+ All Categories
Home > Documents > MỞ ĐẦU bổ sung và số lượng lớn văn bản quy định chi tiết...

MỞ ĐẦU bổ sung và số lượng lớn văn bản quy định chi tiết...

Date post: 02-Sep-2019
Category:
Upload: others
View: 2 times
Download: 0 times
Share this document with a friend
12
1 2 MĐẦU 1. Tính cp thiết Xây dng và hoàn thin hthng pháp lut Vit Nam gn vi xây dựng Nhà nước pháp quyn, phát huy dân ch, chđộng hi nhp quc tế là nhng quyết sách quan trọng đã được Đảng ta xác định và khng định trong nhiều văn kiện quan trng. Tinh thn này tiếp tục được khng định trong Hiến pháp năm 2013. Những năm qua, các cơ quan nhà nước có thm quyền đã ban hành mt slượng rt lớn văn bản quy phm pháp lut, góp phn hoàn thin hthng pháp lut quc gia, tạo cơ sở pháp lý vng chc cho công cuc đổi mới đất nước. Bên cnh nhng kết qutích cực đã đạt, hthng pháp lut của nước ta vn bc lnhng hn chế, khiếm khuyết. Cùng vi vic nâng cao chất lượng và kthut lp pháp, chúng ta đã có nhiều nlc và thc hin nhiu hoạt động khác nhau nhm loi trtối đa nhng khiếm khuyết, bt cp ca hthng pháp lut. Mt trong nhng hoạt động quan trọng đó chính là, kiểm tra văn bản quy phm pháp lut. Tkhi nhim vkiểm tra văn bản được chuyn giao cho Chính ph, các bộ, cơ quan ngang B, Hội đồng nhân dân và y ban nhân dân các cấp (năm 2003), công tác này đã có những chuyn biến nhất định. Mc dù vy, công tác này vn còn bc lnhng hn chế, bt cp; thm quyn, trách nhim kim tra, xlý văn bản chưa thực sràng, rành mch và chưa theo một cơ chế ổn định. Cơ chế kiểm tra văn bản quy phm pháp lut của các cơ quan hành chính chính nhà nước Việt Nam được hình thành, đi vào vận hành tnăm 2003 và đạt được nhng kết ququan trng, song quá trình vn hành cơ chế này trong thời gian qua cũng đã bộc lnhng hn chế, bt cp, cn phi có gii pháp khc phục. Hơn nữa, trong bi cnh Lut Ban hành văn bản quy phm pháp luật năm 2015 được Quc hi khóa XII, khp th8 thông qua, có hiu lc thi hành ktngày 01 tháng 7 năm 2016 và cùng với đó, một loạt đạo lut mới được ban hành hoc sửa đổi, bsung và slượng lớn văn bản quy định chi tiết, hướng dn thi hành. Bi cnh và thc trạng nêu trên đã làm cho vấn đề tiếp tc hoàn thiện cơ chế kiểm tra văn bản quy phm pháp lut, trong đó có văn bản quy phm pháp lut của các cơ quan hành chính nhà nước trnên vô cùng cn thiết. Đó cũng là lý do mà nghiên cứu sinh la chọn đề tài "Hoàn thin cơ chế kiểm tra văn bản quy phm pháp lut của các cơ quan hành chính nhà nước Vit Nam" để làm Lun án tiến sĩ Luật hc. 2. Mục đích, nhiệm vnghiên cu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mc tiêu ca lun án là nghiên cu các vấn đề lý lun và thc tin nhm chra nhng mt tích cc, nhng vấn đề còn hn chế, bt cp và nguyên nhân ca nhng hn chế, bt cp của cơ chế kiểm tra văn bản quy phm pháp lut của các cơ quan hành chính nhà nước Vit Nam, tđó, đề xuất các quan điểm, gii pháp hoàn thin cơ chế này. 2.2. Nhim vnghiên cu - Thc hin tng quan các vấn đề nghiên cứu có liên quan đến đề tài lun án nhm chra các vấn đề mà lun án có thkế tha, cn tiếp tc trin khai trong các ni dung nghiên cu. - Làm sáng tnhng vấn đề lý lun vcơ chế kiểm tra văn bản quy phm pháp lut của các cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam, như khái niệm, đặc điểm, vai trò, các yếu t, tiêu chí hoàn thiện cơ chế kiểm tra văn bn quy phm pháp lut của các cơ quan hành chính nhà nước Vit Nam. - Đánh giá thc trng cơ chế kim tra văn bản quy phm pháp lut của các cơ quan hành chính nhà nước Vit Nam; chra nhng mt tích cc, nhng vấn đề còn hn chế, bt cp và nguyên nhân. - Đề xuất quan điểm, gii pháp hoàn thin cơ chế kiểm tra văn bản quy phm pháp lut của các cơ quan hành chính nhà nước Vit Nam. 3. Đối tƣợng và phm vi nghiên cu 3.1. Đối tượng nghiên cu Đối tượng nghiên cu ca luận án được xác định là các vấn đề lun và thc tin vcơ chế kiểm tra văn bản quy phm pháp lut ca các
Transcript
Page 1: MỞ ĐẦU bổ sung và số lượng lớn văn bản quy định chi tiết ...hcma.vn/Uploads/2016/9/4/Tom tat luan an.pdfCơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật

1 2

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam gắn với xây

dựng Nhà nước pháp quyền, phát huy dân chủ, chủ động hội nhập quốc

tế là những quyết sách quan trọng đã được Đảng ta xác định và khẳng

định trong nhiều văn kiện quan trọng. Tinh thần này tiếp tục được khẳng

định trong Hiến pháp năm 2013.

Những năm qua, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành

một số lượng rất lớn văn bản quy phạm pháp luật, góp phần hoàn thiện

hệ thống pháp luật quốc gia, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công cuộc

đổi mới đất nước. Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt, hệ thống

pháp luật của nước ta vẫn bộc lộ những hạn chế, khiếm khuyết.

Cùng với việc nâng cao chất lượng và kỹ thuật lập pháp, chúng ta

đã có nhiều nỗ lực và thực hiện nhiều hoạt động khác nhau nhằm loại trừ

tối đa những khiếm khuyết, bất cập của hệ thống pháp luật. Một trong

những hoạt động quan trọng đó chính là, kiểm tra văn bản quy phạm

pháp luật. Từ khi nhiệm vụ kiểm tra văn bản được chuyển giao cho

Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban

nhân dân các cấp (năm 2003), công tác này đã có những chuyển biến

nhất định. Mặc dù vậy, công tác này vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất

cập; thẩm quyền, trách nhiệm kiểm tra, xử lý văn bản chưa thực sự rõ

ràng, rành mạch và chưa theo một cơ chế ổn định.

Cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành

chính chính nhà nước ở Việt Nam được hình thành, đi vào vận hành từ

năm 2003 và đạt được những kết quả quan trọng, song quá trình vận

hành cơ chế này trong thời gian qua cũng đã bộc lộ những hạn chế, bất

cập, cần phải có giải pháp khắc phục. Hơn nữa, trong bối cảnh Luật Ban

hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 được Quốc hội khóa XII,

kỳ họp thứ 8 thông qua, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm

2016 và cùng với đó, một loạt đạo luật mới được ban hành hoặc sửa đổi,

bổ sung và số lượng lớn văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.

Bối cảnh và thực trạng nêu trên đã làm cho vấn đề tiếp tục hoàn thiện cơ

chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có văn bản quy phạm

pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước trở nên vô cùng cần

thiết. Đó cũng là lý do mà nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài "Hoàn thiện

cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành

chính nhà nước ở Việt Nam" để làm Luận án tiến sĩ Luật học.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu của luận án là nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn

nhằm chỉ ra những mặt tích cực, những vấn đề còn hạn chế, bất cập và

nguyên nhân của những hạn chế, bất cập của cơ chế kiểm tra văn bản

quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam,

từ đó, đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện cơ chế này.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Thực hiện tổng quan các vấn đề nghiên cứu có liên quan đến đề tài

luận án nhằm chỉ ra các vấn đề mà luận án có thể kế thừa, cần tiếp tục

triển khai trong các nội dung nghiên cứu.

- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về cơ chế kiểm tra văn bản quy

phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam, như khái

niệm, đặc điểm, vai trò, các yếu tố, tiêu chí hoàn thiện cơ chế kiểm tra văn

bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam.

- Đánh giá thực trạng cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật

của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam; chỉ ra những mặt tích

cực, những vấn đề còn hạn chế, bất cập và nguyên nhân.

- Đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện cơ chế kiểm tra văn bản

quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án được xác định là các vấn đề lý

luận và thực tiễn về cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các

Page 2: MỞ ĐẦU bổ sung và số lượng lớn văn bản quy định chi tiết ...hcma.vn/Uploads/2016/9/4/Tom tat luan an.pdfCơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật

3 4

cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng; kinh

nghiệm của một số nước trên thế giới liên quan đến cơ chế kiểm tra văn

bản quy phạm pháp luật.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn về

cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính

nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2003 đến hết năm 2015.

4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác -

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; các quan điểm,

đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận án được tiếp cận trên cơ sở phương pháp luận của học thuyết

Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; các quan

điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới tổ chức và hoạt động của nhà nước

theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

các quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng và hoàn thiện hệ thống

pháp luật trong giai đoạn hiện nay. Về phương pháp cụ thể, luận án sử dụng

các phương pháp sau đây: (i) Phương pháp phân tích: được áp dụng để phân

tích các tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp; (ii) Phương pháp chuyên gia: sử

dụng để thu thập thông tin và ý kiến của những chuyên gia, các nhà khoa học

Việt Nam; (iii) Phương pháp thống kê: thống kê số liệu, đánh giá thực trạng

cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính

nhà nước ở Việt Nam; (iv) Phương pháp tổng hợp: được sử dụng để tổng

hợp các số liệu, tri thức có được từ hoạt động phân tích tài liệu; (v) Phương

pháp luật học so sánh: sử dụng để nghiên cứu mô hình, kinh nghiệm của nước

ngoài, từ đó rút ra những giá trị tham khảo ở Việt Nam; (vi) Phương pháp

quy nạp và diễn dịch: Thực hiện để khái quát hóa hoặc cụ thể hóa đối

tượng, nội dung, vấn đề nghiên cứu, đảm bảo chính xác, khách quan.

5. Những điểm mới của luận án

- Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó, luận án phân

tích và làm sáng tỏ các khái niệm có liên quan, xây dựng khái niệm và chỉ

ra đặc điểm, vai trò của cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các

cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam; chỉ ra các yếu tố, mối quan hệ

giữa các yếu tố của cơ chế kiểm tra và tiêu chí hoàn thiện cơ chế kiểm tra văn

bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam.

- Làm sâu sắc sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế kiểm tra văn bản

quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam,

trong đó, làm rõ về mặt lý luận cũng như nhu cầu thực tiễn của một số

vấn đề cần nghiên cứu hoàn thiện, như: quy định của pháp luật (thể chế

pháp luật) về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành

chính nhà nước ở Việt Nam; chủ thể (tổ chức, bộ máy, nhân sự) kiểm tra

văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở

Việt Nam; các điều kiện bảo đảm của cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm

pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam.

- Đưa ra bức tranh tổng thể về cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm

pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam.

- Đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn cơ chế kiểm tra văn bản quy

phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần vào việc nghiên cứu,

hoàn thiện thể chế; tăng cường tổ chức, biên chế; bổ sung các nguồn lực

của cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành

chính nhà nước ở Việt Nam.

- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là công trình khoa học có giá trị

tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập về cơ chế kiểm tra văn

bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội

dung của luận án gồm bốn chương, chín mục.

Page 3: MỞ ĐẦU bổ sung và số lượng lớn văn bản quy định chi tiết ...hcma.vn/Uploads/2016/9/4/Tom tat luan an.pdfCơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật

5 6

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

1.1.1.1. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến cơ chế và hoàn

thiện cơ chế có liên quan đến đề tài

Tác giả Trương Thị Hồng Hà với Luận án tiến sĩ luật học "Hoàn

thiện cơ chế pháp lý bảo đảm chức năng giám sát của Quốc hội nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" (Hà Nội, 2007). Một số vấn đề lý

luận về các yếu tố cấu thành của cơ chế pháp lý có ý nghĩa tham khảo

đối với đề tài của nghiên cứu sinh.

Luận án tiến sĩ luật học của Nguyễn Quang Anh "Hoàn thiện cơ chế

pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam" (Hà Nội,

2015). Một số vấn đề lý luận về khái niệm cơ chế, hoàn thiện cơ chế

pháp lý có ý nghĩa tham khảo đối với đề tài của nghiên cứu sinh.

