Bản tin Kinh tế - Dệt May

Post on 12-Mar-2023

0 views 0 download

transcript

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 1/ 2015

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 1 Email: info@vietnamtextile.org.vn website:http://www.vietnamtextile.org.vn

LỜI CHÚC ĐẦU NĂM CỦA

CHỦ TỊCH HIỆP HỘI DỆT MAY VIỆT NAM

Kính gửi : Các đơn vị Hội viên Hiệp hội Dệt May Việt Nam

Năm 2014 đã qua đi với biết bao khó khăn, thăng trầm. Tuy nhiên với sự năng động, sáng tạo, quyết tâm cao của tập thể lãnh đạo các doanh nghiệp, người lao động, toàn ngành Dệt May Việt Nam đã xuất khẩu được 24,5 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2013. Với những thành tích đạt được trong năm, đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu, giải quyết việc làm cho trên 2,5 triệu lao động, Hiệp hội Dệt May Việt Nam vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua xuất sắc năm 2014. Thay mặt Ban chấp hành Hiệp hội Dệt May, Tôi chân thành cảm ơn những đóng góp to lớn vào thành tích trên của các Ủy viên Ban chấp hành, chủ doanh nghiệp hội viên, trong ngành, tập thể người lao động .

Năm 2015 sẽ tiếp tục là một năm đầy khó khăn, thách thức đối với ngành Dệt May Việt Nam, khi các FTA, TPP vẫn đang trong quá trình tiếp tục đàm phán; Thị trường dệt may thế giới còn nhiều khó khăn. Hy vọng với sự chủ động tìm kiếm thị trường, năng động trong quản lý của lãnh đạo và sẻ chia của người lao động, các doanh nghiệp trong ngành Dệt May Việt Nam sẽ vượt qua được những khó khăn, phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành đạt mục tiêu 28 - 28,5 tỷ USD, tăng 15% so với 2014.

Nhân dịp Năm Mới – Xuân Ất Mùi 2015 , Tôi xin được gửi đến các doanh nghiệp hội viên, Người lao động trong toàn ngành Dệt May Việt Nam lời chúc mừng năm mới:

Sức khỏe – Hạnh phúc – Thành công và Thịnh vượng!

TM. BAN CHẤP HÀNH

CHỦ TỊCH

Vũ Đức Giang

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 1/ 2015

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 2 Email: info@vietnamtextile.org.vn website:http://www.vietnamtextile.org.vn

TIN KINH TẾ TIN KINH TẾ THẾ GIỚI

Diễn biến chung: Trong tháng đầu năm 2015, giá dầu thô tiếp tục lao dốc và chưa thể dừng lại trước hàng loạt nhưng

thông tin và nguồn cung dư thừa trong khi nhu cầu tiêu thụ vẫn đang ở mức thấp và các thành viên cung cấp dầu thô chủ chốt vẫn chưa sẵn sàng ngăn giá dầu giảm sâu hơn. Xu hướng giảm mạnh của giá dầu trong ngắn hạn có những tác động tích cực đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp các nước nhập khẩu, tuy nhiên điều này không thể bù đắp những tác động tiêu cực do hoạt động đầu tư suy giảm và đồng USD tăng giá. Như vậy, cùng với những rủi ro đang tồn tại, diễn biến này đang kéo đà hồi phục nền kinh tế thế giới đi lệch quỹ đạo so với những dự báo đã đưa ra trước đó, khiến triển vọng kinh tế thế giới năm 2015 trở nên khó lường.

Kinh tế Hoa Kỳ Đà phục hồi tăng trưởng vững chắc của kinh tế Hoa Kỳ đang có dấu hiệu bị đe dọa trước những rủi

ro đến từ bên ngoài, mà cụ thể là giá dầu suy giảm, nhu cầu tiêu thụ thấp tại châu Âu và Trung Quốc cộng với đồng USD không ngừng tăng giá. FED vẫn quyết định giữ quan điểm “kiên nhẫn” trong vấn đề nâng lãi suất do nền kinh tế chưa thực sự mạnh như kỳ vọng. Đồng thời FED cũng hạ kỳ vọng lạm phát tại Hoa Kỳ trong ngắn hạn xuống dưới 2% và dự báo, lạm phát có thể sẽ tăng dần lên mức 2% trong trung hạn khi ảnh hưởng từ đà lao dốc của giá dầu giảm bớt.

Châu Âu Chỉ số quản lý sức mua (PMI) tại khu vực đã tăng từ 51.4 điểm trong tháng 12/2014 lên 52.1 điểm

trong tháng 1/2015, ghi nhận mức tăng cao nhất trong năm tháng qua. Trong đó, chỉ số PMI sản xuất lên cao nhất 6 tháng với 51 điểm và PMI dịch vụ ở mức cao nhất 3 tháng với 52.3 điểm.

Pháp: Trong một phát biểu mới đây, Bộ trưởng Tài chính Pháp Michel Sapin nhận định: nền kinh tế lớn thứ hai Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) cần tăng tốc nhịp độ tăng trưởng lên khoảng 1,5-2% mới có thể hạ tỷ lệ thất nghiệp hiện đang ở mức cao kỷ lục. Với việc Chính phủ Pháp đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 1% năm 2015, từ mức ước tính khoảng 0,4% trong năm 2014, ông Sapin nói rằng với mức tăng trưởng 0,4%, nền kinh tế không thể thay đổi được tình trạng thất nghiệp hiện nay.

Anh: AFP/THX đưa tin, Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne ngày 2/2 đã cảnh báo rằng bất đồng giữa Hy Lạp và phần còn lại của khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế thế giới, đồng thời yêu gọi các bên liên quan "hành động có trách nhiệm."

Châu Á Hồng Kông: Báo “Văn Hối” (Hong Kong) cuối tuần đưa tin, Viện nghiên cứu chính sách Heritage

Foundation có trụ sở tại Washington (Mỹ), và thời báo Phố Wall vừa công bố Báo cáo xếp hạng về mức độ tự do kinh tế 2015, theo đó Hong Kong tiếp tục là nền kinh tế tự do nhất thế giới năm thứ 21 liên tiếp. Hệ thống kinh tế tự do ở Hong Kong một lần nữa được quốc tế công nhận là điều đáng mừng đối đặc khu hành chính có hơn 7 triệu dân này và cũng là một trong những yếu tố quan trọng để nền kinh tế Hong Kong tiếp tục ổn định, tăng trưởng và phồn vinh

Hàn Quốc giữ nguyên lãi suất cơ bản 2% đầu năm 2015 và sẽ duy trì lãi suất cơ bản 2% ba tháng liên tiếp. Ngân hàng trung ương Hàn Quốc đặt mục tiêu trong năm nay là duy trì chính sách tiền tệ linh hoạt. Tuy nhiên, BOK nhấn mạnh sẽ đưa ra đối sách cần thiết nếu diễn biến kinh tế tương lai cản trở nỗ lực của Hàn Quốc nhằm đạt được tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng của mình.

Nhật Bản:Ngân hàng Trung Ương Nhật Bản trong cuộc họp mới nhất đã quyết định giữ nguyên

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 1/ 2015

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 3 Email: info@vietnamtextile.org.vn website:http://www.vietnamtextile.org.vn

chính sách tiền tệ nới lỏng kỷ lục và hạ dự báo lạm phát năm 2015. Theo đó, BOJ cam kết sẽ duy trì hơn 80 nghìn tỷ yên (674 tỷ USD) vào nền kinh tế hàng năm thông qua chương trình mua trái phiếu chính phủ và các tài sản rủi ro khác. Đồng thời BOJ cũng hạ dự báo lạm phát năm tài chính 2015 (bắt đầu từ tháng 4) xuống còn 1% trước sự lao dốc mạnh mẽ của giá dầu. Ngoài ra, BOJ còn mở rộng quy mô và thời hạn đối với một chương trình cho vay của Ngân hàng Trung ương nhằm đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng tín dụng.

TIN KINH TẾ TRONG NƯỚC

Kinh tế vĩ mô trong nước tháng đầu năm 2015 khá ổn định và tiếp tục chứng kiến tác động của xu hướng giảm mạnh giá dầu thô trên thị trường thế giới lên toàn nền kinh tế

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 1 giảm 0.2% so với tháng trước, chủ yếu do giá xăng, dầu trong nước được điều chỉnh giảm hai đợt (22/12/2014 và 06/01/2015) đã tác động làm giá nhóm giao thông giảm mạnh ở mức 3.96%, đóng góp 0.35% vào mức giảm chung của CPI. Ngoài ra, giá gas giảm từ thời điểm 01/01/2015 cũng ảnh hưởng đến CPI tháng 1 năm nay.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP): Chỉ số IIP tháng 1/2015 ước tính giảm 2.8% so tháng trước, tăng cao ở mức 17.5% so với cùng kỳ năm trước

Chỉ số giá vàng tháng 01/2015 tăng 0.55% so với tháng trước; giảm 1.41% so với cùng kỳ năm 2014.

Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 01/2015 tăng 0.23% so với tháng trước; tăng 1.33% so với cùng kỳ năm 2014.

Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng: Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1 ước tính đạt 275.5 nghìn tỷ đồng, tăng 2.2% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm 2014, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1 tăng 13%.

Hoạt động đâu tư Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/01/2015 thu hút 44 dự án được

cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 392,2 triệu USD, tăng 10% về số dự án và tăng 85,8% về số vốn so với cùng kỳ năm 2014. Đồng thời có 19 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước được cấp vốn bổ sung với 271.2 triệu USD. Như vậy tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới và vốn cấp bổ sung đạt 663,4 triệu USD, tăng 67.1% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tháng Một năm nay ước tính đạt 505 triệu USD, tăng 8.6% so với cùng kỳ năm 2014.

Cả nước có 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới trong tháng, trong đó thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu với số vốn đăng ký đạt 328.5 triệu USD, chiếm 83.8% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Thanh Hóa 20 triệu USD, chiếm 5.1%; Bình Dương 10 triệu USD, chiếm 2.5%; Bắc Giang 8.1 triệu USD, chiếm 2.1%.

