+ All Categories
Home > Documents > BÁO CÁO TÓM TẮT

BÁO CÁO TÓM TẮT

Date post: 25-Apr-2023
Category:
Upload: khangminh22
View: 0 times
Download: 0 times
Share this document with a friend
232
BNÔNG NGHIP VÀ PHÁT TRIN NÔNG THÔN TNG CC THUSN BÁO CÁO TÓM TT QUY HOCH BO VVÀ KHAI THÁC NGUN LI THY SN THI K2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 - Năm 2021 -
Transcript

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TỔNG CỤC THUỶ SẢN

BÁO CÁO TÓM TẮT

QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC

NGUỒN LỢI THỦY SẢN THỜI KỲ 2021-2030,

TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

- Năm 2021 -

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TỔNG CỤC THỦY SẢN

BÁO CÁO TÓM TẮT

QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC

NGUỒN LỢI THỦY SẢN THỜI KỲ 2021-2030,

TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

TƢ VẤN LẬP QUY HOẠCH:

LIÊN DANH VIỆN KINH TẾ VÀ QUY HOẠCH THỦY SẢN

- VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN

- Năm 2021 -

ii

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1

I. THÔNG TIN CHUNG ......................................................................................... 1

II. CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH ............................................................................ 1

III. SỰ CẤP THIẾT LẬP QUY HOẠCH ............................................................... 4

IV. QUAN ĐIỂM, NGUYÊN TẮC, MỤC TIÊU LẬP QUY HOẠCH ................. 6

V. CÁCH TIẾP CẬN PHƢƠNG PHÁP LẬP QUY HOẠCH ............................... 7

1. Cách tiếp cận ........................................................................................................ 7

2. Số liệu, dữ liệu sử dụng ....................................................................................... 7

3. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 7

PHẦN THỨ NHẤT. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH

TẾ XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỢI THỦY

SẢN ......................................................................................................................... 8

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ...................................................................................... 8

1. Vị trí địa lý ........................................................................................................... 8

2. Đặc điểm địa hình ................................................................................................ 8

3. Đặc điểm khí tƣợng thủy văn ............................................................................ 11

4. Mùa vụ, ngƣ trƣờng khai thác thủy sản .............................................................. 16

II. KINH TẾ XÃ HỘI NGHỀ CÁ ......................................................................... 16

1. Về dân số và lao động ......................................................................................... 16

2. Đóng góp vào GDP toàn quốc và ngành nông nghiệp ....................................... 16

3. Đóng góp vào giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ............................................. 16

4. Đóng góp vào giải quyết việc làm xóa đói giảm nghèo ..................................... 17

5. Đóng góp vào xuất khẩu chung toàn quốc và ngành nông nghiệp ..................... 17

6. Về thu hút đầu tƣ trong lĩnh vực nghề cá ........................................................... 17

7. Đặc điểm kinh tế-xã hội cộng đồng ngƣ dân nghề cá ........................................ 17

8. Về nhận thức của ngƣ dân đối với khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ....... 18

PHẦN THỨ HAI. HIỆN TRẠNG BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỢI

THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2010-2020 .................................................................. 19

I. TỔNG QUAN NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM ........................................... 19

II. NGUỒN LỢI THỦY SẢN ............................................................................... 21

iii

1. Nguồn lợi thủy sản vùng nội địa ........................................................................ 21

2. Nguồn lợi thủy sản vùng biển ............................................................................ 25

2.1. Đặc điểm thành phần loài ............................................................................... 25

2.2. Trữ lƣợng nguồn lợi và khả năng khai thác.................................................... 27

III. HIỆN TRẠNG BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN ..... 29

1. Bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản .................................................................... 29

2. Phục hồi, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản và hệ sinh thái thuỷ sinh ........................... 36

3. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực .......................... 38

IV. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC THỦY SẢN..................................................... 39

1. Đối với vùng nội địa .......................................................................................... 39

2. Đối với vùng biển ............................................................................................. 41

V. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VIỆT NAM, ĐỀ

XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ LIÊN QUAN ĐẾN BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC

NGUỒN LỢI THỦY SẢN ..................................................................................... 50

1. Tình hình triển khai và kết quả thực thi pháp luật .............................................. 50

2 Tình hình thực hiện các chính sách phát triển khai thác thuỷ sản ....................... 51

VI. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỈ TIÊU

QUY HOẠCH KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN TRONG

GIAI ĐOẠN 2010-2020 ........................................................................................ 53

VII. ĐÁNH GIÁ CHUNG HIỆN TRẠNG BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC NGUỒN

LỢI THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2010-2020 ........................................................... 56

1. Những mặt đạt đƣợc .......................................................................................... 56

2. Tồn tại, hạn chế .................................................................................................. 57

3. Nguyên nhân tồn tại ........................................................................................... 58

PHẦN THỨ BA. DỰ BÁO CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN ............................ 60

I. DỰ BÁO XU THẾ BIẾN ĐỘNG VỀ TRỮ LƢỢNG NGUỒN LỢI THỦY

SẢN, ĐÁNH GIÁ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA NGUỒN LỢI THỦY SẢN .............. 60

II. DỰ BÁO NHU CẦU KHAI THÁC NGUỒN LỢI THỦY SẢN; ĐÁNH GIÁ

CƢỜNG LỰC KHAI THÁC VÀ SẢN LƢỢNG CHO PHÉP KHAI THÁC ...... 63

III. DỰ BÁO TIẾN BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ TÁC ĐỘNG TỚI CÁC

HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỢI THỦY SẢN.............. 63

IV. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA THỊ TRƢỜNG ĐẾN CÔNG TÁC

BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỢI THỦY SẢN ...................................... 66

V. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI BẢO VỆ

VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỢI THỦY SẢN ...................................................... 71

VI. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÌNH HÌNH TRÊN BIỂN ĐÔNG, HỢP TÁC QUỐC

iv

TẾ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NGHỀ CÁ TRONG NƢỚC VÀ KHU VỰC ............... 74

PHẦN THỨ TƢ. QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỢI

THỦY SẢN THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 .................... 78

I. QUAN ĐIỂM QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỢI THỦY

SẢN THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 ................................. 78

II. MỤC TIÊU QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỢI THỦY

SẢN THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 ................................. 78

1. Mục tiêu tổng quát đến năm 2030 ..................................................................... 78

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 ........................................................................... 79

3. Tầm nhìn đến năm 2050 .................................................................................... 80

III. PHƢƠNG ÁN QUY HOẠCH ......................................................................... 85

IV. ĐỊNH HƢỚNG QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỢI

THỦY SẢN THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 .................... 89

1. Định hƣớng quy hoạch ....................................................................................... 89

2. Nội dung quy hoạch ............................................................................................ 92

2.1. Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản .......................................................... 92

2.2. Khai thác thủy sản ........................................................................................... 94

2.3. Định hƣớng sử dụng đất, mặt nƣớc cho việc bảo vệ và khai thác nguồn lợi

thuỷ sản, xây dựng hạ tầng dịch vụ hậu cần khai thác thuỷ sản .......................... 105

IV. CHƢƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN ƢU TIÊN .......................................... 105

V. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUY HOẠCH ....................................................... 110

1. Về kinh tế ......................................................................................................... 110

2. Về xã hội .......................................................................................................... 110

3. Về môi trƣờng, nguồn lợi ................................................................................ 110

4. Về an ninh, quốc phòng ................................................................................... 111

PHẦN THỨ NĂM. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH ......................... 112

I. GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT ........................................................ 112

II. GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ..................................................... 112

III. GIẢI PHÁP VỀ TÀI CHÍNH, ĐẦU TƢ ....................................................... 113

IV. GIẢI PHÁP MÔI TRƢỜNG, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ .................. 113

V. GIẢI PHÁP VỀ TUYÊN TRUYỀN, NÂNG CAO NHẬN THỨC ............... 114

VI. GIẢI PHÁP VỀ ĐÀO TẠO, TĂNG CƢỜNG NĂNG LỰC........................ 115

VII. GIẢI PHÁP VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ ....................................................... 115

VIII. GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ GIÁM SÁT THỰC HIỆN

QUY HOẠCH ..................................................................................................... 116

v

1. Tổ chức thực hiện quy hoạch ............................................................................ 116

2. Giám sát thực hiện quy hoạch .......................................................................... 117

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ................................................................................... 118

PHỤ LỤC ............................................................................................................ 120

PHỤ LỤC 1. HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO XUẤT KHẨU HẢI SẢN, TỐC ĐỘ

TĂNG TRƢỞNG KHAI THÁC THỦY SẢN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 ... 120

PHỤ LỤC 2. HIỆN TRẠNG BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỢI THỦY

SẢN ..................................................................................................................... 122

PHỤ LỤC 3. QUY HOẠCH BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN THỜI KỲ

2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 ......................................................... 145

vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TĂT

TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG VIẾT TẮT

ANQP An ninh quốc phòng

BQL Ban quản lý

BĐKH Biến đổi khí hậu

CSDL Cơ sở dữ liệu

CV Đơn vị đo mã lực tàu cá

CP Chính phủ

DVHC Dịch vụ hậu cần

DHMT Duyên hải miền Trung

ĐVT Đơn vị tính

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

ĐNB Đông Nam Bộ

ĐDSH Đa dạng sinh học

ĐBSH Đồng bằng sông Hồng

FAO Tổ chức Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên

Hiệp Quốc

FTAs Hiệp định thƣơng mại tự do

GMP Good Manufacturing Practice

Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt

IUU Khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và

không theo quy định

KT-XH Kinh tế-xã hội

KT&BVNLTS Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

KTTS Khai thác thủy sản

KBT Khu bảo tồn

MT Miền Trung

NLTS Nguồn lợi thủy sản

NCNTTS Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

vii

TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG VIẾT TẮT

NBD Nƣớc biển dâng

QHTS Quy hoạch thủy sản

QĐ Quyết định

RIMF Viện Nghiên cứu hải sản

SL Sản lƣợng

SSOP Sanitation Standard Operating Procedures

Quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh

TCTS Tổng cục thủy sản

TTCP Thủ tƣớng Chính phủ

TCTK Tổng cục thống kê

TĐTBQ Tốc độ tăng bình quân

TS Thủy sản

TNB Tây Nam Bộ

UBND Ủy ban nhân dân

VIFEP Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản

VBB Vịnh Bắc bộ

VQG Vƣờn quốc gia

viii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Sản xuất thủy sản Việt Nam năm 2019-2020 ........................................... 19

Bảng 2. Bậc phân loại (bộ, họ, giống, loài) ở các vùng biển từ số liệu điều tra

nguồn lợi thuỷ sản giai đoạn 2016-2019 ................................................................ 26

Bảng 3. Số lƣợng loài theo các nhóm nguồn lợi ở các vùng biển từ số liệu điều tra

nguồn lợi thuỷ sản giai đoạn 2016-2019 ................................................................ 26

Bảng 4. Trữ lƣợng trung bình (nghìn tấn) các nhóm nguồn lợi chính ở các vùng

biển trong vùng biển Việt Nam, giai đoạn 2016-2020 ........................................... 28

Đến năm 2020 đã có 12 khu bảo tồn biển đƣợc thành lập và đi vào hoạt động, với

tổng diện tích là 216.978 ha, trong đó diện tích biển khoảng 185.000 ha, chiếm

khoảng 0,185% diện tích vùng biển tự nhiên của Việt Nam (Bảng 5)................... 29

Bảng 6. Thống kê diện tích các khu bảo tồn biển, vƣờn quốc gia có hợp phần biển

đến năm 2020 .......................................................................................................... 30

Bảng 7. Sản lƣợng khai thác thủy sản nội địa giai đoạn 2010-2020 ...................... 40

Bảng 8. Một số ngƣ cụ/dụng cụ khai thác thủy sản chính tại thủy vực nội địa ..... 40

Bảng 9. Số lƣợng tàu cá theo vùng biển giai đoạn 2010 - 2020 ............................. 42

Bảng 10. Cơ cấu tàu cá theo công suất giai đoạn 2010 - 2017............................... 42

Bảng 11. Cơ cấu nghề khai thác thủy sản năm 2020 .............................................. 43

Bảng 12. Sản lƣợng khai thác thủy sản giai đoạn 2010 - 2020 .............................. 44

Bảng 13. Sản lƣợng khai thác hải sản theo ngƣ trƣờng giai đoạn 2010 - 2020 ..... 45

Bảng 14. Sản lƣợng khai thác hải sản phân theo vùng biển, đối tƣợng và họ nghề

................................................................................................................................. 45

Bảng 15. Lao động khai thác hải sản giai đoạn 2010 - 2020 ................................. 46

Bảng 16. So sánh biến động trữ lƣợng trung bình (ngàn tấn) của các nhóm nguồn

lợi chủ yếu ở vùng biển khơi trong giai đoạn 2016-2019 so với giai đoạn 2011-

2015 ........................................................................................................................ 61

Bảng 17. Xu hƣớng biến động nguồn lợi hải sản ở các vùng biển nƣớc ta............ 62

Bảng 18. Tổng cƣờng lực khai thác ở năm 2019-2020 các phƣơng án cắt giảm

cƣờng lực khai thác theo tiếp cận quản lý nghề cá thận trọng ............................... 63

Bảng 19. Dự báo nguồn cung nguyên liệu thủy sản toàn cầu đến năm 2030 ........ 67

Bảng 20. Cơ cấu nguồn cung nguyên liệu từ KTTS phân theo quốc gia và vùng

lãnh thổ đến năm 2030 ............................................................................................ 68

Bảng 21. Dự báo nhu cầu tiêu thụ thủy sản toàn cầu đến năm 2030 ..................... 69

Bảng 22. Dự báo xuất khẩu sản phẩm khai thác hải sản Việt Nam đến 2030 ....... 70

Bảng 23. Dự báo nhu cầu tiêu thụ thủy sản ở Việt Nam đến năm 2030 ................ 71

Bảng 24. Kết quả tính chỉ số tổn thƣơng theo vùng biển và địa phƣơng ............... 72

ix

Bảng 25. Các chỉ tiêu quy hoạch chính thời kỳ 2021-2030 ................................... 80

Bảng 26. Kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu theo giai đoạn đến năm 2030 ................ 81

Bảng 27. Các phƣơng án phát triển thời kỳ 2021-2030 ......................................... 87

Bảng 28. Diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia đƣợc bảo vệ nguồn lợi và bảo tồn

hƣớng tới 6,0% ........................................................................................................ 90

Bảng 29. Chỉ tiêu sản lƣợng khai thác vùng biển đến năm 2030 ........................... 95

Bảng 30. Sản lƣợng khai thác theo ngƣ trƣờng đến năm 2030 .............................. 95

Bảng 31. Sản lƣợng theo đối tƣợng khai thác đến năm 2030................................. 95

Bảng 32. Sản lƣợng khai thác phân theo nghề đến năm 2030 ............................... 96

Bảng 33. Sản lƣợng khai thác thủy sản theo các nhóm nguồn lợi đến năm 2030 .. 96

Bảng 34. Tàu cá khai thác thủy sản theo chiều dài đến năm 2030 ......................... 97

Bảng 35. Tàu cá khai thác thủy sản theo ngƣ trƣờng đến năm 2030 ..................... 98

Bảng 36. Tàu cá khai thác thủy sản theo nghề đến năm 2030 ............................... 98

Bảng 37. Phân bổ số lƣợng tàu các chi tiết các địa phƣơng đến năm 2030 ........... 99

Bảng 38. Sản lƣợng khai thác thủy sản nội địa theo vùng sinh thái đến năm 2030

............................................................................................................................... 105

Bảng 39. Các chƣơng trình, đề án và dự án ƣu tiên thực hiện quy hoạch ............ 108

Bảng 40. Ƣớc tính hiệu quả kinh tế dự án quy hoạch giai đoạn 2021-2030 ........ 110

Bảng 41. Sơ bộ về tác động của BĐKH đến lĩnh vực thủy sản ........................... 228

Bảng 42. Khung chỉ số phơi lộ (E) đối với nghề khai thác hải sản ...................... 228

Bảng 43. Khung chỉ số độ nhạy cảm (S) đối với nghề khai thác hải sản ............. 229

DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Tình hình điều tra nguồn lợi thủy sản nƣớc ngọt qua các giai đoạn ......... 22

Hình 2. Bản đồ tính dễ bị tổn thƣơng các vùng biển Việt Nam nghề KTHS ......... 73

Hình 3. Mô phỏng tƣơng quan giữa cƣờng lực và sản lƣợng khai thác theo các mô

hình Scheafer (1957), Fox (1970) và Lae (1997) ................................................. 226

Hình 4. Mô phỏng hệ số quản lý nghề cá F0,1 và hệ số khai thác tối đa (Fmax) 227

1

MỞ ĐẦU

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên quy hoạch: Lập Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

2. Phạm vi quy hoạch: bao gồm các thuỷ vực thuộc vùng nội địa và vùng

biển, hải đảo trên lãnh thổ Việt Nam.

3. Đối tƣợng quy hoạch:

- Đối với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản: Khu bảo tồn biển, khu

bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu vực cấm khai thác có thời hạn, khu vực cƣ trú nhân

tạo cho các loài thủy sản.

- Đối với khai thác thủy sản: Sản lƣợng khai thác, cơ cấu tàu cá, đối tƣợng

khai thác, lao động, hạ tầng phục vụ khai thác thuỷ sản,...

4. Thời kỳ quy hoạch: Thời kỳ: 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

5. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

6. Cơ quan lập quy hoạch: Tổng cục Thuỷ sản.

7. Tƣ vấn lập quy hoạch: Liên danh Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản-

Viện Nghiên cứu hải sản.

8. Thời gian lập quy hoạch: năm 2020-2022.

II. CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH

1. Các văn bản giao nhiệm vụ và hƣớng dẫn lập quy hoạch

- Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 21/11/2017;

- Luật Thủy sản số 18/2017/QH14 ngày 21/11/2017;

- Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi

tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;

- Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn;

- Thông tƣ số 08/2019/TT-BKHĐT ngày 17/5/2019 của Bộ Kế hoạch và

Đầu tƣ hƣớng dẫn về định mức chi phí cho hoạt động quy hoạch;

- Quyết định số 995/QĐ-TTg ngày 09/8/2018 của Thủ tƣớng Chính phủ

giao nhiệm vụ cho các Bộ tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021-

2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định 541/QĐ-TTg ngày 20/4/2020 của Thủ tƣớng Chính phủ phê

duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thuỷ sản thời kỳ

2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.

2

2. Các văn bản định hƣớng liên quan đến bảo vệ và khai thác nguồn lợi

thuỷ sản

- Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung

ƣơng Đảng khóa XI về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cƣờng quản

lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng;

- Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung

ƣơng Đảng khóa XII về Chiến lƣợc phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến

năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

- Luật An ninh Quốc gia số 32/2004/QH11 và các văn bản hƣớng dẫn thi

hành Luật;

- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 và các văn bản hƣớng dẫn thi

hành Luật;

- Luật Tài nguyên nƣớc số 17/2012/QH13 và các văn bản hƣớng dẫn thi

hành Luật;

- Luật Biển Việt Nam số 18/2012/QH13 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành

Luật;

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật;

- Luật Bảo vệ môi trƣờng số 55/2014/QH13 và các văn bản hƣớng dẫn thi

hành Luật;

- Luật Tài nguyên, môi trƣờng biển và hải đảo số 82/2015/QH13 và các văn

bản hƣớng dẫn thi hành Luật;

- Luật hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13 và các văn bản hƣớng dẫn thi

hành Luật;

- Luật Ngân sách nhà nƣớc số 83/2015/QH13 và các văn bản hƣớng dẫn thi

hành Luật;

- Luật Du lịch số 09/2017/QH14 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật;

- Luật Quốc phòng số 22/2018/QH14 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành

Luật;

- Luật Đầu tƣ công 39/2019/QH14 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật;

- Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ ngày 17/11/2017 về phát triển

bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu;

- Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ đã ban hành Kế

hoạch tổng thể và Kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-

NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ƣơng

Đảng khóa XII về Chiến lƣợc Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm

2030, tầm nhìn đến năm 2045;

3

- Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số

chính sách phát triển thủy sản; số 89/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 và số

17/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của

Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính

sách phát triển thủy sản;

- Nghị định số 26/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết

một số điều và biện pháp thi hành của Luật thủy sản;

- Thông tƣ số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trƣởng Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hƣớng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi

thủy sản;

- Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ

phê duyệt Chiến lƣợc phát triển phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020;

- Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ

phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, định hƣớng

2030;

- Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014 về phê duyệt quy hoạch tổng

thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nƣớc đến năm 2020, định hƣớng đến năm

2030;

- Quyết định số 819/QĐ-BNN ngày 14/3/2016 về phê duyệt kế hoạch hành

động ứng phó với biến đổi khí hậu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

2016 - 2020, tầm nhìn 2050;

- Quyết định 1819/QĐ-TTg ngày 16/11/2017 của Thủ tƣớng Chính phủ phê

duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017-2020;

- Quyết định số 78/QĐ-TTg ngày 16/01/2018 của Thủ tƣớng Chính phủ về

phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ

khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm

2025;

- Quyết định số 1047/QĐ-TTg ngày 17/8/2018 của Thủ tƣớng Chính phủ về

việc phê duyệt Đề án phát triển nghề khai thác viễn dƣơng và tổ chức đƣa ngƣ dân

đi khai thác hải sản ở vùng biển một số nƣớc;

- Quyết định số 647/QĐ-TTg Ngày 18/5/2020 của Thủ tƣớng Chính phủ

ban hành phê duyệt Đề án hợp tác về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam

đến năm 2030;

- Quyết định số 757/QĐ-TTg ngày 4/6/2020 của Thủ tƣớng Chính phủ Về

việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng nhằm

phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo

và không theo quy định của Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

(FAO) đến năm 2025;

4

- Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tƣớng Chính phủ phê

duyệt chiến lƣợc phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm

2045.

3. Các văn bản khác

- Bộ quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm;

- Công ƣớc của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982;

- Hiệp định đàn cá di cƣ xa 1995.

III. SỰ CẤP THIẾT LẬP QUY HOẠCH

Việt Nam có đƣờng bờ biển dài hơn 3.260 km với diện tích vùng đặc quyền

kinh tế khoảng 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền; có hơn 3.000 hòn đảo lớn,

nhỏ với 2 quần đảo ngoài khơi là Hoàng Sa và Trƣờng Sa, tổng diện tích các đảo

khoảng 2.500 km2. Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp

hành Trung ƣơng Đảng khóa XII về Chiến lƣợc phát triển bền vững kinh tế biển

Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 có đề ra phát triển kinh tế biển,

trong đó khai thác và nuôi trồng hải sản đứng vị trí thứ 4 trong 6 ngành kinh tế

biển chủ chốt của Việt Nam đến năm 2045. Cùng với sự đa dạng hệ thống sông,

hồ, đầm phá, hồ chứa phong phú, với hơn 2.360 sông có chiều dài từ 10 km trở

lên, trong đó có 109 sông chính; khoảng 1.055 hồ (hồ tự nhiên và hồ chứa) từ có

diện tích từ 05 ha trở lên, đã tạo ra tiềm năng rất lớn để phát triển ngành thuỷ sản,

trong đó hoạt động khai thác thuỷ sản gắn với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy

sản là thế mạnh, trụ cột cho phát triển ngành thủy sản.

Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trƣơng, chính sách

cho ngƣ dân bám biển, ngƣ trƣờng; chú trọng công tác bảo vệ, tái tạo và phát triển

nguồn lợi thủy sản nhằm nâng cao hiệu quả và thu nhập của ngƣ dân hƣớng đến

phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững, góp phần bảo đảm quốc phòng

an ninh biển đảo.

Sau 10 năm thực hiện Chiến lƣợc phát triển thủy sản (Quyết định 1690/QĐ-

TTg ngày 16/9/2010) và Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản (Quyết

định 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013), đến năm 2020, ngành thủy sản đã đạt đƣợc

những thành tựu chính, bao gồm: tổng sản lƣợng thủy sản đạt 8,4 triệu tấn (khai

thác 3,86 triệu tấn, nuôi trồng 4,54 triệu tấn), kim ngạch xuất khẩu đạt 8,38 tỷ

USD (khai thác đạt 3,2 tỷ USD, nuôi trồng 5,18 tỷ USD); tổng số tàu cá giảm

xuống còn 94.572 chiếc. Kết quả đó đã góp phần bảo đảm an ninh lƣơng thực, bảo

vệ chủ quyền biển đảo quốc gia và giải quyết việc làm cho khoảng khoảng 800

nghìn lao động trực tiếp trên biển và gần 4 triệu lao động dịch vụ hậu cần kèm

theo. Đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng ngƣ dân đƣợc nâng cao, góp phần

quan trọng trong xóa đói giảm nghèo, an ninh dinh dƣỡng và phát triển kinh tế.

Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

đang phải đối mặt với nhiều thách thức nhƣ: khai thác thuỷ sản bất hợp pháp,

5

không báo cáo và không theo qui định (IUU); sự suy giảm nguồn lợi thủy sản cả

vùng biển và vùng nội địa do tình trạng khai thác quá mức cho phép; cơ cấu nghề

khai thác chƣa phù hợp; số lƣợng tàu khai thác thủy sản lớn, đặc biệt tàu khai thác

ở vùng biển ven bờ với ngƣ cụ gây hủy diệt nguồn lợi, khai thác không theo mùa

vụ; tổn thất sau thu hoạch trong khai thác cao; trang thiết bị an toàn tàu cá chƣa

đảm bảo; cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần nghề cá chƣa đồng bộ.

Kết quả điều tra nguồn lợi thủy sản ở biển giai đoạn 2000-2019, trữ lƣợng

nguồn lợi thủy sản liên tục suy giảm qua các thời kỳ, cụ thể: Giai đoạn 2000-2005

khoảng 5,07 triệu tấn; giai đoạn 2011-2015 khoảng 4,36 triệu tấn (giảm 15% so

với giai đoạn 2000-2005); giai đoạn 2016-2019 khoảng 3,95 triệu tấn (giảm 23%

so với giai đoạn 2000-2005); đặc biệt là sự suy giảm trữ lƣợng nguồn lợi thủy sản

tầng đáy và các đối tƣợng thủy sản có giá trị kinh tế cao. Điều đó đã tạo ra áp lực

lớn đối với công tác quản lý ngành.

Công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2010-2020 đã

đƣợc quan tâm thực hiện, tuy nhiên kết quả chƣa đạt đƣợc nhƣ mục tiêu đề ra, cụ

thể: đã có 12/16 khu bảo tồn biển đƣợc thành lập và hoạt động; quy hoạch vùng

nƣớc nội địa đã đƣợc phê duyệt nhƣng chƣa có khu bảo tồn vùng nƣớc nội địa

đƣợc thành lập do sự chồng chéo về phạm vi giữa khu bảo tồn vùng nƣớc nội địa

theo quy định tại Luật Thủy sản năm 2003 và khu bảo tồn đất ngập nƣớc theo quy

định tại Luật Đa dạng sinh học 2008.

Cùng với đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế khu vực đang đặt ra những

cơ hội và thách thức mới đối với nghề cá trên biển của nƣớc ta. Phát triển thủy sản

bền vững, có trách nhiệm là xu hƣớng tất yếu của quá trình hội nhập. Ngành Thủy

sản đang bƣớc vào giai đoạn phát triển mới, trong bối cảnh tình hình thế giới đang

có những diễn biến hết sức phức tạp, khó lƣờng; tình hình an ninh, chính trị trên

thế giới và trên biển Đông còn bất ổn, diễn biến phức tạp; dịch bệnh Covid-19

toàn cầu, cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động lớn đến định hƣớng phát

triển bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản ở nƣớc ta trong thời kỳ mới.

Luật Thủy sản 2017 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật đã hình thành

định hƣớng phát triển, tạo cơ sở pháp lý để phát triển ngành thủy sản ở Việt Nam

nói chung và công tác bảo vệ, khai thác nguồn lợi thủy sản bền vững nói riêng góp

phần ổn định kinh tế xã hội nghề cá.

Lập quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030,

tầm nhìn đến năm 2050 là cần thiết trong điều kiện hiện nay nhằm bảo vệ, bảo tồn,

phục hồi và phát triển nguồn lợi thủy sản; khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững,

phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia và quốc

phòng an ninh trên các vùng biển, hải đảo của Tổ quốc. Thông qua các chỉ tiêu,

chỉ số đƣợc xác định đối với từng thời kỳ quy hoạch, từng khu vực, từng loại hình

thủy vực góp phần phát triển nghề cá bền vững trong tƣơng lai phù hợp với sự

phát triển kinh tế của đất nƣớc, sự phát triển của các nƣớc trong khu vực và trên

thế giới.

6

IV. QUAN ĐIỂM, NGUYÊN TẮC, MỤC TIÊU LẬP QUY HOẠCH

1. Yêu cầu về quan điểm, nguyên tắc lập quy hoạch - Cụ thể hóa các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và pháp luật

của Nhà nƣớc về bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; phù hợp với quy định

của pháp luật về quy hoạch, pháp luật về thủy sản và pháp luật khác có liên quan. - Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản phải phù hợp với quy

hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch không gian

biển quốc gia, Chiến lƣợc phát triển bền vững Việt Nam, chủ trƣơng, đƣờng lối,

chính sách, định hƣớng phát triển kinh tế xã hội, định hƣớng, chiến lƣợc phát

triển ngành thủy sản.

- Kết hợp hài hòa giữa bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản theo hƣớng

phát triển chất lƣợng, hiệu quả, bền vững và có trách nhiệm; hài hoà lợi ích với

các ngành kinh tế khác và phát triển kinh tế xã hội các vùng, địa phƣơng.

- Bảo đảm quốc phòng, an ninh gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia; thích

ứng với biến đổi khí hậu, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trƣờng; đáp ứng yêu cầu

hội nhập quốc tế; tuân thủ điều ƣớc quốc tế mà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam là thành viên.

- Bảo đảm tính khoa học, tính kế thừa, tính liên kết tổng thể trên phạm vi

từng vùng và toàn quốc; đồng bộ về phạm vi, thời kỳ quy hoạch, thứ tự ƣu tiên và

khả năng đáp ứng nguồn lực theo các giai đoạn.

- Khai thác nguồn lợi thủy sản căn cứ vào trữ lƣợng nguồn lợi thủy sản, gắn

với bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, không làm cạn kiệt nguồn lợi

thủy sản, không ảnh hƣởng đến đa dạng sinh học; tiếp cận thận trọng, dựa vào hệ

sinh thái và các chỉ số khoa học trong quản lý hoạt động thủy sản để bảo đảm phát

triển bền vững.

- Bảo đảm chia sẻ lợi ích, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc

hƣởng lợi từ khai thác, sử dụng nguồn lợi thủy sản hoặc hoạt động trong ngành,

nghề có ảnh hƣởng trực tiếp đến nguồn lợi thủy sản.

2. Yêu cầu về mục tiêu lập quy hoạch

- Mục tiêu chung

Bảo đảm hiệu quả hoạt động khai thác, gắn với bảo vệ, bảo tồn, phục hồi,

phát triển nguồn lợi thủ sản, phát triển nghề cá bền vững và có trách nhiệm; bảo

vệ môi trƣờng, thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc

tế; bảo vệ quốc phòng an ninh trên các vùng biển, hải đảo thuộc chủ quyền, quyền

chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Xây dựng đƣợc bộ chỉ tiêu, chỉ số cụ thể về bảo vệ và khai thác nguồn lợi

thủy sản cho từng giai đoạn trong thời kỳ quy hoạch.

+ Xây dựng đƣợc phƣơng án tổ chức không gian khai thác thuỷ sản phù

hợp từng vùng biển, từng khu vực biển, gắn với số lƣợng tàu cá hoạt động theo

7

nghề, chiều dài, đối tƣợng khai thác cho từng giai đoạn trong thời kỳ quy hoạch.

+ Xây dựng đƣợc phƣơng án ảo vệ, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản

ở từng vùng sinh thái và vùng biển cho từng giai đoạn trong thời kỳ quy hoạch.

+ Quy hoạch đƣợc hệ thống cơ sở dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động khai

thác và bảo vệ nguồn lợi trên phạm vi toàn quốc cho từng giai đoạn trong thời kỳ

quy hoạch.

+ Xây dựng đƣợc hệ thống giải pháp để thực hiện Quy hoạch, đặc biệt là

giải pháp về chính sách, tổ chức sản xuất, đầu tƣ, khoa học công nghệ, hợp tác

quốc tế,...

+ Đề xuất đƣợc danh mục các dự án ƣu tiên đầu tƣ theo từng giai đoạn

trong thời kỳ quy hoạch.

V. CÁCH TIẾP CẬN PHƢƠNG PHÁP LẬP QUY HOẠCH

1. Cách tiếp cận

1.1. Tiếp cận tổng thể, hệ thống

1.2. Tiếp cận chuỗi giá trị

1.3. Tiếp cận theo quy luật thị trƣờng

1.4. Tiếp cận về phát triển bền vững

1.5. Tiếp cận hệ sinh thái

2. Số liệu, dữ liệu sử dụng

3. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.1. Phƣơng pháp kế thừa và tích hợp.

3.2. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát.

* Điều tra khảo sát về kinh tế xã hội nghề cá

* Điều tra khảo sát xác định vị trí địa lý, ranh giới, diện tích, bản đồ và đối

tƣợng bảo tồn tại khu vực có tiềm năng thành lập khu bảo tồn biển

* Điều tra khảo sát xác định vị trí địa lý, ranh giới, diện tích, bản đồ khu

vực cƣ trú nhân tạo cho loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm, loài thủy sản có giá trị

kinh tế, khoa học, loài thủy sản bản địa, loài thủy sản đặc hữu ở vùng biển

* Điều tra khảo sát xác định vị trí địa lý, ranh giới, diện tích, bản đồ khu bảo

vệ nguồn lợi thủy sản, khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn ở vùng nội địa

3.3. Phƣơng pháp lập quy hoạch

3.4. Phƣơng pháp tham vấn, chuyên gia.

3.5. Phƣơng pháp xây dựng bản đồ.

3.6. Phƣơng pháp dự báo.

3.7. Phƣơng pháp phân tích, xử lý dữ liệu.

Chi tiết phương pháp nghiên cứu tại phụ lục 3.8

8

PHẦN THỨ NHẤT

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI

TÁC ĐỘNG ĐẾN BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỢI THỦY SẢN

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1. Vị trí địa lý

Việt Nam nằm ở vùng Đông Nam Á, phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía

Tây giáp Lào và Campuchia, phía Đông và Nam giáp biển Đông và Vịnh Thái

Lan. Lãnh thổ Việt Nam có hình chữ S trải dài trên Vĩ tuyến: 8°02'-23°23' Bắc,

Kinh tuyến: 102°08'-109°28' Đông, với bờ biển dài khoảng 3.260km và biên

giới đất liền dài khoảng 4.550km (có tài liệu ghi là 4.639km). Tổng diện tích

phần đất liền 331.231 km2. Ngoài phần diện tích đất liền, nƣớc ta có phần lãnh

hải rộng 12 hải lý, thêm 12 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền

kinh kế rộng 200 hải lý (tính từ đƣờng cơ sở) với hàng ngàn đảo lớn nhỏ, trong

đó các đảo có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng Cát Bà, Bạch Long Vỹ,

Phú Quý, Lý Sơn, Phú Quốc, Côn Đảo, Trƣờng Sa, Hoàng Sa,... Diện tích vùng

biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam chiếm

diện tích khoảng 1.000.000 km2 biển Đông.

2. Đặc điểm địa hình

2.1. Vùng nội địa

Việt Nam là một quốc gia có khí hậu nhiệt đới với địa hình phần lớn là đồi

núi (chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ), chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng chỉ chiếm

1/4 diện tích. Tính trên phạm vi cả nƣớc, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp

(dƣới 1.000 m) chiếm tới 85% diện tích. Địa hình núi cao (trên 2.000 m) chỉ

chiếm 1% diện tích cả nƣớc; đất đai có thể dùng cho nông nghiệp chiếm chƣa

tới 20%. Địa hình tƣơng đối khác nhau giữa 7 vùng sinh thái trên cả nƣớc:

- Vùng Trung du miền núi phía Bắc: là vùng lãnh thổ phía Bắc đất nƣớc,

nằm sát chí tuyến Bắc. Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Thƣợng Lào,

phía Đông giáp Đồng bằng sông Hồng và biển, phía Nam giáp Bắc Trung Bộ.

Đây là vùng có diện tích lớn nhất nƣớc ta (trên 101.000 km2 – chiếm khoảng

30,7% diện tích cả nƣớc). Nhìn chung vùng Trung du và Miền núi phía Bắc có

địa hình đa dạng, chia cắt phức tạp bởi hệ thống sông suối khá dày, núi đồi trùng

điệp, thung lũng sâu. Sự phức tạp của địa hình tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái

đặc thù cho phép vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ phát triển đa dạng cây

trồng, vật nuôi. Tuy nhiên địa hình phức tạp cũng gây ảnh hƣởng lớn đến việc

giao lƣu phát triển kinh tế - xã hội và đầu tƣ phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở

đặc biệt là giao thông.

- Vùng Đồng bằng sông Hồng: là vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ, dải

đất rìa trung du. Phía bắc và đông bắc giáp vùng Đông Bắc (Việt Nam), phía tây

và tây nam giáp vùng Tây Bắc, phía đông là vịnh Bắc Bộ và phía nam giáp vùng

9

Bắc Trung Bộ. Đồng bằng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ các thềm

phù sa cổ 10 - 15m xuống đến các bãi bồi 2 - 4m. Vùng có địa hình tƣơng đối

bằng phẳng. Cao trình mặt đất từ 0,4 - 9 m. Với 58,4% diện tích đồng bằng sông

Hồng ở mức thấp hơn 2m. ở cao trình này hoàn toàn bị ảnh hƣởng thuỷ triều nếu

không có hệ thống đê biển và đê vùng cửa sông. Hơn 72% diện tích đồng bằng ở

cao trình thấp hơn 3m. Bên cạnh đó, có một số tỉnh núi đồi xen kẽ châu thổ và

thung lũng nhƣ tỉnh Ninh Bình, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh.

- Vùng Bắc Trung Bộ: Là phần phía Bắc của Trung Bộ Việt Nam có địa

bàn từ phía Nam Ninh Bình tới phía bắc Đèo Hải Vân. Diện tích vùng Bắc

Trung bộ kéo dài, hành lang hẹp, Tây giáp dãy Trƣờng Sơn và Lào, phía đông là

biển Đông (Vịnh Bắc Bộ). Địa hình với trên 70% diện tích là đồi núi từ Tây

xuống Đông và phân hóa thành 3 vùng r rệt: 1) Dải đồi núi ở phía Tây chạy dài

từ phía Nam thung lũng sông Cả tới dãy Bạch Mã gồm các dãy núi song song so

le nhau, chạy theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam là sƣờn đông của dãy Trƣờng

Sơn. Vùng trung du núi thấp dƣới 1000m địa hình ít dốc, đất dai màu mỡ; 2) Dải

đồng bằng: Gồm nhiều đồng bằng hẹp với tổng diện tích khoảng 8200km2. Độ

cao trung bình 5-10m; 3) Dải bờ biển và đảo: Bắc Trung bộ có đƣờng bờ biển

dài 670km, khúc khuỷu nhiều vũng vịnh và bán đảo. Các đảo Nghi Sơn, Hòn

Mê, Hòn Ngƣ, hòn Mắt, Hòn Gió, Cồn Cỏ...

- Vùng Duyên hải Nam trung bộ: là dải đất hẹp ngang hình công, hƣớng

ra biển, trải dài từ Đà Nẵng đến Bình Thuận. Vùng Nam Trung Bộ có địa hình

khá phức tạp, với sự đan xen của núi - rừng - biển và phân hóa rõ ràng từ Tây

sang Đông. Phía Tây là núi, gò đồi và dốc đứng về phía Đông, trong khi đó, bờ

biển lại khúc khuỷu nên hình thành nhiều đảo, bán đảo, quần đảo. Ngoài ra địa

hình còn bị chia cắt bởi những sƣờn núi chạy từ dãy Trƣờng Sơn tới biển, bờ

biển khúc khủyu nên hình thành nhiều đảo, bán đảo, quần đảo. Nhiều dãy núi

tiến sát ra tận biển chia cắt vùng đồng bằng nhỏ hẹp ra nhiều phần và là những

bức tƣờng thành chia vùng khí hậu quan trọng.

- Vùng Tây Nguyên: Nằm ở ngã 3 biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia

thuận lợi giao lƣu văn hóa, kinh tế giữa các vùng và giữa các nƣớc trong tiểu

vùng sông Mê Công. Tây Nguyên có ý nghĩa chiến lƣợc trong an ninh – quốc

phòng của Tổ quốc. Tây Nguyên có diện tích chiếm 16,5% diện tích cả nƣớc

(54,7 nghìn km2). Đây là vùng có địa hình cao, gồm các cao nguyên xếp tầng

(600- 800m so với mực nƣớc biển). Địa hình dốc, từ Đông sang Tây thoải dần.

- Vùng Đông Nam Bộ: là vùng đất mới trong lịch sử phát triển của đất

nƣớc, khu vực tập trung nhiều đô thị nằm giữa các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam

Tây Nguyên là những vùng giàu tài nguyên đất đai, rừng và khoáng sản.Đông

Nam Bộ nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng, chuyển tiếp từ cao

nguyên Nam Trung Bộ đến Đồng bằng sông Cửu Long. Độ cao địa hình thay

đổi từ 200 đến 200 mét, rải rác có một vài ngọn núi trẻ.

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: là vùng hạ lƣu của lƣu vực sông Mê

Công, là đồng bằng châu thổ bằng rộng lớn, với hệ sinh thái đa dạng thuận lợi

10

phát triển nông nghiệp và thủy sản. Diện tích tự nhiên của vùng đạt trên 40.572

km2, chiếm 12% tổng diện tích tự nhiên của cả nƣớc. Địa hình của vùng tƣơng

đối bằng phẳng, mạng lƣới sông ngòi, kênh rạch phân bố dày. Đây là một trong

những vùng đồng châu thổ có độ cao thấp nhất nhất thế giới, rất dễ bị tổn

thƣơng trƣớc các tác động của BĐKH và mực nƣớc biển dâng. Độ cao của vùng

tƣơng đối thấp, độ cao trung bình phổ biến từ 0.7-1.2 m. Một số khu vực giáp

biên Campuchia có độ cao trung bình, khoảng 2.0-4.0 m, sau đó thấp dần vào

trung tâm đồng bằng ở cao trình 1.0-1.5 m, và chỉ còn 0.3-0.7 m ở khu vực giáp

triều, ven biển. Địa hình thấp dần theo hƣớng Bắc Nam và Tây Đông. Vùng

Đồng Tháp Mƣời, Tứ Giác Long Xuyên, hạ lƣu vực sông Cái Lớn-Cái Bé và U

Minh Thƣợng, U Minh Hạ là những vùng đất thấp, với cao độ từ 0.3-0.7 m.

2.2. Vùng biển

Biển Việt Nam nằm về phía Tây Nam Thái Bình Dƣơng, có thềm lục địa

rộng với địa hình đáy khác biệt, có nơi đáy khá bằng phẳng, độ sâu nhỏ, nơi sâu

nhất chƣa đầy 100m nhƣ vịnh Bắc Bộ và Tây Nam Bộ, nhƣng cũng có những

vùng địa hình đáy phức tạp, độ dốc đáy lớn, độ sâu đạt trên 4000m nhƣ vùng

biển miền Trung. Địa hình biển Việt Nam chia thành các vùng nhƣ sau:

- Vịnh Bắc Bộ: Là vịnh nhỏ, nằm ở phía Tây Bắc Biển Đông, phạm vi từ

17000‟N - 21

050‟ N và 105

040‟E - 110

000‟E. Diện tích ở phía Việt Nam khoảng

22.207,5 hải lý vuông bằng 76.171,7 km2. Vịnh Bắc Bộ là vịnh kín, xung quanh

là đất liền và đảo lớn bao bọc. Nền đáy khá bằng phẳng, có hình lòng chảo, độ

dốc đáy nhỏ và hơi chúc về cửa vịnh, độ sâu trung bình 38,5m, nơi sâu nhất ở

cửa vịnh không quá 100m. Phía ngoài cửa vịnh, nam đảo Hải Nam có nơi sâu tới

150 - 200m.

- Vùng biển Trung Bộ: Có đƣờng ranh giới từ vĩ độ 17000‟N tới 11

030‟N.

Thềm lục địa rất hẹp và dốc dần về phía Nam, đến địa phận Đà Nẵng thềm lục

địa mở rộng về phía biển khơi, mép thềm lục địa ra tới độ sâu 800 - 1.000 m. Từ

Quy Nhơn đến Khánh Hòa có bồn trũng kéo dài theo hƣớng kinh tuyến, vát

nhọn ở phía Bắc, mở rộng ở phía Nam, độ sâu trung bình 2.000 - 2.500 m. Phía

Nam quần đảo Trƣờng Sa có vùng trũng rộng lớn sâu tới 3.000 - 4.000 m, có

chỗ sâu trên 5.500 m, những khu vực này chỉ có nghề câu hoặc lƣới rê hoạt động

để khai thác cá nổi đại dƣơng di cƣ vào vùng biển nƣớc ta.

- Vùng biển Đông Nam Bộ: có giới hạn từ vĩ độ 6000‟ - 11

030‟N diện tích

thềm lục địa khoảng 297.000 km2. Bờ biển nhiều chỗ lồi l m, có nhiều cửa sông

với lƣu lƣợng nƣớc đổ ra biển rất lớn, đáy biển có dạng đồng bằng rộng lớn, độ

dốc trung bình 10 - 200. Thềm lục địa từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến mũi Cà Mau

chạy theo hƣớng Đông Bắc - Tây Nam. Từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Côn Đảo địa

hình đáy biển tƣơng đối phức tạp, bị chia cắt mạnh. Phía Nam Côn Đảo địa hình

đáy biển tƣơng đối bằng phẳng hơn.

- Vùng biển Tây Nam Bộ (vịnh Thái Lan): Vịnh Thái Lan nằm trong

phạm vi 6000'N - 13

010'N và 99

015'E - 105

005'E. Phía Tây Nam giáp với bờ biển

11

Malaysia, phía Đông, Đông Bắc giáp với Campuchia và bờ biển Việt Nam; một

phần phía Đông thông với biển Đông. Độ sâu trung bình 45m, nơi sâu nhất

không quá 80m. Độ sâu tăng dần tƣơng đối đều đặn từ bờ ra giữa vịnh, nền đáy

vịnh tƣơng đối bằng phẳng.

- Vùng khơi (quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa): (1) Quần đảo Hoàng Sa:

Nằm trong khoảng Vĩ độ 15000‟N - 17

000‟N trên một cao nguyên ngầm bị chia

cắt và diện tích khoảng trên 100.000 km2. Hoàng Sa gồm trên 100 đảo nhỏ, bãi

nông và khoảng 60 nơi đã đƣợc đặt tên; (2) Quần đảo Trƣờng Sa: Nằm trong

khoảng Vĩ độ 5000‟N - 12

000‟N trên mặt cao nguyên ngầm bị chia cắt mạnh và

có diện tích trên 300.000 km2. Quần đảo này gồm nhiều đảo nổi, rạn, bãi nông,

bãi ngầm với khoảng 150 nơi đã đƣợc đặt tên, bao gồm 8 cụm lớn là: Song Tử,

Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Bình Nguyên, Trƣờng Sa và Thám Hiểm.

3. Đặc điểm khí tƣợng thủy văn

3.1. Vùng nội địa

- Nhiệt độ:

Nhiệt độ trung bình tại Việt Nam dao động từ 21oC đến 27

oC và tăng dần

từ Bắc vào Nam. Mùa hè, nhiệt độ trung bình trên cả nƣớc là 25oC (Hà Nội

23oC, Huế 25

oC, thành phố Hồ Chí Minh 26

oC). Mùa đông ở miền Bắc, nhiệt độ

xuống thấp nhất vào các tháng Mƣời Hai và tháng Giêng. Ở vùng núi phía Bắc,

nhƣ Sa Pa, Tam Đảo, Hoàng Liên Sơn, nhiệt độ xuống tới 0oC, có tuyết rơi.

Việt Nam có lƣợng bức xạ mặt trời rất lớn với số giờ nắng từ 1.400 -

3.000 giờ/năm. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm từ 1.500 đến 2.000 mm. Độ ẩm

không khí trên dƣới 80%. Do ảnh hƣởng gió mùa và sự phức tạp về địa hình nên

Việt Nam thƣờng gặp bất lợi về thời tiết nhƣ bão, lũ lụt, hạn hán.

- Khí hậu:

Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt độ cao và

độ ẩm lớn. Phía Bắc chịu ảnh hƣởng của lục địa Trung Hoa nên ít nhiều mang

tính khí hậu lục địa. Biển Đông ảnh hƣởng sâu sắc đến tính chất nhiệt đới gió

mùa ẩm của đất liền. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm không thuần nhất trên toàn

lãnh thổ Việt Nam, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau rõ rệt.

Khí hậu Việt Nam thay đổi theo mùa và theo vùng từ thấp lên cao, từ bắc vào

nam và từ đông sang tây. Do chịu sự tác động mạnh của gió mùa đông bắc nên

nhiệt độ trung bình ở Việt Nam thấp hơn nhiệt độ trung bình nhiều nƣớc khác

cùng vĩ độ ở Châu Á.

Việt Nam có thể đƣợc chia ra làm hai đới khí hậu lớn: (1) Miền Bắc (từ

đèo Hải Vân trở ra) là khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 4 mùa rõ rệt (xuân-hạ-thu-

đông), chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc (từ lục địa châu Á tới) và gió mùa

Đông Nam, có độ ẩm cao. (2) Miền Nam (từ đèo Hải Vân trở vào) do ít chịu ảnh

hƣởng của gió mùa nên khí hậu nhiệt đới khá điều hòa, nóng quanh năm và chia

thành hai mùa rõ rệt (mùa khô và mùa mƣa).

12

Bên cạnh đó, do cấu tạo của địa hình, Việt Nam còn có những vùng tiểu

khí hậu. Có nơi có khí hậu ôn đới nhƣ tại Sa Pa, tỉnh Lào Cai; Đà Lạt, tỉnh Lâm

Đồng; có nơi thuộc khí hậu lục địa nhƣ Lai Châu, Sơn La.

- Hệ thông sông, hồ:

Việt Nam có hơn 2.360 con sông có chiều dài từ 10 km trở lên, trong đó

có 109 sông chính. Tổng diện tích các lƣu vực sông (LVS) trên cả nƣớc lên đến

trên 1.167.000 km2, trong đó, phần lƣu vực nằm ngoài diện tích lãnh thổ chiếm

đến 72%. Nếu phân chia theo quy mô, Việt Nam có 13 con sông có diện tích lƣu

vực lớn hơn 10.000 km2, bao gồm 9 hệ thống sông chính (sông Hồng, Thái

Bình, Bằng Giang - Kỳ Cùng, Mã, Cả, Vu Gia - Thu Bồn, Ba, Đồng Nai và Cửu

Long) và 4 sông nhánh lớn (sông Đà, Lô – Gâm, sông Chảy, Sê San và Srêpok).

Phần lớn (10/13) các sông lớn ở Việt Nam có lƣu vực liên quốc gia với Trung

Quốc, Lào hoặc Campuchia với phần diện tích lƣu vực ở ngoài biên giới Việt

Nam lớn gấp 3,3 lần diện tích lƣu vực trong nƣớc. Các sông nội địa còn lại đều

là sông liên tỉnh, có lƣu vực bao phủ trên địa bàn hai tỉnh trở lên.

Cả nƣớc có 1.055 hồ (từ 5 ha trở lên) có tổng diện tích 332.190 ha. Trong

đó, Vùng trung du miền núi Bắc Bộ có số lƣợng hồ nhiều nhất gồm 356 hồ (tổng

cộng 98.415 ha); Vùng Bắc Trung Bộ có 129 hồ (tổng cộng 38 ha); Vùng Nam

Trung Bộ có 232 hồ (53.809 ha); Vùng Tây Nguyên có 232 hồ (63.798 ha);

Vùng Đông Nam Bộ có 106 hồ (77.760 ha). Hồ chứa nƣớc là công trình thủy lợi

làm nhiệm vụ điều tiết dòng chảy tự nhiên, trữ nƣớc vào mùa mƣa để sử dụng

trong mùa khô. Hồ chứa nƣớc, ngoài việc khai thác phục vụ cho cấp nƣớc tƣới,

phát điện nó còn khai thác phục vụ cho thủy sản, du lịch, thể thao...

Trong danh mục 13 hồ chứa tại Việt Nam có diện tích mặt nƣớc trên

5.000 ha, có 6 hồ chứa nằm trên địa bàn vùng trung du và miền núi phía Bắc (hồ

Sơn La, hồ La Châu, hồ Bản Chát, hồ Hoà Bình, hồ Nang Hang và hồ Thác Bà);

4 hồ chứa vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (hồ Plei Krong, hồ Ialy, hồ Sê

San 4, hồ Đồng Nai 3); 3 hồ ở miền Nam (hồ Dầu Tiếng, hồ Thác Mơ, hồ Trị

An).

Gần 20 năm trở lại đây, lũ ở ĐBSCL có xu thế thấp dần do yếu tố tự

nhiên và đặc biệt là sự điều tiết của các hồ chứa ở thƣợng lƣu. Tổng lƣợng lũ

vào ĐBSCL từ 380-420 tỉ m3 và kéo dài đến tháng 11, 12 nhƣ trƣớc đây, đến

nay chỉ còn khoảng 300-320 tỉ m3 và hầu nhƣ kết thúc vào tháng 11. Thêm vào

đó, gần 50% vùng ngập trung bình và 30% vùng ngập sâu đã đƣợc các tỉnh tiến

hành kiểm soát lũ để sản xuất vụ Thu Đông, khiến khả năng trữ lũ của ĐBSCL

giảm chỉ còn hơn một nửa so với trƣớc đây (từ 5-7 tỉ m3 xuống 3-4 tỉ m

3). Theo

các nhà khoa học, lũ không về do 2 nguyên nhân chính: các đập ở thƣợng nguồn

và do không có mƣa trên sông Mê Kông. Tác động lớn của các đập thuỷ điện ở

thƣợng nguồn đến ĐBSCL không phải là về lƣợng nƣớc mà là việc giảm đến

50% lƣợng phù sa, ảnh hƣởng đến độ màu mỡ của đất, nông nghiệp và làm cắt

đứt quá trình bồ tụ phù sa, gây ra sạt lở bờ sông, bờ biển ở ĐBSCL.

13

Dòng chảy mùa kiệt và xâm nhập mặn ngày càng diễn biến phức tạp, ảnh

hƣởng không chỉ đến sản xuất nông nghiệp cho cả đồng bằng mà còn tới cấp

nƣớc sinh hoạt và đời sống của hàng triệu ngƣời dân ven biển. Trong điều kiện

phát triển cả ở thƣợng lƣu và nội tại ĐBSCL, cộng với tác động của biến đổi khí

hậu - nƣớc biển dâng, xâm nhập mặn ngày càng trở nên phức tạp và khó giải

quyết hơn. Hàng năm, mặn thƣờng xuất hiện ở các cửa sông ĐBSCL từ khoảng

tháng 12 năm trƣớc đến tháng 5 năm sau, với đỉnh điểm là cuối tháng 4 và đầu

tháng 5.

Nƣớc ở ĐBSCL chủ yếu sử dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi

trồng thủy sản. Với diện tích khoảng 1,5 triệu ha bao gồm lúa đông xuân muộn

và hè thu sớm, cộng với khoảng 800.000 ha nuôi trồng thủy sản (670.000 ha

nƣớc mặn/lợ và 130.000 ha nƣớc ngọt), lƣợng nƣớc tƣới và cấp cho ao nuôi là

rất lớn. Việc gia tăng lấy nƣớc trong điều kiện hiện nay càng gây thêm nhiều

khó khăn cho phân bổ nguồn vốn phát triển thủy lợi, đặc biệt là vốn cho nạo vét

kênh mƣơng, hệ thống cống điều tiết và trực tiếp làm tăng xâm nhập mặn. Vấn

đề cạn kiệt nguồn nƣớc, hạn hán, xâm nhập mặn và ô nhiễm môi trƣờng diễn

biến ngày càng phức tạp, nguy cơ ngày càng cao, tác động đối với kinh tế và đời

sống xã hội ngày càng lớn hơn. Lũ nhỏ, hạn hán và xâm nhập mặn trở thành mối

nguy cao nhất, tiềm tàng nhất đối với sự phát triển và phát triển bền vững của

ĐBSCL.

3.2. Vùng biển

- Chế độ gió:

Đặc điểm khí hậu thể hiện r nét là hai mùa gió mùa: mùa gió Đông bắc

(mùa khô) từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau và mùa gió Tây nam (mùa mƣa) từ

tháng 5 đến tháng 9, tháng 4 và 10 là thời kỳ chuyển tiếp.

- Bão và áp thấp nhiệt đới:

Hàng năm trên vùng biển Việt Nam trung bình có khoảng 14 cơn bão và áp

thấp nhiệt đới hình thành từ tây Thái Bình Dƣơng và biển Đông, trong đó có

khoảng 5 - 7 cơn bão ảnh hƣởng trực tiếp đến nƣớc ta. Các cơn bão đổ bộ vào

Việt Nam chủ yếu xảy ra từ tháng 6 đến tháng 11. Xu thế ảnh hƣởng của bão

chuyển dần từ bắc vào nam. Giông tố thƣờng xuất hiện bất thƣờng, vào khoảng

50% sóng dâng thƣờng cao hơn 1m; 20% đạt trên 2,0m; cao nhất tới 3m thƣờng

xuất hiện ở vùng biển phía Bắc.

- Dòng chảy:

Vùng biển vịnh Bắc bộ: Do ảnh hƣởng của gió mùa nên hệ thống dòng

chảy trong Vịnh Bắc Bộ cũng biến đổi theo mùa rất r rệt.

+ Về mùa đông (tháng 12 - 2): Hƣớng dòng chảy là ngƣợc chiều kim đồng

hồ, đƣợc hình thành do nƣớc biển phía Nam chảy theo cửa vịnh men theo bờ

Tây đảo Hải Nam lên phía Bắc, cùng nhập với dòng nƣớc từ biển Đông chảy

qua eo biển Quỳnh Châu vào vịnh, sau đó chảy men theo bờ Tây xuống phía

14

Nam và ra ngoài vịnh. Vùng ven bờ dòng chảy có hƣớng Đông Bắc - Tây Nam,

vùng khơi ngang Hải Phòng có bộ phận nƣớc tách ra chảy theo hƣớng Bắc -

Nam rồi sang Đông - Nam sau đó chảy quanh đảo Bạch Long Vĩ tạo nên vùng

nƣớc trồi, là ngƣ trƣờng lớn trong mùa này.

+ Về mùa hạ (tháng 6 - 8): Hƣớng dòng chảy hầu nhƣ ngƣợc lại mùa đông,

tức thuận chiều kim đồng hồ. Hình thành do dòng nƣớc chảy vào vịnh men theo

bờ Tây vịnh chảy lên phía Bắc và quay theo bờ Tây đảo Hải Nam rồi chảy ra

khỏi vịnh.

+ Về mùa xuân (tháng 3 - 5): Nƣớc từ biển phía Nam chảy qua cửa vịnh

phân làm hai nhánh: một nhánh đâm thẳng vào bờ Tây vịnh khu vực Nam Định -

Thanh Hoá, nhánh kia men theo bờ Tây đảo Hải Nam chảy lên phía Bắc và cùng

nhập với dòng nƣớc từ biển Đông qua eo Quỳnh Châu. Dòng này lại chia làm

hai nhánh, một nhánh men theo bờ Tây chảy xuống phía Nam và ra khỏi vịnh,

nhánh thứ hai chảy theo phía Đông hình thành một dòng chảy vòng ngƣợc chiều

kim đồng hồ ở phía Bắc vịnh.

+ Về mùa thu (tháng 9 - 11): Nƣớc từ biển phía Nam chảy vào vịnh lên

phía Bắc, gần nhƣ song song với bờ Tây đảo Hải Nam, sau đó nhập với dòng

nƣớc từ biển Đông và tiếp tục chảy lên phía Bắc rồi chuyển hƣớng chảy về phía

Nam đến vĩ độ 19o00‟N tách ra một nhánh chảy theo hƣớng Đông hình thành

một dòng nƣớc chảy vòng ngƣợc chiều kim đồng hồ.

Vùng biển miền Trung: Dòng chảy trên vùng biển miền Trung hình thành

chủ yếu do tác động của thủy triều, của gió và của sóng. Dòng chảy tại đây khá

đồng nhất về hƣớng theo các tầng sâu và cũng ít biến đổi về tốc độ. Trong mùa

Đông có dòng nƣớc lạnh chảy từ Bắc xuống Nam, tốc độ dòng chảy đạt 50- 60

cm/s, từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau dòng chảy cực đại đạt 75 cm/s và đến

tháng 4 đạt cực tiểu 25 cm/s. Về mùa Hè dòng chảy hƣớng từ Nam lên Bắc và

hƣớng vào sát bờ với tốc độ dòng chảy 30 -50 cm/s.

Vùng biển Đông Nam bộ: Vùng biển Đông Nam Bộ có chế độ dòng chảy

tƣơng đối phức tạp, ở vùng biển này vừa có tính chất dòng chảy gần bờ do

nguồn nƣớc từ các sông đổ ra, vừa có tính chất dòng chảy ngoài khơi. Từ tháng

5 đến tháng 9 dòng chảy ven bờ có hƣớng từ Tây Nam lên Đông Bắc, tốc độ

trung bình khoảng 0,6 - 1,0 hải lý/giờ. Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, hƣớng

chủ đạo của dòng ven từ Đông Bắc xuống Tây Nam, tốc độ trung bình 0,8 - 1,0

hải lý/giờ.

Vùng biển Tây Nam bộ: Hƣớng của dòng chảy chịu ảnh hƣởng mạnh của

chế độ dòng chảy màu của vịnh Thái Lan. Mùa khô hƣớng dòng chảy chủ đạo là

Bắc - Đông Bắc sau chuyển thành Đông - Đông Bắc, tốc độ trung bình 0,1 - 0,2

m/s, cực đại 0,41m/s. Mùa mƣa hƣớng dòng chảy thịnh hành là Tây Nam đến

Tây, tốc độ trung bình 0,15 m/s - 0,25m/s; cực đại 0,59m/s.

- Nƣớc trồi và chìm:

+ Mùa gió Tây Nam (mùa mƣa): Vào thời kỳ này trên vùng biển Việt Nam

15

xuất hiện bốn vùng nƣớc trồi và 2 vùng nƣớc chìm. Đáng chú ý là vùng nƣớc

trồi nằm ngoài khơi biển miền Trung với phạm vi hoạt động rộng lớn và tồn tại

ở độ sâu khá lớn. Cũng vào thời kỳ này xuất hiện 2 khu vực có hiện tƣơng nƣớc

chìm, một ở vịnh Bắc Bộ và một ở vùng biển Nam Trung bộ.

+ Mùa gió Đông Bắc (mùa khô): Có 3 vùng nƣớc trồi và 01 vùng nƣớc

chìm xuất hiện vào thời gian này. Vùng nƣớc trồi ở vịnh Bắc bộ đƣợc tạo thành

ở chính khu vực có hiện tƣợng nƣớc chìm vào thời kỳ mùa mƣa. Hai khu vực

nƣớc trồi và một khu vực nƣớc chìm ở vùng biển miền Trung và miền Nam hầu

nhƣ tồn tại quanh năm, nhƣng phạm vi và vị trí của chúng đã có sự thay đổi.

Vùng nƣớc trồi đông Côn Sơn, đƣợc chuyển dịch dần sang phía đông so với vị

trí mùa mƣa. Cả hai khu vực nƣớc trồi và chìm ở vùng biển miền Trung có xu

hƣớng lan rộng ra phía đông và phía Nam.

- Nhiệt độ nƣớc biển:

Vịnh Bắc Bộ: Mùa gió đông bắc: nhiệt độ phân bố theo xu hƣớng tăng dần

từ bờ ra khơi và từ bắc vào nam; nhiệt độ nƣớc tầng mặt dao động trong phạm vi

từ 14 – 24oC, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 2 (khoảng 12,2

0C); Mùa gió tây nam:

Nhiệt độ tầng mặt ở vùng nƣớc nông phía tây và bắc có trị số cao khoảng 30oC,

các vùng khác có nhiệt độ thấp hơn dƣới 28oC, nhiệt độ tầng đáy giảm dần theo

độ sâu. Nhiệt độ có xu hƣớng giảm dần từ bắc vào nam và từ bờ ra khơi, nhiệt

độ nƣớc trung bình trong tháng 5 là 26,50C, đến tháng 8 trên toàn vịnh khoảng

28,6 - 29,80C. Nhiệt độ nƣớc tầng mặt dao động trong phạm vi từ 28 - 31

0C,

nhiệt độ tầng đáy giảm dần theo độ sâu từ 29,2 - 24,50C.

Vùng biển miền Trung và Đông Nam bộ: Cấu trúc nhiệt độ nƣớc biển

mang tính chất của đại dƣơng, nhiệt độ nƣớc biển luôn luôn biến động. Nhiệt độ

tầng mặt từ tháng 1 - 3 dao động từ 21,5 - 28,50C, thấp nhất ở dải hẹp ven bờ 14

- 170C, khu vực ngoài khơi và phía nam từ 24,5 - 28,4

0C. Vào thời kỳ gió mùa

tây nam, nhiệt độ nƣớc tầng mặt cao, trung bình 27,0 - 30,20C.

Vùng biển Tây Nam Bộ: Nhiệt độ nƣớc biển tầng mặt vào mùa gió Tây

nam (trung bình 29,10C) và mùa gió Đông bắc (trung bình 28,3

0C). Trong khi đó

nhiệt độ tầng đáy biến thiên nhiều hơn so với tầng mặt, đặc biệt là vào mùa gió

Tây nam.

Vùng biển Hoàng sa - Trƣờng Sa: Nhiệt độ tầng mặt vào mùa gió tây nam

(tháng 8 - 10) dao động từ 28,2 - 30,60C và 22,5 - 29,5

0C (tầng 50m) cao hơn

nhiệt độ trung bình thời kỳ mùa khô (tháng 3 - 4) từ 1,0 - 2,00C. Theo các lớp

nƣớc tiêu chuẩn, nhiệt độ nƣớc biển tầng mặt trong thời kỳ mùa Tây nam

thƣờng ổn định với chênh lệch toàn vùng biển từ 1,1 - 1,70C, trong khi giai đoạn

mùa mƣa sự chênh lệch này khoảng 3,00C.

- Các hệ sinh thái biển điển hình:

+ Hệ sinh thái rạn san hô

+ Hệ sinh thái cỏ biển

16

+ Hệ sinh thái rừng ngập mặn

+ Hệ sinh thái đầm phá ven biển

4. Mùa vụ, ngƣ trƣờng khai thác thủy sản

4.1. Đối với vùng biển

Vùng biển Việt Nam trải dài từ Bắc vào Nam với sự phân bố của khá nhiều

ngƣ trƣờng khai thác trọng điểm. Mùa vụ khai thác hải sản, gồm có 02 vụ chính

là vụ Nam (tháng 4 - 10) và vụ Bắc (tháng 11 - 3 năm sau).

Hàng năm có khoảng 15.000 tàu cá tham gia di chuyển ngƣ trƣờng khai

thác theo mùa vụ. Vụ cá Bắc di chuyển ra 2 vùng vịnh Bắc Bộ và Tây Nam Bộ,

vụ cá Nam tập trung ở vùng biển miền Trung và Đông Nam Bộ.

4.2. Đối với vùng nội địa

Có thể chia thành hai mùa là mùa nƣớc nổi (mùa lũ) và mùa nƣớc cạn. Khi

mùa lũ đến (tháng 7-11), các hoạt động nông nghiệp bị thay thế bằng các hoạt

động khai thác thuỷ sản của cả những hộ chuyên và không chuyên, các loài cá

tƣơng đối phong phú, mùa này, sản lƣợng khai thác tăng mạnh.

II. KINH TẾ XÃ HỘI NGHỀ CÁ

1. Về dân số và lao động

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2020 dân số toàn quốc có khoảng 97,6

triệu ngƣời, trong đó dân số nam chiếm 49,6%; dân số nữ chiếm 50,4%; dân số

thành thị chiếm 33,3%, dân số nông thôn chiếm 66,7%; dân số ven biển chiếm

49,7%, dân số nội địa chiếm 50,3%. Trong 97,6 triệu ngƣời có khoảng 53,6 triệu

lao động từ đủ 15 tuổi trở lên (chiếm 54,9%) tổng dân số cả nƣớc. Riêng lao

động thủy sản năm 2020 ƣớc có khoảng 3,9 triệu lao động chiếm 7,3% lao động

của nƣớc và chiếm 22% lao động toàn ngành nông nghiệp. Cơ cấu lao động

ngành thủy sản cũng có những thay đổi lớn, lao động KTTS có xu hƣớng giảm

từ chiếm 16,3% tổng lao động thủy sản năm 2015 giảm xuống còn chiếm 13,7%

năm 2020 (bình quân giảm 0,5%/năm), trong đó lao động NTTS lại có xu hƣớng

tăng lên từ chiếm 25,8% năm 2015 tăng lên chiếm 27,5% năm 2020 (tăng

3,7%/năm), lao động CB&DVTS cũng có xu hƣớng tăng lên từ chiếm 27,9%

năm 2015 tăng lên chiếm 28,8% năm 2020 (tăng 3,7%/năm).

2. Đóng góp vào GDP toàn quốc và ngành nông nghiệp

Đóng góp của GDP thủy sản vào GDP chung toàn quốc và ngành nông

nghiệp có xu hƣớng tăng lên trong giai đoạn 2011-2020. Cụ thể, GDP thủy sản

từ chiếm 3,3% năm 2010 tăng lên chiếm 3,5% vào năm 2020. Trong lĩnh vực

nông thủy sản từ chiếm 17,8% năm trong cơ cấu GDP ngành nông nghiệp năm

2010 đến năm 2020 cón số này tăng lên 23,3 khẳng định vị thế quan trọng của

kinh tế thủy sản trong ngành nông nghiệp.

3. Đóng góp vào giá trị sản xuất ngành nông nghiệp

17

Thủy sản từ chiếm 21,5% năm 2010 tăng lên chiếm 23,9% năm 2020 tổng

giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp. Đóng góp từ GTSX KTTS vào giá

chung ngành nông nghiệp có xu hƣớng ngày một tăng từ chiếm 8,3% năm 2010

tăng lên chiếm 9,5% vào năm 2020.

4. Đóng góp vào giải quyết việc làm xóa đói giảm nghèo

Theo kết quả tổng điều tra NN&PTNT cũng nhƣ số liệu thống kê của

Tổng cục Thống kê, năm 2020 nghề cá đóng góp giải quyết việc làm và thu

nhập ổn định cho khoảng 1% lao động cả nƣớc và khoảng 3,02% lao động trong

lĩnh vực nông nghiệp và 13,71% lao động trong lĩnh vực thủy sản. Phát triển

kinh tế nghề cá đã giúp khoảng 26 xã nghèo, đặc biệt khó khăn tại các xã bãi

ngang ven biển.

5. Đóng góp vào xuất khẩu chung toàn quốc và ngành nông nghiệp

Theo Tổng cục Thống kê năm 2020 xuất khẩu thủy sản đạt 8,41 tỷ USD,

đóng góp khoảng 3% vào kim ngạch xuất khẩu chung toàn quốc và 49,1% vào

kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp. Riêng xuất khẩu hải sản đóng góp

khoảng 40,8% vào kim ngạch xuất khẩu chung toàn ngành thủy sản và 20,1%

vào kim ngạch xuất khẩu chung toàn ngành nông nghiệp và khoảng 1,2% vào

tổng kim ngạch xuất khẩu chung toàn quốc. Ngoài ra, năm 2020 sản lƣợng

KTTS đóng góp vào sản lƣợng thực phẩm toàn quốc khoảng 41,2% góp phần

quan trọng bảo đam an ninh thực phẩm quốc gia.

6. Về thu hút đầu tƣ trong lĩnh vực nghề cá

Nhìn chung nguồn ngân sách nhà nƣớc và vốn nƣớc ngoài đầu tƣ cho

ngành thủy sản trong giai đoạn 2010-2020 rất hạn chế chƣa tƣơng xứng so với

sự phát triển của ngành. Cụ thể, thủy sản chiếm 3,5% GDP toàn quốc và 23,3%

toàn ngành nông nghiệp nhƣng vốn đầu tƣ chỉ chiếm 4,8% trong khí đó ngành

lâm nghiệp chỉ chiếm 0,8% GDP toàn quốc và 5,1% GDP toàn ngành nông

nghiệp nhƣng vốn đầu tƣ cho lâm nghiệp lại chiếm tới 4,1% đây là một trong

những điểm bất hợp lý trong việc phân bổ các nguồn lực đầu tƣ từ ngân sách nhà

nƣớc trong lĩnh vực NN&PTNT. Trong cơ cấu vốn đầu tƣ cho thủy sản cũng có

sự mất cân đôi vô cùng lớn, phần lớn vốn đƣợc dành cho lĩnh vực NTTS chiếm

95%, trong khi đó KTTS chỉ chiếm 0,5% chủ yếu cho các dự án tránh, trú bão

trên cả nƣớc. Các dự án đầu tƣ cho bảo vệ và bảo tồn nguồn lợi chƣa thực sự

đƣợc chú trọng vì vây chƣa có tác động lớn để tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy

sản trong thời gian vừa qua.

7. Đặc điểm kinh tế-xã hội cộng đồng ngƣ dân nghề cá

Lao động tham gia KTTS chủ yếu là nam giới (98%), do đặc thù nghề

khai thác thủy sản, nữ giới chủ yếu làm các công việc dịch vụ có liên quan. Có

sự khác biệt về sử dụng lao động giữa các nhóm tàu và nghề, tàu càng nhỏ sử

dụng lao động càng ít và ngƣợc lại (trung bình sử dụng từ 2-10 ngƣời/tàu từ tàu

nhỏ đến tàu lớn); Tuổi lao động nghề cá nằm trong khoảng 18-50 tuổi chiếm

khoảng 55%, số lao động cận tuổi hƣu trí chiếm khoảng 8%, còn lại 38% đang

18

sử dụng lực lƣợng lao động ngoài độ tuổi lao động (lao động dƣới 18 tuổi chiếm

rất lớn khoảng 36,6%, lao động trên 60 tuổi chiếm 1,5%) tổng số lao động nghề

cá. Thu nhập trung bình lao động nghề cá đạt 8 triệu đồng/ngƣời/tháng cao gấp

đôi so với bình quân chung toàn quốc (toàn quốc ở mức 4,2 triệu

đồng/ngƣời/tháng); Kinh tế của hộ phụ thuộc vào nghề cá rất lớn gần 80% số hộ

có thu nhập phụ thuộc vào nghề cá, chỉ có khoảng trên 20% số hộ có khoản tiết

kiệm hàng năm khoảng 139 triệu đồng/hộ/năm. Nhìn chung cuộc sống của lao

động nghề cá còn nhiều khó khăn, nhất là những hộ làm nghề cá ven bờ, điều

này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đây cũng là

lý do có khoảng 30% số hộ khai thác thiếu vốn không tiếp cận đƣợc các nguồn

vốn chính thức phải phụ thuộc vào tín dụng đen với lãi suất cao, trên 70% số hộ

phụ thuộc vào nguồn vốn của chủ nậu/vựa luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro ép cấp, ép

giá,...

8. Về nhận thức của ngƣ dân đối với khai thác và bảo vệ nguồn lợi

thủy sản

Kết quả khảo sát cho thấy 77,5% số ngƣ dân đƣợc tham vấn cho rằng

nguồn lợi thủy sản hiện nay suy giảm so với 10 năm trƣớc, 80% số ngƣ dân cho

rằng nguồn lợi thủy sản hiện nay suy giảm chủ yếu là do tình trạng khai thác quá

mức, còn lại 15% cho rằng nguồn lợi giảm là do ô nhiễm môi trƣờng và các tác

động của BĐKH gây lên và 5% số ngƣ dân còn lại cho biết không rõ nguyên

nhân từ đâu. Đây là cơ sở khoa học để cơ quan quản lý thủy sản có những chính

sách và giải pháp thực thi cụ thể nhằm giảm tàu cá và giảm sản lƣợng về mức

bền vững trong thời gian tới.

19

PHẦN THỨ HAI

HIỆN TRẠNG BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỢI THỦY SẢN

GIAI ĐOẠN 2010-2020

I. TỔNG QUAN NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM

Ngành Thuỷ sản Việt Nam là ngành kinh tế mũi nhọn, giữ vai trò quan

trọng trong phát triển kinh tế đất nƣớc với quy mô ngày càng mở rộng, đạt tốc

độ tăng trƣởng cao, tạo ra giá trị sản xuất lớn, có nhiều sản phẩm xuất khẩu

đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD. Giai đoạn 2010-2020, cơ cấu GDP ngành thủy

sản trong toàn ngành nông nghiệp tăng từ 17,8% lên 24,4%. Sản lƣợng thủy

sản tăng từ 5,1 triệu tấn lên 8,3 triệu tấn. Sản phẩm thủy sản đƣợc xuất khẩu

tới 158 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu tăng từ 5,0 tỷ

USD lên 8,5 tỷ USD, tƣơng ứng 1,7% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả

nƣớc và 20,8% kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp. Cơ cấu ngành thuỷ

sản đƣợc thay đổi mạnh mẽ theo hƣớng tăng tỷ trọng nuôi trồng, sản phẩm có

giá trị cao, đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu. Sự hiện diện của tàu cá và ngƣ

dân trên các vùng biển, đảo góp phần quan trọng trong giữ vững chủ quyền,

an ninh biển, đảo của Tổ quốc. Ngành thủy sản tạo việc làm cho khoảng 800

nghìn lao động trực tiếp trên biển, hàng triệu lao động dịch vụ, góp phần

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; đổi mới và phát triển các

hình thức liên kết, hợp tác trong sản xuất, đời sống ngƣời dân và cơ sở hạ

tầng, dịch vụ hậu cần thủy sản có những chuyển biến tích cực.

Với những nỗ lực vƣợt bậc của ngành, Việt Nam đã trở thành một trong

số các quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, giữ vai trò chủ đạo trong

chuỗi cung ứng thủy sản toàn cầu. Đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng

tham gia sản xuất thủy sản ngày càng đƣợc nâng cao, góp phần quan trọng trong

xóa đói giảm nghèo, an ninh dinh dƣỡng và phát triển kinh tế.

Năm 2020, tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản (giá so sánh năm 2010) đạt

3,14% so với năm 2019, tổng sản lƣợng đạt 8,3 triệu tấn, tăng 2%, trong đó sản

lƣợng sản lƣợng khai thác đạt 3,8 triệu tấn, tăng 1,2%, nuôi trồng đạt 4,5 triệu

tấn, tăng 2,7%. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản ƣớc đạt 8,5 tỷ USD (Bảng 1).

Bảng 1. Sản xuất thủy sản Việt Nam năm 2019-2020

TT NỘI DUNG Đơn vị Năm

2019

Năm

2020

I TỐC ĐỘ TĂNG GIÁ TRỊ SẢN

XUẤT % 4,69 3,14

II TỔNG DIỆN TÍCH NTTS nghìn ha

1 Diện tích nuôi trồng thủy sản biển nghìn ha

20

TT NỘI DUNG Đơn vị Năm

2019

Năm

2020

Nuôi cá biển lồng nghìn m3 3.500 3.800

Nuôi tôm hùm nghìn m3 3.500 3.700

Diện tích nuôi nhuyễn thể nghìn ha 41,5 54,5

2 Diện tích NTTS nội địa nghìn ha 1.300 1.300

2.1 Nuôi nước lợ nghìn ha 850 850

- Nuôi cá biển ao nghìn ha 8,5 9,0

- Nuôi tôm nước lợ nghìn ha 736,5 736,5

- Nuôi hỗn hợp và thủy sản khác nghìn ha 105 105

2.2 Nuôi nước ngọt nghìn ha 450,0 450,4

- Nuôi cá nghìn ha 34 35

- Nuôi hỗn hợp và cá khác nghìn ha 388,6 377,0

III TỔNG SẢN LƢỢNG THỦY SẢN nghìn tấn 8.159,4 8.324,7

1 Sản lƣợng thủy sản khai thác nghìn tấn 3.777,7 3.866

1.1 Khai thác biển nghìn tấn 3.576,2 3.661

1.2 Khai thác nội địa nghìn tấn 201,5 195

2 Sản lƣợng thủy sản nuôi trồng nghìn tấn 4.381,7 4.500,0

2.1 Nuôi trồng thủy sản biển

- Cá biển nghìn tấn 32,0 38,0

- Tôm hùm nghìn tấn 1,9 2,1

- Nhuyễn thể nghìn tấn 310,0 375,0

- Thủy sản nuôi biển khác nghìn tấn 120,0 184,9

2.2 Nuôi trồng thủy sản nội địa nghìn tấn 3.926,0 3.926,0

- Sản lượng nuôi nước lợ nghìn tấn 1.188,0 1.188,0

a Nuôi cá biển trong ao nghìn tấn 20,0 20,0

b Nuôi tôm (tôm nước lợ + tôm khác) nghìn tấn 853,3 850,0

c Nuôi hỗn hợp và thủy sản khác nghìn tấn 303,0 320,0

- Nuôi nước ngọt nghìn tấn

a Cá tra nghìn tấn 1.470,0 1.100,0

b Cá rô phi nghìn tấn 240,0 260,0

c Nuôi hỗn hợp và cá khác nghìn tấn 958,0 1.083,0

21

TT NỘI DUNG Đơn vị Năm

2019

Năm

2020

d Nuôi tôm càng xanh nghìn tấn 28,0 40,0

IV TỔNG KIM NGẠCH (triệu USD) 8.588,5 8.410

V TÀU CÁ (chiếc)

1 Theo chiều dài chiếc 96.609 94.572

- 6 -< 12m chiếc 47.448 45.085

- 12 -< 15m chiếc 18.687 17.058

- 15 -< 24m chiếc 27.856 29.679

- >24m chiếc 2.618 2.744

2 Theo nhóm nghề chiếc

VI TỔ/ĐỘI SẢN XUẤT TRÊN BIỂN

1 Số lƣợng tổ đội, nghiệp đoàn Tổ đội/nghiệp

đoàn 4.185 4.227

2 Số tàu tham gia chếc 29.295 29.588

3 Số ngƣời tham gia 1.000 ngƣời 177.818 179.601

Nguồn: TCTS, 2021

II. NGUỒN LỢI THỦY SẢN

1. Nguồn lợi thủy sản vùng nội địa

Nguồn lợi thuỷ sản vùng nội địa đã xác định đƣợc khoảng 544 loài cá

nƣớc ngọt (243 loài cá ở các sông miền Bắc, 134 loài ở miền Trung và 255 loài

ở miền Nam), 700 loài động vật không xƣơng sống, trong đó có nhiều loài nguy

cấp, quý, hiếm có giá trị về kinh tế, khoa học. Kết quả điều tra đã xác định đƣợc

một số loài thuộc danh mục các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm ở các điểm

điều tra nhƣ cá mòi cờ hoa Clupanodon thrissa, cá cháy Tenualosareevesi, cá

mòi mõm tròn Nematalosa nasus, cá mòi cờ chấm Konosirus punctatus, cá lăng

chấm Hemibagrus guttatus, cá vền Megalobrama terminalis, cá chiên bắc

Bagarius rutilus, cá dầy Cyprinus centralus, cá bám đá vây bằng Sewellia

patella, cá chình hoa Anguilla marmorata, cá còm Chitala ornate, cá may

Gyrinocheilus aymonieri, cá he đỏ Barbonymus altus, cá he vàng Barbonymus

schwanefeldii, cá mõm trâu Incisilabeo behri, cá ét mọi Labeo chrysophekadion,

cá ngựa nam Hampala macrolepidota, cá duồng bay Cosmochilus harmandi, cá

thát lát Notopterus notopterus, cá nàng hai Notopterus chitala , cá hô

Catlocarpio siamensis, cá trèn Ompok bimaculatus, cá trê trắng Clarias

batrachus, cá cầy Cyclocheilichthys armatus,...

Nghiên cứu về nguồn lợi thủy sản nội địa trƣớc đây, chỉ tập trung nghiên

22

cứu về thành phần loài, ƣớc tính sản lƣợng, vùng phân bố, xác định đánh giá các

loài nguy cấp, quý hiếm, nghiên cứu đặc điểm sinh học, tiến tới nuôi trồng và

sinh sản nhân tạo... mà chƣa nghiên cứu đánh giá nhiều về trữ lƣợng và sản

lƣợng cho phép khai thác (Hình 1).

Hình 1. Tình hình điều tra nguồn lợi thủy sản nƣớc ngọt qua các giai đoạn

Kết quả điều tra nguồn lợi thủy sản vùng nội đồng giai đoạn 2018-

2020 tại 09 thuỷ vực thuộc 07 vùng sinh thái nông nghiệp cụ thể nhƣ sau:

- Hồ Hòa Bình: xác định 123 loài cá thuộc 23 họ, 8 bộ với 15 loài có tên

trong phụ lục II - NĐ 26/2019/NĐ-CP, 6 loài nằm trong Danh lục Đỏ IUCN, 15

loài trong Sách Đỏ Việt Nam 2007, 43 loài cá có giá trị kinh tế; xác định đƣợc 6

loài giáp xác và 9 loài thân mềm.

- Sông Hồng: xác định 211 loài cá thuộc 46 họ và 17 bộ với 18 loài có tên

trong phụ lục II - NĐ 26/2019/NĐ-CP, 6 loài nằm trong Danh lục Đỏ IUCN, 5

loài trong Sách Đỏ Việt Nam 2007, 99 loài cá có giá trị kinh tế; xác định đƣợc

29 loài giáp xác và 48 loài thân mềm.

- Sông Lam: xác định 150 loài cá thuộc 55 họ và 19 bộ với 9 loài có tên

trong phụ lục II - NĐ 26/2019/NĐ-CP, 4 loài nằm trong Danh lục Đỏ IUCN, 4

loài trong Sách Đỏ Việt Nam 2007, 31 loài cá có giá trị kinh tế; xác định đƣợc

32 loài giáp xác và 38 loài thân mềm.

- Sông Ba: xác định 190 loài cá thuộc 56 họ và 21 bộ với 18 loài có tên

trong phụ lục II - NĐ 26/2019/NĐ-CP, 15 loài nằm trong Danh lục Đỏ IUCN, 9

loài trong Sách Đỏ Việt Nam 2007, 74 loài cá có giá trị kinh tế; xác định đƣợc

23 loài giáp xác và 27 loài thân mềm.

- Sông Sêrêpôk: xác định 187 loài cá thuộc 30 họ và 15 bộ với 14 loài có

23

tên trong phụ lục II - NĐ 26/2019/NĐ-CP, 8 loài nằm trong Danh lục Đỏ IUCN,

6 loài trong Sách Đỏ Việt Nam 2007, 53 loài cá có giá trị kinh tế; xác định đƣợc

7 loài giáp xác và 15 loài thân mềm.

- Hồ Lăk: xác định 116 loài cá thuộc 25 họ và 12 bộ với 11 loài có tên

trong phụ lục II - NĐ 26/2019/NĐ-CP, 6 loài nằm trong Danh lục Đỏ IUCN, 3

loài trong Sách Đỏ Việt Nam 2007, 43 loài cá có giá trị kinh tế; xác định đƣợc 7

loài giáp xác và 12 loài thân mềm.

- Sông Đồng Nai: xác định 102 loài cá thuộc 30 họ và 9 bộ với 9 loài có

tên trong phụ lục II - NĐ 26/2019/NĐ-CP, 6 loài nằm trong Danh lục Đỏ IUCN,

2 loài trong Sách Đỏ Việt Nam 2007, 87 loài cá có giá trị kinh tế; xác định đƣợc

8 loài giáp xác và 34 loài thân mềm.

- Hồ chứa Phƣớc Hòa: xác định 78 loài cá thuộc 23 họ và 8 bộ với 7 loài có

tên trong phụ lục II - NĐ 26/2019/NĐ-CP, 4 loài nằm trong Danh lục Đỏ IUCN,

1 loài trong Sách Đỏ Việt Nam 2007, 61 loài cá có giá trị kinh tế; xác định đƣợc

8 loài giáp xác và 34 loài thân mềm.

- Vùng ngập lũ ĐBSCL: xác định 105 loài cá thuộc 31 họ và 9 bộ với 10

loài có tên trong phụ lục II - NĐ 26/2019/NĐ-CP, 4 loài trong Sách Đỏ Việt Nam

2007, 87 loài cá có giá trị kinh tế; xác định đƣợc 7 loài giáp xác và 34 loài thân

mềm.

Kết quả điều tra chuyên sâu phục vụ lập quy hoạch năm 2020-2021 tại 09

thuỷ vực cho thấy nguồn lợi thủy sản trên các thủy vực nhƣ sau:

- Sông Đà: Phong phú và đa dạng về thành phần loài và có khả năng khai

thác nguồn lợi thủy sản rất lớn. Hiện tại xác định đƣợc 19 loài động vật thân

mềm, trong đó lớp chận bụng (Ốc) 14 loài và lớp Bivanvia (2 mảnh vỏ) 5 loài.

Đối với động vật giáp xác (Tôm, cua) xác định đƣợc 7 loài, trong đó số lƣợng

loài tôm chiếm 5 loài và cua có 2 loài. Đối với nguồn lợi cá xác định đƣợc 82

loài thuộc 60 giống, 20 họ và 6 bộ. Trong đó có nhiều loài cá có giá trị kinh tế,

cá quý hiếm, nguy cấp cần đƣợc ƣu tiên bảo vệ.

- Sông Lô: Xác định đƣợc 16 loài động vật thân mềm, trong đó lớp chận

bụng (Ốc) 11 loài và lớp Bivanvia (2 mảnh vỏ) 5 loài. Đối với động vật giáp xác

(Tôm, cua) xác định đƣợc 7 loài, tôm chiếm 5 loài và cua có 2 loài. Hiện tại trên

sông Lô xác định đƣợc 89 loài cá thuộc 60 giống, 20 họ và 6 bộ

- Sông Gâm: Xác định đƣợc16 loài động vật thân mềm. Trong đó lớp

chận bụng (Ốc) 12 loài và lớp Bivanvia (2 mảnh vỏ) 4 loài. Động vật giáp xác

(Tôm, cua) xác định đƣợc 7 loài (tôm chiếm 5 loài và cua có 2 loài). Nguồn lợi

cá xác định đƣợc 84 loài thuộc 59 giống, 20 họ và 6 bộ cá.

- Sông Mã: Xác định đƣợc 120 loài cá thuộc 76 giống, 33 họ và 11 bộ cá;

24

17 loài động vật thân mềm (12 loài ốc, 5 loài trai hến) và 13 loài động vật giáp

xác (Tôm cua). Trong thành phần loài có cả những loài sống ở cửa sông di cƣ

vào nƣớc ngọt.

- Sông Thái Bình: Xác định đƣợc 60 loài cá thuộc 53 giống, 24 họ và 7 bộ

cá; 8 loài giáp xác (Tôm, cua) và 16 loài động vật thân mềm (Ốc nhồi, ốc đá, trai

và hến sông). Trong thành phần loài hầu hết là các loài thủy có giá trị kinh tế và

ít có giá trị kinh tế, không có loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng phân bố, chỉ

bắt gặp cá Mòi cờ hoa, Mòi cờ chấm di cƣ sinh sản.

- Sông Rạng: Xác định đƣợc 54 loài cá nƣớc ngọt thuộc 44 giống 22 họ và

8 bộ cá; Thành phần loài động vật giáp xác (Tôm cua) có 6 loài. Động vật thân

mềm (Trai, ốc, Hến) có 15 loài. Trong thành phần loài nguồn lợi thủy sản hầu

hết là loài kinh tế và ít kinh tế, không có loài nguy cấp quí hiếm, chỉ bắt gặp cá

Mòi cơ hoa, Mòi cờ chấm di cƣ sinh sản

- Sông Văn Úc: Xác định đƣợc 76 loài cá thuộc 65 giống 30 họ 11 bộ cá,

động vật giáp xác thu đƣợc 12 loài gồm 8 loài tôm và 4 loài cua. Động vật thân

mềm có 17 loài. Trong thành phần loài nguồn lợi thủy sản (Cá, GX, ĐVTM) có

cả những loài sống trong nƣớc ngọt và nƣớc lợ. Hầu hết các loài bắt gặp là các

loài kinh tế và loài ít có giá trị kinh tế nhƣ cá Úc, cá Vền, cá Ngạnh. Hầu nhƣ

không có loài nguy cấp quí hiếm, chỉ bắt gặp cá Mòi cơ hoa, Mòi cờ chấm, cá

Bống bớp.

- Sông Krong Ana: Xác định đƣợc 60 loài cá thuộc 46 giống 17 họ và 8

bộ cá cùng với 5 loài động vật giáp xác (Tôm cua) và 11 loài ĐVTM (Trai, ốc,

hến). Trong thành phần loài cá có nhiều loài cá kinh tế, cá quý hiếm có nguy cơ

tuyệt chủng thuộc khu hệ cá sông Mê Kong. So với các báo cáo trƣớc đây, thành

phần loài cá quý hiếm suy giảm hầu nhƣ không có mặt nhƣ cá Duồng, cá Cóc,

cá Lăng nha, cá Thát lát cờm...

- Hồ Yaly: Xác định đƣợc 57 loài cá thuộc 43 giống 18 họ và 8 bộ cá

cùng với 5 loài động vật giáp xác (Tôm cua) và 10 loài ĐVTM (Trai, Ốc, Hến).

Thành phần loài cá hồ Yaly thuộc khu hệ sông Mê Kong. So với các nghiên cứu

trƣớc đây thì thành phần loài suy giảm nghiêm trọng, một số loài có giá trị kinh

tế, cá quý hiếm, nguy cơ tuyệt chủng không còn có mặt trong hồ nhƣ cá Chình

hoa, cá Duồng bay, cá Linh ống, cá Lăng nha, cá Chiên nam...

