả và bền vững của vấn đề

quản trị rừng hiện nay, đó là

+ Cơ chế chia sẻ lợi ích: hiện tại, giá trị giao khoán được lấy từ phí môi trường rừng và được

phân bổ như sau (10% cho bộ máy của Quỹ chi trả dịch vụ môi trường rừng, 9% cho các chủ

rừng, và 81% là cho người dân nhận khoán. Các giá trị tăng thêm của rừng (gỗ) chỉ chủ rừng

được hưởng.

- Người dân địa phương nhận khoán: hưởng lợi 81% giá trị tiền chi trả dịch vụ môi trường

rừng nhưng không thật sự chịu trách nhiệm khi để xảy ra mất rừng do cháy, bị khai thác

trộm, bị chuyển đổi mục đích sử dụng… chỉ trừ khi họ chính là người gây nên các hoạt

động dẫn đến mất rừng nêu trên. Người dân cũng không được hưởng các giá trị tăng thêm

của việc quản lý bảo vệ rừng giao. Với mức chi trả như hiện nay (8,6 triệu đồng/hộ/năm)

thì chưa thật sự hấp dẫn người dân địa phương tham gia.

- Chủ rừng: được hưởng 9% phí dịch vụ môi trường và phần giá trị tăng thêm (gỗ) của tài

nguyên rừng.

- Các đơn vị khác như Kiểm Lâm, UBND xã không được hưởng lợi gì từ các hoạt động

quản trị này.

Câu hỏi đặt ra là liệu cơ chế chia sẻ lợi ích này có ảnh hưởng đến sự tham gia trong quản lý và

bảo vệ tài nguyên rừng?

+ Sự tham gia thật sự của các bên liên quan vào quản trị rừng:

- UBND xã (hay ban LN xã): chỉ tham gia với tính chất quản lý hành chính cấp cơ sở và

hoàn thành nhiệm vụ quản lý của mình, không thật sự có động lực để thật sự tích cực trong

quản lý bảo vệ rừng. Chưa có những chỉ số đo đếm được trách nhiệm của họ.

- Hạt Kiểm lâm địa phương: Thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ rừng, bảo đảm việc thực

hiện pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản. Tham gia phối hợp, hỗ trợ với

các đơn vị chủ rừng và UBND xã.

- Người dân địa phương: Người dân địa phương tham gia vào hoạt động nhận khoán rừng

thực chất chỉ làm người đi làm thuê được chi trả thấp (mặc dù về cơ chế thì họ được chia

81% tổng giá trị chi trả phí dịch vụ môi trường hiện tại). Bên cạnh đó việc nhận khoán chỉ

là hình thức và không có các thủ tục pháp lý quy định cụ thể vai trò, trách nhiệm của họ

trong hoạt động quản lý. Họ cũng không được hưởng lợi từ những giá trị tăng thêm từ rừng

(gỗ). Thêm nữa là người dân địa phương đang thiếu đất sản xuất, cộng thêm giá trị các loại

cây công nghiệp cao gây thêm áp lực trong việc chuyển đổi diện tích hoặc lấn chiếm đất

rừng để sản xuất. Chính vì những lý do trên, hiệu quả quản lý rừng ở khu vực còn khá thấp

và việc mất rừng, suy thoái tài nguyên rừng vẫn tiếp tục xảy ra.

Page 37: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

37

- Người dân địa phương chưa thật sự được tham gia vào tiến trình quản trị rừng ở địa

phương. Vai trò của họ là rất thụ động trong toàn bộ tiến trình khoán bảo vệ rừng. Họ thậm

chí gần như không được biết và không đóng góp được ý kiến gì trong quá trình giao

khoán, nhận khoán, thực hiện hoạt động bảo vệ rừng. Việc thông tin và quyết định một

chiều này dẫn tới nguy cơ thiếu sự đảm bảo an toàn cho họ trong tiến trình thực hiện

REDD + trong thời gian tới. .

- Với tiến trình xây dựng kế hoạch khoán quản lý bảo vệ rừng, kết quả thông tin thu thập cho

thấy người dân địa phương không tham gia gì ngoại trừ việc họ photo giấy CMND và ký

vào hợp đồng nhận khoán. Với họ thì các thủ tục nhận khoán là rất đơn giản, tuy nhiên,

việc làm quá đơn giản này có thể cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân địa phương vì họ

không có bản hợp đồng khoán ở trong tay, không biết được quyền và nghĩa vụ của hộ nhận

khoán là gì ngoại trừ việc đi tuần rừng theo yêu cầu của chủ rừng. Việc này thể hiện rằng

các chủ rừng thực hiện hoạt động giao khoán một cách chiếu lệ một chiều, chưa có sự quan

tâm, trao đổi, chia sẻ thông tin tới người dân địa phương để nhằm đạt được hiệu quả của

hoạt động khoán rừng.

Thật sự thì vấn đề thứ hai này cũng là hệ quả của vấn đề thứ nhất (cơ chế chia sẻ lợi ích nêu

trên) vì khi không xác định được cụ thể cơ chế chia sẻ lợi ích hoặc các bên liên quan không

thấy được lợi ích của mình khi tham gia, sự tham gia của các bên liên quan sẽ mang tính chất

hình thức và không mang lại hiệu quả thực sự cho công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng.

6.3.3. Các thành tố đó đã thực sự định hình được các vấn đề chính trong quản trị hay chưa:

Như đã phân tích ở trên, các vấn đề quan trọng nhất trong hoạt động quản trị rừng là phải định

hình được ai là người ra quyết định chính, tiến trình ra quyết định như thế nào và việc thực thi

ra sao. Ở đây, thông qua các phân tích nêu trên về hai vấn đề chính trong quản trị rừng ở địa

phương, có thể thấy:

- Tiến trình ra quyết định về hoạt động giao khoán đất rừng nằm trong tay của UBND tỉnh

và gần đây nhất, UBND tỉnh đã ra công văn số 6808/UBND-LN ngày 04/12/2012 tiến

hành thu hồi đất giao khoán, cho thuê đối với các tổ chức để khoán quản lý bảo vệ rừng với

người dân địa phương để họ có thể tham gia nhận khoán và hưởng lợi. Chính vì thế, việc

các chủ rừng tiến hành giao khoán cho người dân địa phương chỉ là thực hiện nhiệm vụ

được giao của UBND tỉnh.

- Các thành tố và chỉ số tập trung vào năng lực, cơ chế chia sẻ thông tin, chính sách và chế

độ ưu đãi phù hợp kịp thời mới chỉ tập trung vào đối tượng UBND xã/ban lâm nghiệp xã,

là thể chế đóng vai trò quản lý hành chính, phối hợp và hỗ trợ các đơn vị chủ rừng hoàn

Page 38: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

38

thành công việc quản lý bảo vệ tài nguyên rừng của họ. UBND xã trên thực tế không có

quyền chi phối hoạt động quản trị rừng ở địa phương. Trong khi đó, các chủ rừng chưa thật

sự được xem xét, đánh giá thông qua hệ thống chỉ số của bộ công cụ này. Mặc dù một số

chỉ số đã được bổ sung phần thu thập từ nguồn số liệu thứ cấp của các chủ rừng nhưng

chưa đủ để làm cơ sở phân tích.

- Đối với hai địa bàn tiến hành thu thập dữ liệu thì có thể thấy rằng người đóng vai trò quyết

định trong hoạt động giao rừng ở đây là các đơn vị chủ rừng. Họ có quyền ra quyết định về

việc ai là người sẽ được tham gia vào hoạt động quản trị rừng ở địa phương (có tiêu chí cụ

thể cho hộ gia đình nhận khoán, các ưu tiên), quyết định các đối tượng này tham gia theo

hình thức nào (hộ cá nhân, tổ, nhóm), mức độ tham gia ra sao (soạn thảo các điều khoản và

ký kết hợp đồng: 1 năm, 2 năm, 5 năm), hỗ trợ và giám sát các hoạt động của các hộ nhóm

(tổ chức lịch tuần tra, đánh giá với sự tham gia của các tổ nhóm và hộ gia đình), kêu gọi sự

hỗ trợ về mặt chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn cho các công việc có liên

quan (UBND xã và Hạt kiểm lâm), tiến hành chi trả phí quản lý bảo vệ rừng cho các tổ/hộ

tham gia hoạt động quản lý bảo vệ (thời gian chi trả, mức chi trả…) và thực hiện các hoạt

động lâm sinh, điều chế rừng cụ thể. Điều đó cho thấy bộ công cụ, mặc dù đã có những

chỉnh sửa, bổ sung qua đợt thử nghiệm vào tháng 8 nhưng vẫn chưa đạt được những yêu

cầu cần thiết.

