+ All Categories
Home > Documents > BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Ban tin so 12_2016.pdf · BẢN...

BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Ban tin so 12_2016.pdf · BẢN...

Date post: 01-Oct-2020
Category:
Upload: others
View: 2 times
Download: 0 times
Share this document with a friend
23
BN TIN TBT VIT NAM Chuyên mc: Vấn đề hôm nay Bn tin s12/2016 …………….………………………………………………………………………………………………………………………………………. 1 Ảnh hưởng của doanh nghiệp đối với các hiệp định thương mại Hoa Kỳ và cả thế giới đang tham gia vào một cuộc tranh luận lớn về các thỏa thuận thương mại mới. Các hiệp định như vậy thường được gọi là “hiệp định thương mại tự do”; trên thực tế, chúng là các hiệp định thương mại được qun tr, được thiết kế cho phù hợp với lợi ích của các công ty/doanh nghiệp, chủ yếu tại Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu. Ngày nay, các thỏa thuận như vậy thường được gọi là “quan hệ đối tác,” như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nhưng chúng không phải là quan hệ đối tác bình đẳng: Hoa Kỳ trên thực tế là bên định ra các điều khoản. Mục đích thực sự của các quy định này là để cản trở các quy định về sức khỏe, môi trường, an toàn, và cả tài chính, nhằm bảo vệ nền kinh tế và công dân của chính Hoa Kỳ. Các công ty có thể kiện các chính phủ để được bồi thường đầy đủ cho bất kỳ sự sụt giảm lợi nhuận dkiến nào của họ trong tương lai do những thay đổi về điều tiết. Tuy nhiên, “các đối tác” của Hoa Kỳ đang ngày càng trở nên không muốn chỉ là bên chấp nhận. Đây không chỉ là một khả năng thuần lý thuyết. Philip Morris đang kiện Uruguay và Australia về vấn đề yêu cầu nhãn cảnh báo lên bao thuốc lá. Phải thừa nhận rằng, cả hai nước đã đi xa hơn một chút so với Hoa Kỳ, bắt buộc phải bao gồm các hình ảnh đồ họa cho thấy hậu quả của việc hút thuốc lá. Việc ghi nhãn có hiệu quả. Nó không khuyến khích người ta hút thuốc lá. Vì vậy, Philip Morris đang đòi được bồi thường cho khoản lợi nhuận bị mất. Trong tương lai, nếu chúng ta phát hiện một số sản phẩm khác gây ra vấn đề về sức khỏe (ví dụ như chất asbestos [amiăng]), thay vì đối mặt với các vụ kiện vì đã gây ra phí tổn đối với chúng ta, nhà sản xuất có thể kiện các chính phủ bởi đã
Transcript
Page 1: BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Ban tin so 12_2016.pdf · BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Vấn đề hôm nay Bản tin số 12/2016 3

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Vấn đề hôm nay Bản tin số 12/2016

…………….……………………………………………………………………………………………………………………………………….

1

Ảnh hưởng của doanh nghiệp đối với các hiệp định thương mại

Hoa Kỳ và cả thế giới đang tham

gia vào một cuộc tranh luận lớn về

các thỏa thuận thương mại mới. Các

hiệp định như vậy thường được gọi là

“hiệp định thương mại tự do”; trên

thực tế, chúng là các hiệp định

thương mại được quản trị, được thiết

kế cho phù hợp với lợi ích của các

công ty/doanh nghiệp, chủ yếu tại

Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu. Ngày

nay, các thỏa thuận như vậy thường

được gọi là “quan hệ đối tác,” như

Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình

Dương (TPP). Nhưng chúng không

phải là quan hệ đối tác bình đẳng: Hoa Kỳ trên thực tế là bên định ra các điều

khoản. Mục đích thực sự của các quy định này là để cản trở các quy định về sức

khỏe, môi trường, an toàn, và cả tài chính, nhằm bảo vệ nền kinh tế và công dân

của chính Hoa Kỳ. Các công ty có thể kiện các chính phủ để được bồi thường đầy

đủ cho bất kỳ sự sụt giảm lợi nhuận dự kiến nào của họ trong tương lai do những

thay đổi về điều tiết. Tuy nhiên, “các đối tác” của Hoa Kỳ đang ngày càng trở nên

không muốn chỉ là bên chấp nhận.

Đây không chỉ là một khả năng thuần lý thuyết. Philip Morris đang kiện

Uruguay và Australia về vấn đề yêu cầu nhãn cảnh báo lên bao thuốc lá. Phải thừa

nhận rằng, cả hai nước đã đi xa hơn một chút so với Hoa Kỳ, bắt buộc phải bao

gồm các hình ảnh đồ họa cho thấy hậu quả của việc hút thuốc lá. Việc ghi nhãn có

hiệu quả. Nó không khuyến khích người ta hút thuốc lá. Vì vậy, Philip Morris

đang đòi được bồi thường cho khoản lợi nhuận bị mất.

Trong tương lai, nếu chúng ta phát hiện một số sản phẩm khác gây ra vấn đề

về sức khỏe (ví dụ như chất asbestos [amiăng]), thay vì đối mặt với các vụ kiện vì

đã gây ra phí tổn đối với chúng ta, nhà sản xuất có thể kiện các chính phủ bởi đã

Page 2: BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Ban tin so 12_2016.pdf · BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Vấn đề hôm nay Bản tin số 12/2016 3

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Vấn đề hôm nay Bản tin số 12/2016

…………….……………………………………………………………………………………………………………………………………….

2

kiềm chế họ không “giết” nhiều người hơn. Điều tương tự cũng có thể xảy ra nếu

các chính phủ của chúng ta áp dụng các quy định nghiêm ngặt hơn nhằm bảo vệ

chúng ta khỏi tác động của khí thải nhà kính.