Bên cạnh đó, còn nhiều công trình, bài viết, như: "Cơ chế thực thi

giám sát quyền lực nhà nước" của ThS. Nguyễn Mạnh Bình, Tạp chí

Nghiên cứu lập pháp, số 12(149), tháng 6/2009; bài "Cơ chế kiểm soát

quyền lực nhà nước (và cả quyền lập pháp) trong nhà nước pháp quyền"

của GS.TSKH.Lê Văn Cảm và ThS. Dương Bá Thành, Tạp chí Nghiên

cứu lập pháp, số 1(162), tháng 01/2010...

1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến kiểm tra văn bản

quy phạm pháp luật và cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật

- Sách và đề tài khoa học

Cuốn sách "Bình luận Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật"

do TS. Uông Chu Lưu chủ biên đã được Nxb Tư pháp xuất bản và phát

hành năm 2005. Tuy hoạt động kiểm tra mới chỉ được xem xét, đánh giá

về tính hợp pháp còn tính hợp lý chưa được đề cập đến trong cuốn sách

nhưng những nội dung này thực sự có ý nghĩa khi triển khai nghiên cứu

hoàn thiện cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan

hành chính nhà nước ở Việt Nam.

Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật của Trường Đại học Luật

Hà Nội đã dành một chương riêng đề cập đến kiểm tra và xử lý văn bản.

Dù tiếp cận hoạt động kiểm tra và xử lư văn bản pháp luật nói chung

nhưng nội dung của giáo trình này đã đem lại ý nghĩa thiết thực để luận

giải về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật.

Cuốn sách "Sổ tay kỹ thuật soạn thảo, thẩm định, đánh giá tác động

của văn bản quy phạm pháp luật", Nxb Tư pháp phát hành năm 2011.

Nhiều nội dung có giá trị mang tính nền tảng để tác giả luận án bàn luận

cũng như lý giải sâu sắc hơn, logic hơn về cơ chế kiểm tra và xử lý văn

bản quy phạm pháp luật…

Đề tài "Cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Thực trạng

và giải pháp hoàn thiện" của Bộ Tư pháp (năm 2003). Đề tài chỉ giới

hạn trong phạm vi cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, chưa đề

cập đến xử lý văn bản quy phạm pháp luật.

- Luận án, luận văn và các bài báo

Luận án tiến sĩ "Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở

Việt Nam hiện nay" của Đoàn Thị Tố Uyên, bảo vệ tại Trường Đại học

Luật Hà Nội, năm 2012. Luận án có phạm vi nghiên cứu rộng và phức

tạp; luận án đã đưa ra giải pháp trao thẩm quyền cho Tòa án hành chính

trong việc phán quyết tính hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật.

Luận văn thạc sĩ: "Hoàn thiện cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm

pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp bộ ở Việt Nam hiện nay" của

chính tác giả luận án, bảo vệ năm 2010 tại Học viện Chính trị - Hành

chính quốc gia Hồ Chí Minh. Với quy mô luận văn thạc sĩ nên phạm vi

còn hẹp, một số vấn đề cần tiếp tục tranh luận, hoàn thiện thêm.

Bên cạnh đó, một loạt bài viết có giá trị tham khảo cao, như: Bài

viết "Văn bản quy phạm pháp luật và quy định của luật thực định Việt

Page 4: MỞ ĐẦU bổ sung và số lượng lớn văn bản quy định chi tiết ...hcma.vn/Uploads/2016/9/4/Tom tat luan an.pdfCơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật

7 8

Nam về văn bản quy phạm pháp luật" của TS. Nguyễn Minh Đoan đăng

trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 7/2010; GS.TS. Phạm Hồng Thái

đã thể hiện quan điểm của mình trong bài viết "Văn bản quy phạm pháp

luật và pháp luật về văn bản quy phạm pháp luật" đăng trên Tạp chí Dân

chủ và pháp luật, số 7(232), năm 2011…

1.1.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài

Những cơ sở lý luận về thiết kế mô hình tổ chức quyền lực nhà

nước ở các nhà nước tư bản đương đại, dựa trên cơ sở học thuyết phân

quyền của Motesquieu và Học thuyết chủ quyền nhân dân của Rousseau.

Mặc dù các học thuyết nêu trên chủ yếu đề cập đến xây dựng mô hình

quyền lực nhà nước..., song có thể tham khảo có chọn lọc một số giá trị

trong quá trình nghiên cứu, đề xuất vấn đề liên quan đến thẩm quyền xử

lý văn bản.

Cuốn sách "Pháp luật hành chính của Cộng hòa Pháp" của Martin

Lombard, Giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Panthéon-Assas và Gilles

Dumont (Paris II), Giáo sư Trường Đại học Luật và Kinh tế Limoges,

NXB Tư pháp phát hành năm 2007. Cuốn sách là tài liệu hữu ích để tác

giả luận án có điều kiện so sánh, tham khảo luận giải về những vấn đề

liên quan đến tiêu chí hoàn thiện cơ chế kiểm tra văn bản.

Cuốn sách "Cải cách cơ chế kiểm tra tính hợp pháp của các văn

bản hành chính ở Trung Quốc", tác giả Meng Sheng do Đinh Văn Minh

và Nguyễn Văn Toàn biên dịch đã được Nxb Chính trị quốc gia xuất bản

năm 2008. Tuy có quan niệm khác nhau về cơ chế kiểm tra văn bản giữa

Việt Nam và Trung Quốc, nhưng cuốn sách có giá trị tham khảo bổ ích

và liên quan đến đề tài luận án.

1.1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Ở những khía cạnh khác nhau, việc nghiên cứu về kiểm tra, xử lý

văn bản quy phạm pháp luật đã được đề cập đến, tuy nhiên, các tác giả

chưa có điều kiện để giải quyết toàn diện và sâu sắc mọi khía cạnh của

kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật.

Các nghiên cứu về cơ chế pháp lý và hoàn thiện cơ chế pháp lý, đã

phân tích, luận giải tương đối toàn diện về một số vấn đề liên quan, như:

khái niệm cơ chế pháp lý, các yếu tố cấu thành và mối quan hệ giữa các

yếu tố tạo nên hệ thống cơ chế pháp lý, có giá trị tham khảo bổ ích khi

nghiên cứu về cơ chế và các yếu tố cấu thành một cơ chế nhất định nào đó.

