+ All Categories
Home > Documents > Adapt and Prosper - VDSC

Adapt and Prosper - VDSC

Date post: 01-May-2023
Category:
Upload: khangminh22
View: 0 times
Download: 0 times
Share this document with a friend
88
Tháng 2 - 2016 KINH TẾ VĨ MÔ & THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRIỂN VỌNG NGÀNH & LỰA CHỌN CỔ PHIẾU Ý TƯỞNG ĐẦU TƯ NĂM 2016 Adapt and Prosper
Transcript

Tháng 2 - 2016

KINH TẾ VĨ MÔ & THỊ TRƯỜNG

CHỨNG KHOÁN

TRIỂN VỌNG NGÀNH & LỰA CHỌN

CỔ PHIẾU

Ý TƯỞNG ĐẦU TƯ NĂM 2016

Adapt and Prosper

Tháng 2 - 2016

MỤC LỤC KINH TẾ VĨ MÔ .................................................................................................................................................. 3

KINH TẾ VĨ MÔ THẾ GIỚI: CƠN BÃO MANG TÊN TRUNG QUỐC .......................................................................................... 4

KINH TẾ VIỆT NAM 2016: NÂNG CAO VỊ THẾ ............................................................................................................................. 8

DỰ BÁO CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ VĨ MÔ .................................................................................................................................... 8

CHỦ ĐỀ VĨ MÔ CHÍNH NĂM 2016 .......................................................................................................................................... 11

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ........................................................................................................................ 19

TTCK 2016: DUY TRÌ XU HƯỚNG TĂNG TRUNG HẠN .......................................................................................................... 20

CÂU CHUYỆN HỖ TRỢ DÀI HẠN: XU THẾ HỘI NHẬP KINH TẾ VÀ THĂNG HẠNG THỊ TRƯỜNG ........................... 26

TRIỂN VỌNG NGÀNH & LỰA CHỌN CỔ PHIẾU .............................................................................................. 29

TRIỂN VỌNG NGÀNH ...................................................................................................................................................................... 30

CHIẾN LƯỢC VÀ Ý TƯỞNG ĐẦU TƯ 2016 ................................................................................................................................ 38

CHỌN LỌC CỔ PHIẾU ................................................................................................................................................................. 49

PHỤ LỤC .......................................................................................................................................................... 84

KINH TẾ VĨ MÔ 2016

www.vdsc.com.vn | Bloomberg: VDSC <GO>

3

KINH TẾ VĨ MÔ

KINH TẾ VĨ MÔ

KINH TẾ VĨ MÔ 2016

www.vdsc.com.vn | Bloomberg: VDSC <GO> 4

KINH TẾ VĨ MÔ THẾ GIỚI: CƠN BÃO MANG TÊN TRUNG QUỐC

Những yếu tố vĩ mô chính của thế giới trong năm 2016 có thể kể ra đó là triển vọng tăng trưởng mờ nhạt, lạm phát thấp kéo dài và tình trạng duy trì nới lỏng tiền tệ của nhiều Ngân hàng Trung ương (NHTW) các nước trước các sự kiện liên quan đến nền kinh tế Trung Quốc suy giảm cùng với khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đang quay lại với chu kỳ tăng lãi suất. Kinh tế Trung Quốc suy giảm đang gây áp lực giảm giá các loại hàng hóa cũng như làm cho việc mất giá đồng Nhân dân tệ là điều gần như chắc chắn sẽ diễn ra. Theo quan điểm của RongViet Research, biến động của đồng Nhân dân tệ sẽ là điểm nhấn trong bức tranh tiền tệ thế giới năm 2016. Thêm vào đó, việc suy giảm của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ tác động đến hầu hết các quốc gia, trong đó khối nước đang phát triển sẽ bị tổn thương nhiều hơn các nền kinh tế phát triển.

Triển vọng tăng trưởng mờ nhạt

Theo dự báo của IMF, kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng nhẹ trong năm 2016, một phần đến từ sự hồi phục nhẹ của các nước phát triển như Mỹ, Liên minh Châu Âu và Nhật Bản. Ngược lại, trong số các quốc gia mới nổi, chỉ có Ấn Độ là tiếp tục giữ được sự tăng trưởng tốt trong khi các quốc gia khác đều sẽ có sự giảm sút trong tăng trưởng. Đặc biệt, kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục suy giảm và quá trình tái cân bằng kinh tế của nước này sẽ có những tác động tiêu cực đến thương mại, giá cả hàng hóa và tài sản trên toàn thế giới (xem thêm Phụ lục 1).

Do tác động của giá dầu giảm mạnh, lạm phát dự báo là sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp. Điều này sẽ khiến các nước phát triển kéo dài chính sách nới lỏng tiền tệ, trong đó không loại trừ Mỹ. Theo khảo sát CME Fed Watch Tracking thì khả năng Fed tăng lãi suất trong tháng 3/2016 chỉ khoảng 14%. Ngoài ra, thị trường cũng nhận định Fed sẽ chỉ tăng lãi suất 2 lần trong năm 2016 thay vì 4 lần như dự kiến của Fed. Vì vậy, việc nâng lãi suất có thể được thực hiện từ từ và tốc độ mạnh lên của đồng USD cũng vì thế mà chậm hơn.

Trái với dấu hiệu thắt chặt tiền tệ của Fed, các NHTW khác (ECB, BOJ và POBC) đang gia tăng nới lỏng tiền tệ. Cuối tháng 01/2016, BOJ đã gia nhập nhóm các NHTW có chính sách lãi suất âm cùng với ECB. Tương tự, ECB có thể tiếp tục gia tăng mức lãi suất âm trong tương lai gần. Về phía Trung Quốc, NHTW nước này còn nhiều dư địa để kích thích tăng trưởng thông qua các chính sách nới lỏng tiền tệ. Trong bối cảnh trên, sự giảm giá của đồng Nhân dân tệ nhiều khả năng chưa dừng lại mặc dù đã có hàng loạt biện pháp hành chính để kiểm soát tốc độ mất giá đồng Nhân dân tệ được đưa ra. Các dự báo gần đây cho rằng có 55% khả năng đồng Nhân dân tệ sẽ phá giá 5-10% so với USD trong năm 2016, trong khi đó, khả năng phá giá trên 10% là vào khoảng 15%.

Hàng hóa: Giảm cung để tạo lập mức cân bằng

Triển vọng ảm đạm của các nền kinh tế lớn trên thế giới đem đến cục diện không khả quan cho nhu cầu sử dụng hàng hoá toàn cầu. Trong năm 2015, thế giới dần cảm nhận những cú sốc khi nền kinh tế Trung Quốc chuyển dịch mô hình tăng trưởng từ tập trung cho đầu tư, xuất khẩu sang dịch vụ, tiêu dùng. Nhu cầu cho các mặt hàng năng lượng, các nguyên liệu cho hoạt động sản xuất công nghiệp từ đó bắt đầu giảm mạnh. Cùng với sự suy giảm nhu cầu từ Trung Quốc, đồng USD mạnh lên đang khiến cho chi phí sản xuất, giá cả các mặt hàng từ các nước xuất khẩu lớn trên thế giới rẻ đi. Mặt khác, giá năng lượng giảm mạnh do dư cung cũng kéo theo dây chuyền sụt giảm giá ở các ngành công nghiệp nặng - thâm dụng năng lượng. Tổng hòa các yếu tố trên đã tạo nên làn sóng giảm giá hàng hoá trên phạm vi toàn cầu.

KINH TẾ VĨ MÔ 2016

www.vdsc.com.vn | Bloomberg: VDSC <GO> 5

Hình 1: Triển vọng cung-cầu dầu thô (Đơn vị: triệu thùng/ngày)

Nguồn: GS, Bloomberg, IEA, RongViet Research

Nhìn chung, giá hàng hoá đang gặp nhiều khó khăn để tìm được điểm cân bằng mới khi sự lệch pha giữa cung và cầu không thể giải quyết trong nhất thời. Hiện tại, giảm cung vẫn là yếu tố quyết định để đưa mặt bằng giá hàng hoá thế giới về điểm cân bằng. Năm 2016, giá cả các mặt hàng như nông sản, phân bón và nguyên liệu thô dự báo tiếp tục duy trì ổn định hoặc giảm nhẹ do tác động của hiện tượng Elnino đến sản lượng sản xuất. Đối với các mặt hàng năng lượng, kim loại công nghiệp, kim loại quý, xu hướng giảm sẽ tiếp tục do bị chi phối mạnh bởi yếu tố dư cung và hàng tồn kho lớn. (Xem thêm Phụ lục 2) Riêng đối với dầu thô, dư cung được dự báo kéo dài đến cuối năm 2016, ~65% số giàn khoan của Mỹ bị cắt giảm và việc OPEC chưa đưa ra thông điệp rõ ràng trong việc tiết cung của khối này khiến cán cân giá vẫn tiếp tục nghiêng về mặt bằng thấp hơn.

Rủi ro Trung Quốc suy giảm đối với thương mại Việt Nam chủ yếu đến từ diễn biến tiêu cực của giá hàng hóa

Trong thời gian gần đây, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc vẫn tăng trưởng tốt và chưa thấy dấu hiệu rõ ràng của việc giảm sút. Năm 2015, xuất khẩu sang nước này tăng trưởng 15% so với năm trước, tỷ trọng hàng hóa xuất sang Trung Quốc trong cơ cấu xuất khẩu tăng nhẹ từ mức 10,4% lên mức 10,7%. Dù vậy, nền kinh tế Trung Quốc đang có những dấu hiệu giảm tốc và nhu cầu tiêu thụ hàng hóa được dự báo là sẽ giảm trong thời gian tới. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các lĩnh vực xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Trong số 10 lĩnh vực xuất khẩu quan trọng thì nông sản; dầu thô; cao su; xơ, sợi và máy ảnh, máy quay phim & linh kiện là các lĩnh vực có tỷ trọng xuất sang Trung Quốc lớn và gia tăng mạnh trong năm vừa qua. Tuy nhiên, xuất khẩu các sản phẩm trên lại phân hóa thành hai câu chuyện khác nhau. Xơ, sợi và máy ảnh, máy quay phim và linh kiện là hai lĩnh vực có sự tham gia chủ đạo của các doanh nghiệp FDI trong khi nhóm nông sản, dầu thô và cao su có sự tham gia chủ yếu của các doanh nghiệp nội địa.

Trong hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp ngoại đa phần hoặc sở hữu hoặc có mối liên hệ mật thiết với một thị trường đầu ra ổn định. Ngược lại, các doanh nghiệp nội địa sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh về giá trong bối cảnh giảm sút nhu cầu hàng hóa. Có thể thấy, về mặt xuất khẩu, ảnh hưởng từ sự suy giảm của Trung Quốc tác động mạnh nhất đến lĩnh vực nông sản, nguyên liệu thô (dầu thô, cao su), trong đó đáng chú ý nhất là sự suy giảm về giá.

76

80

84

88

92

96

100

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Cung Cầu

KINH TẾ VĨ MÔ 2016

www.vdsc.com.vn | Bloomberg: VDSC <GO> 6

Hình 2: Tỷ trọng xuất khẩu một số mặt hàng qua Trung Quốc

Nguồn: Customs, RongViet Research

Trong hoạt động nhập khẩu, tác động của việc Trung Quốc giảm tốc cũng có sự phân hóa về thách thức và lợi ích. Việt Nam hiện tại là nước nhập siêu từ Trung Quốc với tổng giá trị nhập khẩu tăng 13% trong năm 2015 và gấp khoảng 2,9 lần tổng giá trị xuất khẩu. Việc hàng Trung Quốc nhập vào Việt Nam trở nên rẻ sẽ có tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất các mặt hàng tương tự ở trong nước như sắt thép và kim loại, chất dẻo, ô tô… Đây là các sản phẩm sẽ phải cạnh tranh mạnh mẽ về giá cả và gây rủi ro nhiều nhất cho các doanh nghiệp có chi phí sản xuất cao. Ngược lại, lĩnh vực thương mại và các ngành có đầu vào là các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc như nguyên phụ liệu dệt may, da giày, vải các loại, hóa chất … sẽ là các ngành được hưởng lợi do giá đầu vào giảm. Tình hình hiện nay cho thấy nguy cơ gia tăng nhập siêu từ Trung Quốc là hiện hữu nếu nhà điều hành không có biện pháp đối phó, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến cán cân thương mại của Việt Nam.

Hình 3: Tăng trưởng nhập khẩu các mặt hàng nhập nhiều nhất từ Trung Quốc

Nguồn: Customs, RongViet Research

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

Xơ, sợi dệt các loại

Cao su Máy ảnh, quay phim & linh

kiện

Nông sản Dầu thô Máy vi tính, sp điện tử & linh

kiện

Gỗ và sản phẩm gỗ

2013 2014 2015

-41%

-2%

8% 9% 12% 14% 14% 15%29% 32%

95%

138%

-80%

-40%

0%

40%

80%

120%

160%

Xăng dầu các loại

Hóa chất Sắt thép các loại

Điện thoại các loại và linh kiện

Vải các loại Máy móc, thiết bị,

dụng cụ, phụ tùng

khác

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

Sản phẩm từ sắt thép

Sản phẩm từ chất dẻo

Ô tô nguyên

chiếc các loại

Kim loại thường

khác

KINH TẾ VĨ MÔ 2016

www.vdsc.com.vn | Bloomberg: VDSC <GO> 7

Việc tăng lãi suất của FED trong năm 2016 sẽ không ảnh hưởng tiêu cực nhiều đến Việt Nam. Hiện tại, chênh lệch lãi suất tiết kiệm giữa Việt Nam và Mỹ vào khoảng 6%. So sánh một cách tương đối, một mức lãi suất tiết kiệm cao hơn hàm ý tỷ suất sinh lời kỳ vọng của các lĩnh vực đầu tư khác cao hơn khi các yếu tố vĩ mô khác không biến động mạnh. Với lộ trình tăng lãi suất khoảng 1% trong năm 2016 và giả định lãi suất VND tăng nhẹ thì chênh lệch lãi suất vẫn còn hơn 5%, đủ hấp dẫn để thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp mặc dù có những dự báo về việc VND sẽ mất giá thời gian gần đây. Ngoài ra, việc ký kết hàng loạt các hiệp định thương mại tự do trong năm 2015 (như TPP, FTA VN – EU, FTA VN – HQ) cùng với lạm phát giảm thấp và niềm tin tiêu dùng cao đã khiến Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư, đặc biệt là thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp.

So với tác nhân Trung Quốc, lộ trình và mức độ tăng lãi suất của FED khá minh bạch nên có cơ sở để nhận định tác nhân này sẽ phản ánh vào tỷ giá và kỳ vọng của thị trường ở một mức độ hợp lý. Kết hợp với chính sách tỷ giá mới, chúng tôi kỳ vọng tâm lý đầu cơ sẽ được giảm đáng kể cũng như khả năng linh hoạt với biến động trên thị trường tiền tệ quốc tế của NHNN Việt Nam sẽ tốt hơn giai đoạn trước.

Để so sánh tác động của việc Trung Quốc suy giảm và Fed nâng lãi suất giữa Việt Nam với một số nền kinh tế tại khu vực châu Á, vui lòng xem thêm Phụ lục 3.

KINH TẾ VĨ MÔ 2016

www.vdsc.com.vn | Bloomberg: VDSC <GO> 8

KINH TẾ VIỆT NAM 2016: NÂNG CAO VỊ THẾ

Bảng 1: Dự báo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô

2013 2014 2015 2016F

Tăng trưởng kinh tế 5,42% 5,98% 6,68% 6,5%

Cán cân thương mại (tỷ USD) +0,09 +1,5 -4,1 -7,0

Tăng trưởng xuất khẩu 15,4% 11,6% 8,1% 11,0%

Tăng trưởng nhập khẩu 16,1% 15,9% 12,0% 13,0%

Lạm phát 6,0% 1,9% 0,6% 3,0%

Lãi suất điều hành 7,0% 5,5% 5,0% 5,5%

Tăng trưởng M2 18,51% 16,00% 14,5% 16,0%

Tăng trưởng tín dụng 12,51% 12,61% 17,3% 16,0%

Thâm hụt ngân sách (%GDP) 5,3% 5,0% 5,0% 5,0%

Tỷ giá (USDVND) 21.036 21.246 22.450 23.200

Nguồn: RongViet Research

Động lực tăng trưởng giữ nguyên dù tốc độ giảm nhẹ

RongViet Research dự báo tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam vào khoảng 6,5% trong năm 2016, giảm nhẹ so với mức 6,68% năm 2015 và thấp hơn dự báo chung là 6,7% dựa trên một số lập luận sau:

• Năm 2016, lĩnh vực sản xuất, xây dựng và tiêu dùng được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng và là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, ngành công nghiệp và xây dựng có thể sẽ không giữ được tốc độ tăng trưởng mạnh như trong năm 2015. Ngược lại, ngành tiêu dùng tiếp tục hưởng lợi từ giá dầu thấp và nhiều khả năng sẽ đạt một mức tăng trưởng cao hơn trong năm nay.

• Theo mô hình dự phóng tăng trưởng của chúng tôi, ngành công nghiệp khai khoáng sẽ đóng góp ít hơn vào GDP năm 2016. Giá dầu thấp đang là “con dao hai lưỡi” đối với nền kinh tế Việt Nam, tại mức giá hiện tại là 30 USD/thùng, nhiều khả năng sản lượng khai thác sẽ bị cắt giảm, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng GDP.

• Các dòng vốn ngoại đang đổ vào Việt Nam do sự hấp dẫn của các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết trong thời gian gần đây đang là một động lực quan trọng nâng đỡ tăng trưởng. Sự tăng trưởng nhanh của các dòng vốn đầu tư ngoại là yếu tố quan trọng giúp cân bằng lại với xu hướng giảm đầu tư công. Trong khi đó, đầu tư tư nhân sẽ ổn định nhờ hệ thống ngân hàng duy trì cung cấp tín dụng để phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

Lạm phát không phải là vấn đề lớn

Chỉ số giá tiêu dùng năm 2015 tăng không đáng kể (khoảng 0,6% so với năm trước) do tác động từ giá dầu thấp. Chúng tôi cho rằng lạm phát sẽ tăng khoảng 3% trong năm 2016 nhưng sự gia tăng sẽ chủ yếu diễn ra vào nửa cuối năm. Sau khi xem xét tổng thể những biến động tăng/giảm của nhóm hàng hóa trong rổ tính CPI, lạm phát sẽ không phải là vấn đề lớn trong năm nay.

• Giá thực phẩm (mặt hàng chiếm 36% tỷ trọng trong rổ hàng hóa tính CPI), được kỳ vọng là sẽ ổn định trong năm nay. Trong lần điều chỉnh mới nhất, tỷ trọng nhà ở và vật liệu xây dựng trong rổ hàng hóa được điều chỉnh tăng từ mức 10% lên mức 15,7%. Mặc dù giá nhà đã có sự gia tăng nhẹ trong thời gian vừa qua nhưng giá vật liệu xây dựng giảm mạnh đã giúp cân bằng lại tác động của nhóm mặt hàng này lên lạm phát.

• Lạm phát lõi chỉ gia tăng khoảng 2% mặc dù giá năng lượng luôn ở mức thấp trong năm vừa qua. Trong năm 2016, giá các dịch vụ giáo dục và y tế công sẽ gia tăng. Tuy nhiên, do tỷ trọng các loại hàng hóa này trong rổ hàng hóa sẽ được điều chỉnh giảm từ mức 11,3% xuống còn 11% và độ trễ của nhóm hàng này khi phản ánh vào CPI, chúng tôi cho rằng mức độ tăng của

KINH TẾ VĨ MÔ 2016

www.vdsc.com.vn | Bloomberg: VDSC <GO> 9

lạm phát lõi trong năm nay dưới tác động của các dịch vụ trên sẽ không đáng kể.

• Nhiều khả năng giá dầu sẽ phục hồi vào nửa cuối năm nay. Sự phục hồi của giá dầu tại vùng đáy có thể tác động mạnh đến kỳ vọng lạm phát và làm cho lạm phát tăng nhanh hơn. Tuy nhiên, chúng tôi không cho rằng giá dầu sẽ có sự hồi phục mạnh mẽ và lạm phát sẽ vẫn nằm trong vùng mục tiêu của chính phủ, thấp hơn 5%.

Thương mại: sự phân hóa mạnh

Theo quan sát của chúng tôi, tăng trưởng xuất khẩu vẫn đang tiếp tục, chủ yếu đến từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Dưới tác động của sự suy giảm tăng trưởng toàn cầu cùng với cấu trúc thương mại của Việt Nam, sự phân hóa trong thương mại dự báo sẽ còn tiếp diễn trong dài hạn. Chúng tôi dự báo xuất khẩu sẽ tăng trưởng 11% và nhập khẩu sẽ tăng trưởng 13% trong năm nay, thâm hụt thương mại sẽ ở mức ~7 tỷ USD.

• Bất cân xứng giữa doanh nghiệp nội và ngoại: Trong năm 2015, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tăng trưởng vượt bậc so với các doanh nghiệp trong nước và chiếm 68% tổng xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi các doanh nghiệp FDI thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu (17,7%) và nhập khẩu (15%) thì các doanh nghiệp nội địa lại ghi nhận một sự sụt giảm ~8% cả ở chiều xuất và nhập. Do hiện có rất nhiều doanh nghiệp ngoại đã và đang dịch chuyển đến Việt Nam nhằm tận dụng lợi thế về nhân công giá rẻ và các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký, sự chênh lệch về sức khỏe của các doanh nghiệp nội và ngoại ngày càng sâu sắc sẽ ảnh hưởng đến cân bằng thương mại của Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi không nghĩ đây là xu hướng bền vững trong hoạt động ngoại thương.

• Sự phân hóa trong sản phẩm: Đặc trưng trong hoạt động thương mại của Việt Nam tạo ra 3 nhóm hàng hóa khác biệt: (1) Nhóm hàng gia công lắp ráp (sản phẩm điện tử), (2) Nhóm gia công sử dụng sản phẩm trung gian nhập khẩu (dệt may, túi xách…) và (3) nguyên liệu thô. Dưới tác động của sự suy giảm toàn cầu khiến giá hàng hóa xuống thấp, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực gia công, thương mại trung gian sẽ được hưởng lợi từ giá đầu vào thấp, trong khi đó các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cuối hoặc nguyên liệu thô sẽ đối diện nhiều thách thức từ cạnh tranh.

• Sự phân hóa giữa các thị trường xuất khẩu: Trong suy giảm của các nền kinh tế mới nổi và biến động mạnh của các đồng tiền tại các quốc gia này, Việt Nam đang cố gắng đẩy mạnh thương mại đến các thị trường phát triển như Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc… và giảm bớt phụ thuộc vào các thị trường đang phát triển như Nga, khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ… Trong nhóm các hiệp định thương mại tự do đã ký kết và đang đàm phán, chúng tôi nhận thấy thặng dư thương mại của Việt Nam với các thị trường TPP, Châu Âu và sự thâm hụt thương mại với khu vực Đông Nam Á đang tăng dần qua các năm. Ngoài ra, thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc có nguy cơ gia tăng trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc.

Bối cảnh chính sách

• Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 kết thúc vào cuối tháng 1/2016 với việc tái bổ nhiệm lãnh đạo Đảng đương nhiệm. Dựa vào kết quả trên, các chính sách nghiêng về chiều hướng thuận lợi cho việc theo đuổi chiến lược hạn chế rủi ro trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Bên cạnh đó, với việc kí kết hiệp định thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP), lãnh đạo mới có thể nắm bắt cơ hội nhằm thúc đẩy quá trình cải cách kinh tế, mặc dù chúng tôi cho rằng sẽ khó có một sự thay đổi nhanh chóng.

• Phần lớn sự bất ổn bên ngoài bắt đầu từ Q4/2015 đã ảnh hưởng đáng kể đến chính sách kinh tế và tiền tệ của Việt Nam. Trong bối cảnh Việt Nam vẫn đang trong quá trình cải cách khi nền kinh tế toàn cầu không mấy vững vàng, định hướng chính sách tài khóa và tiền tệ sẽ thiên về hướng hỗ trợ cho tăng trưởng trong năm 2016.

• Mặc dù vậy, nợ công tăng cao đang làm xói mòn sự hỗ trợ của chính sách tài khóa và khiến Việt Nam nhạy cảm hơn trước những cú sốc bên ngoài. Trong khi đó, mặc dù lạm phát đang ở

KINH TẾ VĨ MÔ 2016

www.vdsc.com.vn | Bloomberg: VDSC <GO> 10

mức thấp, lãi suất gần như đã chạm đáy và khó có khả năng Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) sẽ cắt giảm thêm lãi suất điều hành.

Chính sách tiền tệ: tiếp tục nới lỏng sẽ là nhiệm vụ khó khăn

• Trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ để kích thích kinh tế, NHNN có lẽ cũng không muốn đi ngược xu hướng. Tuy nhiên, lãi suất huy động và lãi suất trái phiếu chính phủ đã bắt đầu tăng lại, điều này nhiều khả năng sẽ làm gia tăng lãi suất cho vay. Với kế hoạch tăng lãi suất của Fed trong năm nay, chúng tôi cho rằng NHNN sẽ tăng lãi suất khoảng 25-50 điểm cơ bản nhằm giữ vị thế tiền đồng.

• Động lực tăng trưởng tín dụng năm nay sẽ không khác nhiều so với các năm gần đây, chủ yếu vẫn là ở tín dụng tiêu dùng và bất động sản. Tuy nhiên, nhờ chính sách hỗ trợ tín dụng đối với lĩnh vực ưu tiên, tín dụng cho nông nghiệp và công nghệ kỹ thuật cao sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.

• Mục tiêu tăng trưởng tín dụng của NHNN trong năm 2016 ở mức 18-20%, cao hơn so với cùng kỳ. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng mục tiêu trên có vẻ lạc quan. Với kịch bản tăng trưởng GDP là 6,5% trong năm nay, tăng trưởng tín dụng được kỳ vọng đạt khoảng 16% cho cả năm.

Chính sách tỷ giá: cải thiện uy tín

• Trong năm 2016, tỷ giá sẽ chịu tác động từ những yếu tố sau: (1) biến động của tiền tệ thế giới; (2) sự thay đổi xu hướng dòng vốn và mức độ thặng dư của tài khoản vãng lai; (3) lòng tin của thị trường về tính hiệu quả của các chính sách cũng như uy tín của nhà điều hành.

• Chúng tôi cho rằng (1) và (3) là hai yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công trong điều hành tỷ giá. Do đó, cần thiết phải thay đổi quan điểm điều hành theo hướng ổn định thị trường. Đầu năm 2016, NHNN áp dụng cơ chế tỷ giá mới, neo tiền đồng theo một rổ ngoại tệ thay vì đồng đô la như trước. Sau khi chính sách tỷ giá mới có hiệu lực, sự biến động của tiền đồng đã được kiểm soát và diễn biến tương đối ổn định.

• Trong chính sách tỷ giá mới, diễn biến của tiền đồng sẽ có mối liên hệ nhiều hơn với thâm hụt thương mại và tình trạng ra/vào của các dòng vốn. Chúng tôi kỳ vọng tiền đồng sẽ giảm giá trong năm nay khoảng 3,2%, đạt mức 23.200 đồng vào cuối năm 2016.

• Yếu tố rủi ro nhất ở thời điểm hiện tại theo quan điểm của chúng tôi là sự giảm giá của đồng nhân dân tệ do sự thiếu rõ ràng trong cách tính toán tỷ giá trung tâm. Khi rủi ro mất giá của đồng nhân dân tệ tăng cao, NHNN có thể buộc phải bán bớt dự trữ ngoại hối để ổn định tỷ giá trong nước. Với lượng dự trữ khá mỏng (khoảng 2 tháng nhập khẩu) thì đây sẽ là nhiệm vụ rất thử thách cho NHNN.

Chính sách tài khóa: tiến thoái lưỡng nan

• Tỷ lệ nợ công của Việt Nam đang khá cao (khoảng 61,3% tại thời điểm cuối năm 2015) nhưng chúng tôi cho rằng rủi ro về thanh khoản và không trả được nợ là không đáng lo ngại. Tuy nhiên, một mức nợ công cao kéo theo gánh nặng trả nợ (cả gốc và lãi) sẽ khiến cho Việt Nam khó triển khai thêm các chính sách kích thích tăng trưởng. Theo kế hoạch ngân sách, tổng số tiền lãi và gốc đến hạn phải trả trong năm 2016 sẽ vào khoảng 155.100 tỷ đồng, tăng khoảng 5% so với năm 2015.

• Chính phủ đặt kế hoạch thâm hụt ngân sách khoảng 5% GDP trong năm nay. Tuy nhiên, kế hoạch trên đang dựa trên giả định giá dầu vào khoảng 60$/thùng, với thực tế là giá dầu đang giảm mạnh trong thời gian gần đây, tỷ lệ thâm hụt ngân sách nhiều khả năng sẽ gia tăng.

• Kích thích kinh tế thông qua đầu tư công và hỗ trợ sản xuất, tiêu dùng: Chi đầu tư phát triển không tăng trưởng trong năm qua do nguồn thu từ dầu thô giảm mạnh. Tuy nhiên, theo kế hoạch, đầu tư công trong năm nay sẽ tăng trưởng mạnh dù khả năng thực thi vẫn là một vấn đề đáng quan ngại. Ngoài ra, thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được giảm từ mức 22% xuống mức 20% và lương cơ bản được điều chỉnh tăng 5% từ 01/05/2016 nhằm kích thích sản xuất và tiêu dùng.

KINH TẾ VĨ MÔ 2016

www.vdsc.com.vn | Bloomberg: VDSC <GO> 11

CHỦ ĐỀ VĨ MÔ CHÍNH NĂM 2016

Năm 2016 mở ra nhiều cơ hội cho nền kinh tế khi Việt Nam tham gia sâu và rộng hơn vào mạng lưới giao thương toàn cầu. Từ đó, Việt Nam có thể vận dụng được những lợi thế hiện có để nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh hiện tại. Trong bối cảnh đó, chúng tôi cho rằng chiến lược đầu tư từ vĩ mô đến ngành có thể được cân nhắc và được đề cập trong hai câu chuyện về Nâng vị thế trong chuỗi sản xuất toàn cầu và Điểm sáng tiêu dùng dưới đây. Cuối cùng, tiếp nối câu chuyện đã được kể trong nhiều năm, chúng tôi cho rằng những nút thắt còn lại trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế (ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước và đầu tư công) đang được tiến hành là những nút thắt khó cởi bỏ nhất.

CHỦ ĐỀ 1: Nâng cao vị thế trong chuỗi sản xuất toàn cầu và những ngành được hưởng lợi

Với việc ký kết hàng loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA), Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới. Trong khi Cộng đồng Kinh tế Đông Nam Á (AEC) và FTA Việt Nam – Hàn Quốc đã đi vào thực tiễn từ năm 2016 thì hai hiệp định thương mại lớn là TPP và FTA Việt Nam – EU cần một thời gian chuyển tiếp 2 năm để có hiệu lực, dự kiến vào khoảng năm 2018. Do đó, Việt Nam có thể tận dụng khoảng thời gian này để chuẩn bị nhằm tận dụng tốt cơ hội hội nhập và tăng vị thế trong chuỗi sản xuất toàn cầu.

Có 3 yếu tố quan trọng giúp cải thiện tính hiệu quả của thương mại Việt Nam, bao gồm: (1) Thủ tục pháp lý; (2) Chuỗi cung ứng; và (3) Dịch vụ vận tải và hậu cần. Để có thể gặt hái được lợi ích từ việc hội nhập với khu vực và thế giới, Việt Nam cần phải thay đổi theo chiều hướng cải thiện các yếu tố trên.

Hình 4: Ba trụ cột cạnh tranh thương mại và những ngành có liên quan

Ghi chú: C/T/U: Chi phí/Thời gian/Uy tín; GTGT:Giá trị gia tăng Nguồn: WB, RongViet Research

Khả năng cạnh tranh thương mại

Cải thiệnquy trình thủ tục

pháp lý

Công nghệ

Tái cấu trúcchuỗi cung ứng

Dệt may

Nông nghiệp

Hàng điện tử và linh kiện

Công nghiệp phụ trợ

Cải thiện dịch vụ vận chuyển và

hậu cần

Vận chuyển (đường hàng

không, đường biển, đường bộ)

Dịch vụ hậu cần (lưu trữ, thanh toán và dịch vụ

chuyển tiếp)

Bảo hiểm hàng hóa

Tài chính thương mại

Cơ sở hạ tầng cứng

Xây dựng

Vật liệu xây dựng

Cơ sở hạ tầng mềm

Công nghệ

Dịch vụ tài chính

Cơ sở hạ tầng

Quy định pháp lý

Khung thể chế

CHÍN

H S

ÁCH

KINH TẾ VĨ MÔ 2016

www.vdsc.com.vn | Bloomberg: VDSC <GO> 12

1. Cơ sở hạ tầng cứng: Cơ sở hạ tầng ở Việt Nam đã được cải thiện rất nhiều trong 5 năm trở lại đây. Tuy nhiên, hạ tầng Việt Nam vẫn xếp ở vị trí thấp nếu so sánh với các nước trong khu vực và càng thấp nếu so sánh với các đối tác TPP. Cụ thể, hạ tầng đường xá của Việt Nam đang xếp ở vị trí thấp nhất và hạ tầng hàng không xếp ở vị trí thứ 2 cuối bảng. Với lưu lượng giao thông ngày càng tăng, việc mở rộng đường xá là yêu cầu bắt buộc trong tương lai gần. Thêm vào đó, sự gia tăng tỷ trọng hàng điện tử trong xuất khẩu của Việt Nam sẽ thúc đẩy cải thiện hạ tầng hàng không. Các quá trình trên đem đến cơ hội giúp cho các ngành xây dựng và vật liệu xây dựng hồi phục mạnh mẽ trong thời gian gần đây.

2. Cơ sở hạ tầng mềm: Năm 2015, Việt nam xếp thứ 99 trên tổng số 189 nước về chỉ số thương mại qua biên giới, thấp hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi chi phí xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực thì Việt Nam lại là một trong những nước có thời gian làm thủ tục xuất nhập khẩu lâu nhất. Thủ tục hành chính chậm chạp được coi là một vấn đề lớn tại Việt Nam. Ngoài ra, dịch vụ tài chính cũng là một mảng Việt Nam cần cải thiện nhiều để có thể bắt kịp các nước trong khu vực cũng như các đối tác TPP. Việc chưa có các ngân hàng lớn đạt tầm khu vực cũng như nợ xấu cao làm giảm uy tín và tính hiệu quả của hệ thống tài chính trong việc hỗ trợ thương mại. Bên cạnh đó, Việt Nam cần gia tăng ứng dụng công nghệ thông tin vào các quy trình nghiệp vụ và tái cấu trúc mạnh mẽ hệ thống tài chính nhằm gia tăng năng lực cho cơ sở hạ tầng mềm.

3. Chuỗi cung ứng: Hoàn thiện chuỗi cung ứng là một nhân tố quan trọng giúp Việt Nam gia tăng giá trị trong thương mại toàn cầu. Sự thay đổi trong cấu trúc của chuỗi cung ứng sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế nói chung và ngành nói riêng. Đối với ngành dệt may và hàng điện tử, lợi thế cạnh tranh từ trước đến nay của Việt Nam chủ yếu đến từ chi phí nhân công rẻ và lao động có tay nghề. Để cải thiện tính cạnh tranh cũng như giá trị của các mặt hàng này, yếu tố đầu vào cần được chú trọng để đáp ứng tiêu chuẩn nguồn gốc xuất xứ của TPP (dệt may) cùng với phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ (sản phẩm điện tử). Quá trình này đang diễn ra với sự hoạt động năng nổ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đối với sản phẩm nông nghiệp, hiện có một làn sóng đầu tư trên quy mô lớn và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật được thực hiện bởi các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, diễn biến giá giảm của các sản phẩm nông nghiệp và việc hội nhập ngày càng sâu sẽ là thách thức mà các doanh nghiệp này trước hết cần phải vượt qua.

4. Khung thể chế: Trong quá trình hội nhập, sự hỗ trợ của khung thể chế hoàn thiện (hệ thống pháp lý và quản lý) là vô cùng cần thiết để nền kinh tế phát triển hiệu quả. Với việc gia nhập TPP, nhà làm chính sách có sự hậu thuẫn và động lực nhiều hơn để thực hiện những thay đổi quan trọng về thể chế. Trong giai đoạn 2014-2015, sự thay đổi tập trung vào hệ thống pháp lý với nhiều luật mới được ban hành (Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Nhà ở và Luật Đấu thầu…). Sự thay đổi trên được xem như phương pháp tiếp cận mới về nhận thức trong điều hành chính sách tại Việt Nam và song hành với quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Tuy nhiên, để luật pháp đi vào thực tiễn sẽ còn mất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, chính phủ cần lưu ý về hiệu quả trong vận hành bộ máy hành chính bằng cách giảm bớt sự lãng phí trong chi tiêu công. Trong Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu, mức độ hiệu quả trong chi tiêu công của Việt Nam đang được đánh giá ở mức kém nhất so với mức trung bình của khu vực ASEAN và khối TPP.

Cuối cùng, Việt Nam cần phải thực hiện nhiều cam kết về chất lượng điều hành, quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ nhà đầu tư, quản lý doanh nghiệp nhà nước, tiêu chuẩn về lao động và môi trường, chi tiêu công và tự do hóa dịch vụ cho phù hợp với các tiêu chuẩn của TPP. Có thể nói, việc nâng vị thế trong chuỗi sản xuất toàn cầu sẽ còn là một chặng đường dài đối với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, như một lộ trình, sẽ có những ngành được hưởng lợi đầu tiên trong chặng đường trên có thể kể đến là (1) xây dựng và vật liệu xây dựng; (2) dịch vụ vận tải và hậu cần; (3) công nghệ; (4) công nghiệp phụ trợ; ngành dịch vụ tài chính (ngân hàng, bảo hiểm) và nông nghiệp cũng đang trong lộ trình được khuyến khích phát triển gắn liền với những thách thức cạnh tranh trong quá trình hội nhập.

KINH TẾ VĨ MÔ 2016

www.vdsc.com.vn | Bloomberg: VDSC <GO> 13

Bảng 2: Xếp hạng về chỉ số thương mại xuyên quốc gia của Việt Nam so với một số nhóm nước

Việt Nam Đông Á – Thái Bình Dương OECD

Thời gian xuất khẩu Giờ 57 51 15

Chi phí xuất khẩu $/công ten nơ 309 396 160

Thời gian nhập khẩu Giờ 64 59 9

Chi phí nhập khẩu $/công ten nơ 183 148 25

Thời gian làm thủ tục xuất khẩu Giờ 83 75 5

Thời gian làm thủ tục nhập khẩu Giờ 106 70 4

Nguồn: Doing Business 2016

Hình 5: Khoảng cách giữa Việt Nam và các nước ASEAN, TPP

Cơ sở hạ tầng Hiệu quả của chính phủ

Tiếp cận công nghệ Dịch vụ tài chính

Nguồn: WB

Chất lượng đường bộ

Chất lượng đường sắt

Chất lượng cảng hàng hải

Chất lượng cảng hàng

không

Việt Nam ASEAN TPP

Mức độ đa dạng của quỹ công chúng

Tín nhiệm của công chúng

với chính trị gia

Mức độ ủng hộ quyết sách của

chính phủ

Mức độ lãng phí trong chi

tiêu chính phủ

Độ minh bạch trong quyết

sách của chính phủ

Việt Nam ASEAN TPP

Tính khả dụng của công nghệ

mới nhất

Khả năng tiếp thu công nghệ

của doanh nghiệp

Chuyển giao FDI và công

nghệ

Việt Nam ASEAN TPP

Tính khả dụng của dịch vụ tài

chính

Khả năng đáp ứng dịch vụ tài

chính

Khả năng tiếp cận nguồn vốn

vay

Tính minh bạch của các ngân hàng

Việt Nam ASEAN TPP

KINH TẾ VĨ MÔ 2016

www.vdsc.com.vn | Bloomberg: VDSC <GO> 14

CHỦ ĐỀ 2: Tiêu dùng đã và đang là điểm sáng của nền kinh tế

Nổi bật ở khu vực châu Á, hoạt động tiêu dùng Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng bình quân 6-9% mỗi năm (sau khi loại trừ yếu tố giá). Nền tảng cho sự tăng trưởng trên đến từ cấu trúc dân số vàng của Việt Nam, với khoảng 60% dân số tập trung dưới độ tuổi 30. Ngoài ra, tốc độ mở rộng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu Việt Nam (bình quân tăng khoảng 2 triệu người mỗi năm) đang có nhiều đóng góp đáng kể đối với tăng trưởng của ngành bán lẻ.

Bên cạnh sự thuận lợi đến từ cấu trúc dân số, hoạt động bán lẻ trong năm 2015 sôi động hơn do giá dầu giảm mạnh và lạm phát thấp hỗ trợ tích cực cho tiêu dùng. Theo ước tính của chúng tôi, người tiêu dùng trong nước tiết kiệm được ~15.000 tỷ đồng trong năm 2015 nhờ giá xăng trong nước giảm mạnh (~30% so với năm 2014). Dự báo của World Bank cho thấy giá dầu sẽ tiếp tục xu hướng thấp và đạt bình quân ~37 USD/thùng trong năm nay. Dựa trên giả định này, người tiêu dùng Việt Nam có thể tiết kiệm thêm được ~8.000 tỷ đồng. Điều này sẽ tiếp tục hỗ trợ cho sức mua trong nước và đặc biệt là niềm tin của người tiêu dùng.

Hình 6: Cơ cấu dân số của Việt Nam theo độ tuổi

Nguồn: populationpyramid

Hiện tại, tác động của cơ cấu dân số và nhu cầu tiêu dùng cũng tạo ra sự phân hóa về mặt tăng trưởng giữa các nhóm hàng. Về xu hướng, thế hệ trẻ của Việt Nam (tuổi từ 21-34) đang hội nhập rất nhanh và sẵn sàng chi tiêu cho những nhu cầu mới như thời trang, điện thoại thông minh, xe hơi, sản phẩm chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe, các loại hình giải trí và du lịch. Ngoài ra, theo Nielsen, trong số những ngành lớn thuộc nhóm hàng tiêu dùng nhanh (đồ uống, thực phẩm, sữa, đồ dùng cá nhân, gia đình, thuốc lá, đồ dùng chăm sóc trẻ em), ngành đồ uống có triển vọng khả quan nhất trong cả ngắn và dài hạn. Đồng thời, khảo sát niềm tin tiêu dùng cho thấy người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm đến sức khỏe, do đó, những sản phẩm thực phẩm an toàn được kỳ vọng sẽ tăng trưởng nhanh trong thời gian tới. Có thể nói, cơ hội tăng trưởng được mở rộng với những doanh nghiệp hoạt động trong ngành hàng tiêu dùng đã và đang đón đầu được các xu hướng trên.