Nền tảng của hệ thống chính phủ Mỹ là nền tư pháp công công bằng, với các

tiêu chuẩn pháp lý được xây dựng qua nhiều thập niên, dựa trên nguyên tắc minh

bạch, các tiền lệ, và cơ hội khiếu nại các quyết định không thuận lợi. Tất cả điều

này đang được đặt sang một bên, khi các thỏa thuận mới kêu gọi áp dụng trọng tài

tư nhân, không minh bạch, và rất tốn kém. Hơn nữa, sự sắp xếp này thường đầy

rẫy những xung đột lợi ích; ví dụ, các trọng tài viên có thể là “quan tòa” trong một

vụ kiện và là người vận động chính sách trong một vụ kiện có liên quan.

Việc kiện tụng rất tốn kém khiến Uruguay đã phải chuyển sang nhờ cậy

Michael Bloomberg và những người Mỹ giàu có khác có cam kết bảo vệ sức khỏe

người dân để chống lại Philip Morris. Và, mặc dù các công ty có thể kiện tụng,

những người khác lại không. Nếu có vi phạm các cam kết khác – ví dụ như về tiêu

chuẩn lao động và môi trường – thì các công dân, công đoàn và các nhóm xã hội

dân sự không có biện pháp nào để áp dụng cả (vì kiện tụng rất tốn kém).

Những người Mỹ ủng hộ các hiệp định như vậy chỉ ra rằng Mỹ cho tới nay

mới bị kiện rất ít lần, và chưa bao giờ thua kiện. Tuy nhiên, các công ty đang học

được cách làm thế nào để sử dụng các hiệp định này nhằm mang lại lợi thế cho

mình. Và các luật sư của công ty tại Mỹ, châu Âu, và Nhật Bản với mức lương cao

sẽ có khả năng áp đảo các luật sư của chính phủ với mức lương thấp đang cố gắng

để bảo vệ lợi ích công. Tệ hơn nữa, các công ty ở các nước phát triển có thể lập

công ty con ở các nước thành viên thông qua đó để đầu tư trở về nước nhà, và sau

đó khởi kiện, mang đến cho họ một kênh mới để ngăn chặn các quy định.

Nếu có nhu cầu bảo vệ tài sản tốt hơn, và nếu cơ chế giải quyết tranh chấp tư

và tốn kém mà tốt hơn so với cơ quan tư pháp, chúng ta nên thay đổi luật pháp

không chỉ dành cho các công ty nước ngoài giàu có mà còn dành cho công dân và

các doanh nghiệp nhỏ của chính chúng ta. Nhưng chưa có dấu hiệu cho thấy thực

tế đúng là như vậy.

Page 3: BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Ban tin so 12_2016.pdf · BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Vấn đề hôm nay Bản tin số 12/2016 3

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Vấn đề hôm nay Bản tin số 12/2016

…………….……………………………………………………………………………………………………………………………………….

3

Luật lệ và các quy định xác định kiểu kinh tế và xã hội mà trong đó mọi người

sinh sống. Chúng ảnh hưởng đến quyền lực thương lượng tương đối, với các tác

động quan trọng tới sự bất bình đẳng, một vấn đề ngày càng gia tăng trên toàn thế

giới. Câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có nên cho phép các công ty giàu có sử dụng

các quy định ẩn trong cái gọi là các hiệp định thương mại nhằm chi phối cách

chúng ta sẽ sống như thế nào trong thế kỷ 21 hay không? Tôi hy vọng người dân ở

Mỹ, châu Âu, và Thái Bình Dương trả lời với một tiếng “không” vang dội.

Trích nguồn: Nghiên cứu quốc tế

Hệ quả của việc Hiệp định TPP sụp đổ là gì?

Thỏa thuận thương mại tự do tham vọng nhất thế giới trong nhiều thập niên

qua gần như đã chết? Donald Trump đã tuyên bố rằng vào ngày tại chức đầu tiên

của mình, ông ta sẽ từ bỏ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một

hiệp định được xây dựng trong gần một thập niên. Với 12 quốc gia ven Thái Bình

Dương, bao gồm Mỹ, Nhật Bản và Canada, TPP sẽ chiếm gần hai phần năm nền

kinh tế toàn cầu. Trump đã gọi đó là một “thỏa thuận khủng khiếp” trong chiến

dịch tranh cử của mình. Khi tuyên bố ý định của mình về việc rút ra khỏi hiệp định

trong tuần vừa qua, ông nói rằng đó là “một thảm họa tiềm tàng cho đất nước

chúng ta”. Nhưng những người ủng hộ Hiệp định nói rằng nó là một sự tiến bộ lớn

so với các thỏa thuận thương mại hiện có và rất tốt cho Hoa Kỳ. Quan điểm nào là

đúng, và điều gì đang xảy ra vào thời điểm hiện tại?

Đo lường tác động chính xác của các thỏa thuận thương mại đã tồn tại trong

nhiều năm qua đã khó; dự báo tác động của các thỏa thuận trong tương lai thậm

chí còn khó khăn hơn. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế sẽ đồng ý với hai nhận định

chung: Một mặt, TPP sẽ tạo ra tăng trưởng lớn hơn cho tất cả các bên tham gia

hiệp định. Một loạt các nghiên cứu độc lập dự đoán rằng Hoa Kỳ sẽ thu được

những lợi ích lớn nhất xét về giá trị tuyệt đối, và các thị trường mới nổi, đặc biệt là

Page 4: BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Ban tin so 12_2016.pdf · BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Vấn đề hôm nay Bản tin số 12/2016 3

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Vấn đề hôm nay Bản tin số 12/2016

…………….……………………………………………………………………………………………………………………………………….

