+ All Categories
Home > Documents > NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC KHU BẢO TỒN ...

NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC KHU BẢO TỒN ...

Date post: 10-May-2023
Category:
Upload: khangminh22
View: 0 times
Download: 0 times
Share this document with a friend
128
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIN HÀN LÂM KHOA HC VÀ CÔNG NGHVIT NAM HC VIN KHOA HC VÀ CÔNG NGH------------------------------------ LÊ TUN ANH NGHIÊN CU TÀI NGUYÊN CÂY THUC KHU BO TN SAO LA, TNH THA THIÊN HUVÀ ĐỀ XUT BIN PHÁP BO TN, PHÁT TRIN BN VNG LUN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Hà Ni - 2022
Transcript

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

------------------------------------

LÊ TUẤN ANH

NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC KHU BẢO TỒN

SAO LA, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP

BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Hà Nội - 2022

I

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

------------------------------------

LÊ TUẤN ANH

NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC KHU BẢO TỒN

SAO LA, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP

BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Chuyên ngành: Thực vật học

Mã số: 9.42.01.11

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS. TS. VŨ TIẾN CHÍNH

2. PGS. TS. HOÀNG LÊ TUẤN ANH

Hà Nội - 2022

II

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án: "Nghiên cứu tài nguyên cây thuốc Khu bảo tồn

Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất biện pháp bảo tồn, phát triển bền vững" là

công trình nghiên cứu của tôi và tập thể cộng tác, dưới sự hướng dẫn khoa học của

PGS.TS. Hoàng Lê Tuấn Anh và PGS.TS. Vũ Tiến Chính. Các số liệu, kết quả

trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Hà Nội, ngày 16 tháng 06 năm 2022

Tác giả

Lê Tuấn Anh

III

LỜI CẢM ƠN

Luận án này được hoàn thành tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện

Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST). Xin chân thành cảm ơn Ban

lãnh đạo Học viện Khoa học và Công nghệ (GUST) và các thầy cô đã chỉ dạy tận

tình và nhiều sự giúp đỡ quý báu trong học tập và nghiên cứu đề tài.

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc, sự cảm phục và kính trọng nhất tới

PGS.TS. Hoàng Lê Tuấn Anh và PGS.TS. Vũ Tiến Chính đã tận tâm hướng dẫn

khoa học, động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt

thời gian thực hiện luận án.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam

(VNMN), Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Khoa học Miền Trung (MISR) - VNMN,

cùng tập thể cán bộ của Viện đã quan tâm giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho

tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trần Thị Phương Anh đã có những góp ý quý

báu về chuyên môn trong quá trình thực hiện nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm KH&CN Quảng Trị và Phòng Ứng

dụng và triển khai công nghệ - MISR về sự ủng hộ to lớn, những lời khuyên bổ ích,

những góp ý quý báu trong việc thực hiện và hoàn thiện luận án.

Tôi xin cảm ơn Đề tài VAST04.09/18-19 và Đề tài TTH.2018-KC.01 đã hỗ

trợ cho nghiên cứu này.

“NCS. Lê Tuấn Anh được tài trợ bởi Tập đoàn Vingroup – Công ty CP và hỗ

trợ bởi chương trình học bổng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trong nước của Quỹ Đổi mới

sáng tạo Vingroup (VINIF), Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn (VinBigdata), mã số

VINIF.2020.TS.118”.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới toàn thể gia đình, bạn bè

cùng những người thân đã luôn luôn quan tâm, khích lệ, động viên tôi trong suốt

quá trình học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả

Lê Tuấn Anh

IV

MỤC LỤC

Trang

MỤC LỤC ................................................................................................................. IV

Danh mục các ký hiệu viết tắt ................................................................................. VII

Danh mục các bảng, biểu đồ, hình ......................................................................... VIII

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án ......................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài luận án .................................................................... 3

4. Bố cục của luận án ................................................................................................ 3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ..................................................................................... 4

1.1. Tình hình nghiên cứu về nguồn tài nguyên cây thuốc trên thế giới .............. 4

1.1.1. Lịch sử nghiên cứu và tình hình điều tra thống kê ............................................ 4

1.1.2. Giá trị sử dụng và giá trị kinh tế ....................................................................... 6

1.1.3. Tiềm năng phát triển ......................................................................................... 7

1.1.4. Tình hình nghiên cứu bảo tồn, các mối đe dọa nguồn tài nguyên cây thuốc .... 9

1.2. Tình hình nghiên cứu về nguồn tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam ............. 11

1.2.1. Lịch sử nghiên cứu và tình hình điều tra thống kê .......................................... 12

1.2.2. Giá trị sử dụng và giá trị kinh tế .................................................................... 13

1.2.3. Tiềm năng phát triển ....................................................................................... 14

1.2.4. Tình hình nghiên cứu bảo tồn, các mối đe dọa nguồn tài nguyên cây thuốc .. 15

1.3. Tình hình nghiên cứu cây thuốc ở Thừa Thiên Huế và điều kiện tự

nhiên xã hội Khu bảo tồn Sao La ........................................................................... 17

1.3.1. Tình hình nghiên cứu cây thuốc ở Thừa Thiên Huế ........................................ 17

1.3.2. Điều kiện tự nhiên, xã hội Khu bảo tồn Sao La .............................................. 18

1.4. Tổng quan nghiên cứu các chất có hoạt tính sinh học từ thực vật .............. 22

1.4.1. Lịch sử nghiên cứu các chất có hoạt tính sinh học ......................................... 22

1.4.2. Hướng nghiên cứu các chất có hoạt tính oxi hóa, kháng viêm ....................... 23

1.4.3. Những nghiên cứu hóa học về chi xà căn Ophiorrhiza .................................. 24

V

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU, NỘI DUNG VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 27

2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu: ................................................................... 27

2.2. Nội dung nghiên cứu: ........................................................................................ 27

2.3. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................. 28

2.3. Địa điểm nghiên cứu: ........................................................................................ 28

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 33

3.1. Hiện trạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại Khu bảo tồn Sao La, tỉnh

Thừa Thiên Huế ...................................................................................................... 33

3.1.1. Tính đa dạng của nguồn tài nguyên cây thuốc ............................................... 33

3.1.2. Đa dạng về bộ phận sử dụng làm thuốc .......................................................... 38

3.1.3. Tiềm năng chữa các nhóm bệnh khác nhau của các loài cây thuốc ............... 40

3.1.4. Đa dạng về nguồn gen nguy cấp, quý, hiếm ................................................... 41

3.1.5. Giá trị khoa học .............................................................................................. 44

3.2. Tình hình khai thác, sử dụng và nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc

của đồng bào bản địa tại khu vực Khu bảo tồn Sao La ....................................... 46

3.2.1. Tình hình khai thác cây thuốc trong khu vực nghiên cứu ............................... 46

3.2.2. Cách khai thác và chế biến cây thuốc của người dân tại khu vực nghiên cứu53

3.3. Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các loài thực

vật làm thuốc tiềm năng ......................................................................................... 54

3.3.1. Sàng lọc hoạt tính gây độc tế bào ung thư, kháng viêm của những loài dược

liệu tiềm năng tại khu vực nghiên cứu ..................................................................... 54

3.3.2. Nghiên cứu thành phần hóa học của Xà căn ba vì (O. baviensis) .................. 59

3.3.3. Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào ung thư, kháng viêm của các hoạt chất

chính phân lập từ 01 loài dược liệu tiềm năng ......................................................... 80

3.4. Các giải pháp quản lý, bảo tồn và khai thác bền vững nguồn tài nguyên

cây thuốc ở Khu bảo tồn Sao La ............................................................................ 84

3.41. Giải pháp quản lý, khai thác bền vững tài nguyên cây thuốc. ........................ 84

3.4.2. Bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc. .............................................................. 87

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 89

VI

Kết luận: ................................................................................................................... 89

Kiến nghị: ................................................................................................................. 90

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ......................................................... 92

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................... 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 94

PHỤ LỤC

VII

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Kí hiệu Tiếng Anh Diễn giải

BQL Ban quản lý

c.c Column chromatography Sắc kí cột

CIMAP Central Institute of Medicinal and

Aromatic Plants

Viện cây thuốc và cây tinh

dầu trung ương

cs Cộng sự

13C-NMR Carbon-13 Nuclear Magnetic

Resonance Spectroscopy

Phổ cộng hưởng từ hạt nh

n cacbon 13

dr wt dry weight Trọng lượng khô

EN Endangered Nguy cấp

1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance

Spectroscopy

Phổ cộng hưởng từ hạt

nhân proton

HeLa Henrietta lacks Ung thư cổ tử cung

HMBC Heteronuclear Multiple Bond

Connectivity

Phổ kết nối nhiều liên kết

đa hạt nhân

HR-ESI-MS High Resolution Electronspray

Ionization Mass Spectrum

Phổ khối lượng phân giải

cao phun mù điện tử

IC50 Inhibitory concentration at 50% Nồng độ ức chế 50% đối

tượng thử nghiệm

IUCN International Union for Conservation

of Nature

Tổ Chức Bảo Tồn Thiên

nhiên Quốc tế

KB Human epidemoid carcinoma Ung thư biểu mô người

KT Kết thúc

MCF-7 Ung thư vú

N-B-S: Normal Biological Spectrum Phổ dạng sống chuẩn

PRA Rapid Rural Appraisal Kỹ thuật đánh giá nhanh

nông thôn

RP18 Reserve phase C-18 Silica gel pha đảo RP-18

RAW 264.7 Đại thực bào

SK-LU-1 Human Lung Cancer Cell Line Dòng tế bào ung thư phổi

người

TBGRI Tropical Botanic Garden and

Research institute

Viện nghiên cứu và vườn

bách thảo nhiệt đới

VQG Vườn quốc gia

VU Vulnerable Sắp nguy cấp

XP Xuất phát

VIII

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Cây thuốc trồng trên toàn cầu ................................................................... 10

Bảng1.2. Bảo tồn cây thuốc trên toàn cầu ................................................................. 11

Bảng 1.3. Hiện trạng sử dụng đất 4 xã vùng đệm khu bảo tồn Sao La ..................... 20

Bảng 2.1. Các tuyến khảo sát tại Khu bảo tồn Sao La, Tỉnh Thừa Thiên Huế ......... 28

Bảng 3.1. So sánh hệ cây thuốc tại KBT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế với hệ cây

thuốc Việt Nam ................................................................................................ 33

Bảng 3.2. Sự phân bố các loài cây thuốc trong các ngành ........................................ 34

Bảng 3.3. Các họ giàu loài cây thuốc nhất tại KBT Sao La, tỉnh T.T. Huế ............. 35

Bảng 3.4. Đa dạng về dạng sống của hệ thực vật KBT Sao La ............................... 36

Bảng 3.5. Tần suất sử dụng các bộ phận làm thuốc .................................................. 38

Bảng 3.6. Các nhóm bệnh được chữa trị bằng cây thuốc tại KBT Sao La, T.T. Huế 39

Bảng 3.7. Các loài nguy cấp, quý, hiếm và tình trạng bảo tồn theo các tiêu chí ...... 41

Bảng 3.8. Danh lục loài quy hiếm tại KBT Sao La .................................................. 41

Bảng 3.9. Cao chiết tổng của 12 loài dược liệu tiềm năng ....................................... 56

Bảng 3.10. Kết quả sàng lọc hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cao chiết tổng

của 12 loài dược liệu tiềm năng ....................................................................... 57

Bảng 3.11. Kết quả sàng lọc hoạt tính kháng viêm của cao chiết tổng của 12 loài

dược liệu tiềm năng .......................................................................................... 60

Bảng 3.12. Số liệu phổ NMR của OB10 và hợp chất tham khảo (OB2) .................. 72

Bảng 3.13. Kết quả đánh giá hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các hợp chất

phân lập từ loài Xà căn ba vì ............................................................................ 77

Bảng 3.14. Kết quả đánh giá hoạt tính kháng viêm của các hợp chất phân lập từ

loài Xà căn ba vì ............................................................................................... 80

Bảng 3.25. Tình trạng thu hái cây thuốc tại KBT Sao La ......................................... 82

Bảng 3.26. Giá thu mua dược liệu trôi nổi trên địa bàn khu vực nghiên cứu ........... 82

Bảng 3.27. Các loại cây thuốc thường xuyên được khai thác sử dụng ..................... 83

IX

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 2.1. Sơ đồ tuyến điều tra thực vật tại KBT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế ...... 30

Hình 3.1. So sánh tỷ lệ % các taxon giữa lớp Magnoliopsida và Liliopsida ............ 35

Hình 3.2. Tần suất sử dụng các bộ phận làm thuốc .................................................. 38

Hình 3.3. Aspidistra heterocarpa var. echinata ....................................................... 45

Hình 3.4. Acranthera hoangii Hareesh & T.A. Le ................................................ 46

Hình 3.5. Begonia saolaensis Y.M. Shui, T.A. Le & C.T. Vu ................................ 47

Hình 3.6. Cây Xương khỉ (Clinacanthus nutans (Burm. f.) Lindau) ........................ 54

Hình 3.7. Cây lèo heo (Leoheo domatiophorus) ...................................................... 54

Hình 3.8. Bồ công anh (Taraxacum officinale (L.) Weber ex F.H. Wigg) ............... 54

Hình 3.9. Cây Kê huyết đằng (Milletia reticulata Benth.) ....................................... 54

Hình 3.10. Thạch tùng (Lycopodiella cernua (L.) Pic. Serm.) ................................. 54

Hình 3.11. Cây Bình vôi: (Stephania rotunda Lour.) ............................................... 54

Hình 3.12. Cây Bạch hoa xà (Plumbago zeylanica L.) ............................................. 55

Hình 3.13. Cây Xà căn ba vì (Ophiorrhiza baviensis Drake) ................................... 55

Hình 3.14. Cây Bá bệnh (Eurycoma longifolia Jack.) .............................................. 55

Hình 3.15. Cây Cà dại hoa trắng (Solanum torvum Sw.) .......................................... 55

Hình 3.16. Cây Cà gai leo (Solanum procumbens Lour.) ......................................... 55

Hình 3.17. Phá lửa (Tacca subflabellata P.P.Ling & C.T.Ting) .............................. 55

Hình 3.18. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ loài Xà căn ba vì ................................... 63

Hình 3.19. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của OB1 .................... 64

Hình 3.20. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của OB2 .................... 65

Hình 3.21. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của OB3 ................... 66

Hình 3.22. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của OB5 .................... 67

Hình 3.23. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của OB9 .................... 68

Hình 3.24. Cấu trúc hóa học, các tương tác HMBC chính của hợp chất OB10 và

hợp chất tham khảo OB2 .................................................................................. 69

Hình 3.25. Phổ 1H-NMR của hợp chất OB10 .......................................................... 70

X

Hình 3.26. Phổ 13C-NMR của hợp chất OB10 .......................................................... 71

Hình 3.27. Phổ HSQC của hợp chất OB10 ............................................................... 71

Hình 3.28. Phổ HMBC của hợp chất OB10 .............................................................. 71

Hình 3.29. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của OB11 .................. 73

Hình 3.30. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của OB12 .................. 74

Hình 3.31. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của OB14 .................. 75

Hình 3.32. Cây Xà căn ba vì (Ophiorrhiza baviensis Drake) ................................... 76

Hình 3.33. Cấu trúc hóa học của 9 hợp chất phân lập từ loài Xà căn ba vì ............. 77

Hình 3.34. Phân khu chức năng dự kiến của CCRR ................................................. 95

Hình 3.35. Cây Thiên niên kiện ................................................................................ 96

Hình 3.36. Trạm xá xã Thượng Quảng và mô hình Vườn thuốc nam. ..................... 97

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án

Vào ngày 17/11/2019, trường hợp đầu tiên của coronavirus đã được ghi nhận

tại Vũ Hán, sau đó nhanh chóng lây lan toàn bộ Trung Quốc và thế giới. Đến ngày

11/4/2020, Covid-19 đã lây nhiễm trên 213 quốc gia, với 1614951 trường hợp và

99887 trường hợp tử vong. Nhiều biến thể mới được phát hiện với sức lây nhiễm và

độc tính nguy hiểm. Loài người đang đứng trước thách thức về bệnh tật trên quy mô

toàn cầu [1]

Thực vật làm thuốc trong nhiều thế kỷ được dùng điều trị nhiều bệnh nhiễm

trùng mãn tính, bao gồm cả các bệnh do virus. Trong những năm gần đây, các nhà

khoa học đã xác minh tiềm năng các chất phytochemical tự nhiên có thể được coi là

một nguồn thuốc tiềm năng tuyệt vời chống lại các bệnh khác nhau cũng như điều

trị Covid [2].

Khu bảo tồn Sao La được thành lập theo Quyết định số 2020/QĐ-UB ngày

09 tháng 10 năm 2013 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, với diện tích

15.519,93 ha, gồm 15 tiểu khu, và trải dài trên địa bàn 3 xã: Hương Nguyên huyện

A Lưới, xã Thượng Quảng, Thượng Long huyện Nam Đông. Đây là khu vực giáp

ranh giới với Khu Bảo tồn Quốc gia Xe Xap – Lào đồng thời giáp với Khu Bảo tồn

Sao La tỉnh Quảng Nam [3]. Khu vực này có địa hình gồ ghề, nằm ở sườn phía Bắc

của một rặng núi là một phần của dãy núi Trường Sơn. Các điều tra thực địa tại Khu

bảo tồn đã khẳng định đây là khu vực có giá trị đa dạng sinh học quan trọng. Nhiều

loài trong số này đã được công nhận cấp quốc tế và cấp quốc gia là loài có nguy cơ

bị tuyệt chủng cao (theo IUCN 2018; MoST 2007)[4,5] và có tầm quan trọng cao

cần được bảo vệ. Khu vực được ghi nhận là khu đa dạng sinh học trọng yếu ở phạm

vi toàn cầu (theo BirdLife, 2018a) [6]

Hệ sinh thái và sinh vật nơi đây rất phong phú và đa dạng, ít được nghiên

cứu, có nhiều loài quý hiếm. Hệ thực vật nơi đây phong phú và đa dạng, theo thống

kê chưa đầy đủ có khoảng 600 loài, trong đó có nhiều loài quý hiếm như: Trầm

hương (Aquilaria crassna), Sến mật (Madhuca pasquieri), Trắc (Dalbergia

cochinchinensis), Gụ lau (Sindora tonkinensis), Kiền kiền (Hopea pierrei), Lan kim

tuyến (Anoectochilus setaceus), Hoàng lan thủy tiên (Dendrobium amabile),... trong

danh mục Sách đỏ Việt Nam. Người Mường, Vân Kiều, Ca Tu sinh sống quanh

2

Khu bảo tồn với nền văn hóa bản địa đặc sắc, có nhiều phương thuốc hay chữa được

nhiều chứng bệnh với nhiều loài cây quý như: Chè đắng, Bảy lá một hoa, Bình vôi,

Sa nhân gai, Thiên niên kiện, Thổ phục linh, Sa nhân… (Leonid V. Averyanov và

cộng sự, 2006) [4,7,8].

Các loài cây thuốc đã biết ở Việt Nam hiện nay, phần lớn được ghi nhận theo

kinh nghiệm trong từng cộng đồng dân tộc ở các vùng khác nhau ghi chép lại. Tính

độc đáo của kho tàng dược liệu thể hiện ở kinh nghiệm của từng cá nhân và của mỗi

cộng đồng người. Chính giá trị văn hóa của mỗi cộng đồng, gắn liền với mỗi vùng

sinh thái tạo nên bề dày của nền Y học dân tộc hàng ngàn năm nay. Ngày nay,

những kinh nghiệm quý báu đó đang dần bị mất đi, đồng thời nguồn tài nguyên

rừng, tài nguyên cây thuốc đang đứng trước nguy cơ, trước sự tàn phá rừng tự nhiên

và nguy cơ bị khai thác cạn kiệt bởi sự thu mua của thương lái nước ngoài.

Với những đặc trưng và giá trị to lớn cả về mặt khoa học, bảo tồn, kinh tế lẫn

xã hội và môi trường như vậy tài nguyên cây thuốc ở Khu bảo tồn Sao La thuộc tỉnh

Thừa Thiên Huế cần phải được nghiên cứu, gìn giữ, bảo tồn và phát triển.

Việc nghiên cứu thành phần loài cây thuốc nhằm tiến hành kiểm kê nguồn tài

nguyên rừng, làm cơ sở cho công tác bảo tồn nguồn gen của rừng, bảo tồn cây

thuốc. Vì thế chúng tôi tiến hành đề tài luận án “Nghiên cứu tài nguyên cây thuốc

Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất biện pháp bảo tồn, phát triển

bền vững” nhằm góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc bảo tồn, phát triển và

khai thác sử dụng nhằm phục vụ đời sống nhân dân ở địa phương và phát triển kinh

tế-xã hội trong vùng.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững các loài thực vật có

tiềm năng chữa bệnh tại Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng danh lục và đánh giá tính đa dạng thành phần loài cây thuốc tại

Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học 1 đến 2 cây thuốc tại

Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Đề xuất giải pháp bảo tồn và khai thác, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên

cây thuốc tại Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế.

3

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài luận án

- Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần hoàn thiện Danh lục và đánh giá đa

dạng các loài cây thuốc (thực vật bậc cao có mạch), cung cấp cơ sở khoa học nhằm

bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên cây thuốc tại Khu bảo tồn Sao La, tỉnh

Thừa Thiên Huế

- Ý nghĩa thực tiễn: nhằm phục vụ nhu cầu chữa bệnh ở địa phương và cả

nước, tìm cây thuốc có tiềm năng lớn phát triển kinh tế vùng.

4. Bố cục của luận án

Luận án ngoài mở đầu, kết luận, kiến nghị, những điểm mới của luận án, còn

có các chương sau:

- Chương 1. Tổng quan tài liệu: 21 trang

- Chương 2. Đối tượng, địa điểm, nội dung và phương pháp nghiên cứu: 06

trang.

- Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận: 56 trang.

4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Tình hình nghiên cứu về nguồn tài nguyên cây thuốc trên thế giới

1.1.1. Lịch sử nghiên cứu và tình hình điều tra thống kê

Loài người đã sử dụng thực vật làm thuốc từ rất sớm và có nhiều bằng chứng

cho điều này. Người Neanderthal cổ ở Iraq từ 60.000 năm trước đã biết sử dụng một

số cây cỏ mà ngày nay vẫn thấy sử dụng trong y học cổ truyền [9]. Người Sumer từ

Nagpur, Ấn Độ, lưu giữ 12 công thức pha chế thuốc, hơn 250 loại cây khác nhau

được khắc lên phiến đất sét, khoảng 5000 năm trước [10,11], Người Ai Cập cổ đại

ghi chép 800 bài thuốc và trên 700 vị thuốc trong khoảng thời gian 3.600 năm

trước đây [9]. Cuốn “Ebers papyrus in Egypt”, được người Ai Cập cổ viết vào

khoảng năm 1550 TCN, đã ghi lại hơn 780 toa thuốc và công thức sử dụng, 700 loại

thảo dược và các chứng bệnh như quả lựu, cây thầu dầu, lô hội, tỏi, hành, vả, liễu,

rau mùi, bách xù, ...[12,13,14]. Theo dữ liệu từ Kinh thánh và sách thánh Do Thái

Talmud, cây chứa tinh dầu được sử dụng trong nghi lễ và phương pháp điều trị bệnh

[15]

Ở Châu Á, đất nước Ấn Độ được xem là "cái nôi" của y học cổ với rất nhiều

tài liệu ghi chép được truyền lại. Trong đó cuốn sách cổ nhất: "Rig-Veda" được viết

vào khoảng 4.500 TCN, đã đề cập đến việc điều trị bệnh bằng thực vật, có nhiều

loại cây gia vị được sử dụng như: Nhục đậu khấu, Tiêu, Đinh hương,... [16] Cuốn

sách đã giới thiệu hệ thống y học cổ Ayurvedic vào khoảng 4.400TCN, tiếp đến các

hệ thống như: Unani, Siddha và Tibetan dùng để chữa trị cho dân tộc này và các dân

tộc khác. Ở thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, Sushruta đã viết "Sushruta Amhita",

trong đó mô tả 700 cây thuốc, nhiều cây thuốc vẫn được sử dụng trong y học hiện

đại [17].

Cùng với Ấn Độ, Trung Quốc ghi nhận sử dụng dược liệu từ rất sớm. Cuốn

dược điển "Pen T' Sao"do Shen Nung khoảng 2500 năm TCN, đề cập 365 vị thuốc

và cây thuốc, nhiều trong số chúng được sử dụng ngay cả ngày nay như: Đại hoàng,

Long não, Khổ sâm vàng, Nhân sâm, vỏ Quế, Ma hoàng, ...[18,19]. Cộng đồng dân

tộc thiểu số Trung Quốc cũng đã biết sử dụng 8.000 loài cây cỏ làm thuốc, trong đó,

Tây Tạng (sử dụng 3.294 loài), Mông Cổ (1.430 loài), Thái (800 loài), ....[20]. Năm

1985, cuốn sách “Cây thuốc Trung Quốc” thống kê hầu hết các loài cây cỏ có tác

dụng chữa bệnh ở Trung Quốc [21]. Gần đây Thomas S. C. Li ở Đài Loan, Trung

5

Quốc công bố hơn 1.000 loài cây thuốc, danh sách này sắp xếp theo bảng chữ cái

Latin [22].

Theophrastus (371-287 TCN) trong “De Causis Plantarium” và “De Historia

Plantarium” đã phân loại hơn 500 cây thuốc được biết đến [23, 24]. Trong tác phẩm

này, ông đã nhấn mạnh tính năng quan trọng để con người trở nên quen thuộc với

chất độc thực vật là cách tăng dần liều lượng sử dụng [25, 26]

Vào năm 77 sau công nguyên (SCN), Dioscorides với tư cách là bác sĩ quân

y và dược sĩ của quân đội Nero, đã nghiên cứu cây thuốc nơi ông đi qua cùng quân

đội La Mã. Tác phẩm “De Materia Medica” do ông viết cung cấp nhiều dữ liệu về

cây thuốc chữa bệnh từ thời Trung cổ và thời kỳ Phục hưng [27, 28] Trong tổng số

944 loại thuốc được mô tả, có 657 loại có nguồn gốc thực vật, với các mô tả về hình

thái, phân bố, cách thu hái, làm các chế phẩm thuốc và hiệu quả điều trị [29,30].

Pliny the Elder (23 -79 SCN) người đã đi khắp Đức và Tây Ban Nha, viết về

khoảng 1000 cây thuốc trong cuốn sách “Historia naturalis”[31]. Các tác phẩm của

hai ông đã tổng hợp tất cả kiến thức về cây thuốc thời bấy giờ.

Thế kỷ 18, Linnaeus trong tác phẩm: "Species Plantarium" (1753) đã cung

cấp một mô tả ngắn gọn và phân loại loài được mô tả cho đến lúc đó. Ông đã đề ra

phương pháp đặt tên loài được dùng cho đến ngày nay [32]

Năm 1978, WHO chính thức khởi động một chương trình quốc tế nhằm thúc

đẩy và phát triển các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng trong y học cổ truyền (WHO,

1978; Tsige Gebremariam và Kaleab Asres, 2001) [33,34].

Ðầu thế ỷ XX, Perry (1985) đã công bố 1.000 loài cây và dược liệu tại Ðông

Nam Á để tổng hợp thành cuốn “Medicinal Plants of Eats and Southeast Asia”

trong chương trình nghiên cứu về thực vật nơi đây [35].

Cây thuốc bản địa và thực vật học dân tộc được nhiều nhà nghiên cứu quan

tâm nghiên cứu và thống kê, đây là những dẫn liệu khoa học quý cho các dân tộc

khắp thế giới, đại diện như: điều tra dân tộc học của các bộ lạc Akha của Thái Lan

[36], tại Massif của Monteseny, nằm ở phía đông bắc Catalonia (Bán đảo Iberia) từ

năm 1993 đến năm 2000 [37], ở Mihalgazi thuộc tỉnh Eskisdehir ở Thổ Nhĩ Kỳ

[38], cây thuốc trong khu vực Avsar (Kahramanmaras) và vùng phụ cận, Thổ Nhỉ

Kì [39], cây thuốc tộc người Jah Hut (bán đảo Mã Lai ) [40]. Nghiên cứu cây thuốc

cổ truyền dùng để điều trị bệnh sốt rét ở Ethiopia [41]. Điều tra dân tộc học về cây

6

thuốc tại hai quần đảo Madeira và Porto Santo thuộc Bồ Đào Nha. Trong số 1209

loài ghi nhận ở hai quần đảo này, có 259 loài chiếm 21,42% đã được sử dụng làm

thuốc [42]

Khi nghiên cứu tài nguyên cây thuốc của một số tộc người bản xứ ở Ấn Độ:

người bản xứ Kumaun vùng Himalaya, bộ tộc Alipurduar ở huyện Santal, Tây

Bengal, ở Bắc Bengal. Các cộng đồng đã sử dụng và thu hái cây thuốc từ rừng và

vườn nhà để chữa các nhóm bệnh và đặc biệt đã có y thức bảo tồn cây thuốc tại

vườn nhà [43,44,45]

Theo ước lượng các nhà khoa học, có khoảng 35.000-70.000 loài trong số

250.000-300.000 loài cây cỏ được sử dụng vào mục đích chữa bệnh ở khắp nơi trên

thế giới. Trong đó Trung Quốc có trên 10.000 loài, Ấn Độ có khoảng 7.500 loài,

Indonesia có khoảng 7.500 loài, Malaysia có khoảng 2.000 loài, Nepal có hơn 700

loài, Sri Lanka có khoảng 550-700 loài [9]

1.1.2. Giá trị sử dụng và giá trị kinh tế

"Cây trồng phụ có giá trị cao" là cụm từ dùng để chỉ các loại thảo mộc, gia

vị, dược liệu và cây tinh dầu, nói chung là những cây đóng góp nhỏ vào sản lượng

nông nghiệp của một quốc gia (Sher và cs, 2014)[46].

Các loại dược phẩm có nguồn gốc từ thực vật có thể được bào chế bởi các

ngành sản xuất thuốc. Thương mại quốc tế về cây thuốc và các sản phẩm của chúng

ước tính đạt 60 tỷ đô la vào năm 2010, và đến năm 2050, dự kiến đạt 5 nghìn tỷ đô

la [47].

Từ đánh giá này, rõ ràng là giá trị kinh tế ngày càng tăng của cây thuốc mà

các nước đang phát triển cần khai thác để cải thiện hệ thống kinh tế và chăm sóc sức

khỏe của họ. Các quốc gia “mới nổi” dường như hiểu được động lực kinh tế này và

đang phải đương đầu với những thách thức. Đặc biệt, các nước đang phát triển từ

khu vực Châu Phi cần phải nỗ lực hơn nữa để đối mặt với những thách thức về sức

khỏe và kinh tế này, đặc biệt là khi đối mặt với sự hồi sinh và xuất hiện của các

chủng vi sinh vật gây bệnh và ung thư kháng thuốc đã trở thành mối đe dọa nghiêm

trọng đối với tồn tại của con người [48].

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), báo cáo rằng khoảng 70% đến 80%

người dân trên toàn cầu dựa vào các nguồn thảo dược để điều trị bệnh [49]

7

Quy mô thị trường các sản phẩm làm đẹp từ thảo dược toàn cầu được định

giá 78,5 tỷ đô la vào năm 2019 và dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép

hàng năm (CAGR) là 5,2% từ năm 2020 đến năm 2027. Các sản phẩm thảo dược

làm đẹp được cho là sẽ mở rộng thị trường trên toàn thế giới [50]

Khi đánh giá vai trò của cây thuốc trong sự đóng góp phát triển kinh tế của

bang Uttaranchal, Himalaya. Chandra Prakash Kala (2015) đã nhận thấy chính phủ

và chính quyền bang đang có chiến lược thúc đẩy hoạt động công nghiệp dựa trên

cây thuốc, xác định tiềm năng có sẵn của 964 loài cây thuốc bản địa là yếu tố quan

trọng thúc đẩy phát triển kinh tế của bang này [51].

1.1.3. Tiềm năng phát triển

Từ việc phân tích nhu cầu thị trường và đánh giá qua số liệu ghi nhận được

qua sự tiêu dùng dược phẩm trên toàn cầu, các chuyên gia đã đưa ra dự báo nhu cầu

dược liệu cho thế giới rất cao và chưa được cung ứng đủ. Dự báo đến năm 2050, giá

trị thương mại thảo dược thế giới đạt nghìn tỷ đô la, thị trường sẽ thiếu hụt nguồn

cung ứng các loại thuốc thiết yếu. (Bukar và cs, 2016; Keswani và cs, 2017)[52,53].

Châu Á, Châu Phi và Châu Âu dự kiến nhập khẩu khoảng 1 tỷ đô la từ cây thuốc và

cây tinh dầu để phục vụ nhu cầu chữa bệnh và trị liệu. (Sher và Hussain 2009;

Ghimire và cs, 2004)[54,55].

Cũng theo dự báo, hơn một nửa dân số thế giới sẽ sống ở các quốc gia có

mức tiêu thụ thuốc vượt quá 01 liều/người/ ngày, tổng cộng hàng năm lên đến 4,5

nghìn tỷ liều trong năm 2020, tăng 24% so với năm 2015 [56].

Mặc dù tỷ trọng cây thuốc chiếm phần nhỏ trong sản lượng nông nghiệp,

nhưng giá trị lại cao nhất trong số các loại cây được buôn bán. Cây thuốc được xem

như cây tiềm năng cao trong họat động sản xuất nông nghiệp, đóng góp cho nền

kinh tế khu vực [57,58].

Các quốc gia Nam Á và Tây Á đã có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng trọt,

thu hái và buôn bán cây thuốc, cây thơm từ nhiều thế kỉ trước [59,60].

Các nước Đông Nam Á có đa dạng sinh học cao, tri thức y học cổ truyền

phong phú. Ngành công nghiệp thảo mộc của Malaysia đạt doanh thu 315 triệu đô

la mỗi năm và được báo cáo là đang tăng trưởng ổn định với tốc độ 20%; Ngành

công nghiệp thảo dược Indonesia đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần

đây; Campuchia có khả năng cung cấp nguyên liệu thô thu được từ hơn 500 loại cây

8

thuốc; Thái Lan có 1400 loài làm thuốc và cây tinh dầu trong khoảng 10.000 loài

thực vật. Có 248 cơ sở sản xuất ở Bangkok và 451 cơ sở ở nông thôn đã đóng góp

vào việc sản xuất thuốc truyền thống ở Thái Lan trong năm 2000. Giá trị thị trường

đang được Bộ Y tế Công cộng Thái Lan nhắm mục tiêu tăng cường tiếp thị các sản

phẩm thảo dược từ 9,69 triệu đô lên 16,15 triệu đô [61]

Trong năm 2009, Ấn Độ được xếp hạng là nhà xuất khẩu lớn thứ hai sau

Trung Quốc [53]. Các loại thảo mộc của Ấn Độ, xuất khẩu trong năm 2007 - 2008

đạt khoảng 96 triệu đô la, trong khi năm 2006-2007 là khoảng 76,9 triệu đô la [62].

Các quốc gia hầu hết đang phải đối mặt với sự chuyển dịch gánh nặng bệnh

tật từ các bệnh cấp tính sang các bệnh mãn tính có ảnh hưởng sâu sắc đến cung và

cầu dược phẩm [63, 64,65].

Báo cáo của WHO cho thấy vào năm 1999, 15% dân số thế giới lúc bấy giờ

sống ở các nước có thu nhập cao đã mua và tiêu thụ khoảng 90% tổng lượng thuốc

tính theo giá trị. Thật vậy, báo cáo tiết lộ rằng thị phần của riêng Hoa Kỳ đã tăng từ

18,4% trên toàn thế giới năm 1976 lên hơn 52% vào năm 2000, trong khi ở các

nước thu nhập thấp, thị phần dược phẩm được tiêu thụ giảm từ 3,9% tổng số năm

1985 lên 2,9% vào năm 1999 [66]. Xu hướng tiêu thụ dược phẩm giảm ở các nước

thu nhập thấp có lẽ phần nào giải thích việc người dân các nước này ngày càng sử

dụng nhiều cây thuốc và nhu cầu khai thác các nguồn tài nguyên này như một cách

để phát triển kinh tế đồng thời cải thiện nhu cầu dược phẩm của người dân.

Một số quốc gia có thu nhập thấp, chủ yếu từ Đông Nam Á, không thể chi

phí quá lớn cho dược phẩm để điều trị bệnh. Đó là trường hợp của Bangladesh có

chi tiêu cho dược phẩm là 63%, Nepal (44,3%), Thái Lan (30,5%), Myanmar

(24,5%) và Ấn Độ (18,8%) [67]. Các quốc gia này chủ trương phát triển y học cổ

truyền và cây thuốc sẵn có ở địa phương thay vì chi phí quá lớn cho tân dược

[68,69].

Nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển dược liệu bản địa tại các nước, cần có

biện pháp thúc đẩy phát triển phù hợp với tình hình. Sri Astutik và cs (2019) đã đề

xuất 03 biện pháp thúc đẩy sự phát triển dược liệu ở Châu Á như sau: [70]

- Kết nối sản xuất và sử dụng với hệ thống thương mại có thể (vấn đề sinh

kế, phát triển chuỗi giá trị, nâng cấp sản phẩm và tiếp cận thị trường và quan hệ đối

tác)

9

- Thương mại hóa cây thuốc gắn liền với quy định chính thức và không chính

thức và dẫn đến sự công bằng trong lợi ích (chia sẻ lợi ích, cộng đồng trao quyền và

các thỏa thuận quốc tế)

- Kết nối việc sản xuất và sử dụng dược liệu với việc duy trì sản xuất lâu bền

(chú ý vai trò giới, lưu truyền tri thức bản địa, quy định khai thác bền vững cây

trong tự nhiên và trồng cây thuốc theo GAP)

1.1.4. Tình hình nghiên cứu bảo tôn, các mối đe dọa nguôn tài nguyên cây

thuốc

Áp lực về nhu cầu cây thuốc và nguyên liệu dược phẩm ngày càng tăng trên

toàn cầu. Mặc dù Ấn Độ là một trong 12 trung tâm đa dạng lớn (7500/17.000 loài

cây thuốc, Shiva 1996) [71], nhưng nhu cầu ngày càng tăng đang gây áp lực nặng

nề lên các nguồn tài nguyên hiện có, khiến một số loài thuộc loại bị đe dọa hoặc có

nguy cơ tuyệt chủng. Gần đây, một số đánh giá nhanh về tình trạng đe dọa của cây

thuốc bằng phương pháp CAMP do IUCN thiết kế cho thấy khoảng 112 loài ở miền

Nam Ấn Độ, 74 loài ở miền Bắc và miền Trung Ấn Độ, và 42 loài ở độ cao của

Himalaya đang bị đe dọa trong tự nhiên [72].

Có nhiều ly do để bảo tồn cây thuốc trở nên cấp thiết: Việc mất môi trường

sống, hoạt động thu hái ngoài tự nhiên quá mức, sự quan tâm và ý thức cộng đồng

đối với cây thuốc giảm, nhu cầu thương mại hay chế biến thuốc tăng cao, sự chênh

lệch giá từ thu hái đến người bán sản phẩm cao. Các cây thuốc thường được thu hái

từ các khu rừng với số lượng lớn, dao động từ 70% đến 99% ở hầu hết các quốc gia

(Parrotta và cs, 2007). Điều này đã dẫn đến sự cạn kiệt về số lượng thực vật khi nhu

cầu về thuốc thảo dược ngày càng cao. Kết quả là, hầu hết các loài cây thuốc đều

đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng [73]. Theo IUCN, khoảng 300 loài cây thuốc đang

bị đe dọa tuyệt chủng (Gurib-Fakim, 2006) [74].

Chính vì áp lực trên, bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và tài nguyên cây

thuốc nói riêng đang cần được chú trọng. Có các hình thức như:

* Bảo tồn nguyên vị: cho phép bảo vệ thực vật và duy trì các quần xã tự

nhiên, cùng với mạng lưới quan hệ phức tạp của hệ sinh thái [75]. Hầu hết các cây

thuốc là những loài đặc hữu, và dược tính chủ yếu là do sự hiện diện của các chất

chuyển hóa thứ cấp đáp ứng với các kích thích trong môi trường tự nhiên và điều đó

10

có thể không được thể hiện trong điều kiện nuôi cấy [76,77]. Bảo tồn nguyên vị có

hai hình thức chủ yếu là Khu bảo tồn thiên nhiên và Vườn ươm hoang dã.

* Bảo tồn chuyển vị: không phải lúc nào cũng tách rời khỏi bảo tồn tại chỗ,

nhưng nó là một bổ sung hiệu quả đối với bảo tồn nguyên vị, đặc biệt là đối với

những loài bị khai thác quá mức và có nguy cơ tuyệt chủng, cây thuốc chậm phát

triển, ít phong phú, và khả năng nhiễm bệnh cao [78,79,80]. Bảo tồn chuyển vị được

thông qua các hình thức: Vườn thực vật, ngân hàng hạt giống, Canh tác trồng trọt,

nông nghiệp tốt,... Trong đó, Thực hành nông nghiệp tốt (GAP): đối với cây thuốc

đã được xây dựng để điều chỉnh sản xuất, đảm bảo chất lượng và tạo điều kiện

thuận lợi cho việc tiêu chuẩn hóa thuốc thảo dược. Phương pháp tiếp cận GAP đảm

bảo chất lượng cao, an toàn và thuốc thảo dược không gây ô nhiễm (hoặc thuốc thô)

bằng cách áp dụng kiến thức sẵn có để giải quyết các vấn đề khác nhau [81].

Để bảo tồn, hiện nay trên thế giới mới chỉ có vài trăm loài được trồng, 20 -

50 loài ở Ấn Độ, 100 - 250 loài ở Trung Quốc, 40 loài ở Hungari, 130 - 140 loài ở

Châu Âu. (bảng1.1) [72].

Bảng 1.1. Cây thuốc trồng trên toàn cầu [72]

Quốc gia Số lượng cây thuốc

đang trồng trọt

Diện tích

(ha) Trích dẫn

Ấn Độ 50 > 95,000 Ved và cs, 2008; Chaddha và

cs, 1995 [82,83]

Trung Quốc 250 330,000 –

460,000

Akerele và cs, 1991,

Heywood, 1999 [84,85]

Châu Âu 130–150 100,000 Lubbe và cs, 2011 [86]

Phần Lan 30 <5000 -

Ba Lan 60 20,000 -

Hungary 40 - -

Romania 52 4000 -

Ý 100 - -

Tây Ban Nha 16 6000 -

Latvia 20 300 -

Xéc-bi-a 30 <5000 -

Anh 26 4200 -

11

Những phương pháp trồng truyền thống được thay thế bởi các phương pháp

công nghiệp đã ảnh hưởng xấu đến chất lượng của nguồn tài nguyên cây thuốc. Cây

thuốc được bảo tồn chuyển vị sẽ khó giữ được nguyên vẹn những tính chất quý về

hoạt chất và tác dụng chữa bệnh. Chính vì vậy, nổ lực bảo tồn cây thuốc toàn cầu

đang được đặt ra và với nhiều hình thức phù hợp với điều kiện của từng nước. Các

phương pháp bảo tồn nguyên vị, chuyển vị, lưu giữ hạt giống hay nguồn DNA,…

đang được tiến hành đồng thời (bảng 1.2)

Bảng1.2. Bảo tồn cây thuốc trên toàn cầu [72]

Quốc gia Những nổ lực bảo tồn

Ấn Độ CIMAP bảo tồn 418 cây thuốc (CT) trong ngân hàng gen hạt

giống, 244 CT trong ngân hàng gen, 44 CT trong ngân hàng gen in

vitro, 53 CT trong ngân hàng DNA; TBGRI bảo tồn 30.000 cây

Croatia 900 loài ghi nhận của 180 CT được bảo tồn

Cộng Hòa Séc 973 loài được ghi nhận, 78 CT được bảo tồn

Ba Lan 159 loài được ghi nhận 13 CT được bảo tồn

Slovenia 650 loài được ghi nhận và bảo tồn

Israel 197 loài bảo tồn nguyên vị, 584 bảo tồn chuyển vị và 576 loại hạt

giống được lưu giữ và bảo tồn 15 loài cây thuốc.

Với vai trò to lớn của cây thuốc đối với con người nên vấn đề bảo vệ cần

được quan tâm trên quy mô toàn cầu. Có chưa đến 1% các loài thực vật làm thuốc

được kiểm tra và nghiên cứu chất hoạt tính sinh học, nên sự suy giảm và tuyệt

chủng kéo theo sự mất đi nguồn cây thuốc chữa bệnh trong tương lai [72]. Nguồn

tài nguyên thực vật làm thuốc có thể là "chìa khóa" để bảo vệ sức khỏe loài người

đối với bệnh tật trong tương lai.

1.2. Tình hình nghiên cứu về nguồn tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam

1.2.1. Lịch sử nghiên cứu và tình hình điều tra thống kê

Trong các văn tự Hán Nôm còn sót lại đã ghi nhận ngay từ thời các vua

Hùng, người dân đã biết dùng các loại cây thuốc [87]

Theo thời gian, cùng với sự phát triển của xã hội, vốn kinh nghiệm dùng cây

thuốc trong dân gian càng trở nên phong phú và phát triển gắn liền với tên tuổi của

các bậc danh y nổi tiếng đương thời. Lý triều Quốc sư (nhà sư Nguyễn Minh

Không, thế kỷ 12 thời nhà Lý), Phạm Ngũ Lão (thế kỷ 13 thời Trần) xây dựng vườn

thuốc "Dược Sơn" tỉnh Hải Dương ngày nay.

12

Tuệ Tĩnh (nhà sư Nguyễn Bá Tĩnh, thế kỷ 14) là người đầu tiên đã dày công

nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm "Thuốc nam chữa bệnh người Nam". Trong các bộ

sách do ông biên soạn, chỉ còn lại hai bộ Nam dược thần hiệu (gồm 496 vị thuốc

năm)[88] và Hồng nghĩa giác tư y thư ( gồm 630 vị thuốc nam)[89]. Đây là hai bộ

sách về cây thuốc và vị thuốc Việt Nam được coi là cổ nhất ở nước ta.

Trong thế kỷ 18 và 19, có thêm nhiều bộ sách về cây thuốc và vị thuốc của

các danh y khác, như “Hải thượng y tông tâm lĩnh” của Lê Hữu Trác (Hải Thượng

Lãn Ông) gồm 28 tập, 66 quyển, là tinh hoa của y học cổ truyền, được đánh giá là

công trình y học lớn nhất trong thời trung đại Việt Nam [90]; Nam dược và Nam

dược chi danh truyền của Nguyễn Quang Tuân; Nam dược tập nghiệm quốc âm của

Nguyễn Quang Lượng và Nam thiên đức bảo toàn thư của Lê Đức Huệ .... . [91]

Giai đoạn 1884 -1945, nhiều tác giả cho ra những công trình rất nổi tiếng

như: Công trình đầu tiên về cây thuốc ở Việt Nam có kèm theo tên khoa học của

loài là Catalogue des Produits de L'Indochine, của A. Pe'telot và Ch. Crévost

(1928), trong đó tập V (Produits médicinaux, 1928) đề cập về 368 cây và vị thuốc ở

ba nước Đông Dương [91]. Cuốn Les Plantes Médicinales du Cambodge du Laos

et du Viet - Nam (A. Pételot, 1952) thống kê 1.350 loài cây thuộc 160 họ thực vật có

hoa đề cập trong bộ sách, riêng ở Việt Nam có 1.281 loài cây thuốc ...[ 92]

Ngay sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc (1954) và giải phóng miền Nam,

thống nhất đất nước (1975), nhà nước ta đã sớm có những chủ trương và nỗ lực đầu

tư cho công tác điều tra nghiên cứu về nguồn tài nguyên cây thuốc, phục vụ cho yêu

cầu khai thác sử dụng một cách có cơ sở khoa học. Nhiều tác phẩm được ra đời.

"Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của Đỗ Tất Lợi giới thiệu 800 cây,

con và vị thuốc (1969 đến nay xuất bản 10 lần), Bộ sách "Cây thuốc Việt Nam" của

lương y Lê Trần Đức (1997) có ghi 830 loài cây thuốc; "Sổ tay cây thuốc Việt Nam"

của Đỗ Huy Bích và Bùi Xuân Chương (xuất bản 2 lần 1973 & 1980); hay bộ "Từ

điển cây thuốc Việt Nam" thống kê 3.200 loài cây thuốc, của Võ Văn Chi ( xuất bản

2 lần 1997 & 2011-2012) vv... [93,94,95,96]

Từ 1961 đến 1985, Viện Dược Liệu đã điều tra cơ bản tài nguyên cây thuốc

cả hai miền Nam - Bắc, ghi nhận được 1.863 loài cây thuốc, thuộc 263 họ. Đến cuối

năm 2000, đã có 3.830 loài thực vật và nấm được dùng làm thuốc [97]

13

Theo điều tra của Viện dược liệu có 5.117 loài và dưới loài, thuộc 1.823 chi,

360 họ của 8 ngành Thực vật bậc cao có mạch, được trình bày trong cuốn "Danh lục

cây thuốc Việt Nam", xuất bản năm 2016 [98], ... tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều kiến

thức đang còn bị mất đi theo thời gian. Thực tế cho thấy có nhiều dân tộc thiểu số ở

Việt Nam như người Dao, Sán Dìu (Ba Vì, Tam Đảo) chưa nhận thức được tầm

quan trọng của việc khai thác cây thuốc đi đôi với bảo tồn và truyền nghề cho các

thế hệ sau. Chính vì vậy, hiện nay những cây thuốc quy đang đứng trước nguy cơ bị

tuyệt chủng; sự thất truyền những tri thức y học bản địa quý báu, mà không phải

dân tộc nào cũng có, là điều tất yếu [99].

Bộ sách: "Thực vật chí Việt Nam" được hơn 40 chuyên gia thực vật học trong

nước tham gia biên soạn, đây là công trình mang tầm quốc gia và quốc tế, kết quả

của hoạt động điều tra, khảo sát, nghiên cứu tài nguyên sinh vật trong suốt quá trình

lâu dài từ đầu thế kỷ đến nay, hiện các họ thực vật vẫn đang được hoàn thiện và tiếp

tục công bố trong thời gian tới. Bộ sách là cơ sở cho việc xác định và tham khảo

giám định cây thuốc không thể thiếu với các nhà nghiên cứu [100].

Bộ sách "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam" với 920 cây thuốc

được chọn lựa từ hơn 3000 loài cây thuốc đã biết, dữ liệu đã được tổng hợp kinh

nghiệm sử dụng cây thuốc trong nền y học cổ truyền của Việt Nam, Trung Quốc,

Ấn Độ, các nước Đông Nam Á và nhiều nước khác ... [101].

1.2.2. Giá trị sử dụng và giá trị kinh tế

Các chuyên gia lưu y rằng Việt Nam có khoảng 5.117 loài cây thuốc (Viện

Dược liệu, 2006), trong đó có những loài có giá trị như Nha đam, và hoa Hồi. Việt

Nam đã thu được hàng trăm triệu đô la nhờ xuất khẩu dược liệu, cả cây thuốc hiếm

gặp và phổ biến. Ví dụ, lá xoài xuất khẩu sang Nga, có giá trị vì nguyên tố

mangiferin trong đó được sử dụng để chống lại virus (Nirmal và cs, 2013) [61].

Trên thế giới hiện được biết đến 16-19 loài sâm thuộc chi Panax, phân bố tập

trung ở Đông Á,Trung đến Đông Himalaya, Trung Quốc, Đông Nam Á và Bắc Mỹ.

Ở Việt Nam, có 3 loài và 2 giống Panax đã được ghi nhận, gồm Tam thất hoang (P.

stipuleanatus H. T. Tsai et K. M. Feng); Sâm ngọc linh - (P. vietnamensis Ha et

Grushv.) với hai thứ Sâm lai châu (P. vietnamensis var. fuscidiscus K.Komatsu, S.

Zhu & S.Q.Cai, Sâm lang biang (P. vietnamensis var. langbianensis N.V. Duy.

V.T. Tran & L.N. Trieu), và Tam thất (P. notoginseng (Burkill) F.H.Chen. (loài

14

trồng). Giá trị dược liệu của sâm Việt được khẳng định trên thị trường trong nước

và thế giới, mang lại một nguồn lợi lớn từ việc buôn bán sâm và các sản phẩm chiết

suất [102].

Theo báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Nam (2015), giá 1 kg

sâm tươi có giá trên 20 triệu đồng, những lúc khan hiếm có thể lên tới 30 - 40 triệu

đồng/kg. Theo tính toán sơ bộ nếu trồng 01 ha sâm sau 8 năm sẽ thu lợi nhuận trên

2 tỷ đồng/ha. Đến năm 2019, giá cây sâm giống 01 năm tuổi khoảng 300000

đồng/cây. Cá biệt, loại 1 củ 200 gram có giá từ 150 - 200 triệu đồng/kg. Mỗi ha sau

5 năm trồng sẽ thu lợi nhuận từ 30 -50 tỷ đồng [103]. Có thể nói Sâm ngọc linh là

quốc bảo của Việt Nam.

Những thống kê trên cho thấy việc phát triển trồng cây thuốc ở nước ta có

nhiều tiềm năng và cho hiệu quả kinh tế cao. Cần giúp cho người dân biết cách

chuyển đổi cơ cấu cây trồng, kết hợp trồng rừng với trồng cây thuốc ở những nơi có

khí hậu và đất đai phù hợp, để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần tích

cực trong việc xoá đói giảm nghèo cho người dân ở vùng núi.

Nếu ta biết sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, khai thác thế mạnh của

miền núi, vận dụng khoa học kỹ thuật để canh tác hợp ly, trong đó có việc trồng cây

thuốc thành hàng hoá, thì chắc chắn những sản phẩm này không chỉ góp phần vào

công cuộc xoá đói giảm nghèo ở nước ta

1.2.3. Tiềm năng phát triển

Cây thuốc và thuốc thảo dược đã tạo ra một đóng góp cho nền y tế quốc gia

và sự phát triển của Việt Nam. Ước tính năm 2010, Việt Nam tự sản xuất được 70%

các loại thuốc cần. Tuy nhiên, nguyên liệu bản địa chiếm 30% tổng giá trị thuốc sản

xuất. Trong khi hàng năm thu hoạch được 10.000 tấn dược liệu nhưng vẫn phải

nhập khẩu 40.000 tấn hoặc 80% chủ yếu từ Trung Quốc (Nirmal và cs, 2013) [61].

Việt Nam là nơi giao lưu của các dân tộc và các nền văn hóa, là ngôi nhà

chung của 54 dân tộc, thuộc 3 họ ngôn ngữ và 8 nhóm khác nhau [9]. Người Kinh

có tỷ lệ dân số lớn nhất, chủ yếu phân bố ở các vùng châu thổ sông Hồng, sông Cửu

Long và các con sông khác. Các dân tộc còn lại chủ yếu phân bố ở các khu vực đồi

núi, có thành phần đa dạng, bao gồm các nhóm dân tộc Mường, Thái,Tày, Nùng,

Hmông, Dao… ở miền núi phía Bắc đến Bắc Trung Bộ; các nhóm dân tộc sinh sống

ở Nam Trung Bộ và miền Nam chủ yếu thuộc nhánh ngôn ngữ Môn-Khmer; nhóm

15

các dân tộc Cơ tu, Ê đê – Gia Rai – Mơ nông… sinh sống dọc ven biển miền Trung

và Tây Nguyên. Mỗi dân tộc có tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc khác

nhau. Nhiều công trình điều tra về kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc

thiểu số ở nước ta đã được tiến hành trong những năm vừa qua. Trong thời gian

2000 - 2016, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã triển khai nghiên cứu tại các

cộng đồng dân tộc người H'mông, Dao, Mường, Thái, Khơ Mú, Tày, Nùng, Hoa tại

các tỉnh miền núi phía Bắc ... [104,105,106]

Các dân tộc: Ba Na, Cil, Cho Ro, Chu Ru, Dẻ, Ja Rai, K’Ho, Lào, M’Nông,

Mạ, Tày, ... cũng như những khu vực sinh thái đặc trưng như rừng khộp, khu vực

Tây Nguyên [107,108]

Các kết quả cho thấy, cộng đồng các dân tộc ở nước ta có nhiều tri thức quý

giá và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc độc đáo để phòng và chữa bệnh.

1.2.4. Tình hình nghiên cứu bảo tôn, các mối đe dọa nguôn tài nguyên cây

thuốc

Bảo tồn cây thuốc, trước hết là bảo tồn những loài có nguy cơ tuyệt chủng là

một vấn đề cấp bách trong chiến lược hành động bảo tồn đa dạng sinh học ở nước

ta. Bên cạnh đó, bảo tồn cây thuốc chính là bảo tồn vốn kinh nghiệm cổ truyền

trong việc sử dụng cây thuốc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Bảo tồn tài nguyên cây thuốc không thể thành công nếu nó chỉ là công việc

của các nhà khoa học tự nhiên. Công tác bảo tồn tài nguyên cây thuốc cần phải có

sự tham gia của các ngành khác nhau, không những của các nhà khoa học, nhà quản

lý, nhà kinh tế mà còn cần có sự tham gia của người dân. Có hai hình thức bảo tồn

chính được sử dụng:

* Bảo tồn nguyên vị (in situ): là hình thức bảo vệ cây thuốc ở nơi sống tự

nhiên của chúng, giữ nguyên trạng các mối quan hệ sinh thái giữa các loài và mối

quan hệ giữa các loài với môi trường sống và các nền văn hoá.

Hiện nay, Việt Nam có 34 Vườn quốc gia, 72 Khu bảo tồn thiên nhiên (Khu

dự trữ thiên nhiên:58; Khu bảo tồn loài/sinh cảnh: 14), ...[109] hay là việc duy trì

các khu vực được bảo vệ không chính thức của các cộng đồng, như các khu vực quy

định riêng lưu giữ cây thuốc của cộng đồng, các khu rừng nhỏ dành cho thờ cúng,

rừng đầu nguồn, v.v… hay đơn giản chỉ là hoạt động thu thập hạt cây thuốc hoặc

nhân giống để trồng lại trong tự nhiên.

16

Từ 1997 - 2009, Viện Dược liệu đã thu thập hơn 500 loài cây thuốc đem

trồng, nhân giống ở các vườn cây thuốc, trong đó 65 loài có nguy cơ cao được trồng

tại Sa Pa, Yên Bái, Hòa Bình, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Hà Nội, Nghệ An,

Thanh Hóa, Vườn Quốc gia Bạch Mã. Ngoài ra Viện còn tập huấn nâng cao nhận

thức và tri thức bản địa của cây thuốc cho đồng bào [110]

Huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc triển khai đề án khôi phục, bảo tồn và phát

triển cây dược liệu trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2023, với mục tiêu đưa vào bảo tồn

hơn 250 loài cây dược liệu, lưu giữ nguồn gen đặc hữu, bản địa có giá trị và nguy

cơ tuyệt chủng cao.

* Bảo tồn chuyển vị (ex situ): là di chuyển cây ra khỏi nơi sống tự nhiên để

chuyển đến chỗ có điều kiện tập trung quản ly. Cần ưu tiên bảo tồn chuyển vị đối

với các loài cây thuốc có nơi sống đã bị phá huỷ hay không bảo đảm an toàn. Cần

được sử dụng để nâng số lượng các quần thể các loài cây thuốc đã bị suy kiệt hay

các giống bị tuyệt chủng ở mức độ địa phương để trồng lại vào thiên nhiên.

Hiện đã có 11 cây dược liệu được trồng theo nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực

hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc” (GACP-WHO), bao gồm: Trinh nữ hoàng

cung, Actiso, Bìm bìm biếc, Rau đắng đất, Đinh lăng, Diệp hạ châu đắng, Nhọ nồi,

Tần dày lá, Dây thìa canh, Chè dây và Kim tiền thảo.

* Chính sách quản lý và bảo tồn cây thuốc của nhà nước:

Trong Quyết định Phê duyệt quy hoạch tổng thế phát triển dược liệu đến năm

2020 và định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ ky ngày 30/10/2013

đã nêu rõ: Mục tiêu phát triển dược liệu thành sản xuất hàng hóa, trên cơ sở ứng

dụng khoa học công nghệ, đổi mới trang thiết bị trong nghiên cứu chọn tạo giống,

trồng trọt, chế biến, chiết xuất, chuyển giao công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm có

chất lượng cao. Với những nội dung rất cụ thể: quy hoạch 8 vùng dược liệu trọng

điểm, xây dựng 05 vườn bảo tồn cây thuốc đại diện các vùng sinh thái, bảo tồn

nguồn gen đặc hữu bản địa, có nguy cơ tuyệt chủng và ngăn chặn nguồn gen bản địa

bị đưa ra nước ngoài trái pháp luật [109]

Qua các nội dung, chúng ta thấy được quyết tâm của Thủ tướng và Chính

phủ trong việc từng bước bảo tồn cây thuốc và nâng tầm cây thuốc Việt đúng với

giá trị của nó.

17

* Vai trò của cộng đồng trong bảo tồn cây thuốc:

Tài nguyên cây thuốc bao hàm cả sự đa dạng về mặt thực vật và đa dạng

trong tri thức bản địa của người dân. Chính người dân là người duy trì, người tạo

nên các tri thức và được đúc kết, lưu truyền theo thời gian. Chính vì vậy, trong sự

bảo tồn cây thuốc vai trò của người dân là phần tất yếu không thể tách rời.

Bảo tồn tri thức bản địa và nguồn gen cần khai thác tốt yếu tố cộng đồng.

Luôn gắn kết cộng đồng người bản xứ vào việc phát triển, chế biến, sản xuất hàng

hóa. Có như vậy, thì tài nguyên dược liệu mới được phát triển một cách bền vững.

Trần Văn Ơn xây dựng cơ sở bảo tồn cây thuốc cho cộng đồng người Dao,

với sản phẩm "Thuốc tắm người Dao” là minh chứng cho sự thành công của việc

lấy cộng đồng làm trung tâm. Ông đã đồng hành với bà con xây dựng và phát triển

15 hợp tác xã, công ty cổ phần tại cộng đồng để phát triển dược liệu ở Lào Cai, Hà

Giang, Quảng Ninh, Thái Nguyên....

1.3. Tình hình nghiên cứu cây thuốc ở Thừa Thiên Huế và điều kiện tự

nhiên xã hội Khu bảo tồn Sao La

1.3.1. Tình hình nghiên cứu cây thuốc ở Thừa Thiên Huế

Theo thống kê cây thuốc Vườn Quốc gia (VQG) Bạch Mã đa dạng về thành

phần loài (249 loài thuộc 82 họ của người Cơ Tu, 27 loài thuộc 21 họ của người

Vân Kiều), về dạng sống (thân thảo 61,0%, dạng gỗ, bụi 39,0%), về bộ phận sử

dụng (người Cơ Tu sử dụng làm thuốc vẫn là cành, lá 77 loài chiếm 31%; tiếp đến

là cả cây 73 loài chiếm 30%; rễ, củ 68 cây chiếm 28%; hoa quả 15 loài chiếm 7%;

các bộ phận khác 9 loài chiếm 4%. Người Vân Kiều sử dụng rễ củ 13 loài chiếm

42%; cành lá 8 loài chiếm 26%; cả cây 5 loài chiếm 16%; các bộ phận khác (nhựa,

dịch thân,...) 4 loài chiếm 13% và hoa quả 1 loài chiếm 3%) mà còn đa dạng về các

nhóm bệnh được chữa trị (11 nhóm bệnh) [111].

Theo nghiên cứu của Leonid V. Averyanov và cộng sự (2006) khi: "Đánh giá

Hệ thực vật Vùng cảnh quan Hành lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam" đã

ghi nhận được 322 loài Thực vật bậc cao có mạch, thuộc 215 chi của 74 họ thực vật

tại xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông. Thảm thực vật ở xã A Roàng, huyện A

Lưới thu thập được 231 loài Thực vật bậc cao có mạch, thuộc 162 chi, của 57 họ.

Tổng số 816 loài, thuộc 130 họ thực vật bậc cao có mạch ở khu vực A Roàng và

18

Thượng Quảng. Đây là nghiên cứu có quy mô nhất về thực vật, đã đưa ra một danh

lục thực vật, tuy nhiên chưa đầy đủ [7].

Vũ Tiến Chính và cs (2018-2019) đã nghiên cứu khảo sát, thống kê hệ thực

vật Khu bảo tồn Sao La và đã thu được 746 loài, thuộc 405 chi, 134 họ. Trong đó,

có 398 loài có tác dụng làm thuốc [112]

Lê Nguyễn Thới Trung và cs (2015) đã khảo sát, điều tra, thống kê cây thuốc

trên phạm vi cả tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu Danh lục các loài thực

vật bậc cao có giá trị dược liệu của tỉnh Thừa Thiên Huế được công bố gồm 1.126

loài, 177 họ thuộc 4 ngành thực vật, trong đó, 11 họ có số loài nhiều nhất từ 20 - 61

loài [113].

1.3.2. Điều kiện tự nhiên, xã hội Khu bảo tồn Sao La

1.3. 2.1. Địa lí, dân số, ranh giới, khí hậu thủy văn

* Địa lí:

Khu bảo tồn Sao La có địa hình núi thấp và núi trung bình, độ cao thấp dần

về hướng Bắc, độ cao thấp nhất là 120 m, độ cao lớn nhất là 1.232 m. Độ dốc của

khu vực khá lớn, độ dốc thấp nhất 200, độ dốc cao nhất > 350, độ dốc bình quân của

khu vực > 250. Do địa hình bị phân cắt mạnh và sâu nên các lòng suối hẹp dốc,

nhiều thác ghềnh.

Khu bảo tồn Sao La thuộc địa bàn 3 xã: xã Hương Nguyên huyện A Lưới và

Thượng Quảng, Thượng Long huyện Nam Đông. Có tọa độ địa lý: Từ 1603’7” đến

1609’50” vĩ độ Bắc, Từ 107025’41” đến 107033’39” kinh độ Đông [3].

* Ranh giới [3]

- Ranh giới phía Bắc: từ ngã ba khe A Rít và sông Hữu Trạch, chạy dọc khe

A Rít theo hướng Tây Nam, lên đỉnh 243 và 584. Từ đỉnh 584, chạy dọc theo hướng

Tây Bắc, qua đỉnh 508 và xuống sông Cha Linh. Đến đây ranh giới KBT chạy theo

hướng Tây Nam, dọc theo sông Cha Linh và lên đỉnh 706. Từ đỉnh 706, ranh giới

KBT chạy theo hướng Tây, xuống ngã ba suối A Bung.

- Ranh giới phía Tây: bắt đầu từ ngã ba suối A Bung, chạy theo hướng Nam

lên đỉnh 1004. Từ đỉnh 1004, ranh giới KBT chạy dọc dông theo hướng Đông Nam

và gặp ranh giới quốc gia (Việt Nam – Lào). Lúc này ranh giới KBT chạy dọc ranh

giới quốc gia đến núi Bơ Rơ.

19

- Ranh giới phía Nam: xuất phát từ núi Bơ Rơ chạy dọc theo ranh giới giữa

tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam đến đỉnh 1.342.

- Ranh giới phía Đông: từ đỉnh 1.342, chạy theo hướng Tây Bắc, qua các

đỉnh 788, 538, xuống ngã ba sông Hữu Trạch và khe Đang. Từ đây ranh giới KBT

chạy dọc theo sông Hữu Trạch đến ngã ba khe A Rít và sông Hữu Trạch.

- Diện tích KBT [3] Tổng diện tích 15.519,93 ha, gồm 15 tiểu khu:

+ Huyện A Lưới có 9 tiểu khu: 345; 346; 347; 348; 349; 350, 351; 352; 353.

+ Huyện Nam Đông có 6 tiểu khu: 398; 402; 403 (Trừ khoảnh 1); 404; 405; 409.

* Khí hậu thủy văn

Khu vực có khí hậu mang những nét đặc trưng chung của vùng khí hậu gió

mùa, tuy nhiên do ảnh hưởng của địa hình nên mùa mưa ở đây đến sớm và kéo dài

hơn, nên nhiệt độ thấp và lượng mưa lớn hơn.

Nhiệt độ trung bình năm của khu vực từ 22 – 24,50, nhiệt độ thấp nhất trong

năm đo được 11-120. Mùa mưa bắt đầu khoảng tháng 5, 6 đến tháng 12, lượng mưa

bình quân từ 3.400 – 3.800 mm/năm. Mưa tập trung vào tháng 9 – 12, chiếm 80 –

85% lượng mưa năm. Độ ẩm tương đối trung bình 87 – 88%, độ ẩm các tháng thấp

nhất 75-77% (tháng 6), độ ẩm tương đối cao nhất 95-96% (tháng 12) [114].

* Địa chất, đất

Khu vực KBT là một phần của dãy Trường Sơn, nằm trên thềm kết tinh cổ

cấu tạo bởi đá gơ-nai tiền Cambrian, với các trầm tích biển và lục địa bị biến thái ít

nhiều sâu sắc như các đá cát khác nhau, đá phiến sét, đá xanh xám. Ở vài nơi có các

mạch granít xâm nhập như ở phần đất thấp của xã Thượng Quảng, huyện Nam

Đông. Ở phần lớn vùng nghiên cứu, đá mẹ (nền vật chất) gắn kết với các mạch

quáczít ít nhiều chặt chẽ để tạo nên các tảng quáczít lộ đầu gây ấn tượng mạnh.

1.3. 2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

* Dân số, dân tộc

Trong vùng lõi của khu bảo tồn không có dân cư sinh sống. Tại 4 xã vùng

đệm khu bảo tồn có 1.384 hộ với 6.749 khẩu, người Kinh (36,4%); người Cà Tu

(29,6%); người Tà Ôi (34%). Người Kinh chủ yếu sinh sống ở các xã Dương Hòa,

Thượng Quảng; người Cà Tu sinh sống chủ yếu ở các xã Hương Nguyên, Thượng

Quảng; người Tà Ôi sinh sống chủ yếu trên địa bàn xã A Roàng [114]

20

Nhân lực vùng đệm tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp chiếm

90,1% số lao động; còn lại là các ngành nghề khác như thương mại dịch vụ 4,0%;

công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 2% và lao động khác 3,9% [114]

* Đặc điểm kinh tế

Tổng diện tích tự nhiên 4 xã là 80.279 ha, trong đó: đất nông nghiệp 1.214,9

ha (1,5%); đất lâm nghiệp là 63.711,5 ha (79,4%); đất phi nông nghiệp là 1.311,7 ha

(1,6%) ; đất chưa sử dụng 14.040,9 ha (17,5%) diện tích tự nhiên (bảng 1.3).

Theo kết quả thống kê, thu nhập bình quân trên địa bàn 4 xã rất thấp và chỉ

bằng 60% thu nhập của các huyện, như xã A Roàng là 2,8 triệu đồng/người; Hương

nguyên 3,0 triệu đồng/người; Thượng Quảng 3,6 triệu đồng/người.

Bảng 1.3. Hiện trạng sử dụng đất 4 xã vùng đệm KBT Sao La

TT Loại đất Tổng A Roàng H. Nguyên T. Quảng Dương Hòa

Tổng 80.279,0 5.715,0 32.590,0 15.630,0 26.344,0

1 Đất nông nghiệp 64.926,4 4.626,2 28.204,7 13.160,6 18.934,9

Đất dành cho NN 1.214,9 275,7 264,1 605,2 69,9

Đất lâm nghiệp 63.711,5 4.350,5 27.940,6 12.555,4 18.865,0

2 Đất phi NN 1.311,7 183,8 479,9 195,4 452,6

3 Đất chưa sử dụng 14.040,9 905,0 3.905,4 2.274,0 6.956,5

Nguồn: Niên giám thống kê 2008 của 3 huyện

Kết quả khảo sát mức sống của các hộ gia đình cho thấy 47% số hộ thuộc

diện nghèo, cao hơn tỷ lệ bình quân của huyện A Lưới (35,3%), cũng như Nam

Đông (18,8%).

- Nông nghiệp: Nông nghiệp hiện là một trong những ngành mũi nhọn, trọng

tâm trong cơ cấu phát triển kinh tế của các xã khu vực vùng đệm, với các ngành

chính là trồng trọt và chăn nuôi.

+Trồng trọt: an ninh lương thực của các xã trong khu vực vùng đệm chưa

được đảm bảo, vì vậy người dân vẫn phải một phần sống dựa vào rừng.

+ Chăn nuôi: chăn nuôi gia súc và gia cầm các loại quy mô gia đình, trong

khu vực gặp nhiều khó khăn do thiếu khu vực chăn thả, các loại dịch bệnh như lở

mồm long móng ở gia súc; dịch cúm ở gia cầm xảy ra.

- Lâm nghiệp: Trong khu vực có 4 đơn vị quốc doanh lâm nghiệp: Ban

QLRPH Nam Đông; A Lưới; Hương Thủy; Công ty lâm nghiệp Nam Hòa. Một số

21

hộ gia đình trong khu vực kinh doanh rừng nguyên liệu, tuy nhiên hiện nay công tác

giao đất trồng rừng đang triển khai rất chậm.

Với doanh thu 1 ha rừng trồng nguyên liệu khoảng 30 – 35 triệu đồng/chu kỳ

kinh doanh (6-7 năm), mỗi hộ gia đình chỉ cần được giao bình quân 2 ha thì sẽ có

thêm thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp 10 triệu đồng/năm, bằng 40% thu nhập hiện

tại. Có thể nói, giao đất lâm nghiệp để trồng rừng nguyên liệu mở ra cơ hội thoát

nghèo và tiến tới làm giàu cho nhiều hộ gia đình, góp phần bảo vệ khu bảo tồn.