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

110

NAM NỮ

ĐỘ TUỔI (21-34) ~ 30% DÂN SỐ VIỆT NAM

KINH TẾ VĨ MÔ 2016

www.vdsc.com.vn | Bloomberg: VDSC <GO> 15

Hình 7: Tăng trưởng doanh số bán lẻ theo mặt hàng

Nguồn: GSO, Gfk, VAMA, RongViet Research, (*) số liệu đến Q32015

Hình 8: Xu hướng tăng trưởng doanh số bán lẻ theo ngành hàng

Nguồn: Euromonitor

Mặc dù thị trường bán lẻ Việt Nam còn rất hấp dẫn song đây là lĩnh vực đang đứng trước sức ép bành trướng lớn của khối FDI. Theo thống kê của Bộ Công thương, nhóm các doanh nghiệp FDI hiện có khoảng 90 điểm bán lẻ trên tổng số 750 siêu thị cả nước. Tuy vậy, so sánh trên quy mô và doanh số bán, các điểm bán lẻ của nhóm FDI gấp 3-4 lần, thậm chí 7-8 lần so với các siêu thị nội, từ đó, chiếm đến 1/3 thị phần bán lẻ. Một thực tế là các doanh nghiệp FDI có tốc độ chiếm lĩnh thị phần nhanh chóng thông qua các thương vụ M&A với các doanh nghiệp sản xuất và bán lẻ trong nước có chuỗi phân phối lớn (Bảng 3). Bằng cách làm này, các nhà bán lẻ nước ngoài đang dần từng bước xâm nhập vào thị trường Việt Nam và đặt các doanh nghiệp nội vào bài toán khó trong cạnh tranh.

Trong năm 2016, việc mở rộng thị trường nội địa khi các hiệp định thương mại đã và đang được kí kết sẽ tiếp tục đặt ra thách thức cạnh tranh cho các doanh nghiệp nội địa. Do đó, chỉ những doanh nghiệp mạnh về năng lực tài chính và có khả năng đáp ứng yêu cầu về chất lượng và dịch vụ hậu cần… mới có thể đứng vững trước thách thức trên.

15% 15% 13% 12% 10% 10% 20% 32% 55%0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

0%

20%

40%

60%

Vật dụng gia đình

Thực phẩm Quần áo Giải trí Phương tiện vận tải

Du lịch Điện thoại Thiết bị điện tử gia

đình*

Ô tô

Tăng trưởng doanh số bán lẻ năm 2015: 9,5%

Nhóm tăng trưởng cao nhất

-8%

-4%

0%

4%

8%

12%

16%

Đồ dùng cá nhân Đồ dùng gia đình Sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp

Quần áo và giày dép

2013 2014 2015

KINH TẾ VĨ MÔ 2016

www.vdsc.com.vn | Bloomberg: VDSC <GO> 16

Bảng 3: Các thương vụ M&A tiêu biểu trong ngành bán lẻ

Công ty Khoản đầu tư Tỷ lệ cổ phần mua lại

(%) Giá trị giao dịch (triệu

USD)

1 AEON (Nhật Bản) Fivimart 30 Na

2 AEON (Nhật Bản) Citimart 49 Na

3 Central Group (Thái Lan) Nguyễn Kim 49 200

4 Nojima (Nhật Bản) Trần Anh 31* Na

5 Singha Asean Holdings (Thái Lan) Masan Consumer

25 650

6 Singha Asean Holdings (Thái Lan) Masan Brewery 33.3 450

Nguồn: RongViet Research tổng hợp, (*) mua thêm 20,86% cổ phần trong năm 2015

KINH TẾ VĨ MÔ 2016

www.vdsc.com.vn | Bloomberg: VDSC <GO> 17

CHỦ ĐỀ 3: Tái cấu trúc – những vấn đề còn tồn đọng là những nút thắt lớn

Bảng 4: Đánh giá quá trình tái cấu trúc nền kinh tế giai đoạn 2011-2015

Tái cấu trúc Tiến độ Nhận định

DNNN

Giảm mức độ sở hữu công tại các doanh nghiệp thông qua hoạt động thoái vốn và cổ phần hóa

Đã cổ phần hóa 459 doanh nghiệp trong tổng số 471 doanh nghiệp nhà nước. Hoàn thành 90% kế hoạch cổ phần hóa giai đoạn 2011 – 2015.

Tổng giá trị thoái vốn các doanh nghiệp nhà nước tính theo sổ sách đạt 16.450 tỷ đồng, giá trị thu hồi thực tế vào khoảng 22.870 tỷ đồng.

93 doanh nghiệp nhà nước thực hiện phát hành lần đầu ra công chúng (thu về 4.600 tỷ đồng), tương đương 38% số cổ phần chào bán.

Cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước được cải thiện nhẹ trong giai đoạn 2011 – 2015, tuy nhiên tỷ suất sinh lời vẫn thấp so với các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác.

Khả năng quản trị, tính minh bạch cũng như hoạt động theo định hướng thị trường cần được cải thiện hơn nữa.

Cải thiện khung pháp lý để tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước

Đã có những thay đổi lớn trong khung pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình thoái vốn và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Tạo môi trường công bằng giữa các loại hình doanh nghiệp

Quan điểm mới về vai trò của doanh nghiệp tư nhân đối với nền kinh tế đang tạo ra nhiều cơ hội để doanh nghiệp tư nhân có thể đóng góp nhiều hơn vào nền kinh tế. Tuy nhiên, các doanh nghiệp tư vẫn đang khó khăn khi cạnh tranh với các doanh nghiệp nhà nước trong việc tiếp cận với thị trường và nguồn vốn.

Ngân hàng

Cải thiện sức khỏe của hệ thống ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước khá thành công trong việc kiểm soát thanh khoản của hệ thống ngân hàng.

Xử lý nợ xấu Ngân hàng Nhà nước đã thành công trong việc đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3% vào cuối năm 2015 (tỷ lệ nợ xấu khoảng 2,72% vào tháng 11/2015).

VAMC đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng.

Kiểm soát các ngân hàng yếu Số lượng ngân hàng trong hệ thống đã giảm từ 43 xuống còn 36, gồm 6 thương vụ M&As và 3 ngân hàng bị NHNN tiếp quản.

9 ngân hàng yếu kém được xác định đều đã có phương án tái cấu trúc.

Xử lý tình trạng sở hữu chéo Tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng được xử lý bằng các thương vụ sáp nhập tự nguyện cũng như thông qua việc mua lại của Ngân hàng Nhà nước.

Triển khai chuẩn Basel II trong hệ thống ngân hàng

10 ngân hàng thương mại đã bắt đầu thực hiện quá trình triển khai Basel II vào cuối năm 2015 và sẽ thực hiện trên toàn bộ hệ thống vào năm 2018.

Đầu tư công

Giảm tỷ lệ đầu tư công trong tổng đầu tư toàn xã hội

Tỷ trọng đầu tư công đã giảm từ 40% xuống còn 38% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Cải thiện môi trường đầu tư Luật Đấu thầu (2013), Luật Đầu tư (2014) , Luật Doanh nghiệp (2014) , Nghị định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (2015).

Cải thiện hiệu quả đầu tư công Tổng vốn đầu tư công giảm mạnh từ 34,6% GDP năm 2011 xuống còn 30,5% GDP năm 2015.

ICOR trong lĩnh vực đầu tư công giảm từ 9,6 trong giai đoạn 2006 – 2010 xuống 7,5 trong giai đoạn 2011 – 2015.

Ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và phân bổ vốn đầu tư theo kế hoạch trung hạn và tập trung vào các dự án quan trọng.

Ưu tiên xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản.

KINH TẾ VĨ MÔ 2016

www.vdsc.com.vn | Bloomberg: VDSC <GO> 18

Những kỳ vọng từ cải cách

Doanh nghiệp nhà nước (DNNN): tiếp tục cổ phần hóa và nhiều doanh nghiệp được niêm yết

• Trong giai đoạn 2016-2020, Chính Phủ đặt mục tiêu cổ phần hóa 123 DNNN, thoái hơn 15.600 tỷ đồng vốn từ các hoạt động kinh doanh ngoài hoạt động cốt lõi, phần lớn tại ngân hàng và bất động sản.

• Các thương vụ IPO lớn trong năm 2016 bao gồm: Sông Đà, HUD, IDICO, VICEM, Mobifone, Vinalines, Tổng cty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), Tập đoàn Cao Su Việt Nam (VRG)...

• Nút thắt cổ chai trong những đợt IPO của DNNN đến từ quy mô bán ra đại chúng không đủ lớn để thu hút các nhà đầu tư chiến lược khi Nhà nước vẫn duy trì là cổ đông chi phối. Điều này có thể sẽ chưa có sự thay đổi đáng kể trong ngắn hạn.

• Điều kiện niêm yết (trong vòng 1 năm) cho các DNNN sau những đợt IPO có thể tạo ra một làn sóng niêm yết trên Upcom vào năm 2016.

Ngân hàng: giải quyết nợ xấu là một quá trình kéo dài

• Xóa bỏ nợ xấu là một quá trình lâu dài khi (1) chưa có thị trường thực sự cho việc mua bán nợ xấu và (2) trái phiếu đặc biệt không phải là một phương pháp rốt ráo nhằm tái cơ cấu những ngân hàng yếu kém.

• Với tăng trưởng kinh tế tiếp tục được cải thiện, các ngân hàng có thể dần dần xóa bỏ nợ xấu. Tuy nhiên, tiến trình sẽ chậm.

• Nâng giới hạn sở hữu nước ngoài cho các ngân hàng trong nước (hơn 30%) có thể là một phương án khả thi nhưng sự thận trọng vẫn được duy trì.

• Về những thay đổi trong quy định, BASEL II sẽ là một bước đi lớn trong năm 2016 cho hệ thống ngân hàng.

• Mặc dù số lượng thương vụ M&A ngày càng tăng, mục tiêu giảm số lượng ngân hàng thương mại xuống còn 15 – 17 ngân hàng đến năm 2017 vẫn là một nhiệm vụ đầy thử thách.

Đầu tư công: tăng cường kiểm soát kỷ luật ngân sách

• Với những hạn chế trong ngân sách nhà nước, tăng cường kiểm soát ngân sách là mục tiêu hàng đầu.

• Do nhu cầu cao đối với đầu tư công, đặc biệt trong lĩnh vực hạ tầng giao thông vận tải, việc đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư thông qua huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân có sự hỗ trợ quản lý của nhà nước sẽ ngày càng phổ biến.

TRIỂN VỌNG NGÀNH VÀ LỰA CHỌN CỔ PHIẾU

www.vdsc.com.vn | Bloomberg: VDSC <GO>

19

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

TRIỂN VỌNG NGÀNH VÀ LỰA CHỌN CỔ PHIẾU

www.vdsc.com.vn | Bloomberg: VDSC <GO>

20

TTCK 2016: DUY TRÌ XU HƯỚNG TĂNG TRUNG HẠN

Các yếu tố có thể mang lại hiệu ứng tích cực cho diễn biến thị trường

Yếu tố tác động Mức độ tác động Khung thời gian kỳ vọng diễn ra Xác suất xảy ra

Nhiệm kỳ mới của Quốc hội và Chính phủ và các thông điệp quan trọng về chiến lược phát triển kinh tế

Mạnh và ngay lập tức Giữa năm 2016 Chắc chắn

Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định theo hướng tích cực (tăng trưởng GDP tốt, tăng trưởng tín dụng duy trì, sản xuất vẫn tiếp tục tích cực và niềm tin tiêu dùng tăng…)

Từ yếu đến trung bình nhưng kéo dài

Quanh năm Rất cao

Tiến trình thực hiện tăng giới hạn về tỷ lệ sở hữu (room) của khối ngoại: giúp các cổ phiếu đang kín room sẽ đón nhận lực cầu lớn cả từ khối ngoại và trong nước, đồng thời hỗ trợ việc “gọi vốn” vào Việt Nam của các công ty quản lý quỹ, thúc đẩy dòng tiền.

Mạnh và ngay lập tức Quanh năm, đặc biệt là các tháng có họp Chính phủ và Quốc hội.

Xét theo quy trình, ở mức độ công ty, mùa đại hội cổ đông sẽ phần nào tiết lộ các thông tin liên quan.

Cao

Quá trình cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước tại các DN lớn sẽ tạo ra cơ hội đầu tư mới, đặc biệt là trên sàn Upcom

Trung bình trong ngắn hạn

Mạnh trong dài hạn

Quanh năm Cao

Các quy định giúp thị trường chứng khoán Việt Nam tiến gần hơn đến các chuẩn mực quốc tế: như rút ngắn dần thời gian giao dịch, thực hiện mua bán trong ngày, hình thành thị trường phái sinh

Từ yếu đến trung bình, tác động kéo dài

Tập trung vào các tháng cuối năm, đặc biệt là kể từ tháng 7 trở đi

Cao

Các biến chuyển mới theo hướng tích cực của các nhân tố tiêu cực hiện tại như: kinh tế Trung Quốc, giá hàng hóa, giá dầu…

Mạnh và kéo dài Kỳ vọng vào giai đoạn nửa sau 2016 trở đi

Trung bình

Nhiệm kỳ mới của Quốc hội và Chính phủ và các thông điệp quan trọng về chiến lược phát triển kinh tế

Mạnh và ngay lập tức Giữa năm 2016 Chắc chắn

Tuy vậy, không thể không nói đến những yếu tố rủi ro có thể ảnh hưởng tiêu cực

Yếu tố tác động Mức độ tác động Khung thời gian kỳ vọng diễn ra Xác suất xảy ra

Biến động tỷ giá, lãi suất Mạnh đến rất mạnh tùy thuộc vào mức độ điều chỉnh tỷ giá và lãi suất

Quanh năm, tập trung vào giữa năm và cuối năm Rất cao

Tái cấu trúc thượng tầng các DNNN lớn, ngân hàng,…

Mạnh đến rất mạnh nhưng không kéo dài, tùy thuộc vào đối tượng được tái cấu trúc và hệ quả tái cấu trúc

Quanh năm Cao

Tin tức xấu từ nền kinh tế Trung Quốc Trung bình và kéo dài do thị trường Việt Nam hiện tương quan khá chặt với thị trường TQ Quanh năm Cao

Sự điều tiết dòng tín dụng đối với hoạt động đầu tư gián tiếp của NHNN Trung bình nhưng kéo dài Quanh năm Trung bình

Căng thẳng địa chính trị liên quan đến Việt Nam

Trung bình đến mạnh tùy thuộc vào sự kiện Quanh năm Trung bình

Thống kê bên trên cho thấy có không ít những nhân tố tích cực kỳ vọng sẽ thúc đẩy thị trường trong năm 2016 nhưng cũng có khá nhiều các thông tin có khả năng ảnh hưởng tiêu cực. Do vậy, chúng tôi tuy vẫn tin vào xu hướng đi lên của thị trường nhưng không hy vọng một sự bùng nổ về chất thật sự trong năm nay.

TRIỂN VỌNG NGÀNH VÀ LỰA CHỌN CỔ PHIẾU

www.vdsc.com.vn | Bloomberg: VDSC <GO>

21

Hình 9: Diễn biến EPS của VNIndex từ năm 2006-nay

Chú thích:

Hai đường màu đỏ: biểu diễn kênh tăng trưởng dài hạn của EPS_VNIndex

Hai đường màu xanh: biểu diễn kênh tăng trưởng trung hạn của EPS_VNIndex

Nguồn: Bloomberg, Rongviet Research

EPS thị trường (EPS_VNIndex) bức tốc bất thành trong năm 2015 nhưng vẫn duy trì trong kênh xu hướng tăng trưởng trung hạn. Quan sát dữ liệu EPS trong giai đoạn 2006-2015, dữ liệu này cho thấy đầu năm 2013 đánh dấu mốc tăng trưởng của chỉ số này trong trung hạn. Kể từ năm 2013 đến nay, EPS của thị trường vẫn duy trì đà tăng trung hạn khá tốt, với tốc độ tăng trưởng kép khoảng 10%/năm. Riêng năm 2015, EPS thị trường đã tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng kép trung hạn trong giai đoạn nửa đầu năm. Tuy nhiên, do một số biến chuyển về tình hình kinh tế trong nước và toàn cầu như: chính sách tỷ giá thay đổi, giá dầu tiếp tục giảm sâu,… xảy ra trong giai đoạn nửa cuối năm nên tăng trưởng KQKD của các DN không được duy trì trong giai đoạn 6 tháng đầu năm. Do đó, EPS thị trường đã bị điều chỉnh trở lại mức tăng trưởng xấp xỉ mức tăng trưởng kép trong trung hạn (với kênh tăng trưởng trung hạn biểu diễn bởi hai đường đường xanh lá trong hình trên) và kết thúc năm 2015 với mức tăng khoảng 7,5%.

EPS thị trường trong năm 2016 vẫn được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng trong kênh xu hướng trung hạn. Thực hiện đánh giá DN trong danh sách cổ phiếu ưa thích của Rongviet Research (danh sách này gồm 33 cổ phiếu (với ~65% số cổ phiếu này thuộc dòng vốn hóa vừa và nhỏ) đại diện ~40% vốn hóa của thị trường) chúng tôi ước tính tổng lợi nhuận sau thuế các DN này tăng 18% trong năm 2016. Đồng thời, EPS trung bình cũng tăng trưởng khoảng 10% trong năm 2016, riêng nhóm vốn hóa vừa và nhỏ tăng trưởng 14%. Với ước tính dựa trên giả định nhóm danh sách cổ phiếu này sẽ mang tính đại diện cho các DN niêm yết trên HSX, chúng tôi kỳ vọng EPS thị trường năm sau vẫn tiếp tục tăng trưởng trong kênh xu hướng trung hạn, với mức tăng trưởng vào khoảng 10%.Tiếp tục kỳ vọng hút ròng dòng vốn ngoại vào thị trường chứng khoán Việt Nam

Trong khi phần lớn thị trường chứng khoán thế giới đóng cửa năm ở mức thấp hơn so với cùng kỳ, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng hơn 6% trong năm 2015. Bên cạnh đó, thị trường Việt Nam cũng đã đi ngược xu hướng với các thị trường mới nổi và cận biên khác về việc hút ròng dòng vốn đầu tư nước ngoài với giá trị khoảng 126 triệu USD (-23% so cùng kỳ).

TRIỂN VỌNG NGÀNH VÀ LỰA CHỌN CỔ PHIẾU

www.vdsc.com.vn | Bloomberg: VDSC <GO>

22

Bảng 5: Giá trị dòng vốn đầu tư nước ngoài bơm vào/rút ra khỏi một số thị trường chứng khoán trong khu vực (Đvt: triệu USD)

Quốc gia Giá trị dòng vốn đầu tư nước ngoài

Ấn Độ (3.270)

Indonesia (1.579)

Nhật (3.523)

Philippines (1.194)

Hàn Quốc (3.580)

Sri Lanka (29)

Đài Loan (3.384)

Thái Lan (4.372)

Việt Nam 126

Nguồn: Bloomberg, RongViet Research

Đáng chú hơn, từ 2008 đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam luôn hút ròng dòng vốn đầu tư nước ngoài. Dự báo cho năm 2016, mặc dù FED có khả năng tiếp tục nâng dần lãi suất và sự mất giá của đồng Nhân dân tệ ảnh hưởng lên giá trị của các đồng tiền khác trong khu vực và trên thế giới, chúng tôi vẫn cho rằng thị trường Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội để tiếp tục thu hút dòng tiền của khối ngoại. Có 3 lý do như sau:

Thứ nhất, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn ở mức giá tương đối hấp dẫn so với các thị trường trong khu vực.

Hình 10: PE và PB của thị trường Việt Nam so với các thị trường trong khu vực

Nguồn: Bloomberg, RongViet Research

Thứ hai, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp và thoái vốn nhà nước đang được đẩy mạnh. Như chúng tôi đã đề cập trong nội dung về triển vọng kinh tế vĩ mô 2016, chính phủ đặt mục tiêu sẽ cổ phần hóa 123 doanh nghiệp và thoái tổng cộng 15,6 nghìn tỷ đồng. Có khá nhiều các thương vụ IPO lớn khả năng diễn ra trong 2016, trong đó phải kể đến Mobiphone, Vinalines, VICEM, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam…

Việt NamThái Lan

Philippines

Nhật

Hàn Quốc

Đài Loan

Indonesia

Sri Lanka

0

0.5

1

1.5

2

2.5

3

0 5 10 15 20 25 30

PB

PE

TRIỂN VỌNG NGÀNH VÀ LỰA CHỌN CỔ PHIẾU

www.vdsc.com.vn | Bloomberg: VDSC <GO>

23

Yếu tố quan trọng không thể thiếu còn lại là câu chuyện nới room cho nhà đầu tư nước ngoài do việc nới room có thể:

(1) Thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường, đặc biệt đối với những doanh nghiệp đã cạn room.

(2) Hỗ trợ tăng thanh khoản của thị trường, đồng thời lực cầu từ nhà đầu tư nước ngoài có thể tạo động lực tăng giá cho nhóm cổ phiếu được họ quan tâm.

Câu chuyện nới room đã là chủ đề nóng từ năm 2014 nhưng chỉ thực sự được triển khai mạnh vào cuối năm 2015.

Hình 11: Những cột mốc quan trọng của quá trình nới room trong năm

Nguồn: RongViet Research

Bên cạnh việc ban hành hàng loạt văn bản pháp luật, UBCKNN cũng cho biết sẽ có khả năng nâng mức sở hữu nước ngoài từ 51% lên 65% để xác định có phải là doanh nghiệp nước ngoài hay không.

01/09/2015: Nghị định 60/2015/NĐ-CP có hiệu lực

19/08/2015: Ban hành Thông tư 123/2015/TT-BTC hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam

12/11/2015: Ban hành Nghị định 118/2015 NĐ-CP với nhiều thông tin về nhóm ngành có điều kiện/ không điều kiện

29/12/2015: BTC cập nhật danh sách nhóm ngành có điều kiện/ không điều kiện lên Trang thông tin điện tử đầu tư nước ngoài

TRIỂN VỌNG NGÀNH VÀ LỰA CHỌN CỔ PHIẾU

www.vdsc.com.vn | Bloomberg: VDSC <GO>

24

Bảng 6: Danh sách những doanh nghiệp niêm yết đã chạm trần sở hữu nước ngoài

Mã Số lượng CP lưu hành

(đvt: triệu CP) Vốn hóa

(đvt: triệu đồng) Tỷ lệ sở hữu nước ngoài

hiện tại Bán lẻ

MWG 147 11.293.613 49%

Bảo hiểm

PVI 222 5.495.435 49%

Bất động sản

KDH 180 3.852.000 49%

NLG 142 3.312.788 49%

NVT 91 217.200 49%

Công nghệ thông tin

FPT 397 18.998.075 49%

ST8 16 351.199 49%

VLA 1 172.900 49%

Dịch vụ tài chính

HCM 127 3.815.563 49%

SSI 480 10.753.285 52%

Điện, nước & xăng dầu khí đốt

ASP 37 134.422 49%

PCG 19 105.672 47%

Du lịch và Giải trí

SKG 24 2.545.877 48%

Hàng & Dịch vụ Công nghệp

REE 270 6.929.081 48%

VNS 68 1.954.345 49%

VSC 41 2.899.123 49%

Hàng cá nhân & Gia dụng

EVE 28 891.234 55%

KMR 49 190.623 49%

PNJ 98 4.451.806 49%

TCM 49 1.414.066 49%

Ngân hàng

CTG 3.723 63.670.218 30%

EIB 1.229 12.663.159 27%

MBB 1.600 24.480.000 10%

ACB 896 17.208.459 30%

Thực phẩm và đồ uống

BBC 15 1.079.455 49%

VNM 1.200 156.018.122 49%

Xây dựng và Vật liệu

BMP 45 5.912.202 49%

HBC 76 1.586.757 48%

SAV 10 93.763 49%

TCR 45 298.387 48%

Y tế

DHG 87 7.216.182 49%

DMC 27 1.442.545 49%

IMP 29 1.218.485 49%

Nguồn: RongViet Research

TRIỂN VỌNG NGÀNH VÀ LỰA CHỌN CỔ PHIẾU

www.vdsc.com.vn | Bloomberg: VDSC <GO>

25

Sau những hành động quyết đoán của cơ quan quản lý, câu chuyện nới room giờ đây đã rõ ràng hơn. Cả nhà đầu tư lẫn doanh nghiệp xem xét thông tin này một cách nghiêm túc hơn. Điển hình như sau SSI là doanh nghiệp đầu tiên nâng mức sỡ hữu nhà đầu tư nước ngoài lên tối đa 100%, thì ngay từ đầu năm 2016 đã có thêm 2 doanh nghiệp là EVE và VHC làm điều tương tự:

Bảng 7: Danh sách doanh nghiệp niêm yết đã công bố thông tin nới room

Mã Ngày công bố

thông tin

Diễn biến giá cổ phiếu (sau 1 tuần)

Ghi chú SHNN trước khi công bố thông

tin

SHNN sau khi công bố thông

tin

SSI 01/09/2015 -3,1%

SSI đã tăng giá từ cuối tháng 6 kể từ khi thông tin Nghi định 60/2015 NĐ-CP được ban hành. Giá cổ phiếu tăng mạnh từ mức 22.100 đồng/cp (30/06/2015) lên mức 25.800 đồng/cp (28/08/2015)

41% 52%

EVE 05/02/2015 30,8% 49% 55%

VHC 19/02/2015 0,3%

Doanh nghiệp vừa công bố thông tin gần đây nên thời gian khá ngắn để thấy rõ tác động của thông tin nới room lên giá cổ phiếu

15% 15%

Nguồn: RongViet Research tổng hợp

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp khác đã có kế hoạch hoặc đang có ý định nới room. Cụ thể:

Bảng 8: Danh sách doanh nghiệp niêm yết đã công bố thông tin hoặc có ý định nới room

Mã Khuyến nghị Ghi chú

SSI Doanh nghiệp đầu tiên công bố nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài (SHNN) 100%

EVE Đã công bố nâng tỷ lệ SHNN lên 100%

VHC Đã công bố nâng tỷ lệ SHNN lên 100%

BIC Đã công bố nâng tỷ lệ SHNN lên 49%

HSG* Mua – Trung hạn Vẫn còn hở room 9% nhưng doanh nghiệp vẫn có ý định nâng tỷ lệ SHNN lên 60%

BMP* Trung lập – Dài hạn Vẫn đang xem xét vấn đề nới room từ tháng 7/2015

FPT* Tích lũy – Dài hạn Trong năm 2015, FPT đã bày tỏ ý định nới room và hiện tại công ty vẫn đang trong quá trình rà soát lại ngành nghề giới hạn/ không bị giới hạn đang hoạt động

REE* Tích lũy – Dài hạn Có ý định nới room nhưng không công bố mức cụ thể

VNM* Trung lập Có ý định nới room và đang trong quá trình thoái vốn khỏi những ngành nghề kinh doanh có điều kiện

MWG* Theo dõi Không có ngành nghề bị giới hạn nhưng doanh nghiệp đang cân nhắc nới room có ảnh hưởng đến việc điều hành doanh nghiệp hay không

BMI* Theo dõi Có ý định nới room 100%

HHS Không đánh giá Có thể lấy ý kiến về việc nới room tại ĐHĐCĐ sắp tới

CII Không đánh giá Cổ đông chấp thuận việc rút khỏi các ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Nguồn: RongViet Research

(*): Những doanh nghiệp RongViet Research có khuyến nghị - đánh giá trong mục “Chọn lọc cổ phiếu” trang 49.

TRIỂN VỌNG NGÀNH VÀ LỰA CHỌN CỔ PHIẾU

www.vdsc.com.vn | Bloomberg: VDSC <GO>

26

CÂU CHUYỆN HỖ TRỢ DÀI HẠN: XU THẾ HỘI NHẬP KINH TẾ VÀ THĂNG HẠNG THỊ TRƯỜNG

Theo chuẩn phân loại của MSCI, Việt Nam vẫn đang nằm trong nhóm thị trường cận biên cùng với Bangladesh, Pakistan và Sri Lanka. Sau 15 năm hình thành và phát triển, Việt Nam đang nỗ lực để TTCK được nâng hạng từ sơ khai lên thị trường mới nổi. Yêu cầu của MSCI gồm 3 nhóm tiêu chí chính liên quan đến (A) sự phát triển của nền kinh tế - chỉ nhằm phân loại giữa thị trường phát triển và thị trường mới nổi, (B) yêu cầu quy mô và thanh khoản của các loại chứng khoán và (C) khả năng tham gia vào thị trường. Nhóm (B) là nhóm tiêu chí định lượng, xác định dựa trên những yêu cầu tối thiểu về vốn hóa, vốn hóa tự do lưu hành và thanh khoản để có thể đầu tư của MSCI. Số lượng doanh nghiệp yêu cầu phải thỏa điều kiện là 3 doanh nghiệp và Việt Nam hiện có VNM, VIC và MSN đã đáp ứng được các yêu cầu của nhóm tiêu chí này. Cuối cùng, tiêu chí nhóm (C) có 18 tiêu chí nhỏ, mang tính định tính, là tập hợp các vấn đề quan tâm của các nhà đầu tư tổ chức quốc tế khi đầu tư vào một thị trường (Bảng 9).

Ở nhóm (C), có thể thấy rất nhiều cơ chế, chính sách mới đang đưa thị trường tiến gần đến gần hơn đến các yêu cầu của MSCI. Tuy nhiên, theo chúng tôi đánh giá, 2 tiêu chí quan trọng nhất là sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và mức độ tự do thị trường ngoại hối hiện đang là thách thức khá lớn cho Việt Nam. Đối với yếu tố về sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, với những nhận định trong phần trên về triển vọng dòng vốn ngoại trong năm 2016, đặc biệt ở câu chuyện nới room và đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước, tăng lượng cung doanh nghiệp chất lượng cho nhà đầu tư nước ngoài thì khả năng Việt Nam có thể đáp ứng được yêu cầu này là khá cao. Yếu tố còn lại về vấn đề tự do thị trường ngoại hối là ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa cho phép giao dịch ngoại hối trực tiếp với nước ngoài. Ngoài ra, một số vấn đề khác chẳng hạn như chuyển đổi giữa ngoại tệ và VND và ngược lại cũng còn hạn chế. Cuối cùng, theo đánh giá của MSCI, thanh khoản trên thị trường ngoại hối trong nước còn khá thấp. Do đó, về tiêu chí này Việt Nam không được đánh giá cao.

Còn những tiêu chí còn lại như tổ chức thị trường và cơ sở hạ tầng thị trường, Việt Nam vẫn đang cố gắng đáp ứng trong thời gian sớm nhất. Với thông tư 155/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện công bố thông tin bằng tiếng Anh, chúng tôi cho rằng Việt Nam sẽ nhanh chóng vượt qua được rào cản về mức độ lưu thông trên thị trường, qua đó có thể đáp ứng luôn cả điều kiện bình đẳng giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước (tiêu chí này bị hạ bậc từ năm 2013 do hạn chế về tiếng Anh đối với các thông tin trên thị trường). Và gần đây, khi thông tư 203/2015/TT-BTC với một loạt những hướng dẫn mới về giao dịch, hỗ trợ thanh khoản thị trường thì yếu tố cơ sở hạ tầng thị trường có lẽ sẽ không còn là trở ngại.

Về ngắn hạn, trong thời gian chờ đợi, thông tin về tiến trình tái cấu trúc thị trường chứng khoán sẽ được đề cập đến trên các phương tiện truyền thông. Đó sẽ là thời điểm cho những “con sóng nhỏ MSCI”. Về dài hạn, việc được nâng hạng là một sự kiện đáng để chờ đợi do Việt Nam sẽ thu hút được thêm dòng vốn đầu tư FII, các doanh nghiệp lớn đã thỏa tiêu chí như VNM, MSN và VIC sẽ được hưởng lợi khi sẽ thêm vào rổ tính chỉ số MSCI Emerging Index và kỳ vọng các chỉ số chứng khoán Việt Nam sẽ bật tăng mạnh mẽ, điều đã từng diễn ra ở các quốc gia khác, chẳng hạn như 2 thị trường chứng khoán được đưa vào rổ này gần đây là chỉ số ADX General Index của Abu Dhabi (+43%) và QE Index của Qatar (+47%).

TRIỂN VỌNG NGÀNH VÀ LỰA CHỌN CỔ PHIẾU

www.vdsc.com.vn | Bloomberg: VDSC <GO>

27

Bảng 9: Các tiêu chí phân loại của MSCI và quá trình thực hiện của Việt Nam

Tiêu chí Yêu cầu với EM VN thực hiện

A. Sự phát triển của nền kinh tế

Độ bền vững phát triển kinh tế Không yêu cầu

B. Yêu cầu về quy mô và thanh khoản

Số lượng doanh nghiệp thỏa: 3

3 doanh nghiệp: VNM, VIC, MSN đáp ứng điều kiện Vốn hóa 1.260 triệu USD

Vốn hóa tự do 630 triệu USD

Thanh khoản 15% ATVR

C. Khả năng tham gia thị trường

Tính mở đối với nhà ĐTNN Quan trọng

Yêu cầu về tiêu chuẩn đối với nhà đầu tư ++ - Thông tư 155/2015/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin bằng tiếng Anh - Nghị định 60/2015/NĐ-CP quy định các vấn đề về room cho NĐTNN - Thông tư 123/2015/TT-BTC hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán - Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư - Chính phủ công bố kế hoạch thoái vốn của SCIC tại 10 doanh nghiệp

Hạn chế về sở hữu của nhà ĐTNN -/?

Tỷ lệ sở hữu của ĐTNN -/?

Quyền bình đẳng cho các nhà ĐTNN -/?

Sự thông thoáng cho dòng vốn Quan trọng

Mức độ hạn chế dòng chảy vốn ++ - Tham gia các hiệp định FTAs, TPP, AEC tạo điều kiện cho dòng vốn trực tiếp và gián tiếp lưu thông dễ hơn

Mức độ tự do trên thị trường ngoại hối -/? - Thị trường ngoại hối vẫn còn giao dịch theo cơ chế thả nổi có điều chỉnh trong biên độ cam kết của NHNN

Tính hiệu quả của cơ chế hoạt động của thị trường

Tốt, được kiếm chứng

Gia nhập thị trường

- Đang dần hướng đến chuẩn mực kế toán theo thông lệ quốc tế, đặc biệt là chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) - Đề án trung tâm thanh toán bù trừ theo mô hình đối tác trung tâm - Hoàn thiện hệ thống và quy trình vay và cho vay chứng khoán phục vụ cho việc thanh toán, bù trừ các sản phẩm phái sinh. Hai sản phẩm phái sinh được dự kiến ra mắt trong năm 2016 là covered warrant và hợp đồng future. - Thông tư 203/2015/TT-BTC về hướng dẫn giao dịch trên thị trường chứng khoán như: rút ngắn thời gian giao dịch về T+2, quy định về giao dịch trong ngày, quy định hỗ trợ thanh toán đối với giao dịch trong ngày…

Đăng ký và mở tài khoản giao dịch -/?

Tổ chức thị trường

Quy định +

Tính cạnh tranh

Thông tin trên thị trường -/?

Cơ sở hạ tầng thị trường

Thanh toán bù trừ -/?

Lưu ký ++

Đăng ký ++

Giao dịch ++

Khả năng chuyển đổi -/?

Cho vay chứng khoán -/?

Bán khống -/?

Sự ổn định cơ chế định chế tài chính Khiêm tốn +

++: không có vấn đề; +: không có vấn đề trọng yếu, khả năng cần cải thiện; -/?: cần cải thiện để được đánh giá

Nguồn: Rongviet Research

TRIỂN VỌNG NGÀNH VÀ LỰA CHỌN CỔ PHIẾU

www.vdsc.com.vn | Bloomberg: VDSC <GO>

28

Với những chuẩn bị trên, chúng tôi cho rằng sớm nhất vào tháng 6/2017 thì Việt Nam mới có cơ hội được MSCI đưa vào danh sách tiềm năng cho kỳ xem xét năm 2018 và sẽ mất ít nhất thêm 1 năm để Việt Nam chính thức được thêm vào rổ chỉ số MSCI Emerging Index.

Hình 12: Lộ trình dự kiến thêm vào MSCI Emerging Market

Nguồn: RongViet Research

Bảng 10: So sánh triển vọng thăng hạng giữa Việt Nam và các quốc gia khác cùng nhóm thị trường cận biên

Tiêu chí nhóm (C) Việt Nam Sri Lanka Bangladesh Pakistan

Tính mở đối với nhà ĐTNN

Yêu cầu về tiêu chuẩn đối với nhà đầu tư ++ + ++ ++

Hạn chế về sở hữu của nhà ĐTNN -/? ++ ++ ++

Tỷ lệ sở hữu của ĐTNN -/? ++ ++ ++

Quyền bình đẳng cho các nhà ĐTNN -/? ++ ++ ++

Sự thông thoáng cho dòng vốn

Mức độ hạn chế dòng chảy vốn ++ ++ + ++

Mức độ tự do trên thị trường ngoại hối -/? -/? -/? +

Tính hiệu quả của cơ chế hoạt động của thị trường

Gia nhập thị trường

Đăng ký và mở tài khoản giao dịch -/? -/? -/? +

Tổ chức thị trường

Quy định + ++ + +

Tính cạnh tranh

Thông tin trên thị trường -/? ++ ++ ++

Cơ sở hạ tầng thị trường

Thanh toán bù trừ -/? -/? + +

Lưu ký ++ ++ + ++

Đăng ký ++ ++ ++ ++

Giao dịch ++ -/? -/? ++

Khả năng chuyển đổi -/? -/? + ++

Cho vay chứng khoán -/? -/? -/? -/?

Bán khống -/? -/? -/? -/?

Sự ổn định cơ chế định chế tài chính + + + -/?

++: không có vấn đề; +: không có vấn đề trọng yếu, khả năng cần cải thiện; -/?: cần cải thiện để được đánh giá Nguồn: MSCI, Rongviet Research

TRIỂN VỌNG NGÀNH VÀ LỰA CHỌN CỔ PHIẾU

www.vdsc.com.vn | Bloomberg: VDSC <GO>

29

TRIỂN VỌNG NGÀNH & LỰA CHỌN CỔ PHIẾU

TRIỂN VỌNG NGÀNH

&

LỰA CHỌN CỔ PHIẾU

TRIỂN VỌNG NGÀNH VÀ LỰA CHỌN CỔ PHIẾU

www.vdsc.com.vn | Bloomberg: VDSC <GO> 30

TRIỂN VỌNG NGÀNH

Trong phương trình tăng trưởng kinh tế dài hạn, Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào nhưng có quy mô vốn đầu tư chưa cao và có năng suất tổng hợp thấp. Trong đó, sự kém phát triển về hạ tầng, bao gồm cả những công trình hữu hình như hạ tầng giao thông và cả những hạ tầng” mềm” như hệ thống viễn thông và CNTT là yếu tố cơ bản hạn chế tăng trưởng. Giải quyết được vấn đề này sẽ tạo đà để Việt Nam thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài song song với việc cải thiện hiệu quả sản xuất trong nước. Nhưng trước hết, quá trình chuẩn bị sẽ đem lại cơ hội lớn cho những doanh nghiệp phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây dựng và phát triển hạ tầng.

Mặt khác, suốt 2 năm qua, chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực cải cách kinh tế và nền kinh tế Việt Nam liên tục được định vị để đặt mình vào giữa dòng chảy thương mại và đầu tư toàn cầu. TPP và các hiệp định FTA không phải là mục tiêu cuối cùng mà là bước tiến trong một quá trình. Sự mở rộng trong lĩnh vực sản xuất và hoạt động xuất nhập khẩu dưới dẫn dắt bởi khu vực FDI đang tạo ra động lực tăng trưởng cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics bên cạnh các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ. Với các nhận định đó, dưới đây là những nhân tố sẽ cấu thành bức chân dung của các nhóm ngành có triển vọng vượt trội trong năm 2016.

Yếu tố chu kỳ: Khi Việt Nam bước qua giai đoạn phục hồi và đi vào giai đoạn tăng trưởng cao, các ngành có doanh số và lợi nhuận có tương quan cao với sự mở rộng kinh tế nên là những ngành được chú ý đầu tiên. Trong đó, sự gia tăng về nhu cầu do (1) sản xuất mở rộng, (2) thương mại được thúc đẩy và (3) tăng trưởng thu nhập cao hơn sẽ là động lực chính cho các lĩnh vực như: xây dựng, dịch vụ logistics, BĐS và VLXD trong năm nay. Về khía cạnh thương mại, trừ ngành tàu biển đang chịu sức ép từ giá cước quốc tế, hầu hết các khâu trong chuỗi giá trị logistics từ khai thác cảng đến dịch vụ hậu cảng (kho bãi, vận tải) đều sẽ được hưởng lợi từ tăng trưởng xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, nhờ tính chu kỳ của dầu thô, 2016 sẽ tiếp tục là một năm thuận lợi đối với các doanh nghiệp vận chuyển dầu mỏ và khí đốt khi nhà máy lọc dầu Dung Quất gia tăng công suất để tận dụng nguồn dầu mỏ giá rẻ.

Phát triển cơ sở hạ tầng là chìa khóa để thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Tại Hội nghị lần thứ 14, Ban Chấp hành Trung ương Đảng thể hiện sự đồng thuận mạnh mẽ về việc Việt Nam tham gia vào TPP. Trong nỗ lực để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, Chính phủ Việt Nam cũng đã có nhiều biện pháp để thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng trong hai năm qua. Năm 2015, Việt Nam đã tăng chín bậc trên bảng xếp hạng chỉ số phát triển cơ sở hạ tầng của Ngân hàng Thế giới trong khi giá trị sản xuất ngành xây dựng cũng tăng 11,4% so với 2014. Trong năm 2014 và 2015, Việt Nam đã chứng kiến sự bùng nổ về số lượng các dự án năng lượng và giao thông với nhiều dự án lớn như cao tốc Bến Lức - Long Thành, cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, nhiệt điện Duyên Hải 3, v.v. trong khi nhu cầu về nhà xưởng, kho bãi, đất công nghiệp cũng tăng vọt. Trong câu chuyện này, các lĩnh vực “đầu nguồn" như xây dựng, VLXD và phát triển KCN tiếp tục là những đối tượng hưởng lợi lớn nhất.

Tăng trưởng thương mại sẽ tăng tốc dưới tác động của các hiệp định thương mại tự do: Với việc ký kết TPP và bốn hiệp định FTA năm 2015, giá trị xuất khẩu của Việt Nam được dự báo tăng trưởng hơn 11% và giá trị nhập khẩu hơn 13% trong năm 2016. Tận dụng thị trường sẵn có và các lợi ích về thuế quan, các doanh nghiệp FDI sẽ tiếp tục nhập khẩu lượng lớn nguyên vật liệu và máy móc trong khi xuất khẩu hàng hóa thành phẩm vào thị trường toàn cầu. Dù thị phần nhỏ, các công ty dịch vụ logistics trong nước vẫn có cơ hội tăng trưởng từ sự mở rộng này trong ngắn hạn. Trong đó, những công ty khai thác cảng biển ở phía Bắc vẫn có thể duy trì được tốc độ gia tăng doanh thu cao nhờ nhu cầu khai thác hàng hóa tăng nhanh hơn công suất cảng. Riêng đối với ngành dệt may, việc ký kết TPPA, EVFTA và VKFTA chắc chắn sẽ tiếp tục mang lại nhiều đơn hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, cạnh tranh gia tăng từ đối thủ lớn, giàu nguồn lực hơn từ Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan sẽ hạn chế khả năng gia tăng doanh số và biên lợi nhận của các công ty dệt may trong nước.

