+ All Categories
Home > Documents > BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Date post: 23-Apr-2023
Category:
Upload: khangminh22
View: 0 times
Download: 0 times
Share this document with a friend
271
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI -------------------***------------------ NGUYN THTHU HƯƠNG TCHC HTHNG THÔNG TIN KTOÁN QUN TRTRONG CÁC DOANH NGHIP CPHN SN XUT BÁNH KO TRÊN ĐỊA BÀN HÀ HI Chuyên ngành: Kế toán Mã s: 934.03.01 Lun án tiến skinh tế Người hướng dn khoa hc: 1. PGS.TS Đỗ Minh Thành 2. TS Nguyn Tun Duy
Transcript

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

-------------------***------------------

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN SẢN XUẤT BÁNH KẸO

TRÊN ĐỊA BÀN HÀ HỘI

Chuyên ngành: Kế toán

Mã số: 934.03.01

Luận án tiến sỹ kinh tế

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS Đỗ Minh Thành

2. TS Nguyễn Tuấn Duy

Hà nội, năm 2019

1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu

trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của luận án

chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thu Hương

i

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, khoa Sau Đại học, Khoa Kế

toán – Kiểm toán trường Đại học Thương Mại đã giúp đỡ và tạo điều kiện trong

suốt quá trình đào tạo, nghiên cứu và thực hiện luận án.

Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các thành viên của các công

ty cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội, các chuyên gia tại các trường Đại

học, viện nghiên cứu đã nhiệt tình giúp đỡ trong việc cung cấp các số liệu, cho ý

kiến đóng góp trong suốt quá trình điều tra, phỏng vấn phục vụ thực hiện luận án.

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn đã có những

ý kiến đóng góp sửa chữa quý báu để luận án ngày càng được hoàn thiện.

Sau cùng, tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn đến gia đình, các đồng nghiệp và bạn

bè đã động viên, chia sẻ và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện luận án.

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thu Hương

ii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................................. 1

LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................................... I

MỤC LỤC ......................................................................................................................................... II

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................. VI

DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................................... VII

DANH MỤC SƠ ĐỒ ....................................................................................................................... IX

PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ 1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 1

2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................................................ 3

2.1. Các nghiên cứu về tổ chức HTTT KT và tổ chức HTTT KTQT ......................... 3

2.2. Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KT và tổ chức

HTTT KTQT ............................................................................................................... 8

2.3. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................... 13

3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ........................................................................................................ 14

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................................................ 15

4.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 15

4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 15

5. CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ................................................................................................... 15

6. QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 16

6.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 16

6.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 17

6.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ......................................................................... 17

6.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu .............................................................................. 20

7. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC TRONG LUẬN ÁN............................................................................ 20

8. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN................................................................................................................................ 21

CHƯƠNG 1 ..................................................................................................................................... 23

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT............................................................................. 23

iii

1.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH

NGHIỆP SẢN XUẤT ..................................................................................................................................... 23

1.1.1. Khái niệm và bản chất hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các doanh

nghiệp sản xuất .......................................................................................................... 23

1.1.2. Vai trò của hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản

xuất ............................................................................................................................ 27

1.1.3. Các thành phần của hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các doanh

nghiệp sản xuất .......................................................................................................... 29

1.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

SẢN XUẤT ..................................................................................................................................................... 34

1.2.1. Khái niệm tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị ................................... 34

1.2.2. Yêu cầu tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp

sản xuất ...................................................................................................................... 35

1.2.3. Nguyên tắc tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các doanh

nghiệp sản xuất .......................................................................................................... 39

1.2.4. Nội dung tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp

sản xuất ...................................................................................................................... 40

1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ............................................................................................ 67

1.3.1. Một số lý thuyết nền tảng ................................................................................ 67

1.3.2. Mô hình nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế

toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất .......................................................... 70

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................................ 75

CHƯƠNG 2 ..................................................................................................................................... 76

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC

DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN SẢN XUẤT BÁNH KẸO TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ............... 76

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN SẢN XUẤT BÁNH KẸO TRÊN ĐỊA BÀN

HÀ NỘI ........................................................................................................................................................... 76

2.1.1. Lịch sử hình thành và xu thế phát triển của ngành sản xuất bánh kẹo Việt

Nam ........................................................................................................................... 76

iv

2.1.2. Khái quát chung về các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn

Hà nội ........................................................................................................................ 78

2.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý trong các

doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội ................................. 78

2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất

bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội .................................................................................... 84

2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC

DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN SẢN XUẤT BÁNH KẸO TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ................................ 86

2.2.1. Thực trạng tổ chức dữ liệu đầu vào kế toán quản trị ...................................... 86

2.2.2. Thực trạng tổ chức xử lý, cung cấp thông tin kế toán quản trị ....................... 88

2.2.3. Thực trạng tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống thông tin kế

toán quản trị ............................................................................................................... 95

2.2.4. Thực trạng tổ chức kiểm soát hệ thống thông tin kế toán quản trị ................. 96

2.2.5. Thực trạng tổ chức nhân lực hệ thống thông tin kế toán quản trị ................... 97

2.3. THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ

TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN SẢN XUẤT BÁNH KẸO TRÊN ĐỊA

BÀN HÀ NỘI .................................................................................................................................................. 98

2.3.1. Mô hình nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế

toán quản trị trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội

................................................................................................................................... 98

2.3.2. Thang đo các biến ......................................................................................... 101

2.3.3. Mẫu nghiên cứu ............................................................................................. 103

2.3.4. Kết quả nghiên cứu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống

thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa

bàn Hà Nội .............................................................................................................. 105

2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG

CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN SẢN XUẤT BÁNH KẸO TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ..................... 119

2.4.1. Những kết quả đạt được ................................................................................ 119

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ................................................ 121

v

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................................. 126

CHƯƠNG 3 ................................................................................................................................... 127

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN SẢN XUẤT BÁNH KẸO TRÊN ĐỊA BÀN HÀ

NỘI ................................................................................................................................................. 127

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN SẢN XUẤT BÁNH KẸO VÀ

YÊU CẦU HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC

DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN SẢN XUẤT BÁNH KẸO TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI .............................. 127

3.1.1. Định hướng phát triển các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo ........... 127

3.1.2. Yêu cầu hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các

doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội ............................... 128

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG

CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN SẢN XUẤT BÁNH KẸO TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ..................... 129

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện tổ chức dữ liệu đầu vào kế toán quản trị ..................... 129

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện tổ chức xử lý, cung cấp thông tin kế toán quản trị ..... 134

3.2.3. Giải pháp hoàn thiện tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống

thông tin kế toán quản trị ........................................................................................ 153

3.2.4. Giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm soát hệ thống thông tin kế toán quản trị 157

3.2.5. Giải pháp hoàn thiện tổ chức nhân lực hệ thống thông tin kế toán quản trị . 158

3.3. KIẾN NGHỊ VỀ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN

KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN SẢN XUẤT BÁNH KẸO TRÊN

ĐỊA BÀN HÀ NỘI ........................................................................................................................................ 161

3.3.1. Về phía Nhà nước, cơ quan chức năng và các trường đại học ...................... 161

3.3.2. Về phía các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội . 162

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................................................. 164

KẾT LUẬN .................................................................................................................................... 165

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Từ gốc

AIS Accounting Information System

CBCNV Cán bộ công nhân viên

CCDC Công cụ dụng cụ

CĐKT Cân đối kế toán

CNTT Công nghệ thông tin

DN Doanh nghiệp

DNN&V Doanh nghiệp nhỏ và vừa

ERP Enterprise Resourse Plan

FASB Financial Accounting Standards Board

HTTT Hệ thống thông tin

IASB International Accounting Standards Committee

KQKD Kết quả kinh doanh

KT Kế toán

KTQT Kế toán quản trị

KTTC Kế toán tài chính

LCTT Lưu chuyển tiền tệ

NC Nhân công

NVL Nguyên vật liệu

NXB Nhà xuất bản

SXC Sản xuất chung

TSCĐ Tài sản cố định

vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Tiêu chí đánh giá thông tin KTQT chất lượng ......................................... 37

Bảng 1.2: Tiêu chí đánh giá dịch vụ chất lượng ....................................................... 38

Bảng 1.3: Tiêu chí đánh giá hiệu quả ........................................................................ 38

Bảng 1.4: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KTQT trong các

doanh nghiệp ............................................................................................................. 71

Bảng 2.1: Bảng mô tả bộ mã của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà ........................ 88

Bảng 2.2: Bảng mô tả báo cáo KTQT của công ty cổ phần Tràng An ..................... 94

Bảng 2.3: Tổng hợp khảo sát chuyên gia .................................................................. 99

Bảng 2.4: Kết quả kiểm định chất lượng thang đo “Đặc điểm tổ chức SXKD” ..... 106

Bảng 2.5: Kết quả kiểm định chất lượng thang đo “Cơ cấu tổ chức DN” .............. 106

Bảng 2.6: Kết quả kiểm định chất lượng thang đo “Nhà quản trị cấp cao” ............ 107

Bảng 2.7: Kết quả kiểm định chất lượng thang đo “Nhà tư vấn bên ngoài” .......... 107

Bảng 2.8: Kết quả kiểm định chất lượng thang đo “CNTT” .................................. 108

Bảng 2.9: Kết quả kiểm định chất lượng thang đo “Tổ chức HTTT KTQT” ......... 109

Bảng 2.10: Bảng phân tích các yếu tố mới ............................................................. 110

Bảng 2.11: Bảng phân tích yếu tố khám phá (EFA) ............................................... 110

Bảng 2.12: Bảng kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội ..................................... 112

Bảng 2.13: Bảng ANOVA ...................................................................................... 112

Bảng 3.1: Tài khoản và bộ mã chi tiết đối với chỉ tiêu chi phí nguyên vật liệu trực

tiếp tại các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội ............. 133

Bảng 3.2: Báo cáo phân tích điểm hòa vốn của sản phẩm bánh quy kem sữa ....... 140

Bảng 3.3: Dữ liệu phục vụ xác định chi phí tại công ty CP bánh kẹo Hải Hà ........ 143

Bảng 3.4: Tổng hợp chi phí theo các hoạt động và tính hệ số phân bổ tại công ty cổ

phần bánh kẹo Hải Hà ............................................................................................. 143

viii

Bảng 3.5: Tính giá thành đơn vị theo phương pháp ABC tại công ty cổ phần bánh

kẹo Hải Hà ............................................................................................................... 144

Bảng 3.6: Tính giá thành đơn vị theo phương pháp truyền thống tại công ty cổ phần

bánh kẹo Hải Hà ...................................................................................................... 144

Bảng 3.7: So sánh giá thành đơn vị giữa phương pháp ABC và phương pháp truyền

thống của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà ........................................................... 145

Bảng 3.8: Các chỉ tiêu đo lường và nội dung đánh giá chỉ tiêu của các trung tâm

trách nhiệm .............................................................................................................. 147

Bảng 3.9: Báo cáo kết quả kinh doanh mặt hàng bánh quy kem sữa...................... 150

Bảng 3.10: Báo cáo phân tích giá trị thuần đầu tư dây chuyền sản xuất bánh quy

kem sữa ................................................................................................................... 151

ix

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.0: Quy trình nghiên cứu của đề tài ............................................................... 17

Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức HTTT KTQT trong các doanh nghiệp sản xuất ........... 41

Sơ đồ 1.2: Tổ chức thu thập và hệ thống hóa dữ liệu ............................................... 41

Sơ đồ 1.3: Nhu cầu thông tin của các cấp quản trị trong doanh nghiệp ................... 42

Sơ đồ 1.4: Tổ chức xử lý dữ liệu KTQT ................................................................... 46

Sơ đồ 1.5: Trình tự lập các nội dung trong dự toán tổng thể của doanh nghiệp ....... 48

Sơ đồ 1.6: Các bước thực hiện phương pháp chi phí ABC ....................................... 52

Sơ đồ 1.7: Các bước thực hiện phương pháp chi phí mục tiêu ................................. 53

Sơ đồ 1.8: Các bước thực hiện chi phí Kaizen .......................................................... 54

Sơ đồ 1.9: Tổ chức cung cấp thông tin KTQT .......................................................... 57

Sơ đồ 1.10: Quy trình phản hồi thông tin KTQT ...................................................... 59

Sơ đồ 1.11: Tổ chức ứng dụng CNTT trong HTTT KTQT ...................................... 60

Sơ đồ 1.12: Tổ chức kiểm soát HTTT KTQT ........................................................... 62

Sơ đồ 1.13: Tổ chức nhân lực HTTT KTQT ............................................................ 64

Sơ đồ 1.14: Mô hình kế toán tài chính và KTQT tách biệt ....................................... 64

Sơ đồ 1.15: Mô hình KTTC và KTQT kết hợp ......................................................... 65

Sơ đồ 1.16: Mô hình kế toán tài chính và KTQT hỗn hợp ....................................... 65

Sơ đồ 1.17: Mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng trong HTTT KTQT ............. 66

Sơ đồ 1.18: Mô hình lý thuyết ngẫu nhiên đơn giản trong nghiên cứu tổ chức........ 68

Sơ đồ 1.19: Mô hình yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KTQT trong các doanh

nghiệp sản xuất .......................................................................................................... 72

Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất kẹo ............................................................................. 81

Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất bánh ........................................................................... 81

x

Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy quản lý của các công ty cổ phần sản xuất bánh kẹo trên

địa bàn Hà Nội .......................................................................................................... 82

Sơ đồ 2.4: Quy trình xử lý thông tin định mức chi phí tại công ty cổ phần bánh kẹo

Hải Châu .................................................................................................................... 89

Sơ đồ 2.5: Quy trình xử lý thông tin KTQT phục vụ dự toán tổng thể tại các công ty

cổ phần thực phẩm Hữu Nghị ................................................................................... 91

Sơ đồ 2.6: Mô hình yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KTQT trong các doanh

nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội .......................................... 100

Sơ đồ 3.1: Quy trình xác định loại dữ liệu KTQT cần thu thập .............................. 130

Sơ đồ 3.2: Nguồn dữ liệu HTTT KTQT dựa trên Hệ thống ERP .......................... 131

Sơ đồ 3.3: Quy trình thông tin định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại các

doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội ............................... 135

Sơ đồ 3.4: Quy trình thông tin định mức chi phí nhân công trực tiếp tại các doanh

nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội .......................................... 137

Sơ đồ 3.5: Quy trình thông tin định mức chi phí sản xuất chung tại các doanh

nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội .......................................... 138

Sơ đồ 3.6: Quy trình thông tin xác định điểm hòa vốn tại các DN CPSX bánh kẹo

trên địa bàn Hà Nội ................................................................................................. 139

Sơ đồ 3.7: Quy trình thông tin dự toán tổng thể từng loại sản phẩm tại các doanh

nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội .......................................... 141

Sơ đồ 3.8: Trung tâm trách nhiệm trong các DNCP SX bánh kẹo trên địa bàn Hà

Nội ........................................................................................................................... 146

Sơ đồ 3.9: Quy trình thông tin phân tích phục vụ ra quyết định tại các DN CPSX

bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội .................................................................................. 149

Sơ đồ 3.10: Quy trình cung cấp thông tin KTQT tại các DN CPSX bánh kẹo trên địa

bàn Hà Nội .............................................................................................................. 152

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kế toán, KTQT cũng từng bước

phát triển và thông tin do HTTT KTQT cung cấp ngày càng trở nên hữu ích. HTTT

KTQT cho thấy vai trò không thể thiếu trong hoạt động quản lý của mỗi doanh

nghiệp. HTTT KTQT trước hết được xem như là công cụ giúp các nhà quản trị xây

dựng kế hoạch và lập dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tổ chức các

nguồn lực để thực hiện các kế hoạch và dự toán đã lập. Bên cạnh đó, HTTT KTQT

là biện pháp giúp các nhà quản trị kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả hoạt động,

nhận diện các sai lệch, từ đó xác định nguyên nhân và tìm ra các giải pháp hữu hiệu

nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. HTTT KTQT còn là nguồn thông tin giúp ích

cho các nhà quản trị ra các quyết định đúng đắn và kịp thời, nắm bắt những cơ hội

mà thị trường mang lại. Đặc biệt, các doanh nghiệp Việt Nam đang đón nhận một

làn sóng công nghệ mới do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đem lại, HTTT

KTQT cần có sự thích nghi, đổi mới để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông

tin của nhà quản trị doanh nghiệp. Mặc dù đóng vai trò quan trọng như vậy, tuy

nhiên tổ chức KTQT nói chung và tổ chức HTTT KTQT nói riêng vẫn chưa thực sự

được quan tâm một cách đúng mức cả từ phía các cơ quan ban hành luật Nhà nước

cũng như tại các doanh nghiệp.

Về phía các cơ quan Nhà nước, năm 2003, tại Quốc Hội khóa XI kỳ họp thứ

3, lần đầu tiên thuật ngữ KTQT được đề cập trong Luật kế toán ngày 17/6/2003 và

có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2004. Luật kế toán đã quy định về KTQT ở các đơn vị

như sau: KTQT là việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo

yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán (Luật

Kế toán Việt Nam - điều 3, khoản 4). Năm 2006, Bộ tài chính ban hành thông tư Số:

53/2006/TT-BTC về hướng dẫn áp dụng KTQT trong doanh nghiệp. Từ đó đến nay,

không có bất kỳ văn bản nào quy định, hướng dẫn cũng như định hướng phát triển

từ phía các cơ quan nhà nước đối với KTQT nói chung và tổ chức HTTT KTQT nói

riêng.

Còn về phía các doanh nghiệp, mặc dù các thông tin liên quan đến tài chính

và phi tài chính rất quan trọng nhưng vấn đề tổ chức HTTT KTQT để cung cấp các

thông tin đó chưa được chú trọng, quan tâm thực hiện. Vấn đề tổ chức HTTT KTQT

2

vẫn còn nhiều bất cập, do đó thông tin do hệ thống cung cấp chưa đáp ứng được đầy

đủ yêu cầu quản trị doanh nghiệp trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế.

Đối với ngành sản xuất bánh kẹo, hiện tại Việt Nam có khoảng 30 doanh

nghiệp trong nước và hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ. Đây là một trong những ngành

có mức tăng trưởng cao từ 8 – 10%/năm. Trên địa bàn Hà Nội, những doanh nghiệp

cổ phần sản xuất bánh kẹo chiếm thị phần lớn phải kể đến công ty cổ phần bánh kẹo

Hải Hà, công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị với thị phần lần lượt là 5% và 3%.

Bên cạnh đó còn có một số công ty có bề dày lịch sử kinh doanh trong ngành bánh

kẹo như là công ty cổ phần Tràng An, công ty cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội, công

ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh

kẹo trên địa bàn Hà Nội đang phải đối mặt với áp lực cạnh tranh từ thị trường nội

địa và đặc biệt là thị trường ngoại nhập. Những thương hiệu bánh kẹo nội địa có uy

tín cũng dần bán lại cổ phần cho các tập đoàn nước ngoài. Năm 2016, thương hiệu

bánh kẹo nổi tiếng Kinh Đô cũng đã chuyển nhượng hoàn toàn cổ phần mảng bánh

kẹo cho Tập đoàn Mondelēz International, chấm dứt hoạt động trong mảng này. Tập

đoàn Lotte nắm giữ hơn 40% cổ phần của công ty cổ phần BIBICA. Trong cuộc

cạnh tranh khốc liệt này, để có thể tồn tại và phát triển được, các nhà quản trị doanh

nghiệp rất cần những thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp nói chung để đưa ra các quyết định đúng đắn trong chỉ đạo kinh

doanh. Một trong những công cụ có thể cung cấp thông tin hữu ích đó là KTQT. Tổ

chức HTTT KTQT tốt sẽ giúp xử lý, phân tích số liệu và cung cấp thông tin một

cách nhanh chóng hỗ trợ cho việc ra quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy

nhiên, tại các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội hiện

nay, tổ chức HTTT KTQT vẫn còn nhiều hạn chế như là việc bố trí, sắp xếp con

người thực hiện các nhiệm vụ trong hệ thống còn chồng chéo; sự phối kết hợp giữa

các cá nhân, phòng ban trong doanh nghiệp chưa có sự nhịp nhàng; các quy trình

thực hiện công việc thu thập, xử lý dữ liệu và cung cấp thông tin vẫn còn chưa cụ

thể, rõ ràng; ứng dụng CNTT trong hệ thống vẫn còn chưa có sự đổi mới để bắt kịp

với xu hướng công nghệ 4.0… Những hạn chế này dẫn đến các thông tin mà hệ

thống cung cấp chưa phản ánh đầy đủ, kịp thời và chính xác giúp các nhà quản trị

đưa ra quyết định nhanh chóng nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Các nhà

quản trị trong doanh nghiệp vẫn chưa thấy được tầm quan trọng của việc tổ chức

HTTT KTQT. Chính vì vậy, khi nhà quản trị cần các thông tin phục vụ việc ra

3

quyết định hay lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, hầu như không có cơ sở tin cậy từ

thực tiễn.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Tổ chức

hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất

bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội” làm luận án của mình, với mong muốn thiết lập

được HTTT KTQT trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất kinh doanh bánh kẹo

để giúp nhà quản trị có cơ cở vững chắc đưa ra các quyết định kinh doanh một cách

nhạy bén và kịp thời, nâng cao được lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1. Các nghiên cứu về tổ chức HTTT KT và tổ chức HTTT KTQT

Vấn đề tổ chức HTTT KT và tổ chức HTTT KTQT được các tác giả trong và

ngoài nước nghiên cứu dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm: sách tham khảo,

chuyên khảo, luận án và bài báo.

Các nghiên cứu là sách tham khảo, chuyên khảo về tổ chức HTTT KT và

tổ chức HTTT KTQT

Về tổ chức HTTT KT, có những công trình nối bật như: Sách tham khảo

“Accounting Information System” của tác giả J.L Boockholdt; cuốn “Accounting

Information System” của tác giả Marshall B, Romney, Pauljohn Steinbart; sách

“Hệ thống thông tin kế toán” (2008) của tác giả Nguyễn Thế Hưng; sách “Hệ

thống thông tin kế toán” (2010) của các tác giả Ngô Hà Tấn và Nguyễn Hữu

Cường; sách “Hệ thống thông tin kế toán” của các tác giả Nguyễn Mạnh Toàn,

Huỳnh Thị Hồng Hạnh (2011); sách “Hệ thống thông tin kế toán” (2014) của các

tác giả Thiều Thị Tâm, Nguyễn Việt Hưng, Nguyễn Quang Huy, Phan Đức Dũng -

hiệu đính (2014). Tất cả các cuốn sách trên đều có sự thống nhất về khái niệm

HTTT KT đó là hệ thống thu thập, lưu trữ, xử lý và cung cấp thông tin kế toán trong

doanh nghiệp và HTTT KT bao gồm hai hệ thống con đó là HTTT KTTC và HTTT

KTQT. HTTT KTTC nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho những đối tượng ở bên

ngoài doanh nghiệp còn HTTT KTQT sẽ cung cấp thông tin phục vụ cho quản trị

nội bộ doanh nghiệp. HTTT KT là phần giao thoa giữa kế toán và HTTT. Trong đó,

phần kế toán nhấn mạnh đến vai trò cung cấp thông tin để ra các quyết định, còn

phần HTTT liên quan đến việc tổ chức, quản lý hệ thống để cung cấp thông tin. Tuy

nhiên, khi đề cập đến các thành phần của HTTT KT thì lại có hai cách tiếp cận khác

4

nhau. Nhóm tác giả Nguyễn Mạnh Toàn, Huỳnh Thị Hồng Hạnh và nhóm tác giả

Thiều Thị Tâm, Nguyễn Việt Hưng, Nguyễn Quang Huy, Phan Đức Dũng đã dựa

trên nghiên cứu sẵn có của HTTT với sự phát triển ngày càng nhanh của CNTT để

định hướng cho kế toán. Nhóm tác giả này cũng cho rằng để xây dựng HTTT KT

thì phải có ba thành phần cơ bản đó là Con người, Thủ tục và Dữ liệu. Và trong điều

kiện ứng dụng CNTT, HTTT KT sẽ gồm năm thành phần bao gồm ba thành phần

cơ bản và bổ sung thêm hai thành phần nữa đó là Phần cứng và Phần mềm. Đối với

nhóm tác giả còn lại đã dựa trên các nghiên cứu sẵn có của kế toán định hướng ứng

dụng CNTT. Cụ thể, tác giả J.L Boockholdt, Marshall B, Romney, Pauljohn

Steinbart, tác giả Nguyễn Thế Hưng, HTTT KT sẽ được vận hành theo các chu trình

hoạt động kinh doanh gồm Chu trình doanh thu, Chu trình Chi phí, Chu trình

chuyển đổi và Chu trình Tài chính. Các tác giả Ngô Hà Tấn, Nguyễn Hữu Cường lại

có cách tiếp cận tổ chức HTTT KT theo các phần hành bao gồm TSCĐ, NVL và

CCDC, tiền lương, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, tiêu thụ và kết quả kinh

doanh. Như vậy, tổ chức HTTT KT được các tác giả tiếp cận trên 3 góc độ đó là:

theo yếu tố cấu thành, theo các chu trình và theo các phần hành. Các nghiên cứu là

tài liệu tham khảo, chuyên khảo kể trên về HTTT KT đã hệ thống hóa được các vấn

đề lý luận cơ bản và trở thành nguồn tài nguyên được sử dụng rộng rãi phục vụ cho

việc học tập và nghiên cứu. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ đề cập đến lý luận tổ

chức HTTT KT nói chung mà không đi sâu về lý luận tổ chức HTTT KTQT.

Các công trình nghiên cứu lý luận chuyên sâu về tổ chức HTTT KTQT hiện

nay vẫn còn khá hiếm. Đối với tài liệu nước ngoài, hai cuốn được tái bản nhiều lần

đó là cuốn “Management Accounting for Decision Makers, của các tác giả Peter

Atrill and Eddie McLaney (2009) và cuốn “Management Accounting: Information

for Decesion-Making and Strategy Execution” của nhóm tác giả Atkinson, A.,

Kaplan, R., Matsumara, E. and Young, M. (2012) có đề cập đến HTTT KTQT

nhưng rất ít trong tổng thể nghiên cứu. Bên cạnh đó, mặc dù không tái bản nhiều lần

nhưng cuốn “Accounting for Managers: Interpreting accounting information for

decision-making” của tác giả Paul M. Collier (2003) đã cung cấp nền tảng lý thuyết

cơ bản phục vụ cho việc nghiên cứu. Tác giả đã đưa ra mô hình của HTTT KTQT

bao gồm bốn bước là xác định thông tin, ghi nhận thông tin, phân tích thông tin và

báo cáo thông tin. Ngoài ra, tác giả cũng nhấn mạnh HTTT KTQT nhằm phục vụ

cho người ra quyết định bằng việc đặt ra câu hỏi đó là các nhà quản trị doanh

5

nghiệp cần những thông tin gì để từ đó tìm ra câu trả lời thỏa đáng. Sách tham khảo,

chuyên khảo của các tác giả và nhóm tác giả trong nước chỉ tập trung nghiên cứu về

chức năng của KTQT, chỉ ra sự phân biệt giữa KTTC và KTQT đồng thời xác định

các nội dung của tổ chức KTQT trong doanh nghiệp. HTTT KTQT được đề cập rất

ít trong những nghiên cứu này.

Các nghiên cứu là luận án về tổ chức HTTT KT và tổ chức HTTT KTQT

Về lý luận, bên cạnh việc đưa ra các khái niệm, bản chất, vai trò, các công

trình này rất chú trọng việc tìm ra các yếu tố cốt lõi tạo nên HTTT KT và HTTT

KTQT

Với cách tiếp cận theo chức năng của hệ thống, luận án tiến sỹ của Trần Thị

Nhung (2016) với đề tài “Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị tại các

doanh nghiệp chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, Học viện Tài chính đã xác

định, HTTT KTQT bao gồm 4 chức năng, đó là: Thu nhận dữ liệu, xử lý dữ liệu,

cung cấp thông tin và lưu trữ dữ liệu. Cùng với cách tiếp cận này, Nguyễn Hoàng

Dũng (2017) với luận án tiến sỹ “Hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin kế toán

quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Bắc Miền Trung”, Học viện

Tài chính đã nhấn mạnh chức năng HTTT KTQT không chỉ có thu thập, xử lý và

cung cấp thông tin mà cần phải đầy đủ các chức năng, bao gồm: (1) thu nhận dữ

liệu, (2) xử lý thông tin, (3) cung cấp thông tin, (4) sử dụng thông tin KTQT thực

hiện các mục tiêu quản lý, (5) lưu trữ thông tin, (6) kiểm soát thông tin. Tuy nhiên,

tác giả cho rằng, theo xu hướng hiện nay, việc ứng dụng ERP trong HTTT tại các

doanh nghiệp là cần thiết và đang ngày càng phổ biến. Chính vì vậy, tác giả đã tiếp

cận tổ chức HTTT KTQT theo chức năng hệ thống trong điều kiện ứng dụng hệ

thống ERP. Với cách tiếp cận này, nội dung của tổ chức HTTT KTQT gồm: Tổ

chức hệ thống ERP; Tổ chức con người và bộ máy KTQT; Tổ chức quy trình xử lý

HTTT KTQT. Trần Thị Quỳnh Giang (2018) với đề tài “Hoàn thiện hệ thống

thông tin kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất thép thuộc Tổng công ty thép

Việt Nam”, Học viện Tài chính đã đưa ra các nội dung của HTTT KT chính là thu

nhận, xử lý, cung cấp và kiểm soát thông tin cả về HTTT KTTC và HTTT KTQT

trong điều kiện ứng dụng CNTT và môi trường hoạch định nguồn nhân lực ERP.

Luận án tiến sỹ “Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị nhằm tăng cường

quản trị chi phí xây lắp trong các doanh nghiệp thuộc tổng công ty Sông Đà” của

Hoàng Thị Huyền (2018), Học viện Tài chính đã nghiên cứu và làm rõ tổ chức

6

HTTT KTQT gồm có: (1) tổ chức hệ thống thu nhận thông tin KTQT, (2) tổ chức

hệ thống xử lý thông tin KTQT, (3) tổ chức hệ thống phân tích thông tin KTQT, (4)

tổ chức hệ thống kiểm soát, lưu trữ và bảo mật thông tin KTQT.

Tiếp cận dưới góc độ các yếu tố cấu thành của hệ thống có luận án tiến sĩ

kinh tế của Vũ Bá Anh (2015), “Tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong doanh

nghiệp sản xuất kinh doanh trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin”, Học

viện Tài chính. Tác giả đã xác định cấu trúc của HTTT KT trong doanh nghiệp sản

xuất kinh doanh bao gồm: (1) Con người; (2) Dữ liệu kế toán; (3) Thủ tục kế toán;

(4) Phần cứng; (5) Phần mềm.

Với cách tiếp cận vai trò thông tin KTQT, Hồ Mỹ Hạnh (2013) với đề tài

luận án tiến sỹ về “Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong các

doanh nghiệp may Việt Nam”, Đại học Kinh tế quốc dân đã khẳng định HTTT

KTQT chi phí tạo nên một kênh thông tin quản trị hữu ích đối với nhà quản trị trong

môi trường sản xuất kinh doanh ngày càng có nhiều biến đổi. Tác giả đã xem xét

tính đồng bộ ba nội dung quan trọng của hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí

và chỉ ra rằng có mối liên hệ mật thiết giữa thông tin quá khứ (chi phí thực hiện),

hiện tại (phân tích chi phí) và tương lai (dự toán chi phí trong việc kiểm soát chi

phí. Để xác định trách nhiệm của các bộ phận trong việc thực hiện và kiểm soát chi

phí, luận án đề xuất thiết lập báo cáo phân tích chênh lệch chi phí theo các trung

tâm trách nhiệm. Tại các trung tâm này, hệ thống thông tin dự toán chi phí sẽ là

chuẩn mực để so sánh với HTTT chi phí thực hiện, xác định chênh lệch chi phí và

tìm nguyên nhân của các chênh lệch đó.

Tuy nhiên, có một số công trình nghiên cứu đã tiếp cận HTTT KT và HTTT

KTQT cùng lúc dưới nhiều góc độ khác nhau. Như là, Luận án tiến sỹ của Đặng Thị

Thúy Hà (2016) về “Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp

kinh doanh dịch vụ Logistics ở Việt Nam”, đại học Kinh tế Quốc Dân đã khẳng

định các yếu tố cấu thành nên HTTT KT trong các doanh nghiệp dịch vụ Logistics ở

Việt Nam gồm: (1) Con người, (2) Hệ thống chứng từ - Tài Khoản - Sổ và báo cáo

kế toán, (3) Các chu trình kế toán, (4) Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, (5) Kiểm

soát nội bộ. Luận án tiến sỹ của Nguyễn Thị Hồng (2016) về “Hoàn thiện hệ thống

thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp khai thác chế biến đá

ốp lát ở Việt Nam”, Học viện Tài chính đã đưa ra các nội dung HTTT KTQT chi

phí cần phải hoàn thiện gồm: Lưu đồ luân chuyển thông tin KTQT chi phí; Quy

7

trình hoạt động KTTT KTQT chi phí; Phương tiện kỹ thuật phục vụ phân tích xử lý

và cung cấp thông tin KTQT chi phí; Kiểm soát nội bộ đối với HTTT KTQT chi

phí. Luận án tiến sỹ của Nguyễn Thành Hưng (2017) nghiên cứu về “Tổ chức hệ

thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp Viễn thông Việt

Nam”, đại học Thương Mại cho thấy ngoài việc xác định nội dung của tổ chức

HTTT KTQT chi phí chính là tổ chức quy trình thu thập – xử lý – cung cấp thông

tin KTQT chi phí, tác giả còn cho rằng tổ chức HTTT KTQT chi phí còn cần phải

được tổ chức theo các yếu tố cấu thành khác, đó là: hệ thống phương tiện hỗ trợ; bộ

phận KTQT chi phí; kiểm soát thông tin KTQT chi phí.

Về thực nghiệm, các công trình nghiên cứu về tổ chức HTTT KT, tổ chức

HTTT KTQT hay phạm vi hẹp hơn là tổ chức HTTT KTQT chi phí đã tập trung

nghiên cứu ở rất nhiều các loại hình doanh nghiệp khác nhau như là các doanh

nghiệp bưu chính viễn thông, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics ở Việt

Nam, các doanh nghiệp kinh doanh chè trên địa bàn Thái Nguyên, các doanh nghiệp

sản xuất xi măng Bắc Miền Trung, các doanh nghiệp may Việt Nam, các doanh

nghiệp Viễn thông Việt Nam, các doanh nghiệp khai thác chế biến đá ốp lát ở Việt

Nam hay rộng hơn là các doanh nghiệp sản xuất nói chung.

Các nghiên cứu là các bài báo về tổ chức HTTT KT và tổ chức HTTT

KTQT

Ở khía cạnh hữu ích của HTTT KT và HTTT KTQT, Dr. Zina Gaidienë,

Dr.Rimvydas Skyrius (2006) với bài viết “The usefulness of management

accounting information: Users’ attitudes”, Ekonomika, ISSN 1392-1258 đã tiến

hành điều tra nghiên cứu vai trò và sự phát triển của KTQT cũng như sự hữu ích

của thông tin KTQT. Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy tất cả các nhà quản lý

doanh nghiệp được phỏng vấn đều nhận thức được tầm quan trọng của thông tin

KTQT (cả thông tin kinh tế và phi kinh tế). Những nhà quản trị doanh nghiệp yêu

cầu những nguồn thông tin phải đảm bảo kịp về thời gian, chính xác và thích hợp về

dữ liệu. Nghiên cứu cũng chỉ ra mức độ nhận thức về tầm quan trọng của thông tin

KTQT của các nhà quản lý cao hơn so với những người làm kế toán. Mahdi Salehi

(2010) với bài viết “Usefulness of Accounting Information System in Emerging

Economy: Empirical Evidence of Iran”, International Journal of Economics and

Finance; Vol. 2, No. 2 đã nghiên cứu về tính hữu ích của HTTT KT đặt trong sự

liên hệ với nền kinh tế tại Iran. Tác giả khẳng định HTTT KT tập trung vào việc ghi

8

nhận, tổng hợp và đánh giá dữ liệu về các giao dịch tài chính doanh nghiệp. Kết quả

nghiên cứu chỉ ra rằng HTTT KT giúp cải thiện sự chính xác của các báo cáo tài

chính tại các doanh nghiệp ở Iran. Nhóm tác giả Ngô Thị Thu Hằng, Lê Thị Kim

Sơn, Nguyễn Thị Thùy Dung (2013) với bài viết “Tác động của hệ thống thông tin

kế toán đến mức độ tồn tại gian lận và sai sót trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa

tại Hà Nội”, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2013, tập 11 , số 4, trang 565-573 đã

cho thấy sự hữu ích của HTTT KT thông qua việc góp phần giảm những gian lận và

sai sót trong doanh nghiệp. Bài viết đã đặt ra câu hỏi nghiên cứu đó là những yếu tố

nào trong HTTT KT có ảnh hưởng và mức độ tác động của nó đến khả năng tồn tại

các gian lận, sai sót. Bài viết đã sử dụng cách tiếp cận theo tình huống để thu thập

các thông tin về thực trạng của HTTT KT trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa

(DNN&V), từ đó xây dựng hàm mô tả mối tương quan giữa hoạt động của HTTT

KT với khả năng tồn tại gian lận, sai sót. Với quy mô mẫu là 47 792 doanh nghiệp

trên địa bàn Hà Nội, nhóm tác giả bài viết đã lựa chọn ngẫu nhiên 100 doanh nghiệp

làm mẫu đại diện thuộc các ngành nghề khác nhau. Kết quả của bài viết cho thấy,

HTTT KT có những ảnh hưởng rất lớn đến tần suất xảy ra gian lận và sai sót trong

các DNN&V, trong đó đáng kể nhất là mức độ sử dụng công nghệ thông tin và vai

trò của nhà quản lý trong kế toán. Từ đó, bài viết đã khẳng định, để giảm mức độ

xảy ra gian lận và sai sót trong doanh nghiệp, cần thiết có sự quan tâm và đầu tư của

Nhà quản lý đến việc xây dựng và hoàn thiện HTTT KT, đặc biệt thông qua các yếu

tố như đẩy mạnh ứng dụng phần mềm kế toán, tăng cường sự tham gia của Nhà

quản lý vào hệ thống kế toán cũng như thúc đẩy việc công khai minh bạch các

thông tin kế toán.

2.2. Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KT và tổ chức

HTTT KTQT

Các công trình nghiên cứu của nước ngoài không tiếp cận các yếu tố ảnh

hưởng trực tiếp đến vấn đề tổ chức hệ thống mà tiếp cận tổ chức hệ thống dưới 2

khía cạnh, đó là: Thiết kế (Design) hay xây dựng (Building) hệ thống; Thực hiện

(Implementation) hay Vận hành (Performance) hệ thống

Theo cách tiếp cận Thiết kế và Xây dựng hệ thống, có các công trình

nghiên cứu điển hình là:

Jong-Min Choe (1998), “The effects of users participation on the design of

accounting information systems”, Information & Management 34 (1998) 185-198.

9

Bài viết xem xét mối quan hệ tương tác giữa những nhiệm vụ bất định (những

nhiệm vụ khó khăn và có nhiều thay đổi), đặc tính của thông tin và sự tham gia của

người sử dụng hệ thống. Tác giả cho rằng, thiết kế HTTT KTQT cần phải xem xét

đầy đủ ở các tiêu chí là các nhiệm vụ bất định trong doanh nghiệp (Task

uncertainty), cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp (Structured organization), các đặc

tính của thông tin (Information characteristics) và hiệu quả HTTT KTQT (MAS

performance). Để đưa ra được những đánh giá, tác giả đã tiến hành lựa chọn 100

trong 417 doanh nghiệp có hệ thống máy tính lớn tại Hàn Quốc. 78 doanh nghiệp có

phản hồi thông tin với số phiếu thu thập được là 450. Kết quả thu được từ việc phân

tích các bảng hỏi đã đưa ra các gợi ý sau: Với doanh nghiệp có nhiều những nhiệm

vụ bất định phát sinh, những thông tin đã được tổng hợp và cung cấp kịp thời với sự

tham gia tích cực từ người sử dụng hệ thống sẽ có ảnh hưởng đánh kể đến hiệu quả

HTTT KTQT. Tuy nhiên, khi các nhiệm vụ bất định phát sinh ít, sự tham gia của

người sử dụng không có ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa hiệu quả và đặc tính thông

tin. Các doanh nghiệp có tổ chức chưa đầy đủ, phạm vi thông tin rộng, thông tin kịp

thời và tổng hợp, sự đóng góp của người sử dụng hệ thống nhiều sẽ ảnh hưởng tích

cực đến hiệu quả của hệ thống. Trong các doanh nghiệp có tổ chức đã chuẩn hóa,

phạm vi thông tin hẹp, thông tin chưa được tổng hợp thì sự tham gia của người sử

dụng hệ thống càng nhiều thì hiệu quả HTTT KTQT càng cao.

Mahmoud Al-Eqab và cộng sự (2011), “Contingency factors and

accounting information system design in Jordanian companies”, IBIMA

Publishing, Vol. 2011 (2011), article ID 166128, 13 pages. Trong chủ đề này, nhóm

tác giả tiến hành xem xét ảnh hưởng của 3 yếu tố đến việc thiết kế HTTT KT. Các

yếu tố được kiểm chứng đó là các điều kiện môi trường (Enviromental condition),

sự phức tạp của CNTT (IT sophistication) với 4 biến quan sát, chiến lược kinh

doanh (Business strategy) với 2 biến quan sát. Với tổng số 260 danh sách công ty

được niêm yết trên thị trường chứng khoán Amman của Jordan, nhóm tác giả đã lựa

chọn 40 công ty để tiến hành khảo sát thử. 220 công ty còn lại sẽ là đối tượng khảo

sát chính thức để phát hiện ảnh hưởng các yếu tố tới việc thiết kế HTTT KT. Kết

quả là, không có mối quan hệ ý nghĩa nào được nhìn thấy giữa các điều kiện môi

trường với việc thiết kế HTTT KT. Trong khi đó, yếu tố sự phức tạp của CNTT và

nhân tố chiến lược kinh doanh đã bộc lộ vai trò vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng

mạnh mẽ tới thiết kế HTTT KT.

10

Jihene Ghorbel (2016), “A study of Contingency factors of Accounting

Information System Design in Tunisian SMIs”, Springer Science & Business

Media New York 2017, Accepted 15 Dec 2016, Published online 12 Jan 2017. Bài

viết hướng đến mục tiêu là làm rõ những yếu tố có tác động đến thiết kế HTTT KT.

Để đo lường thiết kế HTTT KT, tác giả sử dụng 3 tiêu chí đó là Đặc tính của thông

tin (Characteristics of information), Các công cụ quản trị kế toán (Accounting

management tools) và Mức độ chuẩn hóa (Degree of formalism). Các yếu tố ảnh

hưởng mà tác giả đề xuất trong bài viết này bao gồm Xuất khẩu (Export), Quy mô

doanh nghiệp (Size of the firm), Số năm thành lập (Age of firm), Tổ chức doanh

nghiệp (Organizational structure), Sự bất định của môi trường kinh doanh

(Uncertainty of environment), Hồ sơ nhà quản trị (Profile of Manager). Mẫu nghiên

cứu được tác giả lựa chọn từ 5731 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại Tunisi.

221 doanh nghiệp được khảo sát. Kết quả từ phân tích mô hình cho thấy, Quy mô

doanh nghiệp có ảnh hưởng tới Mức độ chuẩn hóa, Tổ chức doanh nghiệp có ảnh

hưởng tới Đặc tính của thông tin, Hồ sơ nhà quản trị tác động đến Các công cụ quản

trị kế toán.

Theo cách tiếp cận thực hiện và vận hành hệ thống, có các công trình

nghiên cứu điển hình như sau:

Jong-Min Choe (1996), “The relationships among performance of

accounting information systems, influence factors, and evolution level of

information systems”, Journal of Management information systems, Spring (1996),

Vol.12, No.4, pp.215-239. Mục tiêu của bài viết là nhằm xem xét mối quan hệ giữa

những yếu tố ảnh hưởng và hiệu quả của HTTT KT. Các yếu tố đưa ra trong nghiên

cứu này gồm có Sự hỗ trợ của nhà quản trị cấp cao (Top management support),

Trình độ công nghệ của nhân viên HTTT (Technical capability of IS personnel), Sự

tham gia của người sử dụng (User involvement), Trình độ học vấn của người sử

dụng (User training & education), Những cam kết trong điều hành (Steering

committeess), Bố trí phòng HTTT (Location of IS department), Chuẩn hóa việc phát

triển hệ thống (Formalization of system development), Quy mô doanh nghiệp

(Organization size). Với tổng số 8 yếu tố được xây dựng, tác giả đã lựa chọn 100

trong 417 doanh nghiệp có hệ thống máy tính lớn tại Hàn Quốc để tiến hành khảo

sát. Có 78 doanh nghiệp có phản hồi thông tin với số phiếu thu thập được là 450.

Phân tích tương quan Pearson được tác giả sử dụng đã cho ra kết quả như sau: Các

11

yếu tố Sự tham gia của người sử dụng, Trình độ công nghệ của nhân viên HTTT,

Quy mô doanh nghiệp, Sự hỗ trợ của nhà quản trị cấp cao, Chuẩn hóa việc phát

triển hệ thống, Trình độ học vấn của người sử dụng có ảnh hưởng thuận chiều với

hiệu quả HTTT KT. Yếu tố Những cam kết trong điều hành có ảnh hưởng ngược

chiều với hiệu quả HTTT KT. Yếu tố bố trí phòng HTTT không ảnh hưởng tới hiệu

quả HTTT KT.

Siti Kumia Rahayu (2012), “The factors that support the implementation of

accounting information system: A survey in Bandung and Jakarta’s Taxpayer

offices”, Journal of global management, July 2012 Vol. 4, No. 1 đã khảo sát mô

hình gồm 2 yếu tố ảnh hưởng tới việc thực thi HTTT KT là “Cam kết nhà quản trị”

và “Chất lượng dữ liệu”. Kết quả khảo sát tại 31 đơn vị tại Bandung và Jakarta cho

thấy cả hai yếu tố đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc thực hiện HTTT KT trong

các đơn vị nộp thuế.

Ahmad Al-Hiyari và cộng sự (2013), “Factors that affect accounting

information system implementation and accouting information quality: A survey

in University Utara Malaysia”, American Journal of Economics 2013, 3(1): 27-31.

Mục đích của bài báo này là khảo sát để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tới việc

thực hiện HTTT KT và chất lượng thông tin kế toán theo các quan điểm của những

sinh viên tại trường Đại học Utara Malaysia. Theo đó, nhóm tác giả đưa ra mô hình

gồm 3 yếu tố là Nguồn lực con người, Cam kết nhà quản trị và Chất lượng dữ liệu.

Kết quả cho rằng 2 yếu tố Cam kết nhà quản trị và Chất lượng có ý nghĩa đối với

việc thực hiện HTTT KT nhưng đáng ngạc nhiên là chúng lại không có ý nghĩa đối

với Chất lượng thông tin kế toán. Nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan nào

giữa Nguồn lực con người với Thực hiện hệ thống.

Widia Astuty (2015), “An Analysis of the Effects on Application of

Management Accounting Information Systems and Quality Management

Accounting Information”, Information Management and Business Review Vol. 7,

No. 3, pp. 80-92, June 2015 (ISSN 2220-3796) cũng nghiên cứu những nhân tố ảnh

hưởng đến HTTT KTQT và chất lượng thông tin KTQT. Bài viết đã chứng minh và

phân tích sự ảnh hưởng của các nhóm yếu tố bao gồm: Thứ nhất, ảnh hưởng của

môi trường kinh doanh đến sự ứng dụng HTTT KTQT; Thứ hai, ảnh hưởng của

những vấn đề đạo đức đến sự ứng dụng HTTT KTQT; Thứ ba, sự ảnh hưởng của

12

văn hóa doanh nghiệp đến việc thực hiện HTTT KTQT; Thứ tư, sự ảnh hưởng của

việc ứng dụng HTTT KTQT đến chất lượng thông tin KTQT.

Fitriasari Nurhidayati và cộng sự (2017), “Factors influencing accounting

information system implementation”, International Conference on Information

Technology Systems and Innovation, October 23-24,2017. Nhóm tác giả đã lựa

chọn và tổng hợp 36 bài báo về chủ đề HTTT KT trên Google Scholar cho mục đích

tổng quan nghiên cứu. Có rất nhiều yếu tố thể hiện trong các nghiên cứu được cho

là ảnh hưởng đến chất lượng cũng như việc thực thi HTTT KT như là Chuẩn mực

báo cáo tài chính, Cơ sở hạ tầng và CNTT, Cam kết nhà quản trị, Chất lượng dữ

liệu và thông tin, Thái độ và sự sẵn sàng của nhân viên, Sự phức tạp của hệ thống

và văn hóa doanh nghiệp.

Các công trình nghiên cứu trong nước đã sử dụng cả phương pháp nghiên

cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng để xác định ảnh hưởng của

các yếu tố.

Bằng phương pháp nghiên cứu định tính, có một số nghiên cứu điển hình

như là: Hồ Mỹ Hạnh (2013) với đề tài luận án tiến sỹ về “Tổ chức hệ thống thông

tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp may Việt Nam”, Đại học Kinh

tế quốc dân đã chỉ ra có 5 yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KTQT chi phí, bao

gồm: (1) Mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp, (2) Nhu cầu thông tin KTQT chi

phí từ phía nhà quản trị, (3) Đặc điểm tổ chức sản xuất, (4) Trình độ trang bị máy

móc thiết bị, (5) Trình độ nhân viên thực hiện công việc kế toán. Luận án tiến sĩ

kinh tế của Vũ Bá Anh (2015), “Tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong doanh

nghiệp sản xuất kinh doanh trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin”, Học

viện Tài chính đã nghiên cứu và đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KT

trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong điều kiện ứng dụng CNTT ở Việt

Nam. Theo đó, có 6 yếu tố ảnh hưởng, bao gồm: “Đặc điểm của doanh nghiệp”;

“Nhận thức, trình độ của cán bộ quản lý và nhân viên”; “Xu hướng hội nhập kinh tế

quốc tế”; “Xu hướng sáp nhập doanh nghiệp”; “Mặt bằng ứng dụng CNTT”; “Quản

lý đa tệ trên nhiều thứ tiếng, nhiều chính sách”. Nguyễn Hoàng Dũng (2017) với

luận án tiến sỹ “Hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các

doanh nghiệp sản xuất xi măng Bắc Miền Trung” cho rằng, các yếu tố “Chiến

lược phát triển của DN”, “Nhu cầu thông tin KTQT của các nhà quản lý”, “Đặc

điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ”, “Môi trường kinh doanh và hội

13

nhập quốc tế”, “Chính sách pháp luật của NN và quy định của ngành nghề”, “Vai

trò của Hội kế toán VN và các trường Đại học” sẽ ảnh hưởng đến tổ chức HTTT

KTQT trong các doanh nghiệp sản xuất.

Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, luận án tiến sỹ “Nghiên cứu các

nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các trường đại học

công lập ở Việt Nam” của Tô Hồng Thiên (2017) Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí

Minh đã xây dựng mô hình nghiên cứu gồm 7 yếu tố tác động đến tổ chức HTTT

KT tại các trường đại học công lập ở Việt Nam, gồm có: (1) Nhân viên kế toán; (2)

Nhà quản lý kế toán; (3) Công nghệ thông tin; (4) Môi trường làm việc; (5) Hệ

thống văn bản pháp quy; (6) Chuyên gia tư vấn; (7) Ban giám hiệu. Sau khi chạy

mô hình hồi quy, kết quả cho thấy chỉ có 4 nhân tố có tác động đáng kể đến đối

tượng nghiên cứu, đó là: Nhà quản lý kế toán, hệ thống văn bản pháp quy, công

nghệ thông tin và Ban giám hiệu. Nguyễn Thành Hưng (2017) nghiên cứu về “Tổ

chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp Viễn

thông Việt Nam” trong đề tài luận án tiến sỹ, đại học Thương Mại đã đưa ra mô

hình với 4 nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức HTTT KTQT chi phí. 4 yếu tố đó là: (1)

Tầm nhìn và cam kết của nhà quản trị; (2) Nguồn nhân lực kế toán; (3) Các phương

tiện hỗ trợ; (4) Chất lượng dữ liệu đầu vào của hệ thống. Kết quả nghiên cứu của tác

giả đã cho thấy nhân tố “Các phương tiện hỗ trợ” không có tác động đến tổ chức

HTTT KTQT chi phí trong các doanh nghiệp Viễn thông.

2.3. Khoảng trống nghiên cứu

Qua việc tổng quan các công trình nghiên cứu cả trong và ngoài nước, tác giả

nhận thấy, tổ chức HTTT KTQT đã được các nhà khoa học nghiên cứu và đạt được

một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên, còn những khoảng trống cần tiếp tục nghiên

cứu và giải quyết.

Thứ nhất, về nội dung nghiên cứu, các nghiên cứu liên quan đến tổ chức

HTTT KTQT chưa đề cập đến các yêu cầu đặt ra của tổ chức HTTT KTQT. Mặc dù

một số công trình nghiên cứu đã có cách tiếp cận đa chiều nhưng vấn đề tổ chức

HTTT KTQT vẫn chưa được thể hiện đầy đủ, rõ nét. Rất ít các công trình nghiên

cứu đã công bố xem xét tổ chức HTTT KTQT theo xu hướng công nghệ 4.0 như là

hệ thống tích hợp thông tin ERP, hệ thống dữ liệu số lớn.

Thứ hai, về phương pháp nghiên cứu, các nghiên cứu trong nước chủ yếu sử

dụng phương pháp nghiên cứu định tính để đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức

14

HTTT KT, tổ chức HTTT KTQT. Rất ít các công trình đưa ra mô hình và kiểm định

các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KTQT tại các doanh nghiệp sản xuất.

Thứ ba, về phạm vi nghiên cứu, các công trình liên quan đến HTTT KT,

HTTT KTQT mặc dù khá đa dạng ở các loại hình doanh nghiệp nhưng chưa được

nghiên cứu tại các doanh nghiệp thuộc loại hình kinh doanh bánh kẹo. Các vấn đề lý

luận đã được vận dụng và khảo sát ở các loại hình doanh nghiệp như: Các doanh

nghiệp bưu chính viễn thông, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics ở Việt

Nam, các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam, các doanh nghiệp thuộc tổng công ty

công nghiệp ô tô Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất xi măng Bắc Miền Trung,

các doanh nghiệp may Việt Nam, các doanh nghiệp khai thác chế biến đá ốp lát ở

Việt Nam,… Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về HTTT KTQT tại

các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo đặc biệt là với các doanh nghiệp cổ phần sản

xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ

chức HTTT KTQT tại các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà

Nội nhằm đáp ứng yêu cầu quản trị trong bối cảnh hội nhập quốc tế và thực hiện

cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:

- Nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề về tổ chức HTTT KTQT trong các

doanh nghiệp sản xuất theo cách tiếp cận đa chiều: các thành phần của hệ thống, các

nội dung của KTQT, chức năng thông tin của hệ thống và đặt nó trong bối cảnh

công nghệ 4.0, hệ thống tích hợp thông tin. Ngoài các khái niệm, bản chất của

HTTT KTQT, làm sáng tỏ những yêu cầu đặt ra đối với tổ chức HTTT KTQT, các

nội dung của tổ chức HTTT KTQT, các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KTQT

trong các doanh nghiệp sản xuất.

- Nghiên cứu làm rõ thực trạng tổ chức HTTT KTQT và các yếu tố ảnh

hưởng đến HTTT KTQT trong doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa

bàn Hà Nội.

- Nghiên cứu các giải pháp cho doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên

địa bàn Hà Nội giúp doanh nghiệp có thể hoàn thiện tổ chức HTTT KTQT từ đó

cung cấp thông tin hữu ích cho nhà quản trị trong doanh nghiệp.

15

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức HTTT KTQT và các yếu

tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KTQT trong các doanh nghiệp sản xuất. Thực

trạng tổ chức HTTT KTQT và các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KTQT

trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bánh kẹo của Việt Nam.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Nội dung: Các vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức HTTT KTQT trong

các doanh nghiệp sản xuất.

+ Không gian: Nghiên cứu tại các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo

điển hình trên địa bàn Hà Nội. Tác giả tiến hành khảo sát 25 doanh nghiệp, trong đó

có các công ty hàng đầu và chiếm thị phần khá lớn như: Công ty cổ phần bánh mứt

kẹo Hà Nội, Công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh, Công ty cổ phần bánh kẹo

Hải Châu, Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị, Công ty cổ phần đầu tư và thương

mại Tràng An, Công ty cổ phần bánh kẹo ANCO, Công ty cổ phần bánh kẹo Hải

Hà, Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Minh. Những công ty tác giả lựa chọn có quy mô

và quy trình sản xuất ổn định, tác giả có thể thu thập được đầy đủ các tài liệu cần

thiết phục vụ cho nghiên cứu. Các công ty này có thể đại diện cho các doanh nghiệp

sản xuất kinh doanh bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội hiện nay.

+ Thời gian nghiên cứu: trong thời gian thực hiện đề tài từ 2014 đến 2018

5. Các câu hỏi nghiên cứu của luận án

- Các yêu cầu đặt ra đối với tổ chức HTTT KTQT, nội dung tổ chức HTTT

KTQT, các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KTQT trong các doanh nghiệp sản

xuất?

- Thực trạng tổ chức HTTT KTQT và các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức

HTTT KTQT tại các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội

hiện nay như thế nào?

- Giải pháp cần thiết để hoàn thiện tổ chức HTTT KTQT tại các doanh

nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội?

16

- Để có thể thực hiện các giải pháp, cần có những kiến nghị gì đối với Nhà

nước, cơ quan chức năng và các doanh nghiệp cổ phần bánh kẹo trên địa bàn Hà

Nội?

6. Quy trình và phương pháp nghiên cứu

6.1. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của luận án trải qua 3 giai đoạn:

- Giai đoạn thu thập dữ liệu: Từ việc xác định được vấn đề nghiên cứu, đề

tài thu thập các dữ liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, gồm có: các công trình

nghiên cứu liên quan đến tổ chức HTTT KTQT, các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức

HTTT KTQT trong các doanh nghiệp; các tài liệu về lịch sử hình thành và xu

hướng phát triển ngành bánh kẹo Việt Nam; các tài liệu về các doanh nghiệp cổ

phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội liên quan đến đặc điểm, định hướng

phát triển, thực trạng HTTT KTQT. Từ dữ liệu thu thập được, luận án tổng quan các

công trình nghiên cứu, xác định khoảng trống nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và

xây dựng khung cơ sở lý luận của đề tài.

Sau khi xây dựng được khung cơ sở lý luận, nghiên cứu sinh tiến hành thiết

kế phiếu điều tra, bao gồm thiết kế các nội dung điều tra, các câu hỏi điều tra, các

câu trả lời, các thang đo. Các mẫu phiếu sau khi hoàn thành sẽ được gửi cho các đối

tượng điều tra theo lịch đã hẹn trước. Phiếu được thu lại và kiểm tra tính hợp lệ

phục vụ cho việc tổng hợp và xử lý.

- Giai đoạn xử lý dữ liệu: Ở giai đoạn này, luận án sử dụng các phần mềm

phù hợp để mã hóa và xử lý các dữ liệu thu thập được từ các phiếu điều tra. Các dữ

liệu thu thập được từ phiếu điều tra về thực trạng các nội dung tổ chức HTTT

KTQT trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội được

mã hóa và xử lý bằng phần mềm Excel. Các dữ liệu thu thập được từ phiếu điều tra

về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KTQT trong các doanh

nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội được mã hóa và xử lý bằng

phần mềm SPSS. Các dữ liệu thu được từ các báo cáo nội bộ của doanh nghiệp

được tập hợp và xử lý bằng phần mềm Word, Excel.

- Giai đoạn chuyển tải dữ liệu: Dựa vào kết quả xử lý định tính và định

lượng, tác giả diễn giải, lập luận và giải thích toàn bộ các kết quả đã đạt được trong

một bản luận án.

17

Sơ đồ 1.0: Quy trình nghiên cứu của đề tài

6.2. Phương pháp nghiên cứu

6.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

6.2.1.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng trong luận án nhằm tiếp thu,

kế thừa những kết quả đạt được của các nghiên cứu điển hình liên quan đến đề tài

Phương pháp nghiên cứu

(Phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng)

Xử lý định tính

Sử dụng công cụ Word,

excel, sơ đồ, bảng biểu,

diễn giải để tập hợp và

xử lý

Kết luận và đề xuất các giải pháp

Nghiên cứu tài liệu, điều tra bảng hỏi, phỏng vấn

Xử lý định lượng

Tập hợp dữ liệu, sử

dụng công cụ SPSS để

tập hợp và xử lý

Vấn đề nghiên cứu

Tổ chức HTTT KTQT trong các DNCPSXBK

trên địa bàn Hà Nội

Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu làm rõ lý luận Phân tích đánh giá thực trạng

18

nghiên cứu, tìm những điểm mới trong từng tài liệu từ đó xác định những vấn đề

nghiên cứu tiếp theo của luận án. Nghiên cứu sinh đã tiến hành lựa chọn các nguồn

tài liệu từ các tạp chí và báo cáo khoa học có uy tín của ngành cả trong và ngoài

nước như là tạp chí Công thương, tạp chí Khoa học Thương mại, Information &

Management, Journal of Business Finance & Accounting, International Journal of

Economics and Finance. Bên cạnh đó, các tác phẩm khoa học là sách chuyên khảo,

tham khảo cùng với các tài liệu là các văn bản của Bộ Tài chính và các Bộ ban

ngành liên quan, các trang tin điện tử của các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo, số

liệu từ Tổng cục Thống kê. Các sổ kế toán, báo cáo quản trị của doanh nghiệp cũng

được nghiên cứu sinh thu thập phục vụ cho việc nghiên cứu. Các tài liệu thu thập

được lựa chọn và sắp xếp theo thứ tự các tiêu chí gồm phạm vi không gian nghiên

cứu trong nước và nước ngoài, theo loại tài liệu, theo thời gian và độ tin cậy giảm

dần.

6.2.1.2. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp phỏng vấn

- Phỏng vấn chuyên gia: Phỏng vấn chuyên gia sẽ được sử dụng trong giai

đoạn nghiên cứu ban đầu để định hướng và phát triển các giả thuyết nghiên cứu.

Đây cũng là phương pháp được sử dụng phổ biến để thu thập thông tin kinh tế.

Người phỏng vấn đưa các câu hỏi và ghi lại các câu trả lời của người được phỏng

vấn. Trong nghiên cứu này, phương pháp phỏng vấn được sử dụng để phỏng vấn

trực tiếp đối tượng là các chuyên gia trong lĩnh lực kế toán, kiểm toán, có kinh

nghiệm nghiên cứu, hiện đang làm việc tại các viện nghiên cứu, các trường đại học,

các bộ có liên quan, ….

- Phỏng vấn đối tượng doanh nghiệp: Các câu hỏi phỏng vấn liên quan trực

tiếp đến nhận thức của đối tượng phỏng vấn về tổ chức HTTT KTQT và các yếu tố

ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KTQT trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh

kẹo trên địa bàn Hà Nội. Các câu hỏi phỏng vấn bao gồm cả các câu hỏi đã chuẩn bị

trước và câu hỏi chưa chuẩn bị trước. Nghiên cứu sinh trực tiếp đưa ra câu hỏi cho

người được phỏng vấn đồng thời ghi âm và ghi chép lại câu trả lời. Thông qua kết

quả tổng kết ý kiến của các đối tượng được phỏng vấn, luận án làm rõ hơn các nghi

vấn đã đặt ra, làm cơ sở đưa ra kết luận khách quan hơn. Dự kiến phỏng vấn trực

tiếp các đối tượng: Nhân viên kế toán, Kế toán trưởng, Ban lãnh đạo trong doanh

nghiệp.

19

Phương pháp điều tra bảng hỏi

Phương pháp điều tra bảng hỏi được sử dụng để thu thập cả thông tin định

tính và thông tin định lượng. Nội dung khảo sát tập trung vào tìm hiểu tình hình tổ

chức HTTT KTQT theo các thành phần gồm: Tổ chức dữ liệu đầu vào; tổ chức xử

lý, cung cấp thông tin KTQT; tổ chức ứng dụng CNTT; tổ chức kiểm soát HTTT

KTQT; tổ chức nhân lực HTTT KTQT. Ngoài ra, nội dung khảo sát cũng khai thác

các thông tin liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KTQT tại các

doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội hiện nay.

Để phục vụ việc thu thập thông tin, luận án thiết kế 2 bảng hỏi:

Bảng hỏi thứ nhất phục vụ nghiên cứu định tính về thực trạng tổ chức HTTT

KTQT trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội. Dựa

trên cơ sở khung lý thuyết về các nội dung tổ chức HTTT KTQT trong các doanh

nghiệp sản xuất, trong bảng hỏi này, nghiên cứu sinh thiết kế các câu hỏi dưới dạng

đóng và dạng mở. Các câu hỏi đóng sẽ có nhiều đáp án khác nhau đã được cho

trước. Tùy từng câu hỏi điều tra, người được điều tra sẽ được phép lựa chọn một

đáp án hay nhiều đáp án trả lời. Các câu hỏi mở sẽ không có đáp án trước mà người

được điều tra phải tự đưa ra đáp án của mình. Với khối lượng hơn 70 câu hỏi trên

một phiếu điều tra là không ít, nghiên cứu sinh tập trung điều tra đối tượng là kế

toán trưởng doanh nghiệp, người đứng đầu phòng kế toán nên có thể cung cấp các

thông tin một cách chính xác liên quan đến thực trạng tổ chức HTTT KTQT tại

doanh nghiệp.

Bảng hỏi thứ hai phục vụ nghiên cứu định lượng về các yếu tố ảnh hưởng

đến tổ chức HTTT KTQT trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên

địa bàn Hà Nội. Dựa trên khung lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức

HTTT KTQT trong các doanh nghiệp, nghiên cứu sinh xác định các câu hỏi với các

thang đo được đánh giá ở 5 mức độ. Đối tượng điều tra là các nhà quản trị cấp cao,

kế toán trưởng và các nhân viên kế toán. Đây là những đối tượng liên quan trực tiếp

đến HTTT KTQT với vai trò là vận hành hệ thống và sử dụng thông tin do hệ thống

cung cấp.

Phiếu bảng hỏi sẽ được thu thập trực tiếp từ người được khảo sát hoặc qua

thư điện tử, qua đường bưu điện. Kết quả của phương pháp điều tra đó là các dữ liệu

phục vụ đánh giá tình hình tổ chức và sử dụng thông tin KTQT, các dữ liệu phục vụ

20

đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KTQT trong các doanh nghiệp cổ

phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội.

6.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu

6.2.2.1. Phương pháp xử lý định tính

Từ việc thu thập các dữ liệu định tính thông qua nghiên cứu tài liệu, phỏng

vấn và điều tra, nghiên cứu sinh tiến hành phân loại, mã hóa và tổng hợp số liệu các

câu trả lời. Sau đó, nghiên cứu sinh xây dựng bản mô tả chi tiết các thông tin về vấn

đề nghiên cứu theo các chủ đề nhằm phát hiện ra các vấn đề mới trong quá trình

nghiên cứu. Tất cả các thông tin đều có trích dẫn làm bằng chứng cụ thể. Để lý giải

và trình bày ý nghĩa của dữ liệu, ngoài việc sử dụng bằng lời văn, nghiên cứu sinh

cũng sử dụng các bảng biểu, sơ đồ để bổ sung cho phần diễn giải.

6.2.2.2. Phương pháp xử lý định lượng

Dựa vào thang đo Liket 5 mức độ để thu thập thông tin về mức độ ảnh hưởng

của từng yếu tố tới tổ chức HTTT KTQT trong các doanh nghiệp bánh kẹo, nghiên

cứu sinh tiến hành sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để tổng hợp thông tin, dữ liệu.

