+ All Categories
Home > Documents > theo cơ chế giải quyết tranh chấp WTO đối với những nước...

theo cơ chế giải quyết tranh chấp WTO đối với những nước...

Date post: 30-Aug-2019
Category:
Upload: others
View: 4 times
Download: 0 times
Share this document with a friend
32
Giải quyết tranh chấp theo cơ chế giải quyết tranh chấp WTO đối với những nước đang phát triển Các quy định của pháp luật Mỹ về quảng cáo tiếp thị trên Internet Nhìn lại hai năm thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 40 - 2013 BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH
Transcript
Page 1: theo cơ chế giải quyết tranh chấp WTO đối với những nước ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_40_VN_preview.pdf · số 462 vụ ra cơ quan giải quyết tranh chấp

BỘ CÔNG THƯƠNGCỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

Giải quyết tranh chấp theo cơ chế giải quyết tranh chấp WTO

đối với những nước đang phát triển

Các quy định của pháp luật Mỹ về quảng cáo và tiếp thị trên Internet

Nhìn lại hai năm thực thi Luật Bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng

BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

SỐ 40 - 2013

BỘ CÔNG THƯƠNGCỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

Page 2: theo cơ chế giải quyết tranh chấp WTO đối với những nước ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_40_VN_preview.pdf · số 462 vụ ra cơ quan giải quyết tranh chấp

BỘ CÔNG THƯƠNG

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá, Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh tự vệ.

Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Quyết định số 848/QĐ-BCT ngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quả cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm.

Page 3: theo cơ chế giải quyết tranh chấp WTO đối với những nước ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_40_VN_preview.pdf · số 462 vụ ra cơ quan giải quyết tranh chấp

BẢN TINCẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

Của Cục Quản lý cạnh tranh

Giấy phép xuất bản số 06/GP-XBBT Cấp ngày 15/01/2013

Phát hành vào ngày 20 hàng tháng

NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢNBẠCH VĂN MỪNG

Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương

BAN BIÊN TẬPNGUYỄN PHƯƠNG NAM, LÊ PHÚ CƯỜNG,

PHẠM CHÂU GIANG, PHẠM HƯƠNG GIANG, CAO XUÂN QUẢNG, HỒ TÙNG BÁCH,

BÙI NGUYỄN ANH TUẤN, PHAN ĐỨC QUẾ, PHÙNG VĂN THÀNH

HỘI ĐỒNG CỐ VẤNTRƯƠNG ĐÌNH TUYỂN

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mạiPGS. TS. LÊ DANH VĨNH

Nguyên Thứ trưởng Bộ Công ThươngÔNG TRẦN QUỐC KHÁNH

Thứ trưởng Bộ Công ThươngGS. TS. HOÀNG ĐỨC THÂN

Đại học Kinh tế Quốc dânPGS. TS. NGUYỄN NHƯ PHÁT

Viện Nhà nước và Pháp luậtTS. BÙI NGUYÊN KHÁNH

Viện Nhà nước và Pháp luật

Tổ chức sản xuất và phát hànhTRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID)

25 Ngô Quyền - Hà NộiĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04) 2220 5303

Email: [email protected]

Đại diện tại TP. Hồ Chí MinhTầng 6, số 8 Nam Kỳ Khởi Nghĩa - TP. HCM

Phát hành tạiCông ty phát hành báo chí Trung ương

Mục lục

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhằm nâng cao chấtlượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về:

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội

ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303 * Email: [email protected]

04 CHUYÊN MỤC 18 TIN TỨC - SỰ KIỆN

26 VĂN BẢN PHÁP LUẬT MỚI BAN HÀNH

25 HỎI ĐÁP

27 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

30 HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ TỚI

Page 4: theo cơ chế giải quyết tranh chấp WTO đối với những nước ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_40_VN_preview.pdf · số 462 vụ ra cơ quan giải quyết tranh chấp

4 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 0 - 2 0 1 3

Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO hiện nay được xem như cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả

nhất trong hệ thống luật pháp quốc tế.1 Cơ chế này không chỉ đóng vai trò như một cơ quan tư pháp mà còn như là một cơ chế phòng ngừa tranh chấp, giúp làm cân bằng giữa các quyền và nghĩa vụ của các thành viên WTO. Nó thực hiện ba chức năng chính: (i) đảm bảo hệ thống thương mại đa phương hoạt động một cách an toàn và dễ dự đoán bằng cách củng cố và tăng cường tính bắt buộc phải thi hành các quy định của pháp luật (rule of law);2 đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của các thành viên WTO;3 và làm rõ quyền và nghĩa vụ này thông qua việc giải thích Hiệp định WTO phù hợp với các qui tắc có tính tập quán về giải thích công pháp quốc tế.4 Với các chức năng này, các bên

1 David Palmeter “The WTO as a Legal System” (2000) Fordham Internal Law Journal,Vol. 24 (1&2), trang 10.

2 A Handbook on the WTO Dispute Settlement System: A WTO Secretariat Publication prepared for publication by the Legal Affairs Division and the Appellate Body (Cambridge University Press, 2004), trang 2.

3 Điều 3.2 DSU 4 Điều 3.2 DSU

tranh chấp bắt buộc phải tuân thủ các cam kết của họ theo các hiệp định liên quan.5 Các khuyến nghị và phán quyết của Cơ quan giải quyết tranh chấp mang tính bắt buộc thực thi đối với các bên trong vụ tranh chấp.

Mục tiêu của WTO trong việc thiết lập cơ chế này là “để đạt được một giải pháp tích cực cho các tranh chấp giữa các quốc gia thành viên” (Điều 3.7 của DSU). Thông qua cơ chế này, các thành viên WTO có thể đảm bảo rằng các quyền của họ theo các Hiệp định WTO được thực thi. Điều này tạo điều kiện cho mỗi thành viên có thể khởi kiện chống lại bất kỳ thành viên nào khác vi phạm các chính sách thương mại nhằm bắt buộc các thành viên đó phải tuân thủ những nghĩa vụ của mình theo các cam kết trong các hiệp định WTO. Theo cơ chế này, các thủ tục giải quyết tranh chấp sẽ bắt đầu bằng một cuộc tham vấn song phương và nếu tham vấn không thành công, các thành viên khiếu nại có thể yêu cầu DSB thành lập Ban Hội thẩm. Nếu các thành

5 Guohua Yang WTO Dispute Settlement Understanding: A detailed Interpretation Bryan. Mercurio, Yongjie Li (ed) (Kluwer Law International, 2005), trang 16.

viên WTO có quan tâm đến tranh chấp, họ có thể tham gia như các bên thứ ba. Tính đến tháng 6 năm 2013, đã có tổng cộng 462 tranh chấp được giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp DSU của WTO, trong đó có đến 236 vụ tranh chấp liên quan đến chống bán phá giá, chống trợ cấp và thuế đối kháng, và các biện pháp tự vệ.

Sự tham gia của các nước đang phát triển vào hệ thống giải quyết tranh chấp WTO

Đến tháng 6 năm 2013, WTO đã có 159 thành viên, trong đó tỷ lệ của các thành viên đang phát triển lớn hơn tỷ lệ các thành viên phát triển, chiếm khoảng hai phần ba tổng số thành viên WTO. Tuy nhiên, sự tham gia của các thành viên đang phát triển vào hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO vẫn còn thấp hơn nhiều so các nước phát triển. Chỉ có một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Brazil, Argentina, Thái Lan tích cực trong việc tham gia các cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Việt Nam cũng tham gia vào hệ thống giải quyết tranh chấp này với tư cách là nguyên đơn chống lại Hoa Kỳ trong hai vụ, DS404 và DS429, liên quan đến sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam. Các nước đang phát triển ở châu Phi ít tham gia vào hệ thống giải quyết tranh chấp này do sự giao thương của các nước này với các thành viên khác của WTO thấp nên tranh chấp ít xảy ra. Về sự tham gia trong hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO của các nước đang phát triển, George A.Bermnann và Peros C.Mavroidis cho rằng:6

Một hệ thống giải quyết tranh chấp mà ở đó các nước đang phát triển được tiếp cận hoàn toàn, cho phép các quốc gia này không chỉ đơn thuần khẳng định quyền của mình theo các hiệp định của WTO mà còn giúp họ thực hiện các nghĩa vụ của mình theo các hiệp định đó với lòng tin rằng họ có thể bảo vệ một cách đầy đủ các lợi ích của mình trong bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến sự tuân thủ những nghĩa vụ đó. Do đó, sự hiểu biết về hệ thống giải quyết tranh chấp và sự tham gia của các nước đang phát triển vào hệ thống này là sự đóng góp quan trọng đối với khả năng tổng thể của họ trong việc hưởng các lợi ích từ các quyền và nghĩa vụ của mình theo các Hiệp định của WTO.

6 George Bermann and PetrosC.Mavroidis Developing Countries in the WTO System (Cambridge University Press, 2007),trang 215.

Nhằm đạt được một giải pháp tích cực cho các bên trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ việc áp dụng các Hiệp định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), WTO cung cấp một cơ chế giải quyết tranh chấp cho các thành viên của mình thông qua Hiệp định về các Qui tắc và Thủ tục giải quyết tranh chấp (DSU). Cơ chế giải quyết tranh chấp này được cho là hiệu quả hơn so với cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT1947 vì đã đưa ra được một cơ chế thực thi tốt hơn và được xem như cơ chế giải quyết tranh chấp phát triển nhất trong bất kỳ hệ thống luật hiện hành nào. Thực tế cho thấy các nước phát triển có lợi thế hơn và vận dụng tốt hơn cơ chế giải quyết tranh chấp này so với các nước đang phát triển. Để tham gia một cách có hiệu quả trong hệ thống này, các thành viên đang phát triển phải đối mặt với những thách thức nhất định. Bài viết này đề cập đến những khó khăn và thách thức mà các nước thành viên đang phát triển thường gặp phải trong việc giải quyết các tranh chấp theo DSU. Các khó khăn và thách thức này bao gồm (i) hạn chế về nguồn lực pháp luật, (ii) hạn chế về mặt tài chính, (iii) vấn đề thực thi các phán quyết và khuyến nghị của Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB), (iv)vấn đề trả đũa và bị trả đũa lại, và (v)hiệu quả của các điều khoản về đối xử ưu đãi đặc biệt cho các nước đang phát triển trong DSU và trong các hiệp định WTO có liên quan. Cuối cùng, bài viết cũng đưa ra một số đề xuất về hướng giải quyết những khó khăn thách thức đó, nhằm đạt được kết quả khả quan hơn cho các nước đang phát triển trong việc tham gia vào hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO.

Phòng vệ thương mại

Giải quyết tranh chấp thEO cƠ chế Giải quyết tranh chấp WtO ĐỐi VỚi nhỮnG nƯỚc ĐanG phÁt triỂn

Page 5: theo cơ chế giải quyết tranh chấp WTO đối với những nước ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_40_VN_preview.pdf · số 462 vụ ra cơ quan giải quyết tranh chấp

5ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 0 - 2 0 1 3

Tranh chấp từ các nước đang phát triển chiếm khoảng 25% tổng số các vụ tranh chấp được khởi xướng mỗi năm theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Tính đến tháng 5 năm 2013, các nước đang phát triển đã đưa 195 tranh chấp trong tổng số 462 vụ ra cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO. Đặc biệt, trong năm 2010, phần lớn các vụ khởi xướng được đưa ra bởi các nước đang phát triển. Họ tham gia vào hệ thống không chỉ với tư cách nguyên đơn hoặc bị đơn mà còn với tư cách bên thứ ba. Trong số các nước đang phát triển, Trung Quốc, Ấn Độ, Argentina, Brazil và Thái Lan là những thành viên đang phát triển tham gia tích cực nhất. Trong đó Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu trong việc tham gia vào hệ thống giải quyết tranh chấp này. Trong những năm gần đây Trung Quốc đã đi theo “chủ nghĩa pháp luật hiếu chiến”(‘aggressive legalism’), bằng cách sử dụng việc giải quyết tranh chấp đa phương vừa như một “lá chắn” (‘shield’) để kháng kiện vừa như một “thanh gươm” (‘sword’) để khởi kiện nhằm bảo vệ và phát triển các lợi ích thương mại của mình.7

Bảng 1: So sánh sự tham gia vào hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO giữa các nước đang phát triển và các nước đang phát triển từ năm 1995 đến tháng 6 năm 2013

Đơn vị tính: Vụ

Nguồn: WTO8

Bảng 2: Sự tham gia của một số các nước đang phát triển tiêu biểu trong hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO từ năm 1995 đến tháng 6 năm 20139

Đơn vị tính: Vụ

Nguồn: WTO9

Khó khăn và thách thức mà nước đang phát triển thường phải đối mặt trong quá trình giải quyết tranh theo cơ chế giải quyết tranh chấp WTO

Các nước đang phát triển gần đây đã chủ động hơn trong việc tham gia vào hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO. Tuy nhiên, có ý kiến chuyên gia cho rằng, các

7 Bryan Mercurio and MitaliTyagi “China’s Evolving Role in WTO Dispute Settlement: Acceptance, Consolidation and Activation” (2012), trang 91.

8 WTO Dispute Settlement: The Disputes, Disputes by country/territory.9 WTO Dispute Settlement: The Disputes, Disputes by country/territory.

nước đang phát triển đã lãng phí thời gian và tiền bạc khi sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để chống lại các nước có ngành công nghiệp phát triển.10

Trên thực tế, để tham gia vào hệ thống giải quyết tranh chấp này, các nước đang phát triển gặp phải một số thách thức sau:

Thiếu các chuyên gia chuyên ngành về luật WTO và thủ tục giải quyết tranh chấp của DSU

Các thành viên đang phát triển được cho là bị hạn chế về nguồn thông tin, nguồn lực pháp luật và công tác tổ chức hành pháp.11 Trong việc giải quyết tranh chấp theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, năng lực về mặt pháp luật của các bên được coi là một yếu tố quan trọng mang tính tiên đoán trong việc xác định bên nào sẽ giành thắng lợi trong tranh chấp. Nhiều nước đang phát triển thiếu các chuyên gia pháp lý và/hoặc các luật sư am hiểu lĩnh vực pháp luật WTO, không chỉ thiếu trong các cơ quan thuộc chính phủ mà còn trong các đoàn luật sư hay công ty luật tư nhân.

Đáng chú ý, hầu hết các nước đang phát triển có rất ít hoặc không có luật sư để giải quyết các vấn đề liên quan đến WTO, rất ít hoặc không có luật sư trong công ty luật tư nhân có kinh nghiệm về luật WTO, và ít hoặc không có các công ty hoặc các hiệp hội thương mại có liên lạc thường xuyên với các cơ quan chính phủ về các vấn đề thương mại trong nước và quốc tế.12 Luật WTO chỉ đơn thuần được giới thiệu thông qua các cuộc hội thảo, hội nghị, hay khóa học ngắn hạn nhưng không được giảng dạy một cách hoàn chỉnh ở nhiều nước đang phát triển. Vì vậy, nhiều nước đang phát triển thiếu các chuyên gia pháp lý về WTO để giải quyết tranh chấp liên quan đến các hiệp định của WTO. Do đó, họ buộc phải trả một khoản lệ phí rất đắt cho các công ty luật quốc tế nhiều khi chỉ để thực hiện sự phòng vệ hay phản kháng trong một vụ tranh chấp.13

10 Robert E. Hudec “The Adequacy of WTO Dispute Settlement Remedies: A Developing Country Perspective” in Bernard Hoekman, AadityaMattoo, and Philip English (ed) Development, Trade and the WTO: A Handbook (World Bank, 2002), trang81.

11 George Ber mann and Pet rosC.MavroidisDeveloping Countries in the WTO System (Cambridge University Press, 2007),trang 221.

12 Gregory Shaffer “How to Make the WTO Dispute Settlement System Work for Developing Countries”(2003)ICTSD Resource Paper, trang 27.

13 Alejandro Sánchez – Arriaga “Dispute Settlement Understanding of the WTO: Implication

Phòng vệ thương mại

Page 6: theo cơ chế giải quyết tranh chấp WTO đối với những nước ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_40_VN_preview.pdf · số 462 vụ ra cơ quan giải quyết tranh chấp

6 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 0 - 2 0 1 3

Trong khi đó, các nước phát triển như Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu lại có lợi thế đáng kể về nguồn lực trong việc tham gia giải quyết tranh chấp tại WTO. Ví dụ, luật sư của Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ là thuộc các cơ quan của chính phủ Hoa Kỳ, trong đó có đội ngũ chuyên gia pháp luật dành riêng cho việc giải quyết các tranh chấp tại WTO. Tương tự như vậy, bộ phận về dịch vụ pháp lý của Ủy ban Châu âu có hàng chục luật sư chuyên ngành từ các lĩnh vực làm việc khác nhau cùng với luật sư riêng của văn phòng tại Brussels, những người mà Uỷ ban Châu âu có thể thuê khi cần thiết, giải quyết các vấn đề liên quan đến WTO. Các luật sư này được đào tạo tốt và thường nghiên cứu pháp luật của WTO trong các trường đại học hàng đầu của Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu. Và cho dù Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu có luật sư của chính phủ được đào tạo chuyên nghiệp như vậy, họ vẫn thường xuyên dựa vào sự hỗ trợ của các công ty luật tư nhân, các doanh nghiệp, và các hiệp hội thương mại.

Trên thực tế, các nước đang phát

for Developing Countries” (2004) PQDT, trang 78.

triển cần được hỗ trợ nhiều hơn nữa ngay từ lúc trước khi vụ kiện bắt đầu, bởi vì trước khi bắt đầu thủ tục tố tụng, các quốc gia này phải đối mặt với quyết định xem có nên khởi kiện và có đủ khả năng theo đuổi vụ kiện hay không. Do các nước đang phát triển tham gia vào hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO với tần suất ít hơn so với các nước phát triển, nên họ cần nhiều thời gian, công sức và tiền bạc hơn trong việc giải quyết tranh chấp. Trong khi đó, các thành viên WTO có nền kinh tế phát triển tiếp cận tốt hơn về luật WTO, có chuyên môn pháp lý cao hơn, nên họ có thể dễ dàng đạt được thành công hơn trong giải quyết tranh chấp.

Hạn chế về mặt tài chính Thách thức lớn thứ hai của các nước

đang phát triển trong việc giải quyết tranh chấp theo cơ chế giải quyết tranh chấp WTO là vấn đề tài chính. Chi phí để theo đuổi một vụ giải quyết tranh chấp là rất cao, có thể từ hàng trăm ngàn đến hàng triệu đô la. Có thể nói rằng việc giải quyết tranh chấp WTO là rất tốn kém và chí phí đó trở thành vấn đề lớn đối với các nước đang phát triển hơn là đối với các nước phát triển. Trong khi đó, xác suất thành công cho các nước đang phát triển lại có

thể thấp hơn so với các nước phát triển do sự chênh lệch về các nguồn lực, đặc biệt trong các tranh chấp mà một bên là nước đang phát triển và một bên là nước phát triển với nhiều nguồn lực cao hơn.

Bên cạnh đó, chi phí phụ như tổn thất bởi sự thất bại đối với nước đang phát triển có thể sẽ cao hơn so với các nước phát triển. Theo Niall Meagher, thất bại trong giải quyết tranh chấp WTO có thể có hai hình thức:14 một là thất bại trong việc khởi kiện trong trường hợp là nguyên đơn, hai là thất bại trong việc kháng kiện nếu là bị đơn... Một quốc gia đang phát triển, với một nền kinh tế nhỏ và kém đa dạng hơn, có thể có ít phương án hơn trong việc trang trải chi phí cho vụ kiện. Những quốc gia đang phát triển cũng rất dễ bị mất lòng tin vào hệ thống giải quyết tranh chấp WTO do sự thất bại trong việc khiếu kiện trong trường hợp là nguyên đơn trong vụ tranh chấp. Những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến quyết định của một quốc gia đang phát triển đối với cả việc khởi kiện lẫn kháng kiện.

14 George Ber mann and Pet rosC.Mavroidis (ed) WTO Law and Developing Countries(Cambridge University Press, 2007), trang 220.

Phòng vệ thương mại

Page 7: theo cơ chế giải quyết tranh chấp WTO đối với những nước ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_40_VN_preview.pdf · số 462 vụ ra cơ quan giải quyết tranh chấp

7ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 0 - 2 0 1 3

Ngoài ra, thời gian thực hiện cho quá trình giải quyết tranh chấp này khá dài, trung bình ít nhất là ba năm, và thời gian đó có thể gây bất lợi cho các ngành công nghiệp mới nổi của các nước đang phát triển nếu là một bên trong tranh chấp. Hơn nữa, thủ tục của cơ chế giải quyết tranh chấp DSU được coi là quá kỹ thuật và tốn kém. Do đó, các nước đang phát triển sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ pháp lý chuyên môn và tận dụng được những lợi ích của hệ thống giải quyết tranh chấp này để kiện các thành viên khác, đặc biệt là thành viên phát triển.