- Thương mại, dịch vụ

Hoạt động thương mại, dịch vụ do tư nhân đảm nhiệm, phương thức hoạt động

cũng khá đa dạng như trao đổi hàng hoá, vận chuyển hàng hoá, mua bán các vật dụng

cần thiết cho nhu cầu của người dân.

- Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Các cơ sở tiểu thủ công nghiệp nhỏ bé, quy mô hộ gia đình. Các ngành nghề

như: xay sát, mộc, rèn, đan lát, dệt truyền thống, các sản phẩm làm ra phục vụ cho

nhu cầu tại chỗ là chính.

Đặc biệt nghề dệt truyền thống (dệt zdèng) đang được người dân cũng như

các tổ chức phi chính phủ quan tâm phục hồi, nếu được đầu tư đúng hướng đây sẽ là

một sản phầm du lịch độc đáo trong tương lai.

* Cơ sở hạ tầng

- Giao thông: Bốn xã vùng đệm đã có đường ô tô tới trung tâm xã, 70%

đường liên thôn đã được xây dựng bằng bê tông hoặc đường nhựa. Trong vùng đề

xuất khu bảo tồn Sao la có tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua với chiều dài 32,5

km, đường bê tông và trải nhựa, có thể lưu thông quanh năm. Tuy nhiên, vào mùa

mưa hiện tượng sạt lở thường xuyên xẩy ra, gây ách tắc giao thông.

- Thủy lợi: Ngoài công trình thủy lợi Tả Trạch, vùng đệm của khu bảo tồn

chỉ có công trình thủy lợi nhỏ, theo kết quả thống kê khu vực có 9 hồ đập nhỏ với

công suất thiết kế tưới 200 ha, công suất thực tế là 150 ha, đảm bảo cung cấp nước

cho khoảng 50% diện tích lúa nước.

- Cung cấp điện, nước: Hệ thống điện trong khu vực được xây dựng tương

đối hoàn thiện, tất cả các thôn đã có điện lưới quốc gia, hiện tại có 87,7% số hộ sử

dụng điện. Nước sạch dùng cho sinh hoạt trên địa bàn 4 xã được cung cấp bởi các

22

hệ thống tự chảy, hiện tại đã có 57% số hộ gia đình sử dụng nước sạch, cao nhất là

97% (Thượng Quảng) và thấp nhất là 32% (Hương Nguyên).

- Giáo dục, y tế:

+ Giáo dục: hệ thống trường từ mẫu giáo đến THPT phải ra các trường tại

trung tâm huyện để học. Hiện tại, cơ sở vật chất của các trường học đang được nâng

cấp và xây mới. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học đến trường đạt 97%. Tất cả các xã

đã hoàn thành phổ cập tiểu học và đang hướng tới phổ cập THCS.

- Y tế: mỗi xã đều có một trạm xá, ngoài ra trên địa bàn còn có trạm quân y

của đoàn Kinh tế quốc phòng 92. Bình quân mỗi xã có 4 cán bộ y tế và mạng lưới y

tá thôn bản. Bình quân trên địa bàn vùng đệm cứ 400 - 500 người dân có một y, bác

sĩ; 500 - 600 người dân có một giường bệnh. Nhìn chung, cơ sở vật chất, trang thiết

bị khám và chữa bệnh của các trạm còn rất nhiều khó khăn, trang thiết bị cũng như

thuốc men chỉ đảm bảo chữa trị các bệnh thông thường.

1.4. Tổng quan nghiên cứu các chất có hoạt tính sinh học từ thực vật

1.4.1. Lịch sử nghiên cứu các chất có hoạt tính sinh học

Đầu thế kỷ 19 là một bước ngoặt trong kiến thức và sử dụng cây thuốc. Các

khám phá, chứng minh và tách alkaloid từ cây Anh túc (1806), Lấu (Cephaelis

ipecacuanha) (1817), Strychnos (1817), Quinine (1820), ... sau đó sự phân lập

glycoside, đánh dấu sự ra đời của các tiệm thuốc [115].

Vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Nhiều tác giả cho rằng thuốc thảo dược

có tác dụng không ổn định do bị phá hủy bởi enzym và phụ thuộc vào quá trình sấy

cây thuốc. Chính vì vậy, thuốc từ thảo dược có nguy cơ bị loại bỏ khỏi các liệu

pháp trị liệu. Tuy nhiên, cuối thế kỷ 19, thuốc trị liệu, alkaloid và glycoside đã được

phân lập ở dạng tinh khiết ngày càng nhiều, thay thế các loại thuốc trước đó. Vào

đầu thế kỷ 20, các phương pháp ổn định cho cây thuốc tươi được đề xuất, đặc biệt

các loại có thành phần thuốc không bền. Bên cạnh đó, nhiều nỗ lực đã được đầu tư

để nghiên cứu điều kiện nhằm canh tác cây thuốc, chiết xuất, sản xuất, đồng thời

giúp hiện đại hóa và ổn định chất lượng các sản phẩm thuốc từ thảo dược [116,117]

Những cây thuốc dân tộc thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương được

Christophe Wiart (2006) lựa chọn, đánh giá về giá trị tri thức bản địa, phân tích

thành phần hoạt chất chính trong các taxon thực vật, hoạt tính sinh học của các hợp

chất được trình bày rõ ràng, kèm với các mô tả hình thái thực vật để nhận biết ngoài

23

thực địa. Hoạt tính sinh học của cây thuốc được kiểm chứng bằng thực nghiệm và

có thể dự đoán sự xuất hiện hợp chất quy ở các loài gần gũi [118].

Lã Đình Mỡi và cs, 2005, đã trình bày cuốn" Tài nguyên thực vật Việt Nam

những cây chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học", đây là tài liệu đầu tiên trình

bày có hệ thống và tương đối hoàn chỉnh về nguồn tài nguyên thực vật có chứa các

hoạt chất sinh học ở nước ta, với giới thiệu về nguồn tài nguyên cùng các hợp chất

tự nhiên có hoạt tính ở trong cây, và những chi thực vật chứa các hợp chất có hoạt

tính sinh học [119].

1.4.2. Hướng nghiên cứu các chất có hoạt tính oxi hóa, kháng viêm

Viêm được xem như một phản ứng thích nghi, trả lời các kích thích có hại

như bị nhiễm trùng và tổn thương mô. Hoạt tính oxi hóa và phản ứng viêm đã được

chứng minh có sự liên quan. Những thay đổi của trạng thái oxy hóa khử của nội bào

đóng một vai trò quan trọng trong việc kích hoạt hoặc rối loạn chức năng của các tế

bào miễn dịch. Hệ thực vật chứa vô số các chất chuyển hóa thức cấp, được gọi

phytochemical (PhC), với các thuộc tính điều biến oxy hóa khử đáng kể, gần đây đã

được chứng minh là điều chỉnh hiệu quả phản ứng viêm [120].

Châu Á là một khu vực đa dạng sinh học bậc nhất, có một nền y học dân tộc

phong phú (Cuellar M.J và cs, 2001) nghiên cứu hoạt động chống kháng viêm da

của dịch chiết một số cây thuốc Châu Á được sử dụng như: Cassia angustifolia,

Rheum palmatum, Coptis chinensis, Phellodendron amurense, Scutellaria

baicalensis. Trong đó Phellodendron amurense có hiệu quả nhất, các loài còn lại

theo tri thức bản địa sử dụng kháng viêm [121].

Nisarat Siriwatanametanona và cs, (2010), khi nghiên cứu những cây thuốc

truyền thống ở Thái Lan được sử dụng chống viêm, chống ung thư và hoạt động

chống oxy hóa. Kiến thức về dân tộc học về cây thuốc có ích trong việc tìm các loài

thực vật có tiềm năng mang lại khả năng kháng viêm và các sản phẩm chống ung

thư. Theo nghiên cứu cho thấy, loài: Gynura pseudochina var. hispida (Asteraceae),

Oroxylum indicum (Bignoniaceae), và Muehlenbeckia platyclada (Polygonaceae) có

thể phát triển thành thuốc chống viêm, trong khi Rhinacanthus nasutus

(Acanthaceae) và Pouzolzia indica (Urticaceae) có thể mang lại các hợp chất tự

nhiên mới như các sản phẩm chống ung thư [122].

24

Tìm kiếm tinh dầu chống viêm cũng đã tăng lên trong những năm qua. Một

số loại tinh đầu có hoạt tính chống viêm, như tinh dầu hoa cúc được sử dụng nhiều

thế kỷ như một chất chống viêm, làm giảm triệu chứng liên quan đến chàm, viêm da

và các kích ứng khác. Hoạt động chống viêm của tinh đầu có thể không chỉ do hoạt

động của chất chống oxy hóa của chúng mà còn là tương tác của chúng với các tín

hiệu liên quan đến các cytokine và quy định các yếu tố phiên mã [123]

1.4.3. Những nghiên cứu hóa học về chi xà căn Ophiorrhiza

Ophiorrhiza là một chi thực vật có hoa với khoảng 400 loài, nhưng chỉ có

150 loài Ophiorrhiza được ghi nhận chính thức trên thế giới, từng có 17 loài được

nghiên cứu thành phần hóa học và 19 loài và 01 thứ được sàng lọc đối với

Camptothecin (CPT) [124,125]

Chi Ophiorrhiza được đánh giá có các chất hoạt tính sinh học mạnh. Các

chiết suất cho thấy chống tuyến trùng, virút, vô hiệu hóa nọc rắn lục, ức chế vi

khuẩn gây bệnh, nấm, chống oxy hóa và gây độc tế bào [126]

Các nghiên cứu về hóa thực vật kéo dài bốn thập kỷ qua đã dẫn đến việc

phân lập gần 100 chất chuyển hóa thứ cấp. Các chất chuyển hóa thứ cấp chính được

phân lập từ chi Ophiorrhiza là alkaloid (49), anthraquinon (20), triterpenoid (8),

diterpenes (1), sesquiterpenes (3), monoterpenes (1), steroid (6), flavonoid (2),

coumarin (1), iridoids (6) và axit phenolic (2). Các chất chuyển hóa chính như

xanthophylls (1), pheophytins (2) và axit béo (3) cũng được báo cáo từ một số loài

Ophiorrhiza. Ngoài ra Ophiorrhiza có hàm lượng CPT cao [124,125].

Hoạt tính chống ung thư của CPT lần đầu được phát hiện tình cờ vào năm

1958 thông qua chiết xuất cây Camptotheca acuminata [126]. CPT là tiền chất thiết

yếu của các tác nhân hóa trị liệu bán tổng hợp cho bệnh ung thư trên khắp thế giới.

Thị trường CPT trên toàn thế giới và các dẫn xuất đã được ước tính vào

khoảng 750 triệu đô vào năm 2002, tăng lên 1 tỷ đô la vào năm 2003 và đã đạt 2,2

tỷ đô la Mỹ vào năm 2008. Điều này cho thấy nhu cầu và thị trường tăng dần giá trị

của CPT trong những năm qua. Nguyên liệu thô CPT vẫn được chiết từ hai loài

Camptotheca acuminata và Nothapodytes foetida. Sự gia tăng đều đặn nhu cầu về

CPT và sự khan hiếm nguồn nguyên liệu tự nhiên đã đặt ra vấn đề cho các nhà

nghiên cứu tìm thêm nguồn thực vật mới có CPT [124,126]

25

Khi kiểm tra 8 loài thuộc chi Ophiorrhiza từ Thái Lan như một nguồn thay

thế mới các nguồn của CPT. Có hai dạng (CPT hoặc 9-metoxy camptothecin (9-

MCPT) đã được phát hiện khi chiết suất từ lá và rễ của 5 loài [126].

Khả năng sản xuất CPT của Ophiorrhiza spp. ở Thái Lan chủ yếu liên quan

đến đối với loài, không phải môi trường sống. Yếu tố di truyền đóng vai trò quan

trọng trong việc xác định CPT và 9- MCPT của cây Xà căn. Do đó, trình tự gen

matK và TopI có thể được sử dụng để dự đoán khả năng sản xuất CPT và 9-MCPT

của các loài trong chi Ophiorrhiza (Varalee Viraporn và cs, 2011)[126].

Bởi vì có nhiều sự thay đổi phức tạp về hình thái học của chi Xà căn, nên dẫn

đến việc phân loại gặp nhiều khó khăn, một số nghiên cứu đã cố gắng để giải quyết

vấn đề phân loại này bằng cách sử dụng hệ thống phát sinh loài phân tử [127,128].

Một số Các vùng DNA, bao gồm ITS, atpB-rbcL và trnK / matK, đã được sử dụng

để xác định các loài và thứ trong Ophiorrhiza [128].

Theo nghiên cứu sự tích tụ và vận chuyển CPT trong lông rễ của O. pumila,

kết quả chỉ ra rằng CPT được sinh tổng hợp tại lưới nội chất và được vận chuyển

đến tích tụ trong không bào [129]

Khi tiến hành định lượng CPT của cây in vivo và cây in vitro bởi HPLC. Bản

thân cây in vivo là một nguồn camptothecin rất tốt, O. rugosa sản xuất cao nhất

lượng CPT đã từng được đánh giá. Hàm lượng 3,732 mg/g dr wt ở rễ, các phần khác

cũng mang lượng CPT khá tốt. Khi đánh giá hàm lượng CPT trong nuôi cấy và

trồng tự nhiên cho thấy, hàm lượng tương đương nhau, không bị ảnh hưởng bởi chất

điều hòa sinh trưởng (NAA và BAP) (Vineesh. V.R., 2007)[130]

Khi đánh giá 38 mẫu Ophiorrhiza, thuộc 11 loài và 3 giống, được thu thập từ

khu vực Western Ghats phía nam ở Ấn Độ được định lượng bằng phương pháp đo

mật độ HPTLC. Ophiorrhiza mungos (396,54 μg/g dr wt) và O. mungos var.

angustifolia (373,19 μg/ g dr wt) là hai nguồn CPT tốt nhất trong số các loài được

sàng lọc. Hai loài O. rugosa var. decumbens (18,55 μg/g dr wt) và O. hirsutula

(17,14 μg/ g dr wt) cho thấy hàm lượng CPT trung bình. Nghiên cứu sàng lọc CPT

có tính hệ thống đầu tiên với các loài: O. hirsutula, O. barnesii, O. incnata, O.

radicans và O. Villosa. (Renjith Rajan và cs, 2016) [131]

Cho đến nay, dữ liệu về chi này ở Việt Nam còn ít. Phạm Hoàng Hộ

(2003)[132] và Trần Ngọc Ninh (2005) [133] đã thống kê được 13 loài và 01 thứ

26

Ophiorrhiza cho Việt Nam. Loài O. hoanglienensis được công bố, đánh dấu loài thứ

14 chính thức được ghi nhận ở Việt Nam. (Nguyễn Thành Trung và cs, 2020)[134]

Loài xà căn ba vì (O. baviensis) là lần đầu tiên được phát hiện và công bố ở

Ba Vì, Hà Nội. Ngoài ra còn phân bố ở Tam Đảo và Kon tum [133]. Chúng tôi đã

phát hiện sự phân bố của loài này ở xã Thượng Quảng, Huyện Nam Đông, Thừa

Thiên Huế.

27

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU, NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu

Tài nguyên cây thuốc trong các ngành thực vật bậc cao có mạch thuộc địa

bàn 2 huyện Nam Đông và A Lưới thuộc Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên

Huế.

Các mẫu vật được tiến hành nghiên cứu và phân tích tại Phòng Quản ly Bộ

sưu tập mẫu vật - Bảo tàng Thiên Nhiên Việt Nam và Trung tâm Khoa học và Công

nghệ Quảng Trị - Viện Nghiên cứu Khoa học Miền Trung. Số lượng 431 mẫu tiêu

bản được sưu tập trong quá trình nghiên cứu được lưu giữ tại Phòng Quản ly Bộ sưu

tập mẫu vật - Bảo tàng Thiên Nhiên Việt Nam (VNMN)

Nghiên cứu thực nghiệm về hoá học và hoạt tính sinh học được tiến hành tại

Phòng Ứng dụng và triển khai công nghệ, Viện Nghiên cứu Khoa học Miền Trung,

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Thời gian điều tra nghiên cứu từ năm 2017 - 2021.

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Nghiên cứu về cây thuốc tại Khu bảo tôn Sao La, Thừa Thiên Huế

- Điều tra thành phần loài cây thuốc tại KBT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Hiện trạng khai thác, sử dụng và vai trò của cây thuốc đối với đời sống kinh

tế - xã hội của khu vực.

- Nghiên cứu đánh giá và xác định các yếu tố đe doạ tới nguồn tài nguyên

cây thuốc tại địa phương

2.2.2. Nghiên cứu sơ bộ về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của

một số loài cây thuốc có giá trị.

- Thu thập mẫu, tạo dịch chiết metanol nhằm phục vụ sàng lọc hoạt tính.

- Lựa chọn một số mẫu có hoạt tính tốt để tiến hành nghiên cứu thành phần

hóa học.

- Đánh giá lại hoạt tính sinh học của các chất phân lập được.

2.2.3. Đề xuất các giải pháp để quản lý, bảo tôn có hiệu quả và khai thác

bền vững nguôn tài nguyên cây thuốc tại Khu bảo tôn Sao la, tỉnh Thừa Thiên

Huế

28

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu thực vật

2.3.1.1. Phương pháp kế thừa và phương pháp chuyên gia

Thu thập các tài liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu: bản đồ hiện trạng

thực vật, địa hình KBT Sao La, các tài liệu về điều kiện kinh tế - xã hội, các nghiên

cứu trước đã công bố về thực vật thuộc khu vực nghiên cứu.

Sử dụng phương pháp chuyên gia trong nghiên cứu định loại một số loài thực

vật

2.3.1.2. Phương pháp nghiên cứu đa dạng hệ thực vật

Sử dụng theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [135]

+ Xác định tuyến nghiên cứu và điểm thu mẫu: Dựa trên nền bản đồ Khu bảo

tồn Sao La kết hợp kinh nghiệm thực địa của cán bộ kiểm lâm địa bàn, dân bản địa

để xác định các tuyến điều tra (Hình 2.1).

Nguyên tắc lập tuyến: Tuyến điều tra phải đại diện, phải đảm bảo đi qua tất

cả các vùng sinh thái khác nhau, ưu tiên các tuyến đi qua khu vực dân cư.

Tiến hành điều tra nghiên cứu thực địa theo tuyến để thu thập dẫn liệu về tri

thức kinh nghiệm của nhân dân trong việc sử dụng cây thuốc tại khu vực nghiên

cứu trong 10 đợt, mỗi đợt từ 4 - 7 ngày. Tổng số tuyến điều tra là 10 tuyến, với tổng

chiều dài gần 22,5 km cụ thể: (Bảng 2.1)

Bảng 2.1. Các tuyến khảo sát tại Khu bảo tồn Sao La, Tỉnh Thừa Thiên Huế

Tuyến

Điểm xuất phát

(VN2000)

Điểm kết thúc

(VN2000)

Độ dài

tuyến

(km) X (m)

Y (m) X (m)

Y (m)

T1 547066.99 1781319.16 547926.65 1782555.19 1,720

T2 547219.93 1781238.93 549117.61 1781962.20 2,470

T3 549464.58 1780934.47 551076.84 1781932.31 2,310

T4 550495.28 1779518.09 551624.69 1780652.34 2,120

T5 551924.84 1779027.98 552773.07 1778770.32 1,710

T6 552006.86 1778072.29 550511.24 1777883.82 2,015

T7 555056.24 1786287.12 552488.23 1784081.08 4,122

T8 554376.95 1785137.56 555732.17 1785478.22 1,889

T9 554610.67 1783525.65 555412.9 1782432.39 1,570

T10 563269.93 1777568.49 565172.27 1776669.32 2,610

29

- Tuyến 1: Tuyến đầu hầm số 1. Điểm XP gần đường HCM - ĐKT trong rừng sâu

- Tuyến 2: Điểm XP gần đường HCM - Điểm KT trong rừng sâu

- Tuyến 3: Điểm XP gần đường HCM - Điểm KT trong rừng sâu

- Tuyến 4: - Điểm XP gần đường HCM - Điểm KT trong rừng sâu

- Tuyến 5: - Điểm XP gần đường HCM - Điểm KT trong rừng sâu

- Tuyến 6: - Suối A Pát. Điểm XP gần đường HCM - Điểm KT trong rừng sâu

- Tuyến 7: Cầu mu nú. Điểm XP gần sông - Điểm KT trong rừng sâu

- Tuyến 8: Điểm XP gần sông - Điểm KT trong rừng sâu

- Tuyến 9: Điểm XP gần sông - Điểm KT trong rừng sâu

- Tuyến 10: Điểm XP Phía giáp rừng Keo - Điểm KT trong rừng sâu

+ Thu thập và xử lý mẫu thực vật: Tiến hành thu thập mẫu vật trên đường đi

của tuyến nằm ở phạm vi 10 m mỗi bên tuyến điều tra. Mỗi loài lấy từ 2-5 mẫu tiêu

bản. Các mẫu ưu tiên chọn cành có hoa, quả đẹp, đủ tiêu chuẩn để phân loại.

+ Chụp ảnh và thu thập thông tin: Các mẫu sau thu thập được chụp ảnh, ghi

chép thông tin và đánh mã số mẫu.

- Phòng thí nghiệm:

+ Phân tích mẫu dưới kính hiển vi soi nổi theo phương pháp của Klein R. M.

& Klein D. T. (1979), chụp ảnh các bộ phận của mỗi loài như lá, hoa, nhị, nhụy, hạt

phấn, quả, hạt. [136]

+ Định loại mẫu theo phương pháp so sánh hình thái và xác định các thông

tin bổ sung như công dụng, dạng sống, các yếu tố địa lý thực vật v.v.. dựa vào các

tài liệu:

* Phạm Hoàng Hộ (1999-2003), Cây cỏ Việt Nam, 3 tập NXB trẻ thành phố

Hồ Chí Minh. [132].

* Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.

[96].

* Trung tâm Tài nguyên và Môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội (2001)

Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập 1, NXB Nông nghiệp, Hà Nội [137]

* Nguyễn Tiến Bân Chủ biên (2003,2005), Danh lục các loài thực vật Việt

Nam, tập 2,3, NXB Nông nghiệp, Hà Nội[138]

* Đỗ Huy Bích và cs (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, 2

tập NXB Khoa học và Kỹ thuật. [101].

30

(Hình A3)

Hình 2.1. Sơ đồ tuyến điều tra thực vật tại KBT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế

31

* Brummitt R.K (1992), Vascular plant families and genera, Royal Botanic

Garden, Kew. [139].

* "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của Đỗ Tất Lợi (2005)[93]

* Wu Zheng-yi and P.Re van (1994 - 2007) Flora of China và Flora of China

- Illustration, Vol 1-25, Science Press & Missouri Botanical Garden Press, Beijing

& St. Louis [140]

* "Cây cỏ có ích Việt Nam", Võ Văn Chi & Trần Hợp (1999)[141]

* Nhiều tác giả, 2000-2007. Thực vật chí Việt nam 1-11. NXB Khoa học và

kỹ thuật. [100]

+ Xác định các loài hiếm dựa vào thang đánh giá của IUCN (2020), Sách đỏ

Việt Nam phần Thực vật (2007) và Nghị định số: 06/2019/NĐ- CP, 84/2021/NĐ-

CP về danh mục thực vật rừng nguy cấp quý hiếm.[142, 143, 144,145]

+ Phân tích đánh giá dạng sống của các loài thực vật làm thuốc:

Dựa trên nguyên tắc phân chia phổ dạng sống của Raunkiaer (1937).

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thành phần hóa học

- Xử ly mẫu, tạo dịch chiết tổng: Mẫu thực vật thu về cắt nhỏ, phơi hoặc sấy

ở điều kiện khoảng 40 - 50oC, nghiền mịn để tạo dịch chiết phục vụ nghiên cứu hóa

học

+ Phương pháp cổ điển để chiết một hợp chất thiên nhiên là dùng một dãy

dung môi bắt đầu từ không phân cực đến phân cực mạnh để chiết, phân đoạn các

hợp chất ra khỏi hợp chất thiên nhiên.

+ Khi cần chiết lấy toàn bộ thành phần trong hợp chất thiên nhiên thì dung

môi thích hợp nhất là cồn 80%. Cồn, nhất là metanol được xem là dung môi vạn

năng. Nó hòa tan được các chất không phân cực đồng thời cũng có khả năng tạo dây

nối hidro với các nhóm phân cực khác.

+ Dịch chiết cồn sau khi cất loại dung môi sẽ thu được dịch chiết toàn phần

chứa hầu hết hợp chất thiên nhiên.

2.3.2. 1. Phương pháp phân lập

+ Sắc ký lớp mỏng (SKLM): Được thực hiện trên bản mỏng tráng sẵn DC-

Alufolien 60 F254 (Merck 1,05715), RP18 F254s (Merck).

32

+ Sắc ký lớp mỏng điều chế:Thực hiện trên bản mỏng tráng sẵn Silica gel

60G F254, phát hiện vệt chất bằng đèn tử ngoại hai bước sóng 254 nm và 368 nm,

hoặc cắt rỡa bản mỏng để phun thuốc thử là dung dịch H2SO4 10%.

+ Sắc ký cột (CC):Tiến hành với chất hấp phụ là Silica gel pha thường và

pha đảo.

2.3.2. 2. Phương pháp xác định cấu trúc hóa học

Phương pháp chung để xác định cấu trúc hoá học của các hợp chất là sự kết

hợp giữa việc xác định các thông số vật lý với các phương pháp phổ hiện đại, bao

gồm:

+ Đo độ quay cực[α]D: Độ quay cực [α]D được đo trên máy JASCO DIP-

1000 KUY của Viện Hàn lâm và Công nghệ Việt Nam.

+ Phổ khối lượng (MS):

Phổ khối lượng phân giải cao FTICR-MS đo tại Viện Hóa học

+ Hệ thống sắc ký lỏng kết nối khối phổ (LC_MS) của Viện Hóa sinh biển

+ Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR): Phổ cộng hưởng từ hạt nhân được

ghi trên máy Bruker AM500 FT-NMR Spectrometer của Viện Hoá học, Viện Hàn

lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Chất nội chuẩn là TMS (Tetrametyl Silan).

- Đánh giá hoạt tính: gây độc tế bào và tính kháng viêm của các hợp chất.

2.3.3. Phương pháp phỏng vấn, điều tra xã hội học

Để có thêm cơ sở dữ liệu cây thuốc được đồng bào bản địa sử dụng, thông

tin sử dụng cây thuốc trong cuộc sống, cách dùng, chúng tôi sử dụng phương pháp

phỏng vấn, đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA).

- Tiến hành phỏng vấn người dân, lãnh đạo chính quyền địa phương, các cán

bộ quản ly vườn quốc gia, khu bảo tồn; các lực lượng chức năng như cán bộ kiểm

lâm, cán bộ khoa học tại địa phương… để thu thập thông tin và các số liệu cần thiết.

+ Phiếu điều tra hộ dân trong khu vực nghiên cứu: 50 phiếu

+Phiếu điều tra chuyên gia liên quan khu vực nghiên cứu: 30 phiếu

2.3.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu về hệ thực vật

- Số liệu thu thập được ngoài thực địa được xử lý trên phần mềm Excel.

33

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Hiện trạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại Khu bảo tồn Sao La, tỉnh

Thừa Thiên Huế

3.1.1. Tính đa dạng của nguôn tài nguyên cây thuốc

3.1.1.1. Danh lục các loài cây thuốc

Quá trình nghiên cứu đã xác định được 431 loài thuộc 321 chi của 124 họ

thuộc 05 ngành thực vật bậc cao có mạch được sử dụng làm thuốc tại vùng đệm

Khu bảo tồn Sao La. Đã xây dựng được Danh lục các loài cây thuốc với số liệu chi

tiết thể hiện ở Phụ lục 1. So với số loài cây thuốc ở Việt Nam (4.472 loài) thì số

lượng loài ở đây không lớn (431 loài) nhưng trong phạm vi giới hạn diện tích của

khu vực này thì tài nguyên cây thuốc ở đây là khá phong phú và đa dạng

Bảng 3.1. So sánh hệ cây thuốc tại KBT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế

với hệ cây thuốc Việt Nam

Các chỉ tiêu so

sánh

KBT Sao La Việt Nam

(*)

Tỉ lệ so sánh (KBT Sao La với

Việt Nam (%) Hệ thực vật Cây làm

thuốc

Diện tích (Km2) 1,551,993 330.000 0,047

Số họ 141 124 338 36,69

Số chi 456 321 1862 17,24

Số loài 786 431 4472 9,64

((*) Số loài cây thuốc theo Võ Văn Chi, 2012) [96].

Phân tích dữ liệu ở bảng 3.1 cho thấy, so với cả nước thì Khu Bảo tồn Sao

La, tỉnh Thừa Thiên Huế diện tích chỉ bằng 0,047 % nhưng số họ cây thuốc chiếm

36,69%, số chi chiếm 17,24%, số loài chiếm 9,64 % trong tổng số họ, chi, loài cây

thuốc cả nước. Đây là con số không nhỏ khẳng định nguồn tài nguyên cây thuốc dồi

dào của Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong đó, cây thuốc được thống kê và biết tới chiếm 54,83 % số loài được

thống kê và tìm hiểu. Chính vì vậy, còn rất nhiều cây thuốc chưa được biết đến và

tìm hiểu công dụng.

Đối chiều với “Danh lục thành phần loài thực vật bậc cao có giá trị dược liệu

ở tỉnh Thừa Thiên Huế” do Lê Nguyễn Thới Trung cùng cộng sự tổng hợp và thống

kê năm 2015, NCS đã ghi nhận lại 219 loài cây thuốc ở KBT Sao La có trong danh

34

lục Cây thuốc ở tỉnh Thừa Thiên Huế và bổ sung thêm 212 loài chưa được cập nhật

cho danh lục này.

3.1.1.2. Đa dạng các bậc taxon phân loại cây thuốc

Nguồn tài nguyên cây thuốc Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế phân

bố trong 5 ngành thực vật được trình bày bảng sau: (Báng 3.2.)

Bảng 3.2. Sự phân bố các loài cây thuốc trong các ngành

Ngành Họ Chi Loài

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

1.Lá thông

(Psilotophyta) 1 0,81 1 0,31 1 0,23

2. Thông đất

(Lycopodiophyta) 2 1,61 3 0,93 6 1,39

3. Dương xỉ

(Polypodiophyta) 8 6,45 10 3,12 12 2,78

4. Thông

(Pinophyta) 2 1,61 4 1,24 5 1,16

5. Ngọc lan

(Magnoliophyta) 111 89,52 303 94,39 407 94,43

Magnoliopsida 90 72,58 241 75,08 311 72,16

Liliopsida 21 16,94 62 19,31 96 22,27

Tổng số 124 100 321 100 431 100

Như vậy, số lượng cây thuốc phân bố ở các ngành không đều nhau, chủ yếu

tập trung ở ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), với 111 họ (chiếm 89,52 %), 303 chi

(chiếm 94,39 %), 407 loài (chiếm 94,43 %). Trong đó, lớp Ngọc lan chiếm tỷ lệ

cao, với 90 họ (chiếm 72,58 %), 241 chi (chiếm 75,08 %), 311 loài (chiếm 72,16

%).

Kết quả trên cũng cho thấy, cây thuốc thuộc lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)

chiếm ưu thế hơn hẳn so với Lớp Hành (Liliopsida) (Hình 3.1). Trong đó, có 03 loài

mới cho khoa học có tác dụng làm thuốc theo tri thức bản địa.

* Lớp Ngọc lan: 90 họ, 241 chi, 311 loài.

* Lớp Hành: 21 họ, 62 chi, 96 loài.

35

0

10

20

30

40

50

60

70

80

Họ Chi Loài

72.58 75.08 72.16

16.94 19.31 22.27

Magnoliopsida

Liliopsida

Hình 3.1. So sánh tỷ lệ % các taxon giữa lớp Magnoliopsida và Liliopsida

Ngoài ra, chúng tôi còn nhận thấy sự phân bố loài trong các taxon trên loài

không giống nhau, thể hiện qua bảng 3.2.

Trong số 124 họ được tìm thấy, 10 họ có số loài nhiều nhất, với 139 loài

(chiếm tới 31,09 % tổng số 431 loài cây thuốc nghiên cứu). Trong đó, họ Phong lan

có số loài ghi nhận được lớn nhất 23 loài. Khu vực nghiên cứu có địa hình khá phức

tạp và trải dài qua nhiều kiểu sinh thái, tạo nên sự đa dạng cao và khu vực được bảo

vệ khá tốt. Các họ Gừng (19 loài), Cà phê (17 loài),… kết quả cụ thể tại Bảng 3.3.

Bảng 3.3. Các họ giàu loài cây thuốc nhất tại KBT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế

STT Họ Loài

Tên khoa học Tên Việt Nam Số lượng Tỷ lệ %

1 Orchidaceae Lan 23 5,34

2 Zingiberaceae Gừng 19 4,41

3 Rubiaceae Cà phê 17 3,94

4 Asteraceae Cúc 16 3,71

5 Annonaceae Na 15 3,48

6 Euphorbiaceae Thầu dầu 14 3,25

7 Asclepiadaceae Thiên lý 10 2,32

8 Rutaceae Cam 9 2,09

9 Menispermaceae Tiết dê 8 1,86

10 Moraceae Dâu tằm 8 1,86

Tổng 139 31,09

36

3.1.1.3. Đa dạng dạng sống hệ thực vật KBT Sao La

Hệ thực vật làm thuốc ở KBT Sao La có dạng sống đa dạng. Chúng tôi đánh

giá dạng sống theo sự phân chia dạng sống của Raunkiaer (1934).

Việc phân tích tính đa dạng về dạng sống của thực vật (trong đó có thực vật

làm thuốc) sẽ có tác dụng định hướng việc khai thác và sử dụng tài nguyên một

cách hợp lý. Kết quả được thống kê bảng 3.4 sau:

Bảng 3.4. Đa dạng về dạng sống của hệ thực vật KBT Sao La

Dạng sống Ký hiệu Số lượng Tỉ lệ %

I. Nhóm cây chồi trên Ph (Phanerophytes) 365 84,69

Cây chồi trên to. Mg (Magaphanerophytes) 3 0,70

Cây chồi trên nhỡ. Me (Mesophanerophytes) 33 7,66

Cây chồi trên nhỏ. Mi (Microphanerophytes) 75 17,40

Cây chồi trên lùn. Na (Nanophanerophytes) 88 20,42

Cây ký sinh hay bán ký sinh Pp (Parasit - hemiparasit

phanerophytes) 31 7,19

Cây mọng nước. Suc (Succulentes) 7 1,62

Cây dây leo Li (Lianophanerophytes) 80 18,56

Cây chồi trên thân thảo. Hp (Herbaces phanerophytes) 48 11,14

II. Nhóm cây chồi sát đất Ch (Chamaephytes) 10 2,32

III. Nhóm cây chồi nửa ẩn Hm (Hemicryptophytes) 10 2,32

IV. Nhóm cây chồi ẩn Cr (Cryptophytes) 42 9,74

V. Cây một năm Th (Therophytes) 4 0,93

Tổng 431 100

Qua bảng chúng ta thấy:

+ Nhóm cây có chồi trên mặt đất (Ph): chiếm ưu thế với 365 loài chiếm

84,69 % tổng số loài của cả hệ, bao gồm các dạng sau:

- Cây chồi trên to (Mg): có 3 loài chiếm 0,70 % tổng số loài, thuộc các họ

như: Na (Annonaceae), Dầu (Dipterocarpaceae), ....

- Cây chồi trên nhỡ (Me): có 33 loài chiếm 7,66 % tổng số loài, thuộc các họ

như: Thông tre (Podocarpaceae), Sổ (Dilleniaceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae),

Mộc lan (Magnoliaceae), ....

37

- Cây chồi trên nhỏ (Mi): có 75 loài chiếm 17,04 %, tổng số loài toàn hệ, ở

các họ như: Cà phê(Rubiaceae), Dâu tằm (Moraceae), Long não (Lauraceae), ....

- Cây chồi lùn (Na): có 88 loài, chiếm 20,42 % tổng số loài, gồm các cây

thuộc các họ: Trường điều (Connaraceae), Mua (Melastomataceae), ...

- Cây ký sinh hay bán ký sinh (Pp): có 31 loài, chiếm 7,19 % tổng số loài,

gồm các cây thuộc các họ: Dương xỉ (Polypodiaceae),Tổ điểu (Aspleniaceae),

Thiên lý (Asclepiadaceae), Tầm gửi (Loranthaceae), ...

- Cây mọng nước (Suc): có 7 loài, chiếm 1,62 % tổng số loài, gồm các cây

thuộc các họ: Thu hải đường (Begoniaceae), Gai (Urticaceae), Bóng nước

(Balsaminaceae), ...

- Cây dây leo (Li:) có 80 loài, chiếm 18,56 % tổng số loài, gồm các cây thuộc

các họ:Tiết dê (Menispermaceae), Na (Annonaceae), Nhài (Oleaceae), ....