Giá hàng hóa giảm hỗ trợ giảm chi phí đầu vào: Môi trường giá hàng hóa thấp đã có tác động mạnh đến lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn trong năm 2015. Trong đó, BMP, NTP, VNM, PLC, DPM đều có mức tăng lợi nhuận gộp và LNST vượt trội so với các năm trước. Trước dự báo đồng USD sẽ tiếp tục mạnh lên và nhu cầu từ Trung Quốc kéo dài đà suy giảm, triển vọng giá nhiều

TRIỂN VỌNG NGÀNH VÀ LỰA CHỌN CỔ PHIẾU

www.vdsc.com.vn | Bloomberg: VDSC <GO> 31

loại hàng hóa vẫn khá ảm đạm. Một số mặt hàng có thể bị ảnh hưởng là ngô và đậu nành dùng cho thức ăn chăn nuôi, sữa nguyên liệu, hạt nhựa và bột nhựa dùng trong sản xuất bao bì và ống xây dựng, chì cho pin ắc quy và đồng cho dây cáp điện. Tuy nhiên, nguồn cung giảm do hiện tượng El Nino sẽ hạn chế khả năng giảm giá sâu ở một số sản phẩm nông nghiệp. Trong khi đó, khả năng giá dầu duy trì ở mức thấp tiếp tục là thuận lợi cho ngành sản xuất hóa chất từ dầu, bao gồm cả các doanh nghiệp phân bón vốn đang phải đối mặt với tình trạng dư cung trong nước.

Rủi ro tỷ giá thấp ảnh hưởng trọng yếu đến lợi nhuận ròng: Kể từ khi Trung Quốc bất ngờ cho đồng CNY giảm 3% so với USD cuối tháng Tám 2015, rủi ro biến động tỷ giá đã trở thành mối lo ngại thường trực đối với nhà đầu tư. Rủi ro tỷ giá gồm ba thành phần là rủi ro trong giao dịch ngoại tệ, rủi ro lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại tài sản/nợ và rủi ro kinh tế do tỷ giá. Rủi ro trong giao dịch ngoại tệ là khá thấp đối với những công ty nhập khẩu có doanh thu xuất khẩu. Tuy nhiên, hai thành phần còn lại có tác động lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong cả ngắn và dài hạn. Sự mất giá của tiền đồng khoảng 3-5% tuy có thể giúp duy trì sức cạnh tranh về giá của sản phẩm xuất khẩu Việt Nam tại thị trường nước ngoài nhưng sẽ buộc các công ty có nợ ngoại tệ ghi nhận lỗ tỷ giá chưa thực hiện. Rủi ro tỷ giá đặc biệt trọng yếu đối với các công ty xi măng, điện, dệt may và thủy sản. Việc giảm tỷ trọng cổ phiếu trong các ngành chịu rủi ro tỷ giá là điều cần được cân nhắc.

Niềm tin tiêu dùng cao sẽ thúc đẩy chi tiêu: Sự mở rộng của tầng lớp trung lưu tại Việt Nam là động lực tăng trưởng dài hạn các ngành sản xuất và phân phối hàng tiêu dùng lâu bền và hàng hóa xa xỉ. Tuy nhiên, tăng trưởng thu nhập kỳ vọng mới là yếu tố thúc đẩy chi tiêu trong ngắn hạn. Nhờ tăng trưởng kinh tế và cơ hội nghề nghiệp (đặc biệt là trong các doanh nghiệp FDI) ngày càng nhiều, niềm tin tiêu dùng đang hồi phục khả quan. Theo ANZ - Roy Morgan, người tiêu dùng Việt Nam có niềm tin cao nhất trong khu vực châu Á. Điều này đã cải thiện doanh số các loại xe ô tô, đồ gia dụng, nội thất, trang sức… và dẫn đến sự nhảy vọt về doanh thu và lợi nhuận của các công ty cung cấp những mặt hàng hoá trên trong năm 2015. Dưới tác động của AEC và TPP, các công ty phân phối sản phẩm đặc thù như ô tô sẽ có lợi thế hơn những nhà bán lẻ đa chủng loại do sự tham gia và cạnh tranh khốc liệt từ các chuỗi bán lẻ nước ngoài. Trong đó, mức độ nhận diện thương hiệu cao, mạng lưới phân phối mạnh, khả năng tiếp cận các địa điểm bán hàng mới sẽ là vũ khí chính của các doanh nghiệp trong nước.

TRIỂN VỌNG NGÀNH VÀ LỰA CHỌN CỔ PHIẾU

www.vdsc.com.vn | Bloomberg: VDSC <GO> 32

Bảng 11: Thông tin cơ bản của các nhóm ngành cấp 2

Ngành cấp 2 Trailing P/E

(x) P/B (x)

EV/EBITDA (x)

VHTT (tỷ VND)

Ngân hàng 13,4 1,6 - 313.266

Thực phẩm và đồ uống 14,2 5,2 13,1 250.115

Bất động sản 19,3 2,6 16,5 162.015

Điện, nước & xăng dầu khí đốt 6,5 1,7 44,3 113.350

Xây dựng và Vật liệu 9,4 1,5 16,0 74.596

Hàng & Dịch vụ Công nghiệp 11,2 2,0 9,8 72.808

Tài nguyên Cơ bản 13,5 2,2 (6,5) 66.393

Bảo hiểm 21,1 2,2 15,0 50.568

Hóa chất 8,8 1,3 6,1 44.299

Dịch vụ tài chính 8,5 1,2 7,9 27.600

Công nghệ Thông tin 11,0 1,9 7,5 24.056

Hàng cá nhân & Gia dụng 11,3 2,2 9,8 20.368

Dầu khí 3,9 0,7 1,7 16.279

Bán lẻ 10,3 3,6 7,4 15.171

Y tế 8,8 1,8 6,1 14.748

Du lịch và Giải trí 17,2 2,7 9,2 12.237

Ô tô và phụ tùng 7,0 1,9 5,4 12.083

Truyền thông 37,0 1,6 184,8 5.984

Nguồn: RongViet Research

Hình 13: Tăng trưởng giá các nhóm ngành cấp 1 năm 2015 Hình 14: Đóng góp của các nhóm ngành vào vốn hóa TT

Nguồn: RongViet Research Nguồn: RongViet Research

-60%

-40%

-20%

0%

20%

40%

60%

Ngâ

n hà

ng

Hàn

g Ti

êu d

ùng

Tài c

hính

Công

ngh

iệp

Tiện

ích

công

cộn

g

Ngu

yên

vật l

iệu

Dịc

h vụ

Tiê

u dù

ng

Công

ngh

ệ Th

ông

tin

Dầu

khí

Dượ

c ph

ẩm v

à Y

tế

Viễn

thôn

g

Ngân hàng

Hàng Tiêu dùng

Tài chính

Công nghiệp

Tiện ích công cộng

Nguyên vật liệu

Dịch vụ Tiêu dùng

Công nghệ Thông tin

Dầu khí

Dược phẩm và Y tế

Viễn thông

TRIỂN VỌNG NGÀNH VÀ LỰA CHỌN CỔ PHIẾU

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 33

Bảng 12: Những yếu tố thuận lợi với triển vọng kinh doanh các nhóm ngành năm 2016

Ngành Tính chu kỳ Chính sách hỗ trợ Chi phí đầu vào giảm Triển vọng dài hạn Cân bằng cung – cầu Niềm tin tiêu dùng Rủi ro tỷ giá thấp

Xây dựng

Kho vận & Cảng biển (gồm vận tải dầu khí)

VLXD (trừ thép)

CNTT

Bất động sản

Bảo hiểm phi nhân thọ

Ô tô & Phụ tùng

Bán lẻ chuyên dụng

Điện

Du lịch & Giải trí

Thực phẩm & Đồ uống

Ngân hàng

Vật dụng cá nhân & gia đình

Phân bón

Dược phẩm

Kim loại công nghiệp (thép)

Cao su tự nhiên

Dầu khí

TRIỂN VỌNG NGÀNH VÀ LỰA CHỌN CỔ PHIẾU

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 34

Bảng 13: Triển vọng kinh doanh các nhóm ngành 2016

Ngành Đánh giá Nhận định Cổ phiếu lựa chọn Cổ phiếu quan sát

Xây dựng Tích cực

- Chính phủ tiếp tục nhấn mạnh việc phát triển hạ giao thông và năng lượng với việc triển khai đồng bộ nhiều dự án lớn như đường cao tốc Bến Lức-Long Thành, Hà Nội- Bắc Giang, nâng cấp Quốc lộ 1, v.v.;

- Sự ra đời của Nghị định số 15/NĐ-CP (Nghị định PPP) đã phát huy tác dụng, tạo ra sự bùng nổ về vốn đầu tư tư nhân trong lĩnh vực giao thông dưới các hình thức BT, BOT, PPP, BOO;

- Sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường bất động sản được hỗ trợ bởi nhu cầu ngày càng tăng đối với phân khúc nhà ở hạng sang và cao cấp;

- Dòng vốn FDI trong lĩnh vực sản xuất được dự báo tiếp tục tăng trưởng tích cực.

CTD

Kho vận & Cảng biển (gồm vận tải đầu khí)

Tích cực

- Giá trị xuất nhập khẩu được dự báo tăng trưởng mạnh sau khi AEC, TPP và các hiệp định thương mại tự do lần lượt có hiệu lực;

- Hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI làm gia tăng nhu cầu với các dịch vụ vận tải và logistics, đặc biệt là ở cụm cảng phía Bắc;

- Các doanh nghiệp cảng và logistics hầu hết đều có tỷ suất cổ tức bằng tiền cao và tài chính lành mạnh; - Cạnh tranh giữa các cảng ở khu vực Hải Phòng - Đình Vũ ngày càng gay gắt với khả năng diễn ra nhiều hoạt động M&A

trong tương lai; - Bốc dỡ hàng hóa tại bến là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện và có thể không được nới room lên 100%.

VSC, HAH, PVT GMD, PHP, GSP, ACV

VLXD (trừ thép) Tích cực

- Số lượng các dự án công nghiệp, bất động sản và hạ tầng giao thông đang gia tăng nhanh chóng; - Khả năng cung ứng các loại gạch men, đá, granite, xi măng, thanh profile và ống nhựa xây dựng tăng trưởng chậm hơn

nhu cầu, giúp duy trì giá bán và biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu; - Giá các nguyên/nhiên liệu đầu vào chính như hạt nhựa, khí đốt, men gạch, dầu thô (dùng trong sản xuất nhựa đường)

nhiều khả năng tiếp tục duy trì ở mức thấp.

KSB, BMP, PLC DHA

CNTT Tích cực

- Nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông và tích hợp phần mềm của các doanh nghiệp tư nhân trong nước và khối FDI đang gia tăng nhanh chóng;

- Chính Phủ đang có sự hỗ trợ mạnh mẽ với lĩnh vực CNTT, cụ thể là Nghị quyết 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước;

- Gia tăng chi tiêu công trong lĩnh vực hạ tầng giao thông và xu hướng ứng dụng hình thức thu phí điện tử (ETC) và hệ thống giao thông thông minh (ITS) sẽ hỗ trợ cho tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp công nghệ làm theo dự án;

ELC, FPT ITD, CMG

Bất động sản Tích cực - Số lượng giao dịch BĐS đã trở về mức trước giai đoạn khủng hoảng, trong đó nhu cầu mua thực là khá dồi dào, đặc biệt

ở các phân khúc trung bình, thấp; - Lãi suất vay thế chấp hiện vẫn ở mức thấp;

BCI, NBB, LHG HDC

TRIỂN VỌNG NGÀNH VÀ LỰA CHỌN CỔ PHIẾU

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 35

- Tỷ lệ hấp thụ đang ở mức khá và tương đối ổn định ở phân khúc trung bình – thấp nhưng sự gia tăng nhanh về nguồn cung khiến số lượng giao dịch và giá bán ở phân khúc hạng sang và cao cấp có dấu hiệu đi xuống;

- Nhu cầu đất công nghiệp để xây dựng nhà xưởng, kho bãi ở các khu vực có sẵn hạ tầng và nguồn lao động giá rẻ đang tăng nhanh nhờ dòng vốn FDI;

- Rủi ro pha loãng lợi ích đối với cổ đông hiện hữu do các công ty BĐS liên tục phát hành tăng vốn; - Việc các ngân hàng hạn chế cho vay thế chấp có thể ảnh hưởng đến khả năng bán hàng của nhiều doanh nghiệp.

Bảo hiểm phi nhân thọ Tích cực

- Doanh thu phí từ bảo hiểm xe cơ giới được hỗ trợ đáng kể bởi chính sách kiểm soát tải trọng và giảm thuế nhập khẩu ô tô;

- Niềm tin tiêu dùng cao và tăng trưởng tích cực trong thu nhập hộ gia đình là động lực tăng trưởng cho mảng bảo hiểm sức khỏe và tai nạn;

- Hoạt động bảo hiểm tài sản được thúc đẩy bởi sự gia tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông và năng lượng, nhà xưởng, kho bãi, cảng biển và các dự án bất động sản;

- Việc gia tăng nguồn vốn sau khi phát hành các cổ đông chiến lược giúp mở rộng biên khả năng thanh toán tối thiểu và tạo thêm dự địa tăng trưởng doanh thu phí cho các công ty bảo hiểm;

- Lãi suất tiền gửi và lợi suất trái phiếu đang có xu hướng tăng; - Cơ cấu vốn đơn giản cản trở khả năng phát triển ra thị trường nước ngoài sau khi Việt Nam hội nhập AEC.

PTI BMI

Ô tô & Phụ tùng Tích cực

- Doanh số bán xe ô tô và xe tải tăng mạnh trong năm 2014 và năm 2015 (40% và 45% so với cùng kỳ) làm tăng nhu cầu đối với các loại phụ trùng;

- Giá cao su tự nhiên đang ơ mức thấp lịch sử và chưa có dấu hiệu hồi phục bền vững; - Cạnh tranh trong ngành săm lốp đang gia tăng bởi sự tham gia các công ty FDI lớn như Bridgestone, Kenda, GS, vv

cộng với các sản phẩm từ Trung Quốc; - Chính sách hỗ trợ tiêu thụ lốp radial sản xuất trong nước đang được cơ quan chức năng xem xét; - Rủi ro trong giao dịch xuất khẩu và giảm khả năng cạnh tranh giá xuất khẩu do sự mất giá của đồng CNY.

PAC, DRC

Bán lẻ (ô tô và điện tử) Tích cực

- Thị trường xe thương mại đang dần bão hòa do sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ tăng trưởng chậm hơn tốc độ tăng về số lượng đầu xe;

- Sức tiêu thụ xe du lịch trong nước vẫn duy trì tích cực nhờ tăng trưởng thu nhập của người dân và tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo;

- Thuế suất thuế nhập khẩu đối với xe tải và xe chuyên dụng tăng 2% đến 40% theo Thông tư 163/TT-BTC; - Việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với những dòng ô tô con dung tích xi lanh >2.000 cm3 được bù đắp bởi việc giảm

mức thuế nhập khẩu từ các thị trường trong khu vực ASEAN theo Hiệp định ATIGA; - Tăng trưởng của mảng phân phối thiết bị điện tử và điện gia dụng sẽ chậm lại do thị trường đang dần bão hòa.

SVC MWG

Điện Tích cực

- Nhu cầu tiêu thụ điện năng đang tăng nhanh nhờ vào hoạt động sản xuất công nghiệp hồi phục mạnh mẽ; - Giá bán điện sẽ được hỗ trợ bởi sự sụt giảm về sản lượng từ các nhà máy thuỷ điện do ảnh hưởng của hiện tượng El

Nino 2015-2016; - Cạnh tranh trên thị trường điện sẽ cao hơn với sự tham gia của các nhà máy điện tư nhân dưới 30 MW khi thị trường

REE, NT2, PPC

TRIỂN VỌNG NGÀNH VÀ LỰA CHỌN CỔ PHIẾU

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 36

điện bán buôn cạnh tranh đi vào vận hành thí điểm (2016-2018); - Giá than đá và khí đốt đầu cho các nhà máy nhiệt điện hiện đang ở mức thấp và có thể tiếp tục giảm; - Rủi ro tỷ giá đối với các nhà máy điện có nợ vay ngoại tệ là tương đối lớn.

Du lịch & Giải trí Tích cực - Số lượt khách du lịch trong nước tiếp tục tăng trưởng tốt nhờ giá xăng dầu thấp hơn và tăng trưởng thu nhập tích cực; - Sự cải thiện về cơ sở hạ tầng giao thông khuyến khích hoạt động đi lại và du lịch; - Các loại hình bất động sản du lịch ngày càng nhiều và đa dạng.

SKG

Thực phẩm & Đồ uống Tích cực (trừ thủy sản)

- Nhu cầu tiêu thụ thực phẩm, đồ uống được hỗ trợ bởi tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người; - Cạnh tranh với các thương hiệu nước ngoài sẽ tăng dần khi Việt Nam tham gia vào TPP và các hiệp định FTA; - Giá sữa nguyên liệu đang có xu hướng tăng trở lại; - Giá xuất khẩu thủy sản chưa thoát khỏi xu hướng giảm do nguồn cung trên thị trường thế giới tăng nhanh hơn nhu

cầu; - Chi phí sản xuất thủy sản trong nước có khả năng tăng lên sau khi đạo luật nông nghiệp mới của Mỹ được thông qua.

VNM WSB

Ngân hàng Trung bình

- Bảng CĐKT của các ngân hàng thương mại đang chuyển dịch theo hướng sang tăng tỷ trọng cho vay khách hàng và giảm tỷ trọng cho vay ngân hàng;

- Tăng trưởng tín cải thiện tốt trong khi tỷ lệ nợ xấu có chiều hướng giảm và NIM của một số NHTM đang nhích nhẹ trở lại;

- Ngân hàng bán lẻ là phân khúc giàu tiềm năng nhờ tăng trưởng tích cực về thu nhập bình đầu người và niềm tin tiêu dùng đang ở mức cao nhưng ít ngân hàng khai thác tốt phân khúc này;

- Các NHTM trong nước khó cạnh tranh với ngân hàng nước ngoài trong việc cho vay các doanh nghiệp FDI trong khi hoạt động sản xuất của khối doanh nghiệp nội địa đang thu hẹp;

- Tốc độ xử lý nợ xấu của VAMC còn khá chậm; - Chi phí trích lập dự phòng cho nợ xấu và trái phiếu VAMC trong năm 2016 có thể duy trì ở mức cao; - Yêu cầu đảm bảo nguồn vốn theo Basel II sẽ tạo áp lực tăng vốn đối với nhiều ngân hàng.

VCB, ACB MBB

Vật dụng cá nhân & gia đình Trung bình

- Số lượng đơn đặt hàng mới vẫn có thể tăng trưởng tốt các hiệp định FTA (FTA Việt Nam - Hàn Quốc, FTA Việt Nam - EU ...) lần lượt có hiệu lực;

- Sự sụt giảm về giá bán của các loại sợi do chính sách thương mại của Trung Quốc, Ấn Độ có thể làm ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của một số doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sợi;

- Khối FDI sẽ cạnh tranh mạnh mẽ với các doanh nghiệp dệt may trong nước về nguồn nhân công cũng như các đơn hàng xuất khẩu.

PTB TCM, STK, GDT

Phân bón Trung bình

- Giá đầu vào thấp hơn cho sản xuất phân bón trong nước, đặc biệt là phân urê đang ở mức thấp của nhiều năm; - Áp lực giảm giá bán vẫn còn do tình trạnh cung vượt cầu trên thị trường nội địa; - Trung Quốc tiếp tục giảm thuế xuất khẩu làm ảnh hưởng tiêu cực đến các nhà sản xuất phân bón trong nước; - Phương pháp tính thuế GTGT mới sẽ làm tăng giá vốn của nhiều doanh nghiệp; - Nhiều cổ phiếu trong ngành đều có tỷ suất cổ tức tiền mặt cao ở mức giá hiện tại.

DPM

TRIỂN VỌNG NGÀNH VÀ LỰA CHỌN CỔ PHIẾU

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 37

Dược phẩm Trung bình

- Cạnh tranh trên thị trường thuốc OTC ngày càng gay gắt khi nhiều doanh nghiệp cung cấp thuốc ETC chuyển sang OTC trong khi công ty nước ngoài đẩy mạnh việc mở nhà máy và thâu tóm các thương hiệu trong nước;

- Do tác động của Thông tư 01, thuốc nội khó cạnh tranh về giá với thuốc nhập khẩu trên thị trường ETC; - Các doanh nghiệp dược trong nước có nhu cần vốn đầu tư lớn để nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm.

Kim loại công nghiệp (thép) Tiêu cực

- Hoạt động xây dựng sôi động và nhu cầu trong nước dồi dào giúp hạn chế ảnh hưởng từ sự gia tăng nguồn cung thép Trung Quốc giá rẻ;

- Các doanh nghiệp sản xuất thép lớn áp dụng các chiến lược bán hàng và quản lý hàng tồn kho năng động, qua đó, bảo vệ và mở rộng được thị trường trong khi các đối thủ nhỏ hơn gặp khó khăn khi cạnh tranh với thép nhập khẩu;

- Giá các loại nguyên liệu đầu vào như quặng sắt, phôi thép, thép tấm đều đang trong xu hướng giảm; - Việc áp dụng thuế chống bán phá giá đánh vào thép Việt Nam tại các thị trường lớn như Indonesia, Malaysia, Thái Lan

có thể ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước.

HSG, HPG

Cao su tự nhiên Tiêu cực - Tình trạng dư cung tiếp tục dai dẳng do nhu cầu từ Trung Quốc suy giảm; - Sự mạnh lên của đồng USD ảnh hưởng tiêu cực đến giá cao su tự nhiên; - Giá thanh lý cây cao su cũng đang trong xu hướng giảm.

Dầu khí Tiêu cực

- Giá dầu được dự báo tiếp tục duy trì ở mức thấp ít nhất là đến hết nửa đầu năm 2016; - Nhu cầu thăm dò và khai thác thấp khiến số lượng các mỏ dầu phải tạm đóng cửa gia tăng; - Nguồn cung vượt quá nhu cầu làm giảm giá các dịch vụ như cho thuê tàu biển, FPSO/FSO, cung cấp dung dịch khoan

và cho thuê thiết bị; - Giá bán xăng dầu thành phẩm, khí LPG và CNG cũng đang tiếp tục xu hướng giảm; - Một số dự án năng lượng lớn trong ngành có khả năng bị trì hoãn, trong đó có dự án Lô B Ô Môn.

PGS

TRIỂN VỌNG NGÀNH VÀ LỰA CHỌN CỔ PHIẾU

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 38

CHIẾN LƯỢC VÀ Ý TƯỞNG ĐẦU TƯ 2016

Với nhiều yếu tố bất định làm lu mờ triển vọng của nền kinh tế và các doanh nghiệp niêm yết, 2016 sẽ là một năm không yên ả với thị trường chứng khoán. Đối mặt với những lo ngại về vĩ mô như thâm hụt ngân sách, ảnh hưởng từ sự hạ nhiệt của kinh tế Trung Quốc và diễn biến đồng CNY, mức độ biến động của các chỉ số được dự báo sẽ gia tăng cộng với xác suất cao của những đợt tăng giảm lớn. Bên cạnh đó, sự biến động của dòng vốn ngoại và thanh khoản thị trường cũng là những vấn đề mà nhà đầu tư phải dần thích nghi. Do đó, chúng tôi tin rằng việc phát hiện sớm cơ hội từ biến động của từng cổ phiếu/nhóm cổ phiếu riêng lẻ sẽ là hướng đi phù hợp hơn so với việc “đeo bám” các chỉ số thị trường. Chiến lược lựa chọn cổ phiếu năm 2016 tập trung vào ba chủ đề chính: (1) đầu tư và những cổ phiếu ít bị ảnh hưởng từ những biến động bất ngờ của thị trường và sự suy giảm thanh khoản, (2) tận dụng cơ hội từ việc cổ phần hóa và thoái vốn tại các DNNN, (3) chọn lọc cổ phiếu dựa trên sự phân hóa giữa triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp với triển vọng ngành.

Cổ phiếu cơ bản thường ít bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự bất ổn của thị trường và những dao động mạnh sẽ mở ra cơ hội mua giá thấp

Như một quy luật, khi thị trường đi ngang hoặc giảm, hai kịch bản có khả năng xảy ra lớn trong năm nay, cổ phiếu giá trị thường đem lại tỷ suất lợi nhuận tốt hơn cổ phiếu tăng trưởng. Trước hết, khi lợi nhuận từ việc tăng giá trở nên kém chắc chắn, thị trường sẽ có sự ưu ái đối với những cổ phiếu có tỷ suất cổ tức tiền mặt cao. Thứ hai, triển vọng lợi nhuận rõ ràng và các yếu tố cơ bản tốt sẽ là lực đỡ cho cổ phiếu trước rủi ro giảm giá. Rõ ràng, năm 2015 các cổ phiếu như KSB, BMP và CTD hầu như bị tác động rất ít bởi diễn biến của thị trường. Với triển vọng tích cực của các ngành xây dựng và VLXD, những cổ phiếu này được kỳ vọng sẽ đem lại mức lợi nhuận tốt so với thị trường chung trong năm 2016. Những cổ phiếu cơ bản được chúng tôi lựa chọn có ít nhất 3 trong số các đặc điểm sau: (1) doanh nghiệp có vị thế lớn hoặc thị phần dẫn đầu trong ngành với những lợi thế cạnh tranh riêng, (2) cơ bản tốt với hệ số thanh khoản cao, tỷ lệ Nợ trên Vốn chủ sở hữu thấp và ít rủi ro tỷ giá, (3) lịch sử chi trả cổ tức bằng tiền mặt đều đặn với tỷ suất cổ tức tốt, (4) triển vọng ngành khả quan và (5) KLGD bình quân tương đối cao. Lựa chọn hàng đầu của chúng tôi trong nhóm này bao gồm VNM, FPT, BMP, CTD, VSC, REE, HPG và DPM.

Trong danh sách trên, HPG, REE và DPM có mức tăng giá thấp nhất trong năm 2015 nhưng hiện là những cổ phiếu có tỷ suất cổ tức bằng tiền mặt cao nhất (dựa trên mức chi trả dự kiến trong năm 2016). Việc thêm vào các cổ phiếu này có thể giúp tăng mức độ đa dạng hóa đồng thời cải thiện thu nhập cho danh mục đầu tư.

Hình 15: Diễn biến giá của các cổ phiếu cơ bản so với VNIndex

Nguồn: RongViet Research

0

50

100

150

200

250

300

350BMP CTD VCB VNM VSC REE HPG DPM VNINDEX

TRIỂN VỌNG NGÀNH VÀ LỰA CHỌN CỔ PHIẾU

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 39

Bảng 14: Chỉ tiêu tài chính của các cổ phiếu cơ bản

Mã cp Ngành VHTT

(tỷ VND)

Tỷ suất cổ tức

kỳ vọng (%)

FY2015 FY2016

+/- DT (%) +/- LNST (%) +/- DT (%) +/- LNST (%)

BMP XD & VLXD 5.912 2,7 15,6 32,7 14,3 9.4

CTD XD & VLXD 7.299 3,2 79,1 105,0 19,8 17,8

DPM Hóa chất 10.828 10,5 2,3 34,1 (6,9) 11,7

HPG Công nghiệp chung 19.934 3,7 7,6 7,8 27,1 24,3

REE Công nghiệp chung 6.929 6,2 0,5 -19,2 2,0 16,1

VCB Ngân hàng 109.266 2,4 12,1 15,7 11,3 27,7

VNM Sản xuất thực phẩm 156.018 3,1 14,6 28,0 13,0 11,0

VSC Vận tải 2.899 2,1 4,1 11,5 30,0 9,5

Nguồn: RongViet Research

Đối với các nhà đầu tư năng động hơn, chúng tôi tin rằng một đợt giảm mạnh của thị trường trong năm 2016 sẽ mở ra cơ hội để "chọn mua" cổ phiếu tốt với giá thấp. Như đã phân tích, xác suất hai chỉ số đảo chiều sau khi tăng/giảm mạnh trong năm nay là khá nhiều. Trong năm 2015, VNIndex đã tăng trung bình 17,5% trong hai lần hình thành đáy và đỉnh, lần đầu tiên từ tháng Năm đến tháng Bảy và lần thứ hai từ cuối tháng Tám đến tháng Mười Một.

Trong danh sách quan tâm của chúng tôi, những cổ phiếu có beta trên 1,0x đã tăng trung bình 10% trong 3 tháng sau khi VNIndex chạm mức đáy đầu tiên của năm 2015 và đến 20% trong vòng 90 ngày sau sự kiện Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ. Đối với nhóm này, các mã được khuyến nghị bao gồm PVT, VCB, SVC, ACB, HSG và HPG. Đây là những cổ phiếu biến động tương đồng với thị trường và có thể cân nhắc mua vào trong những nhịp giảm trong điều kiện các yếu tố cơ bản và triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp vẫn duy trì tích cực.

Bảng 15: Diễn biến của các cổ phiếu vốn hóa lớn có beta cao sau những đợt thị trường giảm mạnh

Mã cp BETA Tỷ suất LN sau đợt giảm đầu tiên

(05-07/2015) Tỷ suất LN sau đợt giảm thứ hai

(Giữa 08-11/2015) 1T 2T 3T 1T 2T 3T

PVT 1,36 22% 33% 21% 7% 16% 9%

HPG 1,03 -5% 1% 7% 5% 6% 4%

HSG 1,03 10% 13% 12% 6% 17% 11%

SVC 0,83 8% 7% 8% 14% 88% 73%

ACB 1,03 19% 24% 7% 10% 17% 10%

VCB 1,42 8% 27% 6% 10% 16% 15%

Nguồn: RongViet Research

Cổ phiếu của các doanh nghiệp tốt trong những ngành có triển vọng tiêu cực có thể đang bị chiết khấu nhiều hơn mức hợp lý

Trong giai đoạn đầu của chu kỳ kinh doanh, nền kinh tế vẫn tăng trưởng nhưng sẽ có sự phân hóa trong KQKD ngay cả với các công ty cùng ngành. Trong số gần 50 công ty BĐS chỉ có một nửa có mức tăng trưởng doanh thu dương cho năm tài chính năm 2015. Sự phân hóa cũng thể hiện rõ nét trong ngành như ngân hàng, dầu khí, BH phi nhân thọ, logistics và dệt may. Ngược lại, trong những ngành đang gặp khó khăn về thị trường và tiêu thụ, vẫn có những doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh

TRIỂN VỌNG NGÀNH VÀ LỰA CHỌN CỔ PHIẾU

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 40

doanh cao. Trong đó, thương hiệu của công ty và các vị thế trên thị trường là phòng tuyến đầu tiên của các doanh nghiệp trước khó khăn chung của ngành. Tiếp đến, một chiến lược tốt và nguồn lực tài chính mạnh sẽ cho phép công ty gia tăng doanh số và giành thị phần từ các đối thủ cạnh tranh. Các công ty có những đặc điểm này là HSG, HPG và PVT.

Đối với ngành thép, HSG và HPG với thị phần vững chắc, chất lượng sản phẩm vượt trội cộng với sức mạnh tài chính và chiến lược mở rộng mạnh mẽ vẫn duy trì được tăng trưởng tốt trong năm qua trong khi đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thép Trung Quốc. Tương tự, giá dầu thấp có tác động tiêu cực đến hầu hết các công ty dầu khí nhưng là một thuận lợi cho PVT vì điều này làm tăng nhu cầu tàu chở dầu thô vốn là mảng kinh doanh độc quyền của PVT. Mặt khác, PVT cũng có nhiều cơ hội phát triển ở các phân khúc như vận tải LPG, vận chuyển than cho nhiệt điện, FSO / FPSO. Tuy nhiên, do lo ngại chung về triển vọng toàn ngành và rủi ro tỷ giá từ các khoản vay USD, PVT đang giao dịch với mức chiết khấu đáng kể so với mức P/E lịch sử của doanh nghiệp. Chúng tôi ước tính, HPG, HSG và PVT đều đang giao dịch ở mức P/E trailing thấp hơn các tỷ số trung bình của 4 năm gần nhất. Do đặc thù về tính chu kỳ của ngành, các cổ phiếu này sẽ phù hợp với những nhà đầu có khung thời gian đầu tư dài và khả năng chịu đựng rủi ro cao.

Bảng 16: Chỉ số P/E trailing, P/E trung bình và P/E forward của các cổ phiếu

Mã cp EPS TB FY12-FY15

có điều chỉnh (x)

Giá hiện tại / EPS TB (x)

P/E TB 2012-2015 (x)

P/E Trailing (x)

P/E forward FY16 (x)

HPG 4.264 6,4 8,1 5,7 4,9

HSG 4.724 6,1 7,1 5,2 7,8

PVT 998 10,0 13,2 7,0 6,6

Nguồn: RongViet Research

Nhiều cơ hội từ việc SCIC thoái vốn và tăng tỷ lệ sở hữu cho NĐTNN

Với việc ban hành Nghị định số 60/2015/NĐ-CP vào cuối năm 2015, nới "room" sẽ tiếp tục là chủ đề được theo dõi nhiều trong năm nay. Trước hết, nới room sẽ giúp Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của MSCI về việc cho phép NĐTNN tự do sở hữu cổ phần. Trong bối cảnh FED tăng lãi suất, tự do hóa thị trường là một biện pháp có thể giúp đối phó xu hướng rút vốn của khối ngoại. Quan trọng hơn, việc cho phép NĐTNN sở hữu nhiều hơn 49% tại các DNNN sẽ mở “nút thắt cổ chai” cho kế hoạch thoái vốn của SCIC.

Các cổ phiếu do SCIC nắm giữ thường thuộc về những công ty đầu ngành có hoạt động kinh doanh cốt lõi và KQKD ổn định, tình hình tài chính tốt và cổ tức bằng tiền đều đặn, ví dụ như FPT, VNM và BPM. Các cổ phiếu này luôn nhận được sự quan tâm từ khối ngoại nhưng hạn chế về tỷ lệ sở hữu lại là rảo cảo đầu tư lớn. Trong giai đoạn 2014-2015, thị trường luôn phản ứng tích cực trước thông tin thoái vốn của SCIC. Thống kê lịch sử lợi nhuận trong 2 năm gần nhất cho thấy các cổ phiếu có sở hữu của SCIC tăng trung bình 18,3% trong vòng 3 tháng sau khi có thông báo thoái vốn và 23,6% trong 6 tháng sau khi thông tin thoái vốn được đưa ra thị trường. Tỷ suất lợi nhuận này cao hơn đáng kể so với mức tăng 8,1% của VNIndex trong năm 2014 và 6,1% trong năm 2015.

Dưới đây là bảng thống kê các cổ phiếu trong danh sách phải thoái vốn của SCIC và mức tăng giá của các cổ phiếu SCIC đã bán ra trong giai đoạn 2014-2015.

TRIỂN VỌNG NGÀNH VÀ LỰA CHỌN CỔ PHIẾU

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 41

Bảng 17: +/- Giá cổ phiếu sau khi SCIC thoái vốn Bảng 18: Danh sách cổ phiếu niêm yết do SCIC nắm giữ

Mã cp Thời điểm có thông

tin bán vốn

+/- Giá 1 tháng sau khi thoái vốn (%)

+/- Giá 3 tháng sau khi thoái vốn (%)

+/- Giá 6 tháng sau khi thoái vốn (%)

Mã cp VHTT

(tỷ VND)

Tỷ lệ sở hữu SCIC

(%)

Giá trị TT phần vốn SCIC nắm

giữ (VND bn)

Giới hạn sở hữu NĐTNN

(%)

C47 03/2014 -7,8 -12,3 -9,6 AGF 335 7,5 25,1 48,2

DBC 11/2014 -2,7 1,5 -1,3 AGM 187 28,2 52,9 49,0

DCL 04/2015 -1,3 -14,4 -27,1 BMI* 2.026 50,7 1.027,4 6,2

DQC 08/2014 28,2 58,5 72,4 BMP* 5.912 38,4 2.270,3 0,0

HAI 08/2014 6,9 125,2 63,8 FPT* 18.998 6,0 1.139,9 0,0

INN 06/2014 25,1 45,0 55,9 HDC 559 11,7 65,4 29,3

LAF 06/2014 5,9 36,3 41,2 HGM* 418 46,6 195,0 47,5

NSC 04/2014 -1,1 6,4 6,4 NDN 396 4,0 15,8 19,8

RAL 09/2015 7,3 17,8 18,9 NTP* 3.650 37,1 1.354,2 14,0

RDP 08/2014 10,6 34,8 36,4 QNC 129 17,8 22,9 48,7

RIC 11/2015 -5,6 n/a n/a SCJ 166 16,4 27,2 48,4

SSC 04/2015 -0,9 -11,0 -11,5 SGC* 244 49,9 121,6 48,0

TBC 04/2014 6,3 14,2 33,3 VFR 233 7,9 18,4 49,0

VNE 02/2015 11,5 35,6 29,8 VNC 346 22,5 78,0 32,4

Trung bình 5,9 26,0 23,7 VNM* 156.018 45,1 70.364,2 0,0

Trung vị 6,1 17,8 29,8 VNR* 2.569 40,4 1.037,9 13,8

Cao nhất 28,2 125,2 72,4 VRC 88 8,2 7,3 49,0

Thấp nhất -7,8 -14,4 -27,1 VSH 3.259 24,0 782,1 21,4

Nguồn: RongViet Research Nguồn: RongViet Research

*công bố tại Công văn 1787/TTg-ĐMDN ngày 8/10/2015

Cơ hội IPO & UPCOM

Năm 2016 được kỳ vọng sẽ là cao điểm của hoạt động IPO và niêm yết mới trên TTCK. Năm 2015, sàn UPCOM đã có gần 80 cổ phiếu niêm yết mới nhưng theo ước tính của SGDCK Hà Nội, có gần 400 công ty đại chúng chưa niêm yết theo quy định hiện hành. Đó là chưa kể 90 DNNN chưa thể thực hiện IPO trong năm 2015 theo lộ trình của Chính Phủ. Thông tư 180/2015/TT-BTC ban hành cuối năm 2015 yêu cầu các doanh nghiệp hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng và các DNNN đã chào bán chứng khoán ra công chúng (IPO) sau ngày 01/01/2016 phải đăng ký niêm yết cổ phiếu trên sàn UPCOM trong vòng 30 ngày kể từ ngày hoàn tất đăng ký đại chúng hoặc từ ngày kết thúc đợt chào bán. Đây là lần thứ hai trong vòng 2 năm qua thời hạn đăng ký niêm yết của các doanh nghiệp được rút ngắn. Thông tư 180 thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa DNNN trong bối cảnh cân đối ngân sách ngày càng khó khăn.

Danh sách các cổ phiếu sẽ IPO và niêm yết UPCOM được mong đợi nhất trong năm nay bao gồm những cái tên như Novaland, ACV, Garco 10, BSR và PVOil (có thể kéo dài sang 2017). Đây đều những công ty có vị thế lớn trong ngành và hứa hẹn là những khoản đầu tư tiềm năng thay thế cho các cổ phiếu đang giao dịch trên HSX và HNX. Đơn cử như Novaland là một doanh nghiệp phát triển bất động sản mới nổi tại TP.HCM. Với danh mục hơn 30 dự án chung cư cao cấp, Novaland đã khiến thị trường BĐS “dậy sóng” khi triển khai hàng loạt dự án lớn tại các vị trí đắc địa khắp TP.HCM chỉ trong một thời gian ngắn. Trong danh sách các đối tác của Novaland hiện có nhà đầu tư tổ chức tên tuổi như Dragon Capital và VinaCapital. Do vậy, đợt IPO dự kiến vào cuối năm 2016 của doanh nghiệp này sẽ là một sự kiện đáng chú ý.

TRIỂN VỌNG NGÀNH VÀ LỰA CHỌN CỔ PHIẾU

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 42

Một doanh nghiệp khác là ACV cũng hấp dẫn nhà đầu tư nhờ vị thế độc quyền khai thác 22 cảng hàng không trên cả nước bao gồm cả sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc. Theo dự báo của Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA), giai đoạn 2014-2034, Việt Nam là một trong một thị trường hàng không có tốc độ tăng trưởng hành khách quốc tế cao nhất thế giới, đạt 7,3%/năm. ACV thu hút rất nhiều sự chú ý trong đợt IPO trong quý 4/2015; tuy nhiên, thời điểm niêm yết chưa được công bố cụ thể.

Bên cạnh triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp, việc các cổ phiếu UPCOM chuyển lên hai sàn giao dịch chính thức là HSX và HNX sẽ đem lại sự cải thiện đáng kể về tính thanh khoản, minh bạch thông tin và theo đó là định giá thị trường của cổ phiếu. Một số doanh nghiệp tiềm năng khác đã được niêm yết trên UPCOM là WSB, Sowatco vả ABI.

TRIỂN VỌNG NGÀNH VÀ LỰA CHỌN CỔ PHIẾU

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 43

Bảng 19: Các cổ phiếu chưa niêm yết và UPCOM tiềm năng

Mã/Tên công ty

Ngành Sàn Luận điểm đầu tư Giá IPO/

Giá hiện tại(VND)

Chỉ tiêu tài chính Sở hữu

2014 1H2015

Doanh thu(tỷ VND)

LNST (tỷ VND)

Doanh thu(tỷ VND)

LNST (tỷ VND)

Nhà nước (%)

Nước ngoài (%)

Garco 10 Quần áo & phụ kiện OTC

- Lợi thế thương hiệu và xu hướng dịch chuyển đơn hàng sang Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục tạo đà tăng trưởng doanh thu cho May 10.

- Năng lực sản xuất sơ mi và veston chất lượng cao sẽ được gia tăng nhờ việc đầu tư mở rộng các nhà máy tại Thanh Hóa, Thái Bình, Quảng Bình…

- Tỷ lệ FOB của May 10 hiện khoảng 60% và đang tăng dần cùng với việc thành lập bộ phận ODM với kỳ vọng gia tăng biên gộp cho Công ty.

N/A 2.344,15 33,58 1.123 N/A 35,5 -

PV Oil Sản xuất dầu khí OTC

- PVOil hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu dầu thô, kinh doanh sản phẩm/chếbiến dầu, kinh doanh vật tư thiết bị dầu khí và chế biến/sản xuất nhiên liệu sinh học.

- PVOil là đơn vị độc quyền trong việc xuất khẩu dầu thô tại Việt Nam và là đầu mối bán dầu thô của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam khai thác ở nước ngoài.

- Hiện tại, PVOil đứng thứ hai thị phần tiêu thụ xăng dầu (~20%) chỉ sau Petrolimex (~50%). Doanh thu và lợi nhuận sau thuế 2015 ước đạt 49.000 tỷ đồng và 468 tỷ đồng.

- Lộ trình IPO dự kiến hoàn thành phương án cổ phần hóa trước 31/7/2016 và sẽ tổ chức bán đấu giá trước 30/11/2016.

N/A 65.300,0 (900,0) 49.000* 468* N/A N/A

ACV Dịch vụ vận tải OTC

- Vị thế độc quyền trong ngành cảng hàng không nội địa với trên 25 sân bay đang quản lý.

- Dân số Việt Nam và ĐNÁ trẻ là yếu tố quan trọng cho thấy dư điạ tăng trưởng của ngành hàng không trong tương lai rất lớn.

- Siêu dự án cảng Long Thành sẽ là một bước ngoặt lớn đối với ACV và ngành hàng không Việt Nam trong tương lai.