Quan ngại về việc thực hiện các khuyến nghị và phán quyết của DSB của bên thua kiện trong tranh chấp

Quá trình giải quyết tranh chấp theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được chia thành ba giai đoạn chính: thủ tục tham vấn, xét xử của ban hội thẩm và của cơ quan phúc thẩm, và giai đoạn thực thi. Trong giai đoạn tham vấn, nếu các bên tìm ra được một giải pháp thỏa đáng và phù hợp với các hiệp định liên quan thì là tốt nhất. Tuy nhiên, trong trường hợp không có giải pháp thoả đáng nào được đưa ra, DSU cung cấp hai giải pháp có thể thực hiện: bên vi phạm thu hồi các biện pháp có liên quan nếu chúng được cho là không phù hợp với quy định của bất kỳ hiệp định WTO nào, và bồi thường nếu việc thu hồi ngay lập tức biện pháp này không khả thi. Trong giai đoạn thực thi, khuyến nghị và phán quyết của DSB là ràng buộc, mang tính bắt buộc thi hành, việc bồi thường thiệt hại và trả đũa là biện pháp mang tính khắc phục. Tuy rằng các khuyến nghị và phán quyết của DSB là ràng buộc, bên thua kiện bắt buộc phải thực thi nhưng việc thực thi này được thực hiện như thế nào là một vấn đề mà bên thắng kiện trong tranh chấp rất quan tâm. Các phán quyết và khuyến nghị của DSB không tự bản thân nó thực hiện, vì vậy việc thực hiện phụ thuộc vào bên thua kiện có hành động thích hợp ra sao. Bản thân các biện pháp khắc phục theo luật WTO không có qui định đối với bất kỳ sự khắc phục thiệt hại nào do việc không tuân thủ của một thành viên gây ra đối với thành viên khác. Vì vậy, các nước đang phát triển thường phải đối mặt với khó khăn trong việc bắt buộc bên thua kiện thực hiện những phán quyết, đặc biệt là khi họ là những quốc gia phát triển. Vì

các nước có nền kinh tế lớn hơn thường có thói quen dựa theo các quy tắc có lợi cho mình theo kiểu cá lớn nuốt cá bé hơn là tuân theo lẽ phải và sự công bằng. Đối với họ, biện pháp khắc phục tối ưu sẽ là một biện pháp đủ tốt để có thể chống lại các đối thủ nhưng không gây bất lợi cho mình. Xu hướng này cũng được đem ra xem xét trong việc giải thích lý do tại sao các biện pháp khắc phục của WTO vẫn còn là một vấn đề tồn tại.15

Theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, nếu một thành viên WTO vi phạm nghĩa vụ của mình theo các cam kết trong WTO và không tuân thủ phán quyết của WTO, thì các bên tranh chấp phải thương lượng đền bù và phải được cả hai bên tranh chấp đều chấp thuận. Tuy nhiên, việc bồi thường được thoả thuận bởi hai bên không bị ràng buộc bởi luật WTO và vì thế nó đã hiếm khi xảy ra.16 Theo Điều 22.2 của DSU, nếu các bên không thể thống nhất về số tiền bồi thường, DSU cho phép bên khiếu kiện có quyền trả đũa bằng một biện pháp đối phó. Theo đó, bên khiếu kiện có thể yêu cầu DSB cho phép họ trả đũa theo các hiệp định nếu bị đơn không tuân thủ các khuyến nghị và phán quyết của DSB và nếu họ thất bại trong việc bồi thường cho thành viên bị ảnh hưởng thắng kiện trong phiên tranh chấp.

Quan ngại về hiệu quả của trả đũa và bị trả đũa lại từ các thành viên phát triển mạnh như Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu

Trả đũa được coi là một phản ứng của bên thắng kiện đối với bên thua trong tranh chấp khi bên thua kiện không tuân thủ phán quyết và khuyến nghị của DSB. Trả đũa cũng được coi là một công cụ được sử dụng bởi các thành viên cho rằng mình đã bị thiệt hại do việc không tuân thủ của các thành viên vi phạm, nhằm để buộc thành viên này thu hồi các biện pháp không phù hợp trong WTO. Tuy nhiên, biện pháp trả đũa chống lại các thành viên không thực hiện khuyến nghị và phán quyết của DSB là lựa chọn cuối cùng mà các thành viên khiếu kiện nên làm cho dù quyền trả đũa là một phương

15 Gregory Shaffer “How to Make the WTO Dispute Settlement System Work for Developing Countries” (2003) ICTSD Resource Paper, trang 37

16 Gregory Shaffer “How to Make the WTO Dispute Settlement System Work for Developing Countries” (2003) ICTSD Resource Paper, trang 37

tiện quan trọng để làm các biện pháp vi phạm phù hợp theo các hiệp định của WTO. Các cuộc đàm phán về việc bồi thường khi các biện pháp khác không có hiệu quả được khuyến khích hơn là thực biện biện pháp trả đũa.17

Về mặt lý thuyết, trả đũa là một biện pháp khắc phục để đảm bảo sự tuân thủ đúng với các khuyến nghị và phán quyết của DSB. Tuy nhiên, thực tế, trả đũa không phải là một biện pháp khắc phục hiệu quả đối với các thành viên đang phát triển. Biện pháp trả đũa có tác dụng cho các đối tác thương mại lớn của nước đang phát triển chứ không phải là cho bản thân các nước đang phát triển. Mục tiêu cơ bản của biện pháp trả đũa là làm cho bên vi phạm tuân thủ các phán quyết của DSB, trong khi đó các nước đang phát triển có quyền lực kinh tế kém hơn, sẽ lo ngại về hiệu quả của nó, đặc biệt là khi họ đấu tranh với các thành viên phát triển, những nước có quyền lực kinh tế mạnh hơn.

Các quy tắc và thực tiễn của WTO về các biện pháp khắc phục được xây dựng có phần thiên vị cho lợi ích của các thành viên có thị trường lớn như Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu.18 Do có thị phần lớn trên thị trường thế giới, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu nhìn chung muốn các nước đang phát triển tuân thủ các quy định và phán quyết của WTO bởi vì họ nhận thấy rằng việc tiếp cận các thị trường lớn của những quốc gia này rất quan trọng không chỉ đối với các nhà sản xuất và xuất khẩu mà còn tạo công ăn việc làm cho nguồn lao động ở các quốc gia đó. Ngược lại, việc tiếp cận với thị trường các nước đang phát triển có một tỷ trọng nhỏ trong thị phần toàn cầu, lại ít ảnh hưởng đến lợi ích của nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu. Rõ ràng việc trả đũa có thể gây hại cho thành viên thực hiện quyền trả đũa từ góc độ kinh tế vì nó có thể làm tăng giá cho người tiêu dùng và làm giảm phúc lợi chung trong các quốc gia này.19Ngoài

17 George Bermann and PetrosC.Mavroidis Developing Countries in the WTO System (Cambridge University Press, 2007), trang 235.

18 Gregory Shaffer “How to Make the WTO Dispute Settlement System Work for Developing Countries” (2003) ICTSD Resource Paper, trang 38.

19 See Lucas Eduardo F. A. Spadano“Cross-agreement retaliation in the WTO disputes settlement system: an important enforcement mechanism for developing countries?” (2008),

Phòng vệ thương mại

Page 8: theo cơ chế giải quyết tranh chấp WTO đối với những nước ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_40_VN_preview.pdf · số 462 vụ ra cơ quan giải quyết tranh chấp

8 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 0 - 2 0 1 3

ra, các nước đang phát triển cũng lo ngại nếu thực hiện quyền trả đũa đối với các nước lớn hơn trong tranh chấp có thể họ sẽ bị mất các khoản viện trợ hoặc các lợi ích khác trong kinh tế, thương mại hay ngoại giao. Thực sự việc trả đũa có thể gây tổn hại nền kinh tế quốc gia của bên thắng kiện nhiều hơn là được.

Vấn đề về hiệu quả của các điều khoản đặc biệt và ưu đãi dành cho các nước đang phát triển trong DSU và các hiệp định WTO có liên quan

Lời nói đầu của Hiệp định thành lập WTO có đoạn viết:

Thừa nhận rằng cần phải thiết lập những nỗ lực tích cực để đảm bảo rằng các nước đang phát triển, và đặc biệt là những nước chậm phát triển trong số đó, đảm bảo chắc chắn một phần trong sự tăng trưởng thương mại quốc tế tương xứng với nhu cầu phát triển kinh tế của họ,

Luật WTO quy định các điều khoản ưu đãi và đặc biệt dành cho các thành viên đang phát triển, trong đó có tính đến sự mất cân bằng kinh tế và nhu cầu phát triển của họ.20 Theo đó, DSU có những qui định đối xử ưu đãi đặc biệt hướng đến các lợi ích dành riêng cho các nước đang phát triển và mang lại cho họ một sân chơi pháp lý và kinh tế ngang bằng trong hệ thống luật WTO.21 Theo DSU, sự đối xử đặc biệt và ưu đãi cho các nước đang phát triển được qui định từ bước tham vấn cho đến khâu xét xử và giai đoạn thực thi.

Trong quá trình tham vấn, các thành viên đặc biệt chú ý đến các lợi ích của các thành viên đang phát triển. Do đó, các bên có thể thoả thuận kéo dài thời gian tham vấn nếu đối tượng của tham vấn là một nước đang phát triển.22 Tương tự như vậy, ở giai đoạn xét xử, nếu tranh chấp giữa một bên là nước đang phát triển và một bên là nước phát triển, thì ban hội thẩm phải bao gồm ít nhất một thành viên từ nước đang phát triển nếu thành viên này yêu cầu.23 Ngoài ra, nếu một nước thành viên đang phát triển là bị đơn trong tranh chấp, ban hội thẩm phải tạo điều kiện thuận lợi cho thành ...

(xem tiếp trang 27)

World Trade Review, trang511–545.20 R. Rajesh Babu Remedies under the WTO

Legal System (MartinusNihoff Publisher, 2012), trang 343

21 R. Rajesh BabuRemedies under the WTO Legal System (MartinusNihoff Publisher, 2012), trang 371

22 Điều 12.10 DSU23 Điều 8.10 of the DSU

Thời gian gần đây, cùng với sự tự do hóa thương mại toàn cầu, các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp được các nước trên thế giới áp dụng ngày càng nhiều nhằm bảo hộ ngành sản xuất trong nước. Khi lượng hàng hóa

xuất khẩu từ Việt Nam gia tăng và chiếm thị phần lớn trong tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường nước khác cũng đồng nghĩa với nguy cơ bị kiện áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại càng gia tăng.

Tính đến hết tháng 6/2013, đã có tổng cộng 67 vụ kiện liên quan đến hàng xuất khẩu của Việt Nam do các nước khởi xướng điều tra. Các vụ kiện có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, không chỉ tại những nước hay sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại như Hoa Kỳ, EU mà những quốc gia trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Thái Lan cũng đang tích cực áp dụng biện pháp này trong bối cảnh kinh tế thế giới khủng hoảng, sản xuất trong nước khó khăn do lượng cung đang vượt quá nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Tên nướcSố vụ việc (tính đến 30/6/2013)

AD AC CVD SG CộngHoa Kỳ 8 1 4 0 13EU 5 5 0 0 10Ai Cập 1 0 0 1Ấn Độ 4 0 2 6Argentina 2 0 0 2Ba Lan 1 0 0 1Brazil 5 1 0 0 6Canada 3 0 1 4Clombia 1 0 0 1Hàn Quốc 1 0 0 1Indonesia 1 0 2 3Peru 2 0 0 2Philippines 0 3 3Thổ Nhĩ Kỳ 4 3 0 3 10Thái Lan 2 1 3Malaysia 1 1

Tổng 41 10 4 12 67Bảng tổng hợp các vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của

Việt Nam (nguồn: Cục Quản lý cạnh tranh) Các vụ kiện do nước ngoài tiến hành điều tra và áp thuế đã gây ra những tác

động đáng kể cho các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung, cụ thể:

(i) Năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị suy giảm tại thị trường nước xuất khẩu do hàng hóa xuất khẩu của Việt nam bị áp thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và biện pháp tự vệ, điều này sẽ dẫn đến kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thuộc đối tượng điều tra sẽ bị giảm sút một cách đáng kể; thu hẹp thị phần và doanh nghiệp có thể phải đối mặt với rủi ro mất thị trường xuất khẩu.

Một sỐ Vấn Đề còn tồn tại trOnG cÁc Vụ kiện phònG Vệ thƯƠnG Mại

(chỐnG bÁn phÁ GiÁ, chỐnG trợ cấp) ĐỐi VỚi nền kinh tế phi thị trƯờnG

Phòng vệ thương mại

Page 9: theo cơ chế giải quyết tranh chấp WTO đối với những nước ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_40_VN_preview.pdf · số 462 vụ ra cơ quan giải quyết tranh chấp

9ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 0 - 2 0 1 3

(ii) Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đầu tư đáng kể nguồn nhân lực, thời gian và kinh phí cho việc tham gia giải quyết toàn bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ như chi phí thuê luật sư tư vấn, tham gia trả lời câu hỏi, thẩm tra tại chỗ, cung cấp thông tin, nghiên cứu và xây dựng hệ thống các tài liệu chứng minh, lập luận bảo vệ và các dữ liệu, số liệu về các giá trị thay thế...

(iii) Bên cạnh đó, ngay khi vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ được khởi xướng điều tra thì các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã phải đối mặt với việc đảo lộn và thay đổi kế hoạch kinh doanh, đầu tư sản xuất, chiến lược mặt hàng của doanh nghiệp mình để đáp ứng với những thay đổi mới của thị trường xuất khẩu. Trong bối cảnh này, việc chuyển sang thị trường xuất khẩu khác cũng sẽ gặp khó khăn hơn vì các khách hàng tại thị trường xuất khẩu mới này cũng có thể lợi dụng vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ để ép giá hoặc áp đặt những điều khoản, điều kiện không có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, chủ nghĩa bảo hộ thương mại có xu hướng ngày càng gia tăng đang gây ra những tác động tiêu cực đến thương mại quốc tế. Mặt khác, lượng và giá trị xuất khẩu hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam ngày càng gia tăng ảnh hưởng đến ngành sản xuất nội địa của các quốc gia nhập khẩu được coi là nguyên nhân chính khiến các nước nhập khẩu đẩy mạnh hành vi bảo vệ lợi ích của họ bằng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ dẫn đến sự gia tăng các vụ việc phòng vệ thương mại trong thời gian gần đây

Hiện tại, một số quốc gia trong đó có Hoa Kỳ, EU và Brasil… vẫn chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Tuy điều này không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những vụ kiện phòng vệ thương mại nhưng lại gây tác động tiêu cực đến kết quả điều tra của các vụ việc chống bán phá giá và trợ cấp do các quốc gia trên sẽ sử dụng nước thay thế (surrogate country) để xác định và tính toán biên độ phá giá, trợ cấp (nếu có) nên mức thuế suất áp dụng (nếu có) thường sẽ rất cao và các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không thể tiếp tục xuất khẩu sản phẩm bị điều tra vào thị trường nước nhập khẩu.

Đối với Vấn đề mốc chuẩn nước ngoài:

- Ngưỡng chuẩn cho vay (loan benchmark): vấn đề này phát sinh khi Cơ quan điều tra cần tính toán lợi ích

của một khoản vay mà cơ quan cho là trợ cấp, theo đó lợi ích này được xác định bằng mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay thương mại thông thường trên thị trường và lãi suất mà khoản cho vay đó dành cho doanh nghiệp. Trong các vụ điều tra chống trợ cấp trước đây của Hoa Kỳ liên quan đến Việt Nam (kể từ vụ điều tra CVD túi nhựa PE năm 2009), cơ quan điều tra đều nhận định rằng các khoản cho vay cung cấp bởi các ngân hàng Việt Nam phản ánh sự can thiệp lớn của nhà nước trong ngành ngân hàng, vì vậy lãi suất trên thị trường Việt Nam không đủ tin cậy để Cơ quan điều tra dùng nhằm xác định lợi ích của trợ cấp. Với lý do này, Cơ quan điều tra đã sử dụng một mức lãi suất dựa trên thị trường bên ngoài để xác định lợi ích. Mức lãi suất này thường cao hơn rất nhiều so với lãi suất thương mại thực tế trên thị trường Việt Nam, do đó thường dẫn đến mức thuế suất cao hơn. Mặc dù Việt Nam đã nhiều lần giải thích với Cơ quan điều tra về những cải cách và tiến bộ của hệ thống ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là quyền tự chủ của các tổ chức tín dụng của Việt Nam kể từ sau vụ việc điều tra CVD túi PE năm 2009 nhằm chứng minh nhà nước không can thiệp lớn vào hệ thống ngân hàng Việt Nam và đề nghị Cơ quan điều tra không sử dụng ngưỡng chuẩn cho vay bên ngoài. Tuy nhiên, đối với các nước có nền kinh tế phi thị trường, Cơ quan điều tra đã không xem xét và sử dụng những lập luận này, thay vào đó vẫn giữ nguyên quan điểm của mình trước đây. Việc Cơ quan điều tra tiếp tục sử dụng ngưỡng chuẩn bên ngoài là một bất lợi lớn đối với Việt Nam trong các vụ điều tra CVD liên quan đến các chương trình cho vay, dẫn tới mức thuế suất cao hơn.

- Ngưỡng chuẩn về đất (benchmark for land): tương tự như ngưỡng chuẩn cho vay, ngưỡng chuẩn về đất cũng được sử dụng để Cơ quan điều tra xác định lợi ích của việc cung cấp đất thấp hơn giá trị thông thường và từ đó là căn cứ xác định thuế suất. Cơ quan điều tra cũng nhận định rằng việc mua bán quyền sử dụng đất tại Việt Nam không dựa trên các nguyên tắc thị trường, vì vậy giá thuê đất tại Việt Nam không đủ tin cậy để Cơ quan điều tra sử dụng khi xác định khoản lợi ích. Do đó, Cơ quan điều tra đã sử dụng giá thuê tài sản công nghiệp (industrial property) ở nước ngoài làm ngưỡng chuẩn về đất. Phương pháp này Cơ quan điều tra đã áp dụng trong vụ điều tra CVD đối với túi nhựa PE của Việt Nam.

Vấn đề nước thay thế Điều VI GATT 1994 quy định trong

trường hợp hàng hóa bị điều tra chống bán phá giá được nhập khẩu từ một nước nơi chính phủ có độc quyền hay gần như độc quyền về thương mại và nhà nước ấn định toàn bộ giá cả nội địa , việc so sánh giá xuất khẩu với giá tại thị trường nội địa nước xuất khẩu có thể là không phù hợp. Qui định này, do vậy, cho phép cơ quan của nước nhập khẩu có thể bỏ qua các cách thức tính giá thông thường và tự xác định một cách thức tính mà cơ quan điều tra cho là hợp lý. Thông thường, sau khi kết luận rằng nước xuất khẩu có nền kinh tế phi thị trường, cơ quan điều tra có thể sẽ bỏ qua các số liệu về chi phí, giá cả nội địa nước xuất khẩu và chọn một nước thứ ba thay thế (dùng giá bán hoặc các chi phí sản xuất sản phẩm tại nước này) để tính Giá thông thường của sản phẩm đang điều tra.

Việc sử dụng giá cả tại một nước thứ ba thay thế khi xác định giá thông thường của hàng hóa nhập khẩu từ một nước có nền kinh tế phi thị trường thường là bất lợi cho các nhà sản xuất, xuất khẩu liên quan do:

(i) Giá cả ở nước thay thế có thể khác tương đối giá cả tại nước xuất khẩu do có các điều kiện, hoàn cảnh, kinh tế, thương mại, mức sống… khác nhau;

(ii) Mặt khác, các nhà sản xuất sản phẩm thông thường tại nước thứ ba được lựa chọn là có thể là đối thủ cạnh tranh của các nhà sản xuất nước xuất khẩu đang bị điều tra và vì thế họ có thể khai báo mức giá khiến kết quả so sánh giá xuất khẩu với giá thông thường (biên độ phá giá) bất lợi cho những nhà sản xuất, xuất khẩu của nước xuất khẩu liên quan...

Do những kết luận bất lợi dựa trên những giá trị thay thế từ nước ngoài khi Việt Nam vẫn bị coi là nền kinh tế phi thị trường khiến mức thuế suất (nếu có) đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam bị đẩy lên rất cao và không phản ánh đúng bản chất của vụ việc. Để xử lý vấn đề này, chính phủ đã có những biện pháp nhằm vận động các nước thường xuyên điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường. Hiện nay, đã có khoảng hơn 35 quốc gia và vùng lãnh thổ chính thức công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường, điều này đã làm giảm rất nhiều nguy cơ các nước sử dụng những giá trị thay thế khi điều tra phòng vệ thương mại trong tương lai.

KIM THàNH

Phòng vệ thương mại

Page 10: theo cơ chế giải quyết tranh chấp WTO đối với những nước ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_40_VN_preview.pdf · số 462 vụ ra cơ quan giải quyết tranh chấp

10 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 0 - 2 0 1 3

Ngày 13 tháng 02 năm 2012, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã đăng Công báo Liên bang thông báo về việc bãi bỏ phương pháp quy về không (zeroing) trong các cuộc điều tra về chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu

vào Hoa Kỳ. Đây là kết quả của hàng loạt những vụ tranh chấp diễn ra tại WTO cũng như tại Tòa Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USCIT) trong suốt hơn một thập kỷ qua.

Phương pháp quy về không (“zeroing”) là một thông lệ mà cơ quan điều tra – Bộ Thương mại Hoa Kỳ - đã sử dụng trong các cuộc điều tra chống bán phá giá, theo đó, khi tiến hành tính toán biên độ phá giá bình quân gia quyền, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã không cho các giao dịch không bán phá giá bù trừ cho các giao dịch bán phá giá, điều này được minh họa tại ví dụ sau:

Giá trị thông thường

Giá xuất khẩu

Phá giá

Lượng xuất khẩu

Lượng phá giá thực tế

Lượng phá giá khi áp dụng zering

Giao dịch A 100 95 5 10 50 50Giao dịch B 120 135 -15 10 -150 0Giao dịch C 115 110 5 10 50 50Giao dịch D 105 105 0 10 0 0Giao dịch E 95 90 5 10 50 50

Biên độ phá giá 0% 3%

Có thể thấy trong ví dụ trên, nếu sử dụng phương pháp thông thường, cơ quan điều tra sẽ xác định là không có hành vi bán phá giá, tuy nhiên, với việc sử dụng phương pháp quy về không (zeroing), các giao dịch không bán phá giá đã được quy về 0 (Giao dịch B), do đó khi bình quân gia quyền các giao dịch để tiến hành so sánh thì giao dịch không phá giá đã bị loại trừ, dẫn tới kết quả là phát sinh biên độ phá giá.