Các nghiên cứu về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật không

nhiều và chưa mang tính hệ thống; thường ở phạm vi hẹp, các tác giả

thường nghiên cứu một khía cạnh, hay một, một số nội dung của kiểm

tra văn bản như các hình thức xử lý văn bản quy phạm pháp luật, các

điều kiện bảo đảm cho công tác kiểm tra văn bản, thực trạng kiểm tra

văn bản quy phạm pháp luật hiện nay…

Mặc dù cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ

quan hành chính nhà nước ở Việt Nam có tầm quan trọng đặc biệt, song,

dường như chưa có đề tài nghiên cứu về vấn đề này. Công trình nghiên

cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài luận án đó là, luận văn thạc sĩ luật

học của chính tác giả luận án "Hoàn thiện cơ chế kiểm tra văn bản quy

phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp Bộ" bảo vệ năm 2010 tại

Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, tuy nhiên, dưới

góc độ của một luận văn thạc sĩ, công trình này còn một số hạn chế,

phạm vi hẹp, một số nội dung cần tiếp tục bổ sung và hoàn thiện thêm.

Ở nước ngoài, trong phạm vi những công trình mà tác giả đã tiếp

cận được, có thể thấy rằng, hầu như không có nghiên cứu về cơ chế

kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật. Như vậy, có thể nói rằng, cơ chế

kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam là một đặc thù.

Trên cơ sở sơ lược và đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu các

vấn đề liên quan đến đề tài luận án, tác giả luận án thấy rằng, việc kế

thừa, tiếp thu một số kết quả nghiên cứu trước đây như: các đánh giá,

phân tích về khái niệm liên quan đến cơ chế, các yếu tố cấu thành cơ

chế, mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành cơ chế; một số vấn đề liên

quan đến khái niệm, đặc điểm, vai trò của kiểm tra văn bản quy phạm

Page 5: MỞ ĐẦU bổ sung và số lượng lớn văn bản quy định chi tiết ...hcma.vn/Uploads/2016/9/4/Tom tat luan an.pdfCơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật

9 10

pháp luật; về thực trạng hệ thống pháp luật…, đồng thời, sẽ tiếp tục đánh

giá, bình luận và từ đó đưa ra nhận định riêng của mình là cần thiết.

1.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Về mặt lý luận, luận án phải làm sáng tỏ:

- Khái niệm, đặc điểm, vai trò của cơ chế kiểm tra văn bản quy

phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam;

- Các yếu tố và mối quan hệ giữa các yếu tố của cơ chế kiểm tra

văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở

Việt Nam;

- Tiêu chí hoàn thiện cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật

của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam.

Về mặt thực tiễn, luận án tập trung vào các vấn đề sau đây:

- Nghiên cứu thực trạng cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp

luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam, bao gồm: thực

trạng các quy định của pháp luật; thực trạng chủ thể kiểm tra văn bản;

các điều kiện bảo đảm.

- Từ lý luận và thực tiễn, trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và

pháp luật của Nhà nước, đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện cơ

chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính

nhà nước ở Việt Nam.

Kết luận chƣơng 1

Hoàn thiện cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ

quan hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay là vô cùng cần thiết.

Trên cơ sở đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu về các vấn đề liên

quan đến đề tài luận án cho thấy, công trình nghiên cứu về kiểm tra văn

bản quy phạm pháp luật đến nay chưa nhiều; các nghiên cứu về kiểm tra

văn bản nói chung hoặc là ở phạm vi hẹp hoặc là quá rộng. Riêng nghiên

cứu về cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan

hành chính nhà nước ở Việt Nam hầu như chưa được nhắc đến. Ở nước

ngoài, hầu như không có nghiên cứu về cơ chế kiểm tra văn bản quy

phạm pháp luật với cơ chế tương tự Việt Nam, vì vậy, có thể nói rằng,

cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam là một đặc thù.

Chƣơng 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ KIỂM TRA

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CÁC CƠ QUAN

HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM

2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của cơ chế kiểm tra văn bản

quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nƣớc ở Việt Nam

2.1.1. Khái niệm cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của

các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam

Kiểm tra là hoạt động của chủ thể có chức năng (có thẩm quyền)

thực hiện việc xem xét, đối chiếu đối tượng được kiểm tra với các tiêu

chí đã được định sẵn nhằm đánh giá, nhận xét, kết luận về sự đúng đắn,

phù hợp của đối tượng được kiểm tra so với các tiêu chí tương ứng và

đặt ra các yêu cầu, phương án nhằm làm cho đối tượng được kiểm tra trở

nên đúng, phù hợp với các tiêu chí.

Cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam gồm: Chính phủ, các

Bộ, cơ quan ngang Bộ. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương; Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;

Ủy ban nhân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Ủy ban nhân

dân xã, phường, thị trấn. Văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ

ban hành thuộc diện giám sát tối cao của Quốc hội mà không thuộc đối

tượng văn bản được kiểm tra theo pháp luật về kiểm tra văn bản quy

phạm pháp luật, do vậy, có thể xác định được văn bản quy phạm luật

của các cơ quan hành hành chính nhà nước ở Việt Nam nói ở đây chính

là văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan

Page 6: MỞ ĐẦU bổ sung và số lượng lớn văn bản quy định chi tiết ...hcma.vn/Uploads/2016/9/4/Tom tat luan an.pdfCơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật

11 12

ngang bộ và Ủy ban nhân dân các cấp ban hành. Theo Luật Ban hành

văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan

ngang Bộ ban hành thông tư hoặc thông tư liên tịch; Ủy ban nhân dân

ban hành quyết định.

Từ những phân tích ở trên, có thể rút ra định nghĩa về kiểm tra văn

bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt

Nam như sau: Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan

hành chính nhà nước ở Việt Nam là hoạt động xem xét, đánh giá và kết

luận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tính hợp hiến, hợp

pháp, tính thống nhất đối với thông tư, thông tư liên tịch của Bộ trưởng,

Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và quyết định của Ủy ban nhân dân các

cấp, nhằm phát hiện và xử lý đối với những văn bản trái pháp luật, đồng

thời, kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, người đã ban hành

văn bản trái pháp luật đó.

Để công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực, hiệu

quả, đòi hỏi phải có một cơ chế kiểm tra hữu hiệu. Cơ chế kiểm tra văn

bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt

Nam là toàn bộ các yếu tố và sự vận hành các yếu tố như thể chế pháp

luật, chủ thể và các điều kiện bảo đảm khác, do cơ quan nhà nước có

thẩm quyền quy định và vận hành để xem xét, đánh giá và kết luận về

tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất đối với thông tư, thông tư liên

tịch của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và quyết định của Ủy

ban nhân dân các cấp, nhằm phát hiện và xử lý đối với những văn bản

trái pháp luật, đồng thời, kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với cơ quan,

người đã ban hành văn bản trái pháp luật đó.