14.344 7.998,7 2.436,6 5.214,7 533,0 75 0

Novaland Đầu tư bất động sản OTC

- Với vốn điều lệ 3,671 tỷ đồng và giá trị tài sản hơn 14.000 tỷ đồng Novaland là một nhà phát triển BĐS mới nổi khá thành công tại TP.HCM.

- Công ty sở hữu danh mục gồm 36 dự án, chủ yếu ở phân khúc căn hộ cao cấp và hạng sang; nhiều dự án của Novaland có quy mô lớn và nằm ở những vị trí đắc địa khắp TP.HCM như quận 1, quận 2, quận 4, quận 7, Q.Tân Bình;

N/A 2.801,8 96,2 N/A N/A N/A N/A

TRIỂN VỌNG NGÀNH VÀ LỰA CHỌN CỔ PHIẾU

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 44

- Trong 2 năm qua, Novaland đã rất tích cực trong việc mở rộng quỹ đất thông qua thâu tóm dự án và hợp tác đầu tư đồng thời nhanh chóng gia tăng quy mô đội ngũ bán hàng;

BSR Sản xuất dầu khí OTC

- Công ty TNHH MTV Lọc Hóa dầu Bình Sơn là đơn vị quản lý và vận hành nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất

- Hiện tại, lọc hóa dầu Dung Quất đang được hưởng lợi thế về cơ chế giá bán ưu đãi, dự kiến sẽ duy trì đến hết năm 2018. Trong khi đó, do nguyên liệu đầu vào chính là dầu thô, tương tự như nhóm hạ nguồn trong ngành, BSR được kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ việc giá dầu duy trì ở mức thấp.

- Doanh thu và lợi nhuận sau thuế 2015 lần lượt đạt 94.400 tỷ đồng và 5.690 tỷ đồng với thị phần được duy trì ở mức cao ~30%.

- Dự án Nâng cấp mở rộng Nhà máy Dung Quất với tổng vốn đầu tư hơn 1,8 tỷ USD đem về tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn.

- Tuy nhiên khả năng cạnh tranh trong tương lai với các dự án lọc hóa dầu mới có thể sẽ ở mức thấp do công nghệ cũ và công suất nhà máy đã đạt hơn 100%.

N/A 127.800,0 170,0 94.400* 5.690* N/A N/A

WSB Thực phẩm đồ uống UPCOM

- WSB là công ty con của Sabeco nên được công ty mẹ bao tiêu gần như toàn bộ sản phẩm đầu ra.

- Sản phẩm mang thương hiệu phổ biến Bia Sài Gòn, chủng loại sản phẩm đa dạng, tập trung vào phân khúc bia có giá hợp lý .

- WSB đang giao dịch ở mức P/E hấp dẫn ~ 5x - Nhu cầu tiêu thụ bia tại Việt Nam khá lớn và vẫn còn khả năng tăng trưởng.

36.000 760,0 97,0 369,0 51,0 51,0 17,1

SWC Dịch vụ vận tải UPCOM

- SWC cung cấp dịch vụ vận tải đường sông, đường bộ và bốc xếp tại cảng Long Bình -TPHCM

- Cơ cấu tài chính lành mạnh với đòn bẩy thấp (nợ vay/ TTS ~6%) và số dư tiền mặt ròng cuối năm 2015 ~157 tỉ đồng (~ 16,5% vốn hóa SWC tại 16/02/2016)

- Bên cạnh kinh doanh cốt lõi, SWC cũng có hai khoản đầu tư đáng chú ý vào (1) 16% sở hữu tại LD Keppel Land trong dự án BĐS Saigon Center (GTSS~20 triệu USD) và 37% cổ phần tại cảng VICT (GTSS ~155 tỉ đồng). Cổ tức hàng năm từ 2 khoản đầu tư này ~17 tỉ đồng/năm.

- SWC đạt 44 tỉ đồng LNST năm 2015 (EPS ~ VND657). - Tuy nhiên, QĐ của UBND TPHCM vào cuối năm 2015 về việc xây dựng dự án ICD

Long Bình ngay trên phần đất khai thác hiện tại của SWC đang thuê khai thác sẽ là một quan ngại cần theo dõi vì mức độ tác động của sự việc lên HĐKD cốt lõi.

- SCIC đã thoái hoàn toàn phần vốn tại SWC vào đầu năm 2016.

14.700 451 28 103 25,1 0 0

TRIỂN VỌNG NGÀNH VÀ LỰA CHỌN CỔ PHIẾU

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 45

Vissan Chế biến thực phẩm OTC

- Thương hiệu lâu đời với hệ thống phân phối rộng khắp gồm 100 nhà phân phối và hơn 130.000 điểm bán lẻ.

- Quy mô chăn nuôi công nghiệp theo lộ trình sẽ tăng lên từ 20% lên 50%; trong khi đó, tỷ trọng các cơ sở giết mổ công nghiệp cũng sẽ nâng lên. Nhờ vậy, thị phần của Vissan trong mảng thực phẩm tươi sống có thể gia tăng.

- Xây dựng mô hình kinh doanh khép kín 3F bằng việc gia tăng đầu tư trang trại chăn nuôi (354 tỷ đồng) và nhà máy chế biến thực phẩm (1.440 tỷ đồng).

17.000 4.013 110 1.804 59 65 -

ABI Bảo hiểm phi nhân thọ UPCOM

- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm có sự thay đổi mạnh mẽ từ 2014. - Khả năng tiếp cận mạng lưới khách hàng rộng lớn, đặc biệt các tổ hợp kinh tế,

khách hàng ở vùng nông thôn thông qua cổ đông lớn Agribank. - Chính sách cổ tức ổn định. - Tuy nhiên, thanh khoản thấp là vấn đề cần cân nhắc khi đầu tư vào ABI.

12.800 552 115 318 39 60 0

* Số liệu cả năm 2015 Nguồn: RongViet Research

TRIỂN VỌNG NGÀNH VÀ LỰA CHỌN CỔ PHIẾU

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 46

Cổ phiếu dầu khí: Nhiều lý do nên xem xét chiến lược đầu tư ngược

Trong hơn 1 năm qua, cổ phiếu dầu khí đã trải qua một trong những thời điểm tiêu cực nhất trong lịch sử ngành dầu khí trong 12 năm qua. Sụt giảm kết quả kinh doanh cũng như giá cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực lên tâm lý nhà đầu tư. Mặc dù vậy, RongViet Research nhận định Q1/2016 có thể là thời điểm giá dầu thô thế giới tạo đáy trong chu kì ngành và đây là một bước khởi đầu tốt cho các nhà đàu tư ngược xu hướng.

1. Theo thống kế, giá dầu thô thế giới trong 3 lần giảm sâu gần nhất vào 1999, 2002 và 2009 đều có sự hồi phục sau 2 – 3 năm khi các nhà sản xuất dầu thô cắt giảm mạnh các khoản đầu tư vào ngành. Trong vòng 18 tháng gần đây, 380 triệu USD vốn đầu tư, tương đương 2,9 triệu thùng dầu/ngày. (Hình 16)

2. Với giá dầu trong thời điểm hiện tại (~30 – 35USD/thùng), các nước xuất khẩu dầu thô như Venezuela hay Nigeria đang tiến đến mức tình trạng khẩn cấp về tài chính. Bên cạnh đó, Mỹ dự kiến sẽ cắt giảm 700.000 thùng dầu/ngày trong khoảng thời gian giữa 2016 – 2017 và điều này giúp bù đắp cho sản lượng tăng thêm 500.000 thùng dầu/ngày từ Iran. Nga cũng dự kiến giảm sản lượng thêm 150.000 thùng/ngày vào năm 2016.

3. Về tâm lý thị trường, mặc dù triển vọng ngành không còn mấy sáng sủa, các hợp đồng dầu thô vẫn đang được giao dịch với giá tương lai cao hơn hiện tại. Bên cạnh đó, số lượng vị thế mua vào đã có sự cải thiện đáng kể, hàm chứa tình trạng “bắt đáy” trên thị trường nguyên liệu. Ngoài ra, các nhà phân tích và tổ chức vẫn đưa ra những nhận định về một xu hướng giá dầu thô hồi phục trong năm nay (Bảng 20).

4. Nga, Mỹ và các nước trong khối OPEC đang dần dần cởi mở hơn trong vấn đề thỏa thuận sản lượng. Do đó, mặc dù với khả năng thấp, các quốc gia xuất khẩu dầu thô có thể đạt được thỏa thuận nhằm bình ổn thị trường dầu khí trong năm 2016.

Hình 16: Cắt giảm đầu tư ngành có thể báo hiệu sự hồi phục của giá dầu (đvt: USD/thùng)

Nguồn: Bloomberg, Morgan Stanley, Rongviet Research

0

40

80

120

160

06/8

8

05/8

9

04/9

0

03/9

1

02/9

2

01/9

3

12/9

3

11/9

4

10/9

5

09/9

6

08/9

7

07/9

8

06/9

9

05/0

0

04/0

1

03/0

2

02/0

3

01/0

4

12/0

4

11/0

5

10/0

6

09/0

7

08/0

8

07/0

9

06/1

0

05/1

1

04/1

2

03/1

3

02/1

4

01/1

5

-32%-37%

-26%-19%

-23%

-50%

-40%

-30%

-20%

-10%

0%

1986 1999 2002 2009 2015

TRIỂN VỌNG NGÀNH VÀ LỰA CHỌN CỔ PHIẾU

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 47

Ngành dầu khí Việt Nam

Trong thời điểm hiện tại, tâm lý lo ngại và cái nhìn tiêu cực về triển vọng vẫn được phần đông các nhà đầu tư đặt lên ngành dầu khí cũng như lượng hóa vào giá trong vòng hơn 1 năm qua (Bảng 21). Với độ trễ giữa giá dầu và các hoạt động ngành, những tác động chỉ được thể hiện một cách rõ ràng nhất lên KQKD của doanh nghiệp kể từ nửa cuối năm 2015 (Bảng 22). Dựa trên giả định giá dầu sẽ bắt đầu hồi phục sau Q1/2016, chuyên viên ngành nhận định KQKD của doanh nghiệp trong ngành có thể ít bị ảnh hưởng tiêu cực hơn trong thời gian tới. Đồng thời, với việc “hạ cánh cứng” vào cuối năm 2015, sự cải thiện KQKD có thể sẽ được thể hiện vào cuối năm 2016. Ngoài ra, thị trường thường có những hành động trước khi những tác động được thể hiện rõ ràng. Vì vậy, thời điểm tốt cho các nhà đầu tư ngược hành động là khi giá cổ phiếu tiếp tục giảm sâu song hành cùng KQKD tiêu cực và những thông tin cắt giảm, ngừng, tạm hoãn các dự án… Điều này có thể xảy ra sớm vào nửa đầu năm 2016.

Là ngành công nghiệp có tính chất chu kì, chuyên viên ngành chỉ khuyến nghị cổ phiếu với nhà đầu tư sẵn sàng đối mặt với rủi ro và thực sự kiễn nhẫn với sự hồi phục của giá dầu. Cổ phiếu đáng quan tâm trong ngành như GAS, PVT hay PVS là những doanh nghiệp có yếu tố cơ bản ổn định và sẽ hồi phục sớm hơn doanh nghiệp khác khi giá dầu thô giảm mức độ biến động.

Bảng 20: Sự đồng thuận chung vẫn nghiêng về xu hướng giá dầu phục hồi

Tổ chức Dự báo giá 2016 – Brent (USD)

Moody’s 48

BMI Research 40

Citigroup Inc. 40

HSBC Holdings PLC 45

BNP Paribas SA 37

Barclays PLC 37

World Bank 37

EIA 40

Credit Suisse 36

JP Morgan 31

Merrill Lynch 46

Goldman Sachs 42

Trung Bình 40

Nguồn: Bloomberg, RongViet Research

TRIỂN VỌNG NGÀNH VÀ LỰA CHỌN CỔ PHIẾU

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 48

Bảng 21: Giá dầu và kết quả kinh doanh phản ánh lên giá cổ phiếu dầu khí

GAS PVT PVS PVD PGD PGS PXS PVE PVC PVB

P/E (04/02/2016)

Hiện tại 6,2 6,9 3,4 4,8 13,0 8,1 5,6 5,4 4,6 4,3

Trung bình (5y) 10,7 9,1 6,9 8,3 10,3 7,3 7,8 10,2 6,9 5,5

Trung vị 9,8 11,7 5,7 7,4 8,0 5,5 7,4 8,3 5,6 5,5

P/B (04/02/2016)

Hiện tại 1,7 0,7 0,6 0,6 2,5 1,0 0,8 0,5 0,7 0,9

Trung bình (5y) 3,5 0,9 1,3 1,5 1,8 1,1 1,4 0,9 1,3 1,7

Trung vị 3,3 0,7 1,0 1,3 1,6 1,1 1,1 0,7 0,9 1,8

EB/EBITDA (04/02/2016)

Hiện tại 3,7 5,2 1,7 3,8 5,1 2,0 4,0 7,2 3,9 2,9

Trung bình (5y) 6,1 6,8 3,0 5,2 N/A 2,1 4,8 7,3 3,5 2,2

Trung vị 6,3 7,2 2,7 5,4 2,3 2,0 4,7 6,5 3,1 2,1

Beta (với giá dầu Brent)

1 năm 0,43 0,32 0,51 0,61 0,12 0,31 0,48 0,47 0,54 0,45

2 năm 0,45 0,23 0,47 0,58 0,11 0,28 0,37 0,35 0,47 0,43

5 năm 0,40 0,17 0,30 0,38 0,15 0,19 0,28 0,22 0,31 0,42

Diễn biến giá cổ phiếu (%)

1 năm -52,4 -29,8 -52,2 -58,8 72,2 -17,7 -46,3 -34,3 -49,2 -45,9

2 năm -53,1 -16,9 -53,0 -63,4 35,6 -39,2 -38,5 -18,4 -24,5 -8,9

3 năm -20,7 107,8 -12,8 -33,5 86,1 13,3 42,9 -12,9 -12,1 N/A

Chỉ số năm 2015

ROE 21,64% 9,80% 14,07% 13,48% 19,59% 11,22% 15,72% 10,26% 9,65% 27,34%

ROA 15,44% 3,84% 5,63% 6,93% 7,71% 3,85% 6,53% 3,56% 4,86% 14,10%

Nợ/Vốn chủ SH 0,32 1,23 1,24 0,87 1,14 1,49 1,32 2,02 0,56 0,36

Nguồn: Bloomberg, RongViet Research

Bảng 22: Giá dầu thấp bắt đầu phản ánh rõ nét lên KQKD của doanh nghiệp dầu khí từ nửa cuối năm 2015 (Đv: %)

REV Q1-2015 Q2-2015 Q3-2015 Q4-2015

GAS -3,45 -16,04 -19,88 -13,70

PVT -16,59 13,71 15,86 21,70

PVS -13,27 -2,26 -28,42 -41,37

PVD 1,69 -31,92 -33,35 -58,44

PGD -19,07 -22,13 -35,63 -37,05

PGS -15,96 -21,30 -25,29 -20,92

PXS 29,88 14,38 -12,76 -9,29

PVE 124,64 16,97 23,91 -35,09

PVC -2,28 -32,26 -2,75 -38,05

PVB 124,21 -19,71 1,11 -78,27

PAT Q1-2015 Q2-2015 Q3-2015 Q4-2015

GAS -18,16 -19,92 -21,46 -21,98

PVT 2,53 -2,32 -47,61 66,44

PVS 23,26 3,94 1,05 -53,42

PVD -19,23 -23,33 -5,42 -89,27

PGD 117,54 86,26 -71,45 248,86

PGS 19,89 -34,44 -23,59 26,20

PXS 38,21 16,40 -63,76 -7,45

PVE 788,15 -6,80 28,97 23,69

PVC 53,06 -54,90 -77,47 -14,28

PVB 99,87 -42,78 50,28 -212,47

Nguồn: RongViet Research

TRIỂN VỌNG NGÀNH VÀ LỰA CHỌN CỔ PHIẾU

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 4

CHỌN LỌC CỔ PHIẾU

CHỌN LỌC CỔ PHIẾU

TRIỂN VỌNG NGÀNH VÀ LỰA CHỌN CỔ PHIẾU

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 5

Lưu ý và giải thích khuyến nghị

Dưới đây là danh sách các cổ phiếu ưa thích của RongViet Research trong năm 2016. Các cổ phiếu được chọn lọc dựa trên sự kết hợp của những tiêu chí: (1) nhóm ngành có triển vọng kinh doanh khả quan trong năm 2016, (2) KQKD được kỳ vọng tích cực nhờ những lợi thế cũng như “câu chuyện” riêng của từng công ty, (3) cổ phiếu đanh giao dịch ở mức chiết khấu cao so với định giá hợp lý trên cơ sở triển vọng kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp.

Nhà đầu tư cần lưu ý các chỉ tiêu tài chính và giao dịch của các doanh nghiệp trình bày dưới đây được tính toán dựa trên mức giá đóng cửa ngày 23/02/2016.

Tại thời điểm thực hiện báo cáo này, các doanh nghiệp niêm yết chưa công bố Báo cáo tài chính kiểm toán 2015. Do đó, KQKQ, các chỉ tiêu thuộc bảng Cân đối kế toán năm 2015 cũng như chỉ tiêu tài chính khác đều được tính toán dựa số liệu chưa được kiểm toán. Đồng thời, từ năm tài chính 2015, chỉ tiêu EPS có bao gồm việc loại trừ khoản trích lập cho Quỹ khen thưởng lợi theo quy định của Thông tư 200.

Dưới đây là thuyết minh hệ thống quan điểm đánh giá của RongViet Research đối với từng cổ phiếu.

Đối với các cổ phiếu mà định giá còn hiệu lực

Khuyến nghị MUA TÍCH LŨY TRUNG LẬP GIẢM TỶ TRỌNG BÁN

LN kỳ vọng

Trung hạn (đến 6 tháng) >20% 10% đến 20% -5% đến 10% -15% đến - 5% <-15%

Dài hạn (trên 6 tháng) >30% 15% đến 30% -10% đến 15% -15% đến -10% <-15%

LỌC CỔ PHIẾU

TRIỂN VỌNG NGÀNH VÀ LỰA CHỌN CỔ PHIẾU

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 51

Bảng 23: Danh sách cổ phiếu ưa thích của RongViet Research

Mã Ngành Giá mục

tiêu (VND)

Thời gian đầu tư

Giá hiện tại (VND)

Chỉ số tài chính Định giá Chỉ tiêu giao dịch

2015 2016

+/- DT(%)

+/- LNST (%)

Nợ/VCSH (x)

+/- DT(%)

+/- LNST (%)

P/E Trailing

(lần)

P/B (lần)

P/E 2016F (lần)

Tỷ suất cổ tức

(%)

+/- Giá 1 năm (%)

KLGDTB 3 tháng (ng.cp)

Vốn hóa (tỷ đồng)

Giới hạn SHNĐTNN

(%)

CTD Xây dựng 171.000 Dài hạn 156.000 79,1 105,0 - 19,8 17,8 10,0 2,3 9,3 3,2 177,7 52,1 7.299 5,5

HAH Vận tải biển 56.000 Trung hạn 46.600 21,9 26,9 0,4 55,0 (4,7) 7,4 2,1 7,8 2,1 6,4* 213,0 1.069 39,7

VSC Vận tải biển 80.000 Dài hạn 70.000 4,1 11,5 0,3 30,0 9,5 10,4 2,3 10,5 2,1 67,6 176,0 2.899 -

PVT Vận tải biển 13.500 Dài hạn 10.000 8,5 7,0 0,8 3,9 17,0 7,0 0,8 6,6 - (27,0) 990,7 2.559 36,1

KSB Khai thác mỏ nói chung 38.700 Dài hạn 37.500 18,2 29,6 - 6,8 8,1 7,0 1,7 7,8 8,0 74,9 165,1 878 29,7

BMP Vật liệu xây dựng 142.000 Dài hạn 130.000 15,6 32,7 0,0 14,3 9.4 11,8 2,9 10,8 2,7 67,0 100,2 5.912 0,0

PLC Tổng hợp dầu khí 40.500 Trung hạn 33.400 1,6 23,1 2,2 3,6 1,2 8,2 2,3 8,1 9,0 35,6 113,6 2.699 43,5

LHG Đầu tư bất động sản 22.000 Dài hạn 19.900 9,5 175,5 0,2 7,8 0,4 7,5 0,8 7,5 4,0 57,6 377,5 519 47,5

BCI Đầu tư bất động sản 28.700 Dài hạn 25.100 92,3 200,6 0,2 12,0 18,4 7,4 1,1 6,3 3,2 40,8 619,7 2.177 39,0

NBB Đầu tư bất động sản 26.500 Dài hạn 19.600 (58,3) 12,1 1,0 12,5 38,3 26,7 0,9 63,0 - (5,8) 42,8 1.140 10,7

ELC Dịch vụ tin học 32.000 Dài hạn 23.000 118,8 23,8 0,3 35,0 89,3 12,3 1,3 7,2 5,2 73,7 273,4 953 30,8

FPT Phần mềm 52.000 Dài hạn 47.800 16,2 17,3 0,9 7,5 10,1 9,8 2,2 10,0 4,2 17,8 876,9 18.998 -

PTI Bảo hiểm tài sản và tai nạn 28.500 Dài hạn 22.500 31,3 141,0 0,0 21,6 25,9 9,6 1,0 8,6 4,4 43,3 38,6 1.809 11,0

PAC Phụ tùng ô tô 37.000 Trung hạn 34.300 4,5 21,4 0,8 13,8 21,1 11,6 2,1 9,7 8,7 83,7 60,7 1.050 23,4

DRC Phụ tùng ô tô 52.000 Dài hạn 43.500 2,0 17,6 0,6 17,7 21,5 9,6 2,4 9,2 6,9 (18,9) 132,3 3.975 15,1

SVC Bán lẻ chuyên biệt 41.700 Trung hạn 36.500 25,2 79,3 0,7 5,1 4,4 9,3 1,1 8,8 3,3 131,6 100,3 912 14,8

DHC Giấy 38.200 Dài hạn 29.700 17,9 78,8 0,2 10,5 15,3 6,7 1,7 8,3 3,4 72,4 86,9 513 27,4

REE Tập đoàn công nghiệp 31.000 Dài hạn 25.700 0,5 (19,2) 0,1 2,0 16,1 8,1 1,1 7,0 6,2 (8,2) 423,0 6.929 1,0

NT2 Điện từ năng lượng thay thế 31.000 Trung hạn 26.500 (4,7) (28,2) 1,2 (-10,0) (10,7) 6,4 1,5 7,0 6,8 22,8 538,5 7.259 30,8

PPC Điện từ nguồn truyền thống 20.900 Dài hạn 16.900 2,4 (55,0) 0,8 (5,2) 44,4 11,4 0,9 9,4 11,8 (30,0) 198,9 5.377 33,8

VCB Ngân hàng 46.700 Dài hạn 41.000 22,5** 15,2 - 11,3 27,7 20,6 2,4 20,1 2,4 7,4 864,1 109.266 28,1

ACB Ngân hàng 22.500 Dài hạn 19.200 6,3** 8,6 - 12,5 38,3 16,8 1,3 11,7 3,6 17,2 112,8 17.208 19,0

PTB Đồ nội thất 97.000 Dài hạn 73.000 24,2 51,2 0,9 17,2 24,3 6,1 2,4 6,0 - 78,6 44,6 1.261 41,1

SKG Vận tải & Du lịch 111.000 Dài hạn 104.000 36,3 69,5 - 33,0 44,8 14,3 4,9 10,0 1,0 172,9 40,6 2.546 0,9

VNM Chế biến thực phẩm 130.000 Dài hạn 130.000 14,6 28,0 0,1 13,0 11,0 20,1 7,5 21,2 3,1 53,8 935,0 156.018 -

DPM Hóa chất chuyên biệt 32.500 Trung hạn 28.500 2,3 34,1 0,0 (6,9) 11,7 7,3 1,3 7,9 10,5 2,0 664,9 10.828 23,0

HPG Tập đoàn công nghiệp 39.700 Dài hạn 27.200 7,6 7,8 0,5 27,1 24,3 5,7 1,4 4,9 3,7 (15,3) 1.299,6 19.934 10,9

HSG Tập đoàn công nghiệp 35.100 Trung hạn 29.000 16,4 59,1 1,4 (3,1) 12,3 5,2 1,2 7,8 3,4 (1,2) 477,0 3.800 11,2 Nguồn: RongViet Research *Tính từ ngày niêm yết, ** Tăng trưởng tổng thu nhập hoạt động

TRIỂN VỌNG NGÀNH VÀ LỰA CHỌN CỔ PHIẾU

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 52

Bảng 24: Danh sách cổ phiếu theo dõi của RongViet Research

Mã Ngành Luận điểm đầu tư

Chỉ tiêu giao dịch Chỉ tiêu định giá Chỉ tiêu tài chính

Trailing 12T

+/- Giá 1 năm (%)

KLGD TB 3 tháng

(nghìn cp)

Vốn hóa (tỷđồng)

Room SHNN

(%)

P/E Trailing (lần)

P/B Hiện tại (lần)

Tỷ suất cổ tức

ROE ROA

BMI Bảo hiểm toàn diện

- Doanh nghiệp tăng trưởng ổn định - Hoạt động đầu tư được hưởng lợi từ việc lãi suất huy động và lãi suất trái phiếu dự báo tăng trong năm 2016 cùng với việc cơ cấu lại danh mục đối với những khoản đầu tư cổ phiếu kém hiệu quả trong thời gian trước - Kế hoạch thoái vốn của Nhà Nước trong năm 2016 - 2017 - Chính sách cổ tức ổn định.

70,4 73.276 2.026 6,2 14,6 0,9 4,1 6,2 2,6

PHP Dịch vụ vận tải

- PHP là cảng có công suất lớn nhất tại Hải Phòng với sản lượng thông quan chiếm 1/3 tổng lượng hàng thông quan qua đây - Lợi thế quỹ đất lớn giúp Công ty dễ dàng mở rộng hạ tầng logistics hậu cảng như nhà kho và Depot - Triển vọng tăng trưởng dài hạn từ tham gia đầu tư khai thác bến cảng nước sâu Lạch Huyện - Kế hoạch tái cấu trúc trong các năm tới hứa hẹn sẽ nâng hiệu quả hoạt động của PHP - Kế hoạch thoái vốn Nhà Nước trong năm 2016-2017.

30,6* 13.013 7.684 48,9 20,1 2,0 1,1 9,7 6,8

MBB Ngân hàng

- MBB được đánh giá cao trong nhóm ngân hàng thương mại cổ phần bởi chất lượng tài sản và sự ổn định về chất lượng lợi nhuận. MBB có tỷ lệ chi phí hoạt động thấp nhất trong nhóm các NHTM CP niêm yết. - Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) được cải thiện đáng kể sau khi phát hành tăng vốn thành công trong quý 3/2015. - Với tỷ lệ LDR (khoảng 72%) thấp hơn rất nhiều so với mức quy định, MBB còn nhiều dư địa để đẩy mạnh tín dụng trong khi không gặp nhiều áp lực trong việc huy động vốn. Qua đó có thể giúp ngân hàng cải thiện hiệu quả sử dụng vốn và tỷ lệ NIM.

14,7 2.540.399 24.480 33,5 8,0 1,1 4,6 12,7 1,2

GMD Dịch vụ vận tải

- Là một trong những đơn vị kinh doanh logistics nội địa hàng đầu với hệ thống tài sản gắn kết, tích hợp (cảng- nhà kho và đội xe vận tải) - Kinh nghiệm và mạng khách hàng tích lũy nhiều năm khi hoạt động là môi giới hàng hải là lợi thế trong việc thu hút khách hàng cho HĐKD hiện tại- Hiệu quả sinh lời trên vốn đầu tư bị ảnh hưởng do sở hữu nhiều khoản đầu tư đa ngành vào BĐS và cao su - Rủi ro pha loãng cần được ghi nhận với việc chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi cho VIG có thể sẽ xảy ra trong giai đoạn tới.

46,8 503.646 4.737 18,4 11,5 0,9 5,1 7,8 4,8

TRIỂN VỌNG NGÀNH VÀ LỰA CHỌN CỔ PHIẾU

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 53

GSP Vận tải biển

- Tiêu thụ LPG gia tăng bắt nguồn từ nhu cầu sản xuất công nghiệp và hộ gia đình kéo theo nhu cầu vận tải tăng lên - Gia tăng sản lượng từ nhà máy Dinh Cố và việc vận chuyển toàn bộ lượng LPG nhập khẩu của PV Gas Trading là động lực tăng trưởng quan trọng - Tình hình tài chính lành mạnh với cơ cấu đòn bẩy thấp so với ngành đòi hỏi VĐT lớn (D/E~20%) - Thặng dư tiền mặt ròng ~188 tỷ đồng, tương đương 6000VND/cp là một điểm đáng lưu ý - Yếu tố tăng trưởng dài hạn từ dự án lọc dầu, khí mới : GPP cà mau, Long Sơn và Nghi Sơn

20,2 61.870 420 37,9 7,8 1,1 8,6 13,3 8,5

STK Quần áo & phụ kiện

- Nhà máy Trảng Bàng 3 có thể khai thác toàn bộ công suất thiết kế kỳ vọng gia tăng năng lực sản xuất cho STK. -Hiệp định TPP, với quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi, có thể gia tăng nhu cầu sợi trong nước, trong đó có STK. Đồng thời, với các đặc tính như độ đàn hồi tốt, độ bền cao và chi phí thấp , sợi tổng hợp (trong đó có sợi filament) có tốc độtăng trưởng tốt hơn so với sợi tự nhiên. -Trong năm 2016, STK có một số đơn hàng cho loại sợi filament tái chế (khoảng 1/4 sản lượng bán hàng). Mặc dù hạt nhựa để sản xuất loại sợi này có giá bán cao hơn khoảng 20% so với loại chip thông thường nhưng giá bán loại sợi này cũng cao hơn 35% và ít bị biến động bởi đà giảm giá của giá dầu. -Cổ tức đều đặn với tỷ suất tương đối hấp dẫn, khoảng 10%/năm.

(7,8) 35 1.326 49,0 18,7 1,9 - 10,5 4,9

TCM Quần áo & phụ kiện

- Nhà máy Vĩnh Long kỳ vọng hoạt động ổn định hơn và bắt đầu đóng góp vào lợi nhuận cho Công ty từ năm nay. -Việc thanh lý một số máy móc cũ và thay thế một số linh kiện để có thể sản xuất loại sợi với chất lượng cao hơn có thể tăng tỷ lệ sợi tự sử dụng từ 5% lên 10-15%, giảm tác động của việc biến động giá sợi do ảnh hưởng của giá dầu. -Hiện tại, sở hữu của NĐT nước ngoài tại TCM đã kịch trần 49%. Việc nới room có thể hỗ trợ thanh khoản cũng như diễn biến giá của cổ phiếu TCM.

(10,1) 585.964 1.414 - 9,2 1,6 4,2 18,0 6,7

DHA Vật liệu xây dựng

- Vị trí các mỏ đá của DHA nằm ở gần các khu vực có triển vọng phát triển BĐS và hoạt động xây dựng lớn. Do đó, sản lượng tiêu thụ của Công ty kỳ vọng tiếp tục khả quan trong năm 2016. -Các mỏ đá của DHA đều còn thời hạn khai thác khá dài, trên 10 năm. -Công ty có thể được ghi nhận khoản lợi nhuận bất thường từ việc chuyển nhượng khu vực nghiền và chế biến thành phẩm cho đơn vị khác. -Cổ tức khá đều đặn trong các năm gần đây với tỷ suất trên 10%.

74,4 53.386 348 36,0 7,8 1,0 3,5 13,6 12,4

TRIỂN VỌNG NGÀNH VÀ LỰA CHỌN CỔ PHIẾU

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 54

HDC Đầu tư bất động sản

- HDC xuất thân là một doanh nghiệp Nhà nước và đến hiện tại, SCIC vẫn là cổ đông lớn nhất của Công ty với tỷ lệ nắm giữ gần 12%; - Xét về quy mô quỹ đất, HDC là doanh nghiệp BĐS hàng đầu ở khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu; - Danh mục dự án của công ty khá đa dạng, từ đất nền và chung cư giá rẻ đến biệt thự nghĩ dưỡng cao cấp; - Hầu hết các dự án của HDC đều nằm ở những vị trí đắc địa của thành phố Vũng Tàu, không ít dự án trong số đó sẽ được triển khai trong giai đoạn 2016-2017; - HDC là cổ phiếu nằm trong danh sách thoái vốn của SCIC.

0,5 236.387 559 29,3 11,7 0,9 3,7 7,8 4,0

CMG Dịch vụ tin học

- Hưởng lợi từ đầu tư cơ sở hạ tầng của Mobiphone - Kinh doanh viễn thông là động lực tăng trưởng chính trong các năm tiếp theo nhờ (1) sự hỗ trợ từ đối tác chiến lược nước ngoài (Công ty viễn thông hàng đâu tại thị trường Malaysia), (2) tiết kiệm chi phí sau khi hoàn thành nâng cấp hạ tầng cáp quang - Gia công phần mềm kỳ vọng sẽ tăng trưởng vượt bậc nhờ chi phí nhân công giá rẻ của Việt Nam so với các quốc gia khác

63,8 40.392 1.020 44,1 8,1 1,3 - - -

ITD Dịch vụ tin học

- Hưởng lợi từ đầu tư hạ tầng giao thông thông minh, đặc biệt là ITS theo các trục đường cao tốc - Lượng lớn hợp đồng đã ký kết là điểm tựa cho tăng trưởng năm 2016 - Bước vào chu kỳ tăng trưởng mới sau khi hoàn thành xử lý khoản đầu tư tại QEC - Lãnh đạo mới (bầu giữa năm 2014) có kinh nghiệm và mối quan hệ tốt với các cơ quan ban ngành (TGĐ hiện tại là thành viên của HĐND TPHCM) - Đang được giao dịch tại mức PE thấp (mức PE trailing hiện tại quanh vùng 6x và mức PE forward thậm chí thấp hơn, với năm tài chính kết thúc vào tháng 3)

68,9 49.716 254 30,2 10,1 1,2 - - -

MWG Thiết bị điện tử

- Tiếp tục tăng trưởng cao về LNST, với mức LNST kỳ vọng năm 2016 vào khoảng 30% - Thegioididong.com phát triển vững chắc tại vị trí dẫn dắt thị trường bán lẻ và tiếp tục mở rộng hệ thống trong năm nay - DienmayXanh.com đã phát tín hiệu về sự thành công trong mô hình kinh doanh và đang được đẩy nhanh tốc độ mở rộng quy mô hoạt động trên cả nước. Đây cũng chính là động lực tăng trưởng chính của MWG trong năm 2016 - Ban lãnh đạo MWG đang thực hiện thử nghiệm chuỗi kinh doanh hàng tiêu dùng BachhoaXanh. Hiện MWG đã mở 16 cửa hàng ở vùng ven thành phố HCM và dự kiến sẽ đạt 50 cửa hàng trong năm 2016, với ngân sách đầu tư là 50 tỷ đồng. Lĩnh vực kinh doanh mới này được kỳ vọng sẽ đóng góp chính vào tăng trưởng của MWG trong dài hạn, đặc biệt là sau năm 2017 khi

(30,8) 209.754 11.294 - 10,0 4,6 - 54,2 20,1

TRIỂN VỌNG NGÀNH VÀ LỰA CHỌN CỔ PHIẾU

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 55

thị trường điện máy và điện thoại di động bị bão hòa

PGI Bảo hiểm toàn diện

- Tái cơ cấu hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo hướng giảm phụ thuộc vào các cổ đông lớn - Hoạt động đầu tư hiệu quả, được kỳ vọng hưởng lợi từ mặt bằng lãi suất huy động và lãi suất trái phiếu dự báo tăng trong năm 2016 - Phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược nước ngoài, giảm tỷ lệ sở hữu của Petrolimex từ 51% còn 41% - Chính sách cổ tức ổn định

78,5 20.745 1.127 48,5 11,5 1,4 5,6 11,2 2,5

WSB Thực phẩm và đồ uống

- Là công ty con của Sabeco nên Sabeco bao tiêu sản phẩm - Sản phẩm mang thương hiệu phổ biến Bia Sài Gòn, chủng loại sản phẩm đa dạng, tập trung vào phân khúc bia có giá hợp lý - Mức P/E hấp dẫn ~ 5x -Nhu cầu tiêu thụ bia tại Việt Nam khá lớn

18,2 4.329 534 24,3 5,6 1,2 6,8 21,8 8,2

GDT Đồ nội thất

- Hoạt động trong thị trường ngách với các sản phẩm như đồ dùng nhà bếp, đồ chơi trẻ em nên ít chịu biến động của thị trường. Hiệp đinh thương mại tự do TPP được kí kết mở ra cơ hội gia tăng doanh thu từ thị trường xuất khảu. - Biên LNG của doanh nghiệp ở mức cao (~30%) và có sự cải thiện dần trong 4 năm vừa qua. Khả năng chuyển nhượng thành công dự án Mỹ Phước do vậy GDT có thể ghi nhận khoản lợi nhuận ước tính lên đến 25 tỷ đồng. Nếu chuyển nhượng thành công, tỷ lệ cổ tức tiền mặt có thể được nâng lên 50%.

47,4 7.124 506 28,2 7,9 2,3 5,1 29,3 20,6

PGS Phân phối gas

- Mảng CNG duy trì mức biên lợi nhuận cao và ổn định - Khách hàng mới, Samsung CE dự kiến nhận khí vào cuối Q12016 - Nhu cầu sử dụng khí dự kiến duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận - Giữ vững vị thế doanh nghiệp đầu ngành tại khu vực miền Nam

(1,1) 156.974 905 6,2 8,0 1,0 8,3 11,2 3,8

Nguồn: RongViet Research *Tính từ ngày niêm yết

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 56

CTCP XÂY DỰNG COTEC Bloomberg: CTD VN

Nhiều động lực để tăng trưởng

TRUNG LẬP Khác với nhiều doanh nghiệp cùng ngành như CII, REE, LCG, từ khi thành lập đến nay, CTD chỉ tập trung vào lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp, mảng kinh doanh chính đã tạo nên tên tuổi của Công ty. Trong các công trình dân dụng như trung tâm thương mại, chung cư cao cấp, khách sạn và resort năm sao, CTD hiện là một trong những lựa chọn hàng đầu của các công ty BĐS. Trong hai năm qua, CTD đã gia tăng được đáng kể số lượng các hợp đồng thiết kế - xây dựng (design-build). Đồng thời, CTD cũng đang từng bước thâm nhập vào lĩnh vực xây dựng hạ tầng. Trong năm 2014 , Công ty đã hợp tác với FCN và Cienco 1 để bắt đầu dự án BOT đầu tiên. Ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng gia thông của Chính phủ, dòng vốn FDI và sự phát triển mạnh mẽ của thị trường BĐS sẽ là những động lực tăng trưởng chính cho CTD trong thời gian tới.

Nhân tố chính

- Giá trị hợp đồng gối đầu lớn sẽ hỗ trợ đáng kể cho tăng trưởng doanh thu. Đến cuối năm 2015, giá trị hợp đồng gối đầu của CTD vào khoảng 13.500 tỷ đồng, trong đó có nhiều dự án nhà ở và TTTM cao cấp như Vinhomes Central Park, Vinhome Times City Park Hill, Goldsilk Complex…. Năm 2015, số lượng giao dịch căn hộ ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tăng gấp đôi so với năm 2014 (CBRE), trong đó nhu cầu căn hộ cao cấp và hạng sang tăng mạnh. Là một trong số ít nhà thầu xây dựng được ưu tiên lựa chọn trong phân khúc này, CTD đặc biệt có lợi thế khi đi theo các công ty bất động sản lớn như Vingroup và Novaland.

- Tăng trưởng vốn đầu tư FDI mạnh mẽ và ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải là động lực tăng trưởng mới. Năm 2015, vốn FDI đăng ký tăng 12,5 % so với năm 2014. Bên cạnh đó, Bộ Giao thông Vận tải dự báo Việt Nam sẽ cần 40-50 tỷ USD mỗi năm để xây dựng các dự án giao thông từ 2016 đến 2020. Hai năm gần đây, CTD đã ghi nhận mức tăng mạnh về số lượng các dự án công nghiệp. Qua công ty con là Unicons, CTD hiện đang thi công một số dự án công nghiệp có giá trị lớn. Ngoài ra, CTD đang liên doanh với FCN và Cienco 1 để xây dựng dự án BOT tuyến tránh thành phố Phủ Lý (Hà Nam) với giá trị 2.047 tỷ đồng.

- Việc nới "room" là chất xúc tác cho cổ phiếu trong ngắn hạn. Với kế hoạch thoái vốn của SCIC trong các công ty niêm yết cộng với nỗ lực để nâng hạng Việt Nam thành một thị trường mới nổi, kỳ vọng cho việc nới room trong năm nay là khá lớn. Cổ phiếu CTD hiện có tỷ lệ free-float thấp và gần hết “room”. Do vậy, việc nâng giới hạn sở hữu cho NĐTNN có thể tác động tích cực đến giá cổ phiếu.

Triển vọng 2016

- Doanh thu từ xây dựng trong năm 2016 có thể tăng 20% và tỷ suất LNG có thể duy trì ở mức cao, khoảng 8% nhờ đóng góp của các dự án nhà ở cao cấp.

- Lợi nhuận sau thuế và EPS năm 2016 (sau khi trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi) được dự báo ở mức 748,8 tỷ đồng (+19,8% yoy) và 16.811 đồng.

Rủi ro

- Một sự suy giảm của thị trường bất động sản có thể ảnh hưởng đến khả năng ký kết hợp đồng mới và thu tiền từ các dự án đang triển khai

- Việc trì hoãn nới room cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu.

Giá thị trường (VND) 156.000 Giá mục tiêu (VND) 171.000 Thời gian đầu tư Dài hạn

Thông tin cổ phiếu Ngành Xây dựng Vốn hóa ( tỷ đồng) 7.299,4 SLCP DLH (triệu cp) 46,8 Beta 0,6 Free float (%) 45,8 FOL (%) 5,5

Tỷ lệ sở hữu Nhà nước (%) 0,0

Diễn biến giá

Chỉ tiêu tài chính quan trọng (Tỷ đồng) 2013 2014 2015 2016F DT thuần 6.189,7 7.633,6 13.668,9 16.377,3 % yoy 38,2 23,3 79,1 19,8 LNST 257,1 327,4 666,1 784,8 % yoy 17,7 27,3 103,5 17,8 ROA (%) 4,2 4,3 10,5 10,1 ROE (%) 6,3 7,0 23,1 22,5 EPS (VND) 11,7 13,6 14.770 16.811 GTSS (VND) 54.787 60.135 69.458 80.079 Cổ tức tiền mặt (VND) 2.000 2.000 5.000 5.000

P/E (x) 7,5 6,9 10,4 9,3 P/BV (x) 0,8 0,9 2,2 2,3

Thông tin doanh nghiệp Dưới sự dẫn dắt của các cổ đông chiến lược như Kutsco Group và Indochina Land, CTD từ một DNNN, đã trở thành một trong những nhà thầu dân dụng lớn nhất tại Việt Nam. Không giống như nhiều doanh nghiệp cùng ngành, CTD vẫn duy trì được tình hình tài chính lành mạnh và tăng trưởng KQKD ổn định trong suốt giai đoạn khủng hoảng của thị trường BĐS (2008-2011). Những năm gần đây, giá trị hợp đồng ký mới của CTD luôn duy trì ở mức cao. Là nhà thầu xây dựng có tên tuổi lớn, CTD đang hưởng lợi đáng kể từ sự phục hồi của thị trường bất động sản. Gần đây, Công ty đã bắt dầu thâm nhập sau vào phân khúc xây dựng công nghiệp và hạ tầng giao thông. Mặc dù thanh khoản thấp và đã hết room, CTD là một trong những cổ phiếu có diễn biến giá tốt nhất trên HSX trong năm 2015.