Phương pháp zeroing được Hoa Kỳ áp dụng trong hầu hết các cuộc điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào thị trường Hoa Kỳ. Phương pháp này đã bị đưa ra khiếu kiện tại Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO lần đầu tiên vào năm 2002 trong vụ việc Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép chống gỉ của Nhật Bản (DS244). Kể từ thời điểm đó đến nay, đã có tổng cộng 9 quốc gia tiến hành khởi kiện với 22 vụ kiện Hoa Kỳ ra WTO liên quan đến phương pháp zeroing và tính tới thời điểm hiện tại đã có 17 trên tổng số 18 phán quyết của Cơ quan giải quyết tranh chấp WTO (DSB) kết luận rằng phương pháp zeroing của Hoa Kỳ là không phù hợp với nghĩa vụ của Hoa Kỳ tại WTO (4 vụ việc còn lại hiện đang trong quá trình xem xét) .

Đứng trước phán quyết của WTO và với áp lực của ngành sản xuất trong nước, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã xem xét việc phát triển một phương pháp mới – phương pháp phá giá mục tiêu (‘Targeted dumping”)- được áp dụng trong các vụ việc điều tra chống bán phá giá nhằm tiếp tục có một công cụ mạnh để bảo hộ ngành sản xuất trong nước trước sự “cạnh tranh” của hàng hóa nhập khẩu từ các nước khác vào Hoa Kỳ.

“Phá giá mục tiêu” là một thuật ngữ trong pháp luật thương mại quốc tế được Hoa Kỳ sử dụng để biện minh cho việc sử dụng một phương pháp thay thế có lợi

cho cơ quan điều tra khi thực hiện việc so sánh giá trị thông thường và giá xuất khẩu để tính toán biên độ phá giá.

Cụ thể, phương pháp phá giá mục tiêu được tiến hành qua hai bước chính như sau:

(1) Xác định “nhóm mẫu về giá” (giá đại diện). Tại bước này, cơ quan điều tra sẽ tiến hành xác định liệu rằng giá của mỗi sản phẩm được bán cho khách hàng bị cáo buộc là khách hàng mục tiêu có thấp hơn giá bán cho tất cả các khách hàng khác hay không. Mức chênh lệch này được cơ quan điều tra đưa ra theo một ngưỡng chuẩn do cơ quan tự xác định. Nếu có trên 33% lượng hàng bán cho khách hàng này có giá thấp hơn ngưỡng chuẩn nói trên, cơ quan điều tra sẽ xác định đó là “nhóm mẫu về giá”.

(2) Xác định “sự khác biệt đáng kể”. Tại bước này, cơ quan điều tra sẽ thực hiện ba phép thử lần lượt để xác định sự khác biệt đáng kể gồm (i) so sánh giá bình quân của một sản phẩm cụ thể được bán cho khách hàng mục tiêu với giá bình quân của sản phẩm đó được bán cho khách hàng không phải mục tiêu (được gọi là chênh lệch mục tiêu) và so sánh giá bình quân cấu thành của một sản phẩm cụ thể được bán cho khách hàng mục tiêu với giá bình quân của sản phẩm đó được bán cho khách hàng không mục tiêu (chênh lệch cấu thành); (ii) so sánh giữa chênh lệch mục tiêu và chênh lệch cấu thành được xác định trong phép thử thứ nhất. Nếu chênh lệch mục tiêu lớn hơn chênh lệch cấu thành, khi đó cơ quan điều tra sẽ

coi giá bình quân của sản phẩm cụ thể được bán cho khách hàng mục tiêu đó là “mục tiêu xem xét”; (iii)Nếu tỉ lệ sản phẩm được xem là “mục tiêu xem xét” đó chiếm trên 5% tổng lượng bán cho khách hàng mục tiêu, khi đó cơ quan điều tra sẽ coi giá bán cho khách hàng mục tiêu là “khác biệt đáng kể” và khẳng định có hành vi bán phá giá mục tiêu đối với sản phẩm nói trên.

Sau khi đã xác định có hành vi bán phá giá mục tiêu, DOC sẽ mặc nhiên áp dụng phá giá mục tiêu này với tất cả các giao dịch khác của cùng một doanh nghiệp bị cáo buộc thay vì chỉ áp dụng với các giao dịch mẫu mà DOC lấy để điều tra và sẽ áp dụng phương pháp khác với các giao dịch còn lại. Trước đây, chính Bộ Thương mại Hoa Kỳ cũng đã

phƯƠnG phÁp phÁ GiÁ Mục tiêu (“tarGEtEd duMpinG”) - “cOn bài MỚi” của hOa kỳ trOnG cÁc Vụ Việc Điều tra chỐnG bÁn phÁ GiÁ

Phòng vệ thương mại

Page 11: theo cơ chế giải quyết tranh chấp WTO đối với những nước ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_40_VN_preview.pdf · số 462 vụ ra cơ quan giải quyết tranh chấp

11ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 0 - 2 0 1 3

từng không đồng tình với việc áp dụng này vì họ cho rằng việc áp dụng này là “không hợp lý và tạo ra sự trừng phạt một cách phi lý”. Tuy nhiên, hiện tại DOC lại thay đổi quan điểm của mình với vấn đề này với lý lẽ rằng “pháp luật Hoa Kỳ cho phép việc này” khi mà các phương pháp này đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật và với lý do rằng “không thể áp dụng hai phương pháp so sánh khác nhau trong cùng một công thức tính toán biên độ phá giá”.

Với việc áp dụng phương pháp này, đồng nghĩa với việc phương pháp zeroing sẽ được Bộ Thương mại Hoa Kỳ tái sử dụng trong các cuộc điều tra và rà soát hành chính của các vụ việc chống bán phá giá. Điều này được lý giải như sau: Thông thường, các cơ quan điều tra khi xác định biên độ phá giá sẽ áp dụng hai phương pháp so sánh là: giao dịch - giao dịch (transaction to transaction) hoặc bình quân gia quyền –bình quân gia quyền (weighted average to weighted average). Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp phá giá mục tiêu, cơ quan điều tra sẽ sử dụng phương pháp so sánh bình quân gia quyền – giao dịch (weighted average to transaction), trong đó bản thân giá trị bình quân gia quyền, như giải thích trong phần trên, đã được cơ quan điều tra xác định sử dụng phương pháp phá giá mục tiêu, tức là giá trị này không đại diện cho toàn bộ các giao dịch thực tế mà lấy giá trị được xác định là bán phá giá để so sánh với tất cả các giao dịch khác. Điều này đã vô hình trung đưa phương pháp zeroing tái áp dụng lại trong các cuộc điều tra và rà soát chống bán phá giá.

Phương pháp này, trong tương lai gần sẽ lại tiếp tục là một vấn đề tranh cãi lớn giữa các nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài và chính phủ các quốc gia xuất khẩu với Hoa Kỳ, tại cả cấp Tòa án Hoa Kỳ và tại WTO.

Hiện tại, phương pháp này đã được Bộ Thương mại Hoa Kỳ tiến hành áp dụng trong một số vụ việc điều tra chống bán phá giá cũng như các giai đoạn rà soát hành chính hàng năm đối với hàng hóa nhập khẩu từ một số quốc gia. Đáng nói nhất là việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ đang sử dụng phương pháp này trong giai đoạn sơ bộ của rà soát hành chính lần thứ 8 đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam cũng như giai đoạn sơ bộ của rà soát hành chính lần thứ 9 đối với sản phẩm cá tra-basa của Việt Nam.

THáI NINH

Tình hình sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại hiện nayBáo cáo về Các biện pháp thương mại G-20 của Tổ chức Thương mại Thế giới

(WTO) nhận định rằng viễn cảnh về tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm đang là mối lo ngại chính của hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay. Nền kinh tế toàn cầu đang phải chứng kiến sự sụt giảm bởi ảnh hưởng tiêu cực của dòng chảy thương mại quốc tế. Theo dự đoán gần đây nhất cho năm 2013, sản lượng sản xuất và trao đổi thương mại thế giới đã tăng (3%) vẫn thấp hơn mức tăng trưởng trung bình 5% của giai đoạn 20 năm qua.

Sự khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu đã dẫn đến việc gia tăng áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại. Việc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế lại đang diễn ra một cách chậm chạp với tỷ lệ 19% tổng các biện pháp được áp dụng từ tháng 10 năm 2008 cho đến nay được dỡ bỏ trong khi đó biện pháp hạn chế thương mại mới áp dụng trong 7 tháng vừa qua lại tăng mức kỷ lục so với thời kỳ trước. Theo Báo cáo, chỉ hơn 7 tháng vừa qua, các quốc gia G-20 đã áp dụng 109 biện pháp hạn chế thương mại so với 74 biện pháp áp dụng trong 5 tháng trước đó, trong đó khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ) vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm xấp xỉ 61% biện pháp hạn chế thương mại, tiếp theo là các biện pháp tăng thuế nhập khẩu.

Các biện pháp hạn chế thương mại áp dụng rộng rãi đối với loại sản phẩm trong đó áp dụng lớn nhất đối với máy móc (chiếm tỷ lệ 11%), thiết bị điện tử (chiếm tỷ lệ 40%), thép không gỉ, kính, gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Ngành công nghiệp đánh giá chịu nhiều thiệt hại nhất đó là sản phẩm thiết bị điện tư, dầu và chất béo thực vật (12,8%) và một số loại máy móc cơ khí khác.

Bảng 1: Thống kê các biện pháp hạn chế thương mạiBiện pháp 15/5-

15/10/2010 (5 tháng)

15/1-11/4/2011 (6 tháng)

Tháng 5-11/10/2011 (6 tháng)

15/10/2011-15/52012 (7 tháng)

15/5-12/10/2012 (5 tháng)

15/10/2012-15/5/2013 (7 tháng)

Phòng vệ thương mại

33 53 44 66 46 67

Nhâp khẩu 14 52 36 39 20 29

Xuất khẩu 4 11 19 11 4 7

Khác 3 6 9 8 1 6

Tổng 54 122 108 124 71 109

Trung bình theo tháng

10.8 20.3 18.0 17.7 14.2 15.6

(Nguồn: WTO Secretariat 2013)

Các công cụ phòng vệ thương mại chống bán phá giá, chống trợ cấp có mục đích xử lý các hành vi không công bằng diễn ra trong thương mại quốc tế. Dựa trên thống kê số liệu của WTO, biện pháp chống bán phá giá giai đoạn 2012 – 2013 giá có xu hướng giảm so với thời kỳ trước từ năm 2011 – 2012, tuy nhiên biện pháp chống trợ cấp và tự vệ lại gia tăng một cách đáng kể trong giai đoạn nêu trên mặc dù về số lượng vẫn thấp hơn so với biện pháp chống bán phá giá. Sự sụt giảm áp dụng biện pháp chống bán phá giá của thế giới chủ yếu là do sự giảm khởi xướng điều tra của Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ. Mặc dù vậy xu hướng điều tra từ các nước đang phát triển khác như Argentina, Brazil và Ấn Độ lại đang gia tăng.

thực trạnG sử dụnG cônG cụ phònG Vệ thƯƠnG Mại trên thế GiỚi Và rà sOÁt sự thay Đổi quy Định phònG Vệ thƯƠnG Mại của Một sỐ nƯỚc trOnG bỐi cảnh hiện nay

Phòng vệ thương mại

Page 12: theo cơ chế giải quyết tranh chấp WTO đối với những nước ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_40_VN_preview.pdf · số 462 vụ ra cơ quan giải quyết tranh chấp

12 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 0 - 2 0 1 3

Bảng 2: Thống kê khởi xướng điều tra chống bán phá giá

Quốc gia Tháng 10/ 2011- tháng 4/2012

Tháng 10/2012 – tháng 4/2013

Argentina 5 10Australia 4 5Brazil 16 18Canada 3 5Trung Quốc 6 1Liên minh Châu Âu

14 4

Ấn Độ 9 15Indonesia 0 0Nhật Bản 0 0Hàn Quốc 1 1Mexico 2 4Nga 5 0Nam Phi 1 3Thổ Nhỹ Kỳ 7 6Hoa Kỳ 12 2Tổng 85 74

(Nguồn: WTO Secretariat 2013)Một số đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay gồm

có sự gia tăng điều tra khởi xướng đối với sản phẩm dệt may (chiếm tỷ lệ 10%) so với không bị khởi xướng trong giai đoạn trước, sản phẩm đá, thạch cao tăng từ 2% lên đến 16% trong khi đó khởi xướng điều tra chống bán phá giá giảm đối với sản phẩm kim loại (metal) từ 45% giai đoạn trước còn 18% giai đoạn hiện nay.

Về điều tra chống trợ cấp, Hoa Kỳ vẫn là quốc gia đứng đầu điều tra trợ cấp với 8 vụ việc mới và sự gia tăng điều tra của Australia.

Bảng 3: Thống kê điều tra chống trợ cấp

Quốc gia Tháng 10/2011 – Tháng 4/2012

Tháng 10/2012 – tháng 4/2013

Australia 1 3Brazil 0 3Canada 2 3Trung Quốc 0 1Liên minh Châu Âu 3 4Hoa Kỳ 9 8Tổng 15 22

(Nguồn: WTO Secretaria 2013)

Về điều tra tự vệ, số liệu thống kê của WTO cho thấy sự gia tăng gấp đôi trong giai đoạn hiện nay, trong đó các nước Indonesia, Ấn Độ và Nam Phi điều tra chiếm tỷ lệ hơn một nửa tổng số vụ việc. Các sản phẩm bị áp dụng biện pháp tự vệ bao gồm sản phẩm nhựa, kim loại, thực phẩm, giai đoạn hiện nay mở rộng ra dệt may.

Bảng 4: Thống kê điều tra tự vệ

Quốc gia Tháng 10/2011 - tháng 4/2012

Tháng 4/2012 - tháng 4/2013

Brazil 1 0Ấn Độ 0 2Indonesia 3 4Nga 0 1Nam Phi 0 2aThổ Nhỹ Kỳ 0 1Tổng 4 10

(Nguồn: WTO Secretariat 2013)Thay đổi chính sách và quy định về phòng vệ thương mại của một số nước ảnh hưởng đến Việt Nam

Thay đổi quy định của Liên minh châu ÂuLiên minh châu Âu (EU) là một trong 10 nước sử dụng

các công cụ phòng vệ thương mại lớn nhất trên thế giới. Về kim ngạch thương mại, các biện pháp này chỉ tác động tới khoảng 0,25% hàng hóa nhập khẩu vào EU. EU đã từng điều tra chống bán phá giá đối với 5 sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có vụ việc gây ảnh hưởng lớn như áp dụng thuế đối với giày da. Số liệu thống kê cho thấy có sự sụt giảm đáng kể về khởi xướng điều tra chống bán phá giá, giảm hơn 3 lần (với 4 vụ) giai đoạn tháng 10/2012 – tháng 4/2013 với 4 vụ so với cùng kỳ giai đoạn 2011-2012.Tuy nhiên, năm 2012, EU đã tiến hành rà soát các văn bản pháp luật phòng vệ thương mại của EU với một số mục đích chính là tăng cường tính thực thi hiệu quả, tăng khả năng dự báo và chống sự trả đũa đối với các doanh nghiệp nguyên đơn. EU cho biết pháp luật về phòng vệ thương mại đã được duy trì không thay đổi phần lớn trong hơn 15 năm qua. Lần sửa đổi lớn gần nhất liên quan đến các công cụ phòng vệ thương mại được thực hiện vào năm 1995 để thực thi Vòng đàm phán Uruguay về các đàm phán thương mại quốc tế.

Để tiến hành rà soát và sửa đổi luật mới, tháng 3 năm 2012, Ủy ban Châu Âu (EC) đã hoàn thiện Nghiên cứu đánh giá về các biện pháp phòng vệ thương mại (Trade defence Evaluation Study) bởi các chuyên gia độc lập. Bên cạnh đó, EC cũng đã hoàn thiện Dự thảo sửa đổi về phòng vệ thương mại và tiến hành lấy ý kiến và tham vấn các bên có quyền lợi liên quan từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2012. Sau khi phân tích, đánh giá các ý kiến liên quan, tháng 4 năm 2013 EC đã thông qua Dự thảo sửa đổi luật này và hiện đang thực hiện thủ tục pháp lý thông qua luật tại Châu Âu (trình lên Hội đồng và Nghị viện Châu Âu), dự kiến luật sẽ được thông qua năm 2014.

Nội dung sửa đổi (thông qua Gói hiện đại hóa các biện pháp phòng vệ thương mại của EU) do EC đưa ra gồm 3 phần:

Các sửa đổi về luật (legislative proposals)Những sửa đổi về luật là sửa đổi các quy định mang tính

pháp lý trong luật phòng vệ thương mại cũ (Quy định Hội đồng số 1225/2009 về chống bán phá giá từ các nước không phải là thành viên của EU và Quy định Hội đồng số 597/2009 về chống trợ cấp) để trình Hội đồng Châu Âu và Nghị viện Châu Âu thông qua trong năm 2014 tới. Một số sửa đổi quan trọng như:

(1) Các bên có quyền lợi liên quan sẽ được thông báo trước về quyết định áp thuế hay không áp thuế trước khi có quyết định chính thức. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất, xuất khẩu có khoảng thời gian ngắn để kiểm tra những tính toán điều tra

Phòng vệ thương mại

Page 13: theo cơ chế giải quyết tranh chấp WTO đối với những nước ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_40_VN_preview.pdf · số 462 vụ ra cơ quan giải quyết tranh chấp

13ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 0 - 2 0 1 3

của EC về biên độ phá giá và trợ cấp tạm thời trước khi có quyết định chính thức. Sửa đổi này nhằm tăng tính minh bạch và dự đoán trước đối với các bên liên quan trong điều tra phòng vệ thương mại,

(2) Tăng cường các vụ việc có thể khởi xướng bởi EC mà không cần nhận đơn kiện. Theo quy định hiện tại, trong một số trường hợp đặc biệt thì EC có thể tự khởi xướng điều tra dựa trên các bằng chứng thiệt hại hiện tại bởi bán phá giá. Theo sửa đổi mới, cơ quan điều tra có thể chỉ tự điều tra dựa trên đe dọa có thiệt hại bởi bán phá giá, kèm theo đó bổ sung nghĩa vụ nhà sản xuất trong nước hợp tác cung cấp thông tin. Sửa đổi nhằm tránh việc các nhà sản xuất trong nước đệ đơn kiện lo ngại việc bị trả đũa bởi một số bên liên quan nên không dám kiện hoặc rút đơn kiện.

(3) Thay đổi quy tắc thuế thấp hơn (Lesser duty rules), theo đó: bãi bỏ áp dụng quy tắc này trong điều tra và áp thuế trợ cấp và bãi bỏ áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá được trợ cấp đầu vào (upstream).

(4) Đối với các nhà xuất khẩu xác định là bán phá giá thấp hơn mức tối thiểu trong điều tra thì sẽ không phải là đối tượng rà soát thuế sau này.

(5) Khi xem xét đến “lợi ích của liên minh” (union interest) trong điều tra thì cơ quan điều tra sẽ xem xét tất cả các doanh nghiệp trong liên minh chứ không chỉ liên quan đến các doanh nghiệp đệ đơn kiện.

(6) Ngoài ra, EC sửa đổi một số nội dung liên quan đến chọn mẫu điều tra, miễn trừ trong điều tra lẩn tránh thuế.

Sửa đổi về hướng dẫn về thủ tục điều tra (guidelines)

Ban hành cùng sửa đổi luật, EC đã dự thảo 4 văn bản hướng dẫn. Hiện nay, dự thảo hướng dẫn đang trong quá trình lấy ý kiến bởi các bên có quyền lợi liên quan trước khi EC thông qua.

(1) Xác định tiêu chí “Lợi ích của Liên minh” khi xem xét việc áp thuế

(2) Phương pháp tính toán biên độ lợi nhuận thích hợp để tính biên độ thiệt hại: dự thảo này nhằm chỉ rõ cách tính lợi nhuận biên (profit margin) khi tính thiệt hại.

(3) Rà soát và thời gian áp dụng các biện pháp: EC đưa ra chi tiết các hướng dẫn, chỉ rõ thông lệ mà EC sử dụng khi tiến hành rà soát biện pháp đang áp dụng;

(4) Lựa chọn nước thay thế trong trường hợp các doanh nghiệp bị đơn của nước có nền kinh tế phi thị trường

Các bản hướng dẫn này được xây dựng dựa trên các thông lệ điều tra mà EC đã áp dụng và nhằm giúp các doanh nghiệp châu Âu và cộng đồng hiểu rõ hơn thủ tục điều tra phức tạp các biện pháp phòng vệ thương mại theo pháp luật của EU. Hiện nay, dự thảo này đang trong giai đoạn lấy ý kiến góp ý của các bên liên quan trước ngày 31 tháng 7 năm 2013.

Sửa đổi không mang tính pháp lý (non-legislative proposal)

Cùng với các đề xuất về pháp luật và các bản hướng dẫn được xây dựng và ban hành theo thủ tục làm luật của Liên minh châu Âu, EC cũng đã ban hành một số nội dung liên quan đến việc tăng cường chất lượng việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Các đề xuất này đã được lên kế hoạch thực hiện trong thời gian tới.

Các công cụ phòng vệ thương mại có các tác động khác nhau tới hai nhóm bên liên quan chính: các nhà sản xuất EU và các nhà nhập khẩu, người tiêu dùng. Có rất nhiều sửa đổi nêu trên của EC đã được áp dụng trên thực tế điều tra của mình (tự khởi xướng, yêu cầu đăng ký nhập khẩu) và có một số sửa đổi thể hiện sự bất đồng quan điểm với các phán quyết của Tòa án Châu Âu. Tuy nhiên, sự sửa đổi mới mà có ảnh hưởng lớn tới mức thuế áp dụng sau này đó là việc ngừng áp dụng quy tắc thuế thấp hơn trong điều tra trợ cấp. Một số sửa đổi nhằm tăng tính minh bạch như các nhà xuất khẩu có quyền được thông báo trước về áp hay không áp thuế tạm thời, tuy nhiên thì các bị đơn vẫn phải luôn có hành động khẩn trước để trả lời, bình luận đối với quyết định của EC trong thời gian ngắn.