Sau đó, các bước xử lý định lượng gồm kiểm định chất lượng thang đo bằng hệ số

tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích khám phá nhân tố EFA, phân tích hồi quy sẽ

được phần mềm SPSS 20.0 tính toán, thống kê và đưa ra các kết quả. Với các quy

ước về mẫu nghiên cứu trong việc xác định số lượng mẫu điều tra, về hệ số tin cậy

Cronbach’s Alpha trong việc kiểm định chất lượng thang đo, hệ số KMO và hệ số

Sig trong việc phân tích khám phá nhân tố, hệ số Sig trong phân tích hồi quy,

nghiên cứu sinh sẽ xác định lại đồng thời đưa ra kết luận và trả lời các câu hỏi

nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KTQT trong các doanh

nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội.

7. Các kết quả nghiên cứu đạt được trong luận án

Qua các công trình khoa học của các tác giả trên thế giới và ở Việt Nam liên

quan tới đề tài nghiên cứu được đề cập ở trên, tác giả nhận thấy: HTTT KTQT tạo

nên một kênh thông tin quản trị hữu ích đối với nhà quản trị trong môi trường sản

xuất kinh doanh ngày càng có nhiều biến đổi. Một HTTT KTQT vận hành một cách

trơn tru và minh bạch về trách nhiệm nội bộ của doanh nghiệp trong điều hành và

quản trị doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể đứng vững và ngày càng

phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Chính vì vậy, tác giả dự kiến:

21

Thứ nhất, ngoài việc làm rõ khái niệm HTTT KTQT cũng như khái niệm tổ

chức HTTT KTQT trong các doanh nghiệp sản xuất, các thành phần và yêu cầu tổ

chức HTTT KTQT trong các doanh nghiệp sản xuất, nguyên tắc tổ chức HTTT

KTQT trong các doanh nghiệp sản xuất, luận án xây dựng và phát triển mô hình lý

thuyết về tổ chức HTTT KTQT theo cách tiếp cận đa chiều gồm các thành phần của

hệ thống, các nội dung của KTQT, các chức năng thông tin của hệ thống. Hệ thống

thông tin này phải được bố trí, sắp xếp cho phù hợp với hoạt động của các doanh

nghiệp sản xuất nói chung và trong doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên

địa bàn Hà Nội nói riêng.

Thứ hai, luận án đề xuất mô hình tổ chức HTTT KTQT trong các doanh

nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội một cách chi tiết và toàn diện

để cung cấp thông tin KTQT phục vụ cho việc quản trị tại doanh nghiệp. Mô hình tổ

chức HTTT KTQT tác giả đề xuất bao gồm: Tổ chức dữ liệu đầu vào KTQT; tổ

chức xử lý, cung cấp thông tin KTQT; tổ chức ứng dụng CNTT; tổ chức kiểm soát

HTTT KTQT; tổ chức nhân lực HTTT KTQT. Từ đó, vấn đề tổ chức HTTT KTQT

được làm rõ.

Thứ ba, luận án luận giải và làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT

KTQT và đề xuất mô hình gồm 5 yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KTQT trong

các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội. 5 yếu tố đó bao

gồm: Đặc điểm tổ chức SXKD, Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, Nhà quản trị cấp cao,

Nhà tư vấn bên ngoài, Điều kiện ứng dụng CNTT. Tiếp theo đó, luận án đánh giá

mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến tổ chức HTTT KTQT trong các doanh

nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội. Trên cơ sở kết quả thu được

qua khảo sát, đánh giá thực trạng, luận án đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện

việc tổ chức HTTT KTQT trong các doanh nghiệp này.

Thứ tư, các nội dung tổ chức HTTT KTQT cả mặt lý luận, thực trạng và giải

pháp được đặt trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của CNTT giúp các doanh

nghiệp có thể thu thập, hệ thống hóa, truy vấn, xử lý dữ liệu và cung cấp thông tin

nhanh chóng, chính xác và bảo mật.

8. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận án gồm 3 chương:

22

Chương 1: Lý luận chung về tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị

trong các doanh nghiệp sản xuất

Chương 2: Thực trạng tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các

doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị

trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội

23

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN

QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1.1.1. Khái niệm và bản chất hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các

doanh nghiệp sản xuất

- Khái niệm Hệ thống thông tin

HTTT đã xuất hiện ở cuối những năm 50 của thế kỷ 19. Lúc này HTTT tồn

tại dưới hình thức là xử lý dữ liệu trong các ứng dụng về kế toán. Cùng với sự phát

triển không ngừng của kinh tế xã hội, HTTT ngày càng phát triển. Lý thuyết HTTT

càng được nghiên cứu sâu và nhiều loại hình HTTT mới ra đời. Có rất nhiều các

khái niệm hệ thống thông tin (HTTT) mà các nhà nghiên cứu đã đưa ra tùy thuộc

vào các quan điểm và cách tiếp cận khác nhau. Để hiểu rõ bản chất của hệ thống

thông tin, nghiên cứu sinh lựa chọn đề cập đến một số các khái niệm trong các

nghiên cứu điển hình như:

Trong cuốn sách nghiên cứu về Management Information Systems, K.

Laudon và J. Laudon (2012) [48] cho rằng, HTTT có thể được hiểu theo hai khía

cạnh đó là kỹ thuật và kinh doanh:

- Về khía cạnh kỹ thuật xử lý, HTTT chính là việc thu thập, lưu trữ và

chuyển phát các thông tin về môi trường kinh doanh và sự vận hành trong nội bộ

của một tổ chức để phục vụ cho các bộ phận chức năng trong việc kiểm soát và ra

quyết định. HTTT sẽ biến đổi các dữ liệu thô thành thông tin hữu ích thông qua ba

hoạt động đó là “đầu vào – xử lý – đầu ra”

- Về khía cạnh kinh doanh, HTTT thực hiện nhiệm vụ là cung cấp các giải

pháp cho những vấn đề hay những khó khăn mà doanh nghiệp phải đối mặt. HTTT

thể hiện sự kết hợp của ba yếu tố đó là quản trị, tổ chức và công nghệ.

Khái niệm HTTT được đưa ra ở khía cạnh thứ nhất nhấn mạnh HTTT chính

là tập hợp các qui trình xử lý thông tin. Qui trình này bao gồm thu thập thông tin, xử

lý thông tin, lưu trữ thông tin, và phân phối thông tin. Cùng quan điểm này với K.

Laudon và J. Laudon, Jame A. Hall (2011) [42] trong cuốn sách Accounting

24

Information Systems cho rằng “HTTT là tập hợp của các thủ tục mà ở đó dữ liệu

được thu thập, xử lý thành thông tin và phân phối cho người sử dụng”. Hàn Thuận

Việt (2008) [2] trong cuốn Hệ thống thông tin quản lý đưa ra quan điểm về HTTT

kinh tế đó là “hệ thống có nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và truyền thông kinh tế

trợ giúp các hoạt động ra quyết định trong tổ chức, doanh nghiệp”. Trần Thị Song

Minh (2012) [20] trong cuốn giáo trình Hệ thống thông tin quản lý đã đưa ra khái

niệm mà qui trình xử lý thông tin được mở rộng hơn bao gồm cả cơ chế phản hồi.

Tác giả khẳng định “HTTT là một hệ thống bao gồm các yếu tố có quan hệ với nhau

cùng làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối dữ liệu và thông tin và

cung cấp một cơ chế phản hồi để đạt được một mục tiêu định trước”. Tác giả đã mô

tả các yếu tố cấu thành một HTTT bao gồm đầu vào, xử lý, đầu ra và thông tin phản

hồi.

Ở khía cạnh thứ hai, HTTT lúc này được thiết lập nhằm thực hiện mục tiêu

chung đó là cung cấp các thông tin hữu ích giúp các nhà quản trị các cấp có những

quyết định đúng đắn để vượt qua những khó khăn và thách thức trong quá trình hoạt

động sản xuất kinh doanh của tổ chức. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia cũng cho

rằng các tổ chức có thể sử dụng HTTT với nhiều mục đích khác nhau. Trong việc

quản trị nội bộ, HTTT sẽ giúp đạt được sự thông hiểu nội bộ, thống nhất hành động,

duy trì sức mạnh của tổ chức, đạt được lợi thế cạnh tranh. Với bên ngoài, HTTT

giúp nắm bắt được nhiều thông tin về khách hàng hơn hoặc cải tiến dịch vụ, nâng

cao sức cạnh tranh, tạo đà phát triển.

Ngoài hai khía cạnh trên, các tác giả trên thế giới và Việt Nam còn tiếp cận

HTTT ở một khía cạnh khác nữa, đó là khía cạnh tổ chức hệ thống. Simon Bell

(1996) [66] đưa ra khái niệm “HTTT bao gồm một tập hợp các bộ phận hợp thành

có tương tác với nhau để thực hiện một mục tiêu chung”. Tác giả cho rằng HTTT

không chỉ có máy tính mà thường gồm năm bộ phận hợp thành: máy tính, các

chương trình, CSDL, các thủ tục và con người. Theo nhóm tác giả Vũ Bá Anh và

Đào Văn Thành (2002) [27] trong cuốn giáo trình Tin học đại cương xuất bản năm

2002, “HTTT là tập hợp các nguồn lực, công cụ được tổ chức thành một thể thống

nhất để thực hiện quá trình xử lý thông tin”. Nguyễn Văn Chung (2015) [14] cũng

đưa ra khái niệm HTTT trong nghiên cứu của mình về HTTT quản lý như sau

“HTTT là tập hợp những con người, các thiết bị liên lạc viễn thông, phần cứng,

25

phần mềm, dữ liệu… thực hiện hoạt động thu thập, lưu trữ, xử lý và phân phối

thông tin trong một tập các ràng buộc được gọi là môi trường”.

Từ những phân tích trên, nghiên cứu sinh hoàn toàn đồng thuận cách tiếp cận

HTTT dưới góc độ tổ chức hệ thống. Theo đó, HTTT được hiểu như sau: HTTT là

một hệ thống bao gồm các yếu tố kết hợp với nhau thành một thể thống nhất, có cấu

trúc nhất định, cùng làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối dữ liệu và

thông tin để đạt được một mục tiêu cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng.

- Khái niệm Hệ thống thông tin kế toán

Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bên cạnh những nguồn lực

khác như là nguyên vật liệu, vốn, lao động, thông tin cũng được xem như là một

nguồn lực và có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại của doanh nghiệp. HTTT có

thể cung cấp số lượng lớn những thông tin giúp đáp ứng nhu cầu của những người

ra quyết định trong và ngoài doanh nghiệp.

HTTT KT là một phần của HTTT quản lý trong doanh nghiệp. Dù là doanh

nghiệp hay tổ chức hoạt động vì mục đích lợi nhuận hay phi lợi nhuận thì đều cần

đến HTTT KT. Theo tác giả Jame A.Hall (2011) [42], HTTT KT không những xử

lý các giao dịch tài chính mà còn xử lý các dữ liệu phi tài chính có ảnh hưởng trực

tiếp đến các giao dịch tài chính. Ví dụ, việc thay đổi tên hoặc địa chỉ của các khách

hàng là những dữ liệu phi tài chính mà HTTT KT thu nhận, xử lý và được lưu trữ ở

một file danh sách các khách hàng. Mặc dù đây không phải là các giao dịch tài

chính nhưng điều này sẽ ảnh hưởng tới việc ghi chép và xử lý giao dịch về doanh

thu trong tương lai.

Xuất phát từ cách tiếp cận đối với HTTT mà nghiên cứu sinh đã lựa chọn đó

là cách tiếp cận dưới góc độ tổ chức hệ thống, HTTT KT cũng sẽ được nhìn nhận ở

góc độ tương tự. Như vậy, HTTT KT là một hệ thống bao gồm các yếu tố kết hợp

với nhau thành một thể thống nhất, có cấu trúc nhất định, cùng làm nhiệm vụ thu

thập, xử lý, lưu trữ và phân phối dữ liệu về thông tin tài chính và phi tài chính để

đạt được một mục tiêu cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng.

Đối tượng sử dụng thông tin kế toán cũng rất đa dạng, bao gồm: Thứ nhất là

các đối tượng ở bên trong doanh nghiệp là các nhà quản trị các cấp gồm nhà quản

trị cấp cơ sở đưa ra các quyết định tác nghiệp, các nhà quản trị cấp trung gian đưa ra

các quyết định chiến thuật, các nhà quản trị cấp cao đưa ra các quyết định chiến

lược. Thứ hai là các đối tượng ở bên ngoài doanh nghiệp như là chủ sở hữu (các cổ

26

đông, người góp vốn liên doanh,…), ngân hàng và các nhà cung cấp tín dụng, các

nhà cung cấp, các cơ quan Nhà nước,…

- Khái niệm Hệ thống thông tin kế toán quản trị

HTTT KTQT là hệ thống con của HTTT KT cùng thuộc HTTT quản lý trong

doanh nghiệp, được hình thành do tính tất yếu của nhu cầu bí mật những thông tin

nội bộ đối với những đối thủ cạnh tranh. Thông tin do KTQT cung cấp sẽ giúp các

nhà quản trị các cấp trong doanh nghiệp đưa ra được những quyết định nhanh chóng

và chính xác trong việc điều hành quản lý các công việc thuộc thẩm quyền.

Với việc xác định được đối tượng sử dụng thông tin do HTTT KTQT cung

cấp cùng với sự kế thừa cách tiếp cận dưới góc độ tổ chức hệ thống, theo tác giả,

HTTT KTQT có thể được hiểu là một hệ thống bao gồm các yếu tố kết hợp với nhau

thành một thể thống nhất, có cấu trúc nhất định, cùng làm nhiệm vụ thu thập, xử lý,

lưu trữ, phân phối dữ liệu về thông tin tài chính và phi tài chính để đạt được một

mục tiêu cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị trong doanh nghiệp.

- Bản chất Hệ thống thông tin kế toán quản trị

HTTT KTQT ra đời và phát triển đều xuất phát từ sự lớn mạnh về quy mô,

sự phức tạp trong hoạt động và áp lực cạnh tranh. Mỗi quá trình phát triển thể hiện

sự đáp ứng của HTTT KTQT đối với yêu cầu quản trị trong môi trường mới. Tuy

nhiên, về bản chất, HTTT KTQT chính là tính liên kết giữa các yếu tố cấu thành

nên hệ thống để tạo ra thông tin đáp ứng yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Các yếu tố

cấu thành bao gồm: Nhân lực, dữ liệu, quy trình thực hiện, CNTT và kiểm soát hệ

thống. Mối quan hệ này được thể hiện qua bên ngoài chính là quá trình thu thập, xử

lý, phân tích dữ liệu và cung cấp các thông tin cho các nhà quản trị bên trong doanh

nghiệp.

Các yếu tố của HTTT KTQT có mối quan hệ biện chứng và có liên kết chặt

chẽ với nhau. Gắn liền với giai đoạn phát triển hiện tại của xã hội, thiếu bất kỳ một

yếu tố nào thì HTTT KTQT sẽ không thể đi vào vận hành và phát huy tác dụng.

Trong các yếu tố, nhân lực được xem là yếu tố then chốt có vai trò là vận hành toàn

bộ hệ thống. Dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, con người sẽ xác lập các dữ

liệu, thực hiện các quy trình thực hiện của hệ thống đồng thời kiểm soát hệ thống

nhằm cung cấp các thông tin cho các nhà quản trị trong doanh nghiệp.

27

Kết quả của việc liên kết các yếu tố trên chính là các thông tin được tạo ra

phục vụ cho việc hoạch định, kiểm soát và ra quyết định của nhà quản trị các cấp

trong doanh nghiệp. Hoạch định là việc thiết lập và nhận diện các vấn đề liên quan

đến mục tiêu, lựa chọn phương án hành động và quyết định phân bổ các nguồn lực

để đạt được mục tiêu đã định. Kiểm soát là quá trình đánh giá về các mặt kết quả và

hiệu quả cũng như trách nhiệm quản lý trong và sau quá trình thực hiện các mục

tiêu. Ra quyết định là việc đưa ra các vấn đề cần thực thi nhằm nâng cao kết quả và

hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy, thông tin do HTTT KTQT

cung cấp rất đa dạng bao gồm thông tin quá khứ, thông tin dự báo, thông tin tác

nghiệp, thông tin chiến lược, thông tin tài chính, thông tin phi tài chính.

HTTT KTQT vận hành linh hoạt và có sự tương tác với yếu tố xung quanh,

bao gồm: yếu tố môi trường (văn hóa, chính sách,..), các yếu tố tổ chức (cơ cấu, quy

mô,…), yếu tố nhận thức (kiến thức, thái độ,…). Vì vậy, HTTT KTQT không nằm

ngoài quá trình đổi mới để đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu thông tin của các nhà

quản trị doanh nghiệp cho từng loại hình doanh nghiệp.

Trong khi HTTT KTTC chủ yếu tập trung cung cấp thông tin cho các đối

tượng bên ngoài doanh nghiệp và phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán chung thì

HTTT KTQT chỉ tập trung cung cấp thông tin cho đối tượng bên trong doanh

nghiệp phục vụ cho công việc lập kế hoạch, điều hành, kiểm tra, đánh giá và ra

quyết định, đồng thời các báo cáo mà HTTT KTQT cung cấp là xuất phát từ nhu

cầu thông tin của các nhà quản trị trong doanh nghiệp cả về hình thức kết cấu của

báo cáo và thời gian cung cấp mà không cần tuân theo quy định chung về kế toán.

1.1.2. Vai trò của hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp

sản xuất

Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học KTQT, HTTT KTQT đã có những

bước phát triển mạnh mẽ và thông tin do hệ thống cung cấp ngày càng hữu ích và

cho thấy vai trò không thể thiếu trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp. Qua quá

trình xử lý và phân tích dữ liệu thu thập được, thông tin do HTTT KTQT tạo ra sẽ

được cung cấp tới các nhà quản trị trong doanh nghiệp. Chính vì vậy, để thấy rõ

được vai trò của HTTT KTQT trong doanh nghiệp sản xuất, tác giả cho rằng cần đặt

trong mối liên hệ với chủ thể là các nhà quản trị trong doanh nghiệp.

- HTTT KTQT là công cụ giúp các nhà quản trị xây dựng kế hoạch và dự

toán của hoạt động sản xuất kinh doanh

28

Xây dựng kế hoạch trong ngắn hạn và dài hạn hay lập dự toán tổng thể cho

toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là công việc vô cùng quan

trọng đối với các nhà quản trị các cấp trong doanh nghiệp. Đây là quá trình để các

nhà quản trị đưa ra các mục tiêu cần đạt được, vạch ra các bước và chỉ rõ cách huy

động và sử dụng nguồn lực sẵn có để đạt được các mục tiêu. Để việc lập kế hoạch

và xây dựng dự toán có tính khả thi cao thì các nhà quản trị cần phải dựa trên những

thông tin hợp lý và có cơ sở do HTTT KTQT cung cấp.

- HTTT KTQT là công cụ giúp các nhà quản trị doanh nghiệp tổ chức các

nguồn lực nhằm thực hiện kế hoạch và dự toán đã xây dựng

HTTT KTQT cung cấp thông tin KTQT để phục vụ quá trình tổ chức thực

hiện trong doanh nghiệp. Trong quá trình này, các nhà quản trị phải đưa ra các

quyết định linh hoạt sao cho sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý, có hiệu quả và

có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh để đạt được

mục tiêu của doanh nghiệp. Muốn như vậy, các nhà quản trị cần có nhu cầu lớn đối

với thông tin kế toán, nhất là thông tin KTQT. Nhờ có thông tin do KTQT cung cấp

mà nhà quản trị mới có thể đề ra quyết định đúng đắn và kịp thời trong quá trình

lãnh đạo hàng ngày, phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp.

- HTTT KTQT là biện pháp giúp các nhà quản trị kiểm tra, đánh giá quá

trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

HTTT KTQT là công cụ để tạo ra những thông tin góp phần thực hiện tốt

quá trình kiểm tra, đánh giá. Thông tin KTQT sẽ cung cấp số liệu kế hoạch và thực

hiện về các chỉ tiêu kinh tế trong doanh nghiệp từ đó sẽ giúp kiểm tra, đánh giá tình

hình thực hiện các chỉ tiêu. Qua đây, giúp cho các nhà quản trị nhận diện các sai

lệch giữa kết quả đạt được với mục tiêu đã đề ra, từ đó xác định các nguyên nhân

ảnh hưởng và tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả

hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- HTTT KTQT là nguồn thông tin quan trọng giúp các nhà quản trị ra

quyết định trong chỉ đạo kinh doanh

Thông tin KTQT có được từ hệ thống sẽ giúp ích cho các nhà quản trị trong

việc đưa ra các quyết định, bao gồm các quyết định ngắn hạn, quyết định dài hạn,

quyết định mang tính tác nghiệp, chiến thuật và chiến lược. Thông tin KTQT có

được do quá trình chọn lọc những thông tin cần thiết, thích hợp rồi được phân tích

và tổng hợp lại. Chính vì vậy, nó thường đóng vai trò có tính chất quyết định và độ

29

tin cậy cao. Trên cơ sở thông tin KTQT cung cấp sẽ giúp cho nhà quản trị có các

quyết định đúng đắn và tối ưu trong việc lựa chọn các phương án kinh doanh của

doanh nghiệp.

Nói tóm lại, HTTT KTQT là một trong những công cụ quản lý rất quan trọng

trong doanh nghiệp giúp cung cấp những thông tin vô cùng hữu ích cho các nhà

quản trị doanh nghiệp, từ đó họ có cơ sở vững chắc để đưa ra các quyết định kinh

doanh một cách nhạy bén và kịp thời nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh.

1.1.3. Các thành phần của hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các doanh

nghiệp sản xuất

HTTT KTQT là hệ thống gồm tập hợp nhiều các thành phần có mối liên hệ

chặt chẽ với nhau. Vì HTTT KTQT là một hệ thống con của HTTT KT, nghiên cứu

sinh sẽ dựa trên các thành phần của HTTT KT mà các tác giả tiền nhiệm đã nghiên

cứu làm cơ sở để xác định các thành phần của HTTT KTQT.

Theo quan điểm của Jame A. Hall (2011) [42], HTTT KT bao gồm 7 thành

phần: (1) Những người sử dụng cuối cùng (Những người vận hành hệ thống và

những người sử dụng thông tin do hệ thống cung cấp) - End users, (2) Nguồn dữ

liệu - Data sources, (3) Thu thập dữ liệu - Data collection, (4) Xử lý dữ liệu - Data

processing, (5) Quản trị cơ sở dữ liệu - Database managemnent, (6) Tạo thông tin -

Information generation, (7) Phản hồi - Feedback.

Theo Marshall B. Romney và Paul J. Steinbart (2012) [52], HTTT KT gồm 6

thành phần: (1) Những người vận hành hệ thống - People, (2) Thủ tục và sự hướng

dẫn - Procedures and instructions, (3) Dữ liệu về tổ chức và hoạt động kinh doanh -

Data, (4) Phần mềm được sử dụng để xử lý dữ liệu - Software, (5) Cơ sở hạ tầng

công nghệ thông tin (CNTT) gồm những máy tính, các thiết bị ngoại biên, các thiết

bị mạng lưới truyền thông được sử dụng trong HTTT KT - Information technology

infrastructure, (6) Kiểm soát nội bộ và thước đo bảo mật để đảm bảo an toàn cho dữ

liệu HTTT KT - Internal controls and security measures.

Theo Đặng Thị Thúy Hà (2016) [1], HTTT KT gồm 5 thành phần: (1) Con

người, (2) Hệ thống chứng từ - tài khoản – Sổ và Báo cáo kế toán, (3) Các chu trình

kế toán, (4) Cơ sở hạ tầng CNTT , (5) Kiểm soát nội bộ.

Nghiên cứu sinh đồng nhất quan điểm với các tác giả Marshall B. Romney

và Pau J. Steinbart (2012) [52]. Tuy nhiên, nghiên cứu sinh cho rằng thành phần thứ

30

2 là “Thủ tục và sự hướng dẫn” nên đổi thành “Quy trình xử lý và cung cấp thông

tin KTQT” sẽ thể hiện rõ hơn chức năng của HTTT KTQT. Ngoài ra, tác giả nhận

thấy, nên gộp “Phần mềm” và “Cơ sở hạ tầng CNTT” là một thành phần. Trong

Nghị quyết Chính phủ 49/CP ký ngày 04/08/1993, khái niệm CNTT được hiểu và

định nghĩa: "là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ

thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác

và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng

trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội". Như vậy, CNTT về bản

chất bao hàm cả hai thành phần “Phần mềm” và “Cơ sở hạ tầng CNTT” mà các tác

giả Marshall B. Romney và Pau J. Steinbart (2012) [52] đã đưa ra.

Căn cứ vào các quan điểm của các tác giả, để thực hiện nhiệm vụ thu thập,

xử lý dữ liệu, lưu trữ, cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị trong doanh

nghiệp, nghiên cứu sinh cho rằng HTTT KTQT được tập hợp từ năm yếu tố cấu

thành sau: (1) Dữ liệu đầu vào, (2) Xử lý, cung cấp thông tin, (3) Ứng dụng CNTT,

(4) Kiểm soát hệ thống, (5) Nhân lực.

- Dữ liệu đầu vào (Data)

Dữ liệu đầu vào là yếu tố quan trọng góp phần quyết định chất lượng thông

tin do HTTT KTQT cung cấp. Dữ liệu đầu vào bao gồm các dữ liệu thực hiện, kế

hoạch, dự báo hay là dữ liệu tài chính, phi tài chính. Tùy theo mức độ xử lý, dữ liệu

được phân thành các cấp độ, bao gồm:

Cấp 1: Dạng dữ liệu thô. Ở cấp độ này, dữ liệu là hệ thống chứng từ đang ở

dưới dạng thô, sơ cấp, chưa qua bất kỳ quy trình xử lý nào ở các khâu. Dạng dữ liệu

này được thể hiện dưới hình thức chứng từ, văn bản gốc,…

Cấp 2: Dạng dữ liệu thứ cấp. Đây là cấp độ mà thông tin sơ cấp được xử lý

nhưng ở mức độ đơn giản. Dạng dữ liệu này chính là hệ thống chứng từ tổng hợp,

văn bản tổng hợp,…

Cấp 3: Dạng dữ liệu đệ tam cấp. Dữ liệu ở cấp độ này được xử lý khoa học

và chặt chẽ hơn so với dữ liệu ở cấp 2. Dữ liệu cấp 3 chủ yếu chính là hệ thống sổ,

báo cáo.

- Xử lý, cung cấp thông tin (Process)

Xử lý, cung cấp thông tin KTQT là tập hợp các cách thức, trình tự cần tuân

thủ để thực hiện các nội dung của KTQT. Công việc xử lý và cung cấp thông tin

31

KTQT có thể được soạn thảo và trình bày trên bản in hoặc cũng có thể được mã hóa

trên phần mềm HTTT KTQT giúp các đối tượng trực tiếp sử dụng HTTT KTQT tự

tìm hiểu các thao tác, trình tự các bước. Để xác định các nội dung thông tin KTQT

cần xử lý và cung cấp, nghiên cứu sinh đã tìm hiểu nội dung KTQT của các nghiên

cứu tiền nhiệm và nhận thấy có hai cách tiếp cận đối với nội dung KTQT. Cách tiếp

cận thứ nhất là theo các nội dung thông tin mà KTQT cung cấp. Theo đó, nội dung

thông tin KTQT gồm có: thông tin KTQT các yếu tố sản xuất (hàng tồn kho, TSCĐ,

lao động, tiền lương); thông tin KTQT doanh thu và kết quả kinh doanh; thông tin

KTQT quá trình và kết quả đầu tư tài chính. Cách tiếp cận thứ hai là theo chức năng

quản trị. Nội dung thông tin KTQT theo cách tiếp cận này chính là thông tin KTQT

phục vụ lập dự toán tổng thể, thông tin KTQT phục vụ hỗ trợ kiểm soát thực hiện,

thông tin KTQT phục vụ kiểm tra, đánh giá và thông tin KTQT hỗ trợ ra quyết định.

Quan điểm tiếp cận của luận án là theo chức năng quản trị để thấy rõ hơn vai trò của

thông tin KTQT đối với hoạt động quản lý trong doanh nghiệp qua đó giúp nâng

cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay. Như vậy,

việc xử lý, cung cấp thông tin KTQT được chia thành các nội dung như sau:

+ Xử lý dữ liệu KTQT phục vụ xây dựng định mức và lập dự toán tổng thể

+ Xử lý dữ liệu KTQT hỗ trợ kiểm soát thực hiện

+ Xử lý dữ liệu KTQT phục vụ kiểm tra, đánh giá

+ Xử lý dữ liệu KTQT hỗ trợ ra quyết định

+ Cung cấp và phản hồi thông tin KTQT

- Ứng dụng công nghệ thông tin (Information technology)

CNTT ngày nay phát triển rất nhanh, mở rộng sự ảnh hưởng và đã chi phối

hầu như toàn bộ mọi lĩnh vực trong đời sống, kinh tế, xã hội. Đối với HTTT KTQT,

CNTT tuy không thay thế được con người nhưng hỗ trợ con người rất nhiều trong

khâu thu thập, xử lý và cung cấp thông tin và ra các quyết định. Các doanh nghiệp

từ việc chỉ áp dụng CNTT vào một số phần hành kế toán cơ bản thì nay đã nâng cấp

và phát triển thành cả hệ thống thông tin với sự liên kết ở rất nhiều khâu, bộ phận

khác nhau trong đó có cả HTTT KTQT. CNTT trong HTTT KTQT có thể được bao

hàm các nội dung:

+ Phần cứng: Là các bộ phận vật lý, hữu hình của một thiết bị điện tử gồm

sáu thành phần cơ bản: Bộ vào (Input), bộ ra (Output), bộ nhớ (Memory), bộ làm

32

tính (ALU), bộ điều khiển (CU), bộ nhớ ngoài (External memory). Với các thành

phần cơ bản này sẽ giúp thu thập, xử lý và truyền dữ liệu và thông tin KTQT một

cách nhanh chóng và chính xác. Các thiết bị điện tử chứa các phần cứng được sử

dụng phổ biến hiện nay chính là máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng,

điện thoại di động thông minh,….

+ Phần mềm: Là các loại chương trình đa dạng được xây dựng bằng ngôn

ngữ lập trình được sử dụng để thực hiện các yêu cầu công việc của người sử dụng

thiết bị điện tử. Các ứng dụng phần mềm được chia làm hai loại là phần mềm ứng

dụng và phần mềm hệ thống.

Phần mềm ứng dụng là các chương trình được lập trình để đáp ứng nhu cầu

xử lý công việc chuyên môn của người sử dụng thiết bị. Trong HTTT KTQT, phần

mềm được sử dụng phổ biến là phần mềm Excel và phần mềm kế toán. Các phần

mềm này sẽ giúp ghi lại và xử lý các nghiệp vụ kế toán một cách dễ dàng, nhanh

chóng và chính xác. Chính vì vậy, các phần mềm trong HTTT KTQT giúp tăng

năng suất làm việc của các cán bộ nhân viên trong hệ thống, đồng thời nâng cao khả

năng quản lý các dữ liệu của hệ thống để đảm bảo đáp ứng tốt yêu cầu của công

việc.

Phần mềm hệ thống là các chương trình được sử dụng để đảm bảo tính hiệu

quả của việc khai thác phần cứng và cũng nhằm hỗ trợ các phần mềm ứng dụng để

đạt được kết quả công việc tốt nhất. Phần mềm hệ thống gồm hai loại: (1) Chương

trình quản lý hệ thống với chức năng quản trị phần cứng và các nguồn dữ liệu của

các thiết bị điện tử trong quá trình thực hiện các tác vụ xử lý thông tin khác nhau

của người sử dụng (hệ điều hành, chương trình quản trị mạng, các chương trình tiện

ích), (2) Chương trình phát triển hệ thống với chức năng phát triển các chương trình

HTTT (các ngôn ngữ lập trình, chương trình dịch, phần mềm hỗ trợ xây dựng phần

mềm CASE).

+ Hệ thống mạng truyền thông: Là sự liên kết thành phần công nghệ thông

tin với nhau nhằm mục đích chia sẻ các nguồn lực. Các mạng truyền thông được sử

dụng trong HTTT KTQT của doanh nghiệp được chia thành: Mạng cục bộ (Local

Area Networks) là mạng kết nối các máy tính trong phạm vi hoạt động của doanh

nghiệp và mạng diện rộng (Wide Area Networks) là mạng chứa nhiều LAN đặt ở vị

trí khác nhau trên toàn cầu.

- Kiểm soát hệ thống (Systems controls)

33

HTTT quản lý nói chung và HTTT KTQT nói riêng là tài nguyên thông tin

rất quan trọng trong doanh nghiệp và được yêu cầu bảo mật tuyệt đối. Tuy nhiên,

trong quá trình triển khai sử dụng hệ thống, nguồn tài nguyên này có thể gặp những

lỗi do nguyên nhân chủ quan và khách quan hoặc cũng có thể gặp những hiểm họa

có chủ đích từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Những nguy cơ này càng dễ

gặp phải trong thời đại CNTT phát triển như hiện nay và đặc biệt là hệ thống có sự

tích hợp của nhiều bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp. Để giảm thiểu và ngăn

chặn các lỗi và các hiểm họa liên quan đến HTTT KTQT, doanh nghiệp cần thiết

phải thiết lập kiểm soát hệ thống.

Nếu căn cứ vào phạm vi kiểm soát, kiểm soát hệ thống được chia thành:

+ Kiểm soát chung: Là những chính sách và thủ tục được thực hiện có hiệu

lực trên toàn hệ thống.

+ Kiểm soát ứng dụng: Là các chính sách và thủ tục thực hiện chỉ ảnh hưởng

đến một hệ thống con, một phần hành ứng dụng cụ thể.

Nếu căn cứ vào mục đích kiểm soát, kiểm soát nội bộ bao gồm:

+ Kiểm soát ngăn chặn: Là hình thức kiểm soát nhằm đề phòng sai sót và

gian lận

+ Kiểm soát phát hiện: Là hình thức kiểm soát nhằm tìm ra các sai sót và

gian lận

+ Kiểm soát sửa sai: Là hình thức kiểm soát nhằm sửa chữa và giảm thiểu

các sai sót và gian lận đã phát hiện.

- Nhân lực (People)

Con người hay nhân lực luôn được coi là yếu tố cơ bản vô cùng quan trọng,

đóng vai trò then chốt cho sự phát triển nhanh và bền vững đối với hoạt động sản

xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nhân lực cũng được xem như là tài

sản, là vốn quan trọng nhất, năng động nhất đóng góp cho sự phát triển của doanh

nghiệp. Đối với HTTT KTQT, mặc dù công nghệ thông tin đã đạt tới mức phát triển

vượt bậc, hỗ trợ rất nhiều trong việc ghi chép, xử lý và cung cấp thông tin. Tuy

nhiên, con người vẫn giữ vai trò quyết định không thể thay thế. Con người trong

HTTT KTQT được cấu thành bởi những bộ phận khác nhau ở bên trong doanh

nghiệp nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vì cùng có một mục tiêu chung

34

hướng đến đó là tổ chức thực hiện và phát triển HTTT KTQT. Như vậy, con người

trong HTTT KTQT bao gồm:

+ Nhân viên KTQT

+ Nhà quản trị doanh nghiệp

+ Nhân viên bộ phận, phòng ban khác trong doanh nghiệp

1.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG

CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1.2.1. Khái niệm tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia “Tổ chức là các hoạt động cần thiết

để xác định cơ cấu, guồng máy của hệ thống, xác định những công việc phù hợp với

từng nhóm, từng bộ phận và giao phó các bộ phận cho các nhà quản trị hay người

chỉ huy với chức năng nhiệm vụ và quyền hạn nhất định để thực hiện nhiệm vụ

được giao”. Theo Nguyễn Hoàng Dũng (2017) [8] “Tổ chức là quá trình sắp xếp và

bố trí các công việc, giao quyền hạn và phân phối các nguồn lực của doanh nghiệp

sao cho chúng đóng góp một cách tích cực và có hiệu quả vào mục tiêu chung của

doanh nghiệp”. Như vậy, khái niệm “tổ chức” ở góc độ hoạt động chính là sự bố trí,

sắp xếp các thực thể theo trình tự cụ thể với mục đích đạt được mục tiêu chung nào

đó.

Kết hợp với các quan điểm về HTTT KTQT có thể thấy, các nghiên cứu về

tổ chức HTTT KTQT có thể được tiếp cận theo các hướng như sau:

- Tổ chức HTTT KTQT theo quy trình thu thập, xử lý thông tin là việc bố trí,

sắp xếp các công việc theo quy trình xử lý. Với cách tiếp cận này tổ chức HTTT

KTQT bao hàm các nội dung như thu thập, xử lý, cung cấp và lưu trữ thông tin.

- Tổ chức HTTT KTQT theo yêu cầu mục tiêu xử lý thông tin là việc bố trí,

sắp xếp các công việc theo các mục tiêu quản trị và ra quyết định. Các mục tiêu

quản trị và ra quyết định trong cách tiếp cận này bao gồm các nội dung như kiểm

soát, đánh giá thành quả, hỗ trợ ra quyết định, hỗ trợ quản trị chiến lược.

- Tổ chức HTTT KTQT theo yếu tố cấu thành là việc bố trí, sắp xếp các công

việc theo các bộ phận cấu thành nên hệ thống. Tổ chức HTTT KTQT theo cách tiếp

cận này có thể xem xét đến các yếu tố gồm có con người, dữ liệu, quy trình, công

nghệ và kiểm soát.

35

Tác giả đồng thuận với cách tiếp cận tổ chức HTTT KTQT theo các bộ phận

cấu thành nên hệ thống. Tác giả nhận thấy, trong các bộ phận cấu thành nên HTTT

KTQT, có bộ phận phản ánh được cả quy trình xử lý cũng như phân tích thông tin

hỗ trợ ra quyết định của các nhà quản trị trong doanh nghiệp mà ở hai cách tiếp cận

còn lại hướng đến. Ngoài ra, cách tiếp cận theo các thành phần còn phân tích và làm

rõ hơn được các yếu tố khác như nguồn nhân lực thực hiện hệ thống, CNTT,…

Với việc lựa chọn cách tiếp cận tổ chức HTTT KTQT theo các thành phần,

khái niệm tổ chức HTTT KTQT được phát biểu như sau: “Tổ chức HTTT KTQT là

việc bố trí, sắp xếp, kết hợp các thành phần cấu thành nên HTTT KTQT gồm: dữ

liệu đầu vào; xử lý, cung cấp thông tin; công nghệ thông tin; kiểm soát hệ thống,

nhân lực nhằm thực hiện mục tiêu cung cấp thông tin hữu ích cho nhà quản trị

trong doanh nghiệp”.

Trên thực tế, tùy vào từng loại hình doanh nghiệp cụ thể thì sự liên kết giữa

các thành phần và cách bố trí, sắp xếp các bộ phận trong từng thành phần là khác

nhau sao cho phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và giúp

doanh nghiệp hoạt động đạt hiệu quả cao nhất. Việc tổ chức HTTT KTQT được cho

là phù hợp khi hệ thống có khả năng đáp ứng các yêu cầu thông tin của người dùng.

Hay giữa các yêu cầu của hệ thống và khả năng đáp ứng của hệ thống là phù hợp

với nhau.

1.2.2. Yêu cầu tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các doanh

nghiệp sản xuất

Để xác định được các yêu cầu tổ chức HTTT KTQT trong các doanh nghiệp

sản xuất cần dựa trên tiêu chuẩn đánh giá HTTT KTQT. Tiêu chuẩn đánh giá HTTT

KTQT được hiểu là những đặc tả đã được thống nhất để đánh giá việc sử dụng

những nguồn lực trong việc cung cấp những thông tin tài chính và phi tài chính có

liên quan phục vụ cho việc quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp nhằm đạt

mục tiêu chung của tổ chức (Ilham H.Napitupulu, 2015) [39]. Các tiêu chuẩn đánh

giá HTTT KTQT được đo lường bằng khả năng cung cấp thông tin một cách chính

xác đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin của các nhà quản trị trong nội bộ doanh

nghiệp. Một HTTT KTQT hữu ích sẽ giúp các nhà quản trị hoàn thành tốt các chức

năng của mình. Dựa vào các yêu cầu tổ chức HTTT KTQT sẽ giúp doanh nghiệp tổ

chức tốt HTTT KTQT.

36

Trong nghiên cứu của mình, Robert S.Kaplan & Robin Cooper (1998) [61]

đã tuyên bố rằng để đánh giá HTTT KTQT có thúc đẩy và hỗ trợ các nhà quản trị ra

các quyết định nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức hay không có thể dựa vào việc

xem xét tính kịp thời (Timely), hiệu suất (Efficient), hiệu quả (Effective). Theo

quan điểm của Ong et al (2009) [55], để đo lường chất lượng HTTT có thể sử dụng

các tiêu chí gồm Đáng tin cậy (Reliability), Tính linh hoạt (Flexibility), Sự tích hợp

(Intergration), Khả năng tiếp cận (Accessibility), Tính kịp thời (Timeliness). Stair &

Reynolds (2010) [69] đã đưa ra quan điểm về những đặc tính phản ánh chất lượng

chung của HTTT. Nhóm tác giả cho rằng, có bốn đặc tính của HTTT hữu ích đó là:

Linh hoạt (Flexible); Hiệu suất cao (Efficient); Dễ tiếp cận (Accessible) và Kịp thời

(Timely). Chang et al (2012) [30] lại cho rằng chất lượng HTTT được đo lường

bằng Sự bảo mật (Security), Dễ sử dụng (Ease of use) và Hiệu suất (Efficiency).

Theo quan điểm của nghiên cứu sinh, tiêu chuẩn đánh giá HTTT KTQT dựa

trên ba khía cạnh đó là chất lượng sản phẩm do HTTT KTQT cung cấp, chất lượng

dịch vụ của HTTT KTQT đem lại và hiệu quả đạt được do việc sử dụng HTTT

KTQT.

Ở khía cạnh thứ nhất, HTTT KTQT được đánh giá dựa trên chất lượng sản

phẩm do hệ thống cung cấp. Chất lượng sản phẩm của HTTT KTQT chính là việc

HTTT KTQT cung cấp các thông tin hữu ích giúp các nhà quản trị hoạch định, kiểm

soát, kiểm tra, đánh giá và ra quyết định chính xác.

Khía cạnh thứ hai đó là HTTT KTQT được đo lường dựa trên chất lượng

dịch vụ do hệ thống cung cấp. Ngoài thông tin do hệ thống cung cấp, dịch vụ cũng

là yếu tố quan trọng góp phần giúp hệ thống đáp ứng tốt hơn các yêu cầu quản trị

trong doanh nghiệp. Chất lượng dịch vụ của hệ thống được thể hiện ở tính kịp thời

và tính bảo mật.

Ngoài ra, HTTT KTQT sẽ được đánh giá ở khía cạnh thứ ba đó là hiệu quả

của hệ thống. Hiệu quả của HTTT KTQT chính là mức độ phù hợp của hệ thống với

đặc điểm hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, những người vận hành

hệ thống sẽ thực hiện công việc của mình nhanh hơn, tốt hơn.

Căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá HTTT KTQT, các yêu cầu đặt ra đối với tổ

chức HTTT KTQT, đó là:

Thứ nhất, tổ chức HTTT KTQT phải đảm bảo hệ thống cung cấp thông tin

KTQT chất lượng

37

Yêu cầu này có thể được hiểu là HTTT KTQT phải cung cấp được những

thông tin hữu ích giúp các nhà quản trị trong doanh nghiệp đưa ra các chỉ đạo hay

quyết định chính xác. Để đánh giá được thông tin có đáp ứng được các yêu cầu hay

không cần dựa vào các tiêu chí được trình bày trong bảng dưới đây:

Bảng 1.1: Tiêu chí đánh giá thông tin KTQT chất lượng

Số thứ tự Tiêu chí Giải thích

1 Chính xác

Thông tin được tính toán chính xác và trung

thực các sự kiện hay nghiệp vụ, không sai sót từ

dữ liệu tin cậy.

2 Đầy đủ

Thông tin không bị bỏ sót, đủ rộng và sâu cho

mục tiêu đang thực hiện. Một sự bỏ sót có thể

làm thông tin bị hiểu lầm hay sai lệch và do đó

sẽ ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định.

3 Thích hợp

Thông tin phù hợp với nhu cầu, mục tiêu thực

hiện. Thông tin KTQT thích hợp giúp người sử

dụng đưa ra các quyết định đúng đắn

4 Súc tích

Thông tin được thể hiện cô đọng, rõ ràng giúp

người sử dụng có thể hiểu nhanh chóng nắm bắt

được chính xác, kịp thời nội dung của thông tin.

(Nguồn: Tự tổng hợp)

Thứ hai, tổ chức HTTT KTQT phải đảm bảo hệ thống cung cấp dịch vụ chất

lượng

Dịch vụ chất lượng của hệ thống được thể hiện ở tính kịp thời và tính bảo

mật. Thực tế cho thấy, có những thông tin nếu cung cấp chậm thì doanh nghiệp có

thể rơi vào thế bị động hoặc mất đi các cơ hội kinh doanh. Do vậy, việc tổ chức

HTTT KTQT khoa học và hợp lý tại doanh nghiệp giúp cho việc tổ chức thu nhận,

cung cấp thông tin kịp thời, nhanh chóng góp phần tạo ra những quyết định chỉ đạo

kịp thời của các nhà quản trị.

Bên cạnh đó, KTQT được hình thành do nhu cầu bí mật những thông tin nội

bộ đối với những đối thủ cạnh tranh nên HTTT KTQT phải đảm bảo thêm tiêu chí

đó là tính bảo mật và an toàn. Hiện nay, với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ

38

thông tin, đa phần các doanh nghiệp đều ứng dụng chúng trong mọi công việc. Do

đó, các thông tin có giá trị dễ dàng bị phân tán, xâm phạm. Thêm vào đó, các mối

nguy cơ và hiểm họa đối với HTTT KTQT cũng xuất hiện từ nhiều yếu tố như là:

vô tình, cố ý, thụ động, chủ động từ phía người sử dụng, chính sách bảo mật, an

toàn HTTT,….. Vì những lí do trên dẫn đến vấn đề bảo mật thông tin ngày càng trở

nên cấp thiết. Bảo mật, an toàn hệ thống không còn dừng lại ở mức nhu cầu bảo mật

thông tin đơn thuần mà nay đòi hỏi thêm nhiều yêu cầu mới như an ninh máy chủ

và trên mạng.

Bảng 1.2: Tiêu chí đánh giá dịch vụ chất lượng

Số thứ tự Tiêu chí Giải thích

1 Kịp thời

Hệ thống sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thông tin

bất cứ lúc nào người sử dụng cần. Hệ thống phải

cung cấp thông tin thường xuyên, liên tục, vào

bất kỳ thời điểm nào tùy thuộc yêu cầu của nhà

quản lý: đột xuất, hằng ngày, hàng tuần, hàng

tháng...

2 Bảo mật

Hệ thống chỉ cho phép những người có chức

năng và thẩm quyền truy cập và sử dụng thông

tin của hệ thống.

(Nguồn: Tự tổng hợp)

Thứ ba, tổ chức HTTT KTQT phải đảm bảo hệ thống mang lại hiệu quả

Hiệu quả của HTTT KTQT là kết quả của tổ chức HTTT KTQT mang lại với

việc sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả của HTTT KTQT có

thể dựa trên 2 tiêu chí là mức độ phù hợp với đặc điểm hoạt động SXKD của doanh

nghiệp và năng suất công việc của người vận hành hệ thống.

Bảng 1.3: Tiêu chí đánh giá hiệu quả

Số thứ tự Tiêu chí Giải thích

1

Mức độ phù hợp với

đặc điểm hoạt động

kinh doanh của DN

Các phần hành, giao diện hệ thống được cài đặt

theo các đặc điểm riêng biệt của doanh nghiệp

39

2

Năng suất công việc

của người vận hành

hệ thống

Người vận hành hệ thống như nhân viên KTQT,

nhân viên các phòng ban có thể hoàn thành công

việc với thời gian nhanh và chất lượng tốt

1.2.3. Nguyên tắc tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các doanh

nghiệp sản xuất

- Nguyên tắc thống nhất

Trong một doanh nghiệp có rất nhiều loại HTTT khác nhau như là: Hệ thống

thông tin thị trường; Hệ thống thông tin sản xuất; Hệ thống thông tin tài chính; Hệ

thống thông tin nhân sự; Hệ thống thông tin kế toán;… Tất cả các hệ thống trên có

mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành hệ thống quản lý trong doanh nghiệp. Mỗi

một hệ thống ở trên thực hiện một chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng lại cùng thực

hiện một mục tiêu chung đó là trợ giúp cho việc ra quyết định. Để đạt được mục

tiêu đó, các hệ thống không tồn tại độc lập với nhau. Từng hệ thống riêng lẻ sẽ có

sự tương tác với môi trường bên ngoài ở đây chính là các hệ thống thông tin nội bộ

còn lại và các dữ liệu bên ngoài khác trong việc chia sẻ nguồn dữ liệu phục vụ cho

quá trình xử lý. Thông tin đầu ra của hệ thống này có thể trở thành dữ liệu đầu vào

của hệ thống kia. Chính vì vậy, quá trình tổ chức HTTT KTQT luôn phải lưu ý đến

mối quan hệ giữa bộ phận KTQT với các bộ phận khác để đảm bảo sự thống nhất

trong quá trình tạo lập thông tin phục vụ cho các cấp quản trị khác nhau trong doanh

nghiệp.

Đảm bảo sự thống nhất không chỉ dừng lại ở sự phối hợp giữa các bộ phận

khác nhau của hệ thống mà còn phải là sự thống nhất trong việc phối kết hợp trong

quá trình thu thập, xử lý, lưu trữ thông tin. Ngoài ra, tính thống nhất trong quá trình

tổng hợp và cung cấp thông tin cũng cần được đảm bảo. Bất kỳ một sự thiếu nhất

quán nào xuất hiện trong hệ thống cũng sẽ làm ảnh hưởng tới việc lập dự toán, kế

hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và ra quyết định.

Tổ chức HTTT KTQT không bắt buộc phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc

kế toán và có thể được thực hiện theo những qui định nội bộ của doanh nghiệp

nhằm tạo lập HTTT quản lý thích hợp theo yêu cầu quản lý cụ thể của từng doanh

nghiệp. Doanh nghiệp được toàn quyền quyết định việc vận dụng các chứng từ kế

toán, tổ chức hệ thống sổ kế toán, vận dụng và chi tiết hóa các tài khoản kế toán,

thiết kế các mẫu báo cáo KTQT phục vụ cho KTQT của đơn vị, doanh nghiệp.

40

- Nguyên tắc phù hợp

Tổ chức HTTT KTQT phải phù hợp với đặc điểm và điều kiện cụ thể của

doanh nghiệp. Nguyên tắc này được thể hiện ở các nội dung sau:

Tổ chức HTTT KTQT phải phù hợp với qui mô và đặc điểm kinh doanh của

từng doanh nghiệp. Có các doanh nghiệp có qui mô lớn, có doanh nghiệp có qui mô

vừa và nhỏ, thậm chí có doanh nghiệp có qui mô siêu nhỏ. Lại có những doanh

nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất, lại có những doanh nghiệp chỉ kinh doanh

thương mại,… Chính vì vậy, không thể tồn tại một mô hình HTTT KTQT chung

cho tất cả các đơn vị, doanh nghiệp mà phải luôn có sự vận dụng cho phù hợp với

đặc điểm của từng đơn vị cụ thể.

Tổ chức HTTT KTQT phải phù hợp với trình độ chuyên môn của đội ngũ

cán bộ nghiệp vụ cũng như cán bộ quản lý, phù hợp với trình độ trang bị, ứng dụng

CNTT và khả năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật tính toán, ghi chép, xử lý

thông tin của bộ phận KTQT nói riêng và bộ phận KT nói chung.

- Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả

Tiết kiệm và hiệu quả là hai nguyên tắc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Thông thường, nếu đảm bảo tiết kiệm thì sẽ khó có thể đem lại sự vượt trội về hiệu

quả. Hoặc nếu đạt được hiệu quả cao thì phải chấp nhận đánh đổi chi phí. Tuy

nhiên, tổ chức HTTT KTQT tốt sẽ phải đảm bảo cùng lúc hai nguyên tắc tiết kiệm

và hiệu quả.

Tổ chức HTTT KTQT phải được thực hiện với chi phí bỏ ra thấp nhất trong

mối quan hệ hài hòa với việc thực hiện các yêu cầu của quản lý. Việc thu thập dữ

liệu, lưu trữ, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin phải đảm bảo đơn giản, gọn nhẹ,

dễ làm, dễ đối chiếu, so sánh và kiểm tra. Thông tin do hệ thống cung cấp phải có

độ tin cậy cao, khách quan, đầy đủ, kịp thời. Như vậy, chi phí bỏ ra để thực hiện tổ

chức HTTT KTQT phải thấp hơn so với hiệu quả mà tổ chức HTTT KTQT đem lại.

1.2.4. Nội dung tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các doanh

nghiệp sản xuất

Căn cứ vào các thành phần của HTTT KTQT, tổ chức HTTT KTQT được

xác định bởi năm nội dung đó là: (1) Tổ chức dữ liệu đầu vào KTQT, (2) Tổ chức xử

lý, cung cấp thông tin KTQT, (3) Tổ chức ứng dụng CNTT, (4) Tổ chức kiểm soát

HTTT KTQT, (5) Tổ chức nhân lực HTTT KTQT.

41

Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức HTTT KTQT trong các doanh nghiệp sản xuất

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

1.2.4.1. Tổ chức dữ liệu đầu vào kế toán quản trị KTQT

Tổ chức thu thập và hệ thống hóa dữ liệu

Dữ liệu là nguồn nguyên liệu đầu vào của HTTT KTQT, qua xử lý và phân

tích sẽ chuyển thành những thông tin hữu ích phục vụ cho việc ra quyết định của

các nhà quản trị bên trong doanh nghiệp. Tổ chức thu thập và hệ thống hóa dữ liệu

được thực hiện theo 4 bước thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2: Tổ chức thu thập và hệ thống hóa dữ liệu

HỆ THỐNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẦU VÀO KTQT TÍCH HỢP

(Nguồn: Tự tổng hợp)

Các bước trong tổ chức thu thập và hệ thống hóa dữ liệu không chỉ được thực

hiện một lần trong giai đoạn đầu của tổ chức mà cần được thực hiện thường xuyên

và định kỳ để chất lượng dữ liệu luôn được đảm bảo. Các bước được trình bày cụ

thể như sau:

Xác định loại dữ liệu cần thu thập

Xác định

loại dữ liệu

cần thu thập

Xác định

nguồn dữ

liệu thu thập

Xác định

cách thức

thu thập

dữ liệu

Xác định

cách thức

hệ thống hóa

dữ liệu

TỔ CHỨC

DỮ LIỆU

ĐẦU VÀO

KTQT

TỔ CHỨC

XỬ LÝ, CUNG

CẤP THÔNG

TIN KTQT

TỔ CHỨC

ỨNG DỤNG

CNTT

TỔ CHỨC

KIỂM SOÁT

HTTT KTQT

TỔ CHỨC

NHÂN LỰC

HTTT KTQT

TỔ CHỨC HTTT KTQT

TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1 2 3 4 5

42

Các dữ liệu trong doanh nghiệp vô cùng đa dạng tuy nhiên không phải dữ

liệu nào cũng cần phải thu thập. Dữ liệu cần thu thập trong HTTT KTQT thường là

các hoạt động kinh tế cụ thể liên quan như hoạt động cung cấp dịch vụ, hoạt động

mua hàng, hoạt động sản xuất, hoạt động đầu tư xây dựng TSCĐ đã diễn ra trong

quá khứ hoặc dự báo trong tương lai.

Để xác định những dữ liệu cần thu thập, trước tiên bộ phận KTQT cần dựa

vào nhu cầu thông tin KTQT được thu thập từ phía nhà quản trị doanh nghiệp.

Ngoài ra, bộ phận KTQT cũng cần xem xét đến khả năng thu thập dữ liệu của hệ

thống. Trong bối cảnh thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, rất nhiều phần mềm kế toán

có khả năng tích hợp với nhiều phân hệ khác nhau. Chính vì vậy, khả năng thu thập

dữ liệu của hệ thống là rất lớn. Hệ thống có thể thu thập các dữ liệu quá khứ hoặc

tương lai, dữ liệu tài chính và phi tài chính.

Dựa vào nhu cầu thông tin của nhà quản trị trong doanh nghiệp và khả năng

thu thập thông tin của hệ thống, các dữ liệu cần thu thập cần đảm bảo các thông tin

sau: (1) Thời gian đã hoặc sẽ diễn ra hoạt động, (2) Những cá nhân, bộ phận đã

hoặc sẽ liên quan đến hoạt động, (3) Địa điểm đã hoặc sẽ diễn ra các hoạt động, (4)

Các số liệu liên quan đến các hoạt động.

Nhu cầu thông tin của các nhà quản trị các cấp trong doanh nghiệp được thể

hiện qua sơ đồ như sau:

Sơ đồ 1.3: Nhu cầu thông tin của các cấp quản trị trong doanh nghiệp

(Nguồn: Tự tổng hợp)

Nhà quản trị

cấp cao

Nhà quản trị

cấp trung

Nhà quản trị

cấp cơ sở

Nhu cầu thông tin Đặc tính thông tin

Thông tin tác nghiệp

Thông tin chiến thuật

Thông tin chiến lược

Rất chi tiết, chính xác,

hàng ngày, có cấu trúc

Tổng hợp, chủ quan,

định kỳ, phi cấu trúc

43

Xác định nguồn thu thập dữ liệu

Bộ phận KTQT sẽ thực hiện việc xác định các nguồn thu thập dữ liệu. Xác

định rõ nguồn thu thập dữ liệu là cơ sở để thiết lập sự phối hợp nguồn nhân lực của

hệ thống. Nguồn thu thập dữ liệu rất đa dạng vì nó liên quan tới nhiều bộ phận và

các kênh dữ liệu khác nhau nhưng có thể chia nguồn thu thập dữ liệu làm hai nguồn

chính như sau:

- Nguồn dữ liệu bên trong doanh nghiệp:

+ Nguồn dữ liệu từ các bộ phận trong doanh nghiệp: Là các dữ liệu được thu

thập từ các phòng ban, bộ phận trong doanh nghiệp như là bộ phận sản xuất, bộ

phận kỹ thuật, phòng bán hàng, phòng mua hàng,…Các phòng ban, bộ phận này

phụ trách quản lý hoặc là nơi phát sinh các dữ liệu mà hệ thống cần thu thập phục

vụ cho việc quản trị.

+ Nguồn dữ liệu từ HTTT tích hợp: Trong bối cảnh CNTT phát triển hiện

đại, các dữ liệu dù từ các phòng ban khác nhau trong doanh nghiệp đều có thể được

liên kết với nhau trong cùng một hệ thống phần mềm tích hợp nên nguồn dữ liệu có

thể từ HTTT tích hợp như là hệ thống ERP.

Nguồn dữ liệu bên trong doanh nghiệp được thu thập nhằm cung cấp thông

tin tác nghiệp cũng như thông tin chiến thuật của các nhà quản trị.

- Nguồn dữ liệu từ bên ngoài doanh nghiệp:

Là các dữ liệu thu thập được từ các cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan Nhà

nước,… liên quan tới khách hàng, đối thủ cạnh tranh, cơ chế, chính sách,… mà

doanh nghiệp đang quan tâm. Các dữ liệu thu thập từ bên ngoài doanh nghiệp nhằm

đáp ứng nhu cầu thông tin chiến lược của các nhà quản trị cấp cao và một số các

thông tin chiến thuật của các nhà quản trị cấp trung.

Việc xác định nguồn dữ liệu không chỉ là xác định nguồn dữ liệu là từ bên

trong, bên ngoài doanh nghiệp hay từ HTTT tích hợp mà còn cần phải xác định các

tổ chức, doanh nghiệp, bộ phận, phòng ban quản lý, cá nhân nào trực tiếp quản lý

dữ liệu để khi có những vấn đề gì cần làm rõ thì sẽ lập tức liên hệ được.

Xác định cách thức thu thập dữ liệu

Các dữ liệu KTQT sẽ được biểu hiện trên các tài liệu là các chứng từ kế toán

và các loại văn bản, báo cáo. Có thể chia công việc thu thập dữ liệu thành hai khâu,

thứ nhất là tiếp nhận tài liệu, thứ hai là kiểm tra tài liệu. Tại mỗi khâu, KTQT cần

44

xác định cách thức để thực hiện. Do các tài liệu có thể tồn tại dưới dạng bản cứng là

các giấy tờ hoặc dưới dạng bản mềm là các tệp máy tính, các phân hệ phần mềm

quản trị CSDL được tích hợp, chia sẻ. Vì vậy, khi tiếp nhận tài liệu, bộ phận KTQT

có thể tiếp nhận trực tiếp từ các bên có liên quan hoặc thông qua máy tính có kết nối

mạng toàn cầu và mạng nội bộ. Sau khi các tài liệu được tiếp nhận, KTQT sẽ kiểm

tra các nội dung được trình bày trong tài liệu. Đối với tài liệu là chứng từ kế toán,

tại điều 117 chương IV của thông tư 200/2014/TT-BTC có nêu rõ “Doanh nghiệp

được chủ động xây dựng, thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm

hoạt động và yêu cầu quản lý của mình nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu của

Luật kế toán và đảm bảo nguyên tắc rõ ràng, minh bạch, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm

soát và đối chiếu”. Tuy nhiên, thông tư cũng chỉ ra rằng nếu doanh nghiệp không

có khả năng và điều kiện để tự xây dựng biểu mẫu thì có thể sử dụng hệ thống

chứng từ kế toán đã được xây dựng theo mẫu có sẵn do bộ tài chính ban hành kèm

theo thông tư. Đối với tài liệu là các văn bản, báo cáo, KTQT cần thu thập những

văn bản và báo cáo được trình bày rõ ràng và có nguồn gốc đáng tin cậy.

Xác định cách thức hệ thống hóa dữ liệu

Các dữ liệu sẽ được ghi chép thông qua hệ thống các tài khoản kế toán và bộ

mã. Các doanh nghiệp có thể căn cứ vào đặc điểm hoạt động, quy mô cũng như yêu

cầu quản lý để xây dựng hệ thống tài khoản chi tiết cho phù hợp nhưng phải đảm

bảo yêu cầu của Luật kế toán. Bộ mã được xây dựng nhằm hệ thống những dữ liệu

phi tài chính và kinh tế như là các quầy hàng, các khách hàng, các nhà cung cấp, các

loại nguyên vật liệu,… Bộ mã do doanh nghiệp tự xây dựng với nhiều cách thức

khác nhau như sử dụng mã liên tiếp, mã khối, mã gợi nhớ. Bộ mã cần phải đảm bảo

dễ nhớ và thời gian sử dụng lâu dài. Bộ mã của bộ phận KTQT nên thống nhất với

bộ mã của các bộ phận khác trong doanh nghiệp để các dữ liệu giữa các bộ phận dễ

dàng được tích hợp với CSDL chung của doanh nghiệp và dễ dàng truy vấn khi cần

thiết. Thông qua hệ thống tài khoản và bộ mã, người sử dụng có thể nhận biết được

các đối tượng kinh tế, tài chính phát sinh một cách dễ dàng tạo điều kiện thuận lợi

cho việc nhập liệu. Ngoài ra, hệ thống tài khoản và bộ mã cũng giúp liên kết các dữ

liệu với nhau từ đó có thể truy vấn dữ liệu với nhiều mục đích khác nhau. Dữ liệu

sau khi được hệ thống hóa sẽ được tích hợp với CSDL tập trung không những phục

vụ cho nhu cầu truy vấn của bộ phận KTQT mà còn phục vụ nhu cầu truy vấn của

các cá nhân, bộ phận khác trong doanh nghiệp.

45

Tổ chức lưu trữ dữ liệu

Tổ chức lưu trữ dữ liệu là việc sắp xếp, bảo quản các dữ liệu một cách đầy

đủ, cẩn thận và có hệ thống. Trách nhiệm thực hiện công việc này là của bộ phận kế

toán có liên quan tới việc ghi nhận chi phí như là kế toán TSCĐ, kế toán vật tư, kế

toán tiền lương,…. Dữ liệu KTQT có thể được lưu trữ trên hai loại vật mang tin, đó

là trên giấy và trên các tập tin.

Tổ chức lưu trữ dữ liệu KTQT trên giấy là việc sắp xếp các chứng từ gốc,

chứng từ tổng hợp, sổ kế toán thành từng bộ hồ sơ theo thứ tự thời gian phát sinh và

theo kỳ kế toán. Sau đó chứa các dữ liệu giấy này trong các tủ đựng hồ sơ tại phòng

kế toán. Dữ liệu trên giấy là nguồn quan trọng để khi cần có thể tìm lại để đối chiếu,

kiểm tra. Tuy nhiên, dữ liệu trên giấy lại cồng kềnh và mất nhiều thời gian để tìm

kiếm dữ liệu phục vụ cho việc phân tích ra quyết định.

Tổ chức lưu trữ dữ liệu KTQT trên các tập tin là việc sắp xếp các tập tin lưu

trữ dữ liệu thành hai loại là tập tin nghiệp vụ và tập tin chính. Tập tin nghiệp vụ

chứa đựng các dữ liệu của sự kiện. Vì vậy, dữ liệu của tập tin nghiệp vụ sẽ gồm:

Ngày phát sinh sự kiện; nghiệp vụ phát sinh như bán hàng, mua hàng; các dữ liệu

khác liên quan đến sự kiện như số lượng, đơn giá,... Tập tin chính lưu trữ các dữ

liệu ít thay đổi về các đối tượng trong và ngoài hệ thống gồm các dữ liệu tham chiếu

như là tên khách hàng, địa chỉ, mã số thuế và các dữ liệu tổng hợp như là số dư. Các

tập tin lại được lưu trữ tiếp bằng 2 cách thức: (1) Lưu trữ trong bộ nhớ ngoài máy

tính (phần cứng, là hệ thống thiết bị điện tử có khả năng tổ chức và lưu trữ các tập

tin dữ liệu với khối lượng lớn. (2) Lưu trữ trên ứng dụng “đám mây” (Cloud). Lưu

trữ dữ liệu trên tập tin sẽ tránh sự trùng lắp dữ liệu, tăng khả năng kiểm soát dữ liệu.

Tuy nhiên, tính bảo mật cũng như sự an toàn của hệ thống mạng máy tính cần được

quan tâm.

1.2.4.2. Tổ chức xử lý, cung cấp thông tin kế toán quản trị

Thông tin KTQT được thiết lập để giúp cho các nhà quản trị đạt được các

mục tiêu quản lý của mình. Chính vì vậy, để thông tin KTQT đáp ứng nhu cầu của

nhà quản trị, xử lý thông tin KTQT sẽ được tổ chức dựa trên từng mục tiêu của các

nhà quản trị trong doanh nghiệp. Theo đó, tổ chức xử lý, cung cấp thông tin KTQT

theo mục tiêu quản lý sẽ bao gồm các nội dung sau: (1) Tổ chức xử lý dữ liệu KTQT

phục vụ xây dựng định mức và lập dự toán tổng thể, (2) Tổ chức xử lý dữ liệu KTQT

hỗ trợ kiểm soát thực hiện, (3) Tổ chức xử lý dữ liệu KTQT phục vụ kiểm tra, đánh

46

giá, (4) Tổ chức xử lý dữ liệu KTQT hỗ trợ ra quyết định, (5) Tổ chức cung cấp và

phản hồi thông tin KTQT. Dựa trên cơ sở dữ liệu đã được thu thập và hệ thống hóa,

mỗi một nội dung của tổ chức xử lý thông tin KTQT đều thực hiện theo quy trình ba

bước được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.4: Tổ chức xử lý dữ liệu KTQT

(Nguồn: Tự tổng hợp)

(1) Tổ chức xử lý dữ liệu KTQT phục vụ xây dựng định mức và lập dự

toán tổng thể

+ Tổ chức xử lý dữ liệu KTQT phục vụ xây dựng định mức

Định mức là quy định mang tính đúng đắn, hợp lý cần được tuân thủ, chấp

hành và được lấy làm căn cứ để thực hiện các hoạt động. Các doanh nghiệp sản xuất

thường xây dựng các định mức như là định mức chi phí, định mức sản lượng (sản

lượng hòa vốn), định mức doanh thu (doanh thu hòa vốn), định mức dự trữ.