4

Việt Nam, sẽ được lợi lớn nhất một cách tương đối so với quy mô của mình. Mặt

khác, trong khi các thỏa thuận thương mại tự do làm giàu cho các quốc gia nói

chung, các bất lợi có thể là rất nghiêm trọng cho các ngành công nghiệp và các

khu vực bị thua thiệt. Ngoài ra, nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng những tác động

tiêu cực này thường kéo dài lâu hơn so với điều mà những người lạc quan đã từng

tin tưởng. Nói cách khác, TPP sẽ có thể làm gia tăng sức tăng trưởng của Hoa Kỳ,

nhưng ít nhất một số người cũng có lý khi nghĩ rằng nó là một điều khủng khiếp.

Nhưng chỉ nhìn vào tác động đến GDP là quá hạn hẹp. Mục đích của TPP luôn

luôn có một phần mang tính chiến lược. Hoa Kỳ và các quốc gia thân thiết, từ

Australia đến Singapore, đã hy vọng rằng thỏa thuận này sẽ cho phép họ định hình

cấu trúc thương mại quốc tế tại châu Á và xa hơn nữa. Tham vọng của họ là TPP

sẽ thiết lập một tiêu chuẩn mới cho các thỏa thuận trong tương lai. Thay vì truyền

thống nhấn mạnh vào việc cắt giảm thuế quan (vốn mà đã ở mức rất thấp giữa các

nước giàu), họ quay sang những vấn đề gai góc hơn như sự khác biệt trong các quy

định về sở hữu trí tuệ.

Thậm chí nếu TPP không thể đáp ứng được những luận điệu to tát của họ, nó

cũng đã tạo ra một nền tảng mới. Nó chứa đựng những quy định bảo vệ mạnh mẽ

hơn cho quyền lợi người lao động, nhiều biện pháp bảo vệ môi trường hơn, và, lần

đầu tiên, các biện pháp để hạn chế hỗ trợ của chính phủ đối với các doanh nghiệp

nhà nước. Tuy nhiên, điều đáng chú ý hơn cả là thỏa thuận này loại trừ sự tham gia

của Trung Quốc. Cánh cửa có lẽ rốt cuộc sẽ được mở ra cho quốc gia này, nhưng

chỉ sau khi Trung Quốc chấp nhận tất cả các quy tắc mà các thành viên TPP ban

đầu, mà dẫn đầu là Hoa Kỳ, đã thống nhất.

Do đó, sự sụp đổ của TPP đã tạo ra một khoảng trống ở châu Á. Vai trò của

Mỹ như một cường quốc kinh tế trong khu vực đã bị xói mòn bởi sự chuyển hướng

sang chủ nghĩa biệt lập của Trump. Theo lý thuyết, 11 thành viên còn lại có thể tái

thiết TPP, nhưng Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã nói hộ cho nhiều quốc gia khi

Page 5: BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Ban tin so 12_2016.pdf · BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Vấn đề hôm nay Bản tin số 12/2016 3

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Vấn đề hôm nay Bản tin số 12/2016

…………….……………………………………………………………………………………………………………………………………….

5

tuyên bố rằng sẽ là “vô nghĩa” nếu không có Hoa Kỳ. Các nhà quan sát đang trông

chờ vào việc Trung Quốc đảm nhận vai trò lãnh đạo kinh tế ở châu Á. Cũng vừa

lúc quốc gia này đang thúc đẩy một thỏa thuận thương mại tự do (Hiệp định Đối

tác kinh tế Toàn diện Khu vực – RCEP) vốn đang dần hoàn tất.

Nhưng sự chuyển dịch quyền lực sang Trung Quốc không hề đơn giản. Các

quốc gia trong khu vực tỏ ra thận trọng trước gã khổng lồ xuất khẩu này, một điểm

khởi đầu khó khăn trên bàn đàm phán. Kế hoạch của Trung Quốc đối với thỏa

thuận thương mại này cũng bảo thủ hơn so với Hoa Kỳ, vì nó hầu như không đề

cập đến những quy định rối rắm đã khiến cho TPP trở nên quan trọng. Thay vào

đó, các quốc gia châu Á sẽ cần phải chuyển sang công việc khó khăn hơn là xây

dựng các thỏa thuận song phương. Khoảng trống từ việc Hoa Kỳ rút ra khỏi hiệp

định là rất lớn, và không dễ lấp đầy.

Nguồn: Nghiên cứu quốc tế

Page 6: BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Ban tin so 12_2016.pdf · BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Vấn đề hôm nay Bản tin số 12/2016 3

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 12/2016 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

6

DANH MỤC CÁC THÔNG BÁO NHẬN ĐƯỢC TỪ 15/11/2016 – 15/12/2016

Nước thông

báo

Số lượng

TB

Vấn đề thông báo

Albania 1 Dầu oliu

Argentina 1 Các sản phẩm dệt may và giày dép.

Botswana 1 Máy hút bụi

Brazill 2 Thực phẩm; Thuốc

Các Tiểu

Vương quốc

Ả Rập thống

nhất

2 Thịt và sản phẩm từ thịt; Nhiên liệu lỏng

Canada 5 Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến bảo vệ

môi trường; Sản phẩm thuốc lá; Xe cơ giới; Động vật

sống; Ghi nhãn thực phẩm

Chile 5 Thực phẩm cho người tiêu dùng; Xe buýt; Bộ sạc điện

thoại di động; Ống dẫn không làm từ kim loại dùng để

lắp đặt mạng điện ngầm

Costa Rica 1 Sản phẩm của ngành công nghiệp hóa học nói chung

Đài Loan 4 Đèn huỳnh quang; Thiết bị điện; Các thiết bị y tế; Sản

phẩm điện;

El Salvador 5 Nước uống đóng chai; Sản phẩm nông nghiệp; sản

phẩm hữu cơ

Estonia 2 Sản phẩm thuốc lá

Page 7: BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Ban tin so 12_2016.pdf · BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Vấn đề hôm nay Bản tin số 12/2016 3

