+ All Categories
Home > Documents > De cuong Kinh te XD

De cuong Kinh te XD

Date post: 24-Mar-2023
Category:
Upload: independent
View: 0 times
Download: 0 times
Share this document with a friend
27
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP 1.Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của xây dựng giao thông. 2.Kn, ý nghĩa,phân loại các hđ đầu tư. 4.Kn hiệu quả, các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư 5.Chỉ tiêu đánh giá đầu tư theo phương diện tài chính : 6.Nhân tố ảnh hường đến hiệu quả đầu tư và phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư XD: 7.Hiệu quả kinh tế do rút ngắn tgian xd ctrinh 8.Khảo sát kinh tế- kỹ thuật, nd các bước khảo sát KT-KT 9.Khái niệm, nội dung,phương pháp lập tổng mức đầu tư. 10.KN, nd, căn cứ,trình tự và pp lập dự toán xây dựng công trình 11.KN, ý nghĩa, nd tiến bộ công nghệ 12. KN, ý nghĩa, nd,các chỉ tiêu đánh giá trình độ CNH 13.KN, nd các chỉ tiêu cơ giới hóa. 14+17 phương pháp lắp ghép. 16.kn, ý nghĩa, hình thức chuyên môn hóa, chỉ tiêu đánh giá 18.kn lđ, cơ câú lđ trong dn xây lắp 19,kn, ng tắc tổ chức tiền lương,các hình thức trả lương và ưu nhược điểm của nó 20.kn mức lương,thang lương, bảng cấp bậc kỹ thuật 21.kn, đđ, phân loại TSCĐ-VCĐ 22.Hao mòn, khấu hao, pp tính khấu hao TSCĐ 23.Các chỉ tiêu đánh giá việc sd TSCĐ-VCĐ 24.kn,đđ, phân loại VLĐ
Transcript

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

1.Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của xây dựng giao thông.

2.Kn, ý nghĩa,phân loại các hđ đầu tư.

4.Kn hiệu quả, các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư

5.Chỉ tiêu đánh giá đầu tư theo phương diện tài chính :

6.Nhân tố ảnh hường đến hiệu quả đầu tư và phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư XD:

7.Hiệu quả kinh tế do rút ngắn tgian xd ctrinh

8.Khảo sát kinh tế- kỹ thuật, nd các bước khảo sát KT-KT

9.Khái niệm, nội dung,phương pháp lập tổng mức đầu tư.

10.KN, nd, căn cứ,trình tự và pp lập dự toán xây dựng công trình

11.KN, ý nghĩa, nd tiến bộ công nghệ

12. KN, ý nghĩa, nd,các chỉ tiêu đánh giá trình độ CNH

13.KN, nd các chỉ tiêu cơ giới hóa.

14+17 phương pháp lắp ghép.

16.kn, ý nghĩa, hình thức chuyên môn hóa, chỉ tiêu đánh giá

18.kn lđ, cơ câú lđ trong dn xây lắp

19,kn, ng tắc tổ chức tiền lương,các hình thức trả lương và ưu nhượcđiểm của nó

20.kn mức lương,thang lương, bảng cấp bậc kỹ thuật

21.kn, đđ, phân loại TSCĐ-VCĐ

22.Hao mòn, khấu hao, pp tính khấu hao TSCĐ

23.Các chỉ tiêu đánh giá việc sd TSCĐ-VCĐ

24.kn,đđ, phân loại VLĐ

25.Chỉ tiêu đánh giá việc sd vốn lưu động,biện pháp tăng vòng quay VLĐ

26.Kn chi phí sx, kn giá thành, các đđ giá thành xây lắp

27.Các chỉ tiêu đánh giá sp và mqh giữa chúng

28.Các khoản mục chi phí trong giá thành

29.Lợi nhuận, nguồn hình thành,phân phối lợi nhuận trong DN.

----------------------------------------------------------

1.Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của xây dựng giao thông.

Đặc điểm của sản phẩm xây dựng giao thông.

-Mang tính đơn chiếc, riêng lẻ và được sản xuất theo đơn đặt hàng. Tính đơn chiếc thể hiện ở kích thước, mẫu mã, kỹ thuật và những yêu cầu của người mua sản phẩm. Chi phí cho mỗi công trình khác nhau thì giá sẽ khác nhau dẫn đến quản lý khác nhau.

-Sản phẩm XDGT được sản xuất ra tại nơi tiêu thụ nó. Sản phẩm gắn liền với đất đai nơi xây dựng do đó nếu đã xác định được nơi tiêu thụ thì cũng xác định được nơi sản xuất sản phẩm, đặcđiểm này đòi hỏi cần cân nhắc kỹ trước khi thiết kế, phải khảosát kỹ trước khi tiến hành xây dựng, công trình được xây dựng ở những nơi phải phát huy tác dụng

-Sản phẩm XDGT chịu ảnh hưởng của điều kiện địa lý tự nhiên , kinh tế xã hội của nơi tiêu thụ do đó ảnh hưởng đến các hoạt động của sản xuất kinh doanh như khảo sát , thiết kế , lựa chọn phương án thi công , lựa chọn kết cấu , điều kiện mặt bằng thi công.

-Thời gian sử dụng sản phẩm dài, trình độ kỹ thuật và mỹ thuậtcao. Do sản phẩm mang tính chất bền vững có giá trị lớn nên chất lượng phải được đưa lên hàng đầu, yếu tố mỹ thuật phải được coi trọng và phù hợp với cảnh quan xung quanh.

-Chi phí sản xuất sản phẩm lớn và khác biệt theo từng công trình. Giá trị của sản phẩm XDGT thường lớn hơn nhiều so với

sản phẩm hàng hóa thông thường. mỗi công trình được lập 1 giá riêng ( phương pháp lập dự án).

Đặc điểm của quá trình sản xuất xây dựng giao thông.