Tùy thuộc vào từng loại định mức, bộ phận KTQT sẽ truy vấn các loại dữ

liệu khác nhau từ CSDL tập trung, tích hợp. Ví dụ, để xây dựng định mức chi phí,

các dữ liệu được truy vấn gồm có: số liệu định mức lượng tiêu chuẩn và định mức

giá của từng nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp; số liệu về các tiêu thức phân bổ

như số giờ công lao động, số giờ máy hoạt động. Các dữ liệu này đã được bộ phận

KTQT thu thập và hệ thống trong CSDL nhờ các bộ tài liệu do các phòng ban có

liên quan cung cấp. Cụ thể, bộ phận kỹ thuật sản xuất cung cấp dữ liệu về định mức

lượng nguyên vật liệu, định mức lượng nhân công, các số liệu tiêu thức phân bổ.

Phòng cung ứng vật tư cung cấp định mức giá nguyên vật liệu. Phòng nhân sự cung

cấp định mức giá nhân công trực tiếp. Hay là, để xây dựng định mức sản lượng và

doanh thu (điểm hòa vốn) cần truy vấn dữ liệu về định phí, biến phí theo từng loại

sản phẩm, số lượng sản phẩm hoàn thành, đơn giá bán của sản phẩm từ bộ phận

KTTC.

Những dữ liệu sau truy vấn sẽ được bộ phận KTQT sử dụng để xử lý bằng

các phương pháp tùy thuộc vào từng loại định mức.

Đối với định mức chi phí được xác định bằng phương pháp như sau:

Xác định các dữ liệu

cần được truy vấn

Xác định phương pháp

xử lý dữ liệu

Xác định thông tin

và báo cáo KTQT

47

Công thức tính định mức chi phí NVL trực tiếp

Công thức tính định mức chi phí NC trực tiếp

Định mức chi phí NC

một đơn vị sản phẩm = Định mức lượng NC x Định mức giá NC

Công thức tính định mức chi phí SXC trực tiếp

Định mức chi phí SXC

một đơn vị sản phẩm = Định mức biến phí SXC + Định mức định phí SXC

Định mức biến phí

SXC từng sản phẩm = Tiêu thức phân bổ x

Hệ số biến phí

SXC định mức

Định mức định phí

SXC từng sản phẩm = Tiêu thức phân bổ x

Hệ số định phí

SXC định mức

Trong đó

Hệ số biến phí SXC định mức

(Định mức giá biến phí SXC) =

Tổng biến phí SXC ước tính của phân xưởng

Tổng tiêu thức phân bổ

Hệ số định phí SXC định mức

(Định mức giá định phí SXC) =

Tổng định phí SXC ước tính của phân xưởng

Tổng tiêu thức phân bổ

Đối với định mức sản lượng và doanh thu được xác định bằng phương pháp

đó là:

Công thức tính sản lượng hòa vốn

Số dư đảm phí trên 1

đơn vị sản phẩm = Đơn giá bán - Biến phí đơn vị

Công thức tính doanh thu hòa vốn

Các dữ liệu qua xử lý sẽ được trình bày trên báo cáo định mức với các thông

tin bao gồm các dữ liệu truy vấn, cách tính và các kết quả sau xử lý các dữ liệu. Báo

Định mức chi phí NVL

một đơn vị sản phẩm = Định mức lượng NVL x Định mức giá NVL

Sản lượng hòa vốn = Tổng định phí

Số dư đảm phí trên 1 đơn vị sản phẩm

Doanh thu hòa vốn = Sản lượng hòa vốn x Đơn giá bán

48

cáo định mức không những giúp cho các nhà quản trị có cơ sở để chủ động sản xuất

ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn mà còn là căn cứ để lập dự toán đồng thời thấy

được các biến động ngoài định mức và các nguyên nhân ảnh hưởng từ đó kiểm soát

một cách hiệu quả.

+ Tổ chức xử lý dữ liệu KTQT phục vụ lập dự toán tổng thể:

Dự toán là sự kỳ vọng hoặc mong muốn của nhà quản lý về hoạt động sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Dự toán tổng thể là sự kết nối của tất cả các dự

toán bộ phận giúp bao quát để thống nhất toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh

trong doanh nghiệp. Dự toán tổng thể bao gồm hai nội dung chính là dự toán hoạt

động và dự toán tài chính trong đó dự toán hoạt động sẽ là cơ sở để lập dự toán tài

chính. Mỗi một nội dung lại chứa đựng các dự toán chi tiết theo từng chức năng có

liên kết chặt chẽ để đảm bảo tính thống nhất trong tổng thể. Các nội dung của dự

toán tổng thể được lập theo trình tự như sau:

Sơ đồ 1.5: Trình tự lập các nội dung trong dự toán tổng thể của doanh nghiệp

(Nguồn: Trương Bá Thanh, 2008) [24]

Dự

toán

hoạt

động

Dự

toán

tài

chính

Dự toán tiêu thụ

Dự toán sản xuất

Dự toán chi phí NC

trực tiếp

Dự toán

Hàng tồn kho

Dự toán chi phí NVL

trực tiếp

Dự toán chi phí

Sản xuất chung

Dự toán giá thành

sản xuất

Dự toán giá vốn

hàng bán

Dự toán chi phí

bán hàng

Dự toán chi phí

Quản lý DN

Dự toán báo cáo

KQKD

Dự toán bảng

CĐKT

Dự toán hoạt động

Tài chính

Dự toán báo cáo

LCTT Dự toán vốn

49

Dự toán tiêu thụ chính là nền tảng của dự toán tổng thể sẽ chi phối toàn bộ

các dự toán khác. Theo trình tự, mỗi nội dung dự toán được lập trước đó sẽ là nguồn

dữ liệu cho nội dung dự toán tiếp theo. Tổ chức xử lý dữ liệu KTQT phục vụ lập dự

toán tổng thể được thực hiện qua các bước sau:

Trước tiên, bộ phận KTQT cần truy vấn số liệu về khối lượng sản phẩm hàng

hóa bán ra dự toán theo tháng, theo quý hoặc theo năm từ bộ phận bán hàng thông

qua hệ thống CSDL tập trung. Đây là số liệu quan trọng để giúp lập dự toán doanh

thu và từ đó lập các dự toán khác trong doanh nghiệp. Ngoài ra, bộ phận KTQT truy

vấn các số liệu định mức, số liệu thực hiện của các chỉ tiêu kinh tế trong doanh

nghiệp qua nhiều kỳ. Các số liệu truy vấn này đã được bộ phận KTQT thu thập và

hệ thống trong CSDL nhờ các bộ tài liệu do bộ phận KTTC cung cấp.

Những dữ liệu được truy vấn sẽ tiếp tục được xử lý dựa trên các phương

pháp phân tích số liệu lịch sử và phương pháp tỷ lệ. Phương pháp phân tích số liệu

lịch sử là phương pháp dựa trên đánh giá và kinh nghiệm cũng như những phân tích

dữ liệu quá khứ về các hoạt động tương tự. Phương pháp tỷ lệ là phương pháp giúp

xác định dự toán dựa trên việc phân chia các gói công việc theo một tỷ lệ nào đó.

Dự toán tổng thể được phân loại thành hai dạng đó là dự toán tĩnh và dự toán linh

hoạt. Dự toán tĩnh là dự toán được xây dựng cho một mức hoạt động cụ thể. Dự

toán linh hoạt là dự toán được xây dựng có thể thay đổi theo mức độ hoạt động khác

nhau.

Cách thức xử lý dữ liệu cũng sẽ phụ thuộc vào mô hình dự toán mà doanh

nghiệp áp dụng. Mô hình đó có thể là dự toán từ trên xuống, dự toán từ dưới lên

hoặc là dự toán thỏa thuận. Mô hình dự toán từ trên xuống là các ước tính chỉ tiêu

dự toán sẽ được ấn định bởi các nhà quản trị cấp cao nhất và được phân bổ xuống

các cấp quản trị thấp hơn. Mô hình dự toán từ dưới lên sẽ có chiều ngược lại, nghĩa

là, số liệu dự toán sẽ được thực hiện từ cấp thấp nhất rồi được trình lên các cấp cao

hơn rồi đến cấp quản trị cao nhất. Mô hình dự toán thỏa thuận là các dự toán được

dự thảo từ cấp quản trị cao nhất. Sau đó các chỉ tiêu này sẽ được truyền xuống các

cấp quản lý trung gian rồi đến các cấp cơ sở. Bộ phận quản lý cấp cơ sở sẽ căn cứ

vào các chỉ tiêu ước tính và điều điện thực tế của mình để xác định các chỉ tiêu dự

toán nào có thể thực hiện được và các chỉ tiêu dự toán nào cần điều chỉnh tăng hoặc

giảm và tiến hành trình bày, phản hồi lại với cấp cao hơn.

50

Các thông tin về dự toán tiêu thụ, dự toán hàng tồn kho, dự toán sản xuất, dự

toán chi phí NVL trực tiếp, dự toán chi phí NC trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất

chung, dự toán giá thành sản xuất, dự toán chi phí bán hàng, dự toán chi phí quản lý

doanh nghiệp, dự toán giá vốn hàng bán, dự toán báo cáo kết quả HĐKD, dự toán

bảng CĐKT, dự toán báo cáo LCTT, dự toán hoạt động tài chính, dự toán vốn sẽ

được thể hiện trên báo dự toán bộ phận và báo cáo dự toán tổng thể của doanh

nghiệp. Các báo cáo dự toán sẽ được cung cấp cho các bộ phận chức năng có liên

quan giúp cho việc thực hiện tốt các dự toán đã được đề ra. Đồng thời, các báo cáo

dự toán sẽ là dữ liệu quan trọng để xử lý dữ liệu KTQT phục vụ kiểm tra, đánh giá.

(2) Tổ chức xử lý dữ liệu KTQT hỗ trợ kiểm soát thực hiện

Dữ liệu KTQT hỗ trợ kiểm soát thực hiện là những dữ liệu về quá trình và

kết quả kinh doanh thực tế phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp. Những dữ liệu này

bao gồm nhiều nội dung như là hỗ trợ kiểm soát chi phí, doanh thu, sản lượng, công

nợ, lợi nhuận,... trong đó, dữ liệu KTQT hỗ trợ kiểm soát chi phí luôn được các nhà

quản trị tại các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu, đặc biệt là đối với các doanh

nghiệp sản xuất. Đó là do, sản phẩm với chất lượng đáp ứng yêu cầu, giá thành hợp

lý sẽ dễ dàng cạnh tranh, góp phần thúc đẩy hàng hóa lưu thông, tăng lợi nhuận cho

doanh nghiệp. Chính vì vậy, các doanh nghiệp luôn tìm kiếm các biện pháp kiểm

soát tình hình thực hiện các chỉ tiêu chi phí để tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá

thành sản phẩm. Ở nội dung này, nghiên cứu sinh sẽ xem xét cụ thể vấn đề tổ chức

xử lý dữ liệu KTQT hỗ trợ kiểm soát chi phí hay chính là tổ chức xử lý dữ liệu xác

định chi phí. Việc tổ chức xử lý tốt thông tin xác định chi phí sẽ giúp có được

những thông tin chính xác để các nhà quản trị đưa ra được các quyết định chính xác

nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Cụ thể các bước tổ

chức xử lý dữ liệu xác định chi phí bao gồm:

Bước 1: Bộ phận KTQT sẽ truy vấn toàn bộ các dữ liệu về chi phí NVL trực

tiếp, chi phí NC trực tiếp và chi phí SXC đã thực hiện trong kỳ theo các tiêu thức

như là: sản phẩm sản xuất, phân xưởng sản xuất, đơn đặt hàng,… Bên cạnh đó, bộ

phận KTQT cũng truy vấn các tiêu thức phân bổ như: Số giờ lao động, diện tích

phân xưởng, số giờ máy,… Ngoài ra, các số liệu về khối lượng sản phẩm hoàn

thành, khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ cũng cần được truy vấn. Các

dữ liệu này được bộ phận KTQT thu thập và hệ thống trong cơ sở dữ liệu nhờ các

bộ tài liệu do bộ phận KTTC cung cấp vì bộ phận này có nhiệm vụ ghi chép các

51

nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp. Dựa trên dữ liệu được truy vấn này,

bộ phận KTQT sử dụng các phương pháp thích hợp để xử lý và xác định chi phí

một cách chính xác.

Bước 2: Bộ phận KTQT tiến hành xử lý các dữ liệu bằng cách lựa chọn và sử

dụng rất nhiều các phương pháp khác nhau. Phương pháp bình quân hoặc phương

pháp nhập trước xuất trước được sử dụng để tính sản lượng tương đương. Các

phương pháp xác định chi phí sản xuất gồm có: Phương pháp chi phí trực tiếp,

phương pháp chi phí thực tế, phương pháp chi phí thực tế kết hợp với tiêu chuẩn,

phương pháp chi phí tiêu chuẩn, phương pháp chi phí theo công việc (đơn đặt

hàng), phương pháp xác định giá phí theo quá trình sản xuất (căn cứ vào đặc điểm

sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm), phương pháp ABC, phương

pháp chi phí mục tiêu, phương pháp Kaizen. Nghiên cứu sinh sẽ lựa chọn một số

phương pháp xác định chi phí tiêu biểu, điển hình để trình bày trong nội dung luận

án.

Phương pháp xác định chi phí theo hoạt động (Phương pháp ABC)

Phương pháp xác định chi phí theo hoạt động là phương pháp KTQT chi phí

hiện đại được Copper và Kaplan giới thiệu vào năm 1988. Vào những năm 1990,

các nghiên cứu tập trung vào việc làm cách nào để tính toán chi phí thực tế của công

ty theo các hoạt động. Sau năm 2000, phương pháp chi phí theo hoạt động được đón

nhận và ứng dụng rộng rãi ở nhiều doanh nghiệp của các nước phương tây như Anh,

Mỹ,… Mặc dù không phải không có những hạn chế nhưng phương pháp này cũng

đã mang lại những lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp khi vận dụng nó thành công.

Phương pháp ABC tập hợp toàn bộ chi phí trong quá trình sản xuất trên các tài

khoản, mỗi tài khoản là một hoạt động. Từ đó phân bổ các chi phí theo hoạt động

này vào từng sản phẩm, dịch vụ theo các tiêu thức phân bổ thích hợp. Các khoản chi

phí gián tiếp này được phân bổ vào giá thành sản xuất cùng với chi phí nguyên vật

liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp

Các bước thực hiện chi phí mục tiêu được thể hiện qua sơ đồ sau:

52

Sơ đồ 1.6: Các bước thực hiện phương pháp chi phí ABC

(Nguồn: PrinciplesofAccounting.com)[36]

Phương pháp chi phí mục tiêu

Phương pháp chi phí mục tiêu là phương pháp KTQT chi phí hiện đại phát

triển ở giai đoạn cao nhất và hiện đang còn khá mới mẻ. Chi phí mục tiêu bắt nguồn

từ Nhật Bản vào năm 1963 với tên nguyên thủy là “Genka Kikaku”. Sau này được

dịch ra tiếng anh là Target Costing có nghĩa là chi phí mục tiêu và được sử dụng

rộng rãi trên toàn thế giới. Phương pháp chi phí mục tiêu được hiểu là một quá trình

phối hợp của tất cả các bộ phận chức năng của doanh nghiệp hướng tới mục tiêu cắt

giảm chi phí. Điều này sẽ mang lại cho doanh nghiệp lợi nhuận như mong muốn

trong điều kiện thị trường cạnh tranh. Trong xu thế cạnh tranh hiện nay, doanh

nghiệp khó có thể độc quyền trong việc xác lập giá hay tăng giá một cách tùy ý. Thị

trường sẽ quyết định đến giá của sản phẩm. Chính vì vậy, để đạt được lợi nhuận như

mong muốn, doanh nghiệp không còn cách nào khác là phải cắt giảm chi phí sản

phẩm. Phương pháp chi phí mục tiêu hướng tới việc cắt giảm chi phí ở giai đoạn

đầu của chu kỳ sản phẩm. Các nhà quản trị sẽ phải nghiên cứu thay đổi thiết kế,

thay đổi nguyên vật liệu, thay đổi tính năng sản phẩm nhằm giảm chi phí. Điều này

sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc chi phí của sản phẩm và tính năng đáp ứng yêu cầu thị

trường.

Các bước thực hiện chi phí mục tiêu được thể hiện qua sơ đồ sau:

Quá trình

nghiên cứu

Các hoạt động

Các loại chi phí

Đối tượng

chịu phí

Lưu trữ

thông tin

Xác định các

hoạt động

Xác định

các chi phí

Phân bổ chi phí

Những CP không

được phân bổ

Theo dõi mục

tiêu chi phí

Phân bổ cho

các hoạt động

53

Sơ đồ 1.7: Các bước thực hiện phương pháp chi phí mục tiêu

(Nguồn: Lisa M. Ellram, 1999)[49]

Thông tin từ bộ phận

Marketing SP Thông tin từ khách hàng

Các điều kiện cạnh

tranh của thị trường Thông tin từ khách hàng

Các điều kiện cạnh

tranh của thị trường

Quản trị kế hoạch đầu

vào/kế hoạch chiến lược

Quản trị các yếu tố

đầu vào/nhà cung cấp Chế tạo/Nghiên cứu và

phát triển đầu vào

Quản trị các

yếu tố đầu vào R&D/Thiết kế

Đặc tính của sản

phẩm/dịch vụ theo nhu

cầu thị trường

Chi phí mục tiêu = Giá bán mục tiêu – Mức LN biên mong muốn

Giá bán mục tiêu

Mức lợi nhuận biên

mong muốn

Phân tích chi phí cho

từng loại nguyên liệu/linh

kiện

CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ

CHI PHÍ

- Phát triển nhà cung cấp

- Thay đổi thiết kế

- Thay đổi nguyên vật liệu

- Thay đổi tính năng sản phẩm

- Cân nhắc việc cắt giảm chi phí

Nhà cung cấp

Marketing

Sản xuất

Đạt được tổng chi phí

mục tiêu

Quá trình cải tiến

liên tục (Kaizen)

54

Phương pháp chi phí Kaizen

Phương pháp chi phí Kaizen là phương pháp được khởi xướng tại đất nước

Nhật Bản và có sự phát triển mạnh mẽ từ năm 1950 đến năm 1980. Kaizen là từ

tiếng nhật có nghĩa là cải tiến cho tốt hơn và cải tiến không ngừng. Theo Channon,

phương pháp Kaizen là một chiến lược hoàn thiện liên tục quá trình làm việc của

người lao động trong một tổ chức, điều này có nghĩa là từng người lao động phải

thực hiện công việc của mình và làm cho nó tốt hơn. Phương pháp Kaizen hướng

tới việc cắt giảm chi phí xuống thấp hơn chi phí định mức bằng cách các nhà quản

trị sẽ phải tác động đến nhận thức của người lao động trong quá trình làm việc. Để

cắt giảm chi phí, cần nâng cao chất lượng hoạt động nhân lực, có nghĩa là, người lao

động sẽ cố gắng loại bỏ các thao tác thừa, gây lãng phí, đồng thời sẽ phải tăng hiệu

quả làm việc nhóm. Các bước thực hiện chi phí Kaizen được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.8: Các bước thực hiện chi phí Kaizen

(Nguồn: IFS, 2001)[37]

Bước 3: Bộ phận KTQT cung cấp thông tin đầu ra của quy trình xử lý dữ liệu

KTQT xác định chi phí. Các thông tin này được trình bày trên báo báo sản xuất gồm

có các số liệu về khối lượng sản phẩm hoàn thành, dở dang đầu kỳ và cuối kỳ theo

từng sản phẩm, số liệu về tổng chi phí sản xuất và chi phí đơn vị theo từng sản

phẩm. Báo cáo sản xuất sẽ giúp cho các nhà quản trị có căn cứ để định giá bán sản

Uớc lượng chi phí

Các hoạt

động cần

phải làm

Đầu tư

Tiết kiệm

Sản lượng

Thời gian

Chi phí/

Lợi nhuận Các

phương

pháp

Hiểu biết về

nguồn lực

Chênh

lệch

Chênh

lệch

Hủy bỏ

Cảnh báo dừng lại/

Tiếp tục

Tổng CP – CP Kaizen =

Chênh lệch

Thu hẹp Điều chỉnh

55

phẩm đồng thời theo dõi chi tiết được từng khoản mục chi phí từ đó kiểm soát chi

phí một cách hiệu quả.

(3) Tổ chức xử lý dữ liệu KTQT phục vụ kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện là một biện pháp giúp kiểm soát hoạt

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc kiểm tra, đánh giá sẽ làm sáng tỏ

mức độ đạt được và chưa đạt được của các chỉ tiêu. Nhận thức được vấn đề đã đạt

được để không ngừng phát huy chúng đồng thời phát hiện ra các sai sót cùng những

nguyên nhân tác động để có biện pháp khắc phục và hoàn thiện. Tổ chức xử lý dữ

liệu KTQT phục vụ kiểm tra, đánh giá được thực hiện qua các bước sau:

Các dữ liệu cần được truy vấn từ cơ sở dữ liệu để xử lý dữ liệu KTQT phục

vụ kiểm tra, đánh giá là số liệu dự toán và số liệu thực hiện của các chỉ tiêu kinh tế

qua các kỳ trong doanh nghiệp. Các số liệu dự toán, thực hiện do bộ phận KTQT

lập dự toán tính toán và cung cấp.

Để kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện, trước tiên bộ phận KTQT sẽ đánh

giá sự biến động của các chỉ tiêu qua các kỳ bằng cách sử dụng phương pháp so

sánh để tính toán chênh lệch tăng giảm, phần trăm tăng giảm, phần trăm hoàn thành,

tốc độ phát triển, tỷ trọng. Tiếp theo đó, bộ phận KTQT tìm hiểu và xác định các

yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động trên bằng cách sử dụng các phương pháp gồm

phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp cân đối. Ngoài ra, bộ phận KTQT

cũng cần đề xuất các phải pháp để góp phần nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp.

Kết quả của xử lý dữ liệu ở nội dung này sẽ giúp tạo ra các thông tin hữu ích

phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá. Các thông tin đó bao gồm các thông tin về sự

biến động của các chỉ tiêu kinh tế qua các kỳ, các thông tin về các yếu tố ảnh hưởng

đến sự biến động của các chỉ tiêu phân tích. Các thông tin trên sẽ được thể hiện trên

các báo cáo phân tích tình hình thực hiện bao gồm báo cáo phân tích biến động và

báo cáo phân tích các yếu tố ảnh hưởng. Các báo cáo này sẽ được cung cấp cho các

nhà quản trị các cấp theo định kỳ hoặc đột xuất tùy theo yêu cầu của nhà quản trị.

(4) Tổ chức xử lý dữ liệu KTQT hỗ trợ ra quyết định

Các nhà quản trị trong doanh nghiệp luôn phải đối mặt với nhiều phương án

kinh doanh cũng như các vấn đề phát sinh cần phải đưa ra quyết định chính xác và

kịp thời. Các quyết định được chia thành hai loại là quyết định ngắn hạn và quyết

56

định dài hạn. Quyết định ngắn hạn góp phần làm tăng giá trị cho doanh nghiệp như

là quyết định loại bỏ hay ngừng sản xuất một bộ phận, một sản phẩm; quyết định tự

sản xuất hay mua ngoài; quyết định giá bán; quyết định về mức dự trữ hàng tồn

kho; quyết định cho vay,.... Quyết định dài hạn góp phần đạt được các mục tiêu

chiến lược của doanh nghiệp như là quyết định mua sắm máy móc thiết bị mới;

quyết định thay thế, cải tạo máy móc, thiết bị mới; quyết định đầu tư, mở rộng sản

xuất,…. Mỗi một lựa chọn sai có thể khiến cho doanh nghiệp lâm vào khó khăn,

khủng hoảng dẫn đến phá sản. Ngược lại, những quyết định đúng đắn sẽ thúc đẩy

doanh nghiệp phát triển và ngày càng nâng cao vị thế của mình. Chính vì vậy, bộ

phận KTQT cần có một quy trình để phân tích phục vụ cho việc ra các quyết định

của các nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp. Tổ chức xử lý thông tin hỗ trợ ra

quyết định được thực hiện qua các bước sau:

Dữ liệu cần truy vấn đối với quy trình xử lý thông tin KTQT hỗ trợ ra quyết

định bao gồm các dữ liệu nhằm xử lý để phục vụ cho các quyết định ngắn hạn và

các quyết định dài hạn. Để ra các quyết định ngắn hạn, bộ phận KTQT truy vấn các

số liệu về sản lượng, doanh thu, chi phí, lợi nhuận,… có liên quan đến các phương

án kinh doanh. Các dữ liệu về dòng tiền, vốn, tài sản, lãi suất, khấu hao cũng sẽ

được thu thập để phục vụ cho việc xử lý để ra các quyết định dài hạn. Hầu hết các

dữ liệu này do bộ phận KTTC cung cấp.

Các dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được xử lý bằng các phương pháp thích

hợp. Đối với quy trình phân tích phục vụ ra quyết định, các phương pháp được sử

dụng để đưa ra các quyết định ngắn hạn, gồm có: Phương pháp phân tích thông tin

thích hợp; phương pháp phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng, lợi nhuận;

phương pháp định giá toàn bộ; phương pháp định giá trực tiếp; phương pháp

phương trình tuyến tính. Các phương pháp được sử dụng để ra các quyết định dài

hạn, gồm có: Phương pháp hiện giá thuần; phương pháp kỳ hoàn vốn; phương pháp

tỷ lệ sinh lời.

Thông tin đầu ra của quy trình xử lý thông tin KTQT hỗ trợ ra quyết định

được trình bày trên các báo cáo đơn lẻ gắn liền với mỗi loại quyết định mà nhà quản

trị cần phải đưa ra. Ví dụ, để ra quyết định tự sản xuất hay mua ngoài thì sẽ có báo

cáo phân tích phục vụ ra quyết định tự sản xuất hay mua ngoài. Để ra quyết định về

mua sắm hay thuê mướn TSCĐ thì sẽ có báo cáo phân tích phục vụ ra quyết định

mua sắm hay thuê mướn TSCĐ. Như vậy, quy trình phân tích phục vụ ra quyết định

57

sẽ cung cấp rất nhiều các báo cáo khác nhau để giúp các nhà quản trị đưa ra các

quyết định ngắn hạn cũng như quyết định dài hạn của mình.

(5) Tổ chức cung cấp thông tin KTQT

Các thông tin và báo cáo KTQT sau khi được xử lý cần phải cung cấp cho

đúng đối tượng có nhu cầu và đúng thời điểm. Có như vậy, thông tin mới trở nên

hữu ích, giúp cho nhà quản trị ra quyết định đúng đắn và kịp thời. Tổ chức cung cấp

và phản hồi thông tin KTQT được thực hiện gồm 4 bước, thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.9: Tổ chức cung cấp thông tin KTQT

(Nguồn: Tự tổng hợp)

Xác định đối tượng và thời điểm cung cấp thông tin KTQT:

Đối tượng sử dụng thông tin KTQT là các nhà quản trị các cấp trong doanh

nghiệp bao gồm các nhà quản trị cấp cơ sở, các nhà quản trị cấp trung và các nhà

quản trị cấp cao.

Các nhà quản trị cấp cơ sở cần những thông tin KTQT rất chi tiết và chính

xác và liên tục (thông tin tác nghiệp) nhằm giúp điều hành hoạt động hàng ngày và

nâng cao hiệu suất của công việc. Chính vì vậy, thời điểm cung cấp thông tin KTQT

tác nghiệp là thường xuyên theo ngày hay theo tuần. Những thông tin này thường

liên quan đến định mức chi phí, xác định chi phí, lập dự toán, tình hình thực hiện

các chỉ tiêu kinh tế. Các nhà quản trị cấp trung có nhu cầu đối với những thông tin

KTQT tổng hợp, đều đặn theo kỳ (thông tin chiến thuật) nhằm quản lý theo chức

năng và cải tiến hiệu quả của công việc. Do đó, các thông tin chiến thuật cần được

cung cấp định kỳ theo tháng, theo quý. Đó là những thông tin về phân tích nhằm

kiểm tra, đánh giá và hỗ trợ ra các quyết định quản lý. Các nhà quản trị cấp cao

quan tâm đến những thông tin KTQT khát quát và mang tính dự đoán (thông tin

chiến lược) giúp hoạch định cũng như cải tiến chiến lược của tổ chức. Thời điểm

cung cấp thông tin là định kỳ theo năm.

Bên cạnh đó, các nhà quản trị các cấp cũng cần đến các thông tin KTQT để

xử lý các tình huống đột xuất, bất thường trong doanh nghiệp. Chính vì vậy, thời

Xác định đối tượng

và thời điểm

cung cấp

thông tin KTQT

Xác định hình thức

cung cấp

thông tin KTQT

Xác định quy trình

phản hồi

thông tin KTQT

58

điểm cung cấp các báo cáo theo yêu cầu hoặc báo cáo ngoại lệ này sẽ không được

xác định cụ thể mà phụ thuộc vào thời điểm tình huống diễn ra.

Xác định hình thức cung cấp thông tin KTQT

Áp dụng hình thức nào để cung cấp thông tin KTQT cho các đối tượng sử

dụng là vô cùng quan trọng vì nó giúp cho thông tin KTQT được cung cấp nhanh

chóng và kịp thời từ đó nâng cao chất lượng của thông tin KTQT phục vụ cho việc

kiểm tra, đánh giá và ra các quyết định. Trong giai đoạn hiện nay, các hình thức

cung cấp thông tin KTQT có mối quan hệ với cơ sở hạ tầng CNTT mà doanh

nghiệp hiện đang áp dụng.

Hình thức cung cấp thông tin KTQT thông qua hệ thống báo cáo truyền

thống được sử dụng đối với các doanh nghiệp áp dụng cơ sở hạ tầng CNTT ở mức

độ xử lý dữ liệu. Lúc này, hệ thống phần cứng, phần mềm, hệ thống mạng sẽ được

sử dụng ở các khâu thu thập và xử lý các dữ liệu. Khâu cung cấp thông tin sẽ được

thực hiện bằng hệ thống các báo cáo được in ra giấy và chuyển đến các đối tượng sử

dụng thông tin.

Hình thức cung cấp thông tin KTQT thông qua hệ thống tích hợp được sử

dụng đối với các doanh nghiệp áp dụng cơ sở hạ tầng CNTT ở mức độ cung cấp

thông tin. Có nghĩa là, hệ thống phần cứng, phần mềm, hệ thống mạng không những

được sử dụng để thu thập, xử lý dữ liệu mà còn được tận dụng để cung cấp các

thông tin mà các nhà quản trị cần dựa trên việc phân quyền truy cập hệ thống.

Xác định quy trình phản hồi thông tin KTQT

Trong HTTT, thông tin phản hồi (feedback) là kết quả đầu ra được sử dụng

để thực hiện những thay đổi đối với các hoạt động nhập liệu và hoạt động xử lý của

hệ thống. Nếu có lỗi hay có vấn đề đối với đầu ra thì cần thực hiện việc hiệu chỉnh

dữ liệu đầu vào hoặc thay đổi một tiến trình công việc (Trần Thị Song Minh, 2012)

[23]. Như vậy, thông tin phản hồi nhằm hướng tới tương lai vì những kết quả do hệ

thống cung cấp trong quá khứ không thể thay đổi được.

59

Sơ đồ 1.10: Quy trình phản hồi thông tin KTQT

(Nguồn: Tự tổng hợp)

Để tổ chức phản hồi thông tin KTQT, trước tiên KTQT phải tiến hành thu

thập những đánh giá chất lượng thông tin KTQT từ người sử dụng thông tin là các

nhà quản trị trong doanh nghiệp. Những đánh giá này nên được thực hiện thông qua

bảng khảo sát và được thực hiện định kỳ theo quý hoặc theo năm. Dựa vào kết quả

khảo sát, bộ phận KTQT phân tích và tìm ra các nguyên nhân đối với những thông

tin chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà quản trị. Nếu các nguyên nhân xuất phát từ

phía những người vận hành hệ thống như là KTQT ghi chép sai và xử lý chưa đúng

trình tự thì bản thân doanh nghiệp phải có biện pháp xử lý phù hợp. Nếu các nguyên

nhân xuất phát từ phía nhà cung cấp hệ thống thì nhà cung cấp hệ thống phải tiến

hành điều chỉnh, nâng cấp nhằm cải thiện hệ thống.

Sau những quyết định chưa mang tới sự thành công của các nhà quản trị thì

những thông tin phản hồi từ họ cho hệ thống là thật sự cần thiết. Sự phản hồi này

cần chứa đựng cả những thành tựu mà hệ thống mang lại và những vấn đề còn tồn

tại cần giải quyết. Thông qua những thông tin phản hồi sẽ giúp cho các nhân viên có

thể nhận thức rõ được những gì mà các nhà quản trị mong muốn để từ đó kích thích

họ tìm ra qui trình thu thập, xử lý và cung cấp thông tin một cách hiệu quả nhất. Lúc

đó cần có sự can thiệp để hoàn thiện hệ thống từ đó cung cấp thông tin hữu ích giúp

nhà quản trị có thể đưa ra được các quyết định đúng đắn và kịp thời. Với thông tin

phản hồi này, kết quả do HTTT mang lại sẽ hữu ích hơn rất nhiều (K.A.Merchant,

1982). [47]

Đo lường

Sự can thiệp

Những hiểu biết về

cách thức để có

được hệ thống tốt

Đầu vào Xử lý Những kết quả

(Đầu ra)

So sánh,

Phân tích,

Phản hồi

Những kết quả

mong muốn

60

1.2.4.3. Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống thông tin kế toán

quản trị

Trong thời đại CNTT bùng nổ như hiện nay, CNTT đã trở thành hệ thống

phương tiện hỗ trợ đắc lực không thể thiếu và có ảnh hưởng rất lớn đến cách thức

vận hành HTTT KTQT trong doanh nghiệp. Việc tổ chức ứng dụng CNTT tốt có

vai trò rất quan trọng để đảm bảo hệ thống thu thập, xử lý và cung cấp thông tin một

cách chính xác và nhanh chóng cho các nhà quản trị trong doanh nghiệp. Tổ chức

ứng dụng CNTT được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.11: Tổ chức ứng dụng CNTT trong HTTT KTQT

(Nguồn: Tự tổng hợp)

Lựa chọn và cài đặt các loại ứng dụng CNTT

Để giúp nâng cao hiệu quả của HTTT KTQT, hầu hết các doanh nghiệp Việt

Nam đều ứng dụng CNTT nhưng ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào quy mô,

nhu cầu thực tế tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đứng trước cuộc cách mạng công

nghiệp 4.0, nhiều công nghệ mới được ra đời đòi hỏi doanh nghiệp cần có sự tiếp

cận và nắm bắt những cơ hội để HTTT KTQT có thể đáp ứng tốt hơn yêu cầu thông

tin của các nhà quản trị.

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều ứng dụng CNTT có

thể hỗ trợ đắc lực cho việc thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin trong

HTTT KTQT như là:

- Các thiết bị máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh với

phần mềm hệ thống tương thích có kết nối mạng: Các thiết bị này sẽ dần thay thế

hoàn toàn các loại máy tính để bàn vì sự tiện ích mà nó đem lại. Những loại thiết bị

này có hình thức gọn nhẹ đồng thời giúp thu thập, xử lý và cung cấp thông tin bất

cứ khi nào và ở bất cứ đâu.

- Các phần mềm ứng dụng chuyên biệt như là phần mềm hoạch định nguồn

nhân lực ERP (Enterprise Resource Planning): Phần mềm ERP hiện đang là xu

hướng và giải pháp giúp nâng cao hiệu quả công việc trong các doanh nghiệp. Bên

cạnh các phần mềm được sử dụng khá phổ biến trong HTTT KTQT như là phần

Hướng dẫn

vận hành

ứng dụng

CNTT

Đánh giá

ứng dụng

CNTT

Lựa chọn và

cài đặt ứng

dụng CNTT

61

mềm tin học văn phòng Excel, phần mềm kế toán thì phần mềm ERP là phần mềm

có những ưu thế vượt trội đó là phần mềm này có khả năng tích hợp các dữ liệu

thuộc các phân hệ quản lý khác nhau trong doanh nghiệp, từ đó có thể dễ dàng chia

sẻ thông tin và phối hợp với nhau trong công việc. Nhờ có hệ thống phần mềm

ERP, bộ phận KTQT có thể dễ dàng thu thập dữ liệu phục vụ cho việc xử lý và cung

cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng.

- Điện toán đám mây (Cloud Computing): Ứng dụng này hiện đang là xu thế

công nghệ tất yếu được sử dụng để lưu trữ tất cả các tài nguyên, thông tin và phần

mềm, đồng thời chia sẻ và cung cấp cho các máy tính, thiết bị, người dùng dưới

dạng dịch vụ. Thông qua điện toán đám mây, các dữ liệu, thông tin KTQT sẽ được

lưu trữ, cập nhật và chia sẻ một cách nhanh chóng và dễ dàng.

- Mạng viễn thông thế hệ thứ 4, thứ 5 (4G, 5G): Mạng 4G, 5G được ứng

dụng trong HTTT KTQT sẽ mang lại tốc độ vượt trội trong việc truyền dẫn dữ liệu,

thông tin. Internet 4G, 5G được mong đợi là nền tảng mạng không dây kết nối mọi

nơi, vượt qua các rào cản về mặt không gian và thời gian. Với việc ứng dụng mạng

4G, 5G, tốc độ truyền tin trong HTTT KTQT sẽ càng cao, thời gian truyền tin càng

được rút ngắn giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định kịp thời sẽ mở ra nhiều cơ hội

phát triển kinh doanh cho các doanh nghiệp.

Các loại ứng dụng mà doanh nghiệp lựa chọn sẽ được các nhà cung cấp ứng

dụng CNTT cài đặt để có thể vận hành một cách hiệu quả.

Hướng dẫn vận hành CNTT

Để các ứng dụng CNTT có thể mang lại hiệu quả tốt nhất thì việc hướng dẫn

vận hành ứng dụng CNTT là hết sức cần thiết. Việc đào tạo, tập huấn sử dụng các

ứng dụng CNTT mới, tân tiến cần được triển khai ở các bộ phận có liên quan bao

gồm cả bộ phận trực tiếp vận hành hệ thống và bộ phận sử dụng thông tin do hệ

thống cung cấp. Để công tác hướng dẫn vận hành CNTT đạt được hiệu quả cần chú

ý một số vấn đề như sau:

- Phân loại đối tượng liên quan tới CNTT để xây dựng nội dung, nhu cầu cần

đào tạo cho phù hợp, tránh tình trạng đào tạo tràn lan mất nhiều thời gian và kinh

phí mà vẫn không có hiệu quả.

62

- Xây dựng lộ trình, thời gian, địa điểm tổ chức hướng dẫn phù hợp: Hướng

dẫn ngắn hạn, dài hạn; tại chỗ hay cử đi học phù hợp với điều kiện cụ thể của từng

loại ứng dụng CNTT

- Xây dựng tài liệu hướng dẫn chi tiết, rõ ràng để người sử dụng các ứng

dụng CNTT có thể tự thực hành các thao tác khi không có mặt người hướng dẫn

Đánh giá các ứng dụng CNTT

Việc vận hành các ứng dụng CNTT được chia làm hai giai đoạn là vận hành

thử nghiệm và vận hành chính thức.

Các ứng dụng CNTT trong HTTT KTQT cần có thời gian vận hành thử

nghiệm bằng các phiên bản dùng thử áp dụng với các dữ liệu của doanh nghiệp.

Qua quá trình chạy thử nghiệm sẽ đánh giá chính xác hơn các ưu nhược điểm của

các loại CNTT để từ đó điều chỉnh cho hợp lý. Sau khi các ứng dụng CNTT được

chỉnh sửa phù hợp với yêu cầu thực tế tại doanh nghiệp thì các ứng dụng sẽ được

chính thức khai khác sử dụng.

Mặc dù đã có những bước khảo sát đánh giá CNTT trong bước thử nghiệm,

tuy nhiên trong một thời gian ngắn không thể phát hiện ra các lỗi tiềm tàng mà cần

phải một thời gian sử dụng với những tình huống phát sinh thực tế thì các hạn chế

cũng như các lỗi hệ thống mới xuất hiện. Những đánh giá CNTT trong quá trình sử

dụng chính thức sẽ giúp cho HTTT KTQT được khắc phục và nâng cấp để đáp ứng

tốt hơn nhu cầu thông tin của nhà quản trị.

1.2.4.4. Tổ chức kiểm soát hệ thống thông tin kế toán quản trị

Tổ chức kiểm soát HTTT KTQT là thiết lập các chính sách và thủ tục để đảm

bảo hệ thống hoạt động an toàn và hiệu quả, và các quy định, luật lệ được tuân thủ.

Tổ chức kiểm soát HTTT KTQT được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.12: Tổ chức kiểm soát HTTT KTQT

(Nguồn: Tự tổng hợp)

Xác định các tài liệu và thủ tục kiểm soát HTTT KTQT

Xác định các

nội dung kiểm soát

HTTT KTQT

Xác định tài liệu

và thủ tục kiểm

soát HTTT KTQT

Xác định các

chính sách kiểm

soát HTTT KTQT

63

Để có thể vận hành HTTT KTQT thì cần phải có tài liệu và thủ tục hướng

dẫn để nêu rõ quy trình thực hiện từng bước. Tài liệu và thủ tục càng đầy đủ và chi

tiết thì người sử dụng hệ thống sẽ càng ứng dụng một cách thành thạo, tránh những

sai sót trong các quy trình phát triển, bảo trì, vận hành hệ thống. Các tài liệu và thủ

tục cần thiết của HTTT KTQT gồm có: (1) Các báo cáo mô tả và lưu đồ trình bày

hệ thống và chương trình; (2) Tài liệu hướng dẫn sử dụng hệ thống (Nguyễn Thế

Hưng, 2008) [11]

Xác định các nội dung kiểm soát HTTT KTQT

HTTT KTQT mang lại rất nhiều lợi ích nhưng bên cạnh đó cũng tiềm ẩn các

rủi ro mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt như phá hủy, ăn cắp, sửa chữa các thông tin

gây thiệt hại cho các doanh nghiệp. Để ngăn chặn và giảm thiểu các rủi ro, doanh

nghiệp cần xác định các nội dung kiểm soát bao gồm (Trần Thị Song Minh, 2012)

[21]

+ Kiểm soát quá trình triển khai hệ thống: Là việc kiểm soát nhằm đảm bảo

rằng hệ thống được triển khai theo đúng quy trình

+ Kiểm soát phần mềm: Là việc kiểm soát nhằm ngăn chặn việc truy cập,

xâm nhập sử dụng trái phép vào các chương trình phần mềm của hệ thống

+ Kiểm soát phần cứng: Là việc kiểm soát nhằm đảm bảo tính an toàn của

phần cứng, tránh những hiểm họa như cháy, ẩm mốc,…

+ Kiểm soát an toàn dữ liệu: Là việc kiểm soát các hoạt động khai thác dữ

liệu của hệ thống nhằm tránh những ngăn chặn các hoạt động trái phép như phá

hủy, sửa chữa dữ liệu.

+ Kiểm soát hành chính: Là việc kiểm soát nhằm đảm bảo các chính sách

kiểm soát được tuân thủ đầy đủ.

Xác định chính sách kiểm soát HTTT KTQT

Chính sách kiểm soát là những quy định về những gì được phép và không

được phép thực hiện, những khen thưởng và hình thức xử phạt đối với đóng góp và

những vi phạm các quy định đã được đề ra. Chính sách kiểm soát HTTT KTQT

phải bao gồm các nội dung cơ bản:

+ Chính sách kiểm soát về an toàn thông tin

+ Chính sách kiểm soát về an toàn thiết bị

(Trần Thị Song Minh, 2012) [22]

64

1.2.4.5. Tổ chức nhân lực hệ thống thông tin kế toán quản trị

Nguồn nhân lực là một trong năm yếu tố cấu thành của HTTT KTQT và

được coi là yếu tố quyết định đến sự thành công của hệ thống. Nguồn nhân lực

trong HTTT KTQT chính là những người có liên quan đến việc vận hành và khai

thác dữ liệu thông tin từ hệ thống. Tổ chức nhân lực trong HTTT KTQT được thể

hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.13: Tổ chức nhân lực HTTT KTQT

(Nguồn: Tự tổng hợp)

Xác định mô hình tổ chức bộ máy KTQT

Mô hình tổ chức KTTC và KTQT tách biệt:

Đây là mô hình mà mặc dù kế toán tài chính và KTQT vẫn có sự tương tác

với nhau nhưng công việc thực hiện lại tách biệt với nhau. Thuộc bộ phận KTTC,

nhân viên sẽ được bố trí làm nhiệm vụ thu thập và xử lý thông tin nhằm phục vụ

cho việc lập báo cáo tài chính và cung cấp chủ yếu cho các đối tượng ở bên ngoài

doanh nghiệp. Thuộc bộ phận KTQT, các nhân viên có nhiệm vụ thu thập và xử lý

thông tin nhằm phục vụ cho việc lập báo cáo KTQT và cung cấp thông tin cho các

đối tượng là các nhà quản lý bên trong doanh nghiệp. Như vậy, với mô hình này,

nhân viên KTQT sẽ thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lý và cung cấp thông tin liên

quan đến cho các nhà quản trị bên trong doanh nghiệp thông qua các báo cáo

KTQT.

Sơ đồ 1.14: Mô hình kế toán tài chính và KTQT tách biệt

Kế toán trưởng

Kế toán tài chính Kế toán quản trị

Ghi nhận thông

tin KTTC và lập

BCTC

Bộ phận

KTQT

hỗ trợ

kiểm

soát CP

Bộ phận

KTQT

phục vụ

dự toán

tổng thể

Bộ phận

KTQT

phục vụ

kiểm tra,

đánh giá

Bộ phận

KTQT

hỗ trợ ra

quyết

định

Xác định nhân sự

thực hiện

Xác định mô hình

tổ chức bộ máy

KTQT

Phân công

lao động

65

Mô hình tổ chức KTTC và KTQT kết hợp:

Đây là mô hình KTTC và KTQT sẽ kết hợp với nhau ở tất cả các phần hành

kế toán. Theo đó, kế toán viên sẽ được bố trí theo phần hành kế toán nào sẽ thực

hiện cả nội dung KTTC và nội dung KTQT. Cụ thể, đối với kế toán được bố trí làm

phần hành nào sẽ thực hiện tất cả các công việc lần lượt từ thu thập, ghi chép, tổng

hợp, phân tích, cung cấp thông tin liên quan đến phần hành đó trên cả báo cáo tài

chính cũng như báo cáo đặc biệt cung cấp cho nhà quản trị, rồi đến tư vấn ra quyết

định.

Sơ đồ 1.15: Mô hình KTTC và KTQT kết hợp

(Nguồn: Tự tổng hợp)

Mô hình tổ chức KTTC và KTQT hỗn hợp:

Mô hình hỗn hợp được xây dựng bằng cách những phần hành nào có tính

tương đồng thì giữa KTTC và KTQT thì sẽ áp dụng mô hình kết hợp, lúc này nhân

viên sẽ làm đồng thời cùng lúc công việc của KTQT và KTTC, còn những phần

hành có sự khác biệt sẽ được tổ chức theo mô hình tách rời, lúc này nhân viên sẽ

được phân chia cụ thể công việc liên quan đến KTTC và KTQT.

Sơ đồ 1.16: Mô hình kế toán tài chính và KTQT hỗn hợp

Kế toán trưởng

Kế toán tài chính Kế toán quản trị

Bộ phận

kế toán

chi phí

Bộ phận

kế toán

doanh thu

Bộ phận

kế toán

khác

Bộ phận

kế toán

tổng hợp

Bộ phận

kế toán

tồn kho

Kế toán trưởng

Kế toán tài chính Kế toán quản trị

Bộ phận

chuyên về KTTC

Bộ phận kết hợp

KTTC và KTQT

Bộ phận

chuyên về KTQT

66

Dù áp dụng theo bất kỳ mô hình nào thì bộ máy KTQT vẫn cần phải có sự

phối hợp, liên kết với các bộ phận khác trong doanh nghiệp để tạo nên HTTT

KTQT.

Sơ đồ 1.17: Mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng trong HTTT KTQT

(Nguồn: Tự tổng hợp)

Các cá nhân và bộ phận trong HTTT KTQT không làm việc độc lập với nhau

mà có sự phối hợp chặt chẽ để thực hiện mục tiêu chung của hệ thống.

Giữa bộ phận KTQT và bộ phận, phòng ban khác trong doanh nghiệp như là

phòng bán hàng, phòng nhân sự, phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch có mối quan hệ

trong việc cung cấp và thu nhận dữ liệu. Trong mối quan hệ này, các phòng ban có

nhiệm vụ cung cấp dữ liệu. Bộ phận KTQT sẽ thu nhận dữ liệu và tiến hành ghi

chép, xử lý.

Giữa bộ phận KTQT và các nhà quản trị các cấp trong doanh nghiệp có mối

quan hệ trong việc cung cấp, tiếp nhận, phản hồi thông tin cũng như nhu cầu thông

tin. Trong đó, Nhà quản trị có nhiệm vụ cung cấp nhu cầu thông tin, tiếp nhận và

phản hồi các thông tin cho bộ phận KTQT còn bộ phận KTQT có nhiệm vụ tiếp

Phòng kinh doanh

NHÀ QUẢN

TRỊ CÁC CẤP

TRONG DN

Bộ phận

KTQT

phục vụ

xây dựng

định mức

và lập dự

toán tổng

thể

Bộ phận

KTQT

phục vụ

dự toán

tổng thể

Bộ phận

KTQT

phục vụ

kiểm tra,

đánh giá

Bộ phận

KTQT hỗ

trợ ra

quyết

định

PHÒNG KẾ TOÁN Phòng nhân sự

Phòng kỹ thuật

Phòng kế hoạch Bộ phận

KTTC

BỘ PHẬN

KTQT

Phòng ban khác

67

nhận nhu cầu thông tin và cung cấp các thông tin cần thiết cho các nhà quản trị

doanh nghiệp.

Xác định nhân sự thực hiện

Là việc chỉ định các cá nhân có trình độ chuyên môn và kỹ năng phù hợp với

vị trí được phân công. Để làm tốt các nhiệm vụ được phân công, từng cá nhân trong

các bộ phận chức năng cần phải nắm chắc nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến

công việc mà mình nắm giữ. Ngoài ra, các cá nhân còn phải có kỹ năng cần thiết

khác như kỹ năng tin học, kỹ năng phối hợp nhóm,… để từ đó thu thập, xử lý và

cung cấp những thông tin chính xác và kịp thời cho các nhà quản trị các cấp trong

việc ra các quyết định.

Phân công lao động

Là xác định các công việc và trách nhiệm cần phải thực hiện và hoàn thành

tại vị trí được phân công. Việc phân công công việc cần phải rõ ràng, chi tiết và

phải có những quy định về trách nhiệm, quyền hạn cho từng bộ phận, cá nhân nhằm

đảm bảo yêu cầu kiểm soát và sử dụng thông tin trong hệ thống. Mỗi một bộ phận

cũng như cá nhân trong bộ phận sẽ thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng đã

được phân công, đồng thời sẽ phối hợp với các bộ phận khác trong hệ thống nhằm

thu thập, xử lý và cung cấp những thông tin cần thiết cho người sử dụng.

Sự phân công lao động trong điều kiện ứng dụng CNTT sẽ có những đổi mới

so với điều kiện thực hành theo phương thức thủ công do các ứng dụng CNTT tiên

tiến đã tác động trực tiếp đến quy trình thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp các báo

cáo quản trị. Tùy thuộc vào bộ máy KTQT và mức độ phức tạp của các ứng dụng

CNTT mà các doanh nghiệp áp dụng để từ đó có sự phân công lao động phù hợp.

1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN

KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1.3.1. Một số lý thuyết nền tảng

1.3.1.1. Lý thuyết ngẫu nhiên (Contingency theory)

Trước những năm 1950, lý thuyết tổ chức (Organisational theory) được vận

dụng khi những nhà nghiên cứu cố gắng tìm giải pháp tốt nhất để tổ chức một

doanh nghiệp. Cho đến những năm 1950 và 1960, hầu hết các nhà nghiên cứu đều

chấp nhận rằng không có giải pháp nào tốt nhất để làm được điều này. Đến giữa

68

những năm 1960, lý thuyết ngẫu nhiên được phát triển từ lý thuyết tổ chức và đưa ra

giá trị được thừa nhận đó là không có một cách nào được coi là tốt nhất để tổ chức

một doanh nghiệp, quản lý một doanh nghiệp hoặc đưa ra các quyết định. Cách thức

để tổ chức doanh nghiệp tốt nhất sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh môi trường của chính

nó. Hoàn cảnh môi trường khác nhau sẽ tạo ra một cấu trúc tổ chức khác nhau

tương ứng (S. N. A. Khalid, 2003) [68]. Chính vì vậy sẽ có sự đa dạng trong cách

thức tổ chức ở các doanh nghiệp.

Sử dụng lý thuyết ngẫu nhiên, Saunders and Jones (1992) [64] đã xác định

các yếu tố ngẫu nhiên ảnh hưởng đến hiệu quả HTTT trong doanh nghiệp bao gồm

các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Các yếu tố môi trường

bên trong gồm có: Sứ mệnh, quy mô, mục tiêu, cơ cấu tổ chức, văn hóa doanh

nghiệp, hỗ trợ từ nhà quản trị, triết lý quản lý, phân cấp quản lý hệ thống, hiện trạng

chức năng hệ thống, quan điểm các nhà tư vấn, quy mô ngân sách của hệ thống. Các

yếu tố môi trường bên ngoài bao gồm: Yếu tố ngành, môi trường cạnh tranh, văn

hóa, kinh tế, sự đa dạng các nguồn lực, khí hậu. Peter Weill & Margrethe H. Olson

(1989) [58] đã đưa ra mô hình ngẫu nhiên đơn giản trong nghiên cứu tổ chức (Sơ đồ

1.17) và xác định các yếu tố ảnh hưởng tới HTTT quản lý trong doanh nghiệp bao

gồm: Chiến lược kinh doanh, cơ cấu tổ chức, quy mô doanh nghiệp, công nghệ sản

xuất, nhiệm vụ, con người, môi trường.

Sơ đồ 1.18: Mô hình lý thuyết ngẫu nhiên đơn giản trong nghiên cứu tổ chức

(Nguồn: Peter Weill and Margrethe H. Olson (1989)) [58]

Lý thuyết ngẫu nhiên trở nên có ý nghĩa quan trọng trong các nghiên cứu về

tổ chức HTTT KTQT trong doanh nghiệp. Với cách tiếp cận theo lý thuyết ngẫu

nhiên cho thấy không có cách tổ chức HTTT KTQT là tốt nhất cho mọi loại hình

doanh nghiệp. Cách thức tổ chức HTTT KTQT sẽ phụ thuộc vào môi trường hoạt

Môi trường

Các đơn vị, tổ chức

Hiệu quả tổ chức

Các đơn vị, tổ chức

69

động bên trong và bên ngoài của từng doanh nghiệp. Dựa vào lý thuyết ngẫu nhiên,

tác giả tiến hành xác định ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên trong và bên

ngoài doanh nghiệp như là cơ cấu tổ chức, đặc điểm tổ chức SXKD, nhà tư vấn bên

ngoài ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KTQT tại loại hình doanh nghiệp là các công

ty cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội.

1.3.1.2. Lý thuyết kinh tế học thông tin (Information economics theory)

Lý thuyết kinh tế học thông tin được bắt nguồn từ việc các nhà nghiên cứu cố

gắng tìm hiểu về nền kinh tế của quốc gia. Jean Fourastiй (1949) [43] đã giới thiệu

kinh tế của mỗi quốc gia nên được chia thành ba lĩnh vực. Lĩnh vực thứ nhất gồm

có nông nghiệp, khai khác và sản xuất. Lĩnh vực thứ hai và thứ ba lần lượt là sản

xuất công nghiệp và dịch vụ. Sau đó, Foote, Nelson N và Hatt Paul K (1953) [34]

đã đưa thêm lĩnh vực thứ tư, gồm có công nghệ thông tin, tư vấn, giáo dục và

nghiên cứu. Selstad (1990) [65] cho rằng lĩnh vực thứ tư chính là ngành công

nghiệp cung cấp các dịch vụ thông tin như là công nghệ máy tính, thông tin và liên

lạc. Ngoài ra còn bao gồm cả sự tư vấn (đưa ra lời khuyên cho doanh nghiệp) và

những nghiên cứu. Ở giai đoạn này, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu tin tưởng vào sự

ra đời của lý thuyết kinh tế học thông tin (Ihor Tkach, 2015) [38]. Theo E.G.

Mauldin, L.V. Ruchala (1999) [32], lý thuyết kinh tế học thông tin liên quan tới

việc xác định nội dung và xem xét những chi phí và lợi ích được mong đợi của hệ

thống.

Nền tảng cơ bản của lý thuyết áp dụng cho tổ chức HTTT KTQT chính là sự

cân nhắc của các nhà quản trị đối với sự đánh đổi giữa chi phí và lợi ích để thu thập,

xử lý, truyền đạt thông tin KTQT ở mức độ nào phục vụ cho việc lập kế hoạch,

kiểm tra, đánh giá và ra quyết định. Thông tin được tạo ra phải có giá trị kinh tế.

Vận dụng lý thuyết kinh tế học thông tin giải thích vấn đề đó là khi tiến hành

tổ chức HTTT KTQT cần xem xét chi phí và lợi ích mà nó đem lại hay chính là

xem xét khả năng bỏ ra chi phí về nhân lực, cơ sở hạ tầng ,…để thu thập, xử lý,

cung cấp thông tin của doanh nghiệp với lợi ích từ việc đáp ứng nhu cầu thông tin

của nhà quản trị phục vụ cho việc ra các quyết định đúng đắn và kịp thời trong chỉ

đạo kinh doanh. Chính vì vậy, mặc dù có những thông tin nhà quản trị trong doanh

nghiệp rất cần, rất có nhu cầu nhưng những thông tin nào tốn kém, cần phải mất

nhiều chi phí để thu thập, xử lý và cung cấp thì sẽ không được thực hiện. Mức độ tổ

70

chức HTTT KTQT sẽ chịu tác động bởi sự cân nhắc của nhà quản trị và các nhà tư

vấn bên ngoài, những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực tổ chức, thiết kế, vận

hành hệ thống nói chung và HTTT KTQT.

1.3.1.3. Lý thuyết quá trình đổi mới (Diffusion of innovation theory)

Lý thuyết quá trình đổi mới cho thấy sự đổi mới được lan truyền qua thời

gian thông qua các kênh nhất định và trong một hệ thống xã hội cụ thể. Các cá nhân

có các mức độ sẵn sàng khác nhau để tiếp nhận sự đổi mới và dân số chấp nhận sự

đổi mới cũng được phân bố theo thời gian (Rogers, 1996) [62]. Lý thuyết quá trình

đổi mới được sử dụng phổ biến trong việc tìm kiếm các yếu tố ảnh hưởng tới sự quá

trình phổ biến các phát minh trong hệ thống xã hội. Lý thuyết này cũng giải thích

nhiều yếu tố ngoại sinh ảnh hưởng tới việc quyết định áp dụng những đổi mới công

nghệ thông tin (Rogers, 2003) [63]. Rogers (2003) [63] đã gợi ý nhóm các yếu tố

ảnh hưởng tới sự ứng dụng những đổi mới và cho rằng nếu những yếu tố ảnh hưởng

đó được xem xét thì quá trình đổi mới sẽ tăng tốc hơn nữa. Theo đó, nhóm các yếu

tố bao gồm các yếu tố cá nhân, các yếu tố đổi mới, các yếu tố nhiệm vụ, các yếu tố

về tổ chức, các yếu tố về môi trường kinh doanh.

Lý thuyết quá trình đổi mới mang lại sự hữu ích khi nghiên cứu về tổ chức

HTTT KTQT khi mà các công ty vận hành HTTT KTQT dựa trên các ứng dụng

CNTT phục vụ cho các hoạt động lập kế hoạch, kiểm tra, kiểm soát và ra quyết

định. Việc nhận ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới trong tổ chức HTTT KTQT

như là nhà quản trị doanh nghiệp, nhân viên kế toán, cơ sở hạ tầng CNTT sẽ mang

lại chất lượng cho hệ thống và sự thành công cho doanh nghiệp.

1.3.2. Mô hình nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin

kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất

Thông qua các kết quả từ nghiên cứu định tính và định lượng về các yếu tố

ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KTQT của các nhà nghiên cứu cả trong và ngoài

nước, tác giả tiến hành tổng hợp, lược bớt các yếu tố giống nhau hoặc có sự tương

đồng giữa các nhóm và hiểu chỉnh. Tổng số có 9 yếu tố được xem xét ảnh hưởng

đến tổ chức HTTT KTQT trong các doanh nghiệp.

71

Bảng 1.4: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KTQT

trong các doanh nghiệp

TT Tên yếu tố Tham chiếu

1 Môi trường kinh doanh NC Định lượng: Mahmoud Al-Eqab và cộng sự

(2011) [51]; Widia Astuty (2015) [70]; Jihene

Ghorbel (2016) [44]

NC Định tính: Nguyễn Hoàng Dũng (2017) [8]

2 Chiến lược kinh doanh NC Định lượng: Mahmoud Al-Eqab và cộng sự

(2011) [51]

NC Định tính: Hồ Mỹ Hạnh (2013) [3]; Nguyễn

Hoàng Dũng (2017) [8]

3 Đặc điểm tổ chức SXKD * NC Định tính: Hồ Mỹ Hạnh (2013) [3]; Vũ Bá

Anh (2015) [26]; Nguyễn Hoàng Dũng (2017)

[8]

4 Cơ cấu tổ chức DN * NC Định lượng: Jong-Min Choe (1998) [46];

Jihene Ghorbel (2016) [44]

5 Nhà quản trị cấp cao * NC Định lượng: Jong-Min Choe (1996) [45];

Siti Kumia Rahayu (2012) [67]; Ahmad Al-

Hiyari và cộng sự (2013) [28]; Jihene Ghorbel

(2016) [44]; Fitriasari Nurhidayati và cộng sự

(2017) [33]; Tô Hồng Thiên (2017) [16]; Nguyễn

Thành Hưng (2017) [10]

NC Định tính: Vũ Bá Anh (2015) [26];

6 Nhà tư vấn bên ngoài * NC Định lượng: Tô Hồng Thiên (2017) [16]

7 Nhân viên kế toán NC Định lượng: Jong-Min Choe (1996) [45];

Ahmad Al-Hiyari và cộng sự (2013); Fitriasari

Nurhidayati và cộng sự (2017); Tô Hồng Thiên

(2017)

NC Định tính: Hồ Mỹ Hạnh (2013) [3]; Vũ Bá

Anh (2015) [26];

72

8 Dữ liệu đầu vào NC Định lượng: Siti Kumia Rahayu (2012);

Ahmad Al-Hiyari và cộng sự (2013); Fitriasari

Nurhidayati và cộng sự (2017) [28]; Nguyễn

Thành Hưng (2017) [10]

9 Công nghệ thông tin* NC Định lượng: Mahmoud Al-Eqab và cộng sự

(2011) [51]; Hồ Mỹ Hạnh (2013) [3]; Widia

Astuty (2015) [70]; Fitriasari Nurhidayati và

cộng sự (2017) [33]; Tô Hồng Thiên (2017) [16];

Nguyễn Thành Hưng (2017) [10]

NC Định tính: Vũ Bá Anh (2015) [26]

Dựa theo phân tích các quan điểm về các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức

HTTT KTQT của nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, nghiên cứu sinh nhận thấy,

các bài viết của các tác giả tiếp cận dưới các góc độ đó là các yếu tố ảnh hưởng đến

thiết kế, xây dựng, thực hiện, vận hành hệ thống. Theo quan điểm của tác giả, tổ

chức HTTT KTQT chính là việc bố trí, sắp xếp các nguồn lực sẵn có trong HTTT

KTQT có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu từ phía người sử dụng hệ thống. Hay nói

cách khác, tổ chức HTTT KTQT là việc bố trí, sắp xếp, kết hợp các thành phần cấu

thành nên HTTT KTQT nhằm thực hiện mục tiêu cung cấp thông tin hữu ích cho

nhà quản trị trong doanh nghiệp. Tổ chức HTTT KTQT tốt sẽ đảm bảo được sự phù

hợp giữa các yêu cầu từ hệ thống và khả năng hệ thống đáp ứng được các yêu cầu

đó. Chính vì vậy, luận án tiếp cận và nhận diện các yếu tố ảnh hưởng theo góc độ

vận hành hệ thống. Kết hợp với việc nghiên cứu gắn với loại hình doanh nghiệp

chuyên về sản xuất, nghiên cứu sinh đề xuất mô hình gồm 5 yếu tố ảnh hưởng đến

tổ chức HTTT KTQT trong các doanh nghiệp sản xuất như sau:

Sơ đồ 1.19: Mô hình yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KTQT trong

các doanh nghiệp sản xuất

Đặc điểm tổ chức SXKD

Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

Nhà quản trị cấp cao

Nhà tư vấn bên ngoài

CNTT

TỔ CHỨC

HTTT KTQT

73

Yếu tố 1: Đặc điểm tổ chức SXKD

Đặc điểm tổ chức SXKD là những điểm riêng biệt giúp thấy được sự khác

biệt hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp. Các đặc điểm tổ chức

SXKD được thể hiện ở trên các mặt, như là: Loại hình sản xuất; lực lượng sản xuất;

phương tiện và công cụ sản xuất; quy trình sản xuất. Các đặc điểm trên sẽ quyết

định đến tổ chức HTTT KTQT ở các vấn đề như là việc xác định các dữ liệu cần thu

thập, các phương pháp được sử dụng để xử lý các dữ liệu, các thông tin cần cung

cấp, loại ứng dụng CNTT thích hợp,…

Yếu tố 2: Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

Trong các doanh nghiệp tồn tại rất nhiều cơ cấu tổ chức khác nhau như là cơ

cấu theo trực tuyến, cơ cấu theo chức năng, cơ cấu theo mục tiêu, cơ cấu theo ma

trận. Không có một cơ cấu tổ chức nào phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp.

Mỗi một cách cơ cấu tổ chức sẽ cho thấy sự phân quyền và mối quan hệ giữa các

cấp quản lý là khác nhau. Bên cạnh đó, nhiệm vụ giải quyết các công việc, thực thi

công việc của nhân viên các phòng ban trong doanh nghiệp theo mệnh lệnh của cấp

trên cũng có sự khác nhau. Chính vì vậy, cơ cấu tổ chức doanh nghiệp sẽ quyết định

đến toàn bộ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng cá nhân và phòng ban

trong doanh nghiệp. Như vậy, việc tổ chức HTTT KTQT bao gồm: Tổ chức dữ liệu

đầu vào KTQT; tổ chức xử lý, cung cấp thông tin KTQT; tổ chức ứng dụng CNTT;

tổ chức kiểm soát HTTT KTQT; tổ chức nhân lực HTTT KTQT cũng sẽ phải tuân

thủ theo cơ cấu tổ chức chung của doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức càng chặt chẽ, rõ

ràng thì việc tổ chức HTTT KTQT càng đảm bảo chất lượng.

Yếu tố 3: Nhà quản trị cấp cao

Nhà quản trị cấp cao là những người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm

tra con người, tài chính, vật chất và thông tin trong doanh nghiệp sao cho có hiệu

quả để giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu. Để tổ chức tốt HTTT KTQT, nhà quản trị

cấp cao cần phải có kiến thức về lĩnh vực kế toán và CNTT cũng như tầm nhìn

chiến lược phát triển doanh nghiệp. Các nhà quản trị cấp cao có kiến thức càng cao

về KTQT và CNTT, tầm nhìn càng sâu rộng thì việc chỉ đạo bố trí, sắp xếp HTTT

KTQT như thế nào để đáp ứng nhu cầu thông tin sẽ càng tốt. Đồng thời, nhà quản

trị cấp cao phải có cam kết hỗ trợ thực hiện tổ chức HTTT KTQT. Sự cam kết từ

phía nhà quản trị cấp cao sẽ là cơ sở niềm tin để các cá nhân và bộ phận tập trung ý

trí và sức mạnh nhằm đạt mục tiêu tổ chức tốt HTTT KTQT tại doanh nghiệp.

