+ All Categories
Home > Documents > Chủ nghĩa xã hội hiện thực và triển vọng

Chủ nghĩa xã hội hiện thực và triển vọng

Date post: 10-Dec-2023
Category:
Upload: independent
View: 1 times
Download: 0 times
Share this document with a friend
58
LỜI MỞ ĐẦU Với sự ra đời của chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa xã hội đã từ những lý thuyết không tưởng trở thành một lý luận khoa học. Quá trình thâm nhập lý luận khoa học đó vào đời sống thực tiễn phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đã dẫn đến sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực: từ một nước đến nhiều nước và trở thành một hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa hùng mạnh trên phạm vi quốc tế ở thế kỷ XX với nhiều thành tựu vĩ đại, in đậm dấu ấn không thể phai mờ trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Thế nhưng, vào những thập niên cuối của thế kỷ XX, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan đã dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu. Chủ nghĩa xã hội hiện thực đã tạm thời lâm vào tình trạng thoái trào. Các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, đã tiến hành cải cách, mở cửa, đổi mới và tiếp tục phát triển. Thực tế lịch sử đó đã đặt ra một vấn đề lớn về tương lai của chủ nghĩa xã hội. Lời giải đáp chân chính cho câu hỏi này chỉ có thể có được trên cơ sở nắm vững những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và vận dụng sáng tạo những nguyên lý đó vào việc phân tích bối cảnh cụ thể của thời đại ngày nay. Tìm hiểu về chủ nghĩa xã hội hiện thực là một quá trình đòi hỏi phải có một tiến trình lịch sử lâu dài. Vì vậy nhóm 7 đã tiến hành nghiên cứu và hoàn thành tiểu luận với đề tài: “N guyên lí chủ nghĩa Mác Lênin về Chủ nghĩa Xã hội hiện thực và triển vọng” . Đây là lần đầu tiên nhóm 7 nghiên cứu đề tài này, mặc dù đã cố gắng nghiên cứu, tìm tòi tài liệu nhưng không thể tránh khỏi hạn chế, thiếu sót cũng như có những phần chưa được tốt. Vì vậy nhóm 7 mong có thể nhận được sự góp ý của cô cũng như các bạn trong giảng đường để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Nhóm 7 chân thành cảm ơn. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 03 năm 2015
Transcript

LỜI MỞ ĐẦU Với sự ra đời của chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa xã hội đã từ những lý thuyết không tưởng trở thành một lý luận khoa học. Quá trình thâm nhập lý luận khoa học đó vào đời sống thực tiễn phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đã dẫn đến sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực: từ một nước đến nhiều nước và trở thành một hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa hùng mạnh trên phạm vi quốc tế ở thế kỷ XX với nhiều thành tựu vĩ đại, in đậm dấu ấn không thể phai mờ trong lịch sử phát triển của xã hội loài người.

Thế nhưng, vào những thập niên cuối của thế kỷ XX, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan đã dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu. Chủ nghĩa xã hội hiện thực đã tạm thời lâm vào tình trạng thoái trào. Các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, đã tiến hành cải cách, mở cửa, đổi mới và tiếp tục phát triển. Thực tế lịch sử đó đã đặt ra một vấn đề lớn về tương lai của chủ nghĩa xã hội. Lời giải đáp chân chính cho câu hỏi này chỉ có thể có được trên cơ sở nắm vững những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và vận dụng sáng tạo những nguyên lý đó vào việc phân tích bối cảnh cụ thể của thời đại ngày nay.

Tìm hiểu về chủ nghĩa xã hội hiện thực là một quá trình đòi hỏi phải có một tiến trình lịch sử lâu dài. Vì vậy nhóm 7 đã tiến hành nghiên cứu và hoàn thành tiểu luận với đề tài: “Nguyên lí chủ nghĩa Mác Lênin về Chủ nghĩa Xã hội hiện thực và triển vọng” .

Đây là lần đầu tiên nhóm 7 nghiên cứu đề tài này, mặc dù đã cố gắng nghiên cứu, tìm tòi tài liệu nhưng không thể tránh khỏi hạn chế, thiếu sót cũng như có những phần chưa được tốt. Vì vậy nhóm 7 mong có thể nhận được sự góp ý của cô cũng như các bạn trong giảng đường để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

Nhóm 7 chân thành cảm ơn.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 03 năm 2015

Nhóm thực hiện: Nhóm 7 Khóa 40

Đại học Kinh tế TPHCM.

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG

A. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC–LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC

I. Khái niệmChủ nghĩa xã hội là những nhu cầu và hoạt động thực tiễn của

nhân dân lao động trong quá trình sản xuất ngày càng xã hội hóa và trong quá trình thực thi dân chủ.(trước công nguyên)

Chủ nghĩa xã hội là phong trào đấu tranh của nhân dân lao động chống chế độ tư hữu, đòi lại quyền dân chủ, để nhân dân lao động được hoàn toàn giải phóng. (từ các cuộc khởi nghĩa của giai cấp nô lệ và nhân dân lao động chống giai cấp chủ nô trong chế độ chiếm hữu nô lệ)

Chủ nghĩa xã hội là ước mơ, lý tưởng của nhân dân lao động về một chế độ không có tư hữu, giai cấp, áp bức bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, chiến tranh và mọi tội ác…Nhân dân lao động được giải phóng và có quyền dân chủ. (sau khi các cuộc khởi nghĩa của nô lệ đều bị thất bại)

Chủ nghĩa xã hội là những tư tưởng, lý luận, học thuyết về giải phóng con người, giải phóng khỏi chế độ tư hữu, áp bức bóc lột, bất công nghèo nàn, lạc hậu; về xây dựng xã hội mới, trong đó nhân dân làm chủ chế độ công hữu, không giai cấp không áp bức bóc lột, bất công, không chiến tranh…(từ thế kỷ XVI sau công nguyên đến thế kỷ XIX với sự ra đời của các tác phẩm văn chương, lý luận, học thuyết xã hội chủ nghĩa: “chủ nghĩa xã hội không tưởng”; “chủ nghĩa xã hội khoa học” của Mác Lênin)

Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội mà nhân dân lao động xây đựng trên thực tế dưới sự lãnh đạo của Đảng tiên phong của giai cấp công nhân hiện đại - chủ nghĩa xã hội hiện thực ngày nay

Chủ nghĩa xã hội hiện thực là chủ nghĩa xã hội trong thời đại hiện nay.

II. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC1. Cách mạng Tháng Mười Nga và mô hình chủ nghĩa xã

hội hiện thực đầu tiên trên thế giớia. Cách mạng Tháng Mười Nga

Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là một sự kiện lịch sử đánh dấu sự ra đời của nhà nước Xô Viết. Cách mạng tháng Mười Nga nổ ra vào ngày 24 tháng 10 năm 1917, do Vladimir Ilyich Lenin và Đảng Bolshelvik lãnh đạo. Cách mạng tháng Mười thành công vào ngày 7 tháng 11 năm 1917( theo lịch Gregory) hay ngày 25 tháng 10 năm 1917(theo lịch Julius).

* Tình hình nước Nga trước Cách mạng Nga 1917:Sau Cách mạng Tháng Hai, nước Nga xuất hiện tình trạng hai

chính quyền song song tồn tại: chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và Xô Viết đại biểu công nhân, binh lính. Sau khi nắm được chính quyền, chính phủ lâm thời đã không giải quyết những vấn đề đã hứa trước đó như vấn đề ruộng đất của nông dân, việc làm cho công nhân, tình trạng thiếu lương thực và nhất là quyết theo đuổi chiến tranh đế quốc đến cùng.

Trong hoàn cảnh đó, lãnh tụ của đảng BolshevikVladimir Ilyich Lenin từ Thụy Sĩ trở về Phần Lan ngày 3 tháng 4 năm 1917 và nhận được sự ủng hộ rất lớn của nhân dân Petrograd. Ngày 4 tháng 4 năm 1917, Lênin đọc một bài phát biểu quan trọng có nhan đề "Những nhiệm vụ của giai cấp vô sản trong cuộc cách mạng hiện nay". Bản báo cáo này đã đi vào lịch sử với tên gọi "Luận cương tháng Tư" chỉ ra con đường chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Lênin chỉ rõ rằng cần chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại bằng cách chuyển giao chính quyền về tay các Xô Viết: "Điều độc đáo trong thời sự nước Nga chính là bước quá độ từ giai đoạn thứ nhất của cách mạng là giai đoạn đã đem lại chính quyền cho giai cấp tư sản tiến lên giai đoạn thứ hai của cách mạng là giai đoạn phải đem lại chính quyền cho giai cấp vô sản và cho những tầng lớp nghèo trong nông dân". Về phương pháp đấu tranh, Lênin viết: "Vũ khí ở trong tay nhân dân, không có sự cưỡng bức nào từ bên ngoài đối

với nhân dân, đó là thực chất của sự vật. Điều đó cho phép và bảo đảm sự phát triển và hòa bình của cách mạng. Tuy nhiên, Lênin cũng chỉ rõ phải sẵn sàng chuyển sang khởi nghĩa vũ trang một khi hoàn cảnh thay đổi.

Để bày tỏ sự ủng hộ đảng Bolshevik, ngày Quốc tế Lao động 18 tháng 4 (1-5) năm 1917, công nhân Nga biểu tình đòi hoà bình, dân chủ. Trong khi đó bộ trưởng ngoại giao của chính phủ lâm thời gửi công hàm cho các nước phe Hiệp ước cam kết theo đuổi chiến tranh đến cùng gây sự phẫn nộ trong dân chúng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Bolshevick, ngày 20 và 21 tháng 4, hàng chục vạn nhân dân Nga xuống đường biểu tình hòa bình, giơ cao khẩu hiệu "Tất cả chính quyền về tay Xô Viết", "Hòa bình, ruộng đất, bánh mỳ". Những cuộc biểu tình này làm cho chính phủ tư sản lâm thời khủng hoảng. Ngày 2 tháng 5 (15-5) trước áp lực của quần chúng, bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng chiến tranh phải từ chức. Ngày 5 tháng 5, chính phủ lâm thời tiến hành cải tổ và thành lập chính phủ liên hiệp tăng thêm số ghế cho các đảng thỏa thiệp.

Ngày18 tháng 6 (1-7), Đảng Menshevik và xã hội cách mạng đã âm mưu tổ chức một cuộc biểu tình quân chúng để biểu dương lực lượng nhưng Đảng Bolshevik đã tham gia cuộc biểu tình này và biến nó thành cuộc biểu tình ủng hộ đường lối Đảng Bolshevick với các khẩu hiệu: "Đả đảo chiến tranh", "Tất cả chính quyền về tay các xô viết". Ngoài mặt trận, cuộc tấn công của quân Nga theo lệnh của chính phủ lâm thời vào liên quân Đức, Áo-Hung thất bại nặng nề với 60.000 binh lính Nga bị bắt và giết. Tin thất bại gây sự căm phẫn và bất bình rất lớn trong nhân dân Nga.

Ngày 3 tháng 7, hơn 500.000 nhân dân Petrograd xuống đường biểu tình đòi chuyển giao chính quyền về tay Xô Viết nhưng chính phủ lâm thời đã từ chối và ra lệnh cho binh lính bắn vào đoàn biểu tình. Sau đó, chính phủ lâm thời tiến hành đàn áp và bắt các đảng viên Bolshevik. Các nhà in phá hủy và báo bị cấm xuất bản. Chúng ra lệnh truy nã Lenin để đưa ra tòa, các đơn vị cách mạng bị tước khí giới hoặc bị đẩy ra mặt trận. Từ đó, trong tháng 7, tình trạng hai chính quyền song song tồn tại kết thúc với thắng lợi thuộc về giai cấp tư sản

Trước tình hình đó, từ ngày 26 tháng 7 đến 3 tháng 8, Đảng Bolshevik đã họp đại hội VI để đánh giá tình hình và vạch ra sách lược đấu tranh. Đại hội chỉ rõ phải chuẩn bị chuyển sang khởi nghĩa

vũ trang để giành chính quyền. Đại hội cũng chủ trương tạm thời rút bỏ khẩu hiệu "Tất cả chính quyền về tay xô viết" còn Lenin rút về hoạt động bí mật. Về phái chính phủ lâm thời, chính phủ liên hiệp đưa Alexander Kerensky, lãnh tụ Đảng Menshevik lên làm thủ tướng mặt khác âm mưu thiết lập chế độ độc tài quân sự bằng cách đưa Kornilov Affair, một tên tướng cũ của Sa hoàng, làm bạo loạn giành lấy chính quyền.

Ngày 25 tháng 8, Kornilov tuyên bố thiết quân luật ở Petrograd, giải tán chính phủ Kerensky và lập chính phủ do mình cầm đầu. Trong hoàn cảnh đó, Lenin phát động quần chúng đánh tan cuộc nổi loạn đồng thời vạch mặt chính phủ Kerensky do đó sau khi cuộc nổi loạn bị dặp tắt, uy tín của Đảng Bolshevik tiếp tục dâng cao. Nhân dân dần dần thay thế các đại biểu Đảng Menshevik và xã hội cách mạng bằng các đại biểu Bolshevik trong các xô viết. Ngày 31 tháng 8, Xô Viết Petrograd và sau đó ngày 5 tháng 9, Xô Viết Moskva đã thông qua các nghị quyết của Đảng Bolshevik và chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành lại chính quyền.

* Diễn biến :Sang tháng 10, làn sóng cách mạng lan tràn khắp nước Nga.

Ngày 7 tháng 10, Lênin từ Phần Lan trở về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc hành động. Ngày 10 tháng 10, ban chấp hành trung ương họp quyết định khởi nghĩa vũ trang. Tại hội nghị này ban chấp hành trung ương đã bầu ra bộ chính trị do Lenin đứng đầu để lãnh đạo cuộc tạo phản. Tuy nhiên, một số ủy viên không tán thành kế hoạch khởi nghĩa nên ngày 18 tháng 10 họ đã đăng ý kiến của mình trên tờ báo Đời sống mới do đó chính phủ lâm thời biết được kế hoạch tạo phản nên đã chuẩn bị đề phòng. Do đó Lênin đã quyết định tạo phản sớm 1 ngày tức là ngày 24 tháng 10 làm cho đối thủ bất ngờ

Ngày 24 tháng 10 (6-11), Lênin viết cho ban chấp hành Trung ương Đảng: "...vô luận bằng cách nào cũng không được để chính quyền nằm trong tay Kerensky và bè lũ đến ngày 25 tháng 10. Việc đó phải tuyệt đối quyết định ngay chiều nay hay đêm nay. Lịch sử sẽ không tha thứ những người cách mạng hôm nay có thể thắng (và nhất định sẽ chiến thắng hôm nay) mà lại để chậm trễ, vì đợi đến ngày mai không khéo họ lại gặp tổn thất nhiều, không khéo họ lại bị mất hết cả"

Chiều ngày 24 tháng 10, Lenin cải trang đến điện Smolny để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Tại điện Smolny trên các cửa sổ đều có đốt lửa, phía ngoài là xe thiết giáp, trạm gác bố trí tại cửa ra vào. Binh sĩ vũ trang đi lại tấp nập. Tin Lenin trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nhanh chóng được báo tới khắp các trung đoàn và nhà máy. Trong khi đó, chính phủ tư sản lâm thời đưa các đội canh gác đến đóng chung quanh những cơ quan quan trọng nhất bao gồm các học sinh sĩ quan, tiểu đoàn kị binh xung kích, tiểu đoàn lính phụ nữ và các đơn vị Cossacks tập trung tại Cung điện Mùa Đông. Sáng ngày 25 tháng 10, với danh nghĩa bộ chỉ huy tối cao, Kerensky đến bộ tổng tham mưu ra lệnh cho các trung đoàn Cossacks sông Đông số 1, 4, 14 đến tiếp ứng nhưng các đơn vị này lấy lí do là kị binh của họ không có bộ binh mang súng máy yểm trợ nên không thi hành mệnh lệnh. Các đơn vị ở Petrograd cũng từ chối tiếp viện. Kerensky nghe tin liền báo cho chính phủ lâm thời biết lực lượng còn rất ít sau đó viện lí do đến gặp các đơn vị đã lợi dụng xe của đại sứ quán Mỹ trốn khỏi thành phố. Tất cả các sĩ quan cao cấp cũng bỏ về nhà riêng chỉ còn các bộ trưởng ở lại Cung điện Mùa Đông

Chiều 24 tháng 10, cuộc khởi nghĩa bắt đầu. Theo kế hoạch,các đơn vị cận vệ đỏ tập trung lực lượng đánh chiếm các khu vực đầu mối, trụ sở các bộ, tổng đài điện thoại, nhà ga, các cầu bắc qua sông Neva. Ngay trong đêm 24 tháng 10, quân khởi nghĩa đã chiếm được toàn bộ Petrograd, bao vây Cung điện Mùa Đông mà hầu như không tổn thất. Kế hoạch tấn công cung điện Mùa Đông được ấn định vào rạng sáng ngày 25 tháng 10. Đến 7 giờ sáng, đợt tấn công thứ nhất bắt đầu. Các vòng đai dần khép lại nhưng các cuộc tấn công quá chậm và phải dùng xe hơi chuyển mệnh lệnh. 3 giờ chiều, đại bác được chĩa thẳng vào cung điện Mùa Đông. Các chiến sĩ Cận vệ đỏ đứng sau những chướng ngại vật hoặc làm nhiệm vụ tuần tiễu chờ lệnh phát hỏa. Các đội tuần tra quan sát theo dõi mọi hoạt động của bọn phản cách mạng. Đến 6 giờ chiều, cung điện bị vây chặt, binh sĩ và thủy thủ tiến sát đến cung điện và chiếm lấy tất cả những góc đường và các mái nhà ở bến tàu cạnh bộ Hải quân và cung điện. Bọn sĩ quan dựng chướng ngại vật chặn cổng ra vào Cung điện Mùa Đông, nã súng trường và súng máy vào các mục tiêu di động.