Thay đổi quy định về nước có nền kinh tế phi thị trường của Canada

Vấn đề kinh tế thị trường được quy định tại Điều 20 Đạo luật về các biện pháp nhập khẩu đặc biệt (Special Import Measures Act – SIMA) của Ca-na-đa và được hướng dẫn tại Điều 17.2 Quy định về các biện pháp nhập khẩu đặc biệt (Special Import Measures Regulations – SIM). Theo các quy định này, trong các vụ điều tra chống bán phá giá cụ thể, Ca-na-đa giả định rằng tất cả các nước đều có nền kinh tế thị trường (trong đó có Việt Nam) trừ phi có các bằng chứng chứng minh ngược lại. Khi hàng hoá bán cho các nhà nhập khẩu Ca-na-đa từ các nước sau sẽ sử dụng phương pháp phi thị trường:

(1) Từ nước được chỉ định mà cơ quan điều tra cho rằng giá nội địa chủ yếu được ấn định bởi chính phủ nước đó và có đầy đủ nguyên nhân để chứng tỏ rằng giá cả này không giống như giá được xác

Phòng vệ thương mại

Page 14: theo cơ chế giải quyết tranh chấp WTO đối với những nước ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_40_VN_preview.pdf · số 462 vụ ra cơ quan giải quyết tranh chấp

14 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 0 - 2 0 1 3

định bởi thị trường có tính cạnh tranh (2) Từ bất kỳ nước nào mà cơ quan

điều tra cho rằng (i) chính phủ nước đó độc quyền hoặc độc quyền phần lớn về thương mại xuất khẩu; và (ii) giá nội địa do chính phủ nước đó ấn định và có đầy đủ nguyên nhân chứng tỏ rằng giá nội địa đó không dựa trên thị trường có tính cạnh tranh

Điều 17.1 và 17.2 Quy định hướng dẫn SIM tiếp tục nêu rõ rằng Trung Quốc và Việt Nam là nước được chỉ định nêu trên và sự chỉ định này sẽ có hiệu lực đến ngày 11 tháng 12 năm 2016 (Trung Quốc) và ngày 31 tháng 12 năm 2018 (Việt Nam). Ca-na-đa lý giải hai thời hạn này sử dụng phù hợp với cam kết gia nhập WTO của Việt Nam và Trung Quốc, cụ thể trong Đoạn 255 của Báo cáo của Ban Công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam, Việt Nam sẽ bị các nước coi là nước có nền kinh tế phi thị trường trong quá trình điều tra chống bán phá giá cho đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2018. (Trung Quốc cũng bị áp dụng quy định tương tự như Việt Nam với thời điểm tương ứng là ngày 11 tháng 12 năm 2016.)

Tuy nhiên, ngày 08 tháng 5 năm 2013 vừa qua, Ca-na-đa đã đăng Công báo về việc sửa đổi quy định nêu trên, theo đó bãi bỏ hai thời hạn hiệu lực của việc chỉ định nêu trên. Tức là theo quy định cũ thì sự chỉ định Trung Quốc và Việt Nam này sẽ tự động hết hiệu lực vào năm 2016 và 2018 nhưng với sửa đổi này, 2 thời hạn nêu trên đã bị bãi bỏ và việc chỉ định sẽ là vô thời hạn. Lý giải mà Bộ Tài chính Ca-na-đa đưa ra là nếu không bãi bỏ hiệu lực này thì trong tương lai (tức sau năm 2016 và 2018) hệ thống phòng vệ thương mại của Ca-na-đa có thể không tiếp tục xem xét Trung Quốc và Việt Nam hoạt động theo điều kiện thị trường hay không. Do đó, Ca-na-đa cho rằng sẽ có nguy cơ hàng nhập khẩu từ các nước trên cạnh tranh không công bằng và gây thiệt hại đối với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong nước. Việc sửa đổi này thể hiện Ca-na-đa có ý định duy trì việc được quyền xem xét liệu nền kinh tế của Trung Quốc và Việt Nam có phải là KTTT hay không vượt qua cả thời hạn cam kết của 2 nước gia nhập WTO. Đây được xem là động thái tiếp theo của Ca-na-đa nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước trước hàng nhập khẩu của Trung Quốc. Vừa qua Ca-na-đa dự kiến sẽ loại 72 nước đang phát triển (trong đó có Trung Quốc, Hàn Quốc và Bra-xin) khỏi Hệ thống thuế ưu đãi phổ cập (GPT) của Ca-na-đa kể

từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, theo đó hàng hóa Trung Quốc sẽ phải chịu thuế nhập khẩu cao hơn.

Hiện nay Ca-na-đa là một trong 10 quốc gia thành viên WTO sử dụng tích cực biện pháp phòng vệ thương mại nhất (tính đến hết năm 2012 với tổng số 166 vụ đã khởi xướng, nhiều nhất là đối với hàng hóa Trung Quốc). Riêng đối với Việt Nam, Ca-na-đa đã khởi xướng 3 vụ đối với 2 sản phẩm là Tỏi (2001), Giày da (năm 2002 và tái khởi xướng điều tra năm 2009). Việc sửa đổi luật của Ca-na-đa tiếp tục làm dấy lên các quan điểm từng tranh cãi về việc liệu Trung Quốc và Việt Nam có thực sự được đối xử bình đẳng như các nền kinh tế thị trường khác sau thời hạn cam kết 2016, 2018 hay không? Liệu một số quốc gia khác có quy định nội luật về nền kinh tế phi thị trường tiếp tục có viện dẫn hoặc giải thích pháp luật theo cách linh hoạt để tiếp tục áp dụng quy định kinh tế thị trường phân biệt đối xử đối với Trung Quốc và Việt Nam hay không trong tương lai.

Thay đổi quy định về phòng vệ thương mại của Australia

Tháng 6 năm 2011, chính phủ Australia đã thông báo Chương trình hiện đại hóa hệ thống chống bán phá giá tạo ra một hệ thống chống bán phá giá và chống trợ cấp hiệu quả cho Australia (Streamline Australia’s anti-dumping: an effective anti-dumping and countervailing system for Australia). Mục đích của việc hiện đại nhằm khuyến khích các nhà sản xuất trong nước nộp đơn yêu cầu khởi xướng điều tra. Hiện nay, Australia đang đề xuất thành lập cơ quan chống bán phá giá mới với trụ sợ đặt ở thành phố lớn có mối liên quan mật thiết đến các ngành công nghiệp của Australia, tăng cường bổ sung thêm nhân sự.

Để hiện thực hóa chương trình này, Bộ trưởng Bộ nội vụ và Tòa án của Úc đã đề xuất những sửa đổi quan trọng về pháp lý và các sửa đổi này đã và đang được thông qua trên thực tế. Có những sửa đổi quan trọng liên quan đến:

(1) xây dựng thiết lập quy trình khởi xướng mới đối với chống bán phá giá;

(2) thành lập Diễn đàn Phòng vệ thương mại thế giới theo hoạt động theo sự điều chỉnh của luật pháp;

(3) loại bỏ một số hạn chế về việctính toán lợi nhuận khi xây dựng giá trị thông thường;

(4) thắt chặt thêm các quy định về trường hợp không hợp tác trong quá trình điều tra (cơ quan điều tra có quyền

sử dụng tất cả các yếu tố sẵn có bất lợi nếu bên liên quan không cung cấp đầy đủ thông tin trong thời gian có hạn;

(5) cho phép các nhà sản xuất trong nước khởi kiện về lẩn tránh thuế;

Những sửa đổi này có ảnh hưởng đáng kể lớn đến các nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, ngành sản xuất trong nước của Australia. Những thay đổi này và sự thành lập Ủy ban Chống bán phá giá đã tạo cơ hội thuận lợi cho các nhà sản xuất trong nước đệ đơn kiện hàng hóa nhập khẩu giá rẻ có tính cạnh tranh cao. Điều đó đã và đang dẫn đến sự gia tăng các vụ việc điều tra chống bán phá, chấm dứt thời kỳ suy giảm sử dụng công cụ này từ giữa những năm 1980. Giai đoạn 2010 – 2012 chứng kiến sự gia tăng trở lại bởi chương trình hiện đại hóa công cụ này với sự ra đời của Dịch vụ Tư vấn phòng vệ thương mại quốc tế (ITRA) hỗ trợ cho kế hoạch vận động hành lang trong ngành sản xuất nội địa. Vai trò của ITRA là phát hiện và hỗ trợ cho các đơn kiện có khả năng thực hiện. ITRA cũng đã vạch ra kế hoạch nâng cao nhận thức quốc gia để khởi động rầm rộ hoạt động điều tra chống bán phá giá. Theo đó, những người phải trả thuế cho chính phủ sẽ biết cách vận động lobby chính phủ bảo vệ quyền lợi của mình. Bên cạnh đó, với kế hoạch đặt Ủy ban Chống bán phá giá tại Melbourne nhằm hỗ trợ các nhà sản xuất tiếp cận hệ thống này dễ dàng hơn, tăng khả năng gia tăng nộp đơn kiện.

Căn cứ trước những tình hình đó, mặc dù xu hướng điều tra phòng vệ thương mại, trong đó chủ yếu là biện pháp chống bán phá trên thế giới giảm tuy nhiên do các nước có xu hướng hoàn thiện hệ thống để gia tăng các biện pháp trong tương lai.

Tài liệu tham khảo:1. WTO 2013, Report on G-20 trade

measures (mid-october 2012 to mid-may 2013), ngày 17/7/2013

2. The Center for independent studies CIS, 2013, Time to dump Australia’s anti-dumping system, 05/6/2013

3. King&Spalding LLP, Trade remedy proceedings – recent trends and outlook for 2013, ngày 1/3/2013

3. Canada, Special Import Measures Act – SIMA, Điều 20và Special Import Measures Regulations – SIM, khoản 17.1 và 17.2

4. Các dự thảo sửa đổi luật phòng vệ thương mại của EC tại website: http://trade.ec.europa.eu/tdi/notices.cfm

PHẠM THị QUỳNH CHI

Phòng vệ thương mại

Page 15: theo cơ chế giải quyết tranh chấp WTO đối với những nước ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_40_VN_preview.pdf · số 462 vụ ra cơ quan giải quyết tranh chấp

- Hiện nay, xác nhận về trách nhiệm trước chính phủ Hoa Kỳ không tham chiếu đến luật hình sự của Hoa Kỳ, tuy nhiên, điều này sẽ không làm thay đổi hậu quả hoặc các hình phạt áp dụng cho việc cung cấp thông tin sai lệch cho chính phủ Hoa Kỳ.Những thay đổi DOC không thông qua

DOC đã từ chối những đề xuất sau đối với quy định mới gồm: (1) xây dựng chế tài cho hành vi vi phạm quy định này, (2) chấp nhận chữ ký điện tử cho mục đích ký giấy xác nhận (mặc dù điều này sẽ được đánh giá lại trong tương lai khi hệ thống trung tâm thông tin về AD/CVD (Import Administration Antidumping and Countervailing Duty Centralized Electronic Service System) được triển khai), (3) yêu cầu xác nhận phải liệt kê tất cả các cá nhân có trách nhiệm đối với tư vấn, chuẩn bị hoặc xem xét một phần hoặc tất cả các bản đệ trình, (4) Yêu cầu đại diện các bên liên quan giải thích hợp lý trước khi xác nhận một hồ sơ là chính xác và đầy đủ và (5) yêu cầu các thông tin thực tế trong xác nhận là phù hợp với thông tin gửi tới các cơ quan liên bang khác.

KIM THàNH

15ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 0 - 2 0 1 3

Ngày 17 tháng 7 năm 2013, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành quy định nhằm tăng

cường các yêu cầu về việc xác nhận tính chính xác và đầy đủ của thông tin thực tế được nộp trong quá trình điều tra các vụ việc chống bán phá giá và chống trợ cấp.

Quy định này sẽ áp dụng cho tất cả các vụ điều tra AD/CVD được khởi xướng trên cơ sở đơn kiện được nộp từ ngày 16 tháng 8 năm 2013 cũng như các giai đoạn khác trong quy trình điều tra AD/CVD bắt đầu từ thời điểm trên. Quy định nhằm điều chỉnh lại các Xác nhận (certification) để xác định (i) loại xác nhận nào đi kèm với các tài liệu và giai đoạn nào trong quá trình điều tra AD/ CVD; (ii) ai có quyền ký xác nhận và (iii) thời điểm xác nhận được ký. Những sửa đổi cũng nhằm đảm bảo rằng các bên liên quan và luật sư nhận thức được hậu quả của việc cung cấp các Xác nhận giả. Trước đó, DOC đã ban hành những thay đổi này như một quy tắc tạm thời vào tháng 2 năm 2011.Tóm tắt những thay đổi trong quy định của DOC như sau

- DOC yêu cầu ghi thời điểm trong Xác nhận, Thời điểm trong Xác nhận có thể là thời hạn nộp hoặc thời điểm thực tế nộp.

- Một công ty hoặc chính phủ và

đại diện của mình phải giữ lại các Xác nhận gốc trong thời gian 5 năm kể từ khi nộp Bản đệ trình. Tuy nhiên, Yêu cầu này không quy định rõ vị trí hoặc cách thức mà Xác nhận gốc cần được lưu trữ và cũng không cấm một công ty hoặc chính phủ cho phép đại diện của mình lưu giữ các Xác nhận gốc trên thay mặt cho khách hàng.

- Xác nhận của công ty hoặc chính phủ đối với các bản đệ trình có chứa thông tin kinh doanh (thông tin mật) của Bên khác mà các công ty hoặc chính phủ không có quyền tiếp cận theo những quy định về bảo mật, cần phải được gửi kèm trong Bản tài liệu công khai.

- Bản đệ trình có chứa cả thông tin mật của công ty hoặc chính phủ và của Bên thứ ba phải có xác nhận. Tuy nhiên, các Bên chỉ phải xác nhận thông tin công khai và thông tin kinh doanh của mình mà họ cung cấp.

- Tất cả các bản đệ trình có chứa thông tin thực tế phải được xác nhận nhận, bao gồm các bản đệ trình có chứa thông tin được chuyển từ hồ sơ của một giai đoạn trong quy trình điều tra sang hồ sơ của một giai đoạn khác. Tuy nhiên, yêu cầu xác nhận không áp dụng đối với các bản đệ trình về thủ tục, ví dụ như, yêu cầu gia hạn thời hạn, yêu cầu tham vấn, chỉnh sửa các bản nộp đã được xác nhận trước đây v…v;

Một sỐ yêu cầu MỚi Về Việc xÁc nhận thônG tin

thực tế trOnG thủ tục Điều tra

chỐnG bÁn phÁ GiÁ (ad) Và chỐnG

trợ cấp (cVd) của hOa kỳ

Phòng vệ thương mại

Page 16: theo cơ chế giải quyết tranh chấp WTO đối với những nước ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_40_VN_preview.pdf · số 462 vụ ra cơ quan giải quyết tranh chấp

16 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 0 - 2 0 1 3

Tính đến hết tháng 7 năm 2013, Việt Nam đã phải đối mặt với 12 vụ điều tra áp dụng biện pháp phòng

vệ thương mại liên quan đến sản phẩm thép xuất khẩu, trong đó có 01 vụ việc tự vệ, 09 vụ chống bán phá giá, 02 vụ việc chống trợ cấp. Hoa Kỳ đang dẫn đầu danh sách các nước áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với mặt hàng thép của Việt Nam (07 vụ). Các vụ kiện có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, không chỉ tại những nước hay sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại như Hoa Kỳ, EU mà những quốc gia trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Thái Lan cũng đang tích cực áp dụng biện pháp này trong bối cảnh kinh tế thế giới khủng hoảng, sản xuất trong nước khó khăn do lượng cung đang vượt quá nhu cầu tiêu dùng của người dân.

KIM THàNH

xuất khẩu thép tiếp tục Gặp khó khăn

dO cÁc Vụ kiện phònG Vệ thƯƠnG Mại

Tháng 4 năm 2013, Ủy ban Châu Âu (EC) – cơ quan chịu trách nhiệm điều tra phòng vệ thương mại của

EU đã thông qua dự thảo sửa đổi Luật Chống bán phá giá, chống trợ cấp của EU và đang trình lên Hội đồng Châu Âu và Nghị viện Châu Âu. Luật dự kiến sẽ thông qua vào năm 2014. Việc sửa đổi này nhằm nâng cao tính minh bạch

ủy ban châu âu tổ chức Đợt thaM Vấn cônG khai lấy ý kiến cÁc bản dự thảO hƯỚnG dẫn thủ tục Điều tra Và Áp dụnG cÁc biện phÁp phònG Vệ thƯƠnG Mại

và dự đoán trước cho các doanh nghiệp trong Liên minh và doanh nghiệp xuất khẩu từ các nước bị điều tra trong các vụ kiện phòng vệ thương mại. Tuy nhiên, EC cũng đang tăng cường tính thực thi biện pháp này thông qua việc tăng cường tính tự khởi xướng điều tra của EC mà không cần nhận đơn của doanh nghiệp sản xuất EU. Bên cạnh đó, EC đề xuất

bãi bỏ việc đánh thuế thấp hơn, tức là theo quy định hiện tại thuế chống bán phá giá, thuế trợ cấp khi áp dụng sẽ không được cao hơn biên độ gây thiệt hại trong trường hợp biên độ này thấp hơn biên độ phá giá. Tuy nhiên hiện nay, trong điều tra hàng hóa nhận trợ cấp hoặc trường hợp đặc biệt trong bán phá giá

thì thuế sẽ cho phép bằng biện độ phá giá cho dù biên độ thiệt hại thấp hơn.

Hiện nay, bên cạnh dự thảo Luật mới đang chuẩn bị thông qua, EC đang lấy ý kiến đóng góp về 04 vấn đề trong điều tra, có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU bị điều tra. Các vấn đề đang lấy ý kiến gồm có:

(i). Xác định lợi ích của liên minh Châu Âu khi áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp

(ii). Xác định lựa chọn nước thay thế trong điều tra đối với các nước có nền kinh tế phi thị trường

(iii). Phương pháp tính toán biên độ lợi nhuận thích hợp để tính biên độ thiệt hại

(iv). Rà soát cuối kỳ và thời hạn áp dụng các biện pháp

KIM THàNH

Phòng vệ thương mại

Page 17: theo cơ chế giải quyết tranh chấp WTO đối với những nước ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_40_VN_preview.pdf · số 462 vụ ra cơ quan giải quyết tranh chấp

17ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 0 - 2 0 1 3

Chính phủ Trung Quốc sẽ tiến hành áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với mặt hàng pin năng

lượng mặt trời, một nguyên liệu cơ bản sản xuất tấm pin mặt trời, có xuất xứ từ Hoa Kỳ và Hàn Quốc.

Thông tin được đăng chi tiết trong thông báo được đăng tải trên trang thương mại điện tử của Bộ Thương mại Trung Quốc vừa qua, động thái này là bước đi mới nhất trong cuộc tranh chấp kéo dài giữa Washington và Bắc Kinh về vấn đề này. Vụ việc này được đưa ra ngay sau khi EU áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng tấm pin mặt trời của Trung Quốc.

Bộ Thương mại Trung Quốc cũng cho biết thuế chống bán phá giá áp đối với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ sẽ nằm

trong khoảng 53,3% đến 57%, và lên đến 48,7% đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Hàn Quốc.

Theo Bộ Thương mại Trung Quốc Mỹ và Hàn Quốc "bán phá giá sản phẩm của họ trên thị trường Trung Quốc và gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành công nghiệp năng lượng mặt trời trong nước của Trung Quốc".

Cuộc điều tra đã được tiến hành bắt đầu từ năm ngoái sau khi Hoa Kỳ áp đặt thuế lên đến 250% đối với sản phẩm tấm pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc với kết luận rằng các sản phẩm đã được bán với giá thấp giả định. Bắc Kinh đã lên án động thái này là hành động "bảo hộ".

Vụ việc này là một trong một loạt hành động thương mại giữa Trung Quốc

và Hoa Kỳ trong các vấn đề liên quan, từ sản phẩm ô tô đến thanh toán điện tử, đã từng được giải quyết bởi WTO.

Tháng 6 năm 2013, EU đã áp mức thuế chống bán phá giá trung bình 11,8% đối với hàng tấm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Trung Quốc, tăng lên mức 47 phần trăm vào tháng tới nếu không có thỏa thuận nào khác.

Bắc Kinh đã công bố điều tra nhập khẩu rượu từ EU, và cả hai Bên cũng đang rơi vào tranh chấp liên quan đến ống thép và thiết bị viễn thông, bên cạnh một số mặt hàng khác.

QUyếT THắNG(Nguồn: Chinadaily)

trunG quỐc Áp thuế chỐnG bÁn phÁ GiÁ ĐỐi VỚi Mặt hànG nănG lƯợnG Mặt trời của Mỹ Và hàn quỐc

Chính phủ Malaysia đã áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với mặt hàng thép lá tráng thiếc

(electrolytic tinplates) nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

Theo một tuyên bố của Bộ Thương mại và Công nghiệp Malaysia (MITI), thuế chống bán phá giá tạm thời từ 0% đến 25% sẽ được áp dụng với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

Vụ việc này xuất phát sau khi Công ty Perusahaan Sadur Timah Malaysia Bhd (Perstima) đã đệ đơn kiến nghị cho rằng sản phẩm thép lá tráng thiếc có nguồn gốc hoặc xuất khẩu từ Trung Quốc

và Hàn Quốc đang được nhập khẩu vào Malaysia với giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường nội địa tại các nước bị cáo buộc.

Công ty Perstima đã thay mặt cho ngành công nghiệp sản xuất thép lá tráng thiếc Malaysia

nộp đơn lên cơ quan điều tra.Bộ Thương mại và Công nghiệp

(MITI) công bố trong báo cáo “Bên khởi kiện cho rằng điều này gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa tại Malaysia”.

Theo đó, Chính phủ Malaysia đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá từ ngày 20 tháng 2 năm 2013 dựa trên đơn kiện của Perstima.