74

Yếu tố 4: Nhà tư vấn bên ngoài

Các chuyên gia bên ngoài là những người có hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực kế

toán cũng như hệ thống thông tin và có khả năng truyền đạt những thông tin cần

thiết tới những người sử dụng hệ thống, có thể giải quyết các mâu thuẫn hay yêu

cầu của doanh nghiệp trong một cách thức phù hợp. Các ý kiến chuyên môn được

đóng góp từ các chuyên gia ở bên ngoài doanh nghiệp có trình độ và kinh nghiệm sẽ

giúp bố trí, sắp xếp các yếu tố của hệ thống trong doanh nghiệp một cách hợp lý.

Yếu tố 5: Công nghệ thông tin

CNTT ngày càng phát triển và việc đổi mới, nâng cấp các ứng dụng CNTT

vào các công việc KTQT là điều tất yếu. Cơ sở vật chất với hệ thống máy tính và

các phần mềm xử lý thông tin, mạng viễn thông sẽ quyết định việc bố trí con người,

dữ liệu, sắp xếp việc xử lý, cung cấp thông tin,… như thế nào. Trong các doanh

nghiệp sản xuất thì điều này càng được thể hiện rõ vì khối lượng dữ liệu mà KTQT

phải tiến hành ghi chép, xử lý và chuyển thành thông tin hữu ích là rất lớn, nhu cầu

thông tin lại cần phải được đáp ứng nhanh và kịp thời để giúp cho việc ra quyết

định, quá trình xử lý thông tin rất cần có sự kết hợp của nhiều phương pháp kỹ thuật

phức tạp. Chính vì vậy, CNTT là một yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KTQT

trong doanh nghiệp.

75

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nội dung chương 1 đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về tổ chức HTTT KTQT

trong các doanh nghiệp sản xuất. Từ việc tập hợp và phân tích các quan điểm, các

cách tiếp cận của các nhà khoa học trong và ngoài nước về HTTT, HTTT KT,

HTTT KTQT, tác giả đã nghiên cứu và làm rõ thêm khái niệm, bản chất của HTTT

KTQT cũng như tổ chức HTTT KTQT. Bên cạnh đó, chương 1 cũng đã khái quát

hóa với các nội dung về vai trò, các thành phần và yêu cầu tổ chức HTTT KTQT,

các nguyên tắc trong việc tổ chức HTTT KTQT.

Chương 1 của luận án cũng đề cập đến mô hình tổ chức HTTT KTQT trong

các doanh nghiệp sản xuất. Tác giả đã lựa chọn đề xuất mô hình tổ chức HTTT

KTQT thông qua các thành phần của hệ thống. Theo đó, tổ chức HTTT KTQT bao

gồm: Tổ chức dữ liệu đầu vào KTQT; tổ chức xử lý, cung cấp thông tin KTQT; tổ

chức ứng dụng CNTT; tổ chức kiểm soát HTTT KTQT; tổ chức nhân lực HTTT

KTQT.

Trên cơ sở tổng hợp các công trình nghiên cứu định tính và định lượng, các

lý thuyết nền tảng, tác giả đã đề xuất mô hình yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT

KTQT trong các doanh nghiệp sản xuất. Mô hình gồm 5 yếu tố ảnh hưởng, đó là:

Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh; cơ cấu tổ chức doanh nghiệp; nhà quản trị

cấp cao; nhà tư vấn bên ngoài; công nghệ thông tin.

76

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN SẢN XUẤT BÁNH KẸO TRÊN

ĐỊA BÀN HÀ NỘI

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN SẢN XUẤT BÁNH

KẸO TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

2.1.1. Lịch sử hình thành và xu thế phát triển của ngành sản xuất bánh kẹo

Việt Nam

Doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn hình

thành và phát triển. Giai đoạn trước 1954, ngành sản xuất bánh kẹo là những cơ sở

sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu do người Hoa sản xuất và nắm giữ. Thị trường cung cấp

trong phạm vi hẹp, mang tính chất địa phương, sự cạnh tranh rất ít. Giai đoạn 1954

– 1975, các xí nghiệp quốc doanh hoạt động mở rộng. Các xí nghiệp sản xuất về

lương thực trong đó có bánh kẹo có qui mô lớn hơn, thị trường cung cấp rộng hơn,

tuy nhiên sức ép cạnh tranh không có vì nhà nước bao tiêu hết và mậu dịch quốc

doanh thống lĩnh thị trường. Các sản phẩm như bánh, lương khô ưu tiên phục vụ

cho quân đội do chiến tranh với Đế quốc Mỹ xảy ra. Giai đoạn 1976 – 1986, nền

kinh tế trong giai đoạn này hoạt động theo cơ chế tập trung kế hoạch hóa. Nhà nước

lên kế hoạch cho mọi hoạt động kinh tế, các xí nghiệp nhà máy cứ theo kế hoạch mà

làm. Các dây chuyền sản xuất bánh kẹo đã được nâng cấp, thị trường được mở rộng.

Giai đoạn 1987 – 2005, giai đoạn nền kinh tế chuyển từ kế hoạch hóa tập trung

sang vận hành theo cơ chế thị trường, nhưng không phải là thị trường tự do mà có

sự quản lý điều tiết của nhà nước. Theo đó, ngành sản xuất bánh kẹo cũng có những

bước khởi sắc. Các công ty đã mạnh dạn đầu tư, mua sắm các thiết bị mới từ nước

ngoài. Các mặt hàng truyền thống được đẩy mạnh cả về mẫu mã và chất lượng. Một

số công ty đã có hướng liên doanh với đối tác nước ngoài. Cạnh tranh bắt đầu gia

tăng giữa các doanh nghiệp trong ngành sản xuất bánh kẹo. Giai đoạn 2006 – nay,

Việt Nam ký kết hiệp định gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã đánh

dấu thời kỳ hội nhập mạnh mẽ của Việt Nam với thế giới. Nền kinh tế Việt Nam

đang có mức tăng trường vượt bậc. Ngành sản xuất bánh kẹo là một trong những

ngành có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Nhiều doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo

đã chuyển sang hình thức công ty Cổ phần hoạt động theo luật doanh nghiệp và

77

điều lệ của công ty Cổ phần. Các sản phẩm bánh kẹo vô cùng phong phú và mỗi nhà

sản xuất lại có những dòng sản phẩm đặc trưng, tạo ưu thế riêng trên thị trường.

Một số doanh nghiệp đã chuyển hướng sang xuất khẩu ra thị trường nước ngoài như

Campuchia, Trung Quốc,… Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo Việt

Nam cũng đang phải đối mặt với sự thâm nhập của các đối thủ đến từ các nước khác

trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Đức, Bỉ, Thái Lan, Indonexia,…

Triển vọng và thách thức của ngành trong tương lai: Theo báo cáo

VietinBankSc, ngành Bánh kẹo Việt Nam sẽ có tiềm năng tăng trưởng cao trong

tương lai. Những nhận định này xuất phát từ một số lý do đó là: Thứ nhất, do tăng

trưởng nền kinh tế cao dẫn đến thu nhập người tiêu dùng được cải thiện cùng với sự

nở rộ của các cửa hàng bán lẻ đã kích thích sức mua của người tiêu dùng Việt Nam.

Sức mua người tiêu dùng được dự báo là tăng lên và cao nhất trong khu vực Đông

Nam Á. Thứ hai, dân số Việt Nam với hơn 90 triệu người đang được đánh giá là

bước vào thời kỳ “dân số vàng” với cơ cấu dân số trẻ. Đây là cơ hội giúp cho các

doanh nghiệp Bánh kẹo có thể dễ dàng tiêu thụ sản phẩm của mình vì dân số ở độ

tuổi trưởng thành rất ưa chuộng các sản phẩm đồ uống, bánh kẹo. Thứ ba, các sản

phẩm bánh kẹo sẽ ngày càng được nghiên cứu và cải tiến về chất lượng, trong đó có

dòng sản phẩm bánh kẹo chức năng giúp tăng cường sức khỏe để có thể hài lòng

các khách hàng có nhận thức ngày càng cao về sức khỏe. Tuy nhiên, bên cạnh

những cơ hội, ngành Bánh kẹo Việt Nam sẽ còn đối mặt với khó khăn và thách

thức. Áp lực cạnh tranh trong ngành Bánh kẹo Việt Nam là rất lớn. Do thuế nhập

khẩu đối với mặt hàng bánh kẹo từ ASEAN giảm xuống nên các công ty sản xuất

bánh kẹo của Việt Nam vừa phải cạnh tranh cả với những dòng sản phẩm bình dân

đến từ các nước trong khu vực như Malaisia, Indonesia, Thái Lan,… đến những

dòng sản phẩm cao cấp đến từ các nước như Bỉ, Mỹ, Anh, Úc,… Ngoài ra, thị phần

bánh kẹo đang dần bị thống trị và thâu tóm bởi các thương hiệu ngoại. Các thương

hiệu bánh kẹo lớn của Việt Nam đang dần thay tên đổi chủ. Kinh Đô là một tập

đoàn rất quen thuộc với người dân Việt Nam trong việc sản xuất kinh doanh bánh

kẹo. Công ty sở hữu hàng loạt các nhãn hàng bánh quy giòn AFC, bánh bông ban

Solite, bánh quy Cosy, bánh trung thu,… Tuy nhiên, năm 2016, công ty đã chính

thức chuyển nhượng mảng bánh kẹo cho một công ty nước ngoài là Modeleze

International chính thức thành doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.

78

Những thách thức mà các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo nói chung và

doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội nói riêng đang gặp

phải là yếu tố khiến cho sự đổi mới toàn diện trong đó có HTTT KTQT trở nên vô

cùng cấp thiết. HTTT KTQT sẽ là công cụ hữu ích để cung cấp các thông tin giúp

cho các nhà quản trị đưa ra các quyết định chính xác và kịp thời trong chỉ đạo kinh

doanh từ đó tận dụng những cơ hội đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của

doanh nghiệp trên thị trường.

2.1.2. Khái quát chung về các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa

bàn Hà nội

Về số lượng các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà

Nội, theo dữ liệu của trang web https//thongtindoanhnghiep.com,

https://dichvuthongtin.dkkd.gov.vn đã được tác giả đối chiếu với tổng cục thuế theo

mã số thuế để xác định sự tồn tại của các doanh nghiệp, tính đến thời điểm hiện tại

có 35 công ty sản xuất bánh kẹo hoạt động dưới hình thức là công ty cổ phần được

thành lập từ những năm 1998. Trong số này, có 2 công ty được niêm yết trên thị

trường chứng khoán là công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà (HHC) và công ty cổ phần

thực phẩm Hữu Nghị (HNF). Theo số liệu thống kê năm 2016, công ty cổ phần thực

phẩm Hữu Nghị trở thành doanh nghiệp nội đứng đầu về doanh thu, chiếm thị phần

8% tính chung cho toàn ngành với sản phẩm có thương hiệu như bánh trứng nước,

bánh Tipo và bánh nhân mặn. Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà chiếm thị phần 7%

tính chung cho toàn ngành với những sản phẩm tiêu biểu như kẹo Chew, kẹo Jelly.

Các công ty có bề dày lịch sử hình thành và phát triển phải kể đến là công ty cổ

phần bánh kẹo Hải Châu, công ty cổ phần Tràng An, công ty cổ phần bánh mứt kẹo

Hà Nội đều được thành lập từ những năm 1998. Các công ty này đều có doanh thu

hàng năm trên 100 tỷ đồng.

2.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý trong

các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội

2.1.3.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp cổ phần

sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội

- Loại hình sản xuất

Đối với các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo, sản phẩm có các đặc điểm như

sau:

79

+ Sản phẩm bánh kẹo có chu kỳ sống ngắn và có những sản phẩm thay thế

nên doanh nghiệp luôn phải nghiên cứu để phát triển sản phẩm mới.

+ Sản phẩm bánh kẹo cũng vô cùng đa dạng và phong phú về chủng loại và

chất lượng. Nếu căn cứ vào đặc tính sản phẩm thì có thể chia sản phẩm bánh thành

bánh ngọt và bánh mặn, sản phẩm kẹo thành kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo dẻo. Nếu căn

cứ vào chất lượng sản phẩm thì chia thành sản phẩm chất lượng cao, sản phẩm chất

lượng trung bình, sản phẩm chất lượng thấp. Nếu căn cứ vào tính chất bao bì thì

chia thành loại đóng hộp, loại đóng túi. Nếu căn cứ vào hương vị thì lại chia sản

phẩm thành hương vị trái cây, hương vị cà phê,… Công ty sản xuất bánh kẹo có thể

cung ứng ra thị trường đến hàng trăm loại sản phẩm khác nhau.

+ Sản phẩm bánh kẹo là loại sản phẩm có tính chất mùa vụ rõ nét. Thị trường

bánh kẹo Việt Nam tiêu thụ mạnh ở hai thời điểm là tết Trung thu và tết Nguyên

Đán. Lượng hàng bánh kẹo tiêu thụ vào các thời điểm này thường cao hơn gấp

khoảng 2 – 3 lần so với các thời điểm khác trong năm. Ngoài ra, do đặc điểm khí

hậu miền Bắc có bốn mùa rõ rệt nên chủng loại hàng hóa tiêu thụ tại các doanh

nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội cũng có nét đặc trưng riêng

như là những loại kẹo bạc hà bán rất tốt vào mùa nắng nóng nhưng mùa rét lại bán

chậm. Trong khi đó những loại kẹo gừng lại có xu hướng bán chạy vào mùa đông

nhưng mùa hè lại khó tiêu thụ.

+ Các nguyên vật liệu để sản xuất bánh kẹo gồm các thành phần chính là sữa,

đường kính, đường gluco, bột mỳ. Các nguyên liệu này chiếm khoảng 80% tổng số

nguyên vật liệu và thường được cung cấp bởi các doanh nghiệp trong nước. Các

nguyên vật liệu phụ như hương liệu, sô cô la, canxi cacbonat,… chiếm khoảng 20%

tổng số nguyên vật liệu và được nhập khẩu. Giá nguyên vật liệu hay biến động thất

thường nhưng các công ty sản xuất bánh kẹo lại không thể cất trữ vì một số các

nguyên vật liệu không để được lâu. Các sản phẩm bánh kẹo cũng phải tuân thủ theo

quy định về an toàn thực phẩm.

Căn cứ vào đặc điểm sản phẩm bánh kẹo, có thể thấy các doanh nghiệp cổ

phần sản xuất bánh kẹo đã áp dụng loại hình sản xuất vừa là sản xuất hàng loạt vừa

là sản xuất theo đơn đặt hàng. Với mỗi một loại hình sản xuất sẽ có cách thức tổ

chức dữ liệu, cách thiết lập thông tin xác định chi phí, cách thức kiểm soát,… phù

hợp từ đó ảnh hưởng tới việc tổ chức HTTT KTQT. Việc xác định rõ ràng loại hình

sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp tổ chức HTTT KTQT phù hợp và hiệu quả.

80

- Đặc điểm về lực lượng sản xuất

Trong các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo, lao động trực tiếp luôn chiếm tỷ

trọng lớn trong tổng số cán bộ công nhân viên vì đây là bộ phận trực tiếp tạo ra sản

phẩm cho doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp chưa ứng dụng nhiều máy

móc hiện đại vào công việc sản xuất thì con người phải tham gia từ giai đoạn chuẩn

bị nguyên vật liệu, giám sát chế biến, đóng gói, dán tem mác, vệ sinh thiết bị,…

Còn đối với các doanh nghiệp ứng dụng các máy móc hiện đại như thiết bị rây (lọc

tạp chất), thiết bị nhào trộn, nồi nấu, lò nướng, máy tạo hình, băng tải làm mát, máy

đóng gói,… vào sản xuất đã góp phần nâng cao năng suất lao động, có thể cắt giảm

hoặc kết hợp số lượng lao động ở một số công đoạn sản xuất. Tuy nhiên, lao động

trực tiếp vẫn là nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp. Ngoài việc vận hành và

giám sát máy móc thiết bị, họ vẫn phải tham gia vào quá trình chuẩn bị vật liệu, hỗ

trợ đóng gói, dán tem mác,… Bộ phận lao động này đa phần có trình độ học vấn

phổ thông có tuổi đời từ 35 trở xuống. Hợp đồng lao động ký kết thường là ngắn

hạn từ 1 - 3 năm hoặc là hợp đồng thời vụ. Điều này sẽ ảnh hưởng tới việc quản lý

lao động của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng tới cách xử lý thông tin xác định chi

phí của HTTT KTQT tại các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn

Hà Nội.

- Đặc điểm về phương tiện, công cụ sản xuất

Do phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài nên các doanh nghiệp

cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội cũng chú trọng đầu tư các trang thiết

bị hiện đại. Dây chuyền công nghệ sản xuất bánh kẹo không quá phức tạp nhưng

khá hiện đại và đồng đều và phải đảm bảo được qui định về sản xuất sản phẩm an

toàn và đảm bảo vệ sinh. Các thiết bị nấu, trộn đều được nhập khẩu từ các quốc gia

nổi tiếng về sản xuất bánh kẹo như công nghệ cho bánh phủ socola (Hàn quốc),

công nghệ bánh quy (Đan mạch, Anh, Nhật),… Với máy móc thiết bị hiện đại, công

suất sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội rất lớn.

Có những doanh nghiệp đạt công suất trên dưới 20.000 tấn/năm như là công ty cổ

phần bánh kẹo Hải Hà, công ty cổ phần Tràng An. Các doanh nghiệp có thể nâng

cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu cũng như chi phí nhân

công từ đó ảnh hưởng tới việc xử lý thông tin định mức chi phí, thông tin dự toán

cũng như thông tin xác định chi phí từ đó ảnh hưởng tới tổ chức HTTT KTQT trong

các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội.

81

- Đặc điểm về quy trình sản xuất

Các công đoạn sản xuất bánh kẹo được diễn ra liên tục tại từng phân xưởng

sản xuất. Chu kỳ sản xuất ngắn và luôn phải đảm bảo vệ sinh trong quá trình sản

xuất sản phẩm. Từng khâu trong quy trình sản xuất đều có ảnh hưởng trực tiếp đến

kết quả tạo ra sản phẩm. Khâu chuẩn bị nguyên liệu được xem là quan trọng nhất vì

phải đảm bảo theo đúng chủng loại và hàm lượng của NVL đã được xây dựng trong

định mức. Nếu không tuân thủ dẫn đến chất lượng sản phẩm sẽ giảm sút hoặc không

đảm bảo tính kinh tế mà doanh nghiệp đặt ra.

Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất kẹo

Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất bánh

Sản phẩm bánh kẹo cũng rất đa dạng, chỉ cần thay đổi một chút thành phần,

hương liệu trong quy trình sản xuất cũng có thể tạo thành sản phẩm khác. Chính vì

vậy, tại mỗi phân xưởng, các bước sản xuất có thể diễn ra liên tục đến một thời

điểm nào đó thì được tách ra để tạo ra các sản phẩm khác nhau. Điều này sẽ ảnh

hưởng đến cách xử lý thông tin xác định chi phí, cách xử lý thông tin hỗ trợ ra quyết

định từ đó ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KTQT trong các doanh nghiệp cổ phần

sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội.

2.1.3.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý trong các doanh nghiệp cổ phần sản

xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội

Từ những năm 2006, nhiều công ty sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà nội đã

chuyển sang hoạt động dưới hình thức các công ty cổ phần. Các công ty cổ phần sản

xuất bánh kẹo đều hoạt động và tuân thủ theo luật doanh nghiệp, điều lệ công ty cổ

phần và các luật khác có liên quan. Để phù hợp với đặc thù về loại hình kinh doanh,

qui mô sản xuất và quản lý tốt hoạt động kinh doanh, các công ty cổ phần sản xuất

bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội hiện nay lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo

mô hình sau đây:

NGUYÊN LIỆU

PHỐI TRỘN

(Theo hàm

lượng )

RÓT KHUÔN,

ĐỊNH HÌNH ĐÓNG GÓI BẢO QUẢN

PHỐI TRỘN

(Theo hàm

lượng )

CÁN,

TẠO HÌNH NƯỚNG BẢO QUẢN

NẤU

NGUYÊN LIỆU ĐÓNG GÓI

82

Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy quản lý của các công ty cổ phần sản xuất

bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội

(Nguồn: Tự tổng hợp)

Cơ cấu tổ chức quản lý tại các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên

địa bàn Hà Nội phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại. Tổ

chức quản lý cao nhất là Hội đồng quản trị có trách nhiệm quản lý hoạt động sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có đầy đủ quyền hạn cần thiết để nhân danh

doanh nghiệp quyết định mọi vấn đề liên quan đến trách nhiệm của mình. Ban kiểm

soát có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong các hoạt động quản

Hội đồng quản trị

Ban giám đốc

Ban kiểm soát

Các phòng ban kinh doanh

- Phòng bán hàng

- Phòng Marketing

- Phòng xuất khẩu

- …

Các phòng ban kỹ thuật

- Phòng kỹ thuật

- Phòng R&D

- Phòng quản lý chất lượng

- …

Cửa hàng

giới thiệu

sản phẩm

Cửa hàng

tiêu thụ

sản phẩm

Các phòng ban hỗ trợ

- Phòng kế toán

- Phòng hành chính

- Phòng nhân sự

- …

Nhà máy, chi nhánh

Phân xưởng

Tổ đội

Đại hội đồng cổ đông

83

lý – điều hành, hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Ban

giám đốc điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty và chịu sự giám

sát của Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp

luật về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao. Do đặc điểm hoạt động kinh

doanh của các công ty cổ phần sản xuất bánh kẹo là hoạt động sản xuất và có thị

trường rộng lớn nên ngoài các phòng ban hỗ trợ như là phòng kế toán – tài chính,

phòng nhân sự, phòng hành chính – tổng hợp, các doanh nghiệp cổ phần sản xuất

bánh kẹo cần thiết lập các phòng ban phụ trách về kinh doanh và kỹ thuật. Các

phòng ban kinh doanh có nhiệm vụ như là định hướng các sản phẩm chiến lược, xây

dựng, đánh giá, quản lý, khai thác hệ thống phân phối, thực hiện chính sách bán

hàng và chăm sóc khách hàng,… Các phòng ban về kỹ thuật có trách nhiệm cải tiến

sản phẩm, xây dựng qui trình và đảm bảo công nghệ sản xuất theo đúng qui trình,

quản lý định mức kinh tế kỹ thuật,… Các phòng ban chịu sự quản lý trực tiếp của

Ban giám đốc doanh nghiệp. Các cửa hàng giới thiệu sản phẩm có nhiệm vụ cung

cấp và phản hồi các thông tin về giá cả, chất lượng, mẫu mã, bao bì và những đặc

điểm khác của sản phẩm nhằm giới thiệu rộng rãi sản phẩm ra các thị trường đồng

thời hoàn thiện sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, thỏa mãn nhu cầu của

người tiêu dùng. Các cửa hàng tiêu thụ sản phẩm có chức năng thực hiện các nghiệp

vụ cung ứng hàng hóa đến ngưới tiêu dùng, thực hiện vận chuyển hàng hóa đến tay

người tiêu dùng theo yêu cầu. Các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm

chịu sự quản lý trực tiếp của các phòng ban liên quan đến hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp. Các nhà máy, phân xưởng, tổ sản xuất có nhiệm vụ phối kết hợp các

bộ phận nhằm vận hành dây chuyền thiết bị theo đúng qui trình công nghệ và theo

kế hoạch đã đề ra, bảo đảm an toàn lao động, trực tiếp khắc phục các sự cố xảy ra

trong sản xuất. Các nhà máy, chịu sự quản lý của các phòng ban liên quan đến kỹ

thuật trong doanh nghiệp. Trong các nhà máy sẽ có các phân xường. Từ các phân

xưởng lại được chia ra các tổ đội sản xuất. (Phụ lục 1-3)

Bộ máy gọn nhẹ, không cồng kềnh giúp cho các nhà quản trị đưa ra các

quyết định và phương án kinh doanh một cách nhanh chóng và tối ưu, góp phần

nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi một bộ phận chức

năng đều có nhiệm vụ rõ ràng và theo cơ chế quản lý một thủ trưởng, các công việc

được truyền đạt từ trên xuống theo các tuyến đã qui định. Phương thức quản lý tại

các doanh nghiệp cổ phẩn sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội theo tính mệnh

84

lệnh là chủ yếu. Tất cả những điều này đã tác động đến tổ chức nguồn nhân lực, tổ

chức nguồn thông tin quản lý từ đó ảnh hưởng tới tổ chức HTTT KTQT tại các

doanh nghiệp .

Bên cạnh đó, các công ty cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội hoạt

động theo hình thức pháp lý là công ty cổ phần nên cũng có sự khác biệt so với các

doanh nghiệp có hình thức pháp lý khác. Cụ thể là, các công ty cổ phần có thể huy

động vốn bằng việc phát hành các cổ phiếu, chứng khoán cho các cổ đông là các cá

nhân và tổ chức nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, Hội

đồng quản trị của các công ty này được thành lập nhằm đảm bảo lợi ích của cả

doanh nghiệp và lợi ích của các cổ đông. Trong các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo

trên địa bàn Hà Nội, Hội đồng quản trị hoạt động với nhiều chức năng như là xem

xét và định hướng chiến lược của công ty, đưa ra các kế hoạch và mục tiêu kinh

doanh hàng năm, theo dõi việc thực hiện các mục tiêu và hoạt động của công ty,

giám sát các hoạt động huy động, đầu tư, sử dụng, chuyển nhượng vốn và phân phối

lợi nhuận. Để làm được điều này thì Hội đồng quản trị cần phải được cung cấp

thông tin có chất lượng. Hay nói cách khác, nhu cầu thông tin của các nhà quản trị

cấp cao trong các doanh nghiệp loại hình cổ phần sẽ có sự khác biệt so với các công

ty thuộc loại hình kinh doanh khác nên ảnh hưởng tới việc tổ chức dữ liệu, tổ chức

xử lý, cung cấp thông tin,… trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên

địa bàn Hà Nội. HTTT KTQT trong các doanh nghiệp này cần phải được tổ chức tốt

để không những giúp ích cho Ban giám đốc doanh nghiệp trong việc điều hành hoạt

động sản xuất kinh doanh mà còn là công cụ hữu ích giúp cho Hội đồng quản trị

thực hiện các chức năng của mình. Ngoài ra, cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp

cổ phần có Ban kiểm soát có quyền xem xét, rà soát, kiểm tra và đánh giá tính trung

thực, hiệu quả trong điều hành và thực thi hoạt động sản xuất kinh doanh của các bộ

phận trong doanh nghiệp bao gồm cả Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. HTTT

KTQT sẽ phải cung cấp đầy đủ các thông tin theo yêu cầu của Ban kiểm soát.

2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán trong các doanh nghiệp cổ phần sản

xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội

Theo khảo sát, có 2 mô hình tổ chức bộ máy kế toán được các doanh nghiệp

cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội áp dụng đó là mô hình tổ chức bộ

máy kế toán tập trung và mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân

tán.

85

Phần lớn các công ty cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội áp dụng

mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Bên cạnh những công ty có nhà máy sản

xuất đặt luôn tại trụ sở kinh doanh, như là các công ty cổ phần bánh kẹo Đông Nam

Á, công ty cổ phần sản xuất bánh kẹo Thiên Phú, công ty cổ phần thực phẩm

Kitafood Việt Nam thì cũng có những công ty có các chi nhánh ở một số tỉnh thành

khác cũng áp dụng mô hình này, như là công ty cổ phần cổ phần chế biến thực

phẩm Hữu Nghị, công ty cổ phần Tràng An. Tại các công ty này, phòng kế toán

chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, tài chính trong toàn

doanh nghiệp. Các đơn vị cấp dưới không có tổ chức kế toán riêng mà chỉ có nhân

viên làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu nhận, kiểm tra và định kỳ gửi các chứng

từ về phòng kế toán. Hoặc cũng có trường hợp các đơn vị cấp dưới trở thành đơn vị

hạch toán ban đầu theo chế độ báo sổ và định kỳ gửi các sổ theo chế độ báo sổ này

về Phòng kế toán. Phòng kế toán tổ chức hệ thống sổ tổng hợp và chi tiết để xử lý,

ghi chép toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, lập báo cáo kế

toán và cung cấp thông tin cho hoạt động quản lý toàn doanh nghiệp (Phụ lục 4,5).

Có 2 công ty áp dụng mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa

phân tán là công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà và công ty cổ phần bánh mứt kẹo Hà

Nội. Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà hiện có 5 chi nhánh trong đó có 2 chi nhánh

tổ chức hạch toán kế toán (có xác định kết quả kinh doanh của đơn vị) và 3 chi

nhánh hạch toán chung (xác định kết quả kinh doanh cùng văn phòng công ty).

Công ty cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội hiện có 5 chi nhánh trong đó 1 chi nhánh

đang trong quá trình giải thể, 1 chi nhánh hạch toán riêng và 3 chi nhánh hạch toán

chung. Với quy mô kinh doanh lớn, địa bàn hoạt động rộng cả ba miền Bắc, Trung,

Nam nên 2 công ty này áp dụng mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa

phân tán là hợp lý.

Theo dữ liệu thu được trong các báo cáo tài chính của các công ty cổ phần

bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội, các công ty đều thực hiện theo quy định của chế độ

kế toán doanh nghiệp ban hành tại Thông tư số 200 /2014/TT-BTC ngày

22/12/2014, Thông tư 53/2016/TT-BTC bộ Tài chính, chuẩn mực kế toán Việt

Nam. Các công ty cũng đều lựa chọn sử dụng hình thức sổ nhật ký chung. Phần lớn

công việc kế toán đều được thao tác trên phần mềm kế toán giúp việc thu thập, xử lý

và cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác phục vụ tốt hơn nhu cầu thông tin

của các nhà quản trị trong doanh nghiệp.

86

2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN

TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN SẢN XUẤT BÁNH KẸO

TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

2.2.1. Thực trạng tổ chức dữ liệu đầu vào kế toán quản trị

2.2.1.1. Thực trạng thu thập và hệ thống hóa dữ liệu đầu vào

Về xác định dữ liệu cần thu thập

Kết quả khảo sát 25 công ty cho thấy, 100% (25/25) các công ty cổ phần sản

xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội đều thu thập các thông tin kế hoạch và thực hiện.

Mặc dù thông tin dự báo cũng rất cần thiết cho HTTT KTQT nhưng chỉ có 20%

(5/25) số công ty có thu thập loại thông tin này. Bên cạnh đó, các công ty chú trọng

đến thu thập loại thông tin tài chính mà ít quan tâm đến những thông tin phi tài

chính. 100% (25/25) công ty thu thập thông tin tài chính trong khi chỉ có 12%

(3/25) công ty thu thập thông tin phi tài chính. Khi được hỏi chuyên sâu về các dữ

liệu thu thập, các câu trả lời cho thấy, các dữ liệu thực hiện và kế hoạch của HTTT

KTQT trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội chủ

yếu liên quan đến các hoạt động kinh tế và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong

doanh nghiệp như hoạt động mua hàng, hoạt động sản xuất, hoạt động bán hàng,…

Các dữ liệu tương lai như dự báo thị trường, khả năng cạnh tranh, dự báo thay đổi

công nghệ,…cũng như các dữ liệu của nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh

chưa được quan tâm hoặc cũng được các nhà quản trị quan tâm nhưng không được

thu thập vào HTTT KTQT do nhiều yếu tố.

Để xác định dữ liệu cần thu thập, 56% (14/25) doanh nghiệp dựa trên khả

năng thu thập dữ liệu của hệ thống, 44% (11/25) doanh nghiệp dựa trên nhu cầu của

nhà quản trị, không có doanh nghiệp nào kết hợp cả hai yếu tố trên.

Về xác định nguồn dữ liệu thu thập

Mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong doanh nghiệp liên quan đến

nhiều đối tượng khác nhau nên dữ liệu của HTTT KTQT được thu thập từ nhiều

nguồn khác nhau có thể là từ bên trong doanh nghiệp và bên ngoài doanh nghiệp.

Qua điều tra khảo sát, 100% (25/25) các doanh nghiệp đều thu thập dữ liệu từ bên

trong doanh nghiệp, trong đó có 24% (6/25) doanh nghiệp thu thập dữ liệu bên

trong thông qua CSDL tập trung và 76% (19/25) doanh nghiệp thu thập dữ liệu bên

trong bằng cách liên hệ trực tiếp với các bộ phận như là: bộ phận KTTC, bộ phận kỹ

87

thuật, bộ phận kinh doanh, bộ phận mua hàng,… Ngoài việc thu thập dữ liệu bên

trong, chỉ có 12% (3/25) doanh nghiệp thu thập cả những dữ liệu bên ngoài doanh

nghiệp. Việc xác định nguồn dữ liệu tại các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh

kẹo trên địa bàn Hà Nội vẫn chưa hoàn chỉnh. Có 44% (11/25) doanh nghiệp không

xác định rõ tổ chức, đơn vị, bộ phận, phòng ban, cá nhân trực tiếp quản lý các dữ

liệu.

Về xác định cách thức thu thập dữ liệu

Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT đã hỗ trợ

các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội rất nhiều trong

việc tiếp nhận tài liệu của HTTT KTQT. Các doanh nghiệp đã dần chuyển sang tiếp

nhận dữ liệu thông qua các báo cáo, chứng từ điện tử. Tuy nhiên, cách tiếp nhận tài

liệu thông qua báo cáo, chứng từ giấy chưa được thay thế hoàn toàn. Điều này được

thể hiện qua con số là 100% (25/25) doanh nghiệp kết hợp hai cách thức thu thập dữ

liệu trên. Sau khi tiếp nhận các dữ liệu, tất cả các doanh nghiệp đều thực hiện kiểm

tra dữ liệu. 92% (23/25) các doanh nghiệp có quy trình thực hiện đầy đủ, rõ ràng và

chặt chẽ. Qua tìm hiểu sâu thực trạng về cách thức thu thập dữ liệu nhận thấy, ngoài

việc sử dụng các chứng từ bắt buộc, các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo

cũng tự thiết kế một số các chứng từ để đáp ứng tốt việc thu thập, xử lý, cung cấp

cũng như quản lý thông tin KTQT của doanh nghiệp.

Về xác định cách thức hệ thống hóa dữ liệu

Tất cả các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội

không sử dụng hệ thống tài khoản và bộ mã riêng cho HTTT KTQT mà sử dụng hệ

thống tài khoản kế toán và bộ mã do phòng kế toán thiết lập để hỗ trợ cho việc thu

thập và hệ thống hóa dữ liệu cho HTTT KTQT của doanh nghiệp. 92% (23/25) các

doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội sử dụng hệ thống tài

khoản chi tiết đến cấp 2 và 3. 8% (2/25) các doanh nghiệp sử dụng hệ thống tài

khoản cấp 4. Bộ mã các doanh nghiệp sử dụng gồm cả mã dạng số, dạng chữ và

dạng kết hợp cả chữ và số. Mỗi mã thiết lập đều được mô tả chi tiết. Qua tìm hiểu

thực tế tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, bộ mã công ty xây dựng được tổng

hợp dưới biểu sau:

88

Bảng 2.1: Bảng mô tả bộ mã của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

Các loại mã Các mô tả

Mã khách hàng Tên khách hàng, địa chỉ, mã số thuế, điện thoại liên hệ

Mã nhà cung cấp Tên nhà cung cấp, địa chỉ, mã số thuế, điện thoại liên hệ

Mã hàng hóa Tên hàng hóa, quy cách, đơn vị tính

Mã kho hàng Tên kho, người quản lý

Mã nhân viên Tên nhân viên, giới tính, năm sinh, điện thoại liên hệ

Mã nguyên vật liệu Tên nguyên vật liệu, nhà cung cấp

(Nguồn: Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà)

32% (8/25) các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội

đã tiến hành thực hiện tích hợp hệ thống dữ liệu KTQT với cơ sở dữ liệu tập trung

của toàn doanh nghiệp. Số còn lại chưa thực hiện vì một số lý do như là chưa thấy

được tầm quan trọng của việc tích hợp hệ thống, không muốn tiết lộ dữ liệu nội bộ

KTQT, thấy không cần thiết so với điều kiện hiện tại của doanh nghiệp.

2.2.1.2. Thực trạng tổ chức lưu trữ dữ liệu

100% (25/25) các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà

Nội đã kết hợp các cách lưu trữ dữ liệu khác nhau. Có 92% (23/25) doanh nghiệp

lưu trữ tài liệu trên ổ đĩa máy tính kết hợp với in và lưu trữ trong tủ tài liệu. Chỉ có

8% (2/25) doanh nghiệp kết hợp giữa cách in và lưu trữ trong tủ tài liệu và lưu trữ

dữ liệu trên “đám mây”. Hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát đều sắp xếp các

dữ liệu theo một trình tự nhất định khi có nhu cầu tìm kiếm các dữ liệu thì đều thực

hiện nhanh chóng và dễ dàng.

2.2.2. Thực trạng tổ chức xử lý, cung cấp thông tin kế toán quản trị

2.2.2.1. Thực trạng tổ chức xử lý dữ liệu KTQT phục vụ xây dựng định mức và

lập dự toán tổng thể

+ Về tổ chức xử lý dữ liệu KTQT phục vụ xây dựng định mức

Kết quả khảo sát cho thấy, 76% (19/25) các doanh nghiệp được khảo sát

không xây dựng định mức. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế, các doanh nghiệp này

vẫn tiến hành xây dựng định mức lượng NVL trực tiếp và định mức thời gian ở từng

khâu chế biến cho từng sản phẩm bánh kẹo và theo các đơn hàng. Đó là do, đặc

điểm sản xuất bánh kẹo đòi hỏi kỹ thuật chế biến phải được tuân thủ nghiêm ngặt cả

89

về NVL chế biến lẫn thời gian chế biến. Chỉ cần thừa hoặc thiếu nguyên vật liệu và

thời gian chế biến so với định mức sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm tạo

ra. 24% (6/25) các doanh nghiệp còn lại có xây dựng định mức chi phí và đều do bộ

phận KTQT chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này chỉ thiết lập thông

tin định mức đối với chi phí NVL trực tiếp, chi phí NC trực tiếp và chi phí SXC.

Định mức chi phí BH, chi phí QLDN, định mức sản lượng và doanh thu không

được thiết lập.

Để tính toán định mức chi phí NVL trực tiếp, chi phí NC trực tiếp, các doanh

nghiệp đều truy vấn các dữ liệu bao gồm định mức lượng và định mức giá của từng

loại chi phí. Với dữ liệu thu được, các doanh nghiệp sử dụng phương pháp tính tích

số của định mức lượng và định mức giá. Đối với việc xây dựng định mức chi phí

SXC, các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội không phân loại biến

phí và định phí để tính định mức mà sử dụng phương pháp tính tỷ trọng. Các doanh

nghiệp truy vấn dữ liệu chi phí SXC và tổng chi phí sản xuất ở các kỳ trước. Kết

quả tỷ trọng chi phí SXC trên tổng chi phí ở các kỳ trước chính là căn cứ xác định

định mức chi phí SXC kỳ này.

Sơ đồ 2.4: Quy trình xử lý thông tin định mức chi phí tại công ty cổ phần

bánh kẹo Hải Châu

(Nguồn: Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu)

Thông tin

định mức lượng NVL,

NC (theo mẻ nấu)

(Phụ lục 6-8)

Thông tin

định mức giá NVL

Thông tin

định mức giá NC

Khối sản xuất

(Phòng kỹ thuật)

Phòng kế toán

(Bộ phận KTTC)

Phòng kế toán

(Bộ phận KTQT)

BÁO CÁO

ĐỊNH MỨC

CHI PHÍ

Thông tin

Chi phí SXC kỳ trước

Thông tin

Chi phí NVL kỳ trước

90

+ Về tổ chức xử lý dữ liệu KTQT phục vụ lập dự toán tổng thể

84% (21/25) các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo được khảo sát trên

địa bàn Hà Nội tiến hành lập dự toán tổng thể. Để lập dự toán tổng thể, có rất nhiều

các bộ phận, phòng ban cùng tham gia thiết lập nhưng tại mỗi doanh nghiệp thì bộ

phận chịu trách nhiệm cuối cùng có sự khác nhau. Bộ phận KTQT chịu trách nhiệm

chính xử lý dữ liệu về dự toán tổng thể chiếm 40% (10/25) các doanh nghiệp có lập

dự toán tổng thể. Bộ phận kế hoạch chịu trách nhiệm chính trong xây dựng dự toán

tổng thể chiếm 32% (8/25). Bộ phận kinh doanh chịu trách nhiệm thiết lập dự toán

tổng thể chiếm 12% (3/25).

24% (6/25) các doanh nghiệp có bộ phận KTQT lập đầy đủ các loại dự toán

trong dự toán tổng thể. 16% (4/25) các doanh nghiệp, bộ phận KTQT lập các dự

toán: dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất, dự toán chi phí NVL trực tiếp, dự toán chi

phí NC trực tiếp, dự toán chi phí SXC, dự toán chi phí BH, dự toán chi phí QLDN,

dự toán vốn đầu tư, dự toán tiền, dự toán kết quả kinh doanh mà không lập dự toán

bảng cân đối kế toán. Tùy vào từng nội dung dự toán mà được phân công thực hiện

bởi các bộ phận khác nhau. Bộ phận lập dự toán doanh thu tiêu thụ có thể do bộ

phận Marketing hoặc bộ phận kế hoạch thực hiện tùy vào cách bố trí sắp xếp của

từng doanh nghiệp. Đối với công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị, bộ phận lập dự

toán doanh thu tiêu thụ là bộ phận kinh doanh. Tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải

Hà, bộ phận kế hoạch đầu tư có nhiệm vụ lập dự toán này. Dự toán sản xuất và dự

toán hàng tồn kho do bộ phận kế hoạch và đầu tư thiết lập. Các dự toán còn lại do

bộ phận KTQT đảm nhận thực hiện. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này đều lập dự

toán tĩnh, áp dụng mô hình dự toán từ trên xuống.

Kết quả điều tra cho thấy, để lập dự toán doanh thu tiêu thụ, các doanh

nghiệp truy vấn các dữ liệu gồm có: nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng đối với từng

loại sản phẩm bánh kẹo; tình hình tiêu thụ từng loại sản phẩm các năm trước; môi

trường kinh doanh; chiến lược kinh doanh và chính sách của doanh nghiệp trong kỳ.

Để lập dự toán hàng tồn kho, các doanh nghiệp truy vấn dữ liệu bao gồm: tình hình

hàng tồn kho của các kỳ trước; tình hình biến động doanh thu theo thời vụ. Để lập

dự toán sản xuất, các doanh nghiệp truy vấn dữ liệu trong báo cáo dự toán doanh

thu tiêu thụ và báo cáo dự toán hàng tồn kho. Để lập dự toán chi phí NVL trực tiếp,

chi phí NC trực tiếp, chi phí SXC, các doanh nghiệp truy vấn dữ liệu trong báo cáo

dự toán sản xuất và báo cáo định mức chi phí. Để lập dự toán giá vốn hàng bán, các

91

doanh nghiệp truy vấn dữ liệu trong báo cáo dự toán sản xuất, báo cáo dự toán chi

phí NVL trực tiếp, báo cáo dự toán chi phí NC trực tiếp, báo cáo dự toán chi phí

SXC. Để lập dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, các doanh

nghiệp truy vấn dữ liệu trong báo cáo thực hiện về chi phí bán hàng và chi phí quản

lý doanh nghiệp của năm trước. Để lập dự toán kết quả kinh doanh, các doanh

nghiệp truy vấn dữ liệu trong báo cáo dự toán doanh thu, báo cáo dự toán giá vốn

hàng bán, báo cáo dự toán chi phí bán hàng, báo cáo dự toán chi phí quản lý doanh

nghiệp. Dữ liệu sau khi truy vấn đều được xử lý bằng phương pháp thống kê kinh

nghiệm.

Ví dụ, quy trình thông tin lập dự toán tổng thể tại công ty cổ phần thực phẩm

Hữu Nghị được trình bày theo sơ đồ như sau:

Sơ đồ 2.5: Quy trình xử lý thông tin KTQT phục vụ dự toán tổng thể tại các

công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị

(Nguồn: Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị)

2.2.2.2. Thực trạng tổ chức xử lý dữ liệu KTQT hỗ trợ kiểm soát thực hiện

Với đặc thù hoạt động chuyên về sản xuất, cùng với đó, các sản phẩm bánh

kẹo có các đặc điểm riêng biệt như là có hình thái, kích thước nhỏ, giá trị không

lớn, mỗi sản phẩm được sản xuất trên một dây chuyền sản xuất riêng biệt, kết thúc

một ca máy thì sản phẩm sản xuất được hoàn thành, không có sản phẩm dở dang,

các loại sản phẩm có cùng chủng loại được sản xuất tại cùng một phân xưởng, do

đó, việc xác định chính xác chi phí cho từng sản phẩm luôn được các nhà quản trị

quan tâm. Để tìm hiểu thực trạng tổ chức xử lý dữ liệu hỗ trợ kiểm soát thực hiện tại

Bộ phận

Kinh doanh

Bộ phận

Kế hoạch vật tư

Bộ phận

Kế toán KTQT

Dự toán sản lượng

(Phụ lục 12)

Dự toán chi phí NVL TT

Dự toán chi phí NC TT

Dự toán chi phí SXC

Dự toán giá vốn hàng bán

Dự toán chi phí bán hàng

Dự toán chi phí QLDN

Dự toán kết quả kinh doanh

(Phụ lục 16-18)

Dự toán sản xuất

Dự toán hàng tồn kho

(Phụ lục 13-15)

92

các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội, nghiên cứu sinh

tiến hành điều tra tập trung đối với tổ chức xử lý dữ liệu xác định chi phí. Qua kết

quả điều tra, 100% (25/25) các doanh nghiệp được khảo sát đều xử lý dữ liệu xác

định chi phí và đều do bộ phận KTQT chịu trách nhiệm chính.

Dữ liệu truy vấn để xác định chi phí tại các doanh nghiệp gồm có các dữ liệu

chi phí NVL trực tiếp, chi phí NC trực tiếp, chi phí SXC, tiêu thức phân bổ và số

liệu theo từng tiêu thức. Hiện tại, các doanh nghiệp vẫn sử dụng những phương

pháp xác định chi phí truyền thống. 80% (20/25) các doanh nghiệp lựa chọn sử

dụng phương pháp xác định chi phí theo công việc. 100% (25/25) các doanh nghiệp

lựa chọn sử dụng phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất. Không có

doanh nghiệp nào áp dụng phương pháp dựa trên các hoạt động (ABC) hay áp dụng

mô hình chi phí mục tiêu (Kaizen) để xác định chi phí. Với kết quả thu được cho

thấy có những doanh nghiệp đã xác định chi phí bằng cách kết hợp phương pháp

xác định chi phí theo công việc và xác định chi phí theo quá trình sản xuất. Tìm

hiểu thực tế cho thấy, các doanh nghiệp chỉ tiến hành sản xuất hàng loạt rồi giao

cho các đại lý đã áp dụng phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất.

Còn đối với các doanh nghiệp vừa tiến hành sản xuất theo các đơn đặt hàng vừa tiến

hành sản xuất hàng loạt thì sẽ áp dụng cả 2 phương pháp khi xác định chi phí. (Phụ

lục 9-11)

2.2.2.3. Thực trạng tổ chức xử lý dữ liệu KTQT phục vụ kiểm tra, đánh giá

Tìm hiểu thực trạng tổ chức xử lý dữ liệu phục vụ kiểm tra, đánh giá cho

thấy, 100% (25/25) các doanh nghiệp đều tiến hành xử lý thông tin phục vụ kiểm

tra, đánh giá. 72% (18/25) doanh nghiệp phản ánh việc kiểm tra, đánh giá do bộ

phận KTQT chịu trách nhiệm chính. 28% (7/25) là do bộ phận khác, cụ thể là bộ

phận kế hoạch thực hiện. Tuy nhiên, qua quá trình tìm hiểu sâu thì nhận thấy các

doanh nghiệp này chỉ đánh giá tình hình thực hiện ở một số chỉ tiêu đó là doanh

thu, sản lượng, các khoản mục chi phí, lợi nhuận.

Dữ liệu được truy vấn để phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá là số liệu kế

hoạch, dự toán và số liệu thực hiện của các chỉ tiêu kinh tế qua các kỳ. Để xử lý các

dữ liệu phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện, các doanh nghiệp

này hầu hết sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp tỷ suất, hệ số kết hợp với

phương pháp biểu mẫu, đồ thị nhằm thấy được sự biến động của các chỉ tiêu qua

các kỳ. Các dạng so sánh được sử dụng là so sánh dạng số tuyệt đối với việc tính số

93

tuyệt đối không tính đến hệ số điều chỉnh, so sánh dạng số tương đối với việc tính

số tương đối động thái, số tương đối hoàn thành, số tương đối kết cấu. Một số các

phương pháp khác dùng để xác định các yếu tố ảnh hưởng như là phương pháp thay

thế liên hoàn, phương pháp cân đối không được sử dụng (Phụ lục 19).

2.2.2.4. Thực trạng tổ chức xử lý dữ liệu KTQT hỗ trợ ra quyết định

Theo khảo sát tại các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn

Hà Nội, các nhà quản trị thường xuyên phải đưa ra các loại quyết định như là các

quyết định về giá bán từng loại sản phẩm bánh kẹo, số lượng sản phẩm sản xuất

theo thời vụ, quyết định về nguồn nguyên vật liệu thu mua để sản xuất sản phẩm

bánh kẹo, quyết định về tạm ngừng sản xuất một loại sản phẩm bánh kẹo nào đó,

quyết định điều chỉnh cơ cấu mặt hàng sản xuất và tiêu thụ, quyết định liên quan tới

các nhà cung cấp và khách hàng lớn, quyết định đầu tư dây chuyền, thiết bị sản xuất

bánh kẹo, quyết định công nợ của khách hàng, quyết định về tiền lương. Tuy nhiên,

chỉ có 24% (6/25) các doanh nghiệp được khảo sát có tiến hành xử lý dữ liệu hỗ trợ

ra quyết định và đều do bộ phận KTQT chịu trách nhiệm chính. Để ra các quyết

định ngắn hạn, bộ phận KTQT của các doanh nghiệp này truy vấn các số liệu về sản

lượng, doanh thu, chi phí, lợi nhuận,… có liên quan đến các phương án kinh doanh.

Các dữ liệu về dòng tiền, vốn, tài sản, lãi suất, khấu hao cũng sẽ được thu thập để

phục vụ cho việc xử lý để ra các quyết định dài hạn. Phương pháp được các doanh

nghiệp này sử dụng để xử lý dữ liệu là phương pháp phân tích thông tin thích hợp,

phương pháp kỳ hoàn vốn và phương pháp tỷ lệ sinh lời. 76% (19/25) các doanh

nghiệp không xử lý dữ liệu hỗ trợ ra quyết định. Chỉ khi nào cần, nhà quản trị mới

yêu cầu dữ liệu và sẽ tự đánh giá, phân tích để đưa ra các quyết định. Các dữ liệu

phục vụ cho việc ra quyết định tại các doanh nghiệp này hiện còn rất sơ sài và các

nhà quản trị trong doanh nghiệp chủ yếu sử dụng kinh nghiệm để phân tích, đánh

giá và ra quyết định. Ví dụ, để đưa ra quyết định về tạm ngừng sản xuất một sản

phẩm nào đó, các doanh nghiệp này chủ yếu thu thập thông tin nghiên cứu thị

trường từ bộ phận Marketing và dữ liệu doanh thu thực hiện từ bộ phận KTTC mà

bỏ qua các thông tin cần thiết khác như biến phí, định phí bộ phận, định phí chung.

(Phụ lục 20-21)

2.2.2.5. Thực trạng tổ chức cung cấp thông tin KTQT

Tại các doanh nghiệp được khảo sát, thông tin KTQT được cung cấp cho

nhiều đối tượng khác nhau bao gồm Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, phụ trách các

94

phòng ban (trưởng, phó các phòng ban), phụ trách các phân xưởng sản xuất (tổ

trưởng). Thời điểm cung cấp thông tin bao gồm cả định kỳ và đột xuất theo yêu cầu.

Hình thức cung cấp thông tin ở các doanh nghiệp lại không có sự đồng nhất.

Số liệu cho thấy có đến 68% (17/25) các doanh nghiệp được khảo sát vẫn áp dụng

hình thức cung cấp thông tin KTQT thông qua hệ thống báo cáo truyền thống. 8%

(2/25) các doanh nghiệp đã có sự nhanh nhạy trong việc ứng dụng CNTT hiện đại

nên áp dụng hình thức cung cấp thông tin KTQT thông qua HTTT tích hợp và mức

độ tích hợp là toàn bộ thông tin KTQT. 24% (6/25) doanh nghiệp kết hợp cả hệ

thống báo cáo và HTTT tích hợp để cung cấp thông tin. Mức độ tích hợp ở các

doanh nghiệp này là từng phần.

Bảng 2.2: Bảng mô tả báo cáo KTQT của công ty cổ phần Tràng An

TT Tên báo cáo Đối tượng

cung cấp

Thời điểm

cung cấp Hình thức cung cấp

1 Báo cáo kế hoạch tổng hợp BQT cấp cao Định kỳ Báo cáo truyền thống

2 Báo cáo tổng hợp các chỉ

tiêu sản xuất kinh doanh

BQT cấp cao

Định kỳ Báo cáo truyền thống

3 Báo cáo tình hình tài chính BQT cấp cao Định kỳ Báo cáo truyền thống

4 Báo cáo sản xuất BQT cấp TG Định kỳ,

Theo yêu cầu

Báo cáo truyền thống,

Hệ thống tích hợp

5 Báo cáo doanh số BQT cấp TG Định kỳ,

Theo yêu cầu

Báo cáo truyền thống,

Hệ thống tích hợp

6 Báo cáo Nhập xuất tồn

NVL, hàng hóa

BQT cấp TG Định kỳ,

Theo yêu cầu

Hệ thống tích hợp

7 Báo cáo tình hình sử dụng

TSCĐ

BQT cấp TG Định kỳ,

Theo yêu cầu

Báo cáo truyền thống

8 Báo cáo công nợ phải thu BQT cấp TG Theo yêu cầu Báo cáo truyền thống

Hệ thống tích hợp

9 Báo cáo công nợ phải trả BQT cấp TG Theo yêu cầu Báo cáo truyền thống,

Hệ thống tích hợp

10 Báo cáo vốn tiền mặt BQT cấp TG Theo yêu cầu Báo cáo truyền thống,

Hệ thống tích hợp

11 Báo cáo định mức BQT cấp CS Định kỳ,

Theo yêu cầu

Báo cáo truyền thống,

Hệ thống tích hợp

(Nguồn: Công ty cổ phần Tràng An)

95

Việc phản hồi thông tin KTQT cũng rất quan trọng, nhưng thực tế cho thấy

chỉ có 24% (6/25) thực hiện công việc này. Người sử dụng thông tin chủ yếu là

phản hồi về tính chính xác, tính đầy đủ của thông tin, tính kịp thời và tính bảo mật

của dịch vụ cung cấp thông tin từ hệ thống. Qua khảo sát thực tế nhận thấy, tại một

số doanh nghiệp, việc phản hồi được thực hiện ngay tại thời điểm cung cấp thông

tin thông qua việc trao đổi, yêu cầu bổ sung những thông tin cần thiết. Các thông tin

phản hồi sẽ qua khâu trung gian từ người sử dụng báo cáo xuống đến người trực

tiếp phụ trách việc lập báo cáo rồi mới đến người trực tiếp lập các báo cáo.

2.2.3. Thực trạng tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống thông

tin kế toán quản trị

Mặc dù, CNTT hiện đang phát triển rất mạnh mẽ tại Việt Nam nhưng các

doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội vẫn chưa thực sự nắm

bắt những lợi ích mà CNTT mang lại để giúp thu thập, xử lý và cung cấp thông tin

KTQT một cách chính xác và nhanh chóng. Qua khảo sát cho thấy, các doanh

nghiệp chưa ứng dụng các thiết bị phần cứng có các đặc điểm nổi bật như là khả

năng dịch chuyển, màn hình cảm ứng. Chỉ có 72% (18/25) các doanh nghiệp có sử

dụng các thiết bị đa chức năng kết hợp cả photo, in ấn và scan. Đối với phần mềm

phục vụ cho HTTT KTQT, có 32% (8/25) các doanh nghiệp có riêng phân hệ

KTQT và có tích hợp thông tin giữa các phần mềm với nhau. 92% (23/25) các

doanh nghiệp phần mềm kế toán có thể linh hoạt thay đổi, nâng cấp theo yêu cầu

quản lý và có phân quyền sử dụng cho từng đối tượng. Tất cả các doanh nghiệp đều

sử dụng phần mềm kế toán có phân quyền cho các đối tượng sử dụng. Đối với mạng

viễn thông phục vụ cho HTTT KTQT, 100% (25/25) doanh nghiệp sử dụng mạng

nội bộ, 12% (3/25) các doanh nghiệp sử dụng internet trong giao dịch, 28% (7/25)

các doanh nghiệp sử dụng trang web riêng của doanh nghiệp. Tùy loại ứng dụng

CNTT mà các doanh nghiệp sử dụng nhà cung cấp trong hoặc ngoài nước. Đi sâu

tìm hiểu nhận thấy, phần mềm kế toán mà các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh

kẹo trên địa bàn Hà Nội sử dụng khá đa dạng do thị trường phần mềm ứng dụng nói

chung và thị trường phần mềm kế toán nói riêng ở Việt Nam đang rất phát triển.

Thực tế cho thấy, phần mềm kế toán do nước ngoài và trong nước viết vẫn có sự

khác biệt khá nhiều. Các phần mềm do nước ngoài cung cấp như SAS Innova ERP,

Inside ERP, Ocrale ERP được một số các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo

trên địa bàn Hà Nội quy mô lớn sử dụng có những ưu điểm vượt trội như khả năng

96

xử lý thông tin và cung cấp thông tin với khối lượng lớn và phức tạp, khả năng tích

hợp thông tin về kế toán, phân tích tài chính, quản lý kho, khách hàng,…, chi phí

đầu tư cao. Một số phần mềm trong nước được ứng dụng nhiều trong doanh nghiệp

cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội có quy mô nhỏ là VietSun, Fast

Accoungting, Misa, 3A. Các phần mềm này dùng ngôn ngữ tiếng việt, dễ sử dụng,

chi phí thấp và có khả năng tích hợp nhưng ở quy mô nhỏ. Công việc hướng dẫn

vận hành CNTT ở các doanh nghiệp được thực hiện bài bản bao gồm cả phân loại

đối tượng, xây dựng lộ trình và cung cấp tài liệu hướng dẫn. Tuy nhiên, việc đánh

giá ứng dụng CNTT lại chưa được thực hiện đầy đủ. 12% (3/25) doanh nghiệp thực

hiện đánh giá CNTT trong giai đoạn vận hành thử nghiệm. Việc đánh giá này tăng

lên mức 60% (15/25) các doanh nghiệp thực hiện ở giai đoạn vận hành chính thức.

Như vậy vẫn còn khá nhiều doanh nghiệp không thực hiện việc đánh giá các ứng

dụng CNTT trong HTTT KTQT.

2.2.4. Thực trạng tổ chức kiểm soát hệ thống thông tin kế toán quản trị

Trong bối cạnh công nghiệp 4.0 công việc kiểm soát dữ liệu, thông tin trở

nên dễ dàng hơn vì các sai sót về nhập liệu như nhập thiếu, nhập sai,… sẽ được hạn

chế vì sự ra đời của nhiều thiết bị thông minh có thể thay thế con người ở một số

công đoạn. Nhưng công việc kiểm soát an toàn thông tin lại trở nên đặc biệt quan

trọng. Các loại mạng không dây sẽ làm tăng nguy cơ xâm phạm tới thông tin và bí

quyết công nghiệp trong các doanh nghiệp. Các vấn đề về an ninh mạng, bảo mật

thông tin trở nên quan trọng hơn rất nhiều để đảm bảo tính toàn vẹn trong hoạt động

kinh doanh. Các cuộc tấn công mạng có thể làm tê liệt toàn bộ hoạt động sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp bất cứ lúc nào.

Khảo sát thực trạng tổ chức kiểm soát HTTT KTQT trong các doanh nghiệp

cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội cho thấy, 40% (10/25) các doanh

nghiệp có thực hiện việc xác định tài liệu và thủ tục kiểm soát HTTT KTQT. Con

số tương tự cũng phản ánh số các doanh nghiệp thiết lập các báo cáo mô tả, lưu đồ

trình bày hệ thống và chương trình, tài liệu hướng dẫn sử dụng hệ thống. Bên cạnh

đó, kết quả khảo sát cũng phản ánh các nội dung kiểm soát hệ thống mà các doanh

nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội đã thực hiện. Trong đó, nội

dung kiểm soát quá trình triển khai hệ thống, nội dung kiểm soát phần mềm và kiểm

soát phần cứng, nội dung kiểm soát hành chính có 80% (20/25) doanh nghiệp thực

hiện. Nội dung kiểm soát an toàn dữ liệu có 100% (25/25) doanh nghiệp thực hiện.

97

Trên 50% đánh giá việc thực hiện các nội dung kiểm soát đánh giá này là chưa tốt.

Đó có thể là do các doanh nghiệp chưa thiết lập đầy đủ các chính sách kiểm soát

hợp lý. Số các doanh nghiệp thiết lập chính sách kiểm soát là 40% (10/25). Chính vì

vậy mà dẫn đến một số các tình trạng như là việc cấp mật khẩu riêng cho người sử

dụng nhiều khi chỉ mang tính hình thức vì vẫn còn xuất hiện sự trao đổi mật khẩu

giữa các cá nhân dù không được phân công phụ trách phần hành. Nguyên nhân dẫn

đến tình trạng này là do sự tin tưởng và nhờ cậy trong công việc giữa các cá nhân.

Khi có vấn đề gì xảy ra cũng không thể quy trách nhiệm và cũng không có chế tài

xử phạt.

2.2.5. Thực trạng tổ chức nhân lực hệ thống thông tin kế toán quản trị

Chủ trương của hầu hết các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa

bàn Hà Nội là tổ chức và định biên lao động theo hướng tinh gọn, hiệu quả, cải cách

hành chính nhằm triệt để tiết giảm chi phí. Việc tổ chức bộ máy KTQT cũng được

thực hiện theo chủ trương này. 100% (25/25) các doanh nghiệp cổ phần sản xuất

bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội áp dụng hình thức tổ chức bộ máy KTQT kết hợp.

Theo đó, nhân viên kế toán các phần hành vừa thực hiện công việc kế toán quản trị

(lập báo cáo phục vụ cung cấp thông tin cho các nhà quản trị bên trong doanh

nghiệp) vừa thực hiện công việc kế toán tài chính (lập báo cáo phục vụ cung cấp

thông tin cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp). Mô hình này giúp các doanh

nghiệp tận dụng được nguồn lực kế toán sẵn có do đó số lượng nhân viên kế toán

trong doanh nghiệp sẽ gọn nhẹ. Mô hình này còn phát huy ưu điểm là tiết kiệm thời

gian và công sức ở khâu thu thập dữ liệu.

Qua số liệu tổng hợp về số lượng và trình độ nhân lực bộ phận KT cho thấy,

số lượng nhân sự kế toán ở 25 công ty cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà

Nội là 125 người. Các doanh nghiệp vẫn sử dụng nguồn lực kế toán không đúng so

với chuyên ngành đào tạo với 5,6% (7/125) không có bằng đào tạo về kế toán.

94,4% (118/125) nhân sự có bằng cấp đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận.

Trong số đó, tốt nghiệp sau đại học là 1,69% (2/118), tốt nghiệp đại học là 74,58%

(88/118), tốt nghiệp cao đẳng là 17,8% (21/118) và tốt nghiệp trung cấp là 5,93%

(7/118).

Qua tìm hiểu sâu, kế toán trưởng lại là vị trí sử dụng không theo chuyên môn

được đào tạo. Mặc dù không có bằng kế toán nhưng họ lại có số năm thâm niên làm

việc rất lâu nên có kinh nghiệm vững chắc về kế toán, một số tốt nghiệp cử nhân,

98

thạc sỹ ở các ngành học khác như ngành thống kê, ngành toán, ngành luật. Số lượng

nhân lực kế toán tại các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo có chứng chỉ hành

nghề kế toán là không có. Những người có trình độ thạc sỹ, cử nhân thường được

bố trí nắm giữ vai trò là kế toán trưởng, kế toán tổng hợp hoặc người nắm giữ

những phần hành kế toán quan trọng trong đó có phần hành chi phí. Nhân sự kế

toán ở một số các phân hành khác không đòi hỏi cao về trình độ nên trình độ học

vấn có thể là cao đẳng và trung cấp. Ở một số doanh nghiệp, nhân viên kế toán tại

các doanh nghiệp thường kiêm nhiều phần hành kế toán vì khối lượng nghiệp vụ

kinh tế phát sinh tại các doanh nghiệp này không nhiều.

Mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của bộ phận KTQT được đánh giá là tốt

chiếm 72% (18/25). Vẫn còn 28% (7/25) doanh nghiệp có lao động KTQT chưa đáp

ứng được các công việc được giao. 60% (15/25) các doanh nghiệp chưa phân công

công việc cụ thể và rõ ràng cho từng cá nhân, bộ phận dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm.

Khi có vấn đề phát sinh thì sự phối kết hợp lại càng thể hiện rõ sự yếu kém.

2.3. THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC HỆ

THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH

NGHIỆP CỔ PHẦN SẢN XUẤT BÁNH KẸO TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

2.3.1. Mô hình nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin

kế toán quản trị trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa

bàn Hà Nội

Dựa trên mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức HTTT KTQT trong các

doanh nghiệp sản xuất đã được đề xuất trong phần lý luận, nghiên cứu sinh tiếp tục

sử dụng phương pháp chuyên gia để kiểm tra và sàng lọc các biến của mô hình đồng

thời thu thập tối đa các thông tin về chủ đề đang nghiên cứu. Đối tượng khảo sát là

giám đốc, kế toán trưởng tại các công ty cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà

Nội, các giảng viên, chuyên viên đang giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại

học, viện nghiên cứu. Trong buổi khảo sát, nghiên cứu sinh trình bày mô hình

nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KTQT trong các doanh nghiệp

cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội. Với sự nhất trí của nhóm chuyên

gia, tác giả tiến hành phát phiếu khảo sát để lấy ý kiến. Phiếu khảo sát bao gồm các

câu hỏi như sau: Các yếu tố trong mô hình mà tác giả đề xuất có ảnh hưởng tới tổ

chức HTTT KTQT hay không, lý do. Ngoài các yếu tố trong mô hình mà nghiên

cứu sinh đề xuất, các chuyên gia có gợi ý thêm các yếu tố nào khác không, lý do.

99

Sau khi thu thập được các ý kiến chuyên gia qua khảo sát trực tiếp về mô

hình mà tác giả đề xuất. Tác giả tổng kết ý kiến của các chuyên gia được thể hiện

qua bảng sau:

Bảng 2.3: Tổng hợp khảo sát chuyên gia

Các yếu tố Số lượng đồng ý

trên tổng Phần trăm

I – Yếu tố tác giả đề xuất

1.1. Đặc điểm tổ chức SXKD * 7/7 100%

1.2. Cơ cấu tổ chức DN * 7/7 100%

1.3. Nhà quản trị cấp cao* 7/7 100%

1.4. Nhà tư vấn bên ngoài * 7/7 100%

1.5. Công nghệ thông tin* 6/7 85,7%

II – Yếu tố gợi ý bởi các chuyên gia

2.1. Dữ liệu 2/7 28,6%

2.2. Kiểm soát nội bộ 1/7 14,3%

Như vậy, các chuyên gia đều nhất trí cao với các yếu tố mà tác giả đề xuất

trong mô hình nghiên cứu. Ngoài ra, có một số chuyên gia đưa ra các gợi ý bổ sung

thêm 2 yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KTQT tại các doanh nghiệp cổ phần

sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội, đó là: Dữ liệu và Kiểm soát nội bộ. Tuy

nhiên, do số lượng các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội không

nhiều, nếu số lượng yếu tố quá nhiều sẽ không đảm bảo số phiếu phát ra đủ lớn

phục vụ cho nghiên cứu. Bên cạnh đó, hai yếu tố sau khi được chuyên gia đề xuất

đều dưới 50%. Do đó, tác giả quyết định giữ nguyên mô hình nghiên cứu với 5 yếu

tố ban đầu.