6 giờ chiều, đảng Bolshevik gửi tối hậu thư cho Bộ tham mưu quân sự Petrograd buộc đầu hàng nếu không sẽ cho chiến hạm Rạng Đông tấn công. Một tối hậu thư khác được gửi đến cho chính phủ lâm thời buộc phải dọn sạch chướng ngại vật và đầu hàng vô điều kiện. Theo điều kiện đã quy định, sau 20 phút không nhận được câu trả lời sẽ cho chiến hạm Rạng Đông tấn công. 9 giờ 45 phút, chiến hạm Rạng Đông nổ loạt súng lệnh báo hiệu tấn công. Hàng người bảo vệ cung điện rối loạn và lợi dụng điều đó, thủy thủ, chiến sĩ Cận vệ đỏ và binh sĩ cách mạng tràn vào cung điện. Cuộc chiến diễn ra tới 2 giờ 45 phút sáng thì kết thúc. Toàn bộ chính phủ tư sản lâm thời bị bắt (trừ Kerensky).

* Kết quả:Ngay trong đêm ngày 7 tháng 11 năm 1917 (25 tháng 10

theo lịch Nga), Đại hội Xô Viết toàn Nga lần thứ hai tuyên bố khai mạc ở điện Smoniyl và tuyên bố thành lập chính quyền Xô Viết do Lênin đứng đầu. Các sắc lệnh đầu tiên của chính quyền Xô Viết đã được thông qua là “Sắc lệnh hòa bình” và “Sắc lệnh ruộng đất”. Chính quyền Xô Viết còn thực hiện biện pháp thủ tiêu các tàn tích của chế độ cũ như xóa bỏ sự phân biệt đẳng cấp, những đặc quyền của giáo hội, nam nữ bình đẳng. Đối với các dân tộc, chính phủ Xô Viết công bố bản Tuyên ngôn về các quyền dân tộc ở Nga khẳng định quyền bình đẳng của các dân tộc và cho phép các dân tộc có quyền tự quyết như công nhận nền độc lập của Balan, Phần Lan. Các cơ quan trung ương và Xô Viết các địa phương được thành lập. Tháng 12 năm 1917, Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao được thành lập nhằm xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Ngày 3 tháng 3 năm 1918, nước Nga Xô Viết kí Hòa Ước Brest-Litovsk với các nước phe liên minh trung tâm chính thức rút khỏi Thế chiến thứ nhất.

Cách mạng Tháng Mười Nga đã dùng bạo lực cách mạng đánh đổ giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến địa chủ, lập nên chính quyền của những người lao động, xây dựng một xã hội hoàn toàn mới, một xã hội không có tình trạng người bóc lột người.

* Nguyên nhân thắng lợi:Nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga

là do đường lối đấu tranh và sách lược đúng đắn cảu Đảng Bolshevik mà lãnh đạo là Lênin, biết lợi dụng sức mạnh quần

chúng đang chịu nhiều khổ cực do chiến tranh đế quốc. Ngoài ra, cuộc cách mạng cũng biết lợi dụng hoàn cảnh quốc tế thuận lợi khi các nước đế quốc đang tham gia vào Thế chiến thứ nhất, không có điều kiện can thiệp vào tình hình chính trị nước Nga.

* Bài học lịch sử:Cách mạng Tháng Mười Nga một cuộc cách mạng huyền thoại

và hiện thực, cuộc cách mạng đã đưa nhân dân đến với sự bình đẳng giữa các công dân trong xã hội, sự thống nhất và đoàn kết giữa các dân tộc.

Với những người Cộng sản và các phong trào Giải phóng dân tộc, Cách mạng Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, do giai cấp vô sản tiến hành, thắng lợi của cuộc cách mạng đã tạo ra nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới, đưa nước Nga đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Ngoài ra Cách mạng Tháng Mười Nga, còn cỏ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân quốc tế và ở cá nước thuộc địa, mơ ra con đường giải phóng cá dân tộc bị áp bức. Nó đã mở đầu một thời đại mới trong lịch sử- thời đại quá độ đi lên chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.

* Cách mạng Tháng Mười Nga đối với Việt Nam:Khi được biết thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga,

Nguyễn Ái Quốc rất ngưỡng mộ cuộc cách mạng đó, kính phục Lênin. Người đã tham gia nhiều cuộc vận động ủng hộ nhân dân Nga bảo vệ thành quả cách mạng. Cách mạng Tháng Mười Nga đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng của Người, giúp Người hiểu rõ: Muốn cứu và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Người cũng đã nói: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như Thực dân Pháp khoe khoang ở Việt Nam”. Ở Pari, Người đã viết bài báo “Cách mạng Tháng Mười Nga và các dân tộc thuộc địa”, khẳng định con đường của cách mạng Tháng Mười Nga chính là con đường chân chính mà cách mạng của các dân tộc phải đi.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười Nga chiếu khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột, trên trái đất. Trong lịch sử loài người

chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa đến thế”.

Đối với cách mạng nước ta, Cách mạng Tháng Mười Nga là ngọn đuốc soi đường cho dân tộc ta thoát khỏi gông xiềng nô lệ, tối tăm, nghèo nàn để vươn lên ấm no, hạnh phúc. Từ đó, Người dẫn dắt dân tộc ta đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười - gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Đó là con đường duy nhất đúng đắn, phù hợp với ý chí nguyện vọng của nhân dân ta, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.

b. Mô hình chủ nghĩa xã hội đầu tiên trên thế giớiMô hình đầu tiên của chủ nghĩa xã hội ra đời trong bối cảnh hết

sức đặc biệt. Từ sau Cách mạng tháng 10 đến kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Liên Xô là nước xã hội chủ nghĩa duy nhất. Điều kiện xây dựng một chế độ mới cực kì khó khăn và phức tạp: nền kinh tế vốn lạc hậu lại bị tàn phá nặng nề trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, sau đó là nội chiến, tiếp đó là chiến tranh can thiệp của 14 nước đế quốc và bị bao vây cấm vận về nền kinh tế.

Từ năm 1918 đến mùa xuân 1921, để bảo đảm cung cấp lương thực cho nhân dân trong điều kiện lương thực cực kỳ khan hiếm, Đảng Cộng sản Nga, đứng đầu là Lênin đã đề ra Chính sách cộng sản thời chiến, tiến hành quốc hữu hoá tài sản, tư liệu sản xuất quan trọng nhất của bọn tư sản cầm quyền, đại địa chủ và các thế lực chống phá cách mạng khác.

Đến tháng 3/1921 sau khi nội chiến kết thúc, tại Đại hội X Đảng Cộng sản Nga với việc đề ra Chính sách kinh tế mới (NEP). V.I.Lênin đã chỉ rõ trong những điều kiện mới , việc sử dụng những hình thức kinh tế quá độ của chủ nghĩa tư bản nhà nước là một bộ phận rất quan trọng của chính sách này. Thời kì Chính sách cộng sản thời chiến đã kết thúc, giờ đây với việc thực thi NEP, chủ nghĩa tư bản nhà nước là một hình thức tư bản rất thích hợp để giúp nước Nga Xô Viết nhanh chóng khắc phục tình trạng suy sụp kinh tế sau chiến tranh và ngăn chặn những nảy sinh tự phát của nền sản xuất hàng hóa nhỏ - mầm mống của sự phục hồi chủ nghĩa tư bản. Sở dĩ chủ nghĩa tư bản nhà nước dưới điều kiện chuyên chính vô sản có ý nghĩa quan trọng và tác dụng to lớn như vậy vì như định nghĩa của V.I.Lênin – đó là một thứ chủ nghĩa tư bản có liên quan với nhà

nước. Nhà nước đó là nhà nước của giai cấp vô sản. Thông qua việc sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước, giai cấp vô sản có thể học tập, kế thừa và phát huy có chọn lọc tất cả những tài sản vật chất, kỹ thuật và tinh hoa tri thức trong kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của các nhà tư bản cũng như tri thuwcskho học, kỹ thuật và trình độ khoa học quản lý kinh tế của các chuyên gia tư sản. Nhà nước vô sản có thể sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước như là một hệ thống các chính sách, công cụ, biện pháp nhằm điều tiết mọi hoạt động của các xí nghiệp tư bản còn tồn tại trong thời kì quá độ, nhằm hướng tới mục đích vừa sử dụng vừa cải tạo bằng phương pháp hòa bình đối với các thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa và sản xuất nhỏ. Với ý nghĩa đó, chủ nghĩa tư bản nhà nước còn có thể được coi là một trong những phương thức, phương tiện , con đường có hiệu quả trong việc thúc đẩy xã hội hóa và làm tăng nhanh lực lượng sản xuất của chủ nghĩa xã hội mà kết quả căn bản của sự xã hội hóa này thể hiện ở việc phát triển ngày càng mạnh mẽ một nền sản xuất hàng hóa quá độ xã hội chủ nghĩa, giai đoạn trung gian của nền sản xuất hàng hóa xã hội chủ nghĩa trong tương lai.

Sau khi V.I.Lênin qua đời, chính sách kinh tế mới không được thực hiện triệt để và thực hiện chưa được bao lâu thì từ cuối những năm 20 đầu những năm 30 của thế kỷ XX, triệu chứng của một cuộc chiến tranh thế giới mới ngày càng lộ rõ. Trong bối cảnh ấy, phải làm sao nhanh chóng biến nước Nga lạc hậu thành cường quốc công nghiệp, vừa để xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu, vừa để chuẩn bị đối phó với nguy cơ chiến tranh. Giải quyết nhiệm vụ này trong một thời gian ngắn nhất là vấn đề sống còn đặt ra đối với vận mệnh của Tổ quốc và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước Nga. Trong điều kiện như vậy, để giải quyết nhiệm vụ lịch sử vô cùng khó khăn nói trên, nhà nước Xô Viết không thể không áp dụng cơ chế kế hoạch hóa tập trung cao, một cơ chế có thể thực hiện được khi chính quyền đã thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Thực tế, Liên Xô đã thành công rực rỡ trong sự nghiệp công nghiệp hóa với thời gian chưa đầy 2 năm, trong đó quá nửa thời gian là nội chiến, chống chiến tranh can thiệp và khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Trong một điều kiện lịch sử đặc biệt như vậy, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể cho phép phát huy cao độ tinh thần anh dũng, hy sinh của

hàng trăm triệu quần chúng nhân dân, mới có thể thực hiện được những kì tích như vậy.

2. Sự ra đời, phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa và những thành tựu của chủ nghĩa xã hội hiện thực

a. Sự ra đời của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa

Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Cộng Sản ở nhiều nước châu Âu và châu Á đã lãnh đạo quần chúng nhân dân cùng với Hồng quân Liên Xô thành lập mặt trận chống phát xít. Chính sự lớn mạnh của Đảng Cộng Sản trong thời kì chiến tranh là cơ sở để khi chủ nghĩa phát xít bị đánh bại, Đảng Cộng Sản nhiều nước tổ chức đấu tranh vũ trang giành chính quyền, thành lập nhà nước dân chủ nhân dân. Trong thời gian 5 năm (từ năm 1944 đến năm 1949) đã có 11 nước ở châu Âu, châu Á giành được chính quyền và đi lên chủ nghĩa xã hội. Có được thành tựu này là nhờ Đảng Cộng sản lãnh đạo bằng ba phương thức.

Phương thức thứ nhất chủ yếu dựa vào lực lượng vũ trang của nhân dân nước mình, xây dựng các căn cứ địa cách mạng, khi thời cơ đến đã lãnh đạo nhân dân đứng lên giành chính quyền như: Cộng hòa Nhân dân Liên bang Nam Tư (1944), nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945), Cộng hòa Nhân dân Anbani (1946) và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949).

Phương thức thứ hai chủ yếu dựa vào Hồng quân Liên Xô giải phóng đồng thời phối hợp vũ trang của nhân dân nước mình như Cộng hòa Nhân dân Ba Lan (1945), Bungari (19460, Rummani (1948), Hunggari và Tiệp Khắc (1946),…

Phương thức thứ ba hoàn toàn do Hồng quân Liên Xô giải phóng và dưới sự giúp đỡ của Liên Xô để đi lên con đường chủ nghĩa xã hội như Cộng hòa Dân chủ Đức (10/1949).

Vậy là sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội từ một nước mở rộng ra nhiều nước ở châu Âu và châu Á; với thắng lợi của cách mạng dân chủ ở Cuba năm 1959. Phong trào 26 tháng 7 do Phiden Castrô lãnh đạo, nước Cộng hòa Cuba chuyển sang chủ nghĩa xã hội. Như vậy chủ nghĩa xã hội đã mở rộng đến châu Mỹ Latin. Những nước này về hình thái đều lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm tư tưởng chỉ đạo. Về chính trị hình thành phe chủ nghĩa xã hội do Liên Xô đứng đầu, về quân sự ở châu Âu hình thành tổ chức

thông qua Hiệp ước Vacsava. Về quan hệ kinh tế, đó là những nước có chung một kiểu cơ sở kinh tế - xã hội, quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và thông qua các hiệp ước song phương, Hội đồng tương trợ kinh tế để giúp đỡ lẫn nhau xây dựng cộng đồng thị trường thế giới xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống tồn tại song song với hệ thống tư bản chủ nghĩa.

Năm 1960, tại Mátxcơva, Hội nghị 81 Đảng Cộng sản và công nhân của các nước trên thế giới đã tuyên bố và khẳng định: “Đặc điểm chủ yếu của thời đại chúng ta là hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đang trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người”.

b. Các giai đoạn phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa :

Cách mạng tháng 10 Nga đã mở đầu thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, thời đại đấu tranh cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, là thời đại đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học và công nghệ nhằm chuẩn bị những tiền đề vật chất chín muồi cho sự xuất hiện chủ nghĩa xã hội.

Lênin khẳng định, tính phức tạp trong sự vận động của lịch sử nhân loại, song có thể chia thời đại từ Cách mạng Tháng Mười tới nay thành 4 giai đoạn:

Giai đoạn I: Từ sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917 tới kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai năm 1945 (Giai đoạn này là giai đoạn chủ nghĩa xã hội mới hình thành trên phạm vi một số nước như Liên Xô, Mông Cổ …)

Cuộc Cách mạng Tháng Mười là cuộc cách mạng đầu tiên trong lịch sử đưa nhân dân lao động từ những người nô lệ làm thuê trở thành những người làm chủ đất nước. Với khí thế lao động của những con người được giải phóng, thông qua chính sách kinh tế mới, thông qua con đường hợp tác hoá trong nông nghiệp, công nghiệp hoá đất nước, sau 20 năm Liên Xô đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế.

Giai đoạn II : Từ sau năm 1945 tới đầu những năm 1970 (Đây là giai đoạn chủ nghĩa xã hội phát triển thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới.)

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa ra đời, nhất là từ sau khi nước Cộng hoà nhân dân Trung

Hoa xuất hiện, cùng với những thành tựu to lớn của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa về kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học kỹ thuật … Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào đấu tranh vì hoà bình, tiến bộ trên thế giới, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh của những thế lực phản động quốc tế.

Mặt khác, những thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước xã hội chủ nghĩa đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh vì dân sinh, dân chủ, tiến bộ xã hội trong các nước tư bản chủ nghĩa, đã động viên nhân dân các nước thuộc địa đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong những năm 60 thế kỷ XX, khoảng 100 quốc gia giành được độc lập dân tộc với những mức độ khác nhau.

Bên cạnh những kết quả đó, trong giai đoạn này, trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã có những bất hoà. Trong “Di chúc” chủ tịch Hồ Chí Minh , phần về phong trào cộng sản thế giới, Người viết : “… tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hoà hiện nay giữa các Đảng anh em…”

Đây là giai đoạn cơ bản nhất biểu hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội hiện thực. Chủ nghĩa xã hội hiện thực trở thành hệ thống trên phạm vi toàn thế giới và đạt nhiều thành tựu rực rỡ mang lại hòa bình độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội.

Giai đoạn III : Từ cuối những năm 1970 đến cuối những năm 1991 (Đây là giai đoạn khủng hoảng của mô hình chủ nghĩa xã hội).

Nguyên nhân: Trong giai đoạn này, ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa không chú ý tới công tác xây dựng Đảng, nhiều kẻ cơ hội chui vào hàng ngũ cộng sản. Một số cá nhân mắc vào tệ sùng bái cá nhân, kiêu ngạo cộng sản, không đánh giá đúng những thay đổi trong chính sách của chủ nghĩa tư bản. Ở không ít nước xã hội chủ nghĩa, bộ máy nhà nước trở nên quan liêu, vi phạm những quyền dân chủ của nhân dân. Trong xây dựng kinh tế chủ quan, nóng vội, lạc hậu. Trong lĩnh vực xã hội: thực hiện bao cấp tràn lan, không kích thích được tính tích cực cá nhân.

Những sai lầm kéo dài đã hạn chế phát triển kinh tế - xã hội, dẫn tới tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội ở nhiều nước, buộc các nước phải cải cách đổi mới.

Trong quá trình cải cách đổi mới, nhiều Đảng Cộng Sản mắc những sai lầm mang tính nguyên tắc. Do vậy những thế lực thù địch đã tấn công làm sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô những năm 80 của thế kỷ XX.

Giai đoạn IV : Giai đoạn từ đầu những năm 1991 tới nay. (Giai đoạn hiện nay, chủ nghĩa xã hội thế giới tạm thời lâm vào thoái trào)

Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô đã làm cho nhiều nước dân tộc chủ nghĩa đã định hướng lên chủ nghĩa xã hội, nhưng giờ đây mất chỗ dựa về vật chất và tinh thần, các lực lượng phản động giành lại chính quyền và đưa đất nước theo con đường khác.