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 12/2016 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

7

Hàn Quốc 6 Các thiết bị điện và các sản phẩm công nghiệp; Mỹ

phẩm; Các sản phẩm thực phẩm chức năng;

Hoa Kỳ 24 Sản phẩm của ngành công nghiệp hóa chất; Nhiên liệu

tái tạo; Chất lượng không khí; Rượu vang; Các chất hóa

học; Hệ thống cảnh báo khẩn cấp; Thiết bị y tế; Nhiên

liệu; Hành; Bộ sạc pin nhỏ; Hợp chất hữu cơ dễ bay

hơi; Thuốc trừ sâu; Quả óc chó; Các sản phẩm thực

phẩm nói chung; Vật liệu và linh kiện cho kỹ thuật

đường sắt; Hóa chất hữu cơ; Xe cơ giới; An toàn lao

động; Vật liệu nguy hiểm; Giao thông vận tải; Đèn

chiếu sáng; thức ăn cho thú nuôi;

Israel 2 Tất cả các sản phẩm có tiêu chuẩn bắt buộc; Ống nước

Jamaica 1 Cát

Kenya 28 Thịt, sản phẩm thịt ; Giao thông vận tải nói chung; Trái

cây; Rau; Khăn trải giường; Thức ăn gia súc; Sữa và

sản phẩm sữa nói chung; Đồ uống nói chung; Gỗ; Cà

phê;

Liên minh

Châu Âu

9 Thiết bị điện và điện tử; Mỹ phẩm; Thực phẩm; Thiết

bị y tế; Sản phẩm xây dựng; Fluroxypyr (thuốc trừ sâu

hoạt chất)

Mexixco 5 Kéo dùng trong học tập; Hệ thống thu hồi hơi; Các cơ

sở dầu khí gần bờ; Sản phẩm hữu cơ;

Mozambique 1 Đồ uống có cồn

Nam Phi Nông nghiệp

Oman 1 Nhiên liệu lỏng

Pháp 2 Vải bông

Philippines 1 Thiết bị điện gia dụng

Page 8: BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Ban tin so 12_2016.pdf · BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Vấn đề hôm nay Bản tin số 12/2016 3

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 12/2016 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

8

Thái Lan 2 Xe máy; Cá

Thổ Nhĩ Kỳ 3 Trái cây và rau quả tươi; Các sản phẩm sữa lên men;

Dầu ôliu

Trung Quốc 6 Thiết bị y tế; Xe ô tô;

Ukraine 3 Ca cao và các sản phẩm sôcôla; Bình áp suất; Thiết bị

vô tuyến;

Uruguay 1 Bao bì nhựa

Zambia 19 Mỡ bôi trơn; Dầu; Chăn; Phân bón; Túi xách; Dầu khí

lưu huỳnh nhẹ; Bình cứu hỏa;

Tin cảnh báo tháng 12/2016

Y tế

Ngày 06/12/2016, EU thông báo cho các

nước thành viên WTO về việc EU đưa ra Dự

thảo phân loại nhóm sản phẩm dựa vào hàm

lượng proanthocyanidins (PAC có trong quả

việt quất) nhằm ngăn chặn hoặc điều trị viêm

bàng quang. Mục đích của dự thảo nhằm bảo

vệ sức khỏe và sự an toàn của con người. Các nước thành viên có 60 ngày kể từ

ngày thông báo để tham gia góp ý kiến. Thời gian dự kiến thông qua vào tháng 1

hoặc tháng 3 năm 2017. Thời gian dự kiến có hiệu lực sau 20 ngày kể từ ngày

công bố chính thức trên công báo của EU. Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2016/TBT/EEC/16_4887_00_e.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/EU/428

Page 9: BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Ban tin so 12_2016.pdf · BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Vấn đề hôm nay Bản tin số 12/2016 3

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 12/2016 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

9

Mỹ phẩm

Ngày 28/11/2016, EU thông báo cho

các nước thành viên WTO về việc EU

đưa ra Dự thảo quy định sửa đổi Phụ

lục V của Quy định (EC) số 1223/2009

của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu

về sản phẩm mỹ phẩm. Dự thảo sẽ hạn

chế việc sử dụng các

methylisothiazolinone như một chất bảo quản trong các sản phẩm tẩy rửa mỹ

phẩm. Mục đích của dự thảo nhằm bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của con người.

Các nước thành viên có 60 ngày kể từ ngày thông báo để tham gia góp ý kiến.

Thời gian dự kiến thông qua vào quý 3 năm 2017. Thời gian dự kiến có hiệu lực

sau 20 ngày kể từ ngày công bố chính thức trên công báo của EU. Thông tin chi

tiết của Dự thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2016/TBT/EEC/16_4855_00_e.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/EU/426

Thực phẩm

Ngày 18/11/2016, Brazil thông báo cho

các nước thành viên WTO về việc nước

này đưa ra Dự thảo Nghị quyết kỹ thuật

Số 272 ngày 08 Tháng 11 năm 2016.