5

25

45

65

85

105

125

145

165

185

0

50

100

150

200

250

300KLGD (1.000cp) Giá (1.000 dong)

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 57

CTCP VẬN TẢI VÀ XẾP DỠ HẢI AN Bloomberg: HAH VN

Động lực tăng trưởng năm 2016 sẽ đến từ vận tải container đường thủy

TRUNG LẬP Tuy là một cảng nhỏ ở Hải Phòng nhưng HAH đã đạt được những kết quả hết sức ấn tượng với lợi nhuận luôn đạt năm sau cao hơn năm trước. Sự hồi phục của kinh tế Việt Nam và gia tăng dòng vốn FDI vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp được xem là động lực tăng trưởng quan trọng cho các DN khai thác cảng như HAH. Nhận thức hạn chế về khả năng mở rộng cảng, HAH quyết định lấn sâu hơn sang lĩnh vực vận tải container nhằm tạo dư địa tăng trưởng HĐKD và quan trọng hơn là đảm bảo lượng hàng cho cảng trong các năm tới với dự báo cạnh tranh giữa các cảng sẽ gia tăng mạnh. Ngoài ra, dòng tiền hoạt động kinh doanh tốt sẽ là nền tảng giúp Công ty duy trì chính sách cổ tức tiền mặt cao hàng năm khoảng 3.000 đồng/năm. Nhân tố chính

- Sự dịch chuyển dòng chảy FDI vào khu vực phía Bắc Việt Nam (đặc biệt là tam giác Hải Phòng - Bắc Ninh và Thái Nguyên) giúp sản lượng hàng hóa qua khu vực Hải Phòng duy trì tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 12%-14%.

- Chính sách kiểm soát tải trọng đường bộ và bảo hộ tàu cắm cờ Việt Nam hoạt động trên tuyến vận tải nội địa giúp hạn chế sự cạnh tranh từ các hãng tàu ngoại và giúp gia tăng lượng hàng hóa chuyên chở (đội tàu container của HAH chiếm ~13% tổng năng lực vận chuyển tuyến nội địa).

- HAH đầu tư thêm tàu HaiAn Time vào cuối tháng 09/2015 giúp tổng năng lực vận tải container tăng 58% so với đầu năm 2015. Chúng tôi ước tính sản lượng container vận tải có thể tăng 24% trong năm 2016.

- Giá nhiên liệu duy trì ở mức thấp và dự báo giá cước không có nhiều thay đổi trong năm 2016 sẽ hỗ trợ biên LNG của hoạt động khai thác tàu.

Triển vọng 2016

- Với công suất cảng gần như khai thác ở mức toàn dụng, lượng hàng thông quan qua cảng Hải An năm 2016 dự báo chỉ tăng nhẹ ~ 2% với điều kiện (1) sản lượng hàng hóa qua khu vực Hải Phòng tăng và (2) thời gian giải phóng hàng được cải thiện hơn.

- Chúng tôi ước tính biên LNG của mảng khai thác cảng sẽ giảm xuống mức trung bình ngành 46% (2015: ~52%) với giả định doanh thu container lạnh sẽ chỉ đạt ½ mức đã ghi nhận năm 2015 do tình hình giao thương biên mậu Việt-Trung cơ bản trở lại bình thường từ Q4/2015.

- Do chi phí nhiên liệu chiếm gần 40% giá thành khai thác tàu và diễn biến giá nhiên liệu (dầu DO) duy trì ở mức thấp kéo dài kỳ vọng sẽ giúp mảng vận tải container giữ được biên LN khả quan. Với giả định giá cước không thay đổi, LNG của mảng này ước tính sẽ tăng trưởng ~23% so với cùng kỳ.

- Như vậy, DT hợp nhất sẽ đạt ~ 814 tỷ đồng (+10,8%yoy) và LNST (sau CĐTS)~159 tỷ đồng (-4,7%yoy). EPS năm 2016 ước đạt 5.940 đồng/cp.

Rủi ro

- Công trình cầu Bạch Đằng thi công sẽ ảnh hưởng đến lịch ra vào cảng của cảng Hải An và các cảng tọa lạc về phía thượng nguồn.

- Căng thẳng quan hệ giao thương biên mậu Việt-Trung có thể làm tắc nghẽn dòng chảy hàng hóa trong ngắn hạn và gây áp lực cục bộ lên hạ tầng cảng ở KV Hải Phòng, ảnh hưởng đến hoạt động khai thác cảng.

- Sự cạnh tranh giữa các cảng ở Hải Phòng dự báo sẽ gia tăng với việc đi vào hoạt động của Vip-Greenport (VSC-HSX) và lâu dài là bến cảng nước sâu Lạch Huyện theo kế hoạch vào cuối năm 2017.

- Cung cổ phiếu trong ngắn hạn có thể gia tăng khi thời gian hạn chế giao dịch của các cổ đông sáng lập hết thời hạn vào tháng 03/2016.

Giá thị trường (VND) 46.600 Giá mục tiêu (VND) 56.000 Thời gian đầu tư Dài hạn

Thông tin cổ phiếu Ngành Khai thác cảng Vốn hóa ( tỷ đồng) 1.069,0 SLCP DLH (triệu cp) 23,2 Beta 0,9 Free float (%) 35,2 FOL (%) 39,7 Tỷ lệ sở hữu Nhà nước (%) 0,0

Diễn biến giá

Chỉ tiêu tài chính quan trọng (Tỷ đồng) 2013 2014 2015 2016F DT thuần 223,6 430,7 524,8 814,0 % yoy 17,2 92,6 21,9 55,1 LNST 82,5 131,6 167,0 159,0 % yoy 19,1 59,5 26,9 -4,7 ROA (%) 20 22,8 20,1 19,0 ROE (%) 27 34,9 35,0 26,0 EPS (VND) 4.223 5.899 7.198 5.940 GTSS (VND) 13.754 18.726 23.814 28.588 Cổ tức tiền mặt (VND) 3.000 3.000

P/E (x) 6,3 7,8 P/BV (x) 1,8 2,1

Thông tin doanh nghiệp HAH là một cảng có quy mô tương đối nhỏ ở TP.Hải Phòng với công suất thiết kế ~250.000 Teus/năm. Cổ đông sáng lập của Công ty là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics như CTCP MHC, MAC-HNX, HMH-HNX, MACS và CTCP Transimex Sài Gòn. Hàng hóa qua cảng ở Hải Phòng tăng trưởng khả quan các năm qua giúp KQKD của các cảng khu vực này (bao gồm HAH) ghi nhận sự khởi sắc. Về dài hạn, dòng vốn FDI sản xuất công nghiệp dịch chuyển sang Việt Nam đón đầu các FTAs sẽ là động lực tăng trưởng quan trọng cho các DN cảng ở Việt Nam. Riêng đối với Hải Phòng, sự quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng và vị trí trọng yếu của Hải Phòng là cánh cửa XNK hàng hóa của Miền Bắc Việt Nam sẽ là điểm thu hút các dự án FDI lớn và kéo theo nhu cầu về XNK hàng hóa qua đây.

5

10

15

20

25

30

35

40

45

50

55

0

200

400

600

800

1000

1200KLGD (1.000cp) Giá (1.000 đồng)

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 58

CTCP TẬP ĐOÀN CONTAINER VIỆT NAM Bloomberg: VSC VN

Vị thế sẵn sàng đón đầu cơ hội tăng trưởng mạnh

TRUNG LẬP VSC là một tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực khai thác cảng của Việt Nam và Hải Phòng bên cạnh Tân cảng Sài Gòn, cảng sài Gòn và cảng Hải Phòng. Lợi thế về kinh nghiệm khai thác, chất lượng dịch vụ đã được kiểm định qua nhiều năm giúp Công ty gặt hái được KQKD ấn tượng với DTT và lợi nhuận tăng trưởng kép lần lượt 11% và 9,4% hàng năm suốt giai đoạn 2010-2015. Sự hồi phục vững chắc của kinh tế Việt Nam và gia tăng dòng vốn FDI vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp sẽ thúc đẩy lượng hàng hóa XNK tăng mạnh. Đón đầu triển vọng này, VSC đã đầu tư và đưa vào vận hành GĐ1 dự án cảng VIP Greenport (CSTK: 500.000Teus/năm) vào tháng 11/2015. Chúng tôi cho rằng cảng VIP-Greenport với vị trí chiến lược và trang thiết bị hiện đại sẽ là động lực tăng trưởng trong dài hạn cho Công ty.

Nhân tố chính

- Hệ thống hạ tầng công cộng được đầu tư hoàn thiện kết nối (Cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, QL5, Đường đi KCN Đình Vũ-Cát Hải, tăng cường nạo vét luồng lạch,…) cộng với vị trí gần các thị trường xuất khẩu (Nhật, Hàn Quốc) và chi phí nhân công thấp đang thu hút mạnh dòng vốn FDI sản xuất công nghiệp vào khu vực phía Bắc Việt Nam qua đó giúp lượng hàng hóa XNK lưu thông qua đây tăng mạnh. Theo đó, lượng hàng hóa thông quan qua KV cảng Hải Phòng ước sẽ tiếp tục tăng trưởng 12-14% năm 2016.

- Việc thi công cầu Bạch Đằng sẽ ảnh hưởng không tích cực lên lịch trình khai thác hàng của các cảng từ SNP189 đi thượng nguồn (bao gồm Hải An, SNP 128, Transvina, Nam Hải,…). Do đó, 04 cảng ở khu vực Đình Vũ (Tân Vũ, NHĐV, Đình Vũ và VIP-Greenport) sẽ là điểm khai thác hàng thuận lợi nhất với vị trí gần cửa biển, độ sâu luồng tốt hơn và không bị hạn chế độ cao tĩnh không.

- Cảng VIP-Greenport vận hành thương mại vào tháng 11/2015 với công suất GĐ 01 ~250.000Teus và GĐ 02 vào Q3/2016 sẽ giúp công suất khai thác cảng của VSC tăng gần 2,5 lần so với 2015.

Triển vọng 2016

- Với giả định thận trọng cảng mới VIP-Greenport sẽ đạt hiệu suất khai thác 60% trong năm 2016, thì sản lượng thông quan qua cảng mới có thể đạt 300.000Teu. Như vậy, Cảng mới ước sẽ đạt 64 tỷ đồng LNTT năm 2016. Ngoài ra, với chính sách thuế hiện hành, lợi nhuận từ cảng mới sẽ được miễn thuế trong 4 năm đầu.

- Chúng tôi thận trọng giả định doanh thu container lạnh năm 2016 bằng 2/3 năm 2015. Như vậy, tổng doanh thu và LNST (sau CĐTS) ước tính sẽ đạt 1.204 tỷ đồng (+30 yoy) và 306 tỷ đồng (+9,5%yoy).

- EPS 2016 sẽ đạt ~6.653, tương ứng với P/E 2016 forward 10,2x, hợp lý cho một doanh nghiệp đầu ngành với dư địa tăng trưởng lớn như VSC.

Rủi ro

- Do phần lớn lượng hàng thông quan qua khu vực cảng Hải Phòng là tạm nhập tái xuất đi Trung Quốc (bao gồm cả hàng thực phẩm lạnh), tình hình giao thương biên mậu Việt-Trung và sức khỏe nền kinh tế Trung Quốc sẽ là yếu tố sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên KQKD của các cảng ở Hải Phòng.

- Cảng Lạch Huyện đi vào hoạt động vào năm 2017 có thể làm tăng sự cạnh tranh về nguồn hàng đối với các bến cảng khu vực Đình Vũ.

Giá thị trường (VND) 70.000 Giá mục tiêu (VND) 80.000 Thời gian đầu tư Dài hạn

Thông tin cổ phiếu Ngành Vận tải Vốn hóa ( tỷ đồng) 2.899,1 SLCP DLH (triệu cp) 41,4 Beta 0,6 Free float (%) 60,0 FOL (%) 0,0 Tỷ lệ sở hữu Nhà nước (%) 0,0

Diễn biến giá

Chỉ tiêu tài chính quan trọng (Tỷ đồng) 2013 2014 2015 2016F DT thuần 792 891 928 1.204 % yoy 2,3 13,2 4,0 30,0 LNST 240 248 279 306 % yoy 5,3 3,4 13,2 9,5 ROA (%) 22,4 19,3 15,2 12,1 ROE (%) 29,4 24,3 21,2 19,1 EPS (VND) 6.995 7.182 6.068 6.653 GTSS (VND) 30.664 35.201 34.556 34.000 Cổ tức tiền mặt (VND) 3.000 3.000

P/E (x) 12,3 7,9 P/BV (x) 2,5 1,3

Thông tin doanh nghiệp VSC là một trong số nhà khai cảng tư nhân có bề dày thâm niên nhất Việt Nam bên cạnh các tên tuổi Nhà nước như Tân Cảng Sài Gòn, Cảng Sài Gòn, Cảng Hải Phòng… Chất lượng dịch vụ, kinh nghiệm khai thác và mạng lưới khách hàng rộng cùng hệ thống tài sản khá toàn diện (cảng- kho bãi- đội xe vận tải) là lợi thế cạnh tranh quan trọng của Công ty.

Nhu cầu giao thương gia tăng từ (1) sự hồi phục của kinh tế Việt Nam và (2) gia tăng nguồn vốn FDI đầu tư vào miền Bắc Việt Nam hứa hẹn sẽ thúc đẩy lượng hàng hóa (nguyên liệu, máy móc,…) thông quan qua khu vực này tăng mạnh. Đây sẽ là động lực tăng trưởng bền vững trong dài hạn cho VS.

5

15

25

35

45

55

65

75

85

0

100

200

300

400

500

600

700

800KLGD (1.000cp) Giá (1.000 dong)

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 59

TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI DẦU KHÍ Bloomberg: PVT VN

Ngành chu kỳ hưởng lợi từ nhu cầu tiêu thụ năng lượng tăng

TRUNG LẬP Lợi thế sở hữu đội tàu lớn nhất nội địa và là thành viên của PVN giúp PVT củng cố vị thế đầu ngành vận tải dầu khí ở Việt Nam. Đội tàu đa dạng (tàu dầu thô, xăng dầu, tàu LPG và tàu hàng rời) là thế mạnh giúp Công ty tham gia cung cấp dịch vụ vận tải cho nhiều phân khúc sản phẩm. Hiện tại, PVT là doanh nghiệp nội địa duy nhất sở hữu đội tàu chở dầu thô. Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tăng ổn định hỗ trợ bởi hoạt động sản xuất công nghiệp gia tăng và sự hình thành của các dự án lọc hóa dầu và nhiệt điện sẽ là động lực tăng trưởng quan trọng cho PVT trong trung và dài hạn.

Nhân tố chính

- Giá cước tàu dầu năm 2016 dự báo sẽ tiếp tục đà tăng hỗ trợ bởi (1) giá dầu thấp thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ xăng dầu, (2) hoạt động thuê tàu tích trữ dầu thô giá thấp giúp hấp thụ mạnh nguồn cung và (3) phần lớn các hợp đồng đóng mới dự kiến sẽ tham gia thị trường sớm nhất vào cuối năm 2017.

- Sản lượng LPG từ GPP Dinh Cố và sản lượng khí nhập khẩu năm 2016 dự kiến sẽ gia tăng kéo theo nhu cầu vận tải LPG. Đường ống Nam Côn Sơn II (GĐ1) đi vào hoạt động từ cuối năm 2015 giúp sản lượng LPG từ GPP Dinh Cố có thể tăng 25% trong năm 2016. Ngoài ra, việc tham gia vận chuyển toàn bộ lượng LPG nhập khẩu cho PV Gas Trading từ Q3/2015 sẽ là một động lực tăng trưởng quan trọng đặc trong bối cảnh lượng LPG nhập khẩu dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan như trong năm 2015 (~18%).

- Hoạt động suốt nă`m của FSO Đại Hùng Queen (thay vì 7 tháng năm 2015), vốn sở hữu biên LNG cao, sẽ đóng góp tích cực hơn trong năm 2016. Cụ thể, DT và LNG của mảng này ước sẽ tăng trưởng lần lượt 38% và 45%.

- Hiệu suất khai thác cao hơn của NMNĐ Vũng Áng và sự vận hành thương mại của NMNĐ Thái Bình 2 trong khoảng Q4/2016 theo đó sẽ đẩy nhu cầu vận chuyển than tăng mạnh.

- GPP Cà Mau đi vào hoạt động và dự án NMLD Nghi Sơn đi vào vận hành từ 2017 đồng nghĩa với việc PVT phải đẩy nhanh kế hoạch huy động vốn trong năm 2016 để tài trợ kế hoạch mở rộng đội tàu và đặc biệt là nguồn tài chính tài trợ cho siêu dự án mua tàu chở dầu thô VLCC (VĐT ước tính từ 80-100 triệu USD).

Triển vọng 2016

- Chúng tôi dự phóng doanh thu vận tải và hoạt động FSO sẽ tăng trưởng lần lượt 10% và 38% trong năm 2016.

- Như vậy, tổng doanh thu và LNTT hợp nhất 2016 dự kiến sẽ đạt 5.939 tỉ đồng (4% yoy) và 646 tỉ đồng (+18% yoy).

- EPS năm 2016 theo đó sẽ đạt khoảng 1.508VND, tương ứng với P/E forward ~ 5 - 6x, khá hấp dẫn đối với một doanh nghiệp đầu ngành và lịch sử giao dịch quá khứ.

Rủi ro

- PVT có tỉ lệ đòn bẩy Nợ vay/TTS ~41% tại cuối năm 2015, trong đó ¾ của dư nợ vay là bằng đồng USD dẫn đến rủi ro lỗ tỷ giá.

- Giá dầu thấp kéo dài có thể khiến các mỏ không hiệu quả tạm dừng hoạt động ảnh hưởng đến hoạt động vận tải và kho nổi của Công ty.

- Giá cước tàu cho thuê tuyến quốc tế được xem xét thường xuyên theo giá thế giới nên sẽ “nhạy cảm” hơn nếu tình hình cung-cầu mất cân đối.

Giá thị trường (VND) 10.000 Giá mục tiêu (VND) 13.500 Thời gian đầu tư Dài hạn

Thông tin cổ phiếu Ngành Vận tải

Vốn hóa ( tỷ đồng) 2.558,6

SLCP DLH (triệu cp) 255,8 Beta 1,4 Free float (%) 36,5 FOL (%) 36,1

Tỷ lệ sở hữu Nhà nước (%) 58,4

Diễn biến giá

Chỉ tiêu tài chính quan trọng (Tỷ đồng) 2013 2014 2015 2016F DT thuần 4.961 5.268 5.719 5.939 % yoy 11,2 6,2 8,6 8,5 LNST 239 341 365 428 % yoy 119 43 7 7 ROA (%) 4,8 6,5 6,4 7,2 ROE (%) 2,7 3,6 4,0 4,5 EPS (VND) 1.029 1.333 1.294 1.508 GTSS (VND) 12.118 12.236 13.506 15.087

Cổ tức tiền mặt (VND)

P/E (x) 10,7 10,5 7,3 6,6 P/BV (x) 0,9 1,1 0,8 0,8

Thông tin doanh nghiệp TCT CP Vận tải dầu khí (HSX-PVT) là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). PVT có 04 mảng kinh doanh chính: vận tải dầu khí, hoạt động FSO/FPSO, kinh doanh xăng dầu và các hoạt động khác (môi giới hàng hải, sửa chữa tàu,…).

Dịch vụ vận tải dầu và khí là hoạt động đóng góp doanh thu chủ lực của PVT các năm qua. Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tăng trưởng ổn định đóng vai trò quan trọng giúp đảm bảo HĐKD của PVT hiệu quả đặc biệt trong giai đoạn khó khăn, ngược lại với tình cảng của vận tải hàng rời. Triển vọng kinh doanh dài hạn của Công ty sẽ phụ thuộc vào các dự án lọc dầu mới và dự báo gia tăng nhu cầu tiêu thụ năng lượng.

5

7

9

11

13

15

17

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000KLGD (1.000cp) Giá (1.000 dong)

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 60

CTCP KHOÁNG SẢN VÀ XÂY DỰNG BÌNH DƯƠNG Bloomberg: KSB VN

Động lực vững chắc từ ngành đá

TRUNG LẬP Là doanh nghiệp đá xây dựng lớn (thị phần 10% tại Đông Nam Bộ), KSB được hưởng lợi khá lớn từ sự hồi phục mạnh mẽ của thị trường BĐS và hoạt động xây dựng khu vực phía Nam. Các năm qua, KQKD của KSB nhìn chung khá ổn định với biên LNG tương đối hấp dẫn ở mức ~36%. Đồng thời, số dư tiền mặt lớn cùng với nhu cầu đầu tư không cao nên Công ty không phải sử dụng nợ vay. Do toàn bộ doanh thu đến từ thị trường nội địa, KSB không chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến động của tỷ giá. Tỷ lệ cổ tức trên thị giá ổn định ở mức ~10% cũng là điểm cộng với doanh nghiệp này.

Nhân tố chính

- Nhu cầu đá xây dựng ở các tỉnh phía Nam tiếp tục tăng tốt trong năm 2016. Theo quy hoạch tổng thể phát triển VLXD đến năm 2020, các tỉnh Đông Nam Bộ đứng thứ 2 cả nước về nhu cầu đá xây dựng với mức tiêu thụ dự báo năm 2020 là 45 triệu m2, tăng 45% so với năm 2015.

- Mỏ Tân Đông Hiệp, mỏ đá chủ lực của KSB, mới được gia hạn hoạt động thêm 2 năm nữa. Sản lượng tiêu thụ của mỏ đá này gấp đôi tổng sản lượng tiêu thụ của 2 mỏ còn lại là Phú Giáo và Tân Mỹ. Vì vậy, việc được gia hạn mỏ đá có thể hỗ trợ sản lượng cho KSB trong 3-5 năm tới. Sau đó, việc tiêu thụ ở các mỏ còn lại kỳ vọng tốt hơn nhờ chất lượng đá cải thiện và nhu cầu gia tăng ở khu vực Bình Phước và các tỉnh miền Tây.

- Triển vọng cho thuê ở KCN Đất Cuốc tích cực hơn. GTSS của KCN này chiếm đến ~20% tổng tài sản của KSB nhưng đóng góp vào doanh thu chỉ dưới 5%. Tỷ lệ lấp đầy ở KCN Đất Cuốc nhìn chung còn khá thấp, chưa tới 50%. Tuy nhiên, từ nửa sau năm 2015, diện tích cho thuê được của KCN tăng gấp 8,2 lần so với năm 2014 nhờ nguồn vốn FDI vào tỉnh Bình Dương tăng trưởng mạnh, đạt hơn 3 tỷ USD. Cùng với việc hạ tầng xung quanh khu vực Đất Cuốc đang được đẩy mạnh đầu tư, triển vọng kinh doanh năm 2016 ở KCN này kỳ vọng là khá khả quan.

- Khả năng SCIC sẽ thoái vốn trong năm nay có thể hỗ trợ thanh khoản cho cổ phiếu KSB và cho phép Ban lãnh đạo Công ty linh hoạt hơn trong các chiến lược kinh doanh.

Triển vọng 2016

- Với việc KSB đã xin được gia hạn mỏ Tân Đông Hiệp, chúng tôi lạc quan với triển vọng tiêu thụ năm 2016. Chúng tôi ước tính sản lượng đá tiêu thụ có thể tăng khoảng 5% so với năm 2014, đồng thời giá bán cũng ước tính tăng 3%.

- Doanh thu thuần năm 2016 ước đạt 788 tỷ đồng (+7% yoy) và LNST có thể tăng nhẹ khoảng 8% so với năm 2014, tức đạt ~136 tỷ đồng. Khi đó, EPS năm 2016 ước tính là 4.804 đồng/cp nếu sử dụng cùng tỷ lệ trích lập các quỹ khen thưởng và phúc lợi (17%).

Rủi ro

- Phần vốn đầu tư của KSB ở KCN Đất Cuốc là tương đối lớn. Bên cạnh đó, Công ty có kế hoạch mở rộng diện tích KCN này thêm 136,5 ha với tổng mức đầu tư mở rộng dự kiến là 539 tỷ đồng. Nếu việc kinh doanh không đạt như kỳ vọng, chi phí cơ hội của KSB ở KCN này sẽ là khá lớn.

Giá thị trường (VND) 37.500 Giá mục tiêu (VND) 38.700 Thời gian đầu tư Dài hạn

Thông tin cổ phiếu Ngành VLXD

Vốn hóa ( tỷ đồng) 877,5

SLCP DLH (triệu cp) 23,4 Beta 0,62 Free float (%) 50,0 FOL (%) 29,7

Tỷ lệ sở hữu Nhà nước (%) 50,0

Diễn biến giá

Chỉ tiêu tài chính quan trọng (Tỷ đồng) 2013 2014 2015 2016F DT thuần 538,5 624,0 737,7 787,7 % yoy -5,5 15,9 18,2 6,8 LNST 83,3 96,8 125,7 135,8 % yoy -7,9 16,2 29,9 8,1 ROA (%) 12,1 13,2 15,5 15,4 ROE (%) 18,4 20,5 24,1 23,2 EPS (VND) 4.556 3.585 4.445 4.804 GTSS (VND) 21.300 31.600 37.300 32.187 Cổ tức tiền mặt (VND) 3.000 3.000 3.000 3.000

P/E (x) 4,7 8,8 8,4 7,8 P/BV (x) 0,9 1,3 1,7 1,7

Thông tin doanh nghiệp CTCP Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương là doanh nghiệp chuyên khai thác và kinh doanh các loại đá xây dựng ở ba mỏ đá chính là Tân Đông Hiệp, Tân Mỹ và Phước Vĩnh. Trong đó, trừ mỏ Tân Đông Hiệp, các mỏ đá còn lại của KSB còn thời hạn khai thác khá dài khoảng trên 10 năm. Với các mỏ đá trên, KSB là doanh nghiệp đứng đầu tỉnh Bình Dương về sản lượng đá tiêu thụ, khoảng 3 triệu m3/năm.

Ngoài ra, Công ty còn có một phần nhỏ doanh thu (tổng khoảng 10%) đến từ các mảng VLXD (gạch tuynel, gạch block, cống bê tông), sản xuất nước tinh khiết và dịch vụ và BĐS KCN Đất Cuốc.

5

10

15

20

25

30

35

40

0

100

200

300

400

500

600

700

800KLGD (1.000cp) Giá (1.000 dong)

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 61

CTCP NHỰA BÌNH MINH Bloomberg: BMP VN

Sức bật tăng trưởng từ nhà máy mới Long An

TRUNG LẬP Thị trường BĐS và hoạt động xây dựng dần khởi sắc sẽ là nhân tố tích cực đối với ngành nhựa xây dựng, đặc biệt là những DN đầu ngành với thị phần lớn như BMP. Trong giai đoạn từ 2013-2015, sản lượng ống tiêu thụ tại BMP liên tục gia tăng với tốc độ tăng trưởng trung bình 14,4%/năm. Với vị thế lớn, mức chiết khấu sản phẩm nhựa của BMP chỉ vào khoảng 11-14% đối với mảng dân dụng và khoảng 23-25% đối với mảng dự án (thấp nhất so với các DN cùng ngành). Kết hợp với chi phí lãi vay thấp (không có dư nợ dài hạn), biên LNTT của BMP luôn được duy trì ở mức cao (~22,7% trong 2015). Mặt khác, lịch sử chi trả cổ tức của BMP khá ổn định với tỷ lệ 30%/năm.

Nhân tố chính

- Nhu cầu ống nhựa duy trì tích cực trong dài hạn. Ở mảng BĐS, tổ chức CBRE dự báo thành phố HCM sẽ đón nhận khoảng 45.000 căn hộ trong năm 2016, tăng 7,8% so với năm 2014c. Đồng thời, theo Báo cáo môi trường quốc gia của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì tỷ lệ dân cư nông thôn (chiếm ~67% dân số) sử dụng nước sạch tính đến hết năm 2015 còn khá thấp, chỉ khoảng 42%. Tất cả các yếu tố trên sẽ hỗ trợ tích cực đến sản lượng tiêu thụ của BMP.

- BMP tiếp tục hưởng lợi từ mặt bằng giá nguyên liệu thấp: Nhờ giá nguyên liệu giảm, biên LNG của BMP đã tăng 350 điểm phần trăm lên 31,2% trong năm 2015. Từ đầu năm 2016, giá dầu thô tiếp tục đà giảm và được dự báo sẽ giảm nhẹ hoặc giữ ổn định so với năm 2015. Trong khi đó, giá bán chưa có sự điều chỉnh hứa hẹn gia tăng biên LNG vốn đã tương đối hấp dẫn cho Công ty trong năm 2016.

- Nhà máy Long An hoạt động ổn định giúp Công ty giải quyết vấn đề thiếu ống và phụ tùng. Đến hết quý 1/2015, nhà máy Long An GĐ 1 có thể bổ sung 5.000 tấn phụ tùng/năm, tức tương ứng tăng 6,25% công suất thiết kế toàn hệ thống. Đồng thời, nhà máy này còn đóng vai trò kho chứa, tạo điều kiện để các nhà máy ở quận 6 và Bình Dương gia tăng sản xuất ống.

- Biến động tỷ giá ít ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của BMP. Khoảng 90% nguồn nguyên liệu chính được cung cấp bởi các doanh nghiệp hóa dầu trong nước (TPC Vina và LG Vina).

- Khả năng SCIC sẽ thoái vốn trong năm nay có thể hỗ trợ thanh khoản và giá cổ phiếu BMP.

Triển vọng 2016

- Các nút thắt khó khăn về công suất hầu như đã được tháo gỡ cùng với triển vọng tiêu thụ tích cực, sản lượng bán hàng của BMP kỳ vọng có thể tăng trưởng 13% trong năm 2016.

- Doanh thu thuần và LNST năm 2016 của BMP có thể lần lượt đạt 3.191 tỷ đồng và 547 tỷ đồng, tương ứng tăng 14% và ~9% so với năm 2015. Mức tăng trưởng của LNST dự báo thấp hơn doanh thu do chi phí hội nghị khách hàng (định kỳ 2 năm 1 lần) có thể lên đến 40-50 tỷ đồng.

- EPS năm 2016 ước tính 12.036 đồng/cp.

Rủi ro

- Khả năng giá dầu tăng trở lại có thể ảnh hưởng biên LNG của BMP. - Sự cạnh tranh mạnh mẽ trong ngành ống nhựa cùng với việc giá nguyên

liệu đầu vào đang trong xu hướng giảm, BMP có thể cân nhắc khả năng hạ giá bán hoặc gia tăng tỷ lệ chiết khấu. Điều này có thể hạn chế khả năng gia tăng biên lợi nhuận của Công ty.

Giá thị trường (VND) 130.000 Giá mục tiêu (VND) 142.000 Thời gian đầu tư Dài hạn

Thông tin cổ phiếu Ngành VLXD Vốn hóa ( tỷ đồng) 5.912,2 SLCP DLH (triệu cp) 45,8 Beta 0,6 Free float (%) 40,4 FOL (%) 0,0

Tỷ lệ sở hữu Nhà nước (%) 29,5

Diễn biến giá

Chỉ tiêu tài chính quan trọng (Tỷ đồng) 2013 2014 2015 2016F DT thuần 2.088 2.416 2.792 3.191 % yoy 10,4 15,7 16,7 14,3 LNST 370,8 376,8 500,1 547,4 % yoy 2,8 1,6 32,7 9,4 ROA (%) 23,8 20,9 23,0 23,0 ROE (%) 26,8 23,5 26,4 26,1 EPS (VND) 8.153 8.285 10.997 12.036 GTSS (VND) 32.741 32.741 39.166 46.702 Cổ tức tiền mặt (VND)

3.000 3.000 4.500 4.500

P/E (x) 4,0 8,4 11,9 10,8 P/BV (x) 1,0 2,1 2,9 2,8

Thông tin doanh nghiệp

CTCP Nhựa Bình Minh (HSX – BMP) là một trong hai doanh nghiệp chuyên sản xuất ống nhựa ở Việt Nam với thị phần ở khu vực phía Nam lên đến trên 50%. Với lịch sử hoạt động khá dài (gần 40 năm), BMP đã xây dựng được hệ thống phân phối rộng khắp với hơn 1.400 cửa hàng và các sản phẩm có kích thước và mẫu mã đa dạng. Xét theo phân khúc thị trường, BMP có thế mạnh ở thị trường dân dụng (chiếm hơn 90% doanh thu). Tuy nhiên, BMP có kế hoạch gia tăng chiết khấu để tham gia vào các dự án cấp thoát nước lớn, tạo danh tiếng cho Công ty ở thị trường này.

BMP có kế hoạch đầu tư GĐ 2 ở nhà máy Long An với công suất 10.000 tấn phụ tùng. Khi đó, tổng công suất thiết kế của BMP lên đến 95.000 tấn/năm.

5

25

45

65

85

105

125

145

0

100

200

300

400

500

600KLGD (1.000cp) Giá (1.000 dong)

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 62

TỔNG CÔNG TY HÓA DẦU PETROLIMEX Bloomberg: PLC VN

Trông chờ vào hiệu quả của nhựa đường

MUA Sự bùng nổ của việc đầu tư cơ sở hạ tầng (đặc biệt là đường bộ và hàng không) và giá dầu thô giảm xuống mức thấp kỷ lục đã và đang hậu thuẫn tích cực cho sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của PLC. Hiện tại, PLC đang là doanh nghiệp đầu ngành trong các mảng kinh doanh cốt lõi, thị phần của mảng dầu nhờn và nhựa đường ước đạt lần lượt 11% và 30% trong năm 2015. Công ty có thương hiệu mạnh trên thị trường và hệ thống phân phối tốt với hai nhà máy sản xuất dầu nhờn, 7 kho nhựa đường và 80 xe bồn chuyên dụng. Mặc dù mảng nhựa đường là mảng tăng trưởng mạnh của công ty trong vài năm trở lại đây, hoạt động kinh doanh của mảng này gắn liền với những rủi ro đặc thù như khoản phải thu khó đòi, biến động giá đầu vào và gần đây nhất là cạnh tranh gia tăng.

Nhân tố chính

- Nhu cầu nhựa đường duy trì ở mức cao trong năm 2016 nhờ vào kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng của chính phủ. Theo Bộ Giao thông vận tải, Việt Nam đặt mục tiêu có thêm 1.750 km đường cao tốc vào năm 2020.

- Mảng kinh doanh dầu nhờn duy trì ổn định với tỷ lệ lợi nhuận cao nhờ vào giá dầu thấp trong khi quyền định giá đầu ra lại nằm trong tay các doanh nghiệp lớn trong ngành. Đây là mảng có lợi nhuận cao nhất trong 3 mảng hoạt động của Công ty.

- Lợi nhuận của mảng nhựa đường giảm nhẹ do cạnh tranh gia tăng trong thị trường. Giá bán bình quân của nhựa đường sẽ theo sát biến động của giá dầu hơn trong năm 2016.

- Chính sách cổ tức cao đến từ quyền chi phối của Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex).

Triển vọng 2016

- Trong năm 2016, sản lượng bán hàng có thể tăng 11% so với cùng kì, mảng dầu nhờn và hóa chất duy trì ổn định trong khi sản lượng phân khúc nhựa đường tăng 15% so với cùng kì.

- Biên lợi nhuận gộp trong năm 2016 ước tính đạt 18%. - Chi phí tài chính tăng cao do lỗ chênh lệch tỷ giá và khoản nợ vay ngắn

hạn lớn. - Dự phóng KQKD năm 2016 của PLC tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ, động

lực tăng trưởng vẫn còn nhưng sẽ không cao như hai năm trước đó. - EPS cho năm 2016 được kì vọng ở mức VND4.117 với P/E forward là 8,1x.

Rủi ro

- Petrolimex đang giảm bớt sự hỗ trợ dành cho Công ty (thu hồi lợi nhuận bằng cách áp đặt chính sách cổ tức cao, trong khi giảm sự hỗ trợ về tín dụng khi PLC mua nguyên liệu đầu vào từ nhà cung cấp là Petrolimex Singapore).

- Trong kịch bản giá dầu tăng mạnh hơn kỳ vọng sẽ ảnh hưởng không tốt đến biên lợi nhuận của PLC.

- Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và khoản phải thu khó đòi đối với mảng kinh doanh nhựa đường.

- Cạnh tranh gia tăng trong phân khúc nhựa đường và dầu nhờn làm giảm khả năng cải thiện biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp.

Giá thị trường (VND) 33.400 Giá mục tiêu (VND) 40.500 Thời gian đầu tư Trung hạn

Thông tin cổ phiếu Ngành Dầu khí Vốn hóa ( tỷ đồng) 2.698,6 SLCP DLH (triệu cp) 80,8 Beta 1,2 Free float (%) 20,00 FOL (%) 43,5

Tỷ lệ sở hữu Nhà nước (%) 79,0

Diễn biến giá

Chỉ tiêu tài chính quan trọng (Tỷ đồng) 2013 2014 2015 2016F DT thuần 6.198 6.821 6.916 7.163 % yoy 2,2 10,0 1,6 3,6 LNST 189,1 266,7 328,6 332,7 % yoy 12,0 40,1 23,1 1,2 ROA (%) 6,9 8,2 8,7 8,0 ROE (%) 17,8 23,9 29,2 25,2 EPS (VND) 2.908 3.798 4.414 4.117 GTSS (VND) 17.395 15.676 14.247 16.359

Cổ tức tiền mặt (VND)

1.500 3.000 3.000 2.000

P/E (x) 6,3 7,9 8,2 8,1 P/BV (x) 1,1 1,9 2,5 2,3

Thông tin doanh nghiệp Tổng Công ty Hóa dầu Petrolimex (HNX-PLC) là công ty con của Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex) với 79% tỷ lệ sở hữu. Ba sản phẩm chính của công ty bao gồm dầu nhờn, nhựa đường và hóa chất. Công ty mẹ tập trung kinh doanh sản phẩm dầu nhớt trong khi các công ty con PLC có quyền chi phối là (1) Cty TNHH Nhựa đường Petrolimex và (2) Cty TNHH Hóa chất Petrolimex như tên gọi phụ trách kinh doanh hai mảng sản phẩm còn lại. Trong hai năm vừa qua, KQKD của doanh nghiệp có sự cải thiện đáng kể với sự hồi phục của nền kinh tế và sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng ở Việt Nam.

5

10

15

20

25

30

35

40

45

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900KLGD (1.000cp) Giá (1.000 dong)

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 63

CTCP LONG HẬU Bloomberg: LHG VN

Kỳ vọng hưởng lợi từ dòng vốn FDI và sự phát triển về hạ tầng

TRUNG LẬP Là doanh nghiệp BĐS KCN quy mô nhỏ, LHG có lợi thế cạnh tranh ở quỹ đất lớn với giá vốn thấp. Với vị trí chiến lược, gần TP.HCM, các cửa ngõ giao thương lớn và nhiều dự án hạ tầng trọng điểm đang được đầu tư như cao tốc Bến Lức - Long Thành, đặc khu kinh tế TP.HCM, cụm cảng Hiệp Phước…, KCN Long Hậu có tiềm năng trở thành điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư FDI ở khu vực Nam Sài Gòn. Sau những nỗ lực tái cơ cấu danh mục đầu tư tài chính trong giai đoạn 2013 - 2014, từ năm 2015 tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của LHG cho thấy sự cải thiện rõ nét.

Nhân tố chính

- TP. HCM và Long An là những địa phương dẫn đầu và thu hút FDI ở khu vực phía Nam. Năm 2015, vốn FDI cam kết mới ở TPHCM và Long An tăng lần lượt 8% và 57% so với 2014; trong đó, Long An tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về thu hút vốn FDI mới. Năm 2015, số lượng khách hàng đến tìm hiểu và thuê đất ở KCN Long Hậu đã cho thấy sự tăng trưởng tích cực. Cùng với việc ký kết hiệp định tự do thương mại như TPP, FTAs (VKFTA, EVFTA, VCUFTA), dòng vốn FDI đổ vào khu vực Tp. HCM và Long An được dự báo tiếp tục tăng tốt trong năm 2016.

- Sự bùng nổ về số lượng các dự án hạ tầng giao thông ở khu vực Nam Sài Gòn sẽ giúp tăng giá trị của quỹ đất cho LHG. Đầu năm 2015, việc xây dựng cao tốc Bến Lức - Long Thành được khởi động trong khi giai đoạn 3 của dự án Nạo vét luồng Soài Rạp cũng đang được UBND TP.HCM xem xét. Theo quy hoạch, 90% lượng hàng hóa của cảng Nhà Rồng - Khánh Hội sẽ được chuyển về khu vực Hiệp Phước, tạo thuận lợi cho việc xuất nhập hàng hóa của các KCN trong khu vực Nhà Bè - Long An.

- KCN Long Hậu 3 sẽ là ưu tiên phát triển của LHG trong năm 2016 và 2017. Giữa quý 1/2016, LHG sẽ bắt đầu tiến hành bồi thường giải và phóng mặt bằng cho dự án KCN Long Hậu 3. Do phần lớn diện tích đất của dự án là đất nông nghiệp nên việc đầu tư dự kiến sẽ tương đối thuận lợi, cho phép KCN Long Hậu bắt đầu đem lại doanh thu và lợi nhuận cho LHG từ năm 2017.

- Khả năng thanh lý các khoản đầu tư tài chính. Năm 2014, LHG đã trích lập một khoản dự phòng lớn cho các khoản đầu tư vào các công ty liên kết. Để tập trung nguồn vốn cho KCN Long Hậu 3, Công ty có kế hoạch thanh lý toàn bộ danh mục đầu tư tài chính, bao gồm cả cổ phần tại Cảng Sài Gòn-Hiệp Phước và KCN Long Hậu - Hòa Bình (Thủ Thừa, Long An).

Triển vọng 2016

- Doanh thu bán đất nền của LHG kỳ vọng tiếp tục cải thiện trong năm 2016 với diện tích cho thuê ước tính là 15ha.

- Biến động tỷ giá VND/USD cộng với việc xây dựng cao tốc Bến Lức - Long Thành sẽ có tác động tích cực đến giá thuê đất của KCN Long Hậu.

- Doanh thu năm 2016 có thể đạt 315,8 tỷ đồng, giảm 7,8% so với năm 2015 do LHG sẽ không có thêm doanh thu từ đất ở trong khi tích cực thu hồi nợ từ những khách hàng cũ.

Rủi ro

- Việc đẩy mạnh thu hồi nợ có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng doanh thu. - Việc hồi tố tiền sử dụng đất theo Luật Đất đai mới có thể tác động lớn

đến dòng tiền cũng như giá trị vốn cổ phần của LHG.