- Người dân địa phương mà ở đây tập trung vào những hộ gia đình có nhận khoán bảo vệ

rừng, là đối tượng liên quan mật thiết với hoạt động quản trị rừng địa phương (tham gia

quản lý bảo vệ và hưởng lợi) vẫn chưa thể hiện được vai trò và sự tham gia của mình trong

mọi lĩnh vực của hoạt động quản trị rừng như: quy hoạch quản lý phát triển tài nguyên

rừng, tham gia tiến trình đàm phán về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình nhận khoán quản

lý bảo vệ rừng về cách thức tham gia, quyền lợi và những nghĩa vụ cụ thể, minh bạch trong

hoạt động quản trị rừng cũng như cách thức tổ chức và triển khai hoạt động quản lý bảo vệ

rừng trên diện tích rừng nhận khoán. Nhiều hộ, tổ còn không biết rõ diện tích và ranh giới

của tổ/hộ mình, tham gia vào các hoạt động một cách thụ động và không thật sự đóng góp

cho hoạt động quản lý bảo vệ rừng tại địa phương.

- Hiện tại, các đối tượng không nhận khoán rừng đang bị loại bỏ ra khỏi tiến trình quản trị

rừng ở địa phương (các hộ gia đình không dược nhận rừng, các hộ gia đình không có nhu

cầu nhận rừng). Đây cũng là vấn đề mà PGA cần phải quan tâm.

- Với mức thu trung bình 8,6 triệu đồng/hộ/năm (kết quả điều tra hộ), chiếm khoảng 15,6%

tổng thu nhập của hộ gia đình. Đây là một số tiền lớn đối với những hộ gia đình nghèo có

thu nhập thấp. Tuy nhiên, việc tham gia của người dân đa phần chỉ mang tính hình thức

Page 39: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

39

làm cho hiệu quả của hoạt động quản trị rừng thấp, lợi ích của việc giao khoán quản lý cho

người dân không cao. Ngoài ra, phần lớn trường hợp để xảy ra cháy rừng, mất rừng thì

trách nhiệm lại thuộc về các chủ rừng. Đây chính là lý do các chủ rừng không thực sự hứng

thú với việc giao khoán quản lý bảo vệ cho các hộ nhận khoán.

6.3.4. Các chỉ số này có thực sự vững chắc không

Việc đánh giá xem chỉ số có vững chắc hay không còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố, tuy nhiên

bảng 14 sau đây có một số đánh giá các chỉ số hiện có trên cơ sở một số tiêu chí như: khả năng

thu thập dữ liệu, tính ổn định của chỉ số và một số tác nhân có thể ảnh hưởng đến tính vững

chắc của các chỉ số. Tuy nhiên việc đánh giá này chỉ mang tính chất tham khảo và cần được

thảo luận bổ sung và điều chỉnh thêm.

Bảng 15: Tính vững chắc của các chỉ số hiện tại

số

Tên chỉ số Độ vững

chắc (Có/K)

Lý giải và gợi ý bổ sung

A.1.1 Cán bộ quản lý có trình

độ từ trung cấp trở lên.

C Có thể đo được theo thời gian và có ý nghĩa vì

khi năng lực tăng thì tạo khả năng đóng góp

cho chất lượng công việc cũng tăng

A.1.2

Số lượng cán bộ có

chuyên môn lâm nghiệp

đang tham gia ban lâm

nghiệp xã

K Mục tiêu và nhiệm vụ chính của xã không

phải là quản lý bảo vệ rừng, nên ưu tiên này

không phải là ưu tiên hàng đầu (ví dụ Bảo

Thuận, đã nêu ở phía trên)

A.1.3

Số năm công tác trong

lĩnh vực QLBVR của

cán bộ ban LN xã

K Chỉ là năng lực của cán bộ phối hợp, hỗ trợ,

không phải là năng lực của người quyết định

vấn đề trong quản lý, bảo vệ và phát triển

rừng.

A.1.4

Số đơn thư tố cáo,

khiếu nại về lâm nghiệp

đã giải quyết thành

công

K Xã chỉ có trách nhiệm giải hòa, xử phạt hoặc

chuyển hồ sơ. Việc giải quyết này có thật sự

ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý rừng ngoài

thực tế không thì chỉ số này không nói được.

A.1.7

Số vụ việc vi phạm lâm

luật được phát hiện và

xử lý

C Nên gắn với diện tích rừng giao/khoán, không

nên tính theo toàn huyện như số liệu hiện thu

thập được.

Page 40: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

40

A.2.2

Số lượt người/hội

nghị/năm tổ chức tuyên

truyền luật QLBVR

C/K Số lượng này có đảm bảo là người đi họp hiểu

các vấn đề được tuyên truyền không?

Nếu tính cả các cuộc họp lồng ghép thì con số

này có ý nghĩa gì không? (vì những người

khác không liên quan cũng có mặt ở đó)

A.2.4

Số giao ban với các ban

ngành buổi liên quan về

công tác QLBVR

C Thể hiện việc tiếp nhận và chia sẻ thông tin

giữa cá bên liên quan trong tuyên truyền quản

lý bảo vệ rừng.

A.3.1

Chi phí phụ cấp cho cán

bộ ban lâm

nghiệp/tháng

C Cần có chỉ số theo dõi đánh giá trách nhiệm,

sự nhiệt tình tham gia. Mức phụ cấp không

nói lên được trách nhiệm của cán bộ ban LN

trong việc tham gia hoạt động quản lý bảo vệ

rừng

A.3.2

Số cán bộ xã được cấp

trên khen thưởng về

quản lý bảo vệ rừng.

C/K Khá hình thức nên cần xem xét lại hoặc nên

có lý do cụ thể cho việc khen thưởng cho

hành động/công việc gì cụ thể.

B.1.1

Diện tích rừng (phân

theo chức năng, loại

rừng, trạng thái)

C Nhưng cần bổ sung các tiêu chí phụ: người

dân nhận khoán có biết các chỉ tiêu này

không?

B.1.2 Trữ lượng gỗ

K Khó và chưa được áp dụng đối với hộ gia

đình (tốn công điều tra, giám sát) và chưa

được áp dụng trên thực tế.

B.2.1 Số tiền nhận được từ

QLBVR/hộ

C Thể hiện được lợi ích đem lại từ hoạt động

quản lý bảo vệ rừng cho người dân trên đơn vị

diện tích.

B.2.2 Số hộ tham gia tuần

tra/tháng

C Nên bổ sung số ngày tuần tra/tháng hoặc năm

để biết được thật sự thu nhập hoặc giá trị ngày

công cụ thể của hoạt động QBVR này.

B.2.3

Số lượng hộ nhận

khoán vi phạm hợp

đồng

C Nên có số liệu cụ thể từ chủ rừng. Hiện tại chỉ

số này đang lấy theo số liệu chung của toàn

huyện

B.2.4 Số vụ (Khối lượng và

diện tích) rừng bị thiệt

C Nên bổ sung là chỉ tính với đối tượng tổ/hộ

nhận rừng, và vi phạm trên chính diện tích họ

Page 41: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

41

hại (tháng, năm, quý) được nhận rừng

B.2.5

Số lần/diện tích phát

hiện, ngăn chặn cháy

rừng/năm.

C Nên bổ sung là chỉ tính với đối tượng tổ/hộ

nhận rừng, và vi phạm trên chính diện tích họ

được nhận rừng

B.3.1. Diện tích rừng trước và

sau khoán

C Diện tích giữ nguyên nhưng chất lượng giảm

thì sao?

B.3.2 Trữ lượng gỗ tăng/giảm

định kỳ

K Không có đo đếm trước khoán thì sau khoán

cũng không biết được chất lượng rừng tăng

hay giảm

B.3.3

Thu nhập từ khoán

QLBVR/tổng thu nhập

của hộ nhận khoán

C Thể hiện rất rõ thr lệ thu nhập từ hoạt động

QLBVR trên tổng thu nhập của người dân.

6.4. Khung chỉ số PGA:

Để có cơ sở định hướng các công việc sắp tới của tiến trình PGA, khung chỉ số PGA được xây

dựng. Tuy nhiên, việc này chỉ thực hiện được và chỉ có ý nghĩa khi các chỉ số thật sự vững

chắc và các mảng quản trị thực sự thể hiện được hiện trạng quản trị rừng địa phương.

Trên cơ sở những kết quả thu được của quá trình thu thập số liệu và phân tích dữ liệu, chúng

tôi mạnh dạn đề xuất việc xây dựng hệ thống thang điểm cho bộ chỉ số và trên cơ sở đó, hình

thành khung xây dựng chỉ số của PGA.