Do sức ép gia tăng dân số, phát triển thủy điện, thủy lợi; xả thải từ các

hoạt động kinh tế của các ngành: công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, giao thông

và đô thị hóa đã làm biến đổi dòng chảy, ô nhiễm môi trƣờng, mất đƣờng di cƣ

sinh sản và mất khu vực sinh sản, khu vực thuỷ sản còn non sinh sống, khu vực

cƣ trú của nhiều loài thủy sinh dẫn đến nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm, một số

loài có nguy cơ cạn kiệt. Hầu hết các thuỷ vực, đặc biệt các sông trong hệ thống

25

sông chính của Việt Nam đang bị ảnh hƣởng do xây dựng các công trình đập

ngăn phục vụ cho khai thác và sử dụng nguồn nƣớc (thuỷ điện, thuỷ lợi). Một

trong những tác động quan trọng của xây dựng các hồ chứa nƣớc là làm mất đi

nhiều khu vực sinh sản của nhiều loài cá có giá trị kinh tế có tập tính di cƣ lên

thƣợng nguồn các sông sinh sản (nhƣ cá mòi) hoặc một số loài cá có tập tính di

cƣ từ thƣợng nguồn sông ra biển để sinh sản (nhƣ cá chình), đồng thời làm mất

khu vực sinh sản, khu vực thuỷ sản còn non sinh sống, khu vực kiếm mồi của

nhiều loài cá nguy cấp, quý, hiếm, có giá trị khoa học và kinh tế. Việc xây đập

ngăn sông đã làm biến đổi “dòng chảy môi trƣờng”, gây tác động tới hệ sinh thái

vùng nƣớc hạ lƣu và ven sông. Bên cạnh đó việc nhập nội các loài thủy sinh

ngoại lai xâm hại đã làm cho các loài bản địa truyền thống bị đe dọa tuyệt

chủng.

2. Nguồn lợi thủy sản vùng biển

2.1. Đặc điểm thành phần loài

Giai đoạn 2011-2015, kết quả điều tra nguồn lợi thuỷ sản đã bắt gặp tổng

số 1.081 loài thuỷ sản, gồm: 881 loài cá; 115 loài giáp xác; 41 loài động vật

chân đầu và 44 loài thuộc nhóm khác. So với giai đoạn 2000-2005 thì tổng số

loài bắt gặp không có sự biến động lớn, nhƣng cấu trúc thành phần loài có sự

khác biệt đáng kể với 83 loài không bắt gặp trong giai đoạn 2011-2015.

Giai đoạn 2016-2019, tổng hợp các kết quả điều tra nguồn lợi thuỷ sản đã

bắt gặp 1.385 loài thuỷ sản, thuộc 614 giống, 237 họ, 47 bộ (Bảng 2). Vùng biển

Đông Nam bộ có số lƣợng loài nhiều nhất (918 loài); tiếp đến là vùng biển

Trung Bộ (877 loài); vùng biển vịnh Bắc Bộ (698 loài); vùng biển Tây Nam

(675 loài) và vùng biển Giữa Biển Đông có số lƣợng loài thấp nhất (69 loài).

Nhóm cá đáy bắt gặp số lƣợng loài nhiều nhất, với 485 loài, chiếm 35% tổng số

loài bắt gặp trên toàn vùng biển, tiếp theo đến nhóm cá rạn (355 loài, chiếm

25,6%), nhóm giáp xác gồm 110 loài tôm (chiếm 7,9%) và 86 loài cua, ghẹ

(chiếm 6,2%), nhóm cá nổi bắt gặp 196 loài (chiếm 14,2%), nhóm động vật thân

mềm gồm 32 loài mực (chiếm 2,3%), 13 loài bạch tuộc (chiếm 0,9%) 42 loài hai

mảnh vỏ (chiếm 3,0%) và 62 loài chân bụng (chiếm 4,5%). Giai đoạn này, các

chuyến điều tra cũng ghi nhận 03 loài sam trên toàn vùng biển nƣớc ta, trong đó

vùng biển Đông Nam Bộ bắt gặp cả 3 loài; vùng biển vịnh Bắc Bộ, Trung Bộ và

Tây Nam Bộ đều bắt gặp 1 loài. Không ghi nhận sự xuất hiện loài sam ở khu

vực giữa Biển Đông.

So với giai đoạn 2011-2015, tổng số loài bắt gặp trong các chuyến điều tra

trong giai đoạn 2016-2019 có sự biến động. Số lƣợng loài tăng lên chủ yếu ở các

nhóm cá rạn, động vật thân mềm và giáp xác do có sự tổng hợp, bổ sung số liệu

từ các nguồn điều tra khác.

Trên toàn vùng biển nƣớc ta, họ cá khế (Carangidae) phong phú nhất về

thành phần loài, với 49 loài đã bắt gặp trong các chuyến điều tra; tiếp theo là các

26

họ tôm he (Penaeidae - 44 loài), cùng có số lƣợng 37 loài là họ cá sơn

(Apogonidae) và họ cá bống trắng (Gobiidae), họ cá mú (Serranidae - 36 loài),

họ cua bơi (Portunidae - 35 loài), họ cá lƣợng (Nemipteridae - 32 loài), họ cá

bàng chài (Labridae - 30 loài), họ cá đù (Sciaenidae - 29 loài), họ cá nóc

(Tetraodontidae - 27 loài), họ cá bơn trứng (Bothidae - 25 loài), họ cá trỏng

(Engraulidae - 24 loài), họ tôm tít (Squillidae - 24 loài), họ cá liệt

(Leiognathidae - 22 loài), họ cá mù làn (Scorpaenidae - 22 loài), họ cá bơn lƣỡi

(Cynoglossidae - 21 loài).

Bảng 2. Bậc phân loại (bộ, họ, giống, loài) ở các vùng biển

từ số liệu điều tra nguồn lợi thuỷ sản giai đoạn 2016-2019

Bậc phân loại VBB TB ĐNB TNB GBĐ Toàn vùng biển

Bộ 35 41 44 35 11 47

Họ 157 193 190 151 27 237

Giống 341 433 440 339 51 614

Loài 698 877 918 675 69 1.385

Tỉ lệ (%) 50,4 63,3 66,3 48,7 5,0 100,0

Trong số 1.385 loài đã bắt gặp trong các chuyến điều tra ở giai đoạn

2016-2019, có 22 loài nguy cấp quý hiếm (Sách Đỏ Việt Nam 2007), với 8 loài

ở cấp độ nguy cấp (EN) và 14 loài ở cấp độ sẽ nguy cấp (VU). Trong đó, vùng

biển vịnh Bắc Bộ có 11 loài (gồm 7 loài ở cấp độ VU và 4 loài ở cấp độ EN),

vùng biển Trung Bộ 14 loài (9 loài ở cấp độ VU và 5 loài ở cấp độ EN), vùng

biển Đông Nam Bộ 16 loài (12 loài ở cấp độ VU và 4 loài ở cấp độ EN), vùng

biển Tây Nam Bộ 13 loài (10 loài ở cấp độ VU và 3 loài ở cấp độ EN) và khu

vực giữa Biển Đông 1 loài ở cấp độ VU.

Ở từng vùng biển, số lƣợng và cấu trúc loài có sự khác nhau (Bảng 3).

Trong đó, tổng số loài bắt gặp ở vùng biển Đông Nam Bộ chiếm 66,3% và số

loài bắt gặp ở Giữa Biển Đông chỉ chiếm 5,0% tổng số loài đã bắt gặp trên toàn

vùng biển.

Bảng 3. Số lƣợng loài theo các nhóm nguồn lợi ở các vùng biển

từ số liệu điều tra nguồn lợi thuỷ sản giai đoạn 2016-2019

Nhóm

nguồn lợi

VBB TB ĐNB TNB GBĐ Toàn vùng

biển

Số

loài

Tỉ lệ

(%)

Số

loài

Tỉ lệ

(%)

Số

loài

Tỉ lệ

(%)

Số

loài

Tỉ lệ

(%)

Số

loài

Tỉ lệ

(%) Số loài

Tỉ lệ

(%)

27

Nhóm

nguồn lợi

VBB TB ĐNB TNB GBĐ Toàn vùng

biển

Số

loài

Tỉ lệ

(%)

Số

loài

Tỉ lệ

(%)

Số

loài

Tỉ lệ

(%)

Số

loài

Tỉ lệ

(%)

Số

loài

Tỉ lệ

(%) Số loài

Tỉ lệ

(%)

Cá đáy 243 34,8 304 34,7 306 33,3 226 33,5 4 5,8 485 35,0

Cá nổi 91 13,0 126 14,4 122 13,3 83 12,3 45 65,2 196 14,2

Cá rạn 148 21,2 231 26,3 243 26,5 154 22,8 14 20,3 355 25,6

Tôm 69 9,9 75 8,6 84 9,2 75 11,1 0 - 110 7,9

Cua ghẹ 62 8,9 53 6,0 55 6,0 55 8,1 3 4,3 86 6,2

Mực 28 4,0 26 3,0 27 2,9 21 3,1 2 2,9 32 2,3

Bạch tuộc 7 1,0 8 0,9 13 1,4 9 1,3 1 1,4 13 0,9

Sam 1 0,1 1 0,1 3 0,3 2 0,3 0 - 3 0,2

Hai mảnh

vỏ 21 3,0 17 1,9 26 2,8 19 2,8 0 - 42 3,0

Chân bụng 28 4,0 36 4,1 39 4,2 31 4,6 0 - 62 4,5

Tổng số

loài 698 - 877 - 918 - 675 - 69 - 1.385 100,0

2.2. Trữ lƣợng nguồn lợi và khả năng khai thác

Trữ lƣợng trung bình các nhóm nguồn lợi thuỷ sản chủ yếu gồm cá, tôm,

cua, ghẹ, mực, bạch tuộc ở biển Việt Nam giai đoạn 2011-2015 ƣớc tính khoảng

4,36 triệu tấn (Nguyễn Viết Nghĩa & Vũ Việt Hà, 2017), dao động trong khoảng

4,1-4,6 triệu tấn. Trong đó, nhóm cá nổi nhỏ là 2.650 ngàn tấn, dao động trong

khoảng 2.222-3.077 ngàn tấn; nhóm hải sản tầng đáy là 683 ngàn tấn, dao động

trong khoảng 528-834 ngàn tấn và nhóm cá nổi lớn là 1.031 ngàn tấn. Trong đó,

trữ lƣợng ở vùng khơi là 3,084 triệu tấn tấn, chiếm 68,6% tổng trữ lƣợng trong

toàn vùng biển.

Trong giai đoạn 2016-2020, tổng trữ lƣợng nguồn lợi các nhóm cá, giáp

xác và động vật chân đầu là 3,95 triệu tấn, bao gồm cá nổi nhỏ khoảng 2,45 triệu

tấn (chiếm 62,1%), cá đáy khoảng 408 ngàn tấn (chiếm 10,3%), động vật chân

đầu khoảng 88 ngàn tấn (chiếm 2,2%), giáp xác (gồm tôm và cua ghẹ) khoảng

58 ngàn tấn (chiếm 1,5%), cá nổi lớn khoảng 940 ngàn tấn (chiếm 23,8%) và

khoảng 2,7 ngàn tấn nhóm ốc, nhuyễn thể (chiếm 0,1%) (Bảng 4).

Xét theo phân vùng quản lý khai thác tại Nghị Định 26/2019/NĐ-CP, trữ

lƣợng ở vùng biển nƣớc ta tập trung chính ở vùng biển khơi đạt khoảng 2,813

triệu tấn, chiếm 71,22% tổng trữ lƣợng trong toàn vùng biển. Nhóm cá nổi nhỏ

có trữ lƣợng lớn nhất với 1,513 triệu tấn, tiếp đó là nguồn lợi cá nổi lơn 940

nghìn tấn, cá đáy 2,65 nghìn tấn, động vật chân đầu 59 nghìn tấn và khoảng 1,7

nghìn tấn ở các nhòm nguồn lợi khác. Vùng lộng có diện tích nhỏ, chuyển tiếp

giữa vùng bờ và vùng khơi vì vậy trữ lƣợng nguồn lợi toàn vùng chỉ đạt 729

nghìn tấn, gồm: 599 nghìn tấn cá nổi nhỏ, 93 nghìn tấn cá đáy, 37 nghìn tấn giáp

xác, 20 nghìn tấn động vật chân đầu và khoảng 670 tấn ở các nhóm nguồn lợi

khác. Vùng bờ có tổng trữ lƣợng ƣớc tính khoảng 407 nghìn tấn, trong đó cá nổi

28

338 nghìn tấn, 49 nghìn tấn cá đáy, 20,8 nghìn tấn giáp xác, 10 nghìn tấn động

vật chân đầu và 360 tấn thuộc nhóm nguồn lợi khác.

Xét theo vùng biển, trữ lƣợng nguồn lợi ở vùng biển vịnh Bắc Bộ đạt 627

nghìn tấn, 864 nghìn tấn ở Trung Bộ, 940 nghìn tấn ở giữa biển Đông, 985

nghìn tấn ở Đông Nam Bộ, và 532 nghìn tấn ở Tây Nam Bộ. Ở từng vùng biển,

trữ lƣợng nguồn lợi đƣợc ƣớc tính chi tiết riêng cho từng nhóm đối tƣợng (cá nổi

nhỏ, cá đáy, động vật chân đầu, giáp xác, cá nổi lớn và nhóm khác) và ở từng

phân vùng biển (bờ, lộng, khơi) (Bảng 4).

Điều tra nguồn lợi thuỷ sản ở biển Việt Nam đƣợc quan tâm đặc biệt trong

giai đoạn 2011-2020. Kết quả và thông tin đánh giá tổng thể trữ lƣợng nguồn lợi

thuỷ sản đƣợc cập nhật cả về tổng trữ lƣợng, thành phần, cấu trúc nguồn lợi và

phân bố không gian. Đây đƣợc xác định là nguồn dữ liệu quan trọng, cung cấp

cơ sở khoa học cho công tác lập quy hoạch bảo vệ và khai thác thủy sản nói

riêng và quản lý nghề cá biển nƣớc ta giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm

2050.

Bảng 4. Trữ lƣợng trung bình (nghìn tấn) các nhóm nguồn lợi chính

ở các vùng biển trong vùng biển Việt Nam, giai đoạn 2016-2020

Vùng biển Tổng Cá nổi

nhỏ Cá đáy

Động vật

chân đầu Giáp xác

Nhóm

khác Cá nổi lớn

Vịnh Bắc Bộ 627,474 547,935 51,093 7,132 21,047 0,268

Chƣa điều tra, đánh giá

Bờ 172,585 150,708 14,053 1,962 9,248 0,740

Lộng 220,180 192,270 17,928 2,502 11,799 0,940

Khơi 234,709 204,957 19,111 2,668

0,100

Trung Bộ 864,047 690,748 145,226 27,992

0,810

Bờ 68,681 54,906 11,544 2,225

0,006

Lộng 158,589 126,781 26,655 5,138

0,015

Khơi 636,777 509,061 107,027 20,629

0,060

Đông Nam Bộ 985,976 782,692 133,038 38,092 31,067 1,086

Bờ 93,160 73,953 12,570 3,599 9,436 0,103

Lộng 213,565 169,533 28,816 8,251 21,631 0,235

Khơi 679,250 539,206 91,651 26,242

0,748

Tây Nam Bộ 532,350 430,392 79,053 15,329 6,287 1,290

Bờ 73,118 59,114 10,858 2,105 2,188 0,177

Lộng 137,004 110,764 20,345 3,945 4,099 0,332

Khơi 322,228 260,513 47,850 9,278

0,781

Giữa Biển Đông 940,601

940,601

TỔNG 3.950,448 2.451,767 408,409 88,545 58,401 2,725 940,601

Bờ 407,545 338,682 49,025 9,891 20,872 0,360

Lộng 729,337 599,348 93,744 19,836 37,529 0,676

Khơi 2.813,565 1.513,737 265,640 58,818

1,689 940,601

29

III. HIỆN TRẠNG BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY

SẢN

1. Bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản

1.1. Bảo tồn biển

- Về số lƣợng:

Kết quả đạt đƣợc đến năm 2020: Đã thành lập và đƣa vào hoạt động 12

khu bảo tồn biển: (1) khu bảo tồn biển Bạch Long Vĩ/Hải Phòng, (2) Cồn

Cỏ/Quảng Trị, (3) Cù Lao Chàm/Quảng Nam, (4) Lý Sơn/Quảng Ngãi, (5) Vịnh

Nha Trang (Hòn Mun)/Khánh Hòa, (6) Hòn Cau/Bình Thuận; (7) Phú

Quốc/Kiên Giang (khu bảo tồn biển Phú Quốc hiện nay đã sát nhập vào vƣờn

Quốc gia Phú Quốc), (8) Cô Tô - Đảo Trần/Quảng Ninh; (9) Vƣờn quốc gia Bái

Tử Long/Quảng Ninh, (10) Cát Bà/Hải Phòng, (11) Núi Chúa/Ninh Thuận, (12)

Côn Đảo/Bà Rịa - Vũng Tàu.

Hoàn thiện hồ sơ quy hoạch 04 khu bảo tồn biển: (1) Hòn Mê/Thanh Hóa,

(2) Nam Yết/Khánh Hòa, (3) Phú Quý/Bình Thuận, (4) Hải Vân - Sơn Chà/Đà

Nẵng - Thừa Thiên Huế. Tất cả 04 khu bảo tồn biển trên đã đƣợc Bộ

NN&PTNT xây dựng quy hoạch chi tiết và bàn giao cho UBND các tỉnh để phê

duyệt thành lập theo quy định

- Về diện tích:

Tổng diện tích khu bảo tồn biển đã đƣợc quy hoạch đến năm 2020, là

301.743 ha, trong đó diện tích biển chiếm 273.324 ha.

Đến năm 2020 đã có 12 khu bảo tồn biển đƣợc thành lập và đi vào hoạt

động, với tổng diện tích là 216.978 ha, trong đó diện tích biển khoảng 185.000

ha, chiếm khoảng 0,185% diện tích vùng biển tự nhiên của Việt Nam (Bảng 5).

Một số khu vực tiềm năng đƣợc tiếp tục đề xuất xây dựng các khu bảo tồn

biển gồm: 1) Cô Tô, Đảo Trần; 2) Quần đảo Long Châu; 3) Hòn Mê - Thanh

Hóa; 4) Hòn Ngƣ, Đảo Mắt - Nghệ An; 5) Rạn ngầm lân cận Hòn La, Đảo Yến -

Quảng Bình; 6) Bán đảo Sơn Trà - Đà Nẵng; 7) Bán đảo Tam Hải - Quảng Nam;

8) Vũng Rô - Phú Yên; 9) Cù Lao Xanh - Bình Định; 10) Phú Quý - Bình

Thuận; 11) Hòn Khoai - Cà Mau; 12) Hòn Sơn - Kiên Giang.

30

Bảng 6. Thống kê diện tích các khu bảo tồn biển, vƣờn quốc gia có hợp phần biển đến năm 2020

Quyết định số 742/QĐ-TTg Kết quả thực hiện đến năm 2020

T

T Tên KBTB, VQG

Tổng diện

tích (ha)

Diện tích

biển (ha) Tên KBTB, VQG

Tổng diện

tích (ha)

Diện tích

biển (ha) Tình trạng

1 Đảo Trần/Quảng Ninh 4.200 3.900 Cô Tô - Đảo Trần 12.900 12.900 Đã thành lập

2 Cô Tô/Quảng Ninh 7.850 4.000

3 Bạch Long Vĩ/Hải Phòng 20.700 10.900 Bạch Long Vĩ/Hải Phòng 27.008 27.008 Đã thành lập

4 Cát Bà/Hải Phòng 20.700 10.900 VQG Cát Bà/Hải Phòng 17.362 6.450 Đã thành lập

5 Hòn Mê/Thanh Hóa 6.700 6.200 Hòn Mê/Thanh Hóa - - Chƣa thành lập

6 Cồn Cỏ 2.490 2.140 Cồn Cỏ 4.532 4.302 Đã thành lập

7 Hải Vân – Sơn Chà 17.039 7.626 Hải Vân – Sơn Chà - - Chƣa thành lập

8 Cù Lao Chàm/Quảng Nam 8.265 6.716 Cù Lao Chàm 23.500 21.857 Đã thành lập

9 Lý Sơn/Quảng Ngãi 7.925 7.113 Lý Sơn 7.113 7.092 Đã thành lập

10 Nam Yết/Khánh Hòa 35.000 20.000 Nam Yết/Khánh Hòa - - Chƣa thành lập

11 Vịnh Nha Trang/Khánh Hòa 15.000 12.000 Vịnh Nha Trang/Khánh Hòa 24.965 21.185 Đã thành lập

12 Núi Chúa/Ninh Thuận 29.865 7.352 Núi Chúa/Ninh Thuận 7.352 7.352 Đã thành lập

13 Phú Quý/Bình Thuận 18.980 16.680 Phú Quý/Bình Thuận - - Chƣa thành lập

14 Hòn Cau/Bình Thuận 12.500 12.390 Hòn Cau 12.500 12.360 Đã thành lập

15 Côn Đảo/Bà Rịa – Vũng Tàu 29.400 23.000 Côn Đảo/Bà Rịa – Vũng Tàu 19.990 14.000 Đã thành lập

16 Phú Quốc/Kiên Giang 33.657 18.700 Phú Quốc/Kiên Giang 40.909 40.909 Đã thành lập

VQG Bái Tử Long 15.283 9.580 Đã thành lập

Tổng: 270.270 240.000 213.400 185.000

Nguồn: Tổng cục Thủy sản, 2020

34

1.2. Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Năm 2008, Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt hệ thống khu bảo tồn vùng

nƣớc nội địa đến năm 2020 (Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 13/10/2008).

Theo đó, giai đoạn 2008 - 2015 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ

trì lập quy hoạch chi tiết 06 khu bảo tồn vùng nƣớc nội địa cấp quốc gia, bao

gồm: khu bảo tồn vùng nƣớc nội địa cấp quốc gia ngã ba sông Đà - Lô - Thao;

cửa sông Hồng; Hồ Lắk; sông Hậu; ven biển Cà Mau và thƣợng nguồn sông Đà.

Một số địa phƣơng đã tổ chức xây dựng quy hoạch chi tiết các khu bảo tồn cấp

tỉnh nhƣ: khu bảo tồn vùng nƣớc nội địa sông Mã (Thanh Hóa), Khu bảo tồn

sông và sông ngầm trong vùng núi caxtơ thuộc vƣờn quốc gia Phong Nha - Kẻ

Bàng (Quảng Bình), khu bảo tồn vùng nƣớc nội địa sông Krông Ana (Đăk Lăk).

Tuy nhiên, chƣa có khu bảo tồn vùng nƣớc nội địa đƣợc thành lập do có

sự chồng chéo về phạm vi giữa khu bảo tồn vùng nƣớc nội địa theo quy định tại

Luật Thủy sản năm 2003 và khu bảo tồn đất ngập nƣớc theo quy định tại Luật

Đa dạng sinh học năm 2008. Do đó, giai đoạn sau năm 2015, việc lập quy hoạch

chi tiết để thành lập các khu bảo tồn vùng nƣớc nội địa đã không tiếp tục đƣợc

triển khai thực hiện.

UBND tỉnh Sơn La đã ban hành quyết định 2670/QĐ-UBND ngày

14/11/2011 về việc phê duyệt dự án quy hoạch bãi cá đẻ, bãi sinh vật thuỷ sản

còn non thuộc hồ chứa thuỷ điện Hoà Bình giai đoạn 2011 – 2015 và Quyết định

252/QĐ-UBND ngày 31/01/2018 về việc phê duyệt Quy hoạch bãi cá đẻ, bãi

sinh vật thủy sản còn non thuộc hồ chứa thủy điện Sơn La đến năm 2020.

Luật Thủy sản năm 2017 quy định công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ở

vùng nội địa đƣợc thực hiện thông qua các khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, quản

lý nguồn lợi thủy sản trong rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và khu bảo tồn đất

ngập nƣớc.

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã thành lập và tổ chức quản lý 23 khu bảo vệ

nguồn lợi thuỷ sản với tổng diện tích đƣợc bảo vệ là 11.639,09 ha trên hệ thống

đầm phá ven biển, trong đó diện tích vùng bảo vệ nghiêm ngặt là 614,2 ha,

chiếm gần 3% diện tích vùng đầm phá. Các khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đƣợc

giao cho Chi hội nghề cá quản lý, từ đó nguồn lợi thuỷ sản trên đầm phá đã đƣợc

quản lý khai thác và phát triển hiệu quả.

Tỉnh Quảng Ninh đã quy hoạch và xác định đƣợc 15 khu bảo vệ NLTS

với các đối tƣợng ngán, sá sùng.

1.3. Bảo vệ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm, bảo tồn nguồn gen

- Bảo vệ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm:

Từ năm 2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công bố danh

mục các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần đƣợc

bảo vệ, phục hồi và phát triển với 236 loài/đối tƣợng, trong đó, 04 loài đã tuyệt

chủng ngoài thiên nhiên (EW); 18 loài có nguy cơ tuyệt chủng cực kỳ lớn (CR);

56 loài có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn (EN); 158 loài có nguy cơ tuyệt chủng

lớn (VU) (Quyết định số 82/2008/QĐ-BNN ngày 17/7/2008).

35

Năm 2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã sửa đổi, bổ sung

Danh mục các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần đƣợc bảo vệ,

phục hồi và phát triển quy định tại Thông tƣ số 01/2011/TT-BNNPTNT ngày

05/01/2011: bổ sung 01 loài cấp độ EW, 03 đối tƣợng cấp độ CR, 17 loài cấp độ

EN, 20 đối tƣợng cấp độ VU; sửa đổi mức độ nguy cấp của 12 loài và loại bỏ

khỏi danh mục 07 loài cấp độ VU.

Năm 2019, Chính phủ đã công bố danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý,

hiếm gồm 126 loài thuộc Nhóm I, 60 loài thuộc Nhóm II và quy định chế độ

quản lý, bảo vệ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm (Nghị định số 26/2019/NĐ-

CP ngày 08/3/2019).

- Lƣu giữ giống, gen và sản xuất giống thƣơng phẩm:

Từ năm 1998, công tác bảo tồn, lƣu giữ nguồn gen và giống thủy sản

nƣớc ngọt đã và đang bảo tồn lƣu giữ đƣợc 63 loài thủy sản (một số loài lƣu giữ

nhiều dòng cá nhƣ cá rô phi vằn gồm có dòng Thái Lan, Israel, Trung Quốc, Đài

Loan, GIFT; cá rô phi xanh gồm dòng Israel, Đài Loan, Trung Quốc; cá tra và

cá mè vinh chọn giống các thế hệ). Hàng năm có thu thập và bổ sung thêm các

nguồn gen mới, phát triển và khai thác nhiều nguồn gen cũ.

Trong 10 năm qua, khung pháp lý về bảo tồn và khai thác sử dụng nguồn

gen thực vật, động vật và vi sinh vật đã đƣợc hoàn thiện thông qua nhiều bộ luật

quan trọng trong lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên, nhƣ Luật Thủy sản,

Luật Lâm nghiệp, Luật Bảo vệ môi trƣờng, Luật Tài nguyên nƣớc. Đặc biệt,

Luật Đa dạng sinh học năm 2008 đã tạo cơ sở pháp lý để cộng đồng tham gia

bảo tồn tài nguyên di truyền thông qua cơ chế chia sẻ lợi ích.

Giai đoạn 2012-2020, nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen và giống thuỷ sản

đƣợc thực hiện tại các Viện Nghiên cứu thủy sản. Nhiệm vụ đã bảo tồn và lƣu

giữ an toàn 53 nguồn gen và giống thuỷ sản nƣớc ngọt, mặn, lợ và 22 nguồn gen

vi tảo. Hầu hết các nguồn gen đã đƣợc đánh giá sơ bộ, đánh giá chi tiết về đặc

điểm sinh trƣởng, sinh học sinh sản và chuyển sang giai đoạn khai thác nguồn

gen với các chỉ tiêu về đặc điểm sinh trƣởng, sinh học, sinh sản và chuyển sang

giai đoạn khai thác nguồn gen. Nhiệm vụ đã liên tục cập nhập, bổ sung thông

tin, cơ sở dữ liệu về nguồn gen thuỷ sản, nguồn gen vi tảo biển trên trang thông

tin điện tử của các Viện nghiên cứu. Tuy nhiên, nhiều loài nguy cấp quý hiếm có

nguy cơ tuyệt chủng chƣa đƣợc bảo tồn, lƣu giữ, làm cơ sở cho việc sinh sản

nhân tạo, phục vụ cho tái tạo và nuôi trồng thủy sản.

Hiện nay, đã lƣu giữ an toàn tổng số 59 nguồn gen, trong đó có 11 nguồn

gen vi tảo và 48 nguồn gen các loài thủy hải sản với tổng số trên 4.300 cá thể

bằng phƣo ng pháp In situ (trong lồng biển, bể xi ma ng và ao đất). Trong 59

nguồn gen đang đƣợc lƣu giữ an toàn, có 29 nguồn gen nƣớc ngọt và 30 nguồn

gen nƣớc lợ, mặn. Trong 30 nguồn gen nƣớc lợ, mặn đang đƣợc lƣu giữ an toàn

có 11 nguồn gen vi tảo và 19 nguồn gen các loài thủy hải sản.

Đối với các nguồn gen thuỷ sản nƣớc lợ, mặn, hiện nay các hình thức lƣu

giữ, chế đọ quản lý, cha m sóc và phòng trị bẹ nh hiẹ u quả, phù hợp với

36

đạ c tính sinh học của từng nguồn gen dẫn đến tỷ lẹ sống của các nguồn gen

lƣu giữ cao, đạt từ 83,3-100%. Cả 30 nguồn gen thuỷ sản nƣớc lợ, mặn hằng

năm đều đƣợc đánh giá chi tiết các nguồn gen về đặc điểm sinh học và sinh thái.

Trong số các nguồn gen này, 11 nguồn gen vi tảo biển đều đã đƣợc nghiên cứu

nuôi sinh khối phục vụ sản xuất giống thuỷ sản. Trong số 19 nguồn gen các loài

thuỷ sản hiện đang đƣợc lƣu giữ, có 12 loài đã tiến hành nghiên cứu thử nghiệm

sinh sản nhân tạo.

(Chi tiết các loài đƣợc lƣu giữ tại phụ lục 2)

2. Phục hồi, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản và hệ sinh thái thuỷ sinh

2.1. Phục hồi, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản

Từ năm 2012 đến giữa năm 2020, các tỉnh đã thả tái tạo tại các thủy vực

tự nhiên khoảng hơn 400 triệu con giống thuỷ sản với xu hƣớng chung là tăng

qua các năm (Hình 2). Theo báo cáo của 52 tỉnh, thành phố trực thuộc trung

ƣơng, năm 2019 thực hiện thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản với quy mô lớn,

tổng số giống thủy sản đƣợc thả xuống các thủy vực tự nhiên là trên 88 triệu con

gấp hơn 3,46 lần so với năm 2012; đặc biệt một số địa phƣơng thả hàng chục

triệu tôm sú giống, các loài thuỷ sản quý, hiếm và cá thể bố, mẹ trƣởng thành

nhƣ: Kiên Giang, Sóc Trăng, An Giang, Quảng Ninh.

Giai đoạn 2016-2020, Tổng cục Thủy sản chủ trì, phối hợp với Sở Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Phú Yên, Quảng

Ninh, Hà Nội, Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Điện Biên, Lào Cai, Đắk Lắk,

Cà Mau, An Giang, Bình Phƣớc, Gia Lai, tổ chức trên 10 đợt thả giống tái tạo

nguồn lợi thủy sản với tổng số hơn 6,3 triệu con giống, đối tƣợng thả gồm các

loài thủy sản quý, hiếm, có giá trị kinh tế nhƣ: song chấm, giò, thát lát cƣờm, hô,

lăng nha, bỗng, tôm sú, cua, ghẹ... và các loài cá truyền thống, bản địa.

Năm 2016, Tổng cục Thuỷ sản đã ký Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực

phóng sinh, tái tạo nguồn lợi thủy sản với Trung ƣơng Giáo hội Phật giáo Việt

Nam. Từ đó đến nay, 44/52 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng đã ký bản ghi

nhớ với Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh, lập và tổ chức thực hiện kế hoạch

phối hợp thả giống phóng sinh tái tạo nguồn lợi thuỷ sản hằng năm. Theo đó,

năm 2019 đã xây dựng, ban hành Sổ tay hƣớng dẫn hoạt động phóng sinh các

giống loài thủy sản, tái tạo nguồn lợi thủy sản và Tài liệu hƣớng dẫn quy trình

thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản nhằm hƣớng dẫn các địa phƣơng trên cả

nƣớc thực hiện công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản đƣợc thống nhất, đạt hiệu quả

cao, đảm bảo tính khoa học và phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam; tổ

chức Hội thảo tập huấn, hƣớng dẫn về phóng sinh các loài thủy sản và vận động

tăng ni, phật tử ký cam kết bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại một số địa phƣơng.

Hoạt động thả giống, tái tạo nguồn lợi thủy sản đã tƣơng đối thành công

trong việc nâng cao nhận thức, ý thức của ngƣời dân, thu hút các thành phần

trong xã hội tham gia công tác thả giống, tái tạo nguồn lợi thủy sản; giảm thiểu

sự phát tán những loài thủy sản ngoại lai xâm hại (do sự thiếu hiểu biết của

ngƣời dân) ra môi trƣờng tự nhiên, góp phần bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ đa dạng

37

sinh học. Tuy nhiên mục tiêu phục hồi, phát triển nguồn lợi thủy sản vẫn chƣa

thực sự đạt hiệu quả, nguồn lợi thủy sản vẫn đang có xu hƣớng suy giảm.

2.2. Phục hồi một số hệ sinh thái điển hình

Báo cáo đánh giá hiện trạng và biến động đa dạng sinh học 5 hệ sinh thái

ven biển: san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn, đầm phá và bãi bồi - cửa sông năm

2020 của Viện Tài nguyên và Môi trƣờng biển cho kết quả nhƣ sau:

Hệ sinh thái san hô đang bị suy giảm nghiêm trọng về độ che phủ. Tại

một số điểm nghiên cứu, độ che phủ san hô suy giảm từ 30 đến trên 70% trong

giai đoạn từ năm 2010 – 2018. Kèm theo đó, nguồn lợi sinh vật sống trong rạn

cũng bị suy giảm. Diện tích tự nhiên của các rạn san hô cùng bị giảm mạnh. Giai

đoạn 2010 - 2018, diện tích san hô khu vực Cô Tô bị mất đi là 230,74 ha

(khoảng 71%); Tổng diện tích san hô khu vực Phú Quốc giảm từ 321 ha xuống

còn 185 ha (khoảng trên 40%)… Tình trạng tƣơng tự cũng xảy ra đối với san hô

ở Vịnh Nha Trang và đảo Cồn Cỏ. Nguyên nhân của tình trạng suy thoái các rạn

san hô là do các tác động của con ngƣời từ hoạt động khai thác hủy diệt, phát

triển du lịch thiếu kiểm soát và tác động của biến đổi khí hậu. Mặc dù bị suy

thoái tƣơng đối nghiêm trọng nhƣng các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, hầu hết

các hệ sinh thái rạn san hô vẫn có khả năng phục hồi nếu đƣợc bảo vệ, bảo tồn.

Diện tích phân bố và độ phủ các thảm cỏ biển ven bờ Việt Nam cũng có

sự suy giảm nghiêm trọng. Năm 2006, hệ sinh thái cỏ biển tổng diện tích ƣớc

khoảng hơn 18.000 ha, đến năm 2010 diện tích mất đi trung bình tới 50%

(Nguyễn Huy Yết, 2010). Môi trƣờng sống khắc nghiệt đã làm suy thoái cả chất

lƣợng quần xã cỏ biển khi sinh khối, chiều dài cỏ giảm ở hầu hết các thảm cỏ

biển. Nguồn lợi sinh vật nhất là các đối tƣợng có giá trị kinh tế và khai thác bị

suy giảm nhiều lần. Đa dạng sinh học cỏ biển và các quần xã biến động không

đáng kể. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát tháng 12/2016 cho thấy tốc độ suy

giảm các bãi cỏ biển ven bờ đã giảm so với 10 năm trƣớc vì hầu hết các hoạt

động đắp đầm NTTS ven các đầm phá đã đƣợc kiểm soát, một số đầm NTTS

vùng triều ven bờ do kém hiệu quả, bỏ hoang, thì cỏ biển đã phát triển khi không

bị nhổ bỏ để NTTS thâm canh. Một số diện tích có cỏ biển phân bố mới đƣợc

phát hiện nhƣ khu vực đầm NTTS Hà Dong (Quảng Ninh) với 350 ha, ven bờ

Bình Thuận khoảng 300 ha. Xu thế nƣớc biển dâng hay mặn hóa các vùng nƣớc

triều cửa sông rất có thể tạo điều kiện cho sự mở rộng phạm vi phân bố sâu vào

trong sông của một số bãi cỏ ở vùng triều các cửa sông, ví dụ cửa sông Gianh

(Quảng Bình).

Hệ sinh thái RNM đƣợc phục hồi tƣơng đối tốt. Giai đoạn 2007-2018,

diện tích RNM có sự tăng lên ở nhiều khu vực nghiên cứu. Khu vực cửa Ba Lạt,

diện tích phân bố rừng ngập mặn tăng thêm 413,67 ha trong giai đoạn 2007 đến

2018; Năm 2007, diện tích rừng ngập mặn ở khu vực cửa Lèn khoảng 215 ha,

đến năm 2018 có khoảng 430,98 ha, tăng thêm 215,96 ha (tăng khoảng 100%);

Năm 2007, diện tích rừng ngập mặn ở khu vực Bình Đại khoảng 1276 ha, đến

năm 2018 có khoảng 1346 ha, tăng thêm 70 ha (tăng khoảng 5,6%). Cũng trong

giai đoạn này, khoảng 60 ha rừng ngập mặn của năm 2007 đã bị xói lở bờ biển

38

phá hủy, 167 ha rừng ngập mặn năm 2007 bị chặt hạ để quai đầm nuôi trồng

thủy sản… Nguyên nhân tăng diện tích là do rừng ngập mặn phát triển tự nhiên

và trồng phục hồi lấn ra các vùng bãi triều. Công tác phục hồi hệ sinh thái rừng

ngập mặn đƣợc thực hiện tƣơng đối tốt nhƣng vẫn chƣa thực sự đáp ứng đƣợc

yêu cầu “phục hồi” hệ sinh thái này. Đến năm 2015, 56% tổng diện tích rừng

ngập mặn trên toàn quốc là rừng mới trồng, thuần loại, tuy nhiên, chất lƣợng

rừng kém cả về kích cỡ, chiều cao cây và đa dạng thành phần loài (Báo cáo môi

trƣờng quốc gia 2011-2015).

Nhìn chung, tất cả các hệ sinh thái ven biển đã bị suy thoái ở mức độ khác

nhau thể hiện cả trong cấu trúc và chức năng. Diện tích phân bố đã bị suy giảm

theo các bậc không gian và thời gian. Tính từ năm 2007 đến năm 2018, HST san

hô bị suy thoái mạnh hơn hệ sinh thái khác đặc biệt tại khu vực Cô Tô. Hệ sinh

thái rừng ngập mặn có xu hƣớng gia tăng về diện tích và độ phủ, tuy nhiên, chất

lƣợng rừng và đa dạng thành phần loại lại không cao. Mặc dù vậy, các nghiên

cứu cũng chỉ ra rằng, hầu hết các hệ sinh thái đều ở mức có thể phục hồi tự

nhiên nếu có thêm tác động tích cực từ con ngƣời.

2.3. Khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn

Khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn đƣợc quy định tại Điều 14

Thông tƣ số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ NN&PTNT.

Tổng số 47 khu vực cấm khai thác có thời hạn đƣợc quy định, trong đó 16

khu vực cấm ở các thuỷ vực vùng nội địa và 31 khu vực cấm ở vùng cửa sông,

ven biển. Hầu hết các khu vực cấm khai thác ở nội địa chƣa xác định đƣợc quy

mô diện tích bảo vệ. Đối với vùng biển, có 30/31 khu vực đã xác định đƣợc quy

mô diện tích. Tổng diện tích khu vực cấm khai thác có thời hạn ở vùng biển

đƣợc xác định là 4.939 km2 tƣơng ứng với 0,4939% diện tích tự nhiên vùng

biển. Mỗi khu vực đã quy định chi tiết phạm vi, ranh giới, thời gian cấm và đối

tƣợng cần bảo vệ.

UBND một số tỉnh cũng ban hành quy định khu vực cấm khai thác thủy

sản có thời hạn tại các thủy vực thuộc phạm vi quản lý của tỉnh, phù hợp với nhu

cầu quản lý của địa phƣơng. Trong thời gian cấm khai thác, các tỉnh đều thực

hiện tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo

quy định.

UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành quyết định 38/2020 QĐ-UBND ngày

17/12/2020 Quy định khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn; nghề, ngƣ cụ

cấm sử dụng khai thác thủy sản tại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn

tỉnh Đắk Lắk.

Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn lực (con ngƣời, trang thiết bị, kinh phí)

nên việc triển khai thực thi pháp luật tại các khu vực cấm khai thác thủy sản có

thời hạn thực chất chƣa đƣợc thực hiện hiệu quả và tuân thủ quy định.

3. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực

Bằng nhiều phƣơng thức, loại hình hoạt động, công tác tuyên truyền, giáo

39

dục pháp luật, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ nguồn lợi và môi

trƣờng sống của loài thuỷ sản tiếp tục đƣợc triển khai trên phạm vi cả nƣớc, đặc

biệt trong hoạt động triển khai thực hiện Chỉ thị 01/1998/CT-TTg ngày

02/01/1998 và Chỉ thị 19/CT-TTg ngày 30/7/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ về

việc nghiêm cấm sử dụng xung điện, chất nổ, chất độc để khai thác thủy sản.

Từ năm 2015 đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Tổng cục

Thủy sản) đã phối hợp với với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt

Nam, VOV Giao thông, một số cơ quan thông tin truyền thông tổ chức phát

sóng 12 phóng sự, 21 diễn đàn và in ấn, phát hành hàng chục nghìn tờ rơi, áp

phích để phổ biến, tuyên truyền việc thực hiện công tác bảo vệ và phát triển

nguồn lợi thủy sản. Từ năm 2018 đến nay, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với

35 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh/thành phố tổ chức phổ biến,

tuyên truyền Luật Thủy sản 2017 với hơn 1.400 công chức, viên chức, ngƣời lao

động của sở ban ngành tham dự, trong đó có nội dung về bảo vệ và phát triển

nguồn lợi thuỷ sản thủy sản.

Các Bộ, ngành Trung ƣơng có liên quan đặc biệt là Bộ Quốc phòng (Bộ

đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quân), Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao

thông) đã tổ chức hội nghị tuyên truyền tới ngƣ dân với những nội dung và hình

thức phong phú, dễ nghe, dễ hiểu về tác hại của việc sử dụng xung điện, chất nổ,

chất độc để khai thác thủy sản và phòng, chống vi phạm về khai thác IUU.

Theo báo cáo của 52 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ƣơng, giai đoạn từ

năm 2012 đến năm 2020, các địa phƣơng đã xây dựng trên 30 nghìn phóng sự,

tin bài; 905 panô tuyên truyền; trên 2 triệu áp phích, sổ tay, tờ rơi tờ bƣớm; tổ

chức gần 25 nghìn lớp tập huấn và Hội nghị tuyên truyền phổ biến pháp luật với

trên 789 nghìn lƣợt ngƣời tham dự về các nội dung phổ biến Luật Thủy sản,

Luật Giao thông đƣờng thủy nội địa; Chỉ thị 19/CT-TTg; về đảm bảo an toàn

cho ngƣời và tàu cá hoạt động thủy sản; về xử phạt vi phạm hành chính trong

lĩnh vực thủy sản và một số văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến

bảo vệ và khai thác nguồn lợi thuỷ sản.

IV. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC THỦY SẢN

1. Đối với vùng nội địa

1.1. Sản lƣợng khai thác

Giai đoạn 2010-2020, sản lƣợng khai thác nội địa biến động không nhiều,

từ 194 nghìn tấn lên 195 nghìn tấn. Năm 2018 đạt sản lƣợng cao nhất là 209

nghìn tấn (Bảng 7).

Các nguyên nhân làm nguồn lợi, sản lu ợng khai thác thủy sản nọ i

đồng giảm có thể kể đến nhƣ: Sử dụng ngu cụ cấm trong khai thác, cƣờng lực

khai thác lớn, sử dụng thuốc hoá học trong sản xuất no ng nghiẹ p và ô nhiễm

môi trƣờng, nguồn nƣớc từ các hoạt động du lịch, công nghiệp và xả thải từ sinh

hoạt làm cho môi trƣờng thuỷ sinh thay đổi. Đây là những tác ảnh hƣởng đối với

các hộ nghèo có sinh kế phụ thuộc vào hoạt động khai thác thuỷ sản.

40

Bảng 7. Sản lƣợng khai thác thủy sản nội địa giai đoạn 2010-2020

TT Vùng 2010 2012 2014 2016 2018 2020

1 Đồng bằng sông Hồng 28 29,2 27 28 32,4 28

2 Trung du miền núi phía

Bắc 12 7,7 10 11 13,2 11

3 Bắc Trung Bộ 18 20,4 21 21,5 27,3 24

4 Duyên Hải Nam Trung Bộ 8 7,2 7,4 8,2 11,4 10

5 Tây nguyên 4 4,2 4 4,7 7,2 6

6 Đông Nam Bộ 7 11 11 11,6 15,2 14

7 Đồng bằng sông Cửu Long 117,4 114,8 112,9 105 102,3 102

Tổng 194,4 194,5 193,3 190 209 195

Nguồn: Tính toán theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 2021

Sản lƣợng khai thác thủy sản nội địa tập trung chủ yếu tại vùng đồng bằng

sông Cửu Long, là nơi có hệ thống sông ngòi dày đặc, nguồn lợi thủy sản phong

phú.

1.2. Ngƣ cụ khai thác

Qua số liệu thống kê cho thấy, hiện nay ở nƣớc ta có trên 120 loại ngƣ cụ

khai thác thủy sản nội địa, tập trung nhiều nhất khu vực ĐBSCL và có thể chia

thành 19 nhóm. Trong đó, nhóm ngƣ cụ bẫy rất đa dạng về chủng loại, chiếm tỷ

trọng cao nhất (nhƣ lờ, lợp, ống trúm, dớn, lú, đăng mé, xà di, chà, đó...); tiếp

theo đến nhóm nghề câu (câu cần, câu cắm, câu giăng, câu nhắp vịt, câu rê...);

Nhóm ngƣ cụ kéo; lƣới rê (lƣới cá linh, cá cơm, cá bông lau,…); ngƣ cụ vợt -

xúc với và một số nhóm ngƣ cụ khác, chi tiết tại Bảng 8.

Bảng 8. Một số ngƣ cụ/dụng cụ khai thác thủy sản chính tại thủy vực nội địa

Ngƣ cụ khai thác chính Ngƣ cụ khai thác chính

1. Lƣới giăng 10. Nơm

2. Dớn 11. Đăng mé

3. Vó 12. Lú

4. Lƣới rê 13. Vợt

5. Câu 14. Chĩa

6. Lƣới kéo/cào 15. Nò

7. Đẩy côn 16. Lờ

8. Nhũi, đẩy te 17. Lƣới giựt

9. Lợp 18. Chài

19. Đáy

Nguồn: Tổng hợp từ các dự án

Hiện có các hình thức khai thác nội địa nhƣ: chuyên nghiệp, bán chuyên

nghiệp và hoạt động mang tính thời vụ. Trong đó, một số nghề hoạt động có

41

đăng ký nhƣ: cào, đáy...Ngoài các hình thức đánh bắt thủy sản truyền thống,

những năm gần đây xuất hiện một số hình thức đánh bắt thủy sản trái phép mang

tính hủy diệt nhƣ: đánh mìn, rà điện, thả các loại thuốc hóa chất độc xuống

nƣớc, đánh bắt cá các cỡ (kể cả cá con), đánh bắt cả về mùa cá đẻ... Nghề khai

thác nội địa có tính đa dạng tập trung chủ yếu ở các họ nghề là nghề lƣới rê,

nghề câu, chài chụp.... Ở một số hồ trung bình và nhỏ còn có thêm nghề vây chà,

loại hình này không hoạt động thƣờng xuyên mà chỉ hoạt động khi vào mùa cạn

nƣớc.

Các ngƣ cụ chủ yếu đƣợc chế tạo thủ công (lƣới đan, lắp ráp thủ công)

theo kinh nghiệm của ngƣ dân và đều có những đặc tính chung là: độ ổn định

mắt lƣới thấp (dễ biến dạng), cấu tạo lƣới thuận tiện cho các thao tác bằng sức

ngƣời, độ bền và hiệu quả chọn lọc rất thấp. Do không đƣợc cơ giới hóa nên các

vàng lƣới thƣờng không có trang bị phụ tùng gì đáng kể. kích cỡ ngƣ cụ nhỏ

gọn.

1.3. Tàu thuyền khai thác

Hiện nay, rất khó để có thể thống kê số lƣợng tàu thuyền và lao động khai

thác trong các vùng nƣớc nội địa. Phƣơng tiện khai thác chủ yếu là thuyền thủ

công, một số thuyền khai thác tại hồ chứa có gắn động cơ.

Vật liệu đóng thƣờng bằng gỗ, còn lại là thuyền sắt, thuyền tôn và xi măng.

Nghề khai thác nội địa chủ yếu là các họ nghề lƣới rê, nghề câu, chài chụp....

2. Đối với vùng biển

2.1. Tàu cá khai thác thủy sản

Trong giai đoạn 2010 - 2020, tổng số tàu thuyền khai thác thủy sản của cả

nƣớc có xu hƣớng giảm từ 128.449 chiếc xuống 94.572 chiếc, với tốc độ giảm

bình quân đạt khoảng 3,0%/năm (Bảng 9). Năm 2020, cả nƣớc có khoảng

94.572 tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6m trở lên. Trong đó:

- Nhóm tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6 - 12m là: 45.085 chiếc, chiếm

47,7% tổng số tàu cá.

- Nhóm tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 - 15m là: 17.058 chiếc, chiếm

18% tổng số tàu cá.

- Nhóm tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 - 24m là: 29.679 chiếc, chiếm

31,4% tổng số tàu cá.

- Nhóm tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24m trở lên là: 2.744 chiếc, chiếm

2,9% tổng số tàu cá.

Trong cơ cấu đội tàu khai thác hải sản năm 2020, nhóm tàu cá có chiều dài

lớn nhất từ 15m trở lên, khai thác hải sản vùng khơi chiếm gần 34,3% tổng số

tàu cá. Điều này thể hiện xu hƣớng phát triển ngành khai thác hải sản hƣớng ra

khơi xa, phù hợp với chủ trƣơng phát triển khai thác của Đảng và Nhà nƣớc.

42

Bảng 9. Số lƣợng tàu cá theo vùng biển giai đoạn 2010 - 2020

TT Vùng biển Đơn

vị

Năm

2010

Năm

2015

Năm

2020

TĐTT

(%/năm)

1 Vịnh Bắc Bộ Số tàu chiếc 40.339 31.910 27.134 -3,9

Tỷ lệ % 31,4 30 29

2 Trung Bộ Số tàu chiếc 54.111 44.846 35.996 -4,0

Tỷ lệ % 42,1 41,9 38,1

3 Đông Nam

Bộ

Số tàu chiếc 17.300 15.897 15.843 -0,9

Tỷ lệ % 13,5 14,9 16,8

4 Tây Nam Bộ Số tàu chiếc 16.699 14.388 15.599 -0,7

Tỷ lệ % 13,0 13,4 16,5

Cả nƣớc chiếc 128.449 107.041 94.572 -3,0

Nguồn: TCTS, 2021

Trƣớc năm 2018, việc phân nhóm tàu cá chủ yếu dựa theo công suất của

tàu (Bảng 10). Tuy nhiên, theo Luật Thủy sản năm 2017, việc phân nhóm tàu cá

là theo chiều dài lớn nhất của tàu, do đó việc thống kê số lƣợng tàu cá theo cơ

cấu tàu đƣợc thể hiện qua hai giai đoạn từ 2010 - 2017 và 2018 - 2020.

Bảng 10. Cơ cấu tàu cá theo công suất giai đoạn 2010 - 2017

TT Tàu thuyền Năm 2010 Năm 2015 Năm 2017 TTBQ

(%/năm) Chiếc % Chiếc % Chiếc %

1 Dƣới 20 CV 57.519 44,8 48.500 44,4 45.985 41,9 -3,1

2 Từ 20 - < 90 CV 45.584 35,5 30.298 27,7 27.182 24,8 -7,1

3 Trên 90 CV 25.346 19,7 30.558 27,9 36.455 33,3 5,3

Tổng cộng 128.449 100,0 109.356 100,0 109.622 100,0 -2,2

Nguồn: TCTS, 2021

Ngoài ra, theo số liệu thống kê không đầy đủ từ các tỉnh, thành phố ven

biển, cả nƣớc có khoảng 5.000 tàu cá có chiều dài lớn nhất dƣới 6m hoạt động

khai thác thủy sản ở các vùng biển ven bờ. Hiện nay, đội tàu cá có chiều dài lớn

nhất dƣới 6m đƣợc phân cấp cho chính quyền cấp xã quản lý.

Theo Quyết định 1223/QĐ-BNN-TCTS, ngày 23/3/2021 của Bộ

NN&PTNT về việc giao hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản tại vùng khơi

cho các địa phƣơng, trong đó có bổ sung hạn ngạch cho 03 tỉnh nội địa là Long

An, Cần Thơ và Vĩnh Long.

2.2. Cơ cấu nghề khai thác thủy sản

Theo số liệu thống kê chƣa đầy đủ, ở nƣớc ta có khoảng 40 loại nghề khai

thác thủy sản khác nhau, đƣợc xếp vào 9 họ nghề chủ yếu (Bảng 11). Tỷ lệ các

họ nghề khai thác hải sản nhƣ sau:

43

Bảng 11. Cơ cấu nghề khai thác thủy sản năm 2020

TT Họ nghề Số lƣợng (chiếc) Tỷ lệ (%)

1 Nghề lƣới kéo 17.618 18,6

2 Nghề lƣới vây 6.194 6,5

3 Nghề lƣới rê 31.396 33,2

4 Nghề chụp 2.794 3,0

5 Họ nghề câu 15.927 16,8

6 Nghề câu cá ngừ đại dƣơng 2.460 2,6

7 Nghề lồng bẫy 2.447 2,6

8 Nghề khác 13.334 14,1

9 Nghề DVHC 2.402 2,5

Tổng cộng 94.572 100,0

Nguồn: TCTS, 2021

Theo số liệu thống kê, năm 2020, nghề lƣới rê chiếm tỷ trọng lớn nhất

trong cơ cấu nghề, với khoảng 33,2%; nghề lƣới kéo vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn,

chiếm khoảng 18,6%; Nghề câu chiếm khoảng 16,8%; các nghề khác chiếm

khoảng 14,1%; Nghề lƣới vây chiếm khoảng 6,5% và chiếm tỷ trọng không

đáng kể trong cơ cấu nghề khai thác hải sản là các nghề lƣới vó, mành chụp,

nghề cố định.

Riêng đối với nghề khai thác cá ngừ đại dƣơng, theo các số liệu thống kê

của dự án do WCPFC hỗ trợ cho thấy, tổng số tàu cá làm các nghề khai thác cá

ngừ đại dƣơng năm 2019 là trên 7.688 tàu cá, trong đó 3.248 tàu làm nghề câu

(bao gồm cả câu vàng và câu tay cá ngừ đại dƣơng), 2.156 tàu lƣới rê và 2.284

tàu lƣới vây cá ngừ đại dƣơng.

Tỷ trọng các loại nghề trong cơ cấu nghề khai thác thủy sản năm 2020 so

với năm 2010 đã có những thay đổi, tỷ trọng các nghề lƣới kéo, nghề lƣới vó,

mành chụp trong cơ cấu nghề khai thác có xu hƣớng giảm dần, tỷ trọng nghề

câu, đặc biệt là câu cá ngừ đại dƣơng trong cơ cấu nghề có xu hƣớng tăng. Điều

này cho thấy hiệu quả của nghề lƣới kéo đang ngày càng giảm sút và phạm vi

hoạt động của nghề này đang bị hạn chế. Bên cạnh đó, tỷ trọng của nghề lƣới rê

trong cơ cấu nghề cũng có chiều hƣớng giảm nhẹ so với năm 2010.

Trong giai đoạn 2010 - 2020, hầu hết các họ nghề khai thác thủy sản đều có

xu hƣớng giảm, với mức giảm bình quân là khoảng 3%/năm. Điều này cho thấy,

chủ trƣơng về giảm dần số lƣợng tàu thuyền khai thác thủy sản, đặc biệt là tàu

thuyền nhỏ, khai thác thủy sản ở vùng biển ven bờ theo Quy hoạch tổng thể phát

triển thuỷ sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (Quyết định số 1445/QĐ-TTg) và

Đề án Tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản (Quyết định số 375/QĐ-TTg)

đang dần phát huy hiệu quả.

44

2.3. Sản lƣợng khai thác

Trong giai đoạn 2010 - 2020, tổng sản lƣợng khai thác thủy sản tăng liên

tục qua các năm, năm 2010 đạt 2,42 triệu tấn, đến năm 2020 đạt 3,86 triệu tấn,

tốc độ tăng trƣởng bình quân trong giai đoạn 2010 - 2020 đạt khoảng 4,8%/năm

(Bảng 12).

Sản lƣợng khai thác hải sản trong giai đoạn 2010 - 2020 có tốc độ tăng khá

nhanh, đạt khoảng 5,1%/năm. Trong đó, sản lƣợng khai thác hải sản năm 2010

là 2,22 triệu tấn đã tăng lên 3,66 triệu tấn vào năm 2020 (Bảng 13).

Trong cơ cấu sản lƣợng khai thác hải sản, sản lƣợng cá biển luôn chiếm tỷ

trọng lớn, năm 2020 sản lƣợng cá biển chiếm gần 82% sản lƣợng khai thác hải

sản. Riêng đối với sản lƣợng khai thác cá ngừ đại dƣơng, theo số liệu thống kê

của dự án do WCPFC hỗ trợ cho thấy, tổng sản lƣợng khai thác cá ngừ đại

dƣơng trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam năm 2019 là khoảng 109.314

tấn, giảm 9,3% so với năm 2018. Trong đó, cá ngừ sọc dƣa khoảng 87.357 tấn

(chiếm 80%), cá ngừ vây vàng là 19.499 tấn (chiếm 18%) và cá ngừ mắt to

khoảng 2.458 tấn (chiếm 2%) (Bảng 14).

Cùng với sự gia tăng tổng sản lƣợng khai thác, sản lƣợng khai thác hải sản

ở các vùng khơi cũng đang ngày càng có chiều hƣớng tăng nhanh và chiếm tỷ

trọng lớn trong cơ cấu sản lƣợng khai thác hải sản. Sản lƣợng khai thác hải sản

vùng khơi năm 2010 khoảng 1.100.000 tấn, chiếm khoảng 49,4% tổng sản lƣợng

khai thác hải sản, đến năm 2020 sản lƣợng khai thác hải sản vùng khơi đã tăng

lên gần 1.900.000 tấn, chiếm khoảng 52,3% tổng sản lƣợng khai thác hải sản

(Bảng 14).

Bảng 12. Sản lƣợng khai thác thủy sản giai đoạn 2010 - 2020

TT Sản lƣợng

Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020

TĐTT

(%/năm) Sản lƣợng

(Triệu tấn)

cấu

(%)

Sản lƣợng

(Triệu tấn)

cấu

(%)

Sản lƣợng

(Triệu tấn)

cấu

(%)

Toàn quốc 2,414 100 3,049 100 3,86 100 4,8

1 Khai thác nội địa 0,194 8,1 0,183 6,0 0,195 5,0 0,0

2 Khai thác hải sản 2,220 91,9 2,866 94,0 3,666 95,0 5,1

Nguồn: TCTK, TCTS, 2021

45

Bảng 13. Sản lƣợng khai thác hải sản theo ngƣ trƣờng giai đoạn 2010 - 2020

TT Vùng biển

Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020

TĐTT

(%/năm) Sản lƣợng

(1.000

tấn)

Tỷ lệ

(%)

Sản

lƣợng

(1.000

tấn)

Tỷ lệ

(%)

Sản lƣợng

(1.000

tấn)

Tỷ lệ

(%)

1 Vịnh Bắc Bộ 387 17,4 493 17,4 629 12,9 5

2 Miền Trung và

giữa biển Đông 710 31,9 921 32,4 1.201 33,1 5,4

3 Đông Nam Bộ 640 28,8 794 28 923 30,3 3,7

4 Tây Nam Bộ 489 22 658 22 913 23,7 6,5

Cả nƣớc 2.226 100 2.866 100 3.666 100 5,1

Nguồn: TCTK, TCTS, 2021

Bảng 14. Sản lƣợng khai thác hải sản phân theo vùng biển, đối tƣợng và họ nghề

TT Nội dung Đơn vị Sản lƣợng

Sản lƣợng theo vùng biển 1.000 tấn 3.666

1 Vùng ven bờ Sản lƣợng 1.000 tấn 317

Tỷ lệ % 8,6

2 Vùng lộng Sản lƣợng 1.000 tấn 490

Tỷ lệ % 13,4

3 Vùng khơi Sản lƣợng 1.000 tấn 2.859

Tỷ lệ % 78

II Theo đối tƣợng 1.000 tấn 3.666

1 Cá Sản lƣợng 1.000 tấn 2.992

Tỷ lệ % 82

2 Mực, bạch tuộc Sản lƣợng 1.000 tấn 280

Tỷ lệ % 7,6

3 Tôm, cua, ghẹ Sản lƣợng 1.000 tấn 114

Tỷ lệ % 3,1

4 Hải sản khác Sản lƣợng 1.000 tấn 280

Tỷ lệ % 7,6

III Theo họ nghề 1.000 tấn 3.666

1 Lƣới kéo Sản lƣợng 1.000 tấn 1837

Tỷ lệ % 50,1

2 Lƣới rê Sản lƣợng 1.000 tấn 446

Tỷ lệ % 12,2

3 Lƣới vây Sản lƣợng 1.000 tấn 724

Tỷ lệ % 19,7

4 Nghề câu Sản lƣợng 1.000 tấn 90

Tỷ lệ % 2,5

5 Câu cá ngừ đại dƣơng Sản lƣợng

1.000 tấn 32

46

TT Nội dung Đơn vị Sản lƣợng

Sản lƣợng theo vùng biển 1.000 tấn 3.666

Tỷ lệ % 0,9

6 Nghề chụp Sản lƣợng 1.000 tấn 77

Tỷ lệ % 2,1

7 Nghề lồng bẫy Sản lƣợng 1.000 tấn 86

Tỷ lệ % 2,3

8 Nghề khác Sản lƣợng 1.000 tấn 374

Tỷ lệ % 10,2

Nguồn: Số liệu điều tra, RIMF-VIFEP

2.4. Lao động khai thác hải sản

Theo số liệu thống kê, lao động trực tiếp tham gia khai thác hải sản chỉ

chiếm khoảng 20% số lao động ngành thuỷ sản. Lao động tham gia khai thác hải

sản chủ yếu là nam giới. Phần lớn lao động nam ở vùng ven biển có việc làm,

nhƣng vẫn còn một bộ phận thiếu tƣ liệu sản xuất (Bảng 15).

Giai đoạn 2010 - 2020, số lƣợng lao động đánh cá tăng khoảng 0,6%/năm,

từ khoảng 750.000 ngƣời (năm 2010) lên khoảng 800.000 ngƣời (năm 2020).

Bảng 15. Lao động khai thác hải sản giai đoạn 2010 - 2020

TT Hạng mục Đơn vị Năm

2010

Năm

2015

Năm

2020

TĐTT

(%/năm)

1 Tổng số lao động Ngƣời 750.000 763.980 800.000 0,6

2 Lao động vùng khơi Ngƣời 150.000 290.000 456.000 11,8

Tỷ lệ % 20,00 38,0 57 11,0

Nguồn: Thống kê các tỉnh; TCTS, 2021

Trình độ dân trí của ngƣ dân khai thác thủy sản khá thấp. Hầu hết chƣa học

hết phổ thông, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm

và đƣợc đào tạo theo phƣơng thức "cha truyền con nối". Trình độ văn hoá thấp

dẫn đến sự hạn chế trong việc tiếp thu kiến thức về quản lý, kỹ thuật đánh bắt và

các khả năng chuyển đổi nghề. Phần lớn thuyền trƣởng, máy trƣởng chỉ qua các

lớp đào tạo ngắn hạn, việc sử dụng máy móc, thiết bị khai thác hiện đại còn hạn

chế, nên giảm hiệu quả của ngƣ cụ, việc tiếp thu công nghệ đánh cá từ nƣớc

ngoài và cải tiến công cụ đánh bắt còn nhiều bất cập.

Tình trạng thiếu hụt lao động khai thác hải sản, đặc biệt là lao động có tay

nghề cao đang diễn ra rất phổ biến ở nhiều địa phƣơng ven biển do đặc tính rủi

ro của nghề cao, cƣờng độ lao động nặng, môi trƣờng làm việc trên biển thu

nhập không cao và thiếu ổn định. Đây là thực trạng rất đáng báo động về sự

thiếu hụt nguồn lực lao động khai thác hải sản trong những năm tới. Ở các tỉnh

ven biển vịnh Bắc Bộ và miền Trung chủ yếu sử dụng lao động tại địa phƣơng

nhƣng ở các tỉnh ven biển Đông - Tây Nam Bộ ngoài lực lƣợng lao động tại chỗ

họ còn thu hút đội ngũ thuyền trƣởng, máy trƣởng và thủy thủ từ các tỉnh nhƣ:

Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Bình Định…

47

Hàng năm, công tác đào tạo, tập huấn về trình độ chuyên môn cho lao động

khai thác hải sản đƣợc các địa phƣơng tổ chức liên tục. Theo số liệu thống kê từ

các tỉnh, thành phố ven biển năm 2020, khoảng 82,6% tổng số lao động khai

thác hải sản đã tham gia các khóa đào tạo thuyền trƣởng tàu cá, 76,2% tổng số

lao động khai thác hải sản tham gia các khóa đào tạo máy trƣởng tàu cá và

56,4% tổng số lao động khai thác hải sản tham gia các khóa đào tạo thợ máy tàu

cá.

2.5. Tổ chức sản xuất

Việc phát triển mô hình tổ hợp tác sản xuất trên biển phù hợp với định

hƣớng tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản (Quyết định số 375/QĐ-TTg

ngày 01/3/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ) và Chiến lƣợc phát triển thủy sản

thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quyết định số

339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tƣớng Chính phủ) và các văn bản hƣớng

dẫn về tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản của Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn và Tổng cục Thủy sản.

Việc thành lập tổ, đội sản xuất trên biển đƣợc quy định tại Nghị định số

151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt

động của tổ hợp tác và Thông tƣ số 04/2008/TT-BKHĐT hƣớng dẫn thực hiện

Nghị định số 151/2007/NĐ-CP.

Những năm gần đây hình thức tổ chức khai thác theo tổ, đội, liên gia, chi

hội khai thác, nghiệp đoàn... đƣợc hình thành và phát triển khá nhanh.

Hiện nay, cả nƣớc có 4.227 tổ đội sản xuất trên biển đƣợc thành lập và đi

vào hoạt động với sự tham gia của khoảng 29.588 tàu cá và 179.601 ngƣ dân.

Thành lập 66 nghiệp đoàn nghề cá cơ sở với 12.106 đoàn viên, 3.159 tàu cá tại

13/28 tỉnh thành phố ven biển; 97 tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ.

Các mô hình này thƣờng gồm từ 5-10 tàu làm cùng nghề, cùng khai thác

trên một ngƣ trƣờng có mối quan hệ thân thuộc nhƣ cùng dòng họ, anh em hay

cùng làng xã… liên kết với nhau hỗ trợ nhau trong thiên tai địch họa, tai nạn, rủi

ro trên biển hỗ trợ nhau về thông tin ngƣ trƣờng, vận chuyển sản phẩm khai thác

đƣợc vào bờ hoặc vận chuyển nhiên liệu nƣớc đá cho tàu còn khai thác ngoài

biển… Ƣu điểm của mô hình này là nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thiểu rủi

ro khi hoạt động trên biển; nhƣợc điểm mô hình nhỏ lẻ, khó nhân rộng.

2.6. Cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần nghề cá

2.6.1. Trung tâm nghề cá lớn

Cả nƣớc xác định có 6 Trung tâm nghề cá lớn tại 6 tỉnh gồm Kiên Giang,

TP Cần Thơ, Bà Rịa – Vũng Tàu, Khánh Hòa, TP Đà Nẵng và TP Hải Phòng.

Trong đó có 5 TTNCL gắn với ngƣ trƣờng trọng điểm, tuy nhiên đến nay chƣa

có trung tâm nào đƣợc hoàn thiện:

a) Trung tâm nghề cá lớn Hải Phòng: Đang lập quy hoạch phân khu tỷ lệ

1/2.000 Trung tâm nghề cá lớn Hải Phòng gắn với ngƣ trƣờng Vịnh Bắc Bộ.

48

b) Trung tâm nghề cá lớn Đà Nẵng: UBND TP Đã Nẵng đã phê duyệt

tổng mặt bằng quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500 Cảng cá động lực Thọ

Quang thuộc Trung tâm nghề cá lớn thành phố Đà Nẵng.

c) Trung tâm nghề cá lớn Bà Rịa-Vũng Tàu: Đã lựa chọn vị trí phù hợp

với các tiêu chí và thực tế tại địa phƣơng, vị trí đầu tƣ Trung tâm nghề cá - theo

đề xuất là ở phía Đông của đảo Gò Găng, có quy mô diện tích khoảng 147ha, có

lợi thế 3 mặt giáp sông và 1 mặt giáp biển.

d) Trung tâm nghề cá lớn Khánh Hòa: Đã quy hoạch chi tiết.

e) Trung tâm nghề cá lớn Kiên Giang: Đã tiến hành quy hoạch chi tiết

2.6.2. Hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú b o cho tàu cá

a. Đánh giá chung

Theo Quyết định số 1976 QĐ-TTg ngày 12/11/2015 về việc Quy hoạch

Hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tầu cá đến năm 2020, định

hƣớng đến năm 2030, với các mục tiêu xây dựng 125 cảng cá (35 cảng cá loại 1,

90 cảng cá loại 2), hàng thủy sản qua cảng 2,25 triệu tấn một năm; xây dựng 146

khu neo đậu tránh trú bão cho tầu cá (30 khu cấp vùng, 116 khu cấp tỉnh) đáp

ứng nhu cầu neo đậu cho 98.310 tầu cá. Trong đất liền có 98 cảng cá (29 cảng

loại 1, 69 cảng loại 2) đáp ứng 2,041 triệu tấn thủy sản qua cảng và 124 khu neo

đậu tránh trú bão (20 khu cấp vùng, 104 khu cấp tỉnh) đáp ứng cho 83.960 tầu

cá. Tại các đảo có 27 cảng cá (6 cảng loại 1, 21 cảng loại 2) đáp ứng 0,209 triệu

tấn thủy sản qua cảng và 22 khu neo đậu tránh trú bão (10 khu cấp vùng, 22 khu

cấp tỉnh) đáp ứng cho 14.350 tầu cá neo đậu. Gắn kết khu neo đậu tránh trú bão

cho tàu cá với các cảng cá, ƣu tiên đầu tƣ tại những nơi có nhiều bão và tầu cá.

Cải thiện cơ sở hạ tầng các cảng cá để đáp ứng tốt hơn nhu cầu dịch vụ hạ tầng,

an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trƣờng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và

du lịch tại các địa phƣơng ven biển.

Các địa phƣơng đã kiện toàn tổ chức, bộ máy, bổ sung và nâng cao năng

lực cho cán bộ các Tổ chức quản lý cảng cá, tổ chức đƣợc tập huấn về các quy

định mới của Luật Thủy sản 2017. Các Tổ chức quản lý cảng cá là thành phần

tích cực tham gia với các cơ quan liên quan trong việc quản lý, kiểm tra, kiểm

soát tàu cá ra vào cảng, thu nhật ký khai thác thủy sản, kiểm soát sản lƣợng thủy

sản bốc dỡ qua cảng, thực hiện xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác, thực hiện

các chế độ báo cáo theo quy định.

Đến nay, cả nƣớc hiện đã công bố mở 65 cảng cá tại 24 tỉnh/thành phố ven

biển; công bố 71 khu neo đậu tránh trú bão tại 27 tỉnh/thành phố ven biển

(Quyết định số 1404/QĐ-BNN-TCTS ngày 02/4/2021).

Các cảng cá đáp ứng vai trò căn cứ hậu cần dịch vụ hậu cần nghề cá.

Cảng cá cấp vùng đã trở thành trung tâm, tụ điểm nghề cá lớn, có vai trò tích

cực với phát triển ngành thủy sản, có đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội địa

phƣơng. Các khu neo đậu tránh trú bão là nơi tránh trú an toàn cho tầu cá trong

49

mùa mƣa bão qua đó giảm nhẹ thiên tai địch họa, thực hiện tốt vai trò nhân đạo

nghề cá. Nhiều khu neo đậu còn kết hợp với cảng cá để nâng cao hiệu quả sử

dụng và giảm tải cho các cảng cá.

b. Về nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cảng cá, KNĐ TTB

Theo Tổng cục Thủy sản, giai đoạn 2011-2015: Tổng nguồn vốn thực hiện

đầu tƣ cho cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão là 3.990 tỷ đồng, bao gồm:

- Đầu tƣ cảng cá: 2.080 tỷ đồng (bao gồm: Ngân sách Trung ƣơng hỗ trợ đầu tƣ 1.509 tỷ đồng; vốn ODA là 570 tỷ đồng), quy mô, công suất các cảng cá qua đầu tƣ tăng thêm khoảng 410.000 tấn thủy sản/năm.

- Đầu tƣ Khu neo đậu tránh trú bão: 1.965 tỷ đồng (bao gồm: Ngân sách Trung ƣơng hỗ trợ đầu tƣ 1.910 tỷ đồng; vốn ODA là 55 tỷ đồng), tổng công suất tăng thêm khoảng 42.000 tàu vào neo đậu khi có gió bão.

Giai đoạn 2016-2020: Tổng nguồn vốn thực hiện đầu tƣ cho cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão khoảng 5.500 tỷ đồng, bao gồm:

- Đầu tƣ cảng cá: 2.245 tỷ đồng (bao gồm: Ngân sách Trung ƣơng hỗ trợ đầu tƣ 660 tỷ đồng; vốn ODA là 1.585 tỷ đồng), công suất cảng cá tăng thêm khoảng 352.000 tấn thủy sản/năm.

- Đầu tƣ Khu neo đậu tránh trú bão: 1.865 tỷ đồng từ ngân sách Trung ƣơng, tổng công suất neo đậu tăng thêm khoảng 24.900 tàu.

- Các địa phƣơng đã bố trí khoảng 960 tỷ đồng để thực hiện các dự án.

2.6 3 C s đ ng s a t u thuy n ngh c

Theo các số liệu thống kê cho thấy, trƣớc năm 2010 cả nƣớc có trên 550 cơ

sở đóng sửa tàu cá, hàng năm đóng mới khoảng 2.220 - 2.500 tàu cá và sửa chữa

khoảng 6.000 chiếc. Hầu hết các cơ sở đóng tàu vỏ gỗ, quy mô nhỏ, phân tán,

công nghệ thủ công, lạc hậu nên chất lƣợng và tuổi thọ của vỏ tàu không cao.

Đến năm 2010, trên địa bàn 28 tỉnh ven biển có 319 cơ sở đóng sửa tàu cá và

hầu hết các cơ sở đóng lắp thủ công, chỉ có khoảng 10 cơ sở đủ năng lực đóng

theo thiết kế. Số lƣợng cơ sở chƣa đƣợc cấp phép hoạt động kinh doanh chiếm

82%, số cơ sở đã cấp phép chiếm 18%. Hầu hết các cơ sở hoạt động theo nhu

cầu thực tiễn và chƣa đủ tiêu chuẩn để đƣợc cấp phép đăng ký kinh doanh. Các

cơ sở đang hoạt động không có sự kiểm tra giám sát của các cấp các ngành liên

quan. Công tác kiểm tra giám sát kỹ thuật chƣa đƣợc quản lý chặt chẽ.

Cả nƣớc có khoảng 461 cơ sở đóng sửa tàu thuyền nghề cá với tổng số lao

động khoảng trên 7.100 ngƣời. Tổng công suất thiết kế đạt trên 10.300

chiếc/năm và khả năng đóng mới thực tế đạt khoảng 9.200 chiếc/năm.

Thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ - CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ

về một số chính sách phát triển thủy sản. Đến nay, đã có 345 cơ sở đủ điều kiện

đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu cá.

50

V. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VIỆT

NAM, ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ LIÊN QUAN ĐẾN BẢO VỆ VÀ

KHAI THÁC NGUỒN LỢI THỦY SẢN

1. Tình hình triển khai và kết quả thực thi pháp luật

a. Quản lý hoạt động khai thác

Trong thời gian qua, công tác quản lý hoạt động khai thác theo Luật Thuỷ

sản 2017 đã đƣợc các cấp uỷ Đảng và chính quyền từ trung ƣơng đến địa

phƣơng chỉ đạo tổ chức thực hiện. Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định

1481/QĐ-BNN-TCTS, ngày 02/5/2019 về việc giao hạn ngạch giấy phép khai

thác thủy sản tại vùng khơi cho 28 tỉnh ven biển và Quyết định 1223/QĐ-BNN-

TCTS, ngày 23/3/2021 của Bộ NN&PTNT về việc giao hạn ngạch giấy phép

khai thác thủy sản tại vùng khơi cho 28 tỉnh ven biển và 03 tỉnh nội địa là Long

An, Cần Thơ và Vĩnh Long (31.297 giấy phép, trong đó 29.572 giấy phép cho

tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản; 1.770 giấy phép cho tàu hậu cần đánh bắt

nguồn lợi thủy sản). Các quyết định trên đã quy định rõ về giấy phép khai thác

thuỷ sản cho các nghề lƣới kéo, lƣới vây, lƣới rê, câu (trừ cá Ngừ đại dƣơng),

câu cá Ngừ đại dƣơng, chụp, lồng bẫy và nghề khác.

Tính đến ngày 31/8/2021, số lƣợng tàu cá đã lắp đặt thiết bị giám sát hành

trình là 27.628/30.609 tàu từ 15 mét trở lên (tỉ lệ đạt 90,26%); trong đó tàu từ 24

mét trở lên là 2.380/2636 tàu, chiếm 90,28%; tàu từ 15 đến dƣới 24 mét là

25.248/27.973 tàu chiếm 90,25% (Tổng cục Thủy sản, 2021). Hệ thống giám sát

tàu cá, cơ sở dữ liệu giám sát tàu cá đã đƣợc kết nối, chia sẻ, đƣợc triển khai

đồng bộ từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, đồng thời phân quyền truy cập cho các

cơ quan, đơn vị chức năng liên quan của Bộ Quốc phòng để thực hiện nhiệm vụ

đƣợc giao, bƣớc đầu đã đạt đƣợc kết quả trong theo dõi, quản lý tàu cá hoạt

động trên biển.

Các Quyết định nêu trên đƣợc ban hành đúng thời điểm và phù hợp với

thực tế sản xuất. Công tác quản lý đội tàu khai bƣớc đầu đã mang lại một số kết

quả tích cực theo hƣớng duy trì, không tăng số lƣợng tàu cá hiện có. Tuy nhiên,

việc thay đổi quản lý tàu từ công suất sang chiều dài dẫn đến một số tàu khai

thác nghề ruốc, tôm, cá cơm có công suất <90 CV và chiều dài >15 mét hoạt

động từ vùng lộng chuyển sang vùng khơi gặp nhiều khó khăn. Một số tàu có

công suất >90 CV nhƣng chiều dài <15 mét phải chuyển từ vùng khơi vào vùng

lộng khai thác dẫn đến hiệu quả khai thác giảm.

b. Thực thi pháp luật trong bảo vệ và khai thác nguồn lợi thuỷ sản

Năm 2020, các địa phƣơng đã xử phạt 2.468 vụ với tổng số tiền xử phạt là

61.904.462.000 đồng. Một số tỉnh bƣớc đầu đã xử phạt các tàu vi phạm vùng

biển nƣớc ngoài nhƣ: Cà Mau, Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Quảng Ngãi,

Bình Định, Bình Thuận… Tuy nhiên, việc xử phạt hành chính đối với các vi

phạm về khai thác IUU chƣa thật sự nghiêm minh, đặc biệt là xử phạt đối với

hành vi vi phạm vùng biển nƣớc ngoài với tỉ lệ các vụ việc đƣợc xử lý còn rất

thấp so với thực tế.

51

2 Tình hình thực hiện các chính sách phát triển khai thác thuỷ sản

a. Chính sách tín dụng

- Chính sách tín dụng đóng mới, nâng cấp tàu cá (Thời gian ký hợp đồng

tín dụng thực hiện đến hết ngày 31/12/2017, giải ngân trƣớc ngày 31/12/2018).

Tính đến 31/8/2019, đã cho vay đóng mới, nâng cấp 1.177 tàu, trong đó:

cho vay đóng mới là 1.031 chiếc, chiếm 49,63% tổng số 2284 chiếc đƣợc Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân bổ cho các địa phƣơng (vỏ thép là

359 chiếc, tàu vật liệu mới là 98 chiếc, tàu vỏ gỗ là 574 chiếc; 864 tàu khai thác,

167 tàu dịch vụ hậu cần), cho vay vốn để nâng cấp 146 tàu vỏ gỗ ,...(TCTS,

2021).

- Chính sách cho vay vốn lƣu động

Thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP, các Ngân hàng thƣơng mại đã

thẩm định, ký hợp đồng với 250 chủ tàu và thực hiện giải ngân với tổng số tiền

gần 604 tỷ đồng.

Thực hiện Nghị định 17/2018/NĐ-CP, các tổ chức tín dụng đã cho vay

vốn ngắn hạn phục vụ khai thác vùng khơi là 5.459 tỷ đồng, chiếm 3,6% tổng dƣ

nợ cho vay toàn ngành khai thác thủy sản.

Việc triển khai các chính sách tín dụng tàu cá về cơ bản đã đạt mục tiêu

hiện đại hóa tàu cá của Đảng và nhà nƣớc, từng bƣớc đã thay đổi cơ cấu đội tàu

khai thác, giảm dần số lƣợng tàu cá công suất nhỏ hoạt động ven bờ, thu hút lao

động chuyển sang làm việc trên các tàu cá khai thác vùng khơi, góp phần giảm

áp lực khai thác vùng biển ven bờ, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nâng cao đời sống

của cộng đồng ngƣ dân ven biển. Kết quả bƣớc đầu đã có 42,5% tàu đóng mới

vỏ thép, vỏ vật liệu mới, với khoảng trên 50% tàu có công suất từ 800CV trở lên

đƣợc trang bị hiện đại và đi vào hoạt động góp phần thay đổi nhận thức, tác

phong làm việc của ngƣ dân, thay đổi điều kiện làm việc, sinh hoạt của thuyền

viên trên tàu cá; từng bƣớc hiện thực hóa “giấc mơ” vƣơn khơi bám biển sản

xuất và nâng cao đời sống cho ngƣ dân. Mặt khác, đẩy mạnh khai thác hải sản

vùng khơi góp phần thay đổi cơ cấu sản lƣợng khai thác, giảm dần sản lƣợng

khai thác ven bờ tăng sản lƣợng khai thác vùng lồng và vùng khơi; góp phần

tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu sản phảm hải sản; đảm bảo ổn định nguồn

nguyên liệu đầu vào phục vụ các nhà máy chế biến, phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội

địa và xuất khẩu; góp phần ổn định giá tiêu dùng trong nƣớc, ổn định an ninh

lƣơng thực và đời sống xã hội.

b. Chính sách hỗ trợ một lần sau đầu tƣ (theo Quyết định số 47/QĐ-

TTg và Nghị định 17/2018/NĐ-CP)

Theo Quyết định số 47/QĐ-TTg hết hiệu lực từ 31/12/2017 và Nghị định

17/2018/NĐ-CP thực hiện đến hết ngày 31/12/2020, đến nay đã có 42 chủ tàu

thực hiện đóng tàu theo cơ chế này; trong đó đã đóng hoàn thiện 35 tàu (11vỏ

thép; 11 vỏ gỗ; 13 composite), đang đóng là 07 tàu. Số tàu đƣợc nhận hỗ trợ một

lần sau đầu tƣ là 39 tàu, số còn lại đang làm thủ tục để nhận hỗ trợ (TCTS,

52

2021), trong đó:

- Hỗ trợ theo Quyết định số 47/2016/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ

tƣớng Chính phủ về thí điểm cơ chế hỗ trợ đóng tàu một lần sau đầu tƣ là 18 tàu

đã đƣợc hỗ trợ.

- Hỗ trợ theo Nghị định 17/2018/NĐ-CP: có 21 tàu đã hoàn thành đóng

mới.

Chính sách hỗ trợ tín dụng trong đóng mới và nâng cấp tàu cá, sau đƣợc

bổ sung, sửa đổi thành chính sách hỗ trợ một lần sau đầu tƣ đã góp phần đẩy

mạnh khai thác hải sản vùng khơi, góp phần tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu

thủy sản, nâng cao đời sống của cộng đồng ngƣ dân ven biển, bảo đảm an ninh

lƣơng thực, an sinh xã hội và tham gia tích cực trong bảo vệ chủ quyền, an ninh

quốc phòng biển, đảo.

c. Chính sách phát triển nguồn nhân lực

Giai đoạn 2012-2016, trong phạm vi đề án 911 đã tuyển sinh đƣợc 2.062

nghiên cứu sinh đào tạo trong nƣớc tuy nhiên chỉ có 23% NCS hoàn thành khoá

học, bảo vệ luận án đúng thời hạn, còn lại là bảo vệ chậm hoặc chƣa bảo vệ; số

lƣợng tiến sỹ ngành thuỷ sản đƣợc đào tạo thông qua đề án rất hạn chế.

Thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển

thủy sản, các Bộ, ngành, địa phƣơng đã tích cực triển khai chính sách hỗ trợ đào

tạo hƣớng dẫn thuyền viên. Đến nay, các địa phƣơng đã xây dựng kế hoạch, dự

toán kinh phí và tổ chức đào tạo, hƣớng dẫn thuyền viên tàu cá vận hành tàu vỏ

thép, tàu vỏ vật liệu mới, kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm cho 2.347

thuyền viên.

Bên cạnh đó, chính sách phát triển nguồn nhân lực vẫn còn một số tồn tại,

vƣớng mắc nhƣ số lƣợng thuyền viên đƣợc đào tạo, hƣớng dẫn kỹ thuật, ứng

dụng công nghệ mới trong khai thác, bảo quản sản phẩm cho tàu từ 400CV trở

lên còn rất thấp; các chủ tàu chƣa chủ động tìm kiếm thuyền viên trong quá trình

đóng sửa tàu nên ảnh hƣởng đến việc đăng ký và phê duyệt danh sách thuyền

viên; khả năng tiếp thu kiến thức, kỹ năng sử dụng, vận hành tàu vỏ thép, hiện

đại của ngƣ dân còn nhiều hạn chế; Chính sách chƣa quy định hỗ trợ đào tạo

thuyền trƣởng, máy trƣởng cho tàu vỏ thép và vỏ vật liệu mới; một số mô hình,

chƣơng trình đào tạo nặng về lý thuyết, các lớp học thụ động và quá ngắn…

d. Chính sách bảo hiểm cho người và tàu cá

Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, tính đến nay đã có 39.189 lƣợt tàu

cá đƣợc hỗ trợ bảo hiểm thân tàu, ngƣ lƣới cụ. Tổng số thuyền viên đƣợc hỗ trợ

bảo hiểm tai nạn thuyền viên là hơn 410.532 lƣợt thuyền viên. Đây là chính sách

an sinh đã góp phần giải quyết rủi ro cho ngƣời, tàu cá hoạt động trên biển đảm

bảo cho ngƣ dân yên tâm bám biển nâng cao hiệu quả sản xuất.

Tuy nhiên, với số kinh phí nhƣ trên mới đáp ứng đƣợc 62% tàu cá vùng

khơi tham gia chính sách bảo hiểm và 56% ngƣ dân đi khai thác trên biển đƣợc

hƣởng chính sách. Ngoài chính sách hỗ trợ bảo hiểm theo Nghị định

53

67/2014/NĐ-CP, ngƣ dân còn đƣợc lựa chọn chính sách bảo hiểm theo Quyết

định 48/2010/QĐ-TTg.

VI. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN MỘT SỐ

CHỈ TIÊU QUY HOẠCH KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY

SẢN TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2020

Việc đánh giá quy hoạch đƣợc thực hiện với các chỉ tiêu liên quan đến bảo

vệ và khai thác nguồn lợi thuỷ sản tại Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy

sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn

biển Việt Nam đến năm 2020; Quy hoạch khu bảo tồn vùng nƣớc nội địa đến

năm 2020.

1. Đối với bảo vệ nguồn lợi thủy sản

a. Hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020

Mục tiêu đƣa ra thành lập 16 khu bảo tồn biển (theo quyết định số

742/QĐ-TTg ngày 26/05/2010), tuy nhiên đến nay chỉ thành lập đƣợc 12 khu.

Trong đó, khu bào tồn biển đảo Trần và đảo Cô Tô tỉnh Quảng Ninh đƣợc sát

nhập lại làm một và thống nhất lấy tên chung là khu bảo tồn biển Cô Tô - Đảo

Trần. Vịnh Nha Trang Khánh Hòa mới chỉ thành lập đƣợc khu bảo tồn Hòn

Mun; Khu bảo tồn Phú Quốc Kiên Giang đƣợc sát nhập vào khu bảo tồn VQG

Phú Quốc. Mục tiêu đƣa ra mục tiêu diện tích vùng biển Việt Nam nằm trong

các khu bảo tồn biển chiếm khoảng 0,24%, thực tế chỉ chiếm 0,185% (bằng 77%

mục tiêu đề ra); Diện tích của từng khu bảo tồn biển đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt

chiếm khoảng 30%, thực tế chỉ đạt dƣới 10% (bằng 33,3% mục tiêu đề ra).

b. Khu bảo tồn vùng nƣớc nội địa đến năm 2020

Mục tiêu thành lập 16 khu bảo tồn cấp quốc gia (theo qqyết định số

1479/QĐ-TTg ngày 13/10/2008); trong đó, giai đoạn 2008-2010 thành lập đƣợc

5 khu; giai đoạn 2011-2015 thành lập đƣợc 11 khu; giai đoạn 2016-2020 thành

lập đƣợc 1 khu. Ngoài ra, còn đặt mục tiêu thành lập đƣợc 37 khu bảo tồn nội

địa cấp tỉnh. Trong đó, giai đoạn 2011-1025 thành lập đƣợc 22 khu bảo tồn nội

địa cấp tỉnh; giai đoạn 2016-2020 thành lập đƣợc 15 khu bảo tồn nội địa cấp

tỉnh.

So với mục tiêu cụ thể của Quy hoạch, giai đoạn 2008-2010, đã hoàn

thành quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn vùng nƣớc nội địa, đƣợc Thủ tƣớng

Chính phủ phê duyệt và chƣa hoàn thành mục tiêu thiết lập và đƣa vào hoạt

động 05 khu bảo tồn đại diện cho lƣu vực sông Hồng, sông Cửu Long và Tây

Nguyên. Giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020 không hoàn thành mục

tiêu.

Giai đoạn 2011-2015, chƣa đạt tuy nhiên đã hoàn thành nhiệm vụ giai

đoạn 2008-2010 là hoàn thiện quy hoạch chi tiết và xây dựng hồ sơ trình cấp có

thẩm quyền phê duyệt 06 khu bảo tồn vùng nƣớc nội địa, bao gồm: đồng bằng

sông Hồng (cửa sông Hồng, ngã ba sông Đà-Lô-Thao, hệ thống hồ chứa trên

sông Đà); đồng bằng sông Cửu Long (sông Hậu, ven biển Cà Mau); Tây Nguyên

54

(hồ Lăk).

Giai đoạn 2016-2020 chƣa đạt do có sự chồng chéo về phạm vi giữa khu

bảo tồn vùng nƣớc nội địa theo quy định tại Luật Thủy sản năm 2003 và khu bảo

tồn đất ngập nƣớc theo quy định tại Luật Đa dạng sinh học 2008 nên chƣa có

khu nào đƣợc thành lập. Do có sự chồng chéo về phạm vi giữa khu bảo tồn vùng

nƣớc nội địa theo quy định tại Luật Thủy sản năm 2003 và khu bảo tồn đất ngập

nƣớc theo quy định tại Luật Đa dạng sinh học 2008 nên chƣa có khu nào đƣợc

thành lập.

c. Tổ chức điều tra, đánh giá trữ lƣợng nguồn lợi thủy sản

- Đối với nguồn lợi hải sản: Từ năm 2010 đến nay, hoạt động điều tra,

đánh giá nguồn lợi thuỷ sản trên các vùng biển đã đánh giá đƣợc hiện trạng

thành phần loài, trữ lƣợng các nhóm nguồn lợi và hiện trạng một số hệ sinh thái

điển hình tạo cơ sở khoa học cho việc xây dựng, ban hành các quy định pháp

luật, chính sách phát triển kinh tế biển nói chung và ngành Thủy sản nói riêng.

- Đối với nguồn lợi nội địa: Giai đoạn 2012-2017, hoạt động nghiên cứu

điều tra nguồn lợi thủy sản tại một số thủy vực vùng nội địa đã đƣợc thực hiện.

Ngoài ra, một số tỉnh/thành phố đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn thực

hiện các điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản trên một số thủy vực tại địa

phƣơng nhƣ: Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Nội, Gia Lai, Đắc Lắc, Đồng Nai,

An Giang,...

Kết quả của những hoạt động nêu trên đã hỗ trợ cho công tác quản lý nguồn

lợi thuỷ sản tại mỗi khu vực, địa phƣơng. Tuy nhiên, các cuộc điều tra chỉ là

thống kê xác định thành phần loài thuỷ sản, thiếu thông tin về trữ lƣợng nguồn

lợi, hiện trạng quản lý và khai thác nguồn lợi thủy sản tại các thuỷ vực, khu vực

đƣợc điều tra. Giai đoạn này chƣa có đƣợc thông tin về nguồn lợi thuỷ sản vùng

nội địa một cách đồng bộ, thống nhất để phục vụ công tác xây dựng, ban hành

chính sách bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản trên toàn quốc.