Theo đó Nghị quyết dự thảo này cho phép

việc sử dụng các chất phụ gia và công

nghệ hỗ trợ trong thực phẩm và phải tuân theo theo một số quy định Anvisa. Mục

đích của dự thảo nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Chưa xác định thời gian

dự kiến thông qua và thời gian dự kiến có hiệu lực. Hạn cuối cùng để các nước

Page 10: BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Ban tin so 12_2016.pdf · BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Vấn đề hôm nay Bản tin số 12/2016 3

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 12/2016 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

10

thành viên tham gia góp ý kiến vào ngày 15/12/2016. Thông tin chi tiết của Dự

thảo xem tại:

http://portal.anvisa.gov.br/documents/10181/2955872/CONSULTA+P%C3%9AB

LICA+N+272+GGALI.pdf/be1669e9-fa02-4084-a52f-9650af8fc87d

Mã thông báo: G/TBT/N/BRA/699

Thiết bị điện và điện tử

Ngày 17/11/2016, EU thông báo cho

các nước thành viên WTO về việc EU

đưa ra Dự thảo quy định sửa đổi Phụ

lục III Chỉ thị 2011/65/EU của Nghị

viện và Hội đồng Châu Âu về việc

không hạn chế chì có trong kính trắng

được sử dụng cho các ứng dụng quang

học với mục đích thích ứng với tiến bộ khoa học kỹ thuật. Các nước thành viên có

60 ngày kể từ ngày thông báo để tham gia góp ý kiến. Thời gian dự kiến thông qua

vào tháng 1 năm 2017. Thời gian dự kiến có hiệu lực sau 20 ngày kể từ ngày công

bố chính thức trên công báo của EU. Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2016/TBT/EEC/16_4748_00_e.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/EU/425

Đèn chiếu sáng

Ngày 12/12/2016, Hoa Kỳ thông báo cho

các nước thành viên WTO về việc đưa ra

Dự thảo thông qua tiêu chuẩn hiệu suất

năng lượng cho đèn có đường kính nhỏ

hoặc đèn điốt phát quang (LED). Mục đích

của dự thảo này là nhằm bảo vệ môi

Page 11: BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Ban tin so 12_2016.pdf · BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Vấn đề hôm nay Bản tin số 12/2016 3

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 12/2016 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

11

trường. Thời gian dự kiến thông qua vào ngày 01/11/2016. Thời gian dự kiến có

hiệu lực vào ngày 17/1/2017. Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2016/TBT/USA/16_5063_00_e.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/USA/1244

Thức ăn cho thú nuôi

Ngày 12/12/2016, Hoa Kỳ thông báo

cho các nước thành viên WTO về việc

đề xuất sửa đổi Chương 63 trong TAC 4

về thức ăn cho thú nuôi. Cụ thể, sẽ cập

nhật mục 63.9 liên quan đến hàm lượng

calo có trong thực phẩm và đưa thêm

mục 63.10 về điều khoản miêu tả. Mục

đích của dự thảo này là nhằm bảo vệ động thực vật. Hạn cuối cùng để các nước

thành viên tham gia góp ý là ngày 01/1/2017. Chưa xác định thời gian dự kiến

thông qua và thời gian dự kiến có hiệu lực. Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2016/TBT/USA/16_5064_00_e.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/USA/1245

Thực phẩm công nghiệp

Ngày 12/12/2016, Hoa Kỳ thông báo cho

các nước thành viên WTO về việc bổ sung

quy định về thực phẩm công nghiệp. Cụ thể

sẽ cập nhật nội dung dán nhãn sản phẩm

trong Mục 61.22 của quy định TAC 4. Mục

đích của dự thảo này là nhằm bảo vệ động

Page 12: BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Ban tin so 12_2016.pdf · BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Vấn đề hôm nay Bản tin số 12/2016 3

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 12/2016 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

12

thực vật. Hạn cuối cùng để các nước thành viên tham gia góp ý là ngày 01/1/2017.

Chưa xác định thời gian dự kiến thông qua và thời gian dự kiến có hiệu lực. Thông

tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2016/TBT/USA/16_5065_00_e.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/USA/1246

Bộ sạc pin nhỏ

Ngày 29/11/2016, Hoa Kỳ thông báo cho

các nước thành viên WTO về việc sửa

đổi tiêu chuẩn về hiệu quả năng lượng.

Cụ thể, sẽ bổ sung thêm tiêu chuẩn đối

với bộ sạc pin nhỏ. Mục đích của dự thảo

này là nhằm bảo vệ môi trường. Chưa

xác định thời gian thông qua và thời gian dự kiến có hiệu lực. Hạn cuối cùng để

các nước thành viên tham gia góp ý là ngày 30/11/2016. Thông tin chi tiết của Dự

thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2016/TBT/USA/16_4897_00_e.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/USA/1232

Mỹ phẩm

Ngày 28/11/2016, Hàn Quốc thông

báo cho các nước thành viên WTO về

việc sửa đổi "Quy định về tiêu chuẩn

an toàn của mỹ phẩm”. Cụ thể, sẽ sửa

đổi cách khử trùng của mỹ phẩm và

thành phần chất bảo quản có trong mỹ phẩm [Phụ lục 2]. Mục đích của dự thảo

này là nhằm bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của con người. Chưa xác định thời gian

Page 13: BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Ban tin so 12_2016.pdf · BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Vấn đề hôm nay Bản tin số 12/2016 3

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 12/2016 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

13

thông qua và thời gian dự kiến có hiệu lực. Các nước thành viên có 60 ngày kể từ

ngày thông báo để tham gia góp ý kiến. Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2016/TBT/KOR/16_4863_00_x.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/KOR/693

Xe ô tô

Ngày 05/12/2016, Trung Quốc thông báo

cho các nước thành viên WTO về việc đưa

ra quy định về mức tiêu thụ nhiên liệu

trung bình của các Doanh nghiệp bán xe ô

tô chở khách ở Trung Quốc và mức phạt

đối với việc không tuân thủ. Mục đích của

dự thảo này là nhằm bảo vệ môi trường.

Chưa xác định thời gian thông qua và thời gian dự kiến có hiệu lực. Các nước

thành viên có 60 ngày kể từ ngày thông báo để tham gia góp ý kiến. Thông tin chi

tiết của Dự thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2016/TBT/CHN/16_4978_00_x.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/CHN/1187

Page 14: BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Ban tin so 12_2016.pdf · BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Vấn đề hôm nay Bản tin số 12/2016 3

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 12/2016 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

14

DANH MỤC QUY CHUẨN KỸ THUẬT VIỆT NAM MỚI BAN HÀNH

1. Thông tư 31/2016/TT-BTTTT ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng

Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương

thích điện từ đối với thiết bị trạm gốc, lặp và phụ trợ trong hệ thống thông tin di

động GSM, W-CDMA FDD và LTE.