Hệ thống này sẽ hoạt động trên cơ sở cho điểm thu được từ các giá trị của các chỉ số (theo một

thang điểm nhất định, có thể từ 1 – 10) cho tất cả các chỉ số đạt yêu cầu và được quan tâm. Sau

khi có được hệ thống thang điểm này, các chỉ số sau khi thu thập về sẽ được áp các giá trị của

thang điểm đã lập để đưa ra tổng điểm chung của bộ công cụ đối với từng vùng, từng đối

tượng. Tổng số điểm thu được sẽ thể hiện hiện trạng quản trị rừng ở địa phương. Số điểm riêng

cho các bên liên quan cũng sẽ bổ sung các góc nhìn khác trong hoạt động quản trị rừng và là

cơ sở cho việc đề xuất các hoạt động hỗ trợ, phối hợp cho các bên có liên quan. Tuy nhiên,

những điểm được đề cập trên đây chỉ có thể thực hiện được khi các vấn đề quản trị chính đã

thực sự được thể hiện và bộ chỉ số cũng như công cụ thu thập dữ liệu là vững chắc và đảm bảo

các yêu cầu về kỹ thuật.

Trên cơ sở những kết quả thu được của quá trình thử nghiệm bộ chỉ số, chúng tôi đưa ra tiến

trình gồm các bước cụ thể của hoạt động xây dựng khung chỉ số PGA như sau:

1. Tiến hành sàng lọc, bổ sung các chỉ số trên các cơ sở:

Page 42: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

42

a. Đánh giá đúng các mảng quản trị chính về lâm nghiệp của địa phương

b. Đánh giá đúng vai trò của các bên liên quan,

c. Sự phù hợp (quan trọng, ít quan trọng, không quan trọng)

d. Có khả năng thu được dữ liệu trên hiện trường

e. Có thể đo đếm được và dùng để giám sát sự thay đổi về quản trị rừng theo thời

gian.

f. Tính vững chắc của chỉ số

2. Xây dựng thang điểm cho từng chỉ số.

3. Xây dựng hướng dẫn chuyển đổi các chỉ số thành các thang điểm phù hợp.

4. Xây dựng khung điểm phù hợp cho từng vấn đề, các thành tố quan trọng của tiến trình

quản trị rừng và các bên liên quan.

5. Đánh giá hiện trạng quản trị rừng và đề xuất các giải pháp tác động, hỗ trợ trên cơ sở hệ

thống điểm của các nhân tố thành phần.

6. Thường xuyên kiểm tra, bổ sung và cập nhật bộ công cụ.

Tất cả các bước cần được thực hiện với cách tiếp cận có sự tham gia với sự phản hồi và đóng

góp của các thành viên của nhóm Chuyên gia PGA. Tiến trình này có thể được thực hiện từng

bước, với các ghi chú, bài học kinh nghiệm được tư liệu hóa phục vụ cho việc chỉnh sửa, bổ

sung

7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

7.1. Kết luận

7.1.1. Về hiện trạng quản trị rừng của địa phương:

Hiện trạng của hai địa bàn thì tương đối khác nhau, tuy nhiên nhìn chung thì các chủ rừng đã

tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động giao khoán đất rừng nhằm tăng cường sự tham gia và

chung tay của cộng đồng người dân địa phương vào hoạt động quản lý bảo vệ rừng cũng như

góp phần cải thiện sinh kế của người dân địa phương. Tăng cường tính tham gia của người dân

vào hoạt động khoán quản lý bảo vệ rừng.

Hiện trạng quản trị rừng của địa phương được thể hiện khá rõ thông qua:

+ Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của các bên liên quan:

Page 43: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

43

- UBND xã: đóng vai trò là cơ quan quản lý nhà nước, hỗ trợ cho đơn vị chủ rừng trong việc

thực hiện quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Ban lâm nghiệp xã là đơn vị tham

gia trực tiếp vào các hoạt động phối hợp giữa chủ rừng và người dân địa phương, có lực

lượng cán bộ chuyên trách, nhận phụ cấp từ ngân sách nhà nước và của quỹ dịch vụ môi

trường rừng. Cơ quan này đóng vai trò là cơ quan trung gian tiếp nhận và chia sẻ thông tin

liên quan đến hoạt động quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, tham gia thực hiện các hoạt động

truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy

rừng, thực hiện các hoạt động tuần tra, giám sát, phát triển tài nguyên rừng. Đây là đối

tượng trọng tâm của bộ chỉ số, song cần xem xét lại trọng tâm này.

- Các đơn vị chủ rừng: là đơn vị được nhà nước giao tài nguyên rừng, đóng vai trò quan

trọng,chịu trách nhiệm trong việc bảo vệ, phát triển và quản lý tài nguyên rừng. Thực hiện

các hoạt động khoán quản lý bảo vệ rừng cho hộ/nhóm hộ vừa để giảm áp lực lên tài

nguyên rừng, tăng cường sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý bảo vệ và bảo

đảm tăng cường sinh kế cho người dân địa phương. Tuy nhiên, vai trò, chức năng và nhiệm

vụ của chủ rừng chưa được thể hiện cụ thể trong bộ chỉ số.

- Hạt Kiểm lâm: thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ rừng, bảo đảm việc thực hiện pháp

luật về bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản. Hỗ trợ cho các đơn vị chủ rừng hoàn

thành tốt nhiệm vụ của mình. Đảm bảo thiết lập và thực hiện các quy định của pháp luật về

bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của hạt kiểm lâm

chưa được thể hiện cụ thể trong bộ chỉ số.

- Người dân địa phương nhận khoán bảo vệ rừng: giữ vai trò là đối tượng tham gia và hưởng

lợi từ hoạt động tuần tra bảo vệ tài nguyên rừng, tuy nhiên, người dân địa phương chưa thật

sự được tham gia vào tiến trình quản trị rừng ở địa phương. Vai trò của họ khá thụ động

trong toàn bộ tiến trình khoán bảo vệ rừng. Họ thậm chí gần như không được/dám có ý

kiến gì trong quá trình giao khoán, nhận khoán, thực hiện hoạt động bảo vệ rừng và ngay

cả việc không có ý kiến gì với đơn vị chủ rừng liên quan đến hoạt động quản lý bảo vệ.

Việc thông tin và quyết định một chiều này là rào cản cho việc thực hiện tiến trình REDD+

trong tương lai.

+ Có chế chia sẻ lợi ích và sự tham gia của các bên liên quan:

- Trong cơ chế giao khoán đất rừng như hiện nay, người dân địa phương vẫn là đối tượng

được hưởng lợi cao nhất trong tổng số tiền chi trả từ dịch vụ môi trường rừng. Theo cơ chế

hiện hành thì 81% tiền chi trả phí dịch vụ môi trường được trả cho hộ gia đình nhận khoán.

Page 44: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

44

Tuy nhiên, xét trên góc độ tổng thể thì mức thu nhập này chi đóng góp 15,6% trong tổng số

thu nhập hộ gia đình. Điều này cho thấy tham gia bảo vệ rừng chưa thật sự là một lựa chọn

mang tính thuyết phục với người dân địa phương.

- Cần có cơ chế hỗ trợ làm sao để người dân địa phương được hưởng lợi cao hơn từ việc

tham gia bảo vệ rừng. Cơ chế hưởng lợi từ kết quả của hoạt động bảo vệ rừng (giá trị tăng

thêm của rừng, mà cụ thể là gỗ) sẽ là một động lực bảo đảm cho sự tham gia tích cực và

bên vững của người dân địa phương vào hoạt động bảo vệ rừng.

- Bên cạnh đó, sự tham gia của các bên liên quan như Hạt Kiểm Lâm, UBND xã cũng cần

được tham gia vào cơ chế hưởng lợi này để đảm bảo tính lâu dài, bền vững của hoạt động

quản lý bảo vệ tài nguyên rừng.

- Hoạt động khoán bảo vệ rừng hiện nay chưa khuyến khích được sự tham gia của các hộ có

điều kiện kinh tế khá (họ không quan tâm đến việc quản lý bảo vệ rừng hoặc số tiền nhận

khoán với họ cũng không đóng vai trò quan trọng quan trọng). Chính vì thế, việc tham gia

quản lý bảo vệ rừng không phải là vấn đề họ quan tâm. Đây chính là điểm yếu của hoạt

động khoán quản lý bảo vệ rừng vì vô tình, nó loại các hộ gia đình có điều kiện kinh tế khá

ra khỏi tiến trình quản trị rừng.