-Chỉ được tiến hành khi có đơn đặt hàng của người mua sản phẩm. khi sản phẩm hoàn thành thì không cần tìm kiếm thị trường để tiêu thụ nhưng trong quá trình thi công được thực hiện dưới sự giám định kỹ thuật của người mua.

-Quá trình sản xuất luôn di động , hệ số biến động lớn. do sảnphẩm là cố định nên quá trình sản xuất phải di chuyển, lực lượng lao động , phương tiện vật chất , các phương án thi côngphải thay đổi tùy theo điều kiện cụ thể nên gây khó khăn cho công tác sản xuất.

-Thời gian xây dựng kéo dài, ứ đọng vốn trong các khối lượng thi công dở dang nên đòi hỏi tổ chức thi công hợp lý , rút ngắn thời gian xây dựng và tiết kiệm vốn.

-Sản xuất được tiến hành ngoài trời, chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên. Đặc điểm này đòi hỏi phải tìm mọi biệnpháp thi công hợp lý, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động , hạn chế lãng phí do thời tiết gây ra.

-Kỹ thuật thi công phức tạp , trang bị kỹ thuật tốn kém.

2.Kn, ý nghĩa,phân loại các hđ đầu tư.

Khái niệm : hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ vốn vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội nhằm thu được các lợi ích dưới các hình thức khác nhau.

Phân loại:

Theo đối tượng đầu tư:

-Đầu tư cho các đối tượng vật chất để khai thác cho sản xuất và các lĩnh vực hoạt động khác.

-Đầu tư cho các đối tượng phi vật chất.

-Đầu tư cho tài chính.

Theo chủ đầu tư:

-Chủ đầu tư là nhà nước.

-Chủ đầu tư là doanh nghiệp.

-Chủ đầu tư là các cá thể riêng lẻ.

Theo nguồn vốn:

-Vốn ngân sách nhà nước.

-Vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước.

-Vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp nhà nước.

-Vốn đầu tư nước ngoài : đầu tư trực tiếp FDI, vốn vay ODA , . . . vốn đầu tư khác của tư nhân và tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh.

Theo cơ cấu đầu tư:

-Đầu tư cho các ngành kinh tế.

-Đầu tư theo các vùng lãnh thổ.

-Đầu tư theo các thành phần kinh tế.

Theo góc độ tái sản xuất tài sản cố định.

-Đầu tư mới.

-Đầu tư lại.

Theo góc độ trình độ kỹ thuật:

-Theo chiều rộng và chiều sâu.

-Theo tỉ trọng vốn đầu tư cho các thành phần xây lắp, mua sắm thiết bị và chi phí đầu tư khác.

Theo thời đoạn kế hoạch

-Đầu tư ngắn hạn.

-Đầu tư trung hạn.

-Đầu tư dài hạn.

Theo tính chất và quy mô của dự án.

-Dự án quan trọng cấp quốc gia.

-Các dự án nhóm A ( đầu tư >1500 tỉ).

-Các dự án nhóm B ( 75 tỉ < đầu tư < 1500 tỉ)

-Các dự án đầu tư nhóm C ( còn lại).

5.Chỉ tiêu đánh giá đầu tư theo phương diện tài chính :

*Nhóm chỉ tiêu tĩnh:

Ưu điểm : đơn giản , dễ tính toán , dùng cho các dự án nhỏ , ngắn hạn.

Nhược điểm : độ chính xác thấp.

Gồm 4 chỉ tiêu:

a) Chi phí tính cho 1 đơn vị sản phẩm ( Csp)

Csp= 1N. (

V.r2 +Cn)

N: năng suất hàng năm của dự án.

V: vốn đầu tư mua sắm tài sản cố định.

R: lãi suất vay vốn.

Cn : chi phí sản xuất hàng năm.

b) Chỉ tiêu lợi nhuận tính cho 1 đơn vị sản phẩm (Lsp)

Lsp=Gsp- Csp

Gsp: giá bán 1 đv sp.

Csp : chi phí 1 đvsp

c) Chỉ tiêu mức doanh lợi của vốn đầu tư (D)

D = L

V0+Vm

2

L : lợi nhuận năm.

V0: vốn đầu tư cho tài sản cố định ít hao mòn.

Vm: vốn đầu tư cho tài sản cố định loại hao mòn nhanh.

d) Chỉ tiêu thời hạn thu hồi vốn đầu tư.

-Thời hạn thu hồi vốn đầu tư nhờ lợi nhuận :

T0=VL

-Thời hạn thu hồi vốn đầu tư nhờ lợi nhuận + khấu hao:

T0=V

L+KH

6.Nhân tố ảnh hường đến hiệu quả đầu tư và phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư XD:

*Nhân tố ảnh hường đến hiệu quả đầu tư

a) Nhân tố chủ quan.

-Trình độ lập và thực hiện các phương án đầu tư.

-Xác định đường lối , chiến lược.

-Khai thác, sử dụng sản phẩm đầu tư.

b) Nhân tố khách quan.

-Tình hình tài nguyên và dân số, điều kiện tự nhiên.

-Tính độ phát triển khoa học kỹ thuật của đất nước.

-Khả năng cung cấp vốn, các nhân tố kinh tế đối ngoại.

-Các nhân tố phi kinh tế và ngẫu nhiên khác.

c) Nhân tố trực tiếp.

-Giải pháp kinh tế và mức giá cả tính toán.

-Cơ cấu đầu tư xây dựng cơ bản , năng suất lao động xã hội và trình độ sử dụng thực tế các sản phẩm của dự án đầu tư.

d) Nhân tố gián tiếp.

-Cơ chế quản lý kinh tế.

-Cơ chế đầu tư.

*Phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng.

a) Giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

-Nâng cao và hợp lý hóa vấn đề cơ cấu đầu tư.

-Xác định đường lối , chiến lược đầu tư.

-Sắp xếp trình tự xây dựng và mức độ ưu tiên trong đầu tư.

b) Giai đoạn khảo sát thiết kế.