2. Thông tư 30/2016/TT-BTTTT ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng

Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị

trạm gốc thông tin di động GSM.

3. Thông tư 26/2016/TT-BTTTT ngày 07 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng

Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếp đất

cho các trạm viễn thông.

4. Thông tư 27/2016/TT-BTTTT ngày 07 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng

Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị vô

tuyến trong nghiệp vụ di động hàng không băng tần 117,975-137 MHz dùng trên

mặt đất sử dụng điều chế AM.

5. Thông tư 28/2016/TT-BTTTT ngày 07 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng

Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị

chỉ góc hạ cánh trong hệ thống vô tuyến dẫn đường hàng không.

6. Thông tư 29/2016/TT-BTTTT ngày 07 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng

Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương

thích điện từ đối với thiết bị vô tuyến trong nghiệp vụ di động hàng không băng

tần 117,975-137 MHz dùng trên mặt đất.

7. Quyết định 3904/QĐ-BGTVT ngày 06 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng

Bộ Giao thông vận tải ban hành chỉ dẫn quy chuẩn kỹ thuật tạm thời về thiết kế,

thi công và nghiệm thu bê tông nhựa chặt thông thường có sử dụng phụ gia SBS

trộn với cốt liệu nóng tại trạm trộn.

Page 15: BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Ban tin so 12_2016.pdf · BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Vấn đề hôm nay Bản tin số 12/2016 3

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 12/2016 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

15

DANH MỤC CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT MỚI BAN HÀNH

1. Quyết định 2419/QĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính

phủ ban hành phê duyệt Đề án kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm

nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất.

2. Thông tư 39/2016/TT-BGTVT ngày 06 tháng 12 năm 2016 của Bộ Giao

thông vận tải ban hành quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất

an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước.

3. Quyết định 1296/QĐ-BXD ngày 05 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ

Xây dựng ban hành chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp.

4. Quyết định 7115/QĐ-BYT ngày 01 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y

tế ban hành về quy trình thanh tra trang thiết bị y tế.

5. Quyết định 7051/QĐ-BYT ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y

tế ban hành hướng dẫn xây dựng thí điểm chỉ số cơ bản đo lường chất lượng bệnh

viện.

6. Quyết định 6858/QĐ-BYT ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y

tế ban hành về Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam.

7. Quyết định 6827/QĐ-BYT ngày 17 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y

tế ban hành công bố danh sách doanh nghiệp nước ngoài được cấp giấy phép hoạt

động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam.

8. Quyết định 6825/QĐ-BYT ngày 17 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y

tế ban hành công bố danh sách doanh nghiệp nước ngoài được cấp giấy phép hoạt

động về sinh phẩm y tế tại Việt Nam.

9. Quyết định 547/QĐ-QLD ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Cục trưởng Cục

Quản lý dược ban hành về danh mục 469 thuốc sản xuất trong nước được cấp số đăng

ký lưu hành tại Việt Nam - Đợt 156.

10. Thông tư 306/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng

Bộ Tài chính ban hành sửa đổi Thông tư 19/2015/TT-BTC về cơ chế huy động, quản

Page 16: BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Ban tin so 12_2016.pdf · BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Vấn đề hôm nay Bản tin số 12/2016 3

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 12/2016 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

16

lý, sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ công tác phòng, chống buôn lậu thuốc lá điếu và

chống sản xuất, buôn bán thuốc lá giả.

11. Thông tư 24/2016/TT-BTTTT ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ

trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quy định về quản lý chất lượng dịch

vụ phát thanh, truyền hình.

12. Quyết định 3464/QĐ-BKHCN ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ

trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành phê duyệt Kế hoạch thực hiện Nghị định

87/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô,

xe máy.

13. Thông tư 41/2016/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng

Bộ Y tế ban hành quy định danh mục vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm theo nhóm

nguy cơ và cấp độ an toàn sinh học phù hợp kỹ thuật xét nghiệm.

14. Thông tư 260/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng

Bộ Tài chính ban hành quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí

thẩm định nội dung văn hóa phẩm xuất khẩu nhập khẩu.

15. Thông tư 284/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng

Bộ Tài chính ban hành quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ

phí trong lĩnh vực quản lý chất lượng vật tư nuôi trồng thủy sản.

16. Thông tư 249/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài

chính ban hành quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định

cấp giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận hợp chuẩn, giấy chứng nhận hợp quy và

lệ phí cấp giấy phép nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự.

17. Thông tư 225/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ

trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng

phí thẩm định cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học biến đổi gen đủ điều kiện sử

dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.

Page 17: BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Ban tin so 12_2016.pdf · BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Vấn đề hôm nay Bản tin số 12/2016 3

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Doanh nghiệp và TBT Bản tin số 12/2016 …………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………….

17

TIÊU CHUẨN CUNG CẤP THÔNG TIN GHI NHÃN XUẤT XỨ

THỰC PHẨM CỦA ỐT-XTRÂY–LI-A

Trong một thời gian dài, người tiêu dùng Ốt-xtrây-li-a đã băn khoăn về thông

tin xuất xứ trên nhãn thực phẩm. Họ đã kêu gọi thay đổi nhằm đơn giản hóa thông

tin xuất xứ trên nhãn thực phẩm và làm cho thông tin này rõ ràng hơn, có ý nghĩa

hơn và dễ dàng tìm kiếm hơn. Mặc dù các doanh nghiệp hiểu rõ và thừa nhận giá

trị thông tin xuất xứ trên nhãn thực phẩm nhưng họ vẫn lo ngại về những khó khăn

trong việc thực thi các yêu cầu về ghi nhãn để đáp ứng được kỳ vọng của người

tiêu dùng. Quan ngại trong xã hội Ốt-xtrây-li-a được đặt ra trong vô số câu hỏi,

báo cáo và dự thảo về vấn đề này trong vài thập kỷ qua nhưng có rất ít thay đổi về

quản lý được đưa ra.