- Ý thức của người dân địa phương tham gia vào hoạt động quản lý bảo vệ rừng cũng đã có

những chuyển biến theo hướng tích cực. Họ đã có những suy nghĩ liên quan đến quá trình

tham gia vào lựa chọn hộ nhận khoán, xác định thời gian nhận khoán phù hợp và cũng

mong muốn được giao rừng để sử dụng lâu dài.

7.1.2. Về Bộ công cụ

Về cơ bản, bộ công cụ đã giúp cho việcthu thập các thông tin cần thiết, đặc biệt là hệ thống các

chỉ số. Tuy nhiên, theo những phân tích ở trên, bộ công cụ hiện tại (phụ lục 1) cần có nhiều

chỉnh sửa và bổ sung.

Để thu thập 19 chỉ số trong đó có 16 chỉ số có thể thu thập được từ nguồn số liệu thứ cấp, 3 chỉ

số lấy từ nguồn số liệu sơ cấp, bộ công cụ hiện tại bao gồm:

- 4 bảng biểu thu thập số liệu thứ cấp đối với chủ rừng

- 2 bảng biểu thu thập số liệu thứ cấp đối với Kiểm lâm

- 6 bảng biểu thu thập số liệu thứ cấp đối với UBND xã.

- Các bản phỏng vấn sâu với với các nhóm đối tượng: Chủ rừng, Kiểm lâm, Ban LN xã.

Page 45: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

45

- Bản phỏng vấn hộ gia đình nhận khoán.

- Một danh sách các chủ đề/nội dung thảo luận nhóm.

Việc sử dụng các chỉ số thứ cấp có thể cho thấy được hầu hết cả hai vấn đề trong quản trị rừng ở

địa phương. Các chỉ số sơ cấp chỉ bổ sung một số thông tin liên quan đến hộ nhận khoán như số

tiền nhận được từ hoạt động QLBVR, tỷ lệ thu nhập từ nguồn này so với các nguồn thu nhập

khác và tổng thu nhập, số hộ gia đình tham gia tuần tra theo định kỳ.

Do đó, việc sử dụng bộ công cụ quá đồ sộ như vậy chỉ để thu thập 19 chỉ số sẽ gây lãng phí về

nhân lực, thời gian trong thu thập dữ liệu. Nên có sự điều chỉnh phù hợp hơn nhằm rút ngắn và

hoàn thiện bộ công cụ để các câu hỏi, bảng biểu ngắn gọn và đi vào cụ thể, trực tiếp vấn đề cần

thử nghiệm và thu thập, giảm bớt một số bước không cần thiết trong tiến trình thu thập dữ liệu.

7.1.3. Về bộ chỉ số

a. Sự thể hiện các vấn đề quản trị rừng của bộ chỉ số:

Có thể thấy vấn đề “Sự tham gia, phối hợp của chính quyền địa phương, các ban ngành vào quá

trình quản lý và ra quyết định bảo vệ rừng” của hoạt động quản trị rừng chưa thực sự được thể

hiện trong bộ chỉ số này. Hầu hết các chỉ số mới chỉ tập trung thể hiện năng lực, sự tham gia

phối hợp của chính quyền địa phương (UBND xã) chứ chưa thể hiện được vai trò, chức năng và

năng lực của các ban ngành và các bên liên quan khác (như Kiểm Lâm, Chủ rừng…). Cần có sự

bổ sung cho sự thiếu sót này.

Các chỉ số và các thành tố đã có cũng chưa thật sự thể hiện được vấn đề chính thứ hai trong quản

trị rừng là “khoán rừng nhằm cải thiện sinh kế của người dân địa phương”. Một số nhân tố diện

tích rừng (phân theo chức năng, loại rừng, trạng thái), trữ lượng gỗ (trước và sau giao khoán), Số

vụ (Khối lượng và diện tích) rừng bị thiệt hại (tháng, năm, quý), Trữ lượng gỗ tăng/giảm định kỳ

chưa thực sự phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Hoạt động khoán rừng hiện tại không

quan tâm đến chức năng, loại rừng, trạng thái, trữ lượng gỗ. Các chỉ số khác như số vụ (khối

lượng và diện tích) rừng bị thiệt hại không thể hiện cụ thể được với diện tích rừng giao khoán

mà là số liệu chung cho toàn huyện. Trữ lượng gỗ tăng giảm định kỳ không được giám sát, theo

dõi.

b. Các thách thức chính trong quản trị rừng:

Các chỉ số hiện tại vẫn chưa thực sự thể hiện hết được các thách thức chính trong hoạt động

quản trị rừng hiện nay, đó là

Page 46: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

46

- Xác định chính xác vai trò, chức năng và nhiệm vụ của các bên liên quan (thiếu vai trò của

chủ rừng, hạt KL)

- Cơ chế chia sẻ lợi ích phù hợp (cơ chế hưởng lợi hiện tại chưa thúc đẩy các bên liên quan

tham gia tích cực vào hoạt động quản trị rừng).

- Sự tham gia thật sự của các bên liên quan vào quản trị rừng (kết quả tất yếu của việc không

rõ ràng, công bằng trong cơ chế hưởng lợi).

c. Các thành tố đã thực sự thể hiện những trọng tâm chính của hai mảng quản trị đã

được lựa chọn hay chưa:

Các thành tố quan trọng đã định hình được 2 vấn đề chính trong quản trị rừng tại địa phương đã

được chọn. Tuy nhiên, các thành tố này vẫn chưa chỉ rõ thực tế và hiện trạng quản trị rừng địa

phương. Do đó, cần có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tế và phản ánh đúng hiện

trạng quản trị rừng ở địa phương, thể hiện rõ hơn các thử thách trong quản trị đã nêu trên.

d. Sự chắc chắn của các chỉ số:

Phần lớn các chỉ số của bộ chỉ số hiện tại khá chắc chắn. Tuy nhiên, vẫn có một số chỉ số không

thực sự chắc chắn và việc có sử dụng được hay không phụ thuộc vào các cải tiến trong hoạt động

quản trị rừng của địa phương của đơn vị chủ rừng. Một số chỉ số phụ thuộc vào kỹ thuật mà hiện

tại hiện còn đang thiếu và yếu trong hoạt động của đơn vị chủ rừng. Ví dụ như các chỉ số Diện

tích rừng (phân theo chức năng, loại rừng, trạng thái), trữ lượng gỗ tăng giảm định kỳ...

Ngoài ra, quản trị rừng là khái niệm rộng và phức tạp, một số lĩnh vực như thực thi pháp luật,

giải trình, quyền, hình thức xử phạt dường như đang còn thiếu trong bộ chỉ số này. Điều này cần

được nêu ra một cách kịp thời để đảm bảo giá trị của PGA về lâu dài.

7.1.4. Về tiến trình PGA

- Nhìn nhận trên góc độ quản trị rừng thì việc xây dựng bộ công cụ hoàn toàn dựa vào sự

tham gia như những bước vừa qua là tốt. Tuy nhiên, kết quả cho thấy bộ công cụ chưa thật

sự nhận diện những thách thức quan trọng nhất của quản trị rừng dựa trên 5 nguyên tắc về

quản trị (Minh bạch, giải trình, hiệu quả, công bằng, và sự tham gia). Đây là điểm cần lưu

ý của bộ công cụ.

- Chúng tôi xin đề xuất một số ý kiến điều chỉnh, và bổ sung như sau:

o Vai trò của chính quyền địa phương (mà cụ thể là UBND xã) không thực sự đóng

vị trí trung tâm trong tiến trình quản trị rừng như đã thể hiện ở bộ chỉ số PGA.

Page 47: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

47

Đối tượng chính có vai trò rất quan trọng ở đây là chủ rừng, chính vì thế, các

thành tố cốt lõi của vấn đề thứ nhất (Sự tham gia, phối hợp của chính quyền địa

phương, các ban ngành vào quá trình quản lý và ra quyết định bảo vệ rừng)

không hoặc chưa thật sự thể hiện đúng đối tượng cần quan tâm. Các vấn đề cốt

lõi và các chỉ số vẫn có thể để nguyên, nhưng phải bổ sung đối tượng chính là

CHỦ RỪNG, không phải UBND xã. Đây cũng có thể là hệ quả của việc không có

chủ rừng tham gia vào tiến trình PGA và nhóm cán bộ của UBND xã chiếm đa số

trong lực lượng cán bộ địa phương tham gia xây dựng bộ công cụ và chỉ số.

o Việc xây dựng bộ công cụ cần phải có phương pháp phù hợp hơn: Nên bổ sung

cách tiếp cận theo phương pháp chuyên gia trong việc lựa chọn các vấn đề quản

trị chính và hình thành các thành tố cũng như việc lựa chọn các chỉ số cho các

thành tố này. Tuy nhiên, tiến trình này cũng nên có sự thảo luận, bàn bạc với các

thành viên trong nhóm địa phương để đảm bảo tính thực tế và phù hợpvới điều

kiện địa phương.