-Lựa chọn giải pháp thiết kế,dây chuyền công nghệ,giải pháp kiến trúc,kết cấu tổ chức sản xuất có tính kinh tế cao, phù hợp với hoàn cảnh nước ta.

-Nâng cao chất lượng công tác thăm dò.khảo sát, tăng cường áp dụng thiết kế mẫu,định hình và hoàn thiện các định mức giá cả.

c) Giai đoạn xây dựng.

-Áp dụng các biện pháp tổ chức và công nghệ XD có tính kinh tế cao, tìm mọi biện pháp rút ngắn thời hạn thi công.

-Không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng.

-Đảm bảo chất lượng công trình, phối hợp chặt chẽ các khâu trong thicông.

-Phân kỳ XD hợp lý.

-Giảm bớt các khối lượng dở dang, tránh tình trạng thi công phân tán.

7.Hiệu quả kinh tế do rút ngắn tgian xd ctrinh

1) Hiệu quả kinh tế do sớm thu hồi vốn đầu tư bỏ ra.

Khi giảm thời gian XD sẽ sớm đưa công trình vào sử dụng , nền kinh tế sẽ sớm nhận được 1 khoản lợi nhuận ( sớm thu hồi được vốn đầu tư cơ bản)

Hq1= L(T0-T1)

L: lợi nhuận trung bình của thời kỳ sớm đưa vào sử dụng.

T0,T1: thời gian xây dựng định mức và thực tế.

Đối với các công trình không tính được lợi nhuận:

Hq1=i.D(T0-T1)

D: giá trị tài sản sớm đưa vào sử dụng.

i: lãi suất tối thiểu.

2) Hiệu quả kinh tế do giảm thiệt hại vì ứ đọng vốn đầu tư cơ bản.

Hq2=i(K0.T0 -K1.T1)

K0,K1:là quy mô trung bình của vốn đầu tư do ứ đọng theo định mức vàtheo thực tế.

K = K1+¿K2+…+¿Kn

n ¿

¿

Ki: vốn đầu tư cơ bản ở mỗi thời kỳ hay chính là tổng số vốn đã bỏ ra từ khi bắt đầu XD cho tới thời kì đang xét.

Ki=Ki-1+Mi

Mi: mức đầu tư ở thời kỳ thứ i.

n: số thời kỳ trong xây dựng.

3) Hiệu quả kinh tế do giảm thiệt hại , ứ đọng vốn của các tổ chức XD.

Hq3= i(Votb.To-V1tb.T1)

V0,V1 : là quy mô trung bình của vốn sản xuất của các tổ chức xây dựng.

4) Hiệu quả kinh tế do giảm chi phí quy ước cố định.

Hq4= B.(1 - T1T0)

B: chi phí quy ước cố định của phương án có thời gian xây dựng làT0

8.Khảo sát kinh tế- kỹ thuật, nd các bước khảo sát KT-KT

Khái niệm : khảo sát kinh tế kỹ thuật là hoạt động điều tra , thu thập các số liệu liên quan đến kinh tế xã hội , thị sát, đo vẽ , thăm dò, thu thập, phân tích và tổng hợp những tài liệu và số liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên của vùng, điều kiện xây dựng , phụcvụ cho việc xác định phương hướng đầu tư và thiết kế.

*Các giai đoạn khảo sát KT-KT

a) Khảo sát kinh tế kỹ thuật tổng hợp:Đây là hoạt động khảo sát do các ngànhchủ quản làm , chủ yếu khảo sát về mặt kinh tế.

Bao gồm :

-Luận chứng cho sự phát triển tương lai của ngành , phân ngành.

-Lựa chọn phương thức vận chuyển sức kéo.

-Phục vụ cho công tác quy hoạch.

-Chứng minh tính kinh tế và sự cần thiết phải XD công trình.

-Giải quyết vấn đề cân đối đầu tư theo ngành và lãnh thổ.

-Xác định kiểu công trình, nơi XD, tổng mức đầu tư và năng lực thôngqua.

b) Khảo sát trước khi thiết kế 1 công trình:Là hoạt động khảo sát phục vụ cho việc thiết kế 1 công trình cụ thể hoặc lập dự án đầu tư.

Bao gồm :

-Khảo sát kinh tế:

+Chọn tuyến đường, xác định loại đường , kết cấu,kích thước vàhình thức xây dựng.+Chọn yếu tố của công trình.+Xác định dạng sức kéo.

+Xác định và phân phối vốn đầu tư cho từng giai đoạn.

-Khảo sát kỹ thuật.

+Lựa chọn địa điểm XD công trình.+Chọn tuyến.+Giải thích các điều kiện cụ thể về địa hình, địa chất , khí tượng,thủy văn của khu vực XD công trình.

c) Khảo sát trong thiết kế:Đây là hoạt động khảo sát do các cơ quản thiết kế đảm nhiệm.

Mục đích : chọn những tài liệu bổ sung cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn những vấn đề về kinh tế kỹ thuật có liên quan đến việc thiết kế, xây dựng và khai thác xây dựng.

d) Khảo sát trong thi công :Do các tổ chức xây lắp tiến hành nhằm phục vụ cho việc thi công xây lắp công trình.

9.Khái niệm, nội dung,phương pháp lập tổng mức đầu tư.

Khái niệm : tổng mức đầu tư là toàn bộ chi phí đầu tư cần thiết dự tính để thực hiện dự án đầu tư XD công trình, được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư,phù hợp với nội dung dự án và thiết kế cơ sở. đối với trường hợp chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật thì tổng mức đầu tư đồng thời là dự toán XD công trình được xác địnhphù hợp với nội dung của báo cáo kinh tế kỹ thuật và thiết kế bản vẽthi công.

Nội dung: bao gồm 7 khoản mục chi phí:

-Chi phi xây dựng.

-Chi phí thiết bị.

-Chi phí quản lý dự án.