Qua kết quả từ khảo sát chuyên gia, tác giả đề xuất mô hình gồm 5 yếu tố

ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KTQT trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh

kẹo trên địa bàn Hà Nội như sau:

100

Sơ đồ 2.6: Mô hình yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KTQT trong các

doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội

Từ mô hình nghiên cứu đã được hiệu chỉnh cho thấy:

- Biến phụ thuộc: “Tổ chức HTTT KTQT”

- Biến độc lập: (1) “Đặc điểm tổ chức SXKD”

(2) “Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp”

(3) “Nhà quản trị cấp cao”

(4) “Nhà tư vấn bên ngoài”

(5) “CNTT”

Các giả thuyết nghiên cứu được phát biểu như sau:

Giả thuyết H1: Yếu tố “Đặc điểm tổ chức SXKD” có ảnh hưởng đến tổ

chức HTTT KTQT trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn

Hà Nội.

Giả thuyết H2: Yếu tố “Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp” có ảnh hưởng đến tổ

chức HTTT KTQT trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn

Hà Nội.

Giả thuyết H3: Yếu tố “Nhà quản trị cấp cao” có ảnh hưởng đến tổ chức

HTTT KTQT trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà

Nội.

Đặc điểm tổ chức SXKD

Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

Nhà quản trị cấp cao

Nhà tư vấn bên ngoài

CNTT

H1

H2

H3

H4

H5

TỔ CHỨC

HTTT KTQT

101

.Giả thuyết H4: Yếu tố “Nhà tư vấn bên ngoài” có ảnh hưởng đến tổ chức

HTTT KTQT trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà

Nội.

Giả thuyết H5: Yếu tố “Công nghệ thông tin” có ảnh hưởng đến tổ chức

HTTT KTQT trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà

Nội.

2.3.2. Thang đo các biến

Nghiên cứu sinh đã xây dựng các thang đo của các biến dựa trên các nghiên

cứu đã có ở trong nước và trên thế giới. Các thang đo đã được điều chỉnh (Rút bớt,

bổ sung, hiệu chỉnh) cho phù hợp với đặc điểm thực tế của các doanh nghiệp cổ

phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội. Các thang đo được cụ thể hóa cho từng

biến như sau:

- Các biến quan sát của yếu tố phụ thuộc

TỔ CHỨC HTTT KTQT – AIS

Marshall B. Romney and Paul J. Steinbart (2012) [52]

Mã biến Các biến quan sát

AIS1 Dữ liệu KTQT được tổ chức đầy đủ và rõ ràng theo trình tự các bước

AIS2 Quy trình xử lý, cung cấp thông tin KTQT được tổ chức đầy đủ, rõ ràng

theo từng nội dung

AIS3 Các ứng dụng CNTT được tổ chức phù hợp, đáp ứng yêu cầu xử lý

nhanh các dữ liệu và cung cấp thông tin kịp thời

AIS4 Kiểm soát HTTT KTQT được tổ chức chặt chẽ, hạn chế các sự cố về sai

sót và bảo mật thông tin KTQT

AIS5 Nhân lực HTTT KTQT được tổ chức chặt chẽ, rõ ràng và theo đúng

trình độ, năng lực

102

- Các biến quan sát của yếu tố độc lập

ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SXKD - BC

Hồ Mỹ Hạnh (2013) [3]; Nguyễn Hoàng Dũng (2017) [8]; Vũ Bá Anh (2015) [26]

Mã biến Các biến quan sát

BC1 Loại hình sản xuất được xác định đầy đủ và rõ ràng

BC2 Lực lượng sản xuất được xác lập đầy đủ và rõ ràng

BC3 Phương tiện, công cụ sản xuất được bố trí đầy đủ và rõ ràng

BC4 Quy trình sản xuất mà doanh nghiệp thiết lập đầy đủ và rõ ràng

CƠ CẤU TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP – OS

McShane and Glinow (2005) [53]; Robbins and Coulter (2002) [60]

Mã biến Các biến quan sát

OS1 Các bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp được xác lập đầy đủ và rõ

ràng

OS2 Các công việc trong doanh nghiệp được chuyên môn hóa cụ thể

OS3 Các nhà quản trị được phân quyền ra quyết định và hành động đầy đủ

và rõ ràng

NHÀ QUẢN TRỊ CẤP CAO – TM

Nguyễn Thành Hưng (2017) [10]; Noor Azizi Ismail & Malcolm King (2007) [54]

Mã biến Các biến quan sát

TM1 Nhà quản trị cấp cao nắm chắc kiến thức về HTTT KTQT

TM2 Nhà quản trị cấp cao có cam kết về tổ chức HTTT KTQT

TM3 Nhà quản trị cấp cao có tầm nhìn về tổ chức HTTT KTQT

TM4 Nhà quản trị cấp cao có tham gia hỗ trợ tổ chức HTTT KTQT

103

NHÀ TƯ VẤN BÊN NGOÀI – EE

Noor Azizi Ismail & Malcolm King (2007) [54]

Mã biến Các biến quan sát

EE1 Cơ quan chính phủ quản lý về kế toán có tham gia tích cực đến việc tư

vấn tổ chức HTTT KTQT của doanh nghiệp

EE2 Các nhà cung cấp hệ thống có tham gia tích cực đến việc tư vấn tổ chức

HTTT KTQT của doanh nghiệp

EE3 Các công ty kế toán – kiểm toán có tham gia tích cực đến việc tư vấn tổ

chức HTTT KTQT của doanh nghiệp

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – IT

Nguyễn Thành Hưng (2017) [10]; Noor Azizi Ismail & Malcolm King (2007) [54]

Mã biến Các biến quan sát

IT1 Phần mềm có phân quyền sử dụng cho từng nhân viên kế toán

IT2 Phần mềm có thể linh hoạt thay đổi, nâng cấp theo yêu cầu sử dụng,

quản lý của doanh nghiệp

IT3 Phần cứng đồng bộ và ổn định

IT4 Hệ thống mạng viễn thông phù hợp và ổn định

2.3.3. Mẫu nghiên cứu

2.3.3.1. Tổng thể mẫu nghiên cứu và chọn mẫu nghiên cứu

Hiện nay, các công ty sản xuất bánh kẹo hoạt động dưới nhiều loại hình khác

nhau bao gồm công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công

ty liên doanh. Bên cạnh đó, còn có nhiều các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ được

đăng ký với tư cách các hộ kinh doanh cá thể. Theo số liệu tổng hợp được trên

trang web https//thongtindoanhnghiep.com, số lượng các doanh nghiệp sản xuất

kinh doanh bánh kẹo theo hình thức công ty cổ phần trên địa bàn Hà Nội tính đến

thời điểm năm 2015 có 35 doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp này được tác giả

xác định nhằm mục đích đưa vào khung chọn mẫu của đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên,

có 6 doanh nghiệp trong tổng số 35 doanh nghiệp có số năm thành lập từ năm 2015

104

và có quy mô sản xuất nhỏ, nên tác giả loại ra khỏi khung chọn mẫu vì quy trình sản

xuất kinh doanh chưa ổn định và số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu còn sơ sài.

Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện đề tài, có 4 doanh nghiệp tác giả không tiếp

cận được số liệu với nhiều lý do phía doanh nghiệp nên tác giả cũng loại khỏi khung

chọn mẫu. Như vậy, tổng thể khung chọn mẫu của đề tài nghiên cứu được xác định

gồm 25 doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội.

Do khung chọn mẫu không quá lớn nên để xác định mức độ ảnh hưởng của

các yếu tố đến tổ chức HTTT KTQT, tác giả lựa chọn tất cả 25 doanh nghiệp làm

mẫu để tiến hành khảo sát. Các doanh nghiệp này bao gồm cả các doanh nghiệp có

quy mô lớn, công nghệ sản xuất hiện đại, được niêm yết trên thị trường chứng

khoán và các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, quy trình sản xuất kinh doanh

tương đối ổn định.

2.3.3.2. Kích thước mẫu nghiên cứu

Các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới và trong nước đều cho rằng chưa

có lý thuyết thống kê để xác định kích thước mẫu tối thiểu thế nào là hợp lý. Việc

xác định kích thước mẫu thường dựa trên kinh nghiệm. Tác giả xin tổng hợp một số

các đề xuất có giá trị về xác định kích thước mẫu từ các công trình nghiên cứu do

các tác giả Nguyễn Bích Liên (2012) [7] và Trần Ngọc Hùng (2016) [17] tổng kết

được.

Cách 1: Lấy giá trị tuyệt đối cho tập mẫu khảo sát. Một số tác giả cho rằng

kích thước mẫu nên lấy ít nhất là 100 mẫu, một số khác lại khuyến cáo tập mẫu có

thể là 50, tốt hơn là 100.

Cách 2: Dựa theo tỷ số n/p (n là số mẫu, p là số biến quan sát) và tỷ số này

biến thiên từ 2:1 đến 20:1

Cách 3: Dựa theo công thức n ≥ 50 + 8 * p (n là số mẫu, p là số lượng yếu tố

độc lập).

Cách 4: Dựa theo công thức n = 5 * m (n là số mẫu, m là số câu hỏi hoặc số

biến quan sát).

Với bốn cách thức được nêu ở trên, tác giả nhận thấy cách thứ nhất không

cho thấy rõ sự khác nhau giữa số lượng biến quan sát sẽ quyết định thế nào tới kích

thước mẫu. Cách thứ hai dựa trên tỷ số cho thấy mối quan hệ giữa mẫu và biến quan

sát nhưng lại có khoảng biến thiên khá lớn nên vẫn khó lựa chọn được tỷ số nào

105

trong khoảng biến thiên là phù hợp. Nếu lựa chọn cách 3, dựa vào công thức và số

yếu tố độc lập được xác định trong nghiên cứu này là 5 yếu tố thì số mẫu sẽ lớn hơn

90 (n ≥ 50 + 8 * 5 = 90). Nếu lựa chọn cách 4, dựa vào công thức và số biến quan

sát cũng chính là số câu hỏi được sử dụng trong nghiên cứu là 23 biến quan sát thì

số mẫu nghiên cứu phù hợp sẽ bằng 110 (n = 5 * 23 = 115). Như vậy, tác giả xác

định cỡ mẫu dự kiến ít nhất là 115 theo cách 4 để đảm bảo cỡ mẫu có thể đại diện

cho tổng thể một cách tốt nhất

2.3.4. Kết quả nghiên cứu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ

thống thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất

bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội

Để có thể tiến hành chạy các số liệu kiểm định, phân tích, tác giả đã tiến

hành khảo sát dựa vào bảng hỏi đã được thiết kế và chỉnh sửa qua nhiều lần khác

nhau từ những đóng góp của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu. Tác giả đã

phát 200 bảng câu hỏi để khảo sát cho 25 doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo

trên địa bàn Hà Nội theo nhiều hình thức khác nhau, gồm có: đến trực tiếp doanh

nghiệp gửi bảng câu hỏi, gửi bảng câu hỏi thông qua công cụ google driver, gửi qua

đường bưu điện, gọi điện trực tiếp để truyền và tiếp nhận câu trả lời. Đối tượng phát

phiếu khảo sát là các nhà quản trị, kế toán trưởng và các kế toán viên. Có 189 phiếu

được phúc đáp trong đó loại đi 07 phiếu không hợp lệ do người được khảo sát trả

lời thiếu các câu hỏi khảo sát. Như vậy, tác giả đã sử dụng 182 phiếu để nhập liệu

chạy định lượng sau sàng lọc.

2.3.3.1. Kiểm định chất lượng thang đo

Nội dung này giúp kiểm tra sự tương quan giữa các biến quan sát và sự

tương quan giữa từng biến quan sát với biến độc lập. Để làm được điều này, tác giả

sử dụng đánh giá Cronbach’s Alpha. Nếu hệ số Alpha > 0,6 thì đánh giá các biến

có sự tương quan. Nếu Hệ số tương quan tổng biến (Corrected Item – Total

Correlation) của từng biến khảo sát > 0,3 thì biến quan sát đó được chấp nhận,

ngược lại, nếu nhỏ hơn thì bị loại bỏ.

Sau khi số liệu khảo sát được nhập vào phần mềm SPSS, kiểm định chất

lượng thang đo cho ra các kết quả như sau:

- Kiểm định chất lượng thang đo yếu tố “Đặc điểm tổ chức SXKD”

106

Bảng 2.4: Kết quả kiểm định chất lượng thang đo “Đặc điểm tổ chức SXKD”

Thống kê độ tin cậy (Reliability Statistics)

Cronbach's Alpha Số lượng biến

(N of Items)

.943 4

Thống kê tổng biến (Item-Total Statistics)

Trung bình

thang đo nếu

loại biến (Scale

Mean if Item

Deleted)

Phương sai thang

đo nếu loại biến

(Scale Variance if

Item Deleted)

Tương quan biến tổng

(Corrected Item-Total

Correlation)

Cronbach's Alpha

nếu loại biến

(Cronbach's

Alpha if Item

Deleted)

BC1 9.53 3.974 .800 .951

BC2 9.48 4.350 .857 .928

BC3 9.60 4.075 .913 .909

BC4 9.60 4.264 .906 .913

Nhận xét: Dựa vào kết quả bảng trên cho thấy, yếu tố Đặc điểm tổ chức

SXKD được đo lường bằng bốn biến quan sát và hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể

là 0.943 lớn hơn 0.6 và các Corrected Item-Total Correlation của các biến quan sát

lần lượt là 0.800, 0.857, 0.913, 0.906 đều lớn hơn 0.3. Như vậy, kết luận là các biến

quan sát BC1, BC2, BC3, BC4 đều được chấp nhận vì đảm bảo độ chặt chẽ tương

quan với yếu tố Đặc điểm tổ chức SXKD.

- Kiểm định chất lượng thang đo yếu tố “Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp”

Bảng 2.5: Kết quả kiểm định chất lượng thang đo “Cơ cấu tổ chức DN”

Thống kê độ tin cậy (Reliability Statistics)

Cronbach's Alpha Số lượng biến

(N of Items)

.729 3

Thống kê tổng biến (Item-Total Statistics)

Trung bình

thang đo nếu

loại biến (Scale

Mean if Item

Deleted)

Phương sai thang

đo nếu loại biến

(Scale Variance if

Item Deleted)

Tương quan biến

tổng (Corrected Item-

Total Correlation)

Cronbach's Alpha

nếu loại biến

(Cronbach's

Alpha if Item

Deleted)

OS1 5.36 1.183 .662 .496

OS2 5.43 1.605 .583 .613

OS3 5.45 1.707 .435 .770

107

Nhận xét: Dựa vào kết quả bảng trên cho thấy, yếu tố Cơ cấu tổ chức doanh

nghiệp được đo lường bằng ba biến quan sát và hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể là

0.729 lớn hơn 0.6 và các Corrected Item-Total Correlation của các biến quan sát lần

lượt là 0.662, 0.583, 0.435 đều lớn hơn 0.3. Như vậy, kết luận là các biến quan sát

OS1, OS2, OS3 đều được chấp nhận vì đảm bảo độ chặt chẽ tương quan với yếu tố

Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp.

- Kiểm định chất lượng thang đo yếu tố “Nhà quản trị cấp cao”

Bảng 2.6: Kết quả kiểm định chất lượng thang đo “Nhà quản trị cấp cao”

Thống kê độ tin cậy (Reliability Statistics)

Cronbach's Alpha Số lượng biến

(N of Items)

.738 4

Thống kê tổng biến (Item-Total Statistics)

Trung bình

thang đo nếu

loại biến (Scale

Mean if Item

Deleted)

Phương sai thang đo

nếu loại biến (Scale

Variance if Item

Deleted)

Tương quan biến

tổng (Corrected

Item-Total

Correlation)

Cronbach's Alpha

nếu loại biến

(Cronbach's

Alpha if Item

Deleted)

TM1 8.12 2.622 .340 .768

TM2 8.43 1.860 .605 .633

TM3 8.48 1.864 .491 .712

TM4 8.63 1.726 .726 .557

Nhận xét: Dựa vào kết quả bảng trên cho thấy, yếu tố Nhà quản trị cấp cao

được đo lường bằng bốn biến quan sát và hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể là 0.738

lớn hơn 0.6 và các Corrected Item-Total Correlation của các biến quan sát lần lượt

là 0.340, 0.605, 0.491, 0.726 đều lớn hơn 0.3. Như vậy, kết luận là các biến quan sát

TM1, TM2, TM3, TM4 đều được chấp nhận vì đảm bảo độ chặt chẽ tương quan với

yếu tố Nhà quản trị cấp cao.

- Kiểm định chất lượng thang đo yếu tố “Nhà tư vấn bên ngoài”

Bảng 2.7: Kết quả kiểm định chất lượng thang đo “Nhà tư vấn bên ngoài”

Thống kê độ tin cậy (Reliability Statistics)

Cronbach's Alpha Số lượng biến

(N of Items)

.841 3

Thống kê tổng biến (Item-Total Statistics)

108

Trung bình

thang đo nếu

loại biến (Scale

Mean if Item

Deleted)

Phương sai thang

đo nếu loại biến

(Scale Variance if

Item Deleted)

Tương quan biến tổng

(Corrected Item-Total

Correlation)

Cronbach's Alpha

nếu loại biến

(Cronbach's

Alpha if Item

Deleted)

EE1 5.30 1.229 .744 .745

EE2 5.23 1.206 .627 .862

EE3 5.51 1.190 .757 .730

Nhận xét: Dựa vào kết quả bảng trên cho thấy, yếu tố Nhà tư vấn bên ngoài

được đo lường bằng ba biến quan sát và hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể là 0.841

lớn hơn 0.6 và các Corrected Item-Total Correlation của các biến quan sát lần lượt

là 0.744, 0.627, 0.757 đều lớn hơn 0.3. Như vậy, kết luận là các biến quan sát EE1,

EE2, EE3 đều được chấp nhận vì đảm bảo độ chặt chẽ tương quan với yếu tố Nhà tư

vấn bên ngoài.

- Kiểm định chất lượng thang đo yếu tố “CNTT”

Bảng 2.8: Kết quả kiểm định chất lượng thang đo “CNTT”

Thống kê độ tin cậy (Reliability Statistics)

Cronbach's Alpha Số lượng biến

(N of Items)

.712 4

Thống kê tổng biến (Item-Total Statistics)

Trung bình

thang đo nếu

loại biến (Scale

Mean if Item

Deleted)

Phương sai thang

đo nếu loại biến

(Scale Variance if

Item Deleted)

Tương quan biến tổng

(Corrected Item-Total

Correlation)

Cronbach's Alpha

nếu loại biến

(Cronbach's

Alpha if Item

Deleted)

IT1 9.94 1.759 .373 .724

IT2 9.50 1.489 .646 .559

IT3 8.95 1.517 .555 .613

IT4 9.32 1.701 .438 .685

Nhận xét: Dựa vào kết quả bảng trên cho thấy, yếu tố CNTT được đo lường

bằng bốn biến quan sát và hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể là 0.712 lớn hơn 0.6 và

các Corrected Item-Total Correlation của các biến quan sát lần lượt là 0.373, 0.646,

0.555, 0.438 đều lớn hơn 0.3. Như vậy, kết luận là các biến quan sát IT1, IT2, IT3,

IT4 đều được chấp nhận vì đảm bảo độ chặt chẽ tương quan với yếu tố CNTT.

- Kiểm định chất lượng thang đo “Tổ chức HTTT KTQT”

109

Bảng 2.9: Kết quả kiểm định chất lượng thang đo “Tổ chức HTTT KTQT”

Thống kê độ tin cậy (Reliability Statistics)

Cronbach's Alpha Số lượng biến

(N of Items)

.734 5

Thống kê tổng biến (Item-Total Statistics)

Trung bình

thang đo nếu

loại biến (Scale

Mean if Item

Deleted)

Phương sai thang

đo nếu loại biến

(Scale Variance if

Item Deleted)

Tương quan biến

tổng (Corrected Item-

Total Correlation)

Cronbach's Alpha

nếu loại biến

(Cronbach's

Alpha if Item

Deleted)

IAS1 10.69 3.065 .495 .690

IAS2 10.29 3.279 .510 .682

IAS3 10.38 3.530 .448 .705

IAS4 10.61 3.399 .409 .721

IAS5 10.49 2.992 .627 .635

Nhận xét: Dựa vào kết quả bảng trên cho thấy, biến phụ thuộc Tổ chức

HTTT KTQT thông tin được đo lường bằng năm biến quan sát và hệ số Cronbach’s

Alpha tổng thể là 0.495 lớn hơn 0.6 và các Corrected Item-Total Correlation của các

biến quan sát lần lượt là 0.435, 0.510, 0.448, 0.409, 0.627 đều lớn hơn 0.3. Như

vậy, kết luận là các biến quan sát AIS1, AIS2, AIS3, AIS4, IAS5 đều được chấp

nhận vì đảm bảo độ chặt chẽ tương quan với biến phụ thuộc Tổ chức HTTT KTQT.

Như vậy, qua kết quả kiểm định chất lượng thang đo, đưa ra kết luận như

sau: 23 biến quan sát đều có ý nghĩa và đảm bảo độ tin cậy.

2.3.3.2. Phân tích khám phá yếu tố mới

Với các biến quan sát được giữ lại sau khi kiểm định, tác giả tiến hành đánh

giá mức độ tương quan giữa các biến trong việc giải thích khái niệm yếu tố bằng

cách sử dụng kiểm định KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) và Barlett’s Test of

Sphericity I. Các biến quan sát được cho là thích hợp với thực tế và có tương quan

tuyến tính với yếu tố đại diện nếu 0.5≤KMO≤1 và sig=0.000<0.05. Ngoài ra, luận

án sử dụng bảng tổng hợp phương sai được giải thích (Total Variance Explained) để

xác định số lượng các yếu tố ảnh hưởng. Nếu trên bảng tổng hợp phương sai được

giải thích có số liệu tổng phương sai trích (Cumulative %) ≥50% và tiêu chí

Eigenvalue>1 thì các yếu tố sẽ được rút trích ra bảng các yếu tố được xoay (Rotated

110

Componance Matrix). Hệ số tải (Factor loading) cũng cần phải được xem xét để

đánh giá giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của các biến quan sát.

Sau khi kiểm định chất lượng thang đo của các biến quan sát đều đảm bảo

mức độ tin cậy để đo lường cho yếu tố mà chúng quan sát, tác giả tiếp tục sử dụng

SPSS để tiến hành phân tích khám phá các yếu tố mới với mục đích tìm ra các yếu

tố có ý nghĩa trong nghiên cứu. Sau khi chạy dữ liệu đã cho ra các bảng kết quả như

sau:

Bảng 2.10: Bảng phân tích các yếu tố mới

KMO and Bartlett's Test

Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin Measure of

Sampling Adequacy)

.692

Kiểm định

Bartlett

(Bartlett's Test

of Sphericity)

Approx. Chi-Square 2104.561

df 153

Sig. .000

Nhận xét: Dựa vào kết quả bảng trên cho thấy, hệ số KMO (Kaiser-Meyer-

Olkin Measure of Sampling Adequacy) có kết quả là 0.692 đáp ứng điều kiện 0.5 ≤

KMO ≤ 1. Điều này có nghĩa là việc phân tích yếu tố khám phá là hoàn toàn thích

hợp. Hệ số Sig của đại lượng Bartlett's Test of Sphericity bằng 0.000 thỏa mãn điều

kiện nhỏ hơn hoặc bằng 0.05 giúp đưa ra kết luận chắc chắn rằng kết quả phân tích

yếu tố khám phá (EFA) hoàn toàn có ý nghĩa, các biến quan sát có tương quan, hội

tụ với nhau để giải thích cho yếu tố.

Bảng 2.11: Bảng phân tích yếu tố khám phá (EFA)

Tổng phương sai được giải thích/Total Variance Explained

Yế

u

tố

(C

om

po

nen

t)

Eigenvalues khởi tạo

(Initial Eigenvalues)

Tổng số trích rút của tải trọng

bình phương (Extraction

Sums of Squared Loadings)

Tổng số vòng quay của tải

trọng bình phương (Rotation

Sums of Squared Loadings)

Tổng

(Total)

% phương

sai (% of

Variance)

% tích

lũy

(Cumul

ative %)

Tổng

(Total)

% phương

sai (% of

Variance)

% tích

lũy

(Cumul

ative %)

Tổng

(Total)

% phương

sai (% of

Variance)

% tích

lũy

(Cumul

ative %)

1 5.243 29.127 29.127 5.243 29.127 29.127 3.639 20.217 20.217

2 2.510 13.946 43.074 2.510 13.946 43.074 2.442 13.564 33.781

3 2.071 11.503 54.577 2.071 11.503 54.577 2.366 13.143 46.924

4 1.732 9.622 64.198 1.732 9.622 64.198 2.316 12.869 59.793

111

5 1.357 7.541 71.740 1.357 7.541 71.740 2.150 11.947 71.740

6 .900 5.002 76.742

7 .810 4.501 81.243

8 .727 4.037 85.280

9 .667 3.705 88.985

10 .500 2.779 91.764

11 .325 1.804 93.568

12 .289 1.605 95.173

13 .229 1.271 96.444

14 .222 1.236 97.679

15 .143 .794 98.474

16 .116 .642 99.115

17 .083 .462 99.577

18 .076 .423 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Nhận xét: Dựa vào kết quả bảng trên cho thấy, phương sai cộng dồn các yếu

tố (Sums of Squared Loadings) ở cột Cumulative % có kết quả là 71.740% đáp ứng

điều kiện lớn hơn 50% và hệ số Eigenvalues bằng 1.357 thỏa mãn điều kiện lớn hơn

1. Như vậy, kết quả đều thỏa mãn với yêu cầu của kiểm định.

Ma trận xoay (Rotated Component Matrixa)

Yếu tố (Component)

1 2 3 4 5 BC3 .936 BC4 .927 BC2 .881 BC1 .803 TM2 .861 TM4 .796 TM3 .613 TM1 .550 EE3 .912 EE1 .881 EE2 .777 IT2 .779 IT1 .721 IT3 .632 IT4 .597 OS1 .866 OS2 .800 OS3 .538 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 7 iterations.

112

Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy, các biến đã được gom lại thành 5 nhóm

như đã được đề xuất. Không có biến quan sát nào tải cả hai yếu tố, không có biến

quan sát nào không có hệ số tải, không có biến quan sát nào được chuyển qua đo

lường cho yếu tố khác. Chính vì vậy, các biến đều được giữ lại mà không cần phải

loại bỏ bất cứ biến nào đồng thời nhóm biến quan sát cho từng yếu tố được giữ

nguyên.

2.3.3.3. Phân tích hồi quy tuyến tính bội

Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội được thể hiện thông qua các bảng

sau:

Bảng 2.12: Bảng kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội

Tóm tắt mô hình (Model Summary)

Mô hình

(Model)

Giá trị

R (R)

R bình

phương

(R

Square)

R bình phương

hiệu chỉnh

(Adjusted R

Square)

Sai số chuẩn của

ước lượng

(Std. Error of the

Estimate)

Giá trị Durbin-

Watson

(Durbin-Watson)

1 .704a .496 .482 .314 1.569

a. Predictors: (Constant), IT, EE, OS, TM, BC

b. Dependent Variable: AIS

Nhận xét: Dựa vào bảng tóm tắt mô hình cho ra kết quả hệ số Adjusted R

Square bằng 0.482. Con số này được giải thích là các biến độc lập trong mô hình

nghiên cứu ảnh hưởng 48.2% đến sự thay đổi của biến phụ thuộc. 51.8% còn lại là

do sự ảnh hưởng của các biến ngoài mô hình và do sai số ngẫu nhiên.

Bảng 2.13: Bảng ANOVA

ANOVAa

Mô hình/Model Tổng bình phương (Sum of Squares)

df

Trung bình

bình phương

(Mean Square)

F Sig.

1 Hồi quy (Regression)

17.110 5 3.422 34.626 .000b

Phần dư (Residual)

17.393 176 .099

Tổng (Total) 34.503 181

a. Dependent Variable: AIS

113

b. Predictors: (Constant), IT, EE, OS, TM, BC

Nhận xét: Kết quả hệ số Sig trong bảng ANOVA cho ra kết quả là 0.000 đạt

mức yêu cầu là hệ số sig phải nhỏ hơn 0.05. Kết luận là mô hình yếu tố này có ý

nghĩa suy rộng ra tổng thể.

Hệ số (Coefficients)

Mô hình

(Model)

Hệ số chưa chuẩn

hóa

(Unstandardized

Coefficients)

Hệ số chuẩn

hóa

(Standardized

Coefficients) t Sig.

Thống kê đa cộng tuyến

(Collinearity Statistics)

B

Độ lệch

chuẩn

(Std.

Error)

Beta

Độ chấp

nhận của

biến

(Tolerance)

Hệ số

phóng đại

phương sai

(VIF)

1 (Constant) .424 .226 1.874 .063

BC .296 .041 .457 7.207 .000 .714 1.401

EE .025 .046 .030 .540 .590 .926 1.080

TM .183 .057 .191 3.027 .002 .811 1.234

OS .170 .046 .224 3.701 .000 .785 1.274

IT .069 .064 .064 1.070 .286 .804 1.244

a. Dependent Variable: AIS

Nhận xét:Kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các biến độc lập với biến

phụ thuộc cho ra kết quả như sau:

- Yếu tố EE – Nhà tư vấn bên ngoài và yếu tố IT – CNTT có hệ số Sig lần

lượt bằng 0.590 và 0.286. Như vậy hai yếu tố này không có ý nghĩa thống kê để cho

thấy được mức độ tác động của chúng đến tổ chức HTTT KTQT trong các doanh

nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội vì hệ số Sig của chúng lớn

hơn 0.05. Các yếu tố còn lại gồm BC – Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, TM

– Nhà quản trị cấp cao, OS – Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp có ý nghĩa thống kê

trong mô hình phân tích với sig. < 0.05. Vì vậy, ba yếu tố này có tác động đến tổ

chức HTTT KTQT trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn

Hà Nội. Trong đó, sự tác động của yếu tố “Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh”

là lớn nhất rồi đến yếu tố “Nhà quản trị cấp cao” và cuối cùng là yếu tố “Cơ cấu tổ

chức doanh nghiệp” trong mô hình nghiên cứu. Ngoài ra, hệ số VIF đều lớn hơn 1

nên có thể kết luận là không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa 3 yếu tố này.

- Yếu tố BC – Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh có hệ số hồi quy được

chuẩn hóa bằng 0.457. Điều này có nghĩa là yếu tố BC có ảnh hưởng thuận chiều

114

với AIS – Tổ chức HTTT KTQT. Hệ số này được phát biểu như sau: Khi đặc điểm

tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên 1 đơn vị thì sự thành công

của tổ chức HTTT KTQT tăng lên 0.457 đơn vị.

- Yếu tố TM – Nhà quản trị cấp cao có hệ số hồi quy được chuẩn hóa bằng

0.191. Điều này có nghĩa là yếu tố TM có ảnh hưởng thuận chiều với AIS – Tổ chức

HTTT KTQT. Hệ số này được phát biểu như sau: Khi Nhà quản trị cấp cao tăng lên

1 đơn vị thì sự thành công của tổ chức HTTT KTQT tăng lên 0.191 đơn vị.

- Yếu tố OS – Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp có hệ số hồi quy được chuẩn hóa

bằng 0.224. Điều này có nghĩa là yếu tố OS có ảnh hưởng thuận chiều với AIS – Tổ

chức HTTT KTQT. Hệ số này được phát biểu như sau: Khi Cơ cấu tổ chức doanh

nghiệp tăng lên 1 đơn vị thì sự thành công của tổ chức HTTT KTQT tăng lên 0.224

đơn vị.

Qua kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội, các giả thuyết H1, H2, H4

được chấp nhận, các giả thuyết H3, H5 bị bác bỏ.

Từ kết quả phân tích suy ra phương trình hồi quy tuyến tính bội thể hiện mối

quan hệ giữa tổ chức HTTT KTQT với yếu tố ảnh hưởng như sau:

AIS = 0.457 BC + 0.191 TM + 0.224 OS

Trong đó: AIS: Tổ chức HTTT KTQT

115

BC: Yếu tố Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh

TM: Yếu tố Nhà quản trị cấp cao

OS: Yếu tố Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

2.3.3.4. Các kết luận về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT

KTQT trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội

Đối với yếu tố Đặc điểm tổ chức SXKD

Kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố “Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh

doanh” có tác động lớn nhất đến tổ chức HTTT KTQT trong các doanh nghiệp cổ

phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội với Sig = 0.00. Đặc điểm tổ chức sản

xuất kinh doanh được thể hiện trong việc doanh nghiệp xác định rõ ràng yếu tố liên

quan đến đặc điểm sản xuất bao gồm: Loại hình sản xuất; lực lượng sản xuất;

phương tiện, công cụ sản xuất; quy trình sản xuất.

Có thể nhận thấy, mặc dù cùng là sản xuất kinh doanh mặt hàng bánh kẹo

nhưng mỗi doanh nghiệp có thể lại theo đuổi các mục tiêu, chiến lược kinh doanh

khác nhau. Chính vì vậy mà doanh nghiệp có thể lựa chọn loại hình sản xuất khác

nhau, bố trí lực lượng lao động, sắp xếp phương tiện, công cụ sản xuất, thiết lập quy

trình sản xuất theo các cách khác nhau và có ảnh hưởng lớn đến tổ chức HTTT

KTQT trong doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội. Tại các

doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội, có doanh nghiệp lựa chọn loại

hình sản xuất theo đơn đặt hàng, có doanh nghiệp lựa chọn loại hình sản xuất hàng

loạt hoặc có thể kết hợp cả hai loại hình trên. Bên cạnh đó, có những doanh nghiệp

không xác định rõ ràng đặc điểm các yếu tố của tổ chức sản xuất kinh doanh nên

việc tổ chức HTTT KTQT gặp khó khăn dẫn đến HTTT KTQT không mang lại hiệu

quả như mong muốn. Trong khi đó, các doanh nghiệp xác định đầy đủ và rõ ràng

các đặc điểm về loại hình sản xuất, lực lượng sản xuất, phương tiện, công cụ sản

xuất, quy trình sản xuất thì sẽ giúp cho việc tổ chức HTTT KTQT tốt hơn. HTTT

KTQT phù hợp với đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó mang lại

hiệu quả trong việc cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị trong doanh

nghiệp.

Đối với yếu tố Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

Theo kết quả nghiên cứu, yếu tố “Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp” có tác động

lớn thứ ba đến tổ chức HTTT KTQT trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh

116

kẹo trên địa bàn Hà Nội với Sig = 0.000. Điều này có thể được lý giải trong điều

kiện thực tế tại Việt Nam.

Trong quá trình thực hiện, việc tổ chức HTTT KTQT đòi hỏi doanh nghiệp

phải có cơ cấu tổ chức đầy đủ và rõ ràng. Điều này được thể hiện ở các đặc tính bao

gồm: Các phòng ban, cá nhân đều được phân công công việc rõ ràng và cụ thể; Các

thủ tục nhằm phối kết hợp giữa các bộ phận trong doanh nghiệp đầy đủ và rõ ràng;

Các nhà quản trị được phân quyền ra quyết định và hành động đầy đủ và rõ ràng.

Tuy nhiên, trên địa bàn Hà Nội hiện nay chỉ có 2 công ty cổ phần sản xuất bánh kẹo

niêm yết trên thị trường chứng khoán là đảm bảo tốt nhất những yêu cầu này gồm

có công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà (mã HHC) và công ty cổ phần thực phẩm Hữu

Nghị (mã HNF). Tại các công ty này, cơ cấu tổ chức đã được xây dựng phù hợp với

đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như yêu cầu của công tác quản lý.

Mặc dù quy mô sản xuất rộng lớn với các nhà máy và phân xưởng được thiết lập tại

nhiều tỉnh, thành trên cả nước nhưng cơ cấu tổ chức tại các công ty này luôn hướng

tới sự tinh gọn nhằm phản ứng nhanh với các tình huống. Các công việc được

chuyên môn hóa cao. Mọi cấp quản lý đều cho thấy rõ vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn

của mình. Tuy nhiên, do đặc điểm quản lý của các nhà quản trị Việt Nam vẫn còn

mang nặng tính mệnh lệnh, chỉ huy nên đã tạo khoảng cách khá lớn giữa các nhà

quản trị cấp cao với các nhân viên trong doanh nghiệp. Sự phối kết hợp giữa các

nhà quản lý và các nhân viên từ đó bị ảnh hưởng. Điều này khiến cho những khó

khăn phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện HTTT KTQT không được chia

sẻ thẳng thắn ảnh hưởng tới chất lượng HTTT KTQT. Tại các doanh nghiệp chưa

niêm yết trên thị trường chứng khoán, có trên 50% là các công ty có tính chất gia

đình. Mặc dù cũng xây dựng cơ cấu tổ chức nhưng chỉ mang tính hình thức, các

quyết định quan trọng đều thuộc về các thành viên trong gia đình. Các nhà quản trị

tại các doanh nghiệp này thường áp đặt các mệnh lệnh và yêu cầu cấp dưới phải

hoàn thành. Các nhiệm vụ đề ra và việc thực thi nhiệm vụ nhiều khi không nhất

quán. Sự hỗ trợ, tương tác giữa ban quản trị cấp cao với các nhân viên cấp dưới

không nhiều. Một số cá nhân đảm nhiệm quá nhiều công việc và làm việc không

đúng chuyên môn. Điều này khiến cho việc tổ chức HTTT KTQT gặp khó khăn dẫn

đến thông tin do HTTT KTQT cung cấp tại các doanh nghiệp này còn yếu kém.

Đối với yếu tố Nhà quản trị cấp cao

117

Yếu tố “Nhà quản trị cấp cao” được chỉ ra trong kết quả nghiên cứu là yếu

tố có ảnh hưởng lớn thứ hai đến tổ chức HTTT KTQT tại các doanh nghiệp cổ phần

sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội với hệ số Sig bằng 0.002. Nhà quản trị cấp

cao trong doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội bao gồm

Hội đồng quản trị (Chủ tịch hội đồng, phó chủ tịch hội đồng, các ủy viên hội đồng),

Ban giám đốc (Tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc). Để tổ chức HTTT KTQT,

nhà quản trị cấp cao cần có kiến thức, có tầm nhìn, có cam kết và có sự hỗ trợ liên

quan. Các yếu tố này của nhà quản trị cấp cao tại các doanh nghiệp cổ phần sản xuất

trên địa bàn Hà Nội hiện không đồng đều. Nếu tính riêng các nhà quản trị cấp cao

tại các doanh nghiệp trong nghiên cứu, số nhà quản trị có trình độ thạc sỹ trở lên

chiếm 5,9%. Số nhà quản trị có trình độ đại học chiếm 51,5%. Các con số tập trung

ở các doanh nghiệp quy mô lớn hoặc vừa, có quá trình hình thành và phát triển

nhiều năm. Tuy nhiên, số liệu trên chưa thể phản ánh tất cả về kiến thức, tầm nhìn

của nhà quản trị bởi trong quá trình làm việc tại các doanh nghiệp, các nhà quản trị

đã phần nào tự tích lũy các kiến thức và kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực khác nhau

bao gồm cả HTTT KTQT. Sự hỗ trợ đào tạo đã giúp cho các nhà quản trị cấp cao tại

một số doanh nghiệp nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như tầm nhìn liên quan

đến tổ chức HTTT KTQT. Bên cạnh đó, tại mỗi doanh nghiệp cũng có sự quan tâm

khác nhau đến chiến lược phát triển chung của doanh nghiệp, trong đó có việc phát

triển và tổ chức HTTT KTQT. Sự quan tâm này sẽ mang đến những cam kết và hỗ

trợ trong việc tổ chức HTTT KTQT. Dễ dàng nhận thấy, các doanh nghiệp với các

nhà quản trị cấp cao có kiến thức và tầm nhìn sâu rộng, có cam kết và hỗ trợ mạnh

mẽ thì tổ chức HTTT KTQT sẽ tốt hơn so với các doanh nghiệp mà các nhà quản trị

cấp cao vẫn còn hạn chế về năng lực, tầm nhìn cũng như không đưa ra nhiều các

cam kết và hỗ trợ.

Đối với yếu tố Nhà tư vấn bên ngoài

Yếu tố “Nhà tư vấn bên ngoài” được phát hiện trong nghiên cứu là không có

tác động đến tổ chức HTTT KTQT với hệ số Sig bằng 0.590 không đáp ứng với yêu

cầu đặt ra là hệ số Sig phải nhỏ hơn 0.05. Những nhà tư vấn bên ngoài là những

người có kiến thức và trình độ chuyên sâu về lĩnh vực hệ thống có thể tư vấn và

hướng dẫn doanh nghiệp triển khai và vận hành hệ thống một cách bài bản. Những

nhà chuyên môn bên ngoài doanh nghiệp bao gồm các chuyên gia hoạch định chính

sách kế toán thuộc cơ quan Nhà nước, các nhà cung cấp phần mềm, phần cứng,

118

mạng viễn thông của hệ thống, các đơn vị kế toán, kiểm toán. Hiện tại, các nhà tư

vấn là chuyên gia đến từ các cơ quan quản lý Nhà nước như Bộ tài chính có nhiệm

vụ nghiên cứu và ban hành các chính sách liên quan đến kế toán, đồng thời hướng

dẫn các doanh nghiệp thực hiện theo đúng những quy định đã ban hành không phân

biệt loại hình, quy mô, đặc điểm giữa các doanh nghiệp. Chính vì vậy, không thấy

có sự khác biệt giữa sự tham gia của các nhà tư vấn bên ngoài là cơ quan quản lý

Nhà nước đến việc tổ chức HTTT KTQT. Bên cạnh đó, số lượng các doanh nghiệp

cung cấp dịch vụ về HTTT nói chung và phần mềm kế toán nói riêng đang ngày

càng tăng lên do nhu cầu ngày càng cao từ phía các doanh nghiệp. Các doanh

nghiệp dù có quy mô lớn hay nhỏ đều chưa tự triển khai xây dựng hệ thống riêng

cho mình nên đều nhờ đến sự hỗ trợ của các nhà cung cấp hệ thống, phần mềm. Các

nhà cung cấp có thể là các doanh nghiệp Việt Nam nhưng cũng có thể là đối tác

nước ngoài nhưng đều phù hợp và đáp ứng những yêu cầu thực tế của doanh

nghiệp. Do đó, kết quả không cho thấy ảnh hưởng của sự tham gia của các nhà cung

cấp hệ thống hay các công ty kế toán – kiểm toán đến tổ chức HTTT KTQT trong

các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội.

Đối với yếu tố CNTT

Yếu tố “CNTT” cũng được xem xét trong mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới

tổ chức HTTT KTQT. Tuy nhiên, kết quả cho thấy hệ số Sig bằng 0.286 lớn hơn

0.05. Điều này cho thấy, hệ số Sig không đáp ứng với yêu cầu để cho thấy sự tác

động, ảnh hưởng. Chính vì vậy, kết luận đưa ra đối với yếu tố này là không gây ra

sự thay đổi đến việc tổ chức HTTT KTQT. Điều đó có thể được giải thích bởi với

sự phát triển nhanh chóng của trình độ khoa học kỹ thuật, CNTT ngày càng trở nên

phổ biến và không thể thiếu thúc đẩy phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong

các doanh nghiệp. Ở Việt Nam, tất cả các doanh nghiệp đều ứng dụng CNTT vào

việc tổ chức HTTT KTQT. Cụ thể, trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh

kẹo trên địa bàn Hà Nội, mức độ ứng dụng CNTT với các phần mềm kế toán là phổ

biến. Nhân viên kế toán đã quen thuộc với môi trường làm việc có sự hỗ trợ của các

phần mềm ứng dụng và phần mềm kế toán. Do vậy các đối tượng khảo sát có thể

không cảm nhận rõ vai trò của phần mềm hỗ trợ trong việc thu thập, xử lý và cung

cấp các thông tin kế toán cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng.

119

2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ

TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN SẢN XUẤT

BÁNH KẸO TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

2.4.1. Những kết quả đạt được

Về tổ chức dữ liệu đầu vào KTQT

Dù dữ liệu được thu thập tại các công ty cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa

bàn Hà Nội xuất phát từ nhu cầu thông tin của nhà quản trị hay khả năng thu thập

của bộ phận KTQT đều đã góp phần giúp hệ thống có một cơ sở dữ liệu phục vụ

cho việc xử lý, cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Các dữ liệu

được thể hiện trên hệ thống các báo cáo, chứng từ tuân thủ theo đúng quy định của

cơ quan có thẩm quyền, phần nào đáp ứng yêu cầu xử lý và cung cấp thông tin cho

các nhà quản trị. Cách thức thu thập dữ liệu thông qua các chứng từ bắt buộc mà

doanh nghiệp hiện đang áp dụng đáp ứng nhu cầu thu thập, xử lý và cung cấp thông

tin cho các nhà quản trị trong doanh nghiệp. Ngoài chứng từ bắt buộc, doanh nghiệp

cũng đã tự thiết kế hoặc sử dụng các chứng từ hướng dẫn có bổ sung thêm các nội

dung để đáp ứng yêu cầu thực tiễn tại doanh nghiệp. Cách thức hệ thống hóa tài

khoản thông qua hệ thống tài khoản chi tiết theo cấp 2, 3 cùng với một số bộ mã

được mô tả chi tiết đã giúp thông tin được liên kết với nhau tạo điều kiện tìm kiếm

các thông tin dễ dàng. Bên cạnh đó, sử dụng hệ thống tài khoản và bộ mã chung

giữa KTTC và KTQT đã giúp HTTT gọn nhẹ và hiệu quả hơn. Lưu trữ dữ liệu đã

có sự kết hợp của nhiều cách thức khác nhau như là lưu trữ cả trên giấy và trên các

tập tin. Lưu trữ dữ liệu trên các tập tin sẽ tránh sự trùng lặp dữ liệu, tăng khả năng

kiểm soát dữ liệu và tăng tốc độ xử lý và cung cấp các báo cáo.

Về tổ chức xử lý, cung cấp thông tin KTQT

Về cơ bản, các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội

đã có đầy đủ các phân hệ thông tin KTQT bao gồm: Xây dựng định mức và lập dự

toán tổng thể; thiết lập thông tin hỗ trợ kiểm soát thực hiện; phục vụ kiểm tra, đánh

giá tình hình thực hiện; hỗ trợ ra quyết định; phản hồi thông tin. Do nhận thức về

tầm quan trọng của thông tin KTQT ngày càng rõ nét nên các doanh nghiệp đã chú

trọng sử dụng nhiều loại dữ liệu hơn, vận dụng nhiều kỹ thuật, phương pháp để xử

lý các loại dữ liệu và xây dựng hệ thống báo cáo đầy đủ hơn so với những năm

trước 2014 nên phần nào góp phần phục vụ tốt hơn cho việc quản lý và ra quyết

định.

120

Về tổ chức ứng dụng CNTT

Tất cả các quá trình thu thập, xử lý, cung cấp thông tin đều có sự hỗ trợ của

các thiết bị phần cứng, phần mềm kế toán, mạng nội bộ, mạng toàn cầu. CNTT đã

một phần thay thế công việc của nhân viên kế toán trong khâu thu thập, xử lý, phân

tích dữ liệu từ đó cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà quản trị bên trong

doanh nghiệp góp phần giảm chi phí, nâng cao chất lượng các quyết định của nhà

quản trị. Các loại ứng dụng mà các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa

bàn Hà Nội được cung cấp bởi các doanh nghiệp có uy tín trên thị trường nên khi

gặp bất kỳ các khó khăn, vướng mắc trong việc vận hành các ứng dụng đều được tư

vấn, hỗ trợ từ phía nhà cung cấp.

Về tổ chức kiểm soát HTTT KTQT

Không phải tuyệt đối các công ty đều thực hiện kiểm soát nội bộ đạt chất

lượng tốt nhưng phần lớn các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn

Hà Nội đều thực hiện việc phân quyền và trách nhiệm cho các cá nhân để đăng nhập

khai thác sử dụng dữ liệu, mật khẩu được cấp tới từng người sử dụng hệ thống, sử

dụng phần mềm diệt virus có uy tín nên các doanh nghiệp chưa gặp bất cứ sự cố nào

về rò rỉ thông tin quản trị nội bộ từ bên trong hay sự xâm phạm thông tin nào từ bên

ngoài doanh nghiệp. Việc sai sót trong ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

cũng được hạn chế tối đa do có sự kiểm tra chéo giữa các bộ phận.

Về tổ chức nhân lực HTTT KTQT

Một số doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội đã nhận

thức rất rõ tầm quan trọng của KTQT nên áp dụng mô hình bộ máy kế toán với

KTTC và KTQT kết hợp phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động kinh doanh

giúp đạt được một số những điểm nổi bật như là tiết kiệm chi phí vận hành bộ máy,

các công việc của các nhân viên kế toán không bị trùng lắp, chồng chéo, đảm bảo

tính khoa học, hợp lý, thông tin được cung cấp cho các nhà quản trị kịp thời. Bộ

phận kế toán cũng có sự phối hợp với các phòng ban, bộ phận khác trong doanh

nghiệp như phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch, phòng kinh doanh,…

Bên cạnh vấn đề chuyên môn, các nhân viên kế toán cũng nắm rất rõ về lịch

sử phát triển, bộ máy quản lý, quy trình sản xuất các loại sản phẩm bánh kẹo. Điều

này có được là do tầm nhìn của Ban quản trị cấp cao của các doanh nghiệp sản xuất

bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội. Các nhân viên trong công ty đều được bố trí phù hợp

với năng lực hiện có.

121

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

2.4.2.1. Những hạn chế

Về tổ chức dữ liệu đầu vào KTQT

Để có thể cung cấp các thông tin hữu ích cho các nhà quản trị các cấp trong

doanh nghiệp thì việc xác định chính xác các thông tin mà các nhà quản trị cần là vô

cùng quan trọng. Tuy nhiên, khi tiến hành khảo sát thực trạng tại các công ty cổ

phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội đã cho thấy, các doanh nghiệp này chưa

xác định được chính xác các dữ liệu cần thiết phục vụ nhà quản trị trong doanh

nghiệp. Lý do là, nếu xác định dữ liệu dựa trên khả năng thu thập của hệ thống thì

chưa chắc đã đáp ứng tốt nhu cầu thông tin của nhà quản trị. Còn nếu xác định dữ

liệu dựa trên nhu cầu thông tin của nhà quản trị thì nhiều dữ liệu có thể thu thập

được và hữu ích nhưng các nhà quản trị vẫn chưa tận dụng và khai thác nhằm hỗ trợ

tốt hơn việc quản lý và ra các quyết định.

Nguồn thông tin từ HTTT KTQT chủ yếu từ bên trong doanh nghiệp. Trong

khi đó các dữ liệu liên quan đến đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, khách hàng lại

chưa được quan tâm thu thập. Do đó, thông tin KTQT cung cấp không có sự bao

quát mà chỉ cung cấp ở khía cạnh nhất định. Không xác định được các tổ chức, cá

nhân, bộ phận phòng ban trực tiếp quản lý dữ liệu. Việc sử dụng CSDL tập trung tại

các doanh nghiệp còn chưa được thực hiện nhiều.

Các doanh nghiệp đã sử dụng hệ thống tài khoản và bộ mã để mã hóa các dữ

liệu nhưng vẫn chưa đầy đủ và chi tiết nên hiệu quả chưa cao trong việc hệ thống

hóa dữ liệu KTQT.

Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù các CNTT rất phát triển nhưng một số

doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội vẫn sử dụng kết hợp

cách lưu trữ dữ liệu theo kiểu truyền thống trên giấy tờ và trên ổ cứng. Cách lưu trữ

này đã trở nên lạc hậu khi mà có những cách lưu trữ khác có thể mang lại hiệu quả

tốt hơn nhiều.

Về tổ chức xử lý, cung cấp thông tin KTQT

Định mức: Các doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc xử lý thông tin định

mức. Ở một số doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh theo kiểu cha truyền con nối,

ban quản trị doanh nghiệp đều là các thành viên trong gia đình nên định mức chi phí

nguyên liệu, các kỹ thuật để sản xuất bánh kẹo được coi là bí kíp gia truyền, chỉ một

122

số thành viên trong gia đình mới biết. Ở một số doanh nghiệp khác, các thông tin

truy vấn chưa đầy đủ, chưa đảm bảo để xử lý và cung cấp thông tin định mức chi

phí 1 cách chính xác. Ngoài ra, phương pháp xử lý dữ liệu để tính toán định mức chi

phí SXC dựa trên cách tính tỷ trọng chi phí NVL trực tiếp trên chi phí SXC ở kỳ

trước là chưa hợp lý. Ngoài định mức chi phí, các định mức khác cũng không được

quan tâm thực hiện.

Dự toán tổng thể: Việc lập dự toán được thực hiện bởi nhiều bộ phận khác

nhau mà không có bộ phận chuyên trách thực hiện dự toán tổng thể. Điều này dẫn

đến khi cần có những thông tin về dự toán tổng thể thì không có bộ phận nào có đầy

đủ thông tin để cung cấp. Lập dự toán theo dạng tĩnh chưa phù hợp và không mang

lại nhiều ý nghĩa với các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo. Ngành sản xuất bánh kẹo

có mức độ cạnh tranh rất lớn, sản phẩm đa dạng và thay đổi theo nhu cầu thị hiếu

của người tiêu dùng nên việc lập dự toán tĩnh để đưa ra một mức độ hoạt động

chính xác trong tương lai là không khả quan. Không những vậy, việc lập dự toán

tĩnh như hiện tại sẽ không thể giúp doanh nghiệp đưa ra hoạch định chính xác làm

cơ sở cho việc soạn thảo dự toán tổng thể cũng như kiểm soát thực hiện tại doanh

nghiệp.

Kiểm soát thực hiện: Việc xác định chi phí sẽ giúp các nhà quản trị trong

doanh nghiệp quản lý chi phí chặt chẽ hơn cho từng hoạt động theo từng bộ phận,

phân xưởng từ đó đánh giá trách nhiệm cho từng bộ phận và loại bỏ những chi phí

lãng phí,…Tuy nhiên, phương pháp để xác định chi phí tại các doanh nghiệp cổ

phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội áp dụng hiện nay vẫn chưa thực sự hiệu

quả. Cụ thể là, tiêu thức phân bổ chi phí theo phương pháp truyền thống không thể

đem lại những thông tin chính xác cho nhà quản trị khi mà chi phí gián tiếp ngày

càng cao trong các doanh nghiệp này.

Kiểm tra, đánh giá: Các nội dung kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện chưa

đầy đủ và chưa bao quát được các hoạt động của doanh nghiệp. Các báo cáo kiểm

tra, đánh giá tình hình thực hiện về công nợ, tài sản, hàng tồn kho,… chưa được

triển khai. Các thông tin được trình bày trong các báo cáo như báo cáo sản lượng,

doanh thu tiêu thụ, lợi nhuận, báo cáo các khoản mục chi phí vẫn còn yếu, chưa chỉ

ra được các nguyên nhân biến động.

Ra quyết định: Các doanh nghiệp chưa quan tâm tới việc sử dụng thông tin

KTQT nhằm phục vụ cho việc ra các quyết định ngắn hạn cũng như các quyết định

123

dài hạn. Để ra các quyết định, các doanh nghiệp chủ yếu dựa trên những dữ liệu đơn

lẻ ở nhiều phòng ban khác nhau và cũng dựa trên các kinh nghiệm.

Cung cấp và phản hồi thông tin: Hiện nay, các doanh nghiệp cổ phần sản

xuất bánh kẹo chủ yếu cung cấp thông tin KTQT thông qua các báo cáo định kỳ.

Bên cạnh đó, cơ chế phản hồi thông tin tại các doanh nghiệp lại chưa được quan tâm

làm rõ.

Về tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong HTTT KTQT

Cơ sở hạ tầng CNTT tại các doanh nghiệp chưa đáp ứng đủ điều kiện để thực

hiện quản trị tích hợp thông tin hiện đại. Vẫn tồn tại nhiều công đoạn thu thập, lưu

trữ, xử lý một cách thủ công. Các tài liệu chưa được nhận dạng, xử lý, lưu trữ, nhân

bản, phân phối ở dạng điện tử.

Phần mềm kế toán các doanh nghiệp sử dụng đa dạng nhưng đều có hạn chế

chung này là không không tích hợp được hệ thống và nhiều nội dung cần phải kết

xuất ra phần mềm Excel mới có thể xử lý được và sau đó lại được kết nhập vào hệ

thống để xử lý tiếp. Như vậy hiệu năng của các phần mềm kế toán hiện nay mà các

doanh nghiệp đang sử dụng là chưa cao.

CNTT ngày càng phát triển với tốc độ rất nhanh chóng. Công nghiệp 4.0

đang diễn ra trên thế giới mở ra những bước đột phá của các thành tựu vượt bậc về

nền công nghiệp nói chung và CNTT nói riêng. Bản thân các thiết bị phần cứng,

phần mềm và hệ thống mạng xã hội luôn thay đổi. Những thế hệ mới ra đời dễ dàng

bị lạc hậu và thay thế bởi các thế hệ tiên tiến hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cổ

phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội hiện nay không dành nhiều sự quan tâm

để đổi mới, cải tiến thiết bị cũng như là không xây dựng kế hoạch cho việc đầu tư,

nâng cấp. Việc đánh giá hiệu quả đầu tư cho CNTT, đảm bảo tính bền vững cho các

dự án CNTT ở các doanh nghiệp đang còn để ngỏ.

Về tổ chức kiểm soát HTTT KTQT

Vấn đề kiểm soát HTTT KTQT tại các công ty cổ phần sản xuất bánh kẹo

trên địa bàn Hà Nội vẫn chưa được tổ chức tốt. Các tài liệu và thủ tục HTTT KTQT

vẫn chưa được thiết lập đầy đủ. Một số nội dung như kiểm soát quá trình triển khai

hệ thống, kiểm soát phần cứng và kiểm soát phần mềm được rất ít các doanh nghiệp

thực hiện. Kiểm soát an toàn dữ liệu và kiểm soát hành chính đã được hầu hết các

doanh nghiệp thực hiện nhưng chưa tốt. Chính sách kiểm soát vẫn chưa đầy đủ và

124

rõ ràng. Do chủ quan và khách quan mà các vấn đề an toàn dữ liệu, thông tin tại các

doanh nghiệp vẫn đang bị xem nhẹ nên mật khẩu truy cập mặc dù được cấp riêng

cho từng đối tượng nhưng vẫn được chia sẻ với nhau trong công việc, các nhân viên

kế toán trong công ty vẫn hay sao chép hay gửi tài liệu qua email để làm việc tại

nhà.

Về tổ chức nhân lực HTTT KTQT

Mặc dù áp dụng mô hình KTQT kết hợp nhưng mỗi phần hành mà kế toán

đảm nhận chưa có sự phân định rõ công việc KTTC và công việc KTQT. Bên cạnh

đó, ở một số nội dung KTQT, nhân lực thực hiện lại thuộc các bộ phận khác trong

doanh nghiệp như: lập dự toán doanh thu do bộ phận Marketing thực hiện; dự toán

sản xuất, hàng tồn kho lại do bộ phận kế hoạch và đầu tư thực hiện; dự toán chi phí

do bộ phận kế toán thực hiện nên nhân lực thực hiện KTQT đang bị phân tán và sự

phối hợp nhân lực thực hiện KTQT còn chưa được chặt chẽ, nhịp nhàng.

Các doanh nghiệp vẫn còn tình trạng sử dụng nguồn lực kế toán không đúng

chuyên ngành và trình độ thấp. Hầu hết các nhân viên khi được tuyển dụng vào đều

phải qua đào tạo trực tiếp một thời gian mới có thể thành thạo công việc được giao.

Sự gắn bó của các nhân viên kế toán cũng không thật sự lâu dài. Những đối tượng

này bao gồm cả những nhân viên kế toán có thời gian làm việc ngắn và những nhân

viên kế toán có kinh nghiệm và thâm niên làm việc gây ảnh hưởng tới vận hành bộ

máy kế toán trong doanh nghiệp. Mức độ đáp ứng công việc của nhân sự KTQT ở

một số doanh nghiệp chưa tốt. Nguyên nhân là do, trong tiến trình hội nhập và phát

triển, trình độ ngoại ngữ và tin học của các nhân viên kế toán đang làm cản trở sự

phát triển các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội. Do yếu về ngoại

ngữ nên họ không có khả năng tiếp cận với tiêu chuẩn kế toán quốc tế dẫn đến

không thể chủ động tham mưu và vận dụng những kỹ thuật KTQT tiên tiến trên thế

giới vào HTTT KTQT trong doanh nghiệp.

2.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Những hạn chế về tổ chức HTTT KTQT trong các doanh nghiệp cổ phần sản

xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội xuất phát từ các nguyên nhân chính như sau:

Thứ nhất, các cơ quan chức năng Nhà nước không có những hướng dẫn cụ

thể đối với tổ chức HTTT KTQT trong các doanh nghiệp. Mặc dù HTTT KTQT

được tổ chức nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản trị bên trong doanh nghiệp,

125

không có tính bắt buộc hay quy chuẩn nào nhất định. Tuy nhiên, nếu KTQT được

đề cập đến trong các quyết định, thông tư ban hành của Bộ tài chính với tính chất là

định hướng, hướng dẫn cụ thể hơn sẽ giúp các doanh nghiệp thấy được tầm quan

trọng của KTQT và cũng có căn cứ để thực hiện.

Thứ hai, các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội

chưa tiếp cận với các dự án, công trình nghiên cứu về hoàn thiện tổ chức HTTT

KTQT trong các doanh nghiệp được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu khoa học.

KTQT nói chung và tổ chức HTTT KTQT nói riêng được nhiều nhà khoa học quan

tâm nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn, thực trạng và giải pháp. Những công

trình này có cả sự đúc kết các kinh nghiệm của các nước trên thế giới. Chính vì vậy,

đây là nguồn tài liệu rất có giá trị sẽ giúp ích cho các doanh nghiệp tổ chức tốt

HTTT KTQT. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chưa tìm hiểu các loại tài liệu này dẫn

đến việc tổ chức HTTT KTQT vẫn còn hạn chế.

Thứ ba, các nhà quản trị trong doanh nghiệp nhận thức chưa đúng về vai trò

và tầm quan trọng của HTTT KTQT nên chưa thực hiện. Hoặc, mặc dù thấy được

sự cần thiết phải tổ chức HTTT KTQT nhưng sự tham gia và cam kết hỗ trợ vào

việc tổ chức HTTT KTQT là rất ít. Các nhà quản trị trong doanh nghiệp có chức

năng hoạch định chiến lược nên sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động của tổ chức. Do

đó, nếu HTTT KTQT bị xem nhẹ trong hoạch định chiến lược lâu dài của doanh

nghiệp sẽ ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KTQT trong doanh nghiệp.

126

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua tìm hiểu tổng quan về các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo trên địa bàn

Hà Nội, nội dung chương 2 đã cho thấy những đặc điểm khác biệt của các doanh

nghiệp này so với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác như là sản phẩm rất

đa dạng, phong phú, sản xuất và cung ứng sản phẩm có tính chất thời vụ, loại

nguyên liệu và công cụ sản xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn,... Từ những đặc

điểm được xác định, nội dung chương 2 đã chỉ ra thực trạng tổ chức HTTT KTQT

trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội ở các khía

cạnh đó là: Thực trạng về tổ chức dữ liệu đầu vào KTQT; thực trạng về tổ chức quy

trình xử lý, cung cấp thông tin KTQT, thực trạng về tổ chức ứng ựng CNTT; thực

trạng về tổ chức kiểm soát HTTT KTQT; thực trạng tổ chức nhân lực HTTT KTQT.

Những phân tích, đánh giá cho thấy, quy trình thực hiện còn thiếu sự rõ ràng và

nhất quán dẫn đến chất lượng thông tin do KTQT cung cấp còn thấp. Trình độ trang

bị CNTT vẫn còn chưa theo kịp với tốc độ phát triển của các cuộc cách mạng công

nghệ trong khu vực và trên thế giới. Những nhận thức và hiểu biết về vấn đề kiểm

soát hệ thống vẫn còn hạn chế. Trình độ, năng lực nhân lực của hệ thống còn chưa

đồng đều nên chưa đáp ứng những yêu cầu của tổ chức HTTT KTQT. Phân công

lao động giữa các bộ phận còn chưa rõ ràng, thống nhất, dữ liệu KTQT chưa đầy đủ

và chưa được tích hợp. Những phát hiện tìm thấy trong phân tích thực trạng ở

chương 2 là cơ sở để tác giả đưa ra các giải pháp, khuyến nghị để hoàn thiện tổ

chức HTTT KTQT trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn

Hà Nội.

127

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ

TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN SẢN XUẤT

BÁNH KẸO TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN SẢN

XUẤT BÁNH KẸO VÀ YÊU CẦU HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐNG

THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CỔ

PHẦN SẢN XUẤT BÁNH KẸO TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

3.1.1. Định hướng phát triển các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo

Ngành bánh kẹo Việt những năm gần đây được đánh giá tăng trưởng chậm

lại. Hai năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng của ngành này đạt khoảng 8-10%, thay

vì 15-20% trong giai đoạn trước năm 2015 và 35% của giai đoạn 2006-2010.

Đối với thị trường trong nước: Khoảng 70% sản lượng bánh kẹo sản xuất

trong nước được tiêu thụ ở thị trường nội địa. Tiềm năng thị trường bánh kẹo ở Việt

Nam còn rất lớn, bởi mức tiêu thụ bánh kẹo trên đầu người hiện chỉ khoảng 2 kg,

thấp hơn mức trung bình của thế giới (2,8 kg/người/năm); dân số đông và khá trẻ.

Dù thị trường tràn ngập bánh kẹo Mỹ, Pháp, Đức, Nhật, Hàn Quốc... và ngày càng

phải cạnh tranh với nhiều sản phẩm từ các nước ASEAN với thuế suất 0 - 5%,

nhưng đây lại chính là động lực để các DN trong nước nỗ lực đầu tư, tìm lợi thế

riêng, thậm chí nhiều thương hiệu còn hướng tới mục tiêu dẫn đầu thị trường bánh

kẹo Việt Nam.

Đối với thị trường nước ngoài: Theo số liệu năm 2013 của Caobisco

Statistical Bulletin, dân các nước Hà Lan, Ý và Bỉ tiêu thụ hơn 10 kg bánh các

loại/năm; tiêu thụ trên 5 kg kẹo/năm là dân các nước Thụy Điển, Đan Mạch, Phần

Lan, Đức và Vương quốc Anh; dẫn đầu tiêu thụ kẹo sôcôla là Thụy Sĩ, trên 10 kg/

người/năm, kế đến là Đức, Vương quốc Anh và Na Uy. Có thể nói, dân các nước

phát triển tiêu thụ nhiều bánh kẹo. Khu vực châu Âu tiêu thụ bình quân khoảng 20

kg bánh kẹo/người/năm. Theo số liệu thu thập được từ sở công thương và tổng cục

hải quan cho thấy kim ngạch xuất khẩu bánh kẹo và các sản phẩm ngũ cốc của Việt

Nam đạt 453,6 triệu USD vào năm 2014 số xuất khẩu tăng đều mỗi năm nhờ các

doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng và mở rộng thị trường. Hiện thị

128

trường xuất khẩu bánh kẹo Việt chủ yếu là Campuchia và Trung Quốc. Thị trường

bánh kẹo toàn cầu sẽ tiếp tục phát triển, ngành bánh kẹo là mảnh đất màu mỡ cho

các doanh nghiệp khai thác.