7.2. Kiến nghị:

7.2.1. Về hiện trạng quản trị rừng

Cần có những cải thiện trong hoạt động quản trị rừng của địa phương

- Tăng cường vai trò của các bên có liên quan trong tiến trình quản trị rừng

- Xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin về tiến trình quản trị rừng.

- Xây dựng rõ cơ chế chia sẻ lợi ích với định hướng tất cả các bên liên quan và tham gia vào

hoạt động quản trị rừng địa phương đều được hưởng lợi.

- Thúc đẩy sự tham gia cao hơn của người dân địa phương thông qua các hoạt động nâng

cao nhận thức, năng lực và các động lực kinh tế khác.

7.2.2. Về bộ công cụ

- Bộ công cụ đã tương đối hoàn chỉnh, tuy nhiên số lượng bảng biểu và khối lượng công việc

cần triển khai để thu thập được các chỉ số cần thiết (19 chỉ số) như vậy là quá nhiều. Cần

có những điều chỉnh, bổ sung và giảm bớt số lượng để giảm thiểu khối lượng công việc

phải thực hiện.

- Số lượng bảng biểu để thu thập số liệu thứ cấp hiện tại vẫn còn quá dài và chưa tập trung.

Cần phải rút ngắn bảng biểu và tập trung vào chỉ số cần thu thập.

Page 48: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

48

- Hoạt động phỏng vấn sâu (3 nhóm đối tượng) và phỏng vấn hộ gia đình tốn rất nhiều thời

gian nhưng lại chỉ cung cấp dữ liệu cho 3 chỉ số.

7.2.3. Về bộ chỉ số

- Cần bổ sung đối tượng liên quan trong quá trình quản trị rừng địa phương như Hạt Kiểm

Lâm, các chủ rừng cho nhóm chỉ số thể hiện vấn đề “Sự tham gia, phối hợp của chính

quyền địa phương, các ban ngành vào quá trình quản lý và ra quyết định bảo vệ rừng”.

- Một số chỉ số chưa chắc chắn, cần phải bổ sung các chỉ số phụ để làm rõ hơn và đặc biệt là

các chỉ số như : diện tích rừng (phân theo chức năng, loại rừng, trạng thái), trữ lượng gỗ

(trước và sau giao khoán), Số vụ (Khối lượng và diện tích) rừng bị thiệt hại (tháng, năm,

quý), Trữ lượng gỗ tăng/giảm định kỳ.

- Bộ chỉ số cần được bổ sung các vấn đề rất quan trọng trong hoạt động quản trị rừng như:

Cơ chế chia sẻ lợi ích phù hợp; Sự tham gia thật sự của các bên liên quan vào quản trị

rừng. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh, bổ sung các chỉ số cho phù hợp hơn trong việc thể hiện

thực trạng quản trị rừng địa phương là điều cần thiết.

7.2.4. Về tiến trình PGA

- Tiến trình xây dựng bộ công cụ cần có sự tham gia đầy đủ hơn của các thành phần có liên

quan ngoài các thành phần đã tham gia vào tiến trình PGA như hiện nay, như: Sở Tài

nguyên môi trường, Chi cục phát triển lâm nghiệp, đại diện của chủ rừng, đại diện của

người dân được nhận khoán và không được nhận khoán nhằm làm đa dạng hơn sự tham gia

và góc nhìn của các đối tượng khác nhau đối với quản trị rừng cũng như đánh giá được nhu

cầu thực sự của người dân địa phương.

- Bộ chỉ số:

o Tiến hành tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp, hỗ trợ của các bên liên quan về

bộ công cụ để có cơ sở hoàn thiện bộ công cụ.

o Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện bộ chỉ số với những tiêu chí phù hợp.

- Trong tiến trình xây dựng bộ chỉ số, nên có một bước trước khi tiến trình tham gia bắt đầu.

Đó là nên có tiếp cận theo phương pháp chuyên gia: các nhóm chuyên gia sẽ liệt kê tất cả

các mặt của hoạt động quản trị rừng, xác định ra tất cả các vấn đề cần phải được lưu tâm

trong tiến trình quản trị rừng, trên cơ sở đó xác định được các thành tố cốt lõi của các vấn

đề đưa ra. Tiến trình PGA sẽ tiếp tục với hoạt động tham gia của tất cả các thành phần dựa

trên nền tảng đã được cung cấp bởi nhóm chuyên gia, lựa chọn vấn đề phù hợp nhất của

Page 49: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

49

tình hình địa phương mình và từ đó xây dựng chỉ số để đánh giá, theo dõi. Với phương

pháp này, việc thảo luận sẽ được tập trung hơn và người tham gia có tầm nhìn tốt hơn về

toàn cục và bối cảnh chung của quản trị rừng. Việc phân tích, tiến hành quản trị rừng phải

được xây dựng tốt hơn, trên cơ sở đề cập đến tất cả các nội dung sau: các loại hình sở hữu,

quyền tiếp cận, quyền sử dụng, quyền kiểm soát, quyền chuyển giao, an toàn về hưởng

dụng đất, chia sẻ lợi ích, các biện pháp về giá cả và lợi ích để thu hút đầu tư cho lâm

nghiệp, kiểm tra việc thực thi pháp luật, hệ thống giải trình, xử lý vi phạm.Tuy nhiên, cũng

cần lưu ý là toàn bộ quá trình cần được tham vấn rất kỹ với đại diện các nhóm đối tượng

chính trong QLBVR tại địa phương và có sự điều chỉnh phù hợp.

- Hai đối tượng cần được hỗ trợ để thúc đẩy tiến trình quản lý bảo vệ rừng tốt hơn và sẽ hiệu

quả hơn đó là Kiểm lâm địa bàn và trưởng thôn (hoặc trưởng nhóm giao rừng). Tiến trình

PGA cần có sự tham gia tích cực của hai đối tượng này ở cấp cơ sở. Một phần vì mọi hoạt

động liên quan đến công tác bảo vệ rừng của người dân đều có sự tham gia, giám sát, đôn

đốc, hỗ trợ của hai đối tượng này. Phần nữa là vì họ hoạt động như một cầu nối giữa chính

quyền, cơ quan quản lý bảo vệ tài nguyên rừng với người dân địa phương, và thường là

những người nắm rất rõ tình hình và hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của người dân.

- Để tránh việc thiếu các bên liên quan trong tiến trình có sự tham gia, một danh sách các đại

diện tối ưu của các bên liên quan cần được phát triển ngay từ đầu.

- Hoạt động thu thập dữ liệu cho PGA, ngoài việc hỗ trợ giám sát các hoạt động quản trị

rừng, còn có tác dụng là một hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về

vai trò của tài nguyên rừng với sinh kế, môi trường, đặc biệt là thông qua các hoạt động

phỏng vấn hộ gia đình và thảo luận nhóm.

- Việc thu thập số liệu hiện trường nên có sự kết hợp giữa cán bộ địa phương và lực lượng

độc lập để vừa có thể tạo thuận lợi cho việc thu thập số liệu cũng như vừa tăng tính khách

quan trong quá trình thu thập dữ liệu.

Page 50: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

50

Phụ lục 1: Bảng biểu số liệu thứ cấp, bảng phỏng vấn sâu, bản câu hỏi phỏng vấn hộ

7.1.1. Phụ lục 1.1: Biểu mẫu thu thập thông tin thứ cấp đối với chủ rừng

Tên chủ rừng: …………………………………………………………….…..