Trong số 13 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp mới tại Việt Nam trong tháng 1, Quần đảo Virgin thuộc Anh là nhà đầu tư lớn nhất với 305.3 triệu USD, chiếm 77.9% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hàn Quốc 34.5 triệu USD, chiếm 8.8%; Vương quốc Anh 20 triệu USD, chiếm 5.1%; Nhật Bản 17.1 triệu USD, chiếm 4.4%...

Thu, chi ngân sách Nhà nước Tổng thu ngân sách Nhà nước tháng 1/2015 ước đạt 81.3 nghìn tỷ đồng, bằng 8.9% dự toán

năm, tăng 9.2% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, thu nội địa đạt 62.1 nghìn tỷ đồng, bằng 9.7%; thu từ dầu thô 7 nghìn tỷ đồng, bằng 7.5%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 12 nghìn tỷ đồng, bằng 6.9%, tăng 17.5%.

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 1/ 2015

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 4 Email: info@vietnamtextile.org.vn website:http://www.vietnamtextile.org.vn

Tổng chi ngân sách Nhà nước tháng 1/2015 ước tính đạt 94.6 nghìn tỷ đồng, bằng 8.2% dự toán năm. Bội chi ngân sách Nhà nước ước 13.3 nghìn tỷ đồng, bằng 5.9% dự toán, được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và ngoài nước.

Tình hình Xuất - Nhập khẩu

Xuất khẩu hàng hóa Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 1/2015 ước tính đạt 12.9 tỷ USD, tăng 0.2% so với tháng

trước, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 4.4 tỷ USD, tăng 3.2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 8.2 tỷ USD, tăng 0.1%; dầu thô đạt 290 triệu USD, giảm 30%, chủ yếu do giá xuất khẩu dầu thô giảm 21.1% so với tháng trước.

Về thị trường hàng hóa xuất khẩu tháng 1/2015: Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 2.6 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2014; EU đạt 2.4 tỷ USD, tăng 10.5%; ASEAN đạt 1.5 tỷ USD, tăng 3.7%; Trung Quốc đạt 1.4 tỷ USD, giảm 2.5%. Nhật Bản đạt1.3 tỷ USD, tăng 4.9%; Hàn Quốc đạt 610 triệu USD, tăng 13.5%.

Nhập khẩu hàng hóa Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 1/2015 ước tính đạt 13.4 tỷ USD, giảm 4.5% so với tháng

trước, bao gồm khu vực đầu tư nước ngoài đạt 7.8 tỷ USD, giảm 2.4%; khu vực kinh tế trong nước đạt 5.6 tỷ USD, giảm 7.3%. Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu tháng 1/2015 tăng 35.5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực đầu tư nước ngoài tăng 41.4%; khu vực kinh tế trong nước tăng 28%.

Về thị trường hàng hóa nhập khẩu tháng 1/2015: Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 4.2 tỷ USD, tăng mạnh với 47.1% so với cùng kỳ năm 2014; ASEAN đạt 2 tỷ USD, tăng 26.6%; Hàn Quốc đạt 1.9 tỷ USD, tăng 12.6%; Nhật Bản đạt 1.2 tỷ USD, tăng 66.6%; EU đạt 788.2 triệu USD, tăng 32.4%; Hoa Kỳ đạt 580 triệu USD, tăng 34.1%.

Lao động, việc làm Chỉ số sử dụng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm

01/01/2015 tăng 0.5% so với tháng trước; tăng 7% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 0.5%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 3.8% và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 11.1%. Tại thời điểm trên, chỉ số sử dụng lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp khai khoáng giảm 4.8% so với cùng thời điểm năm trước; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8.1%; công nghiệp sản xuất, phân phối điện tăng 0.7%; công nghiệp cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 3.6%.

Chỉ số tồn kho Tỷ lệ tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân 12 tháng năm 2014 là 73.8%,

trong đó một số ngành có tỷ lệ tồn kho bình quân cao: Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu 151.3%; sản xuất chế biến thực phẩm 93.2%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn 90.6%; sản xuất kim loại 86.8%. Tại thời điểm 01/01/2015, chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9.6% so với cùng thời điểm năm 2014.

Chỉ số tiêu thụ Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tính đến 01/01/2015 tăng 5.4% so với

tháng trướcvàtăng 10.8% so với cùng kỳ năm trước.

TIN DỆT MAY QUỐC TẾ Xuất khẩu dệt may của Trung Quốc tăng 5.09% trong năm 2014đạt 298.42 tỷ USD. Trong

đó xuất khẩu sợi dệt và vải chiếm 112.14 tỷ USD, tăng 4.9% trong khi xuất khẩu hàng may mặc

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 1/ 2015

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 5 Email: info@vietnamtextile.org.vn website:http://www.vietnamtextile.org.vn

và phụ kiện đạt 186.285 tỷ USD, tăng 5.2%. Trong năm 2014, tổng giá trị xuất khẩu của Trung Quốc tăng 6.1% lên 2.34 nghìn tỷ USD so với năm 2013. Tính theo nhân dân tệ thì tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đạt 14.39 nghìn tỷ nhân dân tệ, tăng 4.9%. Do môi trường kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước được dự báo là không thay đổi nhiều trong tương lai gần, nên triển vọng xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc trong năm 2015 không được thật lạc quan với mức tăng trưởng đang chững ở mức một con số.

Xuất khẩu hàng may mặc của Nicaragua tới Hoa Kỳ tăng. Giá trị xuất khẩu hàng may mặc của Nicaragua tới Hoa Kỳ trong năm 2014 theo xu hướng làm cho Nicaragua là nước tăng trưởng nhanh thứ hai trong khu vực DR-CAFTA. Theo thống kê của OTEXA tại Bộ Thương mại Hoa Kỳ thì xuất khẩu hàng may mặc của Nicaragua tới Hoa Kỳ đã tăng 5.87% lên 1.28 tỷ USD trong 10 tháng tính tới tháng 10 năm 2014. Trong năm 2013, Nicaragua kết thúc năm với xuất khẩu hàng may mặc trị giá 1.43 tỷ USD còn năm 2012 đạt 1.35 tỷ USD. Tính theo số lượng thì Nicaragua đã xuất khẩu tổng 408.15 SME (tương đương mét vuông) cho tới tháng 10 năm 2014, cho thấy tăng trưởng 10.58% so với cùng kỳ năm 2013.

Xuất khẩu hàng may mặc của Nepal tăng vọt 46.3%. Theo số liệu từ Trung tâm Mậu dịch và Xúc tiến Xuất khẩu thì xuất khẩu hàng may mặc từ Nepal đã tăng vọt 46.6% lên tới 5.604 tỷ Nepal Rupi (55.266 triệu USD) trong năm tài khóa 2013-2014 kết thúc vào 15/7/2014 so với giá trị xuất khẩu 3.824 tỷ USD trong năm tài khóa trước. Trong năm tài khóa 2012-2013, Nepal đã thu về 5.66 tỷ rupi từ xuất khẩu thảm len, 3.824 tỷ Rupi từ hàng may mặc và 5.835 tỷ Rupi từ sợi, 5.399 tỷ Rupi từ vải và 2.179 tỷ Rupi từ khăn san len và lông dê casơmia.

Italy: Ngành thời trang xa xỉ vẫn có lãi bất chấp khủng hoảng. Theo thống kê của Công ty Tư vấn và nghiên cứu thị trường thời trang và hàng xa xỉ Studio Pambianco, doanh thu của một số hãng thời trang nổi tiếng của Italia như Salvatore Ferragamo, Tod, Brunllo Cucinelli và Luxottica đều báo doanh thu toàn thế giới tăng tích cực 9 tháng 2014. 11 công ty hàng đầu Italy đã công bố có tổng doanh thu hơn 12.4 tỷ Euro trong 9 tháng đầu năm 2014, cao hơn 1.5% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó lợi nhuận trước thuế của các công ty này đều đạt 2.6 tỷ Euro, tăng 21.4% so với năm 2013. Điều này cho thấy, các công ty bán hàng xa xỉ đã không bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ việc sụt giảm của hai thị trường đang nổi là Nga và Trung Quốc.

Xuất khẩu hàng may mặc của Philippine tăng 15.3% trong 11 tháng đầu năm 2014. Theo cơ quan thống kê Philippine, xuất khẩu hàng may mặc và phụ kiện từ Philippine đã tăng 15.3% lên 1.689 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó các hàng may mặc và phụ kiện may mặc đóng góp 132.142 triệu USD vào giá trị xuất khẩu của Philippine, tăng trưởng 3% so với cùng kỳ năm trước. Trong giai đoạn này Philippine đã xuất khẩu sợi dệt và vải trị giá 232.196 triệu USD, ghi nhận sự gia tăng 32.3% so với giá trị 175.465 triệu USD trong cùng kỳ năm 2013.

Pakistan tăng thuế thêm 15% đối với NK sợi cotton Ấn Độ: Hiệp hội Sợi Pakistan đã yêu cầu chính phủ Pakistan tăng thuế nhập khẩu thêm 15% đối với nhập khẩu sợi bông từ Ấn Độ, do sự gia tăng nhập khẩu. Trong giai đoạn từ tháng 7/2014 đến tháng 12/2014, nhập khẩu sợi bông của Pakistan từ Ấn Độ đã tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2013, từ 4.2 tỷ Rs lên 15.8 tỷ Rs. Và theo các nhà sản xuất sợi nước này thì nhập khẩu sợi bông từ Ấn Độ đã ảnh hưởng không tốt tới hoạt động sản xuất trong nước. Việc áp thêm 15% thuế nhập khẩu sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp sợi địa phương, các ngành công nghiệp hỗ trợ, chuỗi giá trị giá tăng.

TIN DỆT MAY TRONG NƯỚC Việt-Nhật hợp tác xây chuỗi dự án dệt nhuộm. Mới đây, Tập đoàn Dệt May Việt Nam

(Vinatex) và Tập đoàn Itochu (Nhật Bản) đã ký thỏa thuận khung về hợp tác kinh doanh. Thỏa thuận đánh dấu mối quan hệ hợp tác ở tầm cao hơn giữa Vinatex và Itochu nhằm mở rộng các dự án kinh doanh về dệt nhuộm hoàn tất và nguyên phụ liệu tại Việt Nam; hợp tác về đào tạo nhân lực cho lĩnh vực dệt nhuộm của Việt Nam, và nhất là tận dụng năng lực của chuỗi các xí nghiệp dệt nhuộm của Vinatex ở khu vực miền Trung. Đây cũng là công ty đầu tiên không thuộc

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 1/ 2015

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 6 Email: info@vietnamtextile.org.vn website:http://www.vietnamtextile.org.vn

định chế tài chính của Nhật Bản rót vốn vào một doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam là Vinatex. Itochu hiện hợp tác kinh doanh với khoảng 100 hãng dệt may Việt Nam.