Theo quyết định số 202/QĐ-BCT ngày 08/1/2014 của Bộ Công Thương phê

duyệt quy hoạch phát triển ngành kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam đến năm 2020, tầm

nhìn đến năm 2030 - sản lượng bánh kẹo cả nước đến năm 2020 đạt 2,2 triệu tấn

chiếm 40,43% trong tổng cơ cấu ngành kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam và đến năm

2030 đạt 6,8 triệu tấn. Các doanh nghiệp bánh kẹo Việt Nam vẫn đang không ngừng

nỗ lực và tạo những dấu ấn riêng trong từng sản phẩm bánh kẹo. Một số sự lựa chọn

của các doanh nghiệp để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp như là:

- Xác định công nghệ đóng góp rất lớn vào sự đổi mới cũng như thế mạnh

của doanh nghiệp. Hơn nữa, muốn gia tăng lợi thế cạnh tranh thì chỉ có cách tiếp tục

đầu tư, tạo được những sản phẩm phù hợp nhu cầu và trào lưu. Các doanh nghiệp

đều chú trọng đổi mới và đầu tư dây chuyền sản xuất, nâng cấp phần mềm ứng dụng

và phân hệ báo cáo thông minh, mua dữ liệu đo lường thị trường bán lẻ để có chiến

lược kinh doanh phù hợp. Điểm yếu của các DN nội là nguyên liệu sản xuất bánh

như bột mì, đường (chiếm đến hơn 60% doanh thu) đều phải nhập khẩu, do đó, khi

giá nguyên liệu nhập khẩu biến động sẽ ảnh hưởng đến doanh thu. Tuy nhiên, sau

khi cải tiến công nghệ và áp dụng giải pháp cơ cấu sản phẩm, giá vốn đã giảm đáng

kể và có khả năng cạnh tranh.

- Chọn chiến lược phát triển dòng bánh kẹo chất lượng cao, sản phẩm dinh

dưỡng, sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên, tươi hơn, thời gian từ khi sản

xuất đến sử dụng ngắn, không dùng hương liệu hóa chất.

- Lựa chọn kênh phân phối rộng khắp cả nước với các đại lý, cửa hàng giới

thiệu sản phẩm, siêu thị lớn tại Hà Nội, tại TP. Hồ Chí Minh và các siêu thị lớn

khác tại Đà Nẵng, Vinh, Hải Phòng... Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sẽ xuất khẩu

trực tiếp sản phẩm ra thị trường khu vực và thế giới thông qua hệ thống siêu thị đầu

mối lớn, hệ thống thương mại điện tử, trực tuyến trên toàn cầu…

3.1.2. Yêu cầu hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các

doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội

Để hoàn thiện việc tổ chức HTTT KTQT trong các doanh nghiệp cổ phần sản

xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

129

- Tuân thủ các nguyên tắc chung bao gồm: Nguyên tắc thống nhất, nguyên

tắc phù hợp, nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả. Tất cả các chứng từ, trình tự thủ tục

KTQT cần phải có sự thống nhất cao trong toàn doanh nghiệp. Sự thiếu nhất quán

sẽ gây khó khăn trong quá trình thực hiện từ đó thông tin do hệ thống cung cấp sẽ

không đảm bảo độ chính xác, tin cậy và kịp thời. Cách thức tổ chức phải phù hợp

với năng lực của đội ngũ cán bộ nhân viên, trình độ trang bị CNTT. Trong quá trình

hoàn thiện tổ chức HTTT KTQT, doanh nghiệp nên thực hiện đồng bộ tất cả các

yếu tố của hệ thống bao gồm con người, dữ liệu, thủ tục, CNTT và kiểm soát nội

bộ. Hoàn thiện tổ chức HTTT KTQT phải phù hợp với năng lực con người và cơ sở

hạ tầng của hệ thống. Tuy nhiên, hoàn thiện cũng phải song hành với việc nâng cao

chất lượng đội ngũ, cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ. Hoàn thiện HTTT KTQT

chi phí phải đem lại nhiều nguồn lợi hơn do việc sử dụng những thông tin chất

lượng mà hệ thống cung cấp và phải đủ bù đắp được những chi phí phát sinh do

thực hiện việc hoàn thiện HTTT KTQT.

- Xuất phát từ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế nước ta vận

động và phát triển theo xu hướng đa phương hoá, đa dạng hoá. Do đó khi tổ chức

HTTT KTQT, các doanh nghiệp phải kế thừa có chọn lọc kinh nghiệm của các

doanh nghiệp đã thực hiện tốt vấn đề này, đồng thời phát huy tính chủ động, sáng

tạo để tổ chức cho phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp, phù hợp với đặc

điểm kinh tế thị trường Việt Nam. Phải trên cơ sở điều kiện trang bị kỹ thuật, cơ cấu

tổ chức hiện tại của doanh nghiệp để tổ chức, sắp xếp lại, bổ sung, hoàn thiện,

không phá vỡ hay quá xáo trộn cơ cấu tổ chức hiện có, gây khó khăn cho việc hoàn

thiện.

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ

TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN SẢN XUẤT

BÁNH KẸO TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện tổ chức dữ liệu đầu vào kế toán quản trị

3.2.1.1. Giải pháp hoàn thiện tổ chức thu thập và hệ thống hóa dữ liệu

Tổ chức dữ liệu đầu vào đóng vai trò nền tảng quyết định sự thành công

trong việc xử lý, phân tích và cung cấp thông tin của hệ thống. Tổ chức dữ liệu phải

đảm bảo đầy đủ, được mã hóa để dễ truy vấn và lưu trữ một cách cẩn thận.

- Xác định chính xác dữ liệu cần thu thập

130

Mục tiêu của HTTT KTQT là cung cấp thông tin có chất lượng cho các nhà

quản trị trong doanh nghiệp. Như vậy, để xác định đầy đủ các loại dữ liệu cần thu

thập cho hệ thống trước tiên cần tiến hành khảo sát nhu cầu thông tin của người sử

dụng thông tin để làm sao dữ liệu thu thập được, qua xử lý và phân tích có thể đáp

ứng tối đa những nhu cầu đó. Tiếp theo đó, việc khảo sát khả năng thu thập những

dữ liệu của hệ thống cũng cần được thực hiện. Vùng giao thoa giữa dữ liệu thu thập

theo nhu cầu từ phía nhà quản trị và dữ liệu theo khả năng cung cấp của hệ thống

càng lớn càng tốt. Vùng không giao thoa chính là hệ thống không có khả năng thu

thập dữ liệu dựa trên nhu cầu thông tin nhà quản trị. Lúc này, doanh nghiệp cần tìm

các nguyên nhân để đạt được vùng giao thoa lớn nhất. Việc khảo sát này nên được

diễn ra định kỳ để đảm bảo luôn thỏa mãn nhu cầu thông tin giúp cho các nhà quản

trị ra quyết định chính xác.

Sơ đồ 3.1: Quy trình xác định loại dữ liệu KTQT cần thu thập

(Tác giả đề xuất)

- Khai thác và quản lý hiệu quả nguồn dữ liệu thu thập

Ngoài các dữ liệu bên trong doanh nghiệp, bộ phận KTQT cần khai thác các

dữ liệu bên ngoài doanh nghiệp góp phần cung cấp những thông tin chất lượng cho

các nhà quản trị. Ví dụ, ngoài thu thập dữ liệu bên trong doanh nghiệp để kiểm tra,

đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu so với dự toán (kế hoạch) đề ra, bộ

phận KTQT cũng có thể thu thập dữ liệu bên ngoài như là chỉ tiêu doanh thu bình

quân của ngành để đánh giá tình hình thực hiện doanh thu của doanh nghiệp so với

KTQT lập phiếu khảo sát và thực hiện khảo sát

nhu cầu thông tin của nhà quản trị

KTQT lập danh sách loại dữ liệu cần thu thập

KTQT và đội triển khai hệ thống xem xét khả năng

thu thập dữ liệu của hệ thống

KTQT và đội triển khai hệ thống xác định nguyên

nhân và biện pháp khắc phục

131

bình quân chung của ngành qua đó thấy được năng lực của doanh nghiệp và có cơ

sở lập chiến lược kinh doanh cho giai đoạn tiếp theo.

Tác giả cho rằng phần mềm giải pháp quản trị tổng thể (ERP) nên được ứng

dụng tại các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội để khai

thác và quản lý hiệu quả nguồn dữ liệu thu thập. Các bộ phận cùng sử dụng trên một

hệ thống phần mềm theo quy trình khép kín, cho phép liên kết và kế thừa dữ liệu

giữa các bộ phận (dữ liệu đầu ra của bộ phận này là dữ liệu đầu vào của một bộ

phận khác) để phục vụ công tác quản lý và hỗ trợ thao tác nghiệp vụ cho từng bộ

phận được nhanh chóng, chính xác nhằm cải thiện tối đa hiệu quả sản xuất kinh

doanh. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo thường được

phân tán tại nhiều địa điểm (văn phòng, nhà máy chế biến,…), vì vậy phần mềm sẽ

thực hiện mô hình dữ liệu tập trung (Online) để đảm bảo tối ưu việc phân luồng dữ

liệu phù hợp với cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, kiểm soát chặt chẽ để quy trình

nghiệp vụ vận hành được chính xác, thuận lợi. Đối với HTTT hiện đại, dữ liệu

HTTT KTQT sẽ được thu thập trực tiếp trên hệ thống Hoạch định nguồn nhân lực

(ERP) của doanh nghiệp. Mô hình nguồn dữ liệu của HTTT KTQT tại các doanh

nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội dựa trên hệ thống ERP được

xây dựng như sau:

Sơ đồ 3.2: Nguồn dữ liệu HTTT KTQT dựa trên Hệ thống ERP

(Nguồn: Tự tổng hợp)

Xử lý giao dịch trực tuyến

(Online Transaction Process - OLTP)

Xử lý phân tích trực tuyến

(Online Analytical Processing - OLAP)

CSDL tác nghiệp

(Operational Database)

Kho dữ liệu

(Data Warehouse)

Bộ phận

Mua hàng

BỘ PHẬN KẾTOÁN

Bộ phận

Sản xuất

Bộ phận

Kho

Bộ phận

Bán hàng

Bộ phận

Nhân sự

Bộ phận

Khác

Kế toán tài chính Kế toán quản trị

Báo cáo KTQT

ERP

CSDL bên ngoài

132

Nguồn dữ liệu dựa trên Hệ thống ERP bao gồm hai phân hệ xử lý có mối

quan hệ tương tác với nhau là Phân hệ xử lý giao dịch trực tuyến (OLTP) và phân

hệ xử lý phân tích trực tuyến (OLAP). Phân hệ xử lý giao dịch trực tuyến (OLTP)

là phân hệ được tích hợp bởi nhiều hoạt động tác nghiệp khác nhau có nhiệm vụ xử

lý, cập nhật, theo dõi và tập hợp tất cả các giao dịch phát sinh trong doanh nghiệp

theo thời gian thực tế. CSDL tác nghiệp do phân hệ OLTP cung cấp như là số lượng

hàng bán, hạn mức tín dụng của khách hàng, tình trạng hàng tồn kho,… là nguồn dữ

liệu quan trọng đối với HTTT KTQT đưa ra các quyết định tác nghiệp của các nhà

quản trị trong doanh nghiệp. Phân hệ xử lý phân tích trực tuyến (OLAP) là phân hệ

giúp truy vấn một lượng lớn các thông tin đa chiều có liên kết chặt chẽ với nhau

giúp hỗ trợ cho việc ra các quyết định. Hai phân hệ xử lý của hệ thống ERP sẽ là

nguồn dữ liệu hữu ích giúp bộ phận KTQT thiết lập các báo cáo đặc thù phục vụ

cho việc ra quyết định của các nhà quản trị trong doanh nghiệp một cách nhanh nhất

và chính xác nhất.

Dù là nguồn dữ liệu thu thập từ bên trong hay bên ngoài, bộ phận KTQT

cũng cần phải quản lý nguồn dữ liệu một cách khoa học bằng cách xác định rõ các

nội dung sau: (1) Tên tổ chức, doanh nghiệp; (2) Tên bộ phận, phòng ban; (3) Tên

cá nhân trực tiếp quản lý nguồn dữ liệu; (4) Số điện thoại, email (Cá nhân quản lý

dữ liệu). Các thông tin này nếu có thay đổi cũng cần phải được cập nhật ngay để

không ảnh hưởng đến việc thu thập dữ liệu.

- Cải tiến cách thức hệ thống hóa dữ liệu

Có một đặc điểm nổi bật trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp

sản xuất bánh kẹo là sản phẩm rất đa dạng. Nguồn cung ứng NVL cả trong và ngoài

nước. Bên cạnh đó, hình thức tiêu thụ là giao cho các đại lý lớn. Một số nguồn

nguyên vật liệu được nhập khẩu từ nước ngoài. Chính vì vậy, việc xây dựng hệ

thống tài khoản và bộ mã để có thể kiểm soát được chi tiết theo từng mặt hàng và

từng đối tượng khách hàng là đại lý, các nhà cung cấp là rất quan trọng. Hệ thống

tài khoản và bộ mã cũng cần phải giúp phân định các chỉ tiêu theo các tiêu thức đã

được nhận diện trong doanh nghiệp.

Đối với việc hoàn thiện bộ mã: Các thực thể là các sản phẩm, nguyên vật

liệu, tài sản cố định, các nhà cung cấp, các khách hàng là đại lý, các phân xưởng,

các kho, các phòng ban trong doanh nghiệp đều cần phải được theo dõi chi tiết và rõ

ràng. Do vậy, một bảng theo dõi thực thể và thiết lập các thuộc tính định danh,

133

thuộc tính tên gọi, thuộc tính mô tả, thuộc tính lặp là rất quan trọng. Điều này sẽ cho

thấy đâu là những dữ liệu phi kinh tế cần thiết mà kế toán cần phải thu thập. Các

thuộc tính định danh cần phải được thiết kế ngắn gọn, dễ nhớ. Các thuộc tính mô tả

càng chi tiết càng tốt. Làm tốt khâu này không những sẽ giúp kiểm soát dữ liệu chặt

chẽ hơn mà còn giúp quá trình nhập liệu sẽ được thực hiện nhanh chóng và ít sai sót

hơn.

Đối với việc hoàn thiện hệ thống tài khoản: Hệ thống tài khoản cấp 1 và cấp

2 được xem là phương pháp vô cùng hữu ích để hạch toán và hệ thống hóa dữ liệu

góp phần cung cấp các thông tin hữu ích cho việc lập báo cáo tài chính của doanh

nghiệp. Nếu hệ thống tài khoản được chi tiết hóa hơn theo cấp 3, cấp 4, thậm chí là

cấp 5 thì sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các yêu cầu KTQT trong doanh nghiệp.

Tuy nhiên, việc bổ sung và xây dựng như thế nào cần phải được xem xét một cách

cẩn thận để tránh bị phức tạp, gặp khó khăn trong quá trình vận dụng thực hiện.

Thiết lập hệ thống tài khoản cần vận dụng theo thông tư 200/2014/TT-BTC, kết hợp

với bộ mã đã được chuẩn hóa qua đó quá trình thu thập thông tin sẽ đầy đủ, giúp ích

trong việc xử lý và cung cấp thông tin có ích cho việc lập các báo cáo KTQT.

Ví dụ, chi phí nguyên vật liệu được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau,

cho nhiều hoạt động, đối tượng, phạm vi khác nhau nên việc xây dựng hệ thống tài

khoản cho chi phí nguyên vật liệu cần phải được chi tiết như sau:

Bảng 3.1: Tài khoản và bộ mã chi tiết đối với chỉ tiêu chi phí nguyên vật liệu

trực tiếp tại các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội

Tài khoản Nội dung các cấp tài khoản Mã tài khoản

Cấp 1 Chi phí theo chức năng hoạt động 621: Chi phí NVL trực tiếp

Cấp 2 Chi phí theo các nội dung chi phí 0: Nguyên vật liệu chính

1: Nguyên vật liệu phụ

2: Nhiên liệu

Cấp 3 Chi phí theo cách ứng xử 0: Định phí

1: Biến phí

2: Hỗn hợp

Cấp 4 Bộ mã chi phí ĐM: Định mức

DT: Dự toán

TH: Thực hiện

(Tác giả đề xuất)

134

3.2.1.2. Giải pháp hoàn thiện tổ chức lưu trữ dữ liệu

Với sự phát triển không ngừng của CNTT, các cách lưu trữ truyền thống trên

giấy tờ cần được thay thế. Trong giai đoạn hiện nay, cách thức lưu trữ chủ yếu trong

các doanh nghiệp là lưu trữ dữ liệu trên phần cứng của máy tính. Tuy nhiên, đây

không phải là lựa chọn duy nhất tại thời điểm này. Với sự lan tỏa rộng khắp của

cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam đang có nhiều cơ hội đón nhận những

thành tựu CNTT hiện đại. Trong đó, các doanh nghiệp có thể lựa chọn cách lưu trữ

dữ liệu của doanh nghiệp mình theo cách thức tiện lợi, đơn giản và tiết kiệm hơn đó

là dịch vụ “đám mây”. Dữ liệu của doanh nghiệp không những được lưu trữ mà còn

được chia sẻ ngay lập tức với những đối tượng liên quan. Dữ liệu doanh nghiệp

được quản lý tập trung, luôn được cập nhật thông tin mới nhất từ bất kỳ thành viên

nào trong doanh nghiệp và có thể truy cập sử dụng ở mọi lúc mọi nơi mang lại hiệu

quả làm việc cao. Khả năng đồng bộ dữ liệu nhanh giữa máy tính và website, việc

này tránh trường hợp ổ cứng hư hỏng, mất máy tính, dữ liệu vẫn được lưu trữ an

toàn trên “đám mây”. Đi kèm với dịch vụ “đám mây” sẽ luôn có giải pháp bảo vệ

cho ứng dụng web tránh khỏi các lỗi bảo mật như tin tặc, khai thác các lỗ hổng bảo

mật về giao thức, thay đổi giao diện website, hay các hình thức tấn công khác.

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện tổ chức xử lý, cung cấp thông tin kế toán quản trị

3.2.2.1. Giải pháp hoàn thiện tổ chức xử lý dữ liệu KTQT phục vụ xây dựng định

mức và lập dự toán tổng thể

- Giải pháp hoàn thiện tổ chức xử lý dữ liệu KTQT phục vụ xây dựng định

mức

Việc xây dựng định mức chi phí liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau

trong doanh nghiệp nên thông tin đầu ra của bộ phận này sẽ là dữ liệu đầu vào của

bộ phận khác. Xây dựng định mức chi phí chính xác sẽ giúp các doanh nghiệp cổ

phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội có thể đưa ra được dự toán tổng thể góp

phần quản lý chi phí một cách hiệu quả.

+ Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Sản phẩm bánh kẹo là một loại thực phẩm với sự đa dạng về chủng loại. Chỉ

cần bổ sung hay giảm bớt một loại nguyên vật liệu cũng có thể tạo ra một sản phẩm

hoàn toàn mới. Chính vì vậy, việc xử lý định mức chi phí nguyên vật liệu cho mỗi

loại sản phẩm là vô cùng quan trọng. Mỗi loại sản phẩm đều có một định mức

135

nguyên vật liệu riêng biệt cần phải được tuân thủ trong quá trình sản xuất sản phẩm.

Nó giống như việc nấu ăn cần có công thức chỉ cần sai lệch sẽ khiến món ăn không

được hoàn chỉnh. Định mức chi phí NVL trực tiếp được tính toán dựa vào định mức

lượng NVL để sản xuất một khối lượng sản phẩm nhất định và định mức giá cho

một đơn vị nguyên vật liệu sử dụng.

Sơ đồ 3.3: Quy trình thông tin định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại

các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội

(Tác giả đề xuất)

Định mức lượng NVL trực tiếp sẽ do bộ phận nghiên cứu và phát triển sản

phẩm hoặc phòng kỹ thuật thực hiện thông qua bảng định mức kỹ thuật NVL trực

tiếp. Định mức giá NVL sẽ do bộ phận mua hàng hoặc bộ phận cung ứng vật tư

thực hiện thông qua bảng ước tính giá mua NVL trực tiếp. Thông tin định lượng

lượng và định mức giá NVL sẽ được chuyển tới bộ phận KTQT chi phí sẽ thiết lập

bảng định mức chi phí NVL trực tiếp.

Tác giả đề xuất các yêu cầu để xây dựng định mức NVL cần phải đảm bảo

các nội dung sau:

Định mức lượng cần xem xét các nội dung:

NVL cần thiết để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm (gói kẹo, bánh, cái bánh gato)

Bộ phận nghiên cứu và phát triển sản

phẩm hoặc phòng kỹ thuật

Bộ phận mua hàng hoặc bộ phận cung

ứng vật tư

Bảng định mức kỹ thuật NVL

trực tiếp của từng loại sản phẩm

theo mẻ nấu

Bảng ước tính giá mua NVL

trực tiếp từng loại sản phẩm các

kỳ

ERP

Báo cáo định mức chi phí NVL trực tiếp của

từng loại sản phẩm theo mẻ nấu (Phụ lục 22)

Bộ phận kế toán quản trị chi phí

136

Mức hao hụt cho phép

Mức sản phẩm hỏng cho phép

Để xác định mức hao hụt cho phép và mức sản phẩm hỏng cho phép, nhân

viên kỹ thuật sẽ dựa vào bảng theo dõi nhật ký sản xuất để theo dõi định mức, phế

liệu, hàng hỏng. Trong sản xuất, chắc chắn sẽ có hao hụt, phế liệu,...với việc theo

dõi nhật ký sản xuất trong một thời gian để có căn cứ đưa ra được tỷ lệ % hao hụt

và sản phẩm hỏng một cách chính xác nhất.

Định mức giá cần xem xét các nội dung:

Giá mua NVL

Chi phí vận chuyển

Chi phí bốc dỡ, bảo quản nguyên vật liệu

Bên cạnh đó, khi xây dựng định mức giá, cần phải xem xét các yếu tố như

nhà cung cấp, chất lượng nguồn nguyên liệu, điều kiện kinh tế,… để đưa ra định

mức giá cho phù hợp.

+ Định mức chi phí nhân công trực tiếp

Do điều kiện công nghệ ngày càng phát triển, các doanh nghiệp sản xuất

bánh kẹo luôn cải tiến kỹ thuật và ứng dụng các dây chuyền sản xuất hiện đại.

Nhiều công đoạn sản xuất trước đây sử dụng nguồn nhân lực nhưng hiện nay đã

được thay thế bằng máy móc. Chính vì vậy, các công đoạn sản xuất sử dụng nhân

công ngày càng thu hẹp chủ yếu ở các công đoạn chuẩn bị nguyên liệu, đứng máy

và đóng gói. Để có thể có thông tin chính xác về định mức chi phí NC trực tiếp, các

doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội cần xác định được

định mức lượng NC trực tiếp và định mức giá NCTT.

137

Sơ đồ 3.4: Quy trình thông tin định mức chi phí nhân công trực tiếp tại các

doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội

(Tác giả đề xuất)

Định mức lượng NCTT sẽ do bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm

hoặc phòng kỹ thuật thực hiện thông qua bảng định mức kỹ thuật NCTT của từng

loại sản phẩm theo công đoạn từng mẻ nấu của các phân xưởng. Định mức giá

NCTT sẽ do bộ phận tổ chức nhân sự thực hiện thông qua bảng đơn giá tiền lương

theo từng cấp bậc, thâm niên của nhân công sản xuất của các phân xưởng. Thông tin

định mức lượng và định mức giá NCTT sẽ được chuyển tới bộ phận KTQT chi phí

sẽ thiết lập bảng định mức chi phí NCTT. Để đảm bảo các dữ liệu được xử lý chính

xác cần phải đảm bảo các nội dung sau:

Định mức thời gian hoàn tất 1 công đoạn sản phẩm gồm:

Thời gian thực hiện các công đoạn chính (Bấm giờ)

Thời gian dành cho nhu cầu cá nhân

Thời gian máy nghỉ

Thời gian tính cho sản phẩm hỏng

Bộ phận nghiên cứu và phát triển sản

phẩm hoặc phòng kỹ thuật

Bộ phận tổ chức nhân sự

Bảng định mức kỹ thuật NCTT

của từng loại sản phẩm theo

công đoạn từng mẻ nấu của các

phân xưởng

Bảng đơn giá tiền lương theo

từng cấp bậc, thâm niên của

nhân công sản xuất của các phân

xưởng

ERP

Bảng định mức chi phí NCTT của từng loại sản

phẩm theo mẻ nấu (Phụ lục 23)

Bộ phận kế toán quản trị chi phí

138

Định mức giá nhân công nên tính theo giờ bao gồm:

Mức lương cơ bản theo giờ

Phụ cấp lương

Bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn

Bên cạnh đó, khi xây dựng định mức chi phí NCTT, cần phải xem xét các

yếu tố như chất lượng tay nghề, thâm niên để đưa ra định mức thời gian và giá nhân

công cho phù hợp.

+ Định mức chi phí sản xuất chung

Chi phí SXC là chi phí gián tiếp nên để xây dựng định mức loại chi phí này

một cách chính xác là điều không hề dễ dàng. Để làm được điều này, tác giả đề xuất

quy trình thông tin định mức chi phí SXC tại các doanh nghiệp cổ phần sản xuất

bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội như sau:

Sơ đồ 3.5: Quy trình thông tin định mức chi phí sản xuất chung tại các doanh

nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội

(Tác giả đề xuất)

Bộ phận nghiên cứu và phát triển sản

phẩm hoặc phòng kỹ thuật

Bộ phận kế hoạch sản xuất

Xác định định mức lượng của

biến phí SXC và định phí SXC

dựa trên giờ công lao động của

mỗi loại sản phẩm tại của từng

phân xưởng sản xuất theo mẻ nấu

Bảng ước tính chi phí sản xuất

chung và năng lực sản xuất (số giờ

công lao động) theo từng nội dung

chi phí cho mỗi phân xưởng

(Phụ lục 24)

ERP

Phân loại chi phí SXC ước tính thành định phí và biến phí

Xác định định mức giá biến phí (Hệ số biến phí SXC định mức)

Xác định định mức giá định phí (Hệ số phân bổ định phí SXC định mức)

Bảng định mức chi phí SXC cho từng sản phẩm tại mỗi phân xưởng theo mẻ nấu

(Phụ lục 25)

Bộ phận kế toán quản trị chi phí

139

Đối với các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo, tác giả đề xuất định mức lượng

của định phí SXC và biến phí SXC sẽ là số giờ công lao động của mỗi loại sản

phẩm của doanh nghiệp. Như vậy, số giờ công lao động sẽ do bộ phận nghiên cứu

và phát triển sản phẩm hoặc bộ phận kỹ thuật cung cấp thông qua bảng định mức kỹ

thuật NCTT của từng loại sản phẩm tại mỗi phân xưởng sản xuất theo mẻ nấu. Để

có được định mức giá của định phí và biến phí, trước tiên bộ phận KTQT chi phí

thu thập dữ liệu về chi phí SXC và năng lực sản xuất (Số giờ công lao động) ước

tính do bộ phận Kế hoạch và đầu tư cung cấp. Sau đó, bộ phận KTQT chi phí sẽ

thiết lập bảng định mức giá chi phí SXC chi tiết theo định phí và biến phí.

+ Xác định định mức sản lượng và doanh thu (điểm hòa vốn)

Xác định điểm hòa vốn có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản xuất

kinh doanh bánh kẹo. Việc xác định đúng điểm hòa vốn là căn cứ để các nhà quản

trị doanh nghiệp đề ra các quyết định lựa chọn phương án sản xuất, tiêu thụ từng

loại sản phẩm nhằm đạt được lợi nhuận mong muốn. Tác giả đề xuất quy trình

thông tin xác định điểm hòa vốn tại các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo

trên địa bàn Hà Nội như sau:

Sơ đồ 3.6: Quy trình thông tin xác định điểm hòa vốn tại các DN CPSX bánh

kẹo trên địa bàn Hà Nội

(Tác giả đề xuất)

Do đặc điểm của ngành sản xuất bánh kẹo có sản phẩm rất đa dạng, phong

phú, vì vậy, để xác định điểm hòa vốn tại các doanh nghiệp này, cần thiết phải thu

thập dữ liệu và tính toán các chỉ tiêu cho từng sản phẩm. Ví dụ, để xác định điểm

hòa vốn cho sản phẩm bánh quy kem sữa, các dữ liệu cần truy vấn, phương pháp

tính toán và báo cáo được thể hiện qua bảng sau:

Bộ phận KTTC và KTQT

kết hợp ở các phần hành Bộ phận KTQT

Nhận diện, phân loại các chỉ

tiêu trong doanh nghiệp Báo cáo phân tích điểm hòa

vốn (Bảng 3.2)

ERP

140

Bảng 3.2: Báo cáo phân tích điểm hòa vốn của sản phẩm bánh quy kem sữa

Các chỉ tiêu Bánh quy kem sữa

1. Tổng định phí TK 627, TK641, TK642 được chi tiết theo

định phí và phân bổ chi tiết theo sản phẩm

bánh quy kem sữa

2. Tổng biến phí TK 621, TK622, TK627 được chi tiết theo

biến phí của sản phẩm bánh quy kem sữa

TK641, TK642 được chi tiết theo biến phí

và phân bổ chi tiết theo sản phẩm bánh quy

kem sữa

3. Sản lượng hoàn thành Mức sản lượng bánh quy kem sữa hoàn

thành

4. Đơn giá bán Giá bán của sản phẩm bánh quy kem sữa

5. Biến phí đơn vị (2) : (3)

6. Số dư đảm phí đơn vị (4) – (5)

7. Sản lượng hòa vốn (1) : (6)

8. Doanh thu hòa vốn (7) * (4)

- Hoàn thiện tổ chức xử lý dữ liệu KTQT phục vụ dự toán tổng thể

Do đặc điểm sản phẩm bánh kẹo có tính chất thời vụ rõ nét nên để đảm bảo

cho việc chủ động chuẩn bị các nguồn lực phục vụ sản xuất, cung ứng hàng hóa đầy

đủ và kịp thời, đặc biệt là vào những dịp lễ, tết thì việc xây dựng dự toán tổng thể là

rất quan trọng. Để làm tốt công việc này, tác giả đề xuất các doanh nghiệp nên xây

dựng dự toán với các mức độ hoạt động khác nhau (dự toán linh hoạt). Không cần

đưa ra quá nhiều mức độ hoạt động khác nhau vì sẽ dẫn đến sự phức tạp không cần

thiết. Theo quan điểm của tác giả, dự toán linh hoạt với ba mức độ hoạt động sẽ phù

hợp với năng lực thực hiện và đặc điểm kinh doanh trong các doanh nghiệp cổ phần

sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội. Từ dự toán linh hoạt này, doanh nghiệp lựa

chọn mức độ hoạt động phù hợp nhất để lập dự toán tổng thể. Đồng thời, dự toán

linh hoạt cũng là cơ sở để giúp doanh nghiệp kiểm soát thực hiện một cách hiệu

141

quả. Quy trình thông tin dự toán tổng thể cần phải phản ánh rõ được nhiệm vụ và

trách nhiệm của từng bộ phận để tránh chồng chéo và đùn đẩy trách nhiệm cho

nhau. Tuy nhiên, bộ phận chuyên trách quản lý toàn bộ hoạt động dự toán tổng thể

nên là bộ phận KTQT trong doanh nghiệp.

Sơ đồ 3.7: Quy trình thông tin dự toán tổng thể từng loại sản phẩm tại các

doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội

(Tác giả đề xuất)

Các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo nên xây dựng một phân hệ

dành riêng cho dự toán tổng thể và mỗi nột nội dung dự toán phân quyền truy cập

và xử lý cho cá nhân, bộ phận có liên quan. Mỗi một dự toán sau khi được duyệt sẽ

lập tức được chuyển tự động để thực hiện các nội dung dự toán tiếp theo.

Bộ phận Marketing

Bộ phận KTQT

Dự toán

linh hoạt

Ước lượng khối lượng sản phẩm

bán ra và giá bán ra với 3 mức độ

hoạt động

Lập dự toán linh hoạt theo 3 mức

độ hoạt động (Phụ lục 26)

Ban giám đốc DN Lựa chọn 1 mức độ hoạt động

Bộ phận Marketing

Bộ phận Kế hoạch

Dự toán

tổng thể

Dự toán doanh thu

Dự toán sản xuất

Dự toán hàng tồn kho

Bộ phận KTQT Dự toán chi phí NVL trực tiếp

Dự toán chi phí NC trực tiếp

Dự toán chi phí SXC

Dự toán giá vốn hàng bán

Dự toán chi phí bán hàng

Dự toán chi phí quản lý DN

Dự toán kết quả kinh doanh

Dự toán bảng CĐKT

142

Công việc lập dự toán được thực hiện theo năm và chi tiết cho từng tháng.

Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, các bộ phận thực hiện cần theo dõi, so sánh và

phân tích sự khác nhau giữa kết quả thực tế đạt được với các chỉ tiêu số liệu trên

báo cáo dự toán để điều chỉnh kịp thời các chỉ tiêu số liệu cho báo cáo dự toán ngân

sách của kỳ liền kề.

- Hoàn thiện tổ chức xử lý dữ liệu hỗ trợ kiểm soát thực hiện

Các cách thức xác định các chỉ tiêu cần tiếp cận theo các phương pháp hiện

đại. Ví dụ, để xác định chỉ tiêu chi phí, tác giả đề xuất các doanh nghiệp cổ phần

sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội nên tiếp cận và vận dụng phương pháp ABC

(Activity based costing). Trong các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo, chi phí NC

trực tiếp thường là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất, rồi đến chi phí NVL trực tiếp và

chi phí SXC. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp luôn tìm kiếm

và nhập khẩu những dây truyền sản xuất hiện đại có thể thay thế và rút ngắn khá

nhiều công đoạn sản xuất. Điều này đồng nghĩa với việc tỷ trọng của chi phí NC

trực tiếp ngày càng giảm, trong khi đó chi phí phục vụ cho sản xuất chung ngày

càng tăng. Như vậy, nếu không sử dụng tiêu thức phân bổ chi phí chung hợp lý thì

sẽ không thể đưa ra thông tin chính xác về chi phí và dẫn đến những sai lầm nghiêm

trọng khi ra các quyết định trong kinh doanh. Phương pháp ABC sẽ giúp cung cấp

thông tin chính xác hơn rất nhiều so với phương pháp truyền thống hiện đang được

sử dụng hiện nay.

Để xác định chi phí trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên

địa bàn Hà Nội theo phương pháp ABC, KTQT cần truy vấn các dữ liệu, bao gồm:

- Chi phí NVL trực tiếp

- Chi phí NC trực tiếp

- Chi phí SXC theo các hoạt động

+ Hoạt động khởi động máy

+ Hoạt động kiểm tra chất lượng

+ Hoạt động giao lệnh sản xuất

+ Hoạt động vận hành máy

+ Hoạt động tiếp nhận nguyên vật liệu

- Tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung theo các hoạt động

+ Số lần khởi động máy

143

+ Số lần kiểm tra chất lượng

+ Số lần giao lệnh sản xuất

+ Số lần vận hành máy

+ Số lần tiếp nhận nguyên vật liệu

Bảng 3.3: Dữ liệu phục vụ xác định chi phí tại công ty CP bánh kẹo Hải Hà

Khoản mụcBánh quy kem

sữa

Bánh mềm

phủ sôcôla

Bánh WALYS

360g

SNACK các

loại

Kẹo mềm

FRUTA 350gTổng

Số lượng hoàn thành (tấn) 60 45 25 40 50

CP NVLTT 2,380,490,340 2,215,765,755 1,209,737,650 2,664,846,280 1,695,276,050

CP NCTT 204,960,000 175,680,000 85,400,000 89,060,000 117,425,000

Số lần khởi động máy 800 600 1200 600 800 4,000

Số lần kiểm tra chất lượng 3,000 2,000 1,500 2,500 1,000 10,000

Số lần giao lệnh sản xuất 100 200 250 100 150 800

Số lần vận hành máy 20,000 15,000 8,000 4,000 3,000 50,000

Số lần tiếp nhận NVL 200 300 100 200 100 900

Bảng 3.4: Tổng hợp chi phí theo các hoạt động và tính hệ số phân bổ tại

công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

TT Hoạt động Tổng chi phí Tổng số lần phát

sinhHệ số phân bổ

1 2 3 4 5=3/4

1 Chi phí khởi động máy 103,840,000 4,000 25,960

2 Chi phí kiểm tra chất lượng 51,920,000 10,000 5,192

3 Chi phí giao lệnh sản xuất 67,496,000 800 84,370

4 Chi phí vận hành máy 207,680,000 50,000 4,154

5 Chi phí tiếp nhận NVL 88,264,000 900 98,071

519,200,000Tổng cộng

144

Bảng 3.5: Tính giá thành đơn vị theo phương pháp ABC tại

công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

Khoản mụcBánh quy kem

sữa

Bánh mềm phủ

sôcôla

Bánh WALYS

360g

SNACK các

loại

Kẹo mềm

FRUTA 350g

CP NVLTT 2,380,490,340 2,215,765,755 1,209,737,650 2,664,846,280 1,695,276,050

CP NCTT 204,960,000 175,680,000 85,400,000 89,060,000 117,425,000

CP SXC 147,467,222 134,559,333 103,068,411 73,221,622 60,883,411

CP khởi động máy 20,768,000 15,576,000 31,152,000 15,576,000 20,768,000

CP kiểm tra chất lượng 15,576,000 10,384,000 7,788,000 12,980,000 5,192,000

CP giao lệnh sản xuất 8,437,000 16,874,000 21,092,500 8,437,000 12,655,500

CP vận hành máy 83,072,000 62,304,000 33,228,800 16,614,400 12,460,800

CP tiếp nhận NVL 19,614,222 29,421,333 9,807,111 19,614,222 9,807,111

Tổng 2,732,917,562 2,526,005,088 1,398,206,061 2,827,127,902 1,873,584,461

Số lượng hoàn thành (tấn) 60 45 25 40 50

Giá thành đơn vị 45,548,626 56,133,446 55,928,242 70,678,198 37,471,689

Để thấy sự khác biệt của việc đo lường chi phí theo phương pháp ABC và

phương pháp truyền thống, tác giả đã lập bảng đo lường chi phí theo phương pháp

truyền thống đồng thời so sánh kết quả giá thành đơn vị các loại sản phẩm theo hai

phương pháp. Kết quả được thể hiện qua các bảng như sau:

Bảng 3.6: Tính giá thành đơn vị theo phương pháp truyền thống

tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

Khoản mụcBánh quy kem

sữa

Bánh mềm phủ

sôcôla

Bánh WALYS

360g

SNACK các

loại

Kẹo mềm

FRUTA 350g

CP NVLTT 2,380,490,340 2,215,765,755 1,209,737,650 2,664,846,280 1,695,276,050

CP NCTT 204,960,000 175,680,000 85,400,000 89,060,000 117,425,000

CP SXC 141,600,000 106,200,000 59,000,000 94,400,000 118,000,000

Tổng 2,727,050,340 2,497,645,755 1,354,137,650 2,848,306,280 1,930,701,050

Số lượng hoàn thành (tấn) 60 45 25 40 50

Giá thành đơn vị 45,450,839 55,503,239 54,165,506 71,207,657 38,614,021

145

Bảng 3.7: So sánh giá thành đơn vị giữa phương pháp ABC và phương pháp

truyền thống của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

Khoản mụcGiá thành đơn vị tính theo

phương pháp truyền thống

Giá thành đơn vị tính theo

phương pháp ABCChênh lệch

Bánh quy kem sữa 45,548,626 45,450,839 97,787

Bánh mềm phủ sôcôla 56,133,446 55,503,239 630,207

Bánh WALYS 360g 55,928,242 54,165,506 1,762,736

SNACK các loại 70,678,198 71,207,657 -529,459

Kẹo mềm FRUTA 350g 37,471,689 38,614,021 -1,142,332

Như vậy, mặc dù tổng chi phí sản xuất chung như nhau nhưng với hai cách

đo lường chi phí khác nhau dẫn đến giá thành sản phẩm của từng loại sẽ khác nhau.

Có thể khẳng định sử dụng phương pháp ABC sẽ cho ra kết quả chính xác bởi vậy

giúp cho các nhà quản trị có thể đưa ra quyết định về giá chính xác hơn đồng thời

kiểm soát chi phí chặt chẽ hơn thông qua các hoạt động.

- Hoàn thiện tổ chức xử lý dữ liệu KTQT phục vụ kiểm tra, đánh giá

Theo khảo sát thực tế cho thấy, các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo

trên địa bàn Hà Nội có xu hướng mở rộng thị trường kinh doanh. Các chi nhánh

được mở ra ở các tỉnh thành khác nhau trên cả nước. Chính vì vậy, các doanh

nghiệp này nên phân chia trách nhiệm về từng bộ phận có liên quan trực tiếp hay

gọi là các trung tâm trách nhiệm. Điều này sẽ giúp cho việc kiểm tra, kiểm soát một

cách chặt chẽ và đưa ra các đánh giá được chính xác nhất. Dựa theo cơ cấu tổ chức

bộ máy quản lý của các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà

Nội, tác giả xác định các trung tâm trách nhiệm gồm trung tâm đầu tư, trung tâm lợi

nhuận, trung tâm doanh thu và trung tâm chi phí. Trách nhiệm của từng đối tượng

đối với các trung tâm trách nhiệm được thể hiện qua sơ đồ sau:

146

Sơ đồ 3.8: Trung tâm trách nhiệm trong các DNCP SX bánh kẹo trên địa bàn

Hà Nội

(Tác giả đề xuất)

Các nhà quản lý chịu trách nhiệm tại mỗi trung tâm phải nắm được tình hình

và sự biến động của các đối tượng mà mình chịu trách nhiệm quản lý cũng như các

nguyên nhân dẫn đến sự biến động của chúng để từ đó có những biện pháp xử lý

thích hợp. Để đánh giá kết quả hoạt động của mỗi trung tâm, tác giả đề xuất các chỉ

tiêu đo lường thích hợp. Việc so sánh các chỉ tiêu đo lường kết quả tại mỗi trung

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Trưởng

phòng

tổ chức

hành

chính

Trưởng

phòng

kế toán

tài

chính

Trưởng

phòng

kỹ

thuật

sản

xuất

Trưởng

phòng

kế

hoạch

vật tư

Trưởng

phòng

Marketing

và giới

thiệu sản

phẩm

Trưởng

phòng

kinh

doanh

Giám

đốc các

nhà

máy

Quản

đốc

phân

xưởng

bánh

kẹo

BAN GIÁM ĐỐC

Trung tâm

đầu tư

Trung tâm

Chi phí

Trung tâm

Chi phí

Trung tâm

Doanh thu

Chi

nhánh

Cửa

hàng

Trung tâm

lợi nhuận

147

tâm giữa kỳ báo cáo với kỳ gốc sẽ cho thấy mức độ hoàn thành trách nhiệm ở mỗi

trung tâm. Các chỉ tiêu đo lường được thể hiện ở bảng dưới đây.

Bảng 3.8: Các chỉ tiêu đo lường và nội dung đánh giá chỉ tiêu của

các trung tâm trách nhiệm

Các trung tâm

trách nhiệm Các chỉ tiêu đo lường Các nội dung đánh giá

1. Trung tâm chi phí - Chi phí trên một đơn

vị sản phẩm (Đối với

chi phí sản xuất)

Chỉ tiêu này được chi

tiết cho từng khoản

mục chi phí

- Tổng chi phí ngoài

sản xuất (Đối với chi

phí ngoài sản xuất)

Chỉ tiêu này được chi

tiết theo chi phí bán

hàng và chi phí quản lý

- Phân tích cơ cấu và sự biến động

của các chỉ tiêu chi phí qua các kỳ

Sử dụng phương pháp so sánh để

đánh giá cơ cấu của các khoản

mục chi phí trong tổng thể. Đồng

thời, đánh giá sự biến động các

các chỉ tiêu chi phí qua các kỳ: kỳ

thực hiện so với kỳ kế hoạch (dự

toán), kỳ này so với kỳ trước.

(Phụ lục 27, phụ lục 28)

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng

đến các chỉ tiêu chi phí

Sử dụng phương pháp thay thế

liên hoàn, phương pháp số chênh

lệch để xác định mức độ ảnh

hưởng của các yếu tố tới sự biến

động của các chỉ tiêu chi phí (Phụ

lục 29)

2. Trung tâm doanh

thu

Tổng doanh thu

Chỉ tiêu này được chi

tiết cho từng nhóm sản

phẩm, từng cửa hàng,

từng thị trường tiêu

thụ.

- Phân tích cơ cấu và sự biến động

của các chỉ tiêu doanh thu qua các

kỳ

Sử dụng phương pháp so sánh để

đánh giá cơ cấu của chỉ tiêu doanh

thu trong tổng thể. Đồng thời,

đánh giá sự biến động các các chỉ

148

tiêu doanh thu qua các kỳ: kỳ thực

hiện so với kỳ kế hoạch (dự toán),

kỳ này so với kỳ trước. (Phụ lục

30)

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng

đến các chỉ tiêu doanh thu

Sử dụng phương pháp thay thế

liên hoàn, phương pháp số chênh

lệch để xác định mức độ ảnh

hưởng của các yếu tố tới sự biến

động của các chỉ tiêu doanh thu

(Phụ lục 31)

3. Trung tâm lợi nhuận Lợi nhuận - Phân tích nguồn hình thành và

sự biến động lợi nhuận giữa các

kỳ

Sử dụng phương pháp so sánh để

đánh giá nguồn hình thành lợi

nhuận. Đồng thời, đánh giá sự

biến động các các chỉ tiêu lợi

nhuận qua các kỳ: kỳ thực hiện so

với kỳ kế hoạch (dự toán), kỳ này

so với kỳ trước. (Phụ lục 32)

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng

đến các chỉ tiêu lợi nhuận

Sử dụng phương pháp thay thế

liên hoàn, phương pháp cân đối để

xác định mức độ ảnh hưởng của

các yếu tố tới sự biến động của các

chỉ tiêu lợi nhuận (Phụ lục 33)

4. Trung tâm đầu tư - Tỷ lệ hoàn vốn (ROI –

Return on investment)

- Phân tích sự biến động của các

chỉ tiêu ROI

Sử dụng phương pháp so sánh để

149

đánh giá sự biến động của các chỉ

tiêu ROI qua các kỳ: kỳ thực hiện

so với kỳ kế hoạch (dự toán), kỳ

này so với kỳ trước. (Phụ lục 34)

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng

đến các chỉ tiêu ROI

Xác định các nhân tố nào ảnh

hưởng đến các chỉ tiêu ROI; Xác

định phương pháp phù hợp cần

được áp dụng (phương pháp thay

thế liên hoàn, phương pháp số

chênh lệch) (Phụ lục 35)

Tại mỗi trung tâm trách nhiệm, các báo cáo sẽ được thiết lập và được luân

chuyển từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất. Cấp quản lý cao nhất của từng trung tâm

trách nhiệm sẽ phải đánh giá tình hình thực hiện và xem xét để nâng cao hơn nữa

kết quả đạt được của bộ phận mình phụ trách.

- Hoàn thiện tổ chức xử lý dữ liệu KTQT hỗ trợ ra quyết định

Có rất nhiều quyết định mà các doanh nghiệp phải đưa ra trong quá trình

hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong phần giải pháp, tác giả sẽ lựa chọn một số các

quyết định liên quan đến sản xuất kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo của doanh

nghiệp để đưa ra cách thiết lập thông tin bao gồm: Quyết định loại bỏ hay ngừng

sản xuất một sản phẩm; Quyết định đầu tư dây chuyền, thiết bị, máy móc.

Sơ đồ 3.9: Quy trình thông tin phân tích phục vụ ra quyết định tại các DN

CPSX bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội

Bộ phận KTTC và KTQT

kết hợp ở các phần hành

Bộ phận KTQT phân tích phục

vụ ra quyết định

Nhận diện, phân loại và tính

toán các chỉ tiêu trong

doanh nghiệp (Cả chỉ tiêu

thực hiện và dự toán)

Phân tích các nội dung:

+ Phân tích phục vụ cho việc ra

quyết định loại bỏ hay ngừng

sản xuất một bộ phận, một sản

phẩm (Bảng 3.9)

+ Phân tích phụ vụ cho việc ra

quyết định đầu tư dây chuyền,

thiết bị, máy móc (Bảng 3.10)

+ ….

ERP

150

+ Phân tích phục vụ cho việc ra quyết định loại bỏ hay ngừng sản xuất một

bộ phận, một sản phẩm

Việc không ngừng nghiên cứu và cho ra đời các sản phẩm mới, đáp ứng các

nhu cầu của thị trường là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định sự tồn tại của các

công ty sản xuất bánh kẹo nói chung và các công ty cổ phần sản xuất bánh kẹo trên

địa bàn Hà Nội nói riêng. Do nhiều yếu tố khác nhau mà không phải bất cứ sản

phẩm nào doanh nghiệp sản xuất và cung cấp cũng mang đến lợi nhuận cho doanh

nghiệp. Vậy, có nên dừng sản xuất những sản phẩm này hay không. Rõ ràng cho

thấy, nếu tiến hành sản xuất sản phẩm mà doanh thu không đủ bù đắp chi phí bỏ ra

thì doanh nghiệp nên dừng sản xuất sản phẩm đó. Tuy nhiên, việc ra quyết định

ngừng sản xuất một sản phẩm cần có căn cứ thì mới có thể đưa ra quyết định chính

xác. Căn cứ này chính là việc so sánh lãi (lỗ) từ báo cáo kết quả kinh doanh có sử

dụng số dư đảm phí khi tiếp tục kinh doanh và dừng kinh doanh sản phẩm. Tổng

định phí chung sẽ không thay đổi dù quyết định dừng sản xuất hay không một sản

phẩm nào đó. Định phí chung sẽ được phân bổ lại cho các sản phẩm còn lại.

Bảng 3.9: Báo cáo kết quả kinh doanh mặt hàng bánh quy kem sữa

Các chỉ tiêu Bánh quy kem sữa

1. Doanh thu TK 511 chi tiết cho mặt hàng bánh quy kem sữa

2. Biến phí TK 621, TK622, TK627 được chi tiết theo biến

phí của mặt hàng bánh quy kem sữa

TK641, TK642 được chi tiết theo biến phí và

phân bổ chi tiết theo mặt hàng bánh quy kem sữa

3. Số dư đảm phí (1) - (2)

4. Định phí bộ phận TK627 được chi tiết theo định phí của từng phân

xưởng được phân bổ cho mặt hàng bánh quy kem

sữa

5. Định phí chung TK641, TK642 được chi tiết theo định phí và phân

bổ chi tiết theo mặt hàng bánh quy

6. Lãi (lỗ) (3)-(4)-(5)

151

+ Phân tích phục vụ cho việc quyết định đầu tư dây chuyền sản xuất

Để sản xuất các sản phẩm bánh kẹo đạt tiêu chuẩn chất lượng, nâng cao công

suất sản xuất, tiết kiệm chi phí, các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa

bàn Hà Nội luôn hướng tới quyết định đầu tư nhập khẩu các dây chuyền sản xuất

hiện đại từ các nước nổi tiếng với công nghệ sản xuất bánh kẹo nổi tiếng trên thế

giới. Tuy nhiên, để ra quyết định có đầu tư dây chuyền sản xuất này hay không thì

ngoài việc xem xét giá trị mà dây chuyền đem lại có đủ bù đắp vốn đầu tư ban đầu

hay không còn cần xem xét mức lợi tức có đạt được như mong muốn hay không. Để

giúp các nhà quản trị đưa ra quyết định đúng đắn, cần có phân tích về giá trị thuần

của dây chuyền sản xuất đó. Báo cáo phân tích được mô tả dưới dạng bảng dưới

đây:

Bảng 3.10: Báo cáo phân tích giá trị thuần đầu tư dây chuyền sản xuất

bánh quy kem sữa

Các chỉ tiêu Giá trị dòng tiền Hệ số giá trị hiện tại Giá trị hiện tại

(1) (2) (3) (4)=(2)*(3)

1. Dòng thu Chi phí tiết kiệm

được do đầu tư dây

chuyền mới; Giá trị

tận dụng khi thiết bị

hết thời hạn sử

dụng; …

Căn cứ kết quả tra

bảng giá trị hiện tại

dòng kép giữa tỷ lệ

sinh lời mong muốn

và thời hạn sử dụng

thiết bị

2. Dòng chi Vốn đầu tư dây

chuyền ban đầu; Chi

phí hoạt động khác;

Hệ số 1

3. Giá trị thuần hiện tại

Kết quả (+) cho thấy thiết bị được đầu tư có thể mang lại tỷ lệ

sinh lời cao hơn mong đợi và ngược lại

CT(1) – CT(2)

152

- Hoàn thiện tổ chức cung cấp và phản hồi thông tin KTQT

Doanh nghiệp nên áp dụng đa dạng các hình thức cung cấp thông tin KTQT.

Ngoài việc cung cấp thông tin KTQT qua các báo cáo định kỳ, doanh nghiệp có thể

cung cấp thông tin KTQT qua các báo cáo theo yêu cầu, báo cáo ngoại lệ thậm chí

các nhà quản trị có thể tự truy cập hệ thống để tìm kiếm các thông tin cần thiết.

Sơ đồ 3.10: Quy trình cung cấp thông tin KTQT tại các DN CPSX

bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội

Tổ chức phản hồi thông tin KTQT cũng cần được thực hiện bài bản và theo

đúng quy trình nhất định thì mới đạt được hiệu quả tốt. Những vấn đề cần làm rõ

khi thực hiện quy trình phản hồi bao gồm:

Xác định các nội dung phản hồi: Các nội dung phản hồi phải thể hiện được

những gì đã đạt được và chưa đạt được dựa trên những hiểu biết về yêu cầu tổ chức

HTTT KTQT. Theo đó, các tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin KTQT và dịch vụ

cung cấp bao gồm: Thông tin chính xác, thông tin đầy đủ, thông tin thích hợp, thông

tin súc tích, cung cấp kịp thời, cung cấp bảo mật (an toàn).

Xác định nguồn thông tin phản hồi: Nguồn thông tin phản hồi của HTTT

KTQT được thu thập từ những đối tượng sử dụng thông tin do hệ thống cung cấp

gồm các nhà quản trị các cấp trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo

trên địa bàn Hà Nội như là Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Trưởng các phòng

ban, Quản đốc phân xưởng.

ERP Các báo cáo:

- Các báo cáo định mức

- Các báo cáo dự toán tổng thể

- Các báo cáo thực hiện

- Các báo cáo kiểm tra, đánh giá

- Các báo cáo hỗ trợ ra quyết định

BỘ PHẬN KTQT Nhà quản trị cấp cao

Nhà quản trị cấp trung

Nhà quản trị cấp cơ sở

153

Cách thức thu thập thông tin phản hồi: Cách thức thu thập thông tin nên

được tổ chức một cách đa dạng, nhiều hình thức khác nhau như là nhận phản hồi

thông qua trao đổi trực tiếp, qua điện thoại hay qua thư điện tử. Tuy nhiên, để chủ

động trong việc thu thập ý kiến đóng góp thì nên tổ chức thu thập ý kiến bằng phiếu

khảo sát cụ thể cho từng đối tượng sử dụng thông tin.

Xác định thời điểm thu thập thông tin phản hồi: Thời điểm thu thập thông tin

phản hồi nên được thực hiện bất cứ lúc nào vì báo cáo KTQT mang tính cấp thiết.

Các thông tin càng được khắc phục nhanh chóng càng giúp ích cho các nhà quản trị

trong việc ra các quyết định.

Tổ chức xử lý thông tin phản hồi: Để xử lý thông tin phản hồi, phòng kế toán

sẽ tổng hợp và phân loại các ý kiến phản hồi, tìm ra các nguyên nhân và đưa ra

phương thức để giải quyết những ý kiến phản hồi đồng thời đề xuất với ban lãnh

đạo doanh nghiệp. Có những ý kiến phản hồi có thể tự khắc phục, điều chỉnh trong

nội bộ phòng kế toán hoặc trong nội bộ doanh nghiệp nhưng cũng có những ý kiến

phản hồi chỉ có thể khắc phục được bởi những nhà cung cấp phần mềm.

3.2.3. Giải pháp hoàn thiện tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ

thống thông tin kế toán quản trị

- Tổ chức các loại ứng dụng phần cứng

Các thiết bị chính của phần cứng HTTT KTQT bao gồm các máy tính để bàn

trang bị cho từng cá nhân. Đi kèm với nó là thiết bị máy in, máy photocopy, máy

scan để có thể in ấn, sao chép các tài liệu, báo cáo theo lệnh được cài đặt trên máy

tính đồng bộ. Ngoài ra, tất cả các máy tính đều được kết nối trực tiếp với máy chủ

để chia sẻ dữ liệu. Các thiết bị phần cứng sau một thời gian sử dụng sẽ bị hao mòn

và gặp những sự cố hỏng hóc hoặc công năng sử dụng bị giảm đi như đối với máy

tính có thể gặp một số vấn đề như lỗi màn hình, lỗi bàn phím, lỗi ổ cứng còn đối với

máy in thì gặp những lỗi như lỗi trống in, lỗi gương phản xạ máy in, lỗi lô sấy. Để

đảm bảo quá trình xử lý dữ liệu và cung cấp thông tin được diễn ra thông suốt thì

ngoài việc thực hiện các khâu để lựa chọn phần cứng theo đúng quy trình, doanh

nghiệp cũng cần đưa ra kế hoạch nâng cấp, thay mới các thiết bị phần cứng một

cách thường xuyên và định kỳ. Phần cứng máy tính cần phải được trang bị đồng bộ

để nâng cao hiệu quả hoạt động của thiết bị.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên nghiên cứu đầu tư các loại thiết bị hiện đại

nhằm bắt kịp xu hướng công nghiệp 4.0 trong quá trình thu thập, xử lý thông tin.

154

Trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều loại máy tính có màn hình cảm ứng, thiết

bị có nhận dạng vân tay (thay bằng gõ mật khẩu). Những thiết bị hiện đại này không

những giúp loại bỏ các thao tác không cần thiết mà còn tăng tính bảo mật cho hệ

thống. Đồng thời, cần thiết trang bị những thiết bị di động cầm tay thông minh.

Chức năng sử dụng của các loại thiết bị này cũng tương đương với máy tính để bàn

tuy nhiên người sử dụng thiết bị có thể mang thiết bị theo người. Người dùng có thể

truy cập và làm việc với hệ thống từ xa với sự hỗ trợ của mạng viễn thông.

Tổ chức các ứng dụng phần mềm

Với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, rất nhiều các phần mềm được ra đời

để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp. Tại các doanh nghiệp cổ

phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội, để các phần mềm có thể đáp ứng ngày

càng cao về khả năng thu thập, xử lý và cung cấp thông tin theo các yêu cầu của

người sử dụng, doanh nghiệp cần phải quan tâm và giải quyết được các vấn đề sau

đây:

Thứ nhất, cải thiện sự tương thích giữa các phần mềm của HTTT KTQT.

Giữa các phần mềm ứng dụng chung, phần mềm ứng dụng chuyên biệt và phần

mềm hệ thống phải có sự tương thích với nhau. Trong HTTT KTQT, phần mềm kế

toán cần phải có sự tương thích với các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu, phần mềm

quản lý trong doanh nghiệp. Sự tương thích ở đây được hiểu là sự tương tác và chia

sẻ thông tin chính xác với các phần mềm khác trên cùng một máy tính hay trên các

máy tính khác nhau. Nếu không đạt độ tương thích nhất định thì sẽ không phát huy

được tính ưu việt mà các phần mềm mang lại. Một số ảnh hưởng khi sử dụng các

phần mềm không tương thích như là tốc độ xử lý phần mềm sẽ bị ì trệ, thông tin

cung cấp thiếu chính xác và các lỗi giao diện, chiết xuất báo cáo sẽ xuất hiện.

Thứ hai, phần mềm ứng dụng chuyên biệt về kế toán phải đảm bảo theo các

quy định kế toán Việt Nam ban hành. Hiện nay, kế toán Việt Nam đang dần hội

nhập với kế toán quốc tế, tuy nhiên vẫn còn không ít sự khác biệt dẫn đến quyết

định lựa chọn phần mềm kế toán nước ngoài hay phần mềm kế toán trong nước của

các doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp cổ phần sản xuất

bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội sử dụng phần mềm kế toán trong nước. Các phần

mềm nội địa được xây dựng dựa trên hệ thống kế toán Việt Nam nên hoàn toàn phù

hợp với chế độ kế toán hiện hành. Các thay đổi về hệ thống tài khoản, nguyên tắc

hạch toán, hệ thống sổ, báo cáo được cập nhật nhanh chóng khi doanh nghiệp sử

155

dụng các dịch vụ đi kèm. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp sử dụng phần mềm

kế toán nước ngoài, tính chuyên nghiệp và hội nhập sẽ cao hơn. Các doanh nghiệp

này cần thuê đội ngũ tư vấn và kỹ thuật CNTT để viết bổ sung hay chỉnh sửa một số

nội dung nhằm đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn, chế độ kế toán do Bộ tài chính ban

hành.

Thứ ba, tối ưu hóa các chức năng khai báo, xử lý và lập sổ trên phần mềm

chuyên biệt kế toán. Các nhà cung cấp phần mềm kế toán hiện nay đưa ra nhiều gói

phần mềm và gói dịch vụ đi kèm với sự khác biệt ở khả năng khai báo đầy đủ các

dữ liệu, số lượng chứng từ nhập vào phần mềm, số lượng phân hệ kế toán, số lượng

và chất lượng các loại báo cáo theo yêu cầu. Để tối ưu hóa các chức năng trên,

doanh nghiệp nên lựa chọn gói phần mềm phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu

cầu quản lý của nhà quản trị doanh nghiệp.

Thứ tư, phần mềm ứng dụng chuyên biệt phải có khả năng tích hợp. Công tác

KTQT luôn được coi là yếu tố nội bộ có tính bảo mật cao chỉ có những người có đủ

thẩm quyền mới được tiếp cận và sử dụng thông tin do KTQT cung cấp. Chính vì

vậy, HTTT KTQT với phần mềm chuyên biệt về kế toán thường có sự tách biệt với

các phần mềm và hệ thống khác trong doanh nghiệp. Điều này cần được nhận thức

lại bởi các lý do sau: Một là, công tác bảo mật hệ thống đang ngày càng được các

công ty phần mềm xử lý theo từng phân hệ, từng đối tượng để đảm bảo các dữ liệu,

thông tin của hệ thống được an toàn trước mọi hành động truy cập trái phép; Hai là,

sử dụng các phần mềm có chức năng tích hợp sẽ tiết kiệm chi phí vận hành bao gồm

cả yếu tố con người, máy móc và thời gian, đồng thời các dữ liệu sẽ không bị phân

tán, rời rạc mà thông suốt, đồng bộ ở tất cả các khâu trong doanh nghiệp; Ba là, với

sự cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các nhà quản trị phải liên tục đưa ra các quyết định

nhằm nâng cao hiệu quả, đáp ứng ngay lập tức sự thay đổi của thị trường. Chính vì

vậy, chỉ với việc tích hợp phần mềm mới có thể có HTTT KTQT cung cấp thông tin

đủ nhanh và chính xác giúp nâng cao hiệu quả của việc ra quyết định.

Tổ chức các loại ứng dụng mạng viễn thông

Sự bùng nổ trong lĩnh vực mạng viễn thông đã giúp kết nối vạn vật với nhau,

tạo nên một mạng lưới thông tin rộng khắp toàn cầu. Hiện tại, các doanh nghiệp cổ

phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội đang sử dụng hai loại mạng phổ biến là

mạng cục bộ (Local Area Networks - LAN) và mạng thông tin toàn cầu (Internet)

với công nghệ cáp quang trực tuyến. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của

156

ngành sản xuất bánh kẹo, việc tổ chức mạng viễn thông như thế nào để đáp ứng

ngày càng cao nhu cầu thông tin của các nhà quản trị trong doanh nghiệp là điều cần

phải được quan tâm đúng mức.

Tác giả cho rằng, việc tổ chức mạng viễn thông trong HTTT KTQT cần phải

căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp. Như vậy,

tùy thuộc vào phạm vi hoạt động mà các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo

trên địa bàn Hà Nội có thể sử dụng mạng cục bộ (Local Area Networks - LAN),

mạng đô thị (MAN) hay mạng diện rộng (WAN). Nếu doanh nghiệp chỉ có một

nhóm máy tính và các thiết bị truyền thông kết nối với nhau trong một diện tích

nhất định, có thể trong 1 văn phòng, 1 tòa nhà thì nên sử dụng mạng LAN. Nếu các

doanh nghiệp có các thiết bị truyền thông kết nối với nhau trong một diên tích rộng

nhất định như trong một thành phố thì nên sử dụng mạng MAN. Ngoài ra, nếu các

doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt vi hoạt động rộng, mở thêm nhiều nhà máy sản

xuất tại các tỉnh thành khác nhau và thị trường tiêu thụ cũng được mở rộng cả trong

và ngoài nước thì để HTTT KTQT được vận hành thông suốt giữa các địa điểm và

các cấp trong doanh nghiệp, tác giả cho rằng việc đầu tư và sử dụng hệ thống mạng

mạng diện rộng (WAN) để kết nối, chia sẻ dữ liệu nhanh chóng nên được triển khai

và ứng dụng.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà

Nội có thể nghiên cứu và ứng dụng mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp (Enterprise

Social Network). Khi áp dụng, nó cho phép các nhân viên cấp thấp nhất cũng có thể

nhận được những thông tin, thông báo hay việc thực thi hành động của các cấp lãnh

đạo cao nhất từ CEO đến các Phó chủ tịch, giám đốc bộ phận. Hơn thế nữa, nó cho

phép trao đổi thông tin, hoạt động giữa các nhóm khác nhau trong doanh nghiệp mà

không phụ thuộc vào cấp lãnh đạo trực tiếp. Hay nói cách khác, các cấp quản lý từ

trên xuống dưới được nhìn thấy toàn bộ các hoạt động nội tại trong doanh nghiệp.

Mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp sẽ mang đến các lợi ích thiết thực sau: Một là,

tăng năng suất lao động cho mỗi nhân viên. Nhân viên có thể tìm kiếm và cập nhật

thông tin một cách nhanh chóng, dễ dàng sử dụng các ứng dụng có liên quan đến

công việc và trách nhiệm của họ. Hoàn thành công việc được giao và được xem xét

kết quả hoàn thành một cách triệt để. Mạng xã hội nội bộ là cách quản lý nhân viên

hiệu quả được nhiều doanh nghiệp chú ý hiện nay. Hai là, truyền tải thông điệp tức

thời, chính xác. Với giao diện trực quan của một mạng xã hội doanh nghiệp nội bộ,

157

Doanh nghiệp có thể truyền tải thông tin trong nội bộ ngay khi cần. Nhân viên có

thể cập nhật thông tin dễ dàng, trực quan hơn và hiệu quả hơn. Giúp tiết kiệm phần

lớn thời gian cho việc cập nhật thông tin và nâng cao hiệu quả công việc chuyên

môn của mỗi nhân sự. Thông tin được truyền đi và phản hồi nhanh chóng, mọi hoạt

động trên mạng xã hội nội bộ đều diễn ra một cách tức thời, chính xác, và được lưu

trữ trong tích hợp trong mạng xã hội doanh nghiệp nội bộ. Ba là, thủ tục xác nhận

sẽ đơn giản hơn cách truyền thống giúp tiết kiệm chi phí. Với cách truyền thống,

mọi thông tin, văn bản đều phải in ấn bằng tài liệu và được xét duyệt bản cứng, lưu

trữ trong tủ hồ sơ của doanh nghiệp. Với mạng xã hội nội bộ, thì công việc đó

không cần thiết hoặc có thể giảm thiểu tối đa, người sử dụng có thể cập nhật thông

tin và xem dữ liệu trên web thay vì các giấy tờ văn bản, điều này giúp tiết kiệm chi

phí in ấn tài liệu.

3.2.4. Giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm soát hệ thống thông tin kế toán quản

trị

Các thủ tục vận hành HTTT KTQT ở từng khâu cần phải được xây dựng và

có tài liệu, văn bản rõ ràng để các nhân viên đều nắm vững và vận dụng theo đúng

quy định. Các thủ tục của HTTT KTQT cần phải chi tiết cho từng phân hệ như lập

định mức chi phí, đo lường và kiểm soát chi phí, lập các báo cáo,… Mỗi một phân

hệ cần phải nêu quy trình từng bước, người thực hiện và các loại chứng từ, tài liệu

đi kèm. Ngoài việc các thủ tục nên được in trên giấy để lưu trữ, chúng còn nên được

cài đặt trong hệ thống phần mềm để nhân viên có thể tìm kiếm dễ dàng, phục vụ cho

việc vận dụng, thực hiện được diễn ra nhanh chóng và chính xác.