Bảng 1.1.1: Thu thập thông tin đặc điểm khu rừng khoán

STT Tổ/ hộ

Số lượng

tiểu khu

Diện tích

(ha) Trạng thái

rừng

Trữ lượng

gỗ (m3) Chức năng

Quy

hoạch

Trong đó:

2. Chức năng: có ba loại: Đặc dụng (ĐD), Phòng hộ (PH) và Sản xuất (SX)

3. Quy hoạch: có ba loại: Lâm nghiệp (LN), Nông nghiệp (NN) và công nghiệp (CN)

Page 51: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

51

Bảng 1.1.2: Thay đổi diện tích rừng trước và sau khoán

Stt Hộ/Tổ nhận

khoán

Trạng thái Diện tích (ha)

Thời điểm khoán Thời điểm đánh giá Biến động

Page 52: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

52

Bảng 1.1.3: Thông tin về lợi ích và trách nhiệm của các Tổ nhận khoán

STT

Tổ/nhóm

nhận

khoán

Số hộ

Biến động

diện tích

Biến động

số tiền (VND)

Số

lượt

tuần

tra

Quý

Số hộ

tham

gia

tuần

tra

Số hộ

vi

phạm

hợp

đồng Đầu kỳ Cuối kỳ Đầu kỳ Cuối

kỳ

Page 53: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

53

Bảng 1.1.4: Số vụ cháy rừng được phát hiện và ngăn chặn năm 2012

Stt

Vị trí

(lô, khoảnh/tk) Thời gian Diện tích (ha) Nguyên nhân Trạng thái

7.1.2. Phụ lục 1.2: Biểu mẫu thu thập thông tin thứ cấp đối với Hạt kiểm lâm

Bảng 1.2.1: Số lượng và mức độ thiệt hại của các vụ vi phạm trong năm …………

Stt

Hành

vi

Số lượng (vụ) Mức độ thiệt hại Mức độ thiệt hại

(1.000 VNĐ)

Năm

2012

Năm 2013

(6 tháng

đầu năm)

Diện

tích

Số lượng Năm

2012

Năm 2013 (6

tháng đầu

năm)

Page 54: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

54

Page 55: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

55

Bảng 1.2.2: Thu thông tin số vụ vi phạm được phát hiện và xử lý năm 2012

STT Đối tượng vi

phạm

Nội dung Hình thức xử lý Kết quả

(VND)

Phạt tiền,

cảnh cáo

Khắc phục

hậu quả

Chuyển xử

lý hình sự

7.1.3. Phụ lục 1.3: Biểu mẫu thu thập thông tin đối với UBND xã

Bảng 1.3.1: Tổng hợp thông tin năng lực cán bộ lâm nghiệp xã …………………..huyện

……………… tỉnh Lâm Đồng

Page 56: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

56

STT Họ và

Tên

Năm

sinh

Năm công tác Trình độ Chuyên

ngành

LN

Công

việc

hiện

nay

Số

năm

tham

gia

BLN

Ngành LN

Ngành khác

Trung cấp

Cao đẳng

Đại Học

Sau Đại học

Page 57: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

57

Bảng 1.3.2: Phụ cấp hoạt động cho Ban LN Xã năm 2012

STT Họ và tên Chức vụ

trong BLN

Số tiền/tháng

(1.000 đồng)

Nguồn chi

trả

Ghi chú

Page 58: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

58

Bảng 1.3.3: Tổng hợp số người tham gia các hội nghị liên quan đến BVR năm 2012

STT Tên hội nghị Số người tham gia Thời gian

tổ chức

Địa đểm

Tổng số

người

tham gia

Trong đó

Cán

bộ xã,

thôn

Người

dân

Hộ nhận

khoán

Page 59: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

59

Bảng 1.3.4: Tổng hợp thông tin về các chương trình phát thanh liên qua đến quản lý bảo

vệ rừng trong năm 2012

STT Chương trình/Nội dung phát thanh

(Quý …)

Thời lượng phát

thanh (phút/lần)

Số lần phát

thanh/tháng

Page 60: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

60

Bảng 1.3.5: Thông tin giao ban với các ban ngành liên quan về công tác BVR năm 2012

STT Nội dung triển khai Đơn vị chủ

trì

Ngày tháng Thành phần

tham gia

Số người

tham gia

Page 61: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

61

Bảng 1.3.6: Tổng hợp đơn thư khiếu nại lĩnh vực lâm nghiệp năm 2012

STT Nội dung Thời gian (ngày/tháng) Lý do chậm/ không

giải quyết Tiếp nhận Giải

quyết

Lần thứ

Page 62: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

62

7.1.4. Phụ lục 1.4: Chủ đề/câu hỏi thảo luận nhóm hộ

1. Ông/bà nhận thông tin về khoán BVR từ đâu? (hoặc: nguồn thông tin nào)

2. Ông/bà cho biết các tiêu chí để được nhận khoán BVR là tiêu chí gì? Nhận xét của ông/bà

về các tiêu chí này (hợp lý, chưa hợp lý, bổ sung)

3. Lý do vì sao ông/bà muốn nhận khoán?

4. Ông bà có nhận xét gì về các thủ tục nhận khoán? (Đơn giản, phức tạp, thuận tiện)

5. Ông/bà nhận được những hỗ trợ gì từ chính quyền trước và sau nhận khoán?

6. Các hỗ trợ đó có ích gì cho việc nhận khoán của hộ gia đình ông/bà?

Các hỗ trợ đó có liên tục hay không? giải thích thêm

7. Ông/bà nhận được sự hỗ trợ nhiều nhất từ cơ quan/đơn vị/cá nhân nào trước và sau nhận

khoán?

8. Ông bà biết như thế nào về các quyền của hộ/tổ nhận khoán?

9. Ông bà có nhận xét gì về lợi ích của việc nhận khoán?

10. Ông bà biết như thế nào về các nghĩa vụ của hộ/tổ nhận khoán?

11. Ông bà cho biết tác dụng của việc đi tuần tra?

12. Các khó khăn ông bà gặp phải khi nhận khoán?

13. Thời gian nhận khoán như đã hợp lý hay chưa? Giải thích

14. Nếu được lựa chọn, ông bà chọn hình thức nhận Khoán hay được Giao rừng lâu dài? Tại

sao?

15. Ông bà có nhận xét gì về các bản tin phát thanh của xã về QLBV rừng (nội dung, thời

lượng, dễ hiễu)

16. Các ý kiến đóng góp, bổ sung khác. Ví dụ: làm sao để quản lý bảo vệ rừng khoán hiệu

quả

Page 63: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

63

7.1.5. Phụ lục 1.5: Bản hỏi phỏng vấn sâu đối với cán bộ Ban LN Xã/Thôn

Tên cán bộ: ……………………………….………

Chức vụ: ………………………………………….

Ông bà là thành viên của Ban LN xã từ năm nào?

1. Ông (bà) có được nhận phụ cấp hoạt động hay không? (C/K)

Nếu có, phụ cấp là bao nhiêu: ………..….………….. đồng (Quý/Tháng)

2. Ông (bà) cho biết số tiền nhận phụ cấp hàng tháng có phù hợp với công việc đảm nhận

hay không? Xin nêu rõ lý do:

…………………………………………………………………………………………………

3. Trong quá trình công tác, ông/bà có được khen thưởng hay không? (C/K)

Nếu có, xin cung cấp thông tin sau:

Stt Hoạt động được khen thưởng Cấp khen thưởng Thời điểm

4. Theo ông/bà, việc bình xét khen thưởng có hợp lý không? (C/K)

Nếu chưa xin ông (bà) cho biết lý do? …………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

5. Ông bà có được tập huấn về khoán quản lý bảo vệ rừng không? (C/K)

Nếu có, xin nêu cụ thể chi tiết ở bảng sau:

Stt Nội dung Số đợt/năm Ghi chú

6. Ông/bà có được tham khảo ý kiến về các hoạt động khoán BVR, quản lý bảo vệ rừng,

giao đất, cho thuê đất, rừng trên địa bàn, phân định ranh giới đất rừng? (C/K)

7. Ông bà đã đóng góp ý kiến về những vấn đề gì?

Stt Nội dung góp ý Đơn vị hỏi ý kiến

tham vấn

Hình thức

góp ý

Mức độ

(nhiều/ít)

8. Có bao nhiêu cán bộ chuyên môn lâm nghiệp trong ban LN xã. Họ thuộc đơn vị :

Page 64: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

64

a. Kiểm lâm, b. Chủ rừng c. Khác. ……………..

9. Hoạt động của ban LN có đáp ứng được yêu cầu tham mưu về BVR không?

a. Không đáp ứng được b. Đáp ứng được một phần c. Đáp ứng tốt

Giải thích ………………………………………………………………………………………

10. Ông bà cảm thấy chính sách khoán BVR như hiện nay đã phù hợp chưa?

a. Chưa phù hợp b. Phù hợp c. Rất phù hợp

11. Nếu chưa phù hợp thì những khó khăn, bất cập là gì?

…………………………………………………………………………………………………

12. Ông/bà đánh giá thế nào về công tác BVR trên địa bàn?

…………………………………………………………………………………………………

13. Ông bà có kiến nghị gì để hoạt động BVR đạt hiệu quả cao hơn?