Tổng Giám đốc Tập đoàn Rieter thăm Vinatex. Chiều 27/1/2015, Tổng Giám đốc Tập đoàn Rieter (Thụy sỹ) ông Thomas Kuettel và Giám đốc đại diện máy Rieter ông Rolf Zimmermann đã đến thăm và làm việc với Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam, ông Lê Tiến Trường. Trao đổi với đại diện Rieter, ông Lê Tiến Trường cho biết trong 5 năm tới, Tập đoàn Dệt May Việt Nam sẽ hướng đến sự tiếp cận mới trong lĩnh vực sợi: sản phẩm làm ra bên cạnh phục vụ cho xuất khẩu còn phải cung ứng cho chuỗi sản xuất trọn gói của Tập đoàn bao gồm cả khâu dệt, nhuộm và hoàn tất. Vinatex mong muốn có sự hỗ trợ về công nghệ và đào tạo, đặc biệt là tại khối trường học đang trực thuộc Tập đoàn hiện nay. Ngược lại, Vinatex cũng sẽ hỗ trợ đối tác về quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến với các doanh nghiệp Việt Nam.

Đại hội cổ đông lần đầu Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Sáng 8/01/2015, tại Hà Nội, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã tổ chức thành công đại hội cổ đông lần đầu. Đại hội đã nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của các cổ đông thông qua các nội dung về Điều lệ tổ chức và hoạt động Tập đoàn Dệt May Việt Nam, hoạt động theo loại hình Công ty Cổ phần; Kế hoạch SXKD trong ba năm tới (từ 2015-2017); Bầu cử và công bố kết quả bầu cử Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát của Tập đoàn; Phương án chọn công ty kiểm toán năm 2015.

May Hưng Yên: Phát huy sức mạnh của người lao động. Sáng 22/1/2015, Tổng Công ty May Hưng Yên –CTCP đã tổ chức Hội nghị đại biểu người lao động năm 2015 với sự tham gia của hơn 400 cán bộ, công nhân đại diện cho gần 2.300 CBCNV của Tổng Công ty. Năm 2014, Tổng Công ty May Hưng Yên – CTCP đạt nhiều thắng lợi trên các mặt như sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng, công tác xã hội, đặc biệt là phát huy thành công sức mạnh đoàn kết, tạo ra mối quan hệ lao động hài hòa và bền vững. Với kết quả đã đạt được, năm 2014, nhiều tập thể và cá nhân của Tổng Công ty được vinh dự trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua của Bộ Công Thương, Cờ thi đua của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.

Vinatex gặp gỡ cơ quan báo chí công bố kết quả kinh doanh năm 2014. Ngày 16/01/2015, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) tổ chức gặp gỡ báo chí trực tuyến hai đầu Hà Nội – TPHCM, công bố kết quả kinh doanh năm 2014, kế hoạch năm 2015. Năm 2014, Tập đoàn Dệt May Việt Nam, doanh thu đạt trên 50.000 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu đạt 3,26 tỷ USD, tăng 12% Doanh thu nội địa đạt trên 20 nghìn tỷ đồng, tăng 10%. Lợi nhuận tăng 5% vàthu nhập bình quân đạt 5,47 triệu VNĐ/người/tháng, tăng 8%. Mục tiêu trong năm 2015 sẽ có doanh thu đạt 55 ngàn tỷ đồng, KNXK đạt 3,63 tỷ USD, tăng khoảng 12% so với năm 2014. Cổ tức năm 2015 cho cổ đông tối thiểu 5%, phấn đấu trên 6%. Thu nhập người lao động tăng trên 8% so với cùng kỳ.

May 10: Hội nghị tổng kết hoạt động SXKD năm 2014. Chiều 06/01/2015, Tổng Công ty May 10 - CTCP đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động SXKD năm 2014 và ký kết giao ước thi đua năm 2015 giữa các xí nghiệp, phòng ban trong Tổng Công ty. Năm 2014, Tổng Công ty May 10-CTCP tiếp tục thể hiện bản lĩnh của một doanh nghiệp lớn và giàu truyền thống nhất ngành may mặc Việt Nam với tổng doanh thu đạt 2,188 tỷ đồng, tăng 17.6% so với năm 2013. Nộp ngân sách 44.6 tỷ đồng, tăng 20% so với năm trước. Thu nhập bình quân đạt 6 triệu đồng/người/tháng, tăng 11.3%. Cổ tức chia 18%. Năm 2015, mục tiêu của Tổng Công ty đặt ra là: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 2,260 tỷ đồng, doanh thu (không VAT) đạt 2,450 tỷ đồng, lợi nhuận 55 tỷ đồng, thu nhập bình quân 6,200,000đ/người/tháng, cổ tức chia ở mức 18%.

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Công Thương: Năm 2015 có các đề tài nghiên cứu liên quan đến dệt may, các doanh nghiệp cần quan tâm xin liên hệ với hiệp hội:

- Nghiên cứu, đề xuất phương án tính định mức tiêu hao nguyên liệu và xây dựng phần mềm tính toán phù hợp với đơn hàng FOB ngành công nghiệp may do nhóm nghiên cứu Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội thực hiện. Theo nghiên cứu này, phần mềm tính định mức sẽ giúp các

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 1/ 2015

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 7 Email: info@vietnamtextile.org.vn website:http://www.vietnamtextile.org.vn

doanh nghiệp tính định mức cho sản phẩm dựa trên bảng thông số, tỷ lệ cỡ chính xác và rút ngắn thời gian tính từ 4-10h/sản phẩm tùy loại xuống 20’-95’/sản phẩm so với phương pháp thiết kế giác sơ đồ trên máy tính. Kết quả định mức tính cao hơn từ 101-105% so với mức 100% giác trên máy. Đây thực sự là một phương án giúp cho các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong việc tính định mức, giá thành sản phẩm trong các đơn hàng FOB.

- Các Biện pháp kỹ thuật trong thương mại (TBT) được các nước thành viên WTO áp dụng đối với một số mặt hàng dệt may, da giày, nhựa, cao su; Đề xuất giải pháp cho DNVN vượt rào cản. Đề tài do nhóm nghiên cứu Viện Dệt may thực hiện.

- Nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh, công nghệ và các hoạt động đổi mới và chuyển giao công nghệ ngành dệt may. Đề tài đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với ngành trong việc tăng năng lực cạnh tranh thông qua áp dụng công nghệ, đổi mới và chuyển giao công nghệ. Từ đó đưa ra các đề xuất giúp cho ngành, doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh.

TIN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI Việt Nam-EU hoàn tất phiên đàm phán cuối cùng về FTATừ ngày 19-23/1, vòng đàm phán

thứ 11 và là phiên cuối cùng về Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đã diễn ra tại Brussels, Bỉ.Tại Phiên đàm phán thứ 11 Hiệp định Thương mại tự do song phương giữa Việt Nam – EU, hai bên đã đàm phán trong tât cả các lĩnh vực còn tồn tại và có những bước tiến đáng kể. Ở cấp Trưởng đoàn, hai bên đều nỗ lực để xây dựng gói cam kết về mở cửa thị trường phù hợp với năng lực, kỳ vọng của mỗi bên. Dự kiến, hai bên sẽ tiếp tục có các cuộc gặp vào tháng 2 và 3 để hoàn thiện gói cam kết, trình lãnh đạo đưa ra quyết định cuối cùng. Đây có thể coi là phiên đàm phán bản lề để hai bên thảo luận tất cả các nội dung quan trọng, tạo cơ sở xây dựng gói cam kết cuối cùng nhằm hướng tới kết thúc đàm phán như mục tiêu. Theo đó, ở cấp kỹ thuật, tất cả các nhóm đều đã thu hẹp được đáng kể khoảng cách trong nhiều nội dung còn lại.Các nhóm đàm phán về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và mua sắm chính phủ cũng tiếp tục thảo luận chi tiết bản chào mở cửa thị trường, nhất là những lĩnh vực hai bên đặc biệt quan tâm.

Đàm phán TPP: Những tín hiệu khả quan Theo các nguồn tin, vòng đàm phán cấp kỹ thuật đã diễn ra từ ngày 26/1 đến 1/2 tại khách sạn Sheraton, thành phố New York, bao gồm các trưởng đoàn đàm phán và các nhóm đàm phán về Doanh nghiệp nhà nước, Sở hữu trí tuệ, Quy tắc xuất xứ, Dịch vụ tài chính, Đầu tư và các vấn đề pháp lý. Ngoài ra, có thể sẽ có một số cuộc gặp song phương giữa các nước để thảo luận về vấn đề tiếp cận thị trường. Tiếp đó, phiên họp cấp bộ trưởng dự kiến diễn ra vào giữa tháng 3/2015 sẽ giải quyết các vấn đề ở cấp cao hơn, mang tính chính trị nhạy cảm. Phiên họp này ban đầu dự định tổ chức vào tháng cuối tháng 2 - đầu tháng 3, nhưng sau lại bị đẩy lùi sang giữa tháng 3 để chờ kết quả từ việc Quốc hội Hoa Kỳ xem xét thông qua TPA cho tổng thống (quyền đàm phán nhanh cho phép một FTA được thông qua cả gói khi kết thúc đàm phán), dự kiến sẽ diễn ra trong tháng 3. Tin cho biết chính quyền Obama dường như đang chờ đợi TPA sẽ được thông qua lần này hoặc ít nhất có thêm một số tiến triển tại Quốc hội làm cái cớ để thuyết phục các Bộ trưởng các nước TPP kết thúc nhanh đàm phán này.

CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH

Thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN: Từ ngày 02/01/2015, Thông tư số 42/2014/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2010/TT-BCT ngày 17 tháng 5 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN bắt đầu có hiệu lực thi hành. Theo đó, một số thay đổi đáng chú ý về thủ tục cấp và kiểm tra C/O như sau: Người nhập khẩu phải nộp cho cơ quan Hải quan nước nhập khẩu tờ khai, C/O, kèm các chứng từ chứng minh (như hóa đơn thương

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 1/ 2015

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 8 Email: info@vietnamtextile.org.vn website:http://www.vietnamtextile.org.vn

mại, và vận tải đơn chở suốt được cấp trên lãnh thổ của Nước thành viên xuất khẩu trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển qua lãnh thổ của một hoặc nhiều nước trung gian không phải là Nước thành viên theo quy định tại Điều 21 của Phụ lục này) và các tài liệu khác theo quy định của pháp luật Nước thành viên nhập khẩu. Đối với trường hợp C/O được cấp đến và cấp đi từ Cam-pu-chia và Mi-an-ma vẫn ghi trị giá FOB đối với tất cả các tiêu chí xuất xứ trong thời gian 02 (hai) năm kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2014 đến ngày 31 tháng 3 năm 2016; Bãi bỏ Phụ lục 13 Danh mục các Tổ chức cấp C/O ban hành kèm theo Thông tư số 21/2010/TT-BCT và thay thế bằng Phụ lục IV ban hành kèm theo.

Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2015,có một số thông tin mới như sau: Theo Luật BHYT sửa đổi, bổ sung thì BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc thay vì trách nhiệm tham gia. Nhà nước sẽ hỗ trợ mức đóng BHYT khi tham gia theo hộ gia đình. Người thứ nhất đóng tối đa bằng 4,5% mức lương cơ sở, người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất, từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước; Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. Chi tiết xem tại đường link: http://www.hiephoidetmay.org.vn/luat-sua-doi-bo-sung-mot-so-dieu-cua-luat-bao-hiem-y-te-2008-hieu-lu_p1_1-1_2-1_3-646_4-658.html

Thuế suất ACFTA: Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 166/2014/TT-BTC ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc giai đoạn 2015-2018 (gọi là thuế suất ACFTA). Thông tư số 166 nêu rõ, hàng hóa nhập khẩu để được áp dụng thuế suất ACFTA phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt; được nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước là thành viên của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc. Bên cạnh đó, hàng hóa nhập khẩu để được áp dụng thuế suất ACFTA phải được vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu đến Việt Nam theo quy định của Bộ Công thương; thỏa mãn các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc, có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ASEAN – Trung Quốc theo quy định của Bộ Công thương. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2015. Chi tiết xem tại đường link: http://www.hiephoidetmay.org.vn/ban-hanh-bieu-thue-nhap-khau-uu-dai-dac-biet-acfta_p1_1-1_2-1_3-632_4-679.html

Hướng dẫn thi hành Luật Hải quan : Ngày 21/1/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa XNK với các nội dung gồm: áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan; phân loại hàng hóa; trị giá hải quan; xác định trước mã số, xuất xứ và trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK; thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa NK để gia công, sản xuất hàng hóa XK,…Tại Nghị định này, Chính phủ cũng đã quy định cụ thể về Thông tin Hải quan cũng như trách nhiệm cung cấp thông tin của cơ quan quản lý nhà nước; trách nhiệm cung cấp thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về hải quan và hình thức cung cấp thông tin cho cơ quan hải quan. Nghị định sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2015. Doanh nghiệp có thể xem chi tiết Nghị định này tại đường link: http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=178689

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 1/ 2015

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 9 Email: info@vietnamtextile.org.vn website:http://www.vietnamtextile.org.vn

SỐ LIỆU THỐNG KÊ

Xuất khẩu hàng dệt may, xơ sợi của Việt Nam qua các tháng (triệu USD)

Cân đối Xuất Nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam

Đơn vị: Triệu USD

STT Chủng loại 2013 2014 So 2013 (%)

T1/15 T1/14 So T1/14 (%)

Xuất khẩu Dệt May 17,947 20,949 16.73 1,900 1,877 1.23 Trong đó, XK vải 710 800 12.68 80 59 34.71 Xuất khẩu Xơ Sợi 2,149 2,543 18.33 205 156 31.41 Xuất khẩu Vải không dệt 400 456 14.00 40 36 11.11 Xuất khẩu NPL Dệt May 596 744 24.83 66 48 36.58

1 Tổng 21,092 24,692 17.07 2,211 2,117 4.43 2 Nhập khẩu 13,547 15,461 14.13 1,293 960 34.62 Bông 1,171 1,443 23.29 110 97 13.31 Xơ sợi các loại 1,520 1,559 2.54 142 110 29.64 Vải 8,397 9,428 12.27 800 577 38.60 NPL DM 2,459 3,031 23.26 241 176 36.44

3 NK cho XK 10,547 12,239 16.04 1,027 765 34.37 4 Cân đối X-NK (1-3) 10,545 12,453 18.09 1,183 1,352 -12.50 5 Tỷ lệ GTGT (4/1) 50.0% 50.4% 0.4% 53.5% 63.9% -10.4%

Thị trường và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm 2014

Thị trường Năm 2014 Năm 2013 So 14/13 (%)

Tổng kim ngạch 20,948,909,338 17,946,691,155 16.73 Hoa Kỳ 9,819,813,966 8,611,612,086 14.03 Nhật Bản 2,623,669,574 2,382,583,772 10.12 Hàn Quốc 2,092,300,622 1,640,697,940 27.53 Đức 764,402,808 652,296,671 17.19

2,062

1,231 1,725 1,784 1,752

2,105 2,389 2,381

2,171 2,185 1,779

2,004 2,105

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T122013 2014 2015

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 1/ 2015

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 10 Email: info@vietnamtextile.org.vn website:http://www.vietnamtextile.org.vn

Tây Ban Nha 698,518,115 534,518,170 30.68 Anh 594,851,929 471,397,863 26.19 Canada 492,514,894 391,183,374 25.9 Trung Quốc 466,225,710 355,365,901 31.2 Hà Lan 389,924,076 253,952,437 53.54 Đài Loan 215,077,682 201,370,954 6.81 Bỉ 196,689,229 158,459,554 24.13 Italia 194,178,199 151,266,949 28.37 Hồng Kông 179,906,491 135,525,291 32.75 Pháp 177,794,446 178,741,400 -0.53 Campuchia 144,183,872 140,507,742 2.62 Nga 136,783,729 133,971,717 2.1 Australia 132,262,015 90,347,679 46.39 Tiểu VQ Arập TN 124,175,343 83,653,245 48.44 Mehico 106,579,066 86,693,446 22.94 Chi Lê 101,774,905 31,079,566 227.47 Đan Mạch 89,667,353 91,356,864 -1.85 Indonesia 86,337,430 88,788,462 -2.76 Thụy Điển 77,432,853 72,662,407 6.57 Braxin 69,589,978 54,040,475 28.77 Thổ Nhĩ Kỳ 66,743,198 63,860,867 4.51 Malaysia 61,659,588 51,523,841 19.67 Ả Râp Xê Út 53,933,824 59,721,610 -9.69 Ba Lan 52,017,940 32,885,288 58.18 Singapore 50,500,730 41,323,509 22.21 Philippines 45,989,478 31,309,473 46.89 Thái Lan 42,316,152 45,785,482 -7.58 Bangladesh 27,929,552 21,701,755 28.7 Nauy 21,408,817 21,824,780 1.91 Nam Phi 21,117,913 18,142,104 16.4 Panama 21,096,740 34,904,493 -39.56 Ấn Độ 19,494,881 20,689,348 -5.77 Bờ biển Ngà 17,850,953 - * New Zealand 17,292,910 12,963,987 33.39 Áo 17,118,511 27,110,950 -36.86 Nigieria 15,874,013 19,684,312 -19.36 Phần Lan 15,605,528 12,181,691 28.11

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 1/ 2015

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 11 Email: info@vietnamtextile.org.vn website:http://www.vietnamtextile.org.vn

Séc 15,149,007 27,258,511 -44.42 Achentina 15,087,237 17,568,271 -14.12 Israel 14,256,576 15,566,961 -8.42 Senegal 14,133,221 250,456 5543 Thụy Sỹ 13,456,851 13,568,143 -0.82 Myanma 13,141,684 13,173,117 -0.24 Angola 12,289,719 17,212,613 -28.6 Lào 10,164,858 7,699,558 32.02 Hungary 6,892,804 9,012,431 -23.52 Hy Lạp 6,550,329 8,156,249 -19.69 Ucraina 6,398,380 12,116,209 -47.19 Ai cập 5,252,820 5,232,098 0.4 Slovakia 4,614,866 12,573,535 -63.3 Gana 622,405 3,290,074 -81.08

Nhập khẩu bông của nước ta năm 2014 đạt 755 ngàn tấn, trị giá 1,443 triệu USD, tăng 29.7% về lượng và giảm 23.2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013. Nhập khẩu bông của nước ta tháng 1/2015 ước đạt 70 ngàn tấn, trị giá 110 triệu USD, tăng 40.3% về lượng và 13.3% về trị giá so với cùng kỳ 2014.

Nhập khẩu xơ, sợi nguyên liệu của nước ta năm 2014 đạt 740 ngàn tấn, trị giá 1,559 triệu USD, tăng 6.5% về lượng và 2.7% về trị giá so với cùng kỳ 2013. Nhập khẩu xơ, sợi nguyên liệu tháng 1/2015 ước đạt 70 ngàn tấn, trị giá 142 triệu USD, tăng 33.9% về lượng và 29.6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014.

5062

74 71 7866

50 42

75 68 60 6570

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Nhập khẩu bông của Việt Nam qua các tháng (ngàn tấn)

2013 2014 2015

97119

146 140158

138

10282

137122

103 106110

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Nhập khẩu bông của Việt Nam qua các tháng (triệu USD)

2013 2014 2015

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 1/ 2015

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 12 Email: info@vietnamtextile.org.vn website:http://www.vietnamtextile.org.vn

Nhập khẩu vải của Việt Nam năm 2014 đạt 9,428 triệu USD, tăng 12.27% so với cùng kỳ 2013. Tháng 1/2015 nhập khẩu vải của Việt Nam ước đạt 800 triệu USD, tăng 38.6% so với cùng kỳ 2014.