Giai đoạn 2018-2020, hoạt động điều tra đánh giá nguồn lợi thuỷ sản và

môi trƣờng sống của loài thuỷ sản ở vùng nội địa đã đƣợc triển khai tại 09 thuỷ

vực thuộc 07 vùng sinh thái nông nghiệp. Kết quả bƣớc đầu của Dự án đã xây

dựng đƣợc quy trình, quy định kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật điều tra

nguồn lợi thủy sản nội địa. Kết quả điều tra đánh giá là nguồn số liệu đầu vào

quan trọng phục vụ lập quy hoạch.

d. Cấm khai thác, vùng cấm khai thác có thời hạn: Đã ban hành đƣợc danh

mục 47 khu vực cấm KTTS có thời hạn tại, trong đó 16 khu tại vùng nội địa và

31 khu tại vùng biển

e. Công bố danh mục các loại nghề cấm, đối tƣợng cấm khai thác: Đạt mục

tiêu đề ra, các qui định, danh mục các loại nghề cấm, đối tƣợng cấm khai thác đã

đƣợc cụ thể trong Điều 7 Luật thủy sản 2017; Thông tƣ số 19/2018/TT-

BNNPTNT ngày 15/11/2018 hƣớng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy

sản.

f. Thực hiện nghiêm ngặt các quy định về khai thác theo mùa vụ; nghiêm

55

cấm khai thác trong mùa sinh sản; nghiêm cấm sử dụng các dụng cụ khai thác

hủy hoại môi trƣờng và nguồn lợi thủy sản: Chƣa đạt, do thiếu nguồn nhân lực,

thiếu các hƣớng dẫn thực hiện cụ thể.

g. Bảo vệ, bảo tồn các loài thủy sản quý hiếm có giá trị khoa học và kinh

tế, bảo tồn đa dạng sinh học: Các quy định chi tiết về nội dung này đã đƣợc cụ

thể trong Luật Thủy sản, Nghị định 26/2019/NĐ-CP hƣớng dẫn Luật Thủy sản,

Thông tƣ số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 hƣớng dẫn về bảo vệ và

phát triển nguồn lợi thủy sản.

h. Tiếp tục thực hiện các đề án, dự án bảo vệ, phục hồi và phát triển

nguồn lợi thủy sản phục vụ phát triển nghề cá bền vững: Các nội dung này đã

đƣợc quy định chi tiết tại Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 13/02/2012 phê

duyệt Chƣơng trình Bảo vệ và Phát triển NLTS đến năm 2020. Hằng năm, Tổng

cục Thủy sản tham mƣu, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

văn bản chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng tăng

cƣờng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; thực hiện điều

tra nghề cá thƣơng phẩm; tăng cƣờng công tác thành lập và quản lý khu bảo tồn

biển; hƣớng dẫn về công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản; công tác quản lý loài

thủy sản nguy cấp, quý, hiếm;... Theo báo cáo của 52 tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ƣơng, tính đến năm 2020 đã có 23 tỉnh, thành phố thành lập Ban chỉ đạo

thực hiện Chƣơng trình 188; 29 tỉnh xây dựng kế hoạch hành động thực hiện

Chƣơng trình 188 và triển khai thực hiện các dự án theo danh mục dự án ƣu tiên

của Quyết định 188/QĐ-TTg ngày 13/02/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ.

2. Đối với khai thác thủy sản

a. Chỉ tiêu quy hoạch sản lƣợng KTTS: Mục tiêu quy hoạch sản lƣợng

KTTS đƣa ra đến năm 2020 giữ ổn định ở mức 2,4 triệu tấn (trong đó, khai thác

biển 2,2 triệu tấn, khai thác nội địa 0,2 triệu tấn). Thực tế đến năm 2020 đạt 3,86

triệu tấn (đạt vƣợt 1,46 triệu tấn) trong đó sản lƣợng khai thác biển đạt 3,66 triệu

tấn (đạt vƣợt 1,46 triệu tấn); khai thác nội địa không đạt chỉ tiêu đề ra chỉ đạt

96,1% chỉ tiêu đề ra đến năm 2020. Việc không giữ ổn định đƣợc sản lƣợng

KTTS đến năm 2020 đạt 2,4 triệu tấn, đặc biệt là khai thác hải sản ở mức 2,2

triệu tấn đã tác động vô cùng lớn đến khả năng phục hồi của nguồn lợi thủy sản,

Sản lƣợng theo các vùng biển cũng đạt vƣợt các mục tiêu đề ra. Cơ cấu đối

tƣợng khai thác cũng đạt vƣợt các mục tiêu đề ra. Cụ thể, sản lƣợng cá mục tiêu

đề ra đạt 2 triệu tấn (thực tế đạt 2,8 triệu tấn) vƣợt 800 nghìn tấn.

b. Chỉ tiêu quy hoạch tàu cá: Mục tiêu quy hoạch tàu cá đến năm 2020

giảm xuống còn 110 nghìn chiếc (thực tế giảm còn 94.572 chiếc) giảm vƣợt mục

tiêu đề ra (chủ yếu giảm tàu cá nhỏ ven bờ, nhóm tàu dƣới 6m) hoặc chuyển đổi

thông qua các chính sách hỗ trợ đầu tƣ của nhà nƣớc. Riêng đối với tàu cá vùng

khơi đạt vƣợt mục tiêu đề ra (mục tiêu đề ra đạt 28-30 nghìn chiếc, thực tế đạt

32.423 chiếc, vƣợt so vƣới mục tiêu đề ra) kết quả đạt vƣợt này chủ yếu nhờ các

chính sách hỗ trợ đầu tƣ của nhà nƣớc từ Nghị định 67/NĐ-CP về một số chính

sách phát triển thủy sản. Tuy nhiên, cơ cấu tàu cá theo vùng biển không đạt mục

tiêu đề ra.

56

c. Đối với mục tiêu quy hoạch DVHC nghề cá: Mục tiêu đề ra đến năm

2020 sẽ hình thành đƣợc 5 trung tâm nghề cá lớn gắn với 5 ngƣ trƣờng trọng

điểm (Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu và Kiên Giang); đến

nay đã đƣợc lựa chọn địa điểm và quy hoạch, tuy nhiên chƣa có trung tâm nghề

cá lớn nào đƣợc hoàn thiện.

VII. ĐÁNH GIÁ CHUNG HIỆN TRẠNG BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC

NGUỒN LỢI THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2010-2020

1. Những mặt đạt đƣợc

Hệ thống văn bản quy định về bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

đƣợc xây dựng, hoàn thiện và thực hiện đồng bộ, thống nhất (Luật Thủy sản

2017 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật), hƣớng đến nghề cá hiện đại, bền

vững và có trách nhiệm.

Chính phủ quan tâm hỗ trợ phát triển đồng bộ ngành thủy sản thông qua

các chính sách hỗ trợ ngƣ dân nhƣ: Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày

07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, Nghị định

17/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số

67/2014/NĐ-CP; Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ

tƣớng Chính phủ về ban hành một số chính sách hỗ trợ ngƣ dân tham gia hoạt

động trên các vùng biển xa; các chính sách đã tạo động lực khuyến khích cho

ngƣ dân hiện đại hóa đội tàu cá, đẩy mạnh khai thác vùng khơi, nâng cao năng

suất và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo. Cơ cấu nghề khai thác thủy sản có

sự chuyển biến theo hƣớng bảo vệ nguồn lợi, môi trƣờng.

Điều tra nguồn lợi và môi trƣờng sống của loài thuỷ sản ở biển đƣợc duy

trì, cung cấp thông tin, dữ liệu đầu vào cho công tác dự báo ngƣ trƣờng, mùa vụ

khai thác thuỷ sản một số nhóm đối tƣợng khai thác chủ lực ở vùng khơi; là cơ

sở khoa học và thực tiễn quan trọng cho việc xây dựng quy hoạch, ban hành

chính sách hỗ trợ phát triển, tổ chức lại sản xuất khai thác hải sản trên các vùng

biển, gắn khai thác với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; là thông tin quan

trọng, cung cấp miễn phí, giúp cho ngƣ dân khai thác thủy sản hiệu quả.

Bƣớc đầu thực hiện điều tra tổng thể nguồn lợi thủy sản vùng nội địa, kết

quả cho thấy đƣợc bức tranh tổng thể về nguồn lợi thủy sản ở Việt Nam.

Thành lập và đi vào hoạt động 12/16 khu bảo tồn biển, hoàn thành quy

hoạch chi tiết 16 khu.

Công tác bảo tồn nguồn gen thuỷ sản đã góp phần phục vụ công tác bảo

tồn lƣu giữ các nguồn gen quý, hiếm trong tự nhiên; phục vụ phát triển nuôi

trồng, sản xuất một số đối tƣợng thủy sản có giá trị kinh tế cao.

Nghề khai thác từng bƣớc phát triển theo hƣớng bền vững, hội nhập quốc

tế thông qua việc giao hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản tại vùng khơi cho

28 tỉnh ven biển theo quy định của Luật Thủy sản 2017; các địa phƣơng cũng

đƣợc hƣớng dẫn cấp Giấy phép khai thác thủy sản theo hạn ngạch đã đƣợc cấp.

Có sự hợp tác quốc tế, trao đổi thông tin và du nhập công nghệ khai thác

57

tiên tiến vào các ngành nghề khai thác, giải quyết những sự cố xảy ra đối với

ngƣ dân trên biển nhất là việc tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra sự cố. Huy

động đƣợc sự tham gia, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các quốc gia đối tác, các

tổ chức phi chính phủ trong nƣớc và quốc tế về tài chính, kỹ thuật trong quá

trình xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật về điều tra nguồn lợi thuỷ sản ở

biển, bảo tồn biển, bảo vệ loài thuỷ sản nguy cấp, quý, hiếm, tổ chức lại sản

xuất, thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản…

Đã ban hành danh mục các khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn,

nghề cấm sử dụng trong khai thác thủy sản và danh mục các loài thủy sản nguy

cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác, khai thác có điều kiện.

Đã đƣa quy định về khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản vào trong Luật, làm cơ

sở pháp lý hình thành những khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

Bên cạnh đó, Luật Thuỷ sản đã có quy định thành lập Quỹ cộng đồng để hỗ

trợ công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại cộng đồng.

Hoạt động tuyên truyền, tập huấn về công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

cho cộng đồng ngƣ dân, công chức, viên chức làm việc trong ngành Thuỷ sản

đƣợc thực hiện đồng bộ từ trung ƣơng đến địa phƣơng với hình thức phong phú,

nội dung cập nhật, nâng cao ý thức ngƣời dân trong tuân thủ pháp luật về bảo vệ

nguồn lợi thuỷ sản nói riêng và pháp luật thuỷ sản nói chung.

Công tác tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản đã đƣợc triển khai tại

nhiều địa phƣơng trên cả nƣớc; tạo sự lan tỏa trong cộng đồng ngƣ dân, huy

động đƣợc nguồn lực xã hội tham gia công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản, đặc

biệt là các tăng ni, phật tử; góp phần phục hồi quần đàn các loài thủy sản có giá

trị kinh tế; từng bƣớc huy động đƣợc nguồn lực xã hội tham gia công tác tái tạo

nguồn lợi thủy sản.

Công tác kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ và khai thác

thuỷ sản trên các loại hình thuỷ vực của các lực lƣợng chức năng đã góp phần nâng

cao nhận thức, tăng cƣờng ý thức tuân thủ pháp luật của ngƣời dân trong bảo vệ và

khai thác nguồn lợi thủy sản; bảo vệ an ninh, trật tự xã hội.

2. Tồn tại, hạn chế

Cơ cấu nghề còn chƣa phù hợp với nguồn lợi, việc chuyển đổi cơ cấu

nghề trong khai thác hải sản chƣa có chuyển biến rõ rệt, các nghề xâm hại nguồn

lợi thuỷ sản giảm chƣa đáng kể, đặc biệt nghề lƣới kéo. Tình trạng khai thác bất

hợp pháp còn diễn ra, Ủy ban Châu Âu (EC) áp dụng biện pháp cảnh báo “Thẻ

vàng” đối với sản phẩm hải sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trƣờng EU,

khuyến nghị Việt Nam thực hiện các giải pháp về chống khai thác bất hợp pháp,

không báo cáo và không theo quy định, mặc dù thẻ vàng không tác động trực

tiếp nhƣng ảnh hƣởng đến hoạt động khai thác thủy sản.

Kết quả điểu tra nguồn lợi thủy sản ở biển đƣợc công bố chậm, một số

nhóm đối tƣợng nguồn lợi chƣa có thông tin, dữ liệu không đƣợc cập nhật liên

tục; một số khu vực chƣa có thông tin dữ liệu về nguồn lợi thủy sản do chƣa

58

thực hiện điều tra nhƣ: vùng biển sâu, vùng gò nổi, rạn ngầm,...

Hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn lợi thủy sản chƣa hoàn thiện, cập nhật

đầy đủ và liên tục.

4/16 khu bảo tồn biển đã đƣợc quy hoạch chi tiết nhƣng chƣa đƣợc thành

lập và hoạt động;

Nguồn lợi thủy sản tự nhiên vẫn chƣa có dấu hiệu phục hồi, các hoạt động

thả giống tài tạo nguồn lợi thuỷ sản chƣa đủ về số lƣợng nên khả năng phục hồi

quần đàn chƣa cao; công tác bảo vệ khu vực thả và loài thủy sản sau khi thả

chƣa hiệu quả; việc đánh giá hiệu quả của hoạt động thả tái tạo nguồn lợi thủy

sản chƣa đƣợc thực hiện.

Thực thi pháp luật để bảo vệ môi trƣờng sống của các loài thuỷ sản đặc

biệt là tại khu vực tập trung sinh sản, khu vực thuỷ sản còn non tập trung sinh

sống chƣa r nét và hiệu quả.

Quỹ Tái tạo nguồn lợi thuỷ sản triển khai chƣa hiệu quả; Quỹ Bảo vệ và

phát triển nguồn lợi thủy sản chƣa đƣợc thành lập.

Cƣờng lực khai thác ngày càng gia tăng, đặc biệt cƣờng lực khai thác ở

vùng biển ven bờ trong khi nhận thức của ngƣ dân về bảo vệ nguồn lợi thủy sản

chƣa cao, tình trạng vi phạm các quy định trong khai thác ngày càng tinh vi,

dƣới nhiều hình thức làm suy giảm nguồn lợi thủy sản và phá hoại môi trƣờng

sống của các loài thủy sản ở một số địa phƣơng, ngƣ trƣờng. Tình trạng thiếu lao

động khai thác thủy sản cả về số lƣợng và chất lƣợng ở nhiều địa phƣơng, nhất

là các lao động lành nghề, những lao động đã qua đào tạo.

Ứng dụng tiến bộ công nghệ, kỹ thuật vào lĩnh vực khai thác thuỷ sản nhất

là ứng dụng vào công tác bảo quản sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch đã

từng bƣớc cải thiện nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu.

Tình trạng vi phạm pháp luật liên quan đến khai thác, bảo vệ, bảo tồn

nguồn lợi thủy sản vẫn tồn tại; việc sử dụng các nghề, ngƣ cụ có tính hủy diệt,

tận diệt hoặc xâm hại nguồn lợi thuỷ sản nhƣ chất nổ, xung điện, lƣới kéo, lƣới

kéo đôi (giã cào bay), đánh bắt cá con, đánh bắt ở vùng biển ven bờ, thủy vực

nội địa, trong các khu bảo tồn biển vẫn tiếp diễn, phổ biến. Do đó, hiện trạng

nguồn lợi thuỷ sản vẫn đƣợc đánh giá là suy giảm, đặc biệt là nguồn lợi thuỷ sản

ven bờ.

Các cơ sở hậu cần nghề cá nhƣ cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão đã đƣợc

quy hoạch, nhƣng đầu tƣ còn nhiều hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế,

phục vụ sản xuất.

3. Nguyên nhân tồn tại

Nghề cá Việt Nam là nghề cá đa loài, đa ngƣ cụ, quy mô nhỏ, phát triển tự

phát, không theo quy hoạch, chƣa kiểm soát đƣợc cƣờng lực khai thác theo

nghề, vùng biển dẫn đến cƣờng lực khai thác chƣa phù hợp với trữ lƣợng, khả

năng cho phép khai thác tối đa nguồn lợi thủy sản.

59

Nguồn kinh phí đầu tƣ cho ngành thủy sản còn hạn chế, đặc biệt là thiếu

kinh phí cho hoạt động điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản, đầu tƣ cơ sở hạ

tầng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão,...

Tổ chức sản xuất vẫn mang tính nhỏ lẻ, chƣa có sự liên kết theo chuỗi dẫn

đến năng suất, hiệu quả chƣa cao.

Đổi mới công nghệ còn chậm, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ

mới hiệu quả chƣa cao, mang tính tự phát, thiếu đồng bộ. Bảo quản sau thu

hoạch còn kém, tổn thất sau thu hoạch còn cao.

Thiếu chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề từ các nghề xâm hại sang các

nghề thân thiện với môi trƣờng và nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là phát triển sinh

kế bền vững cho cộng đồng ngƣ dân sống trong và xung quanh khu bảo tồn biển.

Chƣa có chiến lƣợc dài hạn về đào tạo, phát triển và thu hút nguồn nhân

lực trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi dẫn đến thiếu cán bộ quản lý,

nghiên cứu về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Công tác tổ chức hỗ trợ cộng đồng tham gia bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản,

thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản chƣa đồng bộ.

Công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cộng đồng ngƣ

dân, các tổ chức kinh tế, xã hội mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng vẫn còn hạn

chế; việc bố trí, đảm bảo các nguồn lực cho hoạt động tuyên truyền mới chỉ

đƣợc quan tâm ở mức độ thấp.

Nhận thức của các cấp, các ngành, địa phƣơng và ngƣời dân, doanh

nghiệp về vị trí, vai trò của bảo vệ, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản đối

với sự phát triển bền vững ngành kinh tế biển chƣa đầy đủ; một số địa phƣơng

chƣa quan tâm đến công tác bảo vệ, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản;

phát triển kinh tế chƣa đi đôi với bảo tồn, bảo vệ các loài thủy sản và hệ sinh

thái thủy sinh.

60

PHẦN THỨ BA

DỰ BÁO CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN

TÁC ĐỘNG TỚI BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỢI THỦY SẢN

I. DỰ BÁO XU THẾ BIẾN ĐỘNG VỀ TRỮ LƢỢNG NGUỒN LỢI

THỦY SẢN, ĐÁNH GIÁ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA NGUỒN LỢI THỦY SẢN

Biến động nguồn lợi hải sản đƣợc thể hiện qua sự thay đổi trữ lƣợng

nguồn lợi trong vùng biển điều tra và có thể đƣợc phản ánh thông qua chỉ số mật

độ nguồn lợi và năng suất khai thác.

Trong giai đoạn 2011-2015, trữ lƣợng trung bình các nhóm nguồn lợi hải

sản chủ yếu ở biển Việt Nam ƣớc tính trung bình khoảng 4,36 triệu tấn (Nguyễn

Viết Nghĩa & Vũ Việt Hà, 2017), dao động trong khoảng 4,1-4,6 triệu tấn (Bảng

16). Trong đó, nhóm cá nổi nhỏ là 2.650 ngàn tấn, dao động trong khoảng

2.222-3.077 ngàn tấn; nhóm hải sản tầng đáy là 683 ngàn tấn, dao động trong

khoảng 528-834 ngàn tấn và nhóm cá nổi lớn là 1.031 ngàn tấn. Trong đó, trữ

lƣợng ở vùng khơi là 3,084 triệu tấn tấn, chiếm 68,6% tổng trữ lƣợng trong toàn

vùng biển.

Ở giai đoạn 2016-2019, trữ lƣợng nguồn lợi tức thời ƣớc tính khoảng 3,95

triệu tấn. Nhƣ vậy, so với giai đoạn 2011-2015 thì trữ lƣợng trong giai đoạn

2016-2019 thấp hơn 9,4% tƣơng đƣơng 410 ngàn tấn (Bảng 16). Nhóm nguồn

lợi hải sản tầng đáy giảm 18,4%; nhóm cá nổi nhỏ giảm 7,3% và nhóm cá nổi

lớn giảm 8,8%. Ở vùng biển khơi, kết quả điều tra trong giai đoạn 2016-2019

cho thấy, trữ lƣợng nguồn lợi giảm 8,76% so với kết quả điều tra, đánh giá ở

giai đoạn 2011-2015.

Sự biến động của các nhóm nguồn lợi chủ yếu khác nhau ở từng vùng

biển. Trữ lƣợng cá nổi nhỏ ở vùng biển khơi vịnh Bắc Bộ giảm 12,47%; ở vùng

biển khơi Trung Bộ tăng 12,06%; ở vùng biển khơi Đông Nam Bộ giảm 12,21%

và Tây Nam Bộ giảm 15,69%. Nguồn lợi hải sản tầng đáy giảm ở vùng biển

khơi vịnh Bắc Bộ, Trung Bộ và Đông Nam Bộ với tỉ lệ giảm lần lƣợt là 47,31%;

31,18% và 20,09%. Ở vùng biển Tây Nam Bộ, trữ lƣợng hải sản tầng đáy trong

giai đoạn 2016-2020 tăng 41,46%, từ 41 ngàn tấn lên 58 ngàn tấn. Nguồn lợi cá

nổi lớn ở Giữa Biển Đông, gồm vùng khơi Trung Bộ và Đông Nam Bộ giảm

9,21%; từ 1.036 ngàn tấn ở giai đoạn 2011-2015 xuống còn 940 ngàn tấn ở giai

đoạn 2016-2020.

Tính chung trên toàn vùng biển khơi thì sự suy giảm nguồn lợi là 8,76%;

trong đó nguồn lợi cá nổi nhỏ giảm 6,07%; nguồn lợi hải sản tầng đáy giảm

21,63% và nguồn lợi cá nổi lớn giảm 9,21% .

61

Bảng 16. So sánh biến động trữ lƣợng trung bình (ngàn tấn) của các nhóm

nguồn lợi chủ yếu ở vùng biển khơi trong giai đoạn 2016-2019 so với giai đoạn

2011-2015

Vùng biển Giai đoạn Tổng Cá nổi nhỏ Cá nổi lớn Hải sản tầng

đáy

Vịnh Bắc Bộ

2011-2015 283 234

41

2016-2019 235 205

22

Tỉ lệ thay đổi (%) -17.10 -12.47

-47.31

Trung Bộ

2011-2015 640 454

186

2016-2019 637 509

128

Tỉ lệ thay đổi (%) 0.48 12.06

-31.18

Đông Nam Bộ

2011-2015 771 614

148

2016-2019 679 539

119

Tỉ lệ thay đổi (%) -11.90 -12.21

-20.09

Tây Nam Bộ

2011-2015 354 309

41

2016-2019 322 261

58

Tỉ lệ thay đổi (%) -8.88 -15.69

41,46

Giữa Biển Đông

2011-2015 1,036

1,036

2016-2019 941

941

Tỉ lệ thay đổi (%) - 9.21

-9.21

Tổng

2011-2015 3,084 1,612 1,036 416

2016-2019 2,814 1,514 941 326

Tỉ lệ thay đổi (%) -8.76 -6.07 -9.21 -21.63

Nguồn lợi hải sản ở vùng biển nƣớc ta đang bị khai thác quá mức, thể

hiện ở năng suất khai thác trung bình và trữ lƣợng nguồn lợi suy giảm, cấu trúc

nguồn lợi có sự thay đổi theo hƣớng các loài ƣu thế giảm tỉ lệ trong sản lƣợng

khai thác, áp lực khai thác ở các vùng biển đang ở mức cao đến rất cao và khai

thác xâm hại nguồn lợi diễn ra ở hầu hết các vùng biển. Sự suy giảm nguồn lợi

thể hiện ở các mức độ khác nhau đối với từng vùng biển theo thời gian.

Khi so sánh tổng trữ lƣợng nguồn lợi các nhóm cá, giáp xác và động vật

chân đầu ở giai đoạn 2016-2019 với giai đoạn 2011-2015 thì suy giảm mạnh

nhất ghi nhận ở vùng biển vịnh Bắc Bộ là 17,1%, trong đó, nhóm cá nổi giảm

12,4% và nhóm hải sản tầng đáy giảm 47,3% (Bảng 17). Tiếp đến là vùng biển

62

Đông Nam Bộ giảm 11,9%, với nhóm cá nổi giảm 12,2% và nhóm hải sản tầng

đáy giảm 20,1% và khu vực Giữa Biển Đông (GBĐ) giảm 9,21% (Bảng 16).

Vùng biển Trung Bộ và Tây Nam Bộ có thay đổi cấu trúc nguồn lợi, trong đó

nhóm cá nổi tăng và nhóm hải sản tầng đáy giảm mạnh ở Trung Bộ; nhóm cá

nổi giảm và nhóm cá đáy tăng mạnh ở vùng biển Tây Nam Bộ.

Ở vùng biển Tây Nam Bộ, trong giai đoạn 2016-2019, chất lƣợng nguồn

lợi có sự suy giảm mạnh, với tỉ lệ của nhóm cá tạp, chất lƣợng thấp tăng cao và

nhóm cá kinh tế giảm. Trong đó, chuyến điều tra ở tháng 9/2016 nhóm cá liệt

bùng phát ở vùng biển Tây Nam Bộ, riêng sản. lƣợng của loài cá liệt

Leiognathus bindus đã chiếm tới 22,8% trong tổng sản lƣợng của chuyến điều

tra, thể hiện sự khai thác quá mức đối với nhóm cá kinh tế dẫn đến sự phát triển

bùng phát của nhóm cá tạp.

Bảng 17. Xu hƣớng biến động nguồn lợi hải sản ở các vùng biển nƣớc ta

Số loài ƣu thế ở vịnh Bắc Bộ tăng từ 18-20 loài ở giai đoạn 2001-2012 lên

32 loài ở chuyến điều tra tháng 9/2016 và 23 loài ở chuyến điều tra tháng

8/2018. Ở các vùng biển Trung Bộ và Đông Nam Bộ cũng thể hiện xu hƣớng

tƣơng tự, trong đó số loài chiếm tỉ lệ từ 1% trở lên trong sản lƣợng khai thác ở

Trung Bộ là 22-24 loài và ở vùng biển Đông Nam Bộ là 22-23 loài. Ở vùng biển

Tây Nam Bộ, số loài chiếm từ 1% trong sản lƣợng có sự biến động lớn, nhiều

nhất là 31 loài ở các chuyến điều tra năm 2000, 2002, 2018 và thấp nhất là 22

loài ở chuyến điều tra năm 2016. Trong vùng biển nghiên cứu, mức độ đa dạng

loài càng cao thì độ phong phú của từng loài sẽ thấp và tính đồng đều trong quần

xã càng cao. Xu hƣớng biến động cấu trúc nguồn lợi ở các vùng biển nƣớc ta đã

và đang diễn ra theo xu hƣớng giảm độ phong phú của loài mà nguyên nhân là

hoạt động khai thác quá mức diễn ra đối với các loài đã từng chiếm ƣu thế và

hiện nay mức độ ƣu thế đã và đang bị suy giảm.

Đối với một số loài ƣu thế đƣợc lựa chọn để thu mẫu sinh học trong giai

đoạn 2016-2010 nhằm quan trắc biến động áp lực khai thác, kết quả nghiên cứu

của dự án I.9 cho thấy, phần lớn các loài đều đang bị khai thác với áp lực rất cao

(6/12 loài ở vịnh Bắc Bộ; 4/9 loài ở vùng biển Trung Bộ; 6/9 loài ở vùng biển

63

Đông Nam Bộ và 5/8 loài ở vùng biển Tây Nam Bộ). Hầu hết các loài bị khai

thác với áp lực rất cao trong giai đoạn 2016-2019 đều thuộc nhóm hải sản tầng

đáy và là đối tƣợng khai thác chính của nghề lƣới kéo đáy.

Mức độ khai thác xâm hại của các loại nghề đối với các loài hải sản ở giai

đoạn còn non trong giai đoạn 2016-2019 rất cao, đặc biệt là ở nghề lƣới kéo,

lƣới vây và nghề chụp. Sản lƣợng khai thác trong các tháng là mùa sinh sản

phần lớn là hải sản còn non, đặc biệt là nghề lƣới kéo, trung bình khoảng 68-

76%, ở nghề chụp là 51-73% và ở nghề lƣới vây 90-95% sản lƣợng các loài thu

mẫu có kích thƣớc nhỏ hơn kích thƣớc lần đầu sinh sản.

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng nguồn lợi hải sản ở vùng biển nƣớc ta đang

trong tình trạng khai thác quá mức. Kết quả phân tích xu hƣớng biến động

nguồn lợi bằng mô hình dự báo với đầu vào là dữ liệu điều tra nguồn lợi cho

thấy trong những năm tiếp theo, xu thế biến động theo hƣớng suy giảm nguồn

lợi tiếp tục xảy ra ở tất cả các vùng biển và cấu trúc nguồn lợi có thể thay đổi

với sự tăng lên hoặc giảm đi ở một số nhóm nguồn lợi.

II. DỰ BÁO NHU CẦU KHAI THÁC NGUỒN LỢI THỦY SẢN;

ĐÁNH GIÁ CƢỜNG LỰC KHAI THÁC VÀ SẢN LƢỢNG CHO PHÉP

KHAI THÁC

Để phục hồi nguồn lợi thì việc giảm cƣờng lực khai thác là cần thiết.

Trong trƣờng hợp áp dụng F0,2 vào quản lý nghề cá nƣớc ta thì tổng cƣờng lực

cần cắt giảm là 1,787 triệu ngày tàu. Nếu áp dụng F0,1 thì cƣờng lực khai thác

cần cắt giảm là 1,006 triệu ngày tàu (Bảng 18).

Bảng 18. Tổng cƣờng lực khai thác ở năm 2019-2020 các phƣơng án cắt giảm

cƣờng lực khai thác theo tiếp cận quản lý nghề cá thận trọng

STT Chỉ số Cƣờng lực

(ngàn ngày tàu)

1 F2019-2020 8.030

2 F0,1 7.024

3 F0,2 6.243

4 Cƣờng lực cần cắt giảm tại F0,1 1.006

5 Cƣờng lực cần cắt giảm tại F0,2 1.787

III. DỰ BÁO TIẾN BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ TÁC ĐỘNG

TỚI CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỢI THỦY

SẢN

1. Về ứng dụng công nghệ khai thác

Hiện nay nguồn lợi thủy sản trên thế giới nói chung và nƣớc ta nói riêng

đều đang có xu hƣớng suy giảm mạnh, để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ

sản hiệu quả và bền vững các nƣớc trên thế giới đã có xu hƣớng ứng dụng tiến

bộ công nghệ trong khai thác thủy sản vào thực tiến sản xuất nhƣ sau:

64

2. Về công nghệ thiết kế và thi công đóng tàu cá và sử dụng vật liệu

mới

Các nƣớc có nghề cá phát triển trên thề giới nhƣ: Nhật, Pháp, Na Uy, Hàn

Quốc, Đài Loan,... đã phát triển công nghệ thiết kế vỏ tàu tự động và hệ thống

bể thử hiện đại để thiết kế tàu cá, thi công, cắt, ghép vật liệu. Sử dụng công nghệ

và kỹ thuật này sẽ giúp tạo ra các mẫu tàu cá phù hợp điều kiện Việt Nam và

giảm giá thành.

Các vật liệu mới nhƣ: sợi thủy tinh, hợp kim nhôm, nhựa tổng hợp,... đã

đƣợc sử dụng để đóng tàu cá nhằm tăng độ bền, cải thiện tính năng hàng hải, dễ

thay thế và bảo dƣỡng và góp phần bảo vệ nguồn vật liệu gỗ ngày càng khan

hiếm.

3. Mẫu tàu cá boong thao tác ở phía sau

Mẫu tàu cá có boong thao tác ở phía sau đƣợc sử dụng phổ biến trên thế

giới cho cả tàu vỏ thép, composite, gỗ,... có thể áp dụng cho nghề lƣới kéo, lƣới

vây do mẫu tàu này có tính ổn định tốt, chủ động tốc độ, hƣớng trong quá trình

thu, thả lƣới phù hợp điều kiện thực tế; thuận lợi cho quá trình cơ giới hóa các

thao tác. Ở Việt Nam có thể du nhập mẫu thiết kế tàu này từ Nhật, Hàn Quốc,

Thái Lan, các nƣớc Đông Âu,... đối với tàu vỏ thép, composite và từ Philipppine

đối với tàu lƣới vây đuôi vỏ gỗ.

4. Trang thiết bị khai thác và trang thiết bị hàng hải

Trang thiết bị khai thác: Các nƣớc trên thế giới nhƣ: Nhật, Hàn Quốc,

Philippine, Trung Quốc,... đều trang bị đồng bộ các trang thiết bị khai thác cho

các nghề, cụ thể: Sử dụng máy tời treo thu lƣới vây; máy tời thu lƣới kéo; hệ

thống thu-thả dây câu của nghề câu vàng; hệ thống thu, thả lƣới chụp mực, máy

tời thu lƣới rê, máy thu câu cá ngừ, máy thu lồng bẫy,… bằng thủy lực để giảm

sức lao động và đảm bảo an toàn lao động. Các hệ thống này có thể nhập khẩu

hoặc chuyển giao từ các nƣớc trong khu vực cho các công ty/cơ sở sản xuất

trong nƣớc để chế tạo.

Ngoài ra, các nƣớc nhƣ: Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc,... áp dụng hệ

thống ánh sáng màu, đèn ngầm, đèn LED để tập trung cá trƣớc khi đánh bắt thay

cho bóng đèn cao áp. Hệ thống ánh sáng tập trung cá có thể sử dụng cho nghề

lƣới vây, lƣới chụp, nghề mành, nghề câu tay cá ngừ,… để nâng cao hiệu quả

sản xuất, giảm chi phí nhiên liệu, giảm khí thải CO2.

Trang thiết bị hàng hải trên tàu cá: Trên các tàu khai thác thủy sản trên thế

giới, đặc biệt là đội tàu công nghiệp đều lắp đặt các thiết bị hàng hải nhƣ: Rada,

định vị, máy nhận dạng, thiết bị cứu sinh, máy thông tin, máy dò cá,… Trên tàu

cá Việt Nam có thể lắp đặt các thiết bị hàng hải nhƣ: ra đa, định vị, máy nhận

dạng tàu, máy dò cá ngang (cho tàu lƣới vây và lƣới kéo), máy phân tích môi

trƣờng (cho nghề câu cá ngừ đại dƣơng), máy đo dòng chảy, phao vô tuyến, điện

thoại vệ tinh, phao nhận dạng,... để hỗ trợ việc dò tìm, đánh giá đàn cá và đảm

bảo an toàn cho ngƣời và tàu cá khi hoạt động trên biển. Các thiết bị này có thể

65

nhập khẩu từ Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, Na Uy,...

Ngoài ra, hệ thống truy xuất nguồn gốc và chứng nhận nguyên liệu điện tử

cũng đƣợc áp dụng phổ biến trên thế giới. Công nghệ này giúp cơ quan quản lý

truy xuất đƣợc nguồn gốc sản phẩm khai thác, chống đánh bắt bất hợp pháp,

gian lận thƣơng mại. Công nghệ này có thể phát triển và áp dụng trƣớc mắt đối

với các đối tƣợng xuất khẩu nhƣ: cá ngừ, cá kiếm, mực, bạch tuộc,...

5. Nghề khai thác thủy sản

Xu hƣớng phát triển nghề khai thác thủy sản trên thế giới đó là cấm và

hạn chế một số nghề khai thác mang tính huỷ diệt nguồn lợi, phát triển các nghề

có tính chọn lọc cao khai thác ở vùng biển sâu, vùng khơi và áp dụng các thiết bị

để hạn chế khai thác cá con, cá non chƣa trƣởng thành và các đối tƣợng không

mong muốn (cá heo, rùa biển, chim biển,…). Dự báo xu hƣớng phát triển nghề

khai thác thủy sản trong thời gian tới đó là:

Lƣới vây cá ngừ: Sử dụng lƣới vây (lƣới dệt không gút) có kích thƣớc

phù hợp (chiều dài 1.300 – 1.500m, độ cao 180 – 250m) trên tàu có boong thao

tác phía sau. Lƣới và phụ tùng có thể đƣợc nhập khẩu hoặc nghiên cứu chuyển

giao đồng bộ với tàu có boong thao tác ở phía sau từ các nƣớc: Nhật, Hàn Quốc,

các nƣớc Đông Âu, Philippine,... hoặc thi công trong nƣớc dựa trên các thiết kế

của nƣớc ngoài để khai thác cá ngừ đại dƣơng, cá nục heo và một số loài cá nổi

khác ở vùng biển miền Trung.

Câu cá ngừ đại dƣơng (câu tay và câu vàng): Vàng câu và kỹ thuật khai

thác (mồi, độ sâu thả câu, thời điểm, xác định ngƣ trƣờng, kỹ thuật thu câu, lấy

cá...) của Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan có nhiều ƣu điểm nổi trội hơn nghề câu cá

ngừ ở Việt Nam. Sử dụng đồng bộ ngƣ cụ, kỹ thuật khai thác và hệ thống thiết

bị sơ chế, bảo quản trên tàu câu cá ngừ đại dƣơng của các nƣớc nêu trên sẽ đƣợc

cải thiện hiệu quả kinh tế nghề câu cá ngừ đại dƣơng ở nƣớc ta. Ngoài ra, sự

dụng lƣỡi câu vòng để hạn chế đánh bắt các đối tƣợng không mong muốn nhƣ

rùa biển.

Nghề lồng bẫy: Lồng bẫy có thể đƣợc sử dụng để khai thác nhiều đối

tƣợng có giá trị kinh tế cao, phân bố ở các vùng biển có nền đáy gồ ghề nhƣ

vùng biển miền Trung và vùng dốc thềm lục địa nhƣ: bẫy ghẹ, tôm hùm, cá

chình, cá song, cá hồng, mực nang, bạch tuộc,... Sử dụng ngƣ cụ này thay thế

một số phƣơng pháp hủy diệt đang đƣợc sử dụng ở nƣớc ta nhƣ: lồng bát quái,

lƣới kéo, sử dụng chất độc, góp phần bảo vệ môi trƣờng, hệ sinh thái và nâng

cao chất lƣợng sản phẩm. Lồng khai thác tôm hùm, cá song, cá hồng có thể nhập

khẩu hoặc chuyển giao từ Cu Ba, Mỹ, Úc, Hàn Quốc; bẫy cá chình, mực nang,

bạch tuộc có thể nhập khẩu hoặc chuyển giao từ Hàn Quốc, Đài Loan.

Câu vàng thẳng đứng: Một số nƣớc trên thế giới nhƣ: Mỹ, Nhật,

Philippine,... sử dụng câu vàng thẳng đứng để khai thác cá ngừ (tập trung quanh

chà, vật trôi nổi...) hoặc các loài cá sống ở các vùng biển có đáy gồ ghề nhƣ: cá

song, cá hồng,... Việt Nam có thể áp dụng nghề này trên các tàu câu cá ngừ đại

dƣơng và trên các tàu khai thác cá ở các vùng đáy rạn, dốc thềm lục địa ở vùng

66

biển miền Trung.

6. Về xu hƣớng ứng dụng công nghệ sơ chế, bảo quản nâng cao giá trị

Thiết bị xử lý, sơ chế sản phẩm: Các nƣớc nhƣ: Nhật, Hàn Quốc, Đài

Loan, Thái Lan... đã sử dụng các thiết bị làm chết nhanh cá ngừ đại dƣơng và hệ

thống hạ nhiệt nhanh để hạn chế các quá trình làm giảm chất lƣợng thịt cá. Bể

làm lạnh nhanh đƣợc sử dụng để ngâm mục đích là giảm nhanh thân nhiệt của cá

sau khi chết, hạn chế quá trình phân hủy protein của thịt cá trƣớc khi đƣa vào

hầm bảo quản. Hệ thống thiết bị này có thể sử dụng trên tàu lƣới rê thu ngừ, câu

vàng tầng đáy để giảm tổn thất chất lƣợng sản phẩm ở tàu cá Việt Nam.

Công nghệ sản xuất đá vẩy, nƣớc biển lạnh: Nhiều nƣớc trên thế giới:

Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ đã sử dụng máy làm đá vẩy từ nƣớc biển để bảo quản

sản phẩm khai thác trên tàu. Tàu cá lắp đặt máy này để sản xuất đá vẩy tại chỗ,

nên sản phẩm có thể luôn đƣợc bảo quản ở nhiệt độ nhƣ mong muốn, tàu không

phải dành không gian để lƣu giữ đá,... làm giảm tổn thất chất lƣợng sản phẩm và

giảm chi phí sản xuất. Nƣớc biển cũng có thể đƣợc làm lạnh ở nhiệt độ nhất định

(-3 đến -50C) tạo thành dung dịch sệt hoặc ở dạng đá tuyết để bảo quản sản

phẩm trên tàu cá. Các công nghệ này có thể áp dụng trên tất cả các loại nghề ở

nƣớc ta, đặc biệt là tàu câu cá ngừ đại dƣơng, chụp mực, lƣới rê.

Thiết bị cấp đông: Hệ thống thiết bị cấp đông (-18 đến -700C) đƣợc sử

dụng phổ biến trên tàu cá công nghiệp vỏ sắt hoặc vỏ vật liệu mới ở các nƣớc có

nghề cá phát triển nhƣ: Mỹ, Nhật, Pháp, Na Uy, Úc, Ca Na Đa, Đài Loan,... và

trên tàu câu cá ngừ vỏ gỗ của các nƣớc nhƣ: Trung Quốc, Đài Loan,... Hệ thống

thiết bị này có thể áp dụng trên các tàu câu cá ngừ đại dƣơng, lƣới vây và tàu

lƣới chụp ở nƣớc ta nhằm tăng chất lƣợng sản phẩm đảm bảo yêu cầu của các thị

trƣờng quốc tế.

Bảo quản bằng Ni tơ lỏng: Công nghệ bảo quản sản phẩm bằng Ni tơ lỏng

đang đƣợc áp dụng ở một số nƣớc trên thế giới nhƣ: Nhật Bản, Mỹ, Israel,...

Một số chuỗi liên kết cá ngừ của Nhật Bản đã sử dụng công nghệ này ở Nhật và

một số quốc giá khác. Công nghệ này có thể áp dụng trên tàu câu cá ngừ đại

dƣơng ở nƣớc ta hiện nay.

Công nghệ làm đông tế bào: Công nghệ làm đông tế bào đang đƣợc sử

dụng để bảo quản nông sản nói chung và thủy sản nói riêng. Công nghệ này

đang đƣợc sử dụng ở Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, để bảo quản một số sản phẩm có giá

trị kinh tế cao, trong đó có cá ngừ đại dƣơng, mực,... Công nghệ này có thể áp

dụng trên tàu câu cá ngừ đại dƣơng ở nƣớc ta.

Ứng dụng phun Foam PU – vật liệu polyurethane trong dịch vụ hậu cần

nghề cá, tàu biển đang đƣợc nhiều đơn vị tại Việt Nam bắt đầu áp dụng. Đây

cũng là công nghệ bảo quản đƣợc các nƣớc tiên tiến sử dụng rất rộng rãi.

IV. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA THỊ TRƢỜNG ĐẾN

CÔNG TÁC BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỢI THỦY SẢN

67

1. Dự báo thị trƣờng tiêu thụ toàn cầu và tác động đến bảo vệ và khai

thác nguồn lợi thủy sản

1.1. Dự báo nguồn cung nguyên liệu thủy sản toàn cầu đến năm 2030

Theo FAO, 2018 dự báo đến năm 2030 nguồn cung nguyên liệu thủy sản

từ khai thác toàn cầu có xu hƣớng đƣợc giữ ổn định ở mức 91,6 triệu tấn (tăng

nhẹ khoảng 0,7 triệu tấn so với năm 2018 chủ yếu tăng sản lƣợng khai thác nội

địa) (Bảng 19). Trong đó, sản lƣợng khai thác biển đƣợc giữ ổn định ở mức 79,4

triệu tấn (Không tăng), trong khi đó khai thác nội địa tăng ở mức 12,2 triệu tấn

(tăng khoảng 0,7 triệu tấn so với năm 2018). Đồng thời đẩy mạnh sản lƣợng từ

NTTS nhằm bù đắp sự thiếu hụt sản lƣợng từ khai thác đáp ứng nhu cầu tiêu thụ

của ngƣời tiêu dùng toàn cầu ngày một tăng lên. Nguyên nhân, chủ yếu dẫn đến

tình trạng này do khai thác quá mức và do các qui định về IUU, các qui định về

tăng trƣởng xanh và bạo vệ hệ sinh thái biển từ các hiện định FTA đã góp phần

giảm áp lực lên khai thác nguồn lợi thủy sản (nhất là khai thác trái phép) góp

phần bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản trên toàn cầu nói chung cũng nhƣ ở

Việt Nam nói riêng.

Bảng 19. Dự báo nguồn cung nguyên liệu thủy sản toàn cầu đến năm 2030

Đơn vị tính: Triệu tấn

TT Hạng mục 2005 2010 2015 2020 2025 2030

I Khai thác thủy sản toàn cầu 92,47 89,0 92,6 91,1 91,3 91,6

1 Khai thác nội địa 9,41 11,23 11,4 11,7 12,0 12,2

2 Khai thác biển 83,06 77,74 81,2 79,4 79,4 79,4

II Nuôi trồng thủy sản toàn cầu 44,29 59,0 76,1 88,5 98,9 109,4

1 Nuôi nội địa 26,12 36,78 48,6 56,3 62,0 67,7

2 Nuôi biển 18,17 22,25 27,5 32,2 36,9 41,6

III Tổng sản lƣợng thủy sản toàn cầu 136,8 148,0 168,7 178,6 190,3 201,0

Nguồn: FAO, 2018

Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hƣớng này, các chính sách và quy

hoạch cũng hƣớng đến giảm sản lƣợng khai thác về mức sản lƣợng khai thác bền

vững. Cụ thể sẽ giảm từ 3,85 triệu tấn tăm 2020 xuống còn 2,8 triệu tấn vào năm

2030 tƣơng đƣơng chiếm trên 6% sản lƣợng KTTS toàn khu vực Châu Á và

chiếm 3,2% tổng sản lƣợng KTTS toàn cầu đến năm 2030 nhằm bảo vệ và tái

tạo nguồn lợi thủy sản, đây cũng là giải pháp cơ bản giúp Việt Nam sớm thoát

khỏi thẻ vàng của Châu Âu về khai thác bất hợp pháp không có khai báo IUU

Cơ cấu nguồn cung nguyên liệu thủy sản từ khai thác toàn cầu cũng có sự

thay đổi rất lớn (Bảng 20). Nguồn cung từ các nƣớc phát triển có xu hƣớng giảm

từ 26,8% năm 2005 giảm xuống còn 25,1% vào năm 2030; từ các nƣớc phát

triển có xu hƣớng tăng từ chiếm 63% năm 2005 tăng lên chiếm 65,2% vào năm

2030; từ các nƣớc kém phát triển có xu hƣớng giảm từ chiếm 10,2% năm 2005

giảm xuống còn chiếm 9,8% vào năm 2030. Nhƣ vậy áp lực lên khai thác nguồn

lợi thủy sản từ các nƣớc đang phát triển còn tƣơng đối lớn, cần đẩy mạnh các

68

giải pháp và cơ chế chính sách nhằm đƣa sản lƣợng về mức sản lƣợng khai thác

bền vững trong đó có Việt Nam trong thời gian tới từ nay đến năm 2030.

Bảng 20. Cơ cấu nguồn cung nguyên liệu từ KTTS phân theo quốc gia và vùng

lãnh thổ đến năm 2030

TT Vùng/quốc gia 2005 2010 2015 2020 2025 2030

I CHÂU Á (Asia) 38.512 45.142 49.382 49.450 48.476 47.501

1 Trung Quốc 14.589 18.267 17.681 16.706 15.634 14.562

2 Ấn Độ 3.691 4.376 4.948 5.100 5.148 5.195

3 Indonexia 4.709 5.339 6.342 6.646 6.775 6.905

4 Nhật Bản 4.389 3.663 3.273 3.048 2.865 2.682

5 Philippines 2.270 2.239 2.061 2.059 2.102 2.144

6 Hàn Quốc 1.641 1.628 1.426 1.333 1.266 1.199

7 Thái Lan 2.814 2.109 1.626 1.508 1.480 1.452

8 Việt Nam 1.929 2.511 3.054 3.700 3.294 2.887

II CHÂU PHI (Africa) 5.161 5.598 8.665 9.587 9.974 10.361

1 Ai Cập (Egypt) 350 446 354 341 348 355

2 Ma-rốc (Morocco) 1.027 949 1.364 1.522 1.616 1.710

3 Nigeria 523 562 705 757 785 813

4 Nam Phi (South Africa) 818 601 611 605 594 584

III CHÂU ÂU (Europe) 13.449 12.259 13.459 13.786 13.894 14.002

1 Cộng đồng Châu Âu

1.400 4.543 5.225 5.293 5.361

2 Na Uy (Norway) 2.393 2.205 2.063 2.079 2.134 2.190

3 Liên Bang Nga (Russian Fed) 3.198 3.507 4.550 4.814 4.884 4.953

IV CHÂU MỸ (Americas) 24.140 19.442 19.886 16.684 17.206 17.728

1 Canada 1.103 903 869 859 854 850

2 Mỹ 4.893 4.446 4.841 4.907 4.892 4.876

1 Argentina 931 848 771 782 815 849

2 Brazil 750 747 712 729 758 788

3 Chi Lê 4.329 2.999 1.750 1.745 2.050 2.356

4 Mexico 1.320 1.290 1.474 1.558 1.618 1.677

5 Peru 9.389 5.765 4.125 3.920 4.075 4.229

V CHÂU ĐẠI DƢƠNG (Oceania) 1.422 1.190 1.390 1.500 1.587 1.674

TOÀN CẦU 92.183 89.439 90.665 91.097 91.330 91.564

1 Các nƣớc phát triển 24.750 24.013 24.342 23.382 23.170 22.958

2 Các nƣớc đang phát triển 58.075 56.347 57.119 58.566 59.113 59.659

3 Các nƣớc kém phát triển 9.358 9.080 9.204 9.148 9.048 8.947

Nguồn: FAO, 2018

69

1.2. Dự báo nhu cầu tiêu thụ thủy sản toàn cầu đến năm 2030

Cũng theo FAO, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thủy sản trên toàn cầu vẫn

có xu hƣớng tăng mạnh từ nay cho đến năm 2030 (Bảng 21). Cụ thể nhu cầu tiêu

dùng thủy sản làm thực phẩm cho con ngƣời có xu hƣớng tăng lên từ 105,9 triệu

tấn năm 2005 tăng lên 183,6 triệu tấn vào năm 2030 (tăng gấp 1,73 lần so với

năm 2005 và tăng gấp 1,15 lần so với năm 2020). Trong khi đó nhu cầu cho phi

thực phẩm có xu hƣớng giảm từ 30,9 triệu tấn năm 2005 giảm xuống còn 17,4

triệu tấn vào năm 2030, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do các tổ

chức phi Chính phủ yêu cầu giảm thiểu sử dụng bột cá trong sản xuất thức ăn

chăn nuôi bằng các sản phẩm nông nghiệp ngũ cốc thay thế khác nhằm giảm áp

lực lên khai thác nguồn lợi, bảo vệ môi trƣờng và đa dạng sinh học.

Bảng 21. Dự báo nhu cầu tiêu thụ thủy sản toàn cầu đến năm 2030

TT Hạng mục Đvt 2005 2010 2015 2020 2025 2030

Tổng sản lƣợng thủy sản toàn cầu Triệu tấn 136,8 148,0 168,7 178,6 190,3 201,0

1 Tiêu dùng cho con ngƣời Triệu tấn 105,9 115,6 148,4 160,1 172,4 183,6

2 Sử dụng phi thực phẩm Triệu tấn 30,9 32,4 20,3 18,5 17,9 17,4

3 Dân số toàn cầu Tỷ ngƣời 6,5 6,9 7,3 7,7 8,2 8,6

4 Tiêu thụ thủy sản trên đầu ngƣời Kg/ngƣời 16,3 16,7 20,3 20,7 20,9 21,1

Nguồn: FAO, 2018

2. Dự báo xuất khẩu các sản phẩm khai thác thủy sản Việt Nam đến

năm 2030 và tác động đến bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Thị trƣờng tiêu thụ thủy sản tào cầu tăng lên sẽ tác động cả tích cực và

tiêu cực đến nguồn lợi thủy sản. Tích cực sẽ khuyến khích các nƣớc có biển,

nhất là các nƣớc đang phát triển tăng cƣởng đẩy mạnh khai thác chế biến xuất

khẩu từ đó tác động làm giảm nguồn lợi do các hoạt động khai thác quá mức

không đƣợc kiểm soát. Tuy nhiên, do áp lực yêu cầu của thị trƣờng xuất khẩu về

sản xuất xanh, khai thác bền vững, khai thác trái phép IUU,... góp phần quan

trọng vào việc tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Với xu hƣớng tăng trƣởng

xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nhƣ hiện nay, dự báo đến năm 2030 xuất khẩu

hải sản sẽ đạt khoảng gần 6,45 tỷ USD (chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất

khẩu thủy sản Việt Nam), tăng gấp 3 lần so với năm 2015 và tăng gấp 1,9 lần so

với năm 2020 (Bảng 22). Mức tăng này phần lớn phụ thuộc vào nguyên liệu

nhập khẩu từ các nƣớc trong khu vực và trên thế giới nhờ đƣợc hƣởng các lợi

thế về thuế quan từ các hiệp định FTA mà Việt Nam là thành viên.

70

Bảng 22. Dự báo xuất khẩu sản phẩm khai thác hải sản Việt Nam đến 2030

TT Mặt hàng

2015 2020 2025 2030

Tr.

USD

Cơ cấu

(%)

Tr.

USD

Cơ cấu

(%)

Tr.

USD

Cơ cấu

(%)

Tr.

USD

Cơ cấu

(%)

1 Tôm 197 9,3 354 10,3 445 8,9 559 8,6

2 Cá ngừ 455 21,6 649 18,9 957 19,1 1.198 18,5

3 Mực 236 11,2 305 8,9 368 7,3 419 6,5

4 Bạch tuộc 130 6,2 255 7,4 478 9,5 633 9,8

5 Cua, ghẹ 122 5,8 182 5,3 243 4,9 356 5,5

6 Cá biển các loại 615 29,2 1.299 37,8 1.776 35,5 2.403 37,1

7 Chả cá, surimi 304 14,4 380 11,1 462 9,2 563 8,7

8 Khác 48 2,3 11 0,3 280 5,6 345 5,3

Tổng cộng 2.107 100 3.436 100 5.009 100 6.476 100

Nguồn: Tính toán dựa vào nguồn số liệu của VASEP, 2020

3. Dự báo thị trƣờng tiêu thụ nội địa và tác động đến bảo vệ và khai

thác nguồn lợi thủy sản đến năm 2030

Định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc đến năm 2030 Việt Nam là nƣớc đang

phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao với mục tiêu tốc độ

tăng trƣởng tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) bình quân khoảng 7%/năm; GDP

bình quân đầu ngƣời theo giá hiện hành đến năm 2030 đạt khoảng 7.500

USD/ngƣời; Ngoài ra, dự báo dân số sẽ đạt 104 triệu ngƣời (Chiến lƣợc dân số

Việt Nam đến 2030) với mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu ngƣời khoảng

36,6/kg/ngƣời/năm (FAO, 2018) thì đến năm 2030 tiêu thu thuỷ sản nội địa sẽ

cần khoảng hơn 3,8 triệu tấn (Bảng 23). Ngoài ra, lƣợng khách du lịch đến Việt

Nam ngày một tăng, dự báo sẽ đạt khoảng 35 triệu lƣợt vào năm 2030 với thời

gian lƣu trú trung bình 2 ngày/ngƣời, chi tiêu cho thủy sản là 11,1

USD/ngƣời/ngày, giá trị kim ngạch xuất khẩu tại chỗ 777 triệu USD, trong đó

tập trung chủ yếu là mặt hàng thủy sản tƣơi sống và đến năm 2030 lƣợng khách

quốc tế đến Việt Nam sẽ tăng mạnh với giá trị xuất khẩu trị xuất khẩu tại chỗ

khoảng 1,28 tỷ USD. Do đặc thù của thị trƣờng nội địa yêu cầu không cao về

chất lƣợng, ngƣời tiêu dùng chƣa có khái niệm về tăng trƣởng xanh, chƣa am

hiểu luật vì vậy ra chợ thấy bất cứ thủy hải sản nào không biết nguồn gốc đến từ

đâu (kể cả cá con, cá còn non chƣa đến tuổi,...) nếu giá cả hợp lý cũng sẽ mua sẽ

tạo điều kiện khuyến khích phát triển các nghề khai thác trái phép nhất là bằng

xung điện trong các thủy vực nội địa ảnh hƣởng rất lớn đến công tác bảo vệ và

tái tạo nguồn lợi thủy sản trên các thủy vực.

71

Bảng 23. Dự báo nhu cầu tiêu thụ thủy sản ở Việt Nam đến năm 2030

TT Năm Đvt 2005 2010 2015 2020 2025 2030

I Tiêu thụ nội địa

1 Tiêu thụ TS/đầu ngƣời/năm

Kg/ngƣời 21,5 26,4 28,0 30,9 33,8 36,6

2 Dân số Việt Nam

Triệu ngƣời 82,4 86,9 91,7 96,3 99,9 104

3 Tổng nhu cầu tiêu thụ

Nghìn tấn 1.771 2.295 2.571 2.976 3.375 3.806

II Khách quốc tế đến Việt Nam Triệu ngƣời 3,5 5,7 7,9 4,6 35,0 50,0

1 Số ngày lƣu trú khách quốc tế

a Số ngày lƣu trú bình quân

Ngày 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0

b Số đêm lƣu trú bình quân

Đêm 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0

2 Chi tiêu bình quân khách quốc tế

a Chi tiêu bình quân/ngày/ngƣời

USD 76,4 93,4 107,0 121,3 135,5 149,7

b Chi ăn uống/ngày/ngƣời

USD 14,0 20,2 25,8 31,4 37,0 42,6

c Chi tiêu cho thủy sản/ngày/ngƣời

USD 4,2 6,06 7,74 9,42 11,1 12,78

d Xuất khẩu tại chỗ

Triệu USD 29 61 123 87 777 1.279

Nguồn: Chiến lược thủy sản Việt Nam đến năm 2030 (VIFEP, 2020)

V. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

TỚI BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỢI THỦY SẢN

1. Đánh giá, dự báo tính dễ bị tổn thƣơng do BĐKH trong lĩnh vực

KTTS ở từng vùng biển Việt Nam (V-Vulnerability)

Theo IPCC (2001), tính dễ bị tổn thƣơng (TDBTT) do tác động của

BĐKH là mức độ mà một hệ thống (tự nhiên, xã hội, kinh tế) có thể bị tổn

thƣơng do BĐKH hoặc không có khả năng thích ứng với những tác động bất lợi

của BĐKH, bao gồm dao động khí hậu và các hiện tƣợng khí hậu cực đoan. Chỉ

số dễ bị tổn thƣơng là tập hợp của ba chỉ số chính: mức độ Phơi nhiễm (E), độ

Nhạy cảm (S) và Khả năng thích ứng (AC). Sau khi tính toán đƣợc 3 chỉ số

chính của Tính dễ bị tổn thƣơng (V), kết quả tính toán tính tính dễ bị tổn thƣơng

(V) của các cùng biển nhƣ sau:

Kết quả tính toán cho thấy, vùng biển Việt Nam và các vùng biển đều có

tính dễ bị tổn thƣơng rất cao với BĐKH. Cụ thể, sếp theo thứ tự tổn thƣơng từ

cao đến thấp nhƣ sau: (i) Đứng ở vị trí tổn thƣơng cao nhất là vùng biển miền

Trung với chỉ số dễ bị tổn thƣơng ở mức 0,63 (Cụ thể các chỉ tiêu thành phần

nhƣ: chỉ số phơi nhiễm ở mức 0,74; chỉ số mức độ nhạy cảm ở mức 0,60; chỉ số

khả năng thích ứng ở mức 0,45); (ii) Đứng ở vị trí tổn thƣơng thứ hai là vùng

biển Vịnh Bắc Bộ với chỉ số dễ bị tổn thƣơng ở mức 0,52 (Cụ thể các chỉ tiêu

thành phần nhƣ: chỉ số phơi nhiễm ở mức 0,21; chỉ số mức độ nhạy cảm ở mức

0,62; chỉ số khả năng thích ứng ở mức 0,27); (iii) Đứng ở vị trí tổn thƣơng thứ

ba là vùng biển Đông Nam Bộ với chỉ số dễ bị tổn thƣơng ở mức 0,49 (Cụ thể

các chỉ tiêu thành phần nhƣ: chỉ số phơi nhiễm ở mức 0,65; chỉ số mức độ nhạy

cảm ở mức 0,44; chỉ số khả năng thích ứng ở mức 0,63); (iv) Đứng ở vị trí tổn

thƣơng thứ tƣ là vùng biển Tây Nam Bộ với chỉ số dễ bị tổn thƣơng ở mức 0,46

72

(Cụ thể các chỉ tiêu thành phần nhƣ: chỉ số phơi nhiễm ở mức 0,71; chỉ số mức

độ nhạy cảm ở mức 0,23; chỉ số khả năng thích ứng ở mức 0,55) (Bảng 24, Hình

2).

Bảng 24. Kết quả tính chỉ số tổn thƣơng theo vùng biển và địa phƣơng

TT Tỉnh E S AC V Chỉ số tổn thƣơng

I VỊNH BẮC BỘ 0,67 0,52 0,88 0,44 Trung bình

1 Quảng Ninh 0,28 0,66 0,27 0,55 Trung bình

2 TP. Hải Phòng 0,29 0,57 0,69 0,39 Thấp

3 Thái Bình 0,43 0,57 0,45 0,52 Trung bình

4 Nam Định 0,38 0,61 0,48 0,50 Trung bình

5 Ninh Bình 0,38 0,59 0,33 0,55 Trung bình

6 Thanh Hóa 0,43 0,69 0,57 0,52 Trung bình

7 Nghệ An 0,30 0,62 0,70 0,41 Thấp

8 Hà Tĩnh 0,45 0,71 0,48 0,56 Trung bình

9 Quảng Bình 0,42 0,84 0,52 0,58 Cao

II MIỀN TRUNG 0,64 0,67 0,52 0,60 Cao

10 Quảng Trị 0,42 0,66 0,50 0,53 Trung bình

11 Thừa Thiên-Huế 0,32 0,59 0,41 0,50 Trung bình

12 Đà Nẵng 0,24 0,59 0,44 0,46 Trung bình

13 Quảng Nam 0,34 0,68 0,62 0,47 Trung bình

14 Quảng Ngãi 0,40 0,65 0,58 0,49 Trung bình

15 Bình Định 0,36 0,62 0,82 0,39 Thấp

16 Phú Yên 0,37 0,70 0,58 0,50 Trung bình

17 Khánh Hòa 0,32 0,86 0,73 0,48 Trung bình

18 Ninh Thuận 0,31 0,62 0,57 0,45 Trung bình

19 Bình Thuận 0,21 0,61 0,58 0,42 Thấp

III ĐÔNG NAM BỘ 0,21 0,51 0,13 0,53 Trung bình

20 Bà Rịa-Vũng Tàu 0,26 0,41 0,53 0,38 Thấp

21 TP. Hồ Chí Minh 0,70 0,56 0,47 0,60 Cao

22 Tiền Giang 0,39 0,52 0,32 0,53 Trung bình

23 Bến Tre 0,33 0,58 0,50 0,47 Trung bình

24 Trà Vinh 0,28 0,53 0,55 0,42 Thấp

25 Sóc Trăng 0,34 0,57 0,29 0,54 Trung bình

26 Bạc Liêu 0,34 0,51 0,00 0,62 Cao

IV TÂY NAM BỘ 0,29 0,21 0,54 0,32 Thấp

27 Cà Mau 0,41 0,73 0,39 0,58 Cao

28 Kiên Giang 0,34 0,46 0,40 0,47 Trung bình

TOÀN QUỐC 0,45 0,48 0,52 0,47 Trung bình

Nguồn: Đề tài cấp nhà nước nghiên cứu BĐKH của VIFEP, 2020

73

Hình 2. Bản đồ tính dễ bị tổn thƣơng các vùng biển Việt Nam nghề KTHS

Nguồn: Đề tài cấp nhà nước nghiên cứu BĐKH của VIFEP, 2020

74

VI. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÌNH HÌNH TRÊN BIỂN ĐÔNG, HỢP

TÁC QUỐC TẾ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NGHỀ CÁ TRONG NƢỚC VÀ KHU

VỰC

1. Đánh giá, dự báo tình hình trên biển Đông và ảnh hƣởng đến nghề

cá trong nƣớc và khu vực

Theo Bộ Quốc phòng hiện nay, toàn cầu có khoảng 36% diện tích biển và

đại dƣơng đã có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia

biển kể từ khi Công ƣớc Luật biển năm 1982 ra đời, còn khoảng 416 tranh chấp

về ranh giới biển, thềm lục địa cần đƣợc hoạch định; trong đó, khu vực Đông

Nam Á có khoảng 15 tranh chấp. Tất nhiên trong các tranh chấp trên, ngƣời ta

không tính đến tranh chấp đƣợc tạo thành bởi yêu sách không dựa vào các quy

định, hoặc cố tình giải thích sai. Khu vực biển Châu Á, đặc biệt là khu vực biển

Đông Nam Á sẽ tiếp tục là điểm nóng về tranh chấp chủ quyền trong thời gian

tới. Tình hình quốc tế tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là sự cạnh

tranh chiến lƣợc giữa các nƣớc lớn (Mỹ-Trung Quốc) về địa kinh tế, địa chính

trị toàn cầu. Tranh chấp chủ quyền biên giới biển và sự bất đồng giữa các nƣớc

tại Biển Đông còn tiềm ẩn nhiều phức tạp và rủi ro cho Việt Nam, đặc biệt là

cho nghề cá, các lệnh cấm đánh bắt cá đơn phƣơng của Trung Quốc, các lực

lƣợng bảo vệ biển của Trung Quốc còn ngang nhiên đe dọa tiến hành chiến dịch

“trấn áp” tất cả tàu vi phạm của ngƣ dân Việt Nam sẽ tiếp tục gây trở ngại rất

lớn cho hoạt động đánh bắt, nghiên cứu nguồn lợi hải sản ngoài 200m và thăm

dò dầu khí của Việt Nam nói riêng và các nƣớc trong khu vực nói chung.

Nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền ngang ngƣợc ở biển Đông của

Trung Quốc, kể từ sau năm 2016, Trung Quốc hoàn thành thêm nhiều cơ

sở quân sự ở một số thực thể tại Biển Đông để tăng cƣờng lực lƣợng và triển

khai hàng trăm tàu dân quân biển quấy rối ngƣ dân Việt Nam và các nƣớc trong

khu vực. Điển hình là vụ nhiều tàu dân binh biển của Trung Quốc hoạt động

suốt nhiều tháng tại bãi Ba Đầu bao vây, cƣỡng ép các nƣớc khác ra khỏi khu

vực quần đảo Trƣờng Sa của Việt Nam. Trung Quốc liên tục có nhiều hành vi

gây quan ngại ở Biển Đông nhƣ: điều động tàu khảo sát Hải Dƣơng 08 cùng lực

lƣợng tàu yểm trợ xâm phạm vùng biển xung quanh quần đảo Trƣờng Sa thuộc

chủ quyền Việt Nam (2019). Lực lƣợng hải cảnh Trung Quốc cũng thƣờng

xuyên quấy phá tàu cá của ngƣ dân Việt Nam, điển hình đâm chìm 01 tàu cá của

ngƣ dân Quảng Ngãi đang hoạt động hợp pháp ở vùng biển xung quanh quần

đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam (02/4/2020). Cũng trong 5 năm qua,

Bắc Kinh đã quân sự hóa, triển khai nhiều hệ thống do thám, tên lửa đối không

(nhƣ HQ-9) lẫn đối hải (YJ-12, YJ-62,…) đến các thực thể ở 2 quần đảo Hoàng

Sa và Trƣờng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhƣng đang bị Bắc Kinh chiếm

đóng phi pháp nhƣ: đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa, các bãi đá Xu Bi, Vành Khăn và

Chữ Thập ở quần đảo Trƣờng Sa cũng đã đƣợc Trung Quốc hoàn thiện các hạ

tầng đƣờng băng, nhà chứa máy bay. Kèm theo đó, Trung Quốc cũng thƣờng

xuyên điều các loại máy bay tiêm kích nhƣ J-10 và J-11, oanh tạc cơ H-6 đến

các đảo và bãi đá vừa nêu. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng liên tục tổ chức nhiều cuộc

75

tập trận ở Biển Đông trong những năm gần đây nhằm răn đe các nƣớc láng

giềng trong đó có Việt Nam. Trung Quốc còn ngang ngƣợc tuyên bố với thế giới

và các nƣớc có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc rằng các phán

quyết của tòa Quốc tế đối với Trung Quốc là vô hiệu thể hiện rõ ý đồ của Trung

Quốc là độc chiếm biển Đông.

Trong thời gian tới Trung Quốc tiếp tục thực thi chiến lƣợc vùng xám ở

Biển Đông bằng cách điều động lực lƣợng hải cảnh và dân binh biển gây ra

nguy cơ va chạm và đe dọa các tàu cá của Việt Nam nói riêng và các nƣớc trong

khu vực nói chung. Đƣợc mệnh danh là “hung thần” trên Biển Đông, lực lƣợng

hải cảnh Trung Quốc đầu năm nay đƣợc Quốc hội nƣớc này thông qua luật mới

cho phép sử dụng vũ khí khác nhau gồm vũ khí cầm tay, vũ khí đƣợc phóng từ

tàu hoặc từ trên không nhằm vào tàu nƣớc ngoài ở các vùng biển mà Bắc Kinh

tuyên bố chủ quyền. Ngoài ra, Luật cho phép thành viên lực lƣợng đƣợc phá

công trình mà nƣớc khác xây dựng trên các bãi đá ngầm và kiểm tra các tàu

nƣớc ngoài trong vùng biển mà Trung Quốc đƣa ra yêu sách chủ quyền. Luật

này cũng trao cho hải cảnh Trung Quốc quyền thiết lập tạm thời các vùng cấm

di chuyển "khi cần" để ngăn tàu thuyền và ngƣời xâm nhập. Có thể nói thời gian

tới Biển Đông sẽ trở lên nguy hiểm cho bất kỳ thƣờng dân nào khác ngoài Trung

Quốc hoạt động trong vùng biển mà Trung Quốc đơn phƣơng đòi yêu sách chủ

quyền vì Trung Quốc có thể lợi dụng để tấn công tàu các nƣớc trong thời gian

tới.

Ngoài ra, Trung Quốc là thị trƣờng có quan hệ trao đổi thƣơng mại thủy

sản hàng đầu của ngành thủy sản Việt Nam trong thời gian tới, chiếm gần 15%

tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, tốc độ tăng trƣởng bình quân

trên 20%/năm, nếu các xung đột trên biển đông không đƣợc giải quyết bằng con

đƣờng hòa bình, thƣơng mại thủy sản với Trung Quốc sẽ bị đóng cửa hoặc hạn

chế áp dụng các rào cản kỹ thuật bất cứ lúc nào, nếu điều này xảy ra ngành thủy

sản sẽ chịu thiệt hại nặng nề nhất kể từ khi thành lập ngành đến nay, đây là một

rủi ro hoàn toàn có thể xảy ra trong thời gian tới.

Việt Nam là quốc gia biển, là vùng lõm của tranh chấp, là đất nƣớc có

tính chi phối trong địa kinh tế và địa chính trị lợi ích biển, đây là vấn đề lâu dài

phải chấp nhận trong kinh tế biển. Đảng ta thống nhất tƣ tƣởng, nhận thức về vị

trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của biển đối với sự nghiệp xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân và kiên quyết đấu tranh

giữ vững chủ quyền an ninh biển đảo bằng con đƣờng ngoại giao, phù hợp với

Công ƣớc của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố về

ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đặc biệt là kêu gọi sự ủng hộ của cộng

đồng quốc tế, đặc biệt là các nƣớc lớn. Ở trong nƣớc Đảng và nhà nƣớc hoàn

thiện cơ chế chính sách cho phát triển kinh tế biển nhằm củng cố và thể hiện rõ

quan điểm của Đảng và nhà nƣớc đối với kinh tế biển. Đảng ta phấn đấu đến

năm 2030 đƣa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí

về phát triển bền vững kinh tế biển; hình thành văn hoá sinh thái biển; chủ động

thích ứng với biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy

76

thoái môi trƣờng biển, tình trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và

bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng (Nghị quyết 36-NQ/TƢ Chiến lƣợc phát

triển bền vững kinh tế biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045).

2. Đánh giá, dự báo tình hình hợp tác quốc tế và ảnh hƣởng đến nghề

cá trong nƣớc và khu vực

Xét chung cho lĩnh vực thủy sản, về mặt thị trƣờng, hội nhập quốc tế sẽ

tạo ra nhiều cơ hội nhƣng đồng thời cũng đặt ra những thách thức đối với ngành

thủy sản nói chung và bảo vệ, khai thác nguồn lợi thủy sản nói riêng. Về mặt

thuận lợi, cơ hội phát triển, trong thời gian qua, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định

thƣơng mại quốc tế và những hiệp định này đƣợc kỳ vọng sẽ tạo cơ hội rất thuận

lợi cho sự phát triển lĩnh vực thuỷ sản nói chung. Một số cơ hội gồm: Tạo cơ hội

cho tăng trƣởng thƣơng mại quốc tế (từ sự cắt giảm/xoá bỏ hàng rào thuế quan…);

đa dạng hoá, mở rộng thị trƣờng đối với các doanh nghiệp; gia tăng nguồn vốn đầu

tƣ (FDI), cũng nhƣ hoạt động chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ và quy

trình quản lý tiên tiến; chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ đƣợc nâng cao, đem lại nhiều

lợi ích cho ngƣời tiêu dùng; tạo động lực cho việc cải thiện thể chế, chính sách theo

hƣớng minh bạch hơn, thuận lợi và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên trong thực tiễn sẽ xuất hiện những thách thức: (1) việc thu hút sự

hỗ trợ từ các nguồn quốc tế trở nên khó khăn hơn do Việt Nam đã đƣợc Ngân

hàng Thế giới công nhận trở thành nƣớc có mức thu nhập trung bình nên hình

thức hợp tác chủ yếu chỉ còn là hợp tác kỹ thuật, trao đổi chuyên gia; (2) sự xuất

hiện nhiều tiêu chuẩn thƣơng mại, đã và sẽ tạo ra những thách thức lớn cho sự

phát triển của ngành, đòi hỏi ngành tiếp tục cần có những điều chỉnh, tái cơ cấu

mạnh mẽ ở nhiều lĩnh vực, từ cơ chế, chính sách, áp dụng khoa học công nghệ,

quản lý và tổ chức thực hiện sản xuất,….; (3) nhu cầu đầu tƣ về nguồn lực (nhân

lực, tài chính,…) khá lớn để triển khai hiệu quả các hiệp định đã ký kết.

Đối với vấn đề biển đông, trong bối cảnh các nƣớc ngày càng nhận thức

r và triển khai mạnh hơn chiến lƣợc, định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội „dựa

vào biển”, “hƣớng ra biển”, biển đông vẫn sẽ là nơi tiềm ẩn những tranh chấp,

xung đột bởi liên quan đến các lợi ích đan xen nhau liên quan đến quản lý, sử

dụng không gian và nguồn lợi biển,…. Đặc biệt, theo National Geographic,

Trung Quốc dƣờng nhƣ là một trong những thủ phạm gây ra tình trạng dẫn tới

thực trạng mất an ninh nghề cá ở vùng biển Đông. Những tuyên bố và hành

động đơn phƣơng của Trung Quốc khi thiết lập “vùng cấm đánh cá trên Biển

Đông” từ 1 tháng 5 đến 1 tháng 8 hàng năm và khi xây dựng các đảo nhân tạo

trên 7 bãi cạn san hô ở cụm đảo Trƣờng Sa mà Bắc Kinh đã dùng vũ lực chiếm

của Việt Nam vào năm 1988 đã, đang và sẽ đe dọa đến an ninh môi trƣờng, an

ninh sinh thái và nghề cá không chỉ ở vùng biển Trƣờng Sa mà còn đối với phần

còn lại của Biển Đông (Nguyễn Chu Hồi, 2020). Sự tranh chấp phức tạp ở biển

Đông sẽ tiếp tục diễn ra kéo theo sự “tranh dành khu vực đánh bắt cá” theo

tuyên bố chủ quyền của mỗi nƣớc điều này tác động đến phạm vi không gian

ngƣ trƣờng khai thác của ngƣ dân Việt Nam. Vấn đề biển đông, vì thế, là phức

tạp, khó lƣờng. Mức độ an toàn, ổn định cho ngƣ dân bám biển khai thác thủy

77

sản hiệu quả phụ thuộc vào sự đồng thuận hƣớng tới giải quyết các vấn đề tranh

chấp, xung đột bằng biện pháp hòa bình theo các cam kết, quy định quốc tế. Nếu

các biện pháp giải quyết tranh chấp, xung đột một cách hòa bình không đƣợc

thực hiện tốt, vấn đề an toàn, sự ổn định ngƣ trƣờng khai thác của ngƣ dân sẽ bị

đe dọa với mức độ ngày càng tăng. Nhìn chung. sự phức tạp, khó lƣờng trong

vấn đề biển Đông sẽ tiếp tục diễn ra. Trong thời gian tới, ngƣ dân sẽ phải tuân

thủ chặt chẽ ngƣ trƣờng đánh bắt đƣợc cho phép, hợp pháp để đảm bảo các yêu

cầu liên quan đến không khai thác IUU.

Về mặt thị trƣờng, hội nhập quốc tế tác động lên khai thác thủy sản nội địa

về mặt thị trƣờng ít hơn so với lĩnh vực khai thác hải sản do các sản phẩm thủy sản

vùng nội địa chủ yếu liên quan, tiêu thụ ở thị trƣờng trong nƣớc. Mặt khác các quy

định quốc tế cũng chủ yếu tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực hải sản; nguồn lợi thủy

sản nội địa cũng thƣờng liên quan và có tầm ảnh hƣởng chủ yếu trong phạm vị

quốc gia (ngoại trừ vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nơi là hạ nguồn của sông Mê

Kông liên quan với một số quốc gia khác hay một số sông lớn phía Bắc thƣợng

nguồn thuộc Trung Quốc). Tuy nhiên trong tƣơng lai khi Việt Nam có các mặt

hàng thủy sản nội địa quý hiếm đƣợc tiêu thụ ở thị trƣờng quốc tế thì ảnh hƣởng

bởi hội nhập quốc tế về mặt tiêu thụ sản phẩm sẽ trở nên lớn hơn.

Tác động của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn sẽ mạnh hơn trong

trong bối cảnh Việt Nam sẽ thực hiện cam kết, quy định quốc tế. Hội nhập quốc

tế đã và sẽ tiếp tục đặt ra nhu cầu và yêu cầu cho ngành thủy sản về bảo vệ

nguồn lợi thủy sản.

Trong thời gian tới hoạt động hợp tác quốc tế sẽ sẽ phổ biến hơn các hình

thức hợp tác thƣơng mại (với doanh nghiệp của các bên hợp tác), hợp tác kỹ

thuật, trao đổi chuyên gia (trong nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao KHCN,…) đặc

biệt là các lĩnh vực công nghệ lƣu trữ giống gốc, bảo tồn nguồn gen đối với các

loài có giá trị kinh tế cao, quý hiếm trong nƣớc và nhập khẩu các giống loài thủy

sản có giá trị kinh tế cao để nuôi thả phù hợp với điều kiện khí hậu tự nhiên của

Việt Nam.

78

PHẦN THỨ TƢ

QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỢI THỦY SẢN

THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

I. QUAN ĐIỂM QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC NGUỒN

LỢI THỦY SẢN THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

1. Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản phù hợp chủ trƣơng,

đƣờng lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc về bảo vệ và khai

thác nguồn lợi thủy sản; phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế xã hội, chiến

lƣợc phát triển thuỷ sản, chiến lƣợc phát triển kinh tế biển, quy hoạch tổng thể

quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia

và các quy hoạch có liên quan nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ.

2. Chú trọng bảo vệ, tái tạo và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản; bảo

vệ môi trƣờng sống của các loài thủy sản, thích ứng với biến đổi khí hậu và

nƣớc biển dâng; bảo tồn đa dạng sinh học, tăng diện tích thủy vực đƣợc bảo vệ,

bảo tồn tại các vùng biển và vùng nội địa; tiếp cận quản lý nghề cá thận trọng

dựa vào hệ sinh thái, bảo đảm phát triển bền vững.

3. Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản gắn với lợi ích, trách nhiệm của

cộng đồng và phù hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội từng vùng; bảo đảm

an sinh xã hội, bình đẳng giới, chia sẻ lợi ích, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân

trong việc hƣởng lợi từ khai thác, sử dụng nguồn lợi thủy sản hoặc hoạt động

trong ngành, nghề có ảnh hƣởng trực tiếp đến nguồn lợi thủy sản.

4. Khai thác thủy sản phù hợp với tiềm năng nguồn lợi, theo hƣớng hiệu

quả, bền vững và có trách nhiệm; đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã

hội và bảo vệ môi trƣờng; góp phần bảo đảm an ninh dinh dƣỡng, thực phẩm,

nâng cao giá trị và thu nhập cho ngƣời dân trên cơ sở ứng dụng khoa học công

nghệ, chuyển đổi số; nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc, tổ chức lại sản xuất

thủy sản.

5. Duy trì sự hiện diện thƣờng xuyên tàu cá trên các ngƣ trƣờng khai

thác, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh gắn với bảo vệ chủ quyền biển,

đảo của Tổ quốc; ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ khai thác thủy sản bất hợp pháp,

không báo cáo, không theo quy định; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; tuân

thủ pháp luật và điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên; ƣu tiên đầu tƣ,

phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng nghề cá, đặc biệt tại các trung tâm nghề cá lớn

gắn với các ngƣ trƣờng trọng điểm.

II. MỤC TIÊU QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC NGUỒN

LỢI THỦY SẢN THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

1. Mục tiêu tổng quát đến năm 2030

Bảo đảm hoạt động khai thác hiệu quả gắn với bảo vệ, phục hồi, tái tạo

nguồn lợi thủy sản và bảo tồn đa dạng sinh học; phát triển nghề cá bền vững, có

trách nhiệm, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế; có cơ cấu, hình thức tổ chức

sản xuất hợp lý, tăng chất lƣợng, hiệu quả; bảo vệ môi trƣờng, thích ứng với

79

biến đổi khí hậu; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân; góp phần

bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ quốc phòng an ninh trên các vùng biển, hải đảo

thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

2.1. Đối với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

a. Vùng biển

- 0,52% (520.000 ha) diện tích tự nhiên vùng biển, ven biển, ven đảo đƣợc

thành lập khu bảo tồn biển, góp phần hƣớng đến mục tiêu 6,0% diện tích tự nhiên

vùng biển quốc gia1 đƣợc bảo tồn.

- 1,73 - 2,93% (1.730.000 - 2.930.000 ha) diện tích tự nhiên vùng biển,

ven biển, ven đảo đƣợc khoanh vùng bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

b) Vùng nội địa

- 3 - 4% (30.000-40.000 ha) diện tích mặt nƣớc2 của các thủy vực vùng

nội địa đƣợc quy định là khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

- 4 - 5% (40.000-50.000 ha) diện tích mặt nƣớc vùng nội địa đƣợc quy

định là khu vực cấm khai thác thuỷ sản có thời hạn.

2.2. Đối với khai thác thủy sản

- Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất bình quân đạt 1,5%/năm.

- Tổng sản lƣợng khai thác thủy sản khoảng 2,8 triệu tấn; trong đó khai

thác vùng nội địa 0,15 triệu tấn, khai thác vùng biển 2,65 triệu tấn (vùng ven bờ

0,3 triệu tấn, vùng lộng 0,54 triệu tấn, vùng khơi 1,81 triệu tấn).

- Tổng số tàu cá khoảng 83.600 chiếc; trong đó tàu cá khai thác vùng ven

bờ 39.000 chiếc, vùng lộng 17.058 chiếc, vùng khơi 27.542 chiếc.

Trong đó, số lƣợng tàu cá hoạt động theo các nghề nhƣ sau: Lƣới kéo

chiếm 10,0%, lƣới vây chiếm 6,1%, lƣới rê chiếm 40,3%, nghề câu chiếm

16,1%, nghề câu cá ngừ đại dƣơng chiếm 2,9%, nghề chụp chiếm 3,0%, nghề

lồng bẫy chiếm 2,9%, nghề khác chiếm 16,6% và nghề dịch vụ hậu cần chiếm

2,2% tổng số tàu cá trên toàn quốc.

- Thu nhập bình quân đầu ngƣời lao động thủy sản gấp 2,5 lần so với hiện

nay.

- Tổn thất sau thu hoạch khai thác thủy sản dƣới 10%.

1 Tổng diện tích đƣợc tính là 1 triệu km

2/100 triệu ha

2 Tổng diện tích đƣợc tính là 987 nghìn ha

80

Bảng 25. Các chỉ tiêu quy hoạch chính thời kỳ 2021-2030

TT Nội dung quy hoạch Đơn vị Năm

2020

Thời kỳ

QH 2021-

2030

I Bảo vệ, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản

1 Vùng biển: Diện tích vùng biển, ven biển,

ven đảo đƣợc bảo vệ, bảo tồn % 0,6789 2,03-3,43

2 Vùng

nội địa

Diện tích mặt nƣớc vùng nội địa là

khu vực cấm khai thác thuỷ sản có

thời hạn.

% - 4,0-5,0

Diện tích mặt nƣớc vùng nội địa là

khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. % - 3,0-4,0

II Khai thác thủy sản

1 Tổng sản lƣợng khai thác Triệu tấn 3,86 2,8

- Vùng nội địa Triệu tấn 0,195 0,15

- Vùng biển Triệu tấn 3,66 2,65

+ Vùng ven bờ Triệu tấn 0,317 0,3

+ Vùng lộng Triệu tấn 0,49 0,54

+ Vùng khơi Triệu tấn 2,859 1,81

2 Tàu khai thác Chiếc 94.572 83.600

- 6 -< 12m (vùng bờ) Chiếc 45.085 39.000

- 12 -< 15m (vùng lộng) Chiếc 17.058 17.058

- 15 -< 24m (vùng khơi) Chiếc 29.685 24.548

- > 24m (vùng khơi) Chiếc 2.744 2.994

3. Tầm nhìn đến năm 2050

Việt Nam trở thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại,

tƣơng đƣơng với các nƣớc có nghề cá phát triển trong khu vực và trên thế giới; đa

dạng sinh học biển đƣợc bảo tồn và phát triển; đời sống vật chất, tinh thần của

ngƣời dân đƣợc nâng cao; góp phần bảo đảm an sinh xã hội; giữ vững độc lập,

chủ quyền biển đảo của Tổ quốc (Bảng 26).

81

Bảng 26. Kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu theo giai đoạn đến năm 2030

TT Nội dung Đơn vị

tinh Năm 2020

Giai đoạn

2021-2025

Giai đoạn

2026-2030

TTBQ 2021-

2025 (%/năm)

TTBQ 2026-

2030 (%/năm)

I Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

1 Vùng biển 1,41-2,01 2,03-3,43

- Khu bảo tồn biển % 0,15 0,20 - 0,30 0,30-0,50

- Khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn % 0,5 1,00-1,20 1,20-1,60

- Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản % 0,01 0,20-0,50 0,50-1,30

- Khu vực cƣ trú nhân tạo % 0 0,01 0,03

2 Vùng nội địa

- Diện tích mặt nƣớc vùng nội địa là khu bảo

vệ nguồn lợi thuỷ sản. % 2,0-3,0 3,0-4,0

- Diện tích mặt nƣớc vùng nội địa là khu vực

cấm khai thác thuỷ sản có thời hạn. % 3,0-4,0 4,0-5,0

II Khai thác thủy sản

1 Sản lƣợng khai thác 1.000 tấn 3.861 3.500 2.800

2.1 Vùng biển 1.000 tấn 3.666 3.320 2.650 -2,0 -4,4

a Theo vùng biển 1.000 tấn 3.666 3.320 2650 -2,0 -4,4

- Vùng ven bờ 1.000 tấn 317 300 300 -1,1 0,0

- Vùng lộng 1.000 tấn 490 490 540 0,0 2,0

- Vùng khơi 1.000 tấn 2.859 2.530 1.810 -2,4 -6,5

b Theo ngư trường 1.000 tấn 3.666 3.320 2650 -2,0 -4,4

- Vịnh Bắc Bộ 1.000 tấn 629 570 450 -2,0 -4,6

82

TT Nội dung Đơn vị

tinh Năm 2020

Giai đoạn

2021-2025

Giai đoạn

2026-2030

TTBQ 2021-

2025 (%/năm)

TTBQ 2026-

2030 (%/năm)

- Trung Bộ và giữa biển Đông 1.000 tấn 1.201 1088 1.110 -2,0 0,4

- Đông Nam Bộ 1.000 tấn 923 836 710 -2,0 -3,2

- Tây Nam Bộ 1.000 tấn 913 827 380 -2,0 -14,4

c Theo đối tượng 1.000 tấn 3.666 3.320 2.650 -2,0 -4,4

- Cá 1.000 tấn 2.992 2710 2.095 -2,0 -5,0

- Mực, bạch tuộc 1.000 tấn 280 254 230 -2,0 -1,9

- Tôm, cua, ghẹ 1.000 tấn 114 103 95 -2,0 -1,6

- Hải sản khác 1.000 tấn 280 254 230 -2,0 -1,9

d Theo nghề 1.000 tấn 3.666 3.320 2.650 -2,0 -4,4

- Họ nghề lƣới kéo 1.000 tấn 1.837 1300 892 -6,7 -7,3

- Họ nghề lƣới vây 1.000 tấn 446 450 517 0,2 2,8

- Họ nghề lƣới rê 1.000 tấn 724 750 647 0,7 -2,9

- Họ nghề chụp 1.000 tấn 90 150 151 10,8 0,1

- Nghề câu cá ngừ đại dƣơng 1.000 tấn 32 32 25 0,0 -4,8

- Họ nghề câu 1.000 tấn 77 77 78 0,0 0,3

- Nghề lồng bẫy 1.000 tấn 86 120 126 6,9 1,0

- Họ nghề khác 1.000 tấn 374 441 214 3,4 -13,5

2.2 Vùng nội địa 1.000 tấn 195 180 150 -1,6 -3,6

- Đồng bằng sông Hồng 1.000 tấn 28 23 18 -3,9 -4,8

- Trung du miền núi phía Bắc 1.000 tấn 11 12 13 1,8 1,6

83

TT Nội dung Đơn vị

tinh Năm 2020

Giai đoạn

2021-2025

Giai đoạn

2026-2030

TTBQ 2021-

2025 (%/năm)

TTBQ 2026-

2030 (%/năm)

- Bắc Trung Bộ 1.000 tấn 24 23 22 -0,8 -0,9

- Duyên Hải Nam Trung Bộ 1.000 tấn 10 9 8 -2,1 -2,3

- Tây nguyên 1.000 tấn 6 7 8 3,1 2,7

- Đông Nam Bộ 1.000 tấn 14 13 12 -1,5 -1,6

- Đồng bằng sông Cửu Long 1.000 tấn 102 93 69 -1,8 -5,8

2 Tàu cá Chiếc 94.572 89.000 83.600 -1,2 -1,2

2.1 Theo chi u d i Chiếc 94.572 89.000 83.600 -1,2 -1,2

- 6 -< 12m Chiếc 45.085 41844 39.000 -1,5 -1,4

- 12 -< 15m Chiếc 17.058 17058 17.058 0,0 0,0

- 15 -< 24m Chiếc 29.679 27456 24.548 -1,5 -2,2

- > 24m Chiếc 2.750 2.943 2.994 1,4 0,3

2.2 Theo vùng biển Chiếc 94.572 89.000 83.600 -1,2 -1,2

- Vịnh Bắc Bộ Chiếc 27.134 25.500 24.000 -1,2 -1,2

- Miền Trung Chiếc 35.996 33.500 33.161 -1,4 -0,2

- Đông Nam Bộ Chiếc 15.843 15.000 12.798 -1,1 -3,1

- Tây Nam Bộ Chiếc 15.599 15.000 13.641 -0,8 -1,9

2.3 Theo ngh Chiếc 94.572 89.000 83.600 -1,2 -1,2

- Họ nghề lƣới kéo Chiếc 17.618 11.452 8.360 -8,3 -6,1

- Họ nghề lƣới vây Chiếc 6.194 6.000 5.112 -0,6 -3,2

- Họ nghề lƣới rê Chiếc 31.396 31.396 33.697 0,0 1,4

84

TT Nội dung Đơn vị

tinh Năm 2020

Giai đoạn

2021-2025

Giai đoạn

2026-2030

TTBQ 2021-

2025 (%/năm)

TTBQ 2026-

2030 (%/năm)

- Họ nghề chụp Chiếc 2.794 2.794 2.480 0,0 -2,4

- Họ nghề câu Chiếc 15.927 15.927 13.377 0,0 -3,4

- Nghề câu cá ngừ đại dƣơng Chiếc 2.460 2.460 2.460 0,0 0,0

- Nghề lồng bẫy Chiếc 2.447 2.447 2.450 0,0 0,0

- Họ nghề khác Chiếc 13.334 14.524 13.844 1,7 -1,0

- Nghề DVHC Chiếc 2.402 2.000 1.820 -3,6 -1,9

3 Tổn thất sau thu hoạch % 15-20 12-13 <10

4 Thu nhập bình quân so với hiện nay Lần 1,0 1,5-2 2,5

85

III. PHƢƠNG ÁN QUY HOẠCH

1. Các phƣơng án

1.1. Phƣơng án 1 (phƣơng án so sánh)

Phƣơng án này đƣợc thực hiện trong điều kiện kinh tế phát triển chậm;

đầu tƣ quy nhỏ; chịu ảnh hƣởng, tác động lớn từ các yếu tố môi trƣờng và biến

đổi khí hậu. Chỉ tiêu diện tích các khu bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu

vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn,... trên nền hiện trạng hiện có, có sự tác

động từ các chính sách, công tác quản lý ở mức độ vừa phải. Nguồn lợi thủy sản

suy giảm nhanh do giai đoạn trƣớc đây khai thác quá mức, khả năng phục hồi

nguồn lợi chậm dẫn đến sản lƣợng khai thác giảm mạnh. Tác động của thị

trƣờng lớn, do đó tốc độ tăng trƣởng chậm, thu nhập của lao động nghề cá

không cao.