Giá thị trường (VND) 19.900 Giá mục tiêu (VND) 22.000 Thời gian đầu tư Dài hạn

Thông tin cổ phiếu Ngành Bất động sản Vốn hóa ( tỷ đồng) 518,8 SLCP DLH (triệu cp) 22,6 Beta 0,5 Free float (%) 14,9 FOL (%) 47,5

Tỷ lệ sở hữu Nhà nước (%) 0,0

Diễn biến giá

Chỉ tiêu tài chính quan trọng (Tỷ đồng) 2013 2014 2015 2016F DT thuần 240,5 312,7 342,5 315,8 % yoy -7,2 30,0 9,5 7,8 LNST 24,2 25,2 69,3 63,0 % yoy -54,5 4,0 175,5 0,4 ROA (%) 1,5 1,6 4,7 4,8 ROE (%) 3,8 3,9 10,1 10,0 EPS (VND) 928 966 2.660 2.670 GTSS (VND)

24.666 24.494 26.230 27.086

Cổ tức tiền mặt (VND)

500 500 1.000 1.000

P/E (x) 11,0 13,5 7,4 7,5 P/BV (x) 0,4 0,5 0,8 0,8

Thông tin doanh nghiệp Mới thành lập từ năm 2006 nhưng CTCP Long Hậu là một trong những nhà phát triển BĐS KCN có tên tuổi ở Long An. Cổ đông sáng lập, đồng thời là cổ đông lớn nhất hiện nay của LHG là Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (Tân Thuận IPC), doanh nghiệp tiên phong phát triển nhiều dự án BĐS và KCN ở khu Nam Sài Gòn, trong đó có KĐT Phú Mỹ Hưng, Cảng Hiệp Phước, Khu chế xuất Tân Thuận ... Được cấp giấy phép đầu tư trong năm 2006 và 2009, KCN Long Hậu (141,85ha) và KCN Long Hậu mở rộng ( 108,48ha) được đánh giá là một trong những KCN mới và hiện đại nhất của tỉnh Long An. Với giá thuê từ 90 USD đến 100 USD/m2 KCN Long Hậu hiện hữu có tỷ lệ lấp đầy khoảng 90% và KCN Long Hậu mở rộng là hơn 70% so với mức trung bình 34% của tất cả các KCN ở Long An (LAZEA).

5

7

9

11

13

15

17

19

21

23

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

1000KLGD (1.000cp) Giá (1.000 dong)

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 64

CTCP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BÌNH CHÁNH Bloomberg: BCI VNBước vào giai đoạn phát triển mới

TRUNG LẬP Là nhà phát triển BĐS có tên tuổi ở TP.HCM, lợi thế lớn nhất của BCI là việc sở hữu quỹ đất lớn (360ha) có chi phí thấp. Cùng với sự thay đổi về cơ cấu sở hữu trong năm 2015, đánh dấu bởi việc rút lui của cổ đông nhà nước HFIC và sự tham gia của KDH, một doanh nghiệp BĐS lớn ở phía Đông Sài Gòn, hoạt động kinh doanh của BCI đã có một số thay đổi tích cực. Thỏa thuận gần đây với Ban quản lý khu Nam về việc bàn giao một phần diện tích trong KDC Phong Phú 4 là tiền đề để BCI đồng loạt đẩy mạnh đầu tư ở các dự án BĐS trong năm 2016. Trong đó, KCN Lê Minh GĐ 2 (110ha), KDC Phong Phú 4 (85ha) và Corona City (18ha) đều là những dự án có khả năng đóng góp doanh thu và lợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp.

Nhân tố chính

- Nút thắt ở KDC Phong Phú 4 đã được tháo gỡ. Sau nhiều năm đàm phám, trong quý 4 năm 2015, BCI đã được nhận lại 14ha đất sạch ở KDC Phong Phú 4 từ BQL khu Nam để tự kinh doanh. Bên cạnh đó, Công ty cũng vừa mới chốt được mức giá cuối cùng cho phần diện tích 10ha đã bàn giao cho Ban quản lý khu Nam nhằm phục vụ tái định cư.

- Việc xây dựng đường Bình Tiên sẽ là một bước tiến lớn trong kế hoạch phát triển của BCI. BCI đang hợp tác với Licogi 16 (HSX – LCG) để thực hiện dự án BT đường Bình Tiên, một tuyến đường dài 3km đi ngang hai khu dân cư của BCI là KDC Phong Phú 5 và Corona City. Một mặt, theo hình thức BT, giá trị xây dựng của đường Bình Tiên có thể được đổi bằng tiền sử dụng đất của các dự án BĐS. Mặt khác, quá trình bồi thường và xây dựng cơ sở hạ tầng cũng sẽ giúp gia tăng đáng kể giá trị thương mại cho các dự án của BCI.

- Các dự án nhỏ sẽ đem lại lợi nhuận đáng kể cho năm 2016. Năm 2015, BCI đã tiến hành thay đổi phương thức thu tiền đối với Khu tiểu thủ công nghiệp Lê Minh Xuân (16ha) từ thu tiền hàng năm sang thu tiền một lần. Sau khi ký lại hợp đồng với các khách hàng, Công ty sẽ được phép ghi nhận doanh thu toàn bộ thời gian thuê còn lại (40 năm). Ngoài ra, BCI có kế hoạch chuyển nhượng một số lô đất có diện tích nhỏ chưa phát triển như dự án số 158 An Dương Vương (1.900 m2) và 510 Kinh Dương Vương (8.800 m2).

Triển vọng 2016

- Doanh thu năm 2016 có thể đạt 517 tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm 2015 nhờ sự đóng góp lớn từ các dự án: KDC Phong Phú 4, KCN Lê Minh Xuân GĐ 2 và Corona City.

- Việc ghi nhận doanh thu từ Khu tiểu thủ công nghiệp Lê Minh Xuân và thanh lý các lô đất nhỏ có thể đem lại cho BCI khoản thu nhập bất thường khoảng 265 tỷ đồng.

- EPS năm 2016 EPS dự báo ở mức 3.999 đồng (dựa trên số lượng cổ phiếu hiện tại).

Rủi ro

- Sự suy yếu về thanh khoản và nhu cầu trên thị trường BĐS có thể khiến tốc độ bán hàng tại các dự án KDC của BCI bị chậm lại.

- Việc xây dựng đường Bình Tiên có thể bị trì hoãn và có ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng kinh doanh của dự án Corona City .

- Việc tăng vốn điều lệ lên 1.200 tỷ đồng thông qua phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược sẽ làm pha loãng đáng kể lợi ích của các cổ đông hiện hữu của BCI.

Giá thị trường (VND) 25.100 Giá mục tiêu (VND) 28.700 Thời gian đầu tư Dài hạn

Thông tin cổ phiếu Ngành BĐS Vốn hóa ( tỷ đồng) 2.176,7 SLCP DLH (triệu cp) 86,7 Beta 0,2 Free float (%) 23,1 FOL (%) 39,0 Tỷ lệ sở hữu Nhà nước (%) 0,0

Diễn biến giá

Chỉ tiêu tài chính quan trọng (Tỷ đồng) 2013 2014 2015 2016F DT thuần 349,7 240,8 462,9 517,7 % yoy 75,3 -31,2 92,3 11,8 LNST 95,7 97,2 292,9 346,8 % yoy -44,8 1,6 200,6 18,4 ROA (%) 2,7 2,9 9,0 9,3 ROE (%) 5,4 5,5 15,4 16,1 EPS (VND) 1.324 1.346 3.124 3.999 GTSS (VND) 24.264 24.505 23.353 26.352 Cổ tức tiền mặt (VND) 1.000 800 1.000 1.000

P/E (x) 6,4 7,8 7,7 6,3 P/BV (x) 0,4 0,4 1,0 1,1

Thông tin doanh nghiệp BCI là doanh nghiệp có tên tuổi trong phân khúc căn hộ và đất nền giá rẻ ở TP Hồ Chí Minh. Lợi thế lớn nhất của Công ty nằm ở việc sở hữu quỹ đất lớn với chi phí thấp và tỷ lệ đất sạch cao. Phần lớn các dự án của BC tập trung ở khu vực phía Tây thành phố như huyện Bình Chánh, quận Bình Tân, quận 8. KQKD của BCI các năm qua đều cho thấy sự ổn định qua nhờ doanh thu đều đặn từ việc cho thuê đất và cung cấp các dịch vụ trong KCN Lê Minh Xuân. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong mảng BĐS trước năm 2015 là tương đối thấp. Trong năm 2015, BCI chứng kiến sự rút lui cổ đông lớn nhất là HFIC và sau đó sự tham gia của cổ đông chiến lược mới là KDH, một công ty phát triển bất động sản mới nổi với nhiều dự án lớn ở phía Đông thành phố.

5

10

15

20

25

30

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

1000KLGD (1.000cp) Giá (1.000 dong)

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 65

CTCP ĐẦU TƯ NĂM BẢY BẢY Bloomberg: NBB VN

Quỹ đất nhiều tiềm năng nhưng cần nguồn vốn lớn để khai thác

TRUNG LẬP NBB sở hữu nhiều dự án nằm tại các vị trí đắc địa trên địa bàn quận 8 và huyện Bình Chánh. Trong năm 2015, NBB đã khá thành công khi hợp tác với với tập đoàn Creed Group (Nhật Bản) phát triển City Gate Towers, một dự án chung cư phân khúc trung bình trên mặt tiền đại lộ Đông Tây. Với thành công này, NBB đang nhắm tới một số vị trí tiềm năng để triển khai các dự án chung cư tiếp theo, bao gồm các các dự án trong quỹ đất của CII. Giá cổ phiếu NBB thời gian qua cũng được hỗ trợ đáng kể bởi kỳ vọng về việc hợp tác với CII. Một mặt, CII với năng lực tài chính mạnh, có thể hỗ trợ đáng kể cho NBB về nguồn vốn khi thực hiện các dự án BĐS. Mặt khác, nếu hợp tác với CII, cơ hội để NBB mở rộng quỹ đất là không nhỏ.

Nhân tố chính

- Sự thành công của City Gate Towers sẽ cho phép NBB thâm nhập sâu hơn vào phân khúc căn hộ trung và cao cấp ở phía tây thành phố. Dự án City Gate Towers đã kinh doanh được toàn bộ 1.092 căn hộ chung cư chỉ sau sau gần một năm mở bán. NBB có kế hoạch mua lại 40% cổ phần trong khu căn hộ Diamond Riverside, một dự án lớn trong cụm dự án dọc đại lộ Đông Tây của Công ty từ CII. So với khu Đông, nguồn cung căn hộ chung cư ở quận Tây Nam thấp hơn rất nhiều nên khả năng kinh doanh của các dự án tương lai là khá khả quan.

- Kỳ vọng vào việc hợp tác với CII sẽ tiếp tục hỗ trợ cổ phiếu NBB. Trong Q4/2015, cổ đông của CII đã thông qua kế hoạch tăng tỷ lệ nắm giữ tại NBB lên 51% trong năm 2016 thông qua chào mua công khai hoặc phát hành riêng lẻ. Về phía mình, NBB để ngỏ khả năng phát hành trái phiếu chuyển đổi thay vì cổ phiếu cho CII để huy động vốn. Mặt khác, Công ty cũng đang nhắm đến việc mua lại một khu đất của CII trong KĐTM Thủ Thiêm để tiến vào phân khúc cao cấp. Dù các thương vụ nói trên đang trong giai đoạn đàm phán nhưng với nhu cầu vốn lớn cho các dự án BĐS, khả năng NBB sẽ hợp tác với CII là khá cao.

- Kỳ vọng việc khởi công NBB Garden III và đẩy nhanh tốc độ bán hàng tại KDC Sơn Tịnh – Quảng Ngãi năm 2016. Hiện NBB đã bán được hơn 440 lô tại dự án án Sơn Tịnh – Quảng Ngãi nhưng chỉ mới ra được sổ đỏ cho hơn 120 nền để ghi nhận DT. Sau khi kết thúc Đại hội Đảng lần thứ XII, việc đền bù và cấp QSDĐ tại các dự án đất nền được kỳ vọng sẽ thuận lợi hơn. Đồng thời, NBB dự kiến sẽ đẩy mạnh bồi thường và công tác pháp lý để bắt đầu khởi công và mở bán dự án NBB Garden III vào cuối 2016.

Triển vọng 2016

- Doanh thu năm 2016 được dự báo ở mức 164,5 tỷ đồng (+70 % yoy), chủ yếu đến từ Khu dân cư Sơn Tịnh. Mặc dù tốc độ bán hàng tại City Gate Towers trong năm 2015 khá khả quan, dự án này sẽ chưa có đóng góp doanh thu cho NBB đến khi các căn hộ được bàn giao (giữa 2017).

- Lợi nhuận sau thuế có thể giảm mạnh 58% xuống còn 18,1 tỷ đồng, tương ứng với EPS khoảng 311 đồng do NBB có khoản thu nhập bất thường từ việc thanh lý tài sản trong năm 2015.

Rủi ro

- Lãi suất tăng sẽ có tác động mạnh đến dòng tiền của NBB do Công ty hiện đang có tỷ lệ đòn bẩy tài chính khá cao;

- Biến động về thanh khoản trên thị trường BĐS có thể ảnh hưởng đến kế hoạch bán hàng và đầu tư của NBB.

Giá thị trường (VND) 19.600 Giá mục tiêu (VND) 26.500 Thời gian đầu tư Dài hạn

Thông tin cổ phiếu Ngành BĐS Vốn hóa ( tỷ đồng) 1.140,4 SLCP DLH (triệu cp) 51,2 Beta 0,5 Free float (%) 41,8 FOL (%) 10,7 Tỷ lệ sở hữu Nhà nước (%) 25,2

Diễn biến giá

Chỉ tiêu tài chính quan trọng (Tỷ đồng) 2013 2014 2015 2016F DT thuần 202,7 231,4 96,6 164,5 % yoy -81,2 14,1 -58,3 70,4 LNST 25,3 35,5 42,7 18,1 % yoy -91,1 40,6 20,3 -57,6 ROA (%) 0,8 1,1 1,2 0,5 ROE (%) 2,0 2,3 3,0 1,4 EPS (VND) 1.127 861 659 311 GTSS (VND)

36.525 27.039 21.732 21.890

Cổ tức tiền mặt (VND)

1.600 1.000 - -

P/E (x) 10,9 25,3 31,9 63,0 P/BV (x) 0,3 0,8 1,0 0,9

Thông tin doanh nghiệp NBB tập trung vào hai phân khúc bất động sản chính là căn hộ chung cư hạng B-C và đất nền khu dân cư. Tại TP.HCM, Công ty hiện đang có 05 dự án, đều nằm tại các vị trí đắc địa trên địa bàn quận 8 và huyện Bình Chánh. Trong đó, cụm 03 dự án dọc đại đại lộ Võ Văn Kiệt (đại lộ Đông Tây), gồm: City Gate Towers, Carina Plaza và Diamond Riverside (CII 80%, NBB 20%) có Khả năng kinh doanh cao. Đối với đất nền, NBB có nhiều dự án quy mô lớn tại các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Thuận, Quảng Ninh vv. Bên cạnh đó, Công ty cũng đang khai thác một số mỏ đá ở khu vực miền Trung và có một nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô tại Đà Nẵng. Dù vậy, mảng bất động sản vẫn là nguồn đẹm lại doanh thu và lợi nhuận chính cho Công ty trong các năm qua.

5

10

15

20

25

30

0

500

1000

1500

2000

2500KLGD (1,000cp) Giá (1.000 dong)

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 66

CTCP Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông Bloomberg: ELC VN

Doanh nghiệp công nghệ đầy hứa hẹn

MUA ELC, doanh nghiệp công nghệ dẫn đầu trong thực hiện các dự án về lĩnh vực viễn thông, GTVT và An ninh quốc phòng (ANQP). ELC đang bước vào chu kỳ tăng trưởng nhờ hưởng lợi từ xu hướng đầu tư công nghệ trong lĩnh vực GTVT và đầu tư hạ tầng trong lĩnh vực viễn thông, đặc biệt là Mobiphone. Do đó, ELC có giá trị hợp đồng ký kết lớn làm điểm tựa phát triển trong năm 2016 và các năm tiếp theo. Đồng thời, ELC cũng là cơ hội đầu tư mang lại tỷ suất cổ tức tiền mặt cao qua các năm, kể cả thời kỳ hoạt động kinh doanh khó khăn.

Nhân tố chính

- KQKD năm 2016 sẽ tăng trưởng vượt bậc dựa vào lượng lớn hợp đồng đã và đang ký kết, đặc biệt là các hợp đồng ký với Mobiphone

- Hoạt động trong ngành có nhiều tiềm năng (1) các nhà mạng viễn thông đang thử nghiệm và nâng cấp hạ tầng nhằm phục vụ mạng 4G, với ước tính vốn đầu tư lên đến 10,000 tỷ/nhà mạng, (2) Mobiphone đang đầu tư lớn vào hạ tầng sau khi tách ra từ VNPT và (3) GTVT cũng được chú trọng đầu tư mở rộng và hiện đại hóa nhằm hỗ trợ thu hút FDI

- Kỳ vọng chính sách cổ tức tiền mặt cao trong năm 2016 vì ELC là doanh nghiệp khá tích cực chi trả cổ tức tiền mặt trong quá khứ và KQKD năm 2015-2016 đều rất lạc quan

Triển vọng 2016

- Doanh thu dự báo tăng trưởng 35% trong năm 2016, với cấu trúc gồm 65% từ viễn thông, 15% từ GTVT và 12% từ ANQP. Đồng thời, khoảng 45% doanh thu 2016 của mảng Viễn thông và GTVT sẽ đến từ các hợp đồng đã ký kết năm 2015

- Biên lợi nhuận gộp được giả định tại mức 32.4% trong năm 2016, tăng 100 điểm phần trăm so với năm 2015

- LNTT ước tính đạt 169,1 tỷ đồng, tương ứng với mức biên LNTT 17,3%. Trong đó, LNTT được dự phóng đến từ viễn thông (60%), GTVT (16%) và ANQP (13%)

- Khuyến nghị Mua đối với ELC trong dài hạn dựa trên dự phóng EPS năm 2016 đạt 3.200 đồng (đã tính đến việc trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi theo Thông tư 200), tương ứng với LNST đạt 147,9 tỷ đồng

Rủi ro

- Lỗ tỷ giá do nhập thiết bị từ nước ngoài nếu tỷ giá biến động lớn - Lĩnh vực ANQP, đóng góp 12% vào doanh thu của ELC nhưng không

được chia sẻ chi tiết đến nhà đầu tư - Đặc thù hoạt động dựa trên các dự án nên việc hạch toán doanh thu của

ELC có tính mùa vụ (tập trung vào quý 4). Đặc điểm này tạo ra quan ngại đối với nhà đầu tư trong việc theo dõi cách thức hạch toán doanh thu của DN

- Đặc thù kinh doanh dựa nhiều trên các mối quan hệ.

Giá thị trường (VND) 23.000 Giá mục tiêu (VND) 32.000 Thời gian đầu tư Dài hạn

Thông tin cổ phiếu Ngành Công nghệ Vốn hóa ( tỷ đồng) 953,5 SLCP DLH (triệu cp) 41,5 Beta 0,3 Free float (%) 18,1 FOL (%) 30,8 Tỷ lệ sở hữu Nhà nước (%) 0,0

Diễn biến giá

Chỉ tiêu tài chính quan trọng

(Tỷ đồng) 2013 2014 2015 2016F DT thuần 419 331 723 976 % yoy -12,7 -21,0 118,8 35,0 LNST 36 64 76,5 147,9 % yoy -69,1 78,6 23,8 93,2 ROA (%) 3,8 6,2 6,9 11,3 ROE (%) 5,4 9,3 10,6 18,8 EPS (VND) 800 1.300 1.600 3.200 GTSS (VND) 17.300 18.000 18.200 19.600 Cổ tức tiền mặt (VND) 1.800 800 1.200 2.000

P/E (x) 14,3 8,1 11,6 7,2 P/BV (x) 0,8 0,8 1,2 1,3

Thông tin doanh nghiệp Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông (ELC) cung cấp sản phẩm và dịch vụ công nghệ trong nhiều ngành nghề khác nhau. Sản phẩm dịch vụ chính của DN gồm: tích hợp hệ thống, xuất khẩu giải pháp phần mềm, phân phối phần mềm và thiết bị ngành viễn thông, nghiên cứu và phát triển các hệ thống điện tử tự động hóa

ELC từng gặp khó khăn trong kinh doanh trước một số thay đổi trong ngành viễn thông nhưng hiện tại Công ty đã trở lại với chu kì tăng trưởng mới.

5

10

15

20

25

30

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900KLGD (1.000cp) Giá (1.000 dong)

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 67

CTCP FPT Bloomberg: FPT VNCơ hội đầu tư an toàn với suất sinh lời cao hơn lãi suất ngân hàng

TRUNG LẬP FPT, cổ phiếu đầu ngành công nghệ và cũng là cổ phiếu blue-chip trên thị trường Việt Nam, hoạt động dựa trên bốn lĩnh vực chính: Công nghệ thông tin, viễn thông, thương mại và bán lẻ và giáo dục. Trong đó, lĩnh vực công nghệ và bán lẻ được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực. Mảng CNTT hiện hưởng lợi từ kinh nghiệm hoạt động trên thị trường toàn cầu của FPT và chi phí nhân công giá rẻ so với các quốc gia khác trong khu vực. Trong khi đó, mảng bán lẻ kỳ vọng duy trì tăng trưởng cao nhờ chiến dịch mở rộng chuỗi bán hàng trên toàn quốc. Tuy vẫn tồn tại một số lĩnh vực kinh doanh có dấu hiệu khó khăn nhưng nhìn chung FPT vẫn là cơ hội đầu tư đáng xem xét trong năm 2016.

Nhân tố chính

- Gia công phần mềm tiếp tục tăng trưởng ấn tượng nhờ chi phí nhân công giá rẻ so với đối thủ trên thế giới và kinh nghiệm hoạt động tại nhiều quốc gia của FPT

- Hạ tỷ trọng sở hữu tại mảng bán lẻ tiếp tục được kì vọng trong năm nay - Nâng tỷ lệ sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài nhiều khả năng sẽ hỗ

trợ giá cổ phiếu FPT - Quá trình thoái vốn của SCIC cũng nhiều khả năng giúp cổ phiếu FPT

được chấp nhận tại mức PE cao hơn

Triển vọng 2016

- Doanh thu kỳ vọng tăng trưởng chỉ 7,5% do sự sụt giảm trong mảng phân phối (đóng góp 44% doanh thu năm 2015). Mảng này được dự báo giảm 17,4% so với năm 2015 do thay đổi chính sách bán hàng của Nokia và Apple. Doanh thu CNTT, Viễn thông và Bán lẻ ước tính tăng lần lượt 19,2%, 26,3% và 33,1%. Trong đó, gia công phần mềm được dự phóng tăng trưởng khoảng 50% trong năm 2016

- Biên lợi nhuận trước thuế các mảng CNTT, Viễn thông, phân phối và bán lẻ lần lượt được giả định tại 11,9%, 15,9%, 3,0% và 2,9%. Biên lợi nhuận mảng viễn thông bị giảm 390 điểm cơ bản do chi phí đầu tư vào dự án quang hóa, với ước tính chi phí đầu tư này trong năm 2016 sẽ vào khoảng 1.800 tỷ đồng. Biên lợi nhuận của mảng viễn thông cũng bị ảnh hưởng bởi quy định trích lập 1,5% doanh thu vào Quỹ viễn thông công cộng. Biên lợi nhuận trước thuế mảng bán lẻ kỳ vọng sẽ tăng từ 2,3% lên 2,9% nhờ hiệu quả theo quy mô

- Doanh thu và LNTT năm 2016 ước tính đạt lần lượt 43.020 tỷ đồng và 3.176 tỷ đồng. LNST ước đạt 2.128 tỷ đồng, tương ứng với EPS khoảng 4,800 đồng (đã tính đến điều khoản trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi của TT200). Do đó, với mức PE hợp lý vào khoảng 11x, vùng giá kỳ vọng của FPT trong năm 2016 vào khoảng 52.000 đồng

Rủi ro

- Đồng Yên bị mất giá có thể làm doanh thu gia công phần mềm từ thị trường Nhật không như kỳ vọng

- Mảng tích hợp hệ thống tiếp tục gặp khó khăn do tình hình ngân sách của Chính phủ và quá trình hồi phục chậm của hệ thống ngân hàng

- Mảng phân phối có thể tiếp tục suy giảm kéo dài do một số biến chuyển của ngành này, tương tự như diễn biến tại nhãn hàng Nokia và Apple

- Tăng trưởng của mảng bán lẻ đối diện thách thức lớn từ cạnh tranh gia tăng giữa các nhà bán lẻ và thị trường điện thoại thông minh đang dần bão hòa.

Giá thị trường (VND) 47.800 Giá mục tiêu (VND) 52.000 Thời gian đầu tư Dài hạn

Thông tin cổ phiếu Ngành Công nghệ Vốn hóa ( tỷ đồng) 18.998,1 SLCP DLH (triệu cp) 397,4 Beta 0,75 Free float (%) 77,4 FOL (%) 0,0

Tỷ lệ sở hữu Nhà nước (%) 5,2

Diễn biến giá

Chỉ tiêu tài chính quan trọng (Tỷ đồng) 2013 2014 2015 2016F DT thuần 27.027 32.644 40.002 43.020 % yoy 9,8 20,7 16,2 7,5 LNST 1.607 1.632 1.933 2.128 % yoy 4,4 1,5 17,3 10,1 ROA (%) 10,1 8,1 8,2 9,7 ROE (%) 30,8 26,8 27,0 30,4 EPS (VND) 4.200 3.700 4.300 4.800 GTSS (VND) 26.184 23.000 24.000 25.500 Cổ tức tiền mặt (VND) 1.500 2.500 2.000 2.000

P/E (x) 8,0 10,0 11,2 10,0 P/BV (x) 1,3 2,0 2,0 2,2

Thông tin doanh nghiệp

FPT cung cấp các sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực: phân phối điện thoại, tích hợp hệ thống, gia công phần mềm, Internet và nội dung số,… Hoạt động kinh doanh của DN khá ổn định và không tăng trưởng đột biến nhưng có nhiều yếu tố thị trường có thể hình thành mức giá cổ phiếu FPT cao hơn giá trị hợp lý của DN trong năm 2016

Ngoài ra, FPT cũng là cổ phiếu vốn hóa lớn và thanh khoản cao trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, thị giá được giao dịch với mức độ biến động cao, đặc biệt là trong ngắn hạn.

Công ty cũng duy trì cập nhật báo cáo tháng và tổ chức gặp mặt nhà đầu tư định kỳ hàng quý.

5

15

25

35

45

55

65

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

3500

4000

4500KLGD (1.000cp) Giá (1.000 dong)

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 68

TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN Bloomberg: PTI VN

Doanh nghiệp tăng trưởng vượt trội

TÍCH LŨY PTI là doanh nghiệp luôn có mức tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm gốc cao hơn so với mức tăng trưởng của ngành. Trong năm 2015 vừa qua, PTI đã vươn lên vị trí thứ 4 trong số 5 doanh nghiệp có doanh thu phí lớn nhất thị trường với thị phần khoảng 7,3% . Ngoài ra, việc tái cơ cấu danh mục đầu tư của PTI cùng với sự hiện diện của cổ đông chiến lược Dong Bu Insurance sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Cuối cùng, lịch sử cổ tức bằng tiền ổn định cũng là một điểm nhấn đối với những nhà đầu tư dài hạn.

Nhân tố chính

- Động lực tăng trưởng vẫn đến từ mảng bảo hiểm xe cơ giới. PTI hiện đang đứng thứ 2 về nghiệp vụ này trên thị trường. Phân khúc này kỳ vọng tiếp tục có kết quả khả quan nhờ (1) thị trường ô tô kỳ vọng ghi nhận mức tăng 10% về số lượng xe mới từ 2016 - 2020 (VAMA), (2) mức phí bảo hiểm điều chỉnh tăng từ 1,3% lên 1,5%.

- Kỳ vọng nhà đầu tư chiến lược Dong Bu Insurance: (1) Mở ra cơ hội tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng Hàn Quốc, cụ thể ở

mảng bảo hiểm tài sản kỹ thuật: ngoài các nhóm khách hàng thân thiết gồm Mobiphone, Vinaphone và VNPost, PTI muốn mở rộng mạng lưới khách hàng từ Hàn Quốc do đây là nước dẫn đầu về vốn FDI vào Việt Nam (tỷ trọng 31,6% tính đến 11/2015) để có thể tiếp tục phát triển nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật.

(2) PTI có kế hoạch thâm nhập thị trường bảo hiểm Myanmar đầy tiềm năng. Dong Bu Insurance đã hiện diện tại Myanmar từ 2015 nên kỳ vọng sẽ giúp PTI tham gia vào thị trường này một cách nhanh chóng.

(3) Nhờ vào nguồn vốn bổ sung từ cổ đông chiến lược, PTI đang cơ cấu danh mục đầu tư tài chính theo hướng thận trọng hơn để hài hòa giữa tăng trưởng và kiểm soát rủi ro.

- Mặt bằng lãi suất dự báo sẽ tăng trong năm 2016, giúp PTI cải thiện lợi nhuận từ các công cụ đầu tư lãi suất cố định.

- Tỷ lệ cổ tức ổn định 10% - 13% kể từ khi niêm yết. Kế hoạch cổ tức 2016 dự kiến 12% tiền mặt.

Triển vọng 2016

- Doanh thu phí gốc ước tính 2.954 tỷ đồng (+20% yoy) - Tỷ lệ bồi thường và tỷ lệ kết hợp ước tính 43,1% và 99,7% - Lợi nhuận hoạt động đầu tư ước đạt 210 tỷ đồng (+7,9% yoy) - Lợi nhuận sau thuế ước tính: 204 tỷ đồng (+25,9% yoy) - EPS ước tính đạt 2.539 đồng/cp.

Rủi ro

- Cạnh tranh từ các doanh nghiệp bảo hiểm trong khối ASEAN khi tham gia vào Cộng đồng AEC.

- Sự hạ nhiệt của ngành ô tô trong nước có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

- Biến động thị trường chứng khoán có thể ảnh hưởng đến hệu quả đầu tư.

Giá thị trường (VND) 22.500 Giá mục tiêu (VND) 28.500 Thời gian đầu tư Dài hạn

Thông tin cổ phiếu Ngành Bảo hiểm phi nhân

thọ Vốn hóa ( tỷ đồng) 1.808,9 SLCP DLH (triệu cp) 80,4 Beta 0,9 Free float (%) 26,9 FOL (%) 11,0

Tỷ lệ sở hữu Nhà nước (%) 40,0

Diễn biến giá

Chỉ tiêu tài chính quan trọng (Tỷ đồng) 2013 2014 2015 2016F DT thuần 1.322 1.442 1.893 2.302 % yoy 15,9 9,0 31,3 21,6 LNST 55 67 162 204 % yoy -12,2 22,9 141,0 25,9 ROA (%) 3,0 3,0 4,8 4,3 ROE (%) 8,3 10,1 12,9 11,3 EPS (VND) 682 838 2.450 2.539 GTSS (VND) 13.072 13.375 22.925 24.238 Cổ tức tiền mặt (VND)

1.300 1.100 1.200 1.200

P/E (x) 9,7 11,7 9,6 8,7 P/BV (x) 0,8 1,17 1,04 1,0

Thông tin doanh nghiệp Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu Điện (HNX – PTI) được thành lập năm 1998. PTI thực hiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Bốn nhóm sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ chính của PTI gồm: bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản kỹ thuật và bảo hiểm hàng hải. Trong năm 2015, PTI đứng thứ 4 trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ về thị phần bảo hiểm gốc và là một công ty có tốc độ tăng trưởng khá cao so với ngành.

5

10

15

20

25

30

0

100

200

300

400

500

600

700

800KLGD (1,000cp) Gia (1.000 dong)

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 69

CÔNG TY PIN ẮC QUY MIỀN NAM Bloomberg: PAC VN

Lạc quan về triển vọng

TRUNG LẬP Trong hai năm gần nhất, PAC liên tục ghi nhận KQKD tích cực nhờ vào sự khả quan của thị trường OEM và thay thế. Đồng thời, doanh nghiệp cũng đánh dấu những thành công trong việc cải tiến chất lượng. Cụ thể, (1) các sản phẩm ắc quy kín bảo trì bảo dưỡng (CMF, PTX) bắt đầu được người tiêu dùng đón nhận và (2) Biên lợi nhuận của mảng pin được cải thiện nhẹ nhờ vào việc thay đổi nguồn cung nguyên liệu.

Nhân tố chính

- Nhu cầu tiêu thụ gia tăng cao ở mảng ắc quy thay thế. Vòng đời của một sản phẩm ắc quy dành cho xe hơi sẽ vào khoảng từ 3 -4 năm. Với dòng đời như trên và cầu ô tô bắt đầu phục hồi từ giữa năm 2013, chúng tôi kỳ vọng mảng ắc quy thay thế sẽ có tốc độ tăng trưởng vượt bậc.

- Hưởng lợi từ xu hướng giảm giá nguyên vật liệu. Giá nguyên vật liệu, đặc biệt là giá chì và giá kẽm, được dự báo sẽ tiếp tục ở mức thấp, cụ thể là ở dưới mức 2.000 USD/1 tấn. Nếu loại trừ đi yếu tố chiết khấu, giá chì giảm 1% sẽ giúp biên LNG tăng 0.8%.

- Sự phục hồi của mảng pin. Sau khi thay đổi nguồn cung, đóng góp của mảng này vào tổng lợi nhuận gộp được kỳ vọng sẽ tăng nhẹ.

- Khả năng di dời nhà máy pin sẽ dời đến 2017. Khả năng nhà máy pin Con Ó ở quận 6 bị di dời trong năm 2016 là khá thấp. Do vậy, KQKD của PAC sẽ không bị ảnh hưởng từ các chi phí phát sinh trong việc di dời nhà máy trong năm 2016. Theo chia sẻ, PAC kỳ vọng nhận được khoản đền bù không thấp hơn 30 tỷ đồng cho việc di dời nhà máy ắc quy con Ó.

Triển vọng 2016

- Giá nguyên vật liệu được dự báo sẽ có xu hướng tăng nhẹ trong năm nhưng vẫn ở mức thấp. Cụ thể, giá chì bình quân được dự báo sẽ vào khoảng 1.789 USD/1 tấn (tăng 5% so với cùng kì).

- Tốc độ tăng trưởng doanh thu toàn mảng ắc quy được dự phóng sẽ vào tăng khoảng 15% so với cùng kì. Trong đó, mảng ắc quy thay thế cho xe hơi trong nước được dự báo sẽ có tốc độ tăng trưởng vào khoảng 7%.

- Với xu hướng giá chì như trên, mức chiết khấu của PAC cũng sẽ có sự điều chỉnh tương ứng và giữ biên LNG dao động quanh mốc 17%.

- PAC có thể ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 2.409 tỷ đồng (tăng 13% so với cùng kì) và 109 tỷ đồng ( tăng 5%); tương ứng với mức EPS là 3.500 đồng và PE forward là 9,3 lần.

Rủi ro

- Giá nguyên vật liệu phục hồi xu hướng tăng trong năm. - Cầu cho mảng ắc quy thay thế xe hơi có thể thấp hơn dự báo. - Cạnh trang tăng mạnh dẫn đến sự gia tăng chiết khấu. - Nhà máy Pin Con Ó bị bắt buộc di dời trong năm.

Giá thị trường (VND) 34.300 Giá mục tiêu (VND) 37.000 Thời gian đầu tư Trung hạn

Thông tin cổ phiếu Ngành Ô tô và phụ tùng Vốn hóa ( tỷ đồng) 980 SLCP DLH (triệu cp) 30,9 Beta 0,8 Free float (%) 21,7 FOL (%) 23,4

Tỷ lệ sở hữu Nhà nước (%) 51,3

Diễn biến giá

Chỉ tiêu tài chính quan trọng (Tỷ đồng) 2013 2014 2015 2016F DT thuần 1.879 2.026 2.116 2.409 % yoy 0,5 7,8 4,5 13,8 LNST 61,4 74,6 90,3 109,4 % yoy -4,3 21,4 21,2 21,1 ROA (%) 5,3 5,8 6,7 7,7 ROE (%) 11,4 14,5 17,9 20,3 EPS (VND) 2.307 2.801 2.630 3.538 GTSS (VND) 19.645 18.464 16.336 18.447 Cổ tức tiền mặt (VND)

1.800

2.000

1.500

1.500

P/E (x) 8,4 8,1 12,7 9,7 P/BV (x) 0,9 1,2 2,0 2,1

Thông tin doanh nghiệp CTCP Pin Ắc Quy miền Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh các sản phẩm pin và ắc quy. Doanh nghiệp có hơn 100 điểm phân phối, chiếm thị phần lớn tại 3 vùng miền; cụ thể miền Nam (~50%), và miền Bắc (~40%). Trong những năm gần đây, công ty thành công cho ra đời các loại sản phẩm mới như PTX hay CMF và thu hút được nhiều khách hàng OEM lớn như Piaggio hay Yamaha.

Xét về cơ cấu sở hữu, PAC bị chi phối khá lớn bởi tập đoàn Hóa Chất Việt Nam (Vinachem) với tỷ lệ sở hữu lên đến 51%.

5

10

15

20

25

30

35

40

45

50

0

100

200

300

400

500

600

700

800KLGD (1.000cp) Giá (1.000 dong)

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 70

CTCP CAO SU ĐÀ NẴNG Bloomberg: DRC VN

Kỳ vọng vào phân khúc thay thế

TÍCH LŨY Mặc dù triển vọng lốp Radial trong ngắn hạn vẫn chưa thực sự rõ ràng, tuy nhiên, DRC sẽ vẫn tăng trưởng ở mức ổn định nhờ nhu cầu thay thế của phân khúc lốp Bias. Dài hạn hơn, lốp Radial được kỳ vọng sẽ là yếu tố tiền đề cho sự tăng trưởng đột biến khi hành vi tiêu dùng lốp xe chuyển đổi từ Bias sang Radial một cách tự nhiên hay gián tiếp bị tác động bởi chính sách. Lưu ý rằng, DRC hiện là doanh nghiệp có lợi thế trong phân khúc lốp Radial do DRC sản xuất và phân phối chủng loại lốp này từ năm 2013 sớm hơn CSM, trong khi doanh nghiệp còn lại là SRC vẫn chưa khai thác phân khúc này.

Nhân tố chính

- Duy trì tăng trưởng ở phân khúc lốp thay thế của lốp Bias. Việc gia tăng sản lượng xe trong năm 2014-2015 sẽ dần kéo theo việc gia tăng nhu cầu thay thế. Thêm vào đó, nhiều hiệp định thương mại sẽ được ký kết như TPP càng làm gia tăng lưu lượng lưu chuyển hàng hóa. Dựa trên những nhận định này, số lượng tiêu thụ lốp xe Bias được dự báo tăng trưởng trung bình trong 2 năm tới sẽ vào khoảng 5%/năm.

- Chờ đợi thành quả từ lốp Radial. Lốp Radial được kỳ vọng sẽ tiêu thụ tốt nhờ vào nhiều tuyến đường ngày càng được cao tốc hóa, và ý thức người kinh doanh vận tải sẽ dần chuyển đổi sang lốp Radial để tăng tính an toàn cho phương tiện chuyên chở. Những chuyển biến trong thói quen tiêu dùng cần thời gian nhất định để hiện thực hóa và như vậy khiến dự án Radial khó phát huy hiệu quả trong trung hạn. Tuy nhiên, chúng tôi không loại trừ khả năng việc chuyến biến trong thói quen tiêu dùng sẽ xảy ra sớm hơn dưới tác động từ yếu tố khách quan (chẳng hạn: chính sách). Ngoài ra, DRC cũng đang chuẩn bị cho sự gia tăng nhu cầu lốp Radial bằng việc chuẩn bị khởi công nhà máy Radial giai đoạn 2 nhằm nâng công suất từ 300.000 lốp/năm lên 600.000 lốp/năm

Triển vọng 2016

- Doanh thu 2016 dự báo tăng 17,7%, trong đó, phân khúc lốp Bias tăng 5% và lốp Radial ghi nhận mức tăng mạnh 43% nhờ kỳ vọng sản lượng lốp radial tiêu thụ trong năm 2016 đạt 250,000 lốp.

- Biên gộp ước tính duy trì ở mức 24%. Mặc dù phân khúc Radial có thể vượt điểm hòa vốn, nhưng giá nguyên liệu có thể phục hồi trong năm nay là yếu tố kìm hãm sự cải thiện của biên gộp

- Dự báo lợi nhuận ròng đạt 504 tỷ đồng tăng 21% so với cùng kỳ, trong khi EPS chỉ tăng 10,4% đạt 4.728 đồng/cổ phiếu do giả thuyết DRC sẽ chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10%

- Chi phí lãi vay giảm 9,1% do DRC đang tiến hành chi trả nợ của dự án lốp Radial. Tuy nhiên, biến động về tỷ giá có thể làm xuất hiện khoản lỗ chênh lệch tỷ giá ~ 42 tỷ

Rủi ro

- Áp lực cạnh tranh từ lốp Trung Quốc. Do gian lận thương mại, lốp Trung Quốc có lợi thế về giá, thấp hơn 10-15% so với mặt hàng trong nước. Thêm vào đó, chiết khấu hàng bán cho đại lý khá cao khiến lốp Trung Quốc ngoài lợi thế về giá còn có lợi thế về đại lý phân phối. Biến động tỷ giá và lãi suất do DRC có khoản vay nợ cho dự án Radial giai đoạn 1 bằng đồng USD

Giá thị trường (VND) 43.500 Giá mục tiêu (VND) 52.000 Thời gian đầu tư Dài hạn

Thông tin cổ phiếu Ngành Phụ tùng ô tô Vốn hóa ( tỷ đồng) 3.975,0 SLCP DLH (triệu cp) 91,4 Beta 0,68 Free float (%) 33 FOL (%) 15,1 Tỷ lệ sở hữu Nhà nước (%) 50,5

Diễn biến giá

Chỉ tiêu tài chính quan trọng (Tỷ đồng) 2013 2014 2015 2016F DT thuần 2.803 3.251 3.317 3.906 % yoy 0,7 16,0 2,0 17,7 LNST 375,4 352,7 414,9 504,0 % yoy 20,3 -6,0 17,6 21,5 ROA (%) 13,3 11,2 13,2 14,6 ROE (%) 29,5 24,2 25,9 27,7 EPS (VND) 4.067 3.821 4.280 4.728* GTSS (VND)

16.609 18.487 18.306 19.257

Cổ tức tiền mặt (VND)

2.000 2.000 3.000 3.000

P/E(x) 2,8 7,6 10,2 9,2 P/BV(x) 0,8 1,7 2,6 2,4 *EPS trước pha loãng là 4.964 VND/cp

Thông tin doanh nghiệp CTCP Cao su Đà Nẵng hiện là một trong 3 cổ phiếu ngành sản xuất săm lốp đang niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. DRC sở hữu chuỗi sản phẩm đa dạng từ săm lốp cho xe đạp, xe máy, đến xe tải và hệ thống phân phối rộng khắp cả nước với khoảng 100 đại lý. Bên cạnh đó, DRC cũng suất khẩu hàng sang các nước Asean, Mỹ, Brazil, Ghana với tỷ trong doanh thu ~ 12%

So với 2 doanh nghiệp còn lại là Casumina và Cao su sao vàng (SRC), DRC được nhà đầu tư nội lẫn ngoại đánh giá cao hơn phản ánh qua việc chấp nhân mức P/E bình quân các năm cao nhất trong ngành.