Khó khăn hiện nay là: Những thế lực phản động quốc tế đang tìm mọi cách để xoá bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin và phá hoại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước xã hội chủ nghĩa còn lại

Để vượt qua khó khăn đó, đòi hỏi các nước xã hội chủ nghĩa phải tự đổi mới, phải khắc phục những yếu kém, nhược điểm hạn chế trong lĩnh vực đời sống xã hội. Mặt khác, không ngừng nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống nhân dân, để nâng cao sức mạnh mọi mặt của đất nước.

Thời đại ngày nay: “Chủ nghĩa xã hội trên thế giới, từ những bài học thành công và thất bại cũng như từ khát vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc, có điều kiên và khả năng tạo ra bước phát triển mới. Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội” (Trích Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX)

c. Những thành tựu của chủ nghĩa xã hội hiện thực Khi bắt đầu sự nghiệp cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, các nước xã hội chủ nghĩa có những đặc điểm khác nhau nhưng điểm chung nổi bật đều từ điểm xuất phát thấp về kinh tế - xã hội, nhiều nước đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Ở châu Âu, tuy kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phát triển ở trình độ nhất định nhưng giai cấp tư sản trước đó cũng chưa tạo được một nền công nghiệp tương đối hoàn chỉnh. Ở châu Á, các nước đi lên chủ nghĩa xã hội như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Mông Cổ đều là những nước lạc hậu từ sản xuất nhỏ, chưa qua tư bản chủ nghĩa đi lên chủ nghĩa xã hội. Hơn nữa các nước đi lên chủ

nghĩa xã hội đều phải trải qua những cuộc chiến tranh kéo dài, đất nước bị tàn phá nặng nề. Có thấy hết những khó khăn khi bắt tay vào thực hiện những nhiệm vụ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử mới thấy được những thành tựu trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội mà các nước tạo ra. Không thể phủ nhận được sự thật là Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã có một thời kì phát triển rực rỡ và đạt được những thành tựu to lớn sau đây:

- Chế độ xã hội chủ nghĩa đã từng bước đưa nhân dân lao động lên làm chủ xã hội, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, đưa nhân dân lao động lên làm chủ đất nước, quản lý xã hội. Chính vì lẽ đó, Hồ Chí Minh đã từng khẳng định nước Nga có chuyện lạ đời, đem người nô lệ thành người tự do. Đi cùng với việc xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp, chủ nghĩa xã hội còn thiết lập một quan hệ quốc tế bình đẳng giữa các quốc gia, dân tộc. Điều này, hoàn toàn xa lạ với việc dân tộc này áp bức, bóc lột dân tộc khác như trước đây. Chủ nghĩa xã hội ra đời đã xây dựng một mối quan hệ quốc tế hoàn toàn mới, tốt đẹp, tạo điều kiện cho các quốc gia, dân tộc giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển. Chế độ xã hội chủ nghĩa không chỉ đảm bảo quyền làm chủ trên thực tế của nhân dân lao động ở các nước xã hội chủ nghĩa, mà hơn thế nữa nó còn thúc đẩy trào lưu đấu tranh cho quyền tự do dân chủ ở các nước tư bản chủ nghĩa và trên toàn thế giới.

- Bên cạnh đó, trong khoảng giữa những năm 50 và 60 của thế kỉ XX mặc dù phải trải qua chiến tranh thế giới thứ II , chịu hậu quả nặng nề nhưng các nước xã hội chủ nghĩa nhờ bản chất chế độ xã hội tốt đẹp lại động viên được tinh thần hăng say của nhân dân lao động nên đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên lĩnh vực kinh tế. Trong vòng 20 năm đó tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa đạt được mức trung bình trên 7%/năm. Trong khoảng 30 năm gần đây, Trung Quốc luôn giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế xấp xỉ 9%/năm (Năm 1993 đạt 13.4%), Việt Nam được xem là nước phát triển cao thứ hai Châu Á (sau Trung Quốc) đã gần 20 năm nay giữ tốc độ tăng trưởng xấp xỉ 8%/năm. Không những trên lĩnh vực kinh tế mà ở lĩnh vực văn hoá, khoa học công nghệ các nước xã hội chủ nghĩa cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn đáng tự hào. Trước khi cách mạng xã hội chủ nghĩa thành công thì hầu hết các nước này trình độ học vấn của nhân dân còn rất thấp kém, số người mù chữ chiếm tỷ lệ lớn (nước Nga trước

Cách mạng Tháng Mười có đến trên 75% số người mù chữ) thế mà sau một thời gian xây dựng chủ nghĩa xã hội trình độ học vấn của người dân các nước xã hội chủ nghĩa tương đối cao và đồng đều (năm 1987 Liên Xô có 154 triệu người có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở nên). Trong lĩnh vực khoa học công nghệ Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa cũng đạt được một số thành tựu đáng trân trọng. Ở giai đoạn đầu Liên Xô luôn là nước đi đầu trong việc nghiên cứu, chinh phục vũ trụ. Năm 1957 Liên Xô phóng thành công Vệ tinh nhân tạo, năm 1961 có người bay vào vũ trụ trên tàu Phương Đông I. Một sự kiện đáng ghi nhớ vào ngày 4/3/1961 lần đầu tiên trên thế giới Liên Xô đã dùng tên lửa V1000 bắn trúng tên lửa ở tầng bình lưu. Điều đó chứng tỏ kỹ thuật máy tính của Liên Xô lúc đó rất khá. Sự kiện này phải mất mấy chục năm sau Mỹ mới đạt được.

- Với sự lớn mạnh toàn diện, chủ nghĩa xã hội có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống chính trị thế giới, đóng vai trò quyết định đối với sự sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dan tộc và thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Chế độ xã hội chủ nghĩa được thiết lập đã góp phần làm phát triển mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc. Năm 1919, các nước thuộc địa và nửa thuộc địa chiếm 72% diện tích và 70% dân số thế giới, tới nay chỉ còn 0,7% diện tích và 5,3% dân số thế giới. Tính đến nay, hàng trăm nứoc đã giành được độc lập. Trên 100 nước tham gia vào Phong trào không liên kết.

- Chủ nghĩa xã hội hiện thực đã đẩy lùi nguy cơ chiến tranh hủy diệt, bảo vệ hòa bình thế giới.

- Chủ nghĩa xã hội đã cổ vũ nhân dân lao động ở các nước phương Tây đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ, khiến giai cấp tư sản phải nhượng bộ.

Tóm lại, từ tháng 11 năm 1917 cho đến sự kiện tháng 8 năm 1991, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã tồn tại hơn 70 năm, ở các nước Đông Âu hơn 40 năm kể từ năm 1945. Sự ra đời của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa là một bước ngoặt lớn đánh dấu sự trưởng thành của phong trào cách mạng chống áp bức bóc lột trên toàn thế giới. Tuy trong quá trình hình thành, phát triển hoàn thiện còn gặp nhiều thách thức, khó khăn nhưng với những cố gắng của những người trực tiếp lãnh đạo Đảng và sự đồng lòng của các tầng

lớp bị bóc lột, các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa đã từng bước khắc phục khó khăn và đạt được nhiều thành tựu trên mọi mặt của đời sống xã hội. Đây là một minh chứng cho sự đúng đắn của mô hình xã hội chủ nghĩa và lý luận Mác-Lê nin, không ai có thể phủ nhận những thành quả mà xã hội chủ nghĩa mang lại.

III. SỰ KHỦNG HOẢNG, SỤP ĐỔ CỦA MÔ HÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI XÔVIẾT VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NÓ Bắt đầu từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đi vào thời kì khủng hoảng. Từ tháng 4/1989 đến tháng 9/1991, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô lần lượt sụp đổ, tạo nên “cơn chấn động” chính trị lớn nhất trong lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Vấn đề đặt ra là vì sao chế độ xã hội chủ nghĩa lại bị thất bại ở Liên Xô và Đông Âu? Cho đến nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hiện tượng lịch sử này, đưa ra nhiều nguyên nhân cả sâu xa và trực tiếp, cả bên trong và bên ngoài để cắt nghĩa, lí giải về sự khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu…

1. Sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội XôViết

Ra đời và tồn tại trong điều kiện bao vây của chủ nghĩa đế quốc, để tồn tại và phát triển, V.I.Lênin đã từng thể nghiệm hai phương thức xây dựng chủ nghĩa xã hội: Cộng sản thời chiến và chính sách kinh tế mới. Sau khi V.I.Lênin mất, Stalin đã thực hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình:

- Công nghiệp hóa và tập thể hóa nông nghiệp với tốc độ tập trung cao trong đó ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.

- Nhanh chóng xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, dưới hai hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Xóa bỏ thị trường tự do, thiết lập nền kinh tế hiện vật.

- Nhà nước trực tiếp điều hành nền kinh tế theo kế hoạch tập trung thống nhất, Đảng giữ vai trò lãnh đạo nhưng thực chất Đảng trực tiếp điều hành nhà nước.

Với mô hình tổ chức kinh tế xã hội như vậy, chủ nghĩa xã hội đã biến tất cả mọi thành viên trong xã hội trở thành người làm

công ăn lương cùng với cơ chế kế hoạch hóa tập trung, làm hạn chế khả năng, sức sáng tạo của người lao động.

Song sự ra đời, tồn tại của chủ nghĩa xã hội kiểu Xôviết không phải là sản phẩm thuần túy mà bắt nguồn từ hoàn cảnh và nhu cầu lịch sử cụ thể. Khi chủ nghĩa tư bản đã bộc lộ những mặt xấu xa của nó thì chủ nghĩa xã hội ra đời như là nhân tố chống lại những mặt xấu đó và nó được tổ chức mang những đặc trưng đối lập với chủ nghĩa tư bản. Chính vì thế nó đã phát huy được sức mạnh giúp cho Liên Xô trước đây và Việt Nam sau này tập trung được sức mạnh trong cuộc chiến tranh giải phóng.

Tuy nhiên, mô hình chủ nghĩa xã hội Xôviết được xây dựng trên cơ sở chưa đủ chín muồi về cơ sở vật chất, nên trong thực tế đã vi phạm quy luật kinh tế khách quan: quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Trong điều kiện lực lượng sản xuất chưa phát triển và còn ở nhiều trình độ khác nhau, nhưng đã vội xác lập quan hệ sản xuất công hữu và phương thức phân phối mang tính bình quân, bao cấp, từ đó hạn chế tính sáng tạo của người lao động. Những mâu thuẫn trong việc tổ chức xã hội theo mô hình Xôviết trong những điều kiện lịch sử nhất định lại bị che khuất bởi phục vụ cho những mục tiêu chính trị cao hơn. Khi mục tiêu chính trị đã được giải quyết thì những mâu thuẫn đó bắt đầu bộc lộ, nhưng do chưa kịp thời tổng kết những bài học thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội để bổ sung, phát triển, làm cho chủ nghĩa xã hội hiện thực lâm vào tình trạng khó khăn, khủng hoảng vào cuối những năm 80 của thế kỉ XX. Lúc đầu các cuộc khủng hoảng diễn ra trong kinh tế, sản xuất đình đốn, người lao động chán nản, từ đó dẫn đến xáo trộn về chính trị, xã hội. - Bắt đầu ở Ba Lan, công nhân đình công năm 1987, thành lập công đoàn đoàn kết, trở thành đảng đối lập ở Ba Lan.

- 9/11/1989: Đông Đức tuyên bố giải tỏa bức tường Béclin, giải tỏa biên giới giữa Đông và Tây Đức.

- 2/12/2989: Cuộc gặp không chính thức giữa Xô – Mỹ, tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh”.

- 3/12/1989: Ủy ban trung ương Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức từ chức tập thể.

- 21/12/1989: Chính quyền ở Rumani bị lật đổ bằng bạo lực, tổng bí thư Đảng Ceaucescu bị tử hình.

- 15/1/1990: Đảng công nhân thống nhất Ba Lan chấm dứt hoạt động.

- 5/2/1990: Liên Xô chấp nhận đa đảng.- 27/2/1990: Liên Xô thực hiện theo chế độ tổng thống theo

thể chế chính trị phương Tây.Sau chính biến ngày 19/8/1991, Goócbachốp từ chức, tuyên

bố giải thể Đảng Cộng Sản. Liên Xô chính thức tan rã. Trong những năm 1989 – 1991, chế độ xã hội chủ nghĩa đã bị sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu, chế độ mới được dựng lên với những nét chung nổi bật:

• Tuyên bố từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội. • Thực hiện đa nguyên chính trị và chế độ đa đảng.• Xây dựng Nhà nước pháp quyền đại nghị và nền kinh tế

theo cơ chế thị trường. • Các chính đảng vô sản đều đổi tên đảng và chia rẽ thành nhiều phe phái. • Tên nước, Quốc kì, Quốc huy và ngày Quốc khánh thay đổi, theo hướng chung gọi là các nước cộng hòa.

2. Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội XôViết

a. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội XôViết Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân sâu xa nằm trong mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội theo kiểu cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp thay cho cơ chế thị trường, kế hoạch hóa cao độ. Mô hình đó đã có những phù hợp nhất định trong thời kì đặc biệt trước đây, nhưng không còn phù hợp trong bối cảnh toàn cầu hóa, không sáng tạo và không năng động, ngày càng bộc lộ sự thiếu tôn trọng các quy luật phát triển khách quan về kinh tế - xã hội, chủ quan, duy ý chí, làm nảy sinh tình trạng thụ động xã hội, thiếu dân chủ và công bằng, vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa. Xét về mặt kinh tế, khiếm khuyết và hạn chế của mô hình cũ là đã không chú trọng đầy đủ tới đặc điểm kinh tế hàng hóa và quy luật giá trị, tới cơ cấu đa dạng của sản phẩm hàng hóa có chất

lượng và giá trị cao để cạnh tranh. Do quan điểm giản đơn về tính thuần nhất của sở hữu xã hội chủ nghĩa nên các hình thức sở hữu ngoài quốc doanh và tập thể không được chú trọng, tiềm năng và năng lực kinh tế cá thể, tư nhân không được khai thác. Chủ nghĩa tư bản nhà nước như một hình thức phát triển kinh tế của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Lênin nêu ra trong Chính sách kinh tế mới (NEP) đã không được vận dụng. Kinh tế hiện vật và kinh tế chỉ huy đã chi phối mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến sự cứng nhắc trong quản lí, trong cơ chế và chính sách. Năng suất, chất lượng, hiệu quả tuy vẫn được thường xuyên nhắc tới nhưng lại không dựa trên cơ sở lợi ích trực tiếp của người lao động nên không khuyến khích được sự nhiệt tình, chủ động, sáng tạo của người lao động. Tài sản, nguyên vật liệu và các nguồn lực, kể cả con người bị lãng phí rất lớn. Kĩ thuật công nghệ chậm đổi mới, bị lạc hậu. Xét về mặt chính trị, hạn chế của mô hình này biểu hiện ở chỗ hệ thống tổ chức và bộ máy cồng kềnh, nhiều tầng nấc, dễ dẫn tới tình trạng quan liêu hóa, xa rời thực tiễn, xa dân, kém hiệu quả, không phân biệt rõ ràng, chức năng, nhiệm vụ và phương thức hoạt động giữa Đảng và Nhà nước cũng như các tổ chức khác trong hệ thống tổ chức chính trị, dẫn tới sự chồng chéo dẫm chân lên nhau. Nguyên tắc tập trung dân chủ bị vi phạm. Quyền làm chủ của người lao động, sự tham gia của quần chúng vào hoạt động quản lí Nhà nước và đời sống chính trị - xã hội nói chung còn bị hạn chế và ít tác dụng do tính chất dân chủ hình thức, quan liêu, tham nhũng gây nên. Xét về mặt văn hóa – xã hội và đời sống tinh thần, những khiếm khuyết của mô hình cũ biểu hiện ở sự vi phạm quyền tự do dân chủ của công dân, sự thiếu nghiêm minh trong việc thực thi pháp luật, thiếu dân chủ và công bằng xã hội. Tính hình thức và bệnh giáo điều đã làm cho công tác giáo dục hệ tư tưởng và ý thức xã hội xa rời thực tế cuộc sống. Lí luận tách rời thực tiễn. Các lĩnh vực văn hóa tinh thần rơi vào sự đơn điệu, nghèo nàn. Sự giao lưu văn hóa quốc tế không được khuyến khích. Những thiếu sót, khuyết tật lâu ngày chậm được khắc phục, sửa chữa càng làm cho các nước xã hội chủ nghĩa xa rời những tiến bộ, văn minh của thế giới, nhất là sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, đưa tới tình trạng trượt dài

từ trì trệ đến khủng hoảng nặng nề về kinh tế - xã hội. Sự thực, không phải các nhà lãnh đạo nhiều nước chủ nghĩa xã hội trước đây không nhận thấy những trì trệ đó, nhưng mọi cố gắng cải cách đều không thu được kết quả trong khuôn khổ cơ chế mô hình cũ.

b. Nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xôviết

Sau này khi tiến hành cải tổ, cải cách, những người lãnh đạo ở Liên Xô và Đông Âu lại liên tiếp phạm thêm nhiều sai lầm nghiêm trọng về bước đi, nội dung, phương pháp, trong đó điều chủ yếu là buông lỏng chuyên chính vô sản, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xa rời chủ nghĩa Mác – Lênin, hiện thực dân chủ hóa, công khai hóa cao độ, mơ hồ về chính trị, giai cấp; bị các thế lực phản động, đế quốc lợi dụng tiến công chủ nghĩa xã hội. “Cải tổ là tất yếu, khách quan xuất phát từ bản chất của chủ nghĩa xã hội, là nhu cầu chin muồi của các nhân tố chủ quan, khách quan. Vấn đề là phải cải tổ như thế nào. Cuộc cải tổ của Goócbachốp được các nước phương Tây ngàn lần cổ vũ, hậu thuẫn… Cải tổ kiểu như thế mà chế độ xã hội chủ nghĩa không sụp đổ mới là điều đáng ngạc nhiên”. (Nguyễn Đức Bình – Đôi điều suy nghĩ về vận mệnh chủ nghĩa xã hội. Tạp chí Cộng sản, số 13, 7/2003, tr.10). Như vậy, trong cải tổ, Đảng Cộng sản Liên Xô và các nước Đông Âu đã mắc sai lầm rất nghiêm trọng về đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đó là đường lối hữu khuynh, cơ hội và xét lại, thể hiện trước hết ở những người lãnh đạo cao nhất. Những tuyên bố ban đầu: “cải tổ để có nhiều dân chủ hơn, nhiều chủ nghĩa xã hội hơn”, “chúng ta sẽ đi tới chủ nghĩa xã hội tốt đẹp hơn chứ không đi ra ngoài nó”, “chúng ta tìm trong khuôn khổ của chủ nghĩa xã hội chứ không phải ở ngoài giới hạn của nó những câu trả lời cho các vấn đề do cuộc sống đặt ra”..., rốt cuộc chỉ là những tuyên bố suông ngụy trang cho ý đồ phản bội.