2.1.2. Đặc điểm cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của

các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam

Một là, cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ

quan hành chính nhà nước ở Việt Nam bao gồm tổng thể các yếu tố cấu

thành do pháp luật quy định nhằm đảm bảo cho công tác này được thực

hiện đúng mục đích, yêu cầu.

Hai là, cơ chế đó đảm bảo cho hoạt động của một hệ thống các cơ

quan nhà nước có thẩm quyền chuyên trách công tác kiểm tra và được tổ

chức tương ứng với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước có

thẩm quyền.

Ba là, cơ chế này được thực hiện bằng một hệ thống các cơ quan

nhà nước có thẩm quyền đối với đối tượng nhất định, gắn với quá trình

thực thi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy công quyền,

cũng như công vụ của các công chức trong bộ máy đó.

Bốn là, mục đích của cơ chế kiểm tra là nhằm làm cho quá trình

thực thi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy nhà nước, cũng

như công vụ của các công chức trong bộ máy đó đạt được hiệu quả cao,

phù hợp với những nguyên tắc cơ bản được thừa nhận của nhà nước

pháp quyền và được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà

nước có thẩm quyền và xã hội.

2.1.3. Vai trò của cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật

của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam

Cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành

chính nhà nước ở Việt Nam với toàn bộ các yếu tố cấu thành và sự vận

của các yếu tố đó có vai trò quan trọng và tác động trở lại một cách

mạnh mẽ, tích cực đối với hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy

phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam.

2.2. Các yếu tố và mối quan hệ giữa các yếu tố của cơ chế kiểm

tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà

nƣớc ở Việt Nam

2.2.1. Các yếu tố của cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật

của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam

Một là, các quy định của pháp luật về kiểm tra văn bản quy phạm

pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam.

Page 7: MỞ ĐẦU bổ sung và số lượng lớn văn bản quy định chi tiết ...hcma.vn/Uploads/2016/9/4/Tom tat luan an.pdfCơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật

13 14

Hai là, chủ thể thực hiện kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của

các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam.

Ba là, các điều kiện bảo đảm đối với công tác kiểm tra văn bản quy

phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam.

2.2.2. Mối quan hệ giữa các yếu tố của cơ chế kiểm tra văn bản

quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam

Mỗi yếu tố cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ

quan hành chính nhà nước ở Việt Nam đóng một vai trò nhất định, có

mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau.

Quy định của pháp luật về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của

các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam suy cho cùng cũng là do

con người (chủ thể kiểm tra) tạo lập ra và tổ chức thực hiện; chất lượng

các quy định pháp luật về về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và

hiệu quả của việc áp dụng nó không phải do ai khác, mà do chính các

chủ thể đã tạo lập và tổ chức thực thi nó quyết định. Pháp luật về kiểm

tra văn bản quy phạm pháp luật phải có "bổn phận" xác lập đầy đủ, rõ

ràng, rành mạch thẩm quyền, trách nhiệm của chủ thể kiểm tra... Cứ như

vậy, các yếu tố tác động qua lại lẫn nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau.

2.3. Tiêu chí hoàn thiện cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm

pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nƣớc ở Việt Nam

2.3.1. Khái lƣợc về tiêu chí hoàn thiện cơ chế kiểm tra văn bản

quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam

Tiêu chí hoàn thiện cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của

các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam là các tiêu chuẩn dùng để

đánh giá, kiểm định về thể chế pháp luật, tổ chức, bộ máy và các yếu tố

khác của cơ chế kiểm tra.

2.3.2. Các tiêu chí hoàn thiện cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm

pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam

Một là, có đầy đủ các quy định về kiểm tra văn bản quy phạm pháp

luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam.

Hai là, bảo đảm rõ ràng, minh bạch, không chồng chéo về thẩm quyền,

kiểm tra; đa dạng hóa các phương thức kiểm tra.

Ba là, bảo đảm sự phối hợp trong công tác kiểm tra văn bản

Bốn là, bảo đảm phán quyết và xử lý kịp thời, triệt để văn bản có

sai sót.

Năm là, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra văn

bản của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam.

Kết luận chƣơng 2

Cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành

chính nhà nước ở Việt Nam là tổng thể và sự vận hành của các yếu tố

tạo nên. Mỗi một yếu tố của cơ chế đóng một vai trò nhất định và tác

động qua lại lẫn nhau. Hoàn thiện cơ chế kiểm tra văn bản quy pham

pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam suy cho

cùng là hoàn thiện các yếu tố tạo nên cơ chế này.

Để trả lời câu hỏi tại sao phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế này, trên cơ

sở đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp hoàn thiện, cần phải nghiên cứu,

đánh giá về thực trạng cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của

các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam.

Chƣơng 3

TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ KIỂM TRA VĂN BẢN QUY PHẠM

PHÁP LUẬT TRONG THỜI GIAN QUA VÀ THỰC TRẠNG

CƠ CHẾ KIỂM TRA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA

CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. Tình hình, kết quả kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật

trong thời gian qua

Về tự kiểm tra của cơ quan ban hành văn bản, từ năm 2003 đến hết

tháng 3/2013, các bộ, ngành và địa phương đã tự kiểm tra được

Page 8: MỞ ĐẦU bổ sung và số lượng lớn văn bản quy định chi tiết ...hcma.vn/Uploads/2016/9/4/Tom tat luan an.pdfCơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật

15 16

3.665.901 văn bản, đã phát hiện 30.115 văn bản có dấu hiệu vi phạm các

điều kiện về tính hợp pháp của văn bản. Năm 2014, đã tự kiểm tra được

1.255.808 văn bản, đã phát hiện được 6.872 văn bản vi phạm quy định

tại Điều 3 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP. Năm 2015, đã tự kiểm tra được

232.550 văn bản, đã phát hiện 2.894 văn bản vi phạm tính hợp hiến, hợp

pháp của văn bản.

Về kiểm tra văn bản theo thẩm quyền, từ năm 2003 đến hết tháng

3/2013, các Bộ, ngành Trung ương và địa phương đã kiểm tra theo

thẩm quyền được 2.353.490 văn bản, đã phát hiện được 63.277 văn bản

có dấu hiệu vi phạm các điều kiện về tính hợp pháp của văn bản. Năm

2014, kiểm tra được 495.737 văn bản, đã phát hiện 1.642 văn bản sai

về thẩm quyền ban hành và nội dung. Năm 2015, đã kiểm tra được

66.600 văn bản, đã phát hiện 111 văn bản sai về thẩm quyền ban hành

và nội dung.