Chính phủ đã hoàn tất quá trình điều tra sơ bộ theo quy định Điều 23 Đạo Luật Chống bán phá giá và đối kháng năm 1993.

MITI cũng cho biết thêm rằng Chính phủ thấy có đủ bằng chứng để tiếp tục điều tra về việc nhập khẩu thép tráng thiếc của Trung Quốc và Hàn Quốc, và do đó đã quyết định áp dụng mức thuế chống bán phá giá tạm thời.

Qua điều tra sơ bộ, các mức thuế được xác định bảo đảm tương đương với biên độ phá giá. Thuế áp tạm thời sẽ có hiệu lực không quá 120 ngày kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2013.

Các bên liên quan bao gồm các nhà nhập khẩu, nhà sản xuất nước ngoài, nhà xuất khẩu và hiệp hội liên quan đến việc điều tra có thể gửi yêu cầu bằng văn bản cho MITI để có quyền truy cập vào Báo cáo điều tra công khai về kết quả điều tra sơ bộ.

QUyếT THắNG(Nguồn: Reuters)

Malaysia Áp thuế chỐnG bÁn phÁ GiÁ ĐỐi VỚi Mặt hànG thép lÁ trÁnG thiếc xuất khẩu từ

trunG quỐc Và hàn quỐc

Phòng vệ thương mại

Page 18: theo cơ chế giải quyết tranh chấp WTO đối với những nước ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_40_VN_preview.pdf · số 462 vụ ra cơ quan giải quyết tranh chấp

18 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 0 - 2 0 1 3

1. Tổng quanTrong sáu tháng đầu năm 2013, khu vực Đông Á đã đạt được rất nhiều kết quả

đáng khích lệ trong công tác thực thi pháp luật cạnh tranh. Số lượng quyết định xử phạt trong nửa đầu năm 2013 đạt tới con số 30 so với 19 của sáu tháng đầu năm 2012, cùng với đó là tổng mức phạt được ghi nhận đã đạt tới 626 triệu Đôla Mỹ (tăng 56 triệu so với cùng kỳ năm ngoài). Cũng như trước đây, doanh nghiệp bị xử phạt nặng nhất chủ yếu rơi vào các ngành công nghiệp tập trung vốn lớn như năng lượng, xây dựng...

Số tiền phạt được ghi nhận theo các ngành công nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2013

Ngành Số tiền phạt (triều Đôla Mỹ) Số quyết định xử phạt

Điện 20 1Phụ tùng ô tô 180 2Nước giải khát 72 2Điện máy 57 1Vật liệu xây dựng 41 1

Một trong những thay đổi nữa được ghi nhận là về hình thức vi phạm. Trong năm 2013, cơ quan cạnh tranh các nước khu vực đã tiến hành điều tra và xử phạt hành vi hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc với số tiền lên tới 74 triệu Đôla Mỹ, con số này ở cùng kỳ năm 2012 là không đáng kể.

Thống kê mức tiền phạt theo các hành vi vi phạmTrong nửa đầu năm 2013, Ủy

ban Thương mại Đài Loan (TFTC) được đánh giá là một trong những cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh tích cực nhất trong khu vực. TFTC đã ra quyết định xử phạt 05 vụ việc, tổng mức tiền phạt thu được khoảng 210 triệu Đôla Mỹ. Đây thực sự là con số ấn tượng so với năm trước (cả năm 2012 Ủy ban đã xử lý 13 vụ việc với tổng số tiền phạt là 7 triệu Đôla Mỹ).

Số tiền và số quyết định xử phạt ghi nhận theo cơ quan cạnh tranh các nướcCơ quan cạnh

tranh Số tiền phạt (triều

Đôla Mỹ)Số quyết định xử

phạtNhật Bản 205 3Trung Quốc 130 2Hàn Quốc 80 17Indonesia 1 2Singapore .14 1

2. Tình hình thực thi tại một số nước trong khu vựcTrung Quốc: Ngày 27 tháng 5, Biostime, một công ty chuyên về dinh dưỡng

nhi khoa và chăm sóc trẻ em của Trung Quốc, thông báo rằng chi nhánh công ty tại Quảng Châu đang bị Ủy ban Phát triển và Tái cơ cấu quốc gia (NDRC) điều tra vì hành vi ấn định giá bán lại vi phạm Điều 14 của Luật chống độc quyền. Công ty cam kết sẽ hợp tác tích cực với cơ quan điều tra.

Nhật bản: Vào ngày 13 tháng 6, Ủy ban Thương mại Nhật Bản (JFTC) đưa ra lệnh tạm dừng hoạt động và mức phạt 2,5 tỷ Yên đối với 10 nhà sản xuất siro và đường từ ngũ cốc vì hành vi ấn định giá. Trong đó, công ty Showa Sangyo đối mặt với

mức phạt cao nhất là 695.4 triệu Yên (7 triệu Đôla Mỹ), tiếp theo là công ty Nihon Shokuhin Kako chịu mức phạt 448.5 triệu Yên (khoảng 4,5 triệu Đôla Mỹ).

Bên cạnh đó, cũng trong tháng 6, JFTC công bố Báo cáo về tình hình kiểm soát sáp nhập năm 2012. Theo báo cáo, số lượng hồ sơ tập trung kinh tế tiến hành thông báo theo quy định của Luật Chống độc quyền có tăng lên so với năm trước. JFTC đã rà soát tổng cộng 349 thông báo trong năm 2012, so với 275 thông báo trong năm 2011.

Hàn Quốc: Trong ngày 10 tháng 6, Ủy ban Thương mại Lành mạnh Hàn Quốc (KFTC) quyết định phạt hai nhà sản xuất kính KCC và Hankuk số tiền 38.42 tỷ Won đối với hành vi ấn định giá. Hai nhà sản xuất đã bị phát hiện thỏa thuận với nhau để tăng mức giá kính phẳng lên thêm từ 10 - 15% trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2009. Giám đốc bán hàng liên quan tới việc thực hiện hành vi trên cũng bị buộc tội theo luật hình sự.

Cũng tại thời điểm này, KFTC thông báo về việc rà soát chế tài xử phạt các hành vi phản cạnh tranh. Theo phương pháp mới, KFTC sẽ áp dụng hệ thống thang điểm để điều tra tính nghiêm trọng của các hành vi vi phạm. Các hành vi phản cạnh tranh sẽ được phân loại vào một trong các tình trạng như sau “cực kỳ nghiêm trọng”, “nghiêm trọng” và “nghiêm trọng vừa phải”. Phương pháp tiếp cận này hứa hẹn sẽ gia tăng mức xử phạt đối với các hành vi phản cạnh tranh ở “mức độ nghiêm trọng”.

Malysia: Vào ngày 2 tháng 6, báo chí Malaysia đã đưa tin Ủy ban Cạnh tranh Malyasia MyCC khởi xướng và điều tra hành vi phản cạnh tranh của các nhà điều hành trạm container ở tỉnh Penang. Cuộc điều tra được tiến hành theo đơn khiếu nại của Liên đoàn nhà sản xuất Malaysia và Liên đoàn vận chuyển liên quan tới việc tăng giá đồng loạt ở các trạm cầu cảng vào tháng 5 vừa qua.

Việt Nam: Ngày 25 tháng 5, Cục QLCT công bố Báo cáo thường niên năm 2012. Báo cáo cung cấp thông tin tổng quan về hoạt động thực thi pháp luật cạnh tranh của Cục QLCT trong năm. Cụ thể, trong năm 2012, Cục QLCT đã tiến hành điều tra 12 vụ việc hạn chế cạnh tranh, tiếp nhận và có ý kiến tham vấn cho 04 hồ sơ tập trung kinh tế. Ngoài ra, Cục QLCT cũng đã hoàn thành và công bố Báo cáo đánh giá mức độ cạnh tranh của 10 lĩnh vực kinh tế, bao gồm : xây dựng, bảo hiểm xã hội, dược phẩm và vận tải...

(Nguồn: Phòng Hợp tác Quốc tế - Cục Quản lý cạnh tranh)

tình hình thực thi phÁp luật cạnh tranh khu Vực ĐônG Á Đầu năM 2013

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 19: theo cơ chế giải quyết tranh chấp WTO đối với những nước ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_40_VN_preview.pdf · số 462 vụ ra cơ quan giải quyết tranh chấp

19ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 0 - 2 0 1 3

Để đảm bảo một sân chơi bình đẳng và phát triển một nền văn hóa cạnh tranh công bằng trong khu vực, tất cả các nước thành viên ASEAN đã cam kết sẽ nỗ lực hoàn thành và công bố pháp luật cạnh tranh hoàn chỉnh trước năm 2015. Thông qua hành động này, các nước đã thể hiện nỗ lực trong việc tạo điều kiện phát triển công bằng cho các doanh nghiệp và tăng cường hiệu suất kinh tế khu vực trong thời gian dài.

Tháng 8 năm 2007, tại Hội nghị Bộ trưởng kinh tế các nước ASEAN (AEM), Nhóm Chuyên gia cạnh tranh ASEAN (AEGC) đã được chứng nhận là một diễn đàn khu vực để trao đổi và hợp tác trong lĩnh vực pháp luật và chính sách cạnh tranh. Cho tới nay, AEGC đã hoàn thành phiên bản đầu tiên của Sổ tay Pháp luật và Chính sách cạnh tranh trong khu vực ASEAN (“Sổ tay”). Phiên bản này đã được ra mắt tại Hội nghị AEM lần thứ 42 vào tháng 8 năm 2010 tại Đà Nẵng, Việt Nam.

Tiếp theo phiên bản đầu tiên, phiên bản cập nhật của Sổ tay được phát hành vào năm 2013, ghi lại diễn biến thúc đẩy quá trình phát triển pháp luật và chính sách cạnh tranh tại các nước ASEAN. Việc này đã giúp doanh nghiệp nhận thức rõ hơn sự phát triển cũng như khác biệt quan trọng trong pháp luật cạnh tranh của các nước ASEAN.

Về tiến trình xây dựng pháp luật

cạnh tranh tại các nước ASEAN, điều này được đánh giá là khá ổn định. Brunei, Campuchia, Myanmar và Philippines đang trong quá trình soạn thảo pháp luật cạnh tranh. Lào tuy chưa thi hành pháp luật cạnh tranh, nhưng cũng đang trong quá trình xem xét Nghị định về cạnh tranh hiện tại (Nghị định số 15/PMO ngày 04/02/2004).

Cụ thể, Brunei đang trong quá trình soạn thảo pháp luật cạnh tranh từ năm 2011. Trong quá trình thông qua pháp luật cạnh tranh, có một vài kế hoạch đề xuất về việc công bố hướng dẫn về một khung pháp lý phù hợp để thực thi pháp luật cạnh tranh. Mặc dù chưa được thực thi toàn bộ, nhưng một số điều khoản liên quan đến cạnh tranh đã được thi hành trong lĩnh vực viễn thông của Brunei.

Campuchia đang có những bước đi đầu tiên trên con đường hội nhập vào nền kinh tế ASEAN và thế giới. Mặc dù đã có nỗ lực thiết lập nền kinh tế thị trường, nhưng hiện nay Campuchia chưa có luật cạnh tranh chính thức. Điều này thực ra không đáng ngạc nhiên, vì trong hoàn cảnh hiện tại, Campuchia đang bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại, bao gồm rất nhiều văn bản pháp luật và các quy định. Mặc dù chưa hoàn thiện pháp luật cạnh tranh, nhưng Campuchia hiện đang hoàn thành dự thảo, và sẽ trình lên Hội đồng Bộ trưởng trong thời gian sắp tới. Pháp luật của Campuchia trong giai

đoạn này điều chỉnh các hành vi phản cạnh tranh của các chủ thể kinh doanh tham gia sản xuất hoặc cung ứng sản phẩm hoặc dịch vụ tiện ích và cả những chủ thể kinh doanh trong các ngành độc quyền chính phủ. Bên cạnh các lệnh cấm về các hành vi phản cạnh tranh nói chung, luật cũng điều chỉnh những hành vi lừa bịp của doanh nghiệp.

Indonesia đã có một vài thay đổi trong quy trình xử lý vụ việc và các điều khoản về sáp nhập. Bên cạnh đó, Chính phủ Indonesia cũng đang xem xét việc rà soát luật cạnh tranh hiện tại (Luật số 5 năm 1999), chủ yếu là các vấn đề liên quan đến quy trình như cho phép khung thời gian điều tra dài hơn, cho tăng quyền hạn điều tra và tăng cường năng lực cho KPPU – Cơ quan cạnh tranh Indonesia.

Về phía mình, Lào đang rà soát Nghị định 15/PMO (04/02/2004). Trở thành thành viên chính thức thứ 158 của WTO từ tháng 02 năm 2013, việc Lào có Luật Cạnh tranh chính thức càng trở nên quan trọng. Với các nỗ lực của Chính phủ trong việc xây dựng pháp luật cạnh tranh hiện tại và tham dự các diễn đàn khu vực cũng như diễn đàn thế giới về chính sách cạnh tranh, pháp luật cạnh tranh sau rà soát được mong đợi sẽ được Quốc hội thông qua trước năm 2015. Bên cạnh đó, Cục Quản lý cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng trực thuộc Bộ Công Thương Lào cũng đã được thành lập.

Luật Cạnh tranh Malaysia có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2012. Luật điều chỉnh các thỏa thuận phản cạnh tranh và lạm dụng vị trí thống lĩnh, nhưng không cấm một cách rõ ràng hành vi sáp nhập phản cạnh tranh. Ủy ban cạnh tranh Malaysia (MyCC) đã đưa ra một số tài liệu hướng dẫn, bao gồm Văn bản Hướng dẫn xác định thị trường, các thỏa thuận phản cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và quy trình xử lý khiếu nại.

Myanmar đang trong quá trình xây dựng dự thảo pháp luật cạnh tranh. Hiến pháp mới năm 2008 của Myanmar bao gồm Điều 36b quy định về việc Myanmar sẽ “bảo vệ và ngăn nhặn các hành vi gây hại đến lợi ích công như độc quyền hoặc thao túng giá của 1 cá nhân hoặc 1 nhóm với ý định gây tổn hại cho môi trường cạnh tranh bình đẳng trong các hoạt động kinh tế”. Điều này cho thấy nỗ lực của

asEan cập nhật nội dunG “sổ tay Về phÁp luật cạnh tranh” - 2013

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 20: theo cơ chế giải quyết tranh chấp WTO đối với những nước ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_40_VN_preview.pdf · số 462 vụ ra cơ quan giải quyết tranh chấp

20 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 0 - 2 0 1 3

Myanmar trong việc xây dựng một môi trường cạnh tranh bình đẳng cho nền kinh tế nội địa thông qua việc xây dựng và thực thi hiệu quả pháp luật cạnh tranh.

Philippines từ lâu nay đã thông qua một phương pháp tiếp cận liên ngành về pháp luật cạnh tranh. Sắc lệnh số 45 được ban hành năm 2011 quy định về việc thành lập Văn phòng Cạnh tranh (OFC) trực thuộc Bộ Tư pháp. Văn phòng Cạnh tranh có vai trò như cơ quan cạnh tranh, có chức năng điều tra tất cả các vụ việc liên quan đến vi phạm pháp luật cạnh tranh. Các nhà thực thi luật theo từng ngành sẽ tiếp tục thực thi các chính sách cạnh tranh trong khu vực ngành tương ứng của họ.

Singapore, Thái Lan và Việt Nam không có thay đổi nào về pháp luật cạnh tranh kể từ phiên bản Sổ tay đầu tiên. Kể từ đó, Singapore có một vài vụ việc vi phạm pháp luật cạnh tranh về ấn định giá sản phẩm và ấn định lương tháng của công nhân. Ủy ban cạnh tranh Singapore (CCS) đã có những quyết định tác động tới các cơ quan tuyển dụng về việc ấn định lương tháng của công nhân Indonesia ở Singapore, ấn định giá mô hình của các công ty sản xuất mô hình, trao đổi thông tin thương mại nhạy cảm về giá, cụ thể là giá vé phà của các doanh nghiệp kinh doanh phà. Tại Việt Nam, Cục Quản lý cạnh tranh trực thuộc Bộ Công Thương hiện tại đã hoàn thành quy trình điều tra một vụ việc thống nhất giá trong thị trường tấm lợp và đang chuẩn bị chuyển hồ sơ vụ việc lên Hội đồng cạnh tranh – cơ quan đưa ra quyết định phán xét. Đây là một vụ việc điển hình phản ánh mức độ hạn chế trong hiểu biết và nhận thức về pháp luật cạnh tranh của các hiệp hội, tổ chức ngành nghề tại Việt Nam, khi đóng vai trò tổ chức để các doanh nghiệp thành viên tham gia và thực hiện các thỏa thuận liên quan đến giá/phí hàng hóa/dịch vụ.

Có thể thấy một sự thật rằng, thông qua tiến trình xây dựng và phát triển cạnh tranh của các nước ASEAN, viễn cảnh về một môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp trong từng nước và trong cả khu vực hoàn toàn có thể thực hiện được trong tương lai gần. Nỗ lực xây dựng, rà soát pháp luật cạnh tranh và sửa đổi pháp luật cho phù hợp với bối cảnh nền kinh tế nội địa cùng với sự tham gia tích cực các diễn đàn cạnh tranh trong khu vực của các nước sẽ chứng minh được điều đó.

(Nguồn: Phòng Hợp tác quốc tế - Cục Quản lý cạnh tranh)

Ngày 12 tháng 7 vừa qua, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Quản lý cạnh tranh và Vụ Pháp chế, Bộ Công Thương đã phối hợp tổ chức thành công Hội thảo “Phổ biến pháp luật về An toàn thực phẩm và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”. Chủ trì buổi hội thảo này, ông Nguyễn Phương Nam – Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh và ông Phạm Đình Thưởng – Vụ phó Vụ Pháp chế đã đặt ra vấn đề đang gây bức bối trong thực tiễn hiện nay là quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm bị xâm phạm nghiêm trọng trước một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật tương đối hoàn chỉnh về lĩnh vực này.

Gần 200 đại biểu tham dự Hội thảo tới từ các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội liên quan và đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm khu vực phía Nam đã lắng nghe các bài tham luận về quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật trong nước đối với vấn đề an toàn thực phẩm và bảo vệ người tiêu dùng. Theo đó Luật An toàn thực phẩm số: 55/2010/QH12 đã được ban hành ngày 17 tháng 06 năm 2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011, ngay sau đó là hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật như Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực thi luật và các văn bản hành chính chỉ đạo thực hiện xuyên suốt các ngành các cấp về vấn đề An toàn thực phẩm nhưng thực tế vi phạm lại đang diễn ra vô cùng phức tạp.

Trước vấn nạn quyền lợi của người tiêu dùng đang bị xâm hại hàng ngày qua việc tiêu thụ lương thực, thực phẩm không có nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm nhiễm hóa chất, phẩm màu công nghiệp, ôi, thiu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng…thì vai trò kiểm tra, giám sát, phối hợp của các cơ quan, các bộ các ngành liên quan như thế nào? Trả lời câu hỏi này, diễn giả tới từ Vụ Khoa học công nghệ, Bộ Công Thương đã trình bày toàn

bộ hệ thống các cơ quan có trách nhiệm được quy định trong Luật An toàn thực phẩm và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm.

Tại Hội thảo, đại diện của Cục Quản lý cạnh tranh cũng đã đưa ra thông điệp về bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm là trách nhiệm chung của toàn xã hội trong mục tiêu xã hội hóa công tác bảo vệ người tiêu dùng. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực thi hành vào ngày 01 tháng 7 năm 2011, là những nguyên tắc, quy định chung về bảo vệ người tiêu dùng đối với tất cả các chủng loại hàng hóa phục vụ nhu cầu cuộc sống và có tác động đến đời sống xã hội. Lương thực, thực phẩm là một loại hàng hóa có tính thiết yếu, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng và an sinh xã hội, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản hướng dẫn luật đã chỉ ra quyền của người tiêu dùng, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức kinh doanh, của các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội liên quan. Cùng với Luật An toàn thực phẩm, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã có xu hướng tiệm cận với các quy định pháp luật quốc tế về vấn đề an toàn thực phẩm và quy định kiểm soát chặt chẽ các hình thức truyền thông quảng cáo thực phẩm trong xã hội hiện nay.

Đại diện một số doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm tại khu vực phía Nam cũng trình bày tham luận về quy trình an toàn, vệ sinh sản xuất lương thực, thực phẩm tại các nhà máy ở Việt Nam. Hội thảo đã nhận được rất nhiều ý kiến, câu hỏi từ phía người tham dự trước thực tiễn văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm khá hoàn thiện nhưng vẫn còn rất nhiều vướng mắc, lúng túng trong triển khai thi hành. Từ những ý kiến phản hồi, phản biện của các đại biểu, chủ tọa Hội thảo đã giải đáp phần lớn các khúc mắc và nhận định rằng cần phải có sự phối hợp của các ngành liên quan trong việc kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm. Quan trọng nữa là trong thời gian tới cần phổ biến, tuyên truyền nâng cao kiến thức cho người tiêu dùng trước vấn nạn mất vệ sinh, an toàn thực phẩm hiện nay.

PHAN KHáNH AN

hội thảO “phổ biến phÁp luật Về an tOàn thực phẩM Và bảO Vệ quyền lợi nGƯời tiêu dùnG”

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 21: theo cơ chế giải quyết tranh chấp WTO đối với những nước ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_40_VN_preview.pdf · số 462 vụ ra cơ quan giải quyết tranh chấp

21ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 0 - 2 0 1 3

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Quốc hội khóa 12 thông qua tại kỳ họp thứ 8 ngày 17 tháng 11 năm 2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011. Sau hai năm thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chúng ta đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Đây là thành quả bước đầu trong mục tiêu xã hội hóa công tác bảo vệ NTD trước xu thế tiêu dùng ngày càng văn minh, hiện đại.