Các chỉ tiêu cụ thể như sau (Bảng 27):

a. Đối với vùng biển

- Diện tích vùng biển, ven biển, ven đảo đƣợc bảo vệ, bảo tồn đạt 2% diện

tích tự nhiên vùng biển quốc gia.

- Sản lƣợng khai thác thủy sản khoảng 2,0 triệu tấn.

- Tổng số tàu thuyền khoảng 72.000 tàu.

b. Đối với vùng nội địa

- 2,0% diện tích mặt nƣớc vùng nội địa là khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

- 3,0% diện tích mặt nƣớc vùng nội địa là khu vực cấm khai thác thuỷ sản

có thời hạn.

1.2.2. Phƣơng 2 (phƣơng án chọn)

Phƣơng án đƣợc đƣa ra dựa trên sự phát triển kinh tế xã hội và khả năng

khai thác cho phép của nguồn lợi. Quan điểm của phƣơng án này là lấy bảo vệ

và tái tạo và phục hồi nguồn lợi thủy sản làm trọng tâm; phát triển khai thác thủy

sản theo hƣớng bền vững, kết hợp bảo vệ tốt nguồn lợi; phấn đấu đạt mức tăng

trƣởng cao; giảm dần những nghề khai thác có ảnh hƣởng xấu đến nguồn lợi và

hệ sinh thái, đặc biệt là nghề lƣới kéo.

Phƣơng án đƣợc thực hiện trên cơ sở điều kiện kinh tế phát triển thuận

lợi; nguồn tài nguyên, đầu tƣ hợp lý; chịu ảnh hƣởng, tác động vừa phải từ các

yếu tố môi trƣờng và biến đổi khí hậu. Công tác bảo vệ, bảo tồn và phát triển

nguồn lợi thủy sản đƣợc quan tâm; các cơ chế, chính sách có hiệu quả; nghề cá ít

bị tác động do biến đổi khí hậu; nguồn lợi thủy sản dần đƣợc tái tạo và phục hồi

tốt. Sản lƣợng khai thác đạt mức bền vững tối ƣu, phù hợp với khả năng khai

thác cho phép của trữ lƣợng nguồn lợi; tốc độ tăng trƣởng giá trị hợp lý; đời

sống, thu nhập của ngƣ dân đƣợc nâng cao. Quy hoạch bảo tồn và bảo vệ nguồn

lợi thủy sản dựa trên ngƣỡng diện tích phù hợp đảm bảo cân đối cả nguồn lực và

khả năng triển khai thực hiện.

86

Các chỉ tiêu cụ thể như sau (Bảng 28):

a. Đối với vùng biển

- Diện tích vùng biển, ven biển, ven đảo đƣợc bảo vệ, bảo tồn đạt 4,0% diện

tích tự nhiên vùng biển quốc gia.

- Sản lƣợng khai thác thủy sản khoảng 2,65 triệu tấn.

- Tổng số tàu thuyền khoảng 83.600 tàu

b. Đối với vùng nội địa

- 3,0-4,0% diện tích mặt nƣớc vùng nội địa là khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ

sản.

- 4,0-5,0% diện tích mặt nƣớc vùng nội địa là khu vực cấm khai thác thuỷ

sản có thời hạn.

1.2.3. Phƣơng án 3 (phƣơng án so sánh)

Quan điểm của phƣơng án này là tiếp tục duy trì, phát triển số lƣợng tàu

thuyền khai thác, đồng thời giải quyết đƣợc nhiều việc làm cho lao động; tăng

sản lƣợng khai thác, kéo theo đó là tăng nhanh về giá trị sản lƣợng. Phƣơng án

này đƣợc thực hiện trong điều kiện kinh tế phát triển thuận lợi; trữ lƣợng nguồn

lợi dồi dào; đầu tƣ phát triển tàu thuyền với quy mô lớn; ít chịu ảnh hƣởng, tác

động từ các yếu tố môi trƣờng và biến đổi khí hậu. Công tác bảo vệ, bảo tồn và

phát triển nguồn lợi thủy sản có bƣớc phát triển đột phá; hệ thống các cơ chế,

chính sách, quản lý hoàn thiện, không bị tác động do biến đổi khí hậu. Dựa trên

ngƣỡng diện tích tối đa có thể quy hoạch để bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản.

Nguồn lợi thủy sản dần đƣợc phục hồi tối đa do công tác bảo tồn, bảo vệ và phát

triển nguồn lợi thủy sản rất tốt. Sản lƣợng khai thác về mức gần nhƣ hiện tại

nhƣng vẫn vƣợt mức khai thác bền vững tối ƣu.

- Dựa trên mô hình tính toán mức sản lƣợng khai thác tối đa của sản

lƣợng khai thác thủy sản và cƣờng lực khai thác tối đa.

- Thu nhập của lao động nghề cá không cao.

Các chỉ tiêu cụ thể như sau (Bảng 29):

a. Đối với vùng biển

- Diện tích vùng biển, ven biển, ven đảo đƣợc bảo vệ, bảo tồn đạt 7,5% diện

tích tự nhiên vùng biển quốc gia.

- Sản lƣợng khai thác thủy sản khoảng 3,5 triệu tấn.

- Tổng số tàu thuyền khoảng 94.000 tàu

b. Đối với vùng nội địa

- 5,0% diện tích mặt nƣớc vùng nội địa là khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

- 5,0-6,0% diện tích mặt nƣớc vùng nội địa là khu vực cấm khai thác thuỷ

sản có thời hạn.

87

Bảng 30. Các phƣơng án phát triển thời kỳ 2021-2030

TT Nội dung Đơn vị Năm 2020

Các phƣơng án phát triển thời kỳ

2021-2030 TTBQ 2021-2030 (%/năm)

PA1 (kịch

bản thấp)

PA2 (kịch bản

bền vững)

PA3 (kịch

bản cao) PA1 PA2 PA3

I Bảo vệ, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản

1

Vùng biển: Diện tích vùng biển, ven

biển, ven đảo đƣợc khoanh vùng bảo vệ

nguồn lợi thuỷ sản và thành lập khu bảo

tồn biển

2,0 4,0 7,5 16,0 18-24,3 27,2

2 Vùng nội

địa

Diện tích mặt nƣớc vùng

nội địa là khu vực cấm

khai thác thuỷ sản có thời

hạn.

% * 3,0 4,0-5,0 8

Diện tích mặt nƣớc vùng

nội địa là khu bảo vệ

NLTS

% * 2,0 3,0-4,0 5,0-6,0

II Khai thác thủy sản

1 Tổng sản lƣợng khai thác Triệu tấn 3,86 2,0 2,8 3,7 -6,3 -3,1 -0,3

- Vùng nội địa Triệu tấn 0,195 0,1 0,15 0,2 -6,3 -2,4 0,4

- Vùng biển Triệu tấn 3,66 1,9 2,65 3,5 -6,3 -3,1 -0,4

2 Tàu khai thác Chiếc 94.572 72.000 83.600 94.000 -2,7 -1,3 -0,1

88

2. Luận chứng lựa chọn phƣơng án quy hoạch

Xét về mức độ khai thác tiềm năng phát triển bảo vệ và khai thác nguồn

lợi thủy sản cho cả 3 phƣơng án có sự khác nhau.

Phƣơng án 1: Chỉ tiêu bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản ở mức thấp;

giảm mạnh số lƣợng tàu thuyền trên các vùng biển, các nghề; giảm nhanh nguồn

lợi thủy sản (Error! Reference source not found.). Chƣa phát huy hết đƣợc thế

ạnh về tiềm năng và lợi thế về ngƣ trƣờng, nguồn lợi, phát huy các cơ chế, chính

sách. Đồng thời, sẽ tạo nên áp lực giải quyết việc làm cho số lao động dôi dƣ

khá lớn do cắt giảm tàu thuyền.

Phƣơng án 2: Chỉ tiêu bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản phù hợp hiện

trạng, xu thế phát triển trên thế giới (Error! Reference source not found.).

iảm dần số lƣợng tàu thuyền khai thác phù hợp với trữ lƣợng và khả năng khai

thác cho phép của nguồn lợi. Đây là phƣơng án có tính khả thi cao, phù hợp với

điều kiện kinh tế của nƣớc ta và từng bƣớc giảm áp lực khai thác ở vùng biển

ven bờ, điều chỉnh hợp lý đội tàu đánh bắt vùng khơi theo định hƣớng Chiến

lƣợc phát triển thủy sản, Luật Thủy sản 2017; với chủ trƣơng, chính sách của

Nhà nƣớc. Bảo vệ, phục hổi và dần phát triển đƣợc nguồn lợi thủy sản, giải

quyết hợp lý số lao động nghề cá. Đƣa nghề cá phát triển theo hƣớng bền vững.

Phƣơng án 3: Chỉ tiêu bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản rất cao; số lƣợng

tàu thuyền và sản lƣợng có xu hƣớng không giảm so với hiện nay (Error!

eference source not found.). Tuy nhiên, số lƣợng tàu không giảm sẽ gây ra tình

trạng cạnh tranh ngƣ trƣờng giữa các nghề, gây áp lực khai thác lên vùng biển;

sản lƣợng khai thác không giảm sẽ làm cạn kệt nguồn lợi. Cùng với đó đòi hỏi

vốn đầu tƣ lớn, trong khi hiện nay nguồn lực còn hạn chế. Hơn nữa, phƣơng án

này tập sẽ tạo áp lực lớn đến nguồn lợi, do đó thiếu tính bền vững.

Giai đoạn 2010 - 2020, tổng số tàu thuyền có xu hƣớng giảm; bảo vệ, bảo

tồn nguồn lợi thủy sản đƣợc sự quan tâm nhƣng chƣa phát huy hết hiệu quả. Khả

năng bứt phá để tạo ra sự đột biến lớn trong thời gian tới là khó khăn. Ngoài ra,

khai thác vẫn chịu tác động của một số khó khăn nhƣ thiếu vốn đầu tƣ, nguồn lợi

suy giảm, chi phí sản xuất tăng cao, biến đổi khí hậu ảnh hƣởng lớn tới hiệu quả

và năng suất khai thác. Một số hộ khai thác kém hiệu quả, ảnh hƣởng tới nguồn

lợi không có khả năng chuyển đổi sang nghề khác. Vì vậy, cần giảm tàu thuyền

và sản lƣợng khai thác về mức hợp lý; đảm bảo có hiệu quả, bảo vệ nguồn lợi

thủy sản và góp phần phát triển bền vững nghề khai thác thủy sản.

So sánh 3 phƣơng án, cho thấy có sự khác nhau về chỉ tiêu bảo vệ, bảo tồn

nguồn lợi thủy sản; tốc độ tăng trƣởng, năng lực tàu thuyền, sản lƣợng khai thác,

hiệu quả khai thác. Với những phân tích và nhận định cho 3 phƣơng án phát

triển, lựa chọn phƣơng án 2 làm phƣơng án tính toán cho thời kỳ phát triển giai

đoạn 2021-2030. Tuy nhiên giữa các phƣơng án phát triển có ranh giới mềm, có

thể thay đổi giữa các phƣơng án cho phù hợp với tình hình phát triển của từng

giai đoạn.

89

IV. ĐỊNH HƢỚNG QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC

NGUỒN LỢI THỦY SẢN THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM

2050

1. Định hƣớng quy hoạch

1.1. Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

a) Đối với vùng biển

Thành lập mới các khu bảo tồn biển hƣớng tới tăng diện tích, quy mô khu

vực biển đƣợc bảo tồn đa dạng sinh học và tạo nền tảng bảo tồn gắn với phát

triển du dịch sinh thái biển (Bảng 31).

Tổ chức thực hiện hiệu quả công tác quản lý khu bảo tồn biển, góp phần

bảo vệ hệ sinh thái biển, ven biển và ven đảo, phát triển bền vững kinh tế biển.

Công bố danh mục và tổ chức quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo

quy định tại Luật Thủy sản và các văn bản hƣớng dẫn thi hành.

Ban hành danh mục khu vục cấm khai thác thủy sản có thời hạn theo quy

định pháp luật để bảo vệ các đối tƣợng thủy sản kinh tế quan trọng, các loài

nguy cấp, quý, hiếm, loài bản địa hƣớng đến phục hồi, khai thác và sử dụng hiệu

quả, bền vững nguồn lợi.

Hình thành nơi cƣ trú nhân tạo cho các loài thủy sản ở vùng biển ven bờ

nhằm bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản kết hợp với phát triển du lịch và ngăn

ngừa, hạn chế các nghề khai thác gây hại đến hệ sinh thái biển.

Phát huy tối đa sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng trong bảo vệ và

phát triển nguồn lợi thủy sản.

Lƣu giữ nguồn gen các đối tƣợng thuỷ sản nguy cấp, quý, hiếm. Đa dạng

hình thức lƣu giữ nguồn gen, lựa chọn đối tƣợng tiềm năng, đầu tƣ nghiên cứu

sản xuất giống để chủ động trong công tác tái tạo nguồn lợi và mở rộng đối

tƣợng, sản phẩm nuôi trồng thủy sản.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong khai thác thủy sản thân thiện hƣớng

đến bảo vệ nguồn lợi các loài rùa biển, thú biển và giảm thiểu đánh bắt không

chủ ý.

90

Bảng 31. Diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia đƣợc bảo vệ nguồn lợi và bảo tồn

hƣớng tới 6,0%

TT Khu vực bảo

tồn, bảo vệ

Ngƣỡng

diện tích

có thể

quy

hoạch

(ha)

Diện tích đ đƣợc bảo

tồn, bảo vệ đến 2021

Tổng diện tích quy hoạch

bảo tồn, bảo vệ thời kỳ

2021-2030

Diện

tích

(ha)

% tổng diện

tích tự nhiên

vùng biển

quốc gia

Diện tích

(ha)

% tổng diện

tích tự

nhiên vùng

biển quốc

gia

1 Khu bảo tồn

biển 600.000 147.943 0,147943 524.795 0,524795

2

Khu vực cấm

khai thác thủy

sản có thời hạn

2.100.000 493.880 0,493880 1.596.986 1,596986

3

Khu bảo vệ

nguồn lợi thuỷ

sản

2.000.000 11.640 0,011640 1.327.410 1,327410

4

Khu vực cƣ trú

nhân tạo cho

loài thuỷ sản

100.000 328 0,000328 32.328 0,032328

Tổng diện tích 4.800.000 653.791 0,653791 3.481.519 3,481519

b) Đối với vùng nội địa

Bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản trên cơ sở quản lý tổng hợp, liên

ngành để giải quyết và giảm thiểu các tác động từ thƣợng nguồn đến các cửa

sông, từ các ngành kinh tế khác đến nguồn lợi thuỷ sản; tăng cƣờng khả năng

phối hợp trong quản lý và bảo vệ nguồn lợi giữa các bên liên quan.

Giám sát môi trƣờng sống của các loài thủy sản; xử lý hiệu quả vấn đề ô

nhiễm nƣớc trên các thủy vực ở vùng nội địa, đặc biệt là vấn đề xả thải ở các

khu công nghiệp, làng nghề, nhà máy và xí nghiệp,...

Công bố danh mục và tổ chức quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo

quy định tại Luật Thủy sản và các văn bản hƣớng dẫn thi hành.

Ban hành danh mục khu vục cấm khai thác thủy sản có thời hạn theo quy

định pháp luật để bảo vệ các đối tƣợng thủy sản kinh tế quan trọng, các loài

nguy cấp, quý, hiếm, loài bản địa hƣớng đến phục hồi, khai thác và sử dụng hiệu

quả, bền vững nguồn lợi.

Phát huy tối đa sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng trong bảo vệ và

phát triển nguồn lợi thủy sản.

91

1.2. Khai thác thủy sản

a) Đối với vùng biển

- Giảm dần sản lƣợng khai thác đảm bảo phù hợp với trữ lƣợng nguồn lợi

thủy sản. Chú trọng tăng về giá trị sản xuất, chuyển đổi tỷ trọng sản lƣợng khai

thác giữa các vùng biển, ngƣ trƣờng phù hợp với sự thay đổi về cơ cấu tàu

thuyền và trữ lƣợng nguồn lợi. Khai thác có chọn lọc với các đối tƣợng chủ lực

có giá trị kinh tế cao, có giá trị xuất khẩu, tăng thu nhập và ổn định sinh kế cho

ngƣ dân.

- Điều chỉnh số lƣợng tàu cá đảm bảo phù hợp với khả năng khai thác cho

phép của trữ lƣợng nguồn lợi thủy sản, đặc biệt giảm tỷ trọng nghề lƣới kéo. Tổ

chức lại hoạt động khai thác thủy sản trên các vùng biển theo hƣớng phát triển

hợp lý khai thác vùng khơi, gắn khai thác bền vững với bảo vệ và phát triển

nguồn lợi thủy sản. Chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác hợp lý giữa các vùng biển,

các nghề khai thác xâm hại nguồn lợi, hủy hoại môi trƣờng, sinh thái biển sang

các nghề khai thác thân thiện, đạt hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

- Ƣu tiên chuyển đổi một số nghề khai thác thủy sản có tính hủy diệt, nghề

xâm hại, nghề cấm sang các ngành nghề phù hợp nhằm giảm áp lực khai thác và

tạo cơ hội cho nguồn lợi thủy sản đƣợc bổ sung, tái tạo, phục hồi hiệu quả.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định, giao hạn ngạch giấy

phép khai thác thủy sản, sản lƣợng cho phép khai thác tại vùng khơi cho các

tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố hạn

ngạch và cấp giấy phép khai thác thủy sản, sản lƣợng cho phép khai thác tại

vùng ven bờ và vùng lộng thuộc phạm vi quản lý.

b) Đối với vùng nội địa

- Khai thác hiệu quả, bền vững tiềm năng mặt nƣớc hồ tự nhiên, hồ chứa,

sông, suối trên cả nƣớc; khai thác gắn với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ

sản, môi trƣờng sinh thái, đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo

đảm sinh kế cho ngƣời dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, ngƣời có thu

nhập thấp tại các vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Trung du miền núi phía Bắc,

Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.

- Khuyến khích phát triển các nghề truyền thống với các biện pháp bảo

vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Tận dụng mặt nƣớc hồ chứa lớn để khai thác thủy sản; trên cơ sở đánh

giá nguồn thức ăn tự nhiên, đa dạng sinh học để thả giống tái tạo nguồn lợi phù

hợp với điều kiện ở từng hồ chứa.

- Khuyến khích ngƣời dân tham gia đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi

thủy sản tại các khu vực có nguồn lợi thủy sản tập trung, đánh giá khả năng cho

phép khai thác của nguồn lợi thủy sản và sức tải sinh học của vùng nƣớc đƣợc

giao quản lý để xác định sản lƣợng khai thác, cơ cấu nghề phù hợp.

92

2. Nội dung quy hoạch

2.1. Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

2.1.1. Đối với vùng biển

a) Khu bảo tồn biển

Quy hoạch khu bảo tồn biển giai đoạn 2021-2030 là 34 khu, cụ thể nhƣ

sau:

- 08 khu bảo tồn biển đã đƣợc thành lập theo quy định tại Quyết định số

742/QĐ-TTg ngày 26/5/2010

- 03 khu bảo tồn biển đã đƣợc phê duyệt tại Quyết định số 742/QĐ-TTg

ngày 26/5/2010 thuộc phạm vi quản lý của các Vƣờn Quốc gia cần kiện toàn

thành lập theo quy định (KBTB Cát Bà-Long Châu; KBTB Côn Đảo/Bà Rịa-

Vũng Tàu; KBTB Núi Chúa/Ninh Thuận)

- 04 khu bảo tồn biển đã đƣợc phê duyệt tại Quyết định số 742/QĐ-TTg

ngày ngày 26/5/2010 nhƣng chƣa thành lập (Hòn Mê-Thanh Hóa; Bắc Hải Vân

Sơn Chà - Thừa Thiên Huế; Nam Yết/Khánh Hòa; Phú Quý/Bình Thuận).

- 01 khu bảo tồn biển đã đƣợc phê duyệt tại Quyết định số 45/QĐ-TTg

ngày 08/01/2014 nhƣng chƣa đƣợc thành lập (Khu bảo tồn biển Thổ Chu/Kiên

Giang)

- 18 khu bảo tồn biển quy hoạch mới: (1) Khu bảo tồn biển Ba Mùn,

Quảng Ninh; (2) Khu bảo tồn biển vịnh Hạ Long, Quảng Ninh; (3) Khu bảo tồn

biển Hòn Ngƣ - Đảo Mắt, Nghệ An; (4) Khu bảo tồn biển Hòn La - Đảo Yến,

Quảng Bình; (5) Khu bảo tồn biển gò, đồi ngầm Quảng Bình - Quảng Trị; (6)

Khu bảo tồn biển Sơn Trà, Đà Nẵng; (7) Khu bảo tồn biển Tam Hải - Tam Tiến,

Quảng Nam; (8) Khu bảo tồn biển Ghành Yến, Quảng Ngãi; (9) Khu bảo tồn

biển vịnh Quy Nhơn, Bình Định; (10) Khu bảo tồn biển Vũng Rô, Phú Yên; (11)

Khu bảo tồn biển vịnh Vân Phong, Khánh Hòa; (12) Khu bảo tồn biển Thuyền

Chài, Khánh Hòa; (13) Khu bảo tồn biển Song Tử - Trƣờng Sa, Khánh Hòa;

(14) Khu bảo tồn biển Cần Giờ, TPHCM; (15). Khu bảo tồn biển Cà Mau - Cà

Mau; (16) Khu bảo tồn biển Hải Tặc, Kiên Giang; (17) Khu bảo tồn biển Bà

Lụa, Kiên Giang; (18) Khu bảo tồn biển Nam Du - Hòn Sơn, Kiên Giang.

(Chi tiết vị trí, tọa độ, diện tích tại Phụ lục 3.1)

b) Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Quy hoạch 68 khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho các đối tƣợng thủy sản

nguy cấp, quý, hiếm, loài thủy sản có giá trị kinh tế, loài thủy sản bản địa.

(Chi tiết vị trí, tọa độ, diện tích tại Phụ lục 3.2)

c) Khu vực khu vực cấm khai thác thuỷ sản có thời hạn

- Quy hoạch mở rộng phạm vi, ranh giới 14 khu vực đã đƣợc quy định tại

93

Thông tƣ số 19/2018/TT-BTPTNL ngày 15/11/2018.

- Quy hoạch mới 32 khu vực ở vùng biển ven bờ.

(Chi tiết vị trí, tọa độ, diện tích tại Phụ lục 3.3)

d) Khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản

Quy hoạch 34 khu vực cƣ trú nhân tạo cho các loài thủy sản nhằm tăng

cƣờng cho công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở vùng biển ven bờ.

(Chi tiết vị trí, tọa độ, diện tích tại Phụ lục 3.4)

e) Lưu giữ nguồn gen và sản xuất giống

Thực hiện lƣu giữ 85 nguồn gen loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm, loài

thủy sản bản địa, đặc hữu, loài thủy sản có giá trị kinh tế và khoa học trong môi

trƣờng tự nhiên, nhân tạo và phòng thí nghiệm nhằm chủ động đƣợc sản xuất

giống nhân tạo, góp phần khôi phục, bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi và tái

tạo nguồn lợi tự nhiên.

f) Xác định đường di cư tự nhiên của loài thuỷ sản

Xác định đƣợc 54 loài thuỷ sản nguy cấp, quý, hiếm có đặc tính di cƣ,

trong đó 47 loài Nhóm I và 07 loài nhóm II thuộc Danh mục loài thuỷ sản nguy

cấp, quý hiếm, tại Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 bao gồm: 05

loài rùa biển (vích, quản đồng, đồi mồi, đồi mồi dứa, rùa da); 28 loài cá voi, cá

heo (cá voi Minke, cá voi Sei, cá voi Bryde, cá voi xanh, cá voi vây, cá voi lƣng

gù, cá nhà táng, cá nhà táng nhỏ, cá nhà táng lùn, cá voi mõm khoằm Blainville,

cá voi mõm khoằm Cuvier, cá heo mõm dài, cá heo mõm ngắn, cá heo voi lùn,

cá heo voi đầu tròn vây ngắn, cá heo Risso, cá heo Fraser, cá nƣợc, cá voi sát

thủ, cá voi đầu dƣa, cá ông chuông, cá heo lƣng biếu Thái Bình Dƣơng, cá heo

đốm nhiệt đới, cá heo sọc, cá heo Spiner, cá heo răng nhám, cá heo mũi chai và

cá heo không vây); 01 loài bò biển (bò biển/đu gông); 23 loài cá (cá mòi đƣờng,

cá mặt trăng, cá mặt trăng đuôi nhọn, cá đuối nạng, cá đuối ó mặt quỷ, cá giống

mõm tròn, cá mập đầu búa hình vỏ sò, cá mập đầu búa lớn, cá mập đầu búa trơn,

cá mập đầu vây trắng, cá mập hiền, cá mập lụa, cá mập trắng lớn, cá nhám thu,

cá mập sâu, cá nhám voi, cá đao, cá mập đuôi dài, cá cháo biển, cá cháo lớn, cá

măng sữa, cá mòi không răng, cá mòi m m tròn) và 2 loài tôm (tôm hùm bông,

tôm vỗ biển sâu).

2.1.2. Đối với vùng nội địa

a) Khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Quy hoạch 59 khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc 32 thủy vực vùng nội

địa trên phạm vi cả nƣớc.

(Chi tiết vị trí, tọa độ, diện tích tại Phụ lục 3.5)

b) Khu vực cấm khai thác thuỷ sản có thời hạn

Quy hoạch 49 khu vực cấm khai thác có thời hạn sản thuộc 25 thủy vực

94

vùng nội địa trên phạm vi cả nƣớc

(Chi tiết vị trí, tọa độ, diện tích tại Phụ lục 3.6)

c) Lƣu giữ ngồn gen và sản xuất giống thƣơng phẩm

Tổ chức lƣu giữ nguồn gen loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm, loài thủy

sản bản địa, đặc hữu, loài thủy sản có giá trị kinh tế và khoa học trong môi

trƣờng tự nhiên, nhân tạo và phòng thí nghiệm nhằm chủ động đƣợc sản xuất

giống nhân tạo, góp phần khôi phục, bảo tồn đa dạng sinh học và nguồn lợi tự

nhiên trong các thủy vực.

d) Xác định đƣờng di cƣ, sinh sản của các loài thủy sản nguy cấp, quý,

hiếm

Đƣờng di cƣ sinh sản tự nhiên các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đã

đƣợc xác định bao gồm: Cá mòi cờ chấm, cá mòi cờ hoa, cá chình bông, cá

chình mun, cá cháy.

(Chi tiết tại Phụ lục 3.7)

2.2. Khai thác thủy sản

2.2.1. Đối với vùng biển

a) Sản lượng khai thác thủy sản:

Đến năm 2030, sản lƣợng khai thác vùng biển đạt 2,65 triệu tấn, cụ thể

nhƣ sau:

- Theo vùng biển: Vùng ven bờ 0,3 triệu tấn, chiếm 11,3%; vùng lộng

0,54 triệu tấn, chiếm 20,4%; vùng khơi 1,81 triệu tấn, chiếm 68,3% (Bảng 32).

- Theo ngƣ trƣờng: Ngƣ trƣờng Vịnh Bắc bộ 450 nghìn tấn, chiếm 17%;

ngƣ trƣờng miền Trung và giữa biển Đông 1.110 nghìn tấn, chiếm 41,9%; ngƣ

trƣờng Đông Nam Bộ 710 nghìn tấn, chiếm 26,8%; ngƣ trƣờng Tây Nam bộ 380

nghìn tấn, chiếm 14,3%.

- Theo đối tƣợng: Sản lƣợng cá 2.095 nghìn tấn, chiếm 79,1%; sản lƣợng

mực-bạch tuộc 230 nghìn tấn, chiếm 8,7%; sản lƣợng tôm, cua, ghẹ, giáp xác 95

nghìn tấn, chiếm 3,6%; sản lƣợng hải sản khác 230 nghìn tấn, chiếm 8,7% ( Cơ

cấu sản lƣợng khai thác theo các đối tƣợng đến năm 2030 đƣợc thể hiện tại bảng

31.

Bảng 34- Theo nghề khai thác: Lƣới kéo 892 nghìn tấn, chiếm 33,7%; lƣới

rê 517 nghìn tấn, chiếm 19,5%; lƣới vây 647 nghìn tấn, chiếm 24,4%; nghề câu

151 nghìn tấn, chiếm 5,7%; nghề câu cá ngừ đại dƣơng 25 nghìn tấn, chiếm

0,9%; nghề chụp 78 nghìn tấn, chiếm 2,9%; nghề lồng bẫy 126 nghìn tấn, chiếm

4,8%; nghề khác 213 nghìn tấn, chiếm 8,0% ().

- Tổn thất sau thu hoạch trong khai thác thủy sản dƣới 10%.

- Thu nhập bình quân đầu ngƣời lao động thủy sản tăng gấp 2,5 lần so với

hiện nay.

95

Tốc độ giảm bình quân sản lƣợng khai thác toàn vùng biển là 3,1%/năm.

Trong đó vùng ven bờ giảm 4,5%/năm, vùng lộng giảm 0,8%/năm, vùng khơi

giảm 3,5%/năm. Sản lƣợng khai thác theo các ngƣ trƣờng đến năm 2030 chi tiết

tại Bảng 33.

Bảng 32. Chỉ tiêu sản lƣợng khai thác vùng biển đến năm 2030

TT Vùng biển Đơn vị Năm 2020 Thời kỳ 2021-2030 TTBQ (%/năm)

1 Vùng ven bờ 1.000 tấn 317 300 -0,5

2 Vùng lộng 1.000 tấn 490 540 1,0

3 Vùng khơi 1.000 tấn 2.859 1.810 -4,5

Tổng 1.000 tấn 3.666 2.650 -3,1

Bảng 33. Sản lƣợng khai thác theo ngƣ trƣờng đến năm 2030

TT Ngƣ trƣờng Đơn vị Năm

2020

Thời kỳ

2021-2030

TTBQ

(%/năm) 1 Vịnh Bắc Bộ 1.000 tấn 629 450 -3,3

2 Trung Bộ và Giữa biển Đông 1.000 tấn 1.201 1.110 -0,5

3 Đông Nam Bộ 1.000 tấn 923 710 -2,6

4 Tây Nam Bộ 1.000 tấn 913 380 -8,4

Tổng 1.000 tấn 3.666 2.650 -3,1

Cơ cấu sản lƣợng khai thác theo các đối tƣợng đến năm 2030 đƣợc thể

hiện tại bảng 31.

Bảng 34. Sản lƣợng theo đối tƣợng khai thác đến năm 2030

TT Đối tƣợng khai thác Đơn vị Năm

2020

Thời kỳ

2021-2030

TTBQ

(%/năm)

1 Cá 1.000 tấn 2.992 2.095 -3,5

2 Mực, bạch tuộc 1.000 tấn 280 230 -1,9

3 Tôm, cua, ghẹ 1.000 tấn 114 95 -1,8

4 Hải sản khác 1.000 tấn 280 230 -1,9

Tổng 1.000 tấn 3.666 2.650 -3,1

Cơ cấu sản lƣợng khai thác theo nghê đến năm 2030 đƣợc thể hiện tại

bảng 34.

96

Bảng 35. Sản lƣợng khai thác phân theo nghề đến năm 2030

TT Họ nghề Đơn vị Năm

2020

Thời kỳ

2021-2030

TTBQ

(%/năm)

1 Lƣới kéo 1.000 tấn 1.837 892 -7,0

3 Lƣới vây 1.000 tấn 724 647 3,8

2 Lƣới rê 1.000 tấn 446 517 -3,3

6 Nghề chụp 1.000 tấn 77 78 -1,4

4 Nghề câu 1.000 tấn 90 151 16,8

5 Câu cá ngừ đại dƣơng 1.000 tấn 32 25 -10,6

7 Nghề lồng bẫy 1.000 tấn 86 126 3,9

8 Nghề khác 1.000 tấn 374 214 -5,5

Tổng 1.000 tấn 3.666 2.650 -3,1

Sản lƣợng khai thác theo các nhóm nguồn lợi và riêng cho từng vùng biển

đến năm 2030 cụ thể tại Bảng 363.

Bảng 36. Sản lƣợng khai thác thủy sản theo các nhóm nguồn lợi đến năm 2030

TT

Vùng biển/Nhóm

nguồn lợi

Vùng ven bờ

(1.000 tấn) Vùng lộng

(1.000 tấn) Vùng khơi

(1.000 tấn) Tổng

(1.000 tấn)

1 Vịnh Bắc Bộ 128 163 164 455

- Cá nổi nhỏ 110 140 149 400

- Cá tầng đáy 9 11 12 32

- Tôm, Cua ghẹ 7 9 - 16

- Mực, Bạch tuộc 2 2 2 7

- Nhóm khác 0 0 0 1

2 Trung Bộ 49 114 933 1.097

- Cá nổi nhỏ 40 92 371 504

- Cá tầng đáy 7 17 68 92

- Cá nổi lớn - - 475 475

- Tôm, Cua ghẹ - - - -

- Mực, Bạch tuộc 2 5 19 26

- Nhóm khác 0 0 0 0

3 Đông Nam Bộ 72 166 476 714

- Cá nổi nhỏ 54 124 393 571

- Cá tầng đáy 8 18 58 85

- Cá nổi lớn - - - -

- Tôm, Cua ghẹ 7 16 - 24

- Mực, Bạch tuộc 3 8 24 35

- Nhóm khác 0 0 0 1

4 Tây Nam Bộ 54 101 229 384

- Cá nổi nhỏ 43 81 190 314

- Cá tầng đáy 7 13 30 50

- Cá nổi lớn - - - -

97

TT

Vùng biển/Nhóm

nguồn lợi

Vùng ven bờ

(1.000 tấn) Vùng lộng

(1.000 tấn) Vùng khơi

(1.000 tấn) Tổng

(1.000 tấn)

- Tôm, Cua ghẹ 2 3 - 5

- Mực, Bạch tuộc 2 4 9 14

- Nhóm khác 0 0 0 1

Tổng 304 544 1.802 2.650

Tỉ lệ (%) 11,45 20,53 68,02 100,00

Trong đó:

- Cá nổi nhỏ 247 437 1.104 1.788

- Cá tầng đáy 31 60 169 260

- Cá nổi lớn - - 475 475

- Tôm, Cua ghẹ 16 28 - 44

- Mực, Bạch tuộc 9 18 54 81

- Nhóm khác 1 1 1 3

b) Tàu cá khai thác thủy sản

Đến năm 2030, tổng số tàu cá khoảng 83.600 chiếc, cụ thể nhƣ sau:

- Nhóm tàu có chiều dài từ 6-<12m là 39.000 chiếc, chiếm 44,5% (vùng

ven bờ); nhóm tàu có chiều dài từ 12-<15m là 18.710 chiếc, chiếm 22,4% (vùng

lộng); nhóm tàu có chiều dài từ 15-<24m là 23.076 chiếc, chiếm 27,6% (vùng

khơi); nhóm tàu có chiều dài >24m là 2.814 chiếc, chiếm 3,4% (vùng khơi)

(Bảng 37).

- Theo vùng biển: Vịnh Bắc bộ (từ Quảng Ninh đến Quảng Bình) là

24.000 chiếc, chiếm 28,7%; miền Trung (từ Quảng Trị đến Bình Thuận) là

33.161 chiếc, chiếm 39,7%; Đông Nam Bộ (từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Bạc

Liêu) là 12.798 chiếc, chiếm 15,3%; Tây Nam bộ (Kiên Giang - Cà Mau) là

13.641 chiếc, chiếm 16,3%.

Bảng 37. Tàu cá khai thác thủy sản theo chiều dài đến năm 2030

TT Tàu cá theo chiều dài Đơn vị Năm

2020

Thời kỳ

2021-2030

TTBQ

(%/năm)

1 6 -< 12m (vùng bờ) Chiếc 45.085 39.000 -1,4

2 12 -< 15m (vùng lộng) Chiếc 17.058 17.058 0,0

3 15 -< 24m (vùng khơi) Chiếc 29.679 24.548 -2,5

4 > 24m (vùng khơi) Chiếc 2.744 2.994 0,3

Tổng cộng Chiếc 94.572 83.600 -1,2

98

Bảng 38. Tàu cá khai thác thủy sản theo ngƣ trƣờng đến năm 2030

TT Ngƣ trƣờng Đơn vị Năm

2020

Thời kỳ

2021-2030

TTBQ

(%/năm)

1 Vịnh Bắc Bộ Chiếc 27.134 24.000 -1,2

2 Trung Bộ Chiếc 35.996 33.161 -0,8

3 Đông Nam Bộ Chiếc 15.843 12.798 -2,1

4 Tây Nam Bộ Chiếc 15.599 13.641 -1,3

Tổng cộng Chiếc 94.572 83.600 -1,3

- Theo nghề khai thác thủy sản: Lƣới kéo chiếm 10,0%, lƣới vây chiếm

6,1%, lƣới rê chiếm 40,3%, nghề câu chiếm 16,1%, nghề câu cá ngừ đại dƣơng

chiếm 2,9%, nghề chụp chiếm 3,0%, nghề lồng bẫy chiếm 2,9%, nghề khác

chiếm 16,6% và nghề dịch vụ hậu cần chiếm 2,2% tổng số lƣợng tàu cá (Error!

Not a valid bookmark self-reference.6).

Bảng 39. Tàu cá khai thác thủy sản theo nghề đến năm 2030

TT Họ nghề Đơn vị Năm

2020

Thời kỳ

2021-2030

TTBQ

(%/năm)

1 Nghề lƣới kéo Chiếc 17.618 8.360 -7,2

2 Nghề lƣới vây Chiếc 6.194 5.112 -1,9

3 Nghề lƣới rê Chiếc 31.396 33.697 0,7

4 Nghề chụp Chiếc 2.794 2.480 -1,2

5 Họ nghề câu Chiếc 15.927 13.377 -1,7

6 Nghề câu cá ngừ đại dƣơng Chiếc 2.460 2.460 0,0

7 Nghề lồng bẫy Chiếc 2.447 2.450 0,0

8 Nghề khác Chiếc 13.334 13.844 0,4

9 Nghề DVHC Chiếc 2.402 1.820 -2,7

Tổng cộng Chiếc 94.572 83.600 -1,3

- Quy hoạch số lƣợng tàu cá khai thác thủy sản thời kỳ 2021-2030 tại các

tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng đƣợc xác định tại Bảng 407.

99

Bảng 40. Phân bổ số lƣợng tàu các chi tiết các địa phƣơng đến năm 2030

TT

Tỉnh, thành phố

Hiện trạng năm 2020 (chiếc) Quy hoạch thời kỳ 2021-2030 (chiếc) Số lƣợng

cắt giảm

(chiếc)

Số lƣợng tăng/giảm (chiếc)

Vùng

ven bờ

Vùng

lộng

Vùng

khơi Tổng

Vùng

ven bờ

Vùng

lộng

Vùng

khơi Tổng

Vùng

ven bờ

Vùng

lộng

Vùng

khơi

1 Quảng Ninh 4.541 700 244 5.485 2.902 707 207 3.871 -1.615 -1.640 7 -37

2 Hải Phòng 537 421 456 1.414 266 430 395 1.108 -306 -271 9 -61

3 Thái Bình 432 210 208 850 404 253 147 820 -31 -29 43 -61

4 Nam Định 851 393 534 1.778 726 368 477 1.578 -200 -125 -25 -57

5 Ninh Bình 64 66 4 134 60 63 4 133 0 -3 -3 0

6 Thanh Hóa 2.122 979 1.276 4.377 1.708 1.005 1.156 3.897 -480 -414 26 -120

7 Nghệ An 842 545 1.210 2.597 731 520 1.120 2.354 -243 -111 -25 -90

8 Hà Tĩnh 2.963 641 115 3.719 2.855 664 89 3.667 -52 -108 23 -26

9 Quảng Bình 5.033 516 1.231 6.780 4.896 543 1.149 6.572 -208 -137 27 -82

10 Quảng Trị 784 166 275 1.225 779 175 261 1.216 -9 -5 9 -14

11 Thừa Thiên Huế 1.465 159 512 2.136 1.445 200 350 1.993 -142 -19 41 -162

12 Đà Nẵng 359 320 606 1.285 348 351 562 1.261 -24 -11 31 -44

13 Quảng Nam 1.679 226 737 2.642 1.624 326 686 2.627 -15 -55 100 -51

14 Quảng Ngãi 987 1.101 3.368 5.456 765 1.085 2.908 4.689 -767 -222 -16 -460

15 Bình ĐỊnh 1.838 1.153 3.270 6.261 1.620 1.177 3.120 5.844 -417 -218 24 -150

16 Phú Yên 2.747 787 655 4.189 2.545 756 537 3.879 -310 -202 -31 -118

17 Khánh Hòa 2.247 843 752 3.842 1.945 838 664 3.488 -354 -302 -5 -88

100

TT

Tỉnh, thành phố

Hiện trạng năm 2020 (chiếc) Quy hoạch thời kỳ 2021-2030 (chiếc) Số lƣợng

cắt giảm

(chiếc)

Số lƣợng tăng/giảm (chiếc)

Vùng

ven bờ

Vùng

lộng

Vùng

khơi Tổng

Vùng

ven bờ

Vùng

lộng

Vùng

khơi Tổng

Vùng

ven bờ

Vùng

lộng

Vùng

khơi

18 Ninh Thuận 863 543 831 2.237 576 569 752 1.907 -330 -287 26 -79

19 Bình Thuận 2.851 1.935 1.936 6.722 2.644 1.810 1.731 6.256 -466 -207 -125 -205

20 Bà Rịa-Vũng Tàu 1.883 735 3.033 5.651 1.785 749 2.543 4.998 -652 -97 14 -490

21 TP. Hồ Chí Minh 563 152 27 742 486 152 23 675 -67 -77 0 -4

22 Bến Tre 1.314 488 2.215 4.017 557 531 1.839 2.868 -1.149 -757 43 -376

23 Tiền Giang 232 276 1.302 1.810 138 340 1.023 1.473 -337 -94 64 -279

24 Trà Vinh 689 317 306 1.312 472 374 229 1.097 -215 -217 57 -77

25 Sóc Trăng 512 161 405 1.078 289 156 276 719 -359 -223 -5 -129

26 Bạc Liêu 428 236 524 1.188 308 243 369 921 -267 -120 7 -155

27 Cần Thơ - - 5 5 - - 5 5 0 0 0 0

28 Vĩnh Long - - 1 1 - - 1 1 0 0 0 0

29 Long An - - 40 40 - - 43 40 0 0 0 3

30 Cà Mau 1.597 1.443 1.924 4.964 1.549 1.381 1.529 4.501 -463 -48 -62 -395

31 Kiên Giang 4.662 1.546 4.427 10.635 4.576 1.293 3.347 9.140 -1.495 -86 -253 -1.080

Tổng 45.085 17.058 32.429 94.572 39.000 17.058 27.542 83.600 -10.972 -6.085 0 -4.887

101

c) Nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản

Cấm khai thác đối với các loại nghề/ngƣ cụ khai thác hủy diệt, mức độ

gây hại cao đến nguồn lợi thủy sản ở giai đoạn sớm, giai đoạn chƣa trƣởng

thành; các loại nghề/ngƣ cụ khai thác phá hủy nền đáy thủy vực; các loại

nghề/ngƣ cụ khai thác có tính chọn lọc thấp và các loại nghề ngăn cản đƣờng di

cƣ sinh sản của các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm, loài có giá trị kinh tế, loài

bản địa. Cụ thể nhƣ sau:

- Cấm nghề gây hại nguồn lợi gồm: nghề đăng, đáy, te, xiệp, xịch, xăm,

rùng, nghề lồng xếp (lờ dây, bát quái, lừ, dớn)...

- Cấm nghề phá hủy nền đáy thủy vực: lƣới kéo khung sắt, cào ngao, cào

sò, cào hến, sục cát/nền đáy...

- Cấm nghề lƣới kéo đáy đơn, nghề lƣới kéo đôi (trừ lƣới kéo moi/ruốc)

và nghề/ngƣ cụ kết hợp ánh sáng (trừ nghề câu tay mực) ở vùng biển ven bờ.

- Tổ chức cấm khai thác thủy sản trên phạm vi toàn vùng biển ven bờ đối

với các loại nghề khai thác thủy sản 1-2 tháng vào tháng 3-4 hàng năm.

d) Mùa vụ, ngư trường, đối tượng khai thác

Mùa vụ khai thác đƣợc chia theo 02 mùa chính: Vụ cá Nam từ đầu tháng

4 đến cuối tháng 9 và vụ cá Bắc từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

Quy hoạch đối tƣợng, ngƣ trƣờng khai thác thủy sản theo mùa vụ khai

thác nhƣ sau:

(1) Nghề lƣới kéo:

- Đối tƣợng khai thác chính bao gồm: cá mối thƣờng, cá mối vạch, cá mối

ngắn, cá mối hoa, cá lƣợng mê sô, cá lƣợng nhật, cá lƣợng dơi, cá phèn khoai, cá

phèn hai sọc, cá phèn dải vàng, cá đù uốp, cá đù đầu to, cá đù bạc, cá đù đuôi

bằng, cá đù nang, nhóm cá đuối, cá dƣa, cá bánh đƣờng, cá bơn, cá bò, cá

trách,...

- Ngƣ trƣờng khai thác chủ yếu bao gồm: vùng biển từ Hải Phòng đến

Nghệ An; Bình Định - Phú Yên; phía Nam đảo Phú Quý, phía Nam đảo Côn

Sơn, vùng biển Bến Tre - Trà Vinh; giữa đảo Phú Quốc và đảo Thổ Chu.

(2) Nghề lƣới rê:

- Đối tƣợng khai thác chính bao gồm: cá đầu vuông, cá đù, cá lƣợng, tôm

tít, ghẹ đối với nghề lƣới rê đáy; cá ngừ chù, ngừ ồ, ngừ sọc dƣa, cá thu, cá nục

heo đối với nghề rê nổi.

- Ngƣ trƣờng khai thác chủ yếu ở vụ Bắc bao gồm: Phía Nam Bạch Long

Vĩ; vùng phân định vịnh Bắc Bộ; ngoài khơi cách bờ biển Thừa Thiên Huế

khoảng 60 hải lý về phía Đông; quanh đảo Cù Lao Chàm và cách bờ biển Quảng

Ngãi - Bình Định khoảng 30 hải lý ở vùng biển Trung Bộ; ven bờ Ninh Thuận -

Bình Thuận, Đông Bắc đảo Côn Sơn, Nam đảo Côn và Đông Nam Hòn Khoai

khoảng 40 hải lý ở vùng biển Đông Nam Bộ; khu vực quần đảo Trƣờng Sa và

102

khu vực DK1 ở giữa biển Đông.

- Ngƣ trƣờng khai thác chủ yếu ở vụ cá Nam bao gồm: Ngoài khơi Quảng

Bình - Thừa Thiên Huế các 45 - 60 hải lý về phía đông, quanh đảo Cù Lao

Chàm, ngoài khơi Quảng Ngãi - Bình Định cách bờ khoảng 30 hải lý ở vùng

biển Trung Bộ; ven bờ Bình Thuận, phía Đông đảo Phú Quý, đảo Côn Sơn, phía

Nam đảo Côn Sơn, Đông Nam đảo Hòn Khoai cách khoảng 60 hải lý ở vùng

biển Đông Nam Bộ; phía Nam quần đảo Trƣờng Sa, khu vực DK1 ở vùng biển

giữa biển Đông.

(3) Nghề lƣới vây:

- Đối tƣợng khai thác chính bao gồm: cá nục sồ, cá nục thuôn, cá cơm, cá

trích, cá bạc má, cá ba thú, cá ngân, cá tráo, cá hố, cá sòng gió, cá thu đối với

nghề vây ánh sáng cá nổi nhỏ; cá ngừ sọc dƣa, cá ngừ chấm, cá ngừ chù, cá thu

đối với nghề vây ngày.

- Ngƣ trƣờng khai thác vụ cá Bắc bao gồm: Ngƣ trƣờng đảo Bạch Long

Vĩ và kéo dài về phía Nam đến giữa vịnh Bắc Bộ, cửa vịnh Bắc Bộ ở vùng biển

vịnh Bắc Bộ; ven bờ Bình Thuận - Vũng Tàu, Côn Sơn, phía Nam đảo Côn Sơn

cách khoảng 40 hải lý ở vùng biển Đông Nam Bộ; phía Nam Hoàng Sa, phía

Đông Hoàng Sa, giữa Hoàng Sa và Trƣờng Sa, quần đảo Trƣờng Sa, khu vực

DK1 ở vùng biển giữa biển Đông.

- Ngƣ trƣờng khai thác chủ yếu vụ cá Nam bao gồm: Ngƣ trƣờng trải dài

từ 17o00‟ - 20

o30‟N và từ 106

o30‟E trở ra đến hết vùng đánh cá chung ở vùng

biển vịnh Bắc Bộ; ngoài khơi Quảng Bình - Thừa Thiên Huế, phía Bắc và phía

Đông Cù Lao Chàm, ngƣ trƣờng ven bờ Khánh Hòa - Ninh Thuận ở vùng biển

Trung Bộ; Côn Sơn, phía Nam đảo Côn Sơn cách khoảng 30 hải lý ở vùng biển

Đông Nam Bộ; quần đảo Hoàng Sa, giữa Hoàng Sa và Trƣờng Sa, phía Bắc

quần đảo Trƣờng Sa, quần đảo Trƣờng Sa ở giữa biển Đông.

(4) Nghề câu:

- Đối tƣợng khai thác chính bao gồm: mực ống, cá lƣợng, cá hồng, cá mú,

cá cam, cá hố, cá dƣa, cá đù, cá ngân, cá nục.

- Ngƣ trƣờng khai thác chủ yếu bao gồm: Vùng biển Cát Bà - Cô Tô -

Bạch Long Vĩ, ngƣ trƣờng cửa vịnh Bắc Bộ, ngữ trƣờng mũi Cà Mau và ngƣ

trƣờng Phú Quốc - Nam Du đối với nghề câu mực; ngƣ trƣờng từ vùng biển

Nghệ An đến Đà Nẵng, ngƣ trƣờng Ninh Thuận và ngƣ trƣờng mũi Cà Mau đối

với nghề câu vàng đáy.

(5) Nghề câu cá ngừ đại dƣơng:

- Đối tƣợng khai thác chính bao gồm: cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to, cá

cờ, cá kiếm, cá mập, cá đuối nạng, cá thu ngàng, cá nục heo.

- Ngƣ trƣờng khai thác chủ yếu ở vụ cá Bắc bao gồm: Ngƣ trƣờng phía

Đông và Đông Nam quần đảo Hoàng Sa; Khu vực giữa quần đảo Hoàng Sa và

103

Trƣờng Sa; khu vực phía Tây quần đảo Trƣờng Sa.

- Ngƣ trƣờng khai thác chủ yếu ở vụ cá Nam bao gồm: Vùng tập trung ở

phía Nam và Đông Nam quần đảo Hoàng Sa; Vùng tập trung ở khu vực quần

đảo Trƣờng Sa; Vùng tập trung ở giữa quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa; khu

vực DK1.

(6) Nghề chụp mực:

- Đối tƣợng khai thác chính bao là mực ống Trung Hoa, mực ống Ấn Độ,

mực lá, mực đại dƣơng, mực xà...

- Ngƣ trƣờng khai thác chủ yếu ở vịnh Bắc Bộ bao gồm: Ngƣ trƣờng

phạm vi từ 18o30‟ - 20

o00‟N và 106

o00‟ - 108

o00‟E ở vụ cá Bắc; phía Nam quần

đảo Long Châu, ngƣ trƣờng ngoài khơi vùng biển Thanh Hóa cách khoảng trên

30 hải lý, giữa vịnh Bắc bộ ở vụ cá Nam.

- Ngƣ trƣờng khai thác chủ yếu ở vùng biển Trung Bộ và giữa Biển Đông

bao gồm: ngƣ trƣờng quần đảo Hoàng Sa, giữa quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng

Sa, phía Tây và Tây Nam quần đảo Trƣờng Sa ở vụ cá Bắc; Cù Lao Chàm, Bình

Định, phía Tây Bắc quần đảo Hoàng Sa, phía Đông Nam quần đảo Hoàng Sa,

phía Tây Nam quần đảo Hoàng Sa, phía Tây Bắc đảo Trƣờng Sa ở vụ cá Nam.

(7) Nghề lồng bẫy:

- Đối tƣợng khai thác chính bao gồm ghẹ xanh, ghẹ đỏ, mực lá, bạch tuộc,

cá.

- Ngƣ trƣờng khai thác chủ yếu bao gồm: vùng biển Kiên Giang, Cà Mau,

ngƣ trƣờng Đông Nam Bộ, Cô Tô, Thanh Hóa - Quảng Bình.

e) Lao động khai thác thủy sản

- Đến năm 2030, giải quyết việc làm cho khoảng 350.000-400.000 lao

động, thu nhập bình quân đầu ngƣời lao động thủy sản gấp 2,5 lần so với

hiện nay.

- 75% số lao động nghề cá đƣợc đào tạo, tập huấn

- 100% số thuyền trƣờng, máy trƣởng đƣợc đào tạo, cấp chứng chỉ.

f) Cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác thủy sản

Đầu tƣ, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng và dịch vụ hậu cần phục vụ

khai thác thủy sản.

Đầu tƣ xây dựng các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tại

các tuyến đảo, vùng biển xa. Hình thành một hệ thống liên hoàn, liên vùng cho

hậu cần nghề cá, tận dụng vị trí địa lý, phù hợp điều kiện tự nhiên và gắn với

ngƣ trƣờng khai thác.

Xây dựng trạm cung cấp dịch vụ, hậu cần, sơ chế, bảo quản, trung

104

chuyển sản phẩm trên các đảo. Tiếp tục tập trung đầu tƣ 5 trung tâm nghề cá

lớn tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kiên Giang gắn

với các ngƣ trƣờng trọng điểm và trung tâm phát triển thủy sản Cần Thơ gắn

với vùng nuôi trồng thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long.

Khuyến khích phát triển dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác thủy trên biển,

chợ đầu mối, chợ đấu giá thủy sản và đầu tƣ phát triển công nghiệp hỗ trợ phục

vụ cho khai thác thủy sản. Củng cố, phát triển ngành cơ khí, đóng mới, sửa chữa

tàu cá, ƣu tiên sử dụng vật liệu mới trong đóng tàu cá. Đầu tƣ nâng cấp hệ thống

cơ sở sản xuất nƣớc đá, gia công vật tƣ, ngƣ cụ, lƣới sợi quy mô lớn để tăng năng

lực sản xuất. Phát triển hệ thống cơ sở cung cấp các loại máy móc, thiết bị khai

thác, trong đó tập trung chủ yếu ở các cảng cá. Duy trì và phát triển các dịch vụ

khác phục vụ hoạt động khai thác thuỷ sản nhƣ nƣớc ngọt, lƣơng thực thực phẩm,

bốc dỡ sản phẩm,…tại các cảng cá. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ

tiên tiến vào sản xuất vỏ tàu, máy tàu, ngƣ cụ; thiết bị thông tin, các công cụ, thiết

bị phục vụ khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Tập trung hình thành và phát triển mạnh đội tàu dịch vụ hậu cần, thu

mua trên biển để đảm bảo nhu cầu thu mua, cung ứng nhiên liệu, nhu yếu

phẩm cho các đội tàu hoạt động khai thác trên biển, đặc biệt là khai thác vùng

khơi, gắn với các tổ/đội sản xuất, các nghiệp đoàn nghề cá, các liên kết theo

chuỗi.

2.2.2. Đối với vùng nội địa

a) Sản lƣợng khai thác thủy sản

Giai đoạn 2010-2020, sản lƣợng khai thác thủy sản vùng nội địa bình

quân trong khoảng 180-200 nghìn tấn, giai đoạn 2021-2030 sẽ hình thành 59

khu vực bảo vệ NLTS và 49 khu vực cấm KTTS có thời hạn, nhƣ vậy không

gian cho hoạt động KTTS nội địa sẽ bị thu hẹp, công tác quản lý bảo vệ NLTS

các thủy vực sẽ đƣợc trú trọng (Bảng 41). Chính vì vậy để bảo vệ, phục hồi và

tái tạo NLTS, đến năm 2030, sản lƣợng khai thác vùng nội địa giảm xuống còn

150 nghìn tấn. Trong đó vùng Đồng bằng sông Hồng là 18 nghìn tấn, chiếm

12%; vùng Trung du miền núi phía Bắc là 13 nghìn tấn, chiếm 9%; vùng Bắc

Trung bộ là 22 nghìn tấn, chiếm 15%; vùng Duyên hải Nam Trung bộ là 8

nghìn tấn, chiếm 5%; vùng Tây Nguyên là 8 nghìn tấn, chiếm 5%; vùng Đông

Nam bộ là 12 nghìn tấn, chiếm 8% và vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 69

nghìn tấn, chiếm 46%.

b) Nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thuỷ sản:

Nghề, ngƣ cụ cấm khai thác: Nghề lƣới kéo (trừ lƣới kéo cá ngân, tép);

nghề lồng xếp (lờ dây, bát quái, dớn, lừ); các nghề (đăng, đáy; te, xiệp, xịch,

xăm, chấn, xẻo, rập); phƣơng pháp khai thác có tính sát thƣơng cao (súng điện,

chĩa…); nghề cào đáy bằng khung sắt có kết hợp với tàu, máy kéo, bơm thổi

105

(cào lƣơn, ngao, sò, hến …).

Nghề, ngƣ cụ hạn chế phát triển: Nghề kết hợp ánh sáng; nghề rê đáy; rê

ba màng.

Bảng 41. Sản lƣợng khai thác thủy sản nội địa theo vùng sinh thái đến năm 2030

TT Vùng sinh thái Đơn vị Năm

2020

Năm

2030

TTBQ

(%/năm)

1 Đồng bằng sông Hồng 1.000 tấn 28 18 -4,3

2 Trung du miền núi phía Bắc 1.000 tấn 11 13 1,7

3 Bắc Trung Bộ 1.000 tấn 24 22 -0,9

4 Duyên hải Nam Trung bộ 1.000 tấn 10 8 -2,2

5 Tây Nguyên 1.000 tấn 6 8 2,9

6 Đông Nam bộ 1.000 tấn 14 12 -1,5

7 Đồng bằng sông Cửu Long 1.000 tấn 102 69 -3,8

Tổng 1.000 tấn 195 150 -2,6

2.3. Định hƣớng sử dụng đất, mặt nƣớc cho việc bảo vệ và khai thác

nguồn lợi thuỷ sản, xây dựng hạ tầng dịch vụ hậu cần khai thác thuỷ sản

Bảo đảm diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia và vùng nƣớc nội địa đƣợc

bảo vệ, bảo tồn đạt mục tiêu quy hoạch đề ra.

Bố trí sử dụng đất (bao gồm cả mặt nƣớc) cho phát triển hệ thống cảng

cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá và các hoạt động bảo vệ môi trƣờng,

ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn sinh thái, cảnh quan, di tích đã xếp hạng

quốc gia có liên quan đến việc phát triển hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh

trú bão cho tàu cá phù hợp Điều 78, Điều 84 Luật Thủy sản số 18/2017/QH14.

Bảo đảm diện tích đất, mặt nƣớc của các trung tâm nghề cá lớn đã đƣợc

quy hoạch tại Hải Phòng, Đà Nẵng; Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kiên Giang

và Cần Thơ.

IV. CHƢƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN ƢU TIÊN

1. Tiêu chí xây dựng chƣơng trình, đề án, dự án ƣu tiên

1.1. Nguyên tắc chung

- Phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế xã hội, chiến lƣợc thuỷ sản,

chiến lƣợc phát triển kinh tế biển, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch

không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia và các quy hoạch có

liên quan nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ.

- Bảo đảm phù hợp với nguyên tắc của Qui tắc ứng xử nghề cá có trách

106

nhiệm của FAO và các công ƣớc quốc tế có liên quan mà Việt Nam tham gia.

- Gắn kết với chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình phát triển kinh

tế - xã hội, phát triển thuỷ sản của Bộ, ngành và địa phƣơng nhằm bảo đảm tính

thống nhất, đồng bộ...

- Đảm bảo thực hiện đƣợc theo đúng quan điểm, mục tiêu, quy mô, phạm

vi, thời gian thực hiện,…của chƣơng trình, dự án ƣu tiên đầu tƣ;

1.2. Về kinh tế, xã hội và môi trƣờng

- Đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội (giải quyết việc làm cho lao động, tăng

thu nhập cho ngƣ dân...).

- Đảm bảo về môi trƣờng, phát triển bền vững theo quy định của Luật Bảo

vệ môi trƣờng và các quy định của pháp luật hiện hành, không làm cạn kiệt

nguồn lợi thủy sản trên các vùng biển và vùng nội địa.

- Nâng cao nhận thức của nông, ngƣ dân trong công tác bảo vệ môi trƣờng.

- Áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến, để bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy

sản, phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững.

- Phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tƣ công và khả năng huy

động các nguồn vốn khác đối với chƣơng trình, dự án sử dụng nhiều nguồn vốn.

- Tổ chức lại khai thác theo hƣớng phát triển bền vững và hiệu quả, giảm

dần số lƣợng tàu khai thác đảm bảo phù hợp với sản lƣợng khai thác tối đa và

trữ lƣợng nguồn lợi thủy sản. Ƣu tiên bảo tồn, bảo vệ, tái tạo và phát triển bền

vững nguồn lợi; bảo vệ môi trƣờng sống của các loài thủy sản, tăng diện tích các

khu bảo tồn biển, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cấm khai thác thủy sản có thời hạn.

Sắp xếp theo thứ tự ƣu tiên các hoạt động dựa vào trữ lƣợng nguồn lợi thủy sản,

đa dạng sinh học,...

- Sử dụng công nghệ, kỹ thuật phù hợp, đảm bảo tính bền vững về kinh tế -

xã hội, môi trƣờng, nguồn lợi và nâng cao khả năng phát triển của ngành;

- Đảm bảo tính khả thi về tài chính, năng lực thực hiện, chú trọng đến tính

đa mục tiêu, liên vùng, liên ngành, liên lĩnh vực, có sự tham gia của cộng đồng;

1.3. Về an ninh quốc phòng

Bảo đảm quốc phòng, an ninh gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia; chống

khai thác IUU; tuân thủ luật pháp và điều ƣớc quốc tế.

2. Các chƣơng trình, đề án, dự án ƣu tiên thực hiện quy hoạch thời kỳ

2021-2030

a) Nhóm dự án thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy

sản:

Các dự án tập trung thành lập khu bảo tồn biển, hình thành khu vực cƣ trú

nhân tạo cho các loài thủy sản theo nội dung quy hoạch.

107

Dự án phục hồi hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển bị suy thoái ở vùng biển

Việt Nam.

Dự án chuyển giao, hoàn thiện công nghệ sản xuất giống thủy sản nguy

cấp, quý, hiếm.

(Chi tiết tại Bảng 42)

b) Nhóm chương trình, đề án thực hiện quy hoạch khai thác thủy sản:

Chƣơng trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững.

Đề án chuyển đổi nghề khai thác hải sản xâm hại nguồn lợi sang các nghề

khai thác hiệu quả và thân thiện.

(Chi tiết tại Bảng 42)

3. Nguồn vốn thực hiện quy hoạch thời kỳ 2021-2030

Tổng nhu cầu vốn cho quy hoạch khoảng 50.000 tỷ đồng. Trong đó:

- Ngân sách trung ƣơng: 37.500 tỷ đồng (chiếm 75%);

- Ngân sách địa phƣơng: 7.500 tỷ đồng (chiếm 15%);

- Huy động từ các nguồn khác: 5.000 tỷ đồng (chiếm 10%).

Nhu cầu vốn theo giai đoạn quy hoạch, cụ thể nhƣ sau:

- Giai đoạn 2021 - 2025 là 15.000 tỷ đồng (chiếm 30%).

- Giai đoạn 2026 - 2030 là 35.000 tỷ đồng (chiếm 70%).

108

Bảng 42. Chƣơng trình, đề án và dự án ƣu tiên thực hiện quy hoạch

TT Tên chƣơng trình, đề án

và dự án ƣu tiên đầu tƣ Mục tiêu

Đơn vị

chủ trì

Đơn vị

phối hợp

Thời gian

thực hiện

1

Dự án chuyển giao, hoàn

thiện công nghệ sản xuất

giống thủy sản nguy cấp,

quý, hiếm

Chuyển giao, hoàn thiện thành công quy trình sản xuất giống thủy

sản nguy cấp, quý, hiếm phục vụ thả tái tạo nguồn lợi thủy sản và

mở rộng đối tƣợng nuôi trồng thủy sản nhằm tăng cƣờng, bổ sung

và phục hồi các loài thủy sản đang bị suy giảm trong các thủy vực,

gia tăng số lƣợng cá thể, quần đàn ngoài tự nhiên phục vụ khai thác

thủy sản.

Bộ

NN&PTNT

UBND các

tỉnh, thành

phố thuộc

trung ƣơng

2021-2030

2 Dự án thành lập các khu bảo

tồn biển ở biển Việt Nam.

Thành lập khu bảo tồn biển ở Việt Nam theo nội dung quy hoạch;

vận hành có hiệu quả các khu bảo tồn biển phục vụ bảo tồn đa dạng

sinh học và phát triển du lịch xanh bền vững.

UBND các

tỉnh, thành

phố trực

thuộc trung

ƣơng

Các Viện

nghiên cứu

và các tổ

chức liên

quan

2021-2030

3

Dự án hình thành khu vực

cƣ trú nhân tạo cho các loài

thủy sản ở biển Việt Nam

Hình thành các khu vực cƣ trú nhân tạo cho các loài thủy sản thoe

nội dung quy hoạch nhằm tăng cƣờng bảo vệ, tái tạo nguồn lợi và

ngăn cản hoạt động khai thác gây hại của nghề lƣới kéo ở vùng biển

Việt Nam.

UBND các

tỉnh, thành

phố trực

thuộc trung

ƣơng

Các Viện

nghiên cứu

và các tổ

chức liên

quan

2021-2030

4

Dự án phục hồi hệ sinh thái

rạn san hô, cỏ biển bị suy

thoái ở vùng biển Việt Nam.

Phụ hồi hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển bị suy thoái nhằm tăng diện

tích khu bảo tồn và đa dạng sinh học, nguồn lợi thủy sản.

UBND các

tỉnh, thành

phố trực

thuộc trung

ƣơng

Các Viện

nghiên cứu

và các tổ

chức liên

quan

2021-2030

5

Chƣơng trình quốc gia phát

triển khai thác thủy sản hiệu

quả, bền vững.

Khai thác hải sản hiệu quả, bền vững, trách nhiệm phù hợp với khả

năng khai thác cho phép của nguồn lợi thủy sản, loại nghề, ngƣ

trƣờng, đa dạng sinh học, môi trƣờng, biến đổi khí hậu; có thƣơng

hiệu uy tín, khả năng canh tranh và hội nhập quốc tế; đời sống vật

Bộ

NN&PTNT

UBND các

tỉnh, thành

phố thuộc

trung ƣơng

2021-2030

109

TT Tên chƣơng trình, đề án

và dự án ƣu tiên đầu tƣ Mục tiêu

Đơn vị

chủ trì

Đơn vị

phối hợp

Thời gian

thực hiện

chất tinh thần của ngƣời dân không ngừng nâng cao, bảo đảm an

sinh xã hội góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

6

Đề án chuyển đổi nghề khai

thác hải sản xâm hại nguồn

lợi sang các nghề khai thác

hiệu quả và thân thiện.

Chuyển đổi một số tàu làm nghề khai thác hải sản xâm hại lớn đến

nguồn lợi, môi trƣờng, hệ sinh thái, sử dụng nhiều nguồn lực, nhiên

liệu sang các nghề ít xâm hại hơn hoặc chuyển một số tàu cá sang

lĩnh vực khác ngoài khai thác để từng bƣớc cân bằng lại cƣờng lực

khai thác với khả năng phục hồi tái tạo lại nguồn lợi; từng bƣớc

nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả trong sử dụng nguồn lợi;

cải thiện môi trƣờng, điều kiện lao động và thu nhập của ngƣ dân.

Bộ

NN&PTNT

UBND các

tỉnh tỉnh,

thành phố

thuộc trung

ƣơng

2021-2030

110

V. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUY HOẠCH

1. Về kinh tế

Theo phƣơng án quy hoạch đến năm 2030 sản lƣợng KTTS đạt 2,8 triệu

tấn, giảm khoảng 22,4% so với hiện nay (chủ yếu giảm sản lƣợng cá tạp có giá

trị kinh tế thấp). Tuy nhiên giá trị khai thác không giảm mà vẫn tăng và đạt 141

nghìn tỷ đồng so với hiện nay nhờ thay đổi cơ cấu đối tƣợng khai thác (giảm tỷ

trọng cá tạm và tăng khai thác các đối tƣợng có giá trị kinh tế) đồng thời áp

dụng các tiến bộ KHCN bảo quản sản phẩm nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch

góp phần gia tăng thêm giá trị sản xuất cho ngành. Ƣớc tính lợi nhuận từ KTTS

chiếm khoảng 15% tổng doanh thu KTTS qua các năm 2021-2030. Kết quả phân

tích cho giá trị hiện tại thuần (NPV- Net Present Value) đạt khoảng 80.974 tỷ

đồng và tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR- Internal Rate of Return) đạt 37% cao hơn

mức lãi suất triết khấu 8,5% và chỉ sau 2,6 năm là có thể hoàn vốn đầu tƣ. Vì

vậy, đầu tƣ 50.000 tỷ vào lĩnh vực KT&BVNLTS là có hiệu về mặt quả kinh tế

(Bảng 430).

Bảng 43. Ƣớc tính hiệu quả kinh tế dự án quy hoạch giai đoạn 2021-2030

TT Hạng mục Đvt 2021 2025 2030

1 Tổng sản lƣợng Tấn 3.610 3.205 2.800

2 Giá trị sản xuất KTTS Tỷ đồng 126.089 133.783 141.057

3 Ƣớc tính lợi nhuận từ KTTS Tỷ đồng 18.913 20.068 21.159

4 Tổng nhu cầu vốn 2021-2030 Tỷ đồng 50.000

5 Lãi suất triết khấu % 8,5

6 Giá trị hiện tại thuần (NPV) Tỷ đồng 80.974

7 Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) % 37%

8 Thời gian hoàn vốn Năm 2,6

Nguồn: Tính toán dựa vào các chỉ tiêu quy hoạch

2. Về x hội

Nếu thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp quy

hoạch, đặc biệt là giải pháp về đào tạo và các chính sách hỗ trợ đào tạo cho

lao động nghề cá sẽ nâng mức thu nhập bình quân đầu ngƣời lao động KTTS

cao gấp 2,5 lần so với hiện nay. Ngoài ra, 75% số lao động nghề cá đƣợc đào

tạo, tập huấn về kỹ thuật khai thác, an toàn, an ninh hàng hài, am hiểu luật

pháp quốc tế về biển sẽ giúp giảm thiểu tối đa các rủi ro thiệt hại về tàu cá và

ngƣời khi tham gia khai thác trên biển.

3. Về môi trƣờng, nguồn lợi

Hiệu quả môi trƣờng lớn nhất của dự án là xác định đƣợc các khu bảo tồn

biển, vùng nƣớc nội địa, các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, các khu vực cấm

hạn chế khai thác, các loài quý hiếm cần đƣợc bảo vệ,… các giải pháp chuyển

đổi nghề nghiệp, giảm tàu cá, nhất là tàu cá nhỏ, các nghề gây hại nguồn lợi

111

thủy sản sẽ góp phần bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản trên các thủy vực

(mặn, lợ và ngọt). Cụ thể, dự án đã xác định đƣợc các nội dung và giải pháp bảo

vệ môi trƣởng, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản nhƣ sau:

- Đối với vùng biển: Thành lập mới 26 khu khu bảo tồn biển, thiết lập 68

khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, thiết lập 46 khu vực khu vực cấm khai thác thuỷ

sản có thời hạn, 34 khu vực cƣ trú nhân tạo mới cho các loài thủy sản. Số tàu

thuyền và sản lƣợng giảm về mức khai thác bền vững, hiệu quả góp phần quan

trọng trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản.

- Đối với vùng nội địa: Thiết lập 59 khu vực bảo vệ NLTS trên phạm vi cả

nƣớc với tổng tích các khu khoảng 3-4% diện tích mặt nƣớc trong vùng nội địa;

49 khu vực cấm khai thác có thời hạn trên phạm vi cả nƣớc với tổng diện tích

các khu khoảng 4-5% diện tích mặt nƣớc trong vùng nội địa sẽ góp phần quan

trọng trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản vùng nội địa trên cả

nƣớc. Ngoài ra, còn xác định các quý hiếm cần phải bảo vệ đƣờng di cƣ sinh

sản.

Ngoài ra, chú trọng các giải pháp phân vùng khai thác, quản lý theo hạn

ngạch, các giải pháp giảm tàu cá, các giải pháp bảo vệ môi trƣờng, giảm rác thải

nhựa, lƣu giữ nguồn gen loài thủy sản kinh tế, nguy cấp, quý, hiếm trong môi

trƣờng tự nhiên, nhân tạo và phòng thí nghiệm nhằm chủ động đƣợc sản xuất

giống nhân tạo, góp phần khôi phục, bảo tồn đa dạng sinh học và nguồn lợi tự

nhiên trong các thủy vực,... nếu thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ và

giải pháp bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên các

thủy vực sẽ giúp tái tạo nguồn lợi thủy thủy sản từ đó góp phần nâng cao sản

lƣợng, năng suất và giá trị sản lƣợng khai thác cho ngƣ dân.

4. Về an ninh, quốc phòng

Có thể nói ngƣ dân chính là những công dân biển đầu tiên, nơi đầu sóng

ngọn gió hiện diện dân sự, bảo vệ chủ quyền an ninh biển đảo của Tổ quốc. Hiện

nay, cả nƣớc có 4.227 tổ đội sản xuất trên biển đƣợc thành lập và đi vào hoạt

động với sự tham gia của khoảng 29.588 tàu cá và 179.601 ngƣ dân. Thành lập

66 nghiệp đoàn nghề cá cơ sở với 12.106 đoàn viên, 3.159 tàu cá tại 13/28 tỉnh

thành phố ven biển; 97 tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ. Đặc biệt ở vùng khơi

thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa của Việt Nam có khoảng 1.429 lƣợt tàu

hiện diện dân sự thƣờng xuyên 365 ngày góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo

vệ chủ quyền, lãnh thổ biển đảo của Tổ quốc, tham gia hiệu quả vào công tác

tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển; đấu tranh, ngăn chặn các vụ vi phạm pháp

luật, luật pháp quốc tế trên biển và các hành vi xâm phạm chủ quyền, an ninh

trật tự trong vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Các cơ quan, đơn vị của Bộ đội Biên phòng đã phối hợp với chính quyền

địa phƣơng và các ban, ngành có liên quan tuyển chọn, đăng ký nguồn huy động

các phƣơng tiện, nhân lực sẵn sàng tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo, tìm

kiếm cứu nạn, bảo đảm an ninh, an toàn, phòng chống tội phạm trên biển, bảo vệ

môi trƣờng biển, đảo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản của các tổ chức cá nhân khai

thác.

112

PHẦN THỨ NĂM

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

I. GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT

- Tăng cƣờng công tác quản lý tàu cá, quản lý cƣờng lực, cơ cấu nghề,

mùa vụ, ngƣ trƣờng khai thác phù hợp với khả năng cho phép khai thác của

nguồn lợi thủy sản đối với từng vùng biển và vùng nƣớc nội địa

- Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm, từ khai thác, bảo quản

đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm trong đó doanh nghiệp thu mua, chế biến, tiêu

thụ đóng vai trò hạt nhân liên kết và tổ chức chuỗi sản xuất.

- Thành lập và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, gắn với

liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị tại các vùng biển trở thành điểm tựa cho ngƣ

dân, góp phần nâng cao đời sống cộng đồng, bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo

của Tổ quốc.

- Xây dựng cơ chế liên kết, phối hợp giữa các địa phƣơng, các ngành kinh tế

để sử dụng hiệu quả, chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm trong bảo vệ và khai thác

nguồn lợi thủy sản; xúc tiến thƣơng mại, xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm thủy sản.

- Phát triển đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản; xây dựng các mô

hình chuyển đổi nghề, tạo sinh kế thay thế các nghề khai thác thủy sản ven bờ và

nội địa, giảm áp lực lên nguồn lợi và môi trƣờng sinh thái biển ven bờ và vùng nội

địa, tạo việc làm mới ổn định, nâng cao mức sống ngƣ dân và nâng cao trách nhiệm

bảo vệ môi trƣờng sinh thái vùng biển ven bờ và vùng nội địa.

II. GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH

Rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới các văn bản quản lý nhà nƣớc

về bảo vệ và khai thác nguồn lợi thuỷ sản đảm bảo phù hợp với các quy định của

Luật Thuỷ sản, Luật Đa dạng sinh học và thực tiễn của ngành, của địa phƣơng

và các quy định của quốc tế.

Rà soát, nghiên cứu và xây dựng một số chính sách sau:

- Chính sách hỗ trợ ngƣ dân trong thời gian cấm khai thác thủy sản có thời

hạn trên phạm vi cả nƣớc nhằm bảo vệ, phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản;

hỗ trợ chi phí trong việc chuyển đổi nghề cho ngƣ dân nhằm giảm áp lực khai

thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản đặc biệt là ở vùng biển ven bờ.

- Chính sách tham gia sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm; tham gia các

hình thức tổ chức khai thác kết hợp dịch vụ trên biển; áp dụng các tiến bộ khoa

học kỹ thuật trong khai thác, bảo quản sản phẩm nhằm giảm tổn thất sau thu

hoạch và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm thuỷ sản.

- Chính sách khuyến khích, thu hút các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là cộng

đồng dân cƣ tham gia đầu tƣ để thiết lập, quản lý và phát triển các khu bảo tồn

biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản và khu vực cƣ trú nhân tạo cho loài thủy

sản.

113

- Chính sách khuyến khích áp dụng thực hiện phƣơng thức đầu tƣ theo

hình thức đối tác công tƣ vào liên kết; thực hiện trong phát triển liên kết sản

xuất gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi đảm bảo chất lƣợng và

truy xuất nguồn gốc.

- Chính sách đào tạo, bồi dƣỡng thuyền viên tàu cá; đào tạo kỹ thuật khai

thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ tiên tiến trên tàu cá; đào tạo chuyển đổi

nghề cho ngƣ dân; hỗ trợ đào tạo cho con em ngƣ dân theo học tại các trƣờng

dạy nghề, cao đẳng và đại học trên cả nƣớc về khai thác và bảo vệ nguồn lợi

thuỷ sản.

III. GIẢI PHÁP VỀ TÀI CHÍNH, ĐẦU TƢ

- Huy động các nguồn lực trong và ngoài nƣớc đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ

tầng, phát triển khoa học, công nghệ, nguồn nhân lực và chuyển giao tiến bộ

khoa học công nghệ trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Tăng ngân sách đầu tƣ của Nhà nƣớc cho quản lý, xây dựng và phát

triển các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; nghiên cứu, ứng dụng

và chuyển giao công nghệ; khuyến ngƣ, đào tạo nguồn nhân lực.

- Ngân sách Trung ƣơng bao gồm vốn hỗ trợ trực tiếp cho chƣơng trình,

dự án, đề án theo nội dung quy hoạch hoặc lồng ghép từ các chính sách, chƣơng

trình, dự án, lĩnh vực khác nhằm đảm bảo kinh phí cho công tác nghiên cứu,

chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến; điều tra, nghiên cứu nguồn

lợi thủy sản; xây dựng hệ thống quan trắc môi trƣờng, giám sát biến động

nguồn lợi thủy sản; xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu nguồn lợi thủy

sản; quản lý nghề cá dựa trên hệ sinh thái; xây dựng các khu bảo tồn biển, khu

bảo vệ nguồn lợi thủy sản do trung ƣơng quản lý; đào tạo và chuyển đổi nghề;

hỗ trợ trong đầu tƣ xây dựng các hạng mục thiết yếu của các khu bảo tồn biển,

khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản; hỗ trợ ngƣ dân trong thời gian cấm khai thác

thủy sản có thời hạn,...

- Ngân sách địa phƣơng bảo đảm kinh phí cho các hoạt động của các dự

án, nhiệm vụ trong quy hoạch do địa phƣơng thực hiện; đầu tƣ xây dựng và quản

lý các khu bảo tồn, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo phân cấp.

- Các nguồn vốn huy động khác phù hợp với quy định của pháp luật (vốn

huy động xã hội hóa, bao gồm vốn tín dụng, vốn tự có của doanh nghiệp, tổ

chức, cá nhân; vốn của các tổ chức quốc tế).

IV. GIẢI PHÁP MÔI TRƢỜNG, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, trí tuệ nhân tạo

trong quản lý các hoạt động bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản (phân vùng

quản lý, giám sát tàu cá, nhật ký khai thác, gắn chíp điện tử,...).

- Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ sử

dụng ít nhiên liệu, thân thiện với môi trƣờng trong khai thác và bảo quản sản

phẩm thủy sản; cơ giới hóa, tự động hóa trong khai thác.

114

- Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong bảo quản

gen và sinh sản nhân tạo nhằm bảo tồn, phát triển các giống loài thủy sản bản

địa, đặc hữu, có nguy cơ tuyệt chủng, có giá trị khoa học, kinh tế cao.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về

tàu cá, ngƣ lƣới cụ, máy móc thiết bị trên tàu cá,… làm công cụ quản lý và đáp

ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

- Quản lý nghiêm các khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn, ngăn

chặn tình trạng sử dụng các dụng cụ khai thác hủy hoại môi trƣờng và nguồn lợi

thủy sản. Xây dựng chế tài xử phạt với định mức cao, phù hợp với các quy định

hiện hành.

- Xây dựng kế hoạch bảo vệ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có giá

trị đặc biệt về kinh tế, khoa học, y tế, sinh thái, cảnh quan và môi trƣờng; khôi

phục các hệ sinh thái đặc thù nhƣ rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn đang

bị suy thoái nhằm bảo vệ môi trƣờng sống, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy

sản.

V. GIẢI PHÁP VỀ TUYÊN TRUYỀN, NÂNG CAO NHẬN THỨC

- Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật liên quan đến khai thác và

bảo vệ nguồn lợi thủy sản, trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng, đặc biệt là

các đối tƣợng ngƣ dân làm nghề khai thác thủy sản và thanh thiếu niên, học sinh

các cấp tại các địa phƣơng ven biển; đồng thời huy động các tổ chức xã hội và

nghề nghiệp tham gia các hoạt động để đƣa công tác vận động, tuyên truyền sâu

rộng, từng bƣớc nâng cao nhận thức cho cộng đồng ngƣ dân trong công tác bảo

vệ nguồn lợi thủy sản.

- Công bố công khai các khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn, khu bảo

vệ nguồn lợi thủy sản, danh mục các loại nghề cấm, đối tƣợng cấm khai thác nhằm

bảo vệ các bãi đẻ, bãi giống tiềm năng, phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản.

- Sử dụng hình thức tuyên truyền phù hợp với tập quán, với điều kiện và

đối tƣợng của từng địa phƣơng nhƣ: Xây dựng phim truyền hình, tiểu phẩm, ấn

phẩm; phát thanh, truyền hình trên báo, đài của địa phƣơng; tổ chức các cuộc thi

tìm hiểu với sự tham gia của đông đảo cộng đồng ngƣ dân địa phƣơng.

- Phối hợp với chính quyền địa phƣơng, các tổ chức chính trị xã hội, nghề

nghiệp trên cả nƣớc, đặc biệt là các tổ chức tôn giáo đẩy mạnh tuyên truyền đến

các tăng ni, phật tử và cộng đồng ngƣời dân, cộng đồng doanh nghiệp tham gia

thả phóng sinh các đối tƣợng thuỷ sản phù hợp trong các dịp lễ tết hàng năm vào

các thủy vực nhằm tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền các quy định về bảo vệ và phát triển

nguồn lợi thủy sản cho cán bộ quản lý thủy sản, cộng đồng dân cƣ tại các địa phƣơng.

- Lồng ghép các nội dung tuyên truyền về bảo vệ và khai thác nguồn lợi

thủy sản vào chƣơng trình giảng dạy, chƣơng trình ngoại khoá của trƣờng học

các cấp trong hệ thống giáo dục quốc gia.

115

VI. GIẢI PHÁP VỀ ĐÀO TẠO, TĂNG CƢỜNG NĂNG LỰC

- Đào tạo, bồi dƣỡng, đào tạo lại và phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn

sâu về khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ quản lý nghề cá đáp ứng yêu cầu hội

nhập quốc tế, có khả năng ứng dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành. Đào

tạo về quản trị doanh nghiệp, thƣơng mại và phát triển thị trƣờng cho các doanh

nghiệp khai thác thủy sản.

- Liên kết, kết nối giữa các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu trong đào tạo,

phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thị trƣờng, hội nhập. Đào tạo thuyền

trƣởng, máy trƣởng và thuyền viên tàu cá cho số lao động khai thác chƣa qua

đào tạo. Thƣờng xuyên cập nhật, nâng cao và bổ sung kiến thức cho các thuyền

trƣởng, máy trƣởng về máy móc và trang thiết bị hàng hải tiến tiến.

- Thu hút các nguồn lực trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất

lƣợng cao cho bảo vệ và khai thác thủy sản.

- Nâng cao năng lực và cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở nghiên cứu,

đào tạo về thủy sản.

VII. GIẢI PHÁP VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ

- Tăng cƣờng hợp tác quốc tế về điều tra, nghiên cứu nguồn lợi thủy sản (cả

trên biển và nội địa), quản lý các loài cá di cƣ, quản lý các khu bảo tồn biển, khu

bảo vệ nguồn lợi thủy sản xuyên quốc gia, chống đánh bắt bất hợp pháp; hỗ trợ,

viện trợ tài chính, kỹ thuật cho các dự án liên quan đến khai thác, bảo vệ và phát

triển nguồn lợi thuỷ sản, quỹ tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Thực hiện hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận (hiệp định các đàn cá di cƣ

xa, hiệp định về biện pháp quốc gia có cảng,...), các quy định của luật pháp quốc

tế và các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc có tham gia; tuân thủ

các quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm, chống khai thác thủy sản bất hợp

pháp, không báo cáo và không theo quy định.

- Xây dựng chƣơng trình, dự án thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (ODA, FDI)

và tích cực tham gia hoạt động đa phƣơng, song phƣơng thu hút các hoạt động hợp

tác từ các nƣớc, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nhằm tăng cƣờng phát

triển nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng nghề cá, nghiên cứu ứng dụng khoa học, công

nghệ hiện đại, thu hút vốn, tháo gỡ rào cản, vƣớng mắc trong xuất nhập khẩu.

- Chủ động, tích cực chuẩn bị và tham gia đàm phán, phân định vùng

biển, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và hợp tác đánh cá với các quốc gia trong

khu vực; thiết lập, duy trì đƣờng dây nóng với các nƣớc trong khu vực, các tổ

chức quốc tế nhằm giải quyết các tranh chấp trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi

thủy sản; ứng phó với biến đổi khí hậu, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, đảm bảo an

toàn cho ngƣ dân khai thác trên biển; hợp tác chia sẻ thông tin, sử dụng cơ sở hạ

tầng với các nƣớc trong khu vực để hỗ trợ tàu cá, thuyền viên Việt Nam khai

thác an toàn trên các vùng biển

116

- Chủ động, tích cực tham gia với các tổ chức quốc tế có liên quan để trao

đổi thông tin, học tập kinh nghiệm, kêu gọi sự giúp đỡ, tài trợ về kinh nghiệm và

kinh phí, kỹ thuật.

- Chủ động tham gia chuỗi cung ứng thuỷ sản toàn cầu; hài hòa các quy

định về thuỷ sản của quốc gia với quốc tế.

VIII. GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ GIÁM SÁT

THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Tổ chức thực hiện quy hoạch

1.1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố

trực thuộc trung ƣơng quản lý và tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch; định

kỳ tổ chức đánh giá, rà soát, trình Thủ tƣớng Chính phủ điều chỉnh quy hoạch

phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội từng giai đoạn theo quy định (nếu

cần thiết); công bố quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ

sung cơ chế chính sách khuyến khích, thu hút đầu tƣ vào lĩnh vực bảo vệ và phát

triển nguồn lợi thủy sản, phù hợp với các quy định chung của khu vực và quốc tế.

- Cung cấp thông tin về quy hoạch vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu

quốc gia về quy hoạch theo quy định.

- Triển khai xây dựng kế hoạch, tham mƣu đề xuất các giải pháp cần thiết

để triển khai quy hoạch đồng bộ, khả thi, hiệu quả.

- Định kỳ hàng năm tổ chức kiểm tra việc triển khai thực hiện Quy hoạch,

tổng hợp báo cáo Thủ tƣớng Chính phủ.

1.2. Các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách

nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân

các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng bố trí nguồn nhân lực, đề xuất các cơ chế,

chính sách để thực hiện hiệu quả các mục tiêu của quy hoạch, bảo đảm tính thống

nhất, đồng bộ với việc thực hiện Chiến lƣợc phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-

2030, các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội từng ngành và địa phƣơng.

1.3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng

- Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ

chức thực hiện quản lý nhà nƣớc về bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản theo

quy định của pháp luật có liên quan trong phạm vi địa phƣơng. Triển khai thực

hiện quản lý có hiệu quả các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản,

khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn, khu vực cƣ trú nhân tạo cho loài

thuỷ sản, tàu cá khai thác thủy sản và các dự án ƣu tiên đầu tƣ.

- Rà soát, điều chỉnh, xây dựng quy hoạch tỉnh, các dự án tại địa phƣơng

bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với quy hoạch này; cập nhật nội dung quy

117

hoạch tỉnh bảo đảm tuân thủ các định hƣớng phát triển bảo vệ và khai thác

nguồn lợi thủy sản theo quy hoạch này.

- Huy động các nguồn lực đầu tƣ phát triển bảo vệ và khai thác nguồn lợi

thủy sản.

1.4. Các Hội, Hiệp hội ngành hàng trong ngành thủy sản

- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tuyên truyền, giáo

dục, phổ biến cho cộng đồng doanh nghiệp, ngƣ dân các quy định của pháp luật

Việt Nam, luật pháp quốc tế về bả o vệ và khai thác nguồ n lợ i thuỷ sả n, bộ

quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm.

- Tham gia xây dựng và phản biện định hƣớng quy hoạch, giải pháp, cơ

chế, chính sách phát triển thủy sản; tham gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy

sản, xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm thủy sản, hoạt động xúc tiến thƣơng mại,

ổn định và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ; tổ chức mạng lƣới cung cấp thông tin thị

trƣờng cho cộng đồng doanh nghiệp và ngƣ dân; tham gia đào tạo nghề, chuyển

giao công nghệ, tập huấn cho ngƣ dân phát triển sinh kế, chuyển đổi nghề phù

hợp; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tƣ phát triển, tổ chức sản xuất thủy sản theo

chuỗi giá trị, có trách nhiệm, chất lƣợng, hiệu quả và bền vững.

2. Giám sát thực hiện quy hoạch

- Công bố Quy hoạch theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng và hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá thực hiện quy hoạch, kế

hoạch hành động thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch, các chƣơng trình,

đề án, dự án sử dụng nguồn đầu tƣ công hiện thực hóa các nội dung của

quy hoạch.

- Xây dựng kế hoạch bố trí vốn, huy động các nguồn lực triển khai thực

hiện các dự án ƣu tiên đầu tƣ.

- Định kỳ 5 năm tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và kết quả thực

hiện quy hoạch; đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trong kỳ quy hoạch; kiến

nghị điều chỉnh quy hoạch (nếu có) để rà soát chỉnh sửa, bổ sung quy hoạch phù

hợp với tình hình thực tế sản xuất của ngành và của các địa phƣơng.

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện quy

hoạch, giải quyết kịp thời các kiến nghị liên quan đến thực hiên quy hoạch và

pháp luật về bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản.

118

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm

nhìn đến năm 2050 đƣợc xây dựng đáp ứng yêu cầu phát triển ngành thủy sản

theo hƣớng hội nhập, hiệu quả và bền vững dựa trên dựa trên Luật Thủy sản

2017, Luật Quy hoạch, Quyết định 541/QĐ-TTg ngày 20/4/2020 của Thủ tƣớng

Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi

thuỷ sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050;

Nội dung quy hoạch đƣợc xây dựng phù hợp với Chiến lƣợc phát triển

thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 36-

NQ/TW ngày 22/10/2018 về Chiến lƣợc phát triển bền vững kinh tế biển Việt

Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày

05/3/2020 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018;

phù hợp với các quy hoạch ngành quốc gia.

Quy hoạch đã đảm bảo đƣợc các nội dung, mục tiêu, tính toán và đề xuất

các giải pháp theo đúng yêu cầu quy hoạch ngành quốc gia bao gồm:

- Kế thừa các kết quả điều tra, nghiên cứu có liên quan của các Bộ, ngành

và các tổ chức có liên quan về bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản.

- Điều tra, khảo sát bổ sung, thu thập các thông tin từ các địa phƣơng để

đánh giá tổng thể hiện trạng bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời gian qua

..làm cơ sở đƣa ra các chỉ tiêu, chỉ số đảm bảo độ tin cậy.

- Đánh giá những mặt đạt đƣợc, giải quyết những tồn tại, hạn chế trong

bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản.

- Đã đƣa ra các nội dung định hƣớng cụ thể về xác định các khu bảo vệ

nguồn lợi thủy sản, khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn, các khu bảo tồn

biển, khu thả rạn nhân tạo,...

- Xác định đƣợc sản lƣợng khai thác bền vững, số lƣợng tàu thuyền khai

thác thủy sản đảm bảo phát triển hiệu quả, bền vững và có trách nhiệm.