Kết quả kiểm tra, xử lý văn bản thời gian qua đã góp phần quan

trọng vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và doanh

nghiệp, được dư luận xã hội đồng tình ủng hộ.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác kiểm tra văn bản

luật vẫn còn một số hạn chế, tồn tại, nổi lên là: (i) Vẫn còn văn bản

có nội dung trái pháp luật nhưng chưa được kiểm tra, phát hiện và xử

lý kịp thời; (ii) Cơ quan ban hành văn bản chưa chủ động xử lý đối

với văn bản trái pháp luật dẫn đến tình trạng văn bản trái pháp luật

này vẫn được áp dụng; (iii) Việc kiểm tra văn bản theo yêu cầu, kiến

nghị của cá nhân, tổ chức và các phương tiện thông tin đại chúng

chưa được chú ý đúng mức; (iv) Việc khắc phục hậu quả do ban

hành, áp dụng các văn bản trái pháp luật còn hạn chế; (v) Việc xử lý

trách nhiệm đối với cá nhân tham mưu, ban hành văn bản trái pháp

luật còn chưa nghiêm.

3.2. Thực trạng cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật

của các cơ quan hành chính nhà nƣớc ở Việt Nam

3.2.1. Thực trạng quy định của pháp luật về kiểm tra văn bản quy

phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nƣớc ở Việt Nam

3.2.1.1. Về đối tượng văn bản kiểm tra, nội dung và thẩm quyền

kiểm tra văn bản

Về đối tượng văn bản kiểm tra, theo Luật ban hành văn bản quy

phạm pháp luật năm 2015, sẽ không còn hình thức thông tư liên tịch

giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; chỉ thị của Ủy ban

nhân dân các cấp; bổ sung thêm hình thức văn bản quy phạm pháp luật

do chính quyền đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành, do đó, cần

có phương án giải quyết vấn đề này.

Về nội dung kiểm tra, quy định của pháp luật hiện hành về nội dung

kiểm tra văn bản: nội dung quy định về kiểm tra trình tự, thủ tục xây dựng,

ban hành văn bản quy phạm pháp luật còn chưa thực sự chi tiết, cụ thể,

trên thực tế, việc kiểm tra nội dung này chỉ được tiến hành khi phát hiện văn

bản quy phạm pháp luật thuộc đối tượng kiểm tra có dấu hiệu trái pháp

luật; pháp luật hiện hành chưa quy định kiểm tra về tính hợp lý của văn bản.

Về thẩm quyền kiểm tra văn bản, do đối tượng văn bản kiểm tra đã

có sự thay đổi, nên thẩm quyền kiểm tra văn bản cũng cần được điều

chỉnh cho phù hợp. Riêng về hình thức xử lý văn bản trái pháp luật,

pháp luật không quy định hình thức hủy bỏ văn bản nữa, quy định về

hình thức bãi bỏ văn bản như hiện nay không thể phân biệt được áp dụng

trên cơ sở kết quả rà soát văn bản hay kết quả kiểm tra văn bản, từ đó

dẫn đến khó khăn trong việc việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với

người/cơ quan đã ban hành văn bản trái pháp luật.

3.2.1.2. Về xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật

Về các hình thức xử lý văn bản trái pháp luật, pháp luật hiện hành quy

định các hình thức sau đây: (i) Đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn

bộ nội dung văn bản; (ii) Hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản;

Page 9: MỞ ĐẦU bổ sung và số lượng lớn văn bản quy định chi tiết ...hcma.vn/Uploads/2016/9/4/Tom tat luan an.pdfCơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật

17 18

(iii) Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản. Ngoài ra, trong quá

trình kiểm tra phát hiện văn bản chỉ sai về căn cứ pháp lý được viện dẫn,

thể thức, kỹ thuật trình bày thì đính chính đối với những sai sót đó.

3.2.1.3. Về xử lý trách nhiệm đối với cơ quan/người đã ban hành

văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật

Quy định về xem xét, xử lý trách nhiệm đối với cơ quan/người đã

ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật còn mang tính

nguyên tắc, rất khó áp dụng; pháp luật cũng chưa quy định về trách

nhiệm bồi thường trong trường hợp ban hành văn bản trái pháp luật.

Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành cũng chưa quy định cụ thể về thời

hạn kiểm tra đối với một văn bản (bao gồm tự kiểm tra và kiểm tra theo

thẩm quyền), nên việc xem xét trách nhiệm đối với các chủ thể kiểm tra

văn bản gặp khó khăn, vướng mắc; liên quan đến vai trò trách nhiệm của

Tòa án trong kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, hiện nay pháp

luật chưa quy định, vấn đề này cần được nghiên cứu, hoàn thiện (trường

hợp triển khai phương án giao thẩm quyền kiểm tra văn bản cho Tòa

án); một số mức chi quy định tại văn bản hiện hành về kinh phí hỗ trợ

cho hoạt động kiểm tra văn bản không còn phù hợp với tình hình thực

tiễn, một số khoản chi chưa được pháp luật quy định...

3.2.2. Thực trạng về chủ thể kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật

của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam

3.2.2.1. Về tổ chức bộ máy, cán bộ chuyên trách kiểm tra văn bản

Tổ chức, bộ máy làm công tác kiểm tra văn bản tại bộ, cơ quan

ngang bộ và địa phương hiện nay còn chưa thống nhất; thiếu biên chế;

trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ còn chưa đồng đều.

3.2.2.2. Về chủ thể khác

Kiểm tra văn bản như hiện nay, dù có hoàn thiện đến mức nào chăng

nữa, song vẫn chỉ là trong nội bộ hệ thống cơ quan hành chính nhà nước,

nên còn có những dấu hỏi, băn khoăn về tính khách quan, minh bạch (ở

đây đề cập đến vai trò của Tòa án trong kiểm tra, xử lý văn bản).

Về tổ chức hoạt động của đội ngũ công tác viên kiểm tra văn

bản, một số nơi chưa được quan tâm triển khai, phát triển; trình độ

chuyên môn của công tác viên còn chưa đồng đều, một số trường hợp

ý thức trách nhiệm, năng lực chuyên môn còn hạn chế, chưa đáp ứng

yêu cầu.

3.2.3. Thực trạng các điều kiện bảo đảm và một số vấn đề khác

liên quan đến cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ

quan hành chính nhà nước ở Việt Nam

3.2.3.1. Kinh phí, trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra văn bản

còn chưa đồng đều, nhiều nơi chưa bố trí (thậm chí không có) kinh phí

hỗ trợ công tác này; trang thiết bị làm việc còn thiếu.

3.2.3.2. Hệ cơ sở dữ liệu: nhiều nơi đã xây dựng được cơ sở dữ liệu,

nhưng chưa đáp ứng yêu cầu; một số nơi chưa có hệ cơ sở dữ liệu.