-Chi phí bồi thường , hỗ trợ tái định cư.

-Chi phí tư vấn đầu tư XD.

-Chi phí khai thác.

-Chi phí dự phòng.

Phương pháp lập tổng mức đầu tư:

1) Căn cứ.

-Thiết kế cơ sở.

-Định mức dự toán XD công trình và định mức tỉ lệ trong XD.

-Đơn giá XD công trình, giá xây dựng tổng hợp và xuất vốn đầu tư.

-Các bảng giá mua thiết bị , các loại thuế, phí bảo hiểm.

-Các công trình có chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tương tự đã được thực hiện.

-Khối lượng phải đền bù , giá đền bù của từng địa phương.

-Các văn bản hướng dẫn lập tổng mức đầu tư hiện hành.

2) Các phương pháp lập TM ĐT

-Phương pháp lập tổng mức đầu tư theo thiết kế cơ sở.

-Phương pháp lập tổng mức đầu tư theo diện tích hoặc công suất sử dụng , năng lực phục vụ và giá xây dựng tổng hợp , xuất vốn đầu tư.

-Phương pháp lập TMĐT theo số liệu của các công trình có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuất đã thực hiện.

-Phương pháp kết hợp.

10.KN, nd, căn cứ,trình tự và pp lập dự toán xây dựng công trình:

Dự toán xây dựng công trình:

Được tính toán và xác định cho công trình XD cụ thể , trên cơ sở khối lượng của các công việc thiết kế ( thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công) , nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình , hạng mục công trình và hệ thống định mức XD, giá XD công trình.

Bao gồm 6 thành phần:

-Chi phí xây dựng.

-Chi phí thiết bị.

-Chi phí quản lý dự án.

-Chi phí đầu tư XD.

-Chi phí khác.

-Chi phí dự phòng.

Phương pháp lập dự toán XD công trình.

1) Căn cứ.

-Thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công.

-Dự toán XD công trình và định mức tỉ lệ trong XD.

-Đơn giá XD công trình , giá XD tổng hợp , xuất vốn đầu tư.

-Các bảng giá mua thiết bị , các loại thuế , phí bảo hiểm.

-Các công trình có chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tương tự đã thực hiện.

-Các bảng giá vật liệu , nhân công,máy thi công của địa phương nơi XD công trình.

-Các văn bản hướng dẫn lập dự toán hiện hành.

2) Trình tự chung tiến hành lập dự toán.

-Nghiên cứu hồ sơ kỹ thuật , thiết kế , tổ chức thi công.

-Liệt kê các hạng mục công trình cần lập dự toán.

-Liệt kê các bộ phận trong từng hạng mục.

-Liệt kê các công tác chủ yếu của từng bộ phận.

-Nghiên cứu định mức dự toán công trình, các bảng giá về vật liệu , nhân công , máy thi công.

-Lập giá XD công trình.

-Lập dự toán hạng mục công trình.

-Lập dự toán tổng hợp.

11.KN, ý nghĩa, nd tiến bộ công nghệ

Khái niệm : tiến bộ CN là quá trình từng bước hoàn thiện và phát triển các thành phần công nghiệp hiện có,nó là bước đầu của đổi mới

công nghệ, là kết quả của sự phát triển khoa học và nâng cao trình độ văn hóa , xã hội.

Trong XD GT tiến bộ công nghệ chính là cơ giới hóa, công nghiệp hóa sản xuất xây lắp, tiêu chuẩn hóa , định hình hóa các cấu kiện của bộphận cấu thành công trình, áp dụng các công nghệ tiên tiến trong quản lí và tổ chức sản xuất , nguồn nhân lực ổn định và có trình độ cao.

Nội dung:

-Không ngừng hoàn thiện và phát triển các công cụ lao động.

-Áp dụng và hoàn thiện các kỹ thuật thi công tiên tiến , các công nghệ mới trong XDGT.

-Sử dụng các loại vật liệu mới có hiệu quả, áp dụng các cấu kiện mới, các bán thành phẩm , các cấu kiện đúc sẵn lắp ghép.

-Hoàn thiện và hợp lý hóa các phương pháp tổ chức sản xuất XD, đổi mới CN , kỹ thuật quản lý.

-Tiêu chuẩn hóa , định hình hóa về hình dạng , kích thước các chi tiết các bán thành phẩm , các cấu kiện và sản phẩm xây dựng.

Ý nghĩa:

-Nâng cao năng suất lao động , áp dụng máy móc , công nghệ , giảm bớt nhân công.

-Rút ngắn thời gian thi công.

-Mang lại lợi nhuận , hiệu quả, chất lượng cho công trình.

12. KN, ý nghĩa, nd,các chỉ tiêu đánh giá trình độ CNH

Khái niệm : CNH XDGT là quá trình đưa dần hoạt động xây lắp đến gần với các điều kiện của quy trình sản xuất trong công nghiệp, quy trình sản xuất trong công xưởng.

Nội dung:

-Thực hiện cơ giới hóa cao công tác xây lắp, tiến tới cơ giới hóa đồng bộ và tự động hóa.

-Áp dụng rộng rãi các cấu kiện lắp ghép.

-Tiêu chuẩn hóa, định hình hóa vật liệu , cấu kiện lắp ghép cho phù hợp với kinh tế.

-Áp dụng các quy trình thi công tiên tiến.

-Thiết lập bộ máy XD mạnh theo hướng tập trung sản xuất.

-Có đội ngũ cán bộ và công nhân ổn định.

-Khắc phục tính chất theo mùa trong XD tiến tới thi công đều trong cả năm.

Ý nghĩa:

Nâng cao năng suất lao động , rút ngắn thời gian thi công , đảm bảo tiến độ , chất lượng cho công trình, nâng cao hiệu quả lợi nhuận.