Nâng cao vấn đề nhận thức về an toàn bảo mật thông tin cho toàn bộ nhân

viên trong doanh nghiệp nói chung và nhân viên trong phòng kế toán nói riêng để

đảm bảo sự chấp hành nghiêm túc về bảo mật thông tin của hệ thống. Để làm tốt

khâu này, trước tiên mọi thông tin về vấn đề bảo mật cần được đề cập trong bộ quy

chế hoạt động chung của toàn doanh nghiệp và được cụ thể hóa tại mỗi phòng ban.

Những quy chế hoạt động này sẽ được truyền tải ngay từ khi nhân viên mới được

tuyển dụng vào làm việc. Đồng thời, các cán bộ quản lý cũng phải quán triệt thường

xuyên vấn đề này tới các nhân viên trong các buổi họp. Mọi vấn đề vi phạm đều có

hình thức xử phạt hợp lý và được công khai trong chính sách kiểm soát để tránh tình

trạng xem nhẹ, truy cập hệ thống không đúng theo chức trách, nhiệm vụ dẫn đến

thông tin bị sửa đổi, thất thoát do nguyên nhân từ phía chủ quan người sử dụng.

158

Các doanh nghiệp cần nhận thức và thực hiện đầu tư đúng mức các giải pháp

an toàn và bảo mật thông tin bằng việc sử dụng các dịch vụ CNTT từ các nhà cung

cấp có uy tín. Trong thời đại CNTT phát triển mạnh mẽ như hiện nay, ngoài những

lỗi bảo mật thông tin xuất phát từ nội tại, doanh nghiệp còn có nguy cơ gặp phải

những lỗi bảo mật bắt nguồn từ bên ngoài những vấn đề mà doanh nghiệp khó có

thể tự xử lý và giải quyết được. Mật khẩu truy cập có thể bị giải mã, lỗ hổng chương

trình có thể bị phát hiện và truy cập trái phép với mục đích ăn cắp thông tin hay phá

hoại,…. Nếu các doanh nghiệp xem nhẹ vấn đề bảo mật hệ thống sẽ càng làm tăng

nguy cơ thông tin bảo mật bị xâm nhập từ bên ngoài doanh nghiệp. Chính vì vậy,

ngoài việc sử dụng dịch vụ CNTT với mục đích sửa chữa, bảo hành, bảo trì hệ

thống, các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội cần nghiên

cứu và lựa chọn giải pháp an ninh mạng từ những nhà cung cấp có uy tín và phù

hợp với khả năng tài chính của mình.

Bộ phận kiểm soát nội bộ của hệ thống cần phải hoạt động dựa trên ba

nguyên tắc đó là: (1) Phân công, phân nhiệm; (2) Bất kiêm nhiệm; (3) Phê chuẩn,

ủy quyền. Nguyên tắc thứ nhất, phân công, phân nhiệm, được hiểu là trách nhiệm và

công việc phải được phân công, phân nhiệm rõ ràng và có sự kết hợp giữa các

phòng ban trong doanh nghiệp. Thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ ngăn chặn một số

cá nhân hay bộ phận nào có thể kiểm soát được mọi mặt của nghiệp vụ. Khi đó,

công việc của người này được kiểm soát tự động bởi công việc của một nhân viên

khác. Phân công công việc làm giảm rủi ro xảy ra gian lận và sai sót. Tuy nhiên, khi

phân công, phân nhiệm, doanh nghiệp cần xem xét cả đến yếu tố quan hệ gia đình

để tránh lợi dụng mối quan hệ để thực hiện những gian lận, chuộc lợi. Nguyên tắc

thứ hai, bất kiêm nhiệm, quy định sự cách ly thích hợp về trách nhiệm trong các

nghiệp vụ có liên quan nhằm ngăn ngừa các sai phạm (nhất là sai phạm cố ý) và

hành vi lạm dụng quyền hạn. Nguyên tắc thứ ba, phê chuẩn, ủy quyền, yêu cầu tất

cả các nghiệp vụ kinh tế phải được phê chuẩn đúng đắn. Mọi công việc chỉ được

thực hiện và được coi là đúng đắn nếu được sự phê duyệt của người có thẩm quyền

hoặc người trực tiếp được ủy quyền phê duyệt. Tất cả những vi phạm liên quan tới

các nguyên tắc được đề ra đều phải có chế tài xử lý để đảm bảo HTTT KTQT hoạt

động hiệu quả.

3.2.5. Giải pháp hoàn thiện tổ chức nhân lực hệ thống thông tin kế toán quản

trị

159

Giải pháp hoàn thiện về phân công công việc cũng như quy định trách

nhiệm, quyền hạn cho các cá nhân và phối kết hợp giữa các bộ phận

Công việc kế toán không thể hoàn thành nếu không có sự kết nối và phối hợp

nhịp nhàng với các bộ phận khác trong doanh nghiệp. Để đạt được điều này, doanh

nghiệp cần thiết lập quy trình phân công công việc rõ ràng, đầy đủ để mọi cá nhân

trong bộ máy KTQT nói riêng và các cá nhân phòng ban khác nói riêng có thể nắm

bắt và tuân thủ.

Đối với sự phối hợp giữa những nhân viên KTQT với các bộ phận, phòng

ban khác nơi phát sinh các nghiệp vụ kinh doanh trong doanh nghiệp: doanh nghiệp

cần phải có quy trình thu thập dữ liệu rõ ràng từ đó phân chia cụ thể nhiệm vụ và

trách nhiệm cho từng cá nhân và bộ phận trong quá trình tạo lập, cung cấp và xử lý

chứng từ để khi có bất cứ vấn đề phát sinh trong quá trình ghi chép và phân tích đều

có thể liên hệ trực tiếp với người có liên quan để giải quyết công việc nhanh chóng

và chính xác.

Đối với sự phối hợp giữa nhân viên KTQT với ban quản trị các cấp trong

doanh nghiệp: Sự phối hợp này thể hiện ở việc nhân viên KTQT cung cấp thông tin

cho các nhà quản trị và ngược lại các nhà quản trị có phản hồi về chất lượng thông

tin được cung cấp. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần có quy trình cung cấp báo cáo

và phản hồi báo cáo rõ ràng trong đó quy định rõ các nội dung bao gồm: Tên các

loại báo cáo, tên người lập báo cáo hoặc bộ phận lập báo cáo, tên người sử dụng báo

cáo hoặc chức danh của nhà quản trị sử dụng báo cáo, thời điểm cung cấp báo cáo.

Từ đó, khi phát sinh những vấn đề liên quan tới việc cung cấp báo cáo và phản hồi

thông tin, nhân viên KTQT và các nhà quản trị các cấp trong doanh nghiệp có thể

phối hợp nhịp nhàng.

Đối với sự phối hợp giữa nhân viên KTQT với phòng CNTT hoặc phòng kỹ

thuật phụ trách hệ thống: Mặc dù các thiết bị CNTT gồm phần cứng, phần mềm,

mạng viễn thông đã được doanh nghiệp mua ngoài bao gồm cả các dịch vụ đi kèm

như sửa chưa, bảo dưỡng. Tuy nhiên, tại các doanh nghiệp có riêng phòng CNTT hỗ

trợ sửa chữa các lỗi phần cứng, phần mềm, mạng viễn thông. Khi có vấn đề phát

sinh liên quan đến thành phần CNTT, KTQT sẽ liên hệ với phòng CNTT để xác

định nguyên nhân để tìm cách khắc phục. Quy trình này cũng cần được thiết lập rõ

ràng để không bị tình trạng chối bỏ trách nhiệm công việc

160

Giải pháp hoàn thiện về vấn đề tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn

nhân lực đáp ứng yêu cầu nhân lực của HTTT KTQT

Doanh nghiệp cần cải thiện và nâng cao năng lực của các nhân viên kế toán

để họ có thể đảm nhận những vị trí làm việc theo yêu cầu. Để làm được điều này,

doanh nghiệp cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

- Thực hiện tốt khâu tuyển dụng và đãi ngộ nhân sự kế toán

Nguồn cung nhân lực kế toán những năm gần đây rất dồi dào. Trong công tác

tuyển dụng, giữa phòng nhân sự và phòng kế toán cần có sự kết hợp để chọn lọc hồ

sơ, lựa chọn các ứng viên kế toán có tiềm năng. Tiến hành lựa chọn các ứng viên tốt

nhất thông qua phỏng vấn và các bài kiểm tra chuyên môn, tiếng anh và tin học với

những yêu cầu nâng cao. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể nhận các thực tập

sinh năm cuối có kết quả học tập tốt tại các trường đại học có uy tín. Chế độ đãi ngộ

về lương thưởng xứng đáng, môi trường làm việc thân thiện, chính sách động viên

kịp thời là một cách bền vững giúp nhân viên gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

- Thực hiện tốt chính sách nâng cao năng lực nhân viên kế toán

Doanh nghiệp cần quan tâm đúng mức đến các chính sách đào tạo, bồi dưỡng

nguồn nhân lực. Cụ thể, định kỳ, doanh nghiệp tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên

môn nghiệp vụ, kỹ năng mềm cho các nhân viên, đồng thời cử nhân viên kế toán

tham gia các buổi trao đổi, học tập kinh nghiệm và hướng dẫn về thực hiện các chế

độ kế toán mới. Để đảm bảo các khóa bồi dưỡng mang lại hiệu quả, doanh nghiệp

nên tổ chức kỳ thi sát hạch chuyên môn, tiếng anh và tin học đồng thời có các chế

độ thi đua khen thưởng đối với các kết quả mà nhân viên đạt được để từ đó nhân

viên sẽ có động lực tích lũy kiến thức, nâng cao trình độ cho bản thân vừa đóng góp

cho sự phát triển của doanh nghiệp, dần đào thải những nhân viên có năng lực yếu

kém không thể đáp ứng cũng như đóng góp vào sự phát triển chung của doanh

nghiệp.

- Đưa ra chuẩn mực nhân viên KTQT tại doanh nghiệp

Là chiếc cầu nối nhằm cung cấp thông tin đến với nhà quản trị, các nhân viên

kế toán phải ý thức được tầm quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của

mình. Vì vậy, cần phải có một chuẩn mực cho việc hành nghề của nhân viên KTQT.

Các chuẩn mực này phải được xem là một nội dung quan trọng trong chương trình

đào tạo nhân viên kế toán. Mặc dù các chuẩn mực này không phải là đủ để giải

161

quyết tất cả các vấn đề thuộc về quy tắc xử sự nhưng dù sao nó cũng đã cung cấp

được những sự hướng dẫn như là một kim chỉ nam trong quá trình thực hiện nhiệm

vụ của một nhân viên KTQT. Yêu cầu chuẩn mực đối với nguồn nhân lực thực hiện

KTQT như sau:

(1) Về năng lực nghề nghiệp: Nhân sự KTQT phải có bằng cấp đào tạo phù

hợp với công việc được phân công, nắm chắc các kiến thức nghiệp vụ chuyên môn,

sử dụng thành thạo CNTT trong hệ thống, có trình độ ngoại ngữ giao tiếp cơ bản, có

các kỹ năng xử lý vấn đề liên quan đến công việc được giao.

(2) Về đạo đức nghề nghiệp: Nhân sự KTQT phải tuân thủ theo các nguyên

tắc đạo đức nghề nghiệp, gồm có:

Tính bí mật: Các kế toán viên quản trị không được tiết lộ những thông tin bí

mật của DN hoặc không được sử dụng những thông tin này cho mục đích cá nhân.

Tính chính trực: Các kế toán viên KTQT cần tránh những điều như:

Nhận quà cáp, hoặc ân huệ vì một sự đổi chác làm ảnh hưởng đến

lợi ích của DN

Phá vỡ mục tiêu của tổ chức

Truyền đạt thông tin sai lệch

Tránh các hoạt động làm mất uy tín nghề nghiệp

Tính khách quan: Nhân viên KTQT phải truyền đạt thông tin một cách trung

thực và khách quan.

3.3. KIẾN NGHỊ VỀ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ

THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH

NGHIỆP CỔ PHẦN SẢN XUẤT BÁNH KẸO TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

3.3.1. Về phía Nhà nước, cơ quan chức năng và các trường đại học

Về phía Nhà nước, cơ quan chức năng

- Nhà nước cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện để nhanh chóng có được một

hành lang pháp lý ổn định về luật kinh tế, tài chính. Trong đó, chú trọng việc hoàn

thiện chế độ kế toán hiện hành phù hợp với điều kiện thực tế của thị trường Việt

Nam và phù hợp với thông lệ, chuẩn mực kế toán quốc tế.

- Cần có một chính sách kế toán nhằm phân định phạm vi phản ánh của

KTTC và KTQT cùng với các văn bản hướng dẫn thực hiện KTQT được ban hành

từ phía cơ quan Nhà nước. Thông qua các kênh thông tin của mình, Nhà nước có

162

được những biện pháp tuyên truyền, phổ biến kiến thức, tổ chức chuyên đề, hội thảo

về KTQT cho các DN thấy được vai trò và tầm quan trọng của KTQT trong việc ra

các quyết định quản trị.

- Đưa ra các hướng dẫn về nội dung và phương pháp tổ chức KTQT cho các

DN, vận dụng KTQT trong từng ngành, từng loại hình DN giúp DN tham khảo, vận

dụng vào điều kiện cụ thể của DN mình. Đồng thời đưa ra một số mô hình tổ chức

KTQT mẫu phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, từng lĩnh vực hoạt động

SXKD cũng như phù hợp với từng loại quy mô DN. Tuy nhiên, không nên ràng

buộc và can thiệp quá sâu vào nghiệp vụ kỹ thuật KTQT ở các DN bằng chính sách

kế toán hay những quy định trong hệ thống kế toán DN mà chỉ nên dừng lại ở sự

công bố khái niệm, lý luận tổng quát và công nhận trong hệ thống kế toán ở doanh

DN. Đồng thời, Nhà nước cần hỗ trợ tốt hơn cho DN trong đào tạo nhân lực, nghiên

cứu, triển khai, phát triển KTQT và về lâu dài Nhà nước cần tổ chức các ngân hàng

tư liệu thông tin kinh tế - tài chính có tính chất vĩ mô để hỗ trợ tốt hơn trong việc

thực hiện nghiệp vụ KTQT ở doanh nghiệp.

Về phía các trường đại học, cao đẳng đào tạo nguồn nhân lực kế toán

- Cần có sự cải tiến chương trình và phương pháp đào tạo chuyên ngành kế

toán ở các Trường Đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp có đào tạo về kế

toán theo hướng chuyên sâu ngành KTQT như là một ngành ứng dụng trong thực tế.

- Trong chương trình đào tạo các trường phải chú trọng đến việc đào tạo

chuyên sâu về các kỹ năng thực hành cần có đối với các sinh viên chuyên ngành kế

toán. Cần tìm ra các giải pháp hữu hiệu để xây dựng một mô hình đào tạo kết hợp lý

thuyết và thực hành kế toán giữa Trường, Viện và các DN. Đồng thời xây dựng một

phòng kế toán “ảo” tại trường để sinh viên thường xuyên được thực hành với các

tình huống thực tế, nhằm phát huy vai trò chủ động, tích cực của người học, thực

hành kỹ năng tư duy khoa học và nghệ thuật quản lý. Mặt khác, trong khi KTQT

vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp thì việc cho phép

sinh viên đến tìm hiểu, trao đổi, cọ xát với một số tình huống thực tế có thể cung

cấp một luồng thông tin đến các kế toán viên và một số các nhà quản trị DN khi

chưa hề được đào tạo về chuyên ngành này.

3.3.2. Về phía các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà

Nội

163

- Các nhà quản trị trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa

bàn Hà Nội cần tham gia tích cực các khóa đào tạo, chương trình giao lưu doanh

nghiệp để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của HTTT KTQT, từ đó có sự cam

kết, hỗ trợ và tham gia tích cực vào việc tổ chức HTTT KTQT trong doanh nghiệp.

Các nhà quản trị có thể cập nhật được những kiến thức và xu thế quản trị mới không

những cho chính mình mà còn triển khai và kiến tạo cho cả đội ngũ nhân viên và

cho cả tổ chức.

- Các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội phải xây

dựng cơ cấu tổ chức doanh nghiệp chi tiết và rõ ràng, phân định rõ trách nhiệm,

quyền hạn cho các phòng ban trong doanh nghiệp từ đó góp phần tổ chức tốt nhân

lực thực hiện KTQT. Các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo cần lựa chọn cơ

cấu tổ chức doanh nghiệp phù hợp với quy mô, đặc điểm hoạt động kinh doanh của

các doanh nghiệp mình. Trong các doanh nghiệp xuất hiện nhiều kiểu cơ cấu tổ

chức khác nhau gồm có: Cơ cấu tổ chức trực tuyến; Cơ cấu tổ chức chức năng; Cơ

cấu tổ chức trực tuyến – chức năng; Cơ cấu tổ chức trực tuyến – tham mưu. Các

doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội chủ yếu sử dụng kiểu

cơ cấu tổ chức trực tuyến. Đó là kiểu cơ cấu mà mối liên hệ giữa các nhân viên

trong tổ chức được thực hiện theo một đường thẳng. Người thừa hành chỉ nhận và

thi hành mệnh lệnh của người phụ trách cấp trên trực tiếp, người phụ trách trực tiếp

chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả công việc của những người dưới quyền. Đây

là cách kiểu cơ cấu được xem là gọn nhẹ vì không phải qua nhiều khâu trung gian.

Tuy nhiên, kiểu cơ cấu này lại không tận dụng được các chuyên gia có trình độ

trong doanh nghiệp theo các chức năng quản lý. Trong khi đó, với kiểu cơ cấu tổ

chức theo chức năng, các bộ phận chức năng có quyền ra mệnh lệnh về vấn đề liên

quan đến chuyên môn của họ. Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh mạnh mẽ như

hiện nay, việc thu hút sự tham gia và tham vấn giữa các bộ phận chức năng là vô

cùng cần thiết. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa

bàn Hà Nội nên áp dụng cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến – chức năng. Theo đó,

mối liên hệ giữa các nhân viên trong tổ chức vẫn được thực hiện theo một đường

thẳng. Thêm vào đó, các bộ phận chức năng sẽ có vai trò tham mưu mà không có

quyền chỉ đạo các đơn vị trực tuyến.

164

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh toàn cầu, chất lượng thông tin do

HTTT KTQT cung cấp sẽ trở thành công cụ vô cùng quan trọng và hữu ích quyết

định sự thành bại của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Để giải quyết các vấn đề còn

tồn tại của HTTT KTQT trong các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà

Nội đã được phát hiện tại chương 2, nội dung chương 3 đã đề xuất một loạt các

nhóm giải pháp bao gồm: Các giải pháp hoàn thiện tổ chức dữ liệu đầu vào KTQT;

các giải pháp hoàn thiện tổ chức xử lý, cung cấp thông tin KTQT; các giải pháp

hoàn thiện tổ chức ứng dụng CNTT; các giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm soát

HTTT KTQT; các giải pháp hoàn thiện tổ chức nhân lực HTTT KTQT. Để thực

hiện được các giải pháp, tác giả cũng đã đưa ra các kiến nghị đối với các cơ quan

chức năng của Nhà nước, các trường đại học, cao đằng đào tạo nguồn nhân lực kế

toán, các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội.

165

KẾT LUẬN

Trong thời đại hội nhập kinh tế toàn cầu và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,

các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng nắm bắt và vận dụng những giải pháp

thích hợp để tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh giúp cạnh tranh và phát triển.

HTTT KTQT chính là một công cụ đắc lực giúp cho các nhà quản trị trong doanh

nghiệp thực hiện được các mục tiêu của mình.

Luận án “Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các doanh

nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội” đã nghiên cứu lý luận và

thực tiễn để đáp ứng yêu cầu cải tiến hơn nữa HTTT KTQT trong bối cảnh hiện

nay. Luận án đóng góp một số kết quả đạt được đó là:

Thứ nhất, luận án hệ thống hóa, bổ sung những vấn đề lý luận về tổ chức

HTTT KTQT trong các doanh nghiệp sản xuất. Đặc biệt trong xu hướng công nghệ

4.0, HTTT KTQT được nghiên cứu gắn liền với HTTT tích hợp của toàn doanh

nghiệp.

Thứ hai, dựa trên khung lý luận về nội dung tổ chức HTTT KTQT trong các

doanh nghiệp sản xuất, luận án đánh giá thực trạng nội dung tổ chức HTTT KTQT

trong các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội

Thứ ba, trên cơ sở khung lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT

KTQT trong các doanh nghiệp sản xuất, luận án đã đề xuất mô hình và đánh giá

thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KTQT trong các doanh nghiệp

cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội

Thứ tư, qua những tồn tại phát hiện được trong quá trình đánh giá thực trạng

tổ chức HTTT KTQT trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa

bàn Hà Nội, luận án đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức HTTT KTQT

trong các doanh nghiệp này.

Thứ năm, thông qua việc xác định được các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của

các yếu tố đến tổ chức HTTT KTQT trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh

kẹo trên địa bàn Hà Nội, luận án đã đưa ra các kiến nghị đối với Nhà nước, cơ quan

có thẩm quyền, các trường đại học, cao đẳng đào tạo nguồn nhân lực kế toán, cũng

như với các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội để thúc

đẩy thực hiện tốt hơn việc tổ chức HTTT KTQT, góp phần giúp doanh nghiệp phát

triển bền vững.

166

Mặc dù đã nỗ lực nghiên cứu, luận án không tránh khỏi những hạn chế, thiếu

sót. Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học

để luận án được hoàn thiện hơn. Những vấn đề về tổ chức HTTT KTQT trong các

doanh nghiệp vẫn cần tiếp tục được nghiên cứu và lấp đầy các khoảng trống trong

khoa học.

DANH MỤC CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Thị Thu Hương (2017), “Tiêu chuẩn đánh giá hệ thống thông tin kế

toán quản trị trong doanh nghiệp”, Tạp chí khoa học Thương mại, Số 101

(1/2017), trang 11-17

2. Nguyễn Thị Thu Hương (2017), “Nghiên cứu hệ thống thông tin kế toán

quản trị trong doanh nghiệp”, Tạp chí tài chính, Kỳ 2 tháng 11/2017 (669),

trang 59-61

3. Nguyễn Thị Thu Hương (2018), “Đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố

ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các doanh

nghiệp”, Tạp chí công thương, Số 9 – Tháng 6/2018, trang 324-328

4. Nguyen Thi Thu Huong (2019), “Những tác động cuộc cách mạng công

nghiệp 4.0 tới chất lượng hệ thống thông tin kế toán quản trị trong doanh

nghiệp”, Hội thảo quốc gia 2019

5. Tran Trung Tuan, Truong Van Tu, Nguyen Ngoc Quang, Nguyen Thi Thu

Huong, (2018), “Management Accounting Information Systems in the

Context of the Fourth Industrial Revolution”, International conference on

finance , accounting and auditing (ICFAA 2018), National Economics

University Publishing House, 23.11.2018, PP. 263-271.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Đặng Thị Thúy Hà (2016), Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán tại các

doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Đại

học Kinh tế Quốc Dân

2. Hàn Viết Thuận (2008), Hệ thống thông tin quản lý, NXB Đại học Kinh tế

Quốc dân, trang 8-9

3. Hồ Mỹ Hạnh (2013), Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí

trong các doanh nghiệp may Việt Nam, Đại học Kinh tế quốc dân

4. Hoàng Thị Huyền (2018), Tổ chức HTTT KTQT nhằm tăng cường quản trị

chi phí xây lắp trong các doanh nghiệp thuộc tổng công ty Sông Đà, Luận án

tiến sỹ, Học viện tài chính

5. Ngô Hà Tấn, Nguyễn Hữu Cường (2010), Hệ thống thông tin kế toán, NXB

Giáo dục Việt Nam

6. Ngô Thị Thu Hằng, Lê Thị Kim Sơn, Nguyễn Thị Thùy Dung (2013), Tác

động của hệ thống thông tin kế toán đến mức độ tồn tại gian lận và sai sót

trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội, Tạp chí Khoa học và Phát

triển 2013, tập 11, số 4, trang 565-573

7. Nguyễn Bích Liên (2012), Xác định và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng

chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định

nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp Việt Nam, Luận án tiến

sỹ, Đại học Kinh tế TP.HCM

8. Nguyễn Hoàng Dũng (2017), Hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin kế toán

quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Bắc Miền Trung, Luận án

tiến sỹ, Học viện Tài chính

9. Nguyễn Mạnh Toàn, Huỳnh Thị Hồng Hạnh (2011), Hệ thống thông tin kế

toán, NXB Tài chính

10. Nguyễn Thành Hưng (2017), Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi

phí trong các doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Đại học

Thương Mại.

11. Nguyễn Thế Hưng (2008), Hệ thống thông tin kế toán, NXB Thống kê

12. Nguyễn Thế Hưng (2008), Hệ thống thông tin kế toán, NXB Thống kê,

trang 95

13. Nguyễn Thị Hồng (2016), Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị chi

phí trong các doanh nghiệp khai thác chế biến đá ốp lát ở Việt Nam, Luận án

tiến sỹ, Học viện Tài chính

14. Nguyễn Văn Chung (2015), Hệ thống thông tin quản lý, Trường Đại học

Quảng Bình.

15. Thiều Thị Tâm, Nguyễn Việt Hưng, Nguyễn Quang Huy, Phan Đức Dũng

(2014), Hệ thống thông tin kế toán, NXB Thống kê

16. Tô Hồng Thiên (2017), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ

thống thông tin kế toán tại các trường đại học công lập ở Việt Nam, Luận án

tiến sỹ, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

17. Trần Ngọc Hùng (2016), Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán

quản trị trong các DN nhỏ và vừa tại Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Đại học

Kinh tế TP.HCM

18. Trần Thị Nhung (2016), Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị tại

các doanh nghiệp chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, Luận án tiến sỹ, Học

viện tài chính

19. Trần Thị Quỳnh Giang (2018), Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong

các doanh nghiệp sản xuất thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam, Luận án

tiến sỹ, Học viện tài chính

20. Trần Thị Song Minh (2012), Giáo trình hệ thống thông tin quản lý, NXB

Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội, trang 42

21. Trần Thị Song Minh (2012), Giáo trình hệ thống thông tin quản lý, NXB Đại

học Kinh tế Quốc dân, trang 459

22. Trần Thị Song Minh (2012), Giáo trình hệ thống thông tin quản lý, NXB Đại

học Kinh tế Quốc dân, trang 461

23. Trần Thị Song Minh (2012), Giáo trình hệ thống thông tin quản lý, NXB Đại

học Kinh tế Quốc dân, trang 29

24. Trương Bá Thanh (2008), Giáo trình Kế toán quản trị, NXB Giáo dục,

Trang 100

25. Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (2004), Hệ thống thông tin kế

toán, NXB Kinh tế TP Hồ Chí Minh

26. Vũ Bá Anh (2015), Tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp

sản xuất kinh doanh trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin, Luận sán

tiến sỹ, Học viện Tài chính.

27. Vũ Bá Anh, Đào Văn Thành (2002), Tin học đại cương, NXB Tài chính

Tiếng Anh

28. Ahmad Al-Hiyari và cộng sự (2013), Factors that affect accounting

information system implementation and accouting information quality: A

survey in University Utara Malaysia, American Journal of Economics 2013,

3(1): 27-31.

29. Atkinson, A., Kaplan, R., Matsumara, E. and Young, M. (2012),

Management Accounting: Information for Decesion-Making and Strategy

Execution, Pearson Education Ltd., England

30. Chang, C.-S., Chen, S.-Y., & Lan, Y.-T. (2012), Motivating medical

information system performance by system quality, service quality, and job

satisfaction for evidence based practice, BMC Medical Informatics and

Decision Making, 12(135), 1–12.

31. Dr. Zina Gaidienë, Dr.Rimvydas Skyrius (2006), The usefulness of

management accounting information: Users’ attitudes, Ekonomika, ISSN

1392-1258

32. E.G. Mauldin, L.V. Ruchala (1999), Towards a meta-theory of accounting

information systems, Accounting, Organizations and Society 24, 317-331

33. Fitriasari Nurhidayati và cộng sự (2017), Factors influencing accounting

information system implementation, International Conference on Information

Technology Systems and Innovation, October 23-24,2017.

34. Foote, Nelson .N and Paul K.Hatt (1953), Social Mobility and Economic

Advancement, American Economic Review 43

35. Hamzah Mohammad A.Al_Qudah và cộng sự (2014), The role of data

quality and internal control in raising the effectiveness of AIS in Jordan

Companies, International Journal of scientific & technology research volume

3, issue 8, August 2014

36. https://www.principlesofaccounting.com/chapter-20/activity-based-costing/

37. IFS (2001), Kaizen costing and value analysis, IFS reasearch and

development, White paper

38. Ihor Tkach (2015), The information economy theory as a logical stage of

post-industrial social development, International Journal of Economics and

Society, April 2015, Issue 1, 190-194.

39. Ilham Hidayah Napitupulu (2015), Organizational Culture in Management

Accounting Information System: Survey on State-owned Enterprises (SOEs)

Indonesia, Global Business Review 19(3) 1–16

40. Jame.L Boockholdt (1999), Accounting Information System, McGraw-Hill

41. James A.Hall (2011), Accounting Information Systems, 7th, CENGAGE

Learning, tr.7.

42. James A.Hall (2011), Accounting Information Systems, 7th, CENGAGE

Learning

43. Jean Fourastiй (1949), The great Hope of the 20th

Century, Presses

Universitaires de France

44. Jihene Ghorbel (2016), A study of Contingency factors of Accounting

Information System Design in Tunisian SMIs, Springer Science & Business

Media New York 2017, Accepted 15 Dec 2016, Published online 12 Jan

2017.

45. Jong-Min Choe (1996), The relationships among performance of accounting

information systems, influence factors, and evolution level of information

systems, Journal of Management information systems, Spring (1996), Vol.12,

No.4, pp.215-239.

46. Jong-Min Choe (1998), The effects of users participation on the design of

accounting information systems, Information & Management 34 (1998) 185-

198.

47. Kenneth A. Merchant (1982), The Control Function of Management,

Division of Research, Graduate School of Business Administration, Harvard

University, Volume 23, Issue # 4

48. Kenneth C. Laudon & Jane P. Laudon (2012), Management Information

Systems, 12th

ed, Prentice Hall.

49. Lisa M. Ellram (1999), The role of supply management in target costing,

Center for Advanced Purchasing Studies

50. Mahdi Salehi (2010), Usefulness of Accounting Information System in

Emerging Economy: Empirical Evidence of Iran, International Journal of

Economics and Finance; Vol. 2, No. 2

51. Mahmoud Al-Eqab và cộng sự (2011), Contingency factors and accounting

information system design in Jordanian companies, IBIMA Publishing, Vol.

2011 (2011), article ID 166128, 13 pages.

52. Marshall B, Romney, Paul John Steinbart (2012), Accounting Information

System, Pearson; 8th Edition

53. McShane, Steven L., Glinow Von, Mary Ann (2005), Organizational

Behavior, 3rd edition. McGrawHill USA

54. Noor Azizi Ismail và cộng sự (2007), Factors influencing the alignment of

accounting information systems in small and medium sized Malaysian

manufacturing firms, Journal of information Systems and Smaill Bussiness,

2007, volume 1, no.1-2, pp 1-20

55. Ong, C.S., Day, M.Y., & Hsu, W.L. (2009), The measurement of user

satisfaction with question answering systems, Information and Management,

46(7), 397–403.

56. Paul M. Collier (2003), Accounting for Managers: Interpreting accounting

information for decision-making, John Wiley & Sons Ltd, England

57. Peter Atrill, Eddie McLaney (2009), Management Accounting for Decision

Makers, Pearson Education Limited, England

58. Peter Weill and Margrethe H. Olson (1989), An Assessment of the

Contingency Theory of Management Information Systems, Journal of

Management Information Systems, Vol. 6, No. 1 (Summer, 1989), pp. 59-85

59. Rini Lestari (2015), The influence of manager competence on the quality of

management accounting information system and its implications on the

quality of management accounting information, I J A B E R, Vol. 13, No. 6

(2015): 4405-441

60. Robbins, Stephen P., Coulter, Mary (2002), Management, 7th Edition. New

Jersey - USA: Prentice Hall

61. Robert S. Kaplan & Robin Cooper (1998), Cost and Effect Using Integrated

Cost Systems to Drive Profitability and Performance, United States of

America

62. Rodger, J. A., Pendharkar, P. C., & Bhatt, G. D. (1996), Diffusion theory and

the adoption of software innovation: Common errors and future issues,

Journal of High Technology Management Research, 7(1), 1-13.

63. Rogers, E. M. (2003), Diffusion of Innovations (5th ed.), New York, United

States of America: Free Press

64. Saunders, C. S. and Jones, J. W. (1992), Measuring Performance of the

Information Systems Function, Journal of Management Information Systems,

8, 4, 63 –82

65. Selstad T. (1990), The quaternary connection in the network economy,

NordREFO

66. Simon Bell (1996), Learning with information systems, Routledge

67. Siti Kumia Rahayu (2012), The factors that support the implementation of

accounting information system: A survey in Bandung and Jakarta’s

Taxpayer offices, Journal of global management, July 2012 Vol. 4, No. 1

68. Siti Nabiha Abdul Khalid (2003), An overview of the Development of

Management Accounting Research, Malaysian Management Journal 7(1), 1-

16 (2003)

69. Stair, R.M., & Reynolds, G.W. (2010), Principles of information systems

(9th ed.). Boston, MA: Course Technology.

70. Widia Astuty (2015), An Analysis of the Effects on Application of

Management Accounting Information Systems and Quality Management

Accounting Information, Information Management and Business Review

Vol. 7, No. 3, pp. 80-92, June 2015 (ISSN 2220-3796)

DANH SÁCH DOANH NGHIỆP KHẢO SÁT

TT Tên công ty

Năm

thành

lập

1

Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà*

Địa chỉ: 25-27 đường Trương Định - Phường Trương Định - Quận Hai

Bà Trưng - Hà Nội

2004

2

Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu*

Địa chỉ: Số 15, phố Mạc Thị Bưởi, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà

Trưng, Hà Nội

1998

3

Công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh*

Địa chỉ: Lô B2-3-3a Khu công nghiệp Nam Thăng Long (khu B) -

Phường Thụy Phương - Quận Bắc Từ Liêm - Hà Nội

2006

4 Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Hữu Nghị*

Địa chỉ: Thôn Nha - Phường Long Biên - Quận Long Biên - Hà Nội 2006

5 Công ty cổ phần Tràng An*

Địa chỉ: Tổ 30, phố Phùng Chí Kiên - Quận Cầu Giấy - Hà Nội 1998

6

Công ty cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội*

Địa chỉ: Số 54A phố Bà Triệu, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Hà

Nội

1998

7

Công ty cổ phần bánh kẹo Anco*

Địa chỉ: Cụm công nghiệp thị trấn Phùng, Thị trấn Phùng, Huyện Đan

Phượng, Hà Nội

2007

8

Công ty cổ phần bánh kẹo Đỗ Thành Đạt

Địa chỉ: Xóm Chùa Tổng, xã La Phù,, Xã La Phù, Huyện Hoài Đức, Hà

Nội

2008

9 Công ty cổ phần sản xuất bánh kẹo Thiên Phú

Địa chỉ: Xóm Quyết Tiến, Xã La Phù, Huyện Hoài Đức, Hà Nội 2009

10

Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Tân Hiệp Thành

Địa chỉ: Xóm Chùa Tổng, xã La Phù - Xã La Phù - Huyện Hoài Đức -

Hà Nội

2005

11

Công ty cổ phần sản xuất và chế biến thực phẩm bánh kẹo Hưng

Thịnh

Địa chỉ: Xã La Phù, Huyện Hoài Đức, Hà Nội

2008

12 Công ty cổ phần bánh kẹo Đông Nam Á

Địa chỉ: Xóm Quyết Tiến, Xã La Phù, Huyện Hoài Đức, Hà Nội 2006

13 Công ty cổ phần chế biến thực phẩm sản xuất bánh kẹo SBT

Địa chỉ: Xóm Thắng Lợi, Xã La Phù, Huyện Hoài Đức, Hà Nội 2005

14

Công ty cổ phần bánh kẹo Đức Phúc Lợi

Địa chỉ: Xóm Thắng Lợi, xã La Phù, huyện Hoài Đức, thành phố Hà

Nội

2004

15 Công ty cổ phần chế biến thực phầm bánh kẹo Đức Việt Phát

Địa chỉ: Xóm Trần Phú, Xã La Phù, Huyện Hoài Đức, Hà Nội 2008

16

Công ty cổ phần bánh kẹo Toàn Thắng Hà Nội

Địa chỉ: Khu Cổ Bồng, thôn Quyết Tiến, Xã Vân Côn, Huyện Hoài

Đức, Hà Nội

2009

17

Công ty cổ phần bánh kẹo Nhật Mỹ

Địa chỉ: Xóm Quyết tiến, xã La phù, Xã La Phù, Huyện Hoài Đức, Hà

Nội

2004

18 Công ty cổ phần bánh kẹo Việt Long**

Địa chỉ: Đội 4, xã Cát Quế, Xã Cát Quế, Huyện Hoài Đức, Hà Nội 2006

19

Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Minh**

Địa chỉ: Lô CN2C, cụm công nghiệp Quất Động phần mở rộng, Xã

Nguyễn Trãi, Huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

2006

20

Công ty cổ phần Unicolor Việt Nam

Địa chỉ: Số 34, Lô BT 2A, Làng Việt Kiều Châu âu - Phường Mộ Lao -

Quận Hà Đông - Hà Nội

2013

21

Công ty cổ phần thực phẩm Kitafood Việt Nam**

Địa chỉ: Khu công nghiệp Quốc oai (khu 72 hecta) - Huyện Quốc Oai -

Hà Nội

2013

22

Công ty cổ phần sản xuất và chế biến thực phẩm Gia Huy Hà Nội

Địa chỉ: Xóm Trần Phú, xã La Phù - Xã La Phù - Huyện Hoài Đức - Hà

Nội

2009

23 Công ty cổ phần thương mại và sản xuất bánh kẹo Tân Hòa Thành

Địa chỉ: Xã La Phù - Xã La Phù - Huyện Hoài Đức - Hà Nội 2008

24

Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Minh Phát

Địa chỉ: Xóm Chùa Tổng, xã La Phù - Xã La Phù - Huyện Hoài Đức -

Hà Nội

2008

25

Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Tân Hoàng Gia

Địa chỉ: Xóm Hoa Thám, xã La Phù - Xã La Phù - Huyện Hoài Đức -

Hà Nội

2008

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trường Đại học Thương mại

Phiếu khảo sát 1

(Đối tượng: Kế toán trưởng)

TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC

DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN SẢN XUẤT BÁNH KẸO

TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Tôi tên là Nguyễn Thị Thu Hương, hiện đang công tác tại Bộ môn Thống

kê – Phân tích, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Đại học Thương mại. Tôi đang

thực hiện đề tài nghiên cứu: “Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản

trị trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà

Nội”. Tôi xin trân trọng ghi nhận sự tham gia của ông (bà) vào công trình

nghiên cứu này và xin cam đoan rằng nội dung trả lời chỉ phục vụ cho mục

đích nghiên cứu, góp phần vào sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất

bánh kẹo Việt Nam.

THÔNG TIN CÁ NHÂN NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN

Họ và tên:………………………………...Tuổi:…………….Giới tính:…………

Chức danh:……………………………………….…………………………………

Trình độ chuyên môn:………………………………………………………………

Thời gian làm việc ở vị trí hiện tại:…………………………………………………

Nơi làm việc: ………………………………………………………………………

Số điện thoại:………………………………………………………………………

THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

1. Tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay?

(Xin hãy đánh dấu vào một trong các ô sau)

☐ 20 tỷ đồng trở xuống

☐ Trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng

☐ Trên 100 tỷ đồng

2. Tổng số lao động của doanh nghiệp hiện nay?

(Xin hãy đánh dấu vào một trong các ô sau)

☐ Trên 10 người đến 200 người

☐ Trên 200 người đến 300 người

☐ Trên 300 người

CÂU HỎI SÀNG LỌC

1. Công ty có tổ chức KTQT không?

(Xin hãy đánh dấu vào một trong các ô sau)

☐ Có ☐ Không (Dừng)

CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HTTT KTQT

A – THỰC TRẠNG TỔ CHỨC DỮ LIỆU ĐẦU VÀO KTQT

1. Để tổ chức dữ liệu đầu vào KTQT, doanh nghiệp thực hiện các bước nào

sau đây?

(Xin hãy đánh dấu vào một hoặc nhiều hơn các ô sau)

☐ Xác định dữ liệu cần thu thập

☐ Xác định nguồn dữ liệu thu thập

☐ Xác định cách thức thu thập dữ liệu

☐ Xác định cách thức hệ thống hóa dữ liệu

☐ Xác định cách thức lưu trữ dữ liệu

2. Các loại dữ liệu nào sau đây được thu thập cho HTTT KTQT của doanh

nghiệp?

(Xin hãy đánh dấu vào một hoặc nhiều hơn các ô sau)

☐ Thông tin kế hoạch

☐ Thông tin thực hiện

☐ Thông tin dự báo

☐ Thông tin tài chính

☐ Thông tin phi tài chính

3. Để xác định các loại dữ liệu cần thu thập cho HTTT KTQT, doanh nghiệp

dựa trên các yếu tố nào sau đây?

(Xin hãy đánh dấu vào một trong các ô sau)

☐ Nhu cầu thông tin của nhà quản trị

☐ Khả năng thu thập dữ liệu của hệ thống

☐ Kết hợp cả hai yếu tố trên

4. Các loại dữ liệu KTQT được thu thập từ các nguồn nào?

(Xin hãy đánh dấu vào một hoặc nhiều hơn các ô sau)

☐ Từ CSDL tập trung (Từ bên trong doanh nghiệp)

☐ Từ các bộ phận trong doanh nghiệp (Từ bên trong doanh nghiệp)

☐ Từ bên ngoài doanh nghiệp

5. Doanh nghiệp có xác định đơn vị, bộ phận, phòng ban, cá nhân nào trực

tiếp quản lý dữ liệu cần thu thập không?

(Xin hãy đánh dấu vào một trong các ô sau)

☐ Có ☐ Không

6. Cách thức nào được sử dụng để tiếp nhận tài liệu?

(Xin hãy đánh dấu vào một trong các ô sau)

☐ Thông qua báo cáo, chứng từ giấy

☐ Thông qua báo cáo, chứng từ điện tử

☐ Kết hợp cả hai cách trên

7. Sau khi tiếp nhận, tài liệu có được tiến hành kiểm tra hay không?

(Xin hãy đánh dấu vào một trong các ô sau)

☐ Có ☐ Không (Bỏ qua câu 8)

8. Đánh giá của ông (bà) về quy trình tiếp nhận và kiểm tra tài liệu?

(Xin hãy đánh dấu vào một trong các ô sau)

☐ Rõ ràng ☐ Không rõ ràng

9. Hệ thống tài khoản, bộ mã KTQT được thiết lập chung hay riêng đối với

hệ thống tài khoản kế toán của doanh nghiệp?

(Xin hãy đánh dấu vào một trong các ô sau)

☐ Được thiết lập chung

☐ Được thiết lập riêng

10. Hệ thống tài khoản của doanh nghiệp được chi tiết thành bao nhiêu cấp?

(Xin hãy đánh dấu vào một trong các ô sau)

☐ 1 ☐ 2 ☐ 3 ☐ 4 ☐ 5

11. Các dữ liệu sau khi được hệ thống hóa có tích hợp với CSDL tập trung của

doanh nghiệp hay không?

(Xin hãy đánh dấu vào một trong các ô sau)

☐ Có ☐ Không

12. Cách thức lưu trữ dữ liệu và thông tin KTQT tại doanh nghiệp?

(Xin hãy đánh dấu vào một hoặc nhiều hơn các ô sau)

☐ Lưu trữ trên phân vùng cloud mua nhà cung cấp

☐ Sao lưu trên ổ đĩa máy tính của doanh nghiệp

☐ In và lưu trữ trong tủ tài liệu

13. Các dữ liệu được lưu trữ có dễ dàng tìm kiếm khi cần thiết hay không?

(Xin hãy đánh dấu vào một trong các ô sau)

☐ Có ☐ Không

B – THỰC TRẠNG TỔ CHỨC XỬ LÝ, CUNG CẤP THÔNG TIN KTQT

B1 – Tổ chức xử lý thông tin KTQT phục vụ xây dựng định mức và lập dự

toán tổng thể

14. Doanh nghiệp tiến hành xử lý dữ liệu phục vụ xây dựng định mức hay

không?

(Xin hãy đánh dấu vào một trong các ô sau)

☐ Có

☐ Không (Xin vui lòng bỏ qua câu 15-27)

15. Bộ phận nào chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng định mức?

(Xin hãy đánh dấu vào một trong các ô sau)

☐ Từ bộ phận KTQT

☐ Từ bộ phận khác (Nêu rõ):………………….(Xin vui lòng bỏ qua câu 16-27)

16. Doanh nghiệp xây dựng các định mức nào sau đây?

(Xin hãy đánh dấu vào một hoặc nhiều hơn các ô sau)

☐ Định mức chi phí NVL trực tiếp

☐ Định mức chi phí NC trực tiếp

☐ Định mức chi phí SXC

☐ Định mức chi phí bán hàng

☐ Định mức chi phí quản lý

☐ Định mức sản lượng

☐ Định mức doanh thu

17. Để tổ chức xử lý dữ liệu phục vụ xây dựng định mức, doanh nghiệp thực

hiện các bước nào sau đây?

(Xin hãy đánh dấu vào một hoặc nhiều hơn các ô sau)

☐ Xác định các dữ liệu cần truy vấn

☐ Xác định phương pháp xử lý dữ liệu

☐ Xác định thông tin và báo cáo KTQT

Nếu không lập định mức chi phí NVL trực tiếp, xin vui lòng bỏ qua câu 18-19

18. Để tính toán định mức chi phí NVL trực tiếp, doanh nghiệp truy vấn

những dữ liệu gì? (Nêu rõ các dữ liệu và tiêu thức nhận diện, phân loại,

phân bổ)

……………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………...

19. Phương pháp để tính toán định mức chi phí NVL trực tiếp?

(Xin hãy đánh dấu vào một trong các ô sau)

☐ Dựa trên định mức lượng và định mức giá NVL trực tiếp

☐ Phương pháp khác (Nêu rõ):………………………………………………

Nếu không lập định mức chi phí NC trực tiếp, xin vui lòng bỏ qua câu 20-21

20. Để tính toán định mức chi phí NC trực tiếp, doanh nghiệp truy vấn những

dữ liệu gì? (Nêu rõ các dữ liệu và tiêu thức nhận diện, phân loại, phân bổ)

……………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………...

21. Phương pháp để tính toán định mức chi phí NC trực tiếp?

(Xin hãy đánh dấu vào một trong các ô sau)

☐ Dựa trên định mức lượng và định mức giá NC trực tiếp

☐ Phương pháp khác (Nêu rõ):…………………………………………………

Nếu không lập định mức chi phí SXC, xin vui lòng bỏ qua câu 22-23

22. Để tính toán định mức chi phí SXC, doanh nghiệp truy vấn những dữ liệu

gì? (Nêu rõ các dữ liệu và tiêu thức nhận diện, phân loại, phân bổ)

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

23. Phương pháp để tính toán định mức chi phí SXC?

(Xin hãy đánh dấu vào một trong các ô sau)

☐ Dựa trên định mức lượng và định mức giá SXC

☐ Phương pháp khác (Nêu rõ):…………………………………………………

Nếu không lập định mức chi phí BH, xin vui lòng bỏ qua câu 24-25

24. Để tính toán định mức chi phí BH, doanh nghiệp truy vấn những dữ liệu

gì? (Nêu rõ các dữ liệu và tiêu thức nhận diện, phân loại, phân bổ)

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

25. Phương pháp để tính toán định mức chi phí BH?

(Xin hãy đánh dấu vào một trong các ô sau)

☐ Dựa trên định mức lượng và định mức giá chi phí BH

☐ Phương pháp khác (Nêu rõ):………………………………………………….

Nếu không lập định mức chi phí QLDN, xin vui lòng bỏ qua câu 26-27

26. Để tính toán định mức chi phí QLDN, doanh nghiệp truy vấn những dữ

liệu gì? (Nêu rõ các dữ liệu và tiêu thức nhận diện, phân loại, phân bổ)

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

27. Phương pháp để tính toán định mức chi phí QLDN?

(Xin hãy đánh dấu vào một trong các ô sau)

☐ Dựa trên định mức lượng và định mức giá chi phí QLDN

☐ Phương pháp khác (Nêu rõ):………………………………………………….

Nếu không lập định mức sản lượng và doanh thu, vui lòng bỏ qua câu 28-29

28. Để tính toán định mức sản lượng và doanh thu, doanh nghiệp truy vấn

những dữ liệu gì?

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

29. Phương pháp để tính toán định mức sản lượng và doanh thu?

(Xin hãy đánh dấu vào một trong các ô sau)

☐ Dựa trên định phí và số dư đảm phí đơn vị từng loại sản phẩm

☐ Phương pháp khác (Nêu rõ):………………………………………………….

30. Doanh nghiệp có tiến hành xử lý dữ liệu phục vụ lập dự toán tổng thế

không?

(Xin hãy đánh dấu vào một trong các ô sau)

☐ Có ☐ Không (Xin vui lòng bỏ qua câu 31-37)

31. Bộ phận nào chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng dự toán tổng thể?

(Xin hãy đánh dấu vào một trong các ô sau)

☐ Bộ phận KTQT

☐ Bộ phận khác (xin ghi rõ):………………… (Xin vui lòng bỏ qua câu 32-37)

32. Dự toán tổng thể của doanh nghiệp gồm các nội dung nào sau đây?

(Xin hãy đánh dấu vào một hoặc nhiều hơn các ô sau)

☐ Dự toán tiêu thụ

☐ Dự toán sản xuất

☐ Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

☐ Dự toán chi phí nhân công trực tiếp

☐ Dự toán chi phí sản xuất chung

☐ Dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

☐ Dự toán vốn đầu tư

☐ Dự toán tiền

☐ Dự toán kết quả kinh doanh

☐ Dự toán bảng cân đối kế toán

33. Doanh nghiệp lập dự toán tổng thể theo dạng nào sau đây?

(Xin hãy đánh dấu vào một trong các ô sau)

☐ Dự toán tĩnh

☐ Dự toán linh hoạt

34. Doanh nghiệp áp dụng mô hình dự toán nào sau đây?

(Xin hãy đánh dấu vào một trong các ô sau)

☐ Mô hình dự toán từ trên xuống

☐ Mô hình dự toán từ dưới lên

☐ Mô hình dự toán thỏa thuận

35. Để tổ chức xử lý dữ liệu phục vụ lập dự toán tổng thể, doanh nghiệp thực

hiện các bước nào sau đây?

(Xin hãy đánh dấu vào một hoặc nhiều hơn các ô sau)

☐ Xác định các dữ liệu cần truy vấn

☐ Xác định phương pháp xử lý dữ liệu

☐ Xác định thông tin và báo cáo KTQT

36. Để lập dự toán tổng thể, doanh nghiệp truy vấn những dữ liệu gì?

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

37. Phương pháp xử lý dữ liệu để lập dự toán tổng thể trong doanh nghiệp?

(Xin hãy đánh dấu vào một trong các ô sau)

☐ Phương pháp thống kê kinh nghiệm

☐ Phương pháp tỷ lệ

B2 – Tổ chức xử lý thông tin KTQT hỗ trợ kiểm soát thực hiện

38. Doanh nghiệp có tiến hành xử lý dữ liệu KTQT hỗ trợ xác định chi phí hay

không?

(Xin hãy đánh dấu vào một trong các ô sau)

☐ Có ☐ Không (Xin vui lòng bỏ qua câu 39–42)

39. Bộ phận nào chịu trách nhiệm chính trong việc xác định chi phí?

(Xin hãy đánh dấu vào một trong các ô sau)

☐ Bộ phận KTQT

☐ Bộ phận khác (xin ghi rõ):…………….........(Xin vui lòng bỏ qua câu 40-42)

40. Để tổ chức xử lý dữ liệu hỗ trợ xác định chi phí, doanh nghiệp thực hiện

các bước nào sau đây?

(Xin hãy đánh dấu vào một hoặc nhiều hơn các ô sau)

☐ Xác định các dữ liệu cần truy vấn

☐ Xác định phương pháp xử lý dữ liệu

☐ Xác định thông tin và báo cáo KTQT

41. Để xác định chi phí, doanh nghiệp truy vấn những dữ liệu gì?

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

42. Phương pháp để xác định chi phí?

(Xin hãy đánh dấu vào một hoặc nhiều hơn các ô sau)

☐ Phương pháp xác định chi phí theo công việc

☐ Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất

☐ Phương pháp xác định chi phí dựa trên các hoạt động (ABC)

☐ Phương pháp xác định chi phí theo mô hình chi phí mục tiêu (Kaizen)

☐ Phương pháp khác (Nêu rõ)

B3 – Tổ chức xử lý thông tin phục vụ kiểm tra, đánh giá

43. Doanh nghiệp có tiến hành xử lý dữ liệu KTQT phục vụ kiểm tra, đánh giá

hay không?

(Xin hãy đánh dấu vào một trong các ô sau)

☐ Có ☐ Không (Xin vui lòng bỏ qua câu 44-47)

44. Bộ phận nào trong doanh nghiệp chịu trách nhiệm chính kiểm tra, đánh

giá tình hình thực hiện?

(Xin hãy đánh dấu vào một trong các ô sau)

☐ Bộ phận KTQT

☐ Bộ phận khác (xin ghi rõ):……………........ (Xin vui lòng bỏ qua câu 45-47)

45. Để tổ chức xử lý dữ liệu phục vụ kiểm tra, đánh giá, doanh nghiệp thực

hiện các bước nào sau đây?

(Xin hãy đánh dấu vào một hoặc nhiều hơn các ô sau)

☐ Xác định các dữ liệu cần truy vấn

☐ Xác định phương pháp xử lý dữ liệu

☐ Xác định thông tin và báo cáo KTQT

46. Để kiểm tra, đánh giá, doanh nghiệp truy vấn những dữ liệu gì?

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

47. Phương pháp để xử lý dữ liệu KTQT phục vụ kiểm tra, đánh giá tình hình

thực hiện các chỉ tiêu?

(Xin hãy đánh dấu vào một hoặc nhiều hơn các ô sau)

☐ Phương pháp so sánh

☐ Phương pháp thay thế liên hoàn

☐ Phương pháp chỉ số

☐ Phương pháp cân đối

☐ Phương pháp khác

B4 – Tổ chức xử lý thông tin KTQT hỗ trợ ra quyết định

48. Doanh nghiệp thường phải đưa ra các quyết định ngắn hạn nào sau đây?

(Xin hãy đánh dấu vào một hoặc nhiều hơn các ô sau)

☐ Quyết định tự sản xuất hay mua ngoài

☐ Quyết định chấp nhận hay từ chối đơn hàng

☐ Quyết định nên bán ngay tại thời điểm phân chia hay tiếp tục chế biến rồi

bán

☐ Quyết định loại bỏ hay ngừng sản xuất một bộ phận, một sản phẩm

☐ Quyết định tác nghiệp khác

49. Doanh nghiệp thường phải đưa ra các quyết định dài hạn nào sau đây?

(Xin hãy đánh dấu vào một hoặc nhiều hơn các ô sau)

☐ Quyết định mua sắm máy móc, thiết bị mới

☐ Quyết định thay thế, cải tạo máy móc thiết bị cũ

☐ Quyết định đầu tư, mở rộng sản xuất

☐ Quyết định chiến lược khác

50. Doanh nghiệp có tiến hành xử lý dữ liệu KTQT hỗ trợ ra quyết định hay

không?

(Xin hãy đánh dấu vào một trong các ô sau)

☐ Có ☐ Không (Xin vui lòng bỏ qua câu 51-54)

51. Bộ phận nào trong doanh nghiệp chịu trách nhiệm chính trong việc xử lý

dữ liệu KTQT hỗ trợ ra quyết định?

(Xin hãy đánh dấu vào một trong các ô sau)

☐ Bộ phận KTQT

☐ Bộ phận khác (xin ghi rõ):………………… (Xin vui lòng bỏ qua câu 52-54)

52. Để tổ chức xử lý dữ liệu hỗ trợ ra quyết định, doanh nghiệp thực hiện các

bước nào sau đây?

(Xin hãy đánh dấu vào một hoặc nhiều hơn các ô sau)

☐ Xác định các dữ liệu cần truy vấn

☐ Xác định phương pháp xử lý dữ liệu

☐ Xác định thông tin và báo cáo KTQT

53. Để ra quyết định, doanh nghiệp truy vấn những dữ liệu gì?

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

54. Phương pháp để xử lý dữ liệu KTQT hỗ trợ ra quyết định?

(Xin hãy đánh dấu vào một hoặc nhiều hơn các ô sau)

☐ Phương pháp phân tích thông tin thích hợp

☐ Phương pháp phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng, lợi nhuận

☐ Phương pháp định giá toàn bộ

☐ Phương pháp định giá trực tiếp

☐ Phương pháp phương trình tuyến tính

☐ Phương pháp hiện giá thuần

☐ Phương pháp kỳ hoàn vốn

☐ Phương pháp tỷ lệ sinh lời

☐ Phương pháp khác

B5 – Tổ chức cung cấp và phản hồi thông tin KTQT

55. Để tổ chức cung cấp thông tin KTQT, doanh nghiệp thực hiện các bước

nào sau đây?

(Xin hãy đánh dấu vào một hoặc nhiều hơn các ô sau)

☐ Xác định đối tượng và thời điểm cung cấp thông tin KTQT

☐ Xác định hình thức cung cấp thông tin KTQT

☐ Xác định quy trình phản hồi thông tin KTQT

56. Thông tin KTQT được cung cấp cho các đối tượng nào sau đây?

(Xin hãy đánh dấu vào một hoặc nhiều hơn các ô sau)

☐ Hội đồng quản trị và Ban giám đốc

☐ Phụ trách các phòng, ban

☐ Phụ trách các phân xưởng sản xuất

☐ Khác

57. Thông tin KTQT được cung cấp vào các thời điểm nào sau đây?

(Xin hãy đánh dấu vào một hoặc nhiều hơn các ô sau)

☐ Định kỳ (ngày, tuần, quý, tháng, năm)

☐ Bất kỳ lúc nào theo yêu cầu

58. Doanh nghiệp áp dụng hình thức cung cấp thông tin KTQT nào sau đây?

(Xin hãy đánh dấu vào một trong các ô sau)

☐ Hình thức cung cấp thông tin KTQT thông qua HT báo cáo truyền thống

(Xin vui lòng bỏ qua câu 57)

☐ Hình thức cung cấp thông tin KTQT thông qua HTTT tích hợp

☐ Kết hợp cả hai hình thức trên

59. Thông tin KTQT được tích hợp với các hệ thống khác ở mức độ nào?

(Xin hãy đánh dấu vào một trong các ô sau)

☐ Toàn bộ ☐ Từng phần

60. Doanh nghiệp có tổ chức phản hồi thông tin hay không?

(Xin hãy đánh dấu vào một trong các ô sau)

☐ Có ☐ Không

61. Người sử dụng thông tin sẽ phản hồi theo các tiêu chí nào sau đây?

(Xin hãy đánh dấu vào một hoặc nhiều hơn các ô sau)

☐ Thông tin chính xác

☐ Thông tin đầy đủ

☐ Thông tin thích hợp

☐ Thông tin súc tích

☐ Thông tin được cung cấp kịp thời

☐ Thông tin được bảo mật

☐ Khác

C – THỰC TRẠNG TỔ CHỨC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TRONG HTTT KTQT

62. Để tổ chức ứng dụng CNTT trong HTTT KTQT, doanh nghiệp thực hiện

các bước nào sau đây?

(Xin hãy đánh dấu vào một hoặc nhiều hơn các ô sau)

☐ Lựa chọn và cài đặt ứng dụng CNTT

☐ Hướng dẫn vận hành ứng dụng CNTT

☐ Đánh giá ứng dụng CNTT

63. Thiết bị phần cứng phục vụ HTTT KTQT của doanh nghiệp có đặc điểm

nào sau đây?

(Xin hãy đánh dấu vào một hoặc nhiều hơn các ô sau)

☐ Có khả năng dịch chuyển

☐ Có màn hình cảm ứng

☐ Kết hợp đa chức năng (photo, scan, fax, in,…)

64. Phần mềm kế toán của doanh nghiệp có các đặc điểm nào sau đây?

(Xin hãy đánh dấu vào một hoặc nhiều hơn các ô sau)

☐ Có riêng phân hệ KTQT

☐ Được tích hợp với các phần mềm khác

☐ Có thể linh hoạt thay đổi, nâng cấp theo yêu cầu sử dụng, quản lý của doanh

nghiệp

☐ Có phân quyền sử dụng cho từng đối tượng

65. Doanh nghiệp sử dụng các loại mạng nào sau đây?

(Xin hãy đánh dấu vào một hoặc nhiều hơn các ô sau)

☐ Mạng nội bộ

☐ Internet trong giao dịch

☐ Trang web riêng của doanh nghiệp

☐ Mạng khác ghi rõ tên:………………………………………………………

66. Các loại ứng dụng CNTT mà doanh nghiệp đang sử dụng là từ nhà cung

cấp trong nước hay nước ngoài?

(Xin hãy đánh dấu vào một trong các ô sau)

☐ Tất cả ứng dụng CNTT đều từ nhà cung cấp trong nước

☐ Tất cả ứng dụng CNTT đều từ nhà cung cấp nước ngoài

☐ Tùy loại ứng dụng CNTT

67. Để hướng dẫn vận hành CNTT, doanh nghiệp thực hiện các bước nào sau

đây?

(Xin hãy đánh dấu vào một hoặc nhiều hơn các ô sau)

☐ Phân loại đối tượng sử dụng CNTT

☐ Xây dựng lộ trình, thời gian, địa điểm tổ chức hướng dẫn

☐ Cung cấp tài liệu hướng dẫn

☐ Khác (Cụ thể)

68. Các ứng dụng CNTT mà doanh nghiệp đang sử dụng có được đánh giá

theo các giai đoạn nào sau đây?

(Xin hãy đánh dấu vào một hoặc nhiều hơn các ô sau)

☐ Giai đoạn vận hành thử nghiệm

☐ Giai đoạn vận hành chính thức

D – THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM SOÁT HTTT KTQT

69. Để tổ chức kiểm soát HTTT KTQT, doanh nghiệp thực hiện các bước nào

sau đây?

(Xin hãy đánh dấu vào một hoặc nhiều hơn các ô sau)

☐ Xác định tài liệu và thủ tục kiểm soát HTTT KTQT

☐ Xác định các nội dung kiểm soát HTTT KTQT

☐ Xác định chính sách kiểm soát HTTT KTQT

70. Doanh nghiệp thiết lập các tài liệu và thủ tục HTTT KTQT nào sau đây?

(Xin hãy đánh dấu vào một hoặc nhiều hơn các ô sau)

☐ Các báo cáo mô tả và lưu đồ trình bày hệ thống và chương trình

☐ Tài liệu hướng dẫn sử dụng hệ thống

71. Doanh nghiệp thực hiện các nội dung kiểm soát nào sau đây?

(Xin hãy đánh dấu vào một hoặc nhiều hơn các ô sau)

☐ Kiểm soát quá trình triển khai hệ thống *

(ngăn chặn việc không tuân thủ quy trình)

☐ Kiểm soát phần mềm *

(ngăn chặn truy cập, xâm nhập trái phép)

☐ Kiểm soát phần cứng *

(ngăn chặn hiểm họa như cháy, nổ, ẩm mốc)

☐ Kiểm soát an toàn dữ liệu *

(ngăn chặn hiểm họa như phá hủy, sửa chữa dữ liệu)

☐ Kiểm soát hành chính *

(ngăn chặn việc không tuân thủ các chính sách kiểm soát)

72. Đánh giá của ông bà về việc thực hiện các nội dung kiểm soát?

(Xin hãy đánh dấu vào một trong các ô sau)

☐ Tốt ☐ Chưa tốt

73. Doanh nghiệp thiết lập các chính sách kiểm soát nào sau đây?

(Xin hãy đánh dấu vào một hoặc nhiều hơn các ô sau)

☐ Chính sách kiểm soát về an toàn thông tin KTQT

☐ Chính sách kiểm soát về an toàn thiết bị của HTTT KTQT

E – THỰC TRẠNG TỔ CHỨC NHÂN LỰC TRONG HTTT KTQT

74. Để tổ chức nhân lực HTTT KTQT, doanh nghiệp thực hiện các bước nào

sau đây?

(Xin hãy đánh dấu vào một hoặc nhiều hơn các ô sau)

☐ Xác định mô hình bộ máy KTQT

☐ Xác định nhận sự thực hiện

☐ Phân công lao động

75. Bộ máy KTQT tại DN tổ chức theo hình thức nào dưới đây?

(Xin hãy đánh dấu vào một trong các ô sau)

☐ Hình thức tổ chức bộ máy KTQT tách biệt

☐ Hình thức tổ chức bộ máy KTQT kết hợp

☐ Hình thức tổ chức bộ máy KTQT hỗn hợp

76. Số lượng và trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán tại doanh nghiệp?

(Xin hãy điền số lượng nhân viên vào tất cả các ô sau)

Tổng số nhân viên kế toán:

+ Số nhân viên kế toán làm việc phù hợp với chuyên ngành được học:

+ Số nhân viên kế toán làm việc không phù hợp với chuyên ngành

được học:

+ Số lượng nhân viên kế toán tốt nghiệp sau đại học

+ Số lượng nhân viên kế toán tốt nghiệp đại học

+ Số lượng nhân viên kế toán tốt nghiệp cao đẳng

+ Số lượng nhân viên kế toán tốt nghiệp trung cấp

+ Số lượng nhân viên kế toán có chứng chỉ hành nghề kế toán quốc tế

77. Mức độ đáp ứng công việc của nhân sự bộ phận KTQT?

(Xin hãy đánh dấu vào một trong các ô sau)

☐ Tốt ☐ Chưa tốt

78. Đánh giá của ông (bà) về việc phân công nhiệm vụ cho từng nhân sự của

bộ phận KTQT?

(Xin hãy đánh dấu vào một trong các ô sau)

☐ Rõ ràng ☐ Chưa rõ ràng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trường Đại học Thương mại

Phiếu khảo sát 2

(Đối tượng: Các nhà quản trị, Kế toán trưởng

và các nhân viên phòng kế toán)

TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC

DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN SẢN XUẤT BÁNH KẸO

TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Tôi tên là Nguyễn Thị Thu Hương, hiện đang công tác tại Bộ môn Thống

kê – Phân tích, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Đại học Thương mại. Tôi đang

thực hiện đề tài nghiên cứu: “Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản

trị trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà

Nội”. Tôi xin trân trọng ghi nhận sự tham gia của ông (bà) vào công trình

nghiên cứu này và xin cam đoan rằng nội dung trả lời chỉ phục vụ cho mục

đích nghiên cứu, góp phần vào sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất

bánh kẹo Việt Nam.

THÔNG TIN CÁ NHÂN NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN

Họ và tên:…………………………………………...Tuổi:…………….Giới tính:…

Chức danh:……………………………………….…………………………………..

Trình độ chuyên môn:………………………………………………………………

Thời gian làm việc ở vị trí hiện tại:…………………………………………………

Nơi làm việc: …………………………………………………………………………

Số điện thoại:…………………………………………………………………………

THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

1. Tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay?

(Xin hãy đánh dấu vào một trong các ô sau)

☐ 20 tỷ đồng trở xuống

☐ Trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng

☐ Trên 100 tỷ đồng

2. Tổng số lao động của doanh nghiệp hiện nay?

(Xin hãy đánh dấu vào một trong các ô sau)

☐ Trên 10 người đến 200 người

☐ Trên 200 người đến 300 người

☐ Trên 300 người

CÂU HỎI SÀNG LỌC

1. Công ty có tổ chức KTQT không?

(Xin hãy đánh dấu vào một trong các ô sau)

☐ Có ☐ Không (Dừng)

ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỔ CHỨC HỆ THỐNG

THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ (AIS)

1. Xin hãy cho biết, mức độ đồng ý của Ông/bà về tổ chức HTTT KTQT của

công ty?