Có thể thấy sai lầm của cải tổ biểu hiện chủ yếu ở những điểm sau:

Thứ nhất, sự dao động về tư tưởng, lập trường chính trị dẫn tới mất phương hướng chính trị và từ bỏ nguyên tắc ở những thời điểm bước ngoặt, chấp nhận đa nguyên hệ tư tưởng và đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, phủ nhận tập trung dân chủ là

nguyên tắc cốt tử của Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa, làm cho Đảng không còn là một tổ chức chính trị cầm quyền mà trở thành một câu lạc bộ bàn suông. Nhà nước không còn quyền lực điều hành và không kiểm soát nổi tình hình đất nước. Những người lãnh đạo cải tổ lùi dần từng bước, từng bước, thậm chí ngày càng công khai tuyên bố từ bỏ những mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà họ từng hứa hẹn, từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, từ bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Thứ hai, không giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cải cách kinh tế và cải cách chính trị. Khi cải cách kinh tế tiến triển thì không kịp thời tiến hành cải cách chính trị. Đến khi cải cách kinh tế gặp khó khăn thì lại chuyển trọng tâm sang cải cách chính trị. Thứ ba, phiêu lưu mạo hiểm trong chính sách, bước đi và biện pháp cải tổ. Đó là tăng tốc kinh tế - kĩ thuật thời kì đầu, cấm bia rượu… là những tính toán chủ quan duy ý chí gây rối loạn kinh tế, mất ổn định xã hội. Cải tổ chính trị không dựa trên thực trạng kinh tế, tiến hành “dân chủ công khai” một cách mơ hồ, mở đường cho các thế lực phản động tấn công vào Đảng, vào chủ nghĩa xã hội, thao túng xã hội, kích động, mị dân, lừa bịp quần chúng.

Bằng phát súng lệnh “công khai”, “dân chủ”, “không vùng cấm”, cải tổ đã nhanh chóng tạo ra làn sóng phê phán, công kích, bôi đen tất cả những gì gắn với lịch sử hơn 70 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, phủ định sạch trơn mọi thành tựu của chủ nghĩa xã hội. Nó gây hoang mang, xáo động đến cực độ trong tư tưởng xã hội, phá vỡ niềm tin của quần chúng đối với những giá trị của chủ nghĩa xã hội. Người ta sử dụng toàn bộ phương tiện thông tin đại chúng để làm việc này và chiến dịch tuyên truyền, đào bới, phủ định quá khứ được các đài, báo phương Tây tiếp sức mạnh mẽ và lái theo những ý đồ, mục đích của phương Tây.

Thứ tư, không có biện pháp hữu hiệu để khắc phục tình hình ngày một xấu đi nghiêm trọng về đời sống vật chất, tinh thần tối thiểu của quần chúng, gây nên sự thờ ơ về chính trị, thậm chí chống lại công cuộc cải tổ. Mất cơ sở xã hội và bị phân liệt về tổ chức nên Đảng đã mất sức chiến đấu và mất vai trò lãnh đạo. Thứ năm, các quan điểm mơ hồ, hữu khuynh, xét lại xung quanh vấn đế “tư duy chính trị mới”, phủ nhận đấu tranh giai cấp và cách mạng, tuyệt đối hóa lợi ích toàn cầu nhân loại, từ bỏ

chủ nghĩa quốc tế vô sản, tạo mảnh đất thuận lợi cho âm mưu “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc. Chủ nghĩa đế quốc đã can thiệp toàn diện, vừa tinh vi, vừa trắng trợn, thực hiện được “diễn biến hòa bình” trong nội bộ Liên Xô và các nước Đông Âu. Các chiến lược gia phương Tây sớm nhận ra “gót chân Asin” của cải tổ: đó là đường lối xét lại, là hệ tư tưởng tư sản, là chính sách thỏa hiệp, nhân nhượng vô nguyên tắc với Mĩ và phương Tây thể hiện tập trung ở “tư duy chính trị mới”. Hứa hẹn viện trợ kinh tế được dùng làm một thứ vũ khí rất lợi hại để lái cuộc cải tổ theo quỹ đạo mà phương Tây mong muốn. Chủ nghĩa đế quốc đã đẩy mạnh thực hiện “diễn biến hòa bình” trong nội bộ Liên Xô và Đông Âu.

Thứ sáu, để xảy ra xung đột, nội chiến dân tộc, sắc tộc ngày càng gay gắt, dẫn tới tan rã của Nhà nước Liên bang Xôviết.

Ngoài ra, sự tan rã của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu còn do những hoạt động chống phá của các thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước, đặc biệt là âm mưu “diễn biến hòa bình”, “cách mạng nhung”, “chiến thắng không cần chiến tranh” của chủ nghĩa đế quốc. Chiến lược diễn biến hòa bình đã được các nước đế quốc công phu thiết kế dàn dựng lâu dài từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Chống phá chủ nghĩa xã hội là một chiến lược phản cách mạng bao gồm các phương tiện và thủ đoạn tinh vi từ kinh tế đến chính trị, văn hóa, xã hội. Chúng thường cấu kết với các thế lực phản động chống phá từ bên trong, tập trung vào các đối tượng nhạy cảm như thanh niên, học sinh, sinh viên, trí thức, văn nghệ sĩ để lung lạc thế giới quan, hệ tư tưởng, kích động tâm lí bất mãn, chống đối, gây thù hằn dân tộc, tôn giáo, lợi dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do” với nội dung trừu tượng, phi lịch sử mà thực chất là lồng vào đó quan điểm tư sản, chống cộng, chống chủ nghĩa xã hội. Chúng còn ra sức khai thác những yếu điểm, sai lầm trong các nước xã hội chủ nghĩa, thổi bùng tâm lí bất mãn, chống đối, làm suy yếu mối liên hệ xã hội của quần chúng nhân dân với Đảng và Nhà nước, tiến hành tuyên truyền, lừa mị dân, kết hợp với thâm nhập kinh tế, văn hóa để đẩy nhanh sự chệch hướng.

Trong cuốn sách “Chiến thắng không cần chiến tranh”, Tổng thống Mĩ Níchxơn cho rằng “mặt trận tư tưởng là mặt trận quyết định nhất”. Ông ta viết: “Toàn bộ vũ khí của chúng ta, các hiệp

định mậu dịch, viện trợ kinh tế sẽ không đi đến đâu nếu chúng ta thất bại trên mặt trận tư tưởng”. Chiến lược của Mĩ trước sau như một là đưa bất ổn vào bên trong “bức màn sắt”.

Nguyên nhân cuối cùng là do yếu kém về năng lực, sự thoái hóa, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên đã làm giảm sút niềm tin của nhân dân vào đảng, vào chế độ. Chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh, xét lại, phản bội lí tưởng của chủ nghĩa xã hội ở một số nhà lãnh đạo cải tổ là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự tan rã của chủ nghĩa xã hội. Có thể nói, sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc cùng với sự phản bội từ bên trong và từ trên chóp bu của cơ quan lãnh đạo cao nhất là nguyên nhân trực tiếp làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Ngoài những nguyên nhân có ý nghĩa phổ biến, khái quát cho Liên Xô và các nước Đông Âu nói trên, ở mỗi nước cũng còn có những nguyên nhân riêng biệt, đặc thù dân tộc. Đối với các nước Đông Âu, đó là: Thứ nhất, mô phỏng hoàn toàn theo mô hình Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội mà không xuất phát từ điều kiện, đặc điểm lịch sử, dân tộc dẫn tới sự lệ thuộc toàn diện vào Liên Xô, làm nảy sinh nhiều điều không phù hợp với điều kiện lịch sử và tình hình thực tế của các nước Đông Âu. Việc xây dựng nên một cơ chế quan liêu, bao cấp về kinh tế, một nền chính trị chưa dân chủ, chưa công bằng và vi phạm những pháp chế xã hội chủ nghĩa, không tuân thủ những quy luật khách quan về kinh tế - xã hội đã khiến cho nhân dân các nước Đông Âu không hài lòng, không ủng hộ chế độ mới xã hội chủ nghĩa (đã diễn ra nhiều lần khủng hoảng xã hội ở nhiều nước). Thứ hai, chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến động lớn của tình hình thế giới (như ở Đức và Rumani, cho đến tận trước ngày sụp đổ, những người lãnh đạo vẫn tuyên bố rằng họ không có sai lầm cho nên không cần phải sửa chữa, cải cách gì cả; hoặc như ở Anbani, cho đến lúc sụp đổ, vẫn giữ nguyên những cơ chế cũ về kinh tế - xã hội của 30 năm trước đó). Một số nước khác tuy tiến hành sửa chữa, thay đổi nhưng lại rời bỏ nguyên lí đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lênin.

Thứ ba, hầu hết các nước này đã trải qua nhiều năm dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, truyền thống dân chủ tư sản in đậm trong tư tưởng tập quán của nhân dân. Việc tiến hành hợp nhất các đảng công nhân sau chiến tranh diễn ra một cách vội vàng, thiếu nguyên tắc đã chứa đựng nguy cơ chia rẽ sâu sắc. Thứ tư, các thế lực chống đối chủ nghĩa xã hội cả ở trong và ngoài nước rất mạnh gồm công chức, sĩ quan, tư sản địa chủ, binh lính của chế độ cũ, nhà thờ Thiên Chúa giáo, Đảng Xã hội dân chủ… cùng cấu kết với nhau, có sự hỗ trợ mạnh mẽ của nước ngoài, nằm chờ, khi có thời cơ sẽ nổi dậy nhằm chống phá lại chế độ xã hội chủ nghĩa. Thứ năm, trong cơn nguy kịch của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu, chính sách “không can thiệp” của chính phủ Liên Xô, đứng đầu là Goócbachốp đã tạo điều kiện thuận lợi thêm để cho các thế lực phản động cách mạng tự do hành động, chống phá chủ nghĩa xã hội ở đây. Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu trong những năm 1989 – 1991 đã gây ra những hậu quả hết sức nặng nề. Đó là một tổn thất chưa từng có trong lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và của chủ nghĩa xã hội trên thế giới, dẫn đến hệ thống thế giới của các nước xã hội chủ nghĩa không còn tồn tại nữa. Từ đây, trật tự thế giới hai cực cũng đã kết thúc. Thế giới bước vào một thời kì mới với các xu thế mới đang vận động. Tuy nhiên, đây chỉ là sự tan rã của một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học chứ không phải là sự tan rã của chủ nghĩa xã hội như một hình thái kinh tế - xã hội mới mà Mác và Ăngghen đã nêu trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản. Hơn nữa, như Lênin đã viết: “Nếu người ta nhận xét thực chất của vấn đề, thì có bao giờ người ta thấy rằng trong lịch sử có một phương thức sản xuất mới nào lại đứng vững ngay được mà lại không liên tiếp trải qua nhiều thất bại, nhiều sai lầm và tái phạm không?” Từ những cơ sở ấy, các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, trong đó có Việt Nam đã rủt ra được nhiều bài học kinh nghiệm xương máu, đưa công cuộc cải cách - đổi mới đi tới thắng lợi, nhằm xây dựng một chế độ xã hội chủ nghĩa đúng với bản chất nhân văn vì

giải phóng và hạnh phúc con người, phù hợp với hoàn cảnh và truyền thống văn hóa của mỗi quốc gia dân tộc.

B. TRIỂN VỌNG CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘII. BẢN CHẤT CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN:

Là một chế độ áp bức, bócc lột và đày rẫy những bất công: CNTB gây nên những bất ổn trên thế giới. Trong quá trình toàn cầu hoá CNTB gây nên khoảng cách giàu và nghèo giữa các dân tộc trên thế giới, giữa các giai tầng xã hội của cùng dân tộc ngày càng gay gắt gây ra một chế độ áp bức kinh tế (chủ nghĩa đế quốc kinh tế) còn nặng nề hơn chế độ thuộc địa thực dân ngày xưa, gây bất ổn trên thế giới.

Xã hội công dân của xã hội tư bản không thể giải quyết các mâu thuẫn đối kháng: Tính chất xã hội ngày càng cao của lực lượng sản suất với chế độ chiếm hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản suất diễn ra ngày càng sâu sắc, mâu thuẩn giữa 2 giai cấp cơ bản: giai cấp công nhân và giai cấp tư sản (các nhà nước tư bản chủ nghĩa không làm tốt công tác điều tiết xã hội mà nó luôn có xu hướng bảo vệ giai cấp tư sản, bóc lột các tầng lớp lao động làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc hơn),bản thân của chủ nghĩa tư bản không thể khắc phục nổi tình trạng khủng hoảng kinh tế, ngoài khủng hoảng mang tính chu kỳ ra còn có khủng hoảng cơ cấu, khủng hoảng thể chế, khủng hoảng tài chính tiền tệ... Các loại khủng hoảng và những khó khăn của chủ nghĩa tư bản đã dẫn tới hàng loạt vấn đề xã hội nảy sinh như tình trạng thất nghiệp, nghèo khó và chênh lệch giàu nghèo xã hội, mâu thuẫn dân tộc tăng lên, trật tự xã hội hỗn loạn, hoạt động tội phạm gia tăng v.v.. Chủ nghĩa tư bản ngày nay dù đã có những điều chỉnh nhưng vẫn là “một thế giới không thể chấp nhận” như Renê Duynông khẳng định trong cuốn sách của mình.

Bản chất của chủ nghĩa tư bản không thay đổi. Chủ nghĩa tư bản có vai trò to lớn đối với vai trò to lớn đối với lịch sử phát triển của nhân loại. Trong mấy thập kỉ qua do biết tự điều chỉnh và thích

ứng đồng thời sử dụng triệt để những thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ, các nước tư bản chủ nghĩa đã vượt qua một số cuộc khủng hoảng và vẫn còn khả năng phát triển. Nhưng đó không đó là chế độ tương lai của xã hội bởi bản chất bóc lột, phản dân chủ, vô nhân đạo của chủ nghĩa tư bản không thay đổi. Chính phương thức sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa gây ra những ung nhọt không thể chữa khỏi.

Trong cuốn sách “Ngoài vòng kiểm soát” xuất bản năm 1993, Bredinsky đã cay đắng thừa nhận hai mươi khuyết tật của xã hội Mỹ vào thời điểm đó và dự báo Mỹ sẽ mất vai trò siêu cường vào thế kỉ XXI. Trong hai mươi khuyết tật ấy có những khuyết tật đã trở thành phổ biến ở các nước tư bản chủ nghĩa như: chăm sóc y tế không đầy đủ, giáo dục trung học chất lượng kém, vấn đề phân biệt chủng tộc nghèo đói ngày càng sâu sắc, tội ác bạo lực tràn lan, cảm giác trống rỗng về tinh thần… làm cho xã hội lâm vào khủng hoảng và vô phương cứu chữa.

Trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản, dù là chủ nghĩa tư bản hiện đại, trên thế giới ngày nay vẫn có đến 1.2 tỉ người phải chịu nghèo đói và bệnh tật, mù chữ, chiến tranh, hưởng mức thu nhập dưới 1 USD/ngày, 2.5 tỉ người nghèo đói có tổng thu nhập chỉ bằng thu nhập của 250 tỉ phú, triệu phú lớn nhất thế giới gộp lại; 1/3 lực lượng lao động trên toàn thế giới tức là khoảng 1 tỉ người bị thất nghiệp ở các mức khác nhau, tại hơn 100 nước đang hoặc kém phát triển mức thu nhập bình quân đầu người giảm đi so với thập niên trước, hằng ngày có đến 30000 trẻ em chết bệnh mà lẽ ra có thể được cứu sống và số người lớn mù chữ có thể lên tới 800 triệu người.

Sự kiện giới cầm quyền Mỹ và giới cầm quyền Anh tấn công Irac năm 2003 càng khẳng định bản chất hiếu chiến của chúng.