3.2.3.3. Một số vấn đề khác: sự vào cuộc và tham gia của các cơ

quan, tổ chức, cá nhân có liên quan vào hoạt động kiểm tra còn chưa

đáp ứng yêu cầu;

; kết quả

kiểm tra, xử lý văn bản được đăng tải trên các phương tiện thông tin

còn rất ít…

Kết luận chƣơng 3

Cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật nói chung, trong đó có

kiểm tra văn bản của các cơ quan hành chính nhà nước được hình thành

và vận hành từ năm 2003 đến nay. Bên cạnh những mặt tích cực, cơ chế

này cũng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập; các quy định của pháp luật

chưa đồng bộ; việc kiểm tra, xử lý văn bản chưa đầy đủ, kịp thời; điều

kiện bảo đảm còn nhiều khó khăn v.v...

Để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật

của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam, cần phải khắc phục

những hạn chế, bất cập, có các giải pháp đồng bộ để làm thay đổi căn

bản công tác này.

Page 10: MỞ ĐẦU bổ sung và số lượng lớn văn bản quy định chi tiết ...hcma.vn/Uploads/2016/9/4/Tom tat luan an.pdfCơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật

19 20

Chƣơng 4

QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

CƠ CHẾ KIỂM TRA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM

4.1. Quan điểm hoàn thiện cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm

pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nƣớc ở Việt Nam

4.1.1. Gắn với yêu cầu về xây dựng nhà nước pháp quyền, tinh

thần Hiến pháp 2013, bảo đảm quyền con người, quyền công dân

Trong những năm tới, hệ thống pháp luật của Việt Nam sẽ có bước

đổi mới căn bản để phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và yêu cầu hội

nhập quốc tế trong tình hình mới. Vì vậy, các giải pháp bảo đảm chất

lượng của hệ thống pháp luật cần được xem xét, đánh giá từ nhiều phương

diện, kết nối chặt chẽ các khâu đoạn, trong đó có hoạt động giám sát,

kiểm tra (hậu kiểm văn bản).

4.1.2. Gắn với cải cách thể chế hành chính; xác lập cụ thể, rõ

ràng hơn thẩm quyền, phạm vi và đối tượng kiểm tra

Kiểm tra, xử lý văn bản là một nhiệm vụ xuất phát từ chính yêu cầu

xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, phục vụ trực tiếp yêu cầu

xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế,

chủ động hội nhập quốc tế. Do vậy, hoàn thiện cơ chế kiểm tra văn bản

gắn với cải cách thể chế hành chính; xác lập cụ thể, rõ ràng hơn thẩm

quyền, phạm vi và đối tượng kiểm tra.

4.1.3. Bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả của công tác kiểm tra văn

bản và tăng cường tự kiểm tra việc thực hiện chức năng của hệ thống

cơ quan hành chính nhà nước

Hoạt động kiểm tra văn bản của các cơ quan hành chính nhà nước ở

Việt Nam mang tính quyền lực nhà nước, do chủ thể là cơ quan công

quyền có thẩm quyền riêng thực hiện, ở đây là các cơ quan hành chính

nhà nước; việc kiểm tra văn bản không chỉ dừng lại ở việc xem xét, đánh

giá mà còn kết luận, xử lý vụ việc, đưa ra những kiến nghị để sửa chữa

kịp thời, sớm khắc phục hậu quả, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả

quản lý nhà nước, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

4.1.4. Bảo đảm tính độc lập tương đối của các chủ thể kiểm tra;

sự phối hợp với hoạt động giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm

quyền và giám sát trực tiếp của nhân dân

Việc đưa ra quan điểm này cũng chính là việc tiếp tục khẳng định

"tính quyền lực nhà nước" trong hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm

pháp luật. Cả trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn, một mình cơ

quan chuyên trách công tác kiểm tra văn bản không thể hoàn thành

nhiệm vụ nếu không có sự phối hợp. Do đó, việc hoàn thiện cơ chế kiểm

tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở

Việt Nam cần bám sát quan điểm này.

4.1.5. Bảo đảm sự tham gia rộng rãi của các tổ chức, cá nhân vào

quá trình kiểm tra, phát hiện và kiến nghị xử lý văn bản trái pháp luật

Sự tham gia của các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội, của các

phương tiện thông tin đại chúng và của mọi tầng lớp nhân dân vào quá

trình kiểm tra, phát hiện và xử lý văn bản có sai sót đã có những chuyển

biến; không ít văn bản có sai sót đã được phát hiện và kiến nghị xử lý

qua kênh này, nên việc chú trọng, khuyến khích sự quan tâm, phát hiện

và kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật là

rất cần thiết.

4.2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm

pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nƣớc ở Việt Nam

4.2.1. Hoàn thiện pháp luật về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm

pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam

Một là, loại bỏ một số loại văn bản quy phạm pháp luật thuộc đối

tượng được kiểm tra.

Hai là, hoàn thiện quy định của pháp luật về nội dung kiểm tra trình

tự, thủ tục xây dựng, ban hành và tính hợp lý của văn bản.

Page 11: MỞ ĐẦU bổ sung và số lượng lớn văn bản quy định chi tiết ...hcma.vn/Uploads/2016/9/4/Tom tat luan an.pdfCơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật

21 22

Ba là, sửa đổi, bổ sung quy định về thẩm quyền, hình thức xử lý văn

bản trái pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam.

Bốn là, ban hành văn bản quy định cụ thể làm cơ sở cho việc xem

xét, xử lý trách nhiệm đối với cơ quan/người ban hành văn bản trái

pháp luật.

Năm là, ban hành văn bản quy định cụ thể về trách nhiệm bồi thường

do áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật gây hậu quả.

Sáu là, quy định về thời hạn kiểm tra văn bản (trong đó, quy định

rõ thời hạn, trách nhiệm tự kiểm tra sau khi văn bản được ký ban hành;

quy định rõ thời hạn kiểm tra văn bản theo thẩm quyền).

Bảy là, sửa đổi, bổ sung quy định về kinh phí phục vụ công tác

kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.

4.2.2. Củng cố, kiện toàn các chủ thể thực hiện nhiệm vụ kiểm tra

văn bản của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam

4.2.2.1. Củng cố kiện toàn tổ chức, bộ máy, cán bộ thực hiện nhiệm

vụ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính

nhà nước ở Việt Nam

Vấn đề tổ chức, biên chế tại các cơ quan kiểm tra văn bản hiện nay

vẫn cần tiếp tục được quan tâm củng cố, hoàn thiện. Các Bộ, cơ quan

ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp cần có sự quan tâm thích đáng nhằm

kiện toàn, bảo đảm thống nhất về tổ chức làm công tác này; củng cố, bố

trí đủ công chức có năng lực, trình độ và phẩm chất làm công tác kiểm

tra văn bản.