Chỉ tiêu đánh giá trình độ CNH:

Hệ số CNH ( KCNH)

KCNH= T0−TsT0

T0:tổng chi phí LĐ

T0= Tsx + TLG + TTS

Tsx:chi phí lđ để sx ra các thành phẩm, cấu kiện, chi tiết lắp sẵn

TLG:chi phí lắp ghép tại công trường xd

TTS:chi phí cần tiết trước và sau khi lắp ghép cấu kiện vào công trình

13.KN, nd các chỉ tiêu cơ giới hóa.

*Khái niệm : cơ giới hóa trong XDGT là quá trình thay thế các lao độngthủ công bằng các công cụ lao động hoàn thiện hơn mà chủ yếu là máy móc, thiết bị được áp dụng trong thi công XD.

Bản chất là quá trình hoàn thiện công cụ LĐ.

*Nội dung(mức độ CGH ):

-Cơ giới hóa từng phần:tức là chỉ có từng loại công tác riêng biệt được cơ giới hóa còn LĐ thủ công vẫn chiếm phần lớn.

-Cơ giới hóa đồng bộ ( cơ giới hóa đầy đủ): là quá trình máy móc thực hiện tất cả quy trình sản xuất, con người chỉ đóng vai trò điểu khiển máy.

-Tự động hóa : là quá trình máy móc thực hiện theo chương trình định sẵn mà không có sự điều khiển của con người ( con người chỉ kiểm tra, bảo dưỡng , bảo hành máy).

+Tự động hóa từng phần : tức là 1 phần công việc do hệ thống máy móc tựlàm việc , phần còn lại do con người thực hiện.

+Tự động hóa toàn bộ : tức là tất cả các chức năng làm việc đều do máy thực hiện , con người chỉ kiểm tra , bảo dưỡng máy móc.

*Các chỉ tiêu cơ giới hóa:

Nhóm chỉ tiêu cơ giới hóa:

- Hệ số cơ giới hóa công tác xây lắp ( Kcgxl)

Kcgxl = QmΣQ:

Qm: khối lượng công tác do máy thực hiện.ΣQ: tổng khối lượng công tác xây lắp hoàn thành trong năm.

- Hệ số cơ giới hóa LĐ (Kcglđ)

Kcglđ= TmΣT

Tm: số công nhân hay thời gian lđ bằng máy.ΣT : tổng số công nhân hay tổng thời gian lao động được sử dụng.

Nhóm chỉ tiêu trang bị cơ giới:

- Hệ số trang bị cơ giới trong công tác xây lắp (Kcgxl)

Kcgxl = Gm

GxlGm: giá trị bình quân năm của máy thi công hiện có.Gxl: tổng giá trị công tác xây lắp hoàn thành trong năm.

- Hệ số trang bị cơ giới cho LĐ (Ktblđ))

Ktblđ = GmT

T: số công nhân trong danh sách bình quân năm của doanh nghiệp.

14+17 phương pháp lắp ghép.

*Bản chất : việc áp dụng cấu kiện lắp ghép , sử dụng vật liệu mới ,vật liệu thay thế thực chất là hoàn thiện đối tượng lđ trong XD.

*Nội dung:

-Sử dụng vật liệu mới , chi tiết mới mà từ trước tới nay chưa có bao gồm :

+Những vật liệu mới lần đầu tiên được sử dụng.

+Những vật liệu mới trước đây dùng vào lĩnh vực khác.

+Là những phế liệu của ngành sản xuất khác nay được tận dụng vào ngành XD.

+Những loại vật liệu có thành phần hóa học và cấu trúc thành phần mới.

-Hoàn thiện các vật liệu và chi tiết truyền thống.

-Áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất , gia công và sử dụng cáccấu kiện đúc sẵn.

*Điều kiện :

-Thiết lập các xưởng sản xuất đúc sẵn có công suất thích hợp.

-Thực hiện rộng rãi việc thiết kế , định hình , tiêu chuẩn hóa và định hình trong XD.

*Tác dụng :

-Tạo điều kiện thực hiện cơ giới hóa cao công tác xây lắp dẫn đến rút ngắn thời gian XD, khắc phục tính chất XD theo mùa.

-Tạo điều kiện thay đổi quy trình thi công.

-Tạo điều kiện sử dụng các loại vật liệu mới trong XD.

-Hạn chế ứ đọng vốn đầu tư.

-Tiết kiệm vật liệu.

-Chỉ tiêu đánh giá:

+Tỉ lệ áp dụng phương pháp lắp ghép ( Tlg)

Tlg=GlgGxl .100%

Glg: giá trị các bộ phận lắp ghép.Gxl : giá trị toàn bộ công tác xây lắp.

-Hệ số lắp ghép ( Klg)

Klg = Glg/Gđtlđ

Gđtlđ: giá trị đối tượng lao động sử dụng.

16.kn, ý nghĩa, hình thức chuyên môn hóa, chỉ tiêu đánh giá

Khái niệm : chuyên môn hóa là quá trình hướng các doanh nghiệp đi vào XD chỉ một vài loại công trình nhất định , chỉ XD những hạng mụccông trình nhất định của từng công trình hoặc chỉ thực hiện những loại công tác xây lắp nhất định.

Tác dụng :

Phân công lao động sâu sắc.

Xây dựng được đội ngũ cán bộ , công nhân XD ổn định có trình độ cao.

Tạo điều kiện để hoàn thiện quy trình công nghệ , áp dụng các tiến bộ kỹ thuật.

Nâng cao chất lượng sản phẩm , chất lượng công trình.

Xây dựng được đội máy thi công chuyên dùng có năng suất cao.

Tạo điều kiện để cung ứng vật tư 1 cách thuận lợi.

Nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành công trình.

Các hình thức chuyên môn hóa:

Chuyên môn hóa theo đối tượng: là hình thức các doanh nghiệp chỉ chuyên thi công 1 loại công trình.

Chuyên môn hóa theo công nghệ : là hình thức mà mỗi doanh nghiệp chỉchuyên thi công 1 loại hạng mục công trình.