Tiêu chuẩn cung cấp thông tin là một phần của những thay đổi về quản lý

nhằm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng trong khuôn khổ ghi nhãn xuất xứ hiện

nay. Tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên khảo sát người tiêu dùng, tham vấn

các bên liên quan và phân tích các phương án quản lý, các chi phí và lợi ích.

Ngày 7/12/2015, Ốt-xtrây-li-a đã thông báo cho các nước Thành viên WTO

theo quy định của Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) của Tổ

chức Thương mại Thế giới (WTO) về việc nước này dự kiến sửa đổi các quy định

về ghi nhãn xuất xứ đối với thực phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng

về việc cần cung cấp thông tin rõ ràng và chính xác hơn trên nhãn sản phẩm (mã

thông báo G/TBT/N/AUS/100).

Ngày 24/6/2016 Ốt-xtrây-li-a tiếp tục thông báo bổ sung cho các nước Thành

viên WTO về việc Chính phủ Ốt-xtrây-li-a đã ban hành quy định về ghi nhãn xuất

xứ thực phẩm bán lẻ trên thị trường nước này, được gọi là Tiêu chuẩn cung cấp

thông tin ghi nhãn xuất xứ thực phẩm 2016 (G/TBT/N/AUS/100/Add.1). Tiêu

Page 18: BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Ban tin so 12_2016.pdf · BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Vấn đề hôm nay Bản tin số 12/2016 3

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Doanh nghiệp và TBT Bản tin số 12/2016 …………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………….

18

chuẩn cung cấp thông tin mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2016. Các doanh nghiệp

có 2 năm chuyển tiếp để thực hiện theo quy định mới. Thời gian chuyển tiếp sẽ kết

thúc vào ngày 30/6/2018. Tiêu chuẩn này đưa ra các quy định mới về ghi nhãn

xuất xứ cho thực phẩm bán lẻ tại Ốt-xtrây-li-a và được xây dựng căn cứ trên Luật

người tiêu dùng của Ốt-xtrây-li-a. Trước thời điểm hiệu lực tất cả hàng hóa đang

lưu thông trên thị trường thực thi theo quy định cũ. Trong thời gian chuyển tiếp

việc ghi nhãn thực phẩm bán lẻ phải tuân thủ theo Tiêu chuẩn cung cấp thông tin

mới hoặc theo quy định về ghi nhãn hiện hành (Quy định tiêu chuẩn thực phẩm

Ốt-xtrây-li-a Niu di-lân).

Theo quy định mới, thực phẩm nhập khẩu vào Ốt-xtrây-li-a sẽ tiếp tục phải có

thông tin xuất xứ trên nhãn, ví dụ Sản phẩm của Thái Lan (Product of Thailand)

hay Sản xuất tại Ca na đa (Made in Canada), tuy nhiên bổ sung thêm một số quy

định như các loại thực phẩm không ưu tiên, tức là các loại thực phẩm người tiêu

dùng quan tâm nhiều nhất tới xuất xứ được sản xuất trong nước và nhập khẩu, bắt

buộc phải có thông tin về xuất xứ của các thành phần thực phẩm (food

contents/ingredients) theo dạng biểu đồ kèm logo và phải đưa thông tin vào một ô

xác định trên sản phẩm; các thực phẩm ưu tiên bao gồm: bột ngọt, mứt kẹo, bánh

quy và đồ ăn vặt, nước đóng chai, nước ngọt và nước tăng lực, trà và cà phê, đồ

uống có cồn có thể tự nguyện cung cấp thông tin bổ sung.

Mục đích của Tiêu chuẩn này là cung cấp thông tin rõ ràng hơn, chính xác hơn

và dễ dàng tìm kiếm hơn về xuất xứ thực phẩm trên nhãn qua đó người tiêu dùng

có thể đưa ra lựa chọn dựa trên thông tin được cung cấp về thực phẩm sao cho phù

hợp với thị hiếu cá nhân. Tiêu chuẩn này cũng nhằm giúp doanh nghiệp có thông

tin chính xác và rõ ràng hơn về yêu cầu ghi nhãn xuất xứ thực phẩm mà doanh

nghiệp cung cấp mà không áp đặt chi phí thêm cho doanh nghiệp.

Page 19: BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Ban tin so 12_2016.pdf · BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Vấn đề hôm nay Bản tin số 12/2016 3

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Doanh nghiệp và TBT Bản tin số 12/2016 …………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………….

19

Quy định sửa đổi này cũng sẽ vẫn áp dụng quy định ghi nhãn xuất xứ bắt buộc

cho hầu hết thực phẩm bán lẻ ở Ốt-xtrây-li-a trong Bộ luật tiêu chuẩn thực phẩm

Ốt-xtrây-li-a Niu di lân. Những miễn trừ đối với quy định ghi nhãn xuất xứ bắt

buộc với thực phẩm trong Bộ Luật tiêu chuẩn thực phẩm sẽ vẫn được áp dụng như

hiện nay. Ví dụ Tiêu chuẩn cung cấp thông tin sẽ không yêu cầu ghi nhãn xuất xứ

đối với thực phẩm bán trong nhà hàng, quán cà phê, trường học…

Các yêu cầu ghi nhãn xuất xứ mới phụ thuộc vào việc phân loại thực phẩm ở

dạng ưu tiên hay không ưu tiên và phụ thuộc vào việc thực phẩm được:

- Nuôi trồng, chế biến hoặc sản xuất ở Ốt-xtrây-li-a;

- Đóng gói ở Ốt-xtrây-li-a;

- Nuôi trồng, chế biến hoặc sản xuất ở nước khác

- Đóng gói ở nước khác.