- Cây chồi trên thân thảo (Hp): có 48 loài, chiếm 11,14 % tổng số loài, gồm

các cây thuộc các họ: Cà phê (Rubiaceae), Ô rô (Acanthaceae), Rau dền

(Amaranthaceae), ...

+ Nhóm cây chồi sát đất (Ch): có 10 loài chiếm 2,32 % thuộc các họ: Rau

trai (Commelinaceae), Hoa tán (Apiaceae), ...

+ Nhóm cây chồi nửa ẩn (Hm): có 10 loài chiếm 2,32 % thuộc các họ: Mạch

môn (Convallariaceae), Hạ trâm (Hypoxidaceae), Chuối (Musaceae), ...

+ Nhóm cây chồi ẩn (Cr): có 42 loài chiếm 9,74 % thuộc các họ: Râu hùm

(Taccaceae), Trọng lâu (Trilliaceae), Gừng (Zingiberaceae), cói (Cyperaceae).

+ Nhóm cây một năm (Th): có 4 loài chiếm 0,93 % , đa số tập trung ở Phân

họ Hoà thảo (Pooideae), Lan (Orchidaceae), ....

Đặc biệt trong nhóm chồi trên mặt đất (Ph) có nhóm: (Mg), (Me) và (Mi) có

111 loài làm thuốc, chiếm 26,00 % tổng số cây thuốc, điều này sẽ thuận lợi trong

việc khai thác và sử dụng thuốc, không làm ảnh hưởng nhiều đến các tầng tán cao,

những cây thấp và dạng sống khác có thời gian sinh trưởng nhanh, thuận lợi cho

việc nhân trồng.

Thực tế sử dụng cây thuốc cho thấy, các cây thuốc dạng cây dạng bụi, gỗ nhỏ

và thân dây leo thường được sử dụng làm thuốc nhiều. Trong khi đó, nhóm loài có

dạng sống này ở KBT Sao La lớn (chiếm 56,38 %), thuận lợi cho việc làm thuốc,

thu hái và nhân giống trong tương lai.

38

3.1.2. Đa dạng về bộ phận sử dụng làm thuốc

Phân tích từ tổng số loài cây thuốc tại Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên

Huế cho thấy tần suất sử dụng các bộ phận của cây dùng làm thuốc như sau:

Bảng 3.5. Tần suất sử dụng các bộ phận làm thuốc

STT Các bộ phận sử

dụng

Số loài

Số lượng Tỉ lệ % gặp trong tổng số loài

(431 loài)

1 Toàn cây 160 37,12

2 Lá 162 37,59

3 Rễ 130 30,16

4 Thân 72 16,71

5 Quả 30 6,96

6 Vỏ 29 6,73

7 Củ 28 6,50

8 Hoa 8 1,86

9 Hạt 16 3,71

10 Nhựa, tinh dầu 9 2,09

Hình 3.2. Tần suất sử dụng các bộ phận làm thuốc

39

Từ các kết quả trên cho chúng ta thấy, lá cây được sử dụng làm thuốc nhiều

nhất với 162 loài, chiếm 37,59 %; đứng thứ 2 là toàn cây với 160 loài, chiếm 37,12

%; thứ 3 là rễ với 130 loài, chiếm 30,16 %; thứ 4 là thân với 72 loài, chiếm 16,71

%; ... tần suất sử dụng thấp là hoa (8 loài, 1,86%), Nhựa cây, tinh dầu (9 loài,

2,09%) và hạt (16 loài, 3,71%).

3.1.3. Tiềm năng chữa các nhóm bệnh khác nhau của các loài cây thuốc

Tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại khu vực nghiên cứu rất phong phú và

đa dạng, tuy nhiên người dân chưa biết cách sử dụng nhiều cây thuốc giá trị, và

trong phạm vi nghiên cứu chưa thể điều tra được tổng thể. Vì vậy, chúng tôi tra cứu

thêm các tài liệu cây thuốc của Võ Văn Chi, Đỗ Tất Lợi, Viện dược liệu, ... cùng

với sự phỏng vấn người dân để phân chia làm 22 nhóm cây chữa bệnh như sau:

Bảng 3.6. Các nhóm bệnh được chữa trị bằng cây thuốc tại Khu bảo tồn Sao

La, tỉnh Thừa Thiên Huế (tổng số 431 loài)

TT Tên bệnh Số loài Tỷ lệ %

1 Bệnh ngoài da 94 21,81

2 Cầm máu, xuất huyết nội thương, sát

khuẩn vết thương

66 15,31

3 Bệnh thời tiết : đau đầu, cảm sốt 93 21,58

4 Bệnh đường hô hấp : ho, hen, viêm phổi 98 22,74

5 Bệnh về mắt, tai, mũi, họng, răng 72 16,71

6 Bệnh về đường tiêu hóa : nhuận tràng, tẩy,

dạ dày, trĩ 133 30,86

7 Bệnh về gan, thận, mật 87 20,19

8 Bệnh huyết áp, tim mạch 10 2,32

9 Bệnh xương khớp : tê thấp, đau nhức, đau

xương, ngã tổn thương 183 42,46

10 Thuốc bổ dưỡng, giải độc, kích dục 106 24,59

11 Thuốc ngủ, an thần, thần kinh 32 7,42

12 Bệnh phụ nữ 90 20,88

13 Bệnh đường tiết niệu 71 16,47

14 Bệnh đường sinh dục 16 3,71

15 Trị giun sán 7 1,62

16 Bệnh lỵ, tả 64 14,85

17 Bị động vật cắn 54 12,53

18 Sốt rét, đậu mùa, sởi, thủy đậu, dịch hạch 28 6,50

19 Bại liệt, uốn ván 3 0,70

20 Ung thư 25 5,80

21 Kháng viêm, bỏng 46 10,67

22 Cây có độc 11 2,55

40

Tài nguyên cây thuốc chữa bệnh phong phú, nhóm bệnh về xương khớp: tê

thấp, đau nhức xương khớp, ngã tổn thương có 183 loài, chiếm 42,46 % tổng cây

thuốc; tiếp theo là nhóm cây chữa về đường tiêu hóa (nhuận tràng, tẩy, dạ dày, trĩ)

có 133 loài (30,86%); nhóm cây thuốc bổ dưỡng, giải độc, kích dục có 106 loài

(106 %); …

Nhóm bệnh chiếm tỷ lệ sử dụng thấp là bệnh về bại liệt, uốn ván có 3 loài

(0,70 %); nhóm trị giun sán 7 loài (1,62%); bệnh huyết áp tim mạch 10 loài (2,32

%); ...

Đặc biệt, nhóm cây chữa ung thư có 25 loài (5,80 %), có nhiều tiềm năng rất

lớn trong những nghiên cứu trong tương lai. Ngoài ra, có 11 loài (2,55 %) cây có

độc tính, cung cấp nguồn cây đánh bả và tạo chất giải độc.

3.1.4. Đa dạng về nguôn gen nguy cấp, quý, hiếm

Ngoài việc đánh giá tính ĐDSH chung, việc đánh giá các loài có nguy cơ bị

đe dọa trong vùng nghiên cứu là hết sức quan trọng nhằm góp phần định hướng cho

chính sách ưu tiên trong công tác bảo tồn. Do Khu BTTN Sao la có sức ép về dân số

khá lớn nên những hậu quả trực tiếp và gián tiếp đến hệ thực vật do nạn phá rừng là

vẫn có. Đó là nạn phá rừng, khai thác gỗ, khai thác dược liệu trái phép hoặc làm

củi,... hậu quả của nó là diện tích rừng ít nhiều bị suy giảm đi kèm với các nguy cơ

sinh thái. Số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng ngày càng tăng.

Tác giả đã thống kê được ở HTV Khu BTTN Sao la có hơn 49 loài thực vật

làm thuốc thuộc diện cần phải bảo tồn theo tiêu chí đánh giá của Sách Đỏ Việt Nam

(2007), Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ (2019), Danh lục đỏ cây thuốc

Việt Nam (2019), IUCN (2020) và Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ

(2021)[145] (chiếm 11,37 % tổng số loài làm thuốc). Theo nghị định 06/2019/NĐ-

CP và Nghị định 84/2021/NĐ-CP, các loài họ Phong lan đều thuộc diện phải bảo

vệ, vậy 23 loài phong lan nơi đây và những loài quy hiếm khác được liệt kê ở danh

lục cần được bảo vệ. Danh sách loài cụ thể được trình bày ở bảng 3.8.

Trong số 431 loài thực vật bậc cao có mạch làm thuốc được ghi nhận tại

KBT Sao La, 10 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007), 24 loài có tên trong

NĐ 06/2006/NĐ-CP, 10 loài có tên trong Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (2019)

và 10 loài thuộc IUCN (2020) (Bảng 3.7; bảng3.8).

41

Theo DLĐVN 2007, thực vật làm thuốc có mạch ở KBT có 10 loài quý

hiếm. Trong đó: cấp độ Rất nguy cấp (CR) có 0 loài, Nguy cấp (EN) có 03 loài, sẽ

nguy cấp (VU) có 07 loài, ít nguy cấp (LR) có 0 loài (bảng 3.7).

Bảng 3.7. Các loài nguy cấp, quy, hiếm và tình trạng bảo tồn theo các tiêu chí

Mức độ đe dọa CR EN VU LR DD IA IIA Tổng

Sách đỏ Việt Nam (2007) 3 7 10

Nghị định số 06 (2019) 24 24

Danh lục đỏ cây thuốc Việt

Nam (2019) 6 4 10

IUCN(2020) 3 3 4 10

Nghị định số 84 (2021) 1 28 29

Theo Nghị định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

(NĐ06/2019/NĐ - CP) thì hệ thực vật khu bảo tồn có 24 loài có tên trong Nghị định

này. Bổ sung nghị định (NĐ06/2019/NĐ - CP), năm 2021 Chính phủ đã ra nghị

định số 84/2021/NĐ-CP, theo nghị định này, khu bảo tồn có 29 loài thuộc danh

sách bảo vệ. [145]

Theo Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (2019) có 06 loài nguy cấp (EN) và

04 loài sẽ nguy cấp (VU)

Theo IUCN (2020), thực vật làm thuốc có 03 loài nguy cấp (EN), có 03 loài

sẽ nguy cấp (VU) và 04 loài thiếu dữ liệu (DD).

Đây là nguồn gen có nguy cơ ngoài tự nhiên do các nguyên nhân khác nhau

đã và đang làm giảm số lượng đẩy chúng vào nguy cơ tuyệt chủng. (Bảng 3.8 Danh

lục loài quy hiếm tại KBT Sao La)

Bảng 3.8. Danh lục loài quy hiếm tại KBT Sao La

STT Tên khoa học Tên phổ

thông SĐVN

NĐ 06

2019

NĐ 84

2021

DLĐ

CTVN IUCN

1 Psilotum nudum (L.) P.

Beauv. Lá thông

VU

2 Huperzia serrata

Thunb.

Thạch

tùng răng

cưa

IIA

3 Cibotium barometz (L.)

J. Sm. Cẩu tích IIA

42

4 Cyathea gigantea

(Hook.) Holtt.

Dương xỉ

thân gỗ IIA IIA

5 Drynaria roosii Nakaik

e

Cốt toái

bổ IIA

EN

6 Goniothalamus

macrocalyx Ban

Giác đế

đài to VU

VU

7 Ixodonerium

annamense Piard Néo, mô VU

8 Rauvolfia cambodiana

Pierre ex

Ba gạc lá

to VU VU

9 Ardisia silvestris Pitard Lá khôi VU

10 Rhopalocnemis

phalloides Jungh.

Dó đất

núi cao VU EN

11 Illicium parvifolium

Merr.

Hồi lá

nhỏ VU

12 Fibraurea recisa Pierre Hoàng

đằng IIA

13 Stephania dielsiana Y.

C. Wu

Bình vôi

nhựa đỏ IIA EN

14 Ardisia gigantifolia

Stapf Lá khôi EN

15 Dipterocarpus hasseltii

Blume

Dầu dái,

Ca luân

EN

16 Prunus ceylanica

(Wight.) Miq.

Rệp, mu

roi

EN

17 Madhuca pasquieri

(Dubard) H. J. Lam. Sến mật EN

VU

18 Aquilaria bailloni

Pierre ex Locomte Dó gạch

DD

19 Murray glabra

(Guillaum.) Guillaum.

Vương

tùng VU

20 Euonymus chinensis

Lindl.

Chân

danh

trung hoa

EN

21 Musa coccinea Andr. Chuối sen EN

22 Paris chinensis Franch.

Thất diệp

nhất chi

hoa

VU

23 Alpinia zerumbet Riềng DD

43

(Pers.) Burtt & R. M.

Smith

đẹp

24 Curcuma zedoaria

(Berg.) Rosc. Nghệ đen

DD

25 Hedychium

coronarium Koenig Ngải tiên

DD

26 Anoectochilus setaceus

Blume

Kim

tuyến EN IIA IA

EN

27 Appendicula cornuta

Blume

Lan hạt

bí; Vệ lan

móng

IIA IIA

28 Arundina graminifolia

(D. Don.) Hochr.

Lan trúc;

Sậy lan IIA IIA

29

Bulbophyllum

odoratissimum (Smith)

Lindl.

Cầu diệp

rất thơm IIA IIA

30 Calanthe alismaefolia

Lindl.

Kiều lam

từ cô IIA IIA

31 Collabium chinense

(Rolfe) Tang & Chen

Lan cô lý;

Vẫn lan IIA IIA

32 Cymbidium aloifolium

(L.) Sw.

Đoản

kiếm lô

hội

IIA IIA

33 Cymbidium lancifolium

Hook.

Thố nhĩ

lan IIA IIA

34 Dendrobium aduncum

Wall. ex Lindl.

Hoàng thảo

thân gẫy IIA IIA

35 Dendrobium

hercoglossum Reichb. f.

Thạch hộc

môi móc IIA IIA

36 Dendrobium nobile

Lindl.

Hoàng

phi hạc IIA IIA EN

37 Dendrobium terminale

Parish & Reichb. f.

Thạch

hộc lá

dao

IIA IIA

38 Eria corneri Reichb. f. Nỉ lan

corner IIA IIA

39 Eria pannea Lindl. Lan len

rách IIA IIA

40 Galeola nudifolia

Lour.

Lan leo

không lá IIA IIA

44

41 Goodyera procera

(Ker. - Gawl.) Hook.

Hảo lan

cao IIA IIA

42 Habenaria

rhodocheila Hance

Lan cò

môi đỏ;

Hà biện

lưỡi đỏ

IIA IIA

43 Liparis nervosa

(Thunb.) Lindl.

Nhẵn

diệp gân IIA IIA

44

Ludisia discolor (Ker -

Gawl.) A. Rich in Bory

de St.-Vincent

Lan lá

gấm IIA IIA

45 Malaxis ophrydis

(Koenig) Ormerod

Ái lan lá

rộng IIA IIA

46 Pholidota chinensis

Lind.

Tục đoạn

trung quốc IIA IIA

47 Thrixspermum

centipeda Lour. Bạch điểm IIA IIA

48 Tropidia curculigoides

Lindl. Trúc kinh IIA IIA

49 Tacca subflabellata

P.P. Ling & C.T.Ting

Râu hùm

việt VU VU

Qua đó, ở khía cạnh nào đó cần có biện pháp quy hoạch bảo tồn sinh cảnh

sống cho các loài, giảm thiểu các nguyên nhân tác động đến số lượng cá thể của

chúng ngoài tự nhiên nhằm phát triển bền vững các loài, các quần thể thực vật bậc

cao quý hiếm này, đặc biệt cần được quan tâm nhân giống đối với những loài có tác

dụng làm thuốc quý.

3.1.5. Giá trị khoa học

Trong quá trình điều tra, chúng tôi đã phát hiện và công bố 03 loài mới cho

khoa học là: Tỏi hoa ẩn quả lông (Aspidistra heterocarpa Aver., Tillich & V. T.

Pham var. echinata Aver., Tillich & T. A. Le); Acranthera hoangii Hareesh & T.A.

Le và đặc biệt loài Thu hải đường sao la (Begonia saolaensis Y.M. Shui, T.A. Le &

C.T. Vu) được đặt theo tên Khu bảo tồn Sao La.

* Aspidistra heterocarpa Aver., Tillich & V. T. Pham var. echinata Aver.,

Tillich & T. A. Le (Tỏi rừng hoa ẩn lông) (hình 3.3)

Cây mọc thành cụm với thân rễ hẹp, cứng và dựng thẳng, dài cỡ 5-8 cm, ít

phân nhánh, đường kính thân cỡ 3-5 mm, có nhiều vân ngang do gốc lá rụng. Lá

45

bao hình ống, lúc non tím nâu, sau chuyển vàng nâu. Phiến lá hẹp elip, dài 18-30 x

4-6 cm, xanh đều cả hai mặt, cả hai bên gân không rõ. Hoa không mùi, thường vài

hoa trên thân đơn, cuống giữ ở vị trí ngang, không mở rộng. Cuống hoa xanh nhạt

đến trắng, dài 5-7 mm, với 3-4 lá bắc hình trứng rộng. Bao hoa dạng bình nhỏ,

đường kính 7-8 mm, ống rộng, bóng trắng sang vàng nhạt bên ngoài, màu tím sâu

bên trong. Ống hoa mở rộng chia thùy 6, thùy vòng trong tròn ở đỉnh, thùy bên

ngoài tù. Nhị hoa 6, đính vào giữa phần của ống hoa, sợi trắng, ngắn, hạt phấn màu

vàng. Nhụy hình nấm, trắng, hình trụ cao 2,5 -2,6 mm, bầu không rõ. Quả như quả

hạch, hạt 2-3, màu nâu sẫm, bao phủ gai dày trên bề mặt quả. Đây là đặc điểm khác

biệt nhất với A. heterocarpa sp. nov. var. heterocarpa.

Loài phân bố ở đất dốc, nền đất sét, mọc thành cụm hoặc đơn lẻ ven suối cạn

ở Khu vực Nam Đông đến Phong Điền. Theo kinh nghiệm của đồng bào có tác

dụng chữa ung thư, tuy nhiên theo nghiên cứu đánh giá cây có độc tính.

Hình 3.3. Aspidistra heterocarpa var. echinata (Loài mới cho khoa học)

* Acranthera hoangii Hareesh & T.A. Le (Pârldõ – tiếng Vân Kiều)

Chi Acranthera Arn. ex Meisn. hiện có 2 loài ở Việt Nam, gồm loài phát

hiện trước đây của chi được tìm thấy ở một số vùng núi thuộc Quản Bạ, Tùng Vãi,

tỉnh Hà Giang và loài mới này.

A. hoangii (hình 3.4), là loài cây bụi nhỏ, đa niên, cao khoảng 1-1,5 m, nhiều

lông. Lá đơn mọc đối, gân 7-8 cặp, cuống lá dài 2 cm, phiến lá hình mũi mác,

thuôn 2 đầu, gốc lá có phiến lệch, cỡ 17-20 x 6-7 cm, mặt trên xanh lục, mặt dưới

hơi trắng bạc, hai mặt có lông ngắn, sát. Phát hoa ở nách lá, cụm hoa đơn hay kép

lưỡng phân, mang 1-3 hoa, lá bắc hình trứng hẹp, ngắn, màu xanh, có lông ngắn.

Đài hoa phân làm 5 thùy, xẻ gần đến gốc, dài cỡ 2-2,3 cm, màu xanh. Hoa hình

46

ống, màu vàng, ống tràng dài khoảng 5,5 -6 cm, môi chia thành 5 thùy đều nhau,

không lông. Bầu 2 ô, dạng trứng hẹp màu trắng, có lông tiết ở đỉnh, Vòi nhụy dài

1,3-1,5 cm, có nhiều lông đầu vòi, trên bầu có rãnh chia thành 5 thùy. Nhị 5, dính ở

phần bao phấn, bao lấy phần lông tiết của vòi nhụy, cuống rời, chiều dài nhụy bằng

chiều dài nhị và chiều dài nhụy, nhị bằng khoảng 1/3 chiều dài ống tràng. Noãn

nhiều.

A. hoangii phân bố ở khu vực râm mát, trên đất sét pha sỏi hoặc gần đá vôi,

dưới tán rừng nguyên sinh lá rộng thường xanh, ở độ cao khoảng 300-400 m so với

mực nước biển. Hiện tại, loài chỉ được phát hiện ở xã Thượng Quảng, huyện Nam

Đông và xã A Roàng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Loài ra hoa bắt đầu từ

tháng 3 – 5 hàng năm. Hoa có kích thước lớn và khá đẹp, lá còn được sử dụng làm

thuốc, có tác dụng mát gan, tốt cho máu huyết (kinh nghiệm đồng bào Vân Kiều)

Hình 3.4. Acranthera hoangii Hareesh & T.A. Le (loài mới cho khoa học)

* Begonia saolaensis Y.M. Shui, T.A. Le & C.T. Vu (Thu hải đường sao la,

A tươơng – tiếng Vân Kiều)

Loài thu hải đường sao la dạng bụi nhỏ, thân thẳng đứng cao 40-60 cm,

mọng nước, chia đốt dài 1-3,5 cm, màu xanh đến đỏ thẩm, nhiều lông vàng nâu. Lá

đơn, bất đối xứng, hình trứng rộng kích thước 8-13 x 2,5 -5,5 cm, có 4-5 cặp gân

bên, trên bề mặt lá gân trũng xuống, bề mặt dưới gân lộ rõ, nhiều lông đỏ chạy dọc

gân. Cụm hoa ở nách lá, phân tính cùng gốc với 2 dạng hoa. Lá bắc hình trứng, đỉnh

nhọn, mép có răng cưa và có vân, với màu xanh đến đỏ, cụm phân nhánh, hoa đực

và cái đi đôi với nhau. Hoa đực: cuống dài 1- 1,5 cm, đài 4 màu đỏ và trắng, một số

gai mềm dài màu đỏ, hai cánh tráng ngoài hình trứng 0,7-0,8 x 0,4-0,5 cm, bên

47

ngoài có các lông màu đỏ dài nổi bật, hai cánh tràng bên trong hình mũi mác đến

elip, 0,4-0,5 x0,2-0,3 cm, đỉnh tù. Nhị hoa 50, sợi dài 0,3-0,4 mm, bao phấn hình

tim, dài 0,6 -0,7 x 0,4 -0,5 mm. Hoa cái: cuống dài 2,2 -2,5 cm, đài 5, màu trắng đến

hồng, không lông, bầu thuôn. Quả hình thuôn dài, 3 cánh hơi bằng nhau, quả nang

có khía, có lông ở đầu cánh, 1,2 -1,5 x 0,4-0,5 cm, cánh bên 1,2-1,5 x 0,4-0,6 cm.

Loài B. saolaensis mọc dưới sàn rừng, ven suối gần hệ thống núi đá vôi. Với

quần thể phát hiện nằm ở khu vực gần với vùng đệm với sự khai thác và xâm lấn

trồng tràm, nên loài được đánh giá nguy cấp EN (IUCN 2018)

Loài được dân bản địa Vân Kiều sử dụng làm thuốc và rau ăn. Tác dụng làm

mát gan và có tác dụng an thần nhẹ.

Hình 3.5. Begonia saolaensis Y.M. Shui, T.A. Le & C.T. Vu

(Loài mới cho khoa học)

3.1.6. Những loài dược liệu tiềm năng cho nghiên cứu thành phần phần

hóa học và hoạt tính sinh học

Qua quá trình điều tra, khảo sát chúng tôi đã thống kê, định danh được 431

loài cây thuốc thuộc 321 chi, 124 họ, 5 ngành thực vật bậc cao phân bố ở KBT Sao

La. Từ quá trình khảo sát, đánh giá và tra cứu các tài liệu y học chuyên ngành, Với

sự ưu tiên các tiêu chí:

+ Công dụng chữa bệnh, tri thức bản địa trong sử dụng cây thuốc

+ Tính đặc hữu địa phương hoặc vùng miền (miền Trung Việt Nam)

+ Tác dụng sinh học đã được công bố ở trong nước và quốc tế có liên quan.

+ Cây thuốc dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn, lành tính hoặc ít độc

48

+ Giá trị kinh tế cao trên thị trường và chưa được phân tích thành phần hóa

học nhiều và đầy đủ.

Qua quá trình sàng lọc, chúng tôi đã chọn ra được 12 cây thuốc tiềm năng cho

việc phát triển cây thuốc, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của tỉnh,

đồng thời các loài cây có sinh thái đa dạng, có thể tận dụng được nguồn đất nhàn

rỗi, đất khó canh tác đối với các đối tượng cây trồng khác.

Ngoài ra, một số loài dược liệu có tính chất quy được khai thác sử dụng rất

nhiều và có giá trị thương mại lớn trên thị trường như: Stephania rotunda Lour.

(bình vôi); Solanum procumbens Lour.(cà gai leo); Eurycoma longifolia Jack.(Bá

bệnh; Taraxacum officinale (Bồ công anh) đã được sử dụng rất nhiều trong các bài

thuốc và có tác dụng tốt với sức khỏe.

* Cây Xương khỉ: Clinacanthus nutans (Burm. f.) Lindau (hình 3.6)

Đặc điểm hình thái: Cây nhỏ, mọc trườn. Lá nguyên, có cuống ngắn, phiến

hình mác hay thuôn, mặt hơi nhẵn, mép hơi giún, màu xanh thẫm. Bông rủ xuống ở

ngọn. Lá bắc hẹp. Hoa đỏ hay hồng cao 3-5cm. Tràng hoa có hai môi, môi dưới có

3 răng. Quả nang dài 1,5cm, chứa 4 hạt. [132]

Bộ phận dùng: Phần cây trên mặt đất

Công dụng: Cây có tác dụng điều kinh, tiêu thũng khu ứ, giảm đau và liều

xương. Lá tươi giã đắp chữa đau sưng mắt và đem xào nóng lên dùng bó trặc gân,

sưng khớp, gẫy xương, lấy nước uống chữa bệnh lưỡi trắng của trẻ em. Ở Hải Nam

(Trung Quốc) người ta dùng cây lá làm thuốc trị dao chém thương tích và chữa

thiếu máu, hoàng đản, phong thấp. Thường dùng cành lá khô sắc uống. Ở Thái Lan,

lá tươi được dùng trị bỏng, sâu bọ đốt, eczema và mụn rộp. [98,132]

* Cây lèo heo: Leoheo domatiophorus (hình 3.7)

Đặc điểm hình thái:

Cây thân gỗ cao khoảng 25-30m, cành phân ngang khá đều, lá đơn mọc cách,

các sẹo lá hình móng ngựa, gân lá 10-12 cặp, đầu lá nhọn, mặt trên xanh bóng, mặt

dưới gân lồi. Hoa màu vàng gồm 6 cánh xếp thành hai vòng, cánh hoa to đều bằng

nhau, xếp lợp. Nhị nhiều. Trung đới nhô cao, loe ở đỉnh. Phân quả rời do 3-4 lá

noãn tạo thành, kích thước phân quả từ 10-12cm, bên trong chứa 15-20 hạt sắp

thành 2 hàng (tựa quả chuối), vị ngọt thơm. Hoa quả thường tháng 6-7. [146]

Bộ phận dùng: Vỏ thân, lá cây.

49

Công dụng: Được dùng chữa các rối loạn của dạ dày, xông giải cảm (tri thức

bản địa)

* Cây Bồ công anh: Taraxacum officinale (hình 3.8)

Đặc điểm hình thái: Cỏ cao 20-45 cm. Thân ngắn, rễ mập có mủ

trắng. Lá đơn, mọc chụm ở gốc; phiến lá hình bầu dục thuôn dài, kích thước15-30 x

3-4 cm; phiến lá xẻ thùy lông chim 4-5 đôi đều nhau. Cụm hoa là đầu đồng giao,

đường kính 3-4 cm, trục cụm hoa dài 14-26 cm, mọc từ nách lá. Tổng bao lá

bắc hình chuông gồm 4 vòng lá bắc hình dải hẹp, màu xanh lục, đỉnh màu đỏ tía

nhạt. Hoa không đều, lưỡng tính, mẫu 5. Đài biến đổi thành một vòng lông màu

trắng, dài 0,5-0,6 cm, trên lông có nhiều gai nhọn. Cánh hoa 5; ống tràng hẹp màu

trắng, cao 0,6 cm, nơi tiếp giáp phiến có lông trắng ngắn, phía trên xòe thành 1

phiến hình lưỡi màu vàng hướng về phía trước, đỉnh phiến có 5 răng tròn, 1/2 đáy

phiến có lông trắng ngắn. Những hoa bìa phần giữa phiến có màu hồng nâu

nhạt. Quả bế, hình bầu dục thuôn hẹp, màu nâu đen mang 1 chùm lông trắng.[132]

Bộ phận dùng: toàn cây

Công dụng: chữa sưng vú, viêm tuyến vú, ít sữa, tiểu tiện khó, nhiễm khuẩn

tiết niệu, mụn nhọt, sưng tấy, lở ngứa ngoài da. Ở Trung Quốc còn dùng chữa đau

mắt, tiêu hoá kém, rắn cắn. Ở Pháp, dùng chữa bệnh gan mật (viêm ống mật mãn

tính, viêm gan, xung huyết gan, suy gan, vàng da, sỏi mật); các bệnh đường tiêu hoá

(rối loạn tiêu hoá, kém ăn, viêm ruột kết, táo bón, trĩ); Sỏi thận, tiểu tiện khó, suy

thận, tăng cholesterol-huyết, xơ vữa động mạch, béo phì; các bệnh ngoài da (mụn

nhọt, chảy máu mủ, mụn cóc, eczema, trứng cá, nấm); thấp khớp, thống phong,

thiếu máu, suy nhược. [93,98,101,132]

Ở Bungari, cây còn dùng để chữa hen phế quản, thống kinh, mất kinh, xơ gan,

loét dạ dày, phù, đái tháo đường, viêm bàng quang, bể thận.

* Cây Kê huyết đằng: Milletia reticulata Benth. (hình 3.9)

Đặc điểm hình thái: là dạng dây leo, có thể cao hơn 10 mét. Vỏ có màu hơi

nâu. Thân cây có hình tròn có vân, khi cắt ra có chất nhựa màu đỏ như máu.Lá mọc

so le, có 3 lá chét, cuống dài từ 4 đến 10cm; lá có cuống ngắn. Lá có hình trứng, dài

từ 8 đến 16cm, rộng từ 4 đến 9cm. Hoa mọc ra ở nách lá, hoa có màu vàng hay vàng

lục. Quả là loại quả mọng, có hình trứng, khi chín có màu lam đen, quả mọc thành

chùm. Ra hoa vào khoảng tháng 3 đến tháng 5. Quả từ tháng 9 đến tháng 10. [132]

50

Bộ phận dùng: Dây vỏ mịn vàng. Khi tươi, cắt ngang có nước nhựa đỏ như

máu chảy ra. Khi khô, tiết diện có nhiều vòng đen do nhựa khô lại.

Công dụng: Trị thiếu máu; Kinh nguyệt không đều, bế kinh, di tinh; Phong

thấp gân cốt đau, lưng đau gối mỏi; Đau dạ dày. Dùng 15-30g, sắc nước uống hoặc

ngâm rượu uống, có thể dùng dây nấu cao. Rễ còn dùng làm thuốc sát trùng. [98]

* Thạch tùng: Lycopodiella cernua (L.) Pic. Serm. (hình 3.10)

Đặc điểm hình thái: Cây cỏ mọc trên đất rồi vươn lên, cành yếu; thân cao 30-

50cm, phân nhánh nhiều. Lá mọc sít nhau, hình dải nhọn. Bông rất nhiều, tương đối

nhỏ, treo thõng ở đầu các cành nhỏ bên, màu nâu nhạt. Túi bào tử gần hình cầu, hai

mảnh vỏ không đều nhau.

Bộ phận dùng: Toàn cây

Công dụng: Người ta thường dùng chữa viêm gan cấp tính, mắt sưng đỏ đau,

phong thấp nhức xương và ho mạn tính. Ở Trung Quốc, loài được dùng trị đau khớp

xương, mồ hôi trộm, quáng gà, tiểu tiện bất lợi, có triệu chứng đẻ non, bỏng lửa, trẻ

em bị tê liệt sau di chứng. Ở Malaixia, nước sắc cây dùng làm thuốc rửa trị phù

thũng và cũng dùng trị ho. Tro cây ngâm trong giấm dùng chườm chữa phát ban da,

khư phong chỉ khái, giải độc, chỉ huyết an thai, thư cân hoạt huyết, lợi niệu. [98]

* Cây Bình vôi: Stephania rotunda Lour. (hình 3.11)

Đặc điểm hình thái: Cây leo hóa gỗ, leo quấn màu đo đỏ, dài 2 - 5m, hình trụ

nhẵn, không có gai; rễ củ nạc, tròn sù sì màu hung hung với rễ con dạng sợi. Lá

hình khiên, tròn hay trái xoan, dài 5 - 11cm, rộng 3 - 11cm, mong mỏng không

lông, chóp có khi hơi nhọn tù, với mép thường lượn sóng tai bèo; gân 9 - 11 tỏa tia

vể mọi phía; cuống lá dài 5 - 15cm; dính cách mép 1 - 3cm. Cụm hoa tán kép, có

cuống dài 7 - 9cm mang những tán nhỏ có cuống 1, 5cm; cuống hoa dài 3 - 4mm;

hoa vàng vàng; lá dài 3; cánh hoa 3; bao phấn 6, gắn trên đĩa. Quả hạch non xanh,

chín màu đỏ. [132]

Bộ phận dùng: Rễ phình

Công dụng: Thường được dùng làm thuốc gây ngủ và an thần, chữa sốt nóng,

nhức đầu đau dạ dày, ho nhiều đờm hen suyễn, khó thở. Phối hợp với các vị thuốc

khác để trị ho lao, sốt rét kiết lỵ, ngoài da ngứa lở, mụn nhọt. Rotundin dùng chữa

mất ngủ, làm thuốc bổ sức cho người lao lực, chữa đau tim, trị hen suyễn đau dạ

dày, lỵ amip, sốt nóng. Phụ nữ sinh đẻ uống để lọc máu. Ngày dùng 3 - 5g dạng bột

51

hoặc dạng rượu thuốc. Có thể dùng rotundin chlorhydrat dưới dạng thuốc bột, thuốc

viên. [93]

* Cây Bạch hoa xà: Plumbago zeylanica L. (hình 3.12)

Đặc điểm hình thái: Cây bụi cao 0,5-1 m, cành yếu dựa leo cao. Thân màu

xanh lục. Lá đơn, mọc cách, phiến lá hình trứng đầu nhọn, màu xanh lục, mặt dưới

nhạt hơn và phủ 1 lớp bột màu trắng, kích thước 6-8 x 4-4,5 cm, men dần theo

cuống. Cụm hoa: Chùm ở ngọn cành gồm 12-32 hoa. Lá đài 5, đều, dính, tồn tại,

nhiều lông dài đầu tròn, màu xanh; ống đài hình trụ hơi phình to ở đáy, màu xanh

lục, cao 1,2-1,3 cm, đường kính 0,2 cm, trên chia 5 răng hình tam giác nhọn, cao

0,15 cm, trên ống đài có 5 rãnh nông màu xanh nhạt hơn, tiền khai van. Cánh hoa 5,

đều, màu trắng, dính; ống tràng hình trụ, có 5 rãnh nông; 5 thùy hình trứng ngược,

đầu nhọn. Tiền khai hoa vặn ngược chiều kim đồng hồ. Nhị 5, rời, gần

đều. Quả nang, hình trụ. [132]

Bộ phận dùng: Rễ và lá cây.

Công dụng: Tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, trị mụn cóc, lang ben và hói

đầu, làm giảm các rối loạn vi tuần hoàn; các tổn thương gan thận.Tác dụng chống

sinh sản, chống sự làm tổ của trứng thụ tinh. Tác dụng chống đông máu ở chuột

cống trắng. Hoạt tính chống nấm. Tác dụng tiêu diệt nhiều loài sinh vật độc hại, Lá

sao vàng sắc uống trừ hàn lãnh, huyết ứ của sản phụ. Dùng ngoài, chữa đinh nhọt,

hắc lào, sưng vú.[93, 98]

Chữa chai chân đau không đi được, đắp chỗ sưng đau, bôi ghẻ, chữa phong

thấp đau xương, sưng khớp, gan lách sưng to, tâm vị đau tức. Giã lá hoặc rễ tươi

đắp vết thương sưng đau, rắn cắn. [93, 98]

* Cây Xà căn ba vì: Ophiorrhiza baviensis Drake (hình 3.13)

Đặc điểm hình thái: Cây cỏ cao khoảng 20-40 cm, có thân yếu. Lá có phiến

bầu dục, to 10-11 x 4- 4,5 cm đầu lá thon, đáy nhọn, phiến lá mỏng, mặt trên không

lông, mặt dưới có lông ở gân, cuống 2-3 cm, lá bẹ cao 3mm. Cụm hoa tụ tán dày ở

ngọn cành, hoa có lá bắc phát triển, cao đến 6 mm. Quả dẹp, rộng 7 mm, không

lông, hột nâu tươi, hình đa giác, to 0,6mm. [132]

Bộ phận dùng: Toàn cây

Công dụng: Nhiều loài trong chi là cây thuốc quí, thường được chữa ho, ỉa

chảy, ngã tổn thương, một số được chiết suất hoạt chất làm thuốc chữa ung thư. [98]

52

* Cây Bá bệnh: Eurycoma longifolia Jack. (hình 3.14)

Đặc điểm hình thái: Bá bệnh là loại cây trung bình, cao khoảng 15m, thường

mọc dưới tán lá của những cây lớn. Có lông ở nhiều bộ phận. Lá cây dạng kép

không cuống gồm từ 13 – 42 lá nhỏ sánh đôi đối nhau. Mặt lá trên màu xanh. Mặt

dưới màu trắng. Hoa màu đỏ nâu mọc thành chùm, nở vào tháng 3 – 4. Mỗi hoa có

5 – 6 cánh rất nhỏ. Cây kết quả vào tháng 5 – 6. Quả non màu xanh; khi chín đổi

sang màu đỏ sẫm. Quả hình trứng hơi dẹt, có rãnh ở giữa dài từ 1 – 2cm, ngang 0,5

– 1cm, chứa 1 hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn. [132]

Bộ phận dùng: Lá, thân, vỏ thân, rễ.