5

15

25

35

45

55

65

0

200

400

600

800

1000

1200

1400

1600

1800KLGD (1.000cp) Giá (1.000 dong)

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 71

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ SÀI GÒN Bloomberg: SVC VN

Động lực tăng trưởng lợi nhuận đến từ mảng dịch vụ sữa chữa

TÍCH LŨY CTCP Dịch vụ Sài Gòn gắn liền tên tuổi qua các hoạt động (1) kinh doanh ô tô với hệ thống phân phối rộng khắp, chuyên phân phối cho các thương hiệu nổi tiếng và (2) kinh doanh bất động sản với các quỹ đất lớn. Trong 3 năm gần nhất, với sự phục hồi của thị trường ô tô, tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình của SVC lên đến 20%. Chúng tôi lạc quan về triển vọng của SVC trong các năm tới nhờ vào chủ trương tập trung đẩy mạnh mảng dịch vụ vốn là mảng có biên lợi nhuận cao và có nhiều tiềm năng tăng trưởng.

Nhân tố chính

- Sản lượng tiêu thụ xe ô tô tăng trưởng nhẹ. Sang đến năm 2016, thị trường ô tô được dự báo sẽ khó duy trì được tốc độ tăng trưởng tích cực như trước. Tuy nhiên với việc mở rộng hệ thống phân phối thông qua mở mới 4 showroom, chúng tôi kỳ vọng tốc độ tăng trưởng mảng này vẫn tích cực .

- Nguồn tài chính đầy đủ cho việc mở rộng hệ thống phân phối. Sau khi thanh khoản một số khoản đầu tư vào bất động sản, chúng tôi cho rằng doanh nghiệp sẽ có nguồn tài chính để bổ sung một phần vào việc mở rộng hệ thống showroom cũng như linh hoạt nguồn vốn khi chi phí lãi vay biến động.

- Kỳ vọng cao ở mảng dịch vụ sữa chữa. Mảng kinh doanh này có biên lợi nhuận gộp cao (25-26%) với rất nhiều tiềm năng tăng trưởng dài hạn nhờ vào kho dữ liệu khách hàng lớn. Chúng tôi kỳ vọng đóng góp của mảng này có thể cải thiện và đạt 25% trong tổng lợi nhuận gộp.

- Cải thiện nhẹ doanh thu mảng kinh doanh dịch vụ bất động sản. Doanh thu mảng này thường ổn định. Từ Q12016, dự án 277-279 Lý Tự Trọng sẽ chính thức hoàn công vào Q1/2016 và hứa hẹn đóng góp tích cực vào doanh thu mảng.

- Khó có khả năng ghi nhận doanh thu từ chuyển nhượng dự án bất động sản. Sau quá trình tái cơ cấu, thanh lý trong hai năm trở lại đây, số lượng bất động sản còn lại vào khoảng 6 dự án và đều có giá trị cũng như diện tích khai thác lớn. Khả năng tìm đối tác cho các dự án này cũng như xác suất ghi nhận lợi nhuận đột biến từ chuyển nhượng trong năm 2016 sẽ không cao.

Triển vọng 2016

- Doanh thu mảng bán lẻ ô tô và doanh thu mảng dịch vụ được dự báo sẽ tăng trưởng lần lượt là 8.17% và 24% so với cùng kì dựa vào giả định SVC sẽ mở mới 4 đại lý trong năm 2016. Ngoài ra, doanh thu từ mảng dịch vụ BĐS được dự báo sẽ đạt được hơn 160 tỷ đồng (tăng 16% so với cùng kì).

- Biên LNG được kì vọng sẽ ở mức 6,9% nhờ vào việc SVC tập trung đẩy mạnh phát triển các mảng có biên LNG cao như dịch vụ sữa chữa ô tô và DV BĐS.

- Như vậy, SVC có thể ghi nhận doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt là 10.431 tỷ đồng và 239 tỷ đồng ( +20% so với cùng kì), tương ứng với mức EPS là 4.131 đồng và PE forward là 7.8 lần.

Rủi ro

- Cầu ô tô có thể thấp hơn dự báo nguyên nhân do một số loại thuế có khả năng điều chỉnh.

- Dự án Mercure Sơn Trà có khả năng chuyển nhượng lỗ.

Giá thị trường (VND) 36.500 Giá mục tiêu (VND) 41.700 Thời gian đầu tư Trung hạn

Thông tin cổ phiếu Ngành Bán lẻ ô tô Vốn hóa ( tỷ đồng) 911,6 SLCP DLH (triệu cp) 24,9 Beta 0,9 Free float (%) 11 FOL (%) 14,8 Tỷ lệ sở hữu Nhà nước (%) 40,8

Diễn biến giá

Chỉ tiêu tài chính quan trọng (Tỷ đồng) 2013 2014 2015 2016F DT thuần 6.582 7.930 9.928 10.431 % yoy 21,6 20,5 25,2 5,1 LNST 41,2 51,8 98,9 114 % yoy -8,2 25,8 79,3 15,9 ROA (%) 1,5 1,9 3,3 4,1 ROE (%) 5,6 6,9 12,7 13,5 EPS (VND) 1.648 2.074 3.972 4.131 GTSS (VND) 29.670 30.189 41.513 47.853

Cổ tức tiền mặt (VND) 1.000 1.000 1.200 1.200

P/E (x) 7,6 7,2 10,4 8,8 P/BV (x) 0,4 0,5 1,0 1,1

Thông tin doanh nghiệp Thành lập từ năm 1982, tên tuổi của CTCP Dịch Vụ Sài gòn hiện nay gắn liền với hai hoạt động chính bao gồm (1) Hoạt động kinh doanh ô tô; chuyên phân phối xe cho các thương hiệu lớn như Toyota, Ford, GM, Hino, … và (2) hoạt động kinh doanh bất động sản với nhiều dự án BĐS có quy mô lớn và nhiều dự án văn phòng cho thuê trong khu vực trung tâm. Hiện nay, SVC đang sở hữu trên 23 đại lý tiêu chuẩn 3S và chiếm 8% thị phần VAMA.

Xét về cơ cấu cổ đông, với 40% cổ phần trong tay, TCT Bến Thành là cổ đông có ảnh hưởng lớn đến các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

5

10

15

20

25

30

35

40

45

50

0

100

200

300

400

500

600

700

800KLGD (1.000cp) Giá (1.000 dong)

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 72

CTCP ĐÔNG HẢI BẾN TRE Bloomberg: DHC VN

Tăng trưởng ổn định

TÍCH LŨY DHC là một doanh nghiệp sản xuất giấy kraft quy mô nhỏ, đã thu hút được sự chú ý của nhà đầu tư sau khi hoạt động tái cấu trúc tại công ty này bắt đầu mang lại kết quả từ năm 2013. Bằng chính những cải tiến nội tại trong hoạt động kinh doanh, trong năm 2014-2015, DHC đã ghi nhận được sự tăng trưởng mạnh 18,7%/năm về doanh thu và 69,1%/năm về LNST. Đáng chờ đợi hơn, nhà máy Giao Long giai đoạn 2, (công suất dự kiến 600 tấn/ngày) sẽ trở thành hạt nhân chính cho sự tăng trưởng trong dài hạn.

Nhân tố chính

- Gia tăng nhu cầu giấy Kraft và bao bì thùng carton trong thời gian tới. Với việc các hiệp định thương mại song phương và đa phương có thể ký kết trong thời gian tới, lượng đơn hàng xuất khẩu được kỳ vọng tăng vọt, đặc biệt là nhóm hàng tiêu dùng, dệt may. Điều này có thể kéo theo sự gia tăng trong nhu cầu các mặt hàng bao bì và giấy bao bì.

- Nâng công suất nhà máy bao bì carton. Máy in mới vừa đi vào vận hành trong Q4/2015 được kì vọng sẽ nâng công suất nhà máy này lên thêm 20%. Như vậy, công suất nhà máy theo kế hoạch sẽ đạt 2.5 triệu sản phẩm trong năm 2016 và 3 triệu sản phẩm trong năm 2017.

- Tiếp tục được hưởng ưu đãi thuế. Mới đây, Tổng cục thuế đã có văn bản chấp thuận cho DHC được miễn thuế TNDN đối với nhà máy giấy Kraft và giảm 50% thuế TNDN đối với nhà máy bao bì thùng carton trong năm 2015. Trong những năm tiếp theo, cả 2 nhà máy đều được chấp thuận giảm 50% thuế TNDN.

- Nhà máy Giao Long giai đoan 2 là mấu chốt cho tăng trưởng dài hạn. Tổng mức đầu tư cho giai đoạn 2 dự kiến là ~ 600 tỷ đồng với công suất 600 tấn/ngày. Như vậy, sau khi vận hành, công suất nhà máy sẽ gấp 4 lần so với hiện tại. Theo kế hoạch, dự án sẽ được thi công trong 2 năm và có thể sản xuất cuối năm 2017. Triển vọng dự án này được hỗ trợ bởi những yếu tố khách quan (1) nhu cầu giấy kraft sẽ tiếp tục vượt khả năng cung ứng của các doanh nghiệp nội địa, (2) Việc ký kết các hiệp định thương mại sẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, gián tiếp làm tăng mạnh nhu cầu giấy bao bì.

Triển vọng 2016

- Tăng trưởng doanh thu 2016 ước đạt 10,5%. Cụ thể, mảng tăng trưởng mảng sản xuất bao bì thùng carton đạt 20%, trong khi đó, mảng sản xuất giấy kraft duy trì ổn định do đang hoạt động ở mức công suất gần tối đa.

- Một cách thận trọng biên lợi nhuận gộp 2016 được dự báo giảm nhẹ về mức 17,7% do quan ngại về khả năng (1) tăng giá bán điện, (2) biến động tỷ giá tác động tiêu cực đến cung cầu giấy bao bì thế giới.

- Kỳ vọng DHC sẽ ghi nhận lợi nhuận bất thường từ việc chuyển nhượng nhà máy cũ tại thành phố Bến Tre.

- Lợi nhuận ròng ước dạt 89 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ, tuy nhiên EPS có thể chỉ đạt khoảng 3.567 VND/cp, thấp hơn 2015 do bị pha loãng bởi 6 triệu cổ phiếu phát hành cho cổ đông chiến lược (dự báo phá hành trong Q2/2016).

Rủi ro

- Nguồn vốn FDI chảy mạnh vào ngành sản xuất giấy bao bì làm gia tăng nguồn cung, tăng sức ép cạnh tranh

- Biến động tỷ giá CNYVND có thể khiến nguồn cung từ Trung Quốc trở nên khó đoán.

Giá thị trường (VND) 29.700 Giá mục tiêu (VND) 38.200 Thời gian đầu tư Dài hạn

Thông tin cổ phiếu Ngành Bao bì Vốn hóa ( tỷ đồng) 512,6 SLCP DLH (triệu cp) 17,3 Beta 0,88 Free float (%) 44,3 FOL (%) 27,4

Tỷ lệ sở hữu Nhà nước (%) 0,0

Diễn biến giá

Chỉ tiêu tài chính quan trọng (Tỷ đồng) 2013 2014 2015 2016F DT thuần 454,4 542,8 640,0 707,0 % yoy 33,3 19,5 17,9 10,5 LNST 27,0 43,1 77,1 88,8 % yoy 1.166,6 59,4 78,8 15,3 ROA (%) 6,0 7,9 12,0 12,6 ROE (%) 6,5 10,5 18,6 13,0 EPS (VND) 1.623 2.472 4.698 3.567 GTSS (VND) 15.043 16.485 17.299 21.152 Cổ tức tiền mặt (VND) 1.000 1.000

P/E (x) 4,8 7,5 6,0 8,3 P/BV (x) 0,6 1,2 1,6 1,7

Thông tin doanh nghiệp So với các doanh nghiệp trong ngành sản xuất giấy công nghiệp (giấy Kraft), DHC là một doanh nghiệp có quy mô bậc trung với công suất thiết kế 60.000 tấn/năm. Tuy nhiên, do có sự khác biệt lớn giữa các doanh nghiệp top trên và khá nhiều các doanh nghiệp nhỏ lẻ khác, thị phần 4% cả nước của DHC vẫn là điểm đáng lưu ý. Hiện tại, DHC là nhà máy duy nhất sản xuất giấy công nghiệp có quy mô tại khu vực Tây Nam Bộ.

DHC hiện đang kinh doanh trên 2 mảng chính là sản xuất giấy công nghiệp (medium, testliner) và bao bì thùng carton. Nhóm khách hàng lớn của DHC bao gồm BoxPak Việt nam, Bia Sài Gòn, Bao bì Nam An, Gia Phú, Mỹ Xuân.,…

5

10

15

20

25

30

35

0

100

200

300

400

500

600KLGD (1.000cp) Giá (1.000 dong)

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 73

CTCP CƠ ĐIỆN LẠNH Bloomberg: REE VN

Giảm tốc tạm thời

TÍCH LŨY REE là một doanh nghiệp mạnh với hiệu quả kinh doanh cao, năng lực tài chính, vị thế lớn trong ngành lớn và quản trị doanh nghiệp tốt. Là nhà thầu cơ điện (M&E) và sản xuất thiết điều hòa lớn nhất Việt Nam, REE cũng sẽ được hưởng lợi từ sự phục hồi của thị trường bất động sản. Việc sở hữu gần 100.000m2 sàn văn phòng cho thuê ở các vị trí đẹp của TP.HCM đem lại cho REE dòng tiền ổn định các năm qua. Dự án E -Town Central (Quận 4, TP.HCM) dự kiến sẽ bổ sung cho Công ty gần 35.000m2 sàn để cho thuê từ 2017. Về hoạt động đầu tư , REE sở hữu nhiều công ty LDLK trong ngành điện và nước. Với lộ trình tự do hóa của Chính Phủ từ này đến 2020, đây là những lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng lớn trong dài hạn.

Nhân tố chính

- Mảng M&E được hỗ trợ bởi sự phục hồi thị trường bất động sản. REE đã ký kết khoảng 2.200 tỷ đồng giá trị của hợp đồng M&E mới trong chín tháng đầu năm 2015. Công ty đang thực hiện một số dự án lớn như T2 ga sân bay Tân Sơn Nhất, khối CT2 của Tràng An Complex, Union Square, Doji Building vv. Tính đến quý 4/2015, giá trị hợp đồng M&E chưa thực hiện vào khoảng 3.700 tỷ đồng.

- Lợi nhuận từ nhà máy nhiệt điện sẽ giúp bù đắp sự sụt giảm về KQKD từ thủy điện trong 2016. Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, các công ty thủy điện liên kết của REE như thủy điện Thác Mơ, thủy điện Thác Bà (công ty con từ 2014) có thể sẽ tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu nước để phát điện trong năm 2016. Dù vậy, sản lượng đầu ra cải thiện và giá điện cao hơn trên thị trường cạnh tranh sẽ có lợi cho các nhà máy như nhiệt điện Phả Lại và nhiệt điện Hải Phòng.

- Việc nới room có thể là chất xúc tác cho cổ phiếu trong ngắn hạn. Với cơ bản hoạt động kinh doanh tốt, vốn hóa lớn và thanh khoản cao, REE là một trong số ít các cổ phiếu phù hợp với các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài. Tuy nhiên, cổ phiếu REE hiện đã hết room. Việc nâng giới hạn sở hữu được kỳ vọng sẽ có tác động tích cực đến giá cổ phiếu.

Triển vọng 2016

- Tuy giá trị hợp đồng gối đầu là khá lớn nhưng do năng lực thi công của REE đã gần như đến hạn nên doanh thu từ mảng M&E được dự báo sẽ tăng trưởng nhẹ mức 4% trong năm 2016; mảng Reetech cũng có thể tăng trưởng khoảng 9%.

- Doanh thu từ mảng cho thuê văn phòng có thể chỉ tăng tương đương với tỷ giá VND/USD do tỷ lệ lấp đầu tại các văn phòng cho thuê của REE hiện đã ở mức cao (trung bình khoảng 98%).

- Thu nhập từ LDKLK (bao gồm cả khoản thu cổ tức) có thể vẫn ổn định ở mức khoảng 310 tỷ đồng trong FY2016 cho các dự báo tăng trưởng khiêm tốn công ty liên kết trong ngành điện.

- Lợi nhuận sau thuế năm 2016 dự kiến đạt 990 tỷ đồng (+16% yoy) và tương ứng EPS khoảng VND3.674.

Rủi ro

- Biến động tỷ giá có thể ảnh hưởng đáng kể đến các doanh nghiệp điện do sự suy yếu của VND so với các đồng tiền lớn như USD, JPY, EUR.

- Việc trì hoãn nới room có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu.

Giá thị trường (VND) 25.700 Giá mục tiêu (VND) 31.000 Thời gian đầu tư Dài hạn

Thông tin cổ phiếu Ngành Công nghiệp chung Vốn hóa ( tỷ đồng) 6.929,1 SLCP DLH (triệu cp) 269,6 Beta 0,8 Free float (%) 71,1 FOL (%) 1,0 Tỷ lệ sở hữu Nhà nước (%) 1,3

Diễn biến giá

Chỉ tiêu tài chính quan trọng (Tỷ đồng) 2013 2014 2015 2016F DT thuần 2.413,4 2.629,4 2.643,4 2.696,4 % yoy 0,7 8,9 0,5 2,0 LNST 975,8 1.062,0 853,1 990,6 % yoy 48,6 8,8 -19,2 16,1 ROA (%) 14,4 13,8 9,5 10,3 ROE (%) 20,7 19,1 13,9 15,2 EPS (VND) 3.980 4.004 3.171 3.674 GTSS (VND) 19.708 21.965 23.494 25.004 Cổ tức tiền mặt (VND) 1.600 1.600 1.600 1.600

P/E (x) 6,7 6,7 8,4 7,0 P/BV (x) 1,4 1,2 1,1 1,1

Thông tin doanh nghiệp Tiền thân là một DNNN, REE là một trong những công ty đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên TTCK Việt Nam. REE hiện hoạt động theo mô hình “holding” với hoạt động thi công cơ điện (M&E) đóng góp chính vào doanh thu hằng năm. REE cũng đang vận hành nhiều cao ốc văn phòng hạng B tại nhiều vị trí trong TP.HCM. Trong những năm gần đây, REE đã đầu tư khá lớn vào lĩnh vực điện, nước, than với một danh mục đầu tư vào các công ty LDLK có giá trị gần 4.000 tỷ đồng, gồm nhiều nhà máy thủy điện và nhiệt điện như PPC, TMP, TBC (công ty con từ năm 2014) và một số nhà máy nước sạch như TDW, BOO Thủ Đức, nhà máy nước Tân Hiệp 2.

5

10

15

20

25

30

35

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

3500

4000

4500

5000KLGD (1.000cp) Giá (1.000 dong)

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 74

CTCP ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ NHƠN TRẠCH Bloomberg: NT2 VN

Kỳ vọng sự ổn định sau một năm tăng trưởng cao

TÍCH LŨY NT2 tọa lạc tại tỉnh trung tâm của khu tứ giác trọng điểm phía Nam, nơi có nhu cầu phụ tải luôn ở mức cao. Sau 5 năm vận hành, NT2 đã chạy vượt công suất và biên lợi nhuận ròng từ hoạt động kinh doanh chính luôn tăng trưởng. Ngoài ra, với dòng tiền hoạt động khả quan, NT2 hoàn toàn có khả năng tăng mức chi trả cổ tức hàng năm.

Nhân tố chính

- Nhờ máy móc mới và hiện đại, NT2 luôn được phát điện với công suất cao. Hiệu suất hoạt động của NT2 liên tục cải thiện sau đợt trung tu năm 2014 và tiểu tu năm 2015. Sau hơn 4 năm hoạt động, sản lượng điện thương phẩm đã cao hơn công suất thiết kế trung bình khoảng 13%.

- Giá khí được thả nổi từ tháng 9/2015 giúp NT2 có lợi hơn khi tham gia thị trường điện. Biên lợi nhuận gộp đã tăng lên 24,4% trong năm 2015 và dự kiến sẽ tiếp tục được cải thiện trong năm 2016.

- Dòng tiền đảm bảo khả năng tăng mức chi trả cổ tức. Chi phí lãi vay dự báo giảm khoảng 30 tỷ/năm và khoảng 150 tỷ từ khoản phải thu EVN trong vòng 4 năm (2015 – 2019), dòng tiền thuần trong năm của NT2 kỳ vọng sẽ được cải thiện đáng kể. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể sẽ tăng mức chi trả trả cổ tức từ năm 2015.

Triển vọng 2016

- Với mùa khô kéo dài và một đợt tiểu tu trong năm 2016, sản lượng điện của NT2 dự báo vẫn đạt mức tương đương năm 2015. Doanh thu năm 2016 có thể giảm khoảng 10% do giá nhiên liệu giảm (giá nhiên liệu được tính vào giá bán). Mặc dù vậy, biên lợi nhuận gộp được dự báo tăng lên mức 25,9%.

- Ước tính doanh thu và lợi nhuận ròng năm 2016 đạt lần lượt 6.642 tỷ đồng (-1,3%, yoy) và 1.019 tỷ đồng (-11%, yoy).

- EPS từ hoạt động kinh doanh chính năm 2016 ước khoảng 3.788 đồng. Tính chung lãi/lỗ từ chênh lệch tỷ giá, EPS năm 2016 dự báo ở mức 3.957 đồng.

Rủi ro

- NT2 đang tạm thời hưởng lợi nhờ giá nhiên liệu giảm. Trong trường hợp giá nhiên liệu phục hồi trở lại trong năm 2016, lợi thế này sẽ không còn.

- Với dư nợ ngoại tệ cao, NT2 cũng chịu rủi ro do những biến động tỷ giá. Tuy nhiên, với dự báo về sự biến động trái chiều của cặp tỷ giá USDVND và EURVND, chúng tôi cho rằng rủi ro này sẽ không đáng quan ngại trong năm 2016.

Giá thị trường (VND) 26.500 Giá mục tiêu (VND) 31.000 Thời gian đầu tư Trung hạn

Thông tin cổ phiếu Ngành Tiện ích Công cộng Vốn hóa ( tỷ đồng) 7.258,9 SLCP DLH (triệu cp) 274 Beta 0,9 Free float (%) 26,6 FOL (%) 30,8

Tỷ lệ sở hữu Nhà nước (%) 65,0

Diễn biến giá

Chỉ tiêu tài chính quan trọng (Tỷ đồng) 2013 2014 2015 2016F DT thuần 5.881,0 7.064,9 6.729,4 6.057,9 % yoy 7,9 8,9 -4,7 -10,0 LNST 8,2 1.591,0 1.141,6 1.058,0 % yoy 7,0 19256,6 -28,2 -10,7 ROA (%) 0,1 12,9 9,5 9,2 ROE (%) 0,3 45,2 25,3 20,8 EPS (VND) 32 6.137 4.095 3.788 GTSS (VND)

10.889 16.589 17.408 19.785

Cổ tức tiền mặt (VND)

- 1.300 1.500 1.500

P/E (x) 178,1 3,2 6,5 7,0 P/BV (x) 0,5 1,2 1,5 1,5

Thông tin doanh nghiệp CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (PVPower NT2) được thành lập vào năm 2007 tại KCN Ông Kèo, ấp 3, xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. PVPower NT2 là công ty nhiệt điện có vốn hóa lớn nhất trên sàn niêm yết.

PVPower NT2 chịu trách nhiệm đầu tư và vận hành nhà máy nhiệt điện tuabin khí NT2 có công suất 750 MW. Nhà máy được xây dựng trong khoảng 4 năm và được đưa vào vận hành thương mại hoàn toàn từ ngày 16/10/20111 và tham gia thị trường phát điện cạnh tranh từ tháng 7/2012. Nhà máy được thiết kế với công suất trung bình 4,5 tỷ kWh mỗi năm, chiếm khoảng 3,5% nhu cầu điện quốc gia trong năm 2014.

5

10

15

20

25

30

0

2000

4000

6000

8000

10000

12000KLGD (1.000cp) Giá (1.000 dong)

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 75

CTCP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI Bloomberg: PPC VN

Lạc quan với hoạt động kinh doanh cốt lõi

TÍCH LŨY Với dự báo hiện tượng El Nino sẽ tiếp diễn trong năm 2016, hứa hẹn một năm thuận lợi cho các nhà nhiệt điện hơn là các nhà máy thủy điện. Mặc dù một số nhà máy nhiệt điện lớn sẽ được đưa vào vận hành trong năm 2016, PPC vẫn có những lợi thế của riêng mình để cạnh tranh như là việc hết khấu hao hoàn toàn giúp giảm chi phí hoạt động…

Nhân tố chính

- Định hướng phát triển nền kinh tế công nghiệp hóa làm tăng nhu cầu điện. Nhờ vậy, nhiều khu công nghiệp cũng như các ngành nghề tiêu tốn điện năng đã được xây dựng và đưa vào hoạt động ở miền Bắc Việt Nam. Nhu cầu phụ tải ở khu vực này có thể sẽ tăng trưởng cao trong các năm tới.

- Biên lợi nhuận gộp của PL2 dự báo cao hơn. Máy móc thiết bị chính của PL2 đã được khấu hao hoàn toàn từ giữa năm 2015 trong khi giá điện hợp đồng đã được ký cố định trong 18 năm (2014 – 2032), nhờ vậy, chi phí khấu hao giảm sẽ giúp cải thiện biên LNG của nhà máy.

Triển vọng 2016

- Biên lợi nhuận gộp năm 2016 dự báo khoảng 12,8%, tăng nhẹ nhờ biên lợi nhuận tốt hơn của nhà máy PL2.

- Dự báo doanh thu và lợi nhuận ròng năm 2016 của PPC lần lượt đạt 7.263 tỷ đồng (-5,2%, yoy) và 678 tỷ đồng (+44%, yoy).

- EPS từ hoạt động kinh doanh cốt lõi năm 2016 ước đạt 2.935 đồng. Nếu bao gồm lãi/lỗ từ chênh lệch tỷ giá, EPS cơ bản năm 2016 dự báo khoảng 1.805 đồng.

Rủi ro

- Các nhà máy nhiệt điện mới với hiệu quả hoạt động cao có thể khiến PPC không được huy động ở mức công suất cao và tối đa hóa hiệu quả hoạt động.

- Với khoản nợ ngoại tệ lớn, biến động cặp tỷ giá JPYVND là một trong những rủi ro lớn đối với kết quả kinh doanh của PPC. Trong năm 2015, đồng JPY đã hồi phục nhẹ trở lại so với VND và chúng tôi e rằng xu hướng này có thể tiếp diễn trong các năm tiếp theo, và gây tác động tiêu cực đối với lợi nhuận ròng của PPC.

- Với hơn 52% cổ phần thuộc sở hữu Nhà nước, PPC không hoàn toàn có được sự độc lập và năng đông trong các quyết định kinh doanh, và không có nhiều lựa chọn cho hoạt động đầu tư tài chính.

Giá thị trường (VND) 16.900 Giá mục tiêu (VND) 20.900 Thời gian đầu tư Dài hạn

Thông tin cổ phiếu Ngành Tiện ích Công cộng Vốn hóa ( tỷ đồng) 5.376,8 SLCP DLH (triệu cp) 318,15 Beta 0.9 Free float (%) 21,2 FOL (%) 33,8 Tỷ lệ sở hữu Nhà nước (%) 51,0

Diễn biến giá

Chỉ tiêu tài chính quan trọng (Tỷ đồng) 2013 2014 2015 2016F DTT 6.588,5 7.481,9 7.664,9 7.262,8% yoy 59,5 13,6 2,4 -5,2LNST 1.629,5 1.044,7 469,6 678,2% yoy 222,8 -35,9 -55,0 44,4ROA (%) 13,6 9,0 4,2 6,0ROE (%) 34,1 18,9 8,2 11,6EPS (VND) 5.122 3.284 1.476 1.805GTSS (VND) 16.964 17.835 18.070 18.813Cổ tức (VND) 1.500 2.000 1.000 1.500

P/E (x) 4,2 7,6 12,8 9,4P/BV (x) 1,3 1,4 1,1 0,9

Thông tin doanh nghiệp CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC) được thành lập vào năm 1982, là một trong những nhà máy nhiệt điện lâu đời và lớn nhất ở miền Bắc Việt Nam. PPC có hai nhà máy nhiệt điện, gồm PL1 với công suất thiết kế 440 MW và 600 MW, đồng thời sở hữu khoảng 26% cổ phần của Nhiệt điện Hải Phòng – nhà máy nhiệt điện mới có công suất 1.200 MW. PPC luôn hoạt động khoảng 95 – 100% công suất thiết kế và cung cấp trung bình 6 tỷ kWh điện năng mỗi năm, chiếm khoảng 6% tổng nguồn cung điện quốc gia. Thời gian khấu hao của PL1 đã hết vào năm 2014 và giữa năm 2015 đối với PL2. Cổ đông Nhà nước sở hữu 52,3% cổ phần của PPC do GENCO2 làm người đại diện. EVN có sự ảnh hưởng khá lớn ở PPC và thường kế hoạch hàng năm của nhà máy bám sát kế hoạch năm của EVN.

5

10

15

20

25

30

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000 KLGD (1.000cp) Giá (1.000 dong)

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 76

NHTM CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM Bloomberg: VCB VN

Vị thế “anh cả”

TRUNG LẬP VCB là một trong những ngân hàng được đánh giá cao về tính minh bạch và vị thế trong ngành. Thị phần huy động và tín dụng của ngân hàng đạt lần lượt 8,7% và 9,4%, đứng vị trí thứ ba sau BID và CTG. Mặc dù vậy, nhờ uy tín thương hiệu, VCB có khả năng tiếp cận nguồn vốn từ các tổng công ty, tập đoàn nhà nước và một số nguồn huy động vốn khác như Quỹ Bảo Hiểm xã hội, v.v… Chi phí huy động vốn của VCB do vậy ở mức rất thấp so với các ngân hàng còn lại. Ngoài ra, chất lượng tài sản và con số lợi nhuận của Vietcombank được xem là đáng tin cậy nhất. Cơ cấu tài sản (có) khá cân đối với khoảng 56% tập trung vào cho vay khách hàng, 19% vào cho vay liên ngân hàng và khoảng 16% vào chứng khoán đầu tư (gần 70% là trái phiếu chính phủ). Cơ cấu lợi nhuận đa dạng với khoảng 73% từ thu nhập lãi (trung bình ngành hơn 80%) và 27% từ thu nhập ngoài lãi. Tỷ lệ cho vay nhóm DNNN suy giảm kể từ năm 2013 trong khi cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân đã cải thiện đáng kể. Mức tăng trưởng tín dụng bình quân ở hai nhóm khách hàng này trong giai đoạn 2011 – 2015 đạt lần lượt là 16% và 30%/năm. Kết quả này cho thấy sự năng động hơn của VCB, cũng như nỗ lực của ngân hàng trong việc tập trung phát triển khối ngân hàng bán lẻ.

Nhân tố chính

- Hoạt động tín dụng và huy động tăng tốc nhờ kinh tế phục hồi. Do đặc thù kinh doanh, tăng trưởng tín dụng và huy động của VCB có mối tương quan nhất định với tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, nhờ uy tín cũng như vị thế trong ngành, các chỉ tiêu tín dụng và huy động của VCB luôn có mức tăng trưởng nhanh hơn so với trung bình ngành.

- Tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR) vào cuối năm 2015 của VCB khoảng 78%, thấp hơn mức trần 80% (đối với NHTM) và rất thấp so với mức trần 90% (đối với NHQD) theo quy định của TT 36. Với tỷ lệ thấp như trên, Vietcombank sẽ không chịu nhiều áp lực tăng trưởng huy động trong khi hoàn toàn có khả năng đẩy mạnh cho vay nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn và cải thiện NIM.

Triển vọng 2016

- Dự báo tăng trưởng tín dụng và huy động đạt lần lượt 18% và 17% trong năm 2016. Lãi suất huy động của VCB hiện đang khá thấp so với mặt bằng chung của hệ thống, do vậy ngân hàng có thể sẽ phải tăng lãi suất huy động nhanh hơn so với lãi suất cho vay nhằm giữ chân khách hàng. Do vậy, tỷ lệ NIM có thể chỉ duy trì ở mức xấp xỉ 2,72% hiện tại.

- VCB đã kiểm soát khá tốt tỷ lệ chi phí hoạt động trong năm 2014 và 2015. Tỷ lệ này kỳ vọng sẽ tiếp tục được duy trì trong năm 2016, ước chiếm khoảng 39,7% tổng thu nhập hoạt động. Tổng lợi nhuận trước DPRR ước đạt 14.229 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2015.

- EPS năm 2016 dự báo đạt 2.037 đồng. Với vị thế là ngân hàng quốc doanh hàng đầu, minh bạch và hoạt động hiệu quả, cổ phiếu VCB luôn được giao dịch ở mức thặng dư 30 – 50% so với trung bình ngành.

Rủi ro

- Chia sẻ một phần nguồn lực khi tham gia tái cấu trúc ngành. Trong quá trình tái cấu trúc ngành, VCB tham gia hỗ trợ tái cấu trúc Ngân hàng Xây dựng. Sự tham gia này có thể khiến VCB phải san sẻ một phần lợi ích cũng như nguồn lực trong những giai đoạn nhất định, và suy giảm lợi ích cổ đông thiểu số.

- Chính sách thận trọng khiến các chỉ tiêu về tăng trưởng cũng như hiệu quả hoạt động của VCB khiêm tốn hơn so với các ngân hàng khác. Ngoài ra, các kế hoạch phát hành tăng vốn có thể làm suy giảm các chỉ số sinh lời.

Giá thị trường (VND) 41.000 Giá mục tiêu (VND) 46.700 Thời gian đầu tư Dài hạn

Thông tin cổ phiếu Ngành Ngân hàng Vốn hóa ( tỷ đồng) 109.265,8 SLCP DLH (triệu cp) 2.665 Beta 1,3 Free float (%) 7,9 FOL (%) 28,1 Tỷ lệ sở hữu Nhà nước (%) 77,1

Diễn biến giá

Chỉ tiêu tài chính quan trọng (Tỷ đồng) 2013 2014 2015 2016F Tổng TNHĐ 15.507 17.304 21.191 23.590% yoy 2,8 11,6 22,5 11,3LNST 4.378 4.612 5.314 6.785% yoy -1,0 5,3 15,2 27,7ROA (%) 1,0 0,9 0,8 0,9ROE (%) 10,4 10,8 11,9 13,9EPS (VND) 1.582 1.543 1.994 2.037GTSS (VND) 18.290 16.267 17.250 18.298Cổ tức tiền mặt (VND) 0 1.000 0 N/AP/E (x) 14,1 20,2 22,0 20,1P/BV (x) 1,2 1,9 2,5 2,4

Thông tin doanh nghiệp Vietcombank (HSX: VCB) ban đầu là Cơ quan kiểm soát ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương và được thành lập vào ngày 20/01/1955. Năm 1962, Ngân hàng được tách khỏi Cục quản lý Ngoại hối theo quyết định số 155/CP ngày 30/10 của Chính phủ, và chính thức hoạt động như là một ngân hàng đối ngoại, và lần đầu hoạt động như là ngân hàng thương mại cổ phần vào tháng 6/2008. Vietcombank được niêm yết trên sàn HSX vào tháng 6/2009 và là một trong những cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất. VCB là ngân hàng quốc doanh đứng vị trí thứ tư xét về các tiêu chí như tổng tài sản, thị phần tín dụng, huy động và mạng lưới chi nhánh. Mặc dù vậy, VCB có thị phần lớn nhất xét về giao dịch ngoại hối, thanh toán quốc tế và tín dụng. Hiện tại, VCB hoạt động như một định chế tài chính có hoạt động kinh doanh cốt lõi là ngân hàng thương mại và các công ty con.

5

15

25

35

45

55

65

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

3500

4000

4500KLGD (1.000cp) Giá (1.000 dong)

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 77

NHTM CỔ PHẦN Á CHÂU Bloomberg: ACB VN

Chờ đợi chặng đường mới

TÍCH LŨY Sau gần bốn năm thực hiện tái cấu trúc, HĐKD của ACB đã dần đi vào ổn định và cho thấy những dấu hiệu đầu tiên của sự tăng trưởng. Mặc dù sẽ cần thêm vài năm để giải quyết dứt điểm các tồn đọng cũ, nhưng dự kiến hoạt động tín dụng và huy động vẫn đạt mức tăng trưởng hai con số, lần đầu tiên kể từ năm 2012. Không còn sự phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh vàng, lợi nhuận của ACB đã giảm mạnh trong năm 2012 nhưng nhanh chóng tăng trưởng trở lại ở các năm sau đó. Ước tính tăng trưởng lợi nhuận sau thuế bình quân giai đoạn 2012 – 2015 đạt 7,2%/năm.

Nhân tố chính

- ACB đã xử lý được phần lớn các khoản nợ có vấn đề và có thể tin rằng một chương mới đang mở ra với ngân hàng này. Trong giai đoạn 2012 – 2015, ACB đã mạnh tay sử dụng phần lớn thu nhập để xử lý dứt điểm các khoản tồn đọng lớn như các khoản tiền gửi liên quan đến Huyền Như, nợ của một TCT Nhà nước cũng như một số khoản nợ liên ngân hàng lớn khác.

- Có sự tập trung rõ ràng vào việc phát triển mô hình hoạt động ngân hàng bán lẻ. Thông điệp của vị Chủ tịch, những thay đổi về hệ thống nhận diện thương hiệu cùng việc mạnh tay đầu tư banking core IT vào cuối năm 2014 là những dấu hiệu nhận biết đầu tiên về sự quyết tâm của ACB. Bên cạnh đó, số dư huy động và dư nợ tín dụng cũng lấy lại được mức tăng trưởng hai con số vào cuối năm 2015. Đặc biệt, riêng mảng KH cá nhân đạt tăng trưởng tín dụng hơn 20%.

- Bên cạnh đó, với tỷ lệ LDR thấp và CAR cao, ACB không chịu nhiều áp lực tăng trưởng huy động cũng như áp lực tăng vốn tự có. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng kỳ vọng sẽ tiếp tục cải thiện trong năm 2016.

Triển vọng 2016

- Năm 2016, với mục tiêu tăng trưởng GDP cao hơn của Chính phủ, ACB có khả năng vẫn duy trì được mức tăng trưởng của năm 2015. Lãi suất cho vay và huy động có thể sẽ tăng nhẹ trong năm 2016, NIM dự báo đạt 3,24% trong năm 2015 và 3,38% trong năm 2016.

- Với tổng giá trị TPĐB của VAMC đạt cao nhất vào năm 2015, mức trích lập chi phí dự phòng của ACB dự kiến đạt đỉnh trong năm 2015 và duy trì ở mức cao trong giai đoạn 2015 – 2017. Dự báo ACB sẽ phải dùng khoảng 45% lợi nhuận của năm 2015 và 32% lợi nhuận của năm 2016 để trích lập dự phòng.

- LNTT (sau trích lập DPRR) năm 2015 và 2016 dự báo đạt lần lượt 1.320 tỷ đồng và 1.833 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 8,6% và 39%.

- Với PB ~ 1,3 lần, ACB đang được giao dịch với mức định giá so sánh tương đương trung bình ngành hiện tại. Mặc dù vậy, với những đánh giá khả quan hơn về triển vọng tăng trưởng trong các năm tới của Ngân hàng, ACB xứng đáng được giao dịch ở mức định giá cao hơn.

Rủi ro

- Tỷ lệ thu hồi nợ thành công vẫn phụ thuộc rất lớn vào tốc độ phục hồi của nền kinh tế nói chung và khả năng duy trì hoạt động của các doanh nghiệp liên quan. Nếu sự phục hồi không như kỳ vọng, ACB vẫn có khả năng phải tiếp tục trích lập dự phòng hoặc việc thu hồi nợ thông qua tài sản đảm bảo không đạt giá trị cao như mong muốn.

- Áp lực cạnh tranh của mảng ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam bắt đầu cho thấy sự cạnh tranh gay gắt với sự tham gia của nhiều ngân hàng ngoại nhiều kinh nghiệm. Trong khi đó, ACB sau thời gian dài chịu tổn thương nguồn lực cho tái cấu trúc, sẽ chật vật hơn để giành vị thế trong môi trường cạnh tranh này.

Giá thị trường (VND) 19.200 Giá mục tiêu (VND) 22.500 Thời gian đầu tư Dài hạn

Thông tin cổ phiếu Ngành Ngân hàng Vốn hóa ( tỷ đồng) 17.208,5 SLCP DLH (triệu cp) 896 Beta 0,5 Free float (%) 60,4 FOL (%) 19,0 Tỷ lệ sở hữu Nhà nước (%) 0,0

Diễn biến giá

Chỉ tiêu tài chính quan trọng (Tỷ đồng) 2013 2014 2015 2016F Tổng TNHĐ 5.650 6.056 6.437 7.244 % yoy -3,2 7,2 6,3 12,5 LNST 826 952 1.034 1.430 % yoy 5,4 15,2 8,6 38,3 ROA (%) 0,5 0,5 0,5 0,7 ROE (%) 6,6 7,6 8,0 10,4 EPS (VND) 868 1.021 1.186 1.641 GTSS (VND) 13.569 13.831 14.517 15.005 Cổ tức tiền mặt (VND) 700 700 900 N/A

P/E (x) 17,5 14,5 16,7 11,7 P/BV (x) 1,1 1,1 1,4 1,3

Thông tin doanh nghiệp NHTM CP Á Châu (HNX: ACB) được thành lập vào tháng 4/1993 với quy mô là ngân hàng tư nhân nhỏ định hướng tập trung vào hoạt động ngân hàng bán lẻ. Sau gần 22 năm hoạt động, hiện tại ACB có tổng tài sản lớn thứ ba trong nhóm ngân hàng thương mại và được xem là một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu. ACB thực hiện IPO vào năm 2006 là ngân hàng đầu tiên niêm yết trên sàn HNX. Cơ cấu cổ đông hiện tại của ACB khá phân tán với hơn 57% tổng cổ phần do cổ đông bên ngoài sở hữu, 30% thuộc sở hữu cổ đông nước ngoài và Chủ tịch Trần Hùng Huy cùng những người liên quan sở hữu 6,19%. Sau sự cố vào tháng 8/2012, hoạt động kinh doanh của ACB đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau đó. Không còn sự đóng góp của hoạt động kinh doanh vàng đồng thời phải trải qua kế hoạch tái cấu trúc khắc nghiệt, lợi nhuận trung bình của ACB giai đoạn 2012 – 2014 đã giảm mạnh và chỉ bằng khoảng 1/3 mức trung bình của giai đoạn 2008 – 2011.

5

7

9

11

13

15

17

19

21

23

25

0

500

1000

1500

2000

2500

3000KLGD (1.000cp) Giá (1.000 dong)

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 78

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ TÀI Bloomberg: PTB VN

Cơ hội tăng trưởng phía trước

TÍCH LŨY Từ 2013-2015, tốc độ tăng trưởng kép tại các mảng kinh doanh chính của PTB bao gồm kinh doanh gỗ, ô tô và đá đều đạt trên 25%. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, PTB đã liên tục gia tăng đầu tư. Chỉ trong vòng 3 năm gần đây, tổng giá trị đầu tư đã tăng lên gấp đôi. Mở rộng đầu tư sẽ tiếp tục xu hướng trong các năm sau với tầm nhìn tích cực về triển vọng ngành; trong đó, cùng với sự khởi sắc của ngành xây dựng, tăng trưởng của mảng đá hứa hẹn là động lực dài hạn cho PTB.