Chủ nghĩa tư bản với mâu thuẩn bên trong không thể khắc phục, xã hội tư bản không thể thay đổi bản chất của mình chỉ bằng lối xưng danh mới: “phi hệ tư tưởng hóa”, “xã hội hậu công nghiệp”, “ xã hội tin hóa” , “ xã hội kinh tế tri thức hóa”…

II. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI – TƯƠNG LAI CỦA LOÀI NGƯỜI1. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thựcTheo quan điểm của C.Mác “sự thay thế của các hình thái kinh

tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”. Chủ nghĩa tư bản

ngày nay đã tạo ra nền sản xuất lớn với khoa học công nghệ ngày càng hiện đại, sự phát triển xã hội hoá sản xuất đang “nẩy mầm” những nhân tố của chủ nghĩa xã hội. Trong xã hội tư bản hiện đại, về mặt sở hữu, sự xuất hiện quốc hữu hoá, chế độ hợp tác, công ty cổ phần, nhà nước đóng vai trò điều tiết quản lý về vốn, nguồn lao động tham gia quản lý xí nghiệp ở mức độ khác nhau, tất cả những cái đó nếu không nói đó là những nhân tố của chủ nghĩa xã hội ở mức độ nhất định, thì đó cũng là sự chuẩn bị điều kiện vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa tư bản hiện đại sẽ còn tiếp tục phát triển thông qua những cuộc khủng hoảng, những cuộc cải cách để thích ứng, và quá trình phát triển đó cũng chính là quá trình quá độ sang một xã hội mới. Trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản đã xuất hiện những yếu tố của xã hội mới, những yếu tố của nền văn minh hậu công nghiệp, kinh tế tri thức nãy sinh và phát triển, tính chất xã hội của sở hữu ngày càng gia tăng; sự điều tiết của nhà nước đối với thi trường ngày càng hữu hiệu; tính nhân dân và xã hội của nhà nước tăng lên; những vấn đề phúc lợi xã hội và môi trường… ngày càng được giải quyết tốt hơn. Với những đặc điểm trên đây cũng có thể xem đó là những xã hội quá độ vì nó chứa đựng trong đó các yếu tố của chủ nghĩa tư bản và xã hội tương lai.

Sau Cách mạng Tháng Mười nhất là từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, với sự tồn tại hai hệ thống kinh tế xã hội đối lập nhau đã tác động đến sự lựa chọn con đường phát triển của các dân tộc.

Ở các nước vốn trước đây là thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc sau khi giành độc lập đã, đang lựa chọn con đường phát triển của dân tộc mình. Con đường tư bản tư nghĩa trong những điều kiện nhất định đã đem lại những thành công cho một số nước còn phần lớn cách nước khác không thoát khỏi đói nghèo, nợ nần chồng chất.

Ngay ở các nước tư bản phát triển cũng nảy sinh xu hướng phát triển “phi tư bản”, “hậu tư bản”, xu hướng xã hội dân chủ v.v điều này chứng tỏ chủ nghĩa tư bản không phải là “xã hội tốt đẹp cuối cùng”, không phải là tương lai của loài người mà nó sẽ phải bị thay thế..

Hơn 80 mươi năm đã trôi qua kể từ khi Lênin từ trần, chủ nghĩa xã hội khoa học, phong trào cách mạng của giai cấp công nhân thế giới đã trải qua nhiều thử thách to lớn, đã có được nhiều thắng lợi vĩ đại và cũng đã có những tổn thất to lớn.

Có thể nêu một cách vắn tắt nhưng đầy đủ những nội dung cơ bản phản ánh sự vận dụng, phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học trong khoảng 80 năm qua như sau.

Mọi thắng lợi cơ bản, quan trọng của nhân dân lao động, của cách mạng thế giới trong thế kỷ XX đều có phần đóng góp trực tiếp, cơ bản và rất quan trọng của chủ nghĩa xã hội, của sự vận dụng thành công những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học vào thực tiễn phong trào cộng sản và công nhân quốc tế ở mỗi nước cũng như của cả hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới. Trong đó thắng lợi vĩ đại nhất là đã đưa nhân dân thế giới thoát khỏi họa Phátxít, là tiền đề quan trọng nhất dẫn đến sự tan rã của chủ nghĩa thực dân cũ và mới, là sự hình thành và phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa... Điều này đã đẩy nhanh tiến trình vận động của quy luật lịch sử nhân loại về phía trước. Cùng với những thành tựu trong đấu tranh, cách mạng, trong hoà bình xây dựng, các nước xã hội chủ nghĩa đã góp phần quan trọng vào đấu tranh vì dân sinh, dân chủ, tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.

Các đảng cộng sản và công nhân quốc tế đã tổng kết nêu ra và tiếp tục phát triển bổ sung nhiều nội dung quan trọng cho chủ nghĩa xã hội khoa học, cả về lý luận lẫn các vấn đề về phương hướng, giải pháp tác động, chủ trương chính sách xây dựng chế độ xã hội mới ở mỗi nước, góp phần quan trọng vào quá trình vận dụng sáng tạo, phát triển bổ sung và hoàn thiện chủ nghĩa xã hội khoa học. Điều này có thể minh chứng qua các hội nghị quốc tế các đảng cộng sản và công nhân quốc tế, các diễn đàn và hội nghị khoa học, lý luận chính trị, các cuộc viếng thăm trao đổi song phương và đa phương, nhất là các kỳ đại hội của các đảng cộng sản và công nhân quốc tế ở các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây, các nước đang tiến hành lựa chọn con đường phát triển xã hội chủ nghĩa hiện nay.

Sự thắng lợi, phát triển rực rỡ và sau đó là sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô có thể được coi là minh chứng cho sự thành công và thất bại của vận dụng, áp dụng các nguyên lý, quy luật của chủ nghĩa xã hội khoa học vào thực tiễn. Chừng nào và ở đâu, đảng cộng sản nhận thức đúng, sáng tạo hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà trong đó cách mạng đang vận động, để đề ra các chủ trương chiến lược và sách lược đúng đắn vì mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, chừng đó và ở đó, cách

mạng phát triển và thu được những thắng lợi. Trong trường hợp ngược lại, cách mạng sẽ lâm vào thoái trào và bị thất bại. Vấn đề đặt ra đối với chủ nghĩa xã hội khoa học là từ trong những thành công và thất bại của chủ nghĩa xã hội hiện thực trong thập kỷ cuối thế kỷ XX, cần nghiêm túc phân tích, khái quát và rút ra các vấn đề lý luận, những bài học kinh nghiệm, từ đó có những phương thức, biện pháp chủ trương chiến lược và sách lược hợp lý trong hoàn cảnh mới, tiếp tục bổ sung và phát triển sáng tạo chủ nghĩa xã hội khoa học, tiếp tục thực hiện thắng lợi trên thực tế chế độ xã hội mới: xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.

Đảng Cộng sản Việt Nam với sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học.

Lịch sử dân tộc Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo cho thấy, những thắng lợi, những thành tựu của cách mạng luôn gắn liền với quá trình vận dụng sáng tạo, phát triển và hoàn thiện lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học trong những điều kiện lịch sử cụ thể của thời đại, trên cơ sở thực tiễn Việt Nam. Trong sự nghiệp vĩ đại ấy, sự xuất hiện và những cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm phong phú thêm kho tàng lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, cả trong những vấn đề hết sức cơ bản của lý luận ấy lẫn những tri thức về cách thức, biện pháp và chiến lược sách lược vận dụng chủ nghĩa xã hội khoa học vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã và đang thực sự là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng nước ta trước kia, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay. Những đóng góp, bổ sung và phát triển cũng như sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa xã hội khoa học của Hồ Chí Minh và Đảng ta có thể được tóm tắt trên một số vấn đề cơ bản như sau:

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là một tính quy luật của cách mạng Việt Nam, trong điều kiện thời đại ngày nay.

Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trung tâm, đồng thời đổi mới từng bước về chính trị, đảm bảo giữ vững sự ổn định chính trị, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để đổi mới và phát triển kinh tế, xã hội.

2. Sự khủng hoảng của các nước xã hội chủ nghĩa chỉ là tạm thời

Cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỷ XX, sự kiện Liên Xô, Đông Âu sụp đổ, phong trào xã hội chủ nghĩa thế giới bị tổn thất nghiêm trọng. Sự tan rã của Liên xô, Đông Âu không phải là sự thất bại của chế độ và nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa xã hội mà chỉ là sự thất bại của một mô hình thực tiễn nhất định. Mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu Liên Xô, mô hình chủ nghĩa xã hội cứng nhắc, nó không đồng nghĩa với sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội với tính cách là một hình thái kinh tế-xã hội mà loài người đang vươn tới. Thời đại ngày nay vẫn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, sự tan rã của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu chỉ chứng tỏ tính quanh co, phức tạp của sự phát triển xã hội mà thôi. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ không có nghĩa là sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội:

Kẻ thù đã và đang ra sức khai thác sự kiện Liên Xô và Đông Âu sụp đổ để rêu rao về “cái chết của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung”. Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu là sự sụp đổ của một mô hình của chủ nghĩa xã hội trong quá trình đi tới mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Nó không đồng nghĩa với sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội với tư cách là một hình thái của chủ nghĩa xã hội mà loài người đang vươn tới. Tương lai của xã hội loài người vẫn là chủ nghĩa xã hội, đó là quy luật khách quan của sự phát triển lịch sử. Tính chất thời đại hoàn toàn không thay đổi, loài người vẫn trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới mở đầu bằng Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Các mâu thuẫn của thời đại vẫn tồn tại với 4 mâu thuẫn: mâu thuẫn của chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản; mâu thuẫn của giai cấp tư sản với giai cấp công nhân; mâu thuẫn của các dân tộc thuộc địa kém phát triển với các nước đế quốc tư bản và mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau. Trong đó mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản là mâu thuẫn cơ bản nhất vì đây là mâu thuẫn về bản chất của hai chế độ chủ nghĩa tư bản với hình thức chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, thể hiện bản chất bóc lột tàn bạo vô nhân đạo, trong khi đó chủ nghĩa xã hội lại thể hiện được tính ưu việt trong sự phân chia lại lợi nhuận xã hội, tư liệu sản xuất, góp phần tạo nên sự bình đẳng giữa các quốc gia củng cố hòa bình trên thế giới và đạt được nhiều thành tựu trong lịch sử…nên chủ nghĩa xã hội mới chính là tương lai của loài

người. Giải quyết mâu thuẫn cơ bản này sẽ tác động các mâu thuẫn còn lại.

3. Đã xuất hiện một số quốc gia trong thế giới đương đại có xu hướng đi lên chủ nghĩa xã hội

Trong tình hình chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào, ở nhiều nơi trên thế giới hiện nay, đặc biệt là Mỹ Latinh, từ những năm 1990 đã xuất hiện xu thế thiên tả và ngày càng phát triển lên thành 1 trào lưu vào đầu thế kỷ XXI. Từ năm 1998 đến nay thông qua bầu cử dân chủ, các chính phủ cánh tả, tiến bộ đã đi lên cầm quyền ở 11 nước Mỹ Latinh.

Trong số các nước Mỹ Latinh do cánh tả cầm quyền hiện nay, nhiều nước tuyên bố đi lên chủ nghĩa xã hội.

Từ năm 2005, Tổng thống Vênêxuêla Hugo Chavez nhiều lần công khai tuyên bố mục tiêu của cuộc cách mạng ở Vênêxuêla là đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong bài phát biểu ngày 3 tháng 2 năm 2006 ngay sau khi tái đắc cử, Tổng thống Hugo Chavez đã một lần nữa khẳng định: “Vênêxuêla sẽ tiếp tục con đường xã hội chủ nghĩa thế kỷ XXI” với các nội dung cơ bản sau:

Về tư tưởng: Lấy chủ nghĩa Mác, tư tưởng cách mạng và tiến bộ của Ximôn Bôliva, tư tưởng nhân đạo Thiên Chúa giáo làm nền tảng.

Về chính trị: Nhấn mạnh tư tưởng “dân chủ cách mạng” và “chính quyền nhân dân”, theo đó nhân dân có trách nhiệm cùng tham gia quyết định vận mệnh của đất nước, tham gia vào công việc của một nhà nước pháp quyền, thực hiện công bằng xã hội, xây dựng một mô hình xã hội mới, nơi mà mọi người dân đều có chỗ đứng cho dù là một thổ dân…

Về kinh tế: Chủ trương thực hiện kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước và hợp tác xã nắm vai trò chủ đạo, nhấn mạnh việc giành lại chủ quyền quốc gia, dân tộc đối với tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là dầu mỏ, nước sạch và môi sinh..

Về xã hội: Chủ trương thực hiện phân phối công bằng chủ nghĩa xã hội để giải quyết vấn đề bình đẳng và phân hóa xã hội…

Về đối ngoại: Thúc đẩy khối đoàn kết Mỹ Latinh và quan hệ hữu nghị giữa tất cả các nước và lấy hợp tác thay cho cạnh tranh, lấy hội nhập thay cho bóc lột, một thế giới đa cực và dân chủ…

Về cách làm, bước đi: Kế thừa những mặt tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, Đông Âu trước đây, không rập khuôn sao

chép mà phải thường xuyên đổi mới và sáng tạo, bên cạnh phát triển kinh tế, coi trọng giá trị đạo đức, tinh thần, đoàn kết dân tộc, chú trọng kinh nghiệm quốc tế của các nước xã hội chủ nghĩa như Cu-ba, Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên.

Tổng thống Bôlivia Êvô Môralet nói rằng chủ nghĩa xã hội là ước mơ của các dân tộc Mỹ Latinh. Chủ nghĩa xã hội này dựa trên chủ nghĩa Mac Lenin, nó phải có sức mạnh như thế nào để người ta cổ vũ dân tộc họ vươn tới.

Ecuado và Nicaragoa cũng đã tuyên bố lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa.

Sự xuất hiện của “chủ nghĩa xã hội Mỹ Latinh thế kỷ XXI” còn điểm này, điểm khác phải tiếp tục nghiên cứu và theo dõi, nhưng rõ ràng những biểu hiện đó đã và đang thể hiện sự tác động sâu xa và sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa xã hội hiện thực đối với các dân tộc Mỹ Latinh, thể hiện bước tiến mới của chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Đó là một thực tế lịch sử để chứng minh cho sức sống và khả năng phát triển của chủ nghĩa xã hội, củng cố niềm tin vào lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.

Tóm lại, từ diễn biến tình hình thế giới từ Cách mạng Tháng mười Nga đến nay có thể khẳng định rằng: Chủ nghĩa xã hội trên thế giới, từ những bài học thành công và thất bại và sự thức tỉnh của các dân tộc, nhất định sẽ có bước phát triển mới; theo quy luật khách quan của lịch sử loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội là tương lai của xã hội loài người.

III. NHỮNG THÀNH TỰU Ở VIỆT NAM, TRUNG QUỐC VÀ CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA KHÁC TRONG VIỆC TIẾN HÀNH CẢI CÁCH VÀ ĐỔI MỚI THEO CON ĐƯỜNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Chủ nghĩa xã hội với bản chất của nó là một xã hội tốt đẹp, thỏa mãn được ước nguyện ngàn đời của loài người. Trong thế kỷ XX, loài người đã từng chứng kiến những thành tựu vĩ đại của chủ nghĩa xã hội hiện thực trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và giải phóng con người, đưa Liên Xô đứng vào vị trí của một siêu cường trên thế giới và các nước xã hội chủ nghĩa khác ở Đông Âu vào vị thế của các nước công nghiệp phát triển. Chính sự tồn tại ấy đã tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc và

phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ, dân sinh, phát triển, buộc chủ nghĩa tư bản phi điều chỉnh nhằm xoa dịu mâu thuẫn xã hội.

Đáng tiếc, những thập niên cuối của thế kỷ trước, với nhiều lý do khác nhau, trong đó, có sai lầm về đường lối làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới không còn. Song, đó chỉ là sự sụp đổ của một mô hình xã hội chủ nghĩa cụ thể, chứ không phải là sự tiêu vong của lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Những thành tựu của công cuộc đổi mới, cải cách của các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, trong đó sự phát triển của Trung Quốc và Việt Nam đang tạo nên nhiều ấn tượng tốt đẹp đối với thế giới về tương lai của chủ nghĩa xã hội.

Trong khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, các nước xã hội chủ nghĩa còn lại tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách, đổi mới một cách toàn diện, nhờ đó chế độ xã hội chủ nghĩa ở những nước này không chỉ đứng vững mà còn tiếp tục được đổi mới và phát triển. Trong đó, Trung Quốc và Việt Nam là hai nước đã tiến hành công cuộc cải cách, đổi mới tương đối thành công nhất. Trên cơ sở vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mac Lênin vào điều kiện cụ thể của mỗi nước, đã tìm ra con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện lịch sử mới. 1. Những thành tựu Việt Nam trong việc tiến hành cải cách và đổi mới theo con đường xã hội chủ nghĩa:

Việt Nam đã từ bỏ mô hình kinh tế kế hoạch tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Với những đặt trưng: công hữu là nền tảng, doanh nghiệp cổ phần trở thành hình thức tổ chức kinh tế phổ biến, đa dạng hóa hình thức phân phồi, xem trọng phân phối theo lao động, bảo đảm quyền kinh doanh bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp; không phân biệt đối xử; giá cả, tỷ giá, lãi suất do thị trường xác định có sự điều tiết của nhà nước; phát triển đồng bộ các loại thị trường từ hàng hóa đến dịnh vụ, thị trường chứng khoán; thực hiện các chương trình phúc lợi rộng lớn, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn môi trường v.v…

a. Chính trị: Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo hướng xây dựng hệ thống luật pháp ngày càng tương đồng với hệ thống luật pháp hiện đại, đặc biệt là phù hợp với những cam kết quốc tế; giảm dần sự can thiệp vi mô, sự can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, gia tăng quản lý

vĩ mô, gia tăng sự phân quyền cho các địa phương; thực hiện chế độ dân chủ nói chung, đặt biệt là ở cơ sở theo hướng công khai, minh bạch, gia tăng sự giám sát của các cấp, của công luận, của quốc hội, của hội đồng nhân dân các cấp, của các tổ chức xã hội, tinh giản bộ máy và biên chế….