Công dụng: tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi thấp, lợi tiểu, lương huyết, chỉ

lỵ. Chữa chàm trẻ em, làm thuốc chữa sốt, tiểu tiện ra máu, chữa đau bụng, ăn

không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, có hoạt tính kích thích sinh dục nam. [98]

* Cây Cà dại hoa trắng: Solanum torvum Sw. (hình 3.15)

Đặc điểm hình thái: Cây bụi cao 1-2 m, cành tỏa rộng, có gai rải rác; gai hơi

cong, dẹp. Lá đơn, mọc so le, phiến lá dài 8,5-16 cm, ngang 5,5-16 cm, hai mặt đầy

lông mịn. Cụm hoa ngoài nách lá, gồm nhiều hoa xếp thành chùm xim; Hoa đều,

lưỡng tính, mẫu 5; hoa nở màu trắng, nhiều lông mịn. Lá đài 5, màu lục, mặt ngoài

nhiều lông mịn và có một gân dọc ở giữa nổi rõ, tiền khai van. Cánh hoa 5, dài 10-

12 mm, dính nhau 1 mm phía dưới thành ống hẹp và màu lục, phía trên loe rộng.

Phần loe màu trắng, gồm 2 phần: phần dưới do các phiến dính nhau một đoạn 3

mm, phần trên chia thành 5 phiến bằng nhau; phiến hình bầu dục thuôn đầu nhọn,

dài 6-8 mm và ngang 6 mm, tiền khai van, có nhiều lông mịn ở phía đầu, giữa phiến

có một gân dọc màu lục. Quả mọng, nhiều, mọc đứng, hình cầu, màu lục khi non,

vàng cam khi chín; lá đài còn lại trên quả, hơi đồng trưởng, dài 5 mm, ngang 3 mm.

Hạt nhiều, màu nâu, nhẵn, hình dĩa, đường kính 2,5-3 mm, có một đường viền màu

vàng nhạt xung quanh bìa. [132]

Bộ phận dùng: Rễ, lá, hoa và quả

Công dụng: Rễ được dùng làm thuốc trị đau vùng thắt lưng, đòn ngã tổn

thương, đau dạ dày, đau răng, bế kinh và ho mạn tính. Lá giã đắp trị đinh nhọt và

viêm mủ da. Người bị bệnh tăng nhãn áp không được dùng. Quả xanh có thể dùng

chế bột cà ri. [98]

53

* Cây Cà gai leo: Solanum procumbens Lour. (hình 3.16)

Đặc điểm hình thái: Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1m hay hơn.

Thân hóa gỗ ở gốc, nhẵn, phân nhiều cành; cành non tỏa rộng, phủ lông hình sao và

rất nhiều gai cong màu vàng. Lá mọc so le, hình bầu dục hay thuôn, gốc tròn hoặc

hình nêm, đầu tù; phiến lá có thùy nông không đều, mặt trên sẫm, mặt dưới nhạt

phủ đầy lông tơ màu trắng; hai mặt đều có gai ở gân chính nhất là mặt trên; cuống lá

cũng có gai. Hoa màu tím mọc thành xim 2 – 5 hoa ở kẽ lá, ít khi 7 – 9; đài có lông,

xẻ thành 4 thùy tam giác nhọn, không gai; tràng có 4 thùy hình trái xoan nhọn; nhị 4

màu vàng, chỉ nhị phình ở gốc. Quả mọng, hình cầu nhẵn, có cuống dài, màu vàng

sau đỏ, đường kính 5 – 7 mm; hạt hình thận màu vàng. [93, 132]

Mùa hoa: tháng 4 – 6; mùa quả: tháng 7 – 9.

Bộ phận dùng: cả cây

Công dụng: dùng trị rắn cắn, phong thấp, đau nhức các đầu gân xương, ho, ho

gà, dị ứng, chữa rắn cắn, chữa tê thấp, chữa ho, ho gà, giã rượu. [93, 98]

* Cây Râu hùm, Phá lửa: Tacca subflabellata (hình 3.17)

Đặc điểm hình thái: Cây thảo, sống nhiều năm, cao 60 - 80 cm. Thân rễ hình

trụ, hơi cong, dài 8 - 15 cm, đường kính 2,5 - 3,5 cm. Lá đơn, có cuống, gồm 3 - 7

cái mọc ở đầu thân rễ; gốc cuống lá dạng bẹ, dài 10 - 25 cm; phiến lá thuôn, nhọn

về 2 đầu, gốc hơi lệch, mỏng, 25 - 65 x 8 - 15 cm. Cụm hoa tán, 1 - 2 cái, cuống

cụm hoa dài hơn cuống lá, mỗi cụm gồm 4 - 6 hoa được bao bởi 4 lá bắc lớn tạo

thành bao hoa; 2 lá bắc ngoài hình mác hay trứng nhọn đầu; 2 lá bắc trong lớn, hình

thận hay hình quạt lệch, cỡ 5 - 8 x 3 - 5 cm, màu nâu tím nhạt, mỏng. Các lá bắc con

dạng sợi, dài 15 - 35 cm. Hoa có 3 đài nhỏ, 3 cánh hoa. Nhị 6; đầu nhuỵ có 3 núm

nhuỵ; bầu dưới, 3 ô. Quả thịt, hình thoi cụt, có 6 gờ chạy dọc. Hạt nhiều, hình thận,

màu nâu. [140]

Bộ phận dùng: Thân rễ

Công dụng: Thân rễ được sử dụng làm thuốc tương tự như một số loài khác

cùng chi Tacca điều hoà kinh nguyệt; chữa rắn cắn, thấp khớp. Thân rễ chứa

diosgenin, là nguyên liệu bán tổng hợp các loại thuốc Corticoid. [98]

54

Hình 3.6. Cây Xương khỉ (Clinacanthus

nutans (Burm. f.) Lindau)

Hình 3.7. Cây lèo heo ( Leoheo domatiophorus

Chaowasku, D.T. Ngo & H.T. Le.)

Hình 3.8. Bồ công anh (Taraxacum

officinale (L.) Weber ex F.H. Wigg)

Hình 3.9. Cây Kê huyết đằng

(Milletia reticulata Benth.)

Hình 3.10. Thạch tùng

( Lycopodiella cernua (L.) Pic. Serm.)

Hình 3.11. Cây Bình vôi:

(Stephania rotunda Lour.)

55

Hình 3.12. Cây Bạch hoa xà

(Plumbago zeylanica L.)

Hình 3.13. Cây Xà căn ba vì

(Ophiorrhiza baviensis Drake)

Hình 3.14. Cây Bá bệnh

(Eurycoma longifolia Jack.)

Hình 3.15. Cây Cà dại hoa trắng

(Solanum torvum Sw.)

Hình 3.16. Cây Cà gai leo

(Solanum procumbens Lour.)

Hình 3.17. Phá lửa (Tacca subflabellata

P.P.Ling & C.T.Ting)

56

3.2. Nghiên cứu thành phần phần hóa học và hoạt tính sinh học của các

loài thực vật làm thuốc tiềm năng

Qua điều tra nghiên cứu, đã ghi nhận được 427 loài thuộc 316 chi, 123 họ

thực vật bậc cao có mạch được làm thuốc ở vùng đệm KBT Sao La. Dựa trên tri

thức bản địa và tra cứu các tài liệu chuyên ngành, chúng tôi lựa chọn 12 loài cây

thuốc có tiềm năng làm đối tượng sàng lọc hoạt tính sinh học, nhằm tìm kiếm các

hoạt chất có khả năng phục vụ công tác chữa bệnh.

3.2.1. Sàng lọc hoạt tính gây độc tế bào ung thư, kháng viêm của những

loài dược liệu tiềm năng tại khu vực nghiên cứu

3.2.1.1. Tạo cao chiết tổng các loài

Mẫu 12 loài dược liệu tiềm năng được trình bày ở Bảng 3.9.

Mẫu dược liệu sau khi thu hái được rửa sạch, băm nhỏ rồi đem phơi dưới

bóng râm đến khô.

Quy trình tạo cao chiết tổng của các được liệu được thực hiện theo các bước

sau:

Bước 1: Mẫu dược liệu khô (10g) được được ngâm chiết với dung môi

methanol 99% (100 mL) với sự hỗ trợ của máy siêu âm (3 lần x 3 giờ).

Bước 2: Dịch ngâm chiết được thu gom sau mỗi lần chiết.

Bước 3: Cất loại hoàn toàn dung môi bằng thiết bị cô quay chân không thu

được cao chiết methanol (cao chiết tổng).

Bảng 3.9. Cao chiết tổng của 12 loài dược liệu tiềm năng

Stt Họ Chi Tên khoa học

Tên

thường

gọi

Kí hiệu

mẫu

Bộ

phận

thu

mẫu

Khối

lượng

cao

chiết

(mg)

1 Acanthaceae. Clinacanthus C. nutans Xương

khỉ LTA18 Lá 505

2 Annonaceae Leoheo L.

domatiophorus

Lèo

heo CNĐ321

Thân

và lá 475

3 Asteraceae Taraxacum T. officinale

Bồ

công

anh

LTA75 Cả

cây 425

4 Fabaceae Milletia M. reticulata

huyết

đằng

LTA37 Dây 570

5 Lycopodiaceae Lycopodiella L. cernua Thạch

tùng CNĐ225

Cả

cây 435

57

Stt Họ Chi Tên khoa học

Tên

thường

gọi

Kí hiệu

mẫu

Bộ

phận

thu

mẫu

Khối

lượng

cao

chiết

(mg)

6 Menispermaceae Stephania S. rotunda Bình

vôi LTA59

Rễ

và củ 538

7 Plumbaginaceae Plumbago P. zeylanica Bạch

hoa xà LTA11

Cả

cây 455

8 Rubiaceae Ophiorrhiza O. baviensis Xà căn

Ba vì CQL147

Cả

cây 481

9 Simaroubaceae Eurycoma E. longifolia Bá

bệnh CNĐ165

Thân

và rễ 524

10

Solanaceae Solanum

S. torvum

Cà dại

hoa

trắng

LTA83

Phần

trên

mặt

đất

540

11 S. procumben Cà gai

leo LTA34

Thân

và lá 475

12 Taccaceae Tacca T.subflabellata Râu hùm

việt LTA62

Cả

cây 536

3.2.1.2. Sàng lọc hoạt tính gây độc tế bào ung thư

Cao chiết tổng của 12 mẫu dược liệu được tiến hành sàng lọc tác dụng gây

độc trên 5 dòng tế bào ung thư ở người gồm: ung thư phổi SK-LU-1 và A549, ung

thư cổ tử cung Hela, ung thư vú MCF-7, ung thư biểu mô KB. Kết quả sàng lọc

được chỉ ra ở bảng 3.10.

Cao chiết tổng các loài Xương khỉ (LTA18), Bình vôi (LTA59), Xà căn ba vì

(CQL147), thể hiện hoạt tính gây độc ở mức trung bình trên cả 5 dòng tế bào ung

thư thử nghiệm với giá trị IC50 từ 21,76±2,32 đến 50,25±4,49 μg/mL. cao chiết loài

Kê huyết đằng (LTA37) và Râu hùm việt (LTA62) có tác dụng gây độc yếu với giá

trị IC50 từ 62,45±6,67 đến 88,76±6,35 μg/mL, các mẫu còn lại không thể hiện hoạt

tính gây độc tế bào ung thư (IC50 > 100 μg/mL)

Bảng 3.10. Kết quả sàng lọc hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cao chiết tổng

của 12 loài dược liệu tiềm năng

1

Nồng độ (µg/ml) Xương khỉ (LTA18)

MCF7 Hela KB A549 SK-LU-1

100 84,59 88,29 89,64 81,82 82,18

20 29,64 29,56 37,04 22,09 26,82

4 16,05 15,15 18,57 16,51 14,41

0,8 5,62 2,77 5,73 0,12 7,75

IC50 44,02±1,37 41,74±1,01 33,17±1,36 48,22±4,98 50,25±4,49

58

2

Nồng độ (µg/ml) Lèo heo (CNĐ321)

MCF7 Hela KB A549 SK-LU-1

100 48,27 46,46 23,82 27,78 24,01

20 11,63 19,34 -2,08 4,28 -3,00

4

0,8

IC50 >100 >100 >100 >100 >100

3

Nồng độ (µg/ml) Bồ công anh(LTA75)

MCF7 Hela KB A549 SK-LU-1

100 29,64 34,85 24,79 30,82 28,77

20 5,71 3,86 8,00 10,14 4,05

4

0,8

IC50 >100 >100 >100 >100 >100

4

Nồng độ (µg/ml) Kê huyết đằng(LTA37)

MCF7 Hela KB A549 SK-LU-1

100 60,24 54,13 69,94 63,37 58,09

20 19,31 18,15 13,52 16,86 18,66

4 8,63 8,57 2,94 7,08 10,57

0,8 -0,75 1,08 -2,51 1,99 4,36

IC50 75,40±1,58 88,76±6,35 70,52±7,24 75,19±4,17 81,49±4,19

5

Nồng độ (µg/ml) Thạch tùng(CNĐ225)

MCF7 Hela KB A549 SK-LU-1

100 26,37 18,37 24,22 20,76 18,41

20 6,51 6,22 7,40 9,55 4,45

4

0,8

IC50 >100 >100 >100 >100 >100

6

Nồng độ (µg/ml) Bình vôi(LTA59)

MCF7 Hela KB A549 SK-LU-1

100 81,48 79,08 95,07 79,78 90,00

20 42,57 35,10 49,41 41,84 43,54

4 15,64 17,91 13,31 19,39 15,78

0,8 7,49 4,40 2,42 10,44 8,49

IC50 31,56±1,35 38,23±1,67 23,20±2,49 32,06±1,58 28,78±2,13

7

Nồng độ (µg/ml) Bạch hoa xà(LTA11)

MCF7 Hela KB A549 SK-LU-1

100 47,91 31,37 42,37 44,21 43,00

20 2,36 6,31 7,62 4,66 15,88

4

0,8

IC50 >100 >100 >100 >100 >100

8

Nồng độ (µg/ml) Xà căn Ba vì(CQL147)

MCF7 Hela KB A549 SK-LU-1

100 89,48 86,79 93,65 97,22 89,66

20 46,18 41,93 45,15 50,22 46,49

4 16,34 14,74 14,21 15,91 12,68

0,8 5,21 0,10 6,60 3,73 4,79

IC50 25,68±2,66 29,02±1,64 26,92±1,40 21,76±2,32 26,75±3,42

59

9

Nồng độ (µg/ml) Bá bệnh(CNĐ165)

MCF7 Hela KB A549 SK-LU-1

100 22,31 25,48 20,94 28,97 24,45

20 11,02 10,41 11,26 9,24 10,33

4

0,8

IC50 >100 >100 >100 >100 >100

10

Nồng độ (µg/ml) Cà dại hoa trắng(LTA83)

MCF7 Hela KB A549 SK-LU-1

100 48,48 40,10 26,18 39,55 30,07

20 19,31 5,14 0,82 1,52 14,48

4

0,8

IC50 >100 >100 >100 >100 >100

11

Nồng độ (µg/ml) Cà gai leo(LTA34)

MCF7 Hela KB A549 SK-LU-1

100 21,48 16,34 12,29 18,42 16,24

20 6,56 2,79 -1,85 5,14 4,75

4

0,8

IC50 >100 >100 >100 >100 >100

12

Nồng độ (µg/ml) Râu hùm việt (LTA62)

MCF7 Hela KB A549 SK-LU-1

100 63,72 79,92 80,03 78,38 82,06

20 10,21 13,52 11,61 10,89 12,63

4 5,77 7,14 5,89 2,73 3,91

0,8 -6,02 -3,19 -2,94 -7,18 -5,29

IC50 78,11±5,56 63,66±7,32 66,24±6,84 73,34±7,96 62,45±6,67

Pos,

Nồng độ (µg/ml) Ellipticine (Đối chứng dương)

MCF7 Hela KB A549 SK-LU-1

10 95,15 99,14 92,87 95,24 100,21

2 72,86 76,05 72,08 72,36 81,80

0,4 51,22 51,67 50,19 49,74 55,31

0,08 22,08 23,23 24,45 19,36 21,77

IC50 0,42±0,04 0,41±0,02 0,45±0,03 0,50±0,04 0,36±0,02

Riêng đối với dòng tế bào ung thư cổ tử cung cao chiết tổng của các dược

liệu chưa thể hiện hoạt tính ở các nồng độ thử.

3.2.1.3. Sàng lọc hoạt tính kháng viêm

Cao chiết tổng của 12 mẫu dược liệu được tiến hành sàng lọc tác dụng kháng

viêm thông qua ức chế sản sinh NO trong tế bào RAW 264.7 được kích thích bởi

LPS. Kết quả sàng lọc được chỉ ra ở bảng 3.11 sau đây:

60

Bảng 3.11. Kết quả sàng lọc hoạt tính kháng viêm của cao chiết tổng của 12 loài

dược liệu tiềm năng

Nồng độ

(µg/ml)

Xương khỉ (LTA18) Lèo heo (CNĐ321) Bồ công anh (LTA75)

% ức chế

NO

% tế bào

sống

% ức chế

NO

% tế bào

sống

% ức chế NO % tế bào

sống

100 52,91 80,16

34,82 99,50 47,29 63,58

20 36,71 89,52

-1,84 100,71 23,41 101,55

4 16,55 -2,17 9,73

0,8 3,85 -1,24

IC50 74,93±3,16 - >100 - >100 -

Nồng độ

(µg/ml)

Kê huyết đằng (LTA37) Thạch tùng (CNĐ225) Bình vôi (LTA59)

% ức chế

NO

% tế bào

sống

% ức chế

NO

% tế bào

sống

% ức chế

NO

% tế bào

sống

100 88,13 72,33 32,36 97,14 60,08 72,11

20 51,02 94,53 14,91 98,78 37,09 78,98

4 19,56 8,10 6,09

0,8 5,31 1,98 1,77

IC50 21,04±1,34 - >100 - 57,49±2,39 -

Nồng độ

(µg/ml)

Bạch hoa xà (LTA11) Xà căn ba vì (CQL147) Bá bệnh (CNĐ165)

% ức chế

NO

% tế bào

sống

% ức chế

NO

% tế bào

sống

% ức chế

NO

% tế bào

sống

100 63,62 74,92 65,30 63,24 77,99 76,86

20 34,81 88,96 45,09 85,56 63,39 77,50

4 7,06 7,45 28,50

0,8 0,22 2,71 12,83

IC50 53,86±3,70 - 40,89±2,34 - 12,37±2,21 -

Nồng độ

(µg/ml)

Cà dại HT (LTA83) Cà gai leo (LTA34) Râu hùm việt(LTA62)

% ức chế

NO

% tế bào

sống

% ức chế

NO

% tế bào

sống

% ức chế

NO

% tế bào

sống

100 12,95 101,68 78,28 87,47 52,23 99,58

20 -5,58 102,35 46,45 89,01 4,12 99,75

4 7,37 18,24 3,75

0,8 2,95 10,22 2,62

IC50 >100 - 28,35±2,41 - 98,01±7,64 -

Nồng độ

(µg/ml)

Đối chứng dương (L-NMMA)

% ức chế

NO

% tế bào

sống

100 93,56 85,30

20 77,29 98,14

4 30,66

0,8 17,84

IC50 7,10±0,68 -

Kết quả sàng lọc cho thấy 07/12 cao chiết từ các loài dược liệu tiềm năng có

tác dụng kháng viêm thông qua ức chế sản sinh NO trong tế bào RAW264.7 được

kích thích bởi LPS. Trong đó, Kê huyết đằng (LTA37), Cà gai leo (LTA34) và Bá

bệnh (CNĐ165) có tác dụng kháng viêm mạnh với giá trị IC50 lần lượt là 21,04;

61

28,35 và 12,37 μg/mL. Các loài Bạch hoa xà (LTA11), Râu hùm việt nam (LTA62),

Bình vôi (LTA59) và Xương khỉ (LTA18) cũng thể hiện hoạt tính kháng viêm ở mức

độ yếu hơn với giá trị IC50 từ 53,86 đến 98,01 μg/mL. Cao chiết của các loài dược

liệu còn lại chưa thể hiện hoạt tính ở các nồng độ nghiên cứu.Đối chứng dương L-

NMMA hoạt động ổn định trong suốt quá trình thử nghiệm.

Như vậy, từ kết quả đánh giá hoạt tính gây độc tế bào trên 5 dòng tế bào ung

thư (Bảng 3.12.) và khả năng ức chế sản sinh NO (Bảng 3.11) của 12 mẫu cao chiết

methanol tương ứng 12 mẫu loài dược liệu đã được lựa chọn, cho thấy:

Xà căn ba vì, Bình vôi là những cây thuốc có hoạt tính gây độc tế bào trên 5

dòng ung thư cao; Bá bệnh, Kê huyết đằng là những cây thuốc có khả năng ức chế

sản sinh NO cao trong số 12 loài dược liệu tiềm năng đã đánh giá, chọn lựa. Trong

4 loài cây dược liệu này, ngoài trừ cây bá bệnh, 3 cây thuốc còn lại gồm: Xà căn ba

vì, Bình vôi và Kê huyết đằng đều thể hiện cả hoạt tính gây độc tế bào ung thư và

khả năng ức chế sản sinh NO, trong đó Xà căn ba vì là cây cho kết quả đánh giá

sàng lọc hoạt tính gây độc tế bào ung thư cao nhất, Bá bệnh là cây cho kết quả đánh

giá sàng lọc khả năng ức chế sản sinh NO cao nhất.

Với kết quả sàng lọc như trên, và tình hình điều tra nguyên liệu nghiên cứu

thực tế, chúng tôi lựa chọn loài O. baviensis để tiến hành các nghiên cứu tiếp theo.

3.2.2. Nghiên cứu thành phần hóa học của Xà căn ba vì (O. baviensis)

3.2.2.1. Phân lập hợp chất từ loài Xà căn ba vì (O. baviensis Drake)

Phần trên mặt đất loài Xà căn ba vì (O. baviensis Drake) được thu hái vào

tháng 3 năm 2018 tại Nam Đông, Thừa Thiên Huế. Mẫu được phơi khô dưới bóng

râm, xay nhỏ thu được 3kg bột khô. Bột này được ngâm chiết với methanol (3 lần x

5 lít) bằng thiết bị chiết siêu âm (ở 50oC, mỗi lần 2 giờ). Các dịch chiết được gom

lại, lọc qua bông và cất quay loại dung môi dưới áp suất giảm thu được 150 g cặn

chiết methanol. Cặn chiết được phân bố đều trong 2 lít nước cất rồi chiết lần lượt

với các dung môi n-hexane, dicholoromethane, ethyl acetate. Các dịch chiết trên

được loại dung môi dưới áp suất giảm thu được cặn n-hexane (OBH, 60 g),

dicholoromethane (OBD, 9 g), ethyl acetate (OBE, 6 g) và cặn nước (OBW, 18g).

Cặn ethyl acetat (OBE 6 g) được tẩm vào silica gel rồi được tiến hành sắc ký

cột với hệ dung môi dicholoromethane/methanol (15/1, v/v) thu được bốn phân

đoạn, OBE1 – OBE4. Phân đoạn OBE1 được tinh chế trên cột sắc ký RP18 với hệ

62

dung môi methanol/nước (3/1, v/v) để thu được hợp chất OB10 (7 mg) và phân

đoạn nhỏ hơn OBE1.1 và OBE1.2.Phân đoạn OBE1.1. tiếp tục được phân tách trên

sắc ký cột sephadex LH-20 với hệ dung môi methanol/nước (1/1, v/v) thu được hợp

chất OB5 (4 mg). Tương tự, hợp chất OB9 (6 mg) thu được khi phân tách phân

đoạn OBE1.2 trên sắc ký cột sephadex với hệ dung môi rửa giải methanol/nước

(1/1, v/v).Phân đoạn OBE2 được phân tách trên cột sắc ký RP18 với hệ dung môi

methanol/nước (1,5/1, v/v) để thu được hợp chất OB3 (15 mg) và phân đoạn

OBE2.1. Tiếp tục tinh chế phân đoạn OBE2.1 bằng cột sắc ký sephadex LH-20 với

hệ dung môi methanol/nước (1/1, v/v) thu được hợp chất OB2 (20 mg). Phân đoạn

OBE3 được phân tách trên cột sắc ký RP18 với hệ dung môi methanol/nước (1,5/1,

v/v) để thu được hai phân đoạn OBE3.1, OBE3.2. Phân đoạn OBE3.1 tiếp tục được

phân tách trên cột sắc ký sephadex LH-20với hệ dung môi rửa giải methanol/nước

(1/1, v/v) để thu được hai phân đoạn nhỏ hơn OBE3.1A, OBE3.1B. Hợp chất OB1

(24 mg) thu được khi tinh chế phân đoạn OBD2.1A bằng cột sắc ký silica gel và rửa

giải với hệ dung môi dicholoromethan/methanol (9/1, v/v).

Cặn nước (OBW, 18g) được tách bằng cột Diaion HP-20, rồi lần lượt rửa

giải với hệ dung môi methanol/nước theo các tỉ lệ 25/75, 50/50, 75/25 và 100%

methanol thu được bốn phân đoạn, OBW1-OBW4. Phân đoạn OBW2 được phân

tách trên cột sắc ký silica gel với hệ dung môi dicholoromethan/methanol (10/1,

v/v) để thu được năm phân đoạn OBW2.1-OBW2.5. Phân đoạn OBW2.2 tiếp tục

đưa lên cột sắc ký RP-18 và rửa giải với hệ dung môi methanol/nước (1,8/1, v/v/) để

thu được hợp chất OB11 (34 mg).Phân tách phân đoạn OBW2.4 trên sắc ký cột pha

đảo RP-18 sử dụng methanol/nước (1/2, v/v) làm dung môi rửa giải thu được hai

phân đoạn nhỏ hơn, OBW2.4.1.-OBW2.4.2. Hợp chất OB12 (25 mg) thu được khi

tinh chế phân đoạn OBW2.4.1 trên sắc ký cột pha thường với hệ dung môi

dichloromethane/acetone/nước (1/1,5/0,1, v/v/v). Tương tự, hợp chất OB14 (74 mg)

thu được khi tinh chế phân đoạn OBW2.4.2 trên sắc ký cột pha thường với hệ dung

môi dichloromethane/acetone/nước (1/1,5/0,1, v/v/v).

63

Hình 3.18. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ loài Xà căn ba vì

64

3.2.2.2. Xác định cấu truc hóa học của các hợp chất phân lập từ loài Xà căn

ba vì

+ Hợp chất 1: Vincosamide (ký hiệu: OB1)

Hình 3.19. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của OB1

Hợp chất OB1 thu được dưới dạng chất bột, màu vàng nhạt. Sự có mặt của

píc ion giả phân tử tại m/z 499,2070 [M+H]+ (tính toán lý thuyết cho công thức

C26H31N2O8 là 499,2080) trên phổ HR-ESI-MS cho phép xác định công thức phân

tử của OB1 là C26H30N2O8.

Trên phổ 1H-NMR của OB1 quan sát thấy tín hiệu của tám olefinic proton

tại δH 5,21 (1H, dd, J = 2,0, 10,0 Hz), 5,30 (1H, dd, J = 2,0, 17,5 Hz), 5,57 (1H, dd,

J = 10,0, 17,5 Hz), 7,02 (1H, t, J = 8,0 Hz), 7,10 (1H, t, J = 8,0 Hz), 7,32 (1H, d, J =

8,0 Hz), 7,44 (1H, d, J = 8,0 Hz) và 7,47 (1H, d, J = 2,5 Hz); một anomeric proton

tại δH 4.73 (1H, d, J = 8.0 Hz). Bên cạnh đó, các tín hiệu trên phổ 13C-NMR và

HSQC của OB1 xác định sự có mặt của 26 carbon bao gồm sáu carbon không liên

kết trực tiếp với hydro tại δC 109,1, 109,3, 128,0, 134,6, 138,3, và 166,1; 15 nhóm

CH tại δC 44,.5, 54,8, 74,8, 78,3, 71,6, 78,0, 97,5, 99,7, 112,0, 118,8, 120,0, 122,5,

133,9 và 149,0; năm nhóm CH2 tại δC 22,0, 32,7, 41,2, 62,7 và 120,5. Dữ liệu phổ

1H-, 13C-NMRvà HR-ESI-MS thu được của OB1 hoàn toàn phù hợp với hợp chất

vincosamide [147].

Ngoài ra, các tín hiệu tương tác HMBC giữa H-18 (δH 5,21, 5,30) và H-19

(δH 5,57) với C-20 (δC 44,5) xác định vị trí của nhóm –CH=CH2 tại C-20; tương tác

H-17 (δH 7,47) với C-15 (δC 27,4)/ C-16 (δC 109,1)/C-21 (δC 97,5)/ C-22 (δC 166,1)

xác định vị trí của liên kết đôi tại C-15/C-16 và nhóm carbonyl tại C-22. Tương tác

HMBC từ H-1ʹ (δH 4,73) với C-21 (δC 97,5) xác định vị trí của phần đường tại C-21.

65

Từ các phân tích trên OB1 được xác định là vincosamide, hợp chất này được Li và

cộng sự thông báo phân lập được từ loài O. grandibracteolata vào năm 2009 [148].

Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên hợp chất vincosamide được thông báo phân lập

từ loài O. baviensis.

+ Hợp chất 2: 3β,19α,23,24–tetrahydroxyurs-12-en-28-oic acid (ký hiệu:

OB2)

Hình 3.20. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của OB2

Hợp chất OB2 tách được dưới dạng chất bột, màu trắng. Trên phổ 1H-NMR

của OB2 xuất hiện tín hiệu của năm nhóm methyl tại δH 0,82 (3H, s), 0,98 (3H, s),

0,95 (3H, d, J = 6,5 Hz), 1,21 (3H, s) và 1,35 (3H, s); một olefinic proton tại δH 5,30

(1H, brs); một oxymethine proton tại δH 3,77 (1H, m); và bốn oxymethylene proton

tại δH 3,57 (1H, d, J = 11,0 Hz), 3,67 (1H, d, J = 11,0 Hz), 4,09 (1H, d, J = 11,0 Hz)

và 4,16 (1H, d, J = 11,0 Hz).

Phân tích các tín hiệu trên phổ 13C-NMR và HSQC của OB2 cho phép xác

định sự có mặt của năm nhóm CH3 tại δC 16,2, 16,6, 17,6, 24,8 và 27,2; 11 nhóm

CH2 (bao gồm hai nhóm oxymethylene) tại δC 19,9, 24,9, 26,9, 27,4, 28,0, 29,7,

34,1, 39,3, 39,4, 63,6 và 63,7; sáu nhóm CH (gồm một nhóm oxymethine) tại δC

43,1, 48,7, 49,0, 55,3, 75,0 và 129,1; và tám carbon không liên kết với hydro tại δC

37,7, 41,0, 42,6, 43,3, 47,2, 73,8, 140,3 và 182,4. Các dữ kiện phổ 1H-, 13C-NMR

và HSQC của OB2 gợi ý hợp chất này là một triterpenoid khung ursane.

Các tương tác HMBC từ H-3 (δH 3,77) đến C-4 (δC 47,2)/ C-24 (δC 63,6);

H-23 (δH 3,57, 4,16)/ H-24 (δH 3,67, 4,09) đến C-3 (δC 75.0)/ C-4 (δC 47.2)/ C-5 (δC

49.0) cho phép xác định vị trí của hai nhóm oxymethylene tại vị trí 23, 24. Vị

trí của liên kết đôi được xác định dựa vào tương tác HMBC giữa H-12 (δH 5,30)

và C-9 (δC 48,7)/ C-11 (δC 24,9)/ C-14 (δC 42,6)/ C-18 (δC 55,3). Tương tự, tín

66

hiệu tương tác trên phổ HMBC từ H-29 (δH 1,21) đến C-18 (δC 55,3)/ C-19 (δC

73,8)/ C-20 (δC 43,1) và giá trị độ dịch chuyển hóa học của carbon C-19 (δC 73.8)

xác định sự có mặt của nhóm hydroxy tại đây. Từ các phân tích phổ trên kết

hợp so sánh với tài liệu đã công bố [149], hợp chất OB2 được xác định là

3β,19α,23,24–tetrahydroxyurs-12-en-28-oic acid.

+ Hợp chất 3: 3β,6β,23–trihydroxyolean-12-en-28-oic acid (ký hiệu:

OB3)

Hợp chất OB3 thu được dưới dạng chất bột, màu trắng. Trên phổ 1H-NMR

của OB3 quan sát thấy tín hiệu singlet của sáu nhóm methyl tại δH0,93 (3H, s), 0,97

(3H, s), 1,09 (3H, s), 1,11 (3H, s), 1,16 (3H, s), và 1,35 (3H, s); một olefinic proton

tại δH5,30 (brs); và bốn oxygenated proton tại δH 3,49 (d, J = 11,0 Hz), 3,57 (dd, J =

2,5, 10,5 Hz), 3,62 (d, J = 11,0 Hz) và 4,41 (m). Phân tích các tín hiệu trên phổ 13C-

NMR với sự hỗ trợ của phổ HSQC của OB3 xác định sự có mặt của 30 carbon gồm

tám carbon không liên kết với hydro tại δC31,6, 37,4, 39,7, 43,5, 44,2, 47,1, 144, và

181,2; sáu methine carbon tại δC42,8, 49,2, 49,4, 68,6, 73,9 và 123,8; 10

methylene carbon tại δC24,2, 24,4, 27,6, 28,9, 34,0, 35,0, 41,2, 41,7, 47,4 và 66,9;

Và sáu methyl carbon tại δC14,1, 17,7, 18,9, 24,0, 26,5 và 33,6.

Hình 3.21. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của OB3

Các dữ kiện phổ 1H-, 13C-NMR và HSQC của OB3 gợi ý hợp chất này là

một triterpenoid khung oleanane. Các tương tác trên phổ HMBC giữa H-23 (δH

3,49, 3,62)/H-24 (δH 1,09) với C-3 (δC 73,9)/ C-4 (δC 44,2)/ C-5 (δC 49,4) cùng với

giá trị độ dịch chuyển hóa học của C-3 và C-23 xác định sự có mặt của các nhóm

hydroxy tại C-3 và C-23 [150]. Ngoài ra, tương tác HMBC giữa H-12 (δH 5,30) với

C-9 (δC 49,2)/ C-11 (δC 24,4)/ C-14 (δC 43,5)/ C-18 (δC 42,8) xác định vị trí của liên

67

kết đôi tại C-12/C-13. Từ các bằng chứng phổ trên kết hợp so sánh giá trị phổ với

tài liệu đã công bố [150], hợp chất OB3 được xác định là 3β,6β,23–

trihydroxyolean-12-en-28-oic acid.

+ Hợp chất 4: Rotundic acid (ký hiệu: OB5)

Hình 3.22. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của OB5

Hợp chất OB5 thu được dưới dạng tinh thể hình kim, màu trắng. Trên phổ 1H-

NMR của OB5 quan sát thấy tín hiệu của sáu nhóm methyl singlet tại δH0,74 (3H, s),

0,85 (3H, s), 0,95 (3H, d, J = 6.5 Hz), 1,00 (3H, s), 1,21 (3H, s) và 1,35 (3H, s); hai

oxymethylene proton tại δH 3,32 (1H, d, J = 11,0 Hz), 3,56 (1H, d, J = 11,0 Hz); một

oxymethine proton tại δH 3,63 (1H, dd, J = 4,5, 11,5 Hz); và một olefinic proton tại δH

5,30 (1H, brs).