Ngày 11 tháng 7 vừa qua, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức thành công buổi hội thảo “Nhìn lại hai năm thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” tại thành phố Hồ Chí Minh. Chủ trì hội thảo này, ông Nguyễn Phương Nam – Phó Cục trưởng Cục QLCT đã tái hiện lại chặng đường 2 năm qua kể từ khi Luật Bảo vệ quyền lợi NTD có hiệu lực. Tham dự Hội thảo còn có đại diện của VCCI, các Sở, Ban, Ngành liên quan tại thành phố Hồ Chí Minh, đại diện các tổ chức XH tham gia bảo vệ NTD các tỉnh thành phía Nam, các học giả, giảng viên các trường đại học kinh tế, luật, hội luật

gia thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đại diện các Doanh nghiệp, người tiêu dùng và đông đảo cơ quan báo chí, truyền hình.

Cùng với những biến đổi đa dạng của xu thế tiêu dùng trong xã hội hiện đại, hệ thống pháp luật về bảo vệ NTD đã bước đầu đi vào cuộc sống, xác lập được sự ổn định trong quan hệ giữa NTD với các tổ chức, cá nhân kinh doanh, hình thành được nền tảng tư duy mới mẻ trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ NTD và thiết lập được vị thế các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ NTD, hướng tới mục tiêu xã hội hóa công tác bảo vệ NTD.

Tại hội thảo lần này, một số doanh nghiệp năng động trên thị trường đã chủ động tham dự và gửi báo cáo, tham luận. Trong đó phải kể đến Tổng công ty Công nghiệp dầu thực vật Việt Nam – Công ty TNHH một thành viên (Vocarimex) và Trung tâm Thông tin di động khu vực II (TT2) với thương hiệu Mobifone đã tài trợ cho hội thảo và tham gia báo cáo kết quả kinh doanh gắn với công tác bảo vệ người tiêu dùng của doanh nghiệp.

Dưới đây là bức tranh toàn cảnh công tác bảo vệ NTD 2 năm qua:1. Công tác quản lý NN về bảo vệ NTD chuyên nghiệp và hiệu quả

1.1. Đẩy mạnh công tác xây dựng văn bản PL hướng dẫn thi hành Luật

Để các quy định của Luật đi vào cuộc sống, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của một xã hội tiêu dùng đang trỗi dậy ở VN và tiệm cận với các quy định quốc tế về bảo vệ NTD, việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật là một yêu cầu cấp thiết.

Ngay sau khi Luật ra đời, Bộ Công Thương đã triển khai các hoạt động xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật

a) Nghị định số 99/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 12 năm 2011.

b) Nghị định số 19/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2012.

c) Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg

nhìn lại hai năM thực thi luật bảO Vệ quyền lợi nGƯời tiêu dùnG – sự khởi Đầu hiệu quả Và nhiều thÁch thức

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 22: theo cơ chế giải quyết tranh chấp WTO đối với những nước ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_40_VN_preview.pdf · số 462 vụ ra cơ quan giải quyết tranh chấp

22 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 0 - 2 0 1 3

của Thủ tướng Chính phủ ngày 13 tháng 01 năm 2012 về việc ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2012

d) Thông tư số 10/2013/TT-BCT ngày 30 tháng 5 năm 2013 ban hành mẫu đơn đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.

e) Hiện tại, Bộ Công Thương cũng đang phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng Thông tư liên tịch, bổ sung và thay thế TT 07 nhằm nhanh chóng kiện toàn bộ phận chuyên trách về Bảo vệ NTD và cạnh tranh trong bộ máy QLNN tại địa phương.

Như vậy, nhiệm vụ quan trọng và mang tính vĩ mô về QLNN sau khi Luật có hiệu lực đã cơ bản hoàn thành. Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật không chỉ tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động bảo vệ người tiêu dùng mà còn đưa các quy định của Luật đi vào thực tiễn cuộc sống.

1.2. Tuyên truyền, phổ biến Luật và văn bản hướng dẫn đã được triển khai rộng rãi, hướng đến trọng tâm chuyên sâu

Bảo vệ quyền lợi NTD là lĩnh vực tác động đến hầu hết các khía cạnh, các chủ thể trong xã hội và mang tính nhân văn sâu sắc. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền, phổ biến Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật được ưu tiên với mục tiêu triển khai rộng rãi đến các cơ sở, đảm bảo hiệu quả, hình thức phong phú, đa dạng và hướng đến trọng tâm chuyên sâu đối với các đối tượng, các ngành hàng.

Trong 2 năm triển khai, Bộ Công Thương đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền với nhiều hình thức và đối tượng khác nhau như: Tổ chức hơn 60 Hội nghị, Hội thảo, 20 lớp tập huấn cho các cán

bộ, công chức trực tiếp thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quayền lợi người tiêu dùng tại địa phương trên cả nước.

Phối hợp với các Sở Công Thương, các Hội bảo vệ người tiêu dùng địa phương tổ chức hơn 30 hội nghị tuyên truyền phổ biến pháp luật cho các doanh nghiệp, người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng thực hiện các phóng sự, đăng tải các bài viết, phỏng vấn đề người dân hiểu các quay định của Luật. Công tác tuyên truyền, phổ biến PL về bảo vệ NTD được đưa tới các Trung tâm thương mại, Hội chợ, chợ dân sinh bằng nhiều hình thức dễ tiếp nhận hơn như phát tờ rơi, sách báo, ấn phẩm… đến tận tay NTD.

Trong dịp kỷ niệm “Ngày quyền của người tiêu dùng Thế giới 15 – 3” hàng năm Bộ Công Thương đã có văn bản chỉ đạo đồng thời chủ động phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trên cả nước thực hiện các hoạt động cần thiết để tuyên truyền, phổ biến các quay định của Luật, nâng cao nhận thức của xã hội đối với công tác bảo vệ quayền lợi người tiêu dùng. Năm 2012 có 44/63 tỉnh, thành phố, năm 2013 có 55/63 tỉnh thành phố tích cực hưởng ứng hoạt động này với nhiều hình thức tuyên truyền, phố biến khác nhau như: tổ chức Hội nghị, Hội thảo, treo biểu ngữ khẩu hiệu, tổ chức mitting, tuần hành…

Đặc biệt, cuối năm 2012 và đầu năm 2013 đến nay, công tác tuyên truyền được tập trung chuyên sâu tới từng ngành hàng thiết yếu với đời sống dân sinh. Những chương trình tập huấn trọng điểm tới từng ngành hàng, từng đối tượng cụ thể đã bước đầu đạt hiệu quả, một mặt nâng cao được kiến thức pháp luật cho các cá nhân, tổ chức kinh doanh, người tiêu dùng, một mặt đảm bảo sự tuân thủ pháp luật và dần thiết lập sự bình đẳng trong mối quan hệ giữa NTD với các DN.

Dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Công Thương, UBND các tỉnh thành phố trên cả nước, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Bảo vệ NTD tới từng cơ sở, từng đối tượng trọng điểm đã được thực hiện xuyên suốt, đạt hiệu quả cao và nhận được sự tin tưởng của NTD cũng như các tổ chức xã hội.

1.3. Kiểm soát Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

Ngay sau khi Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg được ban hành, công tác Kiểm soát Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đã được triển khai kịp thời trên toàn quốc.

Bộ Công Thương đã xây dựng và áp dụng Quy trình đăng ký HĐ theo mẫu, điều kiện giao dịch chung kèm theo 6 mẫu văn bản cần thiết để triển khai việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký và hướng dẫn cho các địa phương.

Cục QLCT liên tục đôn đốc, chỉ đạo và hướng dẫn các cán bộ công chức địa phương về công tác Kiểm soát HĐ theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.

Cho đến cuối tháng 5 năm 2013 đã có 138 bộ hồ sơ đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung (theo danh mục do Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg) được đăng ký tại Cục Quản lý cạnh tranh. Đặc biệt, nhiều Tổng Công ty, Tập đoàn lớn như: Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Viễn Thông Quân đội, Tập đoàn Hòa Phát,...đã thực hiện việc đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung một cách nghiêm túc.

Trên trang thông tin điện tử riêng về bảo vệ NTD, Cục QLCT cho đăng tải các hợp đồng đã được chấp nhận để các doanh nghiệp tham khảo, người tiêu dùng giám sát thực hiện của các doanh nghiệp đã đăng ký.

Tại các địa phương, Sở Công Thương các tỉnh cũng đang tích cực yêu cầu các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tiến hành đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung. Thông qua hoạt động này, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã phát hiện và kịp thời yêu cầu doanh nghiệp chỉnh sửa nhiều nội dung không phù hợp với Luật có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng.

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 23: theo cơ chế giải quyết tranh chấp WTO đối với những nước ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_40_VN_preview.pdf · số 462 vụ ra cơ quan giải quyết tranh chấp

23ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 0 - 2 0 1 3

Những lĩnh vực có tác động trực tiếp đến quyền lợi của NTD trong nền kinh tế thị trường như mua bán căn hộ chung cư, truyền hình trả tiền, điện, nước, điện thoại cố định, di động trả trước, vận tải hàng không… được kiểm soát chặt chẽ. Phần lớn các nội dung vi phạm quyền lợi NTD đã được loại bỏ, tạo nên sự thay đổi đáng kể theo hướng cân bằng lợi ích và bảo vệ tối đa quyền của bên thứ yếu là người tiêu dùng trong giao dịch với cá nhân, tổ chức kinh doanh đồng thời nâng cao ý thức tuân thủ PL của các DN.

1.4. Đưa vào vận hành hệ thống tiếp nhận và giải quyết phản ánh của NTD

Công tác tư vấn, tiếp nhận và giải quyết các phản ánh, khiếu nại cho người tiêu dùng là hoạt động cần thiết nhất, có tác động trực tiếp đến đời sống và sự lựa chọn tiêu dùng hàng ngày. Đây cũng là một trong những biện pháp thiết thực nhằm nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân kinh doanh và cả người tiêu dùng đồng thời góp phần đưa những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống.

Bộ Công Thương đã xây dựng và vận hành thành công Hệ thống tiếp nhận phản ánh của người tiêu dùng bằng điện thoại (Call Center). Hệ thống này không chỉ tiếp nhận các thông tin phản ánh của NTD mà còn là kênh tư vấn cho NTD trước khi quyết định tham gia giao dịch mua bán hàng hóa.

Cục Quản lý cạnh tranh cũng đã xây dựng và chạy thử nghiệm trang thông tin điện tử riêng về bảo vệ người tiêu dùng tại đường Link:http://bvntd.vca.gov.vn.

Tại các địa phương trên toàn quốc, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh... đã lần lượt đưa hệ thống tiếp nhận thông tin của NTD, tư vấn mua sắm và giải quyết các khiếu nại của NTD trên địa bàn. Đây là hình thức bảo vệ NTD nhanh chóng và hiệu quả nhất đồng thời gia tăng niềm tin của người tiêu dùng đối với cơ quan QLNN và các tổ chức XH bảo vệ NTD.2. Hoạt động của các tổ chức tham gia công tác bảo vệ quyền lợi NTD có nhiều chuyển biến tích cực

Trong 2 năm thi hành Luật các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên toàn quốc mỗi năm giải quyết được khoảng 2000 vụ với tỉ lệ thành công là từ 80-82%, một số hội như Hải Phòng, Hà Tĩnh, Kiên Giang tỉ lệ giải quyết thành công lên đến 90%.

Về công tác phát triển hội cho đến nay trên cả nước đã có 47 hội ở các tỉnh, 01 hội hoạt động trên phạm vi cả nước.

Nhờ hoạt động tích cực trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cho đến nay đã có 07 Hội đã được công nhận là hội đặc thù, bao gồm: Bình Dương, Tiền Giang, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Đak Lak, Cà Mau, Bến Tre. Ngoài ra, tại nhiều địa phương công tác phát triển hội đã được triển khai đến cấp huyện, xã như Tiền Giang, Kiên Giang, Hà Tĩnh... Đặc biệt Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) là hội có phạm vi hoạt động trên cả nước đã có những hoạt động hết sức tích cực trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.3. Những hạn chế, tồn tại

Chúng ta bước đầu đã đưa vào cuộc sống một hệ thống các văn bản pháp luật về bảo vệ NTD khá hoàn chỉnh, tuy nhiên, trước đòi hỏi đa chiều của thực tiễn cuộc sống, trước những khó khăn của nền kinh tế hiện tại dẫn đến việc nảy sinh những hệ quả phức tạp trong mối quan hệ giữa các yếu tố khách quan và chủ quan khiến công tác bảo vệ NTD còn đối mặt với khá nhiều khó khăn, hạn chế.

Thực tế cho thấy, trong 2 năm thực thi Luật bảo vệ quyền lợi NTD đã xuất hiện những “chướng ngại vật„ ngay trong bản thân hệ thống pháp luật về bảo vệ NTD và những quy định liên quan khác. Đó là sự nhận thức khác nhau trong các cơ quan giải quyết yêu cầu của NTD dẫn đến ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của họ. Đó là những vướng mắc trong hệ thống tổ chức bộ máy nhân sự và sự phân công công tác chuyên môn thiếu đồng nhất tại các địa phương. Đó là vấn đề thiếu ngân sách hoạt động không chỉ đối với cơ quan bảo vệ NTD trung ương mà còn khiến hoạt động của các tổ chức tham gia bảo vệ NTD gần như không triển khai được hoặc thiếu hiệu quả.

3.1. Thủ tục đơn giản giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức cá nhân kinh doanh chưa được hướng dẫn triển khai cụ thể

Hòa giải là phương thức được sử dụng rộng rãi, chiếm 80% các vụ việc khiếu nại của người tiêu dùng. Tuy nhiên, kết quả hòa giải nhiều khi không được các bên nghiêm túc thực thi do giá trị pháp lý của biên bản hòa giải thành là không cao.

Phương thức Trọng tài và Tòa án không được nhiều người tiêu dùng lựa chọn do thủ tục phức tạp, thời gian giải quyết vụ việc lâu, lệ phí cao trong khi giá trị các vụ việc vi phạm quyền lợi người tiêu dùng là thấp. Quy định về NTD khởi

kiện vụ án dân sự đế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình không phải nộp tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án đang bị chính các cơ quan Tư pháp hiểu sai lệch.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, một số NTD đã khởi kiện hoặc đề nghị Tổ chức XH tham gia bảo vệ NTD thay mặt mình khởi kiện tại Tòa án cấp huyện/quận nhưng các cơ quan Tư pháp này từ chối quyền được miễn tạm ứng án phí khiến NTD phải rút đơn, vụ án không được thụ lý.

Thủ tục đơn giản tại Tòa án đối với vụ án dân sự về bảo vệ NTD chưa có bất kỳ hướng dẫn nào của Tòa án nhân dân tối cao. Vì vậy, quy định này vẫn chưa được triển khai trên thực tế.

3.2. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương thiếu đồng nhất, nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các cơ quan cấp huyện hầu như không có.

Về tổ chức bộ máy:Hiện nay các Sở Công Thương của

các tỉnh thành trên cả nước chưa có sự đồng nhất về việc giao nhiệm vụ bảo vệ NTD cho một đơn vị cấp phòng chuyên môn nào. Có Sở giao cho Phòng Quản lý Thương mại, có Sở giao cho Phòng Kinh tế hoặc cho Quản lý thị trường...Sự thiếu một đầu mối thống nhất về mặt chuyên môn này dẫn đến những khó khăn trong quản lý và phối hợp công việc.

Về nhân lực:Nguồn lực dành cho công tác này

đến nay vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đề ra. Hầu hết các Sở Công Thương chưa có một bộ phận, thậm chí là một cán bộ chuyên trách thực hiện chức năng BVNTD. Về phía các cơ quan cấp huyện, Luật bảo vệ quyền lợi NTD đã đặt ra nghĩa vụ giải quyết yêu cầu cho NTD thuộc thẩm quyền của cơ quan này nhưng thực tế thì hầu hết các cơ quan cấp huyện trên cả nước hiện nay chưa có bộ phận nào đảm trách công việc này.

Về tài chính:Bên cạnh việc chưa được phân công

bố trí cán bộ thực thi công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thì tại các địa phương vẫn chưa chủ động giành nguồn kinh phí hợp lý cho hoạt động này.

Tại các địa phương hầu như chưa nhận được nhiều sự quan tâm của các cá nhân tổ chức hỗ trợ cho hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trừ thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh.

3.3. Cơ quan bảo vệ NTD ở Trung ương còn nhiều khó khăn

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 24: theo cơ chế giải quyết tranh chấp WTO đối với những nước ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_40_VN_preview.pdf · số 462 vụ ra cơ quan giải quyết tranh chấp

24 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 0 - 2 0 1 3

- Đội ngũ cán bộ của Ban Bảo vệ người tiêu dùng hết sức mỏng, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng có nhiều biến động về nhân sự.

- Nguồn lực và cơ sở vật chất cho công tác bảo vệ người tiêu dùng còn sơ sài.

- Nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn nhiều hạn chế, đặc biệt là kinh phí tổ chức triển khai công tác bảo vệ NTD.

3.4. Việc hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn nhiều bất cập

Các tổ chức xã hội tham gia và hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung và các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng nói riêng là cánh tay nối dài của cơ quan nhà nước trong công tác quản lý.

Khác với các tổ chức khác, các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng không có nguồn thu từ hội phí của hội viên cũng như không có nguồn thu nào ổn định.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã quy định về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, được giao thực hiện một số nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của Nhà nước và được hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước. Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 01/2011/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2011 quy định việc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho hội có hoạt động gắn với nhiệm vụ của nhà nước giao. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này việc triển khai các quy định nói trên vẫn gặp lúng túng và các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động.

Thêm nữa, quy định về cấp ngân sách cho các tổ chức XH tham gia hoạt

động bảo vệ NTD hiện nay chưa có một trình tự, kế hoạch chặt chẽ. Điều này được minh chứng bởi việc cấp ngân sách cho các tổ chức XH này nhưng chưa hình thành được dự toán chi phí cho các hoạt động cụ thể, chưa xây dựng được những đề án, kế hoạch hoạt động và đánh giá hiệu quả hoạt động. Chính vì thế hoạt động của các tổ chức XH tham gia bảo vệ NTD đã có nhưng tính chủ động chưa cao.4. Kết luận

Sau hai năm Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực, các quy định của Luật đã đi vào cuộc sống, nhận thức về bảo vệ NTD được nâng lên một bước.

Công tác quản lý NN về Bảo vệ NTD từ trung ương tới địa phương đã được quan tâm và hướng đến sự chuyên nghiệp, hiệu quả.

Các tổ chức XH tham gia công tác bảo vệ NTD đã dần hình thành tới tận các cơ sở, mở rộng hoạt động và bắt đầu có tiếng nói trong cộng đồng. Hoạt động của các Hội đã phong phú hơn, biết tranh thủ sự hỗ trợ không chỉ cơ quan quản lý nhà nước mà còn của các cá nhân tổ chức kinh doanh để triển khai hoạt động bảo vệ người tiêu dùng

Các cá nhân, tổ chức kinh doanh đã có ý thức tuân thủ pháp luật, nhiều doanh nghiệp chủ động thu hồi hàng hóa có khuyết tật, chủ động đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với cơ quan quản lý nhà nước.

Công tác bảo vệ người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường đang được xã hội hóa theo yêu cầu của thực tiễn.

Nhận thức của NTD đã từng bước được nâng cao, thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các phương tiện truyền thông NTD đã bước đầu biết đến và đặt niềm tin vào các cơ quan, tổ chức xã hội bảo vệ NTD.5. Một số kiến nghị, đề xuất từ phía Sở Công Thương và các tổ chức XH

Trong quá trình thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi NTD, các cán bộ Sở Công Thương, cán bộ các tổ chức XH tham gia bảo vệ NTD là những người gần nhất, trực tiếp nhất với NTD tại các địa phương. Chính vì vậy, những kiến nghị, đề xuất từ phía những đối tượng này phản ánh đúng bản chất những vấn đề nan giải, tồn tại mà qua công tác thực tiễn nảy sinh:

- Ban hành Thông tư liên tịch giữa Bộ Tư pháp – Bộ Công thương và Toà án nhân dân tối cao về trình tự, thủ tục cụ thể cho giải quyết đơn kiện của NTD

tại Tòa án theo thủ tục đơn giản.- Xây dựng Nghị định quy định về

giải quyết tranh chấp của NTD bằng phương thức hòa giải. Đưa vấn đề hòa giải và thủ tục Trọng tài vào hợp đồng, giao kết giữa NTD với các tổ chức, cá nhân kinh doanh.

- Hình thành các nguồn quỹ bảo vệ NTD. Tạo ra cơ chế phối hợp giữa tổ chức XH tham gia bảo vệ NTD với Hội luật gia các địa phương để tranh thủ sự trợ giúp pháp lý cho NTD và tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật bảo vệ NTD.

- Tăng cường các biện pháp hậu kiểm và xử lý những vi phạm trong việc ký kết và thực hiện Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung giữa NTD với cá nhân, tổ chức kinh doanh để đảm bảo quyền lợi cho NTD.

- Đẩy mạnh việc tập huấn cho các cán bộ làm công tác bảo vệ NTD tại các địa phương, các cán bộ của Hội và nhanh chóng hoàn thiện bộ máy chuyên môn, thống nhất phân công công việc cho các đơn vị cấp huyện.6. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới

Trước sự đòi hỏi của thực tiễn trong công tác bảo vệ NTD, nhiệm vụ đặt ra đối với các cơ quan quản lý nhà nước là quan trọng trên hết để tạo môi trường và nền tảng cho mục tiêu xã hội hóa công tác bảo vệ NTD. Trong thời gian tới chúng ta phải nhanh chóng triển khai các công việc sau:

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật bảo vệ NTD ở mức độ chuyên sâu tới các đối tượng có tác động đến NTD.

- Nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Cục QLCT, Sở CT địa phương, Hội TC và BVQLNTD).

- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức cho xã hội, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp, thúc đẩy sự tham gia của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan, các tổ chức, cá nhân khác trong xã hội vào công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế, tăng cường các hoạt động hợp tác với các tổ chức quốc tế và các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng các nước trong khu vực và trên thế giới.

PHAN KHáNH AN

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 25: theo cơ chế giải quyết tranh chấp WTO đối với những nước ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_40_VN_preview.pdf · số 462 vụ ra cơ quan giải quyết tranh chấp

25ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 0 - 2 0 1 3

Trung tuần tháng 7 vừa qua, Tổ chức Quốc tế Người tiêu dùng (Consumers International – CI) đã ra thông báo về chủ đề Ngày quyền của Người tiêu dùng thế giới năm 2014.

Từ thực tế đáng lo ngại trên phạm vi toàn cầu của các vụ việc mất cắp thông tin cá nhân trên môi trường Internet; các hành vi xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng trong các hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông, tài chính – ngân hàng điện tử…CI đã thống nhất chủ đề cho Ngày quyền của Người tiêu dùng thế giới năm 2014 là Quyền của người tiêu dùng trong thời đại kỹ thuật số (Consumer Rights in the Digital Age).

Liên quan đến chủ đề này, CI đã liệt kê rất nhiều vụ việc, hành vi, lĩnh vực cần tập trung chú ý khi thực hiện các chương trình nhằm triển khai chủ đề tại các nước thành viên. Cùng với đó, CI cũng khuyến khích các tổ chức thành viên sáng tạo và đưa ra các hoạt động, các chương trình

đặc thù tại các quốc gia của mình nhằm hưởng ứng chủ đề này. Một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến chủ đề này, theo hướng dẫn của CI, là:1. Hoạt động của các mạng xã hội

Các tổ chức thành viên của CI được khuyến khích tiến hành các chương trình điều tra, thăm dò xem mức độ liên quan của các phương tiện như: web 2.0, các mạng xã hội, điện thoại di động..có ảnh hưởng như thế nào tới quyền riêng tư của người dùng trong quá trình sử dụng các phương tiện này.2. Dịch vụ băng thông rộng

Các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thế giới được khuyến khích xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án nhằm xác định các yêu cầu cần phải có đối với các nhà cung cấp dịch vụ băng thông rộng khi cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng. Các yêu cầu này có thể tập trung hơn vào việc tăng cường yếu tố bảo mật thông tin của người sử dụng.

chủ Đề nGày quyền của nGƯời tiêu dùnG thế GiỚi năM 20143. Bảo vệ thông tin và dữ liệu của người sử dụng

Thông qua vấn đề này, CI muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc người sử dụng phải có các công cụ, phương tiện để có thể biết và quản lý việc thông tin của họ được sử dụng, lưu chuyển như thế nào trong quá trình sử dụng các dịch vụ thông tin, kỹ thuật số. Đặc biệt, trong lĩnh vực quảng cáo online, vấn đề bảo vệ thông tin người sử dụng được CI nhấn mạnh là một trong những lĩnh vực cần quan tâm hàng đầu.

Thông tin chi tiết về tổ chức CI hoặc các hướng dẫn cụ thể liên quan các vấn đề nêu trên xin xem tại: http://www.consumersinternational.org/our-work/wcrd

TùNG BáCH

Căn cứ báo cáo của Công ty ô tô Toyota Việt Nam, Cục Quản lý cạnh tranh thông báo về chương

trình triệu hồi xe ô tô Yaris do lỗi hệ thống trợ lực lái của Tập đoàn Toyota Nhật Bản như sau:

Theo báo cáo của Toyota Việt Nam,

thônG cÁO bÁO chí Về chƯƠnG trình thu hồi xE ô tô yaris của tập ĐOàn tOyOta nhật bản

Tập đoàn Toyota Nhật Bản đang tiến hành chương trình thu hồi xe Yaris (hay còn gọi là xe Vitz tại thị trường Nhật) do lỗi hệ thống trợ lực lái có thể gây ra hiện tượng khó điều khiển của xe. Phạm vi xe ảnh hưởng bao gồm các xe được sản xuất tại nhà máy Toyota Nhật và

Toyota Pháp trong thời gian từ tháng 4 năm 2010 tới tháng 3 năm 2012. Những mẫu xe này được bán tại các thị trường: Nhật, Bắc Mỹ, Trung Đông, Châu Âu, Châu Mỹ La Tinh và Châu Phi, không có thị trường Châu Á.

Tại Việt Nam, những mẫu xe Yaris do Toyota Việt Nam phân phối chính thức được sản xuất và nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy tại Thái Lan. Vì vậy, những mẫu Yaris này không nằm trong diện ảnh hưởng của Chương trình thu hồi.

Đối với các mẫu xe Yaris được nhập khẩu, phân phối bởi các đơn vị ngoài Toyota Việt Nam, khách hàng có thể liên hệ với các đại lý của Toyota Việt Nam trên toàn quốc để được hướng dẫn chi tiết.

Cục Quản lý cạnh tranh khuyến cáo người tiêu dùng liên hệ với đại lý của Toyota Việt Nam để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật cần thiết.

Cục Quản lý cạnh tranh đề nghị các phương tiện thông tin phối hợp đưa tin để người tiêu dùng được biết

(Nguồn: Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Cục Quản lý cạnh tranh)

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 26: theo cơ chế giải quyết tranh chấp WTO đối với những nước ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_40_VN_preview.pdf · số 462 vụ ra cơ quan giải quyết tranh chấp

26 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 0 - 2 0 1 3

Căn cứ báo cáo của Công ty TNHH Thương mại LK – đơn vị nhập khẩu và phân phối sản phẩm mỹ phẩm làm trắng da của nhà sản xuất Kanebo Cosmetics Nhật Bản, Cục Quản lý cạnh tranh thông báo về chương trình thu hồi mỹ phẩm làm trắng da thương hiệu Kanebo như nội dung trong bảng kế bên.

Các sản phẩm nằm ngoài phạm vi thu hồi đều được xác định đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Căn cứ báo cáo của Công ty LK, Cục Quản lý cạnh tranh khuyến cáo người tiêu dùng nên ngừng sử dụng các sản phẩm nằm trong phạm vi thu hồi và nhanh chóng liên hệ với Công ty để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và phối hợp với các Công ty hoàn thành chương trình thu hồi.

Cục Quản lý cạnh tranh đề nghị các phương tiện thông tin phối hợp đưa tin để người tiêu dùng được biết

(Nguồn: Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Cục Quản lý cạnh tranh)

thônG cÁO bÁO chí Về chƯƠnG trình thu hồi Mỹ phẩM làM trắnG da thƯƠnG hiệu kanEbO

Căn cứ báo cáo của Công ty TNHH Song Hằng – đơn vị nhập khẩu và phân phối chính thức sản phẩm Sofix Parquet 3 in 1 của nhãn hàng Henkel; tiếp theo Thông cáo báo chí ngày 06 tháng 06 năm 2013 về việc thu hồi sản phẩm Sofix Parquet 3 in 1, Cục Quản lý cạnh tranh cập nhật kết quả thu hồi sản phẩm như nội dung trong bảng kế bên.

Căn cứ báo cáo của Công ty Song Hằng, Cục Quản lý cạnh tranh khuyến cáo người tiêu dùng nên ngừng sử dụng sản phẩm nằm trong phạm vi thu hồi và nhanh chóng liên hệ với Công ty để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và phối hợp với Công ty hoàn thành chương trình thu hồi.

Cục Quản lý cạnh tranh đề nghị các phương tiện thông tin phối hợp đưa tin để người tiêu dùng được biết.

(Nguồn: Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Cục Quản lý cạnh tranh)

thônG cÁO bÁO chí Về kết quả thu hồi nƯỚc lau sàn Gỗ sOFix parquEt 3 in 1 của hEnkEl

Nội dung Chi tiết

1. Sản phẩm thu hồi: Nước lau sàn gỗ SOFIX Parquet 3 in 1 của Tập đoàn Henkel, dung tích: 1000ml.

2. Mã sản phẩm: Tất cả các lô sản phẩm.3. Xuất xứ: CHLB Đức.

4. Nguyên nhân thu hồi:

Sản phẩm có chứa một số vi sinh vật có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng có hệ thống miễn dịch yếu khi sản phẩm dính vào tai, mắt, miệng hoặc vết thương hở.

5. Thời gian thu hồi: Từ ngày 28 tháng 5 năm 2013 đến khi thu hồi toàn bộ sản phẩm.

6. Hình thức thu hồi: Thu hồi và hoàn tiền mua sản phẩm.

7. Công ty thu hồi:

Công ty TNHH Thương mại Song HằngĐịa chỉ: 28 Mạc Đỉnh Chi, Phường Đa Kao, Quận 1, Tp. Hồ Chí MinhHotline (miễn phí): 1800-6906 (từ 9h–18h các ngày trong tuần)Người liên hệ: Ông Lê Nguyễn Đăng Giao

8. Cập nhật kết quả: thu hồi: Đến ngày 28/6/ 2013: đã thu hồi 184/570 sản phẩm (32,28%)

Nội dung Chi tiết

1. Sản phẩm thu hồi:Các dòng sản phẩm làm trắng da có chứa thành phần Rhododenol của Hãng mỹ phẩm Nhật Bản Kanebo Cosmetics

2. Mã sản phẩm: * Danh sách sản phẩm thu hồi đính kèm Thông cáo này.

3. Xuất xứ: Nhật Bản

4. Nguyên nhân thu hồi:Thành phần Rhododenol trong các sản phẩm làm trắng da có thể gây kích ứng tạo nên nốt trắng trên da người sử dụng.

5. Thời gian thu hồi: Từ ngày 05 tháng 7 năm 2013 đến khi thu hồi hết sản phẩm

6. Hình thức thu hồi: Thu hồi và hoàn tiền mua sản phẩm.

7. Công ty thu hồi:Công ty TNHH Thương mại LKĐịa chỉ: Tầng 5, 41B Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà NộiĐiện thoại: 04.39364650 (máy lẻ: 22)

8. Cập nhật kết quả thu hồi: Đến ngày 08/ 7/2013: đã thu hồi 2.139/3.490 sản phẩm (61,28%)

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 27: theo cơ chế giải quyết tranh chấp WTO đối với những nước ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_40_VN_preview.pdf · số 462 vụ ra cơ quan giải quyết tranh chấp

27ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 0 - 2 0 1 3

Cơ quan cạnh tranh In-đô-nê-si-a (KPPU – Indonesia Commission for Supervision of Business

Competition) đang tiếp tục điều tra thỏa thuận ấn định giá cước chuyên chở hàng hóa trên tuyến vận tải biển giữa Jakarta và Seoul.

Một thỏa thuận ấn định giá cước chuyên trở hàng hóa trên tuyến vận tải đường biển Jakarta – Seoul giữa 06 doanh nghiệp vận tải Hàn Quốc và 02 doanh nghiệp vận tải In-đô-nê-si-a đã bị KPPU phát hiện và điều tra.

Mặc dù vậy, KPPU đã không thể nhờ cậy được sự giúp đỡ từ phía đối tác là Cơ quan cạnh tranh Hàn Quốc (KFTC – Korean Fair Trade Commission) do pháp luật của hai nước quy định khác nhau. Hàn Quốc quy định miễn trừ khỏi sự điều chỉnh của các quy định của luật chống độc quyền đối với các hãng tàu trong khi pháp luật cạnh tranh In-đô-nê-si-a không quy định cho hưởng miễn trừ đối với các hãng tàu.

Về lý thuyết, là một thành viên ASEAN, In-đô-nê-si-a hoàn toàn có thể kêu gọi sự giúp đỡ từ các quốc gia thành viên khác bao gồm cả Xinh-ga-po, đất

in-Đô-nê-si-a tiếp tục Điều tra thỏa thuận

ấn Định GiÁ cƯỚc chuyên trở hànG hóa

bằnG tàu biỂn

nước được coi là trung tâm trung chuyển hàng hóa bằng tàu biển lớn nhất khu vực. Tuy nhiên, điều này cũng không thể thực hiện được vì luật cạnh tranh Xing-ga-po cũng quy định miễn trừ điều chỉnh đối với những thỏa thuận được ký kết bởi các hãng tàu.

Hành động của KPPU nằm trong số hàng loạt các cuộc điều tra của các cơ quan cạnh tranh của các nước trên thế giới nhắm vào hành vi thỏa thuận ấn định giá cước trên các tuyến vận tải hàng hóa bằng đường biển. Có một số cơ quan cạnh tranh đã có sự phối hợp và hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình điều tra. Đầu tiên là Ủy ban cạnh tranh Châu Âu (EC – European Commission) bắt đầu tiến hành điều tra vào tháng 9 năm 2012 với việc thực hiện việc khám xét không thông báo đồng loạt tại trụ sở của nhiều hãng tàu lớn. Việc khám xét này có sự hợp tác chặt chẽ của các cơ quan cạnh tranh của Mỹ và Nhật Bản.

PHùNG VăN THàNH(Phòng Điều tra các vụ việc hạn

chế cạnh tranh- Cục Quản lý cạnh tranh)

(tiếp theo trang 8)...viên đó có đủ thời gian để chuẩn bị

và trình bày lập luận của mình.24 Khi một hoặc nhiều thành viên đang phát triển là các bên tranh chấp, trong quá trình xét xử, ban hội thẩm phải xem xét đến các qui định về đối xử khác biệt và ưu đãi đặc biệt đối với các thành viên đang phát triển khi các điều khoản đó có trong các hiệp định liên quan25. Trong giai đoạn thực thi các phán quyết và khuyến nghị của cơ quan giải quyết tranh chấp, các nước đang phát triển cũng được hưởng sự đối xử khác biệt, đặc biệt chú ý đến các vấn đề ảnh hưởng đến lợi ích của các nước thành viên này liên quan đến các biện pháp là đối tượng của việc giải quyết tranh chấp.26 Trong giai đoạn giám sát thực hiện, nếu một nước thành viên đang phát triển đưa ra vấn đề về sự đối xử khác biệt, DSB cần phải có hành động thích hợp ngoài việc giám sát và báo cáo tình hình.27 DSB cũng cần xem xét không

24 Điều 12.10 DSU25 Điều 12.11 DSU26 Điều 21.2 DSU27 Điều 21.7 DSU

chỉ vấn đề thương mại của các biện pháp bị kiện mà cả ảnh hưởng của chúng đối với nền kinh tế của các thành viên đang phát triển.

Tuy nhiên, mặc dù có những quy tắc định hướng trong DSU về việc dành ưu đãi đặc biệt cho các nước đang phát triển nếu các nước này là một bên trong tranh chấp, việc tuân thủ phán quyết của WTO vẫn còn phụ thuộc vào các mối quan hệ “sức mạnh”, chứ không phụ thuộc vào các biện pháp bồi thường cơ bản.28 Có nghĩa là, các nước đang phát triển là nguyên đơn với sức mạnh kinh tế nhỏ và yếu hơn khó có thể trông đợi các nước phát triển là bị đơn tuân thủ và thi hành các phán quyết và khuyến nghị của Cơ quan xét xử. Có ý kiến cho rằng không có cách nào để đảm bảo rằng sự đối xử ưu đãi và đặc biệttrong các hiệp định của WTO là dành cho các nước thành viên đang phát triển trong thực tế.29 Thực vậy các nước

28 R. RajeshBabu Remedies under the WTO Legal System (MartinusNihoff Publisher, 2012), trang 345-346.

29 R. RajeshBabu Remedies under the WTO Legal System (MartinusNihoff Publisher,

đang phát triển rất quan ngại về hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO cũng như tình trạng thiếu minh bạch đối với các biện pháp thực hiện các quy định ưu đãi đó. Ví dụ, như đã đề cập ở trên, Điều 21.2 của DSU quy định “nên” đặc biệt quan tâm tới các vấn đề về lợi ích của các Thành viên đang phát triển trong quá trình giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên không có thêm sự giải thích rõ ràng rằng quy định này được thực thi như thế nào. Đây thực sự là một điều khoản không bắt buộc. Đúng như Gregory Shaffe đã nói, cho dù quan điểm về tự do hóa thương mại và vấn đề thực thi của nó như thế nào, các nước đang phát triển vẫn đang ở thế bất lợi trước hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO.30

Thạc sỹ - luật sư PHẠM VâN THàNH

(còn tiếp)

2012),trang 376.30 GregoryShaffer “The Challenges of

WTO Law: Strategies for Developing Country Adaptation” (2006) World Trade Review, trang 1.

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Giải quyết tranh chấp thEO cƠ chế Giải quyết tranh chấp WtO...

Page 28: theo cơ chế giải quyết tranh chấp WTO đối với những nước ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_40_VN_preview.pdf · số 462 vụ ra cơ quan giải quyết tranh chấp

28 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 0 - 2 0 1 3

Câu hỏi 1: Thế nào là hình thức trợ cấp bị cấm (Trợ cấp đỏ)?

Trả lời:Trừ khi có quy định khác tại

Hiệp định về Nông nghiệp, các khoản trợ cập theo định nghĩa về trợ cấp sẽ bị cấm:

(a) Trợ cấp, theo luật hay trong thực tế, dù là một điều kiện riêng biệt hay kèm theo những điều kiện khác, căn cứ vào kết quả thực hiện xuất khẩu, bao gồm những khoản trợ cấp, minh họa dưới đây:

Trợ cấp xuất khẩu được liệt kê như dưới đây:

- Việc Chính phủ trợ cấp trực tiếp cho một hãng hoặc một ngành sản xuất trong nước tính theo kết quả xuất khẩu.

- Các chương trình giữ lại ngoại tệ hoặc hành động tương tự liên quan đến thưởng khuyến khích xuất khẩu.

- Vận chuyển nội địa và cước phí vận chuyển hàng xuất khẩu, được Chính phủ

cung cấp các sản phẩm hay dịch vụ tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp nhằm sử dụng trong sản xuất hàng để tiêu thụ trong nước, nếu (trong trường hợp là sản phẩm), các điều kiện hoặc điều khoản đó thuận lợi hơn điều kiện thương mại thông thường sẵn có trên thị trường thế giới dành cho nhà xuất khẩu của Thành viên đó.

- Miễn hay tạm ngừng thu toàn bộ hoặc một phần các khoản thuế trực thu hay các khoản đóng góp xã hội liên quan cụ thể tới xuất khẩu mà doanh nghiệp sản xuất hay thương mại đã hoặc phải thanh toán.

- Cho phép miễn giảm đặc biệt trực tiếp liên quan tới xuất khẩu hoặc thành tích xuất khẩu, vượt quá hay cao hơn những miễn giảm dành cho sản xuất để tiêu thụ trong nước, trong cách tính toán cơ sở để thu thuế trực tiếp.

-Miễn hay hoàn thuế gián thu cho sản xuất và tiêu thụ hàng xuất khẩu cao hơn mức đánh thuế đối với sản xuất và lưu thông sản phẩm tương tự khi được bán để tiêu thụ nội địa.

- Miễn, hoàn hay hoãn thu các khoản thuế gián thu cộng gộp của kỳ trước sang kỳ sau với hàng hóa hay dịch vụ được sử dụng trong sản xuất hàng xuất khẩu vượt quá mức được miễn, hoàn hay hoãn thu các khoản thuế gián thu cộng gộp của kỳ trước đánh vào sản phẩm hay dịch vụ được sử dụng để sản xuất hàng hoá tương tự khi được bán để tiêu thụ trong nước; tuy nhiên với điều kiện là, các khoản

thuế gián thu cộng gộp của kỳ trước có thể được miễn, hoàn

hay hoãn thu đối với hàng xuất khẩu kể

cả khi không miễn, giảm hay hoãn thu với sản phẩm

tương tự được tiêu thụ trong nước, nếu các khoản thuế gián thu cộng gộp của kỳ trước là đánh vào vật tư đầu vào tiêu dùng cho sản xuất hàng xuất khẩu (đã cho phép hao phí thông thường).

- Hoàn trả các khoản phí nhập khẩu vượt quá số phí đánh vào hàng nhập khẩu được sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu (đã cho phép mức hao phí thông thường ); tuy nhiên, với điều kiện trong những trường hợp riêng biệt, một doanh nghiệp có thể sử dụng một số lượng vật tư đầu vào sản xuất tại thị trường trong nước ngang bằng hay có cùng chất lượng và đặc điểm như đầu vào nhập khẩu như là một sự thay thế để có thể được hưởng lợi từ quy định này, nếu các hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu tương ứng cùng phát sinh trong một khoảng thời gian hợp lý, nhưng không quá hai năm.

- Chính phủ (hoặc các cơ quan đặc biệt do Chính phủ quản lý) cung cấp các chương trình bảo lãnh hoặc bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, các chương trình bảo hiểm hoặc bảo lãnh nhằm chống lại sự tăng chi phí của sản phẩm xuất khẩu hay các chương trình về rủi ro ngoại hối, với phí thu không đủ để chi trả cho chi phí hoạt động dài hạn hoặc các khoản lỗ của các chương trình đó.

- Chính phủ (hoặc các cơ quan đặc biệt trực thuộc hoặc do Chính phủ quản lý) cấp các khoản tín dụng xuất khẩu với lãi suất thấp hơn mức mà họ thực tế phải trả để có được khoản tiền này (hay lẽ ra phải trả nếu vay trên thị trường vốn quốc tế để có được khoản tiền có cùng thời gian đáo hạn và các điều kiện tín dụng khác, và tính bằng cùng một đồng tiền của tín dụng xuất khẩu), hoặc việc họ phải trả toàn bộ hay một phần chi phí phát sinh với nhà xuất khẩu hay với các định chế tài chính để có được tín dụng, trong chừng mực các khoản tín dụng đó được sử dụng để bảo đảm dành cho nhà xuất khẩu những lợi thế đáng kể trong lĩnh vực tín dụng xuất khẩu.