Bảo đảm sự cầm quyền và lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trên tất cả các mặt. Sự lãnh đạo và cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang được đổi mới theo hướng khoa học, dân chủ và hiệu quả hơn, phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam

Qua gần 25 năm đổi mới, nhờ đường lối đúng đắn của Đảng và tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân dân trong việc hiện thực hoá đường lối đó, chúng ta đã đạt dược những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang từng bước được xây dựng. Nền dân chủ XHCN với Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân đã được thiết định trên những đường nét cơ bản. Nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, sự thống nhất trong đa dạng đã hình thành. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức ngày càng được củng cố, thực sự trở thành một động lực quan trọng của đổi mới đất nước.

Xây dựng các tổ chức xã hội phi chính phủ đa dạng gồm các hội nghê nghiệp, văn hóa, tôn giáo, xã hội... các tổ chức này ngày càng có vai trò to lớn trong các lĩnh vực mà Nhà nước không với tay tới, như từ thiện, cứu trợ người nghèo...

b. Hoạt động đối ngoại: của Đảng, Nhà nước và nhân dân phát triển mạnh, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với hơn 180 nước trong tổng số 193 nước thành viên Liên hợp quốc; tăng cường tình hữu nghị với Trung Quốc, 3 nước Đông Dương và các nước xã hội chủ nghĩa khác, quan hệ đầy đủ với các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G8). Tham gia và đóng góp tích cực vào các tổ chức và diễn đàn khu vực và thế giới: ASEAN, APEC, ASEM, WTO. Cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nguồn vốn FDI, ODA. Vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam ngày càng được khẳng định và nâng cao. Việt Nam trở thành thành viên không thường

trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, tháng 7-2008 và tháng 10-2009 đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Thành tựu đổi mới trong nước kết hợp với thực hiện chính sách mở cửa, tích vực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra không gian phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam và mang lại cho Việt Nam một vị thế quốc tế mới. Từ một quốc gia bị phong tỏa, cấm vận; từ một nền kinh tế kém phát triển và “đóng cửa”, sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã vươn mạnh ra thế giới. Đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với hơn 180 nước và vùng lãnh thổ; mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với 221 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ngoài ra, Việt Nam còn là thành viên chính thức của nhiều tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực, và điều đáng nói nhất là năm 2007 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân với lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại ngày càng đủ mạnh để bảo vệ Tổ quốc và cuộc sống yên lành của nhân dân. Nền ngoại giao độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá với tinh thần Việt Nam sắn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển, không ngừng mở rộng các quan hệ đối ngoại, nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế đã phát huy vai trò to lớn của mình trong đổi mới đất nước. Công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã góp phần làm cho Đảng ta ngày càng vững mạnh, đủ sức gánh vác được sứ mệnh lịch sử mà dân tộc ta giao phó. Những thành tựu đó đã làm cho sức mạnh tổng hợp của đất nước được tăng lên nhiều, vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao.

c. Kinh tế: Ngày nay, trong bối cảnh phức tạp của tình hình thế giới, công cuộc đổi mới của nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng vẫn giành được những thành tựu ngoạn mục trên tất cả các phương diện. Nền kinh tế liên tục đạt nhịp độ tăng trưởng khá cao với tốc độ tăng GDP khoảng 7,5% - 8% và có sự phát triển toàn diện. Từ một nước phi nhập khẩu lương thực, đến nay đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai trên thế giới. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa đang được đẩy mạnh. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tiến bộ. Năm 2014, tỷ trọng giá trị nông - lâm - ngư nghiệp trong GDP chỉ còn 18,12%, công nghiệp và xây dựng đã chiếm 38,5%, dịch vụ 43,38%; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người đã đạt khoảng 1960 USD; tuổi thọ trung bình là 73,2; chỉ số HDI liên tục tăng vững chắc. Công cuộc xóa đói, giảm nghèo đạt được những tiến bộ to lớn, được Liên hợp quốc xếp vị trí đứng đầu thế giới và đánh giá cao về những nỗ lực phấn đấu đạt nhiều mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.

Trong những năm khởi đầu công cuộc đổi mới (1986-1991) tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng tương đối chậm. Nhưng khi quá trình đổi mới diễn ra rộng khắp và đi vào thực chất thì tốc độ tăng trưởng GDP luôn đạt mức cao và ổn định kéo dài, mặc dù có lúc bị giảm sút do dự báo chủ quan và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Và đến nay thì Việt Nam trở thành một trong những nước tăng trưởng nhanh nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 8%/năm. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2013 tăng 5,42% so với năm 2012. Mức tăng trưởng này tuy thấp hơn mục tiêu đã đề ra (5,5%) nhưng cao hơn mức tăng 5,25% của năm trước. Nền nông nghiệp đã phát triển nhanh và vững chắc, từ một nước thiếu lương thực đã trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới và năm 2014 xuất khẩu gạo có thể đạt 6,32 triệu tấn.

Do tốc độ tăng GDP cao nên GDP/người/năm cũng tăng lên đáng kể, từ 289 USD (năm 1995) lên 2000 USD (năm 2014), cho thấy Việt Nam đang từng bước vượt qua ranh giới của quốc gia đang phát triển có thu nhập thấp và đang vươn lên nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp (theo quy ước chung của quốc tế và xếp loại các nước theo trình độ phát triển thì nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp là những nước có GDP/người từ 765 đến 3.385 USD).

Cơ cấu thành phần kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở hữu. Khu vực kinh tế nhà nước được tổ chức lại, đổi mới. Kinh tế dân doanh phát triển khá nhanh, hoạt động có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân; kinh tế

hợp tác và hợp tác xã phát triển khá đa dạng. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, là cầu nối quan trọng với thế giới về chuyển giao công nghệ, giao thông quốc tế .

d. Văn hóa – xã hội: Bên cạnh những thành tựu về kinh tế, Việt Nam cũng có những tiến bộ nhất định về mặt xã hội như giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 6% (năm 2014). Phúc lợi xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của người dân cũng được cải thiện rõ rệt. Theo đánh giá của Liên hiệp quốc, Việt Nam về đích trước 10 năm với mục tiêu xóa đói giảm nghèo trong thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ.

Đánh giá về thành công của quá trình đổi mới, Đại hội lần thứ X của Đảng đã khẳng định: “Những thành tựu đó chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận và công cuộc đổi mới, về xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản”.

Đó là những yếu tố quan trọng để chúng ta tiếp tục đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới nhằm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2010 và cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. 2. Những thành tựu Trung Quốc trong việc tiến hành cải cách và đổi mới theo con đường xã hội chủ nghĩa

Trung Quốc với sức năng động sáng tạo tư năm 1978 tiến hành công cuộc cải cách mở cửa, đem lại những thành tích thật lớn lao. Đó là một sự thật.

Các đảng cộng sản cầm quyền ở Trung Quốc đã chủ động tổng kết những bài học kinh nghiệm thành công cũng như không thành công trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, Ðông Âu và những kinh nghiệm của chính mình, tích cực tìm tòi mô hình về lý luận và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nỗ lực khai phá mô hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của các đảng này mang tính đột phá, được thể hiện trước hết trong việc sử dụng kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.

Trung Quốc xác định mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Nhiều đảng cộng sản, công nhân trên thế giới đánh giá cao sự lựa chọn mô hình phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc và

Việt Nam, coi đây là sự bổ sung độc đáo về lý luận của chủ nghĩa xã hội, đóng góp thiết thực vào việc phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, phát triển lý luận chủ nghĩa xã hội trong điều kiện lịch sử mới. Những thành tựu cải cách, đổi mới của các nước xã hội chủ nghĩa là một minh chứng sinh động cho sức sống và khả năng tự đổi mới của chủ nghĩa xã hội.

Nhờ vậy, công cuộc cải cách, đổi mới, phát triển chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc nhiều năm qua đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ, góp phần to lớn vào việc củng cố vai trò và ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội trên thế giới, làm cho các nước xã hội chủ nghĩa ngày càng trở thành những chủ thể quan trọng của quan hệ quốc tế trong thế giới đương đại.

a. Chính trị: Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo hướng xây dựng hệ thống luật pháp ngày càng tương đồng với hệ thống luật pháp hiện đại, đặc biệt là phù hợp với những cam kết quốc tế; giảm dần sự can thiệp vi mô, sự can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, gia tăng quản lý vĩ mô, gia tăng sự phân quyền cho các địa phương; thực hiện chế độ dân chủ nói chung, đặt biệt là ở cơ sở theo hướng công khai, minh bạch, gia tăng sự giám sát của các cấp, của công luận, của quốc hội, của hội đồng nhân dân các cấp, của các tổ chức xã hội, tinh giản bộ máy và biên chế…

b. Kinh tế: Sau gần 30 năm cải cách, mở cửa và hiện đại hóa, Trung Quốc đã đạt được thành tựu mang tính lịch sử, kinh tế tăng trưởng nhanh chóng với mức độ bình quân mỗi năm 9,6%. GDP của Trung Quốc năm 2013 đạt 9300 tỷ USD, đứng thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ.

Chính sách kinh tế của Trung Quốc đã được chuyển đổi từ các chính sách đóng cửa và hướng vào trong từ năm 1948 đến 1978 sang một nền kinh tế mở cửa và hướng ra bên ngoài (ven biển) từ năm 1978. Tiến hành cải cách mở cửa từ Hội nghị Trung ương 3 khoá XI từ tháng 12 - 1978 đến nay, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng bình quân 9,8%/ năm, chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế thế giới nói chung và kinh tế khu vực nói riêng.

Các khu kinh tế tự do của Trung Quốc đã đạt được thành công to lớn từ những năm 1980. Ví dụ, GDP của 5 đặc khu kinh tế với 35% tỷ lệ tăng trưởng trung bình năm, trong năm 1997 đạt 252 tỷ NDT, và tổng giá trị sản lượng công nghiệp đạt 299 tỷ NDT, tăng

100 lần so với năm 1980. GDP đầu người ở Đặc khu kinh tế Thâm Quyến và Chu Hải là hơn 3000 $ vào năm 1997, đứng thứ nhất và thứ hai cả nước vào thời kỳ đó. Vốn nước ngoài thực hiện là 33,4 tỷ $, chiếm 15% đầu tư của cả nước (Hongshen Ge, 1998). GDP và tổng kim ngạch xuất khẩu của 5 đặc khu kinh tế và Khu mới Phố Đông năm 1999 đạt 366,73 tỷ NDT và 36 tỷ $, và con số sau này chiếm hơn 20% GDP của cả nước. Đặc biệt, tỷ lệ tăng trưởng trung bình hang năm của Đặc khu kinh tế Thâm Quyến từ năm 1979 đến năm 1999 đạt 31,25%, đứng đầu các thành phố lớn và vừa ở Trung Quốc.

Trung Quốc ngày nay là "công xưởng của thế giới", là thị trường tiêu thụ khổng lồ với hơn 1,36 tỉ người, chiếm khoảng 22,5% dân số thế giới. GDP của Trung Quốc hiện nay chỉ chiếm 4% GDP của thế giới, nhưng đóng góp từ 10% đến 15% vào tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Uỷ ban tình báo quốc gia Mỹ dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào năm 2045 (đến năm 2050, GDP của Trung Quốc ước đạt 45.000 tỉ USD, Mỹ đạt khoảng 35.000 tỉ USD). Kinh tế Trung Quốc đã trở thành một bộ phận quan trọng không thể tách rời của nền kinh tế thế giới. Tổ chức các nước phát triển đã xác nhận không thể bỏ qua nhân tố Trung Quốc trong việc hoạch định các chiến lược kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế liên tục phát triển trong điều kiện chính trị ổn định, an ninh quốc gia được giữ vững là thắng lợi to lớn mà Trung Quốc giành được trong bối cảnh thế giới diễn biến phức tạp như hiện nay.

Chỉ trong 25 năm cải cách, Trung Quốc đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế – xã hội của đất nước mình. Từ tháng 9 năm 1978, khi Trung Quốc bắt đầu cải cách, Đặng Tiểu Bình đã nói rất thẳng thắn: “ Hiện nay trên thế giới, chúng ta là một nước nghèo, trong Thế giới thứ Ba, chúng ta thuộc bộ phận chưa phát triển” .

Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á những năm 1997-1998 đã tàn phá nhiều nền kinh tế ở Châu Á, song Trung Quốc vẫn đứng vững trước cơn bão đó, không những thế, Trung Quốc còn là điểm tựa cho kinh tế Châu Á, hạn chế mức ảnh hưởng. Trung Quốc từ sau năm 1997 vẫn tiếp tục tăng trưởng, Trung Quốc vẫn là thị trường thu hút đầu tư lớn nhất ở Châu Á và trên thế giới.

c. Hoạt động đối ngoại: Trung Quốc đã gia nhập WTO và Trung Quốc phải bắt đầu một cuộc cạnh tranh. Các chuyên gia kinh tế thế giới đang tính tới năm 2020 “Trung Quốc sẽ trở thành

quốc gia thương mại lớn thứ hai trên thế giới, chiếm khoảng 10% tỷ phần xuất khẩu của thế giới, chỉ sau Mỹ (nước chiếm khoảng 12%) và vượt xa Nhật (nước chiếm khoảng 5% xuất khẩu thế giới). Trung Quốc sẽ chiếm 40% mức tăng nhập khẩu dự kiến của các nước đang phát triển… Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới vào năm 2020, chiếm 8% sản lượng toàn thế giới, chỉ đứng sau Mỹ, là nước sẽ chiếm 19% nền kinh tế toàn cầu”.

Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế, Trung Quốc còn đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực quân sự-an ninh quốc phòng, khoa học công nghệ.

d. Quân sự: Về quân sự: 25 năm qua, chi phí quân sự Trung Quốc tăng gấp 20 lần. Trung Quốc đã sản xuất được các loại vũ khí chiến đấu hiện đại như: máy bay chiến đấu J-10, xe tăng thế hệ mới nhất, tàu khu trục hải quân, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và tên lửa hành trình, sánh ngang với khả năng những loại vũ khí này của phương Tây. Quân giải phóng Trung Quốc có 2,3 triệu người, là đội quân lớn nhất thế giới hiện nay, đang không ngừng đổi mới tư duy lý luận, cơ cấu tổ chức, nâng cao khả năng tác chiến trên biển, trên đất liền và vào không gian vũ trụ.

e. Khoa học công nghệ: Trung Quốc đạt được sự phát triển vượt bật trong lĩnh vực này. Nổi bật là sự kiện tháng 9 năm 2008, Trung Quốc phóng tàu vũ trụ Thần Châu 7 - tàu vũ trụ có người lái thứ ba của nước này, đưa ba nhà du hành vũ trụ lên quỹ đạo và thực hiện cuộc đi bộ ra ngoài khoảng không vũ trụ đầu tiên của Trung Quốc. Sự kiện này đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ 3 trên thế giới sau Liên Xô (trước đây) và Mỹ không những phóng thành công tàu vũ trụ có người lái lên quỹ đạo mà còn đưa con người bước ra ngoài khoảng không ở quỹ đạo cách trái đất hàng trăm km.

f. Văn hóa – xã hội: Sự phát triển vượt bậc về kinh tế đã kéo theo các thành tựu khác về văn hoá - xã hội

Về dân số: Khi cải cách bắt đầu, Trung Quốc có số dân lớn nhất thế giới, 963 triệu người. Hiện dù vẫn là một nước đông dân nhất thế giới với 1,36 tỷ dân (thống kê năm 2013), nhưng nước này đã kiểm soát được tỷ lệ tăng dân số ở mức 0,5% hiện nay từ 1,2% năm 1978 nhờ vào chính sách một con.

Về giáo dục: Sự nghiệp giáo dục phổ thông và giáo dục dạy nghề đều phát triển nhanh. Quy mô giáo dục bậc cao liên tục mở

rộng. Năm 1978, Trung Quốc có 9 người tốt nghiệp đại học có chứng chỉ cao học. Năm 2007, con số này đã tăng lên 311.839.

Về tuổi thọ: Tuổi thọ trung bình của người Trung Quốc đã tăng mạnh từ 40 tuổi trong thập niên 1950 lên 72 tuổi hiện nay. Trong đó có gần 30.000 người sống trên 100 tuổi.

Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, vẫn còn những thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt trong tương lai, như khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, tốc độ mở rộng sản xuất và đô thị hóa tăng nhanh kéo theo những vấn đề về môi trường và xã hội khác. Làn sóng lao động từ nông thôn đổ về thành thị Trung Quốc đang tăng mạnh và các nhà phân tích dự đoán là sẽ kéo theo những hệ quả như sự bùng nổ phát triển về giao thông lớn nhất trong lịch sử.

Những thành tựu mà nhân dân Trung Quốc đã đạt được trong cuộc cải cách kinh tế đã chứng tỏ sự đúng đắn của việc Đảng Cộng sản Trung Quốc trở về những vấn đề cơ bản của cuộc cách mạng xã hội. Cuộc cách mạng kinh tế sẽ là yếu tố quyết định cuối cùng của một chế độ xã hội. Nói cho cùng, tính ưu việt của một phương thức sản xuất tương ứng với một chế độ tiến bộ sẽ được chứng minh bởi hiệu quả sản xuất và tính công bằng, văn minh của chế độ phân phối xã hội.

Tổng kết gần 30 năm cải cách mở cửa của Trung Quốc (1978 – 2007), Đại hội XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 10 năm 2007) đã khẳng định: Cuộc đại cải cách, đại mở cửa chưa từng diễn ra trong lịch sử đã huy động tính tích cực của hàng trăm triệu người khắp các địa phương, làm cho nước ta thực hiện thành công bước ngoặt lịch sử vĩ đại từ thể chế kinh tế kế hoạch tập trung cao độ sang kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa tràn đầy sức sống, từ đóng cửa, hé cửa đến mở cửa toàn diện… Thực tế chứng minh một cách hùng hồn rằng, cải cách, mở cửa là sự lựa chọn then chốt của vận mệnh Trung Quốc đương đại, là con đường tất yếu phát triển chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, thực hiện chấn hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại; chỉ có chủ nghĩa xã hội mới cứu được Trung Quốc, phát triển được chủ nghĩa xã hội và phát triển được chủ nghĩa Mac.