Phân tích các tín hiệu trên phổ 13C-NMR và HSQC của OB5 cho phép xác định

sự có mặt của 30 carbon gồm sáu nhóm methyl tại δC 12,7, 16,3, 16,6, 17,8, 24,8 và

27,2; 10 nhóm methylene tại δC19,3, 24,7, 26,8, 27,5, 27,4, 29,8, 33,8, 39,3, 39,5,

67,8; sáu nhóm methine tại δC43,1, 48,7, 49,0, 55,3, 74,3 và 129,2; và tám carbon

không liên kết với hydro tại δC 37,9, 41,1, 42,7 (2xC), 43,3, 73,8, 140,2, 182,4.

Dữ liệu phổ 1H-, và 13C-NMR thu được của OB5 gợi ý hợp chất này là

một triterpene acid, khung ursane. Bên cạnh đó, các tương tác trên phổ HMBC từ

H-23 (δH 3,32, 3,56)/ H-24 (δH 0,74) đến C-3 (δC 74,3)/ C-4 (δC 42,7)/ C-5 (δC 49,0)

xác định sự có mặt của các nhóm hydroxy tại C-3 và C-23. Vị trí của liên kết đôi tại

C12/C-13 được xác định dựa vào các tương tác HMBC từ H-12 (δH 5,30) đến C-11 (δC

24,7)/ C-14 (δC 42,7)/ C-18 (δC 55,3) và H-27 (δH 1,35) đến C-8 (δC 41,1)/ C-13 (δC

140,2)/ C-14 (δC 42,7). Ngoài ra, tương tác HMBC từ H-29 (δH 1,21) đến C-18 (δC

55,3)/ C-19 (δC 73,8)/ C-20 (δC 43,1) và H-30 (δH 0,95) đến C-19 (δC 73,8)/ C-20 (δC

43,1)/ C-21 (δC 27,5) cùng với giá trị độ dịch chuyển hóa học của C-19 xác định vị trí

68

nhóm hydroxy tại C-19 và hai nhóm methyl tại vị trí C-19 và C-20. Từ những phân tích

trên kết hợp so sánh số liệu NMR ở tài liệu tham khảo [151], hợp chất OB5 được xác

định là rotundic acid (hay còn gọi là rutundic acid). Hợp chất này được phân lập lần

đầu tiên từ loài Ilex rotunda (1968) [152]. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên hợp chất

rotundic được phân lập từ chi Ophiorrhiza.

+ Hợp chất 5: Blumenol A (ký hiệu: OB9)

Hình 3.23. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của OB9

Hợp chất OB9 phân tách được dưới dạng chất bột, màu trắng. Trên phổ 1H-

NMR của OB9 xuất hiện tín hiệu của bốn nhóm methyl tại δH 0,92 (3H, s), 0,94

(3H, s), 1,14 (3H, d, J = 6,5 Hz) và 1,81 (3H, s); ba olefinic proton tại δH 5,67 (1H,

d, J = 15,5 Hz), 5,71 (1H, dd, J = 4,5, 15,5 Hz) và 5,78 (1H, s); và một oxymethine

proton tại δH 4,22 (1H, m).

Ngoài ra, các tín hiệu trên phổ 13C-NMR và HSQC của OB9 xác định sự có

mặt 13 carbon gồm bốn carbon không liên kết với hydro tại δC 42,4, 80,0, 167 và

201,2; bốn nhóm methine tại δC 68,6, 127,1, 130,0 và 137,0; một nhóm methylene

tại δC 50,8; và bốn nhóm methyl tại δC 19,5, 23,5, 23,8 và 24,5. Số liệu phổ 1H- và

13C-NMR gợi ý hợp chất OB9 là một megastigmane. Sự có mặt của hai nhóm

methyl tại C-1 được xác định dựa vào tương tác HMBC từ H-11 (δH 0,94)/ H-12 (δH

0,92) đến C-1 (δC 42,4)/ C-2 (δC 50,8)/ C-6 (δC 80,0).

Tương tác từ H-13 (δH 1,81) đến C-4 (δC 127,1)/ C-5 (δC 167,4)/ C-6 (δC 80,0)

cùng với giá trị độ dịch chuyển hóa học của C-6 xác định vị trí của liên kết đôi tại

C-4/C-5 và nhóm hydroxy tại C-6. Vị trí của liên kết đôi tại C-7/C-8 và nhóm

hydroxy tại C-9 được xác định dựa vào tương tác giữa H-7 (δH 5,67)/ H-8 (δH 5,71)

với C-9 (δC 68,6) và H-10 (δH 1,14) với C-8 (δC 137,0)/ C-9 (δC 68,6) cùng với giá trị

độ dịch chuyển hóa học của C-9.

69

Ngoài ra, tương tác từ H-2 (δH 2,06, 2,28) đến C-3 (δC 201,2) xác định vị trí

của nhóm carbonyl còn lại. Từ những phân tích trên kết hợp so sánh với tài liệu

tham khảo [153], hợp chất OB9 được xác định là blumenol A.

Hợp chất này được phân lập lần đầu tiên từ loài Podocarpus blumei

(Galbraith, 1972) [154]. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên hợp chất blumenol A được

phân lập từ chi Ophiorrhiza.

+ Hợp chất 6: 3β,23,24–trihydroxyurs-12-en-28-oic acid (ký hiệu: OB10)

(hợp chất mới)

Hợp chất OB10 thu được dưới dạng chất bột, màu trắng. Công thức phân tử

của OB10 được xác định là C30H48O5 bởi sự xuất hiện của các pic ion m/z 523,3188

[M+Cl]- (tính toán lý thuyết cho công thức C30H48ClO5, 523,3190) và m/z 487,3398

[M-H]- (tính toán lý thuyết cho công thức C30H47O5, 487,3423). Phổ 1H-NMR của

OB10 xuất hiện ba tín hiệu singlet và hai tín hiệu doublet của năm nhóm methyl tại

δH 0,85 (3H, s), 0,90 (3H, d, J = 6,5 Hz), 0,98 (3H, d, J = 6,5 Hz), 1,00 (3H, s) và

1,14 (3H, s); một olefinic proton tại δH 5,24 (1H, s); một oxygenated methine proton

tại δH 3,76 (1H, dd, J = 3,5, 11,0 Hz); và bốn oxygenated methylene proton tại δH

3,56 (1H, d, J = 11,5 Hz), 3,67 (1H, d, J = 11,0 Hz), 4,08 (1H, d, J = 11,0) và 4.15

(1H, d, J = 11,5 Hz).

Hình 3.24. Cấu trúc hóa học, các tương tác HMBC chính của hợp chất OB10

và hợp chất tham khảo OB2

Phân tích các tín hiệu trên phổ 13C-NMR và HSQC của OB10 cho phép xác

định sự có mặt của 30 carbon gồm năm nhóm methyl tại δC16,4, 17,6, 17,7, 21,6 và

24,1; 11 nhóm methylene tại δC19,7, 25,0, 25,4, 28,0, 29,2, 31,6, 34,2, 38,2, 39,5,

63,4 và 63,7; bảy nhóm methine tại δC40,2, 40,4, 48,8, 49,0, 54,3, 74,8 và 126,7; và

sáu carbon không liên kết trực tiếp với hydro tại δC37,6, 40,8, 43,3, 47,2, 48,8,

70

139,8 và 182,3. Phân tích dữ liệu phổ 1H-, 13C-NMR của OB10 cho phép dự đoán

đây là hợp chất triterpene acid, khung ursane và có cấu trúc gần giống với hợp chất

3β,19α,23,24–tetrahydroxyurs-12-en-28-oic acid (OB2) [145], ngoại trừ sự thiếu

vắng nhóm hydroxy tại C-19 ở OB10. Tương tác HMBC giữa H-29 (δH 0,90) với

C-18 (δC 54,3), C-19 (δC 40,4) và C-20 (δC 40,2); H-30 (δH 0,99) với C-19 (δC 40,4),

C-20 (δC 40,2) và C-21 (δC 31,6) cùng với giá trị độ dịch chuyển hóa học của C-19

xác nhận lại cho dự đoán trên. Các tương tác HMBC từ H-12 (δH 5,24) đến C-9 (δC

48,8)/ C-14 (δC 43,3)/ C18 (δC 54,3) và H-27 (δH 1,14) đến C-8 (δC 40,8)/ C-13 (δC

139,8)/ C-14 (δC 43,3)/ C-15 (δC 29,2) xác định vị trí của liên kết đôi tại C-12/C-13.

Các tương tác trên phổ HMBC giữa H-23 (δH 3,67, 4,08)/ H-24 (δH 3,56, 4,15) với

C-3 (δC 74,8)/ C-4 (δC 47,2)/ C-5 (δC 49,0) xác định sự có mặt của 2 nhóm

oxymethylene tại C-4. Hằng số tương tác của H-3 (dd, J = 3,5, 11,0 Hz) gợi ý H-3

định hướng axial [155]. Bên cạnh đó, các tương tác trên phổ ROESY của H-3 (δH

3,76)/H-23 (δH 3,67), H-5 (δH 1,61)/ H-23 (δH 3,67) và H-24 (δH 4,15)/H-25 (δH

1,00) xác nhận sự đúng đắn của dự đoán trên. Từ các phân tích trên, hợp chất OB10

được xác định là 3β,23,24–trihydroxyurs-12-en-28-oic acid. Tra cứu trên cơ sở dữ

liệu Scifinder cho phép kết luận đây là hợp chất mới.

Hình 3.25. Phổ 1H-NMR của hợp chất OB10

71

Hình 3.26. Phổ 13C-NMR của hợp chất OB10

Hình 3.27. Phổ HSQC của hợp chất OB10

Hình 3.28. Phổ HMBC của hợp chất OB10

72

Bảng 3.12. Số liệu phổ NMR của OB10 và hợp chất tham khảo (OB2)

Pos. δC# δC

a,b δHa,c (mµLt., J in Hz)

1 39,4 39,5 1,02 (m)

1,68 (m)

2 28,0 28,0 1,71 (m)

1,80 (m)

3 75,0 74,8 3,76 (dd, 3,5, 11,0)

4 47,2 47,2 -

5 49,0 49,0 1,61 (m)

6 19,9 19,7 1,43 (m)

1,62 (m)

7 34,1 34,2 1,62 (m)

1,30 (m)

8 41,0 40,8 -

9 48,7 48,8 1,28 (m)

10 37,7 37,6 -

11 24,9 25,0 1,45 (m)

12 129,1 126,7 5,24 (s)

13 140,3 139,8 -

14 42,6 43,3 -

15 29,7 29,2 1,09 (m)

16 26,9 25,4 1,65 (m)

17 43,3 48,8 -

18 55,3 54,3 2,22 (d, 11,0)

19 73,8 40,4 1,02 (m)

20 43,1 40,2 1,70 (m)

21 27,4 31,6 1,38 (m)

1,42 (m)

22 39,3 38,2 1,64 (m)

1,72 (m)

23 63,7 63,4 3,67 (d, 11,0)

4,08 (d, 11,0)

24 63,6 63,7 3,56 (d, 11,5)

4,15 (d, 11,5)

25 16,2 16,4 1,00 (s)

26 17,6 17,7 0,85 (s)

27 24,8 24,1 1,14 (s)

28 182,4 182,3 -

29 27,2 17,6 0,90 (d, 6,5)

30 16,6 21,6 0,98 (d, 6,5) a) đo trong CD3OD, b) đo tại 125 MHz, c) đo tại 500 MHz, #)δC của hợp chất tham khảo

(OB2).

73

+ Hợp chất 7: (5S)-5-carboxystrictosidine (ký hiệu: OB11)

Hình 3.29. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của OB11

Hợp chất OB11 thu được dưới dạng chất bột, màu vàng. Công thức phân tử

của OB11 được xác định là C28H34N2O11 bởi sự xuất hiện của các pic ion m/z

575,2236 [M+H]+ (tính toán lý thuyết cho công thức C28H35N2O11, 575,2241). Trên

phổ 1H-NMR của OB11 quan sát thấy tín hiệu của sáu olefinic proton tại δH 5,28

(1H, d, J = 11,0 Hz), 5,41 (1H, d, J = 17,5 Hz), 5,87 (1H, m), 7,05 (1H, dd, J = 7,5,

8,0 Hz), 7,15 (1H, t, J = 8,0 Hz), 7,34 (1H, d, J = 8,0 Hz), 7,83 (1H, s), 7,48 (1H, d,

J = 7,5 Hz); một nhóm methoxy tại δH 3,82 (3H, s) và một anomeric proton tại δH

4,86 (1H, d, 8,0 Hz).

Trên phổ 13C-NMR và HSQC của OB11 xác định sự có mặt của 28 carbon

gồm 7 carbon không liên kết với hydro tại δC 108,4, 108,7, 127,5, 130,4, 138,5,

171,7 và 173,4; 16 nhóm methine tại δC 45,3,53,1, 59,5, 71,8,74,7, 78,0, 78,8, 97,4,

100,5, 112,4, 119,2, 120,6, 123,4, 135,1 và 157,2; bốn nhóm methylene tại δC 24,0,

34,6, 63,1, 119,8; một nhóm methoxy tại δC 52,9. Số liệu phổ 1H-, 13C-NMR và

HR-ESI-MS của OB11 cho phép dự đoán hợp chất này là dẫn xuất của strictosidine

[16]. Các tín hiệu tương tác trên phổ HMBC giữa H-6 (δH 3,05, 3,48) với C-2 (δC

130,4)/ C-5 (δC 59.5)/ C-7 (δC 108,4)/ C-23 (173,4); H-14 (δH 2,27, 2,46) với C-16

(δC 108,7), H-15 (δH 3,11)với C-17 (δC 157,2)/ C-22 (δC 171,7) và H-17 (δH 7,83) với

C-15 (δC 32,6)/ C-19 (δC 135,1)/ C-22 (δC 171,7) cho phép gán chính xác giá trị độ

dịch chuyển hóa học của các carbon tại các vị trí này. Ngoài ra, tương tác HMBC từ

H-1ʹ (δH 4.86) đến C-19 (δC 135.1) và proton của nhóm methoxy (δH 3.82) đến C-22

(δC 171.7) lần lượt xác định vị trí của phần đường tại C-19 và nhóm methoxy tại C-

22. Các bằng chứng phổ trên kết hợp so sánh với số liệu được công bố ở tài liệu

tham khảo [156], cho phép khẳng định hợp chất OB11 là (5S) 5-

74

carboxylstrictosidine. Tra cứu trên cở sở dữ liệu Scifinder cho phép xác định hợp

chất này lần đầu tiên được phân lập từ chi Ophiorrhiza.

+ Hợp chất 8: Vogeloside (ký hiệu: OB12)

Hình 3.30. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của OB12

Hợp chất OB12 thu được dưới dạng chất bột, màu trắng. Phổ 1H-NMR của

OB12 xuất hiện tính hiệu của bốn olefinic proton tại δH5,29 (1H, dd, J = 1,5, 10,0

Hz), 5,53 (1H, m), 7,63 (1H, d, J = 2,5 Hz); một nhóm methoxy tại δH 3,54 (3H, s);

hai nhóm oxymethine tại δH 5,35 (1H, d, J = 13,5 Hz), 5,57 (1H, d, J = 3,5 Hz); và

các tín hiệu đặc trưng của một đơn vị đường tại δH 3,31 – 4,71, bao gồm một

anomeric proton tại δH 4,71 (1H, d, J = 7,5 Hz).

Bên cạnh đó, các tín hiệu trên phổ 13C-NMR và HSQC của OB12 xác định

sự có mặt của 17 carbon gồm một nhóm methoxy tại δC57,0; ba nhóm methylene tại

δC30,2, 62,7 và 121,1; 11 nhóm methine tại δC22,8, 43,6, 71,5, 74,6, 78,0, 78,3,

98,6, 100,3, 103,3, 133,3 và 154,5; và hai carbon không liên kết với hydro tại

δC105,3 và 167,4. Phân tích giá trị độ dịch chuyển hóa học của các carbon thuộc

phần đường và hằng số tương tác của các proton tương ứng cho phép xác định phần

đường của OB12 là O-β-glucopyranosyl. Số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của

OB12 hoàn toàn phù hợp với vogeloside [157].

Hơn nữa, tương tác HMBC từ H-1 (δH 5,57) đến C-1ʹ (δC 100,3) và ngược lại,

H-1ʹ (δH 4,71) đến C-1 (δC 98,6) xác định phần đường kết nối với khung chất tại C-

1. Vị trí của liên kết đôi tại C-3/C-4 và nhóm –CH=CH2 tại C-9 được xác định dựa

vào các tương tác HMBC từ H-1 (δH 5,57) đến C-3 (δC 154,5)/ C-8 (δC 133,3), từ H-

3 (δH 7,63) đến C-1 (δC 98,6)/ C-4 (δC 105,3)/ C-5 (δC 22,8) và H-9 (δH 2,67) đến C-4

(δC 105,3). Tương tự, các tương tác HMBC từ H-3 (δH 7,63)/ H-7 (δH 5,35) đến C-11

(δC 167,4) và nhóm methoxy (δH 3,54) với C-7 (δC 103,3) lần lượt xác định vị trí của

75

nhóm carbonyl và nhóm methoxy tại C-11 và C-7. Từ những phân tích trên hợp

chất OB12 được xác định là vogeloside.

+ Hợp chất 9: Sweroside (ký hiệu: OB14)

Hình 3.31. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của OB14

Hợp chất OB14 thu được dưới dạng chất bột màu trắng. Phổ 1H- và 13C-

NMR của OB14 khá giống với OB12 (vogeloside) ngoại trừ các vị trí C-5, C-6, C-7

do sự thiếu vắng nhóm methoxy tại C-7 so với OB12. Do đó, hợp chất OB14 được

dự đoán là một secoiridoid glycoside. Các tương tác trên phổ HMBC từ H-1ʹ (δH

4,72) đến C-1 (δC 97,9) và H-8 (δH 5,55)/ H-10 (δH 5,34, 5,30) đến C-9 (δC 43,6) xác

định vị trí của phần đường tại C-1 và nhóm –CH=CH2 tại C-9. Tương tự, các tương

tác HMBC từ H-3 (δH 7,63) đến C-4 (δC 105,9)/ C-5 (δC 28,3)/ C-11 (δC 168,4), H-6

(δH ) đến C-4 (δC 105,9)/ C-5 (δC 28,3)/ C-7 (δC 69,7), và H-7 (δH 3,39, 4,48) đến C-

11 (δC 168,4) xác định vị trí của liên kết đôi tại C-3/C-4, nhóm carbonyl tại C-11 và

giá trị độ dịch chuyển hóa học của C-5, C-6, C-7. Từ những phân tích trên kết hợp

so sánh giá trị phổ NMR với tài liệu tham khảo [158]. Hợp chất OB14 được xác

định là sweroside.

Như vậy, từ loài xà căn Ba vì đã phân lập và xác định cấu trúc 9 hợp chất.

Trong đó có 1 hợp chất mới, 3β,23,24–trihydroxyurs-12-en-28-oic acid (OB10); 4

hợp chất lần đầu tiên phân lập được từ chi Ophiorrhiza gồm 3β,19α,23,24–

tetrahydroxyurs-12-en-28-oic acid (OB2), 3β,6β,23–trihydroxyolean-12-en-28-oic

acid (OB3), rotundic acid (OB5) và blumenol A (OB9); và 4 hợp chất đã biết khác

gồm vincosamide (OB1), (5S)-5-carboxystrictosidine (OB11), vegeloside (OB12)

và sweroside (OB14). Cấu trúc hóa học của các hợp chất được trình bày như hình

dưới:

76

Hình 3.32. Cây Xà căn ba vì (Ophiorrhiza baviensis Drake)

77

Hình 3.33. Cấu trúc hóa học của 9 hợp chất phân lập từ loài Xà căn ba vì

3.2.3. Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào ung thư, kháng viêm của các hoạt

chất chính phân lập từ 01 loài dược liệu tiềm năng

3.2.3.1. Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các hoạt chất phân

lập từ loài Xà căn ba vì

Cả 9 mẫu chất sạch phân lập từ loài xà căn Ba vì đều được đánh giá khả năng

gây độc trên 5 dòng tế bào ung thử ở người gồm MCF-7, Hela, KB, A549 và SK-

LU-1. Ellipticine được sử dụng làm chất đối chứng dương hoạt động ổn định trong

các phép thử. Kết quả đánh giá được trình bày ở bảng dưới:

Bảng 3.13. Kết quả đánh giá hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các hợp chất phân

lập từ loài Xà căn ba vì

Nồng độ

(µg/ml)

OB1

MCF7 Hela KB A549 SK-LU-1

100 30,01 16,74 24,06 24,22 27,22

20 22,11 11,20 6,99 5,48 7,58

4

0,8

78

IC50 >100 >100 >100 >100 >100

Nồng độ

(µg/ml)

OB2

MCF7 Hela KB A549 SK-LU-1

100 43,00

31,65 45,50 22,98 36,61

20 12,49 14,04 2,18 15,45 10,45

IC50 >100 >100 >100 >100 >100

Nồng độ

(µg/ml)

OB3

MCF7 Hela KB A549 SK-LU-1

100 82,28 88,35 96,85 77,73 81,55

20 15,02 14,79 23,46 16,16 18,66

4 7,26 6,71 7,33 10,42 9,01

0,8 3,28 -5,04 2,98 7,54 3,83

IC50 64,31±6,14 57,13±5,04 47,73±3,15 68,33±5,22 60,02±3,95

Nồng độ

(µg/ml)

OB5

MCF7 Hela KB A549 SK-LU-1

100 102,61 97,54 98,12 91,95 105,91

20 30,62 21,42 31,18 23,04 22,53

4 13,25 14,32 12,39 10,56 11,91

0,8 3,48 0,15 2,84 -2,52 -1,88

IC50 37,89±2,78 48,22±4,98 38,15±0,03 46,77±5,98 44,09±3,90

Nồng độ

(µg/ml)

OB9

MCF7 Hela KB A549 SK-LU-1

100 22,69 23,09 22,75 29,44 24,54

20 13,35 7,58 12,67 19,60 13,35

IC50 >100 >100 >100 >100 >100

Nồng độ

(µg/ml)

OB10

MCF7 Hela KB A549 SK-LU-1

100 72,41 92,87 74,99 86,61 69,31

20 19,20 16,49 18,55 13,60 12,52

4 6,76 6,90 9,83 2,41 5,55

0,8 -1,53 1,77 2,47 -4,69 0,96

IC50 62,18 ± 5,39 57,02 ± 6,24 79,60 ± 7,46 59,50 ± 6,84 74,09 ±

6,63

Nồng độ

(µg/ml)

OB11

MCF7 Hela KB A549 SK-LU-1

79

100 14,32 18,39 29,25 34,92 20,64

20 9,39 13,71 17,06 22,63 10,51

IC50 >100 >100 >100 >100 >100

Nồng độ

(µg/ml)

OB12

MCF7 Hela KB A549 SK-LU-1

100 34,78 38,22 46,03 39,71 37,11

20 13,56 12,83 17,86 25,14 14,52

IC50 >100 >100 >100 >100 >100

Nồng độ

(µg/ml)

OB14

MCF7 Hela KB A549 SK-LU-1

100 38,49 32,70 39,81 46,56 42,74

20 15,29 10,90 20,20 29,24 18,09

IC50 >100 >100 >100 >100 >100

Nồng độ

(µg/ml)

Ellipticine

MCF7 Hela KB A549 SK-LU-1

10 95,15 99,14 92,87 95,24 100,21

2 72,86 76,05 72,08 72,36 81,80

0,4 51,22 51,67 50,19 49,74 55,31

0,08 22,08 23,23 24,45 19,36 21,77

IC50 0,42±0,04 0,41±0,02 0,45±0,03 0,50±0,04 0,36±0,02

Kết quả đánh hoạt tính cho thấy 3/9 hợp chất phân lập được từ xà căn Ba vì

có tác dụng tiêu diệt cả 5 dòng tế bào ung thư thử nghiệm ở các mức độ khác nhau.

Trong đó, hợp chất rotundic acid (OB5) thể hiện hoạt tính tốt nhất với giá trị IC50 từ

37,89 đến 48,22 μg/mL. Hai hợp chất 3β,6β,23–trihydroxyolean-12-en-28-oic acid

(OB3) và 3β,23,24–trihydroxyurs-12-en-28-oic acid (OB10) có hoạt tính yếu hơn

với giá trị IC50 từ47,73 đến 79,60 μg/mL. Các hợp chất còn lại chưa thể hiện tác

dụng tiêu diệt các dòng tế bào ung thư thử nghiệm ở các nồng độ nghiên cứu.

80

3.2.3.2. Đánh giá hoạt tính kháng viêm của các hoạt chất phân lập từ loài Xà

căn ba vì

Các mẫu chất sạch phân lập được từ loài Xà căn ba vì đều được đánh giá

hoạt tính kháng viêm thông qua khả năng ức chế sản sinh NO trong tế bào RAW

264.7 được kích thích bởi LPS. L-NMMA được sử dụng làm chất đối chứng dương

hoạt động ổn định trong các phép thử. Kết quả đánh giá được trình bày ở bảng dưới:

Bảng 3.14. Kết quả đánh giá hoạt tính kháng viêm của các hợp chất phân lập

từ loài Xà căn ba vì

Nồng độ

(µg/ml)

OB 1 OB2 OB3

% ức chế

NO

% tế bào

sống

% ức chế

NO

% tế bào

sống

% ức chế

NO

% tế bào

sống

100 40,93 109,50 28,79 100,34 70,98 83,79

20 16,59 112,13 4,48 100,79 25,47 100,58

4 -0,74 3,75 3,00

0,8 -17,33 0,75 1,12

IC50 >100 - >100 - 58,25± 6,49 -

Nồng độ

(µg/ml)

OB5 OB9 OB10

% ức chế

NO

% tế bào

sống

% ức chế

NO

% tế bào

sống

% ức chế

NO

% tế bào

sống

100 81,47 84,04 64,53 88,38 29,46 99,99

20 16,48 98,73 11,06 106,52 7,12 100,19

4 4,49 3,32 9,36

0,8 -4,12 2,95 6,37

IC50 58,72± 6,51 - 80,59± 4,19 - >100 -

Nồng độ

(µg/ml)

OB11 OB12 OB14

% ức chế

NO

% tế bào

sống

% ức chế

NO

% tế bào

sống

% ức chế

NO

% tế bào

sống

100 73,75 109,55 53,83 105,43 54,57 100,28

20 13,27 109,80 19,54 107,00 7,37 108,83

4 11,43 8,48 5,46

0,8 -1,84 0,37 0,42

IC50 68,91± 2,75 - 88,54± 3,38 - 93,73± 5,29 -

Nồng độ

(µg/ml)

L-NMMA

% ức chế

NO

% tế bào

sống

100 93,56 85,30

20 77,29 98,14

4 30,66

0,8 17,84

IC50 7,10± 0,68 -

81

Kết quả đánh hoạt tính, 6/9 hợp chất phân lập từ loài Xà căn ba vì có tác

dụng ức chế sản sinh NO trong tế bào RAW 264.7 ở các mức độ khác nhau. Trong

đó, hai hợp chất (OB3) và (OB5) thể hiện hoạt tính tốt nhất với giá trị IC50 lần lượt

là 58,25 và 58,72 μg/mL. Bốn hợp chất (OB9), (OB11), (OB12) và (OB14) có hoạt

tính yếu hơn với giá trị IC50 trong khoảng từ 68,91 đến 93,73 μg/mL. Các hợp chất

còn lại chưa thể hiện hoạt tính ở các nồng độ nghiên cứu.

3.3. Tình hình khai thác, sử dụng và nghiên cứu nguồn tài nguyên cây

thuốc của đồng bào bản địa tại khu vực Khu bảo tồn Sao La.

3.3.1. Tình hình khai thác cây thuốc trong khu vực nghiên cứu

3.3.1.1. Tình hình khai thác

Qua quá trình điều tra, phỏng vấn người dân tại KBTSL và vùng phụ cận cho

thấy, nguồn tài nguyên cây thuốc có vai trò quan trọng trong đời sống người dân, có

74% người dân được hỏi có sử dụng cây thuốc để chữa các bệnh thông thường. Tuy

nhiên, việc sử dụng cây thuốc ngày càng giảm, 62 % người dân được hỏi sử dụng

cây thuốc rất ít, bởi vì cây thuốc ngày càng khó tìm, tri thức sử dụng không rõ và

trạm y tế xã chữa bệnh tốt. Cây thuốc có số lượng cá thể giảm đi rất nhiều. Hầu hết

các loài cây có giá trị cao đã và đang bị khai thác bừa bãi, có tính chất tận diệt.

Nhiều loài bị khai thác nhiều như: cốt toái bổ, thiên niên kiện, bướm bạc, lan kim

tuyến, .. Mặc dù vậy, qua các đợt điều tra, chúng tôi đánh giá nguồn tài nguyên cây

thuốc vẫn còn rất lớn, đặc biệt khu vực bảo vệ nghiêm ngặt rất khó tiếp cận nên gần

như được bảo tồn nguyên vẹn, ít bị tác động.

Riêng trong năm 2020, lực lượng nhận khoán bảo vệ rừng, bảo vệ rừng

WWF đã cùng đơn vị tổ chức 79 đợt tuần tra (428 ngày) đẩy đuổi 136 người ra khỏi

rừng; tháo dỡ 70 lán trại dựng trái phép trong rừng, tháo gỡ 3.100 bẫy động vật các

loại. Ban quản lý cùng Hạt Kiểm lâm KBT Sao La tuần tra, kiểm tra trong 12 tháng

đầu năm 2020, đơn vị đã tổ chức 620 đợt tuần tra thường xuyên và 88 đợt truy quét.

Tháo gỡ 539 các loại bẫy; tuyên truyền và đẩy đuổi: 81lâm dân; tháo dỡ 2 lán trại.

Xử ly 01 vụ việc (Vi phạm vắng chủ - Không xác định được đối tượng vi phạm),

Tiến hành tịch thu: 0,659 m3 (06 phách gỗ Đào) [159]

Với thực trạng khai thác và xâm phạm rừng trái phép diễn biến phức tạp.

Nên ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của cây thuốc. Các quần thể bị tác động

không nhỏ bới các hoạt động này.

82

3.3.1.2. Mức độ sử dụng cây dược liệu trong khu vực

Người dân thường sử dụng một số loại dược liệu như: Ardisia silvestris;

Stephania rotunda; Sambucus javanica, Homalomena occulta, ... cho mục đích

chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe cho dân bản (bảng 3.27).

Trong quá trình nghiên cứu điều tra hiện trường, chúng tôi đánh giá những

người dân vào rừng lấy thuốc, lâm sản ngoài gỗ và những người dân sống gần khu

vực nghiên cứu, với tổng số phiếu 50 điều tra, cho kết quả thống kê ở bảng sau:

Bảng 3.25. Tình trạng thu hái cây thuốc tại KBT Sao La

Số lần Thu hái cây thuốc Tổng

Số phiếu % Số phiếu %

1-2 lần/tuần 9 18

19 38 3 lần/ tuần 4 8

> 3 lần/ tuần 6 12

Không thường xuyên 18 36 31 62

Không thu hái 13 26

Tổng 50 100 50 100

Trong số người dân được khảo sát, có 18 % người dân vào rừng lấy thuốc từ

1-2 lần/tuần; lấy 03 lần/tuần chiếm 8%; lấy thuốc hơn 3 lần/tuần chiếm tỉ lệ 12%

người dân được hỏi. Những người lấy thuốc hơn 3 lần một tuần chủ yếu thu gom

cây dược liệu để bán lại cho cơ sở chế biến và thương lái. gồm các loài : Thiên niên

kiện, Lan kim tuyến, giảo cổ lam, ... giá bán được tìm hiểu và được thống kê qua

bảng 3.26 sau:

Bảng 3.26. Giá thu mua dược liệu trôi nổi trên địa bàn khu vực nghiên cứu (*)

TT Tên loài

Dạng

thu

mua

Đơn

vị

Đơn giá thương lái

bán (đ)

Giá thu mua tại

địa bàn(đ)

Tươi Khô Tươi Khô

1 Thiên niên kiện Nguyên

củ kg 7,000 150,000

2,000-

3,500

80,000-

90,000

2 Lan kim tuyến Cả cây kg 1,900,000 …… 800,000-

900,000 ……

83

3 Giảo cổ lam Băm

nhỏ kg 10,000 115,000

4,500-

5,000

55,000-

70,000

4 Chè dây Băm

nhỏ kg 9,000 100,000 3,000

45,000-

50,000

5 Kê huyết đằng Thái lát kg …… 110,000 ….. 50,000

6 Dây gắm Thái lát kg …… 90,000 …… 35,000-

45,000

(*) Ghi chú: Giá bán và thu mua một số dược liệu trong khu vực nghiên cứu,

thời gian đánh giá 2018-2020, giá có thể thay đổi theo thời gian, chỉ áp dụng đánh

giá trong nghiên cứu này.

Có 36% người dân được hỏi có vào rừng thu hái dược liệu đem bán, 64% số

người còn lại không đem bán mà chỉ sử dụng trong nhà, cho một số bệnh nhẹ hoặc

sơ cứu vết thương.

Thiên niên kiện, Lan kim tuyến, Kê huyết đằng,… có giá trị kinh tế khá cao

và được thu mua nhiều. Tuy nhiên, theo đánh giá từ bảng 3.10, giá trị thu mua dược

liệu thô của người dân khai thác rất thấp, chỉ được khoảng 30% -50% giá bán lại

của thương lái, gây áp lực không nhỏ trong việc bảo vệ cây thuốc trong tự nhiên.

Quá trình điều tra phỏng vấn các hộ gia đình sử dụng thuốc nam và điều tra

thực địa, đã tổng kết và đưa ra danh sách một số loài cây thuốc mà người dân

thường xuyên khai thác trong bảng sau:

Bảng 3.27. Các loại cây thuốc thường xuyên được khai thác sử dụng

STT Tên Khoa học Tên phổ

thông

Bệnh thường

được dùng

Bộ

phận

sử

dụng

Mức

độ sử

dụng

1 Huperzia carinata (Desv.

ex Poir.) Trevis.

A dúa

(Cơ Tu)

Chữa mụt, chảy

máu, bị thương C 1

2 Lycopodiella cernua (L.)

Pic. Serm.

Bau uy

(Cơ Tu)

Bệnh phụ nữ, đau

xương, trẻ bị sốt

cao

C 1

3 Angiopteris evecta (G.

Forst.) Hoffm.

Ra viêng

(Cơ Tu)

Chữa đau dạ dày,

đau ruột T,R 1

4 Asplenium nidus L. Đồng trơn Bong gân sai khớp, C 2

84

(Cơ Tu) bó gãy xương

5 Helminthostachys

zeylanica (L.) Hook.

Xà thiệt

thòng

(Cơ tu)

Rắn cắn, phong tê

thấp, đau nhức

xương, ho, suyễn.

T,R 2

6 Gnetum sp. A sót

(Cơ tu)

Cảm sốt, chữa

gout, đau nhức

xương

T,L 3

7 Ancistrocladus

cochinchinensis Gagnep.

Ra

ddooong

(Cơ Tu)

Chữa đau lưng, bồi

bổ phụ nữ sinh đẻ V,L 1

8 Fissistigma thorelii (Pierre

ex Fin. & Gagnep.) Merr.

Pê lê a nhô

(Cơ Tu) Bồi bổ cơ thể R 3

9 Uvaria microcarpa

Champ. ex Benth. Bo bo Ung thư L,T 2

10 Bousigonia mekongensis

Pierre

Zơ xỉ

(Cơ Tu) Đau khớp xương C 3

11 Tabernaemontana

bufalina Lour.

A luôn

tăng tươi

(Cơ Tu)

Rắn cắn, viêm

họng, ho L,R 2

12 Wrightia annamensis

Eberh. & Dub.

A mớt

(Cơ Tu)

Đau sưng, sốt rét,

vàng da, cổ sưng

hạch

L,R 2

13 Trevesia palmata (Roxb.

ex Lindl.) Visan.

A luôn

tăng (Cơ

Tu)

Ngã bị thương, hạ

sốt, bó gãy xương. T,L 2

14 Lactuca indica L. A dụt (Cơ

Tu)

Đau dạ dày, phụ

nữ, mụt nhọt C 3

15 Ageratum conyzoides L. Cơ rơ hen

(Cơ Tu)

Viêm mủi, bệnh

phụ nữ, cảm C 3

16 Begonia handelii Irmsch. Gờ rồng

(Cơ Tu)

Bầm tím, vết

thương, cổ đau

họng

C 1

17 Tetracera scandens (L.)

Merr.

Na rơ sắt

(Cơ Tu)

Vàng da, phù, làm

tan máu R 1

18 Breynia fruticosa (L.)

Hook. f.

A téc rơ

(Cơ Tu)

Rắn cắn, ghẻ lở,

sốt, cầm chảy máu V,L 3

19 Breynia septata Beille Bờ dun

(Cơ Tu) Đắp vết thương hở L 3

20 Macaranga denticulata

(Bluma) Muell. - Arg.

Kapai

(Cơ Tu)

Dùng phụ nữ sau

sinh L 2

85

21 Sapium discolor (Champ.

ex Benth.) Muell. - Arg.