Một số hình ảnh về nhãn xuất xứ thực phẩm trong Tiêu chuẩn của Ốt-xtrây-li-a

Page 20: BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Ban tin so 12_2016.pdf · BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Vấn đề hôm nay Bản tin số 12/2016 3

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Doanh nghiệp và TBT Bản tin số 12/2016 …………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………….

20

Page 21: BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Ban tin so 12_2016.pdf · BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Vấn đề hôm nay Bản tin số 12/2016 3

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Hoạt động của Mạng lưới TBT Việt Nam Bản tin số 12/2016

……………………………………………………………………………………..

21

Hội nghị đào tạo kiến thức về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu

chuẩn TCVN ISO 9001:2008 đợt 2 năm 2016 tại Lạng Sơn

Ngày 18/12/2016, tại Khách sạn Hoàng Thịnh, Ban chỉ đạo áp dụng hệ thống

quản lý chất lượng tỉnh Lạng Sơn (gọi tắt là Ban chỉ đạo ISO tỉnh) đã tổ chức Hội

nghị đào tạo kiến thức về hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia

TCVN ISO 9001:2008 đợt 2 năm 2016 nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức về hệ thống

quản lý chất lượng (HTQLCL) và các yêu cầu cơ bản của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN

ISO 9001:2008 cho lãnh đạo, cán bộ phụ trách ISO đối với các đơn vị áp dụng

HTQLCL, đồng thời giúp các đơn vị áp dụng hiểu sâu hơn về HTQLCL và vận hành

hệ thống vào giải quyết công việc có hiệu quả, góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục

hành chính tại địa phương.

Tham dự Hội nghị có khoảng gần 200 đại biểu là Lãnh đạo Sở Khoa học và

Công nghệ, Lãnh đạo Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TĐC), các cán bộ

phụ trách ISO đối với các đơn vị áp dụng hệ thống quản lý trên địa bàn tỉnh Lạng

Sơn.

Ảnh: Các đại biểu tham dự Hội nghị đào tạo kiến thức về HTQLCL TCVN ISO

9001:2008

Page 22: BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Ban tin so 12_2016.pdf · BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Vấn đề hôm nay Bản tin số 12/2016 3

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Hoạt động của Mạng lưới TBT Việt Nam Bản tin số 12/2016

……………………………………………………………………………………..

22

Tại Hội nghị, ông Lê Minh Thanh, Phó trưởng ban thường trực, Giám đốc Sở

Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn thay mặt Ban chỉ đạo ISO tỉnh đã phát biểu

khai mạc, trong đó nhấn mạnh về mục đích, ý nghĩa và lợi ích của việc áp dụng hệ

thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008.

Hội nghị đã được nghe ông Phạm Văn Hảo – Chuyên gia tư vấn ISO giới thiệu

tổng quan một số nội dung cơ bản của “Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05

tháng 03 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về việc áp dụng Hệ thống

quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động

của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước”. Ông cũng truyền đạt,

trao đổi những kiến thức, kinh nghiệm về việc xây dựng, áp dụng, duy trì, cải tiến Hệ

thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008.

Với mong muốn kịp thời phổ biến các quy định, chính sách mới của nhà nước về

công tác quản lý, cũng như trách nhiệm, đây là dịp nâng cao nhận thức cho cán bộ

quản lý và cán bộ tham mưu giúp việc tại các cơ quan hành chính nhà nước, không

chỉ đối với những cán bộ chưa được đạo tạo tập huấn, mà còn đối với những cán bộ

đã được đạo tạo tập huấn về Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia

TCVN ISO 9001:2008. Các đơn vị áp dụng cùng tiến hành thảo luận, trao đổi kinh

nghiệm để làm rõ hơn các nội dung liên quan việc xây dựng, áp dụng hệ thống quản

lý chất lượng của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Điều

này góp phần hướng các doanh nghiệp chủ động tiếp cận cũng như thực hiện đúng

các quy định của Nhà nước.

Buổi họp kết thúc vào hồi 11h00 cùng ngày và được đánh giá là thành công khi

giải đáp được những thắc mắc liên quan đến TCVN ISO 9001:2008. Các đại biểu đã

đưa được ra phương pháp xây dựng tài liệu hệ thống quản lý chất lượng, phương pháp

đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng và thực hiện các hành động khắc phục.

Page 23: BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Ban tin so 12_2016.pdf · BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Vấn đề hôm nay Bản tin số 12/2016 3

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Mục Lục: Bản tin số 12/2016 ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

23

Trong số này: Trang

1. Vấn đề hôm nay

- Ảnh hưởng của doanh nghiệp đối với các hiệp định thương mại

- Hệ quả của việc Hiệp định TPP sụp đổ là gì?

1

3

2. Hàng rào kỹ thuật trong thương mại

- Danh mục các thông báo nhận được từ 15/11/2016-15/12/2016 6

- Thông báo của một số nước cần quan tâm 8

- Danh mục văn bản QPPL và QCKT mới ban hành 14

3. Doanh nghiệp và TBT

- Tiêu chuẩn cung cấp thông tin ghi nhãn xuất xứ thực phẩm của

ỐT-XTRÂY–LI-A

17

4. Hoạt động của Mạng lưới TBT Việt Nam

- Hội nghị đào tạo kiến thức về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu

chuẩn TCVN ISO 9001:2008 đợt 2 năm 2016 tại Lạng Sơn

21


Recommended