Xuất khẩu xơ, sợi dệt của Việt Nam năm 2014 đạt 858 ngàn tấn, trị giá 2,543 triệu USD, tăng 19.2% về lượng và tăng 18.3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013. Tháng 1/2015 xuất khẩu xơ, sợi dệt của Việt Nam ước đạt 75 ngàn tấn, trị giá 205 triệu USD, tăng 42% về lượng và tăng 31.5% về trị giá so với cùng kỳ 2014.

581 567785 881 959

847 835718 757

916 825 900800

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Nhập khẩu vải của Việt Nam qua các tháng (triệu USD)

2013 2014 2015

53 61 68 67 68.0 73.083 79 77 80 76 7575

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Xuất khẩu xơ sợi của Việt Nam qua các tháng (ngàn tấn)

2013 2014 2015

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 1/ 2015

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 13 Email: info@vietnamtextile.org.vn website:http://www.vietnamtextile.org.vn

Tham khảo thị trường nhập khẩu Bông năm 2014

Thị trường 2014 So 2014/2013 (%)

Lượng (tấn) Trị giá (USD) Đơn giá (USD/tấn) Lượng Trị giá Đơn giá

Mỹ 227,170 473,282,029 2,083 3.4 2.9 -0.6 Ấn Độ 143,594 266,170,043 1,854 40.7 41.1 0.3 Ôxtrâylia 75,459 146,323,601 1,939 98.3 74.8 -11.9 Braxin 72,781 132,815,389 1,825 87.2 61 -14 Bờ Biển Ngà 32,642 63,975,514 1,960 26.8 23.8 -2.4 Pakixtan 16,910 27,057,826 1,600 -18.9 -25.3 -7.8 Achentina 15,108 25,350,557 1,678 632.3 560.5 -9.8 Trung Quốc 2,369 6,826,258 2,881 -31 -17.3 19.7 Inđônêxia 4,460 5,176,722 1,161 120.7 50 -32 Hàn Quốc 2,925 3,967,286 1,356 82.8 53.1 -16.3 Đài Loan 2,552 2,861,978 1,121 266.7 191.6 -20.5 Singapore 250 490,425 1,962 * * *

Tham khảo thị trường nhập khẩu Xơ 11 tháng/2014

Thị trường

Lượng (tấn) Trị giá (USD)

11T/14 So 14/13 (%) 11T/14 So 14/13 (%)

Tổng 261,095 -6.5 412,355,982 -15.9 Đài Loan 105,784 -6 161,229,502 -14 Thái Lan 54,578 -11.4 78,928,700 -19.3 Hàn Quốc 39,824 -9.1 67,374,418 -12.9 Trung Quốc 35,950 -20.3 56,415,888 -27.6 Inđônêxia 18,182 132.4 26,575,494 89.1 Nhật Bản 2,899 1.3 12,765,358 -17.2 Ấn Độ 764 -55.2 2,357,952 -50.4 Hà Lan 57 11759.3 995,324 26,368

157186

209 208 208.0 214.0243 237 229 229 214 204205

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Xuất khẩu xơ sợi của Việt Nam qua các tháng (triệu USD)

2013 2014 2015

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 1/ 2015

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 14 Email: info@vietnamtextile.org.vn website:http://www.vietnamtextile.org.vn

Hồng Kông 559 940.3 975,504 1,443 Slovenia 414 * 764,166 * Bỉ 311 -76.6 688,679 -74.1 Philippines 397 * 667,793 * Macau 381 * 634,955 * Malaixia 382 -65.1 631,997 -67.2 Áo 96 * 242,850 * Ai Cập 72 -37.5 215,614 -39.3 Đức 46 -29.3 204,336 -46.7 Singapore 101 -80.9 148,067 -97.7

Tham khảo thị trường nhập khẩu NPL Dệt May, Da Giày 11 tháng/2014

Thị trường 11T/2014 So

11T/13 (%)

Thị trường 11T/2014 So

11T/13 (%)

Tổng 4,297,477,815 26.03 Indonesia 35,776,310 -18.21 Trung Quốc 1,416,048,850 29.08 NewZealand 34,289,301 0.18 Hàn Quốc 719,663,796 11.04 Đức 28,423,185 12.42 Đài Loan 445,148,977 17.21 Malaysia 27,120,989 16.95 Hoa Kỳ 238,776,398 44.9 Pakistan 23,988,687 32.12 Nhật Bản 205,403,675 8.1 Tây Ban Nha 16,995,001 6.68 Hồng Kông 199,337,616 -1.61 Anh 14,627,738 14.37 Italia 175,084,868 40.54 Pháp 6,479,733 -5.31 Thái Lan 170,498,492 30.99 Canada 3,654,771 37.25 Braxin 161,718,801 172.23 Ba Lan 3,576,227 -39.15 Ấn Độ 109,808,155 35.12 Hà Lan 2,611,519 64.4 Achentina 44,258,170 20.52 Singapore 1,503,644 -48.19 Australia 35,803,791 100.88 Áo 706,991 -42.81

(Nguồn: Bộ Công Thương – Trung tâm TTTM, Số liệu chỉ mang tính tham khảo)

Nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ từ Việt Nam 11 tháng 2014

Cats Unit

Trị giá (USD) Số lượng Đơn giá

T11/14 11T/14 So

11T/13 (%)

T11/14 11T/14 So

11T/13 (%)

T11/14 11T/14 So

11T/13 (%)

Tổng SME 702,132,826 9,224,276,657 13.98 300,842,443 3,660,306,882 10.38 2.33 2.52 3.26

May SME 657,775,915 8,590,525,203 14.58 202,118,795 2,536,827,572 13.28 3.25 3.39 1.15

Dệt SME 44,356,911 633,751,454 6.48 98,723,648 1,123,479,310 4.36 0.45 0.56 2.03

338 Doz 39,386,798 502,780,837 5.10 988,997 12,534,561 10.64 39.82 40.11 -5.00

339 Doz 78,301,738 1,054,839,921 7.32 1,996,524 29,333,667 10.79 39.22 35.96 -3.13

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 1/ 2015

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 15 Email: info@vietnamtextile.org.vn website:http://www.vietnamtextile.org.vn

340 Doz 20,618,843 237,770,188 17.10 255,513 3,014,648 16.40 80.70 78.87 0.60

347 Doz 21,177,280 354,387,619 12.21 255,964 4,720,023 4.64 82.74 75.08 7.24

348 Doz 48,654,472 759,322,729 3.29 904,633 13,780,403 9.58 53.78 55.10 -5.74

350 Doz 3,631,628 35,183,365 7.52 67,571 659,289 2.33 53.75 53.37 5.06

351 Doz 16,610,371 101,020,779 12.65 280,963 1,687,042 6.24 59.12 59.88 6.03

352 Doz 32,881,878 386,387,671 14.26 2,790,524 33,169,077 12.37 11.78 11.65 1.68

359 Kg. 4,452,071 59,058,814 15.91 193,508 3,099,632 30.19 23.01 19.05 -10.97

435 Doz 3,995,224 40,260,414 14.88 13,631 137,572 5.84 293.10 292.65 8.54

634 Doz 26,462,770 407,386,177 28.37 131,792 2,050,004 26.72 200.79 198.72 1.30

635 Doz 33,771,250 450,647,062 17.09 234,106 3,012,549 17.81 144.26 149.59 -0.61

636 Doz 23,896,438 433,266,103 19.06 303,839 5,695,810 9.04 78.65 76.07 9.19

638 Doz 25,161,823 381,061,020 19.87 376,684 5,761,775 15.93 66.80 66.14 3.40

639 Doz 54,446,848 656,807,412 8.38 1,088,302 14,349,809 5.86 50.03 45.77 2.39

640 Doz 3,114,467 47,333,118 42.10 35,501 549,762 35.88 87.73 86.10 4.58

641 Doz 15,052,153 191,798,510 24.45 306,691 4,183,298 13.23 49.08 45.85 9.91

642 Doz 5,724,370 106,271,723 40.03 82,539 1,780,491 45.41 69.35 59.69 -3.70

644 Nos 1,143,569 22,655,285 0.43 70,045 1,317,049 -12.29 16.33 17.20 14.51

647 Doz 26,577,646 377,736,904 17.48 348,163 5,192,677 3.10 76.34 72.74 13.94

648 Doz 36,527,734 470,200,127 23.39 557,973 7,142,253 18.62 65.47 65.83 4.03

650 Doz 6,895,169 30,342,026 69.27 103,937 493,325 63.79 66.34 61.51 3.35

651 Doz 10,700,353 53,787,490 36.85 192,416 1,091,370 26.26 55.61 49.28 8.39

652 Doz 4,617,133 51,951,437 46.29 241,911 2,585,013 11.42 19.09 20.10 31.30

659 Kg. 29,114,495 296,690,631 21.52 1,316,366 12,885,433 19.18 22.12 23.03 1.96

670 Kg. 17,381,108 278,175,021 19.83 1,223,493 21,210,632 -8.40 14.21 13.11 30.81

Nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ từ một số nước chính 11 tháng 2014

Country 10T/2014 So 10T/2013 (%)

Thị phần (%) Giá trị (USD) Số lượng (M2) Đơn giá

(USD/M2) TĐ GT TĐ SL TĐ ĐG

World 99,480,200,641 54,713,958,328 1.82 2.58 4.69 -2.02 100.00 China 38,858,248,627 26,378,245,215 1.47 0.48 5.31 -4.59 39.06 _ASEAN 19,096,619,317 7,275,874,448 2.62 4.69 3.63 1.02 19.20 _W HEMI 14,932,825,025 6,587,101,147 2.27 2.71 2.14 0.55 15.01 Vietnam 9,224,276,657 3,660,306,882 2.52 13.98 10.38 3.26 9.27 _CAFTA-DR 7,548,500,198 2,841,948,029 2.66 3.42 3.19 0.22 7.59 _OECD 6,973,517,531 4,296,839,265 1.62 6.49 2.01 4.39 7.01 India 6,203,843,045 3,924,263,652 1.58 6.58 13.88 -6.41 6.24 _NAFTA 5,675,264,555 3,236,428,386 1.75 1.79 0.61 1.17 5.70 Indonesia 4,732,361,854 1,594,154,145 2.97 -3.43 -1.11 -2.34 4.76 Bangladesh 4,649,063,047 1,752,547,844 2.65 -3.17 -4.36 1.25 4.67 Mexico 4,406,234,925 2,302,748,986 1.91 2.25 2.99 -0.72 4.43