Chuyên môn hóa theo chi tiết : là hình thức mà mỗi doanh nghiệp chỉ đảm nhận thi công 1 phần việc nào đó.

Chỉ tiêu đánh giá mức độ chuyên môn hóa :

Hệ số chuyên môn hóa : Kcmh = Qcmh/tổng Q

Qcmh : khối lượng công tác được chuyên môn hóa.

Tổng Q: tổng khối lượng công tác do doanh nghiệp thực hiện.

18.kn lđ, cơ câú lđ trong dn xây lắp

Khái niệm : lao động là sự tác động có mục đích của con người vào tựnhiên để tạo ra giá trị sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người.

LĐ trong doanh nghiệp XD: là toàn bộ những người tham gia vào hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp không kể thời gian dài hay ngắn , trực tiếp hay gián tiếp, lãnh đạo hay phục vụ , thường xuyên hay tạm tuyển.

Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp xây lắp :

Công nhân xây lắp : là những người lao động , hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chính của doanh nghiệp,trực tiếp làm ra sản phẩm lắp hoặc tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm.

Nhân viên kỹ thuật : là những người đang trực tiếp làm công tác kỹ thuật và có bằng trung cấp kỹ thuật hoặc tương đương trở lên.

Nhân viên quản lý kinh tế : là những người làm công tác quản lý kinhtế thuộc các phòng ban chức năng.

Nhân viên quản lý hành chính : là những người làm công tác hành chính , quản trị và tổ chức trong doanh nghiệp.

19,kn, ng tắc tổ chức tiền lương,các hình thức trả lương và ưu nhượcđiểm của nó

Khái niệm : tiền lương là 1 bộ phận của thu nhập quốc dân , dùng để bù đắp lại hao phí cao động cần của người lao động, do nhà nước hoặcchủ doanh nghiệp phân phối cho người lao động dưới hình thức tiền tệphù hợp với quy luật phân phối.

Nguyên tắc tổ chức tiền lương :

Xác định theo nguyên tắc phân phối theo lao động kết hợp với các khoản phúc lợi xã hội.

Phù hợp với số lượng và chất lượng lao động.

Gắn tiền lương với kết quả cuối cùng của sản xuất.

Thực hiện hoạch toán kinh tế trong tổ chức tiền lương.

Tốc độ tăng năng suất lao động phải lớn hơn tốc độ tăng tiền lương để đảm bảo tái sản xuất xã hội và giải quyết đúng đắn quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng.

Tiền lương phải hợp lý và phù hợp với điều kiện kinh tế đất nước,đảmbảo sự tương quan giữa bảng lương , thang lương,các ngạch bậc , các ngành nghề và giữa các khu vực.

Bảo đảm sự phù hợp giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế,bảo đảm cả 2 loại tiền lương này đều không ngừng tăng lên.

Các hình thức trả lương :

- Tiền lương theo thời gian: xác đinh trên cơ sở thời gian lao động và mức lương quy định / 1 đv thời gian lđ.Ưu điểm : phản ánh 1 phần chất lượng lđ, điều kiện lđ và trìnhđộ lđ của người công nhân.Nhược : dễ làm yếu tố bình quân chủ nghĩa , không khuyến khíchđược việc tăng năng suất lao động.

- Tiền lương theo sản phẩm : xác định trên cơ sở số lượng sản phẩm làm ra và đơn giá tiền lương cho 1 đv sản phẩm.Ưu điểm : nó thực hiện được phân phối theo lao động, phù hợp với số lượng và chất lượng lđ, khuyến khích việc tăng năng suất lao động, nâng cao trình độ công nhân, kết hợp chặt chẽ lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, cải tiến tổ chức sản xuất,áp dụng tổ chức lđ khoa học.Nhược : nếu không có sự giám sát chặt chẽ dẫn đến tình trạng công nhân chạy đua theo số lượng,không quan tâm đến chất lượng.

20.kn mức lương,thang lương, bảng cấp bậc kỹ thuật

Mức lương : là số tuyệt đối về tiền lương trong 1 đơn vị thời gian.

Mức lương cùng bậc của các ngành sản xuất khác nhau thì sẽ khác nhau.

Các loại mức lương : mức lương giờ, mức lương ngày, mức lương tháng.

Mức lương tối thiểu được dùng làm cơ sở để xác đinh mức lương của bậc tiếp theo:

Mn=Mmin.Kn

Mmin: mức lương tối thiểu.

Kn: hệ số cấp bậc lương.

Mn: mức lương bậc n.

Mức lương của các ngành sản xuất khác nhau thì sẽ khác nhau thể hiệnsự đãi ngộ của xã hội, tính chất của sản xuất và điều kiện làm việc.

Thang lương: là việc so sánh quan hệ tỉ lệ tiền lương giữa cácbậc với nhau. Thang lương gồm 1 số bậc lương nhất định , tươngứng với các bậc đó là hệ số cấp bậc.Thang lương có bao nhiêu bậc và mỗi bậc cách nhau bao nhiêu tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng ngành và trình độ trung bình của công nhân.Việc bố trí số lượng các bậc lương , khoảng cách giữa các bậc lương phải hợp lý và kích thích được người lao động.

Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật :Là cơ sở để xác định tiền lương của công nhân.Là thước đo mức độ lành nghề của công nhân.Phản ánh đặc điểm kỹ thuật của ngành nghề.Nội dung : nêu lên yêu cầu công việc mà người công nhân ở trình độ đó phải hoàn thành và mức độ khéo léo mà người công nhân phải đạt được khi thực hiện công việc đó.

21.kn, đđ, phân loại TSCĐ-VCĐ

Khái niệm : tài sản cố định bao gồm toàn bộ tư liệu lao động mà con người dùng nó để tác động và làm thay đổi đối tượng lao động , biến chúng thành sản phẩm.