- Đảm bảo yêu cầu thống nhất, liên kết, đồng bộ giữa quy hoạch này với

hệ thống quy hoạch quốc gia; đã thực hiện lồng ghép với, xem xét sự phù hợp

với các quy hoạch khác, đặc biệt là quy hoạch không gian biển quốc gia, quy

hoạch đa dạng sinh học, quy hoạch sử dụng đất, du lịch, giao thông,...nhằm đảm

bảo sự kết hợp hài hòa, đồng bộ về không gian, tiết kiệm kinh phí đầu tƣ, giảm

thiểu các vấn đề chồng chéo, phân tán và lãng phí nguồn lực.

- Quy hoạch đã đƣa ra đƣợc danh mục các chƣơng trình, dự án ƣu tiên đầu

tƣ theo giai đoạn, phân nguồn đầu tƣ cụ thể.

119

II. KIẾN NGHỊ

1. Đối với Chính phủ

- Chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố bố trí

nguồn lực để thực hiện các chƣơng trình, dự án ƣu tiên.

- Giao Bộ Nông nghiệp và PTNT và các địa phƣơng cụ thể hoá các

chƣơng trình, dự án, đề án ƣu tiên đề xuất trong quy hoạch để đầu tƣ xây dựng

trong thời kỳ 2021-2030 và đến năm 2050.

- Những chƣơng trình, dự án lớn, phức tạp đề nghị tiếp tục thực hiện điều

tra cơ bản, nghiên cứu cơ sở khoa học và lập dự án chuẩn bị đầu tƣ... để có đủ

căn cứ đầu tƣ, xây dựng, đảm bảo tính bền vững.

- Tiếp tục thực hiện ƣu đãi các chính sách hỗ trợ bảo vệ và khai thác

nguồn lợi thủy sản phát triển hiệu quả, bền vững.

- Bộ Nông nghiệp và PTNT và các địa phƣơng căn cứ vào quy hoạch

này để triển khai các quy hoạch có tính chất chuyên ngành, quy hoạch tỉnh phù

hợp với quy hoạch này.

2. Đối với Bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực

thuộc trung ƣơng

- Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đề xuất, tham mƣu Chính Phủ bố trí

các nguồn lực thực hiện Quy hoạch.

- UBND các tỉnh tổ chức lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn

đến năm 2050, cần phù hợp với Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy

sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bố trí kinh phí từ ngân sách địa

phƣơng và huy động các nguồn vốn hợp pháp để tổ chức thực hiện các nội dung

của Quy hoạch tại địa phƣơng. Tổ chức rà soát, sắp xếp lại hoạt động khai thác,

bảo vệ nguồn lợi để phù hợp với nội dung của Quy hoạch, đảm bảo hài hòa với

các hoạt động kinh tế của địa phƣơng./.

.

120

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO XUẤT KHẨU HẢI SẢN, TỐC ĐỘ TĂNG TRƢỞNG KHAI THÁC

THỦY SẢN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030

Phụ lục 1.1. Giá trị xuất khẩu KTTS đến năm 2030

TT

Mặt hàng

(1.000 USD) 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025 2026 2027 2028 2029 2030

1 Tôm 197 219 357 273 249 354 354 377 400 422 445 468 491 513 536 559

2 Cá ngừ 455 500 593 653 720 649 764 812 860 908 957 1005 1053 1101 1149 1198

3 Mực 236 258 350 347 262 305 328 338 348 358 368 379 389 399 409 419

4 Bạch tuộc 130 182 271 326 315 255 355 386 416 447 478 509 540 571 602 633

5 Cua, ghẹ 122 125 118 134 149 182 179 193 208 225 243 262 283 305 330 356

6 Cá biển các loại 615 639 733 781 947 1299 1275 1400 1525 1651 1776 1902 2027 2153 2278 2403

7 Chả cá, surimi 304 256 256 324 342 380 381 401 422 442 462 482 502 523 543 563

8 Khác 48 147 254 289 348 11 228 241 254 267 280 293 306 319 332 345

Tổng cộng 2107 2324 2932 3127 3331 3436 3863 4148 4434 4721 5009 5299 5591 5884 6179 6476

Nguồn: Tính toán dựa vào nguồn số liệu của VASEP 2010-2020

Phụ lục 1.2. Tăng trƣởng giá trị khai thác thủy sản đến năm 2030

TT Sản lƣợng

Hiện trạng sản xuất 2010-2020 Kịch bản phát triển đến 2021-2030 TĐTT

2021-2030 2010 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025 2026 2027 2028 2029 2030

1 Tổng giá trị sản xuất

(tỷ đồng)

Kịch bản cao

58.863 69.978 72.923 75.973 78.318 82.550 85.962 89.380 92.808

98.337 103.664 108.981 114.232 119.475 124.650 129.821 134.920 140.017 145.040 4,4%

Kịch bản trung bình 96.016 98.754 101.213 103.338 105.188 106.700 107.941 108.841 109.472 109.760 1,5%

Kịch bản thấp 94.211 94.934 95.171 94.865 94.075 92.740 90.923 88.558 85.715 82.320 -1,5%

2 Sản lƣợng toàn quốc

(1.000 tấn)

121

TT Sản lƣợng Hiện trạng sản xuất 2010-2020 Kịch bản phát triển đến 2021-2030

TĐTT

2021-2030 2010 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025 2026 2027 2028 2029 2030

Kịch bản cao

2.414 2.804 2.920 3.050 3.226 3.389 3.590 3.770 3.866

3.813 3.800 3.788 3.775 3.763 3.750 3.738 3.725 3.713 3.700 -0,3%

Kịch bản trung bình 3.723 3.620 3.518 3.415 3.313 3.210 3.108 3.005 2.903 2.800 -3,1%

Kịch bản thấp 3.653 3.480 3.308 3.135 2.963 2.790 2.618 2.445 2.273 2.100 -6,0%

3 Giá bình quân 24,4 25,0 25,0 24,9 24,3 24,4 23,9 23,7 24,3 25,8 27,3 28,8 30,3 31,8 33,2 34,7 36,2 37,7 39,2 4,8%

Ghi chú Giá cố định không tăng nhiều do cơ cấu sản phẩm khai thác không

thay đổi nhiều, lƣợng cá tạp còn chiếm tỷ trọng lớn, tổn thất sau thu hoạch còn cao

Giá cố định thay đổi mạnh nhờ tăng khai thác các đối tƣợng có giá cố định cao nhƣ bảng dƣới,

đồng thời giá trị tăng nhờ áp dụng tiến bộ KHKT nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch

Ghi chú: Để đảm bảo tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất thủy sản giai đoạn 2021-2030 ở mức 1,5%/năm cần phải đẩy mạnh

khai thác các đối tƣợng có giá trị kinh tế cao nhƣ bảng dƣới và giảm mạnh các đối tƣợng có giá trị kinh tế thấp, nhất là cá tạp chỉ

có giá 8.900 đồng/kg. Ngoài ra, giá trị tăng thêm đƣợc là nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm giảm tổn thất sau

thu hoạch, từ đó nâng cao giá trị sản xuất.

Phụ lục 1.3. Kịch bản tăng trƣởng thu nhập lao độngg khai thác thủy sản

TT Hạng mục Đvt 2010 2015 2020 2025 2030 2030/

2020

1 Thu nhập TB lao động toàn quốc Tr.đồng/năm 60,72 73,06 66 103 165 2,5

Tr.đồng/tháng 5,0 6,0 5,5 8,5 13,7 2,5

2 Thu nhập TB lao động KTTS Tr.đồng/năm 69,8 96,8 96,9 152,8 247,5 2,5

Tr.đồng/tháng 5,8 6,5 8,0 12,7 20,6 2,5

3 Thu nhập TB lao động KTTS/TB toàn quốc Lần 1,15 1,33 1,47 1,48 1,5

Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu Tổng điều tra NN&PTNT, Tổng cục Thống kê, 2020

122

PHỤ LỤC 2. HIỆN TRẠNG BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỢI THỦY

SẢN

PHỤ LỤC 2.1. DANH SÁCH CÁC LOÀI CÁ NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM, CÓ GIÁ TRỊ

KINH TẾ NƢỚC NGỌT ĐÃ ĐƢỢC LƢU GIỮ GIỐNG GEN VÀ ĐÃ SẢN XUẤT ĐƢỢC

GIỐNG NUÔI THƢƠNG PHẨM

TT Tên Việt Nam Tên khoa học

Lƣu

giữ

gen

Đ sản

xuất giống Nơi thục hiện

Bảo

Tồn

Đại

trà

I Bộ cá Thát lát Osteoglossiformes

1 Họ cá Thát lát Notopteridae

1. Cá Thát lát Notopterus notopterus (Pallas, 1780) X ViệnNCNTTS2

2. Cá Còm (Nàng hai) Chitala ornata (Gray,1831) X X ViệnNCNTTS2

II Bộ cá Chình Angulliformes

2 Họ cá Chình Anguillidae

3. Cá Chình hoa A. marmorata Quoy and Gaimard, 1824 C

4. Cá Chình nhật bản A. japonica Temminck & Schlegel, 1846 C

5. Cá Chình mun A. bicolor McClelland, 1844 C

III Bộ cá Trích Clupeiformes

3 Họ cá Trích Clupeidae

6. Cá Mòi cờ hoa Clupanodon thrissa Linnaeus, 1758 C

7. Cá Mòi cờ chấm C. punctata (Sch., 1846) C

IV Bộ cá Chép Cypriniformes

4 Họ cá Chép Cyprinidae

Phân họ cá Chài Leptobarbinae

8. Cá Chài Leptobarbus hoevenii (Bleeker, 1851) X X ViệnNCNTTS2

Phân họ cá Lòng tong Danioninae

9. Cá Nhồng Raiamas guttatus (Day, 1870) C

Phân họ cá Trắm Leuciscinae

10. Cá Trắm đen Mylopharyngodon piceus (Richardson, 1846) X ViệnNCNTTS1

11. Cá Trắm cỏ Ctenopharyngodon idella (Valencien., 1844) X ViệnNCNTTS1

12. Cá Rồng măng Luciobrama macrocephalus (Lacépède, 1803) C

13. Cá Chày mắt đỏ Squaliobarbus curriculus (Richardson, 1846) X ViệnNCNTTS1

14. Cá Chày tràng Ochetobius elongatus (Kner, 1867) C

15. Cá Măng Elopichthys bambusa (Richardson, 1844) X ViệnNCNTTS1

Phân họ cá Mƣơng Cultrinae

16. Cá Vền Megalobrama mantschuricus (Bas., 1855) X ViệnNCNTTS1

17. Cá Vền dài Megalobrama terminalis (Rich.,, 1846) X ViệnNCNTTS1

Phân họ cá Nhàng Xenocyprinae

18. Cá Mè trắng việt Hypophthalmichthys harmandi Sauvage, 1884 X ViệnNCNTTS1

19. Cá Mè trắng TQ Hypophthalmichthys molitrix (Vale., 1844) X ViệnNCNTTS1

20. Cá Mè hoa Hypophthalmichthys nobilis (Richard., 1845) X Viện NCNTTS1

123

TT Tên Việt Nam Tên khoa học

Lƣu

giữ

gen

Đ sản

xuất giống Nơi thục hiện

Bảo

Tồn

Đại

trà

Phân họ cá Bỗng Barbinae

21. Cá Ngựa nam Hampala dispar Smith, 1934 X ViệnNCNTTS2

22. Cá Ngựa vạch Hampala macrolepidota Kuhl & Van Hass, 1823 X Viện NCNTTS2

23. Cá Hô Catlocarpio siamensis Boulenger, 1898 X X ViệnNCNTTS2

24. Cá Ngựa xám Tor tambroides (Bleeker, 1854). X ViệnNCNTTS2

25. Cá Đỏ Tor sinensis Wu, 1977 X ViệnNCNTTS2

26. Cá Ngựa bắc Tor brevifilis (Peters, 1880). X ViệnNCNTTS2

27. Cá Cầy chấm Parator zonatus (Lin, 1935) X ViệnNCNTTS2

28. Cá Rai Neolissochilus benasi (Pelleg & Chev, 1936) X ViệnNCNTTS1

29. Cá Cầy Paraspinibarbus macracanthus (Pell. & Chev,

1936)

C

30. Cá Trà sóc Probarbus jullieni (Sauvage, 1880) X X ViệnNCNTTS2

31. Cá Chầy đất Probarbus hollandi Oshima, 1919 X ViệnNCNTTS1

32. Cá Bỗng Spinibarbus denticulatus (Oshima, 1926) X X ViệnNCNTTS1

33. Cá Thần Spinibarbus sinensis (Bleeker, 1871) X Khu DL Cẩm Thủy

TH

34. Cá Bỗng hồng Spinibarbus ovalius Nguyen & Ngo, 2001 X X TT Giống TS Hà

Giang

35. Cá He đỏ Barbonymus altus (Gunther, 1868) X ViệnNCNTTS2

36. Cá Mè vinh Barbonymus gonionotus (Bleeker, 1849) X ViệnNCNTTS2

37. Cá He vàng Barbonymus chwanenfeldi (Bleeker, 1853) X ViệnNCNTTS2

38. Cá Phao Onychostoma leptura (Boulenger, 1900) C

39. Cá Biên Onychostoma ovale Pelleg. & Chevey, 1936 C

40. Cá Duồng bay Cosmochilus harmandi Sauvage, 1878 X ViệnNCNTTS2

Phân họ cá Trôi Labeoniae

41. Cá Anh vũ Semilabeo obscurus Lin, 1981 X X Viện NCNTTS1

42. Cá Trôi ấn Labeo rohita (Hamilton, 1822) X ViệnNCNTTS1

43. Cá Duồng Cirrhinus microlepis Sauvage, 1878 X ViệnNCNTTS2

44. Cá Trôi mrigal Cirrhinus mrigalla (Hamilton, 1822) X ViệnNCNTTS1

45. Cá Trôi ta Cirrhinus molitorella (Valenciennes, 1844) X ViệnNCNTTS1

46. Cá Mõm trâu Bangana behri (Fowler, 1937) X X ViệnNCNTTS3

47. Cá Hỏa Bangana tonkinensis (Pellegrin & Chevey, 1934) X Viện NCNTTS1

48. Cá Rầm xanh Bangana lemassoni (Pellegr. & Chev, 1936) X TT Giống TS Hà

Giang

49. Cá Rầm vàng Bangana xanthogenys (Pelle. & Chev, 1936) X TT Giống TS Hà

Giang

Phân họ cá Chép Cyprininae

50. Cá Diếc Carassius auratus (Linnaeus, 1758). X ViệnNCNTTS1

51. Cá Nhƣng Carassioides acuminatus (Richardson, 1846) X Viện NCNTTS1

52. Cá Chép gốc Procypris mera Lin, 1933 C

124

TT Tên Việt Nam Tên khoa học

Lƣu

giữ

gen

Đ sản

xuất giống Nơi thục hiện

Bảo

Tồn

Đại

trà

53. Cá Chép Cyprinus carpio (Linnaeus, 1758) X X ViệnNCNTTS1

54. Cá Chép việt Cyprinus rubrofuscus Lacepède, 1803 X X ViệnNCNTTS1

55. Cá Lợ con Cyprinus exophthalmus Mai, 1978 C

56. Cá Lợ thân thấp C. multitaeniatus Pellegrin & Chevey, 1936 C

57. Cá Lợ thân cao Cyprinus hyperdorsalis Nguyen, 1991 C

58. Cá Trữ Cyprinus dai (Nguyen & Doan, 1969) C

5 Họ cá Chạch Cobitidae

Phân họ cá Chạch Cobitinae

59. Cá Chạch bùn Misgurnus anguillicaudatus (Cantor, 1842) X ViệnNCNTTS1

V Bộ cá Hồng nhung Characiformes

6 Họ cá Chim trắng Characidae

60. Cá Chim nƣớc ngọt Piaractus brachypomus (Cuvier, 1818) X ViệnNCNTTS1

7 Họ cá Trôi Nam Mỹ Prochilodontidae

61. Cá Trôi nam mỹ Prochilopodus linaeatus (Valencieness, 1937) X ViệnNCNTTS1

VI Bộ cá Nheo (Da

trơn)

Siluriformes

8 Họ cá Nheo mỹ Ictaluridae

62. Cá Nheo Mỹ Ictalurus punctatus (Rafinesque, 1818) X ViệnNCNTTS1

9 Họ cá Nheo Siluridae

63. Cá Nheo Silurus asotus Linnaeus, 1758 X ViệnNCNTTS1

64. Cá Trèn răng Belodontichthys truncatus Kott. & Ng, 1999 X ViệnNCNTTS3

65. Cá Trèn Belodontichthys dinema (Bleeker, 1851) X ViệnNCNTTS3

66. Cá Trèn bầu Ompok bimaculatus (Bloch, 1794) X ViệnNCNTTS3

67. Cá Leo Wallago attu (Bloch & Schneider, 1801) X ViệnNCNTTS3

10 Họ cá Tra Pangasiidae

68. Cá Tra Pangasianodon hypophthalmus (Sauv., 1878) X ViệnNCNTTS2

69. Cá Tra dầu Pangasianodon gigas Chevey, 1931 X X ViệnNCNTTS2

70. Cá Basa Pangasius bocourti Sauvage, 1880 X ViệnNCNTTS2

71. Cá Hú P. conchophilus Roberts & Vidthay., 1991 X X ViệnNCNTTS2

72. Cá Vồ đém Pangasius larnaudii Bocourt, 1866 X X ViệnNCNTTS2

73. Cá Bông lau Pangasius krempfi Fang & Chaux, 1949 X

74. Cá Dứa dài P. elongatus Pouyaud, Gusti. & Teugels, 1880 C

75. Cá Vồ cờ P. sanitwongsei Smith, 1931 X ViệnNCNTTS2

76. Cá Tra bụng P. pangasius (Hamilton, 1822) C

77. Cá Dứa P. polyuranodon Bleeker 1852 C

78. Cá Tra mekong P. mekongensis Gustiano, T. & Pouya, 2003 C

11 Họ cá Ngạnh Cranoglanidae

79. Cá Ngạnh bầu Cranoglanis bouderius (Richardson, 1846) X X Trƣờng ĐH Vinh,

NA

125

TT Tên Việt Nam Tên khoa học

Lƣu

giữ

gen

Đ sản

xuất giống Nơi thục hiện

Bảo

Tồn

Đại

trà

80. Cá Ngạnh thƣờng Cranoglanis henrici (Vaillant, 1893) C

12 Họ cá Lăng Bargridae

81. Cá Bò Tachysurus fulvidraco (Richardson, 1846) X ViệnNCNTTS1

82. Cá Chốt chuột Bagrichthys macracanthus (Bleeker, 1853) X ViệnNCNTTS2

83. Cá Chốt bông Pseudomystus siamensis (Regan, 1913) X ViệnNCNTTS3

84. Cá Chốt giấy Mystus albolineatus Roberts, 1994 X ViệnNCNTTS2

85. Cá Chốt vàng Mystus atrifasciatus Fowler, 1937 X ViệnNCNTTS3

86. Cá Huốt Hemibagrus vietnamicus Mai, 1978 C

87. Cá Lăng chấm Hemibagrus guttatus (Lacepède, 1803) X X ViệnNCNTTS1

88. Cá Lăng nha Hemibagrus nemurus (Valenciennes, 1840) X X ViệnNCNTTS2

89. Cá Lăng ki H. wyckii (Bleeker, 1858) X ViệnNCNTTS2

90. Cá Chốt vạch Hemibagrus planiceps (Valenciennes, 1840) C

91. Cá Lăng đỏ Hemibagrus microphthalmus (Day, 1877) C

13 Họ cá Chiên Sisoridae

92. Cá Chiên Bagarius bagarius (Hamilton, 1822) C

93. Cá Chiên nam Bagarius yarrelli (Sykes, 1839) C

94. Cá Chiên Bắc Bagarius rutilus Ng. & Kottelat, 2000 X X ViệnNCNTTS1

95. Cá Chiên nam Bagarius suchus Roberts, 1983 C

14 Họ cá Trê Claridae

96. Cá Trê trắng Clarias batrachus (Linnaeus, 1758) X ViệnNCNTTS2

97. Cá Trê vàng Clarias macrocephalus (Günther, 1864) X ViệnNCNTTS2

98. Cá Trê phi Clarias gariepinus (Burchell, 1815) X ViệnNCNTTS3

99. Cá Trê đen Clarias fuscus (Lacepède, 1803) X ViệnNCNTTS1

VII Bộ cá Mang liền Synbranchiformes

Phân bộ Mang liền Synbranchoidei

15 Họ Lƣơn Synbranchidae

100. Lƣơn đồng Monopterus albus (Zuiew, 1793) X ĐH Nha Trang

Phân bộ Chạch sông Mastacembeloidei

16 Họ cá Chạch sông Mastacembelidae

101. Cá Chạch sông Mastacembelus armatus (Lacepède, 1800) X ViệnNCNTTS1

102. Cá Chạch lấu Mastacembelus favus (Hora, 1923) X ViệnNCNTTS2

103. Cá Chạch lửa Mastacembelus erythrotaenia Bleeker, 1850 X ViệnNCNTTS2

VIII Bộ cá Vƣợc Perciformes

Phân bộ cá Vƣợc Percoidei

17 Họ cá Rô mo Percichthyidae

104. Cá Rô mo thân cao Siniperca chuatsi (Basilewsky, 1855) C

105. Cá Rô mo Siniperca vietnamensis Mai, 1978 C

106. Rô mo thân dài Siniperca scherzeri Steindachner, 1892 C

107. Cá Rô mó Coreoperca whiteheadi Boulenger, 1900 C

126

TT Tên Việt Nam Tên khoa học

Lƣu

giữ

gen

Đ sản

xuất giống Nơi thục hiện

Bảo

Tồn

Đại

trà

19 Họ cá Hƣờng vện Datnioididae

108. Cá Hƣờng vện Datnioides polota (Hamilton, 1822) X ViệnNCNTTS2

109. Cá Hƣơng vện D. undecimradiatus (Roberts & Kott., 1994) X ViệnNCNTTS2

21 Họ cá Sặc vện Nandidae

110. Cá Sặc vện Nandus nandus (Hamilton, 1822) X ViệnNCNTTS2

Phân bộ cá Rô phi Labroidei

22 Họ cá Rô phi Cichlidae

111. Cá Rô phi vằn Oreochromis niloticus (Linnaeus, 1758) X Viện

NCNTTS1,2,3

112. Cá Rô phi đen Oreochromis mossambicus (Peters, 1852) X Viện 1,2, 3

113. Cá Rô phi xanh O. aureus (Steidachner, 1864) X Viện 1,2, 3

Phân bộ cá Bống Gobioidei

23 Họ cá Bống đen Eleotridae

114. Cá Bớp Bostrychus sinensis Lacepède, 1801 X X ViệnNCNTTS1

115. Cá Bống tƣợng Oxyeleotris marmorata (Bleeker, 1852) X X ĐH Cần Thơ

24 Họ cá Bống trắng Gobiidae

116. Cá Bống kèo dài Pseudapocryptes elongatus (Cuvier, 1816) X ĐH Cần Thơ

117. Cá Bống kèo Pseudapocryptes borneensis (Bleeker, 1855) X ĐH Cần Thơ

118. Cá Bống sao Boleophthalmus boddarti (Pallas, 1770) C

119. Cá Bống nác B. pectiniostris (Linnaeus, 1758) C

120. Cá Thòi lòi Periophthalmodon schlosseri (Pallas, 1770) X ĐH Cần Thơ

121. Cá Thoi loi Periophthalmus modestus Cantor, 1842 X ĐH Cần Thơ

IX Bộ cá Rô Anabantiformes

25 Họ cá Rô đồng Anbantidae

122. Cá Rô đồng Anabas testudineus (Bloch, 1792) X ViệnNCNTTS1

26 Họ cá Mùi Helostomatidae

123. Cá Mùi Helostoma temmincki Cuvier, 1829 X ViệnNCNTTS2

27 Họ cá Tai tƣợng Osphronemidae

Phân họ cá Sặc Trichogastrinae

124. Cá Sặc điệp Trichopodus microlepis (Günther, 1861) X ViệnNCNTTS2

125. Cá Sặc rằn Trichopodua pectoralis Regan, 1909 X ViệnNCNTTS2

Phân họ cá Tƣợng Osphroneminae

126. Cá Tai tƣợng Osphronemus goramy Lacepède, 1801 X ViệnNCNTTS2

28 Họ cá Quả (Lóc) Channidae

127. Cá Lóc bông Channa micropeltes (Cuvier, 1831) X ViệnNCNTTS2

128. Cá Quả (Lóc đồng) Channa striata (Bloch, 1793) X ViệnNCNTTS1

129. Cá Chuối hoa (Sộp) Channa maculata (Lacepède, 1801) X Trƣờng CĐ KT,

KTTS

130. Cá Tràu tiến vua Channa hoaluensis Nguyen, 2011 X ViệnNCNTTS1

127

TT Tên Việt Nam Tên khoa học

Lƣu

giữ

gen

Đ sản

xuất giống Nơi thục hiện

Bảo

Tồn

Đại

trà

Tổng: 9 bộ, 28 họ, giống và 134 loài. Ghi chú: Những loài kí hiêu “C” là

chưa được lưu giữ gen và chưa được sản xuất giống 32 loài

47 60

PHỤ LỤC 2.2. NGUỒN GEN NƢỚC LỢ, MẶN ĐANG ĐƢỢC LƢU GIỮ

TT Đối tƣợng Tổ chức thực

hiện Tổ chức lƣu giữ

Đánh giá

chi tiết

nguồn

gen

Nghiên

cứu sản

xuất

giống

1 Cá hồng vằn Lutjanus

sebae (Cuvier, 1816)

Viện Nghiên

cứu Nuôi trồng

thủy sản I

Trung tâm Quốc gia giống

hải sản miền Bắc x

2

Cá song chanh

Epinephelus

malabaricus (Bloch &

Schneider, 1801)

Viện Nghiên

cứu Nuôi trồng

thủy sản I

Trung tâm Quốc gia giống

hải sản miền Bắc x x

3

Cá song da báo

Pletropomus leopardus

Lacépède, 1802

Viện Nghiên

cứu Nuôi trồng

thủy sản I

Trung tâm Quốc gia giống

hải sản miền Bắc x x

4

Cá song dẹt

Epinephelus bleekeri

Vailant, 1878

Viện Nghiên

cứu Nuôi trồng

thủy sản I

Trung tâm Quốc gia giống

hải sản miền Bắc x

5

Cá song vua

Epinephelus lanceolatus

Block, 1790

Viện Nghiên

cứu Nuôi trồng

thủy sản I

Trung tâm Quốc gia giống

hải sản miền Bắc x x

6

Vi tảo Chaetoceros

muelleri Lemmermann,

1898

Viện Nghiên

cứu Nuôi trồng

thủy sản I

Trung tâm Quốc gia giống

hải sản miền Bắc x x

7

Vi tảo Chaetoceros

calcitrans (Paulsen)

Takano, 1968

Viện Nghiên

cứu Nuôi trồng

thủy sản I

Trung tâm Quốc gia giống

hải sản miền Bắc x x

8 Vi tảo Isochrysis

galbana Parke, 1949

Viện Nghiên

cứu Nuôi trồng

thủy sản I

Trung tâm Quốc gia giống

hải sản miền Bắc x x

9

Vi tảo Nannochoropsis

oculata (Droop)

D.J.Hibberd, 1981

Viện Nghiên

cứu Nuôi trồng

thủy sản I

Trung tâm Quốc gia giống

hải sản miền Bắc x x

10

Vi tảo Thalassiosira

pseudonana Hasle &

Heimdal, 1970

Viện Nghiên

cứu Nuôi trồng

thủy sản I

Trung tâm Quốc gia giống

hải sản miền Bắc x x

11 Hải sâm vú, đồn đột vú Viện Nghiên Trung tâm Quốc gia giống x x

128

TT Đối tƣợng Tổ chức thực

hiện Tổ chức lƣu giữ

Đánh giá

chi tiết

nguồn

gen

Nghiên

cứu sản

xuất

giống

Holothuria nobilis

(Selenka, 1867)

cứu Nuôi trồng

Thủy sản III

hải sản miền Trung

12

Cua hoàng đế, cua

huỳnh đế, cua đế

Ranina ranina

(Linnaeus, 1758)

Viện Nghiên

cứu Nuôi trồng

Thủy sản III

Trung tâm Quốc gia giống

hải sản miền Trung x x

13

Cá mú chấm bé, cá song

da báo Plectropomus

leopardus (Lacépède,

1802)

Viện Nghiên

cứu Nuôi trồng

Thủy sản III

Trung tâm Quốc gia giống

hải sản miền Trung x x

14

Cá mú cọp, cá mú dây

Epinephelus

fuscoguttatus (Forsskal,

1775)

Viện Nghiên

cứu Nuôi trồng

Thủy sản III

Trung tâm Quốc gia giống

hải sản miền Trung x x

15

Tảo Skeletonema

costatum (Greville)

Cleve, 1873

Viện Nghiên

cứu Nuôi trồng

Thủy sản III

Trung tâm Quốc gia giống

hải sản miền Trung x x

16 Tảo Chaetoceros

gracilis F.Schütt, 1895

Viện Nghiên

cứu Nuôi trồng

Thủy sản III

Trung tâm Quốc gia giống

hải sản miền Trung x x

17

Tảo Chlorella

vulgaris Beijerinck,

1890

Viện Nghiên

cứu Nuôi trồng

Thủy sản III

Trung tâm Quốc gia giống

hải sản miền Trung x x

18 Tảo Tetraselmis sp.

Tsbre

Viện Nghiên

cứu Nuôi trồng

Thủy sản III

Trung tâm Quốc gia giống

hải sản miền Trung x x

19 Tảo Navicula

cari Ehrenberg, 1836

Viện Nghiên

cứu Nuôi trồng

Thủy sản III

Trung tâm Quốc gia giống

hải sản miền Trung x x

20

Tảo Chroomonas

salina (Wislough)

Butcher, 1967

Viện Nghiên

cứu Nuôi trồng

Thủy sản III

Trung tâm Quốc gia giống

hải sản miền Trung x x

21

Cá mó đầu khum

Cheilinus undulatus

Ruppell, 1835

Viện Nghiên

cứu Nuôi trồng

thủy sản II

Trung tâm Quốc gia giống

hải sản Nam Bộ x

22

Cá chìa vôi

Proteracanthus

sarissophorus Cantor,

1849

Viện Nghiên

cứu Nuôi trồng

thủy sản II

Trung tâm Quốc gia giống

hải sản Nam Bộ x x

23

Cá song chấm đỏ

Epinephelus akaara

(Temminck & Schlegel,

Viện nghiên

cứu Hải sản

Trung tâm Phát triển nghề

cá Vịnh Bắc Bộ x

129

TT Đối tƣợng Tổ chức thực

hiện Tổ chức lƣu giữ

Đánh giá

chi tiết

nguồn

gen

Nghiên

cứu sản

xuất

giống

1842)

24

Cá nác Boleophthalmus

pectinirostris Linnaeus,

1758

Viện nghiên

cứu Hải sản

Trung tâm Phát triển nghề

cá Vịnh Bắc Bộ x x

25 Trai ngọc nữ Pteria

penguin Roding, 1798

Viện nghiên

cứu Hải sản

Trung tâm Phát triển nghề

cá Vịnh Bắc Bộ x

26

Trai ngọc môi đen

Pinctada margaritifera

Linné, 1758

Viện nghiên

cứu Hải sản

Trung tâm Phát triển nghề

cá Vịnh Bắc Bộ x

27

Trai ngọc môi vàng

Pinctada maxima

Jameson, 1901

Viện nghiên

cứu Hải sản

Trung tâm Phát triển nghề

cá Vịnh Bắc Bộ x

28

Ngán Eamesiella

corrugata Deshayes,

1843

Viện nghiên

cứu Hải sản

Trung tâm Phát triển nghề

cá Vịnh Bắc Bộ x x

29

Ngao ô vuông

Periglypta lacerata

Hanley, 1845

Viện nghiên

cứu Hải sản

Trung tâm Phát triển nghề

cá Vịnh Bắc Bộ x x

30 Trai bàn mai Atrina

vexillum (Born, 1778)

Viện nghiên

cứu Hải sản

Trung tâm Phát triển nghề

cá Vịnh Bắc Bộ x x

130

PHỤ LỤC 2.3. DANH MỤC CÁC KHU BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

ĐÃ THÀNH LẬP

STT Khu bảo vệ nguồn lợi

thủy sản

Quyết

định số

Ngày tháng

năm thành

lập

Diện tích

vùng lõi

(ha)

Diện tích vùng

Khai thác, sử

dụng chung

Diện tích

KVBNLTS

(ha)

1 Điền Hải, xã Điền Hải

huyện Phong Điền

2487/QĐ-

UBND 09/10/2019 17,7 496,38 514,08

2 Vũng Mệ, xã Quảng

Lợi huyện Quảng Điền

709/QĐ-

UBND 16/03/2020 40,0 548,88 588,88

3

Cồn Máy Bay, xã

Quảng Ngạn huyện

Quảng Điền

2427/QD-

UBND 03/10/2019 20,0 279,20 299,20

4 Doi Trộ Kèn, thị trấn

Sịa huyện Quảng Điền

2271/QĐ-

UBND 17/09/2019 21,5 135,60 157,10

5 An Xuân, xã Quảng An

huyện Quảng Điền

685/QĐ-

UBND 13/03/2020 15 63,03 78,03

6 Cồn Sầy, xã Hƣơng

Phong, thành phố Huế

1940/QĐ-

UBND 30/07/2020 30,0 337,80 367,80

7 Cồn Chìm, xã Phú Gia

huyện Phú Vang

336/QĐ-

UBND 03/02/2020 23,6 232,20 255,80

8 Doi Chỏi, xã Phú Diên

huyện Phú Vang

549/QĐ-

UBND 28/02/2020 30,4 632,60 663,00

9 Doi Mai Bống, xã Vinh

Xuân huyện Phú Vang

618/QĐ-

UBND 06/03/2020 30,0 292,70 322,70

10 Vũng Bùn, thị trấn Phú

Đa huyện Phú Vang

1192/QĐ-

UBND 16/05/2020 16,0 218,80 234,80

11 Vũng Điện, xã Phú

Xuân huyện Phú Vang

552/QĐ-

UBND 28/02/2020 23,0 625,80 648,80

12 Cồn Giá, xã Vinh Hà

huyện Phú Vang

1744/QĐ-

UBND 16/07/2020 40,0 252,90 292,90

13

Đầm Hà Trung, xã

Vinh Hà huyện Phú

Vang

1849/QĐ-

UBND 24/07/2020 14 358,50 372,50

14

Đập Tây-Chùa Ma, xã

Giang Hải huyện Phú

Lộc

1924/QĐ-

UBND 09/08/2019 35,0 967,00 1.002,00

15 Hòn Núi Quện, xã Lộc

Bình huyện Phú Lôc

1673/QĐ-

UBND 16/07/2020 40,0 947,00 987,00

16

Đập Làng- Gành Lăng,

xã Lộc Bình huyện Phú

Lộc

1571/QĐ-

UBND 01/07/2020 58,0 309,00 367,00

131

STT Khu bảo vệ nguồn lợi

thủy sản

Quyết

định số

Ngày tháng

năm thành

lập

Diện tích

vùng lõi

(ha)

Diện tích vùng

Khai thác, sử

dụng chung

Diện tích

KVBNLTS

(ha)

17 Hà Nã, xã Vinh Hiền

huyện Phú Lộc

1323/QĐ-

UBND 05/06/2020 25,0 1.129,50 1.154,50

18 Đá Miếu, xã Lộc Điền

huyện Phú Lộc

1008/QĐ-

UBND 17/04/2020 30,0 536,00 566,00

19 Đá Dầm, xã Lộc Trì

huyện Phú Lộc

756/QĐ-

UBND 20/03/2020 30,0 684,00 714,00

20

Đình Đôi-Cửa Cạn, xã

Vinh Hƣng huyện Phú

Lộc

2149/QĐ-

UBND 04/09/2019 14,0 326,00 340,00

21 Hòn Voi-Vũng Đèo, xã

Lộc Trì huyện Phú Lộc

942/QĐ-

UBND 10/04/2020 35,0 522,00 557,00

22 Nam Hòn Đèo, thị trấn

Phú Lộc huyện Phú Lộc

1969/QĐ-

UBND 15/08/2019 26,0 1.130,00 1.156,00

Tổng cộng 614,2 11.024,89 11.639,09

132

PHỤ LỤC 2.4. CÁC CÔNG TRÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PHỤC HỒI

SAN HÔ Ở VIỆT NAM

Thời

gian

Địa

điểm

Chƣơng trình

/nhiệm vụ

Phƣơng

pháp phục

hồi

Kết quả đạt đƣợc Đơn vị thực

hiện

2001 -

2002

Côn

Đảo

Bà Rịa-

Vũng

Tàu

Chƣơng trình

giữa WWF và

Viện Hải

dƣơng học

- Giống san

hô tự nhiên

(kích thƣớc

>10cm), di

giống và cố

định tại rạn

phục hồi

- Khoảng 130 tập đoàn thuộc 7 họ

san hô cứng là Piritidae,

Acroporidae, Pocilloporidae,

Mussidae, Mendrinidae và Thủy tức

san hô

- Kết quả đã khẳng định khả năng

phục hồi của san hô Côn Đảo là khả

quan

-Tổ chức

WWF

-Viện Hải

dƣơng học

2002-

2004

Hòn

Ngang -

Bình

Định.

- Giống san

hô tự nhiên

(kích thƣớc

>10cm), di

giống và cố

định tại rạn

phục hồi

- Kết quả cho thấy san hô trồng phục

hồi trên nền san hô chất có tỷ lệ sống

cao nhất đạt từ 85-100%

-Tốc độ tăng trƣởng của san hô dạng

cành (giống Acropora) tốt nhất đạt 5-

6cm/năm, tăng trƣởng khối lƣợng đạt

từ 15-30% khối lƣợng/tháng.

-Tổ chức

WWF

- Viện Hải

Dƣơng Học

2004

Cát Bà

– Hải

Phòng

Đề tài KHCN

cấp Thành phố

Hải Phòng

- Giống san

hô tự nhiên

(kích thƣớc

>10cm), di

giống và cố

định tại rạn

phục hồi

- Kết quả trồng phục hồi 365 tập

đoàn san hô thuộc 6 loài san hô của

các giống Acropora, Porites, Pavona.

- Sau 10 tháng phục hồi, san hô có tỉ

lệ sống trung bình đạt 70%

Viện Nghiên

cứu Hải sản

2005

Phú

Quốc-

Kiên

Giang

Chƣơng trình

phục hồi thuộc

dự án

UNEP/GEF),

Viện Hải

Dƣơng Học

-Giống san

hô tự nhiên

(kích thƣớc

>10cm), di

giống và cố

định tại rạn

phục hồi

- Diện tích tích phục hồi trên 2000m2

với gần 800 tập đoàn san hô.

- Tỷ lệ sống cao, gia tăng độ phủ san

hô và nguồn lợi các sinh vật khác

nhƣ cá, động vật không xƣơng sống

-

UNEP/GEF

-Viện Hải

Dƣơng Học

2006

Vịnh

Nha

Trang –

Khánh

Hòa

- Di dời tập

đoàn san hô

và phục hồi

tại rạn san

hô bị suy

thoái

- Tiến hành phục hồi 3 loài san hô,

sau 48 ngày các tập đoàn san hô

sống đã bám vào giá thể và phát triển

bình thƣờng, sau 1 năm phục hồi san

hô có sự sinh trƣởng khá tốt, cụ thể:

- Loài Acropora nobilis (68 tập

đoàn), tỉ lệ chết 5,7% ; tăng trƣởng

6,5mm/năm,

- Loài A. Yongei (68 tập đoàn) tỷ lệ

chết 16,1%; tăng trƣởng 2,2mm/năm

- Loài Paschyseris speciosa (47 tập

đoàn), tỉ lệ chết 17%; tăng trƣởng

1,3mm/năm.

-Viện Hải

Dƣơng Học

2008-

2009

Cô Tô

Quảng

Ninh

Đề tài KHCN

cấp tỉnh Quảng

Ninh

- Giống san

hô tự nhiên

(kích thƣớc

>10cm), di

- Tổng số 232 tập đoàn san hô đƣợc

trồng phục hồi tại khu vực Vạn Cháu

và Khe con trên giá thể bê tông và

nền san hô chết

Viện Tài

Nguyên Môi

trƣờng biển

133

Thời

gian

Địa

điểm

Chƣơng trình

/nhiệm vụ

Phƣơng

pháp phục

hồi

Kết quả đạt đƣợc Đơn vị thực

hiện

giống và cố

định tại rạn

phục hồi

- Sau 1 năm phục hồi, tỷ lệ sống san

hô đạt từ 72,0-93,2%. Mức tăng

trƣởng trung bình >1cm/năm.

2011-

2012

Cồn Cỏ

- Quảng

Trị

Đề tài “Nghiên

cứu ứng dụng

công nghệ phục

hồi san hô cứng

ở một số khu

bảo tồn biển

trọng điểm

- Giống san

hô tự nhiên

(kích thƣớc

>10cm), di

giống và cố

định tại rạn

phục hồi

- Phục hồi 360 tập đoàn san hô thuộc

5 loài san hô (2 loài dạng cành; 3

loài dạng khối, phủ)

- Sau 230 ngày phục hồi, tỷ lệ trung

bình đạt 71,1%. Mức sinh trƣởng

san hô dạng cành đạt 23,4 ±

13,6mm; san hô dạng khối, đạt 11,9

± 4,1mm

Viện Nghiên

cứu Hải sản

2011-

2013

Cù Lao

Chàm –

Quảng

Nam;

Nha

Trang-

Khánh

Hòa;

Cồn

Cỏ-

Quảng

Trị

Đề tài cấp Bộ

“Nghiên cứu

ứng dụng công

nghệ phục hồi

san hô cứng ở

một số khu bảo

tồn biển trọng

điểm

- Giống san

hô tự nhiên

(kích thƣớc

>10cm)

- Vƣờn ƣơm

nhân giống

san hô trong

môi trƣờng

tự nhiên

(mảnh

giống 3-

5cm)

- Tổng diện tích phục hồi đạt

10.750m2 rạn san hô với mật độ

trung bình 1,1 tập đoàn/m2. Tỷ lệ

sống trung bình của các loài san hô

trồng phục hồi hầu hết đều đạt trên

60%.

- Mức tăng độ phủ rạn san hô cứng

đạt khoảng 4% so với trƣớc phục hồi

- Viện Hải

dƣơng học

Nha Trang

- Viện

Nghiên cứu

Hải sản

2015-

2016

Lý Sơn

Quảng

Ngãi

Đề tài KHCN

cấp tỉnh Quảng

Ngãi

- Giống san

hô tự nhiên

(kích thƣớc

>10cm), di

giống và cố

định tại rạn

phục hồi

- Tổng số 3.630 tập đoàn san hô

thuộc 4 loài Pachyseris speciosa,

Merulinascabriculata, Montipora

verucosa và Echinopora lamellose

đƣợc trồng phục hồi. Sau 15 tháng,

tỷ lệ sống san hô đạt 94-100%. Mức

tăng trƣởng các loài trung bình đạt từ

0,9 đến 1,5mm/tháng.

- Kết quả phục hồi trên các giá thể bê

tông và nền rạn san hô chết đều đạt

hiệu quả cao.

Viện Hải

dƣơng học

Nha Trang

2016-

2019

Cát Bà

– Hải

Phòng

Đề tài KHCN

cấp Thành phố

Hải Phòng

- Giống san

hô tự nhiên

(kích thƣớc

>10cm), di

giống và cố

định tại rạn

phục hồi

- Năm 2016-2017 phục hồi đƣợc

3.400m2 rạn san hô với 3.879 tập

đoàn (3 loài thuộc giống Acropora

và 1 loài thuộc giống Montiporra).

- Sau 3 năm phục hồi tỷ lệ sống san

hô đạt 58,97%. Mức tăng trƣởng các

loài dao động từ 2,83 đến

6,24mm/tháng.

- Đã phục hồi đƣợc san hô cành phát

triển trở lại tại 3 khu vực mà trƣớc

đó đã bị suy thoái hoàn toàn.

Viện Nghiên

cứu Hải sản

2020

VQG

Bái Tử

Long

(Quảng

Đề tài cấp cơ

sở KHCN tỉnh

Quảng Ninh

Tách tập

đoàn giống

san hô tự

nhiên (kích

- Trong năm 2020, đã triển khai

trồng phục hồi 630 tập đoàn san hô

thuộc giống Goniastrea và Pavona.

- Sau 7 tháng phục hồi, tỷ lệ sống

VQG Bái

Tử Long

134

Thời

gian

Địa

điểm

Chƣơng trình

/nhiệm vụ

Phƣơng

pháp phục

hồi

Kết quả đạt đƣợc Đơn vị thực

hiện

Ninh) thƣớc giống

>10cm), di

giống và cố

định trên

giá thể bê

tông nhân

tạo

trung bình đạt >90%, mức tăng

trƣởng của các loài dao động từ

0,80cm đến 1,38cm/ 7 tháng theo d i

2020

Cô Tô

Quảng

Ninh)

Dự án Tạo

dựng bãi rạn

nhân tạo vùng

biển đảo Cô Tô

nhằm bảo vệ,

tái tạo và phát

triển nguồn lợi

thủy sản giai

đoạn 2019-

2020 cấp tỉnh

Quảng Ninh

Tách tập

đoàn giống

san hô tự

nhiên (Kích

thƣớc giống

>10cm), di

giống và cố

định trên

giá thể bê

tông nhân

tạo

- Thiết lập đƣợc 8.700 m2 rạn nhân

tạo tại 03 khu vực quan trọng bao

gồm 02 bãi tại phía Nam đảo Cô Tô

(RNT_1; RNT_2) và 01 bãi

(RNT_3) tại phía nam hòn mâm xôi.

- Phục hồi 590 tập đoàn san hô cứng

trên các giá thể rạn nhân tạo. Tỷ lệ

sống trung bình sau 12 tháng là

80,4% đến 87,8%. Tốc độ tăng

trƣởng trung bình sau 12 tháng là

2,77 cm,

Viện Tài

Nguyên -

Môi trƣờng

biển

2019-

2020

Bạch

Long

Vĩ –

Hải

Phòng

Đề tài KHCN

cấp Thành phố

Hải Phòng

- Nhân

giống san

hô trong

môi trƣờng

nhân tạo

bằng kỹ

thuật vi

phân mảnh

- Phục hồi

rạn bằng

nguồn

giống nhân

tạo

- Nhân giống 05 loài san hô trong

môi trƣờng nhân tạo đạt > 2.000 tập

đoàn giống kích thƣớc nhỏ (2cm±

0,5cm) đƣợc gắn trên giá thể chủ ý

thuận tiện cho việc phục hồi trên nền

rạn.

- Sau 1 năm trồng phục hồi bằng

nguồn giống nhân tạo, tỷ lệ sống đạt

>80% với mức tăng trƣởng trung

bình 4,7mm/tháng.

- Viện

Nghiên cứu

Hải sản

- Khu BTB

Bạch Long

135

PHỤ LỤC 2.5. CÁC CHƢƠNG TRÌNH, DỰ ÁN THỰC HIỆN THẢ RẠN NHÂN TẠO Ở VIỆT NAM

Thời

gian Địa điểm Dự án liên quan

Mô hình rạn

nhân tạo Kết quả đạt đƣợc Đơn vị thực hiện

2003 -

2004

Cát Bà –

Hải Phòng

Nội dung thử nghiệm thả rạn nhân

tạo tại khu vực Cát Bà với mục đích

phục hồi hệ sinh thái rạn san hô

(trong đề tài cấp Bộ)

Bê tông, hình trụ

rỗng

- Tốc độ bám của san hô lên rạn

nhân tạo khá nhanh;

- Số lƣợng loài tăng lên r rệt sau

1-2 năm.

Viện Nghiên cứu Hải sản

2013 Vạn Ninh -

Khánh Hoà

Dự án hợp tác với IMA với mục tiêu

bảo tồn nguồn lợi dựa trên cơ sở

cộng đồng

Bê tông, dạng khối

0,79m3, thành có

các lỗ

- Đã thả 150 đơn vị rạn;

- Số lƣợng loài và mật độ phân bố

tăng gấp 1,7 lần.

Trƣờng đại học Nha Trang

2014 Núi Thành -

Quảng Nam

Dự án xây dựng giải pháp bảo vệ

nguồn lợi thủy sản bằng chà kết hợp

rạn nhân tạo

Bê tông, rạn dạng

trụ rỗng, thành có

các lỗ

- Sau 5 tháng triển khai mô hình

kết quả đạt đƣợc là số lƣợng loài,

mật độ phânbố tăng nhanh;

- San hô mềm, rong và rêu bắt đầu

phát triển trên các rạn nhân tạo.

Trƣờng Đại học Nha Trang

2016 Diễn Châu –

Nghệ An

Dự án bảo vệ nguồn lợi ven biển vì

sự phát triển bền vững

Bê tông, khối trụ

tròn, lập phƣơng,

thành có các lỗ

- Đã thả 84 rạn tròn, 84 rạn lập

phƣơng, 2 phao tiêu báo hiệu;

- Góp phần hạn chế đánh bắt trái

phép ven bờ.

Dự án CRSD và Sở

NN&PTNT Nghệ An

2017-

2019

Vịnh Nha

Trang –

Khánh Hòa

Dự án theo d i, đánh giá hiện trạng

quản lý, khai thác sự phát triển

nguồn lợi thủy sản tại khu rạn nhân

tạo vịnh Nha Trang.

Bê tông, hình lập

phƣơng, hình nón,

hình trụ rỗng

- Các rạn ổn định về độ bền;

- Số lƣợng loài tăng;

- Tiềm năng phát triển du lịch sinh

thái.

Trung tâm Ứng dụng tiến

bộ Khoa học và Công nghệ

Khánh Hòa

2017 - Phú Quốc - Dự án thả rạn nhân tạo ở khu bảo tồn Bê tông dạng khối, - Góp phần phục hồi hệ sinh thái

rạn san hô và tái tạo nguồn lợi thủy

Viện Hải dƣơng học Nha

Trang và Sở NN&PTNT

136

Thời

gian Địa điểm Dự án liên quan

Mô hình rạn

nhân tạo Kết quả đạt đƣợc Đơn vị thực hiện

2018 Kiên Giang biển Phú Quốc thành có các lỗ sản. tỉnh hợp tác với Thái Lan

2019 -

2020

Cô Tô -

Quảng Ninh

Dự án cấp tỉnh tái tạo các rạn san hô

nhân tạo phục hồi hệ sinh thái biển

Cô Tô

Bê tông hình hộp

chữ nhật, hình nón

- Đã hoàn thành 510 giá thể bê

tông các loại;

- Giống ƣơm phát triển rất tốt, tỷ lệ

sống đạt trên 80% phục vụ tốt cho

cấy san hô.

Viện Nghiên cứu Tài

nguyên và Môi trƣờng biển

2020 Trần Văn

Thời - Cà

Mau

Dự án thả rạn san hô nhân tạo nhằm

bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản kết

hợp phát triển du lịch trên vùng biển

tỉnh Cà Mau

Bê tông dạng khối,

thành có các lỗ

- Thái Lan đã bàn giao 500 khối

rạn nhân tạo vào tháng 7/2020;

- Khu vực thả rạn thuộc huyện

Trần Văn Thời, cách hòn Đá Bạc

14km.

Sở NNPTNT tỉnh hợp tác

với Thái Lan

2020 Tiền Hải -

Thái Bình

Nhiệm vụ xây dựng dự án thả rạn

nhân tạo tại Thái Bình

Bê tông hình hộp

chữ nhật

- Đã tổng hợp các số liệu nguồn

lợi, môi trƣờng, hải dƣơng học và

khảo sát sơ bộ để lựa chọn các

điểm thả rạn 2021

Viện Nghiên cứu Hải sản

145

PHỤ LỤC 3. QUY HOẠCH BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

PHỤ LỤC 3.1. KHU BẢO TỒN BIỂN QUY HOẠCH THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

TT Tên khu

bảo tồn

Phân

hạng

Phân

cấp

Địa

phƣơng Phạm vi, ranh giới khu bảo tồn biển

Tổng diện

tích QH

(ha)

Diện tích

vùng biển

(ha)

Đáp ứng tiêu chí

bảo tồn

Hiện

trạng

Quy

hoạch Ghi chú

1

Khu bảo

tồn biển

Cô Tô -

Đảo Trần

Khu bảo

tồn loài -

sinh cảnh

Tỉnh Quảng

Ninh

Quyết định số 1614/QĐ-UBND ngày

19/05/2020 của UBND tỉnh Quảng

Ninh

13.231 13.230

Hệ sinh thái rạn

san hô và sinh vật

biển nguy cấp,

quý, hiếm trong

hệ sinh thái

Đã

thành

lập

2

Khu bảo

tồn biển

Bạch

Long Vĩ

Khu dữ

trữ tài

nguyên

thiên

nhiên

thủy sinh

Quốc

gia

Hải

Phòng

Quyết định số 2630/QĐ-TTg ngày

26/5/2010 27.008 27.008

Hệ sinh thái rạn

san hô và sinh vật

biển nguy cấp,

quý, hiếm trong

hệ sinh thái

Đã

thành

lập

3

Khu bảo

tồn biển

đảo Cồn

Cỏ

Khu bảo

tồn loài -

sinh cảnh

Tỉnh Quảng

Trị

Quyết định số 2090/QĐ-UBND ngày

14/10/2009 của UBND tỉnh Quảng Trị 4.532 4.302

Hệ sinh thái rạn

san hô và sinh vật

biển nguy cấp,

quý, hiếm trong

hệ sinh thái

Đã

thành

lập

4

Khu bảo

tồn biển

Cù Lao

Chàm

Khu bảo

tồn loài -

sinh cảnh

Tỉnh Quảng

Nam

Quyết định số 09/2020/QĐ-UBND

ngày 17/7/2020 của UBND tỉnh

Quảng Nam

23.500 21.857

Hệ sinh thái rạn

san hô, thảm cỏ

biển và sinh vật

biển nguy cấp,

quý, hiếm trong

hệ sinh thái

Đã

thành

lập

5

Khu bảo

tồn biển

Lý Sơn

Khu bảo

tồn loài -

sinh cảnh

Tỉnh Quảng

Ngãi

Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày

12/1/2016 của UBND tỉnh Quảng

Ngãi

7113 7.092

Hệ sinh thái rạn

san hô, thảm cỏ

biển và sinh vật

biển nguy cấp,

quý, hiếm trong

hệ sinh thái

Đã

thành

lập

6 Khu bảo

tồn biển

Khu bảo

tồn loài - Tỉnh

Khánh

Hòa

Quyết định số 2466/QĐ-UBND ngày

8/9/2011 của tỉnh Khánh Hòa 24.965 21.185

Hệ sinh thái rạn

san hô, thảm cỏ

Đã

thành

146

TT Tên khu

bảo tồn

Phân

hạng

Phân

cấp

Địa

phƣơng Phạm vi, ranh giới khu bảo tồn biển

Tổng diện

tích QH

(ha)

Diện tích

vùng biển

(ha)

Đáp ứng tiêu chí

bảo tồn

Hiện

trạng

Quy

hoạch Ghi chú

Hòn Mun sinh cảnh biển và sinh vật

biển nguy cấp,

quý, hiếm trong

hệ sinh thái

lập

7

Khu bảo

tồn biển

Hòn Cau

Khu bảo

tồn loài -

sinh cảnh

Tỉnh Bình

Thuận

Quyết định số 2606 của UBND ngày

15/11/2010 của UBND tỉnh Bình

thuận

12.500 12.360

Hệ sinh thái rạn

san hô, thảm cỏ

biển và sinh vật

biển nguy cấp,

quý, hiếm trong

hệ sinh thái

Đã

thành

lập

8

Khu bảo

tồn biển

Phú Quốc

Khu bảo

tồn loài -

sinh cảnh

Tỉnh Kiên

Giang

Quyết định số 06/2021/QĐ-UBND

ngày 02/7/2021 của UBND tỉnh Kiên

Giang

40.909 40.909

Hệ sinh thái rạn

san hô, thảm cỏ

biển và sinh vật

biển nguy cấp,

quý, hiếm trong

hệ sinh thái

Đã

thành

lập

9

Khu bảo

tồn biển

Núi Chúa

Khu bảo

tồn loài -

sinh cảnh

Tỉnh Ninh

Thuận

Chuyển tiếp theo Quyết định 742/QĐ-

TTg ngày 26/5/2010 29.865 7.352

Hệ sinh thái rạn

san hô, thảm cỏ

biển và sinh vật

biển nguy cấp,

quý, hiếm trong

hệ sinh thái

Chƣa

thành

lập

Tiếp tục

quy

hoạch

VQG Núi

Chúa thành

lập theo

Quyết định

số

134/2003/Q

Đ-CP ngày

09/7/2003

10

Khu bảo

tồn biển

Côn Đảo

Khu bảo

tồn loài -

sinh cảnh

Quốc

gia

Bà Rịa –

Vũng Tàu

Chuyển tiếp theo Quyết định 742/QĐ-

TTg ngày 26/5/2010 29.400 23.000

Hệ sinh thái rạn

san hô, thảm cỏ

biển và sinh vật

biển nguy cấp,

quý, hiếm trong

hệ sinh thái

Chƣa

thành

lập

Tiếp tục

quy

hoạch

VQG Côn

Đảo thành

lập theo

Quyết

định số

135/QĐ-

TTg ngày

31/3/1993

11

Khu bảo

tồn biển

Nam Yết

Khu bảo

tồn loài -

sinh cảnh

Quốc

gia

Khánh

Hòa

Chuyển tiếp theo Quyết định 742/QĐ-

TTg ngày 26/5/2010 35.000 20.000

Hệ sinh thái rạn

san hô, thảm cỏ

biển và sinh vật

Chƣa

thành

lập

Tiếp tục

quy

hoạch

Đã quy

hoạch theo

147

TT Tên khu

bảo tồn

Phân

hạng

Phân

cấp

Địa

phƣơng Phạm vi, ranh giới khu bảo tồn biển

Tổng diện

tích QH

(ha)

Diện tích

vùng biển

(ha)

Đáp ứng tiêu chí

bảo tồn

Hiện

trạng

Quy

hoạch Ghi chú

biển nguy cấp,

quý, hiếm trong

hệ sinh thái vùng

biển xa bờ

742/QĐ-

TTg

12

Khu bảo

tồn biển

Cát Bà –

Long

Châu

Khu bảo

tồn loài -

sinh cảnh

Quốc

gia

Hải

Phòng

- KBTB Cát Bà: Chuyển tiếp theo

Quyết định số 742/QĐ- TTg ngày

26/5/2010.

20.700

10.900

- Hệ sinh thái rạn

san hô, và sinh

vật biển nguy

cấp, quý, hiếm

trong hệ sinh thái

Chƣa

thành

lập

Tiếp tục

quy

hoạch

Đã quy

hoạch theo

742/QĐ-

TTg

Bổ sung:

- Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt: Đảo

Đèn Long Châu; Cụm đảo phía Bắc,

phía Nam Long Châu:

- Tọa độ ranh giới bảo tồn khu vực

Long Châu:

A (20° 37' 48'' N, 107° 13' 28'' E)

B (20° 39' 52'' N, 107° 08' 14'' E)

C (20° 39' 46'' N, 107° 04' 45' 'E)

D (20° 39' 26'' N, 107° 04' 33'' E)

E (20° 36' 35'' N, 107° 07' 21'' E)

G (20° 35' 17'' N, 107° 12' 27'' E)

7.500

13

Khu bảo

tồn biển

Thổ Chu

Khu bảo

tồn loài -

sinh cảnh

Tỉnh Kiên

Giang

Chuyển tiếp theo Quyết định số

45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014 11.160 11.150

- Hệ sinh thái rạn

san hô, thảm cỏ

biển và sinh vật

biển nguy cấp,

quý, hiếm trong

hệ sinh thái

Chƣa

thành

lập

Tiếp tục

quy

hoạch

Đã quy

hoạch theo

QĐ 45/QĐ-

TTg

14

Khu bảo

tồn biển

Hòn Mê

Khu bảo

vệ cảnh

quan

Tỉnh Thanh

Hóa

- Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt: Hòn

Vuông; Hòn Miệng, Tây, Bắc Hòn

Mê:

- Tọa độ ranh giới khu bảo tồn

A (19° 23' 33'' N, 105° 57' 10'' E)

B (19° 23' 38'' N, 105° 53' 31'' E)

C (19° 21' 35'' N, 105° 51' 21'' E)

D (19° 18' 48'' N, 105° 53' 23'' E)

E (19° 18' 47'' N, 105° 55' 37'' E)

F (19° 19' 56''N, 105° 57' 16''E)

6.700

6.200

- Hệ sinh thái rạn

san hô

- Loài thủy sản

nguy cấp, quý,

hiếm hiện hữu:

110 loài (san hô

105 loài; cá rạn 1

loài; động vật đáy

4 loài)

Chƣa

thành

lập

Tiếp tục

quy

hoạch

Đã quy

hoạch theo

742/QĐ-

TTg

148

TT Tên khu

bảo tồn

Phân

hạng

Phân

cấp

Địa

phƣơng Phạm vi, ranh giới khu bảo tồn biển

Tổng diện

tích QH

(ha)

Diện tích

vùng biển

(ha)

Đáp ứng tiêu chí

bảo tồn

Hiện

trạng

Quy

hoạch Ghi chú

15

Khu bảo

tồn biển

Bắc Hải

Vân - Sơn

Chà

Khu bảo

tồn loài -

sinh cảnh

Tỉnh

Thừa

Thiên

Huế

- Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt: Bãi

Cả; Bãi Chuối; Sụng rong câu; Hòn

Chà

- Tọa độ ranh giới khu bảo tồn

A (16° 13' 25'' N, 108° 05' 56'' E)

B (16° 14' 19'' N, 108° 05' 55'' E)

C (16° 14' 23'' N, 108° 13' 21'' E)

D (16° 12' 57'' N, 108° 13' 25'' E)

E (16° 12' 38'' N, 108° 11' 39'' E)

3.505 3.500

- Hệ sinh thái rạn

san hô, thảm cỏ

biển

- Loài thủy sản

đặc trƣng, nguy

cấp, quý, hiếm

trong hệ sinh thái

Chƣa

thành

lập

Tiếp tục

quy

hoạch

Đã quy

hoạch theo

742/QĐ-

TTg

16

Khu bảo

tồn biển

Phú Quý

Khu bảo

tồn loài -

sinh cảnh

Tỉnh Bình

Thuận

- Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt: Hòn

Tranh; phía Đông, phía Tây đảo Phú

Quý; ven đảo Hòn Tranh

- Tọa độ ranh giới khu bảo tồn

A (10° 28' 15'' N, 108° 59' 20'' E)

B (10° 30' 09'' N, 109° 00' 07'' E)

C (10° 34' 12'' N, 109° 00' 38'' E)

D (10° 35' 40'' N, 108° 58' 11'' E)

E (10° 35' 42'' N, 108° 55' 09'' E)

F (10° 34' 25'' N, 108° 53' 22'' E)

G (10° 30' 03'' N, 108° 53' 23'' E)

H (10° 27' 52'' N, 108° 55' 54'' E)

18.980 16.600

Hệ sinh thái rạn

san hô, cỏ biển,

loài thủy sản

nguy cấp, quý,

hiếm hiện hữu: 95

loài (san hô 86

loài; cá rạn 3 loài;

động vật đáy 6

loài)

Chƣa

thành

lập

Tiếp tục

quy

hoạch

Đã quy

hoạch theo

742/QĐ-

TTg

17

Khu bảo

tồn biển

Ba Mùn

Khu bảo

tồn loài -

sinh cảnh

Tỉnh Quảng

Ninh

- Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt:

Ven đảo Ba Mùn; đảo Trà Ngọ, hòn

Ông Bụt, Hang sâu, Cái Đé, Thiên

Môn…nhóm đảo Đá nhảy.

- Tọa độ ranh giới khu bảo tồn

A (20°57'35'' N, 107°34'24'' E)

B (21°07'28'' N, 107°39'04'' E)

C (21°07'41'' N, 107°36'21'' E)

D (21°03'46'' N, 107°33'59'' E)

E (20°58'44'' N, 107°33'12'' E)

6.000 6.000

- Hệ sinh thái rạn

san hô,

- Loài thủy sản

đặc trƣng, nguy

cấp, quý, hiếm

trong hệ sinh thái

Chƣa

quy

hoạch

Quy

hoạch

mới

18

Khu bảo

tồn biển

vịnh Hạ

Long

Khu bảo

tồn loài -

sinh cảnh

Quốc

gia

Quảng

Ninh

- Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt: Đầu

Bê, Hang Trai, Vụng Hà, Bọ Hung,

Cống Đỏ

- Tọa độ ranh giới khu bảo tồn

15.000 15.000

- Hệ sinh thái rạn

san hô, hệ sinh

thái rừng ngập

mặn, hệ sinh thái

Chƣa

quy

hoạch

Quy

hoạch

mới

149

TT Tên khu

bảo tồn

Phân

hạng

Phân

cấp

Địa

phƣơng Phạm vi, ranh giới khu bảo tồn biển

Tổng diện

tích QH

(ha)

Diện tích

vùng biển

(ha)

Đáp ứng tiêu chí

bảo tồn

Hiện

trạng

Quy

hoạch Ghi chú

A (20° 48' 40'' N, 107° 06' 38'' E)

B (20° 55' 10'' N, 107° 12' 55'' E)

C (20° 50' 58'' N, 107° 18' 20'' E)

D (20° 43' 46'' N, 107° 11' 16'' E)

E (20° 43' 59'' N, 107° 07' 43'' E)

tùng áng

- Loài thủy sản

nguy cấp, quý,

hiếm phân bố

trong hệ sinh thái

19

Khu bảo

tồn biển

Hòn Ngƣ

- Đảo Mắt

Khu bảo

tồn loài -

sinh cảnh

Tỉnh Nghệ An

- Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt: Hòn

Ngƣ; Đảo Mắt và lân cận

- Tọa độ ranh giới khu bảo tồn

A (18° 48' 22'' N, 106° 00' 30'' E)

B (18° 48' 23'' N, 105° 58' 31'' E)

C (18° 49' 14'' N, 105° 56' 29'' E)

D (18° 47' 11'' N, 105° 56' 07'' E)

E (18° 46' 16'' N, 106° 00' 05'' E)

G (18° 48' 54'' N, 105° 46' 50'' E)

H (18° 48' 05'' N, 105° 45' 29'' E)

I (18° 47' 16'' N, 105° 46' 01'' E)

K (18° 48' 02'' N, 105° 47' 22'' E)

3.001 3.000

- Hệ sinh thái rạn

san hô

- Loài thủy sản

nguy cấp, quý,

hiếm hiện hữu: 70

loài (san hô 62

loài; cá rạn 1 loài;

động vật đáy 7

loài)

Chƣa

quy

hoạch

Quy

hoạch

mới

20

Khu bảo

tồn biển

Khu bảo

tồn biển

Hòn La -

Đảo Yến

Khu bảo

tồn loài -

sinh cảnh

Tỉnh Quảng

Bình

- Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt: Hòn

La; Đảo Yến; Rạn san hô, rạn ngầm

phía Nam Đảo Yến

- Tọa độ ranh giới khu bảo tồn

A (17° 57' 20'' N, 106° 30' 10'' E)

B (17°5 6' 30'' N, 106° 33' 02'' E)

C (17° 48' 31'' N, 106° 29' 46'' E)

D (17° 48' 38'' N, 106° 26' 47'' E)

10.020 10.000

Hệ sinh thái rạn

san hô, rạn san hô

ngầm, các loài

thủy sản nguy

cấp, quý, hiếm

hiện hữu: 72 loài

(san hô 64 loài;

cá rạn 1 loài;

động vật đáy 7

loài)

Chƣa

quy

hoạch

Quy

hoạch

mới

21

Khu bảo

tồn biển

gò, đồi

ngầm

Quảng

Bình -

Quảng trị

Khu bảo

tồn loài -

sinh cảnh

Quốc

Gia

Quảng

Bình -

Quảng

Trị

- Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt: Dải đá

ngầm chạy dọc ven biển từ Nhật Lệ

(Quảng Bình) đến Cửa Tùng (Quảng

Trị)

- Tọa độ ranh giới khu bảo tồn

A (17° 59' 20'' N, 106° 36' 58'' E)

B (17° 59' 20'' N, 106° 34' 34'' E)

C (17° 40' 36'' N, 106° 37' 01'' E)

40.020 40.000

Hệ sinh thái dải

đá ngầm chạy dọc

ven biển từ Nhật

Lệ (Quảng Bình)

đến Cửa Tùng

(Quảng Trị).

Chƣa

quy

hoạch

Quy

hoạch

mới

150

TT Tên khu

bảo tồn

Phân

hạng

Phân

cấp

Địa

phƣơng Phạm vi, ranh giới khu bảo tồn biển

Tổng diện

tích QH

(ha)

Diện tích

vùng biển

(ha)

Đáp ứng tiêu chí

bảo tồn

Hiện

trạng

Quy

hoạch Ghi chú

D (17° 39' 19'' N, 106° 35' 16'' E)

E (17° 23' 22'' N, 106° 49' 15'' E)

G (17° 22' 04'' N, 106° 47' 37'' E)

H (17° 06' 37'' N, 107° 08' 51'' E)

I (17° 05' 19'' N, 107° 07' 08'' E)

22

Khu bảo

tồn biển

Sơn Trà

Khu bảo

tồn loài -

sinh cảnh

Tỉnh Đà Nẵng

- Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt: Bãi

Bắc; Hục Lở -Vũng đá; ; Bãi Nồm;

Bãi Bụt; Hòn Sụp.

- Tọa độ ranh giới khu bảo tồn

A (16° 04' 10'' N, 108° 14' 42'' E)

B (16° 04' 20'' N, 108° 16' 47'' E)

C (16° 06' 08'' N, 108° 22' 05'' E)

D (16° 09' 48'' N, 108° 22' 05'' E)

E (16° 09' 37'' N, 108° 14' 52'' E)

F (16° 09' 23'' N, 108° 14' 48'' E)

8.010 8.000

Hệ sinh thái rạn

san hô, thảm cỏ

biển, các loài

thủy sản nguy

cấp, quý, hiếm

hiện hữu: 113 loài

(san hô 105 loài;

cá rạn 1 loài;

động vật đáy 6

loài, cỏ biển 1

loài)

Chƣa

quy

hoạch

Quy

hoạch

mới

23

Khu bảo

tồn biển

Tam Hải -

Tam Tiến

Khu bảo

tồn loài -

sinh cảnh

Tỉnh Quảng

Nam

- Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt: Đá

Chìm; Đông Bắc Tam Hải; Tây Bắc

Tam Hải

- Tọa độ ranh giới khu bảo tồn

A (15° 29' 35'' N, 108° 40' 19'' E)

B (15° 29' 24'' N, 108° 41' 58'' E)

C (15° 30' 54'' N, 108° 43' 42'' E)

D (15° 32' 32'' N, 108° 43' 21'' E)

E (15° 33' 41'' N, 108° 41' 43'' E)

F (15° 33' 26'' N, 108° 39' 46'' E)

G (15° 31' 43'' N, 108° 38' 31'' E)

H (15° 29' 56'' N, 108° 39' 25'' E)

6.010 6.000

Hệ sinh thái rạn

san hô, thảm cỏ

biển, các loài

thủy sản nguy

cấp, quý, hiếm

hiện hữu: 85 loài

(san hô 74 loài;

cá rạn 1 loài;

động vật đáy 9

loài, cỏ biển 1

loài)

Chƣa

quy

hoạch

Quy

hoạch

mới

24

Khu bảo

tồn biển

Gành Yến

Khu bảo

tồn loài -

sinh cảnh

Tỉnh Quảng

Ngãi

- Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt: Gành

Yến, dải san hô ven bờ

- Tọa độ ranh giới khu bảo tồn

A (15° 19' 03'' N, 108° 52' 49'' E)

B (15° 19' 18'' N, 108° 54' 12'' E)

C (15° 20' 16'' N, 108° 54' 60'' E)

D (15° 25' 35'' N, 108° 50' 27'' E)

4.005 4.000

Hệ sinh thái rạn

san hô, thảm cỏ

biển, các loài

thủy sản nguy

cấp, quý, hiếm

hiện hữu: 40 loài

(san hô 37 loài;

Chƣa

quy

hoạch

Quy

hoạch

mới

151

TT Tên khu

bảo tồn

Phân

hạng

Phân

cấp

Địa

phƣơng Phạm vi, ranh giới khu bảo tồn biển

Tổng diện

tích QH

(ha)

Diện tích

vùng biển

(ha)

Đáp ứng tiêu chí

bảo tồn

Hiện

trạng

Quy

hoạch Ghi chú

E (15° 25' 01'' N, 108° 49' 38'' E) cá rạn 0 loài;

động vật đáy 3

loài)

25

Khu bảo

tồn biển

vịnh Quy

Nhơn

Khu bảo

tồn loài -

sinh cảnh

Quốc

Gia

Bình

Định

- Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt: Cù

Lao Xanh (Nhơn châu); Nhơn Hải;

Nhơn Lý; Ghềnh Ráng

- Tọa độ ranh giới khu bảo tồn

A (13° 53' 56'' N, 109° 17' 25'' E)

B (13° 54' 46'' N, 109° 18' 53'' E)

C (13° 54' 22'' N, 109° 21' 36'' E)

D (13° 38' 55'' N, 109° 17' 14'' E)

E (13° 39' 38'' N, 109° 21' 45'' E)

F (13° 35' 02'' N, 109° 23' 17'' E)

G (13° 34' 01'' N, 109° 18' 15'' E)

26.010 26.000

Hệ sinh thái rạn

san hô, thảm cỏ

biển, các loài

thủy sản nguy

cấp, quý, hiếm

hiện hữu: 108 loài

(san hô 96 loài;

cá rạn 3 loài;

động vật đáy 9

loài)

Chƣa

quy

hoạch

Quy

hoạch

mới

26

Khu bảo

tồn biển

Vũng Rô

Khu bảo

tồn loài -

sinh cảnh

Tỉnh Phú Yên

- Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt: Đông,

đông nam Vũng Rô; Hòn Nƣa; Hòn

Yến.

- Tọa độ ranh giới khu bảo tồn

A (12° 53' 53'' N, 109° 27' 23'' E)

B (12° 53' 52'' N, 109° 28' 35'' E)

C (12° 50' 39'' N, 109° 28' 36'' E)

D (12° 49' 08'' N, 109° 23' 29'' E)

E (12° 49' 36'' N, 109° 22' 53'' E)

F (12° 50' 29'' N, 109° 22' 54'' E)

G (12° 51' 34'' N, 109° 24' 02'' E)

H (12° 51' 21'' N, 109° 25' 20'' E)

I (13° 13' 48'' N, 109° 18' 28'' E)

K (13° 13' 32'' N, 109° 18' 41'' E)

L (13° 13' 23'' N, 109° 18' 29'' E)

M (13° 13' 34'' N, 109° 18' 16'' E)

4.010 4.000

Hệ sinh thái rạn

san hô, các loài

thủy sản nguy

cấp, quý, hiếm

hiện hữu: 117 loài

(san hô 107 loài;

cá rạn 2loài; động

vật đáy 8 loài)

Chƣa

quy

hoạch

Quy

hoạch

mới

27

Khu bảo

tồn biển

vịnh Vân

Phong

Khu bảo

tồn loài -

sinh cảnh

Tỉnh Khánh

Hòa

- Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt: Rạn

trào; Rạn Tƣớng; Hòn Đỏ; Hòn Bịp;

Tây Bắc Hòn Lớn

- Tọa độ ranh giới khu bảo tồn

A (12° 32' 49'' N, 109° 23' 53'' E)

15.005 15.000

Hệ sinh thái rạn

san hô đã thống

kê đƣợc 294 loài

san hô tạo rạn;

các loài hải sản

Chƣa

quy

hoạch

Quy

hoạch

mới

152

TT Tên khu

bảo tồn

Phân

hạng

Phân

cấp

Địa

phƣơng Phạm vi, ranh giới khu bảo tồn biển

Tổng diện

tích QH

(ha)

Diện tích

vùng biển

(ha)

Đáp ứng tiêu chí

bảo tồn

Hiện

trạng

Quy

hoạch Ghi chú

B (12° 31' 35'' N, 109° 21' 53'' E)

C (12° 39' 07'' N, 109° 15' 20'' E)

D (12° 37' 08'' N, 109° 12' 22'' E)

E (12° 38' 24'' N, 109° 11' 07'' E)

G (12° 45' 02'' N, 109° 18' 41'' E)

H (12° 41' 23'' N, 109° 21' 32'' E)

nguy cấp, quý,

hiếm trong hệ

sinh thái

28

Khu bảo

tồn biển

Thuyền

Chài

Khu bảo

tồn loài -

sinh cảnh

Quốc

gia

Khánh

Hòa

- Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt: ven

đảo, bãi cạn Thuyền Chài

- Tọa độ ranh giới khu bảo tồn

A (8° 04' 28'' N, 113° 10' 26'' E)

B (8° 21' 20'' N, 113° 21' 41'' E)

C (8° 19' 55'' N, 113° 25' 49'' E)

D (8° 09' 27'' N, 113° 22' 57'' E)

E (8° 02' 09'' N, 113° 13' 05'' E)

40.151 40.150

Hệ sinh thái rạn

san hô dạng vòng

(atoll), thảm cỏ

biển và các loài

hải sản nguy cấp,

quý, hiếm trong

hệ sinh thái

Chƣa

quy

hoạch

Quy

hoạch

mới

29

Khu bảo

tồn biển

Song Tử

Khu bảo

tồn loài -

sinh cảnh

Quốc

gia

Khánh

Hòa

- Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt: ven

đảo Song Tử; bãi cạn Đá Nam

- Tọa độ ranh giới khu bảo tồn

A (11° 25' 50'' N, 114° 21' 14'' E)

B (11° 27' 34'' N, 114° 18' 14'' E)

C (11° 22' 11'' N, 114° 13' 56'' E)

D (11° 19' 28'' N, 114° 18' 33'' E)

10.001 10.000

Hệ sinh thái rạn

san hô, thảm cỏ

biển và các loài

hải sản nguy cấp,

quý, hiếm trong

hệ sinh thái

Chƣa

quy

hoạch

Quy

hoạch

mới

30

Khu bảo

tồn biển

Cần Giờ

Khu dự

trữ thiên

nhiên

Quốc

gia

TP. Hồ

Chí Minh

- Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt: Rừng

ngập mặn Cần Giờ; xã Thạnh An: cửa

sông Soài Rạp, cửa sông Đồng Nai

- Tọa độ ranh giới khu bảo tồn

A (10° 23' 59'' N, 106° 48' 19'' E)

B (10° 21' 16'' N, 106° 53' 14'' E)

C (10° 23' 50'' N, 106° 59' 28'' E)

D (10° 31' 28'' N, 107° 00' 30'' E)

E (10° 34' 38'' N, 106° 58' 57'' E)

F (10° 36' 23'' N, 106° 54' 52'' E)

G (10° 34' 43'' N, 106° 50' 19'' E)

H (10° 31' 22'' N, 106° 52' 11'' E)

I (10° 28' 19'' N, 106° 51' 38'' E)

35.000 35.000

Hệ sinh thái rừng

ngập mặn, cửa

sông, bãi triều

ven biển, bãi

giống và nguồn

lợi thủy sản sống

kèm, chim nƣớc

Chƣa

quy

hoạch

Quy

hoạch

mới

153

TT Tên khu

bảo tồn

Phân

hạng

Phân

cấp

Địa

phƣơng Phạm vi, ranh giới khu bảo tồn biển

Tổng diện

tích QH

(ha)

Diện tích

vùng biển

(ha)

Đáp ứng tiêu chí

bảo tồn

Hiện

trạng

Quy

hoạch Ghi chú

31

Khu bảo

tồn biển

Cà Mau

Khu bảo

vệ cảnh

quan

Tỉnh Cà Mau

- Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt: Ven

biển Hòn Khoai; Hòn Chuối; Đá Bạc

- Tọa độ ranh giới khu bảo tồn

A (8° 24' 34'' N, 104° 52' 47'' E)

B (8° 25' 40'' N, 104° 52' 32'' E)

C (8° 27' 42'' N, 104° 50' 37'' E)

D (8° 25' 38'' N, 104° 48' 49'' E)

E (8° 23' 54'' N, 104° 51' 27'' E)

G (8°23' 54'' N, 104° 51' 27'' E)

H (8° 51' 43'' N, 104° 33' 39'' E)

I (8° 52' 31'' N, 104° 35' 15'' E)

K (8° 58' 16'' N, 104° 31' 57'' E)

L (8° 57' 28'' N, 104° 30' 20'' E)

M (9° 09' 28'' N, 104° 48' 40'' E)

N (9° 12' 16'' N, 104° 48' 57'' E)

O (9° 11' 24'' N, 104° 47' 22'' E)

P (9° 10' 16'' N, 104° 47' 19'' E)

9.015 9.000

Giá trị lịch sử,

cảnh quan, hệ

sinh thái bãi bồi

ven biển, các loài

thủy sản nguy

cấp, quý, hiếm

hiện hữu: 9 loài

(san hô 7 loài; cá

rạn 1 loài; động

vật đáy 1 loài)

Chƣa

quy

hoạch

Quy

hoạch

mới

32

Khu bảo

tồn biển

Hải Tặc

Khu bảo

tồn loài -

sinh cảnh

Tỉnh Kiên

Giang

- Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt: ven bờ

quần đảo Hải Tặc

- Tọa độ ranh giới khu bảo tồn

A (10° 19' 40'' N, 104° 18' 41'' E)

B (10° 19' 52'' N, 104° 20' 55'' E)

C (10° 17' 58'' N, 104° 21' 57'' E)

D (10° 14' 44'' N, 104° 18' 49'' E)

E (10° 15' 24'' N, 104° 17' 30'' E)

4.502 4.500

Hệ sinh thái rạn

san hô, hệ sinh

thái thảm cỏ biển

và các loài nguy

cấp, quý hiếm

trong hệ sinh thái

Chƣa

quy

hoạch

Quy

hoạch

mới

33

Khu bảo

tồn biển

Bà Lụa

Khu bảo

tồn loài -

sinh cảnh

Tỉnh Kiên

Giang

- Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt: Ba

Hòn đầm, Hòn Heo, Hòn Nghệ

- Tọa độ ranh giới khu bảo tồn

A (10° 00' 51'' N, 104° 34' 08'' E)

B (10° 00' 55'' N, 104° 27' 51'' E)

C (10° 08' 19'' N, 104° 29' 09'' E)

D (10° 11' 38'' N, 104° 31' 33'' E)

E (10° 09' 13'' N, 104° 35' 39'' E)

G (10° 05' 38'' N, 104° 32' 44'' E)

15.005 15.000

Hệ sinh thái rạn

san hô, thảm cỏ

biển, trong đó

thảm cỏ biển, có

5 loài cỏ biển đã

đƣợc phát hiện,

cảnh quan đảo đá

vôi với quần thể

sinh vật đặc hữu

trên đảo

Chƣa

quy

hoạch

Quy

hoạch

mới

154

TT Tên khu

bảo tồn

Phân

hạng

Phân

cấp

Địa

phƣơng Phạm vi, ranh giới khu bảo tồn biển

Tổng diện

tích QH

(ha)

Diện tích

vùng biển

(ha)

Đáp ứng tiêu chí

bảo tồn

Hiện

trạng

Quy

hoạch Ghi chú

34

Khu bảo

tồn biển

Nam Du -

Hòn Sơn

Khu bảo

tồn loài -

sinh cảnh

Tỉnh Kiên

Giang

- Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt: Tây,

Tây Bắc Hòn Sơn; Quần đảo Nam Du

- Tọa độ ranh giới khu bảo tồn tại Hòn

Sơn

A (9° 49' 25'' N, 104° 38' 10'' E)

B (9° 49' 49'' N, 104° 38' 22'' E)

C (9° 50' 07'' N, 104° 36' 47'' E)

D (9° 48' 39'' N, 104° 35' 04'' E)

E (9° 47' 39'' N, 104° 34' 54'' E)

F (9° 46' 55'' N, 104° 36' 03'' E)

G (9° 47' 52'' N, 104° 36' 30'' E)

- Tọa độ ranh giới khu bảo tồn tại

Nam Du

A (9° 46' 34'' N, 104° 19' 15'' E)

B (9° 37' 29'' N, 104° 20' 03'' E)

C (9° 37' 36'' N, 104° 25' 19'' E)

D (9° 42' 08'' N, 104° 25' 38'' E)

E (9° 46' 47'' N, 104° 22' 42'' E)

20.010 20.000

Hệ sinh thái rạn

san hô, đã xác

định đƣợc 441

loài thuộc 7 nhóm

sinh vật biển sống

trong rạn san hô.