(Sử dụng 5 mức đánh giá từ 1 = hoàn toàn không đồng ý đến 5 = hoàn toàn đồng ý ,

hãy khoanh tròn vào mức lựa chọn)

1. Dữ liệu KTQT được tổ chức đầy đủ và rõ ràng

theo trình tự các bước

1 2 3 4 5

2. Quy trình xử lý, cung cấp thông tin KTQT được

tổ chức đầy đủ và rõ ràng theo từng nội dung

1 2 3 4 5

3. Các ứng dụng CNTT được tổ chức phù hợp đáp

ứng yêu cầu xử lý nhanh các dữ liệu và cung cấp

thông tin kịp thời

1 2 3 4 5

4. Kiểm soát HTTT KTQT được tổ chức chặt chẽ,

hạn chế các sự cố về sai sót và bảo mật thông tin

KTQT

1 2 3 4 5

5. Nhân lực HTTT KTQT được tổ chức chặt chẽ,

rõ ràng và theo đúng trình độ, năng lực

1 2 3 4 5

ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH (BC)

2. Xin hãy cho biết mức độ đồng ý của ông/bà với những nhân định dưới đây?

(Sử dụng 5 mức đánh giá từ 1 = hoàn toàn không đồng ý đến 5 = hoàn toàn đồng ý ,

hãy khoanh tròn vào mức lựa chọn)

1. Loại hình sản xuất được xác định đầy đủ và rõ

ràng

1 2 3 4 5

2. Lực lượng sản xuất được xác lập đầy đủ và rõ

ràng

1 2 3 4 5

3. Phương tiện, công cụ sản xuất được bố trí đầy

đủ và rõ ràng

1 2 3 4 5

4. Quy trình sản xuất mà doanh nghiệp thiết lập

đầy đủ và rõ ràng

1 2 3 4 5

CƠ CẤU TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP (OS)

3. Xin hãy cho biết, mức độ đồng ý của ông/bà với những nhận định dưới đây?

(Sử dụng 5 mức đánh giá từ 1 = hoàn toàn không đồng ý đến 5 = hoàn toàn đồng ý ,

hãy khoanh tròn vào mức lựa chọn)

1. Các phòng ban, cá nhân đều được phân công

công việc rõ ràng và cụ thể

1 2 3 4 5

2. Các thủ tục nhằm phối kết hợp giữa các bộ phận

trong doanh nghiệp đầy đủ và rõ ràng

1 2 3 4 5

3. Các nhà quản trị được phân quyền ra quyết định

và hành động đầy đủ và rõ ràng

1 2 3 4 5

NHÀ QUẢN TRỊ CẤP CAO (TM)

4. Xin hãy cho biết mức độ đồng ý của ông/bà với những nhân định dưới đây?

(Sử dụng 5 mức đánh giá từ 1 = hoàn toàn không đồng ý đến 5 = hoàn toàn đồng ý ,

hãy khoanh tròn vào mức lựa chọn)

1. Nhà quản trị cấp cao nắm chắc kiến thức về

HTTT KTQT

1 2 3 4 5

2. Nhà quản trị cấp cao có cam kết về tổ chức

HTTT KTQT

1 2 3 4 5

3. Nhà quản trị cấp cao có tầm nhìn về tổ chức

HTTT KTQT

1 2 3 4 5

4. Nhà quản trị cấp cao có tham gia hỗ trợ tổ chức

HTTT KTQT

1 2 3 4 5

NHÀ TƯ VẤN BÊN NGOÀI (EE)

5. Xin hãy cho biết mức độ đồng ý của ông/bà với những nhân định dưới đây?

(Sử dụng 5 mức đánh giá từ 1 = hoàn toàn không đồng ý đến 5 = hoàn toàn đồng ý ,

hãy khoanh tròn vào mức lựa chọn)

1. Cơ quan chính phủ quản lý về kế toán có tham

gia tích cực đến việc tư vấn tổ chức HTTT KTQT

của doanh nghiệp

1 2 3 4 5

2. Các nhà cung cấp hệ thống có tham gia tích cực

đến việc tư vấn tổ chức HTTT KTQT của doanh

nghiệp

1 2 3 4 5

3. Các công ty tư vấn kế toán – kiểm toán có tham

gia tích cực đến việc tư vấn tổ chức HTTT KTQT

của doanh nghiệp

1 2 3 4 5

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (IT)

6. Xin hãy cho biết mức độ đồng ý của ông/bà với những nhận định dưới đây?

(Sử dụng 5 mức đánh giá từ 1 = hoàn toàn không đồng ý đến 5 = hoàn toàn đồng ý ,

hãy khoanh tròn vào mức lựa chọn)

1. Phần mềm có phân quyền sử dụng cho từng

nhân viên kế toán

1 2 3 4 5

2. Phần mềm có thể linh hoạt thay đổi, nâng cấp

theo yêu cầu sử dụng, quản lý của doanh nghiệp

1 2 3 4 5

3. Phần cứng đồng bộ và ổn định 1 2 3 4 5

4. Hệ thống mạng viễn thông phù hợp và ổn định 1 2 3 4 5

TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!

TỔNG HỢP PHIẾU KHẢO SÁT

Tổng số doanh nghiệp khảo sát: 25

STT Câu hỏi Diễn giải mã trả lời

Số

lượng

DN

Tỷ

trọng

(%)

1

Để tổ chức dữ liệu đầu vào KTQT,

doanh nghiệp thực hiện các bước

nào sau đây?

Xác định dữ liệu cần thu thập 25 100,00

Xác định nguồn dữ liệu thu thập 25 100,00

Xác định cách thức thu thập dữ diệu 25 100,00

Xác định cách thức hệ thống hóa dữ liệu 25 100,00

Xác định cách thức lưu trữ dữ liệu 25 100,00

2

Các loại dữ liệu nào sau đây được

thu thập cho HTTT KTQT của

doanh nghiệp?

Thông tin kế hoạch 25 100,00

Thông tin thực hiện 25 100,00

Thông tin dự báo 5 20,00

Thông tin tài chính 25 100,00

Thông tin phi tài chính 3 12,00

3

Để xác định các loại dữ liệu cần thu

thập cho HTTT KTQT, DN dựa

trên các yếu tố nào sau đây?

Nhu cầu thông tin của nhà quản trị 11 44,00

Khả năng thu thập dữ liệu của hệ thống 14 56,00

Kết hợp cả 2 cách trên 0 0,00

4 Các dữ liệu KTQT được thu thập từ Từ bên trong doanh nghiệp 25 100,00

các nguồn nào? - Từ CSDL tập trung 6 24,00

- Từ các bộ phận trong doanh nghiệp 19 76,00

Từ bên ngoài doanh nghiệp 3 12,00

5

DN có xác định đơn vị, bộ phận,

phòng ban, cá nhân nào trực tiếp

quản lý dữ liệu cần thu thập hay

không?

Có 14 56,00

Không 11 44,00

6 Cách thức nào được sử dụng để tiếp

nhận tài liệu

Thông qua các báo cáo, chứng từ giấy 0 0,00

Thông qua các báo cáo, chứng từ điện tử 0 0,00

Kết hợp cả 2 cách trên 25 100,00

7 Sau khi tiếp nhận, tài liệu có được

tiến hành kiểm tra hay không?

Có 25 100,00

Không 0 0,00

8 Đánh giá của ông (bà) về quy trình

tiếp nhận và kiểm tra tài liệu?

Rõ ràng 23 92,00

Không rõ ràng 2 8,00

9

Hệ thống tài khoản, bộ mã KTQT

được thiết lập chung hay riêng đối

với hệ thống tài khoản kế toán của

DN?

Được thiết lập chung 25 100,00

Được thiết lập riêng 0 0,00

10 Hệ thống tài khoản của doanh

nghiệp được chi tiết thành bao

1 0 0,00

2 4 16,00

nhiêu cấp 3 19 76,00

4 2 8,00

5 0 0,00

11

Các dữ liệu sau khi được hệ thống

hóa có tích hợp với CSDL tập trung

của doanh nghiệp hay không?

Có 8 32,00

Không 17 68,00

12 Cách thức lưu trữ dữ liệu và thông

tin KTQT tại doanh nghiệp?

Lưu trữ trên phân vùng cloud mua nhà cung cấp 2 8,00

Sao lưu trên ổ đĩa máy tính của doanh nghiệp 23 92,00

In và lưu trữ trong tủ tài liệu 25 100,00

13 Các dữ liệu được lưu trữ có dễ dàng

tìm kiếm khi cần thiết hay không?

Có 25 100,00

Không 0 0,00

14

Doanh nghiệp có tiến hành xử lý dữ

liệu phục vụ xây dựng định mức

hay không?

Có 6 24,00

Không 19 76,00

15 Bộ phận nào chịu trách nhiệm chính

trong việc xây dựng định mức?

Bộ phận KTQT 6 24,00

Bộ phận khác (Cụ thể) 0 0,00

16 Doanh nghiệp xây dựng các định

mức nào sau đây?

Định mức chi phí NVL trực tiếp 6 24,00

Định mức chi phí NC trực tiếp 6 24,00

Định mức chi phí SXC 6 24,00

Định mức chi phí bán hàng 0 0,00

Định mức chi phí quản lý 0 0,00

Định mức sản lượng và doanh thu 0 0,00

17

Để tổ chức xử lý dữ liệu phục vụ

xây dựng định mức, doanh nghiệp

thực hiện các bước nào sau đây?

Xác định các dữ liệu cần truy vấn 6 24,00

Xác định phương pháp xử lý dữ liệu 6 24,00

Xác định thông tin và báo cáo KTQT 6 24,00

18 Để tính toán định mức chi phí NVL trực tiếp, doanh nghiệp truy vấn những dữ liệu gì? (Nêu rõ các dữ liệu và tiêu thức nhận

diện, phân loại, phân bổ)

19 Phương pháp để tính toán định mức

chi phí NVL trực tiếp?

Dựa trên định mức lượng và định mức giá NVL trực tiếp 6 24,00

Phương pháp khác (Nêu rõ): 0 0,00

20 Để tính toán định mức chi phí NC trực tiếp, doanh nghiệp truy vấn những dữ liệu gì? (Nêu rõ các dữ liệu và tiêu thức nhận diện,

phân loại, phân bổ)

21 Phương pháp để tính toán định mức

chi phí NC trực tiếp?

Dựa trên định mức lượng và định mức giá NC trực tiếp 6 24,00

Phương pháp khác (Nêu rõ): 0 0,00

22 Để tính toán định mức chi phí SXC, doanh nghiệp truy vấn những dữ liệu gì? (Nêu rõ các dữ liệu và tiêu thức nhận diện, phân

loại, phân bổ)

23 Phương pháp để tính toán định mức

chi phí SXC?

Dựa trên định mức biến phí SXC và định mức định phí SXC 0 0,00

Phương pháp khác (Nêu rõ): 6 24,00

- Phương pháp tính tỷ trọng 6 24,00

24 Để tính toán định mức chi phí BH, doanh nghiệp truy vấn những dữ liệu gì? (Nêu rõ các dữ liệu và tiêu thức nhận diện, phân

loại, phân bổ)

25 Phương pháp để tính toán định mức

chi phí BH?

Dựa trên định mức biến phí BH và định mức định phí BH 0 0,00

Phương pháp khác (Nêu rõ): 0 0,00

26 Để tính toán định mức chi phí QLDN, doanh nghiệp truy vấn những dữ liệu gì? (Nêu rõ các dữ liệu và tiêu thức nhận diện, phân

loại, phân bổ)

27 Phương pháp để tính toán định mức

chi phí QLDN?

Dựa trên định mức biến phí QLDN và định mức định phí QLDN 0 0,00

Phương pháp khác (Nêu rõ): 0 0,00

28 Để tính toán định mức sản lượng và doanh thu, doanh nghiệp truy vấn những dữ liệu gì?

29 Phương pháp để tính toán định mức

sản lượng và doanh thu?

Dựa trên định phí và số dư đảm phí đơn vị 0 0,00

Phương pháp khác (Nêu rõ): 0 0,00

30

Doanh nghiệp có tiến hành xử lý dữ

liệu phục vụ lập dự toán tổng thế

không?

Có 21 84,00

Không 4 16,00

31 Bộ phận nào chịu trách nhiệm chính

trong việc lập dự toán tổng thể?

Bộ phận KTQT 10 40,00

Bộ phận khác (Cụ thể) 11 44,00

- Bộ phận kế hoạch 8 32,00

- Bộ phận kinh doanh 3 12,00

32 Dự toán tổng thể của doanh nghiệp

gồm các nội dung nào sau đây?

Dự toán tiêu thụ 10 40,00

Dự toán sản xuất 10 40,00

Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 10 40,00

Dự toán chi phí nhân công trực tiếp 10 40,00

Dự toán chi phí sản xuất chung 10 40,00

Dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 10 40,00

Dự toán vốn đầu tư 10 40,00

Dự toán tiền 10 40,00

Dự toán kết quả kinh doanh 10 40,00

Dự toán bảng cân đối kế toán 6 24,00

33 Doanh nghiệp lập dự toán tổng thể

theo dạng nào sau đây?

Dự toán tĩnh 10 40,00

Dự toán linh hoạt 0 0,00

34 Doanh nghiệp áp dụng mô hình dự

toán nào sau đây?

Mô hình dự toán từ trên xuống 10 40,00

Mô hình dự toán từ dưới lên 0 0,00

Mô hình dự toán thỏa thuận 0 0,00

35

Để tổ chức xử lý dữ liệu phục vụ

lập dự toán tổng thể, doanh nghiệp

thực hiện các bước nào sau đây?

Xác định các dữ liệu cần truy vấn 10 40,00

Xác định phương pháp xử lý dữ liệu 10 40,00

Xác định thông tin và báo cáo KTQT 10 40,00

36 Để lập dự toán tổng thể, doanh nghiệp truy vấn những dữ liệu gì?

37 Phương pháp xử lý dữ liệu để lập

dự toán tổng thể?

Phương pháp thống kê kinh nghiệm 10 40,00

Phương pháp tỷ lệ 0 0,00

38

Doanh nghiệp có tiến hành xử lý dữ

liệu KTQT hỗ trợ xác định chi phí

hay không?

Có 25 100,00

Không 0 0,00

39 Bộ phận nào chịu trách nhiệm chính

trong việc xác định chi phí?

Bộ phận KTQT 25 100,00

Bộ phận khác 0 0,00

40

Để tổ chức xử lý dữ liệu hỗ trợ xác

định chi phí, doanh nghiệp thực

hiện các bước nào sau đây?

Xác định các dữ liệu cần truy vấn 25 100,00

Xác định phương pháp xử lý dữ liệu 25 100,00

Xác định thông tin và báo cáo KTQT 25 100,00

41 Để xác định chi phí, doanh nghiệp truy vấn những dữ liệu gì?

42 Phương pháp để xác định chi phí?

PP xác định chi phí theo công việc (Theo đơn hàng) 20 80,00

PP xác định chi phí theo quá trình sản xuất 25 100,00

PP xác định chi phí dựa trên các hoạt động (ABC) 0 0,00

PP xác định chi phí theo mô hình chi phí mục tiêu (Kaizen) 0 0,00

Phương pháp khác (Nêu rõ) 0 0,00

43

Doanh nghiệp có tiến hành xử lý

dữ liệu KTQT phục vụ kiểm tra,

đánh giá hay không?

Có 25 100,00

Không 0 0,00

44

Bộ phận nào chịu trách nhiệm chính

trong việc xử lý dữ liệu KTQT

phục vụ kiểm tra, đánh giá?

Bộ phận KTQT 18 72,00

Bộ phận khác (xin ghi rõ) 7 28,00

- Bộ phận kế hoạch 7 28,00

45

Để tổ chức xử lý dữ liệu phục vụ

kiểm tra, đánh giá, doanh nghiệp

thực hiện các bước nào sau đây?

Xác định các dữ liệu cần truy vấn 18 72,00

Xác định phương pháp xử lý dữ liệu 18 72,00

Xác định thông tin và báo cáo KTQT 18 72,00

46 Để kiểm tra, đánh giá, doanh nghiệp truy vấn những dữ liệu gì? (Nêu rõ các dữ liệu và tiêu thức nhận diện, phân loại, phân bổ)

47

Phương pháp để xử lý dữ liệu

KTQT phục vụ kiểm tra, đánh giá

tình hình thực hiện các chỉ tiêu?

Phương pháp so sánh 18 72,00

Phương pháp thay thế liên hoàn 0 0,00

Phương pháp cân đối 0 0,00

Phương pháp khác (xin ghi rõ) 18 72,00

- Phương pháp đồ thị, biểu mẫu 18 72,00

48 Doanh nghiệp phải đưa ra các quyết

định tác nghiệp nào sau đây?

Quyết định tự sản xuất hay mua ngoài 25 100,00

Quyết định chấp nhận hay từ chối đơn hàng 25 100,00

Quyết định nên bán ngay tại thời điểm phân chia hay tiếp tục chế biến

rồi bán 0 0,00

Quyết định loại bỏ hay ngừng sản xuất một bộ phận, một sản phẩm 25 100,00

Quyết định tác nghiệp khác 25 100,00

49 Doanh nghiệp phải đưa ra các quyết

định chiến lược nào sau đây?

Quyết định mua sắm máy móc, thiết bị mới 25 100,00

Quyết định thay thế, cải tạo máy móc thiết bị cũ 25 100,00

Quyết định đầu tư, mở rộng sản xuất 25 100,00

Quyết định chiến lược khác 25 100,00

50

Doanh nghiệp có tiến hành xử lý dữ

liệu KTQT hỗ trợ ra quyết định hay

không?

Có 6 24,00

Không 19 76,00

51 Bộ phận nào chịu trách nhiệm chính Bộ phận KTQT 6 24,00

trong việc xử lý dữ liệu KTQT hỗ

trợ ra quyết định? Bộ phận khác (xin ghi rõ)

0 0,00

52

Để tổ chức xử lý dữ liệu hỗ trợ ra

quyết định, doanh nghiệp thực hiện

các bước nào sau đây?

Xác định các dữ liệu cần truy vấn 6 24,00

Xác định phương pháp xử lý dữ liệu 6 24,00

Xác định thông tin và báo cáo KTQT 6 24,00

53 Để ra quyết định, doanh nghiệp truy vấn những dữ liệu gì?

54 Phương pháp để xử lý dữ liệu

KTQT hỗ trợ ra quyết định?

Phương pháp phân tích thông tin thích hợp 6 24,00

Phương pháp phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng, lợi

nhuận 0 0,00

Phương pháp định giá toàn bộ 0 0,00

Phương pháp định giá trực tiếp 0 0,00

Phương pháp phương trình tuyến tính 0 0,00

Phương pháp hiện giá thuần 0 0,00

Phương pháp kỳ hoàn vốn 6 24,00

Phương pháp tỷ lệ sinh lời 6 24,00

Phương pháp khác 0 0,00

55

Để tổ chức cung cấp thông tin

KTQT, doanh nghiệp thực hiện các

bước nào sau đây?

Xác định đối tượng và thời điểm cung cấp thông tin KTQT 25 100,00

Xác định hình thức cung cấp thông tin KTQT 25 100,00

Xác định quy trình phản hồi thông tin KTQT 6 24,00

56 Thông tin KTQT được cung cấp Hội đồng quản trị và Ban giám đốc 25 100,00

cho các đối tượng nào sau đây? Phụ trách các phòng, ban 25 100,00

Phụ trách các phân xưởng sản xuất 25 100,00

Khác 0 0,00

57 Thông tin KTQT được cung cấp

vào các thời điểm nào sau đây

Định kỳ (ngày, tuần, quý, tháng, năm) 25 100,00

Bất kỳ lúc nào theo yêu cầu 25 100,00

58

Doanh nghiệp áp dụng hình thức

cung cấp thông tin KTQT nào sau

đây?

Hình thức cung cấp thông tin KTQT thông qua hệ thống báo cáo

truyền thống 17 68,00

Hình thức cung cấp thông tin KTQT thông qua HTTT tích hợp 2 8,00

Kết hợp cả 2 cách hình thức trên 6 24,00

59 Thông tin KTQT được tích hợp với

các hệ thống khác ở mức độ nào?

Toàn bộ 2 8,00

Từng phần 6 24,00

60 Doanh nghiệp có tổ chức phản hồi

thông tin hay không?

Có 6 24,00

Không 0 0,00

61

Người sử dụng thông tin sẽ phản

hồi thông tin theo các tiêu chí nào

sau đây?

Thông tin chính xác 6 24,00

Thông tin đầy đủ 6 24,00

Thông tin thích hợp 0 0,00

Thông tin súc tích 0 0,00

Thông tin được cung cấp kịp thời 6 24,00

Thông tin được bảo mật 2 8,00

Khác 0 0,00

62

Để tổ chức ứng dụng CNTT trong

HTTT KTQT, doanh nghiệp thực

hiện các bước nào sau đây?

Lựa chọn và cài đặt ứng dụng CNTT 25 100,00

Hướng dẫn vận hành ứng dụng CNTT 25 100,00

Đánh giá ứng dụng CNTT 15 60,00

63

Thiết bị phần cứng phục vụ HTTT

KTQT của doanh nghiệp có đặc

điểm nào sau đây?

Có khả năng dịch chuyển 0 0,00

Có màn hình cảm ứng 0 0,00

Kết hợp đa chức năng (photo, scan, fax, in,…) 18 72,00

64

Phần mềm kế toán của doanh

nghiệp có các đặc điểm nào sau

đây?

Có riêng phân hệ KTQT 8 32,00

Được tích hợp với các phần mềm khác 8 32,00

Có thể linh hoạt thay đổi, nâng cấp theo yêu cầu sử dụng, quản lý của

DN 23 92,00

Có phân quyền sử dụng cho từng đối tượng 25 100,00

65 Doanh nghiệp sử dụng các loại

mạng nào sau đây?

Mạng nội bộ 25 100,00

Internet trong giao dịch 3 12,00

Trang web riêng của doanh nghiệp 7 28,00

Mạng khác ghi rõ tên 0 0,00

66

Các loại ứng dụng CNTT mà doanh

nghiệp đang sử dụng là từ nhà cung

cấp trong nước hay nước ngoài?

Tất cả ứng dụng CNTT đều từ nhà cung cấp trong nước 0 0,00

Tất cả ứng dụng CNTT đều từ nhà cung cấp nước ngoài 0 0,00

Tùy loại ứng dụng CNTT 25 100,00

67 Để hướng dẫn vận hành CNTT,

doanh nghiệp đã thực hiện các bước

Phân loại đối tượng sử dụng CNTT 25 100,00

Xây dựng lộ trình, thời gian, địa điểm tổ chức hướng dẫn 25 100,00

nào sau đây? Cung cấp tài liệu hướng dẫn 25 100,00

Khác (Cụ thể) 0 0,00

68

Các ứng dụng CNTT mà doanh

nghiệp đang sử dụng được đánh giá

theo các giai đoạn nào sau đây?

Giai đoạn vận hành thử nghiệm 3 12,00

Giai đoạn vận hành chính thức 15 60,00

69

Để tổ chức kiểm soát HTTT KTQT,

doanh nghiệp thực hiện các bước

nào sau đây?

Xác định tài liệu và thủ tục kiểm soát HTTT KTQT 10 40,00

Xác định các nội dung kiểm soát HTTT KTQT 25 100,00

Xác định chính sách kiểm soát HTTT KTQT 10 40,00

70

Doanh nghiệp thiết lập các tài liệu

và thủ tục HTTT KTQT nào sau

đây?

Các báo cáo mô tả và lưu đồ trình bày hệ thống và chương trình 10 40,00

Tài liệu hướng dẫn sử dụng hệ thống 10 40,00

71 Doanh nghiệp thực hiện các nội

dung kiểm soát nào sau đây?

Kiểm soát quá trình triển khai hệ thống * 20 80,00

Kiểm soát phần mềm * 20 80,00

Kiểm soát phần cứng * 20 80,00

Kiểm soát an toàn dữ liệu * 25 100,00

Kiểm soát hành chính * 20 80,00

72 Đánh giá của ông (bà) về việc thực

hiện các nội dung kiểm soát

Tốt 10 40,00

Chưa tốt 15 60,00

73 Doanh nghiệp thiết lập chính sách

kiểm soát nào sau đây?

Chính sách kiểm soát về an toàn thông tin KTQT 10 40,00

Chính sách kiểm soát về an toàn thiết bị của HTTT KTQT 10 40,00

74

Để tổ chức nhân lực HTTT KTQT,

doanh nghiệp thực hiện các bước

nào sau đây?

Xác định mô hình bộ máy KTQT 25 100,00

Xác định nhân sự thực hiện 25 100,00

Phân công lao động 25 100,00

75 Bộ máy KTQT tại doanh nghiệp tổ

chức theo hình thức nào sau đây

Hình thức tổ chức bộ máy KTQT tách biệt 0 0,00

Hình thức tổ chức bộ máy KTQT kết hợp 25 100,00

Hình thức tổ chức bộ máy KTQT hỗn hợp 0 0,00

76

Số lượng và trình độ chuyên môn

của nhân sự bộ phận KTQT tại

doanh nghiệp?

Số lượng nhân sự KTQT 125

Làm việc phù hợp với chuyên ngành được học 118 94,40

Làm việc không phù hợp với chuyên ngành được học 7 5,60

Tốt nghiệp sau đại học 2 1,69

Tốt nghiệp đại học 88 74,58

Tốt nghiệp cao đẳng 21 17,80

Tốt nghiệp trung cấp 7 5,93

Có chứng chỉ hành nghề kế toán quốc tế 0 0,00

77 Mức độ đáp ứng công việc của

nhân sự bộ phận KTQT?

Tốt 18 72,00

Chưa tốt 7 28,00

78

Đánh giá của ông (bà) về việc phân

công nhiệm vụ cho từng nhân sự

của bộ phận KTQT?

Rõ ràng 10 40,00

Chưa rõ ràng 15 60,00

THÔNG TIN VỀ ĐỐI TƯỢNG PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA

Đối tượng

phỏng vấn Đơn vị công tác Vị trí công tác Trình độ Giới tính

ĐTPV1 Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà Kế toán trưởng Cử nhân Nữ

ĐTPV2 Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu Phó Tổng giám đốc

kiêm Kế toán trưởng Cử nhân Nữ

ĐTPV3 Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Hữu Nghị Kế toán trưởng Cử nhân Nữ

ĐTPV4 Công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh Kế toán trưởng Thạc sỹ Nữ

ĐTPV5 Công ty cổ phần Tràng An Kế toán trưởng Thạc sỹ Nam

ĐTPV6 Đại học Kinh tế quốc dân Giảng viên

Trưởng Bộ môn Tiến sỹ Nam

ĐTPV7 Đại học Thương mại Giảng viên

Trưởng Bộ môn Tiến sỹ Nam

Phụ lục 1

SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM CHẾ BIẾN HỮU NGHỊ

Phụ lục 2

SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ

Phụ lục 3

Phụ lục 4

SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC KẾ TOÁN

CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH MỨT KẸO BẢO MINH

(Mô hình kế toán tập trung)

Kế toán trưởng

Kế

toán

tổng

hợp

Kế

toán

công

nợ

Kế

toán

tiêu

thụ

Kế

toán

tiền

lương

BHXH

Kế

toán

ngân

hàng

Kế

toán

quỹ

tiền

mặt

Thủ

quỹ

Kế

toán

vật tư,

TSCĐ

Phụ lục 5

SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC KẾ TOÁN

CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH MỨT KẸO HÀ NỘI

(Mô hình kế toán vừa tập trung vừa phân tán)

Trưởng phòng

Thủ

quỹ

Kế

toán

bán

hàng

Kế

toán

công

nợ

phải

trả

Kế

toán

TSCĐ

Kế

toán

NVL

Kế

toán

tiền

gửi

ngân

hàng

Kế

toán

tiền

mặt

Kế toán

tiền

lương,

CP và

tính

GTSP

Phó phòng (Kiêm kế

toán tổng hợp)

Phó phòng (Kiêm

kế toán tổng hợp)

Phó phòng (Kiêm

kế toán tổng hợp)

Phụ trách kế toán tại các chi nhánh

Kế toán nghiệp vụ, thủ quỹ tại các chi nhánh

Phụ lục 6

CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG KỸ THUẬT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỊNH MỨC VTNL LƯƠNG KHÔ CAO CẤP 5+

HD01.F01

TT Nguyên vật liệu Đơn vị ĐM 1 tấn

sau BTP

ĐM 1 tấn

TP

Ghi chú

1 Bột mì BN3 Kg

2 Đường Kg

3 Nha Kg

4 Dầu Shortening Kg

5 Sữa bột Newzeland Kg

6 Phẩm vàng chanh Kg

7 Dầu bơ Newzeland Kg

8 Lecithin Kg

9 Muối Kg

10 NaHCO3 Kg

11 NH4HCO3 Kg

12 Tinh dầu sữa trong Kg

13 Hạt điều Kg

14 Đường dextro Kg

15 Vani Kg

16 TD sữa trắng Kg

17 TD sữa trứng Kg

18 Bột tinh sữa Kg

19 Glycerin Kg

20 Túi LK 5+ Cái

21 Thùng carton 4.2 kg Cái

22 Giấy nến Cái

23 Hộp duplex LK Cái

24 Túi mộc 10kg Cái

25 Băng dán nhỏ M

26 Băng dán m

27 Điện Kw

28 Nước m3

ĐM áp dụng từ ngày

TGĐ PKT

CBKT

Nơi gửi: P.VT, P.KHĐT, XN KX, P.KCS

Phụ lục 7

CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG KỸ THUẬT

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỊNH MỨC VTNL/1 TẤN BÁNH KEM XỐP KOBBE 205G

HD01.F01

TT Nguyên vật liệu Đơn vị ĐM 1 tấn

sau BTP

ĐM 1 tấn

TP Ghi chú

1 Bột mì SP3 Kg

2 Tinh bột biến tính Kg

3 Tinh bột sắn Kg

4 Dầu tinh luyện Kg

5 Lecethin Kg

6 Muối Kg

7 Phụ gia LQ4020 Kg

8 NaHCO3 Kg

9 Đường trắng Kg

10 Dextrose mônhydtrate Kg

11 Dầu shortening Kg

12 Sữa bột Kg

13 Bột tinh sữa Kg

14 Tinh dầu sữa trắng Kg

15 Vani Kg

16 Mảnh COPP 171 mm Kg

17 Khay Chiếc

18 Bìa lót Chiếc

19 Cuộn túi Chiếc

20 Thùng carton 4,1kg Chiếc

21 Băng dính dán thùng m

22 Túi mộc 10kg kg

23 Nước m3

24 Điện năng Kw.h

ĐM áp dụng từ ngày

TGĐ PKT

CBKT

Phụ lục 8

CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG KỸ THUẬT

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỊNH MỨC NC/1 TẤN BÁNH KEM XỐP KOBBE 205G

HD01.F01

TT Nguyên vật liệu Đơn vị ĐM 1 tấn

sau BTP

ĐM 1

tấn TP Ghi chú

1 Đánh trộn Kg/Người/Ca

2 Cán, tạo hình Kg/Người/Ca

3 Nhặt bánh qua băng tải Kg/Người/Ca

4 Chạy máy gói Kg/Người/Ca

5 Đóng gói Kg/Người/Ca

(Các số liệu không được hiển thị theo yêu cầu của doanh nghiệp)

Phụ lục 9

CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU

KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ: 7B, đường số 12, KP2, P.Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức

ĐT: 02837273219

Email: [email protected]

ĐƠN ĐẶT

Đại lý: Quang Tiến

Khu vực bán hàng: TP.HCM Ngày đặt:

Giám sát: Dương Thị Quỳnh Hoa

TT TÊN SẢN PHẨM TL

(Kg/Th)

Số

gói/hộp

Giá thùng

có VAT

SL đặt

(Thùng) K.Mại

Thành

tiền

1 Bánh quy hương cam 130g

2 Kem xốp 310g

3 Kem xốp 170g

4 Kem xốp 135g

5 LK5+

Tổng cộng đơn hàng

Hỗ trợ chiết khấu bán hàng

Tổng tiền đại lý thanh toán

Phụ lục 10

CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU (NHÀ MÁY

HẢI CHÂU) Mẫu số 02-VT

Khu Đồng Thủy, Thôn Đồng Khúc, X.Vĩnh Khúc, H.Văn Giang,

T. Hưng Yên

Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày

22/12/2014 của Bộ Tài chính

PHIẾU XUẤT KHO

Ngày 31 tháng 07 năm 2018 Số: 0604

TK nợ: 6211

TK có: 1521, 1522, 1523, 1526

Họ và tên người nhận hàng: Kem xốp sữa 135gr

Địa chỉ:

Lý do xuất kho: Xuất nguyên liệu SX Kem xốp sữa 135 gr theo báo cáo tháng 7/2018

Xuất tại kho: Kho dự án kem xốp NA

TT Nguyên vật liệu Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo yêu cầu Thực xuất 1 Bột mỳ chìa khóa xanh 10121 Kg 2 Bột sắn 10601 Kg

3 Đường trắng các loại 10201 Kg

4 Dầu Shortening các loại 10401 Kg

5 Dầu tinh luyện 10411 Kg

6 Sữa béo các loại 10301 Kg

Phụ lục 10

TT Nguyên vật liệu Mã số ĐVT Số lượng

Đơn giá Thành tiền

Theo yêu cầu Thực xuất

7 Muối tinh sấy 10701 Kg

8 NAHCO3 25009 Kg

9 Bột tẩy 26047 Kg

10 Lecithin 27004 Kg

11 Phụ gia Enzyme 24037 Kg

12 Bột vani 26005 Kg

13 Hương sữa bột 21048 Kg

14 Tinh dầu sữa trắng 21039 Kg

15 Túi bánh kem xốp 135g vị sữa 65128 Cái

16 Bao bì kem xốp 135g vị sữa 64131 Cuộn

17 Hộp CT kem xốp 135g 61174 Cái

18 Băng dán thùng 61050 Cuộn

19 Túi mộc 10g 65601 Kg

20 Ga hóa lỏng 300010 Kg

Tổng cộng

Viết bằng chữ:

Số chứng từ gốc kèm theo

Ngày tháng năm

Kế toán theo dõi

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Các số liệu không được hiển thị theo yêu cầu của doanh nghiệp)

Phụ lục 11

BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI PHÂN XƯỞNG

Ngày 31 tháng 07 năm 2018

TK nợ: 622

TK có: 334,338

TT TK334 TK338

Tổng cộng Lương Phụ cấp Khác Tổng CPCĐ BHXH BHYT Khác

TK622

Phân xưởng kem xốp

- Kem xốp hộp 270g

- Kem xốp 310g

- Kem xốp sữa 135

- Kem xốp cốm 135

Phân xưởng Cracker

- Lương khô ca cao

- Lương khô tổng hợp

- Lương khô đậu xanh

Phân xưởng bánh

- Bánh quế An Khang

- Bánh Blubell 220

Phụ lục 12

CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ

PHÒNG KINH DOANH

BẢNG 2.3: KẾ HOẠCH SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ CHI TIẾT THEO THÁNG CỦA NĂM 2017

Stt Cơ cấu sản phẩm

Quy cách Sản lượng tiêu thụ chi tiết theo tháng

Gam/

gói

Gói/

kiện

Tháng

1

Tháng

2

Tháng

3

Tháng

4

Tháng

5

Tháng

6

Tháng

7

Tháng

8

Tháng

9

Tháng

10

Tháng

11

Tháng

12

Kế hoạch

tiêu thụ

năm 2017

I. Sản phẩm Bánh Quy

1 Vani Trứng

2 Mimosa

3 Quy Bơ sữa

II. Sản phẩm Cracker

1 Kẹp kem Arita 240g

2 Kẹp kem Arita 300g

3 Kẹp kem Arita 400g

.

(Các số liệu không được hiển thị theo yêu cầu của doanh nghiệp)

Phụ lục 13

CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ

PHÒNG KẾ HOẠCH VẬT TƯ

BẢNG 2.3: DỰ KIẾN HÀNG TỒN KHO CUỐI CÁC THÁNG CỦA NĂM 2017

Stt Cơ cấu sản phẩm Số ngày

tồn kho

Quy cách Hàng tồn kho chi tiết theo tháng

Gam/

gói

Gói/

kiện

Tháng

1

Tháng

2

Tháng

3

Tháng

4

Tháng

5

Tháng

6

Tháng

7

Tháng

8

Tháng

9

Tháng

10

Tháng

11

Tháng

12

I. Sản phẩm Bánh Quy

1 Vani Trứng

2 Mimosa

3 Quy Bơ sữa

II. Sản phẩm Cracker

1 Kẹp kem Arita 240g

2 Kẹp kem Arita 300g

3 Kẹp kem Arita 400g

.

(Các số liệu không được hiển thị theo yêu cầu của doanh nghiệp)

Phụ lục 14

CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ

PHÒNG KẾ HOẠCH VẬT TƯ

BẢNG 2.3: KẾ HOẠCH SẢN XUẤT THÁNG CỦA NĂM 2017

Stt Cơ cấu sản phẩm

Quy cách Sản lượng sản xuất theo tháng

Gam/

gói

Gói/

kiện

Tháng

1

Tháng

2

Tháng

3

Tháng

4

Tháng

5

Tháng

6

Tháng

7

Tháng

8

Tháng

9

Tháng

10

Tháng

11

Tháng

12

I. Sản phẩm Bánh Quy

1 Vani Trứng

2 Mimosa

3 Quy Bơ sữa

II. Sản phẩm Cracker

1 Kẹp kem Arita 240g

2 Kẹp kem Arita 300g

3 Kẹp kem Arita 400g

.

Phụ lục 15

CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ

PHÒNG KẾ TOÁN

THÔNG BÁO KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TUẦN

- Căn cứ KH SXKD tháng 9/17 và tình hình tiêu thụ, tồn kho

- Căn cứ các điều kiện sản xuất kinh doanh, phòng KHVT dự kiến cân đối sản lượng

tuần, cụ thể

TT Sản phẩm ĐVT KH tuần

(23/09 - 29/9/17) Ghi chú

Ghi chú: Kế hoạch sản xuất có thể điều chỉnh theo yêu cầu, sản phẩm thực hiện theo

yêu cầu

TỔNG GIÁM ĐỐC

Phụ lục 16

CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ

Phòng Kế toán

DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ VỐN

Quý 1/2017

Sản phẩm: Vani trứng 240gr

Số lượng SX kế hoạch:

Tương đương (Kg):

I - CHI PHÍ NVL

STT Nội dung ĐVT Định

mức

Vật tư

sử dụng

Đơn giá

vật tư/Kg

Thành

tiền

1 Bột mỳ SP III kg

2 Đường vàng kg

3 Meizan

Margarine kg

4 Bơ kg

5 Xiro (tỷ lệ:

1/1.35) kg

6 Sữa béo kg

7 Trứng gà kg

8 Lecithin kg

9 Muối kg

10 Bột nở NaHCO3 kg

11 Bột nở

NH4HCO3 kg

12 Phẩm màu kg

13 TBHQ kg

14 Hộp Vani 240gr chiếc

15 Thùng cartong chiếc

16 Băng dính m

17 Hộp Mimosa

Tổng chi phí NVL trực tiếp dự toán xxx

II - CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP

STT Nội dung Định mức

(kg/người/ca) Số người/ca

Đơn giá

NC/ca

Thành

tiền

1 Đánh trộn

243,313,7

24 2 Cán, tạo hình

24,331

Phụ lục 16

3 Nhặt bánh qua

băng tải

5,840 4 Chạy máy gói

5 Đóng gói

Tổng chi phí NC trực tiếp dự toán xxx

III - CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG

1 Tỷ lệ CP SXC/CP NVL năm trước

2 Tỷ lệ CP SXC/CP NVL năm nay

Tổng chi phí SXC dự toán xxx

IV - GIÁ THÀNH DỰ TOÁN xxx

V – GIÁ VỐN

1 Tồn đầu kỳ

2 Nhập kho

- Chi phí NVL trực tiếp dự toán

- Chi phí NC dự toán

- Chi phí SXC

3 Tồn cuối kỳ dự toán

Chi phí giá vốn dự toán xxx

Phụ lục 17

CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ

PHÒNG KẾ TOÁN

DỰ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DN

Quý 1/2017

VI - CHI PHÍ BÁN HÀNG

1 Tỷ lệ CP BH/Tổng CP NVL năm trước

2 Tỷ lệ CP BH/Tổng CP NVL năm nay

Tổng chi phí bán hàng dự toán xxx

VII - CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIẸP

1 Tỷ lệ CP QLDN/Tổng CP NVL năm trước

2 Tỷ lệ CP QLDN/Tổng CP NVL năm nay

Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp dự toán xxx

Phụ lục 18

CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ

PHÒNG KẾ TOÁN

DỰ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH

Năm 2017

STT Chỉ tiêu Dự toán

Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4

1 Doanh thu bán hàng

2 Giá vốn hàng bán

3

4

Chi phí bán hàng

4 Chi phí quản lý

5 Lợi nhuận trước thuế

Phụ lục 19

CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU

Phòng Kế toán

BIỂU TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2018

Biểu số 01

TT Chỉ tiêu ĐVT TH

2016

Ước TH

2017

KH

năm

2018

So sánh

TH17/TH16

So sánh

KH18/TH17

A B C 1 2 3

I Giá trị SXCN Tỷ đ

II SLSP chủ yếu tấn

A Nhà máy Hưng Yên

XN Gia vị thực phẩm

1 Bột canh -

2 Muối tinh -

XN Bánh kẹo tấn

2 D/c Kem xốp tấn

- Kem xốp thường -

- Kem xốp hộp -

D/c Đài Loan tấn

3 Bánh quy các loại tấn

- Bánh quy thường -

- Bánh quy hộp

4 Lương khô các loại tấn

- Lương khô thường

- Lương khô cao cấp

5 Dây chuyền kẹo -

- Kẹo thường -

- Kẹo hộp -

6 D/c Bánh mềm -

- Bánh mềm -

7 D/c Cookies bán CN -

- Bánh cookies các loại

8 D/c Bánh mỳ tấn

- BM ruốc tấn

- BM siêu mềm tấn

- BM sừng bò tấn

9 Bánh quế tấn

10 Bánh Manju tấn

11 Mứt tấn

12 Bánh trung thu tấn

13 Snack tấn

Phụ lục 19

14 Đường đóng gọi tấn

15 Thạch tấn

B Nhà máy Nghệ An

1 Bánh kem xốp tấn

2 Cookies CN tấn

3 Bánh Cracker tấn

4 Dc Lương khô tấn

- Lương khô thường tấn

- Lương khô 5+ tấn

5 Dc Bột canh

- Bột canh -

- Muối tinh -

6 Bánh quế tấn

III Kế hoạch đầu tư xây dựng

Tổng mức đầu tư

- XDCB Tỷ đ

- Thiết bị Tỷ đ

Đầu tư mở rộng sản xuất

- Thiết bị lẻ, khác Tỷ đ

- Phương tiện vận tải Tỷ đ

- Đầu tư chiều sâu khác Tỷ đ

Trong đó

Đầu tư XD tại Hưng Yên Tỷ đ

Đầu tư XD tại Nghệ An Tỷ đ

IV

Kế hoạch lao động tiền

lương

- Lao động người

- Thu nhập BQ

(người/tháng) 1000 đ

V Kết quả kinh doanh

1 Doanh thu thuần Tỷ đ

- Doanh thu bán SP Tỷ đ

- Doanh thu ngoài Tỷ đ

- Doanh thu xuất khẩu Tỷ đ

- Doanh thu nhập khẩu Tỷ đ

2 Tổng chi phí SXKD Tỷ đ

- Giá vốn Tỷ đ

- Chi phí tài chính Tỷ đ

- Chi phí quản lý Tỷ đ

- Chi phí bán hàng Tỷ đ

- Chi phí khác Tỷ đ

3 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đ

4 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đ

Phụ lục 19

VI Nộp ngân sách Tỷ đ

1 Thuế GTGT Tỷ đ

2 Thuế GTGT hàng nhập Tỷ đ

3 Thuế NK Tỷ đ

4 Thuế TNDN Tỷ đ

5 Tiền thuế đát + tài nguyên Tỷ đ

6 Thuế môn bài + khác Tỷ đ

VII Một số chỉ tiêu tài chính

1

Tỷ suất lợi nhuận trước

thuế/DT %

2

Tỷ suất lợi nhuận sau

thuế/DT %

3 Vốn điều lệ Tỷ đ

4 Tỷ lệ chia cổ tức %

Phụ lục 20

TỔNG CÔNG TY MÍA ĐƯỜNG 1 - CTCP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 206/TB-BKHC

THÔNG BÁO

Ngày 31 tháng 07 năm 2018

Về việc chính sách bán các sản phẩm bánh, kẹo năm 2017

Kính gửi: Quý nhà phân phối

Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu kính gửi đến Quý nhà phân phối lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn sự hợp tác tốt đẹp của Quý

khách hàng trong suốt thời gian qua và chúng tôi tin tưởng sự hợp tác đôi bên ngày càng hiệu quả hơn trong tương lai.

Nhằm hỗ trợ Quý nhà phân phối trong việc triển khai bán sản phẩm ra thị trường, Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu đưa ra chính

sách giá bán các sản phẩm của công ty cụ thể như sau:

1. BẢNG GIÁ VÀ CHÍNH SÁCH GIÁ MỚI

TT Tên sản phẩm TL thùng Quy

cách

Giá/kg

chưa bao

gồm VAT

Giá bán nhà phân phối

(Bao gồm VAT) Giá cho cửa hàng

Giá/thùng Giá/gói,hộp Giá/thùng Giá/gói,hộp

I Lương khô

1 Lương khô 65g 6,5

2 Bánh lương khô Omega 420g 2,1

3 Lương khô rong biển 70g 4,2

4 Lương khô 5+ 4,2

Phụ lục 20

TT Tên sản phẩm TL thùng Quy

cách

Giá/kg

chưa bao

gồm VAT

Giá bán nhà phân phối

(Bao gồm VAT) Giá cho cửa hàng

Giá/thùng Giá/gói,hộp Giá/thùng Giá/gói,hộp

II Bánh quy

1 Hương cam 130g 6.5

2 Hương thảo 225g 6,75

3 Quy kem 96g 2,88

4 Bánh quy sesame 205g 4,1

5 Bánh quy Bictony 120g 4,8

6 Bánh quy Maryo 88g 3,52

7 Vani 300g 6

8 Quy 110g 4,4

III Bánh kem xốp

1 Kem xốp 90g 4,05

2 Kem xốp 310g 6,2

3 Kem xốp colamilk 240g 3,36

4 Kem xốp socola 170g 3,4

5 Kem sốp sữa 170g 5,1

6 Kem xốp 60g 3

7 Kem xốp classic 2,72

Phụ lục 20

TT Tên sản phẩm TL thùng Quy

cách

Giá/kg

chưa bao

gồm VAT

Giá bán nhà phân phối

(Bao gồm VAT) Giá cho cửa hàng

Giá/thùng Giá/gói,hộp Giá/thùng Giá/gói,hộp

8 Kem xốp Kobe 205g 4,1

IV Bánh mềm

1 Bánh mềm 200g 2,4

2 Bánh mềm 40g 1,92

V Bánh mỳ ruốc

1 Bánh mỳ ruốc 55g 2,75

2 Bánh mỳ ruốc SCL 55g 2,75

3 Thạch rau câu (khay 6 cốc) 4,32

VI Kẹo chew

1 Kẹo chew nhân nho xoắn 100g 5

2 Kẹo chew nhân cà phê xoắn 100g 5

3 Kẹo chew nhân SCL xoắn 100g 5

4 Kẹo chew nhân nho xoắn 260g 5,2

5 Kẹo chew nhân cà phê xoắn 260g 5,2

6 Kẹo chew nhân cao cấp túi 260g 5,2

7 Kẹo chew nhân K.Môn xoắn 260g 5,2

8 Kẹo chew cốm 255g 5,1

Phụ lục 20

TT Tên sản phẩm TL thùng Quy

cách

Giá/kg

chưa bao

gồm VAT

Giá bán nhà phân phối

(Bao gồm VAT) Giá cho cửa hàng

Giá/thùng Giá/gói,hộp Giá/thùng Giá/gói,hộp

9 Kẹo chew sữa 255g 5,1

VII Kẹo mềm

1 Kẹo mềm sữa 255g 5,1

2 Kẹo mềm cà phê 255g 5,1

VIII Kẹo cứng

1 Kẹo ổi 190g 5,70

2 Kẹo chanh 190g 5,70

3 Kẹo dứa 190g 5,70

4 Kẹo cà phê 190g 5,70

5 Kẹo gừng 190g 5,70

6 Kẹo SCL bạc hà 190g 5,70

7 Kẹo AnphaB 5,74

8 Kẹo ổi 80g 4,00

9 Kẹo chanh 80g 4,00

10 Kẹo dứa 80g 4,00

11 Kẹo cà phê 80g 4,00

12 Kẹo gừng 80g 4,00

Phụ lục 20

TT Tên sản phẩm TL thùng Quy

cách

Giá/kg

chưa bao

gồm VAT

Giá bán nhà phân phối

(Bao gồm VAT) Giá cho cửa hàng

Giá/thùng Giá/gói,hộp Giá/thùng Giá/gói,hộp

13 Kẹo cân tổng hợp 4,00

IX Bánh trứng nướng

1 Bánh trứng nướng piso 220g 2,2

2 Bánh trứng nướng Phomai 2,16

3 Bánh trứng nướng piso 288g 2,88

4 Bánh trứng nướng piso 144g 2,88

2. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG: Chính sách này được áp dụng cho các nhà phân phối trên toàn quốc 3. THỜI GIAN ÁP DỤNG

Chính sách được áp dụng từ ngày 01/04/2017 cho đến khi có thông báo mới

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý nhà phân phối

Trân trọng cảm ơn

TỔNG GIÁM ĐỐC

Nơi nhận:

- Tổng Giám đốc (để b/c);

- Phòng kinh doanh, Chi nhánh;

- P.Tài chính-Kế toán, NM Hải Châu

- Nhà Phân phối, Cửa hàng bán lẻ;

- Lưu: VT, P.Marketing

Phụ lục 21

CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: 392/QĐ-HC-PKD2 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUYẾT ĐỊNH CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC

V/v: Giá bán sản phẩm 2018 trên kênh KA và Siêu thị

- Căn cứ vào tình hình thực tế tiêu thụ trên kênh KA và Siêu thị

- Căn cứ vào đề xuất giá bán của phòng kinh doanh 2

Điều I. Quyết định giá bán sản phẩm 2018 trên tại kênh KA và Siêu thị như sau

1. Giá bán

TT Tên sản phẩm

Trọng lượng Giá bán

chưa VAT

(đồng/kg)

Giá có

VAT

(đồng/kg)

Giá chưa VAT

(đồng/hộp,gói)

Giá có VAT

(đồng/hộp,gói) Giá/hộp Thùng

A Lương khô

1 Lương khô tổng hợp 65gr 65 6,5

2 Lương khô ca cao 65 gr 65 6,5

3 Lương khô dinh dưỡng 65gr 65 6,5

4 Lương khô dđậu xanh 65gr 65 6,5

5 Lương khô CC 5+ (06H) 70 4,2

B Bánh kem xốp

I Kem xốp truyền thống

1 Kem xốp Đại Phát 60gr 60 3

Phụ lục 21

TT Tên sản phẩm

Trọng lượng Giá bán

chưa VAT

(đồng/kg)

Giá có

VAT

(đồng/kg)

Giá chưa VAT

(đồng/hộp,gói)

Giá có VAT

(đồng/hộp,gói) Giá/hộp Thùng

2 Kem xốp 135gr (Sữa, khoai môn,cốm) 135 4,32

3 Kem xốp sữa 170gr 170 5,1

4 Kem xốp Kobe 205gr 205 4,1

5

Kem xốp Kobe one 250gr (sữa, khoai môn,

cốm) 250 4,1

6 Kem xốp 310gr 310 6,2

II Kem xốp cao cấp

1

Kem xốp Gaia 200gr các vị (dâu sữa chua,

sầu riêng, phomai) 200 4

2

Kem xốp Gaia 275gr (dâu sữa chua, sầu

riêng, phomai) 275 4,4

C Bánh quy

1 Bánh quy con thú Kazoo 80gr 80 1,6

2 Bánh quy sữa tươi 175gr 175 3,5

D Bánh quế

1 Quế Rami 55gr (vị dâu, chocolate, cốm, vani) 55 2,2

2 Quế Rito 128gr (vị dâu, chocolate, cốm, vani) 128 4,1

Phụ lục 21

TT Tên sản phẩm

Trọng lượng Giá bán

chưa VAT

(đồng/kg)

Giá có

VAT

(đồng/kg)

Giá chưa VAT

(đồng/hộp,gói)

Giá có VAT

(đồng/hộp,gói) Giá/hộp Thùng

E Cracker

1 Bánh Petit bơ 85gr 85 3,06

2 Bánh Petit bơ 170gr 170 2,72

F Bánh bông lan

1

Bánh Layer cake Gibon 180gr (vị chuối, cốm,

bơ) 180 2,88

2

Bánh Layer cake Gibon 360gr (vị chuối, cốm,

bơ) 360 4,32

3

Bánh Role cake Gibon 360gr (vị dâu sữa

chua, phomai) 360 4,32

4 Bánh Gibon tổng hợp 395gr 396 3,96

G Thạch

1 Thạch túi Kazoo 390gr 390 4,68

2 Thạch Kazoo túi lưới 900gr 900 5,4

3 Thạch cố Kazoo 80gr 80 9,6

Phụ lục 21

Điều II. Đối tượng áp dụng: Bảng giá này áp dụng cho các hệ thống siêu thị và khác hàng trọng điểm

Điều III. Tổ chức thực hiện

Các phòng Kinh doanh 2. TCKT, NMHC và kênh KA và Siêu thị của Công ty chịu trách nhiệm triển khai và thông báo hướng dẫn khách

hàng thực hiện kể từ ngày 01/07/2018 cho đến khi có thông báo

TỔNG GIÁM ĐỐC

Nơi nhận:

- CTHĐQT, BTGĐ (báo cáo);

- P.KD, TCKT;

- NMHC;

- Kênh GT;

- Lưu: VT

Phụ lục 22

Công Ty Cổ Phần Bánh Mứt Kẹo Bảo Minh PKT.ĐM

Phòng Kế toán

Định mức nguyên liệu cho 1000 chiếcbánh thành phẩm

tương đương 85 kg thành phẩm

Số mẻ vỏ 0.58824

Số mẻ nhân 1.04167

Vỏ 0.06 kg

Nhân bánh 0.025 kg

TT Mã NVL Tên nguyên liệu ĐVT Công thức Định mức Đơn giá nhập Thành tiền Ghi chú

Vỏ bánh

1 8114106 Cốm khô ( đã ủ ) kg

2 8121402 Đường trắng kg

3 8121401 Đường vàng kg

4 8110302 Dầu ăn kg

5 Phẩm mầu xanh kg

6 8112202 Tinh dầu cốm trong kg

7 8112206 Tinh dầu cốm đục kg

8 8103107 Phụ gia PA kg

9 8103104 Bảo quản calcium kg

10 8107901 Bảo quản benzoat kg

11 8107903 Bảo quản sorbat kg

12 8112211 Nước hoa bưởi kg

13 8112213 Vanila (dạng nước) A0991092kg

14 Nước kg

Thành phẩm vỏ kg 102

Nhân bánh

1 8114112 Đỗ xanh kg

2 8121402 Đường trắng kg

3 Nước kg

4 8117201 Dừa tươi kg

5 8110302 Dầu ăn kg

6 8103104 Bảo quản calcium kg

7 8107901 Bảo quản benzoat kg

8 8107903 Bảo quản soocbat kg

9 8112207 Tinh dầu chuối kg

10 8103105 GML kg

11 8112213 Vanni kg

Thành phẩm nhân kg 24

TT Mã NVL Tên vật tư ĐVT Quy cách Định mức Ghi chú

1 8201001 Giấy gói cốm 18 x 18 kg

2 8243001 Thùng cốm & xu xê Thùng

3 8220004 Vỏ hộp cốm Hộp

4 8216001 Băng dính trắng loại to m

TT Mã NVL Tên nhiên liệu ĐVT Định mức Ghi chú

1 Điện tiêu thụ kW

2 Nước m3

3 8124303 Than đá kg

Giám Đốc Sản Xuất

Sản phẩm : Bánh cốm hộp 85 gam - Mã SP :8308908

1.Nguyên liệu

2.Vật tư bao gói

3.Nhiêu liệu

Hà nội, ngày tháng năm

Phòng kế toán

ĐỊNH MỨC CHI CHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU SẢN PHẨM

Tổ sản xuất : Tổ Cốm - Xu Xê - Nấu

Phụ lục 23

Công Ty Cổ Phần Bánh Mứt Kẹo Bảo Minh PKT.ĐM

Phòng kế toán

Định mức nhân công cho 1000 chiếc Trọng lượng Vỏ/1 bánh (Kg) 0.06 Kg

Tương đương 85 Kg Trọng lượng nhân/1 bánh (Kg) 0.025 Kg

Trọng lượng vỏ 60 Kg

Trọng lượng nhân 25 Kg

Số mẻ vỏ 0.5882

Số mẻ nhân 1.0417

TT Tên công đoạn Thành phẩm ĐVTSố lượng CN

(Người)

Thời gian làm việc

(Giờ)/1 người

Tổng giờ công

công đoạn

Định mức

giờ công

Định mức giá

lao độngTổng định mức

(1) (2) (3) (4) (5) (6)=(4)*(5) (7) (8)=(6)*(7)

1 1 mẻ Vỏ bánh 102 Kg 5 2 10.00 5.8824 38,000 223,529.41

2 1 mẻ Nhân bánh 24 Kg 7 1.5 10.50 10.9375 38,000 415,625.00

3 Đóng gói 100 Chiếc 1 1 1.00 10.0000 38,000 380,000.00

21.50 26.8199 1,019,154.41

0.027 1,019.15

Hà nội, ngày tháng năm

Phòng Kế toán

Tổ sản xuất : Tổ Cốm - Xu Xê - Nấu

Sản phẩm : Bánh cốm hộp 85 gam - Mã SP :8308908

ĐỊNH MỨC CHI PHÍ NHÂN CÔNG

Phụ lục 24

Công Ty Cổ Phần Bánh Mứt Kẹo Bảo Minh PKT.ĐM

Phòng kế toán

TT Nội dung chi phí Đơn vị tính Chi phí ước tính Biến phí Định phí

(1) (2) (3) (4) (5)

1 Chi phí nhân viên phân xưởng VNĐ 128,000,000 128,000,000

2 Chi phí vật liệu VNĐ 52,000,000 52,000,000

3 Chi phí khấu hao TSCĐ VNĐ 71,000,000 71,000,000

4 Chi phí công cụ dụng cụ VNĐ 22,500,000 22,500,000

5 Chi phí bằng tiền khác VNĐ 72,000,000 23,000,000 49,000,000

Tổng VNĐ 345,500,000 75,000,000 270,500,000

Tổng số giờ công sản xuất Giờ 7,500 7,500 7,500

Hệ số biến phí SXC VNĐ 46,067 10,000 36,067

Hà nội, ngày tháng năm

Phòng Kế toán

ĐỊNH MỨC GIÁ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG CỦA PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT CỐM VÀ XU XÊ

Tổ sản xuất : Tổ Cốm - Xu Xê - Nấu

Phụ lục 25

Công Ty Cổ Phần Bánh Mứt Kẹo Bảo Minh PKT.ĐM

Phòng kế toán

0.06 Kg

0.025 Kg

Số hộp 1 Chiếc

TT Tên công đoạnThành

phẩm ĐVT

Tổng giờ công

công đoạn

Hệ số biến phí

SXC

Hệ số định phí

SXC

ĐM biến phí

SXC/mẻ

ĐM định phí

SXC/mẻ

ĐM biến phí

SXC/SP

ĐM định phí

SXC/SP

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)=(5)*(6) (9)=(5)*(7) (10) (11)

1 1 mẻ Vỏ bánh 102 Kg 10.00 10,000 36,067 100,000 360,667 58.82 212.16

2 1 mẻ Nhân bánh 24 Kg 10.50 10,000 36,067 105,000 378,700 109.38 394.48

3 Đóng gói 100 Chiếc 1.00 10,000 36,067 10,000 36,067 100.00 360.67

Tổng 268.20 967.30

1,235.50

Hà nội, ngày tháng năm

Phòng Kế toán

ĐỊNH MỨC CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG

Tổ sản xuất : Tổ Cốm - Xu Xê - Nấu

Sản phẩm : Bánh cốm hộp 85 gam - Mã SP :8308908

Trọng lượng Vỏ/1 bánh (Kg)

Trọng lượng nhân/1 bánh (Kg)

Phụ lục 26

Công ty Cổ phần thực phẩm Hữu Nghị

Phòng: Kế toán

Quy cách: 60 chiếc/Kiện

Giá bán: 4.000đ/Chiếc

Giá bán: 240.000đ/Kiện

STT Chỉ tiêu ĐVTĐịnh

mức

1 Số lượng hàng bán Kiện 70,000 80,000 90,000

2 Doanh thu tiêu thụ 1.000đ 240 16,800,000 19,200,000 21,600,000

3 Tổng biến phí (3.1+3.2+3.3+3.4+3.5) 150 10,500,000 12,000,000 13,500,000

3.1 Biến phí nguyên vật liệu trực tiếp 1.000đ 48 3,360,000 3,840,000 4,320,000

3.2 Biến phí nhân công trực tiếp 1.000đ 60 4,200,000 4,800,000 5,400,000

3.3 Biến phí sản xuất chung 1.000đ 24 1,680,000 1,920,000 2,160,000

3.4 Biến phí bán hàng 1.000đ 10 700,000 800,000 900,000

3.5 Biến phí quản lý 1.000đ 8 560,000 640,000 720,000

4 Số dư đảm phí (2-3) 1.000đ 6,300,000 7,200,000 8,100,000

5 Tổng định phí (5.1+5.2+5.3) 1.000đ 3,280,000 3,280,000 3,280,000

5.1 Định phí sản xuất chung 1.000đ 1,800,000 1,800,000 1,800,000

5.2 Định phí bán hàng 1.000đ 800,000 800,000 800,000

5.3 Định phí quản lý 1.000đ 680,000 680,000 680,000

6 Lợi nhuận trước thuế (4-5) 1.000đ 3,020,000 3,920,000 4,820,000

Hà nội, ngày tháng năm

Phòng Kế toán

Bảng dự toán linh hoạt tháng 1/201X

Mức độ hoạt động

Tên sản phẩm: Bánh mỳ ruốc Staff

Phụ lục 27

Công ty cổ phần: ……

Phòng kế toán

Phân tích tình hình dự toán chi phí sản xuất

Đơn vị tính:………..

Hà Nội, ngày tháng năm

Phòng kế toán

Số tiền Tỷ lệ (%)

1 2 3 4=3-2 5=4/2*100

1. Chi phí NVL trực tiếp

2. Chi phí NC trực tiếp

3. Chi phí SXC

4. Chi phí bán hàng

5. Chi phí quản lý doanh nghiệp

6. Tổng chi phí

Chỉ tiêu Dự toán Thực tếSo sánh Thực tế/Dự toán

Phụ lục 28

Công ty cổ phần: ……

Phòng kế toán

Phân tích sự biến động của các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm

Đơn vị tính:………..

Hà Nội, ngày tháng năm

Phòng kế toán

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%)

1 2 3 4 5 6 7 8

1. Nguyên vật liệu trực tiếp

2. Nhân công trực tiếp

3. Sản xuất chung

- Chi phí nhân viên phân xưởng

- CF vật liệu

- CF sản xuất

- CF khẩu hao TSCĐ

- CF dịch vụ mua ngoài

- CF bằng tiền khác

A. Tổng giá thành (1+2+3)

B. Số lượng sản phẩm SX

C. Giá thành đơn vị (A/B)

Các khoản mục chi phíKỳ gốc Kỳ báo cáo So sánh kỳ báo cáo với kỳ gốc

Phụ lục 29

Công ty cổ phần: ……

Phòng kế toán

Phân tích ảnh hưởng của nhóm nhân tố Số lượng NVL, Mức tiêu hao NVL, Đơn giá NVL đến sự biến động

của chi phí NVL sản xuất sản phẩm ….

Đơn vị tính:………..

Trong đó: CPNVL – Chi phí NVL

Q – Số lượng NVL

M – Mức tiêu hao NVL

P – Đơn giá NVL

Hà Nội, ngày tháng năm

Phòng kế toán

Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

1 2 3 4 5 6=5-2 7=6/2*100 8=3-2 9=8/2*100 10=4-3 11=10/2*100 12=5-4 13=12/2*100

A

B

Tổng

Tăng giảm do Q Tăng giảm do M Tăng giảm do P

NVL QoMoPo Q1MoPo Q1M1Po Q1M1P1

CL chung của CPNVL

Phụ lục 30

Công ty cổ phần: ……

Phòng kế toán

Hà Nội, ngày tháng năm

Phòng kế toán

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%)

1 2 3 4 5 6 7 8

Tổng doanh thu

Phân tích chung sự biến động của doanh thu theo tiêu chí lựa chọn (Theo nhóm hàng, theo khách hàng, theo phương thức bán,…)

Doanh thu theo tiêu chí lựa chọnKỳ gốc Kỳ báo cáo So sánh kỳ báo cáo với kỳ gốc

Phụ lục 31

Công ty cổ phần: ……

Phòng kế toán

Trong đó: DT – Doanh thu

L – Số lượng lao động

N – Số ngày làm việc

W – Năng suất lao động bình quân

Hà Nội, ngày tháng năm

Phòng kế toán

Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

1 2 3 4 5 6=5-2 7=6/2*100 8=3-2 9=8/2*100 10=4-3 11=10/2*100 12=5-4 13=12/2*100

Tổng

Tăng giảm do L Tăng giảm do N Tăng giảm do W

Phân tích ảnh hưởng của nhân tố số lượng lao động, số ngày làm việc, năng suất lao động bình quân tới sự biến động của doanh thu bán hàng

Doanh

thuLoNoWo T1SoWo T1S1Wo T1S1W1

CL chung của DT

Phụ lục 32

Công ty cổ phần: ……

Phòng kế toán

Hà Nội, ngày tháng năm

Phòng kế toán

Đơn vị tính:…

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%)

1 2 3 4 5 6 7 8

1. Lợi nhuận kinh doanh

2. Lợi nhuận HĐ khác

A. Tổng lợi nhuận

B. Thuế phải nộp

C. Lợi nhuận sau thuế

Phân tích tổng hợp lợi nhuận theo nguồn hình thành

Chỉ tiêuKỳ gốc Kỳ báo cáo So sánh KBC/KG

Phụ lục 33

Công ty cổ phần: ……

Phòng kế toán

Hà Nội, ngày tháng năm

Phòng kế toán

Đơn vị tính:…

Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

1 2 3 4 5 6 7

1. Tổng doanh thu BH&CCDV

2. Các khoản giảm trừ

3. Giá vốn hàng hóa

4. Doanh thu tài chính

5. Chi phí tài chính

6. Chi phí bán hàng

7. Chi phí quản lý

8. Lợi nhuận KD trước thuế (1-2-

3+4-5-6-7)

Chỉ tiêu Kỳ gốc Kỳ báo cáoSo sánh KBC/KG A/Hg các nhân tố tới LN

Phân tích ảnh hưởng các nhân tố đến lợi nhuận kinh doanh trước thuế

Phụ lục 34

Công ty cổ phần: ……

Phòng kế toán

Hà Nội, ngày tháng năm

Phòng kế toán

Đơn vị tính:…

Số tiền Tỷ lệ (%)

1 2 3 4=3-2 5=4/2*100

ROI

- Chi nhánh 1

- Chi nhánh 2

- …

Phân tích sự biến động của ROI theo các chi nhánh

Chỉ tiêuSo sánh KBC/KG

Kỳ gốc Kỳ báo cáo

Phụ lục 35

Công ty cổ phần: ……

Phòng kế toán

Trong đó: ROI – Lợi nhuận vốn đầu tư

LN

DT - Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu

DT

ĐT - Số vòng quay vốn đầu tư

Hà Nội, ngày tháng năm

Phòng kế toán

Đơn vị tính:…

Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

1 2 3 4 5=4-2 6=5/2*100 7=3-2 8=7/2*100 9=4-3 10=9/2*100

Chi nhánh 1

Chi nhánh 2

Tổng

đến sự biến động của Lợi nhuận vốn đầu tư (ROI)

Phân tích ảnh hưởng của nhân tố Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu và số vòng quay vốn đầu tư

Doanh thu

CL chung của ROI Tăng giảm do LN/DT Tăng giảm do DT/ĐT


Recommended