3. Các nước xã hội chủ nghĩa khác: a. Cu-ba:

Cùng với các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác, Cu-ba vẫn vững vàng trước mọi thử thách. Sự đứng vững, trưởng thành và ngày càng phát triển của xã hội xã hội chủ nghĩa ở Cu-ba trước sức ép của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch càng chứng tỏ ưu thế vượt trội của chủ nghĩa xã hội.

Công cuộc chuyển đổi đang thực sự tạo ra triển vọng mới cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân Cu-ba. Chúng ta có đủ cơ sở để tin tưởng rằng, chủ nghĩa xã hội trên đất nước Cu-ba tiếp tục là một hiện thực, nhưng đó là một hiện thực đang đương đầu với nhiều thách thức.

Chủ nghĩa xã hội đã đem đến cho nhân dân quyền làm chủ vận mệnh của đất nước, làm chủ bản thân, quyền tự do công dân, quyền bình đẳng dân tộc. Nhân dân Cu-ba được hưởng chế độ chăm sóc y tế miễn phí và một nền giáo dục ưu việt. Bình quân 180 người dân có một bác sĩ chăm sóc, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh là 6,2‰. Đến cuối những năm 1990 trong nước có 37 trường đại học và gần 9 500 trường phổ thông cơ sở, bình quân cứ 100 người lao động có 7 người tốt nghiệp đại học và 13 người có trình độ trung cấp kỹ thuật. Phụ nữ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội Cu-ba, chiếm 66% tổng số chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế quốc gia, 30% tổng số cán bộ nghiên cứu khoa học, 60% tổng số sinh viên các trường đại học và cao đẳng (3). Mặc dù kinh tế đất nước còn khó khăn, nhưng Chính phủ Cu-ba vẫn dành 11,4% GDP cho giáo dục và 17,6% GDP cho y tế.

b. Bắc Triều Tiên:Từ đầu tháng 7-2002, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên

công bố một loạt cải cách kinh tế như: chấm dứt chế độ tem phiếu, các xí nghiệp phải tự hoạch toán kinh tế ..., chính phủ chấm dứt bao cấp tiền nhà và các dịch vụ công cộng, bù lại công chức được tăng lương gấp 15 - 20 lần so với mức lương lúc đó. Cải cách theo hướng thị trường, Triều Tiên đột phá vào lĩnh vực giá, lương, tiền và cơ chế phân phối. Đến tháng 9-2003, Triều Tiên đã quyết định thực hiện chế độ khoán trong nông nghiệp, giao đất cho nông dân trồng giống cây có năng suất cao; xoá bỏ bao cấp, giao quyền tự chủ kinh doanh cho các xí nghiệp công nghiệp; sửa đổi luật đầu tư nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; phát triển một số khu công nghiệp, đặc khu kinh tế…

IV. Ý NGHĨA, BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI, BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC

1. Ý nghĩa:Xét về bản chất và xu hướng phát triển khách quan của lịch

sử trong thế kỷ 20, thắng lợi của Cách mạng Tháng 8-1945 và của sự nghiệp cách mạng Việt Nam trong hơn 80 năm qua, trước hết, đó chính là thắng lợi của chủ nghĩa Mác - Lê-nin được Ðảng Cộng Sản Việt Nam vận dụng, phát triển và sáng tạo trong những điều kiện cụ thể - lịch sử của thực tiễn nước ta. Thắng lợi đó có nguồn gốc sâu xa và trực tiếp từ ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ của Cách mạng Tháng Mười Nga.

Cách mạng Tháng Mười và Cách mạng Tháng Tám cách nhau gần 30 năm, là những sự kiện lịch sử có những đặc điểm riêng biệt, độc đáo, song, cả hai cuộc cách mạng đó đều có một động lực chung, đó là xuất phát từ sự nhận thức sâu sắc về sức mạnh vĩ đại của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và những người bị áp bức, bóc lột được thức tỉnh, tập hợp và đoàn kết dưới sự lãnh đạo của một Ðảng kiểu mới - Ðảng Mác-xít - Lê-nin-nít.

Sức mạnh đó hoàn toàn có thể làm nên một cuộc cách mạng long trời, lở đất, giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và nhân dân lao động khỏi áp bức, bóc lột và tự mình xây dựng một xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định tầm vóc lịch sử vĩ đại đó của Cách mạng Tháng Mười và ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp của những giá trị đó đối với Cách mạng Việt Nam. Người thể hiện suy nghĩ đó với tình cảm chân thành, rất Việt Nam: "Việt Nam có câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn. Càng nhớ lại những ngày tủi nhục mất nước, nhớ lại mỗi bước đường đấu tranh cách mạng đầy hy sinh, gian khổ mà cũng đầy thắng lợi vẻ vang thì giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam càng thấm thía công ơn to lớn của Lê-nin vĩ đại và Cách mạng Tháng Mười". Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích sâu sắc ảnh hưởng to lớn và bài học lịch sử đó của Cách mạng Tháng Mười đối với cách mạng Việt Nam, trong đó, Người đặc biệt nhấn mạnh: "Chủ nghĩa Lê-nin là lực lượng tư tưởng hùng mạnh chỉ đạo Ðảng chúng tôi có thể trở thành hình thức tổ chức cao nhất của quần chúng lao động, hiện thân của trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc chúng tôi".

Như vậy, rõ ràng là, hai bài học lớn nhất - cả về lý luận và thực tiễn của Cách mạng Tháng Mười, bài học về sức mạnh của quần chúng cách mạng và bài học về Ðảng cách mạng chân chính - đã được Ðảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng triệt để và sáng tạo trong toàn bộ quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. "Cách mạng Nga dạy cho chúng ta rằng, muốn cách mạng thành công thì phải có dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất" (Hồ Chí Minh).

Từ thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, cả nước Việt Nam đã có đủ điều kiện để thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi toàn nước. Sau 90 năm từ Cách mạng Tháng Mười đến nay với biết bao thăng trầm, biến động to lớn, phức tạp, cả thành tựu vĩ đại và thất bại đau đớn, đã minh chứng cho sự tổng kết thực tiễn sâu sắc, sáng suốt của Lê-nin về những quy luật đối với cách mạng, đó là, cách mạng vô sản giành được chính quyền mới chỉ là bắt đầu, giành chính quyền đã khó, giữ được chính quyền càng khó hơn nhiều. Nếu cách mạng không xây dựng thành công một nền kinh tế mới với năng suất lao động cao, có chất lượng và hiệu quả thể hiện bản chất ưu việt của chủ nghĩa xã hội thì những thành quả, những thắng lợi mà cách mạng đã giành được khó có thể giữ vững và khả năng phục hồi chế độ cũ rất có thể xảy ra. Ðảng ta đã nhận thức rõ bài học đó và, từ thực tiễn của cách mạng Việt Nam, từ những thất bại nặng nề của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Ðông Âu những năm vừa qua,ta đã có dược nhiều bài học quý báu. Mặt khác, từ đường lối và mục tiêu cách mạng Việt Nam là nhất quán; từ sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng Sản Việt Nam đối với cách mạng qua các giai đoạn; từ sự nhận thức trên cơ sở khoa học thời đại chúng ta đang sống “loài người vẫn đang trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội”…Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam hiện nay vẫn giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện đổi mới đúng đắn, thực hiện mục tiêu xã hội chủ nghĩa bằng những hình thức, bước đi và biện pháp phù hợp với những điều kiện lịch sử. Đất nước ta đã thực hiện thành công hai nhiệm vụ cực kỳ to lớn, đó là giành chính quyền và giữ chính quyền. Ðảng đã khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới toàn

diện đất nước, tạo nên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong hơn 20 năm qua:

+ Thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội, thay đổi cơ bản và toàn diện.

+ Kinh tế tăng trường khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.

+ Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố và tăng cường; chính trị xã hội ổn định; quốc phòng và an ninh được giữ vững.

+ Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao.

+ Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp.

Những thành tựu đó chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng Cộng Sản Việt Nam là đúng đắn, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

Sau hơn 11 năm kiên trì và nỗ lực đàm phán, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đây là kết quả của đường lối đổi mới của Đảng,  xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước hội nhập kinh tế quốc tế từ song phương, khu vực đến đa phương, toàn cầu mà Đảng, Nhà nước ta đã thực hiện trong 20 năm qua. Sự kiện này đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, mở ra một giai đoạn mới, nền kinh tế nước ta hội nhập sâu và toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới, đang có những biến đổi nhanh và sâu sắc.Việc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới đã nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo ra những cơ hội lớn để đất nước ta phát triển nhanh hơn, toàn diện hơn, sớm thoát khỏi tình trạng kém phát triển; đồng thời cũng đặt ra những thách thức rất gay gắt, đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc của toàn Đảng và toàn dân ta để vượt qua.

Trước tình hình và bối cảnh mới, Ban Chấp hành Trung ương đề ra một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, đưa nền kinh nước ta phát triển nhanh và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Quan điểm chỉ đạo chung là: giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, hội nhập vì lợi

ích đất nước, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Với ý nghĩa đó, sau 95 năm, Cách mạng Tháng Mười không chỉ là biểu tượng sáng ngời về khát vọng và sức mạnh của chủ nghĩa xã hội, mà nhiều bài học lớn, bổ ích từ Cách mạng Tháng Mười vẫn còn nguyên giá trị trong thực tiễn đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Sự phát triển của các nước xã hội chủ nghĩa ngày nay, tiêu biểu là Trung Quốc với nền kinh tế phát triển vượt bậc, nền quân sự hùng hậu đã một minh chứng hùng hồn khẳng định sự đúng đắn trong việc kiên định lựa chọn con đường chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Và chính vì thế nên không thể có gì ở bên ngoài làm thay đổi được định hướng xã hội chủ nghĩa của công cuộc đổi mới xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta. Chúng ta có cái lý riêng đã được kiểm nghiệm qua thực tế cách mạng của mình để chọn con đường phát triển xã hội chủ nghĩa. Có thể nói hơn thế, chính chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo nên một chỗ dựa tinh thần vững chắc, một kim chỉ nam từng được "lửa thử vàng" trong quá khứ, giúp cho chúng ta chèo lái đúng hướng con thuyền đất nước với thế và lực mới, với vận hội mới đi giữa biển cả thế giới đang biết bao hiểm hoạ hiện nay.

2. Bài học kinh nghiệm:Từ thực tiễn đổi mới 20 năm qua với tất cả những thành

tựu cũng như cả hạn chế, yếu kém, chúng ta có thể rút ra một số bài học  lớn có ý nghĩa tiếp tục chỉ đạo công cuộc đổi mới trong thời gian tới.

Sau 20 năm đổi mới, nhân dân ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Sức mạnh tổng hợp của đất nước được tăng lên nhiều; vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Song điều rất quan trọng là sau 20 năm lãnh đạo và chỉ đạo công cuộc đổi mới; Ðảng và Nhà nước ta ngày càng tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường  đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng sáng tỏ hơn.

Từ thực tiễn đổi mới 20 năm qua với tất cả những thành tựu cũng như cả hạn chế, yếu kém, chúng ta có thể rút ra một số bài học  lớn có ý nghĩa tiếp tục chỉ đạo công cuộc đổi mới trong thời gian tới.

a.Trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh (bài học kinh nghiệm hàng đầu)

Ngay từ khi mới ra đời, trong những Cương lĩnh đầu tiên của mình, Ðảng ta đã khẳng định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội và trong suốt hơn 75 năm qua Ðảng ta luôn kiên trì mục tiêu đó. Trong 20 năm đổi mới, tình hình thế giới biến động rất phức tạp.

Cuối những năm 80 đầu 90 thế kỷ XX, chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Ðông Âu bị sụp đổ, đặc biệt "trận động đất chính trị" xảy ra ở Liên Xô năm 1991 làm cho Liên Xô tan rã; chủ nghĩa xã hội hiện thực bị lâm vào thoái trào, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào cách mạng thế giới gặp những khó khăn to lớn chưa từng thấy. Tình hình đó đã tác động sâu sắc đến cách mạng nước ta.

Ðứng trước tình thế "hiểm nghèo" đó, Ðảng ta không hoang mang dao động. Với bản lĩnh chính trị của một Ðảng được tôi luyện dạn dày trong đấu tranh cách mạng, Ðảng ta vẫn kiên định con đường xã hội chủ nghĩa đã chọn. Vì đó là con đường hợp quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam để có một nước Việt Nam giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.

Ðối với Ðảng ta, đổi mới không phải là từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà là làm cho chủ nghĩa xã hội được nhận thức và xây dựng có hiệu quả hơn; đổi mới không phải là đổi mầu; hội nhập nhưng không phải là hòa tan vào thế giới tư bản; đổi mới có nguyên tắc mà nguyên tắc hàng đầu là bảo đảm độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội cho đất nước. Vì vậy trong quá trình đổi mới, Ðảng ta luôn kiên quyết đấu tranh chống lại những  quan điểm sai trái muốn từ bỏ hoặc phủ nhận con đường xã hội chủ nghĩa với những lập luận sai trái như "đi vào chủ nghĩa xã hội là vào ngõ cụt, vào vết xe đổ của Liên Xô", "đi lên chủ nghĩa xã hội là không tưởng, viển vông", "kinh tế thị trường không dung hợp với chủ nghĩa xã hội" đồng thời phê phán, khắc phục những biểu hiện chệch hướng xã hội chủ nghĩa trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.

Đổi mới không phải từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà là làm cho chủ nghĩa xã hội được nhận thức đúng đắn hơn và được xây dựng có hiệu quả hơn. Đổi mới không phải xa rời mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng”. Thực tiễn phong phú và những thành tựu to lớn của công

cuộc đổi mới hai mươi năm qua đã chứng minh giá trị to lớn của bài học đó, đồng thời cho thấy việc khẳng định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động là bước phát triển quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta.

Một điều rõ ràng là, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, khi thực tiễn đất nước nảy sinh hàng loạt vấn đề cần được giải đáp về mặt lý luận, Đảng ta đã luôn luôn đứng trên lập trường, quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin để tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn và đưa ra được đường lối, chủ trương, chính sách cùng với bước đi và cách làm cụ thể phù hợp với thực tiễn cách mạng nước ta. Chẳng hạn, trong quá trình đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã coi đổi mới tư duy lý luận, tư duy chính trị về chủ nghĩa xã hội là khâu đột phá, coi đổi mới kinh tế là trọng tâm và phải đi trước một bước. Đảng ta cũng khẳng định, đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị phải gắn kết với nhau, nhưng đổi mới chính trị phải trên cơ sở thành tựu của đổi mới kinh tế và phục vụ cho tiếp tục đổi mới kinh tế, ngược lại, đổi mới kinh tế phải đúng định hướng chính trị, phải góp phần tăng cường ổn định chính trị. Thực tiễn những năm đổi mới đã mang lại nhiều bằng chứng xác nhận tính đúng đắn của những quan điểm nêu trên.

Có thể khẳng định, chúng ta không thể đưa công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đến thành công nếu xa rời lập trường quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Mặt khác, việc tìm ra những giải pháp để đưa công cuộc đổi mới đến thành công không thể không gắn liền vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua tổng kết kinh nghiệm thực tiễn theo phương pháp khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Như vậy, đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và phát triển lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là một quá trình thống nhất. Đó là sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, sự thống nhất giữa tính khoa học và tính cách mạng của lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Ðồng thời Ðảng ta cũng khẳng định rằng đổi mới không phải xa rời chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết, tư tưởng đó, lấy đó làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Ðảng.

Ðể có đường lối đổi mới đúng đắn, cần nắm vững, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, coi đó là cơ sở phương pháp luận quan trọng nhất để phân tích tình hình thực tế với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, lấy đó làm cơ sở xuất phát để hoạch định và hoàn thiện đường lối đổi mới.

Trong những năm đổi mới, Ðảng ta đã có sự nhận thức sâu sắc hơn, đúng đắn hơn đối với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đối với thực chất những tư tưởng của các nhà kinh điển mác-xít trên nhiều vấn đề. Ðối với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, chúng ta ngày càng xác định rõ những luận điểm gì trước đây đúng bây giờ vẫn đúng và lâu dài về sau vẫn đúng; những luận điểm gì trước đây đúng và bây giờ không còn phù hợp do thực tiễn đã thay đổi; những luận điểm gì vốn trước đây đã không phù hợp; những luận điểm gì vốn đúng nhưng ta nhận thức sai, làm sai; những luận điểm gì mới cần được bổ sung vào lý luận qua tổng kết thực tiễn mới.

Với tinh thần ấy, trong những năm đổi mới, Ðảng ta đã bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin trên một loạt các vấn đề như vấn đề mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất, vấn đề phát triển kinh tế thị trường định hướng xã  hội chủ nghĩa, vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, v.v. Nhờ đó, tư duy lý luận của Ðảng ngày càng sâu sắc hơn, đồng thời có sự vận dụng, phát triển phù hợp hơn với thực tiễn Việt Nam, khắc phục bệnh giáo điều, bệnh chủ quan duy ý chí trong nhận thức và hành động.