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 1/ 2015

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 16 Email: info@vietnamtextile.org.vn website:http://www.vietnamtextile.org.vn

_EU28 4,007,282,118 1,508,740,832 2.66 10.00 2.60 7.22 4.03 _EU27 3,993,722,005 1,508,144,545 2.65 9.92 2.59 7.15 4.01 Pakistan 2,823,200,264 2,308,168,133 1.22 -0.44 0.17 -0.61 2.84 Cambodia 2,351,058,065 1,010,823,873 2.33 -2.38 -3.89 1.58 2.36 Honduras 2,368,487,335 1,026,472,615 2.31 3.23 1.77 1.43 2.38 El Salvador 1,760,851,771 735,541,297 2.39 2.23 -1.59 3.89 1.77 Italy 1,762,929,490 270,703,606 6.51 9.50 7.93 1.46 1.77 Sri Lanka 1,608,111,354 383,790,781 4.19 6.10 4.35 1.68 1.62 Nicaragua 1,401,411,871 446,032,527 3.14 5.56 9.99 -4.03 1.41 Canada 1,269,029,630 933,679,400 1.36 0.24 -4.81 5.30 1.28 Guatemala 1,248,706,284 334,087,638 3.74 2.23 6.88 -4.36 1.26 Thailand 1,130,676,302 493,679,986 2.29 -4.38 -3.24 -1.18 1.14 Philippines 1,110,070,796 348,691,021 3.18 -1.97 -4.61 2.77 1.12 Jordan 1,075,999,486 207,606,644 5.18 9.10 12.32 -2.86 1.08 Turkey 1,058,941,667 640,290,328 1.65 10.47 13.30 -2.50 1.06 Egypt 920,365,227 247,592,514 3.72 0.31 0.44 -0.14 0.93 _SUB-SAHARA 951,425,557 255,027,974 3.73 9.40 9.85 -0.41 0.96 Korea, South 846,820,874 1,241,134,336 0.68 -0.31 1.30 -1.59 0.85 Taiwan 782,209,026 810,942,787 0.96 0.84 7.46 -6.17 0.79 _CBI 788,178,142 289,791,591 2.72 5.69 1.54 4.08 0.79 Haiti 783,703,007 288,213,843 2.72 5.84 1.76 4.01 0.79 Dominican Rep. 688,052,518 258,931,239 2.66 8.89 9.78 -0.81 0.69 Peru 613,508,726 67,229,683 9.13 2.61 4.15 -1.48 0.62 Malaysia 503,669,204 156,476,654 3.22 3.59 -1.04 4.68 0.51 Japan 399,326,880 250,322,822 1.60 2.02 2.48 -0.45 0.40 Germany 348,541,234 393,101,137 0.89 12.60 11.19 1.27 0.35 Portugal 315,012,305 141,950,202 2.22 9.22 9.88 -0.60 0.32 France 297,139,741 140,737,551 2.11 0.24 -17.42 21.39 0.30

(Nguồn: Otexa)

Một số DN xuất khẩu điển hình hàng dệt may sang Hoa Kỳ năm 2014 (1000 USD)

Doanh nghiệp Kim ngạch Doanh nghiệp Kim

ngạch

Cty TNHH Hanebrands Việt Nam, CN Huế 209,138 Cty CP May xuất khẩu Hà Phong 84,999

Cty TNHH Hansae Việt Nam 199,020 Cty TNHH may mặc MAKALOT VN 83,732

Công Ty TNHH EINS VINA 177,814 Cty TNHH SHINWON EBENEZER VN 83,693

Công Ty TNHH HANSOLL VINA (HSV.) 140,308 Cty TNHH Liên doanh Vĩnh Hưng 82,194

Công ty TNHH HANSAE T N 133,218 Cty TNHH TAV 81,033

Cty TNHH Nobland Việt Nam 127,219 Cty TNHH YAKJIN Việt Nam 77,873

Công ty TNHH Hanesbrands Việt Nam 105,106 Cty TNHH Nam Yang Sông Mây 76,735

Công Ty TNHH POONG IN VINA 104,181 Cty TNHH Dệt May Eclat Việt Nam 74,708

Tổng Công Ty Cổ Phần May Việt Tiến 99,929 Cty Cổ Phần Quốc Tế Phong Phú 74,688

Công ty TNHH Quốc tế Chutex 98,031 Cty TNHH YOUNGONE Nam Định 74,467

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 1/ 2015

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 17 Email: info@vietnamtextile.org.vn website:http://www.vietnamtextile.org.vn

Cty TNHH VINA KOREA 96,937 Cty May mặc Quảng Việt 74,169

Cty TNHH Dệt may Hoa Sen 94,718 Tổng Công Ty May 10 - CTCP 73,044

Công Ty Cổ Phần May Sông Hồng 92,936 Cty TNHH May mặc Triple (VN) 72,583

Cty TNHH Fashion Garments 2 89,874 Công ty TNHH Nam Yang International Việt Nam 72,416

Công ty TNHH may Tinh Lợi 89,737 Cty TNHH may mặc LANGHAM 71,632

(Nguồn: Bộ Công Thương – Trung tâm TTTM, Số liệu chỉ mang tính tham khảo)

Thị trường xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang EU 11 tháng/2014 (USD)

Thị trường 11T/2014 So 11T/13

(%) Tỷ trọng

(%) KN Chung 18,967,098,293 16.9 100

EU 2,960,434,365 22.98 15.61 Germany 685,914,817 20.22 3.62

Spain 643,314,464 34.67 3.39

England 527,933,235 22.98 2.78

Netherlands 335,371,835 48.11 1.77

Belgium 178,047,197 24.66 0.94

Italia 176,096,986 34.07 0.93

France 161,194,552 -1.11 0.85

Denmark 77,649,655 -5.72 0.41

Sweden 67,162,132 4.06 0.35

Poland 47,012,455 54.98 0.25

Austria 15,624,472 -38.15 0.08

Finland 14,490,808 23.85 0.08

Czech Rep. 13,914,501 -43.07 0.07

Hungary 6,772,385 -13.43 0.04

Greece 5,918,969 -22.73 0.03

Slovakia 4,115,902 -66.15 0.02

Chủng loại xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang EU 11 tháng 2014 (USD)

Chủng loại 11T/2014 So 11T/13

(%) Tỷ trọng

(%) Tổng 2,992,998,410 22.5 100 Áo Jacket 1,030,625,551 25.01 34.43 Quần dài 494,371,300 19.51 16.52 Áo thun 323,171,902 21.41 10.80

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 1/ 2015

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 18 Email: info@vietnamtextile.org.vn website:http://www.vietnamtextile.org.vn

Áo sơ mi 275,032,678 17.93 9.19 Váy 126,411,053 18.15 4.22 Quần áo trẻ em 121,567,151 39.13 4.06 Quần áo BHLĐ 93,278,754 6.91 3.12 Quần short 90,100,164 47.04 3.01 Đồ lót 81,656,555 8.97 2.73 Áo 81,146,680 25.75 2.71 Găng tay 47,851,860 39.4 1.60 Quần áo Vest 34,948,011 16.55 1.17 Quần áo ngủ 33,199,352 41.64 1.11 Quần áo bơi 27,381,864 42.81 0.91 Áo Ghile 23,914,340 69.23 0.80 Hàng may mặc 23,339,203 -10.41 0.78 Vải 21,952,371 4.63 0.73 Áo len 20,190,458 70.1 0.67 Áo nỉ 7,474,517 26.38 0.25 Caravat 4,315,337 -3.43 0.14 Quần jean 4,180,705 -0.9 0.14 Áo đạo hồi 3,692,148 337.56 0.12 Bít tất 3,255,603 1.16 0.11 Tạp dề 2,728,637 102.91 0.09 Quần áo mưa 1,894,782 11.35 0.06 Áo y tế 1,700,238 121.83 0.06 Khăn bông 1,645,926 22.28 0.05 Khăn 1,491,781 24.06 0.05 Khăn bàn 1,410,953 6.06 0.05 PL may 1,253,586 -53.69 0.04 Áo gió 734,804 -9.88 0.02 Áo lễ hội 361,556 12.1 0.01 Màn 295,975 -80.08 0.01 Áo kimono 185,909 1520.59 0.01 Khẩu trang 41,416 0.00 Áo thú cưng 7,725 -92.48 0.00 Khăn lông 4,838 95.85 0.00

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 1/ 2015

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 19 Email: info@vietnamtextile.org.vn website:http://www.vietnamtextile.org.vn

Danh sách một số DN xuất khẩu nhiều sang EU 11 tháng 2014 (1000 USD)

Doanh nghiệp Kim ngạch Doanh nghiệp Kim ngạch

Tổng CTY May 10 - CTY CP 85,898 Cty TNHH Amw Vietnam 29,679

Tổng Cy Cổ Phần May Việt Tiến 75,366 Cty TNHH May mặc BOWKER (Việt Nam) 28,906

Tổng công ty Đức Giang - Công ty cổ phần 64,067 Công ty TNHH May EVER-GLORY

(Việt Nam) 28,467

Công ty TNHH HAI VINA 61,617 Công Ty Cổ Phần Quốc Tế Phong Phú 28,440

Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Thương Mại TNG 42,970 Công Ty Scavi Huế 28,205

Tổng Công Ty May Nhà Bè - CTCP 39,866 Cty TNHH Thương mại Việt Vương 27,929

CTy Cổ Phần May Sông Hồng 39,667 Cty TNHH MTV Đầu tư Việt Nam Sourcing 27,577

Cty TNHH MASCOT Việt Nam 36,347 Cty CP MAY HAI 27,511

Cty CP Đồng Tiến 35,052 Cty TNHH PHILKO VINA 27,327

Công ty TNHH SHINTS BVT 34,933 Cty CP May Hồ Gươm 26,558

Cty TNHH SEIDENSTICKER VN 31,164 Cty May mặc Quảng Việt 24,755

Cty TNHH Din Sen Việt Nam 30,720 Cty TNHH may mặc Excel VN 24,556

Cty TNHH KIDO Hà Nội 30,642

Nhập khẩu hàng dệt may (HS50 – 63) của Nhật Bản 11 tháng 2014

Thị trường Lượng

(triệu kg) Trị giá

(tỷ Yên)