………………………………………………………………………………………………

14. Ông bà có ủng hộ việc giao, khoán QLBV rừng cho người dân địa phương? (CK)

15. Xin ông/bà cho biết vì sao?

…………………………………………………………………………………………………

16. Theo đánh giá của ông/bà thì việc giao khoán BVR có cải thiện được tình hình các hộ nghèo trong khu vực không? (C/K)

17. Nếu có thì xin ông/bà cho biết rõ cải thiện như thế nào

…………………………………………………………………………………………………

18. Những ý kiến đóng góp khác

…………………………………………………………………………………………………

Page 65: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

65

7.1.6. Phụ lục 1.6: Bản hỏi phỏng vấn sâu đối với cán bộ Kiểm lâm

1. Xin ông bà cho biết những nhiệm vụ chính của cán bộ kiểm lâm trên địa bàn xã

……………………………………………………………………………………………… 2. Xin ông/bà cho biết những hỗ trợ chính của ông/bà cho các ban LN xã, các chủ rừng

và các hộ nhận khoán

……………………………………………………………………………………………… 3. Theo ông bà thì các khó khăn trong hoạt động khoán quản lý bảo vệ rừng là gì?

……………………………………………………………………………………………… 4. Vấn đề quản lý bảo vệ rừng, giao đất, cho thuê đất, rừng trên địa bàn, phân định ranh

giới đất rừng được thực hiện như thế nào?

……………………………………………………………………………………………… 5. Ngoài công tác theo quy định, ông bà còn tham gia vào vấn đề

Lĩnh vực Tham gia Mức độ tham gia

Có Không Ít Trung

bình

Nhiều

Quản lý bảo vệ rừng

Cho thuê đất

Phân định ranh giới

Khác…

6. Chính sách giao/khoán đất rừng hiện nay ông bà đã cảm thấy phù hợp chưa? Vì sao?

……………………………………………………………………………………………… 7. Nếu cần thay đổi, nên thay đổi điều gì?

……………………………………………………………………………………………… 8. Ông bà có kiến nghị, đề xuất gì về công tác khoán quản lý bảo vệ rừng hiện nay?

……………………………………………………………………………………………… 9. Theo đánh giá của ông bà, giữa hình thức khoán và giao rừng, hình thức nào hiệu quả

đối với hoạt động bảo tồn rừng và cải thiện sinh kế người dân?

……………………………………………………………………………………………… 10. Tại sao?

……………………………………………………………………………………………… 11. Khoán QLBV rừng hiện nay có cải thiện được tình hình quản lý bảo vệ rừng không?

……………………………………………………………………………………………… 12. Các ý kiến đóng góp khác

………………………………………………………………………………………………

Page 66: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

66

7.1.7. Phụ lục 1.7: Bản hỏi phỏng vấn hộ

Địa chỉ: Thôn ………………….......................................

Tên người được phỏng vấn ............................................... tuổi ............................... Nam/Nữ

Số lượng nhân khẩu: …………………. Số lao động trong gia đình: …………….người 1. Ông/bà nhận thông tin về khoán BVR từ đâu? (hoặc: nguồn thông tin nào)

a. Tổ trưởng,

b. trưởng thôn,

c. Ban Lâm nghiệp

d. Chủ rừng

e. Khác (ghi rõ)…………………………………………….

2. Lý do vì sao ông/bà muốn nhận khoán?

a. Tăng thu nhập

b. Bảo vệ môi trường

c. Tránh lũ lụt, thiên tai

d. Khác (ghi rõ)…………………………………………….

3. Ông bà có nhận xét gì về các thủ tục nhận khoán?

a. Đơn giản b. Phức tạp c. Thuận tiện

4. Ông/bà nhận được sự hỗ trợ nhiều nhất từ cơ quan/đơn vị/cá nhân nào trước và sau

nhận khoán?

a. Chủ rừng

b. Ủy ban ND xã

c. Ban LN

d. Kiểm lâm

e. trưởng thôn

f. Khác (ghi rõ)…………………………………………….

5. Ông/bà nhận được những hỗ trợ gì

a. Giống cây

b. Phân bón

c. Kỹ thuật

d. Bảo hộ LĐ

e. Khác (ghi rõ)……………………………………………. 6. Các hỗ trợ đó có tác dụng như thế nào?

a. Tăng năng suất cây trồng

Page 67: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

67

b. Hiệu quả bảo rừng cao hơn

c. Nâng cao đời sống

d. Khác (ghi rõ)…………………………………………….

7. Ông bà biết như thế nào về các quyền của hộ/tổ nhận khoán? a. Thu nhặt củi, canh, lá rụng làm chất đốt, thu hái lâm sản phụ (trừ các loài quý

hiếm)

b. Tam ứng, thanh toán tiền công bảo vệ rừng hàng quý. c. Hưởng thêm các chế độ chính sách hỗ trợ khác.

8. Ông bà có nhận xét gì về lợi ích của việc nhận khoán?

a. Tăng thu nhập cho hộ gia đình

b. Tham gia các hoạt động cộng đồng

c. Khác (ghi rõ)…………………………………………….

9. Ông bà biết như thế nào về các nghĩa vụ của hộ/tổ nhận khoán?

a. Thường xuyên tuần tra, canh gác, phát hiện và ngăn chặn các hành vi phá

rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác LS trái phép, nguy cơ cháy rừng hoặc các hành vi xâm hại tài nguyên rừng.

b. Tuân thủ luật bảo vệ và phát triển rừng. Báo ngay cho chủ rừng và chính quyền

c. Không được chặt cây, phá rừng, lấn chiếm đất rừng

d. Chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của chủ rừng

e. Ghi nhật ký tuần tra, trực phòng cháy đầy đủ vào số giao khoán bảo vệ rừng

10. Ông bà cho biết cách thức bảo vệ rừng khoán của ông bà là gì?

a. Tuần tra theo tổ/nhóm b. Tuần tra cá nhân

11. Các khó khăn ông bà gặp phải khi nhận khoán?

a. Rừng ở xa

b. Phương tiện đi lại

c. Khác (ghi rõ)…………………………………………….

12. Thời gian nhận khoán là bao lâu

a. 1 năm b. 2 năm c. 3 năm d. 4 năm e. 5 năm 13. Thời gian nhận khoán như vậy đã hợp lý hay chưa? Giải thích

………………………………………………………………………………………….

14. Việc nhận tiền khoán bảo vệ rừng được thực hiện:

a. Đúng thời gian

b. Chậm

Page 68: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

68

c. Sớm

15. Hàng năm thu nhập chính của gia đình anh/chị từ nguồn nào sau đây, ước tỷ lệ các

nguồn này trong tổng thu nhập:

STT Nguồn thu nhập Số Tiền Tỷ lệ so với thu nhập

1 Tiền khoán QLBV

2 Chăn nuôi

3 Trồng trọt càphê

4 Trồng lúa/rau màu

5 Buôn bán, kinh doanh

6 Lương

7 Làm thuê

8 Các nguồn khác

16. Số tiền khoán Bảo vệ rừng này đã hợp lý so với công sức bỏ ra hay chưa?

a. Quá ít

b. Vừa phải

c. Nhiều

Giải thích: …………………………………………………………………………………

17. Rừng khoán của ông/bà trong năm qua bị cháy/ bị phá bao nhiêu vụ ?

a. Không cháy (0)

b. Một vụ

c. Hai vụ

d. Hơn 2 vụ

18. Khi phát hiện vi phạm về BVR, ông bà xử lý thế nào?

a. Tự xử lý

b. Xử lý cùng tổ nhận khoán

c. Báo cho Tổ trưởng

d. Báo cho KL địa bàn

19. Có bao giờ ông/bà báo vụ việc vi phạm lên cấp thẩm quyền hay không? C/K

Nếu có, mức độ giải quyết thế nào?

a) Kịp thời b) Chậm c) Không giải quyết

20. Ông/bà có biết vị trí và diện tích của khu rừng nhận Khoán hay không? (C/K) Nếu có, cho biết diện tích bao nhiêu …………..(ha) và ở Tiểu khu nào………….?

Page 69: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

69

21. Rừng nhận khoán của ông/bà có thay đổi về diện tích như thế nào? (C/K)

Tên khu rừng/

Tiểu khu

Thay đổi

(đánh dấu X vào ô tương ứng)

Nguyên nhân

Tăng Giảm Không đổi

22. Trong thời gian quan, ông/bà có được phổ biến thông tin về BVR hay không? (C/K)

23. Nếu có, ông bà có nhận xét gì về các tiêu chuẩn phát thanh/sóng sau đây (đánh dấu

vào ô phù hợp)

Tiêu chí Mức độ (khoanh tròn) Giải thích

Thời lượng Ít Vừa Nhiều

Nội dung Vô ích Có ích Rất có ích

Phương pháp Khó hiểu Dễ hiểu Rất dễ hiểu

24. Ông (bà) có được biết về các nội dung sau quy định trong công tác quản lý bảo vệ rừng hay không? (đánh dấu vào ô phù hợp)

Nội dung

Biết hay không Biết từ đâu

Không

biết

Biết ít Biết

nhiều

Cán

bộ

Cán bộ

thôn

Cán

bộ

KL

Chủ

rừng

Tivi,

báo,

đài

1. Quy định về công tác phòng cháy chữa

cháy rừng

2. Quy định về phát nương làm rẫy

3. Quy định về khai

thác lâm sản

4. Quy định về săn bắn, vận chuyển

đồng vật hoang dã

5. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý

bảo vệ rừng

6. Khác (ghi rõ) ………………..

Page 70: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

70

25. Ông (bà) có khiếu nại gì về quản lý bảo vệ rừng trong năm qua hay không? (C/K)

Nếu có ông (bà) khiếu nại nội dung gì?