Tuy nhiên, với điều kiện là nếu một Thành viên là một bên của một cam kết quốc tế về tín dụng xuất khẩu chính thức

mà, tính đến ngày 1 tháng 1 năm 1979, ít nhất mười hai Thành viên sáng lập của Hiệp định này là thành viên của cam kết đó (hay một hình thức kế tục của nó đã được các Thành viên sáng lập thông qua), hoặc trong thực tế một Thành viên áp dụng các quy định về lãi suất của cam kết tương ứng đó, một thông lệ tín dụng xuất khẩu phù hợp với các quy định đó sẽ không bị coi là một trợ cấp xuất khẩu thuộc diện cấm theo Hiệp định này.

- Bất kỳ khoản thu nào từ ngân sách nhà nước tạo thành một khoản trợ cấp theo nội dung quy định tại Điều XVI GATT 1994 (Theo quy định tại điểm 1 (a) của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 thì Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (“GATT 1994”) bao gồm các quy định của Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại, ký ngày 30 tháng 10 năm 1947 (“GATT 1947”)... Vì vậy, những Điều nêu trên trong nội dung các câu trả lời dẫn chiếu đến GATT 1994 thì sẽ được xem tại GATT 1947.

(b) Trợ cấp, dù là một điều kiện riêng biệt hay kèm theo những điều kiện khác, nhằm ưu tiên sử dụng hàng nội địa hơn hàng nhập khẩu.

Mỗi nước thành viên sẽ không được cấp hay duy trì những khoản trợ cấp nêu trên.

Câu hỏi 2: Thế nào là trợ cấp có thể bị đối kháng (trợ cấp vàng)?

Trả lời:Theo Hiệp định về trợ cấp và các

biện pháp đối kháng, trợ cấp có thể bị đối kháng là những trợ cấp mang tính đặc trưng, không phổ biến.Đối tượng nhận những trợ cấp này chỉ giới hạn trong một hoặc một số doanh nghiệp, một hoặc số ngành sản xuất hoặc một khu vực địa lý nhất định.

Câu hỏi 3: Trợ cấp không thế đối kháng là gì (trợ cấp xanh)?

Trả lời:Là trợ cấp không mang tính riêng

biệt.Đó là những trợ cấp mang tính phổ cập, không phân biệt giữa các ngành hay các doanh nghiệp, và dựa trên những tiêu chí kinh tế khách quan.Ngoài ra, những trợ cấp cho công tác nghiên cứu của doanh nghiệp, trợ cấp để hỗ trợ đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường, trợ cấp để phát triển ở những vùng lạc hậu cũng được coi là trợ cấp xanh. Tuy nhiên, những trợ cấp này cần phải có một số điều kiện kèm theo.

AN BìNH (TổNG HợP)

HỎI - ĐÁP

Page 29: theo cơ chế giải quyết tranh chấp WTO đối với những nước ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_40_VN_preview.pdf · số 462 vụ ra cơ quan giải quyết tranh chấp

29ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 0 - 2 0 1 3

Sự ra đời của Internet không chỉ mang lại một hình thức giao lưu, chia sẻ văn hóa mới mà còn hình thành nên một thị trường thương mại rộng lớn với mức tăng trưởng nhanh cả về phạm vi, đối tượng tham gia và giá trị giao dịch. Một trong những yếu tố góp phần tạo nên thị trường ấn tượng đó là khả năng kết nối nhanh, chính xác và phủ sóng rộng khắp của Internet. Trong lĩnh vực quảng cáo và tiếp thị, yếu tố này càng thể hiện vai trò của nó khi tạo ra một thị trường kết nối với rất nhiều khách hàng tiềm năng, từ đó, mang lại giá trị lợi nhuận cao cho doanh nghiệp khi tiến hành các hoạt động tiếp thị trên môi trường Internet. Nhằm quản lý các hoạt động quảng cáo và tiếp thị đang có xu hướng gia tăng và ngăn chặn các hình thức biến thái, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, Chính phủ Mỹ đã ban hành nhiều quy định pháp luật kiểm soát hành vi này. Do vậy, nếu doanh nghiệp quan tâm đến việc thực hiện các hoạt động tiếp thị trên Internet thì cần dành sự chú ý, tìm hiểu các quy định liên quan.

Những nội dung được giới thiệu dưới đây do Ủy ban Thương mại liên bang Mỹ (Ủy ban)- cơ quan thực thi các quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong phạm vi toàn liên bang - soạn thảo và công bố căn cứ vào các văn bản pháp luật và tình hình hoạt động thực tế của Ủy ban.1. Quy định về nội dung quảng cáo

“Quảng cáo phải đúng và không gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.”

Theo quy định của Ủy ban, nội dung quảng cáo được coi là lừa dối nếu:

- Gây hiểu lầm cho người tiêu dùng và

- Ảnh hưởng đến hành vi hoặc quyết định của người tiêu dùng về sản phẩm hay dịch vụ.

Cùng với đó, một hành vi được coi là không lành mạnh nếu hành vi đó một cách gián tiếp hoặc trực tiếp gây ra thiệt hại:

- Đáng kể;- Không nhiều hơn lợi ích của người

khác- Không thể tránh được.Luật Ủy ban thương mại liên bang

cấm quảng cáo không trung thực hoặc lừa đảo trên bất kỳ phương tiện truyền

thông nào. Vì thế, quảng cáo phải nói sự thật và không gây hiểu lầm cho người tiêu dùng. Một nội dung có thể là sai lầm nếu bỏ sót thông tin liên quan hoặc ngụ ý một điều gì đó không đúng sự thật. Ví dụ, một quảng cáo cho thuê xe ô tô nhằm thúc đẩy nội dung giá rẻ “tới $ 0" có thể bị coi là lừa dối nếu các khoản chi phí đáng kể không được công bố cho người tiêu dùng trong quá trình giao dịch.

Ngoài ra, các thông tin quảng cáo phải được kiểm duyệt nghiêm ngặt, đặc biệt là khi chúng liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng, an toàn thực phẩm, hoặc hiệu suất sản phẩm. Các tài liệu chứng minh phụ thuộc vào từng sản phẩm, nội dung và theo ý kiến của các chuyên gia. Nếu nội dung quảng cáo về một mức độ nào đấy của sản phẩm, dịch vụ - "xét nghiệm cho thấy …" –thì ít nhất nó phải chứng minh được sự tồn tại của mức độ đó.

Nhà sản xuất phải chịu trách nhiệmvề các thông tin quảng cáo các sản phẩmvàdịch vụ của họ. Bên thứ ba-như các cơ quan quảng cáo,thiết kế trang web và tiếp thịdanh mục -cũng phải chịu trách nhiệm liên đới nếu họ tham gia vàoviệc chuẩn bịhoặc phát hànhquảng cáo hoặc biếtvề những thông tin lừa đảo.

Các cơ quan quảng cáo hoặc đơn vị thiết kế trang web có trách nhiệm xem xét các thông tin được sử dụng để xác minh quảng cáo. Họ có thể không chỉ đơn giản là dựa vào những lời nói của doanh nghiệp về mức độ chính xác của thông tin quảng cáo. Trong việc xác định một đơn vị quảng cáop hải chịu trách nhiệm, FTC xem xét mức độ tham gia của đơn vị này trong việc chuẩn bị các quảng cáo đầy thách thức, và cho dù cơ quan này đã biết hoặc nên biết cáo được tuyên bố sai hoặc lừa đảo.

Để tự bảo vệ mình, các bên thứ ba nên yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp các tài liệu xác thực hơn là lặp lại những gì doanh nghiệp nói về sản phẩm của họ. Nếu doanh nghiệp không đưa ra các bằng chứng hoặc có một chút nghi ngờ, bên thứ ba nên thận trọng với các nội dung quảng cáo và cần tiến hành việc quảng cáo cho doanh nghiệp một cách hợp lý, đặc biệt là khi quảng cáo về mức hiệu suất, sức khỏe và lời hứa giảm cân, hoặc thu nhập đảm bảo.

Một số điểm cần xem xét liên quan đến nội dung quảng cáo

- Các nội dung quảng cáo phủ định hoặc từ chối trách nhiệm phải được thể hiện rõ ràng và dễ thấy nhằm giúp cho người tiêu dùng có thể biết, đọc hoặc nghe hoặc hiểu nội dung quảng cáo.

- Các thí nghiệm phải giúp cho người tiêu dùng biết cách sử dụng sản phẩm trong điều kiện bình thường.

- Nếu doanh nghiệp đã cam kết về chính sách hoàn tiền thì phải thực hiện điều này đối với các khách hàng không hài lòng với sản phẩm.

- Khi quảng cáo hướng tới đối tượng là trẻ nhỏ thì doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm vì đối tượng này có những khó khăn, hạn chế trong việc hiểu biết nội dung quảng cáo. Vì vậy, doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm trong việc không sử dụng các ngôn từ, hình ảnh có thể gây hiểu nhầm cho trẻ nhỏ. Các doanh nghiệp quảng cáo có thể tìm kiếm thông tin hữu ích qua bản hướng dẫn cụ thể cho quảng cáo của trẻ em được Đơn vị đánh giá quảng cáo của trẻ em (CARU) của hội đồng Cục doanh nghiệp phát hành.2.Chính sách bảo vệ người tiêu dùng online

Internet cung cấp những cơ hội chưa từng có cho việc thu thập và chia sẻ thông tin về người tiêu dùng. Nhưng nghiên cứu cho thấy người tiêu dùng có mối quan tâm rất mạnh mẽ về an ninh và bảo mật thông tin cá nhân của họ trong thị trường trực tuyến. Nhiều người tiêu dùng cũng lên tiếng nên cảnh giác khi tham gia vào thương mại trực tuyến, một phần vì họ lo sợ rằng thông tin cá nhân của họ có thể bị lạm dụng.

Đạo luật bảo vệ quyền riêng tư trực tuyến của trẻ em(COPPA) và triển khai thực hiện Quy tắc của FTC có hiệu lực từ ngày 21 Tháng Tư năm 2000. Trang web thương mại hướng đến trẻ em dưới 13tuổi hoặc các khán giả có kiến thức thực tế rằng họ đang thu thập thông tin từ một đứa trẻ phải được sự cho phép của cha mẹ trước khi thu thập thông tin như vậy.

FTC cũng ban hành một trang web đặc biệt tại www.onguardonline.gov để giúp đỡ trẻ em, phụ huynh và nhà điều hành trang mạng hiểu các quy định của pháp luật COPPA.3. Một số luật thi hành bởi Ủy ban

cÁc quy Định của phÁp luật Mỹ Về quảnG cÁO Và tiếp thị trên intErnEt

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 30: theo cơ chế giải quyết tranh chấp WTO đối với những nước ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_40_VN_preview.pdf · số 462 vụ ra cơ quan giải quyết tranh chấp

30 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 0 - 2 0 1 3

Thương mại liên bang liên quan tới hoạt động quảng cáo, tiếp thị trong một số lĩnh vực.

Dưới đây là một số luật của FTC về thực hành tiếp thị và thúc đẩy sản phẩm và dịch vụ trong một số lĩnh vực cụ thể.

Để có thông tin chi tiết, liên hệ: Trung tâm tư vấn tiêu dùng, Ủy ban Thương mại Liên bang, Washington, DC 20580, điện thoại miễn phí: 1-877-FTC-HELP (382-4357); TDD: 1-866 -653-4261. Hoặc truy cập vào FTC tạiwww.ftc.gov.

Cơ hội kinh doanh (nhượng quyền thương hiệu – business opportunities)

Nhượng quyền thương hiệu là một hoạt động phổ biến trong thế giới “phẳng” Internet. Các chủ thương hiệu khi chào mời thương hiệu của mình cho tổ chức, cá nhân khác, theo luật pháp Mỹ phải cung cấp cho đối tác một tài liệu chi tiết về thương hiệu của mình ít nhất 10 ngày trước khi đối tác phải trả tiền hoặc cam kết mua hàng.

Tài liệu này phải bao gồm: tên, địa chỉ, và số điện thoại của người mua khác; báo cáo tài chính đầy đủ đã được kiểm toán bởi bên bán; kinh nghiệm của các nhà điều hành chính của doanh nghiệp; chi phí bắt đầu và duy trì kinh doanh và trách nhiệm của người bán và người mua khi việc mua bán được thực hiện.

Tiếp thị đa cấp (MLM)MLM-còn được gọi là"mạng lưới"

hoặctiếp thị"ma trận" -là một cáchbán hàng hoá,dịch vụ thông qua các nhà phân phối. Các kế hoạch này thường hứa rằng những người đăng ký như các nhà phân phốisẽ nhận đượchoa hồng theohaicách khác nhau -trêndoanh số bán hàngcủa riêng mình vàtrêndoanh số bán củatân binhcủa họđã thực hiện.

Chương trình kim tự tháp - một hình thức tiếp thị đa cấp - liên quan đến việc trả tiền hoa hồng cho các nhà phân phối nhằm thu nạp những thành viên mới. Chương trình kim tự tháp là bất hợp pháp ở hầu hết các tiểu bang vì kế hoạch không tránh khỏi sụp đổ khi không tuyển dụng được nhà phân phối mới.Một khi kế hoạch sụp đổ, hầu hết mọi người - trừ những người ở đỉnh kim tự tháp – đều bị mất tiền.

Theo quy định hợp pháp, MLM phải trả tiền hoa hồng cho doanh số bán lẻ hàng hoá, dịch vụ chứ không phải cho việc tuyển dụng các nhà phân phối mới. MLMs có liên quan đến việc bán các cơ hội kinh doanh hoặc nhượng quyền thương mại, theo quy định của Luật Nhượng quyền thương mại phải thực hiện theo yêu cầu của Quy tắc về tiết lộ

số lượng và tỷ lệ phần trăm của quyền hiện tại đã đạt được kết quả tuyên bố.

Các vấn đề về tín dụng và tài chính Những quy định trong Luật cho

vay đòi hỏi chủ nợ phải cung cấp cho người tiêu dùng thông tin bằng văn bản về chi phí tài chính và các khía cạnh liên quan đến các giao dịch tín dụng, bao gồm cả chi phí tài chính thể hiện như tỷ lệ phần trăm hàng năm. Ngoài ra, đạo luật thiết lập một quyền hủy bỏ giao dịch trong 3 ngày nhất định liên quan đến việc thành lập một lợi ích an ninh trong nhà ở của người tiêu dùng (với ngoại lệ nhất định, chẳng hạn như lợi ích thực hiện liên quan đến việc mua hoặc xây dựng ban đầu của nhà ở). Đạo luật cũng quy định các yêu cầu nhất định cho các nhà quảng cáo nội dung các điều khoản tín dụng.

Luật Thanh toán tín dụngĐạo luật này đòi hỏi người cho vay

phải nhanh chóng phản hồi khiếu nại của người tiêu dùng bằng văn bản và tiến hành điều tra khiếu nại của họ. Đạo luật cấm chủ nợ thực hiện các hành động có ảnh hưởng xấu đến tình hình tín dụng của người tiêu dùng cho đến khi cuộc điều tra hoàn tất, và có đủ khả năng bảo vệ người tiêu dùng khác trong tranh chấp.

Luật tín dụng bình đẳngLuật này cấm phân biệt đối xử trong

hoạt động cho vay trên cơ sở chủng tộc, màu da, tôn giáo, nguồn gốc quốc gia, giới tính, tình trạng hôn nhân, tuổi tác, nhận thu nhập trợ cấp xã hội. Luật này cũng yêu cầu các người cho vay phải đưa ra lý do hợp lý khi từ chối yêu cầu vay của khách hàng.

Luật Chuyển tiền điện tửLuật quy định quyền, nghĩa vụ và

trách nhiệm của người tham gia trong hệ thống chuyển tiền điện tử. Luật này đòi hỏi người tham gia phải áp dụng thực tiễn nhất định khi họ đối phó với giao dịch chuyển khoản và chuyển cho phép trước và giải quyết lỗi, và đặt giới hạn trách nhiệm đối với những thiệt hại do chuyển nhượng trái phép.

Sản phẩmmiễn phíSản phẩm miễn phí thường được thể

hiện theo kiểu "mua một, tặng một" – nghĩa là người tiêu dùng sẽ phải trả tiền cho một sản phẩm và không phải trả tiền cho sản phẩm còn lại. Quảng cáo như thế này nên mô tả tất cả các điều khoản và điều kiện cung cấp miễn phí rõ ràng và nổi bật.

Tiếp thị qua điện thoạiQuảng cáo về các khoản tín dụng,

các khoản vay đầy hứa hẹn với một khoản phí trả trước, hoặc mời chào về cơ hội đầu

tư có thể là đối tượng điều chỉnh của các quy tắc quảng cáo qua điện thoại của Ủy ban Thương Mại Liên Bang, nếu quảng cáo cho phép người tiêu dùng đặt hang, dịch vụ qua điện thoại. Nhìn chung, Quy tắc này không áp dụng cho các quảng cáo trên phương tiện truyền thông nói chung. Tuy nhiên, nếu bạn đang quảng cáo về đáo hạn tín dụng, cho vay lệ phí trước, hoặc đầu tư cơ hội, hoặc đưa ra để thu lại tiền thanh toán trong các giao dịch qua điện thoại trước đó thì các quy tắc này có thể áp dụng cho bạn.

Đặt hàng qua mail hoặc điện thoạiTheo Luật mua bán hàng qua mail

và hoặc điện thoại, các lời mời mua hàng từ xa phải bao gồm các thông tin về việc chuyển, giao hàng. Nếu nội dung quảng cáo không công bố rõ ràn thông tin này thì doanh nghiệp phải có cơ sở để chứng minh hàng có thể giao trong vòng 30 ngày.

Nếu doanh nghiệp không thể giao hàng đúng hẹn thì phải thông báo cho khách hàng về sự chậm trễ và quyền của khách hàng về việc hủy đơn hàng. Nếu chậm trễ trong vòng 30 ngày thì sự im lặng, không phản hồi của khách hàng có thể được coi là sự đồng ý với khoảng thời gian chậm trễ đó. Tuy nhiên, với khoảng thời gian lâu hơn thì doanh nghiệp phải có sự xác nhận đồng ý của khách hàng. Nếu không có sự xác nhận này thì doanh nghiệp phải hoàn trả các khoản phí mà khách hàng đã nộp cho họ mà không cần liên hệ, xác nhận với khách hàng.

Bảo hànhNội quy trước khi bán của Văn bản

điều khoản bảo hành yêu cầu bảo hành có sẵn trước khi mua hàng cho các sản phẩm tiêu dùng mà chi phí nhiều hơn $ 15. Nếu quảng cáo của bạn đề cập đến một bảo hành trên một sản phẩm có thể được mua bằng thư, điện thoại hoặc máy tính, nó phải hướng dẫn cho người tiêu dùng cách thức để có được một bản sao của tài liệu bảo hành.

Đảm bảoNếu quảng cáo của nhà tiếp thị sử

dụng các cụm từ như "đảm bảo sự hài lòng" hoặc "bảo đảm hoàn tiền lại", thì nhà tiếp thị đó phải sẵn sàng thực hiện việc hoàn lại tiền trong bất kỳ tình huống nào. Đồng thời, nhà tiếp thị cũng có trách nhiệm thông báo rõ ràng cho khách hàng biết về nội dung chính sách này.

TùNG BáCH

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 31: theo cơ chế giải quyết tranh chấp WTO đối với những nước ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_40_VN_preview.pdf · số 462 vụ ra cơ quan giải quyết tranh chấp

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANHLuôn vượt sự mong đợi của bạn

CHỨC NĂNG & NHIỆM VỤ� Chủ trì xây dựng và quản lý hệ thống thông tin dữ liệu về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp

dụng biện pháp tự vệ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tổ chức lưu giữ và bảo quản hồ sơ vụ việc đã được VCAvà các cơ quan có thẩm quyền khác xử lý để phục vụ cho công tác chuyên môn của VCA;

� Cung cấp thông tin trong nước và quốc tế phục vụ cho công tác quản lý, điều hành, xây dựng pháp luật vàhoạch định chính sách của VCA;

� Chủ động phát triển các hoạt động dịch vụ thông tin phục vụ yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổchức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Cục trưởng;

� Phối hợp với các đơn vị liên quan để biên tập và phát hành các ấn phẩm định kỳ giới thiệu, tuyên truyền vềquản lý cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháptự vệ và các hoạt động khác của Cục;

� Xây dựng và duy trì Hệ thống Quản lý tri thức của VCA;� Tham gia hỗ trợ và phối hợp với các đơn vị thuộc Cục trong công tác nghiên cứu, phân tích thông tin vụ việc

theo chỉ đạo của Cục trưởng; � Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong phạm vi được phân công.

Trung tâm Thông tin cạnh tranh (CCID) là một đơn vị sự nghiệp thuộc Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ CôngThương, được thành lập theo quy định tại Nghị định số 06/2006/ND-CP ngày 09/01/2006 của Chính phủ.

BỘ CÔNG THƯƠNG

Cục Quản lý cạnh tranh (VCA)

Trung tâm Thông tin cạnh tranh(CCID)

Phòng Hành chính Tổng hợpPhòng Khai thác và Phát triển dịch vụ

Phòng Công nghệ - Thông tin

CƠ CẤU TỔ CHỨC

Trụ sở: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamTel: (84.4) 2220 5305 ; Fax: (84.4) 2220 5303 ; Email: [email protected]

Lãnh đạo CCID

Page 32: theo cơ chế giải quyết tranh chấp WTO đối với những nước ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_40_VN_preview.pdf · số 462 vụ ra cơ quan giải quyết tranh chấp

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ĐIỀU TRA VIÊNTrung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Cục Quản lý

cạnh tranh, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, thực hiện chức năng giúp Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và bảo vệ người tiêu dùng.

Cùng với Trung tâm Thông tin cạnh tranh, Trung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh.

Trung tâm Đào tạo điều tra viên có tên giao dịch tiếng Anh là: Competition Train-ing Center (CTC).

Thông tin liên hệ:Trung tâm Đào tạo điều tra viên (CTC)Địa chỉ: Số 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà NộiĐiện thoại: 04 - 2220 5010

CÁC ẤN PHẩM Đã XUẤT BẢNCủA CụC QUẢN lý CẠNH TRANH


Recommended