Zing dang

(Vân

Kiều), Dờ

lưu túc

(Cơ Tu)

Vết thương, rắn

cắn, bệnh phụ nữ R,L 1

22 Ormosia fordiana Oliv. Trà còng

(Cơ Tu)

Đau gan, đau bụng,

đi ngoài Ht, V 2

23 Raphiocarpus chinhii T.A.

Le, Hareesh & F. Wen

Cờ tờ lúc

(Cơ Tu)

Cầm máu, đắp vết

thương L 1

24 Litsea cubeba (Lour.)

Pers.

A luôn ca

đói (Vân

Kiều)

Ung thư, đau bụng,

nhức xương khớp L,Q,Td 2

25 Urena lobata L. Ké hoa

đào

Đau họng, đau

ruột, sốt rét, rắn

cắn

R,C 3

26 Blastus cochinchinensis

Lour.

Chả

chằng

(Cơ Tu)

Sinh đẻ, bồi bổ cơ

thể R,L 3

27 Pericampylus glaucus

(Lamk.) Merr

Ca Pong

(Cơ Tu)

Rắn cắn, đau bụng,

ngã tổn thương,

cầm máu

L,C `

28 Stephania rotunda Lour.

Ta ma

reng (Cơ

Tu)

Phụ nữ sinh đẻ, đau

dạ dày, bổ cơ thể,

ho

U,R 2

29 Ardisia silvestris Piard

Tom lớ

khôi (Vân

Kiều);

Tom lá

khôi ( Cơ

Tu)

Đau họng, dạ dày

đau L,R 3

30 Maesa indica (Roxb.) A.

DC.

Crơ teo;

Ra Co

(Cơ Tu)

Ngứa, giun sán,

vàng da R 1

31 Jasminum pentaneurum

Hand.-Mazz.

A mu ta

bang (Cơ

Tu)

Đau cổ họng, đắp

vết thương hở C 1

32 Piper arboricola C. DC.

Cà doong

ông cooc

( Cơ Tu)

Bó trặc ngã, đau

xương khớp, đau dạ

dày, bệnh phụ nữ.

C 2

33

Piper boehmeriaefolium

Wall. ex Miq. var.

tonkinense C.DC.

Hà rèn

(Cơ Tu)

Đau xương, rắn

cắn, đau bụng phụ

nữ

C 1

86

34 Naravelia laurifolia Wall.

ex Hook. f. & Thoms.

Mơ rơ

chat (Vân

Kiều)

Đau nhức cơ

xương, bệnh phụ

nữ.

T 2

35 Rubus cochinchinensis

Tratt.

Chạp ra;

Ber (Cơ

Tu)

Người phù, đái

vàng, ho khan, đái

khó.

T,L 1

36 Mussaenda cambodiana

Pierre ex Piard

Mu ta

bang (Cơ

Tu)

Chữa sốt, thông

tiểu L 2

37 Mycetia balansae Drake

Prieng

(Cơ Tu);

Ra cơ pua

(Vân

Kiều)

Chừa loét miệng,

giải độc cơ thể, bồi

bổ

T,L 2

38 Murraya glabra

(Guillaum.) Guillaum.

Pi mờ ghi

(Cơ Tu)

Đau xương khớp,

đắp khi ngã, cảm

mạo, đau bụng, rắn

cắn.

R,Ht 2

39 Sambucus javanica

Reinw. ex Blume

Xa ra

cang (Cơ

Tu)

Tắm ghẻ, đau

khớp, đái khó,

người phù, tiểu

khó, bệnh phụ nữ.

C,

L,Q,R 1

40 Brucea javanica (L.)

Merr.

Cờ r đun

(Cơ Tu)

Đau bụng tiêu chảy

do lỵ, trị giun trẻ

em.

Ht 3

41 Solanum torvum Sw.

Chong

benh, Me

dờ ( Cơ

Tu)

Đau răng, ngã tổn

thương, đau lưng,

dạ dày

R,Q,L 2

42 Solanum procumbens

Lour.

A ra he

dơ (Cơ

Tu)

Da lở ngứa, vàng

da, rắn cắn, đau

xương khớp

R,C 1

43 Stachytarpheta

jamaicensis (L.) Vahl

Phơi

xoong

đon (Cơ

Tu)

Đau khớp xương,

tiểu tiện khó, đau

bụng đi ngoài, cảm

R,L 2

44 Ampelopsis cantoniensis (

Hook. & Arn.) Planch.

Cờ ra dé

(Cơ Tu)

Đau dạ dày, bệnh

phụ nữ L,C 3

45 Homalomena occulta

(Lour.) Schott

Pờ păng

(Cơ Tu)

Bồi bổ, giúp ăn

ngon, bổ gân cốt,

chữa đau bụng, đắp

mụt nhọt

R,C,Td 3

87

46 Lasia spinosa (L.)

Thwaites

A chóc

(Cơ Tu)

Dùng sau sinh, tiêu

đờm, viêm vết

thương

C,R 2

47 Arenga caudata (Lour.) H.

Moore

Pờ tim

(Cơ Tu)

Đau ho ra máu,

bệnh phụ nữ R 1

48 Amischotolype mollissima

(Blume) Hassk.

Ché lưa

(Cơ Tu) Chữa đái, ỉa ra máu H 3

49 Costus speciosus (Koenig)

Smith

La loong

(Cơ Tu)

Hạ sốt, chữa đau

khớp, đau lưng L,T 2

50 Curculigo capitulata

(Lour.) Kuntze

A loong

(Cơ Tu)

Đắp chống viêm,

bồi bổ cơ thể R 2

51 Musa coccinea Andr. Ri cru

(Cơ Tu)

Chữa ngứa, mụt

nhọt, nước trong

thân uống giải khát

T 2

52 Anoectochilus setaceus

Blume

Da vơ rờ

(Cơ Tu)

Dạ dày, đau phổi,

ho khan C 2

53 Dendrobium nobile Lindl.

Tòm me

lọc (Cơ

Tu)

Tăng cường sinh

lực nam giới C 1

54 Thrixspermum centipeda

Lour.

Dứt dây

(Cơ Tu)

Chữa viêm vết

thương, cây sinh đẻ L 2

55 Smilax perfoliata Lour. A lìm (Cơ

Tu)

chữa đau nhức

khớp và mụt nhọt R,T 1

56 Tacca chantrieri Andre Nghẹ kéo

(Cơ Tu)

Đau dạ dày, đau

xương cột sống,

vàng da, ngứa da

U 3

57 Alpinia zerumbet (Pers.)

Burtt & R. M. Smith

Za năng

ma rieng

(Cơ Tu)

Dạ dày, sốt rét,

giúp ăn uống ngon,

bồi bổ

U,C 3

58 Amomum villosum Lour. Rê bloc

(Cơ Tu)

Dau bụng khó tiêu,

dưỡng thai R,Q,Ht 3

59 Curcuma zedoaria (Berg.)

Rosc.

Rề ti (Cơ

Tu)

Ung thư, dạ dày,

giúp ăn ngon U,C 2

60 Zingber zerumbert Sm.

Za năng

ma rieng

(Cơ Tu)

Kích thích tiêu hóa,

dùng cho phụ nữ

sau sinh, ăn ngon

C 2

Chú thích: 1: sử dụng ít; 2: sử dụng mức trung bình; 3 sử dụng nhiều; Bộ

phận làm thuốc: C: toàn cây; R: rễ; T: thân; Q: quả; V: vỏ; U: củ; H:hoa; Ht: hạt;

Td: nhựa, tinh dầu.

88

Trong tổng số 60 loài cây thuốc được sử dụng thì có 17 loài được khai thác

với tần số cao. Số lượng loài khai thác không lớn, tuy nhiên bộ phận khai thác có

tính bền vững thấp (toàn cây, củ, rễ, thân ngầm, hạt...) có liên quan đến vấn đề tái

sinh của cây nên dễ làm giảm số lượng cây thuốc trong tự nhiên, cần có nghiên cứu

đánh giá trữ lượng để có biện pháp khai thác và kế hoạch phục hồi phù hợp.

Trong số các loài cây dược liệu đã được người dân sử dụng và buôn bán. Một

số loài có tần suất sử dụng cao và có giá trị kinh tế đáng kể trên thị trường như:

Khúc khắc, Sa nhân, Lan kim tuyến, Thiên niên kiện,... Qua khảo sát người dân, có

66% người dân mong muốn được hỗ trợ nguồn giống, kĩ thuật trồng các cây dược

liệu bản địa, được giới thiệu nguồn ra ổn định cho người dân địa phương.

Việc quan tâm điều tra cây thuốc bản địa giúp lưu giữ tri thức cây thuốc bản

địa của địa phương, góp phần gìn giữ các tri thức mà hiện nay đang dần bị mất đi do

nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.

3.3.2. Cách khai thác và chế biến cây thuốc của người dân tại khu

vực nghiên cứu

Việc nghiên cứu cách thức khai thác và chế biến cây thuốc có y nghĩa rất

quan trọng trong công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc.

* Khai thác:

- Người dân khai thác cây thuốc để đáp ứng nhu cầu chữa bệnh và chăm sóc

sức khỏe cộng đồng là tập quán lâu đời của các dân tộc thiểu số. Các loài cây thuốc

quy và hiếm gặp được các thầy thuốc bản địa đem trồng vào các hốc cây chết do

mục nát để bảo tồn và giấu đi các cây thuốc quy này, và khi khai thác đều rất thận

trọng cho việc phát triển và bảo tồn cây thuốc, kinh nghiệm này được cả dân tộc Cơ

Tu và Vân Kiều tuân theo.

- Dân tộc Cơ Tu có kinh nghiệm sử dụng cây thuốc phong phú, do tập quán

canh tác, sản xuất dựa chủ yếu vào núi rừng. Theo sự phát triển chung của xã hội,

khi cộng đồng Cơ Tu tiếp cận với các phương thức chữa bệnh mới từ trạm xá, bệnh

viện thuận tiện hơn trong khám chữa bệnh. Đặc biệt các tầng lớp trẻ, tiếp xúc nhiều

với internet đã xa rời các bài thuốc, kinh nghiệm xưa của các người già. Chính vì

vậy, việc khai thác cây thuốc cũng dần mai một, chỉ giữ lại một số cây thuốc bồi bổ,

phục vụ sinh nở, và cầm máu thông thường là chủ yếu. Những loài này chính là đối

89

tượng được người dân chú ý khai thác và sử dụng thường xuyên. Một số gia đình đã

mang trồng ở nương rẫy của họ hoặc vị trí đánh dấu để tiện cho việc thu hái.

- Trong quá trình điều tra phỏng vấn người dân, những thầy lang, người dân có

chút hiểu biết về cây thuốc thường ít có ý thức về bảo vệ cây thuốc vì phần lớn họ

thu hái cây thuốc để bán hoặc thu gom theo đặt hàng của thương lái. Qua khảo sát,

có 36% người dân có thu hái cây thuốc để mang bán. Chính vì vậy, những đối

tượng cây thuốc này mất đi cơ hội tái sinh phục hồi, do không có kĩ thuật khai thác

hợp ly dược liệu. Mặt khác, do khai thác chế biến không đúng kĩ thuật, bị thương lái

ép giá thấp, nên cây thuốc càng bị khai thác triệt để càng tăng nguy cơ biến mất của

loài trong khu vực.

* Chế biến cây thuốc:

Phương thức chế biến cây thuốc của dân tộc Cơ Tu, Pa Cô và Vân Kiều khá

đơn giản.

- Cây thuốc được sử dụng ngay không chế biến: những cây có sẵn hoặc trồng

gần nhà được rửa nấu tươi, giã vò nát hoặc đun nước rửa hoặc đắp trực tiếp vết

thương, một số thường được giã chung với muối ăn trước khi đắp vết thương. Nhiều

cây thuốc được nghiền thành bột cho vào thức ăn như gia vị để chữa bệnh

- Cây thuốc được sơ chế biến trước khi dùng: bà con sau khi khai thác về

thường rửa sạch cắt nhỏ bằng dao rồi phơi khô. Loài thân củ được rửa sạch trước

khi thái lát phơi khô hoặc sao tẩm với trường hợp trời mưa dài ngày. Các cây thuốc

này được gói kĩ và được gác bếp. Tuy nhiên, cách chế biến sơ sài nên tỷ lệ nguyên

liệu bị ẩm mốc, hư hỏng còn khá cao.

+ Những vị thuốc khó tìm được làm sạch, sơ chế trước khi cho vào ngâm

rượu để dùng dần. Có hai loại, cây có độc tính dùng để xoa bóp và nhóm rượu ngâm

khác có thể uống được. Một số bà con có thể nấu cao, tuy nhiên theo điều tra, kinh

nghiệm này được bà con học hỏi từ người làm kinh tế mới (dân tộc Kinh).

Những vị thuốc quy thường được giấu cách thức chế biến, nhiều loài được sử

dụng nhưng chỉ có thầy lang mới biết cách chế biến và sử dụng cùng với cây thuốc.

Kinh nghiệm sử dụng cây thuốc được bí truyền cho thầy lang sau, không chia sẻ ra

ngoài.

90

3.4. Các giải pháp quản lý, bảo tồn và khai thác bền vững nguồn tài

nguyên cây thuốc ở Khu bảo tồn Sao La

3.4.1. Giải pháp quản lý, khai thác bền vững tài nguyên cây thuốc

3.4.1.1. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý sử dụng

đất của chính quyền địa phương.

Giao đất, giao rừng là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, theo

hướng phân quyền quản lý, góp phần nâng cao chất lượng tài nguyên rừng, đảm bảo

chức năng phòng hộ, đa dạng sinh học và tạo nguồn sinh kế cho người dân sống

bằng nghề rừng. Trong giai đoạn 2011-2015, đất rừng lâm nghiệp huyện A Lưới

được điều chỉnh tăng 4.979,9 ha so với hiện trạng đất lâm nghiệp năm 2008. Trong

đó, đất rừng đặc dụng giảm 100,1 ha, đất rừng phòng hộ tăng (+ 146,9 ha) và đất

rừng sản xuất tăng (+4.933,1 ha). Kết quả điều chỉnh đất lâm nghiệp của huyện A

Lưới đến năm 2020 tăng 623,1 ha. Trong đó đất rừng phòng hộ và đất rừng sản xuất

tăng, đất rừng đặc dụng không tăng [160].

Rừng giao cho cộng đồng không ngừng tăng trong những năm qua, giai đoạn

2009-2020, diện tích được giao 25000 ha[161]. Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát,

chúng tôi thấy rừng giao bị khai thác và thay đổi hiện trạng khá lớn. Chính vì vậy,

cần tăng cường công tác thanh tra việc thực hiện giao đất khoán rừng để thu hồi

những diện tích đất lâm nghiệp đã nhận nhưng không sử dụng để giao cho người

khác, đặc biệt là có sự đánh giá theo các thời kỳ, các hộ có mô hình phát triển tốt.

Để làm tăng giá trị của rừng sản xuất, căn cứ Quyết định số 1622/QĐ-UBND

tỉnh Thừa Thiên Huế, phê duyệt Đề án Phát triển vùng nguyên liệu và các sản phẩm

dược liệu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến

năm 2030 [161]. Các cấp chính quyền cần có nghiên cứu đánh giá để đưa ra mô

hình kết hợp trồng rừng và dược liệu phù hợp, vừa tăng giá trị lợi nhuận vừa đảm

bảo đa dạng sinh học nơi đây.

3.4.1.2. Tăng cường hoạt động giáo dục, tuyên truyền thay đổi nhận thức.

Khu Bảo tồn Sao La nằm trong hành lang đa dạng sinh học, có nhiều hoạt

động của dự án "Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học Tiểu vùng Mê Kông mở rộng

giai đoạn 2", nguồn vốn vay của Ngân hàng phát triển Châu Á, trong giai đoạn

2011-2019. Trong các hợp phần của dự án có phục hồi hành lang đa dạng sinh học,

91

bảo vệ hệ sinh thái và quản lý bền vững nguồn tài nguyên,... Hệ thống biển báo,

bảng tuyên truyền được xây dựng trong khu vực.

Dự án CarBi giai đoạn I (2011-2017) đã mang lại nhiều kết quả trong việc hỗ

trợ sinh kế cho người dân, nhằm giảm động cơ khai thác tài nguyên thiên nhiên bất

hợp pháp. Với thành công bước đầu. Dự án "Dự trữ carbon và Bảo tồn đa dạng

sinh học rừng" - CarBi giai đoạn 2 được khởi động. Quỹ phát triển nông thôn sẽ

được quản lý bởi chính người dân để thay đổi sinh kế hay gia tăng thu nhập từ hoạt

động nông lâm kết hợp hoặc sinh kế khác.

Trong những năm qua, các cấp chính quyền và các dự án đã có các chương

trình tập huấn, hội thảo để phổ biến kiến thức về đa dạng sinh học, về hoạt động

chăn nuôi sản xuất, giúp ổn định sinh kế, người dân đã có cuộc sống ổn định hơn.

Bên cạnh đó, nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức

cộng đồng cũng nên được tổ chức thông qua các tư liệu, tranh ảnh, chiến dịch

truyền thông đại chúng, phương tiện truyền thông, tấm gương tiêu biểu, các cuộc thi

viết, vẽ, tìm hiểu pháp luật về môi trường, các cuộc vận động bà con trong khu vực

tham gia ...

3.4.1.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nhân lực khoa học công nghệ phục vụ công tác điều tra, phát triển tài nguyên

cây thuốc còn thiếu ở địa phương. Ban quản lý KBT Sao La chủ yếu bảo vệ rừng và

quản lý rừng về hành chính. BQL đã phối hợp tạo một số hoạt động sinh kế cho

người dân. Tuy nhiên, tài nguyên cây thuốc nơi đây chưa được quan tâm đúng mức.

Các hình thức trồng, nhân giống, buôn bán thường có tính tự phát, hoặc theo đặt

hàng của một nhóm, tổ chức doanh nghiệp đơn lẻ.

Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo cho các cán bộ y tế phụ trách ở địa

phương, các già làng, người cao tuổi có kinh nghiệm dùng cây thuốc, cán bộ kiểm

lâm địa bàn về nhận dạng, giá trị sử dụng, các bài thuốc đã được công bố, tình hình

sử dụng và khai thác ở địa phương. Soạn thảo các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng,

thu hái, chế biến, bảo quản nhằm đảm bảo dược liệu được thu hái sạch và đúng

cách.

Chính quyền và các tổ chức dự án nên tạo điều kiện cho cán bộ và người dân

được đi thăm quan, học hỏi các mô hình trồng dược liệu thâm canh, mang lại hiệu

92

quả cao ở một số tỉnh ở trong nước. Từ đó, thúc đẩy mong muốn và quyết tâm xây

dựng dược liệu của địa phương.

Tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều trường Đại học, các Viện nghiên cứu chuyên

ngành, nên cần phát huy nguồn lực này để phát triển và tư vấn hướng phát triển cho

dược liệu tỉnh, cũng như các đánh giá, nghiên cứu liên quan về dược liệu. Xây dựng

quy trình, tài liệu hướng dẫn phù hợp điều kiện các vùng.

Trong việc đào tạo nhân lực, cần chú y đến sự tham gia của các độ tuổi, các

dân tộc, để có sự kết nối và kế thừa. Cần có sự thông hiểu đối tượng tham gia, để có

hình thức truyền đạt và cách thức tiến hành phù hợp.

3.4.1.4. Thu hút nguồn vốn đầu tư

Có các chính sách, chế độ ưu đãi để thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp,

nhà khoa học, người dân nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm các giống cây thuốc. Thu

hút đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, kêu gọi sự hỗ trợ hợp tác

quốc tế, nhằm tranh thủ sự viện trợ về tài chính, trang thiết bị nghiên cứu khoa học

và sự giúp đỡ đào tạo, kinh nghiệm nghiên cứu… Đặc biệt quan tâm tới quan hệ

bốn nhà: nhà khoa học, nhà quản lí, nhà nông, nhà doanh nghiệp để tổ chức mô hình

bảo tồn và phát triển.

Để đảm bảo cho sự phát triển vững chắc vùng trồng dược liệu, chính quyền

từng địa phương cần có sự định hướng cho người dân lấy ngắn nuôi dài, tích lũy và

tái đầu tư sản xuất. Thành lập các tổ nhóm sản xuất giỏi, để hỗ trợ nhau cùng phát

triển.

Có chính sách kêu gọi các Chương trình, dự án, doanh nghiệp tư nhân có nhu

cầu phát triển dược liệu, để có tính định hướng tốt cho sản phẩm và vận dụng được

nguồn tiền đầu tư.

3.4.1.5. Giải pháp phát triển thị trường dược liệu

Kết nối sản xuất và sử dụng dược liệu với vấn đề sinh kế, phát triển được

chuỗi giá trị, nâng cấp sản phẩm và tiếp cận thị trường và quan hệ đối tác. Cụ thể là:

xây dựng mạng lưới giao thông, chợ, điểm văn hóa, mở thêm chợ phiên hàng hóa,

trung tâm giao lưu,… xây dựng biểu tượng hàng hóa đặc trưng, hội chợ thảo dược

của tỉnh, các mặt hàng. Tích cực tham gia các phiên chợ quảng bá sản phẩm nông

lâm sản trong cả nước, trưng bày. Dự án đầu tư chợ Bốt Đỏ, A Lưới với tổng mức

93

đầu tư 9,3 tỷ đồng, đường giao thông, nhà làm việc và công viên, ... sớm được đưa

vào sử dụng, sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện A Lưới.

Khu vực Nam Đông, A Lưới có phong cảnh đẹp, nhiều hệ thống sông suối có

thể phát triển hình thức du lịch sinh thái. Xu hướng phát triển du lịch sinh thái, mạo

hiểm có thể vừa đóng góp ngân sách cho địa phương, đồng thời là cơ hội cho sự

quảng bá sản phẩm cây thuốc đặc trưng của địa phương.

Việc xây dựng thương hiệu cây thuốc cần có sự đồng bộ và thống nhất của

các cấp chính quyền. Giáo dục và tuyên truyền để cho mỗi người dân hiểu rõ về sản

phẩm, có thể giới thiệu và truyền đạt đến người mua một cách chính xác và đầy đủ

nhất. Huế có nhiều danh lam thắng cảnh, là điểm đến của các khách du lịch trong

nước và thế giới, nên việc xây dựng các hình ảnh pano, áp phích quảng cáo ở các

khu vực công cộng hợp lý sẽ đưa lại hiệu quả rất cao.

3.4.2. Bảo tôn nguôn tài nguyên cây thuốc

3.4.2.1. Bảo tồn đa dạng tài nguyên cây thuốc

Theo nghiên cứu có 431 loài thực vật bậc cao có mạch làm thuốc tại khu vực,

tuy nhiên chỉ có hơn 60 loài hay được sử dụng thường xuyên, nên cần có nghiên

cứu đánh giá tìm hiểu, để có danh lục hoàn chỉnh. (bảng 3.10). Các loài thuốc được

ưu tiên bảo tồn được phân chia theo các cấp độ và giá trị sử dụng, giá trị nguồn gen

để dễ trong việc quản lý và bảo tồn loài cây thuốc:

- Nhóm cây dễ bị tổn thương: nhóm cây đang bị người dân khai thác cạn kiệt

và thu mua với khối lượng lớn như: Thiên niên kiện (H. occulta (Lour.) Schott), Kê

huyết đằng (Millettia reticulata Benth), Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus

Blume),…

- Nhóm cây có khả năng cho năng suất, giá trị kinh tế và có thị trường ổn

định: Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino), Bình vôi

(S. dielsiana Y.C. Wu), Hoàng đằng (Fibraurea recisa Pierre), Chè dây

(Ampelopsis cantoniensis (Hook. & Arn.) Planch.) ,…

- Nhóm cây thuốc quý hiếm có trong Danh lục đỏ Việt Nam, Thế giới và cây

thuốc quý của đồng bào. Vương tùng (Murraya glabra (Guillaum.) Guillaum.),

Thất diệp chi hoa (Paris chinensis Franch.), Giác đế đài to (Goniothalamus

macrocalyx Ban),…

94

- Bảo tồn nguyên vị: Dựa trên dữ liệu các loài nguy cấp, quý hiếm đã được

trình bày ở bảng 3.9, có 46 loài cây thuốc thuộc diện cần được bảo tồn nguyên vị tại

KBT Sao La, Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, nhiều cây thuốc bị khai thác nguyên liệu

nhiều cũng cần được đánh giá và cảnh báo về khai thác và có kế hoạch trồng, tái

sinh trữ lượng.

Khu vực rừng tự nhiên ở tiểu khu 398 và 402 thuộc xã Thượng Quảng huyện

Nam Đông có địa hình khá phức tạp, núi đất xen lẫn núi đá vôi và tạo ra nhiều

thung lũng có diện tích rộng, có nhiều suối chảy qua, do được che chắn nên kín gió

và hạn chế được mưa bão, các khu vực này rất thuận lợi cho việc nhân trồng và

ươm giống các loài thuốc quy như: Phá lửa (T. subflabellata P.P. Ling & C.T.Ting),

Bình vôi nhựa đỏ (S. dielsiana Y.C. Wu), Lá khôi (A. gigantifolia Stapf), … Lập địa

không quá cao từ khoảng 400 – 800 m, đỉnh cao nhất khu vực cao khoảng 1150 m.

Toàn bộ khu vực có độ ẩm tương đối cao và ổn định trong ngày, rất thích hợp cho

việc nhân giống tái sinh cây thuốc. Ở xã Thượng Long có tiểu khu 403 có địa hình

tương tự có thể triển khai dự án bảo tồn. Toàn bộ khu vực thuộc KBT Sao La ở

huyện Nam Đông được bao quanh một diện tích lớn rừng cộng đồng và phải qua

nhiều đồi núi, với đường đi hiểm trở. Chính vì vậy, đây là khu vực rất thuận lợi cho

công tác bảo tồn tại chỗ cây thuốc.

Khu vực xã A Roàng, huyện A Lưới có tuyến đường HCM nhánh tây đi qua

các tiểu khu: 250, 348, 351,352,353 trên một diện tích rộng và có các tuyến đường

tiểu ngạch vào các tiểu khu, thích hợp cho việc nhân giống tái sinh một số loại dược

liệu như: Lan kim tuyến (A. setaceus Blume), Hoàng đằng (F. recisa Pierre), Ngải

tiên (Hedychium coronarium Koenig), Cốt toái bố (Drynaria roosii Nakaike), Lá

thông (Psilotum nudum (L.) P. Beauv.), ... Với địa hình dốc với nhiều suối rất thuận

lợi cho việc xây dựng mô hình bảo tồn cây thuốc tại KBT. Một số khu vực đã được

gắn tên cây gỗ. Tuy nhiên, mô hình cây thuốc chưa được quan tâm đúng mức.

- Bảo tồn chuyển vị: Những cây thuốc được khai thác và thu hái nhiều cần

được nhân giống số lượng lớn phục vụ cho công tác trồng phục hồi và phục vụ sản

xuất. Hiện nay một số thầy lang và bà con trồng một số cây thuốc tại vườn nhà.

Mục đích trồng chủ yếu chữa bệnh cho gia đình và một số người bệnh trong thôn,

chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức. Nhiều loài cây thuốc còn trồng giấu ở

rừng hay rẫy xa khu dân cư. Cần có chương trình phát triển các vườn cây thuốc tại

95

địa phương, để bà con có thể tiếp cận cây thuốc dễ dàng hơn, thay đổi tư duy của

một số thầy lang khi chia sẻ thông tin với mọi người.

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã giao cho Bảo tàng Thiên

nhiên Việt Nam làm chủ đầu tư xây dựng và quản lý, vận hành “Trung tâm Bảo tồn

Tài nguyên Thiên nhiên Việt Nam và Cứu hộ Động, Thực vật” (CCRR). Với giai

đoạn mở rộng và xây dựng các phân khu chức năng. Trong đó bao gồm Khu vực 4:

Vườn thực vật (dự kiến 35 ha) và Khu vực trồng, bảo tồn cây thuốc quý với diện

tích nhà kính dự kiến 2000 m2 (Hình 3.34)

Hình 3.34. Phân khu chức năng dự kiến của CCRR

Khu vực khoanh nuôi và được bảo vệ nghiêm ngặt, có các hệ thống chăm

sóc, nước tưới đầy đủ. Đây là khu vực đặc biệt có thể di thực và bảo tồn cây thuốc

cho tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và cây thuốc ở miền Trung Việt Nam nói

chung.Trong thời gian xây dựng và giải phóng mặt bằng, chúng tôi đã tiến hành di

thực cây thuốc thiên niên kiện về trung tâm CCRR để trồng, bước đầu cây cho thấy

sự thích nghi và phát triển tốt.

96

Hình 3.35. Cây Thiên niên kiện (a. Thân củ làm giống; b. Cây sau 1 tháng trồng; c.

cây sau 2 tháng trồng; d. cây sau 4 tháng trồng)

- Để bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc cần bảo tồn đa dạng sinh học tại địa

phương: quản lý rừng tự nhiên, hạn chế việc đốt phá rừng để phát triển cây công

nghiệp, di cư tự do…

- Có các bộ hướng dẫn về thời vụ thu hái các loài dược liệu cụ thể, giúp cho

cây có thể phát tán hạt, tránh thu hái theo kiểu tận diệt, mất khả năng hồi phục.

3.4.2.1. Bảo tồn tri thức bản địa

Nguồn tri thức bản địa về sử dụng cây thuốc của các dân tộc Pa Cô, Tà Ôi,

Cơ Tu, Bru Vân Kiều,.... rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên đang đứng trước

nguy cơ ngày càng bị mai một do người già biết dùng cây thuốc dần mất đi, trong

khi người trẻ có nhiều lựa chọn mới trong sinh kế.

Huyện A Lưới đã đưa ra đề án: “Bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa

các dân tộc thiểu số huyện A Lưới giai đoạn 2014 -2020”. Dự án đã sưu tầm, trưng

bày những hiện vật, chất liệu truyền thống của các dân tộc, nghề đan lát,… tuy

nhiên. Tri thức bản địa cây thuốc của các dân tộc chưa được đề cập và nghiên cứu.

a

b

c

d

97

Tại khu vực nghiên cứu, NCS nhận thấy mặc dù hệ thống các cơ sở y tế đã

phát triển khắp nơi trên địa bàn, mỗi xã đều có trạm xá riêng,... công tác phòng và

bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân được đảm bảo. Tuy nhiên, vai trò của cây thuốc vẫn

được sử dụng song song. Nên có sự đánh giá ở từng xã để xây dựng vườn cây thuốc

tại trạm y tế xã, thông qua đó giáo dục cách khai thác và bảo tồn cây thuốc

Hình 3.36. Trạm xá xã Thượng Quảng và mô hình Vườn thuốc nam.

Trên địa bàn huyện A Lưới, mô hình cây thuốc nam đã nhân rộng hơn 30

vườn cây thuốc, trong đó có 21 vườn thuộc trạm Y tế các xã và một số đồn biên

phòng trên địa bàn. Một ví dụ điển hình cho phát triển các vườn thuốc nam tại địa

phương như mô hình "Vườn thuốc nam" tại xã Thượng Long, huyện Nam Đông của

Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế. Các loài được trồng trong vườn gồm: Ý

98

dĩ, Kim ngân, Sả,... tuy nhiên không có cây thuốc bản địa trong vườn. Nên chăng

cần có sự xem xét bảo tồn cây thuốc ở những trạm xá ngay tại địa phương để từ đó

nhân rộng mô hình tại nhà dân.

Khu vực nghiên cứu có các dân tộc Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu, Bru Vân Kiều,....

cùng sinh sống. Mỗi dân tộc có tri thức sử dụng dược liệu, nền văn hóa riêng.

Khuyến khích bà con các dân tộc biên soạn sách thuốc cho dân tộc mình. Nên tổ

chức lễ tôn vinh các già làng, thầy lang có nhiều đống góp cho công tác chữa bệnh ở

địa phương. Cần có các chuyên đề giáo dục tầm quan trọng của cây thuốc bản địa

trong chương trình học của con em đồng bào nơi đây.

Đây cũng là kho tàng rất lớn để tạo ra các sản phẩm phục vụ chăm sóc sức

khỏe, chữa trị bệnh tật và các dịch vụ du lịch văn hóa. Chính vì vậy, cần phải có

nghiên cứu trong thời gian dài, ghi chép và đánh giá.

99

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Qua quá trình điều tra, nghiên cứu đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc

tại Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế chúng tôi thu được kết quả như sau:

1. Xây dựng được danh lục cây thuốc gồm 431 loài thuộc 321 chi, 124 họ. Số

lượng cây thuốc phân bố ở các ngành không đều nhau, chủ yếu tập trung ở ngành

Ngọc lan với 111 họ, 303 chi, 407 loài. Trong đó, lớp Ngọc lan chiếm tỷ lệ cao, với

90 họ, 241 chi, 311 loài. So sánh với Danh lục cây thuốc cả tỉnh Thừa Thiên Huế do

Lê Nguyễn Thới Trung cùng cộng sự tổng hợp và thống kê năm 2015, NCS đã xác

nhận lại 219 loài có trong danh lục và bổ sung thêm 212 loài cho danh lục các loài

thực vật có giá trị dược liệu ở tỉnh.

2. Đã phát hiện và công bố 03 loài mới cho khoa học có tác dụng làm thuốc

là: Tỏi hoa ẩn quả lông (Aspidistra heterocarpa Aver., Tillich & V. T. Pham var.

echinata Aver., Tillich & T. A. Le); Acranthera hoangii Hareesh & T.A. Le và đặc

biệt loài Thu hải đường (Begonia saolaensis Y.M. Shui, T.A. Le & C.T. Vu) được

đặt theo tên khu bảo tồn.

3. Đa dạng về bộ phận sử dụng làm thuốc được thống kê 10 nhóm gồm: Toàn

cây, lá, rễ, thân, quả, vỏ, củ, hoa, hạt và nhựa tinh dầu, trong đó chiếm tỷ lệ cao là

bộ phận lá, toàn cây và rễ được dùng nhiều, trong khi các bộ phận như hoa, nhựa,

tinh dầu được sử dụng ít.

4. Cây thuốc được phân chia thành 22 nhóm chữa bệnh trong đó nhóm cây

chữa bệnh tê thấp, đau nhức, xương khớp, đau xương có số lượng loài cao nhất.

5. Có hơn 46 loài thuộc diện cần bảo tồn, trong đó: 10 loài thực vật thuộc

Sách đỏ Việt Nam (2007) với 3 loài (EN) và 7 loài (VU). Theo Nghị định số

06/2019/NĐ-CP của Chính phủ (2019) có 24 loài cần được bảo vệ,10 loài thuộc

Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (2019) với 6 loài (EN) và 4 loài (VU). Theo IUCN

(2020) có 10 loài và Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ (2021) có 29 loài

cần được bảo vệ

6. Đã đánh giá hoạt tính gây độc của cao chiết 12 loài dược liệu tiềm năng

trên 5 dòng tế bào ung thư ở người gồm ung thư phổi (SK-LU-1 và A549), ung thư

cổ tử cung (Hela), ung thư vú (MCF-7) và ung thư biểu mô (KB). Qua đó xác định

được cao chiết của 4/12 loài dược liệu có tác dụng diệt các dòng tế bào ung thư thử

100

nghiệm là Xà căn ba vì, Bình vôi, Kê huyết đằng, Râu hùm việt. Hoạt tính kháng

viêm, có 07/12 cao chiết từ các loài dược liệu tiềm năng gồm: Kê huyết đằng, Cà

gai leo, Bá bệnh, Bạch hoa xà, Râu hùm việt, Bình vôi và Xương khỉ.

7. Từ loài Xà căn ba vì đã phân lập được 9 hợp chất gồm 1 hợp chất mới,

3β,23,24–trihydroxyurs-12-en-28-oic acid (OB10); 4 hợp chất lần đầu tiên phân lập

được từ chi Ophiorrhiza gồm 3β,19α,23,24–tetrahydroxyurs-12-en-28-oic acid

(OB2), 3β,6β,23–trihydroxyolean-12-en-28-oic acid (OB3), rotundic acid (OB5) và

blumenol A (OB9); và 4 hợp chất đã biết khác gồm vincosamide (OB1), (5S)-5-

carboxystrictosidine (OB11), vegeloside (OB12) và sweroside (OB14).

8. Đã đánh giá hoạt tính chống ung thư và kháng viêm của 9 hợp chất được

phân lập từ loài Xà căn ba vì. Trong đó, hợp chất OB5 có tác dụng ức chế cả 5 dòng

tế bào ung thư thử nghiệm với giá trị IC50 từ 37,89đến 48,22 μg/mL. Ngoài ra,

(OB5) có tác dụng kháng viêm ở mức độ trung bình giá trị IC50 từ 58,25 đến 58,72

μg/mL.

9. Đánh giá hiện trạng khai thác, mối đe dọa, để ra được biện pháp bảo tồn và

hướng phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc và tri thức bản địa thực vật làm thuốc.