Đơn giá (1000

Yên/kg) % về

Lượng % về

Trị giá % về ĐG

Thị phần (%)

Tổng 2,364 3,741 1.58 1.35 1.57 0.22 100 China 1,413 2,534 1.79 -3.1 -3.72 -0.63 67.74 Viet Nam 163 301 1.85 23.16 21.23 -1.57 8.05 Indonesia 156 138 0.88 5.92 10.95 4.75 3.69 Italy 7 97 14.76 -6.37 2.39 9.35 2.59 Thailand 89 84 0.94 9.11 13.86 4.35 2.25 Bangladesh 42 66 1.57 14.59 21.35 5.9 1.76 Myanmar 21 56 2.71 22.07 28.52 5.28 1.50 Korea 97 54 0.55 3.76 0.24 -3.39 1.44

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 1/ 2015

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 20 Email: info@vietnamtextile.org.vn website:http://www.vietnamtextile.org.vn

USA 50 48 0.96 0.36 6.92 6.54 1.28 India 39 47 1.22 15.29 9.8 -4.76 1.26 Cambodia 15 46 3.03 61.01 72.86 7.36 1.23 Taiwan 91 40 0.44 6.2 8.39 2.06 1.07 Malaysia 42 27 0.64 11.73 19.32 6.8 0.72 France 2 16 6.70 9.01 9.7 0.64 0.43 Turkey 6 16 2.63 13.94 19.38 4.78 0.43 United Kingdom 4 16 4.38 -5.07 17.79 24.08 0.43 Philippines 12 15 1.18 -1.1 -2.88 -1.79 0.40 Germany 6 13 2.17 -9.63 7.6 19.07 0.35 Romania 1 13 24.66 -3.47 14.26 18.36 0.35 Pakistan 23 12 0.51 14.94 29.04 12.26 0.32 Portugal 1 7 7.39 22.01 24.62 2.14 0.19 Sri Lanka 5 6 1.24 9.43 26.04 15.18 0.16 Morocco 1 5 6.59 24.68 37.8 10.52 0.13 Netherlands 3 5 1.48 6.66 12.37 5.36 0.13

(Nguồn: Hải quan Nhật Bản)

Chủng loại và kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang Nhật 11 tháng/2014

Chủng loại 11T/2014 So 14/13 (%) Tỷ trọng

(%) Tổng 2,384,046,647 9.49 100 áo thun 444,816,072 10.53 18.66 áo jacket 420,420,588 3.67 17.63 Quần 417,802,037 8.16 17.52 Áo sơmi 167,332,897 15.15 7.02 Đồ lót 159,113,176 18.27 6.67 Khăn bông 132,181,149 15.01 5.54 Váy 78,463,792 15.92 3.29 Áo kimono 75,924,113 -2.51 3.18 Áo 63,477,749 49.7 2.66 Quần áo vest 59,497,819 0.21 2.50 Quần áo trẻ em 56,409,443 29.31 2.37 Áo len 43,399,735 0.09 1.82 Quần áo BHLĐ 34,427,865 -6.82 1.44 Quần short 31,716,283 17.66 1.33 Hàng may mặc 28,965,834 -12.69 1.21 Găng tay 26,409,839 8.32 1.11 Bít tất 24,346,241 32.24 1.02

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 1/ 2015

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 21 Email: info@vietnamtextile.org.vn website:http://www.vietnamtextile.org.vn

Vải 23,214,753 16.01 0.97 Quần áo ngủ 20,307,871 26.87 0.85 Áo y tế 13,721,629 12.99 0.58 Quần áo mưa 13,119,197 35.56 0.55 Màn 11,936,045 -70.93 0.50 Khăn lông 8,399,644 5.68 0.35 Khăn 6,283,745 7.27 0.26 Quần áo bơi 4,658,406 1.46 0.20 Tạp dề 4,209,107 -19.54 0.18 Áo ghile 3,881,990 15.17 0.16 Quần jean 3,180,426 -35.97 0.13 Áo gió 722,104 -32.22 0.03 Áo đạo hồi 670,340 0.03 PL may 573337 -90.25 0.02 Caravat 136554 133.87 0.01

Tham khảo một số DN xuất khẩu điển hình sang Nhật Bản 11 tháng 2014 (1000 USD)

Doanh nghiệp Kim ngạch Doanh nghiệp Kim ngạch

Cty TNHH SAKURAI VN 165,358 Cty TNHH GUNZE (Việt Nam) 22,360 Cty TNHH may Tinh Lợi 117,201 Cty TNHH Thương mại Sao Mai 21,437 Tcty CP May Việt Tiến 86,223 Tcty May 10 - CTCP 20,303 Cty TNHH PANKO VINA 66,998 Cty CP May Bình Thuận - Nhà Bè 19,693 Cty TNHH Việt Nam Wacoal 34,987 Cty TNHH may mặc Việt Thiên 19,410 Cty CP May Sài Gòn 3 34,537 Cty CP May Meko 18,983 Cty TNHH PROCEEDING 32,388 Cty May Veston Phú Thọ - SHONAI 18,835 Cty TNHH Han Soll Việt Nam 29,553 Cty CP Tcty May Đồng Nai 18,656 Cty CP May Hữu Nghị 27,266 Cty TNHH NOMURA FOTRANCO 18,096

Tcty CP Dệt May Hòa Thọ 26,817 Cty CP DM-ĐT-TM Thành Công 18,073 Cty TNHH Triumph International Việt Nam 26,539 Cty TNHH MTV Thời trang SB Ngọc Trai 17,786 CN Cty TNHH Vật tư May XNK Tân Bình 23,618 Cty TNHH May Phú Long 17,394

Cty TNHH Hugo Knit (VN) 23,164

(Nguồn: Bộ Công Thương – Trung tâm TTTM, Số liệu chỉ mang tính tham khảo)

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 1/ 2015

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 22 Email: info@vietnamtextile.org.vn website:http://www.vietnamtextile.org.vn

HOẠT ĐỘNG HIỆP HỘI

Chương trình tập huấn miễn phí về nghiệp vụ Logistics tại Hà Nội. Từ ngày 27-29/01/2015 Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam phối hợp với Ủy ban hợp tác kinh tế công nghiệp ASEAN - Nhật Bản (AMEICC) và Viện Hệ thống Logistics Nhật Bản tổ chức một chương trình tập huấn miễn phívề nghiệp vụ Logistics tại Hà Nội với 02 nội dung chính là "Cải thiện dịch vụ logistics" và "Quản lý chi phí logistics. Tham gia giảng dạy là chuyên gia- Trưởng trung tâm Viện nghiên cứu LDC. - Ông Michiro Sakai . Chương trình dự kiến sẽ được quay lại vào năm sau.

Tham gia Chương trình công tác năm 2014 của Hội đồng tiền lương Quốc gia: Hiệp hội cử đại diện tham gia doàn khảo sát đánh giá tác động của việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng đến sản xuất, kinh doanh và tiền lương của người lao động tại một số doanh nghiệp theo vùng và ngành nghề như dệt may, da giày, điện tử, thực phẩm... từ ngày 07 - 23/1/2015. Theo khảo sát cho thấy hiện nay tăng lương tối thiểu vùng chủ yếu làm tăng mức đóng các khoản bảo hiểm. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp áp dụng thang bảng lương Nhà nước theo Nghị định 205 phải chuyển sang áp dụng thang, bảng lương do doanh nghiệp tự xây dựng và ban hành theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ. Đây là cú sốc kép làm tăng chi phí do nền đóng tăng và lương tối thiểu vùng tăng từ 01/01/2015, các doanh nghiệp này phải chuyển từ việc áp dụng lương tối thiểu chung trước đây sang lương tối thiểu vùng. Tuy nhiên, các đơn vị đang tích cực tận dụng lợi thế giá xăng dầu giảm cũng như tìm các giải pháp tăng năng suất lao động để hạn chế tác động tiêu cực của tăng tiền lương tối thiểu vùng để duy trì SXKD, đảm bảo tiền lương thực tế của người lao động.

Xúc tiến Thương mại Mời tham gia Hội chợ Triển lãm Công nghiệp Dệt May Expo Sài Gòn lần thứ 27: Hiệp hội

Dệt May Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Dệt May thêu đan thành phố Hồ Chí Minh, Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Phòng Thương mại Dệt May, Công ty tổ chức Triển lãm CP Exhibition tổ chức Triển lãm Công nghiệp Dệt May Expo Sài Gòn lần thứ 27. Thời gian từ ngày 09-13/04/2015 tại Trung tâm Triển lãm và Hội chợ Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Triển lãm lần này sẽ triển khai trên 8 khu, với tổng diện tích hơn 13.000m2, với số lượng doanh nghiệp tham gia triển lãm ước đạt 600 công ty đến từ 24 công ty/vùng lãnh thổ. Chi tiết xin liên hệ với Ms Vinh Thảo/ Email: vinhthao@vinatex.com hoặc Công ty CP Exhibition/ Email: cp@cpexhibition.com hoặc Hiệp hội Dệt May Việt Nam/ Ms. Thuthunt@vietnamtextile.org.vn

Mời tham dự Hội chợ BIFF & BIL 2015 – Hội chợ Thời trang Quốc tế, Bangkok 2015 và Hội chợ đồ da Quốc tế, Bangkok 2015 là 2 trong số những hội chợquốc tế lớn nhất của Thái Lan tập trung vào ngành công nghiệp thời trang, may mặc và đồ da. Hội chợ sẽ được diễn ra từ ngày 11-15/03/2015 tại Challenger 1-2, Impact, Bangkok, Thái Lan. Biff & Bil là Hội chợ quy tụ các nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà đầu tư và các nhà thiết kế hàng đầu trong ngành công nghiệp Thời trang & Da trong khu vực Asean. Mỗi năm có hơn 700 công ty/ 1.200 gian hàng từ các nước Asean, Châu Á (Nhật bản, Hàn quốc, Đài Loan) và Châu Âu tham gia triển lãm. Đến với hội chợ, khách tham quan sẽ nắm bắt được xu hướng, ý tưởng, sự sáng tạo mới nổi trong thời trang trên thế giới. Doanh nghiệp tham gia sớm sẽ được Cục xúc tiến xuất khẩu, Bộ Thương mại Thái Lan đài thọ tiền khách sạn và đi lại tại Bangkok. Doanh nghiệp tham gia đề nghị liên hệ trực tiếp Fax. 04.39365228, email. thaitchanoi@ditp.go.th