- Các loài nguy

cấp, quý, hiếm:

113 loài

Chƣa

quy

hoạch

Quy

hoạch

mới

Tổng 579.843 524.795

155

PHỤ LỤC 3.2. DANH MỤC KHU BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN VÙNG BIỂN QUY HOẠCH THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

II Tên khu vực Tỉnh/

Thành phố Phạm vi, ranh giới và tọa độ

Diện tích

(ha) Đối tƣợng bảo vệ

I Khu vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản đ hình thành (22 khu vực)

1 Khu vực Điền Hải Thừa Thiên

Huế

Vùng lõi khu bảo vệ trong phạm vi

đƣờng nối các điểm có tọa độ:

V1a (16º 38' 46" N, 107º 28' 16" E)

V1b (16º 38' 38" N, 107º 28' 12" E)

V1c (16º 38' 28" N, 107º 28' 31" E)

V1d (16º 38' 35" N, 107º 28' 36" E)

514

Tôm sú (Penaeus monodon), tôm he (Penaeus merguiensis), tôm

rảo (Metapenaeus ensis), cua xanh (Scylla serrata), cá dìa

(Siganus spp), cá nâu (Scatophagus argus), cá đối (Mugil

cephalus), cá mòi cờ chấm (Clupanodon punctatus), cá

căng (Terapon theraps), cá dù bạc (Argyrosomus spp), cá bống

thệ (Oxyurichthys tentacularis)

2 Khu vực Vũng Mệ Thừa Thiên

Huế

Vùng lõi khu bảo vệ trong phạm vi

đƣờng nối các điểm có tọa độ:

V2a (16º 37' 22" N, 107º 28 '05" E)

V2b (16º 37' 27" N, 107º 28' 09" E)

V2c (16º 37' 16" N, 107º 28' 41" E)

V2d (16º 37' 07" N, 107º 28' 36" E)

589

Tôm sú (Penaeus monodon), tôm he (Penaeus merguiensis), tôm

rảo (Metapenaeus ensis), cua xanh (Scylla serrata), cá dìa

(Siganus spp), cá nâu (Scatophagus argus), cá đối (Mugil

cephalus), cá mòi cờ chấm (Clupanodon punctatus), cá

căng (Terapon theraps), cá dù bạc (Argyrosomus spp), cá bống

thệ (Oxyurichthys tentacularis)

3 Khu vực Cồn Máy

Bay

Thừa Thiên

Huế

Vùng lõi khu bảo vệ trong phạm vi

đƣờng nối các điểm có tọa độ:

V3a (16º 37' 34" N, 107º 30' 04" E)

V3b (16º 37' 26" N, 107º 29' 55" E)

V3c (16º 37' 31" N, 107º 29' 45" E)

V3d (16º 37' 48" N, 107º 29' 51" E)

V3e (16º 37' 44" N, 107º 29' 58" E)

V3f (16º 37' 39" N, 107º 29' 55" E)

299

Tôm sú (Penaeus monodon), tôm he (Penaeus merguiensis), tôm

rảo (Metapenaeus ensis), cua xanh (Scylla serrata), cá dìa

(Siganus spp), cá nâu (Scatophagus argus), cá đối (Mugil

cephalus), cá mòi cờ chấm (Clupanodon punctatus), cá

căng (Terapon theraps), cá dù bạc (Argyrosomus spp), cá bống

thệ (Oxyurichthys tentacularis)

4 Khu vực Doi Trộ Kèn Thừa Thiên

Huế

Vùng lõi khu bảo vệ trong phạm vi

đƣờng nối các điểm có tọa độ:

V4a (16º 36' 25" N, 107º 30' 51" E)

V4b (16º 36' 47" N, 107º 30' 02" E)

V4c (16º 36' 42" N, 107º 31' 15" E)

V4d (16º 36' 35" N, 107º 31' 17" E)

157

Tôm sú (Penaeus monodon), tôm he (Penaeus merguiensis), tôm

rảo (Metapenaeus ensis), cua xanh (Scylla serrata), cá dìa

(Siganus spp), cá nâu (Scatophagus argus), cá đối (Mugil

cephalus), cá mòi cờ chấm (Clupanodon punctatus), cá

căng (Terapon theraps), cá dù bạc (Argyrosomus spp), cá bống

thệ (Oxyurichthys tentacularis)

5 Khu vực An Xuân Thừa Thiên

Huế

Vùng lõi khu bảo vệ trong phạm vi

đƣờng nối các điểm có tọa độ:

V5a (16º 34' 58" N, 107º 33' 18" E)

V5b (16º 35' 10" N, 107º 33' 30" E)

V5c (16º 35' 05" N, 107º 33' 43" E)

V5d (16º 34' 59" N, 107º 33' 41" E)

V5e (16º 35' 00" N, 107º 33' 37" E)

78

Tôm sú (Penaeus monodon), tôm he (Penaeus merguiensis), tôm

rảo (Metapenaeus ensis), cua xanh (Scylla serrata), cá dìa

(Siganus spp), cá nâu (Scatophagus argus), cá đối (Mugil

cephalus), cá mòi cờ chấm (Clupanodon punctatus), cá

căng (Terapon theraps), cá dù bạc (Argyrosomus spp), cá bống

thệ (Oxyurichthys tentacularis)

156

II Tên khu vực Tỉnh/

Thành phố Phạm vi, ranh giới và tọa độ

Diện tích

(ha) Đối tƣợng bảo vệ

V5f (16º 35' 00" N, 107º 33' 25" E)

6 Khu vực Cồn Sầy Thừa Thiên

Huế

Vùng lõi khu bảo vệ trong phạm vi

đƣờng nối các điểm có tọa độ:

V6a (16º 34' 44" N, 107º 35' 24" E)

V6b (16º 34' 45" N, 107º 35' 30" E)

V6c (16º 34' 22" N, 107º 35' 39" E)

V6d (16º 34' 16" N, 107º 35' 27" E)

V6d (16º 34' 16" N, 107º 35' 27" E)

368

Tôm sú (Penaeus monodon), tôm he (Penaeus merguiensis), tôm

rảo (Metapenaeus ensis), cua xanh (Scylla serrata), cá dìa

(Siganus spp), cá nâu (Scatophagus argus), cá đối (Mugil

cephalus), cá mòi cờ chấm (Clupanodon punctatus), cá

căng (Terapon theraps), cá dù bạc (Argyrosomus spp), cá bống

thệ (Oxyurichthys tentacularis)

7 Khu vực Cồn Chìm Thừa Thiên

Huế

Vùng lõi khu bảo vệ trong phạm vi

đƣờng nối các điểm có tọa độ:

V7a (16º 24' 24" N, 107º 47' 33" E)

V7b (16º 24' 27" N, 107º 47' 41" E)

V7c (16º 24' 21" N, 107º 47' 54" E)

V7d (16º 24' 11" N, 107º 48' 01" E)

V7e (16º 24' 05" N, 107º 48' 00" E)

V7f (16º 24' 04" N, 107º 47' 53" E)

256

Tôm sú (Penaeus monodon), tôm he (Penaeus merguiensis), tôm

rảo (Metapenaeus ensis), cua xanh (Scylla serrata), cá dìa

(Siganus spp), cá nâu (Scatophagus argus), cá đối (Mugil

cephalus), cá mòi cờ chấm (Clupanodon punctatus), cá

căng (Terapon theraps), cá dù bạc (Argyrosomus spp), cá bống

thệ (Oxyurichthys tentacularis)

8 Khu vực Doi Chỏi Thừa Thiên

Huế

Vùng lõi khu bảo vệ trong phạm vi

đƣờng nối các điểm có tọa độ:

V8a (16º 30' 30" N, 107º 43' 01" E)

V8b (16º 30' 23" N, 107º 42' 55" E)

V8c (16º 30' 18" N, 107º 42' 46" E)

V8d (16º 30' 32" N, 107º 42' 40" E)

V8e (16º 30' 47" N, 107º 42' 51" E)

663

Tôm sú (Penaeus monodon), tôm he (Penaeus merguiensis), tôm

rảo (Metapenaeus ensis), cua xanh (Scylla serrata), cá dìa

(Siganus spp), cá nâu (Scatophagus argus), cá đối (Mugil

cephalus), cá mòi cờ chấm (Clupanodon punctatus), cá

căng (Terapon theraps), cá dù bạc (Argyrosomus spp), cá bống

thệ (Oxyurichthys tentacularis)

9 Khu vực Doi Mai

Bống

Thừa Thiên

Huế

Vùng lõi khu bảo vệ trong phạm vi

đƣờng nối các điểm có tọa độ:

V9a (16º 28' 39" N, 107º 44' 17" E)

V9b (16º 28' 45" N, 107º 44' 30" E)

V9c (16º 28' 17" N, 107º 44' 33" E)

V9d (16º 28' 13" N, 107º 44' 25" E)

323

Tôm sú (Penaeus monodon), tôm he (Penaeus merguiensis), tôm

rảo (Metapenaeus ensis), cua xanh (Scylla serrata), cá dìa

(Siganus spp), cá nâu (Scatophagus argus), cá đối (Mugil

cephalus), cá mòi cờ chấm (Clupanodon punctatus), cá

căng (Terapon theraps), cá dù bạc (Argyrosomus spp), cá bống

thệ (Oxyurichthys tentacularis)

10 Khu vực Vũng Bùn Thừa Thiên

Huế

Vùng lõi khu bảo vệ trong phạm vi

đƣờng nối các điểm có tọa độ:

V10a (16º 27' 06" N, 107º 45' 18" E)

V10b (16º 27' 08" N, 107º 45' 22" E)

V10c (16º 26' 45" N, 107º 45' 34" E)

V10d (16º 26' 43" N, 107º 45' 29" E)

235

Tôm sú (Penaeus monodon), tôm he (Penaeus merguiensis), tôm

rảo (Metapenaeus ensis), cua xanh (Scylla serrata), cá dìa

(Siganus spp), cá nâu (Scatophagus argus), cá đối (Mugil

cephalus), cá mòi cờ chấm (Clupanodon punctatus), cá

căng (Terapon theraps), cá dù bạc (Argyrosomus spp), cá bống

thệ (Oxyurichthys tentacularis)

11 Khu vực Vũng Điện Thừa Thiên Vùng lõi khu bảo vệ trong phạm vi 649 Tôm sú (Penaeus monodon), tôm he (Penaeus merguiensis), tôm

157

II Tên khu vực Tỉnh/

Thành phố Phạm vi, ranh giới và tọa độ

Diện tích

(ha) Đối tƣợng bảo vệ

Huế đƣờng nối các điểm có tọa độ:

V11a (16º 29' 58" N, 107º 41' 47" E)

V11b (16º 30' 03" N, 107º 41' 54" E)

V11c (16º 29' 47" N, 107º 42' 08" E)

V11d (16º 29' 37" N, 107º 42' 01" E)

rảo (Metapenaeus ensis), cua xanh (Scylla serrata), cá dìa

(Siganus spp), cá nâu (Scatophagus argus), cá đối (Mugil

cephalus), cá mòi cờ chấm (Clupanodon punctatus), cá

căng (Terapon theraps), cá dù bạc (Argyrosomus spp), cá bống

thệ (Oxyurichthys tentacularis)

12 Khu vực Cồn Giá -

Vinh Hà

Thừa Thiên

Huế

Vùng lõi khu bảo vệ trong phạm vi

đƣờng nối các điểm có tọa độ:

V12a (16º 20'10" N, 107º 49' 55" E)

V12b (16º 21'36" N, 107º 49' 11" E)

V12c (16º 22' 27" N, 107º 49' 44" E)

V12d (16º 22' 23" N, 107º 49' 34" E)

293

Tôm sú (Penaeus monodon), tôm he (Penaeus merguiensis), tôm

rảo (Metapenaeus ensis), cua xanh (Scylla serrata), cá dìa

(Siganus spp), cá nâu (Scatophagus argus), cá đối (Mugil

cephalus), cá mòi cờ chấm (Clupanodon punctatus), cá

căng (Terapon theraps), cá dù bạc (Argyrosomus spp), cá bống

thệ (Oxyurichthys tentacularis)

13 Khu vực Đầm Hà

Trung

Thừa Thiên

Huế

Vùng lõi khu bảo vệ trong phạm vi

đƣờng nối các điểm có tọa độ:

V13a (16º 21' 46" N, 107º 48' 43" E)

V13b (16º 21' 44" N, 107º 48' 37" E)

V13c (16º 21' 58" N, 107º 48' 22" E)

V13d (16º 22' 05" N, 107º 48' 28" E)

373

Tôm sú (Penaeus monodon), tôm he (Penaeus merguiensis), tôm

rảo (Metapenaeus ensis), cua xanh (Scylla serrata), cá dìa

(Siganus spp), cá nâu (Scatophagus argus), cá đối (Mugil

cephalus), cá mòi cờ chấm (Clupanodon punctatus), cá

căng (Terapon theraps), cá dù bạc (Argyrosomus spp), cá bống

thệ (Oxyurichthys tentacularis)

14 Khu vực Đập Tây-

Chùa Ma

Thừa Thiên

Huế

Vùng lõi khu bảo vệ trong phạm vi

đƣờng nối các điểm có tọa độ:

V14a (16º 20' 39" N, 107º 52' 39" E)

V14b (16º 20' 33" N, 107º 52' 35" E)

V14c (16º 20' 46" N, 107º 52' 07" E)

V14d (16º 21' 04" N, 107º 51' 46" E)

V14e (16º 20' 09" N, 107º 51' 50" E)

V14f (16º 20' 51" N, 107º 52' 11" E)

1.002

Tôm sú (Penaeus monodon), tôm he (Penaeus merguiensis), tôm

rảo (Metapenaeus ensis), cua xanh (Scylla serrata), cá dìa

(Siganus spp), cá nâu (Scatophagus argus), cá đối (Mugil

cephalus), cá mòi cờ chấm (Clupanodon punctatus), cá

căng (Terapon theraps), cá dù bạc (Argyrosomus spp), cá bống

thệ (Oxyurichthys tentacularis)

15 Khu vực Hòn Núi

Quện

Thừa Thiên

Huế

Vùng lõi khu bảo vệ trong phạm vi

đƣờng nối các điểm có tọa độ:

V15a (16º 18' 00" N, 107º 54' 58" E)

V15b (16º 18' 02" N, 107º 54' 51" E)

V15c (16º 18' 24" N, 107º 54' 31" E)

V15d (16º 18' 20" N, 107º 54' 36" E)

987

Tôm sú (Penaeus monodon), tôm he (Penaeus merguiensis), tôm

rảo (Metapenaeus ensis), cua xanh (Scylla serrata), cá dìa

(Siganus spp), cá nâu (Scatophagus argus), cá đối (Mugil

cephalus), cá mòi cờ chấm (Clupanodon punctatus), cá

căng (Terapon theraps), cá dù bạc (Argyrosomus spp), cá bống

thệ (Oxyurichthys tentacularis)

16 Khu vực Đập Làng -

Gành Lăng

Thừa Thiên

Huế

Vùng lõi khu bảo vệ trong phạm vi

đƣờng nối các điểm có tọa độ:

V16a (16º 19' 57" N, 107º 55' 15" E)

V16b (16º 19' 56" N, 107º 55' 10" E)

V16c (16º 19' 25" N, 107º 55' 14" E)

367

Tôm sú (Penaeus monodon), tôm he (Penaeus merguiensis), tôm

rảo (Metapenaeus ensis), cua xanh (Scylla serrata), cá dìa

(Siganus spp), cá nâu (Scatophagus argus), cá đối (Mugil

cephalus), cá mòi cờ chấm (Clupanodon punctatus), cá

căng (Terapon theraps), cá dù bạc (Argyrosomus spp), cá bống

158

II Tên khu vực Tỉnh/

Thành phố Phạm vi, ranh giới và tọa độ

Diện tích

(ha) Đối tƣợng bảo vệ

V16d (16º 19' 22" N, 107º 55' 18" E)

V16e (16º 19' 58" N, 107º 55' 16" E)

V16f (16º 19' 57" N, 107º 55' 11" E)

V16g (16º 19' 22" N, 107º 55' 13" E)

V16h (16º 19' 22" N, 107º 55' 20" E)

thệ (Oxyurichthys tentacularis)

17 Khu vực Hà Nã Thừa Thiên

Huế

Vùng lõi khu bảo vệ trong phạm vi

đƣờng nối các điểm có tọa độ:

V17a (16º 20' 39" N, 107º 52' 39" E)

V17b (16º 20' 34" N, 107º 52' 37" E)

V17c (16º 20' 28" N, 107º 53' 15" E)

V17d (16º 20' 37" N, 107º 53' 10" E)

1.154

Tôm sú (Penaeus monodon), tôm he (Penaeus merguiensis), tôm

rảo (Metapenaeus ensis), cua xanh (Scylla serrata), cá dìa

(Siganus spp), cá nâu (Scatophagus argus), cá đối (Mugil

cephalus), cá mòi cờ chấm (Clupanodon punctatus), cá

căng (Terapon theraps), cá dù bạc (Argyrosomus spp), cá bống

thệ (Oxyurichthys tentacularis)

18 Khu vực Đá Miếu Thừa Thiên

Huế

Vùng lõi khu bảo vệ trong phạm vi

đƣờng nối các điểm có tọa độ:

V18a (16º 18' 08" N, 107º 48' 21" E)

V18b (16º 18' 17" N, 107º 48' 33" E)

V18c (16º 18' 07" N, 107º 48' 51" E)

V18d (16º 18' 57" N, 107º 48' 41" E)

566

Tôm sú (Penaeus monodon), tôm he (Penaeus merguiensis), tôm

rảo (Metapenaeus ensis), cua xanh (Scylla serrata), cá dìa

(Siganus spp), cá nâu (Scatophagus argus), cá đối (Mugil

cephalus), cá mòi cờ chấm (Clupanodon punctatus), cá

căng (Terapon theraps), cá dù bạc (Argyrosomus spp), cá bống

thệ (Oxyurichthys tentacularis)

19 Khu vực Đá Dầm Thừa Thiên

Huế

Vùng lõi khu bảo vệ trong phạm vi

đƣờng nối các điểm có tọa độ:

V19a (16º 17' 28" N, 107º 49' 04" E)

V19b (16º 17' 43" N, 107º 49' 05" E)

V19c (16º 17' 42" N, 107º 49' 27" E)

V19d (16º 17' 28" N, 107º 49' 26" E)

714

Tôm sú (Penaeus monodon), tôm he (Penaeus merguiensis), tôm

rảo (Metapenaeus ensis), cua xanh (Scylla serrata), cá dìa

(Siganus spp), cá nâu (Scatophagus argus), cá đối (Mugil

cephalus), cá mòi cờ chấm (Clupanodon punctatus), cá

căng (Terapon theraps), cá dù bạc (Argyrosomus spp), cá bống

thệ (Oxyurichthys tentacularis)

20 Khu vực Đình Đôi -

Cửa Cạn

Thừa Thiên

Huế

Vùng lõi khu bảo vệ trong phạm vi

đƣờng nối các điểm có tọa độ:

V20a (16º 21' 30" N, 107º 50' 45" E)

V20b (16º 21' 29" N, 107º 50' 43" E)

V20c (16º 21' 09" N, 107º 50' 49" E)

V20d (16º 21' 09" N, 107º 50' 57" E)

V20e (16º 21' 11" N, 107º 51' 00" E)

340

Tôm sú (Penaeus monodon), tôm he (Penaeus merguiensis), tôm

rảo (Metapenaeus ensis), cua xanh (Scylla serrata), cá dìa

(Siganus spp), cá nâu (Scatophagus argus), cá đối (Mugil

cephalus), cá mòi cờ chấm (Clupanodon punctatus), cá

căng (Terapon theraps), cá dù bạc (Argyrosomus spp), cá bống

thệ (Oxyurichthys tentacularis)

21 Khu vực Hòn Voi -

Vũng Đèo

Thừa Thiên

Huế

Vùng lõi khu bảo vệ trong phạm vi

đƣờng nối các điểm có tọa độ:

V21a (16º 17' 04" N, 107º 54' 01" E)

V21b (16º 17' 10" N, 107º 53' 59" E)

V21c (16º 17' 25" N, 107º 54' 12" E)

V21d (16º 17' 15" N, 107º 54' 26" E)

557

Tôm sú (Penaeus monodon), tôm he (Penaeus merguiensis), tôm

rảo (Metapenaeus ensis), cua xanh (Scylla serrata), cá dìa

(Siganus spp), cá nâu (Scatophagus argus), cá đối (Mugil

cephalus), cá mòi cờ chấm (Clupanodon punctatus), cá

căng (Terapon theraps), cá dù bạc (Argyrosomus spp), cá bống

thệ (Oxyurichthys tentacularis)

159

II Tên khu vực Tỉnh/

Thành phố Phạm vi, ranh giới và tọa độ

Diện tích

(ha) Đối tƣợng bảo vệ

22 Khu vực Nam Hòn

Đèo

Thừa Thiên

Huế

Vùng lõi khu bảo vệ trong phạm vi

đƣờng nối các điểm có tọa độ:

V22a (16º 16' 59" N, 107º 51' 37" E)

V22b (16º 17' 12" N, 107º 51' 45" E)

V22c (16º 17' 01" N, 107º 51' 59" E)

V22d (16º 16' 47" N, 107º 51' 48" E)

1.156

Tôm sú (Penaeus monodon), tôm he (Penaeus merguiensis), tôm

rảo (Metapenaeus ensis), cua xanh (Scylla serrata), cá dìa

(Siganus spp), cá nâu (Scatophagus argus), cá đối (Mugil

cephalus), cá mòi cờ chấm (Clupanodon punctatus), cá

căng (Terapon theraps), cá dù bạc (Argyrosomus spp), cá bống

thệ (Oxyurichthys tentacularis)

Tổng (I) 11.640

II Khu vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản quy hoạch thời kỳ 2021-2030 (46 khu vực)

23 Vùng biển Đông Bắc

Bạch Long Vĩ Quảng Ninh

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có

tọa độ:

V23a (20° 42' 09"N, 108° 03' 19"E)

V23b (20° 42' 09"N, 108° 16' 12"E)

V23c (20° 25' 05"N, 108° 16' 12"E)

V23d (20° 25' 05"N, 108° 03' 19"E)

70.800

Cá mập đầu búa hình vỏ sò (Sphyrna lewini)

Cá ngựa chấm (Hippocampus trimaculatus)

Tôm vỗ dẹp trắng (Thenus orientalis)

24 Khu vực thị trấn Cô

Tô, huyện Cô Tô Quảng Ninh

Tọa độ trung tâm

V24 (20° 59' 14"N, 107° 46' 28"E) 147 Sá sùng (Sipunculus nudus)

25 Khu vực xã Thanh

lân, huyện Cô Tô Quảng Ninh

Tọa độ trung tâm

V25 (20° 59' 56"N, 107° 48' 28"E) 32 Sá sùng (Sipunculus nudus)

26 Khu vực xã Đại Bình,

huyện Đầm Hà Quảng Ninh

Tọa độ trung tâm

V26 (21° 14' 03"N, 107° 32' 34"E) 270 Sá sùng (Sipunculus nudus)

27 Khu vực xã Tân Bình,

huyện Đầm Hà Quảng Ninh

Tọa độ trung tâm

V27 (21° 20' 08"N, 107° 39' 31"E) 36 Sá sùng (Sipunculus nudus)

28 Khu vực xã Quảng

Minh, huyện Hải Hà Quảng Ninh

Tọa độ trung tâm

V28 (21° 27' 43"N, 107° 47' 08"E) 1070 Sá sùng (Sipunculus nudus)

29

Khu vực xã Vạn

Ninh, thành phố

Móng Cái

Quảng Ninh

Tọa độ trung tâm

V29 (21° 24' 37"N, 107° 56' 02"E) 450 Sá sùng (Sipunculus nudus)

30 Khu vực xã Minh

Châu, huyện Vân Đồn Quảng Ninh

Tọa độ trung tâm

V30 (20° 57' 08"N, 107° 32' 24"E) 500 Sá sùng (Sipunculus nudus)

31 Khu vực xã Quan

Lạn, huyện Vân Đồn Quảng Ninh

Tọa độ trung tâm

V31 (20° 53' 10"N, 107° 29' 28"E) 340 Sá sùng (Sipunculus nudus)

32

Khu vực xã Đài

Xuyên, huyện Vân

Đồn

Quảng Ninh

Tọa độ trung tâm

V32 (21° 11' 27"N, 107° 27' 17"E) 190 Ngán (Austriella corrugata)

33 Khu vực xã Đông

Hải, huyện Tiên Yên Quảng Ninh

Tọa độ trung tâm

V33 (21° 17' 42"N, 107° 32' 26"E) 100 Ngán (Austriella corrugata)

160

II Tên khu vực Tỉnh/

Thành phố Phạm vi, ranh giới và tọa độ

Diện tích

(ha) Đối tƣợng bảo vệ

34 Khu vực xã Đồng

Rui, huyện Tiên Yên Quảng Ninh

Tọa độ trung tâm

V34 (21° 14' 25"N, 107° 25' 15"E) 190 Ngán (Austriella corrugata)

35 Khu vực xã Tiên

Lãng, huyện Tiên Yên Quảng Ninh

Tọa độ trung tâm

V35 (21° 17' 27"N, 107° 27' 40"E) 60 Ngán (Austriella corrugata)

36 Khu vực xã Đông

Ngũ, huyện Tiên Yên Quảng Ninh

Tọa độ trung tâm

V36 (21° 17' 53"N, 107° 28' 31"E) 55 Ngán (Austriella corrugata)

37

Khu vực xã Hoàng

Tân, thị xã Quảng

Yên

Quảng Ninh

Tọa độ trung tâm

V37 (20° 55' 07"N, 106° 55' 20"E) 30 Ngán (Austriella corrugata)

38 Ven bờ Thái Bình Thái Bình

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có

tọa độ:

V38a (20° 36' 00"N, 106° 39' 30"E)

V38b (20° 31' 59"N, 106° 43' 01"E)

V38c (20° 28' 06"N, 106° 43' 01"E)

V38d (20° 26' 32"N, 106° 37' 11"E)

18.400 Cá mòi cờ hoa (Clupanodon thrissa)

39

Vùng biển từ xã Xuân

Yên đến xã Xuân

Liên

Hà Tĩnh

V39a (18° 39' 54"N, 105° 48' 03"E)

V39b (18° 40' 18"N, 106° 05' 11"E)

V39c (18° 35' 08"N, 106° 09' 13"E)

V39d (18° 35' 01"N, 105° 50' 08"E)

29.400

Ốc hƣơng (Babylonia areolata)

Sò huyết (Anadata granosa)

Sò lông (Anadara antiquata)

40 Vùng biển từ xãCẩm

Lĩnh đến xã Kỳ Xuân Hà Tĩnh

V40a (18° 15' 50"N, 106° 10' 13"E)

V40b (18° 18' 08"N, 106° 24' 01"E)

V40c (18° 13' 26"N, 106° 26' 06"E)

V40d (18° 12' 52"N, 106° 15' 30"E)

15.800 Tôm hùm (Panulirus spp)

Cá mú (Epinephelus spp.)

41 Ven bờ vịnh Chân

Mây

Thừa Thiên

Huế

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có

tọa độ:

V41a (16° 23' 38"N, 107° 52' 02"E)

V41b (16° 28' 47"N, 107° 56' 28"E)

V41c (16° 20' 35"N, 108° 08' 00"E)

V41d (16° 16' 31"N, 108° 03' 30"E)

26.700 Tôm hùm đá (Panulirus homarus)

42 Ven bờ Bình Sơn,

Quảng Ngãi Quảng Ngãi

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có

tọa độ:

V42a (15° 21' 04"N, 108° 52' 17"E)

V42b (15° 20' 00"N, 109° 03' 00"E)

V42c (15° 05' 00"N, 109° 03' 00"E)

V42d (15° 05' 00"N, 108° 54' 12"E)

45.000

Cá ngựa gai (Hippocampus histrix)

Cá ngựa chấm (Hippocampus trimaculatus)

Tôm vỗ dẹp trắng (Thenus orientalis)

43 Ven bờ Tam Quan Bình Định Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có 11.100 Cá ngựa đen (Hippocampus kuda)

161

II Tên khu vực Tỉnh/

Thành phố Phạm vi, ranh giới và tọa độ

Diện tích

(ha) Đối tƣợng bảo vệ

tọa độ:

V43a (14° 25' 25"N, 109° 06' 55"E)

V43b (14° 26' 35"N, 109° 10' 45"E)

V43c (14° 19' 55"N, 109° 13' 50"E)

V43d (14° 18' 37"N, 109° 09' 40"E)

44 Ven bờ Phù Mỹ Bình Định

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có

tọa độ:

V44a (14° 08' 16"N, 109° 13' 40"E)

V44b (14° 07' 30"N, 109° 16' 30"E)

V44c (14° 03' 30"N, 109° 16' 50"E)

V44d (14° 03' 30"N, 109° 13' 40"E)

6.000 Cá ngựa chấm (Hippocampus trimaculatus)

45 Ven bờ vịnh Quy

Nhơn Bình Định

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có

tọa độ:

V45a (13° 50' 48"N, 109° 17' 46"E)

V45b (13° 52' 19"N, 109° 21' 50"E)

V45c (13° 46' 33"N, 109° 22' 55"E)

V45d (13° 39' 59"N, 109° 21' 33"E)

V45e (13° 40' 00"N, 109° 13' 55"E)

26.100

Tôm vỗ biển sâu (Ibacus ciliatus)

Tôm hùm đá (Panulirus homarus)

Cá nhám lông nhung (Cephaloscyllium umbratile)

46 Ven bờ Sông Cầu -

Tuy An Phú Yên

Ranh giới vùng bảo vệ:

V46a (13°12'00'' N - 109°18'00''E)

V46b (13°35'05'' N - 109°17'53''E)

V46c (13°12'00'' N - 109°20'30''E)

V46d (13°34'97'' N - 109°20'00''E)

24.800

Hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển, các loài thủy sản nguy

cấp, quý, hiếm hiện hữu: 76 loài (san hô 64 loài; cá rạn 3 loài;

động vật đáy 9 loài)

47 Ven bờ Tuy Hòa -

Đồng Hòa Phú Yên

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có

tọa độ:

V47a (13° 11' 35"N, 109° 18' 05"E)

V47b (13° 13' 15"N, 109° 24' 50"E)

V47c (12° 57' 55"N, 109° 34' 50"E)

V47d (12° 54' 45"N, 109° 27' 22"E)

54.200

Cá ngựa gai (Hippocampus histrix)

Tôm vỗ biển sâu (Ibacus ciliatus)

Tôm hùm bông (Panulirus ornatus)

48 Ven bờ Khánh Hòa Khánh Hòa

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có

tọa độ:

V48a (12° 40' 02"N, 109° 27' 15"E)

V48b (12° 39' 30"N, 109° 35' 00"E)

V48c (12° 26' 00"N, 109° 35' 00"E)

V48d (11° 57' 15"N, 109° 24' 30"E)

V48e (11° 57' 15"N, 109° 17' 02"E)

212.000

Cá ngựa chấm (Hippocampus trimaculatus)

Cá nhám lông nhung (Cephaloscyllium umbratile)

Cá mòi không răng (Anodontostoma chacunda)

162

II Tên khu vực Tỉnh/

Thành phố Phạm vi, ranh giới và tọa độ

Diện tích

(ha) Đối tƣợng bảo vệ

49 Ven bờ vịnh Phan

Rang – Hòn Cau

Ninh Thuận

– Bình

Thuận

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có

tọa độ:

V49a (11° 34' 41"N, 109° 08' 50"E)

V49b (11° 30' 05"N, 109° 15' 30"E)

V49c (11° 12' 10"N, 109° 00' 00"E)

V49d (11° 18' 27"N, 108° 55' 09"E)

67.900

Cá ngựa gai (Hippocampus histrix)

Cá ngựa đen (Hippocampus kuda)

Cá ngựa chấm (Hippocampus trimaculatus)

50 Ven bờ La Gi Bình Thuận

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có

tọa độ:

V50a (10° 43' 37"N, 108° 00' 30"E)

V50b (10° 36' 09"N, 108° 05' 09"E)

V50c (10° 26' 39"N, 107° 48' 50"E)

V50d (10° 37' 42"N, 107° 41' 40"E)

73.900 Tôm vỗ dẹp trắng (Thenus orientalis)

Cá chình nhật (Anguilla japonica)

51 Vùng lộng Bà Rịa -

Vũng Tàu

Bà Rịa -

Vũng Tàu

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có

tọa độ:

V51a (10° 02' 51"N, 107° 28' 38"E)

V51b (10° 02' 51"N, 107° 35' 15"E)

V51c (9° 56' 50"N, 107° 35' 15"E)

V51d (9° 56' 50"N, 107° 28' 38"E)

13.500 Cá ngựa đen (Hippocampus kuda)

Cá ngựa chấm (Hippocampus trimaculatus)

52 Vùng lộng Trà Vinh Trà Vinh

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có

tọa độ:

V52a (9° 17' 43"N, 106° 43' 20"E)

V52b (9° 17' 43"N, 106° 49' 57"E)

V52c (9° 11' 42"N, 106° 49' 57"E)

V52d (9° 11' 42"N, 106° 43' 20"E)

13.500 Tôm vỗ dẹp trắng (Thenus orientalis)

Cá ngựa đen (Hippocampus kuda)

53 Vùng khơi Bạc Liêu Bạc Liêu

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có

tọa độ:

V53a (8° 49' 11"N, 106° 12' 00"E)

V53b (8° 49' 11"N, 106° 18' 37"E)

V53c (8° 43' 11"N, 106° 18' 37"E)

V53d (8° 43' 11"N, 106° 12' 00"E)

13.500 Cá ngựa chấm (Hippocampus trimaculatus)

Tôm vỗ dẹp trắng (Thenus orientalis)

54 Ven bờ Sóc Trăng Sóc Trăng

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có

tọa độ:

V54a (9° 08' 39"N, 105° 56' 30"E)

V54b (9° 08' 39"N, 106° 12' 19"E)

V54c (8° 58' 51"N, 106° 12' 19"E)

V54d (8° 58' 51"N, 105° 56' 30"E)

52.600

Tôm vỗ dẹp trắng (Thenus orientalis)

Cá ngựa chấm (Hippocampus trimaculatus)

Cá mòi không răng (Anodontostoma chacunda)

Cá mú chấm bé (Plectropomus leopardus)

163

II Tên khu vực Tỉnh/

Thành phố Phạm vi, ranh giới và tọa độ

Diện tích

(ha) Đối tƣợng bảo vệ

55 Vùng lộng Cà Mau Cà Mau

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có

tọa độ:

V55a (8° 33' 21"N, 105° 28' 51"E)

V55b (8° 33' 21"N, 105° 35' 28"E)

V55c (8° 27' 20"N, 105° 35' 28"E)

V55d (8° 27' 20"N, 105° 28' 51"E)

13.500 Tôm vỗ dẹp trắng (Thenus orientalis)

56 Vùng khơi Cà Mau 1 Cà Mau

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có

tọa độ:

V56a (8° 17' 39"N, 105° 41' 07"E)

V56b (8° 17' 39"N, 105° 47' 44"E)

V56c (8° 11' 38"N, 105° 47' 44"E)

V56d (8° 11' 38"N, 105° 41' 07"E)

13.500 Tôm vỗ dẹp trắng (Thenus orientalis)

57 Vùng khơi Cà Mau 2 Cà Mau

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có

tọa độ:

V57a (8° 04' 16"N, 105° 26' 15"E)

V57b (8°0 4' 16"N, 105° 32' 53"E)

V57c (7° 58' 16"N, 105° 32' 53"E)

V57d (7° 58' 16"N, 105° 26' 15"E)

13.500 Tôm vỗ dẹp trắng (Thenus orientalis)

58 Đông Đông Nam Hòn

Khoai Cà Mau

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có

tọa độ:

V58a (8° 18' 43"N, 105° 12' 01"E)

V58b (8° 18' 43"N, 105° 18' 39"E)

V58c (8° 12' 42"N, 105° 18' 39"E)

V58d (8° 12' 42"N, 105° 12' 01"E)

13.500 Tôm vỗ dẹp trắng (Thenus orientalis)

59 Nam Đông Nam Hòn

Khoai Cà Mau

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có

tọa độ:

V59a (8° 05' 41"N, 104° 54' 39"E)

V59b (8° 05' 41"N, 105° 05' 13"E)

V59c (7° 57' 31"N, 105° 05' 13"E)

V59d (7° 57' 31"N, 104° 54' 39"E)

29.400

Tôm vỗ dẹp trắng (Thenus orientalis)

Tôm vỗ biển sâu (Ibacus ciliatus)

Tôm vỗ xanh (Parribacus antarcticus)

60 Ven bờ Phú Tân - U

Minh Cà Mau

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có

tọa độ:

V60a (9° 16' 36"N, 104° 27' 53"E)

V60b (9° 16' 40"N, 104° 49' 06"E)

V60c (8° 49' 10"N, 104° 46' 41"E)

V60d (8° 49' 15"N, 104° 27' 53"E)

145.800

Tôm vỗ dẹp trắng (Thenus orientalis)

Cá ngựa chấm (Hippocampus trimaculatus)

Cá mòi không răng (Anodontostoma chacunda)

Ghẹ xanh (Portunus pelagicus)

164

II Tên khu vực Tỉnh/

Thành phố Phạm vi, ranh giới và tọa độ

Diện tích

(ha) Đối tƣợng bảo vệ

61 Vùng lộng Cà Mau Cà Mau

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có

tọa độ:

V61a (9° 18' 50"N, 104° 15' 05"E)

V61b (9° 18' 50"N, 104° 19' 55"E)

V61c (9° 14' 14"N, 104° 19' 55"E)

V61d (9° 14' 14"N, 104° 15' 05"E)

7.600 Cá ngựa đen (Hippocampus kuda)

Tôm vỗ dẹp trắng (Thenus orientalis)

62 Nam Tây Nam Quần

đảo Nam Du Kiên Giang

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có

tọa độ:

V62a (9° 30' 48"N, 104° 00' 29"E)

V62b (9° 30' 48"N, 104° 12' 18"E)

V62c (9° 25' 50"N, 104° 12' 18"E)

V62d (9° 25' 50"N, 104° 00' 29"E)

19.800 Tôm vỗ dẹp trắng (Thenus orientalis)

63 Nam Hòn Thơm Kiên Giang

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có

tọa độ:

V63a (9° 47' 18"N, 103° 58' 31"E)

V63b (9° 47' 18"N, 104° 02' 54"E)

V63c (9° 43' 51"N, 104° 02' 54"E)

V63d (9° 43' 51"N, 103° 58' 31"E)

5.100 Cá ngựa chấm (Hippocampus trimaculatus)

Tôm vỗ dẹp trắng (Thenus orientalis)

64 Vùng biển Hòn Sơn –

Hòn Tre, Kiên Hải Kiên Giang

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có

tọa độ:

V64a (9° 59' 56"N, 104° 32' 55"E)

V64b (9° 59' 56"N, 104° 56' 46"E)

V64c (9° 50' 59"N, 104° 56' 46"E)

V64d (9° 41' 03"N, 104° 51' 10"E)

V64e (9° 41' 03"N, 104° 32' 55"E)

83.800

Cá mòi không răng (Anodontostoma chacunda)

Cá ngựa chấm (Hippocampus trimaculatus)

Ghẹ xanh (Portunus pelagicus)

65 Vùng biển ven bờ

Hòn Đất Kiên Giang

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có

tọa độ:

V65a (10° 08' 33"N, 104° 37' 37"E)

V65b (10° 05' 33"N, 104° 56' 46"E)

V65c (9° 59' 56"N, 104° 56' 46"E)

V65d (10° 00' 00"N, 104° 37' 31"E)

58.900

Cá mòi không răng (Anodontostoma chacunda)

Ghẹ xanh (Portunus pelagicus)

Sò huyết (Anadata granosa)

Sò lông (Anadara antiquata)

Hầu (Ostrea rivularis)

66 Vùng biển Quần đảo

Bà Lụa - Kiên Lƣơng Kiên Giang

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có

tọa độ:

V66a (10° 13' 50"N, 104° 22' 30"E)

V66b (10° 13' 54"N, 104° 35' 21"E)

V66c (10° 08' 33"N, 104° 37' 37"E)

50.500 Cá mòi không răng (Anodontostoma chacunda)

Ghẹ xanh (Portunus pelagicus)

165

II Tên khu vực Tỉnh/

Thành phố Phạm vi, ranh giới và tọa độ

Diện tích

(ha) Đối tƣợng bảo vệ

V66d (10° 00' 00"N, 104° 37' 31"E)

V66e (9° 59' 57"N, 104° 22' 30"E)

67 Vùng biển Quần đảo

Hải Tắc - Hà Tiên Kiên Giang

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có

tọa độ:

V67a (10° 21' 58"N, 104° 16' 00"E)

V67b (10° 22' 00"N, 104° 26' 30"E)

V67c (10° 13' 54"N, 104° 35' 21"E)

V67d (10° 13' 54"N, 104° 16' 00"E)

25.600 Cá mòi không răng (Anodontostoma chacunda)

Ghẹ xanh (Portunus pelagicus)

68 Ven bờ Hàm Ninh,

Phú Quốc Kiên Giang

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có

tọa độ:

V68a (10° 22' 02"N, 104° 04' 43"E)

V68b (10° 21' 57"N, 104° 13' 01"E)

V68c (10° 04' 05"N, 104° 13' 01"E)

V68d (10° 02' 37"N, 104° 04' 04"E)

56.600

Cá mòi không răng (Anodontostoma chacunda)

Cá ngựa gai (Hippocampus histrix)

Cá ngựa đen (Hippocampus kuda)

Cá ngựa chấm (Hippocampus trimaculatus)

Ghẹ xanh (Portunus pelagicus)

Tổng (II) 1.315.770

Tổng (I + II) 1.327.410

166

PHỤ LỤC 3.3. KHU VỰC CẤM KHAI THÁC THỦY SẢN CÓ THỜI HẠN Ở VÙNG BIỂN

QUY HOẠCH THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

TT Khu vực cấm Tỉnh/Thành phố Phạm vi, ranh giới và tọa độ Thời gian cấm Diện tích

(ha) Đối tƣợng chính đƣợc bảo vệ

I Khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn đ đƣợc quy định (17 khu vực)

1

Vùng biển Tây

Nam Long

Châu

Hải Phòng

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C1a (20° 34‟ 00" N, 106° 57‟ 00" E)

C1b (20° 34‟ 00" N, 107° 03‟ 00" E)

C1c (20° 30‟ 00" N, 107° 03‟ 00" E)

C1d (20° 30‟ 00" N, 106° 57‟10" E)

01/4-30/6; 01/11-

30/11 7.719

Cá phèn (Mullidae), cá trác (Priacanthidae), cá

trích (Clupeidae), cá nhồng (Sillaginidae), cá sạo

(Haemulidae), tôm he (Penaeidae)

2 Vùng ven biển

Quất Lâm Nam Định

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C2a (20° 12‟ 30" N, 106° 26‟ 50" E)

C2b (20° 08‟ 00" N, 106° 31‟ 00” E)

C2c (20° 03‟ 00" N, 106° 24‟ 00" E)

C2d (20° 08‟ 00" N, 106° 19‟ 30" E)

01/4-30/6 19.860

Cá phèn (Mullidae), cá trích (Clupeidae), cá khế

(Carangidae), cá lƣợng (Nemipteridae), cá tráp

(Sparidae), cá đục (Sillaginidae)

3 Vịnh Diễn

Châu Nghệ An

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C3a (19° 03' 00" N, 105° 38' 00" E)

C3a (19° 03' 00" N, 105° 42' 00" E)

C3a (18° 57' 00" N, 105° 42' 00" E)

C3a (18° 57' 00" N, 105° 37' 20" E)

01/4 - 30/6 9.161

Cá nục sồ (Decapterus maruadsi), cá phèn một

sọc (Upeneus moluccensis), cá phèn 2 sọc

(Upeneus sulphureus)

4 Vùng ven biển

Lăng Cô Thừa Thiên Huế

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C4a (16° 16‟ 35" N, 108° 03‟ 30" E)

C4b (16° 20‟ 35" N, 108° 08‟ 00" E)

C4c (16° 16‟ 35" N, 108° 12‟ 35" E)

C4d (16° 12‟ 55" N, 108° 09‟ 30" E)

01/4 -30/6;

01/8-30/8 12.240

Cá mối (Synodontidae), cá căng (Terapontidae),

cá phèn (Mullidae), cá trỏng (Engraulidae), cá

khế (Carangidae), cá đối (Mugilidae), tôm he

(Penaeidae), tôm gai (Palaemonidae)

5

Đông Bắc Hòn

Dài, Cù Lao

Chàm

Quảng Nam

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C5a (15° 56‟ 55" N, 108° 28‟ 59" E)

C5a (15° 56‟ 57" N, 108° 28‟ 59" E)

C5a (15° 56‟ 48" N, 108° 29‟ 07" E)

C5a (15° 56‟ 48" N, 108° 29' 09" E)

Tháng 5 đến tháng 7 2 Bãi đẻ mực lá (Sepioteuthis lessoniana) và ốc gai

(Murex troscheli)

6

Hòn Cao - Mũi

Còng Cọc,

Nhơn Lý

Bình Định

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C6a (13° 53' 30" N, 109° 17' 22" E)

C6a (13° 53' 50" N, 109° 17' 35" E)

C6a (13° 53' 49" N, 109° 17' 38" E)

C6a (13° 53' 29" N, 109° 17' 24" E)

Tháng 11 đến tháng

02; tháng 5 đến

tháng 6

6 Bãi đẻ mực lá (Sepioteuthis lessoniana) và ốc gai

(Murex troscheli); bãi ƣơng giống tôm hùm

167

TT Khu vực cấm Tỉnh/Thành phố Phạm vi, ranh giới và tọa độ Thời gian cấm Diện tích

(ha) Đối tƣợng chính đƣợc bảo vệ

7

Hòn Khô lớn -

Bờ Đập - Mũi

Yến, Nhơn Hải

Bình Định

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C7a (13° 45' 49" N, 109° 17' 23" E)

C7a (13° 45' 40" N, 109° 18' 00" E)

C7a (13° 45' 13" N, 109° 17' 54" E)

C7a (13° 45' 08" N, 109° 17' 14" E)

C7a (13° 45' 14" N, 109° 17' 15" E)

Tháng 11 đến tháng

02; tháng 5 đến

tháng 6

124 Bãi đẻ mực lá (Sepioteuthis lessoniana) và ốc gai

(Murex troscheli); bãi ƣơng giống tôm hùm

8 Bắc Bãi xếp,

Ghềnh Ráng Bình Định

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C8a (13° 41' 52" N, 109° 13' 57" E)

C8a (13° 41' 53" N, 109° 14' 16" E)

C8a (13° 41' 27" N, 109° 14' 21" E)

C8a (13° 41' 27" N, 109° 13' 57" E)

Tháng 4 đến tháng 8 50 Bãi ƣơng giống cá mú mè và cá mú sông

9

Hòn Ngang -

Hòn Sâu - Hòn

Nhàn - Hòn

Đất, Ghềnh

Ráng

Bình Định

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C9a (13° 40' 54" N, 109° 14' 17" E)

C9a (13° 41' 08" N, 109° 15' 11" E)

C9a (13° 40' 40" N, 109° 15' 28" E)

C9a (13° 40' 49" N, 109° 14' 15" E)

Tháng 3 đến tháng

6; tháng 11 đến

tháng 02

101 Bãi đẻ mực lá (Sepioteuthis lessoniana); bãi

ƣơng giống tôm hùm

10

Bãi Làng - Mũi

Lăng Bà, Nhơn

Châu

Bình Định

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C10a (13° 36' 37"N, 109° 21' 14"E)

C10b (13° 36' 17"N, 109° 21' 40"E)

C10c (13° 36' 07"N, 109° 21' 28"E)

C10d (13° 36' 15"N, 109° 21' 05"E)

Tháng 3 đến tháng

6; tháng 11 đến

tháng 02

50 Bãi đẻ mực lá (Sepioteuthis lessoniana); bãi

ƣơng giống tôm hùm

11 Hòn Chùa Phú Yên

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C11a (13° 10‟ 50"N, 109°18‟28"E)

C11b (13° 10‟ 50"N, 109°18‟40"E)

C11c (13° 10‟ 22"N, 109°18‟40"E)

C11d (13° 10‟ 22"N, 109°18‟28"E)

Tháng 12 đến tháng

3 30 Tôm hùm

12 Cửa sông Định

An và Trần Đề

Trà Vinh, Sóc

Trăng

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C12a (9° 35' 06" N, 106° 19' 18" E)

C12b (9° 29' 32" N, 106° 15' 30" E)

C12c (9° 29' 56" N, 106° 21' 40" E)

01/4-30/6 5.555

Cá cháy nam (Tenualosa thibaudeaui), cá cháy

bẹ (Tenualosa toil), cá duồng (Cirrhinus

microlepis), cá ét mọi (Morulius

chrysophekadion), cá tra dầu (Pangasianodon

gigas)

13

Sân Nghêu

Đồn, Thạnh

Phong

Bến Tre

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C13a (9° 48' 27" N, 106° 36' 05" E)

C13b (9° 48' 23" N, 106° 36' 24" E)

Tháng 5 đến tháng

7; tháng 11 đến

tháng 01

87 Khu vực ƣơng giống nghêu/ngao, cua xanh.

168

TT Khu vực cấm Tỉnh/Thành phố Phạm vi, ranh giới và tọa độ Thời gian cấm Diện tích

(ha) Đối tƣợng chính đƣợc bảo vệ

C13c (9° 48' 12" N, 106° 36' 39" E)

C13d (9° 47' 55" N, 106° 36' 59" E)

C13e (9° 47' 41" N, 106° 36' 32" E)

C13f (9° 48' 13" N, 106° 36' 18" E)

14 Vùng ven biển

vịnh Rạch Giá Kiên Giang

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C14a (10° 06‟ 10" N, 104° 56‟ 50" E)

C14b (9° 54‟ 35" N, 105° 00‟ 35" E)

C14c (9° 54‟ 35" N, 104° 56‟ 50" E)

01/4 - 30/6 25.210

Cá đù (Sciaenidae), cá trích (Clupeidae), cá trỏng

(Engraulidae), cá bống (Gobbidae), cá hồng

(Lutjanidae), cá bơn (Cynoglossidae)

15

Vùng ven biển

phía Đông An

Thới

Kiên Giang

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C15a (10° 03‟ 00" N, 104° 06‟ 00" E)

C15b (10° 03‟ 00" N, 104° 10‟ 00" E)

C15c (9° 59‟ 00" N, 104° 10‟ 00" E)

C15d (9° 59‟ 00" N, 104° 06‟ 00" E)

01/11-30/11 5.412

Cá mú (Serranidae), cá bò (Monacanthidae), cá

khế (Carangidae), cá trích (Clupeidae), cá trỏng

(Engraulidae), cá bống (Gobbidae), tôm he

(Penaeidae), tôm gai (Palaemonidae)

16

Vùng biển phía

Tây quần đảo

Hải Tặc

Kiên Giang

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C16a (10° 18‟ 00" N, 104°16‟00" E)

C16b (10° 18‟ 00" N, 104°20‟00" E)

C16c (10° 14‟ 00" N, 104°20‟00" E)

C16d (10° 15‟ 00" N, 104°16‟00" E)

01/4-30/6 5.412

Cá lƣợng (Nemipteridae), cá chai

(Platycephalidae), cá chim (Stromateidae), cá

căng (Terapontidae), cá trích (Clupeidae), tôm he

(Penaeidae)

17

Vùng biển phía

Tây Bắc đảo

Hòn Tre

Kiên Giang

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C17a (10° 02‟ 45" N, 104° 47‟ 00" E)

C17b (10° 02‟ 45" N, 104° 51‟ 00" E)

C17c (9° 58‟ 45" N, 104° 51‟ 00" E)

C17d (9° 58‟ 45" N, 104° 47‟ 00" E)

01/11 -30/11 5.412 Tôm he (Penaeidae), tôm gai (Palaemonidae)

Tổng (I) 96.431

II Khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn quy hoạch mở rộng (14 khu vực)

18 Vùng biển ven

Đảo Cô Tô Quảng Ninh

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C18a (20° 46' 08" N, 107° 13' 28" E)

C18b (20° 46' 08" N, 107° 24' 58" E)

C18c (20° 37' 48" N, 107° 24' 58" E)

C18d (20° 37' 48" N, 107° 13' 28" E)

01/4-30/6 31.190

Bào ngƣ chín lỗ (Haliotis diversicolor), họ san hô

cành (Pocilloporidae), họ san hô lỗ đỉnh

(Acroporidae), họ san hô khối (Poritidae), họ tôm

he (Penaeidae), họ tôm gai (Palaemonidae), họ

tôm tít (Squillidae), họ cá lƣợng (Nemipteridae),

họ cá phèn (Mullidae), họ cá trích (Clupeidae),

họ cá nhồng (Sphyraenidae), họ cá đục

(Sillaginidae)

19 Vùng biển Hải Phòng Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ: 01/3-30/6; 29.320 Họ cá phèn (Mullidae), họ cá tráp (Sparidae), họ

169

TT Khu vực cấm Tỉnh/Thành phố Phạm vi, ranh giới và tọa độ Thời gian cấm Diện tích

(ha) Đối tƣợng chính đƣợc bảo vệ

Long Châu -

Hạ Mai

C19a (20° 47' 00" N, 107° 10' 50" E)

C19b (20° 47' 00" N, 107° 26' 00" E)

C19c (20° 37' 00" N, 107° 26' 00" E)

C19d (20° 37' 00" N, 107° 10' 50" E)

01/8-31/8;

01/11-30/11

cá lƣợng (Nemipteridae), họ cá trích (Clupeidae),

họ cá trỏng (Engraulidae), họ cá khế

(Carangidae), họ cá nhồng (Sphyraenidae), họ cá

đục (Sillaginidae), họ cá đối (Mugilidae), họ cá

bàng chài (Labridae), họ cá mối (Synodontidae),

họ tôm he (Penaeidae), họ tôm tít (Squillidae), họ

tôm gai (Palaemonidae)

20 Vùng ven biển

Hòn Nẹ

Ninh Bình, Thanh

Hóa

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C20a (20° 00' 30" N, 106° 12' 20" E)

C20b (20° 00' 30" N, 106° 18' 00" E)

C20c (19° 51' 30" N, 106° 18' 00" E)

C20d (19° 51' 30" N, 106° 07' 15" E)

C20e (19° 46' 00" N, 106° 07' 15" E)

C20f (19° 46' 00" N, 105° 55' 20" E)

01/4 -30/6 64.210

Họ cá phèn (Mullidae), họ cá lƣợng

(Nemipteridae), họ cá tráp (Sparidae), họ cá đục

(Sillaginidae), họ cá chai (Platycephalidae), họ cá

căng (Terapontidae), họ cá trích (Clupeidae), họ

cá khế (Carangidae), họ cá trỏng (Engraulidae),

họ cá đối (Mugilidae), họ cá đù (Sciaenidae), họ

cá móm (Gerreidae), họ cá đục (Sillaginidae), họ

tôm he (Penaeidae), họ tôm tít (Squillidae), họ

tôm tít bọ ngựa (Harpiosquillidae), họ tôm gai

(Palaemonidae)

21 Vùng ven biển

Quảng Xƣơng Thanh Hóa

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C21a (19° 40' 00" N, 105° 50' 20" E)

C21b (19° 40' 00" N, 106° 02' 00" E)

C21c (19° 32' 00" N, 106° 00' 00" E)

C21d (19° 32' 00" N, 105° 48' 35" E)

01/4 - 30/5;

01/8-31/8 28.010

Họ cá phèn (Mullidae), họ cá lƣợng

(Nemipteridae), họ cá căng (Terapontidae), họ cá

trỏng (Engraulidae), họ cá trích (Clupeidae), họ

cá đối (Mugilidae), họ tôm he (Penaeidae), họ

tôm gai (Palaemonidae), họ tôm tít (Squillidae),

họ tôm tít bọ ngựa (Harpiosquillidae)

22 Vùng ven biển

Nghi Xuân Hà Tĩnh

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C22a (18° 40' 00" N, 105° 48' 00" E)

C22b (18° 43' 00" N, 105° 55' 00" E)

C22c (18° 32' 00" N, 106° 02' 00" E)

C22d (18° 27' 30" N, 105° 56' 30" E)

01/3 -30/6 37.010

Họ cá phèn (Mullidae), họ cá nhồng

(Sphyraenidae), họ cá trỏng (Engraulidae), họ cá

trích (Engraulidae), họ cá bơn (Cynoglossidae),

họ cá mối (Synodontidae), họ tôm he

(Penaeidae), họ tôm tít (Squillidae), họ tôm tít bọ

ngựa (Harpiosquillidae), họ tôm gai

(Palaemonidae)

23 Vùng ven biển

Nha Trang Khánh Hòa

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C23a (12° 29' 50" N, 109° 18' 55" E)

C23b (12° 29' 50" N, 109° 27' 00" E)

C23c (12° 15' 00" N, 109° 27' 00" E)

C23d (12° 15' 00" N, 109° 11' 50" E)

01/5-31/5;

01/7-31/8;

01/11-31/11

61.940

Họ cá trỏng (Engraulidae), họ cá trích

(Clupeidae), họ cá bơn lƣỡi (Cynoglossidae), họ

cá mối (Synodontidae), họ cá đối (Mugilidae), họ

cá hố (Trichiuridae), họ cá chình rắn

(Ophichthyidae), họ tôm he (Penaeidae), họ tôm

tít (Squillidae), họ tôm gai (Palaemonidae)

170

TT Khu vực cấm Tỉnh/Thành phố Phạm vi, ranh giới và tọa độ Thời gian cấm Diện tích

(ha) Đối tƣợng chính đƣợc bảo vệ

24 Vùng ven biển

vịnh Phan Rí Bình Thuận

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C24a (11° 11' 00" N, 108° 43' 43" E)

C24b (11° 07' 50" N, 108° 45' 00" E)

C24c (11° 02' 00" N, 108° 31' 30" E)

C24d (11° 05' 00" N, 108° 29' 02" E)

01/2-30/4;

01/8-31/8;

01/11-30/11

29.020

Họ cá lƣợng (Nemipteridae), họ cá chai

(Platycephalidae), họ cá đục (Sillaginidae), họ cá

phèn (Mullidae), họ cá mối (Synodontidae), họ

cá chình rắn (Ophichthyidae), họ cá bơn lƣỡi

(Cynoglossidae), họ cá đối (Mugilidae), họ cá

trích (Clupeidae), họ cá trỏng (Engraulidae), họ

tôm he (Penaeidae), họ tôm gai (Palaemonidae),

họ tôm tít (Squillidae)

25 Vùng ven biển

vịnh Phan Thiết Bình Thuận

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C25a (11° 01' 50" N, 108° 23' 25" E)

C25b (10° 54' 00" N, 108° 28' 00" E)

C25c (10° 40' 00" N, 108° 03' 00" E)

C25c (10° 43' 45" N, 108° 00' 30" E)

01/1-30/4;

01/7-31/7;

01/11-30/11

88.820

Họ cá lƣợng (Nemipteridae), họ cá căng

(Terapontidae), họ cá đù (Sciaenidae), họ cá đục

(Sillaginidae), họ cá lƣợng (Nemipteridae), họ cá

phèn (Mullidae), họ cá bơn lƣỡi (Cynoglossidae),

họ cá trích (Clupeidae), họ cá trỏng

(Engraulidae), họ cá hố (Trichiuridae), họ cá khế

(Carangidae), họ tôm he (Penaeidae), họ tôm gai

(Palaemonidae), họ tôm tít (Squillidae)

26

Vùng ven biển

Vũng Tàu -

Tiền Giang

Vũng Tàu, Tiền

Giang

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C26a (10° 22' 38" N, 107° 14' 30" E)

C26b (10° 14' 30" N, 107° 19' 30" E)

C26c (9° 59' 00" N, 106° 55' 00" E)

C26d (10° 07' 00" N, 106° 47' 40" E)

01/1-31/4;

01/7-31/8;

01/11-30/11

201.900

Họ cá đù (Sciaenidae), họ cá căng

(Terapontidae), họ cá đối (Mugilidae), họ cá

lƣợng (Nemipteridae), họ cá trích (Clupeidae), họ

cá trỏng (Engraulidae), họ cá bống (Gobiidae),

họ cá đục (Sillaginidae), họ cá căng

(Terapontidae), họ cá phèn (Mullidae), họ cá bơn

(Cynoglossidae), họ cá khế (Carangidae), họ cá

hố (Trichiuridae), họ cá trác (Priacanthidae), họ

cá mối (Synodontidae), họ tôm he (Penaeidae),

họ tôm tít (Squillidae), họ tôm mũ ni

(Scyllaridae), họ tôm chì (Pandalidae), họ tôm

gai (Palaemonidae)

27 Vùng ven biển

Vĩnh Châu Sóc Trăng

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C27a (9° 21' 30" N, 106° 10' 20" E)

C27b (9° 12' 30" N, 106° 14' 30" E)

C27c (9° 08' 39" N, 106° 05' 54" E)

C27d (9° 08' 39" N, 105° 59' 17" E)

C27e (9° 16' 30" N, 105° 57' 00" E)

01/2-31/5;

01/11 -30/11 52.800

Họ cá căng (Terapontidae), họ cá mối

(Synodontidae), họ cá bống (Gobiidae), họ cá

đục (Sillaginidae), họ cá lƣợng (Nemipteridae),

họ cá đối (Mugilidae), họ cá phèn (Mullidae), họ

cá đù (Sciaenidae), họ cá khế (Carangidae), họ cá

trích (Clupeidae), họ cá trỏng (Engraulidae), họ

tôm he (Penaeidac), họ tôm gai (Palaemonidae),

họ tôm tít (Squillidae), họ tôm mũ ni

171

TT Khu vực cấm Tỉnh/Thành phố Phạm vi, ranh giới và tọa độ Thời gian cấm Diện tích

(ha) Đối tƣợng chính đƣợc bảo vệ

(Scyllaridae)

28 Vùng ven biển

Đông Hải Bạc Liêu

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C28a (9° 13' 00" N, 105° 47' 30" E)

C28b (9° 01' 00" N, 105° 51' 00" E)

C28c (8° 56' 00" N, 105° 36' 00" E)

C28d (9° 06' 30" N, 105° 32' 00" E)

01/3-30/6;

1/10-30/11 67.480

Họ cá căng (Terapontidae), họ cá đối

(Mugilidae), họ cá phèn (Mullidae), họ cá lƣợng

(Nemipteridae), họ cá đục (Sillaginidae), họ cá

tráp (Sparidae), họ cá bơn (Cynoglossidae), họ cá

đù (Sciaenidae), họ cá kìm (Hemiramphidae), họ

cá mú (Epinephelinae), họ cá trỏng

(Engraulidae), họ cá trích (Clupeidae), họ cá khế

(Carangidae), họ tôm he (Penaeidae), họ tôm gai

(Palaemonidae), họ tôm tít (Squillidae), họ tôm

tít bọ ngựa (Harpiosquillidae)

29

Vùng ven biển

phía Đông

Ngọc Hiền

Cà Mau

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C29a (8° 48' 00" N, 105° 17' 30" E)

C29b (8° 45' 00" N, 105° 21' 00" E)

C29c (8° 40' 15" N, 105° 15' 30" E)

C29d (8° 36' 00" N, 105° 19' 00" E)

C29e (8° 32' 30" N, 105° 14' 00" E)

C29f (8° 39' 20" N, 105° 07' 30" E)

01/3-31/5;

01/10 -30/11 33.560

Họ cá mối (Synodontidae), họ cá đù

(Sciaenidae), họ cá đối (Mugilidae), họ cá chai

(Platycephalidae), họ cá bơn (Cynoglossidae), họ

cá hố (Trichiuridae), họ cá trích (Clupeidae), họ

cá trỏng (Engraulidae), họ tôm he (Penaeidae),

họ tôm gai (Palaeminidae), họ tôm tít (Squillidae)

30

Vùng ven biển

phía Đông Hòn

Khoai

Cà Mau

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C30a (8° 38' 00" N, 105° 05' 50" E)

C30b (8° 28' 30" N, 105° 06' 00" E)

C30c (8° 28' 30" N, 105° 01' 00" E)

C30d (8° 23' 00" N, 105° 01' 00" E)

C30e (8° 23' 00" N, 104° 56' 00" E)

C30f (8° 28' 30" N, 104° 52' 00" E)

C30g (8° 34' 15" N, 104° 51' 30" E)

01/2-31/5;

01/10-31/11 46.160

Họ cá đục (Sillaginidae), họ cá đối (Mugilidae),

họ cá đù (Sciaenidae), họ cá căng (Terapontidae),

họ cá bống (Gobiidae), họ cá nhái (Belonidae),

họ cá bơn (Cynoglossidae), họ cá trích

(Clupeidae), họ tôm he (Penaeidae), họ tôm gai

(Palaemonidae), họ tôm tít (Squillidae)

31

Vùng ven biển

phía Tây Ngọc

Hiền

Cà Mau

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C31a (8° 48' 00" N, 104° 35' 00" E)

C31b (8° 48' 00" N, 104° 47' 00" E)

C31c (8° 35' 50" N, 104° 44' 00" E)

C31d (8° 29' 00" N, 104° 44' 00" E)

C31e (8° 29' 00" N, 104° 47' 00" E)

01/2-29/2;

01/5-30/6;

01/10-31/11

61.310

Họ cá lƣợng (Nemipteridae), họ cá bống

(Gobbidae), họ cá đù (Sciaenidae), họ cá đục

(Sillaginidae), họ cá đối (Mugilidae), họ cá phèn

(Mullidae), họ cá tráp (Sparidae), họ cá chai

(Platycephalidae), họ cá sơn đá (Holocentridae),

họ cá bơn (Cynoglossidae), họ cá khế

(Carangidae), họ cá chim (Stromateidae), họ cá

nục heo (Coryphaenidae), họ cá trỏng

(Engraulidae), họ cá trích (Clupeidae), họ cá khế

(Carangidae), họ tôm he (Penaeidae), họ tôm tít

172

TT Khu vực cấm Tỉnh/Thành phố Phạm vi, ranh giới và tọa độ Thời gian cấm Diện tích

(ha) Đối tƣợng chính đƣợc bảo vệ

(Squillidae), họ tôm tít bọ ngựa

(Harpiosquillidae), họ tôm gai (Palaemonidae),

họ tôm lửa (Solenoceridae)

Tổng (II) 832.730

III Khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn quy hoạch mới (32 khu vực)

32 Vùng ven biển

Đảo Trần Quảng Ninh

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C32a (21° 18' 00" N, 107° 51' 00" E)

C32b (21° 18' 00" N, 108° 03' 00" E)

C32c (21° 11' 00" N, 108° 03' 00" E)

C32d (21° 11' 00" N, 107° 51' 00" E)

01/5-30/6 26.660

Họ cá lƣợng (Nemipteridae), họ cá khế

(Carangidae), họ cá trích (Clupeidae), họ cá căng

(Terapontidae), họ cá phèn (Mullidae), họ cá đục

(Sillaginidae)

33

Vùng biển phía

Nam đảo Mai

Hạ

Quảng Ninh

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C33a (20° 33' 00" N, 107° 27' 00" E)

C33b (20° 33' 00" N, 107° 32' 00" E)

C33c (20° 30' 00" N, 107° 32' 00" E)

C33d (20° 30' 00" N, 107° 27' 00" E)

01/3-30/4 4.805

Họ cá trích (Clupeidae), họ cá đù (Sciaenidae),

họ cá lƣợng (Nemipteridae), họ cá đối

(Mugilidae)

34 Vùng ven biển

Cát Bà Hải Phòng

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C34a (20° 42' 34" N, 106° 59' 30" E)

C34b (20° 42' 34" N, 107° 05' 00" E)

C34c (20° 40' 00" N, 107° 05' 00" E)

C34d (20° 40' 00" N, 106° 59' 30" E)

01/1-31/5;

01/7-31/7 4.468

Họ cá trỏng (Engraulidae), họ cá bống trắng

(Gobiidae), họ cá phèn (Mullidae), họ cá đục

(Mugilidae), họ cá đù (Sciaenidae), họ cá thu ngừ

(Scombridae), họ cá đục (Sillaginidae), họ cá khế

(Carangidae), họ cá mối (Synodontidae), họ tôm

he (Penaeidae), họ tôm tít (Squillidae), họ tôm

gai (Palaemonidae)

35 Vùng ven biển

Hải Phòng Hải Phòng

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C35a (20° 43' 20" N, 106° 48' 05" E)

C35b (20° 40' 30" N, 106° 50' 30" E)

C35c (20° 37' 00" N, 106° 50' 00" E)

C35d (20° 32' 00" N, 106° 43' 00" E)

C35e (20° 36' 00" N, 106° 39' 30" E)

01/3-31/5;

01/10-31/10 24.080

Họ cá trỏng (Engraulidae), họ cá trích

(Clupeidae), họ cá bơn lƣỡi (Cynoglossidae), họ

cá phèn (Mullidae), họ cá mối (Synodontidae),

họ cá đục (Sillaginidae), họ cá móm (Gerreidae),

họ cá lƣợng (Nemipteridae), họ tôm he

(Penaeidae), họ tôm gai (Palaemonidae), họ tôm

tít (Squillidae), họ tôm tít bọ ngựa

(Harpiosquillidae)

36 Vùng ven biển

Thái Bình Thái Bình

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C36a (20° 24' 50" N, 106° 36' 15" E)

C36b (20° 24' 50" N, 106° 40' 00" E)

C36c (20° 21' 34" N, 106° 40' 00" E)

C36d (20° 21' 34" N, 106° 38' 02" E)

C36e (20° 20' 00" N, 106° 38' 02" E)

01/4-31/5 6.911

Họ cá trích (Clupeidae), họ cá lƣợng

(Nemipteridae), họ cá phèn (Mullidae), họ cá

căng (Terapontidae), họ cá khế (Carangidae), họ

cá chuồn (Exocoetidae), họ tôm gai

(Palaemonidae), họ tôm tít (Squillidae), họ tôm

tít bọ ngựa (Harpiosquillidae)

173

TT Khu vực cấm Tỉnh/Thành phố Phạm vi, ranh giới và tọa độ Thời gian cấm Diện tích

(ha) Đối tƣợng chính đƣợc bảo vệ

C36f (20° 20' 00" N, 106° 35' 40" E)

37 Vùng ven biển

Hòn Mê Thanh Hóa

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C37a (19° 26' 00" N, 105° 48' 45" E)

C37b (19° 26' 00" N, 105° 58' 30" E)

C37c (19° 12' 30" N, 105° 58' 30" E)

C37d (19° 12' 30" N, 105° 52' 30" E)

C37e (19° 17' 20" N, 105° 52' 30" E)

C37f (19° 17' 20" N, 105° 48' 20" E)

01/3-31/7 31.940

Họ cá trích (Clupeidae), họ cá trỏng

(Engraulidae), họ cá phèn (Mullidae), họ cá đối

(Mugilidae), họ cá đục (Sillaginidae), họ tôm tít

(Squillidae), họ tôm tít bọ ngựa

(Harpiosquillidae), họ tôm tít (Lysiosquillidae),

họ tôm he (Penaeidae), họ tôm gai

(Palaemonidae)

38 Vùng ven biển

Cửa Lò Nghệ An

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C38a (18° 53' 20" N, 105° 39' 45" E)

C38b (18° 55' 30" N, 105° 43' 00" E)

C38c (18° 50' 30" N, 105° 46' 30" E)

C38d (18° 48' 10" N, 105° 43' 40" E)

01/4-31/5 6.594

Họ cá trích (Clupeidae), họ cá phèn (Mullidae),

họ cá đục (Sillaginidae), họ cá lƣợng

(Nemipteridae), họ cá nhồng (Sphyraenidae), họ

tôm tít (Squillidae), họ tôm gai (Palaemonidae)

39 Vùng ven biển

Cẩm Xuyên Hà Tĩnh

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C39a (18° 22' 00" N, 106° 00' 30" E)

C39b (18° 27' 00" N, 106° 06' 00" E)

C39c (18° 20' 00" N, 106° 13' 00" E)

C39d (18° 15' 00" N, 106° 09' 40" E)

01/3-31/7 24.830

Họ cá trích (Clupeidae), họ cá bống trắng

(Gobiidae), họ cá trỏng (Engraulidae), họ cá khế

(Carangidae), họ cá bơn lƣỡi (Cynoglossidae), họ

cá đục (Sillaginidae), họ cá phèn (Mullidae), họ

cá lƣợng (Nemipteridae), họ cá đù (Sciaenidae),

họ cá mối (Synodontidae), họ tôm he

(Penaeidae), họ tôm tít (Squillidae), họ tôm mũ ni

(Scyllaridae)

40 Vùng ven biển

Kỳ Anh Hà Tĩnh

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C40a (18° 08' 40" N, 106° 19' 15" E)

C40b (18° 12' 00" N, 106° 22' 00" E)

C40c (18° 09' 00" N, 106° 26' 30" E)

C40d (18° 07' 20" N, 106° 26' 00" E)

01/5-30/6 7.969 Họ cá mối (Synodontidae), họ cá trích

(Clupeidae), họ cá trỏng (Engraulidae)

41 Vùng ven biển

Quảng Trạch Quảng Bình

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C41a (17° 56' 31" N, 106° 33' 01" E)

C41b (17° 55' 59" N, 106° 39' 30" E)

C41c (17° 54' 10" N, 106° 40' 59" E)

C41d (17° 40' 30" N, 106° 40' 59" E)

C41e (17° 40' 31" N, 106° 30' 24" E)

C41f (17° 48' 39" N, 106° 26' 52" E)

C41g (17° 48' 33" N, 106° 30' 54" E)

C41h (17° 50' 09" N, 106° 30' 54" E)

01/2-31/7 55.820

Họ cá trích (Clupeidae), họ cá trỏng

(Engraulidae), họ cá đục (Sillaginidae), họ cá

tráp (Sparidae), họ cá bơn lƣỡi (Cynoglossidae),

họ cá phèn (Mullidae), họ cá lƣợng

(Nemipteridae), họ cá nhồng (Sphyraenidae), họ

cá khế (Carangidae), họ tôm he (Penaeidae), họ

tôm tít (Squillidae), họ tôm gai (Palaemonidae)

174

TT Khu vực cấm Tỉnh/Thành phố Phạm vi, ranh giới và tọa độ Thời gian cấm Diện tích

(ha) Đối tƣợng chính đƣợc bảo vệ

42 Vùng ven biển

Quảng Trị Quảng Trị

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C42a (17° 06' 00" N, 107° 05' 45" E)

C42b (17° 10' 00" N, 107° 10' 00" E)

C42c (16° 55' 30" N, 107° 25' 00" E)

C42d (16° 48' 20" N, 107° 18' 20" E)

01/3-31/8 64.660

Họ cá trích (Clupeidae), họ cá trỏng

(Engraulidae), họ cá mối (Synodontidae), họ cá

phèn (Mullidae), họ cá đối (Mugilidae), họ cá

đục (Sillaginidae), họ cá căng (Terapontidae), họ

cá bơn lƣỡi (Cynoglossidae), họ cá lƣợng

(Nemipteridae), họ tôm he (Penaeidae), họ tôm

tít (Squillidae), họ tôm tít bọ ngựa

(Harpiosquillidae), họ tôm gai (Palaemonidae),

họ tôm chì (Pandalidae)

43 Vùng ven biển

Quảng Điền Thừa Thiên Huế

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C43a (16° 43' 20" N, 107° 25' 00" E)

C43b (16° 47' 00" N, 107° 28' 00" E)

C43c (16° 38' 00" N, 107° 40' 00" E)

C43d (16° 34' 00" N, 107° 38' 40" E)

01/6-31/8;

01/11-30/11 24.640

Họ cá đục (Sillaginidae), họ cá trích (Clupeidae),

họ cá chai Ấn Độ (Platycephalidae), họ cá lƣợng

(Nemipteridae), họ cá bống trắng (Gobiidae), họ

cá nhồng (Sphyraenidae), họ cá đối (Mugilidae),

họ tôm tít bọ ngựa (Harpiosquillidae), họ tôm he

(Penaeidae), họ tôm gai (Palaemonidae), họ tôm

tít (Squillidae)

44 Vùng ven biển

Phú Vang Thừa Thiên Huế

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C44a (16° 23' 40" N, 107° 52' 00" E)

C44b (16° 26' 00" N, 107° 54' 00" E) C44c

(16° 20' 35" N, 108° 01' 05" E)

01/6-30/6;

01/11-30/11 7.369

Họ cá trích (Clupeidae), họ cá bơn lƣỡi

(Cynoglossidae), họ cá mối (Synodontidae)

45 Vùng biển vịnh

Đà Nẵng Đà Nẵng

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C45a (16° 12' 38" N, 108° 11' 40" E)

C45b (16° 14' 30" N, 108° 12' 00" E)

C45c (16° 10' 30" N, 108° 16' 00" E)

C45d (16° 09' 20" N, 108° 15' 00" E)

01/2-30/4 15.090

Họ cá trích (Clupeidae), họ cá phèn (Mullidae),

họ cá đối (Mugilidae), họ cá đục (Sillaginidae),

họ cá mối (Synodontidae), họ cá lƣợng

(Nemipteridae), họ tôm tít (Squillidae), họ tôm

he (Penaeidae), họ tôm gai (Palaemonidae)

46

Vùng biển phía

nam Bán đảo

Sơn Trà

Đà Nẵng

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C46a (16° 04' 11" N, 108° 14' 48" E)

C46b (16° 05' 22" N, 108° 18' 39" E)

C46c (16° 00' 00" N, 108° 19' 59" E)

C46d (15° 58' 44" N, 108° 16' 59" E)

01/3-31/7 6.655

Họ cá mối (Synodontidae), họ cá trích

(Clupeidae), họ cá trỏng (Engraulidae), họ cá bơn

lƣỡi (Cynoglossidae), họ cá chình rắn

(Ophichthyidae), họ tôm he (Penaeidae), họ tôm

tít (Squillidae), họ tôm gai (Palaemonidae)

47 Vùng ven biển

Cửa Đại Quảng Nam

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C47a (15° 53' 15" N, 108° 23' 00" E)

C47b (15° 55' 00" N, 108° 25' 30" E)

C47c (15° 51' 00" N, 108° 27' 30" E)

C47d (15° 49' 30" N, 108° 24' 40" E)

01/4-30/6 4.085

Họ cá trích (Clupeidae), họ cá căng

(Terapontidae), họ cá đục (Sillaginidae), họ cá

lƣợng (Nemipteridae), họ cá mối (Synodontidae),

họ cá chai (Platycephalidae), họ cá bơn lƣỡi

(Cynoglossidae)

48 Vùng biển phía Quảng Nam Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ: 01/6-30/6 6.702 Họ cá trích (Clupeidae), họ cá khế (Carangidae),

175

TT Khu vực cấm Tỉnh/Thành phố Phạm vi, ranh giới và tọa độ Thời gian cấm Diện tích

(ha) Đối tƣợng chính đƣợc bảo vệ

nam Hòn Ông C48a (15° 39' 00" N, 108° 41' 00" E)

C48b (15° 39' 00" N, 108° 46' 00" E)

C48c (15° 35' 00" N, 108° 46' 00" E)

C48d (15° 35' 00" N, 108° 41' 00" E)

họ cá mối (Synodontidae)

49

Vùng biển phía

nam đảo Lý

Sơn

Quảng Ngãi

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C49a (15° 17' 40" N, 109°03'00" E)

C49b (15° 17' 40" N, 109°08'00" E)

C49c (15° 13' 00" N, 109°08'00" E)

C49d (15° 13' 00" N, 109°03'00" E)

01/11-31/11 7.624

Họ cá mối (Synodontidae), họ cá chình rắn

(Ophichthyidae), họ cá phèn (Mullidae), họ cá

trích (Clupeidae), họ cá chuồn (Exocoetidae)

50 Vùng biển ven

huyện Đức Phổ Quảng Ngãi

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C50a (14° 55' 00" N, 109° 06' 00" E)

C50b (14° 55' 00" N, 109° 11' 00" E)

C50c (14° 50' 30" N, 109° 11' 00" E)

C50d (14° 50' 30" N, 109° 06' 00" E)

01/11-31/11 7.439

Họ cá phèn (Mullidae), họ cá căng

(Terapontidae), họ cá trích (Clupeidae), họ cá

lanh (Chirocentridae), họ cá khế (Carangidae)

51 Vùng ven biển

Quy Nhơn Bình Định

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C51a (13° 57' 50" N, 109° 15' 35" E)

C51b (13° 58' 55" N, 109° 18' 30" E)

C51c (13° 52' 20" N, 109° 21' 50" E)

C51d (13° 50' 50" N, 109° 17' 45" E)

01/6-30/6 10.290

Họ cá trích (Clupeidae), họ cá mối

(Synodontidae), họ cá hố (Trichiuridae), họ cá

trỏng (Engraulidae), họ cá bơn lƣỡi

(Cynoglossidae), họ cá chình rắn

(Ophichthyidae)

52 Vùng ven biển

Tuy Hòa Phú Yên

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C52a (13° 07' 35" N, 109° 18' 05" E)

C52b (13° 08' 50" N, 109° 20' 30" E)

C52c (13° 05' 00" N, 109° 23' 00" E)

C52d (13° 03' 45" N, 109° 20' 36" E)

01/11-31/11 4.013 Họ tôm he (Penaeidae), Panulirus tôm tít

(Squillidae), Panulirus tôm gai (Palaemonidae)

53 Vùng ven biển

vịnh Cam Ranh Khánh Hòa

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C53a (11° 57' 10" N, 109° 17' 05" E)

C53b (11° 55' 00" N, 109° 24' 30" E)

C53c (11° 42' 00" N, 109° 20' 00" E)

C53d (11° 43' 30" N, 109° 14' 00" E)

01/2-31/3;

01/5-31/5;

01/8-31/8;

01/10-31/10

46.700

Họ cá trích (Clupeidae), họ cá trỏng

(Engraulidae), họ cá đối (Mugilidae), họ cá căng

(Terapontidae), họ cá mối (Synodontidae), họ cá

chình rắn (Ophichthyidae), họ cá hố

(Trichiuridae)

54 Vùng ven biển

LaGi Bình Thuận

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C54a (10° 39' 30" N, 107° 52' 30" E)

C54b (10° 39' 30" N, 107° 57' 30" E)

C54c (10° 34' 30" N, 107° 57' 30" E)

C54d (10° 34' 30" N, 107° 52' 30" E)

01/11-31/11 8.372 Họ cá lƣợng (Nemipteridae), họ cá phèn

(Mullidae), họ cá đục (Sillaginidae)

55 Vùng ven biển

Đất Đỏ Bà Rịa -Vũng Tàu

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C55a (10° 25' 00" N, 107° 24' 00" E) 01/10-31/10 8.479

Họ tôm he (Penaeidae), họ tôm gai

(Palaemonidae)

176

TT Khu vực cấm Tỉnh/Thành phố Phạm vi, ranh giới và tọa độ Thời gian cấm Diện tích

(ha) Đối tƣợng chính đƣợc bảo vệ

C55b (10° 25' 00" N, 107° 29' 00" E)

C55c (10° 20' 00" N, 107° 29' 00" E)

C55d (10° 20' 00" N, 107° 24' 00" E)

56

Vùng ven biển

cửa Hàm

Luông

Bến Tre

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C56a (10° 03' 20" N, 106° 45' 00" E)

C56b (10° 02' 30" N, 106° 47' 30" E)

C56c (9° 55' 00" N, 106° 41' 50" E)

C56d (9° 55' 10" N, 106° 40' 00" E)

01/10-31/10 15.240 Họ tôm he (Penaeidae), họ tôm tít (Squillidae),

họ tôm gai (Palaemonidae)

57 Vùng ven biển

cửa Cung Hầu Trà Vinh

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C57a (9° 50' 00" N, 106° 39' 40" E)

C57b (9° 46' 00" N, 106° 44' 30" E)

C57c (9° 34' 30" N, 106° 37' 30" E)

C57d (9° 36'3 0" N, 106° 33' 20" E)

01/6-30/6;

01/11-31/11 41.440

Họ cá trỏng (Engraulidae), họ cá căng

(Terapontidae), họ cá đù (Sciaenidae), họ cá đối

(Mugilidae), họ cà phèn (Mullidae), họ cá đục

(Sillaginidae), họ cá lƣợng (Nemipteridae), họ cá

khế (Carangidae), họ cá bơn lƣỡi

(Cynoglossidae), họ cá trích (Clupeidae), họ tôm

he (Penaeidae), họ tôm gai (Palaemonidae), họ

tôm tít (Squillidae), họ tôm tít bọ ngựa

(Harpiosquillidae)

58 Vùng ven biển

cửa Trần Đề Sóc Trăng

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C58a (9° 32' 00" N, 106° 27' 00" E)

C58b (9° 29' 00" N, 106° 30' 00" E)

C58c (9° 19' 30" N, 106° 21' 00" E)

C58d (9° 27' 00" N, 106° 12' 00" E)

01/2-31/3;

01/4-30/6;

01/11-31/11

45.540

Họ cá căng (Terapontidae), họ cá đù

(Sciaenidae), họ cá lƣợng (Nemipteridae), họ cá

trỏng (Engraulidae), họ cá đối (Mugilidae), họ cá

đục (Sillaginidae), họ cá phèn (Mullidae), họ cá

bơn lƣỡi (Cynoglossidae), họ tôm gai

(Palaemonidae), họ tôm he (Penaeidae), họ tôm

tít (Squillidae)

59 Vùng ven biển

cửa Sông Đốc Cà Mau

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C59a (9° 09' 00" N, 104° 42' 00" E)

C59b (9° 09' 00" N, 104° 48' 40" E)

C59c (8° 57' 00" N, 104° 48' 10" E)

C59d (8° 57' 00" N, 104° 35' 00" E)

C59e (9° 02' 30" N, 104° 35' 00" E)

C59f (9° 02' 30" N, 104° 42' 00" E)

01/6-30/6;

01/8-30/8;

01/11-30/11

38.830

Họ cá trích (Clupeidae), họ cá đối (Mugilidae),

họ cá phèn (Mullidae), họ cá đù (Sciaenidae), họ

cá bơn lƣỡi (Cynoglossidae), họ cá bống trắng

(Gobiidae), họ cá căng (Terapontidae), họ cá

lƣợng (Nemipteridae), họ cá trỏng (Engraulidae),

họ cá khế (Carangidae), họ cá trác

(Priacanthidae), họ cá đục (Sillaginidae), họ tôm

he (Penaeidac), họ tôm gai (Palaemonidae)

60 Vùng ven biển

huyện U Minh Cà Mau

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C60a (9° 32' 00" N, 104° 44' 30" E)

C60b (9° 32' 00" N, 104° 50' 10" E)

C60c (9° 20' 00" N, 104° 49' 25" E)

01/6-30/6;

01/10-30/11 35.450

Họ cá phèn (Mullidae), họ cá trỏng

(Engraulidae), họ cá bống trắng (Gobiidae), họ cá

trích (Clupeidae), họ cá đối (Mugilidae), họ cá đù

(Sciaenidae), họ cá chìa vôi (Syngnathidae), họ

177

TT Khu vực cấm Tỉnh/Thành phố Phạm vi, ranh giới và tọa độ Thời gian cấm Diện tích

(ha) Đối tƣợng chính đƣợc bảo vệ

C60d (9° 20' 00" N, 104° 37' 00" E)

C60e (9° 25' 30" N, 104° 37' 00" E)

C60f (9° 25' 30" N, 104° 44' 30" E)

cá khế (Carangidae), họ tôm tít (Squillidae), họ

tôm he (Penaeidae), họ tôm gai (Palaemonidae)

61 Vùng biển ven

đảo Hòn Tre Kiên Giang

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C61a (9° 56' 30" N, 104 °33' 00" E)

C61b (9° 56' 30" N, 104 °48' 00" E)

C61c (9° 46' 00" N, 104 °48' 00" E)

C61d (9° 46' 00" N, 104 °33' 00" E)

01/2-31/3;

01/7-31/7;

01/11-30/11

52.570

Họ cá trỏng (Engraulidae), họ cá trích

(Clupeidae), họ cá phèn (Mullidae), họ cá lƣợng

(Nemipteridae), họ cá bống trắng (Gobiidae), họ

cá thia (Pomacentridae), họ cá đục (Sillaginidae),

họ cá chìa vôi (Syngnathidae), họ tôm he

(Penaeidae), họ tôm gai (Palaemonidae), tôm tít

(Squillidae), họ tôm tít bọ ngựa

(Harpiosquillidae)

62

Vùng biển phía

Nam quần đảo

Hà Tiên

Kiên Giang

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C62a (10° 11' 00" N, 104° 13' 00" E)

C62b (10° 11' 00" N, 104° 19' 00" E)

C62c (10° 06' 00" N, 104° 19' 00" E)

C62d (10° 06' 00" N, 104° 13' 00" E)

01/1-31/1;

01/3-31/3;

01/5-31/5;

01/7-31/7;

01/11-30/11

10.160

Họ cá trỏng (Engraulidae), họ cá trích

(Clupeidae), họ cá đù (Sciaenidae), họ cá bống

trắng (Gobiidae), họ cá đối (Mugilidae), họ tôm

gai (Palaemonidae), họ tôm tít (Squillidae), họ

tôm he (Penaeidae)

63 Vùng ven biển

Hà Tiên Kiên Giang

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

C63a (10° 21' 55"N, 104° 26' 30"E)

C63b (10° 16' 35"N, 104° 31' 50"E)

C63c (10° 14' 04"N, 104° 29' 30"E)

C63d (10° 20' 00"N, 104° 24' 30"E)

01/1-28/2;

01/5-31/7;

01/11-30/11

12.400

Họ cá căng (Terapontidae), họ cá trỏng

(Engraulidae), họ cá trích (Clupeidae), họ cá

bống trắng (Gobiidae), họ cá bơn lƣỡi

(Cynoglossidae), họ cá hố (Trichiuridae), họ cá

đục (Sillaginidae), họ cá thia (Pomacentridae), họ

cá mối (Synodontidae), họ tôm gai

(Palaemonidae), họ tôm tít (Squillidae)

Tổng (III) 667.825

Tổng cộng (I + II + II) 1.596.986

178

PHỤ LỤC 3.4. KHU VỰC CU TRÚ NHÂN TẠO CHO LOÀI THỦY SẢN Ở VÙNG BIỂN

QUY HOẠCH THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

TT Tên khu vực

(địa danh)

Tỉnh/Thành

phố Phạm vi, ranh giới và tọa độ

Diện tích

(ha) Các thông tin cơ bản khu vực thả rạn

1

Khu vực phía Bắc

quần đảo Long

Châu

Quảng

Ninh

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

R1a (20° 44' 46" N, 107° 16' 41" E)

R1b (20° 44' 46" N, 107° 19' 09" E)

R1c (20° 43' 01" N, 107° 19' 09" E)

R1d (20° 43' 01" N, 107° 16' 41" E)

1.400

- Khu vực cách quần đảo Long Châu 6,5 hải lý về phía

Đông Bắc

- Độ sâu khoảng 10-11 m

- Số loài bắt bắt gặp: 76 loài

- Số loài kinh tế: 53 loài

2 Khu vực phía Nam

Quần đảo Cát Bà Hải Phòng

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

R2a (20° 32' 38" N, 107° 03' 30" E)

R2b (20° 32' 38" N, 107° 05' 29" E)

R2c (20° 31' 04" N, 107° 05' 29" E)

R2d (20° 31' 04" N, 107° 03' 30" E) 1.000

- Khu vực cách quần đảo Cát Bà cách 5,5 hải lý về phía

Nam

- Nền đáy bằng phẳng, độ sâu khoảng 22-23m

- Nằm xen kẽ giữa các vùng cấm khai thác

- Mật độ nguồn lợi 56.000 cá thể/km2

- Đối tƣợng bảo vệ: cá căng, cá đù bạc, cá phèn, cá hố, cá

bơn, cá nục, tôm bộp, tôm he, tôm choán, tôm tít, ghẹ đỏ,

mực ống…

3

Phía Nam Tây Nam

Quần đảo Long

Châu

Hải Phòng

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

R3a (20° 32' 38" N, 107° 03' 30" E)

R3b (20° 32' 38" N, 107° 04' 32" E)

R3c (20° 31' 05" N, 107° 04' 32" E)

R3d (20° 31' 05" N, 107° 03' 30" E) 1.000

- Khu vực cách quần đảo Long Châu 7 hải lý phía Nam Tây

Nam

- Nền đáy bằng phẳng, độ sâu khoảng 25-26m

- Nằm gần vùng cấm khai thác

- Mật độ nguồn lợi 74.000 cá thể/km2

- Đối tƣợng bảo vệ: cá bánh đƣờng, cá lƣợng, cá mối, cá

phèn, cá nục, tôm choán, tôm tít, ghẹ, mực nang, mực ống,

bạch tuộc…

4 Khu vực Đông Nam

Đồ Sơn

Hải

Phòng

R4a (20° 36' 48" N, 106° 49' 53" E)

R4b (20° 36' 48" N, 106° 51' 52" E)

R4c (20° 35' 13" N, 106° 51' 52" E)

R4d (20° 35' 13" N, 106° 49' 53" E)

1.000

- Khu vực cách đảo hòn Dấu về phía Đông Nam 4,5 hải lý

- Độ sâu 11-12 m

- Số loài bắt bắt gặp: 78 loài

- Số loài kinh tế: 63 loài

5 Khu vực Tiền Hải Thái

Bình

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

R5a (20° 21' 34" N, 106° 38' 02" E)

R5b (20° 21' 34" N, 106° 40' 01" E)

R5c (20° 19' 59" N, 106° 40' 01" E)

1.000

- Khu vực cách bờ biển Nam Thịnh - Tiền Hải 4 hải lý

- Độ sâu 8-10 m

- Số loài bắt bắt gặp: 65 loài

- Số loài kinh tế: 50 loài

179

TT Tên khu vực

(địa danh)

Tỉnh/Thành

phố Phạm vi, ranh giới và tọa độ

Diện tích

(ha) Các thông tin cơ bản khu vực thả rạn

R5d (20° 19' 59" N, 106° 38' 02" E)

6 Khu vực Hoằng

Trƣờng

Thanh

Hóa

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

R6a (19° 53' 03" N, 105° 58' 28" E)

R6b (19° 53' 03" N, 106° 00' 26" E)

R6c (19° 51' 28" N, 106° 00' 26" E)

R6d (19° 51' 28" N, 105° 58' 28" E)

1.000

- Khu vực cách Hòn Nẹ 2,5 hải lý về phía Tây Nam.

- Độ sâu 6-8 m

- Số loài bắt bắt gặp: 63 loài

- Số loài kinh tế: 48 loài

7 Khu vực Quảng

Xƣơng

Thanh

Hóa

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

R7a (19° 38' 10" N, 105° 59' 15" E)

R7b (19° 38' 10" N, 106° 01' 14" E)

R7c (19° 36' 35" N, 106° 01' 14" E)

R7d (19° 36' 35" N, 105° 59' 15" E)

1.000

- Khu vực cách bãi biển Sầm Sơn 9 hải lý về phía Đông

Nam

- Độ sâu 19-20 m

- Số loài bắt bắt gặp: 58 loài

- Số loài kinh tế: 44 loài

8 Khu vực Đông Bắc

Mũi Gà, Nghi Lộc

Nghệ

An

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

R8a (18° 53' 34" N, 105° 44' 03" E)

R8b (18° 53' 34" N, 105° 46' 02" E)

R8c (18° 52' 00" N, 105° 46' 02" E)

R8d (18° 52' 00" N, 105° 44' 03" E)

1.000

- Khu vực cách Mũi Gà - Nghi Lộc 2,5 hải lý về phía Đông

Bắc

- Độ sâu 10-11m

- Số loài bắt bắt gặp: 60 loài

- Số loài kinh tế: 49 loài

9 Khu vực Xuân

Liên, Nghi Xuân

Tĩnh

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

R9a (18° 37' 14" N, 105° 50' 13" E)

R9b (18° 37' 14" N, 105° 52' 12" E)

R9c (18° 35' 39" N, 105° 52' 12" E)

R9d (18° 35' 39" N, 105° 50' 13" E)

1.000

- Khu vực các ven bờ Xuân Liên - Nghi Xuân 1,5 hải lý

- Độ sâu 8-9 m

- Số loài bắt bắt gặp: 49 loài

- Số loài kinh tế: 41 loài

10 Khu vực Phù Long,

Kỳ Anh

Tĩnh

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

R10a (18° 16' 09" N, 106° 14' 54" E)

R10b (18° 16' 09" N, 106° 16' 53" E)

R10c (18° 14' 34" N, 106° 16' 53" E)

R10d (18° 14' 34" N, 106° 14' 54" E)

1.000

- Khu vực cách bờ biển Phù Long - Kỳ Anh 2 hải lý

- Độ sâu 14-15 m

- Số loài bắt bắt gặp: 55 loài

- Số loài kinh tế: 44 loài

11 Khu vực Quảng

Trạch

Quảng

Bình

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

R11a (17° 50' 09" N, 106° 28' 59" E)

R11b (17° 50' 09" N, 106° 30' 54" E)

R11c (17° 48' 33" N, 106° 30' 54" E)

R11d (17° 48' 33" N, 106° 28' 59" E)

1.000

- Khu vực cách cửa Ròn 4 hải lý về phía Đông Nam

- Độ sâu 12m

- Số loài bắt bắt gặp: 42 loài

- Số loài kinh tế: 29 loài

180

TT Tên khu vực

(địa danh)

Tỉnh/Thành

phố Phạm vi, ranh giới và tọa độ

Diện tích

(ha) Các thông tin cơ bản khu vực thả rạn

12

Ven bờ huyện Lệ

Thủy, tỉnh Quảng

Bình

Quảng Bình

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

R12a (17° 16' 28'' N, 106° 52' 16'' E)

R12b (17° 16' 03'' N, 106° 56' 25'' E)

R12c (17° 13' 10'' N, 106° 56' 05'' E)

R12d (17° 13' 35'' N, 106° 56' 25' 'E)

1.000

Quyết định số 476/QĐ-TTg ngày 01/5/2019 của Thủ tƣớng

Chính phủ về thực hiện Dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái

thủy sinh và nguồn lợi thủy sản

13 Khu vực Cửa Việt Quảng

Trị

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

R13a (16° 55' 10" N, 107° 15' 03" E)

R13b (16° 55' 10" N, 107° 17' 02" E)

R13c (16° 53' 36" N, 107° 17' 02" E)

R13d (16° 53' 36" N, 107° 15' 03" E)

1.000

- Khu vực cách Cửa Việt 5 hải lý về phía Đông

- Độ sâu 18-20m

- Số loài bắt bắt gặp: 54 loài

- Số loài kinh tế: 41 loài

14 Khu vực Phú Diên,

Phú Vang

Thừa

Thiên

Huế

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

R14a (16° 36' 25" N, 107° 48' 49" E)

R14b (16° 36' 25" N, 107° 50' 46" E)

R14c (16° 34' 51" N, 107° 50' 46" E)

R14d (16° 34' 51" N, 107° 48' 49" E)

1.000

- Khu vực cách bờ biển Phú Diên - Phú Vang 8,5 hải lý về

phía Đông Bắc

- Độ sâu 23-24 m.

- Số loài bắt bắt gặp: 24 loài

- Số loài kinh tế: 17 loài

15 Ven bờ huyện Phú

Lộc

Thừa Thiên

Huế

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

R15a (16° 29' 00" N, 107° 54' 46" E)

R15b (16° 28' 11" N, 107° 55' 52" E)

R15c (16° 27' 06" N, 107° 54' 58" E)

R15d (16° 27' 54" N, 107° 53' 51" E)

600

Hƣớng dẫn thả rạn nhân tạo Công văn 5509/BNN-TCTS

ngày 20/7/2018.