Kiến nghị

Do thời gian hạn chế nên chúng tôi chưa thể nghiên cứu hết phạm vi KBT

Sao La vì vậy để có các thông tin đầy đủ hơn về cấu trúc và động thái của hệ sinh

thái KBT Sao La, chúng tôi có một số kiến nghị sau:

- Mở rộng khu vực nghiên cứu để thống kê đầy đủ về thành phần loài và các

kiểu thảm thực vật. Vẽ bản đồ kiểu thảm thực vật để tạo điều kiện thuận lợi cho việc

quản lí.

- Nghiên cứu khả năng tái sinh của một số loài thực vật bản địa nhằm nhân

giống phục vụ cho công tác phục hồi rừng ở địa phương. Bên cạnh đó nghiên cứu

và bảo tồn các loài dược liệu quí.

- Chọn lựa những loài cây thuốc quy hiếm, và có giá trị cao có thể đưa vào

chương trình phát triển sinh kế cho người dân bản địa, giúp tăng nguồn thu và góp

phần bảo vệ rừng.

- Tiếp tục nghiên cứu về tác dụng chống ung thư của cao chiết và các hoạt

chất chính từ loài Xà căn ba vì trên động vật thí nghiệm. Đồng thời đánh giá độc

101

tính cấp và độc tính bán trường diễn để làm căn cứ khoa học trong việc phát triển

các sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư.

- Nghiên cứu các mô hình trồng thử nghiệm các loài dược liệu tiềm năng này

nhằm đánh giá khả năng phát triển vùng dược liệu lớn cũng như xây dựng quy trình

công nghệ tách chiết lượng lớn để phục vụ cho việc phát triển và thương mại hóa

sản phẩm.

102

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

* Lần đầu tiên xây dựng được Danh lục cây thuốc của 431 loài thuộc 321

chi, 124 họ, tại KBT Sao La kèm theo mẫu nghiên cứu. Đánh giá đa dạng và tiềm

năng chữa trị của các loài cây thuốc có mạch nơi đây. Bổ sung thêm 212 loài cho

danh lục các loài thực vật có giá trị dược liệu ở tỉnh do Lê Nguyễn Thới Trung cùng

cộng sự tổng hợp và thống kê năm 2015.

* Đã phát hiện và công bố 03 loài mới cho khoa học là: Tỏi hoa ẩn quả lông

(Aspidistra heterocarpa Aver., Tillich & V. T. Pham var. echinata Aver., Tillich &

T. A. Le); Acranthera hoangii Hareesh & T.A. Le và đặc biệt loài Thu hải đường

(Begonia saolaensis Y.M. Shui, T.A. Le & C.T. Vu) được đặt theo tên khu bảo tồn.

* Lần đầu tiên xây dựng cơ sở dữ liệu hóa học của loài Xà căn ba vì, đã

phân lập được 9 hợp chất gồm 1 hợp chất mới lần đầu phân lập được trong tự

nhiên (OB10: 3β,23,24–trihydroxyurs-12-en-28-oic acid)

* Đã đánh giá hoạt tính chống ung thư và kháng viêm của 9 hợp chất được

phân lập từ loài Xà căn ba vì.

103

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Leonid V. Averyanov, H.-J. Tillich, Van The Pham, Sinh Khang Nguyen,

Tuan Anh Le, Hoang Tuan Nguyen, Tatiana V. Maisak, Anh Hoang Le Tuan,

Danh Duc Nguyen, Quang Cuong Truong, Thi Lien Thuong Nguyen and Tien

Chinh Vu (2018) New taxa and taxonomic notes in Aspidistra (Convallariaceae

s.s.) in China, Laos and Vietnam, Nordic Journal of Botany 2018: e01833 doi:

10.1111/njb.01833

2. Vadakkoot Sankaran Hareesh, Tuan Anh Le, Chinh Vu Tien, Cuong

Pham Viet (2018) Acranthera hoangii (Rubiaceae), a new species from central

Vietnam. Webbia: Journal of Plant Taxonomy and Geography. pp1-5.

3. Yu - Min Shui, Chinh Tien Vu, Tuan Anh Le, Thi Thanh Dat Pham, Van

Dat Nguyen, Thi Minh Hoang Duong (2019) Two new cane-like species of Begonia

L. (Begoniaceae) in central Vietnam. Phytotaxa 411 (1): 057–064

4. Le Canh Viet Cuong, Le Tuan Anh, Ton That Huu Dat, Tran Thi Phuong

Anh, Le Quynh Lien, Young Ho Kim & Hoang Le Tuan Anh (2019): Cytotoxic and

anti-inflammatory activities of secondary metabolites from Ophiorrhiza baviensis

growing in Thua Thien Hue, Vietnam, Natural Product Research, DOI:

10.1080/14786419.2019.1693564

5. Lê Tuấn Anh, Hà Thị Huyền, Vũ Tiến Chính (2021) Kết quả điều tra

nguồn tài nguyên cây thuốc của Khu bảo tồn Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hội nghị

toàn quốc lần thứ ba Hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, trang 395-402.

104

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ranjana Bohra, Karishma Singh, Lipi Nogai, An overview on corona virus

a global pandemic outbreak. The International Journal of Indian Psychology.

Volume 8, Issue 2, April- June, 2020, pp. 885-887

2. Önder OTLU, Ceyhun BEREKETOĞLU, Tuğba Raika KIRAN, Aysun

BAY KARABULUT, Medicinal Plants for Prevention and Treatment of

Coronavirus Disease. Akıllı Sistemler ve Uygulamaları Dergisi, Cilt: 4, Sayı: 1,

Sayfa 74-85, 2021

3. Quyết định số 2020/QĐ­UBND ngày 09/10/2013 của Uỷ Ban Nhân Dân

tỉnh Thừa Thiên Huế, Quyết định thành lập Khu Bảo tồn Sao La, Thừa Thiên Huế.

4. BirdLife International, Endemic Bird Areas factsheet: Annamese lowlands.

Downloaded from www.birdlife.org on 31/05/2018. IUCN Red List of Threatened

Species. 2018. Version 2017-3. . Downloaded on 31/05/2018

5. Ministry of Science and Technology, and Vietnam Academy of Science

and Technology, Vietnam Red Data Book, Science and Technology Publishing

House, 2007, Hanoi, Vietnam.

6. BirdLife International, The World Database of Key Biodiversity Areas.

Developed by the Key Biodiversity Areas Partnership, 2018a, Downloaded from

www.keybiodiversityareas.org on 31/05/2018.

7. Leonid V. Averyanov, L.V., Phan Ke Loc, Nguyen Tien Vinh, et al., An

Assessment of the Flora of the Green Corridor Forest Landscape, Thua Thien Hue

Province, Vietnam. Report No 1: Part One. Green Corridor Project, WWF Greater

Mekong & Vietnam Country Programme and FPD Thua Thien Hue Province, 2006,

Vietnam.

8. Averyanov L.V. Jacinto C. Regalado, Nguyen Tien Hiep, Phan Ke Loc,

Flora and vegetation of Thuong Lo Municipality and allied areas (Thua Thien– Hue

Province). Henry Luce Foundation Technical Report, 2007, Vietnam.

9. Lê Đình Bích, Trần Văn Ơn, Thực vật học,Trường Đại học Dược Hà Nội,

2005:359-369

10. Kelly K., History of medicine. New York: Facts on file, 2009, 29-50.

11. Akhileshwar Kumar Srivastava, Significance of medicinal plants in

human life Chapter 1. Synthesis of Medicinal Agents from Plants, 2018, Copyright

105

© 2018 Elsevier Ltd. All rights reserved. ttp://dx.doi.org/10.1016/B978-0-08-

102071-5.00001-5

12. Tucakov J., Pharmacognosy, Beograd: Institute for text book issuing in

SR. Srbje, 1964,11- 30.

13. Glesinger L., Medicine through centuries. Zagreb: Zora,1954, 21-38.

14. Tucakov J., Pharmacognosy, Beograd: Institute for text book. issuing in

SR. Srbije,1964, 11-30.

15. Dimitrova Z., The history of pharmacy, Sofija: St Clement of Ohrid,

1999, 13-26.

16. Tucakov J., Healing with plants – phytotherapy. Beograd: Culture,1971,

180-90.

17. Trường Đại học Y Thái Bình, Thực vật dược dành cho hệ trung học,

2008.

18. Bottcher H., Miracle drugs. Zagreb: Zora; 1965, 23-139.

19. Wiart C., Etnopharmacology of medicinal plants. New Jersey: Humana

Press; 2006, 1-50.

20. P.G.Xiao, The Chinese Approach to Medicinal plants their Utilizationan

Coservation. In: O.kerele, V. Heywoood &H.Synge. The Conservation of Medicinal

plants, Cambridge University Press, 1991.

21. He S.A., Cheng Z.M, The role of Chinese botanical gardens in

Conservation of Medicinal plants. In: O.kerele, V. Heywoood &H.Synge. The

Conservation of Medicinal plants, Cambridge University Press.,1991.

22. Li T.S.C, Taiwanese Naviti Medicinal Plant: Phytopharmacology and

Therapeutic Values, Boca Raton, CRC/Taylor and Francis, 2006.

23. Pelagic V., Pelagic folk teacher, Beograd: Freedom; 1970, 500-2.

24. Katic R., La medicine en Serbie au moyen age, Beograd: Scientific work,

1958, 7-36.

25. Bazala V., The historical development of medicine in the Croatian lands,

Zagreb: Croation publishing bibliographic institute, 1943, 9-20.

26. Nikolovski B., Essays on the history of health culture in Macedonia,

Skopje: Macedonian pharmaceutical association,1995, 17-27.

106

27. Thorwald J., Power and knowledge of ancient physicians, Zagreb:

August Cesarec,1991, 10-255.

28. Katic R., The Serbian medicine from 9th to 19th centuries, Beograd:

Scientific work,1967, 22-37.

29. Nikolovski B., Arab pharmacy in Macedonia, Bulletin 1961,1,20- 7.

30. Katic R., In: The Chilandar medical codex N. 517. Milincevic V, editor.

Beograd: National library from Srbija; 1980, 9-80.

31. Whalley, Joyce Irene, and Pliny. 1982. Pliny the Elder, Historia

naturalis. Chicago (Author-Date, 15th ed.).

32. Carl. Linnaeus, Species Plantarum. London: The Ray Society, 2013,

London.

33. WHO, World Health Organization. The promotion and development of

traditional medicine. Technical Report Series. Geneva, 1978, 622.

34. Tsige Gebre Mariam and Kaleab Asres, Applied Research in medicinal

plants. In: Medhin Zewdu and Abebe Demissie, (eds.). Conservation and

Sustainable Use of Medicinal Plants of Ethiopia. IBCR, 2001, Addis Ababa.

35. Perry, Medicinal Plants of East and Southeast Asia: Attribute Properties

and Uses. The M.I.T.press, 1985.

36. Anderson, E. F., Ethnobotany of Hill trube of northern Thailand, Econ.

Bot., 1985, 40:38- 53

37. Bonet. M. A and Valles. J., Pharmaceutical ethnobotany in the Montseny

Biosphere Reserve (Catalonia, Iberian Peninsula). General results and new or

rarely reported medicinal plants. J. Pharmacy and Pharmacology, 2003, 55 (2): 259

– 270.

38. Merve Uzun, Ayla Kaya, An ethnobotanical research of medicinal plants

in Mihalgazi (Eskisdehir, Turkey), Pharmaceutical Biology, 2016, 54(12):2922-

2932. http://dx.doi.org/10.1080/13880209.2016.1194863

39. Yusuf Ziya Kocabas, Adem Erol, Oguzhan Aktolun, Medicinal Plants of

Flora of KSU Avsar Campus (Kahramanmaras) and Surrounding Areas. Aksaray

J. Sci. Eng., 2017, 1, 2, 32-42.

40. K. W. Lin, Ethnobotanical study of medicinal plants used by the Jah Hut

peoples in Malaysia, Indian Journal of Medical Sciences, 2005, 59, 4, 156-161.

107

41. Getachew Alebie, Befkadu Urga, Amha Worku, Systematic review

on traditional medicinal plants used for the treatment of malaria in Ethiopia: trends

and perspectives. Malaria Journal, 2017, 16:307

42. Rivera. D and Obon. C., The ethnopharmacology of Madeira and Porto

Santo Islands a review, J. Ethnobotany, 1995, 7:121-126

43. Devesh Tewari, Archana N. Sah, Sweta Bawari and Rainer W.

Bussmann, Ethnobotanical investigations on plants used in folk medicine by native

people of Kumaun Himalayan Region of India. Ethnobotany Research &

Applications, 2020, 20:16,1-35. http://dx.doi.org/10.32859/era.20.16.1-35

44. Mandal A, Adhikary T, Chakraborty D, Roy P, Saha J, Barman A, Saha

P, Ethnomedicinal uses of plants by Santal tribe of Alipurduar district, West

Bengal, India. Indian Journal of Science and Technology, 2020,13(20): 2021-2029.

https://doi.org/ 10.17485/IJST/v13i20.565

45. Antony Joseph Raj, Saroj Biswakarma, Nazir A. Pala, Gopal Shukla,

Vineeta, Munesh Kumar, Sumit Chakravarty and Rainer W. Bussmann, Indigenous

uses of ethnomedicinal plants among forest-dependent communities of Northern

Bengal, India, Journal of Ethnobiology and Ethnomedicine, 2018, 14:8, DOI

10.1186/s13002-018-0208-9

46. Sher H, Aldosari A, Ali A, de Boer HJ, Economic benefits of high value

medicinal plants to Pakistani communities: an analysis of current practice and

potential, J Ethnobiol Ethnomed, 2014, 10(1):71

47. Walia Zahra, Sachchida Nand Rai, Hareram Birla, et al., Chapter19

Economic Importance of Medicinal Plants in Asian Countries, Bioeconomy for

Sustainable Development, 2019, 59-377.

48. World Health Organization, Research for health: principles, perspective

and strategies/Advisory Committee on Health Research. Bull. WHO., 1994,72(4):

533-538.

49. Guan Wang, Market Analysis of “Herbal, Traditional & Alternative

Medicine 2020”. Asian Journal of Plant Science & Research., 2019, 9, 5,20-21.

50. https://www.grandviewresearch.com/industry-analysis/herbal-beauty-

products-market

108

51. Chandra Prakash Kala., Medicinal plants: Potential for economic

development in the state of Uttaranchal, India. International Journal of Sustainable

Development & World Ecology, 2006, 13, 492–498

52. Bukar BB, Dayom DW, Uguru MO, The growing economic importance

of medicinal plants and the need for developing countries to harness from it: A mini

review. IOSR J Pharm, 2016, 6(5), 42–42.

53. Keswani C, Bisen K, Singh SP, Singh HB, Traditional knowledge and

medicinal plants of India in intellectual property landscape, Med Plants-Int J

Phytomeds Relat Ind, 2017, 9(1), 1–11.

54. Sher H, Hussain F, Ethnobotanical evaluation of some plant resources in

Northern part of Pakistan, Afr J Biotechnol, 2009, 8(17), . 4066-4076.

55. Ghimire SK, McKey D, Aumeeruddy-Thomas Y, Heterogeneity in

ethnoecological knowledge and management of medicinal plants in the Himalayas

of Nepal: implications for conservation. Ecol Soc, 2004, 9(3),6.

56. Lorenzetti L., Why drug companies are betting big on “pharmerging”

countries, Fortune.com, 2015, 08/14/drug-companies.

57. Dubey NK, Kumar R, Tripathi P, Global promotion of herbal medicine:

India's opportunity. Curr Sci, 2004, 86(1), 37–41

58. Kuniyal CP, Bisht VK, Negi JS, Bhatt VP, Bisht DS, Butola JS,

Sundriyal RC, Singh SK, Progress and prospect in the integrated development of

medicinal and aromatic plants (MAPs) sector in Uttarakhand, Western Himalaya,

Environ Dev Sustain, 2015, 17(5), 1141–1162

59. Ali-Shtayeh MS, Yaniv Z, Mahajna J, Ethnobotanical survey in the

Palestinian area: a classification of the healing potential of medicinal plants, J

Ethnopharmacol, 2000, 73(1–2), 221–232.

60. Ghorbani A, Studies on pharmaceutical ethnobotany in the region of

Turkmen Sahra, north of Iran :(Part 1): general results, J Ethnopharmacol, 2005,

102(1), 58–68

61. Nirmal SA, Pal SC, Otimenyin SO, et al., Contribution of herbal

products in global market, The Pharma Rev, 2013,79-89.

https://www.researchgate.net/publication/320357308

109

62. Schippmann U, Leaman DJ, Cunningham AB, Walter S, Impact of

cultivation and collection on the conservation of medicinal plants: global trends

and issues, 2005, In: Jatisatienr, A., Paratasilpin, T., Elliott, S., et al. eds.

Conservation, cultivation and sustainable use of MAPs: a proceedings of

WOCMAP III: the IIIrd world congress on medicinal aromatic plants, Chiang Mai,

Thailand, February 3-7, 2003. ISHS, Leuven, 31-44. Acta Horticulturae nr. 676.

http:// www.actahort.org/books/676/

63. Kaplan W, Mathers., Global health trends: Global burden of dieases and

pharmaceutical needs, In: The world medicine situation 2011, Geneva, WHO, 2-21.

64. Cameron A, Ewen M, Ross-Degnan D et al., Medicine prices,

availability and affordability in 36 developing and middle-income countries: a

secondasry analysis, Lancet, 2009, 373, 240-249.

65. Hoebert J, Laing R, Stephens P., Pharmaceutical consumption, In: The

world medicine situation 2011, Geneva, WHO, 32-39.

66. World Health Organization.Globalization, TRIPS and access to

pharmaceuticals, WHO policy perspective on medicines, 2001, 3. WHO/ EDM/

2001, Geneva, WHO, 2.

67. Ransome-Kuti O., Finding the right road to health, World Health Forum,

1987, 8, 161-163.

68. Chiwuzie J, Ukoli F, Okojie O, et al., Traditional practitioners are here

to stay, World Health Forum, 1987, 8, 240-244.

69. Bukar BB, Uguru MO, Dayom DW., A comparative assessment of risk

perception and knowledge of malaria in two urban areas of Nigeria, J.Med. Pharm.

Sci., 2006, 2(1), 46-54.

70. Sri Astutik, Jürgen Pretzsch and Jude Ndzifon Kimengsi, Asian

Medicinal Plants’ Production and Utilization Potentials: A Review, Sustainability,

2019, 11, 54-83; doi:10.3390/su11195483

71. Shiv MP: Inventory of forestry resources for sustainable management

and biodiversity conservation. New Delhi; Indus Publishing Company, 1996.

72. Rajasekharan, P.E., Wani, Shabir H (Eds.), Chapter Distribution,

Diversity, Conservation and Utilization of Threatened Medicinal Plants,

Conservation and Utilization of Threatened Medicinal Plants, 2020, 3-30.

110

73. Parrotta JA, Agnoletti M, Traditional forest knowledge: challenges and

opportunities, For Ecol Manag, 2007, 249,1–4.

74. Gurib-Fakim A, Medicinal plants: traditions of yesterday and drugs of

tomorrow, Mol Asp Med, 2006, 27(1),1–93.

75. Gepts P., Plant genetic resources conservation and utilization: the

accomplishments and future of a societal insurance policy, Crop Sci.,

2006,46,2278–2292.

76. Figueiredo MSL, Grelle CEV., Predicting global abundance of a

threatened species from its occurrence: implications for conservation planning,

Divers Distrib., 2009, 15:117–121.

77. Coley PD, Heller MV, Aizprua R, et al., Using ecological criteria to

design plant collection strategies for drug discovery, Front Ecol Environ., 2003, 1,

421-428.

78. Hamilton AC., Medicinal plants, conservation and livelihoods, Biodivers

Conserv., 2004, 13, 1477–1517.

79. Havens K, Vitt P, Maunder M, et al., Ex situ plant conservation and

beyond, Bioscience, 2006, 56, 525–531.

80. Yu H, Xie CX, Song JY, Zhou YQ, Chen SL., TCMGIS-II based

prediction of medicinal plant distribution for conservation planning: a case study

of Rheum tanguticum. Chin Med., 2010, 5, 31, 1-9.

81. Muchugi A, Muluvi GM, Kindt R, et al., Genetic structuring of

important medicinal species of genus Warburgia as revealed by AFLP analysis,

Tree Genet Genome, 2008, 4, 787–795.

82. Ved DK, Goraya GS, Demand and supply of medicinal plants in India,

FRLHT, Bangaloreb and National Medicinal Plants Board, 2008, New Delhi.

83. Chaddha KL, Gupta R, Advances in horticulture, Medicinal and

aromatic plants, vol 11. Malhotra Publishing, 1995, New Delhi.

84. Akerele O, Heywood V, Singe H (eds), The conservation of medicinal

plants. Cambridge University Press, 1991, Cambridge.

85. Heywood V, Medicinal and aromatic plants as global resources,

Proceedings of WOCMAP-2 (2nd World congress on medicinal and aromatic plants

for human welfare at Mendoza, Argentina, 1997). Biological resources sustainable

111

use and ethnobotany. International Council for Medicinal and Aromatic plants,

1999.

86. Lubbe A, Verpoorte R, Cultivation of medicinal and aromatic plants for

specialty industrial materials, Ind Crop Prod, 2011, 34,785–801.

87. Lê Trần Đức, Cây thuốc Việt Nam (trồng, hái, chế biến trị bệnh ban

đầu), Nxb. Nông nghiệp, 1997, Hà Nội.

88. Tuệ Tĩnh, Nam dược thần hiệu (Lê Trần Đức dịch). NXB Y học, Hà Nội,

Tái bản lần thứ 4, 376 trang. 1996.

89. Tuệ Tĩnh, Hồng nghĩa giác tư y thư (Lê Đức Toàn Sao lục; Phòng Tu

Thư Huấn luyện Viện Đông y dịch; Nguyễn Sỹ Lâm hiệu đính và chú thích) NXB

Y học, Hà Nội, 1978

90. Hải Thượng Lãn Ông (Lê Hữu Trác), Hải thượng y tông tâm lĩnh, NXB

Y học, Hà Nội, 2005

91. Lê Trần - Chủ biên, Một số đặc điểm cơ bản hệ thực vật Việt Nam, 307

trang. Nxb KH&KT Hà Nội, 1999.

92. Pétélot A., Les plantes médicinales du Cambodge, du Laos et du

Vietnam, Archives des Recherches Agronomiques et Pastorales du Vietnam, 1952,

Paris.

93. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, in lần thứ 13, Nxb. Y

học, 2005, Hà Nội.

94. Lê Trần Đức, Cây thuốc Việt Nam trồng hái chế biến trị bệnh ban đầu,

Nxb Nông nghiệp, 1997, Hà Nội

95. Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chương, Sổ tay cây thuốc Việt Nam, Nxb. Y

học, 1980, Hà Nội.

96. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam. Tập 1,2; Nxb. Y học Hà Nội,

2012, Hà Nội.

97. Nguyễn Thượng Dong, Nghiên cứu phát triển Dược liệu và Đông dược ở

Việt Nam, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, 2006, Hà Nội

98. Viện Dược liệu, Danh lục cây thuốc Việt Nam, Nxb. Khoa học và kỹ

thuật, 2016, Hà Nội.

112

99. Nguyễn Thị Thanh Vân, Bước đầu tìm hiểu cây thuốc của đồng bào Dân

tộc thiểu số ở Việt Nam, Bài đăng trong sách Nam Bộ Dân tộc và tôn giáo, Nxb.

KHXH, 2005, Hà Nội, 165-190.

100. Nguyễn Tiến Bân, Trần Đình Ly, Trần Công Khánh và cs., Thực vật chí

Việt nam 1-11. Nxb. Khoa học và kỹ thuật, (2000-2007), Hà Nội.

101. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, và cs, Cây thuốc

và động vật làm thuốc ở Việt Nam -Tập 1,2 Viện Dược Liệu, Nxb. Khoa học và Kỹ

Thuật, 2006, Hà Nội.

102. Trinh Ngoc Bon, Pham Quang Tuyen, Hoang Thanh Son, et al., Panax

sp. in Tuyen Quang, North Vietnam – A Potential Plant for Poverty Reduction,

Asian Journal of Research in Botany 2(2) 2019, 1-10.

103. Đinh Văn Phê, Lê Thị Cẩm Nhung, Chu Đức Hà, và cs., Tình hình phát

triển cây giống Sâm Ngọc linh tại tỉnh Quảng Nam và Kon Tum. Tạp chí Khoa học

Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 3(112)/2020, trang 122-126.

104. Nguyễn Thị Vân Anh, Bùi Văn Thanh, Lưu Đàm Ngọc Anh, và cs,

Kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc H' Mông và Dao tại xã Y Tý

và Dền Sáng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái

và tài nguyên sinh vật lần thứ 6, 2015, 1038-1043.

105. Trần Huy Thái, Đề tài: “Điều tra, đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên

cây thuốc tại một số xã vùng cao huyện Na Hang, đề xuất giải pháp bảo tồn và sử

dụng bền vững một số loài có giá trị và triển vọng”. Viện Sinh thái và Tài nguyên

sinh vật (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), 2014-2016

106. Lại Thị Bảo Hiền, Hà Tuấn Anh, Nguyễn Thị Vân Anh, và cs, Điều tra

kinh nghiệm sử dụng cây có ích của đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Thông

Nông, tỉnh Cao Bằng. Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh

vật lần thứ 6, 2015, 1113-1119

107. Nguyễn Văn Dư, đề tài: "Điều tra, nghiên cứu các cây thuốc được sử

dụng trong các bài thuốc dân tộc tại Tây Nguyên và đề xuất các biện pháp bảo tồn”

mã số TN3/T10, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, 2011-2014

108. Lê Xuân Cảnh, "Điều tra, đánh giá hệ sinh thái rừng khộp và rừng lá

rộng thường xanh ở Tây Nguyên và đề xuất giải pháp bảo tồn”. Mã số: TN3/T07.

Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, 2011-2014

113

109. Quyết định số:1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013, Quyết định phê duyệt

quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,

Hà Nội.

110. Nguyễn Tiến Hưng, Phát triển dược liệu đáp ứng nguyên liệu cho

ngành công nghiệp dược, Hội thảo quốc gia lần 1 về phát triển dược liệu: "Phát

triển bền vững dược liệu trong thế kỷ 21". Bộ Y tế, 2003, 79-82.

111. Ninh Khắc Bản, Vũ Hương Giang, Trần Mỹ Linh, và cs, Tri thức sử

dụng các loài cây thuốc của cộng đồng dân tộc Cơ Tu và Vân Kiều tại vùng đệm

Vườn Quốc gia Bạch Mã, Hội nghị Khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên

Sinh vật lần thứ 5, 2013, 950-956.

112. Vũ Tiến Chính và cs, Nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại khu bảo tồn

Sao la tỉnh Thừa Thiên Huế, tìm kiếm mốt số loài thực vật có hoạt tính sinh học là

thức ăn cho Sao la và đề xuất giả pháp bảo tồn chuyển vị (Ex - situ) tại trung tâm

bảo tồn tài nguyên thiên nhiên Việt Nam và cứu hộ động, thực vật. Đề tài KH-CN

cấp Viện Hàn lâm KHCNVN theo 7 hướng ưu tiên. Mã số đề tài: VAST04.09/18-

19, 2018-2019.

113. Lê Nguyễn Thới Trung, Nguyễn Thị Khánh Quỳnh, Hồ Thị Cẩm Giang,

Danh lục thành phần loài thực vật bậc cao có giá trị dược liệu ở tỉnh Thừa Thiên

Huế, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, 1(118), 2015,65-69.

114. Sở NN&PTNT tỉnh TT Huế - Dự án thành lập Khu bảo tồn sao la tỉnh

Thừa Thiên Huế (kèm tờ trình số: 1001/TTr-SNNPTNT ngày 23/9/2013).

115. Dervendzi V., Contemporary treatment with medicinal plants, Skopje:

Tabernakul,1992, 5-43.

116. Lukic P., Pharmacognosy, Beograd: SSO Faculty of Pharmacy, 1985,

8-22.

117. Kovacevic N., Fundamentals of pharmacognosy, Beograd: Personal

edition, 2000, 170-171.

118. Christophe Wiart, Medicinal Plants of the Asia - Pacific: Drugs for the

Future? World Scientific Publishing Co. Pte. Ltd. , 2006, USA

119. Lã Đình Mỡi, Trần Minh Hợi, Dương Đức Huyến, và cs, Tài nguyên

thực vật Việt Nam những cây chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học. Nhà xuất bản

Nông nghiệp, 2005, Hà Nội.

114

120. Allegra M., Antioxidant and Anti-Inflammatory Properties of Plants

Extract, Antioxidants (Basel, Switzerland), 8(11), 549, 2019,1-4.

https://doi.org/10.3390/antiox8110549

121. M.J. Cuellar, R.M.Giner, M.C.Recio, et al., Topical anti-inflammatory

activity of some Asian medicinal plants used in dermatological disorders,

Fitoterapia, 72, 2001, 221-229.

122. Nisarat Siriwatanametanon, Bernd L. Fiebich, Thomas Efferth, et al.,

Traditionally used Thai medicinal plants: In vitro anti-inflammatory, anticancer

and antioxidant activities, Journal of Ethnopharmacology, 130, 2010, 196–207.

123. Miguel M. G., Antioxidant and anti-inflammatory activities of essential

oils: a short review. Molecules (Basel, Switzerland), 15(12), 2010, 9252–9287.

https://doi.org/10.3390/molecules15129252

124. Krishnakumar G, Dintu KP, Varghese SC, et al., Ophiorrhiza, a

promising herbaceous source of the anticancer compound camptothecin. Plant

Science Today, 7(2) 2020, 240–250. https://doi.org/10.14719/pst.2020.7.2.660

125. Anil J. Johnson, Renjith Rajan, Sabulal Baby, Secondary Metabolites

from Ophiorrhiza. The Natural Products Journal, 8,4, 2018, 248 - 267.

DOI: 10.2174/2210315508666180515104735

126. Varalee Viraporn, Mami Yamazaki, Kazuki Saito, et al., Correlation of

Camptothecin-producing Ability and Phylogenetic Relationship in the Genus

Ophiorrhiza, Planta Med, 77, 2011,759–764.

127. Nakamura K, Denda T, Kameshima O, Yokota M., Breakdown of

distyly in a tetraploid variety of Ophiorrhiza japonica (Rubiaceae) and its

phylogenetic analysis, J Plant Res, 120, 2007, 501–509.

128. Nakamura K, Chung SW, Kokubugata G, et al., Phylogenetic

systematics of the monotypic genus Hayataella (Rubiaceae) endemic to Taiwan, J

Plant Res, 119, 2006, 657–661.

129. Supaart Sirikantaramas, Hiroshi Sudo, Takashi Asano, et al., Transport

of camptothecin in hairy roots of Ophiorrhiza pumila. Phytochemistry, 68, 2007,

2881–2886.

130. Vineesh. V.R., Study to isolate and enhance the production of potential

antineoplastic secondary metabolites from selected medicinal plants with special

115

reference to Ophiorrhiza rugosa var. decumbans. Thesus submitted to Mahatma

Gandhi University - Amala Cancer Research Centre Thrissur, 2007, Kerala, India.

131. Renjith Rajan, Sibi Chirakkadamoolayil Varghese, Rajani Kurup, et al.,

HPTLC-based quantification of camptothecin in Ophiorrhiza species of the

southern Western Ghats in India . Cogent Chemistry, 2, 2016, 1275408

http://dx.doi.org/10.1080/23312009.2016.1275408

132. Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam, quyển I, II, III, Nxb. Trẻ,1999 &

2003, TP. Hồ Chí Minh.

133. Tran Ngọc Ninh, Ophiorrhiza, In: Nguyen, B.T. (Ed.) Checklist of plant

species of Vietnam, Vol. 3. Agriculture Publishing House, 2005, Hanoi, 132–134.

134. Thanh Trung Nguyen, Yi-Gang Wei, Fang Wen, et al., Ophiorrhiza

hoanglienensis (Rubiaceae), a new species from north-western Vietnam, Phytotaxa,

438 (4) 2020, 256–262. https://doi.org/10.11646/phytotaxa.438.4.4

135. Nguyễn Nghĩa Thìn, Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, Nxb.

Nông nghiệp, 1997, Hà Nội.

136. Klein R. M. & Klein D. T., Phương pháp nghiên cứu thực vật, Tập 1.

Nguyễn Tiến Bân & Nguyễn Như Khanh (dịch), Nxb. Khoa học kỹ thuật, 1979, Hà

Nội.

137. Trung tâm Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Danh

lục các loài thực vật Việt Nam, tập 1. Nxb. Nông nghiệp, 2001, Hà Nội.

138. Nguyễn Tiến Bân, Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập 2,3. Nxb.

Nông nghiệp, 2003-2005, Hà Nội.

139. Brummitt R.K, Vascular plant families and genera, Royal Botanic

Garden, 1992, Kew.

140. Wu Zheng-yi and P.Re van et al., Flora of China và Flora of China -

Illustration, Vol 1-25, Science Press & Missouri Botanical Garden Press, Beijing &

St. Louis, 1994 - 2007, USA.

141. Võ Văn Chi & Trần Hợp, Cây cỏ có ích Việt Nam, Nxb Giáo dục, 1999, Hà

Nội.

142. The IUCN red list - https://www.iucnredlist.org/, 2020 (Ngày lấy

18/3/2021)

116

143. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam,

Sách đỏ Việt Nam (phầnII-Thực vật), Nxb. Khoa học Tự nhiên và công nghệ, 2007,

Hà Nội.

144. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Nghị định số 06/2019/NĐ- CP.

Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. 2019, Hà Nội.

145. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Nghị định số 84/2021/NĐ- CP.

Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22

tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy

cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật

hoang dã nguy cấp. 2021, Hà Nội.

146. Tanawat Chaowasku, Anissara Damthongdee, Hathaichanok Jongsook,

et al., Enlarging the monotypic Monocarpieae (Annonaceae, Malmeoideae):

recognition of a second genus from Vietnam informed by morphology and

molecular phylogenetics. Candollea 73, 2018, 261 – 275

147. Z. Zhang, H. N. ElSohly, M. R. Jacob, et al., New indole alkaloids from

the bark of Nauclea orientalis. Journal of Natural Products, 64, 2001, 1001-1005

148. J. Li, Q. Song, W. Xiang, S. Yang., Chemical studies on Ophiorrhiza

grandibracteolata. Tianran Chanwu Yanjiu Yu Kaifa, 21, 2009, 433-469

149. J.-Y. Tao, S.-J. Dai, F. Zhao, et al., New ursane-type triterpene with NO

production suppressing activity from Nauclea officinalis. Journal of Asian Natural

Products Research, 14, 2012, 97-104

150. I. A. Khan, O. Sticher, T. Rali, New triterpenes from the leaves of

Timonius timon. Journal of Natural Products, 56, 1993, 2163-2165

151. P. Ding, K.-W. Wang., Chemical constituents of Euscaphis japonica.

Chemistry of Natural Compounds, 54, 2018, 393-395.

152. T. Oyama, H. Aoyama, K. Yamada, et al., Isolation of a new triterpene,

rotundic acid, from Ilex rotunda. Tetrahedron Lett., 1968, 4639-4641.

153. N. H. T. Phan, N. T. D. Thuan, P. T. M. Huong, et al., Secondary

metabolites from Dipterocarpus obtusifolius Teijsm. ex MIQ. Vietnam Journal of

Chemistry, 53, 2015, 137-141.

154. M. N. Galbraith, D. H. S. Horn., Structures of the natural products

blumenols A, B, and C., J. Chem. Soc., Chem. Commun., 1972, 113-114.

117

155. Zhao, W.-W., et al., "Antibacterial triterpenoids from the leaves of Ilex

hainanensis Merr." Natural Product Research 33(17), 2019, 2435-2439.

156. F. Ferrari, I. Messana, B. Botta, et al., Constituents of Guettarda

platypoda, Journal of Natural Products, 49, 186, 91150-1151.

157. H. Kawai, M. Kuroyanagi, A. Ueno., Iridoid Glucosides from Lonicera

japonica Thunb., Chemical & Pharmaceutical Bulletin, 36, 1988, 3664-3666.

158. W.-G. Ma, N. Fuzzati, J.-L. Wolfender, et al., Rhodenthoside A, a new

type of acylated secoiridoid glycoside from Gentiana rhodentha., Helvetica Chimica

Acta, 77, 1994, 1660-1671.

159. Báo cáo tổng kết công tác PCCCR-QLBVR năm 2020, Phương hướng

thực hiện nhiệm vụ năm 2021. Ban quản lý KBT Sao La (tháng 12/2020)

160. Quyết định 204/QĐ-UBND ngày 26 tháng 01 năm 2010 của UBND tỉnh

Thừa Thiên Huế, Quyết định - Về việc phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển

rừng huyện A Lưới - tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2020, Thừa Thiên Huế.

161. Quyết định 1622/QĐ-UBND ngày 06 tháng 07năm 2020 của UBND

tỉnh Thừa Thiên Huế, Quyết định - Phê duyệt Đề án Phát triển vùng nguyên liệu và

các sản phẩm dược liệu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm ở tỉnh Thừa

Thiên Huế đến năm 2030, Thừa Thiên Huế.


Recommended