Nhân tố chính

- Nhu cầu tiêu thụ đá tích cực. Trong quyết định số 1469/QD-TT về quy hoạch tổng thể phát triển VLXD đến năm 2020, sản lượng tiêu thụ đá xây dựng và đá ốp lát ước tính có thể tăng khoảng 8.9% và 9.3% lần lượt vào năm 2016. Bên cạnh đó, sự khởi sắc của ngành xây dựng gần đây cũng là động lực thúc đẩy sản lượng tiêu thụ đá trên thị trường.

- Triển vọng lạc quan của mảng bán lẻ ô tô. Dù ngành ô tô nhiều khả năng sẽ hạ nhiệt trong năm 2016 nhưng tốc độ tăng trưởng toàn ngành được dự báo vẫn ở mức dương (tăng 10% so với cùng kì). Mở mới đại lý phân phối cùng với triển vọng toàn ngành như trên, triển vọng mảng bán lẻ ô tô tương đối tích cực.

- Mảng kinh doanh gỗ chờ đợi sư tăng trưởng nhẹ. Thị trường Mỹ và Nga hứa hẹn tiếp tục đóng góp tích cực cho doanh thu mảng kinh doanh gỗ.

- Năng lực sản xuất tăng cao nhờ vào hai nhà máy mới là nhà máy Đồng Nai và Thắng Lợi. Việc mở rộng nâng cao công suất nhà máy đá Đồng Nai sẽ chính thức bước vào giai đoạn 2 từ đầu năm 2016 và nhà máy có khả năng đạt mức công suất tối đa trong năm. Bên cạnh đó, hoàn thành nâng cao công suất nhà máy gỗ Thắng Lợi có thể nâng cao công suất sản xuất lên 15% so với cùng kì.

Triển vọng 2016

- Với những dự phóng như trên, tốc độ tăng trưởng mảng kinh doanh đá có thể vào khoảng 16%. Mặt khác, doanh thu mảng gỗ và mảng kinh doanh xe hơi có thể tăng trưởng lần lượt khoảng 16% và 17%.

- Ngoài ra, doanh thu từ mảng sữa chữa được được dự phóng tăng trưởng khoảng 21% với giả định PTB mở thêm 1 đại lý phân phối trong năm.

- Lợi nhuận gộp của doanh nghiệp được ước tính sẽ vào khoảng 14.6% nhờ vào mảng kinh doanh đá vốn có biên lợi nhuận gộp cao được dự báo sẽ có tốc độ tăng trưởng tích cực trong năm.

- Chúng tôi dự phóng doanh thu và lợi nhuận của PTB lần lượt là 3.581 tỷ đồng (tăng 17,6% so với cùng kì) và 225 tỷ đồng (tăng 30,7% so với cùng kì); tương ứng với mức EPS là 12.100 đồng và PE forward là 6,4 lần.

Rủi ro

- Cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm đá từ thị trường Trung Quốc - Thuế tài nguyên môi trường có khả năng bị điều chỉnh trong năm. - Nhu cầu tiêu thụ xe ô tô có thể thấp hơn dự báo. - Nguồn gỗ nguyên liệu không đáp ứng được yêu cầu xuất xứ của hiệp

định thương mại tự do Châu Á Thái Bình Dương.

Giá thị trường (VND) 73.000 Giá mục tiêu (VND) 93.000 Thời gian đầu tư Dài hạn

Thông tin cổ phiếu Ngành Bán lẻ ô tô Vốn hóa ( tỷ đồng) 1.261,5 SLCP DLH (triệu cp) 14,4 Beta 0,27 Free float (%) 59,4 FOL (%) 41,1 Tỷ lệ sở hữu Nhà nước (%) 13,4

Diễn biến giá

Chỉ tiêu tài chính quan trọng (Tỷ đồng) 2013 2014 2015 2016F

DT thuần 2.144,2 2.451,9 3.045,9 3.581 % yoy 23,3 14,4 24,2 17,2 LNST 101,6 121,1 183,2 225,9 % yoy 44,0 19,2 51,2 24,3 ROA (%) 11,1 11,1 14,9 13,9 ROE (%) 38,5 36,1 40,4 37,1 EPS (VND) 7.685 9.291 10.101 12.187 GTSS (VND) 23.079 28.414 30.739 43.187 Cổ tức tiền mặt (VND)

1.000 5.000 2.000

P/E (x) 3,3 4,1 6,6 6,0 P/BV (x) 1,1 1,3 2,2 2,4

Thông tin doanh nghiệp Công ty cổ phần Phú Tài là doanh nghiệp hàng đầu tỉnh trong lĩnh vực khai thác đá. Ngoài ra, doanh nghiệp còn kinh doanh các sản phẩm gỗ nội và ngoại thất, xuất khẩu sang các nước Châu Âu, Châu Mỹ. Đồng thời công ty cũng có vị thế độc quyền trong việc phân phối các sản phẩm của Toyota tại khu vực miền Trung. Mặc dù đóng góp lớn vào tổng doanh thu (53%) nhưng mảng ô tô chỉ có biên LNG vào mức ~ 3,7%. Trong khi đó, mảng kinh doanh đá với biên LNG lên đến 32%, đóng góp gần 59% vào tổng LNG của PTB. Mảng kinh doanh gỗ có biên LNG vào khoảng 15% và đóng góp 26% vào tổng LNG.

Xét về cơ cấu cổ đông, lãnh đạo công ty đang là nhóm cổ đông lớn nhất sau khi Bộ Quốc Phòng thoái hoàn toàn.

5

15

25

35

45

55

65

75

85

0

50

100

150

200

250

300KLGD (1.000cp) Giá (1.000 dong)

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 79

CTCP TÀU CAO TỐC SUPERDONG – KIÊN GIANG Bloomberg: SKG VN

Thuận nước đẩy thuyền

TRUNG LẬP Trong những năm gần đây, Phú Quốc nổi lên là một điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Năm 2015, huyện đảo này đón hơn 1,66 triệu du khách với mức tăng trưởng bình quân 58%/năm. Nhu cầu khách du lịch tăng trưởng cao mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành vận tải hành khách giữa Kiên Giang và Phú Quốc, trong đó có SKG. Việc liên tục đầu tư mở rộng đội tàu cũng như giữ vững chất lượng dịch vụ giúp doanh nghiệp nắm giữ thị phần hoạt động gần như tuyệt đối ở khu vực này. Tình hình tài chính lành mạnh, không sử dụng nợ vay là một điểm cộng đối với SKG. Cổ tức tiền mặt năm 2015 dự kiến chi trả ở mức 30%.

Nhân tố chính

- Nhu cầu khách du lịch đến Phú Quốc dự kiến tăng trưởng mạnh trong năm 2016. Theo UBND tỉnh Kiên Giang, số lượt khách đến Phú Quốc ước tính tăng trưởng 40-60% khi Phú Quốc - Kiên Giang là địa phương đăng cai Năm Du lịch Quốc gia 2016.

- Tiếp tục hưởng lợi từ giá dầu thấp. Dầu DO – nhiên liệu chính của SKG hiện đang có mức giá 10.000 đồng/lít (cuối tháng 01/2016), giảm 31% so với mức bình quân năm 2015. Theo World Bank, xu hướng thấp của giá dầu sẽ tiếp tục trong năm nay và đạt mức bình quân 37 USD/thùng, giảm 27,5% so với năm 2015. Theo ước tính của RongViet Research, khi giá dầu DO giảm 10%, biên lợi nhuận gộp của SKG sẽ tăng thêm 2%.

- Tăng cường đầu tư tàu mới và mở rộng hoạt động ở các tuyến. Trong Q1/2016, SKG sẽ đưa vào hoạt động tàu cao tốc Superdong IX và X. Thêm vào đó, dự án tàu phà dự kiến đưa vào hoạt động vào Q4/2016.

- Ưu đãi thuế TNDN. SKG đang được hưởng ưu đãi TNDN do có trụ sở kinh doanh đặt tại Phú Quốc. Ước tính mức thuế TNDN trong năm 2016 của SKG ở mức 4%.

Triển vọng 2016

- Số lượt khách do SKG vận chuyển ước tính tăng trưởng 39% trong năm 2016, công suất khai thác các tàu tăng từ 5-10%. Theo đó, tăng trưởng số lượt khách ở tuyến gồm Hà Tiên – Phú Quốc và Rạch Giá – Phú Quốc ước lần lượt đạt 8,7% và 23,8% so với cùng kỳ.

- Trong kịch bản cơ sở giá dầu 37 USD/thùng, DT và LNST năm 2016 sẽ tiếp tục đà tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ. EPS năm 2016 ước tính đạt 10.351 đồng/cp, tăng 42% so với năm 2015.

Rủi ro

- Trong kịch bản giá dầu tăng mạnh trở lại, HĐKD của doanh nghiệp có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực do sự chia sẻ chi phí nhiên liệu giữa SKG và khách hàng không cao.

- Cạnh tranh gia tăng từ đối thủ hiện hữu và phương tiện đi lại thay thế. Năm 2016, phà Thạnh Thới và tàu cao tốc Ngọc Thành đều có kế hoạch mở rộng đội tàu.

Giá thị trường (VND) 104.000 Giá mục tiêu (VND) 111.000 Thời gian đầu tư Dài hạn

Thông tin cổ phiếu Ngành Du lịch – Giải trí Vốn hóa ( tỷ đồng) 2.545,9 SLCP DLH (triệu cp) 32,6 Beta 0,57 Free float (%) 30,30 FOL (%) 0,9 Tỷ lệ sở hữu Nhà nước (%) 0,0

Diễn biến giá

Chỉ tiêu tài chính quan trọng (Tỷ đồng) 2013 2014 2015 2016F DT thuần 164,3 223,8 305,0 405,6 % yoy 14,4 36,2 36,3 33,0 LNST 55,7 103,2 175,0 253,4 % yoy -4,9 85,4 69,5 44,8 ROA (%) 23,0 33,1 39,7 47,9 ROE (%) 23,8 34,1 40,7 49,0 EPS (VND) 3.186 5.162 7.267 10.351 GTSS (VND) 14.965 17.208 21.055 21.229 Cổ tức tiền mặt (VND) 1.000 3.000

P/E (x) 0,0 0,0 12,1 10,0 P/BV (x) 0,0 0,0 4,2 4,9

Thông tin doanh nghiệp SKG là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải hành khách và hàng hóa ven biển được thành lập năm 2007 và chính thức niêm yết trên sàn HOSE vào tháng 06/2014. Hoạt động chính của công ty là vận tải hành khách bằng tàu cao tốc từ Kiên Giang đến Phú Quốc. Hiện tại, công ty đang giữ vững vị thế “độc quyền” khai thác tại tuyến Rạch Giá – Phú Quốc và dẫn đầu thị phần vận chuyển hành khách tại tuyến Hà Tiên – Phú Quốc (~80-88%). Trong vòng vài năm trở lại đây, kết quả kinh doanh của SKG gắn liền chặt chẽ với sự phát triển của Phú Quốc đồng thời cũng phản ánh được hiệu quả bên trong cách tổ chức vận hành của công ty.

5

25

45

65

85

105

125

0

50

100

150

200

250

300

350

400

450KLGD (1.000cp) Giá (1.000 dong)

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 80

CTCP SỮA VIỆT NAM Bloomberg: VNM VN

Duy trì thị phần là yếu tố tiên quyết cho sự tăng trưởng

TRUNG LẬP VNM là cổ phiếu hiếm hoi tại Việt nam mà trải qua các đợt khủng hoảng lịch sử, người nắm giữ VNM dài hạn luôn có lời, bất kể họ mua tại thời điểm nào. Trong những năm gần đây, sự trỗi dậy của nhiều đối thủ cạnh tranh, cộng với tăng trưởng lợi nhuận của VNM có dấu hiệu chững lại khiến nhiều nhà đầu tư quan ngại về tương lai của VNM. Tuy nhiên, VNM có thể tăng trưởng ổn định nhờ vào việc duy trì thị phần trong thị trường tiềm năng tại Việt Nam, nguồn lực tài chính dồi dào, chiến lược đầu tư mở rộng đàn bò và phát triển các dòng sản phẩm Vinamilk chất lượng quốc tế.

Nhân tố chính

- Duy trì thị phần ở các phân khúc. Hiện tại, VNM đang chiếm 53% thị phần sữa nước (+2% yoy), 26% sữa bột (+1% yoy), 80% sữa đặc và 85% sữa chua. Nhờ vào kênh phân phối rộng (224.000 điểmbán lẻ, 266 nhà phân phối và 600 siêu thị), chúng tôi kỳ vọng VNM vẫn sẽ tiếp tục giữ vững thị phần. Về dài hạn, cơ cấu dân số cũng như sự cải thiện thu nhập người dân được kỳ vọng sẽ hỗ trợ tăng trưởng cho VNM.

- Giành thêm thị phần từ sữa ngoại trong phân khúc sữa bột. Thị phần sữa bột hiện đang bị các nhãn hiệu nước ngoài chiếm ưu thế bởi tâm lý ưa chuộng hàng ngoại của người tiêu dùng. Với vị trí thứ 2 về thị phần (26%) VNM có kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng cũng như tăng sức mạnh cạnh tranh và thị phần cho sản phẩm sữa bột nhờ vào việc bổ sung dòng sản phẩm cao cấp từ nước ngoài. Hiện tại, VNM đang cân nhắc đến thương vụ M&A với một công ty sữa bột lớn tại Châu Âu

- Tăng trưởng của các dòng sản phẩm chế biến từ sữa. Bên cạnh dòng sản phẩm sữa chua được kỳ vọng tăng trưởng tốt như các năm gần đây, mảng kem cũng có thể tăng mạnh. Thị trường kem rất tiềm năng là vì (1) mức tiêu dùng kem tại Việt Nam là khá thấp so với mức trung bình, (2) thời tiết ngày càng nóng và khô hơn do hiện tương El Nino, La Nina. Thêm vào đó, VNM tập trung vào phân khúc kem với giá hợp lý; vì vây, rất dễ tiếp cận đến người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng ở khu vực nông thôn với mức thu nhập trung bình thấp. Hiện tại, VNM đã và đang chuẩn bị nguồn lực cho cơ hội này.

Triển vọng 2016

- Doanh thu 2016 dự báo tăng 12,6% nhờ vào xu hướng tăng tiêu dùng khi nền kinh tế và thu nhập người dân cải thiện

- Biên gộp duy trì ở mức 40% mặc dù giá sữa nguyên liệu có khả năng phục hồi trong năm 2016. Nguyên nhân là do VNM đã chốt giá nguyên liệu cả năm 2016 với mức giá tương đương mức trung bình 2015

- VNM sẽ khởi công nhà máy sữa Mega giai đoạn 2 trong năm nay giúp nâng công suất từ 400 triệu lít/năm lên 800 triệu lít/năm

- Nhà máy sữa Angkor (VNM sở hữu 51%) tại Campuchia bắt đầu đóng góp doanh thu. Nhà máy này bắt đầu vận hành từ cuối 2015

- Lợi nhuận ròng và EPS ước đạt 8.609tỷ (+11%) và 6.146 (+5,3%) - Việc SCIC thoái vốn sẽ ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh doanh của

VNM về định hướng tổ chức, quản trị, bán hàng, cơ cấu vốn và đặc biệt là giá cổ phiếu. Thông tin chi tiết của thương vụ này có thể công bố vào cuối năm 2016.

Rủi ro

- Gia tăng cạnh tranh từ các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới cũng như nội địa - Rủi ro chính trị tại các thị trường xuất khẩu.

Giá thị trường (VND) 130.000 Giá mục tiêu (VND) 130.000 Thời gian đầu tư Dài hạn

Thông tin cổ phiếu Ngành SX thực phẩm Vốn hóa ( tỷ đồng) 156.018,1 SLCP DLH (triệu cp) 1,200 Beta 0.61

Free float (%) 31

FOL (%) 0,0 Tỷ lệ sở hữu Nhà nước (%) 45,0

Diễn biến giá

Chỉ tiêu tài chính quan trọng (Tỷ đồng) 2013 2014 2015 2016F DT thuần 30.949 34.977 40.080 45.145 % yoy 17 13 15 13 LNST 6.534 6.069 7.773 8.609 % yoy 12 -7 28 11 ROA (%) 31 25 29 29 ROE (%) 40 33 39 40 EPS (VND) 5.881 4.556 5.837 6.146 GTSS (VND) 21.039 18.697 17.234 15.149 Cổ tức tiền mặt (VND) 4.600 4.000 6.000 4.000

P/E (x) 14,7 16,5 21,9 21,2 P/BV (x) 4,1 4,0 7,4 7,5

Thông tin doanh nghiệp CTCP Sữa Việt Nam (VNM) là doanh nghiệp đãn đầu ngành sữa Việt Nam. Vinamilk sở hữu hơn 200 sản phẩm sữa các loại phục vụ cho tiêu dùng trong và ngoài nước. Tiền thân là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước từ năm 1993, thì đến nay, tỷ lệ sở hữu nhà nước đã giảm còn 45,08%. Hiện tại, ở thị trường nội địa, VNM đang giữ vị trí dẫn đầu trong hầu hết các phân khúc. Thêm vào đó, VNM xuất khẩu sang nhiều thị trường như Iraq, Cambodia, Philippines, Myamar,…

5

25

45

65

85

105

125

145

165

0

500

1000

1500

2000

2500

3000KLGD (1.000cp) Giá (1.000 dong)

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 81

TỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ Bloomberg: DPM VN

Biên lợi nhuận cải thiện nhờ giá dầu

TÍCH LŨY DPM là một trong số ít các doanh nghiệp trong ngành dầu khí được hưởng lợi trong thời gian qua nhờ giá khí đầu vào ở mức thấp. Trong năm 2015, mặc dù nguồn cung ure tiếp tục dồi dào nhưng sản lượng bán hàng cũng như giá bán của Công ty vẫn duy trì ổn định. Ngoài ra, quản trị tài chính minh bạch, tỷ lệ đòn bẩy hợp lý và chính sách cổ tức hấp dẫn là những điểm nhấn khi đầu tư vào cổ phiếu này.

Nhân tố chính

- Nhu cầu phân bón trong nước giữ ổn định trong năm 2016. RongViet Research ước tính tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay là 6,5%, trong đó, ngành nông nghiệp vẫn chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế với tỷ trọng đóng góp cao thứ hai sau ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngành nông nghiệp tăng trưởng ổn định khoảng 2-3% mỗi năm trong giai đoạn 2016-2020.

- Định hướng đa dạng hóa sản phẩm. Trong năm 2015, dự án UFC85 đã được DPM thử nghiệm thành công và chính thức đưa vào vận hành vào cuối tháng 12/2015. Nếu vận hành hết công suất, dự án này dự kiến đóng góp ~400 tỷ đồng vào tổng doanh thu của DPM. Ngoài ra, tiến độ giải ngân các dự án quan trọng như NH3/NPK cũng đang được thực hiện đúng kế hoạch và dự kiến sẽ đưa vào hoạt động trong năm 2017. Trong vòng hai năm tới, dự án lớn này dự kiến sẽ trở thành động lực tăng trưởng chính cho DPM, đóng góp từ 4.000 tỷ đồng vào doanh thu hàng năm.

- Chính sách cổ tức cao và ổn định. DPM duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức hợp lý và cao trong những năm KQKD thuận lợi (~40-50% cổ tức tiền mặt).

Triển vọng 2016

- Nhà máy Đạm Phú Mỹ vận hành ổn định trở lại vào năm 2016, sản lượng ure kinh doanh tăng trưởng khoảng 2%.

- Trước sức ép dư cung, giá ure trong nước có khả năng chịu thêm áp lực giảm giá trong năm nay. Biên lợi nhuận gộp trong năm 2016 ước tính ở mức 34% trong kịch bản giá dầu 37 USD/thùng và giá bán ure giảm 8%.

- Doanh thu năm 2016 ước tính đạt 9.174 tỷ đồng (-6% yoy), tuy nhiên, do tiếp tục hưởng lợi từ giá dầu nên LNST có thể tăng trưởng 11,7% so với cùng kỳ, đạt 1.662 tỷ đồng. EPS năm 2016 ước đạt 3.608 đồng.

Rủi ro

- Giá dầu tăng mạnh sẽ ảnh hưởng xấu đến KQKD của DPM. - Nền kinh tế Trung Quốc suy giảm nghiêm trọng hơn kỳ vọng sẽ tác động

tiêu cực đối với giá ure thế giới. - Hoạt động kinh doanh của PVtex không tích cực. Trong năm 2015, DPM

đã tiến hành trích lập dự phòng 100% đối với khoản đầu tư này. Ngoài ra, DPM có liên quan đến việc bảo lãnh khoản nợ vay của PVTex nên công ty này có thể gánh chịu chi phí tiềm tàng trong trường hợp PVtex mất khả năng thanh toán.

Giá thị trường (VND) 28.500 Giá mục tiêu (VND) 32.500 Thời gian đầu tư Trung hạn

Thông tin cổ phiếu Ngành Hóa chất Vốn hóa ( tỷ đồng) 10.828,1 SLCP DLH (triệu cp) 714,7 Beta 1,08 Free float (%) 32,9 FOL (%) 23,0

Tỷ lệ sở hữu Nhà nước (%) 61,4

Diễn biến giá

Chỉ tiêu tài chính quan trọng (Tỷ đồng) 2013 2014 2015 2016F DT thuần 10.363 9.549 9.765 9.174 % yoy -22,2 -7,9 2,3 -6,0 LNST 2.142 1.096 1.488 1.662 % yoy -29 -48,8 34,1 11,7 ROA (%) 20 10,4 14,1 14,1 ROE (%) 23,4 12,1 16,4 17,2 EPS (VND) 5.644 2.885 3.294 3.608 GTSS (VND)

24.595 23.127 21.986 25.481

Cổ tức tiền mặt (VND)

5.000 3.000 3.000 2.500

P/E (x) 8,9 10,4 8,8 7,9 P/BV (x) 2,0 1,3 1,3 1,3

Thông tin doanh nghiệp DPM là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất phân ure tại Việt Nam. Với sự ổn định của nguồn cung ure trong nước và hưởng lợi từ giá dầu thế giới giảm mạnh, hoạt động kinh doanh của DPM có sự chuyển biến tích cực từ Q4/2014. Với triển vọng của giá dầu thế giới thấp như hiện nay, KQKD của DPM kỳ vọng sẽ tiếp tục khả quan trong năm 2016. Ngoài ra, việc doanh nghiệp chủ động trong việc mở rộng mảng hoạt động sang mảng hóa chất, NPK,…là điểm sáng nếu so với bối cảnh các doanh nghiệp trong ngành đang bế tắc trong việc tìm lối đi mới.

5

10

15

20

25

30

35

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

3500

4000

4500

5000KLGD (1.000cp) Giá (1.000 dong)

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 82

CTCP TẬP ĐOÀN HOÀ PHÁT Bloomberg: HPG VN

Vững vàng trước bão

MUA HPG là nhà sản xuất thép xây dựng hàng đầu thị trường nội địa, đã có một năm tăng trưởng toàn diện. Trong làn sóng giảm giá của thép thế giới, chúng tôi kỳ vọng doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh trực tiếp với thép Trung Quốc về mặt giá thành, nhờ đó tiếp tục khẳng định vị thế lâu dài trong ngành thép. Bên cạnh đó, giá quặng sắt lao dốc đã giúp HPG nâng biên lãi gộp cho hoạt động của Khu liên hợp thép đang trong giai đoạn xây dựng cuối cùng. Công ty có dư địa cho tăng trưởng doanh thu rộng mở ở những thị trường vùng miền chưa tập trung khai thác. Đồng thời, HPG có tiềm lực tài chính mạnh và đang thực hiện nhiều dự án đầu tư mà không cần kêu gọi thêm vốn.

Nhân tố chính

- Nhu cầu thép xây dựng tăng trưởng vững vàng. Nhờ tăng trưởng hoạt động xây dựng, nhu cầu thép được kỳ vọng tăng trưởng 10% mỗi năm trong giai đoạn 5 năm tới.

- Hưởng lợi từ giá quặng sụt giảm. Sở hữu chuỗi sản xuất thép hoàn thiện nhất trong ngành thép nội địa và lợi thế khi mua quặng trong nước, HPG có thể tiếp tục tạo nhiều giá trị gia tăng bằng việc chọn lựa nguyên liệu giá tốt, trong khi các nhà máy thép khác trở nên phụ thuộc vào thép thanh, thỏi nhập khẩu từ Trung Quốc.

- Thép nội địa có thể được bảo vệ trong năm 2016, theo như kiến nghị của các nhà sản xuất trong nước. Một lượng lớn thép bán thành phẩm từ Trung Quốc đang lách thuế nhập khẩu, trong khi theo quy định thì thép sử dụng vào mục đích xây dựng phải chịu thuế suất 9%.

- Sản phẩm thức ăn chăn nuôi có thể chấp nhận biên gộp thấp để xâm nhập thị trường. Khoản đầu tư vào hai nhà máy TĂCN nếu thất bại không gây tổn hại cho sức khoẻ tài chính của HPG, ngược lại, nếu thành công sẽ là bước khởi đầu thuận lợi trên con đường nông nghiệp của Hoà Phát.

Triển vọng 2016

- Sản lượng thép tiêu thụ năm 2016 được dự báo tăng 37% y.o.y, nhờ tăng tiêu thụ ống thép và hoàn thành giai đoạn III KLH thép Hải Dương.

- Biên lãi gộp năm 2016 ổn định ở mức 20,8% tương đương 2015, tương đối thận trọng do biến động giá nguyên liệu và giá bán.

- Thị phần thép xây dựng và ống thép của HPG tiếp tục nhích lên trong năm 2016, cũng như hiệu quả hoạt động được cải thiện.

- EPS năm 2016 dự phóng ở mức 6.597 đồng/cp, P/E forward 4.1x, hấp dẫn cho cổ phiếu đầu ngành, ít rủi ro về mặt tài chính.

Rủi ro

- Thép Trung Quốc phá giá tiếp tục tràn vào Việt Nam sẽ gây áp lực lên giá bán cho HPG, dẫn tới khả năng giảm doanh thu và LNST. Đối với công ty sản xuất, giá bán và giá nguyên vật liệu ảnh hưởng lớn tới biên gộp, do đó KQKD của HPG phụ thuộc nhiều vào yếu tố không thể kiểm soát này.

- Mảng chăn nuôi heo nếu thất bại có thể ảnh hưởng tới tâm lý của NĐT đối với doanh nghiệp, gây áp lực lên giá cổ phiếu.

Giá thị trường (VND) 27.200 Giá mục tiêu (VND) 39.700 Thời gian đầu tư Dài hạn

Thông tin cổ phiếu Ngành Vật liệu cơ bản Vốn hóa ( tỷ đồng) 19.934,3 SLCP DLH (triệu cp) 733,0 Beta 1,11 Free float (%) 49,58 FOL (%) 10,9 Tỷ lệ sở hữu Nhà nước (%) 0,0

Diễn biến giá

Chỉ tiêu tài chính quan trọng (Tỷ đồng) 2013 2014 2015 2016F DT thuần 18.934 25.525 27.453 34.375 % yoy 12,5 34,8 7,6 25,2 LNST 1.942 3.149 3.485 4.285 % yoy 88,0 62,2 10,7 22,9 ROA (%) 9,2 13,9 14,6 17,6 ROE (%) 22,1 29,6 33,7 41,8 EPS (VND) 4.663 6.435 4.756 5.846 GTSS (VND) 22.671 24.478 12.166 15.829 Cổ tức tiền mặt (VND) 1.500 3.000 1.500 2.000

P/E (x) 3,8 3,3 5,6 4,9 P/BV (x) 0,8 0,9 1,4 1,4

Thông tin doanh nghiệp CTCP Tập đoàn Hoà Phát (HPG-HSX) là tập đoàn kinh doanh đa ngành bao gồm sản xuất-phân phối thép, nội thất- điện lạnh, buôn bán máy xây dựng và bất động sản.

Đầu tư mạnh mẽ vào chuỗi sản xuất thép, HPG hiện đang nắm giữ thị phần thép xây dựng lớn nhất, với sản lượng tiêu thụ 2015 lên tới hơn 1,2 triệu tấn. Hiệu quả kinh doanh cao ở toàn bộ các ngành, HPG có ROE trên 20% trong 3 năm liên tiếp.

.

5

10

15

20

25

30

35

40

0

2000

4000

6000

8000

10000

12000KLGD (1.000cp) Giá (1.000 dong)

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 83

CTCP TẬP ĐOÀN HOA SEN Bloomberg: HSG VN

Giữ vững ngôi đầu ngành tôn mạ

MUA CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSX- HSG) đã có một năm tăng trưởng khả quan bất chấp tình hình nhu cầu sụt giảm ở thị trường quốc tế. Năm 2015, giá đầu vào giảm mạnh trong khi nhu cầu nội địa tăng trưởng ổn định đã góp phần nâng biên lãi gộp cho HSG. Ngoài ra, HSG đang cho thấy những cải thiện trong sức khoẻ tài chính và hiệu quả hoạt động khi tiếp tục đẩy mạnh đầu tư mà không cần huy động vốn từ cổ đông. Xác định được chiến lược phù hợp là tập trung khai thác thị trường nội địa, HSG đang bỏ xa các đối thủ cùng ngành, một phần nhờ vào chiến lược marketing đưa Hoa Sen trở thành thương hiệu tôn thép hàng đầu. Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu HSG không chỉ đến từ xu hướng giá cả có lợi cho doanh nghiệp, mà còn nằm ở chính sách cổ tức hấp dẫn trong năm 2016.

Nhân tố chính

- Nhu cầu tôn mạ nội địa tăng trưởng ổn định. Nhờ tăng trưởng hoạt động xây dựng, nhu cầu sử dụng tôn mạ được kỳ vọng sẽ tăng trưởng trung bình ít nhất 8% trong giai đoạn 5 năm tới.

- Tiếp tục hưởng lợi từ diễn biến giá. Giá bán tôn mạ giảm chậm hơn giá nguyên vật liệu, thuận lợi cho HSG cải thiện biên lãi gộp.

- Dư địa tăng trưởng ở thị trường trong nước. Khu vực miền Bắc có nhiều tiềm năng cho HSG mở rộng thị trường. Các nhà máy mới ở khu vực miền Trung và miền Bắc sẽ giúp HSG tăng thị phần. Việc triển khai hệ thống quản trị ERP hiện đại sẽ là nhân tố thúc dẩy hiệu quả chuỗi bán lẻ của HSG.

- Chính sách cổ tức hấp dẫn. 25% mệnh giá bằng tiền mặt, dự kiến thực hiện trong tháng 5/2016.

- tỷ suất cổ tức ~8,9%, bên cạnh 50% cổ tức bằng cổ phiếu dự kiến thực hiện trong tháng 7/2016. HSG có lượng thặng dư cổ phần và LNST chưa phân phối lớn, đủ khả năng chi trả cổ tức tổng cộng 75% cho NĐT.

Triển vọng 2016

- Trong kịch bản thận trọng, chúng tôi giả định sản lượng tiêu thụ của HSG kỳ vọng tăng 11% y.o.y, giá bán giảm 20% và giá HRC giảm mức tương đương. Biên lãi gộp năm 2016 kỳ vọng ở mức 15,2%, thấp hơn 40 điểm cơ bản so với năm 2015 do diễn biến giá phức tạp.

- Một loạt chi nhánh mới tại miền Bắc sẽ giúp tăng vị thế cho HSG. Thị phần tôn mạ toàn quốc của HSG đạt 38,2%, trong khi thị phần miền Bắc mới dừng ở 10%, tiềm năng tăng mức ảnh hưởng của HSG tại khu vực này.

- Hoàn thành dự án nhà máy Hoa Sen Nghệ An và nhà máy Ống thép, Ống nhựa Hoa Sen Bình Định sẽ tăng năng lực sản xuất và lợi thế địa lý.

Rủi ro

- Tôn mạ xuất khẩu tiếp tục đối mặt với nhiều phòng vệ thương mại, một vấn đề đã tồn tại đối với một số thị trường xuất khẩu của HSG. 40% doanh thu của HSG đến từ xuất khẩu, việc bị đánh thuế Chống bán phá giá sẽ làm giảm doanh thu của công ty.

- Hơn 80% giá vốn được nhập khẩu, gây ra rủi ro tỷ giá đáng kể, mặc dù phần nào được bù đắp nhờ nguồn thu từ xuất khẩu. Nếu tiền đồng mất giá hơn 5% trong năm 2016, lỗ tỷ giá của HSG cao hơn dự phóng.

- Tôn thép Trung Quốc bán phá giá nếu không có xu hướng giảm hoặc được ngăn chặn sẽ gây sức ép lên giá bán của HSG và gây sức ép tiêu cực lên biên gộp.

Giá thị trường (VND) 29.000 Giá mục tiêu (VND) 35.100 Thời gian đầu tư Trung hạn

Thông tin cổ phiếu Ngành Vật liệu cơ bản Vốn hóa ( tỷ đồng) 3.799,8 SLCP DLH (triệu cp) 131,0 Beta 0,75 Free float (%) 53 FOL (%) 11,2 Tỷ lệ sở hữu Nhà nước (%) 0,0

Diễn biến giá

Chỉ tiêu tài chính quan trọng (Tỷ đồng) 12-13 13-14 14-15 15-16F DT thuần 11.760 14.900 17.447 16.903 % yoy 16,6 27,5 16,4 -3,1 LNST 581 410 653 733 % yoy 57,8 -29 59,1 12,3 ROA (%) 9,3 4,7 6,6 7,1 ROE (%) 27,5 17,9 24,7 25,3 EPS (VND) 5.941 4.261 5.211 3.731* GTSS (VND)

21.931 23.605 28.794 28.813

Cổ tức tiền mặt (VND)

2.500 2.000 1.500 2.500

P/E (x) 1,7 4,1 5,4 7,8 P/BV (x) 0,5 0,7 1,4 1,2 *EPS sau chia thưởng

Thông tin doanh nghiệp CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG- HSX) là một trong những nhà sản xuất tôn mạ lớn trong khu vực với vị trí số một về thị phần nội địa, bên cạnh xuất khẩu sang hơn 60 quốc gia. Doanh số năm 2015 vượt 1 triệu tấn, doanh thu xuất khẩu chiếm 40%. Dư địa tăng trưởng đáng kể ở cả thị trường trong nước lẫn quốc tế, nhờ vào tăng trưởng nhu cầu tôn mạ nội địa, cũng như việc Trung Quốc gặp nhiều phòng vệ thương mại từ thị trường Mỹ và EU. Mức P/E hấp dẫn cho cổ phiếu đầu ngành khiến HSG là khoản đầu tư nên cân nhắc cho năm 2016.

5

10

15

20

25

30

35

40

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

3500

4000KLGD (1.000cp) Giá (1.000 dong)

PHỤ LỤC

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 84

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 85

PHỤ LỤC 1: Một số dự báo về kinh tế toàn cầu năm 2016

2013 2014 2015 2016F

Tăng trưởng kinh tế (%) (*)

Thế giới 3,3 3,3 3,1 3,4

Các nước phát triển

Hoa Kỳ 2,2 2,4 2,5 2,6

EU -0,5 0,8 1,5 1,7

Nhật Bản 1,6 0,1 0,6 1

Các nước đang phát triển

Trung Quốc 7,8 7,4 6,9 6,3

Ấn Độ 5,0 5,8 7,3 7,5

Brazil 2,5 0,1 -3,8 -3,5

ASEAN-5 5,2 4,5 4,7 4,8

Lạm phát (%) (*)

Các nước phát triển 1,4 1,4 0,3 1,1

Các nước đang phát triển 5,9 5,4 5,5 5,6

Tỷ giá (**)

EURUSD 1,38 1,21 1,09 0,95

USDJPY 105,20 120,00 131,00 124,00

USDBRL 2,36 2,66 3,96 4,30

USDCNY 6,05 6,21 6,49 6,70

USDRUB 32,89 60,70 72,50 69,00

Lãi suất điều hành (%) (**)

FED 0,25 0,25 0,5 1,5

ECB 0,25 0,05 0,05 0,05

BOJ (1) 0 0 0 -0,3

PBOC 6,00 6,00 4,35 4,1

(*) Dự báo của IMF, (**) Dự báo của Scotiabank, (1) Dự báo của Nomura bank

Nguồn: IMF, Scotiabank, RongViet Research

PHỤ LỤC 2: Dự báo chỉ số giá một số loại hàng hóa chính

2012 2013 2014 2015 2016F 2017F

Năng lượng 128 127 118 65 49 62

Phi năng lượng 110 102 97 82 79 81

Kim loại 96 91 85 67 60 63

Nông nghiệp 114 106 103 89 88 89

Phân bón 138 114 100 95 92 92

Kim loại quý 138 115 101 91 83 83

Nguồn: Worldbank, RongViet Research

PHỤ LỤC

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 86

PHỤ LỤC 3: So sánh tác động của việc Trung Quốc suy giảm và Fed nâng lãi suất đối với các nền kinh tế Châu Á

Chênh lệch lãi suất so với Mỹ Tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP cuối năm 2014

Tỷ lệ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc (%GDP) Tỷ lệ nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc (%GDP)

Nguồn: GS, RongViet Research tổng hợp

6.8%

6.0%

3.5%

2.8%

1.1%

1.0%

0.3%

0% 2% 4% 6% 8%

Indonesia

Việt Nam

Philippine

Malaysia

Đài Loan

Thái Lan

Hong Kong

27%

27%

33%

34%

37%

65%

441%

0% 100% 200% 300% 400% 500%

Việt Nam

Philippine

Indonesia

Đài Loan

Thái Lan

Malaysia

Hong Kong

Việt Nam

Thái Lan Malaysia

IndonesiaPhilippine

Hong Kong

Đài Loan

00%

02%

04%

06%

08%

10%

12%

14%

Việt Nam

Thái LanMalaysia

IndonesiaPhilippine

Hong Kong

Đài Loan

00%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

Rủi ro tăng lên khi USD tăng giá

Rủi ro tăng lên khi USD tăng giá

Rủi ro khi Trung Quốc suy giảm cao hơn các nước trong khu vực

Rủi ro khi Trung Quốc suy giảm cao hơn các nước trong khu vực

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2016 87

PHÒNG PHÂN TÍCH VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ

Đoàn Thị Thanh Trúc – Giám đốc

+ 84 8 6299 2006 | Ext: 1308

[email protected]

Trần Thị Hà My – Phó Phòng

+ 84 8 6299 2006 | Ext: 1309

[email protected]

Nguyễn Bá Phước Tài– Phó Phòng

+ 84 8 6299 2006 | Ext: 1310

[email protected]

Nguyễn Hải Hoàng

+ 84 8 6299 2006 | Ext: 1319

[email protected]

Phạm Thị Hường

+ 84 8 6299 2006 | Ext: 1314

[email protected]

Nguyễn Trung Kiên

+ 84 8 6299 2006 | Ext: 1320

[email protected]

Nguyễn Thị Phương Lam

+ 84 8 6299 2006 | Ext: 1313

[email protected]

Nguyễn Tiến Lợi

+ 84 8 6299 2006 | Ext: 1511

[email protected]

Trần Thị Diễm My

+ 84 8 6299 2006 | Ext: 1311

[email protected]

Bùi Thị Tâm

+ 84 8 6299 2006 | Ext: 1315

[email protected]

Bùi Vĩnh Thiện

+ 84 8 6299 2006 | Ext: 1321

[email protected]

Lê Hữu Triển

+ 84 8 6299 2006 | Ext: 1317

[email protected]

Nguyễn Hà Trinh

+ 84 8 6299 2006 | Ext: 1331

[email protected]

Huỳnh Minh Tuấn

+ 84 8 6299 2006 | Ext: 1318

[email protected]

Bành Trần Tường Vân

+ 84 8 6299 2006 | Ext: 1316

[email protected]

PHÒNG MÔI GIỚI KHÁCH HÀNG TỔ CHỨC VÀ NƯỚC NGOÀI

Marc Djandji – Giám đốc

+ 84 8 6299 2006 | Ext: 1312

[email protected]

Phạm Chiêu Văn – Trưởng Phòng

+ 84 8 6299 2006 | Ext: 1249

[email protected]

Nguyễn Thị Thúy Hằng – Phó Phòng

+ 84 8 6299 2006 | Ext: 1250

[email protected]

PHÒNG MÔI GIỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

Lê Vương Hùng – Giám đốc khối

+ 84 8 6299 2006 | Ext: 1214

[email protected]

Tạ Đình Vũ Đàm – Trưởng Phòng

+ 84 8 6299 2006 | Ext: 1205

[email protected]

Phạm Phong Thành – Trưởng Phòng

+ 84 8 6299 2006 | Ext: 1225

[email protected]

Trần Thị Quý – Phó Phòng

+ 84 8 6299 2006 | Ext: 1227

[email protected]

CÁC CHI NHÁNH

Trần Thăng Long

Giám đốc chi nhánh Hà Nội

+ 84 4 6288 2006 | Ext: 2366

[email protected]

Nguyễn Lê Nam

Phó Giám đốc chi nhánh Nha Trang

+ 84 58 3820 006 | Ext: 3106

[email protected]

Trần Đức Huy

Giám đốc chi nhánh Cần Thơ

+ 84 710 381 7578 | Ext: 4101

[email protected]

Bản báo cáo này được chuẩn bị cho mục đích duy nhất là cung cấp thông tin và không nhằm đưa ra bất kỳ đề nghị hay hướng dẫn mua bán chứng khoán cụ thể nào. Các quan điểm và khuyến cáo được trình bày trong bản báo cáo này không tính đến sự khác biệt về mục tiêu, nhu cầu, chiến lược và hoàn cảnh cụ thể của từng nhà đầu tư. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng ý thức có thể có các xung đột lợi ích ảnh hưởng đến tính khách quan của bản báo cáo này. Nhà đầu tư nên xem báo cáo này như một nguồn tham khảo khi đưa ra quyết định đầu tư và phải chịu toàn bộ trách nhiệm đối với quyết định đầu tư của chính mình. RONGVIET SECURITIES tuyệt đối không chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hay bất kỳ thiệt hại nào, hay sự kiện bị coi là thiệt hại, đối với việc sử dụng toàn bộ hoặc từng phần thông tin hay ý kiến nào của bản báo cáo này.

Toàn bộ các quan điểm thể hiện trong báo cáo này đều là quan điểm cá nhân của người phân tích. Không có bất kỳ một phần thu nhập nào của người phân tích liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các khuyến cáo hay quan điểm cụ thể trong bản cáo cáo này.

Thông tin sử dụng trong báo cáo này được RONGVIET SECURITIES thu thập từ những nguồn mà chúng tôi cho là đáng tin cậy. Tuy nhiên, chúng tôi không đảm bảo rằng những thông tin này là hoàn chỉnh hoặc chính xác. Các quan điểm và ước tính trong đánh giá của chúng tôi có giá trị đến ngày ra báo cáo và có thể thay đối mà không cần báo cáo trước.

Bản báo cáo này được giữ bản quyền và là tài sản của RONGVIET SECURITIES. Mọi sự sao chép, chuyển giao hoặc sửa đổi trong bất kỳ trường hợp nào mà không có sự đồng ý của RONGVIET SECURITIES đều trái luật. Bản quyền thuộc RONGVIET SECURITIES, 2016.


Recommended