- Khu vực thả rạn sát vùng bảo vệ nguồn lợi thủy sản

16 Khu vực Lăng Cô

Thừa

Thiên

Huế

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

R16a (16° 17' 17" N, 108° 08' 18" E)

R16b (16° 17' 17" N, 108° 10' 17" E)

R16c (16° 15' 44" N, 108° 10' 17" E)

R16d (16° 11' 44" N, 108° 08' 18" E)

1.000

- Khu vực cách Hòn Sơn Chà 4 hải lý về phía Tây Bắc

- Độ sâu 21-22 m

- Số loài bắt bắt gặp: 59 loài

- Số loài kinh tế: 43 loài

17 Khu vực Ngũ Hành

Sơn

Đà

Nẵng

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

R17a (16° 02' 27" N, 108° 18' 40" E)

R17b (16° 02' 27" N, 108° 20' 39" E)

R17c (16° 00' 55" N, 108° 20' 39" E)

R17d (16° 00' 55" N, 108° 18' 40" E)

1.000

- Khu vực cách đảo Cù Lao Chàm 9 hải lý về phía Tây Bắc

- Độ sâu 22m

- Số loài bắt bắt gặp: 54 loài

- Số loài kinh tế: 43 loài

181

TT Tên khu vực

(địa danh)

Tỉnh/Thành

phố Phạm vi, ranh giới và tọa độ

Diện tích

(ha) Các thông tin cơ bản khu vực thả rạn

18 Khu vực phía Tây

Bắc Hòn Khô Quảng Nam

R18a (15° 59' 36" N, 108° 22' 54" E)

R18b (15° 59' 36" N, 108° 24' 53" E)

R18c (15° 58' 04" N, 108° 24' 53" E)

R18d (15° 58' 04" N, 108° 22' 53" E)

1.000

- Khu vực nằm ở phía Tây Bắc Hòn Khô cách 1 km

- Vùng biển có độ sâu 28-30m

- Nền đáy cát bùn

- Mật độ nguồn lợi 117.000 cá thể/km2

- Đối tƣợng bảo vệ: cá căng, cá dìa, cá lƣợng mê sô, ghẹ, cá

chỉ vàng, cá đù, cá mối, tôm tít, tôm sắt, mực ống, phèn

khoai, cá nục

19 Khu vực Thăng

Bình

Quảng

Nam

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

R19a (15° 48' 14" N, 108° 36' 30" E)

R19b (15° 48' 14" N, 108° 38' 29" E)

R19c (15° 46' 40" N, 108° 38' 29" E)

R19d (15° 46' 40" N, 108° 36' 30" E)

1.000

- Khu vực cách bờ biển huyện Thăng Bình 9,5 hải lý về

phía Đông

- Độ sâu 30m

- Số loài bắt bắt gặp: 57 loài

- Số loài kinh tế: 39 loài

20 Khu vực Mũi Bàn

Than, Tam Hải Quảng Nam

R20a (15o 31‟10” N; 108

o 40‟30” E)

R20b (15o 31‟10” N; 108

o 41‟30” E)

R20c (15o 31‟35” N; 108

o 41‟30” E)

R20d (15o 31‟35” N; 108

o 40‟30” E)

140 Đã thả rạn năm 2017 thuộc Đề tài cấp Nhà nƣớc ĐTĐLCN

30/16

21 Khu vực Phù Cát Bình

Định

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

R21a (14° 06' 38" N, 109° 14' 30" E)

R21b (14° 06' 38" N, 109° 16' 28" E)

R21c (14° 05' 06" N, 109° 16' 28" E)

R21d (14° 05' 06" N, 109° 14' 30" E)

1.000

- Khu vực cách bờ biển thuộc huyện Phù Cát 6 hải lý

- Độ sâu 28-29 m

- Số loài bắt bắt gặp: 46 loài

- Số loài kinh tế: 31 loài

22 Khu vực Ninh Vân,

Ninh Hoà

Khánh

Hòa

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

R22a (12° 27' 33" N, 109° 19' 27" E)

R22b (12° 27' 33" N, 109° 21' 26" E)

R22c (12° 26' 02" N, 109° 21' 26" E)

R22d (12° 26' 02" N, 109° 19' 27" E)

1.000

- Khu vực cách đảo Hòn Đỏ 2 hải lý về phía Nam

- Độ sâu 13-16m

- Số loài bắt bắt gặp: 46 loài

- Số loài kinh tế: 28 loài

23 Khu vực Xuyên

Mộc

Rịa -

Vũng

Tàu

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

R23a (10° 28' 47" N, 107° 32' 20" E)

R23b (10° 28' 47" N, 107° 34' 06" E)

R23c (10° 27' 06" N, 107° 34' 06" E)

R23d (10° 27' 06" N, 107° 32' 20" E)

1.000

- Khu vực cách bờ biển Xuyên Mộc 2,9 lý

- Độ sâu 16-18 m

- Số loài bắt bắt gặp: 61 loài

- Số loài kinh tế: 44 loài

182

TT Tên khu vực

(địa danh)

Tỉnh/Thành

phố Phạm vi, ranh giới và tọa độ

Diện tích

(ha) Các thông tin cơ bản khu vực thả rạn

24 Kbu vực Đông Nam

mũi Nghinh Phong

Rịa -

Vũng

Tàu

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

R24a (10° 16' 33" N, 107° 06' 41" E)

R24b (10° 16' 33" N, 107° 08' 40" E)

R24c (10° 14' 58" N, 107° 08' 40" E)

R24d (10° 14' 58" N, 107° 06' 41" E)

1.000

- Khu vực cách mũi Nghinh Phong 4,4 hải lý về phía Đông

Nam

- Độ sâu 28-30 m

- Số loài bắt bắt gặp: 72 loài

- Số loài kinh tế: 51 loài

25 Khu vực Hàm

Luông - Ba Lai

Bến

Tre

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

R25a (9° 57' 45" N, 106° 49' 15" E)

R25b (9° 57' 45" N, 106° 51' 11" E)

R25c (9° 56' 13" N, 106° 51' 11" E)

R25d (9° 56' 13" N, 106° 49' 15" E)

1.000

- Khu vực cách cửa Hàm Luông về phía Đông khoảng 13

hải lý

- Độ sâu 10-12 m

- Số loài bắt bắt gặp: 52 loài

- Số loài kinh tế: 40 loài

26 Khu vực ngoài cửa

Cổ Chiên

Bến

Tre

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

R26a (9° 45' 31" N, 106° 44' 48" E)

R26b (9° 45' 31" N, 106° 46' 46" E)

R26c (9° 44' 00" N, 106° 46' 46" E)

R26c (9° 44' 00" N, 106° 44' 48" E)

1.000

- Khu vực cách cửa sông Cổ Chiên 11 hải lý về phía Đông

- Độ sâu 13-15 m

- Số loài bắt bắt gặp: 72 loài

- Số loài kinh tế: 53 loài

27 Khu vực Duyên Hải Trà

Vinh

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

R27a (9° 34' 23" N, 106° 41' 12" E)

R27b (9° 34' 23" N, 106° 43' 11" E)

R27c (9° 32' 53" N, 106° 43' 11" E)

R27d (9° 32' 53" N, 106° 41' 12" E)

1.000

- Khu vực cách cửa sông Cổ Chiên 14 hải lý về phía Đông

Nam

- Độ sâu 22-23 m

- Số loài bắt bắt gặp: 65 loài

- Số loài kinh tế: 47 loài

28 Khu vực ngoài cửa

sông Hậu

Trà

Vinh

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

R28a (9° 25' 46" N, 106° 29' 06" E)

R28b (9° 24' 46" N, 106° 31' 05" E)

R28c (9° 24' 17" N, 106° 31' 05" E)

R28d (9° 24' 17" N, 106° 29' 06" E)

1.000

- Khu vực cách đảo Cù Lao Dung 14 hải lý về phía Đông

Đông Nam

- Độ sâu 22-23 m

- Số loài bắt bắt gặp: 57 loài

- Số loài kinh tế: 45 loài

29 Khu vực Vĩnh Châu Sóc

Trăng

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

R29a (9° 13' 00" N, 106° 04' 37" E)

R29b (9° 13' 00" N, 106° 05' 24" E)

R29c (9° 11' 24" N, 106° 05' 24" E)

R29d (9° 11' 24" N, 106° 04' 37" E)

1.000

- Khu vực cách bờ biển Vĩnh Châu 7,3 hải lý

- Độ sâu 10-12 m

- Số loài bắt bắt gặp: 37 loài

- Số loài kinh tế: 30 loài

30 Khu vực Nhà Mát Bạc

Liêu

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

R30a (9° 08' 32" N, 105° 50' 16" E)

R30b (9° 08' 32" N, 105° 52' 15" E)

R30c (9° 07' 03" N, 105° 52' 15" E)

1.000

- Khu vực cách cảng Nhà Mát 7,5 hải lý về phía Đông Nam

- Độ sâu 11-12 m

- Số loài bắt bắt gặp: 41 loài

- Số loài kinh tế: 31 loài

183

TT Tên khu vực

(địa danh)

Tỉnh/Thành

phố Phạm vi, ranh giới và tọa độ

Diện tích

(ha) Các thông tin cơ bản khu vực thả rạn

R30d (9° 07' 03" N, 105° 50' 16" E)

31

Vùng biển Khánh

Bình Tây, Khánh

Bình Tây Bắc

Cà Mau

R31a (09o 14' 32" N, 104

o 40' 55" E)

R31a (09o 14' 59" N, 104

o 40' 47" E)

R31a (09o 15' 00" N, 104

o 39' 50" E)

R31a (09o 14' 00" N, 104

o 39' 50" E)

R31a (09o 14' 34" N, 104

o 40' 26" E)

188

Đã thả rạn dƣới sự tài trợ của Chính Phủ Thái Lan

Kết quả đánh giá tốt tăng về mật độ nguồn lợi, đa dạng loài

trong khu vực thả rạn

32 Khu vực phía Đông

Hòn Khoai

Mau

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

R32a (8° 27' 51" N, 104° 55' 59" E)

R32b (8° 27' 51" N, 104° 57' 43" E)

R32c (8° 26' 09" N, 104° 57' 43" E)

R32d (8° 26' 09" N, 104° 55' 59" E)

1.000

- Khu vực cách Hòn Khoai 6 hải lý về phía phía Đông

- Độ sâu 7,5m

- Số loài bắt bắt gặp: 46 loài

- Số loài kinh tế: 36 loài

33 Khu vực Tây Bắc

Mũi Cà Mau

Mau

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

R33a (8° 45' 41" N, 104° 35' 03" E)

R33b (8° 45' 41" N, 104° 36' 52" E)

R33c (8° 44' 05" N, 104° 36' 52" E)

R33d (8° 44' 05" N, 104° 35' 03" E)

1.000

- Khu vực cách Hòn chuối 12 hải lý về phía Nam Đông

Nam

- Độ sâu 6-7 m

- Số loài bắt bắt gặp: 45 loài

- Số loài kinh tế: 36 loài

34 Khu vực Vịnh Cây

Dƣơng

Kiên

Giang

Trong phạm vi đƣờng nối các điểm có tọa độ:

R34a (10° 07' 20" N, 104° 44' 22" E)

R34b (10° 07' 20" N, 104° 46' 21" E)

R34c (10° 05' 50" N, 104° 46' 21" E)

R34d (10° 05' 50" N, 104° 44' 22" E)

1.000

- Khu vực cách Hòn Tre 10 hải lý về hƣớng Tây Bắc

- Độ sâu 5-6 m

- Số loài bắt bắt gặp: 41 loài

- Số loài kinh tế: 33 loài

Tổng cộng

32.328

184

PHỤ LỤC 3.5. KHU BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN VÙNG NỘI ĐỊA QUY HOẠCH THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

TT Khu vực Tỉnh/thành

phố Địa danh/phạm vi

Tọa độ Diện tích

(ha) Đối tƣợng chính đƣợc bảo vệ

Đáp ứng

tiêu chí

Ghi chú

1 Suối Lê Nin

Cao Bằng

Từ khu di tích lịch sử

Pác Bó đến khu di tích

lịch sử Kim Đồng thuộc

xã Trƣờng Hà, huyện Hà

Quảng

V1a 22°59'15.8964"N 106°02'55.7988"E

15

Cá Anh vũ Semilabeo

obscurus, cá Bỗng

Spinibarbus denticulatus, cá

Hỏa Sinilabeo tonkinensis

1 và 2

V1b 22°59'14.8452"N 106°02'55.6152"E

V1c 22°56'05.7876"N 106°02'50.9676"E

V1d 22°56'05.7552"N 106°02'50.5932"E

3

Sau đập thủy

điện Thắc

Xăng vào sông

Kỳ Cùng

Lạng Sơn

Xã Bắc La, huyện Văn

Lãng

V2a 22°10'39.9500"N 106°30'14.8200"E

200

Cá Măng Elopichthys

bambusa, cá Sỉnh gai

Onychostoma laticeps

1

V2b 22°10'40.5700"N 106°30'15.4900"E

V3c 22°11'39.1600"N 106°30'40.5100"E

V2d 22°11'42.4700"N 106°30'39.5400"E

4 Sông Chảy

Lào Cai

Từ xã Xuân Thƣợng đến

xã Long Khánh, huyện

Bảo Yên

V3a 22°12'49.4244"E 104°30'46.9980"N

100 Cá Chiên bắc Bagarius rutilus

1

V3b 22°12'48.0636"E 104°30'47.0952"N

V3c 22°10'59.8836"E 104°35'27.8304"N

V3d 22°11'01.4064"E 104°35'25.6020"N

Yên Bái

Vùng lòng hồ Thác Bà

V4a 21°53'54.0166"N 104°56'22.0002"E

722

Cá Ngạnh Cranoglanis

bouderius, cá Lăng chấm

Hemibagrus guttatus, cá Vền

Megalobrama terminalis, cá

Chạch sông Mastacembelus

armatus, cá Trắm đen

Mylopharyngodon piceus….

1

V4b 21°54'58.5548"N 104°54'46.8468"E

V4c 21°55'44.0700"N 104°55'48.5972"E

V4d

21°54'21.3175"N 104°57'21.7771"E

Suối Ngòi Thia

V5a 21°58'34.4159"N 104°47'28.3099"E

47

Cá Sỉnh gai Onychostoma

laticeps, cá Chạch sông

Mastacembelus armatus

1

V5b 21°58'31.9859"N 104°47'26.3429"E

V5c 22°00'07.4937"N 104°46'09.7543"E

V5d 22°00'06.3026"N 104°46'05.4088"E

5 Hồ Núi Cốc

Thái

Nguyên

Vùng lòng hồ Núi Cốc

(trên hệ thống sông

Công)

V6a 21°35'07.7249"N 105°41'41.4154"E

242

Cá Lăng chấm Hemibagrus

guttatus, cá Vền Megalobrama

terminalis, cá Chạch sông

Mastacembelus armatus

1

V6b 21°34'44.7005"N 105°40'47.0816"E

V6c 21°35'22.9969"N 105°40'05.3634"E

V6d 21°35'40.4735"N 105°40'31.6229"E

6

Sông Đà

Lai Châu

Xã Ka Lăng, huyện

Mƣờng Tè

V7a 22°34'09.2676"E 102°21'34.0380"N

95

Cá Lăng chấm Hemibagrus

guttatus, Cá Chiên bắc

Bagarius rutilu, cá Rầm xanh

Bangana lemassoni

1 và 2

V7b 22°34'07.7052"E 102°21'34.6644"N

V7c 22°34'15.3840"E 102°30'08.3232"N

V7d 22°34'17.4000"E 102°30'08.0172"N

Từ xã Mƣờng Tè đến xã V8a 22°32'21.1380"E 102°32'44.3580"N 154

185

TT Khu vực Tỉnh/thành

phố Địa danh/phạm vi

Tọa độ Diện tích

(ha) Đối tƣợng chính đƣợc bảo vệ

Đáp ứng

tiêu chí

Ghi chú

Mƣờng Mô và thị trấn

Nậm Nhùn huyện Nậm

Nhùn (thuộc thủy điện

Lai Châu)

V8b 22°32'17.4372"E 102°32'44.9304"N

V8c 22°08'03.9660"E 102°57'30.8196"N

V8d 22°07'55.2216"E 102°57'31.4496"N

Điện Biên

Khu vực TX Mƣờng Lay

đến Tủa Chùa

V9a 22°04'35.7734"N 103°10'10.4520"E

727 Cá Lăng chấm Hemibagrus

guttatus, Cá Chiên bắc

Bagarius rutilu, cá Rầm xanh

Bangana lemassoni, cá Hỏa

Sinilabeo tonkinensis

1 và 2

V9b 22°04'54.1893"N 103°10'09.7910"E

V9c 22°07'14.0759"N 103°18'20.5124"E

V9d 22°07'13.5951"N 103°18'30.8534"E

Khu vực xã Huổi Só,

huyện Tủa Chùa

V10a 22°09'16.4835"N 103°23'36.9179"E

1.630

V10b 22°09'04.8175"N 103°23'13.5485"E

V10c 21°59'49.0428"N 103°28'01.5701"E

V10d 21°59'16.0820"N 103°27'49.1026"E

Sơn La

Xã Chiềng Lao đến xã

Nậm Giôn huyện Mƣờng

La

V11a 21°40'00.2444"N 103°41'25.3003"E

1.150

Cá Măng Elopichthys

bambusa, cá Rầm xanh

Bangana lemassoni, cá Anh

vũ Semilabeo obscurus, cá

Mị/cá Pạo Sinilabeo

graffeuilli, cá Lăng chấm

Hemibagrus guttatus, cá Chiên

Bagarius rutilus

1 và 2

V11b 21°40'07.8704"N 103°41'38.1617"E

V11c 21°32'34.0199"N 103°51'23.3172"E

V11d 21°32'19.4953"N 103°51'23.4497"E

Xã Mƣờng Chiên đến xã

Chiềng Ơn, Chiềng

Bằng, Mƣờng Sại Nậm

Ét huyện Quỳnh Nhai

V12a 21°07'27.8751"N 104°28'31.3799"E

2.490

1 và 2

V12b 21°07'23.4435"N 104°28'21.8269"E

V12c 21°03'53.1279"N 104°42'45.4219"E

V12d 21°03'52.2272"N 104°42'29.5200"E

Hồ thủy

điện Hòa

Bình tỉnh

Sơn La

Các tiểu khu từ các sông,

suối đổ vào hồ thuộc

huyện Mai Sơn, huyện

Bắc Yên, huyện Phù

Yên, huyện Mộc Châu

V13 20°48'13.0320"E 105°15'34.8480"N

790

Cá Chày đất Spinibarbus

hollandi, cá Rầm xanh

Bangana lemassoni, cá

Chiên Bagarius rutilus, cá Cầy

Paraspinibarbus

macracanthus, cá Lăng chấm

Hemibagrus guttatus, cá Anh

vũ Semilabeo obscurus...

1 và 2 Địa

phƣơng đã

quy định

Tọa độ trung tâm, theo quyết định

2670/QĐ-UBND ngày 14/11/2011 của

UND tỉnh Sơn La

Hồ chứa

thủy điện

Sơn La tỉnh

Sơn La

20 tiểu khu thuộc huyện

Mƣờng La (5); huyện

Thuận Châu (3); huyện

Quỳnh Nhai (12)

V14

21°30'18.4392"E 103°58'32.1312"N

2.350

Cá Chày đất Spinibarbus

hollandi, cá Rầm xanh

Bangana lemassoni, cá

Chiên Bagarius rutilus, cá

Bỗng Spinibarbus

denticulatus, cá Ngạnh

1 và 2 Địa

phƣơng đã

quy định

Tọa độ trung tâm, theo quyết định

252/QĐ-UBND ngày 31/01/2018 của

UND tỉnh Sơn La

186

TT Khu vực Tỉnh/thành

phố Địa danh/phạm vi

Tọa độ Diện tích

(ha) Đối tƣợng chính đƣợc bảo vệ

Đáp ứng

tiêu chí

Ghi chú

21 tiểu khu thuộc huyện

Mƣờng La (5); huyện

Thuận Châu (3); huyện

Quỳnh Nhai (13)

V15 21°30'18.4392"E 103°58'32.1312"N

2.960

Cranoglanis bouderius 1 và 2 Địa

phƣơng đã

quy định Tọa độ trung tâm

Hòa Bình

Các cửa suối thuộc

huyện Cao Phong, Đà

Bắc, Tân Lạc, Mai Châu

thuộc hồ Hòa Bình

V16a 21°01'36.1751"N 104°52'14.9671"E

44

Cá Măng Elopichthys

bambusa, cá Anh vũ

Semilabeo obscurus, cá Mị/cá

Pạo Sinilabeo graffeuilli, cá

Rầm xanh Bangana lemassoni,

cá lăng chấm Hemibagrus

guttatus, Cá Chiên bắc

Bagarius rutilu

1 và 2

V16b 21°01'48.0617"N 104°52'20.1497"E

V16c 20°48'04.0843"N 105°06'08.3585"E

V16d 20°48'01.2419"N 105°05'50.8265"E

Cửa suối Vôi, phƣờng

Thái Bình, TP. Hòa Bình

V17a 20°49'33.9755"N 105°20'57.6672"E

400

1 và 2

V17b 20°49'41.6835"N 105°20'52.8709"E

V17c 20°54'01.5402"N 105°21'01.1873"E

V17d 20°54'03.4761"N 105°20'44.3328"E

Phú Thọ

Từ cầu Đồng Luận, xã

Đồng Luận, huyện

Thanh Thủy đến xã

Hồng Đà, huyện Tam

Nông

V18a 21°06'40.5647"N 105°19'03.7801"E

1.100

Cá Mòi cờ chấm Knonsirus

punctatus, cá Mòi cờ hoa

Clupanodon thrissa, cá Lăng

chấm Hemibagrus guttatus, cá

Chiên Bagarius rutilus, cá Anh

vũ Semilabeo obscurus...

1,2 và 3

V18b 21°06'41.3458"N 105°19'19.3192"E

V18c 21°05'11.0024"N 105°21'25.8696"E

V18d 21°15'12.4600"N 105°21'16.3500E

Hà Nội

Xã Cổ Đô, huyện Ba Vì

V19a 21°16'13.1232"N 105°21'27.5400"E

2.180

Cá Măng Elopichthys

bambusa, cá Anh vũ

Semilabeo obscurus, cá Mị/cá

Pạo Sinilabeo graffeuilli, cá

Rầm xanh Bangana lemassoni,

cá lăng chấm Hemibagrus

guttatus, Cá Chiên bắc

Bagarius rutilu

1,2 và 3

V19b 21°16'12.4356"N 105°21'14.3676"E

V19c 21°17'38.5656"N 105°23'01.6080"E

V19d

21°17'59.0856"N 105°22'45.6240"E

7 Sông Gâm

Cao Bằng

Từ xã Cô Ba đến thị trấn

Bảo Lạc, huyện Bảo Lạc

V20a 22°57'28.5228"N 105°40'44.8500"E

50

Cá chiên Bagarius rutilus, cá

Rầm xanh Bangana lemassoni,

cá Anh vũ Semilabeo

obscurus, cá

Bỗng Spinibarbus denticulatus

1 và 2

V21b 22°57'28.0404"N 105°40'43.6368"E

V22c 22°59'39.5952"N 105°46'49.1232"E

V23d 22°59'39.5124"N 105°46'48.4320"E

Hà Giang

Từ TT Yên Phú đến xã

Minh Ngọc, huyện Bắc

V20a 22°43'55.6070"N 105°22'25.0424"E

164

Cá chiên Bagarius rutilus, cá

Rầm xanh Bangana lemassoni,

cá Anh vũ Semilabeo

obscurus, cá

1 và 2

V21b 22°43'57.1233"N 105°22'24.5280"E

V22c 22°43'20.1164"N 105°13'29.4431"E

V23d 22°43'19.6829"N 105°13'30.9140"E

187

TT Khu vực Tỉnh/thành

phố Địa danh/phạm vi

Tọa độ Diện tích

(ha) Đối tƣợng chính đƣợc bảo vệ

Đáp ứng

tiêu chí

Ghi chú

Bỗng Spinibarbus

denticulatus; Cá Rai

Neolisochilus benasi

Tuyên

Quang

Từ xã Trung Hòa đến xã

Quí Quân huyện Yên

Sơn

V23a 22°07'49.5468"N 105°16'36.0606"E

347

Cá Cầy Paraspinibarbus

macracanthus, cá Bỗng

Spinibarbus denticulatus, cá

Chiên Bagarius rutilus, cá

Rầm xanh Bangana lemassoni,

cá Đục ngộ Hemibarbus

medius

1 và 2

V23b 22°07'47.3588"N 105°16'30.7171"E

V23c 21°59'54.5829"N 105°13'01.1474"E

V23d

21°59'51.1099"N 105°13'04.2359"E

8 Sông Lô

Hà Giang

Từ sau hồ thủy điện sông

Lô TP. Hà giang đến xã

Đạo Đức, huyện Vị

Xuyên

V24a 22°50'10.5424"N 104°58'41.1607"E

153

Cá Lăng chấm Hemibagrus

guttatus, cá Chiên Bagarius

rutilus, cá Rầm xanh Bangana

lemassoni, Cá rai

Neolisochilus benasi, cá Chày

đất Spinibarbus hollandi…

1 và 2

V24b 22°50'11.0355"N 104°58'40.7021"E

V24c 22°44'01.7235"N 104°59'03.9872"E

V24d 22°43'58.7686"N 104°59'06.5792"E

Tuyên

Quang, Phú

Thọ

Từ bến Đền, xã Bạch Xa

đến cửa Ngòi Tèo chảy

vào sông Lô, xã Minh

Dân, huyện Hàm Yên

V25a 21°58'45.1361"N 105°08'24.7042"E

750

Cá Mòi cờ chấm Knonsirus

punctatus, cá Mòi cờ hoa

Clupanodon thrissa

1 và 2

V25b 21°58'41.3395"N 105°08'21.6470"E

V25c 22°14'59.1054"N 104°54'34.4012"E

V25d 22°15'00.8213"N 104°54'37.5311"E

Từ ngã ba sông Gâm

chảy vào sông Lô trên

địa bàn huyện Yên Sơn,

Tuyên Quang đến cầu

Việt Trì, Phú Thọ

V26a 21°44'12.3951"N 105°16'11.9096"E

2.700

Cá Chày đất Spinibarbus

hollandi, cá Rầm xanh

Bangana lemassoni, cá

Chiên Bagarius rutilus, cá Cầy

Paraspinibarbus

macracanthus, cá Đục ngộ

Hemibarbus medius, cá Bỗng

Spinibarbus denticulatus...

1 và 2

V26b 21°44'14.1360"N 105°16'18.0930"E

V26c 21°17'53.6189"N 105°27'05.8648"E

V26d

21°18'02.1116"N 105°27'03.4373"E

9 Sông Văn Úc

Hải Phòng

Từ xã Hùng Thắng,

huyện Tiên Lãng ra đến

cửa biển

V27a 20°41'53.5657"N 106°41'11.7215"E

897

Cá Bỗng Spinibarbus

denticulatus, cá Bớp

Bostrychus sinensis, Tôm

Macrobrachium nipponense,

Cua Somanniathelphusa

sinensis

1,2 và 3

V27b 20°41'43.2858"N 106°41'10.1144"E

V27c 20°46'21.4213"N 106°33'11.6042"E

V27d 20°46'21.6080"N 106°32'54.8909"E

10 Sông Đa Độ Từ xã Bát Trang huyện

An Lão đến tại Cống Cổ

V28a 20°41'58.4560"N 106°40'54.8204"E 450

1,2 và 3

V28b 20°41'57.8184"N 106°40'58.3520"E

188

TT Khu vực Tỉnh/thành

phố Địa danh/phạm vi

Tọa độ Diện tích

(ha) Đối tƣợng chính đƣợc bảo vệ

Đáp ứng

tiêu chí

Ghi chú

tiểu, xã Đoàn Xá, huyện

Kiến Thụy

V28c 20°50'21.2376"N 106°29'53.1280"E

V28d 20°50'19.1276"N 106°29'53.1820"E

11 Sông Gía Huyện Thủy Nguyên

V29a 21°00'22.0356"N 106°37'18.2604"E

310

3

V29b 21°00'22.0284"N 106°37'23.1420"E

V29c 20°56'56.5692"N 106°44'28.2084"E

V29d 20°56'49.0452"N 106°44'28.2696"E

12 Sông Hồng

Lào Cai

Khu vực ngòi Đum, Cốc

Lếu, TP Lào Cai

V30a 22°28'54.2280"N 103°59'10.6080"E

45

Cá Lăng chấm Hemibagrus

guttatus, cá Chiên bắc

Bagarius rutilus, Cá Vền

Megalobrama terminalis, cá

Anh vũ Semilabeo obscurus

1 và 2

V30b 22°28'52.3308"N 103°59'09.4416"E

V30c 22°30'11.0736"N 103°58'10.2540"E

V30d 22°30'09.1152"N 103°58'06.1392"E

Ngòi Bo, bãi Soi Cờ,

huyện Bảo Thắng

V30a 22°22'20.4492"N 104°06'30.4776"E

150

1 và 2

V30b 22°22'17.2200"N 104°06'27.2088"E

V30c 22°24'42.2280"N 104°03'43.2684"E

V30d 22°24'39.0744"N 104°03'42.2604"E

Ngòi Nhù, huyện Văn

Bàn

V30a 22°17'46.6440"N 104°12'31.9068"E

70

1 và 2

V30b 22°17'42.7416"N 104°12'31.7376"E

V30c 22°16'37.3116"N 104°14'55.6584"E

V30d 22°16'33.6252"N 104°14'53.9628"E

Hà Nội

Hồ suối Hai thuộc

xã Cẩm Lĩnh, Ba Trại,

Thụy An, Tản Lĩnh,

huyện Ba Vì

V31 21° 9'18.7800"N 105°23'14.4300"E

950

Cá Lăng chấm Hemibagrus

guttatus, cá Chiên bắc

Bagarius rutilus, cá Chạch

sông Mastacembelus armatus,

cá Vền Megalobrama

terminalis, cá Ngạnh

Cranoglanis bouderius, cá

Sỉnh gai Onychostoma laticeps

1 và 2 Địa

phƣơng đã

quy định

Tọa độ trung tâm hồ

Hồ Đồng Mô thuộc

xã Kim Sơn,

Sơn Đông và

Cổ Đông, Thị xã Sơn

V32 21° 2'52.7300"N 105°28'52.2300E

1.300

Con Giải (Rùa Hồ Gƣơm)

Rafetus swinhoei, cá Chạch

sông Mastacembelus armatus,

cá Trắm đen

1 và 2 Địa

phƣơng đã

quy định

Tọa độ trung tâm hồ

189

TT Khu vực Tỉnh/thành

phố Địa danh/phạm vi

Tọa độ Diện tích

(ha) Đối tƣợng chính đƣợc bảo vệ

Đáp ứng

tiêu chí

Ghi chú

Tây Mylopharyngodon piceus…

Hồ Xuân Khanh thuộc

xã Xuân Sơn, Thị xã Sơn

Tây

V32 21° 7'32.8000"N 105°26'11.8800"E 150

2 Địa

phƣơng đã

quy định

Tọa độ trung tâm hồ

13 Sông Hoàng

Long

Ninh Bình

Xã Gia Trung đến xã Gia

Lạc Huyện Gia Viễn

V34a 20°19'41.8872"N 105°49'45.8040"E

175

Cá chày mắt đỏ Squaliobarbus

curriculus

Cá bò vàng Tachysurus

fulvidraco, cá Tràu tiến vua

Channa hoaluensis, cá Rô

tổng trƣờng Anabas

tongtruongensis

1 và 2

V34b 20°19'39.0000"N 105°49'43.8492"E

V34c 20°18'11.5308"N 105°51'58.6908"E

V34d 20°18'08.6076"N 105°51'57.8772"E

14

Sông Mã

Thanh Hóa

Khu vực sông Lò tại ngã

ba sông Lò - sông Mã,

thị trấn Hồi Xuân, huyện

Quan Hóa

V35a 20°22'43.6696"N 105°06'13.9212"E

19

Cá Chép Procypris

merus, Cua suối

Somanniathelphusa brandti,

cá Bỗng Spinibarbus

denticulatus, cá Thần

Spinibarbus sinensis, cá Cầy

Paraspinibarbus

macracanthus, Cá Ngạnh

Cranoglanis bouderius, cá

Lăng chấm Hemibagrus

guttatus, cá Vền Megalobrama

terminalis, cá Trắm đen

Mylopharyngodon piceus

1,2 và 3

V35b 20°22'40.3262"N 105°06'11.3652"E

V35c 20°23'20.4407"N 105°05'38.8162"E

V35d

20°23'13.6078"N 105°05'37.4608"E

Khu vực suối Hòn Tra,

xã Thiết Kế, huyện

Bá Thƣớc

V36a 20°17'57.0161"N 105°09'58.2523"E

150

Cá Chiên Bagarius rutilus, cá

Chép Procypris

merus, Cua suối

Somanniathelphusa brandt, cá

Bỗng Spinibarbus

denticulatus, cá Thần

Spinibarbus sinensis, cá Chiên

bắc Bagarius rutilus, cá Rầm

xanh Bangana lemassoni

1 và 2

V36b 20°17'53.7596"N 105°09'55.6459"E

V36c 20°19'06.6259"N 105°12'36.3460"E

V36d

20°19'06.3502"N 105°12'30.3534"E

Khu vực cửa Lạch

Trƣờng, xã Hoằng Yến,

V37a 19°53'16.6410"N 105°56'19.9489"E 10

Cá Úc Arius sinensis, cá

Mú Sao Epinephelus

1,2 và 3

V37b 19°53'14.8732"N 105°56'26.8282"E

190

TT Khu vực Tỉnh/thành

phố Địa danh/phạm vi

Tọa độ Diện tích

(ha) Đối tƣợng chính đƣợc bảo vệ

Đáp ứng

tiêu chí

Ghi chú

huyện Hoằng Hóa V37c 19°53'33.7560"N 105°56'24.4241"E trimaculatus, cá Nhệch

Pisodonophis boro, cua Ra

Eriocheir sinensis V37d

19°53'33.6267"N 105°56'19.7804"E

Khu vực cửa Hới, xã

Hoằng Châu, huyện

Hoằng Hóa

V38a 19°47'17.9299"N 105°55'28.6716"E

23

Cá Úc Arius sinensis, cá Mòi

cờ hoa Clupanodon thrissa, Cá

Nhệch Pisodonophis

boro, cua Ra Eriocheir

sinensis

1,2 và 3

V38b 19°47'16.6355"N 105°55'25.9601"E

V38c 19°47'40.6154"N 105°54'19.4947"E

V38d 19°47'39.2303"N 105°54'19.8810"E

Khu vực gò Song, xã

Cẩm Bình, huyện Cẩm

Thủy

V39a 20°14'05.2732"N 105°26'44.5027"E

10

Cá Chiên Bagarius rutilus, cá

Lăng chấm Hemibagrus

guttatus, cá Chạch sông

Mastacembelus armatus, cá

Bỗng Spinibarbus denticulatus

1 và 2

V39b 20°14'04.3303"N 105°26'39.4588"E

V39c 20°13'43.1151"N 105°26'46.7747"E

V39d 20°13'42.8465"N 105°26'42.7700"E

Khu vực hạ lƣu, xã Cẩm

Giang, huyện Cẩm Thủy

V40a 20°14'18.6200"N 105°24'47.6400"E

44

Cá Chiên Bagarius rutilus, cá

Chạch sông Mastacembelus

armatus, cá Ngạnh

Cranoglanis bouderius, cá

Lăng chấm Hemibagrus

guttatus

1,2 và 3

V40b 20°14'20.2400"N 105°24'42.2500"E

V40c 20°14'48.6200"N 105°25'46.8700"E

V40d 20°14'42.8400"N 105°25'45.4800"E

Khu vực cửa Lạch Sung,

xã Đa Lộc, huyện Hậu

Lộc

V40a 19°56'56.2138"N 106°00'08.6306"E

58 Cá Úc Arius sinensis, cua Ra

Eriocheir sinensis

1,2 và 3

V40b 19°56'58.2894"N 106°00'15.1600"E

V40c 19°58'11.7538"N 105°59'27.5100"E

V40d 19°58'08.5993"N 105°59'28.9331"E

Sơn La

Từ Chiềng Khƣơng đến

xã Bó Sinh huyện Sông

V40a 20°54'56.3594"N 103°57'46.7338"E

157

Cá Rầm xanh Bangana

lemassoni, cá Bỗng

Spinibarbus denticulatus, cá

Lăng chấm Hemibagrus

guttatus, cá Chiên Bagarius

rutilus và nhiều loài cá kinh tế

khác

1 và 2

V40b 20°54'55.5760"N 103°57'45.1994"E

V40c 21°13'46.8842"N 103°30'55.2600"E

V40d

21°13'46.1493"N 103°30'54.0108"E

Điện Biên

Từ Xã Chiềng Xơ đến xã

Phì Nhừ huyện Điện

Biên Đông

V40a 21°16'48.0100"N 103°24'40.3100"E

100

Cá Chạch sông

Mastacembelus armatus, cá

Trôi ta Cirrhinus molitorella,

cá Rầm xanh Bangana

lemassoni, cá Sinh gai

1 và 2

V40b 21°16'47.1200"N 103°24'40.9000"E

V40c 21°12'42.1800"N 103°16'47.9400"E

V40d 21°12'41.9000"N 103°16'49.1400"E

191

TT Khu vực Tỉnh/thành

phố Địa danh/phạm vi

Tọa độ Diện tích

(ha) Đối tƣợng chính đƣợc bảo vệ

Đáp ứng

tiêu chí

Ghi chú

Onychostoma laticeps

15 Sông Lam

Nghệ An

Yên Na (dƣới chân đập

thủy điện Bản Vẽ) đến

Cầu Cửa Rào

V40a 19°20'26.7035"N 104°27'34.5373"E

81

Cá Lăng chấm Hemibagrus

guttatus, cá Ghé, cá Chình hoa

Anguilla marmorata, Chình

mun Anguilla bicolor, cá Rầm

xanh Bangana lemassoni, cá

Rầm vàng Bangana

xanthogenys

1 và 2

V40b 19°20'24.7054"N 104°27'33.5639"E

V40c 19°17'11.1403"N 104°26'06.0670"E

V40d

19°17'08.8390"N 104°26'04.2151"E

Cửa Hội

V40a 18°46'14.0854"N 105°45'49.9414"E

144

Cá Cháo lớn Megalops

cyprinoides, cá Bống bớp

Bostrychus sinensis,

1,2 và 3

V40b 18°45'58.4207"N 105°46'09.6211"E

V40c 18°45'33.1464"N 105°45'07.3858"E

V40d 18°45'20.4916"N 105°45'18.4226"E

16

Khu vực sông

và sông ngầm

trong vùng núi

caxto

Quảng Bình

Vƣờn

quốc gia Phong Nha - Kẻ

Bàng

V41 106°16'24.3624"N 17°33'48.3984"E

1.000

Đƣờng di cƣ sinh sản cá Chình

Hoa Anguilla marmorata

Một số loài kinh tế nhƣ Cá

Sỉnh gai Onychostoma

laticeps, cá Chuối Hoa Chana

maculatus và đặc hữu khác

1,2 và 3

Tọa độ trung tâm

(diện tích mặt nƣớc các sông, sông ngầm

trong vƣờn quốc gia)

17 Hồ Khe Chè

Quảng Trị

TT Diên Sanh, huyện

Hải Lăng

V42a 16°41'37.3400"N 107°14'53.3200"E

22

Cá Chạch sông

Mastacembelus armatus, cá

Sỉnh gai Onychostoma laticeps

(cá Mát)

2

V42b 16°41'33.3800"N 107°14'46.5100"E

V42c 16°41'08.0400"N 107°15'21.7600"E

V42d 16°41'05.9800"N 107°15'19.3400"E

18 Hồ Khe Lấp Phƣờng 3, TP Đông Hà

V43a 16°48'44.8592"N 107°04'48.0590"E

5,6 Cá Chạch sông

Mastacembelus armatus

V43b 16°48'44.3184"N 107°04'58.5721"E

V43c 16°48'35.1279"N 107°04'59.0128"E

V43d 16°48'38.4933"N 107°04'52.1105"E

19 Hồ Bàu Trạng Vĩnh Tú, huyện Vĩnh

Linh

V44a 16°43'23.9703"N 107°11'23.4686"E

1,2 Cá Chạch sông

Mastacembelus armatus, cá

Sỉnh gai Onychostoma laticeps

(cá Mát)

2

V44b 16°43'21.8769"N 107°11'20.3024"E

V44c 16°43'24.0817"N 107°11'16.8187"E

V44d 16°43'26.1718"N 107°11'19.2034"E

20 Hồ Trúc Kinh Gio Quang, huyện Gio

Linh

V45a 16°52'12.8934"N 107°02'34.8392"E

32

2

V45b 16°51'59.7251"N 107°02'53.3735"E

V45c 16°52'29.0403"N 107°02'52.5790"E

V45d 16°52'20.4203"N 107°03'05.6765"E

192

TT Khu vực Tỉnh/thành

phố Địa danh/phạm vi

Tọa độ Diện tích

(ha) Đối tƣợng chính đƣợc bảo vệ

Đáp ứng

tiêu chí

Ghi chú

21 Sông Ba

Phú Yên

Khu vực chân cầu Sông

Ba nối xã Đức Bình Tây,

H. Sông Hinh và TT.

Củng Sơn, H. Sơn Hòa

V46a 13°03'23.4949"N 108°56'27.4668"E

145 Cá Còm Chitala ornata

1 và 2

V46b 13°03'19.9736"N 108°56'21.0995"E

V46c 13°02'00.4332"N 108°58'27.1884"E

V46d 13°01'55.9935"N 108°58'21.5184"E

22 Sông Cái Từ cầu Ngân Sơn đến

cửa biển huyện Tuy An

V47a 13°19'41.2572"N 109°12'36.3276"E

130

Cá Chình hoa Anguilla

marmorata, cá Chình mun

Anguilla bicolor

3

V47b 13°19'32.5884"N 109°12'37.5408"E

V47c 13°21'36.3780"N 109°15'13.1544"E

V47d 13°21'28.4328"N 109°15'04.5936"E

23 Hồ Lăk

Đắk Lắk

TT. Liên Sơn, huyện Lắk

V48a 12°25'42.6763"N 108°10'08.1624"E

122

Cá Ngựa nam Hampala

macrolepidota, cá Còm

Chitala ornata

1 và 2

V48b 12°25'41.9324"N 108°10'31.3504"E

V48c 12°25'02.5505"N 108°10'30.9706"E

V48d 12°25'01.5853"N 108°09'51.4580"E

24

Sông Krong

Ana

Từ xã Đa Na, thị trấn

Buôn Trấp, xã Bình Hòa,

xã Quảng Điền Huyện

Krong Ana

V49a 12°32'10.4486"N 108°21'21.5806"E

400

Cá Trà sóc Probarbus jullieni,

cá Còm Chitala ornata, cá

Chiên Bagarius yarrelli và

nhiều loài cá có giá cá Thát lát

Notopterus notopterus, Cá

Bống tƣợng Oxyeleotris

marmorata, cá Mè vinh

Barbonymus gonionotus, cá

Duồng Cirrhinus microlepis,

cá Niên (Sỉnh gai)

Onychostoma laticeps

1 và 2

V49b 12°32'10.5435"N 108°21'22.8118"E

V49c 12°29'42.6197"N 107°59'24.5972"E

V49d 12°29'44.4749"N 107°59'24.2005"E

Từ xã Vụ Bổn, huyện

Krong Pắk đến xã Cƣ

Bông, huyện Đa Kar

V50a 12°40'40.9138"N 108°26'50.0352"E

150

1 và 2

V50b 12°40'40.7969"N 108°26'51.0421"E

V50c 12°39'50.9197"N 108°38'28.2782"E

V50d 12°39'51.6370"N 108°38'28.3042"E

25 Sông Sêrêpok Xã Ea Na, huyện Krông

Ana

V51a 12°30'36.1124"N 107°58'17.8597"E

15

Cá Ét mọi Morulius

chrysophekadion, cá Duồng

bay Cosmochilus harmandi

1 và 2

V51b 12°30'33.2356"N 107°58'15.6436"E

V51c 12°30'04.4401"N 107°58'41.5078"E

V51d 12°30'06.9220"N 107°58'46.1395"E

26

Sông Đồng

Nai

Đồng Nai

Khu vực Sa Mách, thuộc

hồ Trị An thuộc xã

Thanh Sơn, huyện Định

Quán

V52a 11°15'57.9100"N 107°10'49.3900"E

1.465

Cá Sơn đài Ompok miostoma,

cá May Gyrinocheilus

aymoniery, cá Còm Chitala

ornate

2

V52b 11°13'06.2000"N 107°12'19.8800"E

V52c 11°12'26.0800"N 107°13'17.2100"E

V52d 11°13'02.1800"N 107°14'10.8100"E

V52e 11°14'06.9700"N 107°14'01.2900"E

V52f 11°14'39.5200"N 107°12'41.2600"E

193

TT Khu vực Tỉnh/thành

phố Địa danh/phạm vi

Tọa độ Diện tích

(ha) Đối tƣợng chính đƣợc bảo vệ

Đáp ứng

tiêu chí

Ghi chú

V52g 11°15'57.9100"N 107°10'49.3900"E

V52h 11°13'06.2000"N 107°12'19.8800"E

Khu vực Hồ Phụ, thuộc

hồ Trị An thuộc xã Mã

Đà, Hiếu Liêm và Trị An

thuộc huyện Vĩnh Cửu

V53a 11°06'24.7300"N 106°59'22.3800"E

671

2

V53b 11°07'12.7800"N 106°59'38.5800"E

V53c 11°07'24.0100"N 107°00'07.4900"E

V53d 11°07'41.1300" N 107°00'15.7800" E

V533e 11°08'07.8100" N 107°01'09.3100"E

V53f 11°07'16.1400"N 107°02'02.6900"E

V53g 11°07'07.1800"N 107°00'51.8200"E

V53h 11°06'25.0044"N 107°00'10.3800"E

27 Hồ Phƣớc Hòa

Bình Phƣớc

Xã Nha Bích, huyện

Chơn Thành

V54a 11°27'55.8582"N 106°42'48.9683"E

23 Cá Còm Chitala ornata

1 và 2

V54b 11°27'44.1300"N 106°42'38.4552"E

V54c 11°27'56.6400"N 106°42'16.9063"E

V54d 11°28'05.5062"N 106°42'18.5303"E

28 Hồ Thác Mơ

Khu vực bãi đẻ, bãi

giống tự nhiên các eo,

ngách, đảo trên hồ

V55a 11°49'27.0743"N 107°02'47.7902"E

1.660

Cá Lăng nha Mystus wolffii, cá

Chình hoa Anguilla

marmorata, cá Chình mun

Anguilla bicolor, …

1 và 2

V55b 11°47'45.4890"N 107°04'28.7836"E

V55c 11°50'55.0018"N 107°04'39.5976"E

V55d 11°50'15.9805"N 107°06'00.7790"E

29 Hồ Dầu Tiếng

Tây Ninh

Huyện Dƣơng Minh

Châu: Khu vực bãi đẻ,

bãi giống tự nhiên các

eo, ngách, đảo trên hồ

V56 11°24'49.5000"N 106°19'47.8600"E

4.000

Cá Vồ cờ Pangasius

sanitwongsei, cá Còm Chitala

ornata, cá Dảnh bông

Puntioplites falcifer, cá Duồng

bay Cosmochilus harmandi

2

Tọa độ trung tâm

30

Vùng ngập lũ

đồng bằng

sông Cửu

Long

An Giang

Xã Phú Hội, huyện An

Phú

V57a 10°48'45.1188"N 105°04'37.0668"E

25 Cá Ngựa nam Hampala

macrolepidota

1 và 2

V57b 10°48'43.4952"N 105°04'34.8996"E

V57c 10°47'52.3068"N 105°03'58.0824"E

V57d 10°47'50.7984"N 105°03'59.1768"E

31 Sông Vàm Nao

An Giang

Đoạn chảy qua địa phận

tỉnh An Giang

V58a 10°32'35.2284"N 105°19'52.2048"E

280

Cá Trà sóc Probarbus jullieni,

cá Duồng Cirrhinus

microlepis, cá Tra dầu

Pangasianodon gigas, cá Hô

Catlocarpio siamensis, cá

Chài Leptobarbus hoevenii

1 và 2

V58b 10°32'40.1712"N 105°19'39.8064"E

V58c 10°34'36.9984"N 105°21'49.7124"E

V58d 10°34'19.5852"N 105°22'11.8596"E

194

TT Khu vực Tỉnh/thành

phố Địa danh/phạm vi

Tọa độ Diện tích

(ha) Đối tƣợng chính đƣợc bảo vệ

Đáp ứng

tiêu chí

Ghi chú

32 Sông Hậu

Đoạn chảy qua địa phận

tỉnh An Giang

V59a 10°33'21.0852"N 105°17'25.2132"E

2.000

Cá Trà sóc Probarbus jullieni,

cá Duồng Cirrhinus

microlepis, cá Tra dầu

Pangasianodon gigas, cá Hô

Catlocarpio siamensis, cá

Chài Leptobarbus hoevenii

1 và 2

V59b 10°33'07.0704"N 105°17'22.6284"E

V59c 10°22'33.4416"N 105°27'36.6228"E

V59d 10°22'29.1504"N 105°27'17.1720"E

Tổng 59 khu 39.000 ha

195

PHỤ LỤC 3.6. KHU VỰC CẤM KHAI THÁC THỦY SẢN CÓ THỜI HẠN VÙNG NỘI ĐỊA QUY HOẠCH THỜI KỲ 2021-2030

TT Khu vực Tỉnh/thành

phố Địa danh/phạm vi Tọa độ

Diện

tích

(ha)

Thời gian

cấm (Từ

ngày

đến ngày)

Đối tƣợng chính đƣợc bảo vệ Đáp ứng

tiêu chí Ghi chú

1 Sông

Quây Sơn

Cao Bằng

Từ đoạn sông chẩy vào

địa phận xã Đàm Thủy

đến khu vực Thác Bản

Giốc thuộc huyện

Trùng Khánh

C1a 22°50'43.7631"N 106°38'39.6593"E

50 15/7-30/9

Cá Hỏa Sinilabeo tonkinensis,

cá Rầm xanh Bangana

lemassoni, cá Anh vũ

Semilabeo obscurus…

1 và 2

C1b 22°50'42.3093"N 106°38'41.2624"E

C1c 22°51'34.1726"N 106°41'11.3795"E

C1d 22°51'34.4399"N 106°41'15.5940"E

2 Sông

Bằng

Đoạn chảy qua các khu

vực thị trấn Nƣớc Hai,

Xã Hồng Nam, huyện

Hòa An; xã Tiên

Thành và thị trấn Hòa

Thuận, huyện Quảng

Hòa

C2a 22°44'38.2092"N 106°08'35.9736"E

115 15/7-30/9

Cá Lăng chấm Hemibagrus

guttatus, Cá Chiên bắc

Bagarius rutilus, cá Bỗng

Spinibarbus denticulatus, cá

Măng Elopichthys bambusa, cá

Rầm xanh Bangana lemassoni,

cá Sộp má đào Spinibarbus

ovalius, cá chày mắt

đỏ Squaliobarbus curriculus…

1 và 2

C2b 22°35'22.9344"N 106°21'45.6804"E

C2c 22°32'46.8996"N 106°24'12.8484"E

C2d

22°32'13.3260"N 106°29'56.9436"E

3 Sông

Hiến

Khu vực chảy qua địa

phận xã Lê Chung,

huyện Hòa An

C3a 22°56'0.8500"N 106° 2'53.0400"E

20 15/7-30/9

1 và 2

C3b 22°56'1.0300"N 106° 2'53.3600"E

C3c 22°58'45.5500"N 106° 2'57.3200"E

C3d 22°58'45.1900"N 106° 2'57.7800"E

4 Sông Bắc

Vọng

Khu vực sông chảy

qua xã Đoài Dƣơng,

huyện

Trùng Khánh

C4a 22°46'14.3328"N 106°29'54.5352"E

26 15/7-30/9

Cá Anh vũ Semilabeo

obscurus, cá Rầm xanh

Bangana lemassoni, cá Sộp má

đào Spinibarbus ovalius

1 và 2

C4b 22°46'13.5876"N 106°29'54.3480"E

C4c 22°44'03.8040"N 106°32'49.3008"E

C4d 22°44'03.8256"N 106°32'48.4476"E

5 Sông Đà Lai Châu

Các xã Nậm Tăm,

Nậm Cha, Căn Co,

Nậm Hăn, Mậm Mạ

huyện Sìn Hồ (thuộc

thủy điện Sơn La)

C5a 22°16'23.6892"N 103°24'18.6912"E

5.693

Từ 01/4-30/7

Cá Lăng chấm Hemibagrus

guttatus, Cá Chiên bắc

Bagarius rutilu, cá Rầm xanh

Bangana lemassoni

1 và 2

C5b 22°16'14.5344"N 103°24'15.0084"E

C5c 22°01'23.7432"N 103°28'02.0640"E

C5d 22°01'32.1564"N 103°27'55.5336"E

Sông Nậm Mu: Khu

vực các xã Khoen On,

Ta Gia, huyện Than

Uyên (thuộc thủy điện

Huổi Quảng)

C6a 21°48'58.6368"N 103°49'21.9792"E

870 Từ 01/4-31/8

Cá Măng Elopichthys

bambusa, Cá chày mắt

đỏ Squaliobarbus curriculus

1 và 2

C6b 21°48'55.5444"N 103°49'28.8660"E

C6c 21°42'16.9740"N 103°51'31.1184"E

C6d 21°42'05.2380"N 103°51'27.1404"E

196

TT Khu vực Tỉnh/thành

phố Địa danh/phạm vi Tọa độ

Diện

tích

(ha)

Thời gian

cấm (Từ

ngày

đến ngày)

Đối tƣợng chính đƣợc bảo vệ Đáp ứng

tiêu chí Ghi chú

Sông Nậm Mu: Khu

vực từ các xã Tà Hừa,

Pha Mu, Mƣờng Kim,

Mƣờng Cang, Mƣờng

Mít, huyện Than Uyên

đến các xã Nậm Cần,

Tà Mít huyện Tân

Uyên (thuộc thủy điện

Bản Chát)

C7a 22°00'02.1492"N 103°50'02.2200"E

6.005 Từ 01/4-31/8

1 và 2

C7b 22°00'12.7836"N 103°49'54.7068"E

C7c 21°53'06.7668"N 103°49'47.2044"E

C7d

21°53'11.6556"N 103°49'20.3124"E

6 Hồ Bản

Lải Lạng Sơn

Xã Khuất Xá, huyện

Lộc Bình

C8a 21°43'4.4800"N 107° 1'14.6300"E 150 15/7-30/9

Cá Măng Elopichthys

bambusa, cá Lăng chấm

Hemibagrus guttatus.

1 và 2

C8b Tọa độ trung tâm hồ

7 Hồ Cốc

Ly

Lào Cai

Xã Cốc Ly, huyện Bắc

C8c 22°30'21.6000"N 104°11'43.1800"E 600 15/7-30/9

Cá Măng Elopichthys

bambusa, cá Lăng chấm

Hemibagrus guttatus.

1 và 2

C8d Tọa độ trung tâm hồ

8 Hồ Ba Bể Bắc Kan

Pắc Ngòi xã Nam

Mẫu, huyện Ba Bể

C9a 22°23'46.3000"N 105°37'59.1300"E

14

15/7-30/9

Cá Lăng chấm Hemibagrus

guttatus, cá Chiên Bagarius

rutilus, cá Bỗng Spinibarbus

denticulatus, cá Cầy

Paraspinibarbus

macracanthus, cá Vền

Megalobrama terminalis, cá

Sỉnh gai Onychostoma

laticeps, Trùng trục

Lanceolaria fruhstorferi.

1 và 2

C9b 22°23'37.8300"N 105°37'49.3500"E

C9c 22°23'45.6900"N 105°37'36.9000"E

C9d 22°23'56.7200"N 105°37'55.4700"E

Cốc Tộc xã Nam Mẫu,

huyện Ba Bể

C10a 22°23'46.3007"N 105°37'59.1319"E

10

1 và 2

C10b 22°23'37.8313"N 105°37'49.3547"E

C10c 22°23'45.6941"N 105°37'36.9001"E

C10d 22°23'56.7195"N 105°37'55.4678"E

Pó Lù xã Nam Mẫu,

huyện Ba Bể

C11a 22°24'16.2642"N 105°36'54.2282"E

11

1 và 2

C11b 22°24'14.5275"N 105°37'09.5326"E

C11c 22°24'06.1460"N 105°37'02.1598"E

C11d 22°24'06.3595"N 105°36'54.6570"E

9 Sông

Chảy

Lào Cai

Bảo Yên

C12a 22°09'10.8034"N 104°38'37.5022"E

176 15/5- 30/7

Cá Lăng chấm Hemibagrus

guttatus, cá Chiên bắc

Bagarius rutilu, cá Trắm đen

Mylopharyngodon piceus, cá

Trôi ta Cirrhinus molitorella,

1 và 2

C12b 22°09'13.6264"N 104°38'39.5668"E

C12c 22°12'23.0171"N 104°31'49.5757"E

C12d 22°12'20.1837"N 104°31'48.6206"E

Yên Bái Suối Ngòi Thi, huyện C13a 21°59'23.5129"N 104°45'48.6634"E 10 15/5- 30/7 1 và 2

197

TT Khu vực Tỉnh/thành

phố Địa danh/phạm vi Tọa độ

Diện

tích

(ha)

Thời gian

cấm (Từ

ngày

đến ngày)

Đối tƣợng chính đƣợc bảo vệ Đáp ứng

tiêu chí Ghi chú

Lục Yên C13b 21°59'24.2555"N 104°45'47.2532"E cá Sỉnh gai Onychostoma

laticeps. C13c 21°57'47.8603"N 104°45'07.7976"E

C13d 21°57'47.8594"N 104°45'07.5852"E

10 Hồ Thác

Yên Bái

Ngòi Biệc xã Mông

Sơn, huyện Yên Bình

C14a 21°58'30.8616"N 104°53'00.1795"E

90 15/5- 30/7

Cá Lăng chấm Hemibagrus

guttatus, cá Chiên bắc

Bagarius rutilus, cá Trắm đen

Mylopharyngodon piceus, cá

Vền Megalobrama terminalis,

cá Trôi ta Cirrhinus

molitorella…

1 và 2

C14b 21°58'34.6045"N 104°52'23.4286"E

C14c 21°58'03.1395"N 104°52'27.8299"E

C14d 21°58'03.9936"N 104°53'02.2711"E

Xã Tân Nguyên, huyện

Yên Bình

C15a 21°57'40.5917"N 104°47'46.5187"E

27 15/5- 30/7

1 và 2

C15b 21°57'31.1782"N 104°47'55.9680"E

C15c 21°57'52.3876"N 104°48'04.0176"E

C15d 21°57'37.3909"N 104°48'13.3942"E

Xã Xuân Long, huyện

Yên Bình

C16a 21°50'18.8449"N 104°55'15.5557"E

79 15/5- 30/7

1 và 2

C16b 21°50'50.8853"N 104°54'47.2043"E

C16c 21°50'53.6247"N 104°55'20.7732"E

C16d 21°50'33.2098"N 104°55'33.9211"E

11

Hồ Hòa

Bình

Hòa Bình

Cửa suối Roi, suối Ké

xã Hiền Lƣơng, huyện

Đà Bắc

C17a 20°50'50.6100"N 105°13'33.4900"E

50 15/5-30/8

Cá Cầy Paraspinibarbus

macracanthus, cá Lăng chấm

Hemibagrus guttatus, cá Anh

vũ Semilabeo obscurus...

1 và 2 Đã quy

định và

điều chỉnh C17b 20°51'4.9200"N 105°13'41.5900"E

C17c 20°51'2.7900"N 105°14'6.1500"E

C17d 20°50'45.6600"N 105°13'53.1100"E

Khu đảo cá và đảo cô

Tiên xã Tiền Phong và

xã Ngòi Hoa

C18a 20°45'49.9400"N 105° 7'48.7800"E

140

15/5-30/8

1 và 2 Đã quy

định và

điều chỉnh C18b 20°46'17.7000"N 105° 8'9.0500"E

C18c 20°46'17.2600"N 105° 8'58.6300"E

C18d 20°45'40.0800"N 105° 8'23.0200"E

Cửa suối xã Cao Sơn,

huyện Đà Bắc

C19a 20°50'28.2800"N 105° 7'2.0500"E

50

1 và 2 Đã quy

định và

điều chỉnh C19b 20°50'29.5900"N 105° 6'59.2200"E

C19c 20°51'19.6000"N 105° 7'38.6700"E

C19d 20°51'17.7100"N 105° 7'41.8400"E

12

Sông

Hồng

Nam Định,

Thái Bình;

Việt Trì,

Phú Thọ

Khu vực ven bờ từ của

sông Ba Lạt (Nam

Định, Thái Bình) tới

ngã ba sông Hồng (Đà-

Lô-Thao, Việt Trì, Phú

C20a 20°14'33.7900"N 106°34'58.5200"E

14.600 01/3-15/5

Cá Cháy Tenualosa reevesi, cá

Mòi mõm tròn Nematalosa

nasus, cá Mòi cờ chấm

Konosirus

punctatus, cá Mòi cờ hoa

1, 2 và 3 Đã quy

định và

điều chỉnh C20b 20°15'3.1200"N 106°35'27.5600"E

C20c 21°19'1.2300"N 105°16'31.5100"E

C20d 21°18'58.2600"N 105°16'46.0200"E

198

TT Khu vực Tỉnh/thành

phố Địa danh/phạm vi Tọa độ

Diện

tích

(ha)

Thời gian

cấm (Từ

ngày

đến ngày)

Đối tƣợng chính đƣợc bảo vệ Đáp ứng

tiêu chí Ghi chú

Thọ) Clupanodon thrissa, cá Lăng

chấm Hemibagrus guttatus, cá

Vền Megalobrama terminalis,

cá Chiên bắc Bagarius rutilus Lào Cai

TT Phố Lu, huyện Bảo

Thắng

C21a 22°18'33.3100"N 104°11'42.6500"E

100 01/3-15/5

1 và 2 Đã quy

định và

điều chỉnh C21b 22°18'39.5500"N 104°11'44.2400"E

C21c 22°20'16.3300"N 104°10'5.9800"E

C21d 22°20'14.7500"N 104°10'1.5500"E

13 Sông Văn

Úc

Hải Phòng

Từ xã Hùng Thắng,

huyện Tiên Lãng, Hải

Phòng đến xã Thanh

Cƣờng, huyện Thanh

Hà, Hải Dƣơng

C22a 20°41'43.0934"N 106°40'55.3804"E

1.210 01/3-31/6

Đƣờng di cƣ sinh sản Cá Mòi

cờ chấm Knonsirus punctatus,

cá Mòi cờ hoa Clupanodon

thrissa bảo vệ một số loài đặc

hữu: Rƣơi Eunice viridis,

cua Ra Eriocheir sinensis, Cua

rạm Varuna litterata, Cá

Nhệch Pisodonophis boro,

Tôm rảo Metapenaeus ensis

3 Đã quy

định và

điều chỉnh C22b 20°41'55.1293"N 106°41'01.4716"E

C22c 20°49'20.9922"N 106°29'24.4219"E

C22d

20°49'15.8785"N 106°29'15.5170"E

14 Sông

Rạng

Hải Dƣơng

Toàn bộ sông

gồm xã Thanh Lang,

huyện Thanh Hà

C23a 20°55'04.2618"N 106°28'31.3313"E

300 15/3-31/5

Cá Mòi cờ chấm Knonsirus

punctatus, cá Mòi cờ

hoa Clupanodon thrissa

3 Đã quy

định và

điều chỉnh C23b 20°55'04.2786"N 106°28'27.8720"E

C23c 21°01'03.5723"N 106°24'45.3942"E

C23d 21°01'03.0908"N 106°24'39.6000"E

15 Sông Thái

Bình

Tiếp giáp với sông

Văn Úc đến hết địa

phận TP. Hải Dƣơng

C24a 20°52'16.6805"N 106°28'27.6154"E

800 15/3-31/5

3 Đã quy

định và

điều chỉnh C24b 20°57'26.4871"N 106°19'23.3472"E

C24c 20°52'15.4095"N 106°28'21.0824"E

C24d 20°57'35.0073"N 106°19'22.1225"E

16 Sông Mã Thanh Hóa

Hạ lƣu xã Định Công,

huyện Yên Định đến

khu vực thƣợng lƣu xã

Hoằng Khánh, huyện

Hoằng Hóa

C25a 19°46'32.3674"N 105°54'24.2953"E

1.190 15/3-30/6

Cá Bống bớp Bostrychus

sinensis, cá Mòi cờ

hoa Clupanodon thrisa, cá

Cháo lớn Megalops

cryprinoides, cá Mòi cờ

chấm Konosirus punctatus, cá

Mòi mõm tròm Nematalosa

naus

1 và 3 Đã quy

định và

điều chỉnh C25b 19°46'45.2924"N 105°54'22.0738"E

C25c 19°57'45.8445"N 105°44'55.9928"E

C25d

19°57'40.6517"N 105°44'52.3522"E

Từ ngã ba sông

Luồng, Hồi Xuân đến

khu vực cồn Thác

C26a 20°17'00.3922"N 105°21'30.6958"E

968 01/4-31/7

Cá Rầm xanh Bangana

lemassoni, cá Chiên Bagarius

rutilus, cá Lăng

1 và 2 Địa phƣơng

đã quy định C26b 20°16'55.9181"N 105°21'27.6257"E

C26c 20°22'03.3627"N 105°08'55.4258"E

199

TT Khu vực Tỉnh/thành

phố Địa danh/phạm vi Tọa độ

Diện

tích

(ha)

Thời gian

cấm (Từ

ngày

đến ngày)

Đối tƣợng chính đƣợc bảo vệ Đáp ứng

tiêu chí Ghi chú

Voi, xã Xuân Phú,

huyện Quan Hóa

C26d

20°21'58.9508"N 105°08'55.7747"E

Hemibagrus guttatus, cá Bỗng

Spinibarbus denticulatus,

Spinibarbus sinensis, Cá

Ngạnh Cranoglanis

bouderius...

Sơn La

H. Sông Mã từ Chiềng

Khƣơng đến hết thị

trấn Sông Mã

C27a 20°54'52.2210"N 103°57'45.8122"E

550 01/4- 31/7

Cá Rầm xanh Bangana

lemassoni, cá Chiên Bagarius

rutilus, cá Lăng chấm

Hemibagrus guttatus

1 và 2 Địa phƣơng

đã quy định C27b 20°54'52.7708"N 103°57'47.5268"E

C27c 21°03'19.5392"N 103°44'44.8919"E

C27d 21°03'19.2547"N 103°44'43.0206"E

17 Sông Lam Nghệ An

Cửa Hội – Khai Sơn

(Anh Sơn)

C28a 19°02'05.1501"N 104°58'33.1100"E

4.000 01/3-15/5

Cá Chình hoa Anguilla

marmorata, cá Mòi cờ hoa

Clupanodon thrissa, cá Moi cờ

chấm Konosirus punctatus

3

C28b 19°02'02.6800"N 104°58'28.1698"E

C28c 19°02'00.8802"N 104°57'46.1495"E

C28d 19°01'57.0699"N 104°57'46.2197"E

Ngã ba sông (sông

Hiếu – sông Lam)

C29a 18°56'09.3402"N 105°08'06.8507"E

26 01/6-15/9

Cá Lăng Hemibagrus guttatus,

cá Ghé Bagarius rutilus, Cá

Rầm xanh Bangana lemassoni,

Cá Trôi ta Cirrhinus

molitorella, Cá Ngạnh

Cranoglanis bouderius, cá Vền

Megalobrama terminalis, cá

Cầy Paraspinibarbus

macracanthus….

1 và 2

C29b 18°56'02.0900"N 105°08'08.9293"E

C29c 18°45'45.1700"N 105°45'31.8402"E

C29d

18°45'29.3899"N 105°45'36.2801"E

18 Sông Ba

Phú Yên

Ven bờ từ cửa sông Đà

Rằng tới khu vực Hòa

Định, huyện Phú Hòa

C30a 13°05'02.3988"N 109°19'55.3037"E

990 01/4-15/8

Cá Trà sóc Probarbus jullieni,

cá Trèn bầu Ompok

bimaculatus, cá Dảnh bông

Puntioplites bulu, cá Vồ đém

Pangasius larnaudii

1 và 2

C30b 13°05'24.5312"N 109°19'39.5922"E

C30c 12°59'51.3792"N 109°07'56.8776"E

C30d 12°59'42.9526"N 109°07'52.6670"E

Khu vực chân cầu

Sông Ba nối xã Đức

Bình Tây, huyện Sông

Hinh và TT. Củng

Sơn, huyện Sơn Hòa

C31a 13°02'30.0404"N 108°57'51.2698"E

92 01/4-15/8

Cá Còm Chitala ornata

1 và 2

C31b 13°02'20.7503"N 108°57'44.0500"E

C31c 13°02'57.7868"N 108°56'42.0868"E

C31d 13°03'04.3879"N 108°56'47.3784"E

Gia Lai Khu vực ven bờ đoạn C32a 13°21'48.1440"N 108°29'10.1393"E 53 01/4-15/8 Cá Chốt Mystus gulio, cá Vồ 1 và 2

200

TT Khu vực Tỉnh/thành

phố Địa danh/phạm vi Tọa độ

Diện

tích

(ha)

Thời gian

cấm (Từ

ngày

đến ngày)

Đối tƣợng chính đƣợc bảo vệ Đáp ứng

tiêu chí Ghi chú

sông chảy qua thị xã

Ayun Pa

C32b 13°21'45.4717"N 108°29'09.2267"E đém Pangasius larnaudii

C32c 13°23'44.4782"N 108°27'16.0301"E

C32d 13°23'45.0205"N 108°27'11.9776"E

Xã Yang Nam, huyện

Kông Chro

C33a 13°38'26.3423"N 108°30'35.8438"E

10 01/4-15/8

Cá Niên (cá Sỉnh gai)

Onychostoma laticeps, Cá Trà

sóc Probarbus jullieni, cá Chài

Leptobarbus hoevenii

1 và 2

C33b 13°38'27.7595"N 108°30'32.7474"E

C33c 13°38'43.0718"N 108°30'45.6750"E

C33d 13°38'41.2214"N 108°30'46.5822"E

19 Sông

Serepok

Đắk Lắk

Đoạn sau nhà máy

thủy điện Đray H‟Linh

đến hồ chứa thủy điện

Srêpốk 3 - Hòa Phú,

Hòa Xuân (BMT), Ea

Nuôl (Buôn Đôn)

C34

Theo quyết định 38/2020 QĐ-

UBND ngày 17/12/2020 của UBND

tỉnh

80 01/06 - 31/12 Cá Còm Chitala ornata, Cá

Chốt Mystus gulio, cá Lăng

nha Mystus wolffii, cá Chạch

bông Mastacembelus favus, cá

Chạch lửa Mastacembelus

erythrotaenia, Cá Ngựa nam

Hampala macrolepidota

1 và 2 Địa phƣơng

đã quy định

20

Huyện

Krông

Ana

16 khu vực sông, suối,

cánh đồng ngập lụt

huyện Krông Ana

C35

703 01/6 – 30/8

1 và 2 Địa phƣơng

đã quy định

21 Hồ Lắk

Buôn M'lieng, Buôn

Drung, Buôn B‟Hốc

(Liên Sơn, Yang Tao)

C36 52 Cả năm

2 Địa phƣơng

đã quy định

22 Hồ Ya Ly Kon Tum

Yaly 1 – xã Ya Tăng,

huyện Sa Thầy

C37a 14°20'30.6597"N 107°49'26.2250"E

36

01/4-31/6

Cá Thát lát Notopterus

notopterus, cá Duồng

bay Cosmochilus harmandi, cá

Ngựa xám Tor tambroides, cá

Niên (cá Sỉnh gai)

Onychostoma laticeps

2

C37b 14°20'32.5227"N 107°49'02.1310"E

C38c 14°20'12.9638"N 107°49'01.8872"E

C38d 14°20'12.0563"N 107°49'17.0206"E

Yaly 2 – xã Yaly,

huyện Sa Thầy

C39a 14°18'54.8033"N 107°48'31.6336"E

17

2

C39b 14°19'04.6675"N 107°48'29.8267"E

C39c 14°19'12.3233"N 107°48'42.9386"E

C39d 14°18'55.9983"N 107°48'44.8722"E

Yaly 3 –Xã La Chim,

huyện Sa Thầy

C40a 14°17'27.8745"N 107°51'27.8557"E

20

2

C40b 14°17'13.1538"N 107°51'35.0863"E

C40c 14°17'16.7901"N 107°51'47.6899"E

C40d 14°17'24.9568"N 107°51'40.8625"E

C40e 14°17'36.1468"N 107°51'39.1000"E

201

TT Khu vực Tỉnh/thành

phố Địa danh/phạm vi Tọa độ

Diện

tích

(ha)

Thời gian

cấm (Từ

ngày

đến ngày)

Đối tƣợng chính đƣợc bảo vệ Đáp ứng

tiêu chí Ghi chú

Yaly 4 – xã Đắk Năng,

huyện Sa Thầy

C41a 14°21'28.0683"N 107°53'03.9412"E

14

2

C41b 14°21'43.7658"N 107°53'00.6353"E

C41c 14°21'40.2740"N 107°52'54.1070"E

C41d 14°21'26.6116"N 107°52'54.6359"E

23 Sông

Đồng Nai

Đồng Nai

Từ đập Trị An qua

sông Đồng Nai

C42a 10°44'47.8320"N 106°46'55.4484"E

3.200

01/6 – 30/8

Cá Sơn Đài Ompok miostoma,

cá May Gyrinocheilus

aymonieri, cá Còm Chitala

ornate, cá Chìa Vôi

Proteracanthus sarissophorus

1 và 2 Đã quy

định và

điều chỉnh C42b 10°45'13.2984"N 106°46'42.1248"E

C42c 11°06'31.7412"N 106°58'05.5632"E

C42d 11°06'26.3016"N 106°58'05.3256"E

TP HCM

Sông Nhà Bè qua thị

trấn Nhà Bè, xã Phú

Xuân huyện Nhà Bè và

qua xã Bình Khánh,

An Thới Đông, Lý

Nhơn huyện Cần Giờ

C43a 10°25'17.6052"N 106°48'15.4296"E

5.000

1 và 2 Đã quy

định và

điều chỉnh C43b 10°24'43.1100"N 106°46'57.7776"E

C43c 10°42'15.6924"N 106°44'49.8228"E

C43d 10°42'19.4256"N 106°45'20.4048"E

Lâm Đồng

Khu vực Lộc Bảo,

huyện Bảo Lộc

C44a 11°52'31.9558"N 107°50'02.3640"E

157

1 và 2

C44b 11°52'42.3873"N 107°50'02.1602"E

C44c 11°51'34.0739"N 107°47'29.5861"E

C44d 11°51'43.5123"N 107°47'27.6526"E

Đinh Trang Thƣợng,

huyện Di Linh

C45a 11°46'26.3131"N 107°58'16.4262"E

100

1 và 2

C45b 11°46'33.6232"N 107°58'43.6008"E

C45c 11°47'03.2219"N 107°58'20.8859"E

C45d 11°47'07.8548"N 107°58'03.7578"E

24 Hồ Phƣớc

Hòa

Bình Phƣớc

Xã Nha Bích và Minh

Thắng, huyện Chơn

Thành

C46a 11°28'01.5803"N 106°42'36.0781"E

31 01/4-15/10

Cá Còm Chitala ornata

2

C46b 11°27'54.8677"N 106°42'31.3078"E

C46c 11°27'48.2921"N 106°43'06.7015"E

C46d 11°27'40.6746"N 106°42'55.1347"E

Xã Minh Thắng, huyện

Chơn Thành

C47a 11°28'37.4368"N 106°42'55.6337"E

10 01/4-15/10

Cá Ét mọi Labeo

chrysophekadion

2

C47b 11°28'37.6603"N 106°42'49.6836"E

C47c 11°28'53.1151"N 106°42'56.5873"E

C47d 11°28'51.6607"N 106°43'01.9009"E

Xã Minh Thắng, huyện

Chơn Thành

C48a 11°28'54.4743"N 106°42'34.2832"E 3

01/4-15/10

Cá Trê trắng Clarias batrachus

2

C48b 11°28'56.3231"N 106°42'31.8168"E

202

TT Khu vực Tỉnh/thành

phố Địa danh/phạm vi Tọa độ

Diện

tích

(ha)

Thời gian

cấm (Từ

ngày

đến ngày)

Đối tƣợng chính đƣợc bảo vệ Đáp ứng

tiêu chí Ghi chú

C48c 11°29'04.6048"N 106°42'35.3473"E

C48d 11°29'03.6840"N 106°42'37.9562"E

25

Búng

Bình

Thiên Lớn

An Giang

Xã Khánh Bình, Nhơn

Hội và thị trấn Long

Bình, huyện An Phú

C49a 10°54'59.3136"N 105°03'39.1860"E

122 01/4-15/9

Cá Trê trắng Clarias

batrachus, cá He vàng

Barbonymus schwanefeldii, cá

Ngựa nam Hampala

macrolepidota

1 và 2

C49b 10°55'06.4056"N 105°03'36.9180"E

C49c 10°55'19.5528"N 105°05'06.8820"E

C49d 10°55'33.2976"N 105°05'02.3064"E

Tổng số 49 khu 48.620ha

203

PHỤ LỤC 3.7. LOÀI THỦY SẢN NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM CẦN BẢO VỆ ĐƢỜNG DI CƢ, SINH SẢN VÙNG NỘI ĐỊA

TT Tên loài cá Thời gian sinh sản Đƣờng di cƣ cần bảo vệ Khoảng cánh di cƣ

1 Cá Mòi cờ chấm

Konosirus

punctatus

Sống ở biển di cƣ

vào các sông sinh

sản

- Từ tháng 12 đến tháng 01 năm sau.

- Từ tháng 3 - 5

Di cƣ từ cửa sông Hồng vào phía trong khu

vực Hƣng Yên, Hà Nội sinh sản

Từ cửa sông vào nội địa từ 80-180km

- Từ tháng 12 đến tháng 01 năm sau.

- Từ tháng 3 - 5

Di cƣ từ biển theo sông Thái Bình vào vùng

nƣớc ngọt sinh sản

Từ cửa sông vào nội địa từ 80-180km

- Từ tháng 12 đến tháng 01 năm sau.

- Từ tháng 3 - 5

Di cƣ từ biển vào sông Ninh Cơ sinh sản Từ cửa sông vào nội địa từ 80-200km

- Từ tháng 12 đến tháng 01 năm sau.

- Từ tháng 3 - 5

Di cƣ từ biển vào sông Mã Từ cửa sông vào nội địa từ 80-200km

- Từ tháng 12 đến tháng 01 năm sau.

- Từ tháng 3 - 5

Di cƣ từ biển vào hệ thống sông Vu Gia -

Thu Bồn sinh sản

Từ cửa sông vào nội địa từ 80-200km

2 Cá Mòi cờ hoa -

Clupanodon

thrissa

Sống ở biển di cƣ

vào các sông sinh

sản

Tháng 1 đến tháng 4 âm lịch hàng năm Cao Đại – Vĩnh Tƣờng (Việt Trì) Từ cửa sông vào nội địa khoảng

200km

Tháng 1 đến tháng 4 âm lịch hàng năm Xuân Canh - Đông Anh (Hà Nội) Từ cửa sông vào nội địa khoảng

200km

Tháng 1 đến tháng 4 âm lịch hàng năm Hoàng Hanh - Tiên Lữ (Hƣng Yên) Từ cửa sông vào nội địa khoảng 80km

Tháng 1 đến tháng 4 âm lịch hàng năm Sông Thƣơng, Sông Cầu (Bắc Giang) Từ cửa sông vào nội địa khoảng

200km

Tháng 1 đến tháng 4 âm lịch hàng năm Sông Lam (Nghệ An) Từ cửa sông vào nội địa khoảng 50km

Tháng 1 đến tháng 4 âm lịch hàng năm Sông Mã (Thanh Hóa) Từ cửa sông vào nội địa khoảng 50km

3 Các Chình bông –

Anguilla

marmorata

Sống ở nƣớc ngọt

di cƣ ra biển khơi

sinh sản

Tháng 2 đến tháng 6 hàng năm; tập

trung từ tháng 3-5 hàng năm.

Sông Hồng (Hà Nội, Hải Dƣơng, Hƣng

Yên, Nam Định).

Di cƣ từ sông ra biển theo mùa sinh

sản

Tháng 2 đến tháng 6 hàng năm; tập

trung từ tháng 3-5 hàng năm.

Đầm Châu Trúc Bình Định Di cƣ từ sông ra biển theo mùa sinh

sản

Tháng 2 đến tháng 6 hàng năm, tập

trung từ tháng 3-5 hàng năm.

Sông Ngàn Phố-Hà Tĩnh Di cƣ từ sông ra biển theo mùa sinh

sản

Tháng 2 đến tháng 6 hàng năm; tập

trung từ tháng 3-5 hàng năm.

Sông Hƣơng – Thừa Thiên Huế Di cƣ từ sông ra biển theo mùa sinh

sản

204

TT Tên loài cá Thời gian sinh sản Đƣờng di cƣ cần bảo vệ Khoảng cánh di cƣ

Tháng 2 đến tháng 6 hàng năm; tập

trung từ tháng 3-5 hàng năm.

Sông Trà Khúc – Quảng Ngãi Di cƣ từ sông ra biển theo mùa sinh

sản

4 Cá Chình mun

Anguilla bicolor

Sống ở nước ngọt,

ra biển sinh sản

Tháng 2 đến tháng 6 hàng năm; tập

trung từ tháng 3-5 hàng năm.

Đầm Châu Trúc Bình Định Di cƣ từ sông ra biển theo mùa sinh

sản

Tháng 2 đến tháng 6 hàng năm; tập

trung từ tháng 3-5 hàng năm.

Sông Ngàn Phố-Hà Tĩnh Di cƣ từ sông ra biển theo mùa sinh

sản

Tháng 2 đến tháng 6 hàng năm; tập

trung từ tháng 3-5 hàng năm.

Sông Hƣơng – Thừa Thiên Huế Di cƣ từ sông ra biển theo mùa sinh

sản

Tháng 2 đến tháng 6 hàng năm; tập

trung từ tháng 3-5 hàng năm.

Sông Trà Khúc – Quảng Ngãi Di cƣ từ sông ra biển theo mùa sinh

sản

5 Cá Cháy

(Tenualosa reevesi

(Rich., 1846))

Sống ngoài biển

khơi vào các sông

nƣớc ngọt sinh sản

Mùa cá đẻ tháng 4-6 Sông Đà (Thác Bờ, Hòa Bình), Di cƣ từ biển vào nội địa 200km

sông Hồng (Yên Bái, Phú Thọ), Di cƣ từ biển vào nội địa 200km

Sông Lô-Gâm, Sông Thao, sông Đà Di cƣ từ biển vào nội địa 200km

205

PHỤ LỤC 3.8 PHƢƠNG PHÁP LẬP QUY HOẠCH

1. Cách tiếp cận

- Tiếp cận tổng thể, hệ thống:

Quy hoạch bảo vệ và khai thác thủy sản đƣợc tích hợp trong quy hoạch kinh tế

xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch không gian biển và phù hợp với quy hoạch

vùng, tỉnh và các quy hoạch có liên quan, Chiến lƣợc Phát triển bền vững kinh tế biển

Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chiến lƣợc phát triển thủy sản Việt

Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045,...

Nghiên cứu toàn diện về điều kiện tự nhiên, môi trƣờng; tác động của biến đổi

khí hậu tới ngƣ trƣờng và nguồn lợi thủy sản; ngành nghề, tàu thuyền, công nghệ khai

thác, kinh tế xã hội nghề cá, truyền thống nghề cá, thị trƣờng, ….

Nghiên cứu, rà soát các quy định của các Luật, các văn bản quy phạm pháp

luật và các chính sách có liên quan của các ngành tác động tới hoạt động khai thác,

nuôi trồng, chế biến thủy sản, để bảo đảm việc đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ

trợ phát triển thủy sản, thống nhất, đồng bộ trong hệ thống luật pháp hiện hành, tránh

trùng lặp, chồng chéo.

Đảm bảo các nội dung, giải pháp đề xuất phù hợp; đáp ứng đƣợc các yêu cầu

hội nhập quốc tế.

- Tiếp cận chuỗi giá trị:

Các tác nhân tham gia chuỗi sản xuất, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản, do vậy,

chuỗi giá trị cần phải đƣợc hiểu thêm theo nghĩa “chuỗi giá trị toàn cầu” để đảm bảo

tính hiệu quả và đúng định hƣớng nghiên cứu. Tìm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu

trong tất cả các khâu có liên quan đến việc nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cho sản

phẩm. Trong KTTS sẽ tiếp cận từ ngƣ dân đến thu mua, chế biến và tiêu thụ. Giúp

cho quá trình truy truy nguồn gốc của sản phẩm đƣợc thuận tiện hơn, ổn định đƣợc

cung-cầu nguyên liệu thủy sản, hạn chế tối đa tình trạng mất cân bằng cung-cầu

nguyên liệu thủy sản.

- Tiếp cận theo quy luật thị trƣờng:

Thủy sản là ngành sản xuất hàng hóa lớn, có quan hệ trao đổi thƣơng mại với

trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới vì vậy sẽ chịu tác động rất lớn từ quy

luật của thị trƣờng. Cụ thể, chịu tác động của 4 quy luật nền kinh tế thị trƣờng nhƣ

sau: Quy luật giá trị; Quy luật cung-cầu; Quy luật giá trị thặng dƣ; Quy luật canh

tranh. Việc tiếp cận theo quy luật của thị trƣờng sẽ ổn định đƣợc cung-cầu sản phẩm.

- Tiếp cận về phát triển bền vững:

Phát triển đảm bảo sự bền vững về kinh tế, về môi trƣờng, về xã hộ; dựa trên

những căn cứ khoa học về điều kiện tự nhiên, môi trƣờng; hiện trạng khai thác và sử

dụng nguồn lợi thuỷ sản, tình hình kinh tế -xã hội đƣợc tổng hợp chọn lọc từ các

chƣơng trình điều tra nghiên cứu đã thực hiện cũng nhƣ những điều tra bổ sung, cập

nhật cơ sở dữ liệu.Dựa trên tất cả những thông tin và kết quả nghiên cứu này, đề xuất

các giải pháp quy hoạch, quản lý, sử dụng hợp lý và tiến đến phát triển bền vững

nguồn lợi thuỷ sản.

- Tiếp cận hệ sinh thái:

Quy hoạch phân chia theo các vùng sinh thái đặc trƣng và các yếu tố liên quan

nhƣ điều kiện tự nhiên, khí hậu, môi trƣờng sống, các yếu tố tác động đến khai thác,

bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản. Quan tâm tới đa dạng sinh học, môi trƣờng,

206

xu hƣớng diễn thế trong mối tƣơng quan qua lại với điều kiện tự nhiên và phát triển

kinh tế - xã hội trong vùng. Duy trì và phục hồi các hệ sinh thái, đảm bảo sự phát

triển bền vững.

2. Tài liệu và dữ liệu sử dụng lập quy hoạch

2.1. Nguồn số liệu lịch sử

Tài liệu và số liệu lịch sử sử dụng trong lập quy hoạch là số liệu về điều kiện

tự nhiên, môi trƣờng, hải dƣơng học, thủy sinh vật, dạng sinh học, nguồn giống hải

sản, nguồn lợi hải sản, đặc điểm sinh học, nghề cá thƣơng phẩm, kinh tế xã hội nghề,

bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản trong giai đoạn 2010-2020 thuộc các chƣơng

trình điều tra cơ bản, các đề tài/dự án, nhiệm vụ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

biển, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ và các

tỉnh/địa phƣơng. Toàn bộ tài liệu và số liệu đƣợc thu thập, tổng hợp, biên tập theo

chuyên đề phục vụ cho các nội dung lập quy hoạch. Danh mục tài liệu, số liệu của các

đề tài, dự án và nhiệm vụ khoa học sử dụng cụ thể nhƣ sau:

T i liệu số liệu c c dự n đi u tra c bản t i nguyên v môi trường biển:

Dự án I.1 - Đề án 47 “Điều tra tổng thể hiện trạng đa dạng sinh học các hệ sinh

thái biển Việt Nam phục vụ phát triển bền vững” (Đặng Văn Thi và nnk, 2012). Hệ

thống tài liệu tổng hợp về đa dạng sinh học, đa dạng hệ sinh thái và nguồn lợi thủy

sản.

Dự án I.2 - Đề án 47 “Điều tra tổng thể đa dạng sinh học các hệ sinh thái rạn

san hô và vùng ven đảo ở vùng biển Việt Nam phục vụ phát triển bền vững” (Đỗ Văn

Khƣơng và nnk, 2015). Tài liệu và số liệu môi trƣờng, đa dạng sinh học và hệ sinh

thái rạn san hô.

Dự án I.3 - Đề án 47 “Điều tra tổng thể đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng

ngập mặn ở vùng biển Việt Nam” (Trịnh Văn Hạnh và nnk, 2014). Tài liệu và số liệu

môi trƣờng, đa dạng sinh học và hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Dự án I.5 - Đề án 47 “Điều tra tổng thể đa dạng sinh học các hệ sinh thái bãi

bồi ven biển Việt Nam” (Ngô Xuân Nam và nnk, 2014). Tài liệu và số liệu môi

trƣờng, đa dạng sinh học và hệ sinh thái bãi bồi ven biển.

Dự án I.6 - Đề án 47 “Điều tra tổng thể đa dạng sinh học các hệ sinh thái cửa

sông ven biển Việt Nam” (Nguyễn Xuân Huấn và nnk, 2015). Tài liệu và số liệu môi

trƣờng, đa dạng sinh học và hệ sinh thái cửa sông ven biển.

Dự án I.7 - Đề án 47 “Điều tra tổng thể đa dạng sinh học các hệ sinh thái đầm

phá ven biển Việt Nam” (Nguyễn Văn Vịnh và nnk, 2015). Tài liệu và số liệu môi

trƣờng, đa dạng sinh học và hệ sinh thái đầm phá ven biển.

Dự án I.8a - Đề án 47 “Điều tra tổng thể hiện trạng nguồn thủy sản ven biển

Việt Nam, giai đoạn 2015-2016” (Nguyễn Quang Hùng và nnk, 2016). Tài liệu và số

liệu môi trƣờng, hải dƣơng học, đa dạng sinh học và hệ sinh thái, nguồn lợi thủy sản

ven bờ, sinh học và nghề cá ven bờ, công tác bảo vệ nguồn lợi.

Dự án I.8a - Đề án 47 “Điều tra tổng thể biến động nguồn thủy sản ven biển

Việt Nam, giai đoạn 2017-2020” (Trần Văn Cƣờng và nnk, 2020). Tài liệu và số liệu

môi trƣờng, hải dƣơng học, thủy sinh vật, đa dạng sinh học, nguồn giống hải sản,

nguồn lợi hải sản ven bờ, sinh học nghề cá, mùa vụ sinh sản, nghề cá thƣơng phẩm

ven bờ và công tác bảo vệ nguồn lợi.

Dự án I.8b - Đề án 47 “ Điều tra tổng thể hệ sinh thái thảm cỏ biển Việt Nam

207

năm 2016” (Nguyễn Văn Quân và nnk, 2016). Tài liệu và số liệu môi trƣờng, đa dạng

sinh học ở hệ sinh thái cỏ biển.

Dự án I.8b - Đề án 47 “Đánh giá hiện trạng và biến động đa dạng sinh học 5 hệ

sinh thái ven biển: rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, đầm phá và bãi bồi - cửa

sông, giai đoạn 2017-2019” (Nguyễn Văn Quân và nnk, 2020). Tài liệu và số liệu môi

trƣờng, đa dạng sinh học tại 05 hệ sinh thái đặc thù ven biển.

Dự án I.9/ĐA47 “Điều tra tổng thể hiện trạng nguồn lợi hải sản vùng biển Việt

Nam phục vụ phát triển bền vững”, giai đoạn 2011-2015 (Nguyễn Viết Nghĩa và nnk,

2015). Tài liệu và số liệu môi trƣờng, hải dƣơng học, thủy sinh vật, đa dạng sinh học,

nguồn giống hải sản, nguồn lợi hải sản vùng khơi (cá nổi nhỏ, cá nổi lớn, hải sản tầng

đáy...), sinh học các loài kinh tế.

Dự án I.9/ĐA47 “ Điều tra tổng thể biến động nguồn lợi hải sản biển Việt Nam

từ năm 2016 đến năm 2020” (Nguyễn Viết Nghĩa và nnk, 2020). Tài liệu và số liệu

môi trƣờng, hải dƣơng học, thủy sinh vật, đa dạng sinh học, nguồn giống hải sản,

nguồn lợi hải sản xa bờ (cá nổi nhỏ, cá nổi lớn, hải sản tầng đáy...), sinh học các loài

kinh tế, sinh học nghề cá, nghề cá thƣơng phẩm.

T i liệu số liệu c c đ t i cấp Bộ Nông nghiệp v Ph t triển Nông thôn:

Dự án “cá ngừ - WCPFC” thực hiện trong giai đoạn 2010-2018. Tài liệu và số

liệu nghề cá thƣơng phẩm và sinh học nghề cá ngừ.

Dự án “Điều tra Liên hợp Việt - Trung đánh giá nguồn lợi hải sản trong Vùng

đánh cá chung vịnh Bắc Bộ, giai đoạn III (2011-2013)” (Nguyễn Khắc Bát và nnk,

2013). Tài liệu và số liệu môi trƣờng, hải dƣơng học, thủy sinh vật, đa dạng sinh học,

nguồn giống hải sản, nguồn lợi hải sản ở vùng biển đánh cá chung vịnh Bắc Bộ, sinh

học các loài kinh tế, sinh học nghề cá, nghề cá thƣơng phẩm.

Dự án “Điều tra Liên hợp Việt - Trung đánh giá nguồn lợi hải sản trong Vùng

đánh cá chung vịnh Bắc Bộ, giai đoạn IV (2014-2016)” (Nguyễn Khắc Bát và nnk,

2016). Tài liệu và số liệu môi trƣờng, hải dƣơng học, thủy sinh vật, đa dạng sinh học,

nguồn giống hải sản, nguồn lợi hải sản ở vùng biển đánh cá chung vịnh Bắc Bộ, sinh

học các loài kinh tế, sinh học nghề cá, nghề cá thƣơng phẩm.

Dự án “Điều tra Liên hợp Việt - Trung đánh giá nguồn lợi hải sản trong Vùng

đánh cá chung vịnh Bắc Bộ, giai đoạn V (2017-2019)” (Nguyễn Khắc Bát và nnk,

2019). Tài liệu và số liệu môi trƣờng, hải dƣơng học, thủy sinh vật, đa dạng sinh học,

nguồn giống hải sản, nguồn lợi hải sản ở vùng biển đánh cá chung vịnh Bắc Bộ, sinh

học các loài kinh tế, sinh học nghề cá, nghề cá thƣơng phẩm.

Đề tài cấp Bộ “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp bảo vệ trứng cá -

cá con và ấu trùng tôm - tôm con ở vùng biển ven bờ vịnh Bắc Bộ, giai đoạn 2010-

2011” (Phạm Quốc Huy và nnk, 2011). Tài liệu và số liệu môi trƣờng, hải dƣơng học,

nguồn giống hải sản, sinh học các loài kinh tế.

Đề tài cấp bộ thƣờng niên “Điều tra ngƣ trƣờng - Điều tra thu thập số liệu nghề

cá phục vụ xây dựng dự báo ngƣ trƣờng khai thác hải sản biển Việt Nam, giai đoạn

2013 - 2020” (Nguyễn Hoàng Minh và nnk, 2020). Tài liệu và số liệu môi trƣờng, hải

dƣơng học, nghề cá thƣơng phẩm các loại nghề khai thác chủ đạo.

Đề tài cấp bộ “Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật nâng cao chất lƣợng dự báo

vùng phân bố cá ngừ đại dƣơng ở vùng biển Việt Nam” (Nguyễn Duy Thành và nnk,

2018). Tài liệu và số liệu môi trƣờng, hải dƣơng học, nghề cá thƣơng phẩm của nghề

khai thác cá ngừ đại dƣơng.

208

Dự án nội đồng “Điều tra nguồn lợi thuỷ sản vùng nội đồng giai đoạn 2018-

2020” (Nguyễn Thành Nam và nnk, 2021). Tài liệu và số liệu về môi trƣờng, đa dạng

sinh học, nguồn lợi thủy sản, sinh học, loại nghề khai thác.

Danh mục đ t i cấp Bộ Bộ Khoa học v Công nghệ:

Đề tài độc lập cấp Nhà nƣớc “Nghiên cứu quản lý nghề cá biển dựa trên tiếp

cận hệ sinh thái” (Vũ Việt Hà và nnk, 2019).

Đề tài độc lập cấp Nhà nƣớc “Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học và giải

pháp khai thác hợp lý, bảo vệ nguồn lợi hải sản ở vùng biển Quảng Nam và lân cận”.

Tài liệu và số liệu về điều tra nguồn lợi, sinh học các loài hải sản kinh tế và số liệu

nghề cá thƣơng phẩm.

Đề tài cấp nhà nƣớc KC.09.19/16-20 “Nghiên cứu dự báo khai thác nguồn lợi

cá nổi nhỏ biển Việt Nam” (Bùi Thanh Hùng và nnk, 2021).

Đề tài “Điều tra nguồn lợi hải miên trong hệ sinh thái ven đảo và đánh giá khả

năng cung cấp nguồn nguyên liệu cho y dƣợc” (Nguyễn Khắc Bát và nnk, 2016).

T i liệu v số liệu kh c: Các số liệu về đa dạng sinh học, nguồn lợi, nghề cá

thƣơng phẩm thuộc các nhiệm vụ cấp tỉnh.

Điều tra các nghề khai thác vùng biển ven bờ và vùng lộng biển Kiên Giang;

đề xuất sắp xếp lại cơ cấu nghề khai thác vùng biển ven bờ và vùng lộng biển Kiên

Giang.

Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ và nghề cá thƣơng

phẩm tỉnh Quảng Ngãi.

2.2. Số liệu điều tra, khảo sát bổ sung

Điều tra, khảo sát bổ sung các hạng mục số liệu còn thiếu, đảm bảo tính đầy

đẩu và cập nhật phục vụ cho công tác lập quy hoạch bao gồm:

+ Số liệu kinh tế xã hội nghề cá 28 tỉnh thành ven biển (kinh tế xã hội nghề cá,

hoạt động khai thác thủy sản, hoạt động bảo vệ, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy

sản, công tác quản lý nghề cá), trong đó 16 tỉnh khảo sát trực tiếp và 12 tỉnh ven biển

còn lại đƣợc thực hiện thu thập thông tin gián tiếp.