Đặc điểm :tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất . trong quá trình sử dụng tài sản cố định bị hao mòn nhưng hình thái vật chất ban đầu không đổi, giá trị của tài sản cố định bị hao mòn dần và chuyển dần từng bộ phận vào giá trị sản phẩm mới sản xuất ra theo mức độ hao mòn của nó trong quá trình sản xuất.

Phân loại :

- Theo tình hình sử dụng:Tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh cơ bản.Tài sản cố định dùng ngoài sản xuất kinh doanh cơ bản.Tài sản cố định chưa dùng hoặc không cần dùng.Tài sản cố định chờ thanh lý và giải quyết.

- Theo tính chất sở hữu:Tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.Tài sản cố định thuê ngoài( thuê dài hạn : thuê tài chính và thuê ngắn hạn : thuê hoạt động).

- Theo hình thái vật chất:Tài sản cố định hữu hình: là những tài sản cố định có hình thái vật chất cụ thể và thỏa mãn 3 tiêu chí nhận biết tài sản cố định.Tài sản cố định vô hình : là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể, nó thể hiện 1 lượng giá trị đã được đầu tư.

- Theo tính chất sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp:Dùng trong mục đích kinh doanh.Dùng cho mục đích phúc lợi , sự nghiệp an ninh quốc phòng.Tài sản giữ hộ theo quy định.

Câu 23.Các chỉ tiêu đánh giá việc sd TSCĐ-VCĐ

*Chỉ tiêu đánh giá việc sd TSCĐ

Nhóm chỉ tiêu tổng hợp:

- Hiệu suất sử dụng TSCĐ ( HsTSCĐ)

HsTSCĐ= DTNG

DT : doanh thu khối lượng công tác xây lắp hoàn thành trong kỳ.NG:nguyên giá bình quân của TSCĐ trong kỳ.Ý nghĩa : cứ 1 đồng nguyên giá TSCĐ thì làm ra được bao nhiêu đồng doanh thu.

- Suất hao phí TSCĐ ( FTSCĐ)

FTSCĐ=NGDTÝ nghĩa : để làm ra 1 đồng doanh thu cần bao nhiêu nguyên giá tài sản cố định.

- Hiệu quả sử dụng tài sản cố định ( HqTSCĐ)

HqTSCĐ=lnNG

LN: lợi nhuận trong 1 kỳ của doanh nghiệp.Ý nghĩa : để làm ra 1 đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng vốn cố định.

Nhóm chỉ tiêu phân tích:

- Hệ số còn sd của TSCĐ (HCSD)

HCSD=NG−KHNG

- Hệ số hao mòn HHM

HHM=KHNG= 1-HCSD

- Hệ số kết cấu kỹ thuật HKT

HKT=NGiΣNG

.100%

NGi: là NG TSCĐ loại iΣNG: là tổng NG TSCĐ trong DN

- Hệ số kết cấu nguồn vốn( HNV)

HNV= NVi

ΣNV.100%

NVi: là nguồn vốn hình thành lên TSCĐ loại i

ΣNV: tổng NV hình thành lên TSCĐ của DN

- Hệ số thanh lý TSCĐ (HTL)

HTL=NGTLNGĐN

NGTL: NG TSCĐ thanh lýNGĐN: NG TSCĐ ở thời điểm đầu năm

- Hệ số đổi mới TSCĐ( HĐM)

HĐM=NGĐMNGCN

NGĐM: NG TSCĐ đổi mớiNGCN: NG tscđ ở thời điểm cuối năm

*Chỉ tiêu đánh giá viêc sd VCĐ

- Hiệu suất sử dụngVCĐ: ( HsVCĐ)

HsVCĐ= DT

VCĐÝ nghĩa : cứ 1 đồng vốn cố định thì làm ra bao nhiêu đồng doanh thu

- Suất hao phí VCĐ (FVCĐ)

FVCĐ= VCĐDTÝ nghĩa:để làm ra 1đồng doanh thu thì cần bao nhiêu VCĐ

- Hiệu quả sd VCĐ (HqVCĐ)

HqVCĐ= ln

VCĐÝ nghĩa: cứ 1 đồng VCĐ thì làm ra đc bao nhiêu lợi nhuận.

- Hệ số trang bị TSCĐ là lao động ( Ktblđ)

Ktblđ= NGT

24.kn,đđ, phân loại VLĐ

Khái niệm : vốn lưu động là toàn bộ giá trị của các đối tượng lao động như vật tư, nhiên liệu , chi tiết,phụ tùng thay thế , công cụ lao động nhỏ,. . . nằm trong khâu dự trữ sản xuất và các sản phẩm dở dang cũng như nằm trong các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu.

Vốn lưu động biểu hiện bằng tiền hoặc tài sản lưu động.

Phân loại :

Theo công dụng kinh tế :VLĐ trong dự trữ.VLĐ trong sản xuất.

VLĐ trong thanh toán. Theo hình thức quản lý :

VLĐ trong kế hoạch : là vốn mà có thể tính toán được.VLĐ ngoài kế hoạch : là vốn mà không thể tính toán được.

Theo nguồn hình thành:VLĐ ban đầu.VLĐ tự bổ sung.VLĐ liên doanh , liên kết.VLĐ đi vay.

Theo hình thức biểu hiện :Vốn vật tư , hàng hóa.Vốn tiền tệ.

25.Chỉ tiêu đánh giá việc sd vốn lưu động,biện pháp tăng vòng quay VLĐ

Các chỉ tiêu đánh giá việc sử dụng vốn lưu động:

- Hiệu suất sử dụng VLĐ ( HsVLĐ)

HsVLĐ= DT

VLĐÝ nghĩa : cứ 1 đồng VLĐ thì làm ra được bao nhiêu đồng doanh thu.

- Suất hao phí VLĐ (FVLĐ)

FVLĐ= VLĐDT

Ý nghĩa : để làm ra 1 đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng VLĐ.