4.2.2.2. Nghiên cứu, giao Tòa hành chính xem xét, xử lý văn bản

quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam

có nội dung không hợp hiến, không hợp pháp

Ở Việt Nam, việc ra đời Tòa hành chính nằm trong hệ thống Tòa án

nhân dân là một bước tiến quan trọng trong quá trình phát huy dân chủ,

tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa… Tuy nhiên, Tòa hành chính hiện

nay chưa đảm nhận chức năng phán quyết về tính hợp hiến, hợp pháp

của văn bản quy phạm pháp luật. Kinh nghiệm của các quốc gia có thể

có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu, trao thẩm quyền cho Tòa hành chính

xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với văn bản quy phạm pháp luật.

4.2.3. Tăng cường, bảo đảm các nguồn lực và các điều kiện bảo đảm

khác phục vụ vận hành cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật

4.2.3.1. Về kinh phí và trang thiết bị làm việc

Bảo đảm về kinh phí là bảo đảm cơ bản. các cấp, các ngành cần linh

hoạt bổ sung kinh phí kịp thời cho công tác này. Bên cạnh đó, cần bố trí

trụ sở, các trang thiết bị làm việc… phục vụ công tác kiểm tra văn bản.

4.2.3.2. Hoàn thiện hệ cơ sở dữ liệu phục vụ công tác kiểm tra, rà

soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật

Việc xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu, các thông tin, tư liệu càng

sớm, càng hoàn chỉnh thì hiệu quả kiểm tra văn bản càng cao. Căn cứ

vào trách nhiệm được giao, tổ chức pháp chế các Bộ, ngành và địa phương

có nhiệm vụ tổng hợp, biên tập, xây dựng hệ cơ dữ liệu hoàn chỉnh của

cơ quan mình.

4.2.3.3. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong kiểm tra văn bản

Bất kỳ hoạt động nào liên quan đến sự tham gia của nhiều chủ thể

thì vai trò của tổ chức, cá nhân chuyên trách (làm đầu mối) là vô cùng

quan trọng, song nếu chỉ đơn thương độc mã tổ chức, cá nhân chuyên

trách thì rất khó khăn và khó có thể đạt được kết quả, hiệu quả.

Việc phối hợp cần được chú trọng thực hiện tốt cả trong nội bộ các

cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản; giữa các cơ quan kiểm tra văn

bản với nhau, với cơ quan có văn bản được kiểm tra và với các cơ quan,

tổ chức, cá nhân khác có liên quan (phương tiện truyền thông, người

phản ánh về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật...).

Kết luận chƣơng 4

Quan điểm và giải pháp hoàn thiện cơ chế kiểm tra văn bản quy

phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam là kết

quả được kết tinh của quá trình nghiên cứu về tổng quan những vấn đề

Page 12: MỞ ĐẦU bổ sung và số lượng lớn văn bản quy định chi tiết ...hcma.vn/Uploads/2016/9/4/Tom tat luan an.pdfCơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật

23 24

liên quan đến đề tài, từ nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực trạng của cơ

chế này, đồng thời, việc đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện cơ chế

kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà

nước ở Việt Nam cũng là mục tiêu cao nhất của đề tài luận án.

KẾT LUẬN

Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật là thiết chế mới, có ý

nghĩa quan trọng đối với hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật và

yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam của Nhân dân, do

Nhân dân, vì Nhân dân. Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, trong đó

có kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà

nước ở Việt Nam là một trong các hoạt động nhằm hoàn thiện hệ thống

pháp luật bằng cách loại bỏ những quy định mâu thuẫn, không hợp hiến,

không hợp pháp của văn bản thuộc đối tượng kiểm tra, làm cho hệ thống

pháp luật thống nhất, đồng bộ, minh bạch. Để bảo đảm hiệu lực, hiệu

quả của công tác này, góp phần nâng cao chất lượng và hoàn thiện hệ

thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt

Nam xã hội chủ nghĩa, cũng như tiến trình đổi mới và hội nhập của đất

nước, vấn đề đặt ra là phải có một cơ chế hữu hiệu để vận hành và tổ

chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ này. Trên thực tế, việc nghiên cứu

về hoàn thiện cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm luật không nhiều, đặc

biệt là hoàn thiện cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm luật của các cơ

quan hành chính nhà nước ở Việt Nam dường như chưa có, vì thế, rất

cần thiết phải có nghiên cứu một cách toàn diện, tổng thể các vấn đề về

hoàn thiện cơ chế kiểm tra văn bản của các cơ quan hành chính nhà

nước ở Việt Nam, để từ đó đánh giá, đưa ra được những giải pháp khoa

học, phù hợp với thực tiễn, bảo đảm cho hoạt động này ngày càng đạt

hiệu quả, góp phần đắc lực vào việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp

luật thống nhất, đồng bộ, minh bạch và khả thi.

Với mục tiêu trên, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những kết quả

nghiên cứu trước đây, luận án nghiên cứu, giải quyết những vấn đề sau:

Một là, về mặt lý luận, luận án làm sáng tỏ: (i) Khái niệm, đặc điểm

và vai trò của cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ

quan hành chính nhà nước ở Việt Nam; (ii) Các yếu tố và mối quan hệ

giữa các yếu tố của cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các

cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam; (iii) Tiêu chí hoàn thiện cơ

chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính

nhà nước ở Việt Nam.

Hai là, về mặt thực tiễn, luận án tập trung nghiên cứu, đánh giá thực

trạng cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành

chính nhà nước ở Việt Nam, bao gồm: thực trạng quy định của pháp luật

(thể chế pháp luật) về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ

quan hành chính nhà nước ở Việt Nam; thực trạng chủ thể (tổ chức, bộ

máy, nhân sự) thực thi nhiệm vụ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật

của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam; thực trạng các điều

kiện bảo đảm khác. Bên cạnh đó, luận án còn nghiên cứu, đánh giá tình

hình, kết quả kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam trong

thời gian qua.

Ba là, từ lý luận và thực tiễn cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm

pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam, trên cơ sở

lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chủ

trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng nhà nước pháp

quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân

dân, luận án luận chứng, đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện cơ

chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính

nhà nước ở Việt Nam.


Recommended