Mời tham gia trưng bày sản phẩm tại "Gian hàng thiết kế Việt Nam - Hàn Quốc" Hội chợ VN EXPO 2015Trong khuôn khổ hoạt động của Dự án “Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực thiết kế, phát triển sản phẩm”, nhằm giới thiệu và quảng bá các thương hiệu, sản phẩm có mẫu mã, thiết kế tốt, đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ giao dịch và tìm kiếm bạn hàng, đối tác tại Hội chợ VIETNAM EXPO 2015, Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công Thương phối hợp với Viện Xúc tiến thiết kế Hàn Quốc (KIDP) – Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc tổ chức xây dựng “Gian hàng Thiết kế Việt Nam - Hàn Quốc” tại Hội chợ VIETNAM EXPO 2015, từ ngày

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 1/ 2015

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 23 Email: info@vietnamtextile.org.vn website:http://www.vietnamtextile.org.vn

15-18/04/2015. Địa điểm: Khu A1,Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam, 148 đường Giảng Võ, Hà Nội. Đối tượng tham gia: Doanh nghiệp trong các lĩnh vực ngành hàng. Quy mô: 04 doanh nghiệp Hàn Quốc và 04 doanh nghiệp Việt Nam. Diện tích gian hàng: 54m2. Thông tin chi tiết về chương trình vui lòng liên hệ: Phòng Nghiên cứu phát triển thị trường – Cục Xúc tiến thương mại Tel: 0439347628 (ext 193) Email: nctt@vietrade.gov.vn

Giới thiệu chương trình XTTM 2015 trọng điểm quốc gia được Bộ Công thương phê duyệt: Ngày 26/12/2014, Bộ Trưởng Bộ Công Thương đã ký QĐ 11855/ QĐ-BCT phê duyệt chương trình XTTM Quốc gia 2015, trong đó giao Hiệp hội Dệt May Việt Nam làm chủ 3 chương trình chính: 1 – Tham dự hội chợ Magic Show tháng 8/ 2015; 2 – Tham gia hội chợ quốc tế, thời trang và phụ kiện thời trang Paris, Pháp tháng 9/2015; 3 – Hội chợ thời trang Quốc tế VIFF HCM 2015. Kinh nghiệm từ nhiều năm tổ chức các kỳ hội chợ, Hiệp hội Dệt May Việt Nam nhận thấy các chương trình này đã giúp các DN trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng, hiểu rõ hơn vị trí của mình trên trường quốc tế, hiểu rõ hơn các đối thủ để có cơ sở tự điều chỉnh mình cho phù hợp với xu thế và tình hình mới. Chi tiết các chương trình sẽ được gửi tới các DN trong thời gian sớm nhất và đăng tải trên website: www.hiephoidetmay.org.vn. Đầu mối lien hệ: Ban Chính sách Thương mại, VP Hiệp hội Dệt May Việt Nam, điện thoại: 04-3936.1167

Mời tham dự Chương trình gặp gỡ kết nối với đoàn Doanh nghiệp quận Hirosima (Nhật Bản). Đoàn doanh nghiệp Nhật Bản gồm các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất ôtô, nông nghiệp, máy móc công nghiệp, thiết bị điện từ, sản xuất máy may,... sẽ sang tìm hiểu thị trường và tìm kiếm đối tác, tìm kiếm cơ hội hợp tác sản xuất, thương mại, đầu tư với doanh nghiệp Việt Nam. Hiệp hội Dệt May Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Thương mại Việt Nam Nhật Bản tổ chức buổi “Gặp gỡ kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản” vào:ngày 11/3/2015 (Thứ tư) từ 08:45-12:00, tại Khách sạn Pullman Sài Gòn, 148 Trần Hưng Đạo, Tp.Hồ Chí Minh. Buổi gặp gỡ này là cơ hội tốt cho trao đổi thông tin và tìm kiếm đối tác tiềm năng trong các lĩnh vực trên. Chi tiết xin liên hệ: vitashcm@gmail.com / info@vietnamtextile.org.vn , vietnam-hiroshima@bipc.co.jp

Mời gửi catalogue và mẫu hàng xuất khẩu trưng bày tại hội chợ MexicoExpo Promocionales Mexico 2015 4 đến 6/03/2015(www.expopromocionales.com)

Nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm xuất khẩu, giảm chi phí tham gia hội chợ, Thương vụ ĐSQ Việt Nam tại Mexico đã thuê một gian hàng tại hội chợ xuất khẩu sản phẩm khuyến mại tại Mexico và trân trọng kính mời các doanh nghiệp trong nước, gửi một kiện catalogue, hoặc hàng mẫu (trước ngày 28/2), để Thương vụ trưng bày và giới thiệu cho các doanh nghiệp nhập khẩu tại Mexico.Dự kiến có 3.000 khách thăm quan, 859 nhà nhập khẩu và phân phối tại Mexico, Hoa Kỳ, Canada và khu vực Mỹ La tinh. Địa chỉ gửi cho Thương vụ ghi bằng tiếng Tây Ban Nha như sau:

Oficina Comercial de Embajada de Vietnam Euclides 12, Col. Anzures, Del. Miguel Hidalgo C.P.11590, México D.F. Tel: (+52-55) 5254 0024 Cel: (+52 155) 4096 4786

Các hoạt động của Hiệp hội VITAS tham gia chương trình Thực tập sinh Nhật Bản “METI Internship Program 2014”:

Bộ Công Thương Nhật Bản METI phối hợp với Hiệp hội phát triển nguồn nhân lực và công nghiệp Nhật Bản HIDA tổ chức chương trình phái cử thực tập sinh-đào tạo nguồn nhân lực toàn cầu (METI Global Intership Program). Mục đích chính của chương trình này là phái cử nhân viên trẻ của Nhật Bản sang thực tập ở Chính phủ hay cơ quan thuộc Chính phủ và doanh nghiệp tư nhân của các nước đang phát triển nhằm tạo điều kiện cho giới trẻ Nhật Bản học hỏi tinh tự lập và sự năng động và khẳ năng hiểu biết về các nên văn hóa khác nhau, nâng cao khả năng

Bản tin Kinh tế - Dệt May Tháng 1/ 2015

Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS Trang 24 Email: info@vietnamtextile.org.vn website:http://www.vietnamtextile.org.vn

hiểu biết, giao tiếp cũng như hình thành mạng lưới con người thông qua việc thực tập ở bản địa nhằm đào tạo “nguồn nhân lực”toàn cầu có thể đáp ứng xu thế toàn cầu hóa của nền kinh tế. Trong khuôn khổ Chương trình năm 2014, METI và HIDA có phối hợp cùng với VITAS tiếp nhận 01 thực tập sinh Nhật Bản đến thực tập trong ngành dệt may Việt Nam

Tái bản Danh bạ các doanh nghiệp dệt may 2015. Hiệp hội Dệt May Việt Nam sẽ tiến hành tái bản Danh bạ các Doanh nghiệp dệt may năm 2015. Cuốn sách là cẩm nang chi tiết và toàn diện giới thiệu, phân loại các doanh nghiệp dệt may trên cả nước theo mặt hàng chính, địa chỉ, contact chi tiết của doanh nghiệp. Đây cũng là cơ hội mở cho các doanh nghiệp tham gia đăng thông tin quảng cảo trên Danh bạ. Chúng tôi kính mời các đơn vị quan tâm gửi hồ sơ đăng quảng cáo trên Danh bạ 2015. Chi tiết xin liên hệ: Ms. Thu thunth@vietnamtextile.org.vn / Tel: 39361167/ Fax: 39349842

Thông báo họp Ban chấp hành lần 9 khóa IV: Nhằm sơ kết đánh giá tình hình hoạt động của Hiệp hội Dệt May Việt Nam, ngành Dệt May Việt Nam năm 2014 và bàn phương hướng, nội dung hoạt động của Hiệp hội năm 2015, chuẩn bị cho Đại hội nhiệm kỳ V (2015-2020) duwk kiến diễn ra vào cuối năm cùng sự kiện AFF2015. Chủ tịch Hiệp hội triệu tập Hội nghịBCH vào 8h00 sáng thứ Ba ngày 24/3/2015 tại Tổng công ty Dệt May Hòa Thọ - 36 Ông Ích Đường, Tp. Đà Nẵng. Giấy mời và chương trình chính thức sẽ được gửi tới các UVBCH vào tháng 3/2015. Đề nghị Ông/bà UVBCH bố trí thời gian tham dự để cuộc họp thành công tốt đẹp.

Thông báo thu hội phí năm 2015 : Trong những năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế trong cũng như ngoài nước, nhờ sự nỗ lực của Quí Doanh nghiệp cũng như toàn thể các Hội viên trong toàn Hiệp hội, ngành Dệt May Việt Nam đã đạt được những kết quả to lớn. Năm 2014 xuất khẩu đã đạt 24,5 tỷ USD vượt 16% so với năm 2013. Để tạo điều kiện thuận lợi cho Hiệp hội hoạt động, thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình, Hiệp hội đã có gửi công văn về việc thu hội phí đến các DN hội viên, đề nghị Quí doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ hội viên, đóng góp hội phí năm 2015 theo tinh thần Nghị quyết của Đại hội IV.

Nội dung Bản tin Dệt May do Ban Chính sách Thương mại - Hội Nhập Quốc tế - Truyền thông - Hiệp hội Dệt May Việt Nam tổng hợp từ một số nguồn tin chính thống trong và ngoài nước nhằm phục vụ mục đích tham khảo nghiên cứu nội bộ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm trong mọi trường hợp sử dụng các thông tin trên gây tổn thất đến bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Các thông tin nêu tại Bản tin trên hoàn toàn có thể thay đổi theo diễn biến của thị trường và Hiệp hội Dệt May Việt Nam không có trách nhiệm thông báo về những sự thay đổi này.