Trong những năm đổi mới, Ðảng ta ngày càng nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn vai trò, vị trí và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh, đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm nghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc Cương lĩnh năm 1991 của Ðảng đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào nền tảng tư tưởng của Ðảng là một bước tiến mới trong tư duy lý luận của Ðảng. Trong nền tảng tư tưởng của Ðảng ta, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác - Lê-nin là một thể thống nhất. Do đó, không được đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lê-nin vì làm như vậy tức là đã phủ nhận mối liên hệ nội tại cả về lịch sử và lô-gíc của tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

Thực tiễn cách mạng nước ta từ khi có Ðảng nhất là trong 20 năm đổi mới đã khẳng định, chứng minh giá trị, sức sống của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Thắng lợi của công cuộc đổi mới cũng là thắng lợi của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng  Hồ Chí Minh ở Việt Nam. Trung thành và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác -

Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là những điều kiện bảo đảm cho thắng lợi sắp tới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh mới vô cùng phức tạp của tình hình thế giới.

b. Ðổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước  đi, hình thức và cách làm phù hợp

Thực tiễn cải cách, cải tổ ở các nước xã hội chủ nghĩa đã cho thấy nếu xác định đúng mục tiêu song không xác định đúng phương thức tiến hành, cách làm, lộ trình và bước đi phù hợp thì cũng không thể thành công.

Ðối với Ðảng ta, đổi mới là một sự nghiệp có tính chất cách mạng sâu sắc, toàn diện, tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đến mọi cấp, mọi ngành, mọi người, do đó phải đổi mới toàn diện từ nhận thức, tư tưởng đến hoạt động thực tiễn; từ kinh tế, chính trị, quan hệ đối ngoại đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; từ hoạt động lãnh đạo của Ðảng, quản lý của Nhà nước đến hoạt động trong từng bộ phận của hệ thống chính trị; từ hoạt động của cấp Trung ương đến hoạt động của cấp địa phương và cơ sở.

Ðổi mới toàn diện phải tiến hành đồng bộ trên tất cả các mặt, các bộ phận, các khâu của đời sống xã hội, để tạo điều kiện cho chúng phát huy vai trò nhân-quả của nhau, thúc đẩy nhau cùng đổi mới, làm cho toàn bộ cơ thể xã hội chuyển động.

Tuy nhiên, đổi mới toàn diện và đồng bộ không có nghĩa là làm đồng loạt, dàn đều, rải mành mành ra mà phải có trọng tâm, trọng điểm, có sự tính toán cẩn thận các bước đi, hình thức, cách làm phù hợp, phải nắm lấy khâu then chốt, nắm lấy "mắt xích" chủ yếu trong mỗi thời kỳ. Ðể xác định đúng bước đi và cách làm phù hợp, điều quan trọng là phải nắm vững các mối quan hệ biện chứng chủ yếu trong đời sống xã hội, đó là quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa kinh tế và chính trị, giữa kinh tế và văn hóa - xã hội, giữa kinh tế và quốc phòng - an ninh... trong đó xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.

Thất bại của công cuộc cải tổ ở Liên Xô có một phần nguyên nhân từ giải quyết không đúng mối quan hệ này. Không xác định đúng bước đi; nóng vội, hấp tấp sẽ gây mất ổn định, thậm chí rối loạn, tạo cơ hội cho các thế lực thù địch chống phá công cuộc đổi mới; ngược lại quá chậm chạp trong việc đổi mới hệ thống chính trị sẽ cản trở sự phát

triển kinh tế cũng như toàn bộ công cuộc đổi mới. Vì vậy, lúc đầu chúng ta tập trung vào đổi mới kinh tế và từng bước đổi mới hệ thống chính trị; tiếp theo phải tiến hành đồng thời đổi mới kinh tế với đổi mới hệ thống chính trị; đổi mới hệ thống chính trị song phải bảo đảm giữ vững ổn định chính trị, đổi mới vì mục tiêu phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Phải coi đổi mới là động lực; ổn định là điều kiện tiền đề; phát triển nhanh và bền vững là mục đích.

Trong những năm qua, cùng với đổi mới kinh tế và trên cơ sở đổi mới kinh tế, chúng ta đã từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị: đổi mới và chỉnh đốn Ðảng, đổi mới công tác tổ chức và cán bộ, mở rộng dân chủ trong Ðảng, đổi mới phương thức lãnh đạo của Ðảng đối với Nhà nước và xã hội; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, cải cách các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp, đổi mới hệ thống chính quyền địa phương; đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; mở rộng và phát huy dân chủ trong xã hội, đẩy mạnh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí...

Trong quá trình đổi mới, chúng ta không phủ định sạch trơn thành tựu của quá khứ, mà trân trọng và kế thừa những kinh nghiệm dựng nước và giữ nước của cha ông, những thành tựu của cách mạng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những thành quả của văn minh nhân loại, trong đó có mặt tích cực của kinh tế thị trường, những giá trị trong tư tưởng về Nhà nước pháp quyền - những thứ trước đây bị coi là riêng có của chủ nghĩa tư bản. Những thành tựu của đổi mới hệ thống chính trị trong 20 năm qua đã khẳng định rằng chúng ta không chỉ đổi mới kinh tế mà còn đổi mới cả chính trị, chứ không phải như luận điệu xuyên tạc của các phần tử phản động và cơ hội chính trị cho rằng "Việt Nam chỉ đối mới kinh tế mà không đổi mới chính trị".

Ngày nay để đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, chúng ta phải bảo đảm tốt hơn sự gắn kết, đồng bộ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Ðảng là then chốt với phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội. Cần đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ hơn với đổi mới kinh tế; gắn kết chặt chẽ kinh tế với văn hóa - xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế với nhiệm vụ quốc phòng - an ninh và đối ngoại.

c. Ðổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động sáng tạo của nhân dân, phù hợp thực tiễn, luôn luôn nhạy bén với cái mới

Sự nghiệp đổi mới do Ðảng ta khởi xướng và lãnh đạo về bản chất mang tính nhân dân sâu sắc, thể hiện ở chỗ nó bắt nguồn từ nhân dân, vì lợi ích của nhân dân và do nhân dân thực hiện. Chính những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân nảy sinh từ thực tiễn là một nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Ðảng.

Dựa vào nhân dân, qua thực tiễn phong phú của nhân dân, tiến hành tổng kết,  từng  bước  khái  quát  thành  lý  luận, xây dựng và hoàn thiện đường lối đổi mới - đó là bước đi hợp quy luật. Ðến lượt mình, đường lối đổi mới đã đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng, nguyện vọng bức xúc của nhân dân, hợp quy luật, thuận lòng dân nên đã được nhân dân nhanh chóng hưởng ứng, tham gia tích cực, nhanh chóng đi vào cuộc sống.

Ðường lối đó đã giải phóng được lực lượng sản xuất - nhân tố quyết định cho sự phát triển xã hội, khơi dậy được tài dân và sức dân để đóng góp xây dựng Tổ quốc. Do đó, trong quá trình đổi mới, ý kiến, sáng kiến, cách làm sáng tạo của nhân dân các địa phương và cơ sở là cực kỳ quan trọng. Nếu chúng ta sâu sát với nhân dân, biết lắng nghe ý kiến nhân dân, chắt lọc, tổng kết, khái quát kinh nghiệm của nhân dân, thì sẽ có quyết sách đúng, chủ trương phù hợp, nhất là vào những thời điểm khó khăn hoặc có tính bước ngoặt. Chính vào những thời điểm đó, nhân dân có thể đề xuất những giải pháp cực kỳ thông minh, sáng tạo, vượt ra ngoài mọi sách vở có sẵn mà người lãnh đạo nghĩ mãi không ra.

Hiện nay công cuộc đổi mới đang đặt ra cho chúng ta nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp cả về lý luận và thực tiễn, nhiều vấn đề chưa có câu trả lời rõ ràng và chuẩn xác. Ðể đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, chúng ta phải giải quyết những vấn đề đó. Muốn vậy phải đẩy mạnh nghiên cứu lý luận và coi trọng tổng kết thực tiễn, coi trọng sáng kiến của nhân dân, phải luôn luôn xuất phát từ thực tiễn, tìm ra những nhân tố mới để nhân rộng, qua đó phát hiện những điểm không phù hợp trong chủ trương, chính sách, kịp thời có sự điều chỉnh, bổ sung, phát triển.

Hiện nay, do tác động của mặt trái của cơ chế thị trường và mở cửa, cũng như do những thiếu sót, khuyết điểm chủ quan của chúng ta trong lãnh đạo và quản lý, tệ quan liêu, nạn tham nhũng trong một bộ

phận cán bộ, đảng viên đã làm cho quan hệ giữa Ðảng với nhân dân có mặt bị giảm sút. Vì vậy phải củng cố và tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Ðảng với nhân dân. "Lợi ích chính đáng của nhân dân" phải là cơ sở để hoạch định chính sách và "thái độ ủng hộ của nhân dân" với Ðảng, Nhà nước là một tiêu chuẩn để khẳng định tính đúng đắn của chính sách. Cán bộ, đảng viên phải thật sự gần dân, trọng dân, tin dân, nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin. Có như vậy, những sáng kiến, kinh nghiệm của quần chúng, tiếng nói, nguyện vọng của nhân dân mới có thể được chuyển thành những quyết sách chính trị trong quá trình đổi mới.

d. Phát huy cao độ nội lực, đồng thời khai thác ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới

Trong quá trình đổi mới, Ðảng ta luôn coi trọng việc tạo ra và phát huy sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước nhanh và bền vững, trong đó lấy phát huy nội lực là nhân tố quyết định, khai thác ngoại lực là nhân tố quan trọng, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại.

Công cuộc đổi mới diễn ra trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão, kinh tế tri thức ngày càng phát triển. Vì vậy chúng ta phải chủ động sử dụng những thành tựu khoa học và công nghệ nhất là các công nghệ cao (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano...) cùng với những thành tựu của kinh tế tri thức để phát triển kinh tế - xã hội, tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện "đi tắt đón đầu", tạo môi trường thuận lợi trong nước để phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại tiên tiến của thế giới.

Ngày nay toàn cầu hóa kinh tế đã trở thành một xu thế khách quan, một hiện thực sống động, bao gồm cả mặt tích cực và tiêu cực, cả thời cơ và thách thức, tác động mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Sớm nhận thức được xu thế này, Ðảng ta đã đề ra chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ đi đôi với đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Cho đến nay nước ta đã xác lập được quan hệ ổn định với các nước lớn, đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 167 nước, quan hệ thương mại với 221 nước và vùng lãnh thổ; chúng ta đã hội

nhập kinh tế trên các cấp độ (song phương, khu vực và toàn cầu), đã gia nhập AFTA, ASEM, APEC và đang đàm phán để gia nhập WTO.

Thông qua việc mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, chúng ta đã thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài dưới hình thức vốn đầu tư trực tiếp (FDI) và vốn hỗ trợ phát triển (ODA), cũng đã thiết lập được quan hệ tín dụng với các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế, tranh thủ được số lượng đáng kể vốn vay ưu đãi của Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), đồng thời tranh thủ khoa học - công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý của nước ngoài, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu để phát triển đất nước. Mặt khác, thông qua mở rộng hợp tác quốc tế làm cho bạn bè quốc tế hiểu biết đất nước và con người Việt Nam hơn, tăng thêm tình cảm, sự ủng hộ, giúp đỡ đối với công cuộc đổi mới của Việt Nam và qua đó chúng ta góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân tiến bộ thế giới vì mục tiêu của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Có thể nói ngoại lực được khai thác đã làm nhân lên sức mạnh nội lực, còn nội lực được phát huy tạo cơ sở cho việc sử dụng ngoại lực có hiệu quả hơn. Cũng như vậy, sức mạnh thời đại được phát huy sẽ chuyển thành sức mạnh của dân tộc, trái lại, sức mạnh của dân tộc được phát huy thì mới sử dụng có hiệu quả cơ hội, thuận lợi do sức mạnh của thời đại tạo ra, vượt qua nguy cơ, khắc phục thách thức. Trong việc khai thác ngoại lực, sử dụng sức mạnh của thời đại chúng ta phải đứng vững trên các nguyên tắc như tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; giữ vững độc lập dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ và phát triển nền văn hóa dân tộc.

e. Phải nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng, không ngừng đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân

Thực tiễn 20 năm đổi mới đã khẳng định: Sự lãnh đạo đúng đắn của Ðảng là nhân tố quyết định thành công của đổi mới. Ðảng là người khởi xướng và lãnh đạo toàn diện công cuộc đổi mới. Nhờ có đường lối đổi mới đúng đắn, ngày càng được hoàn thiện, vai trò lãnh đạo và năng lực cầm quyền của Ðảng được tăng cường, nhờ tính tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên nên đường lối đổi mới của

Ðảng được đông đảo nhân dân hưởng ứng, biến thành phong trào hành động sôi nổi, rộng khắp của quần chúng.

Vì vậy trong quá trình đổi mới, Ðảng ta rất coi trọng công tác xây dựng Ðảng, coi xây dựng Ðảng là nhiệm vụ then chốt, coi việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, xây dựng Nhà nước pháp quyền, dân chủ hóa xã hội, mở cửa, hội nhập quốc tế là nhiệm vụ sống còn trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Phải bảo đảm vai trò lãnh đạo duy nhất của Ðảng, kiên quyết không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Ðảng khẳng định tự đổi mới, tự chỉnh đốn là quy luật tồn tại và phát triển của Ðảng. Phải giữ vững bản chất cách mạng và khoa học của Ðảng, tăng cường bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong của Ðảng; xây dựng Ðảng thật sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức cách mạng trong sáng, có tầm trí tuệ cao, có phương thức lãnh đạo khoa học, luôn luôn gắn bó mật thiết với nhân dân. Ðồng thời kiên quyết đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch muốn phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản, đấu tranh với các biểu hiện giáo điều và cơ hội dưới mọi hình thức.

Trong quá trình đổi mới, Ðảng ta rất coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa bởi vì dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới. Dân chủ hóa đời sống xã hội sẽ làm cho mọi tiềm năng sáng tạo của con người được phát huy, tính tích cực, chủ động của nhân dân được tăng lên, sự tham gia của nhân dân vào các quá trình sáng tạo ra xã hội mới sẽ ngày càng có hiệu quả cao.

Ðể phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, phải đổi mới hệ thống chính trị, bởi vì như Ðảng ta chỉ rõ, thực chất của công cuộc đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị nước ta là xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân.

Dân chủ được thể hiện và thực hiện chủ yếu và trực tiếp nhất qua Nhà nước, bằng Nhà nước. Vì vậy xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, bảo đảm quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân là yêu cầu bức thiết của dân chủ hóa xã hội. Nhà nước phải tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản lý Nhà nước, kiểm tra, giám sát các cơ quan Nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước. Nhà nước bảo đảm quyền công dân, quyền con

người, nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân; thực hành dân chủ đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật.

Ðể phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa phải tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc tập hợp các tầng lớp nhân dân, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở lợi ích chung của đất nước, lấy việc giữ vững độc lập, thống nhất Tổ quốc, vì "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn mình" làm điểm tương đồng. Phải tạo điều kiện và cơ chế cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội đối với đường lối, chính sách của Ðảng và Nhà nước.

Như vậy thông qua đổi mới từng tổ chức trong hệ thống chính trị (Ðảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội) và đổi mới mối quan hệ giữa các tổ chức đó sẽ làm cho từng tổ chức và cả hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh, ngày càng phát huy được quyền làm chủ của nhân dân, tạo động lực mạnh mẽ cho công cuộc đổi mới.

Trên đây là những bài học lớn được rút ra từ 20 năm đổi mới. Những bài học đó có ý nghĩa chỉ đạo tiếp tục cho công cuộc đổi mới thời gian tới. Vì vậy nắm vững và quán triệt chúng để đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới vì chủ nghĩa xã hội là yêu cầu quan trọng hiện nay và sắp tới.

KẾT LUẬNHơn 80 năm tồn tại và phát triển, chủ nghĩa xã hội đã thực sự

tạo nên những kỳ tích làm đổi thay số phận của nhiều dân tộc, mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, dân chủ và quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa là ngọn đèn pha soi sáng con đường đấu tranh cho các dân tộc bị áp bức tự giải phóng mình khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Công lao to lớn của chủ nghĩa xã hội là không thể phủ định.

Sự ra đời chủ nghĩa xã hội hiện thực điển hình là Liên Xô và các nước Xã Hội chủ nghĩa khác đã chứng minh những lý luận của Các Mác và Lênin về chủ nghĩa xã hội hiện thực là đúng đắn và

phù hợp với quy luật khách quan trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người. Sự khủng hoảng của mô hình xã hội chủ nghĩa của Liên Xô chỉ là tạm thời. Chủ nghĩa xã hội nhất định sẽ là tương lai của lòai người.

Những phân tích về các giai đọan phát triển và thành tựu của các nước xã hội chủ nghĩa và bản chất cố hữu của chủ nghĩa tư bản cho thấy triển vọng của chế độ xã hội chủ nghĩa. Cuộc Cách Mạng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam và Trung Quốc tuy vẫn đang tiếp diễn nhưng đã hứa hẹn nhiều thành công và thắng lợi rực rỡ trong tương lai.

Việt Nam hiện nay cần cảnh giác với các âm mưu bạo loạn lật đổ của các thế lực phản động trong và ngòai nước, giữa vững những thành quả cách mạng đã đạt được. trên cơ sở đó, rút ra những bài học kinh nghiệm của Liên Xô và Việt Nam trong quá khứ để có những cải cách phù hợp và hướng đi đúng đắn.

Tóm lại, một chế độ mang lại công bằng, dân chủ, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, hòa bình cho thế giới đã xuất hiện thì nhất định sẽ tồn tại và phát triển trong tương lai. Chế độ đó có tên là chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa. Cả lý luận và thực tiễn đều ủng hộ chủ nghĩa xã hội và ủng hộ Việt Nam.

Nhóm 7 làm bài thuyết trình này với mục đích chứng minh những kết luận trên. Đưa ra những luận cứ khoa học để nhà nước họach định các chính sách và để chúng ta tin tưởng vào mục tiêu xây dựng là đúng đắn.


Recommended