- Hiệu quả sử dụng VLĐ (HqVLĐ)

HqVLĐ= ln

VLĐ

Ý nghĩa : cứ 1 đồng VLĐ thì làm ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

- Hệ số chu chuyển VLĐ ( Kcc)

Kcc= tổngmứcluânchuyểncủaVLĐ

VLĐ = DTTVLĐ ( vòng / năm)

- Chu kỳ luân chuyển VLĐ ( t)t= số ngày trong kỳ / Kcc= 360/ Kcc ( ngày / vòng)

- Mức tiết kiệm hay lãng phí VLĐ ( Δv)

Δv= DT1N .(t1-t0)

DT1: doanh thu trong năm nay.t1,t0: độ dài 1 vòng quay VLĐ năm nay và năm trước.ΔV>0 lãng phí VLĐ.ΔV< 0 tiết kiệm VLĐ.

Biện pháp tăng nhanh vòng quay VLĐ:

- Trong khâu dự trữ:Phải tính toán mức dự trữ hợp lý và linh hoạt.Lựa chọn hình thức mua bán vật tư, phương tiện vận chuyển , thời gian vận chuyển hợp lý.Cố gắng sử dụng vật liệu địa phương,vật liệu thay thế trong các trường hợp có thể.Với các vật tư chuyên dùng,vật tư nhập ngoại, vật tư dự trữ theo mùa thì phải tính toán hợp lý mức dự trữ.

- Trong khâu sản xuất:Đẩy nhanh tốc độ XDCải tiến và áp dụng các tiến bộ công nghệ trọng xây dựng.

- Trong khâu thanh toán:Giảm bớt khối lượng thi công dở dang, tập trung thi công dứt điểm công trình, hạng mục công trình.Hoàn tất các thủ tục để có thể thanh toán , bàn giao được côngtrình.Chủ động mời các bên có liên quan tiến hành nghiệm thu và hoànchỉnh các biên bản thanh quyết toán để có thể thu hồi vốn đượcnhanh.

27.Các chỉ tiêu đánh giá sp và mqh giữa chúng

1.Tổng mức đầu tư

2.Dự toán XDCT

3.Dự toán chi phí XD

-CPXD này đc lập cho ctrinh, hạng mục ctrinh bộ phận phần việc của ctrinh đối với ctrinh chính, ctrinh phụ trợ, ctrinh tạm, nhà tạm tạihiện trường để ở và điều hành thi công

-Nó bao gồm: chi phí trực tiếp T, chi phí chung C. Thu nhập chịu thuế tính trước TL, thuế GTGT VAT, chi phí xd nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công GXDNT

4.Giá thành dự toán (Zdt)

-Được lập trên cơ sở biện pháp tổ chức thi công các định mức và đơn giá của khu vực XD ctrinh và dựa vào các khối lượng đc bóc tách từ các hồ sơ thiết kế

Zdt = T + C = (VL + NC + MTC + TT) + ( QL + PVNC + PVTC + Ck)

5.Giá thành kế hoạch (Zkh)

-Được lập trên cơ sở biện pháp tổ chức thi công các định mức và đơngiá nội bộ của DN:

Zdt – ZKH = ΔZKH ( mức hạ giá thành KH)

6.Giá thành thực tế (Ztt)

-Được lập căn cứ vào các phat sinh thực tế trong qtrinh SXKD

Zkh – Ztt = ΔZtt ( với mức giá thành thực tế)

28.Các khoản mục chi phí trong giá thành

- Chi phí trực tiếp T:là những khoản chi phí trực tiếp liên quan đến việc tạo ra “ thực thể” sản phẩm , trực tiếp hình thành lên kết cấu của công trình hoặc phục vụ trực tiếp cho việc hoàn thành công trình và nó chiểm 1 tỉ lệ lớn trong giá thành.T= VL+ NC+MTC+TT+Chi phí vật liệu (VL): bao gồm toàn bộ giá trị của vật liệu chính, vật liệu phụ , vật liệu sử dụng luân chuyển,bán thành phẩm , các chi tiết cấu kiện được sử dụng cho XD công trình.+Chi phí nhân công ( NC): bao gồm toàn bộ tiền lương chính , lương phụ,phụ cấp lương và các khoản có tính chất tiền lương được khoán trực tiếp cho người lao động.+Chi phí máy thi công (MTC): là toàn bộ các chi phí liên quan đến việc khai thác và sử dụng máy móc, thiết bị dùng cho XD công trình. Gồm : chi phí khấu hao, sửa chữa,tiền lương của thợ láimáy, chi phí nhiên liệu, năng lượng và 1 số khoản chi phí khác.

+Trực tiếp phí khác ((TT): là những khoản chi phí phục vụ trực tiếp cho thi công XD công trình : bơm nước, vét bùn, bảo vệ MT,…

- Chi phí chung: là những khoản chi phí không liên quan trực tiếp đến việc tạo ra “ thực thể” sản phẩm nhưng lại rất cần thiết và không thể thiếu được. nó liên quan đến hoạt động quản lý vàđiều hành sản xuất.C= QL+ĐHsx+PVnc+PVtc+CK+Chi phí quản lý và điều hành sản xuất tại công trường( QL:) bao gồm các khoảnchi phí tiền lương của bộ phận quản lý, chi phí khấu hao ,sửa chữa TSCĐ dùng cho bộ phận quản lý, bưu phí, văn phòng phẩm.+Chi phí phục vụ nhân công ( PV nc) : bao gồm tiền điện , tiền nước phục vụ cho công nhân, bảo vệ lao đông, thuốc men , . . .+Chi phí phục vụ thi công( PVtc) : chi phí khấu hao sửa chữa công cụ lao động, tiền điện , tiền nước phục vụ cho thi công , chi phíthu dọn mặt bằng.+Chi phí chung khác ( Ck) là những khoản chi phí ngoài những khoản kểtrên : chi phí họp tiếp khách , khành thành bàn giao công trình


Recommended