+ Số liệu khảo sát bổ sung tại 11 khu vực tiềm năng thành lập khu bảo tồn.

+ Số liệu điều tra môi trƣờng, hải dƣơng học, chất đáy, mức độ bằng phẳng,

nguồn lợi hải sản và sự đồng thuận của ngƣời dân tại 35 khu vực ven biển tiềm năng

hình thành khu vực cƣ trú nhân tạo.

+ Điều tra khảo sát xác định vị trí địa lý, ranh giới, diện tích, bản đồ khu bảo

vệ nguồn lợi thủy sản, khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn ở vùng nội địa tại

các thủy vực gồm: sông Đà, sông Gâm, sông Lô, sông Thái Bình, sông Rạng, sông

Văn Úc, sông Mã, sông Krong Ana, hồ Yaly (theo Quyết định số 541/QĐ-TTg ngày

20/4/2020).

2.3. Số liệu Bộ, ngành và địa phƣơng

+ Số liệu thủy sản thuộc Tổng cục Thống kê ban hành.

+ Số liệu tàu thuyền, cơ cấu nghề, sản lƣợng khai thác, bảo vệ nguồn lợi trực

thuộc Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Số liệu cung cấp thông tin, báo cáo hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi

thủy sản giai đoạn 2010-2020 của các tỉnh ven biển bằng văn bản.

+ Tài liệu và số liệu góp ý, cung cấp bổ sung thông tin của các tỉnh ven biển

209

bằng văn bản.

+ Số liệu còn lại của các Bộ ngành có liên quan đến lập quy hoạch thủy sản.

3. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.1. Phƣơng pháp kế thừa và tích hợp.

- Kế thừa số liệu liên quan đến lĩnh vực KT&BVNLTS từ Bộ NN&PTNT, Từ

các Bộ Ban ngành có liên quan; Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, Tổng cục

Thủy sản; Số liệu thống kê của các Sở NN&PTNT các tỉnh/thành phố trên cả nƣớc; Số

liệu thống kê nghề cá và dự báo nghề cá toàn cầu của FAO,... Ngoài ra, còn kế thừa

các dữ liệu phân tích đánh giá có liên quan đến KT&BVNLTS từ các đề tài nghiên cứu

của các Viện/Trƣờng cũng nhƣ của các Tổ chức phi chính phủ ở trong và ngoài nƣớc

có liên quan đến nghề cá của Việt Nam (Số liệu và dữ liệu tham khảo đƣợc trích dẫn

vào báo cáo theo qui định thể lệ trích dẫn khoa học theo qui định).

- Kế thừa, tổng hợp, phân tích và xử lý tất cả các thông tin, tài liệu, dữ liệu có

liên quan đã thu thập và cập nhật đƣợc trên phạm vi nghiên cứu về điều tra nguồn lợi

vùng nội địa, vùng biển; kinh tế xã hội nghề cá; dữ liệu về đa dạng sinh học tại các khu

bảo tồn biển, các khu vực có giá trị cao về tiềm năng đa dạng sinh học biển. Phân tích

đánh giá các tiêu chí bảo tồn phục vụ cho việc đề xuất thiết lập các khu bảo tồn biển tiềm

năng. Việc tổng hợp dữ liệu tại các khu vực nghiên cứu đƣợc tập trung vào các nghiên

cứu về nguồn lợi, đa dạng sinh học và bảo tồn biển trong giai đoạn 2010-2020.

- Kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu liên quan.

3.2. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát

3.2.1. Điều tra khảo sát về kinh tế x hội nghề cá

- Đối tƣợng điều tra: hộ gia đình tham gia hoạt động khai thác, bảo vệ nguồn lợi

thuỷ sản; cán bộ làm công tác quản lý nghề cá các cấp (xã, huyện, tỉnh).

- Phạm vi điều tra:

+ Đối với vùng biển, hải đảo: Lựa chọn 16/28 tỉnh ven biển có tiềm năng phát

triển khai thác thủy sản để điều tra, khảo sát chia theo 04 vùng biển: (1) Vịnh Bắc Bộ

(05 tỉnh): Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Quảng Bình; (2) Miền

Trung (05 tỉnh): Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa (3)

Đông Nam Bộ (04 tỉnh): Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre; (4) Tây

Nam Bộ (02 tỉnh): Cà Mau, Kiên Giang. 12 tỉnh ven biển còn lại thực hiện thu thập

thông tin gián tiếp.

- Đối với vùng nội địa: Thông tin đƣợc cập nhật theo dự án điều tra nguồn lợi

thuỷ sản vùng nội đồng giai đoạn 2018-2020.

- Nội dung điều tra: Kinh tế xã hội nghề cá; Hoạt động khai thác thuỷ sản; Hoạt

động bảo vệ, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản; Công tác quản lý nghề cá.

Phƣơng pháp điều tra:

- Phỏng vấn trực tiếp các hộ khai thác thủy sản phân theo 7 họ nghề (lƣới kéo,

lƣới rê, lƣới vây, nghề câu, chụp, dich vụ hậu cần và nhóm nghề khác), theo các nhóm

chiều dài (<12m, từ 12-15m, từ 15-24m và trên 24m).

- Thảo luận nhóm các đối tƣợng là cán bộ quản lý các cấp (tỉnh, huyện, xã và

cộng đồng ngƣ dân).

210

- Phỏng vấn sâu các đối tƣợng tham gia vào các hoạt động khai thác và bảo vệ

nguồn lợi thủy sản (tỉnh, huyện, xã và cộng đồng ngƣ dân).

3.2.2. Điều tra khảo sát khu vực tiềm năng thành lập bảo tồn biển

Điều tra khảo sát xác định vị trí địa lý, ranh giới, diện tích, bản đồ và đối tƣợng

bảo tồn tại khu vực có tiềm năng thành lập khu bảo tồn biển.

- Đối tƣợng điều tra: ranh giới hệ sinh thái điển hình; một số nhóm đối tƣợng

mục tiêu bảo tồn (san hô, cá rạn san hô, động vật đáy cỡ lớn)

- Phạm vi điều tra: tại 11 khu vực có tiềm năng thành lập khu bảo tồn biển bao

gồm: Quần đảo Long Châu (Hải Phòng), Hòn Ngƣ - Đảo Mắt (Nghệ An); rạn ngầm

lân cận Hòn La - Đảo Yến (Quảng Bình); bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng); xã đảo Tam

Hải (Quảng Nam); Vũng Rô và vùng rạn lân cận (Phú Yên); Cù Lao Xanh (Bình

Định); quần đảo Hòn Khoai (Cà Mau); đảo Hòn Sơn, xã Lại Sơn (Kiên Giang); Hòn

Mê (Thanh Hóa); Phú Quý (Bình Thuận) (theo Quyết định số 541/QĐ-TTg ngày

20/4/2020).

- Nội dung điều tra:

(1) Vị trí, ranh giới hệ sinh thái điển hình;

(2) Một số nhóm nguồn lợi là đối tƣợng bảo tồn (san hô, cá rạn; động vật đáy cỡ

lớn).

- Phƣơng pháp khảo sát xác định vị trí, ranh giới phân bố hệ sinh thái: Tại mỗi

khu vực điều tra, sử dụng phƣơng pháp Manta tow kết hợp máy định vị GPS theo quy

trình hƣớng dẫn của Kenchington (1984) để khảo sát xác định đặc điểm phân bố hệ

sinh thái điển hình. Các thông tin thu thập bao gồm: điểm tọa độ phân bố hệ sinh thái

điển hình từ đới ven bờ đến đới chân rạn (vùng hết phân bố); độ sâu phân bố, chỉ tiêu

độ che phủ nền đáy của các hệ sinh thái …Các chỉ tiêu thu thập là cơ sở cho việc

khoanh vùng phân bố hệ sinh thái, các vùng phân bố tập trung và có tính đa dạng sinh

học cao làm cơ sở xác định diện tích các vùng quan trọng cần bảo vệ nghiêm ngặt.

Ngoài ra thông tin khảo sát tổng quát hệ sinh thái cũng là cơ sở giúp lựa chọn các mặt

cắt đại diện cho khu vực nghiên cứu để tiến hành khảo sát chi tiết xác định các đối

tƣợng quan trọng cần ƣu tiên bảo tồn trong hệ sinh thái

- Phƣơng pháp điều tra nghiên cứu nguồn lợi (san hô, cá rạn san hô, động vật

đáy cỡ lớn) xác định các đối tƣợng bảo tồn: Sau khi lựa chọn đƣợc những mặt cắt dại

diện, áp dụng phƣơng pháp Reefcheck (Hodgson & Waddell, 1997), Wilkinson &

Baker (1994) tiến hành khảo sát tại các mặt cắt. Các thông tin thu thập trong quá trình

khảo sát bao gồm: thành phần loài; mật độ; sinh lƣợng, độ che phủ nền đáy của các hệ

sinh thái điển hình.

3.2.3. Điều tra khảo sát bổ sung khu vực cƣ trú nhân tạo tiềm năng

Điều tra khảo sát bổ sung xác định vị trí địa lý, ranh giới, diện tích, bản đồ khu

vực cƣ trú nhân tạo cho loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm, loài thủy sản có giá trị kinh

tế, khoa học, loài thủy sản bản địa, loài thủy sản đặc hữu ở vùng biển.

* Phạm vi điều tra

Điều tra, khảo sát 35 khu vực ven biển là nơi tập trung sinh sống của các loài

thuỷ sản còn non, có gía trị kinh tế, khoa học, loài thuỷ sản bản địa, loài thuỷ sản đặc

hữu, loài thuỷ sản nguy cấp, quý, hiếm (theo Quyết định số 541/QĐ-TTg ngày

211

20/4/2020). Các khu vực điều tra đƣợc xác định dựa trên nguồn dữ liệu lịch sử thuộc

các chƣơng trình điều tra, nghiên cứu đánh giá môi trƣờng và nguồn lợi biển giai đoạn

2010-2019.

* Nội dung điều tra

- Điều tra, khảo sát thực địa thu thập bổ sung thông tin đa dạng loài và đặc điểm

nguồn lợi hải sản tại khu vực thả rạn nhân tạo tiềm năng:

Điều tra nguồn lợi hải sản tầng đáy (cá biển, giáp xác, chân đầu, nhóm khác) sử

dụng lƣới kéo đáy đơn cá để xác định đa dạng thành phần loài, cấu trúc nguồn lợi, kích

thƣớc loài thủy sản có giá trị kinh tế, mật độ nguồn lợi, phạm vi phân bố theo không

gian làm cơ sở cho việc xác định đối tƣợng bảo vệ và phạm vi thả rạn. Thu thập, phân

tích 350 mẫu định lƣợng và định tính sản lƣợng mẻ lƣới kéo đáy đơn cá tại 175 trạm

điều tra khảo sát (2 mẫu/trạm x 5 trạm/khu vực x 35 khu vực). Thu thập, phân tích 525

mẫu thông tin sinh học, kích thƣớc các loài kinh tế ở khu vực điều tra.

- Điều tra, đánh giá đặc điểm một số yếu tố khí tƣợng, thủy văn, hải dƣơng học,

trầm tích và đo sâu xác định mức độ bằng phẳng địa hình đáy biển.

Điều tra, thu thập bổ sung dữ liệu khí tƣợng, thủy văn, hải dƣơng học cung cấp

dữ liệu xác định điều kiện phù hợp và đánh giá tính ổn định của khối rạn sau thả. Thu

thập 175 thông số dữ liệu khí tƣợng biển (nhiệt độ không khí, gió, khí áp), 175 thông

số sóng biển (cấp, hƣớng sóng), 175 thông số dòng chảy (hƣớng, tốc độ), 175 bộ thông

số nhiệt độ, độ muối, Chlorophyll-a nƣớc biển các tầng nƣớc. Các thông số, dữ liệu

đƣợc quan trắc với tần suất 1 thông số hoặc 1 bộ thông số/trạm và 5 trạm/khu vực.

Điều tra thu thập thông tin về độ sâu, mức độ bằng phẳng của nền đáy và đặc

điểm, tính chất nền đáy nhằm đảm bảo đủ điều kiện cho thả rạn, khối rạn không bị sụt

lún nhiều, nghiêng, chồng lấp lên nhau ảnh hƣởng giảm về độ phủ của rạn. Điều tra

khảo sát liên tục tại 35 khu vực khảo sát và thu thập, phân tích 4.550 ha thông tin độ

sâu đánh giá địa hình đáy biển. Thu thập và phân tích 175 mẫu trầm tích đáy biển, xác

định cấp hạt, chất đáy với tần suất 1 mẫu/trạm và 5 trạm/khu vực.

- Điều tra, khảo sát thu thập thông tin bổ sung về tình hình hoạt động khai thác

hải sản và thông tin quy hoạch ở khu vực thả rạn tiềm năng và lân cận:

Điều tra thu thập thông tin trong điều tra thu thập 240 phiếu số liệu tình hình

hoạt động khai thác hải sản trên biển tại khu vực thả rạn nhân tạo tiềm năng và lân cận

ở các tỉnh ven biển phân chia theo 4 vùng với 2 điểm điều tra/vùng và 30 phiếu/điểm.

Các thông tin điều tra, thu thập bao gồm: địa điểm điều tra; tàu và chuyến biển; nghề

và ngƣ cụ khai thác; ngƣ trƣờng hoạt động; thành phần và cơ cấu sản lƣợng khai thác.

Điều tra thu thập 240 phiếu thông tin về nguồn lợi, hoạt động nghề cá và sự

đồng thuận của ngƣ dân tại khu vực thả rạn nhân tạo tiềm năng và lân cận tại các tỉnh

ven biển phân chia theo 4 vùng với 2 điểm điều tra/vùng và 30 phiếu/điểm. Điều tra

thu thập thông tin phỏng vấn chuyên sâu 24 phiếu các đơn vị/cá nhân thuộc lĩnh vực

quản lý thủy sản có liên quan đến quy hoạch các khu vực thả rạn nhân tạo tiềm năng ở

các tỉnh ven biển phân chia theo 4 vùng hành chính với 3 tỉnh/vùng và 2 phiếu/tỉnh.

Thông tin điều tra tập trung vào tri thức bản địa về nguồn lợi tại các khu vực dự kiến

thả rạn, mức độ đồng thuận của cộng đồng ngƣ dân ven biển khi thả rạn, nhận thức và

hiệu quả khi thả rạn bảo vệ nguồn lợi. Điều tra thu thập các thông tin về quy hoạch của

địa phƣơng, quy hoạch của các ngành, xác định sự trùng lặp về phạm vi quy hoạch,

212

phân tích và đánh giá tác động ảnh hƣởng tiềm tàng đối với các ngành khác có liên

quan.

* Thiết bị và dụng cụ điều tra

Tàu điều tra, khảo sát khu vực thả rạn nhân tạo tiềm năng là tàu lƣới kéo đáy

đơn thuê của ngƣ dân Thanh Hóa TH90850TS (chặng 1, khu vực 1 đến khu vực 8), tàu

TH90619TS (chặng 2, khu vực 9 đến khu vực 16) và tàu Vũng Tàu BV7551TS (khu

vực 19 đến khu vực 35). Ngƣ cụ sử dụng điều tra, khảo sát nguồn lợi hải sản là lƣới

kéo đáy đơn cá có giềng phao 21,46m; giềng chì 25,7m; độ mở cao 2,0-3,0m; độ mở

ngang 10,7-12,9m; kích thƣớc mắt lƣới ở đụt 2a = 22mm. Thu mẫu các yếu tố thủy

văn và hải dƣơng sử dụng các thiết bị chuyên dụng sử dụng trong điều tra môi trƣờng

và hải dƣơng biển. Khí tƣợng (gió, sóng, nhiệt độ không khí, khí áp) đƣợc quan trắc

bằng máy đo gió cầm tay, máy đo khí tƣơng Testo và la bàn. Các thông số hải dƣơng

học (nhiệt độ, độ muối nƣớc biển, hàm lƣợng chlorophyll a) đƣợc thu bằng máy tự ghi

Compact CTD theo các tầng nƣớc và theo độ sâu với bƣớc ghi một số liệu/1m. Dòng

chảy đƣợc thu bằng máy Compact EM tự ghi các giá trị hƣớng và tốc độ dòng chảy tại

các giá trị độ sâu với bƣớc đo một số liệu/1 giây. Mẫu trầm tích đáy đƣợc thu thu bằng

gầu Petersen, bảo quan và mang về phòng thí nghiệm phân tích độ hạt trầm tích. Độ

sâu ở khu vực điều tra đƣợc thu thập liên tục bằng máy đo sâu đơn tia NK2000 kết nối

máy RTK tích hợp định vị vệ tinh GPS và hiệu chỉnh bằng hệ thống trạm bờ sử dụng

phần mềm chuyên dụng cài đặt trên máy tính xách tay.

* Phƣơng pháp điều tra

Điều tra, khảo sát thu thập dữ liệu và mẫu vật sử dụng các phƣơng pháp chuẩn

đƣợc quy định trong điều tra đa dạng sinh học, môi trƣờng và NLTS biển: Quy định kỹ

thuật khảo sát điều tra khí tƣợng biển theo Thông tƣ 34/TT-BTNMT áp dụng cho vùng

biển ven bờ có độ sâu từ 0 đến 20m nƣớc; Quy định kỹ thuật điều tra, khảo sát tổng

hợp tài nguyên, môi trƣờng biển độ sâu từ 20m nƣớc trở lên bằng tàu biển theo Thông

tƣ 57/2017/TT-BTNMT ngày 08/12/2017 (thay thế Thông tƣ 22/2010/TT-BTNMT

ngày 26/10/2010); Quy định về phƣơng pháp quan trắc và phân tích môi trƣờng của

Cục Bảo vệ Môi trƣờng, Bộ TN&MT năm 2004; Sổ tay hƣớng dẫn thu thập số liệu

điều tra nguồn lợi hải sản trên tàu nghiên cứu.

* Phƣơng pháp phân tích mẫu

Phân tích định loài cá bằng phƣơng pháp so sánh hình thái dựa vào các tài liệu

định loại của Việt Nam, khu vực và FAO, bao gồm: Nguyễn Hữu Phụng và nnk (1994-

1999); Nguyễn Hữu Phụng (1998); Nguyễn Hữu Phụng (2001); Nguyễn Khắc Hƣờng

(2001) và tài liệu FAO (Compagno, 1984; Carpenter and Niem, 1999; 2001), Lieske

và Myers (1996); Eschmeyer (1998), Lieske và Myers (2001); Rainboth (1996),

Nakabo T. (2002) và Froese và Pauly (2009). Động vật thân mềm một mảnh vỏ đƣợc

phân loại theo phƣơng pháp của Terrence và nnk (1996), Takashi Okutani (2000),

Carpenter and Niem (1998). Động vật thân mềm hai mảnh vỏ, chân bụng đƣợc phân

loại theo tài liệu của Kevin Lamprell & Thora Whitehead (1992), Jorgen Hylleberg

(1998) và Takashi Okutani (2000). Mẫu động vật giáp xác phân loại chủ yếu dựa theo

tài liệu trong nƣớc của Phạm Ngọc Đẳng và Trƣơng Vũ Hải (1981), Nguyễn Văn Khôi

(1994), Nguyễn Văn Chung và Phạm Thị Dự (1995), Đặng Ngọc Thanh và nnk

(1996), Nguyễn Văn Chung và nnk (2000), Nguyễn Văn Khôi (2001), Nguyễn Văn

Khôi và Nguyễn Văn Chung (2001), Thái Thanh Dƣơng và nnk (2002), Holthuis

213

(1980) và Carpenter and Niem (1998). Động vật da gai đƣợc phân loại dựa theo các tài

liệu của Carpenter and Niem (1998), Allen et al. (1994), Clark & Rowe (1971). Động

vật đáy đƣợc phân loại dựa theo phƣơng pháp hình thái của các tác giả Đỗ Công

Thung và ctv (1997, 1999).

Phân tích mẫu sinh học ngoài thực địa, cảng cá hoặc tại phòng thí nghiệm. Tần

suất chiều dài đƣợc đo theo nhóm với khoảng cách giữa các nhóm là 1cm (Sparre and

Venema, 1998) sử dụng chiều dài từ mút m m đến chẽ vây đuôi (FL) hoặc chiều dài

toàn phần (TL) ở loài có đuôi phân thùy đối với cá, chiều dài bao ao (ML) đối với

mực, chiều dài tổng số (TL) đối với tôm và chiều rộng mai (CW) đối với cua/ghẹ. Mẫu

sinh học đƣợc phân tích cho từng cá thể. Đo chiều dài với độ chính xác đến mm: chiều

dài FL, chiều dài SL hoặc chiều dài TL với cá; chiều dài áo (ML) đối với mực; chiều

dài tổng số (TL) và chiều dài vỏ đầu ngực (CW) đối với tôm; chiều rộng mai (CW) và

chiều dài mai (CL) đối với cua/ghẹ. Cân khối lƣợng cá thể và khối lƣợng tuyến sinh

dục bằng cân điện tử với độ chính xác đến 0,01gam. Xác định giới tính, giai đoạn phát

triển tuyến sinh dục và độ no dạ dày từng cá thể. Tuyến sinh dục cá đƣợc xác định theo

6 giai đoạn và độ no dạ dày xác định theo 5 bậc của Nikolsky (1963). Tuyến sinh dục

của mực xác định theo 6 giai đoạn Lipinski (1979). Tôm xác định theo 5 giai đoạn

theo tài liệu hƣớng dẫn của ICES (2010). Nhóm của/ghẹ đƣợc xác định theo 5 giai

đoạn của Sumpton et al., (1994). Cá và mực thành thục ở giai đoạn IV-VI và tôm,

cua/ghẹ thành thục ở giai đoạn IV, V.

Mẫu trầm tích đƣợc xử lý với nƣớc cho hết muối trong trầm tích, sau đó sử

dụng nƣớc cất và hydropeoxit (H2O2) để đuổi hết các chất hữu cơ có trong mẫu trầm

tích bột, sét. Sử dụng rây 0,014 mm dây ƣớt, phần cấp hạt lớn hơn 0,014mm đem phân

tích bằng phƣơng pháp rây, cấp hạt nhỏ hơn 0.063mm phân tích bằng phƣơng pháp

pipet. Khối lƣợng mẫu đƣợc cân trƣớc khi phân tích. Ghi khối lƣợng vào sổ phân tích.

Đổ mẫu vào bộ rây có kích thƣớc mắt rây đã đƣợc sắp xếp từ lớn tới nhỏ theo trật tự

sau: 1000μm; 500μm. 250μm; 125μm; 63μm, 31μm, 14μm. Sử dụng máy lắc, lắc cho

đến khi các cấp hạt ở trên các rây không rơi xuống nữa. Đổ từng cấp hạt trên từng rây

vào cốc đã đƣợc đánh số, sau đó đem sấy khô ở 110oC khoảng 2 - 3h, để nguội trong

bình hút ẩm, cân và ghi khối lƣợng từng cấp hạt vào sổ phân tích. Phân loại trầm tích

theo thang phân loại của Lisitzin (1986) và Udden-Wentworth (1922) đã đƣợc

UNESCO sử dụng làm tiêu chuẩn phân loại trầm tích biển và Ủy Ban Khoa Học Nhà

Nƣớc đã ban hành Quy phạm điều tra Tổng hợp biển năm 1982.

* Các chỉ số phân tích

Đa dạng thành phần loài động vật hải sản bắt gặp đƣợc tổng hợp theo trạm, khu

vực và chuyến điều tra. Phân tích và xác định danh mục các loài kinh tế, các loài có

giá trị khoa học, loài đặc hữu, loài bản địa, loài nguy cấp, quý, hiếm ở từng trạm điều

tra. Phân mức loài theo danh lục đỏ của IUCN bao gồm: loài nguy cấp (EN); sẽ nguy

cấp (VU); sẽ bị đe dọa (NT); ít lo ngại (LC); thiếu dẫn liệu (DD) và không đánh giá

(NE).

Cấu trúc nguồn lợi hải sản từng trạm và khu vực điều tra đƣợc xác định dựa

trên tỷ lệ thành phần sản lƣợng theo trọng lƣợng và theo số lƣợng cá thể bắt gặp trong

mẻ lƣới. Sản lƣợng của mẻ lƣới đƣợc chuẩn hóa theo đơn vị thời gian là 1 giờ kéo lƣới

để đồng bộ giữa các trạm điều tra. Tỷ lệ sản lƣợng của loài đƣợc xác định theo công

thức của Sparre và Venema (1998).

214

Mật độ nguồn lợi đƣợc xác định cho từng loài, nhóm loài, họ hải sản và nhóm

sinh thái ở từng trạm điều tra bằng phƣơng pháp diện tích của Guland (1969) dựa trên

sản lƣợng, độ mở ngang miệng lƣới, thời gian và vận tốc dắt lƣới. D là độ mở ngang

của miệng lƣới trung bình tính theo lý thuyết thiết kế lƣới kéo Michael King (1995).

Mật độ nguồn lợi đƣợc xác định tiếp cận theo sinh khối (kg/km2) và theo độ phong

phú (cá thể/km2). Chỉ số mật độ nguồn lợi đƣợc xác định tổng thể và tách riêng cho

nhóm loài kinh tế, nguy cấp, quý, hiếm.

Chiều dài trung bình, tỷ lệ đàn thủy sản non và tỷ lệ đàn thủy sản thành thục

sinh dục đƣợc xác định dựa trên dữ liệu sinh học xác định riêng cho loài ở từng khu

vực điều tra theo phƣơng pháp của Sparre và Venema (1998). Chiều dài thành thục lần

đầu Lm50 đƣợc xác định bằng hồi quy lặp phi tuyến tính theo công thức của Udupa

(1986). Trƣờng hợp dữ liệu sinh học không đủ để xác định chiều dài cá/tôm/mực sinh

sản lần đầu, các thông tin về kích thƣớc sinh sản của loài đƣợc tổng hợp từ tài liệu, kết

quả đã công bố và sử dụng cho phân tích, đánh giá.

Hiện trạng hoạt động khai thác đƣợc phân tích, đánh giá dựa trên bộ chỉ số nghề

cá theo hƣớng dẫn của FAO. Đối với dữ liệu nghề cá, các thông tin chính sử dụng cho

phân tích bao gồm: loại nghề, thời gian chuyến biển, số mẻ lƣới/ngày, thời gian khai

thác, năng suất khai thác, thành phần và tổng sản lƣợng khai thác và ngƣ trƣờng khai

thác.

Các chỉ số và thông tin kết quả điều tra hoạt động khai thác và nghề các đƣợc

phân tích theo phƣơng pháp thống kê mô tả, bao gồm: Đối tƣợng, trình độ, kinh

nghiệm ngƣời cung cấp thông tin; kiến thức bản địa và xu hƣớng biến động nguồn lợi;

hiệu quả hoạt động khai thác; cơ cấu và loại nghề hoạt động lân cận khu vực thả rạn

tiềm năng; hiện trạng hoạt động khai thác sai tuyến theo loại nghề; hiện trạng khai thác

xâm hại thủy sản non, nguyên nhân và đánh giá thời gian có mức xâm hại cao; các

hình thức bảo vệ nguồn lợi hiện hành và đánh giá mức hiệu quả theo đối tƣợng; quan

điểm và sự đồng thuận về thả rạn tạo nơi cƣ trú cho các loài thủy sản; tính cấp thiết và

đánh giá mức độ ảnh hƣởng sinh kế ngƣời dân khi thả rạn... Dữ liệu, thông tin từ điều

tra cơ quan/cá nhân quản lý đƣợc tổng hợp, số hóa và phân tích không gian, so sánh và

xác định mức độ trùng lặp về vị trí với các khu vực thả rạn tiềm năng. Đánh giá mức

độ ảnh hƣởng và tác động đến hoạt động khai thác thủy sản của ngƣời dân nếu trong

trƣờng hợp quy hoạch thả rạn bảo vệ nguồn lợi trùng với ngƣ trƣờng khai thác.

3.2.4. Điều tra khảo sát bổ sung khu bảo vệ nguồn lợi và khu vực cấm khai

thác thủy sản có thời hạn ở vùng nội địa.

Điều tra khảo sát xác định vị trí địa lý, ranh giới, diện tích, bản đồ khu bảo vệ

nguồn lợi thủy sản, khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn ở vùng nội địa.

* Phạm vi điều tra: Sông Đà, sông Gâm, sông Lô, sông Thái Bình, sông Rạng,

sông Văn Úc, sông Mã, sông Krong Ana, hồ Yaly (theo Quyết định số 541/QĐ-TTg

ngày 20/4/2020).

* Nội dung điều tra: Nguồn lợi thuỷ sản (cá, giáp xác, thân mềm); Nguồn giống

cá (trứng cá, cá con).

Phƣơng pháp điều tra theo quyết định số 529/QĐ-KHCN&HTQT ngày

30/9/2019 của Tổng cục Thuỷ sản ban hành Quy định kỹ thuật, định mức Kinh tế kỹ

thuật điều tra nguồn lợi thủy sản vùng nội đồng; Quyết định số 251/QĐ-TCTS-

BTPTNL ngày 15/5/2019 của Tổng cục Thủy sản phê duyệt Quy trình điều tra, đánh

215

giá nguồn lợi thủy sản vùng nội đồng.

3.3. Phƣơng pháp lập quy hoạch

3.3.1. Xây dựng các tiêu chí quy hoạch

a. Nguyên tắc xây dựng tiêu chí, cơ sở xác định các chỉ tiêu quy hoạch

Tiêu chí lựa chọn quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản đƣợc xây

dựng theo nguyên tắc phát triển bền vững, đạt hiệu quả kinh tế và phù hợp với pháp

luật Việt Nam, các quy định của quốc tế và khu vực. Việc xây dựng các tiêu chí phải

đảm bảo các yêu cầu sau đây:

- Phù hợp với quy định của Luật Thủy sản 2017 và các Luật khác có liên quan.

- Cụ thể hóa chủ trƣơng, chính sách phát triển bền vững kinh tế biển theo Nghị

quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XII

về Chiến lƣợc phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến

năm 2045; Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ đã ban hành Kế

hoạch tổng thể và Kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW

ngày 22/10/2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XII

về Chiến lƣợc Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến

năm 2045.

- Phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển, các quy

hoạch khác có liên quan và Chiến lƣợc phát triển bền vững Việt Nam, Chiến lƣợc phát

triển ngành thủy sản.

- Dựa trên cơ sở khoa học đã có và kết quả điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy

sản.

- Tăng cƣờng bảo tồn đa dạng sinh học; bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản;

hƣớng tới phát triển nghề cá hiệu quả, bền vững.

- Phù hợp với các công ƣớc, điều ƣớc, thỏa thuận quốc tế có liên quan mà Việt

Nam tham gia.

- Tiếp cận thận trọng dựa vào hệ sinh thái.

- Bảo đảm giữ vững chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

- Nâng cao giá trị sản xuất và thu nhập cho ngƣời dân.

b. Nội dung tiêu chí

1) Tiêu chí x c định khu bảo tồn biển

* Xác định vị trí và phân loại khu bảo tồn biển

Khu bảo tồn biển bao gồm vƣờn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, Khu bảo tồn

loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan. Tiêu chí xác định khu bảo tồn biển nhƣ sau:

- Vƣờn quốc gia phải có các tiêu chí chủ yếu sau đây: (1) Có hệ sinh thái tự

nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh

thái tự nhiên; (2) Là nơi sinh sống tự nhiên thƣờng xuyên hoặc theo mùa của ít nhất

một loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm đƣợc ƣu tiên bảo vệ; (3) Có giá trị

đặc biệt về khoa học, giáo dục; (4) Có cảnh quan môi trƣờng, nét đẹp độc đáo của tự

nhiên, có giá trị du lịch sinh thái.

216

- Khu dự trữ thiên nhiên: gồm có khu dự trữ thiên nhiên cấp quốc gia và khu dự

trữ thiên nhiên cấp tỉnh.

+ Khu dự trữ thiên nhiên cấp quốc gia phải có các tiêu chí chủ yếu sau đây: (1)

Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại diện

cho một vùng sinh thái tự nhiên; (2) Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục hoặc du

lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng.

+ Khu dự trữ thiên nhiên cấp tỉnh là khu thuộc quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh

học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng nhằm mục đích bảo tồn các hệ sinh thái

tự nhiên trên địa bàn.

- Khu bảo tồn loài - sinh cảnh: gồm có khu bảo tồn loài - sinh cảnh cấp quốc gia

và khu bảo tồn loài - sinh cảnh cấp tỉnh.

+ Khu bảo tồn loài - sinh cảnh cấp quốc gia phải có các tiêu chí chủ yếu sau

đây: (1) Là nơi sinh sống tự nhiên thƣờng xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài

thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm đƣợc ƣu tiên bảo vệ; (2) Có giá trị đặc biệt

về khoa học, giáo dục.

+ Khu bảo tồn loài - sinh cảnh cấp tỉnh là khu thuộc quy hoạch bảo tồn đa dạng

sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng nhằm mục đích bảo tồn các loài

hoang dã trên địa bàn.

- Khu bảo vệ cảnh quan: gồm có khu bảo vệ cảnh quan cấp quốc gia và Khu

bảo vệ cảnh quan cấp tỉnh.

+ Khu bảo vệ cảnh quan cấp quốc gia phải có các tiêu chí chủ yếu sau đây: (1)

Có hệ sinh thái đặc thù; (2) Có cảnh quan môi trƣờng, nét đẹp độc đáo của tự nhiên;

Có giá trị về khoa học, giáo dục, du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng.

+ Khu bảo vệ cảnh quan cấp tỉnh là khu thuộc quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh

học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng nhằm mục đích bảo vệ cảnh quan trên

địa bàn.

Xác định vùng bảo vệ nghiêm ngặt và ranh giới khu bảo tồn biển

- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

+ Là khu vực phân bố tập trung của một hay nhiều hệ sinh thái tự nhiên quan

trọng, có tính đa dạng sinh học biển cao và là nơi sinh sống tự nhiên, thƣờng xuyên

hoặc theo mùa của ít nhất 1 loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm.

+ Là khu vực xác định để bảo toàn nguyên vẹn, giữ nguyên hiện trạng và theo

dõi diễn biến tự nhiên của các loài động vật, thực vật thủy sinh và các hệ sinh thái tự

nhiên trên biển.

- Phạm vi và ranh giới khu bảo tồn biển

+ Diện tích, vị trí của các phân khu chức năng đƣợc xác định tùy thuộc các giá

trị cần bảo vệ, bảo tồn cho mỗi khu bảo tồn biển.

+ Diện tích khu bảo tồn biển thƣờng lớn hơn khoảng 5 lần diện tích vùng bảo

vệ nghiêm ngặt, vùng quan trọng nhằm mục tiêu bảo vệ chặt chẽ các giá trị bảo tồn

hoặc toàn bộ tài nguyên, môi trƣờng liên quan.

2) Tiêu chí x c định khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản

217

Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản là khu vực bảo vệ nơi cƣ trú, tập trung sinh sản,

nơi thủy sản còn non tập trung sinh sống thƣờng xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một

loài thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm hoặc loài thủy sản

bản địa hoặc loài thủy sản di cƣ xuyên biên giới đƣợc xác định dựa trên một trong các

tiêu chí sau:

- Đối với vùng nội địa

1) Là nơi tập trung sinh sản, nơi thủy sản còn non tập trung sinh sống thƣờng

xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản nguy

cấp, quý, hiếm quy định tại Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019.

2) Là nơi tập trung sinh sản, nơi thủy sản còn non tập trung sinh sống thƣờng

xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thủy sản bản địa.

3) Là nơi cƣ trú, tập trung sinh sản, nơi thủy sản còn non tập trung sinh sống

thƣờng xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thủy sản di cƣ xuyên biên giới.

- Đối với vùng biển:

1) Khu vực cƣ trú, tập trung sinh sản, nơi thủy sản còn non tập trung sinh sống

thƣờng xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo

quy định của Luật.

2) Khu vực cƣ trú, tập trung sinh sản, nơi thủy sản còn non tập trung sinh sống thƣờng xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thủy sản bản địa.

Khu vực cƣ trú, tập trung sinh sản, nơi thủy sản còn non tập trung sinh sống

thƣờng xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thủy sản di cƣ xuyên biên giới.

3) Tiêu chí x c định khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn

Khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn là khu vực cấm hoạt động khai thác

trong phạm vi không gian, thời gian nhất định và đƣợc xác định bởi một trong các tiêu

chí sau:

- Đối với vùng nội địa:

1) Khu vực tập trung sinh sản của loài thủy sản, khu vực có mật độ phân bố

trứng, ấu trùng, ấu thể của các loài thuỷ sản cao hơn so với vùng lân cận.

2) Khu vực tập trung sinh sống của thủy sản chƣa thành thục sinh sản, khu vực có mật độ phân bố cá con, tôm con và ấu trùng các loài thủy sản cao hơn so với vùng

lân cận.

3) Khu vực di cƣ sinh sản của loài thủy sản của loài thuỷ sản. 4) Khu vực cấm khai thác thủy sản của các tổ chức quản lý nghề cá khu vực mà

Việt Nam là thành viên hoặc không phải là thành viên.

- Đối với vùng biển:

1) Khu vực tập trung sinh sản của loài thủy sản kinh tế, mật độ phân bố trứng

của loài thủy sản cao, đạt mức trên 5.000 (trứng/1.000m3) nƣớc biển.

2) Khu vực tập trung sinh sống của thủy sản non chƣa thành thục sinh sản lần

đầu, khu vực có mật độ phân bố cá con, tôm con và ấu trùng thủy sản cao đạt mức trên

2.000 (cá thể/1.000m3) hoặc 5.000 tôm con, ấu trùng thủy sản (cá thể/1.000m

3) nƣớc

biển.

3) Khu vực nằm trên đƣờng di cƣ của loài thủy sản kinh tế, các loài thủy sản

218

quý hiếm có nguy cơ đe dọa (thú biên, rùa biển, cá ngừ, …).

4) Khu vực cấm khai thác thủy sản của các tổ chức quản lý nghề cá khu vực

mà Việt Nam là thành viên hoặc không phải là thành viên nhƣng có hợp tác.

4) Tiêu chí lựa x c định đường di cư sinh sản

Có ít nhất một loài thuộc Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo quy

định của pháp luật di cƣ sinh sản.

5) Tiêu chí x c định khu vực cư trú nhân tạo cho loài thuỷ sản

Khu vực cƣ trú nhân tạo cho các loài thủy sản nhằm bảo vệ các loài thủy sản

nguy cấp, quý, hiếm, loài thủy sản kinh tế quan trọng nhằm tạo điều kiện cho nguồn

lợi thủy sản tăng về mật độ và sinh lƣợng, tạo hiệu ứng tràn bổ sung nguồn lợi cho các

khu vực lân cận. Khu vực cƣ trú nhân tạo đáp ứng các tiêu chí sau:

1) Khu vực có độ sâu nhỏ hơn 30m nƣớc, dòng chảy tầng đáy nhỏ hơn 0,4 m/giây,

nền đáy bằng phẳng, chất đáy đảm bảo ổn định khối rạn sau khi thả.

2) Vị trí khu vực cƣ trú nhân tạo cho các loài thủy sản phù hợp với các quy hoạch

ngành khác có liên quan, không cản trở và ảnh hƣởng đến giao thông trên biển, không

tác động tiêu cực đến môi trƣờng biển và nguồn lợi thủy sản.

3) Khu vực có phân bố của các đối tƣợng cần bảo vệ bao gồm: loài thủy sản nguy

cấp, quý, hiếm, loài bản địa, loài di cƣ xuyên biên giới, các loài thủy sản kinh tế và

còn non tập trung sinh sống.

4) Khu vực có mật độ nguồn lợi cao và chiếm đa số là các đối tƣợng bảo vệ, trong

đó: số lƣợng loài bảo vệ chiếm trên 60% tổng số loài bắt gặp; loài bảo vệ chiếm trên

60% cấu trúc nguồn lợi theo tỷ lệ sản lƣợng và số lƣợng cá thể; mật độ nguồn lợi (độ

phong phú) của các loài bảo vệ đạt trên 50.000 cá thể/km2.

6) Tiêu chí x c định ngh ngư cụ cấm s dụng khai thác thủy sản

1) Nghề, ngƣ cụ gây nguy hại, hủy diệt nguồn lợi thủy sản, môi trƣờng sống của

loài thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh đã đƣợc đánh giá tác động quy định tại các

văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

2) Nghề, ngƣ cụ thuộc danh mục cấm theo quy định của tổ chức quản lý nghề cá

khu vực mà Việt Nam là thành viên hoặc không phải là thành viên nhƣng có

hợp tác.

3) Nghề khai thác xâm hại nguồn lợi có tính mùa vụ vào mùa sinh sản và ƣơng

nuôi nguồn giống thủy sản.

4) Nghề khai thác xâm hại nguồn lợi các đối tƣợng thủy sản kinh tế còn non, chƣa

đạt kích thƣớc khai thác cho phép và vƣợt quá mức 10% tỷ lệ thủy sản còn non

lẫn tạp trong sản lƣợng khai thác.

7) Tiêu chí x c định sản lượng khai thác thủy sản

1) Phù hợp với khả năng khai thác cho phép của trữ lƣợng nguồn lợi theo vùng và

theo các đối tƣợng khai thác chính.

2) Sản lƣợng khai thác xác định theo loại nghề, nhóm đối tƣợng và các ngƣ trƣờng

khai thác chính.

219

8) Tiêu chí x c định tàu thuy n v c cấu ngh khai thác thủy sản

1) Phù hợp với tiềm năng trữ lƣợng nguồn lợi, sản lƣợng khai thác cho phép theo

vùng và theo đối tƣợng khai thác chính.

2) Xác định số lƣợng tàu thuyền theo vùng biển, nhóm nghề khai thác. Phù hợp

với tiềm năng lợi thế, trữ lƣợng nguồn lợi thủy sản, khả năng khai thác cho

phép và thích ứng với biến đổi khí hậu.

3) Số lƣợng tàu cá các địa phƣơng đƣợc xây dựng trên cơ sở hiện trạng tàu cá, cơ

cấu nghề hiện nay; phù hợp với trữ lƣợng nguồn lợi thủy sản, khả năng khai

thác cho phép; phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội từng vùng, tỉnh

theo hƣớng giảm các nghề xâm hại nguồn lợi

4) Tuân thủ Luật Thủy sản năm 2017 và các văn bản qui định có liên quan; các qui

tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm của FAO và các công ƣớc quốc tế có liên

quan mà Việt Nam là thành viên và có sự hợp tác.

3.3.2. Các bƣớc lập quy hoạch

a) Bảo tồn biển

Bƣớc 1. Thu thập thông tin các căn cứ pháp lý, căn cứ khoa học, các quy định,

các tiêu chí xác lập khu bảo tồn biển của Việt Nam và khu vực.

Bƣớc 2. Tổng hợp dữ liệu thông tin liên quan đến quy hoạch khu bảo tồn biển

trên phạm vi cả nƣớc bao gồm: các khu vực đã thành lập khu bảo tồn biển, các khu

vực đã quy hoạch nhƣng chƣa thành lập, các khu vực đƣợc đề xuất trong các chƣơng

trình nghiên cứu, các khu vực tiềm năng khác. Các thông tin dữ liệu thu thập bao gồm:

phạm vi, ranh giới, mục tiêu và đối tƣợng bảo tồn ( hệ sinh thái đặc thù, đa dạng sinh

học, các loài nguy cấp, quy hiếm).

Bƣớc 3. Thu thập các thông tin căn cứ pháp lý liên quan đến định hƣớng quy

hoạch kinh tế xã hội, đặc biệt là các quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái

biển phục vụ phát triển bền vững tại các địa phƣơng ven biển có liên quan đến phạm vi

dự kiến đề xuất khu bảo tồn biển, khu vực có tiềm năng bảo tồn.

Bƣớc 4. Phân tích và xử lý dữ liệu khảo sát, dữ liệu tổng hợp (điểm tọa độ

khoanh vùng, độ sâu, vùng phân bố, phân bố tập trung và hiện trạng phát triển của hệ

sinh thái điển hình) phục vụ xác định quy mô ranh giới của các hệ sinh thái điển hình

tại các khu vực nghiên cứu.

Bƣớc 5. Tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu về đa dạng sinh học biển các

nhóm loài quan trọng (san hô, cỏ biển, cá rạn san hô, động vật đáy), các loài nguy cấp,

quy, hiếm phân bố trong hệ sinh thái nhằm xác định quy mô, ranh giới các khu vực

quan trọng, đặc thù, khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt.

Bƣớc 6. Chuẩn bị, biên tập bản đồ nền, tạo khuôn dữ liệu. Sử dụng phần mềm

Mapinfor để thể hiện các nội dung của bản đồ

Bƣớc 7. Biên tập và chồng các lớp thông tin địa lý khu vực, các lớp bản đồ

chuyên môn (phân bố hệ sinh thái điển hình, đa dạng sinh học, đƣờng đẳng sâu, điểm

đẳng sâu) nhằm xác định các khu vực đáp ứng có tính đa dạng sinh học cao, quan

220

trọng nhất đáp ứng đầy đủ các tiêu chí xác lập vùng bảo tồn nghiêm ngặt.

Bƣớc 8. Xác định tọa độ điểm mốc, khoanh vùng bảo vệ nghiêm ngặt, chiết

xuất dữ liệu diện tích, quy mô, ranh giới các khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt. Dựa

trên vị trí địa lý, quy mô của vùng bảo vệ nghiêm ngặt, điều kiện tự nhiên tại mỗi khu

vực để tiến hành xác định rạnh giới, phạm vi và quy mô của khu bảo tồn biển. Diện

tích khu bảo tồn biển thƣờng lớn hơn khoảng 5 lần diện tích vùng bảo vệ nghiêm ngặt,

vùng quan trọng nhằm mục tiêu bảo vệ chặt chẽ các giá trị bảo tồn hoặc toàn bộ tài

nguyên, môi trƣờng liên quan

Bƣớc 9. Tổng hợp, biên tập và hoàn thiện thông tin thể hiện đầy đủ các nội

dung chuyên môn và thể thức bản đồ khu bảo tồn biển theo quy định.

(Căn cứ các tiêu chí được phân tích, lựa chọn để xác định các khu quy hoạch)

b) Khu vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Bƣớc 1: Tổng hợp dữ liệu và thông tin có liên phục vụ lập quy hoạch khu bảo

vệ nguồn lợi thủy sản bao gồm: các khu vực bảo vệ nguồn lợi đã đƣợc thiết lập (phạm

vi, ranh giới, đối tƣợng, quy mô); dữ liệu thành phần và cấu trúc nguồn lợi thủy sản

các đối tƣợng nguy cấp, quý, hiếm, kinh tế, loài thủy sản bản địa; mật độ nguồn lợi;

tần suất bắt gặp; dữ liệu, thông tin thành thục sinh dục và mùa vụ sinh sản các loài; dữ

liệu môi trƣờng và hải dƣơng học có liên quan …

Bƣớc 2: Lọc dữ liệu, làm sạch và loại bỏ dữ liệu sai số thô. Phân tích xử lý số

liệu và thông tin xác định: các loài nguy cấp, quý, hiếm, loài kinh tế, loài bản địa theo

quy định của luật hiện hành; mật độ nguồn lợi; mùa vụ sinh sản; vị trí cƣ trú và sinh

sản; tần suất xuất hiện các loài; các yếu tố môi trƣờng/hải dƣơng học liên quan …

Bƣớc 3. Chuẩn bị dữ liệu, thông tin và biên tập dữ liệu bản đồ. Sử dụng phần

mềm Mapinfor xác định phân bố không gian, mật độ nguồn lợi thủy sản của các đối

tƣợng bảo vệ.

Bƣớc 4. Chồng lớp bản đồ các lớp thông tin xác định khu bảo vệ nguồn lợi, ƣu

tiên theo thứ tự các đối tƣợng cần bảo vệ thuộc nhóm 1, nhóm 2, loài thủy sản kinh tế,

loài bản địa. Khoanh vi xác định tọa độ các điểm ranh giới, đầu mút các khu vực bảo

vệ nguồn lợi.

Bƣớc 5: Tham chiếu dữ liệu gốc xác định thành phần nguồn lợi, đối tƣợng đƣợc

bảo vệ ở từng khu vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã xác định.

Bƣớc 6: Tổng hợp, biên tập và hoàn thiện thông tin về khu vực bảo vệ nguồn

lợi, gồm: tên khu vực; tỉnh; phạm vi ranh giới tọa độ các điểm đầu mút; quy mô diện

tích; đối tƣợng đƣợc bảo vệ …

(Căn cứ các tiêu chí được phân tích, lựa chọn để xác định các khu quy hoạch)

c) Khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn

Bƣớc 1: Tổng hợp dữ liệu và thông tin có liên phục vụ lập quy hoạch khu vực

cấm khai thác có thời hạn bao gồm: các khu vực cấm khai thác đã đƣợc ban hành

(phạm vi, ranh giới, đối tƣợng, quy mô); dữ liệu thành phần và cấu trúc nguồn giống

hải sản (cá, tôm…); danh mục đối tƣợng kinh tế; mật độ nguồn giống theo tháng; dữ

liệu, thông tin thành thục sinh dục và mùa vụ sinh sản các loài thủy sản kinh tế theo

221

vùng biển; dữ liệu môi trƣờng và hải dƣơng học có liên quan …

Bƣớc 2: Lọc dữ liệu, làm sạch và loại bỏ dữ liệu sai số thô. Phân tích xử lý số

liệu và thông tin xác định: mật độ nguồn giống trứng cá (trứng/1000m3), mật độ cá con

(cá thể/1000m3), tôm con, ấu trùng thủy sản (cá thể/1.000m

3), hệ số thành thục, tỷ lệ

xuất hiện cá con/thủy sản con non, các yếu tố môi trƣờng/hải dƣơng học liên quan …

theo từng thời điểm/tháng (đối với vùng biển).

Vùng nội địa đƣợc xác định theo tiêu chí.

Bƣớc 3. Chuẩn bị dữ liệu, thông tin và biên tập dữ liệu bản đồ. Sử dụng phần

mềm Mapinfor nội suy mật xác định phân bố mật độ nguồn giống thủy sản theo tháng.

Phân mức mật độ theo tiêu chí tƣơng ứng với từng đối tƣợng phân tích (trứng cá, cá

con, ấu trùng tôm tôm con, ấu trùng thủy sản). Xác định khu vực tập trung nguồn

giống theo đối tƣợng và theo từng tháng trong năm.

Bƣớc 4. Chồng lớp bản đồ các lớp thông tin về khu vực tập trung nguồn giống

thủy sản, xác định khu vực tập trung nguồn giống thủy sản, khu vực sinh sản tập trung,

khu vực ƣơng nuôi tập trung cá, tôm, loài thủy sản.

Bƣớc 5. Chồng lớp khu vực sinh sản tập trung và khu vực ƣơng nuôi tập trung

để xác định phạm vi khu vực cấm khai thác thủy sản. Khoanh vi xác định tọa độ các

điểm ranh giới, đầu mút các khu vực cấm.

Bƣớc 6: Tham chiếu dữ liệu gốc xác định thành phần nguồn giống thủy sản

đƣợc bảo vệ ở từng khu vực cấm khai thác thủy sản đã xác định.

Bƣớc 7: Xác định mùa vụ sinh sản, đối tƣợng sinh sản, thời điểm xuất hiện đàn

thủy sản non. Tổng hợp thông tin kết hợp với thời điểm có mật độ độ nguồn giống

thủy sản cao xác định thời gian cấm khai thác có thời hạn cho từng khu vực.

Bƣớc 8: Tổng hợp, biên tập và hoàn thiện thông tin về khu vực cấm khai thủy

sản có thời hạn, gồm: tên khu vực; tỉnh; phạm vi ranh giới tọa độ các điểm đầu mút;

quy mô diện tích; đối tƣợng đƣợc bảo vệ và thời gian cấm khai thác…

(Căn cứ các tiêu chí được phân tích, lựa chọn để xác định các khu quy hoạch)

d). Khu vực cứ trú nhân tạo cho các loài thủy sản vùng biển

Bƣớc 1: Tổng hợp dữ liệu và thông tin có liên phục vụ lập quy hoạch khu vực

cƣ trú nhân tạo cho các loài thủy sản bao gồm: các khu vực cƣ trú nhân tạo đã đƣợc

thiết lập do địa phƣơng cung cấp thông tin và đề xuất (phạm vi, ranh giới, đối tƣợng,

quy mô); dữ liệu thành phần và cấu trúc nguồn lợi thủy sản các đối tƣợng nguy cấp,

quý, hiếm, kinh tế, loài thủy sản bản địa; mật độ nguồn lợi; tần suất bắt gặp; dữ liệu,

thông tin thành thục sinh dục của các loài; dữ liệu điều kiện môi trƣờng tự nhiên, hải

dƣơng học (dòng chảy, nhiệt độ, độ muối, cholorophyll a…), độ sâu, trầm tích và chất

đáy, mức độ bằng phằng của đáy biển khu vực thả rạn tiềm năng, các thông tin khác có

liên quan …

Bƣớc 2: Lọc dữ liệu, làm sạch và loại bỏ dữ liệu sai số thô. Phân tích xử lý số

liệu và thông tin xác định các chỉ số và thông tin theo bộ tiêu chí đã xây dựng phục vụ

lập quy hoạch.

Bƣớc 3. Tổng hợp thông tin, dữ liệu, tham chiếu và đánh giá các khu vực, xác

định các khu vực đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về khu vực cƣ trú nhân tạo cho các loài

222

thủy sản.

Bƣớc 4: Chuẩn bị dữ liệu, thông tin và biên tập dữ liệu bản đồ. Sử dụng phần

mềm Mapinfor chồng lớp thông tin bản đồ xác định phạm vi, ranh giới các khu vực cƣ

trú nhân tạo.

Bƣớc 5: Tham chiếu dữ liệu gốc xác định thành phần nguồn lợi, đối tƣợng đƣợc

bảo vệ và các thông tin sơ bộ ở từng khu vực cƣ trú nhân tạo đã xác định và đƣa vào

quy hoạch.

Bƣớc 6: Tổng hợp, biên tập và hoàn thiện thông tin về khu vực cƣ trú nhân tạo

cho các loài thủy sản, gồm: tên khu vực; tỉnh; phạm vi ranh giới tọa độ các điểm đầu

mút; quy mô diện tích; đối tƣợng đƣợc bảo vệ; số loài bắt gặp; số loài kinh tế; độ sâu;

chất đáy; dòng chảy…

(Căn cứ các tiêu chí được phân tích, lựa chọn để xác định các khu quy hoạch)

e) Khai thác thủy sản

Bƣớc 1: Tổng hợp thông tin

1.1. Tiến hành tổng hợp thông tin về hiện trạng nguồn lợi, xác định trữ lƣợng

nguồn lợi trung bình cho giai đoạn 2016-2020 dựa trên kết quả điều tra nguồn lợi bằng

tàu nghiên cứu. Xác định trữ lƣợng trung bình cho từng vùng biển, gồm vịnh Bắc Bộ,

Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và vùng khơi. Xác định trữ lƣợng trung bình

của ở từng tuyến biển, gồm tuyến bờ, tuyến lộng, tuyến khơi. Xác định trữ lƣợng

trung bình của từng nhóm nguồn lợi chính gồm cá biển, giáp xác, động vật chân đầu

và nhóm khác.

1.2. Tiến hành tổng hợp thông tin về hệ số tử vong hàng năm trong giai đoạn

2016-2020 của các loài hải sản đại diện cho các nhóm nguồn lợi, gồm cá nổi nhỏ, cá

nổi lớn, cá tầng đáy, giáp xác, động vật chân đầu, gồm hệ tự nhiên, hệ số tử vong do

khai thác và hệ số tử vong toàn phần

1.3. Xác định hệ số tử vong trung bình và hệ số tử vong tối thiểu trong giai

đoạn 2016-2020 của các loài hải sản đại diện cho các nhóm nguồn lợi, gồm cá nổi nhỏ,

cá nổi lớn, cá tầng đáy, giáp xác, động vật chân đầu, gồm hệ tự nhiên, hệ số tử vong

do khai thác và hệ số tử vong toàn phần.

1.4. Tổng hợp thông tin về sản lƣợng và cƣờng lực khai thác hàng năm trong

giai đoạn 2014-2020, sản lƣợng và cƣờng lực khai thác bền vững tối đa của từng đội

tàu, theo từng nghề, ở các vùng biển khác nhau và trên toàn vùng bỉển.

1.5. Tổng hợp thông tin về hiện trạng số lƣợng tàu cá. Trong đó, tổng số tàu cá

từ 12m trở lên của các tỉnh đƣợc truy xuất từ cơ sở dữ liệu tàu cá (VN fishbase) của

Tổng cục Thuỷ sản và tàu dƣới 12m đƣợc tổng hợp từ các báo cáo số lƣợng tàu cá của

các tỉnh.

Bƣớc 2: Xác định khả năng khai thác nguồn lợi hải sản từ trữ lƣợng trung

bình trong giai đoạn 2016-2020

2.1. Xác định khả năng khai thác bền vững (MSY) cho từng vùng biển, tuyến

biển, đối với từng nhóm nguồn lợi dựa trên trữ lƣợng trung bình của giai đoạn 2016-

2020 bằng các phƣơng pháp khác nhau (phƣơng pháp Pauly, sử dụng hệ số tử vong tự

nhiên M = 1 và M trung bình; sử dụng phƣơng pháp Cadima với hệ số tử vong toàn

223

phần tối thiểu).

2.2. Xác định khả năng khai thác trên toàn vùng biển đối với từng nhóm nguồn

lợi bằng các phƣơng pháp khác nhau

2.3. Lựa chọn phƣơng án phù hợp đối với khả năng khai thác bền vững tối đa

từ các phƣơng pháp tính khác nhau. Xác định áp lực khai thác lên các nhóm nguồn lợi

dựa trên hệ số khai thác, sản lƣợng khai thác hàng năm và tỉ lệ khai thác xâm hại

nguồn lợi

Bƣớc 3. Xác định sản lƣợng khai thác cho phép dựa trên khả năng khai

thác đ đƣợc xác định và lựa chọn

- Đối với vùng biển

3.1. Xác định sản lƣợng khai thác cho phép dựa trên tiếp cận quản lý nghề cá

thích ứng, sử dụng hệ số tham chiếu F0,1 đối với từng nhóm nguồn lợi ở các vùng

biển, tuyến biển và trên toàn vùng biển.

3.2. Xác định sản lƣợng khai thác quy hoạch cho giai đoạn 2021-2030

3.3. Căn cứ sản lƣợng khai thác hàng năm trong giai đoạn 2014-2020, xác định

lộ trình cắt giảm sản lƣợng khai thác về sản lƣợng khai thác bền vững (MSY) hoặc sản

lƣợng khai thác tại điểm tham chiếu F0,1.

3.4. Phân bổ sản lƣợng khai thác quy hoạch cho giai đoạn 2021-2030 đối với

từng nhóm nguồn lợi, theo từng tuyến biển, từng vùng biển và tổng hợp trên toàn vùng

biển

Đối với vùng nội địa: Căn cứ sản lƣợng khai thác thủy sản trong giai đoạn

2010-2020, thực trạng sản lƣợng 7 vùng sinh thái, phân bố và nguồn lợi thủy sản các

vùng để tính toán sản lƣợng khai thác hợp lý giai đoạn 2021-2030.

Bƣớc 4. Xác định số lƣợng tàu cá cho phép trong giai đoạn 2021-2030

4.1. Chuyển đổi tổng cƣờng lực khai thác bền vững (FMSY) theo tổng số ngày

tàu khai thác ở từng vùng biển thành số lƣợng tàu khai thác ở ngƣỡng bền vững. Xác

định số lƣợng tàu khai thác ở ngƣỡng bền vững và ngƣỡng quản lý nghề cá thận trọng

tại F0,1 đối với từng nghề khai thác cụ thể.

4.2. Đối với các nghề khai thác mà kết quả mô hình đánh giá đã xác định là

khai thác quá mức, thực hiện cắt giảm số lƣợng tàu cá hiện tại về ngƣỡng quản lý

nghề cá thận trọng

4.3. Đối với nghề khai thác mà kết quả mô hình đánh giá đã xác định là khai

thác ở ngƣỡng bền vững (FMSY hoặc F0,1), không thực hiện điều chỉnh tăng mà giữ

nguyên số lƣợng hiện thời

4.4. Đối với nghề cá thiếu thông tin về sản lƣợng và cƣờng lực khai thác, giữ

nguyên số lƣợng hiện thời

4.5. Đối với nhóm nghề khác, cơ quan quản lý tàu cá không phân loại thành

nghề khai thác cụ thể, giữ nguyên số lƣợng hiện thời.

4.6. Tổng hợp tổng số lƣợng tàu khai thác cho phép sau khi đã thực hiện điều

chỉnh, cắt giảm ở các bƣớc nêu trên và đƣa ra số lƣợng tàu cá khai thác cho phép trong

giai đoạn 2021-2030 đối với từng đội tàu, từng nghề, theo tuyến biển, vùng biển và

224

toàn vùng biển.

Bƣớc 5. Điều chỉnh cơ cấu nghề, số lƣợng tàu cá và sản lƣợng khai thác cho

phép

5.1. Cắt giảm các tàu cá vi phạm nghề cấm ở vùng biển ven bờ theo quy định

của Thông tƣ 19/2018/TT-BNNPTNT.

5.2. Rà soát tổng số lƣợng tàu cá theo cơ cấu nghề. Căn cứ trên mức độ xâm

hại nguồn lợi, đánh giá và xác định tỷ trọng sản lƣợng bị xâm hại cho từng loại nghề là

cơ sở điều chỉnh cơ cấu nghề và số lƣợng tàu. Nghề lƣới kéo có tỷ trọng sản lƣợng lớn,

ƣu thế, thực hiện cắt giảm nghề lƣới kéo về ngƣỡng 10% trong cơ cấu nghề khai thác.

Số lƣợng tàu lƣới kéo dƣ ra do cắt giảm đƣợc chuyển đổi sang các nghề khai thác bị

động và nghề khai thác có tỉ lệ xâm hại nguồn lợi thấp là nghề câu và nghề lƣới rê.

Trong đó, các tỉnh có số lƣợng tàu lƣới kéo bị cắt giảm nhiều sẽ đƣợc ƣu tiên giữ lại

50% tổng số tàu bị cắt giảm để chuyển đổi nghề. Số lƣợng tàu cắt giảm còn lại từ việc

điều chỉnh số lƣợng tàu lƣới kéo về 10% đƣợc phân bổ cho các tỉnh khác để chuyển

đổi sang nghề câu và nghề lƣới rê.

5.3. Điều chỉnh sản lƣợng khai thác của nghề lƣới kéo cho giai đoạn 2021-

2030 giảm xuống tƣơng ứng với số lƣợng tàu lƣới kéo bị cắt giảm. Sản lƣợng dôi dƣ

của nghề lƣới kéo đƣợc điều chỉnh sang các nghề khai thác hƣớng tới đối tƣợng hải

sản tầng đáy.

(Căn cứ các tiêu chí được phân tích, lựa chọn để xác định các khu quy hoạch)

3.4. Phƣơng pháp tham vấn, chuyên gia.

- Phƣơng pháp chuyên gia: Xin ý kiến của chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong

quản lý, lĩnh vực bảo vệ và khai thác thủy sản thông qua những cuộc gặp trực tiếp, qua

email, điện thoại và qua hội thảo trực tiếp và online.

- Tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp và sự đồng thuận của các nhà khoa

học, chuyên gia, nhà quản lý và các đối tƣợng liên quan về lĩnh vực bảo vệ và khai

thác thủy sản.

3.5. Phƣơng pháp xây dựng bản đồ.

a) Kế thừa hệ thống các bản đồ giấy, bản đồ số và dữ liệu địa lý đã có (bản

đồ địa hình, các bản đồ quy hoạch, bản đồ rà soát, điều chỉnh quy hoạch, tƣ liệu ảnh

vệ tinh…) làm dữ liệu tham chiếu, dữ liệu bổ sung cho việc lập bản đồ bản đồ hiện

trạng, bản đồ phân vùng và bản đồ khoanh định khu vực thuộc gói thầu.

b) Thu thập dữ liệu số từ nguồn chính thức hệ thống bản đồ địa hình quốc

gia tỷ lệ 1/1.000.000 số lƣợng 12 mảnh bản đồ, bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ

1/500.000 số lƣợng 17 mảnh và bản đồ địa hình đáy biển kết hợp với bản đồ địa hình

quốc gia ở tỷ lệ 1/50.000 với số lƣợng 251 mảnh làm dữ liệu nền cho 3 hệ thống bản

đồ đƣợc thành lập đồng thời làm tƣ liệu phục vụ công tác điều tra khảo

sát ngoài thực địa.

c) Thu thập bổ sung ảnh vệ tinh độ phân giải trung bình, độ phân giải cao

từ các nguồn khác nhau nhƣ Sentinel-1, Sentinel-2, Landsat, SPOT, Planet Scope...

cập nhật mới nhất hỗ trợ cập nhật hiện trạng cho các Khu vực dự kiến thành lập khu

bảo tồn biển; khu vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản; khu vực cấm khai thác thủy sản có

thời hạn; khu vực cƣ trú nhân tạo cho loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm, loài thủy

225

sản có giá trị kinh tế, khoa học, loài thủy sản bản địa, loài thủy sản đặc hữu... đồng

thời trở thành tƣ liệu cho việc xây dựng hệ thống bản đồ trong gói thầu.

d) Thu thập, biên tập và xây dựng dữ liệu địa lý theo đúng quy định của

nhà nƣớc theo Thông tƣ số 02/2012/TT-BTNMT ngày 19/3/2012 của Bộ tài nguyên

và Môi trƣờng về việc quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin địa

lý cơ sở nhằm phục vụ công tác lập bản đồ và các phép phân tích không gian trong

quá trình nghiên cứu, xây dựng quy hoạch.

e) Hệ thống các bản đồ là các bản đồ chuyên đề đƣợc thành lập bằng công

nghệ tin học sử dụng các phần mềm chuyên dụng để xây dựng hệ thống bản đồ và

dữ liệu địa lý nhƣ Mapinfo; AcrGIS; QGIS; Microstation; ENVI...

Các lớp dữ liệu GIS đƣợc xây dựng nhƣ dữ liệu nền, dữ liệu hải văn, dữ liệu

phân chia ranh giới trên biển… đƣợc xây dựng bằng các phƣơng pháp và kỹ thuật phân

tích không gian (Spatial Analysis) trong GIS bên cạnh việc đƣợc sử dụng để thành lập

3 hệ thống bản đồ còn đƣợc sử dụng để tham gia vào các phân tích, tính toán và đánh

giá trong quá trình quy hoạch theo bộ tiêu chí và đảm bảo các quy trình và phƣơng

pháp đã lựa chọn

3.6. Phƣơng pháp dự báo.

3.6.1. Dự báo sản lƣợng, cƣờng lực khai thác

- Sử dụng các mô hình phân tích hồi qui đơn biến và đa biến nhằm tìm ra các

quy luận vận động của số liệu trong quá khứ từ đó dự báo cho tƣơng lai trong giai

đoạn 2021-2030 liên quan đến các trƣờng dữ liệu về sản lƣợng, giá trị, xuất khẩu,...

- Dự báo khai thác hải sản gồm dự báo sản lƣợng khai thác và dự báo ngƣ

trƣờng khai thác. Dự báo sản lƣợng khai thác đƣợc thực hiện dựa trên chuỗi số liệu về

sản lƣợng và cƣờng lực khai thác theo thời gian. Dự báo ngƣ trƣờng khai thác đƣợc

thực hiện dựa trên phân tích tƣơng quan đa biến giữa nguồn lợi hải sản với các yếu tố

môi trƣờng, hải dƣơng học.

- Dự báo sản lƣợng khai thác có thể đƣợc thực hiện ở nhiều cấp độ khác nhau

nhƣ dự báo tổng sản lƣợng khai thác hoặc dự báo sản lƣợng khai thác cho các nhóm

nguồn lợi hoặc cho loài cụ thể khi nguồn dữ liệu đáp ứng đƣợc.

- Để lập quy hoạch khai thác hải sản, việc dự báo sản lƣợng khai thác là cần

thiết. Từ nguồn số liệu cƣờng lực và sản lƣợng khai thác theo chuỗi thời gian, cƣờng

lực và sản lƣợng khai thác tối ƣu sẽ đƣợc xác định dựa trên mô hình thặng dƣ sản

lƣợng theo Scheafer (1957), hoặc Fox (1970) hoặc Lae (1997). Trong đó, mô hình

Scheafer (1957) và hoặc Fox (1970) đƣợc áp dụng phổ biến đối với nghề cá biển, mô

hình Lae (1997) thƣờng đƣợc áp dụng cho xác định sản lƣợng và cƣờng lực khai thác

đối với thuỷ vực nƣớc đứng nội địa đƣợc thể hiện tại hình 1 và hình 2 phía dƣới.

226

Hình 3. Mô phỏng tƣơng quan giữa cƣờng lực và sản lƣợng khai thác theo các mô hình

Scheafer (1957), Fox (1970) và Lae (1997)

Mô hình Scheafer (1954) và Fox (1970) đƣợc sử dụng để xác định sản lƣợng

khai thác bền vững tối đa (MSY) và cƣờng lực khai thác bền vững (fMSY). Theo mô

hình Scheafer thì năng suất khai thác trên một đơn vị cƣờng lực tƣơng quan với cƣờng

lực khai thác theo phƣơng trình

Y/f = a + bf

với Y là sản lƣợng khai thác và f là cƣờng lực khai thác. Các hằng số a và b

đƣợc xác định bằng phƣơng pháp bình phƣơng tối thiểu tƣơng ứng với phƣơng trình

Y = af+bf2

Sản lƣợng khai thác bền vững tối đa đƣợc xác định theo công thức MSY = -

a2/4b và fMSY = -a/2b.

Theo Fox (1970) thì ln(Y/f) = a + bf với a và b là các hằng số đƣợc xác định

dựa trên phân tích tƣơng quan giữa ln(Y/f) và f. Sản lƣợng khai thác đƣợc mô phỏng

theo phƣơng trình:

Y = f.e(a+bf)

Sản lƣợng khai thác bền vững tối đa đƣợc xác định theo công thức MSY = -

1/b.e(a-1)

và cƣờng lực khai thác bền vững là fMSY = -1/b.

Trong quản lý nghề cá, sau khi sản lƣợng và cƣờng lực khai thác tối đa đƣợc xác định,

hạn hạch khai thác đƣợc tính toán dựa trên các điểm theo chiếu quản lý nghề cá. Hiện

nay, để quản lý nghề cá, các nƣớc châu âu thƣờng sử dụng hệ số F0,1 hoặc F0,2. Từ các hệ

số này, sản lƣợng khai thác cho phép sẽ đƣợc xác định tƣơng ứng với cƣờng lực khai

thác cho phép.

Hệ số F0,1 và F0,2 đƣợc xác định là fMSY giảm đi tƣơng ứng 10% và 20%. Khi

xác định đƣợc F0,1 và F0,2 thì sản lƣợng khai thác tƣơng ứng với F0,1 (YF0,1) và F0,2

(YF0,2) sẽ đƣợc xác định, làm căn cứ cho việc phân bố hạn ngạch khai thác về cƣờng

lực hoặc sản lƣợng cho từng nghề, từng đội tàu.

227

Hình 4. Mô phỏng hệ số quản lý nghề cá F0,1 và hệ số khai thác tối đa (Fmax)

Ở nƣớc ta, chuỗi dữ liệu theo thời gian về sản lƣợng và cƣờng lực khai thác

đƣợc thu thập trong giai đoạn 2014-2020 cho phép tính toán sản lƣợng và cƣờng lực

khai thác bền vững tối đa và xác định hạn ngạch khai thác theo các hệ số F0,1 hoặc F0,2.

Với nguồn dữ liệu này, căn cứ khoa học cho việc quy hoạch sản lƣợng khai thác có thể

đáp ứng đƣợc theo các kịch bản khác nhau dựa trên các mô hình toán học cụ thể.

3.6.2. Dự báo tác động của BĐKH đến bảo vệ và khai thác thủy sản

a. Phân tích tính dễ bị tổn thƣơng

Có rất nhiều khái niệm và phƣơng pháp luận để đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng,

mỗi phƣơng pháp yêu cầu các chuỗi số liệu, dạng số liệu khác nhau. Từ số liệu nghiên

cứu đƣợc, báo cáo lựa chọn phƣơng pháp luận Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí

hậu (IPCC, 2007) để sử dụng trong việc tính toán tính dễ bị tổn thƣơng khu vực nghiên

cứu. Tính dễ bị tổn thƣơng do BĐKH đƣợc định nghĩa là mức độ mà hệ thống dễ bị tác

động và không có khả năng chống chịu trƣớc những tác động tiêu cực của BĐKH

(IPCC, 2007). Tính dễ bị tổn thƣơng là hàm số của đặc tính, quy mô, và tốc độ của

biến đổi khí hậu và nhiễu động mà một hệ thống bị lộ diện, tính nhạy cảm và năng lực

thích ứng của hệ thống đó.

Tính dễ bị tổn thƣơng ở đây đƣợc xem xét dựa trên 3 yếu tố là tình trạng dễ bị

ảnh hƣởng (Exposurc), độ nhạy cảm (Sensitivity) và năng lực thích ứng (Adaptive

capacity).

V (Tính dễ bị tổn thư ng) = f (Exposure (tình trạng dễ bị ảnh hư ng),

Sensivity (độ nhạy cảm) Adaptive capacity (năng lực thích ứng))

Trong đó:

- Exposure (Tình trạng dễ bị ảnh hưởng hay còn gọi là phơi nhiễm): Là những

biểu hiện của thay đổi khí hậu cũng nhƣ những biến động về tần suất và mức độ của

các hiện tƣợng thời tiết cực đoan, thiên tai.

- Sensivity (Độ nhạy cảm): Là mức độ một hệ thống bị ảnh hƣởng tiêu cực hoặc

tích cực do biến đổi hoặc dao động khí hậu. Tác động có thể trực tiếp (ví dụ nhƣ sự

228

thay đổi sản lƣợng cây trồng trong việc đáp lại dao động của nhiệt độ) hoặc tác động

gián tiếp (ví dụ nhƣ thiệt hại gây ra bởi sự gia tăng tần suất lũ lụt ven biển do mực

nƣớc biển dâng).

- Adaptive capacity (Năng lực thích ứng): Khả năng điều chỉnh của một hệ

thống trƣớc tác động của BĐKH (bao gồm cả thay đổi và hiện tƣợng cực đoan khí

hậu) nhằm làm nhẹ thiệt hại tiềm tàng, tận dụng cơ hội mà BĐKH đem lại hoặc dễ ứng

phó với những hậu quả.

- Vulnerability (Tính dễ bị tổn thương): Trong nghiên cứu này đƣợc hiểu là hàm

số cùa một loạt các yếu tố kinh tế - xã hội, điều kiện vật lý, tự nhiên thể hiện thông qua

ba nhân tố trên (mức độ ảnh hƣởng, độ nhạy cảm và năng lực thích ứng). Mức độ ảnh

hƣởng càng lớn và độ nhạy cảm càng cao thì mức độ dễ bị tổn thƣơng càng lớn. Nếu

năng lực thích ứng đƣợc cải thiện thì mức độ dễ bị tổn thƣơng sẽ giảm đi.

1) Xây dựng chỉ số độ ph i nhiễm (E):Việc đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng

đƣợc xác định dựa trên khái niệm của (IPCC, 2007). Qua đó, độ phơi nhiễm E

(Exposure, hay đƣợc quan niệm là mức độ khắc nghiệt) biểu thị các tác nhân và điều

kiện thời tiết khí hậu của môi trƣờng chứa các thành phần của hệ thống. Theo quy

trình hƣớng dần đánh giá của Viện Khoa học Khí tƣợng thủy văn và Môi trƣờng

(IMHEN, 2011) việc nhận diện định tính biểu hiện và tác động của BĐKH đến lĩnh

vực thủy sản đƣợc xác định nhƣ bảng 1 phía dƣới:

Bảng 44. Sơ bộ về tác động của BĐKH đến lĩnh vực thủy sản

Các yếu tố

khí hậu Xu thế

Đối tƣợng

bị tác động Tác động, rủi ro

Nhiệt độ Tăng Thủy sản

Vƣợt quá điều kiện sống của các loài, thay

đổi nguồn cá bố mẹ và nguồn giống tự

nhiên, tăng nguy cơ dịch bệnh và các bệnh

mới, xuất hiện các giống ngoại lai.

Lƣợng mƣa Tăng,giảm Thuỷ sản Thay đổi môi trƣờng sống của thủy sản

nƣớc mặn.

Các hiện tƣợng

khí tƣợng cực

đoan: Bão,

ATNĐ, hạn hán,

rét đậm...

Tăng

Năng suất và

cơ sở hạ tầng,

đánh bắt thủy

hải sản

Phá hủy cơ sở hạ tầng, thiệt hại trong sản

xuất, gián đoạn sản xuất và tăng xâm nhập

mặn.

Nguồn IMHEN, 2011

Nhƣ vậy có thể nhìn nhận rằng, Mức độ phơi nhiễm (E) trong việc đánh giá tình

trạng dễ bị tổn thƣơng do biến đổi khí hậu đến KTHS đƣợc hiểu là mức độ hứng chịu

hay tác động của các tác nhân liên quan đến thiên tai và khí hậu và tác động trực tiếp

đến thủy sản. Trên thực tế cũng nhƣ theo lý thuyết thì càng nhiều các thành phần liên

quan đến mức độ khắc nghiệt thì đánh giá sẽ càng chính xác và xác thực. Tuy nhiên,

căn cứ vào điều kiện cụ thể của khu vực đánh giá và sự sẵn có của thông tin, số liệu và

biến thành phần độ phơi nhiễm lựa chọn các chỉ số: Nhiệt độ bề mặt nƣớc biển, Chỉ số

bão, Số ngày nhiệt độ trên 350C, đƣợc thể hiện tại bảng 2 phía dƣới..

Bảng 45. Khung chỉ số phơi lộ (E) đối với nghề khai thác hải sản

229

Biến chính Khai thác hải sản Đơn vị Nguồn số liệu

Chỉ số phơi

lộ E

E1 - Nhiệt độ bề mặt nƣớc biển 0C

Dữ liệu vệ tinh,

IMHEN E2 - Chỉ số bão

E3 - Số ngày nhiệt độ trên 35

oC

0C

2) X c định biến thành phần độ nhạy (S):Theo định nghĩa của IPCC thì mức

độ nhạy cảm (Sensitivity) là mức độ của một hệ thống chịu tác động (trực tiếp hoặc

giản tiếp) có lợi cũng nhƣ bất lợi bởi các tác nhân kích thích liên quan đến khí hậu.

Nhƣ vậy độ nhạy cảm đối với KTHS chính là các yếu tố làm gia tăng các tác động (có

lợi cũng nhƣ bất lợi) đến KTHS.

Các yếu tố chỉ thị cho mức độ nhạy cảm đối với KTHS có thể làm tăng hay

giảm mức độ nhạy cảm đối với các tác động của biến đổi khí hậu cũng nhƣ các hiện

tƣợng thời tiết cực đoan và có chung một sổ yếu tố chỉ thị. Để áp dụng vào điều kiện

thực tế tại Việt Nam và căn cứ vào sự sẵn có của số liệu, các yếu tố phụ của mức độ

nhạy cảm đƣợc lựa chọn sử dụng, đƣợc thể hiện tại bảng 3 phía dƣới..

Bảng 46. Khung chỉ số độ nhạy cảm (S) đối với nghề khai thác hải sản

Biến

chính Khai thác hải sản Đơn vị Nguồn số liệu

Chỉ số

độ

nhạy

cảm

(S)

S1 - Sản lƣợng khai thác Tấn

Báo cáo thống kê S2 - Số lƣợng tàu thuyền Tàu

3) X c định biến thành phần khả năng thích ứng (AC): Theo (Handmer,

Dovers and Downing, 1999; IPCC, 2012). Khả năng thích ứng cùa một hệ thống có thể

đƣợc hình thành cơ bản dựa trên các hoạt động của con ngƣời và ảnh hƣởng đến các

yếu tố xã hội và sinh lý của một hệ thống (IPCC, 2012). Các yếu tố quyết định kinh tế

- xã hội của khả năng thích ứng đƣợc xác định là rất khái quát và chung chung nhƣ

giáo dục, thu nhập, sức khoẻ, trái lại các yếu tố quyết định khác là rất cụ thể đến từng

tác động của biến đổi khí hậu (lũ lụt hoặc hạn hán) ví dụ nhƣ thể chế, kiến thức và

công nghệ. Mức độ khả năng thích ứng thấp tại các nƣớc đang phát triển thƣờng có

liên quan mật thiết đến đói nghèo.

Từ phân tích trên ta có thể tựu chung lại các chỉ số dùng để xác định khả năng

thích ứng cho KTHS , đƣợc thể hiện tại bảng 4 phía dƣới.

Bảng 4. Khung chỉ số thích ứng (AC) đối với nghề khai thác hải sản

Biến

chính Khai thác hải sản

Đơn

vị Nguồn số liệu

Chỉ số

thích

ứng

AC1 - Số khu neo đậu tàu thuyền

Khu

neo

đậu

Báo cáo thống kê,

điều tra khảo sát

230

(AC) AC2 - Tổng sức chứa vùng nƣớc neo đậu tàu

Tàu

AC3 - Tỷ lệ hộ nghèo %

Dữ liệu về các yếu tố chỉ thị thƣờng khác nhau về thứ nguyên và bậc đại lƣợng

do đó cần phải tiến hành chuẩn hóa, đƣa các dữ liệu đó về cùng một đại lƣợng trƣớc

khi tiến hành xác định chỉ số cuối cùng. Trƣớc hết phải xác định quan hệ giữa các yếu

tổ chỉ thị và chỉ số dễ bị tổn thƣơng. Có 02 loại hàm thƣờng đƣợc sử dụng: giá trị chỉ

số tăng cùng với sự tăng (giảm) giá trị cùa yếu tố chỉ thị. Ví dụ, giả sử chúng ta thu

thập đƣợc thông tin về sự thay đổi giá trị nhiệt độ lớn nhất hoặc thay đổi lƣợng mƣa

trung bình năm,... R ràng là khi giá trị của các chỉ thị đó thay đổi theo chiều hƣớng

tăng cao hơn thì sẽ làm cho chỉ số dễ bị tổn thƣơng do BĐKH tăng lên do sự thay đổi

của các biến đổi khí hậu sổ làm tăng tính dễ bị tổn thƣơng tại khu vực nghiên cứu.

Trong trƣờng hợp này, có thể nói rằng các biến đổi khí hậu có quan hệ đồng biến với

tính dễ bị tổn thƣơng vả thủ tục chuẩn hóa đƣợc thực hiện thông qua công thức sau:

Có thể thấy, các giá trị của Xij nằm trong khoảng từ 0-1 .Trong đó, 1 tƣơng

ứng với giá trị lớn nhất trong khi 0 sẽ là giá trị nhỏ nhất của vùng/khu vực nghiên cứu.

Cũng có các biến có quan hệ nghịch biến với chỉ số, nếu tỷ lệ biết đọc, viết cao

tại một khu vực, thì khả năng nhận biết các tác động và khả năng ứng phó với tác động

của BĐKH tại khu vực đó sẽ cao và vì vậy tính dễ bị tổn thƣơng sẽ giảm đi. Nhƣ vậy,

tỷ lệ biết đọc biết viết có quan hệ nghịch biến với tính dễ bị tổn thƣơng, nhƣng lại có

quan hệ đồng biến với khả năng thích ứng (Adaptive capacity- Adaptation). Ngƣời ta

xác định giá trị chuẩn hóa của các biến này theo công thức sau:

4) X c định trọng số: Sau khi chuẩn hóa số liệu, chúng ta cần biết đƣợc đóng

góp (hay trọng số) của từng chỉ số đối với thành phần chính E, S và AC. Trọng số của

từng chỉ số phụ cũng là cơ sở để đánh giá tầm quan trọng của các chỉ số. Có nhiều

phƣơng pháp để xác định trọng số trong đó phổ biến là phƣơng pháp trọng số cân bằng

(giá trị trọng số nhƣ nhau giữa các chỉ số), phƣơng pháp đánh giá chuyên gia trong đó

các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực sẽ cho giá trị trọng số dựa vào đóng góp

trong thực tiễn của chỉ số đó. Cả hai phƣơng pháp trên đều đã đƣợc áp dụng nhiều

trong các nghiên cứu, tuy nhiên các phƣơng pháp này cũng bộc lộ một số nhƣợc điểm

sau. Đối với phƣơng pháp trọng số cân bằng, do giá trị trọng số đều bằng nhau nên

khó có thể đƣa ra những đánh giá về tầm quan trọng của từng chỉ số và hơn nữa điều

này không đúng trong thực tế. Phƣơng pháp chuyên gia cho phép sát với thực tế hơn

nhƣng lại yêu cầu một đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và phải có hiểu biết vềđịa

phƣơng. Do vậy, báo cáo này lựa chọn phƣơng pháp tính trọng số bất cân bằng của

Iyengar và Sudarshan (1982) bằng phƣơng pháp toán học trong đó đánh giá trọng số

của từng chỉ số dựa trên độ lệch chuẩn của từng chỉ số.

(1)

(2)

231

Trọng số của từng chỉ số thành phần đƣợc xác định bởi công thức:

Trong đó:

-Wj là trọng số của chỉ thị thành phần con thứ j của E, S, AC.

-Var(xj) là phƣơng sai của chỉ số phụ thứ j đƣợc xác định bởi công thức:

- C: đƣợc xác định bởi công thức sau:

Trong đó:- m: số các yếu tố thành phần đóng góp vào chỉ số tổn thƣơng;

5) Xây dựng chỉ số dễ bị tổn thư ng: Sau khi tính toán đƣợc các thành phần

của hàm tổn thƣơng, chỉ số tổn thƣơng sẽ đƣợc xác định theo công thức:

Trong đó:

- E là dộ phơi nhiễm

- S là độ nhạy cảm

- AC là khả năng thích ứng

- V là chỉ số dễ bị tổn thƣơng (0 ≤ V ≤ 1)

Nhƣ vậy ta thấy chỉ số dễ bị tổn thƣơng sẽ dao động trong khoảng từ 0 đến 1

(ứng với V = 0 thì ít tổn thƣơng nhất. V = 1 ứng với tổn thƣơng cao nhất).

b. Phân tích tác động của biến đổi khí hậu

Theo nghiên cứu của (Nguyễn Ngọc Thanh và cộng sự, 2015; Cao Lệ Quyên,

2012) mô hình tổng quát tiếp cận hàm sản xuất nhằm lƣợng giá và dự báo thiệt hại đối

với KTHS Việt Nam đến năm 2035 và 2050 dƣới tác động của BĐKH có dạng lý

thuyết nhƣ sau:

Y = f(XiCCj)

Trong đó:

Y: Là sản lƣợng KTHS;

Xi (i = 1,2,3,… k): là các yếu tố đầu vào liên quan đến sản xuất (vốn, lao

động,…);

CCj (j = k+1, k+2,… k+n): là các biến liên quan đến BĐKH.

Trong KTHS, các yếu tố đầu vào chính có tác động đến sự tăng trƣởng sản

lƣợng bao gồm: Số tàu cá (TC); Vốn đầu tƣ (VĐT); lao động (LĐ),… ngoài ra, kết quả

(3)

(4)

(5)

(6)

232

sản xuất còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu môi trƣờng và BĐKH (nhiệt độ, lƣợng

mƣa, bão và áp thấp, nƣớc biển dâng,…). Từ những lập luận trên, và từ phƣơng trình

khung phân tích hàm sản xuất (1), mô hình đề xuất phù hợp trong nghiên cứu này có

dạng hàm số sau:

1) Mô hình ước lượng t c động của BĐKH đến KTHS như sau:

Log(Sanluongt) = β0+ β1Log(Vondtt) + β2Log(Laodongt) + β2Log(Congsuatt) +

β4NDTBt + β5Luongmuat + β6Baot+ β7Apthapt+ β9Dongt+ β10NBDt+ εt

Trong đó: Sanluongt là sản lƣợng thủy sản khai thác năm t (nghìn tấn)

Vondtt là vốn đầu tƣ năm t (tỷ đồng)

Laodongt là số lƣợng ngƣời lao động KTTS năm t (nghìn ngƣời)

Congsuatt là tổng công suất tàu cá (nghìn CV)

NDTBt là nhiệt độ trung bình năm t (°C)

Luongmuat là lƣợng mƣa trung bình năm t (mm)

Baot là số lƣợng cơn bão trong năm t (cơn)

Apthapt là số lƣợng ATNĐ xuất hiện trong năm t (cơn)

Dongt là số lƣợng cơn dông năm t (cơn)

NBDt là mực nƣớc biển dâng năm t (cm)

Βi,j là các hệ số thực nghiệm

2) Phư ng ph p kiểm định:

Để mô hình phân tích và dự báo có kết quả tốt, sai số dự báo thấp, kiểm định

hiện tƣợng tự tƣơng quan và đa cộng tuyến đƣợc thực hiện theo công thức (3) và (4):

(Nguyễn Ngọc Thanh và cộng sự, 2015; Cao Lệ Quyên, 2012)

a) Kiểm định hiện tượng tự tư ng quan:

- Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến (Durbin-Watson-DW): Đƣợc thể hiện

bằng công thức sau: (Nguyễn Ngọc Thanh và cộng sự, 2015; Cao Lệ Quyên, 2012)

Xem xét tính tự tƣơng quan bằng kiểm định Durbin-Watson, ở kiểm định này

ngƣời ta thƣờng áp dụng quy tắc kiểm định đơn giản sau: (i) Nếu 1 < d < 3 thì kết luận

mô hình không có tự tƣơng quan; (ii) Nếu 0 < d < 1 thì kết luận mô hình có tự tƣơng

quan dƣơng; (iii) Nếu 3 < d < 4 thì kết luận mô hình có tự tƣơng quan âm (Nguyễn

Ngọc Thanh và cs. 2015; Cao Lệ Quyên, 2016; Nguyễn Tiến Hƣng, 2018). Tuy nhiên

nhƣợc điểm lớn nhất của kiểm định này chỉ cho phép phát hiện tự tƣơng quan bậc 1

không phát hiện tự tƣơng quan bậc cao hơn 1 tức là không cho biết liệu có mối quan

hệ giữa các quan sát ở cách xa nhau hơn 1 hay không (Nguyễn Ngọc Thanh và cộng

sự, 2015; Cao Lệ Quyên, 2012)

- Kiểm định định hiện tượng tự tương quan: Khi cỡ mẫu lớn, tức là khi số liệu

quan sát đƣợc ở khoảng thời gian dài, ta có thể sử dụng phƣơng pháp Breusch-Godfrey

Serial Correlation LM Test để phát hiện tự tƣơng quan bậc cao (Nguyễn Ngọc Thanh

và cộng sự, 2015; Cao Lệ Quyên, 2012)

b. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến:

- Kiểm định đa cộng tuyến bằng hệ số phóng đại phương sai VIF (variance

(10)

233

inflation factor): Đƣợc thể hiện bằng công thức sau:

(11)

r2

i hệ số xác định trong hồi qui tuyến tính các biến giải thích xi theo tất cả các

biến giải thích còn lại. VIF càng lớn hơn 10 càng có khả năng xảy ra hiện tƣợng đa

cộng tuyến vì (r2 1) (Cao Lệ Quyên, 2016; Nguyễn Tiến Hƣng, 2018). Để khắc phục

hiện tƣợng đa cộng tuyến, loại bỏ các biến gây ra hiện tƣợng đa cộng tuyến và chạy lại

mô hình hoặc kéo dài thêm chuỗi thời gian (Nguyễn Ngọc Thanh và cộng sự, 2015;

Cao Lệ Quyên, 2012)

- Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến bằng hệ số tương quan các biến độc lập

có trong mô hình: Đây là hiện tƣợng mà các biến độc lập trong mô hình có mối quan

hệ tuyến tính với nhau (Cách phát hiện nếu thấy các cặp biến độc lập có hệ số R cao

hơn 0,5 sẽ xảy ra hiện tƣợng đa cộng tuyến. Cách đơn giản là loại biến này ra khỏi mô

hình và chạy lại. Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp các biến này là biến đầu vào

quan trọng chúng ta ko nên bỏ biến ra khỏi mô hình khi chỉ căn cứ vào hệ số này. Lý

do là bởi vì khi hệ số này đƣợc ƣớc tính, các biến khác không đƣợc giữ nguyên (hold

constant) nên có thể ảnh hƣởng đến kết quả ƣớc lƣợng của mô hình) (Nguyễn Ngọc

Thanh và cộng sự, 2015; Cao Lệ Quyên, 2012).

3.7. Phân tích và xử lý dữ liệu.

Số liệu thứ cấp và sơ cấp sau khi đƣợc thu thập sẽ đƣợc làm sạch, nhập liệu trên

phần mềm Excel sau đó chuyển sang các phần mềm chuyên dụng phân tích thống kê

nhằm phân tổ thống kê theo các tiêu chí và nội dung đặt hàng của các chuyên đề, giúp

cho quá trình tổng hợp và viết các chuyên đề đƣợc thực hiện một cách nhanh và chất

lƣợng.

Sử dụng các số tƣơng đối, số tuyệt đối, số %, số bình quân, tốc độ tăng

trƣởng,... nhằm đánh giá hiện trạng KT&BVNLTS, làm cơ sở khoa học cho việc đề

xuất các quan điểm, mục tiêu, định hƣớng và giải pháp phát triển bền vững nghề cá

trong giai đoạn 2021-2030.

Sử dụng các phần mềm chuyên dụng nhƣ Mapinfo; AcrGIS; Microstation;

ENVI để biên tập, chồng lớp dữ liệu tiêu chí xác định khu bảo tồn biển, khu bảo vệ

NLTS,… phục vụ xác định phạm vi, ranh giới.

Tính toán, xác định các chỉ tiêu về sản lƣợng khai thác bền vững tối đa (MSY)

và cƣờng lực khai thác tối đa (fMSY) thông qua mô hình Schaefer (1954) và mô hình

Fox (1970) kết hợp với phần mềm Excel để tính toán.

Phân tích, xử lý số liệu đƣợc thực hiện theo hƣớng dẫn của FAO. Các chỉ tiêu

đƣợc tính toán nhƣ năng suất khai thác trung bình (CPUE, kg/ngày/tàu), hệ số hoạt

động của tàu (BAC), tổng sản lƣợng khai thác đƣợc xác định theo phƣơng pháp thống

kê mô tả thông thƣờng.


Recommended