Stt Nội dung khiếu nại Ý kiến về kết quả Ghi chú

Thời gian

(đúng hẹn/Không)

Kết quả

(đồng ý/Không)

1 Giao khoán đất rừng

2 Buôn bán lâm sản

3 Khai thác lâm sản

4 Quản lý đất đai

5 Kinh doanh ĐVHD

6 Lựa chọn hộ nhận khoán

7 Thời điểm nhận tiền khoán

8 Giải quyết lấn chiếm đất đai

26. Ông/bà có được biết gì về việc GIAO rừng cho hộ gia đình không? (C/K)

………………………………………………………………………………………………

Nếu được lựa chọn, ông/bà chọn hình thức Giao hay Khoán?

27. Xin ông bà cho biết vì sao?

………………………………………………………………………………………………

28. Các ý kiến đóng góp khác.

………………………………………………………………………………………………

Page 71: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

71

7.1.8. Phụ lục 1.8: Bản hỏi phỏng vấn sâu đối với Chủ rừng

(Mục bổ sung theo đề xuất sau khi thử nghiệm, trước khi tiến hành thử nghiệm hiện

trường không có phụ lục này)

1. Diện tích rừng cho đơn vị (chủ rừng) quản lý................................................. ha

2. Diện tích rừng đã khoán cho người dân quản lý bảo vệ: ............................. ha

3. Số lượng hộ gia đình mà đơn vị (chủ rừng) giao khoán: ............................. hộ

4. Đơn vị có hình thức, khoán, cho thuê rừng nào khác nữa không?

a. Có b. Không

5. Nếu có, đề nghị làm rõ loại hình giao/khoán/cho thuê: ....................................

Với diện tích là: ......................... ha

6. Xin vui lòng mô tả tiến trình khoán quản lý bảo vệ rừng: ............................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

7. Các tiêu chí nào được sử dụng để lựa chọn hộ gia đình để khoán quản lý bảo vệ rừng?

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

8. Làm cách nào để thông báo những tiêu chí đó cho những hộ gia đình nhận khoán?

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

9. Chủ rừng làm việc với đối tượng nào nhiều nhất trong tiến trình ký kết hợp đồng

khoán quản lý bảo vệ?

a. Kiểm lâm huyện

b. Ban lâm nghiệp xã

c. Ủy ban nhân dân xã

d. Trưởng thôn

e. Khác (vui lòng nêu rõ)

…………………………......................................................................

10. Những hỗ trợ nào được thực hiện trước khi giao khoán quản lý bảo vệ rừng?

Page 72: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

72

11. Những hỗ trợ nào được thực hiện sau khi giao khoán quản lý bảo vệ rừng?

12. Xin vui lòng nêu rõ những hoạt động mà đơn vị chủ rừng phối hợp với chính quyền

địa phương và kiểm lâm địa bàn trong hoạt động quản lý bảo vệ rừng.

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

13. Đơn vị chủ rừng có mối quan hệ hợp tác lớn nhất với bên liên quan nào (chính quyền

địa phương, ban lâm nghiệp, hạt kiểm lâm, trưởng thôn, khác ...............................)

........................................................................................................................................

14. Phương pháp liên lạc, trao đổi thông tin với những đối tác đó là gì?

a. Họp mặt chính thức

b. Gửi thư báo

c. Điện thoại

d. Họp mặt không chính thức

e. Khác (vui lòng nêu rõ)

................................................................................................................

15. Đơn vị chủ rừng có hỗ trợ các đối tác đó không?

a. Có b. Không

16. Những hỗ trợ cho các đối tác đó là dưới hình thức nào?

a. Tiền mặt

b. Hiện vật

c. Đào tạo/tập huấn, nâng cao năng lực

d. Khác (vui lòng nêu rõ)

................................................................................................................

17. Đơn vị chủ rừng chi trả bao nhiêu cho thành viên của ban lâm nghiệp xã?

....................................... VND/người/tháng?

18. Dựa trên cơ sở nào mà đơn vị chủ rừng đưa ra mức hỗ trợ này?

19. Theo ý kiến của ông/bà, số tiền hỗ trợ này có công bằng cho công việc được thực hiện

bởi các thành viên trong ban lâm nghiệp xã không?

Page 73: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

73

20. Đã có bao nhiêu cuộc hội thảo về tuyên truyền luật quản lý bảo vệ rừng được tổ chức

bởi đơn vị chủ rừng?

21. Theo ông/bà thì người dân địa phương sẽ có lợi ích gì trong việc tham gia quản lý bảo

vệ rừng?

22. Theo ông/bà thì người dân địa phương gặp phải khó khăn gì khi tham gia quản lý bảo

vệ rừng?

23. Đơn vị chủ rừng gặp phải khó khăn gì khi giao khoán quản lý bảo vệ rừng?

24. Những lợi ích khi giao khoán với thời gian ngắn (1-2 năm) cho hộ gia đình?

25. Nhữnglợi ích khi giao khoán với thời gian 2-5 năm?

26. Những lợi ích khi giao khoán với hợp đồng dài hạn?

27. Theo ông/bà thì chính sách khoán rừng cho người dân địa phương có phù hợp không?

a. Có b. Không

Xin vui lòng giải thích rõ tại sao? ...................................................................................................

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

28. Theo ý kiến của ông/bà, hiện trạng rừng giao khoán thời gian gần đây như thế nào?

a. Tốt hơn

b. Giữ nguyên hiện trạng

c. Xấu hơn

d. Ý kiến khác (vui lòng ghi rõ)

.............................................................................................

........................................................................................................................................

29. Theo ông/bà thì những lý do cho sự thay đổi đó là gì?

30. Sự thay đổi về diện tích của các tổ/hộ gia đình trước và sau khi nhận khoán?

# Tên của tổ/hộ

nhận khoán

Thay đổi về diện tích sau khi nhận

khoán (ha)

Thay đổi về trữ lượng gỗ sau

khi nhận khoán (m3)

Trước Sau Trước Sau

Page 74: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

74

31. Các ý kiến đóng góp khác để nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………

Page 75: Báo cáo - vietnam-redd.orgvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/PGA/Report_PGA Dec2013.pdf · Việc lựa chọn địa điểm thử nghiệm vẫn dựa vào kết quả lựa

75

Phụ lục 2: Các thông tin, điều kiện KT-XH khu vực thử nghiệm bộ chỉ số

STT Nội dung Huyện Di Linh Huyện Lạc Dương

I. Tổng diện tích tự nhiên 161.463,04 130.963,04

1. Tổng diện tích đất Lâm nghiệp 97.009,90 113.911,68

1.1. Diện tích rừng đặc dụng 61.077,42

1.2 Diện tích rừng phòng hộ 13.600,00 52.834,26

Diện tích rừng sản xuất 81.770,00

2. Diện tích rừng giao khoán 41.885,52 46.443,80

2.1 Hộ gia đình 1.903,00 2.246,00

2.1 Các đơn vị nhận khoán khác Công an, quân đội Công an, quân đội

3. Nhóm dân tộc thiểu số K’Ho K’ho, Chill, ChRu,

Eâđê, Nùng, tày, Hoa,

Chàm

STT Nội dung Xã Bảo Thuận Xã Đạ Chai

1. Tổng diện tích đất 23.149,80 34.104,71

1.1. Đất Nông nghiệp 2.667,38 594,56

1.2. Đất Lâm Nghiệp 19.829,00 32.211,71

1.3 Đất sông suối và mặt nước 50 ,50 69,19

1.4 Đất chưa sử dụng 567,10 1.215,56

1.5 Đất ở nông thôn 25,72 7,06

1.6 Các công trình công cộng 10,10 6,63

2. Dân số 1401 hộ/ 6.478 khẩu 366 hộ/1576 khẩu

3. Dân tộc 70% 300 hộ/1362

4. Hộ nghèo và cận nghèo 30% 40%


Recommended